1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài báo cáo nghề luật đạo đức nghề luật chủ đề đạo đức nghề nghiệp kiểm sát viên

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ KIỂM SÁT VIÊN1.1.Kiểm sát viên là gì?Kiểm sát viên là người làm việc trong Viện kiểm sát nhân dân, được cơ quan tư pháp giao nhiệm vụ buộc tội những bị cáo vi phạm pháp

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN

TRƯỜNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-BÀI BÁO CÁO

MÔN HỌC: NGHỀ LUẬT & ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT CHỦ ĐỀ: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM SÁT VIÊN

Nhóm sinh viên thực hiện: Vitamin Đạo đứcLớp: LAW 219B

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Xuân Phương

Trang 2

Lời dẫn:

Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội Để làm tốt nhiệm vụ hay nghề nghiệp của mình thì mỗi cá nhân người thực hiện nghề phải là một người yêu nghề, hiểu nghề, có tâm với nghề và mang trong mình những phẩm chất đạo đức cần có để sống với nghề Mỗi nghề đều có những nét đẹp riêng, nghề nào cũng cao quý như nhau Và đề tài mà chúng em muốn gửi đến hôm nay đó là vấn đề đạo đức nghề nghiệp của kiểm sát viên Bài thuyết trình hôm nay sẽ giúp chúng ta nhận thức được các đặc điểm về nghề nghiệp của kiểm sát viên, vị thế thực tiễn của kiểm sát viên trong bộ máy tư pháp, bước đầu đưa ra một số quy tắc đạo đức nghề nghiệp cần có đối với kiểm sát viên – trong bối cảnh mà nhũng chuẩn mực về đạo đức và ứng xử của kiểm sát viên nói riêng và cán bộ ngành kiểm sát nói chung vẫn chưa được thống nhất quy định Cùng với việc nêu và phân tích các bài học về đạo đức rút ra từ bài học đau đớn và chua xót, hy vọng sẽ đem lại một cái nhìn khách quan hơn, toàn diện hơn về nghề kiểm sát viên và đạo đức nghề kiểm sát viên.

Trang 3

I KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ KIỂM SÁT VIÊN1.1.Kiểm sát viên là gì?

Kiểm sát viên là người làm việc trong Viện kiểm sát nhân dân, được cơ quan tư pháp giao nhiệm vụ buộc tội những bị cáo vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự xét xử trong các phiên tòa Kiểm sát viên sẽ có quyền ra các lệnh như bắt giữ, truy tố tội phạm và tham gia điều tra Bởi vậy nghi ngờ một kết quả điều tra của bản án nào không hợp lý thì kiểm sát viên có thể điều tra lại từ đầu có nhưng trường hợp kết luận của cơ quan điều tra và bản án của Tòa bị hủy Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự

I.2 Nhiệm vụ và quyền hạn chung

Kiểm sát viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quyền công tố và các hoạt động tư pháp do viện trưởng phân công Đều chịu trách nhiệm trước viện trưởng bất kỳ chuyện gì xảy ra Tiến hành nhiệm vụ đều phải theo hướng chỉ đạo của viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình và cấp cao Khi được giao nhiệm vụ trái với pháp luật thì kiểm sát viên được phép không thực hiện và tiến hành báo cáo với cấp trên cao hơn để theo dõi và xử lý Phải thật tỉnh táo và công mong từ chối tố tụng hoặc thay đổi luật tố tụng theo quy định

Trang 4

II QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIÊM SÁTVIÊN Căn cứ Quyết định 21/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy tắc

chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ Kiểm sát (sau đây gọi chung là "Quy tắc") do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Theo Điều 2 Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 21/QĐ-VKSTC năm 2023, quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ Kiểm sát có vai trò và ý nghĩa sau:

- Là cơ sở để các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thực hiện việc giám sát, đánh giá về phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh, trách nhiệm, sự tận tâm, chuyên nghiệp trong thi hành công vụ của người cán bộ Kiểm sát; khi xem xét bổ nhiệm các chức danh tư pháp, chức vụ lãnh đạo, quản lý; khen thưởng, kỷ luật cán bộ - Là cơ sở để cán bộ Kiểm sát tu dưỡng, rèn luyện bản thân, tạo nền nếp, tác phong, hành vi ứng xử trong xử lý công việc, góp phần xây dựng môi trường công vụ văn minh, hiện đại, chuyên nghiệp Vậy người cán bộ kiểm sát phải đáp ứng các quy tắc đạo đức nào của nghề Kiểm sát viên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các quy tắc sau đây:

2.1.Tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủnghĩa -Tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ

nghĩa là một trong những quy tắc để tuyển chọn và bố nhiệm kiểm sát viên được quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Kiêm sát viên Viện kiểm sát nhân dân - Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam; nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, nguyên tắc tổ chức hoạt động của

Trang 5

chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi kiểm sát viên phải kiên quyết đấu tranh với tội phạm, kiên quyết yêu cầu khởi tố vụ án khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn và yêu cầu điều tra trong những trường hợp cần thiết, quyết định truy tố người phạm tội và bảo vệ quyết định truy tố Kiểm sát viên phải có các quyết định tố tụng khẩn trương, kịp thời, đúng thời điểm, đúng thời hạn tố tụng nhưng không thiếu cẩn trọng - Trong điều kiện hiện nay, khi tình trạng hình sự hóa, phi hình sự hóa trong việc áp dụng pháp luật ngày càng phổ biến, việc các quy phạm pháp luật hình sự, dân sự bị áp dụng tùy tiện, dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, kiểm sát viên lại càng phải nêu cao tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ pháp chế để thực hiện việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

Ngoài ra, người cán bộ kiểm sát còn phải đáp ứng các chuẩn mực đạo đức theo quy định Theo Chương II Quy tắc ban hành

Kiểm sát phải có 05 đức tính: Công minh - Chính trực - Khách quan - Thận trọng - Khiêm tốn

2.2 Tính công minh

Tính Công minh là phẩm chất đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát

phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1 Phải luôn công tâm, công bằng, sáng suốt, minh bạch, nghiêm minh, nhân văn trong xử lý công việc 2 Trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc phải luôn bảo đảm đáp ứng yêu cầu chính trị, pháp luật, nghiệp vụ 3 Phải luôn nhận thức các vấn đề một cách đúng đắn, không vì động cơ cá nhân, tư lợi, vụ lợi mà

Trang 6

làm trái pháp luật, trái với lẽ công bằng 4 Không bị tác động, chi phối bởi bất kỳ sự can thiệp trái pháp luật nào; không sợ quyền uy, không thể mua chuộc

=> Tính công minh đòi hỏi kiểm sát viên phải đưa ra các quyết định và hành vi tố tụng khi và chỉ khi có các căn cứ xác đáng đánh giá chứng cứ một cách toàn diện, xem xét đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ Do gần như không trực tiếp tiến hành điều tra mà dựa trên kết quả điều tra của cơ quan điều tra, kiểm sát viên phải kiểm tra các thuộc tính của chứng cứ mà cơ quan điều tra đã thu thập, phải đảm bảo chỉ quyết định truy tố khi đã có đầy đủ các chứng cứ cần thiết để chứng minh hành vi phạm tội

2.3 Tính Chính trực

Tính chính trực là phẩm chất đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1 Phải luôn trung thực, thẳng thắn, chân thành, theo đúng lẽ phải, luôn coi trọng công việc, có quan điểm rõ ràng trong giải quyết công việc

2 Có bản lĩnh vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao; dám đấu tranh với cái sai, bảo vệ cái đúng

3 Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, mạnh dạn, quyết đoán đề xuất các hình thức, biện pháp sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả trong giải quyết công việc => Chỉ có ngay thẳng, trung thực chúng ta mới thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, mới củng cố và giữ gìn sự đoàn kết nhất trí, mới hết

Trang 7

lòng, hết sức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, mới đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân mình, mới tuyệt đối trung thành và thật thà với Đảng, với tổ chức, không xuyên tạc sự thật và cũng không dung túng cho ai giấu giếm, xuyên tạc sự thật Đó cũng chính là biểu hiện ý thức tổ chức kỷ luật của người cán bộ Kiểm sát

2.4 Tính Khách quan

Đức tính khách quan được thể hiện trong tất cả các khâu công tác kiểm sát Cụ thể khi thu thập tài liệu, chứng cứ phải sưu tầm đầy đủ tình tiết, cả những chứng cứ buộc tội và những chứng cứ gở tội Khi ghi lời khai của bị can, của người làm chứng phải trung thực, không thể ghi theo ý mình, lược bớt đi hoặc ghi theo tinh thần đại ý câu nói làm cho lượng thông tin không được phản ánh đầy đủ, dẫn đến hiểu sai sự thật và dẫn đến xử lí không chính xác Tính khách quan là phương pháp làm việc của người cán bộ Kiểm sát; theo đó, cán bộ Kiểm sát phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1 Phải chí công vô tư, luôn tôn trọng sự thật khách quan; giải quyết công việc theo đúng pháp luật và quy định của Ngành; không vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, không thiên vị hoặc áp đặt định kiến cá nhân chủ quan bất cứ bên nào trong giải quyết vụ án, vụ việc

2 Không được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thực thi công vụ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành Kiểm sát

=> Để đảm bảo tính khách quan, kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng nếu có quan hệ thân thích với người tiến hành và

Trang 8

tham gia tố tụng trong vụ án theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Tố tụng hình sự Tuy nhiên, một trường hợp khác cũng phải từ chối tiến hành tố tụng, đó là khi “có căn cứ cho rằng không khách quan khi thực hiện nhiệm vụ” Khách quan hay không khách quan là những khái niệm trừu tượng, không có quy chuẩn cụ thể Do đó, nó đòi hỏi kiểm sát viên phải tự giác từ chối tiến hành tố tụng ngay cả khi lãnh đạo cơ quan hoặc chủ thể khác chưa phát hiện ra mối quan hệ này, nếu không, dễ dẫn đến việc vi phạm nghiêm trọng thu tục tổ tung Tuy nhiên, tỉnh khách quan cũng đòi hỏi ngay ca khi mà kiểm sát viên tiến hành tố tụng trong những trường hợp mà xét về hình thức vẫn đảm bảo tinh khách quan, không bắt buộc phải từ chối tiến hành tổ tụng kiểm sát viên phải biết dũng cảm vượt qua những suy nghĩ, tình cảm chủ quan để thực hiện công việc theo đúng quy định của pháp luật

2.5 Tính Thận trọng

Thận trọng, là sự cân nhắc suy tính nghiêm túc, cẩn thận trong hành động để tránh sai sót, thể hiện ý thức trách nhiệm cao trong công tác và trong mọi hành động của người cán bộ Thận trọng trong công tác kiểm sát là khi xem xét một sự việc, một con người phải nhìn nhiều mặt, không thể tùy tiện, vội vàng, thiếu tính toán cẩn thận, là sự cân nhắc, nghiên cứu sự vật, hiện tượng xảy ra Bảo đảm chính xác trong kết luận không chủ quan và cũng không rụt rè, do dự khi kết luận đúng.

Tính Thận trọng đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Trang 9

1 Khi giải quyết công việc phải cân nhắc, đi sâu tìm hiểu, phân tích làm rõ bản chất sự việc để tránh sai sót khi đưa ra quyết định 2 Xác định đầy đủ yêu cầu chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn để giải quyết vụ án, vụ việc đúng pháp luật, bảo đảm nghiêm minh, kịp thời; đồng thời phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của trung ương và địa phương

3 Kiên quyết chống lại “căn bệnh” qua loa, đại khái, xem xét sự việc một cách hời hợt, thiếu trách nhiệm 4 Thận trọng nhưng không được do dự, chần chừ; kiên quyết nhưng không được chủ quan, nóng vội dẫn đến giải quyết vụ, việc thiếu chính xác => Khi thực hiện quyền năng của mình, Kiểm sát viên phải cân nhắc kỹ lưỡng, phải có đầy đủ căn cứ pháp luật để quyết định một biện pháp xử lí đúng đắn Mỗi sự việc xảy ra trong một hoàn cảnh cụ thể, cho nên phải điều tra, nghiên cứu chu đáo để vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách pháp luật Chẳng hạn trong quá trình điều tra, xử lí một vụ án, phải chú ý thu thập đầy đủ chứng cứ, giữ gìn, bảo quản dấu vết, vật chứng, lập biên bản chu đáo để tránh cho sau này khỏi sự đánh giá sai lệch Khi quyết định phê chuẩn bắt giam một người phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu, cân nhắc nhiều mặt như đã có đủ chứng cứ chưa, mức độ tội lỗi, hậu quả của nó, cần cách ly khỏi xã

2.6 Tính Khiêm tốn

Khiêm tốn, là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người Khiêm tốn còn là phong cách xử sự giữa người với người “đối nhân xử thế” nhã nhặn, đúng mức, nó trái với tính cách tự cao, tự đại, quan liêu, hách dịch, xa rời quần chúng Ngành

Trang 10

Kiểm sát là một ngành được Đảng và Nhà nước giao cho quyền lực rất lớn, nếu tự mình không khiêm tốn sẽ không được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân Khiêm tốn là tác phong, thái độ ứng xử của người cán bộ Kiểm sát, đòi hỏi cán bộ Kiểm sát phải đáp ứng yêu cầu sau

1 Luôn có ý thức, thái độ đúng mực trong nhìn nhận, đánh giá bản thân, cầu thị, nêu gương, giản dị, hòa đồng, có ý thức giữ gìn hình ảnh của ngành Kiểm sát nhân dân

2 Không quan liêu, cửa quyền, hách dịch; không tự mãn, tự cao, tự đại, coi thường người khác; luôn tôn trọng và phục vụ nhân dân

=> Chúng ta đều biết rằng, đối tượng của nhận thức là vô hạn, nhận thức của con người lại có hạn, đối với từng cá thể lại càng có hạn hơn Phải khiêm tốn lắng nghe ý kiến của quần chúng, ý kiến của tập thể, bởi vì ý kiến của tập thể bao giờ cũng sáng suốt hơn, đầy đủ hơn (cố nhiên phải là tập thể lành mạnh và quần chúng tốt) Khiêm tốn cần thiết ngay cả khi ý kiến của một cá nhân nào đó là đúng đi nữa, nhưng nếu không có thái độ đúng, thiếu sự khiêm tốn cũng làm cho người nghe khó tiếp thu, giảm tính thuyết phục Khi thực hiện quyền năng của mình, Kiểm sát viên phải cân nhắc kỹ lưỡng, phải có đầy đủ căn cứ pháp luật để quyết định một biện pháp xử lí đúng đắn Mỗi sự việc xảy ra trong một hoàn cảnh cụ thể, cho nên phải điều tra, nghiên cứu chu đáo để vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách pháp luật Chẳng hạn trong quá trình điều tra, xử lí một vụ án, phải chú ý thu thập đầy đủ chứng cứ, giữ gìn, bảo quản dấu vết, vật chứng, lập biên bản chu đáo để tránh cho sau này khỏi sự đánh giá sai

Trang 11

lệch Khi quyết định phê chuẩn bắt giam một người phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu, cân nhắc nhiều mặt như đã có đủ chứng cứ chưa, mức độ tội lỗi, hậu quả của nó, cần cách ly khỏi xã hội

III CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ĐẠO ĐỨC KIỂM SÁTVIÊN

3.1 Bảo đảm về vị thế công tác

+ Kiểm sát viên phải có quyền lực thực tế để phát hiện và xử lý vi phạm trong quá trình giám sát hoạt động tư pháp

+ Đồng thời, cần đảm bảo cơ chế công tố chỉ đạo, chỉ huy điều tra để vai trò của kiểm sát viên, mà không phải là đảm bảo tính hợp pháp cho các hoạt động tố tụng của Cơ quan điều tra + Điều tra là hoạt động quan trọng bậc nhất của tố tụng và là khâu đầu tiên, đồng thời cũng là khâu có tính quyết định nhất trong toàn bộ quy trình hoạt động tư pháp.

+ Tất cả các hoạt động công tố, xét xử dù thế nào chăng nữa cũng phải căn cứ vào kết quả xác thực của các hoạt động điều tra.

+Vì vậy hoạt động điều tra phải gắn chặt hoặc ít nhất là dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hoạt động buộc tội.

+ Trong trường hợp những vụ án phức tạp mà người tiến hành điều tra cần đến chuyên môn nghiệp vụ thì hoạt động điều tra này phải được đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của kiểm sát viên thực hiện quyền công tố của vụ án

Trang 12

+ Nhưng hiện nay cơ quan tiến hành điều tra không phải là cơ quan buộc tội, tức là điều tra và buộc tội không cùng một chủ thể

+ Bởi vậy giữa các chủ thể thường xảy ra không ít những sự đánh giá khác nhau về chứng cứ và về định tội danh

+ Việc thiết lập một môi trường làm việc mà kiểm sát viên được làm việc độc lập và nâng cao tính chịu trách nhiệm cá nhân là một trong những đảm bảo cho đạo đức nghề nghiệp của kiểm sát viên được thực hiện

+ Đảm bảo sự phân công công việc hợp lý, tránh tình trạng kiểm sát viên phải giải quyết cùng lúc quá nhiều án tại các thành phố lớn và kiểm sát viên không có nhiều việc để làm tại các Viện kiểm sát quân sự

+ Với số lượng án nhiều như hiện nay, tất yếu tồn tại tình trạng tồn đọng án, tình trạng kiểm sát “nguội”, kiếm sát trên hồ sơ, biên bản, tài liệu vì kiểm sát viên không đủ thời gian để xuống hiện trường dự khám nghiệm, không vào Trại tạm giam, Nhà tạm giữ dự hỏi cung Hồ sơ, biên bản, tài liệu là những văn bản ghi lại diễn biến hoạt động điều tra lại chu yếu do Cơ quan điều tra lập ra

+ Nhiều hoạt động điều tra mang tính mấu chốt đối với quá trình chứng minh tội phạm lại không được kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát

+ Và theo cách nói của bà Võ Thị Kim Hồng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tp Hồ Chí Minh, “những vụ án đặc biệt quan

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:26

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w