1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Quản trị mối quan hệ giữa Báo Công an nhân dân và công chúng công an nhân dân

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị mối quan hệ giữa Báo Công an nhân dân và công chúng công an nhân dân
Tác giả Nguyen Thi Linh Chi
Người hướng dẫn TS. Pham Chien Thang
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 25,72 MB

Nội dung

Ở các nước phát triển, nghiên cứu công chúng báo chí đã trở thành công việc thường xuyên, có tô chức, có hệ thống và được coi là công việc không thé thiếu khi tiến hành bất cứ một hoạt đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ LINH CHI

LUẬN VAN THAC SI BAO CHÍ

Hà Nội - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ LINH CHI

QUAN TRI MOI QUAN HỆ

GIỮA BAO CONG AN NHÂN DAN

VA CONG CHUNG CONG AN NHAN DAN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Báo chí Truyền thông

Mã sô: Thí điêm

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng

TS Phạm Chiến Thắng PGS TS Đinh Văn Hường

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài “Quản trị mối quan hệ giữa Báo Công an nhân dân và

công chúng Công an nhân dân” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới

sự hướng dẫn của TS Phạm Chiến Thắng Các số liệu, kết quả nêu trong luậnvăn là trung thực và chưa từng được công bố trong bat kỳ công trình nào khác

Trong luận văn này, tôi có sử dụng một số trích dẫn từ các nguồn tài liệu tham khảo, những trích dẫn đều được ghi nguồn đầy đủ, trung thực.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Linh Chi

Trang 4

bộ quá trình thực hiện đề tài.

Tôi cũng xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và các anh, chị, em, bạn bè

đồng nghiệp ở Báo Công an nhân dân và một số thầy, cô giáo, anh chị đồng

nghiệp tại các đơn vị khác đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thực

tế và cung cấp cho tôi những tài liệu liên quan đến luận văn

Cuối cùng, cảm ơn chồng và con trai bé nhỏ cùng những người thân trong

gia đình lớn đã luôn động viên, khích lệ, tiếp sức dé tôi có thé tập trung hoàn

thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Linh Chi

Trang 5

MỤC LỤC

1 Lý do lựa chọn đề tài - 2 2-52 Ss SE EEEEEEEEE2E211211 21121111 5

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu - ¿5£ £+S£+££+£++£xezxerxerxezes 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - 55+ ++s£++scc+seeseeesss 16

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu - 2-5 52522 z+ze+zzcsd 18

5 Phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu - : s5: 18

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - 2-52 csccserserxerea 20

7 Bố cục luận văn - ¿22 22SE+EE‡EEEEEEEE 2112112211121 rrk 21

Chương 1: CƠ SO LÝ LUẬN VE QUAN TRI MOI QUAN HỆ GIỮA BAO9210/.099)/c09:00)ic 1 22

1.1 Khái niệm liên quan - - - (5 2 3233221 E* EE£EEEeeEseeesressrrsrrssres 22

1.1.1 Quản trị truyền thôngg 2-55 5sStcStcSEcSEccEererkerkerrrree 22

JJNẤN,.n.ứnn 27

1.1.4 Mỗi quan hệ giữa báo chí và công chúng ‹ 301.2 Các lý thuyết vận dụng cho đề tài 2-55 55cccczcezzecrxec 32

1.2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)) - 2-5 +cscscesce2 321.2.2 Lý thuyết sử dụng và hài lòng (UGT) -s-cs+ccscseces 35

1.2.3 Tích hợp TAM và IGTT 5 5< + k + E+eExeeEeeeeereeseereeeee 40

1.3 Chủ thé, đối tượng, nội dung và phương thức quản tri 45

1.3.1 Chủ thé quản r - + 5252 5< EEEEEEEEEEE E12 eererrree 451.3.2 Đối tượng QUGN Kf|_ 5S cềEkE HE 18112121111 xe, 47

1.3.3 Nội dung và phương thứC QUan ͆, 5c sSsseeeseeres 48

1.4 Yêu cầu đối với quản trị mối quan hệ giữa báo chí và công chúng 49

Chương 2: THỰC TRANG QUAN TRI MOI QUAN HỆ GIỮA BAO CAND

VA CONG CHUNG CAND -22:222+222x2EEtEEttrErtrrrrrrrrrrrrrrrre 52

2.1 Tổng quan về Báo CAND và Công chúng CAND 52

QLD BAO CAND nn 52 2.1.2 Công chúng CA NID - ác Sky hệt 54

2.1.3 Mô tả mẫu nghiên cứu 2-55- 55c S5cSc+cccEererxerxereerree 55

Trang 6

2.2 Đánh giá thực trạng quản trị mối quan hệ -++-+ 61

2.2.1 Định hướng quan trị tòa soạn Báo CAND 61

2.2.2 Mục dich công chúng sử dụng Báo CAND «- 62 2.2.3 Động cơ công chúng sử dụng Báo CAND) -~.«<<<<+ 65

2.2.4 Phân tích nhân tố và kiểm định giả thuyết nghiên cứu 69

00 76 Chương 3: MỘT SO VAN DE ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP KIÊN NGHỊ DE QUẢN TRỊ HIỆU QUÁ MÓI QUAN HỆ GIỮA BÁO CAND VÀ CÔNG 9:10)/€19.)900 5 — 78

3.1 Những vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa Báo CAND và công

Ching 0.0) a 78

BLL Ve mite dG tiep CON nngớg 783.1.2 Về mục đích sử dụng ccccccccccccsscsssesessessssssstsssessesesssssssessessesseneesease 793.2 Một số giải pháp dé nâng cao hiệu quả quản trị mối quan hé 81

3.2.1 Thực trạng quản trị mỗi quan N6 c.cccccccccccccsccseeseessesseeseesesseeseeees 81

3.2.2 Giải pháp nâng cao quản trị mỗi quan hệ 5-55-5552 823.3 Khuyến nghị cụ thé cho Báo CAND 2-52 ccsccerzxerxeei 83

3.2.1 Lập kế hoạch tổ chức sản xuất - 2-5 cccccccccceerrerrerred 833.2.2 Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tang -5-55c55ccccccccccccea 843.2.3 Tinh chỉnh chất lượng nội dung - ccccceccsrereereereee 86

3.2.4 Duy trì twong tác với công CNUNG s52 89

3.2.5 Ung dung công nghệ trong việc cá nhân hóa tin tức 913.3 Tiểu kết - ong rrrree 93KET LUẬN ¿2252252 2EESEESEEEEEE2E211211211211111121.21111 211211111 ye 94TÀI LIEU THAM KHAO 2: 5£Ss£SE£+EE£EEE2EEeEEEEEErrEkrrkerrkrrei 96

008000900 3 102

Trang 7

DANH MỤC CÁC BANG, HÌNH, BIEU

Hình 1.3 Mô hình đề xuất cccccccvvrtrrrktrtrtttirrrrrrirrrrrirrrrrrree 43

Hình 1.4 Diễn giải giả thuyết nghiÊn CỨU +5 << ++<*++seexeseeeseeeeee 45

Hình 3.1: Fanpage Báo CAND LH HH HH HH HH ky 73

Hình 3.2 Giao diện Báo Điện tử CAND sen 75

Hình 3.3 Một bài phỏng vấn dưới dạng E-Magazine . -: - 79

Bảng 2.1 Thông tin nhân khẩu của đáp viên -2- 2: 522cx2s++zxcsed 56 Bảng 2.2 Tần suất đọc báo -¿ s¿©5++2x2E2Ex2EEEEEEEEEEErrkrrkrerkerrrrrei 56

Bảng 2.3 Hình thức đọc báo c6 c E119 1 ng ng ngư, 59

Bảng 2.4 Nhận thức về tính dé sử UID «cece 63Bảng 2.5 Nhận thức về tính hữu ích 2- ¿+ ©£++£z++£x+xzzxee 64

Bảng 2.6 Thói quen doc báo điện tử CAND cccccssscseeserersres 65 Bảng 2.7 Khao sát động cơ đọc báo - c cs + x*isirsrierrrerrrxre 67

Bang 2.8 Kết qua phân tích nhân tố cho biến độc lập - 70

Bang 2.9 Kết quả ANOVA của mô hình - 2-2-5 s2x2zczxczzszcxee 71

Bang 2.10 Kết quả tong quan của mô hình -2- 2-5 s2 +2 +sz+£zzzzcs+£ 72

Bang 2.11 Tác động của các biến trong mô hình - 2-2 s2 s25: 73

Biểu 2.1 Kết quả khảo sát thói quen doc báo điện tử - -: 66Biểu 2.2 Kết quả khảo sát ý định đọc báo - 2-2 2 s+cxzxzxzzzszrxee 68

Biểu 2.3 Biéu đồ Histogram của phan đư - 2-5 5 ©xcs+xczzsccxee 75

Biểu 2.4 Biểu đồ P-P Plot phần dư - 2 2 s+E+£E+£EeEEerEzEezrerreee 76

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

TTĐC Truyền thông đại chúng

CAND Công an nhân dân

CBCS Cán bộ chiến sĩ

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, sự tham gia thảo luận của công

chúng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của quyền truyền thông đại

diện như một quyền cơ bản của con người Sự tham gia của công chúng thé

hiện mối quan tâm, nhu cầu, lợi ích của cộng đồng vào việc ra quyết định của

chính quyền, dựa trên đối thoại, truyền thông hai chiều, tương tác giữa hai bên

với mục đích chung là đưa ra chính sách tốt hơn (Creighton, 2005)

Công chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lý luận cũng như hoạt

động thực tiễn của báo chí hiện đại “Công chúng chính là nguồn tiền cho cáccông ty truyền thông, bởi vì họ mang đến doanh thu quảng cáo — nguồn thu

nhập chính cho truyền hình và phát thanh thương mại, cung cấp dịch vụ truyền

thông trực tuyến, báo chí và các nhà xuất bản báo chí” (Doyle G, 2006) Thật

vậy, bất cứ chiến dịch hay kế hoạch truyền thông nào trước khi bắt đầu đều cần phải thực hiện nghiên cứu công chúng, điều này có ý nghĩa quyết định năng lực

và hiệu quả của chiến dịch Công chúng là đối tượng quan trọng mang tính

quyết định cho việc thiết kế thông điệp, sáng tạo tác phẩm báo chí Nghiên cứucông chúng báo chí trong thời gian qua cũng được quan tâm đầu tư nhăm gia

tăng hơn nữa hiệu quả hoạt động báo chí.

Ở các nước phát triển, nghiên cứu công chúng báo chí đã trở thành công

việc thường xuyên, có tô chức, có hệ thống và được coi là công việc không thé thiếu khi tiến hành bất cứ một hoạt động truyền thông nao, là cơ sở khoa học

dé hoạch định chiến lược phát triển của cơ quan báo chí Tại Việt Nam, hệ thống báo chí đã trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, góp phan quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước Song hành cùng với hệ thống báo chí trên cả nước, là một bộ phận của báo chí cách

mạng Việt Nam, trong những năm qua, báo chí Công an nhân dân (CAND) đã

góp phân quan trọng vào công cuộc đâu tranh, phản bác các quan điêm sai trái,

Trang 10

thù địch, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước, bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện dai.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của báo chí đối với công tác, chiến dau

và xây dựng lực lượng Công an nhân dân, những năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an luôn quan tâm chỉ đạo việc xây dựng, phát

triển hệ thống co quan báo chí trong CAND cả về hình thức va chất lượng,

xứng đáng là công cụ tin cậy dé tuyên truyền chủ trương, đường lỗi của Dang,

chính sách, pháp luật của Nhà nước, là phương tiện phục vụ hiệu quả công tác

lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an,

là diễn đàn thê hiện ý chí, sự chung sức, đồng lòng của lực lượng Công an Nhân

dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, là kênh thông tin quan trọng đối vớimỗi cán bộ, chiến sĩ trong quá trình công tác, chiến đấu Hiện nay, hệ thống

báo chí CAND phát triển toàn diện với 4 loại hình báo chi: Báo hình, báo in,

báo nói, báo điện tử và trở thành hệ thống thông tin đa phương tiện Các cơ

quan, đơn vị báo chí CAND bao gồm: Báo CAND, Truyền hình Công an nhân

dân, Phát thanh Công an nhân dân, Tạp chí Công an nhân dân, các Tạp chí, Đặc san, Bản tin chuyên ngành thuộc các Học viện, nhà trường, đơn vi trong Công

an nhân dân va Báo Công an địa phương Trong dòng chảy đó, Báo CAND —

cơ quan ngôn luận của Đảng ủy Công an Trung ương - cũng đang từng ngày nỗ

luc dé đóng góp vào sự phát triển chung của nền báo chí nước nhà

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo báo chí, truyền

thông, tạo điều kiện để báo chí, truyền thông phát triển về mọi mặt Ngày 3/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 362/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025,

trong đó xác định: “Phát triển báo chí phù hợp với xu thé phát triển khoa học

công nghệ và thông tin, truyền thông thế giới” Trong bối cảnh chuyên đổi số,

sự tích hợp và giao thoa giữa các thành tựu công nghệ số như internet vạn vật

Trang 11

(IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big-data) dang tao ra một xa lộ thông

tin số mới, với sự thay đôi lớn của việc an xuất thông tin, đặt ra yêu cầu của các

đơn vị sản xuất thông tin trên toàn thế giới Trong bối cảnh ấy, sứ mệnh của

báo chí, truyền thông vẫn tiếp tục được duy trì và củng cô hơn nữa, đặc biệt là

tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, các giá trị văn hóa tốtđẹp của dân tộc; chủ động, tích cực đấu tranh phản bác thông tin xấu độc, làm

sạch không gian mạng; phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tạo sự

đồng thuận xã hội, đồng thời lan tỏa năng lượng tích cực, xây dựng niềm tin xã hội về một Việt Nam thịnh vượng, hòa bình, phát triển.

Tuy nhiên, xu thế thông tin hiện đại giúp báo chí vừa có cơ hội lớn cho sự chuyền đổi va phát triển, đồng thời đứng trước những thách thức chưa từng có

trong lich sử Theo đó, dé giữ vai trò nòng cốt và tiên phong trong sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cần có những chuyền biến căn bản từ sáng

tạo, quản tri nội dung, mô hình tòa soạn, phát triển nguồn nhân lực đến tầm

nhìn, tính chiến lược, tư duy và phương thức lãnh đạo, quản lý Cũng trong bối

cảnh đó, báo chí nước ta cũng chịu sự tac động khắc nghiệt của quy luật thị

trường, của việc giành và giữ công chúng — khách hang Sự bùng nỗ mạnh mẽ của Internet và quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng cũng giúp cho công chúng có cơ hội tiếp cận thông tin nhanh hơn, đa dạng hơn, dẫn đến nhu cầu thông tin của công chúng gia tăng nhanh chóng, đe dọa sức ảnh hưởng và

vị trí của công nghệ báo chí truyền thống Báo chí, từ một kênh truyền thôngđộc quyền có khả năng định hướng dư luận xã hội, tác động đến tư duy công

chúng và nuôi dưỡng đời sống tinh thần của công chúng, giờ trở thành yêu thế

Trang 12

thức tác nghiệp, phát triển hoặc triển khai những dạng thức thông tin sinh động

hon, đáp ứng nhu cầu của đối tượng công chúng mà cơ quan báo chí hướngđến Môi trường truyền thông đa phương tiện dù mang lại nhiều cơ hội cho báo

chí truyền thống, nhưng cũng ảnh hưởng đến vai trò, vị thế, sức mạnh của báo

chí, đặc biệt là báo in đã bi han chế đi bởi khách hàng và thị trường thu hẹp.Thực trạng này ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tư tưởng, ý thức trách nhiệmcủa công chúng đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tô quốc trong tình hình

mỚI.

Đây là vấn đề mà các cơ quan báo chí nói chung và Báo CAND gặp phải trong quá trình truyền thông, nhất là truyền thông trong lực lượng CAND Một trong những nhóm công chúng của Báo CAND chính là cán bộ chiến sĩ (CBCS) công tác trong ngành Việc duy trì truyền tải thông tin đến nhóm công chúng

này là vô cùng cần thiết, bởi họ tiếp nhận thông tin chính thống mỗi ngày từBáo CAND về chính lực lượng của mình Mặc dù vậy, các hoạt động nghiêncứu nhóm công chúng này vẫn còn đang rất hạn chế, dẫn đến việc chưa xác

định được nhu cau thông tin cũng như khuynh hướng tiếp nhận thông tin của

nhóm công chúng này là gì Những thay đồi, điều chỉnh về hình thức, nội dung

tờ báo thời gian qua chủ yếu xuất phát từ sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên haycác ý kiến đề xuất của cán bộ, phóng viên trong toà soạn Nghiên cứu về hiệuquả truyền thông đại chúng đối với công chúng CAND cho thấy tác động củabáo CAND đối với nhóm công chúng nay, đồng thời đánh giá phản hồi từ côngchúng dé phát triển tốt hơn nội dung của Báo CAND

Xuất phát từ mục đích trên, người viết chọn van đề nghiên cứu “Quản tri mỗi quan hệ giữa Báo CAND và công chúng CAND” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Quản trị Báo chí Truyền thông Dựa trên các nghiên cứu đi trước,

nghiên cứu này tích hợp các cấu trúc chính của TAM và UGT đề làm sáng tỏđộng cơ của các cá nhân đối với việc sử dụng theo thói quen và sử dụng nhưmột công cụ cập nhật tin tức qua báo điện tử CAND, đồng thời tiết lộ tính hữu

Trang 13

ích và tinh dé sử dụng của báo điện tử CAND Từ đó nam bắt được tâm lý, hành

vi, thái độ tiếp nhận báo chí của họ, đồng thời đề xuất những giải pháp cần thiết

dé đưa ra giải pháp quản trị nội dung truyền thông hợp lý nhất với này

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1 Các giai đoạn nghiên cứu truyền thông đại chúng

Theo Trần Hữu Quang (2006), truyền thông đại chúng (TTĐC) là quá trìnhtruyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua

các phương tiện TTDC Các phương tiện TTDC là những công cụ kỹ thuật hay

những kênh mà phải nhờ vào đó người ta mới có thể thực hiện quá trình TTĐC.

Theo Trần Hữu Quang (2006), truyền thông đại chúng (TTDC) là quá trình

truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua

các phương tiện TTDC Các phương tiện TTDC là những công cụ kỹ thuật hay

những kênh mà phải nhờ vào đó người ta mới có thé thực hiện quá trình TTDC.

Nghiên cứu TTDC đã manh nha xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 với sự tham gia

nghiên cứu của các nhà chính trị học và nhà xã hội học Lịch sử nghiên cứu tác

động xã hội của TTĐC (Mai Quỳnh Nam, 2001) có thé ghi nhận trải qua bốn

giai đoạn:

Giai đoạn đầu tiên, từ năm 1910 đến năm 1940 là khi đài phát thanh xuất hiện Các nhà nghiên cứu xã hội học, tiêu biểu Frankfurt, cho răng các phượng tiện TTĐC có sức mạnh vạn năng Họ cho rằng TTĐC biến các cá nhân thành những “khối đại chúng”, trở thành những “bản đúc”, phục tùng theo mục đích

mà các thông điệp truyền thông đưa ra

Giai đoạn thứ hai, từ năm 1940 đến năm 1960, Joseph Klapper trong tác phẩm “The effects of mass communication” chỉ ra răng TTĐC không phải là nguyên nhân cần và đủ của những thay đổi trong công chúng Giới nghiên cứu chỉ ra rằng TTĐC chỉ là một trong số nhiều nhân tố ảnh hưởng tới thái độ ứng

xử cua công chúng Năm 1944, Paul Lazarsfeld cùng công sự đã thực hiện

nghiên cứu về quyết định bỏ phiếu bầu của cử tri và phát hiện thấy các chiến

Trang 14

dịch vận động tranh cử, nhất là qua phương tiện TTDC, hầu như ít làm thay đôi

sự lựa chọn của cử tri mà chỉ tác động theo hướng củng cố ý định có sẵn của

họ Công trình này đã mở đầu cho hướng nghiên cứu về vai trò của các nhóm

xã hội trong quá trình truyền thông.

Giai đoạn thứ ba, từ giữa năm 1960 đến cuối thé kỷ 20, đánh dấu sự pháttriển mạnh mẽ của truyền hình Đây cũng là lúc giới nghiên cứu bat đầu cónhững hoài nghi về mức độ ảnh hưởng của TTĐC Nhiều xu hướng và quan

điểm khác nhau về TTĐC bắt đầu xuất hiện, khiến lĩnh vực nghiên cứu này được mở rộng thêm, bên cạnh nghiên cứu công chúng còn nghiên cứu về thông điệp truyền thông, phương thức tiếp cận công chúng và cách công chúng sử

dụng các phương tiện TTĐC.

Giai đoạn thứ tư, từ năm 1995 với sự ra đời của Internet, dẫn đến một chuỗinhững thay đổi trong quy trình gửi — tiếp nhận — xử lý thông tin Đây cũng làthời điểm cụm từ “truyền thông đa phương tiện” xuất hiện, mở ra kỷ nguyênmới cho TTDC cũng như mảng nghiên cứu này Công chúng không còn tiếp

nhận thụ đồng mà còn phản hồi và sẵn sàng phê phán sự áp đặt trong quá trình

TTĐC.

2.2 Công chúng truyền thông đại chúng

Ngay từ năm 1910, Max Weber đã xếp nghiên cứu về công chúng ở vị tríhàng đầu trong các van dé cần phải ưu tiên của xã hội học TTĐC Max Webercũng là người đầu tiên đề xuất thuật ngữ “xã hội học báo chí”, trong đó nhấnmạnh tầm quan trọng của báo chí trong việc hình thành ý thức quần chúng Max

Weber cho rằng các phương tiện TTĐC là tác nhân quan trọng đối với xã hội

hóa cá nhân và hình thành dư luận xã hội Bên cạnh đó, công chúng ngày càng

chủ động hơn trong hoạt động giao tiếp với các phương tiện TTĐC và cả trong việc áp dụng thông tin mà họ tiếp nhận vào thực tiễn đời sống.

Một số nhà nghiên cứu như Harold Lasswell (1927), nổi tiếng với quá trìnhtruyền thông “Who Says what In which channel To whom With what effects”,

10

Trang 15

cũng đã đưa ra những lý thuyết truyền thông về dư luận xã hội như lý thuyết

“viên đạn ma thuật”, trong đó khăng định mô hình truyền thông đại chúng có sức mạnh vạn năng, tuyệt đối Nhà nghiên cứu này cho rằng các phương tiện TTĐC thống trị dư luận xã hội, tác động rất lớn đến sự thay đổi hành vi trong

uy tín, vừa có quyền lực, có chuyên môn và có sức ảnh hưởng đến người khách

quyền lực ảnh hưởng đến ý kiến của người khác Sau đó, thông điệp này mới

được truyền từ thủ lĩnh đến công chúng, từ đó sẽ tạo nên dư luận xã hội

Đến những năm 30 của thế kỷ trước, công trình nghiên cứu của PaulLazarsfelds Wiener đã cho thấy công chúng mới là người quyết định nội dungchương trình Nghiên cứu này lần đầu tiên chỉ ra khái niệm “quyển lực của công

ching” - những người có quyền đấu tranh, đòi hỏi đơn vị báo chí phải phục vụ

theo nhu cầu; công chúng nhân dân là đối tượng quan trọng nhất, giúp đơn vịxây dựng các chương trình, nội dung chất lượng cao chứ không phải nhà nước;công chúng là người quyết định sự tồn tại của đơn vị báo chí chứ không phải

(chỉ) nhà nước.

Tác gia Elihu Katz cùng cộng sự (1973, 1974) đã đặt ra van đề công chúng

đã sử dụng phương tiện truyền thông để thỏa mãn nhu cầu cá nhân: “Mọi người

lựa chọn cái gì mà họ muốn đọc, muốn xem đề thỏa mãn với nhu cầu cụ thể của họ và các phương tiện truyền thông phải cạnh tranh dé đáp ứng nhu cầu của

từng cá nhân”.

Tác giả Jay Rosen (2006) bàn về khái niệm “Truyền thông nhân dân”:

“Công chúng ngày nay chủ động, có quyền sản xuất sản phâm truyền thông, cóquyên kiểm soát truyền thông Công chúng đang tạo ra một sự cân bằng quyền

11

Trang 16

lực mới, giữa quyền lực của họ và quyền lực của báo chí — truyền thông” Tác giả đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo răng các cơ quan báo chí, không sớm thì muộn, sẽ buộc phải chia sẻ quyền lực của mình với công chúng Do đó, điều quan trọng nhất đối với mỗi cơ quan báo chí phải là nghiên cứu công chúng

của hộ, từ đó tim ra giải pháp hay hướng đi phù hợp dé đáp ứng nhu cầu và thịhiểu nhóm công chúng mà báo chí hướng tới

Ở Việt Nam, nghiên cứu về quan hệ giữa TTĐC đối với công chúng vẫn

còn đã bắt đầu dành được nhiều sự quan tâm Từ những năm 1990, nhiều nghiên

cứu bước đầu về vấn đề này đã ra đời, phần lớn từ góc độ báo chí học, cho đến

xã hội học về công chúng, xã hội học truyền thông đại chúng, khảo sát xã hội

học.

Ở góc độ báo chí học, các công trình nghiên cứu về báo chí nói riêng vàtruyền thông đại chúng nói chung như: “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”của Đinh Văn Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang: Nguyễn Văn Dững với

“Báo chí và dự luận xã hội” (2011); hay cuỗn “Ngôn ngữ báo chí” của Vũ

Quang Hào (2001) là những công trình nghiên cứu truyền thông đại chúng,

ngôn ngữ truyền thông đại chúng ở Việt Nam, kỹ năng làm truyền thông cũngnhư nhân mạnh đến cách tiếp cận báo chí học lẫn nghiên cứu truyền thông đại chúng

Cuốn “Truyén thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản ” do Nguyễn Văn Dữngchủ biên (2006) đã đề cập đến sự phát triển của truyền thông thế giới, các mô

hình truyền thông kinh điển Đồng thời, tác giả đặt ra một vấn đề quan thiết,

đó là “phải nghiên cứu BCTT trên bình diện kinh tế”, thông qua Mô hình tiếp

thị xã hội cua Phillip Kotler Hay trong công trình “Cơ sở lý luận bdo chí”

(2012), Nguyễn Văn Dững cũng cho rang các đơn vị truyền thông cần phải tiễn hành phân loại công chúng dé phân khúc thị trường.

Trong cuốn “Báo chí thé giới - Xu hướng phát triển ” (2008), Dinh Thị Thúy

Hang cho rang: “Thách thức lớn nhất đối với các phương tiện, báo chí thế giới

trong xu thé hội tụ là làm thé nao dé thu hút công chúng với những cách làm

12

Trang 17

mới đa dang và phong phú với sự tham gia của chính những khán giả, bạn đọc

của mình” Quan điểm này liên quan đến một trong những lý thuyết truyền thông mới - đó là vai trò “đồng tác giả” giữa công chúng và các đơn vị báo chí truyền thông thông qua các nghiên cứu trên, các tác giả đã cho chúng ta thấy

việc nghiên cứu công chúng báo chí là vô cùng quan trọng, dù ở bất cứ thời kynao, giai đoạn nào nhận diện công chúng, nghiên cứu công chúng là yếu tố tíchcực gop phần duy trì, phát triển nền tảng báo chí cách mạng việt nam

Ở góc độ xã hội học TTĐC, các công trình nghiên cứu của Mai Quỳnh Nam

đã đặt ra những vấn đề cơ bản về nghiên cứu xã hội TTDC, chỉ rõ phạm vi vấn

đề nghiên cứu và đi sâu nghiên cứu công chúng Trong bài viết "Về van dé

nghiên cứu hiệu quả TTDC" (2001), tác giả đã tong hợp một hệ thống chỉ tiêu

định tính và định lượng làm cơ sở để phân tích hiệu quả của các phương tiện

truyền thông Trong nghiên cứu “Báo thiếu nhỉ câu tộc và công chúng thiếu nhỉdân tộc” (2002), tác giả chú ý tới đặc điểm quá trình hoạt động tiếp nhận và xử

lý thông tin, các cơ chế lây lan, sử dụng thông tin và các chỉ bảo cho phép đánh

giá hiệu quả của tờ báo đối với công chúng.

Tran Hữu Quang (2006) trong cuốn Xa hội hoc báo chí đã nghiên cứu mộtcách hệ thống về TTĐC và công chúng Tác giả cho răng: “Công chúng khôngphải là một tập thé hay một cộng đồng Nó không có cơ cấu tổ chức, mà cũngkhông có người chỉ huy, không có tập quán hay truyền thống, không có nhữngquy tắc riêng của mình, và các thành viên của nó cũng không có ý thức là mìnhcùng thuộc về một tổ chức hay một cộng đồng nào đó”

Gan đây, một số tác giả cũng đã đưa van đề nhận diện công chúng TTDC trong đề tài nghiên cứu Một số đề tài nghiên cứu về công chúng truyền thông, nghiên cứu một nhóm công chúng đặc trưng như: Luận án tiễn sĩ xã hội học

của tác giả Trần Hữu Quang năm 2001 “Chân dung công chúng báo chí Thànhpho Hồ Chi Minh”; Luận án tiên sĩ của Trần Bá Dung “Nhu cau tiếp nhận

Ay

thông tin của công chúng Ha Nội” (2008); Sách “Phát triển công chúng thị

13

Trang 18

trường báo chí như thé nào? Kinh nghiệm của tờ Wiener Zeitung” (2016) của

tác giả Nguyễn Thị Bích Yến; Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Ngọc Thu “Van dé

công chúng truyén thông chuyên biệt (khảo sát công chúng Ha Nội)” (2008);

Tác giả Lê Thu Hà với nghiên cứu về việc “Gia tang tinh tương tác của công

chúng — tương lai của bao chi” (2019).

2.3 Quản trị quan hệ công chúng

Vân đề sử dụng quan hệ công chúng như một công cụ quản lý thông tin,

báo chí có được dé cập trong một số cuốn sách Ý kiến của các học giả nổi tiếng như Alison Theaker, Ian Somerville, Scott Cutlip từng dé cập đến van đề quan

lý thông tin báo chí trong cuốn sách “PR — Lý luận va ứng dụng” do TS Dinh

Thị Thúy Hang chủ biên Van đề kỹ năng quan hệ báo chí cũng được dé cập

trong cuốn “Số fay quan hệ công chúng” của Tymson & Lazar năm 2002, hay

“Quan hệ công chúng hiệu quả ” của Scott Cutlip năm 2000 Trong những tác

phẩm này, các tác giả đã đưa ra các vấn đề và hướng giải quyết trong nhữngtình huống xây dựng mối quan hệ thuận lợi giữa một tô chức với báo chí Song

các dé tài này chỉ dừng ở kỹ năng chứ chưa đề cập chi tiết đến chiến lược quản trị quan hệ công chúng của một tổ chức nào.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về quản trị quan hệ công chúng báo chí chưa

có nhiều, mà chủ yêu là các nghiên cứu về quản lý nhà nước về báo chí Trong

đó, van đề lãnh đạo, quản lý báo chí đã được đề cập trong cuốn “7i ruyên thôngđại ching” của PGS TS Tạ Ngoc Tan TS Trần Đăng Tuan trong bài viết “Mot

số vấn dé của lãnh đạo quản lý báo chí trong tình hình hiện nay” năm 2008

cũng dé cập đến van dé công nghệ báo chí - truyền thông thay đổi tận gốc rễ và

có thể vượt qua các phương thức quản lý báo chí - truyền thông truyền thống

Xu hướng tích hợp truyền thông, báo chí và công nghệ thông tin sẽ làm cho quá trình ra đời của "nền truyền thông thứ hai" (truyền thông công dân, chủ yếu trên Internet) diễn ra nhanh chóng Nếu như không có các giải pháp dé chủ động sử

14

Trang 19

dụng, chi phối "nền truyền thông thứ hai", e rang sẽ có lúc tác động của nó sẽ vượt cả tác động của nền truyền thông "chính thong".

Bên cạnh đó, đối với công tác quản lý tòa soạn có công trình nghiên cứu,sách chuyên khảo như Tổ chức và Hoạt động của Tòa soạn của PGS.TS.NGUT

Dinh Văn Hường (2011); Tổ chức hoạt động cơ quan Báo chi - Thực tiễn và xu

hướng phát triển của TS Nguyễn Quang Hòa (2016); Ngoài ra, còn nhiều bàiviết, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, các đề tài nghiên cứu khoa học liên

quan đến vấn quản lý báo chí và nhiều tài liệu hữu ích, quý giá liên quan tới chuyền đổi số, giải pháp quản trị tòa soạn điện tử cũng như các bài giảng của

các giảng viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn) Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình nghiên

cứu chuyên sâu về Quản trị tòa soạn Tạp chí trong xu hướng chuyền đổi số

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu khảo sát về công chúng của nước ta thờigian qua thường là những khía cạnh có liên quan đến công chúng truyền thông,

giới thiệu và phân tích tình hình nghiên cứu công chúng, chỉ ra được thực trạng

hành vi tiếp nhận các sản phâm báo chí của công chúng nói chung, nhóm công

chúng được nghiên cứu nói riêng Đồng thời, đề xuất những giải pháp nhằmtăng cao chất lượng các tờ báo đề ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của côngchúng Đây là những tư liệu, là cơ sở quan trọng giúp người viết định hình về

mặt lý thuyết cũng thu trung dụng thực tiêu của lĩnh vực nghiên cứu, có nền

tảng cùng những gợi ý thiết thực trong quá trình triển khai thực hiện đề tài luận

của mình.

Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng những công trình xem xét dưới góc độ báo chí theo hướng nghiên cứu hiệu quả của TTĐC đối với nhóm công chúng là CBCS CAND VỊ trí, chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tô chức của lực lượng

CAND được quy định trong Luật CAND (sửa đổi) đã được Quốc hội Khoá XIV

thông qua ngày 20/11/2018, tại Kỳ họp thứ 6 Theo đó, CAND là lực lượng vũ

trang nhân dân làm nòng cot trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quôc gia,

15

Trang 20

bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội CAND có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn

xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc

gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốcgia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và viphạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng,

chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Có thê nói, CAND là nhóm công chúng chuyên biệt và có mối quan hệ mật

thiết với Báo CAND Lực lượng CAND trải dài trên khắp cả nước, chiếm số

lượng độc giả đông đảo của Báo CAND Việc tiếp nhận thông trên Báo CANDphục vụ quá trình đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, cũng là kênh thôngtin tôn vinh hoạt động và thành tích, tam gương trong lực lượng CAND Vìvậy, tác giả chon van đề nghiên cứu “Quản tri mối quan hệ giữa Báo CAND

và công chúng CAND” cho luận văn thạc sĩ Quản trị Báo chí Truyền thông

của mình.

Vì là đề tài mới, nên trong quá trình nghiên cứu chắc chắn sẽ gặp khó khăn

do it tư liệu tham khảo Nhưng đây là đề tài có ý nghĩa đối với những người

làm báo trong CAND khi tìm kiếm, xác định được nhu cầu, độc cơ và mục đích

đọc sản phẩm Báo CAND của công chúng là công an Qua đó, Ban Biên tậpBáo CAND có điều kiện nắm bắt nhu cầu thông tin của công chúng mục tiêu

của minh dé có sự thay đổi và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Báo

CAND.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số khái niệm công cụ, xây dựng khung lý thuyết cho

vân đê nghiên cứu, luận văn khảo sát thực trạng quản tri môi quan hệ giữa Báo

16

Trang 21

CAND với công chúng là cán bộ chiến sĩ trong lực lượng, thông qua tìm hiểu nhận thức của công chúng là công an về việc dé sử dụng và về tính hữu ích của

báo điện tử CAND có tác động như thế nào đến việc theo dõi tin tức trên báo

điện tử CAND.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn giải quyết một số vấn đề

chính sau:

- Làm rõ các khái niệm: quản trị, quản trị truyền thông, quản trị mối quan

hệ, công chúng.

- Khao sát thực trạng quản tri mối quan hệ giữa Báo CAND và công chúng

CAND, chỉ ra thành công, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị mối quan hệ giữa Báo CAND

va công chúng CAND.

3.3 Giả thuyết nghiên cứuGiả thuyết 1 - H1: Nhận thức của công chúng về sự dé dàng sử dụng

(DDSD) báo điện tử CAND sẽ có tác động tích cực và đáng ké đến ý định theo

dõi tin tức (YD) trên báo điện tử CAND của họ.

Giả thuyết 2 - H2: Nhận thức về tính hữu ích (HUI) của công chúng đối với

các báo điện tử CAND sẽ có tác động tích cực và đáng kê đến ý định theo dõi

tin tức trên báo điện tử CAND của họ.

Giả thuyết 3 - H3: Động cơ của các cá nhân sử dụng báo điện tử CAND

theo thói quen (TQ) cập nhật tin tức hàng ngày, sẽ có tác động tích cực và đáng

ké đến ý định theo dõi tin tức trên báo điện tử CAND của họ.

Giả thuyết 4 - H4: Động cơ của các cá nhân sử dụng báo điện tử CAND

như một công cụ (CC) theo dõi/cập nhật tin tức đáng tin cậy, sẽ có tác động

tích cực và đáng kê đến ý định theo dõi tin tức trên báo điện tử CAND của ho

17

Trang 22

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Mỗi quan hệ giữa Báo CAND và công chúng trong ngành

4.2 Pham vi nghiên cứu

Pham vi và thời gian khảo sát: Thang 6/2023 qua bảng khảo sát trực tuyến.

Đối tượng khảo sát: CBCS công tác trong lực lượng CAND

Cỡ mẫu nghiên cứu: 116 mẫu Theo Hair và cộng sự (2014), kích thước

mẫu tối thiểu dé sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên.

5 Phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận

Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận triết học Mác — Lênin (phương phápbiện chứng duy vật), tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí; đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước về vai trò, tính chất và nhiệm vụ của báo chítruyền thông, về hiện đại hóa, phát triển báo chí Việt Nam

Ngoài ra, nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận khoa học báo chí, truyền thông.

- Phương pháp nghiên cứu tai liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng dé hệ thống hóa, làm rõ các

khái niệm công cụ như: quản tri, quan tri truyền thông, quản trị nội dung, hội

tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ , xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên

cứu.

- Phương pháp khảo sát, thong kê

Phương pháp khảo sát, thống kê được sử dụng nhằm thu thập và hệ thống hóa các đặc điểm, tình trạng thực tế của đối tượng nghiên cứu là vấn đề quản trị mỗi quan hệ giữa Báo CAND và công chúng trong ngành.

Nghiên cứu này đã điều chỉnh các thang đo chính từ Mô hình chấp nhận

công nghệ (TAM) va từ Thuyết Sử dung và Hai lòng (UGT) dé hiểu rõ hơn về

ý định sử dụng báo điện tử CAND của các cá nhân Phương pháp thống kê mô

18

Trang 23

tả và thống kê suy luận thông qua phân tích nhân t6 khám phá EFA và mô hình

hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS được sử dụng dé phân tích dữ liệu trong

nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi an-két

Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi an-két được sử dụng nhằmthu thập ý kiến cá nhân của một số đối tượng khảo sát về hiệu quả quản tri nội

dung ở các cơ quan báo chi

Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi theo phương thức

chọn mẫu ngẫu nhiên Các mục, thang đo trong bảng hỏi của nghiên cứu nàyđược kế thừa và chỉnh sửa cho phù hợp với đối tượng, bối cảnh nghiên cứu từ

các nghiên cứu trước đây (Tefertiller, 2020; Yang and Lee, 2018; Nagy, 2018;

Munoz-Leiva et al., 2017; Kaur, Dhir, Chen, Malibari and Almotairi, 2020;

Davis, 1989; Katz et al 1983).

Bang hoi phuc vu nghién cuu bao gồm 2 phần, trong đó:

- Phần 1: Khảo sát thông tin nhân khẩu học và tần suất đọc báo điện tử cùng

hình thức đọc báo điện tử CAND của công chúng trong ngành với số mẫu là

160 đáp viên.

- Phần 2: Khảo sát dung thang đo likert 5 bậc, cho ý kiến về các nhận định

đối với thói quen, công cụ, tính dé dang sử dụng, tính hữu ich, và ý định theodõi tin tức trên Báo điện tử CAND của công chúng trong ngành với số mẫu là

160 đáp viên.

5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm JASP.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng và phân tích nhân t6 khám phá (EFA), hồi quy tuyến tính dé đánh giá các giả thuyết nghiên cứu.

19

Trang 24

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Xuất phát từ góc nhìn của báo chí học và xã hội học truyền thông đại chúng,

đề tài nghiên cứu “Quản trị mỗi quan hệ giữa Báo CAND và công chúng

CAND” là công trình nghiên cứu đánh giá tổng quát về mối quan hệ giữa Báo

CAND và công chúng CAND và tìm ra giải pháp nâng cao công tác quản tri

chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền của Báo CAND đáp ứng

yêu cầu của nhóm độc giả.

Luận văn góp phan bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết về nghiên cứu

công chúng là công an với các loại hình báo chí ở Việt Nam nói chung, báo chí

lực lượng CAND và Báo CAND nói riêng.

Kết quả nghiên cứu từ dé tài này có thé được dùng làm tài liệu tham khảo

cho các nghiên cứu trong lĩnh vực công chúng báo chí học và xã hội học TTĐC,

nghiên cứu công chúng là công an cho hệ thống báo chí lực lượng CAND

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Lầm rõ thực trạng ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của Báo CAND điện

tử, qua đó đưa ra dự báo về xu hướng tiếp nhận các sản phẩm Báo CAND củaCBCS trước các yếu tô tác động của mạng xã hội (thay đồi trong cách thức tiếp

nhận) và xu hướng phát triển các loại hình Báo CAND.

- Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giúp các cơ quan báo

chí, phóng viên, nhà báo trong lực lượng CAND nhân thức được vai trò của

công chúng là CBCS CAND với báo chí, qua đó góp phan nâng cao chất lượng

hệ thống báo chí CAND, cụ thể là Báo CAND, nhằm thu hút độc gia hơn.

- Đối với riêng Báo CAND, kết quả nghiên cứu đồng thời sẽ đề xuất một

số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng chuyên môn

và phương thức phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của CBCS CAND cho Ban

Biên tập Báo CAND Đồng thời là một yếu tố tham khảo dé lên kế hoạch đào

20

Trang 25

tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên

Báo CAND.

7 Bồ cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị mối quan hệ giữa báo chí và công

chúng

Chương 2: Thực trạng quản trị mối quan hệ giữa Báo CAND với công

chúng CAND

Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp kiến nghị đề quản trị hiệu quả

mối quan hệ giữa Báo CAND và công chúng CAND

21

Trang 26

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN TRI MOI QUAN HỆ GIỮA

BÁO CHÍ VÀ CÔNG CHÚNG

1.1 Khái niệm liên quan

1.1.1 Quản trị truyền thông

Theo Harold Kootz va Cyril O’Donnell (1972): “Quản lý là quá trình thiết

kế và duy trì một môi trường mà ở đó các cá nhân làm việc cùng nhau theo

nhóm đề đạt được mục tiêu đã chọn một cách hiệu qua’ Theo James Stoner

(Stoner, 1987): “Quản trị la quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo va kiểm

soát các công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tat cả các nguồn

lực sẵn có của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã dé ra”

Trong cuốn Quản trị học do TS Đoàn Thị Thu Hà chủ biên có tóm tắt ngắn ngọn dựa trên khoa hoc quản tri: “Quản tri là sự tác động cua chu thể quan tri

lên đối tượng quản tri nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong diéu kiénbién động môi trưởng” (2006, p.8) Khái niệm nay chi ra rằng một hệ thongquan trị bao gồm hai phân hệ là chủ thé quan trị và đối tượng quản trị, liên hệ

với nhau bằng các dong thông tin Trong đó, chủ thé quản trị có thé là con người hay một bộ máy quản trị gồm nhiều con người, một thiết bị Đối tượng quản trị tiếp nhận các tác động của chủ thê quản trị Đáng chú ý, theo định nghĩa này,

quản trị bao giờ cũng liên quan đến việc trao đôi thông tin nhiều chiều Quản

trị là một quá trình thông tin.

22

Trang 27

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Quản là trông coi, điều khiến”, “Trị là đưa vào khuôn khổ”, “Quản trị có nghĩa là quản ly, điều hành công việc hàng ngày”.

Trong cuốn Quản trị học căn bản, James H Donnelly (Jr.), James L.

Gibson, John M Ivancevich định nghĩa “Quản trị là một quá trình do một haynhiễu người thực hiện, nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác dé

đạt duoc những kết quả mà một người hoạt động riêng ré không thể nào đạt

Dựa trên các khái niệm trên, khái niệm quản tri mà tác gia vận dụng trong

nghiên cứu này xoay quanh việc các cá nhân trong một tổ chức cùng làm việc

dé dam bảo đạt được mục tiêu dé ra một cách hiệu quả

- Truyền thông:

Khái niệm “truyền thông” bắt nguồn từ tiếng Latin “communicare”, có

nghĩa là “biến nó thành thông thường, chia sẻ, truyền tai” Trong tiếng Anh,

“truyền thông” (communication) có nghĩa là “sự truyén dat, thông tin, thông

báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông”

Nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Hữu Quang (2004) trong những nghiên cứu của mình đã khái quát về truyền thông: “Truyền thông

là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng

nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức” Còn theo tác giả Tạ Ngọc Tan (2001): “Truyền thông là sự trao đổi thông

23

Trang 28

điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự

hiểu biết lẫn nhau ”.

Trên cơ sở những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, PGS TS Nguyễn Văn Dững, đã đưa ra khái niệm “truyền thông” là: “Quá trình liên tục trao đổi thông

tin, kiến thức, tư tưởng, tình cam , chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa haihoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lan nhau, thay đổi nhận thức, tiếntới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cau phát triển của cá nhân,

nhóm, cong đồng, xã hội ” (2012, p.15).

Về bản chat, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đôi hai chiều, diễn ra

liên tục giữa chủ thé truyền thông và đối tượng truyền thông Quá trình chia sẻ,trao đổi hai chiều ấy có thé được hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau

Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng

truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền thông diễn

ra Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạt được sự cân bằng trongnhận thức, hiểu biết giữa chủ thé và đối tượng truyền thông.Về mục đích,

truyền thông hướng đến những hiểu biết chung nhằm thay đổi thái độ, nhận

thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá trị cho công

chúng.

Dưới góc nhìn xã hội học, nhà nghiên cứu Mai Quỳnh Nam khang định:

“Hoạt động truyền thông chỉ có ý nghĩa khi nó kích thích được lợi ích của đổitượng tiếp nhận, thuyết phục họ về mặt nhận thức, tạo cho họ hành động chung

Từ ý nghĩa đó, người ta nhận thấy khả năng truyền bá rộng lớn của hoạt động

truyén thông trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển ” (2001).

Dựa trên các khái niệm trên, khái niệm truyền thông mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu này là quá trình trao đổi thông tin liên tục giữa con người với

con người trong xã hội nhằm đạt được mục tiêu chung

- Quản trị truyền thông:

24

Trang 29

Trong cuốn “Handbook of Media Management and Economics” xuất bản năm 2006, các tác giả nhận định, các tài liệu về quản tri truyền thông còn hạn

chế cả trong thực tiễn và trong nghiên cứu Bên cạnh đó, không có sự đồng

thuận giữa các học giả về cách tiếp cận trong nghiên cứu về quản trị truyền

Còn Sherman trong cuốn “Telecommunications Management,

Broadcasting / Cable and the New Technologies” từng định nghĩa, quản tri

truyền thông bao gồm khả năng giám sát và vận động nhân viên và khả năng

vận hành các cơ sở và nguôn lực một cách hiệu quả về chi phí (có lợi nhuận)

Trong khi đó, theo Wirtz định nghĩa trong cuốn “Media and Internet Management”, quản trị truyền thông và internet bao gồm tất cả các hoạt động định hướng mục tiêu lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát trong khuôn khổ quá trình khởi tạo và phân phối nội dung thông tin hay nội dung giải trí trong các

doanh nghiệp truyền thông

Những định nghĩa này về cơ bản coi quản trị truyền thông là một hình thức quản trị hoạt động xây dựng và vận hành mô hình truyền thông trong các

Trang 30

on Media Management, sau khi nhìn nhận và tổng hợp các nghiên cứu và định nghĩa về quản trị truyền thông.

Cụ thê, hiện nay, quản trị truyền thông được coi là một lĩnh vực nghiên

cứu liên ngành nhằm nghiên cứu cách các tô chức truyền thông sử dụng các

nguồn lực khan hiếm dé đáp ứng nhu cầu và mong muốn của một xã hội/cộngđồng nhất định Nói cách khác, nó quan tâm đến việc quản lý hiệu quả cácphương tiện truyền thông Do đó, nó là sự giao thoa học thuật của hai ngành

khoa học xã hội khác nhau: truyền thông và kinh doanh.

Quản trị truyền thông là khái niệm khá mới mẻ, đây còn được coi là lĩnh

vực mới xuất hiện trong kỳ nguyên số như hiện nay Tuy nhiên, dù trong thời dai nào, hoạt động quản tri truyền thông vẫn luôn được vận hành, chỉ khác nhau về hình thức thê hiện Trong đó, chủ thê quản tri thông tin phản hoi trên

báo chí chính là cơ quan báo chỉ và các cơ quan phối hợp

Theo tác gid Lucy Kung (2017, p.3): "Nhiệm vụ cốt lõi của quản trị truyềnthông là xây dựng câu nối giữa các nguyên tắc lý thuyết chung về quản lý và

đặc thù của ngành truyền thông” Trong khi đó, tac giả Bernd Wirtz (2011)

cho rằng: "Quản trị truyền thông và Internet bao gồm tat cả các hoạt động lập

kế hoạch, tổ chức và kiểm soát theo định hướng mục tiêu trong khuôn khổ quátrình tạo và phân phối thông tin hoặc nội dung giải trí trong các doanh nghiệptruyền thong”

Theo nghiên cứu của ông Nguyễn Tân - Viện trưởng Viện Quản trị Quốc

tế BMG International Education, quản trị trong lĩnh vực truyền thông vừa là

khoa học vừa là nghệ thuật Quản tri trong lĩnh vực truyền thông được hiểu là khoa hoc áp dụng các giải pháp quản trị liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông của một tổ chức, doanh nghiệp (Nguyen, 2021) Quản trị trong

lĩnh vực truyền thông của doanh nghiệp là một chức năng quán trị nhằm mụcđích thiết lập, duy trì truyền thông hai chiều, đi tìm sự hiểu biết, chấp nhận vàhợp tác giữa một tổ chức và công chúng

26

Trang 31

Như vậy, từ tham khảo các định nghĩa và nghiên cứu trên, tác gia rút ra định

nghĩa về quản trị truyền thông như sau để phục vụ cho quá trình nghiên cứu

của luận văn: “Quản trị truyền thông là quá trình một tổ chức sử dụng cácnguon lực, công cụ dé truyền đạt thông tin đến các đối tượng truyền thôngnhằm đạt được hiệu quả và mục tiêu truyén thông”

1.1.2 Báo chí

Theo triết học cô Hy Lạp: “Chữ báo chí xuất phát từ chữ information có

nghĩa là thông tin, thông báo, báo tin và được hiểu như việc tạo ra hình thái giúp cho sự hiểu biết của con người về thé giới xung quanh đang ton tại bằng

việc lấy hiện thực khách quan dé phản ánh một cách liên tục, xuyên suốt trongquan hệ chặt chẽ giữa nhà báo - tác phẩm - công chúng” (1995, p.6)

Các Mác nhận định: “Báo chi sống trong nhân dân và trung thực chia sẻvới nhân dân niém hi vọng và sự lo lắng cua họ Trong hi vọng và lo lắng, códiéu gì báo chí nghe được từ cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho mọingười đều biết, báo chí tuyên bó sự phán xét của mình đối với những tin tức đó

một cách gay gắt, hăng say, phiến diện như những tình cảm và tư tưởng bị xúc

động thâm bảo nó vào lúc đó Điều sai lam hôm nay nam trong các sự kiện ma

nó đưa tin, hoặc trong những lời nhận xét mà nó nêu lên thì ngày mai sẽ được

bản thân nó bác bỏ” (C.Mác và Ph.Ang-ghen toàn tập, 1995, tập 1, p 237).

V.I.Lenin cho rang: * To báo không chi là người tuyên truyền tập thể và cổ

động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thé Nhờ có tờ báo, một tổ chức cô

định tự nó hình thành, nó không chỉ làm các công tác địa phương mà còn làm

cd công tác chung thường xuyên nữa, nó giúp cho những nhân viên cua nó quen

việc theo dõi chăm chú những biến có chính trị, đánh gid ý nghĩa của những biến có ấy đến các tang lớp khác nhau trong nhân dân, và vạch ra cho đảng

cách mạng những phương pháp hop li dé tác động đến những biến có ấy”

(Lên toàn tập, 1971)

27

Trang 32

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Báo chí là để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên phải

có tinh chất quan chúng và tinh than chiến đấu Do đó, mỗi nhà báo khi viếtmột bài báo, thì tự đặt câu hoi: “Viết cho ai xem? Viết dé làm gì? Viết thé nàocho phổ thông dễ hiểu, ngắn gon dé đọc? Khi viết xong, thì nhờ anh em xem vàsửa giàm” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 13, p.465)

Một số quan điểm khác thì không định nghĩa báo chí riêng biệt mà gắn liền

báo chí với truyền thông Ở cách hiểu này, trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa báo chí truyền thông hiểu theo nghĩa chung nhất và

trừu tượng nhất là “quá trình truyền dữ liệu giữa các don vị chức nang”

Trong Điều 3, Luật Báo chí năm 2016 nêu rõ: Báo chí là sản phẩm thông

tin về các sự kiện, van dé trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hìnhảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới

dong dao công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.

Luật Báo chí năm 2016 cũng khăng định: Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội;

là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị

xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân.

-Các loại hình bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông

tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình,

chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.

Trong đó, Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo In, phát

thanh và truyền hình Sự ra đời và phát triển của internet đã tạo tiền đề cho sự

ra đời và phát triên của báo điện tử Được ra đời vào những năm 90 của thê kỷ

28

Trang 33

XX, từ tờ điện tử đầu tiên là Chicago Tribune ra đời vào tháng 5/1992 báo điện

tử đã có sự phát triển một cách chóng mặt khi chỉ 8 năm sau đó (đầu năm 2000)

trên thế giới đã thống kê được con số lên tới 8.474 tờ báo điện tử Bắt đầu từ

năm 2000 trở đi, các hãng thông tan lớn trên thế giới như AFP, Reuters, các đài

truyền hình như CNN, NBC, hay các tờ báo như New York Times, WashingtonPost đều có tờ báo điện tử của mình và coi đó là phương tiện đề phát triển thêm

công chúng báo chí.

Tại Việt Nam, chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng Internet, ngày

31/12/1997, tạp chí Quê hương có địa chỉ: http://quehuongonline.vn đã trở

thành tờ báo điện tử đầu tiên ở nước ta Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan

trọng, đánh dấu sự ra đời của báo điện tử tại Việt Nam, từ đó đến nay, sé luong

báo điện tử tai nước ta đã có sự phat triển mạnh mẽ

Trong nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ về Quản

lý và cung cấp dịch vụ internet, ở Điều 12 có ghi: Dịch vụ thông tin trên internet

là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí

(báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên internet va dịch

vu cung cấp các loại hình điện tử khác trên internet

Khác với báo in, tin tức trên báo điện tử được cập nhật thường xuyên, tin

ngắn và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Nó cũng khác so với trang thông

tin điện tử về tần suất cập nhật Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế

giới tiếp cận tin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian,

sự phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có

ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống.

1.1.3 Công chúng

Theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng Việt, “công chúng” nghĩa là “đông

đảo người xem hoặc chứng kiến việc gì trong quan hệ với người diễn thuyết ”

Tác giả Nguyễn Van Dững trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí (2013) định

nghĩa: “Công chúng là quán thê cư dân mà cơ quan báo chí hướng vào đê tác

29

Trang 34

động (và trực tiếp hay gián tiếp chịu sự tác động của báo chí), nhằm lôi kéo

thu phục họ vào phạm vi ảnh hưởng cua minh”.

Theo cách nhìn nhận mới của tác giả Trần Bá Dung (2008), nếu những người đọc báo chỉ dé giải trí, thư giãn, xem quảng cáo vẫn được coi là công

chúng báo in thì những games, chat users, netizens (công dân mạng) cũng có

thé coi là công chúng báo điện tử Từ đó, tác giả đề xuất: “Công chúng báo chí

là những nhóm lớn dân cư, không đồng nhất trong xã hội, được bao chí hướng

vào để tác động hoặc chịu ảnh hưởng, tác động của báo chí và có tác động trở lại, giám sát, đánh giá, quyết định hiệu quả hoạt động của cơ quan báo chi”.

Theo nhà nghiên cứu Mai Quỳnh Nam, công chúng của TTĐC có bốn đặc

điểm (2000): Công chúng là tất cả những người thuộc moi tầng lớp xã hội, bat

kế địa vị, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn Vì thế, công chúng

có đặc trưng di biệt với nhau Thứ hai, nói đến công chúng của TTDC là nóiđến cá nhân nặc danh Khi hướng đến đại chúng, báo chí không thé biết cụ thé

ai là ai Nghia là TTĐC có thé đến với bat cứ ai, không riêng một cá nhân nào

Thứ ba, các thành viên của TTĐC thường cô lập nhau xét về mặt không gian.

Điều đó khiến họ ít tương tác, tức là giữa họ có thể không có mối quan hệ gì

Thứ tư, Công chúng của TTĐC hau như không có tổ chức hoặc nếu có thì cũng

rất lỏng lẻo, vì thế họ rất khó tiến hành chung những hành động xã hội

1.1.4 Mỗi quan hệ giữa báo chí và công chúngTheo cuốn Phương thức quản lý (Bondestam, 2009) do Bộ thông tin vàtruyền thông - Đại sứ quán Thụy Điền tại Việt Nam soạn thảo: “Là một nhà

lãnh đạo quản lý báo chí, dit ở bat kỳ cấp bậc nào, ban cũng phải xử lý những rắc rồi chung Trên hết, bạn luôn phải hành động thận trọng với tính hai mặt của báo chí: báo chí là sản phẩm, nhưng báo chí có độc giả mục tiêu phục vụ

thông tin”.

Trên thực tế, mối quan hệ giữa công chúng và báo chí là mối quan hệ giữa

người nhận thông điệp và nguồn cung cấp thông điệp, hay nói cách khác, đó là

30

Trang 35

moi quan hệ giữa nhu cầu truyền thông với việc đáp ứng nhu cầu truyền thông.

Tác giả Tạ Ngoc Tan trong cuốn Truyền thông đại chúng (2004) khang định:

“Nếu báo chí không đến được với người tiếp nhận cua mình, nó không thể thựchiện được bat cứ mục đích thứ yếu nào mà việc thực hiện những mục đích nàygan trực tiếp với việc đạt được những mục đích hàng đâu Vì vậy, câu giải đápcho những van dé cốt tử của hoạt động báo chí: “cho ai” và “dé làm gi” là rat

có ý nghĩa ”.

Theo TS Lê Thu Hà (2020), công chúng báo chí là một vẫn đề đặc biệt quan trọng trong hoạt động báo chí, đây là yếu tố quyết định thành bại trong quá trình truyền thông Việc nắm bắt nhu cầu thông tin của công chúng báo chí là rất cần thiết, bởi lẽ công chúng báo chí là lực lượng quyết định vai trò và sức

mạnh của báo chí, đồng thời công chúng báo chí là khách hàng quan trọng củabáo chí Do vậy mọi tờ báo phải hướng vào phục vụ đáp ứng nhu cầu thông tincủa công chúng bạn đọc Công chúng là đối tượng tác động của báo chí, truyềnthông nhưng cũng đồng thời là nguồn cảm hứng sáng tạo và là nguồn lực sáng

tạo của báo chí Báo chí là sản phẩm hàng hóa đặc biệt và công chúng chính là

“khách hàng” có tính chất tác động dé quyết định xây dựng thương hiệu của

báo chí Sự tín nhiệm của công chúng, của bạn đọc quyết định vi trí của các sản phẩm báo chí.

Trên Tạp chí Người làm báo, số 7/2007, tác giả Trần Bá Dung khăng định:

“Càng ngày, người ta càng quan tâm dau tư cho nghiên cứu công chúng —người tiếp nhận, coi đó là một hình thức, phqong pháp dé kiểm tra, đánh giá

hiệu quả của việc dau tư cho hoạt động của các phương tiện truyền thông dai chúng, dù từ nguồn nào, nhà nước hay tư nhân ”.

Trong lý luận và thực tiễn, mối quan hệ của báo chí và công chúng là một trong những vấn đề có vị trí nền tảng và vai trò trung tâm thu hút tâm lực của

các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như hoạt động

tác nghiệp của nhà báo Năng lực và hiệu quả tác động của báo chí vào công

31

Trang 36

chúng và đời sống xã hội cũng qua mối quan hệ này, với những hình thức và mỗi quan hệ tác động rất linh hoạt, tức thời: và hàm chứa trong bán thân nó

nhũng vấn đề vửa cơ bản vừa bức thiết của công chúng và đời sống xã hội

Mỗi quan hệ tác động giữa báo chí - công chúng cũng là những chỉ báo

rất quan trọng cho thay thái độ, niềm tin của công chúng va đời sống xã hộiđối với thể chế xã hội nói chung và với báo chí nói riêng Báo chí và công

chúng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng xét trên cả hai bình diện lý luận

và thực tiễn hoạt động: công chúng vừa là đối tượng, là đối tác của báo chí và ngược lại Các luồng ý kiến, nhận định của công chúng là nội dung quan trọng

mà báo chí đăng tải hàng ngày và từ công chúng lại đến lượt nó nảy sinh các

sự lện tin tức Báo chí lại là phương tiện chuyển tải các sự kiện, mối quan tâm

đến công chúng, lại phan ánh và biéu dat dư luận, lại vừa có thé định hướng

công chúng.

1.2 Các lý thuyết vận dụng cho đề tài

1.2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Nguồn gốc và sự phát triển của TAM

Mô hình TAM — Technology Acceptance Model — được chuyên thé từ mô hình TRA — nhằm giải thích và dự đoán sự chấp nhận va sử dụng một công

nghệ TAM được phát triển bởi Davis (Davis F , 1986) với mục đích thiết lậpmột lý thuyết về công nghệ máy tính của người dùng hành vi (Rauniar, 2014)

Mô hình này ban đầu được phát triển từ một lý thuyết khác, được gọi là “Thuyết

hành động hợp lý” (TRA) mô tả hành vi của một người theo ý định và được thành lập bởi Fishbein và Ajzen (1975) (Rauniar, 2014) Mô hình TRA dự định

tạo ra một lý thuyết mô tả hành vi con người nói chung, trong khi TAM tập trung vào các yếu tô ảnh hưởng đến sự chấp nhận máy tính nói chung của một

người.

Năm 1989, một sự kế thừa của lý thuyết hành động hợp lý của Davis đã

giúp thiết lập mô hình TAM (Davis E B., 1989) hay còn được gọi là TAM 1

32

Trang 37

như Hình 1.1 Mục đích của mô hình là dé giải thích các yếu tố quyết định chung của việc chấp nhận máy tính dẫn đến giải thích hành vi của người dùng

công nghệ máy tính trên một phạm vi rộng lớn.

Năm 2000, Venkatesh và Davis (Venkatesh & Davis, 2000) đã mở rộng mô

hình TAM ban dau bằng cách tạo ra TAM 2 bao gồm các yếu tố bố sung, cụthể là “các quả trình ảnh hưởng xã hội ( chuẩn mực chủ quan, tính tu nguyện

và hình ảnh) và nhận thức các quy trình công cụ (mức độ phù hợp của công

việc, chất lượng dau ra, khả năng chứng mình kết quả và sự dé dàng được nhận

thức dung” (Venkatesh & Davis, 2000, p 187) như mô tả trong Hình 1.2.

Trên thực tế, nghiên cứu của họ tiết lộ rằng mô hình TAM2 cung cấp nhiều

thông tin chuyên sâu hơn hơn mô hình TAM thông thường bằng cách giải thích

yếu tố chính của sự hữu ich được cảm nhận, đó là bước chuẩn bị của hành vi

sử dung (Venkatesh va Davis, 2000) Hơn nữa, TAM2 phát hiện ra rằng chủquan định mức, là một yếu tố của TRA, ảnh hưởng đến ý định sử dụng trựctiếp, có anh hưởng lớn hơn tính hữu dụng được cảm nhận va tính dé sử dụng

được cảm nhận (Venkatesh và Davis, 2000).

Các khái niệm cốt lõi của TAM

TAM bao gồm hai các yếu tố chính, “Nhận thức tính hữu ich” (PU) và

“Nhận thức tính dễ sử dụng” (PEU) ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ

của một người (Liu, 2010).

PEU: Nhận thức tính dễ sử dụng đề cập đến mức độ mà người dùng mongđợi việc sử dụng một hệ thống hoặc công nghệ mà không cần dành quá nhiều

nỗ lực(Davis, 1989) TAM bao gồm hai giá tri nổi bật: cảm nhận sự đơn giản

trong sử dụng và hiệu quả cảm nhận được Davis (1989) thừa nhận rằng, tính

hữu ích được cảm nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định hành vi Năng lực

dự đoán của việc sử dụng đơn giản được cảm nhận và hiệu quả được cảm nhận

đối với sự chấp nhận công nghệ của người dùng tiếp tục được xác nhận bằng

thực nghiệm bởi nhiêu nghiên cứu.

33

Trang 38

PU: Nhận thức tính hữu ích đề cập đến xác suất chủ quan của người dùng rằng việc sử dụng một hệ thống khác hoặc công nghệ sẽ làm tăng hiệu quả công

việc của ho (Davis, 1989) Phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng dé

nâng cao hiệu quả sư phạm trong lớp học Các nghiên cứu trước đây cho thấy

hiệu quả nhận thức giúp ích cho việc sử dụng mạng xã hội đối với học sinh(Davis, 1989), dựa trên lý do này, giả thuyết TAM đã được hình thành

Ứng dụng TAM trong Nghiên cứu Truyền thông Phương tiện truyền thông xã hội cho thấy sự giao tiếp trực tuyến giữa đại chúng với nguồn tin thông qua một số nền tảng truyền thông Xu thé hàng tỷ người dùng sử dụng rộng rãi phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là cơ sở

dé hiểu và thúc day bat kỳ lý thuyết nào trong tương lai trong lĩnh vực truyềnthông xã hội Công nghệ cho phép các quá trình tương tác xã hội, chang hạnnhư tương tác hàng ngày, chia sẻ ảnh, thé hiện về ban thân trên mạng xã hội

Sự phổ biến rộng rãi của các trang truyền thông xã hội này cho thấy rằng cáccông nghệ trực tuyến này đang thành công do được chấp nhận và sử dụng trong

đời sông cá nhân, xã hội và nghề nghiệp của từng người dùng.

Nếu hành vi sử dụng mạng xã hội của người dùng cá nhân chủ yếu là tự

nguyện, thì nguyên nhân của những hành vi này phải bắt nguồn từ ý định và

động cơ cá nhân Theo Fishbein và Ajzen (1975) và Doll và Torkzadeh (1988),

thái độ và ý định tình cảm như vậy dẫn đến việc sử dụng Internet cũng như

mạng xã hội trên thực tế Một lý thuyết được chấp nhận rộng rãi về hành vi sử

dụng thực tế của một công nghệ mới là mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Cả số lượng và sự đa dạng (tuôi tác, giới tính, v.v.) của những người tham gia mạng xã hội đều tăng lên mỗi ngày Như nghiên cứu của Pew (Madden,

2010) đã chỉ ra, việc sử dụng Facebook và LinkedIn của người trưởng thành

trong độ tuổi 50-64 đã tăng 88% trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2009đến tháng 5 năm 2010 Tương tự, một báo cáo khác (Carmichael, 2011) cho

thay rằng khoảng 40% người dùng Facebook là 35 tuổi trở lên Sự đa dạng ngày

34

Trang 39

càng tăng của những người đăng ký với phương tiện truyền thông xã hội cho thay việc tao một tài khoản va bat đầu sử dụng cũng như tận hưởng các dịch vụ

là tương đối dễ dàng

Nghiên cứu do nhóm tác giả tai Đại học Houston thực hiện (Rupak Rauniar,

2014) định nghĩa EU được coi là mức độ mà trang web truyền thông xã hộikhông cần nỗ lực Khái niệm về EU liên quan đến nguyên tắc nỗ lực tối thiểucủa Zipf (1949) nói rằng mỗi cá nhân sẽ áp dụng một quá trình hành động liên

quan đến công việc trung bình ít nhất của người đó Nguyên tắc nỗ lực tối thiểu này có thê được mở rộng đề dự đoán rằng người dùng mạng xã hội sẽ đánh giá

cao hơn nỗ lực tối thiểu cần thiết dé tìm hiểu các tính năng, sử dụng ứng dụng

và thực hiện các hoạt động liên quan đến mạng xã hội, chăng hạn như tải lên

và chia sẻ video hoặc kết nối mạng với một chuyên nghiệp Tầm quan trọngcủa EU được nhận thức biéu thị mức độ mà một sự đổi mới được coi là không

khó hiéu, học hỏi hoặc vận hành (Rogers, 1962; Zeithmal et al., 2002).

Một số nghiên cứu khác về mạng xã hội (Rauniar et al., 2009; Molla va

Licker, 2001; Yoo va Donthu, 2001; Zeithaml, 2000) đã sử dụng TAM dé chi

ra rang một trang web dé sử dung có thé nâng cao trải nghiệm của người dùng

Hầu hết các nghiên cứu về TAM cũng giả định rằng EU được nhận thức có liên

quan trực tiếp đến PU (Davis, 1989; Nysveen et al., 2005a,b)

Việc tác gia dùng mô hình TAM trong nghiên cứu này là nhằm làm rõ /iệu

nhận thức của công chúng là công an về việc dễ sử dụng và về tính hữu ích củabáo điện tử CAND có tác động như thé nào dén việc theo dõi tin tức trên báo

điện tứ CAND.

1.2.2 Lý thuyết sử dụng và hài lòng (UGT)

Nguồn gốc và sự phát triển của UGT

Lý thuyết sử dụng và hài lòng (Uses and Gratifications theory - UGT) lầnđầu tiên được đưa ra vào những năm 1940 bởi Lazarsfeld và Stanton (1944)

nhằm giải thích lý do mọi người sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng

35

Trang 40

và các loại hài lòng khác nhau mà họ nhận được từ nó Lý thuyết dựa trên niềm tin rằng khán giả không chỉ đơn thuần là một nhóm người tiêu dùng phương

tiện thụ động, mà họ đóng vai trò tích cực trong việc lựa chọn các phương tiện

khác nhau dé đáp ứng nhu cầu của họ (Infante, Rancer & Womack, 1997;

Lowery & De Fleur, 1983) Lý thuyết này nổi lên vào cuối những năm 1950

và đầu những năm 1960 vào thời điểm các nhà nghiên cứu nhận ra rằng các lýthuyết hiệu ứng truyền thống không giải thích thỏa đáng trải nghiệm của khán

giả với các phương tiện truyền thông đại chúng (Blumler, 1979; Swanson,

1979).

Rubin (1986) đã nêu hai giả định cơ bản của mô hình sử dụng và hài lòng.

Đầu tiên các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu nhu cầu và động cơ sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng của khán giả đề hiểu được tác động của các

phương tiện truyền thông Thứ hai, việc hiểu các mô hình tiêu thụ của khán giả

sẽ nâng cao hiểu biết về các hiệu ứng truyền thông Rubin (1979) đã xác địnhsáu công dụng chính của truyền hình đối với trẻ em và thanh thiếu niên: học

tập, giết thời gian hoặc thói quen, bau bạn, trốn thoát, kích thích và thư giãn.

Trong một nghiên cứu riêng biệt, Rubin (1983) đã tìm thấy 5 lý do khiến người

lớn sử dụng tivi: Giết thời gian, thông tin, giải trí, kết bạn và chạy trốn Rubin

(1984) cũng đã xác định trong một nghiên cứu tiếp theo hai loại người xemtruyền hình — theo nghi thức và theo công cụ Người dùng theo nghi thức là

những người xem truyền hình thường xuyên, những người sử dụng truyền hình

chủ yếu như một trò tiêu khién Người dùng nhạc cụ thường có mục đích cụ thê

khi họ xem TV và thường sử dụng nó cho mục đích thông tin.

Levy và Windahl (1984) tinh chỉnh ý tưởng về “khán giả hoàn toàn tích cực” và đề xuất các nhóm khán giả khác nhau sẽ xem các loại nội dung với tần

suất khác nhau trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau và tại các thời điểm khácnhau trong chuỗi giao tiếp Họ đã xác định ba loại hoạt động của khán giả mà

moi người tham gia khi sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng: trước hoạt

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w