1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động của ủy ban nhân dân phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội trong bối cảnh thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động của Ủy ban Nhân dân phường Phúc Xá, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện thí điểm mô hình Chính quyền đô thị
Tác giả Đặng Vũ Tú Linh
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Giang
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Hành chính học
Thể loại Báo cáo tổng hợp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,05 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG THÍ ĐIỂM CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ (17)
    • 1.1. Khái quát chung về chính quyền phường (17)
      • 1.1.1. Khái niệm chính quyền đô thị (17)
      • 1.1.2. Khái niệm chính quyền phường (17)
      • 1.1.3. Đặc trưng chính quyền phường (17)
      • 1.1.4. Cơ cấu tổ chức của chính quyền phường (18)
      • 1.1.5. Hoạt động của chính quyền phường (19)
    • 1.2. Ủy ban nhân dân phường thí điểm mô hình chính quyền đô thị (19)
      • 1.2.1. Khái niệm ủy ban nhân dân phường thí điểm chính quyền đô thị (19)
      • 1.2.2. Đặc điểm của UBND phường thí điểm chính quyền đô thị (20)
      • 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND phường thí điểm chính quyền đô thị (20)
      • 1.2.4. Hoạt động của Ủy ban nhân dân phường (22)
    • 1.3. Mối quan hệ hoạt động của Ủy ban nhân dân phường (25)
      • 1.3.1. Quan hệ với Hội đồng nhân dân quận (25)
      • 1.3.2. Quan hệ với Ủy ban nhân dân quận, các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân quận và các cơ quan chức năng khác (26)
      • 1.3.3. Quan hệ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Chính trị - xã hội khác (26)
      • 1.3.4. Quan hệ với Đảng ủy phường (27)
      • 2.3.5. Quan hệ với các Tổ dân phố trên địa bàn (27)
    • 2.1. Khái quát chung về Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá (29)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và phát triển tình hình kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá (29)
      • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá (32)
    • 2.2. Hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá (38)
      • 2.2.1. Hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân (38)
      • 2.2.2. Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (41)
      • 2.2.3. Hoạt động của các ủy viên (50)
      • 2.2.4. Hoạt động của các chức danh chuyên môn (51)
    • 2.3. Mối quan hệ hoạt động của các cơ quan đối với Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá (59)
      • 2.3.1. Quan hệ với Hội đồng nhân dân quận (59)
      • 2.3.2. Quan hệ với Ủy ban nhân dân quận, các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân quận và các cơ quan chức năng khác (59)
      • 2.3.3. Quan hệ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Chính trị - xã hội khác (60)
      • 2.3.4. Quan hệ với Đảng ủy phường (62)
    • 2.4. Đánh giá tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội thí điểm chính quyền đô thị (64)
      • 2.4.1. Những ưu điểm (64)
      • 2.4.2. Hạn chế và những nguyên nhân gây ra hạn chế (72)
    • CHƯƠNG 3. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG PHÚC XÁ, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (29)
      • 3.1.1. Quan điểm chỉ đạo chung của nhà nước (78)
      • 3.1.2. Quan điểm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (79)
      • 3.1.3. Quan điểm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận Ba Đình (80)
      • 3.2. Những giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Chính quyền đô thị tại Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá (80)
        • 3.2.1. Hoàn thiện thể chế về chính sách và pháp luật (80)
        • 3.2.2. Nhận thức của người dân đối với mô hình chính quyền đô thị (82)
        • 3.2.3. Về tổ chức bộ máy trong Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá (83)
        • 3.2.5. Cơ chế giám sát hoạt động thí điểm mô hình Chính quyền đô thị (86)

Nội dung

Chính quyền địa phương cấp xã có vai trò tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG THÍ ĐIỂM CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ

Khái quát chung về chính quyền phường

1.1.1 Khái niệm chính quyền đô thị

Chính quyền đô thị (CQĐT) là một dạng cụ thể của CQĐP, được tổ chức phù hợp với các đặc điểm của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các điều kiện tự nhiên của đô thị, nhằm quản lý đô thị hiệu quả cao và mang đầy đủ các đặc điểm cơ bản của CQĐP

CQĐT vừa thể hiện các vấn đề chung của CQĐP về bản chất, vị trí, vai trò, chức năng đại diện của nhân dân và các mối quan hệ giữa chính quyền các cấp theo quy định của pháp luật, vừa thể hiện các yêu cầu đặc thù riêng của phương thức tổ chức, quản lý và phát triển đô thị

CQĐT là chính quyền tinh gọn, minh bạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; được tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phân cấp, ủy quyền trên nhiều lĩnh vực nhằm phát huy mọi năng lực, tiềm năng của đô thị để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn

1.1.2 Khái niệm chính quyền phường

Khái niệm chính quyền phường được hiểu là CQĐP ở phường, CQĐP ở phường gồm có HĐND và UBND HĐND là cơ quan đại diện cho tiếng nói của nhân dân địa phương, UBND là cơ quan hành chính của hệ thống hành chính Đây là cơ quan thực thi pháp luật ở cấp cơ sở

1.1.3 Đặc trưng chính quyền phường Đô thị là nơi tập trung đông dân cư sinh sống, mật độ dân số phân bố cao, đây là nơi tập trung lực lượng sản xuất và phát triển kinh tế đa lĩnh vực rất cao và mạnh mẽ Bên cạnh đó đô thị còn là nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phát triển mang tính đồng bộ giữa quận, phường Sự khác biệt giữa nếp sống văn hóa của khu vực nông thôn và đô thị là khoảng cách tương đối lớn, điều này gây ra những khó khăn trong hoạt động quản lý

Chính quyền phường là cấp triển khai tổ chức và thực hiện các chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, cấp phường là cấp nhỏ nhất trong hệ thống chính quyền của Việt Nam, là cấp gần nhất với người dân, lắng nghe mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời giải quyết mọi vấn đề trong đời sống xã hội của nhân dân địa phương

Chính quyền phường là cấp chính quyền có cơ cấu tổ chức đơn gian nhất, UBND phường không chia thành các phòng ban như UBND cấp quận, huyện Thành viên của UBND gồm có Chủ tịch UBND phường, các Phó Chủ tịch UBND phường, các ủy viên, và giúp việc cho UBND gồm các công chức chuyên môn được phân công nhiệm vụ cụ thể

1.1.4 Cơ cấu tổ chức của chính quyền phường

Hiện nay, ở Việt Nam có hai mô hình về tổ chức CQĐT:

+Mô hình CQĐT một cấp: Chỉ tổ chức một cơ quan đại diện là Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố và không tổ chức HĐND đối với cấp phường, tổ chức trong phạm vi nội thành của thành phố trực thuộc trung ương Hiện nay có Thành phố Đà Nẵng đang thực hiện thí điểm mô hình này, còn đối với thành phố Hồ Chí Minh thực hiện luôn không thí điểm

Mô hình chính quyền đô thị (CQĐT) hai cấp đang được thí điểm tại Hà Nội, với đặc điểm ngược với mô hình CQĐT ba cấp truyền thống Theo đó, mô hình này không tổ chức Hội đồng Nhân dân (HĐND) cấp phường mà vẫn duy trì cơ quan đại diện HĐND cấp quận và thành phố, nhằm tinh giản bộ máy hành chính và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý đô thị.

Theo mô hình này, UBND phường có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết và theo phân cấp, ủy quyền của UBND cấp trên

Quản lý các hoạt động hành chính và dịch vụ công tại phường

Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình ở phường

Xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các nội dung liên quan đến ngân sách, chủ trương đầu tư, và quản lý đất đai

HĐND là cơ quan nhà nước ở địa phương, đại diện cho tiếng nói, ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của người dân Đối với cấp xã phường HĐND có nhiệm vụ và quyền hạn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ trong Ủy ban nhân dân (UBND) cùng cấp

UBND cấp xã, phường, thị trấn là cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) ở địa phương do HĐND cùng cấp bầu ra, theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 quy định, UBND phường là cơ quan chấp hành của HĐND bên cạnh đó còn là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, đảm bảo hoạt động trong sự giám sát của HĐND và của nhân dân tại địa phương Đồng thời chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, HĐND và cơ quan QLNN ở cấp trên

UBND là cơ quan nhà nước tổ chức việc thực hiện và thi hành hiến pháp, pháp luật tại địa phương, thực hiện những quy định, nghị quyết của HĐND và những nhiệm vụ khác được cơ quan nhà nước cấp trên giao phó Đồng thời, UBND được thành lập từ chế độ bầu cử của HĐND, trực tiếp chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và Nhân dân địa phương

1.1.5 Hoạt động của chính quyền phường

Tuân thủ theo Hiến pháp và Pháp luật, quản lý địa phương và xã hội bằng pháp luật, đảm bảo thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ Chịu sự giám sát của nhân dân và HĐND ở địa phương

Ủy ban nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, thảo luận tập thể và ra quyết định theo đa số Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người đứng đầu, có trách nhiệm đề xuất và chủ trì các hoạt động của Ủy ban.

Ủy ban nhân dân phường thí điểm mô hình chính quyền đô thị

1.2.1 Khái niệm ủy ban nhân dân phường thí điểm chính quyền đô thị

UBND phường thí điểm CQĐT là UBND phường thực hiện [3] Đây được coi là Nghị quyết đánh dấu mốc quan trọng trong việc tinh gọn một số cấp chính quyền và là một đổi mới quan trọng của Thủ đô trong công tác quản

11 lý hành chính Mô hình này được áp dụng tại thành phố Hà Nội từ ngày 01 tháng 7 năm 20211

1.2.2 Đặc điểm của UBND phường thí điểm chính quyền đô thị

Thứ nhất, không còn tổ chức HĐND đối với cấp phường, theo đó sẽ không còn các chức danh Phó Chủ tịch HĐND phường chuyên trách Giúp tiết kiệm ngân sách cho địa phương

Thứ hai, UBND phường thí điểm CQĐT hoạt động theo chế độ thủ trưởng, trao quyền nhiều hơn cho Chủ tịch UBND phường Chủ tịch phường quản lý và điều hành hoạt động chung của UBND

Thứ ba, Chủ tịch UBND phường ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch ký chứng thực và đóng dấu theo [4] Khác với trước khi thí điểm là công chức phải trình ký, điều này gây mất thời gian và bất tiện cho hoạt động của công chức cũng như người dân

Thứ tư, Công chức cấp phường sẽ trở thành công chức cấp quận và thị xã Đây là điểm mới mang tính cải cách mạnh mẽ cho chế độ công chức công vụ

Thứ năm, việc cấp ngân sách cho mọi hoạt động của UBND phường theo mô hình truyền thống thuộc về HĐND phường, nhưng sau khi thực hiện bỏ HĐND đối với cấp phường việc cấp ngân sách sẽ trực tiếp do cấp quận và thị xã cấp ngân sách

Việc giám sát sau khi bỏ HĐND đối với cấp phường sẽ được chuyển giao cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp phường (UBMTTQ), đồng thời được thực hiện bởi HĐND quận và chính người dân tại địa phương.

1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND phường thí điểm chính quyền đô thị

Là cơ quan chấp hành của cơ quan QLNN ở cấp trên, UBND phường có chức năng tổ chức thực hiện và đảm bảo thực hiện Hiến pháp, pháp luật tại địa phương, quyết định các vấn đề của địa phương theo quy định của pháp luật

Trong bối cảnh thí điểm mô hình CQĐT, UBND phường chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UB.MTTQ) tại địa phương theo Điều 5, [3] có đề cập tới nhiệm vụ và quyền hạn của UBND sau khi thí điểm mô hình CQĐT, bên cạnh đó còn chịu sự kiểm tra và giám sát của các cơ quan nhà nước ở cấp trên Quyết định và đưa ra những biện pháp, giải pháp mang tính quan trọng nhằm phát huy tiềm lực của địa phương, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cải thiện đời sống vật chất cũng nhưu tinh thần cho nhân dân

QLNN tại địa phương, góp phần bảo đảm sự quản lý và chỉ đạo của cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương

1 Xây dựng, trình HĐND quận và MTTQ tại địa phương quyết định các nội dung quy định và tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND quận Cụ thể:

- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND quận

- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật

- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND quận

2 Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương

3 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền

Cơ cấu tổ chức của UBND phường thí điểm Chính quyền đô thị gồm có

01 Chủ tịch UBDN phụ trách quản lý chung hoạt động của UBND phường và các cán bộ, công chức chuyên môn; 02 Phó Chủ tịch UBND phụ trách mảng Văn hóa – xã hội và Địa chính – Đô thị; 02 thành viên của Ủy ban (Trưởng

Công an phường và Ban chỉ huy Quân sự Giúp việc cho Ủy ban gồm có 06 chức danh chuyên môn

1.2.4 Hoạt động của Ủy ban nhân dân phường

1.2.4.1 Hoạt động của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường

Hội họp là hình thức hoạt động thường xuyên của UBND phường, bao gồm nhiều thành phần tham gia như Chủ tịch phường, Phó Chủ tịch phường, Bí thư Đảng ủy phường, UB.MTTQ, Với tính chất là cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở, để giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của mình, UBND phường Phúc Xá thường xuyên tổ chức các cuộc hội họp để trao đổi, đối thoại, thảo luận, góp phần vào hoạt động chung hiệu quả của UBND phường.

Chủ tịch UBND phường trực tiếp lãnh đạo và quản lý hoạt động chung của UBND, theo định kì hàng tháng hoặc hàng quý tổ chức các hội họp tại UBND Bên cạnh đó Chủ tịch UBND phường còn có trách nhiệm giải quyết các công việc của UBND

Thứ hai, ủy quyền ký chứng thực và đóng dấu, Điều 7, [4] quy định Chủ tịch UBND phường được ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của UBND phường đối với việc ký chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản theo quy định của pháp luật Công chức Tư pháp - Hộ tịch được ủy quyền yêu cầu phải có kinh nghiệm từ 3 năm công tác trở lên trong lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch

Thứ ba, Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Tiếp công dân là hoạt động của Chủ tịch phường tại UBND, hoạt động này của UBND nhằm lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất b, Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Mối quan hệ hoạt động của Ủy ban nhân dân phường

Mối quan hệ trong hoạt động của UBND với các cơ quan QLNN ở cấp trên, và cơ quan QLNN ở địa phương có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, giúp nâng cao hoạt động QLNN ở cấp cơ sở, nâng cao quyền làm chủ của nhân dân địa phương, đảm bảo đầy đủ mọi quyền cũng như lợi ích hợp pháp của nhân dân Đảm bảo tính thống nhất quyền lực chung từ Trung ương đến địa phương Đây là mối quan hệ giúp đảm bảo được sự tương tác, tính kiểm soát mọi hoạt động, và hiệu quả trong quản lý theo quy định của pháp luật

1.3.1 Quan hệ với Hội đồng nhân dân quận

HĐND quận giám sát hoạt động của Chủ tịch UBND phường và hoạt động chung của UBND phường Trong bối cảnh thí điểm CQĐT, việc cấp ngân sách cho hoạt động ucra UBND sẽ trực tiếp do HĐND quận cấp

UBND phường dưới sự giám sát của HĐND quận có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của địa phương theo quý Và Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm giải trình mọi vấn đề của địa phương cho HĐND quận

Theo quy định, mỗi năm Chủ tịch UBND phường có trách nhiệm tổ chức cuộc đối thoại với nhân dân ít nhất 02 lần/năm trước mỗi kì họp của HĐND,

17 hoạt động này nhằm trực tiếp lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, vfa ý kiến của nhân dân ở địa phương

1.3.2 Quan hệ với Ủy ban nhân dân quận, các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân quận và các cơ quan chức năng khác

Chủ tịch UBND phường chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của UBND quận, Chủ tịch UBND quận CBCC chuyên môn hoạt động tại phường sẽ chịu trách nhiệm trước bộ phận chuyên môn thuộc quận

CBCC thuộc UBND phường là công chức thuộc quận, do trực tiếp quận quản lý

UBND phường chấp hành việc kiểm tra, giữ mối liên hệ chặt chẽ và tiếp thu hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận trong thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn phường; có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, các cơ quan chức năng khác trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ công chức phường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

1.3.3 Quan hệ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Chính trị - xã hội khác

UBND phường chặt chẽ phối hợp với UB.MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội địa phương trong thực hiện nhiệm vụ công tác, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân UBND tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này phát triển mạnh mẽ và hoạt động hiệu quả Theo quy định, UBND định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết sẽ thông báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và các hoạt động của UBND cho các tổ chức biết để phối hợp vận động, tổ chức người dân chấp hành pháp luật, thực hiện nghĩa vụ công dân.

Về bản chất hoạt động giám sát của MTTQ tại địa phương có nét tương dồng với HĐND Bởi lẽ, đây là tổ chức chính trị xã hội đại diện cho tầng lớp nhân dân tại địa phương Hoạt động giám sát mang tính xã hội cao, cùng đại

18 diện và bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân Phát hiện và xử lý những sai phạm, khuyết điểm của cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương Đại diện cho Nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước; các Nghị quyết của HĐND, các Quyết định của UBND có liên quan tới quyền lợi của Nhân dân

1.3.4 Quan hệ với Đảng ủy phường

UBND phường chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy cùng cấp trong việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên

Chủ tịch phường chủ động báo cáo, đề xuất với Đảng ủy phường phương hướng, nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân và những vấn đề quan trọng khác ở địa phương; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giới thiệu với Đảng ủy những cán bộ, đảng viên có phẩm chất, năng lực đảm nhiệm các chức vụ công tác chính quyền

2.3.5 Quan hệ với các Tổ dân phố trên địa bàn

Chủ tịch UBND phường phân công nhiệm vụ cho 2 Phó Chủ tịch phụ trách các lĩnh vực tại phường, ngoài ra còn có sự tham gia của 02 thành viên Ủy ban là Trưởng Công an phường và Ban chỉ huy quân sự

Và các công chức chuyên khác làm việc tại UBND phường phụ trách, chỉ đạo, nắm tình hình các tổ dân phố Hàng tháng, người được phân công làm việc với Tổ trưởng Tổ dân phố thuộc địa bàn được phân công phụ trách hoặc trực tiếp làm việc với Nhân dân thuộc tổ dân phố để nghe phản ánh tình hình, kiến nghị và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của Nhân dân theo quy định của pháp luật

Tổ trưởng Tổ dân phố phải thường xuyên liên hệ với UBND phường để tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên và UBND phường để triển khai thực hiện; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện tốt Quy chế dân chủ tại địa phương

Chương I trình bày cơ sở lý thuyết về các khái niệm cơ bản như CQĐT, chính quyền phường, UBND phường thí điểm CQĐT Cũng trong chương này, nghiên cứu phân tích đặc điểm hoạt động của UBND phường trước và sau khi triển khai CQĐT, trong đó nổi bật những điểm mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND phường.

Khái quát chung về Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và phát triển tình hình kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá

Phường Phúc Xá là đơn vị hành chính đặc thù của quận Ba Đình, nằm ngoài đê Sông Hồng với diện tích rộng và dân số đông Diện tích phường thường xuyên thay đổi do sự thay đổi của dòng sông, trước đây thường bị lũ lụt đe dọa Tuy nhiên, nhờ sự bồi đắp phù sa, địa phận phường hiện nay tương đối bằng phẳng nhưng không ổn định Phường có chợ đầu mối Long Biên và hệ thống giao thông gồm 5 đường chính, trong đó Đường Hồng Hà dài nhất, chạy song song với Sông Hồng Ngoài ra, phường còn có đường Tân Ấp chạy ngang từ đê ra bờ sông, góp phần thuận tiện cho việc đi lại và giao thương.

Phường Phúc Xá tiếp giáp với 3 quận: Tây Hồ, Long Biên, Hoàn Kiếm + Phía Nam giáp với phường Trúc Bạch và phường Nguyễn Trung Trực; một phần nhỏ phường Đồng Xuân thuộc quận Hoàn Kiếm với đường địa giới hành chính (ĐGHC) là đường đê Yên Phụ

+ Phía Đông nam giáp với phường Phúc Tân thuộc quận Hoàn Kiếm, đường ĐGHC là cầu Long Biên

+ Phía Tây bắc giáp đường Yên Phụ thuộc quận Tây Hồ

+ Phía Đông bắc giáp với phường Ngọc Thụy thuộc quận Long Biên, đường ĐGHC là sông Hồng

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và văn hóa

Trải qua nhiều thế kỷ cần cù lao động sản xuất, kiên cường đấu tranh với thiên tai, địch họa, các thế hệ nhân dân ở Phúc Xá đã đoàn kết, cùng xây dựng, bồi đắp nên truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng Truyền thống đó đã trở thành sức mạnh vật chất và tinh thần mạnh mẽ giúp cho nhân dân Phúc Xá vượt qua những khó khăn, thử thách, góp phần cùng nhân dân thủ đô Hà Nội viết nên những trang sử vẻ vang, anh dũng Đây cũng là di sản quý báu mà các thế hệ hôm nay và mai sau cần kế thừa, phát huy trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô

Từ khi có Đảng, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Phúc Xá đã nuôi, giấu cán bộ hoạt động cách mạng, tham gia tổ chức phong trào công dân, cùng nhân dân Hà Nội đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám, xây dựng trận tuyến vững chắc, cùng lực lượng tự vệ bảo vệ đường rút của Trung đoàn Thủ đô vào đầu năm 1947

Sau khi hòa bình lập lại và trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nhân dân phường Phúc Xá khức phục hậu quả chiến tranh, phát triển sản xuất, vừa chi viện sức người, sức của cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, vừa cùng quân dân Hà Nội xây dựng và bảo vệ Thủ đô Trong thời kỳ cùng cả nước xây dựng XHCN, nhân dân Phúc Xá đã phát huy truyền thống cách mạng, tích cực xây dựng địa phương đẩy mạnh việc thực hiện đường lối đổi mới nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Thành tựu kinh tế - xã hội, ANQP của phường đã được Quận Ba Đình, TP Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao; diện mạo của phường Phúc Xá ngày càng khang trang, hiện đại; đời sống nhân dân ngày một ấm no, hạnh phúc

2.1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Là một phường còn nhiều khó khăn về điều kiện Kinh tế - xã hội của quận Ba Đình, nhưng Phúc Xá ngày nay đã có nhiều đổi mới với những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, văn hóa – xã hội; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; hệ thống cơ sở hạ tầng(điện, đường, trường, trạm) phát triển; hệ thống thiết chế văn hóa được quận và phường quan tâm, đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân(8/9 địa bàn dân cư đã có có nhà sinh hoạt cộng đồng) Địa bàn phường nằm sát sông Hồng, có địa thế thuận tiện cho việc xếp dỡ, trung chuyển hàng hóa Do vậy, bến sông nới đây thường đông đúc Những lúc con nước thuận lợi, từng đoàn thuyền ngược xuôi trên sông hay vào bến bốc dỡ hàng làm cho khu vực này càng thêm tấp nập, nhộn nhịp, góp phần làm cho

Hà Nội vẫn giữ vững vai trò là thị trường lớn nhất cả nước Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ và phương tiện giao thông hiện đại, mặc dù sông Hồng không còn là tuyến đường thủy chiến lược quan trọng như xưa, nó vẫn đóng vai trò vận chuyển hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi Phúc Xá trong chừng mực nhất định vẫn là nơi trung chuyển hàng hóa Đầu cầu Long Biên giữ vai trò cửa ngõ quan trọng, nối liền nội thành với ngoại thành, thông suốt đến cảng Hải Phòng và các tỉnh ven tả ngạn sông Hồng Đây là một trọng điểm giao thông đường sắt và đường bộ ở phía Đông Hà Nội.

Chợ Long Biên tọa lạc ngay dưới chân cầu Long Biên, là chứng nhân của những năm tháng thăng trầm lịch sử Chợ Long Biên là nơi góp phần thúc đẩy kinh tế rất quan trọng cho phường Phúc Xá nói riêng và quận Ba Đình nói chung, đây là một khu chợ lớn thứ hai sau phố chợ Đồng Xuân Nơi đây được coi là điểm giao thương quan trọng và là nơi tập kết, phân phối nhiều nguồn nông sản cho các tỉnh thành lân cận như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá

2.1.2.1 Địa vị pháp lý Ủy ban nhân dân (UBND) phường Phúc Xá được thành lập từ tháng 10 năm 1981, kể từ khi được thành lập tới nay UBND phường có địa vị pháp lý rõ ràng, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp bầu ra

Do đặc thù về vị trí địa lý nằm gần bãi sông Hồng, trải qua nhiều lần bị thiên tai, bão, lũ, các tài liệu kể, văn bản, thông tin về việc thành lập phường hiện đã bị thất lạc

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Là cơ quan chấp hành của cơ quan QLNN ở cấp trên, UBND phường có chức năng tổ chức thực hiện và đảm bảo thực hiện Hiến pháp, pháp luật tại địa phương, quyết định các vấn đề của địa phương theo quy định của pháp luật Trong bối cảnh thí điểm mô hình CQĐT, UBND phường chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân và UB.MTTQ tại địa phương theo Điều 5, [3] có đề cập tới nhiệm vụ và quyền hạn của UBND sau khi thí điểm mô hình CQĐT, bên cạnh đó còn chịu sự kiểm tra và giám sát của các cơ quan nhà nước ở cấp trên Quyết định và đưa ra những biện pháp, giải pháp mang tính quan trọng nhằm phát huy tiềm lực của địa phương, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cải thiện đời sống vật chất cũng nhưu tinh thần cho nhân dân

QLNN tại địa phương, góp phần bảo đảm sự quản lý và chỉ đạo của cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương

1 Xây dựng, trình HĐND quận và MTTQ tại địa phương quyết định các nội dung quy định và tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND quận Cụ thể:

- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND quận

- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp

24 cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật

- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND quận

2 Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương

3 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền

Phường Phúc Xá được phân bổ thành 09 địa bàn dân cư với 09 chi bộ lãnh đạo 22 Tổ dân phố Thực hiện công tác tổng kết nhiệm kỳ HĐND phường để triển khai không thực hiện HĐND khi thí điểm CQĐT tại thành phố Hà Nội từ ngày 01/7/2021 Hiện tại tổng số cán bộ, công chức được sử dụng, quản lý tại UBND phường là 11 người

Căn cứ vào Điều 1 [7] Phân công nhiệm vụ của cán bộ, công chức giữ chức danh quản lý, công chức chuyên môn UBND phường Phúc Xá như sau:

- 01 Chủ tịch UBND phường a) Lãnh đạo, điều hành và quản lý toàn diện các công việc của UBND phường; lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý sử dụng, thực chế độ, chính sách đối với Phó chủ tịch phường, các công chức chuyên môn thuộc UBND phường; người không hoạt động không chuyên trách ở phường và tổ trưởng tổ dân phố theo quy định b) Chủ trì, tổ chức xây dựng hoàn thiện các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm c) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, quân sự, địa phương, an ninh trật tự, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn phường; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh…

- Chỉ đạo cải cách hành chính, sử dụng công nghệ thông tin, phòng chống tham nhũng, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông, không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị, quản lý dân cư theo phân cấp.- Tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị công dân và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.- Quản lý và sử dụng hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc, ngân sách nhà nước được giao.- Ủy quyền cho công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện ký chứng thực, đóng dấu UBND phường.- Phối hợp chặt chẽ với UB.MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nhiệm vụ công tác, chăm lo dân sinh.- Chủ trì hội nghị đối thoại với dân, hội nghị thường kỳ của UBND phường và các hội nghị khác.- Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên và đột xuất theo quy định.

- 02 Phó Chủ tịch UBND phường (trong đó 01 Phó chủ tịch phụ trách mảng Văn hóa – Xã Hội; 01 Phó chủ tịch phụ trách mảng Đô thị - Môi trường)

Phó chủ tịch phụ trách mảng Văn hóa – Xã Hội a) Phó Chủ tịch thường trực UBND phường, thay mặt Chủ tịch chủ trì và điều phối hoạt động của UBND phường khi Chủ tịch vắng mặt hoặc được Chủ tịch ủy quyền b) Lãnh đạo điều hành quản lý các công việc chuyên môn; chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND phường, trước pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong phạm vi lĩnh vực được phân công: Văn hoá thông tin, Lao động

- Thương binh và Xã hội, Giáo dục đào tạo, Y tế, Dân số - KHHGĐ, An toàn thực phẩm, Kiểm soát TTHC, ISO, ứng dụng công nghệ thông tin… Và thực

Hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá

2.2.1 Hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân a, Hội nghị thường kỳ Ủy ban nhân dân phường họp thường kỳ mỗi tháng một lần; thời gian họp, phương thức họp (trực tiếp hoặc trực tuyến) do Chủ tịch phường quyết định theo tình hình thực tế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, thành phần tham dự

Chủ tịch phường, Phó Chủ tịch phường, Trưởng công an phường, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự phường và các công chức khác của phường;

Mời Bí thư Đảng ủy phường, Chủ tịch UBND phường - những người đứng đầu các tổ chức chính trị xã hội của phường, cũng như đại biểu HĐND quận ứng cử trên địa bàn phường tham dự sự kiện.

Thứ hai, nội dung Hội nghị

Xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của UBND phường được UBND quận, Chủ tịch UBND quận giao trong thời hạn tháng, quý, sáu tháng và cả năm

Thứ ba, trình tự tổ chức hội nghị

Chủ tịch phường chủ trì hội nghị; trường hợp Chủ tịch phường vắng mặt thì Quyền Chủ tịch phường hoặc Phó Chủ tịch phường phụ trách điều hành, chủ trì hội nghị.

Công chức Văn phòng - Thống kê báo cáo danh sách người có mặt, vắng mặt, nội dung, chương trình hội nghị;

Phó Chủ tịch phường hoặc công chức hoặc người được Chủ tịch phường phân công trình bày nội dung của hội nghị, những vấn đề cần thảo luận và xin ý kiến tại hội nghị;

Chủ tịch phường điều hành việc xin ý kiến, thảo luận tại hội nghị;

Chủ tịch phường có vai trò kết luận và quyết định các vấn đề, nội dung cần triển khai thực hiện Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền, chủ tịch phường có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo Chủ tịch phường phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

Công chức Văn phòng - Thống kê thực hiện nhiệm vụ Thư ký hội nghị, ghi biên bản hội nghị Biên bản hội nghị do Chủ tịch phường và Thư ký ký, được lưu làm tài liệu hoạt động của UBND phường b, Hội nghị chuyên đề

Chủ tịch phường tổ chức hội nghị chuyên đề theo quy định tại khoản 2 Điều 7 [4] cụ thể như sau:

Thứ nhất, thành phần tham dự

Chủ tịch phường, Phó Chủ tịch phường, Trưởng công an phường, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự phường và các công chức khác có liên quan;

Mời Bí thư Đảng ủy phường, khi cần thiết, Chủ tịch phường mời Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở phường, đại biểu Hội đồng nhân dân quận ứng cử trên địa bàn phường tham dự

Thứ hai, nội dung Hội nghị Đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước với UBND quận; tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mà Luật đầu tư công quy định phải có sự tham gia ý kiến của HĐND; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư công theo phân cấp quản lý; Đề xuất, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại địa phương theo phân cấp quản lý

Trình tự tổ chức hội nghị Được triển khai tương tự như trình tự tổ chức hội nghị thường kỳ c, Hội nghị giao ban và các hội nghị khác

Hàng tuần, Chủ tịch UBND phường tổ chức hội nghị giao ban, hội ý với các Phó Chủ tịch phường một lần để kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ, thống nhất trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ; xử lý các vấn đề mới phát sinh, những vấn đề cần báo cáo xin ý kiến của UBND quận, Chủ tịch UBND quận Chủ tịch phường mời Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch UB.MTTQ và người đứng đầu các tổ chức chính trị-xã hội phường tham dự khi bàn về các vấn đề liên quan

Khi cần thiết, Chủ tịch phường hoặc Phó Chủ tịch phường triệu tập công chức, Tổ trưởng dân phố có liên quan họp để chỉ đạo, giải quyết các vấn đề theo yêu cầu nhiệm vụ

Tổ chức các hội nghị chuyên đề; hội nghị sơ kết, tổng kết công tác 6 tháng, tổng kết công tác năm theo chỉ đạo của UBND quận, Chủ tịch UBND quận

Làm việc với UBND quận, Chủ tịch UBND quận và cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận và các cơ quan chức năng khác

- Theo chương trình, kế hoạch công tác, Chủ tịch phường chỉ đạo Phó Chủ tịch, Trưởng Công an phường, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự

32 phường hoặc công chức có liên quan chuẩn bị nội dung, tài liệu để Chủ tịch phường làm việc với UBND quận, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận và các cơ quan chức năng khác;

Để triển khai công tác, Chủ tịch UBND phường có thể phân công Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực, Trưởng Công an phường, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự phường hoặc công chức chuyên môn chuẩn bị nội dung và trực tiếp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận cùng các cơ quan chức năng liên quan Họ sẽ báo cáo kết quả và xin ý kiến Chủ tịch phường về những công việc cần triển khai tiếp theo.

Phó Chủ tịch UBND phường, Trưởng Công an phường, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự phường, các công chức chuyên môn phải tham dự đúng và đầy đủ thành phần quy định trong các cuộc họp, tập huấn do cấp trên triệu tập; sau khi kết thúc cá nhân tham gia dự họp, tập huấn xong phải báo cáo lại kết quả của cuộc họp, cuộc tập huấn và kế hoạch công việc cần phải triển khai với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách

Việc tổ chức các hội nghị và tiếp khách của UBND phường phải quán triệt tinh thần thiết thực, tiết kiệm, chống lãng phí

2.2.2 Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Chủ tịch phường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện giải quyết công việc của công dân và tổ chức theo cơ chế “một cửa” tại UBND phường; ban hành quy trình về tiếp nhận hồ sơ, xử lý, trình ký, trả kết quả cho công dân theo quy định hiện hành

Mối quan hệ hoạt động của các cơ quan đối với Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá

2.3.1 Quan hệ với Hội đồng nhân dân quận

Tại Điều 13 [4], mối quan hệ hoạt động của UBND phường, Chủ tịch UBND phường đối với HĐND cấp quận được quy định cụ thể như sau:

UBND phường chịu sự giám sát của HĐND quận trong việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật, việc thực hiện Nghị quyết của HĐND quận và các hoạt động của UBND phường, Chủ tịch phường

Trình tự, thủ tục tiến hành giám sát được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy chế làm việc của Thường trực HĐND quận

Hàng quý, báo cáo kết quả hoạt động với HĐND quận hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của HĐND quận Chủ tịch phường chịu trách nhiệm giải trình các vấn đề có liên quan trước HĐND quận khi có yêu cầu

2.3.2 Quan hệ với Ủy ban nhân dân quận, các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân quận và các cơ quan chức năng khác

Mối quan hệ đối với UBND quận, các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND quận và đối với các cơ quan có chức năng khác, cũng được quy định tại Điều 14, [4]

Chủ tịch UBND phường chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của UBND quận, Chủ tịch UBND quận Khi gặp những vấn đề vượt thẩm quyền hoặc chưa được pháp luật quy định, Chủ tịch phường phải báo cáo kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo của UBND quận, Chủ tịch UBND quận; thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo với UBND quận, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận và các cơ quan chức năng khác theo quy định

UBND phường chấp hành việc kiểm tra, giữ mối liên hệ chặt chẽ và tiếp thu hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận trong thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn phường; có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, các cơ quan chức năng khác trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ công chức phường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

2.3.3 Quan hệ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Chính trị - xã hội khác

Cũng theo đó, mối quan hệ của UBND phường Phúc xá đối với UB.MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội khác trên địa bàn phường theo [4]

UBND phường hợp tác chặt chẽ với UB.MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân Cụ thể, UBND tạo điều kiện cho các tổ chức này phát triển, tổ chức thông báo định kỳ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và các hoạt động của UBND để các tổ chức này phối hợp vận động nhân dân chấp hành pháp luật, thực hiện nghĩa vụ công dân Theo Điều 5, [3], UBND còn có nhiệm vụ phối hợp với UB.MTTQ thành lập Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử đại biểu HĐND.

52 bỏ HĐND đối với cấp xã, cơ chế giám sát của HĐND được chuyển giao sang cho UB.MTTQ tại địa phương

Về bản chất hoạt động giám sát của MTTQ tại địa phương có nét tương dồng với HĐND Bởi lẽ, đây là tổ chức chính trị xã hội đại diện cho tầng lớp nhân dân tại địa phương Hoạt động giám sát mang tính xã hội cao, cùng đại diện và bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân Phát hiện và xử lý những sai phạm, khuyết điểm của cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương Đại diện cho Nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước; các Nghị quyết của HĐND, các Quyết định của UBND có liên quan tới quyền lợi của Nhân dân

Hoạt động giám sát luôn phát huy tính dân chủ của người dân, bảo đảm tính công khai minh bạch, hạn chế sự chồng chéo Thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng ủy và HĐND cấp xã, và các Quyết định do UBND ban hành

Kịp thời phát hiện những khuyết điểm, yếu kém đi kèm với đó là hoạt động kiến nghị, bổ sung, kiến nghị các chính sách và pháp luật cho cơ quan QLNN khắc phục những hạn chế của mình để phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương Để đạt được kết quả cao hoạt động giám sát được diễn ra một cách chủ động, thường xuyên, liên tục, theo dõi và cập nhật ý kiến của dư luận, các kiến nghị xã hội, Nhằm đáp ứng các yêu cầu của nhân dân, bên cạnh đó tiếp thu những ý kiến để khắc phục hoạt động QLNN tại địa phương

Hoạt động giám sát gián tiếp tác động lên ý thức tự giác, trách nhiệm của cơ quan đảng, chính quyền trong việc thực hiện gương mẫu, các chủ trương, định hướng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, cũng như các Nghị quyết của cấp cơ sở.

Như vậy, hoạt động thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố

Theo Điều 5, Mục 3 của Hiến chương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có vai trò thay thế Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thay thế HĐND cấp xã.

53 sát của HĐND cấp xã tình từ khi thí điểm mô hình CQĐT sẽ được chuyển sang cho UB.MTTQ thực hiện

UB.MTTQ tham gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu HĐND, phối hợp với HĐND và UBND thành lập ra các tổ phụ trách bầu cử để bầu ra HĐND cùng cấp Thực hiện quyền giám sát quá trình bầu cử tại địa phương, tích cực vận động nhân dân tham gia bỏ phiếu tại địa phương

UB.MTTQ ở địa phương có sự phối hợp chặt chẽ với HĐND và UBND cùng cấp trong hoạt động động viên quần chúng nhân dân địa phương tham gia xây dựng và cải thiện chính quyền địa phương, giám sát các hoạt động của chính quyền địa phương, các cán bộ tại địa phương, phát huy tối đa tính dân chủ của nhân dân

UB.MTTQ tham gia vào các hoạt động tư pháp, và hành pháp nhằm phát huy tối đa hệ thống quản lý hành chính nhà nước Tích cực vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tham gia vào việc xây dựng chính sách phát triển tại địa phương, và pháp luật

UB.MTTQ phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội tại địa phương vận động quần chúng nhân dân tham gia cùng các cơ quan QLNN tại địa phương phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, có sự phối hợp nhằm tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân

2.3.4 Quan hệ với Đảng ủy phường

CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG PHÚC XÁ, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

PHƯỜNG PHÚC XÁ, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

THÍ ĐIỂM CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ 2.1 Khái quát chung về Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và phát triển tình hình kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá

Phường Phúc Xá nằm ở phía Đông, là một trong mười bốn đơn vị hành chính (ĐVHC) thuộc quận Ba Đình, là ĐVHC đặc thù có diện tích rộng lớn, dân số đông khoảng 22.024 người được thống kê vào năm 2022, là phường duy nhất của quận Ba Đình nằm ngoài đê Sông Hồng Diện tích của phường trước đây hay bị thay đổi do có sự biến động của dòng sông khi lở, khi bồi và từ những năm 80 của thế kỷ XX trở về trước thường xuyên bị lũ lụt đe dọa Địa phận phường ngày nay chỉ là một phần của Phúc Xá xưa, nằm trên bãi phù sa do sông Hồng bồi đắp, nhìn chung tương đối thấp, bằng phẳng và không ổn định Hiện nay, trên địa bàn phường Phúc Xá có một chợ đầu mối là chợ Long Biên và có năm đường giao thông chính là Phúc Xá, An Xá, Tân Ấp, Nghĩa Dũng và đường Hồng Hà Đường Hồng Hà dài nhất chạy dọc theo địa phận của phường và song song với dòng sông Hồng Ngoài hai con đường chính song song với sông Hồng là đường Hồng Hà và Nghĩa Dũng, phường Phúc Xá còn có con đường ngang chính chạy từ đê ra tới bờ sông, đó là phố Tân Ấp dài khoảng hơn 800m, có điểm đầu từ cửa khẩu Tân Ấp đi ra tới bờ sông

Phường Phúc Xá tiếp giáp với ba quận trung tâm Hà Nội: Tây Hồ, Long Biên và Hoàn Kiếm Phía nam, phường này giáp phường Trúc Bạch, Nguyễn Trung Trực và một phần nhỏ phường Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) Đường địa giới hành chính giữa Phúc Xá và Hoàn Kiếm là đường đê Yên Phụ.

+ Phía Đông nam giáp với phường Phúc Tân thuộc quận Hoàn Kiếm, đường ĐGHC là cầu Long Biên

+ Phía Tây bắc giáp đường Yên Phụ thuộc quận Tây Hồ

+ Phía Đông bắc giáp với phường Ngọc Thụy thuộc quận Long Biên, đường ĐGHC là sông Hồng

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và văn hóa

Trải qua nhiều thế kỷ cần cù lao động sản xuất, kiên cường đấu tranh với thiên tai, địch họa, các thế hệ nhân dân ở Phúc Xá đã đoàn kết, cùng xây dựng, bồi đắp nên truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng Truyền thống đó đã trở thành sức mạnh vật chất và tinh thần mạnh mẽ giúp cho nhân dân Phúc Xá vượt qua những khó khăn, thử thách, góp phần cùng nhân dân thủ đô Hà Nội viết nên những trang sử vẻ vang, anh dũng Đây cũng là di sản quý báu mà các thế hệ hôm nay và mai sau cần kế thừa, phát huy trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô

Từ khi có Đảng, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Phúc Xá đã nuôi, giấu cán bộ hoạt động cách mạng, tham gia tổ chức phong trào công dân, cùng nhân dân Hà Nội đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám, xây dựng trận tuyến vững chắc, cùng lực lượng tự vệ bảo vệ đường rút của Trung đoàn Thủ đô vào đầu năm 1947

Sau khi hòa bình lập lại và trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nhân dân phường Phúc Xá khức phục hậu quả chiến tranh, phát triển sản xuất, vừa chi viện sức người, sức của cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, vừa cùng quân dân Hà Nội xây dựng và bảo vệ Thủ đô Trong thời kỳ cùng cả nước xây dựng XHCN, nhân dân Phúc Xá đã phát huy truyền thống cách mạng, tích cực xây dựng địa phương đẩy mạnh việc thực hiện đường lối đổi mới nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Thành tựu kinh tế - xã hội, ANQP của phường đã được Quận Ba Đình, TP Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao; diện mạo của phường Phúc Xá ngày càng khang trang, hiện đại; đời sống nhân dân ngày một ấm no, hạnh phúc

2.1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Là một phường còn nhiều khó khăn về điều kiện Kinh tế - xã hội của quận Ba Đình, nhưng Phúc Xá ngày nay đã có nhiều đổi mới với những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, văn hóa – xã hội; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; hệ thống cơ sở hạ tầng(điện, đường, trường, trạm) phát triển; hệ thống thiết chế văn hóa được quận và phường quan tâm, đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân(8/9 địa bàn dân cư đã có có nhà sinh hoạt cộng đồng) Địa bàn phường nằm sát sông Hồng, có địa thế thuận tiện cho việc xếp dỡ, trung chuyển hàng hóa Do vậy, bến sông nới đây thường đông đúc Những lúc con nước thuận lợi, từng đoàn thuyền ngược xuôi trên sông hay vào bến bốc dỡ hàng làm cho khu vực này càng thêm tấp nập, nhộn nhịp, góp phần làm cho

Hà Nội giữ được vai trò là thị trường lớn của cả nước Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, phương tiện giao thông có sự phát triển vượt bậc, sông Hồng tuy không còn có vai trò là con đường thủy chiến lược quan trọng như xưa, nhưng vẫn còn nhiều tác dụng vận chuyển hàng hóa giữa miền ngược và miền xuôi và Phúc Xá trong chừng mực nhất định vẫn có vai trò là nơi chung chuyển hàng hóa Đầu cầu Long Biên là một cửa ngõ rất quan trọng, nối giữa nội thành và ngoại thành, thông suốt đến cảng Hải Phòng và nhiều tỉnh ở bên bờ trái sông Hồng Đây là một trọng điểm đầu mối giao thông đường sát, đường bộ ở phía đông thành phố Hà Nội

Chợ Long Biên tọa lạc ngay dưới chân cầu Long Biên, là chứng nhân của những năm tháng thăng trầm lịch sử Chợ Long Biên là nơi góp phần thúc đẩy kinh tế rất quan trọng cho phường Phúc Xá nói riêng và quận Ba Đình nói chung, đây là một khu chợ lớn thứ hai sau phố chợ Đồng Xuân Nơi đây được coi là điểm giao thương quan trọng và là nơi tập kết, phân phối nhiều nguồn nông sản cho các tỉnh thành lân cận như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường Phúc Xá

2.1.2.1 Địa vị pháp lý Ủy ban nhân dân (UBND) phường Phúc Xá được thành lập từ tháng 10 năm 1981, kể từ khi được thành lập tới nay UBND phường có địa vị pháp lý rõ ràng, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp bầu ra

Do đặc thù về vị trí địa lý nằm gần bãi sông Hồng, trải qua nhiều lần bị thiên tai, bão, lũ, các tài liệu kể, văn bản, thông tin về việc thành lập phường hiện đã bị thất lạc

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Là cơ quan chấp hành của cơ quan QLNN ở cấp trên, UBND phường có chức năng tổ chức thực hiện và đảm bảo thực hiện Hiến pháp, pháp luật tại địa phương, quyết định các vấn đề của địa phương theo quy định của pháp luật Trong bối cảnh thí điểm mô hình CQĐT, UBND phường chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân và UB.MTTQ tại địa phương theo Điều 5, [3] có đề cập tới nhiệm vụ và quyền hạn của UBND sau khi thí điểm mô hình CQĐT, bên cạnh đó còn chịu sự kiểm tra và giám sát của các cơ quan nhà nước ở cấp trên Quyết định và đưa ra những biện pháp, giải pháp mang tính quan trọng nhằm phát huy tiềm lực của địa phương, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cải thiện đời sống vật chất cũng nhưu tinh thần cho nhân dân

QLNN tại địa phương, góp phần bảo đảm sự quản lý và chỉ đạo của cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương

1 Xây dựng, trình HĐND quận và MTTQ tại địa phương quyết định các nội dung quy định và tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND quận Cụ thể:

- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND quận

- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp

24 cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật

- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND quận

2 Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương

3 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền

Phường Phúc Xá được phân bổ thành 09 địa bàn dân cư với 09 chi bộ lãnh đạo 22 Tổ dân phố Thực hiện công tác tổng kết nhiệm kỳ HĐND phường để triển khai không thực hiện HĐND khi thí điểm CQĐT tại thành phố Hà Nội từ ngày 01/7/2021 Hiện tại tổng số cán bộ, công chức được sử dụng, quản lý tại UBND phường là 11 người

Căn cứ vào Điều 1 [7] Phân công nhiệm vụ của cán bộ, công chức giữ chức danh quản lý, công chức chuyên môn UBND phường Phúc Xá như sau:

- 01 Chủ tịch UBND phường a) Lãnh đạo, điều hành và quản lý toàn diện các công việc của UBND phường; lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý sử dụng, thực chế độ, chính sách đối với Phó chủ tịch phường, các công chức chuyên môn thuộc UBND phường; người không hoạt động không chuyên trách ở phường và tổ trưởng tổ dân phố theo quy định b) Chủ trì, tổ chức xây dựng hoàn thiện các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm c) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, quân sự, địa phương, an ninh trật tự, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn phường; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh…

25 d) Chỉ đạo công tác cải cách hành chí, ứng dụng công nghệ thông tin, phòng chống tham nhũng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở e) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông, không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị; quản lý dân cư trên địa bàn theo phân cấp, uỷ quyền của cơ quan nhà nước cấp trên g) Tổ chức việc tiếp dân, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật; và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền h) Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật i) Quyết định uỷ quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch thực hiện ký chứng thực và đóng dấu UBND phường đới với việc c hứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ văn bản k) Phối hợp chặt chẽ với UB.MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở phường trong việc thực hiện các nhiệm vụ công tác, chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích của nhân dân trên địa bàn phường l) Chủ trì hội nghị đối thoại với nhân dân, hội nghị thường kỳ của UBND phường; Hội nghị chuyên đề, hội nghị giao ban và các hội nghị khác m) Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên và đột xuất theo quy định

- 02 Phó Chủ tịch UBND phường (trong đó 01 Phó chủ tịch phụ trách mảng Văn hóa – Xã Hội; 01 Phó chủ tịch phụ trách mảng Đô thị - Môi trường)

Phó chủ tịch phụ trách mảng Văn hóa – Xã Hội a) Phó Chủ tịch thường trực UBND phường, thay mặt Chủ tịch chủ trì và điều phối hoạt động của UBND phường khi Chủ tịch vắng mặt hoặc được Chủ tịch ủy quyền b) Lãnh đạo điều hành quản lý các công việc chuyên môn; chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND phường, trước pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong phạm vi lĩnh vực được phân công: Văn hoá thông tin, Lao động

- Thương binh và Xã hội, Giáo dục đào tạo, Y tế, Dân số - KHHGĐ, An toàn thực phẩm, Kiểm soát TTHC, ISO, ứng dụng công nghệ thông tin… Và thực

Ngày đăng: 20/06/2024, 14:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Phạm Thị Giang (2023), Tổ chức chính quyền địa phương theo hướng tự quản ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức chính quyền địa phương theo hướng tự quản ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Giang
Năm: 2023
11. Trần Thị Diệu Oanh (2023) Phân quyền công tác cán bộ, tổ chức bộ máy biên chế trong mô hình chính quyền đô thị thành phố Hà Nội, Tạp chí Quản lý nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân quyền công tác cán bộ, tổ chức bộ máy biên chế trong mô hình chính quyền đô thị thành phố Hà Nội
13. Võ Công Khôi (2023) Mô hình chính quyền đô thị của một số quốc gia Châu Âu – những gợi mở cho việc thực hiện chính quyền đô thị tại Việt Nam, Tạp chí Cộng sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình chính quyền đô thị của một số quốc gia Châu Âu – những gợi mở cho việc thực hiện chính quyền đô thị tại Việt Nam
1. Luật số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Khác
2. Luật số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về Tổ chức chính quyền địa phương Khác
3. Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố hà nội Khác
4. Nghị định 32/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố hà nội Khác
5. Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 quy định về cán bộ, công chức, cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố Khác
7. Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 3 tháng 1 năm 2023 của UBND phường Phúc Xá về Phân công nhiệm vụ cán bộ, công chức UBND phường Phúc Xá Khác
8. Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 3 tháng 1 năm 2023 của UBND phường Phúc Xá về Phân công nhiệm vụ cán bộ không chuyên trách, lao động hợp đồng của UBND phường Phúc Xá Khác
9. Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ngày 07/9/2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định số lượng và một số nội dung về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội Khác
10. Quyết định số 3109/QĐ-UBND ngày 06/6/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh cực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp thành phố; UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội Khác
12. Trường Đại học Kinh tế - Luật (2013), Chính quyền đô thị tại Việt Nam: Nghiên cứu tình huống từ thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế - Luật Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1  Sơ đồ 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của UBND phường Phúc Xá  27 - hoạt động của ủy ban nhân dân phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội trong bối cảnh thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị
1 Sơ đồ 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của UBND phường Phúc Xá 27 (Trang 6)
Sơ đồ 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của UBND phường Phúc Xá - hoạt động của ủy ban nhân dân phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội trong bối cảnh thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị
Sơ đồ 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của UBND phường Phúc Xá (Trang 36)
Sơ đồ 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của UBND phường Phúc Xá - hoạt động của ủy ban nhân dân phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội trong bối cảnh thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị
Sơ đồ 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của UBND phường Phúc Xá (Trang 37)
Bảng 2.1.2.3: Cơ cấu nam, nữ và độ tuổi cán bộ công chức của Ủy ban - hoạt động của ủy ban nhân dân phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội trong bối cảnh thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị
Bảng 2.1.2.3 Cơ cấu nam, nữ và độ tuổi cán bộ công chức của Ủy ban (Trang 38)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w