CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIÉN NÀNG Lực GIẢI QUYẾT VÁN ĐÈ VÀ SÁNG TẠO THÔNG
1.5. Bài tập hóa học thực tiễn
1.5.1. Khái niệm bài tập hóa học thực tiễn
BTHHTT là nhừng bài tập có nội dung (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát tù’ thực tiễn. Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào đời sống
và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn.[3]
1.5.2. Vai trò, chức năng của bài tập hóa học thực tiễn
BTHH thực tiễn có đầy đủ vai trò, chức năng của một BTHH và có thêm các
vai trò, chức năng đặc trưng khác nữa [5]:
về kiến thức
- Thông qua giải BTHH thực tiễn, HS hiểu kì hơn về các khái niệm, tính chất hóa học, củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hóa kiến thức, mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng về khối lượng kiến thức cùa HS.
- Giúp HS thêm hiểu về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hóa học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế.
- Giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn
nhàm nâng cao chất lượng cuộc sống.
về kĩ năng
- Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực GQVĐ và ST, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học,...
- Rèn luyện và phát triển cho HS các kĩ năng: kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học.
17
- Bồi dường và phát triến các thao tác tư duy: quan sát, phân tích, so sánh, suy đoán, tổng hợp,...
- Giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức đế lí giải và cải tạo thực tiễn nhàm nâng cao chất lượng cuộc sống.
về thái độ
- Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chù động, sáng tạo trong học tập
và trong quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Giúp HS thấy rõ lọi ích của việc học môn hóa học từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết,..làm tăng hứng thú học môn hóa học và từ đó có thế làm HS say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp HS có định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Các BTHHTT gắn liền với đời sống của chính HS, của gia đinh, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần làm tăng động cơ học tập của HS: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và cộng đồng. Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hóa học phồ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn giúp HS thêm tự tin vào bản thân để tiếp tục học hỏi, phát triển và phấn đấu.
1.5.3, Phân loại bài tập hóa học thực tiễn.
Tương tự như BTHH nói chung, việc phân loại BTHH thực tiễn cũng có nhiều cách phân loại khác nhau tùy thuộc vào cơ sở lựa chọn để phân loại. Có ý nghĩa hơn cả là cách phân loại dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung
bài tập và dựa vào các mức độ nhận thức. [10]
a. Dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài tập, ví dụ:
- Bài tập về sản xuất hóa học: Trong công nghiệp người ta sản xuất sulfur dioxide SƠ2 bằng cách thiêu đốt các quặng chứa sulfur. Có rất nhiều quặng
chứa sulfur tồn tại trong tự nhiên nhưng tại sao người ta lại chọn quặng iron pyrite làm nguyên liệu chính?
A. Vì iron pyrite sẵn có trong tự nhiên, dễ khai thác.
B. Vì iron pyrite thường chứa ít tạp chất.
c. Vì iron pyrite dễ thiêu đốt, tốn ít oxygen.
D. Vì iron pyrite khi thiêu đốt cho lượng sulfur dioxide SO2 nhiều hơn các
quặng khác.
- Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất
18
Giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình làm thực hành, thí nghiệm: sử dụng dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hóa chất họp lí, xử lí tai nạn xảy ra, phòng chông độc hại, ô nhiêm trong khi làm thí nghiệm,...
Ví dụ: Trình bày cách làm khô khí hydrogen sulfide H2S trong phòng thí
nghiệm?
Sử dụng và bảo quản các hóa chất, sản phẩm hóa học trong ăn uổng, chữa bệnh, giặt giũ, tấy rửa,,..
Ni dụ: Hydrogen cyanide (HCN) là chất long không màu, rất dễ bay hơi và
-4 cực độc. Hàm lượng giới hạn cho phép trong không khí là 3.10 mg/1. Những trường họp bị say hay chết người do ăn sắn là do trong sắn có một lượng nhỏ hydrogen cyanide HCN. Lượng hydrogen cyanide còn tập trung khá nhiều ở phần
vỏ sắn. Đe không bị nhiễm độc hydrogen cyanide do ăn sắn, theo em khi luộc sắn
thì cần xử lí thế nào? Tại sao?
Sơ cứu tai nạn do hóa chất
Ví dụ: Khi làm thí nghiệm, do bất cẩn, một bạn học sinh bị vài giọt sulfuric acid ra tay. Sau khi đã xả nước vào vết bởng thì bạn đó nên ngâm tay vài phút vào dung dịch nào sau đây?
A. NaHCO3(ioãng) fh Ca(OH)-)
c. CuSO4(ioãng) D. KMnO4(loãng)
- Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường
Tìm hiếu nguyên nhân gây ô nhiễm
Ví dụ: Hồi đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất sodium sulfate bằng cách cho sulfuric acid đặc tác dụng với muôi ăn. Khi đó, xung quanh các nhà máy sản xuất bàng cách này, dụng cụ của thợ thủ công rất nhanh hỏng và cây cối bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng cho khí thải thoát ra ngoài bằng những ống khói cao tới 3Om nhưng tác hại cùa khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khí hậu
ẩm. Khí thải đó chứa thành phần chú yếu là chất nào?
A. H2SO4 B. HC1 (khí) C.SO2 D.C12
Xử lí chảt thải trong công nghiệp và trong đời sông
Ví dụ: Khí hydrogen sulfide H2S là một trong nhừng khí gây ô nhiễm môi trường. Có rất nhiều phương pháp xử lí khí thải chứa hydrogen sulfide H2S. Trong đó phương pháp hấp thụ oxi hóa sử dụng ferric oxide Fe2O3 là phương pháp cũ nhất nhưng đến nay vẫn dùng vì rẻ, tiện lợi mà hiệu quả cao. Hãy điền
19
vào chỗ trống trong PTHH của phản ứng xảy ra khi hấp thụ H2S?
Fe2O3 + H2S -> ... + H2O
... + 02 —> Fe2O3 + s
h. Dựa vào mức độ nhận thức cùa HS
- Mức 1 (Nhận biết): Yêu cầu học sinh phải nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học.
Ví dụ: Nhiều công trình bàng đá vôi bị xói mòn bởi mưa acid. Chất
nào có trong không khí gây ra mưa acid?
A.SO2. B.HCI. C.H2S. D,co2.
- Mức 2 (Thông hiểu): Yêu cầu HS phải diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô
tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.
Ví dụ: Neu sulfuric acid đặc rơi vào quần áo hay giấy sẽ làm cháy thủng quần áo, giấy, vải. Nếu dây acid vào da sẽ gây bỏng nặng. Tính chất nào của sulfuric acid đặc gây nên tác hại trên?
- Mức 3 (Vận dụng thấp): Yêu cầu HS phải kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đà học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học.
Ví dụ: Tà lót trẻ em sau khi giặt vẫn giữ lại một lượng nhỏ ammonia. Đe khử sạch ammonia nên dùng chất gì sau đây cho vào nước xả cuối cùng để giặt?
A.Phèn chua. B. Giấm ăn. C.Muối ăn. D. Gừng tươi.
- Mức 4 (Vận dụng cao): Yêu cầu học sinh vận dụng được các kiến thức,
kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
Ví dụ: X là một phi kim phổ biển, ở điều kiện nhiệt độ phòng nó là chất rán, màu vàng. X là một nguyên tố thiết yếu cho sự sống, là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, làm phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, làm chất diệt nấm nông nghiệp...
a. Hãy xác định X là chất nào?
b. Giải thích tại sao X có tác dụng diệt nấm mốc.
c. Trong thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng: “Việc xông sulfur để bảo quản
20
dược liệu là phương pháp bảo quản nguy hiểm, có thế gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh”. Theo em, quan điểm trên là đúng hay sai? Giải thích.
Gợi ỷ trả lời:
a. X là sulfur, kí hiệu là s,
b. Sau khi đốt lưu huỳnh để sấy, lưu huỳnh cháy và tạo thành khí sulfur dioxide, khí này sẽ luồn lách theo các khe giữa các lớp dược liệu để tiếp xúc với phía bên ngoài của dược liệu. Mặt khác, do dược liệu tươi chứa nhiều nước nên khí sulfur dioxide lại tạo thành acid, có điều kiện ngấm vào bên trong dược liệu sấy. Chính acid này làm tiêu diệt nấm mốc.
s + O- t0 >o2
so2 + H2O#H2SO3
c. Đúng.
Vì sulfur dioxide sinh ra trong quá trình xông dược liệu gây khó thở, nóng rát trong mũi và cồ họng... là nguyên nhân cùa bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm mắt.Trong máu, sulfur dioxide tham gia nhiều phản ứng hoá học để làm giảm dự trữ kiềm trong máu gây rối loạn chuyển hoá đường và protein, gây thiếu vitamin B và c, tạo ra methemoglobine để chuyển Fe2+ (hoà tan) thành Fe3+ (kết tủa) gây tắc nghẽn mạch máu cũng như làm giảm khả năng vận chuyển oxygen của hồng cầu.