1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch thái hải tỉnh thái nguyên

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Trần Thị Thanh Giang
Người hướng dẫn TS. Lê Thu Hương
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Quản lý Xã Hội
Thể loại Báo cáo Tổng Hợp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 3,59 MB

Nội dung

Đây là một trong những công trình nghiên cứu nổi tiếng về quá trình hình thành và hoạt động du lịch, bên cạnh đó cho thấy được sự quan trọng của cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động d

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH

THÁI HẢI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Mã số : ĐTSV.2024.QLXH.06

Chủ nhiệm đề tài : Trần Thị Thanh Giang

Lớp/Khoa : 2105DLHC/Khoa Quản lý Xã Hội

Cán bộ hướng dẫn : TS Lê Thu Hương

Hà Nội – 5/2024

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH

THÁI HẢI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Mã số: ĐTSV.2024.QLXH.06

Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Thanh Giang

Lớp/Khoa : 2105DLHC/ Khoa Quản lý Xã Hội

Hà Nội – 5/2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học năm 2023 – 2024 “Phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên” là đề tài do tôi tự viết,

không sao chép của bất kỳ ai Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực

và có sử dụng tài liệu tham khảo được trích nguồn đầy đủ Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Tác giả

Trần Thị Thanh Giang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2023 –

2024, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các quý Thầy Cô trong Khoa Quản lý Xã hội đã luôn tạo cơ hội, điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và đặc biệt là Cô Lê Thu Hương – Giảng viên hướng dẫn, đã luôn quan tâm, đồng hành cung cấp tri thức và kỹ năng để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình Trong quá trình nghiên cứu, chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý Thầy Cô giảng viên và các bạn để đề tài nghiên cứu khoa học của tôi được hoàn thiện sâu sắc hơn

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Trần Thị Thanh Giang

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

3 ATK Định Hóa Thái Nguyên Vùng an toàn khu Định Hóa Thái Nguyên

6 Bộ VHTT và DL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

12 KT – VH - XH Kinh tế - Văn hóa – Xã hội

13 Công ty TNHH Thái Hải Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Hải

16 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp

Quốc

17 UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp Quốc

18 VINATOUR Viện nghiên cứu phát triển du lịch

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 3

LỜI CẢM ƠN 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Giả thuyết nghiên cứu 10

7 Đóng góp của đề tài 10

8 Tính sáng tạo của đề tài/đề án 11

9 Cấu trúc đề tài 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 12

1.1 Khái niệm về du lịch cộng đồng 12

1.1.1 Khái niệm về du lịch 12

1.1.2 Khái niệm về du lịch cộng đồng 12

1.2 Điều kiện hình thành và đặc điểm của du lịch cộng đồng 14

1.2.1 Điều kiện hình thành du lịch cộng đồng 14

1.2.2 Đặc điểm du lịch cộng đồng 16

1.3 Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 17

1.3.1 Bình đẳng xã hội 17

1.3.2 Tôn trọng bản sắc địa phương, các di sản thiên nhiên 17

1.3.3 Chia sẻ lợi ích 18

1.3.4 Sự hỗ trợ, tham gia của địa phương 18

1.4 Một số vấn đề cơ bản về sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch cộng đồng 18

1.4.1 Khái niệm cộng đồng dân cư 18

1.4.2 Các yếu tố khác tham gia vào du lịch cộng đồng 19

1.4.3 Các mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch 21

1.4.4 Tác động của du lịch cộng đồng đến cộng đồng dân cư 23

Tiểu kết Chương 1 26

Trang 7

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU

LỊCH THÁI HẢI, TỈNH THÁI NGUYÊN 27

2.1 Khái quát về Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên 27

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 27

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 29

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên 31

2.2.1 Về tài nguyên du lịch tự nhiên 31

2.2.2 Về tài nguyên du lịch văn hóa 32

2.3 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên 33

2.3.1 Khái quát du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên 33

2.3.2 Sản phẩm và dịch vụ du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên 37

2.3.3 Hiệu quả phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên 47

2.4 Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên 51

2.4.1 Thực trạng tham gia của cộng đồng dân cư vào việc phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên 51

2.4.2 Mức độ tham gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng của cộng đồng dân cư vào việc phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch cộng đồng Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên 62

2.4.3 Những tác động DLCĐ đem lại nhằm thúc đẩy quá trình tham gia vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên 63

2.4.4 Những rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia vào việc phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên 71

Tiểu kết chương 2 74

Trang 8

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU

LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH THÁI HẢI, TỈNH THÁI NGUYÊN 75

3.1 Định hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên 75

3.2 Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư vào việc phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên 77

3.2.1 Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng 77

3.2.2 Phát triển hệ tầng, cơ sở vật chất, cải tạo nguồn vốn phục cụ phát triển du lịch cộng đồng 80

3.2.3 Thành lập các nhóm liên kết trong hoạt động du lịch 81

3.2.4 Tuyên truyền quảng bá xúc tiến phát triển du lịch cộng đồng 81

3.2.5 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch 83

3.3 Đề xuất và kiến nghị trong việc phát triển và thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình hoạt động du lịch cộng đồng 84

3.3.1 Đối với Sở du lịch tỉnh Thái Nguyên 84

3.3.2 Đối với chính quyền địa phương tại Khu du lịch Thái Hải 85

3.3.3 Đối với các công ty, doanh nghiệp lữ hành 87

3.3.4 Đối với khách du lịch 87

Tiểu kết Chương 3 89

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC 95

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1 Mô hình lưu trú tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên 36 Bảng 2 2 Các dịch vụ cơ bản được cộng đồng dân cư cung cấp để phục vụ du lịch 59 Bảng 2 3 Mức độ tiếp cận thông tin của khách du lịch về Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên qua các phương tiện thông tin đại chúng 60 Bảng 2 4 Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên………62 Bảng 2 5 Các ngành nghề truyền thống thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm 65 Bảng 2 6 Kết quả khảo sát về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với các hộ gia đình hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên 69

Trang 10

Tại Việt Nam loại hình du lịch cộng đồng cũng được quan tâm, ưu tiên phát triển Với lợi thế là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú cả về

tự nhiên, văn hóa và đặc biệt hơn hết là môi trường sống độc đáo với nền văn hóa đa dạng phong phú của 54 dân tộc anh em chung sống trên khắp mọi miền tổ quốc Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã và đang sở hữu một số điểm du lịch cộng đồng vô cùng nổi tiếng như: khu vực núi phía Bắc có Hà Giang, Mộc Châu – Sơn La, Đà Bắc – Hòa Bình; khu vực miền Trung có Nghệ An, Thừa Thiên Huế,… Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam không chỉ đem lại lợi ích vật chất, tinh thần mà đây còn nơi gìn giữ phát triển những giá trị cốt lõi, nét đẹp văn hóa đa dạng phong phú của mỗi vùng miền Nhưng trên thực tế cho thấy, Việt Nam vẫn chưa có sự động nhất trong việc phát triển du lịch cộng đồng, chỉ chú trọng nguồn lực cho các điểm du lịch nổi bật

mà quên đi những khu vực như các vùng đồi núi, các dân tộc thiểu số, … gây ảnh hưởng làm cho một số khu vực du lịch cộng đồng không có đủ điều kiện để phát huy hết những tiềm năng vẻ đẹp thiên nhiên vốn có của cộng đồng bản địa Bên cạnh đó các cơ quan nhà nước chính quyền địa phương chưa có sự quan tâm sâu sắc, chưa nhìn nhận hết được tầm quan trọng của phát triển du lịch cộng đồng đối với ngành du lịch,

Trang 11

đất nước, con người Việt Nam

Tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, một trong những tỉnh có đặc điểm là không gian yên tĩnh, thanh bình cùng với đó là những điểm đến văn hóa vô cùng hấp dẫn Nơi đây được khai thác với nhiều sản phẩm

du lịch đặc trưng như cảnh sắc thiên nhiên núi đồi, văn hóa trà, một trong những thương hiệu có sức cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ, bên cạnh đó du lịch Thái Nguyên luôn chú trọng hệ thống hạ tầng động bộ, sản phẩm du lịch đa dạng và chất lượng Tỉnh Thái Nguyên tập trung xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng gắn với nền văn hóa, tâm linh, cội nguồn dựa trên các khu di tích, điểm di tích, di sản sẵn có của Thành phố Nổi bật nhất có thể kể đến Khu du lịch sinh thái Thái Hải thuộc xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, tỉnh Thái Nguyên đây là khu bảo tồn làng nhà sàn của các đồng bào dân tộc Tày, Nùng và được coi là một trong những điểm “đáng đến” vô cùng đặc sắc, mang đậm nét cộng đồng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước

Trong những năm qua, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu mang tính tổng quan và hệ thống cao về loại hình du lịch cộng đồng trên toàn Thế giới nói chung

và đất nước Việt Nam nói riêng Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển vượt trội của các điểm du lịch cộng đồng thì tại Khu du lịch Thái Hải, thành phố Thái Nguyên trong sự phát triển vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế nhất định, không chỉ quá trình nghiên cứu vẫn chưa mang tính đồng bộ, chuyên sâu, mà còn bởi mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư đối với việc phát triển khu vực để có thể đưa ra các giải phát

khắc phục phù hợp Chính vì vậy, việc lựa chọn để “Phát triển du lịch cộng đồng Khu

du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên” để có cái nhìn sâu sắc về sự phát triển, sự quan

tâm của cộng đồng dân cư đối với việc phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực là cần thiết và có ý nghĩa

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1 Trên Thế giới

2.1.1 Các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là một trong những thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong các năm gần đây của ngành du lịch Có thể nói trên thế giới hiện tại DLCĐ đang

là một trào lưu mới, là một hình thức du lịch mới được ưa chuộng Nhu cầu của người

đi du lịch đang dần chuyển dịch du lịch với các mục đích như tham quan, vui chơi, giải trí hoặc kết hợp đi du lịch với công việc với ngành nghề của mình Từ đó có thế thấy

Trang 12

3

phần nào được sự chuyển dịch cơ cấu phát triển của ngành du lịch, trong đó nổi bật nhất là sự phát triển của DLCĐ Chính vì sự nổi bật của mô hình DLCĐ này đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các tác giả trên thế giới đã quan tâm và lựa chọn DLCĐ làm đề tài nghiên cứu

DLCĐ xuất phát từ tiếng Anh là Community Based Tourism (CBT) với quan niệm về du lịch cộng đồng đã được hình thành từ rất lâu, đã được quảng cáo như một phương tiện cho quá trình phát triển theo nhu cầu của xã hội, môi trường, kinh tế của cộng đồng đại phương thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ du lịch Đây là một loại hình du lịch hoạt động dựa vào cộng đồng và đem lại những lợi ích cho cộng đồng

về mọi lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội, nên trong quá trình nghiên cứu yếu tố cộng đồng dân cư luôn được các tác giả lấy làm giá trị cốt lõi

Trong bài báo “Pro – poor tourism: Concepts and challenges” của tác giả S Hall and C M Williams (2002) đã thảo luận về vấn đề du lịch xóa đói giảm nghèo, tập trung vào các tiềm năng của du lịch cộng đồng trong quá trình nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư và quá trình thúc đẩy phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương Trong quá trình thảo luận tác giả cũng chỉ ra những thách thức tiềm ẩn trong quá trình hoạt động du lịch cộng đồng như việc phân phối lợi ích không đồng đề và các tác động tiêu cực của phát triển du lịch đến nền văn hóa truyền thống của địa phương

Theo tác giả Salazar, N.B (2012) cung cấp về những đánh giá toàn diện về du lịch cộng đồng trên thế giới qua bài báo “Community-based cultural tourism: Issues, threats and opportunities.” [30] Tác giả đã có cái nhìn đánh giá, xem xét về các khía cạnh khác nhau trong quá trình hoạt động phát triển DLCĐ bao gồm: định nghĩa, mô hình, các tác động và thách thức Tác giả đã đưa ra lập luận rằng DLCĐ có tiềm năng

to lớn trong quá trình thúc đẩy phát triển bền vững nhưng cần được thực hiện một cách

có trách nhiệm và đạo đức hơn

Hay những đóng góp của học giả nổi tiếng về mối quan hệ giữa du lịch cộng đồng và phát triển bền vững trong bài báo “Integrated Approach to - Sustainable CommunityBased Tourism” của tác giả Dangi, T.B.; Jamal, T An (2016) [6] Tác giả

đã đưa ra lập luận rằng mô hình du lịch cộng đồng sẽ góp phần to lớn vào quá trình phát triển bền vững nếu có sự quản lý một cách hiệu quả và các phương pháp tổng hợp đối với du lịch dựa vào cộng đồng một cách bền vững nhất Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những cảnh báo nguy cơ “xanh hóa” du lịch cộng đồng, khi các dự án, chính

Trang 13

sách được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nhiều hơn là như cầu của cộng đồng dân cư tại địa phương

Đây là một trong những công trình nghiên cứu nổi tiếng về quá trình hình thành

và hoạt động du lịch, bên cạnh đó cho thấy được sự quan trọng của cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch để phát triển mô hình DLCĐ tại các địa phương trên toàn thế giới

2.1.2 Những nghiên cứu về đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, các tài nguyên du lịch, mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư để phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Bên cạnh các đề tài nghiên cứu về du lịch cộng đồng, các đề tài nghiên cứu về đánh giá tổng hợp các điều kiện về tự nhiên, các tài nguyên du lịch và mức độ quan tâm, tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động phát triển DLCĐ được nhiều tác giả tiếp cận

Vào thế kỷ XX, tại các nước Đông Âu đã có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá về TNDL tại các điểm đến du lịch trên toàn thế giới Một số công trình tiêu biểu như của tác giả Kiss, A (2004) với đề tài “Is community-based ecotourism a good use

of biodiversity conservation funds?” [16] tại đây dựa vào việc đánh giá nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hóa vốn có của vùng để đề xuất xây dựng mô hình để phát triển

du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và cồng đồng dân cư là nguồn nhân lực chính trong quá trình phát triển Tác giả Reed, M.G [29] đã khám phá ra cách quyền lực và quy hoạch du lịch dựa vào cộng đồng, không chỉ đem lại lợi ích về mọi mặt KT – VH – XH mà còn góp phần bảo tồn những giá trị tốt đẹp nhất của cộng đồng

Tác giả Ivanova, M & Petrova, D (2018) đã đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu cùng như cơ hội, thách thức trong quá trình hoạt động phát triển DLCĐ qua

đề tài “Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng các vùng nông thôn Bulgaria” Dựa trên việc đánh giá các tiềm năng du lịch vốn có của vùng từ đó có những nhận xét chính xác về những điều kiện, khó khăn trong quá trình hoạt động DLCĐ tác động đến CĐDC cũng như với địa phương đó A.G.Ixatsenko (1985), căn cứ vào sự đa dạng của môi trường, mức độ thích hợp của các điều kiện khí hậu, môi trường địa lý, điều kiện

vệ sinh và các thuộc tính tự nhiên khác đặc trưng để xác định mức độ thích hợp cho mỗi loại hình du lịch đồng thời đánh giá ảnh hưởng của ĐKTN và TNTN đến các công trình du lịch Hay tại phương Tây có một số tác giả đã tiến hành đánh giá và sử dụng

Trang 14

5

TNTN để phục vụ cho mục đích vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu của du khách như P David, H Robinson, … Như tác giả B N Likhainop Z (1973) đã đưa ra xác định rằng tài nguyên phục vụ việc nghỉ ngơi, giải trí của khách du lịch là một dạng đặc biệt của TNDL, việc nghiên cứu chúng là một nhiệm vụ quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ vui chơi, giải trí phát triển mô hình DLCĐ

2.2 Tại Việt Nam

2.2.1 Các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng

Tại Việt Nam DLCĐ đã xuất hiện từ lâu đời và cho đến thời điểm hiện tại thì

mô hình DLCĐ đã và đang được coi là một loại hình “kinh tế mũi nhọn” của đất nước, phát triển DLCĐ là quá trình phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực KT – VH – XH và môi trường Với lợi thế là một trong những quốc gia với đa dạng phong phú các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn tại mỗi địa phương trên cả nước Chính nhờ có lợi thế to lớn trong quá trình hoạt động và phát triển DLCĐ tại nhiều địa phương, vùng miền khác nhau đã có nhiều tác giả trong cả nước Việt Nam lựa chọn nghiên cứu về mô hình DLCĐ này

Phát triển mô hình DLCĐ đã thu hút được sự chú ý của các cấp quốc gia với sự tham gia của các tổ chức du lịch như Tổng cục Du lịch Việt Nam, Viện Nghiên cứu Du lịch (VIT), Hiệp hội du lịch Việt Nam (VTA) cùng với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như: UNWTO, WB, APEC, ADB, APTA Các tổ chức xoay quanh về các vấn đề

xoay quanh quá trình phát triển mô hình DLCĐ như Nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam (2017), Hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở Việt Nam (2022), Nghiên cứu mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở các khu vực ven biển Việt Nam (2018) [34], Hội thảo quốc tế về du lịch cộng đồng tại Việt Nam (2019), Chương trình đào tạo về du lịch cộng đồng cho cộng đồng dân cư ở Việt Nam (2021), … đây được coi là những bước đầu cho thấy sự quan tâm rộng rãi hơn

của các học giả trong cả nước, từ đó cho thấy hệ thống cơ sở lý luận về mô hình DLCĐ tại Việt Nam đã phần nào được khẳng định

Một số công trình nghiên cứu đã hệ thống lại cơ sở lý luận về mô hình DLCĐ

của các học giả như: Nguyễn Thị Hằng Nga (2018) – “Nghiên cứu về khái niệm và bản chất của du lịch cộng đồng”,ThS Mai Anh Vũ (2020) – “Mục tiêu cơ bản và các nguyên tắc phát triển bền vững trong du lịch” [38], Đặng Thị Minh Trang (2018) –

“Nghiên cứu về mô hình phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở các khu vực ven biển

Trang 15

Việt Nam”, … hầu hết tất cả các công trình nghiên cứu đều đưa ra khái niệm về DLCĐ

là một loại hình dựa trên những điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, dựa vào cộng đồng dân cư là nguồn nhân lực chính phục vụ du lịch, và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng địa phương

Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác đã và đang được hình thành xoay quanh vấn đề nhận thức và việc áp dụng thực tiễn DLCĐ tại Việt Nam có thể kể đến như: tác giả Nguyễn Văn Toản (2018) – Nghiên cứu “Mô hình quản lý hiệu quả cho các điểm Du lịch Cộng đồng ở Việt Nam”, tác giả Phạm Thị Thu Hạnh (2019) – Nghiên cứu “Vai trò của hợp tác trong phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam”, … hầu hết tại các công trình nghiên cứu đều đưa ra được những đánh giá về tiềm năng phát triển DLCĐ cũng như có những định hướng về vấn đề phát triển DLCĐ theo hướng phát triển bền vững tại các khu vực nghiên cứu để có giải pháp giúp cho cộng đồng dân cư nhận thức được những thế mạnh, tiềm năng trong phát triển DLCĐ và hướng tới quá trình phát triển bền vững tại các điểm đến du lịch

2.2.2 Những nghiên cứu về đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, các tài nguyên du lịch, mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư để phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Ở Việt Nam có khá nhiều các công trình nghiên cứu về TNDL, cũng như đưa ra các đánh giá về ĐKTN trong quá trình phục vụ du lịch phát triển mô hình DLCĐ Trong phạm vi toàn quốc đã có một số công trình tiêu biểu về lĩnh vực này được Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (VINATOUR) thực hiện Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (VINATOUR) là một đơn vị nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam Viện đã thực hiện nhiều nghiên cứu về đánh giá Tài nguyên du lịch, điều kiện tự nhiên phát triển mô hình Du lịch Cộng đồng (DLCĐ), góp phần cung cấp kiến thức và định hướng cho phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam Một số công trình như: Nghiên

cứu "Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam" (2018), Nghiên cứu "Tác động kinh tế - xã hội của du lịch cộng đồng đối với cộng đồng dân cư địa phương ở Việt Nam" (2022), Nghiên cứu "Mô hình phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở các khu vực ven biển Việt Nam" (2020) [34], …

Đánh giá tổng quan công trình nghiên cứu “Tài nguyên môi trường du lịch Việt Nam” của Phạm Trung Lương (2000) đã hệ thống hóa toàn diện cơ sở lý luận và thực

Trang 16

7

tiễn trong đánh giá TNDL, khả năng ứng dụng của GIS trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch và đánh giá tài nguyên theo phương pháp phân tích môi trường không gian Hay tác giả Lê Thị Thu Trang (2018) với đề tài “Nghiên cứu mô hình phát triển

du lịch sinh thái cộng đồng ở các vườn quốc gia Việt Nam” công trình đã dựa trên đánh giá về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn sâu sắc kết hợp với các điều kiện tự nhiên thuận lợi tại các vùng du lịch ở Việt Nam để đưa ra đề xuất phát triển các mô hình du lịch sinh thái cộng đồng tại các vườn quốc gia của Việt Nam, vừa đảm bảo quá trình bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Còn theo Nguyễn Khánh Vân, Đặng Kim Nhung (1994) đã xây dựng tổng hợp thời tiết chính trong ngày dựa trên các tiêu chí: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hiện tượng sương mù đưa ra chỉ tiêu trong điều kiện thời tiết đối với nghỉ dưỡng tại các điểm có tiềm năng phát triển DLCĐ tại Việt Nam

Đánh giá ĐKTN, TNDL trên phạm vi hẹp hơn tại các tỉnh, các huyện tại Việt

Nam về vấn đề phát triển mô hình DLCĐ đã có một số đề tài tiêu biểu như: "Nghiên cứu trường hợp về phát triển du lịch cộng đồng ở bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình" của tác giả

Nguyễn Thị Thúy Hằng (2016): Nghiên cứu này trình bày một trường hợp cụ thể về phát triển DLCĐ ở bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình dựa trên các yếu tố tiềm năng to lớn

về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng đặc trưng đáp ứng nhu cầu phát triển

DLCĐ Hay công trình nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch cộng đồng ở làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội" theo tác giả Phạm Huy Hiếu (2017) đã nghiên

cứu đưa ra đánh giá hiệu quả hoạt động DLCĐ ở làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội, xác định những điểm mạnh và điểm cần cải thiện về tài nguyên du lịch nhân văn sâu sắc

Có thể thấy tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào việc đánh giá và tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch cho quá trình phát triển

KT -XH và đối với ngành du lịch nói chung, đối với loại hình DLCĐ nói riêng trong nước cũng như trên toàn Thế giới Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho mục đích phát triển DLCD dựa vào cộng đồng

Trang 17

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng trong đó đi sâu vào nghiên cứu mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động phát triển du lịch tại điểm đến

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Khu du lịch cộng

đồng Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên

3.2.2 Phạm vi thời gian: Các thông tin số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

được giới hạn từ năm 2019 đến năm 2022

3.2.3 Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về sự phát triển của du lịch cộng đồng tại

Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên Đề tài tập trung nghiên cứu sâu về mức độ tham gia và xác định vai trò quan trọng về mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên

3.2.4 Phạm vi khách thể: Hoạt động du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái

Hải, tỉnh Thái Nguyên

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát thực tế, tìm hiểu về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng cũng như đánh giá về mức độ tham gia của cộng đồng dân cư tại địa phương vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng, từ đó đề tài cũng đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm thu hút cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng và mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động phát triển du lịch

- Khảo sát, đánh giá về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên

- Đề xuất giải pháp, định hướng phát triển du lịch cộng đồng, thu hút thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng Khu du

Trang 18

9

lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, thu thập tài liệu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để thu thập các thông tin về tài liệu du lịch và du lịch cộng đồng, các tin tức về du lịch, du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên, đồng thời có cơ sở hệ thống hóa, phân tích các công công trình nghiên cứu có liên quan của các học giả trong và ngoài nước Từ đó xác định, làm rõ và xây dựng tổng quan nghiên cứu đặt ra các vấn đề, lý luận thực tiễn về tiềm năng phát triển và mức độ tham gia của cộng đồng dân cư tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên

5.2 Phương pháp khảo sát thực tế

Để đạt được kết quả trình xác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá về sự phát triển, mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư đối với việc phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã tiến hành phương pháp khảo sát thực tế về tình hình phát triển, mức độ tham gia, nhận thức của cộng đồng dân cư đối với việc phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực Thông qua hoạt động khảo sát, tác giả có được kết quả, lý luận xác đáng để đánh giá về thực trạng phát triển, mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn, những nhân tố gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư và sự phát triển của du lịch cộng đồng nơi đây

5.3 Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia với mục đích thu thập những ý kiến, đánh giá khác nhau của các chuyên gia trong việc nhận định, đánh giá Qua đó dựa trên các ý kiến khác nhau của mỗi chuyên ra, kiểm tra lẫn nhau để có thể đưa ra một cái nhìn khách quan nhất về sự phát triển, mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư đối với việc phát triển du lịch cộng đồng Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên

5.4 Phương pháp phỏng vấn

Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn các đối tượng như các đại diện của các

tổ chức bộ ngành tại tỉnh Thái Nguyên, quản lý tại khu du lịch, cộng đồng dân cư, khách du lịch, đây là một hình thức giao tiếp bằng lời nói trực tiếp cụ thể thu thập những thông tin, tìm hiểu về tình hình du lịch tại khu vùng Bên cạnh đó, qua quá trình

Trang 19

phỏng vấn thấy được các chính sách đầu tư phát triển của các cơ quan ban ngành, sự tiếp cận, nhận thức của cộng đồng dân cư đối với việc phát triển du lịch cộng đồng Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên

6 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Du lịch cộng đồng được coi là một loại hình du lịch quan trọng

được ưu tiên phát triển, tuy nhiên tại Khu du lịch Thái Hải, Thái Nguyên sự phát triển

du lịch cộng đồng vẫn còn hạn chế và mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vẫn còn gặp khó khăn nhất định

Giả thuyết 2: Cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch của thành phố Thái

Nguyên nói chung và của Khu du lịch Thái Hải nói riêng được đánh giá ở mức tốt, được các cấp chính quyền quản lý khu vực ưu tiên, tạo điều kiện nâng cấp phát triển đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nhưng hoạt động du lịch cộng đồng nơi đây chưa tương xứng với tiềm năng

Giả thuyết 3: Các sản phẩm du lịch tại khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên

đang phát triển ở mức trung bình, cần phải có sự tham gia xây dựng phát triển của cộng đồng dân cư cũng như các cấp chính quyền để có thể phát huy được hết những vẻ đẹp sẵn có của nơi đây

7 Đóng góp của đề tài

7.1 Đóng góp về mặt lý luận

Đề tài đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về du lịch và du lịch cộng đồng Đồng thời, đề tài cung cấp thêm các cơ sở khoa học cho việc phân tích, làm rõ các điều kiện cần thiết, tiềm năng để thu hút người dân tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển du lịch cộng đồng nói chung và tại Khu du lịch Thái Hải, Thái Nguyên nói riêng

7.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Đề tài phân tích thực trạng phát triển cũng như làm nổi bật được mức độ tham gia của cộng đồng dân cư đối với việc phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, thành phố Thái Nguyên từ đó đưa những giáp giải pháp, kế hoạch khắc phục những hạn chế phát triển ngành du lịch vùng Bên cạnh đó, đề tài đã nghiên cứu để thấy được những khó khăn hạn chế đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục giúp cho khu vực phát triển một cách mạnh mẽ về ngành du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng tại Thành phố Thái Nguyên

Trang 20

11

8 Tính sáng tạo của đề tài/đề án

Cung cấp tổng hợp các tư liệu nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng và làm rõ về sự tham gia của cộng đồng dân cư vào phát triển du lịch cộng đồng tại Khu

du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên vào giai đoạn năm 2019 – 2022

9 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết thúc và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng, mức độ tham gia của

cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch

Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch cộng đồng

Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên

Chương 3 Một số định hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng

tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên

Trang 21

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VÀO HOẠT

ĐỘNG DU LỊCH 1.1 Khái niệm về du lịch cộng đồng

Du lịch xã hội, Du lịch văn hóa, Du lịch nội địa, Du lịch quốc tế, … mỗi loại hình du lịch thì đều đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của khách du lịch

Do vậy, để có thể vận dụng trong nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ đề tài đặt ra, tác giả sử dụng các khái niệm về du lịch như sau:

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017), du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, thời gian không quá

01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên hoặc kết hợp với mục đích khác” [19]

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp Quốc (United Nations World Tourism Organization – UNWTO), khái niệm được nhắc đến như sau, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú, họ đi với mục đích tham quan, khám phá và trải nghiệm hoặc nghỉ ngơi, vui chơi giải trí thư giãn hoặc mục đích hành nghề và những mục đích khác [1]

Tóm lại, hiểu một cách đơn giản nhất, du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người đến một vùng đất mới ngoài nơi cư trú của mình với mục đích đi tham quan, trải nghiệm và khám phá những vùng đất mới, tìm hiểu những điều mới lạ, và con người được coi là đi du lịch với khoảng thời gian không quá 01 năm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khác nhau của người đi du lịch

1.1.2 Khái niệm về du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là một mô hình du lịch phổ biến đã xuất hiện từ rất nhiều năm trước trên toàn Thế giới Và có rất nhiều học giả đã đưa ra định nghĩa về

Trang 22

13

DLCĐ, nhưng mỗi định nghĩ lại theo nhiều góc nhìn khác nhau không mang tính chung nhất nào Mỗi tác giả khi nghiên cứu sẽ đưa ra khái niệm dựa trên sự hiểu biết, quá trình nghiên cứu, trên các địa nghiên cứu khác nhau từ đó đưa ra những khái niệm

về DLCĐ [1]

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “DLCĐ là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi” [19]

Theo Ashley.C một nhà văn người Mỹ đã đưa ra nhận định “DLCĐ chủ yếu là loại hình du lịch ở quy mô nhỏ và song hành hướng đến cả mục đích phát triển kinh tế

và phát triển xã hội”

Theo Qũy Quốc tế bảo vệ thiên nhiên cho rằng “DLCĐ là hoạt động mà ở đó cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia và nắm vai trò quan trọng trong việc quản lý

và phát triển Phần lớn lợi ích thu được thuộc về cộng đồng” [1]

Có thể thấy, DLCĐ ngày nay được hiểu là một hình thức kinh doanh du lịch dựa trên những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng Loại hình này được xây dựng và phát triển bởi cộng đồng dân cư, do cộng đồng là yếu tố chủ lực đứng lên quản lý tổ chức, khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tại vùng miền, đặc biệt phù hợp với các cộng đồng dân tộc thiểu số Khái niệm về DLCĐ được mỗi tác giả định nghĩa theo một

ý nghĩa ngôn từ khác nhau nhưng DLCĐ đều có những nội dung sau: [31]

Thứ nhất, DLCĐ là một hình thái du lịch khai thác những giá trị văn hóa và nét

đẹp truyền thống đặc trưng của mỗi vùng miền Ở đó, cộng đồng dân cư sẽ là yếu tố chính trong quá trình phát triển du lịch, với mục đích bảo tồn và khai thác một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên

Thứ hai, DLCĐ được hình thành dựa trên những nhu cầu của khách du lịch trên

khắp cả nước và quốc tế với mong muốn được khám phá, trải nghiệm những điều mới

lạ, được sống và hòa nhập vào cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng địa phương

Thứ ba, DLCĐ đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng cả về vật chất lẫn tinh thần

Phát triển DLCĐ là bảo tồn những giá trị tốt đẹp của tự nhiên, những nền văn hóa đặc trưng lâu đời của dân tộc Không chỉ vậy, phát triển du lịch cũng chính là phát triển nền kinh tế cho địa phương, mở rộng tầm hiểu biết về các dịch vụ du lịch, nắm bắt cơ hội thu hút du khách cả trong và ngoài nước

Dựa trên tất cả các khái niệm đưa ra về DLCĐ từ nhiều học giả trong và ngoài

Trang 23

nước, ta có thể khái quát được: DLCĐ có thể hiểu là một trong những hình thức phát triển du lịch một cách bền vững, trong đó cộng đồng dân cứ nắm vai trò chính trong quá trình làm du lịch, dựa trên sự đóng góp của tập thể nhân dân, các tổ chức, chính quyền địa phương cùng nhau làm việc phát triển để đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho vùng Không chỉ nâng cao đời sống kinh tế, mà còn bảo tồn được nhiều sản phẩm du lịch, các nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách du lịch

Có thể thấy iệc phát triển du lịch cộng đồng, chính là phát triển loại hình du lịch vừa mang lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, những văn hóa độc đáo của các vùng cộng đồng dân cư tại các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

1.2 Điều kiện hình thành và đặc điểm của du lịch cộng đồng

1.2.1 Điều kiện hình thành du lịch cộng đồng

1.2.1.1 Vị trí địa lý

DLCĐ là một loại hình du lịch được biết đến với mục đích bảo tồn và phát huy những vẻ đẹp của thiên nhiên, nét văn hóa lịch sử đặc trưng mỗi vùng miền Chính vì vậy, mỗi cộng đồng khi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng đều mang cho mình những sản phẩm du lịch độc đáo mang tính cộng đồng thu hút khách du lịch Có rất nhiều các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng để xây dựng và tạo ra những sản phẩm

du lịch cộng đồng, con người cần phải xác định đúng vị trí địa lý thích hợp, các điểm đến, những giá trị văn hóa thích hợp để phát triển du lịch Ở Việt Nam có một số mô hình du lịch cộng đồng nổi bật như: Sapa, Hà Giang, Đà Bắc, Mai Châu, … mỗi điểm

du lịch đều có vị trí đặc biệt, nét đẹp thiên nhiên, núi đồi, các giá trị văn hóa lịch sử lâu đời của cộng đồng địa phương

1.2.1.2 Tài nguyên du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017), “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, đáp ứng nhu cầu du lịch” Bên cạnh việc xác định vị trí địa

lý thích hợp thì tài nguyên du lịch còn là điều kiện ban đầu vô cùng quan trọng Tài nguyên du lịch bao gồm hai loại chính: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch tự nhiên là những vẻ đẹp được ông trời ban tặng: các

Trang 24

15

yếu tố địa chất, địa mạo, thủy văn, hệ sinh thái, … qua quá trình biến đổi các yếu tố tự nhiên sẽ hình thành nên những cảnh đẹp như: núi, sông, hồ, … Cùng với đó là các tài nguyên nhân văn như các di tích lịch sử truyền thống, phong tục tập quán, các nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc Hai loại hình tài nguyên kết hợp với nhau là cơ sở tạo nên các sản phẩm, dịch vụ du lịch hình thành nên các mô hình, điểm đến du lịch khác nhau thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm

1.2.1.3 Cơ sở vật chất, hạ tầng – kỹ thuật

Bên cạnh tài nguyên du lịch thì yếu tố cơ sở vật chất, hạ tầng – kỹ thuật du lịch cũng vô cùng quan trọng, đây được coi các các yếu tố tất yếu để phục vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch: vận chuyển, lưu trú, ăn uống,… Đây được coi là phương tiện lưu thông các dịch vụ du lịch, trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác các sản phẩm

du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch, dịch vụ hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của du khách trong một chuyến hành trình

mẻ, thú vị, cảm giác thoải mái hoặc để đạt được những mong muốn nhất định của bản thân

1.2.1.5 Sự hỗ trợ, gắn kết của chính quyền địa phương và các tổ chức doanh nghiệp

Để phát triển DLCĐ một cách bền vững thì không thể thiếu sự hỗ trợ, gắn kết của chính quyền địa phương, các tổ chức doanh nghiệp với các điểm đến DLCĐ

Sự hỗ trợ chính quyền địa phương, là những người cán bộ được nhân dân tín nhiệm, bầu ra với mục đích xây dựng, phát triển địa phương giàu mạnh, là bộ mặt đại diện cho toàn thể cộng đồng dân cư Chính quyền địa phương sẽ dựa trên những quyền lợi và nghĩa vụ ban hành để có thể xây dựng kế hoạch, đưa ra những phương án, hoạch

Trang 25

định để phát triển ngành kinh tế địa phương nói chung, phát triển ngành du lịch nói riêng và đặc biệt là loại hình DLCĐ

Sự hỗ trợ của các tổ chức kinh doanh, các công ty doanh nghiệp du lịch lữ hành: khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, kinh doanh bán hàng, vận chuyển,

… Đối với việc phát triển DLCĐ các công ty, doanh nghiệp đóng vai vô cùng quan trọng là cầu nối, là trung gian kết nối khách du lịch với các sản phẩm du lịch của điểm đến DLCĐ Đồng thời các công ty, doanh nghiệp cũng chính là các nhà đầu tư lớn cho xây dựng, tạo ra những sản phẩm DLCĐ đa dạng, chất lượng thu hút khách du lịch

1.2.1.6 Cộng đồng dân cư

Có thể thấy DLCĐ là loại hình du lịch gắn liền với cộng đồng dân cư (CĐDC) CĐDC là chủ thể có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự quá trình hình thành và phát triển của một mô hình DLCĐ CĐDC nắm vai trò chủ đạo, là người điều hành, tổ chức, lên ý tưởng phát động các phong trào, hoạt động du lịch, xây dựng các khu DLCĐ tạo ra các sản phẩm cộng đồng thu hút lượng lớn khách du lịch CĐDC chính là những người dân trực tiếp sinh sống tại các điểm DLCĐ, họ tham gia vào hoạt động

du lịch, xây dựng và phát triển ngành du lịch, phát triển kinh tế cho địa phương

1.2.2 Đặc điểm du lịch cộng đồng

DLCĐ được coi là một trong những loại hình du lịch đa dạng, độc đáo có đầy

đủ các yếu tố như về tài nguyên thiên nhiên, chủ thế tham gia và mục tiêu phát triển Tuy nhiên, tại hình thức DLCĐ mang cho mình một số nét đặc trưng riêng biệt, tạo nên cái độc đáo, mới lạ thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm

1.2.2.1 Về tài nguyên du lịch

DLCĐ được biết đến là loại hình du lịch với vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc, mang đậm những nét cổ xưa của các vùng miền dân tộc Việt Nam Về mặt văn hóa ở loại hình DLCĐ đặc trưng nổi bật là những yếu tố gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân, với những phong tục tập quán lâu đời của các vùng dân tộc thiểu số

1.2.2.2 Về chủ thể tham gia (cộng đồng dân cư)

Đối với việc hình thành, xây dựng và phát triển DLCĐ không thể không kể đến CĐDC CĐDC là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc khai thác, quản

lý, bảo vệ và phát huy hết nguồn tài nguyên du lịch tại địa phương mình CĐDC là người có quyền trực tiếp tham gia vào xây dựng nên các hoạt động du lịch, các loại hình kinh doanh du lịch, các hoạt động hướng tới phát triển du lịch đồng thời phát

Trang 26

là một trong những chiến lược mang tính nhân văn sâu sắc, tạo sự đoàn kết, công bằng trong xã hội, kết nối cộng đồng dân cư Các nguồn lợi thu được từ việc phát triển du lịch đem lại được chia đều vào cho cộng đồng, các vùng sẽ sử dụng nguồn lợi vào việc tái tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, những nét văn hóa lịch sử lâu đời của các cùng đồng bào dân cư Có thể hiểu rằng DLCĐ được coi là mô hình du lịch do người dân làm nên, hoạt động, phát triển tạo ra lợi ích để phục vụ người dân CĐDC là nguồn lực chính và chủ yếu để hoạt động, duy trì và phát triển DLCĐ [21]

1.3.2 Tôn trọng bản sắc địa phương, các di sản thiên nhiên

Tôn trọng bản sắc văn hóa, các di sản thiên nhiên có giá trị văn hóa lịch sử là một trong những nguyên tắc góp phần phát triển DLCĐ Trong suốt chuyến hoạt động DLCĐ, tất cả các thành phần khi tham gia hoạt động đều phải am hiểu hết về nét đẹp văn hóa nơi đây Tích cực tham gia các hoạt động mang tính nhân văn cộng đồng mang lại để có ý thức chủ động nâng cao cơ sở và những chính sách để phát triển DLCĐ

Trang 27

1.3.3 Chia sẻ lợi ích

Một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của DLCĐ là các cộng đồng địa phương trở thành những điểm đến được đặc biệt coi trọng và thu hút đông đảo lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan tìm hiểu Như ta có thể thấy, đối với các mô hình du lịch thông thường thì việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu du lịch và lợi nhuận sẽ thuộc về các nhà đầu tư, các công ty du lịch lữ hành là chính Nhưng đối với DLCĐ lợi nhuận sẽ được chia sẻ với toàn cộng đồng dân cư, doanh thu từ những hoạt động du lịch sẽ được chia để cho tất cả các chủ thể, thành phần tham gia vào quá trình xây dựng du lịch

1.3.4 Sự hỗ trợ, tham gia của địa phương

Phát triển DLCĐ một cách đúng nghĩa là khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của cộng đồng địa phương trong các hoạt động du lịch Vậy nên sự tham gia đóng góp của cộng đồng địa phương vào quá trình xây dựng hoạt động du lịch từ việc đưa ý kiến, lập kế hoạch, tham mưu, đánh giá và quản lý là một trong những phương thức tốt nhất đảm bảo sự sở hữu, tối đa hóa sự tham gia đóng góp của cộng đồng và nguồn lợi họ được nhận lại từ việc phát triển du lịch

1.4 Một số vấn đề cơ bản về sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch cộng đồng

1.4.1 Khái niệm cộng đồng dân cư

Theo J.H.Fichter (1974): “Cộng đồng là một tập thể người nhất định trên một lãnh thổ kinh tế và văn hóa, bao gồm các yếu tố: Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác, tương quan này đôi khi được gọi là tương quan mặt đối mặt, tương quan thân mật; có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc; có sự tình nguyện hy sinh đối với những giá trị được tập thể coi là cao cả, có ý nghĩa; có ý thức đối với mọi thành viên trong tập thể” [33]

Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến trong công trình nghiên cứu Du lịch cộng đồng có thể hiểu về thuật ngữ cộng đồng như sau: “Cộng đồng là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã, huyện, thị, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thông văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội” [39]

Trang 28

19

Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, cộng đồng được hiểu là “Một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, nghề nghiệp, địa điểm cư trú Cộng đồng cũng là một xã hội bao gồm cả một dòng tộc, một sắc tộc, một dân tộc” [35]

Ở Việt Nam, “cộng đồng” có thể là “cộng đồng dân cư” cũng có thể là “cộng đồng địa phương” tức là một tập hợp nhiều cá nhân trong cùng một nơi sinh sống có quy mô như: làng, bản, xóm, …

Qua các khái niệm của các tác giả trên cùng các công trình nghiên cứu và tìm hiểu khác nhau, chúng ta có thể hiểu cộng đồng theo một cách đơn giản: cộng đồng là một nhóm người có những đặc điểm tương đồng về nơi cư trú, về đặc điểm kinh tế - xã hội, … có cùng các mối quan tâm chung: niềm tin, tín ngưỡng, nhu cầu, lối sống, …

Và cộng đồng có sự gắn kết nội tại không do các quy tắc ràng buộc nào, mà chủ yếu là trên cơ sở tình cảm, quan hệ sâu sắc, và nó được coi như là một hằng số văn hóa của

xã hội

1.4.2 Các yếu tố khác tham gia vào du lịch cộng đồng

Để phát triển DLCĐ một cách lâu dài và bền vững, ngoài nguồn nhân lực chính

là cộng đồng dân cư, còn có thêm nhiều thành phần cũng tham gia vào quá trình xây dựng hoạt động và phát triển DLCĐ có thể kể đến như: Nhà nước, các cơ quan/tổ chức

tư vấn phát triển du lịch, các công ty/doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch, các chủ sở hữu/quản lý tài nguyên du lịch, khách du lịch, các tổ chức quốc tế [35]

Nhà nước là các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và các cơ quan quản lý

Nhà nước ở các lĩnh vực liên quan đến phát triển du lịch

Các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở đây bao gồm các cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương Đây là các cơ quan có vai trò chủ yếu trong việc quyết định xây dựng, hoạch định những chính sách, tạo hành lang pháp lý cho du lịch đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng Các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch được coi là rất quan trọng, là nền tảng cho DLCĐ phát triển Bên cạnh việc tạo ra những nền tảng phát triển, các cơ quan quản lý có có nhiệm vụ giám sát, quản lý các hoạt động DLCĐ Để đảm bảo DLCĐ phát triển một cách bền vững, phù hợp với các quy định của Nhà nước không chỉ đối với riêng ngành du lịch mà còn đối với các yếu tố có thể gây ra tác động như Tài nguyên du lịch, môi trường, văn hóa,

xã hội, con người, … Chính vì vậy, vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước về du

Trang 29

lịch đối với sự phát triển của DLCĐ là vô cùng quan trọng, vừa tạo ra môi trường thuận lợi, thu hút được nguồn vốn đầu tư, không ngừng xúc tiến, đổi mới nhằm thu hút khách du lịch

Các cơ quan/tổ chức tư vấn phát triển du lịch là nơi cụ thể hóa các chính sách

với mục tiêu định hướng phát triển du lịch thông qua các đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, mang sản phẩm dịch vụ tiếp cận nhiều hơn với thị trường khách du lịch

Các công ty/doanh nghiệp du lịch là các công ty, doanh nghiệp kinh doanh lữ

hành, sản phẩm và dịch vụ phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, tham quan, vui chơi giải trí, … Các công ty/doanh nghiệp được coi là cầu nối, gắn kết khách các sản phẩm du lịch cộng đồng với khách du lịch Bên cạnh đó, các công ty doanh nghiệp lữ hành còn là nơi đầu tư, tạo ra các sản phẩm du lịch cộng đồng, luôn đảm bảo

sự đa dạng và chất lượng của các sản phẩm du lịch phục vụ du khách Đấy là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương

Các chủ sở hữu/chủ quản lý tài nguyên du lịch đây chính là cộng đồng địa

phương nơi phát triển du lịch cộng đồng Các hoạt động xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng với mục đích hướng tới, nhân mạnh vai trò của cộng đồng, với mục tiêu quan trọng phát triển và bảo tồn các giá trị cộng đồng Cộng đồng dân cứ chính là thành viên chủ chốt, quan trọng hàng đầu với vai trò hoạt động, xây dựng và phát triển các mô hình du lịch cộng đồng

Khách du lịch đây là chủ thể chính trong việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch

Đặc điểm chung của tệp khách hàng sử dụng các sản phẩm du lịch cộng đồng thường

sẽ là du khách quốc tế: các nhà Nghiên cứu trên nhiều quốc gia, sinh viên, những người thích khám phá với mong muốn tìm hiểu, trải nghiệm những điều mới lạ nhất là những giá trị văn hóa, nét đẹp cộng đồng từ nhiều đời nay Họ là những người có nhận thức sâu rộng, dành tình yêu lớn lao cho thiên nhiên, con người đặc biệt là lối sống thường nhật, phong tục tập quán, nét văn hóa đặc sắc của người dân bản địa, họ thấy được vai trò của mình trong việc phải không ngừng xây dựng, phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa của cộng đồng Khách du lịch cũng là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình bảo tồn và phát triển du lịch cộng đồng Khách du lịch là người tiêu dùng chính các sản phẩm du lịch cộng đồng, khách du lịch góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch cộng đồng

Trang 30

21

Các tổ chức quốc tế, muốn các hoạt động du lịch có thể phát triển một cách

vượt trội không thể thiếu các hoạt động hợp tác, đầu tư phát triển đối với quốc tế, đặc biệt có thể kể đến Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO) Thực tế cho thấy ngày nay đang có rất nhiều các tổ chức du lịch quốc tế quan tâm nâng cao đến hoạt động du lịch nhất là các hoạt động về du lịch cộng đồng: Cộng đồng Châu Âu (EU) tài trợ các lĩnh vực đào tạo và phát triển tiềm năng nguồn nhân lực phục vụ du lịch, UNWTO đầu tư

hỗ trợ xây dựng giữ án tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương, …

1.4.3 Các mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch

Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng được coi là một quá trình dài và phải trải qua nhiều cung bậc khác nhau, sự khuyến khích và hướng dẫn tư vấn của chuyên gia vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng Mỗi mức độ thể hiện được mức độ quan tâm tham gia của cộng đồng dân sư đối với hoạt động phát triển du lịch cộng đồng Mỗi mức độ tham gia vào hoạt động du lịch thông minh tùy thuộc vào vai trò của cộng đồng và tùy vào địa phương sinh sống

Theo như tác giả Pretty cho rằng có 07 mức độ thể hiện mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động nhằm du lịch [27]

Mức độ 1: Tham gia thụ động, ở mức độ này cộng đồng dân cư được xem như

đối tượng du lịch và hầu hết không có vai trò ảnh hưởng đến quá trình hoạt động phát triển của du lịch Trong trường hợp này các công ty, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

sẽ có vai trò chủ chốt, họ đưa cộng đồng dân cư với các yếu tố chính như: con người, cuộc sống sinh hoạt thường nhật, văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán, … vào các chương trình, hoạt động du lịch và coi đó là một sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm Cộng đồng không tham gia vào các hoạt động du lịch, không có vai trò gì trong công phát xây dựng và phát triển du lịch

Mức độ 2: Tham gia cung cấp thông tin, trong mức độ này cộng đồng dân cư

giữ vai trò chính là người cung cấp thông tin, trả lời những thắc mắc, giải đáp nhu cầu tìm hiểu của khách trong quá trình phục vụ khách du lịch

Mức độ 3: Tham gia tư vấn, cộng đồng dân cư tham gia do được tư vấn hoặc

do trả lời các câu hỏi Các cơ quan nhà nước, các công ty doanh nghiệp lữ hành về các

Trang 31

vấn đề thu thập thông tin, và kiểm soát việc phân tích thông tin

Mức độ 4: Tham gia trao đổi hàng hóa, lao động, cộng đồng dân cư sẽ tham

gia trực tiếp vào việc đóng góp nguồn lực, lao động, tham gia vào việc bán hàng hóa, các sản phẩm du lịch để nhận những lợi ích vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Cụ thể, người dân tham gia vào quá trình sản xuất, cung cấp và bán một số dịch vụ phục vụ du lịch như: bán hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống, lưu trú, … Trong mức độ tham gia trao đổi hàng hóa, lao động của cộng đồng dân cư, ngoài vai trò là một “tài nguyên”, cộng đồng còn có một vai trò nhất định trong các hoạt động du lịch và được hưởng một phần lợi ích nhất định mà phát triển du lịch đem lại

Mức độ 5: Tham gia chức năng, ở mức độ này sự tham gia của cộng đồng dân

cư được các cơ quan chức năng các công ty, doanh nghiệp lữ hành xem như một phương tiện để đạt được mục đích trong các hoạt động phát triển du lịch Cộng động

có thể tham gia với nhiều hình thức khác nhau, có thể tham gia cá nhân hoặc lập thành các nhóm nhỏ để đáp ứng các nhu cầu mục đích đã đề ra cho các kế hoạch xây dựng phát triển du lịch Và trong tùy trường hợp nhau, người dân địa phương được giao nhiệm vụ để phục vụ du lịch, chỉ được mời để tham gia phục vụ các mục đích thứ yếu trong quá trình hoạt động du lịch

Mục độ 6: Tham gia tương tác, cộng đồng dân cư có quyền cùng tham gia vào

việc phân tích, triển khai, đưa ra các chính sách, kế hoạch phát triển hoạt động du lịch

ở các địa phương Tại đây việc cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch được xem như là một quyền, chứ không chỉ là một phương tiện với mục đích đạt được kết quả Chính vì vậy, nhóm thực hiện sự kiểm soát đối với các chiến lược, quyết định của địa phương và các định việc sử dụng đúng đắn các nguồn lực, vậy nên cộng đồng dân cư có vai trò rất lớn trong việc duy trì các cơ cấu, các hoạt động phát triển du lịch

Mức độ 7: Tham gia chủ động, ở mức độ này cộng đồng dân cư tham gia một

cách chủ động tích cực bằng cách đưa ra những ý tưởng, sáng kiến một cách độc lập, trao đổi với các cơ quan, các công ty doanh nghiệp lưu hành nhằm đưa ra những chính sách phù hợp với lợi thế, tiềm năng của điểm du lịch Cộng đồng dân cư sẽ chủ động nhân rộng, hợp tác đầu tư với các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ nhằm có được các nguồn lực, sự hỗ trợ quá trình phát triển các hoạt động du lịch

Trang 32

23

1.4.4 Tác động của du lịch cộng đồng đến cộng đồng dân cư

1.4.4.1 DLCĐ Tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư

Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tinh thần tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình hoạt động chính là những hoạt động du lịch này đã tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương về mọi mặt và mọi lứa tuổi khác nhau Người dân thay vì phải tìm kiếm việc làm ở khắp nơi, thì từ thanh niên đến những người trung tuổi hoặc các cụ già đã về hưu đều có thể tham gia, góp sức vào quá trình xây dựng và hoạt động du lịch cộng đồng vừa để bảo tồn, phát triển những nét đẹp độc đáo của cộng đồng vừa có thêm thu nhập để cải thiện nâng cao đời sống

1.4.4.2 DLCĐ giúp phát triển các ngành nghề truyền thống của gia đình, địa phương

Những hộ dân cư có các ngành nghề truyền thống sẽ có khả năng tham gia vào quá trình hoạt động phát triển du lịch nhiều hơn Họ có đầy đủ điều kiện thuận lợi về những giá trị văn hóa, lịch sử, nét đặc trưng của cộng đồng, khi tham gia vào hoạt động du lịch sẽ được chính quyền địa phương cũng như các công ty, doanh nghiệp lữ hành ưu tiên hỗ trợ Hơn nữa việc sở hữu những ngành nghề truyền thống lâu đời sẽ là một trong những lợi thế thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước đến tham quan

và họ sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc lựa chọn đối tượng hợp tác để cùng phát triển

1.4.4.4 DLCĐ góp phần phát triển các chính sách đầu tư, hỗ trợ của chính quyền địa phương

Bên cạnh những lợi thế về giá trị văn hóa, nét đẹp lâu đời của địa phương thì sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương cũng góp phần không nhỏ vào quá trình thúc đẩy cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động du lịch Một số chính

Trang 33

sách mang lại nhiều lợi ích, thúc đẩy quá trình phát triển du lịch cộng đồng như:

+ Mở các lớp tập huấn, đào tạo bổ trợ kiến thức về du lịch nhất là về loại hình

du lịch cộng đồng đến cộng đồng dân cư để người dân nhận biết, hiểu sâu sắc hơn các kiến thức cơ bản về việc xây dựng các mô hình du lịch, cách giao tiếp với khách, hiểu tâm lý khách hàng

+ Có các chính sách đầu tư, hỗ trợ cung cấp nguồn vốn để cộng đồng dân cư phát triển du lịch, khôi phục tôn tạo lại các nét đẹp văn hóa, các ngành nghề truyền thông, cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng để phục vụ khách du lịch khi đến tham quan trai nghiêm

+ Những chính sách hỗ trợ quảng bá, xây dựng hình ảnh mô hình du lịch cộng đồng, những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống để với tất cả khách du lịch trong và ngoài nước

Nhờ có những chính sách hỗ trợ, bảo vệ lợi ích của cộng đồng, đã phần lớn giúp cho cộng đồng dân cư đặc biệt là các hộ gia đình khó khăn có đủ điều kiện tiếp cận, tham gia hoạt động xây dựng phát triển du lịch cùng cộng đồng Và cũng chính nhờ những chính sách đầu tư hỗ trợ của chính quyền các cấp quan tâm sâu sắc, hỗ trợ kịp thời đã góp phần không nhỏ trong việc khích lệ mạnh mẽ tinh thần của cộng đồng dân

cư cùng tham gia, cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển chung của du lịch cộng đồng [2]

1.4.5 Một số rào cản hạn chế mức độ tham gia của CĐDC

độ học vấn cao, nhìn nhận được những lợi ích sâu sắc mà phát triển du lịch cộng đồng đem lại đồng nghĩa với việc khả năng tham gia vào các tổ chức, hoạt động du lịch cộng đồng ngày càng tăng cao

1.4.5.2 Chưa có nhận thức đúng đắn về lợi ích của phát triển DLCĐ mang lại

Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch đến nay vẫn còn hạn

Trang 34

25

chế bởi chính cộng đồng dân cư hầu như đang thiếu thông tin về các hoạt động du lịch, chưa nhận thức đúng đắn về các hoạt động du lịch cộng đồng Người dân ở địa phương chưa hiểu rõ về khái niệm du lịch cộng đồng, cách thức hoạt động và những lợi ích mà

nó đem lại cho cuộc sống, xã hội Mức độ tham gia của người dân địa phương hiện nay trong các hoạt động du lịch hình thành theo các nhóm để phục vụ nhu cầu du lịch

và được trả tiền công, cộng đồng cũng tham gia vào quá trình đóng góp ý kiến những quyền và quyết định hoàn toàn thuộc về Ban Quản lý Cộng đồng dân cư chỉ được nhận thông tin chứ không có quyền ra quyết định quản lý các điểm du lịch cũng như quản lý về lợi nhuận, quyền kiểm soát các mô hình du lịch Chính vì những lý do trên, cộng đồng dân cư vẫn chưa có cái nhìn sâu sắc về những lợi ích mà du lịch cộng đồng đem lại dẫn đến việc tham gia xây dựng các hoạt động du lịch còn hạn chế

1.4.5.3 Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền

Bên cạnh yếu tố trình độ học vấn chưa cao, nhận thức chưa đúng đắn của cộng đồng dân cư thì một trong những yếu tố không thể thiếu đó là sự quan tâm, hỗ trợ, khuyến khích tham gia của các cấp chính quyền địa phương đối với việc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng Các cơ quan quản lý, chính quyền nơi chưa các điểm đến du lịch cộng đồng chưa thực sự quan tâm, chưa coi du lịch là ngành kinh tế chính, chưa có các chính sách thu hút, khích lệ tinh thần, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động Nếu các chính quyền địa phương, đầu mối kết nối giữa tài nguyên du lịch và cộng đồng dân cư chưa thực sự quan tâm quan tâm sâu sắc, không có những chính sách xây dựng và phát triển các điểm đến du lịch cộng đồng, làm người dân thấy được những lợi ích mà du lịch mang lại, tư đó sẽ có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy tinh thần nhân dân tham gia vào phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương

Trang 35

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 của đề tài đã làm rõ được các khái niệm về du lịch, cộng đồng, du lịch cộng đồng một cách đầy đủ, phù hợp với mục tiêu của đề tài nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tác giả đi sâu vào việc phân tích các điều kiện, đặc điểm hình thành du lịch cộng đồng, từ đó chỉ ra vai trò của các chủ thế tác động đến trực tiếp đến các hoạt động du lịch: cộng đồng dân cư, khách du lịch, chính quyền địa phương, các công ty doanh nghiệp lữ hành, bên cạnh đó nghiên cứu sâu sắc hơn về mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng

Cộng đồng là nhân tố nắm giữ vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động du lịch, CĐDC là những người am hiểu nhất về các giá trị của tài nguyên du lịch cộng đồng của địa phương, nên họ có đầy đủ các điều kiện để có thể xây dựng và hoạt động đưa các giá trị văn hóa, lịch sử, vẻ đẹp cộng đồng đến gần hơi với khách du lịch Đồng thời, khi cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng cũng chính là đang phát triển, nâng cao đời sống của chính mình, xây dựng địa phương, quê hương ngày một phát triển hơn

Bên cạnh các điều kiện về đặc điểm, chủ thế để phát triển du lịch cộng đồng, nhà khoa học Pretty cũng đã đưa ra cái nhìn sâu sắc về sự tham gia của cộng đồng, chia thành 7 mức độ phát triển, từ thuở ban đầu là tham gia một cách thụ động, dần dần về cộng đồng dân cư đã tham gia một cách chủ động hơn Có thể thấy rằng, một điểm đến DLCĐ có phát triển, có trở nên hấp dẫn hay không thì phần lớn phụ thuộc vào mức độ tham gia của CĐDC vào các hoạt động du lịch đó Vậy nên, mức độ tham gia của CĐDC chính là cơ sở lý luận nền tảng của đề tài nghiên cứu để có thể đánh giá sâu sắc hơn về sự phát triển du lịch cộng từ đó thấy được mức độ tham gia của CĐDC vào các hoạt động du lịch tại khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên

Trang 36

27

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI

KHU DU LỊCH THÁI HẢI, TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1 Khái quát về Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Khu du lịch Thái Hải thuộc xóm Mỹ Hảo, xã Thịnh Đức, huyện Đồng Hỷ là một trong những huyện trung du – miền núi phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, về phía Nam giáp huyện Phú Bình, phía Đông giáp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Phú Lương Huyện Đồng Hỷ là một trong những nơi có vị trí thuận lợi nằm sát với thành phố Thái Nguyên, nằm chính giữa trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên

Khu du lịch Thái Hải đã được bắt đầu xây dựng từ năm 2003, cho đến nay khu

du lịch Thái Hải đã có 13 năm xây dựng và phát triển Từ thuở ban đầu là một vùng đất cằn cỗi, hoang sơ, vắng vẻ nhưng đến thời điểm hiện tại nơi đây đã trở thành một điểm đến du lịch cộng đồng lý tưởng, đầy sức sống Khu du lịch Thái Hải cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 12km về phía Tây Nam và cách thủ đô Hà Nội 70km, sẽ mất 1,5 giờ đồng hồ, du khách có thể di chuyển bằng ô tô đến Khu du lịch Khoảng đất

có tổng diện tích 70ha giờ đã có hồ cá, đồi cây 10ha được phủ xanh, xung quanh là không gian xanh mát của đồi chè đâm chồi nảy lộc, những ruộng lúa, vườn rau mướt mắt [5]

2.1.1.2 Khí hậu

Khu du lịch Thái Hải là một trong những huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được phân chia làm 4 mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông Tại đây khí hậu được hình thành trên một nền nhiệt cao của đới chí tuyến với sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa Sự kết hợp giữa địa hình tự nhiên với đặc điểm của khí hậu đã tạo nên khí hậu nóng ẩm, các mùa mưa, mùa đông lạnh xảy ra thất thường trong năm

Hàng năm nhiệt độ trung bình là 22oC, mùa hè thì thời tiết sẽ oi bức nóng nực hơi, nhiệt độ trung bình từ 25oC – 27oC, mùa đông khí hậu nơi đây phải chịu ảnh hưởng bởi 20 đợt gió mùa Đông Bắc khác nhau, mỗi đợt kéo dài từ 2 đến 5 ngày khiến

Trang 37

khí hậu nơi đây giá lạnh, ít mưa và nhiệt độ giao động 12oC- 15oC, vào những mùa rét đậm sẽ có hiện tượng sương muối Lượng mưa trung bình vào mùa 1500mm đến 2200mm, phù thuộc vào yếu tố hoàn lưu của mùa [5] Vậy nên với vị trí địa lý bốn bề

là núi đồi, cây xanh, mùa hè khi du khách đến với Khu du lịch Thái Hải chắc chắn sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn bởi không gian trong lành, xanh mát nơi đây

2.1.1.3 Đất đai

Tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên về đặc điểm đất đai, khí hậu được thiên nhiên vô cùng ưu đãi, phần lớn là rừng cây và núi đồi thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp, các loại hình dịch vụ và du lịch khác nhau, tiềm năng nhất là phát triển các mô hình du lịch cộng đồng Tại khu du lịch Thái Hải hiện nay có tổng diện tích đất là 70ha bao gồm khu vực làng nhà sàn và các khu vực khác như: hồ nước, đồi cây, nương chè, ruộng lúa, vườn rau và khu vực vui giải trí Phần lớn các cánh rừng ở đây đều là các khu rừng nguyên sinh lâu đời và rộng lớn, đa dạng về mặt sinh học, các tài nguyên cộng đồng chính nhờ tất cả những yếu tố trên: về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai đã tạo nên một nét đẹp thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng là một trong những tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên [4]

2.1.1.4 Sông suối

Khu du lịch Thái Hải nổi tiếng không chỉ với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp

mà đó còn bởi hệ thống sông suối vô cùng phong phú Tại đây có Sông Công một trong những con sông lớn nhất chảy qua khu du lịch Thái Hải, con sông với nguồn nước trong xanh, uốn lượn trong những ngọn núi đẹp nên thơ Sông suối trong khu du lịch Thái Hải thường được bao bọc bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hoang dã, với những dòng nước trong xanh chảy qua những vách đá và những cánh rừng rậm rạp Suối trong khu du lịch với nguồn nước trong vắt, du khách khi đến vừa có thể tham quan, tắm mát cũng như thư giãn, các con suối thường có các vách đá dựng đứng, tạo nên những thác nước, ghềnh đá vô cùng đẹp mắt thu hút khách du lịch Ngoài ra tại khu du lịch còn có những hồ nước nhỏ, đây là một trong những điểm nhấn độc đáo cho

du khách trải nghiệm, nhìn ngắm, câu cá Bên cạnh đó khu vực sông suối cũng chính

là nơi nơi bảo tồn môi trường thiên nhiên, giữ gìn hệ sinh thái cộng động đặc biệt của người dân sống tại Khu du lịch Thái Hải

Trang 38

tự nguyện lựa chọn về sinh sống tại mảnh đất này Bản làng đang có 4 dân tộc anh em

là dân tộc Tày, Nùng, Kinh và Sán Chay, trong số đó có hơn 100 người đều là người đồng bào dân tộc Tày, Nùng cùng quây quần làm ăn, sinh sống với nhau Tất cả mọi người cùng về với bản làng Thái Hải, đều có chung một tình yêu sâu sắc với nét độc đáo trong văn hóa của người dân tộc Tày và họ cùng có chung một ước nguyện là sẽ cùng nhau gìn giữ bảo tồn nét đẹp truyền thống đó

Điểm nổi bật của cộng đồng dân cư sinh sống tại bản làng Thái Hải là họ sinh sống đoàn kết, gắn bó với nhau thân tình như gia đình, họ sẽ “cùng ăn chung một nồi cơm, tiêu chung một túi tiền và cùng vị một lợi ích chung của cả bản làng” Người dân nơi đây gắn bó với khu bảo tồn làng nhà sàn du lịch sinh thái Thái Hải từ những ngày đầu, những cư dân của làng đều mang theo cả gia đình của mình đến sinh sống Nhiều nhà có từ 2 - 3 thế hệ, từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, đến cả những em bé được được sinh ra và lớn lên chính trên mảnh đất này Người dân nơi đây đều gọi nơi đây bằng cái tên thân thương “Gia đình Thái Hải” Mỗi người là một thành viên, gắn bó, yêu thương, chăm sóc, nương tựa, chở che cho nhau Không chỉ cùng nhau sản xuất, mọi người đều cố gắng duy trì và gìn giữ những nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc mình

Từ trang phục, lời ăn tiếng nói, nếp sinh hoạt hằng ngày tới những lễ hội truyền thống,

Năm 2011, khu bảo tồn làng nhà sàn du lịch sinh thái Thái Hải chính thức được khai thác để phục vụ khách du lịch Đến năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã có quyết định công nhận đây là điểm du lịch địa phương Những người nông dân quen với ruộng đồng trở thành là những hướng dẫn viên nhiệt tình giúp du khách có những giây phút trải nghiệm đáng nhớ tại đây như cùng du khách làm ruộng, trồng rau, hái chè, bắt cá, giã cốm, cùng nhau tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động, cung cấp dịch vụ để phát triển DLCĐ tại Thái Hải [3]

Có thể nói, điều thú vị nhất ở cộng đồng dân cư sinh sống tại Thái Hải là mọi hoạt động sản xuất đề mang tính tự cung tự cấp Họ sẽ cùng nhau trồng rau, cấy lúa, nuôi cá, chăn thả gia súc, sản xuất nước uống đóng chai, trồng và chế biến chè xanh, tự

Trang 39

nấu rượu theo đúng đặc trưng của dân tộc mình Mọi hoạt động đều gắn với sinh thái,

để đảm bảo không tác động tới môi trường và duy trì nguồn thực phẩm sạch, bổ dưỡng

để sử dụng Đến với Khu Bảo Tồn Nhà Sàn Dân Tộc Thái Hải, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người dân tộc, lắng nghe những câu chuyện và tham gia những hoạt động vui chơi giải trí của các dân tộc thiểu số

Mỗi khi “gia đình Thái Hải” đón khách, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn cây nhà lá vườn tươi ngon được nấu theo đúng hương vị truyền thống Từ khâu nhục, thịt gà đồi, trâu nướng, nộm hoa chuối, ốc xào măng chua, cá hấp… đều thơm ngon, tròn vị Lại thêm chút rượu Lầu Chăng Mỳ - đặc sản của dân tộc Tày, Nùng làm cho bữa ăn thêm nồng đượm Sau đó, trong ánh lửa bập bùng khi đêm về, chủ và khách hòa chung trong tiếng hát, điệu đàn, nghe những lời hát mộc mạc, dân dã

mà thiết tha của những thành viên trong gia đình cùng hát tặng du khách, thấy nơi đây

ấm áp như về bên gia đình của mình

2.1.2.2 Kinh tế

Nền kinh tế tại khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên luôn duy trì ổn định trong giai đoạn hình thành và phát triển Và trong cơ cấu kinh tế của khu du lịch đã có nhiều sự thay đổi, tiến bộ bắt kịp với xã hội hiện đại, với lợi thế về địa hình và khí hậu người dân nơi đây hướng đến ngành kinh tế nông nghiệp – công nghiệp và đến năm

2011 Khu du lịch Thái Hải đã chính thức được khai thác để phục vụ du lịch Các hoạt động sản xuất tại đây đều mang tính tự cung tự cấp, công việc sẽ được phân chia theo năng lực và sở trường của mỗi người Họ trồng các loại cây lương thực, chăn nuôi gia súc, tự sản xuất nước uống đóng chai, nuôi trồng thủ công và chế biến các loại chè xanh, tự nấu rượu theo đặc trưng của dân tộc mình Mọi hoạt động sản xuất kinh tế tại Khu du lịch Thái Hải đều diễn ra một cách tự túc, con người tự sản xuất và dùng chính những sản phẩm đó để phục vụ đời sống sinh hoạt của mình Bên cạnh việc hoạt động sản xuất phục vụ đời sống, các hoạt động sản xuất luôn được chú trọng và gắn liền với bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và hơn hết là luôn duy trì nguồn thực phẩm sách để không chỉ phục vụ người dân sử dụng mà còn để phục vụ khách du lịch

Với lợi thể là điểm đến mang nhiều nét đẹp cộng đồng từ văn hóa, phong tục tập quán, cảnh quan thiên nhiên bên cạnh việc người dân tự sản xuất hàng hóa, kinh doanh, duy trì cuộc sống sinh hoạt thường nhật của mình, cộng đồng dân cư tại Khu du lịch Thái Hải đã coi phát triển ngành du lịch, nhất là phát triển du lịch cộng đồng là

Trang 40

xã hội văn minh tiến bộ Bên cạnh đó, các hoạt động y tế, giáo dục cũng luôn được cộng đồng dân cư coi trọng và phát triển Chính cộng đồng dân cư tại bản làng Thái Hải tham gia vào việc hoạt động, phát triển các hoạt động xã hội này Những người con thanh niên tại bản sau khi đi học từ nhiều nơi đều lựa chọn trở về quê hương sinh sống và làm việc, nhiều người lựa cho nền văn hóa nơi đây mở ra các lớp học để trẻ con trong bản đến học tập Tất cả trẻ em sinh sống tại bản làng đều được tham gia học tập đầy đủ và ngay cả việc đi học, học đại học của trẻ em các mầm non tương lai của bản đều được trưởng bản lo liệu hết Hay các hoạt động về y tế, tại bản làng có một ngôi nhà thuốc nơi lưu trữ những loại thuốc nam quý hiếm lâu đời được người dân lưu giữ, chế tạo ra các vị thuốc để phục vụ đời sống tinh thần, luôn đảm bảo sức khỏe cho người dân tain bản Chỉ cần một người đau ốm hay có nhu cầu khám chữa bệnh đều được bản làng lo liệu [10]

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên

2.2.1 Về tài nguyên du lịch tự nhiên

Khu du lịch Thái Hải được đánh giá là một trong những điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch bởi không gian thiên nhiên phong phú đa dạng, mát mẻ, đem lại cảm giác thoải mái cho du khách khi đến tham quan Khu du lịch được bao bọc bởi đồi núi xanh mướt, các đồi chè bạt ngàn được chính tay người dân trồng nên, không chỉ góp phần làm tăng vẻ đẹp tự nhiên mà đây còn được coi là một trong những sản phẩm du lịch ấn tượng thu hút khách du lịch khi đến tham quan Tại đây còn có sông Công, một

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Châu Anh (2016), Những quan niệm về điểm đến du lịch, Tạp chí điện tử Du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những quan niệm về điểm đến du lịch
Tác giả: Châu Anh
Năm: 2016
2. TS. Đoàn Mạnh Cường (2019), Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Cục du lịch quốc gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững
Tác giả: TS. Đoàn Mạnh Cường
Năm: 2019
3. Công ty TNHH Thái Hải (2022), Người Tày Văn Bàn gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, thaihai.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Tày Văn Bàn gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống
Tác giả: Công ty TNHH Thái Hải
Năm: 2022
4. Chang (2019), Thú vị du lịch trải nghiệm tại Khu du lịch sinh tháu Thái Hải – Thái Nguyên, luhanhvietnam.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thú vị du lịch trải nghiệm tại Khu du lịch sinh tháu Thái Hải – Thái Nguyên
Tác giả: Chang
Năm: 2019
5. Phạm Ngọc Chuẩn (2023), Làng văn hóa Tày Thái Hải: Top làng du lịch đẹp nhất Thế giới, Báo Thái Nguyên điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng văn hóa Tày Thái Hải: Top làng du lịch đẹp nhất Thế giới
Tác giả: Phạm Ngọc Chuẩn
Năm: 2023
6. Dangi. T. B - Jamal. T. An, Integrated Approach to “Sustainable CommunityBased Tourism, Sustainability 2016, 8, 475 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Integrated Approach to “Sustainable CommunityBased Tourism
7. TS. Đặng Thị Kim Dung (2023), Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải
Tác giả: TS. Đặng Thị Kim Dung
Năm: 2023
8. Nguyễn Văn Đính (2021), Du lịch cộng đồng phát triển bền vững và những bài học kinh nghiệm, Tạp chí Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch cộng đồng phát triển bền vững và những bài học kinh nghiệm
Tác giả: Nguyễn Văn Đính
Năm: 2021
9. Thu Hà (2022), Du lịch cộng đồng tại Thái Nguyên: Hướng phát triển bền vững, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Cục du lịch quốc gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch cộng đồng tại Thái Nguyên: Hướng phát triển bền vững
Tác giả: Thu Hà
Năm: 2022
10. Xuân Hoa (2024), Khám phá làng nhà sàn Thái Hải, Báo Người Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khám phá làng nhà sàn Thái Hải
Tác giả: Xuân Hoa
Năm: 2024
11. Quốc Hồng (2022), Phát triển du lịch cộng đồng tại Thái Hải, Báo Nhân Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch cộng đồng tại Thái Hải
Tác giả: Quốc Hồng
Năm: 2022
12. Thúy Hồng (2024), Du khách ấn tượng với Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Tày, Nùng tình Thái Nguyên tại “ngôi nhà chung”, Báo Dân tộc và Phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du khách ấn tượng với Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Tày, Nùng tình Thái Nguyên tại “ngôi nhà chung”
Tác giả: Thúy Hồng
Năm: 2024
13. Huy Lê (2023), “Đánh thức” tiềm năng du lịch Thái Nguyên, Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh thức” tiềm năng du lịch Thái Nguyên
Tác giả: Huy Lê
Năm: 2023
14. Vũ Hương (2023), Về Thái Hải – ngôi làng “cổ tích” của người Tày, khu du lịch sinh thái cộng đồng độc nhất vô nhị, Báo Dân Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về Thái Hải – ngôi làng “cổ tích” của người Tày, khu du lịch sinh thái cộng đồng độc nhất vô nhị
Tác giả: Vũ Hương
Năm: 2023
15. Jamal. T. B - Getz. D, Collaboration Theory and Community Tourism Planning, Ann. Tour. Res. 1995, 22, 186–204 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Collaboration Theory and Community Tourism Planning
16. Kiss. A, Is community-based ecotourism a good use of biodiversity conservation funds, Trends Ecol. Evol. 2004, 19, 232–237 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Is community-based ecotourism a good use of biodiversity conservation funds
17. Gia Linh (2018), Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải – kết nối giữ bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Cục du lịch quốc gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải – kết nối giữ bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch
Tác giả: Gia Linh
Năm: 2018
18. T. Linh (2023), UNWTO vinh doanh làng du lịch Thái Hải với danh hiệu “Làng du lịch tốt nhất”, Báo Nhân dân điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: UNWTO vinh doanh làng du lịch Thái Hải với danh hiệu "“Làng du lịch tốt nhất”
Tác giả: T. Linh
Năm: 2023
20. Hoa Lư (2021), Nét văn hóa đặc sắc của bản làng Thái Hải, Báo Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nét văn hóa đặc sắc của bản làng Thái Hải
Tác giả: Hoa Lư
Năm: 2021
21. Hoàng Mẫn (2024), Mô hình du lịch cộng đồng: Lan tỏa giá trị văn hóa và giá trị tự nhiên, Báo Đảng Cộng sản - dangcongsan.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình du lịch cộng đồng: Lan tỏa giá trị văn hóa và giá trị tự nhiên
Tác giả: Hoàng Mẫn
Năm: 2024

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1. Mô hình lưu trú tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên. - đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch thái hải tỉnh thái nguyên
Bảng 2. 1. Mô hình lưu trú tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45)
Bảng 2. 3. Mức độ tiếp cận thông tin của khách du lịch về Khu du lịch Thái Hải, tỉnh - đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch thái hải tỉnh thái nguyên
Bảng 2. 3. Mức độ tiếp cận thông tin của khách du lịch về Khu du lịch Thái Hải, tỉnh (Trang 69)
Bảng 2. 4. Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng - đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch thái hải tỉnh thái nguyên
Bảng 2. 4. Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động phát triển du lịch cộng đồng (Trang 71)
Bảng 2. 5. Các ngành nghề truyền thống thu hút khách du lịch đến tham quan, trải - đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch thái hải tỉnh thái nguyên
Bảng 2. 5. Các ngành nghề truyền thống thu hút khách du lịch đến tham quan, trải (Trang 74)
Bảng 2. 6. Kết quả khảo sát về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với các hộ gia  đình hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên - đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch thái hải tỉnh thái nguyên
Bảng 2. 6. Kết quả khảo sát về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với các hộ gia đình hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w