1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đạo đức nghề nghiệp và đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hiến pháp năm 2013 quy định “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.” Với chức

năng Hiến định, Ngành kiểm sát nhân dân mang trọng trách rất lớn trước Đảng, trước Nhà nước và nhân dân trong nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ công lý và sự bình yên cho đời sống nhân dân Tất cả trọng tránh đó đặt trên vai từng cán bộ, kiểm sát viên Ngành kiểm sát Có thể nói, mỗi cán bộ, kiểm sát viên chính là những tấm gương phản chiếu hình ảnh về Ngành Ngành kiểm sát nhân dân có mạnh hơn, lớn hơn, có hoàn thành sứ mệnh được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó hay không, đều phụ thuộc vào chính sự nỗ lực của từng cán bộ, kiểm sát viên trong Ngành Nhận thức vấn đề trên nhóm em xin phép làm rõ hơn người cán bộ kiểm sát cần thực hiện những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử như thế nào để thực hiện theo yêu cầu tại hội

thảo: “Đồng chí Hoàng Quốc Việt với ngành Kiểm sát nhân dân”, ngày

2/7/2020 tại Bắc Ninh, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Lê Minh Trí nhấn

mạnh những huấn thị của đồng chí Hoàng Quốc Việt: “Ngành Kiểm sát chúng ta là một ngành công tác chính trị”; “Người cán bộ kiểm sát phải có đạo đức trong sáng như pha lê”

Trang 2

Mỗi một loại nghề nghiệp đều phải tự xây dựng cho mình những chuẩn mực, quy tắc (nguyên tắc) đạo đức Mỗi một cá nhân trong một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp dựa trên năng lực nghề nghiệp và phải quan tâm đến trách nhiệm đạo đức Luật sư, kiểm sát viên, kiểm tra viên, kiểm toán, kỹ sư, bác sĩ, nhà hành chính, đều phải hoạt động tuân thủ theo những quy tắc hành vi của tổ chức nghề nghiệp với nguyên tắc chung:

- Khách quan; - Liêm chính; - Minh bạch; - Trách nhiệm; - Niềm tin;

- Thực hiện tốt nhất nhiệm vụ; - Không thiên vị;

Trang 3

3 - Thận trọng;

- Khiêm tốn;

- Tránh xung đột lợi ích;

Trong xã hội hiện đại, đạo đức nghề nghiệp có vai trò xã hội to lớn, một mặt nó là xu hướng đặc sắc trong hệ thống đạo đức xã hội; mặt khác, nó là một cấp độ phát triển đạo đức tiêu biểu, một loại đạo đức đã được thực tiễn hóa Chẳng hạn, trong quá trình xây dựng đạo đức mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mỗi thành viên đều phải lấy yêu cương vị công tác, yêu nghề nghiệp, chân thành giữ chữ tín, làm việc hợp đạo lý, làm việc có hiệu quả, năng suất cao, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc và cống hiến cho xã hội làm nội dung chủ yếu của đạo đức nghề nghiệp Trong đó, linh hồn của đạo đức nghề nghiệp là phục vụ nhân dân, trung thành với lợi ích của dân tộc, được quán triệt trong tất cả các mặt của đạo đức nghề nghiệp, thông qua thái độ đối với nghề nghiệp và hành vi nghề nghiệp như yêu nghề, vui với nghề, chuyên cần hành nghề và tinh xảo trong nghề mà các phẩm chất đạo đức được thể hiện ra

Mỗi cá nhân con người, lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, yêu - ghét, tốt - xấu, thiện - ác, bất hạnh - hạnh phúc đều được thể hiện tập trung trong hoạt động nghề nghiệp

Lương tâm nghề nghiệp là ý thức trách nhiệm của chủ thể đối với hành vi của mình trong quan hệ nghề nghiệp với người khác, với xã hội và ý thức trách nhiệm nghề nghiệp với số phận của người khác, của xã hội; là sự phán xử về các hoạt động, các hành vi nghề nghiệp của mình Trong hoạt động nghề nghiệp, nếu không biết tự hổ thẹn sẽ không nâng cao được tay nghề và kết quả của hoạt động nghề nghiệp không những không có tác dụng đối với xã hội mà còn ảnh hưởng xấu đến xã hội Đó cũng là mầm mống của cái ác Lương tâm nghề nghiệp không phải là cảm xúc nhất thời, hời hợt mà đó là kết quả của một quá trình nhận thức sâu sắc thông qua hoạt động nghề nghiệp của một con người

Trang 4

Trong đạo đức nghề nghiệp, cái thiện có vị trí quan trọng Bởi vì, thiện là lợi ích của con người phù hợp với sự tiến bộ xã hội, là những hoạt động phấn đấu hy sinh vì con người, làm cho con người ngày càng sung sướng hơn, tự do hơn, hạnh phúc hơn Trong xã hội, cái thiện vừa là những giá trị hiện thực cụ thể, vừa hàm chứa những lý tưởng đạo đức cao quý nhất của con người Do đó, cái thiện là biểu tượng tập trung nhất, cụ thể nhất và cao cả nhất của đời sống đạo đức xã hội

Cái thiện bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với chân lý và cái đẹp Vì thế, chân, thiện, mỹ là nội dung căn bản của ý thức và hiện thực đạo đức tiến bộ xã hội Chúng tạo nên một chỉnh thể hợp thành lẽ sống, nghĩa vụ, hạnh phúc và lương tâm của cá nhân con người Đó cũng là mục đích mà bất cứ xã hội tiến bộ nào cũng hướng tới Cái thiện hiện thực là thiêng liêng cao cả, vì con người, bảo vệ lương tâm và phẩm giá của con người Vì lẽ đó, con người phải vì cái thiện, lấy cái thiện để chống lại cái ác Cái ác gây nên nỗi bất hạnh và đau khổ cho con người, phải kiên quyết đấu tranh gạt bỏ cái ác ra khỏi đời sống xã hội nói chung và khỏi hoạt động nghề nghiệp nói riêng.1

2 Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát

Cán bộ kiểm sát là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức và nhân viên của Viện kiểm sát các cấp Cán bộ kiểm sát có thể gồm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, kiểm sát viên,

1 TS Cao Minh Công (Chủ Biên), Giáo trình đạo đức người cán bộ kiểm sát, Trường đại học Kiểm sát Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia 2015

Trang 5

Một là, hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát gắn với hoạt

động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp

Trước hết, cán bộ kiểm sát là người thực hiện chức năng của Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố Thực hành quyền công tố là hoạt động xác định tội phạm và người phạm tội, truy tố, buộc tội người phạm tội theo các quy định của pháp luật Hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát được thực hiện từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức Hoạt động thực hành quyền công tố diễn ra trong quá trình xem xét quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh người phạm tội theo đúng quy định của pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội Để thực hiện có hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố, người cán bộ kiểm sát phải có kiến thức pháp luật, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, lòng dũng cảm, tinh thần kiên quyết đấu tranh chống tội phạm

Cùng với chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát còn thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp Hoạt động tư pháp là hoạt động của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xem xét, giải quyết các vụ án hình sự, vụ án hành chính, các vụ việc dân sự và những việc khác theo quy định của pháp luật Kiểm sát hoạt động tư pháp là chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát đối với các chủ thể tiến hành hoặc tham gia vào việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, giải quyết các vụ án

Trang 6

6

hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật, thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật

Hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, mọi tội phạm và vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện, xử lý kịp thời và nghiêm minh

Để thực hiện có hiệu quả chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, người cán bộ kiểm sát không phải chỉ cần am hiểu sâu pháp luật, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn cần phải "công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn" như lời dạy của Bác Hồ

Hai là, hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát là hoạt động

thực hiện theo nguyên tắc đặc thù, nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành kiểm sát Theo nguyên tắc này, Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, cán bộ kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân nơi mình công tác

Thực hiện nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành, cán bộ kiểm sát phải luôn rèn luyện và tuân thủ nghiêm túc kỷ cương, kỷ luật lao động, tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành là nguyên tắc tạo sức mạnh của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao

Trang 7

7

Ba là, hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát thường xuyên có

mối quan hệ phối hợp với các chủ thể khác trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, các vụ, án hành chính, các vụ việc dân sự và những việc khác theo quy định của pháp luật và các chủ thể thi hành án hình sự, thi hành án dân sự

Trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự, hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát gắn bó chặt chẽ với hoạt động điều tra của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra và điều tra viên khi xem xét, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, xem xét quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, kết thúc điều tra, đề nghị truy tố bị can

Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự và những việc khác theo quy định của pháp luật, hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát luôn có mối quan hệ với các chủ thể tiến hành tố tụng như chánh án, phó chánh án, thẩm phán, hội thẩm

Trong giai đoạn thi hành án hình sự và thi hành án dân sự, hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát gắn với hoạt động của các chủ thể có trách nhiệm trong việc thi hành án hình sự, dân sự, như cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, người có thẩm quyền trong các cơ quan trên

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cán bộ kiểm sát còn phải thường xuyên quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để phòng ngừa, chống tội phạm, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật

Do đặc điểm có tính chất nghề nghiệp đặc thù, trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, người cán bộ kiểm sát không phải chỉ cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động mà còn cần phải luôn

Trang 8

8

thể hiện sự tôn trọng, thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử, giao tiếp với những người có thẩm quyền có liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Bốn là, hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát gắn với việc

thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhất định do pháp luật quy định để bảo vệ quyền con người, quyền công dân Hoạt động của người cán bộ kiểm sát luôn gắn với việc xem xét, giải quyết các vấn đề gắn với quyền và lợi ích của những người dân tham gia tố tụng, như người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị kết án Để thực hiện nhiệm vụ vừa phải bảo vệ sự tuân thủ pháp luật, vừa phải bảo vệ quyền con người, quyền công dân của những người tham gia tố tụng trong các hoạt động tố tụng, người cán bộ kiểm sát có quyền và nghĩa vụ thực hiện các biện pháp tố tụng như yêu cầu thực hiện, phê chuẩn, hủy bỏ các quyết định, kiến nghị, kháng nghị đối với các hành vi, quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vấn đề có quan hệ trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân Do vậy, cán bộ kiểm sát cần phải có thái độ khách quan, thận trọng khi xem xét, giải quyết các vụ việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình, bảo đảm không làm oan người vô tội, tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân trong xã hội

Như vậy, hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát là hoạt động nghề nghiệp đặc thù Tham gia vào hoạt động nghề nghiệp đó, đội ngũ cán bộ kiểm sát cần phải có những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp riêng, với tính cách là những chuẩn mực ứng xử trong thực thi nhiệm vụ, công vụ

II QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI CÁN BỘ KIỂM SÁT

Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát là những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, là thức đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ kiểm sát

Trang 9

9

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát bao gồm hệ thống các quy tắc đạo đức và ứng xử của cán bộ kiểm sát trong thực thi nhiệm vụ, công vụ khi làm việc tại cơ quan, đơn vị mình, làm việc với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và trong việc giải quyết các yêu cầu của người dân

1 Quy tắc đạo đức và ứng xử của người cán bộ kiểm sát khi thi hành công nhiệm vụ, công vụ

Quy tắc đạo đức và ứng xử của người cán bộ kiểm sát trong thi hành nhiệm vụ, công vụ là những quy tắc đạo đức và ứng xử trong thực thi nhiệm vụ, công vụ khi làm việc tại cơ quan, đơn vị mình, làm việc với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và trong việc giải quyết các yêu cầu của người dân

Cán bộ kiểm sát phải thực hiện các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đã được quy định trong các văn bản pháp luật

Bản chất Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Cán bộ, công chức, viên chức ngành kiểm sát có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia, phấn đấu vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"

Cán bộ kiểm sát phải thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ được pháp luật và các quy chế nghiệp vụ của ngành quy định và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao

Để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, người cán bộ kiểm sát có nghĩa vụ học tập, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Trang 10

Trình độ, năng lực của một người thể hiện ở kết quả, hiệu quả công tác; tính chủ động, sáng tạo; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng dự báo, xử lý tình hình, tình huống phức tạp phát sinh Đối với cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thể hiện rõ nhất là số lượng và chất lượng công tác chuyên môn cùng với khả năng sáng tạo trong công việc Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, năng lực thể hiện chủ yếu ở tính mẫn cảm chính trị, khả năng vận dụng, tổ chức, kiểm tra, khả năng quán xuyến, điều hành công việc, bố trí cán bộ, xử lý các tình huống nảy sinh traong thực tiễn, khả năng tổng kết, đánh giá thực tiễn, dự báo tình hình

Ý thức trách nhiệm đối với công việc là một phẩm chất cần thiết trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức kiểm sát Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp có liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân Cán bộ kiểm sát phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, thực hiện đầy đủ các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm đã được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước và của ngành, phải phát huy tinh thần tự chủ, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, với cơ quan, đơn vị có liên quan để việc thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả; đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước lãnh đạo cơ quan, đơn vị về việc thực hiện nhiệm vụ

Cán bộ kiểm sát phải có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, chức, đơn vị Cán bộ kiểm sát phải tôn trọng kỷ luật lao động, kỷ luật nghiệp vụ, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, quy

Trang 11

11

chế nghiệp vụ của ngành, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ Là người thực thi pháp luật và thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể khác, cán bộ kiểm sát trước hết phải tuyệt đối trung thành với hiến pháp, tuân thủ pháp luật; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và các nguyên tắc hoạt động của ngành kiểm sát

Ngoài ra, khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, cán bộ kiểm sát phải chấp hành nghiêm túc các quy chế về tổ chức và hoạt động, các quy chế nghiệp vụ do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Quy tắc là cơ sở để các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thực hiện việc giám sát, đánh giá về phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh, trách nhiệm, sự tận tâm, chuyên nghiệp trong thi hành công vụ của người cán bộ Kiểm sát; khi xem xét bổ nhiệm các chức danh tư pháp, chức vụ lãnh đạo, quản lý; khen thưởng, kỷ luật cán bộ

Quy tắc là cơ sở để cán bộ Kiểm sát tu dưỡng, rèn luyện bản thân, tạo nền nếp, tác phong, hành vi ứng xử trong xử lý công việc, góp phần xây dựng môi trường công vụ văn minh, hiện đại, chuyên nghiệp Về yêu cầu chung đối với cán bộ kiểm sát, quy tắc quy định:

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam; nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, nguyên tắc tổ chức hoạt động của VKSND

- Luôn nói, viết và làm theo đúng cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành Kiểm sát nhân dân trong thi hành công vụ; tận tụy, chuyên nghiệp trong xử lý công việc

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, không né tránh trách nhiệm, dũng cảm đấu tranh với vi phạm, tội phạm và với những hành vi tham nhũng, tiêu cực; kiên quyết bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, lẽ phải và sự công bằng

Trang 12

12

- Có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, nghiêm túc, đúng mực và nhân văn; luôn đặt lợi ích của Đảng, của Nhà nước, của Nhân dân và tập thể lên trên lợi ích của cá nhân mình

- Chuyên tâm tu dưỡng, rèn luyện bản thân, thường xuyên cảnh giác, kiên định lý tưởng, ý chí, ý thức tổ chức kỷ luật, thực hành lối sống lành mạnh.2

Đối với cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là cán bộ Kiểm sát), cùng với những yêu cầu chung về đạo đức cách mạng của người cán bộ,

đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dạy rằng: “Cán bộ kiểm sát phải công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” Trong quá trình xây dựng

và trưởng thành của VKSND đã minh chứng rõ, lời dạy của Bác là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của người cán bộ Kiểm sát để mỗi cán bộ, đảng viên của ngành Kiểm sát nhân dân phấn đấu rèn luyện, coi đó là phương châm giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cả về chính trị tư tưởng, về kiến thức pháp luật và nghiệp vụ công tác.3

Người cán bộ kiểm sát phải công minh, nghĩa là trong công việc phải luôn công bằng và sáng suốt, phải luôn rõ ràng và minh bạch Là người được giao

"cầm cân nảy mực", giữ gìn cán cân công lý, người cán bộ kiểm sát không thể vì

những lợi ích, tình cảm riêng tư mà bẻ cong cán cân công lý Trong các hoạt động hằng ngày, người cán bộ kiểm sát phải luôn thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình Quyền hạn ấy không bao giờ được mang tính phân biệt, mọi đối tượng đều được đối xử một cách bình đẳng, không thiên vị Trong đó người cán bộ kiểm sát phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Phải luôn công tâm, công bằng, sáng suốt, minh bạch, nghiêm minh, nhân văn trong xử lý công việc

2 Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Kiểm sát, Xây dựng chính sách, pháp luật diễn

đàn của nhân dân, doanh nghiệp về xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, truy cập: 10/02/2023, https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/quy-dinh-chuan-muc-dao-duc-nghe-nghiep-cua-can-bo-kiem-sat-119230210160050557.htm

3 Quyết định số: 21/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Quyết định ban hành Quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ Kiểm sát

Trang 13

+ Phải luôn trung thực, thẳng thắn, chân thành, theo đúng lẽ phải, luôn coi trọng công việc, có quan điểm rõ ràng trong giải quyết công việc

+ Có bản lĩnh vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao; dám đấu tranh với cái sai, bảo vệ cái đúng

+ Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về các quyết định của mình; mạnh dạn, quyết đoán đề xuất các hình thức, biện pháp sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả trong giải quyết công việc

Người cán bộ kiểm sát phải có thái độ khách quan trong công việc Khách quan nghĩa là luôn xuất phát từ thực tế khách quan, không nhìn nhận, đánh giá một cách chủ quan, phiến diện, định kiến Phải dựa vào những cơ sở khoa học, cơ sở thực tế để đưa ra quyết định giải quyết sự việc Phải có thái độ vô tư, không thiên kiến, định kiến, không vì thân quen mà nể nang hoặc tùy tiện bỏ qua nguyên tắc Trong quan hệ với con người và trong khi thực thi nhiệm vụ, người cán bộ kiểm sát phải luôn đề cao lòng nhân ái, yêu thương con người, bao dung,

Trang 14

14

độ lượng, khi xử lý tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật phải theo phương

châm "trị bệnh cứu người"

Trong công việc và cuộc sống, cán bộ kiểm sát không được lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp, tác động trái pháp luật đến người có trách nhiệm giải quyết vụ việc, không được mạo danh hoặc lấy danh nghĩa cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc cá nhân Tính khách quan là phương pháp làm việc của người cán bộ Kiểm sát; theo đó, cán bộ Kiểm sát phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Phải chí công vô tư, luôn tôn trọng sự thật khách quan; giải quyết công việc theo đúng pháp luật và quy định của Ngành; không vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, không thiên vị hoặc áp đặt định kiến cá nhân chủ quan bất cứ bên nào trong giải quyết vụ án, vụ việc

+ Không được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thực thi công vụ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành Kiểm sát

Người cán bộ kiểm sát phải thận trọng, nghĩa là trong khi thực hiện nhiệm vụ phải cân nhắc, suy nghĩ cẩn thận, không để sai sót Bởi vì sai sót của người cán bộ kiểm sát trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp đều chứa đựng khả năng dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm, xâm phạm các quyền công dân, quyền con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Tính thận trọng đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Khi giải quyết công việc phải cân nhắc, đi sâu tìm hiểu, phân tích làm rõ bản chất sự việc để tránh sai sót khi đưa ra quyết định

+ Xác định đầy đủ yêu cầu chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn để giải quyết vụ án, vụ việc đúng pháp luật, bảo đảm nghiêm minh, kịp thời; đồng thời phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của trung ương và địa phương

+ Kiên quyết chống lại “căn bệnh” qua loa, đại khái, xem xét sự việc một cách hời hợt, thiếu trách nhiệm

Trang 15

Người cán bộ kiểm sát cần có bản lĩnh, nghĩa là kiên định đấu tranh với mọi tội phạm và vi phạm pháp luật; kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, hiến pháp, pháp luật, lẽ phải và công bằng xã hội

Bản lĩnh là khả năng suy nghĩ, quyết định một cách độc lập của một người trước những vấn đề quan trọng mà không bị các yếu tố bên ngoài chi phối Bản lĩnh của cán bộ kiểm sát thể hiện ở tính độc lập, khả năng đánh giá, xử lý tốt các tình huống phát sinh trên cơ sở pháp luật và niềm tin nội tâm và sự chính trực trong khi thực thi nhiệm vụ, công vụ Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, cán bộ kiểm sát phải căn cứ vào hiến pháp, các quy định của pháp luật làm chuẩn mực để xem xét sự việc một cách khách quan, trên quan điểm toàn diện, cụ thể để xử lý các vụ việc đúng pháp luật, có lý, có tình Trong cuộc sống và trong công việc, cán bộ kiểm sát phải luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách, có chính kiến, ý chí kiên quyết bảo vệ hiến pháp và pháp luật, bảo vệ lẽ phải, sự công bằng

Cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị ngoài việc tuân thủ các quy tắc đạo đức, ứng xử của cán bộ kiểm sát nói chung, còn phải tuân thủ các quy tắc sau trong thi hành nhiệm vụ, công vụ:

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải nghiêm túc thực hiện chế độ trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật; phải chỉ

Ngày đăng: 10/06/2024, 09:33

Xem thêm:

w