1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt

111 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt
Tác giả Bùi Thị Nguyệt
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG - HCM
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,7 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (15)
    • 1.1. Lý do hình thành đề tài (15)
    • 1.2. Câu hỏi nghiên cứu (18)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (18)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài (19)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (20)
    • 1.7 Bố cục của đề tài (20)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (22)
    • 2.1. Định nghĩa một số khái niệm (22)
      • 2.1.1. Quyết định mua hay tự sản xuất (22)
      • 2.1.2. Tự sản xuất (22)
      • 2.1.3. Thuê ngoài (0)
      • 2.1.4. Sinh khối vi sinh vật (23)
      • 2.1.5. Men tiêu hóa sống (probiotics hay men vi sinh) (23)
    • 2.2. Các mô hình hỗ trợ ra quyết định làm hay mua (24)
      • 2.2.1. Khung công việc hỗ trợ ra quyết định tự sản xuất hay mua ngoài (Fine & Whitney, 1996) (25)
      • 2.2.2. Mô hình make or buy của Brandes (1994) (0)
      • 2.2.3. Mô hình thu mua của Kraljic (1983) (0)
      • 2.2.4. Mô hình ra quyết định làm hay mua của Canez, Platts & Probert (2000) (0)
      • 2.2.5. So sánh các mô hình ra quyết định mua hay tự sản xuất (0)
      • 2.2.6. Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan (29)
      • 2.2.7. Lựa chọn mô hình phân tích (0)
    • 2.3 Phương pháp lựa chọn ra quyết định (37)
      • 2.3.1. Ra quyết định đa nhân tố (MFEP) (38)
      • 2.3.2. Ra quyết định đa mục tiêu (38)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (46)
    • 3.1. Phương pháp nghiên cứu (46)
      • 3.1.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu (0)
      • 3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu (48)
      • 3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu (0)
      • 3.1.4. Phương pháp so sánh (53)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA HÀNG VÀTỰ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MTV VẮC XIN PASTEUR ĐÀ LẠT (54)
    • 4.1. Tổng quan ngành dược và lĩnh vực sản xuất men tiêu hóa tại Việt Nam (54)
    • 4.2. Giới thiệu tổng quan về ty TNHH MTV Vắc xin Pasteur Đà Lạt (DAVAC) (54)
      • 4.2.1. Giới thiệu chung về Công ty (0)
      • 4.2.2. Định hướng (55)
      • 4.2.3. Tầm nhìn hóa tương lai (0)
      • 4.2.4. Đến năm 2020 DAVAC là nhà sản xuất Vắc xin và Probiotics số 1 tại Việt Nam nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng (55)
      • 4.2.5. Quan điểm chiến lược (55)
      • 4.2.6. Cấu trúc tổ chức (56)
      • 4.2.7. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty (56)
      • 4.2.8. Phân tích khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (0)
    • 4.3. Phân tích thực trạng nguyên liệu dùng cho sản phẩm Biosubtyl (57)
      • 4.3.1. Giới thiệu chung về sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL dạng gói 1 gram (0)
      • 4.3.2. Cơ cấu hiện tại của sản phẩm như sau (58)
      • 4.3.3. Tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm Biosubtyl DL (xem phụ lục) 46 4.4. Xác định những nguyên vật liệu cần xem xét quyết định mua hay tự sản xuất (0)
      • 4.4.1. Xây dựng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại nguyên vật liệu (59)
      • 4.4.2. Phân tích thực trạng về nhu cầu nguyên vật liệu (0)
      • 4.4.3. Xác định những nguyên vật liệu cần xem xét lựa chọn quyết định (62)
    • 5.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản xuất (63)
      • 5.1.1. Định nghĩa các yếu tố ảnh hưởng (63)
      • 5.1.2. Phân tích các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản xuấtcủa từng yếu tố (65)
      • 5.1.3. Phân tích các yếu tố chính và mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định mua hay tự sản xuất của từng yếu tố (66)
    • 5.2. Sử dụng mô hình AHP để chọn lựa quyết định mua hay tự sản xuất (66)
      • 5.2.1. Quy trình nghiên cứu lựa chọn quyết định làm hay mua theo phương pháp AHP (0)
      • 5.2.2. Phân tích và so sánh giữa các phương án (67)
    • 5.3. Ứng dụng phần mềm Expert choice 11.0 để xử lý số liệu (71)
      • 5.3.1. Kết quả xử lý số liệu và các yếu tố chính và phụ (0)
      • 5.3.2. Mô tả kết quả sau khi xử lý bằng expert choice (0)
    • 5.4. So sánh các phương án (0)
      • 5.4.1. Nhận xét kết quả (74)
      • 5.4.2. Đề xuất (0)
  • CHƯƠNG 6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆNCHIẾN LƯỢC ĐƯỢC CHỌN (77)
    • 6.1. Tổng hợp ý kiến của chuyên gia (77)
    • 6.2. Đề xuất ngắn hạn (77)
    • 6.3. Đề xuất dài hạn (77)
  • CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN (80)
    • 7.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu (80)
    • 7.2. Đóng góp của nghiên cứu (81)
      • 7.2.1. Về mặt lý thuyết (0)
      • 7.2.2. Về mặt thực tế (0)
    • 7.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu (81)

Nội dung

TÓM TẮT Đề tài: “Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu hiệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt” có 3 mục tiêu chính là: 1 Xác định các thành phần cấu thành

GIỚI THIỆU

Lý do hình thành đề tài

Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Cộng đồng kinh tế Asean (AEC), Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đây là cơ hội nhưng cũng đầy thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhạy bén, chủ động nắm bắt những thời cơ để tồn tại và phát triển Trên thực tế, hầu hết tất cả các công ty đều có nguồn tài nguyên hữu hạn và họ không thể tự sản xuất tất cả các sản phẩm, nguyên liệu cũng như thực hiện tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng sản phẩm, điều này buộc họ phải đánh giá lại các quá trình, công nghệ, các thành phần và dịch vụ họ đang sản xuất để tập trung vào các hoạt động chiến lược Chính vì điều này đã làm gia tăng nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc ra quyết định làm hay mua vì khả năng đưa ra quyết định phù hợp trong một cấu trúc và cách hợp lý có thể cải thiện hiệu suất tổng thể của công ty

Liên hệ thực trạng ngành công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam thì mặc dù được xác định là một trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm của quốc gia, nhưng ngành hóa dược vẫn còn gặp không ít khó khăn Số các doanh nghiệp tự sản xuất nguyên liệu hay xuất khẩu được sản phẩm còn rất ít Hầu hết các DN dược phẩm phải nhập khẩu từ máy móc đến nguyên liệu, phụ liệu, hóa chất Tình trạng này khiến các DN dược phẩm trong nước phải phụ thuộc nhiều vào bên ngoài và hàng sản xuất trong nước khó cạnh trạnh với các sản phẩm nước ngoài (Cơ sở dữ liệu công nghiệp hóa dược Việt Nam – Bộ Công thương, 2015)

Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt nam: Công nghiệp dược Việt Nam được đánh giá đang ở mức độ phát triển từ 2 - 3 theo mức thang phân loại từ

1 - 4 của WHO, tức mới chỉ ở mức chủ yếu bào chế gia công thuốc trên cơ sở nguyên liệu nhập khẩu, công nghiệp sản xuất nguyên liệu còn kém phát triển, gần 90% nguyên liệu hóa dược phải nhập khẩu từ nước ngoài, do vậy nguồn cung cho hóa dược bị phụ thuộc và không ổn định do biến đổi tỷ giá (Nguyễn Thị Hằng, 2014)

Theo thông tin nghiên cứu thị trường nội bộ của Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt, hầu hết các công ty sản xuất men tiêu hóa sống tại thị trường Việt Nam hiện taị như Công ty Cổ phần Dược – trang thiết bị Y tế Bình Định - Bidiphar (với sản phẩm Bidisubtilis), công ty Cổ phần Dược phẩm Hậu Giang –DHG Farma (với sản phẩm YBIO), công ty Mekophar (với sản phẩm Subtyl) và nhiều đơn vị sản xuất men tiêu hóa khác đều nhập nguyên liệu để sản xuất sản phẩm men tiêu hóa (Công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt, 2013) Trên thực tế, với chiến lược mua ngoài nguyên liệu chính thì các công ty này đã tập trung vào năng lực cốt lõi là nghiên cứu sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm dược phẩm, mở rộng họạt động sản xuất kinh doanh và chiếm được phần lớn thị phần trong và ngoài nước

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP, bên cạnh những thuận lợi nhận được như chúng ta được tạo thời cơ cho hàng hóa liên quan đến y tế (Thuốc, TPCN, trang thiết bị, dụng cụ y tế, mỹ phẩm…) đến từ các nước phát triển nội khối có giá cả cạnh tranh hơn, người dân có thể tiếp cận với hàng hóa y tế chất lượng cao với giá rẻ hơn…

Tuy nhiên, đây lại là thách thức lớn đối với khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất hàng hóa y tế Việt Nam về chất lượng, giá cả và khả năng mất thị phần nội địa trước các đối thủ cạnh tranh của các nước nội khối có hàng hóa chất lượng tốt hơn và rẻ hơn Mặt khác, khó tồn tại các hình thức “bảo hộ trong nước” cho hàng hóa của Việt Nam (Lê Văn Truyền, 2016)

Hiệp định TPP đang tạo thuận lợi về thuế quan cho hàng hóa của Việt Nam với điều kiện có nguyên liệu xuất xứ trong nước hoặc từ các quốc gia thành viên

Nhưng thách thức lớn nhất với chúng ta là nguyên liệu, dược liệu, thuốc y học cổ truyền, linh kiện hàng hóa y tế Việt Nam đang phụ thuộc Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu… là những nước không phải là thành viên của Hiệp định TPP, do đó không được hưởng ưu đãi thuế quan nội khối (Lê Văn Truyền, 2016)

Trước đó, từ năm 2007, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020” Theo đó, khuyến khích các Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới: Mục tiêu nhằm tạo ra những công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước; nghiên cứu triển khai và sản xuất thử nghiệm sản phẩm ở quy mô pillot, đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, kết hợp với việc nhập, làm chủ và sử dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài để sản xuất nguyên liệu hóa dược làm thuốc Đối với một doanh nghiệp sản xuất sinh phẩm như Công ty TNHH MTV Vắc xin Pasteur Đà Lạt thì việc sở hữu công nghệ sản xuất sinh khối sử dụng cho sản xuất men vi sinh và men tiêu hóa là một lợi thế rất lớn, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc phát triển công nghiệp hóa dược, làm chủ công nghệ mà Nhà nước khuyến khích Tuy nhiên doanh nghiệp cần hoạch định nguồn cung cho sản phẩm như thế nào để tạo ra lợi thế cạnh tranh của nhà sản xuất Nên chăng tiếp tục duy trì sản xuất 100% nguyên liệu sinh khối hay mua ngoài một phần các nguyên liệu chính này để có được các bước phát triển đa dạng hóa sản phẩm dược phẩm như các công ty DHG, Bidiphar, Mekophar Để làm được điều này, các nhà quản trị của công ty cần phải đưa ra được những quyết định đúng đắn như nguyên liệu nào nên tự sản xuất, sản xuất như thế nào? Nguyên liệu nào nên mua ngoài, mua ngoài làm sao?

Các sản phẩm men tiêu hóa sống của Công ty TNHH MTV Vắc xin Pasteur Đà Lạt có nhiều thành phần cấu thành đa dạng, các sản phẩm được hoàn thành do trải qua một qui trình liên tục gồm nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau Vì lý do đó, quyết định nên tổ chức sản xuất hay mua ngoài các nguyên liệu hoặc các bán thành phẩm để sản xuất ra các sản phẩm sinh phẩm là dạng quyết định nhất thiết cần đặt ra trong thời điểm hiện tại

Quyết định làm hay mua trong lĩnh vực kinh tế là chủ đề có rất nhiều nghiên cứu, mở đầu là nghiên cứu cổ điển của Coase (1937), tiếp đến là các nghiên cứu liên quan đến lý thuyết chi phí giao dịch của các tác giả (Williamson 1971, 1975, 1985)….Điểm lại hầu hết các nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy các tác giả hướng sâu về phân tích các khía cạnh chiến lược triển vọng của việc ra quyết định mua hay sản xuất, quan tâm chính vào phân tích các lý do làm hay mua, bộ phận hay dịch vụ nào cần xem xét chiến lược làm hay mua Tuy có rất nhiều nghiên cứu đánh giá cụ thể về phân tích lựa chọn quyết định làm hay mua trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, song hầu hết các nghiên cứu đề cập đến quyết định làm hay mua trong các công đoạn nghiên cứu phát triển sản phẩm mới (Pisano (1990), Kurokawa (1997),

White (2000), Jones (2000), Odagiri (2003) Đối với các công ty sản xuất dược phẩm sinh học, các quyết định liên quan đến làm hay mua là một trong những quyết định rất quan trọng bởisinh dược phẩm là một trong những ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, quy trình sản xuất nghiêm ngặt, các sản phẩm đầu ra phải đáp ứng độ tinh khiết và chất lượng tiêu chuẩn rất cao (Ransohoff, 2004) Do vậy, với đặc thù khác biệt này đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể nhất ứng với điều kiện riêng biệt của từng công ty mới có thể đưa ra những quyết định mang tính chiến lược giúp công ty hoạch định sản xuất hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc ra quyết định tự sản xuất hay mua ngoài, đề tài “Phân tích chiến lược làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt” được đưa ra nhằm giúp Công ty

Vắc xin Pasteur Đà Lạt có cơ sở đưa ra các quyết định tự sản xuất hay mua ngoài phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.

Câu hỏi nghiên cứu

- Những thành phần cấu thành nên sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL nào cần xem xét chiến lược mua hay tự sản xuất?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chiến lược mua hay tự sản xuất cho từng thành phần?

- Các giải pháp nào nên được đề xuất để thực thi chiến lược đã chọn

Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các thành phần cấu thành nên sản phẩm men tiêu hóa sống cần xem xét quyết định mua hay tự sản xuất

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản xuất cho từng thành phần

- Đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược được chọn.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu hiệu quả để sản xuất men tiêu hóa sống tại Công ty vắc xin Pasteur Đà lạt Đối tượng khảo sát của đề tài: Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt có 03 sản phẩm thuốc men tiêu hóa sống là: Biosubtyl DL, Merika Fort, Merika Probiotics, tuy nhiên người nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu đối tượng là sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL

Phạm vi Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt (tập trung chủ yếu vào phạm vi xưởng sản xuất Sinh phẩm, phòng nghiên cứu phát triển, phòng vật tư kinh doanh, phòng tài chính kế toán của Công ty)

 Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 05/2016 đến tháng 02/2017.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp Ban lãnh đạo Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt có thể triển khai chiến lược làm hay mua nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất và kinh doanh hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro cho Công ty Ý nghĩa khoa học:

Các mô hình của các tác giả nghiên cứu trước rất hữu ích trong việc hỗ trợ ra quyết định tuy nhiên từng mô hình rời rạc vẫn chưa đề cập đầy đủ các tiêu chí tác động đến quyết định mua hay tự sản xuất Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng ở việc xây dựng mô hình ra quyết định mua hay tự sản xuất mà chưa sử dụng phân tích định lượng để hỗ trợ ra quyết định cuối cùng Trong đề tài này, người nghiên cứu đã tổng hợp sáu yếu tố từ các nghiên cứu trước, kết hợp với hai yếu tố tự đề xuất để hình thành nên cây các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược mua hay tự sản xuất, đồng thời ứng dụng phương pháp AHP trong việc hỗ trợ ra quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm men tiêu hóa sống, qua đó góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu của mình, người nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu các lý thuyết về mua hay tự sản xuất kết hợp với tìm đọc các bài báo nghiên cứu, báo cáo của đơn vị, ngành, báo giấy, báo mạng để so sánh và lựa chọn mô hình phân tích quyết định mua hay tự sản xuất Bên cạnh đó, người nghiên cứu sẽ tiến hành tìm hiểu các vấn đề thực tế của doanh nghiệp như tìm hiểu năng lực sản xuất, công nghệ của công ty, sử dụng kỹ thuật phân tích nguyên vật liệu ABC để phân tích và xác định yếu tố nguyên vật liệu nào cần xem xét ra quyết định mua hay tự sản xuất Bước tiếp theo, người nghiên cứu sẽ tìm hiểu các mô hình và nghiên cứu liên quan, đồng thời tiến hành khảo sát các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất và thu mua để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản xuất, cũng như xác định các tiêu chí chi tiết của từng yếu tố Sau cùng, người nghiên cứu sẽ sử dụng lý thuyết về phương pháp AHP và kỹ thuật phân tích AHP (sử dụng phần mềm Expert choice) để ra quyết định mua hay tự sản xuất.Ngoài ra, người nghiên cứu cũng đồng thời sử dụng phần mềm Excel để tính toán kết quả chi phí của việc tự sản xuất và mua ngoài nguyên vật liệu chính để so sánh lựa chọn ra phương pháp tối ưu.

Bố cục của đề tài

Luận văn được trình bày theo bố cục như sau:

Chương 1: Giới thiệu khái quát các nội dung chính như sau: lý do hình thành đề tài, mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, phạm vi nghiên cứu và phương pháp thực hiện đề tài nhằm có cái nhìn tổng quan về đề tài này

Chương 2: Giới thiệu một cách hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết của đề tài về tự sản xuất hay mua ngoài, về vi sinh vật, men tiêu hóa sống cũng như các mô hình hỗ trợ ra quyết định tự sản xuất hay mua ngoài

Chương 3: Hệ thống hóa các thông tin nghiên cứu và quy trình nghiên cứu Đồng thời đưa ra các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp để làm rõ các công việc cần thiết phục vụ giải quyết các mục tiêu của đề tài

Chương 4: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH MTV Vắc xin Pasteur Đà Lạt Đánh giá thực trạng mua ngoài và tự sản xuất tại Công ty,áp dụng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại nguyên vật liệu, từ đó xác định những nguyên vật liệu cần xem xét ra quyết định mua hay tự sản xuất nhằm đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao nhất cho Công ty

Chương 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản xuất Đồng thời sử dụng mô hình AHP để chọn lựa quyết định mua hay tự sản xuất

Chương 6: Đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược được chọn

Chương 7: Tổng quan lại các nội dung và kết quả đã nghiên cứu được Đồng thời rút ra các hạn chế trong nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Định nghĩa một số khái niệm

Theo Fine & Whitney (1996) định nghĩa quyết định mua hay tự sản xuất là quyết định hoặc tự sản xuất sản phẩm hoặc mua từ nhà cung cấp bên ngoài Probert (1997) cũng định nghĩa quyết định “ làm hay mua” là quyết định tự tiến hành các quá trình và hoạt động trong nội bộ hoặc chuyển giao nó cho nhà cung cấp bên ngoài

“Làm hay mua” là các hành vi lựa chọn giữa tự sản xuất một sản phẩm hoặc mua nó từ một nhà cung cấp bên ngoài Để đưa ra quyết định làm hay mua, cần xem xét hai yếu tố quan trọng nhất là chi phí và năng lực sản xuất sẵn có (McIvor và cộng sự, 1997)

Việc thực hiện quyết định làm hay mua đề cập đến các vấn đề một tổ chức gặp phải khi quyết định liệu một sản phẩm hay dịch vụ nên được mua từ các nguồn bên ngoài hay sản xuất trong nội bộ Về mặt lý thuyết, tất cả các mục mà hiện đang được mua từ một nhà cung cấp bên ngoài, luôn luôn là một ứng cử viên cho việc sản xuất nội bộ và tất cả các mục hiện đang được sản xuất nội bộ sẽ là một ứng cử viên tiềm năng để mua ngoài (Quinn & Hilmer, 1994)

Bảng 2.1 So sánh thuận lợi và khó khăn của tự sản xuất

- Mức độ kiểm soát đầu vào cao - Có thể kiểm soát được quá trình tổng quan - Tính kinh tế dựa trên quy mô

- Có thể đáp ứng khách hàng tốt hơn

- Bảo vệ được bí quyết và công nghệ

- Đòi hỏi số lượng lớn - Có thể gia tăng cấu trúc chi phí do phát triển quy mô tổ chức

- Đòi hỏi đầu tư lớn - Các thiết bị có năng lực sử dụng hữu hạn - Đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung ứng

Bảng 2.1 là kết quả người nghiên cứu tự tổng hợp từ cơ sở lý thuyết và các ý kiến của chuyên gia sản xuất tại Công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt

Mua ngoài là thuật ngữ chỉ việc mua từ nhà cung cấp bên ngoài Chi phí liên quan đến việc mua sản phẩm từ nguồn bên ngoài phải bao gồm giá của hàng hoá đó, bất kỳ phí vận chuyển hoặc nhập khẩu nào, và các khoản thuế doanh thu áp dụng

Ngoài ra, các chi phí liên quan đến việc lưu trữ các sản phẩm đến và chi phí lao động liên quan đến việc nhận sản phẩm vào hàng tồn kho phải được đưa vào quyết định.Mua ngoài là chuyển một hoạt động mà trước đó được thực hiện trong nhà đến một thực thể bên ngoài mà tổ chức chuyển được xem là khách hàng của thực thể bên ngoài này (Venkatesan, 2009)

Bảng 2.2 So sánh thuận lợi và khó khăn của mua ngoài

- Tính linh hoạt cao - Rủi ro đầu tư thấp - Dòng tiền mặt được cải thiện - Chi phí lao động thấp

- Việc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí

- Có khả năng bị lệ thuộc vào nhà cung cấp - Tính bị phụ thuộc qua nhiều năm càng tăng

- Không kiểm soát được chất lượng sản phẩm

- Mất kiểm soát quá trình - Thời gian chờ sản phẩm dài

Bảng 2.2 là kết quả người nghiên cứu tự tổng hợp từ cơ sở lý thuyết và các ý kiến của chuyên gia thu mua tại Công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt

2.1.4 Sinh khối vi sinh vật:Thuật ngữ sinh khối chỉ toàn bộ khối lượng tế bào vi sinh vật được thu hoạch từ quá trình nuôi cấy vi sinh vật trong các nồi lên men có chứa môi trường dinh dưỡng phù hợp và được thông khí đầy đủ (Nguyễn Lân Dũng

2.1.5 Men tiêu hóa sống (probiotics hay men vi sinh)

Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới, probiotic là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ

Probiotic là một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong ruột Chúng còn được gọi là "vi khuẩn thân thiện" hay "vi khuẩn có lợi" (vi khuẩn có lợi cho con người), những vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe Đây là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ

Từ "probiotic" được bắt nguồn từ Hy Lạp, có nghĩa là "dành cho cuộc sống"

Probiotics là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men mà có thể thêm vào thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật đường ruột của sinh vật chủ

Lestradet (1995) cũng cho rằng probiotic được sử dụng như một liệu pháp trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy hay như là cách phòng bệnh ở người và động vật để giảm đến mức tối thiểu sự phát tán của vi sinh vật đường ruột, sự kháng lại liệu pháp sinh học và sự di căn của chứng viêm dạ dày ruột

Theo Fuller (1989) thì probiotic cũng được nhận thấy là có những ảnh hưởng có lợi trên sức khỏe của sinh vật chủ Havenaar (1992) đã mở rộng định nghĩa về probiotic:

Probiotic được định nghĩa như là sự nuôi cấy riêng lẻ hay hỗn hợp các vi sinh vật sống mà có ảnh hưởng có lợi cho sinh vật chủ bằng cách cải thiện những đặc tính của vi sinh vật bản địa Theo tổ chức y tế thế giới WHO: "Probiotics là các vi sinh vật sống khi được đưa một lượng cần thiết vào cơ thể sẽ đem lại hiệu quả có lợi cho cơ thể".

Các mô hình hỗ trợ ra quyết định làm hay mua

Có rất nhiều mô hình hỗ trợ ra quyết định làm hay mua đã được đưa ra chẳng hạn như mô hình khung hỗ trợ ra quyết định của Fine & Whitney (1996), Brandes ( 1994), McIvor và cộng sự (1997), McIvor và Humphreys (2000), Canez và cộng sự (2000), Platts và cộng sự (2002), Water and Peet (2006), Puranam và cộng sự (2013) ,sau đây là những mô hình tiêu biểu được người nghiên cứu chọnlàm cơ sở lý thuyết của đề tài:

2.2.1 Khung công việc hỗ trợ ra quyết định tự sản xuất hay mua ngoài

(Fine & Whitney, 1996) Bảng 2.3 Khung công việc hỗ trợ ra quyết định tự sản xuất hay mua ngoài

Sản phẩm Phụ thuộc về tri thức và năng lực Độc lập về tri thức và phụ thuộc về năng lực Độc lập về tri thức và năng lực Sản phẩm dạng đơn vị/ độc lập

Thuê ngoài sẽ gặp rủi ro

Thuê ngoài là một cơ hội

Cơ hội giảm chi phí thông qua thuê ngoài

Sản phẩm dạng tích hợp

Thuê ngoài sẽ rất rủi ro

Thuê ngoài là một lựa chọn

Duy trì sản xuất tại chỗ

Dựa trên khung công việc hỗ trợ ra quyết định tự sản xuất hay mua ngoài sẽ đánh giá hai khía cạnh của sản phẩm Biosubtyl DL thuộc dạng đơn vị hay tích hợp, đồng thời đánh giá tính độc lập hay phụ thuộc về tri thức và năng lực của sản phẩm từ đó giúp công ty đưa ra được quyết định cho việc có nên mua ngoài hay không?

2.2.2 Mô hình make or buy của Brandes (1994) Đánh giá nguồn lực chiến lược Có

Có Đánh giá năng lực/ sự phụ thuộc

Không có Đánh giá phân tích chi phí

Hình 2.1 Mô hình make or buy của Brandes (1994)

Rủi ro phụ thuộc lớn

Mô hình cung cấp một cái nhìn tổng quan về các yếu tố quan trọng nhất, phù hợp với phạm vi rộng các phân tích làm hay mua khác Đây cũng chính là các yếu tố tương tự được xác định trong nghiên cứu này Mô hình Brandes (1994) bao gồm ba đánh giá: đánh giá nguồn lực chiến lược, đánh giá năng lực/ sự phụ thuộc, đánh giá phân tích chi phí Đánh giá nguồn lực chiến lược nên được phân tích đầu tiên trong quyết định thuê ngoài Công ty cần khảo sát để xác định công ty có năng lực cốt lõi để sản xuất sản phẩm hay không? Nếu câu trả lời là có thì công ty không nên thuê ngoài Nhưng nếu câu trả lời là không thì công ty cần đánh giá thêm năng lực/ tính phụ thuộc, trong đánh giá này cần phân tích rủi ro phụ thuộc vào nhà cung cấp, nếu câu trả lời là có thì công ty cần đưa ra quyết định sản xuất ngay mà không cần đi đến bước đánh giá thứ ba Trong trường hợp câu trả lời là không thì cần thực hiện đánh giá phân tích chi phí xem liệu rằng phương án nào có chi phí thấp nhất thì chọn phương án đó

2.2.3 Mô hình thu mua của Kraljic (1983)

Hình 2.2 Mô hình thu mua của Kraljic (1983)

Mô hình Kraljic (1983) được sử dụng để lựa chọn mối quan hệ với nhà cung cấp, để xác định một chiến lược mua hàng thích hợp cho mỗi sản phẩm hay dịch vụ nhằm tối ưu sự trao đổi giữa chi phí và rủi ro

Mô hình phân loại các sản phẩm trên cơ sở hai chiều: tác động tài chính và rủi ro nguồn cung thể hiện trong bốn góc phần tư, mỗi góc đòi hỏi một chiến lược mua hàng khác nhau

Góc phần tư của hạng mục không quan trọng có rủi ro nguồn cung và tác động tài chính thấp, nguồn cung dư thừa do vậy các công ty nên sử dụng thị trường mở để đẩy giá xuống, họ cũng không cần giữ mối quan hệ chiến lược với nhà cung cấp Ví dụ về hạng mục này là các loại hàng hóa như văn phòng phẩm Do việc giao nhận các hạng mục này thường tốn kém hơn chính giá trị của các sản phẩm nên chúng đòi hỏi một chiến lược mua hàng nhắm tới việc giảm thiểu phức tạp trong hành chính và giao nhận

Góc phần tư của hạng mục đòn bẩy: là hạng mục có rủi ro nguồn cung thấp nhưng tác động tài chính cao Các công ty phải khám phá năng lực mua hàng của họ vì hạng mục này rất quan trọng đối với tổ chức Các hạng mục này đòi hỏi chiến lược mua hàng dựa trên đấu giá hoặc đấu thầu

Góc phần tư của hạng mục trở ngại là hạng mục có ít tác động tới lợi nhuận nhưng lại có rủi ro nguồn cung cao Đa phần rủi ro nguồn cung này là do sự khan hiếm về sản xuất và chủ yếu là các nhà cung cấp mới với công nghệ mới Ví dụ về các hạng mục trở ngạilà bao bì và dịch vụ bên ngoài Chính sách mua hàng đối với các hạng mục này là nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung Hơn nữa phải phát triển thêm các sản phẩm và nhà cung cấp thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp

Góc phần tư của hạng mục chiến lược có rủi ro nguồn cung và tác động tài chính cao Nói chung các hạng mục này hiếm, có giá trị vật chất cao như nguyên liệu chính, đòi hỏi các công ty cần thiết lập mối quan hệ chiến lược với các nhà cung cấp (Kraljic, 1983)

2.2.4 Mô hình ra quyết định làm hay mua của Canez, Platts & Probert (2000)

Hình 2.3 Mô hình ra quyết định làm hay mua củaCanez, Platts & Probert (2000)

Mô hình này chỉ ra tính ảnh hưởng của môi trường bên ngoài cũng như các nhân tố và phương diện thuộc về môi trườngbên trong như các ràng buộc của doanh nghiệp, các yếu tố về quy trình sản xuất và công nghệ, chi phí, quản lý chuỗi cung ứng và logistics và hệ thống hỗ trợ ảnh hưởng đến quyết định làm hay mua, sau đó tạo ra một kết quả hữu hình thông qua một vài đolường hiệu suất

2.2.5 So sánh các mô hình ra quyết định mua hay tự sản xuất Bảng 2.4 So sánh các mô hình ra quyết định mua hay tự sản xuất

Mô hình make or buy của Brandes (1994)

Mô hình thu mua của Kraljic

Mô hình Canez, Platts & Probert (2000) Điểm chung Các mô hình đều hỗ trợ ra quyết định mua hay tự sản xuất

Làm hay mua Môi trường bên ngoài

Ràng buộc của doanh nghiệp

Quá trình sản xuất và công nghệ

Quản lý chuỗi cung ứng và logistics

Chi phí Hệ thống hỗ trợ đo lường hiệu suất Điểm khác

Mô hình đề cập đến các yếu tố: năng lực cốt lõi, hệ thống kỹ thuật/ công nghệ, cấu trúc sản phẩm

Mô hình đề cập đến các yếu tố: năng lực cốt lõi và chi phí

Khung công việc đề cập tới vấn đề xác định chiến lược mua hàng phù hợp cho từng nguyên liệu

Mô hình đề cập đến các yếu tố: chi phí, chất lượng và hệ thống kỹ thuật / công nghệ Điểm mạnh

Mô hình đơn giản, có thể sử dụng để đánh giá nhanh

Mô hình đơn giản, dễ sử dụng

Mô hình đơn giản, có thể sử dụng để xác định các chiến lược mua hàng khác nhau

Mô hình thể hiện được tính tổng quát ở nhiều khía cạnh Điểm yếu

Mô hình đơn giản, chưa thể hiện được tính tổng quát ở nhiều khía cạnh

Mô hình chưa sử dụng phân tích định lượng cụ thể

Chỉ tập trung hỗ trợ công tác thu mua chứ chưa hỗ trợ được cho việc ra quyết định làm hay mua

Mô hình khá phức tạp, cần sự xử lý linh hoạt Ứng dụng Ứng dụng ra quyết định làm hay mua Ứng dụng ra quyết định làm hay mua Ứng dụng ra quyết định thu mua Ứng dụng ra quyết định làm hay mua

2.2.6 Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan 2.2.6.1 Các nghiên cứu về “make or buy”

Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước với các mô hình ra quyết định làm hay mua khác nhau đã được hình thành trong hai thập kỷ qua Chẳng hạn như Welch và Nayak (1992) đã đề nghị một mô hình trong đó tập trung vào phân tích chi phí truyền thống thông qua việc xem xét các nhân tố công nghệ và chiến lược Theo sau là Probert (1996) với nghiên cứu tập trung đánh giá công nghệ là mấu chốt của việc ra quyết định, hay nghiên cứu của McIvor và cộng sự (1997) đề nghị một khung khái niệm cho việc đánh giá quyết định làm hay mua dựa trên ba tiêu chí: năng lực cốt lõi, nội lực và ngoại lực, chi phí Và các nghiên cứu sau đó của Canez và cộng sự (2000) đã phát triển một mô hình ra quyết định dựa trên nhiều nhân tố bao gồm: quá trình sản xuất và công nghệ, chi phí, quản trị chuỗi cung ứng và logistics, các hệ thống hỗ trợ… Các nghiên cứu tuy khác nhau về lĩnh vực, song đều có một mục đích chung là cung cấp cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định làm hay mua nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thể vận dụng đánh giá năng lực của mình một cách chính xác để từ đó đưa ra quyết định làm hay mua hiệu quả Sau đây là một vài nghiên cứu tiêu biểu được tóm tắt ở bảng dưới đây:

Bảng 2.5 Bảng tóm tắt các nghiên cứu về “make or buy”

Tên đề tài nghiên cứu

Hạn chế của từng nghiên cứu

Thay đổi chiến lược trong thu mua Hai hướng đi chính

- Mô hình cung cấp một cái nhìn tổng quan về các yếu tố quan trọng nhất, phù hợp với phạm vi rộng các phân tích làm hay mua khác Đây cũng chính là các yếu tố tương tự được xác định trong nghiên cứu này

- Mô hình Brandes (1994) bao gồm ba đánh giá: đánh giá nguồn lực chiến lược, đánh giá năng lực/ sự phụ thuộc, đánh giá phân tích chi phí Đánh giá nguồn lực chiến lược nên được phân tích đầu tiên trong quyết định thuê ngoài

Phương pháp lựa chọn ra quyết định

Khi Padillo & Diaby (1999) lần đầu tiên giới thiệu thuật ngữ đa mục tiêu trong xây dựng mô hình quyết định làm hay mua, các tác giả đã nhấn mạnh rằng phương pháp ra quyết định đa mục tiêu (MCDM) có thể được thực hiện trong mô hình

Hơn nữa, theo nhiều nghiên cứu cho biết có rất nhiều bài toán ra quyết định bao gồm nhiều tiêu chuẩn hơn là một tiêu chuẩn Rất nhiều các bài toán quản lý thuộc lớp bài toán đa tiêu chuẩn (MCDM– Multiple criteria decision making) MCDM mang ý nghĩa rộng hơn MCDA - Multiple criteria decision analysis (hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chuẩn) Trên thế giới MCDM rất phát triển ở Mỹ trong khi đó MCDA được sử dụng rộng rãi bởi hầu hết các nhà nghiên cứu ở Châu Âu (Roy

Trong lĩnh vực nghiên cứu về MCDM, các nhà nghiên cứu phân ra thành hai loại chính như sau: Ra quyết định đa mục tiêu (MODM – Multi objectives decision making) và ra quyết định đa thuộc tính (MADM – Multi attribute decision making)

Trong đó loại MODM nhắm vào bài toán có không gian quyết định liên tục, các bài toán chứa một tập lớn các phương án Trong khi MADM lại được sử dụng để giải quyết các bài toán có không gian ra quyết định rời rạc và có các phương án được xác định trước MADM bao gồm các phương pháp: ra quyết định đa nhân tố (MFEP – Multiple factors Evaluation Process) và ra quyết định đa tiêu chuẩn/ đa thuộc tính như phương pháp phân tích thứ bậc (AHP - Analytic Hierarchy Process) của Thomas L Saaty, phương pháp độ hữu ích đa thuộc tính (Multi - attribute Utilitytheory), phương pháp lựa chọn (ELECTRE ), phương pháp xếp hạng (Outranking relation approach) .( Lê Hoàng Lan, 2015)

Vì có nhiều yếu tố liên quan nên việc ra quyết định nhiều mục tiêu, nhiều nhân tố thường phải sử dụng đến các cách tiếp cận định lượng đặc trưng Bài toán ra quyết định đa thuộc tính bao gồm 2 dạng bài toán chính đó là ra quyết định đa nhân tố và ra quyết định đa tiêu chuẩn Nội dung cụ thể của 2 dạng này được giới thiệu cụ thể ở mục 2.3.1 và 2.3.2

2.3.1 Ra quyết định đa nhân tố (MFEP)

Trong ra quyết định đa nhân tố (MFEP): Trước tiên, người ra quyết định xác định các yếu tố quan trọng một cách chủ quan trong một tình huống ra quyết định và đánh giá mức độ ưu tiên cho mỗi yếu tố Mức độ ưu tiên thể hiện tầm quan trọng của mỗi yếu tố trong việc ra quyết định Bước tiếp theo là xác định các giải pháp có sẵn

Bước thứ ba là đánh giá các yếu tố Trong đó bước đánh giá khá quan trọng, ước lượng quan điểm chủ quan của người ra quyết định

2.3.2 Ra quyết định đa mục tiêu 2.3.2.1 Các mô hình MCDM

Mô hình MCDM gồm rất nhiều các phương pháp như Topsis, AHP, QFD, ANP, ELECTRE, Grey Model, WSM, WPM , trong nghiên cứu này người nghiên cứu chỉ giới thiệu 5 phương pháp thông dụng nhất, nội dung của các phương pháp này được tham khảo từ nghiên cứu của hai tác giả Velasquez & Hester, (2013)

Hình 2.5 Các phương pháp ra quyết định đa mục tiêu (Velasquez & Hester, 2013)

2.3.2.2 Tóm tắt các phương pháp ra quyết định đa mục tiêu (Velasquez

Bảng 2.8 Tóm tắt các phương pháp ra quyết định đa mục tiêu

Phương pháp Mô tả Ưu điểm Nhược điểm

Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) Được phát triển bởi Thomas L Saaty (1970) So sánh cặp giữa các lựa chọn thay thế với các yếu tố khác nhau, và để ước tính trọng số của các yếu tố

- Dễ sử dụng - Cho phép xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá rất linh hoạt

- Vấn đề được xây dựng thành một cấu trúc phân cấp, dễ dàng điều chỉnh

- Không có quy tắc trong xếp hạng

- Có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa việc sắp xếp mức độ ưu tiên các yếu tố

TOPSIS Được phát triển bởi

Hwang and Yoon (1981) Dùng để xác định yếu tố thay thế gần với giải pháp lý tưởng nhất và xa giải pháp tiêu cực nhất trong một phạm vui tính toán đa góc độ

- Dễ sử dụng và có thể chương trình hóa

- Số lượng các bước không thay đổi và không phụ thuộc vào các thuộc tính

- Sử dụng khoảng cách Euclidean mà không xem xét tính tương quan giữa các thuộc tính

- Khó đo lường các thuộc tính đặc biệt là các thuộc tính bổ sung

PROMETHE Được phát triển bởi

Brans & cộng sự (1986), Promethe có 6 loại khác nhau:

Promethe I sử dụng để xếp hạng một phần,

- Dễ sử dụng, không đòi hỏi giả định rằng các yếu tố phải tương xứng

- Không cung cấp một phương pháp rõ ràng cái gì cần phân bổ với các trọng số

Nó yêu cầu một sự phân bổ các giá trị

Promethe II là phương pháp xếp hạng hoàn toàn, Promethe III – xếp hạng trên khoảng thời gian, Promethe IV để xếp hạng hoàn toàn hoặc một phần, Promethe V sử dụng cho các vấn đề có phân đoạn, Promethe VI sử dụng để miêu tả trí tuệ con người nhưng không cung cấp một phương pháp rõ ràng cái gì cần phân bổ với các giá trị đó

Phương pháp lựa chọn (ELECTRE) Được phát triển bởi Roy (1968, 1985), là một phương pháp xếp hạng dựa trên phân tích sự phù hợp

- Quan tâm đến sự không chắc chắn và không rõ ràng

- Quá trình và kết quả của phương pháp này có thể khó giải thích, gây khó hiểu cho người không chuyên

Mô hình phân tích bao số liệu

(DEA) là một công cụ phân tích kinh tế khá mạnh, được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp

- Khả năng xử lý nhiều đầu vào và đầu ra;

- Hiệu quả có thể được phân tích và định lượng

Không đối phó với các dữ liệu không chính xác;giả định rằng tất cả các đầu vào và đầu ra chính xác được biết đến

Nguồn: Velasquez & Hester, 2013 Qua tham khảo các nghiên cứu về phân tích make or buy, các tác giả như Martinez (2012), Arvelos (2014) đã sử dụng mô hình phân tích AHP để đưa ra quyết định làm hay mua Theo đó, người nghiên cứu chọn phương pháp AHP để sử dụng phân tích việc ra quyết định làm hay mua của đề tài Hơn nưa quy trình phân tích theo dạng thứ bậc có rất nhiều ưu điểm như dễ hiểu, linh động và trực quan, các vấn đề được xây dựng thành một cấu trúc phân cấp, dễ dàng điều chỉnh Thêm vào đó, hiện nay phương pháp AHP đã thực sự phổ biến với sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dụng Expert choice Đây chính là lý do người nghiên cứu lựa chọn mô hình AHP để phân tích lựa chọn chiến lược mua hay tự sản xuất

2.3.2.3 Lý thuyết về phương pháp AHP

Analytic Hierarchy Process (AHP) là một kỹ thuật có cấu trúc để tổ chức và phân tích các quyết định phức tạp Dựa trên nền tảng toán học và tâm lý học nó đã được phát triển bởi Thomas L Saaty trong những năm 1970 sau đó được nghiên cứu rộng rãi và sâu sắc kể từ lúc đó Phương pháp này có ứng dụng cụ thể trong việc ra quyết định nhóm và được sử dụng trên toàn thế giới trong một loạt các tình huống ra quyết định trong các lĩnh vực chính trị, kinh doanh, y tế, giáo dục

AHP giúp các nhà hoạch định chính sách tìm thấy một quyết định phù hợp nhất với mục tiêu đề ra

AHP có ba cấp bậc cơ bản, sử dụng để phân tích một vấn đề có cấu trúc phức tạp như hình 2.6.dưới đây:

Hình 2.6 Sơ đồ cấu trúc thứ bậc (Saaty, 1980)

Sơ đồ cấu trúc thứ bậc xuất phát từ bậc một là mục tiêu sau đó đề ra các yếu tố đánh giá (gồm cả yếu tố chính và yếu tố phụ), sau đó tới bậc cuối cùng thường bao gồm các phương án lựa chọn

2.3.2.4 Kỹ thuật phân tích AHP a) Các bước phân tích AHP

Bước 1: Phân tích vấn đề và xác định các vấn đề để xây dựng cây thứ bậc

Bước 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề đang nghiên cứu

Bước 3: Khảo sát thu thập ý kiến chuyên gia về mức độ ưu tiên

Bước 4: Xây dựng các ma trận so sánh cặp các yếu tố

Bước 5: Tính toán trọng số cho từng cặp các yếu tố

Bước 6: Tính chỉ số nhất quán (CR)

Bước 7: Lặp lại các bước 3,4,5,6 cho tất cả các cặp yếu tố còn lại

Bước 8 Tính toán, tổng hợp, nhận xét b) So sánh cặp: Thomas Saaty (1970) đã phát triển một loại ma trận đặc biệt gọi là ma trận so sánh cặp So sánh cặp đôi dùng để xác định tầm quan trọng tương đối giữa từng cặp chỉ tiêu

Bảng 2.9: ví dụ ma trận so sánh cặp của ba yếu tố i, j, k

Yếu tố i Yếu tố j Yếu tố k

Ma trận trên có nghĩa như sau: từng yếu tố so sánh với chính nó sẽ được giá trị bằng 1, nếu i so sánh với j sẽ được giá trị aij, ngược lại nếu j so sánh với i sẽ được giá trị nghịch đảo 1/ aij Để điền vào ma trận, người ta dùng thang đánh giá từ 1 đến 9 như bảng 2.9 bên dưới:

Bảng 2.10 Thang đánh giá mức độ quan trọng tương đối của hai yếu tố

PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Tìm đọc báo cáo ngành, sách, báo, báo cáo khoa học

Tài liệu, hồ sơ công ty

Mục tiêu 1:Xác định các thành phần Sử dụng PP chọn NVL ABC (nguyên liệu) cấu thành nên sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL cần xem xét chiến lược mua hay tự sản xuất

Mục tiêu 2: Phân tích các Khảo sát ý kiến các chuyên gia, tìm ra thứ tự yếu tố ảnh hưởng đến quyết ưu tiên của các yếu tố chính và phụ định mua hay tự sản xuất cho từng thành phần Sử dụng kỹ thuật so sánh cặp trong phương pháp phân tích AHP để xác định tầm quan trọng tương đối giữa từng cặp yếu tố

Xử lý số liệu bằng Excel, sử dụngphần mềm

Nghiên cứu tại bàn Tìm hiểu các vấn đề thực tế

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Phân tích các thành phần cấu thành nên sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL

Tìm hiểu lý thuyết về mua hay tự sản xuất, lý thuyết về men tiêu hóa sống, lý thuyết về phương pháp AHP

Tìm hiểu năng lực cốt lõi, năng lực sản xuất của công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt

Xây dựng các yếu tố ảnh hưởng chính và ảnh hưởng phụ đến quyết định mua hay tự sản xuất Xác định các thành phần (nguyên liệu) cấu thành nên sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL cần xem xét chiến lược mua hay tự sản xuất

Phân tích và so sánh các phương án lựa chọn

Expert Choice để hỗ trợ cho việc tính toán.

Mục tiêu 3:Đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược được chọn Phỏng vấn chuyên gia

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu Đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược được chọn

Kết luận và kiến nghị

3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu 3.1.2.1 Thu thập thông tin sơ cấp:

Bảng 3.1 Thu thập thông tin sơ cấp:

Nguồn thu thập Cách thu thập Phương pháp xử lý

1 Thông tin về tình hình thu mua nguyên vật liệu của công ty và các công ty trong ngành

Phục vụ nhận diện vấn đề

Từ bộ phận thu mua và nghiên cứu thị trường – thuộc phòng Vật tư Kinh doanh

Gửi bảng kháo sát đến các chuyên viên bộ phận thu mua và nghiên cứu thị trường – thuộc phòng Vật tư Kinh doanh

Lưu trữ, tổng hợp thông tin để sử dụng trong bài

2 Thông tin về tình hình sản xuất nguyên vật liệu (sinh khối vi sinh vật) và các thuận lợi, khó khăn trong khi tự sản xuất

Phục vụ giải quyết mục tiêu xác định các thành phần cấu thành nên sản phẩm men tiêu hóa sống cần xem xét quyết định mua hay tự sản xuất và mục tiêu 3 là đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược được chọn

Thu thập từ trưởng xưởng sản xuất và các nhân viên sản xuất

Phỏng vấn sâu và trao đổi thông tin

Tổng hợp thông tin để sử dụng phân tích trong bài

3 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản xuất Đồng thời xây dựng các yếu tố phụ cụ thể ứng với từng yếu tố ảnh hưởng

Phục vụ giải quyết mục tiêu 2

Từ các cá nhân trả lời bảng khảo sát và trả lời phỏng vấn

Gửi bảng khảo sát đến phó giám đốc phụ trách sản xuất, đến trưởng phòng thu mua, trưởng xưởng sản xuất để khảo sát và thu thập ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng

- Phỏng vấn chuyên viên thu mua nguyên vật liệu, kế toán trưởng và phó giám đốc phụ trách sản xuất

So sánh đối chiếu các bảng khảo sát, thông tin phỏng vấn, kết hợp với tham khảo các tài liệu và mô hình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới để rút ra những yếu tố chính tác động đến chiến lược làm hay mua, và nêu ra những yếu tố phụứng với từng yếu tố

4 Phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất và thu mua nhằm đưa ra các giải pháp thực hiện cho chiến lược mua/ tự sản xuất được chọn

Phục vụ giải quyết mục tiêu 3

Từ các cá nhân trả lời phỏng vấn

- Nêu ra các câu hỏi thảo luận mở nhằm thu thập ý kiến cá nhân của các chuyên gia

- Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia kết hợp với các kiến thức có được từ các công trình nghiên cứu liên quan để đề ra các giải pháp thực hiện chiến lược mua hay tự sản xuất hiệu quả

3.1.2.2 Thu thập thông tin thứ cấp

Bảng 3.2 Thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin Mục đích

Nguồn thu thập Cách thu thập Phương pháp xử lý Thời gian

1 Thông tin về các thành phần cấu thành nên sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL

Hỗ trợ giải quyết mục tiêu đầu tiên của luận văn

Từ hồ sơ đăng ký sản phẩm và từ công thức sản xuất gốc

Tìm đọc hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại phòng Đảm bảo chất lượng của Công ty

Phối hợp với dữ liệu sơ cấp để xác định các thành phần nguyên liệu cần xem xét chiến lược mua hay tự sản xuất

2 Thông tin tổng quan về Công ty, Để hỗ trợ xây dựng chương 4

Từ website công ty và các tài liệu nội bộ

Tìm đọc các tài liệu nội bộ, tham khảo hồ sơ giới thiệu công ty, website…

Tổng hợp để xây dựng chương 4

3 Thông tin về hoạch toán chi phí giá thành sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL

Xác định tổng chi phí tự sản xuất nguyên vật liệu, nhằm so sánh với tổng chi phí mua ngoài nguyên vật liệu

Số liệu từ phòng Tài chính kế toán

Tìm đọc các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạch toán chi phí sản phẩm từ năm 2012 - 2015

Tổng hợp để xác định tổng chi phí tự sản xuất nguyên vật liệu

4 Xây dựng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại nguyên vật liệu

Hỗ trợ giải quyết mục tiêu một

Dựa trên lý thuyết môn Quản trị sản xuất và vận hành và các tài liệu tham khảo qua sách, báo

Phân loại tất cả các nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL thành 3 nhóm: Nhóm A gồm các nguyên vật liệu chính, nhóm B gồm các nguyên vật liệu có mức độ quan trọng trung bình, và nhóm C gồm các nguyên liệu có mức độ quan trọng thấp

So sánh đối chiếu với năng lực cốt lõi, quá trình sản xuất, trang thiết bị và công nghệ của công ty để xác định đâu là nguyên vật liệu cần phải xem xét nên mua hay tự sản xuất

5 Thông tin báo giá nguyên vật liệu của nhà cung cấp

Xác định tổng chi phí mua ngoài nhằm so sánh với tổng chi phí tự

Từ bộ phận thu mua thuộc phòng Vật tư Kinh doanh

Liên hệ xin số liệu về tình hình mua nguyên vật liệu từ năm 2012 – 2015

Tổng hợp để xác định tổng chi phí mua ngoài

6 Thông tin từ các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản xuất

Hỗ trợ giải quyết mục tiêu thứ hai

Từ sách, báo và các nghiên cứu liên quan của các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới

Tìm đọc và ghi chép lại những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản xuất

Kết hợp với các yếu tố ảnh hưởng đề xuất trong dữ liệu sơ cấp để xây dựng nên mô hình nghiên cứu của luận văn

7 Tìm hiểu lý thuyết về quyết định mua hay tự sản xuất, lý thuyết về phương pháp AHP và kỹ thuật phân tích AHP

Dùng làm cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu

Từ sách, các bài báo khoa học, và thư viện trường

Tìm đọc, những nội dung lý thuyết liên quan

Chọn lọc và ghi chép lại những nội dung lý thuyết dùng làm cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu

8 Thông tin về các giải pháp để thực hiện chiến lược mua hay tự sản xuất của các nhà nghiên cứu đề xuất

Nhằm hỗ trợ giải quyết mục tiêu thứ ba

Từ báo, sách và các nghiên cứu liên quan

Tìm đọc và ghi chép lại các đề xuất

Tổng hợp với các đề xuất của các chuyên gia đã thu thập được ở dữ liệu sơ cấp để đưa ra các đề xuất mang tính thực tiễn cao

3.1.3 Phương pháp xử lý số liệu

Trước tiên, người nghiên cứu chọn phương pháp phỏng vấn chuyên gia để xác định thứ tự ưu tiên của các yếu tố chính Qua ý kiến chuyên gia, người nghiên cứu rút ra được các cặp yếu tố phụ tương ứng với từng yếu tố chính

Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về thời gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu

Sau khi thu thập thông tin, sử dụng phần mềm Excel để tính toán kết quả chi phí của việc tự sản xuất và mua ngoài nguyên vật liệu chính

Sử dụng phương pháp kỹ thuật phân tích ABC để phân loại nguyên vật liệu cần xem xét chiến lược mua hay tự sản xuất

Sử dụng lý thuyết về phương pháp AHP và kỹ thuật phân tích AHP để ra quyết định mua hay tự sản xuất

Sử dụng phần mềm Expert choice để chạy kết quả cuối cùng nhằm kết luận ra quyết định làm hay mua hay vừa làm vừa mua

Phương pháp so sánh áp dụng để so sánh chi phí của việc tự sản xuất và mua ngoài nguyên vật liệu chính

So sánh về các tiêu chuẩn như: chủng vi sinh vật, tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu đầu, … Áp dụng phương pháp so sánh cặp của lý thuyết AHP nhằm so sánh cặp đôi để xác định tầm quan trọng tương đối giữa từng cặp chỉ tiêu

Ngoài ra, người nghiên cứu cũng đồng thời sử dụng phần mềm Excel để tính toán kết quả chi phí của việc tự sản xuất và mua ngoài nguyên vật liệu chính

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA HÀNG VÀTỰ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MTV VẮC XIN PASTEUR ĐÀ LẠT

Tổng quan ngành dược và lĩnh vực sản xuất men tiêu hóa tại Việt Nam

Cho tới nay, sau 20 năm đổi mới, với chiến lược hiện đại hoá và tăng tốc độ phát triển, ngành công nghiệp Dược đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp đáng kể vào đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội đất nước Ngành Công nghiệp Dược nói chung và ngành vắc xin và sinh phẩm nói chung đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao, góp phần tích cực vào việc đạt mức tăng trưởng của nền kinh tế trong năm qua BMI dự báo Ngành dược phẩm vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 15.5 %/ năm trong vòng 5 năm tới và đóng góp đến 2.2% vào GDP vào năm 2017 (Nguyễn Thị Hằng, 2014) Ở Việt Nam, nghiên cứu về chế phẩm vi sinh vật đã được thực hiện từ những năm đầu của thập kỷ 60 và đến những năm sau 80 mới được đưa vào nghiên cứu và sản xuất chính thức, đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất men tiêu hóa phải kể đến Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt (tiền thân là Viện Pasteur Đà Lạt) Sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl đã có mặt trên thị trường từ những năm 1983 Thập niên trở lại đây, trên thị trường đã xuất hiện hàng chục nhà sản xuất các sản phẩm men tiêu hóa sống khác nhau như: Dược Hậu Giang với sản phẩm YBIO, Bidiphar với sản phẩm Bidisubtili, Mekophar với sản phẩm Subtyl… Tạo ra một làn sóng cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất trong vấn đề chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Giới thiệu tổng quan về ty TNHH MTV Vắc xin Pasteur Đà Lạt (DAVAC)

Công ty TNHH MTV Vắc xin Pasteur Đà Lạt (DAVAC) hiện là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, tiền thân là Phân viện Vắc xin Đà Lạt, có nguồn gốc là Viện Pasteur Việt Nam, Chi nhánh Đà Lạt, được thành lập từ năm 1936

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Y tế, Công ty TNHH MTV Vắc xin Pasteur Đà Lạt được giao nhiệm vụ thực hiện công tác dự phòng của ngành y tế, chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân Các nhiệm vụ chính của công ty là: Sản xuất kinh doanh các loại vắc xin, huyết thanh và chế phẩm sinh học dùng cho người; Quan hệ với các Tổ chức quốc tế, với các Viện, các công ty trong và ngoài nước trong lĩnh vực kinh doanh; chuyển giao công nghệ, hỗ trợ, phục vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ

Hiện nay công ty đang sở hữu dây chuyền sản xuất vắc xin Thương hàn Vi polysaccharide, sản xuất cung cấp vắc xin này cho chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và một dây chuyền sản xuất thuốc bột có nguồn gốc vi sinh để phục vụ sản xuất các sản phẩm thuốc men tiêu hóa như Biosubtyl DL, Merika Fort, Merika Probiotics, và nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung can xi như AseCalcikua, Calcikua, Calci Tomhums, bổ sung sắt như aseTadyFe B9, bổ sung chất xơ như Paterlax, bổ sung men vi sinh cho trẻ em như Goldbee, aseFloris, Entero Extra và sản xuất các loại chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, thú y, thủy sản như EBS, BF2…

1 Sản xuất vắc xin chất lượng cao, an toàn tuyệt đối và hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh nhiễm trùng cho con người

2 Sản xuất Probiotics đạt chất lượng vượt trội dùng trong điều trị, cải thiện và tăng cường sức khỏe

3 Hệ thống nhà máy hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP, GLP, GSP và HACCP

4 Quản lý hệ thống chất lượng theo ISO 5 Trở thành đối tác uy tín, tin cậy và hiệu quả của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực vắc xin và sinh phẩm

6 Cùng với các nhà phân phối phát triển sản phẩm chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài

4.2.3 Tầm nhìn hóa tương lai 4.2.4 Đến năm 2020 DAVAC là nhà sản xuất Vắc xin và Probiotics số 1 tại Việt Nam nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng

4.2.5 Quan điểm chiến lược d) Lấy sứ mệnh bảo vệ sức khỏe con người là trọng tâm và nhu cầu của người tiêu dùng làm mục tiêu phát triển sản phẩm e) Lấy tri thức, sáng tạo, chất lượng, an toàn, hiệu quả làm nền tảng và nhân tố con người làm hạt nhân cho sự phát triển bền vững f) Lấy phương châm cùng có lợi, cùng phát triển không ngừng và cùng chiến thắng trong hợp tác với đối tác g) Lấy kỹ thuật hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến là công cụ, là xương sống trong hoạt động của Công ty h) Lấy trách nhiệm, năng lực, hiệu quả, đãi ngộ làm động lực phát triển và gắn kết

Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty)

4.2.7 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:

+ Sản xuất và kinh doanh các loại vắc xin và sinh phẩm y tế

+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm: Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và thực phẩm chức năng

+ Sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm

+ Quan hệ với các tổ chức quốc tế, với các Viện, các Công ty trong và ngoài nước trong lĩnh vực kinh doanh, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ, phục vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ

+ Thực hiện dịch vụ liên quan đến vắc xin, huyết thanh và chế phẩm sinh học dùng cho người – Dịch vụ y tế

4.2.8 Phân tích khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Công ty TNHH MTV Vắc xin Pasteur Đà Lạt là Công ty Nhà nước, trực thuộc cơ quan chủ quản Bộ y tế nên Công ty có tình hình tài chính khá ổn định Qua quá trình hoạt động của mình Công ty đã tích luỹ được một số lượng vốn lớn, lại được ưu đãi khi vay vốn ngân hàng, đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy mở rộng quy mô kinh doanh của Công ty Tài sản, trong đó tài sản lưu động của Công ty tăng mạnh, tài sản cố định được đầu tư thoả đáng đây là những biểu hiện đáng mừng của Công ty

Tham khảo kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2013 đến năm 2015

Bảng 4.1: Bảng cân đối thu chi

TT Chỉ Tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Tổng thu 15.565.400.000 20.412.368.923 28.736.212.441 2 Tổng chi 14.073.000.000 18.296.730.923 25.374.237.487 3 Lời trước thuế 1.492.000.000 2.115.638.000 3.361.974.954 4 Thuế TNDN 373.000.000 528.909.500 285.906.248 5 Lời sau thuế 1.119.000.000 1.586.728.500 3.076.068.706

Phân tích thực trạng nguyên liệu dùng cho sản phẩm Biosubtyl

Hình 4.2 Hình ảnh sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL

- Tá dược: lactose, glucose, amidon vừa đủ 1g

- Viêm ruột cấp tính và mãn tính;

- Điều trị rối loạn tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh

Cách dùng:Hòa tan thuốc trong nước sôi để nguội

- Trẻ sơ sinh: 1 - 2 gói/ ngày

- Trẻ em và người lớn: 2 – 4 gói/ngày

Quy cách: Mỗi gói có trọng lượng 1g, 25 gói/ hộp, 50 hộp /thùng

Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng

HSD: 24 tháng kể từ ngày sản xuất

Sản phẩm Biosubtyl DL là sản phẩm chủ lực của công ty, trung bình mỗi năm cung cấp ra thị trường cả nước trên 20 triệu gói sản phẩm Việc gián đoạn sản xuất sản phẩm này chủ yếu do việc thiếu hụt hoặc cung ứng chậm một trong hai loại nguyên vật liệu chính đó là sinh khối Bacillus Subtilis và sinh khối Lactobacilus Acidophilus.Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến lý do hình thành đề tài “Phân tích chọn lựa quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt”

4.3.2 Cơ cấu hiện tại của sản phẩm như sau:

Tên nguyên liệu Tình trạng

Sinh khối B.subtillis (5x10 9) Sản xuất 100% mua ngoài 0%

Sinh khối L.acidophillus (10 11 ) Sản xuât 0 %, mua ngoài 100% Đường Mua ngoài 100%

Vật tư khác Mua ngoài 100%

4.3.3 Tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm Biosubtyl DL (xem phụ lục 7)

4.4 Xác định những nguyên vật liệu cần xem xét quyết định mua hay tự sản xuất

4.4.1.Xây dựng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại nguyên vật liệu

Kỹ thuật phân tích ABC thường được sử dụng trong phân loại hàng hóa tồn kho, nhằm xác định mức độ quan trọng của hàng hóa tồn kho khác nhau Tuy nhiên ở đây sử dụng như công cụ xác định mức độ quan trọng của nguyên vật liệu để xếp chúng vào hai nhóm: nhóm những nguyên vật liệu cần xem xét ra quyết định mua hay tự sản xuất, và nhóm những nguyên vật liệu nên quyết định mua ngoài ngay từ đầu Từ đó đi đến giải quyết thành công mục tiêu một của nghiên cứu là Xác định các thành phần cấu thành nên sản phẩm men tiêu hóa sống cần xem xét quyết định mua hay tự sản xuất

Theo đó, người nghiên cứu tiến hành phân loại toàn bộ nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm Biosubtyl DL thành 2 nhóm hàng: Nhóm A và nhóm B căn cứ vào mức độ quan trọng của nguyên vật liệu:

+ Nhóm A: Bao gồm những nguyên vật liệu có giá trị cao nhất, chiếm từ 70- 80% so với tổng giá trị sản phẩm,

+ Nhóm B: Bao gồm những loại nguyên vật liệu có giá trị hàng năm ở mức trung bình và thấp chiếm từ 20-30% so với tổng giá trị sản phẩm

Bảng 4.2: Phân loại nguyên vật liệu theo kỹ thuật phân tích ABC

Tên nguyên vật liệu Nhu cầu hàng năm Đơn vị tính Giá đơn vị Tổng giá trị hàng năm % giá trị Loại

Màng nhãn 20,000,000 cái 70 1,400,000,000 31.7% A Bộ hộp + phiếu hướng dẫn + tem 800,000 Bộ 550 440,000,000 9.96% B

4.4.2 Phân tích thực trạng về nhu cầu nguyên vật liệu

Căn cứ theo nhu cầu thực tế của khách hàng, đơn hàng của nhà cung cấp và số liệu quá khứ các năm, công ty Pasteur thống kê và dự báo sản lượng tiêu thụ và sản xuất theo số trung bình tỉ lệ phần trăm sản lượng tiêu thụ trên sản lượng sản xuất cụ thể như sau:

Bảng 4.3 Sản lượng tiêu thụ so với sản lượng sản xuất sản phẩm Biosubtyl DL

Năm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

(dự kiến) Sản lượng tiêu thụ (gói) 19,270,125 19,686,250 23,498,725 29,644,317

Như vậy, so với năm 2013, sản lượng năm 2015 đã tăng thêm 16%, và năm 2016 dự kiến sẽ tăng thêm 32% so với năm 2015

Bảng 4.4 Phân tích tỷ trọng chi phí trên tổng chi phí (mua ngoài)

STT Tên nguyên vật liệu

Tỷ lệ % chi phí Năm

6 Bao bì (Túi nhôm, hộp, tem, thùng, keo,…) 25,66% 26,12% 26,35% 26,13%

(Chi phí chi tiết của từng NVL tham khảo Phụ lục 8)

Bảng 4.5 Phân tích tỷ trọng chi phí trên tổng chi phí (tự sản xuất)

STT Tên nguyên vật liệu

Tỷ lệ % chi phí Năm

6 Bao bì (Túi nhôm, hộp, tem, thùng, keo,…) 30.05% 30.66% 30.53% 30.28%

(Chi phí chi tiết của từng NVL tham khảo Phụ lục 8) Qua bảng phân tích tỷ trọng chi phí, hai nguyên vật liệu sinh khối Bacillus subtilis (5x10 9 ) và sinh khối Lactobacilus acidophilus (10 11 ) chiếm khoảng 60% tổng chi phí và là thành phần quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty Nguyên vật liệu bao bì mặc dù chiếm tỷ lệ chi phí cao khoảng 26% nhưng lại là thành phần không quan trọng, không ảnh hưởng nhiều đến lợi thế cạnh tranh

4.4.3 Xác định những nguyên vật liệu cần xem xét lựa chọn quyết định mua hay tự sản xuất

Theo kết quả từ bảng 4.2 - bảng phân loại nguyên vật liệu theo kỹ thuật phân tích ABC và kết quả từ bảng 4.4 – bảng phân tích tỷ trọng chi phí trên tổng chi phí (mua ngoài) và bảng 4.5 – bảng phân tích tỷ trọng chi phí trên tổng chi phí (tự sản xuất) ta chọn các nguyên vật liệu nhóm A gồm: sinh khối Bacillus subtilis, sinh khối

Lactobacillus Acidophilus và màng nhãn có tổng giá trị cao nhất, chiếm xấp xỉ 80% so với tổng giá trị sản phẩm để tiến hành phân tích lựa chọn quyết định mua hay tự sản xuất, các nguyên liệu nhóm B còn lại sẽ được mua ngoài Đối với ba loại nguyên vật liệu nhóm A gồm sinh khối Bacillus subtilis, sinh khối Lactobacillus Acidophilus và màng nhãn, xét trên khía cạnh năng lực công ty

Vắc xin Pasteur Đà Lạt thì Công ty chỉ có công nghệ và trang thiết bị sản xuất hai loại sinh khối Bacillus subtilis và sinh khối Lactobacillus Acidophilus, công ty không thể đầu tư một dây chuyền sản xuất màng nhãn vì chi phí cho việc đầu tư rất cao và việc sản xuất màng nhãn không phải năng lực cốt lõi của Công ty

Kết quả sau cùng, người nghiên cứu xác định hai loại nguyên liệu nhóm A còn lại là sinh khối Bacillus subtilis và sinh khối Lactobacillus Acidophilus là những nguyên vật liệu cần xem xét ra quyết định mua hay tự sản xuất

Trong chương này, người nghiên cứu đã giới thiệu tổng quan về Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt, đồng thời phân tích thực trạng mua và tự sản xuất nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm Biosubtyl DL Đề tài đã áp dụng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại và chọn ra nhóm nguyên vật liệu cần xem xét ra quyết định mua hay tự sản xuất gồm 2 sinh khối Bacillus Subtilis và Lactobacillus acidophilus, đối với nhóm các nguyên vật liệu còn lại như đường lactose, bột, màng nhãn, thùng carton, phiếu đóng gói… Công ty sẽ áp dựng chiến lược mua ngoài ngay từ đầu do công ty không có đủ nguồn lực để tự sản xuất các nguyên liệu và vật tư này

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH

MUA HAY TỰ SẢN XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU ĐƯỢC CHỌN

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản xuất

Năng lực cốt lõi là tập hợp những kỹ năng và chuyên môn mà nhờ đó công ty vượt hơn đối thủ cạnh tranh, năng lực cốt lõi phải là cái mà đối thủ không thể nào bắt chước được, cho phép doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm tốt hơn đối thủ cạnh tranh, và cho dù đối thủ cạnh tranh nỗ lực sao chép được sản phẩm thì doanh nghiệp vẫn còn đủ thời gian để cải tiến sản phẩm cuối cùng trở nên tốt hơn Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ luôn đi đầu và giữ vững được vị thế cạnh tranh trên thị trường (C K Prahalad & G Hamel, 1990) Năng lực cốt lõi trong đề tài xem xét đến năng lực thiết kế sản phẩm, năng lực quá trình sản xuất và kinh doanh (Fine &

Năng lực thiết kế sản phẩm bao gồm năng lực thiết kế quy trình sản xuất, năng lực thiết kế bao bì, nhãn hiệu, biểu tượng, logo, nhận diện thương hiệu của Công ty

Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp được đánh giá bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực sản xuất như trình độ người lao động, trình độ quản lý và đặc biệt là khả năng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất Nâng cao năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao năng lực công nghệ từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất , từ đó tăng khả năng đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp khả năng đổi mới công nghệ và làm chủ quy trình Năng lực kinh doanh đề cập đến các khía cạnh khả năng cạnh tranh hiệu quả, mở rộng thị trường…

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả công cho người lao động v.v Chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và một số khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất - kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (Vũ Quang Kết và cộng sự)

Hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm đến yếu tố chi phí, họ cho yếu tố chi phí là một trong những yếu tố quan trọng nhất Các quyết định sản xuất và kinh doanh đều dựa trên yếu tố này Yếu tố chi phí gồm hai thành phần: chi phí trực tiếp (tiêu biểu là chi phí sản xuất) và chi phí gián tiếp (tiêu biểu là chi phí mua hàng)

Thông thường chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

Chi phí mua hàng bao gồm toàn bộ chi phí doanh nghiệp chi trả cho các khoản giá mua nguyên vật liệu, chi phí thu mua (vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng từ nơi mua về kho doanh nghiệp), chi phí bảo hiểm và các dịch vụ khác phục vụ cho việc mua hàng của doanh nghiệp

Yếu tố chất lượng giúp duy trì tính ổn định của quá trình sản xuất Đặc biệt đối với sản phẩm dược phẩm, yếu tố chất lượng được coi là yếu tố hàng đầu, các nguyên liệu sử dụng trong dược phẩm bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn nguyên liệu khắt khe đã đặt ra, mọi khâu của quá trình sản xuất đều phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt, ngoài ra trong mỗi doanh nghiệp luôn có một bộ phận giám sát chất lượng hoạt động độc lập với bộ phận sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng là tốt nhất Chất lượng sẽ bao gồm hai thành phần: chất lượng sản phẩm ( độ sống của sinh khối, sản phẩm đảm bảo công dụng đã công bố, đồng đều khối lượng…) và chất lượng dây chuyền sản xuất (công nghệ sản xuất, tiêu chuẩn nhà xưởng, máy móc, thiết bị…)

Chất lượng sản phẩm theo hướng công nghệ là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành sản phẩm, có thể đo được hoặc so sánh được, nó phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm

Chất lượng dây chuyền sản xuất trong đề tài bao gồm chất lượng công nghệ sản xuất, máy móc, thiết bị được thẩm định và chuẩn định phù hợp với yêu cầu sản xuất sản phẩm dược phẩm vô trùng

5.1.1.4 Quá trình sản xuất và công nghệ

Qúa trình sản xuất được tính từ giai đoạn nhân chủng đến giai đoạn sản xuất ra sản phẩm Để thực hiện tốt quá trìnhsản xuất, đòi hỏi công ty phải có nguồn nhân lực và vật lực mạnh, có khả năng chuyên môn, trình độ kinh nghiệm kết hợp với hệ thống trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng phù hợp với quá trình sản xuất

Công nghệ sản xuất sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL được đề cập đến trong đề tài được phát triển bởi chính đội ngũ các nhà khoa học của Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt từ những năm 1980, sau hơn 20 năm nghiên cứu đến năm 2002 sản phẩm Biosubtyl DL đã chính thức nhận được giấy phép lưu hành tại Việt Nam

Trong đề tài này sẽ quan tâm tới hai vấn đề làm chủ quá trình và làm chủ công nghệ, thiết bị

5.1.1.5 Quản lý chuỗi cung ứng và logistics

Các vấn đề về ”quản lý chuỗi cung ứng và Logistics” đối với nguyên vật liệu sinh khối Bacillus subtilis và sinh khối Lactobacilus acidophilus luôn là mối quan tâm chính đối với công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt Trong bất kỳ trường hợp mua nguyên vật liệu hay sản xuất nguyên vật liệu thì việc đảm bảo nguồn cung luôn là vấn đề tất yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, và thời gian giao hàng Để làm tốt công tác quản lý chuỗi cung ứng, đòi hỏi đội ngũ thu mua cần linh hoạt và nhạy bén trong việc đảm bảo nguồn cung chất lượng và kịp thời, muốn được vậy cần xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với nhà cung cấp nguyên vật liệu Đồng thời bộ phận kế hoạch và bộ phận kho cần xây dựng kế hoạch dự trù nguyên liệu và tồn kho linh hoạt và hiệu quả

5.1.1.6 Các hệ thống hỗ trợ:

Các hệ thống hỗ trợ thông thường đề cập đến các vấn đề về kỹ thuật, máy móc, thiết bị, đào tạo, phần mềm quản lý trong đề tài chủ yếu đề cập đến hai vấn đề chính: thứ nhất là việc thiết kế các khóa đào tạo cho người vận hành Thứ hai là các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật sau mua Thứ ba là phần mềm quản lý

5.1.2 Phân tích các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản xuấtcủa từng yếu tố Để xác định được những yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua hay tự sản xuất cũng như mức độ ưu tiên của chúng, người nghiên cứu đã gửi bảng câu hỏi khảo sát (như phụ lục 2) đến phó giám đốc phụ trách sản xuất, kế toán trưởng, trưởng phòng thu mua, trưởng xưởng sản xuất, trưởng phòng nghiên cứu phát triển Thông tin của năm chuyên gia tham gia khảo sát như phụ lục 5

5.1.3 Phân tích các yếu tố chính và mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định mua hay tự sản xuất của từng yếu tố

Khảo sát này nhằm xác định sơ bộ những yếu tố nào là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc mua hay tự sản xuất sinh khối của Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt Từ các ý kiến phản hồi của các chuyên gia kết hợp với các yếu tố đề xuất từ các nghiên cứu của các tác giả trước, người nghiên cứu tiến hành tổng hợp và chọn ra 6 yếu tố chính như sau: năng lực cốt lõi, chất lượng, chi phí, hệ thống kỹ thuật và công nghệ, quản trị chuỗi cung ứng và Logistics, các hệ thống hỗ trợ

5.1.4 Phân tích các yếu tố phụ và mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định mua hay tự sản xuất

Sử dụng mô hình AHP để chọn lựa quyết định mua hay tự sản xuất

5.2.1 Quy trình nghiên cứu lựa chọn quyết định làm hay mua theo phương pháp AHP

Dựa vào danh sách các yếu tố chính và các yếu tố phụ ở bảng 2.7 (bảng mô tả các yếu tố phụ trong mô hình ra quyết định mua hay tự sản xuất), ta có được quy trình nghiên cứu lựa chọn quyết định làm hay mua nguyên vật liệu chính để sản xuất men tiêu hóa sống Biosubtyl DL tại Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt như hình 5.1 bên dưới:

Hình 5.1 Quy trình ra quyết định làm hay mua nguyên vật liệu theo phương pháp AHP đề xuất cho Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt 5.2.2 Phân tích và so sánh giữa các phương án:

5.2.2.1 Khảo sát dữ liệu cho AHP a) Thu thập đánh giá mức độ ưu tiên và xử lý số liệu Người nghiên cứu tiến hành gửi bảng khảo sát lần lượt đến các chuyên gia để thu thập dữ liệu về các yếu tố chính, yếu tốphụ, và mức độ ưu tiên của từng yếu tố

Thang đo đánh giá sử dụng trong quá trình thu thập dữ liệu này là thang đo từ 1 đến 9 đã được nêu ở bảng 2.10 của chương 2

Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu

Hệ thống kỹ thuật& công nghệ Chi phí

Quản lý chuỗi cung ứng &

Năng lực sản xuất và kinh doanh

Chất lượng dây chuyền sản xuất

Chất lượng sản phẩm Chi phí sản xuất Chi phí mua hàng

Công nghệ và thiết bị Làm chủ quá trình Hợp tác với nhà cung cấp

Các hệ thống hỗ trợ Đào tạo vận hành Hỗ trợ kỹ thuật

VỪA LÀM VỪA MUA Năng lực quá trình thiết kế sản phẩm

Bảng 5.1 Ma trận so sánh mức độ quan trọng giữa các yếu tố chính

Chất lượng Chi phí Năng lực cốt lõi

Hệ thống kỹ thuật& công nghệ

Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics

Các hệ thống hỗ trợ

Hệ thốngkỹ thuật & công nghệ 1/3 1/2 1/2 1 2 4

Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics

Các hệ thống hỗ trợ

Tổng 2,866667 5,83333 5,333333 8,75 9,333333333 19 Sau khi xử lý bảng 5.1, ta thu được bảng ma trận trọng số giữa các yếu tố chính như bên dưới

Bảng 5.2 Bảng ma trận trọng số giữa các yếu tố chính

Quá trình sản xuất & công nghệ

Quản lý chuỗi cung ứng và logistics

Các hệ thống hỗ trợ

Trọng số (Trung bình dòng)

Chất lượng 0,349 0,343 0,375 0,343 0,321 0,263 0,332 2,077 6,24998 Chi phí 0,174 0,171 0,188 0,229 0,107 0,158 0,171 1,075 6,28111 Năng lực cốt lõi 0,174 0,171 0,188 0,229 0,214 0,158 0,189 1,192 6,30815 Quá trình sản xuất và công nghệ 0,116 0,086 0,094 0,114 0,214 0,211 0,139 0,869 6,2439 Quản lý chuỗi cung ứng và logistics 0,116 0,171 0,094 0,057 0,107 0,158 0,117 0,716 6,10933

Các hệ thống hỗ trợ 0,070 0,057 0,063 0,029 0,036 0,053 0,051 0,311 6,10054

6,2155 Để kiểm tra độ không nhất quán trong khi đánh giá ta dùng chỉ số CR như đã đề cập ở mục 2.3.2.4 của chương 2

Ta có CR = CI/ RI Trong đó, CI = (λ max – n)/ (n -1) = (6,2155 – 6)/ (6 -1) = 0.043 Do đó, CR = CI/ RI = 0.0348 < 0.1

Ta thấy giá trị của tỷ số nhất quán CR = 0.0348 < 0.1 nên sự nhận định là chấp nhận được, nghĩa là bộ trọng số của yếu tốchính đảm bảo tính nhất quán đáp ứng yêu cầu sử dụng để đánh giá theo phương pháp AHP

5.2.2.2 Bộ dữ liệu mức độ ưu tiên của các yếu tố phụ : Bảng 5.3 Ma trận so sánh mức độ quan trọng giữa các cặp yếu tố phụ

Chất lượng Chất lượng sản phẩm Chất lượng dây chuyền sản xuất Chất lượng sản phẩm 1 3

Chất lượng dây chuyền sản xuất 0,333333 1

Chi phí chi phí sản xuất Chi phí mua hàng

Năng lực quá trình thiết kế sản phẩm

Năng lực sản xuất và kinh doanh

Năng lực quá trình thiết kế sản phẩm

Năng lực sản xuất và kinh doanh 0,2 1

Hệ thống kỹ thuật và công nghệ

Công nghệ & thiết bị Làm chủ quá trình

Quản lý chuỗi cung ứng và

Hợp tác với nhà cung cấp Quản lý tồn kho

Hợp tác với nhà cung cấp 1 1

Các hệ thống hỗ trợ Đào tạo vận hành Hỗ trợ kỹ thuật Phần mềm quản lý Đào tạo vận hành

Sau khi xử lý dữ liệu thu thập được ở bảng 5.3 ở trên nhập vào phần mềm Expert choice, người nghiên cứu thu được bảng kết quả như hình 5.2.

Ứng dụng phần mềm Expert choice 11.0 để xử lý số liệu

5.3.1 Kết quả xử lý số liệu và các yếu tố chính và phụ

Trong phần này, người nghiên cứu sử dụng phần mềm Expert choice 11.0 để hỗ trợ cho quá trình tính toán theo AHP Sau khi nhập các dữ liệu thu thập được ở bảng 5.1 và 5.3 vào phần mềm tính toán Expert Choice, thu được kết quả như hình sau:

Hình 5.2.Mô hình Đánh giá các yếu tố chính và phụ ảnh hưởng đến việc ra quyết định làm hay mua sau khi được xử lý bởi Expert Choice

Hình 5.3 Các hệ số của hàm hữu ích

5.3.2 Mô tả kết quả sau khi xử lý bằng expert choice

Dựa trên kết quả khảo sát chuyên gia về mức độ ưu tiên giữa các cặp yếu tốmô tả ở phụ lục 3, người nghiên cứu đã từng bước nhập các số liệu và tính toán theo hướng dẫn chạy phần mềm Expert Choice của Nguyễn Thống (2014) Bên dưới là kết quả tính toán của các phương án thay thế:

Hình 5.4 Mô tả mức độ ưu tiên giữa ba phương án thay thế ứng với từng yếu tố phụ

Hình 5.5 Kết quả phân tích AHP cho các phương án thay thế

So sánh các phương án

5.3 So sánh các phương án:

Dựa vào kết quả của hình 5.3, cho thấy trọng số của các tiêu chí năng lực cốt lõi, chất lượng, chi phí, hệ thống kỹ thuật và công nghệ, quản lý chuỗi cung ứng & logistics, các hệ thống hỗ trợ lần lượt là: 0,335; 0,191; 0,174; 0,139; 0,108; 0,053 Từ đó cho thấy các yếu tố tác động đến việc ra quyết định làm hay mua được sắp xếp mức độ ưu tiên lần lượt theo thứ tự sau: Chất lượng> Năng lực cốt lõi>Chi phí > Hệ thống kỹ thuật & công nghệ > Quản lý chuỗi cung ứng & Logistics > Các hệ thống hỗ trợ Trong đó có yếu tố chất lượng và năng lực cốt lõi là hai yếu tố ưu tiên nhất cần được xem xét trong việc ra quyết định

Dựa vào kết quả bảng 5.4 và 5.5 ta có kết quả so sánh mức độ ưu tiên hơn của ba phương án như sau:

- Yếu tố chất lượng: phương án “Làm” có tổng trọng số là 1,5; phương án “ Mua” có tổng trọng số là 0,9 và phương án “Vừa làm vừa mua” có tổng trọng số là 1,2

Do vậy, phương án “ Làm” có ưu thế hơn so với 2 phương án “ Mua” và “Vừa làm vừa mua”

- Yếu tố chi phí: phương án “Làm” có tổng trọng số là 0,9; phương án “Mua” có tổng trọng số là 1,0 và phương án “ Vừa làm vừa mua” có tổng trọng số là 0,8 Do vậy phương án “ Mua” có ưu thế hơn so với 2 phương án “ Làm” và “Vừa làm vừa mua”

- Yếu tố năng lực cốt lõi: phương án “Làm” có tổng trọng số là 1,6; phương án “ Mua” có tổng trọng số là 0,9 và phương án “Vừa làm vừa mua” có tổng trọng số là 1,3 Do vậy, phương án “ Làm” có ưu thế hơn so với 2 phương án “ Mua” và “Vừa làm vừa mua”

- Yếu tố hệ thống kỹ thuật và công nghệ: phương án “Làm” có tổng trọng số là 1,4; phương án “ Mua” có tổng trọng số là 1,1 và phương án “Vừa làm vừa mua” có tổng trọng số là 1,1 Do vậy, phương án “ Làm” có ưu thế hơn so với 2 phương án

“ Mua” và “Vừa làm vừa mua”

- Yếu tố quản trị chuỗi cung ứng & Logistics: phương án “Làm” có tổng trọng số là 1,2; phương án “ Mua” có tổng trọng số là 1,6 và phương án “Vừa làm vừa mua” có tổng trọng số là 1,4 Do vậy phương án “ Mua” có ưu thế hơn so với 2 phương án “ Làm” và “Vừa làm vừa mua”

- Yếu tố các hệ thống hỗ trợ: : phương án “Làm” có tổng trọng số là 0,9; phương án

“ Mua” có tổng trọng số là 1,5 và phương án “Vừa làm vừa mua” có tổng trọng số là 1,5 Do vậy phương án “ Mua” và “ Vừa làm vừa mua” có ưu thế hơn so với phương án “ Làm”

- Dựa vào hình 5.4 ta thấy kết quả tổng trọng số xét trên tất cả các yếu tố của phương án “Làm” , phương án “ Mua” và phương án “Vừa làm vừa mua” lần lượt là 0,377, 0,296 và 0,328 Như vậy, xét về toàn cục thì phương án “ Làm” có ưu thế nhất, tiếp đến là phương án “Vừa làm vừa mua” và cuối cùng là phương án “Mua”

Như vậy dựa vào kết quả đánh giá và cho điểm theo trọng số của các chuyên gia, người nghiên cứu đã tổng hợp và nhập liệu vào phần mềm Expert choice Kết quả được mô tả như trong hình 5.4, hình 5.5 và hình 5.6

Với kết quả phương án “ Làm” có ưu thếnhất, tiếp đến là phương án “Vừa làm vừa mua” và cuối cùng là phương án “Mua”, người nghiên cứu đề xuất với ban giám đốc Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt nên chọn phương án “ Làm” là phương án chiến lược trong sản xuất bởi hai nguyên liệu chính Bacillus subtilis và Lactobacillus

Acidophilus có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với việc nâng cao uy tín và thương hiệu của Công ty, quan trọng hơn việc làm chủ chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng đối với một công ty sản xuất dược phẩm, và việc phát huy năng lực cốt lõi tốt nhất sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị

Sau khi có kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu tiếp tục tiến hành thảo luận nhóm với các chuyên gia để đề ra các giải pháp cho việc thực hiện phương án “Tự sản xuất” nguyên vật liệu Bacillus subtilis và Lactobacilus acidophilusdùng cho sản phẩm men tiêu hóa sống Biosubtyl DL Các ý kiến thảo luận và đề xuất cụ thể được nêu ra dưới đây:

- Để việc áp dụng phương án “Làm” hiệu quả, đòi hỏi Công ty phải có những bước đầu tư cải thiện điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị và nguồn nhân lực chất lượng cao để sản xuất ra sinh khối có chất lượng ngày càng cao đáp ứng sản xuất kịp thời, đồng thời đáp ứng nhu cầu chuyên môn hóa sản xuất để tiến tới bán nguyên liệu chính này cho các nhà sản xuất trong và ngoài nước

- Tự sản xuất hiệu quả đồng nghĩa với việc làm chủ công nghệ sản xuất, làm chủ quá trình thiết kế sản phẩm, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn kỹ thuật, tăng cường chất lượng sản phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng và đáp ứng việc đổi mới công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm

- Tiến tới xây dựng và áp dụng định mức sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả để giảm thiểu hư hao, và lãng phí trong sản xuất, kết hợp với áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn trong sản xuất để cắt giảm các chi phí hợp lý, tối ưu hóa nguồn lực, linh hoạt trước các yêu cầu không ngừng biến động và ngày càng khắt khe của khách hàng…

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆNCHIẾN LƯỢC ĐƯỢC CHỌN

Tổng hợp ý kiến của chuyên gia

1 Các nhà quản trị của Công ty cũng cần xem xét thêm một số thông tin phi tài chính trước khi ra quyết định làm hay mua Cụ thể như:

 Cần xem xét cơ cấu bộ máy nhân sự của Công ty: ảnh hưởng của quyết định mua hay tự sản xuất sẽ ảnh hưởng đến tình hình nhân sự của công ty như thế nào, nếu Công ty quyết định mua sinh khối từ bên ngoài thì phải giải quyết như thế nào với các nhân viên, công nhân trong phân xưởng, việc bố trí công việc cho nhân viên một cách hợp lý là rất quan trọng, tránh gây ra tình trạng rối loạn trong tổ chức

 Đánh giá của các đối tác, khách hàng về chất lượng sản phẩm của Công ty khi đưa ra quyết định mua ngoài

 Trình độ và kinh nghiệm của cấp dưới trong việc ký kết hợp đồng và khả năng hợp tác khi ra quyết định mua từ nhà phân phối bên ngoài

 Lĩnh vực hoạt động và thị phần của nhà phân phối khi ra quyết định mua từ bên ngoài

 Năng lực sản xuất của đơn vị khi ra quyết định tự sản xuất

2 Xu hướng của các Công ty hiện nay là tăng cường thuê / mua ngoài để tối thiểu hóa chi phí Tuy nhiên đối với một số doanh nghiệp như Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt việc tự sản xuất còn mang nhiều ý nghĩa về mặt lịch sử, góp phần nâng cao uy tín thương hiệu Pasteur Đà Lạt Trên thực tế, ban lãnh đạo cũng có kế hoạch nâng tầm quy mô sản xuất để đưa Công ty trở thành một trong những đơn vị cung cấp nguồn nguyên liệu - chủng sản xuất Bacillus subtilis và Lactobacilus Acidophilus cho các công ty sản xuất men tiêu hóa và thực phẩm chức năng trong nước và xuất khẩu bởi hiện tại nguồn nguyên liệu trên chủ yếu được nhập khẩu có chi phí rất cao.

Đề xuất ngắn hạn

Trong ngắn hạn Công ty nên vừa tự sản xuất, vừa mua ngoài để đáp ứng kịp thời đơn hàng của khách hàng Thông qua việc mua ngoài, Công ty có thể tận dụng được các hỗ trợ kỹ thuật, các khóa đào tạo từ nhà cung cấp qua đó có thể học hỏi được kinh nghiệm sản xuất từ các nhà sản xuất.

Đề xuất dài hạn

- Công đoạn sản xuất sinh khối tại Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt hiện chủ yếu được thực hiện trên hộp roux, tuy nhiên việc sản xuất sinh khối trên hộp roux tốn nhiều nhân công, thời gian, diện tích nuôi cấy và dễ bị lây nhiễm do trong suốt quá trình nuôi cấy bán thành phẩm chỉ để ở phòng ấm chứ không khép kín như nuôi cấy trên nồi lên men Chính vì vậy việc nuôi cấy trên hộp roux có hiệu quả kinh tế thấp

Về dài hạn, Công ty cần đầu tư thêm thiết bị là nồi lên men công nghiệp để giảm nhân công và thời gian nuôi cấy, đặc biệt giảm tỷ lệ hư hỏng do sinh khối bị nhiễm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế

- Trong trường hợp Công ty quyết tâm đầu tư cho việc tự sản xuất sinh khối thì bộ phận thu mua cần tìm kiếm thêm nhiều nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào để tìm kiếm được nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ hơn, cũng như có nhiều sự lựa chọn trong việc thu mua, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu luôn sẵn sàng, hạn chế việc cung ứng chậm trễ nguyên vật liệu đầu vào, gây ảnh hưởng đến công tác sản xuất

- Công ty cần tiếp tục nghiên cứu cải thiện điều kiện nuôi cấy và cải thiện môi trường thích hợp nhất để vi khuẩn Bacillus subtilis và Lactobacilus Acidophilus có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn, tuy nhiên cần chú ý tới việc kiểm soát chi phí phát sinh để đảm bảo công đoạn sản xuất vừa có giá thành rẻ hơn lại vừa đạt được kết quả nuôi cấy và thu sinh khối cao hơn, góp phần nâng cao hiệu suất và giảm chi phí

- Công tác đào tạo được các chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ở mọi thời điểm Trong dài hạn, công ty cần xây dựng các chương trình đào tạo, huấn luyện bài bản, chuyên sâu Có thể mời các chuyên gia hàng đầu trong ngành tập huấn về cả chuyên môn nghiệp vụ cho quản lý cấp trung và NLĐ, đồng thời tập huấn và nâng cao năng lực quản lý, quản trị sản xuất cho đội ngũ quản lý tại bộ phận sản xuất,…

- Tăng cường học hỏi, áp dụng các công cụ Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) nhằm cải tiến liên tục, giảm thiểu lãng phí, tăng năng suất chất lượng

- Mặc dù thương hiệu Pasteur Đà Lạt từ lâu đã nhận được nhiều sự tín nhiệm, người tiêu dùng tin dùng sản phẩm, song khách hàng chỉ mới nhận diện được tên tuổi của Công ty thông qua các sản phẩm vắc xin chứ chưa nhận diện được các sản phẩm sịnh phẩm của Công ty Do vậy Công ty cần tăng cường công tác marketing, quảng bá thương hiệu Pasteur Đà Lạt, quảng bá hình ảnh sản phẩm Biosubtyl DL và chuỗi các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng khác để người tiêu dùng có thể nhận biết được các dòng sản phẩm đa dạng của Công ty Từ đó gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển.

Ngày đăng: 09/09/2024, 05:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.5. Bảng tóm tắt các nghiên cứu về “make or buy” - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 2.5. Bảng tóm tắt các nghiên cứu về “make or buy” (Trang 30)
Bảng 2.6. Bảng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm hay mua - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 2.6. Bảng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm hay mua (Trang 33)
Bảng 2.7. Mô tả các yếu tố phụ trong mô hình ra quyết định mua hay tự sản xuất - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 2.7. Mô tả các yếu tố phụ trong mô hình ra quyết định mua hay tự sản xuất (Trang 35)
Hình 2.5. Các phương pháp ra quyết định đa mục tiêu (Velasquez &amp; Hester, 2013) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Hình 2.5. Các phương pháp ra quyết định đa mục tiêu (Velasquez &amp; Hester, 2013) (Trang 39)
Bảng 2.8. Tóm tắt các phương pháp ra quyết định đa mục tiêu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 2.8. Tóm tắt các phương pháp ra quyết định đa mục tiêu (Trang 40)
Hình 2.6. Sơ đồ cấu trúc thứ bậc (Saaty, 1980) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
i ̀nh 2.6. Sơ đồ cấu trúc thứ bậc (Saaty, 1980) (Trang 42)
Bảng 2.9: ví dụ ma trận so sánh cặp của ba yếu tố i, j, k - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 2.9 ví dụ ma trận so sánh cặp của ba yếu tố i, j, k (Trang 43)
Bảng 2.11.   Bảng phân loại chỉ số ngẫu nhiên RI: - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 2.11. Bảng phân loại chỉ số ngẫu nhiên RI: (Trang 44)
Bảng 3.1. Thu thập thông tin sơ cấp: - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 3.1. Thu thập thông tin sơ cấp: (Trang 48)
Bảng 3.2. Thu thập thông tin thứ cấp - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 3.2. Thu thập thông tin thứ cấp (Trang 50)
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt (Nguồn: Phòng Tổ - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
i ̀nh 4.1. Sơ đồ tổ chức Công ty Vắc xin Pasteur Đà Lạt (Nguồn: Phòng Tổ (Trang 56)
Bảng 4.1: Bảng cân đối thu chi - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 4.1 Bảng cân đối thu chi (Trang 57)
Bảng 4.2: Phân loại nguyên vật liệu theo kỹ thuật phân tích ABC. - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 4.2 Phân loại nguyên vật liệu theo kỹ thuật phân tích ABC (Trang 59)
Bảng 4.3. Sản lượng tiêu thụ so với sản lượng sản xuất sản phẩm Biosubtyl DL - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 4.3. Sản lượng tiêu thụ so với sản lượng sản xuất sản phẩm Biosubtyl DL (Trang 60)
Bảng 4.4. Phân tích tỷ trọng chi phí trên tổng chi phí (mua ngoài) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 4.4. Phân tích tỷ trọng chi phí trên tổng chi phí (mua ngoài) (Trang 60)
Bảng 4.5. Phân tích tỷ trọng chi phí trên tổng chi phí (tự sản xuất) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 4.5. Phân tích tỷ trọng chi phí trên tổng chi phí (tự sản xuất) (Trang 61)
Bảng 5.1. Ma trận so sánh mức độ quan trọng giữa các yếu tố chính - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 5.1. Ma trận so sánh mức độ quan trọng giữa các yếu tố chính (Trang 68)
Bảng 5.2. Bảng ma trận trọng số giữa các yếu tố chính - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 5.2. Bảng ma trận trọng số giữa các yếu tố chính (Trang 69)
Hình 5.2.Mô hình Đánh giá các yếu tố chính và phụ ảnh hưởng đến việc ra quyết - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Hình 5.2. Mô hình Đánh giá các yếu tố chính và phụ ảnh hưởng đến việc ra quyết (Trang 72)
Hình 5.3. Các hệ số của hàm hữu ích - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Hình 5.3. Các hệ số của hàm hữu ích (Trang 72)
Hình 5.4. Mô tả mức độ ưu tiên giữa ba phương án thay thế ứng với từng yếu tố phụ - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Hình 5.4. Mô tả mức độ ưu tiên giữa ba phương án thay thế ứng với từng yếu tố phụ (Trang 73)
Hình 5.5. Kết quả phân tích AHP cho các phương án thay thế - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Hình 5.5. Kết quả phân tích AHP cho các phương án thay thế (Trang 73)
PHỤ LỤC 2. BẢNG KHẢO SÁT NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
2. BẢNG KHẢO SÁT NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH (Trang 93)
Bảng 8. 2. Tính chi phí cho 1 lô sản xuất 900.000 gói với 2 nguyên liệu chính tự  sản xuất - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 8. 2. Tính chi phí cho 1 lô sản xuất 900.000 gói với 2 nguyên liệu chính tự sản xuất (Trang 106)
Bảng 8.3. Chi phí sản xuất nguyên liệu Bacillus subtilis cho lô sản xuất 400.000  gói – năm 2016 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 8.3. Chi phí sản xuất nguyên liệu Bacillus subtilis cho lô sản xuất 400.000 gói – năm 2016 (Trang 107)
Bảng 8.4. Tính chi phí sản xuất nguyên liệu Lactobacilus acidophilus cho lô sản  xuất 400.000 gói – năm 2016 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quyết định làm hay mua nguyên vật liệu để sản xuất men tiêu hóa sống tại công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt
Bảng 8.4. Tính chi phí sản xuất nguyên liệu Lactobacilus acidophilus cho lô sản xuất 400.000 gói – năm 2016 (Trang 107)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN