1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

85 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Tác giả Vũ Thị Mai
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 20,26 MB

Nội dung

Như vậy, có thé đưa ra khái quát khái niệm về trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự như sau: “Trung cdu giám định trong tô tụng hình sự là biện pháp điều tra được thực hiện bởi cơ qu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

VŨ THỊ MAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

VŨ THỊ MAI

Chuyén nganh: Luat Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã so: 8380101.03

LUẬN VAN THAC SĨ LUẬT HOC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYEN NGỌC CHÍ

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Toi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong

Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đãhoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụtài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Vũ Thị Mai

Trang 4

CHUONG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TRƯNG CÂU

GIAM ĐỊNH, YÊU CAU GIÁM ĐỊNH -2-55cccsce2 6

1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa trưng cầu giám định, yêu cầu

HP) 277 6

1.1.1 Khai niệm trưng cầu giám định, yêu cầu giám định - 6

1.1.2 Đặc điểm của trưng cầu giám định và yêu cầu giám định 10

1⁄2 Co sở quy định biện pháp trưng cầu giám định và yêu cầu

giám định trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 161.2.1 Cơ Sở lý luẬn -.- Ăn ngàng HH nh ng 16

1.2.2 Cơ sở thực tiỄn - ¿52c S+2St 22x 2E E2 EEEEEEEEEEErrkrrrerrrree 18

1.2.3 Cơ sở đảm bảo thực hiện << 55c S123 kkrseesszseee 20

13 Y nghĩa của trưng cầu giám định, yêu cầu giám dinh 23

Tiểu kết chương 1 -2- 2 £ + +SE£SE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEE2E711111211 1.111 xe 26

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ VẺ

TRUNG CAU GIÁM ĐỊNH, YÊU CÂU GIÁM ĐỊNH 27

2.1 Quy định về trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trước

khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ra đời 27

2.1.1 Quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 - 272.1.2 Quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 - - 32

2.2 Quy định về trưng cầu giám định và yêu cầu giám định tại Bộ

luật tố tụng hình sự năm 2015 2 2© 2+£+£z+£x+rxerxersee 37

Trang 5

2.3 Quy định của pháp luật một số nước về trưng cầu giám định

và yêu cầu giám định ¿- 2+cs+ck+cxeEEeEEE 221221221 crkrrreeg 46 Tiểu kết chương 2 2-2 %SE+SE£2E2EE2E12E1E21717171121121111 1111 TE xe 52

CHƯƠNG 3: THỰC TIỀN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

HIỆU QUÁ TRƯNG CÂU GIÁM ĐỊNH, YÊU CAU GIÁM ĐỊNH 53 3.1 Thực tiễn công tác trưng cầu giám định, yêu cầu giám định

trong tố tụng hình sự tại Việt Nam thời gian gần đây 53

3.1.1 Một số kết quả dat GUO oececececccscesecseesessesseseseesesstssessestesessessesseaees 53

3.1.2 Hạn chế trong việc trưng cầu giám định và yêu cầu giám dinh 56

3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế 2 2z+s+zs+z++zxezxzse¿ 63

3.2 Mt số giải pháp nâng cao công tác trưng cầu giám định và

yêu cầu giám định 2- 2+ s+Ex+EE+EEcEEEE2E2221221 2121 re 66

3.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật - 5-5 55552 66

3.2.2 Một số giải pháp về hoạt động của Co quan tiến hành tổ tung 68

3.2.3 Một số giải pháp khác s+5++ckcckeEEEE 21221211212 crkerkee 71

Tiểu kết chương 3.0.0 ccc cccccscssessessessecsscsscsscsuessessessssessecsscssessessesseeseeaes 73 KET LUAN - 5< ST E21 111211211111 1111 110111111 11 11011111 kg crrey 74 TÀI LIEU THAM KHAO 2: 5£2S<‡SE2EE£EEEEEtEEEEEErrrkrrkerrrrrei 76

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIÊU ĐỎ

SỐ hiệu Tên bang Trang

Bảng 3.1 | Số liệu các trường hợp giám định lại và giám

định bố sung 57

Số hiệu Tên biểu đồ Trang

Biểu đồ 3.1 | Số lượng Quyết định trưng cầu giám định và

kết luận giám định tương ứng qua các năm 53

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động giám định là việc những chuyên gia sử dụng kiến thức,phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về

chuyên môn những vấn đề có liên quan và thông qua đó hoạt động giám định cung cap cho các cơ quan tiến hành tô tụng những chứng cứ mang tính khoa học, góp phần giải quyết vụ án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật, được thê hiện bằng kết luận giám định Kết luận giám định được Bộ luật

tố tụng hình sự ghi nhận là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng trongquá trình giải quyết vụ án Nếu kết luận giám định đúng đắn giúp cho việcđiều tra, truy tố, xét xử các vụ án được chính xác, khách quan đúng pháp luật,

góp phần quan trọng trong việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội, ôn định kinh tế

chính trị của đất nước Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền yêu

cầu cơ quan có thẩm quyên tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những van

đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám

định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội

Trong những năm qua, hoạt động giám định tư pháp nói chung và hoạtđộng giám định theo BLTTHS năm 2015 nói riêng đã đạt được những kết quảnhất định, công tác thể chế từng bước được hoàn thiện, hệ thống các văn bảnpháp luật ngày càng được ban hành đầy đủ, được quan tâm hơn, đầu tư về con

người, cơ sở vat chất cùng phương tiện làm việc , được quy định rõ nhất

trong nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với mục tiêu đã xác định ý nghĩa lĩnh vực bỗ trợ tư pháp trong hoạt động tư pháp,

với nhiệm vụ:

Hoàn thiện chế định giám định tư pháp Nhà nước cần đầu tư nhânlực, nguồn lực cho một số lĩnh vực giám định dé dap ứng yêu cầuthường xuyên của hoạt động tố tụng Thực hiện xã hội hóa đối với

Trang 8

các lĩnh vực có nhu cầu giám định không lớn, không thường xuyên.

Quy định chặt chẽ, rõ ràng về trình tự, thủ tục, thời hạn trưng cầu vàthực hiện giám định Ban hành quy chuẩn giám định phù hợp vớitừng lĩnh vực Xác định rõ cơ chế đánh giá kết luận giám định, bảođảm đúng đắn, khách quan dé làm căn cứ giải quyết vụ việc

Sự phối hợp giữa các cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng trongBLTTHS năm 2015 cùng các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đã đạt

kết quả ngày càng tốt, hạn chế những bat cập trước đó, mở ra cơ chế mới

trong quá trình áp dụng pháp luật và thực thi pháp luật Tuy nhiên, bên cạnhnhững ưu điểm, hoạt động giám định theo BLTTHS năm 2015 vẫn còn có

những khuyết điểm cũng như là những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục,

mà nguyên nhân khách quan là sự phát triển nhanh chóng của khoa học, côngnghệ đã xuất hiện rất nhiều hành vi vi phạm mới gây ảnh hưởng đến an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước,của nhân dân với số lượng, mức độ nguy hiểm, thiệt hại mà các vụ vi phạmgây ra ngày càng lớn hơn Điều đó đặt ra cần có những giải pháp để khắc

phục bảo đảm hoạt động giám định là biện pháp điều tra có hiệu quả, đáp ứng đúng yêu cầu cải cách tư pháp và đảm bảo quá trình phòng chống tội phạm

được liên tục, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không bỏ

lot tội phạm Xuất phát từ những lý do trên, tac giả chọn dé tài “Trung cau giám định, yêu cầu giảm định theo quy định của Bộ luật to tung hinh sw

2015” làm luận văn nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu đề tàiChế định giám định tư pháp là hoạt động bồ trợ tư pháp nói chung hay

hoạt động trưng cầu giám định và yêu cầu giám định trong BLTTHS nói riêng

là hoạt động dựa trên sự phân tích khoa học, là hoạt động không thể thiếu và

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội

Trang 9

phạm, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án Do đó, trong thực tế đã cónhiều các công trình nghiên cứu, đề cập đến những khía cạnh khác nhau vềchế định này, cụ thể như sau:

- Bình luận khoa học Bộ luật tổ tụng Hình sự - TS Phạm Mạnh Hùng(Chủ biên), Nxb Lao động, năm 2018;

- Giáo trình Luật Tổ Tụng Hình sự Việt Nam, Trường Đại học Kiểm sát

Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016;

- Giáo trình Các nguyên tắc cơ bản của Luật tổ tụng hình sự, Khoa Luật — Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2018;

- Giáo trình Luật tô tụng Hình sự Việt Nam, Khoa Luật — Trường Dai học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2019;

- Giáo trình Giám định tư pháp hình sự, Trường Đại học Kiểm sát HàNội, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, năm 2020;

- Luận văn Thạc sỹ của Ngô Mạnh Linh “Gidm định tư pháp hình sự từthực tiễn thành pho Ha Nội”, năm 2020 — Hoc viện khoa học xã hội

- Luận văn Thạc sỹ của Lê Thị Nguyệt Ánh “Giám định tư pháp trong

tổ tụng hình sự (trén cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành pho Ha Nội)”, nam

2015 — Khoa Luật Dai học Quốc gia Ha Nội.

Tuy nhiên các giáo trình và các đề tài trên chỉ dừng lại ở mức hệ thống

lý luận, nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể, chưa đi sâu vào việc nghiên cứu cáclĩnh vực ; chưa nghiên cứu việc trưng cầu giám định, sử dụng kết luận giám

định phục vụ công tác điều tra truy tô xét xử thi hành án Về mặt lý luân,

3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.I Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu luận văn với mục đích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và việc áp dụng quy định về trưng cầu giám định và yêu cầu giám định trước và trong BLTTHS năm 2015 trên thực tiễn, phát hiện những tồn

Trang 10

tại, khiếm khuyết và nguyên nhân của những tồn tại khuyết khuyết, đề ramột số giải pháp nhằm góp phan nâng cao hoạt động giám định trong tổ

trên thực tiễn để có thể nêu ra được những khó khăn, tồn tại và đề xuất một

số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trưng cầu giám định tư pháp vàyêu cầu giám định

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận; quy định

của pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn giải quyết vụ án khi áp dụng biện pháp về trưng cầu giám định và yêu cầu giám định.

b Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về trưng cầu giám định và yêu cầu

giám định trong quy định Bộ luật tố tụng hình su

- Phạm vi về thời gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu quy định trưng

cầu giám định và yêu cầu giám định tại Việt Nam trước và trong Bộ luật tố

tụng hình sự 2015 ra đời.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy

vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng

Trang 11

Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp trong

quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm với các phương pháp nghiên cứu

cụ thể được áp dụng: phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê

dé làm rõ van đề nghiên cứu

6 Những đóng góp mới của đề tài (về lý luận, về thực tiễn)

Luận văn là công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học vềvan đề giám định tư pháp nói chung và hoạt động giám định trong BLTTHS

2015 nói riêng với nội dung tập trung phân tích các quy định pháp luật về

hoạt động trưng cầu giám định, yêu cầu giám định, đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng giám định tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự trên cơ sở kế thừa lịch sử pháp luật Việt Nam và học hỏi

pháp luật thé giới

Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu

tham khảo trong các đơn vị đào tạo luật, các đối tượng như sinh viên, học

viên, các cán bộ, công chức làm trong các cơ quan Công an, Viện kiểm sát

nhân dân, Tòa án nhân dân hay trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp

luật liên quan.

7 Bồ cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo; nội dung đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số van đề lý luận về trưng cầu giám định, yêu cầugiám định.

Chương 2: Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trưng cầu giám định và yêu cầu giám định.

Chương 3: Thực tiễn áp dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả trưng cầu

giám định, yêu câu giám định.

Trang 12

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TRƯNG CÂU GIÁM ĐỊNH,

YÊU CAU GIÁM ĐỊNH

1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa trưng cầu giám định, yêu cầu

giám định

1.1.1 Khái niệm trưng cau giám định, yêu cầu giám định

Khái niệm là hình thức tư duy (tư duy trừu tượng) cùng với sự phảnánh đối tượng trong hiện thực (cái đơn chiếc hoặc lớp của sự vật đồng nhất),

thông qua những dấu hiệu chung, bản chất Khái niệm là đối tượng, là hìnhthức cơ bản của tư duy (bao gồm: ý tưởng, ý nghĩa tên gọi chung thuộc phạmtrù logic, suy luận) phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của các đối

tượng, sự vật, quá trình, hiện tượng trong tâm lý và các mối quan hệ cơ bản nhất giữa các đối tượng trong hiện thực khách quan Chính vì vậy, dé có thé

đặt ra hay khái quát một khái niệm nao đó, chúng ta cần hiểu ban chat củachính nó cũng như các mối quan hệ xung quanh nó và bé trợ cho nó

Theo từ điển tiếng Việt, "Giám định" được định nghĩa với tư cách là

động từ “là việc xem xét và xác định bằng phương pháp nghiệp vụ dé đưa rakết luận” [21]; quan điểm này chỉ nêu sơ lược về bản chất của giám định màkhông thé hiện được cách thức, phương pháp, đối tượng và mục dich củagiám định Còn theo cuốn từ điển Bách khoa Việt Nam 2009, thì “gidm định”

được hiểu “Jà kiểm tra kết luận về một hiện tượng hoặc một vấn dé mà cơ quan Nhà nước can tìm hiểu và xác định” thì lại chưa thé hiện được một cách

rõ nét các phương thức, biện pháp được sử dụng dé kết luận về một van dé được quan tâm, ngoài ra quan điểm này cho rằng đối tượng của giám định chỉ

bao gồm một hiện tượng hoặc vấn đề là chưa đầy đủ

Hoạt động giám định có thé được tiến hành trong nhiều lĩnh vực của

đời sông xã hội, tùy theo mục đích khác nhau của cơ quan trưng câu giám

Trang 13

định thì kết quả giám định sẽ có những ý nghĩa khác nhau; trong tô tụng hình

sự nói chung thì trưng cầu giám định được coi là một biện pháp điều tra đượcthực hiện bởi cơ quan có thâm quyền tô tụng và kết luận giám định là mộtnguồn chứng cứ quan trọng phục vụ việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc

là cơ sở xem xét áp dụng các biện pháp tư pháp khác Về khái niệm giám định

tư pháp trong tố tụng hình sự hiện nay có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra

những quan điểm của mình về khái niệm này, có thé ké đến như: Một số quan điểm cho rằng: “Giám định tư pháp hình sự là việc nghiên cứu các vật chứng, chứng từ, tử thi, tình trạng sức khỏe và đặc điểm thể chat của người sống có ý

nghĩa đối với vụ án, do người có hiểu biết chuyên môn tiễn hành theo yêu câucủa cơ quan diéu tra bằng quyết định trưng câu giám định” Tuy nhiên, quan

điểm nay thé hiện về chủ thé của việc yêu cầu giám định quá hep, chỉ bao gồm co quan điều tra, tuy nhiên trong khoa học tố tụng hình sự thì kết luận

giám định tư pháp được coi là một nguồn chứng cứ vì vậy tất cả cơ quan có

thâm quyên tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cũng thể yêu cầu giám định tư pháp hình sự như Viện kiểm sát, Tòa án, Hải quan, Bên cạnh đó, quan điểm còn liệt kê những đối tượng giám định trong

tố tụng hình sự vì thế không tránh khỏi những thiếu xót về vấn đề, nội dungthực tế cần trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự

Còn theo tác giả Nguyễn Mạnh Hùng thì: “Giám định tư pháp hình sự

là việc nghiên cứu, phân tích, xét nghiệm do các nhà khoa học, kỹ thuật vàchuyên môn khác tiễn hành theo yêu cau của cơ quan diéu tra, viện kiểm sáthoặc tòa án về những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự” [16] Xét về mặtchủ thé có thẩm quyên trưng cầu giám định, quan điểm này phù hợp hơn so

với quan điểm thứ nhất, tuy nhiên, vẫn chưa bao quát được hết nội hàm về chủ thể và một số nội dung khác liên quan đến giám định tư pháp hình sự.

Trang 14

Như vậy, giám định tư pháp trong tố tụng hình sự được hiểu với nội hàm: “Là hoạt động sử dụng kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực khoa học,

kỹ thuật và kinh nghiệm thực tiễn dé nghiên cứu, xét nghiệm, so sánh và đưa

ra kết luận về một việc, một người, một vật thể, một hiện tượng, một trạngthái, một chứng cứ, đánh giá nhằm mục dich phục vụ cho hoạt động điềutra, truy to, xét xử, thi hành án hình sự của Cơ quan có thẩm quyên tiễn hành

to tụng, làm căn cứ dé giải quyết đúng dan vụ án hình sự ”

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, không tránh khỏi việc xuấthiện của những vấn đề, nội dung liên quan đến tình tiết khách quan của vụ án

nhưng có tính chất chuyên môn cao, nếu muốn xác định rõ thì cần những kiến thức, phương tiện kỹ thuật hoặc công cụ chuyên biệt để có thể đánh giá, kết

luận về những nội dung, van dé nay và việc này năm ngoài khả năng của cơquan có thầm quyên tiến hành tổ tung; chính vì vậy khi đó Cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng sẽ yêu cầu các cơ quan chuyên môn vào cuộc thựchiện việc kiểm tra, đánh giá và kết luận về van đề hoặc nội dung đó Bởi kết

quả giảm định tư pháp của các cơ quan chuyên môn có ý nghĩa quan trọng

trong việc giải quyết vụ án hình sự nên yêu cầu của Cơ quan có thâm quyền tiễn hành tố tụng bắt buộc phải được thực hiện thể hiện băng hình thức ra văn bản trưng cầu giám định Như vậy, có thé đưa ra khái quát khái niệm về trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự như sau: “Trung cdu giám định trong tô

tụng hình sự là biện pháp điều tra được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyêntiền hành to tụng, người có thẩm quyền tiễn hành to tụng trong giải quyết vụ

án hình sự thé hiện ở việc ra quyết định theo trình tự thủ tục luật định, yêu

câu những người có chuyên môn hoặc các cơ quan chuyên môn sử dụng kiến

thức chuyên ngành, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ

để nghiên cứu, xét nghiệm, so sánh, đánh giá dé đưa ra kết luận về một việc,

một ván dé, nội dung cụ thê nhăm mục dich làm sáng tỏ các van dé can chứng

Trang 15

minh trong vụ án hình sự, phục vụ cho hoạt động điều tra, truy to, xét xử, thi

hành án hình sự `.

Hoạt động trưng cầu giám định được các nhà làm luật quy định cụ thể

trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, là một biện pháp điều tra được thựchiện kể từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; được

cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng, người có thâm quyền tiễn hành tốtụng ra quyết định trưng cầu giám định, từ đó, các cơ quan chuyên môn,

người có chuyên môn căn cứ vào yêu cầu cần làm rõ trong quyết định yêu cầu

giám định mà thực hiện, việc làm rõ các nội dung trong quyết định trưng cầu

giám định được dựa trên kiến thức chuyên ngành, phương tiện, phương pháp

khoa học, nghiệp vụ cụ thé dé so sánh, đánh giá, làm sáng tỏ các nội dung mà

Cơ quan có thâm quyên tiến hành t6 tụng cần chứng minh.

Bản kết luận giám định là kết quả của hoạt động giám định trong tốtụng hình sự và là một nguồn chứng cứ trực tiếp được các Cơ quan có thâmquyên tiến hành tố tụng, người có thâm quyên tiễn hành tố tụng xem xét, đánhgiá và sử dụng dé làm sáng tỏ nội dung của vụ án hình sự

Với tư cách là một biện pháp điều tra, là nguồn chứng cứ quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được các bên tham gia tố tụng thu

thập, giám định tư pháp hiển nhiên còn được thực hiện khi có yêu cầu của

những người tham gia tố tụng khác, tuy nhiên bởi sự khác biệt trong vai trò,

tính chất quyền lực nhà nước trong giai quá trình giải quyết vụ án hình sự nênkhác với Cơ quan tô tụng thì người tham gia tố tụng chỉ có thể yêu cầu cơ

quan chuyên môn giám định hoặc Co quan có thẩm quyền tố tụng thực hiện

quyên trưng cầu giám định về một nội dung mà họ cho rang cần thiết dé giải

quyết đúng đắn vụ án hình sự Từ những cơ sở trên, tác giả đưa ra khái niệm

về yêu cầu giám định như sau: “Yêu cầu giám định trong tô tụng hình sự là

hoạt động cua nguyên đơn dân sự, bi don dân sự, người có quyên lợi và nghĩa

Trang 16

vụ liên quan đến vụ dn hình sự, người đại điện của họ đề nghị đến Cơ quan

có thẩm quyên tiễn hành tố tụng thực hiện hoạt động trưng cầu giảm định, nội dung yêu cau giám định không được liên quan đến xác định trách nhiệm của

người bị buộc tội ”.

1.1.2 Đặc điểm của trưng cau giám định và yêu cau giám định

(1) Trưng cầu giám định

Thứ nhất, đặc trưng cơ bản của hoạt động trưng cầu giám định là biện pháp điều tra vụ án hình sự Trưng cầu giám định là hoạt động điều tra do các

Cơ quan có thấm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố

tụng ban hành quyết định và co quan chuyên môn, chuyên gia thực hiện Dé

phục vụ cho việc giải quyết các vụ án hình sự, co quan có thâm quyên tiến

hành tổ tụng có thé sử dụng nhiều biện pháp điều tra khác nhau nhăm thu thập tài liệu, chứng cứ và một trong những biện pháp đó là trưng cầu giám định Khi thực hiện hoạt động trưng cầu giám định, Cơ quan có thâm quyền tiến

hành tố tụng, người có thâm quyền tiễn hành tố tung ra quyết định trưng cầugiám định, hoạt động ra quyết định trưng cầu giám định nhằm mục đích làmsáng tỏ những nội dung có ý nghĩa chứng minh tội phạm và người phạm tộitrong tố tụng hình sự, Quyết định trưng cầu giám định được gửi đến các cơquan chuyên môn như: Viện pháp y quốc gia, Trung tâm pháp y, Viện pháp y

quân đội Các cơ quan này có trách nhiệm, nghĩa vụ phải trả lời bằng kết

luận giám định về những nội dung có liên quan đến yêu cầu cần chứng minh

trong Quyết định trưng cầu giám định của Cơ quan có thâm quyền tiến hành

tố tụng Cũng giống như các hoạt động điều tra khác, trưng cầu giám định là hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ, những nội dung liên quan đến vấn đề

cần phải chứng minh trong vụ án hình sự, được ra quyết định bởi các cơ quan

có thâm quyền tiến hành tố tụng Theo đó, trưng cầu giám định được Co quan

có thâm quyên tiến hành tố tụng áp dụng ké từ khi giải quyết tin báo, t6 giác

về tội phạm, kiên nghị khởi tô, giai đoạn điêu tra, truy tô và xét xử.

10

Trang 17

Thứ hai, vé chủ thé thực hiện hoạt động trưng cầu giảm định Trong pháp luật thực định thì trưng cầu giám định được xem là một biện pháp điều tra phố biến và kết luận giám định của các cơ quan chuyên môn là nguồn

chứng cứ để giải quyết vụ án; từ nội dung nguyên tắc xác định sự thật vụ ántrong tô tụng hình sự yêu cầu các cơ quan có thâm quyên tiến hành tố tụng vangười có thẩm quyên tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải chứng minh tội phạmthông qua việc áp dụng tất cả các biện pháp điều tra hợp pháp được quy định

Và như đã nói, giám định tư pháp trong tô tụng hình sự là một biện pháp điều

tra, chính vì vậy chủ thé áp dụng biện pháp này trước hết cũng chính là các cơ

quan có thẩm quyền điều tra nói chung Khi nhắc tới các co quan có thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự cần phải đề cập đến Cơ quan điều tra các

cấp, Cơ quan được giao tiễn hành một số hoạt động điều tra và trong một sé

trường hợp bao gồm cả Viện kiểm sát nhân dân

- Cơ quan điều tra, đây là cơ quan có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các

biện pháp điều tra đề thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh người phạm tội,những tình tiết khách quan của vụ án và các van đề khác liên quan đến giảiquyết trách nhiệm hình sự Hệ thống cơ quan điều tra bao gồm Cơ quan điều

tra thuộc bộ Công an, Cơ quan điều tra thuộc Bộ Quốc phòng và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dan tối cao.

- Cơ quan được giao tiễn hành một số hoạt động điều tra là các cơ quan

có chức năng chính là thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trongcác lĩnh vực nhất định; tuy nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu phát hiện và xử lýkịp thời hành vi phạm tội, tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòngchống tội phạm và xuất phát từ công việc đặc thù, những kiến thức nghiệp vụ,

chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nên họ cũng được giao việc tiến hành một

số hoạt động điều tra đối với tội phạm xảy ra trong lĩnh vực mình quản lý trước khi chuyên giao cho cơ quan tiến hành tổ tụng giải quyết tiếp vụ án Với

11

Trang 18

tư cách là một trong các biện pháp điều tra được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra cũng là chủ thê thực hiện trưng cầu giám định.

- Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp có chức năng thực hànhquyên công tô và kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong tô tụng hình sự nhằmthực hiện những chức năng hiến định của mình Thực hành quyền công tốđược hiểu là tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết dé thực hiện việc buộctội đối với người phạm tội nhân danh nhà nước Mặt dù trong quá trình giải

quyết vụ án hình sự thì các Cơ quan có thâm quyền điều tra là những chủ thé

chính thực hiện các biện pháp điều tra dé thu thập tài liệu, chứng cứ chứngminh tội phạm, người phạm tội, tuy nhiên Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảmbao mọi hành vi phạm tội được phát hiện và xử lý kip thời nên trong một sỐtrường hợp xét thấy kết luận giám định về một nội dung, vấn đề nào đó sẽ có

ý nghĩa trong việc chứng minh tội phạm, cơ sở để truy cứu trách nhiệm đốivới một hành vi phạm tội khác hoặc một chủ thể nào khác ngoài những chủthé đã bị khởi tố hình sự nhưng Co quan có thâm quyền điều tra đã bỏ xót

hoặc phớt lờ việc trưng cầu giám định đối với nội dung, vấn đề đó thì Viện kiểm sát sẽ thực hiện việc trưng cầu giám định Trong quá trình giải quyết vụ

án hình sự, nội dung thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát không chỉthể hiện ở khía cạnh buộc tội mà còn thể hiện ở phương diện gỡ tội; chính vìvậy trong trường hợp xét thấy việc trưng cầu giám định có ý nghĩa minh oanhoặc làm thay đổi bản chất vụ án thì Viện kiểm sat cũng sẽ trở thành chủ thểthực hiên việc trưng cầu giám định

Ngoài ra, trong khoa học tố tụng hình sự hiện nay một sỐ quan điểm

cho rang Tòa án trong quá trình xem xét giải quyết vụ án hình sự cũng có thé tiến hành một số biện pháp điều tra trong đó có việc trưng cầu giám

định, chính vì vậy Tòa án mà đại diện thực hiện là thâm phán được phân

12

Trang 19

công giải quyết vụ án cũng là một trong những chủ thé của trưng cầu giám

định nhằm làm rõ những vấn đề chuyên môn chưa được giám định, giámđịnh thiếu nhưng có ý nghĩa trong việc thé hiện bản chat đúng đắn của vu

án và hành vi của người phạm tội; làm cơ sở dé hội đồng xét xử đưa raphán quyết cuối cùng

Thứ ba, các chủ thể có quyền trưng câu giám định có thể thực hiệntrưng cau đối với các cơ quan, tô chức giám định nhà nước hoặc các tổ chức

giám định tư nhân Ngày 02 tháng 6 năm 2005, Bộ Chính trị Ban chấp hành

TW Đảng đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Trong đó có nêu “Thực hiện xã hội hóa đối với các lĩnh vực có nhu cầu giám định không lớn, không thường xuyên” Quán triệt chủ

trương trên, tại Điều 14 Luật giám định tư pháp năm 2012 cũng đã có quyđịnh là “Văn phòng giám định tư pháp là tổ chức giám định tư pháp ngoàicông lập, được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, côvật, di vật, bản quyền tác gia”, như vậy có thể thấy không chỉ các cơ quan, tôchức giám định trong khu vực nhà nước mà hiện nay các tô chức giám định ở

khu vực tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình

sự Việc quy định trưng cầu giám định cả khu vực nhà nước và khu vực tư

nhân là một cơ sở dé giảm tải khối lượng công việc cho các tổ chức, cơ quan

giám định nhà nước đồng thời tạo sự cạnh tranh từ đó nâng cao chất lượng kết

quả giám định, phục vụ giải quyết vụ án một cách chính xác nhất

Thứ tư, hoạt động trưng câu giám định bị chỉ phối bởi thời hạn giám

định, việc yêu cầu về thời hạn giám định, trên cơ sở thời hạn giải quyết vụ án

hình sự với thời gian thực tế người giám định cần để thực hiện việc giám

định, Cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu hoàn thành việc giám

định trong một thời hạn hợp lý nhằm đảm bảo việc giải quyết nhanh chóng,

đúng đắn vụ án hình sự, đồng thời cũng đảm bảo việc giám định được thực

13

Trang 20

hiện đầy đủ quy trình, đảm bảo về kết quả giám định Đối với việc trưng cầu

giám định các tổ chức tư nhân thì Luật giám định tư pháp chỉ quy định về hình thức trưng cầu giám định phải băng văn bản với những nội dung đáp ứng

yêu cầu nhăm giúp hoạt động giám định được thực hiện một cách chính xác

và đối với hoạt động giám định của tô chức tư nhân thì không chịu sự điềuchỉnh của Bộ luật tố tụng hình sự về thời hạn giám định

Thứ năm, hoạt động trưng cẩu giảm định có thể được thực hiện trong

nhiều lĩnh vực khác nhau như pháp y tâm than, cháy nô, chữ ký cá nhân, thiệt

hại dân sự hay giám định ngoài tố tụng ; trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì ápdụng các phương pháp nghiệp vụ khác nhau.

(2) Yêu cầu giám định

Thứ nhất, yêu câu giám định không phải là hoạt động của cơ quan

có thẩm quyền tiến hành to tụng yêu cầu giám định như đã phân tích về banchất là việc nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi liên

quan đến vụ án có yêu cầu Cơ quan có thầm quyên tiến hành tố tụng trưng cầu giám định hoặc trực tiếp yêu cầu cơ quan chuyên môn kết luận về một vấn đề, nội dung chuyên môn liên quan đến vụ án có ý nghĩa trong việc bảo

vệ quyền lợi của người tham gia tố tụng Như vậy, xét về bản chat thì yêu cầu giám định là một quyền năng tố tung của những người tham gia tổ tụng, đồng thời kết luận giám định trong trường hợp này cũng là một nguồn chứng cứ có thé được giao nộp cho Co quan có thẩm quyên tiến hành tố

tụng dé xem xét, đánh giá; yêu cầu giám định của người tham gia tô tụng

ngoài đặc điểm về tính quyền lực nhà nước; mục đích; hình thức thực hiện yêu cầu giám định tương tự như đối với việc trưng cầu giám định thì yêu cầu giám định có sự khác biệt về chủ thé.

Thứ hai, hoạt động yêu cau giám định không được yêu cau các nội

dung liên quan đến trách nhiệm hình sự cua người bị buộc tội Khắc với việc

14

Trang 21

hoạt động trưng cầu giám định của các các Cơ quan tố tụng mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc các cơ quan tố tụng phải xem xét giải quyết; Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2015 còn quy định người tham gia tố tụng có quyền yêu cầu

tổ chức tư nhân thực hiện việc giám định và trả phí Việc yêu cầu giám địnhtrong lĩnh vực tư nhân mang những đặc điểm của một giao dịch dân sự Đây

là một quy định nhằm đảm bảo tối đa quyền tự bảo vệ quyền lợi của ngườitham gia tố tụng mà không phụ thuộc hoàn toàn vào các cơ quan tiến hành tố

tụng, đồng thời cũng đảm bảo kết luận giám định được khách quan nhất, có sự tham khảo, đối chiếu từ nhiều bên Khi thực hiện việc yêu cầu tô chức tư nhân

giám định thì người tham gia tố tụng phải lựa chọn những tổ chức đủ điều

kiện theo quy định của pháp luật, thỏa thuận về nội giám định cũng như như

thời hạn thực hiện việc giám định để đảm bảo giải quyết vụ án kịp thời, ngoài

ra người tham gia tô tụng phải có nghĩa vụ trả phí cho hoạt động giám địnhnày Khi giao nộp kết luận giám định cho cơ quan tố tụng thì người tham gia

tố tụng phải chịu trách nhiệm về nội dung của Kết luận giám định trước phápluật Ngoài ra, nội dung của yêu cầu giám định chỉ liên quan đến việc bảo vệ

quyền và lợi ích của các bên nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong trường hợp, họ thấy rằng quyền

và nghĩa vụ của mình cần phải bảo đảm thông qua hoạt động yêu cầu giám định, còn vấn đề xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, bị can bị cáo thì đã được các Cơ quan có thẩm quyên tiến hành tố tụng thực hiện bằng quyết định Trưng cầu giám định.

Thứ ba, yêu cầu giám định là một cơ sở quan trọng đảm bảo giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án hình sự, đáp ứng được yêu cau đảm bảo tranh tụng trong xét xử Yêu cầu giám định là một biện pháp mà thông quá đó, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến

vụ án hình sự được yêu cầu Cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng thực

15

Trang 22

hiện hoạt động Trưng cầu giám định, sở dĩ hoạt động trưng cầu giám địnhđược thực hiện khi người tham gia tố tụng thấy rằng cần làm rõ một số vấn đềphải chứng minh trong vụ án hình sự mà Cơ quan có thâm quyền tiến hành tốtụng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ dé bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của họ Việc quy định về biện pháp yêu cầu giám định như hiện nay

là cơ sở pháp lý quan trọng dé người tham gia tô tụng có thé thu thập chứng

cứ, khắc phục được những thiếu xót của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập tài liệu chứng cứ, đồng thời cũng tạo cơ sở dé người tham gia tố tụng

tự thu thập chứng cứ dé bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

1.2 Cơ sở quy định biện pháp trưng cầu giám định và yêu cầu

giám định trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

1.2.1 Cơ sở lý luậnBiện pháp điều tra là những biện pháp được quy định trong luật tố tụng

hình sự, được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

nhằm thu thập các nguồn chứng cứ làm cơ sở dé xem xét, đánh giá chứng cứphục vụ quá trình giải quyết đúng dan vụ án hình sự Trưng cầu giám định làmột biện pháp thu thập chứng cứ với kết luận giám định là nguồn chứng cứ

trong tố tụng hình sự, chính vì vậy đây hiển nhiên được xem là một biện pháp điều tra Trên cơ sở nguyên tắc chứng minh sự thật khách quan của vụ án, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến

hành tố tụng, hay nói cách khác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì

Cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng có thé áp dụng tất cả các biện phápđiều tra hợp pháp được quy định cụ thé trong BLTTHS năm 2015; yêu cầu cơquan, tô chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, di liệu điện tử,

trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án nhằm thu thập tài liệu chứng cứ

nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội trong đó không loại trừ việc

thu thập chứng cứ giám định tư pháp Việc yêu cầu của Cơ quan có thẩm

16

Trang 23

quyên tổ tụng được thể hiện dưới dang văn ban là quyết định trưng cầu giám định Cơ quan có thẩm quyên tiến hành tố tụng gửi quyết định trưng cầu giám định đến các cơ quan có chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể, cơ quan giám

định này có thể là cơ quan thuộc nhà nước hoặc cơ quan giám định tư nhân

Bên cạnh đó quy định cũng cơ bản đảm bảo nguyên tắc tranh tụngtrong t6 tụng hình sự Bản chất và mục đích yêu cầu của tranh tụng là quátrình xác định sự thật khách quan về vụ án, bảo đảm các phán quyết là đúng

dan và chính xác Phiên tòa xét xử là cuộc điều tra công khai, thực hiện bằng lời nói gồm có phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, phần xét hỏi, phần tranh luận, nghị án và tuyên án Các quan điểm hiện nay đều có sự thống nhất tương đối

trong việc thừa nhận tranh tụng là việc các chủ thể có chức năng buộc tội, gỡtội và các chủ thê khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thực hiệndựa trên nguyên tắc bình dang trong việc đưa ra, làm sáng tỏ, bảo vệ chứng

cứ, lập luận của mình và phản bác chứng cứ, lập luận của đối phương, hoạtđộng này được lặp đi lặp lại và thực hiện xuyên suốt quá trình giải quyết vụ

án Về nguyên tắc, trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra

viên, Kiểm sát viên, người khác có thâm quyên tiến hành tố tụng, người bi buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyên bình đăng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu dé làm

rõ sự thật khách quan của vụ án; đây là một trong những biểu hiện cụ thénhất của nguyên tắc tranh tung trong tô tụng hình sự được đảm bảo Như đãphân tích thì trưng cầu giám định là một biện pháp thu thập chứng cứ dành

cho các bên của tố tụng, việc trưng cầu giám định được xem như một biện

pháp điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, được thực hiện bởi

phía tiễn hành té tụng là các cơ quan có thâm quyền tiến hành tổ tung và thu được chứng cứ là nội dung bản kết luận giám dinh.Ngoai ra, nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của nguyên don dân sự, bị đơn dân sự, người có

17

Trang 24

quyên và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự, các nhà làm luật quy định

về việc đương sự, người đại điện của đương sự có quyền yêu cầu Cơ quan có

thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thực hiện hoạt động trưng cầu giámđịnh Nội dung của yêu cầu giám định không được liên quan đến vấn đề tộiphạm và trách nhiệm hình sự.

1.2.2 Cơ sở thực tiễn

Với sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của nên kinh

tế thị trường đã kéo theo nhiều hệ lụy đối với xã hội, trong đó có sự gia tăng

của tình hình tội phạm với những thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, những

van đề trước đây chưa từng xuất hiện và xảy ra trong nhiều lĩnh vực mới có

tính chất chuyên môn cao trong khi trình độ của đội ngũ người có thẩm quyềntiến hành t6 tụng chưa thé bắt kịp được, vì vậy cần sự nhận định đánh giá vềnhững vấn đề liên quan đến vụ án trên cơ sở kết luận giám định của cơ quan

chuyên môn, các cơ quan chuyên môn này có thé là tổ chức giám định tu pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập, tổ chức giám định

tư pháp theo vụ việc va cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong

trường hợp đặc biệt Chính vì vậy, cần có sự đánh giá, nhìn nhận một cách đachiều từ người có thâm quyền tiến hành tố tung và người tham gia tố tụng nhưmột sự bổ trợ cho hoạt động của Cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng

trong việc xác định những van dé nào phải được trưng cau giám định dé giải quyết vụ án một cách đúng đắn và hiệu quả Việc quy định song song về hoạt

động trưng cầu giám định của Cơ quan có thầm quyên tiến hành tố tung với tưcách là một biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự và quyền yêu cầu giámđịnh của người tham gia tố tụng đã giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa nghĩa

vụ chứng minh trong vụ án hình sự với việc bảo đảm quyền lợi của ngườitham gia tô tụng trong quá trình giải quyết vụ án mà vốn tồn tại nhiều vướng

mắc từ trước đến nay, qua đó góp phần giảm bớt áp lực và khối lượng công

việc cho các Cơ quan có thâm quyên tiên hành tô tụng.

18

Trang 25

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì kết luận giám định là mộttrong những nguồn chứng cứ quan trọng có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ

án hình sự Tuy nhiên, đối với một vụ án hình sự có nhiều vấn đề, nội dungmang tính chuyên môn cao, có tác động lớn đến việc giải quyết vụ án nhưng

vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các Cơ quan có thâm quyền tiến hành tốtụng đã “bỏ xóf” hoặc cho rằng những nội dung này không liên quan đến quatrình giải quyết vụ án; việc nhận định những vấn đề nào cần trưng cầu giámđịnh trong quá trình giải quyết vụ án thực tế phụ thuộc vào nhận định chủ

quan của người có thâm quyền tiễn hành tô tụng và trình độ năng lực chuyên môn của họ Thực tế cho thấy hiện nay mặc dù về mặt bằng chung thì trình độ

năng lực chuyên môn của người có thâm quyền tiến hành tổ tụng đã được cảithiện đáng ké so với trước đây, nhưng vẫn tồn tại một số trường hợp năng lựckém, nhận định về những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự còn hạn

chế nên dẫn đến việc bỏ xót nội dung quan trọng cần phải giám định dé giải

quyết vụ án, nội dung trưng cầu giám định không đầy đủ hoặc không đúngtrọng tâm van dé cần kết luận Vì những lý do kê trên, việc quy định về quyền

yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng là một sự bảo đảm, đề phòng những trường hợp nhận định của người có thấm quyền tiến hành tố tụng có sự thiếu xót dan đến quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự không được bao đảm Việc yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng cũng là một nguồn b6 sung chứng cứ quan trọng dé các Cơ quan có thâm quyên tiễn hành tố tụng

có một cái nhìn, sự đánh giá một cách khách quan, toàn diện về vụ án hơn

Việc yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng là một trong

những biện pháp dé họ có thé thu thập thêm tài liệu chứng cứ nhằm làm rõ

những van dé liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ Rõ ràng thì

những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan trựctiép đên việc giải quyét đúng dan các vụ án nên họ hoàn toàn phải được

19

Trang 26

quyên thu thập tài liệu chứng cứ phù hợp với quy định của pháp luật và thực

tế trên quan điểm tăng cường chất lượng tranh tụng trong xét xử thì việc quy định về quyền yêu cầu giám định của người tham gia tô tung là cần thiết.

Ngoài ra, thực trạng xã hội hiện nay với sự cải thiện, nâng cao ý thức và sựhiểu biết về pháp luật của người dân nói chung và người tham gia tố tụngnói riêng từ đó phát sinh những nhu cầu về việc tự bảo vệ quyền lợi củaminh thay vì trông chờ vào hoạt động của cơ quan có thâm quyền tiến hành

tố tung, vì vậy những biện pháp đảm bảo quyên tự thu thập tài liệu chứng cứ của người tham gia tố tụng là phù hợp với sự phát triển của xã hội và tinh thần cải cách tư pháp hiện nay.

1.2.3 Cơ sở đảm bảo thực hiện

Các quy định của pháp luật về trách nhiệm của cơ quan giám định, hiệnnay nghĩa vụ về trách nhiệm của các cơ quan giám định trong việc tiếp nhận,giải quyết việc yêu cầu giám định và trưng cầu giám định của cơ quan chuyên

môn được quy định cụ thể trong các quy định của Luật giám định tư pháp,

trong đó quy định về nghĩa vụ tiếp nhận và giải quyết, không được từ chối yêu

cầu, trưng cầu giám định trừ trường hợp có lý do chính đáng Các quy định này chủ yếu nham dam bao sự phối hợp giữa các Cơ quan tiến hành tố tung và các

cơ quan chuyên môn nhăm tránh việc đùn đây, tránh né trách nhiệm Ngoài ra, đối với các tô chức giám định tư pháp ngoài công lập, t6 chức giám định tư

pháp theo vụ việc, cá nhân, tô chức giám định tư pháp theo vụ việc trong

trường hợp đặc biệt thì hoạt động giám định được chi trả bằng ngân sách nhà

nước và thực hiện theo hợp đồng thanh toán đối với một vụ án cụ thể Pháplệnh về xử phạt vi phạm hành chính hành vi can trở tố tụng quy định về việc xử

phạt đối với hành vi từ chối giám định và kết luận gian dối với quan điểm xem

xét những hành vi này là sự cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ tại

điểm c Khoản 3 và điểm c Khoản 4 Điều 13 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành

20

Trang 27

chính đối với hành vi cản trở tố tụng ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Ủy banThường vụ Quốc hội quy định có thể bị phạt tiền đến 30.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, pháp luật hình sự cũng có những quy định vụ thể nhằm

xử lý những hành vi từ chối giám định hoặc cung cấp thông tin, kết luậnkhông khách quan hoặc sai lệch; cụ thể tại BLHS năm 2015 quy định về “Tộicung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian đố?” như sau:

Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, ngườiphiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch,khai gian đối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự

thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm [26, Điều 382].

và tại Điều 382 BLHS năm 2015 quy định về “Tội từ chối khai báo, từ chốikết luận giảm định, định gid tài sản hoặc từ chối cung cap tai liệu” như sau:

Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2Điều 19 của Bộ luật này, người giảm định, người định giá tài sản,

người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý

do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ

đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm [26].

Các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý để các Cơ quan tố tụng có thể xử

lý nghiêm đối với hành vi của Cơ quan, tổ chức, người có chuyên môn theoquy định của Luật giám định tư pháp được trưng cầu giám định; loại bỏ việc

từ chối hoặc cung cấp thông tin sai lệch của người giám định dẫn đến ảnh

hưởng đến việc giải quyết vụ án, đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệm của người giám định đối với yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng.

Các quy định về quyền và nghĩa vụ của Cơ quan có thâm quyền tiến hành tô tụng ra Quyết định trưng cầu giám định và người tham gia tố tụng có

21

Trang 28

yêu cầu giám định Dé đảm bảo việc trưng cầu giám định, yêu cầu giám định được thực hiện đúng quy định của pháp luật, trước hết BLTTHS năm 2015 đã

quy định về trình tự thủ tục thực hiện trưng cầu giám định, buộc các Cơ quan

có thầm quyền tiễn hành tố tụng thực hiện đúng, bên cạnh đó là trách nhiệmcủa Cơ quan có thâm quyên tiến hành tổ tụng trong việc xem xét, giải quyếtcác yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng và phải có văn ban phúcđáp trong một thời hạn hợp lý nhằm giải quyết nhanh chóng vụ án hình sự và

đảm bảo quyền lợi của người tham gia tố tụng Ngoài ra, tại Luật giám định tư pháp quy định về quyền của người trưng cầu giám định, yêu cầu giám định bao gồm: (1) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết

luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu; (2)Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luậngiám định; (3) Đề nghị Tòa án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiệngiám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;(4) Yêu cầu cơ quan có thâm quyên tiến hành tố tụng, người có thâm quyềntiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung [23];

đồng thời để có căn cứ dé việc giám định được thực hiện, cơ quan, tổ chức, người có chuyên môn không từ chối việc giám định thì Luật giám định tư pháp cũng đã quy định về nghĩa vụ của người trưng cầu giám định bao gồm: (1) Xác định rõ nội dung, lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định và lựa

chọn đơn vị giám định có năng lực, đủ điều kiện thực hiện giám định dé raquyết định trưng cầu giám định; (2) Ra quyết định trưng cầu giám định bằng

văn bản đáp ứng đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật; (3) Cung cấp

kịp thoi, đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tai liệu, mẫu

vật có liên quan đến đối tượng, nội dung cần giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp; (4) Tạm ứng, thanh toán kip thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp; (5) Thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có

22

Trang 29

thâm quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ người giám định tư pháp hoặc

người thân thích của họ theo quy định của pháp luật khi có căn cứ xác địnhtính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người giám định tưpháp hoặc người thân thích của họ bị đe dọa do việc thực hiện giám định Bêncạnh đó là nghĩa vụ của người yêu cầu giám định gồm: (1) Cung cấp đầy đủthông tin, tải liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu củangười giám định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu

do mình cung cấp; (2) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầugiám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chứcthực hiện giám định khi nhận kết luận giám định

1.3 Ý nghĩa của trưng cầu giám định, yêu cầu giám định

Thứ nhất, kết luận giám định được coi là một trong những nguồn củachứng cứ, chính vi vậy hoạt động trưng cầu giám định của Cơ quan có thâmquyên tiến hành tố tụng là một biện pháp điều tra, là phương thức hữu hiệu déthu thập chứng cứ Nội dung kết luận giám định cung cấp cho các bên thamgia tố tụng những thông tin cần thiết dé làm cơ sở, từ đó có thé đưa ra nhữnglập luận, quan điểm, đánh giá, nhận xét của mình về những tình tiết của vụ án

hình sự, góp phần quan trọng trong việc chứng minh sự thật khách quan của

vụ án và giải quyết vụ án hình sự một cách đúng đắn Kết luận giám định là một nguồn chứng cứ quan trong có giá trị chứng minh rất lớn và đáng tin cậy,

mang tính khoa học cao, bởi đây là kết quả của việc sử dụng kiến thức chuyênngành, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ của những

người có chuyên môn dé kết luận về một van dé, nội dụng quan trọng trong

việc xác định sự thật cần chứng minh trong vụ án hình sự; với sự phát triển

không ngừng của khoa học, nhất là khoa học về giám định thì nội dung kết

luận giám định càng có giá trị chứng minh cao và càng thuyết phục khi được

sử dụng làm phương tiện chứng minh trong quá trình té tụng.

23

Trang 30

Trưng cầu giám định và yêu cầu giám định sẽ cung cấp cho Cơ quan

tiến hành tô tụng những chứng cứ quan trong trong việc xây dựng giả thuyết

điều tra; định hướng cho các hoạt động giải quyết vụ án và cả trong công tác

phòng ngừa tội phạm Sử dụng kết luận giám định trong những vụ án (nhiều

vụ án kết luận giám định mang tính chất quyết định duy nhất dé khởi tố haykhông khởi tố vụ án; xét xử thấu tinh đạt ly) là căn cứ có ý nghĩa quyết địnhtrong việc mở ra các giai đoạn tố tụng tiếp theo; thực tế cho thấy trong nhiềulĩnh vực, chuyên ngành nếu không có kết quả giám định thì khó có thé dựa

vào nhận thức của người tiến hành tô tụng dé đánh giá sự việc (Vi du như xác định ma túy, độ tuổi của vàng, kim loại quý, nông độ con trong nước, nguyên nhân chết người, mức độ ton hại sức khỏe, khả năng lao động ).

Thứ hai, quy định về trưng cầu giám định và yêu cầu giám định tạo cơ

sở pháp lý dé đảm bảo một cách tối ưu quyền tự bảo vệ quyên lợi của ngườitham gia tố tụng cũng như cụ thé hóa những nội dung của nguyên tắc tranhtụng trong tô tụng hình sự Đây là một trong những ý nghĩa quan trọng của

quy định về yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng bên cạnh những quy định trưng cầu giám định của Cơ quan có thâm quyên tiến hành tố tụng, bởi như đã nói ở trên về ý nghĩa quan trọng của kết luận giám định trong hệ thống chứng cứ, nhiều trường hợp kết luận giám định là chìa khóa tháo gỡ những vướng mắc của quá trình giải quyết vụ án, là căn cứ duy nhất buộc tội

hoặc gỡ tội vì vậy người tham gia tố tụng với tư cách là những người cóquyền lợi liên quan đến việc giải quyết vụ án, nên việc quy định song song hainội dung này là cần thiết để bảo đảm tối đa lợi ích của những người tham gia

tố tụng Giám định tư pháp là một loại hoạt động bô trợ, tồn tại cùng với hoạt

động tố tụng và không thể thiếu trong bất kỳ nền tư pháp nào Với những hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tố tụng trong tiến trình cải cách tư pháp thời gian

qua, giám định tư pháp ngày càng chứng tỏ vi tri, vai trò quan trọng của minh,

24

Trang 31

góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng mà trọng tâm là bảo đảm việc phán quyết của toà án được chính xác, khách quan

và đúng pháp luật, góp phần bảo đảm công lý, công bằng xã hội, đồng thời

góp phan ổn định và phát triển kinh tế - xã hội

Thứ ba, quy định về yêu cầu giám định bên cạnh những quy định vềtrưng cầu giám định giúp giảm tải công việc cho Co quan tiến hành tố tụngbởi lẽ quá trình giải quyết vụ án là một quá trình kéo dài bao gồm nhiều hoạt

động dé xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ và đưa ra những nhận định về

giải quyết vụ án hình sự; trong quá trình này khối lượng công việc mà Cơ

quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần thực hiện là rất lớn, vì vậy không

thê tránh khỏi những thiếu xót, có những vấn đề quan trọng cần đánh giá, kết

luận bởi người có chuyên môn nhưng không được phát hiện; vì vậy cần sự

tham gia của nhiều phía mà hiệu quả nhất là sự tham gia đánh giá của ngườitham gia tố tụng có quyên lợi liên quan đến giải quyết vụ án Với quy định vềyêu cầu giám định thì các tình tiết của vụ án sẽ được đánh giá dưới nhiều góc

độ nhìn nhận khác nhau từ đó phát hiện những vấn đề cần được làm rõ bằngkết luận chuyên môn có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ

án; hạn chế thấp nhất việc oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm; đảm bảo sự công

băng, chính xác nhat trong phán quyêt cuôi cùng của Tòa án.

25

Trang 32

Tiểu kết chương 1

Tại chương 1 của luận văn, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra các kháiniệm về trưng cầu giám định với tư cách là một biện pháp điều tra trong tốtụng hình sự và khái niệm về yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng.Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu làm rõ về đặc điểm của hoạt động trưng

cầu giám định và yêu cầu giám định trong tổ tụng hình sự cũng như về cơ sở

của việc quy định về trưng cầu giám định và yêu cầu giám định trong phápluật thực định và cơ sở đảm bảo việc hiện thực hóa các quy định trên thực tế.Bên cạnh đó, trên cơ sở việc làm rõ một số vẫn đề lý luận trong việc trưng cầugiám định và yêu cầu giám định, luận văn cũng đã nêu lên ý nghĩa và vai trò

của những hoạt động này đối với việc giải quyết vụ án hình sự, cũng như đối với việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người tham gia tố tụng.

Hệ thống cơ sở lý luận được nghiên cứu, làm rõ ở chương 1 là cơ sở dé

tại chương 2 của luận văn này, tác giả thực hiện việc đối chiếu với quá trìnhphát triển của các quy định tại luật thực định hiện nay, qua đó có những nhậnđịnh dé thay được những sự sửa đổi bổ sung mang tính hợp lý, đáp ứng yêu

cầu của xã hội và yêu cau đảm bảo tranh tụng trong tô tụng hình sự hiện nay

và những hạn chế còn tồn tại trong các quy định của pháp luật

26

Trang 33

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ

VỀ TRƯNG CAU GIÁM ĐỊNH, YÊU CAU GIÁM ĐỊNH

2.1 Quy định về trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trước khi

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ra đời

Ở nước ta, những mầm mống của phát triển giám định tư pháp đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội Việt Nam, gắn liền với sự hình thành và phát triển

ba lĩnh vực cơ bản của nó là giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần vàgiám định kỹ thuật hình sự Tuy nhiên trong giai đoạn từ sau năm 1945 đếntrước năm 1988; khi mà BLTTHS năm 1988 được Quốc hội nước Cộng hòa

Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 26 thang 8 năm 1988, các

quy định về hoạt động trong tô tụng hình sự được quy đỉnh rải rác tại các sắc lệnh và các đạo luật về tư pháp; vì vậy trong giai đoạn này các quy định về hoạt động giám định tư pháp còn rất manh nha, sơ xài Đến năm 1988 khi

BLTTHS năm 1988 ra đời thì các quy định về tố tụng hình sự mới được tậphợp lại thành một hệ thống bài bản, thống nhất trong đó có các quy định vềgiám định tư pháp, rồi sau đó là BLTTHS năm 2003 ra đời trên cơ sở kế thừa,phát huy những giá tri của BLTTHS năm 1988.

2.1.1 Quy định tại Bộ luật tổ tụng hình sự năm 1988

(1) Trưng cau giám định: Tại BLTTHS năm 1988, các nhà làm luật đãdành ra 05 điều luật từ Điều 130 đến Điều 134 quy định các vấn đề cần thiếtnhất liên quan đến giám định tư pháp gồm: trưng cầu giám định; việc tiễnhành giám định; nội dung kết luận giám định; quyền của bị can đối với kếtluận giám định và giám định bổ sung hoặc giám định lại, ngoài ra là các quyđịnh khác trong BLTTHS về thâm quyền trưng cầu giám định, yêu cầu giám

định; các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định cụ thé:

27

Trang 34

Về chủ thể của hoạt động trưng cầu giảm định, tai BLTTHS năm 1988

quy định như sau:

Đề thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có

quyên triệu tập những người biết về vụ án dé hỏi và nghe họ trìnhbày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định [25, Điều 49, khoản 1]; Khi có nghi ngờ người thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự

theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì tuỳ theo giai đoạn tố tụng, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải trưng cầu giám

định pháp y [25, Điều 281, khoản 1]

Tiếp đến, căn cứ quy định tại Điều 127 BLTTHS năm 1988 quy định

về thâm quyền trưng cau giám định pháp y của Điều tra viên trong trường hợpxét thay cần thiết khi đang thực hiện biện pháp điều tra xem xét dau vết thânthé người bị bắt, bi tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng Cuối cùng

là quy định tại Điều 130 với nội dung thâm quyền của thủ trưởng cơ quanđiều tra trong việc ra Quyết định trưng cầu giám định trong những trường hợp

can thiết hoặc trường hợp bắt buộc phải giám định.

Có thể thấy các quy định về chủ thể trưng cầu giám định tại BLTTHS năm 1988 còn khá nhiều mâu thuẫn với nhau, nội dung bộ luật đã xác định các chủ thể của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Cơ quan điều tra

là những chủ thể của việc trưng cầu giám định nhưng lại không quy định cụthé là do Viện trưởng VKSND hay Kiểm sát viên, Chánh án Tòa án nhân dânhay Thâm phán được phân công giải quyết vụ án thực hiện việc trưng cầugiám định; trong khi đó lại quy định chồng chéo về thâm quyền trưng cầu

giám định của Thủ trưởng cơ quan điều tra và Điều tra viên Điều này là một bat cập lớn của BLTTHS, bởi lẽ không xác định chính xác chủ thé ban hành Quyết định trưng cầu giám định gây ra thực trạng đùn đây, trốn tránh trách

28

Trang 35

nhiệm; không xác định được người phải chịu trách nhiệm trong trường hợp

hoạt động giải quyết vụ án xảy ra sơ xót vì có vấn đề chuyên môn cần được

chuyên gia kết luận nhưng không thực hiện vì không có quyết định trưng cầugiám định Ngoài ra, trên cơ sở quy định của BLTTHS năm 1988, có thể thấycác cơ quan hành chính như Kiểm lâm, Hải quan, Bộ đội biên phòng mặc dùđược quy định có thẩm quyền khởi tố, điều tra đối với một số trường hợpnhưng lại không được quy định có thê tiến hành trưng cầu giám định mặc cho

đây là một biện pháp điều tra hiệu quả, kết luận giám định là một nguồn chứng cứ quan trọng có thé là duy nhất dé giải quyết vụ án.

Về nội dung bắt buộc phải trưng cẩu giám định, theo quy định tại

khoản 5 Điều 44 BLTTHS năm 1988 về các trường hợp bắt buộc phải tiếnhành trưng cầu giám định bao gồm: (1) Xác định nguyên nhân chết người,tính chất thương tích, mức độ tôn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; (2)Xác định tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghingờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; (3) Xác định tình trạng tâm thầncủa người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ vềkhả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án

Đây là những trường hợp việc xác định tình trạng của người tham gia tố tụng

hoặc bị hại có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án một cách đúng

đăn nhưng thông qua những nhận định cảm tính của người có thâm quyền tiến

hành tô tụng không thể xác định được mà phải dựa vào các đánh giá, xem xétmang tính khoa học; việc quy định như trên nhằm tránh tình trạng tùy nghỉ

của các Cơ quan tiến hành tô tụng đối với việc trưng cầu giám định những trường hợp có tác động lớn đến việc giải quyết vụ án Tuy nhiên những trường hợp được liệt kê chỉ hướng đến việc giám định nhằm xác định tính khách quan của các chứng cứ trong tô tụng hình sự như lời khai người làm

chứng hoặc bị hại; năng lực trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo mà không

29

Trang 36

đề cập đến việc giám định nhằm xác định đối tượng tác động của tội phạm làm căn cứ dé định tội, cũng là một trong những vấn đề rất quan trọng cần

phải giám định dé có thể giải quyết đúng đắn vụ án (Vi dụ: Giám định chất

ma túy, chất cháy no, hàng cắm, hàng giả, tién giả ) và một số van đề quantrọng khác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

Ngoài những nội dung về chủ thé tiến hành trưng cầu giám định, cáctrường hợp bắt buộc phải giám định thì tại BLTTHS năm 1988 còn quy định

thêm về quyền của người giám định khi được trưng cầu giám định đó là tìm hiểu về các tài liệu của vụ án mà những tài liệu này liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu cơ quan đã ra quyết định trưng cầu giám định cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc kết luận; tham dự vao việc hỏi cung, lấy lời

khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng cần phải giámđịnh Bên cạnh đó là các quy định về hình thức thực hiện việc trưng cầu giámđịnh và nội dung cần thiết của Quyết định trưng cầu giám định nhằm đảm bảo

việc giám định được thực hiện đúng pháp luật Có thé thay, mặc dù đã có quy

định nhưng các nội dung về trưng cầu giám định tại BLTTHS năm 1988 còn

khá sơ xài, quá trình áp dụng pháp luật đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn; các quy định về thời hạn thực hiện việc giám định chưa được quy định dẫn đến thời gian giám định kéo dài, nhiều trường hợp hết thời hạn điều tra, giải quyết vụ án vẫn chưa có kết luận giám định trong

khi quy định của BLTTHS chưa quy định về việc tạm dừng việc giải quyết vụ

án với căn cứ là chờ kết luận giám định mặc cho đây là một nguồn chứng cứrất quan trọng, đôi lúc có ý nghĩa quyết định trong việc giải quyết đúng đắn

vụ án hình sự.

(2) Yêu cầu giám định: Với tư cách là một quyền tố tụng của người tham gia tô tung, có ý nghĩa quan trọng trong việc bao đảm quyền lợi của họ trong tố tụng và là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của Cơ quan tiến

30

Trang 37

hành tố tụng, tuy nhiên tại BLTTHS chưa quy định rõ ràng về nội dung này

mà chỉ quy định một cách sơ xài và hạn chế Tại Điều 133 BLTTHS năm

1988 quy định như sau:

Quyền của bị can doi với kết luận giám định

1- Sau khi đã tiến hành giám định, nếu bi can yêu cầu thi đượcthông báo về nội dung kết luận giám định

BỊ can được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định,

yêu cầu giám định bố sung hoặc giám định lại Những điều này được ghi vào biên bản [25, Điều 133].

Có thé thấy, mặc dù kết luận giám định là một nguồn chứng cứ quan

trọng tuy nhiên việc tiếp cận nguồn chứng cứ này của bị can là rất hạn chế,

phụ thuộc vào sự cho phép của cơ quan tố tụng gây khó khăn trong việc thực

hiện quyền tự bào chữa của bị can Bên cạnh đó, quy định này còn thé hiện

việc bị can chỉ có quyền yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại đối

với nội dung đã giám định hoặc có liên quan đến vấn đề đã giám định mà

không được yêu cầu giám định đối với một vấn đề mới liên quan đến vụ án Ngoài ra, trên cơ sở quy định tại Khoản 3 Điều 36 BLTHS quy định về quyền

của người bao chữa: “Người bào chữa có nghĩa vụ sứ dung mọi biện pháp do

pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo; giúp bị can, bị

cáo về mặt pháp lý nham bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ” như vậy

có thể hiểu trong quá trình tham gia các hoạt động tố tụng thì người bào

chữa có quyền yêu cầu Co quan tố tụng thực hiện việc trưng cầu giám định

dé làm sáng tỏ tỉnh tiết của vụ án, mặc dù có quy định là vậy nhưng

BLTTHS không quy định gì thêm về cơ chế pháp lý để đảm bảo người bào chữa thực hiện hiệu quả quyền năng pháp lý của mình Như vậy, tại BLTTHS năm 1988 thì quyền yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng

31

Trang 38

hầu như không được quy định thé hiện thực tế trong giai đoạn này, việc giải quyết vụ án hình sự còn phụ thuộc toàn bộ vào hoạt động của cơ quan tố tụng, nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự vẫn chưa được nhìn nhận

đúng vai trò, tinh chất của nó và chưa được coi trọng; quyền lợi của ngườitham gia tố tụng chưa được đảm bảo

2.1.2 Quy định tại Bộ luật to tụng hình sự năm 2003

Trong quá trình áp dụng các quy định của BLTTHS năm 1988 để giải

quyết các vụ án hình sự mà cụ thé là các quy định về trưng cầu giám định va yêu cầu giám định đã phát sinh nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc giải quyết

đúng đắn vụ án hình sự từ đó đặt ra van đề cần có sự thay đôi, cũng trong thời

điểm này quan điểm của Đảng về hoạt động tư pháp và công tác cải cách tư

pháp đã có nhiều sự thay đổi trong đó đề cao vai trò của tranh tụng trong tốtụng hình sự, đặc biệt là tại giai đoạn xét xử, thé hiện ở việc tăng cường cácbiện pháp đảm bảo người tham gia tô tụng được tham gia thu thập, cung cấp,tiếp cận và đánh giá chứng cứ Vì những lý do trên, vào ngày 26 tháng 11

năm 2003 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩ Việt Nam thông qua

BLTTHS năm 2003 khắc phục tương đối một số hạn chế của BLTTHS năm

1988 va đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn áp dụng pháp luật ở giai đoạn

này; trong đó có các quy định về trưng cầu giám định và yêu cầu giám định.

Tại BLTTHS năm 2003, các nhà làm luật đã quy định những nội dungcủa trưng cầu giám định và yêu cầu giám định tại 10 điều luật với nội dungquy định chỉ tiết thêm một số nội dung về giám định tư pháp tại các điều 64,

73, 155, 156, 157, 158, 159, 193, 215 và 311, ngoài ra các vấn dé khác liên quan đến hoạt động trưng cầu giám định còn được quy định rải rác tại các điều luật khác của BLTTHS năm 2003.

(1) Trưng cầu giám định:

Về chủ thé thực hiện việc trưng cầu giảm định, theo quy định tại điểm d

32

Trang 39

Khoản 2 và Khoản 3 Điều 34 thì khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự thì Thủ trưởng cơ quan điều tra quyết định áp dụng biện pháp điều tra trưng cầu

giám định, thể hiện bằng Quyết định trưng cầu giám định, đồng thời quy địnhkhi được phân công điều tra vụ án hình sự thì phó thủ trưởng Cơ quan điều tracũng có quyền áp dụng biện pháp điều tra này Tương tự là các quy định vềnhiệm vụ quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Phó Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân được phân công thực hành quyền công tố va

kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình

sự tại Điều 36 BLTTHS cũng có quyền áp dụng biện pháp trưng cầu giám

định Những nội dung này là phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 65 vềthu thập chứng cứ với nội dung như sau:

Đề thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiêm sát và Toa án cóquyên triệu tập những người biết về vụ án dé hỏi và nghe họ trìnhbày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định Điều 152 cũng quy định: 1 Điều tra viên tiến hành xem xét thân théngười bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng đểphát hiện trên người họ dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác

có ý nghĩa đối với vụ án Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y.

Có thé thấy những quy định này đã tại BLTTHS năm 2003 đã khắc

phục gần như toàn bộ những vướng mắc, mâu thuẫn trong các quy định tạiBLTTHS năm 1988 về chủ thể thực hiện trưng cầu giám định nhưng đồngthời việc quy định chủ thé thực hiện trưng cầu giám định là Thủ trưởng, phó

thủ trưởng cơ quan điều tra và Viện trưởng, phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thay vì Diéu tra viên và Kiểm sát viên theo tác giả vẫn tồn tại những

điểm chưa hợp lý gây ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết vụ án (sẽ được đềcập cụ thể lại mục 2.2 của chương nay)

33

Trang 40

Ngoài ra, tại Điều 315 về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người chấp hành hình phạt tù thì trường hợp có nghỉ ngờ về tình trạng tâm thần của người đang chấp hành án có khả năng tiếp tục chấp hành án của

họ thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Chánh án Toà án nhândân cấp tỉnh hoặc Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết ánchấp hành hình phạt phải trưng cầu giám định pháp y Quy định này đã mởrộng phạm vi chủ thê cũng như thời điểm áp dụng biện pháp trưng cầu giámđịnh đến giai đoạn thi hành án Tuy nhiên, vấn đề về quy định thâm quyền

trưng cầu giám định của các co quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra van đang dé ngỏ, chưa có những quy định cụ thé gây ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án các quy định của BLTTHS chưa tương thích với các quy

định tại các Điều 19, 20, 21, 22 Pháp lệnh tô chức điều tra hình sự về thâmquyền trưng cầu giám định của các cơ quan này

Cùng với đó là việc BLTTHS chưa quy định về thâm quyền trưng cầugiám định của những người tiến hành tố tụng trong Tòa án một cách cụ thêtrong quá trình giải quyết vụ án, cụ thê tại Điều 34 BLTTHS về nhiệm vụ

quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, hay Điều 36 BLTTHS về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát đều có quy định về quyền trưng cầu giám định tuy nhiên tại Điều 38 BLTTHS về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Chánh

án, Phó chánh án Tòa án nhân dân hoặc Điều 39 về nhiệm vụ quyền hạn vàtrách nhiệm của thâm phán đều không có quy định tương tự

Về những trường hợp bat buộc phải trưng câu giám định, BLTTHS

năm 2003 đã kế thừa những quy định của BLTTHS năm 1988 về các trường

hợp bắt buộc phải thực hiện việc trưng cầu giám định nhưng đồng thời cũng

bé sung thém hai can ctr bao gom: (1) Cần xác định tuổi của bị can, bi cáo,

người bị hại, nêu việc đó có ý nghĩa đôi với vụ án và không có tài liệu khăng

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Số liệu các trường hợp giám định lại và giám định bố sung - Luận văn thạc sĩ luật học: Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Bảng 3.1. Số liệu các trường hợp giám định lại và giám định bố sung (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w