1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2021

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2021
Tác giả Nguyễn Linh Giang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Thu
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Thống kê kinh tế
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 13,98 MB

Nội dung

Nghiên cứu cũng kết luậnRRTK là yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, vì vậynhà quản trị cần quan tâm đến việc điều chỉnh các quyết định liên quan đến chi phí

Trang 1

TRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA THONG KE

AH~rrcHeds LL] &»e+»¿>»£@»¿»

PHAN TICH CAC NHAN TO ANH HUONG DEN RUI RO THANH KHOAN CUA CAC NGAN HANG THUONG MAI ĐƯỢC NIEM YET TREN SAN CHUNG KHOAN

VIET NAM GIAI DOAN 2011-2021

Sinh viên thực hiện: NGUYÊN LINH GIANG

Mã sinh viên: 11191433

Lép chuyên ngành: Thống kê kinh tế 61BGiảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Minh Thu

Trang 2

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Đề hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn đếntrường Đại học Kinh tế Quốc dân và các thầy cô khoa Thống kê đã tâm huyết giảngdạy, truyền đạt kiến thức, luôn sẵn sàng hỗ trợ và tạo điều kiện cho em trong suốt qua

trình theo học tại trường.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên- TS Nguyễn Minh Thu đã nhiệttình hướng dẫn và góp ý chỉ tiết để giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Mặc dù đã rất cô gắng nhưng với điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hanchế, chuyên dé này chắc chắn sẽ không thé tránh khỏi những thiết sót Em kính mong

quý thầy cô thông cảm và góp ý dé em có thé bồ sung và hoàn thiện hơn trong tương

lai ạ.

Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan răng đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanhkhoản của các ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

giai đoạn 2011-2021” là công trình nghiên cứu của riêng em Dữ liệu trong bài nghiên

cứu đều do tác giả tự thu thập một cách trung thực từ những nguồn đáng tin cậy, rõràng và kết quả đều do tác giả tự tính toán và phân tích

Nêu phát hiện có bat kỳ gian lận nào, em xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội

đồng nhà trường

Hà Nội, tháng 2 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Linh Giang

ii

Trang 5

MỤC LỤC

LOT CAM ON vescsssssssssssssssssssssssssessssssssssesssssssssssssssssssesssssssssssssssssssessssssssssssssssssseesssees i

LOT CAM ĐOANN s5<-CSe2 AE 7.10071440071440 07444 07141002241 0 kxke ii

MỤC LỤC o-.5-5 5-5 5 0 0050005000800 iii

DANH MỤC TU VIET TAT ccccsssssssssssssssssssssssssssssscssessessessessssssssessnssssssssssesceneesees v

0 90/:8/10907 9000775 viPHAN MỞ ĐẦUU se 7 3407744007244 0724407241 0224109x4e 1

1 Lí đo chọn đề tài ::2222+2222t 1222112211122 1

2 Muc tiéu nghién CUU 8 2

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên CUU oo eeseeseeseesesesesesesseeseesees 2

4 Phuong phap nghién CUU 8 2

5 Két cau mghi6n COU 8n ốố 3

CHƯƠNG 1: CƠ SO LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1 Một số van đề cơ ban về rai ro thanh khoản của ngân hang 41.1.1 Khái niệm chung về rủi ro thanh khoản của ngân hàng 4

1.1.2 Do lường rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng - -<+<<-c+<ex++ 7

1.2 Téng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hướng đến rủi ro thanh khoản

của các ngân hàng thương INạÌ - G5 s5 S191 1E ng vu gu nh re 9

1.2.1 Các nghiên cứu nước ngOÀàiI - -. + +1 9 1.2.2 Các nghiên cứu trong THƯỚC - - 5+ Sex rep 12

1.2.3 Khoảng trống nghiên CỨU 2 2 2 £+SE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEErEErrerrerrree 15

TOM TAT CHƯNG °°-+#©E++s©©EY+dtEEEEAeEtrrxrerrrrkderrrre 17

CHUONG 2: MÔ HINH VA PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Đề xuất mô hình nghiên Cu oo eecessesseesessessessessessesseesessesseeseeseees 18

2.2 Phương pháp nghiên CỨU ecceccesceseceeeeseceseeseeeeeseeseceaeeeeeeeeaeenes 25

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - - 5 +5 5+ £+£+++eexeeresessreses 25 2.2.2 Phương pháp phân tích dit liệu - - 5-2 S23 + +seEEseereeeerrrerrsks 26

TÓM TAT CHUONG 2 -s°°°VV+e«©EEV+E4EE92EEA.41E922A440prrrrdderie 31

CHƯƠNG 3: KET QUÁ NGHIÊN CỨU 2 s°-©vesse©vvesserrre 32

3.1 Thực trạng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam 32

11

Trang 6

3.2 Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân

hàng thương mại Việt NÑam - G G n1 SH HH HH ng giết 34

3.2.1 Thống kê mô tả -2- 22 ©2+2E+2EE22EE+2EEE223E22312221221221 271.221 2 ecrked 34

3.2.2 n0: sáiìì: Ò 36

3.2.3 Phân tích hồi quy -2¿-25+£++E+EE++EE£EEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrred 37

3.2.4 Lựa chọn mô hình phù hop - - 5< E3 E311 ng rưn 38

3.2.5 Kiểm định và khắc phục các khuyết tật trong mô hình nghiên cứu 39

3.2.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu - 2-2 + ©£++2£+£x+££+zxzxeerxezred 4I3.3 Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản của các ngân hàng

thương mại tai Việt NÑam - 0 C23119 S9 91 H1 HH Ho nh ng tren 43TOM TAT CHƯNG 3 -2 °°V+e#©EEE+AseEEEE+AtEEEEAAtEtrrkrtrtrrkderrre 44

¡s0007900575 5 — ÔỎ 45

TÀI LIEU THAM KHAO - 5-5 ©e<ss+ss£Ess£EsseEsserxsetssevxseerssersee 46

PHU LUỤC 5-5-5 << 5< 9 HS HH 0 00000001 0085000850 050 48

iv

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

STT | Tir viét tat Nghia Tiéng anh Nghia Tiéng viét

1 AGE Bank’s age Số năm thành lập

2 CAR Capital adequacy ratio | Hệ số an toàn vốn

3 FEM Fixed effect model Mô hình tác động có định

4 FGAP Financing gap Khe ho tai tro

5 GLS Generalized least Phuong phap binh phuong nho nhat

squares tong quat

6 LLPTL a oe rowers to 2 nine rủi ro tín dụng trên

7 LTA Loan to assets ratio Ty lệ cho vay trên tông tài sản

8 | Pooled OLS Pooled ordinary least Phương pháp bình phương nhỏ nhất

squares

9 REM Random effect model | Mô hình tác động ngẫu nhiên

10 ROE Return on equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

11 RRTK Rui ro thanh khoan

12 SIZE Bank’s size Quy mô ngân hàng

13 TMCP Thương mại cô phan

Trang 8

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1 Các biến trong mô

nghién ctru 010808 Ốốù 23Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến - 2-2-2 2 E£SE+EE£EEEEEEEEEE22E122122121 2E rxe 34Bảng 3.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến + 2 2 £+cz+£++£x+rxcxee 36Bang 3.3 Kiểm định đa cộng tuyến - 2-2-2 SESE£EE‡EE£EEEEEEEE2E12E1221221 E1 erkee 37Bang 3.4 Kết quả phân tích hồi quy 3 mô hình Pooled OLS, FEM, REM 38Bảng 3.5 Kết quả các kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp nhất - -csccess¿ 39

Bảng 3.6 Kết quả kiêm định các khuyết tật có trong mô hình -. 40 Bang 3.7 Kết qua phân tích ước lượng GLS -. -2-©5¿©<+2E2+£++£xzrxerxecred 40

vi

Trang 9

PHẢN MỞ ĐÀU

1 Lí đo chọn đề tài

Trong hơn ba mươi năm qua, kề từ khi thực hiện công cuộc cải cách kinh tế,

hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ tuy nhiênnhững vấn đề về rủi ro thanh khoản vẫn chưa được quan tâm đúng mức Hơn nữa,trong thời kỳ Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới như hiện nay, nhữngvấn đề về rủi ro thanh khoản của các ngân hàng lại càng quan trọng và cần được quantâm nhiều hơn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự 6n định và sức chịu đựng của nềnkinh tế trong nước Tuy nhiên, các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Việt Nam

chưa thực sự hoàn thiện, làm cho toàn hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong

việc thích ứng với những biến động của thi trường trong va ngoài nước Chính vi thế,

việc đo lường và phân tích rủi ro thanh khoản là một vấn đề quan trọng và cấp thiếtcần thực hiện ngay

Bắt cứ ngân hàng nào cũng có khả năng gặp phải rủi ro thanh khoản Hệ thốngngân hàng càng phát triển và các sàn chứng khoán càng hoạt động sôi nồi thì tính cạnhtranh giữa các ngân hàng càng tăng lên, hoạt động huy động vốn trên thị trường càngtrở nên gay gắt và điều này tác động trực tiếp đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng

Vì vậy, việc nghiên cứu rủi ro thanh khoản của ngân hàng dé có những cái nhìn kháiquát về hiện tại và dự báo về tương lai là cần thiết giúp nhà lãnh đạo các ngân hàngđưa ra những kế hoạch và định hướng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của ngânhàng Hơn thế nữa, Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải thật sự quan tâm đến vấn đềnày đề điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ quản lý và các chính sách phù hợp,

từ đó giúp ôn định thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng nói riêng và tình hình kinh

tê của đât nước nói chung.

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc đo lường và phân tích rủi ro thanh khoản,cùng với mong muốn vận dụng kiến thức đã được học vào việc giải quyết các vấn đềthực tiễn, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Phân tích các nhân tố ảnh hướngđến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn

chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2021” Từ đó, chuyên đề đưa ra một số kiến

nghị và hàm ý chính sách nhằm góp phần hạn chế rủi ro thanh khoản của các ngânhàng, tăng tính 6n định của hoạt động ngân hàng

Trang 10

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của nghiên cứu này là tập trung vào việc phân tích các nhân tốảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại được niêm yết trênsàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 201 1-2021, từ đó góp phần điều chỉnh các chínhsách và hoạt động của ngân hàng để mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho các

ngân hàng thương mại Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa lý thuyết về rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng

thương mại được niêm yết trên sàn chứng khoán, đồng thời luận giải về lý thuyết của

các nhân tố đó

- Phân tích, đánh giá chiêu hướng và mức độ tác động của các nhân tô đên rủi

ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại được niêm yet trên sàn chứng khoán Việt Nam.

- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương

mại Việt Nam.

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại

được niêm yét trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Phạm vỉ nghiên cứu

- Về không gian: 19 ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn chứng khoán

Việt Nam.

- Về thời gian: giai đoạn 2011-2021.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dit liệu

Chuyên dé sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu và thu thập nguồn dữ liệu

thứ cap từ báo cáo tài chính hợp nhat và báo cáo thường niên của các ngân hàng

2

Trang 11

thương mại được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2011 đến năm

2021 và trang website chứng khoán vietstock.vn.

Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: nhằm mô tả các chỉ tiêu liên quan đến rủi rothanh khoản của các ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt

Nam qua các đặc trưng như số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ

nhất

- Phương pháp phân tích tương quan: nhằm xác định mối liên hệ giữa các nhân

tô với nhau và tới rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

- Phân tích hồi quy dữ liệu mảng: nhằm đánh giá chiều hướng và mức độ tác

động của các nhân tổ lên rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thông qua các mô hình Pooled OLS, mô hình tác động có định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).

- Đề tài có sử dụng công cụ Excel và Stata nhằm phục vụ cho tiến trình nghiên

cứu đề tài

5 Kết cấu nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 chương gồm:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 12

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Một số van đề cơ ban về rủi ro thanh khoản của ngân hàng

1.1.1 Khái niệm chung về rủi ro thanh khoản của ngân hang

1.1.1.1 Khái niệm

Dé hiểu được rủi ro thanh khoản là gi, trước tiên cần hiểu thé nào là tính thanh

khoản Theo nghĩa chung nhất, tính thanh khoản thé hiện kha năng chuyền đổi thành

tiền mặt của một tài sản hoặc sản phẩm Đối với ngân hàng, tính thanh khoản được

hiểu bằng nhiều cách khác nhau Theo Basel (2008), “Thanh khoản của ngân hàng làkhả năng ngân hàng có thể tài trợ việc gia tăng của tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợđến hạn mà không gây ra những khoản tổn thất không thé chấp nhận” Trong khi đó,Nguyễn Văn Tiến (2010) lại cho rằng, “Thanh khoản của ngân hàng phản ánh khảnăng mà ngân hàng có thể đáp ứng nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng như nhu cầurút tiền, các khoản tín dụng cam kết giải ngân, thanh toán hay các hoạt động giao dịchkhác” Mỗi quan điểm xem xét tính thanh khoản dưới các góc độ khác nhau, nhưng

nhìn chung, tính thanh khoản của ngân hàng có thé hiểu là khả năng của ngân hàng

trong việc đáp ứng nhu cau thanh toán của khách hàng, được thé hiện bởi tính thanh

khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn vốn Một ngân hàng có khả năng

thanh khoản cao khi ngân hàng đó năm giữ nhiều tài sản thanh khoản và có khả năng

mở rộng nguồn vốn khi cần thiết với thời gian ngắn, chi phí thấp dé đáp ứng nhu cầuthanh toán của ngân hàng Ngược lại, ngân hàng có tính thanh khoản thấp khi tỷ lệ tàisản có tính thanh khoản của ngân hàng đó thấp và khi cần huy động nguồn vốn thì cầnrất nhiều thời gian và chỉ phí, điều này gây rủi ro cho hoạt động kinh doanh của ngân

hàng.

Như vậy, bất kế ngân hang nào cũng phải quan tâm tới tình trạng thanh khoảncủa mình Từ các khái niệm về tính thanh khoản sẽ có các khái niệm tương ứng về rủi

ro thanh khoản Theo Hội đồng Basel về Giám sát ngân hàng (2006), “Rủi ro thanh

khoản là khả năng một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn

vốn dé đáp ứng các nghĩa vụ đến han mà không làm anh hưởng đến hoạt động kinhdoanh hàng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính.” Trong khi đó,Rose (2001) cho răng “Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng rơi vào tình trạngthiếu tiền mặt và không có khả năng vay mượn đề đáp ứng yêu cầu rút tiền gửi, yêu

câu vay von và những yêu câu khác vê tiên mặt khác của khách hang.” Cac quan điêm

Trang 13

này đều cho thấy đây là khả năng ngân hàng bị tốn thất do nhu cầu về thanh khoảnthực tế vượt quá dự kiến Như vậy, có thê hiểu rủi ro thanh khoản là khả năng ngânhàng không thê đáp ứng nghĩa vụ tài chính của khách hàng khi đến hạn, từ đó gây ranhiều hậu quả liên quan đến sự sống còn của ngân hàng Ở mức thấp, rủi ro thanhkhoản xảy ra buộc ngân hàng phải vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với mức lãisuất sao hơn dự kiến, điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Ở mức độ nguyhiểm, rủi ro thanh khoản làm ngân hàng mắt khả năng thanh toán, bị mua lại, phải sápnhập vào ngân hàng khác hoặc phá sản Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của

việc quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mai.

1.1.1.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng thươngmai, trong đó có thé chia ra thành hai nhóm chính là nhóm các nguyên nhân từ bên

trong ngân hàng và nhóm các nguyên nhân từ bên ngoài ngân hàng.

Đầu tiên, nhóm các nguyên nhân chủ quan từ bên trong ngân hàng có thể gồm:Một là, sự mất cân đôi giữa kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn Hầu hết các ngânhàng đều huy động một nguồn vốn lớn từ tiền gửi ngắn hạn của các cá nhân, doanhnghiệp và tổ chức tín dụng rồi chuyền các khoản huy động đó cho người đi vay dưới

dạng các khoản tín dụng trung và dài hạn Rất ít khi nguồn tiền sinh ra từ các tài sản

của ngân hàng (phần lớn là thu gốc và lãi cho vay, đầu tư) hoàn toàn cân đối với lượngtiền cần thiết dé đáp ứng việc thanh toán cho các nguồn vốn vay huy động (phan lớn

là trả gốc và lãi tiền gửi, tiền vay) Các khách hàng gửi ngắn hạn có thể yêu cầu rúttiền bat cứ lúc nào và nếu ngân hàng không chuẩn bị sẵn một lượng tiền đủ dé thanhtoán thì sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản

Hai là, sự nhạy cảm của ngân hàng trước những thay đổi về lãi suất Việc lãisuất thay đổi xuống mức thấp có tác động đồng thời tới cả nhu cầu gửi tiền và vaytiền của khách hàng và cả hai động thái này đều gây ra những tác động rất lớn tới khảnăng thanh khoản của ngân hàng Thêm nữa, khi ngân hàng dự định bán tài sản đểtăng khả năng thanh khoản thì việc lãi suất biến động cũng có ảnh hưởng tới giá thị

trường của các tài sản đó, và khi ngân hàng có nhu cầu mở rộng vốn thì sự biến động của lãi suất cũng tác động trực tiếp đến chi phí vay vốn trên thi trường tiền tệ.

Ba là, sự mat cân đối lớn và lâu dài giữa tỷ lệ cho vay khách hàng và tỷ lệ tiền

gửi của khách hàng Nỗ lực của ngân hàng là huy động được lượng tiền gửi lớn vớichi phí càng thấp càng tốt đề tiến hành cho vay kiếm lợi nhuận Nếu tỷ lệ giữa khoản

5

Trang 14

cho vay và khoản tiền gửi nhỏ hơn 1 có nghĩa là lượng tiền gửi mà ngân hàng huyđộng được đủ dé cho vay Nếu tỷ lệ này lớn hon 1 có nghĩa là ngân hàng phải di vaythêm để cho vay Nếu quá trình này diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài,kết hợp với việc lãi suất vay vốn trên thị trường liên ngân hàng quá cao so với mức

chịu được của ngân hàng đi vay thì nguy cơ rủi ro thanh khoản sẽ thành hiện thực.

Tiếp theo, nhóm các nguyên nhân khách quan từ bên ngoài ngân hàng có thêgồm:

Một là, xuất hiện những thông tin gây bất lợi cho ngân hàng Ngân hàng hoạtđộng và tồn tại trên cơ sở uy tín Nhờ có uy tín mà ngân hàng có thé huy động đượccác khoản tiền gửi hoặc vay trên thị trường dé phục vụ cho hoạt động cho vay và đầu

tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận Do vậy, việc xuất hiện các thông tin thất thiệt về chủ sởhữu ngân hàng hay về chiến lược kinh doanh của ngân hàng sẽ làm công chúng matniềm tin vào ngân hàng và họ sẽ rút toàn bộ số tiền đã gửi và cho vay đối với ngân

hàng Điều này sẽ day ngân hàng vào trạng thái bị động và có thé dẫn tới mat khả

năng thanh toán nêu không có được sự bảo lãnh từ cơ quan quản lý nhà nước

Hai là, các cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng tài chính Khủng hoảng làm cho chi phí của hoạt động huy động vốn và tiền gửi tăng cao trong khi hiệu qua

của hoạt động cho vay và đầu tư lại giảm sút mạnh Hơn thế nữa, một khi khủng hoảngxảy ra sẽ khiến các tổ chức và dân cư mat niềm tin vào hệ thống tài chính, từ đó sẽđồng loạt rút các khoản tiền gửi và đầu tư ra khỏi các ngân hàng thương mại, việc này

sẽ gây ra rủi ro lớn về thanh khoản cho các ngân hàng thương mại

Ba là, chính sách điều tiết nền kinh tế của ngân hàng Trung ương Thông qua 3công cụ quản lý là nghiệp vụ thị trường mở, quy định luật về tỷ lệ dự trữ bắt buộctrong ngân hàng thương mại và chiết khấu lãi suất đối với các loại giấy tờ có giá, ngânhàng Nhà nước có tác động lớn đến việc gia tăng hay giảm thiêu rủi ro thanh khoản

của các ngân hàng thương mại.

1.1.1.3 Tác động của rủi ro thanh khoản

Một khi ngân hàng đã dé xuất hiện tình trạng rủi ro thanh khoản thì điều này sẽgây ra nhiều tác động nghiêm trọng không chỉ đến bản thân ngân hàng mà còn ảnhhưởng đến khách hàng và cả nền kinh tế

Thứ nhất là ảnh hưởng đối với ngân hàng, rủi ro thanh khoản ở mức nhẹ sẽ làm

giảm lợi nhuận của ngân hang, đây là khía cạnh mâu thuần trong môi quan hệ giữa

Trang 15

thanh khoản và thu nhập của ngân hàng Mất khả năng chỉ trả buộc ngân hàng hoặchuy động vốn với lãi suất cao hoặc bán tài sản với tốn that lớn Ví dụ, khi lãi suất thi

trường tăng, các tài sản mà ngân hàng dự định bán sẽ giảm giá trị nên việc bán chúng

sẽ làm ngân hang bị tôn thất Điều này không chỉ làm giảm lượng vốn ngôn hàng thu

về mà còn làm giảm thu nhập của ngân hàng Ngân hàng sẽ phải chịu chỉ phí cao hơn

dé tăng khả năng thanh khoản bang việc vay vốn nếu lãi suất thị trường tăng Hơn nữamột số nguồn vay nợ không phải lúc nào ngân hàng cũng dễ dàng tiếp cận, nếu ngườicho vay nhận thấy ngân hàng hiện rủi ro hơn trước thì ngân hàng sẽ phải chịu mức lãisuất cao hơn và thậm chí một số người cho vay sẽ từ chối đề nghị vay vốn của ngânhàng Nếu mức thâm hụt thanh khoản lớn và kéo dài sẽ đặt ngân hàng trước nguy cơmat khả năng thanh toán va phá sản do sự sụt giảm nghiêm trong lòng tin của ngânhàng và cơ quan quản lý đối với ngân hàng

Thứ hai là ảnh hưởng đối với khách hàng, khi ngân hàng không còn khả năngthanh toán có nghĩa là các khoản tiền gửi và đầu tư của khách hàng tại ngân hàng đókhó có thể được thu hồi toàn bộ gốc và lãi Điều này không chỉ tác động đến kháchhàng gửi tiền mà còn có ảnh hưởng lớn đến những khách hàng đã có cam kết vay vốncủa ngân hàng Hợp đồng tín dụng đã được thống nhất và ký hết nhưng vốn từ ngânhàng không được giải ngân kịp thời theo thỏa thuận thì kế hoạch kinh doanh của kháchhàng sẽ bị trì hoãn lại và có thể không thực hiện được

Thứ ba là ảnh hưởng đối với nền kinh tế chung, hoảng loạn của người gửi tiềnnếu ngân hàng sụp đồ có thê dẫn đến sự sụp đồ của hệ thống ngân hàng và sụt giảmtăng trưởng của nền kinh tế do thiếu vốn nếu tinh trạng rủi ro thanh khoản kéo dai và

quy mô lớn.

1.1.2 Đo lường rủi ro thanh khoản tại các ngân hang

Việc nghiên cứu dé hiểu về rủi ro thanh khoản có vai trò rất quan trọng đối với

các ngân hàng nói riêng và toàn thị trường nói chung Dé nghiên cứu về rủi ro thanh

khoản thì trước tiên phải đo lường được rủi ro thanh khoản Rui ro thanh khoản có théđược đo lường bằng một số phương pháp phổ biến như sau:

Một là, phương pháp cung- cầu thanh khoản, đo lường dựa trên nguyên tắc cơ bản là bất cứ khi nào cung thanh khoản và cầu thanh khoản không bằng nhau thì ngân

hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản Cụ thể là khi nguồn cung thanh khoản(bao gồm khoản tiền khách hàng gửi bé sung, khoản vay từ thị trường tiền tệ, khoản

Trang 16

hoàn trả tín dụng của khách hàng, khoản thu nhập từ việc bán tài sản, khoản thu nhập

từ việc cung ứng các dịch vụ) không đủ bù đắp được cau thanh khoản (gồm khoản rúttiền của khách hàng, khách hàng có nhu cầu tín dụng, thuế và các khoản chỉ phí hoạtđộng, hoàn trả nợ vay, khoản cô tức thanh toán cho cổ đông) thì ngân hàng sẽ đối mặtvới việc gia tăng rủi ro thanh khoản Ngân hàng muốn phòng ngừa loại rủi ro này thìphải tính toán được nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn và dài hạn để lập các kếhoạch về nguồn thanh khoản

Hai là, phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản, phân tích một số chỉ số trongbảng tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu, từ đó đề ra mức độ cho các chỉ số đảm bảo khảnăng thanh khoản Một số chỉ tiêu quản lý thanh khoản thông dụng là tỉ lệ thanh toánngắn hạn (Tài sản ngắn hạn/Nợ phải tra ngắn hạn), tỉ lệ thanh toán nhanh ((Tiền vàcác khoản tương đương tiền+ Chứng khoán thị trường+ Khoản phải thu)/Nợ ngắnhạn), thời gian thu hồi tiền hàng tồn đọng (Tài khoản phải thu trung bình/Doanh thu

mỗi ngày) Các chỉ tiêu này là nhóm các chỉ tiêu tài chính quan trọng được sử dụng

dé xác định khả năng trả nợ của người đi vay trong ngắn hạn mà không cần phải huy

động vốn bên ngoài.

Ba là, phương pháp cấu trúc nguồn vốn, chỉ xem xét đến cầu thanh khoản Cụthé là, nguồn vốn mà ngân hang đã huy động được từ các khoản tiền gửi và nguồnvốn khác sẽ được phân chia thành nhiều nhóm theo các mức độ như nguồn vốn nóng,kém ổn định và 6n định dựa theo khả năng mà phan vốn này bị rút khỏi ngân hàng,sau đó ngân hàng sẽ xem xét mức độ cần phải dự trữ thanh khoản cho từng nhóm vàcuối cùng là xác định tổng yêu cầu thanh khoản của ngân hàng Tổng dự trữ thanhkhoản bang tổng dự trữ thanh khoản vốn và dự trữ thanh khoản cho vay Phương phápnày mang tính chất chủ quan của ngân hàng vì nó phụ thuộc nhiều vào tầm nhìn và

đánh giá của nhà quản tri ngân hàng.

Thứ tư, phương pháp khe hở tài trợ, được đánh giá là phù hợp nhất trong phân

tích định lượng Chỉ số khe hở tài trợ thé hiện được những đặc điểm cơ bản nhất về

tình trạng thanh khoản của ngân hàng và từ đó đưa ra những cảnh báo về rủi ro thanhkhoản trong thời gian tới Khe hở tài trợ có thể được tính bằng công thức số tuyệt đốihoặc số tương đối

Đối với công thức số tuyệt đối, khe hở tài trợ được tính toán bằng chênh lệchgiữa số dư trung bình của cho vay và huy động vốn

Khe hở tài trợ = Dư nợ tín dụng trung bình — Số dư tiền gửi trung bình

8

Trang 17

Nếu chỉ số khe hở tài trợ lớn hơn 0 thì ngân hàng phải tài trợ phần tín dụng phụtrội băng cách giảm số dư tiền mặt dự trữ và các tài sản thanh khoản hoặc phải đi vaytrên thị trường tiền tệ Đối với những ngân hàng có khe hở tài trợ lớn nhưng vẫn muốn

dự trữ nhiều tài sản có tính thanh khoản cao thì phải đi vay bổ sung trên thị trườngtiền tệ nhiều và từ đó rủi ro thanh khoản sẽ càng cao

Đối với công thức số tương đối, khe hở tài trợ được tính toán bằng hiệu số giữacác khoản cho vay và các khoản huy động từ tiền gửi rồi chia cho tong tài sản

; Cho vay khách hang — Tiền gửi khách hàng

Khe hở tài trợ =———————————z-.x

‘ Tổng tai san

Chi số này lớn hon 0 có nghĩa là ngân hang có thé phải đối mặt với rủi ro thanhkhoản bởi vì nguồn vốn huy động được từ tiền gửi của khách hàng không đủ dé đápứng các khoản cho vay khách hàng, lúc này ngân hàng lại phải dùng đến các nguồnkhác như vốn tự có hoặc các khoản dự trữ tiền mặt của ngân hàng dé bù đắp thêm choviệc cho vay Ngược lại, chỉ số khe hở tài trợ nhỏ hơn 0 thé hiện rằng khoản tiền huyđộng từ tiền gửi khách hàng sau khi cho vay vẫn còn nên ngân hàng có thể xem xét

sử dụng đề thực hiện đầu tư hoặc mua lại những chứng khoán đã phát hành của mình

Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét và lựa chọn phương pháp khe hở tài trợvới công thức số tương đối đề đo lường mức độ rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 201 1-2021.

1.2 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố anh hưởng đến rủi ro thanh khoản

của các ngần hàng thương mại

1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Có rất nhiều các nghiên cứu nước ngoài đã được thực hiện dé phân tích về cácnhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trên thếgiới qua các giai đoạn khác nhau Một số nghiên cứu đưa ra được những kết quả đángchú ý và làm tiền đề cho các nghiên cứu sau đó

Một trong những nghiên cứu nồi bật nhất là nghiên cứu của Chung-Hua Shen vàcộng sự (2009) với đề tài “Phân tích rủi ro thanh khoản ngân hàng và hiệu quả hoạtđộng của các ngân hàng thương mại ở 12 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong giai đoạn

1994-2006” Bằng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (2SLS)

và sử dụng biến phụ thuộc là khe hở tài trợ, nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ cùng

chiều giữa RRTK và các biến như tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản và sự phụ thuộc các

Trang 18

nguồn tài trợ bên ngoài, trong khi các biến như tỷ lệ dự trữ thanh khoản hay tốc độtăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều với RRTK của ngân hàng Lạm phát tuykhông ảnh hưởng đến RRTK cùng năm đó nhưng làm giảm RRTK trong năm sau.Một kết quả nồi bật của nghiên cứu là biến quy mô tông tài sản có tác động phi tuyếnđến RRTK của ngân hàng, ban đầu khi tông tài sản tăng lên sẽ làm giảm RRTK, nhưngđến một mức nào đó thì tăng tài sản sẽ làm tăng RRTK Nghiên cứu cũng kết luậnRRTK là yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, vì vậynhà quản trị cần quan tâm đến việc điều chỉnh các quyết định liên quan đến chi phíquỹ dự phòng dé làm giảm RRTK và tăng lợi nhuận ngân hàng.

Nghiên cứu của Vodová (2011) sử dụng nhiều biến khác biệt hơn so với cácnghiên cứu còn lại, tác giả nghiên cứu “Các yếu tố quyết định khả năng thanh khoảncủa các ngân hàng thương mại tại Cộng hòa Séc trong giai đoạn 2001-2009” Bằngviệc phân tích hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ đồng biếngiữa tính thanh khoản của ngân hàng và mức an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu và lãi suất cho

vay và giao dịch liên ngân hàng, trong khi đó chu kỳ kinh doanh, tỷ lệ lạm phát và

khủng hoảng tài chính có tác động tiêu cực đến thanh khoản Theo kết quả nghiên cứuthì mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và tính thanh khoản là không rõ ràng Có thể

hữu ích khi chia các ngân hàng thành các nhóm theo quy mô của chúng để ước tính

các yếu tố quyết định tính thanh khoản riêng cho từng ngân hàng nhỏ, vừa và lớn Các

ngân hàng nhỏ có tính thanh khoản cao hơn các ngân hàng lớn, điều này tương ứng

với giả thuyết nồi tiếng “too big to fail”, các ngân hàng có quy mô lớn thường giữthanh khoản ở mức thấp vì tâm lý “quá lớn dé thất bại”, dẫn đến dựa dẫm vào chínhphủ Nghiên cứu còn cho biết tỷ lệ thất nghiệp, tỷ suất lợi nhuận, khả năng sinh lờicủa ngân hang và lãi suất chính sách tiền tệ không có tác động đáng ké về mặt thống

kê đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Séc

Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở nhiều khu vực khác nhau,như Anjum Iqbal (2012) nghiên cứu “So sánh về rủi ro thanh khoản của các ngân hàng

Hồi giáo và ngân hàng truyền thống ở Pakistan giai đoạn 2007-2010” với bộ dữ liệucủa 10 ngân hàng Bằng việc phân tích tỷ lệ trung bình của các biến liên quan cùngvới phân tích hồi quy tương quan, sử dụng biến phụ thuộc là rủi ro thanh khoản đolường bằng tài khoản có tính thanh khoản trên tổng tài sản, nghiên cứu cho ra kết quả

là các biến quy mô của ngân hàng, hệ số an toàn vốn, tỷ suất sinh lời trên tông tài sản,

tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến RRTK, trong khi biến ty

10

Trang 19

lệ nợ xấu có tác động tiêu cực thấy rõ đối với RRTK trong cả hai mô hình nghiên cứu

về hai loại ngân hàng So sánh cho thấy các ngân hàng Hồi giáo có quy mô lớn hon

và tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn nên khả năng thanh khoản lớn hơn và rủi ro thanh khoản nhỏhơn các ngân hàng truyền thống

Fredrick Ogilo và Leonard Oscar Mugenyah (2015) nghiên cứu “Các yếu tốquyết định rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Kenya trong giai đoạn2010-2014” với bộ dữ liệu 43 ngân hàng được cấp phép Băng việc sử dụng phươngpháp hồi quy bội, nghiên cứu kết luận rằng hệ số an toàn vốn có tác động tích cực đếnRRTK, trong khi tỷ lệ tài sản lưu động, loại hình sở hữu, quy mô và đòn bay tài chínhtác động tiêu cực đến RRTK của ngân hàng Đây là những yếu tố quyết định quantrọng đến RRTK vì vậy nghiên cứu khuyến nghị các nhà quản lý ngân hàng nên quantâm đặc biệt đến các yếu tố này

Belaid và cộng sự (2016) nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoảncủa các ngân hàng thương mại ở Tunisian giai đoạn 2000-2012” Bằng phương pháphồi quy tác động cô định (FEM) và hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu

đã chỉ ra mối quan hệ thuận giữa các biến tỷ lệ nợ xấu, hệ số an toàn vốn, mô hình

kinh doanh và chất lượng quản lý với biến phụ thuộc là RRTK, trong khi đó biến quy

mô tài sản lại có mối quan hệ nghịch với RRTK

Kế thừa các nghiên cứu trước đây, Ahmed và cộng sự (2020) tiếp tục nghiên cứu

“Các nhân tổ tác động đến rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng Hồi giáo ở Cộnghòa Sudan trong giai đoạn 2012-2018” với bộ dit liệu của 11 ngân hàng Bằng phươngpháp hồi quy tương quan bội, nghiên cứu cho ra kết quả về mối liên hệ ngược chiềugiữa RRTK với các biến tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn và tỷ lệ tiền mặt củangân hàng Trong khi đó, biến tỷ lệ tài sản từ tiền gửi của khách hàng, rủi ro tín dụng

và nợ xấu có quan hệ cùng chiều với RRTK của ngân hàng Nghiên cứu không tìm

thấy mối liên hệ giữa RRTK và tăng trưởng kinh tế

Liulu Zhang và Qiujing Zhao (2021) đã tiến hành phân tích “Các yếu t6 anhhưởng đến RRTK của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2019” với bộ dit liệu của 16 ngân hàng Bằng phương pháp hồi quy tác động cô định(FEM) và hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô tài sản,

hệ số an toàn vốn, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tốc độ tăng trưởng giá tiêu dùng và tỷ

suât sinh lời trên vôn chủ sở hữu có tác động ngược chiêu với RRTK Ngân hàng càng

11

Trang 20

có nhiều vốn, chi phí quản lý tài sản càng cao thì sẽ giảm được tỷ lệ nợ xấu và cũnghạn chế được rủi ro thanh khoản.

Giống với các nghiên cứu trước đây, Faruque Ahamed (2021) đã tiến hành đềtài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK tại các ngân hàng thương mại ởBangladesh trong giai đoạn 2005-2018” với bộ dir liệu của 23 ngân hàng Bangphương pháp bình phương nhỏ nhất OLS, hồi quy tác động có định (FEM) và hồi quytác động ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố bên trong gồm quy môngân hàng có mối liên hệ ngược chiều với RRTK, trong khi đó tỷ suất sinh lời trênvốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vén và ty lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có mối liên

hệ cùng chiều với RRTK Các ngân hàng lớn có RRTK thấp do quy mô tài sản, khốilượng giao dịch lớn và vốn hóa cao, mà trong những năm gần đây tăng trưởng chovay cao hơn tăng trưởng tiền gửi nên việc quản lý thời hạn giữa tài sản có và tài sản

nợ là cực kỳ quan trọng dé giảm rủi ro thanh khoản Đối với các yếu tô vĩ mô, lạmphát tác động ngược chiều đến RRTK, trong khi tăng trưởng kinh tế và tín dụng trongnước thì tác động cùng chiều nhưng không đáng kể Tín dụng trong nước tăng làmtăng đầu tư, thúc day tăng trưởng GDP tuy nhiên sẽ làm giảm khả năng thanh khoản

và tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

Nhìn chung, những nghiên cứu nước ngoài đã nêu trên đây tuy được thực hiện

ở các khu vực khác nhau và thời gian khác nhau nhưng hầu hết đều sử dụng phương

pháp phân tích hồi quy mảng với 3 mô hình là Pooled OLS, FEM, REM và đưa ra

một số kết quả thống nhất như hệ số an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn tự có trên

tong nguồn vốn, quy mô ngân hang, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có tác độngđến RRTK của các ngân hàng Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số mâu thuẫn trong kếtquả nghiên cứu về mối liên hệ giữa các biến vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, tăng trưởngkinh tế với rủi ro thanh khoản của ngân hàng cũng như chiều hướng tác động của cácnhân t6 được đưa vào nghiên cứu Một số nghiên cứu có sử dụng các biến khác biệt

hơn như chu kỳ kinh doanh và khủng hoảng tài chính (Vodová (2011)), tỷ lệ đầu tư

vào chứng khoán ngắn hạn và mức độ tài trợ tài sản từ tiền gửi của khách hàng (Ahmed

(2020)).

1.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Không chỉ ở nước ngoài mà ở Việt Nam trong một thập kỷ qua cũng có rất nhiều

nghiên cứu được thực hiện về rủi ro thanh khoản của ngân hàng Điều này cho thấy

12

Trang 21

mức độ quan tâm đến vấn đề này đang ngày càng tăng, đây là tín hiệu tốt cho sự pháttriển của nền kinh tế Thông qua những nghiên cứu trong nước, có thé so sánh sự thayđổi qua thời gian cũng như hình dung tông thé sức khỏe của ngành ngân hàng Việt

Nam.

Mở đầu là nghiên cứu Trương Quang Thông (2013) đã đặt nền móng cho cácnghiên cứu sau này với đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoảncủa hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2002-2011” với bộ dữ

liệu được thu thập từ báo cáo thường niên của 27 ngân hàng RRTK trong bài được

đo lường bằng mô hình “khe hở tài trợ” với việc sử dụng 3 cách tiếp cận là mô hình

kết hợp tất cả các quan sát (Pooled), mô hình hồi quy tác động có định (FEM) và hồi

quy tác động ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu chi ra rằng RRTK của ngân hàng chịu

sự tác động của các yếu tố bên trong và cả bên ngoài ngân hàng Cụ thể là các biếnvay liên ngân hàng và tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn có quan hệ đồng biến với RRTK,trong khi dự trữ thanh khoản và tăng trưởng kinh tế có quan hệ nghịch biến với RRTK.Ngoài ra, RRTK còn chịu tác động của các biến khác như quy mô tổng tài sản, lạmphát và độ trễ của chính sách Nghiên cứu còn cho ra một kết quả đáng chú ý là quy

mô tong tài sản có tác động phi tuyến đến RRTK của ngân hàng và lạm phát của nămnay tuy không ảnh hưởng đến RRTK trong năm đó nhưng sẽ làm giảm RRTK trong

năm sau đó Trong nghiên cứu này tác giả không phát hiện sự tác động của chi phí dự

phòng rủi ro tín dụng và tốc độ tăng cung tiền M2 đến RRTK của hệ thống ngân hàng

Việt Nam.

Một nghiên cứu khá nổi bật là của Đặng Văn Dân (2015) về “Các yếu tố ảnhhưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014” với bộ dữ liệu của 15 ngân hàng lớn Bang 3 mô hình là bình phương nhỏ nhấtPooled PLS, hồi quy tác động có định (FEM), hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM),sau khi loại bỏ các biến thừa thì nghiên cứu đã cho ra kết quả rằng RRTK có quan hệnghịch chiều với quy mô tổng tài sản và cùng chiều với tỷ lệ cho vay trên tông tài sản.Khi ngân hàng có quy mô lớn thì lợi thế cạnh tranh trên thị trường sẽ tăng lên vàRRTK từ đó cũng giảm đi, và những ngân hang cho vay nhiêu thì dự trữ thanh khoản

sẽ giảm và RRTK tăng lên.

Khác với cách tiếp cận của hai nghiên cứu trên, Vũ Thị Hồng (2015) đã nghiêncứu “Các yếu tô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mạiViệt Nam trong giai đoạn 2006-2011” thông qua các chỉ số thanh khoản với bộ dữ

13

Trang 22

liệu lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất của 37 ngân hàng Bằng phương pháp hồi quytác động có định (FEM), nghiên cứu đã chỉ ra tác động của các yếu tố bên trong tớikhả năng thanh khoản của ngân hàng, cụ thê là tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và

tỷ lệ lợi nhuận có mối liên hệ cùng chiều, trong khi đó tỷ lệ cho vay trên huy động cómối liên hệ ngược chiều với khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mạiViệt Nam Bên cạnh đó, nghiên cứu này không tìm thấy tác động của quy mô ngânhàng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đối với khả năng thanh khoản của các ngân hàng

thương mại Việt Nam.

Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2017) nghiên cứu “Ảnh hưởng của sở hữu

nước ngoài đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn2009-2015” với bộ dit liệu của 35 ngân hàng Bằng phương pháp hồi quy bình phươngnhỏ nhất (OLS), hồi quy tác động cô định (FEM) và hồi quy tác động ngẫu nhiên(REM), nghiên cứu đã chỉ ra rang sở hữu nước ngoài càng cao thi RRTK càng thấp

và ngược lại Thêm vào đó, tín dụng và RRTK năm trước có quan hệ cùng chiều với

RRTK của ngân hang trong năm hiện tại.

Kế thừa các nghiên cứu đã có, Đặng Quyết Thắng (2018) tiếp tục nghiên cứu

“Những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của cá ngân hàng thương mại cổ

phần Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017” với bộ đữ liệu 17 ngân hàng Bằng phươngpháp hồi quy với ba mô hình là mô hình bình phương nhỏ nhất OLS, mô hình tác động

có định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu đã chỉ ra mối liên

hệ cùng chiều giữa RRTK và các biến cho vay, quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn tự cótrên tổng nguồn vốn, trong khi đó biến vĩ mô như tốc độ tăng trưởng tác động ngượcchiều lên RRTK Nghiên cứu không tìm thấy sự ảnh hưởng của biến tỷ lệ dự phòngrủi ro tín dụng trên tông dư nợ, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu va lạm phát lên

RRTK.

Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2019) đã nghiên cứu “Các yếu tô ảnhhưởng đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tronggiai đoạn 2008-2017” với bộ dữ liệu lay từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của

21 ngân hàng Bằng phương pháp hồi quy với mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên(REM), nghiên cứu đã cho thấy quy mô tổng tài sản tương quan nghịch với RRTK,trong khi đó tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn, sựphụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lạmphát và tốc độ tăng trưởng kinh tế tương quan thuận với RRTK Tác giả cũng chỉ ra

14

Trang 23

tác động của ty lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng du nợ và yếu tố khủng hoảngkinh tế không có ý nghĩa trong nghiên cứu này.

Giống với các nghiên cứu trước, Nguyễn Thành Đạt (2019) nghiên cứu “Ảnh

hưởng của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam

giai đoạn 2008-2017” với bộ dữ liệu của 27 ngân hàng Băng phương pháp hồi quytác động có định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu đã chỉ ra là RRTK

có mỗi liên hệ ngược chiều với quy mô tổng tài sản và cùng chiều với tỷ suất sinh lờitrên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản Bên cạnh đó, nghiên cứu còncho thấy các biến tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốnkhông có ý nghĩa thống kê

Khái quát lại, các nghiên cứu trên hầu hết sử dụng chỉ số khe hở tài trợ đại diện

cho rủi ro thanh khoản, và cùng nghiên cứu trong phạm vi các ngân hàng Việt Nam

nhưng qua nhiều giai đoạn nên bên cạnh các kết quả chung như tỷ lệ cho vay, tỷ lệ

vốn tự có trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có tác động đến rủi ro thanh khoản ngân hàng và một số nhân tô như

tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng du nợ không có ý nghĩa trong nghiên cứu này

thì vẫn còn nhiều mâu thuẫn về chiều hướng tác động của các nhân té dé các nghiêncứu sau tiếp tục kế thừa và phát huy

1.2.3 Khoảng tréng nghiên cứu

Nhìn chung các nghiên cứu đã thực hiện đều thống nhất sử dụng một số biến lànhững yếu tố bên trong ngân hàng như quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tong tàisản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, và một vàibiến vi mô như tăng tưởng kinh tế và ty lệ lam phát dé phân tích tác động đến rủi ro

thanh khoản của ngân hàng.

Tuy nhiên các nghiên cứu van còn tôn tại một sô khoảng trông sau:

Một là, những nghiên cứu về đề tài này ở Việt Nam đều thực hiện với số liệutrước năm 2017 nên cần những nghiên cứu với số liệu cập nhật hơn dé xem xét, đánhgiá những tác nhân ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mạiViệt Nam đến thời điểm hiện tại, từ đó giúp các ngân hàng có được những thông tinmới hơn về thực trạng và đưa ra những chính sách phù hợp hơn dé phát triển ngân

hàng.

15

Trang 24

Hai là, một số nghiên cứu trước đây kết luận rằng các biến như quy mô ngânhàng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ, hệ số an toàn vốn không có ýnghĩa trong phân tích này Trong khi đó một số nghiên cứu khác lại cho ra kết quả làchúng có tác động đến RRTK Vậy cần thêm những nghiên cứu tiếp tục phân tích xemcác biến trên có thực sự ảnh hưởng đến RRTK ở các ngân hàng thương mại Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay hay không.

Ba là, các nghiên cứu trước đây chưa xem xét đến mối liên hệ giữa số năm thànhlập ngân hàng và rủi ro thanh khoản Vì vậy, cần thêm những nghiên cứu phân tích cảyếu tố này dé xem xét liệu số tuổi của ngân hàng có tác động đến rủi ro thanh khoảncủa các ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện

nay hay không.

16

Trang 25

ra cái nhìn tổng quát về rủi ro thanh khoản trong ngành ngân hàng, và từ đó, tác giả

đã kế thừa và tiếp tục nghiên cứu phân tích rõ ràng hơn với trường hợp của các ngânhàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2021 được trình bày tiếp ở hai chương

sau.

17

Trang 26

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết cũng như tông quan từ các nghiên cứu trước đây và dé phùhợp với điều kiện thu thập số liệu, tác giả quyết định lựa chọn ra các biến độc lập vàbiến phụ thuộc dé đưa vào mô hình phân tích như sau:

Quy mô ngân hàng Hệ số an toàn vốn

(SIZE) (CAR)

Số năm thành lập Khe hở Tỷ lệ sinh lời trên

(AGE) tài trợ vôn chủ sở hữu

(FGAP) (ROE)

Ty lệ dự phòng rủi

ro tín dụng trên Ty lệ cho vay trên

tông dư nợ tổng tài sản (LTA)

(LLPTL)

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuấtBiến phụ thuộc: Khe hở tài trợ FGAP (Financing gap)

Phương pháp khe hở tài trợ được lựa chọn đề sử dụng trong nghiên cứu này vì

sự phù hợp của nó trong phân tích dữ liệu định lượng Saunders và Cornett (2006) đã

đề xuất sử dụng “khe hở tài trợ” dé đo lường thanh khoản, sau đó Chung Hua-shen(2009) đã chỉ ra ưu điểm của việc sử dụng chỉ số này so với chỉ số thanh khoản, vàđiều này đã được ủng hộ trong các bài nghiên cứu nổi bật khác như Trương Quang

Thông (2013), Đặng Văn Dân (2015).

Từ những tìm hiéu trên cũng như dé phù hợp với điều kiện thu thập dữ liệu, tácgiả lựa chọn phương pháp khe hở tài trợ dé nghiên cứu và đồng thời cũng sử dụng chỉ

số “khe hở tài tro” làm biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu Khe hở tài trợ được

đo lường bằng cách lấy chênh lệch giữa các khoản cho vay và khoản huy động chiacho tổng tài sản:

Cho vay khách hàng — Tiền gửi khách hàng

FGAP = aT Oe

Tổng tai san

18

Trang 27

Khe hở tài trợ cũng cho thấy các tín hiệu tiêu cực về rủi ro thanh khoản trongtương lai của ngân hàng Khe hở tài trợ của ngân hàng càng lớn thì nhu cầu vay vốntrên thị trường tiền tệ càng tăng và nguy cơ đối mặt với rủi ro thanh khoản cũng cànglớn do các ngân hàng dựa dẫm vào nguồn vốn vay này.

Biến độc lập: Bài nghiên cứu này tập trung vào các nhân tố từ bên trong ngânhàng mà không xem xét đến các nhân tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạmphát vì nghiên cứu này chỉ xét đến các ngân hàng trong cùng quốc gia là Việt Nam,cùng chịu ảnh hưởng như nhau bởi các nhân tố vĩ mô nên giá trị của các nhân tô vi

mô này sẽ giống nhau ở tat cả các ngân hàng trong một năm Dé đánh giá va so sánhmức độ tác động của các nhân tố bên trong ngân hàng đến rủi ro thanh khoản của cácngân hàng thương mại, tác giả đề xuất một số biến độc lập sau:

(1) Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản trung

bình năm của ngân hàng Do giá trị của tổng tài sản lớn hơn nhiều so với các nhân tốcòn lại trong mô hình nên tác giả tiến hành logarit cơ số tự nhiên đối với biến này dé

thu hẹp phạm vi giúp cho việc tính toán và phân tích được thuận tiện hơn.

SIZE = In(Tổng tài sản)

Các ngân hàng có tổng tài sản đồi dao thường sẽ cho vay các khoản lớn dé tôi

đa hóa lợi nhuận, nhưng khi các khoản vay quá lớn thì ngân hàng có thê đối mặt vớirủi ro thanh khoản Nếu quy mô ngân hàng có mối tương quan dương với RRTKchứng tỏ nếu mở rộng thêm quy mô tài sản có thé làm tăng các chi phí, trong khi trình

độ quản lý và nguồn nhân lực phát triển không theo kịp sự phát triển của quy mô thì

sẽ dẫn đến sự gia tăng trong rủi ro thanh khoản Còn nếu quy mô ngân hàng tương

quan âm với RRTK chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mô thì khả năng thanh

khoản càng cao và ngân hàng càng dễ huy động vốn dé phát triển

Từ lý thuyết lợi thế kinh tế nhờ quy mô, ngân hàng có quy mô tài sản càng lớnthì RRTK càng nhỏ vì các ngân hàng lớn có thể dễ dàng huy động vốn dựa vào thịtrường liên ngân hàng hay hỗ trợ thanh khoản từ “người cho vay cuối cùng” Một sốnghiên cứu trước đây cũng ủng hộ quan điểm quy mô ngân hàng tác động ngược chiều

với RRTK như nghiên cứu của Belaid và cộng sự (2016) hay của Đặng Văn Dân

(2015), Phan Thị Mỹ Hạnh & Tống Lâm Vỹ (2019), Nguyễn Thành Đạt (2019)

19

Trang 28

Một lập luận của Vodová (2011) dựa trên giả thuyết “too big to fail” rang các

ngân hàng có quy mô lớn thường không có động lực dé giữ thanh khoản vì tâm lý ylại vào chính phủ rằng khi gặp trường hợp thiếu hụt thanh khoản thì chính phủ sẽ ratay giúp đỡ chứ không dé họ sụp đồ Dựa trên tổng quan các nghiên cứu trong vàngoài nước, tác giả kỳ vọng biến quy mô tổng tài sản ngân hàng và RRTK có mốiquan hệ ngược chiều

Giả thuyết Hị: Quy mô ngân hàng (SIZE) tác động ngược chiêu đến rủi ro thanh

khoản (FGAP).

(2) Số năm thành lập (AGE)Nhân té này chưa được đưa vào xem xét trong các nghiên cứu trước đây về rủi

ro thanh khoản, tuy nhiên với thực tế là nền kinh tế đang phát triển tạo cơ hội chonhiều ngân hàng mới khang định vị thé và các nhà quản lý thé hiện sự sáng tạo và đổi

mới trong hoạch định chính sách hoạt động và quản trị rủi ro nên tác giả kì vọng rằng

nhân tố này sẽ có tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng.

AGE = Năm quan sát — Năm thành lập

Có thể dự đoán là các ngân hàng thành lập sớm, có thâm niên thường có kinhnghiệm trong việc đưa ra kế hoạch hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tạo dựng

uy tín, từ đó giảm nguy cơ đối mặt với rủi ro thanh khoản và khi gặp các vấn đề về

thanh khoản thì sẽ dễ dàng xử lý và vượt qua hơn các ngân hàng non trẻ Do vậy tác

giả kỳ vọng nhân tố này sẽ có tác động ngược chiều với RRTK của ngân hàng

Giả thuyết Hạ: Số năm thành lập (AGE) tác động ngược chiều đến rủi ro thanh

khoản (FGAP').

(3) Hệ số an toàn vốn (CAR)

Hệ số an toàn vốn là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa tong vốncấp 1 và vốn cấp 2 với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại Trong

đó, vốn cấp 1 gồm vốn chủ sở hữu và thu nhập chưa phân phối, vốn cấp 2 gồm vốn

dự phòng, các công cụ vốn lai và nợ có thời hạn, dự phòng rủi ro chung và các quỹ

dự trữ chưa được tiết lộ

Trang 29

Basel nghiên cứu và phát triển Ở Việt Nam, hệ số an toàn vốn được Ngân hàng Nhànước quy định là tối thiểu 9% Bằng hệ số an toàn vốn, nhà đầu tư có thê phần nàođánh giá được khả năng của ngân hàng trong việc tiến hành thanh toán các khoản nợ

có thời hạn và các rủi ro.

Nếu hệ số an toàn vốn thấp, chứng tỏ ngân hang sử dụng nguồn vốn vay nhiều,điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro bao gồm cả rủi ro thanh khoản, nó làm giảm lợinhuận của ngân hàng vì chi phí vốn vay cao Các nghiên cứu trước đây thường sửdụng tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn đề đại diện cho hệ số an toàn vốn Nghiêncứu của Trương Quang Thông (2013), Đặng Quyết Thăng (2018) và Trương Thị MỹHạnh và Tống Lâm Vy (2019) đã chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa RRTK và tỷ lệvốn tự có trên tổng nguồn vốn Trong khi, nghiên cứu của Vũ Thị Hồng (2015) lại chỉ

ra kết quả ngược lại Dựa trên khái niệm về hệ số an toàn vốn, tác giả kì vọng nhân tốnày sẽ tác động ngược chiều đến RRTK của ngân hàng

Giả thuyết Hạ: Hệ số an toàn vốn (CAR) tác động ngược chiêu đến rủi ro thanh

khoản (FGAP').

(4) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE thé hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp,

cụ thé là với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp

sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này thường xuyên được dùng trong đánh

giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp.

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu

ROE được nhiều tác giả lựa chọn dé phân tích với vai trò là một nhân tố quantrọng ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng vì hiệu quả hoạt động của ngânhàng chắc chắn ảnh hưởng lên tất cả khía cạnh của ngân hàng, không ngoại trừ rủi ro

thanh khoản Ngân hàng có tỷ suất sinh lợi càng cao thì càng có hoạt động cấp tín

dung và cho vay sôi nổi Nghiên cứu của Anjum Iqbal (2012), Faruque Ahamed

(2021), Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2019) và Nguyễn Thành Đạt (2019) đã

cho ra kết quả là RRTK của ngân hàng có mối liên hệ cùng chiều với tỷ suất sinh lờitrên vốn chủ sở hữu (ROE) Trong khi đó, một vài nghiên cứu như nghiên cứu của VũThị Hồng (2015) và Liulu Zhang (2021) cho kết quả khác là tỷ suất sinh lời trên vốnchủ sở hữu (ROE) tác động ngược chiều đến RRTK của ngân hàng

21

Trang 30

Khi ROE tăng chứng tỏ khả năng sinh lời của ngân hàng tốt hơn, ngân hàng hoạtđộng có hiệu quả hơn, từ đó tăng uy tín về tài chính của ngân hàng trên thị trường vàtăng tín nhiệm của khách hàng, kết quả là ngân hàng dễ dàng tiếp cận được với cácnguồn vốn vay từ bên ngoài và có thé huy động với chi phí thấp hơn, từ đó hoạt độngcấp tín dụng và cho vay của ngân hàng cũng dé dàng hơn và với số tiền lớn hơn Lợinhuận lớn và rủi ro lớn là một sự đánh đổi với nhau Do vậy, tác giá kỳ vọng biến tỷsuất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và RRTK có mối quan hệ cùng chiều.

Giá thuyết Hạ: Ty suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tác động cùng chiêu

lên rui ro thanh khoản (FGAP).

(5) Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLPTL)

Tín dụng cho vay là một trong các hoạt động chính của các ngân hàng thương

mại để tìm kiếm lợi nhuận, doanh thu từ hoạt động này rất lớn nên kèm theo đó cũng

tiềm ân nhiều rủi ro Mỗi một khoản tín dụng đều chứa đựng rủi ro mắt mát nên việc

cần thiết của các ngân hàng là ước tính ton thất nếu các khoản tín dụng xảy ra rủi ro

và tiến hành trích lập các khoản dự phòng cho những rủi ro này Dự phòng rủi ro tín

dụng cũng là một khoản chi phí trên báo cáo tài chính của ngân hàng.

Dự phòng rủi ro tín dụng

LLPTL = >

Tong dư nợ

Ty lệ dự phòng rủi ro tín dụng thé hiện mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng

(Chung Hua-shen (2019)) Việc trích lập khoản dự phòng rủi ro hợp lý sẽ giúp cho

ngân hàng có sự chuẩn bị tốt cho những khoản cho vay có rủi ro và từ đó sẽ giúp ngân

hàng hạn chế gặp phải rủi ro thanh khoản do những khoản vay huy động tới hạn hoặcnhững tình huống bất ngờ

Một số nghiên cứu trước đây không tìm thấy mối liên hệ giữa RRTK và tỷ lệ dự

phòng rủi ro tín dụng trên tông dư nợ như nghiên cứu của Trương Quang Thông

(2013), Vũ Thị Hồng (2015) và Phan Thị Mỹ Hạnh & Tống Lâm Vy (2019) Nhưngtheo lý thuyết, ở một mức độ nhất định, trích lập dự phòng rủi ro tin dụng cao sẽ giúpngân hàng tránh được những tình huống gây nên rủi ro thanh khoản Do vậy, trong

nghiên cứu này, tác g1ả kì vọng mối quan hệ cùng ngược giữa RRTK và tỷ lệ dự phòng

rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ

Giả thuyết Hạ: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLPTL) tác độngnguoc chiêu lên rủi ro thanh khoản (FGAP)

22

Trang 31

(6) Tỷ lệ cho vay trên tổng tài san (LTA)Chi số này là một trong những thước do quan trọng nhằm đánh giá khả năng

thanh khoản hay khả năng chi trả của ngân hang Các ngân hàng thường tập trung

nguồn vốn vào hoạt động cho vay khách hàng, tỷ lệ cho vay càng cao sẽ giúp ngânhàng tối ưu hóa được nguồn vốn huy động của mình Tuy nhiên, đồng thời cũng gâyảnh hưởng đến tính thanh khoản

Cho vay khách hàng

LTA =-——z aoTổng tài sản

Tỷ lệ này cao chứng tỏ ngân hàng cho vay nhiều, dự trữ thanh khoản tại ngânhàng thấp, dẫn đến khả năng thanh khoản thấp, lúc ngân hàng gặp áp lực thanh toánngắn hạn gia tăng đột biến, ngân hàng sẽ rất khó huy động được những nguồn vốn rẻ

và ngân hàng có nguy cơ cao đối mặt với rủi ro thanh khoản Ngược lại, tỷ số thấp

cho thấy ngân hàng cho vay ít, do đó đảm bảo được khả năng thanh toán của ngânhàng khi cần thiết và giảm khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản

Biến tỷ lệ cho vay trên tông tài sản được các tác giả sử dụng nhiều trong nghiên

cứu như nghiên cứu của Faruque Ahamed (2021), Đặng Văn Dân (2015), Phan Thị

Mỹ Hạnh & Tống Lâm Vy (2019) và Nguyễn Thành Đạt (2019), và đều cho ra kếtquả là LTA đồng biến với RRTK của ngân hàng Trên cơ sở đó, tác giả kì vọng mốiquan hệ cùng chiều giữa RRTK và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản

Giả thuyết Hạ: Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động (LDR) tác động cùng chiêu

với rủi ro thanh khoản (FGAP).

23

Trang 32

Từ những lý thuyết trên và tong quan các nghiên cứu trước đây, tác giả tông hợpcách đo lường, kết quả đã có và dấu kì vọng của các biến trong mô hình nghiên cứu

dé xuât như sau:

Bảng 2.1 Các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất

CAR = 72 oe Quang Thong (2013),

Tổng tài san có rủi ro ;

Phan Thi My Hanh

(2019)

24

Ngày đăng: 19/06/2024, 20:47

w