1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ kiến thức thực hành giáo dục sức khỏe của điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh quảng trị và một số yếu tố liên quan năm 2018

72 8 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến thức, thực hành giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan, năm 2018
Tác giả Tran Thi Hang Nga
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Chính
Trường học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 26,22 MB

Nội dung

Trang 1

TRAN THI HANG NGA

KIEN THUC, THUC HANH GIAO DUC SUC KHOE CUA DIEU DUONG BENH VIEN DA KHOA TINH QUANG TRI VA MOT SO YEU TO LIEN QUAN

NAM 2018

LUAN VAN THAC Si DIEU DUGNG

Trang 2

TRAN THI HANG NGA

Trang 3

Tên đề tài: Kiến thức, thực hành giáo dục sức khỏe của điều đưỡng Bệnh

viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan, năm 2018

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức

và thực hành giáo dục sức khỏe của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Quảng TTỊ

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên

một nhóm đối tượng dựa trên bộ câu hỏi tự điền về kiến thức và bảng kiểm đánh giá

kỹ năng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng với cỡ mẫu là 190 điều đưỡng viên Kết quả: Đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ trên 30 đến 50 tuổi chiếm tỷ

lệ chủ yếu (81,1%) Đa phần đối tượng nghiên cứu là nữ giới có trình độ chuyên

môn từ đại học trở xuống Ba phần tư trong số đối tượng nghiên cứu có thâm niên công tác trên 10 năm (72,2%) Kiến thức chung của điều dưỡng còn chưa cao với

các tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt chiếm 66,8% và vẫn còn 13,2% điều đưỡng có

kiến thức kém về vẫn đề này Thực hành giáo dục sức khỏe của điều đưỡng còn hạn chế, chỉ có 28,9% điều dưỡng có thực hiện day đủ giáo dục sức khỏe cho người

bệnh Trong nghiên cứu này, tuổi và thâm niên công tác có liên quan đến kiến thức

về giáo dục sức khỏe (p<0,05) Tuổi cũng liên quan đến thực hành giáo dục sức khỏe của điều đưỡng (p<0,05) Kiến thức và thực hành giáo đục sức khỏe cho người

bệnh liên quan đến nhau (p<0,05)

Kết luận: Kiến thức và thực hành giáo dục sức khỏe của điều đưỡng chưa cao, những người độ tuổi và thâm niên công tác lầu năm thực hiện giáo dục sức khỏe tốt hơn Điều này cho thấy cần tập trung vào xây dựng quy trình thực hành, đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành GDSK cho điều dưỡng đặc biệt là

đối tượng điều dưỡng trẻ tuôi, mới vào nghề

Trang 4

ĐỀ hoàn thành bản luận văn này em xin trân trọng cảm ơn:

Dang uỷ - Ban Giảm hiệu, phòng Đảo tạo Sau đại học, cô giáo chủ nhiệm, tập thể thấy, cô giáo trường Đại học Điêu dưỡng Nam Định đã nhiệt tình giảng

dạy, giúp đỡ và tạo mọi điểu kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và

nghiÊn cứu

Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Chính-người thây đã dành nhiều thời gian, tâm huyết trực tiếp hướng dẫn, giúp đỗ tạo điều kiện tốt nhất cho em trong thoi gian thực hiện nghiên cứu hoàn thiện luận van

Em xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ - Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã luôn tạo điễu kiện giúp đỡ, hỗ trợ em trong thời gian thu thập số liệu

tại bệnh viện

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng ủy —- Ban Giám hiệu, Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng trường Cao đẳng y tẾ Quảng Trị đã luôn giúp đỡ, tạo

điễu kiện và động viên em trong quả trình học tập và thực hiện đề tài

Cuỗi cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, các bạn đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ động viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đê hoàn thành luận văn này

Trang 5

Tôi xin cam đoan luận văn “Kiến thức, thực hành giáo dục sức khỏe của diéu dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan, năm 2018 "là

công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các sô liệu, kêt quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bồ trong bất kỳ một công trình nào khác

Tac gia

Trang 7

TOM TAT i

LOT CAM ON ii LOI CAM DOAN iii DANH MUC CAC CHU VIET TAT iv DANH MUC BANG Vv DANH MỤC BIẾU BO vi ĐẶT VẤN ĐÈ, 1 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU 3 Chương 1TỎNG QUAN TÀI LIEU 4

1.1 Đại cương về giáo dục sức khỏe 4

1.2 Vai trò của điều dưỡng trong bệnh viện 7

1.3 Một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành kỹ năng giáo dục sức khỏe

của điều dưỡng với người bệnh 15

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành kỹ năng giáo dục sức

khỏe của điều dưỡng 18

1.5.Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 19

Chương 2ĐÔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1.Đối tượng nghiên cứu 21

2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21 2.3.Thiết kế nghiên cứu 21

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 21

2.5 Phương pháp thu thập số liệu 22

2.6 Các biến số nghiên cứu 22

2.7 Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá 23

2.8 Phương pháp phân tích số liệu 24

Trang 8

Chương 3KÉẾT QUÁ NGHIÊN CỨU 26

3.1.Thông tin chung vé đối tượng nghiên cứu 26

3.2 Thực trạng kiến thức và thực hành về giáo dục sức khỏe của điều dưỡng 27

3.3.Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành kỹ năng giáo dục sức

khoẻ của điều dưỡng 35

Chương 4BÀN LUẬN 38

4.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 38

4.2 Thực trạng kiến thức và thực hành kỹ năng GDSK của điều dưỡng 39

4.3.Các yếu tô liên quan đến kiến thức và thực hành kỹ năng GDSK của

điều dưỡng 44

4.4 Hạn chế 45

KẾT LUẬN 46

1.Thực trạng kiến thức và thực hành kỹ năng GDSK của điều dưỡng 46 2 Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành kỹ năng GDSK của điều

dưỡng 46

KHUYÉN NGHỊ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Phụ lục 1: Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu Phụ lục 2: Bộ công cụ thu thập số liệu

Trang 10

DANH MUC BANG

Bảng 2.1 Phân loại mức độ kiến thức của điều dưỡng 24

Trang 11

DANH MUC BIEU DO

Biểu đồ 3.1.Đặc điểm về giới tinh Biểu đồ 3.2.Đặc điểm về tuổi

Biểu đồ 3.3 Thực trạng mức đô kiến thức chung về kỹ năng GDSK của Biểu đồ 3.4 Thực trang về thực hành các kỹ năng GDSK của điều dưỡng

Trang 12

DAT VAN DE

Chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân là sứ mệnh cao cả của người làm công tac y tế, bệnh viện là môi trường để nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ cao cả này.Điều dưỡng là lực lượng nhân viên y tế đông nhất trong bệnh viện và cũng là những người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh Bởi đơn giản, không chỉ là người thực hiện y lệnh của bác sĩ, người điều dưỡng còn là người hằng ngày, hằng gid tiếp xúc với người bệnh; là người trực tiếp chăm sóc, điều trị, tư vấn sức khỏe cho người bệnh Yêu cầu cần phải có của người điều đưỡng không dừng lại ở trình độ chuyên môn tốt mà quan trọng hơn là phải có văn hóa ứng xử|[1]

Thái độ, cách ứng xử của người điều dưỡng là “liều thuốc tinh thần” quan

trọng với mỗi người bệnh Người điều dưỡng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bệnh và trong việc nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật cho người bệnh khi rời khỏi bệnh

viện Như vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện cho người bệnh cũng chính là nâng cao năng lực cho điều dưỡng.Điều dưỡng là lực lượng chính mang dịch vụ

chăm sóc sức khỏe tới cộng đồng Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe do người điều dưỡng, hộ sinh cung cấp là trụ cột của hệ thống y tế [4]

Điều dưỡng (ĐD) là lực lượng chính cung cấp các dịch vụ chăm sóc người bệnh (CSNB) tại bệnh viện vì vậy muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phải quan tâm nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc điều dưỡng (CSĐD) Nội dung chính

cua CSDD bao gom: lap kế hoạch và chăm sóc thể chất, tinh thần, đinh dưỡng, theo

dõi, sử dụng thuốc, phục hồi chức nang, giao duc sức khỏe (GDSK) cho người bệnh

(NB) [4] Ở nước ta hiện nay công tac CSNB cua DD tai bệnh viện được thực hiện

theo quy định tại Thông tư số 07/2011TT-BYT, hướng dẫn công tác ĐD về CSNB

trong bệnh viện [1] Có một số nghiên cứu về chăm sóc, theo dõi NB tại các bệnh viện như Trung ương Huế, Y học cổ truyền trung ương đã chỉ ra răng: ĐD làm tốt

việc chăm sóc hỗ trợ tinh thần và thực hiện y lệnh của bác sỹ nhưng việc hỗ trợ NB

Trang 13

Để làm tốt công tác, người điều dưỡng cần có kiến thức chuyên môn tốt, cập

nhật kiến thức mới; Kỹ năng giao tiếp tốt; Kỹ năng tư vẫn — giáo dục sức khỏe tốt;

Có lòng nhiệt tình, đạo đức nghề nghiệp.Nâng cao kiến thức và thực hành GDSK

cho người điều dưỡng cũng chính là nâng cao chất lượng nguồn lực điều dưỡng, hoàn thiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện Đây cũng là một nhu cầu cấp thiết của ngành Y tế để đáp ứng được mục tiêu chiến lược trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân Với các ý nghĩa trên, GDSK giữ vai trò quan trọng và là một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề

nghiệp bắt buộc của điều dưỡng, của mọi cắn bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ

trung ương đến cơ sở Có kiến thức và khả năng năng thực hành tốt về GDSK cũng là một trong những tố chất cơ bản giúp người điều dưỡng thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình.Việc GDSK cho người bệnh không chỉ được thực hiện về các nội dung khi người bệnh nằm viện mà còn rất quan trọng để người bệnh biết cách chăm sóc

khi ở nhà Vì vậy việc GDSK cho người bệnh là rất cần thiết Để có căn cứ cho các

Trang 14

MUC TIEU NGHIEN CUU

1 Mô tả thực trạng kiến thức và thực hànhgiáo dục sức khỏe của điều dưỡng

viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị năm 2018

Trang 15

Chuong 1

TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Đại cương về giáo dục sức khỏe 1.1.1 Khái niệm về giáo dục sức khỏe

Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong

công tác chăm sóc sức khỏe, góp phần giúp mọi người đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất.Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người, là nhân tố cơ bản trong toàn bộ sự

phát triển xã hội, Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa “Sức khỏe là một trạng thái

thoải mái toàn diện về thể chất, tỉnh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật” Đây mạnh công tác GDSK là biện pháp quan trọng giúp mọi người dân có kiến thức về sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, từ đó có cách nhìn nhận vấn đề sức khỏe đúng đắn và hành động thích hợp về sức khỏe [1]

Giáo dục sức khỏe là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến người

bệnh-thân nhân, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đôi thái độ, chấp nhận và duy

trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khỏe cá nhân, gia đình và

cộng đồng GDSK đã được đề cập đến trong các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, sự tập trung của GDSK là vào lý trí, tình cảm và các hành động nhằm thay đổi hành

vi có hại, thực hành hành v1 có lợi mang lại sức khỏe cho con người GDSK không

phải chỉ là cung cấp thông tin hay nói với mọi người những gì cần làm cho sức khỏe của họ mà là quá trình cung cấp kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao nhận

thức, chuyển đối thái độ về sức khỏe và thay đối hành vi sức khỏe lành mạnh

Mục đích quan trọng của GDSK là làm cho người bệnh từ bỏ các hành vị có

hại và thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe, đây là một quá trình cần phải tiến hành theo kế hoạch, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau

Trang 16

sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe.Có thể

nhận thấy răng định nghĩa này nhân mạnh đến 3 lĩnh vực của giáo dục sức khỏe là:

Kiến thức của con nguoi về sức khỏe, thái độ của con người về sức khỏe và thực

hành của con người về sức khỏe

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) nêu rõ: Sức khỏe là vỗn quý nhất của

mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới cũng như tất cả các thành viên khác là: Sức khỏe cho mọi người (Health for People), mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi tất cả mọi thành viên trong cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh và cải thiện môi trường sức khỏe tốt cho cộng đồng Với định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế thé giới: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật Từ định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy răng có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe con người bao gồm: xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, môi trường và sinh học Giáo dục sức khỏe được dùng những phương pháp và kỹ thuật học thích hợp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người thông qua một loạt quá trình được sử dụng để thay đôi những yếu tô ảnh hưởng đến sức khỏe

Giáo dục sức khỏe không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác động qua lại hai chiều và hợp tác giữa người giáo đục sức khỏe với đối tượng được giáo dục sức khỏe.Biễn quá trình giáo dục thành quá trình tự học, quá trình đó diễn ra thông qua sự nỗ lực của người học (đối tượng được giáo dục sức khỏe) với

sự giúp đỡ, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của người dạy.Người làm công tắc giáo dục

sức khỏe không chỉ dạy cho học viên của mình mà còn học từ học viên của mình Thu nhận thông tin phản hồi là vẫn đề hết sức quan trọng mà người làm công tác giáo đục sức khỏe cần phải hết sức coi trọng, để kịp thời điều chỉnh bố sung những thông tin thiếu sót làm cho các chương trình giáo dục sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng

Giáo đục sức khỏe không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ về sức khỏe bệnh tật mà còn nhắn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi

Trang 17

trường lao động việc làm, yếu tố hỗ trợ xã hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe Vì

thế GDSK sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được

hoàn cảnh riêng của họ và chọn các hành động bảo vệ, tăng cường sức khỏe phù

hợp Cũng từ định nghĩa trên cho thấy giáo dục sức khỏe là một quá trình nên cần tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không phải là một công việc có thể làm một lần là xong.Vì vậy, để thực hiện công tác giáo

dục sức khỏe chúng ta phải có sự đầu tư tài lực, vật lực, nhân lực thích đáng, hết sức

kiên trì thì mới đem lại hiệu quả cao

Mọi người đều công nhận rằng những vấn đề sức khỏe có nhiều nguyên nhân đa đạng và chúng tương tác lẫn nhau Những nguyên nhân này có thê là những hành vi sức khỏe cá nhân, những điều kiện môi trường, những chính sách y tế không phù hợp, giảm các chương trình y tế hoặc các dịch vụ y tế Một ví dụ cụ thê về những nguyên nhân chết do ung thư phổi bao gồm: Hút thuốc - thuộc hành vi sức khỏe cá

nhân, ô nhiễm không khí - thuộc yếu tố môi trường, thiếu các chương trình y tế

công cộng do đó các chương trình kiểm tra hút thuốc không được thực hiện, sàng lọc và chuyển đi điều trị không đầy đủ do thiếu các dịch vụ y tế

1.1.2 Mục tiêu giáo dục sức khỏe

Giáo dục sức khỏe góp phần thực hiện một trong những quyên của con người là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Mục tiêu cơ bản của giáo dục sức khỏe

là giúp cho mọi người:

- Xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe của họ

- Hiểu rõ những điều gì họ có thể làm được để giải quyết những vấn đề sức khỏe, bảo vệ và tăng cường sức khỏe bằng những khả năng của chính họ cũng như sự giúp đỡ từ bên ngoài

- Quyết định những hành động thích hợp nhất để tăng cường cuộc sống khỏe mạnh 1.1.3 Vị trí và tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe

1.1.3.1 Vi trí và mỗi liên quan của giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe ban dau

Trang 18

nhu cầu sức khỏe thiết yếu của đại đa số nhân dân với giá thành thấp nhất có thể

chấp nhận được Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu là trách nhiệm của các cán

bộ y tế, của các cơ sở y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng Trong nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, truyền thông và giáo dục sức khỏe có vị trí hết sức quan trọng Trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, giáo dục sức khỏe giữ vị trí quan trọng bậc nhất, bởi vì nó tạo điều kiện để chuẩn bị, thực hiện và củng có kết quả các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác

1.1.3.2 Tam quan trọng của giáo dục sức khóe:

- Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe - Góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người

- Nếu giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ vong nhất là ở các nước đang phát triển

- Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế 1.2 Vai trò của điều dưỡng trong bệnh viện

1.2.1.Định nghĩa về điều dưỡng

Cách đây hợp 100 năm, Florence Nightingale đã đưa ra một định nghĩa về ngành Điều dưỡng: “Điều dưỡng là một hành động thiết thực bảo vệ môi trường chung quanh người bệnh để giúp cho người bệnh bình phục” Florence Nightingale đã đề cao vai trò của công tác điều dưỡng, người điều dưỡng không những được huấn luyện dé chăm sóc bệnh nhận ốm đau mà còn được huấn luyện như những người nội trợ [10]

Thập niên 60, Virginia Henderson là một trong những người điều dưỡng đầu tiên nêu ra định nghĩa điều dưỡng: “Chức năng của điều dưỡng là giúp đỡ các cá

thể, đau ốm hoặc khỏe mạnh, giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống và bình phục

nhanh chóng Người điều dưỡng cần thiết phải có sức khỏe, thông minh, có kiến

thức và có phong thái làm việc càng nhanh càng tốt”.Henderson cho rằng, người

điều đưỡng cần phải chăm sóc người bệnh không kế họ ốm đau hay khỏe mạnh.Bà còn đề cập đến việc giáo dục và ủng hộ vai trò của người điều dưỡng [10]

Năm 1984, Hội điều dưỡng Canada (Canadian Nurses Association) da néu

Trang 19

bệnh phù hợp với bệnh tật của họ bao gồm cả việc luyện tập vé tinh than, chức nang và phục vụ người bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp, giúp cho người bệnh cải thiện sức

khỏe, ngăn chặn ốm đau, hòa nhập vào cộng đồng và xã hột”

Bước sang thế kỷ XXI, ngành Điều dưỡng được xem như là một nghệ thuật, một môn khoa học Điều đưỡng là một ngành, nghề chăm sóc người bệnh [10] 1.2.2.Vai trò của điều dưỡng trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh tại bệnh viện

Chăm sóc đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe cũng như toàn bộ những vấn đề khác của người bệnh, chính vì vậy ngay từ những năm 1950 Virginia Henderson đã nêu: chăm sóc phải thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tâm lý, văn hóa-xã hội và tính thần của người bệnh Dựa trên cơ sở nên tảng này, năm 1988 Danlelsson và cộng sự đã nói “Về mặt nào đó công tác chăm sóc trùng hợp với công tác điều trị đồng thời bổ sung cho công tác điều trị nhằm tập trung giải quyết những vấn đề thé chất, tâm lý, xã hội và văn hóa cho người bệnh” [10]

Từ những quan điểm trên chúng ta thấy để công tác chăm sóc mang đúng nghĩa của nó và đảm bảo được chất lượng chăm sóc người bệnh góp phần nâng cao chất lượng điều trị, từ đó tạo đựng niềm tin với người bệnh, nâng cao uy tín của

bệnh viện thì công tác chăm sóc người bệnh phải được thực hiện theo phương châm

chăm sóc toàn điện như chỉ thị của Bộ Y tế nhằm đưa chất lượng công tác chăm sóc người bệnh ở nước ta đi dần vào nề nếp và đảm bảo hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới [10]

Virginia Hendersson đưa ra định nghĩa về chức năng chăm sóc như sau: “Chức năng đặc trưng nhất của người điều đưỡng là giúp đỡ những cá nhân ốm yếu

thực hiện những hoạt động của cơ thé ma họ không tự mình thực hiện được dé gop

phan cho sự bảo vệ hoặc phục hồi sức khỏe hoặc nếu chết thì cũng được chết thanh thản Thực hiện nhiệm vụ này bằng một cách nào đó nhăm giúp người bệnh lay lai được sự độc lập của cơ thé cang nhanh cang tốt.Khía cạnh công việc này, phần chức

năng này là do người điều dưỡng chủ đồng thực hiện và tự điều khiến-về lĩnh vực

Trang 20

Để thực hiện đây đủ vai trò và chức năng nghề nghiệp của mình, trong công việc hàng người người điều đưỡng cần phải thực hiện các chức năng:

- Chức năng phụ thuộc: đây là chức năng mà người điều dưỡng phải thực hiện những y lệnh của bác sỹ như tiêm thuốc, phát thuốc, thay băng,

- Chức năng độc lập: đây là chức năng đặc trưng của người điều đưỡng Với chức năng này người điều dưỡng phải tự mình thăm khám, nhận định về người bệnh

để đưa ra những chân đoán điều dưỡng rồi lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế

hoạch chăm sóc đã đề ra rồi tự đánh giá sự thực hiện kế hoạch để có kế hoạch chăm sóc bệnh tiếp theo

- Chức năng phối hợp: để hoàn thành được chức năng này, người điều dưỡng

cân phải có sự liên hệ chặt chẽ với các nhân viên y tế khác như bác sỹ, kỹ thuật viên

y, nhà dinh dưỡng học, nhà tâm lý học, nhân viên y tế quản lý người bệnh ở tuyến cơ sở và các nhân viên xã hội để thu thập thêm hoặc cung cấp những thông tin về người bệnh hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của những nhân viên đó để người bệnh được chăm sóc đầy đủ và toàn điện hơn [10]

Đối với người bệnh, điều dưỡng phải đảm bảo những vai trò sau:

- Người chăm sóc:Đảm bảo những quy trình chăm sóc lâm sàng hoàn

hảo.Mục tiêu cơ bản của người điều dưỡng là thúc đây sự giao tiếp, hỗ trợ người bệnhbằng hành động, bằng thái độ biểu thị sự quan tâm tới lợi ích của người

bénh.Moimay moc va ky thuật hiện đại không thay thế được sự chăm sóc của người

điềuđưỡng vì các thiết bị này sẽ không tác động được tới cảm xúc và điều chỉnh

hànhđộng cho thích ứng với những nhu cầu đa dạng của mỗi người bệnh

- Người truyền đạt thông tin: Người điều dưỡng thông tin với đồng nghiệp và các thành viên khác trong nhóm chăm sóc về kế hoạch và việc thực hiện kế

Trang 21

- Người tư vấn: Tư vấn là quá trình giúp đỡ người bệnh nhận biết và đương đầu với những căng thẳng về tâm lý bệnh tật hoặc những vấn đề xã hội, có kiến thức

nâng cao sức khỏe Người điều dưỡng tập trung khuyến khích người bệnh có ý thức tự kiểm soát Tư vẫn có thê thực hiện với một cá thể hoặc nhóm người và đòi hỏi

người điều dưỡng phải có kỹ năng để phân tích tình hình, tổng hợp thông tỉn,

đánhgiá quá trình tiến triển của người bệnh sau khi đã được tư vẫn Người bệnh cần có thêm kiến thức để tự theo dõi và chăm sóc nhằm rút ngăn ngày nằm viện

- Người biện hộ cho người bệnh: Người biện hộ nghĩa là thúc đây những

hành động tốt đẹp nhất cho người bệnh, bảo đảm cho những nhu cầu của người bệnh được đáp ứng Ngoài ra, người điều đưỡng còn có vai trò là người lãnh đạo, người quản lý, người làm công tác nghiên cứu điều đưỡng và là những chuyên gia giỏi về chăm sóc lâm sàng [1]

Tại các nước phát triển Anh, Mỹ, Canada cũng như các nước đang phát

triển như Thái Lan, Philippines, Malaysia điều dưỡng viên đã được nâng cao vai

trò trong việc quản lý các cơ sở y tế ban đầu, bệnh viện, toán chăm sóc sức khỏe,

tham gia khám và điều trị — chăm sóc các bệnh cấp và mãn tính theo chuyên ngành của điều dưỡng và có mặt trong hầu hết các lĩnh vực khác và là nghề đang được kính trọng hiện nay [ I0]

Trước năm 1990, ở Việt Nam người điều dưỡng có tên gọi Y tá với

chứcnăng phụ thuộc và vai trò phụ giúp, thực hiện y lệnh của thầy thuốc là chính

Hodugc dao tao ngan hạn dưới một năm, làm theo phương pháp cầm tay chỉ việc

Hiệmnay, Việt Nam đang thực hiện nâng cao chương trình đào tạo điều dưỡng với

độingũ điều dưỡng cao đẳng (3 năm), cử nhân điều đưỡng (4 năm) và thạc sĩ

điềuđưỡng (2 năm).Năm 2000, ngành Điều dưỡng Việt Nam đã hình thành được

Trang 22

Tuy nhiên, hiện tại ở nước ta, cứ l bác sĩ thì có 1,8 điều dưỡng, trong khi tỷ

lệ tối thiểu mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là 1 bác sĩ/⁄4 điều dưỡng Tỷ lệ

này ở Việt Nam thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á Thiếu người, trình độ chưa cao, áp lực công việc lớn cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc

người bệnh trong bệnh viện hiện nay [10]

1.2.3.Vai trò giáo dục sức khỏe của điều dưỡng trong công tác chăm sóc sức khóe người bệnh tại bệnh viện

Chăm sóc sức khỏe nhân dân là sứ mệnh cao cả của người làm công tác y tế,

bệnh viện là môi trường để nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ cao cả này.Điều

dưỡng là lực lượng nhân viên y tế đông nhất trong bệnh viện và cũng là những người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh Bởi đơn giản, không chỉ là người thực hiện y lệnh của bác sĩ, người điều dưỡng còn hằng ngày, hằng giờ tiếp xúc với người bệnh; là người trực tiếp chăm sóc, điều trị, tư vẫn sức khỏe cho người bệnh Yêu cầu cần phải có của người điều đưỡng không dừng lại ở trình độ chuyên môn

tốt mà quan trọng hơn là phải có văn hóa ứng xử Thái độ, cách ứng xử của người

điều dưỡng là “liều thuốc tinh thần” quan trọng với mỗi người bệnh Người điều dưỡng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bệnh và trong việc nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật cho người bệnh khi rời khỏi bệnh viện.Như vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện cho người bệnh cũng chính là nâng cao năng lực cho điều đưỡng.Điều dưỡng là lực lượng chính mang dịch vụ chăm sóc sức khỏe tới cộng đồng Tổ chức

Y tế Thế giới đánh giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe do người điều đưỡng, hộ sinh cung cấp là trụ cột của hệ thống y tế [1]

Đề làm tốt công tác, người điều đưỡng cần có những kỹ năng: Có kiến thức chuyên môn tốt, cập nhật kiến thức mới; Kỹ năng giao tiếp tốt; Kỹ năng tư vẫn — giáo dục sức khỏe tốt; Có lòng nhiệt tình, đạo đức nghề nghiệp

Trang 23

Với các ý nghĩa trên, GDSK giữ vai trò quan trọng và là một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của điều đưỡng, của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở Kỹ năng GDSK cũng là một trong những tố chất cơ bản giúp người điều đưỡng thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình [1]

Giáo dục sức khỏe là một hoạt động rất quan trọng trong thực hành chăm sóc của điều dưỡng và là một chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng bệnh viện Có nhiều nghiên cứu đánh giá giao tiếp của điều đưỡng hoặc của nhân viên y tế thông qua việc khảo sát sự hài lòng của người bệnh với công tác khám chữa bệnh trong bệnh viện, cũng như các yếu tố liên quan đến sự hài lòng người bệnh

Các yếu tố phổ biến nhất ảnh hưởng đến các khái niệm về định hướng nâng cao sức khỏe là đặc điểm cá nhân [33].Khi điều đưỡng thực hiện các hoạt động nâng cao sức khỏe cho người bệnh nhằm hỗ trợ người bệnh, gia đình và cộng đồng đưa ra quyết định về các hành động liên quan đến tăng cường sức khỏe hoặc hỗ trợ người dân trong tham gia vào các hoạt động nâng cao sức khỏe [33 | Công tác tăng cường sức khỏe bao gôm cung cấp thông tin cho người bệnh và cung cấp các nội dung liên quan đến việc tăng cường sức khỏe cho người bệnh [19]

Điều dưỡng thực hiện các hoạt động nâng cao sức khỏe thông qua việc áp dụng chuyên môn khác nhau trong các tình huống chăm sóc Tùy thuộc vào bối cảnh mà điều dưỡng có thể phân loại các hoạt động giáo dục sức khỏe thành: nâng cao sức khỏe nói chung, nâng cao sức khỏe cho nhóm người bệnh cụ thể.Ngày cảng

có nhiều nhóm người bệnh khác nhau có nhu cầu được giáo dục sức khỏe về các

biện pháp chăm sóc, chẳng hạn như người già hoặc những gia đình có bệnh mãn tính.Trong việc tăng cường sức khỏe cho các nhóm khác nhau, điều dưỡng có thể xây dựng các nội dung GDSK khác nhau [24]

1.2.4 Các kỹ năng giáo dục sức khỏe

Một số kỹ năng cơ bản mà người làm công tác GDSK cần phải có [4]: *Kỹ năng làm quen

- Cần chào hỏi thân mật khi tiếp xúc với đối tượng

Trang 24

rõ, giúp họ hợp tác tốt trong quá trình trao đổi

- Trong lúc mở đầu cuộc nói chuyện, nên quan tâm đến các đặc điểm, các vấn

đề liên quan đến hộ gia đình, tạo sự gần gũi, thân thiện

*Ky nang quan sat

- Nên có sự quan sat tổng thể các sự kiện, hiện tượng liên quan đến các van dé, chủ đề sức khỏe mà chúng ta chuẩn bị nói chuyện để phát hiện các vẫn đề có liên quan

- Trong buổi tiếp xúc nói chuyện với đối tượng, nên quan sát bao quát để biết được mức độ quan tâm, chú ý của đối tượng với chủ đề như thế nào, để từ đó có các điều chỉnh hợp lí trong giao tiếp, ứng xử

- Nếu phát hiện được những vấn đề có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, có thể trao đôi ngay với đối tượng liên quan để có hướng giải quyết

* Kỹ năng lắng nghe

- Lắng nghe nghĩa là nghe một cách chủ động, chú ý nghe đối tượng trình bày

Khi lắng nghe, hãy nhìn vào mất người nói và biểu hiện sự thân thiện, khích lệ

người nói.Ngoài ra, sự đồng cảm, sự thấu hiểu còn thể hiện qua cử chỉ, đáng điệu.Điều đó có nghĩa là người GDSK đã phản hồi tới đối tượng ngôn ngữ không lời về sự chú y, su thấu hiểu của mình, giúp cho đối tượng tự tin trong quá trình giao tiếp

- Vên lặng khi bắt đầu lắng nghe, không nên đột ngột ngắt lời người nói,

không nên làm việc khác, hoặc nhìn đi nơi khác và cũng không nên thê hiện sự sốt

ruột, khó chịu

* Kỹ năng đặt câu hỏi

- Trong quá trình nói chuyện GDSK, việc đặt câu hỏi để tìm hiểu vấn đè, dé

đánh giá mức độ hiểu biết và thái độ của đối tượng là rất cần thiết Có 2 dạng câu

hỏi thường sử dụng trong quá trình GDSK là: câu hỏi đóng và câu hỏi mở

Trang 25

- Câu hỏi mở là dạng câu hỏi như thế nào, tại sao, câu trả lời thường là những quan điểm, thái độ về một vấn đề, các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng của một sự

kiện, cách giải quyết, các đề xuất cho một việc cụ thê

- Cần đặt câu hỏi có liên quan với chủ đề GDSK không nên hỏi lan man gây

mất tập trung, ảnh hưởng đến kết quả Cũng không nên hỏi kiểu kiểm tra kiến thức

hoặc hỏi liên tục gây ức chế đối tượng

- Nên kết hợp các dạng câu hỏi tùy thuộc vào ý đồ và tình huống, khi phát hiện những thiếu hụt kiến thức hoặc hiểu sai vẫn đề, cần cung cấp thông tin bỗ sung thích hợp, giải thích, làm rõ cho đối tượng

- Cần đặt câu hỏi rõ ràng, ngăn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng, để giúp đối tượng có câu trả lời đúng trọng tâm, có đủ thông tin cho người GDSK

* Kỹ năng giải thích

- Trong quá trình GDSK người làm công tác này cần năm vững các nội dung liên quan đến chủ đẻ, đến vấn đề sức khỏe mà đối tượng quan tâm

- Nên giải thích một cách trình tự, lô gic, đầy đủ, rõ ràng Nên sử dụng từ ngữ

dễ hiểu, phù hợp với văn hóa địa phương.Trong quá trình giải thích, nên sử dụng các phương tiện trực quan (tài liệu hướng dẫn, tranh ảnh) để minh họa đối tượng hiểu rõ vấn đề

- Khi có những vấn đề vướng mắc, những câu hỏi đối tượng đặt ra, cần dành

thời gian để giải thích, trình bày một cách đầy đủ Nếu chưa có khả năng trả lời ngay, nên hẹn đối tượng một dịp khác thích hợp

- Luôn thể hiện sự tôn trọng đối tượng trong khi giải thích hoặc trả lời câu hỏi * Kỹ năng sử dụng tài liệu GDSK

- Khi trình bày, nói chuyện GDSK cần chuẩn bị đầy đủ những tài liệu, phương

tiện, vật liệu truyền thông liên quan Các tài liệu, vật liệu sử dụng thích hợp, đúng

thời điểm, sẽ minh họa, làm rõ nội dung GDSK, làm tăng hiệu quả GDSK

- Nên sử dụng các tài liệu, vật liệu truyền thông đã được chính thức lưu hành,

có cơ sở khoa học

Trang 26

- Khi góp ý đối tượng, nên bắt đầu bằng sự khen ngợi Cố gắng tìm những

điểm tốt dù là nhỏ của đối tượng để khen ngợi, khuyến khích, nhằm động viên, tạo

sự tự tin cho họ

- Không nên phê phán những hiểu biết sai, những việc làm chưa đúng hay

chưa làm của đối tượng một cách gay gắt

- Nên tạo điều kiện tiếp tục hỗ trợ đối tượng thực hiện theo những yêu cầu hay

thực hành những kỹ năng cần thiết

1.3 Một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành kỹ năng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng với người bệnh

1.3.1.Trên thế giới

Kiến thức của điều dưỡng về các nội dung giáo dục sức khỏe bao gồm kiến thức về sức khỏe ở các nhóm tuôi khác nhau; quá trình dịch tế học và bệnh lý và nâng cao sức khỏe Bên cạnh đó, điều dưỡng cần phải có khả năng áp dụng kiến thức này GDSK cho người bệnh [39] Điều dưỡng cũng cần phải nhận thức được

vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa, chính sách xã hội của người bệnh lên lối sống và

hành vi sức khỏe của họ [25]

Điều dưỡng phải có kỹ năng nâng cao sức khỏe trong đó kỹ năng giao tiếp được coi là quan trọng nhất [19].Điều đưỡng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích người bệnh và gia đình họ tham gia vào các quyết định liên

quan đến điều trị hoặc chăm sóc [19].Bên cạnh đó là các kỹ năng hỗ trợ thay đổi

hành vi ở người bệnh[19|, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng quản lý thời gian.Liên quan đến thái độ về GDSK cho người bệnh yêu cầu điều đưỡng phải có một thái độ tích cực và thấu hiểu những vấn đề của người bệnh[38] Người điều dưỡng cân có thái độ đúng và luôn mong muốn người bệnh tăng cường sức khỏe của ho [22]

Trang 27

tại Thụy Điển cho thấy hon 20% người bệnh cho rang đã không nhận được các

thong tin hữu ích từ điều dưỡng về cách tự chăm sóc bản thân

Nghiên cứu của Bekele Chaka tại Addis Ababa, Ethiopia (2005) về sự hài lòng của người bệnh với công tác chăm sóc điều dưỡng chỉ ra rằng có 40% NB hài lòng với lượng thông tin nhận được từ ĐD về tình trạng bệnh tật, cách thức điều trị bệnh [ L7]

Một nghiên cứu của Jenney và cộng sự (2011) về kiến thức của điều dưỡng về quy trình GDSK cho người bệnh ra viện của điều dưỡng có 76% điều dưỡng cho

rằng việc GDSK cho người bệnh trước khi ra viện là công việc của điều dưỡng và

79% điều dưỡng cho rằng việc GDSK cho người bệnh ra viện nên được thực hiện

ngay khi người bệnh mới nhập viện Trong số các đối tượng nghiên cứu có 76%

điều dưỡng cho rằng việc GDSK cho người bệnh ra viện cần phải được xây dựng cho từng trường hợp người bệnh và chỉ có 37% điều dưỡng cho rằng việc GDSK cần thực hiện hàng ngày, bên cạnh đó 25% điều dưỡng cho rằng người bệnh cần

tham gia vào quá trình GDSK Đặc biệt là có 21% điều dưỡng thiếu kiến thức về

quy trình GDSK cho người bệnh trước khi ra viện [26]

Trong một khảo sát ở 58 điều dưỡng làm ở khoa điều trị tích cực cho thấy

43% điều dưỡng thiếu kiến thức về quy trình GDSK cho người bệnh trước khi ra

viện và chỉ có 14% điều đưỡng cho rằng bác sỹ là người đưa ra các hướng dẫn về GDSK để ĐD hướng dẫn cho người bệnh [20] Trong đó 46% DD tin tưởng rằng việc GDSK cho người bệnh nên được thực hiện ngay khi người bệnh mới nhập viện

va 54% con lai thi cho rang việc này nên được thực hiện khi người bệnh chuẩn bị ra viện

Một nghiên cứu của cùng tác giả trên về vấn đề này cho thấy chỉ còn 15%

điều đưỡng thiếu kiến thức về quy trình GDSK cho người bệnh trước khi ra viện và

23% điều dưỡng cho răng bác sỹ là người đưa ra các hướng dẫn về GDSK để ĐD hướng dẫn cho người bệnh Trong đó có 68% ĐD cho rằng đây là trách nhiệm của điều dưỡng trực tiếp chăm sóc [21]

Trong một khảo sát ở 218 điều dưỡng khoa điều trị tích cực cho thay 51%

Trang 28

y tế trong đó chủ yếu là bác sỹ và điều đưỡng, 33% cho rằng chỉ là trách nhiệm của

ĐD chăm sócvà 14% cho răng đây là trách nhiệm của điều dưỡng trưởng [35]

1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu của Dương Bình Minh (2013) về thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng tại các khoa lâm sàng bệnh viện Hữu Nghị cho thấy ĐD đã thực hiện công tác tư vẫn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe chỉ đạt 66,2% [6].Một tỷ lệ khá cao

NB đánh giá ĐD không thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt việc: hướng dẫn NB chế

độ ăn uống (13%), hướng dẫn, hỗ trợ NB tập luyện phục hỗồi chức năng (18,5%) và hướng dẫn NB cách tự phòng bệnh trong khi ra viện (22%) Kết quả thảo luận nhóm cho thấy “GDSK cho NB thì chưa thực hiện tốt vì các cháu chỉ là trình độ trung cấp, còn NB trình độ đại học nên rất khó thực hiện” [6]

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Minh (2010) về nhận định công việc của điều dưỡng các khoa Ngoại và Nội tổng quát tại 2 bệnh viện Việt Nam cho thấy hiện nay điều dưỡng ít thực hiện công tác tư vẫn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh [32]

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Điều (2007) về thực trạng và một số giải pháp tăng cường công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh tại Viện chấn thương - Chỉnh hình quân đội 108 cho thấy công tác hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và phòng bệnh cho bản thân chỉ mới đạt 77,5% và công tác hướng dẫn người bệnh cách tập luyện phục hồi chức năng sau mô mới chỉ đạt 78,3% [2]

Nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm (2011) về thực trạng và một số giải pháp về tăng cường công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện tại

Bệnh viện Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 cho thấy công tác giáo dục,

hướng dẫn người bệnh chăm sóc tại nhà đạt hiệu quá rat cao 100% [9]

Nghiên cứu của Trần Thị Thảo (2013) về thực trạng công tác tư vẫn giáo dục sức khỏe và chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh của các thành viên đội chăm sóc tại bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí năm 2013 cho thấy kết quả đánh giá chung về nội dung GDSK tỷ lệ đạt yêu cầu còn hạn chế mới chỉ được 86,1%[1 1]

Nghiên cứu của Bùi Anh Tú (2015) về hoạt động chăm sóc theo chức năng

Trang 29

người bệnh, tuy nhiên sự độc lập của điều dưỡng trong GDSK còn hạn chế nên chỉ

có 38% số người bệnh rất hài lòng sự tư vấn, GDSK của điều dưỡng[ 12]

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành kỹ năng gido duc strc khỏe của điều dưỡng

Giáo dục sức khỏe là một trong những tiêu chuẩn thiết yếu trong quy trình

chăm sóc của điều dưỡng, nó tác động đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.Quá trình giáo dục sức khỏe là một hành động có kế hoạch, tuần tự, hợp ly[22]

Khả nănggiáo dục sức khỏe của mỗi người phụ thuộc vào tính cách, yếu tố cá nhân như: tuôi, gidi,trinh độ, , nhưng cũng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xã hội và quá trình giáo dục

1.4.1 Tuổi

Một số nghiên cứu cho thấy tuổi là một trong các yếu tố quan trọng liên quan đến kiến thức và thực hành kỹ năng giáo dục sức khỏe ở điều dưỡng Theo nghiên cứu của tác giả Zakrisson và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng tuổi liên quan rõ ràng với kiễn thức Điều dưỡng lớn tuổi thì kinh nghiệm làm việc nhiều, họ có kinh nghiệm tốt hơn trong việc năm bắt tình trạng bệnh và mức độ tiếp thu của người bệnh so với điều đưỡng trẻ tuổi [40]

Ngược lại, một số nhà nghiên cứu lại đưa ra kết luận rằng không có mối liên quan giữa tuổi và kiến thức về giáo dục sức khỏe của điều đưỡng [27], [30]

1.4.2 Trình độ chuyên môn

Theo kết quả nghiên cứu của Modupe Olusola Oyetunde và cộng sự không có mối liên quan đáng kế giữa kỹ năng giáo dục sức khỏe và trình độ chuyên môn của người điều dưỡng [30] Tuy nhiên, nghiên cứu của Lipponen (2006) lại cho rằng trình độ của điều dưỡng là yếu tố quan trọng liên quan đến kiến thức kỹ năng giáo dục sức khỏe, trình độ giáo dục cao hơn có liên quan rõ ràng với kiến thức tốt

hơn(80% điều đưỡng có trình độ học vấn đại học có kiến thức tốt, trong khi con số

Trang 30

Trong nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến thực hành giáo dục sức khỏe

của điều dưỡng ở bệnh viện Đại học Y Ibanda (2015), điều dưỡng khẳng định rằng

việc sử dụng các tài liệu giáo dục sức khỏe có tầm quan trọng tối đa để giáo dục sức

khỏe cho bệnh nhân thành công Có 82% người được trả lời đánh giá sự hiểu biết

của họ về tư vấn bằng văn bản như tranh ảnh, áp phích, tài liệu đọc tốt, sử dụng tài liệu hỗ trợ giáo dục sức khỏe giúp người bệnh nắm bắt và ghi nhớ thông tin tốt hơn

[30] Thiếu vật liệu, vật tư hoặc công cụ dé giao duc cho bénh nhan dugc bao cao la

yếu tô gây bực bội cho người bệnh [34] 1.4.3 Thâm niên công tác

Thâm niên công tác cũng là một trong các yếu tố liên quan đến việc giáo đục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng[34] Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình được đánh giá là hoạt động tiêu tốn nhiều thời gian thứ tám trong tám nhiệm vụ mà nhân viên điều dưỡng được yêu cầu [35].Việc giáo dục sức khỏe cho

người bệnh đạt chất lượng tốt đòi hỏi người điều dưỡng phải có đầy đủ kiến thức,

kinh nghiệm trong truyền đạt những vẫn đề cần thiết cho người bệnh trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe [36]

1.4.4 Giới

Đặc điểm về nhân lực, đặc biệt là giới tính là yếu tố được tính đến khi nói về

hiệu quả của giáo dục sức khỏe Đa phần điều dưỡng là nữ giới không chỉ ở Việt

Nam mà còn ở tất cả các nước trên thế giới, chính đặc điểm nảy cũng là một trong

những lợi thế những cũng là trở ngại trong thực hiện công tác chăm sóc người bệnh

Với hạn chế dành thời gian cho công việc như nghỉ sinh, chăm con nhỏ, người điều dưỡng cũng hạn chế trong công tác chăm sóc người bệnh[27],|40].Việc điều đưỡng

chăm sóc một số lượng lớn bệnh nhân được khuyến cáo đang phổ biến ở Việt Nam,

đặc biệt là ở các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, một điều đưỡng đang phải chăm sóc quá nhiều người bệnh, do vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho từng người bệnh đang là một thách thức lớn

1.5.Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Trang 31

Tây giáp với nước Lào và phía Đông giáp Biển Đông Diện tích 4.744,15km2gồm 10 thành phố, huyện, thị xã (2 huyện miền núi và 01 huyện đảo), 139 xã, phường, thị trấn với dân số hơn 650.000người

Quảng Trị có 2 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và 9 bệnh viện huyện, thành phố.Trong đó bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị là bệnh viện hang 1 nằm trên diện tích 21 ha trong khu vực thành phố Đông Hà Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị có quy mô 500 giường bệnh với 06 phòng chức năng, 18 khoa lâm sàng, 04 khoa cận lâm sàng với tổng số gần 500 y, bác sỹ và điều dưỡng viên Bệnh viện hiện có gần 300 điều đưỡng viên trong đó có 260 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh Sự quá tải người bệnh tại bệnh viện làm tăng áp lực và gánh nặng cho đội ngũ cán bộ y

Trang 32

Chuong 2

DOI TUQNG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

2.1.Đối tượng nghiên cứu

Điều dưỡng làm công tác chăm sóc người bệnh tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

e - Điều dưỡng viên đang công tác tại bệnh viện;

e Hiện đang làm việc ở các bộ phận trực tiếp chăm sóc người bệnh tại các khoa lầm sàng của bệnh viện

- Tiêu chuẩn loại trừ:

e Diéu dưỡng không trực tiếp chăm sóc người bệnh; e_ Các điều dưỡng không đồng ý tham gia nghiên cứu; 2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/2017 đến tháng 8/2018

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 2.3.Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu:mô tả cắt ngang 2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu * Cỡ mẫu Cỡ mẫu được ước lượng theo công thức sau: _ Z2„„P(1-P) (1>œ/2) d7 a Trong đó:

g: ngưỡng ý nghĩa chọn ơ = 95% vậy Z⁄4.„„ = 1,96

p: Theo nghiên cứu của Trần Thị Thảo (2013) [11] thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng đạt 86,1%

P=0,86

Trang 33

Thay vào công thức tính được n=190 *Phương pháp chọn mẫu

- Bước 1: Chon bệnh viện: Chọn chủ đích Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng

Tri

- Bước 2: Chọn đối tượng nghiên cứu: bốc ngẫu nhiên lấy đủ 190 trong số 260 điều dưỡng viên đang trực tiếp chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

Chúng tôi sử dụng Bộ câu hỏi cho phần đánh giá kiến thức và Bảng kiểm cho

phần đánh giá thực hành

-Bước 1: Lựa chọn đỗi tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn

- Bước 2: Giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp nghiên cứu Nếu đồng ý tham gia, đối tượng nghiên cứu ký vào bản đồng thuận tham gia nghiên cứu

- Bước 3: Phát bộ câu hỏi đánh giá phần kiến thức cho đối tượng tham gia tự

điền

- Bước 4: Quan sát phần thực hành của đối tượng tham gia nghiên cứu khi họ thực hiện GDSK cho người bệnh bằng bảng kiểm vr oK Ẩ aA xy 2.6 Các biên số nghiên cứu STT | Tên biến Cách xác định Phương pháp thu thập

01 | Tudi Tính theo năm dương lịch Phỏng vẫn

= năm hiện tại —- năm sinh

02 | Gidi Là giới tính của ĐTNC theo giấy khai | Phỏng vẫn

sinh, gồm: nam hoặc nữ

03 | Trình độ Là cấp học cao nhất về chuyên môn của | Phong van chuyên môn ĐTNC tại thời điểm phỏng vẫn

04 | Thâm niên Được tính = năm hiện tại năm bắt đầu Phỏng van cong tac cong tac trong nganh Y

05 | Kién thtrc vé Là hiểu biết của ĐTNC về GDSK, được Phỏng van GDSK chia làm 3 mức: tốt, trung bình, kém

Trang 34

06 | Thực hành Là những hành động thực hiện GDSK Quan sắt GDSK cho người bệnh của ĐTNC, được chia ra làm 2 mức: đạt, không đạt

2.7 Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

Bộ công cụ được thiết kế dựa trên các nội dung về các kỹ năng GDSK cơ bản trong giáo trình Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe [4]

Bộ công cụ có xin ý kiến và được sự góp ý của thầy hướng dẫn, 5 điều đưỡng đang công tác ở các vị trí trong các khoa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Tn,

đồng thời đã được tiến hành điều tra thử trên 30 điều dưỡng nằm trong tiêu chuẩn

chọn mẫu, được kiểm định độ tin cậy, hệ s6 tin cay Cronback o = 0,84

Bộ công cụ: gồm bảng thu thập thông tin chung của điều đưỡng và bộ câu hỏi tự điền về kiến thứcGDSK cho người bệnh của của điều dưỡng và bảng kiểm đánh

giá việc thực hành GDSK của người điều dưỡng đối với người bệnh Bộ công cụ

gồm các phân sau:

- Thông tin chung gồm các câu hỏi về: tuổi, giới, thâm niên công tác, trình độ

chuyên môn

Bộ câu hỏi về kiến thức GDSK của điều dưỡng gồm 30 câu, cụ thể:

+ Kỹ năng làm quen 03 câu

+ Kỹ năng quan sát 04 cầu

+ Kỹ năng lắng nghe 03 câu

+ Kỹ năng đặt câu hỏi 08 câu

+ Kỹ năng giải thích 06 cầu

+ Kỹ năng sử dụng tài liệu 03 cau + Kỹ năng khuyến khích, động viên, khen ngợi 03 câu

Mỗi câu chọn đúng được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm, điểm cảng cao thể hiện điều dưỡng càng có kiến thức đúng về GDSK cho người bệnh Dựa vào việc

Trang 35

Bảng 2.1 Phân loại mức độ kiến thức của điều dưỡng Mức độ Điểm trung bình Tốt > 22,5 điểm Trung bình > 15 đến <22,5 điểm Kém <15 điểm

Bảng kiểm đánh giá thực hành gồm có 11 bước chia theo các nhóm, cụ thể:

+ Kỹ năng làm quen gồm 02 bước

+ Kỹ năng quan sắt 01 bước

+ Kỹ năng lắng nghe 02 bước

+ Kỹ năng đặt câu hỏi 02 bước

+ Kỹ năng giải thích 01 bước

+ Kỹ năng sử dụng tài liệu 01 bước

+ Kỹ năng khuyến khích, động viên, khen ngợi 02 bước

Việc đánh giá mức độ thực hành GDSK của điều dưỡng dựa vào việc có hay không thực hiện các bước trong bảng kiểm của điều đưỡng, cụ thể là:

Bảng 2.2 Phân loại mức độ thực hành của điều dưỡng

Mức độ Số bước thực hiện

Có 6 bước (Trên 50% các bước)

Không Dưới 6 bước đúng (Dưới 50% các bước)

2.8 Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập được nhập vào máy tính bằng phanmém SPSS 16.0,

phân tích số liệu theo mục tiêu nghiên cứu, sử dụng kiểm định khi bình phương (x2) để tìm hiểu mối liên quan giữa yếu tố cá nhân điều dưỡng với kỹ năngGDSK với mức ý nghĩa p <0,05

2.9 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

Trang 36

Điều dưỡng Nam Dinh

Nghiên cứu đã nhận được sự đồng ý của Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng TTỊ

Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn tồn tự nguyện khơng bị ép buộc, đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích cũng như nội dung của nghiên cứu

Tất cả các thông tin thu được từ đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích của nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao năng lực công tác cho điều dưỡng viên

2.10 Sai số và biện pháp khắc phục

* Sai số khi thực hiện quan sát bằng bảng kiểm: Nghiên cứu sử dụng bảng kiểm để đánh giá vì vậy điều đưỡng viên có thê chủ động thực hiện đầy đủ các bước nếu biết mình đang được quan sát Vì vậy người quan sát thực hiện quan sát khách quan không báo trước đề hạn chế sai số

Trang 37

Chương 3

KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU

Qua khảo sát trên 190 điều dưỡng thực hành chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, chúng tôi thu được các kết quả nghiên cứu như sau: 3.1.Thông tin chung vé đối tượng nghiên cứu

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu bao gồm tuổi, giới, trình độ chuyên môn và thâm niên công tác với các kêt quả cụ thê là: w “Nam

Biểu đồ 3.1.Đặc điểm về giới tính

Đa phần đối tượng nghiên cứu là nữ giới với tỷ lệ chiếm 76,8% @90 @80 @70 @60 @50 @40 @30 @20 @10 @0 4

Nhóm tuổi từ 20-30 Nhóm tuổi từ 30-50 Nhóm tuổi trên 50 tuổi tuổi tuổi

Biêu đô 3.2.Đặc điềm về tuôi

, Đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ trên 30 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ chủ

Trang 38

Bang 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu(n=190) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Trình độ chuyên môn Trung cấp 49 25,7 Cao đẳng 63 33,2 Dai hoc 78 41,1

Sau dai hoc 0 0,0

Tham nién cong tac

<5 nam 17 8,9 > 5 nam — 10 nam 36 18,9

> 10 năm 137 72,2

Theo bảng trên cho thâytất cả các đôi tượng nghiên cứu có trình độ chuyên môn từ đại học trở xuống Ba phần tư trong số đối tượng nghiên cứu có thâm niên công tác trên I0 năm (72,2%)

3.2 Thực trạng kiến thức và thực hành về giáo dục sức khỏe của điều dưỡng 3.2.1 Thực trạng kiến thức về giáo dục sức khỏe của điều dưỡng

Bảng 3.2 Thực trạng kiến thức về kỹ năng làm quen, quan sát và lắng nghe của điều dưỡng(n=190) Số lượng ĐD | Tỷ lệ DD Nội dung kiến thức trả lời đúng | trảlời (n) đúng (%) Kỹ năng làm quen Điều dưỡng thực hiện chào hỏi thân mật đôi tượng 177 93,2 giáo dục sức khỏe Điều đưỡng nêu rõ lý do, ý nghĩa của buôi giáo đục ` ° 169 88,9

sức khỏe đê cho đôi tượng hiệu rõ

Điều dưỡng nên quan tâm đến các đặc điểm, các vẫn

đề liên quan đến người bệnh và gia đình khi mở đầu 163 85,8

Trang 39

hiện tượng liên quan đên các vân dé, chủ đê sức khỏe mà chúng ta chuân bị nói chuyện

Điêu dưỡng nên quan sắt bao quát đê biệt được mức

độ quan tâm, chú ý của người bệnh với mình 152 80,0

Điêu dưỡng nên yêu câu gia đình mô tả hoặc thực hiện một sô hành động liên quan đên các hoạt động nâng cao sức khỏe đê năm được tình hình hiệu biệt của người bệnh về vân đề

146 76,8

Điều dưỡng có thể trao đôi ngay với người bệnh khi phát hiện được những vấn đề có ảnh hưởng xấu đến

sức khỏe đê có hướng giải quyét

156 82,1

Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lăng nghe nghĩa là nghe một cách chủ động,

nhìn vào mắt người nói và biểu hiện sự thân thiện,

khích lệ người nói

156 82,1

Thê hiện sự lăng nghe còn ở sự đông cảm, sự thâu

hiệu thê hiện qua cử chỉ, dáng điệu 156 82,1

Điêu dưỡng không nên đột ngột ngắt lời người nói, làm việc khác, hoặc nhìn đi nơi khác và thê hiện sự

sốt ruột, khó chịu 148 77,9

Trong kỹ năng làm quen; điều dưỡng thực hiện chảo hỏi thân mật đối tượng giáo dục sức khoẻ chiếm tỷ lệ cao nhất 93,2%, điều dưỡng nêu rõ lý do, ý nghĩa của

buổi GDSK là 88,9% và điều dưỡng quan tâm đến đặc điểm người bệnh và gia đình

người bệnh là 85,8%.Kiến thức đúng của điều dưỡng về kỹ năng quan sát trong GDSK trên 80%, chỉ có kiến thức về điều dưỡng yêu cầu gia đình mô tả hoặc thực hiện một số hành động liên quan đến các hoạt động nâng cao sức khoẻ là chiếm 76,8%.Kiến thức về kỹ năng lắng nghe bao gồm nghe một cách chủ động biểu hiện

sự thân thiện, lắng nghe còn ở sự đồng cảm, thấu hiểu thê hiện qua cử chỉ và điều

dưỡng không đột ngột ngắt lời người nói, làm việc khác thì tỷ lệ điều dưỡng trả

Trang 40

Bang 3.3.Thực trạng kiến thức về kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giải thích, kỹ

năng sử dụng tài liệu GDSK và kỹ năng khuyến khích động viên khen ngợi của điều dưỡng(n=190) Số lượng ĐD | Tỷ lệ ĐD Nội dung kiến thức trả lời đúng trả lời (n) đúng (%)

Kỹ năng đặt câu hỏi

Sự cân thiết của việc đặt câu hỏi 146 76,8

Điêu dưỡng sử dụng câu hỏi đóng đê đánh giá 163 858 nhanh, đê biệt được tình hình chung của người bệnh

Điều dưỡng sử dụng câu hỏi mở là để đánh giá quan điểm, thái độ của người bênh về một vấn đề, các

nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng, cách giải quyết, các “ 142 đề xuất cho một việc cụ thê

Điều dưỡng cân đặt câu hỏi có liên quan với chủ đê

GDSK không nên hỏi lan man gây mất tập trung, anh 150 78,9

hưởng đến kết quả

Điêu dưỡng không nên hỏi kiên kiêm tra kiên thức 39 721

hoặc hỏi liên tục gây ức chê đôi tượng

Điêu dưỡng nên kêt hợp các dạng câu hỏi tùy thuộc

vào ý đồ và tình huống “8 Ps

Khi phát hiện người bệnh có những thiêu hụt kiễn

thức hoặc hiểu sai vấn đề người điều đưỡng cần cung 137 721 cap thong tin bô sung thích hợp, giải thích, làm rõ

cho người bệnh

Điều dưỡng cân đặt câu hỏi rõ ràng, ngăn gọn, dễ

hiểu, phù hợp với người bệnh, để giúp người bệnh có 146 76,8 câu trả lời đúng trọng tâm, có đủ thông tin

Kỹ năng giải thích

Ngày đăng: 06/01/2024, 08:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w