1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dự án kinh doanh thực phẩm organic

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dự Án Kinh Doanh Thực Phẩm Organic
Tác giả Bùi Thị Huyền, Đinh Thị Huyền, Phạm Thị Thanh Huyền, Nguyễn Duy Khánh, Nguyễn Quốc Khánh, Phùng Văn Khoa, Nguyễn Thúy Lan, Bùi Tùng Lâm, Bùi Thị Linh, Hàn Hạnh Linh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Hương Giang
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Dự Án
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 865,76 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: Ý TƯỞNG VÀ GIỚI THIỆU DỰ ÁN (11)
    • 1.1 Ý tưởng dự án kinh doanh thực phẩm sạch organic (11)
      • 1.1.1 Khởi nguồn ý tưởng của dự án (11)
      • 1.1.2 Đánh giá ý tưởng của dự án (11)
    • 1.2 Giới thiệu dự án kinh doanh thực phẩm sạch organic (12)
      • 1.2.1 Mô tả dự án (12)
      • 1.2.2 Mục tiêu dự án (SMART) (12)
    • 1.3. Điều lệ dự án (0)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN KINH DOANH (17)
    • 2.1 Phân tích thị trường sản phẩm của dự án (17)
      • 2.1.1 Nhu cầu sản phẩm trên thị trường (0)
      • 2.1.2 Tình hình cung ứng sản phẩm trên thị trường (18)
      • 2.1.3 Thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu của dự án (19)
      • 2.1.4 Khả năng cạnh tranh (19)
    • 2.2 Phân tích kinh tế - kỹ thuật của dự án (20)
      • 2.2.1 Các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật (20)
      • 2.2.2 Các yếu tố đầu vào và công tác tổ chức hoạt động (0)
  • CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG DỰ ÁN (23)
    • 3.1 Kế hoạch marketing và bán hàng (23)
      • 3.1.1 Sản phẩm (23)
      • 3.1.2 Thị trường (24)
      • 3.1.3 Giá bán (25)
      • 3.1.4 Quảng cáo (25)
    • 3.2 Kế hoạch nhân sự (25)
      • 3.2.1 Xác định cơ cấu tổ chức (25)
      • 3.2.2 Sơ đồ tổ chức quản lý (27)
      • 3.2.3 Phương án tiền lương (27)
    • 3.3 Kế hoạch sản xuất và vận hành (28)
    • 3.4 Kế hoạch tài chính (29)
      • 3.4.1 Nguồn vốn (29)
      • 3.4.2 Phương án tài chính khái quát (30)
      • 3.4.3 Chi phí (30)
      • 3.4.4 Doanh thu và lợi nhuận dự tính (38)
      • 3.4.5 Biểu diễn dòng tiền (39)
      • 3.4.6 Thời gian hoàn vốn (40)
      • 3.4.7 Chỉ số NPV (40)
    • 3.5 Quản trị tiến độ dự án (41)
      • 3.5.1 Phân chia công việc WBS (41)
      • 3.5.2 Sơ đồ Gantt (43)
      • 3.5.3 Sơ đồ pert (44)
  • CHƯƠNG 4: QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN (45)
  • KẾT LUẬN (51)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (52)

Nội dung

Các thực phẩm hữu cơ ngày càng đa dạng, cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng có trong từng sản phẩm Với mục tiêu mang thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng, nhóm 4 chúng em đem đến một

Ý TƯỞNG VÀ GIỚI THIỆU DỰ ÁN

Ý tưởng dự án kinh doanh thực phẩm sạch organic

1.1.1 Khởi nguồn ý tưởng của dự án

Thực phẩm sạch organic mang lại những giá trị vô cùng tích cực cho sức khỏe, vóc dáng, làn da Vấn đề về thực phẩm bẩn, ôi thiu, thực phẩm tái chế kém chất lượng vẫn đang là vấn đề nhức nhối đối với nước ta Những căn bệnh thế kỷ như ung thư, tiểu đường, tim mạch, gout, Alzheimer và nhiều bệnh lý khác đều xuất phát từ chế độ ăn kém lành mạnh Sử dụng thức ăn sạch sẽ giúp bạn hạn chế được rất nhiều căn bệnh nguy hiểm

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh cũng có rất nhiều những chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch organic, các chuỗi cửa hàng nổi tiếng và cả các startup cũng như các cửa hàng nhỏ Điều này tạo sự lựa chọn phong phú cho khách hàng nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ để tồn tại Tuy nhiên các thương hiệu này vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu vô cùng lớn của khách hàng, đặc biệt là các bà nội trợ ngày càng khó tính và thông thái Bởi vậy dù ngành thực phẩm sạch organic đang cạnh tranh mạnh mẽ nhưng cũng vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác tối đa

Bên cạnh những cơ hội của thị trường, cùng với sức trẻ, niềm đam mê kinh doanh và bên trong là một khao khát tạo ra được những giá trị cho cộng đồng thông qua thực phẩm, chúng tôi đã lập kế hoạch dự án kinh doanh cửa hàng GreenLeaf Organics với mong muốn mang đến cho khách hàng những thực phẩm hữu cơ đảm bảo đủ dưỡng chất, ngon miệng, có nguồn gốc rõ ràng và đồng thời có lợi cho sức khỏe Bên cạnh mang lại giá trị về chất lượng, cửa hàng GreenLeaf Organics còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách tư vấn các chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với nhu cầu của khách hàng, để khách hàng có thể cảm thấy đúng đắn khi lựa chọn chúng tôi GreenLeaf Organics được xây dựng và phát triển theo hướng kinh doanh các thực phẩm hữu cơ, tới từ thiên nhiên với sứ mệnh :“Sức khỏe của bạn là niềm tự hào của chúng tôi”

1.1.2 Đánh giá ý tưởng của dự án

Thành phố Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của cả nước Dân số chủ yếu trong nội thành, tỷ lệ người có thu nhập khá hầu hết tập trung ở các quận trung tâm Sự tuyên truyền hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng phổ biến trên các phương tiện truyền thông giúp người tiêu dùng hiểu được vai trò của thực phẩm trong việc bảo vệ sức khỏe của mình Do đó thị trường tiềm năng này đối với lĩnh vực kinh doanh thực phẩm là một thị trường vô cùng rộng lớn, phong phú về chủng loại, đa dạng về nguồn cung thế nhưng chưa có doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nào thật sự đáp ứng được hết những nhu cầu của thị trường Hình thành ý tưởng kinh doanh qua những nhu cầu thực tiễn của các bà nội trợ Việt - mong muốn có được những bữa ăn lành mạnh, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Giới thiệu dự án kinh doanh thực phẩm sạch organic

- Tên dự án: Dự án kinh doanh thực phẩm sạch hữu cơ GreenLeaf Organics

- Vị trí dự án: Cửa hàng nằm trong Goldmark City

- Thời gian triển khai dự kiến: bắt đầu từ ngày 01/10/2023

- Loại hình kinh doanh: Kinh doanh bán lẻ + Kinh doanh dịch vụ

- GreenLeaf Organics gồm các bộ phận: Bộ phận tiếp thị và bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý chuỗi cung ứng, bộ phận quản lý khách hàng

1.2.2 Mục tiêu dự án (SMART)

Trở thành đơn vị phân phối thực phẩm sạch hữu cơ số 1 trong Goldmark City, xa hơn là trong khu vực quận Bắc Từ Liêm

Mở rộng quy mô, gia tăng chi nhánh theo thời gian

M Đảm bảo được 70% nguồn khách hàng xung quanh thường xuyên ghé vào cửa hàng tìm hiểu và mua đồ

Các đối tượng khách hàng qua các trang mạng xã hội, các phương tiện đặt hàng từ xa đạt trên 20% doanh số cửa hàng

Mức độ đánh giá và niềm tin của khách hàng trên 4,5 sao

Cân đối đủ tính thu chi với ngân sách hiện có Đảm bảo nhân sự phù hợp về trình độ, kỹ năng theo từng vị trí Đảm bảo cơ sở hạ tầng, kịch bản bán hàng/quản lý phù hợp

Bộ phận tiếp thị và bộ phận bán hàng: đảm bảo lượng khách ổn định, chăm sóc khách hàng trước, trong và sau mua tốt Đảm bảo được lượng mua và tái mua cao Tỷ lệ chuyển đổi cao, doanh thu mang về tốt

Bộ phận quản lý chuỗi cung ứng: Kiểm soát hàng tồn kho, giao đúng hạn, đảm bảo tính nguyên vẹn của hàng hóa

Bộ phận quản lý khách hàng: Tạo mối quan hệ tốt đối với khách hàng để đảm bảo được sự hài lòng tốt nhất

T Đảm bảo sau khoảng 6 tháng từ thời gian bắt đầu triển khai dự án, cửa hàng được đi vào vận hành

Doanh thu ổn định sau khoảng 7 tháng triển khai

- Mục đích của dự án là cung cấp các thực phẩm sạch, mong muốn mang đến cho khách hàng những thực phẩm hữu cơ đảm bảo đủ dưỡng chất, ngon miệng, có nguồn gốc rõ ràng và đồng thời có lợi cho sức khỏe

- Thời gian bắt đầu - kết thúc:

+ Thời gian kết thúc: khoảng 2 năm 6 tháng sau khi thời gian bắt đầu

- Ngân sách dự kiến: 1 tỷ 100 triệu đồng

1.3.2 Mục đích/ diễn giải dự án

Nhu cầu/ tình huống kinh doanh:

- Nhu cầu kinh doanh: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình, do đó họ có xu hướng lựa chọn những thực phẩm an toàn, lành mạnh và có nguồn gốc rõ ràng Ngày càng có nhiều kênh phân phối thực phẩm organic ra đời, giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm này Các kênh phân phối này bao gồm các cửa hàng thực phẩm sạch, các siêu thị, các trang thương mại điện tử, Có thể thấy nhu cầu kinh doanh thực phẩm organic là rất lớn và có tiềm năng phát triển cao trong tương lai Vì vậy với dự án này chúng ta cần nắm bắt xu hướng này để phát triển kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường

- Mục tiêu kinh doanh của dự án cũng góp phần và gắn liền với việc phát triển doanh nghiệp của mình Doanh nghiệp sẽ có thể củng cố hơn vị trí cũng như thương hiệu của mình

Mục tiêu và tiêu chí thành công của dự án:

Mục tiêu: Sau 1 năm từ khi bắt đầu triển khai dự án thì dự án sẽ ổn định và lợi nhuận đạt khoảng 200 triệu (Đây là một mục tiêu smart vì đáp ứng được 5 tiêu chí)

Tiêu chí thành công của dự án: Ngoài đạt được lợi nhuận thì việc tạo dựng thương hiệu và niềm tin đối với khách hàng cũng là một tiêu chí thành công của dự án Dự án được coi là thành công khi giữ chân được nhiều khách hàng cũ, tạo thương hiệu, niềm tin và tiếp cận nhiều khách hàng mới cụ thể là khai thác được 60% – 70% khách hàng mới/tháng, duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ thúc đẩy họ trung thành với dịch vụ của công ty

- Tìm được mặt bằng kinh doanh giá rẻ Cửa hàng nằm trong Goldmark City với giá thuê khoảng 20.000.000 đồng/ tháng, diện tích 150m2

- Sản phẩm của dự án cần đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn, giá cả, phù hợp với nhu cầu của thị trường

- Dự án cần có chiến lược marketing hiệu quả để quảng bá sản phẩm đến khách hàng

- Dự án cần có đội ngũ nhân sự có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án

- Mọi vấn đề, khó khăn, xung đột phải được giải quyết kịp thời và hợp lý bởi người quản lý dự án hoặc người tài trợ dự án

- Cạnh tranh với nhiều đối thủ có uy tín và thương hiệu trên thị trường

- Cửa hàng chỉ có một cơ sở duy nhất tại Hà Nội, nên khả năng tiếp cận khách hàng có giới hạn

- Do là thực phẩm tươi nên sẽ cần phải có chế độ bảo quản hợp lý

- Nếu thị trường organic ở Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển và có nhu cầu cao trong thời gian tới thì chúng tôi sẽ cân nhắc mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu khách hàng

- Nếu khách hàng không hài lòng với chất lượng của sản phẩm thì chúng tôi sẽ ngồi lại nghe những lời phản hồi và tìm hướng khắc phục tránh xung đột gây mất thiện cảm với khách hàng

- Nếu cửa hàng không có sự cạnh tranh quá gay gắt từ các cửa hàng khác trong khu vực thì chúng tôi sẽ vẫn duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn để giữ chân khách hàng của mình

Tuyên bố phạm vi sơ bộ:

- Về thời gian: Trong thời gian 3 năm kể từ khi bắt đầu dự án

- Không gian: Tại khu vực Bắc Từ Liêm, Hà Nội

- Nguồn vốn: Với số vốn từ các cổ đông

- Rủi ro về pháp lý: Cửa hàng có thể bị kiện tụng hoặc bị xử phạt nếu vi phạm về thực phẩm không phải là thực phẩm sạch Cửa hàng cần có giấy phép kinh doanh và các giấy tờ liên quan khác để đảm bảo hoạt động hợp pháp Ngoài ra, cửa hàng cũng cần có hợp đồng rõ ràng với các nhà cung cấp, nhân viên và khách hàng để tránh những tranh chấp không đáng có

- Rủi ro về thị trường: Cửa hàng có thể bị ảnh hưởng bởi sự biến động của nhu cầu và cung ứng của thị trường Nếu có quá nhiều cửa hàng organic mở ra trong khu vực hoặc có những quán mới có chất lượng tốt hơn, giá cả hợp lý hơn, cửa hàng sẽ mất đi lượng khách hàng

- Rủi ro về nhân sự: Cửa hàng có thể gặp khó khăn trong việc tuyển dụng, đào tạo và giữ chân nhân viên Nếu nhân viên không chuyên nghiệp, cửa hàng sẽ mất đi một lượng khách hàng

- Rủi ro về kinh tế, tài chính: Nếu chi phí tăng cao hơn dự kiến hoặc không được kiểm soát tốt, cửa hàng sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn vốn và sinh lời Cửa hàng cần có kế hoạch ngân sách, dự báo doanh thu và lợi nhuận, kiểm tra và điều chỉnh thường xuyên để đảm bảo hiệu quả kinh tế, tài chính

1.3.5 Sản phẩm có thể bàn giao của dự án

- Dự án được bàn giao có trang thiết bị cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, thoáng mát và đẹp mắt, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng

- Các sản phẩm có trong cửa hàng đều được đảm bảo về mẫu mã, kích thước, chất lượng cao

- Nhân viên hòa đồng, cư xử lễ phép, có chuyên môn, kinh nghiệm cao trong công việc, giao tiếp khéo léo với khách hàng

- Mua hàng, thanh toán nhanh chóng, tiện lợi với nhiều phương thức thanh toán

Tháng thứ 1: Thiết kế dự án bao gồm như lên ý tưởng, nghiên cứu thị trường… Tháng thứ 2 và 3: Thiết lập sản phẩm và chuẩn bị mặt bằng

Tháng 4-6: Trang trí, setup cửa hàng, tuyển dụng và đào tạo nhân sự với đầy đủ các kĩ năng chuyên môn

Điều lệ dự án

2.1 Phân tích thị trường sản phẩm của dự án

2.1.1 Nhu cầu sản phẩm trên thị trường

Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch organic đang có xu hướng tăng lên mạnh mẽ tại Việt Nam trong nhiều năm gần đây Ngày càng nhiều người tiêu dùng nhận thức được tầm quan trọng của việc mua thực phẩm an toàn và đảm bảo chất lượng Họ không chỉ quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn đặt mục tiêu bảo vệ môi trường và ủng hộ các nông dân và nhà sản xuất sử dụng phương pháp canh tác và chế biến tự nhiên

Trong những năm gần đây, vấn đề thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng đã trở nên nhức nhối ở Việt Nam Những vấn đề này đã khiến người tiêu dùng lo lắng về chất lượng thực phẩm và sức khỏe của bản thân và gia đình Báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của AC Nielsen cho thấy có đến 86% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lựa chọn sản phẩm organic cho những bữa ăn hàng ngày bởi tính an toàn, giàu dinh dưỡng và hương vị thơm ngon Các chuyên gia cũng cho rằng, khi thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu về đời sống cao hơn, tỷ lệ dân số trẻ cao và tầng lớp trung lưu phát triển, người tiêu dùng sẽ dần trở thành những người tiêu dùng thông minh và hướng đến một lối sống xanh và lành mạnh thông qua việc sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ và nguyên liệu sạch Trong báo cáo nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của người dân Việt Nam được thực hiện bởi AC Nielsen, lĩnh vực sức khỏe tiếp tục đứng đầu trong các mối quan tâm của người tiêu dùng trong năm 2020, đặc biệt là vấn đề thực phẩm Theo báo cáo Chỉ số niềm tin người tiêu dùng quý I/2018 do Nielsen thực hiện, 37% người tiêu dùng Việt nói rằng sức khỏe là mối bận tâm lớn nhất của họ Bên cạnh đó, 4 trong 5 người tiêu dùng cho thấy họ quan tâm sâu sắc đến những tác động lâu dài mà các phụ chất nhân tạo có thể gây ra (80%) và mong muốn biết rõ chất cấu tạo nên thức ăn họ sử dụng hàng ngày (76%)

Trên thực tế, tiêu thụ thực phẩm hữu cơ đã trở thành một xu hướng mới ở Việt Nam Thậm chí, trong vài năm trở lại đây, các sản phẩm hữu cơ đang tạo nên cơn sốt đối với một bộ phận người tiêu dùng Rau, cá, thịt, hoa quả hữu cơ đều nằm trong danh sách thực phẩm được các bà nội trợ lựa chọn cho bữa ăn gia đình Người tiêu dùng hiện nay sẵn lòng trả giá cao hơn để mua các sản phẩm sạch organic Họ hiểu rằng việc sản xuất thực phẩm sạch organic đòi hỏi công sức và chi phí cao hơn so với sản xuất thực phẩm thông thường Tuy nhiên, họ coi đây là một đầu tư vào sức khỏe và môi trường của mình Theo khảo sát của phóng viên, các loại thực phẩm organic có giá cao hơn thực phẩm thông thường được bày bán tại các chợ dân sinh từ 10% - 50% (tùy loại thực phẩm), tuy nhiên người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi trả để bảo vệ sức khỏe của gia đình Điều này cho thấy nhu cầu về thực phẩm sạch organic đang thực sự “lên ngôi” tại thị

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN KINH DOANH

Phân tích thị trường sản phẩm của dự án

2.1.1 Nhu cầu sản phẩm trên thị trường

Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch organic đang có xu hướng tăng lên mạnh mẽ tại Việt Nam trong nhiều năm gần đây Ngày càng nhiều người tiêu dùng nhận thức được tầm quan trọng của việc mua thực phẩm an toàn và đảm bảo chất lượng Họ không chỉ quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn đặt mục tiêu bảo vệ môi trường và ủng hộ các nông dân và nhà sản xuất sử dụng phương pháp canh tác và chế biến tự nhiên

Trong những năm gần đây, vấn đề thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng đã trở nên nhức nhối ở Việt Nam Những vấn đề này đã khiến người tiêu dùng lo lắng về chất lượng thực phẩm và sức khỏe của bản thân và gia đình Báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của AC Nielsen cho thấy có đến 86% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lựa chọn sản phẩm organic cho những bữa ăn hàng ngày bởi tính an toàn, giàu dinh dưỡng và hương vị thơm ngon Các chuyên gia cũng cho rằng, khi thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu về đời sống cao hơn, tỷ lệ dân số trẻ cao và tầng lớp trung lưu phát triển, người tiêu dùng sẽ dần trở thành những người tiêu dùng thông minh và hướng đến một lối sống xanh và lành mạnh thông qua việc sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ và nguyên liệu sạch Trong báo cáo nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của người dân Việt Nam được thực hiện bởi AC Nielsen, lĩnh vực sức khỏe tiếp tục đứng đầu trong các mối quan tâm của người tiêu dùng trong năm 2020, đặc biệt là vấn đề thực phẩm Theo báo cáo Chỉ số niềm tin người tiêu dùng quý I/2018 do Nielsen thực hiện, 37% người tiêu dùng Việt nói rằng sức khỏe là mối bận tâm lớn nhất của họ Bên cạnh đó, 4 trong 5 người tiêu dùng cho thấy họ quan tâm sâu sắc đến những tác động lâu dài mà các phụ chất nhân tạo có thể gây ra (80%) và mong muốn biết rõ chất cấu tạo nên thức ăn họ sử dụng hàng ngày (76%)

Trên thực tế, tiêu thụ thực phẩm hữu cơ đã trở thành một xu hướng mới ở Việt Nam Thậm chí, trong vài năm trở lại đây, các sản phẩm hữu cơ đang tạo nên cơn sốt đối với một bộ phận người tiêu dùng Rau, cá, thịt, hoa quả hữu cơ đều nằm trong danh sách thực phẩm được các bà nội trợ lựa chọn cho bữa ăn gia đình Người tiêu dùng hiện nay sẵn lòng trả giá cao hơn để mua các sản phẩm sạch organic Họ hiểu rằng việc sản xuất thực phẩm sạch organic đòi hỏi công sức và chi phí cao hơn so với sản xuất thực phẩm thông thường Tuy nhiên, họ coi đây là một đầu tư vào sức khỏe và môi trường của mình Theo khảo sát của phóng viên, các loại thực phẩm organic có giá cao hơn thực phẩm thông thường được bày bán tại các chợ dân sinh từ 10% - 50% (tùy loại thực phẩm), tuy nhiên người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi trả để bảo vệ sức khỏe của gia đình Điều này cho thấy nhu cầu về thực phẩm sạch organic đang thực sự “lên ngôi” tại thị trường Việt Nam hiện nay

Theo báo cáo thị trường nông sản 2019 của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), phát triển nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Việt Nam có 33/63 tỉnh, thành phố đã phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ, diện tích đạt hơn 76.600 ha, tăng gấp 3,6 lần so với năm

2010 Khoảng 60 tập đoàn, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ - lĩnh vực được xem là có nhiều thuận lợi để phát triển ở Việt Nam Những năm qua, thực hiện mục tiêu hiện đại hóa hạ tầng thương mại mà Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm chính, cả nước đã phát triển được hơn 5.000 siêu thị, cửa hàng tiện lợi phân phối thực phẩm an toàn, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cũng như truy xuất nguồn gốc Nhu cầu tăng cao khiến nguồn thực phẩm sạch hữu cơ ngày càng trở nên phong phú, phổ biến Điều này là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường thực phẩm sạch organic hiện nay

2.1.2 Tình hình cung ứng sản phẩm trên thị trường

Thị trường thực phẩm sạch organic đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp khai phá Xu hướng tiêu dùng xanh, sạch tăng cao đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh thực phẩm an toàn Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khi hoạt động của các chợ truyền thống bị hạn chế, nhu cầu của người dân cần tích trữ lương thực trong thời gian giãn cách, càng thúc đẩy thị trường tiêu thụ thực phẩm sạch trở nên sôi động Bây giờ ra chợ hay vào siêu thị, cửa hàng nông sản… chỉ cần nhìn thấy trên mỗi sản phẩm rau, củ quả, trái cây… gắn nhãn

“organic” là người mua hàng rất có thiện cảm và an tâm chọn mua Chính vì vậy, tại thị trường nội địa, một số chuỗi siêu thị lớn tuyên bố dành nhiều diện tích gian hàng cho các thực phẩm hữu cơ Trên thị trường cũng có nhiều cửa hàng nhỏ chỉ tập trung vào kinh doanh phân khúc này

Ghi nhận trên thị trường, rất nhiều hệ thống siêu thị như Co.opmart, Winmart, Lotte Mart, MM Mega Market đều có sự xuất hiện của mặt hàng thực phẩm hữu cơ bày bán trên các quầy Đơn cử, tại hệ thống Co.opmart đưa vào kinh doanh 4 nhóm thực phẩm hữu cơ mang thương hiệu Co.op Organic đạt tiêu chuẩn Mỹ và châu u với các sản phẩm gạo Jasmine, Japonica, cà chua, bí đao… Hay tại Lotte Mart hay Winmart có sự xuất hiện các sản phẩm hữu cơ của các thương hiệu lớn như Vinamilk, TH True Milk…

Các cửa hàng thực phẩm hữu cơ cũng ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường Vòng qua các con phố như Nguyễn Chí Thanh, Trần Bình, Trần Đăng Ninh, Trần Thái Tông, Láng Hạ (Hà Nội), người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận thấy các cửa hàng thực phẩm hữu cơ như: Siêu thị hữu cơ – Leaf Organic, Sói biển, Bác Tôm, Biggreen, TD food, Tâm Đạt… Điều này cho thấy tình hình cung ứng thực phẩm sạch organic đang rất sôi động và hấp dẫn

2.1.3 Thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu của dự án

Thị trường mục tiêu của Store khi cung cấp các loại thực phẩm tươi sạch, đảm bảo chất lượng là TP Hà Nội Đây là một thị trường rất lớn, dân cư đông đúc, tỷ lệ ô nhiễm môi trường cao, nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, nhất là thực phẩm sạch là rất lớn Khi cửa hàng đi vào ổn định, định vị sản phẩm trên thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, GreenLeaf Organics sẽ mở rộng thị trường mục tiêu ra một số tỉnh phía Bắc xung quanh Hà Nội như Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình… và một số tỉnh phía Nam như TP Hồ Chí Minh…

Sau khi phân đoạn thị trường, dựa vào mục tiêu và tiềm năng của dự án, sản phẩm của GreenLeaf Organics cung cấp cho thị trường nhằm hướng tới 2 phân khúc khách hàng mục tiêu: (1) người tiêu dùng trực tiếp là các cá nhân, hộ gia đình và (2) các nhà hàng, quán ăn, nhà ăn công ty Đối với nhóm khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp, họ là nhóm người quan tâm đến vấn đề sức khỏe của chính bản thân và gia đình mình

Họ sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để đảm bảo có được những bữa ăn ngon và chất lượng Còn nhóm 2 là nhóm khách hàng có nhu cầu tiêu dùng với số lượng lớn và ổn định Ngoài 2 nhóm khách hàng trên, GreenLeaf Organics còn hướng đến một lượng khách hàng khác như: những người đi du lịch, các bếp ăn của các trường mẫu giáo, tiểu học có học sinh bán trú, bếp ăn tập thể của một số công ty trên địa bàn…

Với sức ép cạnh tranh lớn như hiện nay, muốn gia nhập vào thị trường này cần phải có những lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác Quan sát thấy hiện có rất nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm sạch organic nhưng họ vẫn chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm Họ chưa đưa ra được những giấy tờ pháp lý chứng minh cho sản phẩm của mình Từ đó việc đưa ra những sản phẩm chất lượng, an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận thực phẩm an toàn sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn, nhất là trong tình hình hiện nay Những cơ sở sản xuất thực phẩm sạch an toàn mà chúng tôi liên kết đều là những đơn vị có uy tín trong lĩnh vực thực phẩm sạch, có chứng nhận Vietgap như Hợp tác xã nông nghiệp Tiền Lệ (Hoài Đức, HN), Hợp tác xã nông nghiệp thị trấn Chúc Sơn (Chương Mỹ, HN), Nhóm liên kết sản xuất rau an toàn (Chương Mỹ, HN) Điều này đảm bảo đầu ra thực phẩm của chúng tôi luôn chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng

Kinh doanh thực phẩm an toàn là một loại hình không mới và đối thủ cạnh tranh tương đối nhiều Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và đặc biệt là nhu cầu an toàn cho sức khỏe càng ngày càng tăng Với việc cung ứng những sản phẩm sạch và dịch vụ chuyên nghiệp, mang tính khác biệt cao, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng cạnh tranh của dự án kinh doanh này so với các đối thủ về lĩnh vực thực phẩm sạch đã có mặt trên thị trường Qua khảo sát và phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng hình thức kinh doanh này hoàn toàn có khả năng mở rộng bằng hình thức kinh doanh trực tuyến.Với việc đẩy mạnh thương mại điện tử, tập trung và hướng khách hàng tới một hình thức đặt hàng,thanh toán nhanh chóng, đơn giản, chúng tôi tin rằng dự án sẽ đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng quá bận rộn, đồng thời thỏa mãn được nhu cầu muốn thưởng thức thực phẩm tươi ngon, an toàn của mỗi người trong xã hội hiện nay.

Phân tích kinh tế - kỹ thuật của dự án

2.2.1 Các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật Đối với GreenLeaf Organics, an toàn và chất lượng là điều quan trọng nhất Chính vì vậy, chúng tôi luôn coi trọng việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật để đảm bảo mang lại sự hài lòng nhất của người tiêu dùng

- Nguồn gốc thực phẩm: Thực phẩm cần được nhập khẩu từ các nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Các nhà cung cấp này cần được kiểm định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm

- Hệ thống vận chuyển: Thực phẩm cần được vận chuyển trong điều kiện bảo quản phù hợp từ khi nhập từ nhà cung cấp về đến khi giao hàng cho khách hàng

- Hệ thống bảo quản: Thực phẩm cần được bảo quản trong điều kiện phù hợp tại cửa hàng để đảm bảo chất lượng Các loại thực phẩm tươi sống cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh, các loại thực phẩm khô cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát

- Cơ sở vật chất: Cửa hàng cần được xây dựng, thiết kế và trang bị cơ sở vật chất phù hợp để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm Diện tích cửa hàng đủ rộng để trưng bày và bảo quản thực phẩm

- Tuân thủ quy định về hình ảnh và tiếp thị: Quảng cáo thực phẩm organic cần phải minh bạch và không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng Chúng tôi cam kết không sử dụng các thông điệp hoặc hình ảnh đánh lừa về chất lượng hữu cơ của sản phẩm Tuân thủ các quy định về tiếp thị và thông tin sản phẩm, cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm

- Sử dụng biện pháp kiểm tra và chứng nhận: Thực phẩm organic cần phải được kiểm tra và chứng nhận bởi một tổ chức độc lập và uy tín Quá trình này đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn hữu cơ và an toàn thực phẩm

Tất cả những điều này không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn thể hiện cam kết của cửa hàng đối với sức khỏe của người tiêu dùng, môi trường và bền vững trong việc cung cấp những thực phẩm sạch

2.2.2 Các yếu tố đầu vào và công tác tổ chức hoạt động

Thực phẩm sạch organic đòi hỏi về chất lượng rất cao Chính vì vậy, chọn mua nguồn nguyên liệu là khâu rất quan trọng, phải chú ý lựa chọn những nguyên liệu thật tươi ngon, cách bảo quản đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tốt cho sức khỏe và có nguồn gốc rõ ràng Nguồn hàng được coi là nhân tố quyết định sự thành công của một cửa hàng kinh doanh thực phẩm, vì thế lựa chọn được nguồn hàng tốt, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo số lượng và chất lượng là yêu cầu đầu tiên với GreenLeaf Organics Cửa hàng sẽ tập trung vào những cơ sở sản xuất thực phẩm sạch được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ và phải có chứng nhận theo tiêu chuẩn Vietgap

- Một số nguồn cung cấp thực phẩm sạch mà chúng tôi lựa chọn là: các Hợp tác xã, cơ sở cung cấp thực phẩm sạch tại Hà Nội (chủ yếu các vùng ngoại thành):

+ Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ tổng hợp Đạt Thắng (huyện Phúc Thọ)

+ Hợp tác xã nông nghiệp xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai)

+ Hợp tác xã nông nghiệp thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ)

+ Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Trì (huyện Thanh Trì)

+ Hợp tác xã nông nghiệp Tiền Lệ (huyện Hoài Đức)

Tất cả các nguồn cung cấp này đều có chứng nhận Vietgap và được cửa hàng nhập xoay vòng để đảm bảo luôn có đủ hàng với nhiều loại thực phẩm khác nhau

- Các nguyên liệu khác: hộp đựng thực phẩm, túi giấy…

- Vận chuyển nguồn nguyên liệu: các nhà cung cấp sẽ vận chuyển các nguyên liệu tới cửa hàng thông qua các xe chở hàng của nhà cung cấp

- Các nguyên liệu được quản lý nhận hàng, kiểm tra số lượng, chất lượng kỹ càng rồi đưa vào bảo quản tại cơ sở sản xuất

2.2.2.2 Công tác tổ chức hoạt động

+ Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất như tìm mặt bằng thuê phù hợp, trang trí nội thất và không gian cửa hàng…

+ Nghiên cứu thị trường và thiết lập sản phẩm, lên danh sách những mặt hàng mà cửa hàng dự định bán

+ Tìm hiểu, liên hệ và ký hợp đồng với các bên cung cấp nguồn hàng

+ Đăng ký kinh doanh: xin được giấy phép kinh doanh hợp lý để bắt đầu hoạt động kinh doanh cửa hàng

+ Tuyển dụng, đào tạo nhân sự: Xây dựng bản mô tả công việc và tiêu chuẩn tuyển dụng Tiến hành tuyển dụng đầy đủ số lượng nhân viên cần thiết, và đào tạo bài bản (sẽ hợp tác với một chuyên gia dinh dưỡng)

+ Khai trương cửa hàng: Lên kế hoạch hoạt động cho ngày khai trương và chọn ngày, Phân công nhiệm vụ cho các nhân viên chuẩn bị trong ngày khai trương, Tổ chức khai trương và điều hành chương trình

+ Nhập nguyên vật liệu: Nhập nguồn hàng về thực phẩm sạch sau khi đã tìm hiểu và chọn lọc kỹ càng

+ Hoạt động marketing và quảng cáo:

Phát tờ rơi cho các văn phòng, trường học, khu dân cư xung quanh, các phòng gym, nơi mở cửa hàng Áp dụng các hình thức khuyến mại, giảm giá hay ưu đãi cho những khách hàng đầu tiên, tích lũy điểm cho các khách hàng

+ Ghi nhận đánh giá nhận xét của khách hàng về sản phẩm của cửa hàng từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp.

XÂY DỰNG DỰ ÁN

Kế hoạch marketing và bán hàng

- GreenLeaf Organics sẽ cung cấp một loạt các sản phẩm thực phẩm sạch và hữu cơ, bao gồm rau, quả, thực phẩm chế biến từ nguyên liệu hữu cơ và các sản phẩm liên quan

- Sản phẩm sẽ được chọn lọc kỹ càng từ các nguồn cung cấp đáng tin cậy, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng

- GreenLeaf Organics sẽ tạo ra đa dạng hóa danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm cả các sản phẩm đặc biệt cho nhóm khách hàng có nhu cầu ăn kiêng hoặc chế độ ăn đặc biệt

- Dưới đây là list sản phẩm dự kiến và bảng giá mà dự án định kinh doanh:

Bảng 3.1 Bảng giá dự án dự định kinh doanh Đơn vị: vnđ

Cà chua Hà Lan 60.000đ/1kg

Cam sành hữu cơ vườn Đức 74.000đ/1kg

Dưa hấu giống Nhật 48.000đ/kg

Cá diếc làm sạch 150.000đ/1kg

Tôm thẻ con Tôm rừng 150.000đ/250g

Cá thu Phú Quốc cắt khoanh 112.000đ/250g

Sữa và sản phẩm từ sữa

Sữa tươi hữu cơ TH True Milk 50.000đ/ 500ml

Phô mai QBB Nhật Bản 80.000đ/1 hộp

Trà thảo mộc hữu cơ vị mật ong, cam và

Cà phê rang xay hữu cơ L'amant 183.000đ/250g Tiêu đen hạt hữu cơ Farmers' 41.000đ/50g

Nước ép hữu cơ Antiox Rabenhorst 275.000đ/l

- GreenLeaf Organics sẽ đặt cửa hàng tại vị trí thuận tiện trong khu đô thị Goldmark City

- Phân đoạn thị trường: Trước khi chọn vị trí và xây dựng chiến lược địa điểm, GreenLeaf Organics đã phân tích và xác định phân đoạn thị trường của thực phẩm sạch hữu cơ Đối tượng khách hàng mục tiêu là những người quan tâm đến chất lượng thực phẩm, người ưa chuộng chế độ ăn uống lành mạnh, gia đình có thu nhập cao, hoặc người quan tâm đến bảo vệ môi trường Điều này giúp GreenLeaf Organics tìm ra cách tiếp cận và phục vụ khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả

- Đối thủ cạnh tranh: Hiện tại, ở khu vực này có 3 cửa hàng cũng đang kinh doanh lĩnh vực thực phẩm sạch và sẽ trở thành đối thủ cạnh trang trực tiếp của GreenLeaf Organics, bao gồm:

+ Siêu thị Vimi Mart Thực phẩm sạch và hàng tiêu dùng:

+ Cửa hàng Thực phẩm sạch Hạnh Tâm Food

+ Cửa hàng thực phẩm sạch Cleverfood

Với số lượng dân cư khu Goldmark City hiện tại khoảng gần 20 nghìn người thì GreenLeaf Organics là cửa hàng thứ 4 kinh doanh thực phẩm sạch tại đây không quá lo ngại về đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, GreenLeaf Organics sẽ phải cân nhắc trong việc lựa chọn vị trí chiến lược cho cửa hàng, cung cấp sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ khách hàng phải thật tốt Đồng thời, GreenLeaf Organics nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để đảm bảo sự khác biệt và thu hút khách hàng

- GreenLeaf Organics sẽ thiết lập một chính sách giá cả cạnh tranh và công bằng

- Giá cả sẽ được xác định dựa trên chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, chất lượng sản phẩm và mức độ cạnh tranh trên thị trường

- GreenLeaf Organics có thể áp dụng chiến lược giá linh hoạt, bao gồm các chương trình giảm giá, khuyến mãi và gói combo để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng

- GreenLeaf Organics sẽ thực hiện các hoạt động tiếp thị và quảng bá để xây dựng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng

- Chiến dịch tiếp thị sẽ tập trung vào việc giới thiệu giá trị của thực phẩm sạch và hữu cơ, lợi ích cho sức khỏe và môi trường

- GreenLeaf Organics sẽ sử dụng nhiều kênh tiếp thị, bao gồm quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội, email marketing và quảng cáo ngoài trời để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Kế hoạch nhân sự

3.2.1 Xác định cơ cấu tổ chức

GreenLeaf Organics là một dự án kinh doanh thực phẩm sạch hữu cơ với cơ cấu tổ chức theo chức năng được thiết lập để đảm bảo hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững Dự án này bao gồm một nhóm 10 người với các vai trò và trách nhiệm khác nhau Dưới đây là cơ cấu tổ chức theo chức năng của GreenLeaf Organics:

- Chủ dự án (1 người + 1 trợ lý): Đứng đầu dự án và chịu trách nhiệm lãnh đạo chiến lược và quản lý chung của GreenLeaf Organics Chủ dự án có nhiệm vụ :

+ Định hướng chiến lược, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và đưa ra quyết định quan trọng

+ Quản lý các hoạt động tài chính của dự án: quản lý ngân sách, lập kế hoạch tài chính, xử lý các giao dịch và báo cáo tài chính

+ Chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên, đảm bảo rằng dự án có đủ nguồn nhân lực chất lượng và tạo môi trường làm việc tích cực

+ Chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ và quản lý các hoạt động của dự án Lập kế hoạch, phân công công việc và đảm bảo rằng mọi nhiệm vụ được thực hiện đúng hạn

+ Tìm kiếm nguồn cung cấp: đảm bảo rằng các sản phẩm được cung cấp đúng thời gian và đáp ứng yêu cầu chất lượng Họ quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp

- Bộ phận tiếp thị và bán hàng (4 người): Bộ phận này chịu trách nhiệm:

+ Xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng bá thương hiệu GreenLeaf Organics Họ nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu khách hàng, phát triển chiến dịch quảng cáo

+ Quản lý quan hệ khách hàng, tư vấn, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng để tăng cường doanh số bán hàng

+ Setup, trưng bày hàng hóa tại cửa hàng

- Bộ phận quản lý chuỗi cung ứng (2 người):

+ Chịu trách nhiệm vận chuyển và lưu trữ sản phẩm từ nhà cung ứng Đồng thời kiểm tra chất lượng và đánh giá hiệu suất để đảm bảo tính liên tục cải thiện

+ Kiểm soát kho hàng: hàng nhập, hàng tồn

+ Chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển hàng hóa tới khách hàng

- Bộ phận quản lý khách hàng (2 người):

+ Bộ phận này tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng Họ tiếp nhận phản hồi từ khách hàng, giải quyết khiếu nại và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng

Mỗi thành viên trong cơ cấu tổ chức này đóng góp vào sự thành công của

GreenLeaf Organics theo chức năng và trách nhiệm của mình Sự phối hợp và làm việc đồng đội giữa các bộ phận là quan trọng để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và phát triển bền vững của dự án kinh doanh thực phẩm sạch hữu cơ GreenLeaf Organics

3.2.2 Sơ đồ tổ chức quản lý

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý 3.2.3 Phương án tiền lương Đơn vị: vnđ

Ca làm việc Lương Thành tiền Chủ dự án 1 Sáng/chiều 10.000.000 10.000.000đ/tháng

Trợ lý 1 Sáng/chiều 7.000.000 7.000.000đ/tháng

Bộ phận tiếp thị và bán hàng 4 Sáng/chiều 6.000.000 24.000.000đ/tháng

Bộ phận quản lý chuỗi cung ứng 2 Sáng/chiều 5.500.000 11.000.000đ/tháng

Bộ phận quản lý khách hàng 2 Sáng/chiều 5.000.000 10.000.000đ/tháng

Phụ cấp và hỗ trợ

Chi phí phụ cấp ăn uống (bữa trưa)

Số ngày phụ cấp Tổng

Kế hoạch sản xuất và vận hành

STT HẠNG MỤC ĐẦU TƯ SỐ

6 Tủ lạnh đựng thực phẩm 3 32.000.000 96.000.000

8 Tủ lạnh đựng đồ uống 1 10.000.000 10.000.000

9 Các thiết bị chế biến (máy xay,…) 3 1.000.000 3.000.000

10 Thiết bị vệ sinh của cửa hàng 1 2.000.000 2.000.000

11 Tiền sơn sửa, setup cửa hàng, bình chữa cháy 1 10.000.000 10.000.000

14 Hệ thống thiết bị chống trộm 1 3.500.000 3.500.000

Kế hoạch tài chính

Nguồn vốn: Tự có, huy động từ các thành viên

Bảng 3.2 Giá trị góp vốn từ các thành viên tham gia dự án Đơn vị: vnđ

STT Họ và Tên Vốn góp

Bằng chữ: Một tỷ một trăm triệu đồng chẵn

3.4.2 Phương án tài chính khái quát

Bảng 3.3 Phương án tài chính khái quát Đơn vị: vnđ

Chi phí ban đầu 285.500.000 Chi phí thuê mặt bằng 240.000.000/năm Chi phí sinh hoạt 32.400.000/năm Chi phí marketing 240.000.000/năm Chi phí nhân sự 790.560.000/năm Chi phí nhập đồ tươi 42.842.963/lần nhập Chi phí nhập hàng đồ đóng hộp 526.016.641/lần nhập

Chi phí sinh hoạt và mặt bằng cố định hàng quý

Bảng 3.4 Chi phí sinh hoạt và mặt bằng cố định hàng quý Đơn vị: vnđ

Danh mục Đơn giá Thành tiền

Chi phí thuê mặt bằng

150 m2 và cửa hàng nằm trong

Sinh hoạt phí Mạng 200.000 600.000 Điện 2.000.000 6.000.000

Chi phí marketing cố định

Bảng 3.5 Chi phí marketing cố định Đơn vị: vnđ

Marketing truyền thống (áp phích, tờ rơi ) 20.000.000/quý Marketing online (Tiktok, facebook, ) 40.000.000/quý

Chi phí đầu tư ban đầu

Bảng 3.6 Chi phí đầu tư ban đầu Đơn vị: vnđ

Danh mục Đơn giá Thành tiền

Chi phí đăng ký kinh doanh cửa hàng 2.000.000 2.000.000 Chi phí khảo sát nghiên cứu thị trường 3.000.000 3.000.000

Tủ lạnh đựng thực phẩm 3 32.000.000 96.000.000

Tủ lạnh đựng đồ uống 1 10.000.000 10.000.000 Các thiết bị chế biến (máy xay,…) 3 1.000.000 3.000.000 Thiết bị vệ sinh của cửa hàng 1 2.000.000 2.000.000

Tiền sơn sửa, setup cửa hàng, bình chữa cháy 1 10.000.000 10.000.000

Hệ thống thiết bị chống trộm 1 3.500.000 3.500.000

Tổng chi phí cho trang thiết bị 180.500.000

Chi phí nhân sự thay đổi theo từng quý

Bảng 3.7 Chi phí nhân sự thay đổi theo từng quý Đơn vị:vnđ

Vị trí Số lượng Lương/tháng Lương/quý Tổng lương quý 1

Tổng lương quý 4 Chủ dự án 1 10.000.000 30.000.000 30.000.000 30.000.000 33.000.000 33.000.000

Bộ phận tiếp thị và bán hàng

Bộ phận quản lý chuỗi cung ứng

Bộ phận quản lý khách hàng

Phụ cấp ăn uống: 30.000đ/bữa x 26 ngày công và cố định

Với mức lương thì cứ 2 quý là tăng 10%

Chi phí nhập sản phẩm

*Chi phí nhập sản phẩm đồ tươi (Nhập sản phẩm theo ngày)

Bảng 3.8 Chi phí nhập sản phẩm đồ tươi Đơn vị: vnđ

Phân loại Sản phẩm Đơn vị tính

Giá nhập của 1 sản phẩm

Giá bán theo đơn vị tính

Nấm tuyết khô kg 45 136.296 6.133.333 184.000 8.280.000 Cải bó xôi kg 40 130.370 5.214.815 176.000 7.040.000

Cam sành hữu cơ vườn Đức kg 17 54.815 931.852 74.000 1.258.000

Cá diếc làm sạch kg 20 111.111 2.222.222 150.000 3.000.000

Tôm thẻ con Tôm rừng kg 25 444.444 11.111.111 600.000 15.000.000

Phú Quốc cắt khoanh kg 15 331.852 4.977.778 448.000 6.720.000

*Chi phí nhập sản phẩm đồ đóng hộp ( Nhập sản phẩm theo quý)

Bảng 3.9 Chi phí nhập sản phẩm đồ đóng hộp Đơn vị: vnđ

Sản phẩm Đơn vị tính

Giá nhập của 1 sản phẩm

Giá bán theo đơn vị tính

Sữa và sản phẩm từ sữa

Sữa tươi hữu cơ TH True

Mứt mận hữu cơ kg 60 460.648 27.638.889 621.875 37.312.500 Trà thảo mộc hữu cơ vị mật kg 45 7.613.168 342.592.567 10.277.777 462.499.965 ong, cam và

Cà phê rang xay hữu cơ

Tiêu đen hạt hữu cơ

Nước ép hữu cơ Antiox

Tổng chi phí nhập hàng và doanh thu bán hàng

- Đối với các sản phẩm đồ tươi:

+ Quý 1: 5 ngày sẽ bán hết số lượng hàng trên => Số lần cần nhập trong 1 quý: 6 lần

+ Quý 2: 3 ngày sẽ bán hết số lượng hàng trên => Số lần cần nhập trong 1 quý: 10 lần

+ Quý 3: 3 ngày sẽ bán hết số lượng hàng trên => Số lần cần nhập trong 1 quý: 10 lần

+ Quý 4: 2 ngày sẽ bán hết số lượng hàng trên => Số lần cần nhập trong 1 quý: 15 lần

- Đối với các sản phẩm nhập theo quý

+ Quý 1: 1 quý sẽ bán hết số lượng hàng trên => Số lần cần nhập trong 1 quý: 1 lần

+ Quý 2: 1 tháng 15 ngày bán hết số lượng hàng trên => Số lần cần nhập trong 1 quý:

+ Quý 3: 1 tháng bán hết số lượng hàng trên => Số lần cần nhập trong 1 quý: 3 lần + Quý 4: 1 tháng bán hết số lượng hàng trên => Số lần cần nhập trong 1 quý: 3 lần

Bảng 3.10 Tổng chi phí nhập hàng và doanh thu bán được Đơn vị: vnđ

Số lần nhập hàng Đồ tươi 6 10 10 15 Đồ đóng hộp 1 2 3 3

Chi phí nhập hàng Đồ tươi 257.057.778 428.429.630 428.429.630 642.644.445 Đồ đóng hộp 526.016.641 1.052.033.282 1.578.049.923 1.578.049.923

Doanh thu bán hàng Đồ tươi 347.028.000 578.380.000 578.380.000 867.570.000 Đồ đóng hộp 710.122.465 1.420.244.930 2.130.367.395 2.130.367.395

Tổng chi phí nhập hàng 783.074.419 1.480.462.912 2.006.479.553 2.220.694.368

Tổng doanh thu bán hàng 1.057.150.465 1.998.624.930 2.708.747.395 2.997.937.395

Chi phí theo quý = Chi phí thuê mặt bằng + Sinh hoạt phí + chi phí nhân sự + Chi phí marketing + Chi phí nhập hàng Đơn vị: vnđ

Chi phí thuê mặt bằng 60.000.000 60.000.000 60.000.000 60.000.000

3.4.4 Doanh thu và lợi nhuận dự tính

Bảng lợi nhuận sau thuế hàng quý

Bảng 3.11 Bảng lợi nhuận sau thuế hàng quý Đơn vị: vnđ

Bảng 3.12 Biểu diễn dòng tiền Đơn vị: vnđ

Hình 3.2 Biểu diễn dòng tiền

Bảng 3.13 Thời gian hoàn vốn Đơn vị: vnđ

Quý Đầu tư ban đầu

Số tiền cần thu hồi

Tại quý 3 tiền trong 1 tháng là: 302.807.274đ / 3 = 100.935.758đ

Thời gian hoàn vốn còn lại của quý thứ 3 là: 157.461.340 / 100.935.758 = 1,5 tháng Vậy thời gian hoàn vốn khoảng 7 tháng 15 ngày

Là tổng giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền phát sinh trong thời gian tuổi thọ của dự án đó khi chiết khấu bằng chi phí sử dụng vốn

Trong đó: P: Tiền đầu tư ban đầu i: Chi phí sử dụng vốn

Fn: Dòng thu nhập ròng qua các thời kỳ

Chi phí sử dụng vốn là 10%

NPV > 0, nghĩa là dự án tạo ra được nhiều tiền hơn lượng tiền cần thiết để trả nợ và có mức lãi suất nhất định cho nhà kinh doanh

Quản trị tiến độ dự án

3.5.1 Phân chia công việc WBS

STT WBS TÊN NHIỆM VỤ

5 1.4 Xác định cơ hội kinh doanh

6 1.5 Phân tích đối thủ cạnh tranh

7 1.6 Lập kế hoạch chiến lược kinh doanh

8 II Chuẩn bị mặt bằng

9 2.1 Tìm mặt bằng thuê phù hợp

10 2.2 Thương lượng giá cả thuê và lập hợp đồng thuê mặt bằng

11 III Thiết lập sản phẩm

12 3.1 Lên danh sách những mặt hàng mà cửa hàng dự định bán

13 3.2 Xác định nguồn cung cấp nguyên liệu sạch

14 3.3 So sánh giá, chất lượng nguyên liệu sạch của các nhà cung cấp

15 3.4 Chọn nơi phân phối và cung cấp nguyên liệu chất lượng và thương lượng giá tốt

16 3.5 Nhập nguyên liệu dùng thử

17 3.6 Kiểm tra chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm

18 3.7 Ký kết hợp đồng phân phối

19 IV Trang trí nội thất

20 4.1 Mua và lắp đặt biển, tủ lạnh, kệ hàng, bàn thu ngân,

21 4.2 Trang trí không gian: kệ, cây xanh, vật dụng trang trí, đèn,…

22 V Xin giấy phép kinh doanh

23 VI Tuyển dụng, nhân sự

24 6.1 Xây dựng bản mô tả công việc và tiêu chuẩn tuyển dụng

25 6.2 Tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự

28 6.2.3 Thông báo kết quả tuyển chọn nhân sự

30 VII Khai trương cửa hàng và Quảng cáo

32 7.1.1 Chạy quảng cáo chương trình khai trương trước 1 tuần thu hút khách hàng

33 7.1.2 Thiết kế tờ rơi quảng cáo và tiến hành phát tờ rơi

34 7.1.3 Tạo các ưu đãi, giảm giá hoặc chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng mới

35 7.1.4 Sử dụng quảng cáo trên biển quảng cáo, bảng quảng cáo để tiếp cận khách hàng trong khu vực cụ thể

37 7.2.1 Lên kế hoạch hoạt động cho ngày khai trương và chọn ngày

38 7.2.2 Phân công nhiệm vụ cho các nhân viên chuẩn bị trong ngày khai trương

39 7.2.3 Tổ chức khai trương và điều hành chương trình

40 VIII Báo cáo hoàn thiện dự án

41 8.1 Nghiệm thu, báo cáo kết quả kinh doanh dự án

42 8.2 Tổ chức cuộc họp, đánh giá dự án

STT Tên công việc Mã Ngày bắt đầu

5 Xin giấy phép kinh doanh E 16/12/2023 15/02/2024 61

6 Tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân sự

8 Kinh doanh và kết hợp với các hoạt động marketing để duy trì cửa hàng

QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN

Từ những nhận dạng trên, ta sẽ xác định và đánh giá rủi ro của dự án theo thang do từ 1-5 với:

Ta có bảng đánh giá mức độ rủi ro của dự án:

Nhận dạng rủi ro Đánh giá khả năng thiệt hại

Biện pháp phòng ngừa, khắc phục Nhóm rủi ro

Rủi ro về thị trường

Thông tin thu thập ban đầu bị sai lệch

4 Nghiên cứu kỹ, chính xác về thị trường Đối thủ cạnh tranh đã có tên tuổi

2 Nghiên cứu kỹ về đối thủ cạnh tranh Đầu tư, nghiên cứu sản phẩm kỹ lưỡng

Rủi ro về tiến độ của dự án

Thời gian thực hiện dự án chậm tiến độ

3 Theo dõi, giám sát tiến độ của dự án để dự án đi đúng tiến độ

Có sự thay đổi trong thiết kế cửa hàng, logo, sản phẩm…

2 Có sẵn các phương án phòng ngừa, đội ngũ nhân viên linh hoạt để kịp thời đáp ứng yêu cầu mới

Rủi ro về pháp lý

Thay đổi chính sách, quy định, thủ tục hành chính

1 Cập nhật thường xuyên các chính sách, quy định mới để kịp thời điều chỉnh những thay đổi cho phù hợp

Thời gian có hiệu lực của văn bản pháp luật liên quan đến dự án bị thay đổi

1 Chú ý đến thời gian có hiệu lực của văn bản pháp luật liên quan đến dự án

Rủi ro về kinh tế - tài chính

Thiếu vốn 3 Có nguồn vốn dự phòng, có biện pháp dự trữ tiền bạc

Giá đầu vào và đầu ra của sản phẩm thay đổi do kinh tế suy thoái/lạm phát

3 Tìm kiếm nguồn cung ứng thay thế với giá cả hợp lý hơn Điều chỉnh chiến lược giá cả phù hợp với tình hình kinh tế

Rủi ro về chất lượng sản phẩm

Sản phẩm kém chất lượng, bị hư hỏng

4 Kiểm tra kỹ chất lượng, số lượng sản phẩm khi nhận hàng và bày bán

Xin lỗi khách hàng nếu gặp phải phản hồi kém về sản phẩm

Số lượng sản phẩm không đủ để trưng bán

3 Luôn có sẵn những danh sách nguồn hàng sản phẩm phù hợp thay thế cho những sản phẩm đã hết

Rủi ro từ nhà cung cấp

Nhà cung cấp gửi sản phẩm kém chất lượng hơn so với trong cam kết

4 Kiểm tra kỹ chất lượng, số lượng sản phẩm khi nhập hàng

Yêu cầu đền bù Thay đổi nhà cung cấp Thường xuyên xem xét về sự đổi mới về sản phẩm

Giao hàng chậm 3 Dự trữ hàng tồn kho Nhập hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau về nhiều mặt hàng

Hợp đồng có quy định rõ ràng về thời gian giao hàng với nhà cung cấp, yêu cầu đền bù nếu có thiệt hại

Ngừng liên kết, cung cấp sản phẩm

2 Có nhiều nhà cung cấp để đảm bảo sự ổn định về nguồn hàng, sự cạnh tranh về giá giữa các nhà cung cấp

Rủi ro về nhân sự

Mâu thuẫn trong nội bộ nhân viên

1 Xây dựng môi trường làm việc vui vẻ, tích cực Tổ chức các hoạt động tập thể gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên trong cửa hàng Đặt ra quy định làm việc

Phân chia công việc công bằng

Nhân viên chưa có kinh nghiệm, kinh nghiệm chưa cao

2 Tuyển chọn kỹ càng nhân sự

Lựa chọn những nhân viên có bằng cấp, có kinh nghiệm, chuyên môn Đào tạo, hướng dẫn cách làm việc cho nhân viên

Rủi ro về địa điểm kinh doanh

Xảy ra tranh chấp với người cho thuê mặt bằng

2 Phải rõ ràng về các điều khoản trong hợp đồng thuê mặt bằng

Thuê mặt bằng ở địa điểm có nhiều gian hàng bán sản phẩm cùng loại hoặc không thu hút được khách hàng

2 Xem xét, nghiên cứu về vị trí thuê mặt bằng cũng như thói quen mua hàng của khách hàng

Rủi ro về an ninh, cháy nổ

Trộm cắp, phá hoại tài sản

2 Thắt chặt an ninh, lắp camera trong cửa hàng để phòng ngừa trộm cắp, phá hoại tài sản và sản phẩm

Cháy nổ 4 Thiết kế cửa hàng đảm bảo đúng với quy định về phòng cháy chữa cháy, có các thiết bị phòng chống cháy nổ, thiết bị báo cháy, bình xịt cứu hỏa

Nhân viên được học về cách sử dụng các thiết bị chữa cháy và cách thoát nạn khi xảy ra cháy nổ

Rủi ro về máy móc thiết bị

Máy móc gặp hư hỏng 1 Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ

Thay thế khi có dấu hiệu bị hư hỏng

Thiếu hụt linh kiện, nhà sản xuất ngừng sản xuất và bán

2 Tìm được máy móc dự phòng không chỉ ở một nơi mà tham khảo nhiều các máy móc thay thế từ nhiều nhà cung cấp

3 Nghiên cứu kỹ tâm lý khách hàng

Có những chương trình ưu đãi hay, phù hợp với sở thích, tâm lý, xu hướng mua hàng của khách hàng Đẩy mạnh marketing giới thiệu cửa hàng và sản phẩm trên các trang mạng xã hội

Thay đổi xu hướng tiêu dùng

2 Đa dạng hóa các mặt hàng, chủng loại và có những yếu tố phân biệt độc đáo đảm bảo sự tin tưởng và hài lòng từ khách hàng

Rủi ro từ khách hàng

Khiếu nại, phàn nàn không tốt về chất lượng sản phẩm và dịch vụ phục vụ của nhân viên

3 Kiểm tra lại chất lượng sản phẩm Bồi thường hoặc cung cấp sản phẩm chất lượng tốt hơn đến khách hàng Đào tạo lại đội ngũ nhân viên về cách phục vụ chăm sóc khách hàng Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn có thể khiển trách và cho thôi việc

Khách hàng bị lừa đảo, mua phải hàng kém chất lượng

4 Tuyên truyền, chia sẻ thông tin về cửa hàng, sản phẩm rõ ràng minh bạch cho khách hàng biết và cảnh báo khách hàng về những nguồn sản phẩm giả kém chất lượng.

Ngày đăng: 14/06/2024, 17:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 Bảng giá dự án dự định kinh doanh - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Bảng 3.1 Bảng giá dự án dự định kinh doanh (Trang 23)
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý  3.2.3 Phương án tiền lương - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý 3.2.3 Phương án tiền lương (Trang 27)
Bảng 3.2 Giá trị góp vốn từ các thành viên tham gia dự án - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Bảng 3.2 Giá trị góp vốn từ các thành viên tham gia dự án (Trang 29)
Bảng 3.3 Phương án tài chính khái quát - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Bảng 3.3 Phương án tài chính khái quát (Trang 30)
Bảng 3.4 Chi phí sinh hoạt và mặt bằng cố định hàng quý - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Bảng 3.4 Chi phí sinh hoạt và mặt bằng cố định hàng quý (Trang 30)
Hình thức  Thành tiền - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Hình th ức Thành tiền (Trang 31)
Bảng 3.6 Chi phí đầu tư ban đầu - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Bảng 3.6 Chi phí đầu tư ban đầu (Trang 31)
Bảng 3.5 Chi phí marketing cố định - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Bảng 3.5 Chi phí marketing cố định (Trang 31)
Bảng 3.7 Chi phí nhân sự thay đổi theo từng quý - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Bảng 3.7 Chi phí nhân sự thay đổi theo từng quý (Trang 32)
Bảng 3.8 Chi phí nhập sản phẩm đồ tươi - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Bảng 3.8 Chi phí nhập sản phẩm đồ tươi (Trang 34)
Bảng 3.9 Chi phí nhập sản phẩm đồ đóng hộp - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Bảng 3.9 Chi phí nhập sản phẩm đồ đóng hộp (Trang 35)
Bảng 3.10 Tổng chi phí nhập hàng và doanh thu bán được - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Bảng 3.10 Tổng chi phí nhập hàng và doanh thu bán được (Trang 37)
Bảng 3.11 Bảng lợi nhuận sau thuế hàng quý - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Bảng 3.11 Bảng lợi nhuận sau thuế hàng quý (Trang 38)
Bảng lợi nhuận sau thuế hàng quý - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Bảng l ợi nhuận sau thuế hàng quý (Trang 38)
Bảng 3.12 Biểu diễn dòng tiền - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Bảng 3.12 Biểu diễn dòng tiền (Trang 39)
Hình 3.2 Biểu diễn dòng tiền - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Hình 3.2 Biểu diễn dòng tiền (Trang 39)
Bảng 3.13 Thời gian hoàn vốn - dự án kinh doanh thực phẩm organic
Bảng 3.13 Thời gian hoàn vốn (Trang 40)