1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Truyền thông giáo dục sức khỏe trên sóng phát thanh - truyền hình Cà Mau

141 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HUYNH MINH LUAN

TRUYEN THONG GIAO DUC SUC KHOE

TREN SONG PHAT THANH TRUYEN HINH CA MAU

Ca Mau - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HUYNH MINH LUAN

Luan van Thac si chuyén nganh Bao chi hoc

Mã số: 8320101.01 (UD)

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYEN THỊ THANH HUYEN

Cà Mau - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi nghiên cứu, dưới sự

hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền Luận văn được sử dụngvà phát triển một số tư liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệuliên quan đến nội dung của đề tài Các kết quả khảo sát, số liệu điều tra,phỏng vấn được công bồ trong luận văn này là chính xác, trung thực và không

trùng lặp với bat kỳ công trình khoa học nào đã được công bố trước đây.

Cà Mau, ngày 30 tháng 3 năm 2021

Tác giả luận văn

Huỳnh Minh Luân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô, Viện Báo chí vàTruyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốcgia Hà Nội Trong suốt thời gian học tập tôi đã nhận được sự quan tâm củaquý thầy cô, đã trang bị cho tôi có thêm kiến thức mới Tôi cũng gửi lời cảm

ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, người Cô nhiệt tâm và

kính mến đã hết lòng giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tôi trong quá trình làmluận văn Cám ơn những bạn bè đã đồng hành cùng tôi trong quá trình học tậpvà chia sẻ kiến thức trong quá trình thực hiện luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn các phóng viên, biên tập viên, Ban Giám đốc ĐàiPhát thanh Truyền hình Cà Mau và Ban giám đốc Trung tâm Truyền thôngGiáo dục sức khỏe, Sở Y tế Cà Mau đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điềukiện cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

Trong quá trình học tập và làm luận văn không thê tránh khỏi thiếu sót,đồng thời do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chếnhất định Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của Hội đồngKhoa học và các thầy cô để tác giả tiếp tục hoàn thiện tốt luận văn.

Xin chân thành cam on!

Ca Mau, ngay 30 thang 3 nam 2021Tác gia luận van

Huynh Minh Luan

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5-55 5c 2S 2 1 2112711211211 1111.1111.111 1 g1 gen |1 Lý đo chọn đề tài -¿- 2-52 z+k‡SE£EE9EE2EE2EEEEEE11111121511711111 1.1111 1E1x |2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề - + + 2+E++E+EE+EE+EE+EEEEEEESEEEEErEerkerkrrkee 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - <6 + E3 E + E*vEEseeEseeerekeese 64 Phương pháp nghiên CỨU - G1113 8 11331 11911 v1 ng ngư 7

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài -2- 2 2 s+cxsrsecez 86 Y nghĩa khoa học, lý luận và thực tiễn của đề tài 2-2 s5csccs¿ 87 Kết cầu của đề tai ec eeceececccccsessessesssessessessessecsssessussusssessessessessessssussseeseeseeseesn 9

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THỰC TIEN VE TRUYEN THONGGIÁO DUC SỨC KHỎE TREN SÓNG PHÁT THANH - TRUYEN

FING 0 Ả 10

1.1 Cơ sở lý luận về truyền thông giáo dục sức khỏe -+¿ 101.1.1 Khái niệm truyền thông, quá trình truyén thông và giáo duc sức khỏe 101.1.2 Đặc trưng va thé mạnh cua phát thanh — truyén hình về giáo duc sức khỏe 221.1.3 Yêu cau về nội dung và hình thức của chương trình truyền thông

1.2 Cơ sở thực tiễn về truyền thông giáo dục sức khỏe trên sóng phát thanh —truyền hình ¿- ¿s5 +x+2E2EE£EE£EE£EEEEEEEE211211211217171171121111 11111111 ye 281.2.1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về truyền thông giáo dục sức khỏe

CNO NUCL ([ÂNH 5 00181011110 E191 kc 28

1.2.2 Vai trò của phát thanh — truyền hình đối với giáo duc sức khỏe 331.2.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình truyền thông giáo duc sứckhỏe trên Đài Phát thanh-Truyén hìnhh - 65t Sc‡EEEkEEEEEerkerkerkerres 37Tiểu kết chương Ì - 2 2 £+E+EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEE712111212712 7111 xe, 40

Chương 2 THUC TRẠNG TRUYEN THONG GIAO DỤC SỨC KHỎE,

TREN SÓNG PHÁT THANH - TRUYÈN HÌNH TẠI CÀ MAU 41

Trang 6

2.1 Giới thiệu chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe trên Đài Phátthanh — Truyền hình Cà Mau - 2 25 E+EE+EE+E££E£EESEEEEEEEEEEerkerkrrsres 412.2 Hệ thống các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe 522.2.1 Nội dung các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe 522.2.2 Hình thức các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe 61

2.3 Khảo sát các ý kiến chuyên gia về chương trình truyền thông giáo dục sứcKNOC, eee 632.3.1 Kết quả phỏng vấn các chuyên gia báo CHE s- s+se+ssceresce2 632.3.2 Kết quả phỏng vấn các chuyên gia ngành Ÿ tẾ 25+ cs+cs5cs2 70

Tiểu kết chương 2 -¿- c2 1122111221111 121111125111 28x nh 73

Chương 3 VẤN ĐÈ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT

LƯỢNG TRUYÈN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRÊN SÓNG

PHÁT THANH - TRUYEN HÌNH TẠI CÀ MAU -: 75

3.1 Vấn đề đặt ra trong hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trên sóngphát thanh- truyền hình - ¿2£ ¿+ £++£+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkerkeee 75

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục sức khỏe trên sóngphát thanh - truyền hình - 2 2 2+ E+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrkerkeee S0

Tiểu kết chương 3 .- 2222211111222 111111 51111111181 5511k kxy s9

KET LUẬNN ng HH HH HH Hà Hà Hà HH HT ng 93DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-22-5522 x22 96PHU 001222 101

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG BIEU

Bang 1.1: Chủ đề các chương trình truyền thông GDSK 33Bang 2.3: Khao sat công chúng nghe đài - 555s-<ss>+ 44

Bảng 2.4: Khao sát công chúng xem đải .- 7-55 s++-<ss>+ 44

Bảng 2.5: Chủ đề chương trình truyền thông GDSK đã thực hiện 52

Bang 2.6: Tông hợp tin, phóng sự năm 2018 - 2-5: 54

Bang 2.7: Tổng hop tin, bai từ thang 01 đến tháng 6/2019 58Biểu đồ 2.1: Tin, phóng sự, ghi nhanh phát sóng trên Dai PT-TH CàMau từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018 - 5552 53Biểu đồ 2.2: Tin, phóng sự, ghi nhanh phat sóng trên Dai PT-TH CàMau từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019 2s s+csscs2 57

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Phóng sự “Đẩy mạnh chiến dịch phòng, chống bệnh sốtxuất hUlyẾK” -.-¿- c St St 1 1111112111111 211111 2111111111111 111 01 1111 cg 56

Hình 2.2: Tin “Phẫu thuật thành công bệnh nhân bị đâm thủng tim”

Hình 2.3: Phong sự “Tiêm phòng day đủ dé phòng bệnh sởï” 59Hình 2.4: Phóng sự “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kémchất lượng'” - ¿+ sk+keE k2E112111511111111111 111111111111 te 60Hình 3.1: Phóng sự “Tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòngbệnh sốt xuất huyẾt”” + +2 +k+EE+E£EEEEE 2171212112121 e 76

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Công tác thông tin, truyền thông GDSK là một trong những nhiệm vụquan trọng và là giải pháp chủ yếu để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏeNhân dân trong tình hình mới Truyền thông GDSK góp phần tích cực trongtuyên truyền, phô biến chính sách, pháp luật của Dang và Nhà nước về y tếđến với người dân Trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người dân, gia đình vàcộng đồng chủ động phòng, chống dịch bệnh, xây dựng nếp sống văn minh,rèn luyện thân thê, thay đổi những hành vi có hại sang có lợi cho sức khỏe.

Ở Cà Mau, trong nhiều năm qua, tình hình các loại dịch bệnh truyềnnhiễm diễn biến phức tạp Ngành Y tế Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp,dé ngăn chặn và day lùi dịch bệnh Trong đó, vai trò của báo chí trong côngtác truyền thông GDSK là rất quan trọng Thông qua các hình thức tuyêntruyền như: Thực hiện Tạp chí “Y học và Sức khỏe”, đưa tin, bài, phóng sự,tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình, báo in, báo mạng điện tử vàmạng xã hội đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và tin tưởng sử dụng cácdịch vụ y tế, chủ động tham gia cùng ngành Y tế trong các hoạt động phòng,chống dịch bệnh tại gia đình và cộng đồng.

Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình đều có thiết bị để tiếp nhận thông tinnhư: Tivi, điện thoại thông minh nên những thông tin, tuyên truyền GDSK,đặc biệt là trên sóng PT-TH đã đến được với công chúng Tỷ lệ khán giả xemtruyền hình và thính giả nghe phát thanh chiếm số lượng lớn, vì vậy mức độtác động đến ý thức của người dân thông qua hoạt động truyền thông GDSKtrên sóng PT-TH là rất lớn.

Lam thé nào đổi mới và nâng cao chất lượng truyền thông GDSK trênsóng PT-TH để đáp ứng nhu cầu của công chúng Trên nền tảng của công táctruyền thông GDSK trong thời gian qua, từ đó phát huy lợi thế, tháo gỡ khó

khăn, vướng mặc đê đôi mới và vươn lên Trong đó, đôi mới và nâng cao chât

Trang 10

lượng, tăng số lượng và thời lượng chương trình, ứng dụng công nghệ hiệnđại trong sản xuất chương trình đáp ứng yêu cầu phát sóng của Đài PT-THtỉnh Cà Mau hiện nay, góp phần đưa thông tin truyền thông GDSK đến với

các tầng lớp nhân dân Đặc biệt, là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng

bào dân tộc trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.

Trước diễn biến phức tạp của sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trườnglà nguy cơ tiềm ấn rất nhiều bệnh dịch ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân Bêncạnh đó, chúng ta đang phải đối đầu với một số dịch bệnh nguy hiểm và có

nguy cơ bùng phát thành dịch lớn như dịch cúm A ở người; bệnh tay chân

miệng, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, dịch sốt xuất huyết, viêm não Trướcthực trang đó, ngành Y tế cùng các ban ngành đoàn thé luôn nêu cao cảnhgiác, quyết tâm phòng và ngăn chặn, khống chế dịch bệnh không dé lan rộngra cộng đồng, trong đó công tác truyền thông GDSK giữ một vai trò quantrọng, tiên phong trong công tác phòng và ngăn ngừa dịch, nâng cao hiểu biết,nhận thức cho nhân dân Công tác truyền thông GDSK góp phan tích cựctrong việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công đồng, gópphần tích cực trong việc ngăn ngừa dịch bệnh Các hoạt động truyền thôngnhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp, các ngành, cộng đồng và các tô

chức xã hội.

Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát chương trình truyền thông GDSKtrên sóng PT-TH Cà Mau sẽ làm rõ ưu điểm, nhược điểm, chất lượng của hoạtđộng truyền thông GDSK Luận văn cũng khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia về ytế về nội dung thông tin tuyên truyền GDSK, ý kiến của lãnh đạo Đài PT-THCà Mau về phương thức và chất lượng thông tin trên truyền hình hiện nay.Vấn dé này giúp cho tác giả có được bức tranh tổng thé về công tác truyền

thông GDSK Qua đó, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượngtruyền thông GDSK trên sóng PT-TH trong thời gian tới.

Trang 11

Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài luận văn “Truyền thônggiáo dục sức khỏe trên sóng phát thanh - truyền hình Cà Mau” dé đánhgiá chất lượng hoạt động truyền thông GDSK Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sởcho việc lập kế hoạch, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức chươngtrình truyền thông GDSK trên sóng PT-TH trong những năm tiếp theo.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Lịch sử nghiên cứu vấn đề tại Việt Nam

Theo tìm hiểu của tác giả, thời gian qua đã có nhiều nhà khoa học vàgiới tri thức viết nhiều tác phẩm nghiên cứu khoa học về cơ sở lý luận vànhững vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực báo chí viết về y tế và lĩnh vực truyềnthông như: Trong cuốn “Truyén thông đại ching” tác giả Tạ Ngọc Tân — Nhaxuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2001 có đề cập tới mô hình và cơchế tác động của truyền thông dai chúng Phải năm bắt được mô hình và cochế tác động, những người làm truyền thông có thé xây dung được chiến dichtruyền thông hiệu quả.

Cuốn "Giáo trình Phóng sự truyền hình" của do Tiên sĩ Nguyễn NgọcOanh chủ biên, cùng Thạc sĩ Lê Kim Thanh, Nxb Đại học Quốc gia Thànhphố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2014, đã bàn về cách tiếp xúc với sự kiện vànhân vật, sự đa dạng về nội tâm, tính cách phẩm chất của nhân vật trongPhóng sự Truyền hình.

Trong cuốn "Chính luận Truyền hình lý thuyết và kỹ năng sáng tao tácphẩm" do Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Oanh biên soạn, Nxb Thông tấn, Hà Nội2014, bàn về vấn đề phỏng vấn nhân vật trong thể loại phỏng vấn nhân vậttrong phóng sự ở thé loại chính luận truyền hình.

Cuốn "Sáng tạo tác phẩm báo chí" của tác giả Đức Dũng, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội -2002; bàn về chí tiết về nhân vật có ảnh hưởng lớn đếntác phẩm.

Trang 12

Cuốn “Nhà báo với trẻ em kiến thức và kỹ năng” của tác giả NguyễnNgọc Oanh biên soạn, Nxb Thông tấn, Hà Nội 2014, bàn về vấn đề kỹ năng

tác nghiệp và tâm lý đối với nhân vật chuyên biệt là trẻ em.

Cuốn "Sản xuất chương trình truyền hình" của tác giả Trần Bảo Khánh,Nxb Văn hóa - Thông tin 2002, bàn về các dạng phóng sự truyền hình đặcđiểm, đặc tính Số tay phóng viên: “Làm tin”, “Phóng sự truyền hình", Tàiliệu lớp Kỹ thuật truyền hình do Quỹ Reuters tổ chức tại Hà Nội - 11/2001,người dịch - Lê Phong, Hiệu đính - Tran Bình Minh Chi dẫn các yêu cầu dé

làm phóng sự trong đó có phỏng vấn nhân vật.

Cuốn “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại”

(Nxb Thông tin và Truyền thông, 2014) của tác giả Nguyễn Thành Lợi, giới

thiệu những nét khái quát nhất về những vấn đề mới đang được nghiên cứu

rộng rãi trên thế giới nhiều năm qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết

truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ Đồng thời, trình bày đặcđiểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trườnghội tụ truyền thông.

Cuốn “Cơ sở lý luận báo chi’ của tác giả Nguyễn Văn Dững - Nhà xuấtbản Thông tin và Truyền thông năm 2018, đã nêu ra các đặc điểm và thémạnh của PT-TH mà các phương tiện truyền thông trước đó không có được.Tác giả cũng đã đề cập đến công chúng báo chí, việc lựa chọn và tác động lênnhóm công chúng đích sẽ góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông.

Cuốn “Giáo duc sức khỏe” của Tô chức Y tế thế giới đã giới thiệu cáchành vi sức khỏe và GDSK Hướng dẫn cụ thé việc lập kế hoạch GDSKtrong chăm sóc sức khỏe ban đầu và các phương pháp, phương tiện truyền

thông GDSK.

Trong cuốn sách “Tổ chức hoạt động Cơ quan bdo chí - thực tiễn và xuhướng phát triển” của tác giả Nguyễn Quang Hòa hay giáo trình “Công nghệsản xuất chương trình truyén hình” của thạc si Phạm Thị Sao Băng - Trường

Trang 13

Cao đăng Truyền hình (đài Truyền hình Việt Nam), tác giả đã giới thiệu hệthống về chương trình truyền hình, quy trình sản xuất một chương trình

truyền hình, công nghệ sản xuất và phân phối các chương trình truyền hình.

Cuốn "Ngôn ngữ điện ảnh truyền hình" của Hội Điện ảnh Việt Nambàn về ý nghĩa hình ảnh, cỡ cảnh, bố cục

Cuốn "Tác phẩm báo chí" của GS.TS Tạ Ngoc Tan (Chủ biên) NguyễnTiến Hài, Nxb Giáo dục -1995 Nói về sự truyền hình và phỏng vấn nhân vật.

Luận văn “Thông tin y tế - sức khỏe trên báo in hiện nay” tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hoa Luận văn chuyên ngành báo chí học, Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đề tài nghiên cứu khoa học “Sw cần thiết của truyền thông giáo dục

sức khỏe trong cham sóc sức khỏe nhân dán ”của tac giả BS Đặng ThanhHùng, CN Ngô Gia Tưởng, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe TràVinh Đề tài đưa công tác truyền thông tiếp cận với cộng đồng tốt hơn qua cáckênh truyền thông.

Đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá thực trạng nguồn lực truyềnthông GDSK tuyến tỉnh, huyện tai tỉnh Ha Tĩnh năm 2011” của tác giả BS BùiQuang Tâm, CN Đỗ Thị Thu Hòa, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sứckhỏe Hà Tĩnh Đề tài đánh giá tổ chức, mạng lưới nhân lực và hệ thống truyềnthông tuyến tỉnh, huyện.

Luận văn “Báo chi với hoạt động truyền thông phòng, chống cúmA/H5NI và HINI ở người” tác giả Trần Thị Tuyết Vinh Luận văn chuyên

ngành báo chí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội.

- Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới

Cuốn “Campaign Strategies and Message Design” của tác giả MaryAnne Moffit đã chỉ rõ lý thuyết và kỹ năng truyền thông, xem xét chiến dịch

Trang 14

như một nghề chuyên nghiệp, chỉ ra chiến lược, các bước tiễn hành nghiêncứu, xây dựng thông điệp và đánh giá kết quả.

- Trong báo cáo của Julia Coffman thuộc Dự án nghiên cứu Harvard

Family (http://www.gse.harvard.edu), tác giả chia chiến dịch truyền thôngthành hai dạng là: Chiến dịch làm thay đổi hành vi cá nhân (individualbehaviour change campaigns) và chiến dịch tác động đến ý thức công chúng(public will campaigns) Bên cạnh đó, tác giả cũng đã dé cập sơ qua kỹ năngxây dựng chiến dịch truyền thông hiệu quả và nhân mạnh vào khâu đánh giá

Trong luận văn này, Tác giả đã hệ thống những vấn đề lý luận về hoạtđộng truyền thông GDSK, khảo sát thực trạng truyền thông GDSK trong năm2018 và 6 tháng đầu năm 2019 trên sóng PT-TH Cà Mau, phỏng vấn sâu ýkiến chuyên gia Từ đó, phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế trongchương trình truyền thông GDSK Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao chất lượng chương trình truyền thông GDSK trên sóng PT-TH hiệnnay.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa khung lý thuyết về truyền thông, truyềnthông GDSK liên quan đến đề tài Nghiên cứu công tác truyền thông giáo dụcsức khỏe bao gồm: Tạp chí “Y học và Sức khỏe”, tin, phóng sự thời sự, videothông điệp truyền thông trên sóng PT-TH tại tỉnh Cà Mau để phát hiện ranhững thuận lợi và vấn đề khó khăn, hạn chế Từ đó, xác định tỷ lệ người dân

tiếp cận với các thông tin về phòng, chống dịch bệnh cũng như kiến thức déchăm sóc sức khỏe Những thông tin tuyên truyền trên sóng PT-TH có làmthay đổi nhận thức, hành vi của cộng đồng về phòng, chống dịch bệnh vachăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng Dựa trên kết quả củaquá trình nghiên cứu đề tài, từ đó đưa ra một số nhận định khách quan nhất và

Trang 15

kiến nghị một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thôngGDSK trên sóng PT-TH, góp phần làm tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức

khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.- Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã thực hiện nhiệm vụ nghiêncứu các nội dung sau:

Hệ thống cơ sở lý luận về chương trình truyền thông GDSK trên sóngPT-TH Cà Mau, quy trình sản xuất so với xu hướng phát triển của truyềnthông hiện đại Phân tích chương trình truyền thông GDSK trên Đài PT-THCà Mau, trong đó bao gồm yếu tố nội dung, hình thức chương trình, trình độchuyên môn của đội ngũ phóng viên, biên tập viên.

Đưa ra thực trạng chương trình truyền thông GDSK hiện tại và đề xuấtgiải pháp nâng cao chất lượng truyền thông GDSK trên sóng PT-TH Cà Mau.

4 Phương pháp nghiên cứu

Một số phương pháp được áp dụng trong đề tài là

Phương pháp phân tích tai liệu: Phương pháp nay đã phân tích chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ chương trình GDSKtrong cộng đồng Phân tích cơ sở lý luận báo chí, truyền thông và các tài liệu

liên quan như: Sách, báo, văn kiện, luận văn, luận án.

Phương pháp phân tích nội dung: Luận văn phân tích nội dung tin, bàinhư: Chủ đề bài viết, thông điệp bài viết, số lượng tin bài, tần suất tin bài vàkênh truyền thông tin, mức độ ảnh hưởng của bài viết đối với nhóm côngchúng hướng đến Luận văn phân tích hình thức của chương trình truyềnthông GDSK trên sóng PT-TH Cà Mau, nhằm đánh giá về chất lượng của

chương trình truyền thông GDSK.

Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận văn tiên hành phương pháp phỏngvấn sâu đối với những người phụ trách mảng truyền thông GDSK, các nhàbáo được chọn dé phỏng vấn Nội dung phỏng vấn tập trung vào những van

Trang 16

dé thực trạng công tác truyền thông GDSK trên sóng PT-TH trong thời gianqua và định hướng, giải pháp trong công tác truyền thông GDSK trên sóng

PT-TH trong thời gian tới.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tài- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chương trình truyền thông

GDSK trên sóng PT-TH Cà Mau.

- Pham vi nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát chương trình truyền thông GDSK trên sóngPT-TH Cà Mau, thời gian khảo sát từ năm 01/2018 đến tháng 6/2019 Tác giảđã phân tích sâu các chương trình truyền thông GDSK về công tác truyềnthông phòng, chống bệnh, công tác khám chữa bệnh vào các thời điểm giaomùa Đặc biệt là truyền thông phòng, chống các loại dịch bệnh truyền nhiễmnguy hiém như: sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng ở trẻ em, truyền thông về

an toàn thực phẩm Bên cạnh đó, các chương trình truyền thông GDSK trên

sóng PT-TH trong thời gian qua đã được thay đổi và nâng cao chất lượng vềnội dung và hình thức như thế nào đề đáp ứng nhu cầu của công chúng.

6 Ý nghĩa khoa học, lý luận và thực tiễn của đề tài- Ý nghĩa khoa học, lý luận

Luận văn đem đến cái nhìn tông quan về thực trạng, ưu điểm, hạn chếcủa công tác truyền thông GDSK trên sóng PT-TH Cà Mau Từ đó, đề xuất

giải pháp góp phần phát huy vai trò của công tác truyền thông GDSK trên

sóng PT-TH trong những năm tiếp theo.

Đề tài có thé làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tronglĩnh vực truyền thông GDSK phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhândân của ngành Y tế sau này Từ những giải pháp trong luận văn có thê giúp chocác nhà báo khi tiếp xúc với nguồn tin, phân tích và xử lý thông tin trong quátrình truyền thông của mình.

Trang 17

- Ý nghĩa thực tiễn

Phát huy vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, kêu gọi sự thamgia của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các địa phương và cả cộngđồng dé làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

Việc can thiệp bằng truyền thông GDSK trên sóng PT-TH nhằm trangbị kiến thức, làm thay đổi hành vi của người dân dé thực hiện có chất lượngcông tác phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đìnhvà cộng đồng.

Hoạt động truyền thông GDSK trên sóng PT-TH cần được cải tiễn, duytrì thường xuyên Trong nhiều năm, dần dần để người dân chủ động tự giácthực hiện những kỹ năng cần thiết trong phòng, chống dịch bệnh và chăm sócsức khỏe mà không trông chờ vào các tô chức, ban, ngành hỗ trợ.

7 Kết cầu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn gồm có 3chương

- Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về truyền thông giáo dục sứckhỏe trên sóng phát thanh - truyền hình

- Chương 2 Thực trạng truyền thông giáo dục sức khỏe trên sóng phátthanh - truyền hình tại Cà Mau

- Chương 3 Vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng truyềnthông giáo dục sức khỏe trên sóng phát thanh - truyền hình Cà Mau

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE

TRUYEN THONG GIÁO DỤC SỨC KHỎE TREN SÓNG PHAT

THANH - TRUYÈN HÌNH

1.1 Cơ sở lý luận về truyền thông giáo dục sức khỏe

1.1.1 Khái niệm truyền thông và truyền thông giáo dục sức khỏeTruyền thông

Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm,chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau để giatăng hiểu biết lẫn nhau và hiểu biết về môi trường xung quanh, nhằm thay đôinhận thức, tiễn tới thay đổi hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triểncủa cá nhân, của nhóm hoặc của cộng đồng xã hội nói chung, đảm bảo sự pháttriển bền vững.

Quá trình truyền thông giữa con người với nhau bao giờ cũng diễn ra

trong môi trường xã hội, xác định rõ những kinh nghiệm chung giữa người

khởi xướng và người tiếp nhận Dé truyền thông đạt hiệu quả, kinh nghiệmcủa người khởi xướng và người tiếp nhận có giá trị đặc biệt khi tiến hành.Thông điệp trong truyền thông phải qua các bước mã hóa, truyền đi, tiếp nhậnvà giải mã Mỗi thông điệp truyền từ người khởi xướng đến người tiếp nhận

thường bị giảm độ chính xác và cường độ nên phải tìm cách tăng thêm sức

mạnh cho thông điệp Mỗi thông điệp được người tiếp nhận nghiên cứu vàchúng ta chỉ biết được sức mạnh, hiệu quả của nó khi người tiếp nhận cóthông tin phản hồi.

Mục đích của truyền thông

Là làm cho người tiếp nhận hiểu được cặn kẽ thông điệp và có nhữnghành động tương tự Nói cách khác, người cung cấp, người khởi xướng truyềnthông, khi chuyên thông điệp cho người tiếp nhận, mong muốn họ biết được

mình muôn thông tin gì, muôn việc làm của mình ảnh hưởng đên thái độ và

10

Trang 19

cách xử sự của người tiếp nhận Trong quá trình truyền thông cũng gặp nhiềurào chắn cho người khởi xướng thực hiện được mục đích như: Lua tuổi, điềukiện kinh tế xã hội, bất đồng ngôn ngữ, thái độ Chăng hạn, những người cóđộ tuổi khác nhau rất khó thông cảm với nhau, những người có chuyên mônkhác nhau rất khó truyền thông khi dùng những thuật ngữ kỹ thuật.

Biết được đối tượng truyền thông cũng là một yếu tố hết sức quan trọngđể tạo nên hiệu quả trong quá trình truyền thông Đối tượng của truyền thônglà con người, mỗi người có thể trả lời, đáp ứng thông điệp của người khởixướng tùy theo xu hướng, thái độ, trình độ học vấn, địa vị xã hội của riêng họ.Chính vì vậy, người làm truyền thông phải đi sâu vào bản chất, nhu cau,nghiên cứu kỹ đối tượng, dùng chính ngôn ngữ của đối tượng để làm giảm bớtnhững rào chắn ngăn cách xuống mức thấp nhất.

Vai trò của truyền thông

- Truyền thông giúp trang bị cho người dân nhưng thông tin về các sựviệc, quan điểm và thái độ họ cần có dé đưa ra các quyết định về hành vi sứckhỏe Truyền thông diễn ra khi các thông điệp về sức khỏe được truyền đi vàthu nhận Những thông điệp về sức khỏe là những điều quan trọng cần đượcnhắc cho mọi người trong cộng đồng biết và làm Nguồn phát thông tin về sứckhỏe có thể từ cán bộ y tế địa phương hoặc trung ương, hay các thành viêntrong công đồng nhận ra những nhu cầu cần thay đổi.

- Khi thông điệp truyền đến đối tượng mà đối tượng nghe, hiểu thôngđiệp và tin tưởng vào nó chứng tỏ rằng quá trình truyền thông đã được thựchiện tốt Quá trình làm thay đổi hành vi rất khó và rat phức tạp, nhưng với cácthông điệp được nghe, được hiểu và tin tưởng sẽ mở đường cho việc thay đôihành vi và sự tham gia của cộng đồng.

Hiện nay, có nhiều lý thuyết về quy trình tổ chức truyền thông bao gồmcác bước và công đoạn, tác giả xin đề cập mô hình truyền thông của Harold

11

Trang 20

Hoạt động trước khi truyền thông: Hai nhóm người A và B chưa có sựhiểu biết và thông cảm chung.

Nhóm người A Nhóm người B

Hình 1.1: Mô hình hai nhóm A và B trước khi truyền thông

Sau khi truyện thông: Nhóm người A và B có chung một tập hợp nhữngtín hiệu của sự chú ý, quan tâm chung Sau khi truyền thông, mô hình giữa hainhóm A và B được biểu thị như sau:

Hình 1.2: Mô hình hai nhóm A và B sau khi truyền thông

Trong mô hình trên A và B là không gian sống giữa hai nhóm người.Phan chồng lên nhau là môi trường cho “truyền thông” giữa hai nhóm Chínhnhờ sự giao tiếp này đã tạo nên hiệu quả trong quá trình truyền thông.

Quá trình truyền thông: Trong quá trình truyền thông còn phải lưu ý đếncác công việc cần thiết như: Mã hóa (Encode) thông điệp bằng các tín hiệucủa người cung cấp, người khởi xướng và quá trình giải mã (Decode) củangười tiếp nhận dé tiếp nhận thông điệp Quá trình truyền thông được chia

làm 2 giai đoạn theo mô hình sau:

12

Trang 21

Hình 5: Các giai đoạn của quá trình truyền thông

Quá trình A: Nguồn (Source) có thé là một tổ chức, một co quan chuyềnthông điệp cho đối tượng Thông điệp chứa đựng những thông tin mã hóa(Encode) thông qua việc tìm tòi một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ học nào đó để

diễn đạt nội dung thông điệp Thông điệp (Message) là những thông tin thật sự

được chuyên theo một mạch truyền (Kênh) này hay kênh khác đến đối tượng.

Quá trình B: Giải mã (Decode) là quá trình từng cá nhân, bằng conđường riêng của mình, làm rõ ràng, rành mạch thông điệp được chuyền đến.

Mỗi thông điệp được chuyền đến có thể được chấp nhận và hiểu biết theo

nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào kiến thức, thái độ của người tiếp nhận vàcũng tùy thuộc vào người cung cấp và nội dung thông điệp Nơi nhận(Destination), người nhận (Receiver) là điểm cuối cùng giải mã thông điệp, cóquá trình và sự tích lũy của người tiếp nhận Phản hồi (Feedback) là dòngchảy thông tin mà những bước đi từ thông tin gốc đến các nơi tiếp nhận và

ngược lại.

Lập kế hoạch truyền thông

Việc lập kế hoạch truyền thông giúp cho các hoạt động truyền thông,

trước khi thực hiện, xác định rõ ràng về mục tiêu, phương hướng, nội dung,phương pháp và hình thức tô chức Các hoạt động truyền thông sẽ được tiếnhành thuận tiện và đem lại kết quả tập trung hơn nếu có sự thống nhất của cácyếu tố này ngay từ khi chuẩn bị cho đến khi kết thúc Truyền thông là một quátrình gan kết chặt chẽ các bước nhằm dat được sự thay đổi về nhận thức, thái

13

Trang 22

độ hành vi của đối tượng Thông qua kế hoạch, chúng ta có thể tính toán, lựachọn, sắp xếp các hoạt động theo một trình tự nhất định nhằm tác động phùhợp và từng bước vào các nhóm đối tượng cụ thể Việc xây dựng kế hoạchtruyền thông cho phép người quan lý truyền thông có thé huy động được ởmức cao hơn các nguồn lực, phối hợp các hoạt động nhăm đạt được kết quả ởmức độ cao nhất có thể Kế hoạch truyền thông không chỉ định hướng cho cáchoạt động truyền thông mà là cơ sở dé tiến hành các hoạt động giám sát, đánhgiá kết quả truyền thông Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của quá trìnhtruyền thông cũng như điều kiện và khả năng thực hiện, người làm công táctruyền thông lập kế hoạch truyền thông ở các cấp độ khác nhau, xây dựngchương trình truyền thông hướng vào một nhóm đối tượng trong một khoảngthời gian cụ thể đã xác định.

- Các bước lập kế hoạch truyền thông

+ Phân tích thực trang dé xác định van đề truyền thông cần can thiệp;

+ Xác định, phân tích đối tượng và xây dựng mục tiêu;

+ Sắp xếp các hoạt động theo trình tự thời gian và lịch trình các hoạt

+ Thiết kế thông điệp và lựa chọn kênh truyền thông;

+ Phân bồ thời gian và lịch trình hoạt động;

+ Quyết định phương án huy động, sử dụng và tối đa hóa nguồn lực;+ Quản trị kế hoạch truyền thông;

14

Trang 23

Có thé nói, bản chất chương trình truyền thông là sự thiết kế chuỗithông điệp một cách chiến lược và can thận, truyền tải tới nhiều nhóm côngchúng mục tiêu nhằm ứng phó với những tình huống tích cực hoặc tiêu cực cóảnh hưởng tới tô chức Thông điệp chính là nội dung, mục đích và hiệu quảcủa quá trình thực hiện chương trình truyền thông mà tô chức đó muốn truyềntải tới công chúng Áp dụng quy trình trên ta có thể thấy, để đạt được thành

công, chương trình truyền thông GDSK trên sóng phát PT-TH do Trung tâm

Truyền thông Giáo dục sức khỏe — Sở Y tế Cà Mau thực hiện cũng dựa trênnên tảng lý thuyết, kỹ năng và quy trình tổ chức đó Đây là chương trình rađời do nhu cầu của xã hội, nhằm giải quyết một vấn đề đặc biệt cấp thiết vớinhững mục tiêu rõ ràng, nhằm tạo ra một cơ sở tiền đề để tiếp tục duy trì vàphát triển những thành quả đã đạt được.

Trong cuốn “Quan hệ công chúng lý luận và thực tiễn” của tác giảNguyễn Thị Thanh Huyền [3,tr 200], trong quy trình hoạt động quan hệ côngchúng gồm 6 bước: Nghiên cứu và phân tích - Hình thành chính sách — Lập kếhoạch — Truyền thông — Phản hồi — Đánh giá và điều chỉnh chương trình.

Trong đó, truyền thông là bước thứ ba trong quy trình hoạt động trong quanhệ công chúng Mục dich của truyền thông là dé thông báo, thuyết phục, thúcđây động cơ, hoặc đạt được hiểu biết lẫn nhau Dé trở thành một nhân viêntruyền thông làm việc có hiệu quả, một người phải có kiến thức về các yếu tốcủa truyền thông và con người tiếp nhận thông điệp như thế nảo, con ngườixử lý thông tin và thay đổi nhận thức như thế nào, loại hình truyền thông vaphương tiện thông tin đại chúng nào thích hợp nhất cho một loại thông điệp

Trang 24

mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho các cá nhân, gia đình và cộngđồng.

Truyền thông GDSK là một trong những nhiệm vụ quan trọng trongbảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân, góp phần giúp mọi người đạt đượctình trạng sức khỏe tốt nhất Theo Tổ chức Y tế thế giới “Sức khỏe là mộttrạng thái thoải mái toàn diện về thé chất, tinh than và xã hội chứ không chỉlà không có bệnh hay thương tat” Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, lànhân t6 cơ bản trong toàn bộ sự phát triển của xã hội Có nhiều yếu tố tácđộng đến sức khỏe của mỗi người như: Yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế, môitrường và các yếu tô sinh học như di truyền, thé chất Muốn có sức khỏe tốtphải tạo ra môi trường sống lành mạnh và đòi hỏi phải có sự tham gia tíchcực, chủ động của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng vào các hoạt động bảovệ và nâng cao sức khỏe Đẩy mạnh công tác truyền thông GDSK là biệnpháp quan trọng giúp mọi người dân có kiến thức về sức khỏe, bảo vệ và nângcao sức khỏe Từ đó có cách nhìn nhận vấn đề sức khỏe đúng đắn và hànhđộng thích hợp vì sức khỏe Truyền thông GDSK là quá trình tác động cómục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người Nhằm nângcao kiến thức, thay đôi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh dé bảo vệ,nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng Truyền thông GDSKtác động vào 3 lĩnh vực: Kiến thức của con người về sức khỏe, thái độ củacon người đối với sức khỏe, thực hành hay cách ứng xử của con người đối với

bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

Giáo dục sức khỏe là làm thay đôi hành vi sức khỏe, tạo lập hành vi cólợi cho sức khỏe là bản chất quyết định trong truyền thông GDSK Giáo dụcsức khỏe là một quá trình truyền thông, bao gồm những tác động tương hỗthông tin hai chiều giữa người GDSK và đối tượng được GDSK.

Đề đối tượng truyền thông tiếp thu được tốt hơn cần các điều kiện tâm

ký sau:

16

Trang 25

+ Thoải mái về thé chất và tinh thần, tránh tác động từ bên ngoài ảnhhưởng đến việc tiếp thu, thay đổi hành vi sức khỏe.

+ Nhận thức rõ được lợi ích thiết thực của việc thực hiện học tap, từ đóđịnh hướng đúng đắn cho mọi hành động dé dẫn đến sự thay đổi hành vi sức

Mục đích của truyền thông GDSK

Công tác Truyền thông GDSK làm cho đối tượng giáo dục sức khỏe cóthể tự chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng bằng

sự nỗ lực của chính bản thân.

- Cụ thé là người được truyền thông GDSK có thé tự quyết định và cótrách nhiệm về những hoạt động và những biện pháp bảo vệ sức khỏe của

- Tự giác chấp nhận và duy trì lối sống lành mạnh, từ bỏ những thói

quen, tập quán có hại cho sức khỏe.

- Biết sử dụng các dịch vụ y tế có thể để giải quyết các nhu cầu về sứckhỏe và các vấn đề sức khỏe của mình.

Vai trò của giáo dục sức khỏe

- Giáo dục sức khỏe là một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời của hệthống y tế là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mỗi cán bộ y tế và mọicơ quan y tế từ trung ương đến địa phương GDSK là một chỉ tiêu hoạt động

quan trọng của cơ sở y tê.

17

Trang 26

- Giáo dục sức khỏe là một hệ thống biện pháp các nhà nước, xã hội và ytế Do đó, phải xã hội hóa công tác GDSK, nhằm lôi cuốn mọi ngành, mọigiới, mọi tô chức xã hội cùng tham gia, trong đó ngành Y tế làm nòng cốt và

tham mưu.

VỊ trí của giáo dục sức khỏe

- Ngành Y tế Việt Nam đã xác định truyền thông GDSK ở vị trí số 1

trong 10 nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của tuyến y tế cơ sở.

- Truyền thông GDSK có liên quan mật thiết với tat cả nội dung của cácchương trình y tế Chính truyền thông GDSK đã tạo điều kiện thuận lợi chocác bước chuẩn bị, thực hiện và củng cô các kết quả của các mặt công tácchăm sóc sức khỏe ban đầu Do đó, truyền thông GDSK cần phải được thựchiện trước, trong và sau khi triển khai mọi kế hoạch, chương trình y té.

Truyén thông GDSK đã thức đây mọi hoạt động y tế đạt kết quả vững bên.

- Thực tế cho thấy, nêu không có công tác truyền thông GDSK thì cácchương trình y tế, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh đạt kết quảthấp và có nguy cơ thất bại.

- So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, truyền thông GDSK là mộtcông tác khó làm và khó đánh giá, tuy nhiên làm tốt sẽ mạng lại hiệu quả

quan trọng.

Lập kế hoạch và triển khai hoạt động truyền thông GDSK

Lập kế hoạch GDSK xuất phát từ những vấn đề cần truyền thôngGDSK của cộng đồng và nguồn lực phi hợp đảm bảo tính khả thi khi triểnkhai kế hoạch Tiến hành lập kế hoạch theo thứ tự các bước: Phân tích xác

định vấn đề truyền thông GDSK => Xác định mục tiêu => Xác định các giải

pháp và hoạt động => Lập tiến trình thực hiện theo hoạt động và giải pháp =>Viết và duyệt kế hoạch

Truyền thông GDSK không những tiến hành cho mọi người và vì lợi

18

Trang 27

ích của mọi người trong cộng đồng xã hội, mà còn cần được mọi người thamgia thực hiện Mọi người vừa là đối tượng của GDSK vừa là người tiến hànhGDSK Đối tượng GDSK của tất cả mọi nguoi VỚI vấn đề sức khỏe Việc

nghiên cứu đối tượng trong một đợt hoặc một nội dung là một việc làm hết

sức quan trọng cho phép chúng ta đạt được mục tiêu và hiệu quả của giáo dụcsức khỏe Khi nghiên cứu đối tượng GDSK chúng ta cần chú ý tới những

khỏe lành mạnh.

- Mỗi cộng đồng mang tính khép kín tương đối và mang bản sắc đặc thù

không tính đến những đặc điểm ấy, ta sẽ không hiểu đúng đắn đối tượng, sẽkhông xây dựng được nội dung GDSK phù hợp và phương pháp đúng đắn.

- Trong bối cảnh đổi mới kinh tế, sự phân hóa ở nông thôn diễn ra khámạnh mẽ Những người biết làm ăn trở thành người có thu nhập cao Bêncạnh đó, hình thành lớp người nghèo mới Sự tiếp thu cái mới đối với hainhóm đối tượng này rõ ràng khác nhau.

- Yếu tố tôn giáo: mỗi tôn giáo có chuẩn mực đạo đức, điều răn, điềucấm ky riêng.

- Trình độ học van, giáo dục: trong khi tiễn hành công tác GDSK cầnchú ý đến van dé này: nội dung, phương pháp, phương tiện GDSK rat khác

19

Trang 28

nhau cho các đối tượng có trình độ học vấn giáo dục khác nhau.

- Yếu tố dân tộc, chủng tộc: sử dụng ngôn ngữ dân tộc, sử dụng ngườicùng dân tộc, chủng tộc tiến hành giáo dục sức khỏe v.v mới mang lại kếtquả cao.

Mọi phương pháp, phương tiện và nội dung truyền thông GDSK phảimang tinh pho thông, phù hợp với từng loại đối tượng (theo từng nhóm tuổi,

trình độ, văn hóa, địa phương v.v ).

Truyền thông GDSK là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi cá nhân vàcả cộng đồng Tiến hành truyền thông GDSK xuất phát từ nhu cầu bảo vệ sứckhỏe bức thiết và nguồn lực của cộng đồng xã hội và đáp ứng được các nhucầu đó Nội dung dé tiến hành truyền thông GDSK phải trên cơ sở của việcchân đoán cộng đồng Những nội dung đó có thé mang tinh chất đặc trưngcho cả thế giới, một quốc gia, một tinh, một huyện, một xã, thị tran tùy theo

từng giai đoạn thời gian nhất định.

- Đề đáp ứng được các nhu cầu về bảo vệ sức khỏe đòi hỏi phải động

viên mọi người ở mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần xã hội, mọi lứa tuổi

cùng tham gia thực hiện công tác GDSK.

- Hoạt động truyền thông GDSK là công tác lâu dài, đòi hỏi phải phát

động thành những phong trào quần chúng rộng khắp, liên tục, trở thành loại

hình hoạt động xã hội rộng lớn và không ngừng phát triển.

- Sử dụng sức mạnh tông hợp của bộ máy nhà nước, các tổ chức xã hộivà ngành Y tế Cũng giống như một hoạt động khác trong sự nghiệp chăm lo,bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, GDSK cũng cần đến nguồn lực va sử dụng cácnguồn lực đó một cách có hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu của mình.Nguồn lực ở đây là nguồn lực tổng hợp của mọi tổ chức khác nhau trong toàn

xã hội.

Lồng ghép hoạt động Truyền thông GDSK với hoạt động của các

20

Trang 29

-Léng ghép truyền thông GDSK trong ngành Giáo dục: trong cácchương trình giáo dục phổ thông, trường trung học, cao đăng, đại học khôngphải ngành Y cũng đã có nhiều môn học hoặc một số nội dung môn học là

những nội dung GDSK.

- Lồng ghép truyền thông GDSK trong hoạt động của các cơ quan thôngtin đại chúng: những thông tin về kiến thức y học thường thức, về phòng

bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe vẫn thường xuyên được các cơ quan

thông tin đại chúng truyền đi có lúc bằng chương trình riêng biệt, có lúc lànhững nội dung phối hợp.

- Lồng ghép truyền thông GDSK trong hoạt động của quần chúng nhândân hàng ngày tại các cộng đồng khác nhau: những kinh nghiệm phòng bệnh

chữa bệnh, những nếp sống, cách ăn ở văn hóa, hợp vệ sinh vẫn thường xuyên

được mọi người trong cộng đồng truyền đạt cho nhau thông qua nhiều hoạt

động khác nhau diễn ra hàng ngày.

- Lồng ghép truyền thông GDSK trong hoạt động của các ngành vềkinh tế - xã hội khác.

Phối hợp với các nguồn lực, sử dụng các nguồn lực, sử dụng phối hợpcác phương tiện, phương pháp, kế hoạch, hoạt động v.v một cách có hiệuquả nhất Trong khi tiễn hành lồng ghép phải đảm bảo được các nguyên tắc về

Lựa chon phương pháp, phương tiện truyền thông GDSK

Những nội dung GDSK phải thực sự khoa học, đã được chứng minhbăng khoa học và thực tiễn Trong khi tiến hành GDSK cần phải sử dụng

những thành quả nghiên cứu khoa học mới nhất đã được công bố, mang lạihiệu quả thiết thực cho mọi người trong cộng đồng.

Những phương pháp, phương tiện GDSK cũng phải được lựa chọn một

cách khoa học Nguyên tắc khoa học trong việc lựa chọn phương pháp,

21

Trang 30

phương tiện truyền thông GDSK là đảm bảo các phương pháp, phương tiệnđó phù hop với từng đối tượng, từng cộng đồng, từng giai đoạn, từng hoàncảnh kinh tế - xã hội nhất định Các phương pháp, phương tiện có thể phốihợp được với nhau để nâng cao chất lượng các hoạt động truyền thôngGDSK Sử dụng các phương pháp, phương tiện và các hình thức tô chức phảikhuyến khích, thu hút sự tham gia của cộng đồng, phát huy được những thếmạnh của từng cộng đồng Phương pháp truyền thông GDSK được sử dụngphải là những phương pháp phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tạo điều kiện đểđối tượng tham gia một cách hiệu quả nhất Những ví dụ, tài liệu dùng trongtruyền thông GDSK phải được chuẩn bị phù hợp, tạo được những tư duy logiccho từng loại đối tượng, dé dàng làm cho đối tượng thay đổi hành vi sức

nhận được thông điệp.

- Đặc trưng và thế mạnh của phát thanh: Phát thanh có tính tỏa khắp, đólà sự quảng bá thông tin nhờ sự phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn, vớitốc độ của ánh sáng xấp xỉ 300.000kg/giây Nhờ đặc tính này, cùng một lúcphát thanh có thê tác động lên hàng triệu người, chi phối hàng triệu người vàthậm chí lũng đoạn hàng triệu người trên khắp hành tinh, không phân biệtbiên giới quốc gia, lãnh thổ.

22

Trang 31

Phát thanh thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời Do đó, phát thanh cósức mạnh đặc biệt trong việc hình thành dư luận xã hội rộng khắp và tức thì.Lời kêu gọi, lệnh tổng động viên, thông điệp hàng nam

Phát thanh rất sống động, riêng tư, thân mật Thế mạnh của phát thanhlà sử dụng thế giới âm thanh bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc trong việcphản ánh hiện thực và tạo dựng nên bức tranh sinh động, thu phục ngườinghe Giọng nói có sức truyền cảm mạnh mẽ, nhờ chất giọng và kỹ năng nóinhư cường độ, cao độ, tiết tấu, ngữ điệu, diễn cảm Chương trình phát thanhhướng tới số đông, nhưng người nghe lại nghe radio với tư cách cá nhân, từngngười một — tính riêng tư Điều này đòi hỏi thiết kế thông điệp và trình bay

như nói với từng người.Truyền hình

Truyền hình là kênh truyền thông kế thừa được các thế mạnh của cáckênh truyền thông trước đó như: điện ảnh, báo in, phát thanh và ngày nay

đang tận hưởng tối đa môi trường truyền thông số trên mạng Internet.

Có nhiều quan niệm khác nhau về truyền hình, trong cuốn “Cơ sở lýluận báo chí” tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng “Truyền hình là kênh truyềnthông truyén tải thông điệp bằng hình ảnh với nhiều màu sắc vốn có từ cuộcsống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động”.

Quá trình hình thành và phát triển của truyền hình gắn liền với sự pháttriển của hàng loạt những phát minh khoa hoc và công nghệ Những thay đôicủa đời sống công nghệ đã tác động đến sự phát triển của ngành truyền hình.Từ khi truyền hình ra đời với chiếc đĩa quay cho hình anh tinh di động chođến ngày nay là truyền hình số, với những thay đổi nhanh đến chóng mặt lànhững chứng minh rõ nét cho thấy tác động của kỹ thuật công nghệ đến sựphát triển của ngành truyền hình.

- Đặc trưng và thế mạnh của truyền hình: Việc truyền tải thông điệp

băng hình ảnh với tât cả màu sắc vôn có của cuộc sông, cùng với thê giới âm

23

Trang 32

nhạc sống động đã tạo nên tính hấp dẫn vô song Thế mạnh này bắt nguồn từviệc truyền hình tác động vào hai giác quan quan trọng của con người là thínhgiác và thị giác bằng những chất liệu sinh động, tươi mới, tạo cho người xemcảm giác như tiếp xúc trực tiếp với người trong cuộc Trong xu thế phát triểncông nghệ truyền thông, dân chủ hóa đời sống xã hội, các chương trình truyềnhình thực tế, truyền hình trực tiếp, truyền hình tương tác, nhất là sản phâmvideo clip và truyền thông đa phương tiện (multimedia) sẽ ngày càng thuhút và có sức hap dẫn đặc biệt đối với nhóm công chúng, các nhóm đối tượng.

Thông điệp trên truyền hình hấp dẫn và rất dễ hiều, thích ứng với tất cảcác nhóm công chúng Truyền hình có thế mạnh trong việc hướng dẫn các kỹnăng hoạt động, các thao tác, đặc biệt có năng lực cô vũ, kêu gọi hành độngxã hội của đông đảo công chúng trong một thời điểm nhất định và trên diệnrộng Truyền hình là kênh truyền thông giao lưu văn hóa với nhiều ưu thếvượt trội, nhất là qua các phóng sự tài liệu, phim ảnh, trò chơi, quảng cáo.

1.1.3 Yêu cầu về nội dung và hình thức của chương trình truyền

Cuốn “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng co bản” tác giả Nguyễn VănDững [2,tr.269 - 305] Truyền thông là một quá trình liên tục, xét về tính chấtxã hội, được tiễn hành trong mọi tiễn trình xã hội, mọi hoạt động giao tiếp củacon người Tuy nhiên, hoạt động truyền thông chuyên nghiệp luôn luôn đượctiến hành thông qua những chiến dich, dự án, chương trình cụ thé Dù bat kychương trình, kế hoạch hay dự án truyền thông nào cũng được tiến hành theomột quy trình Do đó trong phan này, tác giả đề cập tới quy trình tổ chứctruyền thông theo các bước, các công việc cơ bản phải tiến hành và cách thứcthực hiện.

Bên cạnh đó, các tài liệu này cũng nhấn mạnh vi trí, vai trò của tungbước trong quy trình truyền thông, đó là:

24

Trang 33

+ Tìm hiểu hoàn cảnh, thói quen, sở thích, tâm lý tiếp nhận của côngchúng dé từ đó xây dựng kế hoạch truyền thông hợp lý, hiệu qua là điều rấtcần thiết đối với mỗi chương trình truyền thông nhằm đảm bảo thu hút tối đasự quan tâm của công chúng Đồng thời, tác động hiệu quả đến nhận thức và

hành vi của họ.

+ Thông điệp chính là nội dung thông tin mà những người thực hiện

chiến dịch truyền thông muốn truyền đạt tới công chúng Thông điệp phải rõràng, dé nhớ, chính xác, thích hợp, đáng tin cậy, gây ân tượng, tác động mạnhmẽ tới công chúng và kích thích mọi người hành động Đồng thời, thông điệpphải nhất quán và xuyên suốt toàn bộ chiến dịch, đảm bảo tiếp nhận giốngnhau ở những thời điểm khác nhau Không một chương trình truyền thôngnào có thé thực hiện được nếu thiếu một thông điệp rõ ràng và có sức tácđộng, bởi nó chính là điều mà các nhà làm truyền thông muốn công chúngnăm bắt.

+ Lựa chọn kênh truyền thông là tìm con đường và cách thức để chuyêntai thông điệp đến với công chúng day đủ, trọn ven và hiệu quả nhất Việc lựachọn kênh truyền thông chủ yếu phụ thuộc vào nhu cau, điều kiện, thói quentiếp nhận sản phẩm truyền thông của công chúng và nguồn lực của nhà truyềnthông Lựa chọn sai kênh truyền thông sẽ dẫn đến giảm hiệu quả của chiếndịch Chang hạn đối tượng truyền thông là người nông dân mà lại choninternet làm phương tiện truyền tải thông điệp thì chắc chắn thất bại Việcchuẩn bị tài liệu phải phụ thuộc vào việc lựa chọn kênh truyền thông Mỗiphương tiện truyền thông lại cần có những loại tài liệu khác nhau như báo inthì cần ảnh, bài viết; truyền hình thì cần băng hình, phát thanh cần băng ghiâm Cần chú ý chuẩn bị vừa đủ tài liệu tránh lãng phí hoặc quá ít tài liệu.

+ Trước tiên phải xác định được mô hình chương trình truyền thông

phù hợp tùy thuộc tính chất vẫn đề truyền thông và điều kiện cụ thể Sau đó,

lựa chọn thời điểm phù hợp để thực hiện chương trình truyền thông Chương

25

Trang 34

trình truyền thông bao gồm nhiều sự kiện có mối liên hệ với nhau, bổ sung,

hỗ trợ cho nhau.

+ Sau khi hoàn thành chương trình truyền thông, những người thực

hiện cần tiến hành nghiên cứu phản hồi nhằm đánh giá năng lực và hiệu quảtác động của chương trình với các mục tiêu cụ thé đã đạt được ở mức độ nào.Mặt khác, nghiên cứu phản hồi còn giúp nhà truyền thông rút kinh nghiệm déxây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình tiếp theo Sau đó là kiểm tra,giám sát, đánh giá, động viên, đây là những hoạt động rất cần thiết dé dambảo cho chương trình truyền thông được thực hiện đầy đủ, trọn vẹn và đúng

quy trình, tiến độ mà nhà quản lý mong muốn Sự động viên, khen thưởng kịpthời của nhà quản lý là động lực mạnh mẽ để những người thực hiện chiếndịch hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất.

Đánh giá chất lượng truyền thông

Về khái niệm đánh giá, trong cuốn Truyền thông lý thuyết và kỹ năng

cơ bản, tác giả PGS.TS Nguyễn Văn Dững [2, tr.81] đưa ra định nghĩa: Đánh

giả được hiểu một cách chung nhất là hoạt động xác định mức độ hoàn thànhmục tiêu dé ra cho một chương trình/dự án/hoạt động truyền thông nào do.Đánh giá là một hoạt động quản lý, là quá trình thu thập và phân tích thông

tin, trên cơ sở đó xác định xem đã đạt được tính thích hợp, hiệu quả, kết quảvà tác động của các chương trình/dự án/chiến dịch hoạt động truyén thông sovới các mục tiêu đã được xác định trong kế hoạch truyền thông hay chưa Cùng với định nghĩa đưa ra, tác giả cũng chia đánh giá thành 4 kiểu thôngthường được thực hiện theo đúng kiểu sắp xếp như sau: 1) Đánh giá tiến trình,2) Đánh giá tác động, 3) Đánh giá kết quả, 4) Đánh giá kinh tế Ngoài ra, để

thực hiện quy trình giám sát và đánh giá, tác giả đưa ra các phương pháp được sử

dụng như sau:

- Phương pháp định lượng

26

Trang 35

+ Phương pháp nghiên cứu mẫu: Là phương pháp thu thập số liệu chogiám sát, đánh giá từ một nhóm mẫu có tính chất đại diện cho từng nhóm đốitượng, phản ánh những đặc điểm đặc trưng nhất của đối tượng nghiên cứu.Phương pháp này cho phép xác định được những thay đổi ở các nhóm đốitượng về mức độ nhận thức, kiến thức, thái độ, hành vi, thực hành là nhữngđiểm quan trọng trong giám sát đánh giá Trong phương pháp này cần chú ýtới việc tiến hành xây dựng bảng hỏi và xác định đối tượng trả lời bảng hỏi,cũng như cách thức lựa chọn đối tượng dé từ đó căn cứ xử lý phiếu thu được,phân tích và rút ra kết luận.

+ Phương pháp phân tích tài liệu: Là phương pháp thống kê lại và phân

tích, đánh giá những số liệu thường xuyên được các cơ quan tổ chức liên quan

đến van dé truyén thông sử dụng thu thập (vi du: Tinh hình bệnh tat hàng

năm, kiến thức của người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh ) để sửdụng cho hoạt động giám sát, đánh giá trong các chương trình truyền thông.

- Các phương pháp định tính

+ Phỏng vấn sâu: Là phương pháp phỏng vấn cá nhân với một số đốitượng hay người thực hiện các chương trình truyền thông nhằm tìm hiểu sâuhơn điều kiện, nguyên nhân dẫn đến thực trạng hay kết quả hiện có của cáchoạt động truyền thông mà người giám sát, đánh giá đang xem xét.

+ Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Là phương pháp nghiên cứu

thông qua việc tổ chức cuộc thảo luận cùng một lúc với nhiều đối tượng khácnhau về một chủ thê xác định liên quan đến các mục tiêu giám sát, đánh giá.

+ Phương pháp quan sát: Là phương pháp nghiên cứu trong đó nhànghiên cứu trực tiếp xem xét các phản ứng, các hành vi, các kết quả hoạt độngcủa đối tượng liên quan đến nội dung nghiên cứu Các quan sát trước và sautác động của các hoạt động truyền thông, góp phần phát hiện ra những thay

đôi cân có so với mục tiêu và các chỉ tiêu đã xác định trong kê hoạch ban đâu.

27

Trang 36

Dé đánh giá chất lượng của chương trình truyền thông, ngoài các

phương pháp thông thường như định tính và định lượng, tác gia JuliaCoffman còn chia các phương pháp đánh giá (evaluation) ở một góc độ kháctheo giá tri sử dụng của chúng như: Đánh giá quá trình (Process evaluation),đánh giá kết quả, đánh giá tác động.

+ Đánh giá tiến trình: Hầu hết phương pháp này quan tâm tới phạm vi

hoạt động của chương trình bằng cách theo dõi kết quả trên các phương tiệntruyền thông đại chúng khác nhau như truyền hình, phát thanh, báo in và

internet Cụ thể như theo đõi báo in, theo dõi truyền hình, theo đõi radio, kiểm

soát trang điện tử (website monitoring), nghiên cứu tình huống (case studies).+ Đánh giá kết qua: Phương pháp này thường được sử dung dé đánh giákết quả bao gồm điều tra (survey) và bầu chọn (polling).

+ Đánh giá tác động: Đánh giá tác động của chương trình truyền thông

tới nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng.

1.2 Cơ sở thực tiễn về truyền thông giáo dục sức khỏe trên sóng phátthanh — truyền hình

1.2.1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về truyền thông giáo dục sứckhỏe cho người dan

Ngày 31 tháng 7 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phêduyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 — 2020 Mục tiêucủa chương trình là chủ động phòng, chống dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thờikhông dé dịch lớn xảy ra Giảm ty lệ mắc, tỷ lệ tử vong do một số bệnh truyềnnhiễm nguy hiểm, khống chế tốc độ gia tăng các bệnh không lây nhiễm phổbiến, bệnh tật học đường đảm bảo sức khỏe cộng đồng Nâng cao năng lựcquan lý, kiểm soát an toàn thực pham Bảo đảm cung cấp máu, an toàn truyềnmáu và phòng, chống hiệu quả một số bệnh lý huyết học Khống chế và giảmtỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng, dé giảm tác động của HIV/AIDS đốivới sự phát triển kinh tế - xã hội Duy trì mức sinh thay thế, hạn chế tốc độ

28

Trang 37

tăng tỷ số giới tính khi sinh, cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao chấtlượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Tăng cường công tác kết

hợp quân dân y trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân vùng biên giới,

biển đảo và vùng trọng điềm an ninh quốc phòng Trong đó, hoạt động truyềnthông GDSK là một trong những nội dung quan trọng nằm trong 8 dự án củachương trình Nội dung của dự án là tập trung tuyên truyền có trọng tâm,trọng điểm về các bệnh thường gặp, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lâynhiễm, dân số - kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số, mất cânbang giới tính khi sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống HIV/AIDS trên đài PT-TH, báo giấy, báo điện tử, internet từ trung ương tới địa

Truyền thông GDSK là tiêu chí thứ 10 trong 10 tiêu chí quốc gia về Ytế giai đoạn 2011 — 2020 Hang năm, Bộ Y tế đều có công văn hướng dẫnthực hiện công tác truyền thông về y tế Hàng năm Sở Y tế Cà Mau đã xây

dựng kế hoạch hoạt động truyền thông GDSK với các mục tiêu và giải pháp:

- Mục tiêu: Đổi mới nội dung và phương thức thực hiện truyền thông

GDSK, cung cấp thông tin y tế, nhằm tạo sự đồng thuận, huy động các cấp,

các ngành, các tô chức chính trị - xã hội và mỗi người dân quan tâm ủng hộ

tham gia thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước

về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống củaNhân dân Góp phần thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ của

ngành Y tế.

- Giải pháp: Quán triệt đầy đủ, sâu sắc và cụ thể hóa các chủ trương

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước và các văn bản hướng dẫn của

các Bộ, ngành, Trung ương về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhândân phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương Tập trung tuyêntruyền Nghị quyết 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung

ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ va nâng cao sức khỏe Nhân dân

29

Trang 38

trong tình hình mới Nghị quyết 21-NQ/TW Hội nghị lần thứ VI Ban chấphành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới và Chươngtrình hành động thực hiện Nghị quyết Lồng ghép truyền thông về các mụctiêu, nhiệm vụ y tế với các kế hoạch, chương trình dự án phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2016 — 2020 của tỉnh và của ngành Y tế Xây dựng cơ chế vàkênh thông tin phản hồi giữa Sở Y tế với các cơ sở y tế và cơ quan truyềnthông đại chúng, nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác dé định hướngthông tin dư luận Sử dụng đồng bộ các loại hình truyền thông với phươngchâm phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức Kết hợp truyền thông trêncác phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trên mạng xã hội, truyềnthông trực tiếp tại cộng đồng Chú trọng và phát triển các loại hình truyềnthông mới (trên Website, Internet, mạng điện thoại di động) để truyền tảinhững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác

chăm sóc sức khỏe nhân dân, phổ biến kiến thức chăm sóc, bảo vệ và nângcao sức khỏe nhân dân đến với các nhóm đối tượng đích.

Hệ thống tổ chức và trách nhiệm thực hiện truyền thông GDSK

- Tuyến tỉnh: Có Trung tâm Truyền thông GDSK Là cơ quan chuyên

môn thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo mọi hoạt động truyền thông GDSK trong

phạm vi của tỉnh Căn cứ chiến lược chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏenhân dân, kế hoạch truyền thông GDSK của Bộ Y tế và của tỉnh để xây dựngkế hoạch truyền thông GDSK trên địa bàn và tô chức triển khai thực hiện kếhoạch sau khi được phê duyệt Xây dựng, quản lý, chỉ đạo các hoạt động

chuyên môn nghiệp vụ về truyền thông GDSK trong phạm vi của tỉnh.

Tổ chức, phối hợp đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ truyềnthông GDSK cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên và các đối tượng làmcông tác truyền thông GDSK trên địa bàn Tham gia và tô chức công tácnghiên cứu khoa học về truyền thông GDSK trên địa ban Quản lý va sử dụng

có hiệu quả các nguôn lực, sản xuât các tải liệu vê truyên thông GDSK của

30

Trang 39

đơn vị theo đúng quy định của pháp luật Thực hiện các hoạt động họp tác

quốc tế về truyền thông GDSK theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng vàcác quy định hiện hành của Nhà nước Phối hợp, hợp tác với các cơ quan, banngành, đoàn thể khác trong tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các hoạt độngtruyền thông GDSK Tổ chức việc tuyên truyền giáo dục pháp luật về chămsóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và triển khai các công tác tuyên truyền kháctrong lĩnh vực y tế được Sở Y tế giao cho.

Tuyến huyện, thành phố: Cơ quan y tế trên địa bàn huyện bao gồm Phòngy tế, Trung tâm Y tế và Bệnh viện Các đơn vị này cần phối hợp chỉ đạo lồngghép hoạt động truyền thông GDSK với các hoạt động, dịch vụ chăm sóc sứckhỏe khác Hầu hết các chương trình, dự án y tế triển khai trên địa bànhuyện/thành phó đều có hoạt động truyền thông.

chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động truyền thông GDSK trongphạm vi xã, phường, thị trấn Tất cả các cán bộ của trạm y tế đều có tráchnhiệm thường xuyên thực hiện truyền thông GDSK lồng ghép tại trạm y tế, tạicộng đồng và gia đình Trạm y tế xã, phường là tuyến đầu tiên trong hệ thốngy tế nhà nước, trực tiếp tiếp xúc, phục vụ sức khỏe nhân dân hàng ngày, vì thế

các hoạt động truyền thông GDSK cho dân rất cần thiết và có ý nghĩa thiếtthực trong công tác nâng cao sức khỏe cộng đồng Các cán bộ trạm y tế xã,phường, thị tran có vai trò quan trọng trong thực hiện xã hội hóa công tác y tếnói chung và truyền thông GDSK nói riêng.

Truyền thông GDSK ở tuyến xã, phường, thị tran sẽ không thé đạt kết quatốt néu không thu hút được sự tham gia của các cá nhân, các đoàn thể, các tổ

chức xã hội và toàn thể cộng đồng Nâng cao vai trò chủ động của cộng đồngtrong giải quyét các vân đê sức khỏe đòi hỏi cán bộ trạm y tê phải đây mạnh

31

Trang 40

các hoạt động truyền thông GDSK Đề giải quyết một số vấn đề bệnh tật, sứckhỏe hiện nay như: Bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, lao, phong,HIV/AIDS, dân số kế hoạch hóa gia đình v.v thì truyền thông GDSK chocộng đồng vẫn là một trong các giải pháp hàng đầu mà trực tiếp thực hiệnnhiệm vụ này là cán bộ các trạm y tế xã, phường Cán bộ trạm y tế xã phường

còn nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động truyền thông GDSK

6 | Ngày Nước sạch Thế giới 22/3

7| Ngày Thé giới phòng, chéng lao 24/38 | Ngày Sức khỏe Thế giới 07/4

9 | Ngày Hiến máu nhân đạo 07/4

10 | Ngày Hen toàn câu Tuân | tháng 5

32

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:49

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN