1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế

99 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Hệ Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Tương Quan So Sánh Với Công Ước La Hay 1993 Về Bảo Vệ Trẻ Em Và Hợp Tác Trong Lĩnh Vực
Tác giả Nguyen Hoàng Thu Thảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hồng Bắc
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Quốc Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 202L
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 8,58 MB

Nội dung

Nhận thấy tắm quan trong của quan hệ nuôi cơn nuối cũng nhưnhững khó khăn, thách thức mà quan hé nay đặt ra trong hiện tai, tác giã đãchọn để tai “Quan hé nuôi con môi có yéu tổ nước ngo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN HOÀNG THU THẢO

QUAN HỆ NUÔI CON NUÔI CÓ YEU TÓ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN

SO SÁNH VỚI CÔNG ƯỚC LA HAY 1993 VE BẢO VỆ

TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 202L

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯPHÁP.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN HOÀNG THU THẢO

QUAN HỆ NUÔI CON NUÔI CÓ YEU TÓ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN

SO SÁNH VỚI CÔNG ƯỚC LA HAY 1993 VE BẢO VỆ

TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Mã số: 8380108

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hồng Bắc

HÀ NỘI - NĂM 202L

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cửu của tôi, các kếtquả nghiên cứu nêu trong luân văn là trung thực, được tác giả cho phép sửdung và chưa từng được công bổ trong bat kỷ công trình nao khác.

Tác giả luân văn

NGUYEN HOÀNG THU THẢO.

Trang 4

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Công ước La Hay! Cong

Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trễ em

và hợp tác nuôi con nuôi quốc té

Tổ chức Dịch vụ Xã hội Quốc tếLuật Nuôi con nuôi 2010

Quỹ Bão vé Nhi đồng Liên Hop Quôc

Uy Bannhân dan

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PHAN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của để tai 1

2 Tinh hình nghiên cứu để tài 2

3 Déi tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Những đóng gop vả ý ngiấa của luận văn 7

7 Cấu trúc của luân văn 7

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VE QUAN HỆ NUÔI CON NUÔI CÓ

1.1, Khai niêm chung vẻ nuôi con nuối có yêu tổ nước ngoài 81.1.1 Khai niệm nuôi con nuôi 81.1.2 Khai niêm nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài 101.2 Các phương pháp giãi quyết xung đột pháp luật vé nuối con nuối có yêu

tổ nước ngoải 141.2.1, Phương pháp thực chất 41.2.2 Phương pháp xung đột 151.3 Cơ sử pháp lý điều chỉnh quan hệ nuối con nuôi có yêu tổ nước ngoái ỡViệt Nam 16

1.3.2 Sơ lược pháp luật Việt Nam về mudi con nuôi có yéu tổ nước ngoài 20KÉT LUẬN CHƯƠNG 1 29

‘Chong 2 NUÔI CON NUÔI CO YEU T6 NƯỚC NGOÀI THEO PHAP LUAT ViET NAM VA CONG UGC LA HAY 1993 VE BAO VE TRE EM

'VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI QUOC TE 30

3.1 Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài 30

Trang 6

3.1.1 Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo phápluật Việt Nam 302.1.2 Những nguyên tắc cơ bản cia Công ước La Hay 32.2 Điều kiện của các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tổ nước.

ngoài 36

3.3.1 Điều kiện đổi với người nhận con nuối va trẻ em được nhận làm connuôi theo pháp luật Viết Nam, 362.2.2 Điều kiện của người nhận con nuối va trẻ em được nhận lâm con nuốitheo Công ước La Hay 403.3 Hệ quả pháp ly của việc nuôi con nuối 42.31 Pháp luật Việt Nam 4

2.4 Thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài 47 3.4.1 Thẩm quyển giãi quyết việc nuối con nuôi có yếu tổ nước ngoài theopháp luật Việt Nam 42.4.2 Thẩm quyên giải quyết việc nuôi con nuối có yếu tổ nước ngoài theoCông ước La Hay 492.5, Trinh tự, th tục giải quyết việc nuôi con nuôi sỊ3.5.1 Pháp luật Việt Nam quy định vẻ trình tự, thủ tục giải quyết nuôi connuôi có yếu tổ nước ngoài 512.5.2 Trinh tự, thũ tục giải quyết việc nuôi con nuôi theo công ước La Hay SốKÉT LUẬN CHƯƠNG 2 60

Chương 3 THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VE NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU.

TỔ NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA THUC HIỆN PHÁP LUẬT VE NUÔI CON NUÔI CÓ YEU TO NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 61

3.1 Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi có yêu tô nước ngoài ở Việt Nam 613.1.1 Những kết qua đạt được 613.1.2 Những vướng mắc phát sinh trong qua trình thực hiện Luật nuôi con.nuôi trong béi cảnh Việt Nam là thành viên Công ước La Hay 66

Trang 7

Luật Nuôi con nuôi 2010 n

3.3 Một số giải pháp nông cao hiệu qua thực hiện pháp luật vẻ nuôi con nuối

có yêu tô nước ngoài ở Việt Nam B

3.3.2 Tăng cường tuyên truyén, giáo duc pháp luật, nâng cao nhân thức vénuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài 753.2.3 Tăng cường năng lực của Cơ quan Trung ương, day mạnh công tac phối hop của các Cơ quan có thẩm quyền giải quyết nuôi con nuôi 76 3.2.4 Tăng cường hợp tác nuôi con nuối quốc tế 783.25 Một số giải pháp khác 78KÉT LUẬN CHƯƠNG 3 80

KET LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO

Trang 8

PHAN MỞ BAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

"Nuôi con nuôi là một quan hệ x hội đặc biệt đã suất hiện từ lâu ở nhiêu.nước trên thé giới Vẫn đề nay được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quantrong về quyền con người từ sau chiến tranh thể giới thứ hai Những thập niêngin đây, nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài nóiriêng ngày cảng phát triển với quy mô rộng lớn va phức tap hơn Nuôi connuôi đã trỡ thành một van để pháp lý mang tính quốc tế và được Chính phủcác nước quan tâm đặc biệt

Luật Nuôi con nuối tại Việt Nam có hiệu lực thi hành (từ ngiy01/01/2011) cho đến nay thì việc thực thi Luât Nuôi con nuôi đã có nhữngthay đổi căn ban, dim bao việc giải quyết nuôi con nuôi trên tinh than nhân đạo, vi lợi ích tốt nhất của những trẻ em có hoàn cảnh đặc biết cén được bảo

vệ và chăm sóc Cùng với việc xây dung hệ thông pháp luất quốc gia, dé taohành lang pháp lý lâu dải cho công tác bao vệ tré em được cho làm con nuôinước ngoài, Việt Nam đã tham gia Công ước La Hay 1903 vẻ bao vệ tré em

và hợp tác trong lĩnh vực nuối con nuôi quốc tế (Công ước La Hay) ngày07/12/2010 Công ước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam từ ngày 01/02/2012

Kế từ khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay, từ mô hình hợp tác song phương, việc nuôi con nuôi đã chuyển sang cơ chế hợp tác da phương vaxuất hiện nhiều xu hướng mới Theo đó, số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt can được nuôi dưỡng, chăm sóc rất lớn và số lương người nước ngoài

‘alg tau tiện Be cin Vie Nan (Sia cok hadi ding gia ng Gay ấp lực mạnh tới công tác giải quyết nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài vả đặt ranhiêu vẫn dé pháp lý đảng quan tâm Bên canh đó, quá trình áp dung phápluật quốc gia va Công ước La Hay để triển khai công tác nuôi con nuôi có yếu

tố nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc, bat cập cẩn được khắc.

Trang 9

nuôi, tác đông tích cực đối với công tác quản lý nha nước về nuôi cơn nuôiquốc tế Nhận thấy tắm quan trong của quan hệ nuôi cơn nuối cũng nhưnhững khó khăn, thách thức mà quan hé nay đặt ra trong hiện tai, tác giã đãchọn để tai “Quan hé nuôi con môi có yéu tổ nước ngoài theo pháp luật Việt

Na trong tương quan so sánh với công ước La Hey 1993 về bảo vệ tré em vàhop tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế” dé làm đề tài nghiên cửa choluận văn của mảnh

2 Tình hình nghiên cứu dé tài

Quan hệ nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài không phải là một lĩnh vựcmới, do vậy, đã có khá nhiêu công trình nghiên cứu khoa học về các khía cạnh khác nhau xung quanh van để nay Trong thời điểm hiện tại, khí ViệtNam đã, đang và sẽ tham gia nhiều hơn vào các hiệp định, công tước thì nuôicon nuôi có yếu tổ nước ngoài cũng trở thảnh để tai được quan tâm, các baiviết liên quan cũng vi thé ma gia tăng

2.1 Tình hành nghiên cứu ở ước ngoài

Thực trạng trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài đãđược để cập trong một số công trình nghiên cứu của các cơ quan, tổ chứcquốc tế và của một số nước “Báo cáo về nuối con nuôi năm 2008" của Chínhphủ Pháp đánh giá thực trang nuôi cơn nuôi ở một sé nước gốc trong đó cóViệt Nam Đây là một nghiên cứu khá đẩy di cia một nước ngoài đưới tưcách là Nước nhận đưa ra những số liệu rat cụ thể về số lượng, tinh trạng của trế em Việt Nam được cho lêm con nuôi tại Pháp trong khuôn khổ Hiệp định.hợp tác song phương về nuôi con nuôi Việt - Pháp [33]

Liên quan đến quy trình nhận con nuôi trong nước va nước ngoài, cónghiên cứu "Nhân con nuôi từ Việt Nam - những phát hiện va khuyến nghỉ”

do Hervé Boéchat, Nigel Cantwell và Mia Dambach của Tổ chức Dịch vụ Xã

Trang 10

hội Quốc tế (ISS) tiến hành năm 2009 [27] Đây là nghiên cứu độc lập được

Cơ quan ISS thực hiện nhằm mục dich

trình chuẩn bi tham gia Công ước La Hay 1993 vẻ bảo về va hop tắc nuôi con

rợ Chính phủ Việt Nam trong quả

nuôi quốc tế, xem xét dự thảo Luật Nuôi con nuôi mới và đưa ra đề xuất thay đổi cần thiết để thực hiện tốt và phủ hợp với chuẩn mực quốc tế

“Bao cáo phân tích tinh hình trễ em năm 2016” của Quỹ Bảo vệ nhíđẳng Liên Hợp Quốc [34] đánh du mốc quan trong trong quá trinh nghiêncửu, phân tích và tìm hiểu về tình hình tré em tại Việt Nam Tai liệu này là sản phẩm hợp tác giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam nêu ra các van để Hiei quan đến freee trong đủ, có việc:chn ue em Viet Nem lant con nuối

nước ngoài.

2.2 Tinh hình nghiên cứu trong nước

Lĩnh vực nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài cũng là dé tài của nhiềucông trình nghiên cứu trong nước Các công trình nghiên cứu này déu đã làm

16 các khái niệm, hình thức, điểu kiện của quan hệ nuôi con nuối có yêu tổnước ngoài cũng như phân tích, đánh giá pháp luật Việt Nam vẻ nuôi connuôi, cụ thể

'Về sách chuyên khảo, tuyển tập:

- Bồ Tư pháp, Cục Con nuôi quốc tế (2006), Pháp indt Việt Nam vàđiều ước quốc tế về nuôi con midi có yến tổ nước ngoài, Nxb Tư pháp, HaNội [7]

- Nông Quốc Bình, Nguyễn Héng Bắc (2006), Quan hệ hôn nhiên và gia đình cô yến tô nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập Quốc tế,Neb Tu pháp, Hà Nội [2]

"Về đề tài nghiên cứu,

~ Để tải nghiên cứu cắp Bộ vẻ “Hoan thiện pháp luật nuối con nuôi củanước ta" của T8 Vũ Đức Long, năm 2005, [22]

Trang 11

- Để tải nghiên cửu khoa học cấp trường “Luật Nuôi con nuôi - Thực tiễn thi hành vả giải pháp hoàn thiện” của TS Nguyễn Phương Lan, năm.

2017 [21]

Vé hội thảo, hội nghĩ

- Hội thảo quốc tế năm 2015 tai Hà Nội vẻ "Một số van để vé quan hệ nhân thân va tai sản trong Tư pháp quốc tế", TS Nguyễn Công Khanh đã để cập tới khải miệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và được điều chỉnh

“ông ghép” trong các văn bản pháp luật dén sự của Việt Nam

- Hội thảo vé “Nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài theo Luật Nuôi connuôi 2010” do Đại học Luật Hà Nội tổ chức năm 201 1

- Hội nghị "Đánh gia 6 năm thi hành L.uật Nuôi con nuôi 2010 va Côngtước La Hay 1903 giai đoạn 2011-2016" do Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp tổchức năm 2016

"Về luận án, luận văn:

- Luân án "Pháp luật vé điều chỉnh quan hệ gia đính có yếu tổ nướcngoài ở Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập” của TS Nguyễn HồngBac, năm 2003 [4]

- Luận án “Cơ sở lý luận va thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dan sự có yêu té nước ngoài ở nước ta hiện nay” cia TS NguyễnCông Khanh, năm 2003 [19]

- Luận án "Cơ sở lý luận va thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam” của TS Nguyễn Phương Lan, năm 2006 [20]

- Luận án "Hoàn thiên pháp luật vé nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài

" của TS Phạm Thi Kim Anh,

ở Việt Nam - Những van để lý luân và thực én’

năm 2019, [1]

- Luân văn “Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi theo Luật Nuôi conmuôi" của Ths Nguyễn Thi Phương Thu, năm 2014 [26]

Trang 12

- Luận văn “Van để nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam” của Ths Nguyễn Khanh Ly, năm 2016 [23]

"Những công trình, để tải nghiên cứu trên là sự tổng hợp, phân tích các vấn để lý luân cơ bản liên quan đến quan hệ nuôi con nuôi co tố nướcngoài đông thời chi ra những điểm mới của Luật Nuôi con nuôi 2010 và liên

hệ với pháp luật quốc tế Tuy nhién, chưa di sâu chỉ tiết vẫn để nuối con nuôi

có yêu tô nước ngoài dưới góc độ so sánh va áp dụng công ước La Hay tại

‘Viet Nam Việc nghiên cứu quan hệ nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoai theopháp luật Viết Nam, đối chiếu với các quy định của Công ước La Hay là vấn

để mang tính cập nhật, tao cơ sỡ để hoàn thiện và thực thi pháp luật hiệu quả

Vi vậy, để tài “Quam lệ midi con midi có yêu tỔ nước ngoài theo pháp luật Vit Nam trong tương quan so sánh với công ưóc La Hay 1993 về bảo vệ trễ

em và hợp tác trong lĩnh vực mudi con mdi quốc tế” Không trùng lặp vớinhững công trình nghiên cứu đã có

3 Đối trong và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên crn

Luận văn nghiền cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hảnh

‘vé quan hệ nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài kết hợp phân tích, so sánh vớicác quy định của Công ước La Hay Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu quatrình thực thi pháp luật về nuôi con nuôi trên cơ sở phân tích thực trang phápuất về nuối con nuôi có yêu tổ nước ngoài tại Việt Nam

3⁄2 Phạm vỉ nghiên cứ

Quan hé nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài bao ham nhiễu nội dung

và có thể được tiếp cận dưới những khía cạnh khác nhau vẻ zã hội, nhân.quyền, pháp lý Với từ cách Ia luân văn thạc luật học, luận văn chỉ tiếpcân các vẫn để nghiên cứu dưới khía cạnh pháp lý

"Trong khuôn khỗ của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy.định của Công tước La Hay, các quy định hiện hành vẻ nuôi cơn nuôi có yếu.

Trang 13

thấm quyển ở Việt Nam và ở nước ngoài (trường hợp đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tam trú ở nước ngoai) từ thời điểm Luật Nuôi con nuôi 2010 được ban hảnh đến nay.

4 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn hướng tới lâm sảng tỏ những van để lý luôn vẻ pháp luậtđiều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yéu tổ nước ngoài của Việt Nam Đốichiếu với các quy định của Công ước La Hay mà Việt Nam là thành viên đểđánh giá sự phủ hợp giữa pháp luật Việt Nam và Công ước Phân tích thựctiễn áp dụng pháp luật để làm rõ những thuận lợi và hạn chế trong công tácthực thi, đưa ra cic giải pháp nhằm muc tiêu khắc phục những vướng mắc,khó khẩn

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên néntăng phương pháp luận của Chi ngiĩa Duy vật biện chứng, Duy vật lich sửcủa Chủ nghĩa Mac ~ Lê nin; trên cơ sở các quan điểm, đường lối của Dang Công sản Việt Nam Ngoài ra, luận văn có sử dụng đa dạng va kết hợp nhiềuphương pháp phổ biển như

+ Phương pháp mô ta: chủ yêu sử dung để mô ta các quy định pháp luậthiện hành về quan hệ nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài

+ Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng trong quá trình đánh giácác quy định pháp luật về quan hệ nuôi con nuôi có yêu tô nước ngoài

+ Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh đối chiếu các quyđịnh về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài giữa pháp luật ViệtNam với Công ước La Hay Qua đó, đảnh giá sự tương thích của pháp luậthiện hành

Trang 14

6 Những đóng gép và ý nghĩa của luận văn.

Những kết quả nghiên cứu của luân văn có thể l tài liêu tham Khâo cho sinh viên, học viên chuyên ngành luật, bé sung vao các tai liệu nghiên cứu về vấn để pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài.

Cac dé xuất, kiến nghị trong luận văn có thé đóng góp một phan nhỏ

‘vao việc hoan thiện vả đổi mới pháp luật hiện nay về van dé nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài Các giải pháp trong luận văn cũng có thể được áp dung để giải quyết phén nảo những vướng mắc, khó khăn liên quan đã vả đang đặt ra trong thực tiễn thực thi Luật Nuôi con nuôi va Công ước La Hay tại ViệtNam

7 Cấu trúc của luận văn.

Ngoài phan mỡ đâu, kết luôn và danh mục tải liệu tham khảo, luận văn

có kết câu ba phan:

Chương 1: Khai quat chung vẻ nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoàiChương 2: Nuôi con nuối có yếu tổ nước ngoài theo pháp luật ViệtNam và Công ước La Hay 1903 vé bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vựcnuôi con nuôi quốc tế

Chương 3: Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi có yêu té nước ngoài

‘va một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật vẻ nuôi con nuôi

có yêu té nước ngoài tại Việt Nam

Trang 15

KHÁI QUÁT CHUNG VE QUAN HỆ NUÔI CON NUOI

CÓ YẾU TÓ NƯỚC NGOÀI

111 Khái niệm chung về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

LLL Khái niệm nuôi con nuôi

'Vẻ mặt zã hội, nuôi con nuối mang tính nhân dao sâu sắc trong mốiquan hệ giữa con người với con người Đây chính là gidi pháp ác lập quan hệgắn bó lâu dài giữa người nhân nuôi con nuôi vả người được nhận lam connuôi nhằm hình thành quan hệ cha mẹ và con vi lợi ich tốt nhất của ngườiđược nhân làm con mudi cũng như théa mãn nhu du, lợi ich nhất định củangười nhận nuôi con nuối

'Về mặt sinh hoc, quan hệ cha me vả con được hình thành trên cơ sở sinh

đề, trong đó có sự di truyền gen tir thể hệ cha me sang thé hệ con cải nên con

để bao giờ cũng mang huyết thống của cha me Ngược lại, con nuôi không cóquan hệ huyết thông trực hệ với cha me nuôi và không mang gen di truyềncủa cha mẹ nuối Trong một sổ trường hợp, người được nhận làm con nuôi cóthể có quan hệ huyết thông với người nhân nuôi, như chú nhân cháu lâm cơn nuôi, nhưng giữa ho không thể có quan hệ sinh thành Do đó, đưới góc đôsinh học, con nuôi và người nhận con nuôi (cha me nuôi) không có liên hệ vớinhau về mất sinh học, không có quan hệ huyết thống với nhau hoặc tuy cóquan hệ huyết thống với nhau trong phạm vi nhất định nhưng không phải là

quan hệ huyết thống trực hệ vả không sinh thảnh ra nhau ?

‘Vé mặt pháp lý, sự công nhân của cơ quan nha nước có thẩm quyền layên tổ quyết định đến hiệu lực pháp lý của quan hệ nuôi con nuối Với sựcông nhận trên, quan hề nuôi con nuôi không chỉ dua trên ý chi của các chủ

hen hổ inp W vd mi cone TC Nm,Neva ng Lm *

‘Luin am Tiên sĩ Luật học, Trưởng Đại học Init Bà Nội.

Trang 16

thể tham. quan hệ mà còn la ý chí của nha nước đăm bảo quyển lợi của cácbên, thông qua hệ thông các quy phạm điểu chỉnh mỗi quan hệ này Vi vay,nuôi con nuôi con có thể được hiểu với tư cách là một chế định pháp ly Chế: định nuôi con nuôi là tổng hợp các quy pham pháp luật, do nha nước ban hành, điểu chỉnh việc xác lấp, thưc hiện, thay đổi, cham dit các quyển.

và nghĩa vu pháp lý của các chủ có liên quan trong việc cho nhận connuôi, trên cơ sở hình thành quan hệ cha me va con giữa người nhận nuôi vàngười được nhân làm con nuôi

Pháp luật Việt Nam chỉ rõ khái niệm nuôi con nuôi tại khoản 1 Điều 3Luật Nuôi con nuôi năm 2010: Nuôi con nuôi la việc xác lập quan hệ cha, me

và con lêu dai, bên vững giữa người nhận con nuôi và người được nhận lâm.con nuôi thông qua việc đăng ký tai cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi các

‘bén có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, vi lợi ích tốt nhất của trẻ emđược nbn lam con nuôi, bao dim trẻ em được yêu thương, chm sóc, nuôidưỡng va giáo duc trong môi trường gia đính thay thế Khái niêm này đã nêulên việc xác lap quan hé giữa cha, me va con bằng con đường nuôi dưỡng déphân biệt với việc hình thành quan hệ giữa cha, me và con bing con đườnghuyết thông Nếu như quan hệ giữa cha, me dé và con để là quan hệ gia din

“huyết thống" được hình thành do việc sinh đề thi quan hệ giữa cha, mẹ nuôi

và con nuôi là quan hệ "nhân tao” được sắc lap về mất pháp lý

'Việc nhân nuôi được coi là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hémuôi dưỡng giữa người nhân nuôi vả con nuôi, bao gồm các sử kiện: sự thể hiện ý chí của người nhân nuôi con nuôi: phải thể hiện ý chí của minh về việc

‘mong muôn nhân nuôi tré; sự thể hiện ý chí cũa cha me dé hoặc người giám

hộ của trễ em được cho lảm con nuôi: ý chí này phải hoàn toàn độc lâp, sư thể hiện ý chi của bản thân người con nuôi: con từ 9 tuổi trở lên có quyển được thể hiện ý chí đối với việc nhân nuôi va sự thể hiện ý chí của Nha nước: qua

Trang 17

việc công nhận (hay không công nhận) việc nuôi con nuôi thông qua thủ tụcđăng ký việc nuối con nuôi Như vay, một quan hệ nuôi con nuôi chỉ được xáclập khi có sư tham gia cùng lúc của hai loại chủ thể hưởng quyền, có kha năng.

vả điểu kiện thực hiện các quyền chủ thể tương ứng, do là “chủ thể nhận nuôi con nuôi” (cha, me nuôi) va “chủ thể được nhân làm con nuôi” (con nuôi) 1.12 Khái niệm nuôi cơn nuôi có yẫu tổ tước ngoài

Trong thời đại toàn cầu hóa, việc nhân nuôi con nuôi đã trở thành mỗiquan tâm của các nước trên thể giới Việc người nước ngoai nhận trẻ em lamccon nuổi đổ trở lên phổ hiển trong mấy thập kỹ pin ty, Vì vậy, để bả về kế

em và phòng chong lạm dung van dé nuôi con nuôi có yêu to nước ngoài, công đồng quốc tế thông qua các tuyến bồ, điển ước quốc tế đa phương va song phương với các quy tắc va nguyên tắc quy định về việc nuôi con nuôi.

‘Theo đó, pháp luật quốc tế chỉ ra nuôi con nuôi có yêu tô nước ngoài là việcxác lập quan hệ cha me va con giữa hai bên chủ thể khác quốc tịch hoặc cócũng quốc tích nhưng sự kiên nhân nuôi con nuôi xây ra ở nước ngoái

"Thuật ngữ "nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài” bất đầu được sử dung ởnước ta khi Luật Hôn nhân và gia đính năm 2000 được Quốc hội thông qua

Từ đó đến nay, thuật ngữ này vẫn được sử dung trong các văn ban pháp luật hiện hành như Luật Nuôi con nuối 2010, cụ thé tại Chương III: Nuôi con nuôi

có yéu tô nước ngoài Chương này gồm 16 diéu (từ Điều 28 đến Điều 43) quyđịnh vé các trường hop nuối con nuôi có yêu tổ nước ngoài, điều kiện đối vớingười nhân con nuối; người được nhận làm con nudi:trinh tự, thủ tục nuôi con.nuôi Ngoài ra, còn có nghĩ định số 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn chỉ tiết thihanh một số điều của Luật Nuôi con muôi, nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi,

bổ sung mét số điều của Nghĩ định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 củaChính phủ quy định chi tiết thí hảnh một số diéu của Luật Nuôi con nuôi vacác văn bản hướng dẫn thi hảnh khác.

Trang 18

là người khơng cĩ quốc tịch của nước sở tại Việc cho nhận con nuơi trởthành quan hé nuơi con nuơi cĩ yêu tổ nước ngồi khi các bến tham gia cĩquốc tịch khác nhau Quốc tịch nước ngồi là một yếu tổ truyền thống để xác đính yêu tổ ngoại lai, đồng thời cũng để sác định luật áp dụng đối với điềukiên midi con nuơi của người nước ngồi Trong tư pháp quốc tế, quốc tịchnước ngồi của trẻ em cúng được dan chiều nhằm lựa chọn luật áp đụng đối với điều kiện nuơi con nuơi của trẻ em: độ tuổi được cho làm con nuơi, ý kiếnđẳng y cho tré em lâm con nuơi

~ Thứ hai, yễu tố nơi cư trú thường trú 6 nước ngồi: Từ Luật Hân nhân và gia đình năm 2000 đã bổ sung yếu tổ cư trú/ thưởng trú của các chủ: thể tham gia vảo quan hệ nuơi con nuơi cĩ yếu tổ nước ngoai (cụ thé củangười nhân con nuơi hộc của người được nhận lâm con nuơi) là một yêu tổphé biển để xác định quan hệ nuơi con nuơi cĩ yếu tố nước ngồi Khái niệm nơi cư trú thường trú được xác định theo pháp luật riêng của mỗi quốc gia.

Vi thé nuơi con nuơi cĩ yêu tổ nước ngồi khơng chỉ là một quan hệ phátsinh trong phạm vi một quốc gia ma cĩ thể vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ.của quốc gia

- Tit ba việc nuơi con nuơi xây ra tại nước ngồi: nuơi con nuơi cĩ yên

tổ nước ngồi cũng là một quan hệ trong lĩnh vực hơn nhân va gia định cĩ yêu.

tổ nước ngồi Luat Hơn nhân và gia đình 2014 cũng đã đưa ra khái niệm rõrang về quan hệ hơn nhân và gia đính cĩ yêu tơ nước ngồi tại khoăn 25 Điều3: “quan hệ hơn nhãn va gia đình cĩ yếu tổ nước ngồi là quan hé hơn nhân

Trang 19

và gia đính mà it nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Namđịnh cử ỡ nước ngoài, quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bén tham gia lacông dân Việt Nam nhưng căn cứ dé xác lập, thay đổi, chám đứt quan hệ đótheo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sn liên quan đếnquan hệ đó ở nước ngoải” Theo đó, yêu tổ nước ngoải cũng được xác địnhdua vào sự kiên pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay châm dứt quan hệ xảy ra

ở nước ngoài Đây cũng là một trong những cơ sở để cơ quan nha nước có thấm quyển xác định đúng luật áp dung để giải quyết tranh chấp liên quan đến các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài.

Đồi chiếu khái niệm nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài được gii thích.tại khoản 5 Điểu 3 Luật Nuôi con nuôi 2010: "nuôi con nuôi cỏ yêu tổ nướcngoai là việc nuối con nuôi giữa công dan Việt Nam với người nước ngoài,giữa người nước ngoai với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân ViệtNam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài", Có thể thay, quan hệ nuôicon nuôi được cho là có yêu tổ nước ngoài khi có một trong những yêu tổ sau:

- Quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài'Yêu tổ nước ngoài trong quan hệ này chính là yêu tô quốc tích Theo khoản 1Điều 3 Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cu trú của người nước ngoài tạiViệt Nam 2014 thì: "Người nước ngoài là người mang giây tờ xác đính quốctích nước ngoài và người không quốc tích nhập cảnh, xuất cảnh, quá cénh, cưtrú tại Viết Nam" Quốc tịch nước ngoài là quốc tích của một nước kháckhông phải 1a quốc tịch Việt Nam (Điều 3 Luật Quốc tích Việt Nam 2014).Trong trường hợp nay, quan hé nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam vớingười nước ngoài lả người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam lam con nuối

‘Vi du: vụ việc vợ chẳng diễn viên Angelina Jolie và Brad Pitt nhận nuôi Pax Thiên (tên tiếng Việt là Pham Quang Sáng) năm 2007 tại thành phó Hô Chi Minh Yêu tô nước ngoài của việc nhận nuối con nuôi trên là yếu té quốc tịch

Trang 20

13được xác định bởi cha mẹ nuối cĩ quốc tịch Mỹ và người được nhận lam connuơi là tré em Việt Nam

- Quan hệ giữa người nước ngồi với nhau thường tri ở Việt Nam: Đây

là trường hợp những người nước ngồi được phép cư trú khơng thời han tại

‘Viet Nam (được cấp thé thường trú) xc lập quan hệ nuối con nuơi với nhautại Việt Nam Yếu tố nước ngồi được xác định đổi với quan hệ nảy vẫn lả yêu tơ quốc tịch khi người nước ngồi (người khơng cĩ quốc tịch Việt Nam)sinh sơng và đăng ky nuơi con nuơi với người nước ngồi khác tại Việt Nam

- Quan hệ giữa cơng dân Việt Nam với nhau ma một bên định cư & nướcngoai: Yêu tố nước ngồi thể hiện trong quan hệ trên là yếu tổ nơi cư trú thường trú ở nước ngồi Theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2014thì người Việt Nam định cu ở nước ngối là cơng dân Việt Nam và người gốc

‘Viet Nam cu trú, sinh sống lâu đài ở nước ngồi Trong trường hợp nảy 1angười Việt Nam định cư & nước ngồi nhận trẻ em Việt Nam dang sinh sing

ở Việt Nam làm con nuơi Ví dụ: trên thực tế, cĩ nhiễu gia đính người Việtsau khi định cư tại nước ngồi mong muơn nhân con/ cháu đang sinh sống tạiViệt Nam lâm con nuơi Như vậy, mặc dit họ déu là cơng dân Việt Namnhưng quan hệ nuơi con nuơi giữa ho vẫn được sác định là cĩ yếu tổ nướcnngoai do cha mẹ nuơi đang cư tri tại nước ngôi

Thơng qua phân tích quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Nuơi con nuơi

2010, theo tac giã, khái niềm nuối con nuơi đang xây dựng dua trên việc liết

kê các trường hợp nuơi con nuơi, đồng thời việc xác định yêu tổ nước ngồichủ yêu phụ thuộc vao quốc tích vàjhộc nơi thường trú ma khơng xét đếnyêu tơ sự kiện pháp lý lam phát sinh, thay đổi, châm dứt quan hệ 1 chưa thé

‘bao quát, dự liệu các tinh huồng cĩ thể xảy ra liên quan dén quan hệ nuơi con nuơi cĩ yêu tổ nước ngồi Khải niệm nay cũng chưa thể hiện được tính chất cũng như zu hướng của van dé nuơi con nuơi cĩ yếu tổ nước ngồi do mới chỉ

Trang 21

xem xét mỗi quan hệ nay đưới gác độ Việt Nam la Nước gốc, nước cho trẻ

em lâm con nuôi nước ngoái

1.2 Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về nuôi con muôi có yếu tố nước ngoài

Phương pháp giải quyết sung đột pháp luật vé nuối con nuôi có yếu tổnước ngoài là phương pháp thực chất và phương pháp xung đột Hai phươngpháp nảy kết hợp hải hòa vả tương hỗ với nhau để điều chỉnh quan hệ nuôicon nuôi có yếu tổ nước ngoài nhằm đảm bảo sự thuận lợi cho các bên trongquá trình gidi quyết việc nuối con nuôi

13.1 Phương pháp thực chất

Phương pháp thực chất là phương pháp ma cơ quan có thẩm quyển sẽ ápdụng quy pham luật nôi dung của tư pháp quốc té, trực tiếp giã: quyết quan hệpháp lý có zung đột pháp luật thông qua việc áp dụng quy phạm thực chất.Bản chất của quy phạm thực chất là quy phạm trực tiếp phân định quyền

vả nghĩa vụ cụ thể giữa các bên tham gia quan hệ dan sự quốc tế Việc xây:dựng các quy pham thực chất trong các điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệnuôi con nuối có yêu tố nước ngoài là hết sức cân thiết, đảm bão sự hải hòatrong pháp luật của các quốc gia va don giãn hóa việc điều chỉnh quan hệ này.Khi các quốc gia ký kết với nhau điều ước quốc té trong đó có quy pham thựcchat thông nhất, cơ quan có thẩm quyền giải quyết sé dựa vào đó để xem xét

và áp dung ngay quy phạm đó Việc áp dung quy pham thực chất sẽ loại trừ

‘van dé phải chon luật va áp dụng luật nước ngoài 2

Khang đừng lại ở đó, quy pham thực chất còn được ghi nhận trong phápluật quốc gia Đây lả các quy phạm thực chất thông thường được áp dung để điểu chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoai trong đó có quan hệ nuôi

dé midi con môi só ấu t nước ngoài theo gap đt của pháp

uất Vide Nam, Luận văn Thae 2ï Luật học, tường Đại học Luật Hà Một

Trang 22

con nuôi có yếu tố nước ngoái Pháp luật Việt Nam chỉ rõ phương pháp giảiquyết xung đột pháp luật ma không cần phải dẫn chiên áp dụng luật của quốcgia nào trong một số khía canh nhất định của quan hệ nuôi con nuôi cỏ yếu tổnước ngoài Vi dụ: Điêu 28 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về cáctrường hợp nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài, trong đó, người nước ngoàithường trú ở nước cùng là thanh viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôivới Việt Nam được nhân trẻ em Viết Nam lâm con nuôi Như vậy, pháp luật

"Việt Nam trực tiếp điều chỉnh việc người nước ngoái nhân con nuôi là trẻ emViệt Nam.

Co thé thay các quy phạm thực chat trong pháp luật Việt Nam điều chỉnh trực tiếp quan hệ nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài nên có nhiều lợi thể hơn quy phạm xung đột Tuy nhiên, việc khó sy dựng các quy định thực chất giãithích tại sao lại không có nhiều quy pham thực chất trong hệ thống luật quốcgia và pháp luật quốc tế điều chỉnh vẫn dé nuôi con nuôi cỏ yêu tố nướcngoài Mặc dit vậy, trong bồi cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Viết Nam xây dựng các quy pham thực chất là điển cần thiết, làm đơn giản hóa và hữu hiệu.

‘hoa công tác giải quyết nuôi cơn nuôi có yếu tổ nước ngoài.

1.22 Phương pháp xung đột

“Xung đột pháp luật trong các quan hệ dân su có yêu tố nước ngoài nóichung, trong quan hệ nuôi con nuôi nói riêng là một hiện tượng thực tế tấtyêu, khách quan trong bồi cảnh mỡ rộng quan hệ đổi ngoại giữa các quốc gia.Giải quyết xung đột pháp luật bằng phương pháp xung đột là phương pháptương đổi phổ biến để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài.Phương pháp zung đốt lả phương pháp sác định áp dụng pháp luật của métnước chỉ định nhằm gidi quyết quan hệ nuối con nuôi cỏ yêu tổ nước ngoàithông qua các quy phạm ung đột

Co thể hiểu quy phạm xung đột là quy pham gián tiếp, đưa ra nguyên tắcchung trong việc sắc định pháp luật áp dụng giải quyết một quan hệ, một tình

Trang 23

huống cu thé, trong trường hợp nay là quy pham pháp luật xác định pháp luậtcủa nước nào phải được áp dung để diéu chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếutước ngoài trong một tinh huồng cu thể Phương pháp xung đốt được hình thánh và phát triển trên nền tang hệ thống các quy phạm sung đột của quốc gia và các quy phạm xung đột trong các điều ước quốc tế ma quốc gia đó làthánh viên Với bản chất là chức năng dn chiếu, quy phạm zung đột đượcxây dựng khá đơn giãn, linh hoạt, được sử dụng rộng rãi, giúp cơ quan cóthấm quyền giải quyết sẽ xác định được hệ thông pháp luật tôi ưu để điều.chỉnh con hệ nuối con nuôi có yếu tổ nước ngoài.

Quy pham xung đột vé van để nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài đượcghỉ nhận trong Luật Nuôi con nuôi 2010 và các văn bản khác Ví dụ: Điểu 29Luật Nuéi con nuôi năm 2010 quy định “Người Việt Nam định cư ở nướcngodi, người nước ngoài thường tri ở nước ngoài nhên người Việt Nam lamcon nuôi phải có đủ các diéu kiện theo quy đính của pháp luật nước nơi người

đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật nay” Có thể hiểu rằng trongviệc xác định điều kiên của người nhân nuối con nuối phải theo quy định củapháp luật nơi người nhận nuôi con nuôi thường trú va pháp luật Viết Nam.Trên thực tế, việc áp dung hệ thuộc pháp luật nào dé giãi quyết các van dé vẻnuôi con nuôi, cũng như nuôi con nuồi có yêu tô nước ngoài chủ yêu dựa vàopháp luật của từng nước quy định và điển ước quốc tế vẻ nuôi con nuôi mãnước đó là thành viên

ở Việt Nam

'Việc nuôi con nuối hiện nay không cin là van dé trong nước ma đã đượcnhiêu nước trên thể giới quan tâm Đặc biệt, trong điểu kiến toàn câu hóa,nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài thực sự đã trở thành vẫn dé nhân dao

‘mang tinh toàn cẩu Công đồng quốc tế cũng thông qua các tuyên bỏ, điều

Trang 24

13.1 Điêu ước quéc

13.11 Điều óc quốc té song phương.

'Việt Nam đã ký kết Hiệp định hợp tác vé nuôi con nuôi với các quốc gia1à Pháp (ký ngày 01/02/2000), Đan Mach (ký ngày 26/5/2003), Italia (ký ngày.13/6/2003), Ailen (ky ngày 13/9/2003), Thuy Điển (ký ngày 04/02/2004),Hoa Kỳ (ký ngày 21/6/2005), Canada (ky ngày 27/6/2005), Thuy Sỹ (ký ngày20/12/2005), Tây Ban Nha (ký ngày 05/12/2007) và 04 Hiệp định hợp tác vẻnuôi con nuôi với 04 đơn vị là Công đồng nói tiếng Pháp Vương quốc Bi (kyngày 17/3/2005), Công ding nói tiếng Đức Vương Quốc Bi (ky ngày17/3/2005), Cộng ding néi tiếng Hà Lan Vương quốc Bi (ký ngày17/3/2005), Chính phủ Quesbe (ký ngày 15/6/2005) Ké từ năm 2009 đếnngày 01/02/2012 (thời điểm Công ước Lahay có hiệu lực đối với Việt Nam),Việt Nam chỉ còn duy trì quan hệ hop tác vẻ nuôi con nuôi trên cơ sở Hiệpđịnh hợp tác song phương với 05 nước là Pháp, Italia, Đan Mach, Thuy Sỹ vàTay Ban Nha?

Các Hiệp định hop tác song phương nói trên đều quy định rất cụ thé 'về phạm vi áp dụng, nguyên tắc, thẩm quyên giải quyết nuôi con nuôi, trình

tự, thủ tục tiến hanh nuôi con nuôi, công nhân quyết định vẻ nuôi con nuôi

và việc hợp pháp hóa lãnh su Theo đó, vé nguyên tắc, việc nhận con nuôiđược tiên hành một cách tư nguyên trên tinh thân nhân đạo, phủ hợp vớiTuất pháp của mỗi nước ký kết, tôn trong Công tước của Liên Hop Quốc vẻ

ˆ Bộ Re phi - Cục con ôi C013), Sh Tướng đất s

wd Báo Vệ nd em tà ựp ức rong Đintíc cơn nuôi quố:

theo công ước Lab ng 29 hứng 3m 1993

Nột

Trang 25

quyển trẻ em Về phạm vi áp dung, các Hiệp định áp dung cả với trường hợp trẻ em không quốc tịch thường trú trên lãnh thé của nước ký kết này được một người hoặc một cấp vợ chẳng thường trú trên lãnh thổ nước ký:kết khác nhân làm con nuôi Việc quyết định cho trễ em làm con nuôi vảgiao nhân con nuôi được thực hiện theo pháp luật cia Nước gốc (nơi trẻ em

la công dân) Các giấy tờ, tai liệu sử dung trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi được miễn hợp pháp hóa lãnh sự Quyết đính về nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền của mỗi nước ky kết được mặc nhiên công nhân có hiệu lực trên lãnh thé của nước ký kết kia Các hiệp định la cơ sỡ quan trọng cho việc giải quyết vấn để nuôi con nuôi giữa công dân cácnước ký kết

Như vay, qua các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi Việt Nam đã ký,kết, có thể thấy các nước diéu chỉnh việc nuôi con nuôi quốc tế trong hệ thông

tư pháp quốc tế của mỗi nước theo các hiệp định song phương vả theo Côngtước La Hay giữa những nước là thành viên của Công ước, Việc duy tủ cơ chếhợp tác nuôi con nuôi theo Hiệp định song song với hợp tác nuối con nuôitrong khuôn khổ Công ước La Hay đã tạo ra nhiều cơ hội hon cho trẻ em Việt

‘Nam được giải quyết lâm con nuôi quốc tế.

13.12 Điều ước quốc tế da phương

Ngày 20/0/1977, Việt Nam chính thức trở thành thánh viên của LiênHop Quốc, tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh va bắt đầu quan tâm tới vẫn.

để nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngodi do sự thông qua của Tuyên ngôn củaLiên Hợp Quốc về các nguyên tắc sã hội và pháp lý liên quan dén việc bao về

và phúc lợi trẻ em, đặc biết là việc bão tro, nuồi con nuôi trong va ngoái nước.năm 1986, Đây là văn kiên quốc tế đầu tiên dé cập một các tương đổi hoànthiện về quan hệ nuôi con nuôi

- Công ước của Liên Hợp Quốc về quyển trẻ em năm 1989

Trang 26

Công ước quốc tế về quyén trẻ em được Đại hội déng Liên Hop Quốc thông qua tai New York ngày 20/11/1989, day là một văn kiến quyền con người mang đậm tính nhân văn sâu sắc và được nhiều quốc gia phê chuẩn nhất trên thể giới Theo quy định của Công tước này, các quốc gia thành viên.

có nghĩa vụ dm bão những lợi ích tốt nhất cho tré em trong quá trình xem xétcho va nhận con nuôi Trẻ em được nhân làm con nuôi ở nước ngoài được coi

là biện pháp chấm sóc thay thé khi không thực hiện được việc nhận nuôi connuôi hay các hình thức chăm sóc thích hợp khác ngay tai nước gốc Ngày.20/02/1900, Hội đông Nha nước đã ra Quyết nghĩ số 24L/NQ/HĐNN8 về việcphê chuẩn Công ước của Liên Hop Quốc về quyển của trẻ em Sự kiên nay đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia dau tiên ở Châu A va nước thứ hai trên thégiới trở thành thành viên của Công ước nay Đảng thời, Việt Nam cũng đãphê chuẩn hai Nghị định thư bé sung của Công ước quyển trẻ em là Nghị định thư không bất buộc về tré em trong xung đột vũ trang và Nghị định thư không bất buộc về chẳng sử dụng trẻ em trong mai dâm, tranh ảnh khiêu dâm,

- Công ước La Hay 1993 vé Bảo vệ tré em và hợp tác trong lĩnh vực nuôicon nuôi quốc tế

Công ước La Hay được Hôi nghị La Hay về Tư pháp quốc tế thông quangây 29/5/1993 Đây là văn bản pháp lý quốc tế quan trong nhất liên quan.trực tiếp nhất đến van để nuôi con nuôi nước ngoài, bao vệ quyển lợi cho trẻ

em trong hợp tác nuôi con nuôi quốc té Ngay 07/12/2010, Việt Nam đã kýCông ước La Hay Ngày 18/7/2011, Chủ tịch nước ký Quyết định số1103/2011/QĐ-CTN phê chuẩn toàn văn Công tước va Công tớc có hiệu lựctại Việt Nam từ ngày 01/2/2012

‘Tham gia công ước nảy, Việt Nam có cơ hội để mỡ rộng quan hệ hợp tác.

về nuôi con nuôi với các nước thành viên Công ước mã trước đây chưa ký kếtHiệp định song phương với Việt Nam Thông qua cơ chế hợp tác này, các tổ

Trang 27

chức, cơ quan liên quan của Việt Nam cũng có thêm cơ hội học hôi, trao đổikinh nghiệm với các nước thảnh viên công tước trong quản lý và giãi quyếtvẫn để nuôi con nuôi quốc tế Để thực hiện day di trách nhiêm, nghĩa vụ củamột nước thánh viên tham gia Công ước, đồng thời nâng cao hiệu quả củacông tác giải quyết việc mudi cơn nuôi quốc tế, ngày 07/9/2012 Thủ tướng,Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1233/QĐ-TTg phê duyệt Để án triểnkhai thực hiện Công ước La Hay 1993 vẻ bão vệ trẻ em va hop tác trong lĩnhvực nuôi con nuôi quốc tế giai đoạn 2012 - 2015, tiếp đỏ, ngày 20/9/2013

"Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg, về viếc nâng cao nhânthức pháp luật vé nuối con nuôi vả tăng cường biện pháp bao dim thực thiCông ước La Hay 1903 vé bao vệ trẻ em va hợp tác trong lính vực nuôi connuôi quốc tế

13.2 Sơ lượt pháp luật Việt Nam về nndi con nuôi có yén t6 nước ngoài Quan hệ nuôi con nuôi ngày cảng phát triển cùng với nhu cầu giao lưu.dân sự của các chủ thé cá nhân từ nước nay sang nước khác, hình thành nênmôi quan hệ gia đính có yêu tổ nước ngoài Điều này đòi hỏi pháp luật Việt

‘Nam phải có những thay đổi để hoàn thiện và phủ hợp với thực tế, nhằm đâm.bảo quyén và lợi ích tốt nhất cho trễ em được nhân làm cơn nuôi ỡ nướcngoãi Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử và thời điểm ban hành các văn ban pháp iệt trẻ có thể phân chia pháp luật Viet Nem Về audi củi nuối cái yêu tổ nước: ngoài thành bồn giai đoạn sau: giai đoạn từ năm 1959 đến trước năm 1986, giai đoạn từ năm 1986 đến trước năm 2000, tử năm 2000 dén trước năm 2010

‘va từ năm 2010 đến nay.

1.3.2.1 Pháp luật Việt Nam về nudt con nuôi có yêu tổ nước ngoài giai đoan

từ năm 1959 din trước năm 1986

Ké thửa Hiển pháp năm 1946: “Tré con được sẵn sóc vé mat giáo dưỡng"(Điều thứ 14), Hiển pháp năm 1959 tiếp tục quy định “Nha nước bao hô quyền

Trang 28

Bylợi của người me và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nha đỡ đẻ, nhà giữ trễ

Điều 24 Hiến pháp năm 1959 Những năm nay, pháp luật chưa

có quy đính liên quan đến van để nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài

va vườn tre”

Luật Hôn nhân và gia đính năm 1959 ra đời là dấu mốc quan trong trong

sự phát triển của pháp luật về nuôi con nuôi Thực hiện Điều 24 Hiển pháp.

12/1959 Quốc hội đã thông qua Luật Hôn nhân và gia định, Điều 24 của Luật quy định về chế độ nuôi con nuôi, theo đó: “Con nuôi.năm 1959, ngày 2

cảnuyễn ld và ngĩa vuubr run ae; Vide nuối con mất phế) do Ủy ban hẳnchính cơ sỡ nơi tri quán của người nuôi hoặc của đứa tré công nhận và ghi

‘vao số hộ tịch, Tòa án nhân dan có thể hủy bỏ việc công nhận ay, khi ban thân người con nuôi hoặc bat cử người nao, tổ chức nao yêu cẩu vì lợi ích của con.nuôi” Luật Hôn nhân và gia đính năm 1959 không quy định về việc cho nhân.nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài Cơ sỡ pháp lý giải quyết việc cho ngườinước ngoài nhên trẻ em Việt Nam lêm con nuôi dựa trên Nghĩ định số 04-CPngày 16/01/1961 do Chính Phi ban hành vé điêu lệ đăng ký hộ tích trong đó

để cập đến vẫn để nuôi con nuôi "sau khi công nhận việc nuôi con nuôi thi Ủy ban hành chính cơ sỡ ghỉ chủ việc ấy vào số đăng ký việc sinh của ngườinuôi, và vào gidy khai sinh đã cấp Nêu trước chưa đăng ký việc sinh thi phảixin đăng ký quá han rồi Uy ban hanh chính mới ghỉ chủ việc nuôi con nuôi vào số và giấy khai sinh cấp cho đương sự" Tuy nhiên, do không có văn bản hướng dẫn thống nhất của Chính phủ, chưa có văn bản nao của Nhà nước quyđịnh cho người nước ngoài in nhận tré em Việt Nam lảm con nuôi, nên một

số dia phương như thành phổ Hỗ Chi Minh va một số tinh, thành phổ khác đã

có các quy định tạm thời để hướng dẫn thủ tục xin con nuôi nay Việc nảy dẫn.đến tỉnh trang người nước ngoài xin nhận con nuôi lôn xôn ở một số diaphương Như vậy, các nhà làm luật thời kỷ đó chưa đặc biệt quan tâm đến vẫn

để nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài

Trang 29

Pháp lênh ngày 14/11/1979 vẻ bão về, chăm sóc va giáo dục trẻ em rađời, sau đó là Nghị định số 203-CP ngày 04/7/1981 của Hội đồng Chính phủ.

vẻ việc thi hành Pháp Lệnh ngày 14/11/1979 Tuy nhiền, việc cho nhận tré emViệt Nam lam con nuôi ở nước ngoài trong giai đoạn này đã tao niên luỗngsóng phân đổi dữ đội, các điều kiện liên quan đến trẻ em không được xácminh, thiểu các gây tử chính thức vẻ trẻ em.

1.3.2.2 Pháp luật Việt Nam về nôi con nuôi cô yến tổ nước ngoài từ năm.

1986 đến trước năm 2000

Trên tinh thén kế thừa Luật Hôn nhân và gia đính năm 1959 và

"Pháp lệnh ngày 14/11/1979 vẻ bão về, chăm sóc va giáo dục tré em, LuậtHôn nhân và gia đính năm 1986 đã quy định ré hơn về đổi tương, mụcđích, điểu kiên, quyển lợi va nghĩa vụ của người nuôi va con nuôi, thẳmquyền giải quyết việc nuôi con nuôi (Chương VI từ Điều 34 đến Điều 39)Theo quy định tại Chương này, người từ 15 tuổi trở xuống mới được nhân lâm con nuôi, người nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi tré lên, nêu nhận nuôi người từ 09 tuổi trỡ lên thi còn phải được sự đồng ý của người đóviệc nhân nuôi con nuôi do Uy ban nhân dân (UBND) x4, phường, thị trannơi thường trú của người nuôi hoặc con nuôi công nhận và ghi vào sé hộtích, giữa người nuôi và con nuôi có những nghĩa vụ và quyển của cha me

và con (như giữa cha me dé với con dé); việc cham đứt nuối con nuôi doToa án nhén dân quyết định theo yêu câu của con nuối hoặc của ngườinuôi hoặc cha me dé, người đỡ đâu của con nuôi, Viên kiểm sắt nhân dan,Hồi liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Doan thanh niên công sin Hé Chi Minh,Công đoàn Việt Nam trong trường hợp người con nuôi chưa thành niénTuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia định 1986 lại chưa có những quy định

cu thể điểu chỉnh vé quan hệ nuôi con nuôi có yéu tổ nước ngoài TạiĐiều 53 Luật Hôn nhân va gia định năm 1986 quy định: "những van dé vẻ

Trang 30

vơ chẳng, quan hệ tai sin, quan hệ cha me và con, hủy việc kết hôn, lyhôn, nuôi con nuôi và đỡ dau giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài do Hội đẳng nha nước quy định” Như vậy, những van để quan

hê nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài do Hộiđồng Nha nước quy định

Quyết định số 145/HĐBT ngây 29/04/1992 ban hành quy định tamthời về việc cho người nước ngoài nhân con nuôi lả trẻ em Việt Nam bi

mổ côi, bi bé rơi, bị tan tật ở các cơ sở nuôi dưỡng do ngành Lao đông,Thương binh và XA hội quản lý Trên cơ sỡ điều chỉnh việc người nướcngoài nhân tré em Việt Nam làm con nuôi, quyết định nay quy địnhnguyên tắc việc cho và nhận con nuôi dựa trên nguyên tắc tự nguyện, điềukiện đối với trẻ em được làm con nuôi, điểu kiện của người nước ngoàinhân nuôi con nuôi và ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sỡ nuôi dưỡngtrẻ em lả cơ quan có thẩm quyển cấp Giấy chứng nhận việc cho người nước ngoài nhận tré em lâm con nuôi Quyết định cũng quy định cụ thể hồ

sơ, trình tu, thủ tục để người nước ngoài xin trẻ em Việt Nam lam connuôi Tuy nhiên, quyết định chỉ giới han ở đổi tượng trễ em sông tại các

cơ sỡ nuôi dưỡng do Bộ Lao đông - Thương bình và Xã hội và Sở Laođông - Thương bình và Xã hội địa phương quản lý (theo Thông tư số01/TT-LB ngày 19/01/1993 của Bô Lao đông - Thương binh và XA hội,

Bồ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bô Nội vụ hướng dẫn thực hiện Quyết định

số 145-HĐBT ngảy 29/4/1992 của Hội đồng Bô trưởng) Trên thực tế, người nước ngoải còn đi đến các cơ sở y tế, các gia đình đông con đểnhận trẻ em làm con nuôi Do đó, giai đoạn nay chưa có văn bản chỉnhthức nao của Nba nước quy định thêm vé các trường hợp còn lại

Để khắc phục các van dé đặt ra sau Quyết định 145-HĐBT, Pháplệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam va người nước ngoài

Trang 31

đã ra đời ngảy 02/12/1993, trong đó pháp lệnh có để cập đến nuôi conmuôi tai Diéu 16, 17 với nội dung quy định cơ chế giải quyết tranh chấp

và xác định quyển và nghĩa vụ của người nuôi va con nuôi, chm dứt việcnuôi con nuôi, thẩm quyển đăng ky việc nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài, thẩm quyên giải quyết tranh chấp liên quan đến việc cho vả nhận con nuôi giữa công đân Việt Nam với người nước ngoài Để hướng dẫn thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu to nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 184/CP ngày 30/11/1994 quy định vẻ thi tục kết hôn, nhận con ngoài giá thủ, nuôi con nuôi, nhận đổ đầu giữa công dân

‘Viet Nam va người nước ngoài * Nghị định quy định ba trường hợp nuôi

con nuôi có yếu tố nước ngoai là người nước ngoài trực tiếp đến Việt

‘Nam và tu đi tìm con nuôi, hoặc thông qua các tổ chức con nuôi của nước

ho được Chính phủ nước ngoài cho phép hoạt động tại Việt Nam hoặc qua

sự giới thiệu của Bô Tw Pháp Sau đó, Thông tư liên tịch số 503/TT-LB ngày 25/5/1995 giữa B6 Tư pháp, Bô Ngoại giao và Bô Nội vụ hướng dẫnchỉ tiết thi hành Nghỉ định số 184/CP ngày 30/11/1994 quy định trình tự,thủ tục hỗ sơ cụ thể đổi các trường hợp đăng ký nuôi con nuôi (mỗitrường hợp yêu cau hé sơ va thũ tục khác nhau) Việc giao nhận con nuôiphải được tiền hành tại trụ sở của Sỡ Tw pháp va bắt buộc người nuôi (cha nuôi, me nuôi) phải có mặt va trực tiếp nhân con nuôi, ký vào Số đăng kýnuôi con nuôi

Như vay, giai đoạn từ năm 1986 đến trước năm 2000, nước ta thựchiên các chính sách mỡ cửa, hội nhập quốc tế, kéo theo vẫn để nuôi connuôi có yêu tổ nước ngoái trở nên phức tạp hơn Su ra đời của Luật Hôn.nhân va gia định 1986 1a dầu mốc quan trọng để phân chia giai đoạn phát triển của pháp luật nuôi con nuôi với sự kiện lân đầu tiên van dé nuôi con.

ˆ Nững Quốc Bin, Ngyễn Hồng Bắc (2008), Quast hina va ga 8h có xấu tước ngà Š 7

Nem tong hạ hợinhập Quốc of ob Tapp, Hà Nột

Trang 32

Tiếp đó, Chính phũ ban hành Nghỉ định số 68/2002/NĐ-CP ngày10/07/2002 quy định về diéu kiện, trinh tự, thủ tục nuôi con nuôi có yêu

tổ nước ngoài Theo đó thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tổnước ngoài thuộc vé ủy ban nhân dân tỉnh, thành phỏ trực thuộc Trungwong được quy định tại khoản 1 Điểu 3 của Nghị định Nghị định68/2002/NĐ-CP cũng cham đứt tinh trang người nước ngoài trực tiếp tựđến Việt Nam và tu do tim kiếm tré em để nhận lam con nuôi Người

"nước sigbôi:hận 'E ‘eon’ Vie Na Tân? 'Edt'Huối PAA Thông quel cao tô chức con nuôi nước ngoài được cơ quan có thẩm quyển của Việt Nam cấpphép hoạt đồng tại Việt Nam Ngoài ra, Thông tư số 07/2002/TT-BTPngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hảnh một số điểu ciaNghĩ định số 68/2002/NĐ-CP cũng được ap dung đặc biệt với trường hợp

Trang 33

nhân con nuôi đích danh (điểm 3, mục II), Nhằm nâng cao hiệu quả quản

lý nha nước và giải quyết cho trẻ em Việt Nam lâm con nuối nước ngoài,ngày 21/07/2006 Chính phủ ban hảnh Nghị đính 69/2006/NĐ-CP về việc sửa đổi, bo sung một số diéu của Nghị định 68/2002/NĐ-CP Cụ thể việcgiải quyết cho trẻ em lảm con nuôi nước ngoài chủ yếu tuân thủ các điểutước quốc

Nghị định liệt ké cụ thể những đổi tượng trẻ em được nhận lam con nuối

về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước có liên quan

đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng và tại gia đỉnh, quy định lại các giấy tờ,tải liêu trong bô hỗ sơ của người nhân con nuôi và hỗ sơ của trẻ em đượcnhận làm con nuôi Sau đó, tiếp tục lả Thông tư số 08/2006/TT-B TP ngày 08/12/2006 hướng dẫn thực hiện một sô quy định về nuôi con nuôi có yếu

tổ nước ngoài Thông tư này cúng bãi bỏ quy định hướng dẫn tại các điểm.3.1 (nguyên tắc cho trễ em Viết Nam lam con nuôi người nước ngoài), 3.2(thủ tục nộp hỗ sơ zin nhân con audi) và 3.3 (trình tự giới thiệu trẻ em lâm con nuôi) tiểu mục 3 mục II của Thông tư sổ 07/2002/TT-BTP ngày16/12/2003

Có thể nói hệ thông các văn bản pháp luật giai đoạn nay được zây dựng nhằm bắt kop với tinh hình phát triển cia sã hội, Luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 2000 được ban hành cùng nhiễu nghị định đã bỗ sung các quy địnhvào hé thông pháp luật về nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoải một cáchkhả đây đủ và mang tính dự liệu cao

13.2.4 Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yến tổ nước ngoài từ năm.

2010 đến nay

Luật Nuôi con nuôi 2010 và Nghỉ định số 19/2011/NĐ-CP ngày21/03/2011 của Chính phi quy định chỉ tiết thi hành một số điểu của LuậtNuôi con nuôi là hai văn bản nội luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có Yêu tổ nước ngoài ở nước ta Vẻ cơ bản, Luật Nuôi con nuối đã tiệm cận

Trang 34

Bymột số chuẩn mực quốc tế theo quy định tai Công ước năm 1989 của LiênHop Quốc về quyển của tré em va Công ước La Hay như nguyên tắc ưutiên nuôi con nuôi trong nước, nghiêm cấm việc tiếp xúc trực tiép giữangười nước ngoài nhân nuôi con nuôi và cha mẹ để hoặc người trực tiếpnuôi đưỡng trễ em, việc nuôi con nuôi không gắn với hoạt động hỗ trợ nhân đạo và tro giúp kỹ thuật Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật

nhằm minh bạch hóa tải chính.cũng khá toàn dién vả đẩy đủ Cụ thể,

trong việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài, Chính phủ đãquy định cụ thể lê phi đăng ký nuôi con nuôi cỏ yếu tổ nước ngoai và chỉphí giải quyết việc nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài

Nghị định số 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bd sung một số diéu của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/03/2011 của Chính phủ quy địnhchỉ tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi Nghỉ định cũng đãsửa đổi đối với yêu cầu về xác nhận trễ em có đủ diéu kiện lam con nuôi &nước ngoái và diéu kiện của tré em được cho làm con nuôi Theo đó, Sở

Tư pháp kiểm tra, thẩm định hô sơ trẻ em và đổi chiếu với các quy định.

về đổi tượng, độ tuổi của trẻ em được nhận lam con nuôi, trường hopđược nhân đích danh, trường hợp phải thông qua thủ tục giới thiệu.Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được cho lam con nuôi ở nước ngoai, thì phải

có văn ban xác minh và kết luận rõ rang của Công an cấp tỉnh vé nguôngốc trẻ em bi ba rơi, không xác định được cha me dé Sở Tw pháp gửi CụcCon nuôi văn bản sác nhận trẻ em di diéu kiện được cho 1am con nuối,văn bản xác minh của Công an cấp tỉnh đổi với trường hop trễ em bị bỏrơi, văn bản lầy ý kiến của cha, me dé hoặc người giảm hô và ý kiến củatrẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em lam con nuôi,trường hợp trễ em đang sống tai cơ sở nuôi dưỡng thi phải có văn ban lấy

ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng vẻ việc cho tré em làm con nuôi

Trang 35

Tom lại, giai đoạn từ năm 2010 đến nay là giai đoạn danh dầu sựthay đổi pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi với sự kiện Luật Nuôi con nuôi 2010 được ban hénh Lan dau tiến nước ta có một đạo luật riêng điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi Luật Nuôi con nuôi 2010 đã kết nối việcnuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi quốc tế, mỡ ra một thời kỹpháp luật én định va hoản thiên tạo diéu kiện thuân lợi cho công tác giảiquyết và quản lý việc nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài tai Việt Nam.

Trang 36

KET LUAN CHUONG 1

Trong đời sống zã hội Việt Nam, việc nhân mudi con nuôi đã tồn tai từlâu, với nhiễu lý do và muc dich khác nhau Việc nui cơn nuôi không chỉmang đến phúc lợi cho trễ em mà còn là một cách thức có tính xã hội và pháp

lý để bão vệ trẻ em Trong đó, cho trẻ em lam con nuôi nước ngoài cũng là một trong những biện pháp được cân nhắc Nuôi con nuôi có yếu tổ nướcngoài là việc nuối con nuôi giữa công dan Việt Nam với người nước ngoài,giữa người nước ngoai với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân ViệtNam với nhau ma một bên định cư ở nước ngoài Việc làm 16 khái niêm cơ

‘ban về nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài và các cơ sở pháp lý diéu chỉnh quan hệ trên sẽ là căn cứ dé so sánh, đổi chiếu các khía cạnh của quy địnhpháp luật Việt Nam với Công ước La Hay 1903 vẻ bao vệ tré em va hợp tácnuôi con nuôi quốc tế

Trững (quê: trình: phat tiểu; pháp Inật Việt Nam VỀ quan ‘ie nhồi ‘con nuôi đặc biệt là nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài đã dẫn bắt kịp được xu hướng của xã hội, tương thích với pháp luật quốc tế, mở ra hành lang pháp

lý thuân lợi Việc nghiên cứu, phân tích các giai đoạn pháp luật Việt Namcho thay bức tranh toan cảnh của hệ thông pháp luật trong lĩnh vực nuôi connuôi qua các thời kỳ lich sử Cho đến hiện tai, hệ thống các văn ban quypham pháp luật hiện hành điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tổ nướcngoài đã từng bước được hoàn thiện, tương đối toan diện nhằm bao đảm cácđiều kiên cẩn thiết dé thi hành Công ước La Hay và tao điều kiện cho ViếtNam tham gia nhiễu hơn nữa các hiệp định song phương, da phương liên.quan dén vần dé nay

Trang 37

Chương 2

NUOI CON NUÔI CÓ YEU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT ViET NAM VÀ CÔNG UGC LA HAY 1993 VE BẢO VE TRE EM VÀ HOP TÁC TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI QUOC TE

Công ước La Hay là cơ sở pháp lý quan trọng trong quả trình hợp tác vớicác nước vi mục tiêu bão vệ tốt nhất lợi ích của tré em được cho làm con nuôiquốc tế Vì vậy, Việt Nam đã nghiên cứu nhũng tu điểm của Công ước để góp phan hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước Do đó, pháp luật ViệtNam vé nuéi con nuôi có yếu tổ nước ngoài hiện hảnh có sự phủ hợp vớiCông tước La Hay trên nhiều phương diện như nguyên tắc, thẩm quyển, trình

tự, thủ tục giải quyết nuối con nuôi, điều kiên của các chủ thé trong quan hé

"hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi

¡ có yếu tố nước ngp:

2.1 Nguyên tắc giải quyết nuôi con m

3.1.1 Nguyên tắc giải quyét nndi con mi

Int Việt Nam

i có yéu 16 nước ngoài theo pháp

Việc cho nhân trẻ em lam con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần.nhân đạo, nhằm bao vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ em va tôn trọng các quyền.

cơ ban của trẻ em đã được pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế ghinhân Quan hệ cha, me và con nuôi được sác lập thông qua viếc đăng ký tại

cơ quan nha nước có thẩm quyển khi các bên có đủ điều kiện theo quy định.của pháp luật Chính vi vậy tại Điểu 4 - Luật Nuôi con nuôi 2010 đã quyđịnh rất rõ rang về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi: " Khi giảiquyết việc nuôi con nuối, can tôn trong quyền của tré em được sống trong.môi trưởng gia đỉnh gốc, Việc nuôi con nuôi phải bao đảm quyển, lợi ích.hop pháp của người được nhân lam con nuôi và người nhân con nuôi, tựnguyên, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo

Trang 38

đức xã hội, Chi cho lảm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tim

được gia định thay thé ở trong nước" *

Thứ nhất, nuôi con nuôi lả việc tim gia đình thay thé để trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất nền nguyên tắc tré được sống, trong môi trường gốc có thể nói là quan trọng nhất Nguyên tắc này đã khẳng.định chủ chương chính sách đúng đấn, nhất quán của Bang và Nha nước tatrong việc tôn trọng quyển của trẻ em được sống trong cùng gia đỉnh vớinhững người có quan hệ huyết thống Những đối tượng nhận trẻ có thé là chaduong, me kể, cô, cậu, di, chú, bác ruột của người được nhận lảm con nuôi,Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, Người nước ngoài thường trú ỡViệt Nam, Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoàithường tri ở nước ngoài (@iéu 5 Luật Nuôi con nuôi 2010) Như vay, việccho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam lâm con nuôi, cũng chính lànhằm mục đích tim cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn một gia đìnhthay thé, bao dim trẻ em được yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và giá ductrong môi trường gia định thay thể

"Thứ hai, lợi ích của trễ emphai được tính đến trước tiên trong mỗi tươngquan với lợi ích của cha me nuôi Trong qua trinh nuôi con nuôi, trễ đượcnhận lam con nuôi sẽ có quyên có được một gia định mới thay thé, nhân đượcyên thương, chấm sóc từ người nhận nuôi Việc nuôi con nuối phải được thựchiện trên tinh than tự nguyện của các bên liên quan, không phân biết giữangười nhận con nuôi là nam hay nữ, đơn thân hay đã kết hôn, dng thờikhông phân biệt giữa con nuôi là trai hay gái

“Thứ ba, tụ tiên giải quyết cho trễ em lam con nuôi trong nước, việc chotrế em lam con nuôi người nước ngoái chỉ là gidi pháp cuối cùng Theo đó,

NggỄn Bằng Bic C011), "Công tước T hy năm 1993 v bio ệ bã vì hợp the rang lên vực xuôi conami quốc tẾ- So sat với hấp hật Việt Nem vi môi con nd", Tepe Lut lọc s4

Trang 39

pháp luật Viết Nam xem xét đến cơ hội, khả năng đoàn tụ với gia đính gốccủa trẻ em trước tiên Trẻ em được sống trong cùng gia đỉnh với những người có quan hệ huyết thống sẽ tạo môi trường cho trễ em có điểu kiện để phat triển tốt nhất Nuôi con nuôi chi là biện pháp thay thé và ưu tiên giảiquyết cho trẻ em có cơ hồi được người trong nước nhân làm con nuôi, được.nuôi dưỡng, lớn lên ngay trên đất nước minh Từ đó, bão đảm trẻ em có điều kiện hoa nhập tốt vào đời sống cộng đông dân tộc, với văn hoá, ngôn ngữ,tôn giáo của Việt Nam và trở thành công dân tốt cho xã hội Luật Nuôi connuôi 2010 quy định biện pháp tìm người nhân nuôi trong nước như một biện.pháp bat buộc, liên thông ở ba cấp (x4, tỉnh, trung ương), trước khi giảiquyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoôi Đây là một bước tiên mớitrong quy định pháp luật nhằm tăng cường nuôi con nuôi trong nước Trong thời gian thông báo tìm gia đình thay thé, nếu có người nhận trẻ em lam con.nuôi trong nước thi sé được giải quyết Hơn nữa, việc tim mái ấm cho trễ em

ở trong nước cũng góp phan giảm bớt việc thay đổi nguồn gốc, dân tộc củađứa trẻ

"Như vậy, cho trẻ em lâm con nuôi người nước ngoai chỉ a giãi pháp cuéicũng khi không thể có một gia đính thay thể tốt nhất cho tré em ở trong nước

vi việc dich chuyển trẻ em đến môi trường lạ vẻ văn hóa, ngôn ngữ, hoàn cảnh sống nhiêu trường hợp không phải là việc tốt cho sự phát triển tâm sinh

lý của trẻ Nguyên tắc này tạo ra cơ sỡ pháp lý quốc tế cho vẫn để bao vệ trẻ

em Việt Nam là con nuôi ở nước ngoài, qua đó góp phan phòng tránh các hiệntượng tiêu cực có thể xây ra liên quan đến việc cho và nhận con nuôi quốc tế.

"Ngoài ra, nguyên tắc nay hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc ưu tiên nuôi connuôi trong nước đã được thừa nhận trong các Công ước quốc tế liên quan đếntrẻ em, dic biệt là Công ước La Hay năm 1993 về bao vệ trẻ em va hợp táctrong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.

Trang 40

333.12 Những nguyên tắc cơ bản của Công ước La Hay

Công tước La Hay là một tai liêu pháp lý quan trong cho trẻ em, gia định.sinh ra các em và những người nhận con nuôi nước ngoài Công ước quy địnhcác nghĩa vụ của các cơ quan có thẩm quyền của nước cho con nuối và các nước nhận con nuối Công ước này nhằm đăm bảo tinh dao đức mà minh bạchcủa qua trình cho và nhận con nuôi Công ước La Hay có những nguyên tắc

cơ ban khi giãi quyết nuôi con nuôi Đây lả những nguyên tắc có giá trị bắt

‘bude (ius cogens) đối với moi quốc gia thảnh viên

"Thứ nhất, dém bão việc nuối con nuôi được thực hiện vi lợi ích tốt nhấtcủa trễ em và tôn trọng các quyển cơ ban cia trễ em Lời nói đầu của Công

tước thừa nhận ring Trẻ em cén được lớn lên trong môi trường gia đính, Ưu.

tiên các biện pháp én định hơn các biện pháp tam thời, Nuôi con nuôi quốc tế

có lợi ich là tim được một gia dinh 6n định cho những trẻ em không tim đượcgia đình phù hợp ở Nước gốc của trẻ Từ đó, Công ước cho thấy tré em cầnđược nuôi đưỡng trong gia đính gốc hoặc gia đính mỡ rông của minh Trườnghợp không thể hoặc không khả thi thi cn xem xét hình thức giao cho một gia Ginh khác chăm sóc lâu dai ổn định tại nước gốc Nguyên tắc này khuyến khích các quốc gia thành viên duy tri tinh nguyên ven của gia định để trẻ emđược téi hoa nhập, hoặc đảm bao trẻ em có cơ hội được lâm con nuôi hoặcđược chăm sóc thay thé ỡ trong nước Tuy nhiên cũng yêu cầu các nước kýkết cân đăm bao không vì dé đạt được mục tiêu trên ma trì hoãn vô lý giải pháp lâu dai va én định của việc nuôi con nuôi quốc tế Moi biện pháp trong

đó có nuôi con nuôi quốc tế đều hướng tới lợi ích tốt nhất cho trễ em

"Thứ hai, trong khuôn khổ nuôi con nuôi quốc tế, các quyên và sự bảo hồ

14 như nhau cho tất cã trẻ em được nhận làm con nuôi Ngoài việc quy đínhkhông phân biệt đối xử giữa trẻ em là con nuôi nói chung với trễ em khác theo Công ước của Liên Hop Quốc vẻ quyển tré em thì Công ước La Hay còn.

Ngày đăng: 07/04/2024, 13:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w