1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điểm tương đồng và khác biệt trong nghềnghiệp của các chức danh thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư theonhóm các chức danh này phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệpnào khi làm việc với nhau trong hoạt động tư phá

14 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Theonhóm các chức danh này phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp Trang 2 BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ VÀ KẾT QUẢTHAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓMNgày: 20/11/2022Nhóm: 2Địa điểm:

lOMoARcPSD|38542684 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI - BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: Nghề Luật và phương pháp học Luật ĐỀ BÀI Nhóm hãy phân tích để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghề nghiệp của các chức danh thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư Theo nhóm các chức danh này phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp nào khi làm việc với nhau trong hoạt động tư pháp? Nhóm: 02 Lớp: 4732 Hà Nội – 2022 1 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM Ngày: 20/11/2022 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Nhóm: 2 Lớp: 4732 Đề bài: Nhóm hãy phân tích để chỉ ra điểm tương đồng và khác nhau trong nghề nghiệp của các chức danh thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư Theo nhóm các chức danh này phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp nào khi làm việc với nhau trong hoạt động tư pháp? Học phần: Nghề Luật & Phương pháp học Luật STT MSSV HỌ VÀ TÊN ĐÁNH GIÁ SV KÝ TÊN A B C 1 473207 Nguyễn Hoàng Phương Linh 2 473208 Vũ Ngọc Lam Vy 3 473209 Lê Kim Chi 4 473206 Nguyễn Ngọc Đan Thanh 5 473210 Lê Nguyễn Hà Anh 1 Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2022 Giáo viên chấm:.……… …………… Nhóm trưởng (đã ký) 2 Kết quả điểm thuyết trình:…………… Giáo viên cho thuyết trình:…………… Phương Linh 3 Điểm kết luận cuối cùng:……………… Giáo viên đánh giá cuối cùng:………… 2 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 LỜI MỞ ĐẦU  Pháp luật vẫn luôn là nền tảng đối với sự phát triển nền văn minh của một đất nước, song song với đó là những cá nhân đóng góp trong lĩnh vực pháp lý điển hình với ba chức danh chính: Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư Nay, khi mà thời đại công nghệ số đang khiến con người ta xác định việc hộp nhập toàn cầu như một kế hoạch đề ra cho các nước thì sự quan tâm về ngành nghề liên quan đến luật pháp trong một xã hội luôn biến động này lại trở nên phổ biến hơn bao giờ hết Cùng với sự quan tâm, đề cao ấy là không ít người với mong muốn được tham gia cống hiến với tư cách là người hành nghề luật pháp Cũng chính vì vậy, có thể hiểu được nguyên lý hoạt động của ba chức danh thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư là điều vô cùng quan trọng Hiểu được sự khác biệt, điểm tương đồng cùng những đặc điểm có lợi trong cách tổ chức hoạt động của 3 hướng nghề nghiệp này sẽ giúp ta có được cái nhìn khách quan về con đường phát triển của ba nghề nói riêng và ngành luật nói chung Từ đó, đưa ra những đề xuất điều chỉnh hợp lý nhằm phát triển tối đa triển vọng của từng nghề I PHÂN TÍCH CÁC CHỨC DANH THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN VÀ LUẬT SƯ: 3 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 1 Thẩm phán: a Khái niệm: Thẩm phán cũng còn gọi là quan tòa là người thực hiện quyền xét xử chính tại một phiên tòa, có thể là chủ tọa một mình hoặc là một thành phần trong hội đồng xét xử gồm nhiều thẩm phán Thẩm phán trong hệ thống tòa án nhân dân ở Việt Nam là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử b Chức năng, nhiệm vụ của Thẩm phán: Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình công tác hoặc Tòa án nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn (Điều 11 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân) Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành những quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác theo quy định của pháp luật (Điều 12 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân) Thẩm phán được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xét xử (Điều 9 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân) Thẩm phán không được làm những việc sau đây:  Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm;  Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật;  Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;  Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;  Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định (Điều 15 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân)  Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định (Điều 16 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân) 4 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 c Tiêu chuẩn để trở thành Thẩm phán: Về nhân thân đạo đức, điều kiện đầu tiên là cá nhân phải Là công dân Việt Nam, có lòng trung thành với Tổ quốc, có tinh thần thượng tôn pháp luật, Hiến pháp của nhà nước XHCN Việt Nam Có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, không lung lay trước thế lực thù địch, có tinh thần dũng cảm, liêm khiết, trung thực, kiên quyết đấu tranh vì công lý và bảo vệ lẽ phải Đảm bảo sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao Về trình độ chuyên môn, một cá nhân muốn trở thành một thẩm phán trước tiên phải có bằng công nhận trình độ của cá nhân đó đang ở bậc cử nhân Luật trở lên Ngoài ra, cá nhân đó còn phải được đảm bảo nắm rõ nghiệp vụ xét xử, được đào tạo để hành nghề thành thục Thêm vào đó, sau khi tích luỹ đủ thâm niên với vị trí Thư ký toà án, cá nhân muốn được đứng trong hàng ngũ cán bộ Thẩm phán còn phải đảm bảo được bổ nhiệm từ vị trí Thẩm phán sơ cấp và thăng cấp dần trong thời gian đương nhiệm d Các ngạch thẩm phán: Về các ngạch thẩm phán, Căn cứ theo Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định các ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân bao gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp V Tài liệu tham khảo 1.https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A9m_ph%C3%A1n 2.https://luatminhkhue.vn/tham-phan-la-gi -quy-dinh-phap-luat-ve-tham- phan.aspx 2 KIỂM SÁT VIÊN: a Khái niệm: Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp 5 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Kiểm sát viên là một chức danh nghề nghiệp Do vậy, việc quy định tiêu chuẩn kiểm sát viên là cần thiết Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã quy định cụ thể về ngạch kiểm sát viên, tiêu chuẩn của kiểm sát viên, hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hội đồng thi tuyển kiểm sát viên địa phương So với các văn bản pháp luật trước đây về vấn đề này, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân hiện hành có nhiều thay đổi nhằm hoàn thiện quy chế kiểm sát viên b Chức năng, nhiệm vụ: Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Ngoài ra, Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật c Tiêu chuẩn để trở thành Kiểm sát viên: Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên được quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau: - Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa - Có trình độ cử nhân luật trở lên - Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát - Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 6 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao d Các ngạch của Kiểm sát viên: Theo khoản 1 Điều 76 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, các ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm sát viên cao cấp; Kiểm sát viên trung cấp; Kiểm sát viên sơ cấp Cụ thể ở các cấp Viện kiểm sát, việc bố trí các ngạch của Kiểm sát viên được quy định như sau: Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp  Tài liệu tham khảo:  Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014; 24/11/2014: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-To-chuc-Vien- kiem-sat-nhan-dan-2014-259723.aspx II SO SÁNH ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BA CHỨC DANH THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ: 1 Sự tương đồng: Thẩm phán, kiểm sát viên hay luật sư lâu nay đều là những chức vụ có sự liên hệ mật thiết với nhau Bởi lẽ, dù khác nhau ở tên gọi, nhưng một luật gia công tác ở vị trí nào trong ba chức danh trên cũng cần phải đáp ứng và tuân theo một số quy tắc, nguyên tắc nhất định Ngoài ra, về mặt nhận thức, người làm luật ở ba chức danh trên cũng phải có chung một lý tưởng đúng đắn, nhận thức về ngành nghề một cách rõ ràng để từ đó áp dụng vào hành nghề Thêm vào đó, đây cũng là ba chức danh nắm giữ ba vị trí quan trọng nhất trong việc thực thi công lý tại một phiên tòa (Thẩm phán giữ vị trí xét xử, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp, Luật sư giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ) Vì lẽ đó, sự tương đồng giữa ba chức danh này là không thể phủ nhận Đầu tiên, sự tương đồng ấy được thể hiện ở quá trình đào tạo Điều này có thể được thấy rất rõ trong chính môi trường tại Đại học Luật Hà Nội Mọi sinh viên 7 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Luật tuy ngành nghề và con đường lựa chọn hậu đại học có thể không giống nhau, tuy nhiên, những đặc chung của nghề Luật đều yêu cầu cử nhân Luật phải hoàn thành một chương trình đào tạo được quy định chung, có một số bằng cấp nhất định trước khi được phép ghi danh thi thêm một số chứng chỉ khác để hành nghề ở các lĩnh vực Luật pháp khác nhau Thêm nữa, tiêu chuẩn hành nghề của ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đều yêu cầu đạt trình độ đào tạo từ cử nhân Luật trở lên; vì vậy, không có sự ngoại lệ về bằng cấp đối với bất kì một chức danh nào mà tất cả đều phải hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản ngành Luật Thứ hai, tất cả những chức danh nêu trên đều thuộc giai tầng thượng tầng kiến trúc trong xã hội, yêu cầu mỗi cá nhân phải có kiến thức lý luận, pháp luật vững vàng Trước tiên là phải nắm rõ những tri thức cơ sở trong thực thi pháp luật, tiếp đến là một quan điểm chính trị rõ ràng, không cổ xuý cho các tư tưởng chống phá Nhà nước, vi phạm các quyền và lợi ích cơ bản của con người Khi thấy hành vi phản dân chủ, vi phạm các quy tắc xử sự chung của pháp luật cần nghiêm minh xử phạt, sử dụng quyền lực mà mình được trao để góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Thứ ba, cả ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên và Luật sư đều đòi hỏi tính độc lập và tinh thần trách nhiệm cao Với chức danh Thẩm phán, điều 100 chương VIII Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1959 quy định: “Khi xét xử, Tòa án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo luật.” Có thể thấy, tính độc lập của ở chức danh này được hiểu là người Thẩm phán không bị lệ thuộc vào bất cứ sự tác động nào từ bên ngoài cho dù tác động từ các cơ quan nhà nước, quan chức nhà nước,… Mặt khác, tính độc lập của Kiểm sát viên được thể hiện ở việc người đảm nhận chức danh này có quyền thực hiện tất cả những công việc thuộc thẩm quyền của mình được quy định tại điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 mà không phải xin ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng, phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp.Về phía Luật sư, tinh thần độc lập của chức danh này có thể được nhìn thấy ở nhiều góc độ khác nhau Thứ nhất là sự độc lập đối với khách hàng, nghĩa là khách hàng nhận được sự đảm bảo về quyền hưởng dịch vụ pháp lý một cách khách quan, không xuất phát từ lợi ích cá nhân Thứ hai, Luật sư cũng tính độc lập với các cơ quan tiến hành tố tụng như Thẩm phán và Kiểm sát viên để cùng sử dụng pháp luật làm nền tảng đưa ra những quyết định có tính pháp lý đúng đắn, đảm bảo pháp luật được thực thi để giữ trật tự, an toàn xã hội Thứ tư, tất cả những chức danh trên đều nằm trong phạm vi nghề luật, vì vậy, luật pháp chính là công cụ chung cho họ thực hiện nghĩa vụ nghề nghiệp của mình Đối với Kiểm sát viên và Thẩm phán, đây đều là những chức danh sử dụng luật pháp để đưa ra những quyết định pháp lý đúng đắn nhất, đảm bảo cho hoạt động thi hành án được diễn ra công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ Đối với 8 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Luật sư, những điều pháp luật quy định sẽ giúp xây dựng cho họ một hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải Bằng việc sử dụng liêm chính và nhuần nhuyễn Hiến pháp, pháp luật, họ sẽ bảo đảm cho không chỉ bị can, bị cáo mà còn cả những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án được bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp Đồng thời, không chỉ công lý được đưa ra ánh sáng mà những tiêu cực, tội ác cũng sẽ bị phơi bày và trừng phạt bởi pháp luật hiện hành *Tài liệu tham khảo:  “Đạo đức học tư pháp” - Bộ Tư pháp (đề tài khoa học cấp Bộ, 2005)  “Tính độc lập của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự” – luatviet.co,12/12/2016:http://hinhsu.luatviet.co/tinh-doc-lap-cua-kiem-sat- vien-trong-to-tung-hinh-su/n20161028120821897.html  “Nguyên tắc thẩm phán độc lập thực tiễn và phương hướng hoàn thiện”  Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính Trung ương, 04/02/2014:https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201402/nguyentac- tham-phan-doc-lap-thuc-tien-va-phuong-huong-hoan-thien-293770/  Luật sư” – Trang tin điện tử Học viện Tư pháp, 04/05/2021:http://hocvientuphap.edu.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-hoc- vien.aspx?ItemID=2047 III QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA BA CHỨC DANH KHI LÀM VIỆC CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP: Ở phần trước, chúng ta đã đi sâu vào tìm hiểu về sự khác biệt và tương đồng trong nghề nghiệp của cả ba chức danh thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư để thấy được những quy tắc riêng mang tính đơn nhất, thể hiện sự đặc trưng riêng của từng lĩnh vực công việc Có thể nói, dù mỗi chức danh mang trong mình những đặc điểm khác nhau do sự khác biệt trong tính chất công việc, nhưng tựu chung lại, đây đều là những chức danh có sự tương quan, liên hệ mật thiết với nhau trong một số điểm chung mang tính đặc thù của nghề Luật nói chung Chính vì lẽ đó, trong hoạt động tư pháp và làm việc chung, ba chức danh trên cũng cần tuân theo một số nguyên tắc chung nhất định để đảm bảo công việc được diễn ra trơn tru, hiệu quả và đảm bảo tuân theo mọi quy định pháp luật “Mục tiêu chung của hoạt động tư pháp là thực thi pháp luật, bảo vệ pháp chế, quyền lợi của Nhà nước, các tổ chức và công dân; góp phần ổn định và phát triển xã hội Khi thực hiện mục tiêu đó, các cơ quan tư pháp và các chức danh tư pháp luôn có mối quan hệ phối hợp với nhau Trong hoạt động xét xử, mỗi chức danh tư 9 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 pháp thực hiện các hoạt động tố tụng khác nhau song lại có mối quan hệ với nhau Hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp không riêng biệt, độc lập mà luôn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhau tạo thành một thể thống nhất trong khuôn khổ thực thi quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp.” (1) Như vậy, để hiểu rõ nhất cấu trúc và cơ chế của những quy tắc chung trong hoạt động tư pháp mà nhóm sắp nêu ra, đầu tiên cần phải đi từ tìm hiểu gốc rễ những khái niệm cơ bản nhất về các quy tắc đạo đức chung a Các khái niệm cơ bản: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là một tập hợp những chuẩn mực trong hành vi, ứng xử đồng thời cũng bao gồm những phẩm chất đạo đức của một cá nhân trong quá trình làm việc; trong công việc hoặc trong một hoạt động cụ thể Thêm vào đó, phụ thuộc vào từng ngành và lĩnh vực cụ thể , các thuộc tính đạo đức, nguyên tắc chuẩn mực hành vi của đạo đức nghề nghiệp lại mang những đặc trưng cơ bản khác nhau Theo từ điển Tiếng Việt, quy tắc là “những điều quy định đòi hỏi phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó (nói tổng quát)" Vì vậy, tính bắt buộc là một tính chất không thể bỏ qua khi đề cập đến khái niệm “quy tắc đạo đức nghề nghiệp" Thêm vào đó, đây cũng là một giá trị được nhà nước và xã hội thừa nhận, được kế thừa và phát huy để hoàn thiện hơn qua từng thời kỳ lịch sử Ngoài ra, ở mỗi hoàn cảnh cụ thể, những quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng có sự khác nhau do bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố nội tại lẫn những yếu tố bên ngoài như: văn hoá, điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế, lịch sử, con người, Tương tự như vậy, quy tắc đạo đức nghề Luật là những chuẩn mực, phẩm chất của một cá nhân hành nghề Luật, có tính quy phạm và yêu cầu mỗi một người làm Luật dù công tác ở cơ quan, bộ phận nào cũng phải tuân theo Từ đó, ta có thể thấy, quy tắc nghề nghiệp chung của ba chức danh Luật sư, Thẩm phán và kiểm sát viên khi làm việc chung trong hoạt động tư pháp là những quy tắc mang tính bao hàm được xây dựng dựa trên mối liên hệ mật thiết và một số điểm tương đồng giữa các chức danh trên Về phạm vi, những quy tắc ấy được áp dụng khi làm việc chung trong hoạt động tư pháp Về biểu hiện cụ thể có thể nói tới môi trường tòa án nơi cả ba chức danh trên đều xuất hiện và làm việc với nhau, dù có chức danh và vị trí khác nhau nhưng cuối cùng vẫn có một mục tiêu cuối cùng là tham gia tố tụng, tranh tụng, thực hiện việc cân bằng cán cân công lý b Ý nghĩa của quy tắc đạo đức nghề nghiệp của ba chức danh khi làm việc chung trong hoạt động tư pháp: 10 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Dù chức danh có sự khác nhau, tuy nhiên, có một sự thật không thể phủ nhận rằng trong hoạt động pháp lý, ba chức danh này luôn có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau và thường xuyên tham gia làm việc cùng nhau trong các hoạt động tư pháp nhất định Chính vì lẽ đó, việc có một bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp chung khi làm việc trong lĩnh vực tư pháp có những ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho công việc được hoàn thành một cách có hệ thống, đạt được năng suất cao và hiệu quả hơn Bên cạnh đó, ý nghĩa của những quy tắc này còn nằm ở chỗ chúng sẽ giúp tạo ra một môi trường bình đẳng giữa ba chức danh trên, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật và tạo bước đệm để mọi công việc được xử lý trên cơ sở công bằng và văn minh Từ đó, mọi việc được xử lý trơn tru và tránh được sự tiêu cực phát sinh trong quá trình hoàn thành công việc chung (1): Trích bài viết “Ưu thế của mô hình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư” - Học viện Tư pháp Lời cảm ơn Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Trường Đại học Luật Hà Nội vì đã đưa bộ môn Nghề Luật và Phương pháp học Luật vào trong chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên bộ môn Chúng em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình, tâm huyết của thầy cô trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Nghề Luật và Phương pháp học Luật Thầy cô đã giúp chúng em có cái nhìn khách quan, toàn diện và sâu sắc hơn trong cuộc sống Từ những kiến thức mà cô truyền tải, chúng em có thể hiểu sâu sắc và tường tận về những vấn đề tổng quan của nghề Luật và phương pháp học hiệu quả Trong thời gian tham gia lớp Nghề luật và Phương pháp học Luật của cô, chúng em đã trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn là bước đệm vững chắc và là hành trang cho chúng em vững bước sau này Môn Nghề luật và Phương pháp học Luật là một môn học thú vị, bổ ích và mang tính thực tế cao, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên, đặc biệt là sinh viên Luật Kiến thức là vô hạn nhưng khả năng tiếp thu của chúng em vẫn còn nhiều bỡ 11 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 ngỡ Do đó, trong quá trình làm bài tiểu luận chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót không đáng có Chúng em rất mong nhận được những góp ý từ cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường giảng dạy Chúng em xin chân thành cảm ơn! LỜI KẾT  John Adams - tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ và cũng là một luật sư từng phát biểu rằng: “Hãy để công lý được thực hiện dù cho bầu trời có sụp đổ” Nghề Luật có thể cho rằng là một nghề cao quý trong xã hội, nếu bác sĩ cứu người về mặt sức khỏe sinh học, thì nghề Luật cũng có thể cứu con người ta về mặt pháp lý Luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán hay bất kì một chức danh Luật pháp nào khác dù có nhiều hơn những sự khác biệt đã kể trên, song tất cả họ đều là những con người thượng tôn pháp luật và cống hiến hết mình vì công lý Hiểu rõ, nắm bắt được qui tắc, nhiệm vụ công việc sẽ giúp cho bộ máy tư pháp hoạt động hiệu quả hơn bao giờ hết Từ đó, đảm bảo được quyền và lợi ích cơ bản của toàn thể xã hội một cách công bằng hơn 12 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Gắn liền với sự phát triển và hiện đại của xã hội loài người, Pháp luật cũng là một ngành nghề có môi trường làm việc ngày càng sôi động và có tính cạnh tranh hơn Vì vậy, mỗi sinh viên Luật cần phải dần hình thành cho bản thân những định hướng đúng đắn để có thể tận dụng những kiến thức chuyên ngành để mang lại những lợi ích tốt đẹp cho xã hội LỜI CẢM ƠN  Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Trường Đại học Luật Hà Nội vì đã đưa bộ môn Nghề Luật và Phương pháp học Luật vào trong chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên bộ môn Chúng em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình, tâm huyết của thầy cô trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Nghề Luật và Phương pháp học Luật Thầy cô đã giúp chúng em có cái nhìn khách quan, toàn diện và sâu sắc hơn trong cuộc sống Từ những kiến thức mà cô truyền tải, chúng em có thể hiểu sâu sắc và tường tận về những vấn đề tổng quan của nghề Luật và phương pháp học hiệu quả Trong thời gian tham gia lớp Nghề luật và Phương pháp học Luật của cô, chúng em đã trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, 13 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 nghiêm túc Đây chắc chắn là bước đệm vững chắc và là hành trang cho chúng em vững bước sau này Môn Nghề luật và Phương pháp học Luật là một môn học thú vị, bổ ích và mang tính thực tế cao, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên, đặc biệt là sinh viên Luật Kiến thức là vô hạn nhưng khả năng tiếp thu của chúng em vẫn còn nhiều bỡ ngỡ Do đó, trong quá trình làm bài tiểu luận chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót không đáng có Chúng em rất mong nhận được những góp ý từ cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường giảng dạy Chúng em xin chân thành cảm ơn! 14 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w