Những lợi ích mà môi trường số mang lại là rõ ràng tuy nhiên nó cũng gây ảnh hưởng tiêu cực khi ngườidùng dành thời gian nhiều vào việc sử dụng các thiết bị công nghệ, không kiểm soátđượ
Trang 1Nguyễn Thị Mến
PHAT TRIEN NANG LUC SO CHO HỌC SINH
TRUONG WESTLINK INTERNATIONAL SCHOOL
LUẬN VAN THẠC Si THONG TIN - THU VIEN
Hà Nội - 2023
Trang 2Nguyễn Thị Mến
PHAT TRIEN NANG LUC SO CHO HỌC SINH
TRUONG WESTLINK INTERNATIONAL SCHOOL
Chuyén nganh: Khoa hoc Thong tin - Thu vién
Mã số: 8320201.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Đỗ Văn Hùng
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực tế của cá nhân tôi, đượcthực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Văn Hùng.
Trong luận văn, những thông tin tham khảo từ những công trình nghiên cứu
khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này làtrung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào Tôi xin chịu trách
nhiệm vê công trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày — tháng năm 2023
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Mến
Trang 4LOI CAM ON
Đề hoàn thành khóa học thạc si này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
từ phía các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Thông tin- thư viện, Trường Đại họcKhoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, sự động viên khích lệ từ
phía gia đình, bạn bè.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Đỗ Văn Hùng, thầy
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thành nội dung nghiên cứu bang tất cảnăng lực và sự tận tâm của mình, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi nhiều thiếusót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô và cácđồng nghiệp cho đề tài nghiên cứu của mình đề luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin trân trọng cảm on!
Hà Nội ngày tháng năm 2023
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Mén
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
0/19/2001 1
DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT 2-2 se se ©<£se©sseessesseezserssessee 3
8 Câu trúc của luận vă¡n - 2311111111111 9531 11 nen ngư 16
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU 17
Trang 6Chương 3 GIAI PHÁP PHÁT TRIEN NANG LUC SO CHO HỌC SINH
TRƯỜNG WESTLINK INTERNATIONAL SCHOOL 57
3.3.2 Hướng dân câu trúc thư mục và lưu trữ tài liệu
3.3.3 Hướng dân học sinh sử dụng phan mêm thư viện 3.3.4 Hướng dân học sinh làm quen với tệp và thao tác với tệp và
sử dụng thiết bị lưu trữ ngoài
3.3.5 Hướng dân học sinh tìm kiêm thông tin, tải tài liệu trên internet3.3.6 Hướng dân sử dụng máy tính bảng
KET LUẬN s<c<<©s<©SsEvsEEseEEeEkeEEASEkAEEAeETAECkAETAstTAerkerssrrssrkserssrrsee 70
4.1 Các vân đê được giải quyêt trong nghiên cứu
4.2 Hạn chê của nghiên cứu
Trang 7DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
TBTM Thiet bị thông minh
TTTBCN Trang hiét bi công nghệ
TV Thu vién
Trang 8DANH MỤC BANG BIEU
Giáo viên trường Quốc tế Westlink - 2-52 2+scterxeEeEerrrrrered 25Học sinh trường Quốc tế Westlink - 5+ ©52+cs+zxecxzxzzsersee 29
Số lượng học sinh từ các quốc gia -¿-©5¿©2+2x++cx+rxzrxerseee 30
Bảng hỏi liên quan đến kỹ năng tìm kiếm thông tin . 39Bảng hỏi giao tiếp trên môi trường số -¿- ¿2 s5s2££+£zz£zxcred 40Bảng hỏi học sinh về an toàn thông tin 2- 5¿2+2c+2s+zcxzz 43Kết quả đánh giá NLS của học sinh do giáo viên đánh giá 53
Trang 9DANH MỤC HÌNH VE, BIEU DO
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tô chức của trường quốc tế Westlink 2 ¿-: 26Hình 1.2 Tài liệu hướng dẫn học sinh kỹ năng sỐ - - 2: 2 22 22 22 2252: 66
Biểu đồ 2.1 Số lượng học sinh các lớp - 2 2 s+E+£E+E++EzEEerkerrezreerxee 30
Biểu đồ 2.2 Học sinh sở hữu thiết bị thông minh - 2-2 5-52 s2 22522 2252: 32Biểu đồ 2.3 Sáng tạo nội dung số của học sinh - - s- cx+xckeEvrkeEekerxererkerees 36
Biểu đồ 2.4 Mục đích HS sử dung internet ¿-s- scxe+x+xerxerxerrerreersee 46
Biểu đồ 2.5 Kết quả đánh giá NLS của hoc sinh từ giáo viên - - 54
Trang 10MỞ DAU
1 Đặt van đề nghiên cứu
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã tác động to lớn đến mọi
mặt đời sống xã hội Sự ra đời của máy tính, mạng internet và viễn thông đã làmthay đổi nhanh chóng cách thức con người giao tiếp, chia sẻ, truy cập thông tin Từ
đô thị tới các khu vực nông thôn, miền núi những phương tiện thiết bị như: máytính, điện thoại thông minh đã trở nên quen thuộc Đặc biệt đại dịch covid 19 diễn
ra đã làm thay đôi cách thức học tập và làm việc, việc tiếp cận các trang thiết bịthông minh dé phục vụ học tập càng trở nên phổ biến Sử dụng các trang thiết bị số,
mạng internet dé phục vụ nhu cầu khai thác thông tin, nghiên cứu, hay giải trí mang
lại nhiều tiện ích như: tiếp cận thông tin nhanh chóng, dễ dàng, đa dạng, nhưng bêncạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức yêu cầu nâng cao kỹ năng sử dụng thiết bị và
an toàn trên môi trường số hay còn gọi là năng lực số
Theo số liệu báo cáo của we are social và Hootsuie (2020) Việt Nam có có tỉ
lệ người sử dụng internet là 68 triệu người chiếm 70% dân sé, tỷ lệ sử dụng mạng
xã hội là 65 triệu tài khoản mạng xã hội tương đương 67% dân số (Đỗ& Tran,
2021) Về tỷ lệ sử dụng smartphone Việt Nam đang đứng thứ 10 trên thế giới với63.1% dân số sử dụng (số liệu từ Statista)
Thế hệ trẻ ngày nay được tiếp cận với công nghệ số từ rất sớm Họ được sinh
ra trong một môi trường được bao quanh bởi công nghệ số (Đỗ, 2021) Nhờ tiếp cận
với công nghệ số từ rất sớm nên thế hệ trẻ có ứng dụng trải nghiệm với các trang
thiết bị công nghệ từ sớm, như máy tính, Internet, điện thoại thông minh, tivi,Ipad chúng ta có thé dé dàng nhìn thấy những đứa trẻ 3 tuổi đã có thé sử dụngthành thạo điện thoại thông minh hay Ipad Ngày nay, học sinh tiểu học đã có cơ hộitiếp xúc với máy tính và mang internet từ rất sớm dé tìm kiếm thông tin phục vụhọc tập, hay các em học sinh trong độ tuổi thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hộitương tác kết nối với bạn bè, mọi người người xung quanh và kết bạn trong thế giới
ảo Họ cũng có khả năng sáng tạo nội dung trên internet như viết blogs, làm video
từ rât sớm.
Trang 11Những lợi ích của việc sử dung thiết bị số và môi trường số mang lại khá rõrệt, người dùng truy cập thông tin nhanh chóng tới kho tri thức không lồ của nhânloại, tìm kiếm nguôn tài liệu phục vụ học tập nghiên cứu, kết nối duy trì liên hệ với
bạn bè, người thân động giải trí như nghe nhạc, chơi game Những lợi ích mà môi
trường số mang lại là rõ ràng tuy nhiên nó cũng gây ảnh hưởng tiêu cực khi ngườidùng dành thời gian nhiều vào việc sử dụng các thiết bị công nghệ, không kiểm soátđược thời gian và việc dành thời gian quá nhiều cho mạng xã hội có thê dẫn tới xaolãng công việc, học tập, người dùng tiếp cận với các thông tin chưa được kiểmchứng có nội dung sai lệch, nguồn tin không chính thống, thậm chí là các website
có nội dung độc hại Do đó, xác định được mức độ NLS của HS và có biện pháp dé
phat triển KNS cho HS là van dé cấp bách trong giai đoạn hiện nay Đặc biệt đối
với trường quốc tế Weslink là một trường rất quan tâm tới phát triển các kỹ năng
cho trẻ trong đó có KNS.
Trường quốc tế Westlink là một thành viên của tô chức giáo dục International
Schools Partnership (ISP), một tổ chức giáo dục có trụ sở tại Anh Quốc với hệ thống
gan 60 trường học tại 16 quốc gia Trường được xây dựng ở khu vực phía Tây HồTây Hà Nội từ năm 2021 với diện tích 2.5 ha Bao gồm 2 tòa nhà bao gồm khối tiêuhọc và khối trung học với tiêu chuan quốc tế bao gồm, các phòng học, phòng đanăng, thư viện, bé bơi 4 mùa, phòng dạy nấu ăn, phòng dạy nhạc, phòng
múa Trường đã hoàn thành và đi vào hoạt động tháng 8 năm 2023 Với mục tiêu tạo
ra một môi trường học tập cho học sinh phát triển 3 yếu tố chính là kiến thức, các kỹ
năng và hoạt động, phát triển cho học sinh kiến thức, năng lực tư duy phản biện,nghiên cứu, giao tiếp xã hội và khả năng tự quản lý Đối với chương trình IB nhàtrường đặc biệt chú trọng tới phát trién chương trình đọc sách và dạy kỹ năng cho họcsinh, đặc biệt là phát triển các nội dung giảng dạy cho học sinh trong thư viện Vì vậy
việc đưa nội dung phát triển năng lực số vào các tiết học đáp ứng nhu cầu nâng cao
năng lực số cho học sinh hoàn toàn phù hợp với mục tiêu nâng cao các kỹ năng chohọc sinh của nhà trường nói riêng và theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo vềphát triển năng lực số nói chung Do vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực
số cho học sinh trường Westlink International School” làm đề tài luận văn của mình
Trang 12Hy vọng đề tài có những đóng góp thiết thực cho việc phát triển kỹ năng số cho giáoviên và học sinh trường Westlink International School nói riêng và góp phần pháttriển năng lực số cho các trường tiêu học nói chung.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về năng lực số và phát triển năng lực số trên thế giới là một van đề
thực tiễn và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay Do đó, trên thế giới và Việt Nam đã cókhá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tiếp cận nhiều chủ đề như:
Năng lực số dành cho trẻ em có Digital literacy for kindergarten của tác giả
Tracey Westwood Sách hướng dẫn dành cho giáo viên mầm non trong hoạt độngdạy và học KNS bắt đầu dành cho học sinh mẫu giáo Cuốn sách thiết kế các bàihọc cụ thê triển khai theo từng nội dung về thiết bị số, an toàn số như: giới thiệu về
Ipad, mang internet, mạng xã hội, thông tin giả trên mang, bảo vệ tài khoản cá nhân.
Các bài học được lồng ghép với các hoạt động trò chơi dành cho học sinh mẫu giáonên được đơn giản hóa nội dung giảng dạy theo hướng phù hợp với trẻ mẫu giáo,
đồng thời giáo viên có thé tự điều chỉnh nội dung day theo ý tưởng của họ, cuốn
sách là cam nang dành cho giáo viên mầm non xây dựng bài học dạy KNS cho HSlứa tuổi mẫu giáo Chương trình Digital literacy in Primary school phát triển KNSdành cho hoc sinh mẫu giáo và tiêu học theo chương trình giáo dục phổ thông củaLiên Bang Nga, chương trình giáo dục nhằm mục tiêu trang bị KNS cho học sinhmam non và tiêu học theo định hướng chiến lược về chuyền đổi giáo dục Quốc gia
nhằm bổ trợ nâng cao KNS cho người học Nội dung tập trung vào 3 phan chính là
kiến thức thông tin, thực hành máy tính, công nghệ số và truyền thông số, nội dungcủa các bài học được chia ra với thời lượng giờ dạy cụ thể các tiết học và chuẩn đầu
ra Chương trình được biên soạn bởi các giáo viên có kinh nghiệm, các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực giáo dục lâu năm, Tuy nhiên những công trình trên là
tài liệu hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên chưa có nghiên cứu đánh giá NLS
của học sinh mẫu giáo cũng như các giải pháp từ phía gia đình và xã hội để có sựphối hợp đồng bộ trong quá trình giáo dục phát triển NLS cho trẻ
Nghiên cứu về NLS dành cho học sinh tiểu học của tác giả GianfrancoPolizzi đăng trên tạp chí Computers & Education số 152 (2020) về kiến thức KTS
Trang 13và chương trình giảng dạy NLS quốc gia của Anh Đánh giá và tương tác với nộidung trực tuyến theo khảo sát của tác giả ở trẻ em chỉ 2% học sinh tiểu học và trunghọc có thé xác định được những thông tin sai lệch trên Internet khi tiến hành tìmkiếm thông tin Một nửa số trẻ từ 12 đến 15 tuổi được hỏi khó đánh giá độ tin cậy
của các nguồn tin trên internet Cứ 10 người trong độ tuổi từ 10-15 thì có 3 người
cho rằng các trang web tin cậy là những web được đưa ra trong kết quả tìm kiếm
(Gianfranco, 2020) Các nhà giáo dục và những nhà hoạch định chính sách đã tranh
luận về việc có nên đưa năng lực số trở thành môn học được giảng dạy tại các
trường học trong chương trình (Wallis &Bukingham, 2019, 196,197,199) Những ý
kiến đồng tình cho rằng đưa NLS vào giảng day góp phần thúc day HS phát triển
một cách toàn diện bản thân, khuyến khích học sinh khám phá các vấn đề chính trị
xã hội một cách nghiêm túc, tiếp cận internet cũng là thể hiện tính dân chủ, giáo dục
kỹ năng sử dụng máy tính và internet cũng dạy HS những kiến thức cần thiết để sửdụng các TBS, đánh giá nội dung số Bên cạnh đó có những ý kiến đồng tình cho
rằng việc giảng dạy năng lực số cần được ưu tiên tại các trường nhằm trang bị cho
các em tư duy phản biện về khi tiếp cận thông tin trên internet giúp học sinh đượchưởng những tiện ích mà tài nguyên số mang lại đồng thời thúc đây phát triển tưduy phản biện Tác giả đã tiến hành phương pháp khảo sát và phỏng vấn với đốitượng được phỏng vấn đến từ các lĩnh vực ngành nghề khác nhau câu hỏi tập trung
vào khía cạnh khai thác tài liệu số của họ như thé nao dé từ đó đưa ra những đánhgiá cách tiếp cận thông tin trên internet của những người trưởng thành Bên cạnh
những ý kiến đồng tình thì một số quan điểm cho rằng các kiến thức về truyềnthông được dạy là thiếu tính học thuật, một nửa số giáo viên tiểu học và trung học ởAnh cho rang chương trình dạy sẽ không trang bị các kỹ năng đọc viết mà trẻ cần
do dành nhiều thời gian dé day NLS (National Literacy Trust, 2018, tr 4) Tiến
hành khảo sát hơn một nửa số giáo viên đang công tác tại các trường tiêu học và
trung học Anh cho rằng chương trình giảng dạy ở trường nên được sửa đổi dé trang
bị cho trẻ em những kỹ năng cần thiết dé xác định thông tin trực tuyến sai lệch Bộgiáo dục Anh đồng ý việc trang bị kiến thức KTS nên là một phần trong chương
trình giảng dạy được tích hợp vào chương trình như là một môn học Dù vậy,
Trang 14nghiên cứu của tác giả chỉ ra được sự cần thiết của việc nâng cao năng lực số chohọc sinh mà chưa đưa ra giải pháp phát triển năng lực số cho họ.
Chủ đề thanh thiếu niên với kỹ năng có cuốn năng lực số của người trẻ trongthời đại số của tác giả Luci Pangrazio nghiên cứu hành vi của thanh thiếu niên trong
việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số Tôi đã gặp gỡ những bạn trẻ Australia từ 14-19
tuổi, dé tìm hiểu những suy nghĩ và hiểu biết của họ về truyền thông số đối với cuộcsông hàng ngày (Lucy, 2018) Tác giả tìm hiểu những ảnh hưởng của phương tiện kỹthuật số đến người trẻ trong xã hội hiện đại, đánh giá NLS của người trẻ trong thế
giới số, cách thức họ thể hiện danh tính trong MTS, có thê nói nền tảng KTS đã tạo racác phương thức tiếp cận da dạng phong phú cho người trẻ có thé kết nối với thé giới
mà họ song, các MXH như Facebook, Youtube, Skype, Steam trở thành những công
cụ thiết yếu cho giao tiếp và giải trí dành cho mọi người và mọi lứa tuổi Những nềntảng này như một phương thức hiệu quả đối với nhiều người trẻ những người mà sinh
ra và lớn lên và được bao quanh bởi internet và cách thiết bị công nghệ (boyd, 2014;
Ito et al., 2010) Tác phẩm cũng đề cập tới quan điểm của giới trẻ về công nghệ và
các TBS, cách thức những người trẻ sử dụng nên tảng số để giao tiếp kết nối với
những người khác, theo tác giả các công ty công nghệ đã đóng vai trò quan trọng
trong việc định hình phong cách giao tiếp của người trẻ trong môi trường số, xâydựng nén tảng kỹ thuật cho họ, tác giả đề xuất phát triển các kỹ năng, hiểu biết về
công nghệ KTS cho người trẻ để nâng cao NLS cho họ Những người có liên quan
như các nhà nghiên cứu, trường học, gia đình, các công ty công nghệ, và những người
trẻ Hỗ trợ thúc day NLS cho người trẻ trong kỷ nguyên số cũng là cách cộng đồng xãhội cảm nhận sự chuyền đổi do KTS mang lại Tuy vậy cuốn sách mới dùng lại ởviệc nghiên cứu NLS của người trẻ mà chưa đưa ra giải pháp cụ thé của van dé
Nghiên cứu ở Việt Nam có nhóm tác giả Lê Thị Phượng, Phạm Thị Phương
Nam thực hiện một khảo sát nhằm đánh giá thực trạng NLS của học sinh trung họctại một số trường THCS trên địa bàn quận Cầu Giấy bởi theo tác giả giáo dục không
chỉ phát triển năng lực chung, năng lực đặc thù mà cần phải chú trọng phát triểnNLS (Lê & Nguyễn, 2023) do đó tìm hiểu mức độ biểu hiện NLS của HS ở cấpTHCS dé định hướng phát triển NLS của học sinh và bồi dưỡng kịp thời Các tác
10
Trang 15giả đã tiến hành khảo sát học sinh trung học cơ sở quận Cầu Giấy trên bộ câu hỏiđược xây dựng dựa trên khung năng lực số dành cho học sinh phổ thông của LêAnh Vinh và cộng sự, sau khi tiến hành khảo sát bảng hỏi tại một sé truong nhu:THCS Cầu Giấy, THCS Dich Vong, THCS chuyên Ha Nội Amsterdam, THCSDewey, THCS Mai Dich, THCS Nghia Tan, THCS Tran Duy Hung cac mau khaosát được thu thập, tiến hành xử ly dữ liệu dé đánh giá NLS của HS Kết qua chothấy KNS của HS da số biểu hiện ở mức 1 bao gồm năng lực vận hành thiết bị củahọc sinh, năng lực tìm kiếm, chọn lọc thông tin ở mức kém, năng lực chia sẻ và hợp
tác trên môi trường số, năng lực giao tiếp ở mức khá, năng lực sáng tạo nội dung
của học sinh rất mạnh mẽ, năng lực an toàn kĩ thuật số, năng lực giải quyết các vấn
dé kỹ thuật chưa tốt Tổng quan cho thấy năng lực số của HS chủ yếu ở mức 1
Nghiên cứu tập trung vào đối tượng HS trung học cơ sở và những đánh giá mức độ
thành thạo các KNS của HS tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở khảo sát và đánh giá NLS của HS trung học cơ sở chưa có giải pháp.
Chủ đề NLS dành cho sinh viên, trên thế giới đã có nghiên cứu NLS qua
hoạt động giữa nhân viên thư viện và cộng đồng giảng viên ở bài viết trên tạp chí
Journal academic librarianship của tác giả Theresa Brusess và cộng sự Tác giả đã
trình bày thực trang các trường đại học ở Mỹ thành lập các cộng đồng học tập déthúc day việc học tập trong sinh viên và tạo sự kết nối giữa giảng viên với sinh viên
Các cộng đồng học tập đôi khi được quản lý bởi các nhân viên thư viện Nhân viên
thư viện đóng vai trò là người hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên KNS thông qua các tiếthọc, lớp tập huấn tại thư viện Nghiên cứu chỉ ra rằng ngày nay sinh viên được baoquanh bởi thông tin và có thê tiếp cận với rất nhiều thông tin giả nhưng lại không có
sự chuẩn bị về kỹ năng dé nhận biết tiếp nhận xử lý chọn lọc những thông tin đó
Đặc biệt là sinh viên chuyên ngành tự nhiên và xã hội có những môn học phân tích
thống kê dit liệu do vậy sinh viên cần phải có một nền tang đọc hiểu và phân tích dữliệu Vì thế hiểu biết về dữ liệu, thông tin trở thành một phần cốt lõi của giáo duc
đại học Các nhân viên thư viện tại một số trường đại học Mỹ đã thông qua kênhhọc tập của các nhóm tại trường đại học để phát triển các khóa học nhăm giảng dạyNLS Ngoài hỗ trợ sinh viên trong các nhóm học tập các thủ thư tại thư viện đại học
11
Trang 16tại Mỹ cũng tích cực nghiên cứu hỗ trợ giảng viên trong việc quản lý dữ liệu, bồidưỡng cho giảng viên và sinh viên trong trường đại học, sự kết hợp này vừa nângcao năng lực số cho cộng đồng giảng viên vừa tạo sự gắn kết giữa các nhân viên,
giảng viên và sinh viên trong khuôn viên trường đại học (Theresa, 2020).
Tạp chí thông tin tư liệu số 2 năm 2022 có bài viết về năng lực số dành chogiảng dạy và học tập trực tuyến của tác giả Đỗ Văn Hùng và Trần Đức Hoà, bài báođưa ra cái nhìn tổng quan về năng lực số tại Việt Nam, các chính sách đào tạo, pháttriển và hoạt động dự án triển khai nhằm nâng cao NLS Theo tác giả dé phát triểncông nghệ thông tin cho người học cần trang bị kiến thức xuyên suốt kỹ năng công
nghệ thông tin trong các cấp học và tích hợp với khung chuẩn đầu ra (Đỗ&Trần,2022) Khảo sát và trải nghiệm thực tế NLS của sinh viên đại học trong khối khoa
học xã hội và nhân văn dựa trên 7 nhóm kỹ năng cơ bản kết quả cho thấy NLS củasinh viên ở mức trung bình mà nguyên nhân của thực trạng là thiếu thiết bị phục vụhọc tập và người học chưa được hướng dẫn đào tạo trước đó và chưa có sự hỗ trợ đểthích ứng với chương trình học tập trực tuyến Đánh giá và đề xuất của các tác giảnhằm nâng cao năng lực số cho người dạy và người học thông qua phát triển các kỹ
số cho họ là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay
Nghiên cứu NLS của sinh viên đại học dựa trên tham chiếu khung năng lực sỐDigcom của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Nam, Lê Tô Minh Tâm, Trần Thái Hòa,
năng lực số của sinh viên là yếu tố quan trọng với hình thức học tập mới cũng nhưchuẩn bị cho nghề nghiệp và cuộc sống sau này (Nguyễn &cộng sự, 2023) Dữ liệu
thu thập từ 793 sinh viên trường đại học kinh tế đại học Huế khám phá các yếu tố cánhân có như giới tính, ngành học, niên khóa, vùng miền, lịch sử đào tạo công nghệthông tin có ảnh hưởng đến khía cạnh NLS hay không Khảo sát chỉ ra năng lựcthông tin và dữ liệu sinh viên trên 50% đánh giá ở mức tốt trở lên, trong số này sinhviên cho rằng họ tốt nhất ở việc nội dung đăng tải trực tuyến và biết cách bảo vệ an
toàn cho bản thân năng lực tạo lập nội dung số bị đánh giá thấp nhất, sinh viên cũng
đánh giá họ ở mức thấp trong khả năng giải quyết vấn đề Các đánh giá cho thấynhững cảm nhận của sinh viên về NLS của họ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu
tố môi trường, khu vực sống, chuyên ngành, tuy nhiên kết quả chỉ là những đánh giá
12
Trang 17mang tính chủ quan của họ chưa phản ánh đúng thực tế mức độ của sinh viên Nghiên
cứu dừng lại ở đánh giá NLS của sinh viên từ dtr liệu thu được của khảo sát.
Về NLS cho giáo viên tác giả Trần Thị Giang có bài viết trên tạp chí Giáodục (số 22, 2019) đề xuất biện pháp phát triển năng lực số cho đội ngũ giáo viên
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Theo tác giả giáo dục ngày nay ứng
dụng công nghệ ngày càng mạnh mẽ dẫn tới đòi hỏi phải nâng cao năng lực số cho
giáo viên để đáp ứng tốt hơn yêu cầu dạy học Các công việc thực hiện các khâu củaquá trình dạy học như: xây dựng cơ sở dữ liệu số; thiết kế bài giảng số; thực hiện
bài giảng số trong hệ thống quản lí số hóa (LMS) với các nội dung phương thức dayhọc số hóa và các phương tiện thông tin và truyền thông hiện đại; kiểm tra, đánh giákết quả học tập bằng các phần mềm đánh giá thích hợp (Trần, 2019) NLS trong dạy
học bao gồm năng lực thiết kế bài giảng giáo án số, năng lực sử dụng phương tiệnTBS, năng lực thực hiện quy trình dạy học SỐ, năng lực xây dựng cơ sở và học liệu
số Trong khi đó đội ngũ giáo viên hiện nay có trình độ khác nhau số lượng lớn nêncần có nhiều giải pháp như tự học tự nghiên cứu, học văn bằng 2, tham gia các khóabồi dưỡng ngắn hạn dé nâng cao chất lượng đội ngũ giảng day trong giai đoạn hiện
nay TS Ninh Thị Kim Thoa đánh giá NLS của giảng viên các ngành khoa học xã
hội và nhân văn dựa trên nghiên cứu định lượng với dữ liệu thu thập từ 135 giảng
viên, nghiên cứu được tiễn hành dựa trên mô hình năng lực số của JISC đề thu thập
dữ liệu liên cấp bao gồm 6 lĩnh vực chính và 15 NLS cụ thể được điều chỉnh cho
phù hợp với giáo viên thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn, kết quả thu được
cho thấy tổng thé giáo viên đã ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng day (Ninh,2022) Giáo viên tự đánh giá NLS của họ chủ yếu ở mức trung bình, nghiên cứucũng chỉ ra nguyên nhân của “thực trạng chất lượng nghiên cứu khoa học của giảngviên khoa học xã hội nhân văn chưa cao một phần là do năng lực CNTT còn thấp do
vậy cần đánh giá và xây dựng chương trình NLS cho giáo viên KHXHNV trong bối
cảnh mới của giáo dục đại học” Nghiên cứu cũng dừng lại ở khảo sát đánh giá chưa
đưa ra giải pháp cụ thể nhăm phát triển KNS cho họ
Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về NLS đã có khá nhiều Các
nghiên cứu vé đôi tượng từ hoc sinh mâu giáo, tiêu học, thanh thiêu niên va sinh
13
Trang 18viên giáo viên, giảng viên Các công trình nghiên cứu về cùng chủ dé NLS song
mỗi đề tài có đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau Các nghiên cứu hoặc tập
trung vào đánh giá NLS của đối tượng khảo sát, hoặc nghiên cứu đưa ra giải pháp
mà chưa có nghiên cứu nào hoàn thiện cả về đánh giá NLS cũng như giải pháp pháttriển NLS cho đối tượng là học sinh mẫu giáo và tiêu học Chính vì vậy đề tài “Pháttriển năng lực số cho học sinh trường Westlink International School” là đề tài hoàn
toàn mới và cần thiết
3 Vấn đề nghiên cứu
NLS trở thành yếu tố sống còn để tồn tại và phát triển trong thời đại hiện naykhi mà chuyên đổi số đang len lỏi đến từng ngóc ngách mọi mặt của cuộc sông Côngnghệ được ứng dụng vào mọi khía cạnh đời sống kinh tế đòi hỏi con người cũng phảithay đổi cách thức tiếp cận bằng cách phát triển bản thân hơn nữa, nâng cao các kỹnăng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc và cuộc sống NLS được coi lànhân tố then chốt để đạt được thành công trong học tập nghiên cứu và phát triển sựnghiệp trong tương lai Do đó phát triển NLS cho học sinh trường Westlink trong thờiđại công nghệ mà thế hệ trẻ được sinh ra và bao quanh bởi môi trường số, việc đảotạo, hướng dẫn nâng cao nhận thức về KNS cho các em là hết sức cần thiết dé các em
có thê học tập phát triển an toàn Đó cũng là yêu cầu cấp thiết của một nền giáo dụcchuẩn quốc tế mà ban giám hiệu nhà trường đang hướng tới
4 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu năng lực số của học sinh trường quốc tế Westlink sẽ là cơ sởkhoa học và thực tiễn để tác giả đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm pháttriển năng lực số cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo củaNhà trường và đóng góp lý thuyết vào phát triển năng lực số cho học sinh tiêu học
5 Câu hỏi nghiên cứu
Để nghiên cứu và giải quyết vấn dé phát triển năng lực số cho học sinh
trường Westlink tác giả tập trung vào giải quyết các van dé sau:
Câu hỏi 1: Năng lực số của học sinh trường Westlink được thể hiện ở những
khía cạnh nào và đang ở mức độ nào?
Câu hỏi 2: Giải pháp nào để nâng cao năng lực số của học sinh trường
Westlink?
14
Trang 196 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phương pháp cụ thể sau:
Phương pháp phân tích tài liệu: Dựa trên những công trình nghiên cứu trước
đó về khung năng lực số, phát triển năng lực số, tài liệu giảng day dé viết tong quan
và xây dựng bài giảng phát triển năng lực số trong các tiết học tại thư viện
Phương pháp phỏng vấn sâu: trên cơ sở tham khảo các khung năng lực sốtrong và ngoài nước tác giả đã xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn và thực hiện phỏngvấn 30 em học sinh trường trong độ tuôi từ 5-9 tuôi
Phỏng vấn giáo viên: phỏng vấn 4 giáo viên từ lớp PYP (mẫu giáo) đến lớp
4 Các giáo viên là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy học sinh các môn học
trong đó có môn công nghệ thông tin.
Phỏng vấn phụ huynh học sinh: phỏng vấn 25 phụ huynh có con đang học
tập tại trường Westlink Trong đó có phụ huynh có cả 2 con đang học tập tại trường.
Phương pháp quan sát: quan sát kỹ năng sử dụng máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh của học sinh khi sử dụng tại thư viện
Quan sát học sinh khi tham gia các tiết học thư viện bao gồm hoạt động thực
hành trên máy tính, máy tính bảng tại thư viện
Quan sát học sinh thao tác trên máy tính trong tiết tin học tại phòng máy tính
của trường
Quan sát học sinh trong quá trình sử dụng máy tính bảng để làm Quiz, các
cuộc thi trí tuệ trực tuyến do nhà trường tổ chức
7 Ý nghĩa về về mặt lý luận & thực tiễn
Nghiên cứu và ứng dụng khung năng lực số vào chương trình giảng dạy tạitrường học ở Việt Nam còn rất hạn chế Cho đến nay mới chỉ dừng lại ở đánh giánăng lực số của họ sinh mà chưa đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn
đề tồn tại Do đó nghiên cứu góp phần vào xây dựng và phát triển nội dung nângcao năng lực số cho học sinh ở cấp tiêu học trung học và trung học phổ thông
Ứng dụng khung năng lực số dành cho học sinh tiểu học vào biên soạn nội
dung tiết học tại thư viện là tài liệu tham khảo hữu ích cho các trường học dé phattriển kỹ năng số cho học sinh góp phan nâng cao chất lượng giảng dạy và hoc tập
15
Trang 20Dựa trên khung năng lực số đành cho học sinh tiểu học, xây dựng nội dung
các tiết học thư viện nâng cao năng lực số cho học sinh trường Westlink Kết quả
của nghiên cứu cũng là gợi ý để các thư viện trường học triển khai các hoạt độnggiảng dạy phát triển năng lực số cho học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở
và trung học phố thông
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luậnvăn có kết cau gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2 Đánh giá năng lực số của học sinh trường Westlink International
School
Chương 3 Giải pháp nâng cao năng lực số cho học sinh trường Westlink
International School
16
Trang 21Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU
1.1 Phát triển năng lực số
Khái niệm năng lực
Năng lực là một khái niệm được tiếp cận dưới nhiều phương diện khác nhau.Dưới góc độ tâm lý học năng lực là điều kiện tâm lí của cá nhân để hoàn thành có
kết qua một hoạt động nào đó (Laytex, A.A Xmiecnov, X.L Rubinstein, A.V
Petropski ) hay năng lực là sự kết hợp hợp lý kiến thức, kỹ năng và sự sẵn sàngtham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực hướng tới
giải pháp cho các vấn đề (F.E Weinert, 2001), năng lực là kha năng hành động tiến
bộ dựa vào việc sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để giải quyết van dé tìnhhuống trong cuộc sống
Theo Bộ Giáo dục và đảo tạo định nghĩa “Năng lực là thuộc tính cá nhân được
hình thành phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập rèn luyện cho phép conngười huy động tổng hợp các kiến thức kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhưhứng thú niềm tin ý chí thực hiện thành công một loại hành động nhất định đạt kếtquả mong muốn trong những điều kiện cụ thể
Khái niệm năng lực số
Theo Ủy ban và nghị viện châu Âu định nghĩa Năng lực số liên quan đếnviệc sử dụng công nghệ số một cách tự tin và có tư duy phản biện phục vụ cho họctập giải trí công tác và giao tiếp UNESCO cũng định nghĩa năng lực số là khả năngtruy cập, quản trị, thấu hiéu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá và sáng tao thông tin mộtcách an toàn và phù hợp thông qua công nghệ số đề phục vụ cho thị trường lao độngphé thông, các công việc cao cấp và khởi nghiệp kinh doanh Nó bao gồm các năng
lực thường được biết đến như năng lực sử dụng máy tính, năng lực công nghệ thông
tin, năng lực thông tin hay năng lực truyền thông (UNESCO, 2018) Bàn về nănglực số đã có khá nhiều khái niệm được các nhà nghiên cứu đưa ra như: Năng lực số
là khả năng cần thiết để sử dụng công nghệ kĩ thuật số một cách an toàn và hiệu quảtrong nhiều hoạt động khác nhau như giáo dục việc làm và cuộc sống hàng ngày cáckhả năng này bao gồm khả năng truy cập quản lí đánh giá kết nối và sáng tạo thôngtin Ferrari (2012) hay Ala-Mutka định nghĩa “năng lực số là năng lực bao gồm hiểu
17
Trang 22biết về thông tin hiểu biết về phương tiện truyền thông, hiểu biết về internet và máy
tính hoặc trình độ công nghệ thông tin (tức là kiến thức kỹ năng phần cứng và phần
mềm) Dự án DKAP do UNESCO Bangkok cho rằng năng lực số là khả năng sửdụng kĩ thuật số của trẻ em dé định hướng (tự điều chỉnh), tham gia và đóng gópvào môi trường kĩ thuật số trong thế ki XXI (UNESSCO, 2019)
Ủy ban châu Âu định nghĩa “NLS liên quan đến việc sử dụng một cách tựtin, có phê phán, có trách nhiệm và tương tác với các công nghệ số dé học tập, làmviệc và tham gia vào xã hội NLS bao gồm kiến thức về thông tin và dir liệu, giaotiếp và cộng tác, hiểu biết về truyền thông, sáng tạo nội dung số (bao gồm cả lậptrình), an toàn (bao gồm an sinh số và các năng lực liên quan đến an ninh mạng), sởhữu trí tuệ, giải quyết van dé và tư duy phản biện” (Digcomp, 2022)
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc — UNICEF đưa ra khái niệm NLS làkiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ em phát triển trong một thế giới kỹ thuật
số ngày càng toàn cầu hóa, vừa an toàn vừa được trao quyên, theo những cách phù
hợp với lứa tuổi, văn hóa và bối cảnh địa phương (Tạp chí khoa học giáo dục ViệtNam, số 11, 2022)
Khái niệm phát triển năng lực số
Theo chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) “phát triển năng lực là
quá trình mà thông qua đó các năng lực của con người được hình thành, được thích
nghi và duy trì theo thời gian” Ủy ban chuyên gia về hành chính công của Liên Hợp
Quốc thi cho rang “phát triển năng lực là quá trình mà thông qua đó các cá nhân, tôchức, thể chế và xã hội phát khả năng đề thực hiện các chức năng giải quyết vấn đề
và đạt được mục tiêu”
Như vậy phát triển năng lực số có thé hiểu là quá trình trang bị cho conngười những kiến thức, kỹ năng của học sinh về công nghệ thông tin, truyền thông,
thái độ trách nhiệm của học sinh và sự vận dụng các yếu tố đó sử dụng, tham gia
vào môi trường số Đồng thời, hướng đến một mục tiêu chung, đó là phát triển các
kĩ năng giúp mọi người có thé tìm kiếm, đánh giá, quan lí được thông tin; có được
giao tiếp hiệu qua, hợp tác, giải quyết van dé, đảm bao an toàn, từ đó giúp người đó
có thể thành công trên môi trường số (Nguyễn, 2022)
18
Trang 231.2 Giới thiệu một số khung năng lực số
Các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được tầm quan trọng của nâng caonăng lực số cho công dân điều đó được thé hiện băng sự nỗ lực nghiên cứu pháttriển ra đời của các khung năng lực số Các khung năng lực số được xây dựng trên
cơ sở các khung năng lực số đã có trước đó và được điều chỉnh dé phù hợp với điều
kiện từng quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như phù hợp với chính sách và định hướngcủa nền giáo dục của quốc gia mình Một số khung năng lực số trên thế giới tiêubiểu như khung năng lực số của Ủy ban Châu Âu (DigComp 2.0), khung năng lực
số của UNESCO (UNESSCO, 2018), khung năng lực của Ủy ban Hệ thống thông
tin liên kết (JISC-Join Information Systems committee) (Jisc 2019), Khung nănglực số của hiệp hội truyền thông mới (Alexander 2016), Khung năng lực số của
British Columbia (British Columbia Ministry of Education 2013), Mô hình BC’s
cua Belshaw (Belshaw 2014).
1.3 Khung năng lực số UNESSCO và khung NLS dành cho HS tiểu học của
Việt Nam
Khung năng lực số UNESCO
Khung năng lực số được UNESCO xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo
khung năng lực số của châu Âu năm 2018 nhưng UNESCO đã mở rộng thêm 2 nộidung là vận hành các thiết bị số/Devices and software operations và nội dung năng
lực số 6 liên quan đến nghề nghiệp là năng lực định hướng nghề nghiệp liênquan/devices and Software operations 7 lĩnh vực năng lực số của khung năng lực
này cũng được chia thành các năng lực thành phần bao gồm:
5 NL giải quyết van đề
6 NL giải quyết liên quan nghề nghiệp
Khung năng lực số của học sinh phổ thông Việt Nam
19
Trang 24Khung năng lực số do Lê Anh Vinh và cộng sự phát triển dựa trên khungnăng lực số của UNESCO và tham khảo khung năng lực số dành cho học sinh của
một số quốc gia kết hợp chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo năm 2018 Nhóm nghiên cứu đã xây dựng khung năng lực sốdành cho học sinh phố thông Việt Nam bao gồm 7 lĩnh vực trong mỗi lĩnh vực cácthành phần năng lực được mô tả chỉ tiết Khung năng lực số được đảm bảo xuyênsuốt từ cấp độ mầm non tiểu học tới THPT Với cấp tiểu học khung năng lực séđược mô ta cu thé dé đánh giá kiến thức ki năng của hoc sinh và có thé do lường.KNLS dành cho học sinh tiểu học chỉ lựa chọn 6 lĩnh vực năng lực bỏ qua lĩnhvực năng lực nghề nghiệp bao gồm:
Dựa vào bảng tóm tắt 3 khung năng lực số trên ta thấy các khung năng lực
đều đã có sự phân chia rõ ràng các lĩnh vực cụ thé các miền năng lực Về cơ bản cácnhóm năng lực đều có chung đặc điểm là 3 khía cạnh: hiểu biết về kiến thức kỹthuật số, áp dụng kiến thức kỹ thuật số vào trong học tập, cuộc sống và khả năng
sáng tạo nội dung mới.
Đối với khung năng lực số dành cho học sinh tiểu học do các em còn nhỏnên khả năng tiếp cận các phương tiện kĩ thuật số còn hạn chế nên yêu cau đối vớikhung năng lực mô ta cụ thé chi tiết Đồng thời yêu cầu đối với các kĩ năng ở mức
độ cơ bản phù hợp với học sinh tiểu học Khung năng lực số dành cho học tiêu học
là sự kết hợp giữa khung NLS và chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học
2018 tích hợp chương trình giảng dạy vào xây dựng một khung NLS phù hợp với
độ tuổi, tâm lí Khung NLS đảm bảo cấu trúc logic và phù hợp với yêu cầu sư
20
Trang 25phạm Có khả năng ứng dụng rộng rãi trên toàn quốc, không phân biệt vùng miền,dân tộc hay giới tính Day là cơ sở dé tác giả có xây dựng nội dung, câu hỏi và là
tiêu chí đánh giá năng lực số của học sinh tiểu học, cũng như phát triển nội dung
giảng day năng lực số cho học sinh tiêu học trường quốc tế Westlink
1.4 Những tác động của thiết bị số trong giáo dục
Ứng dụng tiễn bộ của công nghệ cho phép người học có thể học tập mọi lúc
mọi nơi, sắp xếp thời điểm phù hợp với lịch trình cá nhân, các chương trình họcthiết kế đa dạng về nội dung hình thức, thời lượng Một chương trình dạy học chữđược Unessco triển khai tai Pakistan có sự kết hợp giữa phương thức học tập trựctuyến và truyền thống đã mang lại kết quả tốt hơn với 60% học sinh tốt nghiệp
(Unessco, 2013, tr15) Ngày nay học sinh có thé xem lại bài giảng, hoặc video bài
giảng khi ở nhà, hay các khóa học online trên thiết bị số, nếu người học chủ động và
có ý thức học tập liên tục có thể khai thác tối đa các tiện ích của việc học tập trên
thiết bị công nghệ
Lựa chọn trình độ phù hợp với khả năng cua bản thân, người học lựa các bài
học phù hợp với trình độ của mình rồi nâng dần lên cao, thiết bị số đa dang loại
hình cho phép người đọc lựa chọn dang tài liệu phù hợp như video, tai liệu văn ban.
Tương tác trực tuyến giúp người dạy và người học trao đổi phản hồi dé dàng
và nhanh chóng, người dạy có thé thiết kết trắc nghiệm và đưa ra kiểm tra, đánh giá
ngay sau phan bài giảng trình bày
Theo phương pháp học tập truyền thống, bài giảng bị giới hạn trên sách vở,ngày nay với hỗ trợ của các thiết bị thông minh bài giảng trở nên sinh động và thực
tế hơn Các thiết bị công nghệ mang lại bối cảnh thực khiến bài giảng hấp dẫn và dễ
truyền tải hơn
Nâng cao việc học liên tục, người học trực tuyến có thể tiếp cận nguồn học
liệu ở mọi nơi Xem lại bài giảng khi cần tiếp cận nhiều nguồn tài liệu bổ sung từ
nhiều kênh khác nhau Bên cạnh đó người học cũng có cơ hội phát triển thêm nhiều
kỹ năng sử dụng các thiết bị, phần mềm mới Công nghệ mang lại nhiều tiện ích
trong học tập tuy nhiên người sử dụng nếu không khai thác nó vào mục đích tốtcũng có thể đem lại những ảnh hưởng xấu
21
Trang 26TBS còn giúp học sinh tiếp cận với các loại hình giải trí như sử dụng mạng
xã hội, chơi game, nghe nhạc, xem phim, truy cập trang web giải trí, tin tức Kết nối
mạng xã hội phát sinh các mối quan hệ mới tiềm ân nguy cơ bị dụ dỗ, lừa đảo hoặc bắt nạt.
Bên cạnh đó trẻ em truy cập internet cũng dễ tiếp xúc với các tài liệu, nội
dung không lành mạnh như bạo lực, khiêu dâm, các hành vi xấu Trong khi các em
còn quá nhỏ dé phân biệt được những hành động tốt xấu nên rất dé học và làm theo
Về mặt sức khỏe thể chất trẻ em ngồi quá lâu vào màn hình máy tính sẽ gặp
phải một số vấn đề về mắt như cận thị, loạn thi Ngồi quá lâu trước màn hình sẽ dẫn
tới ít tham gia các hoạt động thể dục thé thao ngoài trời khiến cơ thể mệt mỏi, sức
khỏe không tốt, ít vận động và ngồi nhiều cũng làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.Nghiêm trọng hơn có những trẻ ham sử dụng các thiết bị thông minh đã dẫn tới cácvan dé tâm lý phải nhập viện điều tri Đã có nhiều trường hợp cha mẹ phải cho connhập bệnh viện hoặc tham gia các khóa tri liệu tại các trung tâm “Cháu có biểu hiệnghét bố mẹ, ngại giao tiếp, chỉ cầm điện thoại trên tay, biếng ăn uống, học tập sa
sút” (Bệnh viện Tâm thần trung ương 1).
Trẻ em dành thời gian quá nhiều vào thiết bị thông minh sẽ lấy đi thời gian
cho các hoạt động ngoại khóa bên ngoài, tác động tới sức khỏe tinh thần, hơn nữatập trung quá nhiều vào thiết bị di động làm giảm tập trung trong học tập, ảnh
hưởng tới kết quả các bài thi, đến chất lượng học tập
1.5 Một nghiên cứu điển hình về Seo Yoonhee (9 tuổi, Lớp 4)
Tôi chọn một học sinh lớp 4 em đã có sự trải nghiệm nhiều hơn trên môitrường số Yoonhee cho biết đã được sử dụng máy tính bang từ lớp 1 em được sửdụng máy tính để vào ứng dụng đọc sách trực tuyến và làm toán, trên ipad có cải đặtứng dụng trò choi dress up (một trò chơi mà các em có thé mặc đồ và đeo phụ kiện
cho nhân vật) Ban đầu khi mới được tiếp xúc cô bé thấy khá hứng thú với những
app đó, đặc biệt là trò chơi dress up Tuy nhiên sau một thời gian em không còn
thấy thích thú với những app lặp đi lặp lại đó và trò chơi dress up dan mat đi sự hapdẫn với em, cô bé cũng nhận thay doc sach truc tuyén không thoải mái bằng đọcsách in, “Khi đọc sách in tư thê thoải mái hơn em có thê ngôi thậm chí năm trên
22
Trang 27sofa, đọc sách in cũng đỡ bi mỏi mắt so với đọc sách trên ipad” Yoonhee cho biét,lên lớp 3 cô bé bắt dau tìm kiếm các thông tin làm bài tập trên lớp, em bat đầu truycập vào mang internet tìm kiếm thông tin, trang web cô thấy đáng tin cậy làWikipedia, nơi mà cô có thé lay thông tin đưa vào các bài tập của mình Mẹ cô bé
cũng bắt đầu cho cô sử dụng điện thoại dé liên lạc Tuy nhiên điện thoại của cô có
sự kiểm soát của mẹ, điện thoại chủ yeu dé nhắc nhở việc học hành và liên lạc vớingười thân Mạng xã hội duy nhất cô bé có ở thời điểm hiện tại là Zalo để giúp côliên lạc với bố mẹ Tài khoản Zalo của em cũng chỉ có bố mẹ và anh trai Đối với cô
bé điện thoại thông minh đơn thuần chỉ là phương tiện liên lạc Yoonhee cũng bắt
đầu sử dụng email của trường dé trao đổi việc học tập với giáo viên chủ nhiệm, việctrao đối email của cô bé mẹ cô cũng nắm được do đó mọi thông tin trao đổi của em
liên quan đến học tập trên trường, không phát sinh trao đổi với bất kỳ ai bên ngoài
Yoonhee có thé nói là một ví dụ điền hình cho học sinh Hàn Quốc theo bố mẹ
sang công tác tại Việt Nam Hàng ngày sau giờ học ở trường cô bé sẽ tham gia các
lớp học ngoại khóa do mẹ đăng ký như học đàn, tiếng Anh, tiếng Hàn, vẽ mẹ cho
cô bé một chiếc điện thoại thông minh để tiện liên lạc, giúp bà năm được lịch trình
của cô bé và nhắc nhở con tham gia các lớp học trên trường hoặc bên ngoài, những
gia đình Hàn Quốc đang sinh sống tại Việt Nam họ chủ yếu là các chuyên gia đang
làm việc tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia, Đại sứ quán của Hàn Quốc, do đó họ
là nhân sự có trình độ cao Họ là giám đốc điều hành, thương gia, chuyên gia, nhà
ngoại giao rất quan tâm tới chương trình học, việc học tập của con ở trường
Yoonhee được trải nghiệm thiết bị số có kiểm soát và theo định hướng củagia đình Những trải nghiệm thiết bị thông minh và môi trường trực tuyến dựa trên
sở thích và nhu cầu học tập Yoonhee được phát triển kỹ năng số thông qua các trò
chơi mà cô bé thử nghiệm, hướng dẫn từ cha mẹ hoặc giáo viên của mình, Trong
suốt quá trình học tập, thiết bị thông minh được cô bé sử dụng như là phương tiệngiải trí và công cụ học tập Cô không được phép sử dụng MXH một phần bố mẹ cô
bé lo lắng vì tính an toàn khi con của họ tham gia MXH từ sớm, hai là MXH làmxao lãng việc học hành của cô khi dành thời gian kết bạn trò chuyện trong thế giới
ảo “Tôi không muôn con bé dành nhiêu thời gian trên đó, nó cân dành thời gian đê
23
Trang 28học trên lớp học các môn ngoại khóa chứ không phải Facebook, Naver hay Tiktok”
Cô Choi (phụ huynh Yoonhee).
1.6 Khái quát về trường quốc tế Westlink và thư viện trường quốc tế Westlink
1.6.1 Khái quát về trường quốc tế Westlink
Trường quốc tế Westlink (Westlink international school) được thành lập
năm 2021 khai giảng vào tháng Tám năm 2022, Trường Quốc tế Westlink (WIS)
là một thành viên của tổ chức giáo dục quốc tế International Schools Partnership(ISP) đến từ Anh với mạng lưới trường học phát triển ở nhiều quốc gia trên thế
giới, tô chức ISP đã có 60 trường trên 16 quốc gia Trường được xây dựng trên
khuôn viên rộng 2.5 ha tại khu đô thị Tây Hồ Tây, quận Bắc Từ Liêm thành phố
Hà Nội Trường được xây dựng với đa dạng tiện ích và hệ thống cơ sở vật chất đạttiêu chuẩn quốc tế; bao gồm phòng học, phòng đa năng, bể boi, sân bóng, thuviện, sân chơi với tiêu chí là một ngôi trường xanh trường đã dành một quỹ đất
dé trong rat nhiéu loai cây xanh, một vườn thực vật Trong năm đầu tiên, nhà
trường dự kiến tuyển sinh bậc tiểu học và sẽ tiếp tục tuyển sinh lên hết lớp 12
trong những năm tiếp theo Trường quốc tế Westlink là một trong những trường
giảng dạy theo chương trình IB tiêu chuẩn tú tài quốc tế Nội dung chương trình
tập trung phát triển kiến thức và tư duy tập trung vào phát triển tính tự lập và tư
duy phản biện cho trẻ.
Ngay từ khi thành lập trường đã xác định mục tiêu giáo dục của mình ưu tiên
phát triển những kỹ năng học tập, làm việc và xây dựng những phẩm chat tốt dep décác em có thé trở thành những công dân có trách nhiệm và thành công trong tươnglai Trường coi học sinh là trung tâm nhưng mỗi em là một cá nhân khác biệt, do đócác em sẽ được khuyến khích nuôi dưỡng đam mê và phát triển tiềm năng cá nhânthông qua các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, hoạt động thể thao các câu lạc bộtrong trường Ban Giám hiệu nhà trường định hướng tầm nhìn sứ mệnh và giá tri cốt
Trang 29Sứ mệnh: trường Westlink đào tạo học sinh trở thành công dân toan cầu, nỗ
lực học tập suốt đời, trở thành những công dân có trách nhiệm, khang dinh ban than
trong thé giới da văn hóa
Giá trị cốt lõi: Được hiểu là lam chủ kiến thức, lam chủ các kỹ năng, Biếtsống và làm việc hết minh dé đạt được thành công; mỗi ngày là một sự mới lạ vàsáng tạo không ngừng; tư duy tích cực, hành động hiệu quả; gắn kết yêu thương vớicác hoạt động cộng đồng và xã hội
e Cơ sở vật chất
Trường quốc tế Westlink được xây dựng tại Khu đô thị mới Tây Hồ Tây với
tổng diện tích 2.5 ha Bao gồm 2 tòa nhà một tòa tiểu học và một tòa trunghọc Với tổng số phòng học: 50 phòng, diện tích 60m2/ phòng Trong đó có
10 phòng chức năng bao gồm: Phòng Ban giám hiệu: 03 phòng, Khán phòng:
01 phòng, Thư viện: 02 phòng, Phòng STEM: 02, Phòng Thí nghiệm: 02,
Phòng Công nghệ Thực phẩm: 02, Phòng Máy tính: 02; Phòng học múa: 02;
Phong học nhạc: 02; Phòng thu âm: 02; Phòng studio kỹ thuật số: 01 phòng.
e Đội ngũ giáo viên, nhân viên
Trường Westlink khai giảng và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2022 Trong nămđầu tiên trường chỉ triển khai tuyển sinh hệ tiểu học có 5 lớp bao gồm các lớpPYP Intro (tiền tiểu học), Lớp 1, Lớp 2, Lớp 3 và Lớp 4 Hiện tại hệ tiểu họchọc tập trung tại tòa nhà A Trường sẽ mở rộng tuyén sinh vào các năm tiếptheo từ cấp tiểu học tới trung học phổ thông do đó với quy mô như hiện tại
trường chỉ có 8 giáo viên trên tổng số 30 học sinh Giáo viên của trường đến từ
các quốc gia như Anh, Mỹ, Nam Phi, Philipines, Việt Nam Trong đó thạc sỹ:
2 người; Đại học: 6 người
Bảng 2.1 Giáo viên trường Quốc tế WestlinkGiáo viên Số lượng Quốc tịch
Dạy chương trình IB 5 Anh, Mỹ, Nam Phi
Vẽ, Thể dục 1 Philipines
Nhac kich 1 Nam Phi
Tiéng Viét 1 Việt Nam
25
Trang 30Nhân viên trường có tổng số 31 nhân viên trong đó có 3 quản lý đứng đầu
các bộ phận bao gồm quản lý bộ phận học thuật, bộ phận hành chính, bộ phận quản
lý tài chính.
Hình 1.1 Sơ dé cơ cấu tô chức của trường quốc tế Westlink
1.6.2 Khái quát về Thư viện Trường quốc tế Westlink
Thư viện của trường không chi là không gian văn hóa nơi học sinh có thé đọc
sách, thư giãn, thực hiện hoạt động ngoại khóa mà còn là không gian học tập của
các lớp Mỗi tuần các lớp sẽ có một tiết đọc sách tại thư viện theo chương trình IB,tại đây giáo viên họ sẽ lựa chọn sách dé đọc cho học sinh theo chủ dé của tuần Thưviện trường dành cho khối tiêu học có diện tích sử dụng 1000 m2 một sàn Thư viện
26
Trang 31được trang bị 3 phòng tự học, thư viện được trang bị 2 máy tính dé phục vụ tra cứu.
Số lượng sách 7000 cuốn đặc trưng của thư viện thiếu nhi bao gồm các thê loại sách
khoa học, tiểu thuyết, truyện tranh, sách tiểu sử người nồi tiếng, sách học tiếng Anhchủ yếu là sách ngoại văn bằng tiếng Anh, ngoài ra thư viện có 234 cuốn sách tiếngViệt và 100 cuốn sách tiếng Hàn vì học sinh trường chủ yếu là người Hàn Quốc
*Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện:
Thư viện nói chung và hệ thống các thư viện nói riêng đều bao gồm có 4chức năng chính, bao gồm: chức năng văn hóa, chức năng giáo dục, chức năngthông tin và chức năng giải trí Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn của mình với đốitượng nghiên cứu là học sinh tiểu học, tác giả đi sâu nghiên cứu về hai chức năngđóng vai trò quan trọng nhất đối với học sinh là chức năng thông tin và chức năng
giáo dục.
Chức năng thông tin: thư viện có nhiệm vụ thu thập và tích lũy các nguồn tàiliệu gồm những tài liệu tham khảo đầy đủ cùng những tài liệu phong phú như tài
liệu khoa học về vũ trụ, thực vật, sinh vật biên, khủng long, tiểu sử người nồi tiếng,
trong các tài liệu tham khảo như Vật lí vui, Hóa học vui, Sinh học vui, hay trong
các bách khoa toàn thu dé giải đáp những thắc mắc của học sinh
Thư viện cũng có nhiệm vụ thiết lập một sưu tập thư viện đầy đủ mọi loạigồm sách giáo khoa, tham khảo, cùng tat cả các tài liệu khác cần thiết cho chương
trình học tập bao gồm tài liệu sách literacy, sách toán dành cho giáo viên và học
sinh, bộ đồ dùng học tập như máy tính, đồng hồ đếm giờ, bảng chữ cái, thẻ tranh, Các tài liệu này được thư viện lưu trữ phục vụ cho các lớp học, được tô chức, sắp
xếp sao cho việc tham khảo cá nhân hoặc từng nhóm được dễ dàng, thư viện còn có
nhiệm hỗ trợ giáo viên tìm kiếm tài liệu theo chương trình giảng dạy Giáo viên khi
có yêu cầu sẽ liên hệ với thư viện về chủ đề họ cần, thư viện có trách nhiệm tìmcung cấp cho giáo viên
Thư viện trường còn có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh sử dụng thư viện hiệu
quả và phát triển văn hóa đọc cho học sinh như giới thiệu sách, trang trí thư viện theo
chủ đề, thư viện cũng là nơi tô chức các sư kiện thu hút học sinh tham gia như tuần lễsách Book fair Một sự kiện diễn ra hàng năm nhằm phát triển văn hóa đọc và thúc
đây hoạt động marketing cho thư viện Trong khuôn khổ sự kiện kéo dài một tuần các
27
Trang 32em học sinh được thỏa sức sáng tác truyện, thiết kế bìa sách, kế chuyện theo tranh,
mặc trang phục theo nhân vật truyện tranh mình yêu thích bên cạnh đó thư viện và bộ
phận lễ tân sẽ liên hệ với phụ huynh mời họ tham gia đọc sách cho con Sự kiện nhằmthu hút học sinh giáo viên và phụ huynh của trường tham gia vào các hoạt động, đâymạnh quảng bá thư viện và phát triển văn hóa đọc sách
Ngoài ra ở các tiết học thư viện, nếu giáo viên không dạy có tiết đọc sáchtheo chương trình, nhân viên thư viện sẽ hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính, máytính bảng Nhân viên thư viện giúp học sinh phát triển một số kỹ năng số như tạolập email và đăng nhập phần mềm thư viện, tra cứu tài liệu, tra cứu thông tin trên
mạng internet
1.6.3 Đặc điểm hoc sinh trường quốc tế Westlink
Học sinh Trường Westlink là học sinh tiêu học có độ tuổi từ 5 đến 9 tuổi đến
từ các quốc gia và nền văn hóa khác nhau như Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,
Mexico Qua quan sát, nghiên cứu tác giả phân chia 2 nhóm theo độ tuổi từ 5-6 tuổi
(Nhóm 1) và 7-9 tuổi (Nhóm 2) có kỹ năng số ở 2 mức độ khác nhau Nhóm 1 các em
học sinh lớp tiền tiểu học và lớp 1 các em bắt đầu được tiếp xúc và sử dụng máy tính
bảng trong học tập, sử dụng điện thoại khi được cha mẹ cho phép Nhận thức của các
bé còn hạn chế về các phương tiện kỹ thuật số, nền tảng số Nhóm 2 là các em họcsinh đã từng được trải nghiệm nhiều hơn các phương tiện kỹ thuật số trong học tập
như máy tính, máy tính bảng, laptop, thậm chí là điện thoại Đặc biệt trong đại dịch
covid 19 nhóm này đã có thời gian dài học tập và tương tác trên môi trường trực
tuyến Tại trường Westlink các em được sử dụng máy tính bảng trong học tập từ rấtsớm Ngay từ khi nhập trường bộ phận công nghệ thông tin trường sẽ cung cấp chomỗi em một chiếc máy tính bảng được cải đặt một sé ứng dụng phục vu hoc tập nhưhọc từ vựng tiếng Anh, Toán, đọc sách trực tuyến, Kahoot, Khan Academy dưới sựhướng dẫn của các giáo viên, học sinh sẽ truy cập vào các ứng dụng dé học tập hangngày, máy tính bảng sẽ được cài đặt chặn một số phần mềm không phù hợp với họcsinh tiêu học và hạn chế quyền truy cập internet, mạng xã hội Do đó các kỹ năng số
của học sinh là sự hướng dẫn của giáo viên và cha mẹ ở mức độ truy cập các ứng
dụng được cho phép chưa có sự hướng dẫn cụ thé bao quát về năng lực sé
28
Trang 33Chương 2 NĂNG LỰC SỐ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG WESTLINK
INTERNATIONAL SCHOOL
2.1 Tiến hành khảo sát
Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng hình thức bảng hỏi và phỏng vấn cá nhânvới 30 học sinh tiểu học tai trường Học sinh đến từ các quốc gia như Việt Nam,
Hàn Quốc, Nhật Bản (Bang 1) Do độ tuổi của các em còn nhỏ và kha năng nhận
thức về NLS còn hạn chế nên phương pháp thực hiện tập trung vào phỏng vấn sâu
và quan sát sâu để đánh giá Số lượng học sinh được khảo sát là 30 em bao gồm 2nhóm tuổi
Bảng 2.2 Học sinh trường quốc tế Westlink
Anh, Mỹ, Nam Phi được đào tạo giảng dạy theo hệ IB, nên có mức học phí khá
cao Vì chương trình học tập và ngôn ngữ giảng dạy trong trường là tiếng Anh nên
thu hút học sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, ViệtNam, Mexico, trong đó học sinh Hàn Quốc chiếm tỷ lệ lớn đó là các em học sinh có
bố mẹ người Hàn Quốc đang công tác và làm việc tại Việt Nam Ngoài ra một sốhọc sinh Việt có điều kiện khá giả và một số HS đến từ các quốc gia khác có b6 mẹđang sinh sống và làm việc tại Việt Nam như Nhật Bản, Mexico
29
Trang 34Bảng 2.3 Số lượng học sinh đến từ quốc gia
Quốc gia Số lượng Tỷ lệ (%)
Biểu đồ 2.1 Số lượng học sinh các lép
Dựa vào biểu đồ ta có thể thay lớp có học sinh đông nhất là khối 1 chiếm
43% tong số học sinh của trường, dễ hiểu khi là lớp đầu tiên của cấp học nên số
lượng học sinh đăng ký nhiều nhất Các lớp tiếp theo chiếm tỷ lệ thấp hơn do côngtác tuyên sinh thường hướng nhóm lớp 1 dé dam bảo các em có thé theo học xuyênsuốt chương trình tại trường mà không bị gián đoạn do thay đổi môi trường học tập
Căn cứ theo độ tuổi và khả năng nhận thức của học sinh chúng tôi chia thành
2 nhóm dé đánh giá năng lực số của các em, nhóm 1 gồm các em học sinh tiền tiểuhọc và lớp 1, chiếm 56% học sinh toàn trường Nhóm tiền tiểu học bao gồm các em
học mẫu giáo có 1 lớp do giáo viên người Anh chủ nhiệm Chương trình học của
các bé bao gôm đánh vân, phát âm, làm quen với các ứng dụng học tập trên máy
30
Trang 35tính bảng như làm toán, học từ vựng tiếng Anh, vẽ, thể dục, các hoạt động dự ánnhư làm vẽ tranh triển lãm, làm nhà cho các loài sinh vật trú ngụ các bé bắt đầulàm quen với môn công nghệ thông tin Trên lớp nhóm học sinh mẫu giáo được giáoviên cho sử dụng máy tính bảng để đọc sách trực tuyến, học tiếng Anh, làm Quiz.Nhóm các em lớp 1 nhóm này các bé trải nghiệm học tập bằng Ipad nhiều hơn, học
tiếng Việt, tiếng Anh, Toán, Thể dục, Vẽ, Âm nhạc, môn công nghệ thông tin, các
em bắt đầu được học chương trình lập trình căn bản các em được giáo viên hướngdẫn code đơn giản thời lượng học môn tin học của các em 1 tiét/tuan Ở độ tudi từ
5-6 tuổi các em thường rất hiếu động, ham học hỏi, tiếp thu nhanh, các bé cũng rất
tò mò khám phá sự mới lạ và hấp dẫn của các thiết bị công nghệ Tuy nhiên các em
cũng còn non nớt khi trải nghiệm trên môi trường số Các em có thể xem như tờgiấy trắng vì vậy khi tiến hành khảo sát tôi phải thực hiện phỏng vấn sâu từng emhọc sinh, kết hợp với phương pháp quan sát các em thao tác trên các thiết bị tại thưviện hay lớp học dé có cái nhìn khách quan trong đánh giá năng lực số của các em
Nhóm 2 là nhóm học sinh từ 7- 9 tuổi chiếm 43.3% học sinh toàn trường baogồm các em học sinh từ lớp 2 đến lớp 4 Các em đã được học tập và trải nghiệm cácthiết bị thông minh thời gian trước đó, được trải nghiệm học tập trực tuyến nên đãđược hướng dẫn sử dụng thiết bị số, học sinh có kiến thức căn bản hơn về các kháiniệm phần cứng, các thiết bị công nghệ, đã biết được chức năng của một sỐ ứng
dụng, có kỹ năng căn bản về khai thác tìm kiếm thông tin và hiểu biết hơn về môi
trường mạng, trong đó có em đã được gia đình cho sử dụng điện thoại thông minh
dé liên lạc Các em cũng được sử dụng các các thiết bị công nghệ tại trường dé họctập như máy in, máy photo 2 em học sinh trong số đó được bố được gia đình cho sửdụng mạng xã hội Zalo “Em được bố mẹ cho sử dụng Zalo để liên lạc với ngườinhà” Nam Anh (7 tuổi, lớp 2), hay có phụ huynh cho con sử dụng điện thoại thôngminh để liên lạc với con “Em sử dụng điện thoại thông minh đề liên lạc với mẹ, mẹ
nhắc lịch học thêm các môn ngoài trường” Yoonhee (9 tuổi, lớp 4) Cơ bản đối với
các em học sinh lớp tiền tiểu học và lớp 1 mới bắt đầu làm quen với thiết bị số đểhọc tập Nhóm học sinh lớp 2-4 có kỹ năng hơn và cũng sử dụng các thiết bị số
nhiêu hơn trong học tập và cuộc sông.
31
Trang 362.2 Năng lực số của học sinh
2.2.1 Khả năng vận hành thiết bị và phần mém của học sinh
Khả năng vận hành thiết bị và phần mềm thé hiện kha năng của học sinh ởkhía cạnh nhận diện được phần cứng phần mềm của các thiết bị, cũng như cơ bản có
hiểu biết về các thiết bị điện tử thông minh, phân biệt được máy tính, máy tính
bang, laptop, máy in, máy photo, và một số thiết bị gia dụng thông minh trongtrường, ở gia đình như tủ lạnh, máy giặt, quạt, điều hòa, nồi chiên không dầu, máyvắt cam, máy đánh trứng biết các chức năng của các thiết bị kĩ thuật số thôngdụng như máy tinh, laptop, máy tính bảng trong khuôn khổ của khảo sát tôi tiếnhành phương pháp phỏng vấn chuyên sâu học sinh và phương pháp quan sát họcsinh thực hiện tại lớp học, tiết học Kết quả cho thấy 100% các em học sinh đã được
trải nghiệm sử dụng máy tính bảng phục vụ học tập Tỷ lệ sở hữu máy tính bảng là 100%, tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh là 1 (học sinh lớp 4) và không có em nào
sở hữu máy tính (Biểu đồ 1)
Số lượng thiết bị thông minh
Học sinh sở hữu thiết bị thông minh
mMáy tính bảng m Dién thoại thông minh Máy tính
Biểu đồ 2.2 Học sinh sở hữu thiết bị thông minh
32
Trang 37Máy tính bảng là công cụ học tập của các em do nhà trường cung cấp theogói học liệu khi nhập học Do đó từ các em lớp mẫu giáo 5 tuổi đã được làm quen
và sử dụng máy tính bảng, dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm các em đượclàm quen với các chương trình như làm Toán, đọc sách, học tiếng Anh, tuy nhiêntrong phạm vi chương trình học tập giáo viên chỉ hướng dẫn các em truy cập cácứng dụng được trường cài đặt sẵn, nghĩa là những chương trình cần học sẽ đượctruy cập trực tiếp và nội dung hướng dẫn trong chính ứng dụng đó mà chưa xâydựng các nội dung chi tiết về hướng dẫn các thiết bị số, dưới định hướng giáo dục
của nhà trường học sinh được tiếp cận các thiết bị số qua các tiết học, tại đây giáo
viên và trợ giảng của các lớp sẽ xây dựng nội dung hướng dẫn học sinh chủ yếu đi
vào thực hành mà không giảng dạy lý thuyết Các nội dung chương trình chưa được
xây dựng chỉ tiết cho việc phát triển các kỹ năng nhận diện chương trình cũng nhưkiến thức phần cứng, phần mềm của máy tính bảng hay hướng dẫn nhận biết và sửdụng được một số chức năng và tính năng cơ bản của thiết bị phần cứng của thiết bị
số thông dụng Qua phỏng vấn và quan sát 100% học sinh của trường có thê thao
tác bật mở Ipad và các ứng dụng trong máy tính bảng Tuy nhiên có tới 95% học
sinh nhóm tuổi từ 5-6 gặp khó khăn trong việc truy cập vào Internet của trường, các
em không thực hiện được thao tác truy cập lựa chọn đúng địa chỉ mạng nên cần có
sự trợ giúp từ giáo viên hoặc nhân viên trường, các em còn lúng túng tìm đúng ứng
dụng truy cập Internet cũng như lựa chọn đúng mạng Internet của trường Học sinh
cũng chưa biết cách kiêm tra có kết nối internet cho máy tính hoặc máy tính bảng
Đối với việc sử dụng các thiết bị gia dụng thông minh trong gia đình như tủlạnh, máy giặt các em phân biệt được các thiết bị và công dụng của nó trong cuộcsông hàng ngày, tuy nhiên nhóm học sinh 5-6 tuổi chưa biết bật mở điều khiển cácthiết bị thông dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt, nồi chiên không dầu, máy ép chậm
Do lo ngại HS sử dụng không an toàn nên GV và trợ giảng thường là người khởi
động các thiết bị cũng như chủ động trong việc sử dụng, mọi thao tác của HS đều có
sự trợ giúp của giáo viên Nhóm học sinh 7-9 tuổi khả năng điều khiển những thiết
bị thông minh tốt hơn do lớn tuổi hơn có kỹ năng tốt hơn và cũng được bố mẹhướng dẫn sử dụng ở nhà “Hàng ngày em có thé giúp mẹ cho quan áo vào máy
33
Trang 38giặt, và lay chúng ra cũng như hỗ trợ mẹ các công việc nhà nên mẹ là người hướngdẫn em” Olivia (9 tuổi, lớp 4).
Xã hội phát triển điều kiện sống ngày một tốt hơn, trong gia đình ngày nay cácthiết bị gia dụng thông minh được sử dụng nhiều để giảm tải công việc nhà khi mà họ
bận rộn với guồng quay công việc hàng ngày, bên cạnh đó các thiết bị công nghệ đáp
ứng nhu cầu giải trí của các gia đình sau giờ làm việc, Trẻ em sinh ra đã sớm làmquen với các thiết bị công nghệ như tivi, máy lạnh, điều hòa, tủ lạnh, robot hút bụi, Vì vậy các em có thé sử dụng thiết bị công nghệ có trong gia đình từ khi rat sớm
“Em có thé sử dụng máy móc một cách dé dàng” Anh Dat (8 tuổi, Lớp 3)
Tại trường Westlink môn học công nghệ thông tin được triển khai giảng dạy
từ sớm bắt đầu với khối lớp 1 Theo chương trình tú tài IB học sinh được học ngôn
ngữ lập trình từ cấp tiêu học do vậy, các em được học môn công nghệ thông tin tại
trường Giáo viên chủ nhiệm giảng dạy chương trình học là ngôn ngữ lập trình từ
nhóm học sinh lớp 1- lớp 4 học sinh có thé khởi động máy tính và truy cập vào một
phần mềm trên đó Nhóm lớp 1 cần trợ giúp của giáo viên do chưa thành thục kỹ
năng Các em chưa phân biệt được các bộ phận cau thành máy tính Với câu hỏi
phỏng vấn các em hãy chỉ ra đâu là phần mềm trên máy tính, đâu là phần cứng, hầu
hết các em nhóm 5-6 tuổi trả lời không biết Nhóm 7-9 tuổi có 70% trả lời khôngbiết hoặc trả lời không chính xác Qua phỏng vấn các em cũng cho biết trong giờhọc công nghệ thông tin các em được hướng dẫn thực hành là chủ yếu, giáo viên sẽ
hướng dẫn các em truy cập trực tiếp vào phần mềm và sử dụng các công cụ đó để
làm bài tập Môn ngôn ngữ lập trình các em được làm quen với lập trình đơn giản,
thời lượng học 2 tiết/tuần với giáo viên chủ nhiệm tại phòng công nghệ thông tin.Câu hỏi về kỹ năng nhận diện các thiết bị máy tính về cơ bản các em nhận biết đượcmàn hình máy tính, con chuột, thân máy tính Nhóm học sinh từ 7-9 tuôi được sửdụng máy tính trong thời gian đại dịch Covid 19 diễn ra, các em đã có trải nghiệm
học tập trực tuyến Nhờ học tập trực tuyến nhóm này đã có hiểu biết tốt hơn về sử
dụng máy tính, biết thao tác sử dụng các phần mềm, ứng dụng phục vụ học tập nhưZoom, Google meet cũng như các kỹ năng sử dụng các thiết bị đi kèm như loa,micro để hỗ trợ khi cân thiết “thời gian học trực tuyến của em kéo dài gần một
34
Trang 39năm, lúc đó em tự chủ động sử dụng máy tính bảng để vào phần mềm Zoom, banđầu em cần mẹ hướng dẫn nhưng sau đó em đã tự thực hiện được” Nam Anh (7tuổi, lớp 2).
Trẻ em ngày nay được sinh ra và lớn lên trong kỷ nguyên số Điện thoại thôngminh trở nên phổ biến, các em được sinh ra đã tiếp xúc với điện thoại từ sớm ngay
trong gia đình mình với sự quan sát học hỏi, hướng dẫn từ người lớn, Hầu hết học
sinh có thé sử dụng điện thoại thông minh dé thực hiện cuộc gọi hay gửi tin nhắn liênlạc với người khác Thậm chí trong một sỐ gia đình bố mẹ còn trang bị cho các emđiện thoại dé liên lạc, có thé là điện thoại thông minh nhưng không có kết nối internet
hoặc điện thoại thông thường với các chức năng nghe và gọi điện thoại nên khi được
hỏi về sử dụng điện thoại thực hiện cuộc gọi hoặc gửi tin nhắn toàn bộ hoc sinh trả lời
có thé thao tác được
Kỹ năng khó hơn là sử dụng máy in máy photo tại trường dé thực hiện lệnh
in ấn tài liệu kết nối từ máy tính, chỉ nhóm học sinh lớp 4 (chiếm tỷ lệ 6.67%) có
khả năng thực hiện được vì các em đã được van dụng vào in bài tập phục vụ các
môn học, bài kiểm tra trên lớp Số còn lại trả lời không biết vì chưa được làm ở lớp
bao giờ “Em dùng máy in để in các bài Project trên lớp, trang trí lớp với các sựkiện trong năm học” Olivia (9 tuổi, lớp 4)
Như vậy NL vận hành thiết bị phần mềm của các em còn yếu đa số HS chỉ có
thể sử dụng các thiết bị số với chức năng căn bản như khởi động, tắt và một vài ứngdụng căn bản trên TBS Phần lớn HS chưa thê sử dụng các thiết bị gia dụng trong
gia đình Ở mức độ khó hơn HS không thể tự thực hiện, chỉ một vài em lớn hơn cóthể thực hiện được do đó tổng thé NL vận hành thiết bị chỉ đạt ở mức 1 thấp nhất
2.2.2 Sáng tạo nội dung số của học sinh
Nhờ tiếp xúc với các thiết bị thông minh từ sớm các em có thé sử dụng điện
thoại thông minh khá thành thục các ứng dụng như quay phim, chụp ảnh trên cả
điện thoại và máy tính bảng Phỏng vấn toàn bộ học sinh cho biết các em không gặp
khó khăn gì khi thực hiện thao tác quay phim hay chụp ảnh do được phụ huynh
hướng dẫn từ sớm, hoặc đôi khi cho các em mượn dé chụp anh bài tập hoặc chụp
ảnh người thân trong gia đình.
35
Trang 40Các em cũng rất hứng thú khám phá các tính năng mà các thiết bị số manglại, theo khảo sát 100% các em học sinh trường Westlink đã từng sử dụng ipad để
vẽ, “Bắt đầu dùng Ipad là em vẽ, em vẽ những gì em thích” Thu An (5 tuổi, lớpPYP) Qua quan sát và phỏng vấn toàn bộ học sinh trong trường cho thấy các em đã
sử dụng máy tính bảng dé vẽ từ khi bat đầu được có máy tính
Các em cũng hoàn toàn tự tin khi trả lời câu hỏi có thể sử dụng máy tínhbảng dé chụp anh, quay video “Việc đó với em rất dé dàng” Sungjoon (7 tuổi, lớp2) Tuy nhiên khi được hỏi phần đông học sinh trả lời không hứng thú với việc chụp
ảnh và quay video, sáng tạo nội dung số chỉ tập trung vào giải trí vẽ trên app Các
em sáng tạo ở mức độ giải trí thích thú với những điều mới mẻ mà máy tính bảngmang lại, chưa sáng tạo nội dung số có mục đích Bên cạnh đó nhà trường giám sát
việc sử dụng máy tính bảng của các em do đó học sinh chỉ được sử dụng khi được
sự cho phép của giáo viên chủ nhiệm nên phần nào hạn chế thời gian của các em sử
8 Vẽ trên phần mềm 8 Soạn thảo van ban word, excel, powerpoint
8 Chụp ảnh, quay video m Chia sẻ nội dung trực tuyến
Biêu dé 2.3 Sáng tạo nội dung sô của học sinh
Qua biêu đồ ta thây 100% học sinh tiêu học có thê sử dụng app sáng tạo, và
chụp ảnh quay phim, 100% học sinh lớp tiền tiêu học rất thích sử dụng ứng dụng vẽ
36