1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Thông tin - thư viện: Phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội = Developing digital information resources at the Ha Noi University of Pharmacy Library

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội
Tác giả Phạm Thị Tuyết
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Viết Nghĩa
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Thông tin - Thư viện
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 22,52 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài Trong thế giới hiện đại ngày nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin CNTT nói riêng đã tạo ra một môi trường

Gia thuyết nghiên cứu

Phát triển NLTTS tại Thư viện Trường ĐHDHN là một yêu cầu tất yếu hiện nay, tuy nhiên NLTTS của Thư viện hiện vẫn còn khá hạn chế do ảnh hưởng của nhiều yếu tố Vậy những yếu tố nào tác động đến phát triển NLTTS tại Thư viện Trường ĐHDHN? Điều này có thể do Thư viện chưa xây dựng được chính sách phát triển NLTTS; nguồn kinh phí cho việc bố sung NLTTS còn han hẹp; van dé bản quyền khi số hóa tài liệu chưa được xử lý triệt dé; việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thư viện cũng như việc đào tạo kỹ năng khai thác thông tin số của NDT chưa được quan tâm, chú trọng, Và các yếu tố này có tác động như thé nào đến hoạt động phát triển NLTTS tại Thư viện Trường ĐHDHN? Giải pháp nào để phát triển NLTTS tại Thư viện Trường DHDHN? Nếu các câu hỏi trên được nghiên cứu giải quyết thì chắc chắn Thư viện Trường DHDHN sẽ xây dung được một NLTTS đủ mạnh cả về lượng và chất, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong nhà trường nói riêng và nhu cầu của NDT nói chung.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ° Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận van là NLTTS tại Thư viện Trường DHDHN.

- Pham vi không gian: tai Thu viện Trường DHDHN.

- Pham vi thời gian: nghiên cứu công tác phat triển NLTTS tại Thư viện Trường PDHDHN từ năm 2012 đến nay (khi dự án xây dựng thư viện điện tử được triển khai).

6 Phương pháp nghiên cứu ° Phương pháp luận:

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận cua Chủ nghĩa Mac-Lénin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực giáo dục đại học và thông tin - thư viện. ° Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu.

- Phương pháp khảo sát, điều tra băng phiếu hỏi Tác giả đã tiến hành điều tra ý kiến của NDT tại Thư viện với số phiếu phát ra là 300 phiếu, đối tượng phát phiếu điều tra được chọn ngẫu nhiên với tỷ lệ là 184 phiếu là của sinh viên (61,3%), 83 phiếu là của học viên cao học và nghiên cứu sinh (27,7%), 27 phiếu là của giảng viên (9%) và 6 phiếu là của các đối tượng khác (2%).

- Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh dé xử lý số liệu thu thập được từ bảng hỏi nhằm đưa ra các con số cụ thé theo tỷ lệ phần trăm được trình bày dưới dạng bảng số liệu.

7.Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

* Ý nghĩa về mặt khoa học:

- Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về NLTTS và công tác phát triển

NLTTS trong hoạt động TT - TV.

* Ý nghĩa về mặt ứng dụng:

- Luận văn chi rõ vai trò quan trọng của NLTTS và việc phát trién NLTTS đối với Thư viện Trường ĐHDHN.

- Luận văn giúp Thư viện Trường ĐHDHN nhận diện rõ những ưu điểm cũng như những tổn tại trong công tác phát triển NLTTS, tìm ra nguyên nhân từ đó có các biện pháp khắc phục.

- Những giải pháp đưa ra trong luận văn có thể được vận dụng vào thực tiễn nhằm phát triển NLTTS tại Thư viện Trường DHDHN trong thời gian tới.

- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến hướng nghiên cứu của đề tài.

8 Dự kiến kết quả nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sẽ đạt được kết quả cụ thể như sau:

- Hiểu rõ ban chất một số khái niệm có liên quan đến NLTTS.

- Đánh giá và nhận thức đúng về vai trò của NLTTS đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

- Nhìn nhận toàn diện thực trạng phát triển NLTTS tại Thư viện Trường

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển NLTTS tại Thư viện Trường ĐHDHN.

- Bố cục luận văn: Ngoài phan Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương với cau trúc như sau:

Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguôn lực thông tin số tại

Thư viện Truong Dai học Dược Hà Nội

Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội

Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE PHÁT TRIEN NGUON LUC THONG TIN SO TẠI THU VIEN TRUONG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘICơ sở thực tiễn về phát triển nguồn lực thông tin số 12.1 Khái quát về Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội

* Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Dược Hà Nội là một trường có lịch sử lâu đời, được thành lập từ năm 1902 với tiền thân là trường thuốc Đông Dương Thư viện của trường luôn là một bộ phận quan trọng, thiết yêu không thé tách rời Trải qua nhiều biến cố lịch sử Thư viện vẫn luôn đồng hành cùng nhà trường trên con đường giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực dược cho đất nước.

Trước năm 2009, Thư viện là một bộ phận thuộc phòng Quản lý Khoa học - Thư viện Ngày 25/5/2009, Thư viện được chính thức thành lập theo quyết định số 181/QD- DHN trở thành một don vi độc lập tương đương với cấp phòng ban trong trường Thu viện được định hướng là bộ phận thông tin tư liệu của trường phát triển theo hướng hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu học tập giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong nhà trường Năm 2013, sau khi dự án xây dựng thư viện điện tử được triển khai thành công, Thư viện đã có trang web riêng, được bồ sung thêm nhiều trang thiết bị hiện đại, xây dựng và đưa ra phục vụ các bộ sưu tập số, được đông đảo NDT đánh giá cao.

Tham mưu cho hiệu trưởng và tổ chức tốt việc phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiễn bộ khoa học công nghệ và quan lý của nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong thư viện.

Thư viện hiện nay có 6 cán bộ, trong đó có 1 thạc sĩ và 2 cử nhân chuyên ngành TT - TV, 1 cử nhân chuyên ngành dân tộc học, | cử nhân chuyên ngành hóa học và 1 nhân viên kỹ thuật in.

Các cán bộ thư viện được phân công công việc cụ thể như sau: 1 cán bộ phụ trách quản lý thư viện, 1 cán bộ phụ trách phòng đọc và kho sách tham khảo, 2 cán bộ làm công tác nghiệp vụ, 2 cán bộ làm công tác in ấn và bán giáo trình.

Tất cả các cán bộ thư viện đều có thể tham gia thực hiện công việc của nhau theo xu hướng luân chuyền dé cùng biết, cùng hiểu và cùng làm Với phương châm

29 tinh gọn - hiệu quả, đội ngũ cán bộ Thư viện tuy ít về số lượng nhưng luôn đảm bảo hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ.

Hiện nay, vốn tài liệu của Thư viện khá phong phú, đa dạng với hàng chục nghìn tài liệu đang được lưu giữ, tô chức, bao quan và đưa ra phục vụ NDT một cách hiệu quả.

- _ Nguồn lực thông tin truyền thống

NLTT truyền thống của Thư viện hiện nay chiếm số lượng lớn do cả quá trình lịch sử lâu dai được bổ sung, sưu tầm ké từ khi thành lập NLTT truyền thống bao gồm các tài liệu dạng giấy, thuộc nhiều loại hình khác nhau như giáo trình, sách tham khảo, luận án, luận văn, khóa luận, tạp chí, với 14.012 bản tương đương 12.325 đầu tài liệu, phục vụ nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên và người học trong trường.

- _ Nguồn lực thông tin số Nguồn lực thông tin số của Thư viện ngày càng được chú trọng bé sung, phát triển Đến nay Thư viện đã xây dựng được CSDL thư mục với hàng chục nghìn biểu ghi và 5 CSDL toàn văn: sách ngoại văn, luận án - luận văn - khóa luận, tạp chí Việt, tạp chí ngoại văn, công trình nghiên cứu khoa học (chi tiết xem Bảng 1.1).

Bảng 1.1 Nguồn lực thông tin số của Thư viện T rường ĐHDHN

STT LOẠI HÌNH SO LƯỢNGVai trò của phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Trường Đại học

* Đối với Thư viện Trưởng Đại học Dược Hà Nội

- Bang viéc phat triển NLTTS đúng hướng và có hệ thống, Thư viện có được

NLTT đồi dào, đa dạng, phong phú, có chất lượng giúp Thư viện thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như đáp ứng tốt NCT của NDT.

- Giúp Thư viện tạo lập, mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm - dịch vụ thư viện: ngoài các sản phẩm - dịch vụ thông tin truyền thống, thông qua NLTTS Thư viện có thể tạo lập các sản phẩm - dich vụ thông tin mới như: CSDL thư mục, CSLD toan văn, mục lục tra cứu trực tuyến OPAC, mượn tài liệu online,

- Tăng cường khả năng hợp tác, chia sẻ NLTT: NLTTS giúp thư viện dé dàng quan lý, tổ chức, chia sẻ dữ liệu với các thư viện bên ngoài nhằm phục vụ cộng đồng và đáp ứng tốt nhất NCT của NDT.

- Tiết kiệm ngân sách, nhân lực, vật lực: với những ưu điểm vượt trội như khả năng dùng chung, đa truy cập, lưu trữ gọn nhẹ, NLTTS giúp Thư viện tiết kiệm chỉ phí, thời gian, công sức trong quá trình bổ sung, xử lý tài liệu, quá trình tổ chức, quan lý, lưu trữ, bảo quản và đưa ra khai thác phục vụ NDT.

- Nâng cao vị thế xã hội của Thư viện: phát triển NLTTS ngoài việc đáp ứng NCT ngày càng cao của NDT còn thể hiện năng lực chuyên môn, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ và CNTT cũng như mức độ tiến kịp với xu hướng phát triển chung của thế giới, từ đó giúp nâng cao vị thế, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Thư viện.

* Đối với Trường Đại học Dược Hà Nội - Hỗ trợ nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy Phát triển NLTTS sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tự học tập, tự nghiên cứu của người học và cán bộ giảng viên trong trường Tính linh hoạt, đa truy cập của NLTTS

34 giúp NDT có thé chủ động thời gian truy cập, rút ngắn thời gian tìm kiếm tài liệu, từ đó dành nhiều thời gian cho việc đánh giá, sử dụng và tái tao ra các thông tin mới Tính cập nhật của NLTTS tạo môi trường thông tin năng động giúp người học và giảng viên có thể cập nhật nhanh chóng các thông tin, kiến thức mới theo kịp nhịp độ phát triển của xã hội, của các nền khoa học kỹ thuật tiên tiến Ưu điểm dé sử dụng, dễ chia sẻ, có thé khai thác từ xa tạo cơ hội bình dang cho tat cả người học lẫn giáo viên trong trường trong việc tiếp cận tri thức, không phân biệt hoàn cảnh, điều kiện, môi trường sống, đặc biệt phù hợp với mô hình đảo tạo từ xa, đào tạo trực tuyến Bên cạnh đó, việc sử dụng

NLTTS còn giúp đội ngũ cán bộ giảng viên và người học phát triển kỹ năng khai thác thông tin, tiếp cận công nghệ mới đề từ đó ngày càng nâng cao khả năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng các nguồn thông tin khác nhau trong thời đại thông tin và công nghệ biến đổi không ngừng như hiện nay.

- Thúc day nghiên cứu khoa học

Cùng với đào tạo, nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ quan trọng của Trường DHDHN Làm thế nào dé nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa hoc trong nhà trường luôn là vấn đề quan tâm của các cấp lãnh đạo và bản thân các nhà nghiên cứu Có nhiều nguồn lực hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học trong đó có NLTT, đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số hiện nay NLTTS có vai trò hỗ trợ rất quan trọng.

NLTTS giúp các nhà nghiên cứu khoa học tiếp cận với các thông tin, tri thức mới một cách nhanh nhất, không giới hạn về không gian và thời gian Trong môi trường thông tin năng động, thông tin tri thức mới ra đời liên tục, việc cập nhật được các thông tin, kiến thức chuyên ngành mới, bắt nhịp với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ tiên tiến sẽ là yêu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học Mặt khác việc tiếp cận các thông tin, tri thức một cách nhanh chóng, kip thời sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học trong nhà trường Hơn nữa, để người học trong trường quan tâm, hứng thú, say mê với hoạt động

35 nghiên cứu khoa học thì một yếu tố quan trọng là việc họ có thé dé dàng, nhanh chóng tiếp cận được nguồn tài liệu tham khảo phong phú, da dạng, chất lượng Tất cả những điều đó, NLTTS đều có thé đáp ứng được.

TAI THU VIỆN TRUONG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NOI 2.1 Thực trạng nguồn lực thông tin số tại Thư viện Trường Đại học Dược Hà NộiHoạt động phát triển nguồn lực thông tin số tai Thư viện Trường Dai hoc

2.2.1 Việc xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin

Chính sách phát triển NLTT được coi như kim chỉ nam cho mọi hoạt động xây dựng và phát triển NLTT của thư viện Mặc dù hoạt động xây dựng, bổ sung, phát triển NLTT đã được thực hiện từ khi thành lập Thư viện nhưng cho đến nay Thư viện Trường DHDHN vẫn chưa xây dựng được một chính sách phát triển NLTT bang văn bản chính thức Tat cả quá trình xây dựng, bổ sung, phát triển NLTT đều dựa trên các quy định đơn giản, không thành văn Việc chọn lựa sách, tạp chí dé bổ sung cũng như

40 việc phân bồ kinh phí cho từng loại hình tài liệu đều được thực hiện thông qua trao đổi bàn bạc giữa lãnh đạo nhà trường, Thư viện và can bộ trực tiếp làm công việc bố sung tài liệu Hậu quả của tình trạng này là công tác phát triển NLTT vẫn còn mang tính chất chủ quan của đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhà trường và Thư viện cũng như sự cảm tính của cán bộ làm công tác bồ sung Nguyên nhân của thực trạng này là do đội ngũ cán bộ lãnh đạo quan ly cũng như chính bản thân các cán bộ thư viện chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách phát triển NLTT, chưa xây dựng được các quy định chỉ tiết về phát triển NLTTS.

Tuy chưa xây dựng được một chính sách phát triển NLTT bang van ban chinh thức nhưng lãnh dao và nhân viên Thu viện Truong DHDHN cũng đã ban bạc và di đến thống nhất về một số van đề như coi trọng vai trò của tài liệu số, nhất trí dành một tỉ lệ ngân sách thích đáng dé bổ sung tài liệu số, nhất trí về sự cần thiết phải b6 sung một số loại CSDL hàng đầu về chuyên ngành y được như ScienceDirect, Springer

Nói tóm lại, việc xây dựng chính sách phát trién NLTT tuy đã có chú ý nhưng chưa được đầu tư thích đáng nên cho tới nay Thư viện chưa có một chính sách thành văn hoàn chỉnh, điều này đã ảnh hưởng tới công tác xây dựng, phát triển NLTT nói chung, trong đó có NLTTS Trong thời gian tới, Thư viện cần xây dựng chính sách phát triển NLTT dé đạt hiệu quả tốt nhất trong công tác bố sung, phát triển nguồn tài liệu số nhằm đáp ứng tối đa NCT ngày càng cao của NDT.

2.2.2 Phương thức phát triển nguon lực thông tin số

Hiện tại, Thư viện Trường ĐHDHN dang áp dụng 3 phương thức sau dé phát triển NLTTS:

* Một là: Xây dựng CSDL thư mục quản lý NLTT truyền thong Các tài liệu sau khi nhập về Thư viện sẽ được cán bộ thư viện biên mục lên phần mềm Libol 6.0 dé quản lý Theo đó, mỗi dau tài liệu sẽ tương ứng với một biểu ghi thư mục Tính đến nay, Thư viện Trường ĐHDHN đã xây dựng được 3 CSLD thư

41 mục với hơn 66.000 biểu ghi gồm: CSDL sách, CSDL luận án - luận văn - khóa luận và CSDL bài trích tạp chí Các CSDL này đã phản ánh toàn bộ NLTT truyền thống của Thư viện, giúp NDT dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện trong việc tiếp cận đến nguồn tài liệu của Thư viện, từ đó giúp họ tìm được tài liệu phù hợp một cách nhanh chóng, chính xác.

* Hai là: Tự số hóa nguồn tài liệu nội sinh

Thư viện Trường ĐHDHN đã xây dựng các bộ sưu tập sỐ nguồn tài liệu nội sinh từ năm 2012 bằng cách tự số hóa với 2 hình thức chủ yếu:

- SỐ hóa tài liệu hiện tại: áp dụng đối với các tài liệu vừa mới nhập về Thư viện bao gồm luận án, luận văn, khóa luận, tạp chí Nghiên cứu dược và Thông tin thuốc, kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học, Các tài liệu này sau khi xử lý nghiệp vụ xong sẽ được tiễn hành số hóa luôn nhằm kip thời phục vụ NDT.

- Số hóa tài liệu cũ (hôi có): áp dụng déi với những tài liệu cũ trong kho, Thu viện sẽ tiền hành số hóa hồi cố bằng cách scan lại bản giấy Tính đến nay, Thư viện đã scan hồi cố toàn bộ kho Luận án tiến sĩ dược học, kho Luận văn thạc sĩ cao học - chuyên khoa I - chuyên khoa II, Tạp chí Nghiên cứu được và Thông tin thuốc, riêng kho Khóa luận scan hồi cố từ năm 2000 đến năm 2011, còn từ năm 2000 trở về trước sẽ phục vụ bản giấy vì thông tin không còn nhiều giá trị, Công trình nghiên cứu khoa học scan hồi cố năm 2014.

* Ba là: Bồ sung nguồn tài liệu số thông qua mua bán Mua là phương thức chủ yếu để phát triển NLTTS dạng ebook và tạp chí ngoại văn Ngay từ năm 2012 Thư viện đã tiến hành mua ebook ngoại văn thông qua nguồn cung cấp từ các công ty phát hành xuất nhập khẩu sách báo Năm 2018, Thư viện bắt đầu mua tạp chí ngoại văn với 19 đầu tạp chí chuyên ngành thuộc lĩnh vực dược Tất cả các tài liệu được cung cấp dưới dạng đĩa CD-ROM, sau đó được cán bộ thư viện biên mục lên CSDL toàn văn dé phục vụ NDT truy cập, khai thác, sử dụng Từ năm 2012,

42 tài liệu sô được ưu tiên bô sung hơn so với tài liệu bản giây bởi tính ưu việt của nó

Bảng 2.1 Kinh phí bồ sung tài liệu của Thư viện Trường ĐHDHN

Kính phí bổ sung TL 9.999 2.490 19.890 11.633 22.247 35.105 | 119.877 giấy

Kinh phí bổ sung TL | 334.363 | 308.869 | 247.852 | 293.427) 73.210 | 386.909 | 339.451 số

2.2.3 Tổ chức, quan lý, khai thác và bảo quản nguồn lực thông tin số

Việc bổ sung, phát triển NLTTS sẽ không còn ý nghĩa nếu NLTTS đó không được tổ chức, quản lý, bảo quản và đưa ra khai thác phục vụ NDT Bởi nếu chỉ bổ sung, phát triển rồi để đó mà không được tổ chức, quản lý, bảo quản va đưa ra khai thác thì coi như NLTTS sẽ “nằm chết” trong “kho”, không đến được với NDT trong khi đó việc phát triển NLTTS là nhằm đáp ứng nhu cầu của NDT, nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ của thư viện Như vậy, việc tô chức, quản lý, bảo quản và khai thác NLTTS cũng là một trong những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của NLTTS, do đó đây cũng là một trong những hoạt động nhằm phát triển NLTTS.

* Tổ chức nguon lực thông tin số Cũng giống như NLTT truyền thống, NLTTS với hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu triệu tài liệu nếu không được tô chức khoa học, hiệu quả và chính xác thì việc tra tìm, quản lý, theo dõi sẽ gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy việc tổ chức NLTTS là khâu quan trọng nhằm tạo ra một trật tự trong các kho tài liệu ảo, tạo thuận lợi cho việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như dễ dàng theo dõi, quản lý và bảo quản lâu dai NLTTS.

NLTTS tại Thư viện Trường Dai học Dược Hà Nội được tô chức dưới dạng các CSDL, các bộ sưu tập, trong đó bao gồm tập hợp các thông tin/dữ liéu/tai liệu SỐ CÓ tổ chức, có cấu trúc và liên quan với nhau theo một chủ dé nhất định và theo một mô hình tô chức thống nhất Nhờ được tổ chức khoa học, hiệu quả, hàng năm đã có hàng chục nghìn NDT truy cập, khai thác NLTTS của Thư viện (xem Bảng 2.2) đồng thời giúp cán bộ thư viện dễ dàng theo dõi, quản lý và kiểm tra, giám sát.

Bảng 2.2 Số lượt NDT truy cập thư viện số hàng năm

Số lượt NDT truy cập thư viện số 40.000 | 55.809 | 60.457 | 68.564 | 57427 | 69.776

* Quan lý nguon luc théng tin số Quản lý là một hoạt động quan trong và không thé thiếu trong mỗi cơ quan, tô chức nhằm thực hiện, hoàn thành mục tiêu đề ra Trong các cơ quan TT - TV, quản lý NLTTS nhằm nâng cao chất lượng NLTTS từ đó đáp ứng NCT ngày càng cao của

Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc ứng dụng CNTT và sử dụng các trang thiết bị hiện đại vào hoạt động quản lý là vô cùng cần thiết Thư viện Trường ĐHDHN đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại và ứng dụng rộng rãi CNTT để quản lý NLTTS nói riêng và quản lý toàn bộ hoạt động của Thư viện nói chung, cụ thể:

- Về trang thiết bị, hạ tang CNTT: từ năm 2012 khi dự án xây dựng thư viện điện tử được triển khai, Thư viện Trường ĐHDHN đã được đầu tư nhiều trang thiết bị, hạ tầng CNTT hiện đại (chi tiết xem trong Phụ lục 3) trợ giúp hiệu quả cho việc quản ly NLTTS, trong đó:

Các yếu tố tác động đến công tác phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư

viện Trường Đại học Dược Hà Nội

2.3.1 Chính sách của Nhà nước Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư phát triển công tác thư viện, nhiều chỉ thị, sắc lệnh, văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển công tác thư viện nói chung và phát triên NLTT nói riêng Văn ban pháp lý cao nhất phải kế đến Pháp lệnh Thư viện năm 2000 Tại các Điều 14, 20, 21,

22 của Pháp lệnh quy định về các quyền của thư viện cũng như các nguồn tài chính, các chính sách đầu tư, ưu đãi của Nhà nước đối với hoạt động thư viện, trong đó có một số điều khoản quy định ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển thư viện nói chung và phát triển NLTT cũng như NLTTS nói riêng, cụ thé:

- Khoản 1, 4 Điều 14 quy định thư viện có quyền: Trao đổi tài liệu và tham gia vào các mạng TT - TV trong nước; trao đổi tài liệu và tham gia vào các mạng TT - TV nước ngoài theo quy định của Chính phủ; Tiếp nhận tài trợ, giúp đỡ của tô chức, cá nhân trong nước, tô chức, cá nhân nước ngoài.

- Khoản 1, 3 Điều 21 quy định Nhà nước thực hiện các chính sách đầu tư đối với thư viện như sau: Đầu tư để đảm bảo cho các thư viện hưởng ngân sách Nhà nước hoạt động, phát triển và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật, điện tử hóa, tự động hóa thư viện; đào tạo bồi dưỡng những người làm công tác thư viện; Khuyến khích tổ chức cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tô chức, cá nhân nước ngoài tham gia đóng góp xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện Việt

- Điều 22 quy định Nhà nước thực hiện các chính sách ưu đãi đối với hoạt động thư viện như sau: Miễn, giảm thuế nhập khẩu những tài liệu thư viện, trang thiết bị, máy móc chuyên dùng theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ kinh phí cho việc khai thác mạng TT - TV trong nước và nước ngoài, cho mượn tài liệu giữa các thư viện và người đọc.

Tiếp theo phải kế đến Quyết định số 10/2007/QD-BVHTT về “Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong đó chỉ rõ định hướng ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động thư viện để xây dựng các thư viện điện tử, thư viện số Quyết định cũng chỉ rõ mục tiêu phát triển cụ thé đối với thư viện các trường trung cấp, cao đăng, đại học, trong đó nhân mạnh đên việc nâng câp thư viện hiện đại vê cơ sở vật chât và trang thiệt bị,

51 phong phú về tài liệu, tăng cường bồ sung tài liệu ngoại văn, có sự phối kết hợp trong công tác bổ sung tài liệu, thực hiện chia sẻ NLTT, phát triển cơ sở hạ tang CNTT, sử dụng các thành tựu CNTT mới nhất, số hóa giáo trình dé cung cấp trên mạng Đặc biệt trong thời gian gần đây Dự thảo Luật Thư viện đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi để hoàn thiện trình Quốc hội phê duyệt Nếu được phê duyệt đây sẽ là văn bản pháp lý cao nhất, tạo cơ sở cho các cơ quan TT - TV xây dựng va phát triển.

Những văn bản trên là cơ sở pháp lý để các thư viện nói chung và Thư viện Trường DHDHN nói riêng triển khai xây dựng thư viện số và phát triển NLTTS nhằm phục vụ nhu cầu của NDT.

2.3.2 Nhận thức của các cấp lãnh đạo

- Nhận thức của lãnh đạo Nhà trường

Lãnh đạo Nhà trường mà đại diện là Ban Giám hiệu luôn quan tâm, đầu tư phát triển thư viện nói chung và phát triên NLTTS nói riêng Cụ thé, từ nhận thức về vai trò, vị trí của thư viện, năm 2009 lãnh đạo Nhà trường đã quyết định tách bộ phận Thư viện thuộc phòng Quản lý khoa học - Thư viện thành một đơn vị độc lập trong trường theo

Quyết định số 181/QD-DHN ngày 25/5/2009 của Hiệu trưởng Trường DHDHN Năm

2011, Ban Giám hiệu nhà trường đã thông qua Dự án “Xây dựng thư viện điện tử

Trường DHDHN giai đoạn 2011 — 2013” trình Bộ Y tế phê duyệt với số tiền gần 5 tỷ đồng, trong đó một phần kinh phí do Trường cấp và một phần từ vốn vay ODA Ngoài ra còn rất nhiều văn ban của Trường trực tiếp hoặc gián tiếp thé hiện sự quan tâm, đầu tư của Ban Giám hiệu đối với công tác thư viện như: Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường, Quy chế Quản lý hoạt động thông tin, tuyên truyền và quảng cáo, các Báo cáo tông kết năm học, tông kết cuối năm, Phương hướng nhiệm vụ hang năm Được sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường, Thư viện Trường ĐHDHN không ngừng phát triển trong những năm gần đây, cụ thé:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị Thư viện thường xuyên được đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại.

- Kinh phí dành cho công tác phát triển NLTT được cấp thường xuyên hằng năm và có xu hướng tăng dan, trong đó đặc biệt ưu tiên bổ sung, phát triên NLTTS.

- Quy định việc nộp file mềm kèm theo bản giấy đối với các đề tài được bảo vệ trong trường (khóa luận, luận án, luận văn).

- Luôn tạo điêu kiện cho cán bộ thư viện được học tập, nâng cao trình độ chuyên

Có thể khẳng định, nhờ nhận thức đúng đắn và sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của lãnh đạo Nhà trường cả về mặt kinh phí và cơ chế chính sách mà Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội đã phát triển một bước kể từ năm 2012 đến nay, xây dựng được một thư viện điện tử/thư viện số hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NDT, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong Nhà trường Tuy nhiên không phải lúc nào, lãnh đạo nào cũng có nhận thức đúng đắn về vai trò, vi trí của thư viện cũng như tầm quan trọng của việc phát triển NLTT nói chung và NLTTS nói riêng, mỗi thời lãnh đạo sẽ có những nhận thức khác nhau Hệ quả là tiềm năng của Thư viện không thể phát huy tối đa do nhận thức của lãnh đạo Nhà trường không đồng nhất qua từng giai đoạn, thời kỳ, có giai đoạn thư viện rất được đầu tư, phát triển nhưng có giai đoạn lại chững lại Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển Thư viện nói chung cũng như phát triển NLTTS nói riêng.

- Nhận thức của lãnh đạo thư viện

Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc phát triển NLTTS đối với việc nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững của thư viện trong thời đại ngày nay, cán bộ lãnh đạo Thư viện Trường ĐHDHN luôn quan tâm, chú trọng đến công tác phát trién NLTTS Từ đó họ tham mưu cho lãnh dao Nhà trường chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, ưu tiên bé sung NLTTS, tạo điều kiện cho cán bộ thư viện được học tập nang cao trình độ chuyên môn nghiệp vu, dé xây dựng, phát triển Thư viện ngày càng hiện đại, đáp ứng NCT ngày càng cao của NDT Nhận thức của cán bộ lãnh đạo Thư viện vê tâm quan trọng của việc

53 phát triển NLTTS còn được thé hiện ở việc ưu tiên dành mọi tiềm lực cho việc xây dựng, phát triển NLTTS: dành phan nhiều kinh phí được cấp dé bổ sung tài liệu số, ưu tiên các trang thiết bị hiện đại dé phục vụ xây dựng các bộ sưu tập số, lựa chọn cán bộ có trình độ, năng lực làm công tác bé sung NLTTS,

Nhu cầu của bạn về NLTTS?

Cân thiết 156 52 Không cần thiết 0 0

2 Mức độ bạn sử dụng NLTTS của Thư viện?

Mức độ thỏa mãn về nội dung của NLTTS còn được thể hiện ở việc NDT thường xuyên sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện số Theo kết quả điều tra, có 89,7% số NDT được hỏi sử dụng CSDL thư mục và 78,7% NDT sử dụng CSDL toàn văn của Thư viện Trong đó, về chất lượng CSDL thư mục có 84,7% NDT đánh giá tốt, 15,3 % NDT đánh giá bình thường và không có NDT nao đánh giá chưa tốt; về chất lượng CSDL toàn văn có 65% NDT đánh giá tốt, 30,7% NDT đánh giá bình thường và 4,3% NDT đánh giá chưa tốt Có sự đánh giá như vậy là do CSDL thư mục đã phản ánh toàn bộ NLTT của Thư viện, giúp bạn đọc dễ dàng tra cứu, tìm kiếm, sử dụng tài liệu, trong khi CSDL toàn van còn một số hạn chế như: số lượng tài liệu ebook ngoại văn còn ít, chưa có ebook tiếng Việt, chưa mua CSDL online và đặc biệt giao diện đọc toàn văn tài liệu theo chế độ từng trang một gây khó khăn cho NDT khi khai thác, sử dụng.

Kết quả điều tra về mức độ thỏa mãn của NDT đối với NLTTS cho thấy có 72%

NDT cho rằng đã thỏa mãn và 28% NDT cho rằng chưa thỏa mãn Như vậy có hơn 2/3 số NDT được hỏi đánh giá NLTTS của Thư viện đã thỏa mãn nhu cầu của họ Điều này chính là sự ghi nhận công sức, nỗ lực của tập thé cán bộ Thư viện trong công tác phát triển NLTTS Kết quả điều tra cũng cho thấy có 63% NDT đánh giá NLTTS phong phú, đa dang, 69% NDT đánh giá NLTTS phù hợp về nội dung, 58,7% NDT đánh giá

NLTTS mới, cập nhật và 53,7% ND đánh giá NLTTS có nội dung chuyên sâu Qua đây có thê thấy mức độ thỏa mãn về nội dung của NLTTS được đảm bảo khá tốt.

Tuy nhiên kết quả điều tra cũng cho thấy vẫn còn một số lượng không nhỏ NDT (chiếm 28%) cho răng NLTTS chưa thỏa mãn nhu cầu của họ Trong đó chủ yếu NDT cho rằng tài liệu còn ít, chưa phong phú, đa dạng (chiếm 25,3%), giao diện đọc - xem tài liệu không thân thiện (chiếm 28%) Nguyên nhân là do hiện tại sỐ lượng ebook ngoại văn của Thư viện còn khá ít chỉ có vài trăm đầu tài liệu, chưa có ebook tiếng Việt, chưa mua bất kỳ CSDL online nào, đặc biệt việc đọc xem toàn văn tài liệu theo từng trang gây khó khăn cho NDT Dé hạn chế những nhược điểm này, Thư viện cần

63 đầu tư kinh phí bổ sung thêm ebook ngoại văn, ebook tiếng Việt, mua các CDSL online và nâng câp phân mêm thư viện.

Bảng 2.5 Mức độ NLTTS thỏa mãn nhu cầu của NDT tại Thư viện

NLTTS đã thỏa mãn nhu cầu của bạn hay chưa? Kết quả trả lời

Số phiếu Tỉ lệ % a Thỏa man 216 72

- Tài liệu phong phú, da dang 189 63

- Tài liệu phù hợp về nội dung 207 69

- Tài liệu mới, cập nhật 176 58.7

- TL có nội dung chuyên sâu 161 53.7

- Giao dién than thién (dé doc, dé xem) 142 47.3 b Chưa thỏa man 84 28

- Tai liệu it, chưa phong phú, da dang 76 25.3

- Tài liệu chưa phù hợp về nội dung 38 12.7

- Tài liệu cũ, không cập nhật 51 17

- Ít tài liệu chuyên ngành sâu 47 15.7

- Giao diện không thân thiện (khó đọc, khó xem) 84 28

Theo ý kiến đóng góp của NDT, để nâng cao chất lượng NLTTS, Thư viện cần xây dựng, bé sung các diện tài liệu sau đây:

- Tiếp tục số hóa nguồn tài liệu nội sinh (khóa luận, luận án, luận văn, bài giảng, tap chí, công trình NCKH, )

- Xây dựng thêm các bộ sưu tập số (hình ảnh thực vật - được liệu, video bài giảng, video thí nghiém, )

- Mua thêm CSDL chuyên ngành trực tuyến, online.

Trong thời gian tới, nếu Thư viện có thể xây dựng, bổ sung thêm những nguồn tài liệu số này thì chắc chắn mức độ thỏa mãn của NDT về NLTTS sẽ tiếp tục tăng lên, từ đó góp phan thu hút thêm nhiều NDT khai thác, sử dụng NLTTS của Thư viện.

2.4.2 Mức độ hài lòng về phương thức truy cập, khai thác, sử dụng

Thông tin/tài liệu nói chung và NLTTS nói riêng chỉ có ý nghĩa khi được khai thác, sử dụng và mức độ khai thác, sử dụng càng nhiều càng khăng định giá trị của nó.

Một trong những nhân tổ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ sử dụng NLTTS chính là khả năng tiếp cận, truy cập, khai thác NLTTS của NDT Theo kết quả điều tra NCT của NDT tại Thư viện có tới 92,3 % NDT sử dụng thư viện thông qua thư viện số va có 78% NDT được hỏi thích sử dụng tài liệu số Điều này đồng nghĩa với việc có rất nhiều NDT thường xuyên truy cập, khai thác, sử dụng NLTTS của Thư viện Như vậy có thê thấy việc truy cập, khai thác, sử dụng NLTTS khá thuận lợi giúp thỏa mãn nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu trực tuyến, online của NDT trong thời đại số hiện nay.

Mức độ thỏa mãn về phương thức truy cập, khai thác, sử dụng NLTTS của Thư viện còn được thê hiện ở mức độ thỏa mãn của NDT khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện số Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn NDT đều đánh giá tốt về chất lượng các sản phẩm và dịch vụ của Thư viện, trong đó CSDL Thư mục và dịch vụ Tra cứu trực tuyến OPAC được NDT đánh giá cao nhất lần lượt chiếm 84,7% và 79% bởi những tiện ích thực sự mà nó mang lại trong việc truy cập, khai thác, sử dụng NLTTS, còn CSDL toàn văn và Internet được đánh giá kém hơn một chút lần lượt chiếm 65%

65 và 57,3% chủ yếu là do những hạn chế về đường truyền mạng đôi lúc còn chậm, giao diện đọc toàn văn tài liệu không thân thiện.

Bảng 2.6 Đánh giá chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của thư viện điện tứ/thư viện số Đánh giá của bạn— Đánh giá chất lượng vê chat lượng các sản phẩm, dịch vụ Tắtpan Binh thường Chua tot cua thu vién dién tử/thư viện so? Í sp; | T/je% | Sé phiéu | Tilệ% | Sé phiéu | Tile %

Cũng theo kết qua điều tra, những khó khăn ma NDT gặp phải khi khai thác, sử dụng NLTTS lần lượt là:

- Giao diện toàn văn khó đọc (60,7%)

- Chưa được hướng dẫn khai thác, sử dụng NLTTS hiện có (39,7%) - Thiếu trang thiết bị (24,7%)

- Khó khăn khác (2%): sách và tạp chí ngoại văn bị giới han đọc trong dải IP của Trường và của Thư viện, chưa có dịch vụ đọc toàn văn tài liệu cho NDT bên ngoài Truong,

Qua điều tra khảo sát, những giải pháp để nâng cao chất lượng truy cập, khai thác và sử dụng NLTTS của Thư viện được NDT góp ý là:

- Nâng cấp đường truyền - Nâng cấp trang thiết bị - Nâng cấp phần mềm thư viện (thay đổi giao diện đọc toàn van tài liệu số)

- Mở lớp hướng dẫn sử dụng thư viện, sử dụng NLTTS

Như vậy theo kết quả điều tra khảo sát, phương thức truy cập, khai thác, sử dụng NLTTS của Thư viện đã tương đối đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của NDT Còn một số hạn chế nhất định nếu Thư viện giải quyết, khắc phục được trong thời gian tới thì chắc chắn khả năng truy cập, khai thác, sử dụng NLTTS sẽ được nâng cao hơn nữa, từ đó góp phần đáp ứng, thỏa mãn NCT của NDT.

2.5 Nhận xét công tác phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Trường Dai học Dược Hà Nội

Công tác phát trién NLTTS tại Thư viện Trường DHDHN đã được triển khai từ lâu khi Thư viện bắt đầu áp dụng phần mềm CDS/ISIS dé tao ra các biểu ghi thư mục của tài liệu từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước và bắt đầu được chú trọng phát triển khi chuyên sang sử dụng phần mềm quản lý thư viện điện tử Libol vào đầu những năm 2000, nhưng phải đến năm 2012 khi dự án xây dựng thư viện điện tử được triển khai thì công tác phát triển NLTTS mới thực sự được quan tâm chú trọng đầu tư và đã đạt được những ưu điểm, thành tựu nhất định:

Mot là, Thư viện đã xây dựng được một NLTTS phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của NDT với hơn 67.000 biểu ghi thư mục phản ánh toàn bộ NLTT hiện có của Thư viện và hon 7.300 tải liệu toàn văn cùng một website thư viện phục vu

NDT truy cập, khai thác, sử dụng 24/7 Trong đó bao gồm đầy đủ các loại hình tài liệu từ sách, luận án, luận văn, khóa luận, công trình nghiên cứu khoa học đên các bài trích

67 tạp chí chuyên ngành, Đặc biệt, Thư viện đã số hóa toàn bộ nguồn tài liệu nội sinh có giá trị khoa học cao phục vụ nhu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của đông đảo NDT trong và ngoài Trường Bên cạnh đó, NLTTS còn được tổ chức khoa học, quản lý chặt chẽ giúp NDT dễ dàng, thuận tiện trong việc truy cập, khai thác, sử dụng đồng thời đảm bảo tính an toàn, bảo mật thông tin và vấn đề bản quyền cho

TAI THU VIỆN TRUONG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NOI 3.1 Nhóm giải pháp về chủ trương, chính sáchTăng cường ứng dụng các tiễn bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt là công

Trong thế giới hiện đại ngày nay, việc làm chủ các tiến bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT va ứng dụng rộng rãi chúng trong mọi hoạt động sẽ là nhân tố quyết định đến sự thành công và nâng cao chất lượng công việc Đặc biệt, công tác phát trién NLTTS của Thư viện phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố công nghệ và CNTT như quá trình số hóa tài liệu, quá trình xử lý, biên mục tài liệu số, quá trình tổ

78 chức, quản lý, bảo quản và đưa tài liệu số ra khai thác, phục vụ NDT, Do đó Thư viện cần tăng cường ứng dụng các tiễn bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT băng các hình thức như sau:

- Thường xuyên cập nhật các tiễn bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT, ứng dụng chúng vào thực tiễn công việc, đặc biệt là công tác phát triển NLTTS nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức và nâng cao hiệu suất làm việc như: cập nhật các phiên bản phần mềm mới, nâng cấp đường truyền mạng

- Xây dựng và phát triển các sản phẩm - dịch vụ thông tin mới trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ cũng như CNTT như: sử dụng các mạng xã hội (facebook, instargram, youtube, ) dé giới thiệu, quảng ba thu viện và tai liệu cua thư viện đồng thời tạo kênh giao lưu, tư van, hỗ trợ NDT; dịch vụ mượn tài liệu online, chat online,

- Khuyén khích, hỗ tro NDT sử dụng các phương thức hiện đại để khai thác, sử dụng tài liệu thư viện bằng việc đầu tư lắp đặt wifi, máy tính, máy chiếu, các phương tiện nghe nhìn khác, để NDT có thé dé dang lựa chọn phương tiện phù hợp nhằm khai thác, sử dụng nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng NLTTS của Thư viện.

- Tuyén thêm cán bộ chuyên trách về CNTT hoặc cử cán bộ thư viện đi học dé nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, cập nhật các kiến thức mới về khoa học và công nghệ, CNTT nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại phục vụ thực tiễn hoạt động Thư viện.

Đám báo nguồn kinh phí 6n định

Tài chính luôn luôn là yếu tổ quyết định moi van đề Nếu không có tài chính ta rất khó triển khai các kế hoạch, dự định, công việc Nguồn kinh phí chủ yếu của Thư viện do ngân sách nhà nước cấp Trong khi đó, giá cả của tài liệu số vô cùng đắt đỏ, chỉ phí bô sung, phát triên NLTTS ngày càng tăng cao Nhu cầu bồ sung tài liệu ngày càng tăng trong khi nguồn kinh phí hạn hẹp và ngày càng bị cắt giảm Để giải quyết mâu thuẫn này, Thư viện đã tìm nguồn đầu tư từ các dự án, các tô chức tài trợ Tuy nhiên,

79 khi hết dự án, hết tài trợ thì nguồn đầu tư tài chính cũng kết thúc Chính vì vậy việc đảm bảo nguồn kinh phí ổn định cho Thư viện là nhiệm vụ quan trọng hang đầu nếu muốn phát triển bền vững thư viện nói chung và phát triển NLTTS nói riêng Để đảm bảo nguồn kinh phí ôn định, Thư viện cần thực hiện các biện pháp sau:

Trước hết, cần sử dụng, đầu tư phù hợp, đúng mục đích nguồn kinh phí được cấp, tránh tình trạng lãng phí, đầu tư dàn trải nhưng hiệu quả mang lại không cao.

Thứ hai, tích cực xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư thiết thực, hiệu quả để xin cấp kinh phí Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nội dung chương trình, kế hoạch, dự án xây dựng có thực sự phù hợp, thực sự cấp thiết và mang lại hiệu quả thực tế hay không.

Thứ ba, tìm kiếm, kêu gọi đầu tư, tài trợ từ các tô chức, cá nhân trong và ngoài nước, ký thỏa thuận hợp tác lâu dài, bền vững Muốn vậy, Thư viện cũng cần chứng tỏ lợi ích, hiệu quả mang lại từ sự đầu tư, hợp tác, sự minh bạch, hợp lý, sử dụng đúng mục đích nguồn kinh phí được đầu tư,

Cuối cùng, tạo các nguồn thu hợp lý và hợp pháp từ việc cung cấp các sản phâm và dịch vụ của Thư viện Đây được coi là giải pháp bền vững theo đúng quy luật vòng tròn khép kín: đầu tư - thu phí - tái đầu tư Trước hết, Thư viện cần xây dựng một kế hoạch chỉ tiết quy định cụ thé các sản phẩm - dịch vụ được miễn phí, được thu phí, mức phí cụ thể đối với từng sản phẩm - dịch vụ, điều kiện, nguyên tắc sử dụng sản phẩm - dịch vu, Sau đó cần lấy ý kiến góp ý, thống nhất của đông dao NDT va Ban

3.4 Một số giải pháp khác 3.4.1 Day mạnh hoạt động marketing nguồn lực thông tin số

Có một thực tế dé dàng nhận thấy là hiện nay thư viện không phải là nơi đầu tiên người ta nghĩ đến khi muốn tìm kiếm một thông tin nào đó Thay vào đó chính là internet - kho tài nguyên khổng 16 và dé dàng truy xuất miễn phí bat cứ lúc nào, là Google - công cụ tìm kiếm thông tin nhanh chóng và phổ biến nhất hiện nay Tại sao

80 lại có thực trạng như vậy? Một phần là do người dùng không có các thông tin về thư viện, về NLTT của thư viện, thậm chí họ không biết phải tìm thông tin ở thư viện nào, không biết rằng nguồn tin của thư viện hữu ích và có giá trị hơn những nguồn tin khác như thế nào hoặc họ gặp khó khăn khi sử dụng thư viện, không biết cách tra cứu, khai thác tài liệu tại thư viện, Vì vậy thư viện cần chủ động tìm đến NDT, tuyên truyén, giới thiệu cho họ biết mình đang có những gì và khả năng phục vụ như thế nào, hướng dẫn họ cách thức truy cập, khai thác, sử dụng tài liệu sao cho thuận tiện, dễ dàng Đây chính là nhiệm vụ của hoạt động marketing trong thư viện.

Tại Thư viện Trường ĐHDHN, marketing vẫn còn là một khái niệm mới mẻ, hoạt động marketing thư viện nói chung và marketing NLTTS nói riêng chưa thực sự được quan tâm đúng mức Trong thời gian tới, dé phát triển thư viện số, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NDT, Thư viện cần day mạnh hoạt động marketing NLTTS với các biện pháp cụ thể như sau:

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing cụ thể làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động marketing tại thư viện Trong đó tính đến điều kiện cụ thé, khả năng hiện tại của Thư viện và phương hướng phát triển cho tương lai.

- Triển khai các hoạt động cụ thé nhằm đây mạnh marketing NLTTS như:

+ Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá NLTTS, các sản phẩm - dịch vụ của thư viện số đến NDT thông qua nhiều hình thức khác nhau: phát tờ rơi, tổ chức tham quan, giao lưu, tọa đàm, thông qua các phương tiện truyền thông như báo đài, mạng xã hội, đăng tải thông tin trên website thư viện,

+ Hướng dẫn người dùng cách thức truy cập, khai thác, sử dụng NLTTS Đảo tạo cho họ kỹ năng khai thác, sử dụng và đánh giá thông tin Hình thức có thể là: phát tài liệu, tổ chức khóa học, hội nghị, hội thảo, hướng dẫn trực tuyến thông qua các mạng xã hội, website thư vién,

+ Điều tra, khảo sát, đánh gia nhu cầu của người dùng sau một thời gian sử dụng

NLTTS Từ đó giúp Thư viện năm bat được nhu cầu của NDT, điểm mạnh, điểm yếu

81 của NLTTS đề điều chỉnh kế hoạch phát triển cho phù hợp.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ thư viện có kiến thức, có kỹ năng marketing nhằm thúc đây hoạt động marketing tại thư viện phát triển Trong đó đặc biệt chú trọng đảo tạo các kiến thức, kỹ năng liên quan đến marketing NLTTS.

Có thé nói, trong thế giới cạnh tranh ngày nay, marketing trở thành một công cụ đắc lực để Thư viện quảng bá hình ảnh, nâng cao vi thế và thu hút người dùng Chính vì vậy hoạt động marketing tại Thư viện cần được quan tâm, đầu tư hơn nữa nhằm đưa Thư viện, đưa NLTTS đến gần NDT hơn bao giờ hết, từ đó thúc đây NCT, nhu cầu sử dụng tài liệu, tạo động lực ngược trở lại thúc đây NLTTS phát triển dé đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NCT.

3.4.2 Bảo quản, thanh lọc nguồn lực thông tin số

Bảo quản và thanh lọc là hai hoạt động nhằm nâng cao chất lượng NLTTS Mà việc nâng cao chất lượng NLTTS là một trong những hoạt động nhằm phát triển

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN