1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quan hệ giữa quyền sở hữu sáng chế về vắc-xin với quyền về sức khoẻ trong bối cảnh đại dịch Covid 19

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ giữa quyền sở hữu sáng chế về vắc-xin với quyền về sức khoẻ trong bối cảnh đại dịch Covid 19
Tác giả Nguyễn Thị Thuý Chung
Người hướng dẫn TS. Ngô Minh Hương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 24,68 MB

Nội dung

- Các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào thực tiễn ở một số quốc gia,khu vực trên thế giới mà chưa có tính đại diện chung và chưa chỉ ra đượcphương thức giải quyết xung đột.Đặc biệt

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ THUY CHUNG

QUAN HE GIỮA QUYEN SO HỮU SANG CHE

VE VAC-XIN VOI QUYEN VE SUC KHOE

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HÀ NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ THUY CHUNG

Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người

Mã số: 8380101.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGÔ MINH HƯƠNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận van là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cáckết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất ky công trình nào

khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin

cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cảcác nghĩa vụ tài chính theo quy định của trường Đại học Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị trường Dai học Luật xem xét dé

tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thuý Chung

Trang 4

MỤC LỤC

LOI i96 vn ÔÒỎ |

1 Tính cấp thiết của đề tài - ¿22 +52++<+EE‡ExEEEEEEEEE211211211211 21211 |

2 Mục tiêu nghiÊn CỨU - G6 (2 1E 1E910 19111 1011901 ng ng rưy 3

3 NOi dung Nghién CUU 0 1 9

4 Phương pháp nghién CỨU - c6 + + 13119 EE+EESEEEEEekEeeeEereerkerrkkre 9

CHƯƠNG 1 KHÁI QUAT CHUNG VỀ QUAN HỆ GIỮA QUYEN SỞ HỮU SANG CHE VỚI QUYEN VỀ SỨC KHOÈ -¿- 5 2+sct+EvE+Eerxzxerxee 10 1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về sáng chế 2-2-2 2 s+zxscszee 10

1.1.1 Khái niệm sáng chế 2 22 +£+2E+E+2EEEtEEEEEEEEEEEEEEEAEEE1eEEEecrrred 101.1.2 Khái niệm quyền sáng chế -¿-©++++2E++e+2E++et£EEEeerrrrerrrrrrcree 131.1.3 Khái nệm bảo hộ sáng CHẾ 22-56 kSEEEEEEEEEEEE119711211117111711211111eE1xe 151.2 Khái quát chung về quyền về sức khoẻ -¿- 2 2 s+s+zx+zxerseee 22

1.2.1 Khái niệm về quyền về sức khoẻ ¿-222+22+2E++2+2E++z+£2zszc+e 22

1.2.2 Nghĩa vụ nhà nước đối với quyền về sức khoẻ ¿ +- 27

1.3 Mối quan hệ giữa quyền sáng chế và quyền về sức khoẻ 32 KET LUẬN CHƯNG l - 2 5£ ©E£+EE£EE+SEEtEEESEEtEEEEEkrrkerkerrrees 44 CHƯƠNG II — QUAN HỆ GIỮA QUYEN SỞ HỮU SANG CHE VỚI QUYEN VE SỨC KHOẺ TRONG BOI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 452.1 Cân bang môi quan hệ giữa quyên sở hữu sáng chê và quyên vê sức khoẻ

thông qua việc miễn trừ quyên sở hữu sáng chế đối với văc-xin 45

2.1.1 Boi cảnh của miền trừ quyên sở hữu sáng chê đôi với vắc-xin Covid-19 45 2.1.2 Quan điêm của các quôc gia vê miên trừ quyên sáng chê đôi với văc-xin

2.1.3 Miễn trừ quyên sáng chế trong mối quan hệ với quyền được chăm sóc sức

khỏe của cộng đồng trong bối cảnh Covid-19 ¿¿2zz+2+zz+2czsceee 52

il

Trang 5

2.2 Cân băng môi quan hệ giữa quyên sở hữu sáng chê và quyên vé sức khoẻ

thông qua các cơ chế tiếp cận vắc-xin Covid-19 khác -s¿s+: 612.2.1 Bắt buộc chuyên giao quyền sử dụng sáng chế vắc-xin 612.2.2 Nhập khẩu song song 2-2¿+++£+EE+£+EE+EEEEEEEEEEEEEEErErkrrrrkeree 642.2.3 Quỹ sáng chế chung (Patent Pool) liên quan tới vắc-xin Covid-19 662.2.4 Hệ thống mở về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới vắc-xin Covid-19 692.2.5 Nguồn viện trợ Covax của WHO Ác LH HH HH HH 1211 1 tr ray 72KET LUẬN CHƯNG ]I - - s Sk+ESE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkekerkekerkererkee 75CHUONG III: GIẢI PHÁP CÂN BẰNG QUYEN SỞ HỮU SANG CHE VÀ

QUYỀN VỀ SỨC KHOE -¿- 5 St+SSE+EEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrErrkererkee 76

3.1 Tăng cường đoàn kết, hợp tác khu vực và quốc tế trong việc hỗ trợ chuyên

giao công nghệ sản xuất dược phẩm - 2-52 +c+x+EE2EE2EEEeEEeEEEErrerreee 76

3.2 Mở rộng năng lực và điều phối dây chuyền cung ứng phù hợp với tình hình

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO cc:-ccccccrverrrrerrrrrrea 85

ill

Trang 6

DANH MỤC TU VIET TAT

CEDAW Công ước xóa bỏ mọi hình thức phan biệt đối xử với phụ nữ

CEPI Liên minh vì đôi mới phòng chông dịch bệnh

COVAX Tiếp cận Toàn cầu Vắc-xin COVID-19

COVID-19 Bénh virus corona 2019

CRC Công ước Liên Hop Quốc về Quyên Trẻ em

EU Liên minh châu Âu

GAVI Lién minh Toan cau Vac-xin va Mién dich

HINI Virus cúm A

HIV/AIDS Hội chứng nhiễm virut gây suy giảm miễn dịch ở người

HMS Harvard-MIT-Stanford

ICESCR Công ước Quốc tế về các Quyên Kinh tê, Xã hội và Văn hóa

ICH Hội đông quốc tê vê hài hòa các yêu câu kỹ thuật đôi với dược

phâm dùng cho ngườiLDCs Các nước kém phat triên nhat

MERS Hội chứng hô hap Trung Đông

MIT Vién Cong nghé Massachusetts

MSF Bác si không biên giới

mRNA RNA thông tin

NIH Viện y tê quốc gia Hoa Kỳ

QCN Quyên con người

SARS Hội chứng hô hấp cấp tính nặng

SARS-CoV-2 | Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2

SHCN Sở hữu công nghiệp

iv

Trang 7

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền

TRIPS

sở hữu trí tuệ

UDHR Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

UNCTAD Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mai và Phát trién

UNESCO Tô chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

USPTO Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ

WHO Tổ chức y tê thê giới

WIPO Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thê giới

WTO Tổ chức thương mại thê giới

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyền con người và quyền sở hữu trí tuệ là hai chế định pháp lý quan trọng

trong hệ thống pháp luật quốc tế, có tác động mạnh mẽ đến nhân loại Trong suốt một thời gian dài, hai chế định này ton tại một cách song song, độc lập với nhau.Tuy nhiên, sau khi Hiệp định TRIPS được thông qua vào năm 1990, cùng với sựphát triển của xã hội, sự phát triển đa chiều của các đối tượng điều chỉnh, hai chế

định này đã có sự giao thoa với nhau và thậm chí là xung đột nhau Sự xung đột nàybắt nguồn từ những kỳ vọng, quan điểm và mục tiêu trái ngược trên cùng một đốitượng được điều chỉnh bởi hai chế định này Quyền sở hữu trí tuệ trao cho chủ théquyền quyền sở hữu tuyệt đối (bao gồm cả quyền khai thác va sử dụng) các thànhquả của hoạt động sáng tạo và thu lợi từ các thành quả đó Tuy nhiên, quyền conngười lại nhân mạnh đến việc mọi người có quyền được tiếp cận và khai thác các

thành quả trên cơ sở quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc Những xung đột này không chỉ là rào cản đối với sự phát triển của hai chế định nền tảng mà còn

có thé tác động tiêu cực đến nhau, thậm chí trong một sỐ trường hợp còn “triệt tiêu”

những giá trị cốt lõi của nhau

Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đề

cập đến mối quan hệ giữa quyên sở hữu trí tuệ và quyền con người nói chung,

và đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19 Tuy nhiên, các công trìnhnghiên cứu vẫn có những điểm hạn chế nhất định như:

- Các công trình chưa thực sự di sâu vào việc tim hiểu lịch sử, nguồn sốcsâu xa của các xung dot.

- Các công trình nghiên cứu thường chỉ tập trung vào một hoặc một vài

xung đột cụ thể, chủ yếu là quyền tác giả và quyền tự do ngôn luận, quyền sáng

chê và quyên tiêp cận dược pham.

Trang 9

- Các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào thực tiễn ở một số quốc gia,khu vực trên thế giới mà chưa có tính đại diện chung và chưa chỉ ra đượcphương thức giải quyết xung đột.

Đặc biệt, ké từ khi dich bệnh Covid-19 bùng phát, de doa đến sự an toàn

và tính mạng của hàng triệu người trên toàn thé giới, một lần nữa mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ (cụ thé là quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích)

và vấn đề quyền con người một lần nữa trở thành chủ đề gây nhiều tranh cãi

khi vac-xin được xem là phương án cứu tinh của toàn nhân loại Tiếp cận xin và được đảm bảo sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ là quyền con người,nhưng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng chế về công nghệ sản xuất

vắc-là quyền hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất vac-xin Chuyển giao côngnghệ sản xuất vắc-xin trong thời điểm dịch bệnh, là quyền hay nghĩa vụ của

nhà sản xuất? Ai sẽ đảm bảo cho họ những quyền sở hữu cơ bản khi tiễn hành chuyền giao công thức Nhằm phân tích sâu hơn các van đề pháp lý và thực

tiễn liên quan đến mỗi quan hệ thực chất giữa quyền SHCN và QCN trong việc

chuyên giao công thức sản xuất vắc-xin, tác giả đã lựa chọn chủ đề “QUAN

HỆ GIỮA QUYEN SO HỮU SÁNG CHE VỚI QUYEN VE SỨC KHOẺ

TRONG BOI CẢNH DAI DỊCH COVID-19” làm luận văn tốt nghiệp

Với chủ dé này, tác giả sẽ tập trung giải quyết một số van dé sau:

Thứ nhất, một số van đề pháp ly cơ bản về quyền sở hữu công nghiệp (cụthé là quyền sở hữu sáng chế) đối với vắc-xin và việc đảm bảo quyền con người

(cụ thê là quyền về sức khoẻ) trong thời gian dịch bệnh

Thứ hai, một s6 van đề phát sinh trong thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa quyền SHCN đối với vắc-xin và van dé đảm bảo quyền con người trongthời gian dịch bệnh Covid-19

Thứ ba, xu hướng và một số giải pháp nhằm đảm bảo giải quyết hài hoàmôi quan hệ giữa quyên SHCN đôi với vac-xin và vân đê đảm bảo quyên con

Trang 10

người trong dịch bệnh Covid-19 nói riêng và các đại dich nói chung.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quátMục đích của luận văn là nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền sở hữu

trí tuệ và quyền con người theo quy định của pháp luật quốc tế Cùng với đó, luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn của mối quan hệ này, các tranh chấp phát

sinh cũng như phương thức giải quyết các tranh chấp này Từ những kết quả

nghiên cứu trên, luận văn sẽ nêu ra những bình luận về hướng tiếp cận phù hợp

mối liên hệ này, nhằm giảm thiểu tối đa các xung đột giữa quyền con người vàquyên sở hữu trí tuệ trên thực tế

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Chỉ ra và phân tích được mỗi quan hệ giữa quyền con người và quyền sở

hữu trí tuệ, lịch sử của mối quan hệ này và các mô hình tiếp cận mối quan hệ giữa hai chế định này;

- Phân tích các vấn đề pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới sáng chế về vắc-xin và quyền được tiếp cận với được phẩm của con người nói chung

và trong giai đoạn Covid-19 nói riêng;

- Phân tích các xung đột trong thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa quyềnSHCN đối với vắc-xin và vấn đề đảm bảo quyền con người trong thời gian dịch

bệnh Covid-19;

- Phân tích thực tiễn của các quốc gia trong thế giới trong việc giải quyếtmối quan hệ giữa quyền SHCN đối với vắc-xin và vấn đề đảm bảo quyền con

người trong thời gian dịch bệnh Covid-19;

- Đề xuất giải pháp đề hài hoà hai chế định trên 2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề pháp lý và thực tiễn về mối quan hệgiữa quyên sở hữu trí tuệ và bảo đảm quyên được chăm sóc sức khoẻ của con

Trang 11

người trong việc chuyền giao quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế về vắc-xin.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các hệ thống điều ước quốc tế liên quantới việc điều chỉnh quyền sở hữu trí tuệ và quyền con người cũng như thực tiễntrong giai đoạn Covid-19 dé rút ra mối quan hệ, các xung đột giữa chúng và xu

hướng của các quốc gia trong việc giải quyết xung đột nêu trên Từ đó, đề xuất các giải pháp đề hài hoà hai chế định nêu trên.

2.4 Tình hình nghiên cứu

Vẫn đề mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và quyền con người nói

chung và mỗi quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế vắc-xin vàquyên về sức khoẻ đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới

Tiêu biểu phải kể đến một số công trình nghiên cứu sau đây:

i) TS Lê Thi Nam Giang, Bat buộc chuyển giao quyên sử dung sáng chế

và van dé bảo vệ sức khoẻ cộng dong, NXB Đại học quốc gia thành phố HồChí Minh, 2014

Công trình nghiên cứu này đã tập trung bản chất sự xung đột giữa vấn đề

bảo hộ sáng chế và van dé bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, việc giải quyết sự xung đột đó qua việc bắt buộc chuyên giao sáng chế, theo quy định của pháp luật

quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam và từ đó đem ra những khuyến nghị choViệt Nam Tuy nhiên, công trình mới chỉ đề cập duy nhất một giải pháp dé giảiquyết xung đột giữa hai chế định này nên sẽ chưa có bức tranh toàn cảnh về cácgiải pháp dé việc giải quyết có thé toàn diện, hiệu quả nhất, đặc biệt là trong

bối cảnh Covid 19.

ii) Trần Kiên (chủ biên), Sw Xung Đột Giữa Quyên Con Người Và Quyển

Sở Hữu Trí Tuệ: Tiếp Cận Từ Triết Lý Pháp Luật Và Thực Tiễn Pháp Lý, NXB

Đại học quốc gia Hà Nội, 2020

Công trình nghiên cứu này đã nghiên cứu sự xung đột giữa quyền conngười và quyền sở hữu trí tuệ từ cả góc độ triết lý lẫn pháp luật thực định

Trang 12

Thông qua đó, công trình cũng đã phân tích cách thức xử lý xung đột cũng nhưchỉ ra các tác hại cũng như lợi ích của các xung đột và đề xuất các cơ chế, giải pháp

dé giải quyết xung đột nêu trên Chương 3 của công trình nêu trên tập trung vào đềcập tới sự xung đột giữa bảo hộ sáng chế với quyền sông và được bảo vệ, chăm sóc

sức khoẻ Tuy nhiên, công trình chưa phân tích sâu về sự xung đột giữa bảo hộ sáng chế với quyền sống và được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ trong những trường hợp khẩn cấp và biện pháp để cân băng sự xung đột này.

iii) Laurance R Helfer, Human Rights and Intellectual Property: Conflflict or Coexistence?, The Minnesota Journal of Law, Science & Technology, 2003

Công trình nghiên cứu nay có thé coi là một trong những công trình tiêubiểu nhất, toàn diện nhất về mối quan hệ giữa quyền con người và quyền sở

hữu trí tuệ Công trình đi sâu vào bản chất của quyền sở hữu trí tuệ và quyền con người dé phân tích mối quan hệ giữa hai chế định này nhìn từ góc độ pháp luật và thực tiễn cũng như phương thức giải quyết mối xung đột giữa hai chế

định này Tuy nhiên, nội dung của công trình chưa dé cập chi tiết đến phương

thức cân băng hai chế định này trong những tình trạng khẩn thiết.

iv) WIPO, Intellectual Property and Human Rights, Wipo Publication No.

Trang 13

- Khánh Linh, 2021, Bản quyền vắc-xin COVID-19 có dé “cho không,biếu không?”, báo điện tử Dang cộng sản, https://dangcongsan.vn/thoi-su/ban-quyen-vac-xin-Covid-19-co-de-cho-khong-bieu-khong-580473.html

- Ths Nguyễn Van Phúc, Miễn trừ quyên sở hữu trí tuệ vắc-xin Covid

19-Tiếp cận theo quyên được chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, Tap chí Nghiên cứu

Lập pháp sé 08 (456), thang 04/2022

(http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/21 xin-Covid-19-tiep-can-theo-quyen-duoc-cham-soc-suc-khoe-cua-cong-

https://www.ohchr.org/Documents/Events/COVID19_AccessVac Carlos M Correa, 2021, Expanding the production of COVIDhttps://www.ohchr.org/Documents/Events/COVID19_AccessVac 19 vachttps://www.ohchr.org/Documents/Events/COVID19_AccessVac

vac-xin to reach developing countries: Lift the barriers to fight the pandemic in the

Global South, Policy Brief No 92, The South Centre.

- Emma Cott, Elliot deBruyn and Jonathan Corum, 2021, How Pfizer

Trang 14

Makes Its Covid-19 Vắc-xin, The New York Times,https://www.nytimes.com/interactive/202 1/health/pfizer-coronavirus-vắc-

xin html? foclid=IwAROVc33fEvHolIpsLQTqY g4TLlv

- James Bacchus, 2020, An Unnecessary Proposal: A WTO Waiver of

Intellectual Property Rights for COVID-19 Vac-xin, Free trade bulletin No 78,

Cato Institute,

- USTR, 2021, Statement from Ambassador Katherine Tai on the

Covid-19 Trips Waiver, releases/202 1/may/statement-ambassador-katherine-tai-Covid-19-trips-

https://ustr.gov/about-us/policy-offices/press-office/press-waiver.

- WTO, 2020, Waiver from certain provisions of the TRIPS Agreement

for the prevention, containment and treatment of Covid-19 - Communication

from India and South Africa, document no IP/C/W/669

https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/SS/directdoc.aspx?filename=q:/IP/C/W669 pdf&Open=True

- WTO, 1994, Marrakesh Agreement Establishing the World Trade Organization, https://www.wto.org/english/docs_e/legal_e/04-wto_e.htm

Trang 15

Tuy nhiên, các công trình chủ yếu mới chỉ ra các cách tiếp cận mối quan

hệ trên thế giới hiện nay, phân tích các xung đột giữa quyền sáng chế và quyền

về sức khoẻ dưới góc độ pháp luật và thực tiễn cũng như nội dung về miễn trừquyền sở hữu trí tuệ mà chưa giải quyết được các câu hỏi:

(i) Ban chất của sự xung đột giữa quyền sở hữu sáng chế và quyền về

2.5 Tính mới của đề tài

Đề tai “QUAN HỆ GIỮA QUYEN SỞ HỮU SÁNG CHE VỚI QUYEN VE SỨC KHOẺ TRONG BOI CANH ĐẠI DỊCH COVID-19”

không phải là van đề mới nhưng hiện nay van còn nhiều tranh luận va sự xung

đột cần được nghiên cứu sây đề từ đó đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm hài hoà quyền sở hữu trí tuệ và quyền con người Đề tài này sẽ nghiên cứu một cách cách toàn diện về mỗi quan hệ giữa quyền con người và quyền sở hữu trí

tuệ từ góc độ lý luận và thực tiễn, đặc biệt là xoay quanh van đề chuyên giaoquyên sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin trong giai đoạn Covid-19 Việc nghiên cứu

sẽ đi từ bản chất của hai chế định dé xác định mối quan hệ giữa hai chế địnhnêu trên, chỉ rõ các xung đột cụ thé giữa hai chế định cũng như phương thứcgiải quyết xung đột Thông qua các phân tích từ góc độ pháp luật quốc tế, thực

tiễn cân bằng mối quan hệ, tác giả cũng sẽ đề cập một số bình luận cũng như

đề xuất giải pháp dé có thể giải quyết tốt nhất mối liên hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và quyền con người theo trong bối cảnh Covid-19 cũng như các tình trạng

khẩn cấp tương tự

Trang 16

3 Nội dung nghiên cứu

Thứ nhất, một số van đề pháp lý co bản về quyên sở hữu công nghiệpđối với vắc-xin và việc đảm bảo quyền con người trong thời gian dịch bệnh

Thứ hai, một số van đề phát sinh trong thực tiễn giải quyết mối quan hệ

giữa quyền SHCN đối với vắc-xin và van dé đảm bảo quyền con người trongthời gian dịch bệnh Covid-19.

Thứ ba, xu hướng và một số giải pháp nhằm đảm bảo giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa quyền SHCN đối với vắc-xin va van đề đảm bảo quyền con người.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn được sử dụng một

loạt các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học lẫn phổ quát của khoahọc xã hội nói chung Trong đó, đặc biệt quan trọng là:

- Phương pháp duy vật, biện chứng được sử dụng phân tích sự xuất hiện

và phát triển của các học thuyết về mối liên hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và quyền con người trong chính bối cảnh vận động nội tại của nó.

- Phương pháp phân tích sử dụng để trình bày, giới thiệu và phân tích các

triết lý cơ bản về quyền con người và quyền sở hữu trí tuệ, các vụ việc cụ thé

và diễn giải việc áp dụng các triết lý đó vào việc xây dựng và giải thích nộidung các quy phạm trong các tranh chấp thực tiễn

- Phương pháp luật so sánh được dụng để so sánh các chế định nhằm trảlời các câu hỏi về liên quan đến các quy tắc pháp lý điều chỉnh cùng một đối

tượng của các nền tài phán khác nhau: chức năng, vai trò, ý nghĩa, giải thích,

áp dụng, lịch sử hình thành và phát trién

Trang 17

CHUONG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VE QUAN HỆ GIỮA QUYEN

SO HUU SANG CHE VOI QUYEN VE SUC KHOE

Quyên sở hữu sáng chế (Hay gọi tat là “quyên sáng chế”) là một trongnhững quyền quan trọng trong các quyền sở hữu trí tuệ và việc bảo hộ quyền

này có sự tác động mạnh mẽ, tích cực đến sự phát triển kinh tế - văn hoá — xã

hội Bên cạnh những tác động tiêu cực, quyền sở hữu sáng chế cũng đang tạo

ra những thách thức cho các quốc gia, đặc biệt những quốc gia đang và kém phát triển khi phải thực hiện các cam kết rất cao theo các Hiệp định song

phương, đa phương đã gia nhập liên quan tới Sở hữu trí tuệ như Hiệp địnhTRIPS, CPTPP, EVTPA Và một trong những thách thức lớn nhất đó chính

là bảo vệ quyền con người nói chung và quyên về sức khoẻ nói riêng bởi quyền

sở hữu sáng chế và quyền về sức khoẻ có những quan điểm, quy tắc và mụctiêu có phần trái ngược nhau khi áp dụng cho cùng đối tượng — sự sáng tạo củacon người.

Trong chương I này, luận văn sẽ trình bày khái quát các van dé lý luận

chính về quyền sáng chế và quyền sức khoẻ cũng như mỗi quan hệ giữa hai

quyền này với các nội dung chính: (i) khái niệm sáng chế, quyền sáng chế vabảo hộ quyền sáng chế; (ii) quyền về sức khoẻ và nghĩa vụ của quốc gia đốiquyên quyền về sức khoẻ, và (iii) mối quan hệ giữa quyền sở hữu sáng chế vaquyền về sức khoẻ Việc phân tích ở chương I sẽ là cơ sở pháp lý cho nội dungphân tích cụ thê mối quan hệ giữa hai quyền này trong bối cảnh đại dịch Covid-

19 ở chương 2.

1.1 Những van đề lý luận cơ bản về sáng chế

1.1.1 Khái niệm sáng ché

Sáng chế là một trong những đối tượng quan trọng của sở hữu trí tuệ

(SHTT) và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thúc đây sự phát triển của

xã hội.

10

Trang 18

Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, “Sáng chế là sản phẩm mới hoặcquy trình nham giải quyết một vấn dé kỹ thuật ”.[ LI]

Theo khoản 1 điều 2 Luật sáng chế của Nhật Bản, “Sáng chế là sự sángtạo ra những ý tưởng kỹ thuật ở trình độ tiên tiễn bang cách sử dụng quy luật

tu nhiên” [12].

Theo quy định tại khoản 12 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đôi

bổ sung năm 2009 và 2019, “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một van dé xác định bang việc ứng dụngcác quy luật tự nhiên”.

Từ các định nghĩa trên, có thể thấy được bản chất của sáng chế là giảipháp kỹ thuật, hay nói cách khác là biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết một vẫn

đề xác định Giải pháp kỹ thuật này phải do con người tạo ra nhờ việc sử dụng

các quy luật tự nhiên, chứ không phải là những gì đã ton tại sẵn trong tự nhiên

và được con người phát hiện ra Đây chính là điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa

“sáng chế” và “phát minh” Phát minh là việc con người phát hiện ra một sự vật, hiện tượng hoặc quy luật khách quan của thế giới tự nhiên (vi dụ: Issac

Newston phát hiện ra trọng lực) và con người theo chủ đích của minh sẽ tạo racác sáng chế từ những phát minh đó Sáng chế hoặc là do con người tạo ra từ

những gì không sẵn có trong tự nhiên, hoặc từ những gì đã có trong tự nhiên,

con người theo mục đích của mình sẽ tác động vào dé biến đồi, cải tiến dé tạo

Trang 19

2 Các Thành viên có thể loại trừ không cấp bằng sáng chế cho nhữngsáng chế cân phải bị cắm khai thác nhằm mục đích thương mại trong lãnh thổcủa mình dé bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, kể cả để bảo vệ cuộcsống và sức khoẻ của con người và động vật hoặc thực vật hoặc dé tránh gây

nguy hại nghiêm trọng cho môi trường, với điều kiện những ngoại lệ đó được quy định không chỉ vì lý do duy nhất là việc khai thác các sáng chế tương ứng bị pháp luật của nước đó ngăn cam.

3 Cac Thanh vién cting co thể loại trừ không cấp patent cho:

a) các phương pháp chẩn đoán bệnh, các phương pháp nội và ngoạikhoa đề chữa bệnh cho người và động vật;

b) thực vật và động vật không phải là các chung vi sinh, và các quy trìnhsản xuất thực vật và động vật, chủ yếu mang tính chất sinh học và không phải

là các quy trình phi sinh học hoặc vi sinh Tuy nhiên, các Thành viên phải bảo

hộ giống cây bằng hệ thống bằng sáng chế hoặc bằng một hệ thống riêng hữu hiệu, hoặc bằng sự kết hợp giữa hai hệ thong đó dưới bat kỳ hình thức nào Các quy định của điểm này phải được xem xét lại sau 4 năm kể từ khi Hiệp định WTO bat dau có hiệu luc.”

Sáng chế nói riêng và quyền Sở hữu trí tuệ nói chung có ý nghĩa hết sức

to lớn, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển khoa học — công nghệ, song hànhvới sự phát triển kinh tế - xã hội Trong xã hội hiện đại, “động lực mới tạo ra

sự thịnh vượng trong xã hội đương thoi là tài sản dựa trên tri thức”.[13] Trong

các tài sản trí tuệ, sáng chế có vai trò đặc biệt quan trọng bởi giá trị thương mại rất lớn Thông qua quá trình khai thác sáng chế, bao gồm việc sử dụng, chuyền giao quyên sở hữu, chuyền quyền sử dụng sáng chế, chuyên giao công nghệ, góp vốn kinh doanh và các giao dịch sinh lợi khác, doanh nghiệp có khả năng

tăng cường tài sản và nâng cao giá trị cạnh tranh Sáng chế cũng được coi làmột trong những yếu tố để xác định tiềm lực khoa học — công nghệ của một

12

Trang 20

quốc gia cũng như xác định tính cạnh tranh của nên kinh tế Sự phát triển củamột quốc gia tỉ lệ thuận vào sự phát triển của việc nghiên cứu, đăng ký và bảo

hộ tại quốc gia đó Chính vi lý do đó, các doanh nghiệp, cao hơn là các quốcgia và cộng đồng quốc tế đã dành chi phí không nhỏ dé đầu tư cho hoạt động

sáng tạo cũng như xây dựng cơ chế bảo hộ sáng chế quy củ, chặt chẽ.

1.1.2 Khai niệm quyền sáng chế Quyền sáng chế là một trong những quyền sở hữu trí tuệ, theo đó Nha nước cấp quyền độc quyền đối với sáng chế cho tác giả/bên sở hữu sáng chế,

tạo cơ sở pháp lý để ngăn cản bên thứ ba chế tạo, sử dụng, chào bán hoặc báncác phát minh của họ Thậm chí, một sé quốc gia còn cấp cho tác giả/chủ sởhữu sáng chế quyền cắm “nhập khâu” sáng chế Quyền sáng chế tồn tại trongmột khoảng thời gian giới hạn Thời hạn tối thiểu được quy định trong Hiệpđịnh TRIPS là hai mươi năm Đề đổi lại việc cấp các quyền đối với bằng sáng

chế, người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế phải bộc lộ sáng chế theo cách cho

phép những người khác có thé đưa sáng chế đó vào thực tế Và dé được cấp

văn bang bảo hộ - cơ sở dé xác lập quyền sáng chế, sáng chế đó phải đáp ứng

“tính mới” (các đặc điểm mới không phải là “tình trạng kỹ thuật tiên tiến”),

“tính sáng tạo” (một trình độ sáng tạo không rõ ràng đối với một người có kỹnăng trong lĩnh vực này), và “khả năng áp dụng công nghiệp”.

Dưới góc độ nhân quyền, quyền sáng chế là quyền thuộc quyền đượctham gia vào đời sống văn hoá và được hưởng các thành tựu của khoa học

Quyền nay được đề cập lần đầu tiên tại Điều 27 UDHR (1 Ai cũng có quyển tự

do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng dong, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ áy.⁄2 Ai cũng được bảo vệ bởi những quyền lợi tinh than và vật chất phát sinh từ những sản

phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình) và được cụ thể hoá tại điều

15 ICESCR (1 Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận mọi người đều

13

Trang 21

có quyên:/a Được tham gia vào đời sống văn hoá;/b Được hưởng các lợi íchcủa tiến bộ khoa học và các ứng dụng của no,/c Được bảo hộ các quyền loi

tinh than va vat chat phat sinh tir bat ky sang tạo khoa học, van học nghệ thuật

nào của minh./2 Các biện pháp mà các quốc gia thành viên Công ước sẽ tiễn

hành nhằm thực hiện day đủ quyển này phải bao gồm các biện pháp can thiết

để bảo tôn, phát triển và phổ biến khoa học và văn hoá./3 Các thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyên tự do không thể thiếu được đối với nghiên cứu khoa học và các hoạt động sáng tao) Theo đó, tất cả mọi người đều được bảo

vệ những lợi ích phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học va nghệ thuậtcủa mình nói chung, sáng chế nói riêng Việc bảo vệ những lợi ích vật chất vàtinh than đó là một phan của các quyền cơ bản của con người Bình luận chung

số 17 của CESCR khang định, quyền được bảo hộ các lợi ích tinh thần và vật

chất phát sinh từ hoạt động trí tuệ là một quyền con người, phát sinh từ giá tri

và nhân phẩm của con người nói chung Trên có sở đó, hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ cũng hướng tới việc bảo vệ các quyền của chủ sở hữu quyền SHTT

nói chung và quyền sáng chế nói riêng, khuyến khích sự sáng tạo

Tuy nhiên, CESCR cũng giải thích rằng không phải tất cả các thuộc tínhcủa quyền sở hữu trí tuệ đều thuộc quyền con người.[14] Bình luận chung số

học và nghệ thuật vì lợi ích xã hội.

Trái lại với quyên con người, quyên sở hữu trí tuệ nhìn chung có tínhtạm thời và có thể bị huỷ bỏ, cấp phép hoặc trao cho một người nào đó Trong

14

Trang 22

da số hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ, quyền SỞ hữu trí tuệ, trừ các ngoại lệquyên về tinh thân, có thể bị giới hạn về thời gian và phạm vi, và có thé traođối, sửa chữa, thậm chí bị tước bỏ; trong khi đó, quyên con người là cdc quyên

cơ bản, vô hạn về thời gian ”

Theo đó, điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật các quốc gia sẽ đặt ra những quy định thúc đây chuyên giao và phổ biến công nghệ, tạo

sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và người sử dụng, mang

lại lợi ích chung cho cộng đồng Đồng thời, trong những trường hợp được phápluật quy định, nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợiích khác của Nhà nước, xã hội, Nhà nước cũng có quyền cam hoặc hạn chếngười năm độc quyền sử dụng sáng chế thực hiện quyền của mình hoặc bắt

buộc người nắm độc quyên sáng chế chuyền giao quyền sử dụng sáng chế cho chủ thé khác.

1.1.3 Khái niệm bảo hộ sáng chế

Hiệp định TRIPS cũng như pháp luật của hầu hết các quốc gia đều không

đưa ra khái niệm cụ thê về “Bảo hộ sáng chế” Tuy nhiên, trong phần chú thích

3 của Hiệp định thì có đưa ra khái niệm “bảo hộ” theo nghĩa rất rộng như sau:

“bảo hộ phải bao gom các van dé ánh huong dén kha năng đạt duoc, việc datđược, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và thực thi các quyền SHTT, cũng như cácvấn dé ảnh hưởng đến việc sử dụng các quyên SHTT được quy định rõ trongHiệp định này” Như vay, có thé hiểu bảo hộ sáng chế là việc nhà nước thừa

nhận một sáng chế thuộc sở hữu của một cá nhân hay tô chức nhất định, được xác lập bằng việc cấp băng độc quyền sáng chế Việc bảo hộ bao gồm các vấn

đề liên quan đến việc xác lập quyền, xác định phạm vi bảo hộ, duy trì hiệu lực

của các quyền được bảo hộ và các biện pháp đảm bảo cho chủ sở hữu thực thi

các quyền của mình trong thực tế Dé đảm bảo điều đó, hệ thống bảo hộ sángchê sẽ bao gôm rât nhiêu yêu tô như chính sách, các điêu kiện về kinh tê, công

15

Trang 23

nghệ, môi trường pháp lý, hệ thống co quan thực thi quyên trong đó việc thiếtlập cơ chế pháp lý cho việc bảo hộ sáng chế đóng vai trò quan trọng Mặc dùsáng chế được coi là đối tượng khó bị sao chép nhất trong các đối tượng sở hữutrí tuệ do những đòi hỏi về trình độ khoa học công nghệ cũng như phương tiện

kỹ thuật nhất định dé thực hiện nhưng việc sao chép vẫn thường xuyên xảy ra

do chi phí, thời gian và công sức cho việc sao chép thấp hơn chi phí nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng sáng chế nhiều lần Chính vì vậy, các quốc gia buộc phải ban hành pháp luật về bảo hộ sáng chế dé nhăm tạo ra hành lang pháp

lý vững chắc cho việc bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ này, khuyến khích sự sángtạo, mang lại các lợi ích kinh tế - xã hội cho cả người sáng tạo và người sử

dụng.

Pháp luật về sáng chế đã ra đời từ rất sớm tại các quốc gia Luật sáng chế

đầu tiên trên thế giới được ban hành năm 1474, tai Venice (Vinetian Patent Statute) Luật này cho phép nhà sáng chế trong thời hạn 10 năm được độc quyền chế tạo các thiết bị mới của mình đồng thời quy định biện pháp chế tài đối với việc sử dụng các thiết bị đó khi không được phép của chủ sở hữu sáng chế cũng như chế tài đối với các hành vi xâm phạm sáng chế khác.[15, tr413] Tuy nhiên,

Luật độc quyền của Vương quốc Anh ban hành năm 1623 lại có ảnh hưởng mạnh

mẽ nhất đến hệ thống sáng chế hiện đại và được đánh giá là “khuôn mẫu cho luậtsáng chế ở nhiều quốc gia”.[16, tr3] Pháp luật này thừa nhận sự độc quyền đốivới sáng chế, cho phép tác giả của sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền

đối với sáng chế của họ Bên cạnh đó, các cách tiếp cận về bản chất quyền của các tác giả của sáng chế theo pháp luật của Hoa Kỳ, Pháp và Áo cũng tác động không nhỏ tới pháp luật sáng chế của các quốc gia được ban hành sau đó Theo

Hiến pháp năm 1787 của Hoa Kỳ, tác giả và chủ sở hữu sáng chế được cấp cácquyền độc quyền trong một thời gian nhất định và trên cơ sở đó Luật Sáng chế

1970 đã được xây dựng theo hướng công nhận quyền “pháp lý” đối với sáng chế

16

Trang 24

mà không đề cập đến quyên tài sản của sáng chế Trong khi đó, luât Sáng chếcủa Pháp được ban hành năm 1791, khang định quyền của nhà sáng chế đối vớisáng tạo của họ là quyền tài sản, dựa trên “quyền của con người” và cấp quyềnđộc quyền sáng chế cho chủ sở hữu sáng chế Khác với quan điểm của Pháp,

Luật sáng chế của Áo 1810 lại khăng định quyền tài sản đối với sáng chế không

phải là quyền tự nhiên của con người, được cấp cho các tác giả của sáng chế, mà

đó là đặc quyền mà nhà nước dành riêng cho họ nhằm hạn chế việc “bắt chước”

ý tưởng của tác giả và chủ sở hữu sáng chế, đảm bảo lợi ích chung của cộng

đồng.[16, tr3] Tính đến cuối thế ky XIX đã có 45 quốc gia ban hành luật sángchế và hiện nay hau hết các nước đều có quy định về việc bảo hộ sáng chế, trong

đó có quốc gia bảo hộ bằng một đạo luật riêng về sáng chế, có quốc gia bảo hộ

trong luật chung Sở hữu trí tuệ.

Từ cách tiếp cận khác nhau trong việc xây dựng pháp luật sáng chế đã dẫn đến những quan điểm khác nhau ủng hộ việc bảo hộ sáng chế, trong đó có bốn quan điểm cơ bản sau:[16, tr21-25]

i) Quan điểm “Luật tự nhiên ” (Natural law):

Quan điểm này được xây dựng dựa trên học thuyết của George Hegel về

quyên tự do sáng tạo của con người Theo đó, con người có người tài sản tự nhiênđối với các sáng tạo của họ Xã hội có trách nhiệm công nhận và bảo vệ quyềntài sản này thông qua việc bảo vệ độc quyền sáng chế Việc chiếm đoạt ý tưởngcủa người khác mà không có sự đồng ý của họ cần bị xem như là hành vi “ăn

cắp”.

ii) Quan điểm “Khen thưởng ” (Reward) Quan điểm này được xây dựng dựa trên học thuyết của John Locke về

giá tri lao động, theo đó, tai sản là thành quả lao động của người nao thì người

đó sẽ là chủ sở hữu và có toàn quyên cho tặng, bán các tài sản Con người cầnnhận được phần thưởng xứng đáng với sự phục vụ cho xã hội Vì vậy, người

17

Trang 25

sáng tạo sẽ được đảm bảo phần thưởng tương xứng là các độc quyền về mặtpháp lý trong thời gian nhất định đối với các sáng chế của họ.

iii) Quan điểm “Khuyến khích” (Incentive)Việc phát triển công nghiệp rat quan trọng đối với sự phát triển của xã hội

và sáng chế cũng như sự khai thác công nghiệp các sáng chế có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp Tuy nhiên, nếu các nhà sáng chế hoặc các nhà đầu tư cho hoạt động sáng tạo chỉ kỳ vọng thu được lợi nhuận từ việc khai thác sáng chế như là sự khai thác sự cạnh tranh từ các kiến thức công

nghệ thi có thé sẽ không khuyến khích tạo ra sáng chế và khai thác sáng chế ởmức độ day đủ nhất Do đó, cần dé cho tác giả của sáng chế và nha đầu tư thấy

họ sẽ được đền đáp xứng đáng về công sức, chi phí thời gian và tài chính choVIỆC tao ra sáng chế bằng cách tăng khả năng có thé thu lợi nhuận cho họ Cách

thức hữu hiệu nhất đó là trao cho họ quyền độc quyền sáng ché Có thé thay rằng, quan điểm nay và quan điểm thứ hai có sự giao thoa nhất định, đó là nhìn nhận mục đích của việc bảo hộ sáng chế là phần thưởng, sự khích lệ đối với tác giả của sáng chế và nhà đầu tư, cho họ có thể thu được lợi nhuận từ việc khai thác sáng chế và thông qua đó dé khuyến khích sự sáng tạo.

iv) Quan điểm “công bố” (Disclosure):

Theo quan điểm này, việc bảo hộ sáng chế chính là cách dé “trao đồi bímật” thông qua việc tác giả của sáng chế bộc lộ thông tin sáng chế Nếu các tácgiả của sáng chế và nhà đầu tư không bộc lộ thông tin sáng chế thì công nghệ

sẽ khó có thê phát triển nhanh chóng, sáng chế có thể mắt đi khi tác giả của sáng chế hoặc nhà đầu tư chết và thé hệ sau không được tiếp cận với sáng chế.

Đề đáp lại việc công bồ thông tin của sáng chế, các tác giả của sáng chế sẽ được

độc quyền sáng chế của họ.

Các quan điểm nêu trên được Fritz Machlup tập hợp và trình bày một cách hệthống vào năm 1958 Cho tới nay, các quan điểm này vẫn được thừa nhận rộng rãi

18

Trang 26

Việc bảo hộ sáng chế có những đặc điểm cơ bản sau:

i) Được xác lập thông qua việc nộp don đăng ký:

Bằng sáng chế là được trao độc quyền cho các tác giả/chủ sở hữu sángchế dé ngăn chặn người khác chế tạo, sử dung, chào bán, bán sản phẩm đó hoặcnhập khâu sản phẩm đó dé thực hiện những mục đích nói trén.[48] Các hệ thống

băng sáng chế cũng thường cung cấp cho người được cấp băng sáng chế quyền

cam “nhập khâu” sáng ché.[17, tr17] Dé bảo hộ sáng chế được pháp luật bảo

hộ, tác giả/chủ sở hữu của sáng chế phải tiễn hành nộp don đăng ký theo quy

định Hay nói cách khác, thủ tục đăng ký là thủ tục bắt buộc để xác lập quyềncho tác giả/chủ sở hữu của sáng chế quyền độc quyền đối với sáng chế của họ.Nhà nước chỉ có nghĩa vụ bảo hộ đối với các sáng chế đã được cấp văn bằng

bảo hộ.

Khoản 1 điều 27 Hiệp định TRIPS quy định “Tuy thuộc vào quy định tại

các khoản 2 và khoản 3 sau đây, patent phải được cấp cho bat kỳ một sáng chế nào, dù là sản phẩm hay là quy trình, thuộc mọi lĩnh vực công nghệ, với điều kiện sáng chế đó phải mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp” Như vậy, các điều kiện tiên quyết khác dé được cấp bằng sáng chế bao

gồm tinh mới (các đặc điểm mới không phải là “tình trạng kỹ thuật tiên tiến”),tính sáng tạo (tính không hiển nhiên), và khả năng áp dụng công nghiệp (tính

hữu ích).

e Tinh mới:

Pháp luật các quốc gia có thé có các định nghĩa khác nhau về tính mới nhưng đều chung cách đánh giá dựa trên việc chưa bị bộc lộ của sáng chế Theo

đó, để được coi là có tính mới, sáng chế yêu cầu bảo hộ phải chưa bị bộc lộ công

khai đưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bắn hoặc bất kỳ hình thức nào khác ởbất kỳ quốc gia nào trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên

trong trường hợp đơn đăng ký có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

19

Trang 27

e Tinh sáng tao:

Da số các quốc gia đều quy định về tính sáng tạo Tuy nhiên, một số hệ

thống luật khác, ví dụ Đạo luật về sáng chế của Hoa Kỳ, sử dụng quy định là

“tính không hiển nhiên” Tại điều 27 Hiệp định TRIPS có đưa ra tiêu chuẩn bảo

hộ sáng chế là phải có tính sáng tạo nhưng chú thích 5 của Hiệp định này đã

giải thích thuật ngữ “trinh độ sáng tạo” được coi là đồng nghĩa với thuật ngữ

“tính hiển nhiên”

Sáng chế được coi là có tính sáng tạo nếu như sáng chế đó là một bước tiễn sáng tạo, không thé tạo ra một cách dé dàng đối với những người có hiểu

biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng, trên cơ sở so sánh với các giải

pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới các hình thức như sử dụng, mô tảbang văn bản hoặc dưới bat kỳ hình thức nào khác tại các quốc gia, trước ngày

nộp đơn của sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn có yêu cầu

hưởng quyền ưu tiên.

e Kha năng ap dụng công nghiệp

Đa số các hệ thống pháp luật đều có yêu cầu về khả năng áp dụng công

nghiệp Tuy nhiên, một số hệ thong luật khác, ví du như Hoa Ky, lai sử dụngthuật ngữ là “tính hữu ích” Tại điều 27 Hiệp định TRIPS có đưa ra tiêu chuẩnbảo hộ sáng chế là phải có “khả năng áp dụng công nghiệp” nhưng chú thích 5của Hiệp định này đã giải thích thuật ngữ “khả năng áp dụng công nghiệp”được coi là đồng nghĩa với thuật ngữ “tính hữu ích”

Khả năng áp dụng công nghiệp của một sáng chế là việc có thể thực hiện

được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy

trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ôn định

Một giải pháp kỹ thuật đáp ứng các điều kiện bảo hộ mà pháp luật quy định thì trên cơ sở đơn đăng ký, yêu cầu cấp bằng độc quyên sáng chế của tác

giả/chủ sở hữu sáng chê, Nhà nước sẽ câp băng độc quyên sáng chê Nhà nước

20

Trang 28

là chủ thé bảo hộ quyền, có nghĩa vụ đưa ra tat cả các biện pháp có thé đảm bảorằng các quyền sở hữu đối với sáng chế của tác giả/chủ sở hữu sáng chế đượcghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và thực thi đầy đủ.

ii) Giới hạn về không gian và thời gianTương tự như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, việc bảo hộ sáng chế

sẽ được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ và nội dung thể hiện trong các yêu cầu

bảo hộ Theo đó, Chủ sở hữu sáng chế chỉ được thực hiện các quyền của mình trong phạm vi được xác định trong văn bằng bảo hộ Ngoài phạm vi đó, bất kỳ

ai trong xã hội cũng có quyền khai thác sáng chế mà không cần sự cho phépcủa chủ sở hữu sáng chế

Bên cạnh giới hạn về không gian, việc bảo hộ sáng chế còn bị giới hạn

về thời gian Thời gian bảo hộ được quy định cụ thể trong pháp luật các quốc

gia và được xác định cụ thé trong băng độc quyền sáng chế Thời hạn tối thiểu được quy định tại diều 33 Hiệp định TRIPS là hai mươi năm Dé đổi lại việc được cấp bằng độc quyền sáng chế, người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế phải bộc lộ đầy đủ, rõ ràng sáng chế của mình đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiéu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thé thực hiện

giải pháp đó Chính việc bộc 16 đó đã (1) tạo ra nguồn dữ liệu khi nghiên cứu,phát triển khoa học công nghệ, (1) tạo cơ hội dé các cá nhân, tô chức có thé tự

do khai thác miễn phí khi hết thời hạn bảo hộ, bất kỳ chủ thê nào trong xã hộicũng có quyền tự do khai thác sáng chế, (iii) tránh lãnh phí trong nghiên cứu

bởi các tác giả/chủ sở hữu sáng chế sau sẽ phải tìm tòi tính mới, tính sáng tạo cho sáng chế của họ, tránh lặp lại giải pháp kỹ thuật đã biết néu họ muốn được Nhà nước bảo hộ sáng chế, va (iv) thúc đây hoạt động chuyền giao công nghệ, góp phần nâng cao trình độ của bên nhận chuyền giao.

Việc giới hạn về không gian và thời gian này góp phần hạn chế nhữngtác động tiêu cực của việc bảo hộ sáng chê tới xã hội Trong suôt thời gian bảo

21

Trang 29

hộ sáng chế, việc không có sản phẩm cạnh tranh đã tạo ra vị thế độc quyền củatác giả/chủ sở hữu sáng chế dé khai thác tối đa các quyền của mình, thông qua

đó họ có thể trở thành độc quyền kinh tế - một trong những nguyên nhân dẫnđến việc có thé hạn chế số lượng sản pham đưa ra thì trường và/hoặc khiến giáthành tăng cao Sự tăng giá hàng hoá, đặc biệt là các hàng hoá “công cộng” như

thuốc chữa bệnh, thực phẩm sẽ gây khó khăn cho việc tiếp cận cho mọi người, đặc biệt là nhóm người yếu thế cũng như ở các quốc gia thu nhập thấp hoặc

trung bình Khi hết thời hạn nêu trên, các bên có quyền tiếp cận dé khai thácsáng chế miễn phí hoặc phát triển dựa trên sáng chế đã có nên sẽ xoá bỏ vi théđộc quyền của tác giả/chủ sở hữu sáng chế, nhanh chóng bình ổn và thúc day

sự phát triển kinh tế, xã hội

iii) Chủ thể quyền bị cắm hoặc hạn chế trong một số trường hợp

Có thê thấy, bảo hộ sáng chế mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển

kinh tế, xã hội Tuy nhiên, bảo hộ sáng chế cũng làm phát sinh những chi phí xãhội nhất định như sự độc quyền kinh tế trong thời gian bảo hộ, tăng khoảng cách

giữa các nhóm quốc gia, gánh nặng tài chính để vận hành hệ thống sáng chế Mặc dù xét về lâu dài, việc bảo hộ sáng chế tác động tích cực đến sự phát triển

kinh tế - xã hội nhưng xét trong một khoảng thời gian nhất định, nó cũng cónhững tác động tiêu cực không hề nhỏ tới các quốc gia, đặc biệt là các quốc giakém và đang phát triển liên quan tới vẫn đề an sinh xã hội như y tế, môi trường,

an ninh lương thực

1.2 Khái quát chung về quyền về sức khoẻ

1.2.1 Khái niệm về quyền về sức khoẻ Quyền về sức khoẻ là một trong những quyền cơ bản của con người, nằm trong nội hàm của quyền được có mức sống thích đáng được đề cập tại điều 25

UDHR (1 Ai cũng có quyén được hưởng một mức sống khả quan về phươngdiện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình kê cả thức ăn, quan áo, nhà

22

Trang 30

ở, y té và những dich vụ cần thiết; ai cũng có quyên được hưởng an sinh xã hộitrong trường hop thất nghiệp, dau 6m, tật nguyên, góa bua, già yếu, hay thiếuphương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muốn./2 Sản phụ và trẻ

em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ Tat cả các con, dâu là chính thức hay

ngoại hôn, déu được hưởng bao trợ xã hội như nhau) Quy định này sau đó được cụ thé hoá trong các điều 7, 11, 12 ICESCR; Điều 10, 12, 24 CEDAW; Điều 24 CRC, Điều 5 Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965; Tuyên bố Viên và Chương trình hành động thông qua

tại Hội nghị thé giới về quyền con người lần thứ 2 năm 1993 Ngoài ra, quyền

về sức khoẻ còn được ghi nhận trong một số văn kiện khu vực về quyền conngười, chang hạn điều 11 Hiến chương xã hội châu Âu năm 1961 sửa đổi;Điều 16 Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộcnăm 1981; Điều 10 Nghị định thư bổ sung Công ước châu Mỹ về các quyềnkinh tế, xã hội và văn hoá năm 1988 Tuy nhiên, Điều 12 ICESCR được

coi là quy định pháp luật quốc tế toàn diện nhất về quyền được chăm sóc sức

khỏe Theo Điều này, mọi người có quyền được hưởng một tiêu chuẩn sức

khoẻ về thé chat và tinh than ở mức cao nhất có thé được Các quốc gia thành

viên Công ước cần thi hành các biện pháp dé thực hiện day đủ quyền này,trong đó bao gồm những biện pháp cần thiết nhằm giảm bớt tỷ lệ tử vongcủa trẻ sơ sinh và trẻ em; cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinhcông nghiệp; ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnhnghề nghiệp và các loại bệnh khác; và tạo các điều kiện dé bao đảm moi dịch

vụ và sự chăm sóc y tế khi đau yếu.

Liên quan đến Điều 12 ICESCR, Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội, văn

hóa đã giải thích một cách khá toàn diện và chi tiết về quyền nay trong Bình

luận chung số 14 thông qua tại phiên họp lần thứ 22 năm 2002 của Ủy ban, cóthé tóm tắt những điểm quan trọng như sau:

23

Trang 31

Thứ nhất, chăm sóc sức khoẻ là một quyền con người cơ bản, không thêthiếu dé thực hiện các quyền khác Mọi người có quyền được hưởng tiêu chuẩn

chăm súc sức khoẻ cao nhất có thé đạt được dé sống một cuộc sống có nhân

phẩm Hiện thực hóa quyền được chăm sóc sức khoẻ có thé được thực hiện

thông qua nhiều cách tiếp cận bồ trợ nhau, chang hạn như xây dựng chính sách

y tế, hoặc thực hiện các chương trình y tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

triển khai, hoặc ban hành những văn bản pháp luật cụ thé

Thứ hai, quyền được chăm sóc sức khoẻ liên quan mật thiết với và phụ

thuộc vào việc hiện thực hoá các quyền con người khác, bao gồm các quyền

sống, quyền về lương thực, nhà ở, việc làm, giáo dục, nhân phẩm, bình đăng,

không phân biệt đối xử, cam tra tan, bảo vệ đời tư, tiếp cận thông tin, và cácquyên tự do lập hội, hội họp, đi lại Những quyền va tự do này là những yếu tốhợp thành của quyền được chăm sóc sức khoẻ

Thứ ba, Điều 12 ICESCR không bao gồm định nghĩa về sức khoẻ, tuynhiên có thé liên hệ đến định nghĩa được nêu trong lời nói đầu của Điều lệ của

WHO, theo đó sức khoẻ được xác định là “trạng thái thỏai mái về điều kiện thể chất, tỉnh thân và xã hội, không chỉ thuần tuỷ là không có bệnh tật hay không

ồn định”

Thứ tw, quyền được chăm sóc sức khoẻ không chỉ được hiểu như là mộtquyền được khoẻ mạnh mà bao gồm các tự đo và quyền khác, ví dụ như tự dotrong việc làm chủ về sức khoẻ và thân thé, ké cả về tình dục và sinh sản, tự dokhông bị can thiệp, chăng hạn không bị tra tan, điều trị và thi nghiệm y tế mà

không được sự đồng ý; quyền bình dang về cơ hội trong việc chăm sóc sứckhỏe

Thứ năm, thuật ngũ “tiêu chuẩn sức khoẻ cao nhất có thể đạt

duoc” trong Điều 12 (1) đề cập đến những tiền đề sinh học và kinh tế-xã hộicủa từng cá nhân và nguôn lực san có của một quôc gia thành viên Có rat nhiêu

24

Trang 32

khía cạnh không thê được giải quyết chỉ trong phạm vi mối quan hệ giữa nhànước với cá nhân Chỉ riêng các nhà nước không thể bảo đảm sức khoẻ tốt chomọi công dân, cũng như không thê loại trừ mọi nguy cơ với sức khoẻ của mọi

công dân Những yếu tô như gien di truyền, tính nhạy cảm của cá nhân với tinh hình sức khoẻ của bản thân, lối sống và điều kiện sống đúng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi cá nhân Vì vậy, quyền được chăm sóc sức khoẻ được hiểu là quyền được thụ hưởng những cơ sở vật chất, hàng hoá, dịch vụ và điều kiện cần thiết dé đạt được tiêu chuẩn sức khoẻ cao nhất có thé.

Thứ sáu, quyền được chăm sóc sức khoẻ phụ thuộc vào những yếu tố cơban là: (i) Khả năng sẵn có về cơ sở chăm sóc sức khoẻ và y tế công, các loạihàng hoá va dich vụ, cũng như các chương trình chăm súc sức khỏe của quốcgia thành viên, (ii) Khả năng có thê tiếp cận của mọi người với các cơ sở chăm

sóc sức khỏe, hàng hoá và dịch vụ y tế.

Thứ bảy, quyền được chăm sóc sức khoẻ, giống như tất cả các quyền con người khác, đặt ra ba cấp độ nghĩa vụ đối với các quốc gia thành viên: các

nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện.[ I |

Ngoài ra, các điều ước quốc tế cũng ghi nhận quyền về sức khoẻ của

nhóm người “dé bị ton thương” Cu thé như:

- Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ năm1979: Điều 11, 12 Công ước quy định các quốc gia thành viên Công ước phải ápdụng tất cả những biện pháp thích hợp nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với

sức khoẻ người phụ nữ, trong đó có quyền được bảo vệ sức khoẻ và an toàn lao động và chăm sóc sức khoẻ người phụ nữ Các quốc gia thành viên Công ước

phải đảm bảo cho phụ nữ các dịch vụ thích hợp liên quan tới việc thai nghén,

sinh đẻ và thời gian sau khi đẻ, cung cấp các dịch vụ không phải trả tiền nếu cần

thiết, đảm bảo cho phụ nữ có đầy đủ dinh dưỡng trong thời gian mang thai và

cho con bú.

25

Trang 33

- Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989: Điều 24 Công ước khang

định trẻ em được quyền chăm sóc y tế va được hưởng trạng thái sức khoẻ ởmức độ cao nhất có thê được Các quốc gia thành viên phải chú trọng đặc biệttới các van đề như (i) dành sự giúp đỡ y tế và chăm sóc sức khoẻ cần thiết chomọi trẻ em, (ii) chú trọng sự chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ; (iii) chăm sóc

sức khoẻ thích hợp cho ba mẹ trước và sau khi sinh; (iv) chống bệnh tật và suy

dinh dưỡng: (v) thông tin, giáo dục về chăm sóc sức khoẻ của trẻ em

- Công ước quốc tế về quyền người khuyết tật 2006: Công ước ghi nhận

các quyền cơ bản của nhóm người khuyết tật, trong đó có quyền được chămsóc sức khoẻ Người khuyết tật có quyền được hưởng tiêu chuẩn y tế cao nhất

có thẻ mà không có sự phân biệt nảo trên cơ sở khuyết tật Điều 25 Công ướcquy định các quốc gia thành viên đảm bảo cung cấp cho người khuyết tật khôngchỉ những dịch vụ chăm sóc y tế thông thường như các đối tượng khác mà còn

có những dịch vụ y tế đặc biệt cần thiết cho việc phục hồi chức năng, được quyên hưởng bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ.

Tóm lại, quyền về sức khoẻ được ghi nhận trong rất nhiều điều ước quốc

tế và được hiểu ở phạm vi rất rộng, bao gồm quyền được hưởng mọi dịch vụ và

sự chăm sóc y tế khi đau yêu, quyền được sống trong môi trường đảm bảo chosức khoẻ, quyền được hưởng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, quyền đượctiếp cận với các thông tin về y tế, quyền được bảo hiểm y tế Việc bảo vệ sứckhoẻ không chỉ giới hạn ở việc chăm sóc sức khoẻ của người dân khi bị đau

yêu, khả năng tiếp cận thuốc chữa bệnh với chỉ phí hợp lý, phù hợp khả năng chỉ trả của người dân, khả năng được hưởng các lợi ích mà thiết bị y tế hiện đại mang tới mà quyền này còn được hiểu ở nghĩa rộng hơn, bao gồm cả quyền được sống và làm việc trong môi trường đảm bảo sức khoẻ, quyền được nguồn

nước uống vệ sinh, được sử dụng thực phẩm an toàn bởi chỉ trong nhữngđiêu kiện đó, con người mới thực sự có sức khoẻ tôt và bảo vệ được sức khoẻ

26

Trang 34

của mình.

1.2.2 Nghia vu nhà nước đối với quyền về sức khoẻ

Mặc dù nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thúc đây quyền con người là nghĩa

vụ của mọi cá nhân, tổ chức nhưng luật nhân quyền hiện đại nhắn mạnh vai trò

đầu tiên và trước hết của Nhà nước trong việc đảm bảo thực thi các quyền này.

Về nguyên tắc, các nghĩa vụ quốc gia đối với quyền con người cẦn mang tính liên tục, bao đảm rằng quyền con người được tôn trọng, không bị hạn chế bởi con người sinh ra vốn có các quyền tự do, bình dang, không thé bị tước bỏ.

Theo quy định của luật nhân quyền quốc tế, Nhà nước có nghĩa vụ thực hiệnquyên con người ở ba hình thức dưới đây:

i) Nghĩa vụ tôn trọng (obligation to respect):

Nghĩa vụ này đòi hỏi Nhà nước phải ghi nhận, tôn trọng đồng thời kiềm

chế sự can thiệp theo bất kỳ hình thức trực tiếp hay gián tiếp nào vào việc hưởng thụ các quyền con người của chủ thể quyền Đây được coi là “nghĩa vụ thụ động” bởi lẽ nó không đòi hỏi Nhà nước phải đưa ra những sáng kiến, biện

pháp hay chương trình hành động nao dé hỗ trợ công dân thực hiện quyên

Đối với quyền về sức khoẻ, nghĩa vụ này đặt ra yêu cầu đòi hỏi các quốcgia không được từ chối hay hạn chế tat cả mọi người, kế cả nhóm người yếuthế trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế dự phòng, chữa tri hoặc giảm đau; khôngthực hiện những quy định mang tính phân biệt đối xử trong chính sách quốc gia

và không áp đặt những quy định mang tính phân biệt đối xử liên quan đến chăm

sóc sức khoẻ của phụ nữ Hơn nữa, các nghĩa vụ tôn trọng bao gồm cả nghĩa

vụ của quốc gia không được cam và ngăn chặn việc sử dụng những phương pháp chăm sóc dự phòng, áp dụng các tập quán và sử dụng các được liệu truyền

thong, đồng thời phải cam bán ra thị trường những loại thuốc không an toàn và

áp dụng những biện pháp điều trị y tế cưỡng bức, trừ khi những biện pháp đócân thiệt đê điêu trị tâm thân hoặc đê phòng chong, kiêm soát các loại bệnh có

27

Trang 35

thê truyền nhiễm Ngoài ra, các quốc gia cũng không được hạn chế sức khoẻtình dục và sức khoẻ sinh sản; không được kiểm duyệt, kìm giữ hoặc cố tínhgiải thích sai thông tin liên quan đến sức khoẻ, ké cả thông tin về giáo dục giớitính, cũng như ngăn cản người dân tham gia vào các hoạt động tăng cường sức

khoẻ Các quốc gia cũng không được làm ô nhiễm môi trường nước, đất vàkhông khí một cách không hợp pháp, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người

và không được hạn chế tiếp cận các dịch vụ y tế như một biện pháp trừng phạt

trong các cuộc xung đột vũ trang.

ii) Nghia vụ Bảo vệ (obligation to protect):

Nghia vụ nay đòi hỏi các Nha nước phải ngăn chặn sự vi phạm quyềncon người của bên thứ ba Đây được coi là nghĩa vụ chủ động bởi dé ngăn chặn

sự vi phạm quyén con người, Nhà nước phải đưa ra những biện pháp và xây

dựng cơ chế phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm.

Đối với quyền về sức khoẻ, nghĩa vụ này yêu cầu các quốc gia phải ban hành luật hoặc thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo sự tiếp cận bình đăng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và liên quan đến sức khoẻ do bên thứ ba cung cấp; bảo đảm rằng việc tư nhân hoá ngành y tế không tạo ra mối de doa đến khả

năng sẵn có, có thể tiếp cận, có thê chấp nhận và chất lượng của các cơ sở, hànghoá, dịch vụ y tế Bảo đảm sự kiểm soát hoạt động tiếp thị thiết bị y tế và thuốccủa bên thứ ba; bảo đảm răng những người hoạt động trong ngành y tế phải đápứng các tiêu chuẩn phù hợp về giáo dục, kỹ năng hành nghé và đạo đức nghề

nghiệp Các quốc gia cũng có nghĩa vụ đảm bảo rằng các tập tục truyền thống không tác động tiêu cực đến việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc tiền và hậu sản cũng

như kế hoạch hoá gia đình; ngăn chặn bên thứ ba ép buộc phụ nữ phải tuân theo

những hủ tục gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của họ; thực hiện các biện pháp dé bảo

vệ các nhóm có nguy cơ gặp rủi ro hoặc bi gat ra ngoài lề xã hội, đặc biệt là nhóm

người yêu thê, trước những biêu hiện của bạo lực dựa trên cơ sở giới Các quôc

28

Trang 36

gia cũng cần bảo đảo rằng bên thứ ba không được hạn chế người dân tiếp cậnvới những thông tin và dịch vụ liên quan tới sức khoẻ.

iii) Nghia vụ thực hiện (obligation to fullfil)

Nghia vụ nay đòi hoi các Nhà nước phải có những biện pháp bảo dam,

tô chức thực hiện, tạo điều kiện và hỗ trợ công dân hưởng thụ đầy đủ các quyền

con người Tương tự như nghĩa vụ bảo đảm, nghĩa vụ này là nghĩa vụ chủ động,

đặt ra yêu cầu với Nhà nước trong việc xây dụng những kế hoạch và chương trình cụ thé dé bảo đảm cho mọi công dân có thé hưởng thụ đến mức cao nhất

có thé các quyền con người

Đối với quyền sức khoẻ, nghĩa vụ này đặt ra yêu cầu các quốc gia côngnhận đầy đủ quyền được chăm sóc sức khoẻ trong hệ thống pháp luật quốc gia,thích hợp nhất là thông qua hình thức lập pháp, cụ thé là ban hành chính sách

y tế quốc gia với kế hoạch chi tiết dé thực hiện quyền được chăm sóc sức khoẻ cho người dân Các quốc gia phải bảo đảm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y

tế, bao gồm cả chương trình tiêm chủng chống các bệnh truyền nhiễm cơ bản,

và bảo đảm cơ hội tiếp cận bình đăng những yếu tố quyết định cơ bản đến sức khoẻ cho tất cả mọi người như nước sạch, lương thực an toàn dinh dưỡng, điều

kiện vệ sinh cơ bản Cơ sở hạ tầng y tế cần bảo dam cung cấp các dịch vụchăm sóc sức khoẻ tình dục và sinh sản cho người dân, bao gồm cả kỹ nănglàm mẹ an toàn, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kémphát triển Các quốc gia cũng phải bảo đảm răng đội ngũ bác sỹ và cán bộ y tế

được đào tạo thích hợp, cung cấp đủ số bệnh viện, trạm y tế va các cơ sở khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ , thúc đây và hỗ trợ thiết lập các viện nghiên cứu và dịch vụ y tế phân bổ đều trên toàn quốc gia Ngoài ra, trách nhiệm còn bao gồm việc xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế tư nhân và nha nước dé có thé

đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của mọi đối tượng, thúc day hoạt độngnghiên cứu và giáo dục, tuyên truyền về sức khoẻ, đặc biệt là phòng chống

29

Trang 37

HIV/AIDS, bảo vệ sức khoẻ sinh sản, xoá bỏ những tập tục truyền thống cóhai, bạo lực gia đình, lạm dụng rượu và thuốc lá, thuốc gây nghiện và các chất

có hại khác.

Tinh trạng khan cấp là tình huống xảy ra khi thảm họa lớn do thiên nhiên,

con người gây ra, khi dịch bệnh lây lan trên diện rộng vượt quá khả năng ứng

phó của chính quyên, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của

cá nhân, tài sản của nhà nước và của tô chức khác Tình trạng khẩn cấp có thể diễn ra trên một hoặc nhiều địa phương hay trên phạm vi cả nước Khi áp dụng

tình trạng khan cấp tất yếu sẽ dẫn đến việc hạn chế quyền tự do dân chủ, tự do

cá nhân, trong nhiều trường hợp còn dẫn đến việc hạn chế quyền trong lĩnh vựcchính trị, kinh tế-xã hội

Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 khăng định:

“Trong khi thực hiện những quyên tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới han do luật pháp đặt ra dé những quyên tự do của người khác cũng được thừa nhận

và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an toàn chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn ” (Điều 29).

1.2.3 Nghia vụ của các công ty dược phẩm doi với quyền về sức khoẻ

Bên cạnh vai trò hết sức quan trọng của Nhà nước, luật nhân quyền cũng đặt

ra những nghĩa vụ cần tuân thủ đối với các công ty được phẩm — chủ sở hữu quyềnsáng chế, trong việc đảm bảo quyền con người nói chung và quyền về sức khoẻ nóiriêng Nghĩa vụ này được đề cập rất chi tiết trong “Nguyén tắc về quyên con người

đổi với công ty được phẩm liên quan tới quyền tiếp cận dược phẩm” được công

bố trong Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt Liên hợp quốc về quyền được

hưởng tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thê đạt được (tài liệu của Liên hợp quốc:

A/63/263, ngày 11 tháng 8 năm 2008).

Thứ nhất, các công ty được phẩm phải thừa nhận, tôn trọng quyên con người,

cụ thê là quyên được hưởng tiêu chuân cao nhất có thê đạt được vê sức khoẻ - một

30

Trang 38

trong những nền tảng quan trọng trong việc đảm bảo quyên tiếp cận dược phẩm,

quyền được chăm sóc sức khoẻ cho người nhân Dé đảm bảo được điều này, các

công ty cần xây dựng chiến lược, chính sách, chương trình hoạt động của công tyđảm bảo sự phát triển của công ty nhưng cũng cần phù hợp với pháp luật quốc gia

cũng như quốc tế liên quan tới quyền con người, có sự chú trọng tới việc đảm bảo quyền về sức khoẻ ở mức cao nhất có thể đạt được cho người lao động cũng như cộng đồng.

Thứ hai, công ty được phẩm có nghĩa vụ bảo đảm sự công bằng, không phân

biệt đối xử trong việc trong việc tiếp cận được phẩm, đặc biệt là đối với những

người yếu thé bao gồm nhưng không hạn chế là trẻ em, người già, những người

song trong nghèo đói Trong tình trạng khan cấp, các công ty được phẩm cần đặt

sức khoẻ của cộng đồng ở vị trí ưu tiên, không được phép từ chối hay hạn chế quyền tiếp cận vac — xin hay có sự phân biệt đối xử Các công ty cần đảm bảo việc phân phối vắc — xin được dựa trên nhu cầu của người sử dụng, nhằm hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của dịch bệnh đối với sức khoẻ cộng đồng, chứ không phải phụ thuộc vào sự giàu có của người dân cũng như các quốc gia, cần đảm bảo rằng không ai bị

bỏ lại vì không có khả năng mua vac — xin Dé tăng cường khả năng tiếp cận vac —xin cho các nhóm quốc gia khác nhau, các công ty được phẩm cũng cần xây dựng

cơ chế định giá theo tầng, theo đó các quốc gia phát triển sẽ chịu mức phí cao cònđối với quốc gia đang phát triển và đặc biệt là các quốc gia kém phát triển thì ápmức phí thấp, thậm chí là miễn phí Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế định giá theotầng cũng cần phải đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả

Thứ ba, các công ty dược phẩm cũng có nghĩa vụ hợp tác với nhau đề tối ưu hoá năng lực sản xuất vắc xin, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, nâng cao khả năng tiếp cận được phâm cho cộng đồng Theo đó, các công ty dược phẩm sẽ ký các hợp

tác song phương, đa phương hoặc chia sé sáng chế, chuyền giao công nghệ đối vớiviệc sản xuât vac — xin dé tan dụng tôi đa các nguôn lực, giảm thiêu gánh nặng về

31

Trang 39

kinh tế, tăng khả năng đáp ứng dược pham cho cộng đồng, góp phan day lùi dichbệnh trong thời gian ngăn nhất.

1.3 Mối quan hệ giữa quyền sáng chế và quyền về sức khoẻ

Mặc dù quyền con người và quyên sở hữu trí tuệ đã có lịch sự phát triển

lâu đời và tồn tại song song, độc lập với nhau nhưng đến những năm 1990, sự tách biệt hoàn toàn giữa hai chế định này đã có sự đảo chiéu[2, tr27] với hai sự kiện nền tảng dẫn đến vấn đề sở hữu trí tuệ được đưa vào chương trình nghị sự của thảo luận về nhân quyên.

Thứ nhất, đó là sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với bảo vệ quyềncủa cộng đồng bản địa, đặc biệt liên quan đến việc tiếp cận, khai thác các trithức truyền thống

Thứ hai, là thông qua Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền

sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) với ý nghĩa là một phần của thoả thuận thương

mại đa phương trong vòng đàm phán Uruguay thiết lập Tổ chức Thương mại

Thế giới (WTO) - trong đó nhắn mạnh mối quan hệ giữa bảo hộ sở hữu trí tuệ

và thương mại quốc tế.

Các sự kiện nêu trên đã khang định rằng, nhân quyền và quyền sở hữu

trí tuệ không thể tồn tại độc lập hoàn toàn mà giữa chúng có mối quan hệ mật

thiết Xét từ góc độ thúc day việc bảo vệ nhân quyền, không thé phủ nhận thực

tế là bên cạnh một số quyền sở hữu trí tuệ thuận chiều hỗ trợ, bố sung cho cácquyền con người Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, do quyền sở hữu trí

tuệ, bằng cách mở rộng phạm vi bảo hộ, đã đặt ra những hạn chế đối với khả

năng tiếp cận và hiện thực hóa quyền con người, cụ thé là tác động của quyền

sáng chế liên quan đến được phẩm đối với quyền tiếp cận được phẩm.[17, tr90]

Trong lĩnh vực bảo hộ sáng chế, tranh luận thu hút được sự chú ý rộngrãi nhất của WTO, WIPO, WHO và các cơ quan liên chính phủ quốc tế liênquan đên việc quyên tiép cận đôi với các dược phâm thiệt yêu ở các quôc gia

32

Trang 40

kém phát triển bị cản trở bởi hệ thống pháp luật bảo hộ mạnh mẽ độc quyềnkhai thác, sử dụng sáng chế Quyên tiếp cận đối với các dược phẩm thiết yếu

có liên quan đến quyền được sống và quyền được bảo vệ sức khỏe Điều 3 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền khang định “Mọi người déu có quyên được song, tự do và an toàn cá nhân”, trong khi đó Điều 25 của Tuyên ngôn ghi nhận

“Mọi người có quyên được hưởng mức sống thích đáng đủ dé đảm bảo sức khỏe

và no ấm cho bản thân và gia đình, bao gồm các khía cạnh lương thực, quan

áo, nhà ở, chăm sóc y tế và những dịch vụ xã hội cần thiết khác ” Trong khi

quyền được sống đã trở thành nguyên tắc của luật tập quán quốc tế, cuộc tranhluận gay gắt vẫn đang tiếp diễn về quy chế pháp lý của quyền được bảo vệ sứckhỏe Tuy nhiên, bat ké diễn biến của tranh luận về ban chất pháp lý của quyền

được bảo vệ sức khỏe, các cuộc khủng hoảng dịch bệnh trong thời gian vừa qua

như AIDS, lao phổi, sốt xuất huyền và các dịch bệnh khác, đặc biệt là

Covid-19, ở các nước đang và kém phát triển đã làm cho các nhà hoạch định chính

sách, nhà bình luận và hoạt động xã hội phải đặt nghi vấn đề tính kịp thời và

thích đáng của hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành trong việc cân bằng giữa nhu cau tạo ra sự thúc day cho hoạt động sáng tạo nhưng vẫn phù hợp với

nghĩa vụ bảo vệ nhân quyên, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và văn

hoá, và cần ghi nhận tính ưu tiên của quyền nao trong những van đề cấp thiết

Trước khi thong qua Hiệp định TRIPS, Công ước Paris sửa đổi năm 1911được coi là Điều ước quốc tế đầu tiên có quy định về các đề giới hạn quyền đối

với quyền sở hữu sáng chế thông qua quy định cho phép áp dụng biện pháp chế

tài đối với hành vi không sử dụng sáng chế là tước quyền đối với sáng chế Tuy

nhiên, việc tước quyền được coi là chế tài quá nặng nè vì chủ sở hữu sáng chế

sẽ buộc phải sử dụng sáng chế tại tất cả các quốc gia bảo hộ và trong một số

trường hợp, việc buộc sử dụng đó sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cũng nhưkhông thê thúc đây sự phát triển các ngành công nghiệp quốc gia và hoạt động

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:27

w