1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11

174 17 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 11,33 MB

Nội dung

Thực trạng sử dụng bài tập thực tiễn và việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học Hóa học ở một số trường THPT huyện Đông Anh- tỉnh Hà Nội.... Biệ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ NHÀN

PHÁT TRIỂN NĂNG Lực GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC BÀI TẬP HÓA HỌC

THỤC TIỄN CHỦ ĐÈ NITROGEN- SULFUR, HÓA HỌC 11

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ mồn Hóa học

Mã số: 8140212.01

LUẬN VĂN THẠC sĩ SU PHẠM HÓA HỌC Ngưòi hưóng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hùng Huy

Hà Nội - 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hùng Huy, thầy đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ và động viên tôi rất nhiềutrong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đà từng giảng dạy lớp cao học khóa QH 2021 đợt 2 chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ mônHóa học trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội, nhờ đó tôi đã tích lũyđược những nghiên cứu vô cùng quý báu

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô khoa Hóa học trường Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc Gia Hà nội và cán bộ phòng Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học

Cuối cùng tôi bày tỏ lòng biết ơn với gia đình, nguồn động lực chính để tôi có

đủ sức mạnh vượt qua mọi khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài

Dù đã rất cố gắng hoàn thành luận văn bàng tất cả lòng nhiệt tình và tâmhuyết, song vẫn còn những thiểu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến từ quýthầy cô và đồng nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn !

rT' z • 2

Tác giả

Nguyễn Thị Nhàn

1

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

6 Giả thuyết khoa học 3

7 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

8 Phương pháp nghiên cứu 4

9 Những đóng góp mới của luận văn 4

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIÉN NÀNG Lực GIẢI QUYẾT VÁN ĐÈ VÀ SÁNG TẠO THÔNG QUA SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HQC THỤ C TIỄN 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 6

1.1.2 Các nghiên cửu ở Việt Nam 7

1.2 Cơ sở lí luận chung về năng lực và phát triển năng lực 8

1.2.1 Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phái triển năng lực8 1.2.2 Năng lực của học sinh trong dạy học i

1.3 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh 15

1.3.1 Khái niệm về năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 15

1.3.2 Những biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 15

1.4 Bài tập hóa học 15

1.4.1 Khái niệm về bài tập hóa học 16

1.4.2 Ý nghĩa tác dụng của bài tập hóa học 16

1.5 Bài tập hóa học thực tiễn 17

1.5.1 Khái niệm bài tập hóa học thực tiễn 17

1.5.2 Vai trò, chức năng của bài tập hóa học thực tiễn 17

• •

11

Trang 4

1.5.3 Phân loại bài tập hóa học thực tiễn 18

1.6 Thực trạng sử dụng bài tập thực tiễn và việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học Hóa học ở một số trường THPT huyện Đông Anh- tỉnh Hà Nội 21

1.6.1 Mục đích điều tra 21

1.6.2 Đối tượng điều tra 21

1.6.3 Phưong pháp và nội dung điều tra 21

1.6.4 Kết quả và phân tích, đánh giá 22

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 32

CHƯƠNG 2: DẠY HỌC BÀI TẬP HÓA HỌC THỤC TIỄN CHÚ ĐÈ NITROGEN- SULFUR HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỀN NĂNG LỤC GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH 33

2.1 Phân tích nội dung chủ đề nitrogen- sulfur, Hóa học 11 33

2.1.1 Phân tích yêu cầu cần đạt chủ đề nitrogen- sulfur, Hóa học 11 33

2.1.2 Cấu trúc chủ đề nitrogen- sulfur, Hóa học 11 36

2.1.3 Những điểm cần chú ý khi giảng dạy chủ đề nitrogen- sulfur, Hóa học 11 36

2 2 Thiêt kê công cụ đánh giá năng lực giải quyêt vân đê và sáng tạo của /-\ 'TH • _ _ 1- L_ 1 *21 ị _ ■+ £ _ - X học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrogen- sulfur, Hóa học 37

2.3 Nguyên tắc lựa chọn và quy trình xây dựng bài tập hóa học thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 44

2.4 Hệ thống bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrogen- sulfur, Hóa học 11 45 2.5 Biện pháp sử dụng bài tập hóa học thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh 64

• • • ill

Trang 5

r r r r

2.6.Thiêt kê một sô kê hoạch bài dạy sử dụng bài tập thực tiên trong dạy

học chủ đê nitrogen- sulfur, Hóa học 11 nhăm phát triên NLGQVĐVST

của HS 67

TIỂU KÉT CHƯƠNG 2 89

CHƯƠNG 3: THựC NGHIỆM sư PHẠM 90

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 90

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 90

3.3 Nội dung, đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm 90

3.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 91

3.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả thực nghiệm 91

3.5.1 Phương pháp xử lí kết quả thưc nghiệm sư phạm 91

3.5.2 Kết quả đánh giá NLGQVĐVST qua phiếu đánh giá của GV và phiếu tự đánh giá của HS 93

3.5.3 Kết quà các bài kiểm tra 97

3.6 Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 104

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 106

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 107

1 Kết luận 107

2 Khuyến nghị 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

iv

Trang 6

DANH MỤC CHŨ’ VIÉT TẮT

BTHHTT Bài tập hóa học thực tiễn

CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các tiêu chí và mức độ đánh giá NLGQVĐVST của HS 38

Bảng 2.2 Phiếu đánh giá theo tiêu chí các mức độ biểu hiện năng lựcgiảiquyết vấn đề và sáng tạo của HS (Dành cho GV) 41

Bảng 2.3 Phiếu tự đánh giá NL giải quyết vẩn đề và sáng tạo dành cho HS 42

Bảng 3.1 Đối tượng và địa bàn TNSP 90

Bảng 3.2 Bài dạy TNSP và bài kiểm tra 90

Bảng 3.3 Bảng tổng hợp kết quả ĐGNLGQVĐVST của HS trường THPT Liên Hà 93

Bảng 3.4 Bảng tổng hợp kết quả ĐGNLGQVĐVST của HS trường THPT cổ Loa 94

Bảng 3.5 Bảng tổng hợp kết quả tự ĐGNLGQVĐVST của HS 96

Bảng 3.6 Bảng phân bố tần số, tần suất và tần suất tích lũy 97

Lớp 11 Al, 11A2 trường THPT Liên Hà- Bài KT số 1 97

Bảng 3.7 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy 98

Bảng 3.8 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích 99

Bảng 3.9 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích 100

Bảng 3.10 Bảng tổng họp kết quả các bài kiểm tra 101

Bảng 3.11 Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh 102

Bảng 3.12 Các tham số đặc trưng của các bài kiểm tra 103

vi

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH - BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Biểu đồ mức độ yêu thích của HS trong giờ học môn Hóa học có sử dụngbài tập thực tiền 22Hình 1.2 Biểu đồ mức độ yêu thích của HS khi giải những bài tập hóa học liên

quan đến thực tiền đời sống 23Hình 1.3 Biều đồ mức độ yêu thích những dạng bài tập GQVĐVST của HS 23Hình 1.4 Biểu đồ nhừng việc HS cần làm để giải quyết bài tập hóa học khó 24Hình 1.5 Biếu đồ sự yêu thích của HS khi tự tìm hiểu các dạng bài tập gắn với tìnhhuống, bối cảnh thực tiễn 24Hình 1.6 Biểu đồ tần suất HS liên hệ kiến thức của bài đã học với hiện tượng, sự

vật, sự việc có trong cuộc sống khi học Hóa học 25Hình 1.7 Biểu đồ công việc HS thường làm khi giải bài tập hóa học 25Hình 1.8 Biểu đồ mức độ đạt được tương ứng với các tiêu chí về NLGQVĐVST

của HS 26Hình 1.9 Biểu đồ tần suất sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

của giáo viên 27Hình 1.10 Biểu đồ đánh giá tầm quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS trong dạy học Hóa học 27Hình 1.11 Biểu đồ đánh giá những lợi ích của phát triển năng lực giải quyết vấn đề

và sáng tạo cho học sinh 28Hình 1.12 Biểu đồ đánh giá các mức độ tương ứng với các tiêu chí của

NLGQVĐVST trong lớp thầy cô giảng dạy 28Hình 1.13 Biểu đồ mức độ hiệu quả khi sử dụng các phương pháp dạy học phát

triển NLGQVĐVST cho HS 29Hình 1.14 Biểu đồ đánh giá những khó khăn của thầy cô trong dạy học phát triển

năng lực GQVĐVST cho HS 29Hình 1.15 Biểu đồ tần suất sử dụng các dạng bài tập hóa học trong dạy học hóa học 30

• •

VII

Trang 9

9 y

Hình 1.16 Biêu đô đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy

học trong việc phát triến năng lực GQVĐVST cho HS 30

Hình 1.17 Biểu đồ sử dụng bài tập hóa học thực tiễn để phát triển NL GQVĐVST cho HS 31

Hình 3.1 Biểu đồ kết quả đánh giá NLGQVĐVST của HS trường THPT Liên Hà94 Hình 3.2 Biểu đồ kết quả đánh giá NLGQVĐVST của HS trường THPT cổ Loa.95 Hình 3.3 Đồ thị đường tích lũy bài KT số 1 trường THPT Liên Hà 98

Hình 3.4 Đồ thị đường tích lũy bài KT số 2 trường THPT Liên Hà 99

Hỉnh 3.5 Đồ thị đường tích lũy bài KT số 1 trường THPT cổ Loa 100

Hình 3.6 Đồ thị đường tích lũy bài KT số 2 trường THPT cổ Loa 101

Hình 3.7 Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS( Bài KT số 1) 102

Hình 3.8 Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS( Bài KT số 2) 103

Hình 3.9 Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS( Tổng họp bài KT) 103

• • • viii

Trang 10

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (NLGQVĐVST) là một trong nhữngnăng lực quan trọng được nhiều nước trên thể giới nghiên cứu phát triến trong dạy học cho HS phồ thông Phát triển NLGQVĐVST giúp HS nắm vững, liên hệ kiến thức, có khả năng vận dụng các kiến thức, kì năng vào các công việc và cuộc sống Tiến sĩ Raja Roy Singh, nhà giáo dục nồi tiếng Ân Độ, chuyên gia giáo dục nhiềunăm của UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã khẳng định: “ Đê đáp ứng được những đòi hỏi mới đặt ra do sự bùng nô kiến thức và sáng tạo ra kiến

tạo, Các năng lực này có thê quy gọn là NLGQVĐVST” Ở Việt Nam, Chươngtrình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể [5] đà xác định NLGQVĐVST là một trong những năng lực chung quan trọng cần được hình thành và phát triển cho

Trang 11

HS, giúp HS hình thành và phát triển NLGQVĐVST Tuy nhiên, thực tế ở nước

ta, GV thường chủ yếu sử dụng những bài tập trong sách giáo khoa (SGK) để củng

cố kiến thức, rèn kĩ năng, đáp ứng yêu cầu thi cử, BTTT được GV sử dụng để giớithiệu một số vấn đề thực tiễn, yêu cầu HS nhận diện và giải thích được các chất hay phản ứng hóa học xảy ra trong đó chứ chưa thực sự chuyển thành một tìnhhuống có vấn đề để HS đề xuất và giải quyết Do đó, nếu GV chuyển các vấn đềđặt ra trong thực tiễn cuộc sống, sản xuất và học tập thành các BTTT với nhữngtình huống có vấn đề để tổ chức các hoạt động học tập cho HS trong giờ học thì sẽkích thích được tư duy tích cực và sáng tạo của HS, rèn luyện kĩ năng GQVĐ, qua

đó mà phát triển được NLGQVĐVST

Xuất phát từ những lý do trên và mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực nhằm phục vụ cho việc dạy học củabản thân, tôi chọn đề tài "Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chú đề nitrogen - sulfur, Hóa học 11 ”

- Quá trình dạy học chủ đề nitrogen - sulfur

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

3.2 Đối tượng nghiên cứu

- Bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrogen - sulfur

- Kế hoạch dạy học có sử dụng BTHHTT nhằm phát triển NLGQVĐVST cho

HS THPT

4 Phạm vi nghiên cứu

- Dạy học nội dung chủ đề nitrogen- sulfur, Hóa học 11

2

Trang 12

- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) tiên hành nghiên cứu tại trường THPT Liên

Hà, THPT Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội

- Điều tra khảo sát đối với 20 GV dạy học hoá học cấp THPT của 3 trường THPT huyện Đông Anh- Hà Nội và 1200 HS khối lớp 11 của 3 trường gồm: trườngTHPT Liên Hà, THPT cổ Loa, THPT Đông Anh- Đông Anh - Hà Nội

5 Câu hỏi nghiên cứu

Thiết kế và sừ dụng BTHHTT trong dạy học chủ đề nitrogen- sulfur như thếnào để phát triển NLGQVĐVST cho học sinh

6 Giả thuyết khoa học

Nếu tuyển chọn, xây dựng hệ thống BTTT đa dạng, chất lượng tốt và có biện pháp sử dụng phối họp chúng với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực một cách hợp lý sẽ phát triển được NLGỌVĐVST cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT

7 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan tới đề tài: Đối mới phương pháp dạy học hóa học (PPDHHH), năng lực và phát triển năng lực cho HS, NLGQVĐVST, bài tập Hóa học thực tiền (BTHHTT) và phát triển NLGQVĐVST

- Điều tra thực trạng việc vận dụng PPDH tích cực và sử dụng BTHHTT trong DHHH để phát triển NLGQVĐVST cho HS ở một số trường THPT

- Nghiên cứu mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình hóa học phồ thông,

đi sâu vào chủ đề nitrogen - sulfur

- Tuyển chọn, xây dựng hệ thống BTHHTT chủ đề nitrogen- sulfur Hóa học

11 và đề xuất phương pháp sử dụng chúng trong dạy học để phát triển NLGQVĐVST cho HS

- Thiết kế kế hoạch bài dạy minh họa và bộ công cụ đánh giá NLGQVĐVST của HS trong dạy học chủ đề nitrogen- sulfur, Hóa học 11

3

Trang 13

- Thực nghiệm sư phạm đê đánh giá tính phù hợp, khả thi và hiệu quả của các

đề xuất đưa ra

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cún lí luận

Phân tích, tồng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu liên quan đến

cơ sở lý luận của đê tài

- Phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra làm rõ thực trạng sử dụng BTTTtrong dạy học đê phát triên NLGQVĐVST của HS

- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia về chất lượng vàtính phù hợp của các BTTT đã xây dựng và tuyên chọn

- Thực nghiệm sư phạm

8.3 Phương pháp xử lí thông tin

Ap dụng phương pháp thông kê toán học xử lí kêt quả thực nghiệm sư phạm

9 Những đóng góp mói của luận văn

- Điêu tra, đánh giá thực trạng việc sử dụng BTHHTT và các PPDH tích cực

để phát triển năng lực cho HS trong dạy học hóa học ở trường THPT, đồng thời

làm rõ mức độ đạt được NLGQVĐVST của HS THPT cũng như nhận thức của GV

và HS về vai trò của việc phát triển NLGQVĐVST, việc điều tra tiến hành với 24

GV của 3 trường THPT và 1200 HS lóp 11 tại 3 trường THPT Liên Hà, THPT

Đông Anh và THPT Cô Loa (Hà Nội)

- Xác định nguyên tăc lựa chọn, quy trình xây dựng và săp xêp BTHHTT

4

Trang 14

định hướng phát triên NLGQVĐST của HS.

- Tuyển chọn, xây dựng được BTHHTT bao gồm 111 bài tập gắn với bốicảnh thực tiễn, trong đó 58 bài tập tự luận và 53 bài tập TNKQ

- Đề xuất các biện pháp sử dụng hệ thống BTHHTT phối hợp với các PPDHtích cực trong dạy học các dạng bài chủ đề nitrogen- sulfur, Hóa học 11, để phát triển NLGQVĐVST cho HS và xây dựng được 03 giáo án minh họa cho đề xuất

- Xác định được tiêu chí, mức độ thể hiện của NLGQVĐVST của HS THPT

Từ đó xây dựng phiếu đánh giá cùa GV và phiếu tự đánh giá của HS về sự phát triển NLGQVĐVST gắn với các đề xuất đưa ra

10 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn gồm 3 chương:

Chuông 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc phát triền năng lực giải quyếtvấn đề và sáng tạo thông qua sử dụng bài tập hóa học thực tiễn

Chưong 2. Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học chủ đề nitrogen - sulfur,Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

Chuông 3. Thực nghiệm sư phạm

5

Trang 15

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỀN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN

NĂNG Lực GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ VÀ SÁNG TẠO THÔNG QUA sử

DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THựC TIỄN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

7.7.7. Các nghiên cứu trên thế giới

Nhừng năm 70 của thế kỉ XIX các nhà sinh học AJa Ghecđơ, B.E.Raicop các nhà sử học MM Xtaxiulevic, N.A Rôgiơcôp đã nêu lên pp tìm tòi, phát kiến(ơrictic) trong DH nhằm hình thành năng lực nhận thức cho HS bằng cách đưa HStham gia vào quá trình hoạt động nhằm tìm kiếm tri thức, phân tích các hiện tượng Đây là một trong những cơ sở của DH phát triển NLGQVĐVST [4]

DH phát triển NLGỌVĐVST ra đời trên cơ sở những nám 50 của thế kỉ

XX, xã hội bắt đầu phát triển, lúc đó xuất hiện mâu thuẫn trong quá trình DH: đó

là mâu thuẫn giữa yêu cầu DH ngày càng cao, khả năng sáng tạo của HS ngàycàng tăng với việc tổ chức còn lạc hậu V.Okon - nhà giáo dục học của Ba Lanlàm sáng tỏ DH phát triển NLGQVĐVST thực sự là một PPDH mới có tác dụng phát huy được nãng lực nhận thức của HS, kích thích HS tích cực suy nghĩ, chủđộng tìm tòi, sáng tạo để giải quyết vấn đề đạt tới kiến thúc mới một cách sâusắc, xây dựng cho HS ý thức liên hệ, bồi dưỡng hứng thú thực hành và xu hướng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng

ở việc ghi lại những thực nghiệm thu được từ việc sử dụng pp chứ chưa đưa ra được đầy đủ cơ sở lí luận của nó [4]

Đen những năm 70 của thể kỉ XX, nhà lý luận học M.I Mackmutov (người Nga) đã chính thức đưa ra những cơ sở lý luận của DH phát triển NLGQVĐVSTđược kế thừa bởi Algorit hóa và ơrrixtic, đưa pp này trở thành PPDH tích cực Trênthế giới, ngoài M.I Mackmutov còn có rất nhiều nhà khoa học, giáo dục nghiên cứu

về PPDHGQVĐ: M.N Xcatlin, Lecne, A.M Machiuskin, Tuy nhiên, những nghiên cứu của các tác giả này mới dừng lại ở những kết quả thực nghiệm thu được từ việc

sử dụng pp, chưa xây dựng đây đù cơ sở lý luận cho PPDH này [5]

Theo [27] với sự ra đời của lý thuyết vùng phát triển cùa Vygotsky (1886 1938) và các lý thuyết học tập để tạo nên cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về DH

-6

Trang 16

phát triển NLGQVĐVST, các lý thuyết được quan tâm và vận dụng nhiều trong DHnhư: Thuyết hành vi - Học là sự thay đổi hành vi (Skinner, Watson,Thorndike, Thuyết nhận thức - Học là giải quyết vấn đề (Jeans Piaget và một sốnhà khoa họckhác); Thuyết kiến tạo - Học là tự kiến tạo tri thức (John Decwey,Jean Piaget, Watzlawich) Từ các lý thuyết học tập, các chiến lược học tập, quan điếm DH ra đời tạonên cơ sở lý luận cho việc PTNL HS và các PPDH tích cực được hoàn thiện, trong

đó có DH phát triển NLGQVĐVST trong các môn học

Trước đây, đã có một số công trình nghiên cứu về việc tuyển chọn, xâydựng BTHHTT hoặc phát triển năng lực GQVĐVST liên quan tới đề tài như:

- Đặng Thị Hồng Hạnh (2012), Xây dựng và sử dụng các bài tập hóa học

có nội dung thực tiễn tại Hải Phòng trong chương trình Hóa vô cơ ở trường

Gia Hà Nội Trong đề tài, tác giả đà tuyển chọn và xây dựng được hệ thống bài tập

có nội dung liên quan đến thực tiễn phần vô cơ nhàm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở các trường THPT, đề xuất những biện pháp sử dụng bài tập hóa học

có nội dung thực tiễn trong dạy học hóa học ở các trường THPT tại Hải Phòng

- Mai Thị Hiền (2015), Sử dụng hệ thống bài tập hóa học chương Nitơ- Photpho hóa học 11 THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học

Gia Hà Nội Trong đề tài, tác giả đã lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bàitập chương Nitơ- Photpho, Hóa học 11, nghiên cứu các phương pháp sử dụng chúng trong dạy học nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS THPT

- Trương Thị Khánh Linh (2015), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề

học phô thông. Luận văn thạc sĩ sư phạm Hóa học, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội Trong đề tài, tác giả nghiên cứu các PPDH nhằm phát triểnnăng lực GQVĐ thông qua chương Oxi- Lưu huỳnh góp phần nâng cao chất lượngdạy học ở trường phổ thông, nghiên cứu xây dựng bài tập tình huống chương Oxi-Lưu huỳnh

7

Trang 17

- Nguyền Thị Hồng Luyến ( 2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề

cho học sình thông qua dạy học một số chủ đề tích hợp chương Nhóm Nitơ- Hóa

học Quốc Gia Hà Nội Trong đề tài, tác giả đã đề xuất quy trình dạy học các chủ đề tích hợp trong dạy học chương Nhóm Nitơ nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS, xây dựng hệ thống gồm 3 chủ đề tích họp trong chương nhóm Nitơ và đề xuất một sốbiện pháp dạy học các chủ đề tích họp để phát triển năng lực cho HS

- Vũ Thi Thu ( 2020), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho

thạc sĩ sư phạm Hóa học, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội Trong đề tài, tác giả nghiên cứu, xây dựng chủ đề tích hợp và tố chức dạy học chủ

đề tích hợp phần phi kịm, Hóa học 10 theo các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển NLGQVĐVST cho HS, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và họccho HS

Ngoài ra, còn một số nghiên cứu liên quan khác nữa Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ mới tập trung vào việc tuyến chọn, xây dựng BTTT mà chưa chú

ý phân tích các biện pháp sừ dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triền năng lựcGQVĐVST cho HS Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về phát triểnNLGQVĐVST cho HS thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrogen- sulfur được công bố

1.2 Cơ sở lí luận chung về năng lực và phát triển năng lực

Giáo dục phổ thông nước ta được định hướng đổi mới theo phát triển năng lực học sinh Do đó, PPDH theo quan điểm phát triền năng lực không chỉ chú ýtích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời ganhoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiền

Theo tài liệu [7], việc đổi mới PPDH cùa GV được thể hiện qua bốn đặc trưng

cơ bản sau:

8

Trang 18

- DH thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tựkhám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đãđược sắp đặt sẵn.

- Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp đế HS biết cáchđọc sách giáo khoa và đọc tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại kiến thức đà có, biết cách suy luận đế tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,

- Tăng cường phối hợp học tập cá thế với học tập hợp tác theo phương trâm

“tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn” Điều

đó có nghĩa, mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới

- Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu của bài học trong suốt quátrình DH thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học) Chú trọng phát triền kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như đánh giá theo lời dẫn đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí đế có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa sai sót

Việc sử dụng bài tập nói chung là một trong những phương pháp hiệu quảtrong dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển NL cho HS

1.2.2.1 Khái niệm về năng lực

Năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh “ competenia ” có nghĩa là

“ gặp 8& ”• Ngày nay, thuật ngữ năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:Theo

Từ điển giáo khoa tiếng việt: “Năng lực là khả năng làm tốt công việc, nhờ có

F.E.Weinert (2001) định nghĩa: “Năng lực là những khả năng và kỹ xảo học

sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một

Howard Gardner đà đề cập: ‘Năng lực phải được thê hiện thông qua hoạt

Theo OECD (2002): “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu

9

Trang 19

phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong bối cảnh cụ thể ” [24].

Theo Nguyễn Thị Minh Phương (2007): “Năng lực của HS được thể hiện ở khả nẫng thực hiện hành động cá nhân trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập,

cập đến bốn nhóm năng lực cần đạt cho HS phổ thông ở Việt Nam: Năng lựcnhận thức, năng lực xã hội, năng lực thực hành, năng lực cá nhân [14J

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm: “ Năng lực là thuộc tính cá

nhãn được hình thành, phát triển nhò' tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn

thuộc tính cá nhăn khác như hứng thú, niềm tin, ỷ chí,,., thực hiện thành công

thể" [19]

Năng lực được thể hiện thông qua các hoạt động có kết quả (performance) vàđược đánh giá thông qua việc theo dõi toàn bộ tiến trình hoạt động của học sinh ở các thời điểm khác nhau

1.2.2.2 Đặc điêm của năng lực

Năng lực có những đặc điểm cơ bản sau [3]:

- Năng lực mang tính cá nhân, năng lực chỉ có thề quan sát được thông quahoạt động cá nhân ở các tình huống nhất định

- Năng lực tồn tại dưới hai hình thức: Năng lực chung và năng lực chuyênbiệt Năng lực chung là năng lực cần thiết đề cá nhân tham gia có hiệu quả vào nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội Nàng lực này cần thiết cho tất cả mọi người Năng lực chuyên biệt (Ví dụ: bơi, bóng đá, ) chỉ cần thiết với một số người hoặc cần thiết ở một số tình huống nhất định Các năng lựcchuyên biệt không thể thay thế các năng lực chung

-Năng lực thế hiện thông qua hành động, được hình thành và phát triếntrong và ngoài nhà trường Năng lực là một yếu tố được cấu thành trong một hoạt động cụ thể Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể Năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả của hoạt động

- Năng lực được hình thành và phát triển liên tục trong suốt cuộc đời con người vì sự phát triến thực chất là làm thay đối cấu trúc nhận thức và hành động

cá nhân chứ không đơn thuần là sự bổ sung các mảnh kiến thức riêng rẽ Do đó năng lực có thể bị kém hoặc mất đi nếu chúng ta không rèn luyện tích cực và thường xuyên

10

Trang 20

- Năng lực và các thành phần của nó không bất biến mà có thể thay đổi từ sơ đẳng, thụ động tới năng lực bậc cao mang tính tự chủ cá nhân Vì vậy, đề xem xét năng lực của một cá nhân chúng ra không chỉ nhằm tìm ra cá nhân đó có nhừng thành tố năng lực nào mà còn chỉ ra mức độ của những năng lực đó.

- Các thành tố của năng lực thường là đa dạng vì chúng quyết định tùy theoyêu cầu kinh tế xã hội và đặc điểm quốc gia, dân tộc, địa phương Năng lực của HS

ở quốc gia này có thế hoàn toàn khác với một HS ở quốc gia khác

1.2.2.3 Cấu trúc chung của năng lực

Đe hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng Có nhiều loại năng lực khác nhau, việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau nhưng cơ bản cấu trúc năng lực được mô tả

là sự kết hợp tổng hòa của 4 năng lực sau [3]:

Năng lực chuyên môn: Khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như đánh giá kết quả một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặtchuyên môn (bao gồm cả khả năng tư duy logic, phân tích, tống hợp và trìu tượng, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình)

Năng lực phương pháp: Là khả năng hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề Trung tâm của năng lựcphương pháp là những phương pháp nhận thức, xử lý, đánh giá, truyền thụ, giớithiệu trình bày tri thức Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận - giải quyết vấn đề

Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau và sự phối họp chặt chẽ với nhũng thành viên khác

Năng lực cá thể: Là khả năng xác định, suy nghĩ và đánh giá được nhưng cơ hội phát triến cũng như những giới hạn của mình, phát triển được năng khiếu cá nhân cũng như xây dựng kế hoạch cho cuộc sống riêng và hiện thực hóa kể hoạch đó; những quan điểm, chuấn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các hành

Trang 21

Năng lực sử dụng ngôn ngũ ’ hóa học: Sử dụng biều tượng hóa học, sử dụng thuật ngữ hóa học, sử dụng danh pháp hóa học

Năng lực thực hành hóa học: Tiến hành thí nghiệm, sử dụng thí nghiệm

an toàn Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận

Xử lí thông tin liên quan tới thí nghiệm

Năng lực tính toán: Tính toán theo khối lượng chất tham gia và tạo thành sau phản ứng Tính toán theo mol chất tham gia và tạo thành sau phản ứng Tìm

ra được mối quan hệ giữa kiến thức hóa học và các phép toán học Vận dụng thuật toán để tính toán trong các bài toán hóa học

Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phân tích được tình huống; phát triển và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập môn hóa học.Phát hiện được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề phát hiện Đề xuất các giải phát giải quyết vấn đề đã phát hiện, lập kế hoạch đế giải quyết một sốvấn đề đơn giản, thực hiện dược kế hoạch đã đề ra có sự hỗ trợ của GV Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải phát thực hiện đó, đưa ra kết luận chính xác và ngắn gọn nhất

12

Trang 22

Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: Hệ thống hóa kiến thức Phân tích, tổng họp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực

tiễn Phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các Vấn đề

các lĩnh vực khác nhau Phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và vận dụng kiến

thức hóa học đế giải thích Độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn

1.2.2.5 Đánh giá năng lực

Đánh giá kết quả học tập của HS cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạotri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau Việc đánh giá cốt lõi cũng

như NLGQVĐVST được thực hiện qua một số công cụ sau [ 10]:

* Đánh giá qua quan sát : Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát màđánh giá các thao tác, động cơ, hành vi, kĩ năng thực hành và kĩ năng nhận thức

Khi thực hiện đánh giá quan sát cần tuân theo những bước cơ bản sau:

- Chuẩn bị: Xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, phạm vi nghiên cứu; Đưa

ra các tiêu chí, chỉ báo quan sát cho từng nội dung; Thiết lập bảng kiểm, phiếu quan

sát; Ghi chú đầy đủ những thông tin chính vào phiếu quan sát/ bảng kiếm quan sát

- Quan sát, ghi trên biên bản: Quan sát cách bố trí lóp học, khung cảnh lóphọc, cơ sở vật chất, tiện nghi phục vụ cho người học; Quan sát lớp học đang diễn

ra; Quan sát sự tương tác giữa mọi người với nhau; Thực hiện các cuộc phỏng

vấn; Ghi chép đầy đủ những gì quan sát được vào phiếu/ bảng kiểm

- Đánh giá: Phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định

* Đánh giá qua hồ sơ học tập

Hồ sơ học tập là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của HS, trong đó HS tựđánh giá về bản thân mình, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tự ghi kết quả học tập

trong quá trình học tập của mình cũng như đối với mọi người (qua ghi chép, qua

chụp ảnh, qua các bài tập của HS) nhằm làm cho HS thấy được sự tiến bộ rõ rệt

của chính mình cũng như của GV thấy được khả năng của từng HS đế từ đó có

thể đưa ra điều chỉnh nội dung, phương pháp,., cho phù họp

Đánh giá qua hồ sơ có thể tiến hành theo quy trình sau:

- Trao đổi và thảo luận với các đồng nghiệp về các sản phẩm yêu cầu HSthực hiện để lưu giữ trong hồ sơ

- Cung cấp cho HS một số mẫu

- Cung cấp cho HS thực hiện các hoạt động học tập

- Trong quá trình diễn ra hoạt động, GV tác động họp lí, kịp thời bàng cách

13

Trang 23

đặt câu hỏi, gợi ý, khuyến khích giảng giải hay bổ sung nguyên liệu, vật liệu hoặc các thiết bị học tập cần thiết.

- HS thu nhập các sản phấm hoạt động: giấy tờ, các tài liệu, bài báo, bản báo cáo trình bày trước lớp,tranh vẽ, nặn, thủ công (ảnh chụp), các bài làm, để minh chứng cho kết quả học tập của mình trong hồ sơ học tập

- HS đánh giá các hoạt động và mức độ đạt được của mình qua hồ sơ, từ đó

có những điều chỉnh hoạt động

Tự đánh giá trong học tập là một hình thức đánh giá mà HS tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với mục tiêu của quá trình học HS học được cách đánh giá

nỗ lực và tiến bộ các nhân, nhìn lại quá trình và phát triển những điểm cần thay

đổi để hoàn thiện bản thân

Đánh giá đồng đẳng là một quá trinh trong đó các nhóm HS cùng độ tuổi hoặc cùng lớp sẽ đánh giá công việc lẫn nhau, pp này được dùng để hỗ trợ HS

trong quá trình học

GV đánh giá NL của HS bằng cách xây dựng đề kiểm tra với các câu hỏi/bài tập tình huống HS hoàn thành trong thời gian nhất định, sau đó GV đánhgiá kết quả Có 2 loại bài kiểm tra lớn là kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết

* Đánh giá sản phẩm học tập:

Đánh giá kết quả học tập khi kết quả đó được thể hiện bằng cách sản phấm

cụ thể như báo cáo, bài trình bày, xemina, qua sản phẩm dự án của HS Việc đánh giá phải dựa trên các tiêu chí và mức độ cụ thể, rõ ràng trong bối cảnh cụ thề

Là một tập hợp các mong đợi của GV đế đánh giá mức độ hiếu biết củangười học và tạo điều kiện cho người học biết được nhừng mong đợi và những việc các em cần thực hiện để học tập đạt kết quả cao

Đe đánh giá NL cùa HS hiệu quả, GV xác định rõ biểu hiện của NL cần đánh giá, tù’ đó xác định các tiêu chí và mức độ đánh giá cụ thế, rõ ràng và cần kết họp linh hoạt các công cụ ở trên trong quá trình đánh giá NL Kết hợp các pp đánh giá :

tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng; đánh giá tình huống; trắc nghiệm; đánh giá qua

dự án và hồ sơ; đánh giá thông qua phản hồi và phản ánh; đánh giá thông qua quan

14

Trang 24

1.3 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

Năng lực GQVĐ là năng lực hoạt động trí tuệ của con người trước những vấn đề, những bài toán nhận thức cụ thế, có mục tiêu và có tính định hướng caođòi hói phải huy động khả năng tư duy và sáng tạo đề tìm ra lời giải của vấn đề

Năng lực GQVĐVST là khả năng cá nhân sử dụng sáng tạo các quá trìnhnhận thức, hành động và thái độ, động co và xúc cảm để phát hiện và giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề học tập và thực tiễn cuộc sống mà ở đó không cósằn quy trình, giải pháp thông thường

NLGQVĐVST của HS THPT được mô tả qua các biểu hiện sau [5]:

- Nhận ra ý tưởng mới: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích rõ nguồn thông tin độc lập đếthấy được khuynh hướng và độ tin cậy cùa ý tưởng

- Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập,trong cuộc sống

- Hình thành và triến khai ý tưởng mới: Nêu được nhiều ý tưởng trong họctập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ýtưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu đế thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng

- Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đếnvấn đề, đề xuất phân tích một số giải pháp giải quyết vấn đề, lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất

- Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề

để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới

- Tư duy độc lập: Đặt được nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấpnhận thông tin một chiều, không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; quan

tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục, sẵn sàng xem xét, đánh giá lại

Trang 25

1.4.1 Khái niệm vê bài tập hóa học

Theo từ điến Tiếng Việt “Bài tập là bài ra cho HS làm đê vận dụng điều đã học ” BTHH lả một nhiệm vụ (gồm câu hỏi hoặc bài toán) liên quan đến hóa học

mà HS phải sử dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành Khi hoàn thành, HS vừa nắm được vừa hoàn thiện một tri thức hay một kĩnăng nào đó, bằng cách trà lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theo thực nghiệm Bài tập không chỉ cung cấp cho HS hệ thống các kiến thức mà còn giúp HS thấy đượcniềm vui khám phá và áp dụng kiến thức để giải quyết được những Vấn đề trongcuộc sống [10]

BTHH có những ý nghĩa, tác dụng to lớn trong DHHH, thể hiện ở các mặt sau

[5], [7]:

- Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học Củng cố đào sâu và mở rộngkiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn

- Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất

- Rèn luyện các kĩ năng hóa học cơ bản như: lập PTHH của phản ứng, hoàn thành sơ đồ phản ứng, tính toán theo công thức hóa học hoặc PTHH, Nếu là bàitập thực nghiệm sẽ rèn luyện các kĩ năng thực hành như: sử dụng hóa chất, dụng

cụ thí nghiệm, làm thí nghiệm Góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS

- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trường

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các kĩ năng tư duy

- Phát triển ở HS năng lực thực nghiệm và các kĩ năng tư duy

- Phát triển ở HS năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, giảiquyết vấn đề và sáng tạo

- BTHH tạo điều kiện tốt cho GV thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ thuật tổnghợp cho HS Những vấn đề của kĩ thuật tổng hợp, của nền sản xuất được biếnthành nội dung của BTHH, lôi cuốn HS suy nghĩ về các vấn đề của kĩ thuật

16

Trang 26

- BTHH thực tiễn rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng hăng say đối với khoa học đồng thời còn có tác dụng rèn luyện văn hóa laođộng.

- BTHH có nội dung thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ triệt đế các kinh nghiệm khoa học,chống tác phong luộm thuộm dựa vào các kinh nghiệm lặt vặt chưa được khái quát, vi phạm những nguyên tắc khoa học

- Những BTHH có nội dung gắn với thực tiễn còn gây cho HS hứng thủ đốivới khoa học, đối với Hóa học

1.5 Bài tập hóa học thực tiễn

BTHHTT là nhừng bài tập có nội dung (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát tù’ thực tiễn Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào đời sống

và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn.[3]

1.5.2 Vai trò, chức năng của bài tập hóa học thực tiễn

BTHH thực tiễn có đầy đủ vai trò, chức năng của một BTHH và có thêm các vai trò, chức năng đặc trưng khác nữa [5]:

- Thông qua giải BTHH thực tiễn, HS hiểu kì hơn về các khái niệm, tính chất hóa học, củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hóa kiến thức, mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng vềkhối lượng kiến thức cùa HS

- Giúp HS thêm hiểu về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hóa học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế

- Giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễnnhàm nâng cao chất lượng cuộc sống

- Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học

17

Trang 27

- Bồi dường và phát triến các thao tác tư duy: quan sát, phân tích, so sánh, suy đoán, tổng hợp,

- Giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức đế lí giải và cải tạo thực tiễnnhàm nâng cao chất lượng cuộc sống

về thái độ

- Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chù động, sáng tạo trong học tập

và trong quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn

- Giúp HS thấy rõ lọi ích của việc học môn hóa học từ đó tạo động cơ học tậptích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết, làm tăng hứng thúhọc môn hóa học và từ đó có thế làm HS say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp HS có định hướng nghề nghiệp trong tương lai

- Các BTHHTT gắn liền với đời sống của chính HS, của gia đinh, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần làm tăng động cơ họctập của HS: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và cộng đồng Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hóa học phồ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn giúp HS thêm tự tin vào bản thân để tiếp tục học hỏi,phát triển và phấn đấu

1.5.3, Phân loại bài tập hóa học thực tiễn.

Tương tự như BTHH nói chung, việc phân loại BTHH thực tiễn cũng có nhiều cách phân loại khác nhau tùy thuộc vào cơ sở lựa chọn để phân loại Có ý nghĩa hơn cả là cách phân loại dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dungbài tập và dựa vào các mức độ nhận thức [10]

- Bài tập về sản xuất hóa học: Trong công nghiệp người ta sản xuất sulfur dioxide SƠ2 bằng cách thiêu đốt các quặng chứa sulfur Có rất nhiều quặngchứa sulfur tồn tại trong tự nhiên nhưng tại sao người ta lại chọn quặng ironpyrite làm nguyên liệu chính?

A Vì iron pyrite sẵn có trong tự nhiên, dễ khai thác

B Vì iron pyrite thường chứa ít tạp chất

c Vì iron pyrite dễ thiêu đốt, tốn ít oxygen

D Vì iron pyrite khi thiêu đốt cho lượng sulfur dioxide SO2 nhiều hơn cácquặng khác

- Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất

18

Trang 28

Giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình làm thực hành,

xảy ra, phòng chông độc hại, ô nhiêm trong khi làm thí nghiệm,

Ví dụ: Trình bày cách làm khô khí hydrogen sulfide H2S trong phòng thínghiệm?

Ni dụ: Hydrogen cyanide (HCN) là chất long không màu, rất dễ bay hơi và

-4cực độc Hàm lượng giới hạn cho phép trong không khí là 3.10 mg/1 Những trường họp bị say hay chết người do ăn sắn là do trong sắn có một lượng nhỏhydrogen cyanide HCN Lượng hydrogen cyanide còn tập trung khá nhiều ở phần

vỏ sắn Đe không bị nhiễm độc hydrogen cyanide do ăn sắn, theo em khi luộc sắnthì cần xử lí thế nào? Tại sao?

Ví dụ: Khi làm thí nghiệm, do bất cẩn, một bạn học sinh bị vài giọtsulfuric acid ra tay Sau khi đã xả nước vào vết bởng thì bạn đó nên ngâm tay vài phút vào dung dịch nào sau đây?

A NaHCO3(ioãng) fh Ca(OH)-)

c CuSO4(ioãng) D KMnO4(loãng)

Tìm hiếu nguyên nhân gây ô nhiễm

Ví dụ: Hồi đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất sodium sulfate bằng cách chosulfuric acid đặc tác dụng với muôi ăn Khi đó, xung quanh các nhà máy sản xuất bàng cách này, dụng cụ của thợ thủ công rất nhanh hỏng và cây cối bịchết rất nhiều Người ta đã cố gắng cho khí thải thoát ra ngoài bằng những ốngkhói cao tới 3Om nhưng tác hại cùa khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khí hậu

ẩm Khí thải đó chứa thành phần chú yếu là chất nào?

Xử lí chảt thải trong công nghiệp và trong đời sông

Ví dụ: Khí hydrogen sulfide H2S là một trong nhừng khí gây ô nhiễm môi trường Có rất nhiều phương pháp xử lí khí thải chứa hydrogen sulfide H2S.Trong đó phương pháp hấp thụ oxi hóa sử dụng ferric oxide Fe2O3 là phương pháp cũ nhất nhưng đến nay vẫn dùng vì rẻ, tiện lợi mà hiệu quả cao Hãy điền

19

Trang 29

vào chỗ trống trong PTHH của phản ứng xảy ra khi hấp thụ H2S?

Fe2O3 + H2S -> + H2O

+ 02 —> Fe2O3 + s

- Mức 1 (Nhận biết): Yêu cầu học sinh phải nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học

Ví dụ: Nhiều công trình bàng đá vôi bị xói mòn bởi mưa acid Chấtnào có trong không khí gây ra mưa acid?

- Mức 2 (Thông hiểu): Yêu cầu HS phải diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô

tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập

Ví dụ: Neu sulfuric acid đặc rơi vào quần áo hay giấy sẽ làm cháy thủng quần áo, giấy, vải Nếu dây acid vào da sẽ gây bỏng nặng Tính chất nào của sulfuric acid đặc gây nên tác hại trên?

- Mức 3 (Vận dụng thấp): Yêu cầu HS phải kết nối và sắp xếp lại cáckiến thức, kĩ năng đà học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tựtình huống, vấn đề đã học

Ví dụ: Tà lót trẻ em sau khi giặt vẫn giữ lại một lượng nhỏ ammonia Đe khử sạch ammonia nên dùng chất gì sau đây cho vào nước xả cuối cùng để giặt?

A.Phèn chua B Giấm ăn C.Muối ăn D Gừng tươi

- Mức 4 (Vận dụng cao): Yêu cầu học sinh vận dụng được các kiến thức,

kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tìnhhuống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước mộttình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống

Ví dụ: X là một phi kim phổ biển, ở điều kiện nhiệt độ phòng nó là chấtrán, màu vàng X là một nguyên tố thiết yếu cho sự sống, là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, làm phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, làm chất diệt nấm nông nghiệp

a. Hãy xác định X là chất nào?

b. Giải thích tại sao X có tác dụng diệt nấm mốc

c Trong thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng: “Việc xông sulfur để bảo quản

20

Trang 30

dược liệu là phương pháp bảo quản nguy hiểm, có thế gây ảnh hưởng đến sứckhỏe người bệnh” Theo em, quan điểm trên là đúng hay sai? Giải thích.

Gợi ỷ trả lời:

a X là sulfur, kí hiệu là s,

b Sau khi đốt lưu huỳnh để sấy, lưu huỳnh cháy và tạo thành khí sulfur dioxide, khí này sẽ luồn lách theo các khe giữa các lớp dược liệu để tiếp xúc với phía bên ngoài của dược liệu Mặt khác, do dược liệu tươi chứa nhiều nước nên khí sulfur dioxide lại tạo thành acid, có điều kiện ngấm vào bên trong dược liệu sấy Chính acid này làm tiêu diệt nấm mốc

1.6 Thực trạng sử dụng bài tập thực tiễn và việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng “ tạo cho • học • sinh trong ơ dạy • V học Hóa • học • một • số trường ơ THPT huyện Đông Anh- tỉnh Hà Nội

1.6.1, Mục đích điều tra

Đánh giá thực trạng việc sử dụng BTHHTT và các PPDH tích cực để pháttriển năng lực cho HS trong dạy học hóa học ở trường THPT, đồng thời làm rõ mức độ đạt được NLGQVĐVST cùa HS THPT cũng như nhận thức của GV và HS

về vai trò của việc phát triển NLGQVĐVST

1.6.2 Đối tượng điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra 24 GV dạy môn Hóa học và 1200 học sinh khối

11 ở 3 trường THPT Liên Hà, THPT Đông Anh, THPT cổ Loa thuộc địa bàn

huyện Đông Anh- Tỉnh Hà Nội

- - 2

1.6.3 Phương pháp và nội dung điêu tra

21

Trang 31

- Xây dựng phiêu khảo sát ý kiên GV và HS Nội dung phiêu khảo sát đượctrình bày ở phần phụ lục.

- Thiết kế phiếu khảo sát trên công cụ Google form

- Gửi đường link phiếu khảo sát tới các GV và HS lớp 11 của 3 trườngTHPT Liên Hà, THPT Đông Anh, THPT cổ Loa thuộc địa bàn huyện Đông Anh- Tỉnh Hà Nội

- Thu thập ý kiến phản hồi, thống kê, tổng hợp, phân tích kết quả

Câu 1: Em có thích những giờ học môn Hóa học có sử dụng bài tập thực tiễnkhông?

Câu 2: Em có thích giải những bài tập hóa học có liên quan tới thực tiễn đời sốngkhông?

22

Trang 32

Rất thích

Thích Bình thường Không thích

Hình 1,2, Biêu đô mức độ yêu thích của HS khỉ giải những hài tập hỏa học liên

Qua biểu đồ cho thấy số lượng học sinh thích giải bài tập hóa học liên quanđến thực tiễn đời sống khoảng 53,1%, số lượng học sinh không thích rất ít chỉ chiếm 6,2%

Câu 3: Em có thích những dạng bài tập đòi hỏi giải quyết vấn đề một cách sáng tạo (giải quyết Vấn đề không theo cách thông thường hay nhiều cách giải) không?

Rất thích

Thích Bình thường Không thích

Qua biểu đồ cho thấy có khoảng 48,2 % học sinh thích những dạng bài tậpđòi hỏi giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, số lượng HS không thích rất ít chỉ chiếm 7,6%

Câu 4: Khi gặp một bài tập hóa học khó, em sẽ làm gì để giải quyết bài tập đó?

23

Trang 33

Luôn suy nghĩ, mày mò tự tìm ra lời giải Thảo luân với bạn bè tìm lời giải

Bỏ qua để làm bài khác dễ hơn

Không làm, chờ GV hoặc các bạn chữa

Như vậy khi gặp một bài tập hóa học khó, hầu hết các em thảo luận với bạn bè

để tim lời giải chiếm 60,7%, rất ít bạn không làm hoặc chờ giáo viên, các bạn

chữa, số lượng học sinh suy nghĩ, mày mò tự tìm ra lời giải rất ít chiếm 18,6%,

một số học sinh bỏ qua để làm bài khác dễ hơn chiếm 14,5%

Câu 5: Em có thường xuyên tự tìm hiểu các dạng bài tập gắn với tình huống, bối

cảnh thực tiễn không?

Rất thích

Thích Bình thường Không thích

Như vậy số lượng học sinh thường xuyên tự tim hiểu các dạng bài tập gắn với thực tiễn rất ít chỉ chiếm 10,3%, chỉ có 27,6% học sinh thích

Câu 6: Khi học bài hóa học em có thường xuyên liên hệ kiến thức của bài đã học với hiện tượng, sự vật, sự việc có trong cuộc sống hay không?

24

Trang 34

Rất thường xuyên

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

V

sự vật, sự việc có trong cuộc sông khi học Hóa học.

Như vậy, khi học bài hóa học, học sinh ít khi liên hệ kiến thức của bài đã học với hiện tượng, sự vật, sự việc có trong cuộc sống chiếm 64,1%, số lượng học

r —

sinh thường xuyên chỉ chiêm 20,7%

Câu 7: Khi giải một bài tập hóa học, em thường thực hiện các thao tác nào?

Đọc kĩ đề bài và xác định vấn đề cần giải quyết

Xác định các kiến thức, kĩ năng cần giải quyết vấn đề cập kể hoạch (tiến trình)

Xác định phương pháp giải phù hợp, hiệu quả và thực hiện kế hoạch giải Rút ra kết luận, nhận xẻt về kết quả và phương pháp giải

Tìm hiểu, đề xuất các cách giải khác.

Vận dụng vào giải bài tâp tương tự ho

Hình 1.7 Biếu đồ công việc HS thường làm khi giải bài tập hóa học.

Như vậy, khi giải một bài tập hóa học, học sinh rất ít khi rút ra kết luận, nhận xét về kết quả và phương pháp giải, một số học sinh xác định được các kiếnthức, kĩ năng cần giải quyết vấn đề chiếm 33,1%, một số học sinh đọc kĩ đề bài và xác định vấn đề cần giải quyết chiếm 32,4%, chỉ có 11% học sinh biết vận dụngvào giải bài tập tương tự

Câu 8: Hãy tích vào mức độ đạt được tương ứng với các tiêu chí về năng lực giải

quyết vấn đề và sáng tạo của bản thân em trong bảng dưới đây

25

Trang 35

Hình 1.8 Biểu đồ mức độ đạt được tương ứng với các tiêu chí về NLGQVĐVST

củaHS

Như vậy, hầu hết HS chọn mức 2 là mức độ đạt được tương ứng với các tiêuchí về NLGQVĐVST

đã chủ động, độc lập làm bài tập và trao đổi với bạn ít HS chờ câu trả lời từ phía bạn và GV (chỉ chiếm 6,2%) Nhiều HS thích thú với những bài tập để hình thành

và rèn luyện năng lực GQVĐ và ST (chiếm 66,2%) Khi gặp các bài tập đề hình thành và rèn luyện năng lực GQVĐ và ST có liên quan đến bối cảnh thực tiễn HSthấy hào hứng (chiếm 53,1%)

Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận các em HS không thích học hóa học và không thích giờ học có bài tập (bình thường chiếm 11.67 %, không thích chiếm 2,6 %) Khi gặp những bài tập có vấn đề nhiều HS chưa có động cơ, hứng thú để tìm hiểu và GQVĐ đặt ra Mặt khác nếu nhiều HS không thường xuyên liên hệkiến thức hóa học với đời sống

1.6.2.1 Ket quá và đánh giá kết quả khảo sát ý kiến giáo viên

Câu 1: Quý thầy/cô hãy cho biết mức độ sử dụng các phương pháp và kĩ thuật

dạy học tích cực trong dạy môn Hóa học như thế nào?

26

Trang 36

Hình 1.9 Biếu đồ tần suất sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

của giáo viên

Như vậy, hầu hết các thầy cô hay dùng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạyhọc môn Hóa học, có một sô thây cô chưa bao giờ sử dụng PPDH theo góc, KT

tia chớp, nhiều GV thường xuyên sử dụng PPDH tích hợp, nhiều GV thi thoảng

mới dạy học theo PPDH dự án

Câu 2: Quý thầy/cô đánh giá về mức độ quan trọng của năng lực giải quyết vấn

đề và sáng tạo cho HS trong dạy học Hóa học ở trường THPT?

Rất quan trọng

Quan trong Không quan trọng

Hình 1.10 Biểu đồ đánh giá tầm quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề và

sáng tạo của HS trong dạy học Hóa học

Như vậy có 66,7% giáo viên cho ràng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS là rất quan trọng, 33,3% giáo viên cho rằng là quantrọng

Câu 3: Theo quý thầy/cô, nếu phát triển cho HS năng lực giải quyết vấn đề và sáng

tạo cho HS sẽ giúp ích được gì cho HS?

27

Trang 37

Nâng cao tích tính cực, chủ động, sáng tạo trong học tập cho HS

Gây hứng thủ cho HS

HS biết lập kế hoạch và GQVĐ học tập, vân dụng vào giải quyết những vẩn đề tương tự.

HS biết vận dung kiến thức đẻ phát hiện

và tự giải quyết các vấn đề của thực ti

HS biết đánh giá hiệu quả các phương pháp GQVĐ đưa ra và lựa chọn được

đề và sáng tạo cho học sinh

Như vậy việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS có rất nhiều lợi ích như nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập ( 38,9%), HS biết vận dụng kiến thức để phất hiện và tự giải quyết các vấn đề của thực tiễn ( 27,8%)

Câu 4: Thầy cô hãy đánh giá số % HS đạt được các mức độ tương ứng với các tiêu chí của NLGQVĐVST trong lớp thầy cô đang giảng dạy:

NLGQVĐVST trong lớp thầy cô giảng dạy.

Câu 5: Theo quý thầy/cô để phát triển GỌVĐVST cho HS có thể sử dụng phươngpháp dạy học nào dưới đây và mức độ hiệu quả của biện pháp đỏ?

28

Trang 38

Hình 1.13 Biểu đồ mức độ hiệu quả khi sử dụng các phương pháp dạy học phát

triển NLGQVĐVST cho HS.

Như vậy để phát triển GQVĐVST cho HS, thầy cô sử dụng hiệu quả PPDHGQVĐ, PPDH đàm thoại, tìm tòi, PPDH theo dự án, PPDH theo góc, PPDHtích hợp, PPDH thuyết trình không hiệu quả

Câu 6: Việc phát triển nàng lực GQVĐVST cho HS trong dạy học hóa học ở

trường phổ thông thầy/cô gặp phải những khó khăn nào?

GV chưa nắm rõ nội dung, yéu cầu của việc phát triển nâng lực GQVĐVST ch Chưa có sách về hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực GQVĐVST

Thời gian còn hạn chế

HS chưa chủ động tích cực cũng như hứng thú học tập

GV chưa sử dụng thành thạo một số PPDH tích cực

tất cả các khó khăn trên

Như vậy, việc phát triển năng lực GỌVĐVST cho HS trong dạy học hóa

học ở trường phô thông gặp nhiêu khó khăn như HS chưa chủ động tích cực cũng như hứng thú học tập ( 27,8%), GV chưa sử dụng thành thạo một số PPDH tích

cực (22,2%)

Câu 7: Những dạng bài tập hóa học nào được thày/cô chú ý xây dựng, lựa chọn

và mức độ sử dụng trong dạy học hóa học:

29

Trang 39

15 Thỉnh thoảng ít khi ■■ Chưa bao

10

Thường xuyên

0 _ Ằ , ,

1 Bài tâp tái hiện Yêu câu HS tái hiện kiên thức 3 Bài tập giải quyết vấn đề Yêu cầu HS phân tích, đánh gi

2 Bài tập vận dụng: Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng 4 Bài tập gắn với bối cảnh tin

Hình ỉ.ỉ 5 Biêu đồ tần suất sử dụng các dạng hài tập hóa học trong dạy học hỏa

học

Như vậy, các thầy cô thường xuyên sử dụng bài tập tái hiện, bài tập vậndụng, củng cố kiến thức, bài tập giải quyết vấn đề, bài tập gắn với bối cảnh tình

huống thực tiễn thì thỉnh thoảng sử dụng

Câu 8: Đe phát triền NLGQVĐVST cho HS, theo thày/cô dạng bài tập hóa học

nào có thể sử dụng và mức độ hiệu quả cùa nó?

học trong việc phát triển năng lực GQVĐVST cho HS

Như vậy, để phát triển NLGQVĐVST cho HS, thầy cô sử dụng bài tập tựluận, bài tập sử dụng hình vẽ, sơ đồ, đồ thị rất hiệu quả

Câu 9: Theo quý thầy/cô có thể sử dụng bài tập hóa học thực tiễn như thế nào

để phát triển NL GQVĐVST cho HS?

30

Trang 40

Dùng bải tập hóa học thực tiễn để nêu

Sử dụng bài tập để tạo tình huống có

Sử dụng các bài tập gán với thực tiễn Thiết kế các câu hỏi tình huổng nghiê

Sử dụng bài tập gắn bối cảnh, tình hu

Sử dụng bài tập nhiều lựa chọn: yêu c

bài tập gắn với thực tiễn cuộc sống chiếm 22,2%

Nhận xét chung: Nhiều GV thấy được tầm quan trọng của việc phát triểnnăng lực GQVĐVST cho HS (Rất quan trọng chiếm 60%; quan trọng chiếm 40%)

GV cũng đã biết các biện pháp đế rèn luyện cũng như tác dụng của việc rèn luyệnnăng lực GQVĐ và ST cho HS Tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy ít HS thích học hóa, nhiều HS chưa có động cơ, hứng thú để tìm hiểu và GQVĐ đặt ra, cònnhiều HS không thường xuyên liên hệ kiến thức hóa học với thực tiễn cuộc sống,

Điều này chứng tò rằng, GV sử dụng các PPDH chưa hiệu quả, chỉ có số ít

GV hiểu và sử dụng các PPDH tích cực, chủ yếu các GV vẫn sử dụng các PPDH

thuyết trình, đàm thoại vấn đáp, nguồn bài tập thì lấy chủ yếu trong sách giáo

khoa và sách bài tập, các dạng bài tập gán với bối cảnh thực tiễn ít được sử dụng

31

Ngày đăng: 15/06/2024, 16:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đặng Thị Hồng Hạnh (2012), Xây dựng và sử dụng các bài tập hóa học có nội dung thực tiễn tại Hải Phòng trong chương trình Hóa vô cơ ớ trường THPT.Luận văn thạc sĩ sư phạm Hóa học, Trường Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Thị Hồng Hạnh (2012), "Xây dựng và sử dụng các bài tập hóa học có nộidung thực tiễn tại Hải Phòng trong chương trình Hóa vô cơ ớ trường THPT
Tác giả: Đặng Thị Hồng Hạnh
Năm: 2012
4. Mai Thị Hiền (2015), Sử dụng hệ thống bài tập hóa học chương Nitơ- Photpho hóa học ỉ ỉ THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sình.Luận văn thạc sĩ sư phạm Hóa học, Trường Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Thị Hiền (2015), "Sử dụng hệ thống bài tập hóa học chương Nitơ- Photphohóa học ỉ ỉ THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sình
Tác giả: Mai Thị Hiền
Năm: 2015
5. Trương Thị Khánh Linh (2015), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương Oxi- Lưu huỳnh Hóa học lớp 10Trung học phô thông. Luận văn thạc sĩ sư phạm Hóa học, Trường Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương Oxi- Lưu huỳnh Hóa học lớp 10 Trung học phô thông
Tác giả: Trương Thị Khánh Linh
Năm: 2015
6. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2014), Dạy học chương Nitơ-Photpho lớp 11- Trung học phô thông tích họp các vấn đề môi trường. Luận vàn thạc sĩ sư phạm Hóa học, Trường Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Bích Ngọc (2014), "Dạy học chương Nitơ-Photpho lớp 11-Trung học phô thông tích họp các vấn đề môi trường
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Năm: 2014
7. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường phô thông. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường phô thông
Tác giả: Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2014
9. Lê Trọng Tín (2001), Phươngphảp dạy học môn Hóa /wc.Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Trọng Tín (2001), "Phươngphảp dạy học môn Hóa
Tác giả: Lê Trọng Tín
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
11. Nguyền Xuân Trường(2005), Bài tập hóa học ở trường phô thông. Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyền Xuân Trường(2005), "Bài tập hóa học ở trường phô thông
Tác giả: Nguyền Xuân Trường
Nhà XB: Nxb GiáoDục
Năm: 2005
13. Viện ngôn ngừ học(2000), Từ điên tiếng việt. Nxb từ điển Bách Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện ngôn ngừ học(2000), "Từ điên tiếng việt
Tác giả: Viện ngôn ngừ học
Nhà XB: Nxb từ điển Bách Khoa
Năm: 2000
14. OECD (2002), Defintion and selection of competencies: Theorentical and conceptual Foundation Sách, tạp chí
Tiêu đề: OECD (2002), "Defintion and selection of competencies
Tác giả: OECD
Năm: 2002
15. Gardner, Howard 1999, Intelligence Raflamd: Multiple Intelligences for st Tfc •the 21 century, Basic Books Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gardner, Howard 1999, "Intelligence Raflamd
16. Weinert F.E (2001), Comparative performance measurement in schoole, weinhein and Bacejl; Belt verlag, ppi 7-31. Bản dịch tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparative performance measurement in schoole, weinhein and Bacejl; Belt verlag, ppi 7-31
Tác giả: Weinert F.E
Năm: 2001
1. Bộ giáo dục và đảo tạo (2010), Dự án Việt - Bỉ, dạy học tích cực, Một sô kĩ thuật vả phương pháp dạy học tích cực, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Khác
2. Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học( tái bản lần 4). Nxb Giáo dục Việt Nam Khác
8. Nguyễn Thị Minh Phương(2007), Tông quan về các khung năng lực cần đạt ở học sinh trong mục tiêu giáo dục trung học pho thông, đề tài nghiên cứu khoa học và giáo dục Việt Nam Khác
10. Nguyễn Xuân Trường(2005), Bài tập hóa học và thực hành giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phô thông. Nxb Giáo Dục, Hà Nội Khác
12. Nguyễn Xuân Trường(2006), 385 câu hởi và đáp về hóa học và đời sống. Nxb Giáo Dục, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  1.8. Biểu đồ mức độ đạt được tương ứng với  các tiêu  chí  về  NLGQVĐVST - phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11
nh 1.8. Biểu đồ mức độ đạt được tương ứng với các tiêu chí về NLGQVĐVST (Trang 35)
Hình  1.9.  Biếu  đồ tần suất  sử dụng các phương  pháp  và  kĩ thuật  dạy  học  tích  cực - phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11
nh 1.9. Biếu đồ tần suất sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực (Trang 36)
Hình 1.12.  Biếu  đồ  đánh  giá  các mức  độ tương ứng với các tiêu chỉ của - phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11
Hình 1.12. Biếu đồ đánh giá các mức độ tương ứng với các tiêu chỉ của (Trang 37)
Hình  1.13.  Biểu  đồ  mức  độ hiệu  quả  khi sử  dụng các phương  pháp dạy  học  phát - phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11
nh 1.13. Biểu đồ mức độ hiệu quả khi sử dụng các phương pháp dạy học phát (Trang 38)
Hình  ỉ.ỉ  5. Biêu  đồ  tần  suất  sử dụng  các  dạng hài tập hóa học trong  dạy  học hỏa - phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11
nh ỉ.ỉ 5. Biêu đồ tần suất sử dụng các dạng hài tập hóa học trong dạy học hỏa (Trang 39)
Bảng  2.1 : Các  tiêu chí và mức  độ đánh giả  NLGQVĐVST của HS - phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11
ng 2.1 : Các tiêu chí và mức độ đánh giả NLGQVĐVST của HS (Trang 47)
Hình thành - phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11
Hình th ành (Trang 49)
Bảng 2.2: Phiếu  đánh  giá  theo  tiêu chí  các  mức độ biếu hiện năng lực giải quyết - phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11
Bảng 2.2 Phiếu đánh giá theo tiêu chí các mức độ biếu hiện năng lực giải quyết (Trang 50)
Bảng 2.3: Phiếu tự  đánh  giá NL  giải  quyết vấn đề và sáng  tạo dành cho  HS - phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11
Bảng 2.3 Phiếu tự đánh giá NL giải quyết vấn đề và sáng tạo dành cho HS (Trang 51)
Câu 7: Hình dưới đây  mô tả  một  số ứng dụng  quan trọng của  nitrogen  trong đời  sống - phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11
u 7: Hình dưới đây mô tả một số ứng dụng quan trọng của nitrogen trong đời sống (Trang 55)
2. Hình  thành  kiến  thức mới (30 phút) - phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11
2. Hình thành kiến thức mới (30 phút) (Trang 79)
Bảng 3.1:  Đối  tượng và địa  bàn  TNSP - phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11
Bảng 3.1 Đối tượng và địa bàn TNSP (Trang 99)
Bảng 3.3. Bảng  tong  họp kết quả  ĐGNLGQVĐVSTcủa  HS  trường  THPTLiên - phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11
Bảng 3.3. Bảng tong họp kết quả ĐGNLGQVĐVSTcủa HS trường THPTLiên (Trang 102)
Hình  3.1.  Biểu  đồ  kết quả  đánh giá  NLGQVĐVST của HS  trường THPTLiên Hà - phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11
nh 3.1. Biểu đồ kết quả đánh giá NLGQVĐVST của HS trường THPTLiên Hà (Trang 103)
Bảng 3.4.  Bảng tổng họp  kết  quá  ĐGNLGQVĐVST của HS  trường  THPT  Co - phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học bài tập hóa học thực tiễn chủ đề nitrgen sulfur hóa học 11
Bảng 3.4. Bảng tổng họp kết quá ĐGNLGQVĐVST của HS trường THPT Co (Trang 103)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w