1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Thông tin - thư viện: Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin – thư viện trường Đại học Y Hà Nội

112 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 23,59 MB

Nội dung

Van đề phát triển NLTT nói trên đặc biệt quantrọng đối với các thư viện trường đại học nằm trong hệ thông giáo dục của quốc gia, NLTT đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ PHƯƠNG LINH

LUẬN VAN THẠC SĨ THONG TIN - THU VIEN

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ PHƯƠNG LINH

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thu viện

Mã số: 832021.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Người Hướng Dẫn: PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự

hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây Luận văn có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu liên quan đến nội dung đề tài.

Tác giả luận văn

Lê Thị Phương Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thông tin - Thư viện với đề tài: “Phát

triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin — thư viện trường Dai học Y Hà Nội”

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới các giảng viên, các nhà khoa học đãtrang bị cho tác giả những kiến thức quý báu trong quá trình đảo tạo tại Nhà trường

Lời cảm ơn đặc biệt, tác giả xin được trân trọng gửi tới PGS.TS Trần Thị MinhNguyệt, người đã tận tâm hướng dẫn chỉ tiết, chu đáo tác giả trong suốt quá trình thực

hiện luận văn này.

Sau cùng tác giả xin tri ân bố mẹ, anh chị em đã tận tình giúp đỡ cả về vật chất vàtỉnh thần Bên cạnh đó, sự quan tâm của đồng nghiệp và ban lãnh đạo Thư viện Đại Học

Y Hà Nội đã tạo điều kiện và là nguồn động viên khích lệ tinh thần cho tác giả hoàn

thành luận văn này.

Mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức dé có thé hoàn thành việc nghiên cứu dé tài nàynhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được các Thầy Cô tận tình

chi bảo, hướng dẫn, góp ý dé tác giả có thể hoàn thiện bản luận văn nay tốt nhất

Tác giả luận văn

Lê Thị Phương Linh

Trang 5

MỤC LỤC0900190671009 7

1 Tính cấp thiết của đề tài -:¿22-©2++S+22Ex2Ex2211221122122112711221211 111211 2E xe 7

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu: : 2-2 +¿2+2+++£x++Ex++zxezxeerxezrxrzrxee 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 2+3 3321 **EE+EE+EEEerereeerrererrrrerree lãi

4 Giả thuyết nghiên cứu 2:+-©5¿22++22x22EE2211271121122112711211211221.211 21 cre 12

5 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨu 2-2 5£ 2 £+EE+EE£+EE2EE+EEeEEzEErrxrrxerreee 12

6 Phương pháp nghién CỨU - <5 3311821188911 8 893183911 9111 111 11 81v ng rry 12

7 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ¿- ¿5c seExEE‡EEEE2EEEErEerkerkerkrree 13

8 BG cục luận văn ::-++222+vv22211122211122 1 1 rriei 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN NGUON LUC THONG

TIN VÀ KHÁI QUÁT VE TRUNG TAM THONG TIN-THƯ VIEN TRUONGĐẠI HỌC Y HA NỘII 2-5252 SE E2 2 19E12211211211271211211211 1111.211110 15

1.1.Cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin l51.1.1 Khái niệm nguôn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin 15

1.1.2 Các tiêu chỉ đánh giá nguôn lực thông tin và công tác phát triển nguồn lực

7/12/1517 NH 20

1.1.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến phát triển nguôn lực thông tin - - 23

1.2 Khái quát về Trường Dai học Y Hà nội và Trung tâm Thông tin - Thư viện

1.2.1 Khái quát về Trường Đại học Y Hà NỘI Shin 251.2.2 Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội 2Ó1.2.3 Đặc điểm nhu câu tin của người dùng tin tại Đại học Y Hà Nội 30

1.2.4 Đặc điển nguồn lực thông tin của ngành y

1.3 Vai trò và yêu câu đôi với phát triên nguôn lực thông tin tại Trung tâm

Thông tin - Thư viện Trường Dai học Y Ha Nội - 525 5ccs<s<e2 35

1.3.1 Vai trò của việc phát triển nguồn lực thông tin tai Trung tâm Thông tin - Thư

viện Trưởng Đại học Y Hà NỘI cccccccssccesscessscessceessesesseesceeesceceseeseaeeneeseeeseneessaeenaees 35

1.3.2 Yêu câu đối với phát triển nguôn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư

viện Trường Đại học Y Hà NỘI Gà HH HH HH rưy 36

Trang 6

CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIEN NGUON LUC

THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI

HỌC Y HÀ NỘII - 22 222SE 2E EE1271122121121127121121171 2112111111 382.1 Cơ cấu nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin — Thư viện Trường 382.1.1 Nguôn lực thông tin truyén thong -©-¿ ++5++2E+£++E++£Eerkezresreereeres 38

2.1.2 Nguôn lực thông tin điện tue ccccecceccecceccessessesessessessessessessesssssesessessessessessessesseees 402.2 Công tác b6 sung tài liệu - - 2 2 S22 2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrkrrei 432.2.1 Chính sách bổ sung tài liệu .- cee ce es ees cee tee ses see se sec sec eee 43

2.2.2 Diện bổ sung tài liệu ces vec cà cà vee né es sọ HH tr eeeseeeee.o.442.2.3 Quy trình D6 SUNG cescscccscessessesseessessessesssessessessusssessessesssssssssessesssessesseesesaseeseeseees 452.2.4 Nguồn bồ sung và kinh phí bồ J1 46

2.2.5 Thanh lý tài ÏÏỆH «1t HH TH ngàng ng HH Hư 50

2.2.6 Chia sẻ nguôn lực thông tin ceccecceccessessesssessessesssessecsessssssessecsecssssseesecsesssseseeseess 52

2.3 Quan lý và khai thác nguồn lực thong tỉn - 2-2 s2 z+zz+zxerxcrez 532.3.1 Quan lý và khai thác nguồn lực thông tin truyền thống ¬ 54

2.3.2 Quan lý và khai thác nguôn lực thông tin điện tử -. ©5-©scs+cs+se2 562.4 Đánh giá chất lượng nguồn lực thông tin và công tác phát triển nguồn lực

thông tin tại Trung (âm - Ác 33122113211 31111 118511111 111 1 1 g1 g ry 60

2.4.1 Đánh giá chất lượng nguôn lực thông tiH - 2-52 2 e+eececererersxee 60

2.4.2 Đánh giá hiệu quả công tác phát triển nguồn lực thông tỉH 71

¡"ca 73CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUÁ PHAT TRIEN

NGUÒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƯ VIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 22 22©2E2EE+2EEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrreee 75

3.1 Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực thông tin 75

3.1.1 Xây dựng chính sách phát triển nguôn lực thông tỉn -s seces+2 753.1.2 Hoàn thiện kế hoạch bổ b).g./0//2 00088 76

3.1.3 Điêu chỉnh diện bổ sung hop ly, ưu tiên bồ sung tài liệu điện tử và tài liệu nội sinh T13.2 Đây mạnh chia sẻ nguồn lực thông tim 22 2 s+xtzxzze+zxerxerez 79

3.2.1 Phối hợp bổ sung với các thư viện trong hệ thống thir viện y học 80

2

Trang 7

3.2.2 Xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến giữa các thư viện trong cùng hệ thong 813.2.3 Tăng cường chia sẻ nguôn lực thông tin y học với các cơ quan thông tin

3.4.3 Tăng cường cơ sở vật CIAL seecceccessesscessessesseessessessessesssessessesssessessessessesssesseeseees 89

KET LUAN - ¿5c S5 E1 E211 12121717111211211 2111111111111 1111 11g 91TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-52 SS2E2E2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkerkrree 93

PHU LUC 0 7 ”ˆ)—3©^3ỔỒdHÂ.)”)ˆ”ˆ—Ầ.€dẢ ,Ô 96

Trang 8

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

CB Cán Bộ

CSDL Cơ sở dữ liệu

ĐHYHN Đại học Y Hà Nội

CNTT Công nghệ thông tin

NDT Người dùng tin

NLTT Nguồn lực thông tin

TT-TV Thông tin Thu viện

TV Thu vién

SP&DVTT Sản phẩm va dich vụ thông tin

ĐKCB Đăng ký cá biệt

MLLHTT Mục lục liên hợp trực tuyến

NCKH Nghiên cứu khoa học

CBNCGD Cán bộ nghiên cứu giảng day

CBLĐQL Cán bộ lãnh đạo quản lý

NCT Nhu cầu tin

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG BIEU

Bang 1.1 Co cấu nhân sự theo trình độ tại Trung tâm thông tin- thư viện Đại học Y

80007 30

Bảng 1.2 Thống kê số lượng nhóm người dùng tin -¿- 5¿©55255+=s2 31Bang 2.1 Cơ cau tài liệu truyền thống của Trung tâm 2-5-5 scs+cs+se2 39

Bảng 2.2 Các Co sở dữ liệu điện tử của Trung tâm 5-5 5s *++scxsseesssers 40

Bảng 2.3 Số lượng tài liệu bố sung hàng năm phân theo nguồn bồ sung 48Bang 2.4 Tổng hợp kinh phí bố sungg 2-22 2 E+SE£2E£2EE+EE+EEezEEzEesrxerxerex 50

Bảng 2.5 Khả nang dap ứng NCT về nội dung tài liệu của NDT 61 Bảng 2.6 Ly do người dùng tin không mượn được tài liệu - 5-5-2 62

Bang 2.7 Lĩnh vực khoa học cần bồ sung trong thời gian tới - 5: s¿ 63Bang 2.8 So sánh cơ câu nguồn lực thông tin và nhu cầu tin về loại hình tài liệu 64Bảng 2.9 So sánh cơ cau nguồn lực thông tin và nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu 65

Bảng 2.10 Lý do người dùng tin đến với Trung tâm thông tin — thư viện Đại học Y Hà N6i 66

Bảng 2.11 Nhu cầu về thời gian xuất bản tài liệu - 2-2 2 se x+cx+csrszse2 68Biểu đồ 1 1 Cơ cau các nhóm người dùng tỉn 2-2 2 z2 e£xerxerxersersrsee 32Biểu đô 2 1 Số lượng tài liệu bồ sung hàng năm phân theo loại ngôn ngữ 48Biểu đồ 2 2 Tổng số lượng tài liệu bồ sung hàng năm từ 2017 đến 2020 49

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH ANH MINH HỌA

Hinh 1 1 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin — Thư viện Trường Đại học Y

;7./20 1 28

Hình 2 1 Tờ rơi giới thiệu chỉ tiết về thư viện số và các CSDL điện tử Al

Hình 2 2 Giao diện thư viện điện tử trường Dai học Y Hà Nội 58

Trang 11

LOI NÓI DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệkéo theo sự bùng nỗ của thông tin và sự hình thành nền kinh tế tri thức Thông tin

trở thành một thứ hàng hóa có giá tri cao, trở thành một lực lượng có tác động mạnh

mẽ tới mọi động thái kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia Quốc gia nào, dân

tộc nào muốn phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc đều cần xây dựng, phát triển

nguồn lực thông tin (NLTT) vững mạnh để hỗ trợ, thúc đây các hoạt động khác sử

dụng và tạo ra của cải vật chất, các nguồn thông tin có chất lượng cao Đặc biệt,

thông tin, tri thức không bao giờ mất đi trong quá trình sử dụng mà ngược lại nócòn tăng lên theo cấp số nhân nên đang được các nước phát triển sử dụng đề thay

thế dần nguồn tài nguyên tự nhiên đang ngày một cạn kiệt

Việt Nam cũng không năm ngoài quy luật chung của thế giới, đất nước ta đã

và đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm tiếp cậnngay với nền kinh tế tri thức, từng bước hội nhập vào sự phát triển chung của khu

vực và quôc tê.

Trong bối cánh đó, hoạt động thông tin — thư viện (TT-TV) đang ngày càngđược coi trong va phat trién, thư viện được coi là chia khóa giúp chúng ta mo cánh

cửa dé bước vào kho tang tri thức của nhân loại Sự bùng nỗ thông tin dẫn tới lượng

thông tin mới được sản sinh tăng lên đáng kể, không phải hàng ngày mà hàng giờ

Cũng như vậy, số lượng tải liệu mới được xuất bản cũng tăng lên rất nhiều, không

những đa dạng về nội dung, môn loại và còn rất phong phú về hình thức Vì vậy,vấn đề đặt ra cho các thư viện là phải phát triển NLTT có hiệu quả, làm cho NLTT

được phong phú, cập nhật và đáp ứng được nhanh chóng, kịp thời nhu cầu tin

(NCT) của người dùng tin (NDT) Van đề phát triển NLTT nói trên đặc biệt quantrọng đối với các thư viện trường đại học nằm trong hệ thông giáo dục của quốc gia,

NLTT đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy, đào

tạo nguồn nhân lực cho đất nước, cung cấp nền tảng kiến thức cho công tác đào tạo,nghiên cứu, các hoạt động phát triển khoa học công nghệ

Trang 12

Đại học Y Hà Nội là một trong những trường đại học có truyền thống lâu đời

ở Việt Nam với lịch sử hơn một trăm năm, đong góp không nhỏ trong lĩnh vực bảo

vệ sức khỏe con người, đang từng bước nỗ lực vươn tới đỉnh cao trong đào tạo

nguôn nhân lực y tế, trong khoa học — công nghệ và trong cung cấp chuyên gia cao

cấp cho ngành y tế Trung tâm Thông tin — Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội

(Trung tâm TT-TV Trường DHYHN), sau đây có thé gọi tat là Trung tâm, là một

thư viện chuyên ngành có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo,

nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý

của nhà trường Trung tâm đã có nhiều cé gang để đảm bảo và phát triển nguồn

thông tin ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của bạn đọc Hiện nay,Trung tâm TT-TV Trường ĐHYHN đang sở hữu một nguồn lực thông tin kháphong phú Bên cạnh loại hình tài liệu truyền thống thư viện còn có cả loại hình tài

liệu hiện đại như tai liệu trên CD - Rom, các cơ sở dir liệu (CSDL) trực tuyến Môn

loại và ngôn ngữ của tài liệu cũng đa dạng với nhiều lĩnh vực tri thức và nhiều ngônngữ khác nhau như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức

Tuy nhiên, trước yêu cầu đôi mới giáo dục đại học, từng bước hội nhập quốc

tế, công tác xây dựng nguồn lực thông tin của Trung tâm TT-TV trường DHYHN

đã bộc lộ rõ một số hạn chế: chưa có chính sách bổ sung tài liệu hoàn chỉnh đươc

ban hành chinh thức, loại hình tài liệu hiện đại - tài liệu điện tử còn nghẻo nan, tài

liệu ngoại văn còn ít làm hạn chế hiệu quả phát triển NLTT tại Trung tâm dẫn đếnNLTT chưa đáp ứng được NCT của NDT tại Trường Đây chính là vấn đề đangđược đặt ra cho trung tâm TT-TV viên trường ĐHYHN và cần phải được giải quyếtkịp thời dé trung tâm đáp ứng được NCT ngày càng cao của NDT trong Trường

Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài:“Phát triển nguồn lựcthông tin tại trung tâm thông tin — thư viện trường Dai học Y Hà Nội” làm détài luận văn của mình nhằm góp phan hoàn thiện công tác phát triên NLTT nói riêng

và hoạt động TT-TV nói chung tại trường DHYHN, đáp ứng yêu cầu dao tạo và

nghiên cứu khoa học của Trường.

Trang 13

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Hiện tại, đã có khá nhiều bài viết, luận văn và hội thảo khoa học đề cập đếncông tác phát triển nguồn lực thông tin ở các cơ quan TT - TV cũng như những vấn

đê liên quan tới nguôn lực thông tin, cụ thê như:

Về luận văn thạc si và tiên si:

Đã có một số dé tài luân văn đề cập đến công tác phát triển nguồn lực thông

tin ở các cơ quan TT - TV với những khía cạnh phản ánh khác nhau, mang tính đặc

thù của từng cơ quan như

+ Nghiên cứu về thực trạng nguồn lực thông tin và công tác xây dựng, phát

triển nguồn lực thông tin nói chung tại các cơ quan TT - TV trong giai đoạn hiện

nay có các đề tài “Phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện trường đại học ngoạithương Hà Nội” của tác giả Phan Thị Lệ, (2013); “Phát triển nguôn lực thông tintại thư viện tỉnh Thanh Hoá” của tác giả Nguyễn Thị Hường” của tác giả NguyễnThị Hường, (2014); “Phat triển nguồn luc thông tin tại thư viện viện dân tộc học”của tác gia Phan Thi Thuy, (2014); “Phat trién nguon luc thông tin tại trung tamthông tin thư viện trường Đại hoc Thuy lợi” của tác giả Vũ Van Tiếp, (2014);

“Nghiên cứu phát triển nguôn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng ViệtNam” của tac giả Nguyễn Trọng Phượng, (2015); “Phát triển nguôn lực thông tin

tại Thư viện quân đội” của tac giả Đỗ Phương Linh, (2018); “Nguồn lực thông tin

tại Viện mỹ thuật” cua tác giả Nguyễn Thị Nga, (2018)

Những đề tài trên đã nghiên cứu về thực trạng nguồn lực thông tin tại các thưviện công cộng và thư viện đại học, đưa ra các giải pháp phát triển NLTT dựa theo

thực trạng của từng thư viện, trung tâm TT-TV trong mỗi đề tài

+ Nghiên cứu về công tác thư viện tại trung tâm TT-TV trường Đại học Y

Hà Nội có các luân văn sau : Nghiên cứu việc tổ chức và khai thác nguồn lực thông

tin ở Trung tâm Thông tin- Thư viện trường Đại học Y Ha Nội của tác giả Nguyễn

Thị Cam Nhung, ( 2003), Tổ chức và khai thác hệ thong tra cứu thông tin tại Thư

viện trường Đại học Y Hà Nội của tác giả Vương Ngọc Mai, ( 2007), Sản phẩm và

dịch vụ thông tin — thw viện tại trường Dai học Y Hà Nội của tác giả Phí Thị Lệ

9

Trang 14

Hang ( 2014), Công tác xu lý nội dung tài liệu tại Thư viện trường Đại học Y HaNội của tác giả Vũ Thúy Nga,( 2014), Nghiên cứu nhu cau tin tại thư viện trường

Dai học Y Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy,(2017).

Những luận văn trên đã nghiên cứu một số khía cạnh về hoạt động của Thưviện trường Đại học Y Hà Nội như tổ chức khai thác nguồn lực thông tin, tổ chứckhai thác hệ thống tra cứu, sản phâm và dịch vụ, xử lý nội dung tài liệu

Bên cạnh các luận văn kê trên, còn có các bài viet đê cập đên van dé phat

triên nguon lực thông tin tại các cơ quan TT - TV hay những nội dung có liên quan

đến hoạt động đó Cụ thể như sau:

+ Đề cập đến quan điểm về chính sách phát triển nguồn tin có các bài: “ Mét

số quan niệm về chính sách về phát triển nguồn tư liệu” của tác giả Vũ Văn Sơnđược đăng trên Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1994) [14, tr 1- 4] Bài viết đã nêulên một số quan niệm khác nhau về chính sách phát triển nguồn tư liệu và nhânmạnh sự cần thiết phải xây dựng chính sách này ở Việt Nam; “Chính sách chia sẻnguồn lực trong thời kỳ áp dụng công nghệ thông tin moi” của tác giả Vũ Văn Sonđược đăng trên Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1995) [15, tr 7 - 10] Bài viết đã đềcập đến tầm quan trọng của hoạt động phối hợp bồ sung và chia sẻ nguồn lực thôngtin tư liệu giữa các cơ quan TT - TV trong điều kiện áp dụng công nghệ thông tinmới, đồng thời nhấn mạnh những van dé cần giải quyết dé hoạt động này đạt hiệuquả cao; “Phác thảo sơ bộ chính sách Quốc gia về nguồn lực thông tin” của tác giả

Lê Văn Viết được đăng trong cuốn “Thư viện học - Những bài viết chọn lọc, (2006)[25, tr 183 - 190] Bài viết đã đi sâu phân tích các vấn đề cơ ban dé phát triểnnguồn lực thông tin Quốc gia như: xây dựng mạng lưới thư viện thống nhất trong cả

nước, phối hợp giữa các cơ quan TT - TV trong việc thu thập và bảo quản thông tin, tạo

điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân, tô chức có thé khai thác và sử dụng nguồn tinmột cách thuận lợi và dé dang Đồng thời bài viết cũng nêu lên một số khó khăn, trởngại khi tiến hành thu thập và khai thác nguồn tin

+ Đề cập tới vai trò của nguồn tin và hoạt động xây dựng, phát triển nguồn

tin trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo, các cơ quan thông tin thư viện có các bài:

10

Trang 15

“Phát triển nguôn lực thông tin trong bồi cảnh công nghệ thông tin mới” của tác giảNguyễn Hữu Hùng được đăng trong cuốn “Thông tin: Từ lý luận đến thực tiễn”,(2005) [4, tr 206-214] Bài viết đã đề cập tới lợi ích khi áp dụng công nghệ thôngtin trong các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan TT - TV trong việc xây dựng các cơ

sở dữ liệu, tác giả cũng giới thiệu một số cơ sở đữ liệu trong vả ngoài nước tại các

cơ quan TT - TV ở trong nước, đồng thời nêu lên kiến nghị trong việc ứng dụngcông nghệ thông tin nhăm tăng cường nguồn lực thông tin của các cơ quan TT - TVtrong đó tập trung giải quyết các van đề thuộc về quan điểm và các biện pháp kỹ

thuật; “Vấn dé phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hóa tại Việt Nam” của

tác giả Nguyễn Hữu Hùng được đăng trên tạp chí Thông tin và Tư liệu, (2006) [5, tr

5 - 10] Bài viết đã trình bày khái niệm và luận chứng vai trò trung tâm của tài

nguyên thông tin số trong hệ thống thông tin Quốc gia Giới thiệu ba kịch bản trongtao lập tài nguyên số: số hóa toàn phan, hồi cố và song song tôn tại tài nguyên số và

tư liệu.

Mặc dù đã có nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học dé cập đến công tácphát triển nguồn tin, song cho đến nay chưa có một luận văn nào nghiên cứu vềcông tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội Nhu vậy, có thê nói, đề tài “Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin

- thự viện trường Đại học Y Hà Nội” là một đề tài hoàn toàn mới, chưa bị trùng

lặp lại có ý nghĩa nhất định đối với hoạt động TT-TV tại trường DHYHN

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich

Trên cơ sở điều tra, khảo sát, luận văn đánh giá, phân tích thực trang công

tác phát triển NLTT tại Trung tâm TT-TV trường Đại học Y Hà Nội, đề xuất cácgiải pháp phát triển NLTT của Trung tâm một cách có hiệu quả, nhằm nâng caochất lượng NLTT, đáp ứng đầy đủ NCT của người dùng tin tại Trung tâm

3.2 Nhiệm vụ

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về NLTT;

- Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác phát triển NLTT tai Trung tâm;

11

Trang 16

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác phát triển NLTT tại Trung tâm,nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin cũng như kha năng đáp ứng NCT cho

NDT tại Trường Đại học Y Hà Nội.

4 Giả thuyết nghiên cứu

NLTT tại trung tâm TT-TV trường ĐHYHN mới chỉ đáp ứng được một phần

yêu cầu đào tạo và nghiên cứu trong nhà trường Nguyên nhân do chưa chú trọngcông tác xây dựng chính sách bổ sung khoa học, chưa nắm bắt được sự biến độngnhu cầu tin của người dùng tin; trình độ đội ngũ cán bộ TV còn hạn chế; kinh phí và

cơ sở vật chất chưa đảm bảo; chưa tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin với cácdon vị có liên quan, chưa có những hình thức khai thác nguồn lực thông tin một cách

có hiệu quả, dẫn đến chất lượng công tác phát triển nguồn lực thông tin chưa cao

Nếu giải quyết được những vấn đề này, nguồn lực thông tin của Trung tâm

sẽ được phát triển một cách có hiệu quả, đáp ứng được NCT của người dùng tin,góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: công tác phát triển NLTT

+ Phạm vi nghiên cứu

Pham vi không gian: công tác phát triển NLTT tại Trung tâm Thông tin — thư

viện trường ĐHYHN.

Phạm vi thời gian: công tác phát trién NLTT của Trung tâm từ năm 2017 đếnhết năm 2020

6 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp luận:

Đề tài được triển khai trên cơ sở tư duy, nhận thức theo quan điểm của chủnghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Quan điểm của Đảng, Nhà nước về

hoạt động giáo dục và đào tạo, công tác thông tin, thư viện

+ Phương pháp nghiên cứu cụ thể :

12

Trang 17

- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin, tài liệu : thu thập cáctài liệu, đữ liệu liên quan đến đề tài luận văn, đồng thời tiến hành phân tích và tổnghợp những thông tin cần thiết cho luận văn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi : để đảm bảo có thông tin đầy đủ và

sát với thực tế, tác giả chuẩn bị 1 bảng hỏi cho NDT tại trung tâm thông tin — thư

viện ĐHYHN Tác giả đã tiến hành phát 330 bảng hỏi gồm 12 câu hỏi về mức độ

đáp ứng NCT của bạn đọc tại trung tâm TT-TV DHYHN : 200 bảng hỏi được phat

cho NDT đến 2 phòng đọc của Trung tâm TT-TV DHYHN là phòng đọc mở vàphòng đọc đa phương tiện và chuyển 130 bảng hỏi đến cán các phòng ban, viện,khoa, bộ môn của Trường ĐHYHN để lấy đánh giá của đội ngũ cán bộ trường và đã

thu về được 315 phiếu, sau đó tác giả tiến hành thống kê, phân tích số liệu thu

được,tính tỉ lệ phần trăm và tông hợp thành các bảng và biểu đồ

- Phương pháp phỏng van trực tiếp: phỏng van trực tiếp cán bộ thư viện vềcác khâu công việc đang tiến hành, các vấn đề liên quan đến phát triển NLTT vàđánh giá chung về NLTT hiện có tại Trung tâm Phỏng vấn NDT tại trung tâm vềmức độ cập nhật của NLTT hiện có tại Trung tâm TT-TV Tác giả đã tiến hànhphỏng van 200 NDT với câu hỏi: " Bạn đánh giá mức độ cập cập của nội dung

thông tin vá tài liệu hiện có của Trung tâm TT-TV Trường ĐHYHN như thé nào?

có 3 mức độ dé lựa chon là rất cập nhật, cập nhật và không cập nhật " Sau đóthống kê số liệu và tiến hành tính toán phần trăm

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

+ Ý nghĩa về mặt lý luận: Góp phần vào hoàn thiện lý luận về phát triển nguồnlực thông tin cho các cơ quan thông tin, thư viện nói chung và hệ thống thông tin

thư viện đại học nói riêng.

+Ý nghĩa về mặt thực tiễn:

Luận văn đưa ra các giải pháp khả thi nhằm phát triển NLTT đáp ứng nhu cầu

thông tin cho NDT tại trung tâm TT-TV trường ĐHYHN góp phần nâng cao chất

lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại tường ĐHYHN

13

Trang 18

8 Bo cục luận văn

Ngoài phân lời nói đâu, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có câu trúc 3 chương

Chương 1.Co sở lý luận về phát triển nguồn lực thông tin và khái quát về

Trung tâm Thông tin- Thư viện trường Đại học Y Hà Nội

Chương 2: Thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm

Thông tin- Thư viện trường Đại học Y Hà Nội

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nguồn lực thông tin tại

Trung tâm Thông tin — Thư viện trường Đại học Y Hà Nội

14

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN NGUON LUC THONG TIN VÀ KHÁI

QUAT VE TRUNG TAM THONG TIN-THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y

HÀ NỘI1.1.Cơ sở lý luận về nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin

1.1.1 Khái niệm nguồn lực thông tin và phát triển nguôn lực thông tin

e Thông tin

Thuât ngữ “thông tin” - trong tiếng Anh là Information - bắt nguồn từ một từgốc La tinh là Infomatio - nghĩa là diễn giải, thông báo, lý giải, là một từ thông

dụng nhât, được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sông xã hội.

Trong sự phát triển của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử, có nhiềucách hiểu, nhiều định nghĩa khác nhau về thông tin Simon (nhà kinh tế học, đạt giảiNobel năm 1978) cho rằng “vật chất, năng lượng và thông tin là “bộ ba” khái niệmkhoa học tổng quát nhất Không giống như năng lượng và vật chất là những kháiniệm đã được xác định, thông tin cho đến nay, vẫn chưa có một nhà khoa học nàođưa ra một định nghĩa với nội hàm đầy đủ về bản chất của nó bởi còn rất nhiều ýkiến khác nhau trên diễn đàn khoa học”[13]

Theo Đại từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết: “Thông tin là tin tức được

truyền từ người này qua người khác bang lời nói, chữ viết hay bang một phương

tiện nao đó” [11].

Theo tiến sĩ Lê Văn Viết, thông tin được hiểu là các tin tức, dữ liệu, tri thức,phản ánh các hiện tượng, sự vật của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy được xemxét trong quá trình tồn tại của chúng ta trong không gian và thời gian [24]

Như vậy có thé thấy, thông tin là tri thức, tin tức được truyền từ người này quangười khác bằng những phương thức nhất định

e Nguồn lực thông tin

Thuật ngữ nguồn lực thông tin trong tiếng Việt có nguồn gốc từ thuật ngữtiếng Anh“Information Resource” Nguồn lực thông tin được hiểu như là tổ hợp các

15

Trang 20

thông tin nhận được và tích luỹ trong quá trình phát triển khoa học và hoạt độngthực tiễn của con người, để sử dụng nhiều lần trong sản xuất và quản lý xã hội.Nguồn lực thông tin là sản phẩm trí óc, trí tuệ của con người, là những thông tin

được tô chức, kiểm soát và có giá trị trong hoạt động thực tiễn của con người, là

phần tích cực của tiềm lực thông tin được tổ chức, kiểm soát sao cho NDT có thêtruy cập, tìm kiếm, khai thác, sử dụng và phục vụ các lợi ích khác nhau của xã hội

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng “Nguồn lực thông tin là một dạng sảnphẩm tri óc, trí tuệ của con người, là phần tiềm lực thông tin có cau trúc được kiểm

soát và có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình sử dụng ” [4].

Theo tiến sĩ Nguyễn Viết Nghĩa nguồn lực thông tin được hiểu là “Tập hop

có tô chức các loại hình tài liệu dưới mọi định dạng khác nhau của một cơ quanthông tin, thư viện nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin”[1 1]

Dưới góc độ quản lý nhà nước, nguồn lực thông tin chính là tiềm lực của

hoạt động thông tin bao gồm cả nguồn tin và các yếu tố khác tạo nên nguồn tin như:

cơ sở vật chất, kinh phí và nhân lực Quan điểm này được thể hiện trong chương1,điều 2, Nghị định của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học công nghệ:

"nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ bao gồm nguồn tin, nguồn nhân lực,

nguồn kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật có liên quan đến hoạt động thông tin khoa

học va công nghệ "[2]

Với sự trình bày ở trên, có thê thấy hiện nay chưa có định nghĩa thống nhất về

nguồn lực thông tin Song trong khuôn khô luận văn này, tác giả sử dụng thuật ngữnguồn lực thông tin quan điểm của PGS TS Nguyễn Hữu Hùng Theo đó, nguồnlực thông tin là một dang sản phẩm trí óc, trí tuệ của con người, là phan tiềm lực

thông tin có cau trúc được kiểm soát và có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình sử dụng

e Đặc trưng của nguồn lực thông tin

Trong các thư viện và tại các cơ quan thông tin hiện nay, NLTT rất da dang

về hình thức và phong phú về nội dung NLTT bao gồm cả tài liệu truyền thống (tài

liệu dạng giấy) và các loại tài liệu trên phương tiện hiện đại (tài liệu điện tử) và các

dữ liệu được bao gói như: Cơ sở đữ liệu trực tuyến, đĩa mềm, vi phim, vi phiếu, `

16

Trang 21

Tuy đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung, NLTT có một số đặctrưng: tính vật lý, tính cấu trúc, tính truy cập, tính chia sẻ và tính giá trị.

*Tinh vật lý

NLTT phải được ghi chép trên một nền tảng vật chất nhờ một hệ thống dấu

hiệu để vật hóa như giấy, đĩa, băng tu, vi tính, Những nguồn thông tin tư liệu và

phi tư liệu đó là những thực thé sống tồn tại xung quanh chúng ta và ở bên trong

chúng ta Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, một thời đại “bùng nỗ thông tin” việcvật chất hóa các nguồn thông tin trở nên vô cùng khó khăn Vì vậy, việc xử lí thông

tin, ghi lại và quản trị thông tin trước một khối lượng thông tin khổng lồ như hiệnnay cần phải đầu tư nhiều về nhân lực và vật lực,

*Tinh cầu trúc

Cấu trúc tính của NLTT là một yếu tố rat cần thiết Bởi vì, NLTT muốn kiểmsoát được thì phải có tính cấu trúc, đó là những thông tin được ghi lại theo nhữngthé thức và tiêu chuan nhất quán (về nội dung và hình thức) đảm bảo cho việc bảoquản, khai thác và sử dụng cách dễ dàng, thuận lợi.

Điền hình của tính cấu trúc của NLTT là tính phân cấp trong tổ chức dữ liệu:

trật tự của các yêu tố dit liệu trong kho hay các biểu ghi trong cơ sở dữ liệu đều phải

dự vào nguyên lý ngôi thứ, quan hệ hay mạng dữ liệu nội dung hoặc hình thức của tài liệu

*Tinh truy cập

Một đặc tính khác của thông tin là tính truy cập Thông tin được truy cập là

những thông tin cung cấp giá trị cho con người trong hoạt động thực tiễn Thông tin

chỉ có giá trị khi nó được truyền đi, phổ biến và sử dụng Con người luôn cần tìm

kiếm thông tin, thông tin phải được truy cập, phải được chạm tới, phải phục vụ chocuộc sống của con người Đề truy cập thông tin phải thông qua các điểm truy cậpcủa nó được xây dựng trên bộ máy tra cứu truyền thống như: Mục lục chữ cái tênsách — tác giả, mục lục phân loại, trên các CSDL như: thuật ngữ tìm kiếm, các từkhóa từ chuẩn và các điểm truy cập trên cơ CSDL này phải kết nối với nhau băng

các toán tử logic.

17

Trang 22

*Tinh chia sẻ

Dé thỏa mãn nhu cầu thông tin một cách cao nhất và dé tiết kiệm kinh phítrong các thao tác nghiệp vụ như bổ sung, xử lí, các trung tâm TT-TV và trungtâm thông tin cần có khả năng sử dụng nhiều loại thông tin từ các nơi khác nhau

Thực chất đây là sự chia sẻ NLTT Tính chia sẻ của NLTT thé hiện ở khả năng có

thé trao đổi thông tin đa chiều giữa các hệ thống thông tin với nhau

Tính chia sẻ của NLTT hiện nay đang được các trung tâm TT-TV quan tâm

đặc biệt, bởi vì nó là phương tiện để đáp ứng nhu cầu tin của NDT khi mà NLTT

của mỗi Trung tâm TT-TV riêng lẻ không đáp ứng được nhu cầu truy cập, sử dụngthông tin trong một xã hội hiện đại và phát triển hiện nay

Việc chia sẻ NLTT truyền thống chủ yếu dựa vào các biéu ghi thư mục NDTcủa các thư viện khác có thể tìm thấy tài liệu mà mình cần qua các biểu ghi thư mục

mà thư viện bạn cung cấp nhưng phải đến thư viện đó dé mượn tài liệu So với việc

chia sẻ NLTT truyền thống thì NLTT điện tử thì đơn giản và thuận lợi hơn nhiều

Nếu các CSDL trực tuyến thì NDT có thể đọc được trên mạng mà không cần phảiđến tận nơi lưu trữ tài liệu đó Việc chia sẻ chỉ là cách thức truy cập tới nguồn thông

tin đó mà thôi.

*Tinh giá trị

Thông tin chỉ có giá trị khi nó được sử dụng Thông tin có giá trị là những

thông tin phục vụ cho mọi hoạt động trong cuộc sống của con người Tuy nhiên, dé

xác định được chất lượng và giá trị của thông tin, thông tin phải có 4 yếu tô sau đây:

Phạm vi bao quát nội dung,tính chính xác, tính cập nhật va tần suất sử dụng, trong

đó quan trọng nhất là nội dung thông tin và tính chính xác Dé thông tin thật sự trởthành nguồn lực, chúng ta cần chăm lo sao cho thông tin phải tốt Chúng ta phải đưathông tin vào cuộc sống con người, đề thông tin trở nên gần gũi với con người trongviệc giải quyết, quản lí của con người Thông tin có giá trị là kết quả của một quá

trình lao động sáng tạo của con người.

e Phát triển nguồn lực thông tin

18

Trang 23

Phát triển - nguyên gốc tiếng Anh là development - là một hành động hayquá trình làm cho một cái gì đó thay đổi, tăng trưởng và tiến bộ hơn Trong tiếngViệt, phát triển có nghĩa là làm cho lớn hơn, trưởng thành hơn, mạnh hơn, tốt hơn.

Theo ý nghĩa đó, phát triển nguồn lực thông tin được hiểu là hoạt động làm

thay đổi NLTT cả về số lượng và chất lượng, làm cho NLTT trở nên mạnh hơn,phong phú hơn, đầy đủ hơn, có chất lượng hơn

Gần đây, trên các bài viết về nguồn lực thông tin, nhiều tác giả còn đưa ra

khải niệm quản trị nguồn lực thông tin

Quan trị - management - là hành động của chủ thể tác động vào đối tượng, dé

dat được mục tiêu định trước Quan tri bao gồm một loạt quá trình liên tiếp nhau từviệc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức, bố trí nhân sự, hướng dẫn và kiểmtra Như vây, quản trị là bước tiếp theo, nâng cao hơn của phát triển Phát triển là

tiên dé của quan tri.

Trong lĩnh vực thông tin - thư viện, phát triển nguồn lực thông tin có nghĩa

là làm cho nguồn tin lớn mạnh, phong phú, da dang về chủng loại, đảm bảo chấtlượng nguồn tin, đáp ứng nhu cầu của người dùng tin Như vậy dường như trongcông tác phát triển nguồn lực thông tin , một sỐ động thái quan tri nguồn lực thôngtin cũng đã hình thành , chăng hạn như việc xem xét lại chính sách bồ sung, điều

chỉnh diện bổ sung sao cho phù hợp với NCT của NDT Chỉ có điều là khi nói đến

phát triển nguồn lực thông tin, hình như yếu tổ hiệu quả không phải là yêu tố đượcnhân mạnh hang đầu Còn khi nói đến quản trị nguồn lực thông tin, yếu tố hiệuqua là yếu tố được nhắc đến trước hết Như vậy có thé thay, để mô ta quá trìnhxây dựng nguồn lực thông tin, dam bảo nguồn lực ấy phát huy hiệu quả trong việc

đáp ứng NCT của NDT , khái niệm chính xác dé chỉ quá trình ấy phải là “ pháttriển và quản trị nguôn lực thông tin”

Trong những năm gần đây, do sự tác động mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt

là công nghệ xuất bản, công nghệ thông tin và truyền thông, ngoài các phương phápthu thập thông tin truyền thống mà các thư viện lâu nay vẫn tiến hành như xin, trao

đôi hoặc mua tải liệu vê thư viện, xử lý và đưa vào kho của thư viện, đã xuât hiện

19

Trang 24

một phương thức mới mà các thư viện hiện đại đang tiến hành trong việc xây dựngnguôn tin Bản chất của phương thức này là các thư viện không cô tìm bằng mọicách đề nâng cao số lượng tài liệu có trong thư viện Hay nói khác đi là các thư việnkhông tim mọi cách dé bổ sung vào thư viện mọi nguồn thông tin mà NDT có nhucầu, mà thay vào đó, các thư viện chú trọng làm sao thỏa mãn tốt nhất nhu cầuthông tin của người dùng tin Dé làm được điều nay, các thư viện cố gắng tìm débiết ở đâu có nguồn tin gì, truy cập bằng phương thức nào dé khi người dùng tin œnhu cau, thư viện sẽ giúp người dùng tin với tới nguồn thông tin đó Điều đó cónghĩa là thư viện đã chuyên từ phương thức chuẩn bị sẵn một nguồn tin đầy đủ để

phục vụ người dùng tin trong mọi trường hợp (just in case) sang phương thức tìm

và phục vụ người dùng tin khi có nhu cầu (just in time) Đôi khi người ta cũng còn

dùng cách chơi chữ, băng cách sử dụng hai thuật ngữ Warehouse và Wherehouse,(hai thuật ngữ này được phát âm gần giống nhau nhưng nghĩa khác nhau) dé chỉ haitrạng thái của thư viện, đó là thư viện đang chuyển từ trạng thái “Warehouse” -giống như một “nhà kho” lưu trữ tài liệu thành trạng thái “Wherehouse” — là nơi cóthé cho ta biết ở đâu có cái gì Nói như vậy dé thấy ngày nay, các thư viện

đang chuyên dần từ khái niệm phát triển nguồn tin đơn thuần sang phát triển đồng

thời với quan tri nguôn tin.

Phát triển nguồn lực thông tin có nghĩa là với một nguồn kinh phí nhất định

ta phải làm cho nguồn lực thông tin mạnh về số lượng, đảm bảo về chất lượng,phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình, có khả năng thỏa mãn tốt nhất nhucầu của người dùng tin

Phát triển nguồn lực thông tin là một hoat đông mang tính hệ thong ; đồng bộ, bao gom ca viéc thu thap, lua chon, bổ sung tải liệu và việc tô chức, quản lý tảiliệu một cách khoa học, đồng thời tổ chức khai thác NLTT một cách có hiệu quả,

Trang 25

Căn cứ vào những đặc trưng của NLTT, có thể xác định một số tiêu chí đánhgiá NLTT như mức độ đầy đủ, mức độ cập nhật, khả năng truy cập và chia sẻ NLTT.

* Mức độ đây đủ của nguồn lực thông tin

Mức độ đầy đủ của NLTT được thể hiện ở nhiều khía cạnh: Ngoài mức độ

đầy đủ, cân đối về cơ cấu nội dung của thông tin / tài liệu khi đánh giá NLTT của

một tô chức còn cần chú trọng đến mức độ day đủ về loại hình thông tin / tài liệutruyền thống và hiện đại nhằm đảm bảo khả năng khái thác NLTT

Mức độ đầy đủ bao quát nội dung của nguồn lực thông tin được thé hiện ở

sự bao quát cân đối đầy đủ về cơ cấu nội dung của thông tin như các thông tin vềchính trị xã hội; thông tin về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật / công nghệ,khoa học xã hội & nhân văn, các tác phẩm về văn học, lịch sử, Nghệ thuật, thể thao

Mức độ đầy đủ của NLTT giúp TV năm được lĩnh vực tri thức nào mạnh vàlĩnh vực tri thức nào còn yeu ca vé luong, chat va loai hinh trong NLTT, van dé naocòn tồn tại trong chính sách phát triển NLTT của thư viện dé có kế hoạch điều chỉnh,phát triển đúng hướng

* Mức độ cập nhật của nguồn lực thông tin

Đánh giá NLTT của thư viện thông qua tiêu chí cập nhật hay không là rấtquan trọng Bởi lẽ, ngày nay sự phát triển nhanh chóng của các ngành khoa học, độingũ cán bộ nghiên cứu khoa học, đã xuất hiện hiện tượng bùng nỗ thông tin Sự

quay vòng cua tri thức / của thông tin ngày càng nhanh Chính vi vậy, các công

trình nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu khoa học được tăng nhanh chóng Ngay

nhu cầu thông tin khoa học của NDT nói chung và các nhà khoa học nói riêng cũng

thay đổi, đòi hỏi cần có thông tin khoa học mới, cập nhật Đề đáp ứng nhu cầu tin

cua NDT, các trung tâm TT-TV nói chung và trung tâm TT-TV DHYHN nói riêng

cần phải cập nhật các thông tin mới / công trình nghiên cứu khoa học, các sáchchuyên khảo, tạp chí khoa học mới một cách nhanh chóng, cập nhật đầy đủ Do

đó, mức độ cập nhật của NLTT là tiêu chí quan trọng dé đánh giá chất lượng, hiệu

quả của NLTT, phát triển NLTT

* Khả năng truy cập và chia sẻ nguồn lực thông tin

21

Trang 26

Tính dễ chia sẻ hay dễ truy cập NLTT để tìm kiếm thông tin / tài liệu theonhu cầu của NDT là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả của pháttriển NLTT Hiệu quả hoạt động của thư viện phụ thuộc rất lớn vào việc NLTT củathư viện đó có dé khai thác / tiếp cận hay không Chỉ một khi hệ thống tra cứu củathư viện được hoàn thiện mới giúp NDT khai thác triệt để NLTT sẵn có trong vàngoài thư viện cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho liên kết phối hợp, chia sẻ NLTTgiữa các thư viện Trên cơ sở đánh giá của NDT về mức độ dễ dàng khai thác / tiếpcận NLTT của thư viện sẽ giúp cho nhà quản lý xây dựng, hoàn thiện công tác tổ

chức kho, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm và dịch vụ

thông tin, đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng công nghệ dé khai thác tốt NLTT

Các tiêu chí đánh giá NLTT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động

thúc day hoặc kim hãm nhau Các tiêu chí đánh giá NLTT sẽ góp phan hoàn thiệncông tác phát triển NLTT của TV

e_ Tiêu chí đánh giá công tác phát triển nguồn lực thông tinPhát triển nguồn lực thông tin cần tuân thủ các nguyên tắc: đảm bảo sự phùhợp, đầy đủ; đảm bảo hiệu quả

* Đảm bảo sự phù hợp, day đủHiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, một khối

lượng thông tin vô cùng lớn đã được sản sinh và luân chuyền trong xã hội Đây là

điều kiện thuận lợi đồng thời cũng là thách thức đối với công tác phát triển nguồnlực thông tin tại mỗi cơ quan TT - TV Bởi lẽ, khi nguồn thông tin đồi dào, phongphú lưu thông trên thị trường, các cơ quan này sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, dễ dàngtiếp cận, thu thập, bé sung được những thông tin, tài liệu có giá tri vào don vi minh

Song ở đây cũng có một nghịch lý là, do khối lượng thông tin, tài liệu vô cùng lớn

và do có quá nhiều sự lựa chọn nên việc lựa chọn đúng nguồn tin mình cần cũng trở

nên khó khăn hơn Đề thu thập, bổ sung nguồn tin một cách hiệu quả, đòi hỏi phải

có sự chọn lọc kỹ càng, can trọng dựa trên NCT của NDT và năng lực thực tiễn( yếu tố nội tai) của từng cơ quan [7,tr.22-23]

Hiện nay tồn tại nhiều loại hình thư viện khác nhau, thậm chí ngay trong

22

Trang 27

cùng một hệ thống thư viện, mỗi thư viện cũng có những điểm khác biệt, chính vì

vậy, NLTT của một thư viện cần phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện ay.

Vi vậy, đánh giá công tac phát triển NLTT của TV có hiệu quả hay không cần phảixem xét tới tiêu chí về nội dung, ngôn ngữ, loại hình tải liệu có phù hợp với nhu

cầu tin của NDT của TV hay không? Nếu NLTT phù hợp với nhu cầu tin của NDT

điều đó thê hiện hoạt động phát triển NLTT của thư viện đã đảm bảo thực hiện đúng

chức năng, nhiệm vụ của mình.

Phát triển NLTT cần đảm bảo sự đầy đủ cả về chất cũng như về lượng củaNLTT Da dạng vé loai hinh, bao quat về nội dung

* Đảm bảo hiệu quả

Tính hiệu quả của việc phát triển NLTT thê hiện ở hai khía cạnh đó là tiết

kiệm kinh phí và phù hợp với NCT của NDT và thực trạng cua don vi.

1.1.3 Các yếu tô ảnh hướng đến phát triển nguồn lực thông tin

Công tác phát triển nguồn lực thông tin của các cơ quan thông tin — thư việncũng bi chi phối bởi các yếu tố nội tại của các thư viện như cơ chế, chính sách của cơ

quan chủ quản; trình độ cán bộ; kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật,

*Cơ chế, chính sách của cơ quan chủ quản

Có thể nói đây chính là yếu tố quyết định đến chất lượng của công tác phát

triển nguồn lực thông tin của mỗi cơ quan TT -TV Bởi lẽ, bat kỳ một cơ quan nao

khi thu thập, bổ sung tai liệu vào đơn vi mình phải dựa trên những nguyên tác nhất

định Nguyên tắc đó được thé hiện rõ trong chính sách phát triển nguồn tin của mỗi

co quan Về cơ bản, chính sách phát triển nguồn tin xác định cụ thé diện tài liệu bổ

sung của từng cơ quan trên cơ sở đặc trong về loại hình thư viện của nó và NCT

của NDT.

Mặt khác, cơ chế chính sách của cơ quan chủ quản ảnh hưởng quyết định tớimức đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất cho hoạt động phát triển nguồn lực thông tin

*Trinh độ của cán bộ bồ Sung

Dé công tác phát triển nguồn lực thông tin dat hiệu quả cao, đòi hỏi cán bộ

23

Trang 28

b6 sung phải có trình độ chuyên môn nhất định bên cạnh những kinh nghiệm thực

tế Hiện nay, khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão ké cả về chiều rộng

và chiều sâu, nhiều ngành khoa học mới ra đời, người cán bộ làm công tác thông tin

phải có hiểu biết đủ rộng và đủ sâu dé có thể hiểu và chọn đúng những tài liệu mà

NDT quan tâm.Mặt khác, như trên đã nói, do nguồn tài liệu trên thế giới được xuấtbản ngày càng nhiều, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhiều dạng khác nhau, dovậy, người làm công tác phát triển nguồn lực thông tin cũng phải có trình độ ngoạingữ tốt dé có thể lựa chọn, bổ sung vào thư viện những tải liệu phù hợp Điều này

có ý nghĩa vô cùng lớn trước tình hình “bùng nổ” thông tin như hiện nay Khi cótrình độ ngoại ngữ và sự am hiểu về lĩnh vực chuyên môn nhất định, cán bộ bổ sung

có thé xác định, đánh giá được chất lượng của nguồn tin, tránh tình trạng thu thập ồ

ạt, chỉ đạt về mặt số lượng mà không đảm bảo chất lượng, dẫn tới hiện trạng tài liệu

“vừa thừa, vừa thiếu”, gây lãng phí và làm suy giảm sức mạnh của nguồn tin

*Kinh phí bồ sung tài liệu

Đây là yếu tô cũng rất quan trọng, quyết định đến số lượng và chất lượng củanguồn tin bởi vì các cơ quan TT - TV có khả năng thu thập được đầy đủ, tối đanhững tài liệu cần thiết Ngược lại, khi nguồn kinh phí được cấp ít ỏi, hạn chế, các cơ

quan này sẽ không thê thu thập, bổ sung đơiợc toàn bộ, đầy đủ những tài liệu cần

thiết Trong quá trình bổ sung tài liệu, họ phải chon lọc kỹ càng làm sao dé thu thậpđược tối thiểu những tài liệu có giá trị, phục vụ trực tiếp cho NCT của NDT, cònnhững tài liệu có tần suất sử dụng thấp thì tùy vào lượng kinh phí có mà thu thập

*Cơ sở vật chất kỹ thuật

Dé công tác phát triển nguồn tin đạt hiệu quả cao thì viêc chú trọng dau tư,

hoàn thiện cơ sở vật chat kỹ thuật tại mỗi cơ quan TT — TV có ý nghĩa to lớn Vì

khi có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, đảm bảo chất lượng (phần mềm quản trị công

tác bồ sung , hé thống mạng máy tinh và thiết bị phụ trợ , giá kệ, phòng kho, ánhsáng, ) sẽ là điều kiện tốt để tăng cường nguồn lực thông tin, làm giàu có, phongphú nguồn lực thông tin của mỗi cơ quan Ngược lại, khi cơ sở vật chất kỹ thuật yếukém, không đảm bảo chất lượng, thì nguồn lực thông tin mạnh sẽ trở nên không

24

Trang 29

tương xứng (thiếu diện tích kho, giá kệ dé sắp xếp tài liệu, các điều kiện dé bảo quảntốt tài liêu, ).[7, tr28-30].

1.2 Khái quát về Trường Đại học Y Hà nội và Trung tâm Thông tin - Thư viện

Trường Đại học Y

1.2.1 Khái quát về Trường Đại học Y Hà Nội

Trường Đại học Y Hà Nội được thành lập từ ngày 8 tháng 11 năm 1902 tại

Hà Nội Trong suốt chặng đường 115 năm xây dựng, phát triên, trưởng thành và hộinhập, Trường đã không ngừng phấn đấu vươn lên trong công tác đào tạo nguồnnhân lực cho ngành y tế, cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân Trường cũng

là một trung tâm chuyên sâu trong nghiên cứu, ứng dụng, chuẩn hóa và chuyền giaocác kỹ thuật y học tiên tiễn trong cả nước

Theo báo cáo tổng kết năm 2020 của Trường Đại học Y Hà Nội, tính đến

tháng 12/2020, toàn Trường có 2.258 công chức, viên chức và người lao động,

trong đó có 19 Giáo sư, 159 Phó Giáo sư; 180 Tiến si, 708 Thạc sĩ và BSNT, 641

người có trình độ Dai học, 551 người có trình độ Cao đăng và các hệ khác [19]

Cơ cau tô chức của trường gồm có 01 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, 01 phân

hiệu tại tỉnh Thanh Hóa, 02 Viện đảo tạo ( Viện Đảo tạo Răng Hàm Mặt, Viện Đảo

tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng), Trung tâm dịch vụ tổng hợp, Trung tâmĐào tạo Dịch vụ theo nhu cầu xã hội, Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm

Y học, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu về lạm dụng chất - HIV, Trung tâm khảothí và đảm bảo chất lượng giáo dục, Trung tâm nghiên cứu Gen — Protein, Trung

tâm phát triển chương trình và tư van nhân lực y tế, 03 Khoa ( khoa Y học cô truyền,khoa Điều dưỡng — Hộ sinh, khoa Kỹ thuật y học ), 16 Phòng ban, 19 Bộ môn khoa

học cơ bản và y học cơ sở, 24 Bộ môn Y học lâm sàng.

Với sứ mệnh là một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam với lịch

sử hơn một trăm năm, không ngừng phan đấu vì sức khỏe con người, với nỗ lựcvươn tới đỉnh cao trong đào tạo nguồn nhân lực y tế và cung cấp chuyên gia cao cấpcho ngành Y tế Trường Đại học Y Hà Nội phan đấu trở thành Đại học sức khỏe da

25

Trang 30

ngành, đào tạo cán bộ y tẾ có năng lực, học tập vươn lên, tận tụy với nhiệm vụ đượcgiao, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ở moi lúc mọi noi [18]

1.2.2 Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội

© Quá trình hình thành và phát triển

Trung tâm Thông tin — Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội (gọi tắt là Trung

tâm) là đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu trường được thành lập từ năm 1903 Trải

qua 115 năm hoạt động, Thư viện đã từng bước xây dựng va phát triển dé thực hiện

nhiệm vụ chung của trường, góp phần nâng cao chất lượng đảo tạo, nghiên cứukhoa học Thư viện là địa chỉ đáng tin cậy để các thế hệ giảng viên, học viên, sinhviên trong toàn trường đến học tập và nghiên cứu

Tiền thân của trung tâm TT-TV trường ĐHYHN là Thư viện Đại học

Y-Dược khoa Việt Nam Có nhiệm vụ phục vụ cho dao tạo bác sĩ, dược sĩ và các

chuyên gia về y học, được học cho nền y tế Việt Nam và Đông Dương Địa điểm

ban đầu là số nhà 13 Lê Thánh Tông, Hà Nội

Năm 1962 Thư viện trường ĐHYHN được tách ra Một phần cơ sở vật chất và nhân

lực chuyên sang Thư viện Y học Trung ương Phần còn lại là Thư viện DHYHN

Năm 1980 Thư viện trường DHYHN được chuyền về địa điểm số 1 phố Tôn ThatTùng, quận Đồng Da, Hà Nội

Tháng 3 năm 2017 TV ĐHYHN hiện tại là Trung tâm TT-TV Trường

DHYHN được chuyền về khu kí túc xá 15 tầng với diện tích 2304m2 được dự án

Giáo dục Đại học, dự án ADB ( Asian Developmen Bank) và các dự án của trường

đầu tư trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ ngày càng lớn mạnh cả

về lượng và chất; nguôn tài liệu ngày càng da dạng phong phú ( tài liệu truyềnthống và tài liệu điện tử); hệ thống tra cứu điện tử sử dụng phần mềm IIIB6.0, quản

lý tài liệu trên thẻ từ và đầu đọc mã vạch

26

Trang 31

e Chức năng

Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường ĐHYHN là trung tâm thông tin, văn

hóa của Trường có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu

khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên trong toàn trường.

Ngoài ra Trung tâm còn có chức năng quản lý công tác thông tin thư viện,

thu thập, xử lý, bảo quản và cung cấp nguồn tài liệu bằng nhiều hình thức khác nhau

đáp ứng nhu cầu của người dạy và người học trong toàn trường Đồng thời Thư viện

cũng là đầu mối trong hợp tác trao đổi chia sẻ với các thư viện cùng ngành, với các

cá nhân và tô chức y tê nước ngoài.

các tài liệu hiện có Thư viện phối hợp với các Viện, Khoa, Bộ môn trong việc lựa

chọn bồ sung kip thời tài liệu liệu phục vụ giảng day học tập Thu nhận, lưu trữ cáctài liệu nội sinh trong Trường Thường xuyên liên kết với các tổ chức, các nhântrong và ngoài nước cùng lĩnh vực dé xin nguồn viện trợ tài liệu nhằm phát huy hiệuquả, phục vụ tốt cho mục tiêu dao tạo của Trường

- Xử lý tat cả các tài liệu b6 sung vào Trung tâm Ung dụng các chuân nghiệp

vụ thư viện tiên tiến vào công tác nghiệp vụ Té chức hệ thống tra cứu đáp ứng nhucầu của người dùng tin Quản lý và phát triển các dịch vụ TT-TV Sắp xếp, lưu trữ

và bảo quản, kiểm kê định kì vốn tài liệu, tiễn hành thanh lý, loại bỏ các tài liệu cũnát, hết giá trị sử dụng theo đúng quy định Phối hợp với phòng Công tác học sinh-sinh viên, phòng Đảo tạo đại học trong công tác cấp thẻ và quản lý bạn đọc

27

Trang 32

- Quản lý, vận hành, kiểm kê định kì các trang thiết bị, khai thác và quản lýphần mềm thư viện, xây dựng và quản lý các cơ sở đữ liệu, triển khai ứng dụng

công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện Phục vụ, hướng dẫn người dùng tin

khai thác, tìm kiếm, sử dụng các nguồn tài liệu, các sản phẩm và dịch vụ TT-TV

- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ

tin học cho đội ngũ cán bộ thư viện nhằm phát tiễn nguồn nhân lực có chất lượng

nâng cao hiệu quả công tác.

- Hang năm tô chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hội nghị bạn đọc, đối

thoại sinh viên, các lớp đào tạo người dùng tin nhất là các lớp sinh viên, học viênmới nhập trường.

- Ban lãnh đạo: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng Ban lãnh đạo có

nhiệm vụ tô chức, quản lý nhân sự và điều hành mọi hoạt động của Thư viện Chịu

trách nhiệm trước Ban giám hiệu vê các hoạt động cua Thư viện.

28

Trang 33

- Phòng biên mục: Có nhiệm vụ xây dựng, thu nhận, bố sung, xử lý tài liệutheo đúng quy trình, tô chức hệ thống tra cứu, nhập thẻ quản lý bạn đọc, số hóa tàiliệu Hàng năm cùng với Ban lãnh đạo lên kế hoạch tổ chức các buồi hội nghị bạn

đọc, dao tạo người dùng tin, nói chuyện chuyên dé

- Các phòng phục vụ người dùng tin: Gồm có phòng đọc đa phương tiện,

phòng đọc mở, phòng giáo trình Có nhiệm vụ là hướng dẫn NDT tìm kiếm tài liệu

trên giá sách.Cung cấp các dịch vụ, đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn tài liệu của Thư

viện Lên kế hoạch và tô chức mượn trả sách theo đúng qui trình Tổ chức kiểm kêkho sách theo đúng qui định, bảo quản tu sửa phục chế tài liệu hư hỏng, rách nát

trong quá trình sử dụng.

+ Phòng đọc đa phương tiện: Bao gồm các phòng như 01 phòng hội thảo, 02phòng học nhóm,phòng máy tính Không gian chung để đọc sách ngoại văn vàchương trình tiên tiến Lên kế hoạch và tổ chức cho NDT có nhu cầu sử dụng phòng

hội thảo, phòng học nhóm.Hướng dẫn NDT tra cứu các sách ngoại văn và chương

trình tiên tiên băng máy tự mượn trả.

- Phòng máy tính ( tra cứu và đọc tài liệu điện tử).Có nhiệm vụ phục vụ tra cứu tài

liệu trên máy, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện, quảntrị mạng, bảo dưỡng máy tính Kết hợp với phòng công nghệ thông tin quản lý

máy chủ và đảm bảo hệ thống mạng luôn được thông suốt

e Đội ngũ can bộ

Đội ngũ cán bộ là một trong những yếu tổ quan trọng quyết định đến hiệuquả hoạt động của bat kỳ cơ quan tổ chức nào.Hiện nay trung tâm TT-TV TrườngĐHYNN có 11 cán bộ trong đó có 2 nam ( chiếm tỷ lệ 18,18%) và 9 nữ ( chiếm tỷ

Trang 34

Bang 1.1 Cơ cau nhân sự theo trình độ tại Trung tâm thông tin- thư viện Đại

học Y Hà Nội

Trình độ Số lượng ( người ) Tỷ lệ ( %

Thạc sĩ thư viện 04 36,37

Cử nhân thư viện 05 45,45

Cử nhân công nghệ thông tin 01 9,09

Cử nhân chuyên nganh khác 01 9,09

Tổng số 11 100

Hiện nay cán bộ Trung tâm Thông tin - Thu viện Trường Dai học Y Ha Nội

đa số có trình độ chuyên môn nghiệp vụ TT-TV Hầu hết các cán bộ đã có trình độtin học cơ bản, biết sử dụng máy tính, phần mềm trong chuyên môn của mình Cáccán bộ thư viện cũng không ngừng phấn đấu, học tập và rèn luyện chuyên môn

( hiện có 02 cán bộ đang theo học thạc sĩ chuyên ngành khoa học thư viện ), tin học,

ngoại ngữ dé đáp ứng yêu cầu mới của thời đại Đó cũng là nỗ lực rất lớn của độingũ cán bộ thư viện dé phuc vu nhu cầu của NDT một cách tốt nhất

1.2.3 Đặc điểm nhu câu tin của người dùng tin tại Đại học Y Hà Nội

Người dùng tin là một trong các yếu tố cau thành cơ quan TT-TV, đồng thời

là đối tượng chính của hoạt động thông tin, là người sử dụng thông tin để thỏa mãnnhu cầu của mình Nhu cầu thông tin của NDT chính là cơ sở định hướng cho toàn

bộ hoạt động của cơ quan TT-TV Nắm vững được NCT và đáp ứng kịp thời đầy đủ,chính xác NCT của NDT là nhiệm vụ hàng đầu, là mục tiêu của cơ quan TT-TV nói

riêng va Thư viện Trường DHYHN nói riêng.

Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường DHYHN là một thư viện chuyên

ngành y học phục vụ công tác đảo tạo, học tập của học viên, sinh viên, góp phần

nâng cao công tác chuyên môn cho cán bộ giảng viên và cán bộ nghiên cứu của Nhà

trường Nắm vững được đặc điểm của NDT và NCT của họ là cơ sở định hướng cho

toàn bộ hoạt động của cơ quan TT-TV.

30

Trang 35

NDT tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường ĐHYHN gồm nhiều đốitượng khác nhau Với từng nhóm đối tượng cần đi sâu nghiên cứu những đặc trưng

cơ bản đề nhận biết được nhu cầu tin của họ

Trường DHYHN hiện nay có 6824 sinh viên, 5218 học viên sau đại

học, 1280 cán bộ giảng viên, nghiên cứu, 185 cán bộ lãnh đạo quản lý Tuy nhiên do

đặc điểm tính chất công việc khác, có thé chia NDT tại Trường DHYHN thành các

nhóm như sau:

+ Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý + Nhóm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu.

+ Nhóm học viên sau đại học + Nhóm sinh viên

Các nhóm NDT trên có những đặc điểm tâm lý và hoạt động nghề nghiệp

đặc thù khác nhau, vì thế nhu cầu thông tin của họ cũng không hoàn toàn giống

nhau về nội dung, mức độ chuyên sâu, cũng như nhu cầu về sản phẩm dịch vụ thôngtin (SP&DVTT) , Chính vi vậy, cần phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ đặc điểm và NCT

của từng nhóm đối tượng NDT dé có chiến lược phục vụ thông tin tốt nhất cho họ.

Bảng 1.2 Thống kê số lượng nhóm người dùng tin

Nhóm NDT Số lượng Tỷ lệ (%)

Can bộ lãnh đạo, quản lý, 185 1,4

Can bộ nghiên cứu, giảng dạy 1280 9,8

Học viên sau đại học 5127 39,4

Sinh viên 6423 49,4

Tổng số 13015 100

31

Trang 36

e Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm này bao gồm cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý và kiêm nhiệm

giảng dạy, nghiên cứu như: Ban giám hiệu, trưởng phó các khoa, phòng, ban, bộ

môn, trung tâm và tất cả các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại Trường Nhóm này có

185 người chiếm tỉ lệ thấp nhất trong tong số NDT(1,4%) Tuy chiếm tỉ lệ nhỏ,nhưng đây là những người có vai trò rất lớn trong hoạt động của Trường Họ vừaquản lý, điều hành các hoạt động theo chiến lược đề ra, vừa vạch ra hướng pháttriển của Trường, vừa tham gia giảng dạy

Nhu cầu thông tin của nhóm này là những thông tin mang tích chất chỉ đạo,

điều hành, những thông tin về đường lỗi, chủ trương, chính sách của Dang, Nhanước và các ban ngành đề ra Đồng thời nhu cau tin của họ cũng cần được mở rộngthêm ở lĩnh vực giảng dạy chuyên môn.Họ cũng chính là đối tượng NDT có khảnăng sản sinh ra những thông tin mới có giá trị Nội dung thông tin họ cần là những

thông tin cô đọng súc tích, Hình thức phục vụ thường là những bản tin nhanh, các

tin van, tóm tắt, tong quan, tổng luận Cách thức phục vụ chủ yếu là phục vụ từ xa,cung cấp đến từng người theo yêu cầu cụ thê

e Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Đây là nhóm NDT có vai trò quan trọng quyết định tới chất lượng đào tạo vànghiên cứu khoa học của Trường, chiếm tỉ lệ cao thứ 3 trong tổng số NDT (9,8%)

32

Trang 37

Họ được ví như người “ đưa đò”, là người chuyên giao tri thức cho người học, tiênphong trong việc cập nhật và ứng dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến vào chươngtrình đào tạo của Nhà trường và cũng là người tạo ra những thông tin mới Hầu hết

họ là những giáo sư, phó giáo sư, tiễn sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa I, I, bác sĩ có khả

năng sử dụng ngoại ngữ thông thạo.

Đây là nhóm NDT tích cực, nhu cầu thông tin của học thường chuyên sâu, vừa

có tính lý luận vừa có tính thực tiễn về lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, đặc biệtnhững thông tin liên quan đến công nghệ y học hiện đại trong và ngoài nước Họ cókinh nghiệm trong việc khai thác và sử dụng các kênh tìm kiếm thông tin khác nhau.Thông tin phục vụ họ cần được cập nhật mới thường xuyên, sản phẩm và dịch vụthông tin phù hợp với họ là thông tin thư mục chuyên đề, dịch vụ internet, dịch vụthông tin tại chỗ, mượn về nhà, sao chụp tài liệu, dịch vụ cung cấp thông tin theo

yêu câu

e Nhóm học viên sau đại học

Số lượng nhóm NDT này tương đối đông, gồm bác sĩ nội trú, thạc sĩ, chuyên

khoa cấp I, II, Số lượng tính đến tháng 12/2020 khoảng 5218 học viên chiếm tỉ lệcao thứ hai trong tổng số NDT (39,4%) Họ là những người đã tốt nghiệp đại học,

có quá trình công tác thực tiễn tại các cơ quan bệnh viện trong cả nước.Họ thường

có nhu cầu sử dụng những nguồn thông tin liên quan trực tiếp đến van đề chuyên

sâu mà họ được đảo tạo Tuy kinh nghiệm và khả năng tìm kiếm sử dụng thông tin

chưa nhiều, nhưng họ lại trẻ, tiếp thu nhanh các kỹ thuật mới, nên việc tra cứu thông tinthường nhanh NCT của nhóm NDT này tương đối đa dạng, phong phú, mang tínhchuyên sâu, chủ yếu là các luận văn luận án, bài báo tạp chí, tài liệu tham khảo

Nhóm NDT này cần các SP&DVTT như thư mục thông báo sách mới hệthống tra cứu tin, các dịch vụ mượn về nhà, đọc tại chỗ, sao chụp tài liệu, cung cấpthông tin theo yêu cầu

e Nhóm sinh viên

Nhóm này chiếm tỷ lệ cao nhất (49,4%) bao gồm sinh viên tất cả các khóa từnăm thứ nhất đến năm thứ sáu và các hệ đào tạo như hệ vừa học vừa làm, hệ liênthông Số lượng tính đến tháng 12/2020 khoảng 6824 sinh viên Nhóm NDT này

33

Trang 38

có quỹ thời gian tương đối lớn phụ thuộc vào chương trình đào tạo và thời khóabiểu do Nhà trường quy định Da số NDT nhóm này chưa có khả năng khai thácthông tin, khái quát tổng hợp và sử dụng tài liệu hiệu quả NCT của nhóm NDT tinnày bao gồm các tài liệu mang tính chất giáo khoa, giáo trình phục vụ cho học tậptrên lớp và thực hành ở bệnh viện Sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba NCT

của họ chủ yếu là sách giáo trình về các môn chung như toán, vật lý, triết học, tưtưởng Hồ Chí Minh và các môn y học cơ sở như mô phôi, giải phẫu, sinh lý Từ

sinh viên năm thứ tư đến năm thứ sáu họ sẽ học chuyên sâu như các môn y học lâmsảng như nội, ngoại, sản, nhi và gan liền với thực hành tai các bệnh viện

Hình thức phục vụ nhóm NDT này chủ yếu là các SP&DVTT như hệ thống tra

cứu tin, dịch vụ đọc tại chỗ, dịch vụ mượn về nhà, dịch vụ sao chụp tài liệu

Hàng năm khi sinh viên năm thứ nhất nhập học, Thư viện thường tô chức các

buổi dao tạo, hướng dẫn họ cách sử dụng, tra cứu và cơ chế hoạt động của Thư viện,

giới thiệu các SP&DVTT thư viện hiện có.

1.2.4 Đặc diém nguồn lực thông tin của ngành y

- Tính chuyên ngành sâu: Ngành y là một ngành đặc thù, mang tính chuyên ngành

rất sâu nên nguồn lực thông tin, tài liệu của ngành y cũng mang tính đặc thù, chuyên

ngành sâu.

- Nguồn thông tin đa dạng và có độ tản mạn lớn: Tài liệu về y học có trong rất

nhiều lợi nguồn tin, từ sách, báo, tạp chí y học, các bào cáo tổng quan y tế định kỳ

hàng năm, đề tài luận văn , luận án, hội thảo, công trình nghiên cứu khoa học y

dược học, các tài liệu khảo sát, thống kê, trên mạng internet, các co sở dit liệu y học

điện tử Ngoài ra còn có cả băng âm thanh, hình ảnh, đĩa CD-ROM, ảnh chụp,

phim dương ban

- Các thông tin đòi hỏi được kế thừa và cập nhập thường xuyên: Lĩnh vực y học,

bên cạnh việc kế thừa những thành tự nghiên cứu chuyên ngành y học từ xa xưa củanhân loại thì tốc dộ phát triển và đổi mới không ngừng từ đó bị lỗi thời rất nhanh

Do đó yêu cầu các tổ chức đơn vị, thư viện và trung tâm thông tin-thư viện chuyên

ngành y học cần có chiến lược để NLTT y học được cập nhập ở mức độ cao nhất

34

Trang 39

1.3 Vai trò và yêu cầu đối với phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm

Thông tin - Thư viện Trường Dai học Y Ha Nội

1.3.1 Vai trò của việc phát triển nguồn lực thông tin tai Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Y Ha Nội

-Trường Đại học Y Hà Nội là đại học nghiên cứu đa ngành của Việt Nam có

năng lực ngang tầm với các trường đại học trong lĩnh vực khoa học sức khỏe khu

vực châu A trong việc dao tạo ra các sản phẩm tinh hoa cho nền y học, góp phannâng cao vị thế của đất nước, là một trong những Trường Đại học đứng đầu cả nước

vệ đào tạo đội ngũ nhân lực cho ngành y tê của quôc gia.

Trong những năm gần đây, theo mục tiêu được đề ra bởi các cấp lãnh đạo,Trường không ngừng day mạnh phát triển về mọi mặt hướng tới nâng cao vị thé củaTrường trong khu vực và quốc tế, liên tục nâng cao quy mô, chất lượng nghiên cứu,

đào tạo, yêu cầu cao hơn về đảm bảo chất lượng, trình độ đầu ra Số lượng cán bộ,

bác sĩ, học viên tăng cao so với các năm trước và mức độ khó của chương trình đảo

tạo cũng tăng lên Điều đó đồng nghĩa với việc số lượng NDT cũng như NCT củaNDT và yêu cầu về số lượng và chất lượng của NLTT ngày một tăng

Trường Đại học Y Hà Nội là Trường Đại học chuyên ngành Y khoa chuyên đào tạo nhân lực cho công cuộc bảo vệ sức khỏe con người NLTT có vai trò quan

trọng trong công tác quản lí, đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường Việc phát

triển NLTT sẽ góp phần nâng cao chất lượng dao tạo của nhà trường, hỗ trợ cho

công tác nghiên cứu khoa học của Trường nhằm đạt được những thành tựu mới

trong lĩnh vực Y khoa y dược học.

Trường Đại học Y Hà Nội là trường đại học chuyên ngành y, tài liệu được sử

dụng trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại trường khó có thể được tìm thấy ở bênngoài, vì vậy, NLTT cho NDT tại trường chủ yếu do Trung tâm Thông tin - thư

viện Trường lưu trữ và phục vụ theo yêu cầu của NDT dưới hình thức các

SP&DVTT tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường.

Từ những van đề trên, có thé thấy việc phát triển nguồn lực thông tin tạiTrung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội có ý nghĩa hết sức thiết

35

Trang 40

thực, cấp bách và quan trọng, đáp ứng nhu cầu chung về sử dụng nguồn thông tinchuyên ngành đa dạng, đầy đủ, chất lượng cao của toàn thé cán bộ, bác si, sinh viên

và học viên của Trường, từ đó góp phần không nhỏ vào công cuộc đảo tạo, nghiêncứu, giảng dạy và học tập tại Trường, đóng góp một phần vào việc hoàn thành mục

tiêu chung của Trường.

Ngoài ra, NLTT là tài sản quý giá, là tiềm năng, là sức mạnh, là thước đo khả

năng đổi mới và sáng tạo của mỗi cơ quan, tổ chức Phát triển NLTT tại Trung tâm

Thông tin — Thư viện Trường Dai học Y HN chính là dé đổi mới và phát huy hếttiềm lực vốn có Thêm vào đó, NLTT càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhucầu tin càng lớn do vậy càng có sức lôi cuốn đối với NDT, đồng thời nó cũng có

một sức hút khá lớn trong thị trường tin học hóa tư liệu, nhằm tạo ra giá trị của thông

tin Như nhà thông tin học người Mỹ Moore đã tổng kết: “7hông tin chỉ có giá trị khibản thân nó có giá trị và nó được sử dụng” [20, tr 23-29] Do đó việc phát triển

NLTT tại Thư viện Trường cũng sẽ giúp đáp ứng được NCT của NDT tại Trường.

1.3.2 Yêu cầu đối với phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin

-Thư viện Trường Dai học Y Hà Nội

- Đảm bảo nguồn lực thông tin phù hợp với chương trình đào tạo của nhà

trường và đáp ứng nhu cau tin của NDT trong trường

Cơ câu NLTT phải nội dung phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường

Tài liệu được lựa chọn phải phù hợp với có nội dung phù hợp với các chuyên

ngành đào tạo của Đại học Y Cần phải chú ý tới một số ngành mới, ngành mũi

nhọn trong chương trình dao tạo cua nhà trường.

NLTT phải phù hợp với NCT của NDT trong trường Thông tin chỉ có thétrở thành NLTT khi nó được tổ chức dé thỏa mãn nhu cầu tin của NDT Nguồn

tin phải đảm bảo các yêu cầu về mặt định lượng, định tính, và có giá trị cho NDT,

đảm bảo mức độ bao quát hoặc phan ánh đầy đủ các nguôn tin tiềm năng Ngoài

ra, NLTT phải đáp ứng khả năng truy cập nhiều chiều, khả năng cập nhật và tìmkiếm thông tin một cách nhanh chóng và chính xác

- Đảm bao tính hiệu quả trong phát triển nguồn lực thông tin

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:09