1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Quan hệ từ phụ thuộc trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng

202 10 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

La Thị Mỹ Quỳnh

QUAN HỆ TỪ PHU THUOC TRONG TIENG VIỆT

DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

La Thị Mỹ Quỳnh

QUAN HE TỪ PHU THUỘC TRONG TIENG VIET

DUOI GOC NHIN CUA NGỮ PHAP CHỨC NĂNGChuyên ngành: Ngôn ngữ hoc

Mã số: 62 22 02 40

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Lê Thị Lan Anh

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÉT NGHỊCỦA HỘI ĐỎNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN

Chủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học

Luận án Tiên sĩ

PGS.TS Nguyễn Hồng Cén PGS.TS Lê Thị Lan Anh

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu Quan hệ từ phụ thuộc trong tiếngViệt dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng này là do tôi thực hiện Các kết quảnghiên cứu được nêu trong luận án là trung thực Các thông tin trích dẫn đều được

chỉ rõ nguôn gôc.

Nghiên cứu sinh

La Thị Mỹ Quỳnh

Trang 4

LOI CAM ON

Trước tiên, với sự kính trọng va biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đếnPGS.TS LÊ THỊ LAN ANH, người đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡtôi dé tôi hoàn thành luận án này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo củaKhoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốcgia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Trang 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - ¿+55 2253322 ***EE+EEertreeerrereeerrserree 6

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phạm vi nguồn ngữ liệu 6

4 Phương pháp nghiÊn CỨU - - - c3 3313931351191 1 5111111 1 1 1 ng rệt 75 Đóng góp của luận ấi - - + xxx v1 TT HH Hàn HH ng ng 8

6 Bố cục của luận ấnn tk St tk SEEEESESEEEEEESEEEEEESEEEEEESESEEEESEEEEEEEESErrkrkrree 8

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

VA CO SO LY THUYET a , 10

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu c.cccccccscssesssessessesssessessecsssssessecsesssssessessesseseees 10

1.1.1 Tình hình nghiên cứu quan hệ từ phụ thuộc trong ngôn ngữ học

;/78z7.:, 5070807188786 3S 10

1.1.2 Tình hình nghiên cứu quan hệ từ phụ thuộc trong Việt ngữ hoc 14

1.2 Cơ sở lý thUYẾT - - ¿52s EtỀEỀE1EE1211211 2111111111111 21 1111111111111 c0 ty 251.2.1 Khái quát về lý thuyết ba bình diện của ngữ pháp chức năng 251.2.2 Khái quát về quan hệ từ, quan hệ từ phụ thuộc trong tiếng Việt 50Tiểu kết chương 1 << ©c<©s£ te +£keEEEEEEEkeEkeEkeEterkererrrkrkrkerkrrerrerrerrsre 56Chương 2 QUAN HE TU PHU THUỘC TRONG TIENG VIET

TREN BINH DIEN KET HOC cccssssssssssscsssssesssessnssoesssesanecsssssecssecanecseessecaseeses 572.1 Xác lập hệ thống quan hệ từ phụ thuộc trong tiếng Viét 0 572.1.1 Cơ sở xác lập hệ thống quan hệ từ phụ thuộc trong tiếng Việt 572.1.2 Hệ thong quan hệ từ phụ thuộc trong tiếng Việt -52-52©5ecs2 ó8

Trang 6

2.2 Vai trò của quan hệ từ phụ thuộc trong tiếng Việt trên bình diện

1111127 :::‹.2S 752.2.1 Vai trò kết nối frong cầu tạo cụm từ, câu, văn bản - - 75

2.2.2 Vai trò đảm nhiệm chức vụ Cú pháp cs- ccSSckssseeeseeeseeres Ill

2.2.3 Vai trò đánh dấu các chức vụ cú PRP ceseeveccescesvssvsseeseessessssessesesvesesseses 114Tid Ket CHUONG 2 cesecsscsecssessessscsvessessesssessessesssessessesssssscsscsscssssssesscssesasssscssesseessessees 124Chương 3 QUAN HE TU PHU THUOC TRONG TIENG VIET

TREN BINH DIỆN NGHĨA HOC VÀ DUNG HỌC . « 126

3.1 Vai trò của Quan hệ từ phụ thuộc đối với nghĩa miêu tả -: 1263.1.1 Quan hệ từ phụ thuộc đảm nhiệm vai trò vị mm ®eaa 1263.1.2 Quan hệ từ phụ thuộc đánh dấu các loại tham thể 5-2 +: 1373.2 Vai trò của quan hệ từ phụ thuộc đối với nghĩa tình thái -. - 149

3.2.1 Quan hệ từ phụ thuộc thể hiện đánh gid về lượng đối với sự tình 1493.2.2 Quan hệ từ phụ thuộc thé hiện đánh giá về chat doi với sự tình 1503.3 Vai trò của quan hệ từ phụ thuộc đối với lập luận - - -cc+<c<+cc<xx 159

3.3.1 Vai trò dẫn nhập các thành phần lập luận -. 2 s+cs+ce+ss+se+ 1593.3.2 Vai trò kết noi các thành phần lập luận - 2 c©scsecsEec+xrxeẻ 1683.4 Vai trò của quan hệ từ phụ thuộc tiếng Việt đối với

cấu trúc để - thu yẾt ¿- ¿5s +tềEkỀEEE1E1121121121111111111111 1111111111111 1753.4.1 Quan hệ từ phụ thuộc đánh dấu Chit đê 5c 5s5s+cs+cs+sszse2 1753.4.2 Quan hệ từ phụ thuộc đánh dấu Hậu đỂ -. + + + s+cs+cs+cs+se2 1783.4.3 Quan hệ từ phụ thuộc tham gia vào phan thuyết (Tiêu điểm) 180Tiểu kết CHWONG 3 cssecsecssessessesssesessessssssessessessssssessssssssscsscssesasssscsecssesassssesscsseessessees 18100090 183DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ

LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN s- 2e ©cse©sseEssersetrserssersserserssrre 187

TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2s s°©SsSs£EsEssEsstxsetserssvssesserssrsee 188

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIET TAT VÀ CÁC KÝ HIỆUKL, r Két luan

VD Ví dụ

(+) Có thé lược bỏ được

(-) Không thể lược bỏ được

@ danh dau vang mat

Trang 8

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1: So sánh ý nghĩa khái quát của các từ của, trong, ngoài, với, đề, ra,

vào với tư cách là danh từ, động từ và với tư cách là QHTPT 60

Bang 2.2: Hệ thống QHTPT trong tiếng Việt -:++++2+£222222222222EEvrrt 69Bang 2.3: Các QHTPT tiêu biểu thực hiện chức năng kết nối trong cụm danh từ 76Bảng 2.4: Tan số kết nối trong cấu tao cụm danh từ của các QHTPT 78Bang 2.5: Các QHTPT tham gia kết nói thành tố phụ bắt buộc 88Bang 2.6: Các QHTPT tiêu biểu tham gia kết nối thành tố phụ tự do trong

cấu tạo cụm động từ tiếng „1 97Bang 2.7: Các QHTPT tham gia kết nối thành tố phụ tự do trong cụm tính từ 99Bang 2.8: Các QHTPT tiêu biểu tham gia kết nối trong cấu tạo câu ghép

90100108900 109

Bảng 2.9: Các QHTPT tham gia đánh dấu các loại trạng ngữ trong câu 121Bang 3.1: Hệ thống các kiêu loại sự tình quan hệ trong tiếng Việt

của Lê Thị Lan Anh [1; tr.126] - 2-5-2 2 22s £e£zseszszszs+eeseeszs 127

Bang 3.2: Các QHTPT tiêu biéu đảm nhận vai trò vị tố quan hệ 136Bảng 3.3: Các QHTPT tham gia đánh dấu các loại TTBB trong cấu trúc

NGHTA MISU ta oe 141

Bang 3.4: Các QHTPT tiêu biểu tham gia đánh dau các loại TTMR trong

cấu trúc nghĩa miêu tả -++++++++£222EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEvvvrreeeeecced 148Bảng 3.5: Các QHTPT và tổ hợp QHTPT trong tiếng Việt đảm nhiệm

chức năng kế: tr dẫn nhập LC và KLL ¿+ 161

Trang 9

MỞ DAU1 Lí do chọn đề tài

1.1 Mấy thập niên trở lại đây, trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, líthuyết ngữ pháp chức năng - mô hình nghiên cứu ngôn ngữ trên ba bình diện - đang

ngày cảng tỏ rõ là một khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ hiện đại, mang tính toàn

diện và giàu năng lực giải thích Mô hình lí thuyết này đã được vận dụng dé miêutả, lí giải các hiện tượng ngữ pháp, các đơn vị ngữ pháp của tiếng Việt Theo hướng

nghiên cứu của ngữ pháp chức năng, các hiện tượng ngữ pháp, các đơn vị ngữ pháp

tiếng Việt được tập trung tìm hiểu trên cả ba bình diện vừa độc lập vừa tương tácvới nhau: kết học, nghĩa học và dụng học Bởi vậy, hướng nghiên cứu ngữ phápchức năng đã khắc phục được những tồn đọng của ngữ pháp truyền thống khi chỉtập trung nghiên cứu các đơn vị ngữ pháp thiên về mặt tổ chức hình thức.

1.2 Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, hư từ (phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ)chiếm số lượng không nhiều nhưng lại được sử dụng với tần suất cao trong mọiphong cách ngôn ngữ, từ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày đến các văn bản khoa học,

hành chính, báo chí, văn chương nghệ thuật, Chính bởi vậy, lớp từ này đã được

các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu từ rất sớm, chỉ ra các đặc điểm, vai trò ngữpháp cơ bản Những năm gần đây, nghiên cứu hư từ tiếng Việt đang dần chuyểnhướng từ ngữ pháp hình thức sang ngữ pháp chức năng Một số kết quả nghiên cứubước đầu về hư từ theo lý thuyết ba bình điện đã mở rộng đặc điểm, vai trò của lớp

từ này trên cả bình diện nghĩa học và dụng học - những vai trò mà ở thời kỳ ngữ

pháp truyền thống chưa được ghi nhận.

1.3 Quan hệ từ phụ thuộc (QHTPT) tiếng Việt, một tiểu loại của quan hệ từ(QHT), chuyên biéu thị quan hệ ngữ pháp chính phụ trong tiếng Việt đã được quantâm tìm hiểu ca trong ngữ pháp truyền thống và trong ngữ pháp hiện đại Tuy nhiên,tiểu loại này chủ yếu được tập trung nghiên cứu trên bình diện kết học Còn vai tròcủa QHTPT tiếng Việt trên các bình diện khác, như: bình diện nghĩa học (vai trò đốivới cau trúc nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái), bình điện dụng học (vai trò đối với lậpluận, cấu trúc đề - thuyết, cấu trúc thông tin, ) cũng chưa được quan tâm đúng

mức Thực tê nghiên cứu này đòi hỏi cân có thêm một công trình nghiên cứu

Trang 10

chuyên sâu dé đánh giá tổng thé vai trò của QHTPT tiếng Việt trên cả ba bình diện:kết học, nghĩa học và dụng học theo đường hướng của ngữ pháp chức năng.

Xuất phát từ những lý do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài: “Quan hệ từ phụthuộc trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng” dé triền khai

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện mục đích nêu trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu

cơ bản sau:

- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý thuyết ba bình diện của ngữ phápchức năng; những vấn đề lý thuyết cơ bản về QHT và QHTPT trong tiếng việt.

- Nhận diện, xác lập hệ thống QHTPT trong tiếng Việt.

- Miêu tả cụ thé vai trò của QHTPT trong tiếng Việt trên ba bình diện: kết

3.3 Pham vi nguon ngữ liệu

Đề thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, chúng tôi đã tiếnhành khảo sát các câu chứa QHTPT tiếng Việt trong một số tác phẩm văn học Việt

Trang 11

Nam hiện đại tiêu biểu của các nhà văn có uy tín (Nam Cao, Ngô Tat To, Vũ Tì rọng

Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Tô

Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh, ) Ngoài ra, luận án sửdụng thêm một số phát ngôn chứa QHTPT tiếng Việt trong hội thoại đời thườnglàm nguồn ngữ liệu nghiên cứu của luận án.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận án sử dụng phươngpháp nghiên cứu chính là phương pháp miêu tả Phương pháp này được sử dụng đểmô ta chỉ tiết các vai trò tiêu biéu của QHTPT trong tiếng Việt trên ba bình diện:kết học, nghĩa học và dụng học Cụ thé:

Trên bình diện kết học, phương pháp miêu ta được dùng dé phân tích, diễngiải, chi tiết hóa các vai trò ngữ pháp tiêu biéu của QHTPT tiếng Việt Và khi thựchiện phương pháp này ở bình diện kết học, chúng tôi đã sử dụng thi: pháp phân tíchcấu trúc cú pháp dé chỉ ra chức năng ngữ pháp của QHTPT trong cụm từ, trong câu

và trong văn bản.

Trên bình diện nghĩa học, phương pháp miêu tả được dùng dé phân tích, diễn

giải, chỉ tiết hóa vai trò tiêu biểu của QHTPT tiếng Việt đối với nghĩa miêu tả và

nghĩa tình thái trong câu/phát ngôn Khi thực hiện phương pháp này ở bình diện

nghĩa học, chúng tôi đã sử dung thi: pháp phân tích cau trúc vị tổ - tham thé dé chỉra chức năng của QHTPT đối với cấu trúc nghĩa miêu ta Thi pháp cải biến được sửdụng dé chỉ ra vai trò của QHTPT đối với nghĩa tinh thái trong câu Đồng thời, thipháp cải biến cũng được chúng tôi sử dụng để lý giải một số nội dung khác trong

luận án.

Trên bình diện dụng học, phương pháp miêu tả được dùng đề phân tích, diễngiải, chi tiết hóa vai trò tiêu biểu của QHTPT đối với lập luận và đối với cấu trúc dé- thuyết của câu/phát ngôn Và khi thực hiện phương pháp này ở bình diện dụnghọc, chúng tôi đã sử dung thi pháp mô hình hóa cau trúc lập luận dé chỉ ra vai tròkết tử lập luận của QHTPT Thủ pháp phân tích cau trúc dé - thuyết cũng duoc sửdụng dé chi ra chức năng đánh dấu các loại Chu dé, Hậu dé, Tiêu điểm (thuyết) củaQHTPT tiếng Việt.

Trang 12

Bên cạnh phương pháp, thủ pháp nghiên cứu chính trên, luận án còn sử dụng

thêm phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp này được sử dụng nhằm xemxét sự hiện diện của QHTPT trong các phát ngôn gắn với ngữ cảnh đề nhận diện rõcác vai trò ngữ nghĩa và ngữ dụng của tiêu loại này.

Ngoài ra, thi: pháp thống kê được luận án dùng dé hệ thống hóa danh sáchQHTPT trong tiếng Việt Thu pháp so sánh được luận án sử dụng dé chỉ ra nhữngtương đồng và khác biệt của một số QHTPT cụ thé khi thực hiện các chức năng trênba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học.

5 Đóng góp của luận án

5.1 Đóng góp về lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần củng cố và làm sâu sắc thêm lýthuyết về QHTPT trong tiếng Việt không chỉ ở bình diện kết học mà còn trên cảbình diện nghĩa học và dụng học theo quan điểm của ngữ pháp chức năng.

5.2 Đóng góp về thực tiễn

Luận án có thé sử dụng làm tài liệu học tập, tham khảo đối với giáo viên phổ

thông, giảng viên và sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ.

Kết quả nghiên cứu còn có thể cung cấp những gợi dẫn hữu ích về lĩnh hộivà sử dụng QHTPT tiếng Việt trong tạo lập câu, văn bản và trong giao tiếp.

Kết quả nghiên cứu cũng góp phần hỗ trợ công tác biên soạn từ điển, sách

công cụ, của các nhà Việt ngữ học.

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận

án được trình bày trong 03 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

Chương này có hai phần lớn Phần thứ nhất trình bày khái quát về tình hình

nghiên cứu QHTPT trong ngôn ngữ học đại cương và tình hình nghiên cứu QHTPT

trong tiếng Việt Phần thứ hai khái quát những vấn đề lý thuyết cơ bản phục vụ chođề tài luận án, đó là: lý thuyết ba bình diện của ngữ pháp chức năng; lý thuyết về từloại QHT và QHTPT trong tiếng Việt.

Trang 13

Chương 2: Quan hệ từ phụ thuộc trong tiếng Việt trên bình diện kết học

Trong chương này, luận án tiễn hành xác lập hệ thống QHTPT trong tiếngViệt dựa trên các đặc điểm nhận diện Trên cơ sở đó, luận án tập trung mô tả, phântích, làm rõ các chức năng tiêu biểu của QHTPT tiếng Việt trên bình diện kết học.

Chương 3: Quan hệ từ phụ thuộc trong tiếng Việt trên bình điện nghĩa học

và dụng học

Chương này tập trung mô tả, phân tích chỉ ra các vai trò tiêu biểu củaQHTPT tiếng Việt trên bình diện nghĩa học và dụng học Cụ thé, ở bình diện nghĩahọc, luận án tập trung làm rõ vai trò của QHTPT đối với hai thành phần nghĩa củacâu: nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái Ở bình diện dụng học, luận án miêu tả, phântích vai trò của QHTPT đối với lập luận và đối với cấu trúc đề - thuyết.

Trang 14

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU

vA CO SO LY THUYET

Dé cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu QHTPT trong tiếngViệt từ trước tới nay và xây dựng một khung lý thuyết phục vụ cho nhiệm vụ nghiêncứu của luận án, chương này sẽ tìm hiểu, chỉ ra kết quả nghiên cứu QHTPT trongngôn ngữ học đại cương và trong Việt ngữ học từ góc nhìn của ngữ pháp truyềnthống đến góc nhìn của ngữ pháp chức năng Sau đó, luận án trình bày một số vấn đềcơ bản về lý thuyết ba bình diện của ngữ pháp chức năng ứng dụng vào nghiên cứu từloại và một số vấn đề lý thuyết cơ bản về QHT và QHTPT trong tiếng Việt.

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu quan hệ từ phụ thuộc trong ngôn ngữ học đại cương

Trong ngôn ngữ học đại cương, các kết quả nghiên cứu QHT, QHTPT gắnliền với thành quả nghiên cứu về từ loại, một phạm trù thuộc ngữ pháp học Có théthấy răng từ loại là một vấn đề được các nhà ngôn ngữ học thế giới quan tâm, tìmhiểu ngay từ giai đoạn sơ khai của ngữ pháp hoc Từ thời cổ Hy Lạp, Protagonas,một nhà ngụy biện có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở thế kỷ V trước công nguyên, đãđược công nhận là người đầu tiên đưa ra những phân biệt từ loại của tiếng Hy Lạp.

Cùng thời với ông, Platon (khoảng 429-347 trước công nguyên) cũng là một trong

những người đầu tiên phân định từ loại tiếng Hy Lạp thành hai loại chính: danh từvà động từ Ở thời kỳ này, QHTPT (được gọi với tên giới tir) vẫn chưa được xácđịnh chỗ đứng trong hệ thống từ loại Phải đến thế kỷ IV trước công nguyên,QHTPT mới được xác lập tư cách của nó trong hệ thống từ loại của một ngôn ngữ.Người đầu tiên công nhận từ loại QHTPT 1a Aristotle (nha triết học cô đại Hy Lạp,

384-322 trước công nguyên) Đặt trong quan hệ giữa logic học với ngữ pháp học,

Aristotle đã phân chia từ loại thành te noi, danh từ, động từ, tính từ, Theo đó, từnói ma Aristotle đề cập bao gồm hai tiểu loại lién từ và giới từ (hay chính làQHTPT) Xét về mặt ý nghĩa của từ, Aristotle cũng nhận định trong ngôn ngữ Hy

Lạp có hiện tượng những từ “có nghĩa” và những từ “không có nghĩa” mà nội dung

của chúng tương ứng với khái niệm thực từ và hư từ (dẫn theo [103]).

10

Trang 15

Tiếp nối thành quả nghiên cứu từ loại của các học giả Hy Lạp, các nhà ngữpháp của trường phái Alexandria đã chia vốn từ thành tám từ loại khác nhau, trong

đó có QHTPT (giới từ) Theo đó, giới từ được trường phái này quan niệm “Ja

những từ phụ đứng trước các từ khác” [40, tr.19] Như vậy, QHTPT đã bước đầuđược nhìn nhận về chức năng ngữ pháp trong thế đối sánh với các từ loại khác.Quan niệm về từ loại, về QHTPT của trường phái này đã được người La Mã tiếp tụcnghiên cứu và trong nhiều thế kỷ đã được xác nhận bởi khoa Ngữ pháp Châu Âu.

Như vậy, có thé thay rang từ những bước đi đầu tiên của quá trình nghiêncứu từ loại học, QHTPT đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ xác lập vị thế của nótrong hệ thống từ loại của một ngôn ngữ.

Ở những thời kỳ tiếp theo, các nhà nghiên cứu ngữ pháp thuộc nhiều quốcgia trên thế giới (Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quéc, ) đã kế thừa và tiếp tụcnghiên cứu vấn đề từ loại trong ngôn ngữ học nói chung và của từng loại ngôn ngữnói riêng, thu được nhiều kết quả quan trọng về từ loại, về QHTPT Dé có cái nhìncụ thê về tình hình nghiên cứu QHTPT trong ngôn ngữ học đại cương từ góc nhìntruyền thống đến thời kỳ ngữ pháp chức năng (hay còn gọi là ngữ pháp hiện đại), cóthé kế ra đây một số thành quả nghiên cứu quan trọng về QHTPT (giới từ) tiếngAnh, một ngôn ngữ mang tính quốc tế, có sức ảnh hưởng lớn cả trong sử dụng lẫn

trong nghiên cứu ngôn ngữ.

Trong nghiên cứu ngữ pháp, từ loại tiếng Anh cũng như từ loại của nhiềungôn ngữ châu Âu khác được quan tâm, tìm hiểu từ rất sớm, trong đó có vấn đềQHTPT (giới từ) Xác lập khái niệm, chỉ ra các chức năng ngữ pháp là những vấnđề đầu tiên được các nhà ngôn ngữ học quan tâm khi nghiên cứu về giới từ tiếngAnh Đây cũng là hướng nghiên cứu QHTPT (giới từ) theo quan điểm truyền thốngtrong ngôn ngữ học Đã có nhiều quan niệm về giới từ được đưa ra, nhưng điểmđồng nhất giữa các học giả khi định nghĩa về giới từ là đều dựa vào những đặc trưngvề hình thức ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp của từ loại này để đưa ra quan niệm vềgiới từ Cụ thé, các tác gia H.A Gleason, J.H Heaton, xác lập khái niệm giới từthiên về mặt chức năng ngữ pháp Theo J.H Heaton: “Giới tir là một từ loại chi mối

quan hệ giữa danh từ hay dai từ với các từ khác trong câu Giới từ thường đứng

11

Trang 16

trước danh từ hay đại từ mà nó chỉ phối ” (dẫn theo [59, tr.13]) Nhóm tác giả công

trình A comprehensive grammar of English language (tạm dịch là Ngữ pháp tiếngAnh tường giải, xuất bản tại London (Anh) năm 1985) gồm R.Quirk, S.Greenbaum,G.Leech và J.Svartvik đã dành 62 trang dé viết về QHTPT (giới từ) và đưa ra nhữngquan điểm rất tiễn bộ và quan trọng về chức năng, ý nghĩa ngữ pháp của giới từtrong sự phân biệt với các từ loại tiếng Anh khác Nhóm tác giả của công trình nàyđã phân chia giới từ theo quan hệ ngữ nghĩa, bao gồm: nhóm giới từ chỉ địa điểm,

nhóm giới từ chỉ thời gian, nhóm giới từ chỉ nguyên nhân, nhóm giới từ chỉ mục

đích, Đặc biệt, trong công trình này, các tác giả còn phân biệt giới từ tiếng Anhthành giới từ don và giới từ ghép khá tỉ mỉ và cụ thé Công trình đã đánh dau bước

ngoặt mới trên con đường nghiên cứu hình thức ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp của

giới từ tiếng Anh.

Từ sự thống nhất tương đối trong quan niệm về giới từ tiếng Anh của các nhànghiên cứu, có thê nhận thấy giới từ tiếng Anh có những đặc điểm ngữ pháp cơ bảnsau: (1) Về cấu tạo, giới từ có thé là từ đơn hay từ ghép; không thể độc lập làmthành phần của cụm từ và câu; (2) Về ngữ nghĩa, giới từ không có ý nghĩa từ vựngchân thực, chủ yếu mang ý nghĩa ngữ pháp Các kiểu nghĩa quan hệ tồn tại tronggiới từ có thé là thời gian, vị trí, phương hướng, cảm xúc ; (3) Về vị trí, giới từ

thường đứng trước danh từ hoặc đại từ mà nó chi phối; (4) Về chức năng, giới từlàm thành tố kết nối các thành phần trong câu, xác định mối quan hệ giữa các từ mà

chúng liên kết.

Những khái quát trên mới chỉ là những nhận định về giới từ tiếng Anh ở bìnhdiện ngữ pháp hình thức Các vấn đề nghĩa học và dụng học của từ loại này vẫnchưa được bàn luận và tìm hiểu Phải đến những thập niên cuối của thế kỷ XX, sự ra

đời của học thuyết tam diện về tín hiệu của hai nhà ngôn ngữ học Charles Sanders

Peirce và Charles William Morris đã giúp lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học có

những bước chuyên biến rõ rệt, bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ nghiên cứu

ngôn ngữ dưới góc độ của ngữ pháp chức năng.

Vận dụng quan điểm tam diện về tín hiệu, M A K Halliday đã xây dựng lýthuyết ngữ pháp chức năng hệ thống, gắn ngôn ngữ với ba siêu chức năng nghĩa:

12

Trang 17

siêu chức năng kinh nghiệm, siêu chức năng liên nhân và siêu chức năng văn bản.

Trong một cú, ba siêu chức năng này gắn với ba kiểu cấu trúc: siêu chức năng kinhnghiệm có cấu trúc nghĩa biểu hiện (hay còn gọi là cấu trúc nghĩa miêu tả), siêuchức năng liên nhân có cấu trúc thức, siêu chức năng văn bản có cấu trúc đề -thuyết Từ khi ra đời, lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống với ba kiểu cấu trúctrên của Halliday đã, đang và ngày càng có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong nghiêncứu tiếng Anh nói riêng và nghiên cứu các ngôn ngữ thế giới nói chung.

Trong cuốn An Introduction to Functional Grammar (Nhập môn Ngữ pháp

chức năng) [136], M.A.K Halliday đã nghiên cứu giới từ (QHTPT) theo đườnghướng ngữ pháp chức năng Trong công trình này, đóng góp đáng ghi nhận của ông

là phát hiện ra những mối quan hệ của giới từ va cấu trúc nội tại của nó “Theo ông,giới từ không tách khỏi các từ loại khác mà luôn được xếp đặt, kết hợp, sử dụngtrong tình huong (situation), ngữ cảnh (context), trong mối quan hệ tang bậc gồm

ngữ cảnh (context), ngữ nghĩa (semantics), từ vựng - ngữ pháp (lexico - grammar)”

(dẫn theo [59, tr.16]) Như vậy, theo đường hướng nghiên cứu của ngữ pháp chứcnăng, QHTPT (giới từ) không còn đơn thuần được nghiên cứu dưới góc độ ngữ

pháp hình thức mà đã được gắn với vai trò nghĩa học và dụng hoc Halliday “khôngnhững đã chỉ ra các đặc điển hình thức của giới từ mà còn giải thích vì sao, cái gìđã tạo ra những nét nghĩa đó, cơ chế tổ chức, hoạt động của giới từ trong cụm từ,trong câu ra sao, ” (dan theo [59, tr.16]) Từ lý thuyết và kết quả nghiên cứu giớitừ theo đường hướng ngữ pháp chức năng của Halliday, một số công trình nghiêncứu về ngữ nghĩa, ngữ dụng có liên quan đến giới từ đã được xuất bản, tiêu biểunhư cuốn THE SEMANTICS OF ENGLISH PREPOSITIONS, Spatial scenes,embodied meaning and cognition (Ngữ nghĩa giới từ tiếng Anh, khung cảnh không

gian, nghĩa nghiệm thân và tri nhận) của hai tác giả Andrea Tyler và Vyvyan Evans

đã được dịch giả Lâm Quang Đông, Nguyễn Minh Hà dịch ra tiếng Việt hay cuốnEnglish Prepositions Explained [138] (tam dich là Giải thích về giới từ tiếng Anh)của tác giả Seth Lindstromberg Không giống với các cuốn ngữ pháp tiếng Anhtruyền thống và cách giải thích ngữ nghĩa giới từ trong các cuốn từ điển tiếng Anh,

hai cuôn chuyên luận kê trên đã đi sâu nghiên cứu giới từ tiêng Anh vê mặt ngữ

13

Trang 18

nghĩa và cách sử dụng, đặc biệt là nhấn mạnh đến việc sử dụng giới từ tiếng Anh

trong quan hệ với ngữ cảnh và với người nói Như vậy, dưới sức ảnh hưởng của ngữ

pháp chức năng, việc nghiên cứu giới từ tiếng Anh nói riêng và nghiên cứu giới từ(QHTPT) của các ngôn ngữ khác trên thế giới nói chung đã và đang chuyền hướngtừ ngữ pháp hình thức sang ngữ pháp chức năng, gắn với ba bình diện: kết học,

nghĩa học và dụng học Những thành quả nghiên cứu này đã cung cấp một hệ lý

thuyết về ngữ pháp chức năng day thuyết phục dé các nhà ngôn ngữ học thuộc cácnước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam ứng dụng vào nghiên cứu ngôn ngữ

nói chung, nghiên cứu QHTPT nói riêng.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu quan hệ từ phụ thuộc trong Việt ngữ học

Như đã biết, QHT, QHTPT tiếng Việt được các nhà ngữ pháp quan tâm, tìmhiểu từ khá sớm Có thê tìm thấy các kết quả nghiên cứu từ loại này trong các chuyênluận về ngữ pháp, về từ loại hay về hư từ tiếng Việt và được chia thành hai khuynhhướng chính: nghiên cứu QHTPT tiếng Việt dưới góc nhìn của ngữ pháp truyềnthống và nghiên cứu QHTPT tiếng Việt dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng.

1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu quan hệ từ phụ thuộc tiếng Việt dưới góc nhìn củangữ pháp truyén thong

Dưới góc nhìn của ngữ pháp truyền thống, vấn đề từ loại tiếng Việt nóichung, QHT, QHTPT nói riêng là một trong những đối tượng nghiên cứu chính củangữ pháp tiếng Việt Gần hết các nhà ngôn ngữ học có tên tuổi đều dành thời gian,tâm huyết cho việc nghiên cứu hệ thống từ loại tiếng Việt trong đó có QHT,QHTPT Có thé ké tên một số tác giả tiêu biêu như Nguyễn Kim Than, Nguyễn TàiCần, Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Anh Quế, Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban, Bùi

Minh Toán,

Các công trình ngữ pháp tiếng Việt, từ loại tiếng Việt ở giai đoạn này đều tậptrung nghiên cứu bản chất và các đặc trưng ngữ pháp của từ loại, xây dựng bộ tiêuchuẩn phân định từ loại và xác lập hệ thống từ loại tiếng Việt Việc nghiên cứu QHT,QHTPT tiếng Việt cũng không nam ngoài quỹ dao đó Các van đề về QHT, QHTPTtiếng Việt được tập trung nghiên cứu ở giai đoạn này là: xác lập các tiêu chí nhậndiện, đưa ra quan niệm về QHT, QHTPT; chỉ ra đặc điểm và chức năng ngữ pháp tiêu

14

Trang 19

biểu của QHT, QHTPT; phân loại QHT, chức năng ngữ pháp cơ bản của một số quanhệ từ bình đăng (QHTBĐ) và QHTPT tiêu biéu, Dưới đây, chúng tôi xin phépđược trình bày kết quả nghiên cứu của một số công trình tiêu biéu về ngữ pháp tiếngViệt và từ loại tiếng Việt có bàn về QHT, QHTPT tiếng Việt.

Nguyễn Tài Cân trong [10] đã dùng đoản ngữ là một tiêu chuẩn dé phân địnhtừ loại tiếng Việt Theo đó, ông xếp QHT vào mảng từ không thé làm thành tố đoảnngữ, QHT là “tir nằm ngoài trung tâm đoản ngữ”, là “những từ có khả năng đi kèmvới đoản ngữ, với tư cách là những cái dấu nối hai chiều, nối đoản ngữ với một đơnvị nào day ở trước, dé tạo thành một don vị lớn hơn” [10, tr.328-329] Ong dùngcách gọi liên tu và giới từ (QHTPT) dé phan loai QHT Ong không trình bay rạchroi về khái niệm giới từ, liên từ mà tiến hành so sánh chức năng của hai tiểu loạinày trong cau trúc (A + x + B), trong đó A, B là đoản ngữ; x là giới từ/liên từ dé chỉra những điểm chung và riêng giữa chúng Theo ông, cả liên từ và giới từ đều dùngtheo công thức (A + x + B) Cả hai đều có thể dùng theo công thức (x + B) vàkhông thường gặp cách dùng (A + x) Cả liên từ và giới từ đều có tác dụng làm dấu

hiệu chứng tỏ đoản ngữ B đứng sau chúng không còn là một đoản ngữ trung lập, mà

là một đoản ngữ đã mang dấu ấn cú pháp đặc biệt, chỉ có thé dem dùng được trong

một hay một vài hoàn cảnh cú pháp đặc biệt Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra sự khác

nhau giữa giới từ và liên từ trong công thức (x + B) Ở giới từ thì (x + B) khác B cảở mặt phân bó, cả ở mặt ý nghĩa chức vụ Ở liên từ thì (x + B) chỉ khác B ở một mặtphân bố Như vậy, tuy ông sử dụng công thức (A + x + B) của các nhà nghiên cứuđi trước dé lý giải về vai trò của giới từ, liên từ tiếng Việt nhưng ông đã chỉ ra rõhơn những chức năng tương đồng và khác biệt của hai tiểu loại này đối với đoảnngữ Những nhìn nhận cơ bản của Nguyễn Tài Cần về QHT, cũng như sự phân biệtliên từ, giới từ (QHTPT) là nền tảng để các nhà ngữ pháp sau ông đưa ra nhữngnhận xét đầy đủ hơn về từ loại này trong tiếng Việt.

Cuốn Ngữ pháp tiếng Việt [121] của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đãcăn cứ vào hai tiêu chuẩn về nghĩa và đặc điểm ngữ pháp để phân định từ loại vàxếp QHT (trong sách, các tác giả gọi là kết từ) thuộc lớp hư từ tiếng Việt Theo đó,

“Kết từ là từ biểu thị quan hệ Nó không làm phân đề, phan thuyết trong nòng cốt;

15

Trang 20

cũng không thé làm yếu tổ cấu tạo, hoặc chính tố hoặc phụ to, của đoản ngữ Nó làphương tiện dé chỉ ra các quan hệ cú pháp” [121, tr.71] Các tác giả cuỗn sáchcũng đã phân chia kết từ thành hai tiêu loại chính: Kế: tir chính phụ tức là kết từbiểu thị quan hệ chính phụ, bao gồm những từ như do, của, dé, bằng, bởi, bởi vì,tại, Kết từ liên hợp tức là kết từ biéu thị mối quan hệ liên hợp, bao gồm các từnhư và, hay, hoặc, cùng, Nhu vậy, các tác giả của cuốn Wgữ pháp tiếng Việt đã cónhững trình bày sơ lược về QHT tiếng Việt và có sự phân loại QHT khá rõ ràng.

Nguyễn Anh Qué [98] đã có một chuyên luận riêng về lớp hư từ tiếng Việt.Mở đầu chuyên luận, ông trình bày, phân tích những cơ sở xác định và phân loại hưtừ tiếng Việt đã được các nhà nghiên cứu trước đó và cùng giai đoạn với ông sửdụng Từ đó, ông cho rằng quan điểm dựa vào đoản ngữ của tác giả Nguyễn TàiCan đề xác định và phân loại hư từ là chặt chẽ và hợp lý hơn cả Dựa vào đoản ngữ,Nguyễn Anh Quế đã chia hư từ tiếng Việt thành ba loại: các hư từ chuyên dùng làmthành tố phụ đoản ngữ; các hư từ không làm thành tố phụ đoản ngữ; các hư từ nằmngoài đoản ngữ, các hư từ phụ trợ Ông xếp QHT vào nhóm hư từ không làm thànhtố phụ đoản ngữ và đi khảo sát ý nghĩa, công dụng của một số QHT tiêu biểu Nhìnchung, công trình của Nguyễn Anh Qué là bước kế thừa và phát triển cụ thé lýthuyết của Nguyễn Tài Cần áp dụng vào xác định và phân loại hư từ tiếng Việt Ôngcó gắng xây dựng một bức tranh ngữ pháp tổng thê về lớp từ này trong tiếng Việt.Có thể nói, đây là một công trình công phu đầu tiên tìm hiểu riêng về lớp hư từtiếng Việt Đến chuyên luận We# pháp tiếng Việt [99] của mình, Nguyễn Anh Quếđã có sự xác lập rõ ràng hệ thống từ loại tiếng Việt, trong đó có bàn về QHT Ôngquan niệm “QHT là những từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thành tô trongđoản ngữ, trong câu” [99, tr.133] Ông có sự so sánh QHT với từ loại phó từ Ongcho rằng cả phó từ và QHT đều không có ý nghĩa từ vựng chân thực nhưng phó từcó thể làm thành tố phụ đoản ngữ còn QHT thì không có khả năng này Căn cứ theotính chất và quan hệ giữa các thành tố cú pháp trong đoản ngữ, câu, Nguyễn AnhQué phân chia QHT thành hai loại: loại biểu thị quan hệ chính phụ gọi là giới từ;loại biểu thị quan hệ liên hợp gọi là liên từ Khi trình bày về giới từ (QHTPT), ông

đặc biệt nhân mạnh đên chức năng giới từ “được dung dé nói yêu tô phụ với yêu to

16

Trang 21

chính, trong phạm vi đoản ngữ thì đó là những yếu to phụ đứng sau; ngoài phạm viđoản ngữ, giới từ còn có thé được dùng noi hai về câu (hoặc hai cum chủ - vị) Tuynhiên tính chất quan hệ giữa hai về câu, hoặc hai cụm chủ vị đó vẫn giống nhưtrong phạm vi đoản ngữ ” [99, tr.134] Khảo sát cụ thé một số QHT, ông nhận thayrằng có những trường hợp QHT vừa năm ở danh sách giới từ vừa thuộc danh sáchliên từ như với, cling Theo ông, các QHT này vốn được dùng với chức năng củagiới từ nhưng trong một số ngữ cảnh cụ thể chúng được dùng với chức năng củaliên từ với điều kiện trong bối cảnh đó, với, cùng có thể được thay thế bằng liên từvà Nếu trường hợp với, cùng không thé thay thé bằng và thì chúng là giới từ chứ

không phải liên từ.

Dinh Văn Đức [40] đã gọi QHT là các hw tir cú pháp Theo ông, hư từ tiếng

Việt được chia làm hai loại: 1 Các Aue tir tir pháp có chức năng diễn đạt các ý nghĩa

ngữ pháp kèm theo thực từ (danh từ, động từ, tính từ, số từ) Trong quan hệ cấutrúc, chúng chuyên dùng làm thành tố phụ trong các đoản ngữ 2 Các J tir cú phápkhông làm trung tâm và cũng không làm thành tô phụ đoản ngữ “Chứng là một thứphương tiện liên kết “xúc tac” thành tô phụ với trung tâm đoản ngữ, các đoản ngữ,

các mệnh đề với nhau trong cầu trúc phát ngôn ” [40, tr.204] Theo ông, việc phânchia QHT tiếng Việt thành /iên tir và giới từ là chưa phù hop vì có những trườnghợp QHT mang tính chất nửa liên từ nửa giới từ (/hì, với, vì, do, bởi, tại, ) Ôngđưa ra hướng phân loại QHT thành các liên từ thuần túy; các giới từ thuần túy; cácliên - giới từ Bàn về QHT, ông đi nghiên cứu sâu hơn về nhóm QHT chỉ hướng ra,vào, lên, xuống, đến, tới, và nhóm QHT chỉ vi trí ước, sau, trong, ngoài, gửữa,

để chỉ ra chức năng đa từ loại của hai nhóm từ này trong đó có chức năng của giới

từ (hay chính là chức năng của QHTPT).

Diệp Quang Ban [8] đã căn cứ vào ba tiêu chuẩn: ý nghĩa khái quát, khảnăng kết hợp và chức vụ cú pháp của từ dé phân loại các lớp từ tiếng Việt Ông địnhnghĩa về QHT như sau: “QHT (còn gọi là kết từ) là những hư từ dùng dé nói kết cáctừ, cụm từ, các mệnh đề trong một câu, các câu với nhau” [8, tr338] Ông đồngquan điểm với tác giả Dinh Văn Đức khi cho rang việc phân chia QHT tiếng Việtthành giới từ và liên từ giống như các ngôn ngữ Châu Âu là chưa thực sự phù hợp.

17

Trang 22

Bởi có những QHT khi thì mang chức năng của liên từ, khi lại mang chức năng của

giới từ, như với, cùng, vì, do, bởi, tại, thì, Ông đề xuất phân loại QHT thành quanhệ từ bình đăng (QHTBĐ) và QHTPT Theo ông, QHTBĐ diễn đạt mối quan hệngang bằng nhau giữa các yêu tổ ngôn ngữ mà nó kết nối, gồm cả quan hệ giữa từvới từ, giữa mệnh đề với mệnh đề, giữa câu với câu, như và, vừa, cùng, hay,hoặc, QHTPT diễn đạt các mối quan hệ không ngang nhau giữa các yếu tố ngônngữ mà nó kết nối Các QHTPT thường được dùng trong hai trường hợp: nối kếtcác mệnh đề trong câu ghép hoặc câu với câu và nối kết yếu tố chính với yếu tố phụtrong cụm từ chính phụ Các QHTPT thường gặp như vì, đo, bởi, tại, của, để, bằng,từ, đến, ở, Ông cũng đưa ra một ghi chú rằng một QHT có khả năng diễn đạt vàiba kiểu quan hệ, trong đó có một kiêu tiêu biểu cho QHT đó.

Tổng hợp các quan điểm về QHT, QHTPT tiếng Việt của các tác giả NguyễnTài Cân, Nguyễn Anh Qué, Dinh Văn Đức, Diệp Quang Ban, tác giả Lê Biên [9]khang định QHT là những /ur ter cú pháp Chúng không có khả năng làm thành tố(trung tâm hoặc thành tố phụ) trong cấu trúc một ngữ Chúng có chức năng diễn đạtquan hệ giữa thực từ với thực từ, là phương tiện để kết nối các từ, các ngữ, các vềcâu Trên giác độ ngữ pháp văn bản, QHT còn là phương tiện liên kết văn bản Vềphân loại QHT, ông cho rang từ loại này là những hư từ cú pháp có hoạt động cúpháp rat đa dạng trong các tô hợp cú pháp khác nhau, cho nên đó là những khó khăntrong việc phân loại QHT Ông chỉ liệt kê vai trò và tác dụng của một số QHT

thường dùng như của, mà, bằng, với, từ, nhưng, vì, do, bởi, tại,

Ngoài các tác giả nêu trên, nghiên cứu QHT, QHTPT tiếng Việt dưới gócnhìn của ngữ pháp truyền thống còn có thé kể tên một số tác giả khác như Bùi Minh

Toán - Nguyễn Thị Lương [111], Đào Thanh Lan [74], Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn

Thị Ly Kha, Nguyễn Văn Lộc, cũng có các chuyên luận về ngữ pháp tiếng Việttrong đó có bàn về QHT, QHTPT Quan điểm về QHT, QHTPT của các tác giả nàytương đối đồng nhất với quan điểm của các tác giả nêu trên nên chúng tôi xin phépkhông chỉ tiết hóa.

Từ kết quả tìm hiểu tình hình nghiên cứu QHT, QHTPT tiếng Việt dưới gócnhìn của ngữ pháp truyền thống, chúng tôi xin đưa ra mấy nhận định sau:

18

Trang 23

Thứ nhất, chưa có sự thống nhất về tên gọi giữa các tác giả khi tìm hiểu vềQHT, QHTPT tiếng Việt Cụ thể, QHT tiếng Việt còn được gọi với các tên khácnhư kết từ, từ nối, hu từ cú pháp QHTPT còn được gọi với các tên như giới ty,

QHT chính phụ, kết từ chính phụ, liên từ phụ thuộc Tuy QHT, QHTPT tiếng Việtđược gọi bằng các tên gọi khác nhau nhưng bản chất ngữ pháp của chúng là một.Cho nên, có thể hiểu các tên gọi trên đều dé chỉ chung một từ loại, tiểu loại thuộclớp hư từ tiếng Việt là QHT, QHTPT.

Thứ hai, mặc dù giữa các tác giả có sự lựa chọn các tiêu chuẩn xác lập vàphân chia từ loại tiếng Việt có phần khác nhau nhưng kết quả nghiên cứu QHT,QHTPT tiếng Việt giữa họ vẫn tương đối thống nhất khi xếp từ loại, tiểu loại nàythuộc lớp hư từ tiếng Việt Đồng thời chỉ ra những đặc điểm, chức năng cơ bản củaQHT, QHTPT về mặt ngữ pháp Cụ thể, QHT tiếng Việt được quan niệm chung là

từ loại không có ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp Chúng

không đảm nhiệm thành phần chính cũng như thành phần phụ trong cấu trúc đoảnngữ, cấu trúc câu Chúng chỉ có chức năng nối kết và diễn đạt quan hệ ngữ phápgiữa các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt QHTPT tiếng Việt là một tiểu loại thuộc từ

loại QHT, tồn tại song song với tiểu loại QHTBĐ QHTPT được dùng dé kết nối vàbiểu thị quan hệ chính phụ giữa các yêu tổ ngôn ngữ.

Thứ ba, vấn đề phân loại QHT tiếng Việt của các tác giả cũng chưa có sự đồngnhất tuyệt đối Một số tác giả như Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban, Lê Biên nhậnthấy việc phân chia QHT tiếng Việt thành /iên nv và giới từ như trong ngôn ngữ ChâuÂu là chưa thật phù hợp với thực tế tiếng Việt vì có một số QHT mang tính trung

gian, ở trường hợp này chúng là liên từ nhưng ở trường hợp khác chúng lại là giới từ.

Bởi vậy, tác giả Dinh Văn Đức b6 sung thêm vào việc phân loại QHT tiếng Việt mộtloại thứ ba: các liên - giới từ Còn các tác giả khác như Nguyễn Anh Quế, DiệpQuang Ban, Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Luong, van phân chia QHT tiếng Việt

thành hai loại nhỏ: QHTBD và QHTPT (hay còn gọi là QHT chính phụ) Tuy nhiên,

các tác giả này đã ghi chú răng, có những QHT được xếp vào cả hai loại trên.

Thứ tư, hai tiểu loại của QHT tiếng Việt là QHTBĐ và QHTPT mới được

các tác giả bàn luận, chỉ ra chức năng ngữ pháp cơ bản nhât của từng tiêu loại và

19

Trang 24

minh họa chức năng ngữ pháp của một số QHT tiêu biểu cho từng loại Việc xác lậpmột danh sách hoàn chỉnh các QHTBĐ, QHTPT tiếng Việt vẫn chưa được tác giảnào đề cập đến.

Như vậy, các kết quả nghiên cứu QHT, QHTPT tiếng Việt dưới góc nhìn củangữ pháp truyền thống mới chỉ thuần túy chứa đựng những giá trị về mặt ngữ pháphình thức Từ loại, tiểu loại này vẫn chưa được quan tâm tìm hiểu về mặt nghĩa họcvà dụng học Day là hai khoảng trống cần được lap đầy dé khang định vai trò, vi théquan trọng của QHT, QHTPT trong tiếng Việt theo đường hướng của ngữ pháp

một nhóm từ loại (trong đó có chức năng của QHTPT),

a Kết quả nghiên cứu QHTPT tiếng Việt trên bình diện kết học

Mặc dù là một hệ lý thuyết hướng tới vai trò nghĩa học và dụng học của ngônngữ nhưng ngữ pháp chức năng không phủ định hay li khai những thành tựu về kết

học (ngữ pháp) mà coi đây là một trong ba bình diện chính của ngôn ngữ Vì vậy,

dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng, bình điện kết học của từ loại tiếng Việt nóichung, QHT, QHTPT tiếng Việt nói riêng vẫn được quan tâm tìm hiểu trên cơ sở kếthừa những thành quả nghiên cứu của ngữ pháp truyền thống dé chỉ ra thêm một sốđặc điểm, vai trò của từ loại này ở bình diện ngữ pháp Có thể kế ra đây một số

công trình nghiên cứu của các tác giả sau:

20

Trang 25

Tác giả Diệp Quang Ban [5] đã vận dụng thành tựu của ngữ pháp chức năng

vào nghiên cứu câu tiếng Việt Cụ thể, tác giả đã xác định các kiểu câu tiếng Việt vềmặt cấu trúc ngữ pháp và xem xét cau trúc cú pháp trong quan hệ với cau trúc nghĩabiểu hiện của chúng dé làm rõ được những hiện tượng quan trọng Theo đó, tác giảđã xác lập một trong những kiểu câu cơ bản của tiếng Việt là câu chứa vị tố là từ chiquan hệ không dùng độc lập (hay chính là QHTPT) như băng, tai, do, bởi, để, trên,dưới, trong, ngoài, của, Như vậy, tác giả Diệp Quang Ban đã bước đầu chỉ ra vaitrò vị tố hay vị ngữ của QHTPT tiếng Việt trong kiêu câu quan hệ vừa thuộc bình

diện ngữ pháp vừa thuộc bình diện ngữ nghĩa Cũng theo đường hướng nghiên cứu

của ngữ pháp chức năng, tác giả Lê Thị Lan Anh [1] đã tìm hiểu về câu quan hệtiếng Việt trên ba bình diện: ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng Trong công trìnhnay, tác giả Lê Thị Lan Anh đã chứng minh trong tiếng Việt có kiều câu quan hệ mavị từ của nó da phần do QHTPT đảm nhiệm.

Tác giả Hoàng Trọng Phiến [92] mặc dù không nghiên cứu hư từ theo hướngba bình diện nhưng công trình của ông thực sự có nhiều đóng góp về kết quả nghiêncứu bình diện kết học của hư từ, QHT, QHTPT tiếng Việt Cụ thé, tác giả HoangTrọng Phiến đã xác lập một danh sách tương đối phong phú về hư từ tiếng Việt, baogồm các từ loại giới từ (QHTPT), liên từ, ngữ khí từ, phó từ, trợ từ Và đặc biệt, ôngtập trung trình bày các biểu hiện ngữ nghĩa, khả năng kết hợp và chức năng ngữpháp của từng hư từ tiếng Việt cụ thể Theo ông, một hư từ có thé ton tại với tư cáchđa từ loại Ví dụ, trường hợp hư từ băng đã được tác giả chỉ ra các biểu hiện ngữnghĩa, khả năng kết hợp, chức năng ngữ pháp với tư cách là QHTPT (giới từ), với

tư cách là liên từ, với tư cách là trợ từ [92, tr.26] Tuy mới chỉ tập trung vào những

biéu hiện ngữ nghĩa va đặc điểm ngữ pháp của hu từ tiếng Việt nhưng chuyên luậnnày của tác giả Hoàng Trọng Phiến đã được xem như một cuốn “từ điển giải thíchhư từ tiếng Việt” giúp người đọc có những cái nhìn sơ bộ đặc điểm kết học của hưtừ nói chung, QHTPT trong tiếng Việt nói riêng.

Ngoài ra, có thé kế đến kết quả nghiên cứu đặc điểm, vai trò ngữ pháp củaQHTPT (giới từ) tiếng Việt trong hai luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Cảnh Hoavới đề tài Nghiên cứu ngữ pháp, ngữ nghĩa của giới từ tiếng Anh, đối chiếu vớitiếng Việt [59] và tác giả Lý Yên Châu với đề tài Đối chiếu giới từ tiếng Hán hiện

21

Trang 26

đại với giới từ tiếng Việt hiện đại (qua một số giới từ) [21] Luận án của tác giảNguyễn Cảnh Hoa đi sâu nghiên cứu bản chất ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp của giớitừ tiếng Anh trên cơ sở đối chiếu với giới từ tiếng Việt Còn luận án của tác giả LýYên Châu làm rõ đặc điểm ngữ pháp của những giới từ điển hình trong tiếng Hánhiện đại và trong tiếng Việt hiện đại, chỉ ra sự giống và khác nhau của giới từ tronghai ngôn ngữ này về ngữ pháp, ngữ nghĩa và cách dùng Đây là hai công trìnhnghiên cứu theo hướng so sánh, đối chiếu, đối tượng nghiên cứu chính là giới từtiếng Anh và giới từ tiếng Hán Cho nên các đặc điểm, vai trò ngữ pháp của QHTPT(giới từ) tiếng Việt chưa được quan tâm thỏa đáng Các vai trò của QHTPT trênbình diện nghĩa học và dụng học theo mô hình lý thuyết ba bình diện của ngữ phápchức năng cũng chưa được bàn luận đến.

Gần đây nhất, tác giả Bùi Minh Toán và các cộng sự trong [116] đã vận dụnglý thuyết ba bình diện của ngữ pháp chức năng vào tìm hiểu hư từ tiếng Việt Trongcông trình này, nhóm tác giả đã khái quát hóa các đặc điểm, vai trò của hư từ tiếng

Việt trên cả bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Trên bình diện ngữ pháp,các tác gia đã chỉ ra những vai tro quan trọng của hư từ, như: (1) Là phương thức

ngữ pháp quan trọng nhất của tiếng Việt; (2) Làm từ chứng cho các loại thực từ; (3)Vai trò trong cấu tạo cụm từ và cấu tạo câu; (4) Thé hiện các quan hệ ngữ pháp; (5)Đánh dấu các chức năng ngữ pháp trong câu; (6) Vai trò kết nối trong câu phức vàcâu ghép; (7) Vai trò trong liên kết văn bản Như vậy, tác giả Bùi Minh Toán và cáccộng sự đã xác lập một hệ thống vai trò ngữ pháp của hư từ tiếng Việt Trong hệthống này, có những vai trò ngữ pháp của QHT, QHTPT tiếng Việt Kết quả nghiêncứu này là một gợi dẫn rất quan trọng, giúp chúng tôi thực hiện nhiệm vụ nghiêncứu bình diện kết học của QHTPT tiếng Việt.

b Kết quả nghiên cứu QHTPT tiếng Việt trên bình diện nghĩa học.

Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, bình diện nghĩa học gồm hai thànhphần nghĩa chính: nghĩa miêu tả (hay còn gọi là nghĩa biểu hiện, nghĩa sự tình) và

nghĩa tình thái.

Thứ nhất, về kết quả nghiên cứu vai trò của QHTPT đối với nghĩa miêu tả,có thé kế đến công trình nghiên cứu [1] của tác giả Lê Thị Lan Anh Trong côngtrình này, tác giả đã chi ra vai trò vị tố của một số QHTPT tiếng Việt (của, dé, bằng,

22

Trang 27

như, ) trong cau trúc vị tố - tham thể (chính là cấu trúc nghĩa miêu tả) của câu quanhệ tiếng Việt Cụ thể, một số QHTPT tiếng Việt có thé đảm nhận vai trò vị tố quan

hệ trong các sự tình quan hệ thâm nhập, sự tình quan hệ cảnh huống, sự tình quan

hệ sở hữu Nhu vậy, QHTPT có thé đóng vai trò là yếu tố chính, yếu tố trung tâm(vi tố) quy định sỐ lượng của các tham thể bắt buộc (diễn tố) tham gia vào cầu trúcnghĩa miêu tả của câu quan hệ tiếng Việt.

Tác giả Nguyễn Văn Hiệp [56, tr.52-53] khi bàn về sự thé hiện của vai nghĩa(tham thể) và đánh dấu vai nghĩa trong cấu trúc vi t6/vi từ - tham thé của câu, đãnhận định rằng có thể xem giới từ (QHTPT) là phương thức phổ biến dé đánh daucác vai nghĩa Cụ thê như trong tiếng Việt, vai công cụ có thể được đánh dấu bởiQHTPT băng (Nó đi học bằng xe đạp); vai địa điểm, vị trí có thê được đánh dấu bởiQHTPT trén, dưới, trong, ngoài (Thang bé dang chơi ngoài vườn).

Tác giả Bùi Minh Toán và các cộng sự trong [116] cũng trình bay những vai

trò quan trọng cua hư tt tiếng Việt đối với nghĩa miêu tả của câu Cụ thé: (1) Bồsung nghĩa cho vị tố hay tham thể; (2) Đánh dau các vai nghĩa; (3) Chi báo các loại

sự tình khác nhau; (4) Hư từ chỉ quan hệ trong vai trò vi tố.

Kết quả nghiên cứu của các tác giả Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Văn Hiệp, BùiMinh Toán và các cộng sự về vai trò của QHTPT đối với nghĩa miêu tả trong câu cóý nghĩa rất quan trọng đối với đề tài nghiên cứu của luận án, góp phần định hướng

nội dung nghiên cứu bình diện ngữ nghĩa của QHTPT theo đường hướng ngữ phápchức năng.

Ngoài những công trình nghiên cứu quan trọng trên, có thé ké đến luận ánĐồng nghĩa của hư từ tiếng Việt [58] của tác giả Bùi Thanh Hoa Vận dụng lýthuyết ba bình diện của ngữ pháp chức năng vào nghiên cứu hiện tượng đồng nghĩahư từ tiếng Việt, tác giả đã xác lập các nhóm từ đồng nghĩa của ba từ loại: phụ từ,QHT, tình thái từ Từ đó, tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt của cácnhóm hư từ đồng nghĩa này trên các bình diện ngữ nghĩa, ngữ pháp và cách dùng.Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền nghiên cứu về “Các hu từ “và”,

“tới”, “cùng” trên ba bình diện kết học - nghĩa học - dụng học ” [63], luận văn củatác giả Phạm Thị Thu Hưng nghiên cứu về Nhóớm từ chỉ vị trí trong tiếng Việt nhìn

từ lý thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và đụng học [67] Hai công trình khoa

23

Trang 28

học này mới chỉ tìm hiểu một vài từ loại tiếng Việt cụ thể theo đường hướng lýthuyết ba bình diện của ngữ pháp chức năng mà thôi.

Thứ hai, về kết quả nghiên cứu vai trò của QHTPT tiếng Việt đối với thànhphan nghĩa tình thái, có thể ké đến các kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Minh

Toán và cộng sự trong [116]; tác giả Nguyễn Văn Hiệp [56]; tác giả Bùi Thanh Hoa

[58] Trong [116], tác giả Bùi Minh Toán và các cộng sự đã trình bày các vai trò

quan trọng của hư từ tiếng Việt đối với nghĩa tình thái của câu Cụ thé: (1) Thé hiệnnghĩa tình thái khách quan; (2) Thê hiện nghĩa tình thái chủ quan Tác giả NguyễnVăn Hiệp trong [56] đã liệt kê các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt,như: các phó từ làm thành phần phụ của vị ngữ (đã, sẽ, đang, ); các vị từ tình tháitính là chính tố trong ngữ đoạn (toan, định, có, muốn, danh, ); các quán ngữ tìnhthái (ai bảo, nói gì thì nói, ); các than từ (ôi, chao, ); các trợ từ (đến, những, mỗi, ), Đáng chú ý là kiểu câu ghép điều kiện, giả thiết có sử dụng các QHTPT(néu thi; giá thì; cứ thì; ) cũng là phương tiện biéu thị nghĩa tình thái Tác giảBùi Thanh Hoa [58] đã chi ra một trong các yếu tố khác biệt về nghĩa của các nhómđồng nghĩa hư từ tiếng Việt là ở thành phần nghĩa tình thái Ví dụ, nhóm QHT biểuthị nguyên nhân (vi, do, bởi, tại, nhờ, ) có sự khác biệt về ý nghĩa sắc thái hóa.

c Kết quả nghiên cứu QHTPT tiếng Việt trên bình diện dụng học

Kết qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu QHTPT tiếng Việt trên bình diện dụnghọc cho thấy các nhà ngôn ngữ tập trung tìm hiểu vai trò của QHTPT tiếng Việt đốivới lập luận, đối với nghĩa hàm ẩn, đối với hành động ngôn ngữ, đối với cấu trúc đề- thuyết, cấu trúc thông tin, Cụ thé, tác gia Đỗ Hữu Châu [20], Nguyễn Đức Dân

[25] Bùi Minh Toán [116], Đỗ Việt Hùng [66] , trong công trình nghiên cứu của

mình, đã chỉ ra vai trò kết tử của QHTPT tiếng Việt đối với lập luận Các tác giả

Cao Xuân Hạo [50], [51], [52], [53], tác giả Diệp Quang Ban [5], [6], tác giả Dao

Thanh Lan [72] khi bàn về cấu trúc đề - thuyết trong câu tiếng Việt, đã cung cấpmột số gợi dẫn về chức năng đánh dấu của QHTPT đối với các loại đề (khung đề,chủ đề, dé đề tài, ) trong cấu trúc này.

Ngoài ra, nghiên cứu QHTPT tiếng Việt ở bình diện dụng học, có thé kế đến

luận án tiên sĩ của tác giả Trân Quang Hải với đê tài Nghiên cứu giới từ định vị theo

24

Trang 29

hướng ngữ dụng (trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt) [46] Trong luận án, tác giảđã vận dụng những thành tựu của ngôn ngữ học tri nhận và ngữ dụng học để chỉ rasự tương đồng và khác biệt của người Anh và người Việt khi sử dụng giới từ định vịdé mô tả, diễn đạt các quan hệ về không gian, đồng thời chỉ ra những nhân tố vềmặt ngữ dụng đã tác động hay hạn định sự lựa chọn đó Công trình của tác giả TrầnQuang Hải nghiên cứu giới từ theo hướng so sánh đối chiếu, giới hạn ở một phạm vinhỏ: nhóm giới từ định vị, hơn nữa công trình này lấy giới từ tiếng Anh làm đốitượng nghiên cứu chính cho nên những đặc điểm ngữ dụng của giới từ (QHTPT)tiếng Việt nói chung, nhóm giới từ định vị tiếng Việt nói riêng chưa được quan tâm

thỏa đáng.

Từ kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu QHTPT tiếng Việt dưới góc nhìncủa ngữ pháp chức năng, có thể đưa ra nhận xét sau đây: Thứ nhất, cho đến hiệnnay, chưa có một công trình nghiên cứu riêng về QHTPT trong tiếng Việt theo lý

thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học của ngữ pháp chức năng Thứhai, các vai trò của QHTPT trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học mớiđược một số tác giả trình bày khái quát, chưa mang tính hệ thống, chuyên sâu Từhai nhận định trên đây, có thé thấy đề tài “Quan hệ từ phụ thuộc trong tiếng Việtdưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng” là một vẫn đề nghiên cứu mới, giúp đánhgiá toàn diện về vị trí, vai trò của tiêu loại này trong tiếng Việt theo đường hướng

của ngữ pháp chức năng.

1.2 Cơ sở lý thuyết

1.2.1 Khái quát về lý thuyết ba bình diện của ngữ pháp chức năng

Lý thuyết ba bình diện của ngữ pháp chức năng được xây dựng và phát triểntrên cơ sở lý thuyết tam diện về tín hiệu của hai học giả nổi tiếng Charles Sanders

Peirce và Charles William Morris Theo đó, ba bình diện của tín hiệu đã được hai

ông xác lập gồm:

- Bình diện kết học (syntactics): là bình diện của quan hệ giữa tín hiệu vớitín hiệu, của các quy tắc hình thức liên kết các tín hiệu thành thông điệp.

- Bình diện nghĩa học (semantics): là bình diện của các tín hiệu trong mối

quan hệ với các sự vật ở bên ngoài hệ thông tín hiệu.

25

Trang 30

- Bình diện dụng hoc (pragmatics): là bình diện của các tín hiệu trong mối

quan hệ với người sử dụng, người lí giải chúng.

Mô hình tín hiệu này đã được nhiều nhà ngôn ngữ học chức năng vận dụngtìm hiểu ba bình diện của các đơn vị ngữ pháp, trước tiên là cấp độ câu/cú với cáchnhìn nhận ít nhiều khác nhau Trong số đó, quan điểm ba bình diện câu/cú của hai

nhà ngữ pháp chức năng M.A.K Halliday và S Dik là những quan điểm có ảnh

hưởng rộng rãi trong nghiên cứu tiếng Việt Tác giả M.A.K Halliday [47] đã xâydựng lý thuyết chức năng hệ thống và phân biệt ba bình diện của câu/cú theo ba siêu

chức năng nghĩa: chức năng kinh nghiệm, chức năng liên nhân và chức năng ngôn

bản Trong một cú, ba siêu chức năng này tương ứng với ba vị thế của cú Siêu chức

năng kinh nghiệm tương ứng với “cú như là sự thé hiện” Siêu chức năng liên nhângan với “cú như là sự trao đổi” Còn siêu chức năng ngôn bản tương ứng với “cú

như là một thông điệp” Tác giả S Dik [30] thì phân biệt ba bình diện chức năng

của câu: chức năng ngữ nghĩa (gồm tác thé, đích, tiếp thé, ); chức năng cú pháp(gồm chủ ngữ và bổ ngữ); chức năng ngữ dụng (gồm chủ đề, hậu đề, đề và tiêuđiểm) Ở Việt Nam, Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân là những tácgiả đầu tiên ứng dụng mô hình lý thuyết ba bình diện của ngữ pháp chức năng đểtìm hiểu câu tiếng Việt và đã mở ra các hướng khám phá mới mẻ về câu trên từngbình diện kết học, nghĩa học và dụng học Tiếp nối thành công của các nhà nghiêncứu trên, đến nay, lý thuyết ba bình diện đã được khá nhiều tác giả như Diệp Quang

Ban, Dinh Văn Duc, Nguyễn Thị Quy, Bùi Minh Toán, Nguyễn Văn Hiệp, Đảo

Thanh Lan, Trần Kim Phượng, Lê Thị Lan Anh, vận dụng tìm hiểu không chỉ cấpđộ câu mà cả cấp độ trên câu (văn bản) và dưới câu như cụm từ, từ (từ loại) thuđược một số kết quả đầy thuyết phục Sau đây, chúng tôi xin trình bày những nộidung cơ bản về lý thuyết ba bình diện liên quan đến đề tài luận án.

1.2.1.1 Bình diện kết học

Như đã biết, bình diện kết học được hiểu là bình diện của tín hiệu trong mốiquan hệ với các tín hiệu khác, của các quy tắc hình thức liên kết các tín hiệu tạothành thông điệp Trong tiếng Việt, ở cấp độ từ loại, các vấn đề trên bình diện kết

học được quan tâm nghiên cứu là: khả năng kêt hợp của các từ loại trong câu tạo

26

Trang 31

cụm từ, khả năng đảm nhiệm các chức vụ cú pháp trong câu, khả năng tham gia

kiến tạo các kiểu câu tiếng Việt Cu thé:

- Về kha năng kết hợp: Các từ loại tiếng Việt được tập trung nghiên cứu dé chỉra vai trò đảm nhiệm thành tố chính hay thành tố phụ trong cầu trúc cụm từ (cụm từđăng lập, cụm từ chính phụ, cụm chủ vi) Chăng hạn, cấu trúc cụm từ chính phụ tiếngViệt gồm có ba phan: thành tố phụ trước, thành tố trung tâm và thành tố phụ sau.Đảm nhiệm thành tổ chính bao giờ cũng là chức năng của thực từ (danh từ, động từ,tính từ, ) Hư từ (phụ từ) có thé đảm nhiệm thành tổ phụ, bổ sung ý nghĩa nào đó vềthời thé, mức độ cho thành tố trung tâm QHT, QHTPT được xác định là yếu tô kếtnối và biéu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong cụm từ chính phụ VD:

(1) - Cuốn sách của anh (hay ghê)! {143, tr.58}

Ở phát ngôn này, cuốn sách của anh là cụm từ chính phụ, trong đó thành tốchính do hai danh từ cuốn - sách đảm nhiệm, thành tố phụ sau hạn định do đại từanh đảm nhiệm, cửa là QHTPT thực hiện chức năng kết nối và diễn đạt quan hệ ngữpháp chính phụ giữa hai thành tó.

- Về khả năng đảm nhiệm các chức vụ cú pháp: Các từ loại tiếng Việt đượcquan tâm làm rõ khả năng đảm nhiệm vai trò thành phần chính, thành phần phụ củacâu Đến nay, các thành phần câu tiếng Việt được giới nghiên cứu thống nhất thừanhận gồm: thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ), thành phần phụ (trạng ngữ, đề ngữ),thành phần biệt lập (liên ngữ, phụ chú ngữ, tình thái ngữ) Riêng thành phần địnhngữ và bổ ngữ vẫn còn có những luồng quan điểm khác nhau Quan điểm thứ nhat,tiêu biểu là tác giả Nguyễn Kim Thản, Bùi Minh Toán coi định ngữ, bổ ngữ là thànhphần phụ của từ, trong đó định ngữ bồ sung nghĩa cho danh từ, bổ ngữ b6 sungnghĩa cho động từ, tính từ Quan điểm thứ hai, tiêu biểu là tác giả Nguyễn MinhThuyết, Nguyễn Văn Hiệp coi định ngữ là thành phan phụ của thé từ (tức là danhtừ), bổ ngữ cùng với chủ ngữ, vị ngữ là thành phan chính của câu Quan điểm thứba, tiêu biểu là tác giả Hoàng Trọng Phiến, Đào Thanh Lan, Nguyễn Văn Lộc coiđịnh ngữ, bổ ngữ là thành phan phụ thuộc của câu Luận án tán đồng với quan điểmthứ ba, coi định ngữ, b6 ngữ là thành phần phụ thuộc của câu Bởi vì, khác với cácthành phần phụ của câu (trạng ngữ, đề ngữ), thành phần định ngữ, bổ ngữ khôngthực hiện chức năng bổ sung thông tin hoặc nêu chủ dé cho cả câu và không thé

27

Trang 32

đứng độc lập với nòng cốt câu Mà định ngữ vốn là định tố (thành tố phụ sau) củacụm danh từ, gan chặt và chỉ bô nghĩa/thuyết minh cho danh từ trung tâm, khi cụmdanh từ chứa nó đảm nhiệm thành phan chủ ngữ thì định tố sẽ trở thành định ngữ -một thành phan phụ thuộc nằm trong chủ ngữ của câu Còn bổ ngữ vốn là bồ tố(thành tố phụ sau) của cụm động tù/ tính từ, gan chat và bổ nghĩa cho động tù/tínhtừ trung tâm, khi cụm động từ/tính từ chứa nó đảm nhiệm thành phan vị ngữ thì bổtố sẽ trở thành bồ ngữ - một thành phần phụ thuộc nằm trong vị ngữ của câu.

Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, các thực từ (danh từ, động từ, tính từ, ) có

khả năng đảm nhiệm thành phần chính hay thành phần phụ của câu Hư từ, cụ thể làQHT có thê đảm nhận thành phần biệt lập liên ngữ, tình thái từ có thê đảm nhậnthành phần tình thái ngữ trong câu VD:

(2) Lý lịch của ông huyện Hình cũng xấu thật Bởi vì ngôi huyện nào, ông

có những vai trò nhất định trong khả năng kiến tạo các kiểu câu này Chăng hạn,QHTPT có khả năng kết nối các về trong câu ghép chính phụ VD:

(3) Cụ Hồ yêu thay vì thay viết chữ rất tốt { 176, tr.74} (QHTPT vì là yếu tốkết nối vế phụ chỉ nguyên nhân (thay viết chữ rất tot) với về chính chỉ kết quả (CuHồ yêu thay) trong câu ghép nguyên nhân - hệ qua).

Tìm hiểu QHTPT tiếng Việt trên bình diện kết học, luận án tập trung làmsáng tỏ các vai trò của QHTPT trong cấu tạo cụm từ chính phụ, trong khả năng đảmnhiệm các chức vụ cú pháp, khả năng kiến tạo các kiểu câu tiếng Việt, Những vaitrò này sẽ được chúng tôi trình bày chỉ tiết trong chương 2 của luận án.

Trang 33

“xem nghĩa như một sự lựa chọn, qua đó, ngôn ngữ hay bat kỳ một hệ thống tín

hiệu nào khác, được giải thích nhw là một mạng lưới của những sự lựa chọn móc

noi với nhau ” [47, tr.31] Như vậy, theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, bìnhdiện nghĩa học là bình diện đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ, cần được quan tâmtìm hiểu kỹ lưỡng Trong tiếng Việt, ở cấp độ từ loại, vai trò nghĩa học của QHTPTđược quan tâm là những đóng góp của tiêu loại này vào nội dung ngữ nghĩa của câuhay phát ngôn Hiện nay, hai thành phần nghĩa của câu được giới nghiên cứu dànhnhiều công sức giải mã đó là nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái.

a Nghĩa miêu tả

Nghĩa miêu tả (nghĩa biểu hiện, nghĩa sự tình, ) được M.A.K Halliday quanniệm là phạm trù nghĩa “quan tâm đến câu/cú trong chức năng phản ánh kinhnghiệm ” hay “thể hiện các mẫu thức kinh nghiệm” [47, tr.235] Quan niệm này đãđược một số nhà Việt ngữ học cụ thé hóa như sau: Theo tác giả Cao Xuân Hạo, nghĩabiểu hiện là loại nghĩa “phan ánh cái sự tình của thé giới được nói đến trong câu”[50, tr.425] Đồng quan điểm với Cao Xuân Hạo, tác giả Lê Thị Lan Anh cũng nhậnđịnh “nghia biểu hiện của câu là thành phan nghĩa phản ánh một sự tình nào đó củahiện thực” [1, tr.41] Tác giả Nguyễn Văn Hiệp [56] cho rằng “nghĩa miêu tả phanánh sự tri nhận và kinh nghiệm của chúng ta về thế giới, theo đó moi câu nói có mộtvị từ làm cốt lõi và quây quân xung quanh là những tham thể, biểu thị những vainghĩa nào đó ” [56, tr.36] Như vậy, quan niệm về nghĩa miêu tả của các tác giả trêncơ bản đã có sự thống nhất, khăng định nghĩa miêu tả là một thành phần nghĩa củacâu, phản ánh sự tình nào đó của thế giới hiện thực vào trong câu Sự phản ánh đókhông phải là một hoạt động sao chép thuần túy mà đã được nhào nặn thông qua lăngkính chủ quan của người nói Ngoài ra, M Halliday còn cho rằng nghĩa miêu tả (tácgiả gọi là qud trình) “về nguyên tắc, gom ba thành phan: (i) chính quá trình; (ii) cáctham thể trong quá trình; (Hi) các chu cảnh liên quan đến quá trình Những thànhphan này cung cấp khung tham chiếu để giải thích kinh nghiệm của chúng ta vềnhững gì đang diễn ra” [41, tr.238] Và tác giả Nguyễn Văn Hiệp đã giải thích điều

này trong định nghĩa của mình, đó là khi phản ánh sự tình vào câu thì mỗi câu sẽ có

một vị từ (còn gọi là vị tố) làm cốt lõi và quây quần xung quanh là các tham thé

29

Trang 34

biểu thị vai nghĩa nhất định Khi đó, ta xây dựng được một cấu trúc nghĩa miêu tảgồm các tham thể và VỊ tố, còn được gọi là cấu trúc vị tố - tham thé.

* Cầu trúc nghĩa miêu tả (cấu trúc vị tố - tham thé)

Theo tác giả Lê Thi Lan Anh [1], về cảm quan, các sự tình được phản ánhvào trong câu là một khối nhưng khi diễn đạt nó bằng lời, ta có thể phân tích thành

một mô hình nghĩa gồm: nội dung của sự tình và các thực thé tham gia vào sự tình

đó Nội dung của sự tình có thé là một đặc trưng hay quan hệ có tính động hoặc tínhtĩnh làm thành cái lõi của sự tình, được các nhà ngữ pháp chức năng gọi là vị tố.Còn các thực thể tham gia vào sự tinh với một chức năng nghĩa nhất định được gọilà các tham thể (hay vai nghia) Như vậy, một mô hình vi t6-tham thé chính là môhình cau trúc nghĩa miêu tả của câu VD:

(4) Hắn thấy lòng thành trẻ con {147, tr.48}

Phân tích cấu trúc vị tố - tham thé của câu này ta có mô hình dưới đây:

Mô hình Hắn thấy lòng thành trẻ con.Câu trúc VT-TT TT VT TT

hiện diện trong câu thì thường tham thé trong cấu trúc nghĩa sẽ đóng vai trò chủ

ngữ, bồ ngữ, còn vị tố sẽ là trung tâm vị ngữ của câu.

- Vị té: còn được một số tác giả gọi là vi tir Ở đây, chúng tôi sử dụng thuậtngữ vi 6 mà không dùng thuật ngữ vi ừ với mục đích phân biệt và tránh nhằm lẫn

30

Trang 35

với khái niệm vi nr chi từ loại gộp động từ và tính từ trong tiếng Việt Đồng thời,thuật ngữ vi t6 cũng được chúng tôi sử dụng dé phân biệt với thuật ngữ vi tr chỉ yếutố đảm nhiệm trung tâm vị ngữ trong cau trúc câu Theo quan niệm chung, vi 16chính là cái lõi của của sự tình nêu đặc trưng hay quan hệ và chi phối số lượng cáctham thể tham gia vào sự tình trong câu.

Đề xác định vị tố, ta có thé đi tìm câu trả lời cho một trong các câu hỏi sau:

“Su vật được phan anh (đã, sé, đang) thực hiện hành động gì? Có trạng thái ra

sao? Có phẩm chất (tính chat) gì? Có quan hệ như thé nào (đồng nhất, so sánh, sởhữu, mục đích, ) và đối tượng có liên quan?” [1, tr.174] Theo đó, từ loại có théđảm nhiệm vai trò vị tố có thê là động từ, tính từ, một số QHTPT, đôi khi là cả danh

Thứ hai, căn cứ vào đặc trưng [+ động] va [+ chủ ý] trong phân loại sự tình

của nhà ngữ pháp chức năng S Dik, có thê để chia vị tố thành các nhóm: vị tố hànhđộng [+ động, + chủ ý], vị tố quá trình [+ động, - chủ ý], vi tố tư thế [- động, + chủý], vi tố trạng thái [- động, - chủ ý], vị tố quan hệ có đặc trưng [- động, - chủ ý]giống vị tố trạng thái nhưng phải có thêm tiêu chí [+ hai tham thể bắt buộc].

Thứ ba, căn cứ vào số lượng các tham thé mà vị tố đòi hỏi, có thé chia vị tốthành: vị tố có một tham thé bắt buộc; vị tố có hai tham thé bắt buộc; vị tố có ba thamthé bắt buộc.

31

Trang 36

Như vậy, xem xét QHTPT tiếng Việt trong mối quan hệ với vị tố của cấutrúc nghĩa miêu tả, có thể nhận thấy QHTPT là một trong những yếu tố đảm nhậnvai trò vị tố quan hệ Nội dung này sẽ được bàn kỹ trong chương 3 của luận án.

- Tham thể (vai nghĩa): là những chức năng nghĩa liên quan trực tiếp đến sựtình, chịu sự ấn định, đòi hỏi bởi nội dung ý nghĩa của vị tố và từ đó làm rõ nhữngđặc trưng ngữ nghĩa của vị tố.

Tham thé thường được phân biệt thành hai loại: tham thể bắt buộc (TTBB)(hay còn gọi là tham thé cơ sở, diễn tô) và tham thé mở rộng (TTMR) (hay còn gọilà tham thể không bắt buộc, chu cảnh/chu rô).

Tham thể bắt buộc (diễn to) là loại tham thé mà sự hiện diện của nó trong sựtinh là do sự đòi hỏi, ấn định của vị tố VD:

(9) Hai (TTBB) tặng tị tố) Nhi (TTBB) một cuốn truyện tranh (TTBB) {KN}

Cau trúc nghĩa của phát ngôn trên có vi tố trao nhận ( tặng) Loại vi tố nàyđòi hỏi phải có ba TTBB: chủ thé của hành động trao nhận (Hadi), đối tượng tiếpnhận (Nhi) và nội dung trao nhận ( cuốn truyện tranh) Như vậy, trong sự tình trên,Hải, Nhi, cuốn truyện tranh là các TTBB do vi tổ ( tặng) đòi hỏi, ấn định.

Số lượng TTBB xuất hiện trong sự tình ít hay nhiều đều phụ thuộc vào vị tố.Và mỗi loại tham thể thường chỉ có mặt trong một hay một vài loại sự tình nhấtđịnh Cho nên có thé xác định TTBB theo các loại vị tố Tuy nhiên, các nhà nghiêncứu vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi các loại TTBB này Tác giả Cao XuânHạo [52] gọi bằng các tên: vai tdc thé, vai hành thể, vai động thé, vai lực thé, vaiđương thé, vai đối thé, vai tiếp thể, vai dich Tác giả Diệp Quang Ban [8] gọi là théđộng, thể tĩnh, thể cảm nghĩ, thể nói năng, thể mục tiêu, thể tiếp nhận, Tác giả BùiMinh Toán, Nguyễn Thị Lương [111] phân chia thành: tham thé chi đích (thường đivới vị tô đời chuyển, vị tô tác động làm vật dời chuyền), tham thể chỉ đối thé chịutác động của hành động (đi với các vị tố chỉ hành động tác động), tham thể chỉ chủthể câu khiến, đối thể được câu khiến và nội dung cầu khiến (đi với vị tô cầu khiến),tham thé chi chủ thể trao nhận, tiếp thể, vật được trao nhận (di với loại vi tố traonhận), các tham thé chỉ chủ thể hủy diệt, đối thể bị huy diệt (đi với loại vị tổ hủy

diệt) Mặc dù các TTBB có những cách gọi tên khác nhau nhưng các nhà nghiên

cứu đều thống nhất thừa nhận có loại TTBB do vị tố ấn định trong sự tình.

32

Trang 37

Xem xét QHTPT tiếng Việt trong mối quan hệ với TTBB, có thể thấy rằngQHTPT không thể đảm nhiệm vai trò của các TTBB nhưng chúng là yếu t6 dannhập, đánh dấu sự hiện diện của một số loại TTBB trong sự tình.

Tham thể mở rộng (chu tô): là những chức năng nghĩa bố sung thêm một

phương diện nghĩa nao đó cho sự tình, làm cho sự tình được mở rộng và hoàn chỉnh

hơn Chúng không do đặc trưng ngữ nghĩa của vị tổ quy định, chúng có thé có mặt ở

nhiều loại sự tình khác nhau VD:

(10) Ông(T1BB) tranho¡:ó) cures) dé ÁN CU (tham thé mục dich 1)» dé khỏi then với

cơ NHIED (tham mẻ mục dich 2» để nổi danh giá của Cha (1ham thé mục dich 3y- { 157, tr.424}

Câu trên phản ánh sự tình có vị tố (ranh), doi hỏi hai TTBB: chủ thé củahành động (ông), đối tượng của hành động (cit) Còn các yếu tố ngôn ngữ khác xuấthiện trong sự tình: để trúng cử, dé khỏi then với cơ nghiệp, dé nổi danh giá của chakhông do sự đòi hỏi, ấn định của vị tô (ranh), cho nên chúng là các TTMR, bố sungý nghĩa mục đích, làm rõ mục đích của vị tố tranh (cứ) và có thể xuất hiện hoặckhông xuất hiện trong sự tình Đối chiếu với bình diện kết học, khi hiện diện trongcau trúc cú pháp, TTMR thường đóng vai trò thành phần phụ trạng ngữ, bổ ngữ củacâu Bởi vậy, TTMR thường b6 sung cho vị tổ các phương diện nghĩa: cách thức,

phương tiện, thời gian, nơi chon, nguyên nhân, mục dich, điều kiện, giả thiét,

TTMR không trực tiếp chịu sự chi phối của vị tố, không nhất thiết phải có mặt trongsự tình nhưng nếu xuất hiện trong sự tình thì TTMR phải phù hợp với ý nghĩa của vitố và phải được vi tố thừa nhận.

Xem xét QHTPT tiếng Việt trong quan hệ với TTMR, chúng tôi nhận thấy

QHTPT không thé đảm nhận vai trò của các TTMR nhưng chúng tích cực tham gia

dẫn nhập, đánh dấu sự hiện diện của hầu hết các loại TTMR của sự tình trong câu.

b Nghĩa tình thái

Nếu như nghĩa miêu tả được ví là phần xác thì nghĩa tình thái được coi làlinh hồn của câu/phát ngôn (điều này đã được Charles Bally nhắn mạnh khi nghiêncứu về nghĩa tình thái) Nói như vậy đề thấy được tình thái là một thành phần nghĩarất quan trọng của bình diện nghĩa học Và cũng bởi quan trọng như vậy nên hiệnnay, nghĩa tinh thai đã trở thành một dia hat thu hút rất nhiều sự quan tâm, khai phá

33

Trang 38

của các nhà ngôn ngữ thế giới và Việt Nam, đúng như tác giả Perkins đã nhận xét:“Nghiên cứu tình thái rất giống như là cô di chuyển trong một căn phòng chật kinngười sao cho không dam lên bước chân của người khác ” (dẫn theo [116, tr.203])

Tuy nhiên, so với các vấn đề ngôn ngữ khác, nghĩa tình thái được nhận địnhlà một vấn đề phức tạp, còn nhiều tranh luận, chưa có những tham số chung trongnghiên cứu Điều này đã được V.S Panfilov khăng định: “Không có một phạm trùnào mà bản chất ngôn ngữ học và thành phan các ý nghĩa bộ phận lại gây ra nhiềuý kiến khác biệt và đối lập nhau như phạm trù tình thai” (dẫn theo [116, tr.203])

Sở di đến nay, nghĩa tình thái vẫn là một van đề phức tạp bởi vì nó là thànhphần nghĩa rất rộng, phong phú, tinh tế và đan xen lẫn nhau, khó có thé mô hình hóathành một cấu trúc như nghĩa miêu tả Các phương tiện thể hiện loại nghĩa này lạivô cùng đa dạng Sự phức tạp trên dẫn đến có nhiều quan niệm và định nghĩa mangtính rộng hẹp khác nhau về nghĩa tình thái Luận án tán thành với quan điểm rộng

của nhà nghiên cứu Bybee coi nghĩa tình thái là “tat cả những gì mà người nói thực

hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh dé” [56, tr.92] và được tác giả Nguyễn Văn

Hiệp giải thích như sau: “Phạm trà ngữ nghĩa này bao gồm những quan điểm, thái

độ khác nhau của người nói, được hiểu như là những thông tin kèm theo, có tácdụng định tính cho nội dung được miêu tả trong câu, xét trong mối quan hệ vớingười nghe, với hoàn cảnh giao tiếp” [56, tr.84] VD:

(11) Có lẽ lão bát này cũng là một người khá đây Có lẽ hắn cũng như mình,chọn nhằm nghề mất rồi { 176, tr.105}

Trong VD này, ngoài nội dung mệnh đề (nghĩa miêu ta), có 1é là yếu tố théhiện nghĩa tình thái Xuất hiện trong từng phát ngôn, có lẽ được người nói (viênQuản ngục) sử dụng dé bộc lộ thái độ suy đoán, đánh giá chưa thực sự chắc chắn vềnội dung miêu tả (Ido bát này cũng là một người khá đây; hắn cũng như mình, chọnnham nghé mat rồi) trong câu.

Su phức tap của nghĩa tình thái còn dẫn đến các quan điểm phân loại nghĩatình thái khác nhau Cụ thể, tác giả Cao Xuân Hạo [50] đã phân biệt hai loại nghĩa

tình thái thuộc hai bình diện nghiên cứu khác nhau: tinh thái của hành động phátngôn (thuộc bình diện dụng học) và fình thái của lời phát ngôn (thuộc bình diệnnghĩa học).

34

Trang 39

* Tình thái của hành động phát ngôn (còn được gọi là tinh thái của mục dich

phát ngôn): là loại nghĩa tình thái phân biệt với các lời nói về phương diện mục tiêuvà tác dụng trong giao tiếp, là tất cả các ý nghĩa gắn với người nói vào thời điểmphát ngôn, có tác dụng xác định đặc tính của phát ngôn Cụ thể là các kiều mục đíchphát ngôn được ngữ pháp hóa thành các kiểu câu ngôn hành hởi, yêu cầu, ra lệnh,đề nghị, cam ơn, hay là tat cả các ý nghĩa tình thái thé hiện thái độ, cách đánh giácủa người nói đối với điều nói ra Như vậy, đây là loại tình thái thuộc đối tượng

nghiên cứu của dụng học VD:

(12) Tôi khuyên anh nên quan tâm đến cô ấy nhiễu hơn! {KN) (phát ngôncho thấy rõ mục đích của người nói là “khuyên” Mục đích này được thé hiện rõ ở

động từ ngôn hành khuyên trong phát ngôn)

* Tình thái của lời phát ngôn: là loại nghĩa thuộc nội dung được truyền đạthay được yêu cầu truyền đạt của phát ngôn Loại nghĩa này liên quan đến thái độcủa người nói đối với điều mình nói ra hoặc đến quan hệ giữa sở đề và sở thuyết của

mệnh đề Và như vậy, loại nghĩa này thuộc bình diện nghĩa học Cụ thé, nghia tinh

thái trong VD (11) ở trên là tinh thái cua lời phát ngôn.

Bên cạnh quan điểm của Cao Xuân Hạo, các tác giả Bùi Minh Toán, Nguyễn

Thị Lương [111], [116], Nguyễn Văn Lộc [78] đã phân biệt nghĩa tình thái thành

hai loại: tình thái khách quan và tình thái chủ quan Theo đó, hai loại tình thái nàyđược quan niệm như sau:

* Tình thái khách quan: thê hiện cách nhìn nhận, đánh giá về sự việc/sự tìnhđược phản ánh trong câu nhưng ở góc độ bản thê, tức là xem xét sự tình ngoài thựctế khách quan được phản ánh trong câu là đúng hay là sai (thyc hữu hay phi thựchữu) Trong tiếng Việt, có thê chỉ ra tính đúng/sai của loại nghĩa tình thái này thôngqua các phương tiện ngôn ngữ chỉ thời thé da, sẽ, dang, , chỉ mức độ rất, lắm,

quá, , chi sự khẳng định, phủ định không, có, chưa, chẳng, VD: So sánh các

phát ngôn sau:

(13) - Trời đã lạnh {KN}

- Trời chưa lạnh {KN}

Day là hai phát ngôn có chung nghĩa miêu tả “troi lạnh”, nhưng khác nhau

về nghĩa tình thái phản ánh hiện thực khách quan Tức là việc dùng các từ mang

35

Trang 40

nghĩa đánh giá khang định (đã) hay phủ định (chia) trong câu phải phụ thuộc vàochính thực tế khách quan ở thời điểm nói.

* Tình thái chu quan: là loại nghĩa tình thai thể hiện thái độ, cách đánh giácủa người nói đối với sự việc/sự tình được phản ánh trong câu và không cần camkết về tính đúng/sai (thực hữu/phi thực hữu) Với tư cách là chủ thé tri nhận và đánh

giá tình thái, người nói thể hiện những nhận xét, đánh giá của mình theo một thang

độ rất rộng Bởi vậy, tình thái chủ quan được xem là loại tình thái phong phú về ýnghĩa, đa dạng về phương tiện biểu hiện hơn nhiều so với tình thái khách quan.Nhìn một cách khái quát, có thể thấy thái độ của người nói đối với nội dung được

phản ánh trong câu thường là:

- Đánh giá, nhận thức (hay còn gọi là cam kết) của nguoi nói về độ tin cậy,

chân thực của điều được nói đến trong câu ở hai thang độ thấp hoặc cao VD:

(14) Chắc chắn mai sẽ mưa {KN} (tình thái từ chắc chắn thê hiện cam kết,đánh giá, nhận định của người nói về sự việc được nêu trong câu ở mức độ cao)

- Đánh giá về lượng đối với sự tình được nói đến trong câu theo mức độ íthay nhiều VD:

(15) Thành thử chỉ có ba con chó đữ với một thằng say rượu {147, tr.23}(trợ từ chi thé hiện đánh giá của người nói về lượng ở mức độ rất ít đối với điềuđược nói đến trong câu)

- Đánh giá về chất đối với sự tình được nói đến trong câu theo tiêu chí tíchcực hay tiêu cực, tốt hay xấu, phù hợp hay không phù hợp VD:

(16) Thật may cho anh Tam vì trình quan ngay vào lúc ngài đương vui { 151,

tr.46} (quán ngữ tình thái thét may thé hiện nhận xét tích cực của người nói đối với

sự tình)

- Cảm xúc, tình cảm của người nói đối với sự tình được nói đến trong câu

theo các cung bậc vui, buôn, tực giận, ngạc nhiên, cam chịu, bằng lòng, VD:

(17) A, em Liên thảo nhỉ! Hôm nay lại rót day cho chị đây { 165, tr.125} (thantừ A thê hiện thái độ ngạc nhiên của người nói (cụ Thi) đối với sự tình trong câu)

- Thái độ, tình cảm, cách ứng xử của người nói đối với người nghe, theo kiểu

yêu hay ghét, kính trọng hay thân mật, ngưỡng mộ hay coi thường, VD:

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w