1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 - 1975 từ phương diện truyền thông xã hội

178 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VẢ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VẢ NHÂN VĂN

LÊ THỊ PHƯỢNG

Chuyén nganh : Ngôn ngữ hoc

Mã số : 62 22 02 40

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGÔN NGỮ HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOCGS.TS DINH VAN DUC

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sôliệu, kêt quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bô trongbât kì công trình nào khác.

Tác giả luận án

Lê Thị Phượng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đinh Văn Đức,

thầy giáo trực tiếp hướng dẫn tôi, đã chỉ đạo, dìu dắt tôi trong từng giai đoạnnghiên cứu dé tôi có thé hoàn thành luận án này.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo và cán bộ văn phòng

khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại học

Quốc gia Hà Nội, những người đã tận tình chỉ bảo tôi qua các khóa học và đãgiúp đỡ tôi những thủ tục hành chính cần thiết dé tôi hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, bạn bè, đồng nghiệp đang

công tác tại Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ - Bộ Khoa học và Công

nghệ đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện vàhoàn thành luận án.

Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện dé tôi hoan

thành luận án này.

Tác giả luận án

Lê Thị Phượng

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VE, SƠ DO

BANG CÁC KI TỰ VIET TAT

97100015 |1 Tính thời sự của đề tài -cccccrnttnhhH He |2 Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - - 2

2.1 Đối tượng, phạm vi nQhién CỨN -22 -52CS222cee+EEEEEEEEEeEEEEEEEEErerrrrrrrrrrrvee 2

2.2 /3./4,8/.,/21 0800nn88® ẢẢ 2VN ()/2/8./8//4,)/2/1‹7,.00Nn09Ạ07.aAaaa Ô 2

3 Cái mới của đề tài c2 ch HH 3

4 Phương pháp nghiên CỨU - - 5c + 31131139131 E£EESEEEEEsrkErkerkrrkeerkrrvre 35 Tư liệu của luận án - - ¿2 2E EES22111 111331111 1331 1E 1953111 vn tre 4

ð DOng Op CUA TUAN 0 008 4 5

7 Bố cục của luận án 5: St St E211 9155111215551111511111511511151151111 515.15 cxxer 6

Chương 1 TONG QUAN - 2-5252 SE 321121121111122121E 111111 xe, 8

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu - - 5555 + + >+se+seeseeerss 8

1.2 CO 00 10

1.2.1 Những khía cạnh lí thuyết về truyền thông và TTXH 111.2.1.1 Li thuyết về truyén thong ccccccccceccssescesvssessesseesssssssesssssessessssesneaee 11

1.2.1.2 Truyén thông xã hội (TT XH) wecescescessessesscessessessessesseesesessesseeseees 21

1.2.2 Những co sở lí luận ngôn ngữ HOC ee esesseseseseseseeeseseeseseseeeeseeeeseneeeeneneees 23

1.2.2.1 Lí luận của Jakobson về chức năng của ngôn ngữ thơ 23

1.2.2.2 Li luận của Halliday về chức năng xã hội -s- 55+ 27

Trang 6

1.2.2.3 Luận thuyết về hành động ngôn từ của các nhà ngữ học chức năng 291.2.2.4 Diễn ngôn (DN) và phân tích diễn ngôn (PTDN) - 34

1.2.2.5 Tinh thai trong ngôn Hgữữ ÍÏLƠ cccsssssskseeesseeseees 421.2.3 Những cơ sở lí luận văn học liên quan - s5 s5+5++++++x+x+xexexsxez 46

NHI), 06 nnốốốốốỐốỐỐẮ 46

1.2.3.2 Tính đối thoại trong thơ CO eescescescsssesssessessessessessessessesessesseeseees 47

1.2.4 Tiêu chí xác định thơ kháng chiến 1945 — 1975 là san phâm TTXH 481.2.4.1 Boi cảnh ra đời của dòng thơ kháng chiến 1945 - 1975 481.2.4.2 Một số đặc điểm cơ bản của dòng thơ kháng chiến 1945 - 1975 49

1.2.4.3 Thơ kháng chiến 1945 — 1975 là sản phẩm TTXH - 501.3 Tiểu kết ¿2© 2+SEt2EEEE2E197112717112117117121111211 11.111 1e 51Chương 2 CHỨC NĂNG TAC DONG CUA THO KHANG CHIENTREN BÌNH DIEN TO CHỨC THONG ĐIỆP 22 s+sz e2 53

2.1 Tác động qua tiêu đề bài thơ ess esseeseesessesesseesees 552.1.1 Tiêu đề bài thơ nhìn từ bình điện cú pháp -+++++++++e+ 55

2.1.1.1 Dung lượng (độ dài) của tiêu đ -©5-©5e©c+cs+Esrsrsersee 552.1.1.2 Dạng thức kết cầu cú pháp của tiêu đỀ - 2-2-5 cs+cse+ 59

2.1.2 Tiêu đề bai thơ nhìn từ bình diện nội 00 61

2.2 Tác động qua kết cấu của bài thơ - 2-55 s2E2E2EzEerxerseee 64

2.3 Tác động qua các hình thức thơ 5 55 S55 £S+ssesseseeseeres 68

2.3.1 Thơ dân gian, dân tỘC + + 5+ +++k+ESEv+kexertrteterrrrkerrrkrkrrrrerkee 69

2.3.1.1 Thể thơ năm €hiữ +- 5+ ©c++Sxe+E+‡EESEEeEEEEkerreerkrrreerkerreee 69

VN (5 ng n nh agưd Ả 70

P1) láng 4dÄ3-::Ä ÔỎ 7I

2.4 Tiểu kẾT :-©2s 2x2 E1 2211071121111121171121111111211 01121111 rre 73Chương 3 CHỨC NĂNG TÁC ĐỘNG CỦA THƠ KHÁNG CHIẾNTREN BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA VÀ LIÊN NHÂN 75

Trang 7

3.1 Chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình diện ngữ nghĩa 753.1.1 Tác động qua chủ đề của bài thơ 22 ©2222¿£22EEES2etEEEESeerrrrrseed 76

3.1.1.1 Chủ dé về lòng yÊM NU - 2-5: 52ScSE£ES£E+E2ESEerxerxersee 783.1.1.2 Chủ dé đấu tranh thong nhất đất HưÓC 2-55 5scsscss+ 813.1.1.3 Chủ dé lao động, sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ởmiễn ĐẮC ¿-5+-St Et‡EEE 2E 1E EE1E11211211211211211211.111111121 211k 82

3.1.2 Tác động qua hình tượng nghệ thuật của bai thơ - - <5 <+=52 83

3.1.2.1 Hình tượng bác HO veeceececcsscescsscessssessessesssssseessssssssssesesesseeseeseaees 84

3.1.2.2 Hình tượng HĐưỜI ÏÍHÏ, - sóc tt vESEESeEEreekeeeeeeeeereeree 85

3.1.2.3 Hình tượng đất HưỚC 5S tt TT EEEeterrr 86

3.1.2.4 Hình twOng ME VÀ CM c3 E*EEEEeEEeeeEeeeereereeerre 883.1.2.5 Hình tượng ÏÀH QUUÊ -.c- ccSktESeEEseekseekereerseree 89

3.1.3 Tác động qua cách tô chức thời gian và không gian nghệ thuật 91

3.1.3.1 Tác động qua thời gian nghệ thuật - «555 «<<<s<++s+++ 913.1.3.2 Tac động qua không gian nghệ thuẬT[ «<< s<<<sx+++ 953.2 Chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình diện liên nhân 98

3.2.1 Tác động trên bình diện các tiêu chức năng của ngôn ngữ thơ ca 100

B.2.1.1 BieU WAGM nan 101

NT na 102

n1» 7a 104

3.2.1.4 Duy trì sự tÏẾD XÚC «St EctEEEEEEEEEEEEEEEEE11111 1111k, 106SA N‹{(Ổ hs . 43 1083.2.1.6 ` r ổnố 109

3.2.2 Tác động trên bình diện các hành động ngôn từ -. 5-52 1103.2.2.1 Hành động DAY tO - c- cScSStS*ESEESEEkeEeeEeereereereerrvre 113SN, 060) 42 .2nnốốốỐốỐŠ.e 1173.2.2.3 Hành động cảnh báo — de OA «75555 s*+<+++ss+sss+ 119

Trang 8

3.2.2.4 Hành động trấn an (giải tO) - 2-5 5c5s+ce+ce+eerersrzes 121

3.2.2.10 Hành động ti€n COGN eccccccecccesccesscenseessetsseeeseeeseesseeesseeeeeeaes 133

3.2.2.11 Hành động tuyên bố (khang định) 2 2©ccsscsczes 134

TAI LIEU THAM KHAOPHU LUC

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1: Tỉ lệ tiêu đề bai thơ phân loại theo số lượng tiếng 58Bảng 2.2: Tỉ lệ tiêu đề bài thơ phân loại theo kết cau cú pháp 60Bảng 2.3: Tỉ lệ tiêu đề bài thơ phân loại theo nội dung - +: 62

Bang 3.1: Các HDNT có tần số xuất hiện cao trong thơ kháng chiến 1945 - 1975 113

Trang 10

DANH MỤC CÁC HINH VE, SƠ ĐỎ

Hình 1.1: Sơ đồ các nhân tố giao tiếp của Jakobson 2-5 5 s52 14

Hình 1.2: Mô hình của Shannon — WWeaVe[ - - c + + ssiskrrrsree 18

Hình 1.3: Mô hình truyền thông của Lasswell 2- 2 2 z+s+zszs2s+2 19Hình 1.4: Mô hình tuần hoàn của Charles Egerton Osgood và Schramm 20

Hình 1.5: Sơ đồ 6 chức năng theo thứ tự tương ứng với các nhân tô trong sơđồ giao tiếp của Jakobson 2 2 2 E+EE+EESEEEEEEEEEEEEEEE2E121121 2171 rxeeU 24

Hình 2.1: Mô hình vận động cơ bản về lô gích bố cục của hầu hết các bài thơkháng chiến giai đoạn 1945 - 19/75 -¿- ss+Ek+EESEE2EE2E12E12E1EEerEerkeei 68

Trang 11

BANG CÁC KI TỰ VIET TAT

: Truyền thông

: Truyền thông xã hội

: Ngôn ngữ truyền thông

: Ngôn ngữ truyền thông xã hội: Hành động ngôn từ

: Diễn ngôn

: Phân tích diễn ngôn

: Chủ nghĩa xã hội: Người nói

: Người nghe

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính thời sự của đề tài

Ngày nay, chúng ta đều biết những vấn đề của truyền thông xã hội

(TTXH) đóng một vai trò to lớn trong việc định hướng, dẫn dắt và tô chức xãhội Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây cũng đã xuất hiện nhiều công trìnhnghiên cứu về truyền thông (TT), tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đómới chỉ dừng lại ở lĩnh vực TT báo chí Trên thực tế, li luận TT cũng có thểáp dụng để soi sáng một số lĩnh vực khác, trong đó có thơ văn nói chung vàthơ kháng chiến nói riêng.

Trong hai cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốcMi, dé tập hợp đông đảo quan chúng nhân dân tham gia kháng chiến và kiếnquốc, nền văn học cách mạng Việt Nam (trong đó có vai trò của thơ ca cách

mạng thời kì 1945 — 1975) đã có những ảnh hưởng tích cực, góp phần đáng kể

vào việc bồi dưỡng tình cảm và đạo đức cách mạng cho nhân dân ta, khuyến

khích họ hăng hái tham gia chiến đấu và gia tăng sản xuất.

Bàn về chức năng tác động của thơ ca nói chung và thơ kháng chiếnnói riêng, ở Việt Nam đã có không ít các công trình nghiên cứu từng bàn đến,tuy nhiên hầu hết đều được tiếp cận từ góc độ văn học, có thé ké đến một vai congtrình như: "Những thé giới nghệ thuật tho” của Tran Dinh Sử (1995, tái bannăm 1996, 2001); lí luận về thơ "Tho va may vấn dé trong thơ Việt Nam hiện

đại" của Hà Minh Đức (1997); khảo luận "Tim hiểu tho" của Mã Giang Lân

(1997); "Ba mươi năm một nên thơ Cách mang" của Trúc Chi (1999)

Nghiên cứu tho kháng chiến quả có một bề day đáng ghi nhận, nhưngxưa nay ở Việt Nam chưa có một công trình nào áp dụng lí thuyết TTXH để

nghiên cứu mảng thơ rất quan trọng này của dân tộc Do vậy, chúng tôi quyết

định chọn đề tài “Nghién cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945— 1975 từ phương diện truyền thông xã hội” làm đề tài luận án tiễn sĩ của

Trang 13

mình Đây là một hướng đi mới, riêng biệt, không trùng lặp với các công trìnhnghiên cứu trước và có tính thời sự trong xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ

truyền thông (NNTT) hiện nay.

2 Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Như đã trình bày ở trên, luận án lựa chọn “tho kháng chiến giai đoạn

1945 — 1975” làm đối tượng nghiên cứu của mình.

Luận án tập trung nghiên cứu đối tượng ở phạm vi “chức năng tác

động” của các yếu tố ngôn ngữ có tính truyền thông trong thơ kháng chiếngiai đoạn 1945 — 1975.

2.2 Mục đích nghiên cứu

Luận án là một công trình nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng trong địa

hạt NNTT nhằm hai mục đích cơ bản sau:

- Nghiên cứu vai trò, chức năng tác động của thơ kháng chiến đối vớixã hội dưới góc nhìn của truyền thông xã hội (TTXH) trên cơ sở các lí thuyết

ngôn ngữ học Từ đó, luận án góp phần nhận diện các đặc trưng của NNTTtrên ba bình diện của kí hiệu học (kế: học, nghĩa hoc, dụng học) trong mỗi

quan hệ với các bài thơ kháng chiến có tính TTXH cao.

- Qua nhận diện và lí giải “chức năng tác động” của các yêu tố ngônngữ có tính truyền thông trên cứ liệu những bài thơ được khảo cứu (thơ khángchiến giai đoạn 1945 — 1975), chúng ta hướng tới học tập kinh nghiệm, rút ranhững bai học trong cách lựa chọn từ ngữ, cách thức vận dụng ngôn từ đúng

lúc, đúng chỗ dé có thé chuyền tải hiệu quả những cảm xúc thâm mĩ, ý tứriêng của mình trong hoạt động giao tiếp, hoạt động sáng tác thơ ca và đặc

biệt là trong trong địa hạt TTXH tiếng Việt.2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được những mục đích nghiên cứu trên, luận án hướng đến giải

quyét các nhiệm vu sau:

Trang 14

- Nghiên cứu chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình diện tô

chức thông điệp;

- Nghiên cứu chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình điệnngữ nghĩa — liên nhân;

Hai nhiệm vụ này sẽ được trình bày cụ thể trong hai chương nội dung

(chương 2 và chương 3) của luận án.

3 Cái mới của đề tài

Việc lựa chon “tho khang chién giai doan 1945 - 1975” lam đối tượng

nghiên cứu không phải là vấn đề mới mẻ, cái mới của luận án chính là:

- Thứ nhất, luận án vận dụng một số lí luận theo hướng liên ngành (líluận về TT và TTXH, lí luận ngôn ngữ học va một vài lí luận văn học liên

quan) dé làm mới một đối tượng nghiên cứu quen thuộc.

- Thứ hai, ngôn ngữ thơ ca vốn thuộc đặc quyền nghiên cứu của phongcách học, nhưng ở luận án này, văn bản thơ kháng chiến lại được xem xét,nhìn lại dưới góc độ của NNTT.

Trên cơ sở các lí luận cơ bản về TT, diễn ngôn (DN) chức năng củangôn ngữ và hành động ngôn từ (HDNT), luận án sẽ đi sâu tìm hiểu, miêu tả,

lí giải bản chất và hình thức của các hiện tượng ngôn ngữ có tính truyền thôngtrong tho kháng chiến giai đoạn 1945 — 1975 bằng phương pháp phân tích

diễn ngôn (PTDN) đề thay được “chức năng tác động” của chúng trong việctuyên truyền, giác ngộ, cô động tập thé quần chúng trong chiến đấu, lao độngvà sản xuất.

4 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài “Nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến 1945

— 1975 từ phương diện truyền thông xã hội”, luận án tiễn hành nghiên cứu đốitượng dựa trên một số phương pháp thường gặp trong nghiên cứu ngôn ngữ

học nói chung và ngôn ngữ học ứng dụng nói riêng, đó là:

Trang 15

- Phương pháp PTDN- Phương pháp miêu tả

- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa — cú pháp- Phương pháp phân tích dụng học

Luận án lấy việc nhận diện, phân tích và bàn luận chức năng tác động

của các hiện tượng ngôn ngữ có tính truyền thông trong mảng thơ kháng

chiến làm trọng tâm, nên tác giả đã chọn phương pháp PTDN là phương phápnghiên cứu chính Phương pháp này tập trung vào phân tích các yêu tố ngôn

ngữ có chức năng tác động xét từ bình diện TTXH trong phạm trù liên nhân.

Trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở đã thu thập được các tư liệu

phục vụ cho việc khảo sát, bằng các thao tác tư duy lô gích (phân tích, phânloại nội dung, trình bày theo lối kết hợp diễn dịch, quy nap), ching tôi sắpxếp các nội dung của vấn đề nghiên cứu có cùng dấu hiệu bản chất, cùnghướng phát triển nội dung và rút ra được những kết luận mới, đầy đủ, có tính

chính xác về đối tượng nghiên cứu.

Ngoài ra, luận án còn vận dụng một số thủ pháp như: mồ hình hóa,thống kê, cô tính chất hỗ trợ dé tìm ra những đặc điểm ngữ dụng, chức năngtác động xã hội của NNTT trong thơ kháng chiến giai đoạn 1945 - 1975.

5 Tư liệu của luận án

Do ảnh hưởng của tư tưởng và không khí thời cuộc, hầu hết những bàithơ ra đời trong giai đoạn lịch sử này đều thấm đẫm tinh thần kêu gọi, tập hợp

lực lượng chiến đấu, thúc giục, cô động tập thé “quyết tr cho tổ quốc quyết

sinh” Tuy nhiên, cũng có một bộ phận những bài thơ ra đời trong hoàn cảnh

này không nhăm mục đích kêu gọi chiến đấu mà chỉ là những bài thơ tả cảnh

bình thường Và đương nhiên, những bài thơ dạng này, chúng tôi không chovào vùng khảo sát.

Trang 16

Bởi những hạn chế về mặt thời gian và trong khuôn khổ một luận án,chúng tôi không thể khảo cứu, phân tích hết các bài thơ có chủ đích tác động,kêu gọi tinh thần chiến đấu của quần chúng, vì vậy, chúng tôi chỉ tập trungxem xét đối tượng nghiên cứu trong phạm vi 133 bài thơ nỗi bật nhất ở cả haigiai đoạn chống Pháp và chống Mĩ (1945 — 1975) của hơn 40 nhà thơ có tên

tuôi, quen thuộc với các thế hệ công chúng như: 7: 6 Hữu, Huy Cận, Chế Lan

Viên, Tế Hanh, Quang Dũng, Hồ Chi Minh, Nguyễn Dinh Thi, Hoàng TrungThông, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên, Nguyễn KhoaĐiểm, Trân Đăng Khoa, Nguyễn Duy, Lê Anh Xuân, Thu Bồn, Lâm Thị Mĩ Dạ,

Bùi Minh Quốc, Giang Nam, 133 bài thơ tiêu biéu này đã được liệt kê cụ thé

trong phần PHỤ LỤC của luận án.

6 Đóng góp của luận án

Như đã nói, luận án là công trình nghiên cứu thử nghiệm đầu tiên ápdụng /i thuyết truyền thông đê nghiên cứu một đối tượng quen thuộc (tho khángchiến) Với đề tài này, luận án sẽ có những đóng góp mới, hữu ích cả về mặt lí

luận và thực tiễn cho cả hai địa hạt ngôn ngữ học và truyền thông.

a) Về mặt li luận

- Với đề tài “Nghiên cứu chức năng tác động trong thơ kháng chiến1945 — 1975 từ phương diện truyền thông xã hội”, các kết quả của luận án sẽgóp phần làm sáng rõ hơn những vấn đề ngôn ngữ của truyền thông trên ngữliệu đặc thù là tho kháng chiến, hay nói cách khác giúp cho các nhà ngữ học

nhìn rõ hơn bản chất của thể loại truyền thông dùng thơ ca làm chất liệu.

- Hơn nữa, luận án cũng góp phan làm rõ hon /í thuyét thông tin, lí

thuyết PTDN, chức năng của ngôn ngữ thơ, HĐNT và tình thái khi ứng dụng

chúng vào việc nghiên cứu chức năng tác động của thơ ca nói chung và thơ

kháng chiến giai đoạn 1945 - 1975 nói riêng.

Trang 17

b) Về mặt thực tiễn

- Thứ nhất, việc nghiên cứu thành công dé tài này sẽ giúp cho việcnghiên cứu, giảng dạy thơ kháng chiến giai đoạn 1945 — 1975 hiệu quả hơn vì

đã đánh giá đúng được vai trò, giá trị của chúng trong việc tuyên truyền, cổ

động tập thé trong sự nghiệp xây dựng và chiến dau bảo vệ Tổ quốc.

- Thứ hai, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện thêm

những nghiên cứu về chức năng tác động xã hội của NNTT tiếng Việt; cung cấp,bổ sung thêm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của NNTTtiếng Việt.

- Thứ ba, kết quả của luận án có thé là tài liệu tham khảo cho việcnghiên cứu và giảng dạy môn PTDN và môn lí thuyết TTXH.

- Hơn nữa, kết quả của luận án cũng sẽ rất hữu ích cho việc nghiên cứungôn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam.

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án thể hiện ở 3

chương sau:

Chương 1: Tổng quan

Trong chương này, luận án quan tâm các nội dung sau:

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2 Cơ sở lí luận

+ Những khía cạnh lí thuyết về TT và TTXH

+ Những cơ sở lí luận ngôn ngữ học+ Những cơ sở lí luận văn học

+ Tiêu chí xác định thơ kháng chiến là sản phẩm TTXH

Chương 2: Chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình diện

tô chức thông điệp

Trong chương này, luận án quan tâm các nội dung sau:

Trang 18

1 Tác động qua tiêu đề bài thơ

+ Tiêu đề bài thơ nhìn từ bình điện cú pháp

+ Tiêu dé bài thơ nhìn từ bình điện nội dung

2 Tác động qua kết cấu bài tho

3 Tác động qua các hình thức thơ+ Thơ dân gian, dân tộc

+ Thơ tự do

Chương 3: Chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình diện

ngữ nghĩa và liên nhân

Trong chương này, luận án quan tâm các nội dung sau:

1 Chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình diện ngữ nghĩa

+ Tác động qua chủ đề bài thơ

+ Tác động qua các hình tượng nghệ thuật

+ Tác động qua cách thức tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật2 Chức năng tác động của thơ kháng chiến trên bình diện liên nhân

+ Tác động trên bình diện các tiêu chức năng của ngôn ngữ thơ ca+ Tác động trên bình diện các hành động ngôn từ

Trang 19

Chương 1

TONG QUAN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Công trình: “Language and Human Communication” (Ngôn ngữ va

giao tiếp nhân loại) công bố năm 1965 của nhà Ngôn ngữ học BertinMalmberg được coi là khởi đầu cho việc vận dụng lí thuyết TT vào Ngôn ngữ

học Trước đó (1960), nổi tiếng là lí luận Thi học qua mô hình của Jakobson

(“Ngôn ngữ và Thi học”, Ngôn ngữ số 14/2001, bản dịch của Cao Xuân Hạo).

Sau đó, một số tác giả đã nghiên cứu NNTT theo hướng ứng dụng trong dịchmáy theo tư tưởng học thuật của Chomsky, Saumian, Osby, Một SỐ tác giả kháctriển khai lí thuyết thông tin trong địa hạt ngôn ngữ báo chí.

Ở nước ta, trong thời gian gần đây, ngôn ngữ báo chí và TT được tách

ra thành hai tuyến khác nhau, trong đó ngôn ngữ báo chí được viết nhiều theolối phân loại của lí luận báo chí học (báo viết, báo nói, báo hình, bản tin, bìnhluận, ) ví dụ như các công trình của Vũ Quang Hào, Nguyễn Đức Dân,

Nguyễn Tri Nién, Cac nghiên cứu theo tuyến NNTT xuất phát từ lí luận giaotiếp và TT còn chưa nhiều Những bài khởi đầu theo hướng này có thé kế đến

là “Ngôn ngữ học và Lí thuyết thông tin” của Nguyễn Hàm Dương (Ngôn ngữ,số 4/1970), “Lí thuyết thông tin và ngôn ngữ của bác Hổ" của Phạm Văn Phú

(Ngôn ngữ, số 3/1970).

Từ sau năm 1986, TT nước ta đã thực sự trở thành một phương diện rất

quan trọng của đời song xã hội va su nghiệp cach mạng Ngôn ngữ hoc trongnước, theo đó, với những khuynh hướng tiếp cận ứng dụng đã bắt đầu có tiếp

những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này Có thé ké đến công trình của Tạ

Ngọc Tan, Dinh Thúy Hang, Nguyễn Thế Ki, Mai Xuân Huy, Phạm Thị Hằng,

Dinh Kiều Châu, đề cập đến những khía cạnh khác nhau của TT (TT đại

chúng, TT thương mại, TTXH, ) và NNTT Tuy nhiên, NNTT và nhất là

Trang 20

ngôn ngữ truyền thông xã hội (NNTTXH) tiếng Việt vẫn còn là mảnh đất mớichưa ai khai phá, cần được bổ sung nhiều công trình hơn nữa, nhất là cáccông trình có tính ứng dụng cụ thê.

Chức năng tác động của TT đại chúng ở ta cũng chỉ mới có luận án mở

đầu của Đinh Kiều Châu (2012): “Ngôn ngữ truyền thông qua ba sản phẩmtruyền thông xã hội (trên tư liệu tiếng Việt)” khảo sát trên ngôn ngữ TTXHnhư: khẩu hiệu kháng chiến, lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thông

điệp truyén thông phát triển cộng đông Luận án Tién sĩ của Dinh Kiều Châuđược coi là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứuNNTT nên có tính thời sự và ứng dụng cao Luận án đã phân tích, tổng kếtđược những nội dung cốt lõi liên quan đến lí luận về TT, TTXH, mối quan hệ

giữa ngôn ngữ với TT cũng như những đặc trưng của NNTT.

Với những kết quả đó, luận án của Đinh Kiều Châu đã trở thành tài liệubổ ích, phục vụ cho việc giảng day và học tập chuyên ngành Ngôn ngữ học,

đặc biệt là Ngôn ngữ học ứng dụng Mặt khác, nó cũng được sử dụng như một tài

liệu tham khảo đối với chuyên ngành TT và các thực hành TT trong cộng đồng.

Tuy nhiên, luận án Tiến sĩ của Đinh Kiều Châu mới chỉ dừng lại ở việcphân tích dụng học một cách định tính về mặt lí luận cũng như thực tẾ vai trò,tầm quan trọng, chức năng tác động của NNTT trong giao tiếp bằng tiếng

Việt ở Việt Nam trên ba sản phẩm TTXH: Loi căn dặn của Chủ tịch Hồ ChiMinh (1945-1969); Khẩu hiệu kháng chiến trong thời kì chống Pháp - Mĩ

(1945 — 1975); Thông điệp truyền thông Phát triển cộng đồng về sức khoẻ

Trên thực tế, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mi,

ngoài “Loi căn dặn của Chủ tịch Ho Chi Minh (1945-1969)”; “Khẩu hiệukháng chiến trong thời kì chong Pháp - Mĩ (1945 — 1975)” có khả năng tácđộng đến quan chúng, xã hội thi “tho kháng chiến ” cũng có vai trò không nhỏ

Trang 21

trong tổ chức và cô động tập thé Hướng nghiên cứu chức năng tác động củangôn ngữ thơ kháng chiến từ phương diện TTXH sẽ là một hướng nghiên cứumới, có tính mở đầu khai phá Tuy nhiên đến nay, đề tài “Nghiên cứu chức

năng tác động trong thơ kháng chiến 1945 -1975 từ phương diện truyền thôngxã hội” vẫn còn bỏ ngỏ, chưa ai tiếp cận Luận án này sẽ là một trong những

công trình bù dap cho sự thiếu hụt đó.

1.2 Cơ sở lí luận

Dé làm rõ được đối tượng nghiên cứu trong dé tài “Nghiên cứu chứcnăng tác động trong thơ kháng chiến 1945 — 1975 từ phương diện truyềnthông xã hội ”, luận an cần dựa vào 3 cơ sở lí luận chính:

- Lí thuyết về TT và TTXH

- Lí luận ngôn ngữ học- Lí luận văn học

Đây là luận án đầu tiên xem xét các bài thơ Việt Nam (trong 2 cuộckháng chiến) với tư cách là các thông điệp TT Vì vậy luận án cần làm rõ các

thông điệp TT theo quan điểm của: 1í thuyét giao tiếp; li thuyết thông tin; líthuyết về TT và TTXH.

Vì thơ kháng chiến là một hình thức biểu đạt của ngôn ngữ, nên nócũng có những chức năng cơ bản của ngôn ngữ, do vậy phần cơ sở lí luận củaluận án cũng sẽ nhân mạnh đến: /í luận của Jakobson về chức năng của ngôn

ngữ và lí luận của Halliday về chức năng xã hội Trong 3 chức năng cơ bản

của ngôn ngữ, luận án tập trung đi sâu nghiên cứu chức năng tác động — một

biểu hiện cụ thé của chức năng liên nhân.

Thơ kháng chiến 1945 -1975, khi biéu đạt chức năng tác động của minh

đối với tinh thần thời cuộc của quần chúng nhân dân đã vận dụng không ítnhững HĐNT, vì vậy, trong chương 1 nay, chúng tôi sẽ đề cập sơ bộ đến //

thuyết HĐNT của các nhà Ngữ học Chức năng.

10

Trang 22

Lí luận về PTDN cũng là một khía cạnh lí luận không thể thiếu luận áncần phải dựa vào khi muốn làm rõ bản chất, khả năng tác động, gây khiến củathơ kháng chiến (1945 — 1975) đến nhận thức, tu tưởng, tình cảm, thái độ,

hành động của quần chúng bạn đọc qua các hình thức nghệ thuật ngôn từ

trong cách tô chức thông điệp và biểu đạt nội dung.

Ngoài ra, một số khía cạnh lí luận văn học (thi pháp học, tính đối thoại

trong tho) cũng là một trong những viên gạch nền quan trọng, góp phan

không nhỏ trong việc tạo ra hiệu quả của công trình nghiên cứu, giúp nộidung nghiên cứu đi được đúng hướng và sâu hơn.

Dưới đây là những trình bày cụ thể, chỉ tiết về những khía cạnh lí luận này.

1.2.1 Những khía cạnh lí thuyết về truyền thông và TTXH

1.2.1.1 Lí thuyết về truyền thông

Liên quan đến đề tài luận án, lí thuyết cơ bản đầu tiên mà chúng tôi

muốn nhắc đến đó chính là /i thuyết về truyền thông.

xã hội Các định nghĩa về TT được đưa ra trong những bối cảnh, đích khác

nhau, chủ yêu tập trung vào ba vân đê cơ bản:

lãi

Trang 23

- Xác định bản chất của TT

- Quá trình cơ bản của TT

- Môi trường bối cảnh của TT

Trong khi triển khai đề tài, luận án đã sử dụng định nghĩa có tính tổng

hợp (trích từ cuốn: “7ruyên thông, lí thuyết và kĩ năng cơ bản” của Nguyễn

Van Dững chủ biên, 2006) làm cơ sở cho nghiên cứu:

“TT là một quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình

cam chia sẻ kĩ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăngcường hiểu biết lan nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới diéu chỉnh hành độngvà thái độ phù hợp với nhu cau phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộngđồng và xã hội ” [33].

Theo định nghĩa này, bản chất của TT là quá trình chia sẻ, trao đôi hai

chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể TT và đối tượng TT Quá trình chia sẻ,trao đôi hai chiều ấy có thé được hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau.

Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng TTgan với nhu cau chia sẻ, trao đối thi hoạt động TT diễn ra Quá trình TT vìvậy chỉ kết thúc khi đã đạt được sự cân băng trong nhận thức, hiểu biết giữa

chủ thê và đối tượng TT.

Mục dich của TT là hướng đến những hiểu biết chung nhằm thay đôi

thái độ, nhận thức, hành động của đối tượng TT và tạo định hướng giá tri cho

công chúng.

Thông tin của TT là một loại thông tin có tính chất công cụ vả hoạt

đông TT là một loại hoạt động có tính chất tác động sâu sắc, có khả năng tạo ra

những thay đổi lớn trên quy mô toàn xã hội.

b) Nội dung của hoạt động truyền thông

Nội dung của hoạt động TT nằm trong cụm từ cơ bản CIE gồm 3 khái niệm:- Communication (giao tiép/TT - phương thức);

12

Trang 24

- Information (thông tin - nội dung);- Education (giao duc - muc tiéu).

Đây là sự kết hợp (hòa kết) của ba phương diện trong một loại hoạtđộng thông tin đặc thù nhăm tác động vào đối tượng với mong muốn can

thiệp tạo ra những thay đổi ở đối tượng.> Giao tiếp:

(i) Khái niệm:

Giao tiếp là một hoạt động thường xuyên của con người Không ai cóthê sống cô độc mà không có sự giao tiếp với người khác, và xã hội cũngkhông thé tồn tại, hoạt động và phát triển mà không có giao tiếp.

Trong công trình “Ngôn ngữ với văn chương” (2015), khi bàn về giao

tiếp ngôn ngữ đời thường và giao tiếp ngôn ngữ văn chương, Bùi Minh Toáncho rằng: “Giao tiếp chính là sự tiếp xúc giữa người với người, trong đó diễnra quá trình trao đổi nhận thức tư tưởng, tình cam, bàn bạc hành động” [1 14,tr.62] Giao tiếp có thê được tiễn hành băng các phương tiện khác nhau từ đơn

giản như: điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mat, dén hiện đại như các phươngtiện vô tuyến viễn thông, các phương tiện của công nghệ thông tin

Tuy nhiên, ngôn ngữ vẫn là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất bởi,xét về hiệu quả, nó giúp cho con người biểu hiện và trao đổi được mọi nộidung thông tin Không một nội dung nào mà con người cần biểu hiện và trao

đổi lại không thể biểu hiện được bang ngôn ngữ.

Với hướng nghiên cứu của luận án, chúng tôi muốn nhấn mạnh đếnhoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

(ii) Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:

Hoạt động giao tiếp (hoạt động ngôn giao) của con người đã được ngônngữ học bắt đầu quan tâm nghiên cứu từ đầu thé ki này Bloomfiel (1933) có

lẽ là người đâu tiên phát hiện ra cơ chế ngôn giao, khi ông dua ra sơ đô

13

Trang 25

S r s R với hai nhân vật giao tiếp là người nói — người nghe (trong đó, S:kích thích nhằm vào người nói; r (lời): phản ứng của người nói; s (lời): kíchthích của người nói; R: lời — phản ứng của người nghe) và chi ra rằng r và s làhai bình điện của lời mà ngôn ngữ học cần nghiên cứu Đó là /ởi sản phẩm

đồng thời cũng là /oi — kích thích của người nói, là những don vị ngôn giao.

Các tác gia khác như Shannon va Weaver (1949/1962), Schramm

(1955), v.v khi nghiên cứu về quá trình TT cũng đã đưa ra các sơ đồ giao tiếpcủa họ [134] Tuy nhiên, các sơ đồ đó còn khá đơn giản và chưa diễn tả hếtcác nhân tố trong quá trình giao tiếp của con người.

Sau các tác giả trên, Jakobson (1960) trong công trình “Linguistics andPoetics” , đã đưa ra một sơ đồ giao tiép như sau:

NGỮ CẢNH

NGƯỜI PHÁT -~- THÔNG ĐIỆP - NGƯỜI NHẬN

TIEP XUC

Hình 1.1: Sơ đồ các nhân tổ giao tiếp của Jakobson

Theo đó, có 6 nhân tố không thé thiếu trong một cuộc giao tiếp đó là:người phát, người nhận, thông điệp, ngữ cảnh, tiếp xúc, mã Sơ đồ của

Jakobson luôn được coi là một sơ đồ “cô điển” về ngôn giao, bởi nó đã thểhiện khá đầy đủ các nhân tổ giao tiếp Hoat động giao tiếp ở đây được hiéutheo nghĩa rộng: bao gồm tất cả các dạng của quá trình trao đổi thông tin giữacon người với nhau Sơ đồ trên được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ sau nàykế thừa (là chủ yếu) và phát triển theo những cách khác nhau.

Như vậy, chúng ta thấy răng, hoạt động giao tiếp diễn ra và liên quan ítnhất đến hai nhân vật giao tiếp: người phát và người nhận Trong quá trìnhgiao tiếp, nội dung giao tiếp chứa trong thong điệp (thực chat là một chuỗi tin

14

Trang 26

hiệu được mã hóa) được truyền đạt và tiếp nhận giữa hai nhân vật giao tiếpnày thông qua một loại md nhất định, chăng hạn, ý nghĩa đừng Jai có thé đượctruyền đạt bằng đèn đỏ trong hệ thống đèn giao thông, hiệu lệnh băng tay của

cảnh sát giao thông hoặc bằng chính từ đừng lai v.v.

Nội dung giao tiếp chứa hai thành phan cơ bản: /hông tin miêu ta vatình thai Thông tin miêu tả là nội dung về sự vật, sự việc, hiện tượng, (gỌIchung là sự tình) mà văn bản đề cập đến Nội dung tình thái bao gồm nhiều

phương diện phức tạp như sự nhìn nhận, đánh giá của nguồn phát đối với sựtình hay đối với người nhận, quan hệ của sự tình với hiện thực, mục đích giaotiếp của người phát khi tạo lập văn ban Hai thành phan nay hòa quyện vớinhau trong một văn bản và trong mỗi phát ngôn của văn bản.

Dé có thé truyền đạt bat kì điều gì, giữa người phát và người nhậnthông điệp buộc phải có sự tiếp xúc hay quan hệ với nhau Điều này có nghĩa

là, thông điệp mà người phát muốn gửi đi phải được truyền qua một kénh dan

thông tin nào đó: trong hội thoại, kênh đó là sóng âm, trên radio hoặc tivi, sóng

âm được chuyên thành sóng điện từ, trong giao tiếp viết, kênh đó là các con chữ.Cuối cùng, bat kì hành động giao tiếp nào đều diễn ra trong một ngi? cảnh.

Ngữ cảnh, đó chính là bối cảnh diễn ra hoạt động giao tiếp Nó luônluôn chi phối hoạt động giao tiếp, chi phối nội dung, hình thức của văn bản,

chi phối cách thức giao tiếp Ngữ cảnh bao gồm ngi cảnh tình hudng (ngữcảnh hẹp: là thời gian, địa điểm cụ thể, những tình huống cụ thé khi hoạt độnggiao tiếp diễn ra) và ngữ cảnh văn hóa (ngữ cảnh rộng: là toàn bộ những hoàncảnh và điều kiện về lịch sử, xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán, của mộtcộng đồng ngôn ngữ).

> Thông tin:

Một cống hiến quan trong của “khoa học thông tin” đối với “truyền

thông học” đó là đã đưa ra khái niệm “thông tin” Khoa học thông tin chỉ ra

15

Trang 27

cho chúng ta biết, dung môi của hành động tác động qua lại lan nhau của xã

hội giữa con người với con người không chỉ đơn giản là ý nghĩa, cũng không

đơn giản là kí hiệu, mà là thông tin của một thé thong nhất giữa ý nghĩa và kí

hiệu, nội dung tinh than với vật dan vật chất Bởi vì ý nghĩa rời xa kí hiệu thi

không thé đạt được sự biểu đạt, mà ki hiệu rời xa y nghĩa thì cũng chỉ là một

vài vật chất không rõ ràng, cả hai déu không thé dan đến hành động tác độngqua lại lẫn nhau của xã hội một cách độc lập [134 tr.9].

Và thông tin trong TT là loại thông tin có nét đặc thù, xuất hiện muộnhơn khi con người biết sử dụng thông tin như một công cụ tương tác xã hội.

Thông tin này có chức năng tác động, cung cấp tri thức, nâng cao hiểu biết

nhằm mục đích giáo dục, can thiệp, thay đôi nhận thức hành động của đốitượng đích và duy trì nó một cách bền vững.

Các thông tin đó luôn ton tại dưới dạng những kí hiệu, trong đó có kíhiệu ngôn ngữ NNTT gắn với chức năng thông tin có liên quan trực tiếp đếný tưởng gắn với tô chức hình thức của thông điệp như các dạng kết cấu ngữpháp — ngữ nghĩa, các kiểu liên kết văn bản, lựa chọn và sử dụng từ ngữ để

chuyên tải nội dung được hiệu quả.

> Giáo dục:

Khái niệm quan trọng thứ ba mà chúng ta cần nhắc tới khi tìm hiểu về

nội dung của hoạt động TT chính là khái niệm “giáo dục”.

Theo “Từ dién tiếng Việt” của Hoàng Phê (Nxb Da Nẵng, 2004) giáodục được hiểu là: “Hoat động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sựphát triển tỉnh thân, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đổi tượng ấy

dan dan có được những phẩm chất và năng lực như yêu câu dé ra.”

Giáo dục được coi là 1 trong 5 chức năng co bản và là chức năng xuyên

suốt của TT đại chúng.

16

Trang 28

Như chúng ta biết, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, TT luôn đi đầu

trong việc giáo dục tư tưởng, lí tưởng xã hội và con người Đặc thù của chức

năng giáo dục tư tưởng là tác động đến mỗi người TT làm tư tưởng qua các

thông tin sự kiện Nó không chỉ thông tin sự kiện mà nó còn bình luận sự kiện

đang diễn ra, nhờ đó mà kịp thời đấu tranh chống mọi thế lực thù địch, tưtưởng bảo thủ, lạc hậu Nó cũng chú trọng kích thích hành động tích cực, đấutranh chống hành động tiêu cực.

Có thể nói, trong hoạt động TT, thông qua việc truyền tải thông tin,chức năng tác động thể hiện rõ nét ở khía cạnh giáo dục, tác động dé giao duc,dé can thiệp, dé gây hiệu ứng tâm li, làm thay đổi hành động, tao ra nhân cáchmới cho đối tượng chịu tác động.

Chức năng này được biéu hiện xuyên suốt, rõ nét trong hai chương tiếp

theo của luận án.

c) Mô hình truyền thông

Trên thực tế, mô hình hoạt động của TT rất giống với mô hình hoạtđộng của ngôn ngữ Tài liệu lí thuyết về TT hiện nay có rất nhiều Giới

nghiên cứu cũng đưa ra rất nhiều mô hình TT khác nhau Mỗi mô hình, với ưuđiểm nhất định của mình đều là một sự bổ sung nhằm hoàn chỉnh nhữngnguyên tắc hợp tác khác nhau trong TT.

i) Mô hình TT trực tuyến

+ Mô hình của Shannon — Weaver:

Shannon - Weaver (1947) đã đưa ra mô hình về quá trình TT, gọi là môhình số học của quá trình TT hay mô hình Shannon - Weaver có tính chất xuất

phát điểm cho lĩnh vực này như sau:

17

Trang 29

Tín hiệu

Thông tin Tín hiệu Thông tin

Nguồn Bộ phát Bộ tiế Người nhận“eum °P F—” E—* i oe

thông tin nhan và xử li thông

Tạp âm

Hình 1.2: Mô hình của Shannon — Weaver

(Dẫn theo tài liệu tham khảo 134: Trịnh Khánh Quang (2011), Giáo

trình TT học, tập 2)

Mô hình Shannon - Weaver miêu tả quá trình TT điện tử, rất gần vớimô hình hoạt động của ngôn ngữ Mắt xích đầu tiên của nó là nguồn thông tin,từ nguồn thông tin phát ra thông tin, rồi từ bộ phát chuyên thông tin thành tín

hiệu có thể truyền đi được, qua việc truyền đi, bộ tiếp nhận chuyền tín hiệu

nhận được hoàn trở lại thành thông tin, rồi chuyên nó cho người nhận và xử lí

thông tin Trong quá trình này, thông tin có thể chịu ảnh hưởng nhiễu của tạp

âm, làm nó bị loãng đi một chút hoặc không thật.

Mô hình Shannon - Weaver đã cung cấp gợi ý quan trọng, giúp choviệc nghiên cứu quá trình TT tiến thêm một bước nữa Mô hình này đã đưa ra

khái niệm “tạp âm” (nhiéu), đã chứng tỏ TT không phải được tiến hành trong

không gian “chân không”, mà các loại nhân tố trở ngại bên trong và ngoài quá

trình sẽ tạo nên sự nhiêu loạn đôi với thông tin Điêu nay đôi với qua trình

18

Trang 30

TTXH mà nói, đây cũng là một nhân tổ quan trọng không thể bỏ qua.

Cùng với thời gian, lí thuyết TT ngày càng được hoàn thiện hơn, luận

án xin giới thiệu mô hình TT (dựa trên mô hình TT của Lasswell) có tính

tương đối phô biến như dưới đây.

+ Mô hình TT của Lasswell:

Hình 1.3: Mô hình truyền thông của Lasswell

(Dẫn theo tài liệu tham khảo 134: Trịnh Khánh Quang (2011), Giáo

trình TT học, tập 2)

ii) Mô hình tuân hoàn của Schram:

Xem xét khái niệm TT với mục tiêu làm sáng tỏ chức năng tác động

trong thơ kháng chiến, mô hình TT đơn giản của Schramm (1954) tỏ ra phùhợp hơn Schramm mô tả quá trình TT là quá trình trong đó người gửi truyền

các thông điệp tới người nhận hoặc trực tiếp hoặc thông qua các kênh, nhằmmục đích thay đôi nhận thức, thái độ, hành động của người nhận thông điệp.

Năm 1954, trong cuốn “TT được vận hành như thế nào”, Charles

Egerton Osgood, Schramm đã nêu ra một mô hình mới về quá trình của TT,

gọi là “Mô hình tuần hoàn” (xem hình 1.4).

19

Trang 31

\ /

X ⁄

~~ =

Hình 1.4: Mô hình tuần hoàn của Charles Egerton Osgood va Schramm

(Dẫn theo tài liệu tham khảo 134: Trịnh Khánh Quang (2011), Gido

trình TT học, tập 2)

Mô hình này có thé được diễn giải đơn giản như sau:

Từ hình 1.4 có thê thấy, mô hình này rõ ràng không giống với mô hình

trực tuyến:

- Ở đây không có khái niệm nhà TT và người nhận thông tin, hai bênTT déu là chủ thé của hành động TT, thông qua giao nhận thông tin (bạntruyền đi và tôi nhận về) nhằm tác động qua lại lẫn nhau.

- Trọng điểm của mô hình này không nằm ở phân tích các loại mắt xíchtrong kênh TT mà năm ở việc phân tích chức năng đóng vai trò của hai bênTT Mỗi một bên tham gia quá trình TT ở các giai đoạn khác nhau đều lần

lượt đóng vai trò của:

+ Người dịch mã (thực hiện chức năng tiếp nhận và phân tích kí hiệu);

20

Trang 32

+ Người giải mã (thực hiện chức năng giải thích ý nghĩa);

+ Người lập mã (thực hiện chức năng kí hiệu hóa và truyền đạt).

Và những vai trò này thay thé lẫn nhau.

Mô hình tuần hoàn của Charles Egerton Osgood va Schramm đã nhấn

mạnh tính tác động lẫn nhau của TTXH, và đều xem hai bên TT là chủ thé

của hành động TT.

Từ những trình bày khá cụ thê ở trên, liên quan đến khái niệm “TT”,

hiểu một cách chung nhất thì “TT” chính là hoạt động truyền (C communication) thông điệp (thông tin — I - Information) của nguồn (ngườiphát) đến đích (đối tượng tiếp nhận) thông qua kênh TT (tùy theo loại TT màcó các kênh khác nhau) nhằm đạt mục đích giáo dục (E —Education) thay đôi

TTXH là một khái niệm chỉ các hoạt động trao đôi thông tin xã hội

nhằm hướng tới những chuẩn mực chung trong giao tiếp, ứng xử giữa cácthành viên sống trong xã hội gan với một nền văn hóa nhất định.

Chức năng xã hội của nó là nâng cao hiểu biết của công chúng, tác

động can thiệp làm thay đồi nhận thức đến hành động của nhóm cư dân xã hội(đối tượng đích) một cách tự nguyện, tiệm tiến, bền vững hướng đến nhữnglợi ích công cộng.

Khác với truyền thông thương mại, truyền thông xã hội là những hoạt

động thông tin nhân loại mà các sản phẩm của nó hướng tới những lợi íchcộng đồng, phi thương mại (không nhằm tìm kiếm lợi nhuận) và phát triểnbền vững [27, tr.27].

21

Trang 33

Nói tóm lại, mục tiêu chính của TT chính là tác động, giác ngộ nhằmthay đổi nhận thức, hành động của quan chúng nhân dân Và sức mạnh của

TTXH (dé dat duoc muc tiéu trén) nằm ở chức năng giáo dục.b) Sản phẩm TTXH

TTXH có nguồn gốc lâu đời trong xã hội và có nhiều dạng sản phẩm,

trong đó nhiều nhất vẫn là các sản phẩm bằng ngôn ngữ, bởi, ngôn từ là

phương tiện biểu đạt hiệu quả nhất.

Sản phẩm ngôn ngữ trong địa hạt TTXH phan lớn là các loại DN xuất

hiện trong đời sống giao tiếp và tinh thần xã hội với nhiều dạng như: điển văn,hiệu triệu, áp phích, khẩu hiệu, diễn từ, và các phương tiện biểu dat: in ấn,viết vẽ, điện ảnh, những vật thé treo va bay (băng, cờ, biểu ngữ), các hình

thức thông tin đại chúng, các vật pham được dùng (áo phông, túi xách, cácloại lịch, ) Bên cạnh đó, bản thân con người cũng tham gia vào như một đối

tác của TTXH, bởi vì con người dùng ngôn ngữ tham gia vào các cuộc thảo

luận, diễn giảng, tọa dam, bao cáo,

Sản phâm NNTTXH nhăm tới các mục dich:

+ Giới thiệu thông tin của nguồn qua các thông điệp nhằm nâng cao

hiểu biết của công chúng;

+ Gay dựng, củng cô niềm tin nơi công chúng, phat triên bên vững;

+ Chiến lược quan hệ công chúng năm trong chiến lược tiếp thị xã hội,tác động, can thiệp làm thay đổi nhận thức, hành động.

Tom lai, TTXH là loại hình TT phi thương mai, sản phẩm đa dang vàcó tính tiếp thị xã hội San phim TTXH có mục đích thay đổi nhận thức, hànhđộng vì những lợi ích cộng đồng, phát triển bền vững các giá trị: quần chúng

từ chỗ chưa hiểu biết đến hiểu biết, từ hiểu biết đến hành động theo hướng có

lợi, có ích.

Sản phẩm TTXH có mặt trên mọi lĩnh vực của đời sống thông tin Mỗiloại hình TT, theo đó, lại sử dụng những san phẩm tương ứng.

22

Trang 34

TTXH, một mặt có bản chất TT (theo công thức CIE), nhưng hoạt độngtheo định hướng phi thương mại, với mục tiêu huy động nguồn lực xã hội,phát triển lợi ích công cộng.

1.2.2 Những cơ sở lí luận ngôn ngữ học

1.2.2.1 Lí luận của Jakobson về chức năng của ngôn ngữ thơ

Trong giao tiếp nói chung, ngôn ngữ thực hiện những chức năng rất

khác nhau, trong đó có chức năng tác động Chức năng tác động của ngôn ngữ

trong giao tiếp được biểu hiện bởi sự ảnh hưởng của nó (ngôn ngữ) tới tưtưởng, tình cảm, ý chí, niềm tin và cách ứng xử của đối tượng giao tiếp Do

đó, ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp không những chỉ nhằm mục đíchtruyền đạt thông tin, gây ảnh hưởng mà còn là một hình thức động viên,khuyến khích thúc day sự thay đổi suy nghĩ và hành động của đối tượng.

Bởi vậy mà, tính tác động của ngôn ngữ trong giao tiếp có ý nghĩa quan

trọng trong công tác giáo dục, tuyên truyền, chỉ huy, lãnh đạo Điều đó được

biểu hiện cụ thể như:

+ Thông qua ngôn ngữ để chủ thể vận động, tuyên truyền và thuyếtphục đối tượng, trên cơ sở đó gây ảnh hưởng và xây dựng niềm tin với họ.

+ Tính tác động của ngôn ngữ còn do bởi tính đơn giản, rõ ràng, tính lô

gích và phẩm chất, năng lực, uy tín của chủ thể trong từng mối quan hệ.

Hiệu quả tác động của ngôn ngữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đóphải kê đến như:

+ Tính chat của moi quan hệ giữa chủ thé và đối tượng;+ Mục đích sử dụng ngôn ngữ của chủ thể,

+ Ngữ điệu của ngôn ngữ trong các tình huống của quá trình giao tiếp.Do đó, bằng ngôn ngữ con người có thé hướng dẫn (dạy bảo), khuyên

răn, ngăn ngừa những hành động sai trái của đối tượng hoặc có thể biểu lộlời yêu cẩu, ra lệnh hoặc thuyết phục giáo dục, to thai độ, Tất cả những điều

23

Trang 35

đó được thực hiện băng các cách thức phát ngôn theo văn phạm hoặc các

phong cách ngôn ngữ khác nhau.

Văn thơ là một loại hoạt động giao tiếp, trong đó có dòng thơ khángchiến Bản thân ngôn ngữ thơ, trong giao tiếp, nó cũng biểu hiện những chứcnăng nhất định của mình.

Bàn về chức năng của ngôn ngữ thơ nói riêng, giới nghiên cứu thường

nhắc đến Jakobson (một học giả nồi tiếng của thời kì hậu cấu trúc luận).

Với hai công trình “Luận về ngữ hoc đại cương” và “Những van dé thipháp học”, Jakobson đã cung cấp một kho tư liệu gốc về lí thuyết để phát

triển phương pháp phê bình thi pháp học cấu trúc.

Ông cho rằng, mỗi chức năng ngôn ngữ lại có mối liên hệ trực tiếp vớimột trong những bộ phận cấu thành của sơ đồ giao tiếp của ông mà chúng tôi

đã dẫn ở mục trên Theo Jakobson (1960), trong giao tiếp, ngôn ngữ có 6 chứcnăng theo thứ tự tương ứng với các nhân tố giao tiếp trong sơ đồ của ông đưara là:

Biêu hiện

Biêu cảm —— Thi học—— Kêu gọi

Duy trì sự tiếp xúc (Đưa đấy)

Siêu ngữ

Hình 1.5: Sơ do 6 chức năng theo thứ tự tương ứng với các nhân tổ

trong sơ đồ giao tiếp của Jakobson

(Nguồn: Bài “Ngôn ngữ học và Thi học” Cao Xuân Hạo dich đăng

trong Tạp chí Ngôn ngữ số 14/2001)

+ Quy chiếu (nhận thức, biểu nghĩa)24

Trang 36

+ Biểu cảm, yêu cầu (hướng tới người nhận)

+ Duy trì (giữ hoặc cho thôi giao tiếp)

+ Siêu ngữ (ngôn ngữ nói về ngôn ngữ)

+ Chức năng thơ (hướng về chính bản thân thông điệp, chức năng này

thống trị trong ngôn ngữ văn học).

Trong quá trình nghiên cứu, Jakobson đã phát hiện phong cách chức

năng ngôn từ là tập hợp của một số các tiểu chức năng Ông cho rằng, sự khác

nhau giữa các thông điệp chính là ở sự khác nhau giữa tôn ti và thứ bac củacác tiểu chức năng.

a) Tiểu chức năng “biểu hiện ”

Theo Jakobson, chức năng đầu tiên gọi là chức năng “biểu hiện” hay

“nhận thức” Đây là chức năng chủ yếu trong nhiệm vụ của rất nhiều loại

thông điệp.

b) Tiểu chức năng “biểu cảm”

Tiểu chức năng nay, trong ngôn ngữ tập trung vào người nói (thé hiệnthái độ đối với nội dung mệnh đề) nhằm bày tỏ một cảm xúc nào đó, liên quan

đến cái đang được nói đến Vì vậy, chức năng này rất quan tâm đến tình thái

của phát ngôn Chức năng biểu cảm được thê hiện bằng cách thay đổi sắc thái

biểu cảm trong những tình huống khác nhau.c) Tiểu chức năng “kêu gọi”

Chức năng này hướng về người nhận, mà diễn đạt ngữ pháp tiêu biểunhất là hô cách và mệnh lệnh thức Những câu mệnh lệnh khác hắn với câukhang định Các câu khang định có thé kiểm điểm được tính chân ngụy, cóthê đúng hay không đúng còn với các câu mệnh lệnh người nghe có thể làm

hoặc không làm.

Trên cơ sở ba chức năng: biểu hiện, biểu cảm và kêu gọi, Jakobson đềxuất thêm một vài chức năng phụ trợ khác và theo ông thì những chức năngđó là: siêu ngữ, duy trì sự tiếp xúc và chất thơ.

25

Trang 37

d) Tiểu chức năng “siêu ngữ”

Về chức năng siêu ngữ, theo ông, trong lô gích người ta phân biệt hai

cấp độ của ngôn ngữ là “ngôn ngữ đối tượng” nói về những sự vật, và “siêu

ngữ” nói về bản thân ngôn ngữ Bất kì ngôn ngữ nào cũng phải lấy nó đểthông báo, giải thích cho chính nó, hay, khi nao người ta dùng ngôn ngữ để giải

thích, mô tả chính ngôn ngữ thì lúc đó người ta đang sử dụng chức năng thứ ba —chức năng siêu ngữ.

Siêu ngôn ngữ là việc người gửi và người nhận cần phải cùng kiểm traxem hai người có đang cũng ở trong một mã giao tiếp hay không, câu nói của

họ có được hướng vào tín mã không.

Trong giao tiếp, nếu tỉ lệ của những biểu hiện siêu ngữ càng cao thì

khoảng cách giữa hai người càng lớn, hoặc, đó là dau hiệu của sự phá vỡ mối

quan hệ.

e) Tiểu chức năng “duy trì sự tiếp xúc ”

Tiểu chức năng đáng chú ý khác là tiểu chức năng duy tri sự tiếp xúchay nói cách khác là tiêu chức năng tac động Chức năng này có tác dụng liênkết người nói với người nghe thành một khối nhằm đảm bảo cho sự giao tiếp

luôn liên tục.

Tiểu chức năng này khá rộng thé hiện qua HDNT với các hành động

như: thinh cau, van xin, sai khiến, động viên, tùy cương vị của người nói vớingười nghe Nếu theo lí luận của ngữ nghĩa học cú pháp hiện đại thì tác độngnày có tính xuyên ngôn Nó có thé gây ra hiệu ứng tâm lí ở người nghe không

chỉ về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa mà còn có nhiều liên hệ với cảm xúc và chất

thơ Ví dụ:

Khi nghe tiếng điện thoại chúng ta phải luôn "da, váng" dé thể hiện

minh đang nghe người kia nói Hoặc, trong các DN, những ngữ như: “tom lạilà", "như vậy là”, “bởi thê cho nên” cũng thê hiện sự liên tục của lời nói.

26

Trang 38

fp Tiểu chức năng “tính thơ”

Tiểu chức năng cuối cùng là “tính thơ” Day là chức năng mà Jakobsonđã nhắn mạnh và phân tích nhiều trong lí luận về ngôn ngữ thi ca của ông.Theo ông, ban thân mỗi một ngôn ngữ, khi cau tao thông điệp, con người đềucan thiệp, kiểm soát, tạo nên những hình thức đưa nó vào hành lang cua cái

đẹp, của chuẩn mực xã hội Bởi, một trong những tập tính tự nhiên trong giaotiếp giữa con người với con người là hướng về cái đẹp (bên cạnh việc hướng

về cái thiện, cái chân) Chức năng “tính thơ” làm cho các yếu tố ngôn ngữđược sắp xếp một cách tự nhiên, hài âm, hài nghĩa cho thuận tai người nghe.Theo quan niệm của trường phái Praha thì chức năng “tính thơ” xuất hiện khingôn ngữ trở về với chính nó.

Nói tóm lại, từ Jakobson, ngôn ngữ học chuyền sang một thời kì mớitrong nghiên cứu về các chức năng ngôn ngữ Việc đưa ra 6 chức năng trong

ngôn ngữ là kết quả của một tiến trình nhận thức của nhân loại về bản chất

của ngôn ngữ Chính vì vậy, trong lịch sử ngôn ngữ học, người ta thường xếp

lí thuyết 6 chức năng ngôn ngữ của Jakobson như là một bước ngoặt từ cautrúc luận cô điển sang chức năng luận hiện đại và gọi đó là “Ti thuyết chức

năng của hậu cầu trúc luận ”.

1.2.2.2 Li luận của Halliday về chức năng xã hội

Halliday là nhà chức năng luận coi trọng chức năng xã hội, chức năngtư tưởng của các hoạt động ngôn ngữ va cua bản thân ngôn ngữ [117].

Halliday có lí khi gọi bình diện nghĩa học là bình diện biểu hiện, nghĩalà sự biểu hiện này năm trong nội dung nghĩa nhằm biểu đạt sự tình trong thếgiới được miêu tả Nội dung biểu hiện được xét như một thông điệp, thôngbáo Halliday đã chia khái niệm quá trình thành những nội dung như vật chat,

tinh thần trong đó có người hành động là trung tâm, có người thể nghiệm là

trung tâm, còn quan hệ thì trong đó cũng có sự vật trả lời cho câu hỏi là cái gì,

27

Trang 39

ở chỗ nào, của ai? Quá trình biểu hiện bằng các ứng xử như cảm nghĩ, nói

năng, trong đó có người nói, người nghe, đôi khi có cả người hưởng lợi,

người tác động Gắn với quá trình này có tham thoại khác nhau với những nét

khu biệt về nghĩa.

Điều mới nhất của Halliday là nhìn chức năng giao tiếp của ngôn ngữtrong những khía cạnh xã hội như một hệ thống dưới dạng kinh nghiệm Nó

gắn với chức năng tư tưởng Quan niệm này đã mở lối đưa ra một loạt nhữngkhái niệm công cụ dé tiép can cau va nghia cua cau, van ban.

Halliday cũng như Chomsky, từ ngôn ngữ trẻ em ông cho rằng phải

năm vững chức năng ngôn ngữ vì ngôn ngữ là công cụ vừa đa chức năng, vừachuyên dụng Bao trùm là chức năng biểu hiện của ngôn ngữ Các tiểu chức

năng chính là cách sử dụng khác nhau của ngôn ngữ.

Đối với ngôn ngữ người lớn thì các chức năng hàm nghĩa phong phú và

trừu tượng hơn, bao gồm:

+ Chức năng tư tưởng liên quan đến chủ đề

+ Chức năng văn bản liên quan đến cấu trúc của ngôn ngữ

+ Chức năng liên nhân

Ba chức năng này góp phần tạo ra tiềm năng ý nghĩa ngôn ngữ, cái sẽ

được hiện thực hóa trong các cấu trúc.

Ngôn ngữ trong khi là hành động xã hội chịu sự chi phối rất lớn củangữ cảnh, nghĩa của từ hay nghĩa của câu đều một phần do ngữ cảnh quyếtđịnh Ngữ cảnh là cấu trúc biểu tượng với ba nội dung lớn:

Trang 40

Người nói có thé thay đổi vai theo các tình huống xã hội khác nhau vớicác HĐNT thích hợp Ba nội dung trên tương tác nhau, quyết định sự lựa

chọn các biến thể của ngôn ngữ trong sử dụng.

1.2.2.3 Luận thuyết vê hành động ngôn từ của các nhà ngữ học chức năng

Ngôn ngữ học tiền dụng học có hạn chế rất lớn là chưa phát hiện rađược bản chất hành động của sự giao tiếp Cho đến năm 1962, khi nhà triết

học người Anh là Austin đưa ra luận thuyết “hành động ngôn từ” với luậnđiểm nỗi tiếng “Ndi /ức là làm” (khi ta nói cũng tức là ta đang hành động) thìngôn ngữ học mới đi sâu vào bản chất hành động của ngôn ngữ Lí thuyết nàyvề sau được Searle, Dik, Van Valin và các tác giả khác kế thừa phát triển, trởthành một lí thuyết nổi tiếng trong ngôn ngữ học Chức năng luận Theo

Austin, có 3 loại hành động hiện hữu cùng lúc trong các phát ngôn:- Hành động tạo loi (locutionary acts)

- Hanh động tại loi (illocutionary acts)

- Hành động mượn lời (perlocutionary acts)

Trong Ngữ dụng học, người ta chỉ nghiên cứu loại hành động thứ hai,

tức là hành động tại lời, do vậy, khi nói HDNT là người ta nói đến hành độngtại lời Trong hầu hết các trường hợp, khi ta nói ra một phát ngôn là ta đã thựchiện một hành động tại lời bằng chính phương tiện ngôn ngữ như: kể, trinh

bay, hỏi, cau khiến, mời, khuyên, hứa, cam đoan, thé, xin lỗi, cảm ơn, biểucảm, tuyên bố, Một HĐNT được tao ra khi người nói (SP1) trao một phátngôn (U) cho người nghe (SP2) ở trong một ngữ cảnh (C) nhất định MỗiHĐNT đều chuyên tải ít nhất một và thường là hơn một /c tai loi (F — còn

gọi là lực ngôn trung) — là lực do SP1 tao ra va tác động tới SP2 [58, tr.59-60]

Trên bình diện dụng học, có hai hướng chính dé phan loai HDNT.Hướng thứ nhất, theo Austin (1962), là hướng phân loại tir vựng hay phân loại

theo động tir ngữ vi Theo đó, các HĐNT được chia thành 5 nhóm là:

29

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:57

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w