- Dòng vật chất gia tăng giá trị qua từng bước chuyển hóa về vật chất- Các hoạt động logistic cơ bản vận chuyển, kho bãi,dự trữ đảm bảo hợp lý chho hoạt động lưu thông giữa các thành viê
Trang 1QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
( MỚI NHẤT )
MỤC LỤC NHÓM CÂU HỎI 1:
Câu 1: Trình bày các khái niệm cơ bản và cho ví dụ minh họa (một chuỗi cung ứng cụ
thể của một doanh nghiệp/một sản phẩm, vẽ mô hình): 7
Câu 2: Mô tả hoặc phân tích có ví dụ minh họa: 8
Câu 3: Liệt kê và cho ví dụ minh họa: 10
- Một số dạng chuỗi cung ứng phổ biến hiện nay 10
- Một số yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của các chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu? Chọn 1 yếu tố để phân tích 10
Câu 4: Vẽ mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR model) 12
Câu 5: Trình bày khái nệm và bản chất, cho ví dụ minh họa? 14
- Lập kế hoạch chuỗi cung ứng 14
- “Sản xuất” trong chuỗi cung ứng? 14
Câu 6: Mô tả đặc điểm (lợi ích), cho ví dụ minh họa: 15
- Mô hình “sản xuất để dự trữ” 15
- Mô hình “Lắp ráp theo đơn hàng” 15
- Mô hình “Sản xuất theo đơn hàng” 15
- Lập kế hoạch chuỗi cung ứng ở bậc chiến thuật 15
- Lập kế hoạch chuỗi cung ứng ở bậc chiến lược 15
Câu 7: Trình bày các khái niệm cơ bản (và vai trò) và cho ví dụ minh họa: 18
- Hoạt động mua hàng trong chuỗi cung ứng? 18
- Thuê ngoài trong chuỗi cung ứng? 18
Câu 8: Liệt kê và mô tả ngắn gọn (hoặc vẽ hình), có ví dụ minh họa: 19
- Quy trình mua hàng trong chuỗi cung ứng 19
- Quy trình thuê ngoài trong chuỗi cung ứng 19
- Các tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp 19
- Các thành phần quan trọng để quản trị tốt các mối quan hệ với các nhà cung cấp 19
- Các loại hình chiến lược nguồn cung 19
- Các mặt hàng trong chiến lược nguồn cung 19
- Những khác biệt giữa mặt hàng chiến lược và mặt hàng then chốt? 19
Trang 2Câu 9: Phân tích và lập luận (hoặc giải thích) có ví dụ minh họa: 26
- Quan điểm tiếp cận 3 bậc trong quản trị mua hàng 26
- Bước nào là quan trọng nhất trong quy trình mua hàng trong ccu? Tại sao? 26
- Tại sao cần phải “xây dựng quy trình tác nghiệp” trong hoạt động thuê ngoài? 26
- Những lý do căn bản khiến doanh nghiệp lựa chọn “chiến lược nhiều nhà cung cấp”?26 - Những lý do căn bản khiến doanh nghiệp lựa chọn “chiến lược liên minh khách hàng – nhà cung cấp”? 27
Câu 10: Trình bày các khái niệm cơ bản (và vai trò/chức năng/đối tượng) và cho ví dụ minh họa: 31
- Hoạt động giao hàng trong chuỗi cung ứng 31
- Trung tâm phân phối 31
- Hoạt động thu hồi trong CCU 31
- Quản lý quan hệ khách hàng trong ccu? 31
Câu 11: Phân tích và lập luận (hoặc giải thích) có ví dụ minh họa: 33
- Để đạt được những yêu cầu trong hoạt động giao hàng doanh nghiệp phải đầu tư vào những khía cạnh nào? 33
- Những khác biệt cơ bản giữa kho chứa hàng và trung tâm phân phối? 33
- Doanh nghiệp có thể giao hàng mà không qua trung tâm phân phối được hay không?34 - Trong trường hợp nào thì việc thu hồi giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí? 34
- Tại sao việc thu hồi có thể giúp ccu đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng? 34
- Tại sao cần phân loại khách hàng theo bậc tài chính? 34
- Bước nào trong quy trình đáp ứng và và quản lý đơn hàng sẽ cần nhiều thời gian và công sức lớn nhất của các thành viên chuỗi? 34
- Khả năng ứng dụng một mô hình thu hồi cụ thể tại việt nam hiện nay? 34
Câu 12: Vẽ mô hình: 38
- Quy trình đáp ứng và quản lý đơn hàng 38
- Quy trình thu hồi trong chuỗi cung ứng 38
- Mô hình chuỗi cung ứng thu hồi cụ thể 38
- Quản lý quan hệ khách hàng trong chuỗi cung ứng? 38
Câu 13: Trình bày các khái niệm cơ bản (và vai trò) và cho VD minh họa: 39
- “Hiệu ứng Bullwhip” (hiệu ứng cái doi da)? 39
- Cộng tác trong chuỗi cung ứng? 39
Câu 14: Phân tích và lập luận (hoặc giải thích) có VD minh họa: 41
Trang 3- Các nguyên nhân gây nên hiệu ứng Bullwhip (hiệu ứng cái doi da)? 41
- Hệ quả của hiệu ứng này trong chuỗi cung ứng? 41
- Các giải pháp để hạn chế các tác động tiêu cực của hiệu ứng này trong chuỗi cung ứng? 41
- Đặc điểm và lợi ích của cộng tác phối hợp? 41
Câu 15: Liệt kê và có ví dụ minh họa 45
- Các mô hình cộng tác phổ biến trong chuỗi cung ứng? 45
- Các yêu cầu để cộng tác thành công trong chuỗi? 45
- 1 số xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng hiện nay? 45
- Vai trò và chức năng của hệ thống thông tin trong quản trị chuỗi cung ứng? 45
Câu 16: Vẽ sơ đồ và mô tả minh họa: 49
- Các mức độ cộng tác trong chuỗi cung ứng? 49
- Cấu trúc hệ thống thông tin chuỗi cung ứng? 49
- Hạ tầng hệ thống thông tin chuỗi cung ứng? 49
Câu 17: Liệt kê (hoặc vẽ hình): 51
- Các mô hình đánh giá chuỗi cung ứng phổ biến hiện nay? 51
- Các chỉ tiêu đo lường chuỗi cung ứng theo mô hình thẻ điểm cân bằng (BSC)? 51
- Đặc điểm mô hình tương quan thị trường 51
- Các chỉ tiêu đo lường chuỗi cung ứng theo mô hình tương quan thị trường? 51
- Các chỉ tiêu hiệu quả theo mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR)? 51 Câu 18: Có đồng tình hay ko đối với các nhận định dưới đây? Giải thích? 54
- “ Chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có thể quản lý được chuỗi cung ứng mở rộng” 54
- “ Quản trị chuỗi cung ứng đơn giản là 1 việc không hề đơn giản” 54
- “Thiết lập 1 thước đo tốt để đánh giá chuỗi cung ứng là công việc đơn giản” 54
NHÓM CÂU HỎI 2 Câu 1: Trình bày các khái niệm và đặc điểm, cho ví dụ minh họa? 56
- Chuỗi cung ứng đẩy 56
- Chuỗi cung ứng kéo 56
- Chuỗi cung ứng tinh gọn 56
- Chuỗi cung ứng linh hoạt 56
- “Cung ứng và sản xuất đúng thời điểm” (JIT)? 56
Câu 2: Phân tích có ví dụ minh họa: 59
- Yếu tố “sản xuất” trong chuỗi cung ứng 59
Trang 4- Yếu tố “thông tin” trong chuỗi cung ứng 59
- Sự đánh đổi giữa hiệu quả và hiệu năng trong chuỗi cung ứng 59
- Phối hợp 2 kiểu chuỗi cung ứng đẩy và kéo 59
- Chuỗi cung ứng của sản phẩm phổ thông? 59
- Chuỗi cung ứng của sản phẩm đổi mới? 59
- Chuỗi cung ứng của sản phẩm dịch vụ? 60
- Chuỗi cung ứng của sản phẩm vật chất? 60
- Đường cong hiệu quả - hiệu năng có liên hệ như thế nào mới mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng? 60
- Khả năng đột phá để tạo ra đường cong mới vượt trội cả về hiệu quả và hiệu năng trong chuỗi cung ứng? 60
Câu 3: Liệt kê (hoặc mô tả tóm tắt) và cho ví dụ minh họa: 65
- Các thành viên cơ bản trong chuỗi cung ứng và vai trò của họ trong chuỗi 66
- Các yếu tố động năng trong chuỗi cung ứng 66
- Những lý do khiến cho xu hướng ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phổ biến hơn 66
Câu 4: Trình bày các khái niệm (và bản chất, đặc điểm, thành phần), và cho ví dụ minh họa: 67
- Lập kế hoạch chuỗi cung ứng 68
- Công tác dự báo trong chuỗi cung ứng 68
- Quy trình lập kế hoạch chuỗi cung ứng 68
- Năng lực cốt lõi 68
Câu 5: Phân tích và lập luận (hoặc giải thích) có ví dụ minh họa: 69
- Công tác lập kế hoạch có cần thiết hay không nếu thị trường và môi trường của doanh nghiệp thay đổi nhanh và biến động không ngừng? 70
- Công tác lập kế hoạch trong chuỗi cung ứng sẽ do các bộ phận nào/cá nhân nào đảm nhiệm 70
- Việc dự báo giúp ích gì trong công tác lập kế hoạch chuỗi? 70
- Tại sao cần phải xác định được năng lực cốt lõi của doanh nghiệp trong quy trình lập kế hoạch chuỗi cung ứng? 70
- Những khác biệt cơ bản giữa các mô hình sản xuất trong chuỗi cung ứng? 70
- Khi quy mô sản xuất mở rộng thì mô hình sản xuất sẽ cần điều chỉnh như thế nào? 70
Trang 5- Tại sao một số doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh ra
ngoài lĩnh vực chuyên môn truyền thống của mình? 70
- Khi thực tế nhu cầu thị trường cao hơn nhiều so với số liệu dự báo thì có thể phản ứng như thế nào trước tình huống đó? 70
Câu 6: Phân tích và lập luận (hoặc giải thích) có ví dụ minh họa: 73
- Quan điểm về tổng chi phí sở hữu vật liệu/hàng hóa trong quản trị mua hàng? 73
- Doanh nghiệp cần phải tính đến các chi phí nào khác ngoài chi phí giá mua hàng? 73
- Các căn cứ của quyết định thuê ngoài trong ccu? 73
- Tại sao thuê ngoài đang là xu hướng phổ biến hiện nay? 73
- Việc thuê ngoài có thể gặp những hạn chế và rủi ro như thế nào? 73
- Những ưu điểm và hạn chế của “chiến lược tích hợp dọc về đầu nguồn và tự sở hữu nguồn cung” 74
- Những lợi ích thu được khi đầu tư vào việc phát triển mỗi quan hệ với nhà cung cấp?74 - Tại sao cần phải chia sẻ thông tin với nhà cung cấp? 74
- Doanh nghiệp cần làm gì để quản trị tốt các mối quan hệ với các nhà cung cấp khác nhau? 74
- “nhà cung cấp tốt là nguồn tài nguyên vô giá” 74
- Mối quan hệ giữa “năng lực cốt lõi” với hoạt động thuê ngoài trong chuỗi cung ứng?74 Câu 7: Liệt kê và mô tả ngắn gọn (hoặc vẽ hình) có ví dụ minh họa: 80
- Đặc điểm và lợi thế của việc giao hàng chéo (cross-docking)? 80
- Những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình thu hồi? 80
- Các đối tượng của dòng thu hồi trong ccu? 80
- Đặc điểm của khách hàng bạch kim và hoạt động cần thiết của doanh nghiệp để duy trì và phát triển nhóm khách hàng này? 80
- Đặc điểm của khách hàng chì và ứng xử phù hợp của doanh nghiệp với nhóm khách hàng này 80
Câu 8: Phân tích và lập luận ( hoặc giải thích ) có ví dụ minh họa: 83
- Giao hàng trực tiếp có những ưu điểm gì so với giao hàng qua trung tâm phân phối 83 - Trong những trường hợp nào thì ko nên giao hàng trực tiếp? 83
- Những điều kiện cần thiết để ứng dụng thành công phương thức giao hàng chéo trong chuỗi cung ứng? 83
- Doanh nghiệp cần phải làm những gì khi phải triệu hồi những sản phẩm lỗi? 83
Trang 6- Các siêu thị ( hoặc các hãng hàng không ) thường tổ chức chương trình “ khách hàng
thân thiết” để đạt được những mục tiêu cụ thể nào? 83
- Việc phân loại khách hàng theo bậc tài chính có ý nghĩa như thế nào đối với việc hoàn thành mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng “ tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống”? 83
Câu 9: Phân tích và lập luận (hoặc giải thích): 87
- Hệ thống thông tin chuỗi cung ứng có tác động như thế nào đến quyết định về các mức độ cộng tác cụ thể của doanh nghiệp với các thành viên khác trong chuỗi cung ứng? 87
- Việc đầu tư đầy đủ vào hạ tầng hệ thống thông tin có thể hoàn thiện các chức năng của hệ thống thông tin chuỗi cung ứng như thế nào? 87
- Để quản lý và vận hành tốt thông tin chuỗi cung ứng thì cần đầu tư như thế nào cho hạ tầng hệ thống thông tin? 87
- Mối liên hệ giữa hiệu ứng Bullwhip và việc cần thiết phải cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi? 88
- Hoạt động cộng tác cần thiết để có thể phối hợp đẩy-kéo trong 1 chuỗi cung ứng 88
- Tình huống cộng tác thành công và giảm được hiệu ứng Bullwhip? 88
Câu 10: Phân tích và lập luận (hoặc giải thích) có ví dụ minh họa: 90
- Tại sao cần phải đo lường và đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng? 90
- Các mô hình đánh giá chuỗi cung ứng khác nhau ở những khía cạnh nào? 90
- Làm thế nào để chọn được đúng mô hình đánh giá phù hợp với chuỗi cung ứng cụ thể? 90
- Tại sao cần phải phân biệt các loại thị trường khác nhau để đo lường và đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng? 90
Câu 11: Có đồng tình hay không với các nhận định dưới đây? Giải thích hoặc cho ví dụ minh họa? 91
- “Các công ty sản xuất luôn đứng ở vị trí lãnh đạo (quản lý) chuỗi” 91
- “Trong chuỗi cung ứng hiện đại, thông tin có thể thay thế cho dự trữ” 91
- “ Quản trị chuỗi cung ứng là 1 công việc khó khăn” 91
- “Rủi ro trong chuỗi cung ứng thường có tính dây chuyền” 91
- “Cộng tác trong chuỗi cung ứng đẩy luôn dễ dàng hơn so với chuỗi cung ứng kéo” 91 - “Chỉ có cộng tác ở mức độ cao, phối hợp hoặc đồng bộ, thì các thành viên trong chuỗi mới cần chia sẻ thông tin với nhau” 91
Trang 7ĐỀ 1: DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN 93
ĐỀ 2: DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC CÀ PHÊ 96
ĐỀ 3: DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG 98
ĐỀ 4: DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC MAY MẶC 100
NHÓM CÂU HỎI 3………
-
NHÓM CÂU HỎI 1
Câu 1: Trình bày các khái niệm cơ bản và cho ví dụ minh họa (một chuỗi cung ứng cụ thể của một doanh nghiệp/một sản phẩm, vẽ mô hình):
- Chuỗi cung ứng
- Quản trị chuỗi cung ứng
- Chuỗi cung ứng đơn giản
- Chuỗi cung ứng mở rộng
Trả lời:
a Chuỗi cung ứng là một tập hợp gồm 3 hay nhiều doanh nghiệp kết nối một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp bằng dòng chảy vật chất, thông tin và tài chính nhằm đáp ứng đúng yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng
Ví dụ: Chuỗi cung ứng của cafe Trung Nguyên:
b Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp các phương thức thiết kế, lập kế hoạch,
triển khai một cách tích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, nhà sản xuất, hệ thống kho bãi
và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đúng địa chỉ, thời gian, chất
Trang 8lượng, số lượng với mục đích giảm thiểu chi phí, thỏa mãn dịch vụ khách hàng, gia tăng giá trị cho tất cả thành viên.
Ví dụ: Quản trị chuỗi cung ứng của CTCP Tập đoàn Trung Nguyên là việc công
ty thiết kế, lập kế hoạch, triển khai mối quan hệ giữa thành viên trong chuỗi sao cho đạt giá trị cao nhất
c Khái niệm chuỗi cung ứng đơn giản: là chuỗi cung ứng chỉ có 1 vài thành
viên đảm nhận nhiều hoặc toàn bộ vai trò trong chuỗi, cấu trúc đơn giản và ít cấp bậc
d Khái niệm chuỗi cung ứng mở rộng: là chuỗi cung ứng có nhiều hơn 2-3
thành viên, được phân làm nhiều cấp bậc, mỗi thành viên trong chuỗi đảm nhận một hoặc một vài vai trò chủ chốt, các thành viên có sự tương tác và hỗ trợ cho nhau trong quá trình hoạt động để đảm bảo chuỗi cung ứng được diễn ra 1 cách nhịp nhàng, hiệu quả
VD: Chuỗi cung ứng xe máy của Honda Việt Nam
Câu 2: Mô tả hoặc phân tích có ví dụ minh họa:
- Bản chất và mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng
- Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng
- Những lợi ích và thách thức của công tác quản trị chuỗi cung ứng.
Trả lời:
1 Bản chất và mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng:
Trang 9Bản chất của quản trị chuỗi cung ứng là việc quản trị cung cầu bên trong doanh
nghiệp và giữa các công ty với nhau, thành mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu quả cao Quản trị chuỗi cung ứng là thực hiện chức năng tích hợp và kết nối bao gồm quản trị các quá trình và các mối quan hệ từ thiết kế, sản xuất, lưu kho, vận chuyển và cung cấp sản phẩm ra thị trường Ngoài ra còn thực hiện các công việc như định hướng quy trình sản xuất, kinh doanh, phối hợp đồng bộ các thành viên trong chuỗi, xuyên suốt đầu cuối quá trình từ việc chọn lựa nhà cung cấp đầu tiên đến việc cung ứng sản phẩm đến khách hàng
Ví dụ: Chuỗi cung ứng của công ty sữa quốc tế IDP: công ty liên kết với người sản xuất theo hình thức tạo vùng nguyên liệu Công ty đã phối hợp liên kết với nhiều tỉnh thành nhằm đảm bao nguyên liệu chất lượng Người sản xuất được công ty hỗ trợ tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, cho vay vốn ưu đãi, Bên cạnh đó cũng tổ chức nhiều Hội nghị khách hàng để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng
Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là nhằm tối đa hóa giá trị cho toàn hệ
thống, nhằm tăng doanh số bán hàng và dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng, đồng thời giảm được phần nào chi phí lưu kho và điều hành bởi giá trị của chuỗi cung ứng chính là phần giá trị khách hàng trừ đi chi phí của chuỗi cung ứng Hay nói cách khác mục tiêu của quản trị chuỗi là khiến cho tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm đều cần phải tối thiểu hóa
Ví dụ: Một khách hàng mua một hộp sữa Fami của công ty sữa đậu nành Việt
Nam Vinasoy với giá 6000 đồng ở cửa hàng tiện lợi Circle K Chi phí của chuỗi cung ứng trên gồm: chi phí nguyên liệu, chi phí vỏ hộp sữa, chi phí bảo quản, vận chuyển, Lợi nhuận của chuỗi là hiệu của giá trị khách hàng và tổng chi phí chuỗi cung ứng Khi lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao thì chuỗi cung ứng càng hiệu quả Sự thành công của chuỗi cung ứng được đo lường bằng lợi nhuận của cả chuỗi và bằng việc giảm thiểu chi phí, tối đa hóa giá trị cho toàn hệ thống
2 Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng
a) Dòng vật chất:
- Là con đường lưu thông và chuyển hóa về vật chất
- Vật liệu thô – bán thành phẩm – sản phẩm cuối cùng
- Đi từ nhà cung cấp đầu tiên tới người tiêu dùng, đúng và đủ về số lượng, chất lượng, thời gian
Trang 10- Dòng vật chất gia tăng giá trị qua từng bước chuyển hóa về vật chất
- Các hoạt động logistic cơ bản (vận chuyển, kho bãi,dự trữ) đảm bảo hợp lý chho hoạt động lưu thông giữa các thành viên
b) Dòng dòng tin
- Kết nối, liên kết các thành viên trong chuỗi cung ứng
- Dịch chuyển dữ liệu cung, cầu, đơn đặt hàng, chứng từ,…
- Thể hiện sự tương tác 2 chiều và đa chiều
- Bao gồm dòng thông tin hoạch định và dòng thông tin tác nghiệp
- Tạo sự liên kết và phối hợp nhịp nhàng
- Chia sẻ dữ liệu giữa các thành viên
c) Dòng tài chính
- Thanh toán, tín dụng, ủy thác và sở hữu,…
- Dòng ngược chiều, chuyển giao quyền sở hữu
3 Những lợi ích và thách thức của công tác quản trị chuỗi cung ứng
a) Lợi ích
- Tiết kiệm chi phí
- Đảm bảo chất lượng đầu ra, đầu vào
- Gia tăng khả năng đáp ứng đơn hàng
- Quá trình luân chuyển
=> Gia tăng năng lực cạnh tranh
b) Thách thức
- Khác biệt mục tiêu giữa các thành viên trong chuỗi
- Quá trình sản xuất không tương thích
- Phức tạp và xáo trộn các yếu tố do sự thay đổi thích nghi
- Rủi ro có tính dây chuyền
Câu 3: Liệt kê và cho ví dụ minh họa:
- Một số dạng chuỗi cung ứng phổ biến hiện nay
- Một số yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của các chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu? Chọn 1 yếu tố để phân tích.
Trả lời:
1 Một số dạng chuỗi cung ứng phổ biến hiện nay:
- Theo tính chất sản phẩm :
+ Chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ
Trang 11+ Chuỗi cung ứng sản phẩm vật chất ( gồm Chuỗi cung ứng thực phẩm và Chuỗi cung ứng phi thực phầm)
- Theo đặc điểm nhu cầu:
+ Chuỗi cung ứng phổ thông
+ Chuỗi cung ứng đổi mới
- Theo nguyên tắc quản lý:
+ Chuỗi cung ứng do một doanh nghiệp quản lý
+ Chuỗi cung ứng tự quản lý
- Theo cơ chế vận hành dòng hàng hóa:
+ Chuỗi cung ứng đẩy
+ Chuỗi cung ứng kéo
+ Chuỗi cung ứng phối hợp
- Theo mức độ phức tạp của quản lý:
+ Chuỗi cung ứng truyền thống
+ Chuỗi cung ứng tinh gọn
+ Chuỗi cung ứng linh hoạt
+ Chuỗi cung ứng phối hợp
2 Một số yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của các chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu Chọn 1 yếu tố để phân tích.
Việc thúc đẩy sự tăng trưởng của các chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu là nhờ các yếu tố như quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi, cộng tác trong chuỗi cung ứng, lập kế hoạch chuỗi cung ứng, định dạng mô hình sản xuất, quản
lý nguồn cung, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý thông tin,…Trong các yếu tố trên,
em cho rằng quản lý nguồn cung có tác động mạnh mẽ đến công tác quản trị chuỗi
cung ứng tại doanh nghiệp Việt Nam
Việc quản lý nguồn cung có vai trò quan trọng bởi lẽ nhà cung cấp là nơi mà doanh nghiệp lấy nguyên vật liệu để thực hiện quá trình sản xuất Khi doanh nghiệp quản lý tốt nguồn cung của mình, nguyên vật liệu luôn sẵn sàng cho quá trình sản xuất, hơn nữa có thể có lợi nhuận cao khi lựa chọn được nhà cung ứng tốt, giá thành rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng Ngược lại nếu không quản lý được nguồn cung, doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, dự trữ hoặc rơi vào tình trạng chất lượng hàng hóa không đảm bảo làm mất niềm tin khách hàng Vì vậy, tùy thuộc vào số lượng và mức độ quan hệ với nhà
Trang 12cung cấp, doanh nghiệp phải lựa chọn chiến lược nguồn cung theo đặc điểm mặt hàng cho phù hợp Có thể lựa chọn quan hệ giao dịch đối với chiến lược nhiều nhà cung cấp, đối tác chiến thuật với chiến lược ít nhà cung cấp, đồng bộ hóa chuỗi cung ứng đối với chiến lược liên minh khoa học nhà cung cấp và sở hữu nguồn cung khi tích hợp dọc.
Ta có thể kể đến hiệu quả của quá trình quản lý nguồn cung của Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan Masan là 1 trong những công ty lớn hàng đầu Việt Nam, chiếm
vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam và đứng thứ 2 trong ngành hàng tiêu dùng Sở dĩ Masan có được những thành công như ngày hôm nay bởi lẽ công ty quản trị rất tốt các nguồn cung ứng Masan đã lựa chọn ra các nhà cung cấp tốt dưới một quy trình khắt khe, đồng thời cũng quản lý rất tốt các nhà cung cấp đó Quy trình lựa chọn nhà cung cấp của Masan được thực hiện qua 4 giai đoạn: giai đoạn khảo sát (thu thập thông tin về nhà cung cấp), giai đoạn lựa chọn (lập danh sách nhà cung cấp ban đầu, thẩm định, chọn nhà cung cấp chính thức), giai đoạn đàm phán, giai đoạn thực nghiệm Qua quy trình đó, Masan đánh giá được năng lực cốt lõi của từng nhà cung cấp, từ đó lựa chọn được chiến lược nguồn cung theo đặc điểm mặt hàng
Câu 4: Vẽ mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR model)
- Giới thiệu tóm tắt về mô hình
- Nêu ý nghĩa của mô hình
- Các điều kiện cần thiết để có thể ứng dụng mô hình SCOR tại VN?
Trả lời:
1 Giới thiệu tóm tắt mô hình:
Mô hình SCOR “Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng”
* Giới thiệu mô hình:
Trang 13- Mô hình SCOR là mô hình hệ thống hóa các dạng chuỗi cung ứng phức tạp và
đa dạng để có thể kiểm soát thông qua các quy trình chuẩn Mô hình này định ra các ứng dụng tốt nhất, các thước đo hiệu quả hoạt động và yêu cầu chức năng của các phần mềm cho từng quy trình cốt lõi, quy trình con các các hoạt động của chuỗi cung ứng
- Mô hình quản lý các quy trình hoạt động trong chuỗi cung ứng
+ Năm 1994, PRTM & AMR phối hợp phát triển
+ Năm 1996 chuyển giao cho SCC
+ Được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau
+ Cấu trúc nền tảng, tái thiết kế quy trình kinh doanh
+ Thống nhất thuật ngữ trong quản lý
+ Lập chuẩn so sánh, thước đo hiệu quả hoạt động
- Mô hình gồm các bước, hoạt động từ phái nhà cung cấp đến khách hàng và ngược lại để có thể xem xét, kiểm tra và giám sát hoạt động chuỗi cung ứng sao cho hiệu quả và nhịp nhàng, liên tục; đồng thời cung cấp các tầm nhìn chung nhất cho mỗi thành viên trong chuỗi cung ứng để đáp ứng từng yêu cầu riêng biệt cho chuỗi
3 Các điều kiện cần thiết để có thể ứng dụng mô hình SCOR tại VN:
- Ở cấp độ 1, các công ty của VN cần xác định rõ sự phù hợp của các quy trình kinh doanh với cấu trúc kinh doanh (các đơn vị kinh doanh, các vùng, v.v…) và với các đối tác chuỗi cung ứng Từ đó tinh chỉnh các mục tiêu chiến lược của chuỗi cung ứng – những ưu tiên kinh doanh mà chuỗi cung ứng phải hỗ trợ đắc lực Cấp độ 1 tập trung vào năm quy trình chuỗi cung ứng chính (hoạch định(plan), mua hàng (source), sản xuất(make), phân phối (delivery) và thu hồi(return)
- Ở cấp độ 2, công ty cần tinh chỉnh lựa chọn về các quy trình chuỗi cung ứng của mình và xác định làm thế nào để quy trình tương thích với hạ tầng cơ sở kỹ thuật
Trang 14(bao gồm nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị ở các địa điểm và hệ thống công nghệ thông tin) Cấp độ 2, hay cấp độ cấu hình (configuration level), hỗ trợ phát triển và đánh giá các lựa chọn cấp độ cao (ở mô hình SCOR cấp độ 1) cho cấu trúc quy trình chuỗi cung ứng, bằng việc lựa chọn “gia vị” cho hoạch định, mua hàng, sản xuất, phân phối và thu hồi Điều này được thực hiện thông qua việc lựa chọn các quy trình con tương ứng, hay còn gọi là các danh mục quy trình, dựa trên chiến lược chuỗi cung ứng Việc lựa chọn danh mục quy trình sẽ ảnh hưởng đến thiết kế ở mức độ 3 bởi từng hạng mục yêu cầu các hoạt động cụ thể rất khác biệt.
Câu 5: Trình bày khái nệm và bản chất, cho ví dụ minh họa?
- Lập kế hoạch chuỗi cung ứng
- “sản xuất” trong chuỗi cung ứng?
Trả lời:
1 Lập kế hoạch chuỗi cung ứng
a Khái niệm: Lập kế hoạch chuỗi cung ứng bao gồm việc phân tích, dự báo, xây
dựng mục tiêu và năng lực để hình thành, thực hiện và triển khai chuỗi cung ứng sao cho đạt hiệu quả và hiệu năng cao nhất
b Bản chất:
- Xác định mục tiêu và định hướng cho tương lai
- Cân bằng cung cầu
- Tối ưu hóa nguồn lực
- Kết nối với các chiến lược chức năng khác
c Ví dụ minh họa: Chuỗi cung ứng của Apple được đánh giá là một trong
những chuỗi cung ứng tốt nhất thế giới Sự thành công này là nhờ một phần lớn của việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng:
- Nghiên cứu và phát triển: Phát triển các công nghệ mới, đăng ký sở hữu trí tuệ các bằng sáng chế, mua lại các doanh nghiệp bên thứ ba
- Thử nghiệm sản phẩm: Nghiên cứu thị trường, thử nghiệm sản phẩm trong thực
tế, đo lường và ngăn chặn các rủi ro về chất lượng
- Trước khi công bố sản phẩm: Giải quyết các vấn đề về dây chuyền – sản xuất, thống nhất các thỏa thuận thu mua và hợp tác với bên thứ ba, lên kế hoạch sản xuất và tồn kho phù hợp, quyết định số lượng sản phẩm sẽ bán trong những ngày đầu,…
- Công bố sản phẩm: Giải quyết các đơn hàng tồn đọng, dự báo doanh thu
Trang 15- Đánh giá theo quý: Báo cáo tồn kho trong quý, điều chỉnh dự đoán doanh thu, đánh giá kết quả kinh doanh, đánh giá xu hướng thị trường và cập nhật tình hình nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới tiếp theo.
2 Sản xuất trong chuỗi cung ứng
- Khái niệm : là quá trình chuyển hóa về vật chất và sáng tạo ra hàng hóa, dịch vụ
- Bản chất:
+ Là quá trình tạo ra giá trị để đem đến cho khách hàng
+ Xác định công suất chế tạo và dự trữ sản phẩm
+ Là sự cân đối của chi phí, giá trị và sự đa dạng các loại sản phẩm
+ Phát triển mô hình sản xuất
+ Xác định dc thứ tự ưu tiên và tập khách hàng mong muốn
+ Xây dựng định mức và giám sát quá trình sản xuất
+ Duy trì khả năng truy nguyên nguồn gốc
+ Xác định dc các chiến lược sản xuất phù hợp cho từng mặt hàng và mục tiêu
của doanh nghiệp
+ Xây dựng dc các phương án dự trữ,lưu kho, phân phối vận chuyển tới ng tiêu dùng 1 cách hợp lý và hiệu quả
Câu 6: Mô tả đặc điểm (lợi ích), cho ví dụ minh họa:
- Mô hình “sản xuất để dự trữ”
- Mô hình “Lắp ráp theo đơn hàng”
- Mô hình “Sản xuất theo đơn hàng”
- Lập kế hoạch chuỗi cung ứng ở bậc chiến thuật
- Lập kế hoạch chuỗi cung ứng ở bậc chiến lược
Trả lời:
1 Mô hình sản xuất để dự trữ:
- Đặc điểm:
+ Quy trình sản xuất: Sản xuất, lưu kho, phân phối và bán hàng
+ Sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, giá rẻ, thị trường đại chúng
+ Sản lượng rất lớn
+ Sản phẩm rất đồng nhất
+ Hệ thống sản xuất có tính tự động hóa cao
+ Sản xuất thành phẩm và dự trữ trong kho dựa trên dự báo nhu cầu
Trang 16+ Ko có nhiều biến động về nhu cầu, không có nhiều sự khác biệt
+ Có lợi thế nhờ quy mô, áp dụng mô hình chuỗi cung ứng đẩy
- Lợi ích: Chi phí thấp, đáp ứng nhanh nhu cầu
Ví dụ: Với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như kem đánh răng, thực phẩm,
bánh kẹo,…các doanh nghiệp thường lựa chọn mô hình sản xuất để dự trữ Những mặt hàng này thường có nhu cầu tương đối lớn và ổn định, vì vậy các doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt với số lượng lớn để dự trữ, sau đó sẽ cung ứng ra thị trường đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
2 Mô hình lắp ráp theo đơn hàng
- Lợi ích: Giảm dự trữ, tăng chất lượng dịch vụ; thích nghi nhu cầu thị trường
VD: Sản xuất máy tính, xe hơi, đồ gỗ, dịch vụ ăn nhanh…
3 Mô hình sản xuất theo đơn đặt hàng
- Đặc điểm:
+ Quy trình sản xuất: Nhận đơn hàng, sản xuất, giao hàng
+ Sản phẩm có giá trị cao, có thể lỗi theo thời gian
+ Sản lượng thấp
+ Nhu cầu thay đổi nhanh
+ Mức độ cá nhân hóa cao trong sản phẩm và quá trình sản xuất
- Lợi ích: Giảm dự trữ, nhiều lựa chọn; đơn giản hóa quá trình hoạch định
VD: hàng may mặc sản xuất theo yêu cầu khách hàng
4 Mô hình thiết kế theo đơn hàng:
- Đặc điểm:
+Sản phẩm được thiết kế, chế tạo theo yêu cầu khách hàng
+Nhu cầu đặc thù, phức tạp
+Khách hàng tgia ngay từ khâu thiết kế
+Tính cá nhân hóa cao
Trang 17- Lợi ích: Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu đặc biệt của khách hàng.
VD: thiết kế nội thất, xây dựng
5 Lập kế hoạch chuỗi cung ứng ở bậc chiến lược
- Là các kế hoạch dài hạn ( 1 đến 3 đến 5 năm)
- Đưa ra các quyết định về :
+ Cấu trúc ccu và quan hệ đối tác
+ Năng lực cốt lõi và năng lực cạnh tranh
+ Mô hình và địa điểm sản xuất
+ Công nghệ và đầu tư
- Các quyết định mang tính dài hạn khó thay đổi
- Hậu quả lâu dài nếu ra quyết định sai
Ví dụ công tác lập kế hoạch chuỗi cung ứng ở bậc chiến lược: Công ty cổ phần sữa Vinamilk
Có những kế hoạch dài hạn từ 3-5 năm
Cấu trúc chuỗi cung ứng và quan hệ đối tác: cấu trúc chuỗi bao gồm khâu cung ứng đầu vào, khâu sản xuất và khâu phân phối và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng
và quan hệ đối tác của vinamilk quan trọng nhất chính là người nông dân ngoài ra Vinamilk còn hợp tác với những tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới như tập đoàn CHR.HANSEN Đan Mạch, Tập đoàn DSM, Tập đoàn Lonza (Thụy sĩ)
Năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh: Cả về đảm bảo về sản lượng đàu ra, chất lượng lẫn sự sẵn có; đảm bảo về sản lượng sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng, xây dựng các nhà máy chế biến sữa với công suất lớn
Mô hình và địa điểm sản xuất: mô hình với quy mô lớn các trang trại bò sữa với những công nghệ tiên tiến hàng đầu của thế giới
Công nghệ và đầu tư: không ngừng mở rộng nguồn nguyên liệu, đẩy mạnh đầu tư
và nghiên cứu sản phẩm với mong muốn mang đến dinh dưỡng tối ưu cho người tiêu dùng
6 Lập kế hoạch chuỗi cung ứng ở bậc chiến thuật
- Là các kế hoạch trung hạn (3 đến 18 tháng)
- Yêu cầu xác định được : kế hoạch bán hàng, tiến độ sản xuất, quy mô và tgian
dự trữ, nhân sự, ngân sách, thời gian
- Xác định dc khối lượng, chủng loại, vật liệu cho sản phẩm
- Có sự điều chỉnh theo nhu cầu thực
Trang 18Câu 7: Trình bày các khái niệm cơ bản (và vai trò) và cho ví dụ minh họa:
- Hoạt động mua hàng trong chuỗi cung ứng?
- Thuê ngoài trong chuỗi cung ứng?
Trả lời:
1 Hoạt động mua hàng trong chuỗi cung ứng?
a Khái niệm:
Mua trong chuỗi cung ứng bao gồm những hoạt động cần thiết để sở hữu các yếu
tố đầu vào cho quá trình sản xuất - kinh doanh và các tác nghiệp khác của doanh nghiệp Hàng hóa và dịch vụ cần mua gồm có vật liệu/dịch vụ trực tiếp và vật liệu/dịch
vụ gián tiếp
b Vai trò: Hoạt động mua hàng rất quan trọng trong chuỗi cung ứng bởi nó đóng
vai trò là:
+ Trung tâm cắt giảm chi phí hợp lý
+ Đảm bảo sản xuất nhịp nhàng, liên tục
+ Đóng góp giá trị gia tăng
+ Vai trò “canh cửa”
+ Thông tin tương tác trong nội bộ và với bên ngoài doanh nghiệp
Ví dụ minh họa: Công ty Samsung tiến hành thu mua và đặt hàng các linh kiện
điện tử tại Việt Nam và Trung Quốc để phục vụ cho quá trình sản xuất lắp ráp điện thoại
2 Thuê ngoài trong chuỗi cung ứng?
Trang 19- Cải tiến dịch vụ khách hàng: Các đơn vị bên ngoài có năng lực cốt lõi về một hoặc một vài dịch vụ nhất định, tạo ra các dịch vụ có tính chuyên môn cao, đặc biệt linh hoạt về thời gian, địa điểm, đa dạng theo yêu cầu khách hàng do mạng lưới của họ
có tầm bao phủ lớn, hệ thống thiết bị hiện đại => đáp ứng khách hàng tốt hơn so với bộ phận bên trong doanh nghiệp
- Tăng kỹ năng quản lý và tăng khả năng tiếp cận thông tin ( Lý do tác nghiệp): Việc hợp tác với các nhà cung cấp bên ngoài còn là cơ hội để doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm quản lý Các nhà cung cấp luôn rất nhanh nhạy với những biến đổi trong môi trường kinh doanh của mình và đây cũng là một trong những nguồn thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp thích nghi tốt với thị trường
Ví dụ minh họa: Công ty Apple đã sử dụng hoạt động thuê ngoài trong việc sản
xuất và lắp ráp chiếc điện thoại Iphone ở các quốc gia châu Á Họ thu mua và đặt mua linh kiện từ các nguồn khác nhau trên khắp thế giới Linh kiện được chuyển đến các nhà máy lắp ráp ở Trung Quốc bằng đường hàng không để các nhà máy ở đó tiến hành việc sản xuất
Câu 8: Liệt kê và mô tả ngắn gọn (hoặc vẽ hình), có ví dụ minh họa:
- Quy trình mua hàng trong chuỗi cung ứng
- Quy trình thuê ngoài trong chuỗi cung ứng
- Các tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp
- Các thành phần quan trọng để quản trị tốt các mối quan hệ với các nhà cung cấp
- Các loại hình chiến lược nguồn cung
- Các mặt hàng trong chiến lược nguồn cung
- Những khác biệt giữa mặt hàng chiến lược và mặt hàng then chốt?
Trả lời:
1 Quy trình mua hàng trong chuỗi cung ứng:
- Phân tích và trao đổi về nhu cầu mua hàng:
+ Phân tích nhu cầu mua: nhằm xác định hoặc đánh giá lại nhu cầu mua do các giao dịch mua phải đáp ứng các nhu cầu mua mới hoặc đang có sẵn Các nhu cầu mua cần được xác định rõ và lượng hóa từ thành các chỉ tiêu đo lường cụ thể
Trang 20+ Quyết định sẽ tự làm hay mua sản phẩm hoặc dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sử dụng.
+ Giám sát quá trình mua
- Quản lý giao dịch: cần quản lý, giám sát để đảm bảo:
+ Nhà cung cấp giao hàng theo yêu cầu doanh nghiệp
+ Thời gian, địa điểm giao hàng
+ Thông tin trước, trong và sau khi giao hàng
+ Vận tải và nhận hàng
+ Phối hợp nhiều lô hàng, nhiều tuyến đường
- Quản lý quan hệ nhà cung cấp:
+ Định kỳ phân tích chi phí mua hàng và tổng chi phí sở hữu vật liệu
+ Đánh giá hiệu quả nhà cung cấp
+ Tìm kiếm cơ hội giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo dịch vụ và các yêu cầu kỹ thuật
+ Xây dựng quan hệ dài hạn với nhà cung cấp tốt nhất
Ví dụ: Quy trình mua hàng của Vinamilk
(1) Phân tích và trao đổi về nhu cầu mua hàng:
- Vinamilk quyết định vừa tự sản xuất nguyên liệu vừa mua từ các nhà cung cấp bên ngoài
+ Vinamilk phát triển 10 trang trại bò sữa để vừa tạo ra nguồn nguyên cung ứng nguyên liệu ổn định, vừa tránh được tình trạng khan hiếm nguyên liệu khi có sự cố bất ngờ xảy ra
+ Quyết định mua ngoài nguyên liệu từ các nông trại sữa và các nhà cung cấp khác trên thế giới
(2) Lựa chọn nhà cung cấp:
Trang 21Vinamilk liên kết vs hơn 8000 hộ dân chăn nuôi bò sữa với tổng số 100000 con, thu mua với sản lượng với gần 80% tổng nguồn nguyên liệu sữa tươi cung cấp cho các nhà máy
Bên cạnh đó, Vinamilk cũng xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với nguồn cung cấp chiến lược lớn trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu không những ổn định về chất lượng cao mà còn ở giá cả rất cạnh tranh Một số nhà cung cấp chính của Vinamilk là:
- Fonterra: là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao cho vinamilk
- Hoogwegt International : cung cấp bột sữa
- Pestima Bình Dương, Việt Nam: chuyên cung cấp hộp thiếc
- Tetra Pak INDOCHINA: cung cấp đóng gói bì carton và thiết bị đóng gói
(3) Quản lý giao dịch
Vinamilk luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát quy trình thực hiện hoạt động mua hàng để đảm bảo mang lại hiệu quả nhất Ví dụ, nhằm đảm bảo chất lượng sữa tươi nguyên liệu và nguyên liệu được chuyển đến các nhà máy đúng thời gian, địa điểm, Vinamilk đã tổ chức 80 trung tâm thu mua và trung chuyển sữa tươi từ các nông
hộ tới 5 trung tâm làm lạnh hoặc trực tiếp tới 13 nhà máy sữa ở cả 3 miền Họ phải đầu
tư vào hệ thống trữ lạnh và xe bồn vận chuyển lạnh cùng mạng lưới thu mua tới các nông hộ
(4) Quản lý quan hệ nhà cung cấp
Vinamilk cũng xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với nguồn cung cấp chiến lược lớn trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu không những ổn định về chất lượng cao mà còn ở giá cả rất cạnh tranh
2 Thuê ngoài trong chuỗi cung ứng:
(1) Đánh giá chiến lược và nhu cầu thuê ngoài:
- Rà soát hoạt động sản xuất kinh doanh nội bộ
- Xác định “lỗ hổng” giữa mục tiêu và thực trạng
- Xác định nhu cầu về việc thuê ngoài
(2) Đánh giá các phương án thuê ngoài
Trang 22- Đánh giá ưu điểm/hạn chế, lợi ích/rủi ro của từng phương án
- Lựa chọn phương án phù hợp nhất với mục tiêu và nguồn lực
(3) Lựa chọn đối tác
- Xác định tiềm năng cung ứng dịch vụ của đối tác
- Xác định nhu cầu và ưu tiên của doanh nghiệp
- So sánh, thử nghiệm và lựa chọn chính thức
(4) Xây dựng quy trình tác nghiệp
- Xây dựng quy trình thống nhất và kết nối nhịp nhàng
- Xác định: phương thức giao tiếp, mức độ kiểm soát giữa 2 bên, mức độ điều chỉnh, quy mô và đầu tư cho hoạt động điều chỉnh
(5) Triển khai và liên tục hoàn thiện
- Cân đối lợi ích 2 bên
- Giải quyết thỏa đáng mọi vướng mắc
- Hoàn thiện tác nghiệp
Ví dụ: Quy trình thuê ngoài của Apple
(1) Đánh giá chiến lược và nhu cầu thuê ngoài:
Apple cho rằng các hoạt động nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm là những hoạt động tốn nhiều trí lực nhất và cũng mang lại giá trị cao nhất trong chuỗi cung ứng Vì vậy, họ quyết định giữ lại tất cả các khâu thuộc về sáng tạo đổi mới tại Hoa Kỳ và thuê ngoài những khâu còn lại
(2) Đánh giá phương án thuê ngoài
- Apple sẽ quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu với phần phát triển sáng tạo ở Hoa
Kỳ và thuê ngoài các công đoạn sản xuất ở các quốc gia châu Á và mua linh kiện từ các nguồn khác nhau trên khắp thế giới Linh kiện được chuyển đến các nhà máy lắp ráp ở Trung Quốc bằng đường hàng không để tiết kiệm thời gian và chi phí
(3) Lựa chọn đối tác
Apple có hợp đồng với rất nhiều nhà cung ứng cho các linh kiện của một sản phẩm Apple còn làm việc với những nhà cung cấp khác nhau cho cùng một loại linh kiện giống nhau Một số đối tác chính :
- TPK Holding: phân phối tấm cảm ứng
- Intel: phân phối chíp xử lý
- Samsung Electronics : cung cấp chip
- LG : cung cấp tấm LCD độ phân giải cao cho Apple
Trang 23- Vitek: cung cấp màn hình cảm ứng
- Foxconn: là hãng sản xuất điện tử lớn nhất thế giới – nhà xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc sẽ là nhà máy lắp ráp các sản phẩm cho Apple
(4) Xây dựng quy trình tác nghiệp
- Các nguyên vật liệu được nhập khẩu sẽ chuyển đến Foxconn để lắp ráp thành những chiếc Iphone hoàn chỉnh cung ứng cho thị trường
- thành phẩm được chuyển trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát (UPS hoặc FedEx) đối với những người đặt mua sản phẩm Apple qua website của công ty
-Đối với những kênh phân phối còn lại (cửa hàng bán lẻ và nhà phân phối), Apple trữ hàng tại kho trung tâm tại Elk Grove, California và giao sản phẩm từ các kho này Cuối chuỗi này, Apple có dịch vụ bảo hành và thu hồi các sản phẩm hư hỏng, không còn sử dụng được nữa để tái chế
(5) Triển khai và liên tục hoàn thiện
- Mọi hoạt động sẽ thực hiện theo kế hoạch đã đề ra và luôn có sự giám sát, điều chỉnh hợp lý từ Apple Khả năng linh động trong thuê ngoài đã giúp Apple tập trung vào năng lực cốt lõi của mình là nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo để liên tục tung ra những sản phẩm mới thuyết phục người tiêu dùng
3 Các tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp:
1 Công nghệ và chất lượng 2 Giá cả và chi phí 3 Dịch vụ và cam kết
Phương pháp Giá đơn vị sản phẩm Lịch giao hàng
Kinh nghiệm Giá - khối lượng Tính ổn định
Trang thiết bị Điều khoản thanh toánTính linh hoạt
Tay nghề lao động Chi phí đặt hàng Xử lý sự cố
Quy trình kiểm soát Chi phí sửa chữa… Năng lực quản trị
Ví dụ : Các tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp của Honda Việt Nam
Chất lượng: Công ty Honda Việt Nam mỗi năm sản xuất khoảng 2 triệu xe máy,
số lượng chi tiết phụ tùng rất lớn nên Honda không thể kiểm tra chi tiết từng linh kiện, từng phụ tùng mà chỉ kiểm tra xác suất trên cơ sở kiểm tra, đánh giá hệ thống quản lý của nhà cung cấp Các nhà cung ứng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình cung cấp cho Honda Việt Nam Honda lựa chọn những nhà cung cấp uy tín tại các nước trên thế giới, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng
Trang 24linh kiện phụ: đèn, gương, vỏ máy ; Nhật Bản, Thái Lan: Linh kiện quan trọng nhất là động cơ và hộp số, xilanh, trục máy…
- Dịch vụ và cam kết : Honda yêu cầu nhà cung cấp cần có khả năng cung ứng sản phẩm đúng thời gian, địa điểm, chất lượng cũng như số lượng hàng hóa, sản phẩm, phương tiện vận chuyển,
- Công nghệ và khả năng tự đổi mới : Ngoài ra, Honda Việt Nam cũng đánh giá rất cao nhân sự cấp cao, người đứng đầu của nhà cung cấp sản phẩm và quan điểm đổi mới doanh nghiệp sao cho phù hợp với yêu cầu chất lượng và quản lý của mình Các doanh nghiệp sản xuất có thể chưa cần doanh nghiệp cung ứng linh kiện, phù tùng có ngay hệ thống chuẩn 100%, nhưng người đứng đầu phải sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu của Honda về đổi mới cho phù hợp với hệ thống quản lý Thêm vào đó, để trở thành nhà cung cấp thì các tổ chức phải thường xuyên đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng cũng như cải tiến sản phẩm
4 Các thành phần quan trọng để quản trị tốt các mối quan hệ với các nhà cung cấp
Các thành phần quan trọng như: Phân loại nhà cung cấp, sự tương hợp về quyền lợi, chia sẻ thông tin, quy trình quản trị, kỹ năng thương lượng, đo lường và đánh giá, cam kết của lãnh đạo,…
Ví dụ : Các chính sách quản trị tốt quan các mối quan hệ với nhà cung cấp của
Honda Việt Nam :
Hiện nay, các doanh nghiệp cung ứng đều yêu cầu điểu chỉnh giá bán phụ tùng, linh kiện Trước tình thế khó khăn như vậy, Honda Việt Nam đã có chiến lược là hợp tác win-win với hệ thống nhà cung cấp của mình, thường đặt hàng trước 3 tháng, thỏa thuận với nhà cung cấp khi giá nguyên liệu chung của thị trường tăng trên 5% thì hai bên ngồi lại thảo luận đưa ra những khắc phục khó khăn
Honda Việt Nam đã quản lý nguồn cung với bậc chiến lược:
+ Xây dựng gắn bó và tích hợp với nhà cung cấp
+ Xây dựng, duy trì quan hệ, đặt quan hệ trước để mua hàng
+ Tham gia năng động vào quá trình hoạch định chiến lược phối hợp
Đối với một số thành phần, Honda sắp xếp việc mua nguyên liệu thô hai hoặc ba tầng dọc theo chuỗi cung ứng, cho phép các nhà cung cấp đạt được lợi thế về giá cả và chất lượng, mặt khác, Honda thường cử các chuyên gia để hỗ trợ các nhà cung cấp và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc cung cấp và chất lượng linh kiện Loại quan
Trang 25hệ đối tác này đảm bảo tiếp tục cung cấp nguyên liệu với chi phí hợp lý và liên quan đến nhà cung cấp để đổi mới và cải tiến vật liệu sẽ tạo điều kiện cho tổ chức sản xuất các sản phẩm đa dạng.
Ngoài ra, chiến lược nguồn cung mà Honda sử dụng là chiến lược ít nhà cung cấp,
sử dụng vài nguồn cho một loại linh kiện, quan hệ hợp tác, dài hạn, ổn định, hợp đồng cung ứng dài hạn, cung ứng đúng thời điểm Việc sử dụng chiến lược trên vừa giúp tạo
ra mỗi quan hệ hợp tác lâu dài vừa tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các nhà cung cấp của Honda Việt Nam
5 Các loại hình chiến lược nguồn cung:
- Chiến lược nhiều nhà cung cấp: Quan hệ giao dịch
- Chiến lược ít nhà cung cấp: Đối tác chiến lược
- Chiến lược liên minh khách hàng - nhà cung cấp: Đồng bộ hóa chuỗi cung ứng
- Tích hợp dọc: Sở hữu nguồn cung
Ví dụ minh họa: Công ty Apple có hợp đồng với rất nhiều nhà cung ứng cho các
linh kiện của một sản phẩm của mình Không những thế Apple còn làm việc với những nhà cung cấp khác nhau cho cùng một loại linh kiện giống nhau Việc lựa chọn chiến lược nhiều nhà cung cấp như vậy là giảm thiểu sự tác động khi có một sự cố bất thường xảy đến với một nhà cung ứng cụ thể và có thể mua linh kiện từ các nhà cung cấp một mức giá rẻ nhất cũng như là ưu đãi
6 Các mặt hàng trong chiến lược nguồn cung:
Ví dụ minh họa: Ở một công ty sản xuất máy bơm thủy lực Có khoảng 50 thành
Trang 26kiến, khi các thành phần khác của máy bơm đã được giao tới nhà máy thì có một sự cố bất ngờ khiến ngày đến của van kiểm tra bị trì hoãn thêm một tuần nữa Do van kiểm tra không được giao kịp lúc khiến nhà sản xuất buộc phải dừng lại do thiếu phụ tùng Chính sách mua hàng đối với mặt hàng này là bảo đảm duy trì nguồn cung, phát triển thêm các sản phẩm và nhà cung cấp thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhà cung cấp ban đầu.
7 Những khác biệt giữa mặt hàng chiến lược và mặt hàng then chốt?
Mặt hàng chiến lược Mặt hàng then chốt
Rủi ro cao, giá trị cao Rủi ro cao, giá trị thấp
Vật liệu thiết yếu; thiết bị, máy
Quyết định cấp cap Phương án phòng ngừa rủi ro
Xây dựng liên minh khách hàng,
nhà cung cấp, nhà cung cấp toàn cầu
Chiến lược ít nhà cung cấp, độ tin cậy của nhà cung cấp, chấp nhận giá cao nếu cần thiếtTác động lợi nhuận cao, rủi ro
nguồn cung cao
Tác động lợi nhuận thấp, rủi ro nguồn cung cao
VD: Với công ty Vinasoy:
Mặt hàng chiến lược của Vinasoy: Dây chuyền chế biến, hộp, bịch giấy Tetra Park
Mặt hàng then chốt của Vinasoy: Hương liệu
VD: Với công ty Thaco:
Mặt hàng chiến lược của Thaco: Dây chuyền lắp ráp, động cơ, hệ thống phanh.Mặt hàng then chốt của Thaco: Túi khí, chíp điện tử, pin
Câu 9: Phân tích và lập luận (hoặc giải thích) có ví dụ minh họa:
- Quan điểm tiếp cận 3 bậc trong quản trị mua hàng
- Bước nào là quan trọng nhất trong quy trình mua hàng trong ccu? Tại sao?
- Tại sao cần phải “xây dựng quy trình tác nghiệp” trong hoạt động thuê ngoài?
- Những lý do căn bản khiến doanh nghiệp lựa chọn “chiến lược nhiều nhà cung cấp”?
Trang 27- Những lý do căn bản khiến doanh nghiệp lựa chọn “chiến lược liên minh khách hàng – nhà cung cấp”?
Trả lời:
1 Quan điểm tiếp cận 3 bậc trong quản trị mua hàng
(1) Bậc chiến lược (quản lý nguồn cung): Đáp ứng khách hàng cao nhất với tổng chi phí thấp nhất; xây dựng quan hệ
+ Xây dựng quan hệ gắn bó và tích hợp với nhà cung cấp
+ Đặt quan hệ trước để mua hàng
+ Tìm kiếm cơ hội và xác định thách thức trên thị trường nguồn cung
+ Tham gia năng động vào quá trình hoạch định chiến lược phối hợp
+ Tìm cách nâng cao giá trị từ quan hệ cung ứng
+ Nhà cung cấp tham gia sớm vào quá trình thiết kế và sản xuất
+ Giảm tính phức tạp trong nguồn cung
+ Chia sẻ thông tin, chia sẻ cơ hội
Ví dụ: Quản trị mua hàng bậc chiến lược của Honda Việt Nam
Hiện nay, các doanh nghiệp cung ứng đều yêu cầu điểu chỉnh giá bán phụ tùng, linh kiện Trước tình thế khó khăn như vậy, Honda Việt Nam đã có chiến lược là hợp tác win-win với hệ thống nhà cung cấp của mình, thường đặt hàng trước 3 tháng, thỏa thuận với nhà cung cấp khi giá nguyên liệu chung của thị trường tăng trên 5% thì hai bên ngồi lại thảo luận đưa ra những khắc phục khó khăn
Honda Việt Nam đã quản lý nguồn cung với bậc chiến lược:
- Xây dựng gắn bó và tích hợp với nhà cung cấp
- Xây dựng, duy trì quan hệ, đặt quan hệ trước để mua hàng
- Tham gia năng động vào quá trình hoạch định chiến lược phối hợp
Đối với một số thành phần, Honda sắp xếp việc mua nguyên liệu thô hai hoặc ba tầng dọc theo chuỗi cung ứng, cho phép các nhà cung cấp đạt được lợi thế về giá cả và chất lượng, mặt khác, Honda thường cử các chuyên gia để hỗ trợ các nhà cung cấp và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc cung cấp và chất lượng linh kiện Loại quan
hệ đối tác này đảm bảo tiếp tục cung cấp nguyên liệu với chi phí hợp lý và liên quan đến nhà cung cấp để đổi mới và cải tiến vật liệu sẽ tạo điều kiện cho tổ chức sản xuất các sản phẩm đa dạng
(2) Bậc chiến thuật (mua hàng): tổng chi phí sở hữu thấp nhất
+ Thực hiện nghiên cứu chuyên sâu thông tin vật liệu và phương án thay thế
Trang 28+ Xác định tổng chi phí sở hữu thấp nhất (chi phí mua, dự trữ, vận chuyển)
+ Đàm phán lựa chọn và thương lượng với nhà cung cấp
+ Quản lý và nâng cao chất lượng nhà cung cấp
+ Đảm bảo nguồn cung liên tục, đều đặn
+ Xây dựng quan hệ tốt với nhà cung cấp
Ví dụ: Quản trị mua hàng bậc chiến thuật của Toyota
Nhà cung cấp có giá thấp nhất không phải là tiêu chí lựa chọn của Toyota, công
ty này tin vào quá trình “phát triển và hợp tác với nhà cung cấp” để có những đối tác lâu dài và hiệu quả nhất
Nhà cung cấp của Toyota sẽ làm việc trực tiếp với phòng ban phát triển sản phẩm của và sản xuất tất cả phụ kiện theo yêu cầu Giữa nhà cung cấp và Toyota luôn duy trì
sự chia sẻ thông tin ở mức cao nhất, nhằm giảm thời gian cho giai đoạn thiết kế, phát triển cũng như khi đưa vào sản xuất
Toyota còn thường xuyên sắp xếp các nhân sự của mình qua hỗ trợ trực tiếp nhà cung cấp để chia sẻ công việc và thậm chí trao đổi các nhân sự lâu năm ở Toyota sang các vị trí cấp cao tại nhà cung cấp Điều này góp phần thúc đẩy sự tương thích cao giữa hai bên, đồng thời áp dụng được mô hình “sản xuất tinh gọn” do chính Toyota lập ra
(3) Bậc tác nghiệp (Mua sắm): giá thấp nhất cho 1 đơn vị sản phẩm
+ Đáp ứng yêu cầu của bộ phận sản xuất – kinh doanh
+ Tìm nguồn cung có giá trị thấp nhất
+ Đặt hàng và đưa ra yêu cầu sản phẩm/dịch vụ chi tiết
+ Thực hiện hợp đồng và giải quyết vướng mắc phát sinh
+ Thống kê và theo dõi số liệu liên quan đến hoạt động mua
+ Triển khai và giám sát
+ Dễ thay đổi nhà cung cấp
+ Ứng dụng công nghệ thông tin để giảm chi phí, hỗ trợ đắc lực cho các giao dịch
2 Bước nào là quan trọng nhất trong quy trình mua hàng trong chuỗi cung ứng? Tại sao?
Lựa chọn nhà cung cấp là bước quan trọng nhất trong quy trình mua hàng trong chuỗi cung ứng Đây là bước sàng lọc tiêu chuẩn về công nghệ, chất lượng, giá cả, chi phí, dịch vụ cam kết Từ việc nhận biết và phân tích nhu cầu mua hàng, doanh nghiệp
Trang 29cần lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn và có khả năng đáp ứng được nhu cầu của mình Nhà cung cấp tốt với những sản phẩm/dịch vụ tốt sẽ mang lại hiệu quả tương ứng cho các công đoạn sau của chuỗi cung ứng và ngược lại.
3 Tại sao cần phải “xây dựng quy trình tác nghiệp” trong hoạt động thuê ngoài?
Xây dựng quy trình tác nghiệp bao gồm việc xác định rõ: phương thức giao tiếp, mức độ kiểm soát của 2 bên, những điều chỉnh cần có trong hệ thống của 2 bên, quy
mô và mức độ đầu tư cho việc điều chỉnh và thích ứng Cần xây dựng quy trình tác nghiệp với các công việc trên để đảm bảo quy trình làm việc thống nhất, kết nối nhịp nhàng giữa hệ thống sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp với hệ thống cung ứng dịch vụ của nhà cung ứng, mang lại hiệu quả và giá trị cao nhất cho toàn bộ chuỗi cung ứng
Ví dụ: Xây dựng quy trình tác nghiệp của Apple
Apple chỉ đảm nhận khâu nghiên cứu và phát triển công nghệ, lựa chọn thuê ngoài các hoạt động sản xuất, vận chuyển, lưu kho,… Các nguyên vật liệu đầu vào được nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác nhau trên thế giới sẽ được chuyển đến Foxconn để lắp ráp thành những chiếc Iphone hoàn chỉnh cung ứng cho thị trường
- Sau đó thành phẩm được chuyển trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát (UPS hoặc FedEx) đối với những người đặt mua sản phẩm Apple qua website của công ty
- Đối với những kênh phân phối còn lại (cửa hàng bán lẻ và nhà phân phối), Apple trữ hàng tại kho trung tâm tại Elk Grove, California và giao sản phẩm từ các kho này Cuối chuỗi này, Apple có dịch vụ bảo hành và thu hồi các sản phẩm hư hỏng, không còn sử dụng được nữa để tái chế
Khả năng linh động trong thuê ngoài và xây dựng được một quy trình tác nghiệp giúp đảm bảo quy trình làm việc thống nhất, kết nối nhịp nhàng giữa Apple với hệ thống cung ứng dịch vụ của nhà cung ứng đã giúp Apple tập trung vào năng lực cốt lõi của mình là nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo để liên tục tung ra những sản phẩm mới thuyết phục người tiêu dùng
4 Những lý do căn bản khiến doanh nghiệp lựa chọn “chiến lược nhiều nhà cung cấp”?
- Doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhà cung cấp cho một mặt hàng => Hạn chế rủi
ro nguồn cung, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu không những ổn định mà còn tạo
Trang 30ra sự cạnh tranh về giá giữa các nhà cung cấp => doanh nghiệp được hưởng lợi, chọn được nhà cung cấp có mức giá tốt nhất, từ đó giúp giảm chi phí nguyên liệu đầu vào, gia tăng giá trị cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
Ví dụ: Lựa chọn chiến lược nhiều nhà cung cấp của Vinamik
Vinamilk theo đuổi chiến lược nhiều nhà cung cấp nguyên liệu sữa tươi cho chuỗi cung ứng sữa của mình để đảm bảo nguồn cung ổn định và hạn chế rủi ro, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh về giá giữa các nhà cung cấp Vinamilk liên kết vs hơn 8000 hộ dân chăn nuôi bò sữa với tổng số 100000 con, thu mua với sản lượng với gần 80% tổng nguồn nguyên liệu sữa tươi cung cấp cho các nhà máy Một số nhà cung cấp chính của Vinamilk ngoài nước là:
- Fonterra: là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao cho vinamilk
- Hoogwegt International : cung cấp bột sữa
- Pestima Bình Dương, Việt Nam: chuyên cung cấp hộp thiếc
- Tetra Pak INDOCHINA: cung cấp đóng gói bì carton và thiết bị đóng gói
5 Những lý do căn bản khiến doanh nghiệp lựa chọn “chiến lược liên minh khách hàng – nhà cung cấp”?
Việc tham gia “chiến lược liên minh khách hàng – nhà cung cấp sẽ giúp:
- Khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô qua việc Tích hợp hệ thống, các nhà cung cấp cùng chia sẻ đầu tư và lợi ích Nếu các nhà cung cấp chỉ hoạt động một cách độc lập, riêng lẻ thì quy mô sản xuất và cung ứng của nó sẽ không đủ lớn để có thể giảm được chi phí Trong khi đó, nếu liên kết nguồn lực, tài sản của các nhà cung ứng lại với nhau để cùng phát triển sản xuất hoặc thực hiện hoạt động phân phối thì chi phí trên một đơn vị sản phẩm lúc này có thể sẽ thấp hơn với trường hợp hoạt động một cách độc lập riêng rẽ vì lúc này quy mô sản xuất tăng lên cùng với tích lũy tài sản, nguồn lực Khối lượng sản phẩm đạt được nhờ vào sự hợp tác giữa các thành viên nhằm hoàn thiện sản phẩm, giúp giảm chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
- Học hỏi từ các đối tác trong liên minh thông qua tiếp xúc trao đổi và tương tác, qua những cam kết về chia sẻ công nghệ, kinh nghiệm,…giúp nâng cao, khai thác tốt nhất lợi thế cạnh tranh và kỹ năng quản lý chuỗi cung ứng,…
- Hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ cung ứng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng
Ví dụ: Liên minh nhà cung cấp – khách hàng của Fujitsu và Cisco
Trang 31Tại Việt Nam năm 2004, Fujitsu và Cisco Systems đã chính thức tuyên bố về việc hai bên đạt được một hiệp định cơ bản để hình thành liên minh chiến lược Liên minh này tập trung vào nghiên cứu, sản xuất các Router (bộ định tuyến) và các Switch (bộ chuyển mạch) giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp có thể thiết lập mạng IP cấp tiến Trong khuôn khổ của sự hợp tác này, Fujitsu và Cisco sẽ tiến hành việc phát triển chung các Router cao cấp, lên kế hoạch hợp tác về Router và Switch trong tương lai và phối hợp nhằm cải thiện chất lượng và tăng cường dịch vụ Thông qua liên minh này, các công ty sẽ tận dụng được ưu thế lãnh đạo trên thế giới của Cisco trong lĩnh vực công nghệ IP và kinh nghiệm hàng đầu của Fujitsu về công nghệ có độ tin cậy cao nhằm tung ra thị tường các sản phẩm mạng hàng đầu thế giới Cisco sẽ tập trung phát triển hệ điều hành IOS-XR cho các router multi-terabit Tận dụng kinh nghiệm về công nghệ được tích lũy qua việc kinh doanh các thiết bị viễn thông, Fujitsu sẽ đáp ứng nhu cầu chất lượng nghiêm ngặt của các nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông bằng việc đưa ra các hệ thống mạng với độ tin cậy cao
Câu 10: Trình bày các khái niệm cơ bản (và vai trò/chức năng/đối tượng) và cho ví dụ minh họa:
- Hoạt động giao hàng trong chuỗi cung ứng
- Trung tâm phân phối
- Hoạt động thu hồi trong CCU
- Quản lý quan hệ khách hàng trong ccu?
+ Số lượng, chất lượng, cơ cấu
+ Độ tin cậy, tính linh hoạt
+ Tính thông tin
c Vai trò và vị trí:
+ Thể hiện hiệu quả của toàn bộ chuỗi cung ứng
Trang 32+ Kết nối marketing, sản xuất, logistics
+ Kết nối giữa các thành viên chuỗi cung ứng
+ Tạo sự khác biệt bằng dịch vụ khách hàng
+ Duy trì lòng trung thành
+ Tăng doanh số, lợi nhuận
2 Trung tâm phân phối
3 Hoạt động thu hồi trong chuỗi cung ứng
- Khái niệm: Thu hồi trong chuỗi cung ứng : là một công đoạn của chuỗi cung ứng nhằm di chuyển và quản lý hiệu quả dòng sản phẩm, bao bì cùng thông tin liên quan từ điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ để phục hồi giá trị sản phẩm và xử lý rác thải đúng cách
- Vai trò:
+ Đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng
+ Thân thiện hơn đối với môi trường
+ Tạo sự thông suốt cho logistics xuôi: sp lỗi quay trở về kênh logistics xuôi nhanh chóng
+ Nâng cao trình độ dịch vụ KH: khắc phục, sửa chữa, bảo hành sàn phẩm
+ Tiết kiệm CP cho doanh nghiệp : nguyên liệu tái sinh, tái sử dụng bao bì, bán lại sản phẩm
+ Tạo hình ảnh xanh cho doanh nghiệp: giảm tác động đến môi trường
- Đối tượng:
+ Sản phẩm lỗi, sai sót
Trang 33Samsung phải tiến hành thu hồi toàn bộ dòng sản phẩm Samsung Galaxy Note 7
đã cung ứng ra thị trường với lí do lỗi pin, gây ra hiện tượng cháy nổ trong quá trình sạc
4 Quản lý quan hệ khách hàng trong chuỗi cung ứng
- Khái niệm: Là quá trình tương tác nhằm chuyển hóa những hiểu biết, dữ liệu
KH thành hành động cụ thể để phục vụ khách hàng tốt hơn, nhằm duy trì và phát triển lòng trung thành của KH với doanh nghiệp , từ đó nhận được lợi ích lớn hơn cho doanh nghiệp và toàn chuỗi cung ứng
Ví dụ: Quản lý quan hệ khách hàng của Honda Việt Nam
Để có thể phục vụ được số lượng rất lớn khách hàng của mình, Honda Việt Nam luôn chú trọng đến hệ thống công nghệ thông tin không chỉ dành cho mình mà còn cho các đại lý Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thông suốt từ đại lý đến nhà máy để nắm rõ thông tin khách hàng từ trước – trong – sau khi mua xe là mục tiêu rất lớn mà Honda đặt ra và luôn được thay đổi hoàn thiện Cụ thể Honda đã giới thiệu giải pháp quản trị quan hệ khách hàng CRM (phần mềm genCRM) cho các đại lý HEAD của mình không chỉ phục vụ cho chức năng công tác quản lý khách hàng trong quá trình bán hàng mà còn lưu trữ thông tin giúp đạt hiệu quả cao trong hoạt động sau bán Nhờ việc tích hợp dữ liệu thông qua CRM, Honda đã xây dựng các điểm tiếp xúc khách hàng, khảo sát được sự hài lòng của khách hàng và đảm bảo theo dõi kịp thời bất kỳ thông tin tiêu cực nào để giảm thiểu thời gian giải quyết khiếu nại của khách hàng từ vài tháng xuống vài phút Nhờ áp dụng công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng, Honda đã tiến gần hơn để trở thành một thương hiệu nổi tiếng thực sự hiểu và biết về khách hàng
Câu 11: Phân tích và lập luận (hoặc giải thích) có ví dụ minh họa:
- Để đạt được những yêu cầu trong hoạt động giao hàng doanh nghiệp phải đầu tư vào những khía cạnh nào?
- Những khác biệt cơ bản giữa kho chứa hàng và trung tâm phân phối?
Trang 34- Doanh nghiệp có thể giao hàng mà không qua trung tâm phân phối được hay không?
- Trong trường hợp nào thì việc thu hồi giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí?
- Tại sao việc thu hồi có thể giúp ccu đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng?
- Tại sao cần phân loại khách hàng theo bậc tài chính?
- Bước nào trong quy trình đáp ứng và và quản lý đơn hàng sẽ cần nhiều thời gian và công sức lớn nhất của các thành viên chuỗi?
- Khả năng ứng dụng một mô hình thu hồi cụ thể tại việt nam hiện nay? Trả lời:
1 Để đạt được những yêu cầu trong hoạt động giao hàng doanh nghiệp phải đầu tư vào những khía cạnh nào
- Yêu cầu trong hoạt động giao hàng:
+ Kịp thời nhanh chóng chính xác
+ Đúng lúc đúng chỗ
+ Số lượng, chất lượng, cơ cấu
+ Độ tin cậy linh hoạt
+ Tính thông tin
- Để đạt được những yêu cầu trên, doanh nghiệp cần:
+ Đầu tư xây dựng hệ thống nhà kho rộng khắp, đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin, gia tăng mức độ cộng tác và chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, giúp nhận biết nhanh chóng thông tin các đơn đặt hàng, phân phối hàng hóa nhanh chóng, kịp thời, đúng số lượng, chất lượng, cơ cấu, đến với người tiêu dùng
+ Đầu tư cho các phương tiện vận chuyển có tốc độ vận chuyển nhanh hơn sẽ giúp thời gian giao hàng đến khách hàng cuối cùng nhanh hơn, thời gian dự trữ trên đường càng giảm
+ Đầu tư đào tạo đội ngũ nhân viên với những kĩ năng chuyên môn nhất định về hoạt động giao hàng, đảm bảo độ ổn định vận chuyển và sự linh hoạt trong môi trường biến động để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển đột xuất và cấp bách của khách hàng.+ Đầu tư xây dựng quan hệ đối tác với các bên vận chuyển, trung tâm phân phối,… Hoạt động giao hàng thông qua trung tâm phân phối sẽ giúp hàng hóa được giao đến khách hàng nhanh chóng, kịp thời Bên vận chuyển với độ tin cậy cao, đảm
Trang 35bảo độ an toàn cho hàng hóa và tính linh hoạt cao trong công tác vận chuyển cũng giúp đáp ứng đượcc các yêu cầu của hoạt động giao hàng.
2 Những khác biệt cơ bản giữa kho chứa hàng và trung tâm phân phối
Chức
năng chính
Lưu trữ hàng hóa Kho hàng cũng có phân phối hàng
hóa nhưng tần suất không liên
tục và chuyên dụng như trung
tâm phân phối
Lưu trữ và phân phối hàng hóa đến tay người dùng
hàng
Các TTPP mang đến các dịch vụ gia tăng đa dạng Theo đó có đầy đủ các yếu tố
để hoàn thành đơn hàng như: DV vận chuyển, bốc xếp, Cross docking, dán nhãn
và đóng gói hàng nhỏ lẻ, xử lí đơn hàng, soạn hàng, giao nhận, thu tiền hộ, xử lý hàng trả về,…
nhằm tối ưu chi phí lưu trữ và
thuận tiện cho việc xuất nhập
hàng hóa
Mục tiêu trọng tâm là mang đến DV tốt nhất cho KH Theo đó các DV phải đáp ứng kịp thời và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu KH đưa ra (nhận hàng an toàn, nhanh chóng, phục vụ tốt)
tập trung vào nhiệm vụ bảo
Trung tâm phân phối logistics được xem là cầu nối quan trọng giữa nhà cung cấp và khách hàng Theo đó phải tìm cách
Trang 36và KH quản hàng và tối ưu chi phí
lưu trữ nhiều hơn
tối ưu hóa chi phí lưu trữ cho nhà cung cấp (khách hàng của trung tâm phân phối) và tạo
sự hài lòng đối với khách hàng cuối cùng (khách hàng của nhà cung cấp)
3 Doanh nghiệp có thể giao hàng mà không qua trung tâm phân phối được hay không
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể giao hàng mà không qua trung tâm phối trong trường hợp khách hàng có nhu cầu và các đơn đặt hàng ở gần doanh nghiệp hơn các trung tâm phân phối, hoặc khách hàng có thể trực tiếp đến mua tại doanh nghiệp Việc giao hàng trực tiếp đến khách hàng trong trường hợp này sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển từ doanh nghiệp đến các trung tâm phân phối rồi mới chuyển đến khách hàng, đồng thời giúp thời gian đáp ứng khách hàng giảm đi, khách hàng sẽ nhận được hàng hóa nhanh hơn gia tăng sự hài lòng của khách hàng
4 Trong trường hợp nào thì việc thu hồi giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí?
Chỉ tại nơi diễn ra hoạt động tái chế sản phẩm thì việc trả lại hàng thu hồi mới đem lại giá trị gia tăng cho toàn bộ chuỗi cung ứng Trong chừng mực này hàng bị trả lại vào cuối vòng đời sản phẩm khi người tiêu dùng cuối chuyển sản phẩm lại cho nhà sản xuất hoặc các tổ chức khác để tái sử dụng hoặc tiêu hủy một cách an toàn Thay vì xem hoạt động này như một quy trình trả hàng các công ty tái chế sẽ coi đây là một hoạt động cung cấp cho mình nguyên vật liệu thô để phục vụ cho hoạt động sản xuất tiếp theo
Ví dụ: các công ty sản xuất bia nước ngọt như Coca Cola Pepsi đều thu hồi lại
Vỏ chai thủy tinh để có thể tái chế phục vụ cho việc sản xuất bao bì chai cho những sản phẩm sau đó bởi chai thủy tinh có số lần tái chế lên đến 7 lần Việc thu hồi này được thực hiện bởi các điểm bán lẻ hoặc những nhà hàng cơ sở kinh doanh đồ ăn những vỏ chai lon này sẽ chính là nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất
5 Tại sao việc thu hồi có thể giúp chuỗi cung ứng đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng?
Các trường hợp thu hồi là: Sản phẩm có lỗi sai sót, sản phẩm cần bảo hành, sản phẩm không còn được ưa thích, lỗi mốt, sản phẩm hết hạn sử dụng, hết khấu hao, bao
bì, lô hàng quay lại NCC do sai sót giao dịch Các trường hợp này khiến cho khách hàng cảm thấy không hài lòng về sản phẩm đã được cung ứng Vì vậy, doanh nghiệp
Trang 37phải thực hiện việc thu hồi để sửa chữa, khắc phục những sai lỗi trên, có những đền bù cần thiết cho khách hàng để đảm bảo uy tín của doanh nghiệp, củng cố niềm tin của khách hàng với các sản phẩm của doanh nghiệp; đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm cung ứng cho khách hàng, đáp ứng tốt hơn và gia tăng sự hài lòng của khách hàng Nếu trong các hợp trên doanh nghiệp không thực hiện việc thu hồi thì uy tín của doanh nghiệp sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, khách hàng sẽ không còn tin dùng các sản phẩm của doanh nghiệp nữa.
6 Tại sao cần phân loại khách hàng theo bậc tài chính?
Phân loại khách hàng theo bậc tài chính sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược quản
lý quan hệ khách hàng phù hợp với từng bậc: tiếp cận và giao dịch với từng bậc khách hàng một cách hệ thống và hiệu quả, quản lý thông tin của khách hàng hợp lý, xử lý các thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và chu đáo Ví dụ đối với những khách hàng bạch kim là những khách hàng tốt nhất, gắn bó nhất, giao dịch nhiều nhất, mang laị lợi nhuận cao nhất, sẵn sàng hợp tác và có xu hướng trung thành nhất thì doanh nghiệp sẽ có chiến lược khuyến khích tiêu dùng thông qua các ưu đãi đặc biệt, gia tăng lòng trung thành của họ với doanh nghiệp Đối với nững khách hàng ở bậc thấp hơn, mức lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp nhỏ hơn thì doanh nghiệp cũng dựa vào đặc điểm của khách hàng ở từng bậc để có những chiến lược quản lý phù hợp, khuyến khích nâng bậc, tiêu dùng sản phẩm nhiều hơn và mang lại mức lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp
7 Bước nào trong quy trình đáp ứng và và quản lý đơn hàng sẽ cần nhiều thời gian và công sức lớn nhất của các thành viên chuỗi
Bước thứ 4 Thực hiện đơn hàng chính là bước cần nhiều thời gian và công sức nhất của các thành viên trong chuỗi cung ứng Trong bước này, cần nhiều nguồn lực
để thực hiện các công việc như tập hợp hàng hóa, đóng gói vận chuyển, lập kế hoạch vận chuyển dựa trên khả năng thực tế của doanh nghiệp (thuê ngoài vận chuyển nếu doanh nghiệp không đủ khả năng tự vận chuyển), tập hợp và xử lý các chứng từ vận chuyển… Có nhiều công việc cần làm => cần nhiều nhân lực và tốn thời gian nhất
8 Khả năng ứng dụng một mô hình thu hồi cụ thể tại Việt Nam hiện nay
Công ty cổ phần Con Cưng, đơn vị sở hữu chuỗi cửa hàng con cưng là ví dụ mới nhất trên thị trường về thu hồi sản phẩm lỗi Cụ thể, lô hàng mang nhãn mác CF (Con Cưng Fashion) có nguồn gốc từ Thái Lan của công ty bị khách hàng khiếu nại về chất lượng, công ty sau đó đã khẩn trương tiến hành kiểm tra và xác nhận lỗi của sản phẩm
Trang 38này Theo quy định của công ty, để đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng, Con Cưng đã thu hồi toàn bộ 5.982 sản phẩm trên toàn hệ thống và từ cả những khách hàng
đã mua Đồng thời, Con Cưng đã gửi tin nhắn đến 3.942 khách hàng để thông báo thu hồi sản phẩm và gửi phiếu quà tặng với giá trị tương đương để mua sản phẩm mới Công ty cũng đã rà soát lại toàn bộ quy trình đặt hàng, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào và gửi lời xin lỗi tới khách hàng và nghiêm túc kiểm điểm nội bộ, cam kết tăng cường kiểm tra, giám sát để không để xảy ra các sai sót tương tự
Câu 12: Vẽ mô hình:
- Quy trình đáp ứng và quản lý đơn hàng
- Quy trình thu hồi trong chuỗi cung ứng
- Mô hình chuỗi cung ứng thu hồi cụ thể
- Quản lý quan hệ khách hàng trong chuỗi cung ứng?
Trả lời:
1 Quy trình đáp ứng và quản lý đơn hàng:
2 Quy trình thu hồi trong chuỗi cung ứng
3 Mô hình chuỗi cung ứng thu hồi cụ thể
Trang 394 Quy trình quản lý quan hệ khách hàng:
Câu 13: Trình bày các khái niệm cơ bản (và vai trò) và cho VD minh họa:
- “Hiệu ứng Bullwhip” (hiệu ứng cái doi da)?
- Cộng tác trong chuỗi cung ứng?
Trang 40nghiêm trọng Vì thế nếu giải quyết được hiệu ứng Bullwhip, chuỗi cung ứng sẽ được củng cố và hoàn chỉnh hơn.
- VD:
Procter & Gamble (P&G) đã quan sát thấy hiệu ứng Roi da trong chuỗi cung ứng tã Pampers của mình khi nhận ra có nhiều biến động trong lượng đơn hàng mà P&G đặt từ các nguồn nguyên liệu P&G phải nhìn xuôi dòng (downstream) chuỗi cung ứng tới tận điểm cuối cùng – nhà bán lẻ - để tìm ra nguyên nhân cho hiện tượng này: mặc dù các dao động trong dữ liệu sales cuối cùng là rất nhỏ và được coi là khá
ổn định lại gây ra những dao động rất lớn trong lượng đơn hàng tại điểm đầu nguồn của chuỗi, khiến cho việc cân bằng cung cầu trở nên rất khó khăn và gia tăng chi phí của toàn chuỗi
2 Cộng tác trong chuỗi cung ứng:
- Khái niệm:
Cộng tác trong chuỗi cung ứng là hai hoặc nhiều bên làm việc cùng nhau, hướng tới mục tiêu chung, cùng chia sẻ quan điểm, thông tin, kiến thức, lợi ích & rủi ro để đạt được kết quả tốt hơn
- Vai trò:
+ Dễ dàng thâm nhập tỉ mới
+ Giúp tiếp cận công nghệ & vốn đầu tư
+ Đảm bảo chất lượng sàn phẩm/dv từ đầu nguồn
+ Hạn chế hiệu ứng Bullwhip
VD: Cộng tác giữa Toyota và nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng:
Nhà cung cấp có giá thấp nhất không phải là tiêu chí lựa chọn của Toyota, công
ty này tin vào quá trình “phát triển và hợp tác với nhà cung cấp” để có những đối tác lâu dài và hiệu quả nhất
Nhà cung cấp của Toyota sẽ làm việc trực tiếp với phòng ban phát triển sản phẩm của và sản xuất tất cả phụ kiện theo yêu cầu Giữa nhà cung cấp và Toyota luôn duy trì
sự chia sẻ thông tin ở mức cao nhất, nhằm giảm thời gian cho giai đoạn thiết kế, phát triển cũng như khi đưa vào sản xuất
Toyota còn thường xuyên sắp xếp các nhân sự của mình qua hỗ trợ trực tiếp nhà cung cấp để chia sẻ công việc và thậm chí trao đổi các nhân sự lâu năm ở Toyota sang các vị trí cấp cao tại nhà cung cấp Điều này góp phần thúc đẩy sự tương thích cao