1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Thông tin - thư viện: Hệ thống thư viện công cộng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển

119 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 27,54 MB

Nội dung

Tuy nhiên, trong giai đoạn đôi mới và hội nhập phát triển đòi hỏi sựnghiệp TTTV không ngừng đổi mới hơn nữa, đặc biệt là HTTVCC với vai trò và chức năng đặc thù của mình trong việc nâng

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ HOAT

Chuyên ngành : Khoa học Thư viện

Mã số : 603220

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Trần Thị Quý

HÀ NỘI - 2010

Trang 2

MỤC LỤC

309000671001 l

1 Tính cấp thiết của đề tài - 52 St E221 11211121 xe 1

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài - 2 255+s+Ecxzxererrxrrrree 2

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - 3

3.1 Mục đích nghiên cứu của lUẬN VĂN «cccSSS + veresessses 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của lHẬN VGN - - «ccSSS<xk+ssvvkesses 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - 5

4.1 Đối tượng nghiÊH CỨNH c5: Set EềEEEEkEEEEEEEEEEEEEE1 11kg 5

4.2 Phạm vi HghiÊH CUU c1 ve nưy 5

5 Phương pháp nghiên CỨu . c E313 svvEEseeeereerreerreree 5

3.1 Phương pháp THẬN c0 ng 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thỂ ¿+ SeSt+teteczetererkrkererees 5

6 Dự kiến kết quả nghiên cứu - 2-2-5 + E+E£££E+EeEerxzEerersrsred 6

7 Cấu trúc của luận vănn 2E SE k EE E1 EE11121E11 111111 re 6 CHUONG 1 VAI TRO CUA HE THONG THU VIỆN CÔNG CONG

VÀ SU NGHIỆP ĐÔI MỚI O VIỆT NAM u ccccccccccsseccssesesesesessseeseees 7

1.1 Tính tất yếu của sự nghiệp đỗi mới ở Việt Nam - 7

1.1.1 Hoàn cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam vào những thập kỷ cuối của

thé kỷ XX dan đến chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước 7

1.1.2 Nội hàm các khái niệm CHUNG .ccc Sàn kivesessseeee 16

1.2 Vai trò của ngành Thông tin - Thư viện và Hệ thống Thư viện

Công cộng trong giai đoạn đỗi mới và hội nhập - 20

1.2.1 Vai trò của ngành Thông tin - Thư Vien - ««<+ 20

1.2.2 Vai trò của Hệ thống Thư viện Công cộng ở Việt Nam 22

CHUONG 2 THUC TRANG CONG TAC TO CHỨC HOẠT DONG CUA HE THONG THU VIEN CONG CONG VIET NAM TRONG GIAI

DOAN DOI MỚI VÀ HOI NHAP PHAT TRIỂN 5-5552 29

Trang 3

2.1 Sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác thông tin - thư viện

nói chung và Hệ thống Thư viện Công cộng nói riêng 29

2.1.1 Sự ra đời của hệ thong các văn bản chỉ đạo hoạt động Thông tin

„n2 8= 29

2.1.2 Vai trò của Thư viện Quốc gia Việt Nam với sự nghiệp thông tin

thư viện nói chung và Hệ thống Thư viện Công cộng nói riêng 36

2.2 Công tác phát triển nguồn lực thông tin của Hệ thống Thư viện

COMG COME 0 eee a 38

2.2.1 Nguồn tài liệu truyén thong cecccccceccsceccscecsssessssessssessssesssseesssesseses 382.2.2 Nguồn tài liệu hiện đại - 5:55 ScSeSt+teEEEEeErrkerrrrrsred 422.3 Công tác chuẩn hóa trong hoạt động nghiệp vụ 46

2.3.1 Nội dung sự thay đổi trong xử lý thông tỉn -©5+: 48

2.3.2 Công tác biên soạn công cụ xử lý thông tỈH «<< + 50 2.4 Công tác tin học hóa trong hoạt động nghiệp vụ 51

2.4.1 Hệ thong cơ sở vật chất và hạ tang công nghệ thông tin 51

2.4.2 Phan mém quản lý thư VIỆN -¿- 5S SEE‡E‡EEEEEeEeErkekererkred 54

2.5 Công tác phát triển các loại hình sản phẩm va dịch vụ thư viện 56

2.5.1 Da dạng hóa các sản pÌiẩHH 5-5525 S2 +ccce+EcczEcrzrcrerree 56

2.5.2 Da dạng hóa Các dỊCH VU s53 *vEEEsseeekkssseekree 60 2.6 Công tac xã hội hóa hoạt động thư viện -<<<<>+ 62

2.7 Công tác phát triển đội ngũ cán bộ thư viện . - 65

2.8 Công tác hợp tác quốc tẾ - S22 E22 2121212121 crre, 68

2.9 Công tác nghiên cứu khoa học thư viện +++>+ 70

2.10 Một số nhận xét và đánh giá 25-52 +ccccxczrxerred 72

2.10.1 Những thành ẨỤ[H cv ket 72

2.10.2 Những hạn hẾ 5:5 St tk EEEEE111212121121112111111 1 te 74

2.10.3 NQUVEN '!HẬÌH SG 001100011 net 76

Trang 4

CHƯƠNG 3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ HOẠT

ĐỘNG CUA HE THONG THU VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM

TRONG THOT KỲ HỘI NHẬP 22 2 SE£ESE£E£E£E£EeErkrrrred 77

3.1 Những cơ hội và thách thức của Hệ thống Thư viện Công cộng

trong thời kỳ hội nhập - - - - 2c 3232211 +3 xxx gv reg 77

SLD NARNG CONGT ccc cccccccccccccccetetneeceeeeeeneeeeeseeseaeeeseessesssaeeeeeesensaaeees 77

3.1.2 Những thách thre «cv ket S0

3.2 Những giải pháp phát triển Hệ thống Thư viện Công cộng

Việt Nam - Quy 82

3.2.1 Phát triển đội ngũ cán bộ du về lượng và nâng cao về chất cho Hệthong Thư viện CONG CỘNg 5-52 SSSE+E‡ESEEEESEEEEEEEEEErkrkersri 833.2.2 Tăng cường dau tư kinh phí hiện đại hóa toàn bộ Hệ thong S6

3.2.3 Chú trọng phát triển von tài liệu phù hợp với nhu cầu người dùng

tin của Hệ thong Thư viện Công CỘNg -.- 2-5-5252 5s+c+csc+e+escse: 873.2.4 Tang cường vai trò quan lý Nhà nước đối với hoạt động của Hệ

thong Thư viện Công CỘHg -+-:- 2© 2©E+S£+E+E£E+EE£EEEZEeErEerreeree 88

3.2.5 Phát huy hơn nữa vị tri quan trọng của Thu viện Quốc gia ViệtNam trong Hệ thong Thư viện Công cộng -:-5-5255c5s5s2 89

3.2.6 Chuẩn hóa công tác tổ chức hoạt động cho Hệ thống Thu viện

02 Ẽ1178 89

3.2.7 Chú trong phát triển hoạt động nghiên cứu khoa hoc nâng

cao hiệu quả hoạt động của Hệ thong Thư viện Công cộng 90

3.2.8 Day mạnh công tác xã hội hóa thư VIỆH 913.2.9 Mở rộng quan hệ hợp tác qHỐC KẾ cecceccccccescscesvsssevsseseseeesesseseses 92

3.2.10 Đào tạo người MUNG ÏH s- sssxksksssekree 93

„800.950 II 96TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-5 S652 SE‡EEEEE 2322121212121 cEre 97

Trang 5

PHAN MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vào những thập kỷ cudi của thế kỷ XX, tình hình thế giới và trong

nước có nhiều thay đôi: kinh tế thế giới bước vào một thời kỳ phát triển mạnh

mẽ và nhanh chóng dưới tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ đặc biệt

là công nghệ thông tin (CNTT) Kinhh tế thế giới đã và đang dịch chuyểnsang nền kinh tế tri thức Sự hình thành xã hội thông tin như cách mạng tinhọc, sinh học, năng lượng, tự động hóa, chế tạo vật liệu mới, khoa học về conngười, khoa học về biên, khoa học về vũ trụ ; công cuộc toàn cầu hóa kinh

tế, cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực là những vẫn đề thời đại.

Trong nên kinh tế tri thức hiện nay, thông tin và tri thức chiếm vai trò đặc biệtquan trọng Bắt kỳ quốc gia nào muốn hội nhập với thế giới, với nền kinh tế trithức nhất thiết phải năm bắt được thông tin và tri thức của nhân loại tiễn bộ

Ở trong nước, chúng ta phải đối mặt với những hậu quả nặng nề và khó

khăn thời hậu chiến tranh; những khuyết điểm, sai lầm trong chỉ đạo, thực

hiện đường lối, chủ trương chính sách đã dẫn tới nền kinh tế - xã hội rơi vàokhủng hoảng Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đã đề

ra đường lỗi đổi mới đất nước

Nội dung của quá trình đổi mới bao trùm mọi lĩnh vực đời sống kinh tế,

chính trị, xã hội của đất nước Bên cạnh công cuộc chăm lo bảo vệ Tổ quốc,

Đảng và nhân dân ta đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội,xây dựng chế độ làm chủ tập thé, xây dựng nền kinh tế mới, nền văn hóa mới

và con người mới xã hội chủ nghĩa.

Trải qua hơn 20 năm đổi mới, ngày nay đất nước ta đã từng bước

trưởng thành và đang có những bước tiễn vững chắc trong quá trình hội nhập

và phát triển Tuy nhiên quá trình hội nhập va phát triển cũng đòi hỏi chúng ta

Trang 6

phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với xu thế chung của nhânloại Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành phải cùng nhau chung tay thực hiện.

Ngành Thông tin Thư viện (TTTV) nước ta nói chung và Hệ thong Thuviện Công cộng (HTTVCC) nói riêng với chức năng đặc thù lưu trữ, phd biếnthông tin và tri thức đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của công cuộcđổi mới Tuy nhiên, trong giai đoạn đôi mới và hội nhập phát triển đòi hỏi sựnghiệp TTTV không ngừng đổi mới hơn nữa, đặc biệt là HTTVCC với vai trò

và chức năng đặc thù của mình trong việc nâng cao dan trí, bồi dưỡng nhântài, phát triển văn hóa đọc, tuyên truyền và phô biến mọi chủ trương, chính

sách của Đảng, Nhà nước và các thành tựu khoa học công nghệ mới tới mọi

đối tượng người dân Vì vậy vai trò của ngành TTTV càng trở nên quan trọng.

Tuy nhiên chưa có công trình nào đánh giá tổng kết thành tựu hơn hai mươi

năm đổi mới và tìm ra hướng đi cho ngành nói chung và Hệ thống Thư viện

Công cộng nói riêng trong giai đoạn hội nhập, vì vậy tôi quyết định chọn đềtài "Hệ thong Thư viện Công cộng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hộinhập phát triển ''

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, hội thảo,hội nghị tổng kết hoạt động ngành thư viện qua từng thời kỳ; đã có nhiều bàinghiên cứu đánh giá những thành tựu của ngành, những bài phỏng vấn trựctiếp các nhà lãnh đạo, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực đánh giá về sựphát triển, thay đôi và các định hướng đi lên cho ngành Thư viện nói chungcũng như Hệ thống Thư viện Công cộng nói riêng

Có thé ké ra đây một vài ví dụ như: Bài báo “Sdu mươi năm sự nghiệpthư viện Việt Nam” của TS Lê Văn Viết đăng trên Tạp chí Thư viện ViệtNam, số 3 năm 2005; Bài báo “Đội ngũ can bộ Thư viện công cộng: Thực

Trang 7

trạng và giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng” của Ths Nguyễn ThịThanh Mai đăng trên Tạp chi Thông tin và Tư liệu, số 1 năm 2009; Bài báo

“Hoạt động thư viện - thông tin Việt Nam trên đường hội nhập ” của Ths Ngô

Ngọc Chi đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1 năm 2006; Bài báo “Swnghiệp đào tạo nguon nhân lực ngành Thông tin - Thư viện Việt Nam, 50 nămnhìn lại” của PGS.TS Trần Thị Quý đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam,

số 3 năm 2006

Tuy nhiên các đề tài mới đề cập đến từng vấn đề đơn lẻ và chưa có một

công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát về sự nghiệp TT - TV Việt

Nam trong bối cảnh đất nước hội nhập Chính vì vậy hiểu rõ yêu cầu tất yếu

khách quan của sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động của HTTVCC cũng

như thực trạng HTTVCC hiện nay để từ đó đưa ra những giải pháp có tínhthực tiễn giúp HTTVCC phát huy hết “nội lực” và “ngoại lực” đáp ứng tốtnhất yêu cầu sự nghiệp cách mạng Đồi mới đất nước dé nhanh chóng hội nhập

và phát triển đuôi kịp các nước tiên tiễn trong khu vực vả trên thế giới là vấn

đề hết sức cần thiết Vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài "Hệ thống Thư viện

Công cộng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển ”: đây là

một dé tài hoan toàn mới

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Đổi mới là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước tatrong một giai đoạn dài và nó đã phát huy tác dụng trên mọi mặt Hệ thốngthư viện công cộng trải qua một quá trình đổi mới lâu dai đã đạt được những

thành tựu quan trọng và đang đứng trước cơ hội lớn cũng như thách thức

không nhỏ của xu thế hội nhập phát triển Vì vậy đề tài “Hệ thống Thư viện

Công cộng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập phát triển” được

Trang 8

triển khai nghiên cứu không ngoài mục tiêu nhằm nghiên cứu, đánh giá thựctrạng của HTTVCC trong giai đoạn đôi mới đất nước; trên cơ sở đó xác địnhnhững cơ hội, thách thức đối với HTTVCC Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Từ đó luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng của HTTVCC Việt Nam góp phần phát triển kinh tế, xã hội, thực hiệnthành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn đổi mới

đất nước.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Dé dat được mục tiêu đã đề ra, luận văn tiễn hành nghiên cứu cácnhiệm vụ cụ thê sau:

- Lam rõ nội hàm khái niệm: Đồi mới, hội nhập và phát triển nói chung

và trong lĩnh vực hoạt động TTTV nói riêng;

- Nghiên cứu vi trí, vai trò và nhiệm vu của sự nghiệp Thông tin Thư

viện nói chung và của HTTVCC nói riêng trong giai đoạn đối mới, hội nhập;

- Nghiên cứu thực trang moi mặt hoạt động của HTTVCC trong quá

trình đổi mới Đi sâu phân tích các kết quả đạt được trên mọi mặt hoạt động

của HTTVCC.

- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn, những cơ hội và thách

thức mà Hệ thống Thư viện Công cộng đã và sẽ trải qua trong quá trình đổimới hội nhập và phát triển

- Kiến nghị và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động củaHTTVCC nhằm góp phần vào sự phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa vàhiện đại hóa (CNH - HDH) đất nước trong giai đoạn đổi mới

Trang 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối trợng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ công tác tổ chức hoạt động

của HTTVCC của Việt Nam.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu dưới góc độ tông kết, đánh giá những thành tựu của

HTTVCC Việt Nam đã đạt được trong hơn hai mươi năm đôi mới là vẫn đề lớnđòi hỏi cần có sự đầu tư mọi mặt về kinh phí, thời gian cũng như các phươngpháp tiếp cận nghiên cứu Chính vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của Luậnvăn này, tác giả chỉ với mong muốn nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt độngcủa HTTVCC phục vụ sự nghiệp đôi mới của đất nước từ 1986 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac - Lénin va

các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác văn

hoá nói chung và công tác thông tin thư viện nói riêng.

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thểLuận văn đã được sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thê sau:

- Thu thập, xử ly phân tích va tong hợp, đánh gia tai liệu, số liệu;

- Phong van, mạn đàm trực tiếp với các nhà quản lý, các chuyên gia;

- Phuong pháp quan sát;

- Phuong pháp so sánh.

Trang 10

6 Dự kiến kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu là công trình có độ dày khoảng 100 trang khổ A4

đánh giá đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HTTVCC trong sự nghiệp

đôi mới; thực trạng mọi mặt hoạt động của HTTVCC hiện nay; xác định được

các cơ hội thách thức đối với HTTVCC Nêu được những thuận lợi và khó

khăn của HTTVCC Việt Nam trong quá trình đôi mới và hội nhập Trên cơ sở

đó luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể cho HTTVCC Việt Nam nhanhchóng phát triển ngang tam các nước tiên tiến trong khu vực và trên thé giới

7 Cau trúc của luận van

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục củaluận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Vai trò của Hệ thống Thư viện Công cộng và sự nghiệpđổi mới ở Việt Nam

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức hoạt động của Hệ thống Thưviện Công cộng Việt Nam trong giai đoạn đổi mới

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ

thông Thư viện Công cộng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển

Trang 11

CHƯƠNG 1

VAI TRÒ CỦA HỆ THÓNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG

VÀ SỰ NGHIỆP ĐÔI MỚI Ở VIỆT NAM1.1 Tính tất yếu của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

1.1.1 Hoàn cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam vào những thập kỷ cuối

của thé kỷ XX dẫn đến chủ trương doi mới của Đảng và Nhà nước

Với Đại thắng mùa Xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi Đây lâ một trong những chiến thắng

lịch sử oanh liệt nhất, lẫy lừng nhất của dân tộc Việt Nam Chúng ta đã đánh

bại dé quốc Mỹ - một dé quéc có thé lực kinh tế, quân sự hùng mạnh vào bậc

nhất thế giới Một kỷ nguyên phát triển rực rỡ của cách mạng Việt Nam đã

được mở ra: Kỷ nguyên cả nước độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã

hội.

Tuy nhiên, công cuộc xây dựng CNXH là một nhiệm vụ hết sức khókhăn lại phải tiến hành trong điều kiện đất nước vừa trải qua những nămtháng chiến tranh liên miên nên càng nặng nề và gian nan hơn

Miền Bắc tuy đã tiến lên xây dựng CNXH trước nhưng do vừa xây

dựng CNXH vừa phải đảm bảo là hậu phương vững chắc cho miền Nam, vừa

phải chống lại hai cuộc chiến tranh phá hoại của dé quốc Mỹ nên quá trìnhnày bị chậm lại Chính vì vậy kinh tế miền Bắc lúc này trong trạng thái lạchậu và kém phát triển Sản xuất nhỏ lẻ, kinh tế dựa vào nông nghiệp là chính

Cơ chế quản lý kinh tế vốn đã yếu kém, nặng về tập trung quan liêu bao cấp,lại bị ảnh hưởng bởi chiến tranh nên càng méo mó, phi kinh tế Sau năm

1975, chiến tranh kết thúc, cơ chế quản lý kinh tế bộc lộ rõ hơn những bất cập

của nó Quan hệ sản xuất có dấu hiệu của sự khủng hoảng Do vậy, việc chấn

chỉnh lại cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với quy luật vận động là một vấn

Trang 12

đề hết sức khó khăn Về mặt xã hội, chiến tranh đã làm xáo trộn và gây ton

thất lớn cho lực lượng lao động, dé lại hậu quả rất nặng nề và kéo dài

Đặc điểm của miền Bắc đòi hỏi phải đặt ra và xử lý một cách đúng đắn

mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất

còn quá lạc hậu, phải lựa chọn hình thức thích hợp của quan hệ sản xuất đểphát triển nền kinh tế có hiệu quả Thực tế cho thấy sản xuất trong những

năm đầu cải tạo xã hội chủ nghĩa vẫn có bước phát triển, nhưng từ năm 1962

trở đi đã có dấu hiệu trì trệ, năng suất, sản lượng thấp và xuất hiện những tiêu

cực Điều đó cho thấy về quan hệ sản xuất mới giải quyết được vấn đề sở hữu

chuyền từ sở hữu cá thé, tư nhân sang sở hữu tập thé, sở hữu toàn dân, trong

khi đó van dé quan ly còn nhiều hạn chế, yếu kém va lang túng mà trình độ tổ

chức quản lý, trình độ cán bộ chưa đáp ứng được.

Đối với miền Nam, do chính sách thực dân kiểu mới, yếu tố tư bản chủnghĩa đã xâm nhập mạnh vào các ngành công nghiệp, thương nghiệp, tài

chính ngân hàng và bước đầu trong nông nghiệp Trong chừng mực nhất

định, kinh tế ở các vùng bị tạm chiếm đã phát triển theo hướng TBCN

Tuy nhiên, kinh tế miền Nam chủ yếu van là sản xuất nhỏ, cơ cau matcân đối và lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài Vì vậy, khi Mỹ rút quân,cắt giảm viện trợ, nên kinh tế miền Nam lập tức rơi vào khủng hoảng Nhiệm

vụ khôi phục và phát triển một nền kinh tế vốn mang tính lệ thuộc cao nhưvậy trở nên hết sức khó khăn Do là chưa kể đến khó khăn ở những vùng bịtàn phá bởi chiến tranh, bị hủy diệt bởi chất độc hóa học Sau giải phóng,miền Nam còn có sự phức tạp về mặt xã hội Chiến tranh và quá trình cưỡngbức đô thị hóa của Mỹ đã gây xáo trộn trong phân bố lực lượng lao động.Nông thôn nông nghiệp thiếu lao động Các vùng đô thị, mật độ dân số quáđông, không tương xứng với sự phát triển về kinh tế

Trang 13

Sau chiến tranh, quần chúng nhân dân rất phan khởi, nhanh chóng bắttay vào xây dựng chế độ mới, nhưng cũng còn một bộ phận, nhất là nhữngngười đã từng tham gia trong bộ máy quân sự và chính trị của chính quyềnSai Gòn tỏ ra lo ngại, thậm chí có người lợi dụng Nhà nước gặp khó khăn dékích động, lôi kéo quần chúng, móc nối với các thế lực phản động bên ngoài,gây roi loạn trong nước.

Những di hại do chế độ thực dân mới của Mỹ để lại cũng rất nặng nềnhư tệ nạn ma túy, lưu manh, bụi đời, mại dâm ; số người thất nghiệp, đặc

biệt là số người mù chữ chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư.

Tóm lại, tình hình đất nước sau Đại thắng mùa Xuân 1975 có nhiềuthuận lợi đồng thời cũng có rất nhiều khó khăn, phức tạp mà chúng ta chúng

ta chưa lường được hết

Dé sớm 6n định tình hình các vùng mới giải phóng, chính quyền cáchmạng và các đoàn thê quần chúng nhanh chóng được thành lập Chính quyềncách mạng đã chỉ đạo các cơ sở tiếp quản những vùng mới giải phóng Dotriển khai kịp thời và chủ động nên công việc tiếp quản diễn ra nhanh gọn, có

kết quả Chúng ta đã tiếp nhận gần như nguyên vẹn các căn cứ quân sự, các

cơ sở sản xuất, hành chính, văn hóa, góp phần tạo cơ sở vật chất ban đầu đểnhanh chóng khôi phục kinh tế

Về mặt xã hội, chính quyền cách mạng đã có chính sách đúng đắn đốivới những người đã từng tham gia trong bộ máy chính quyền, quân đội của

chế độ cũ dé họ yên tâm tham gia xây dựng cuộc sống mới; kiên quyết trừng

trị những phần tử chống đối, những chủ tư sản đầu cơ tích trữ lũng đoạn thịtrường gây tác động xâu đến sản xuất và đời sống của nhân dân; tạo điều kiệncho những đồng bào bị gom trong các ấp chiến lược hay phải di tản vào thànhphố trong thời kỳ chiến tranh được trở về quê cũ làm ăn; thu xếp việc làm cho

Trang 14

hàng chục vạn người thất nghiệp, tổ chức cho dân đi xây dựng vùng kinh tếmới nhằm phân bố lại lực lượng lao động Nhờ vậy, vấn đề an ninh chính trị,

trật tự xã hội được giữ vững.

Về kinh tế, chính quyền cách mạng đã có những biện pháp khuyếnkhích sản xuất phát triển Những cơ sở sản xuất của các phan tử phản động, tusản mại bản, những người chạy trốn ra nước ngoài đã được chuyên sang khuvực quản lý của Nhà nước Sau một thời gian ngắn, các cơ sở sản xuất côngnghiệp, thủ công nghiệp của Nhà nước và của cả tư nhân đều được tạo điềukiện thuận lợi dé trở lại hoạt động Những khó khăn về nguyên liệu, nhiênliệu, phụ tùng thay thế được khắc phục dần Năm 1976, gần 400 xí nghiệp lớn

nhỏ ở Sai Gòn đã trở lại hoạt động.

Chính quyền cách mạng cũng rất chú ý đến việc khôi phục sản xuấtnông nghiệp Chính quyền đã tịch thu ruộng đất của các phần tử phản động,đem chia cho nông dân, vận động nông dân vào các tổ đổi công, giúp đỡ nôngdân tích cực tháo gỡ bom mìn, khuyến khích khai hoang, phục hóa, làm thủylợi Vì thế, nông nghiệp nhanh chóng được khôi phục và bước đầu đã có sựphát triển, đáp ứng nhu cầu về lương thực cho nhân dân

Đặc biệt, các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội được tiến hànhrất khân trương Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, báo chí được kịp thời

sử dụng vào công tác thông tin, tuyên truyền, cô động Những hoạt động vănhóa lành mạnh được đây mạnh ở khắp mọi nơi, đồng thời với việc nghiêmcam những hoạt động van hóa phan động, đồi trụy, bài trừ những tệ nạn xãhội cũ như mê tín di đoan, mại dâm, ma túy Cuộc sống văn hoá mới dần dầnđược xây dựng Hệ thống các trường học lần lượt được mở lại Việc xóa nạn

mù chữ được chú trọng Các địa phương đều phát động phong trào bình dân

học vụ, mở các lớp bé túc văn hóa ở khắp nơi Ngành y tế được xây dựng và đây mạnh hoạt động Nhiều đội y tế lưu động được phái xuống các thôn, xã tổ

10

Trang 15

chức tiêm phòng, khám chữa bệnh cho nhân dân, kịp thời dập tắt những 6dịch Công tác vệ sinh phòng bệnh, hoạt động thé dục, thé thao cũng được chu

ý phát động thành phong trào quần chúng

Tuy nhiên, hậu quả của những năm tháng chiến tranh liên miên còn rấtnặng nề về cả kinh tế lẫn xã hội Nhân dân hai miền còn phải tiếp tục khắcphục trong nhiều năm sau

Trên cơ sở xác định đường lối chung, đường lỗi xây dựng kinh tế, Đại

hội đại biéu toàn quốc lần thứ IV của Dang đã quyết định phương hướng xâydựng một bước nền sản xuất lớn XHCN, đặt nền móng cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà Kế hoạch 5 năm đầu tiên sau khi đất nướcthống nhất nhằm hại mục tiêu cơ bản và cấp bách : xây dựng một bước cơ sởvật chất kỹ thuật của CNXH, hình thành bước đầu cơ cấu kinh tế mới trong cảnước và cải thiện một bước đời sống của nhân dân lao động

Nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu nêu trên, trong kế hoạch 5 năm

1976 - 1980, chúng ta đã tiến hành củng cố quan hệ sản xuất XHCN ở miềnBắc, cải tạo XHCN ở miền Nam, thống nhất nền kinh tế theo mô hình chung

trên phạm vi cả nước.

Kết thúc kế hoạch 5 năm 1976 - 1980, chúng ta đã đạt được một sốthành tựu quan trọng như thống nhất đất nước về mặt nhà nước, thiết lập hệthống chính tri mới trong cả nước Trên cơ sở đó, chúng ta đã thực hiện mộtloạt các chính sách khác nhăm tiến tới thống nhất nước nhà về mọi mặt Nhândân ta đã anh dũng chiến đấu chống lai hai cuộc chiến tranh quy mô lớn Ởbiên giới phía tây nam và phía bắc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và làm tròn

nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia và nhân dân Lào Trên mặt trận

kinh tế, nhân dân ta đã nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh

11

Trang 16

tế, Ổn định sản xuất và đời sống Chúng ta đã đạt được những thành tựu rấtquan trọng về phát triển sự nghiệp giáo dục trong cả nước.

Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế còn thấp so với yêu cầu đề ratrong kế hoạch, thậm chí có những điểm không phù hợp, cản trở sự phát triển

của lực lượng sản xuât.

Kế hoạch 5 năm 1976 - 1980, chúng ta đã nỗ lực tiễn hành cải tạo quan

hệ sản xuất Kết thúc kế hoạch, quan hệ sản xuất XHCN với chế độ công hữu

về tư liệu sản xuất và hai thành phần kinh tế chủ yêu là quốc doanh va tập thể

đã được đây tới mức cao nhất ở các tỉnh phía Bắc, đồng thời được xác lập ởcác tỉnh phía Nam Về hình thức, công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất đã thành

công Tuy nhiên, nếu xét dưới góc độ quan hệ sản xuất có phù hợp với tính

chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hay không, có đem lại hiệuquả kinh tế hay không, thì van đề lại hoàn toàn khác Khu vực kinh tế quốcdoanh, mặc dù được đầu tư nhiều nhưng làm ăn kém hiệu quả Khu vực kinh

tế tập thể cũng ở trong tình trạng như vậy Ở miền Bắc, quy mô của các hợptác xã nông nghiệp càng lớn thì hiệu quả càng thấp Ở miền Nam, các hợp tác

xã, tập đoàn sản xuất được thành lập một cách é at nhưng cũng vì không cóhiệu quả nên nông dân không hưởng ứng Cuối năm 1980, ngay sau khi được

đánh giá là đã hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp thì hàng loạt hợp tác xã

và tập đoàn sản xuất tan rã, toàn miền chỉ còn lại 3.732 tập đoàn sản xuất và

173 hợp tác xã quy mô vừa.

Với kế hoạch 1976 - 1980, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc

dân được tăng cường so với trước, nhưng tốc độ tăng không tương xứng vớimức đầu tư xây dựng cơ bản Trong 5 năm 1976 - 1980, giá trị tài sản có địnhtăng chỉ bang 46,8 % tổng mức dau tư xây dựng cơ bản Mặt khác, hiệu quảkinh tế của hệ thống cơ sở vật chất lại thấp Nhiều công trình đã xây dựngxong nhưng chỉ huy động được trên đưới 50 % công suất Giá trị tài sản cố

12

Trang 17

định tăng, trang bị tài sản cho một lao động tăng nhưng năng suất lao động xãhội tính bằng thu nhập quốc dân theo giá so sánh lại giảm.

Vì vậy trong những năm đầu, nền kinh tế còn đạt được tốc độ tăngtrưởng, nhưng từ năm 1979, tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân đềugiảm Tinh chung lại, trong kế hoạch 1976 - 1980, bình quân một năm tổngsản phẩm xã hội chỉ tăng 1,4 %, thu nhập quốc dân tăng 0,4 % Trong khi đó

dân số tăng với tốc độ bình quân 2,24 % Năm 1980, kết thúc kế hoạch 5 năm

nhưng tất cả 15 chỉ tiêu chủ yếu đều không đạt kế hoạch, thậm chí một số sảnphẩm công nghiệp và nông nghiệp quan trọng bình quân đầu người không giữ

được mức của năm 1976.

Tình hình sản xuất như vậy cộng với những sai lầm trong lưu thôngphân phối, thị trường tài chính, tiền tệ không 6n định nên lạm phát diễn ranghiêm trọng Đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn Đất nước rơivào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội

Tháng 3-1982, Đảng cộng sản Việt Nam họp Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ V Trong khi khang định Việt Nam tiếp tục thực hiện đường lối

chung và xác định từng chặng đường đi cho cách mạng Việt Nam Trong đó,

chặng đường trước mắt bao gồm những năm của thập niên 80 với nhau mụctiêu kinh tế - xã hội tổng quát

1 Đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất, dần dần ồn định,tiễn lên cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân

2 Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, chủ yếu nhằm

thúc đây sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đồng thời tăngthêm trang bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế khác và chuẩn bị cho sự phát triểnmạnh mẽ hơn nữa của công nghiệp nặng trong chặng đường tiếp theo

13

Trang 18

3 Hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN ở miền Nam, tiếp tục hoànthiện quan hệ sản xuất XHCN ở miễn Bắc, củng cố quan hệ sản xuất XHCN

trong cả nước.

4 Đáp ứng các nhu câu của công cuộc phòng thủ đât nước, củng cô

quốc phòng và giữ vững an ninh trật tự.

Theo tỉnh thần đó và rút kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch 5

năm 1976-1980, Đảng và nhà nước nhân mạnh đến tính khả thi trong việc đề

ra các mục tiêu của kế hoạch này Vi vậy, trong kế hoạch 5 năm 1981- 1985,tuy vẫn đề ra nhiệm vụ tiếp tục củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuấtXHCN nhưng thận trọng hơn và việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật khôngtriển khai đồng loạt trước như trong kế hoạch 5 năm 1976-1980 mà tiến hànhmột cách có trọng điểm Số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu định ra trong kếhoạch này so với kế hoạch trước vừa ít về số lượng, vừa thấp về mức phan

dau trong một so chỉ tiêu.

Thực hiện kế hoạch 5 năm, co sở vat chat kỹ thuật cho CNXH tiếp tụcđược xây dựng nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế Do nhiều nguyên nhân nênkết quả đổi mới cơ chế quản ly trong các doanh nghiệp quốc doanh còn hạnchế Về chính sách giá cả tiền lương: Trong thời gian 1981 - 1982, Nha nướctiến hành điều chỉnh giá Đây là cuộc cải cách giá tương đối lớn đầu tiên ởViệt Nam nhằm đưa hệ thống giá cũ, quá thấp, nặng tính bao cấp, tồn tại suốtmấy chục năm tiếp cận với giá thị trường cùng thời điểm Tháng 10-1985,Nhà nước lại tiến hành đợt tổng điều chỉnh giá đi đôi với xây dựng hệ thốnglương theo giá mới, đồng thời tiễn hành đổi tiền Tuy nhiên, cải cách giá trong

kế hoạch này không thành công vì nó vẫn nằm trong khuôn khổ Nhà nướcquy định giá Sau một thời gian điều chỉnh, giá thi trường tự do lại tăng vọt,

chênh lệch giữa hai loại giá vẫn ngày càng lớn Ngân sách bội chi ngày càng

tăng, mức độ lạm phát ngày càng cao.Tình hình đó đã làm trầm trọng thêm

14

Trang 19

tình trạng mất ôn định về kinh tế - xã hội, gây hỗn loạn trên thị trường và gâykhó khăn lớn cho đời sống của nhân dân Nền kinh tế trong những năm 1981-

1985 về cơ bản vẫn vận hành theo cơ chế quản lý cũ Đổi mới cục bộ đã làm

bộc lộ rõ hơn những yếu kém của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nhưng

chưa đủ sức phá vỡ cơ chế đó, càng không đủ khả năng tạo ra một cơ chế

mới Do đó, chưa tạo ra động lực thúc đây sản xuất kinh doanh phát triển Kếtthúc kế hoạch, nhiều chỉ tiêu cũng không đạt được mức đề ra ban đầu

Sau hai kế hoạch 5 năm xây dựng và phát triển kinh tế theo mô hình cũ,nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng:

Quan hệ sản xuất chưa phù hợp với tinh chat và trình độ phát triển của

lực lượng sản xuât.

Kinh tế tăng trưởng thấp, nếu tính chung từ năm 1976 đến năm 1985,tong sản pham xã hội tăng 50,5%, bình quân mỗi năm tăng 4,6 % Thu nhậpquốc dân tăng 38,8 %, bình quân tăng 3,7%/năm

Sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhândân Toàn bộ quỹ tích lũy (tuy rất nhỏ bé) và một phần tiêu dùng phải dựa vàonguồn nước ngoài

Hàng năm, Nhà nước không những phải nhập các mặt hàng quan trọng

cho sản xuất mà còn phải nhập hàng tiêu dùng, ké cả những loại hàng hóa lẽ

ra sản xuất trong nước có thé đáp ứng được như gạo và vải mặc Từ 1976 đến

1985 Nhà nước đã nhập 60 triệu mét vải các loại và gần 1,5 triệu tấn lương

thực quy gạo.

Lạm phát diễn ra ở mức trầm trọng Chính phủ đã có nhiều biện phápkiềm chế tốc độ lạm phát nhưng không có hiệu quả Năm 1985, cải cách giá,lương tiền không thành công đã làm cho tốc độ lạm phát tăng vọt

15

Trang 20

Đề khắc phục những sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua cuộc

khủng hoảng và day mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, đòihỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới Đại hội toàn quốc lần thứ VI củaĐảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyềnsang thời kỳ đổi mới đất nước

1.1.2 Nội hàm các khải niệm chung.

1.1.2.1 Khái niệm đổi mớiTrước hết, cần phải hiểu đổi mới là quá trình mang tính chủ động, nằmtrong quy luật vận động và phát triển tự thân của sự vật Điều này có nghĩađổi mới là một công việc diễn ra hằng ngày Bất kỳ sự vật, hiện tượng, cá

nhân, cộng đồng và dân tộc nào cũng luôn luôn trải qua quá trình đổi mới như

là bản năng để tự thích nghi với những thay đổi của môi trường sống Câu nóirất nôi tiếng của Héraclite "Không ai tắm hai lần trên một dong sông" đã nóilên tinh thần này Vì thế, đôi mới ít nhiều hàm nghĩa vận động, tức là sự vật,

hiện tượng, cá nhân, cộng đồng, dân tộc và thậm chí cả thế giới muốn phát

triển bình thường cần phải đổi mới thường xuyên và tự đổi mới Một hệ thốngđạt được tiêu chí này là đạt đến tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất đểđược công nhận là hoàn thiện và tối ưu

Đối Mới là một chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống

xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980 Chính

sách Đôi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sảnViệt Nam lần VI, năm 1986

Đổi mới trong quá trình di lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đôimục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ay được thực hiện có hiệuquả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội với những hình

thức, bước đi và biện pháp thích hợp Đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị

16

Trang 21

đến tư tưởng xã hội Đổi mới về kinh tế không thé không đi đôi với đổi mới

về chính trị nhưng trọng tâm là đôi mới về kinh tế Đổi mới về chính trị phảitích cực nhưng vững chắc, mang lại kết quả thực tế, không gây mất ồn định vềchính trị, không làm phương hại đến toàn bộ công cuộc đổi mới

Sự nghiệp đôi mới đặt con người vào vi trí trung tâm, tất cả tập trung vì

con người, vi dan giàu nước mạnh Kinh tế phát triển theo quan điểm đổi mới,

đó là quá trình giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng, động viên va

tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực tự cường, cần

kiệm xây dựng và bảo vệ tô quôc, ra sức làm giàu cho mình và cho đât nước.

Trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp đôi mới đất nước từ năm 1986, nhữngnhận thức mới của Đảng về văn hóa có bước chuyền quan trọng Nền văn hóa

mà Đảng xác định phải xây dựng là nền văn hóa với đặc trưng dân tộc, hiệnđại, nhân văn Một hệ thống lý luận văn hóa được hợp thành với lý luậnchung trong quá trình đổi mới tư duy của toàn xã hội

Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 05 về Văn hóa- Vănnghệ trong cơ chế thị trường; Nghị quyết của Bộ Chính trị và các kết luận về

văn hóa, văn nghệ (tháng 11 năm 1988); tháng 8 năm 1989, Ban Bí thu Trung

ương ra Chỉ thị số 52- CT/TW về đổi mới và nâng cao chất lượng phê bìnhVăn học- Nghệ thuật; tháng 6 năm 1990, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số61- CT/TW về công tác quản lý văn học - nghệ thuật; tháng 1 năm 1993,BCHTW ra Nghị quyết Trung ương 4 về một số nhiệm vụ văn hóa- văn nghệnhững năm trước mắt; thang 7 năm 1998, Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII raNghị quyết về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiễn, đậm da bản sắc dân tộc

Toàn bộ tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xâydựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc đã

làm sáng lên bức tranh của nên văn hóa đât nước trong tương lai Đó là nên

17

Trang 22

văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúcđây kinh tế- xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, gắnvới những vấn đề nảy sinh trong xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường.

1.1.2.2 Khái niệm hội nhập

Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì hội

nhập có nghĩa là hòa vào, nhập vào, tham gia trong một cộng đồng lớn với tưcách là thành viên của cộng đồng đó

Chủ trương hội nhập là chấm dứt thời kỳ "bế quan tỏa cảng", mở rathời kỳ mới, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ ngoại giao,quan hệ kinh tế, quan hệ văn hóa xã hội mở rộng mối quan hệ với thé giớinhiều mặt của nền kinh tế, xã hội nước nhà

Ngày nay toàn cầu hóa là một xu thế không thê cưỡng lại đối với tất cảcác quốc gia Chủ động dé hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan Chủđộng hội nhập là khăng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có

kế hoạch cho từng bước đi Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhấtnhững thuận lợi, những cơ hội dé dân tộc có nhiều lợi ích nhất, hạn chế đượcđến mức thấp nhất những thách thức, những tiêu cực nảy sinh

Công cuộc đổi mới của đất nước ta hai mươi năm qua chính là sự chủ

động hội nhập quốc tế, từng bước vững chắc đạt được những thành tựu rất

đáng tự hào.

Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thégiới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau Theo cách hiểu này, hộinhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô

toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi dé quốc La Mã xâm chiếm

thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc day lưu thông hàng

18

Trang 23

hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền

của họ cho toàn bộ các nơi.

Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kếtmang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau Khái niệm này được Béla

Balassa đề xuất từ thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học

thuật và lập chính sách Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ độngthực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từngnước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở

cửa và thúc đây tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp

phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu

Hội nhập kinh tế có thé là song phương - tức là giữa hai nền kinh tế,hoặc khu vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là cóquy mô toàn thế giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế

giới đang hướng tới.

Bên cạnh việc hội nhập kinh tế, tiễn trình hội nhập văn hóa cũng là mộttất yêu không thê né tránh Và giữa hội nhập kinh tế và hội nhập văn hóa cũngkhông thể coi nhẹ mặt nào Coi nhẹ hội nhập kinh tế thì đất nước sẽ chậm rakhỏi một nền kinh tế nghèo Coi nhẹ hội nhập văn hóa đôi khi lại nguy hiểmhơn bởi có thé bị các nền văn hóa khác đồng hóa Văn hóa là hồn cốt của mộtdân tộc Một dân tộc mà không giữ được bản sắc văn hóa riêng, bị đồng hóathì dần dần sẽ không còn dân tộc đó nữa Vì vậy bên cạnh chiến lược pháttriển kinh tế với phương châm tích cực hội nhập quốc tế, thì chúng ta cũng cóchiến lược phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Tất nhiên đậm đàbản sắc dân tộc không có nghĩa là hoàn toàn đóng cửa nền văn hóa, mà chủđộng chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại dé làm phong phú, giàu có

thêm, hiện đại hơn nên văn hóa của dân tộc mình.

19

Trang 24

Chiến lược thì là vậy, nhưng 20 năm hội nhập văn hóa thế giới quả làcuộc đấu tranh quyết liệt Đánh giá về thành tựu hội nhập văn hóa có nhiều ýkiến khác nhau, không được đồng thuận như khi chúng ta đánh giá về thànhtựu đổi mới kinh tế Điều nay chứng tỏ quá trình hội nhập văn hóa của chúng

ta còn có những van dé non yếu Không ai phủ nhận sau 20 năm đổi mới, đờisống văn hóa tinh than của nhân dân ta được nâng cao, được mở rộng, phong

phú đa dạng và giàu có hơn nhiều Nhưng cũng phải thừa nhận răng, bên cạnh

những mặt tốt đó, thì nhiều mặt tiêu cực của đời sống xã hội cũng nảy sinh

Đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, đời sống văn hóa bị lai căng, nhiều

chuẩn mực xã hội không còn được tôn trọng, một số mặt xấu được duy trìcông khai không có người lên tiếng, nhiều tệ nạn không ngăn chặn được

Hội nhập thế giới, nghĩa là ra với đại đương với nhiều sóng to gió lớn

Ở lĩnh vực nào cũng cần phải có người cầm lái có bản lĩnh và có tầm nhìn xa

trông rộng Trên thế giới đã có nhiều bài học về sự phát triển hài hòa giữa

kinh tế và văn hóa Bài học nào cũng chỉ có những giá trị nhất định chứ không

thê là chìa khóa vạn năng Chiến lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam phong

phú, đậm đà bản sắc dân tộc là hoàn toàn đúng đắn, nhưng triển khai xây dựng

quản lý văn hóa toàn xã hội là vô cùng khó khăn phức tạp, là thách thức lớn

cần có sức mạnh của nhiều cấp nhiều ngành mới có thé làm được Với quyết

tâm và phương pháp đúng dan thì cuối cùng căn bệnh nào cũng tìm ra đượcthuốc đặc trị, thách thức nào cũng tìm được giải pháp giải quyết đúng dan

1.2 Vai trò của ngành Thông tin - Thư viện và Hệ thống Thư viện Công

cộng trong giai đoạn déi mới và hội nhập

1.2.1 Vai trò của ngành Thông tin - Thư viện

Chúng ta đều biết rằng khi tri thức được truyền bá rộng rãi thì tri thức

đó mới trở thành động lực mạnh mẽ thúc đây sự phát triển của xã hội Thư

20

Trang 25

viện là một trong những ngành truyền thong cô xưa nhất của nhân loại, ra đời

từ khoảng những năm 2000 trước công nguyên với hai chức năng cơ bản,

chức năng tập hợp, gìn giữ, bảo tồn vật mang thông tin, tri thức và chức năng

và chức năng truyền bá va phổ biến tri thức của nhân loại Thời kỳ đầu thư

viện được lập nên chủ yếu phục vụ cho học tập của con em vua chúa, quan

lại, sau đó dần dần mở rộng đối tượng phục vụ sang các nhà trí thức, nhà

nghiên cứu, học sinh Trong thời kỳ này đối tượng sử dụng thư viện còn rat

hạn chế, nhưng trai qua lịch sử phat triển lâu dài với biết bao phat minh, sáng

chế đã ra đời từ những đóng góp của mình, thư viện đã góp phần rất lớn đưa

xã hội loài người phát triển như ngày hôm nay

Trước đây, trong quan niệm của nhiều người, Thư viện là nơi yên tĩnh,

là kho chứa những cuốn sách cũ kỹ không chỉ hình thức sờn gáy, mờ chữ mà

còn cô hủ cả về nội dung Hình ảnh một thư viện với rất nhiều, rất nhiều các

cuốn sách được xếp theo cỡ và cất kỹ trong kho vẫn còn khá phô biến, bạn

đọc phải qua nhiều thủ tục mới được tiếp cận với sách, trong đó thủ tục mang

tính nghiệp vụ nhất là hệ thống tra cứu thường được tô chức thiếu chính xác,mang tính chủ quan, thái độ phục vụ thiếu nhiệt tình nếu không muốn nói làcửa quyên, cau có Chính những điều đó tạo nên khoảng cách rất lớn giữa bạn

đọc và sách, giữa bạn đọc và cán bộ thư viện Mỗi thư viện như một ốc đảo,

không liên kết, không phối hợp với thư viện bạn dé tạo thành mạng lưới thư

viện, bố sung, chia sẻ thông tin cho nhau Nay, vai trò của thư viện đã thay

đổi Thư viện không chi là nơi giữ sách, thư viện đóng vai trò quan trongtrong việc hỗ trợ công tác học tập, nghiên cứu, giảng dạy và trong đời sống

văn hóa của nhân dân.

Trong giai đoạn đôi mới, kinh tế nước ta ngày càng phát triển, chính tri,

xã hội ngày càng ồn định, dân chủ hơn, đời sống vật chất, tinh thần của nhândân không ngừng được cải thiện, để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành

21

Trang 26

nước công nghiệp Quan hệ đối ngoại ngày cảng được mo rộng với phươngchâm làm bạn với tat cả các nước dé hội nhập và phát triển Trong thời kỳ đổi

mới và hội nhập này, ngành thông tin thư viện đóng một vai trò quan trọng góp

phan vào thành công chung của cả dân tộc Có thé nói ngành thông tin thư việnđóng một vai trò không nhỏ trong mọi lĩnh vực phát triển của đất nước

Trên lĩnh vực kinh tế, với sự hình thành và phát triển của nên kinh tế trithức, thông tin chính là nguồn tải nguyên quan trọng Nền kinh tế tri thức lànền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở

thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tao ra của cải va việc lam

trong tất cả các ngành kinh tế Chính vì vậy, quốc gia, dân tộc nào làm chủthông tin và tri thức là những quốc gia phát triển và đảm bảo sự phát triển bềnvững Trong giai đoạn hiện nay toàn ngành thông tin thư viện đã tự đổi mới,

từng bước thực hiện tự động hoá, hiện đại hoá trong các hoạt động nghiệp vụ

của mình Sự nghiệp thông tin thư viện đã và đang thực hiện tốt chức năng,nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu thập, tàng trữ, tô chức việckhai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội; nhằm truyền bá tri thức,cung cấp thông tin, góp phần nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài, phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế - văn hoá, phục vụ công

cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ cho công cuộc đôi mới,

hội nhập và phát triển Trong giai đoạn hội nhập và phát triển này sự nghiệp

TT - TV đã và đang nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, kỹ thuật mới dé

đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin, tài liệu cho người dân, phục vụ sự nghiệpxây dựng và phát triển đất nước

1.2.2 Vai trò của Hệ thống Thư viện Công cộng ở Việt Nam

Đặc điểm chung của thư viện công cộng là thu thập có lựa chọn vàphục vụ cho mọi người dân những tài liệu quan trọng nhất cho sự phát triển

toàn diện nhân cách của con người Tuyên truyên và phô biên đường lôi,

22

Trang 27

chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước Là cơ sở quan trọng và chủ

yếu trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao dân trí của mọi tầng lớp nhân dân Phát triển nhu cầu đọc cho mọi người dân Tác động tới việc mở rộng

không chỉ kiến thức phổ thông cho mọi người dân mà còn phục vụ nghiên

cứu, sản xuât và phục vụ hoạt động quản lý.

Trong mạng lưới thư viện Việt Nam, HTTVCC là hệ thống thư viện có

vị trí hết sức quan trọng, đóng vai trò là hệ thống thư viện “xương sống”.HTTVCC được tô chức theo nguyên tắc hành chính - lãnh thé và trực thuộc

sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hoá, Thẻ thao và Du lịch mà cơ quan đượcgiao nhiệm vụ quản lý trực tiếp là Vụ Thư viện HTTVCC Việt Nam bao gồmnhiều cấp khác nhau và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, quan hệ với nhau

theo quan hệ thứ bậc Cơ cau t6 chức của HTTVCC Việt Nam bao gồm:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Thư viện quận, huyện, thị xã.

- Thư viện xã, phường, thi tran

- Thư viện, tủ sách thôn, làng, bản, ấp `

- Thư viện thiếu nhi

Đến nay, theo thống kê của Vụ Thư viện thì Hệ thống Thư viện Côngcộng Việt Nam đã có sự phát triển và hoàn thiện về mặt cơ cấu số lượng tương

đối mạnh Cụ thé về số lượng các thư viện trong hệ thống như sau:

- 01 Thư viện Quốc gia;

- 63 thư viện tinh, thành phố;

- 608 thư viện cấp quận, huyện, thị xã;

- 1.503 thư viện xã, phường, thị trấn;

- 9.087 tủ sách bản, làng, thôn;

- 455 phòng đọc thiếu nhi trong các thư viện

23

Trang 28

Thự viện Quốc gia Việt Nam với vai trò là cơ quan đầu ngành đã có sự lớn mạnh về mọi mặt, xứng dang là thư viện khoa học tông hợp lớn nhât của cả nước,

thư viện trung tâm trong HTTVCC thuộc Bộ Van hóa, Thể thao và Du lịch

Các thw viện tỉnh, thành đóng vai trò rất quan trọng trong HTTVCC Cácthư viện tỉnh, thành ở nước ta được thành lập sau khi cuộc kháng chiến chốngThực dân Pháp thành công Từ năm 1956 đã bắt đầu phát triển khá nhanh về số

lượng Sau 3 năm hầu hết các tỉnh miền Bắc đã thành lập được thư viện tỉnh Đến

năm 1975 tất cả 27 tỉnh miền Bắc Việt Nam đều có thư viện Ở miền Nam

Việt Nam, do năm trong sự cai trị của Mỹ - Nguy, nên công tác thư viện

không được quan tâm, số lượng các thư viện còn ít, chủ yếu tập trung ở thànhthị lớn Sau giải phóng miền Nam, Bộ Văn hoá đã kip thời chỉ đạo, đưa cácthư viện kết nghĩa (thành lập từ năm 1959) với vốn sách và thiết bị ban đầu

vào các vùng mới giải phóng dé phục vụ bạn đọc, thiết lập các thư viện tỉnh.

Tính đến cuối năm 1979, tất cả 22 tỉnh, thành phố và đặc khu của miền Nam

đã có thư viện cấp tỉnh Đến nay, qua nhiều lần chia tách tỉnh, nước ta đã có

63 thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Từ 1990 đến nay, phan lớncác thư viện tỉnh, thành đang ở giai đoạn củng cố là thư viện khoa học tổnghợp kiêm phổ thông, chú trọng nhiệm vụ phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa

học, học tập, sản xuất đồng thời vẫn phục vụ nhu cầu đọc pho thông cua cán

bộ, nhân dân trong dia ban.

Các thư viện tỉnh, thành có chức năng thu thập, bảo quản, tô chức khaithác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại địa phương, các tài liệutrong nước và nước ngoài, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và pháttriển địa phương về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòngtrong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Đối tượng phục vụ của thư viện cấp tỉnh là người đọc trong nước và

nước ngoài đang sinh sông và làm việc tại địa phương.

24

Trang 29

Thư viện tỉnh, thành phố có nhiệm vụ tổ chức phục vụ và tạo mọi điềukiện thuận lợi cho người đọc được sử dụng vốn tài liệu thông qua các hình

thức đọc tại chỗ, mượn về nhà hoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội

quy thư viện Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tựnhiên, kinh tế, văn hóa của địa phương và đối tượng phục vụ của thư viện Tổchức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời rộng rãi vốn tài liệuthư viện đến mọi người, đặc biệt là các tài ligu phục vụ công cuộc phat triểnkinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương Tăng cường nguồn lực thông tin thông

qua việc mở rộng sự liên thông giữa thư viện với các thư viện trong và ngoài

nước bằng hình thức cho mượn, trao đổi tài liệu và kết nối mạng máy tính

Theo Điều 12, Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 6/8/2002 của Chínhphủ “Quy định chỉ tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện” thì thư viện cấp tỉnh

được phép lưu trữ tài liệu có nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh

Thư viện.

Thực hiện việc thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá tri sử

dụng theo quy định của Bộ Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch:

Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin - thư mục, thông tin cóchọn lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện

Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện ở địa

phương; tham gia xây dựng và phát triển mạng thông tin - thư viện của

HTTVCC.

Hướng dẫn, tu vấn, tổ chức thư viện; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,

nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện; tổ chức luân chuyền sách, báo;chủ trì phối hợp hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ với các thư viện khác

của địa phương.

25

Trang 30

Tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu phù hợp với chức năng,nhiệm vụ

được giao và phù hợp với quy định của pháp luật.

Thư viện huyện là cơ quan văn hóa giáo dục, là trung tâm thông tin thư

viện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của địa phương, dùng

tài liệu sách báo tuyên truyền, phô biến chủ nghĩa Mác-Lênin, các đường lối

chính sách của Đảng và Nhà nước: nâng cao trình độ chính trị, văn hóa - kỹ

thuật, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức xã hội chủ nghĩa, giáo dục thầm mỹ chocác tầng lớp nhân dân lao động và cán bộ trong huyện không ngừng nâng cao

năng suất lao động trong sản xuất nghiên cứu, góp phần xây dựng cơ sở vật

chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, làm cho bộ mặt nông thôn nhanh chóng

đổi mới, đời sống nông dân tập thé được cải thiện và nâng cao.

Về số lượng thư viện cấp huyện ở nước ta nhiều nhưng thực chất còngặp nhiều khó khăn Kinh phí đầu tư thấp nên rất khó triển khai được các hoạtđộng có chất lượng cao Vốn sách báo ít ỏi, trụ sở thường là nhà cấp 4 nên

chủ yếu cho mượn sách về nhà Trong thư viện thiếu thiết bị chuyên dùng, các

hoạt động như hướng dẫn chỉ đạo phong trào thư viện cơ sở, tuyên truyền,giới thiệu sách, kể chuyện sách, thi vui đọc sách ở nhiều thư viện huyệnchưa thực hiện được.Một nhiệm vụ rất cơ bản của thư viện huyện theo quychế là phải xây dựng thư viện, phòng đọc sách ở cơ sở, nhưng vấn đề nàythực hiện không thường xuyên và không đồng bộ Lý do là biên chế thư việncấp huyện, chỉ có một cán bộ (chiếm 80%), số thư viện cấp huyện có biên chế

từ 2 đến 3 cán bộ rất ít Ở nhiều thư viện cấp huyện cán bộ thư viện phải kiêm

nhiệm các công việc khác của phòng hoặc Trung tâm Văn hoá nên không có

điều kiện đi xây dựng phong trào cơ sở Thu nhập của cán bộ thư viện thấpnên đời sống gặp nhiều khó khăn Hiện nay đa số thư viện cấp huyện (70%)

chưa trở thành một đơn vi độc lập mà chỉ là một bộ phận trong trung tam van

hóa, nhà văn hóa Do các câp lãnh đạo ở địa phương chưa quan tâm và chưa

26

Trang 31

nhận thức day đủ vê vai trò của thư viện và sách báo đôi với sự phát triển mọimặt của địa phương; do sự chăm lo, dau tư về cơ sở vat chat, nhân lực, nguôn

lực còn hạn chê nên hoạt động của thư viện quận, huyện, thị xã chưa tương

xứng với vi trí của mình trong xã hội.

Thư viện xã ở nước ta bắt đầu xây dựng gắn liền với phong trào hợp

tác hóa nông thôn, từ năm 1960 Bộ Văn hóa đã lấy thư viện xã Nhân Hòa,huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Kiến An (hiện nay là thành phố Hải Phòng) xây dựngđiển hình trên toàn miền Bắc Trải qua 21 năm thư viện xã Nhân Hòa vẫn duytrì và phát triển, đến nay kho sách có 17.000 cuốn, gây được phong trào đọcsách và làm theo sách người tốt việc tốt, sách khoa học kỹ thuật, bám sátnhiệm vụ chính trị và sản xuất của địa phương Hiện nay các tỉnh phía Bắc đã

có đến 3.800 thư viện hợp tác xã Có nhiều thư viện xã hoạt động tốt Thưviện xã là cơ sở chủ yếu của công tác tuyên truyền sách và hướng dẫn đọc

sách ở nông thôn, giúp cho việc mở rộng tầm hiểu biết văn hóa cho mọi tầng

lớp nhân dân lao động và một số cán bộ trí thức công tác ở nông thôn (thầygiáo cấp 1, cấp 2, bác sĩ, y sĩ, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật nông

nghiệp ) Thư viện xã là cơ quan duy nhất gần gũi họ, giúp cho họ tìm hiểu

được những thành tựu khoa học, kỹ thuật trong nước và trên thế giới, thunhận kiến thức phổ thông Kho sách của thư viện xã phải có đủ những tài liệu

sách báo khoa học phổ thông, những tác phẩm văn học nghệ thuật mới nhất,

những sách giúp cho sự hiểu biết về chính trị và nâng cao trình độ văn hóa.Đồng thời thư viện xã là cơ quan, tổ chức sử dụng sách báo phục vụ những

nhiệm vụ sản xuất của xã, phô biến những kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp

tiên tiến cho đông đảo cán bộ và xã viên hợp tác xã Những độc giả thường sửdụng sách báo về kỹ thuật sản xuất ở thư viện xã là: Cán bộ quản lý hợp tác

xã, cán bộ chuyên môn sản xuất nông nghiệp; Công nhân cơ khí nông nghiệp,những người lái máy kéo, máy liên hợp gặt đập; Đại diện cho ngành sản xuấttrồng trọt, chăn nuôi, trồng rau Ngoài ra thư viện xã còn phục vụ cho thiếu

niên và thanh niên học xong trung học trở về sản xuât.

27

Trang 32

Thư viện dành cho thiếu nhỉ, trước những năm 90, chưa được hình

thành rõ nét Các thư viện thiếu nhi ít được quan tâm chỉ đạo và hoạt độngkém hiệu qua Năm 1991, Bộ Văn hoá Thông tin có chi thị 219CT về việc tổ

chức sách báo phục vụ thiếu nhi trong Hệ thống Thư viện Công cộng Đến

nay, cả nước có nhiều thư viện, phòng đọc thiếu nhi tại thư viện tỉnh, thànhphố và các cung văn hoá, nhà văn hoá Hầu hết các thư viện cấp huyện, trực

thuộc tỉnh đều tổ chức sách, báo phục vụ thiếu nhi theo ngày quy định tại các

phòng đọc chung với người lớn Ở thư viện cơ sở (xã, phường, làng ) bạnđọc thiếu nhi chiếm phần lớn Nhìn chung, chất lượng và hiệu quả của thưviện phục vụ thiếu nhi chưa cao Nhà nước chưa có những chính sách thoảđáng và sự quan tâm đầu tư đúng mức về xây dựng trụ sở, trang thiết bị,

phương tiện, đào tạo cán bộ cho mạng lưới thư viện này.

Từ trước đến nay và trong tương lai, thư viện công cộng vẫn được coi

là trụ cột của sự nghiệp thư viện Việt Nam_ Day van sẽ là linh hồn cho hoạt

động thư viện cả nước.

Thư viện công cộng chính là nguồn lực giúp nâng cao dân trí và phổ

cập giáo dục của cộng đồng, là cơ quan giáo dục thường xuyên dành cho tất

thảy mọi người, phục vụ cho nhu câu học tập suôt đời của mọi người dân.

Thư viện công cộng là cơ quan văn hóa có tính dân chủ cao nhât Đên

đây mọi người dân, không phụ thuộc vào lứa tuôi, giới tính, tôn giáo, dân tộc

đêu có quyên phục vụ nhu câu về sách báo và các dịch vụ thông tin trong đó

có nhiều dịch vụ của thư viện bạn đọc không phải trả tiền.

Trong khi các hệ thống thư viện khác chỉ đáp ứng nhu cầu tin cho mộtlượng độc giả nhất định thì các thư viện trong Hệ thống Thư viện Công cộng

là trung tâm văn hóa của tất cả các địa giới hành chính, nó làm cho nhu cầutiếp cận thông tin của mọi công dân không thuộc một cơ quan tô chức nàocũng có thé được đáp ứng Chính vì vậy HTTVCC có vai trò hết sức quan

trọng trong sự nghiệp thông tin thư viện Việt Nam.

28

Trang 33

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỎ CHỨC HOẠT ĐỘNG

CUA HE THONG THU VIỆN CONG CỘNG VIET NAM

TRONG GIAI DOAN DOI MOI VA HOI NHAP PHAT TRIEN

2.1 Sự chỉ đạo của Dang va Nha nước về công tác thông tin - thư viện nói

chung và Hệ thống Thư viện Công cộng nói riêng

2.1.1 Sự ra đời của hệ thong các văn ban chỉ dao hoạt động Thông

tin Thư viện.

2.1.1.1 Các văn kiện của Đảng nói về công tác thư viện

Trong giai đoạn đổi mới đất nước công tác thông tin thư viện đượcquan tâm và nhắc đến rất nhiều qua các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

của Đảng Điều này cho thấy công tác thư viện đã được quan tâm đúng mức

và từ đây sẽ có những thay đổi, những khởi sắc mới

Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cóđoạn: “ Đây mạnh các hoạt động văn hóa quan chúng thành nề nếp, nhất làtrong thanh niên, khắc phục bệnh phô trương, hình thức Xây dựng và sửdụng các hệ thống thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hóa, viện bảo tàng, nhà truyềnthống từ trung ương đến cơ sở, ở các ngành và các địa phương Quản lý chặt

chẽ công tác xuất bản, công tác điện ảnh, và công tác phát hành sách báo,

phim ảnh ”[21, tr.108] Sự chỉ đạo công tac nay còn được nhắc đến vàkhang định liên tục, thể hiện trong các nghị quyết của Dang Cộng sản ViệtNam về văn hóa văn nghệ từ Đại hội VI đến Đại hội VII cụ thé như sau:

“ Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đưa văn hóa văn nghệ đến

các vùng kinh tế mới, vùng căn cứ cách mạng cũ, vùng dân tộc thiểu số và cácvùng xa xôi hẻo lánh, quan tâm các tang lớp xã hội và các lứa tuổi khác nhau

Xây dựng và củng cô các nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, nhà bảo tảng,

29

Trang 34

công viên văn hóa nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóaquần chúng ”[2I, tr.108] Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX củaĐảng lại được tiếp tục khăng định: “ Tăng nhanh mức đầu tư của Nhà nước

và của xã hội cho sự nghiệp phát triển văn hóa Tạo điều kiện để nhân dânngày càng nâng cao trình độ thâm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thànhnhững chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời hưởng thụ ngày cảng nhiều cácthành quả văn hóa Nâng cao chất lượng hệ thống bảo tàng lịch sử, bảo tàngcách mạng; đây mạnh xây dựng thư viện, nhà văn hóa, nhà thông tin, câu lạc

bộ sức khỏe, sân bãi thé dục thé thao, khu vui chơi giải tri ”[21, tr.108]

“ Chú trong gìn giữ, phát triển các di san văn hóa phi vật thể, tôn tạo

và quản lý tốt các di sản văn hóa vật thể, các di tích lịch sử; nâng cấp các bảo

tàng Phát triển mạng lưới thư viện, hiện đại hóa công tác thư viện, lưu trữ

Xây dựng các công trình văn hóa, khu vui choi công cộng ”[21, tr.108].

Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu BCHTW, khóa IX có đoạn viết:

“ Tổ chức hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, các thư viện

điện tử theo hướng hiện đại Mở rộng mạng thông tin dé đưa tri thức khoa họcđến với mọi người ”[21, tr 108]

Tiếp đến trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X có đoạn:

“ Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, chú trọng côngtrình văn hóa lớn, tiêu biểu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà

văn hóa, bảo tảng, nhà truyền thống, thư viện, phòng đọc, điểm bưu điện - văn

hóa xã, khu vui chơi giải trí Bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ ”[21, tr 108].

2.1.1.2 Các văn bản pháp quy về công tác thư viện

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã tăng cường sự quan tâm đầu

tư cho ngành thông tin thư viện nói chung, trong đó có HTTVCC Các cấp có

30

Trang 35

thẩm quyền đã nhanh chóng đưa ra các văn bản pháp quy trong lĩnh vực thưviện nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thông tin thư viện Văn bảnquan trọng bậc nhất, có ảnh hưởng đến toàn ngành thông tin thư viện đó làPháp lệnh Thư viện Pháp lệnh Thư viện được Quốc hội thông qua ngày

28/12/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2001 và tiếp theo đó là Nghị

định số 72/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Pháp lệnhThư viện Sự ra đời của Pháp lệnh Thư viện đánh dấu một bước tiến mớitrong hoạt động thông tin thư viện nói chung Sự kiện này đã tạo sự phan khoi

cho người lam công tac thông tin thu viện Trong điều kiện chưa có Luật Thư

viện làm định hướng pháp lý cho hoạt động thông thư viện thì Pháp lệnh này

đã trở thành cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động thông tin thư viện nướcnhà Đây cũng là cơ sở giúp các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp quantâm, đầu tư hơn nữa cho công tác thư viện Sau khi Pháp lệnh Thư viện đượcban hành, các cơ quan có trách nhiệm ở trung ương và địa phương đã làm rất

nhiều việc để đưa Pháp lệnh vào thực tiễn hoạt động thông tin thư viện.

Có thé nói, song hành với công cuộc đổi mới đất bước, ngành thông tinthư viện cũng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là HTTVCC Một loạt cácvăn bản ra đời nhăm cụ thể hóa sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nướcđối với sự nghiệp thông tin thư viện nói chung và HTTVCC nói riêng Cácvăn bản pháp quy về Hệ thống Thống Thư viện Công cộng có thé phân theo

Trang 36

Điều 19, Nghị định 72/2002/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Tàichính đối với thư viện công cộng.

Điều 20, Nghị định 72/2002/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư đối với thư viện công cộng

Điều 21, Nghị định 72/2002/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Ban Tổchức - Cán bộ Chính phủ đối với thư viện công cộng

Điều 22, Nghị định 72/2002/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan đối với thư viện công cộng

Điều 23, Nghị định 72/2002/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Ủy bannhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về thư viện

Quy định về quan lý HTTVCC có Quyết định số 32/2004/QD-BVHTTcủa Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch) ban hành ngày 18/06/2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tô chức của Vụ Thư viện Theo đó, Vụ Thư viện có chức năng tham

mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thư viện vàhướng dẫn phát triển sự nghiệp thư viện trong cả nước theo đường lỗi, chính

sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Vụ Thư viện phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam trong quản lýnghiệp vụ Thư viện Quốc gia là cơ quan chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn,nghiên cứu soạn thảo các văn bản hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ, chỉ đạo toàn

hệ thong thư viện công cộng

- Nhóm văn bản pháp quy về chức năng, nhiệm vụ của các thư viện

công cộng:

Nhóm văn bản này bao gồm các văn bản quy định về chức năng nhiệm

vụ của các thư viện trong HTTVCC như Thư viện Quốc gia, Thư viện do Ủyban nhân dân các cấp thành lập

32

Trang 37

Chức năng nhiệm vụ của Thư viện Quốc gia Việt Nam được quy địnhtại Điều 17 - Pháp lệnh Thư viện Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư viện Quốc

gia còn được quy định cụ thé trong Quyết định số 81/2004/QD-BVHTT ngày

28/04/2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch).

Điều 18 - Pháp lệnh Thư viện quy định chức năng, nhiệm vụ của Thư

viện do Ủy ban nhân dân các cấp thành lập và được cụ thé hóa ở điều 6 - Nghị

định số 72/NĐ-CP của Chính phủ

Ngoài ra còn có một số văn bản khác cũng có thay đổi, bổ sung quy

định về chức năng nhiệm vụ của các thư viện Đó là các Quyết định ban hành

các Quy chế mẫu về “Tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương” và “Tổ chức và hoạt động của thư viện huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh”

- Nhóm các văn bản pháp quy về tổ chức, hoạt động thư viện:

Tại khoản 1 và 2 Điều 7, Điều 9 - Pháp lệnh Thư viện quy định vềquyền thành lập thư viện của các cá nhân và tô chức

Thông tư số 56/2003/TT-BVHTT ngày 16/9/2003 quy định cụ thé, chitiết các điều kiện thành lập một thư viện và thủ tục đăng ký hoạt động thưviện Các điều kiện thành lập thư viện quy định trong Điều 9 - Pháp lệnh Thưviện về vốn tài liệu, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí đều được cụ thé theo

Trang 38

Ngày 10/8/2006 Bộ Văn hóa - Thông tin đã ban hành Thông tư số67/2006/TT-BVHTT thay thế cho Thông tư số 20/VH-TT do vậy cách xếphạng thư viện cũng có sự thay đôi.

- Nhóm văn bản quy định về chính sách đầu tư kinh phí cho Hệ thống

TVCC:

Điều 4 - Pháp lệnh Thư viện đã nêu ra nguyên tắc và lĩnh vực trong

chính sách của Nhà nước đầu tư cho thư viện: Nhà nước đầu tư ngân sách để

phát triển thư viện, vốn tài liệu thư viện; mở rộng sự liên thông giữa các thưviện trong nước và hợp tác, trao đôi tài liệu với thư viện nước ngoài; khuyếnkhích tô chức, cá nhân ở trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,

t6 chức, cá nhân người nước ngoài tham gia phát triển các loại hình thư viện,

thực hiện xã hội hóa hoạt động thư viện; đảo tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội

ngũ những người làm công tác thư viện đáp ứng nhu cầu phát triển các loạihình thư viện.

Theo Pháp lệnh Thư viện, Nhà nước còn thực hiện các chính sách ưu

đãi đối với hoạt động thư viện như miễn giảm thuế nhập khâu những tài liệu,trang thiết bị máy móc chuyên dùng theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ kinh

phí cho việc khai thác mang thông tin thư viện trong nước và nước ngoài, cho

mượn tài liệu giữa các thư viện và người đọc (Điều 22)

Điều 13 - Nghị định 72/2002/NĐ-CP nêu rõ các thư viện được hưởng

sự đầu tư toàn diện của Nhà nước trong đó có các thư viện trong Hệ thống

TVCC.

Thong tu Lién tich số 97 TTLT/BVHTTBTC của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Bộ Tài chính ban hànhngày 15/6/1990 về chính sách đầu tư của Nhà nước đối với Hệ thống TVCC.Theo đó, Nhà nước cấp 100% ngân sách cho hoạt động của các thư viện công

-34

Trang 39

cộng Tuy nhiên ngày 04/03/2002, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và BộTài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2004 sửa đổi, bố sung một sốquy đinh tai Thông tư số 97 - TTLT/BVHTT-BTC Trong đó điểm 1.b, phầnIII có bổ sung thêm nội dung “Chi ứng dụng, khai thác công nghệ thông tintrong thư viện” Theo đó, các thư viện được cấp kinh phí dé đầu tư ứng dụng

công nghệ thông tin trong hoạt động.

Ban hành kèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ làdanh mục phí và lệ phí trong lĩnh vực thư viện được Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch và Bộ tài chính phối hợp xây dựng Theo quy định này, thư viện đượcthu phí một số dich vụ nhất định nhằm tăng thêm nguồn thu cho các thư viện

đồng thời tái đầu tư cho hoạt động thư viện.

- Văn bản quy định chế độ đãi ngộ với người làm công tác thư viện:

Nhà nước rất quan tâm đến chế độ đãi ngộ với người làm trong ngànhthông tin thư viện, một ngành được xếp vào danh mục ngành nghề nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm Có rất nhiều văn bản được ban hành quy định về mức phụcấp cho người làm công tác thông tin thư viện

Thông tư số 46/TC-TT ngày 17/6/1997 của Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

của ngành Văn hóa - Thông tin.

Hướng dẫn số 5174/HD-BVHTT ngày 21/12/2005 của Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm

và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Văn

hóa - Thông tin.

Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 26/2/2006 hướng dẫn thực hiện

chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán

bộ, công chức, viên chức nganh Văn hóa - Thông tin.

35

Trang 40

Ngoài các nhóm văn bản trên còn rất nhiều văn bản về HTTVCC hoặcliên quan đến HTTVCC đã được ban hành Ví dụ như Luật xuất bản, Luật báochí quy định về van đề nộp lưu chiêu xuất ban pham cho Thu vién Quéc giaViệt Nam Các văn ban do Uy ban nhân dân các cấp ban hành, do các Sở Vanhóa, Thé thao và Du lịch ban hành về công tác thư viện của Hệ thống thư việncác tỉnh, thành và cấp dưới Hệ thống các văn bản pháp quy này tạo hành langpháp lý cho hoạt động thư viện được thuận lợi và thông suốt Đó cũng chính

là thành quả trong suốt thời kỳ đổi mới của ngành thông tin thư viện nói

chung và HTTVCC nói riêng.

2.1.2 Vai trò của Thư viện Quốc gia Việt Nam với sự nghiệp thông

tin thư viện nói chung và Hệ thong Thư viện Công cộng nói riêng

Trong sự nghiệp thông tin thư viện ở bất kỳ nước nào, thư viện quốcgia đều đứng đầu trong mạng lưới các cơ quan thông tin thư viện Thư việnquốc gia nằm trong hệ thống thư viện của nhà nước và giữ vị trí then chốttrong toàn bộ sự nghiệp thư viện của nước đó Hầu hết các TVQG của cácnước trên thế giới đều có các chức năng như:

Xây dựng kho tài liệu dân tộc trên cơ sở thu thập đầy đủ và bảo quảncác tài liệu từ nguồn lưu chiều, trao đối, mua,

Biên soạn và xuất bản Thư mục Quốc gia, cơ sở dữ liệu (CSDL) Thư

mục Quốc gia, Tổng Thư mục Quốc gia về xuất bản phẩm dân tộc.

Phục vụ nhu cầu tin của mọi đối tượng người dùng tin trong nước và

quốc tế.

Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học thông tin học, thư viện học,

thư mục học.

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 06:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w