1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp: Biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và thực tiễn trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và thực tiễn trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Tác giả La Như Quynh
Người hướng dẫn ThS. Ngo Thi Van Anh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tố tụng hình sự
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 42,94 MB

Nội dung

Trongkhoa học luật TTHS, nghiên cứu về biện pháp tạm giam cũng có nhiều kháinhiệm chưa thống nhất: Theo Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội: Tạm giam là biện phá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LA NHƯ QUYNH

450854

BIEN PHAP NGAN CHAN TAM GIAM

THEO QUY ĐỊNH CUA BO LUAT TO TUNG HÌNH SỰ

NAM 2015 VA THUC TIEN TREN DIA BAN

HUYEN THANH TRI, THANH PHO HA NOI

Hà Nội - 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LA NHƯ QUYNH

450854

BIEN PHAP NGAN CHAN TAM GIAM THEO QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT TO TUNG HÌNH SỰ

NAM 2015 VA THUC TIEN TREN DIA BAN

HUYEN THANH TRI, THANH PHO HA NOI

Chuyên ngành: Luật Tô tụng hình sự

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ThS NGO THỊ VAN ANH

Hà Nội — 2023

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây la công trình nghiên cứu cua riêng tôi,

các kết luận, số liệu trong khóa luận tot nghiép la trung thuc,

dam bao độ tin cậy./.

Xác nhận cua Tác giả khóa luận tốt nghiệpgiảng viên hướng dân (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

Số bang Tén bang Số trang

, Tinh hình bi can bi tạm giam tại huyện Thanh Tri từ

Bang 201 năm 2019 đến 06 thang đầu năm 2023 a8

Tình hình phê chuẩn lệnh tạm giam của VKSND

Bảng 2.2 | huyện Thanh Trì từ năm 2019 đên 06 tháng đâu năm 38

2023

Tình hình hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm giam đối VỚI

Bảng 2.3 | bị can, bị cáo tại huyện Thanh Trì từ nam 2019 đên 06 39

tháng đâu năm 2023

Tình hình bị can không bị áp dụng biện pháp tạm giam Bảng 2.4 | tại huyện Thanh Trì từ năm 2019 đên 06 tháng đâu 41

năm 2023

Trang 5

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự

BPNC : Biện pháp ngăn chặn

CQDT : Cơ quan điều tra

TAND : Toa án nhân dân

Trang 6

Danh mục bảng số liệu

Danh mục chữ viết tắt

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA BOLUAT TO TUNG HÌNH SỰ VE BIEN PHAP NGAN CHAN TẠM GIAMTRONG TO TUNG HINH SU.\ ccccsccsssssssssssssessessssssssssessssessssesssssesssseeseeseeees 61.1 Một số van dé lý luận về biện pháp ngăn chặn tam giam 6

1.1.1 Khai niệm biện pháp ngăn chặn lạm giqI - «« «<< ssss++ 6

1.1.2 Ý nghĩa biện pháp ngăn chặn lạm gÌAIn - 2-2 s+ce+sscxse: 101.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp ngăn

1.2.1 Về đối tượng, căn cứ va trường hợp áp dụng biện pháp tam giam 131.2.2 Thẩm quyên áp dung biện pháp tạm giqI - 2 s+s+ss+se‡ 20

123 Thu tac an dung DiỆn DUD 1G HÌHHHI: «cccei chon 2022221450 k2 52 21

1.2.4 Về thời hạn tam 8Ì@IH - - 55+ EEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerrkee 241.2.5 Về hủy bỏ, thay thé biện pháp tam giaIm - 2-5252: 32Kết luận chương 1 - - 2-2-5 E22 EE E9 121121121 11111111 111.11 txe 34CHUONG 2: THUC TIEN THI HANH BIEN PHAP NGAN CHAN TAMGIAM TAI DIA BAN HUYỆN THANH TRI VA MOT SO KIÊN NGHỊ 352.1 Thực tiễn thi hành biện pháp tạm giam tai huyện Thanh Tri 352.1.1 Những kết quả đạt đưỢC -5c- 5c ESEEEEEEEEEEEEEEErkerkerrred 352.1.2 Những hạn chế, VƯỚng IHẮC -c- St St‡E+ESEEEEEEEErEerkrrred 4I2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, vướng ImẮC -:- 5s s5sa 432.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tam

HINH .c.cnw sen nhang tom Asha NARA LADLE LRA CA RS SSE A Sl

2.2.1 Hoàn thiện pháp luật to tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn tạm

ĐI Ă TT TH TH re 51

2.2.2 Một số kiến nghị kNGC.oeccecccsscssescesessssvesessssesssssvessssessssesvsasseavsaesvees 54Kết luận chương 2 - St ST 1 E11 1E11511111111111111 1111111111 1 xe 59KET LUAN 00177 Ô 60DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -< 5-5 5< sessesessess=s 61

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyên con người là giá trị chung của các dân tộc, là thành quả phát triểnlâu dài của lịch sử nhân loại Quyền con người luôn luôn được cộng đồng quốc

tế và mỗi quốc gia coi trọng, xem đó là một thành tựu của nền văn minh vathước đo của sự tiến bộ xã hội Quyền con người là những giá trị tự nhiên màcon người được hưởng, phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội nhất định, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bao gồm các quyền về dân sự,

chính trị như quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm;

quyên tự do, quyền bình đăng trước pháp luật

Tố tụng hình sự là một trong những lĩnh vực mà quyền con người dé bị ảnhhưởng, bị xâm hại bởi những hành vi tố tụng sai trái Vấn đề quyền con ngườiđược Hiến pháp năm 2013 chính thức đưa vào một cách đầy đủ, toàn diện, cóhan một chương trong Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dân Theo Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người,quyên công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợpcân thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, dao đức

xã hội, sức khỏe của cộng đồng” Day là nguyên tac quan trọng, thé hiện tưtưởng pháp quyền, thái độ trân trọng và dé cao nhân dân, phòng ngừa sự lạmdụng, xâm phạm quyên con người, quyền công dân từ phía các cơ quan côngquyên Quy định về BPNC tạm giam trong TTHS được xây dựng trên cơ sở này.Biện pháp tạm giam là biện pháp nghiêm khắc nhất trong các BPNC màBLTTHS quy định Áp dụng biện pháp tạm giam nhằm đảm bảo cho các cơquan THTT kip thời ngăn chặn người phạm tội tiếp tục thực hiện hành vi phạmtội, bỏ trốn hoặc gây cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử Từ đó giup cho

quá trình phát hiện, xử lý tội phạm được nhanh chong, toàn diện, tránh bỏ lot tội phạm và không làm oan người vô tội Khi bị áp dụng biện pháp này, người bị

tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyềnnhư quyên tự do thân thể do đó, chỉ áp dụng biện pháp tạm giam trong trường

Trang 8

lưỡng quy định của BLTTHS và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Do tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp nên những năm gầnđây, các cơ quan THTT trên địa bàn huyện Thanh Trì đa phần lựa chọn áp dụngbiện pháp tạm giam để thuận tiện giải quyết vụ án và đạt những kết quả nhấtđịnh Tuy nhiên vẫn còn ton tại một số hạn chế, bat cập trong quá trình áp dụng,thi hành pháp luật Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người,gây tâm lý hoang mang cho bị can, bị cáo, từ đó làm chậm tiễn độ điều tra, giảmchất lượng công tác của cơ quan THTT, gây mắt lòng tin của dân chúng vào co

quan THTT cũng như chính sách cua Dang va Nhà nước.

Nguyên nhân của các khó khăn trên là do tồn tại hạn chế trong quy địnhpháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành luật có chỗ chưa chặt chẽ, chưa thôngnhất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ điều tra, VKS, Tòa ánchưa đáp ứng được yêu cầu trong thời đại mới Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài

“Biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định cua Bộ luật T1 6 tung Hinh su

2015 va thuc tién trén dia ban huyén Thanh Tri, thanh pho Hà Nội” làm đề tàinghiên cứu khóa luận, góp phần đảm bảo việc áp dụng pháp luật về biện pháptạm giam, tăng cường bảo đảm quyền con người trong TTHS cũng như hiệu quảdau tranh phòng, chống tội phạm từ thực tiễn tại huyện Thanh Tri

2 Tình hình nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài về biện pháp tạm giam trong tô tụng hình sự đãđược nhiều tác giả thực hiện, cụ thê:

Một số các giáo trình luật như: Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của

Trường Dai học Luật Ha Nội, Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Trường Dai

học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Khoa Luật — Dai họcQuốc gia Hà Nội Ngoài ra, BPNC nói chung và BPNC tạm giam nói riêngcòn được nghiên cứu ở một số tài liệu chuyên khảo hoặc bình luận như: cuốn

“Biện pháp ngăn chặn, khám xét và kê biên tài sản trong BLTTHS” của tác giả

Trang 9

bị cáo có căn cứ, đúng pháp luật, đưa ra các giải pháp giúp VKS phát huy được

kết quả đạt được, hoàn thiện những thiếu sót, hạn chế thấp nhất việc giam giữngười trái pháp luật, từ đó thực hiện tốt chức năng được Đảng và Nhà nước giaophó Luận văn thạc sĩ Luật học “Biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị cantrong TỔ tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Đào Nguyễn Hồng Minh năm

2018, Trường Dai học Luật Hà Nội Luận văn đã trình bày một số van dé lý luận

về biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị can, phân tích quy định của phápluật về biện pháp tạm giam, đồng thời cũng đưa ra một số kết quả đạt được, hạnchế khi áp dụng biện pháp tạm giam trong thực tiễn Tuy nhiên, luận văn đượcnghiên cứu khi BLTTHS mới có hiệu lực thi hành nên nội dung chủ yếu về so

sánh sự khác biệt giữa BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015 Đối tượng

nghiên cứu của luận văn mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng biện pháp tạm giam đốivới bị can chứ chưa nghiên cứu đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam là bị cáo.Luận văn thạc sĩ Luật học “Biện pháp tạm giam và thực tiễn thi hành tại tỉnh

Điện Biên ” của tác giả Lò Văn Nhung năm 2021, Trường đại học Luật Hà Nội.

Luận văn đã chỉ ra được một số vẫn đề lý luận như khái niệm về tạm giam, thamquyền và điều kiện áp dụng biện pháp tạm giam và thực tiễn áp dụng biện pháp

tạm giam tại tỉnh Điện Biên.

Trang 10

hình sự về thời hạn diéu tra và tam giam để diéu tra” của Hoàng Thị Minh Sơn(2010), Tạp chí Luật học số 03 “Hoàn thiện quy định cua Bộ luật T 6 tung hinh

sự về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam” của Phan Thị Thanh Mai(2019), Tạp chí Nghề Luật số 5 _“Mội số van dé can tiếp tục hoàn thiện về biệnpháp tạm giam theo pháp luật tô tụng hình sự Việt Nam” của Ngô Thị Thùy

Trang (2021).

Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp to lớn trong quá

trình phát triển và hoàn thiện các quy định pháp luật về áp dụng biện pháp tạmgiam, góp phân nâng cao chất lượng, hiệu quả thiết thực khi áp dụng biện phápnày trong thực tiễn Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứuthực tiễn trên địa bàn huyện Thanh Trì Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Biệnpháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tổ tụng Hình sự 2015 vàthực tiễn trên dia bàn huyện Thanh Trì, thành pho Hà Nội ” là cần thiết

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich nghiên cứu

Nghiên cứu toàn diện sâu sắc, có hệ thống một số vấn đề lý luận về biệnpháp tạm giam trong TTHS, phân tích thực tiễn thi hành biện pháp tạm giam tạiđịa phương, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm

giam trong TTHS trên dia bàn huyện Thanh Trì.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, chỉ ra các thực trạng đang gặpphải trong quá trình thi hành luật, từ đó đưa ra các giải pháp, cụ thể:

Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và các quy định của phápluật về áp dụng biện pháp tạm giam trong TTHS

Trang 11

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành biện pháp tạm giam

trong TTHS.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu đề tài là các quy định của pháp luật về áp dụng biện

pháp tạm giam trong TTHS, việc thi hành biện pháp tạm giam trong TTHS tại

Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Trì

Phạm vi nguyên cứu là những quy định của BLTTHS vẻ việc áp dụng biệnpháp tạm giam Về thời gian, không gian, nghiên cứu trên cơ sở, thu thập dữ liệuthực tiễn công tác kiểm sát việc tạm giam của Viện kiểm sát nhân dân tại huyệnThanh Trì từ năm 2019 đến 06 tháng đầu năm 2023

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Co sở phương pháp của việc nghiên cứu dé tài làphương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác — Lê nin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về pháp luật, quyền con người và vềdau tranh phòng, chống tội phạm

- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứunhư: phân tích, so sánh, tổng hợp và số liệu thống kê, đối chiếu kết hợp giữanghiên cứu lý luận và thực tiễn, dé đưa ra các đánh giá và dé xuat giải pháp

6 Ket cau của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của khóa luận gồm 02 chương, cụ thé:

Chương 1: Một số van dé lý luận và quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

về biện pháp ngăn chặn tạm giam trong t6 tụng hình sự

Chương 2: Thực tiễn thi hành biện pháp ngăn chặn tạm giam tại địa bànhuyện Thanh Trì và một số kiến nghị

Trang 12

GIAM TRONG TO TUNG HÌNH SỰ1.1 Một số van đề lý luận về biện pháp ngăn chặn tạm giam

1.1.1 Khai niệm biện pháp ngăn chặn tạm giam

Khi nói đến nhà nước pháp quyền, phải thấy ban đầu đây là quan niệm,

tư tưởng về dân chủ và về phương thức tổ chức quyền lực, trong đó vai tròcủa pháp luật luôn được đề cao và phải được bảo đảm tôn trọng Pháp luật giữ

vị trí tôi thượng trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội Sự thống trị củaHiến pháp và pháp luật chính là cơ sở hình thành nên nhà nước pháp quyền.Chính vì thế, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật làmột nhu cầu tự thân và là đòi hỏi căn bản cho sự tôn tại, phát triển của nhà

nước đó Việc tạo được ý thức coi trọng pháp luật trong quản lý xã hội, quản

lý nhà nước là một điều vô cùng quan trọng Do đó, khi mà các biện phápthuyết phục được áp dụng không đem lại hiệu quả, các cơ quan pháp luật phải

sử dụng đến các biện pháp có tính quyền lực cưỡng chế như là một công cụsắc bén và hữu hiệu để buộc các chủ thể phải thể hiện sự tôn trọng pháp luật

băng việc thực hiện những hành vi cụ thé, phù hợp với mục tiêu va lợi ích cua

nhà nước được thể hiện trong các quy phạm pháp luật mà không còn sự lựachọn nào khác"

Theo từ điển Luật học thì biện pháp cưỡng chế có nghĩa là “biện phápbắt buộc cá nhân hay tổ chức phải thực hiện một nghĩa vụ, trách nhiệm theo

A ~ z +A 2 A z A R z z A À_ 932

quyết định đã có hiệu lực cua một ca nhân, tô chức có thâm quyên Đây là

biện pháp mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, người có thâm quyền ápdụng theo những thủ tục, trình tự và điều kiện nhất định Căn cứ vào tính chất,mức độ vi phạm pháp luật mà cưỡng chế có nhiều hình thức khác nhau như

' Đào Nguyễn Hồng Minh (2018), Biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị can trong tô tụng hình sự Việt

Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, trổ.

? Viện Khoa học pháp lý (2006), Tir điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội.

Trang 13

pháp cưỡng chế trong TTHS được quy định trong BLTTHS, chỉ áp dụng đốivới những chủ thé tham gia TTHS trên cơ sở những căn cứ nhất định, theotrình tự thủ tục do pháp luật TTHS quy định Xuất phát từ bản chất tội phạm

là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội cũng như nhiệm vụ phát hiện, xác địnhtội phạm, ngăn chặn tiếp tục phạm tội và xử lý thích đáng đối với người phạmtội, có thể thấy, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong lĩnh vực TTHS lànhu cầu thực sự cần thiết, khách quan, đảm bảo cho các hoạt động khởi tố,điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án So với các lĩnh vực hoạt động nhà

nước khác thì TTHS là lĩnh vực mà trong đó việc áp dụng biện pháp cưỡng

chế có nguy cơ xâm phạm nhiều nhất đến quyên nhân thân, quyên tự do của

cá nhân Nếu việc áp dụng vượt quá giới hạn, trái pháp luật sẽ dễ dẫn đến tìnhtrạng lạm quyền, vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân Vì vậy, cần phải hạn chế việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trongthực tiễn TTHS cũng như cần quy định chặt chẽ, chính xác, cụ thể chế địnhcác biện pháp cưỡng chế TTHS Điều này thể hiện sự tôn trọng của Nhà nướcđối với các quyền tự do cá nhân, đồng thời là cơ sở pháp lý bảo đảm sự giámsát của nhân dân, xã hội đối với toàn bộ hoạt động TTHS nói chung va ápdụng các biện pháp cưỡng chế TTHS nói riêng

Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế TTHS, các BPNC chiếm vị trítrung tâm và có vai trò đặc biệt quan trọng BPNC là biện pháp cưỡng chế

trong TTHS được áp dung đối với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối

với người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang)nhằm ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tụcphạm tội, trỗn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điềutra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự” Các biện pháp ngăn chặn có sức

ảnh hưởng vô cùng lớn đên thân thê, quyên con người, hạn chê một sô quyên

> Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,

tr227.

Trang 14

định các điều luật về những biện pháp ngăn chặn đó là Chương VII với tiêu

đề chương là “Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế”

Dé tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm,pháp luật TTHS Việt Nam quy định nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau.Những biện pháp cưỡng chế trong TTHS có nội dung tương đối rộng và cụthể, được chia thành ba nhóm:

- Nhóm 1: Gồm những biện pháp nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừangười có hành vi phạm tội bỏ trốn hoặc có hành vi gây khó khăn cho quá trìnhgiải quyết vụ án như giữ người trong trường hợp khan cấp, bắt, tạm giữ, tạmgiam, bảo lĩnh, đặt tiền dé bảo dam, cam đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh

- Nhóm 2: Gồm những biện pháp bảo đảm cho việc thu thập chứng cứnhư khám xét, khám nghiệm hiện trường, xem xét dấu vết trên thân thê

- Nhóm 3: Gồm những biện pháp bảo đảm thuận lợi cho hoạt động điềutra, truy tố, xét xử và thi hành án như kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạmđình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân có liên quan đến hành vi phạmtội của pháp nhân, buộc pháp nhân nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành

án, áp giải bị can, bị cáo, người bị kết án, dẫn giải người làm chứng, nhữngbiện pháp xử li do thẩm phán chủ tọa phiên tòa áp dụng đối với người có hành

vi vi phạm nội quy phiên tòa.

Tạm giam có thể coi là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong sốcác biện pháp ngăn chặn và được quy định cụ thé tại Điều 119 BLTTHS năm

2015 Đây là biện pháp hạn chế tự do có thời hạn do cơ quan THTT áp dụngđối với bị can, bị cáo trong những trường hợp được luật định Tính nghiêmkhắc còn được thé hiện ở chỗ ngoài việc bị tước bỏ quyền tự do thân thé,người bị tạm giam còn bị hạn chế một số quyền như quyền tự do đi lại và cưtrú, quyên tự do ngôn luận, hội họp, biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng ˆ So

* Lò Văn Nhung (2021), Biện pháp tạm giam và thực tiên thi hành tại tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ Luật

học, Hà Nội, tr7-8.

Trang 15

đảm thì các biện pháp này chi ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại trong phạm

vi nhất định hoặc quyền, lợi ích về tài sản mà không ảnh hưởng đến cácquyền tự do khác của công dân như quyền bat khả xâm phạm về thân thé Cácbiện pháp bắt người, tạm giữ cũng là BPNC nghiêm khắc nhưng thời hạn hạnchế quyền tự do trong bắt, tạm giữ ngắn hơn nhiều so với tạm giam Trongkhoa học luật TTHS, nghiên cứu về biện pháp tạm giam cũng có nhiều kháinhiệm chưa thống nhất:

Theo Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội:

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do CQDT, VKS, Toa

án áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệtnghiêm trọng hay bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng theoquy định của pháp luật”

Theo Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thì: Tạm giam là BPNC do người

có thâm quyền THTT áp dụng hạn chế tự do thân thé trong một thời gian nhấtđịnh đối với bị can, bị cáo khi có căn cứ do Bộ luật TTHS quy định nhằmngăn chặn việc bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xửhoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc dé đảm bảo thi hành án”

Quan điểm của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã chỉ ra đối tượng ápdụng là bị can, bị cáo; căn cứ dé ap dụng biện pháp tam giam Tuy nhiên,quan điểm này chỉ đưa ra một dang chủ thé có thầm quyền áp dụng là người

có thấm quyền tố tụng, chưa đưa ra chủ thé khác là cơ quan có thâm quyên ápdụng Bên cạnh đó, quan điểm này cũng chưa chỉ rõ thế nào là người có thâmquyền tô tụng để quyết định áp dụng biện pháp tạm giam Quan điểm của

Trường Đại học Luật Hà Nội đã khắc phục được những điều đó Quan điểm

này đã quy định rõ trường hợp bị can, bị cáo nào bị áp dụng biện pháp tạm

> Đại học Luật Hà Nội (2022), Sđd, tr253.

6 Trường Đại học Kiém sát Hà Nội (2016), Gido trình Luật 1ô tụng hình sự, Nxb Đại hoc Quoc gia Hà Nội,

tr.242.

Trang 16

giam, bổ sung chủ thé có thấm quyền là cơ quan THTT gồm CQDT, VKS,

Tòa án do BLTTHS quy định.

Từ ý kiến phân tích hai quan điểm trên, tác giả đưa ra khái niệm về biện

pháp tạm giam như sau: “Biện pháp tạm giam là BPNC trong TTHS, do người

có thẩm quyên của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bịcan, bị cáo trong thời gian nhất định, hạn chế một số quyên công dân của họkhi có căn cứ do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, nhằm ngăn chặn việc bịcan, bị cáo sẽ gây cản trở cho việc điêu tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tụcphạm tội hoặc dé dam bảo thi hành an”

1.1.2 Y nghĩa biện pháp ngăn chặn tạm giam

s* Y nghĩa pháp ly

Quy định của BLTTHS về BPNC tạm giam đối với bị can, bị cáo là căn

cứ pháp lý để các cơ quan THTT áp dụng biện pháp tạm giam một cách cócăn cứ, đúng đối tượng, đúng thủ tục, đúng thời hạn, tránh việc áp dụng tùytiện, trái phép dẫn đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân Tộiphạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội nên đấu tranh phòng, chống tội phạmđòi hỏi phải có những biện pháp có tính cưỡng chế nghiêm khắc, trong đó cóbiện pháp tạm giam Xét trên thực tiễn, nhiều người bị buộc tội có hành vi

chống đối, không hợp tác thậm chí còn tiếp tục thực hiện tội phạm Xuất phát

từ sự nhận thức về hậu quả pháp lý mà mình phải gánh chịu và tâm lý tộiphạm, cho nên, những người phạm tội thường sẽ tìm mọi thủ đoạn để lấntránh trách nhiệm hình sự của mình như bỏ trỗn, che giấu, tiêu hủy tài liệu,chứng cứ; trình bày không đúng sự thật Do đó, đặt ra nhu cầu cần phải áp

dụng BPNC nói chung và biện pháp tạm giam nói riêng từ phía các cơ quan

THTT dé hạn chế một số quyền nhân thân, quyền tự do cơ bản của bị can, bịcáo trong những trường hợp cần thiết nhằm ngăn chặn những hành vi gây cảntrở cho các hoạt động tô tụng, giúp cho quá trình giải quyết vụ án hình sự mộtcách nhanh chóng, đúng đắn, đảm bảo các cơ quan THTT hoàn thành nhiệm

vụ của mình Vì vậy, pháp luật TTHS đã có những quy định về BPNC tạm

Trang 17

giam đối với bị can, bi cáo để cơ quan có thâm quyền có thé áp dụng dé hạnchế quyền bat khả xâm phạm thân thé của bat kỳ cá nhân nao.

Bên cạnh đó, quy định về biện pháp tạm giam trong BLTTHS còn làhành lang pháp lý buộc những chủ thé có thẩm quyên phải tuân thủ đúng cácquy định pháp luật về tạm giam đối với bị can, bị cáo mà không được lạmdụng tùy tiện Quyền con người, quyền công dân chỉ có thé bị hạn chế theo

quy định của luật” Khi lựa chọn và quyết định biện pháp tạm giam đối với bị

can, bị cáo, co quan có thâm quyên phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật,

bám sát vào các căn cứ theo quy định của BLTTHS Trong quá trình áp dung,

cơ quan, người có thâm quyền phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và

sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp này BLTTHS càng quy định chặtchẽ, rõ ràng, cụ thể trình tự thủ tục áp dụng biện pháp tạm giam đỗi với bịcan, bị cáo; càng tạo điều kiện cho các chủ thé có thâm quyền có nhận thứcđúng đắn bản chất pháp lý của biện pháp này Điều này góp phần cho việc ápdụng biện pháp tạm giam được tiến hành một cách chặt chẽ, đúng pháp luật,hạn chế khả năng lạm quyền

Quy định về BPNC tạm giam đối với bị can, bị cáo còn là căn cứ pháp lý

để Tòa án khi giải quyết bồi thường đối với người bị tạm giam oan sai, có thểxác định co quan có trách nhiệm bồi thường cũng như những van dé liên quanđến việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai Trường hợp bị tạm giamtrái pháp luật, người bị tạm giam được bồi thường thiệt hại theo quy định củaLuật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước VKS là cơ quan có trách nhiệmgiải quyết việc bồi thường trong trường hợp đã phê chuẩn lệnh tạm giam của

CQDT hoặc đã ra lệnh tạm giam, quyết định gia hạn tạm giam mà sau đó có

quyết định của cơ quan, người có thấm quyền xác định không có sự việcphạm tội hoặc hành vi không cau thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra

vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội pham* Quyén con

7 Điều 14 Hiến pháp năm 2013.

Š Điều 35 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017

Trang 18

người trong TTHS là vấn đề đặc biệt nhạy cảm và phức tạp, nhất là đối vớingười bị tạm giam Quyền con người của người bị tạm giam trong TTHSđược thể hiện cu thé trong các quyền và nghĩa vụ tổ tung của họ được phápluật TTHS ghi nhận và đảm bảo thực hiện” BLTTHS quy định cụ thể, chặtchẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện biện pháp tạm giam cũng như hạnchế khả năng lạm dụng biện pháp tạm giam trái quy định.

Mặt khác, đây cũng là căn cứ pháp luật để người bị áp dụng biện pháptạm giam và những người khác có thé dựa vào dé đánh giá việc áp dụng biệnpháp này của cơ quan THTT Nếu phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật cóthé khiếu nại, tố cáo dé đảm bảo quyền con người, quyền công dân đối với bican, bị cáo Vì vậy, việc quy định cụ thể biện pháp tạm giam trong BLTTHS

dé mọi người tim hiểu, đánh giá, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân cũng

như giám sát việc cơ quan THTT áp dụng, thi hành biện pháp tạm giam.

s*.Ý nghĩa chính trị - xã hội

Việc quy định và áp dụng biện pháp tạm giam có ý nghĩa quan trọng

trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách triệt để, kiên quyết.Biện pháp tạm giam ngăn chặn không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc

có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án Việc góp phần đảm bảotrật tự xã hội được 6n định, pháp luật được git vững, chế độ xã hội chủ nghĩađược bảo vệ cũng như các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân được tôntrọng Tại mỗi giai đoạn tố tụng nhất định, việc áp dụng biện pháp ngăn chặntạm giam nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng tố tụng của cơ quan ápdụng'° Biện pháp này giúp cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành

án đạt hiệu quả cao Bởi lẽ, biện pháp này đảm bảo sự có mặt của bị can, bị

cáo theo giấy triệu tập của cơ quan THTT, ngăn ngừa hành vi phạm tội hoặctìm cách xóa dấu vết phạm tội, chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án Xét từthực tiễn, người có hành vi phạm tội thường có xu hướng tìm mọi cách che

? Nguyễn Ngọc Anh (2020), Biện pháp ngăn chặn tạm giam và thực tiễn thi hành tại thành pho Hà Nội, luận

văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, tr14.

!9 Lò Văn Nhung (2021), Tldd, tr11.

Trang 19

dấu chứng cứ phạm tội cũng như lần trốn sau khi thực hiện hành vi phạm tội.Hơn nữa, việc tạm giam bị cáo sau khi tuyên án nhằm bảo đảm cho quá trình

thi hành bản án có hiệu lực pháp luật được thuận lợi hơn Do đó, việc áp dụng

biện pháp tạm giam là cần thiết để các quá trình THTT được đảm bảo diễn ra

một cách nhanh chóng, chính xác.

Mặt khác, việc quy định về BPNC tạm giam đồng thời hạn chế việc lạmquyền, ngăn chặn trường hợp quyền con người, quyền công dân bị hạn chếtrái phép Nhà nước đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn cũng như mối quan

hệ phối hop của CQĐT, VKS, Tòa án trong việc áp dụng biện pháp tạm giam.Các cơ quan này khi áp dụng biện pháp tạm giam phải trong khuôn khổ pháp

luật, tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, bảo đảm bình

đăng của các cá nhân trước pháp luật Ngược lại, các cá nhân bị áp dụng biệnpháp tạm giam có nghĩa vụ chấp hành, có quyền khiếu nại khi nhận thấy việc

áp dụng biện pháp tạm giam là không có căn cứ, trái pháp luật của các cơ

quan nhà nước có thâm quyên Có thé nói rằng, việc quy định và áp dungđúng đắn biện pháp tạm giam đã góp phần xây dựng Nhà nước Việt Nam —

nhà nước pháp quyên của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

1,2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp

số quyền công dân Do tính chất đặc biệt đó mà biện pháp tạm giam chỉ được

áp dụng đối với một số đối tượng cụ thé được quy định tại Điều 119 BLTTHSnăm 2015: “Tam giam có thé áp dụng đối với bị can, bị cáo ” Như vậy, đôi

tượng áp dụng của biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo BỊ can là người hoặc

Trang 20

pháp nhân “bi khởi t6 về hình sự”'', tức là người hoặc pháp nhân đã bị cơquan THTT khởi tố, được ghi nhận tại quyết định khởi tố bị can về một tộiphạm cu thé quy định trong BLHS Bi cáo là người hoặc pháp nhân “đã biTòa án quyết định đưa ra xét xử”'”, kề từ thời điểm bị Tòa án quyết định đưa

ra xét xử thì những bị can quy định tại khoản 1 Điều 60 BLTTHS năm 2015

sẽ bị coi là bị cáo Tuy nhiên biện pháp tạm giam chỉ có thể áp dụng đối với

bị can, bị cáo là cá nhân vì biện pháp này chỉ có thé cách ly một cá nhân cụthê ra khỏi xã hội trong một thời gian nhất định và hạn chế một số quyền của

cá nhân do’ Trong một số trường hợp đặc biệt, biện pháp ngăn chặn tạmgiam còn được áp dụng đối với một số đối tượng: bi can, bi cáo là người dưới

18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người giả yếu,

người bệnh nặng.

+ Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam

Khi áp dụng BPNC nói chung và biện pháp tạm giam nói riêng thì không

thể xuất phát từ suy đoán chủ quan mà phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quyđịnh của pháp luật, đảm bảo việc ra quyết định áp dụng có căn cứ pháp luật vàxét thấy thực sự cần thiết Dựa vào các căn cứ chung về áp dụng các BPNCđược quy định tại khoản 1 Điều 109 BLTTHS năm 2015, có thé đưa ra kháiquát các căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo như sau:

s* Căn cứ 1: Khi có căn cứ chứng tỏ bi can, bi cáo sẽ gây khó khăn cho

việc điều tra, truy tố, xét xử

Việc bi can, bi cáo có mặt theo giấy triệu tập của CQDT, VKS, Tòa ancũng như việc quản lí giám sát được bị can, bị cáo về con người cũng nhưhành vi của họ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra, truy tô, xét

xử Nếu bị can, bị cáo trốn trành hoặc có hành vi gây cản trở quá trình điềutra, truy tô, xét xử thì việc xác định sự thật khách quan của vụ án sẽ gặp nhiềukhó khăn Căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều

'* Khoản 1 Điều 60 BLTTHS năm 2015

! Khoản 1 Điều 61 BLTTHS năm 2015.

! Nguyễn Ngọc Anh (2020), T1đd, tr21.

Trang 21

tra, truy tô, xét xử được thé hiện qua việc họ đang bỏ trỗn, chuẩn bị bỏ trốn,

làm giả chứng cứ, tiêu hủy chứng cứ; mua chuộc, đe dọa, khống chế người

làm chứng

s* Căn cứ 2: Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bi cáo sẽ tiếp tục phạm tộiĐối với bị can, bị cáo có dấu hiệu tiếp tục phạm tội thì việc áp dụng biệnpháp ngăn chặn cách ly họ với xã hội hoặc hạn chế các điều kiện để họ khôngthể tiếp tục phạm tội là rất cần thiết Khi áp dụng căn cứ này, cần phân biệtvới căn cứ “để kip thời ngăn chặn tội phạm ” Cả hai căn cứ đều nhằm ngănchặn không dé tội phạm xảy ra Tuy nhiên, điểm khác biệt là căn cứ “để kịpthời ngăn chặn tội phạm ” được áp dụng đối với những người chưa bị khởi tố

về hình sự đối với hành vi được xác định là lí do dẫn đến việc áp dụng BPNCđối với họ Căn cứ này thường được áp dụng dé giữ người trong trường hợpkhân cấp và bắt người phạm tội quả tang Còn căn cứ người bị buộc tội sẽ

“tiếp tục phạm tội” thường được áp dụng đối với bị can, bị cáo (người đã bịkhởi tố về hình sự hoặc đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử)

Những căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội có thé xác

định trên các phương diện sau:

- Về nhân thân: Bị can, bị cáo là những đối tượng có nhân thân xấu Ví

dụ: lưu mang, côn đô, có nhiều tiền án, tiền sự hoặc đối tượng phạm tội cótính chất chuyên nghiệp

- Về hành vi: Bị can, bị cáo có những biểu hiện sẽ tiếp tục phạm tội như

đe dọa trả thù người tố giác, bi hại, người làm chứng và đã có sự chuẩn bịcông cụ, phương tiên hoặc các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm

và xét thay bị can, bị cáo có khả năng thực hiện được sự đe dọa đó

+ Trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam

Theo quy định tại Điều 119 BLTTHS năm 2015, không phải tất cả bịcan, bị cáo đều bị áp dụng biện pháp tạm giam, mà biện pháp này chỉ áp dụng

trong các trường hợp sau:

Trang 22

Trường hợp 1: BỊ can, bi cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội rấtnghiêm trọng” Day là trường hop bị can, bị cáo phạm tội mà theo quy địnhcủa BLHS, mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với tội ấy là trên

15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) hoặc

mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù (tội phạm rất nghiêmtrọng) So với quy định tại BLTTHS năm 2003 tại điểm a khoản 1 Điều 88quy định về biện pháp tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo trongtrường hợp: “Bi can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm toi rấtnghiêm trọng” thì thay rang BLTTHS năm 2015 vẫn giữ nguyên quy địnhnày Cơ quan, người có thâm quyên ra lệnh tạm giam có thể quyết định tạmgiam ngay lập tức mà không cần có thêm căn cứ nào khác nếu bị can, bị cáothuộc những trường hop này, trừ trường hop tại khoản 4 Điều 119 BLTTHS

năm 2015.

Trường hợp 2: BỊ can, bị cáo về tội nghiêm trọng hoặc tội ít nghiêmtrọng Để áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp này cần phải thỏamãn 2 điều kiện: Một là, hành vi phạm tội mà bị can thực hiện phải là tội

phạm nghiêm trọng, tội phạm ít nghiêm trọng mà BLHS quy định phạt tù trên

2 năm Hai là, có căn cứ xác định người đó ở một trong các trường hợp được

quy định từ điểm a đến điểm đ tại khoản 2 Điều 119 BLTTHS 2015:

- Đã bị áp dụng BPNC khác nhưng vi phạm: đây là trường hợp bị can, bị

cáo đã bị áp dụng các BPNC khác như bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm nhưng

đã vi phạm nghĩa vụ đã cam kết và ảnh hưởng tới quá trình điều tra, truy tố,xét xử nên cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam

- Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị

can: điều này khiến cho hoạt động điều tra sẽ gặp nhiều khó khăn khi bị canđược tại ngoại, không thé quản lý, giám sát cũng như thu thập chứng cứ, tiếnhành các hoạt động điều tra một cách thuận lợi Do đó, đối với các trường hợp

4 Khoản 1 Điều 119 BLTTHS năm 2015.

Trang 23

không có nơi cư trú rõ ràng hay không xác định được lý lịch thì các cơ quan

có thâm quyền có thé áp dụng biện pháp tạm giam

- Bỏ trỗn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn: Bị

can, bị cáo đã bị áp dụng các biện pháp ít nghiêm khắc hơn nhưng vẫn vi

phạm nghĩa vụ và bỏ trỗn, không có mặt theo lệnh triệu tập của cơ quan có

thâm quyền, ảnh hưởng đến quá trình tổ tụng dẫn đến việc cần thiết phải tạmgiam Xét trên thực tiễn, dé xác định bị can, bị cáo có dau hiệu bỏ trốn như: tìm

cách bán tài sản có giá trị, không có mặt theo triệu tập cua cơ quan THTT mà không có lý do chính đáng

- Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội: Bị can, bị cáo đã bịkhởi tố, điều tra và có quyết định đưa ra xét xử nhưng vẫn tiếp tục phạm tội, gâynguy hiểm cho xã hội vì vậy cần áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ tránhtrường hợp họ tiếp tục phạm tội

- Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối,cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ

án, tâu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm

chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.Như vậy, so với BLTTHS năm 2003 thì BLTTHS năm 2005 có sự thay đôi

về các căn cứ tạm giam đối với trường hợp bị can, bi cáo phạm tội nghiêm trọng,tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 02 năm Sự thay đổi này

đã giúp hạn chế sự tùy tiện, lạm dụng áp dụng biện pháp tạm giam trong quátrình giải quyết vụ án, đáp ứng được đúng yêu cầu của Đảng và nhà nước đãđược đề ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 vềchiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: “Xác định rõ căn cứ dé tạm giam,hạn chế việc ap dung biện pháp tam giam đối với một số loại tội phạm ”"Š vàNghị quyết số 27/NQ-CP ngày 28/02/2023 của Chính phủ về phiên họp chuyên

dé về xây dựng pháp luật tháng 02 năm 2023

'S Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020,

Hà Nội.

Trang 24

Trường hợp 3: Bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy địnhhình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trỗn và bị bắt theoquyết định truy nã Trước khi có BLTTHS 2015, việc áp dụng biện pháp tạmgiam đối với trường hợp này thì chưa được quy định Việc này đã gây ra khókhăn trong thực tiễn giải quyết vụ án Bởi lẽ trên thực tế có những đối tượngphạm tội ít nghiêm trọng như: lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản giá trịnhỏ nhưng bỏ trốn khi bị khởi tố, tiếp tục phạm tội ít nghiêm trọng thì các

cơ quan THTT không có căn cứ dé có thé thé áp dụng biện pháp tạm giam

được Do đó khi xây dựng BLTTHS 2015, các nhà làm luật đã đưa quy định

này nhằm giúp các co quan THTT có thé áp dụng biện pháp tạm giam trongtrường hợp đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy địnhhình phat tù đến 02 năm '°

Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 119 BLTTHS 2015 đã thể hiện chính sách

nhân đạo của Dang và Nhà nước khi quy định các trường hợp không được ap dụng biện pháp tạm giam Bi can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con

dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú và lý

lịch rõ ràng thì không áp dụng biện pháp tạm giam mà áp dụng BPNC khác.

Bởi lẽ, với điều kiện sinh hoạt, y tế trong trại tạm giam thì không thể đáp ứngday đủ, san sàng những nhu cầu thiết yêu, cơ bản của những người này, việctạm giam có thé gây ảnh hưởng đến thé chất hay quá trình điều trị, chăm sócsức khỏe của họ Những đối tượng này sẽ nhận được sự đặc cách của phápluật nêu như họ đáp ứng điều kiện là có nơi cư trú và lý lịch rõ rang Ngượclại, nếu bị can, bị cáo thuộc đối tượng đặc biệt mà không có nơi cư trú và lýlịch rõ ràng thì vẫn có thé bị áp dụng biện pháp tạm giam Những người nayvan có thé bị áp dụng biện pháp tạm giam nếu có căn cứ là bỏ trốn và bị bắttheo quyết định truy nã; tiếp tục phạm tội; có hành vi mua chuộc, cưỡng ép,xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy,

giả mạo chứng cu, tài liệu, đô vật của vụ án, tau tan tài sản liên quan đên vụ

'* Nguyễn Ngọc Anh (2020), Tldd, tr25.

Trang 25

án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tô giác tội phạmhoặc người thân thích của những người nay; bị can, bị cáo về tội xâm phạm

an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì

sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia Có thé thấy, đây đều là những căn cứthể hiện mức độ nguy hiểm cao, tính chất nghiêm trọng hơn trong hành vi của

bị can, bị cáo; có khả năng gây nguy hại lớn cho xã hội, dẫn đến việc các cơquan, người có thâm quyền THTT phải áp dụng biện pháp tạm giam nhằmngăn chặn họ tiếp tục phạm tội hay gây cản trở cho quá trình giải quyết vụ ánhoặc ngăn ngừa mối nguy hại tới an ninh quốc gia

Ngoài những căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam tại Điều 119 BLTTHSnăm 2015 thì Điều 419 Bộ luật này quy định về việc áp dụng biện pháp ngănchặn, cưỡng chế trong thủ tục tổ tụng đặc biệt đối với người phạm tội dưới 18tuổi Căn cứ dé áp dụng biện pháp này đối với người dưới 18 tuổi là trongtrường hợp thật cần thiết, khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giámsát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả Điều 419 cũng đã quy

định cụ thê các trường hợp có thê bị tạm giam với các đối tượng này như sau:

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thé bị tạm giam về tội phạmquy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS nếu có căn cứ quy định tại các điểm a, b,

c, d và đ khoản 2 Điều 119 BLTTHS

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thé bi tạm giam về tội nghiêmtrọng do cô ý, tỘI rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứquy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 BLTTHS

- Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra,truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà BLHS quyđịnh hình phạt tù đến 02 năm thì có thé bị tam giam nếu họ tiếp tục phạm tội,

bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã

Theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 thì không cótrẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện Việc bắt,giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiễn hành phù hợp với pháp luật và chỉ

Trang 26

được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn ngăn thích hợpnhất” Đây vừa là chủ trương trong việc cải cách tạm giam nhằm đảm bảoyêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền con người; vừa là yêucầu khi xây dựng BLHS và BLTTHS So với các quy định pháp luật cũ,BLTTHS và BLHS năm 2015 đã thay đổi cụm từ “người chưa thành niên”thành cụm từ “người dudi 18 tuổi” cho thống nhất và dé hiểu Š.

1.2.2 Thẩm quyên áp dụng biện pháp tạm giam

Người có thâm quyền ra lệnh, quyết định tạm giam được quy định tạikhoản 5 Điều 119 BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm 2003 thì không

có thay đổi gì đáng kê Cụ thé như sau”:

Như vậy trong tố tụng hình sự, thầm quyền quyết định việc bị bắt hoặc áp

dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo giống như nhau, được quyđịnh cho nhiều cơ quan với nhiều chủ thể khác nhau tùy thuộc vào từng giaiđoạn tố tụng Đó là:

Trong giai đoạn điều tra thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp

có thâm quyền áp dụng biện pháp tạm giam nhưng phải được sự phê chuẩn

của Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng

VKS quân sự các cấp đối với lệnh bắt bị can để tạm giam hay lệnh tạm giam.Trong trường hợp VKS không phê chuẩn lệnh tạm giam CQDT phải trả tự do

'” Điều 37 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989.

'8 Nguyễn Ngọc Anh (2020), T1đd, tr28.

'? Xem thêm tại Khoản 1 Điều 113 BLTTHS 2015

Trang 27

ngay cho họ, còn trường hợp đã có quyết định phê chuẩn thì VKS phải raquyết định trả tự do.

Trong giai đoạn truy tố, việc quyết định áp dụng biện pháp tạm giam do

Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng

VKS quân sự các cấp quyết định

Trong giai đoạn xét xử, thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam thuộc

về Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân

sự các cấp, Hội đồng xét xử Việc áp dụng biện pháp tạm giam chia làm haigiai đoạn Giai đoạn chuẩn bị xét xử do Chánh án, Phó Chánh án TAND vàChánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp quyết định Còn trong giaiđoạn bị can chuyển sang tư cách bị cáo bằng quyết định đưa vụ án ra xét xửthì việc áp dụng biện pháp tạm giam do Hội đồng xét xử quyết định

1.2.3 Thu tục áp dụng biện pháp tạm giam

Với tính chất là BPNC nghiêm khắc nhất, cho nên khi áp dụng biện pháptạm giam cần phải tuân thủ trình tự, thủ tục được quy định chặt chẽ trongBLTTHS Trình tự, thủ tục được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 113BLTTHS năm 2015 được áp dụng chung cho các trường hợp cần phải ápdụng biện pháp tạm giam như: Việc tạm giam phải có lệnh, quyết định bằngvăn bản của người có thấm quyên Lệnh, quyết định tạm giam phải ghi rõngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tổ tụng; căn cứ ban hành văn

bản t6 tụng; nội dung của văn bản tố tụng; họ tên, dia chi của người bi bắt, lý

do bắt Hình thức của Lệnh, quyết định về tạm giam phải được đúng biểumẫu do Bộ Công an’, VKSND tối cao”, TAND tối cao” ban hành

Ngoài ra, trình tự thủ tục áp dụng biện pháp tạm giam cũng được quy

định tại khoản 5 Điều 119 BLTTHS Theo đó, lệnh tạm giam bị can của Thủ

? Thông tư số 119/2021/TT-BCA ngày 8/12/2021 của Bộ Công an về quy định biểu mẫu, giấy tờ, số sách về điều tra hình sự

*! Quyết định số 15/QD-VKSTC ngày 09/01/2018 của VKSND tối cao về ban hành mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố.

“ Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng Thâm phán TAND tối cao về Ban hành

một số biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của BLTTHS.

Trang 28

trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp ban hành phải được VKS cùng cấpphê chuẩn trước khi thi hành Trong thời hạn 03 ngày ké từ ngày nhận đượclệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam,VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn Nếu xét thấy chưa

đủ căn cứ, VKS ra văn bản yêu cầu CQDT bồ sung tài liệu, chứng cứ dé làm

rõ, thời hạn xét phê chuẩn là 03 ngày ké từ khi nhận lại được tài liệu, chứng

cứ rõ ràng, Kiểm sát viên phải đóng dấu bút lục của VKS vào các tài liệu làmcăn cứ xét phê chuẩn VKS phải hoàn trả hồ sơ cho CQDT ngay sau khi kếtthúc việc xét phê chuẩn Sau khi nhận được các quyết định phê chuẩn của

VKS, CQDT phải thông báo cho gia đình người bi tạm giam và cơ quan chính

quyền địa phương nơi người bị tạm giam sinh sống và làm việc Dé đảm bảoviệc tạm giam đúng người, đúng pháp luật, CQDT phải có trách nhiệm kiêm

tra căn cước của người bi tạm giam va thông báo ngay cho gia đình người bi

tạm giam, chính quyền xã, phường, thị tran nơi người bi tạm giam cư trú hoặc

co quan, tô chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết” Bên cạnh đó,khi tiến hành tạm giam một người cần phải đảm bảo các thủ tục liên quan

khác như: thực hiện việc chăm nom người thân thích, bảo quản tai sản cua

người bị tạm giam

Trong giai đoạn truy tố, sau khi CQDT ban hành kết luận điều tra đềnghị truy tố và chuyên hồ sơ sang VKS, Kiểm sát viên thực hành quyền công

tố và kiểm sát điều tra phải xem xét lại các căn cứ dé áp dụng BPNC đối với

bị can, đặc biệt là các bị can bị áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn

điều tra Nếu thấy không còn căn cứ hoặc không cần thiết tiếp tục tạm giam bịcan thì Kiểm sát viên đề xuất lãnh đạo VKS hủy bỏ, thay đổi biện pháp tạmgiam sang các BPNC khác Nếu xét thay thời hạn tạm giam bi can của CQDTvan còn và đủ dé hoàn thành quá trình truy tố thì sử dụng lệnh tạm giam củaCQDT Nếu thay da hét thoi han tam giam cua CQDT hoặc thời han gia han

3 Khoản 6 Điều 119 BLTTHS năm 2015

?! Điều 120 BLTTHS năm 2015

Trang 29

tạm giam theo quyết định gia hạn tạm giam của VKS mà vẫn còn căn cứ vàthiết áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, Kiểm sát viên đề xuất lãnhđạo VKS ra lệnh tạm giam mới trong giai đoạn truy tố”.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, việc tạm giam được chia làm 02 trườnghợp: tạm giam trong thời hạn chuẩn bị xét xử và tạm giam khi Tòa án đã raquyết định đưa vụ an ra xét xử Sau khi thụ lý vụ án, thâm phán chủ tọa phiêntòa kiểm tra căn cứ, tài liệu liên quan đến việc áp dụng BPNC và đề nghịChánh án, Phó Chánh án Tòa án ra quyết định tạm giam nếu cần thiết

Trường hợp Tòa án đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử mà gần đếnngày mở phiên tòa thì hết thời hạn tạm giam bi cáo, xét thay cần phải tiếp tụctạm giam bi cáo dé hoàn thành việc xét xử, Tham phán được phân công raquyết định tạm giam đến khi kết thúc xét xử, sau khi hoàn thành xong việc xét

xử, Hội đồng xét xử quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo cho việc thi hành

án trong thời hạn 45 ngày kế từ ngày tuyên án Trường hop bị cáo dang bị tạmgiam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam dé bảo đảm thihành án thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo, trừ trường hợpđược quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 BLTTHS năm 2015 Trườnghợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam

để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật Hội đồng xét xử

có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ chothay bị cáo có thé trén hoặc tiếp tục phạm tdi

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thâm cũng có quyên quyết định áp dụng thayđổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam theo quy định tại Điều 347 BLTTHSnăm 2015 khi đang trong giai đoạn xét xử phúc thẩm Theo quy định của điềuluật này, sau khi thụ lý hồ sơ vụ án thì thâm quyên áp dụng thay đối, hủy bỏ biệnpháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định Đối với bị cáođang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm

? Điều 18 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Viện

kiêm sát nhân dân tôi cao, Bộ công an, Bộ quôc phòng quy định về phôi hợp giữa Cơ quan điêu tra và Viện kiêm sát trong việc thực hiện một sô quy định của BLTTHS.

Trang 30

giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bi cáo dé bảo đảm việcthi hành án Việc áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn nay dé tránh bịcáo gây khó khăn cản trở cho việc xét xử phúc thâm và bảo đảm việc thi hành

án, và chỉ ra quyết định tạm giam bị cáo nếu trong khi nghiên cứu hồ sơ vụ án déchuẩn bị xét xử phúc thẩm và trong quá trình xét xử phúc thâm nếu thấy có đủcác điều kiện đề áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị cáo

Theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ tạmgiam năm 2015 và Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23/11/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,TAND tối cao, VKSND tối cao quy định cơ sở giam giữ có trách nhiệm thôngbáo về việc sắp hết thời hạn tạm giam đối với người bị tạm giam cho cơ quanđang thụ lý vụ án Cơ sở giam giữ phải thông báo trước 05 ngày trước khi hếtthời hạn tạm giam, 10 ngày trước khi hết thời hạn gia hạn tạm giam, tránhtrường hợp khi hết thời hạn tạm giam cơ sở giam giữ vẫn chưa nhận đượclệnh tạm giam mới, dẫn dến việc tạm giam người không có lệnh, quyết địnhcủa cơ quan có thâm quyền

1.2.4 Về thời hạn tạm giam

s* Thời han tạm giam dé điều tra

Thời hạn tạm giam dé điều tra là thời hạn tạm giam do BLTTHS quyđịnh dé CQDT tiến hành điều tra vụ án

Theo quy định tại Điều 173 BLTTHS năm 2015, thời hạn tạm giam bịcan dé điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, khôngquá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tộiphạm đặc biệt nghiêm trọng”

Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian

đài hơn cho việc điêu tra và không có căn cứ đê thay đôi hoặc hủy bỏ biện

? Khoản 1 Điều 173 BLTTHS năm 2015

Trang 31

pháp tạm giam thì CQDT đề nghị gia hạn và chuyển hồ so sang VKS chậmnhất 10 ngày trước khi hết hạn tạm giam dé VKS gia han tam giam.

Thời han gia han tạm giam được quy định như sau: Đối với tội phạm itnghiêm trọng có thể gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng, đối với tộiphạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02tháng, đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thê gia hạn tạm giam một lầnkhông quá 03 tháng, đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được giahan tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng”

Đây là một điểm mới của BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm

2003 Theo Điều 120 BLTTHS năm 2003 thời hạn gia hạn tạm giam đượcquy định như sau: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạmgiam một lần không quá một tháng, Đối với tội phạm nghiêm trọng có théđược gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứhai không quá một tháng, Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thé được giahạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quáhai tháng, Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạmgiam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng” BLTTHS năm 2015 có sự thayđôi theo hướng giảm số lần gia hạn và thời han gia hạn tạm giam

Về thâm quyền gia hạn tạm giam VKSND cấp huyện, VKS quân sự khuvực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêmtrọng và rất nghiêm trọng Trường hợp vụ án do CQĐT cấp tỉnh, CQDT cấpquân khu thụ lý điều tra thì VKSND cấp tỉnh, VKS quân sự cấp quân khu cóquyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêmtrọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đới với tộiphạm đặc biệt nghiêm trọng”

Trường hợp thời han gia han tạm giam lần thứ nhất đã hết mà chưa thékết thúc việc điều tra và không có căn cứ dé thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp

7 Khoản 2 Điều 173 BLTTHS năm 2015

?# Khoản 2 Điều 120 BLTTHS năm 2015

? Khoản 3 Điều 173 BLTTHS năm 2015

Trang 32

tạm giam thì VKSND cấp tỉnh, VKS quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạmgiam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Trường hợp vụ án do CQĐT Bộ Công an, CQĐT Bộ Quốc phòng,CQDT VKSND tối cao thu ly diéu tra thi viéc gia hạn tạm giam thuộc thâmquyền của VKSND tối cao, VKS quân sự trung ương”?

Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Việntrưởng VKSND tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 thángTrường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưathể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đôi hoặc hủy bỏ biệnpháp tạm giam thì Viện trưởng VKSND tối cao có quyền gia hạn thêm mộtlần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạmđặc biệt nghiêm trọng Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháptạm giam thì Viện trưởng VKSND tối cao quyết định việc tạm giam cho đếnkhi kết thúc việc điều tra”"

Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải

là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ dé thay đồi hoặc hủy bỏbiện pháp tạm giam thì Viện trưởng VKSND tối cao có quyên gia hạn thêmmột lần nhưng không quá 04 tháng, trường hợp đặc biệt không có căn cứ đểhủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng VKSND tối cao quyết định việctạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.“

Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạmgiam thi CQDT phải kịp thời đề nghị VKS hủy bỏ việc tạm giam dé trả tự docho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng BPNC khác

°° Khoản 4 Điều 173 BLTTHS năm 2015

3! Khoản 5 Điều 173 BLTTHS năm 2015

32 Khoản 6 Điều 173 BLTTHS năm 2015

Trang 33

Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do.Trường hợp xét thay cần thiết thì cơ quan có thầm quyên tiến hành tố tụng ápdụng BPNC khác”

s* Thời hạn tạm giam khi phục hồi điều tra

Khi phục hồi điều tra nếu có căn cứ cần phải tạm giam bị can thì thờihạn tạm giam dé phuc hồi điều tra không được quá thời hạn phục hồi điềutra’

Nhu vay, chỉ được tam giam bị can dé phuc hồi điều tra khi có đầy đủcác căn cứ quy định tại Điều 119 và Điều 419 BLTTHS năm 2015 Dựa vàoquy định về thời hạn phục hồi điều tra, có thé rút ra thời hạn tạm giam bị can

dé phục hồi điều tra đối với tội ít nghiêm trọng là không quá 02 tháng, có théđược gia hạn thêm một lần không quá 01 tháng, đối với tội nghiêm trọng làkhông quá 02 tháng, có thể được gia hạn một lần không quá 02 tháng, đối vớitội rất nghiêm trọng là không quá 03 tháng, có thể được gia hạn một lầnkhông quá 02 tháng, đối với tội đặc biệt nghiêm trọng là không quá 03 tháng,

có thé gia hạn một lần không quá 03 tháng”

s* Thời hạn tạm giam đê điêu tra bô sung

Khoản 4 Điều 174 BLTTHS năm 2015 quy định trong trường hợp có căncần phải tạm giam thi thời hạn tạm giam để điều tra b6 sung không quả thờihạn điều tra bổ sung Căn cứ vào thời hạn điều tra b6 sung được quy định tạikhoản 2 Điều 174 BLTTHS năm 2015 có thể xác định được thời hạn tạmgiam dé điều tra b6 sung Thời han tạm giam bị can để điều tra bố sung không

phụ thuộc vào loại tội phạm mà tùy thuộc vào cơ quan (VKS hay Tòa án ) trả

hồ sơ để điều tra bố sung Nếu hỗ sơ do VKS trả lại để yêu cầu điều tra bổsung thì thời hạn tạm giam đối với bị can không quá 02 tháng Trường hợp hỗ

sơ vụ án do VKS trả lại lần thứ hai, thì thời hạn tạm giam đối với bị can dé

33 Khoản 7 Điều 173 BLTTHS năm 2015

3 Khoản 4 Điều 174 BLTTHS năm 2015

3' Khoản 1 Điều 174 BLTTHS năm 2015

Trang 34

điều tra b6 sung lần này cũng không quá 02 tháng Trường hợp thâm phán chủtọa phiên tòa trả hồ sơ (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử) hay hội đồng xét xửquyết định trả hồ sơ dé điều tra bô sung (khi nghị án) thì thời hạn tạm giam bịcan đề điều tra bé sung trong 2 trường hợp đều không quá 01 tháng.

“+ Thời hạn tạm giam dé điều tra lại

Sau khi Hội đồng xét xử phúc thâm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại thìCQDT, VKS và Tòa án cấp sơ thâm có thâm quyên tiễn hành điều tra, truy tố,xét xử lại vụ án hình sự theo thủ tục chung Khoản 4 Điều 174 BLTTHS năm

2015 còn quy định “Thoi hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường

hợp vụ án được diéu tra lại thực hiện theo quy định tại Diéu 173 của Bộ luậtnày” Như vậy thời hạn tạm giam dé điều tra lại được thực hiện tương tự theoquy định về thời hạn tạm giam dé điều tra

s* Thời han tam giam dé truy tố

Theo quy định tại Điều 241 BLTTHS năm 2015, thời hạn tam giamtrong giai đoạn truy tố không được vượt qua thời hạn quyết định việc truy tốđược quy định tại khoản 1 Điều 240 BLTTHS Căn cứ vào quy định này, nếuxét thấy cần phải áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn truy tố thìngười có thâm quyên quyết định tạm giam bi can không vượt quá 20 ngày đốivới tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tộiphạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Trong trường hợpcần thiết, Viện trưởng VKS có thể gia hạn thời hạn tạm giam nhưng khôngquá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng,không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối

với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

s* Thời hạn tạm giam trong giai đoạn chuân bị xét xử sơ thâm

3 Khoản 2 Điều 174 BLTTHS 2015

Trang 35

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tư cách bị can chỉ chấm dứt khi có quyếtđịnh của Thâm phán chủ tọa phiên tòa đưa vụ án ra xét xử hoặc đình chỉ vụ

án Bị can vẫn có thê bị Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án ra quyết định

tạm giam trong trường hợp họ chưa bị tạm giam hoặc đang bị tạm giam mà

thời hạn tạm giam hết và xét thay cần thiết tạm giam hoặc tiếp tục tạm giam.Khoản 2 Điều 278 BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn tạm giam dé chuẩn

bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều

277 BLTTHS Theo đó, thời hạn tạm giam đối với bị can không quá 30 ngàyđối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệtnghiêm trọng kế từ ngày thụ lý vụ án Đối với vụ án có tính chất phức tạp,Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn tạm giam nhưng khôngquá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng.không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệtnghiêm trọng Như vậy, thời hạn tạm giam đối với bị can trong giai đoạnchuẩn bị xét xử sơ thẩm tối đa là 45 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng 02tháng đối với tội phạm nghiêm trọng 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêmtrọng và tối đa 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

s* Thời hạn tạm giam dé xét xử phúc thâm

Điều 347 BLTTHS 2015 quy định thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét

xử phúc thẩm không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thâm quy địnhtại Điều 346 BLTTHS”” Cụ thé là thời hạn tạm giam có thời hạn 60 ngày vớiTAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu; 90 ngày đối với TAND cấpcao, Tòa án quân sự trung ương ké từ ngày nhận được hồ sơ vụ án

Trường hợp còn thời hạn tạm giam bị cáo mà xét thấy cần phải tiếp tụctạm giam bị cáo thì Tòa án cấp phúc thâm sử dụng thời hạn tạm giam theoquyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thâm Trường hợp đã hết thời hạn tạm

3” Xem khoản 2 Điều 347 BLTTHS năm 2015.

Trang 36

giam bị cáo theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thâm thì Chánh án,Phó Chánh án Tòa án ra quyết định tạm giam mới.

Đối với bị cáo đang bị tạm giam, nếu xét thấy cần tiếp tục tam giam déhoàn thành việc xét xử thi Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam cho đếnkhi kết thúc phiên tòa

s* Thời hạn tạm giam dé đảm bao thi hành án

Ngay sau khi xét xử sơ thâm hoặc phúc thấm, Hội đồng xét xử có théquy định việc tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án Trong giai đoạnxét xử sơ thâm, đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòathời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thay can tiép tuc tam giam dé hoan thanhviệc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiêntòa”, Trong trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bi xử phạt tù thì họchỉ bị bắt tạm giam dé chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực phápluật Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiêntòa nếu có căn cứ cho thay bị cáo có thé trỗn hoặc tiếp tục phạm tội Thời hạntạm giam bị cáo trong trường hợp này là 45 ngày kể từ ngày tuyên án Trườnghợp bị cáo bị xử phat tử hình thi HDXX quyết định trong bản án việc tiếp tụctạm giam bị cáo dé bảo đảm thi hành án ”” Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị

xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thìHĐXX ra quyết định tạm giam bi cáo dé đảm bảo việc thi hành án””

s* Thời hạn tạm giam khi áp dụng thủ tục rút gọn

Thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơthâm khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 456 BLTTHS năm

2015, bao gồm người thực hiện hành vi phạm tội bi bắt quả tang hoặc người

đó tự thủ, sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng, tội phạm đã thực hiện

là tội phạm ít nghiêm trọng, người phạm tội có nơi cứ trú, lý lịch rõ ràng Đề

38 Khoan 3 Diéu 278 BLTTHS nam 2015.

3 Điều 329 BLTTHS năm 2015.

4° Khoản 3 Điều 347 BLTTHS năm 2015

Trang 37

phù hợp với đặc điểm của thủ tục rút gọn là có sự rút ngắn về thời gian, giãn

lược về thủ tục tố tục, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xâm hại

đến các quyền tự do cá nhân, nâng cao hiệu quả của thủ tục này, việc tạmgiam bị can dé điều tra, truy tô và để đảm bảo cho việc xét xử theo thủ tục rút

gọn được quy định như sau:

Thời hạn tạm giam bị can trong giai đoạn điều tra không quá 20 ngày,trong giai đoạn truy tổ không quá 05 ngày và đều không gia hạn thêm Việcquy định thời hạn tạm giam để điều tra, truy tô phải phù hợp với thời hạn điềutra, truy tô (tối đa là 20 ngày dé điều tra ké từ ngày ra quyết định khởi tố, 05ngày dé xem xét việc truy tố ké từ ngày nhận được quyết định đề nghị truy tố

và hồ sơ vụ án) Đối với giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm, Điều 462BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thâm là 10 ngày kế

từ ngày thụ lý vụ án để Thâm phán được phân công xét xử ra quyết định.Trong khi đó, khoản 3 Điều 459 cũng quy định thời hạn tạm giam trong giaiđoạn xét xử sơ thâm không quá 17 ngày (tương đương với thời hạn xét xử)

Do đó, có thê xác định, thời hạn tạm giam bị can trong giai đoạn chuẩn bị xét

xử theo thủ tục rút gọn tối đa là 10 ngày và không gia hạn thêm So với thủ

tục thông thường thì thời hạn tạm giam bị can theo thủ tục rút gọn là tương

đối ngắn Quy định như vậy nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan THTT

đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn việc điều tra, truy tố, xét xử, tạo cơ sởpháp lý cho việc xử lý nhanh chóng các vụ án có tính tiết đơn giản, đồng thời

không xâm phạm đên các quyên, lợi ích chính đáng của bị can.

s* Thời hạn tạm giam đôi với bị can là người dưới 18 tuôi

Người dưới 18 tuổi là người chưa có sự phát triển toàn diện về thể chất,tinh thần, kinh nghiệm sống và kiến thức pháp luật Việc áp dụng biện pháp

có tính nghiêm khắc cao rất dé tác động tiêu cực đến sự phát triển bìnhthường của họ sau này Vì thé, ngoài việc quy định những căn cứ dé áp dụngbiện pháp tạm giam chặt chẽ hơn so với người từ đủ 18 tuổi trở lên, thì quyđịnh về thời hạn tạm giam cũng có sự phù hợp tương thích với các cam kết

Trang 38

quốc tế về quyền trẻ em, BLTHHS năm 2015 đã bổ sung quy định mới so vớiBLTTHS năm 2003 về thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội (trong đó

có bị can) là người dưới 18 tuổi tại khoản 1 Điều 419, theo đó, thời hạn tạmgiam đối với bị can là người dưới 18 tuổi bằng hai phan ba thời hạn tạm giamđối với người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tai Bộ luật này Khi không còncăn cứ dé tạm giữ, tạm giam thi co quan, người có thâm quyền phải kịp thờihủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác

s* Cách tính thời hạn tạm giam

Theo Điều 134 BLTTHS năm 2015 quy định, khi tính thời hạn tạm giamthì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh, quyết địnhtạm giam Thời hạn tạm giam sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thờihạn đó Nếu thời hạn được tính bằng tháng thì 01 tháng được tính là 30 ngày,không tính ngày theo tháng thiếu hoặc tháng thừa (28 hay 31 ngày) Khi tínhthời hạn theo tháng, thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau, nếu tháng đókhông có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đỏ, nếuthời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính làngày cuối cùng của thời hạn

1.2.5 Về hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm giam

Hủy bỏ biện pháp tạm giam được các cơ quan tiến hành tô tụng áp dụngtrong một số trường hợp sau:

- Đối với bị can khi cơ quan có thâm quyền ra quyết định đình chỉ điềutra, đình chỉ vụ án đối với bị can” Trong giai đoạn điều tra và giai đoạn truy

tố, khi có các căn cứ như người đã yêu cầu khởi tố rút đơn yêu cầu thì vụ ánđược đình chỉ (khoản 2 Điều 155 BLTTHS), không có căn cứ để khởi t6 vụ

án (Điều 157 BLTTHS), có căn cứ thuộc trường hợp tự ý nửa chừng cham dứtviệc phạm tội (Điều 16 BLHS), hoặc căn cứ miễn trách nhiệm hình sự (Điều

29 BLHS) thì các cơ quan tố tụng ra quyết định đình chỉ điều tra, quyết định

41 Điểm c Khoản 1 Điều 125 BLTTHS năm 2015

Ngày đăng: 19/06/2024, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w