1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội ( Khảo sát 10 huyện phía tây và nam Hà Nội)

211 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 45,97 MB

Nội dung

Trong đó 13 huyện ngoại thành ở phía Tây và phía Nam Hà Nội bao gồm: ThườngTín, Phú Xuyên, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI an

TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

NGUYEN THI XUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

; ĐẠI HỌC QUOCGIAHANOL TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN

Trang 3

2 Lich str nghién ctru van dé 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Đóng góp của luận văn 9

6 Bố cục luận văn 10Chương 1: Vài nét về bia đá thé kỷ XVII và 17 ngôi chùa tiêu biểu của 12

10 huyện ngoại thành Hà Nội

1.1 Vài nét về bia đá Việt Nam 12

1.1.1 Khái niệm về bia đá 12

1.1.2 Bia đá Việt Nam qua các thời kỳ 13

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bia đá thé ky XVII 17

1.1.3.1 Yếu tố tự nhiên 17

1.1.3.2 Yếu tố chính trị - xã hội 181.1.3.3 Yếu tố kinh tế 20

1.1.3.4 Yếu tô tôn giáo, tín ngưỡng 21

1.2 Một số ngôi chùa Việt thế ky XVII ở 10 huyện phía Tây va phía Nam 22

Hà Nội

1.2.1 Tổng quan về 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội 22

1.2.1.1 Vị trí địa lý 22

1.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 22

Trang 4

1.2.2 Về một số ngôi chùa Việt thé kỷ XVII ở 10 huyện phía Tây và

phía Nam Hà Nội

1.2.3 Phân bố bia đá thế kỷ XVII trong các ngôi chùa Việt ở 10 huyện

phía Tây và phía Nam Hà Nội

1.2.3.1 Phân bố bia theo không gian1.2.3.2 Phân bố theo thời gian

Tiểu kết chương I

Chương 2: Nghệ thuật tạo tác bia đá thé kỷ XVII (trường hợp 10 huyện

ngoại thành Hà Nội)

2.1 Quá trình tạo tác văn bia

2.1.1 Tac gia soạn văn bia

2.1.2 Người viết chữ2.1.3 Thợ khắc bia đá

2.2 Vật liệu sử dụng làm bia

2.3 Đặc điểm bia đá thế kỷ XVII

2.3.1 Phân loại bia da

Chương 3: Nội dung phan ánh của bia đá thé ky XVII (trường hợp 10

huyện ngoại thành Hà Nội)

3.1 Tên gọi và cách phân loại các ngôi chùa qua văn bia

3.1.1 Tên gọi các ngôi chùa

3.1.2 Cách phân loại các ngôi chùa qua văn bia

26

30

30 33 35 36

36 37 40 42 44 45 45 49 52 54 55 59

61 63 66

66

66

69

Trang 5

3.2 VỊ trí và quy mô chùa qua văn bia: 73

3.2.1 VỊ trí và cảnh quan các ngôi chùa 73 3.2.2 Quy mô các ngôi chùa 77

3.3 Quá trình xây dựng và trùng tu chùa qua văn bia thế kỷ XVII 79

3.3.1 Vật liệu xây dựng chùa 79 3.3.2 Lịch sử xây dựng và trùng tu chùa 83

3.3.2.1 Một số khái niệm liên quan 83

3.3.2.2 Lịch sử xây dựng và trùng tu chùa 83 3.4 Tạo tượng và đúc chuông 87

3.4.1 Tạo tượng 87

3.4.2 Đúc chuông 89 3.5 Hoạt động của chợ Tam bảo 9]

3.6 Đối tượng tham gia đóng góp xây dựng chùa 92

3.6.1 Đóng góp của lực lượng quý tộc 93 3.6.2 Đóng góp của quan viên làng xã 96 3.6.3 Đóng góp của sư trụ trì 97 3.6.4 Đóng góp của những người trong làng xã 98

Tiểu kết chương 3 99

KET LUẬN 101

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 106

PHU LUC

A BANG THONG KE BIA DA 114

B BAN PHIEN AM, DICH NGHIA BIA DA 118

C DANH MUC BAN DO, BAN ANH

PHU LUC BAN DO

Ban đồ 1: Ban đồ hành chính thành phô Hà Nội 178Bản đồ 2: Vị trí di tích thuộc 10 huyện ngoại thành Hà Nội 179

PHụ LụC BaN äNH 180

Trang 6

I Chùa Bối Khê (Tam Hưng- Thanh Oai- Hà Nội)

Ảnh 1: Bia “Hiệu Phật bi - Thịnh Đức 3 (1655)

IL Bia đá chùa Cống Xuyên (Thường Tín- Hà Nội)

Ảnh 2: Bia “Van cổ vĩnh truyện” - Dương Hòa 7 (1641)

II Chùa Đậu (Thường Tin- Hà Nội)

Ảnh 3: Bia “Pháp Vii tự bi” Thịnh Đức 3 (1655)

Ảnh 4: Trang tri trán bia “Pháp Vii tự bi” - Thịnh Đức 3 (1655)

Ảnh 5: Bia “Pháp Vii tự tạo lệ bi” - Thịnh Đức 4 (1656)

Ảnh 6:

Ảnh 7: Bia “Khodn ước Pháp Vii tự bi ký”- Thịnh Đức 4 (1656)

Ảnh 8: Trang trí diềm chân bia “Khoán ước Pháp Vii tự bi ký” - Thịnh Đức

4(1656)

IV Chùa Hưng Giáo (Tam Hưng- Thanh Oai- Hà Nội)

Ảnh 9: Bia “Hưng Giáo xã Hưng Phúc tự cổ tích danh lam tu tạo thạch

bi”- Vĩnh Tộ 9 (1627)

V Chùa Hương (Mỹ Đức- Hà Nội)

Ảnh 10 - 11: Trang trí trên tran bia “Thién Tri tự bi ký”- Chính Hòa 7

181

181 182

182

182 183

Trang 7

VI Bia chùa La Khê (Hà Đông - Hà Nội)

Ảnh17: Bia “Hau Phật bi ký ”- Chính Hòa 4 (1683) 187VII Bia chùa Mậu Lương (Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội)

Ảnh 18 188

Ảnh19: 188

VIII Chùa Mia (Sơn Tây- Hà Nội)

Ảnh 20: Bia “Sing Nghiêm tự thị bi ”- Vĩnh Tộ 6 (1624) 189

Ảnh 21- 22: Trang trí hình mặt trời, hoa sen trên trán bia “Sing Nghiêm tự 189

thị bi”- Vĩnh Tộ 6 (1624)

Ảnh 23: Bia “Sing Nghiêm tự bi ký ”- Đức Long 6 (1634) 190

Ảnh 24-25.Trang trí hình mặt trời, ván lá đề trên trán bia “Sang Nghiêm tự 190

bi ký ”- Đức Long 6 (1634)

IX Chùa Kim Bôi (Mỹ Đức- Hà Nội)

Anh 26 Bia “Trùng tu Đại Bi tự bi ký”- Phúc Thái 6 (1648) 191

X Chùa Số (Thanh Oai- Hà Nội)

Ảnh 27 Bia “Hội Linh Quán bi ký” - Hoằng Dinh 4 (1604) 191Ảnh 28-29 Bia “Hội Linh quán bi ký”- Đức Long 4 (1632) 192

XI Chùa Thầy (Quốc Oai- Hà Nội)

Ảnh 30 Bia “Hậu Phật bi ký”- Khánh Đức 4 (1652) 192Ảnh 31 Bia “Hau Phật bi ký”- PCNT giữa thé ky XVII 192Anh 32 Trang trí hoa văn đao mác dé bia “Hau Phật bi ký”- PCNT giữa 193thé kỷ XVII

Ảnh 33-34 Bia “Hậu Phật bi ký ”- Thịnh Đức I1 (1653) 193

Ảnh 35-36 Bia “Thién Phúc tự tạo lệ bi ”- Cảnh Trị 4 (1666) 194Ảnh 37-38 Trang trí hình lân dưới chân bia “Thién Phúc tự tạo lệ bi”- 194

Cảnh Trị 4 (1666)

Trang 8

KHXH Khoa hac x: héi

LTHCLC Lith tri@u hiỐn ch- ¬ng loti chY

NCNT T' p chYNghi?n cau NghÖthult

NPHMVKCH Nhang ph, t hiÖn mí i vÒkhfo cachac

Trang 9

PHẢN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

1.1 Bia đá là một trong những nguôn tư liệu quý giá trong nghiên cứu

lịch sử và văn hoá: “Văn bia là những chứng tích phản ánh những cuộc biếnthiên và cả lòng thiết tha của con người muốn gìn giữ dấu vết quý giá củathời xưa để truyền dạy cho muôn đời sau niềm tự hào về nên văn hoá lâu đời

của nhân dân ta” [100, tr 9-10] Bia đá là hiện tượng văn hoá được nảy sinh

từ đời sống xã hội như là một trong những hình thức thông tin từ thời cô trung đại Bia đá xuất hiện từ khá sớm, truyền thống sáng tạo bia đá ở các

-nước sử dụng chữ tượng hình bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó được truyền

sang Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam Bia đá Việt Nam ra đờitrong mối quan hệ văn hoá vùng và tiếp nhận ảnh hưởng truyền thống sáng

tạo bia đá ở Trung Quốc, tuy nhiên bia đá Việt Nam có những nét đặc trưng

mang bản sắc truyền thống dân tộc Ở nhiều góc độ nghiên cứu về khoa học

xã hội và nhân văn, bia đá là nguồn tư liệu rất có giá trị dé tìm hiéu về lich sử

dân tộc Những bia da có giá trị thường được các nhà thơ, nhà văn sáng tác

với nội dung phong phú đa dạng phản ánh về tình hình chính trị - xã hội, đờisống con người, văn hoá giáo dục tất cả đều mang đậm bản sắc văn hoá dântộc Việt Nam Trên mỗi bề mặt của bia khắc các hoạ tiết trang trí nghệ thuật.Bởi vậy, bia đá còn là những tư liệu quý về lịch sử điêu khắc và thư pháp ViệtNam Những bia đá thường gắn bó mật thiết với các công trình kiến trúc tôn

giáo như đình, đền, chùa, miéu và không biết tự bao giờ những tâm bia đá đãtrở thành một bộ phận hữu cơ của những ngôi chùa Việt cô

1.2 Có thể nói rằng, chùa là một loại hình kiến trúc quan trọng trong đờisông tâm linh của mỗi người dân Việt Các công trình kiến trúc tôn giáo này

thường được tạo dựng bằng vật liệu kiến trúc cổ truyền Trong điều kiện khí

hậu nóng, âm, nhiêu thiên tai, địch họa của miên nhiệt đới, cùng với nét đặc

Trang 10

thù của lịch sử dân tộc chiến tranh liên miên, đã khiến cho các công trình kiếntrúc cổ này bị hủy hoại Bởi vậy, các công trình kiến trúc này thường xuyênđược tái tạo, tu bé Công việc trùng tu đó thường in đậm dấu ấn của thời đại.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thê nhận ra và bóc tách được đặc điểm

của thời đại qua các lớp kiến trúc với từng thời điểm tao dựng, tu bổ khác

nhau Bởi vậy, việc nghiên cứu kiến trúc chùa dé góp phan vào công tác trùng

tu, tôn tạo giữ nguyên được bản sắc kiến trúc cô là hết sức quan trọng và cấpthiết, đòi hỏi phải có nguồn tư liệu chân xác Với những gì còn sót lại và băng

những kết quả nghiên cứu của khảo cô học lịch sử, đặc biệt cùng với việc

nghiên cứu bia đá thế kỷ XVII chúng ta cũng phan nào phác hoạ được hìnhdang cũng như đặc trưng kiến trúc của những ngôi chùa cô trong giai đoạn

nay.

1.3 Nhu nhiều nhà nghiên cứu chùa Việt đã từng nhận xét, thé ky XVII

là thé ky bùng n6 của các ngôi chùa lớn ở khu vực đồng bang Bắc Bộ Trong

đó 13 huyện ngoại thành ở phía Tây và phía Nam Hà Nội (bao gồm: ThườngTín, Phú Xuyên, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba

Vì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Hà Đông) được sáp nhập từ

tỉnh Hà Tây cũ từ sau ngày 01.8.2008 đã có 469 ngôi chùa được xây dựng qua

các thời kỳ khác nhau, trong đó có 132 ngôi chùa được xếp hạng cấp Bộ, 47

ngôi chùa xếp hạng cấp tỉnh và 290 ngôi chùa chưa được xếp hạng', điều

đáng quan tâm là có 07 ngôi chùa đã được xếp vào loại di tích Quốc gia đặcbiệt Tuy nhiên, ở khu vực này có 38 ngôi chùa” có niên đại thế kỷ XVII,

` Theo thống kê của Viện Bảo tồn Di tích.

? Di tích Quốc gia đặc biệt gốm: chùa Hương- Mỹ Đức, chùa Đậu- Thường Tin, chùa Bối

Khê- Thanh Oai, chùa Thây- Quốc Oai, chùa Mia, chùa Tây Phương- Sơn Tây (những

ngôi chùa này hiện nay hau hết còn giữ đuợc kiến trúc thế kỷ XVI, chỉ riêng chùa Tây Phương là kiến trúc thể kỷ XVID).

> Thong kê cua Viện Bao ton Di tích thì: trong tong số 469 ngôi chùa/ 13 huyện thì: Thời

Lý có 04 chùa, thời Tran có 01 chùa, thé kỷ XV có 01, thé kỷ XVI có 04 chùa, thé kỷ XVI

có 38 chùa, thé kỷ XƯII có 15 chùa, thé kỷ XIX có 307 chùa

Trang 11

trong đó những ngôi chùa đảm bảo được cả hai yếu tố: vừa bảo lưu được giátrị kiến trúc điêu khắc trang trí thế kỷ XVII, lại vừa lưu giữ được các tắm biađồng niên đại thì số lượng không nhiều, chỉ dừng lại ở con số 17 chùa với 29tam bia đá Danh sách 17 ngôi chùa gồm chùa Bối Khê, chùa Đậu, chùa Cống

Xuyên, chùa Hưng Giáo, chùa Hương, chùa La Khê, chùa Lại An, chùa Lê

Dương, chùa Mia, chùa Mậu Lương, chùa Mui, chùa Nhị Khê, chùa Số, chùaThay, chùa Thị Nguyên, chùa Tram Gian, chùa Tường Phiêu Những di tíchnày chứa đựng nhiều nét đặc sắc trên mọi phương diện như lịch sử, văn hóa,

mỹ thuật, kiến trúc

Với những lý do nêu trên, chúng tôi đã chọn dé tài nghiên cứu: “Bia đáthế kỷ XVII của một số ngôi chùa ở ngoại thành Hà Nội (Khảo sát 10huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội” với mong muốn đi sâu nghiên cứu từ

hình thức tới nội dung phan ánh của hệ thống bia đá thế kỷ XVII được dựng

tại các chùa Việt có đồng niên đại, nhằm mục đích góp phần hiểu thêm về lịch

sử, kiến trúc chùa Việt cũng như nghệ thuật điêu khắc trong giai đoạn lịch sử

này.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về bia đá được xuất bản

Trong “Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã” của

PGS.TS Phạm Thị Thuỳ Vinh xuất bản năm 2003, tác giả đi sâu vào khai

thác nội dung của toàn bộ văn bia xứ Kinh Bắc thời Lê (thời Lê Sơ và thời LêTrung Hưng), trong đó khai thác một cách khá kỹ lưỡng về vấn đề sinh hoạtlàng xã Tác giả nghiên cứu về việc xây dựng các công trình công cộng về tínngưỡng (đình, chùa, văn chỉ, từ đường); các công trình phục vụ đời sống kinh

tế của cộng đồng (quán chợ, tu sửa cầu, bến đò ); sự tranh giành ruộng dat;

những khó khăn thường xuyên của các làng xã vê sưu thuê, công dich; vi trí

Trang 12

của người phụ nữ trong hoạt động của làng xã; vấn đề về giáp và tổ chức làng

xã được phản ánh qua bia đá Ngoài ra, tác giả đã nghiên cứu về quá trìnhtạo tác văn bản và trang trí hoa văn trên văn bia Kinh Bắc thời Lê Đó chính là

cơ sở dé chúng tôi so sánh với những bia đá trong các ngôi chùa ở xứ KinhBắc với những bia đá ở 10 huyện phía Tây và phía Nam ngoại thành Hà Nội

Bên cạnh đó “Mot số vấn dé về văn bia Việt Nam” của Trịnh Khắc Mạnh

đi sâu phân tích các hình thức tồn tại và đặc điểm về văn bản, giá trị của văn

bia Việt Nam khi nghiên cứu tư tưởng chính trị, đời sống văn hoá xã hội, đặc

điểm thé loại văn học Việt Nam thời trung đại, văn bia chữ Nôm Ngoài ratác giả đã chọn dé giới thiệu 20 văn bia Tuy nhiên, van dé chạm khắc trên bia

đá cũng như nội dung chung của văn bia tác giả chưa chú ý đề cập đến

Trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về mỹ thuật của các bia đá có thé

ké đến các cuốn “Trang trí trong mỹ thuật truyền thong của người Việt” của

Trần Lâm Bién mang tính chất tổng hợp các loại hình trang trí từ thời ĐôngSơn cho đến thời Nguyễn trên tất cả các chất liệu, các loại hình bia đá, nhang

án, tượng, trên kiến trúc gỗ Qua đó đưa ra những đặc điểm chung nhất về

mỹ thuật qua từng thời kỳ, chứ chưa đi sâu nghiên cứu những hình tượng

chạm khắc trên bia đá Hay Chu Quang Trứ trong cuốn “Mỹ thuật Lý Tran

-Mỹ thuật Phật giáo Việt Nam” đề cập đến “Bia và văn bia chùa Việt Nam” từthời Lý cho đến thời Nguyễn [64; 441 - 487]* Tuy nhiên, những mô tả nàycũng chỉ mang tính chất sơ lược và chưa đầy đủ về nội dung của một vài bia

đá tiêu biểu trong các di tích như chùa Doi (Hà Nam), chùa Tây Phuong (HàNội) Những ý nghĩa biểu tượng của mỹ thuật, trang trí chỉ đề cập đến mộtcách sơ lược về những nét chạm khắc của một vài bia, chưa có nhận định

mang tính chất khái quát về chạm khắc bia đá qua từng thời kỳ

1 Bài này cũng đã được đăng trên tạp chi Phật học s6 3 năm 1997.

Trang 13

Ngoài ra, Viện Mỹ Thuật còn có những tác phâm như “Mỹ thudt thờiLý”, “Mỹ thuật thời Tran”, “Mỹ thuật thời Mac” Day là những công trìnhmang tính chuyên khảo cho từng thời kỳ, những biểu tượng chạm khắc đượcnêu lên mang tính chất tổng hợp trên mọi chất liệu, mọi loại hình di tích; đồngthời đây là những công trình để chúng tôi tìm hiểu thêm về phong cách nghệthuật thời kỳ trước đó, dé thấy được những biến chuyền lớn trong nghệ thuậtchạm khắc dân gian thé ky XVII.

Một số khóa luận, luận án cũng bat đầu đặt van đề nghiên cứu bia đá thé

kỷ XVII theo hướng tiếp cận mỹ thuật Năm 1975, Tăng Bá Hoành đã nghiêncứu “Sự chuyển biến hoa văn đến trang trí bia đá thé kỷ XVI - XVIII” Với số

lượng 87 trang, tác giả đã đề cập đến các hình tượng trang trí trên bia đá trongsuốt 3 thế ky XVI, XVII, XVIIL Tuy nhiên tác giả đã viết về trang trí bia đá

trong một thời kỳ khá dài, do đó việc tập trung vào phân tích, miêu tả những

bia đá trong giai đoạn thế kỷ XVII còn hạn chế, chỉ chú trọng vào việc mô tảcác hình tượng chạm khắc, chưa đưa ra được những đặc trưng riêng về trangtrí bia trong thời kỳ này Đến năm 1979, Đặng Kim Ngọc đã có khoáluận “Bước dau tìm hiểu nghệ thuật trang trí bia đá thé kỷ XV- XVIII” Trong

đó tác giả chú trọng đến việc tìm hiểu hình tượng trang trí trên bia qua các

thời kỳ từ thé kỷ XV đến thé ky XVIII, không đi sâu vào hình dáng, kỹ thuật

chạm khắc, chưa đưa ra được các tiêu chí để phân biệt một cách chân xác đặcđiểm bia đá các thời kỳ, đặc biệt là thế kỷ XVII tác giả mới chỉ đề cập đến rất

sơ sài, cần được nghiên cứu sâu hơn nữa

Luận án Tiến sĩ năm 2001 của Nguyễn Quốc Tuấn về “Di tich chùa BốiKhê (Hà Tay)”, với phụ lục khá dày dặn, là bản dịch văn bia của chùa từ thế

kỷ XVII đến thế kỷ XIX, trong đó tác giả đã khai thác nội dung về thời điểm

tạo dựng va trùng tu chùa Bồi Khê qua các thời kỳ khác nhau Bên cạnh đóluận án Tiến sĩ của Nguyễn Văn Tiến năm 2001 về “Di tich chùa Thay (Hà

Trang 14

Tay)” cũng đã có những ban dich bia đá, trong đó đã dịch 02 văn bia thé kyXVII và trong phần chính văn cũng đã đề cập đến những lần trùng tu chùa.Bên cạnh đó, luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Thu Hương (2000) về “chùaTram Gian những giá trị văn hóa nghệ thuật ”- trường Dai học Văn hóa đã đềcập đến những lần trùng tu chùa qua văn bia, nhưng cũng rất sơ sai, phần phụ

lục chưa có các bản phiên âm, dịch nghĩa của những văn bia hiện còn trong chùa.

Ngoài các công trình đã được xuất bản hoặc những luận án, luận văn còn

có một số bài viết về bia đá được đăng rải rác trên các tạp chí Tạp chí HánNôm có nhiều tác giả đã đề cập đến việc nghiên cứu bia đá Tác giả NguyễnHuy Thức có bài “Bước dau tim hiểu văn bia ở một huyện thuộc đông bằngBắc Bộ”; “Đôi nét về bia hậu ” số 2 năm 1987 của Dương Thị Phe và PhạmThị Thoa; “Đặc điểm thể loại văn bia Việt Nam, tạp chí Han Nôm, số 4, 1993của Trịnh Khắc Mạnh; “Văn bia chợ Việt Nam - Giá trị tư liệu khi tìm hiểucác van dé sinh hoạt xã hội thời phong kiến ” số 5, năm 2006 hoặc “Mot sốđặc điểm về nội dung và hình thức của văn bia Lê Sơ” đăng trên số 4 năm

2008 của tác giả Phạm Thị Thuỳ Vinh Những bài viết này chỉ đề cập đến

một vài khía cạnh mà nội dung bia da phan ánh qua các thời kỳ trên địa ban

vùng đồng bằng Bắc Bộ như vấn đề về bầu hậu, hoạt động buôn bán ở cáclàng xã van dé tạo dựng và trùng tu các ngôi chùa qua văn bia hầu như chưa

được quan tâm nhiêu.

Trên tap chí Khảo cổ học có bài “Vai nét về tình hình sưu tam và nghiên

cứu văn bia Việt Nam” của tác giả Hoàng Lê, số 2 năm 1982; hoặc “Tim hiểunghệ thuật trang trí bia đá thé kỷ XVIII” của Lê Đình Phụng, số 2 năm 1987

Bên cạnh đó, các tác giả nước ngoài cũng đã công bố một số công trìnhnghiên cứu liên quan tới vấn đề bia đá ở Việt Nam Năm 1982, M.Bernanse

đã viết “Nghệ thuật trang trí ở Bắc Kỳ” (tư liệu Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)

Trang 15

trong đó ông có dé cập đến những đặc điểm trang trí trên các chất liệu gốm,

đá, gỗ Tuy nhiên, học giả này cũng chỉ đưa ra những khái niệm chung nhấtcho tất cả các loại hình trang trí trên kiến trúc, chứ chưa có nhận định cụ thé

về chạm khắc trên bia đá

N DS

Tại Matxcova năm 1993 luận án Phó Tiến sĩ về “Văn bia Việt Nam” cua

học giả người Nga là Phedorin, được xem xét dưới góc độ lịch sử Ngoài ra

Phedorin có bài viết “Hé phương pháp và một vài kết quả phân tích thong kê

tu liệu van bia Việt Nam khi nghiên cứu lịch sử xã hội” (ban dịch của Trinh

Khắc Mạnh) đăng trên tạp chí Hán Nôm số 2 năm 1992

Tháng 11-1997“Bia Văn Miếu Hà Nội” được quỹ Agence de laFrancôphnie (ACCT) của Tổ chức hợp tác Văn hoá va Kỹ thuật của Cộngđồng Pháp ngữ tài trợ xuất bản bằng song ngữ Pháp - Việt

Các công trình của học giả nước ngoài về văn bia mới chỉ dừng lại ởmức độ giới thiệu, phần nào phân tích về nội dung của giá trị văn bia, nhưngchỉ đề cập một cách sơ lược, chưa có sự đúc rút việc tạo dựng trùng tu di tích,nhất là những bia đá có giá trị về lịch sử - văn hóa - xã hội ở thé kỷ XVII,đồng thời chưa có tác phẩm chuyên biệt nào nghiên cứu đến hình dáng, kỹ

thuật tạo tác và các hình thức trang trí bia đá thời kỳ này.

Tóm lại, có thé thấy rất hiếm những công trình nghiên cứu, những luận

án, luận văn đặt vấn đề kết hợp giữa nghiên cứu về chùa và nghiên cứu bia đátrong giai đoạn thé ky XVII Bởi vậy, giá trị của bia đá thé ky XVII chưa

được khai thác triệt dé Một trong những nội dung quan trọng của hệ thong

bia đá đó đề cập tới cách thức tạo dựng và trùng tu di tích chùa vẫn chưa được

khai thác Việc khai thác nội dung này cần được quan tâm sâu hơn nữa, từ đó

góp phan bảo tồn và trùng tu những ngôi chùa cô trong hiện tai và tương lai

Đây cũng chính là mục đích mà luận văn hướng tới.

Trang 16

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Chúng tôi chọn 29 tam bia đá thế ky XVII trong 17 ngôi chùa tiêu biểu

đáp ứng được hai tiêu chí, thứ nhất là những ngôi chùa vẫn giữ được kiến trúc

mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII, thứ hai là trong những ngôi chùa

đó còn lưu giữ được những tam bia đá được tạo tác trong giai đoạn thế kỷXVII làm đối tượng nghiên cứu và giới hạn trong phạm vi 10 huyện ngoạithành ở phía Tây và phía Nam Hà Nội (trước đây thuộc tỉnh Hà Tây và đến

ngày 01.8.2008 được sáp nhập trở thành các huyện thuộc ngoại thành Hà

Nội).

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong khi hoàn thành luận văn này chúng tôi sử dụng một số phương

pháp chính như phương pháp điều tra điền dã, phương pháp văn bản học

Trong đó phương pháp điều tra điền dã là phương pháp tiếp cận trực tiếp với

các nguồn sử liệu bia đá tại các địa phương, sử dụng các thao tác điều tra, sưu

tầm, chụp ảnh, dập thác bản trên cơ sở đó sẽ tiến hành thống kê, phân loại,

mô tả, phân tích rút ra những giá tri lịch sử, văn hóa, mỹ thuật của nguồn tưliệu này Bên cạnh đó phương pháp văn bản học được áp dụng chủ yếu đốivới các nguồn tai liệu thành văn, đây là phương pháp chính dé xác định niên

đại tương đối của các bia đá không ghi niên đại tạo tác hoặc có những bia đá

đã bị mờ Căn cứ vào hình tượng chạm khắc trên trán bia, diém bia, chân bia,kiểu chữ, chất liệu sử dụng để xác định niên đại của bia và khai thác thông

tin.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dung một số phương pháp khác dé hỗ trợ

trong quá trình thực hiện luận văn như phương pháp so sánh, phương pháp

phân tích, tổng hợp Trong quá trình nghiên cứu hoa văn trang trí trên bia đá

có thể đối chiếu với những nét chạm khắc trên kiến trúc gỗ cổ truyền đượcdựng cùng thời Từ đó đưa ra những nhận xét về hoa văn trang trí cho từng

Trang 17

thời kỳ, đồng thời có thể xác định một cách tương đối niên đại khởi dựng cho

di tích, đưa ra những nhận xét chung, những đặc trưng cơ bản dễ nhận biết,

làm cơ sở cho việc xác định niên đại của loại hình di vật này.

5 Đóng góp của luận văn:

- Luận văn nghiên cứu mang tính chất tong hợp về những hình tượngchạm khắc trên bia đá thế ky XVII trong một số ngôi chùan Việt Từ đó đưa ranhững tiêu chí dé xác định niên đại của bia đá mang tính chất tương đối, làm

cơ sở dé góp phan vào những giá trị của di sản văn hoá vật thể, bổ sung thêmphần khuyết thiếu của nghệ thuật chạm khắc cổ truyền

- Luận văn phân tích việc tạo dựng, trùng tu các ngôi chùa được phản

ánh qua bia đá thé ky XVII, từ đó có thể hiểu được cách thức tạo dựng, hay

phương pháp trùng tu của người xưa, qua đó có thé vận dụng vao thực tiễncông tác trùng tu di tích hiện nay Nó có ý nghĩa khoa học đối với cả nghiêncứu văn bản Hán Nôm và mỹ thuật truyền thống của người Việt

- Góp phần nghiên cứu chùa Việt cũng như lịch sử, văn hóa của cộng

đồng cư dân khu vực phía Tây và phía Nam ngoại thành Hà Nội trong giaiđoạn thé ky XVII

6 Bố cục của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Vài nét về bia đá thế ky XVII và 17 ngôi chùa tiêu biểu của 10

huyện ngoại thành Hà Nội:

Trong chương này chúng tôi đề cập đến đặc điểm chung của một sốhuyện ngoại thành Hà Nội, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội Việt Nam thế

kỷ XVII, đặc biệt nhắn mạnh đến sự phát triển Phật giáo giai đoạn này tác

động đến bia đá trong các ngôi chùa Việt

10

Trang 18

Ngoài ra, chương 1 còn dé cập đến bia đá ở Việt Nam qua các thời kylịch sử và nhấn mạnh bia đá thế ky XVII trong 17 ngôi chùa Việt (trường hợp

10 huyện ngoại thành Hà Nội thuộc tỉnh Hà Tây cũ).

Chương 2: Nghệ thuật tạo tác bia đá thế kỷ XVII (trường hợp 10 huyện

ngoại thành Hà Nội):

Chương 2 đề cập đến những đặc trưng bên ngoài của bia đá thế kỷ XVII

về hình dáng bia, kỹ thuật chạm khắc, bố cục bia và các hình tượng chạm

khắc Từ đó đưa ra các tiêu chí để xác định tương đối cho bia đá đã bị mất

niên đại tuyệt đối và có sự đối sánh với những chạm khắc trên kiến trúc gỗ

cùng thời.

Chương 3: Nội dung phản ánh của bia đá thế ky XVII (trường hợp 10

huyện ngoại thành Hà Nội)

Trong chương này, luận văn tập trung phân tích những nội dung chúng

được phan ánh trong bia đá thế ky XVII Do là những van đề liên quan đếncác ngôi chùa từ vị trí, quy mô, cảnh quan chùa, vật liệu xây dựng đến

những lịch sử hình thành và lực lượng hưng công vào các ngôi chùa thời kỳ

này qua thư tịch văn bia Từ đó thấy được, cách thức tạo dựng và trùng tuchùa của người xưa trong giai đoạn thế kỷ XVII để góp phần cho công tác bảotồn di tích hiện nay

Phần phụ lục của luận văn bao gồm:

- Bảng thống kê 29 bia đá thế kỷ XVII trong 17 ngôi chùa tiêu biểu ở 10

huyện ngoại thành phía Tây và phía Nam Hà Nội theo trục thời gian.

- Phần dịch bia đá thé kỷ XVII trong một số ngôi chùa dé làm minh họa

cho phan chính văn.

- Một số ảnh bia đá minh họa cho phần chính văn

11

Trang 19

Chương 1

VAI NET VE BIA ĐÁ THE KY XVII VÀ 17 NGÔI CHUA TIEU BIEU

CUA 10 HUYEN NGOAI THANH HA NOI

1.1 Vài nét về bia đá Việt Nam1.1.1 Khái niệm về bia đá:

Hiện nay, các làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, chúng ta đều cóthé gặp những bia đá dựng ở đình, chùa, đền, miéu hoặc trong các ngõ xóm nhưng mấy ai hiểu được hết giá trị của những bia đá Bởi nó là sản phẩm củamột thời đã qua, ân chứa nhiều thông tin về quá khứ của từng làng xã Việt

thời trung đại.

Bia vốn là âm “bi - ##” xuất hiện cùng những chiếc bia đầu tiên vào thời

nhà Chu (Trung Quốc) Ban đầu bia chỉ là những cột đá được dựng ở cửa

miéu dùng dé buộc vật tế sinh và do bóng mặt trời hay những cột gỗ chôn bên

huyệt mộ để buộc dây thả quan tài Bia này ban đầu vốn không có chữ, sau

nhân đó mà khắc bai văn lên Lệ khắc bai văn lên bia mới có từ thời ĐôngHán vào những năm đầu công nguyên trở đi Rồi quy định thành lệ: “Bia có

mặt trước gọi là mặt đương, mặt sau gọi là mặt âm, hai bên gọi là mé bia, phía trên gọi là trán bia, phía dưới là bệ bia Bệ bia của loại bia bình thường

là khói đá vuông, còn đối với loại bia hoa mỹ thì được tạc thành hình rùa Bàivăn khắc trên bia gọi là văn bia (minh văn) Ở trán bia khắc tiêu dé, mặtdương khắc nội dung bài văn bia, mặt âm và mé bia khắc tên người Có bài

văn dài, khắc ở mặt dương không hết thì khắc tiếp sang mặt âm và mé bia”

Trang 20

đồng trong làng xã thời phong kiến lại không được dựng bia ghi lại Sự hiệndiện của mỗi bia đá, mỗi bài văn khắc trên đó như một trang “sử da” tronglàng xã Việt Nam qua các triều đại Bởi: “Xảy dung lâu ngày, cõi báu đãxong, nếu không khắc bia ghỉ lại, thì con chau mai sau không biết tim đâu đểnoi theo dấu vết, nên phải dùng văn trình bày rõ ràng công việc đã làm, đểcho dù nhân vật có đổi đời thì tiếng lành vẫn truyền mãi” [63, tr 40]; hoặctrong một số nội dung văn bia đã khang định: “Bia la khắc lên đá để ghi sựviệc mà ngợi ca sự hưng thịnh và lưu truyền công đức mãi mãi vậy ” (bia chùa

Số, Đức Long 4 - 1632)

1.1.2 Bia đá Việt Nam qua các thời ky:

Bia đá Việt Nam có hai loại chính là bia đá khối rời và bia khắc trênvách núi (bia ma nhai) Trong đó, bia khối rời chiếm tỷ lệ phố biến, được đặt

trong di tích truyền thống của người Việt (như đình, chùa, đền, miéu, lăng

mộ, từ chỉ, từ đường ) Đó là những bia ghi lại các sự việc liên quan, tác

động đến di tích như bia ghi thần tích, bia ghi việc tạo dựng và trùng tu ditích, bia hậu Thần, hậu Phật Do đó, bia đá đã trở thành một bộ phận quantrọng và tô điểm di tích thêm phần cô kính trang nghiêm Vì thế, mỗi bia đáđều được quy ước chặt chẽ về nội dung văn bia, tạo hình và thư pháp điều

đó phản ánh nhận thức và khả năng thẩm mỹ của mỗi tầng lớp xã hội, mỗi

thời đại.

Ngoài các bia đá mang tinh chất khối rời phổ biến trong các di tích tôngiáo, tín ngưỡng như đã được đề cập đến ở trên, còn có loại hình bia đá khác -

đó là bia ma nhai (có nghĩa là bia mài lên vách đá) như chùa Thay (Quốc Oai

- Hà Nội), chùa Hương (Mỹ Đức - Hà Nội), chùa Trầm (Chương Mỹ - Hà

Nội), động Kính Chủ (Kinh Môn - Hải Dương) Bia ma nhai có đặc điểm

chung là khuôn khổ bia không bị hạn chế bởi vật liệu tạo tác, ma tuỳ thuộc

vào độ dài, ngắn của bai văn bia Phan lớn bia không có hình trang tri, không

13

Trang 21

có trán bia, dé bia ma chỉ được đóng khung bằng đường viền xung quanh Tuynhiên, một số bia đá cũng được trang trí khá đẹp cả phần diềm trán bia, diémthân bia, điềm chân bia như bia chùa Thầy (Quốc Oai - Hà Nội) Nội dung

của bia ma nhai thường là những bai thơ, bài văn ngẫu hứng trước cảnh thiên

nhiên, trước sự việc ma vua, quan khi di tuần thú, chinh phạt hoặc vãn cảnh

đề tặng

Lệ dựng bia, khắc đá ở Việt Nam chưa rõ có từ khi nào Song, tắm bia

sớm nhất hiện biết là bia “Đại Tuy Cứu Chân quận bảo an đạo tràng chi bi

văn” nguyên ở làng Trường Xuân, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, tỉnh

Thanh Hoá, niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14 (618) thời Bắc thuộc, niên hiệu nhà

Tuỳ Hiện bia đá này được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Sau đó là những cột kinh Phật mang tên “Phật đỉnh tôn thắng gia chú

linh nghiệm đà la ni” 8 mặt ở chùa Nhất Trụ - Hoa Lu (Ninh Bình) khắc vào

thời Dinh (968 - 979).

- Bia thế kỷ XI - XII (thời Lý): Cho đến nay nhiều bia thời Lý khôngcòn giữ nguyên được hiện trạng của chúng, một phần đã bị bào mòn bởi thiênnhiên hoặc đã bị thời sau sửa chữa, thêm bớt cả nội dung lẫn hình thức (kiêudáng hoa văn, chữ khắc)

Theo Lê Thị Liên trong bài “Máy nhận xét về bi ký Lý - Tran” (Thôngbáo Hán Nôm học năm 1996) mới thống kê được 13 bia đá thời Lý phân bốrải rác trong các di tích (bao gồm cả những thác bản đã được trường ViễnĐông Bác Cổ Pháp sưu tầm và lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm) Từ đóđến nay vẫn còn tiếp tục được phát hiện

- Bia thé kỷ XIII - XIV (thời Tran): Cũng trong bài “Máy nhận xét về bi

ký Lý - Trần” của Lê Thị Liên đã thống kê được 32 bia đá và vẫn còn được

tiếp tục phát hiện Hiện nay những thác bản này hầu hết được lưu giữ tại Viện

Nghiên cứu Han Nom.

14

Trang 22

Địa ban phân bố của những tam bia thời Tran trải dai hơn thời Lý, phíaBắc tới huyện Vị Xuyên, Hà Giang (như bia chùa Sùng Khánh, khắc năm1367), phía Nam tới Thanh Hoá (bia chùa Hưng Phúc khắc năm 1324; biaSung Nghiêm, khắc năm 1372 ).

- Bia thé kỷ XV (thời Lê So): Theo thông kê trong cuỗn “Văn khắc Hán

Nôm Việt Nam” của Trịnh Khắc Mạnh hiện nay thời Lê Sơ còn hơn 70 bia đá,

tập trung chủ yếu ở khu Lam Kinh (Thanh Hoá), hoặc bia Tiến sĩ ở Văn miéu

Quốc Tử Giám Hà Nội, ngoài ra còn một số bia phân bồ rải rác trong các di

tích.

- Bia thé kỷ XVI (thời Lê - Mac): Bia thé kỷ XVI được biết đến đều xuất

hiện từ Thanh Hoá, Nghệ An trở ra Trong đó, bia mang niên hiệu nhà Lê tập

trung chủ yếu ở Thanh Hoá - đất phát tích và trung hưng của nhà Lê, bia

mang niên hiệu nhà Mạc tập trung chủ yếu ở các vùng Kiến An, Hải Dương

và các vùng phụ cận Thăng Long”

Theo Thu mục giản lược của Viện Nghiên cứu Han Nôm thì thế kỷ XVI

hiện sưu tập được 207 chiếc, trong đó có 17 bia thần tích mang niên hiệu

Hồng Phúc 1 (1572), 147 bia Mạc và 43 bia Lê có niên dai đích thực ghi trênbia Trong số 43 bia Lê có 27 bia ở giai đoạn đầu thế kỷ trước khi có nhà Mạc

và 16 bia ở giai đoạn đồng thời với bia Mạc Bia Mạc xuất hiện liên tục từnăm 1529 đến năm 1592 Theo Đinh Khắc Thuân trong “Văn bia thời Mạc”

đã thống kê bia đá thế kỷ XVI được phân bố rải rác ở khắp các tỉnh, bia nhà

> Bởi nhà Mạc tuy lên ngôi vào năm 1527, nhưng quyên thống trị vẫn còn yếu trên

miễn đất từ Thanh Hoá trở vào Năm 1533 nhà Lê dựng lại sự nghiệp, nắm vững vùng đất Thanh Hoá, Nghệ An Từ đó tôn tại đồng thời hai vương triều Lê - Mạc Năm 1592 nhà Mac thất bại, phải rút khỏi Thăng Long Sau đó kéo dài sang thé kỷ XVII ở vùng Cao Bằng, song vai trò cua nhà Mac chủ yếu ở giai đoạn thé kỷ XVI trên các vùng đất xung

quanh Thăng Long từ Ninh Bình trở ra.

15

Trang 23

Lê giai đoạn đầu thế kỷ XVI gồm: Thanh Hoá (10 bia); Nghệ An (3 bia); Kiến

An (1 bia); Hai Duong (2 bia); Hà Đông (3 bia), Hà Nội (2 bia); Hưng Yên

(01 bia); Sơn Tây (02 bia); Nam Dinh (03 bia) Bia Lê giai đoạn đồng thời vớinhà Mạc gồm Thanh Hoá (01 bia), Nghệ An (01 bia); Hải Dương (01 bia); Hà

Đông (01 bia); Ninh Bình (01 bia) Bia thời Mạc gồm Kiến An (21 bia); Hải

Duong (29 bia); Hà Tây (24 bia); Hà Nội (04 bia); Hưng Yên (11 bia); Nam

Định (11 bia); Ninh Bình (13 bia); Thái Bình (7 bia); Bắc Ninh (11 bia); Bắc

Giang (2 bia); Vĩnh Yên (7 bia); Phú Thọ (3 bia); Quảng Yên (3 bia), Tuyên

Quang (1 bia) [54, tr 18].

- Thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII - nửa cuối thế kỷ XVID:

Thời Lê Trung Hưng số lượng bia được tạo dựng lớn hơn rất nhiều sovới thời kỳ trước, lại phân bố rộng khắp trong các làng xã, không có sự tập

trung như ở các thời kỳ trước: “Nếu trung tâm bia thời Lê Sơ ở Thanh Hoá,chủ yếu gém bia về lăng mộ nhà Lê, thì trung tâm bia Mac chủ yếu ở Kiến An(Hai Phòng), phổ biến là bia chùa Phật” [55, tr.18] Việc sưu tầm và dap thác

bản của các cơ quan liên quan như Viện nghiên cứu Hán Nôm, các Sở Văn

hoá thông tin cho đến nay vẫn chưa có con số thống kê cụ thé Theo “Vankhắc Hán Nôm” của Trịnh Khắc Mạnh (Viện Nghiên cứu Hán Nôm thời kỳ

này có khoảng vài ngàn văn khắc Riêng vùng Kinh Bắc xưa đã được PhạmThị Thuỳ Vinh tổng kết trong cuốn “Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản

ánh chế độ sinh hoạt làng xã” đã thong kê được 1.063 bia, số ban dập chủyêu nằm trong kho thác bản văn bia hiện có ở thư viện Viện Nghiên cứu HánNôm [69, tr.53] Việc nghiên cứu và sưu tầm bia đá thời kỳ này vẫn đangđược tiễn hành

- Bia cuối thé kỷ XVII (thời Tây Sơn): Triều Tây Sơn vôn di rất ngắn

ngủi, lại bị huỷ hoại bởi một số chính sách của nhà Nguyễn, do đó tư liệu bị

16

Trang 24

mat mát, thất lạc nhiều Bia đá thời Tây Son cũng nằm chung trong tình trạng

trên.

Bia đá thời Tây Sơn hiện nay hầu hết đã được in dap và lưu giữ tạiViện Nghiên cứu Hán Nôm và kho văn khắc của Sở Văn hoá và Thông tin HàNội Theo PGS.TS Đinh Khắc Thuân đã bước đầu thống kê được 318 bản

dập văn bia, chúng được phân bố rải rác ở các địa phương từ Lạng Sơn đến

Có đô Huế [53, tr.30] Cụ thê ở Hải Dương có 66 bia; Hưng Yên (34 bia); Bắc

Ninh (62 bia); Bắc Giang (34 bia); Hà Đông (31 bia); Hà Nội (9 bia); Sơn Tây

(19 bia); Phúc Yên (21 bia); Phúc Tho (3 bia); Vĩnh Yên (12 bia); Thai Nguyên (5 bia); Nam Định (6 bia); Hà Nam (4 bia); Ninh Binh (3 bia); Thai Binh (2 bia); Quảng Yên (2 bia); Lang Sơn (1 bia); Thanh Hoá (3 bia); Nghệ

An (1 bia).

- Bia thé ky XIX - niva dau thé ky XX (Thoi Nguyén): Trong qua trinh

khảo sát ở một số tinh vùng đồng bằng Bắc Bộ, chúng tôi nhận thấy, số lượng

bia thời Nguyễn cũng còn khá lớn, lại nằm rải rác trong các di tích kiến trúc

cô truyền của người Việt, việc sưu tầm, thống kê toan bộ số lượng bia thời kynày rất khó khăn

Như vậy, bia đá Việt Nam rất đa dạng và phong phú về thể loại, ngoàibia mang tính chất khối dời (được phân bỏ nhiều trong các di tích kiến trúc cổtruyền của người Việt), còn có những bia khắc trên các vách núi (bia manhai) Tuy nhiên, thời gian càng xa thì số bia còn lại trong các di tích kiếntrúc cô truyền của người Việt càng ít như bia thời Đinh - Lê, Lý - Trần sốbia hiện còn và đã sưu tầm được tập trung chủ yếu vào giai đoạn thế kỷ XVII,XVIII, XIX phân bồ rải rác trong các di tích ở các làng xã vừa chiếm số lượnglớn, vừa phong phú đa dạng về các nội dung phản ánh

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới bia đá thế kỷ XVII:

17

Trang 25

Việt Nam giai đoạn thế ky XVII với nhiéu bién động lớn về chính trị - xãhội, kinh tế, văn hoá tác động đến vấn đề xây dựng và trùng tu các côngtrình tôn giáo - tín ngưỡng Điều đó cũng đã được phản ánh qua bia đá trongnhững ngôi chùa Việt ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội Ngoai ra, yếu tố tự

nhiên cũng ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của bia đá nói chung và bia đá thế kỷ

XVII nói riêng.

1.1.3.1 Yếu tô tự nhiên:

- Khí hậu vùng ngoại thành Hà Nội cũng cùng chung khí hậu đồng bằng

Bắc Bộ, có nhiệt độ nóng 4m mưa nhiều, mùa đông giá rét Độ 4m rất cao vathay đổi theo mùa, tất cả các tháng có độ 4m trung bình trên 80%, trong đóhuyện Phú Xuyên, Ứng Hoa, Mỹ Đức 4m hơn các huyện khác, một phan là dođịa hình trũng và thấp

Những diễn biến phức tạp của chế độ gió mùa đã làm khí hậu biến động

rất thất thường trong nhiều mùa từ năm này sang năm khác Mùa đông có giómùa Đông Bắc lạnh xen lẫn gió biển nhiệt đới ấm đã gây nên những dao độngmạnh trong chế độ nhiệt và cả chế độ mưa Lượng mưa hàng năm khá lớn và

tăng dần từ đồng bằng lên vùng núi, trung bình từ 1500mm đến 2000mm là

cơ sở và khả năng hoà tan đá vôi rất mạnh Trong mùa đông những ngày rétxen kẽ những ngày nang 4m, những ngày nồm ẩm làm xuất hiện hiện tượng

“đồ mồ hôi”, nhiều khi chuyển đột ngột sang khô hanh nứt nẻ Mùa hạ nhữngnhiễu động như giông bão thường biến động lớn, nhất là chế độ mưa có thé từkhô hạn chuyên sang ngập úng ảnh hưởng lớn đến những bia đá nằm ở ngoàitrời không có nhà che bia bảo vệ, nên nhiều bia đá bị bào mòn bởi thiên nhiên

thất thường

- Địa hình: 10 huyện ngoại thành Hà Nội nằm ở rìa phía Tây của đồng

bang Bắc Bộ, ở đầu bên phải của “võng sông Hong” Bản thân vịnh biển cổcũng là một vùng đồi núi, đã bị sụt võng xuống dưới nước biển, vì vậy trong

lòng đông băng của tỉnh vân tôn tại những đôi núi, xưa vôn là những đỉnh của

18

Trang 26

các hệ thống núi bị sụt võng, như dãy Câu Lậu ở Thạch Thất, cụm núi đá vôiSai Sơn - Tử Tram ở Quốc Oai và Chương Mỹ Dai Sài Sơn nỗi lên như conrồng đất giữa vùng đồng bằng Quốc Oai, vì vậy mà chùa Thay được xây dựngvào khu vực nằm giữa các núi Bên cạnh đó, còn có vùng núi đá vôi Hương

Ngãi - Hương Sơn làm ranh giới giữa hai tỉnh Hoà Bình và Hà Tây ở địa phận

Cuối năm 1583, sau khi củng cô được lực lượng, Trịnh Tùng đem quân

ra Bắc Trận đánh lớn nhất diễn ra vào năm 1592 tại Đông Kinh và sau một

trận kịch chiến, quân Mạc thua to phải rút chạy lên Cao Bằng, nhà Trịnh vào

chiếm lại kinh thành Thăng Long

Sau đó nhà Mạc còn tiếp tục kéo dài thêm một vài năm nữa trong giaiđoạn thế kỷ XVII (đến năm 1640) ở vùng Cao Bằng với đời vua Mạc KínhCung (1601 - 1640), song vai trò của nhà Mạc giai đoạn thé ky XVII khôngcòn ảnh hưởng lớn ở vùng đồng băng Bắc Bộ như ở thế kỷ XVI nữa

Nội chiến Nam - Bắc triều giữa hai dòng họ Trịnh - Mạc chấm dứt,nhưng hậu quả để lại cũng thật nặng nề Sau gần 50 năm nội chiến với hơn 40

cuộc chiến lớn, nhỏ của hai họ Trịnh - Mạc đã đây đất nước vao sự chém giết,

hao người, tốn của, gây lên hàng loạt các trận đói vào năm 1557, 1559, 1570,

1572, 1577 [45, tr 342 - 343].

Năm 1593, Trịnh Tùng lập Lê Thế Tông lên làm vua và tự xưng là “ĐồNguyên suy tổng quốc chính, thượng phụ Bình An vương”, toàn quyền quyếtđịnh việc triều chính Năm 1599 Lê Thế Tông mat, Trịnh Tùng lập Lê KínhTông lên ngôi, lay niên hiệu là Thận Đức (năm 1601 đổi niên hiệu là Hoằng

19

Trang 27

Định) Lê Kính Tông khi lên ngôi mới 11 tuổi, nên quyền lực cảng tập trung

trong tay nhà Trịnh Trước tình hình đó, Lê Kính Tông đã cùng Trịnh Xuân

(con thứ của Trịnh Tùng) âm mưu giết Trịnh Tùng, nhưng việc bị bại lộ, KínhTông bị bức that cô chết vào năm 1619 [56, tr 152, 153] Cuối năm 1619, vua

Lê Thần Tông lên ngôi lấy niên hiệu là Vĩnh Tộ (1619 - 1628), năm sau đồi

niên hiệu thành Duc Long (1629 - 1634) và Duong Hoa (1635 - 1643)

Như vậy, cuộc chiến tranh giành quyền cướp ngôi đẫm máu Trịnh - Mạc

vừa cham dứt vào năm 1592, thì những năm đầu thé ky XVII (từ năm 1627

đến năm 1672) hai họ Trịnh - Nguyễn lại bắt đầu xâu xé, tranh giành ảnhhưởng, day đất nước vào cảnh nội chiến trién miên trong gan nửa thế kỷ từnăm 1627 đến năm 1672, hai bên đánh nhau 7 lần vào các năm 1627, 1630,

1643, 1648, 1655 - 1660, 1660 và 1672 [45, tr 344) Đất nước bị chia cắt

thành hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Ở đàng Ngoài, nhà Trịnh phân chia thành 10 tran, thuộc Bắc Bộ thành 4nội trân (Hải Dương, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc) và 6 ngoại trấn (CaoBằng, Lạng Sơn, Hưng Hóa, An Quảng, Tuyên Quang, Thái Nguyên)

Có thể thay, tình hình chính trị - xã hội Việt Nam từ cuối thé kỷ XVI vôcùng phức tạp, với nhiều biến động Chiến tranh giữa các thế lực đã đây đấtnước vào cảnh tang thương, chết chóc

1.1.3.3 YẾu t6 kinh tế:

Cuối thế ky XVI đầu thế ky XVII họ Trịnh đã ban bố lệnh miễn laodịch cho nhân dân lưu tán, bãi bỏ các loại thuế thân, giảm nhẹ thuế khóa Nhờ một số chính sách đó, kinh tế Dang Ngoài dần được hồi phục Mặc dù đãbãi bỏ chế độ lộc điền, nhưng những công thần trong chiến tranh Trịnh - Mạclại được triều đình phong thưởng một số ruộng dat không nhỏ [18, tr 213]

Ruộng đất công bị thu hẹp, ruộng đất tư hữu phát triển cao độ Việc

mua bán, kiện tụng về ruộng dat luôn là chuyện rac rôi ở các làng xã Một nét

20

Trang 28

đặc biệt ở Đàng Ngoài là sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất, cuộc sốngbấp bênh thời loạn lạc đã tạo điều kiện cho tục cúng ruộng đất vào tínngưỡng, tôn giáo trở nên phô biến, hầu như làng xã nào trong thời ky này

cũng có ruộng hậu Than, hậu Phật Đó cũng chính là lý do cho sự phát triển

hàng loạt bia hậu trong các ngôi chùa thời kỳ này.

Sau khi 6n định tình hình chính trị, nhà nước Lê - Trịnh đã có một loạt

chính sách quan tâm đến nông nghiệp Cũng trong thế ky XVII, công cuộc

khẩn hoang diễn ra với tốc độ lớn Nhiều làng mới được thành lập, diện tích

ruộng đất ngày càng mở rộng và thu hút dân lưu tán Dé khuyến khích khaihoang, chúa Trịnh tạm thời miễn thuế cho các loại ruộng “ấu lậu”, cho phépxem ruộng khai hoang là ruộng tư Cũng từ công cuộc khân hoang này, tầng

lớp nông dân “ngụ cư” được hình thành ở các làng xã.

1.1.3.4 YẾu tô tôn giáo, tín ngưỡng:

Đây là thời kỳ Phật giáo vốn đã bắt đầu hưng thịnh trở lại từ thời Mạc và

đã có sự biến chuyển mới từ thế kỷ XVII Do chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo

dai, nhân dân bị động viên cả người và của không đủ sức dựng chùa riêng cho

làng nữa, tầng lớp quý tộc không tin ở thực tại nữa, đã tìm đến cầu cứu cửaPhật và xuất tiền xây dựng chùa chiền Trong “Đại Nam nhất thống chí” cóghi: “Vua chúa, phi tan, quan lại dua nhau theo Phật, góp tiền, cúng ruộngcho các chùa, tham gia sửa chữa xây dựng chùa” [9, tr.385] Đồng thời Phậtgiáo Trung Hoa với các phái Lâm Tế và Tào Động cũng thừa cơ du nhập vàonước ta Trong chùa, ngoài các loại tượng xuất hiện ở thời Mạc như tượngTam thế, một số tượng Quan âm Nam Hải, Thích ca sơ sinh, thậm chí cả cácthần Mây - Mưa - Sâm - Chớp thành bộ Tứ pháp cũng được Phật hóa thờtrong chùa thì giờ đây có thêm bộ ba tượng Di đà tam tôn, Văn Thù Bồ tát,

Phổ Hiền Bồ tát, Tuyết sơn thuộc thế giới Phật thoại và các vị Phật tử góp

nhiêu tiên của cho chùa.

21

Trang 29

Ngoài ra, các Cao tăng có công khai sáng chùa, được truyền thuyết hóavới nhiều phép nhiệm màu giờ đây trở thành "Đức Thánh” linh thiêng đượcgiành nơi thâm nghiêm và trang trọng nhất trong chùa để thờ Do Phật điệnđông đúc, điện Phật - một nếp nhà hình chữ “nhất” không đủ sức chứa nữa, lạicàng không có chỗ để hành lễ, nên khu vực thờ của chùa ngoài điện Phậtchuyên sang chữ “Công”, còn có thêm nha Tổ nữa và đặc biệt một số chùacòn có cả điện Thánh Ngoài ra còn có hành lang ở hai bên dé chuẩn bị chocác dịp hội chùa hàng năm Vì thế, mặt bằng kiến trúc kiểu “ndi Công ngoạiQuốc” ra đời và điều này cũng đã được miêu tả trong những văn bia chùa thế

kỷ XVII ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội.

Như thế, các chùa tháp ở đàng Ngoài giai đoạn thế kỷ XVII được xâydựng với quy mô to lớn và tốc độ ào ạt, hầu hết các chùa lớn còn lại đến ngàynay ở vùng đồng bằng Bắc Bộ được xây dựng hay trùng tu, sửa chữa vào giaiđoạn thế ky XVII

1.2 Một số ngôi chùa Việt thế kỷ XVII ở 10 huyện phía Tây và phía

có sắc thái riêng do vị thế của những huyện này năm ở đỉnh chóp và rìa phíaTây của tam giác châu sông Hồng

Điểm cực Bắc thuộc xã Tân Duc huyện Ba Vi 6 toa độ 21°18 vĩ độ Bắc

và 105°22 kinh độ Đông, giáp sông Hồng từ xã Tân Đức huyện Ba Vì đến xã

Liên Hà huyện Đan Phượng, bên kia sông là đất Vĩnh Phúc dài 52km

22

Trang 30

Điểm cực Nam thuộc xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức ở toạ độ 20°33 vĩ độBắc và 10547 kinh độ Đông, giáp huyện Kim Bang tinh Ha Nam dài 42km.

Điểm cực Đông xã Quang Lãng thuộc huyện Phú Xuyên ở toa độ 20°42,

vĩ độ Bắc và 106°00 kinh độ Đông, giáp hai huyện Từ Liêm và huyện Thanh

Trì ở trên, phía dưới giáp sông Hồng từ xã Ninh Sở huyện Thường Tín đến xãQuang Lãng huyện Phú Xuyên Bên kia sông là đất của tỉnh Hưng Yên dài

70km.

Điểm cực Tây thuộc xã Thuần Mỹ huyện Ba Vì ở toa độ 21°10 vĩ độ Bắc

và 105°17 kinh độ Đông, giáp đoạn sông Thao và sông Đà từ Trung Hà đến

Tu Vũ, bên kia sông là đất tỉnh Phú Thọ Tiếp đến vùng núi đồi trải dài từ núi

Ba Vì, núi Viên Nam qua thị tran Xuân Mai, dãy núi từ Miếu Môn xuống đếnHương Sơn dài khoảng 156km, bên kia núi là đất của tỉnh Hoà Bình

1.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:

Trải qua thời gian, 10 huyện phía Tây và phía Nam ngoại thành Hà Nội

có sự biến chuyền về tên gọi cũng như địa giới hành chính

Thời Đinh và Tiền Lê các huyện này thuộc đạo Quốc Oai Thời Lý (năm

1010 vua Lý Thái Tô) đôi “Thập đạo” Sang thời Tran, các huyện trên thuộc 2hai châu là châu Quốc Oai trong lộ Đại La Thành hay Đông Đô (gồm 7huyện), và châu Đà Giang trong lộ Tam Giang gồm huyện Long Bat hay BatBat (nay thuộc Ba Vi) và tran Quảng Oai (gồm huyện Ma Lung tên cũ của

huyện Tùng Thiện nay thuộc Ba Vi và huyện Mỹ Lương gồm | phần huyện

° Gồm các huyện:

- Huyện Sơn Minh (còn có tên là huyện Sơn Định) tương đương với huyện Ứng Hòa

-Huyện Ứng Thiên tương đương với 1 phần huyện Ứng Hòa và một phần huyện Chương

Mỹ

- Huyện Thanh Oai tương đương với huyện Thanh Oai

- Huyện Đại Đường tương đương với huyện Mỹ Đức

- Huyện Thượng Phúc tương đương với huyện Thường Tín

- Huyện Thượng Phúc tương đương với huyện Thường Tín

- Huyện Phù Lưu tương đương với huyện Phú Xuyên

23

Trang 31

Chương Mỹ, huyện Mỹ Đức, huyện Quốc Oai và một phần huyện Lương Sơn

tỉnh Hoà Bình).

Thời Lê Sơ, Lê Lợi chia đất nước thành 5 đạo, Hà Tây thuộc Tây Đạo.Năm 1466 Lê Thánh Tông lại chia đất nước làm 12 thừa tuyên, đất Hà Tâythuộc 2 thừa tuyên Sơn Nam và Quốc Oai Thừa tuyên Sơn Nam gồm có hai

phủ Thường Tín và Ứng Thiên Phủ Thường Tín gồm huyện Thượng Phúc

nay là Thường Tín; huyện Phú Xuyên đời Quang Thuận là Phù Vân, đời Lê

Chiêu Tông đổi thành Phú Nguyên, đời Mạc đổi làm Phú Xuyên cho đến nay;

huyện Thanh Trì phần lớn nay thuộc Hà Nội, còn một phần thuộc Thường Tín

gồm các xã: Ninh Sở, Duyên Thái, Hồng Vân Phủ Ứng Thiên gồm huyệnThanh Oai (nay phần lớn thuộc huyện Thanh Oai, một phần thuộc vào quận

Hà Đông gồm các phường Phú Lương, Phú Lãm ); huyện Chương Đức(phần lớn thuộc huyện Chương Mỹ, một phần thuộc vào huyện Ứng Hoà như

các xã Viên Nội, Viên Ngoại ); huyện Sơn Minh (nay là huyện Ứng Hoà);

huyện Hoài An (tương đương với phía Nam huyện Ứng Hoà và một phần

huyện Mỹ Đức ngày nay).

Thừa tuyên Quốc Oai có hai phủ Quốc Oai và Quảng Oai Phủ Quốc Oaigồm 5 huyện: huyện Ninh Sơn (sau đổi là Yên Sơn nay là huyện Quốc Oai);

huyện Thạch Thất (nay vẫn là huyện Thạch Thất; huyện Đan Phượng (nay

một phần là huyện Đan Phượng và một phần thuộc huyện Hoài Đức); huyện

Mỹ Lương (gồm một phần ở huyện Mỹ Đức, huyện Chương Mỹ, huyện Quốc

Oai và huyện Luong Sơn tỉnh Hoà Bình); huyện Phúc Lộc (nay là huyện Phúc

Thọ và một phần thuộc Sơn Tây) Phủ Quảng Oai có 3 huyện là huyện MinhNghia (sau đôi là huyện Tùng Thiện nay thuộc huyện Ba Vì va | phần thuộc

Son Tây); huyện Tiên Phong (sau đổi là huyện Quảng Oai nay thuộc huyện

Ba Vì); huyện Bất Bạt (nay thuộc huyện Ba Vì)

Thời Lê - Trịnh các huyện này không có sự thay đổi về tên gọi và địa

giới hành chính so với thời Lê - Mạc.

24

Trang 32

Thời Nguyễn 13 huyện ngoại thành Hà Nội thuộc 2 tran Sơn Tây va Son

Nam Thượng.

25

Trang 33

Bảng 1.1 Thay đối địa danh hành chính thời Nguyễn so với hiện nay”

STT| Trấn Phú Huyện Tên huyện hiện nay”

Đan Phượng | Đan Phượng

Yên Sơn Quốc Oai

Quốc Oai | Thạch Thất | Thạch Thất

I1 | Sơn Tây Mỹ Lương Chương Mỹ, Mỹ Đức và

Lương Sơn - Hoà Bình Quảng Phúc Lộc Phúc Thọ và Sơn Tây Oai Minh Nghĩa

Bat Bạt Sáp nhập thành huyện Ba Vì

Tiên Phong

2 |Sơn Thường | Thượng Phúc | Thường Tín

Nam Tín Phú Xuyên Phú Xuyên Thượng Thanh Oai Thanh Oai

Sơn Minh Ứng Hop

ứng Hoài An Mỹ Đức va 1 phần ứng Hoa

Thiên Chương Đức | Chương Mỹ va 1 phần Mỹ

Đức Hoài Đức Hoài Đức

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, các huyện trên thuộc hai tỉnh Sơn Tây

và Hà Đông Năm 1965 hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành tỉnh Hà

Tây Năm 1976 sáp nhập 2 tỉnh Hà Tây và Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình.

Năm 1979 chuyên các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng,

"Tl hay đổi địa danh hành chính của 10 huyện ngoại thành Hà Nội dưới thời Nguyễn được

tinh từ cải cách hành chính của vua Minh Mệnh.

8 Tôn địa danh của 10 huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay được tính từ ngày 01/8/2008

(khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội).

26

Trang 34

Hoài Đức và thị xã Sơn Tây vào Hà Nội Năm 1991 chia tỉnh Hà Sơn Bình

thành 2 tỉnh Hà Tây và Hoà Bình, định lại ranh giới Hà Nội, chuyền trả lại

cho tỉnh Hà Tây các huyện sáp nhập từ năm 1979.

Thang 1 năm 2008, tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội và 10 huyện

Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Sơn Tây, Ha

Đông, Đan Phượng, Hoài Đức, Ba Vì trở thành những huyện ngoại thành phía

Tây và phía Nam của thủ đô Hà Nội.

1.2.2 Về một số ngôi chùa Việt thé ky XVII ở 10 huyện phía Tây và

phía Nam Hà Nội:

Hệ thống chùa ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội, ngoài sự phong phú về

số lượng còn đa dạng về công năng, bên cạnh thờ Phật, còn thờ Thần tạo

thành kiểu thờ “tién Phật hậu Thần” Nhiều chùa còn lưu dấu tích của các

thiền sư nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam như Từ Đạo Hạnh,Nguyễn Bình An, Vũ Khắc Trường, Vũ Khắc Minh ; hoặc một số ngôi chùavốn từ quán Đạo Lão (chùa Mui - Thường Tín, chùa Số - Thanh Oai, chùaLinh Tiên - Hoài Đức ) Nhiều ngôi chùa theo truyền thuyết và các di vậthiện còn, đặc biệt là trên bia đá đã khang định một số ngôi chùa được xâydựng từ rất lâu đời, đây là những minh chứng góp phần vào nghiên cứu sựthăng tram của Phật giáo Việt Nam

Theo tiến trình lịch sử Phật giáo, đạo Phật được truyền bá vào Việt

Nam khá sớm - từ thể kỷ II sau công nguyên Có thể từ trung tâm Luy Lâu

(Thuận Thành - Bắc Ninh), Phật giáo đã lan toả tới các vùng lân cận ở đồng

bằng Bắc Bộ, trong đó có khu vực Hà Tây xưa Trong các ngôi chùa đó dấuvết kiến trúc thời Ly mà ta có thé dé dàng bắt gặp ở chùa Thay, chùa Từ Am,

chùa Cao, chùa Na với những chân đá tang mai thô, kích thước trung bình là

0,7m x 0,7m x 0,3m Dấu vết thời Trần có ở chùa Bối Khê (Thanh Oai), trongchùa hiện còn tam bia "Dai Bi tw" khắc năm Hồng Thuận thứ 7 (1515) cho

27

Trang 35

biết: chùa được xây dựng vào năm Khai Huu thứ 10, đời vua Trần Hiến Tông(1329 - 1341) và bệ đá hoa sen khắc dòng chữ "ndém Nhâm Tuất, hiệu XươngPhù thứ 6" (năm 1382) Về kiến trúc, toà Thượng điện là một hạng mục côngtrình còn giữ nguyên kiểu thức và trang trí điêu khắc thời Trần, với bộ vìthượng kiểu "giá chiêng" có lòng ván lá đề chạm rồng Ngoài ra, chùa Sùng

Giáo (Ba Vì) với những mô hình tháp Phật bằng đất nung, mang phong cách

thời Tran (thé ky XIII - XIV) Như vậy, kiến trúc và điêu khắc gỗ thời Trầncòn lại rất hiếm, nhưng điêu khắc đá thời Trần còn một số bệ đá hoa sen nồitiếng như chùa Ngọc Đình (Thanh Oai), chùa Thanh Sam (Ứng Hoà), chùa

Dương Liễu (Hoài Đức), chùa Thầy (Quốc Oai)

Thời Lê Sơ, Nho giáo thịnh hành ở triều đình nhưng ở các làng quêPhật giáo vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm Dấu tích kiến trúc - điêu khắc thời Lê

Sơ không còn nhiều Sang thời Mạc, dấu vét kiến trúc hiện còn ở chùa Na (Ba

Vì), chùa My Dương (Thanh Oai), chùa Huong Trai (Hoài Đức) đặc biệt là ở

chùa Mui (Thường Tín) với hệ thống mái ngói và các linh vật trang trí bangđất nung điển hình duy nhất còn tương đối nguyên vẹn Sang thời Lê - Trịnh,hiện diện kiến trúc chùa thời này còn khá phong phú Đối với những di tíchlớn như chùa Thay, chùa Hương, chùa Mia giai đoạn này lại được trùng tu

tôn tạo Trong quan thé di tích Hương Son, chùa Thiên Tri được khởi công

xây dựng từ thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận năm thứ 8 (1467).

Đến năm Chính Hoà thứ 7 (1686), hoà thượng Trần Đạo Viên Quang ở Tytăng lục đứng ra kiến thiết Từ đó, toà ngang dãy dọc lộng lẫy nguy nga, tiếcrằng trong các năm 1947, 1948, 1950 thực dân Pháp đã 3 lần tàn phá Đến

năm Kỷ Ty (1989) khu vực Thiên Trù lại được xây dựng lại Dấu tích cỗ ở

chùa Hương, đáng kể là một số bia đá thời Lê, bút tích của chúa Trịnh Sâm

năm Canh Thìn (1770) và pho tượng Phật bà Quan Âm tạc bằng đá xanh thờiTây Sơn trong động Hương Tích Các di tích khác hiện còn, đều mang dấu ấn

28

Trang 36

kiến trúc - điêu khắc thời Nguyễn và những năm tu bổ tôn tạo gần đây Trongviệc tu b6 đó, đáng kế là việc phục dựng gác chuông bằng gỗ, còn lại đã sửdụng nhiều vật liệu xi măng, bê tông cốt thép Hay chùa Thầy mang một sốdấu tích văn hoá Ly, Tran nhung hién dién kiến trúc, điêu khắc mang đậm

phong cách nghệ thuật thế ky XVII Ba toà chùa chính là chùa Thượng, chùa

Trung, chùa Hạ Đều được xây dựng hoặc được trùng tu lớn vào các thế kỷnày Vào các năm 1958, 1976, 1994, 2004 các hạng mục kiến trúc trên và haidãy hành lang, gác chuông, gác trống đều lần lượt được tu b6 bằng nguồn

vốn của nhà nước và vốn đối ứng, nguồn vốn từ sự hảo tâm công đức của

khách thập phương.

Mặc dù những ngôi chùa ở một số huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội

có lịch sử ra đời từ khá sớm, một số ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý, thời

Tran nhưng hau hết những ngôi chùa này đã trải qua nhiều lần trùng tu, xâydựng thêm một sé hang mục công trình Tuy nhiên, một điều đáng quan tâm

là những dấu tích kiến trúc gỗ ở các công trình chính còn lại đến hiện nay hầuhết được trùng tu vào giai đoạn thé kỷ XVIL

Bảng 1.2 Các dạng mặt bằng tong thé I7chùa hiện nay

STT Tên chùa Địa điểm Tong thé

I | Chùa Bối Khê Tam Hưng- Thanh Oai

2 Chùa Hưng Giáo | Tam Hưng- Thanh Oai Nội công

3 | Chùa Số Tân Ước- Thanh Oai ngoại quốc

4 | Chùa Thị Nguyên | Cao Duong- Thanh Oai

5 | Chùa Mui Tô Hiệu - Thường Tín

6 | Chùa Nhị Khê Nhị Khê - Thường Tín

7 | Chùa Đậu Nguyễn Trãi- Thường Tín

8 | Chùa Mia Đường Lam- Sơn Tay

9 | Chùa Thay Sai Son- Quéc Oai

29

Trang 37

10 Chùa Trăm Gian Tiên Phương - Chương Mỹ

30

Trang 38

II | Chùa Tường Phiêu | Tường Phiêu- Ba Vi Mặt bằng

12 | Chùa Mậu Lương | Kiến Hưng- Hà Đông hình chữ

13 | Chùa Công Xuyên | Nghiêm Xuyên- Thường Tín | Dinh

14 | Chùa La Khê Văn Khê- Hà Đông 1S | Chùa Kim Bôi Kim Bôi- Mỹ Đức

16 | Chùa Lê Dương Lê Dương- Đan Phượng

17 | Chùa Hương Hương Sơn- Mỹ Đức

Như vậy, các ngôi chùa như đã thống kê ở trên có hai dạng mặt bằngtong thé cơ bản là kiểu "nội công ngoại quốc" và mặt bằng hình chữ “Dinh”.Nhưng trong đó mặt bằng kiểu “nội công ngoại quốc” lại chiếm tỷ lệ lớn nhất(64.70%), còn những ngôi chùa có bố cục hình chữ Đinh chỉ chiếm 35.30%

Bồ cục mặt bang tổng thê kiểu “nội công ngoại quốc” bao gồm nhiềucông trình được sắp đặt khá thống nhất Từ Tam quan đến toà Tam bảo (gồmTiền đường, Thiêu hương và Thượng điện có kết cấu hình chữ “Công”), hai

bên có hai dãy hành lang được nói với nhau bằng nhà Hậu đường, hợp thành

khung vuông bao lấy toà Tam bảo Điều đáng quan tâm là những ngôi chùa

này hau hết có sự kết hợp giữa thờ Phật với thờ Thanh theo kiểu "tién Phathậu Thanh" như chùa Thầy ngoài chức năng thờ Phật còn thờ Từ Đạo Hạnh;hay chùa Đậu ngoài thờ Phật còn thờ hai nhà sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc

Trường Bên cạnh đó kiểu mặt bằng hình chữ Dinh chi gồm Tam bảo (Tiềnđường, Thượng điện) và các công trình phụ trợ nằm tách dời nhau

Diện mạo của một số ngôi chùa đã được xếp vào loại di tích Quốc giađặc biệt quan trọng, bởi đa số kiến trúc gỗ các hạng mục chính của công trìnhcòn lai là thời Hậu Lê (thế ky XVII - XVIII) Đối với các di tích lớn nói trên,việc tu bô đi tích đều được sự quan tâm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch,

31

Trang 39

Cục Di sản Văn hoá, UBND tỉnh va Sở Văn hoa Thông tin nên việc trùng tu,

tu bổ đã tuân thủ nguyên tắc bảo tồn di tích Vật liệu, kỹ thuật thi công,nguyên tắc bảo tồn tối đa các yêu tố gốc được đặc biệt quan tâm Vì vậy,các di tích loại này ở 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội có thê nói về cơbản vẫn giữ nguyên được giá trị di tích và sự nỗi tiếng vốn có của người xưa

dé lại

Ngoài các ngôi chùa thuộc loại được xếp hạng Quốc gia đặc biệt quan

trọng nói trên, còn có hàng trăm ngôi chùa làng được Bộ Văn hoá Thể thao và

Du lịch và UBND tỉnh xếp hạng Tuy là ngôi chùa làng nhưng nhiều di tíchcũng rất to lớn và nổi tiếng như chùa Mui, chùa Đậu (Thường Tin), chùa Số

(Thanh Oai) Nhiều chùa còn lưu giữ được những bệ đất nung, bát hương, hệthong tượng Phật và kến trúc thời Lê thé kỷ XVII - XVIII rõ nét Trong những

năm qua, mặc dù được sự quan tâm chống xuống cấp bằng các nguồn vốn,nhưng do số lượng di tích nhiều và việc đầu tư trọng điểm nên nhiều di tíchđược tu sửa chỉ mang tính chất cấp thiết, chống nguy cơ sụp đồ Tình trạngsửa chữa vá víu bằng các chất liệu gỗ tạp, gỗ xoan vẫn phải áp dụng và việclan chiếm đất đai của di tích nói chung không phổ biến nhưng đã xuất hiện

hiện tượng gây mat mỹ quan như xây nhà cao tang sát vào khu vực đã khoanh

vùng bảo vệ di tích, tình trạng lều quán bán hàng, vệ sinh môi trường chưađảm bảo như khu vực chùa Thay, chùa Hương, chùa Trim Gian Điều nayđòi hỏi phải tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền việc bảo vệ di tíchtheo Luật Di sản văn hoá Cần đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xemxét tiếp tục xét thêm một số ngôi chùa vao loại Quốc gia đặc biệt quan trọng

như chùa Mui (Thường Tín), chùa Số (Thanh Oai) Bởi đây là những ngôi

chùa có giá trị rất tiêu biêu về mặt niên đại tạo dựng, hệ thống kiến trúc vàđiêu khắc độc đáo được giới nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật và Phật học quan

^

tâm.

32

Trang 40

1.2.3 Phân bố bia đá thế ky XVII trong các ngôi chùa Việt ở 10

huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội

1.2.3.1 Phân bố bia theo không gian:

Số bia đá thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn hiện nay chủ yếu nămtrên thực địa, nhưng bên cạnh đó chúng tôi cũng tìm hiểu thêm thác bản vănbia hiện có ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm dé so sánh đối chiếu

Bang 1.3 Số lượng bia đá thé kỷ XVII trong các ngồi chùa tiêu biểu

thuộc 10 huyện ngoại thành Hà Nội

STT Tên huyện Số chùa Số bia

hiện nay Số lượng | Tỷ lệ (%)

1 | Chương Mỹ 01 01 3.45

2 Đan Phượng 01 01 3.45

3 | Hà Đông 02 02 6.89 4_ | Hoài Đức 01 01 3.45 5_ |Mỹ Đức 01 01 3.45

Thanh Oai (08 bia chiếm 27.59% tổng số bia), hay huyện Thường Tín (07 bia

- chiếm 24.14% tông số bia) Số bia còn lại được phân bồ rải rác ở khắp cáchuyện Chương Mỹ, Đan Phượng, Ba Vì nhưng chiếm tỉ lệ rất nhỏ

- Phân bố theo làng xã:

Bia đá thế kỷ XVII như đã thống kê ở bảng 1.3 phân bố không đồng đều,

trong đó có những xã tập trung nhiều bia đá, bởi xã đó có nhiều chùa được tạo

33

Ngày đăng: 21/06/2024, 06:11

w