1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu tương đương dịch thuật các phát ngôn cầu khiến Anh - Việt ( Qua so sánh nguyên bản tác phẩm "Gone with the wind" và 2 bản dịch Tiếng Việt.

276 10 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tương đương dịch thuật các phát ngôn cầu khiến Anh - Việt (Qua so sánh nguyên bản tác phẩm "Gone with the wind" và 2 bản dịch Tiếng Việt)
Tác giả Tran Thi Trung Hieu
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hồng Cộn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 276
Dung lượng 57,54 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGHIÊN CỨU TƯƠNG DUONG DỊCH THUẬT CÁC PHÁT NGON CAU KHIEN ANH - VIỆT QUA SO SANH NGUYEN BẢN TÁC PHAM "GONE WITH THE WIND

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN THỊ TRUNG HIỂU

NGHIÊN CỨU TƯƠNG DUONG DỊCH THUẬT CÁC PHÁT NGÔN CÂU KHIEN ANH - VIỆT (QUA SO SANH NGUYEN BẢN TÁC PHAM

"GONE WITH THE WIND" VA 2 BAN DICH TIENG VIET)

Hà Nội — 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGHIÊN CỨU TƯƠNG DUONG DỊCH THUẬT

CÁC PHÁT NGON CAU KHIEN ANH - VIỆT

(QUA SO SANH NGUYEN BẢN TÁC PHAM

"GONE WITH THE WIND" VA 2 BAN DICH TIENG VIET)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ hoc so sánh - đối chiếu

Mã số: 62 22 02 41

LUẬN ÁN TIÊN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS NGUYÊN HỎNG CỒN

Hà Nội — 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả

được trình bày trong luận án này là trung thực, không trùng lặp và chưa từng được

công bố trong bat kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Tran Thi Trung Hiéu

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hồng Cén nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi, chia sẻ những ý kiến quý báu trong

-suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án Tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi

được làm việc với Thay

Ngoài ra, tôi chân thành cám ơn các thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ họcTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, cácchuyên gia về lĩnh vực ngôn ngữ học, ngoại ngữ ở Việt Nam đã giúp tôi trau déikiến thức chuyên môn trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi cũng xin cám ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học của Trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, và Ban Chủ nhiệmKhoa Tiếng Anh của Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã tạo điều kiện tốtnhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án

Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn bên tôi, bạn bè đã luôn ủng hộ tôi,

đồng nghiệp đã luôn khích lệ tôi trong thời gian qua.

Tác giả luận án

Tran Thị Trung Hiếu

Trang 5

MỤC LỤC

986271022527 ::£°2ÍAäAä 7

1 Lý do chọn đề tài - ¿52 tk EEk9EE9E12112112112121111111111121 2111111111111 c0 7

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 + ++++++E+£EE£EE++EzExerxrrkerrerrkerkee 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 5+ «+ £++xx+eexseessees 10

4 Phương pháp nghiên cứu và ngữ liỆU - 6 S23 E 2 SE ng 11

5 Ý nghĩa của luận án 2-2 2 E+SE2E£2EE2EEEEEE2E12E157171121121171 11.21.1111, 12

6 Điểm mới của luận AN -¿- 2 + ©+£+S£2SE£EE£EEEEEEEEEEEEEEE211221271 21211211 re, 13

7 Bố cục của luận ấn ¿2 E+SE£EE£2E2EE9E1E21211221271212112111171211 21111 13

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 15

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu -2 2¿ 2£ ©5+22++2£+2E++£x+zzxzzxerxesrxs 151.1.1 Tình hình nghiên cứu về dịch thuật và dịch thuật Anh - Việt 15

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về phát ngơn cầu khiến và dịch thuật phát ngơn cầu

khiến Anh — VIiỆP -¿-©2- ©5221 2x 21122122121121121127121121121111111211211 11111 xe 211.2 Cơ sở lý luận -:- 2-22 2+EE2EE22E122112711211211711211121171111111211 011111 ce6 28

1.2.1 Dịch thuật và các vấn đề liên quan -2- 2: 52252+2E+£E££E£EE2EEeEEerrerrerred 28

1.2.2 Hành động cầu khiến và phát ngơn cầu khiến : ¿5z 42

CHUONG 2: KHAO SAT CÁC PHÁT NGƠN CAU KHIEN TIENG ANH

TRONG NGUYEN BAN "GONE WITH THE WIND"" -cccccccce 66

2.1 Tình hình str dụng các phát ngơn cầu khiến tiếng Anh trong “Gone with

2.1.2 Phân loại và thống kê các kiểu phát ngơn cầu khiến tiếng Anh trong “Gone

\,211181:10140)0 khẳăẳäăẳ 71

2.2 Hình thức biểu hiện của các phát ngơn cầu khiến tiếng Anh trong tác

phẩm “Gone with the wÏHt”, 5 Set kETEEE1111111 1111112111111 1 xerru 73

2.2.1 Khái quát về hình thức biểu hiện của các phát ngơn cầu khiến tiếng Anh trong

“Gone with the WIfid”” - - - - << 1101111111111 11111 SE SE g05551 1 1k KEEEEEEEEEEEnghưy 73

Trang 6

2.2.2 Hình thức biểu hiện của các phát ngôn cầu khiến cạnh tranh trong “Gone with

7/6077 95

2.4 Tiểu kết tt HH Hư gưệg 111

CHUONG 3: KHAO SÁT CÁCH DICH CÁC PHAT NGON CAU KHIEN

TIENG ANH QUA BAN DICH CUA DUONG TUONG - 1133.1 Khái quát về cách dich các phát ngôn cầu khiến tiếng Anh sang tiếng Việt

trong bản dịch của Dương Tường - - cà SH HH Hệ, 113

3.1.1 Cơ sở đánh giá dịch tương đương phát ngôn cầu khiến tiếng Anh trong bản

CHƯƠNG 4: SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁCH DỊCH CÁC PHÁT NGÔN

CAU KHIEN TIENG ANH CUA DƯƠNG TƯỜNG VA VU KIM THƯ 1514.1 So sánh cách dịch các phát ngôn cầu khiến tiếng Anh của Dương Tường va

M4.) 0 151

Trang 7

4.1.1 Kết quả khảo sát cách dịch tương đương các phát ngôn cầu khiến tiếng Anh

trong bản dịch của Dương Tường va Vũ Kim Thư 5c 52c sSssscsseseexss 151

4.1.2 So sánh cách dịch các phát ngôn cầu khiến cạnh tranh chính danh và khôngchính danh (điển cứu tiêu nhóm Ra lệnh/OreT') 2 + + s+£s2 +2 £z£zz££+sez 1534.1.3 So sánh cách dich các phát ngôn cầu khiến hoà đồng không chính danh (điểncứu tiêu nhóm Rủ/ Gợi ý (Sugggesf)) ¿- 2-55 2S2+EE£EEEEEEE2EEEEEEEECrErrrrrree 166

4.1.4 Nhận XÉC HH HH HH HH TT TT HH HH TH nh nh HH Hàng 176

4.2 Đánh giá cách dịch các phát ngôn cầu khiến tiếng Anh của Dương Tường

MAI iiNMÌCÝ 176 4.2.1 Đánh giá cách dịch của Dương TưỜng - 6 S5 + E+kEsesseesees 177 4.2.2 Đánh gia cách dịch của Vũ Kim Tư 6 55 + + *irerrrsrrre 180

Trang 8

DANH MỤC CAC Ki HIEU VA CHỮ VIET TAT

Vek = Vị từ cầu khiến

Vnhck = Vị từ ngôn hành cầu khiến

Vttck = Vị từ tình thái cầu khiến

Tck = Tiểu từ cau khiến

CLCK = Chiến lược cầu khiến

YTBT = — Yếu tổ bổ trợ

+ = Thông tin giống nhau

Thông tin khác nhau

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Bang 1.1: Các kiểu tương đương dịch thuật - 2- 5-52 2+S++Ec2Eczxerxerxerseree 39Bang 1.2: Bảng phân loại nhóm Khuyến lệnh theo A Wierzbicka (1987) 53Bảng 2.1: Phân loại khái quát các PNCK tiếng Anh trong tác pham theo mức độ dedọa thé diện c:-52 +22 2 222111222111 2 1 rrrrerie 72Bảng 2.2 Phân loại các PNCK tiếng Anh theo CLCK trực tiếp — gián tiếp 73Bảng 2.3: Phân loại các PNCK tiếng Anh theo mô hình cấu trúc của Blum Kulka và

các cộng sự (1989: 2778-28) HH TH TH ng tr ườ 76

Bảng 2.4: Phân loại các PNCK tiếng Anh được điều chỉnh theo mô hình cấu trúc

của Blum IKuÌKa - - s5 110119010 HT ng re 80

Bảng 2.5: Phân loại các tiêu loại của PNCK tiếng Anh theo mức độ trực tiếp — gián tiếp 81

Bảng 2.6: Tổng hợp các PNCK chính danh và không chính danh 84

Bang 2.7: Phân loại các PCNK cạnh tranh - - c5 S+**+k+seeEseeeeeerseeers 85

Bảng 2.8 Thống kê các PNCK không chính danh thuộc -: :- 89Bảng 2.9: Phân loại các PNCK hòa đồng không chính danh 2-2: 92Bảng 2.10: Phân loại hành động lệnh tiếng Anh trong nhóm ORDER 95Bang 2.11: Phân loại các tiêu nhóm của nhóm Mệnh lệnh thức theo 97Bang 2.12: Phân loại các tiéu nhóm của nhóm Rử/ Gợi ý theo động từ chính Head-Act105Bang 2.13: Thống kê tông hợp số lượng và tỉ lệ các PNCK thuộc - 109Bảng 3.1: Bảng thống kê các PNCK theo các cách dich tương đương của DT 121

Bảng 3.2: Bang thống kê tương đương cụ thé từng tiểu nhóm theo ban dịch của DT 122

Bảng 4.1: Bảng thống kê các PNCK theo các cách dịch tương đương của DT và VKT 152Bang 4.2: Bảng thống kê tương đương cu thé từng tiểu nhóm theo bản dịch của DT

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIEU DO

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ các số lượng phát ngôn theo tiểu nhóm thuộc nhóm Mệnh

lệnh there ¿-©2<2+2EE£2EEE2112711271211211271211211 T1 .T1.11 1111.1111 re 103

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ các số lượng phát ngôn theo tiểu nhóm thuộc nhóm Rủ/ Gợi ý 108

DANH MỤC CÁC HÌNH VE

Hình 1.1: Mô hình lý thuyết dịch thuật của Bell - e- e+5e+x+ererererrreses 31

Hình 1.2: Mô hình lý thuyết dịch thuật cua Peter IMaTK << css+s++svx 32

Hình 1.3: Mô hình lý thuyết dịch thuật của C{ƒOFd - c«ssss+sseksseeessee 32

Hình 1.4: Mô hình lý thuyết dịch thuật của E A NIẢA « cà SSS+sssvx 33

Trang 11

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Dịch thuật đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và giao lưu văn hoácủa con người, là chiếc cầu nối giúp con người vượt qua những khác biệt về ngônngữ và văn hoá, góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp, tăng cường hiểu biết lẫnnhau, duy trì và phát triển các mối quan hệ, giải quyết bất đồng quan điểm do ngônngữ Nếu không có dịch thuật, mỗi nước với những nền văn hóa khác nhau sẽ cólịch sử của riêng mình, phát triển biệt lập và không hình thành nên lịch sử thế giới.Dịch thuật là mạng kết nối cả quá khứ và hiện tại, mở ra tương lai của lịch sử thếgiới, vốn là kết quả của nhiều nền văn hóa, văn minh, ké cả văn minh thời cô đạichưa được giải mã Trong nên kinh tế hội nhập, dịch thuật nói chung hay dịch thuậtAnh — Việt nói riêng càng đóng vai trò quan trọng Tiếng Anh đã được chọn làmngôn ngữ quốc tế phổ thông nhất trong bối cảnh toàn cầu hóa và được sử dụng trongmọi lĩnh vực từ học tập, nghiên cứu khoa học đến kinh doanh hay giao dịch quốc tế

Dé giải quyết những van đề gặp phải khi giao tiếp với bạn bè quốc tế, dịch thuật là

yếu tố không thể thiếu giúp hai bên hiểu rõ nhau hơn

Mặt khác, xét từ góc độ ngôn ngữ học, dịch thuật trước hết là một hoạt động

giao tiếp bằng ngôn ngữ - giao tiếp liên ngữ, liên quan trực tiếp đến hệ thống ngôn

ngữ, đến năng lực ngôn ngữ và khả năng ngôn hành của con người với tư cách là

chủ thê của hoạt động giao tiếp Vì vậy, dịch thuật được coi là đối tượng quan tâm

của ngôn ngữ học Đây cũng là lý do đầu tiên chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu

tương đương dịch thuật Thực tế nghiên cứu cho thấy chất lượng của bản dịch phụ

thuộc vào tương đương dịch thuật được lựa chọn, phương pháp dịch thuật được sử

dụng, và các nhân tố văn hoá- xã hội liên quan đến quá trình dịch một tác phẩm

“Không thé có dịch thuật nếu không có một nền tảng ngôn ngữ học vững chắc Nềntảng này phải là sự nghiên cứu đối chiếu các hiện tượng ngôn ngữ và chỉ ra cáctương đồng giữa ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch Đó là những tương ứng trong lĩnh

vực từ vựng, thành ngữ, cú pháp và phong cách và chúng phải tạo thành cơ sở ngôn

ngữ học của lí thuyết dịch” (Resker 1950: 156)

Trang 12

Thứ hai, chúng tôi chọn các phát ngôn cầu khiến (PNCK) làm đối tượngnghiên cứu chính vì trong quá trình giao tiếp, các phát ngôn này có khả năng tiềmtàng nguy cơ làm mất thể diện người đối thoại Muốn đạt hiệu quả cao khi cầukhiến, người nói phải có nghệ thuật trong việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ

dé chuyên tải nội dung yêu cầu của mình Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta quan tâm

nhiều đến PNCK nhưng it ai quan tâm đến tính lịch đại và đồng đại của nó, đặc biệtcàng ít quan tâm van dé dịch thuật sao cho phù hợp Việc chuyển dịch thành công

các PNCK Anh - Việt, cụ thể trong tác phẩm văn học, phụ thuộc nhiều vào ưu tiêncủa người dịch trong việc chọn lựa và thiết lập loại hình tương đương hợp lí Khó

khăn lớn nhất trong dịch tương đương văn học Anh — Việt không phải là tìm từ và

cu trúc thích hợp dé dich sang ngôn ngữ dich, mà người dịch phải hiểu được nghĩamục đích và nghĩa liên tưởng của toàn bộ tác pham được dịch Điều này không chỉđòi hỏi phải biết nghĩa của từ và mối quan hệ cú pháp, mà người dịch phải đặt mìnhtrong hoàn cảnh lịch sử và văn hóa của tác phẩm, nhạy bén với tất cả các hình thứcsắc thái của các biện pháp tu từ được sử dụng

Đề làm rõ van dé vừa trình bày, chúng ta cần so sánh các bản dịch của các

tác giả khác nhau cùng thời hoặc khác thời đại Đây cũng là lí do tiếp theo chúng tôi

chọn hướng nghiên cứu tương đương dịch thuật Anh — Việt, qua so sánh nguyên

bản tác phẩm “Gone with the wind” (1936) của tác giả Margaret Mitchell và hai bandịch cùng tựa đề “Cuốn theo chiều gió” của dịch giả Vũ Kim Thư (VKT) (xuất bảnlần đầu trước năm 1975, Nhà xuất bản Văn hoc tái bản vào tháng 1 năm 2016) và

của dịch giả Dương Tường (DT) (xuất bản lần đầu 1987, Nhà xuất bản Hội Nhà văn

tái bản vào tháng 1 năm 2009) “Gone with the wind” là một tác pham văn học kinhđiển nổi tiếng và được nhiều người trên thế giới cũng như người Việt Nam yêuthích Độ dài tác phẩm cho phép khai thác đủ dữ liệu về PNCK 833 PNCK được

thống kê trong nguyên bản đủ độ tin cậy dé chúng tôi tiến hành mô tả, phân tích và

đánh giá Việc chọn hai dịch giả khác nhau về giới tính, vùng miền và thời gian dịchtác pham (Dương Tường: dịch giả nam, người miền Bắc, dich tác phẩm năm 1987;

Vũ Kim Thư: dịch giả nữ, người miền Nam, dịch tác phẩm trước năm 1975) sẽ cho

Trang 13

chúng tôi cái nhìn đa chiều về cách chuyển dịch các PNCK Anh - Việt Điều nàyrất hữu ích cho mục đích mà luận án đang hướng đến.

Bên cạnh đó, chúng tôi chọn hướng nghiên cứu tương đương dịch thuật trong

tác phẩm văn học vì những khoảng trống trong dịch thuật văn học ở Việt Nam cũng là

vấn đề đáng được bàn đến Văn học dịch được coi là cây cầu kết nối giữa các nền văn

học khác nhau Công chúng Việt Nam đã được tiếp cận với rất nhiều tác phẩm văn họckinh điển của thế giới nhờ sự nỗ lực của đội ngũ dịch giả và các nhà xuất bản Tuynhiên, dịch thuật văn học Việt Nam đang ton tại nhiều van đề liên quan đến chất lượngdịch thuật, tính chuyên nghiệp của dịch giả tỉ lệ nghịch với nhu cầu thị hiếu của công

chúng Tại Việt Nam, nên văn học vốn được coi là có truyền thống lâu đời nhưng lại

đang thiếu hệ thống lý luận về dịch thuật Trong ba yếu tố của một nền dịch thuật là

dịch, biên tập và phê bình, chúng ta chỉ tập trung làm được công đoạn dịch, không có phê bình cho sách dịch “Khi giới thiệu, chúng ta chỉ nêu nội dung và giá trị của sách

gốc, không hề nhận xét một câu nào về bản dịch và dịch giả Và mới đây, khi có mộttrang mạng nước ngoài chỉ ra các lỗi của nhiều bản dịch gần đây, chúng ta mới pháthiện ra rằng đến công đoạn biên tập cũng không có Các nhà xuất bản, nhà sách hiện

nay không có người đọc chuẩn một bản dịch chứ đừng nói là đọc đối chiếu bản gốc”

(dẫn theo Pham Xuân Nguyên, 2014) Vì thế, dé có lý thuyết về dich văn chương canphải có sự hỗ trợ của ít nhất hai môn lí luận khác là: Văn học so sánh và Ngôn ngữ học,

cụ thê là ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu

Với những lí do nêu trên, việc nghiên cứu so sánh tương đương dịch thuật các

PNCK Anh - Việt là một dé tài rất có ý nghĩa và cần thiết trong bối cảnh hiện nay

2 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tương đương dịch thuật các PNCK Anh

— Việt thé hiện qua nguyên bản tác phẩm “Gone with the wind” và hai ban dịch

tiếng Việt của Dương Tường và Vũ Kim Thư

Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi khảo sát các PNCK chính danh và khôngchính danh trong các nhóm cầu khiến cạnh tranh và cầu khiến hòa đồng trong toàntác phẩm Tuy nhiên, do số lượng và kiểu loại các PNCK khá lớn, chúng tôi giớihạn điển cứu tiêu nhóm Ra lệnh (Order) - một trong những điển hình của nhóm

Trang 14

PNCK cạnh tranh có mức đe dọa thể diện cao và tiểu nhóm Rủ (Suggest) - một

trong những điển hình của nhóm PNCK hòa đồng có mức đe dọa thé diện thấp Khiđánh giá quá trình dịch, chúng tôi chọn bản dịch của DT làm đối tượng nghiên cứutương đương chính, sau đó so sánh với bản dịch của VKT dé thấy rõ những ưu điểm

và hạn chế của hai dịch giả trong quá trình dịch các PNCK Lí do chúng tôi quantâm đến bản dịch của DT hơn vì bản dịch của DT được dịch sau năm 1975 Đây là

thời kì đất nước đã thong nhất nên bản dich ít có tính vùng miền hơn bản dịch của

VKT.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

3.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu tương đương dịch thuật các PNCK Anh — Việt

trong hai bản dịch tác phẩm “Gone with the wind”, luận án nhằm:

- Góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất của tương đương dịch thuật nói chung và khả

năng dịch tương đương các PNCK Anh - Việt nói riêng.

- Chỉ ra sự ảnh hưởng của các nhân tố ngôn ngữ và các yếu tố ngoài ngôn ngữ (hoàn

cảnh sống, ngôn ngữ và văn hoá vùng miền) đối với việc lựa chọn cách dịch của

dịch giả.

- Hỗ trợ cho việc dạy và học cách dịch các PNCK từ tiếng Anh sang tiếng Việt, góp

phần nâng cao khả năng so sánh, đánh giá chất lượng bản dịch văn học Anh-Việt

cho sinh viên Việt Nam học tiếng Anh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu, xác lập cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu, đánhgiá tương đương dịch thuật các PNCK Anh — Việt và xác lập các tiêu chí để đánh

giá bản dịch.

- Khảo sát (thống kê, phân loại) và mô tả các PNCK tiếng Anh được dùng trong

nguyên bản tác phẩm “Gone with the wind”

- Khảo sát cách dịch các PNCK tiếng Anh sang tiếng Việt qua các bản dịch của DT

và VKT.

10

Trang 15

- So sánh cách dịch các PNCK trong các bản dich của DT và VKT dé thấy rõ những

ưu điểm và hạn chế trong cách dịch của hai dịch giả

- Tìm hiểu các nhân tố chi phối dịch tương đương và những hạn chế trong việc dịch

các PNCK Anh — Việt ở hai bản dịch hữu quan.

4 Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Để khảo sát đối tượng nghiên cứu, ngoài hai phương pháp luận chung cho

mọi khoa học là diễn dịch (deduction) và quy nap (induction), luận án sử dụng các

phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học chính sau đây:

- Phương pháp miêu ta được dùng dé phân tích các đặc điểm (cấu trúc, ngữ nghĩa vàchức năng) của các PNCK được khảo sát trong văn bản nguồn (VBN) và các văn

bản đích (VBĐ).

- Phương pháp phân tích dién ngôn được dùng dé khảo sát bối cảnh sử dụng các

PNCK trong các văn bản hữu quan.

- Phương pháp so sánh đối chiếu nhằm xác định mức độ tương đương (qua những

tương đồng và khác biệt) giữa các đơn vi dịch thuật được khảo sát (câu/ phát ngôn)

của VBN và VBĐ.

Ngoài ra, luận án còn sử dụng các thủ pháp nghiên cứu khác như so sánh,

phân loại, thống kê, phân tích ngữ cảnh và ngôn ngữ học xã hội dé làm sáng tỏ cácvấn đề liên quan đến tương đương dịch thuật và mối quan hệ giữa quá trình dịch vớihoàn cảnh giao tiếp và bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội

- Thủ pháp so sánh được sử dụng để so sánh nội dung và hình thức biểu hiện của

các PNCK trong VBN và 2 VBĐ nhằm xác định mức độ tương đương của các đơn

vị dịch thuật được khảo sát.

- Thủ pháp phân loại: được dùng để phân loại các PNCK và các phương thức dịchPNCK theo sự khác nhau về nội dung, hình thức biểu hiện và mức độ tương đương

- Thủ pháp thống kê ngôn ngữ: được sử dụng để thống kê các phương tiện ngônngữ, số lượng các PNCK được sử dụng trong nguyên bản và các bản dịch, đồng thời

để tính tỉ lệ phần trăm tương ứng Kết quả thống kê được dùng làm căn cứ cho việc

phân tích, nhận xét, đánh giá mang tính định tính.

11

Trang 16

- Thủ pháp phân tích ngữ cảnh: phân tích ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hóa,

trong đó PNCK được sử dụng với những mục đích khác nhau.

- Thủ pháp phân tích ngôn ngữ học xã hội: nghiên cứu chuẩn mực và phong cách sử

dụng PNCK riêng biệt theo lãnh thổ, sự biểu hiện của các vùng ngôn ngữ và

phương ngữ khác nhau.

4.2 Ngữ liệu nghiên cứu

Ngữ liệu được sử dung dé minh hoa và dẫn chứng được lấy từ các nguồn khác nhau:

- Nguyên bản tác pham “Gone with the Wind” của tác giả Margaret Mitchell đượcnhà xuất bản Macmillan phát hành lần đầu năm 1936, Pan Macmillan tai bản vào

năm 2014.

- Bản địch “Cuốn theo chiều gió” của dịch giả Dương Tường, xuất bản lần đầu năm

1987 tại miền Bắc, Nhà xuất bản Hội Nhà văn tái bản vào thang 1 năm 2009

- Bản dịch “Cuốn theo chiều gió” của dịch giả Vũ Kim Thư, xuất bản lần đầu trướcnăm 1975 tại miền Nam, Nhà xuất bản Văn học tái bản vào tháng 1 năm 2016

- 833 PNCK tiếng Anh được thống kê trong toàn bộ tác phẩm thông qua: (1) bộtiêu chí nhận diện các PNCK tiếng Anh; (2) việc rà soát văn bản nguồn “Gone withthe wind”, lọc ra 833 PNCK tiếng Anh; (3) rà soát 2 văn bản đích, lấy ra nhữngPNCK tiếng Việt tương ứng với 833 PNCK tiếng Anh đã tìm được

5 Ý nghĩa của luận án

5.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết

về tương đương dịch thuật nói chung và phương pháp dịch tương đương các PNCK

Anh — Việt nói riêng, đồng thời cũng đóng góp cho việc nghiên cứu dịch thuật văn

bản nghệ thuật (văn học) từ tiếng Anh sang tiếng Việt

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

12

Trang 17

Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho những ngườinghiên cứu về dịch thuật, dịch văn học từ tiếng nước ngoài và là nguồn tham khảo

hữu ích cho việc dạy, học môn dịch thuật trong dạy và học Anh ngữ hiện đại Hơn

nữa, kết quả nghiên cứu còn hữu dụng trong thực tế ứng dụng các PNCK dé đạt

được mục đích cầu khiến phù hợp trong giao tiếp

6 Điểm mới của luận án

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu PNCK theo cách tiếp cận mới này chỉ mới xuất

hiện trên mười năm nay và được nhiều người quan tâm đến Tuy nhiên, đây là côngtrình đầu tiên nghiên cứu tương đương dịch thuật các PNCK trong một tác phẩmvăn học tiếng Anh sang tiếng Việt

Trước đó, cũng có tác giả chọn cùng nguyên tác và ban dịch dé đối chiếu

tương đương dịch thuật, nhưng đây là một trong những công trình đầu tiên so sánh

cách dịch các PNCK của cùng một tác phẩm văn học tiếng Anh trong 2 bản dịchtiếng Việt và giải thích những tương đồng và khác biệt giữa 2 bản dịch từ góc độngôn ngữ và văn hoá Rõ ràng, dịch (đặc biệt là dịch văn chương) bao gồm việc

dịch giả chọn lựa những từ ngữ hay cách diễn đạt theo sở thích, phong cách và cảm

nhận riêng của họ nhằm tạo cảm hứng cho người đọc Do đó, những bản dịch khác

biệt của cùng một văn bản có thé rất khác nhau Chúng thé hiện phong cách, tài

năng và sự cảm thụ riêng của những dịch giả khác nhau.

Các tác giả trước đây tập trung nghiên cứu các loại câu cầu khiến đích thựctrong tiếng Việt, có ngôn trung là cầu khiến; đồng thời cũng sử dụng những câu cóhình thức là cầu khiến nhưng ngôn trung không phải là cầu khiến, so sánh đối chiếuchúng với những câu cầu khiến đích thực Đây cũng là hướng đi chúng tôi đangquan tâm nhưng sẽ khai thác cụ thể hơn trong luận án của mình với hình thứcPNCK trực tiếp và gián tiếp, so sánh giữa tiếng Anh và hai bản dịch tiếng Việt củahai dịch giả khác nhau dé tìm ra điểm giống nhau và khác nhau Đây cũng là điểm

mới của luận án mà chưa được các nhà nghiên cứu trước đó quan tâm.

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm

bôn chương như sau:

13

Trang 18

- Chương | trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về dịch thuật và dịch thuật

Anh - Việt, cơ sở lý thuyết liên quan đến dịch thuật, tương đương dịch thuật, PNCK

và một số vấn đề lý thuyết khác liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Chương 2 khảo sát và phân loại các PNCK tiếng Anh trong nguyên bản tác phẩm

“Gone with the wind” theo sự khác biệt về mức độ đe doa thé diện và mức độ trực

tiếp — gián tiếp Theo đó, mỗi chiến lược với từng tiêu nhóm phát ngôn cụ thể sẽ lần

lượt được thống kê, phân tích và mô tả chỉ tiết

- Chương 3 khảo sát cách dịch các PNCK tiếng Anh sang tiếng Việt qua bản dịchcủa DT Thông qua việc khảo sát cách dịch hai tiêu nhóm Ra lệnh (Order) và Rủ/Gợi ý (Suggest) từ tiếng Anh sang tiếng Việt, luận án sẽ làm rõ những điểm giống

và khác nhau trong cách dịch các PNCK giữa nguyên bản và bản dịch của DT.

- Chương 4 kết hợp vừa khảo sát cách dịch sang tiếng Việt các PNCK tiếng Anh

theo sự khác biệt về mức độ de doa thé điện và mức độ trực tiếp — gián tiếp qua bản

dịch của VKT vừa so sánh cách dịch các PNCK này qua bản dịch của DT và VKT

dé thay rõ những điểm giống nhau và khác nhau trong cách dịch PNCK tiếng Anh

sang tiếng Việt của hai dịch giả

- Kết luận tóm tắt lại những nội dung chính được nghiên cứu trong luận án, những

kết quả đạt được, nêu một số hạn chế của luận án và gợi ý hướng nghiên cứu trong

tương lai.

14

Trang 19

CHUONG 1: TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu vềdịch thuật và dịch thuật Anh — Việt, xác lập cơ sở lý thuyết liên quan đến dịch thuật,tương đương dịch thuật, PNCK và một số vấn đề lý thuyết khác liên quan đến đề tài

nghiên cứu.

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.L.1 Tình hình nghiên cứu về dịch thuật và dịch thuật Anh - Việt

1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu về dịch thuật

Đóng góp vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển thế giới, dịch thuật trởthành trung tâm bàn luận của các thế hệ dịch giả, nhà ngôn ngữ và nhà lý thuyếtdịch thuật Tuy nhiên, chỉ từ những năm 50 của thế kỷ XX, dịch thuật với tư cách là

một hoạt động ngôn ngữ mới được các nhà ngôn ngữ học chú ý, và quan tâm ứng

dụng các thành tựu ngôn ngữ học cho các nghiên cứu lý thuyết và hoạt động thựctiễn của mình Trong vòng hơn nửa thế kỉ qua, thực tế nghiên cứu cho thấy, cácnghiên cứu về dịch thuật trên thé giới và Việt Nam đã xuất hiện và phát triển cùngvới sự phát triển của nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt là ngôn ngữ học,dưới sự ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng và nhiều trường phái lý thuyết ngônngữ học khác nhau.

Trên thế giới, ứng dụng lý thuyết ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, không thékhông ké đến công trình nghiên cứu của nhà dịch thuật Nga Resker (1950) va Vinay

& Darbelnet (1958) Resker, trong bài báo VỀ “sự tương ung có quy luật khi dich ra

tiếng mẹ đ¿” (1950), đã mô tả và phân loại các tương ứng từ vựng giữa văn bản

nguồn và văn bản đích thông qua phân tích đối chiếu những tương đồng và khác

biệt giữa hai văn bản Sau Resker, Darbelnet (1958) đã áp dụng phương pháp phân

tích đối chiếu trong công trình nghiên cứu các đặc điểm phong cách và tu từ của vănbản nguồn và văn bản đích Bên cạnh đó, lý thuyết ngữ pháp cải biến — tạo sinh của

N Chomsky xuất hiện vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX lần đầu tiên được nhà

dịch thuật học Mỹ E Nida vận dụng vào các công trình nghiên cứu dịch thuật của

mình Lý thuyết dịch của Nida (1964) được phát triển với mô hình tương đương

động hướng đên người đọc (reader-oriented dynamic equivalence) ở cap độ câu va

15

Trang 20

phân tích sâu cấu trúc của câu Từ chức năng luận Praha, Jakobson (1959) là ngườiđầu tiên đã đưa các nguyên lý của tín hiệu học vào nghiên cứu dịch thuật và dựa vào

sự khác biệt về hệ thống tín hiệu được sử dụng, ông đã phân biệt được ba loại hình

dịch thuật cơ ban là dịch nội ngôn (intralingual translation), dịch liên ngôn (interlingual translation) va dịch liên tín hiệu (intersemiotic translation) Ngoài ra,

ly thuyết chức năng — hệ thống trong ngôn ngữ học có ảnh hưởng đến lý thuyết dịch

thuật của các nhà dịch thuật người Anh như J.R Firth và J Catford Firth (1935) ung

hộ quan điểm phải xem xét ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ thông qua các chứcnăng của chúng trong ngữ cảnh và vận dụng vào dịch thuật: “toàn bộ vấn đề dịchthuật nằm ở lĩnh vực ngữ nghĩa học” (Firth, 1935) Catford (1965) lấy lý thuyết ngữpháp phân cấp của Halliday làm nền cho lý thuyết dịch thuật tương đương “tùy

thuộc vào mức độ tương ứng giữa các đơn vị ngôn ngữ ở các cấp độ cấu trúc khác

nhau” Bên cạnh đó, vận dụng lý thuyết hoạt động giao tiếp trong dịch thuật, trong

các công trình nghiên cứu dịch thuật của mình, Nida & Taber (1969) và Svejcer

(1987) đã xây dựng các mô hình lý thuyết dịch, trong đó hoạt động dịch thuật được

mô tả và giải thích như là một hoạt động giao tiếp liên ngữ và liên văn hóa Và trênbình diện ngữ dụng học, có thé ké đến các công trình của Blum-Kulka (1986) và

Hatim & Mason (1991) Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã đi sâu khai thác

quá trình dịch thuật, sản phẩm dịch thuật và mối quan hệ giữa chúng với hoàn cảnhgiao tiếp trên các bình diện phân tích diễn ngôn

Tuy nhiên, Keenan (1973) lại nhắn mạnh mô hình dịch thuật nên xét đến tất

cả các thành phan của văn bản Việc dịch chính xác từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn

ngữ đích chưa đủ mà phải giữ được cách thức tương tác như trong nguyên bản.

Gần đây, Hartmann (1980) và Gutt (1991) lại hướng người đọc nhiều về lý thuyếtdịch văn bản, bản dịch phải đi xa hơn cấp độ văn bản, hướng đến khám phá và đạtđược tính giao tiếp (communicative interaction), phải dịch được cái mà người đọc

bản dịch quan tâm Quan điểm này đã được Peter Newmark (1995) phát triển ở

một góc độ cụ thể hơn Theo ông, điều mà lý thuyết dịch làm, là xác định các vấn

dé trong dịch thuật, chỉ ra các yếu tố dé xử lý vấn dé, liệt kê các phương án dịchthuật khả thi và đề xuất phương án phù hợp nhất dé tạo nên một bản dịch chất

16

Trang 21

lượng nhất Từ những phân tích trên đây, có thé nói, cách tiếp cận theo hướng giao

tiếp là cách tiếp cận phổ biến nhất hiện nay trong các công trình nghiên cứu về dịchthuật trên thế giới

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của thực tiễn dịch thuật, ngay từ nhữngthế kỷ trước, việc nghiên cứu về dịch thuật đã thu hút sự chú ý của nhiều dịch giả,nhiều nhà văn cũng như các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn học Trong lịch sử

nghiên cứu về dịch thuật ở Việt Nam, Phan Huy Ích (1814) là dịch giả được đánh

giá thành công nhất với bản dịch “Chinh phụ ngâm” và các bài phê bình các bảndich cùng tác phẩm trước đó Trong những năm đầu thế ky XX, các tác giả quantâm nhiều hơn đến dịch thuật, đặc biệt là dịch văn học từ Hán sang Việt Từ saunăm 1954, các dịch giả, nhà văn và nhà nghiên cứu cũng chú ý nhiều hơn đến dịch

thuật, không kế dịch Hán -Việt mà cả dich từ các ngôn ngữ châu Âu sang tiéng

Việt Ngày càng nhiều các bài viết, các bài phê bình bàn luận, chia sé kinh nghiệmdịch thuật hoặc nghiên cứu bố sung thêm lý thuyết về dịch thuật còn chưa toàn diệntrước đó Các hội nghị khoa học về dịch thuật được tô chức thường xuyên hơn,trong đó nhiều công trình chuyên khảo, tập bài hoặc kỷ yếu sau hội nghị được xuấtbản Đặc biệt, Lê Quang Thiêm (1989) lần đầu tiên đã bàn luận đến một số vấn đề

về lý luận dịch thuật trong công trình “Đối chiếu các ngôn ngữ” Mặc du nhữngđóng góp của tác giả còn đơn giản nhưng đã gợi mở những ý tưởng đầu tiên choviệc xây dựng một bộ môn nghiên cứu về dịch thuật và lý luận dịch thuật ở ViệtNam Tuy nhiên, trong nghiên cứu dịch thuật ở Việt Nam, cho đến nay phan lớn cáccông trình mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả, đối chiếu hoặc ứng dụng

Gần đây, có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu về dịch thuật khác được chúng tôitổng hợp theo trình tự thời gian và làm tài liệu tham khảo cho nội dung luận án vềdịch thuật nói chung, có thể kế đến như: Dịch thuật: từ lý thuyết đến thực hành(Nguyễn Thượng Hùng, 2005), Hoàng Văn Vân (2005) về bản chất và một số môhình lý thuyết dịch thuật Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thượng Hùng đã tông

hợp tương đối về lý thuyết dịch thuật và những vấn đề liên quan đến dịch thuật nói

chung và tương đương trong dịch thuật nói riêng Nguyễn Hồng Cén cũng có nhiềuđóng góp về dịch thuật như Vấn dé tương đương trong dịch thuật (2001), Cơ sở

17

Trang 22

ngôn ngữ học của nghiên cứu dịch thuật và bộ môn Dịch thuật học (2004), Dịch

thuật: Bản chất và một số mô hình lí thuyết (2005), Lược sử về dịch thuật (2006),Lược sử về nghiên cứu dịch thuật (2006), Ngoài ra, trong “Các phương pháp vathủ pháp dịch thuật”, Nguyễn Hồng Côn (2006) còn đề xuất và phân biệt phương

pháp và thủ pháp dịch thuật, những lỗi thường gặp trong dịch thuật với những minh

họa đối chiếu cụ thé tiếng Việt và một số ngôn ngữ Hơn nữa, không thé không kế

đến những đóng góp của Lê Hùng Tiến (2007) về van đề phương pháp trong dịch

thuật Anh — Việt Lưu ý đến dịch thuật văn chương, kết quả nghiên cứu của Lưu

Trọng Tuấn (2008) về “Thông tin hàm ẩn trong dịch thuật văn chương” cũng được

các nhà nghiên cứu dịch thuật quan tâm và đánh giá Nhìn chung, những đóng góp

của các tác giả rất đáng ghi nhận và làm phong phú thêm cho lý thuyết dịch thuậtnước nhà.

1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu dịch thuật Anh — Việt

Ứng dụng các lý thuyết về dịch thuật, với tư cách là đối tượng nghiên cứu

của ngôn ngữ học trong lí luận và thực tiễn, về gần đương thời, ở Việt Nam đã xuấthiện rất nhiều nghiên cứu về dịch Anh — Việt, trong đó chủ yếu là các luận án tiến singành ngôn ngữ học và ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Đây cũng là nội dung

chúng tôi muốn khai thác sâu, trên cơ sở làm tài liệu tham khảo cho luận án của

mình Trước hết, về van đề nghiên cứu dịch thuật Anh — Việt, Nguyễn Quốc Hùng(2005) đã đề cập đến cách dịch và kĩ thuật dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt trongcuốn sách “Hướng dan kĩ thuật dịch Anh — Việt” Tác giả Lê Hùng Tién (2007) vớicông trình nghiên cứu được đánh giá cao về “Van dé phương pháp trong dịch thuậtAnh — Việt” Kế thừa và phát huy quan điểm của P Newmark (1988), Lê Hùng Tiến(2007) đã đề xuất phương pháp dịch nên được phân thành hai nhóm chính (hoặc

chia đường hướng chính) là "ngữ nghĩa" và “ngữ dụng” hay theo ông là "nguyên

văn” và "'tự do”.

Trong vòng 20 năm qua, có đến hàng chục luận văn, luận án nghiên cứu về

dịch các kiểu câu, hành động ngôn từ, từ ngữ văn hóa hay thuật ngữ chuyên

ngành từ tiếng Anh sang tiếng Việt Từ năm 2007, Can Thị Thu Hà trong luận án

tiên sĩ cua mình, đã nghiên cứu vê đặc điêm ngữ pháp của động từ “7o be” trong

18

Trang 23

tiếng Anh và đề xuất cách chuyển dịch sang tiếng Việt và Nguyễn Thị Ngọc Hànghiên cứu về “Cách chuyển dịch các yếu tô phủ định tiếng Anh sang tiếng Việt”.Trong luận án về “Khảo cứu việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt (qua tácphẩm Harry Pottery’, Võ Ta Phuong (2011) đã tập trung nghiên cứu các trang từtiếng Anh về vị trí, cấu tạo và chức năng, sau đó tiễn hành khảo sát việc dịch củatrạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

Nghiên cứu về từ ngữ văn hóa, có thể kể đến luận văn thạc Sỹ cua Kiều

Phương Nga (2007) về “Một số nhóm từ ngữ văn hóa trong tiếng Anh và các thủpháp chuyển dịch sang tiếng Việt” Theo đó, tác giả đã chọn các từ ngữ thuộc haitrường từ vựng tên gọi động vật và trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Anhlàm đối tượng nghiên cứu Từ đó, tác giả rút ra những nhận xét về cách thức chuyềndịch hai trường từ vựng này từ tiếng Anh sang tiếng Việt

Về dịch các thuật ngữ chuyên ngành, luận án tiến sĩ “Dich Anh — Việt vănbản khoa học” của Lưu Trọng Tuấn (2008) đã cung cấp các thông tin về lí luận,phương pháp và các nguyên lí cùng các quy tắc có tính thao tác dịch thuật ngữkhoa học Anh - Việt Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bích Hường (2014) về

“Cách dịch thuật ngữ Anh — Việt chuyên ngành cảnh sat” là một trong những

công trình đầu tiên hệ thống hóa tương đối đầy đủ về đặc điểm (nguồn gốc, cấutạo từ, ngữ nghĩa và cách sử dụng) của thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chuyênngành cảnh sát đề xuất được 6 kĩ thuật dịch thuật ngữ từ tiếng Anh sang tiếng

Việt chuyên ngành cảnh sát.

Về dịch thuật các kiểu câu Anh — Việt, Trần Thu Hiền (2009) trong “Khảo

sát tình hình chuyển dịch câu hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt trên một số văn bảndich Anh — Việt” đã trình bày những khái niệm liên quan đến câu nghi van, câu nghỉvấn đích thực và lưu ý một số vấn đề khi tiến hành chuyên dịch câu nghi vấn, khảosát những nét tương đồng và khác biệt về cau trúc và ngữ nghĩa của câu nghi vanđích thực giữa hai ngôn ngữ Anh — Việt Ngoài ra, tác giả còn điểm luận những lưu

ý về việc sử dụng từ xưng hô trong chuyên dịch dé so sánh đối chiếu kiểu câu nghi

vấn đích thực trong tiếng Anh và tiếng Việt Gần đây, có đề tài nghiên cứu củaHoàng Công Bình (2015) về “Câu bị động tiếng Anh và các phương thức chuyển

19

Trang 24

dịch sang tiếng Việt” Trên cơ sở các hình thức tương đương dịch thuật, tác giảkhảo sát việc chuyên dịch câu bị động tiếng Anh sang tiếng Việt và đề xuất lựa

chọn áp dụng phương thức dịch phù hợp.

Về dịch văn học và thơ ca, luận án tiến sĩ ngữ văn của Trịnh Thị Thơm(2014) với đề tài “Nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từtiếng Anh sang tiếng Việt (Trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm van

hoc)” là công trình đầu tiên nghiên cứu phương thức chuyền dich phát ngôn có ham

ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt Luận án về “Nghiên cứu đánh giá phê bình bản dịch

Anh- Việt trong lĩnh vực văn học (văn xuôi) ” của Phạm Thi Thủy (2015) hay luận án

của Trịnh Thu Hang (2019) về dịch các yếu tố văn hóa trong tác phẩm Harry Portersang tiếng Việt cũng là những công trình có ý nghĩa trong lĩnh vực dịch văn học.Kết quả luận án của Phạm Thị Thủy chỉ ra khả năng kết hợp đa phương pháp trongnghiên cứu dịch thuật: phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng, câu hỏitrắc nghiệm dụng học và phỏng vấn nhóm Gần đây, Đoàn Thúy Quỳnh (2019)trong “Đặc điểm của dịch ca khúc và bản dịch ca khúc Anh — Việt” đã đặc biệt quantâm tới dịch loại hình ngôn bản phục vụ cho đời sống tinh thần của con người, đó là

ca khúc Bài viết đã trình bay đặc điểm của dich ca khúc và ban dịch ca khúc

Anh-Việt trên cơ sở lý thuyết dịch ca khúc và chiến thuật dịch ca khúc của Peter Low.

Từ những phân tích trên, có thé thấy rằng các nhà nghiên cứu trong và ngoài

nước đã quan tâm và đi sâu vào các khía cạnh của dịch thuật nói chung và dịch

thuật Anh — Việt nói riêng cũng như trong các ban dịch văn học Gần nhất vớinghiên cứu của chúng tôi, Trần Thị Kim Tuyến (2016) đã thực hiện đề tài

“Nghiên cứu từ ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm “Gone withthe wind” và bản dịch “Cuốn Theo Chiêu Giớ” Bản dịch của Trần Thị KimTuyến lựa chọn là của dịch giả VKT do nhà xuất bản Thời Đại tái bản năm 2009.Chọn cùng nguyên tác và bản dịch để đối chiếu tương đương dịch thuật, nhưng

hướng khai thác của chúng tôi không tập trung vào nghiên cứu từ ngữ xưng hô

như Trần Thị Kim Tuyến mà tập trung vào khảo sát dich tương đương các PNCKAnh — Việt trong văn bản gốc va hai bản dịch của dịch giả DT (tái bản năm

2009) và VKT (tái bản vào năm 2016).

20

Trang 25

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về phát ngôn cau khiến và dịch thuật phát ngôn caukhiến Anh — Việt

1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến trong tiếng Anh và tiếng Việt

1) Tình hình nghiên cứu về câu/phát ngôn cau khiến tiếng Anh

Trong tiếng Anh, các phát ngôn cầu khiến (PNCK) thường được nghiên cứutheo hai hướng: 1) Từ góc độ ngữ pháp, PNCK là một trong bốn kiểu câu/ phátngôn được phân loại như trong ngôn ngữ học truyền thống: 2) Từ góc độ ngữ dụng,PNCK là các phát ngôn biểu hiện hành động ngôn từ cầu khiến

Theo hướng nghiên cứu thứ nhất, Quirk (1972) và các cộng sự đã phân biệt

bốn kiểu câu đơn cơ bản dựa vào cấu tạo ngữ pháp Trong đó, câu cầu khiến đượcmiêu tả dưới dang Commands (ra mệnh lệnh) được phan biệt với các kiểu câu cònlại là câu tường trình - Statements; câu nghỉ van — Questions và câu cảm thán —Exclamations Radford (1997) cũng ủng hộ quan điểm của Quirk và các cộng sự(1985) và chia thành các loại câu/ mệnh đề tương tự Theo đó, câu cầu khiến vớihình thức mệnh lệnh thức (Imperative) được phân biệt với câu trần thuật

(Declarative), nghi van Unterrogative) và cam than (Exclamative) Sadock &

Zwicky (1985), mặt khác lại cho rang chỉ có ba loại câu chính, trong đó câu mệnhlệnh cũng được miêu tả với thức mệnh lệnh (Imperatives) khác với câu trần thuật(Declaratives) và cau nghi van (Interrogative) Rõ rang, Sadock & Zwicky (1985)không phân loại mệnh đề ma phân loại câu Bên cạnh đó, trong ngữ pháp truyềnthống ở châu Âu, vấn đề nghĩa cầu khiến hay mệnh lệnh thường gắn với phạm trù

ngữ pháp thức (mood), một phạm trù đặc trưng của động từ trong các ngôn ngữ biến

hình Trong đó thức mệnh lệnh (imperative mood) biểu thị nguyện vọng, yêu cầu

của người nói đối với việc thực hiện hành động được nêu lên trong câu, phân biệt

với những thức thường gặp trong các ngôn ngữ là thức tường thuật, thức giả định và

thức điều kiện Trên tư tưởng đó, Reis (1999) phân chia các loại câu theo chức năng

ngữ pháp của câu, đó là: câu cầu khiến với thức mệnh lệnh (imperatives) phân biệtvới câu trần thuật (declaratives) và cau nghi van (interrogatives) Nhu vay, theo

hướng phân loại thứ nhất, câu cầu khiến được hiểu là một trong 4 kiểu câu phân loạitheo mục đích phát ngôn như ngôn ngữ học truyền thống

21

Trang 26

Theo hướng nghiên cứu thứ hai — hướng nghiên cứu dụng học, Austin (1962)

trong công trình nghiên cứu “How to do things with words” (Nói là hành động) đã phân biệt phát ngôn nhận định/miêu tả (constatives) và phát ngôn ngôn hành

(performatives) Theo ông, một lời nói được dùng dé thực hiện hành động thôngqua các hành động ngôn từ ngay tại thời điểm phát ngôn Searle (1979) đã kế thừa

lý thuyết hành động ngôn từ của Austin và đề xuất năm nhóm hành động ngôn từchính: nhóm hành động tuyên bố (declarations), nhóm hành động biểu hiện(representatives), nhóm hành động biểu cảm (expressives), nhóm hành động điều

khién/ chi phối (directives) và nhóm hành động ước kết cam kết (commisives).

Theo đó, PNCK thuộc nhóm hành động điều khién/ chi phối (directives) và có théđược phân loại thành hai tiêu nhóm chính: Cầu khiến đòi hỏi thông tin (requests for

information) và cầu khiến yêu cầu hành động (requests for action) Trong đó,

PNCK có thể được thê hiện băng đa dạng các cau trúc câu như mệnh lệnh, nghi vấn,phủ định, tuyên bố hay tỉnh lược (dẫn theo Sifianou, 1992) Các hành động ngôn từcầu khiến dùng để “nhấn mạnh mong muốn của người nói đối với người nghe déthực hiện hành động trong tương lai, bằng ngôn ngữ nói hoặc phi ngôn ngữ” (Blum-Kulka, House & Kasper, 1989:11).

Thực tế, rất nhiều các nghiên cứu về cầu khiến được thực hiện bằng các ngôn

ngữ khác nhau, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu về PNCK, nổi bật nhất cần chú

ý đến là công trình nghiên cứu “Loi yêu cau và lời xin lỗi trong giao thoa ngữ dụng

học” (Cross-cultural pragmatics: Requests and apologies) được thực hiện tai bảy

vùng lãnh thé khác nhau bởi tác gia Blum-Kulka và các cộng sự (1989) Hau hếtcác công trình nghiên cứu kể trên đều chịu ảnh hưởng kết quả nghiên cứu trong

công trình Cross-Cultural Speech Act Realization Project (CCSARP) của

Blum-Kulka và các cộng sự (1989) Trong nghiên cứu nay, các hành động ngôn từ yêu cầu

và xin lỗi bằng tiếng Anh được nghiên cứu trong ba vùng nói tiếng Anh khác nhau(Anh Úc, Anh Mỹ và Anh Anh), tiếng Pháp của người Canada, tiếng Đan Mạch,tiếng Đức và tiếng Do Thái Theo quan điểm của CCSARP, có ba chiến lược cầukhiến là chiến lược cầu khiến trực tiếp (direct), chiến lược cầu khiến gián tiếp quy

ước (conventionally indirect) và chiên lược câu khiên gián tiép phi quy ước

(non-22

Trang 27

conventionally indirect), sau đó được ứng dụng toàn cầu và chiến lược cầu khiếngián tiếp quy ước được sử dụng phô biến nhất trong câu cầu khiến ở hầu hết cácnước được nghiên cứu Phần lớn các nghiên cứu về câu cầu khiến trong các ngônngữ không phải ngôn ngữ phương Tây đều đề cập đến ba chiến lược cầu khiến này,nhưng mỗi ngôn ngữ lại ưu tiên những chiến lược khác nhau.

Hành vi cầu khiến gián tiếp đã được Searle (1975) nghiên cứu rất kỹ Bản

chất của hành vi cầu khiến có sự đe doa thé diện của người đối thoại nên trong một

số trường hợp, dé đạt được mục đích giao tiếp, người nói phải sử dụng các hìnhthức gián tiếp mang tính lịch sự (Brown & Levinson 1978, Levinson 1983, Sadock

2004 và Searle 1975) Các nhà nghiên cứu cũng ủng hộ quan điểm phát ngôn nghivấn thường lịch sự hơn mệnh lệnh vì chúng tạo rõ khoảng cách hơn giữa mong

muốn của người nói và ban chất của phát ngôn Nếu chú ý đến lịch sự, người nói cố

gang làm giảm ảnh hưởng đến thé diện của người nghe và che giấu ý định cầu khiếntrong phát ngôn Sau này, có nhiều tác giả đi theo hướng nghiên cứu của Searle vàphát triển vấn đề theo hướng này

Gần đây nhất, có hai công trình nghiên cứu về PNCK đáng chú ý Đó là công

trình nghiên cứu về cầu khiến gián tiếp, các kiêu câu và lực ngôn trung của nhóm

tác giả Nicolas Ruytenbeekab, Ekaterina Ostashchenkoa & Mikhail Kissines (2017)

và luận văn thạc sỹ của Casey M Riedmann (2017) về nhóm điều khién gián tiếp Indirect Directives (or When to Say “Please”) Trong nghiên cứu đầu tiên, nhóm tác

-giả nhận thấy rằng, trong văn cảnh, việc phân tích có định hướng hay không định

hướng các PNCK gián tiếp đều nên được chú ý Nghiên cứu thứ hai chỉ ra rằng

mệnh đề với khuyết thiếu “You must” có thé được dùng như mệnh lệnh thức và bôsung quan điểm cho rằng câu cầu khiến với khuyết thiếu trong tiếng Anh cũng đượcdùng tương đương như thức mệnh lệnh Kết quả hai nghiên cứu này cũng được

chúng tôi quan tâm va ứng dung trong quá trình phân loại PNCK và phân tích dtr liệu luận án.

2) Tình hình nghiên cứu về câu/phát ngôn câu khiến tiếng Việt

23

Trang 28

Trong tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học cũng nghiên cứu về câu cầu khiến

theo các khuynh hướng khác nhau, không thống nhất giữa ngữ pháp học và ngữdụng học.

Trên quan điểm ngữ pháp học truyền thống, khi phân loại các kiểu câu theomục đích phát ngôn, ngữ pháp nhà trường chia thành bốn kiểu câu gồm câu trầnthuật, câu cầu khiến, câu nghi van và câu cảm thán Mỗi kiêu câu được nhận diện vàgiải thích dựa vào những phương tiện ngôn ngữ điển hình Theo đó, câu cầu khiến

là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, ẩi, thôi, nào, hay ngữ điệucần cầu khiến; dùng dé ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, Khi viết, câu cầukhiến thường kết thúc bằng dau chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhắnmạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm

Trần Trọng Kim (1940) là tác giả có quan điểm sớm nhất về khuynh hướng

phân loại câu theo mục đích nói Trong “Việt Nam văn phạm”, ông có phân biệt 4

kiểu câu; tuy nhiên, chưa thấy ông đề cập đến câu cầu khiến Nguyễn Kim Thản(1964) trong “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt” chủ ý hai cách phân loại câu theo

kết câu ngữ pháp và theo mục đích nói Theo ông, câu cầu khiến được nhận diện

qua động từ mang ý nghĩa ngữ pháp mệnh lệnh, thê hiện yêu cầu, đề nghị của người

nói đối với người nghe Nội dung của câu cầu khiến bao gồm các loại: mời mọc,

yêu cầu, mệnh lệnh, cắm đoán, chúc tụng Lê Văn Lý (1968) khảo sát câu tiếng Việttrong “Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam” và chia tiếng Việt thành 8 loại câu, trong đó,câu khuyến lệnh được dùng dé bộc lộ ý muốn của mình Diệp Quang Ban (2002)

trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, gọi câu câu khiến là câu mệnh lệnh Mục đích của loại

câu này là bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lêntrong câu và có những dấu hiệu hình thức nhận diện nhất định Tác giả Bùi MạnhHùng (2011) trong quá trình phân loại câu, đề cập đến câu cầu khiến với tư cách làbiéu hiện trực tiếp của hành động cầu khiến (HDCK) Với tiếng Việt, dấu hiệu hình

thức của câu cầu khiến không được bộc lộ rõ Theo quan niệm của tác giả, câu cầu

khiến có thể được phân loại chi bằng hai tiêu chí sau: (i) Câu có chứa các từ caukhiến như hãy/ đừng/ chớ và chủ thể của hãy/ đừng/ chớ bao giờ cũng ở ngôi thứ

24

Trang 29

hai hoặc ở ngôi thứ nhất số nhiễu, dạng ngôi gộp; (ii) có khả năng thêm từ hãy/

đừng/ chớ ở những ngôi đã nêu trên (dẫn theo Bùi Mạnh Hùng, 2011).

Trái lại, trên quan điểm ngữ dụng học, một số nhà ngôn ngữ học tiêu biểu là

Hồ Lê (1989), Cao Xuân Hạo (1991), Đỗ Hữu Châu (1993), Nguyễn Thiện Giáp

(1999, 2000), Nguyễn Đức Dân (2000) phân loại các phát ngôn theo hành động

ngôn trung Xét theo hành động ngôn trung, câu trần thuật có thể biểu hiện HDNT

trần thuật nhưng cũng có thé biểu hiện hành động ngôn trung khác (hỏi, cầu khiến,mời ), câu hỏi có thể biểu hiện HĐNT hỏi nhưng cũng có thé biểu hiện hành động

ngôn trung khác (cầu khiến, cảm thán ) Theo cách phân loại này thì PNCK là các

phát ngôn biéu hiện hành động ngôn trung cầu khiến (điều khiển), bất ké hình thức

cú pháp của nó là gì (cầu khiến, tường thuật hay cảm thán)

Gần đây, có một số công trình nghiên cứu có giá tri về các mặt cụ thể củaPNCK Về bình diện phương tiện biểu hiện, không thể không kẻ đến nghiên cứu vềhành động thỉnh cầu - so sánh giữa tiếng Anh và tiếng Việt của Nguyễn Văn Độ(1999) Tác giả khăng định mối liên hệ không thể tách rời giữa ngôn ngữ và văn hóatrong quá trình nghiên cứu về hành động thỉnh cầu Vé sự hoạt động của cácphương tiện từ vựng và ngữ pháp trong việc biểu thị ý nghĩa cầu khiến, có thể kếđến công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Chi (1998); về tính lịch sự trongcâu cầu khiến tiếng Việt (Vũ Thị Thanh Hương, 1999), câu cầu khiến tiếng Việt(Chu Thị Thủy An, 2002), sự hoạt động của những yếu tố thê hiện lịch sự trong câucầu khiến tiếng Việt (Phạm Thùy Chi, 2006) Những công trình này tìm hiểu về câu

cầu khiến từ góc độ ngữ pháp chức năng, ngữ dụng học hoặc kết hợp ngữ dụng học

và ngôn ngữ học xã hội để nghiên cứu Mặc dù kết quả cụ thể của các nghiên cứunày chưa thật sự toàn diện nhưng cũng cho cái nhìn khái quát về câu/ PNCK tiếngViệt và các van đề liên quan

Tác giả Đào Thanh Lan cũng dành nhiều tâm huyết với các công trình nghiêncứu rất có ý nghĩa về đề tài cầu khiến trong ngành ngôn ngữ học Trong chuyênkhảo “Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời cau khiến tiếng Việt” (2010), Đào Thanh Lan đã

kế thừa lý thuyết hành động ngôn từ của các tác giả đi trước, đã gắn câu với hànhđộng ngôn từ và lý giải sự ảnh hưởng của các yếu tố đối với lực ngôn trung DaoThanh Lan (2010) đã nghiên cứu lời cầu khiến với các phương thức biểu hiện hành

25

Trang 30

động cau khiến trong tiếng Việt, theo đó cầu khiến người nghe thực hiện hành độngmình nêu ra hoặc cầu khiến người nghe cho phép mình thực hiện hành động Tuynhiên, các nghiên cứu vẫn tồn tại những điểm chưa thống nhất giữa ngữ dụng vàngữ pháp.

Như vậy có hai cách tiếp cận về câu cầu khiến Ngữ pháp truyền thống vàngữ pháp cấu trúc nghiên cứu câu cầu khiến như là một trong 4 kiêu câu phân loạitheo mục đích phát ngôn mà thực chất là theo hình thức cú pháp Ngữ pháp chức

năng và ngữ dụng học nghiên cứu câu cầu khiến như là các phát ngôn biểu hiện

hành động ngôn từ cầu khiến, hay rộng hơn là các hành động ngôn từ thuộc nhómđiều khiển Trong luận án này, chúng tôi nhấn mạnh đến câu cầu khiến theo cáchthứ 2, và thống nhất gọi là PNCK (xem mục 1.2.2 dưới đây)

1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu dịch thuật phát ngôn câu khiến Anh —Việt

Như đã trình bày ở trên, PNCK tiếng Việt và các vấn đề liên quan được một

số nhà nghiên cứu quan tâm tuy chưa thực sự sâu sắc Về vấn đề dịch thuật PNCK,

cũng có nhiều công trình nghiên cứu về PNCK tiếng Anh, so sánh đối chiếu vớiPNCK tiếng Việt Có thé kể đến luận án về phương thức biéu hiện hành vi từ chối

lời cầu khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt) của Trần Chi Mai (2005) Về

ý nghĩa lý luận, luận án góp phần làm rõ những tương đồng và khác biệt của cùngmột hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh - tiếng Việt ở cả hai mặt hìnhthức tổ chức và ngữ nghĩa — ngữ dụng, bước đầu giải thích những tương đồng, khácbiệt đó từ góc độ ngôn ngữ và văn hóa Hà Câm Tâm (2005) đã nghiên cứu về

“Requests by Vietnamese learners of English” (Lời cầu khiến của người Việt hoctiếng Anh) Kết quả nghiên cứu đã đóng góp thêm lý thuyết về lĩnh vực mà ít nhànghiên cứu Việt Nam quan tâm, đó là nghiên cứu về dụng học liên ngữ Hà CâmTâm chỉ ra những khó khăn nhất định người Việt gặp phải khi ứng dụng lời cầukhiến với giọng thé hiện lịch sự băng tiếng Anh trong những tình huống cụ thé mànghiên cứu đưa ra dé tăng khả năng ngôn ngữ trong giao tiếp Nguyễn Thị PhươngThảo (2010) và Trần Thị Phuong Linh (2012) déu nghiên cứu về chiến lược lịch sựtrong lời thỉnh cầu nhưng trong hai tác phẩm văn học khác nhau Nguyễn ThịPhương Thảo (2010) nghiên cứu về chiến lược lịch sự trong lời thỉnh cầu trong

26

Trang 31

“Tiếng chim hót trong bụi man gai” (Politeness strategies in request in “The thorn

birds”) còn Trần Thị Phương Linh (2012) nghiên cứu về chiến lược lịch sự trong

lời thỉnh cầu của các nhân vật trong tiêu thuyết “Chạng vạng” của Stephenie Meyer

(A study on politeness strategies in requests by the characters in the novel

“Twilight” by Stephenie Meyer) Ngoài ra, Nguyễn Huynh Lâm (2016) tìm hiểu về

lời cầu khiến trong tiếng Anh (so sánh với tiếng Việt — bình diện lịch sự) Trong

luận án của mình, Nguyễn Huỳnh Lâm đã so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ tiếng Anh

và tiếng Việt đưới ánh sáng của lý thuyết ngữ dụng học Những nét tương đồng và

dị biệt giữa hai ngôn ngữ qua phân tích, đối chiếu giúp xác định được những khókhăn về ngữ dụng mà người Việt gặp phải khi thực hiện lời cầu khiến băng tiếngAnh, những đặc thù văn hóa trong cách nói của người Việt góp phần vào việc giữgin bản sắc của ngôn ngữ dân tộc Pham Thùy Chi (2006) tập trung nghiên cứu cácloại câu cầu khiến đích thực trong tiếng Việt, có ngôn trung là cầu khiến, tức làtrường hợp kiểu câu cầu khiến có sự tương hợp thực sự với kiểu ngôn trung (hành

vi ngôn từ thuộc nhóm điều khiến); đồng thời cũng sử dụng những câu có hình thức

là cầu khiến nhưng ngôn trung không phải là cầu khiến, so sánh đối chiếu chúng vớinhững câu cầu khiến đích thực Đây cũng là hướng đi chúng tôi đang quan tâmnhưng sẽ khai thác cụ thê hơn trong luận án của mình với hình thức PNCK trực tiếp

và gián tiếp, so sánh giữa tiếng Anh và hai bản dịch tiếng Việt của hai dịch giả khác

nhau để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa VBN và VBĐ Đây cũng làđiểm mới của luận án mà chưa được các nhà nghiên cứu trước đó quan tâm

Trên đây, chúng tôi vừa trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về dịchthuật và dịch thuật PNCK Anh - Việt Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng cách

tiếp cận theo hướng giao tiếp là cách tiếp cận phổ biến nhất trong các nghiên cứu vềdịch thuật trên thế giới Ở Việt Nam, ngày càng nhiều các công trình, bài viết chia

sẻ bình luận và nghiên cứu bổ sung thêm lý thuyết về dịch thuật chưa hoàn thiệntrước đó Trong đó, nôi bật có công trình nghiên cứu của Lê Quang Thiêm (1989) -

lần đầu tiên bàn luận vấn đề dịch thuật trong “Đối chiếu các ngôn ngữ” Sự xuất

hiện của lý thuyết đối chiếu các ngôn ngữ giúp cho việc so sánh, đối chiếu giữaVBN và VBD trở nên rõ ràng hơn Khi nghiên cứu về dịch thuật các PNCK Anh —

Việt, các nhà ngôn ngữ học tiếp cận theo hai khuynh hướng khác nhau: quan điểm

27

Trang 32

ngữ pháp học truyền thống và quan điểm ngữ dụng học Do đó, các nghiên cứu vẫn

tồn tại những điểm chưa thống nhất giữa ngữ dụng và ngữ pháp Trong luận án này,chúng tôi nghiên cứu về PNCK Anh - Việt dưới góc độ ngữ dụng học và phân loại

các PNCK theo hành động ngôn trung.

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Dịch thuật và các vấn đề liên quan

1.2.1.1 Các quan niệm về dịch thuật và nghiên cứu dịch thuật

Theo quan điểm truyền thống, dịch thuật là một tiến trình chuyên dich từ ngữ

và ý nghĩa từ một văn bản của ngôn ngữ này sang một văn ban sử dụng ngôn ngữ

khác, từ ngôn ngữ gốc, ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích Cũng có thé nói, dịch

là công việc mã hóa cái ý nghĩa và dạng thức trong ngữ đích qua việc giải mã cái ý

nghĩa và dạng thức của ngữ nguồn Cách dịch tự nhiên giúp người đọc tiếp cận dễdàng với văn bản gốc, làm người đọc trong ngôn ngữ được dịch cảm thấy như tácgiả trực tiếp nói với mình, viết cho mình, và tác giả thực sự có những cảm xúc và

cái nhìn như người đọc, có cùng văn hóa với người đọc Tuy nhiên, với cách dịch

truyền thống này, vai trò của dịch giả bị xem nhẹ, và tác phẩm trong bản chính vẫn

được xem là quan trọng hơn bản dịch Do đó, vấn đề dịch thuật được rất nhiều tácgiả quan tâm và đưa ra nhiều khái niệm dịch thuật theo quan điểm riêng của mình.Qua các định nghĩa, người ta thấy được các quan điểm về vấn đề dịch rất khác nhau,

từ đó, đưa đến những lý thuyết khác nhau trong nghiên cứu lĩnh vực này

Phân tích các tài liệu nghiên cứu về dịch thuật hiện tại, Nguyễn Hồng Cén

(2006) cho rằng thuật ngữ dịch thuật (translation) được dùng với ba nghĩa đượctrình bày dưới đây: (i) nghĩa thứ nhất chỉ sản phẩm của quá trình dịch thuật, tức làvăn bản (hay diễn ngôn), được chuyên dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kháchay từ hệ thống tín hiệu này sang hệ thống tín hiệu khác, (ii) nghĩa thứ hai chỉ bảnthân quá trình dịch thuật, tức là quá trình chuyển dịch một văn bản (ở dạng nói hay

viết) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, hay rộng hơn, từ hệ thống tín hiệu này

sang hệ thống tín hiệu khác, không bao gồm sản phẩm của quá trình đó Cách hiểunày phản ánh quan niệm cho rằng dịch thuật không phải là một sản phẩm mà là mộtquá trình thay thế hình thức biéu hiện của một văn bản, đó là "sự thay thé chất liệu

28

Trang 33

ngôn bản của ngôn ngữ này bằng chất liệu ngôn bản của ngôn ngữ khác" (Catford

1965: 20)’: (iii) nghĩa thứ ba chỉ hoạt động dich thuật nói chung, bao gồm cả quá

trình dịch thuật và sản phẩm dịch thuật Do là sự thé hiện của quan niệm coi dịch

thuật như một hoạt động giao tiếp trong đó có sự thong nhat giữa các mặt quá trình

và sản phâm, chủ quan và khách quan, ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (Nida và Taber

1969, Larson 1984, Hatim & Mason 1990 )° Theo Nida & Taber (1974) dich thuat

là quá trình tái hiện lại thông điệp của ngôn ngữ nguồn trong mối quan hệ tươngđương gần gũi nhất với ngôn ngữ đích, về nghĩa và cả phong cách." Một trong

những định nghĩa tương đối chỉ tiết và được chú ý nhiều là định nghĩa của Peter

Newmark (1995) Ông cho rằng “dịch là một nghệ thuật, một nỗ lực thay thế mộtthông điệp, một diễn ngôn của một văn bản hay ngôn bản trong một ngôn ngữ bằngmột thông điệp hay một diễn ngôn giống như vậy trong một văn bản hay ngôn bảncủa một ngôn ngữ khác.” Ông cũng nhìn chuyện dịch như một khoa học

(translation as a science), một kỹ nang (translation as a skill), một nghệ thuật

(translation as an art) liên quan đến khiếu thâm my Do đó, những bản dich khácbiệt của cùng một văn bản có thé rất khác nhau Chúng thé hiện phong cách, tài

năng và sự cảm thụ riêng của những dịch giả khác nhau.

Mặc dù mối quan hệ giữa các khái niệm hoạt động dịch thuật, quá trình dịch

thuật và sản phẩm dịch thuật trong thực tế còn gây tranh cãi, nhưng đồng tình vớicác nhà nghiên cứu dịch thuật theo quan điểm giao tiếp, chúng tôi cho rằng cầnphân biệt hoạt động dịch thuật với quá trình dịch thuật và sản phẩm dịch thuật, cũng

như là các thành tố của nó Nói cách khác, từ quan điểm giao tiếp, Nguyễn Hồng

Cén (2004) quan niệm rang: hoạt động dịch thuật với tư cách là một hoạt động giao

tiếp bằng ngôn ngữ bao hàm trong bản thân nó cả quá trình dịch thuật với tư cách là

quá trình giao tiếp và sản phẩm dịch thuật như là sản phẩm của quá trình giao tiếp

Trên quan niệm đó, luận án sử dụng thuật ngữ "dich thuật" (translation) theo nghĩa

' Translation is the replacement of textual material in one language (source language) by equivalent textual material in

other language (target language) (J.C Catford- 1965)

? Translation is the communicative process which takes place within a social context (Hatim and Mason 1990: 3)

3 Translation consists in reproducing in the receptor language the closest natural equivalent of the source language

message, first in terms of meaning and secondly in terms of style (Nida & Taber- 1974)

29

Trang 34

rộng nhất của từ này dé chỉ hoạt động dịch thuật nói chung và phân biệt nó với quátrình dịch thuật (translating process) và sản phẩm dịch thuật (translation product)với tư cách là các thành tố của hoạt động dịch thuật.

Quan niệm dịch thuật cũ (kế cả quan niệm của các nhà nghiên cứu dịchthuật theo quan điểm ngôn ngữ học như Resker và Catford) tập trung sự chú ý

đến các tương đương hình thức của văn bản, trong đó các dịch giả tự đặt cho

mình nhiệm vụ phải tái tạo lại được các đơn vị dịch thuật tương đương về mặthình thức cùng các đặc điểm phong cách của nó Các nhà nghiên cứu dịch thuậttheo quan điểm giao tiếp cho rằng một quan niệm như vậy về bản chất dịch thuật

là quá đơn giản, vì nó chỉ chú ý đến phương diện ngôn ngữ - VBN và VBD hayngữ nguồn và ngữ đích của hoạt động dịch thuật mà bỏ qua vai trò của các nhân

tố phi ngôn ngữ Theo các nhà nghiên cứu này, để hiểu bản chất của hoạt độngdịch thuật cần phải xem xét nó cả ở hai khía cạnh ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.Muốn vậy, coi dịch thuật như một hoạt động ngôn ngữ là chưa đủ mà cần phảixem xét nó như một hoạt động giao tiếp

Nói tóm lại, phần lớn nhà nghiên cứu coi nghiên cứu dịch thuật là một bộphận của ngôn ngữ học và dịch thuật là một quá trình giao tiếp Dịch thuật có liên

quan chặt chẽ với ngôn ngữ va việc sử dụng ngôn ngữ Các nha ngôn ngữ học Việt

Nam cũng có nhiều tranh luận trên diễn đàn chuyên ngành về dịch thuật, cụ thể vềviệc chuyên dịch văn bản từ ngữ nguồn là tiếng Anh sang ngữ dich là tiếng Việt.Cao Xuân Hạo (2005) đã bàn đến dịch thuật như là một quá trình gom bén congđoạn: (i) Phân tích nguyên ban trong ngôn ngữ nguồn (Source Language) đề “hiéu”thật rõ tác giả “muốn nói” gì; (i) Xóa cách ngôn từ hóa của nguyên bản

(Deverbalisation of the text); (11) Phân tích những đặc trưng trong nội dung và hình

thức của nguyên bản (qua một siêu ngôn ngữ ước định; (iv) Tái ngôn từ hóa bằngngôn ngữ đích để có được một văn bản tương đương với nguyên bản

(Reverbalisation) * Nói cách khác, ngoài việc chuyên dịch “một văn bản từ một

ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, còn phải chuyền dịch nó “một cách trung

* “Reverbalisation in the Target Language so that the text obtained would be equivalent to the written in the Source

Language”

30

Trang 35

thành trong chừng mực có thể, cả về nội dung lẫn hình thức' (Cao Xuân Hạo,2005) Quan điểm này cũng là kim chỉ nam cho chúng tôi trong quá trình nghiêncứu so sánh, đối chiếu VBN và VBĐ của luận án này.

Lịch sử nghiên cứu dịch thuật đề cập đến 4 mô hình lý thuyết dịch thuật

chính, đó là mô hình của Roger Thomas Bell, Peter Newmark, J.C Catford và

Eugene A.Nida Đầu tiên, Roger T Bell (1987) đề xuất mô hình lý thuyết dịch thuậtnhấn mạnh quá trình chuyển hóa hoạt động tâm sinh lý trong đọc hiểu VBN sangquá trình tâm sinh lý trong diễn đạt viết VBĐ Mô hình lý thuyết dịch thuật của Bellđược thê hiện rõ trong hình 1.1

Hình 1.1: Mô hình lý thuyết dịch thuật của Bell

Souree Language Tet

Target Language:

Text Synthesis

(Nguồn: Bell, 1987)

Mô hình thứ hai là mô hình của Peter Newmark (1916-2011) - giáo sư day

môn dịch thuật trường Đại học Bách khoa Luân Đôn và Đại học Surrey - Anh Ông

phân biệt ra hai khuynh hướng dịch thuật là khuynh hướng ngữ nghĩa (semantic

approach) và khuynh hướng giao tiếp (communicative approach) Khuynh hướngngữ nghĩa gần giống như lối trực dịch, nghĩa là bám sát cấu trúc ngữ nghĩa, cấu trúc

cú pháp và ý nghĩa từ vựng chính xác của nguyên bản Khuynh hướng giao tiếp gầngiống như lối phóng dịch, nghĩa là cố gắng tạo ra hiệu quả đối với người đọc giốngnhư hiệu quả của nguyên tác Chúng tôi trình bày mô hình lý thuyết địch thuật của

Peter Newmark trong hình 1.2.

31

Trang 36

Hình 1.2: Mô hình lý thuyết dịch thuật của Peter Mark

SOURCE LANGUAGE BIAS TARGET LANGUAGE BIAS

huống Theo Catford, dịch thuật là một hoạt động gắn liền với ngôn ngữ - hoạt động

chuyền mã một văn bản từ ngữ này sang ngữ khác Mô hình lý thuyết dịch thuật củaCatford được thê hiện qua 3 bước của quá trình dịch thuật như hình 1.3

Hình 1.3: Mô hình lý thuyết dịch thuật của Catford

(Nguồn: Catford, 1965)

Mô hình dich thuật cuối cùng chúng tôi muốn dé cập đến trong luận án này

là mô hình lý thuyết dịch thuật của Eugene A Nida, bậc thầy trong lý luận phiên

dịch ở Mỹ Theo Nida “Dịch thuật là tái tạo lại trong ngôn ngữ tiếp nhận sự tương

32

Trang 37

đương tự nhiên và gần gũi nhất đối với thông điệp của ngôn ngữ gốc, trước hết là

phương diện ý nghĩa và sau đó là về phương diện phong cách”” Nida (1964) cho

rằng dịch thuật có thê được mô tả ở ba cấp độ chức năng (functional levels): nhưmột khoa học, như một kỹ năng và như một nghệ thuật E.A Nida đã đề xuất

một sơ đồ tông quát về quá trình chuyển từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ tiếp nhận

như hình 1.4.

Hình 1.4: Mô hình lý thuyết dịch thuật của E A Nida

SOURCE LANGUAGE RECEPTOR LANGUAGE

TEXT TRANSLATION

ANALYSES RESTRUCTURING

TRANSFER =

(Nguồn: E.A Nida, 1964)

Như vậy, theo A E Nida va Peter Newmark, van dé tiên quyết trong côngtác phiên dich van là lột tả hết được ý nghĩa của thông điệp gốc Quan điểm của

Nida có thể phù hợp với phương pháp giao tiếp hiện đại, tuy nhiên, đối với phongcách văn học — hình thức chuyền giao thông điệp ít nhất cũng quan trọng bằng hayhơn nội dung được chuyên giao thì lý thuyết của Nida chưa thực sự thỏa đáng Dùvậy, cũng không thê phủ nhận đóng góp của ông về quá trình dịch thuật làm ba giaiđoạn chính được trình bày ở trên rất hữu ích cho người mới bắt đầu phiên dịch.Peter Newmark đưa ra nhận xét tổng quan như sau: “Bởi vì nhân tố chủ chốt khi

quyết định cách thức dịch là tầm quan trọng nội tại của từng đơn vị ngữ nghĩa trong

văn bản nên tuyệt đại đa số các văn bản đòi hỏi phải dịch theo phương pháp giaotiếp và phương pháp ngữ nghĩa” Do đó, luận án này cũng lấy tiền đề mô hình lý

thuyết dịch thuật của Peter Newmark phân tích tương đương dịch thuật các PNCK

Anh - Việt của tác phẩm văn học được lựa chọn

> “Translating is reproducing in the receptor language the closest natural equivalent of the source language, first in

terms of meaning and second in terms of style” (Nida, 1964)

33

Trang 38

1.2.1.2 Đối chiếu ngôn ngữ trong nghiên cứu dịch thuật

Thuật ngữ “Ngôn ngữ học đối chiếu” (Contrastive Linguistics) hay “phantích đối chiếu” (Contrastive Analysis) thường được dùng dé chỉ phương pháp hoặcphân ngành nghiên cứu đối chiếu hai hay nhiều ngôn ngữ Mục đích của nghiên cứuđối chiếu ngôn ngữ là làm sáng tỏ những nét tương đồng và không tương đồng hoặcchỉ làm sáng tỏ những nét không tương đồng của hai hay nhiều ngôn ngữ Nguyên

tắc nghiên cứu chủ yếu của đối chiếu ngôn ngữ là nguyên tắc đồng đại (dẫn theo Lê

Quang Thiêm, 2008: 37) Theo đó, đối chiếu các ngôn ngữ cho khả năng xác định

không chỉ các dữ kiện và hiện tượng có các chức năng tương tự trong các ngôn ngữ

được đối chiếu, mà còn xác định vị trí của chúng trong các hệ thống theo chức năng

Lê Quang Thiêm (2008) nhân mạnh quan hệ tác động qua lại giữa ngôn ngữ

học đối chiếu với lý luận và thực tiễn dịch thuật Theo đó, lý luận dịch ngôn ngữ

xem xét việc dịch như là một sự chuyền mã, là một sự cải biến giữa các ngôn ngữ,

là một hoạt động sáng tạo ngôn ngữ từ văn bản gốc ra bản dịch Ông thừa nhậnnghiên cứu đối chiếu tạo ra điều kiện cho việc giải quyết cơ sở ngôn ngữ của lý luậnphiên dịch và phiên dịch cung cấp nhiều điều cần thiết cho nghiên cứu đối chiếu.Tuy nhiên, không thé phủ nhận sự khác nhau rõ rệt giữa chúng Phân tích đối chiếu

“nghiên cứu sự tương đồng và dị biệt hoặc đặc trưng riêng của mỗi ngôn ngữ trong

sự so sánh, đối chiếu với ngôn ngữ khác” (Lê Quang Thiêm, 2008:62) Trong khi

đó, dịch thuật nghiên cứu “xem xét sự tương ứng tương đương của các phương tiện

biểu đạt khi biểu hiện một nội dung đồng nhất” (Lê Quang Thiêm, 2008:62) Rõ

ràng, Lê Quang Thiêm phân biệt tương ứng trong ngôn ngữ và tương ứng trong dịch

thuật (hay còn gọi là tương đương dịch thuật) Bên cạnh đó, ngôn ngữ học đối chiếuchỉ nghiên cứu đối chiếu cấu trúc — hệ thống ngôn ngữ, tách khỏi các nhân tố bênngoài; còn dịch thuật tiến hành sự phân tích ngôn ngữ trong mối quan hệ trực tiếpvới những nhân tố bên ngoài ngôn ngữ như cả hai nền văn hóa, hai phạm vi “trithức nền” Ngoài ra, có quan niệm cho răng sự khác nhau giữa nghiên cứu đối chiếu

và lý luận dịch thuật là dựa trên mối tương ứng lưỡng phân ngôn ngữ - lời nói Theo

đó, ngôn ngữ học đối chiếu sẽ hướng vào việc tìm tòi những giống nhau và khácnhau bat biến thé của hai hệ thống ngôn ngữ; còn dịch thuật sẽ nghiên cứu những

34

Trang 39

tương ứng biến thể, nghĩa là các hệ hình phiên dịch được phát hiện qua đối chiếucác văn bản Tuy nhiên, theo Lê Quang Thiêm (2008: 64), “ngôn ngữ bao gồm cả

hệ hình lẫn cú đoạn, còn lời nói chỉ là những biến thể đa dạng của các cấu trúc

tương ứng” Như vậy, không tồn tại một sự phân giới cứng nhắc giữa ngôn ngữ và

lời nói cũng như giữa ngôn ngữ học đối chiếu và dịch thuật

Theo Bùi Mạnh Hùng (2008), dịch là chuyên một cách trung thành tất cảnhững gi được biểu dat trong một văn bản từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích.Muốn thực hiện được điều đó, dịch giả phải hội tụ đủ nhiều điều kiện, trong đó có

sự hiểu biết thấu đáo những điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ Những khác biệt đó

chỉ có thể xác định thông qua nghiên cứu đối chiếu Tuy nhiên, theo ông, đối chiếungôn ngữ và đối chiếu ngôn ngữ trong dịch thuật (đối chiếu dịch thuật) có nhữngđiểm giống và khác biệt cơ bản Về điểm giống nhau, cả hai lĩnh vực này có một

điểm tương đồng quan trọng là cả hai đều quan tâm đến việc xem xét cùng một nội

dung được thé hiện bằng những cách khác nhau như thé nào Trong thời gian gầnđây, các nhà ngôn ngữ học đối chiếu ngôn ngữ và đối chiếu dịch thuật đều dùng

chung khối ngữ liệu đa ngữ, chung phần mềm hỗ trợ cho việc tìm kiếm những thông

tin cần thiết từ khối ngữ liệu điện tử và đều phải giải quyết những vấn đề có liên

quan đến giá tri của khối ngữ liệu Tuy vậy, hai lĩnh vực này có nhiều điểm khác

nhau Về mục đích, vào giai đoạn đầu, đối chiếu ngôn ngữ nhằm mục đích lý

thuyết, nhắm đến những ứng dụng dạy tiếng thuần túy hay còn gọi là đối chiếu lýthuyết Trong khi đó, đối chiếu ngôn ngữ trong dịch thuật được gọi là đối chiếu ứngdụng hay đối chiếu có định hướng Nghĩa là hướng đến mục đích ứng dụng thựctiễn Mục đích cụ thé của ngôn ngữ học đối chiếu lí thuyết là xây dựng những môhình thích hợp dé phân tích đối chiếu nhằm giải quyết những van đề liên quan đến

ngôn ngữ học đại cương, loại hình học, ngôn ngữ học mô tả, ngôn ngữ học tri nhận

hay những vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa Còn mục đích của ngôn ngữ học đốichiếu ứng dụng trong dịch thuật là phục vụ cho những nhu cầu cụ thể và có tính

chất thực tiễn như dịch thuật Về đặc điểm, tùy thuộc vào mục đích lý thuyết hay

thực tiên mà quá trình nghiên cứu đôi chiêu có những đặc điêm riêng Công trình

35

Trang 40

nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ mang tính trừu tượng rất cao, còn nghiên cứu đối

chiếu ngôn ngữ trong dịch thuật thì thường cụ thể hơn, không chỉ phụ thuộc vàonhững cứ liệu ngôn ngữ thuần túy mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác Về nhiệm

vụ, Bùi Mạnh Hùng (2008: 91) cho rằng đối chiếu ngôn ngữ có nhiệm vụ quantrọng là xây dựng lý thuyết về đối chiếu các ngôn ngữ, như mô hình lý thuyết vàkhái niệm công cụ thích hợp đề đối chiếu các ngôn ngữ, xác định những yếu tố nào

của ngôn ngữ có thé đối chiếu với nhau và đối chiếu như thé nào Kết qua cụ thé

của nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ có thể vận dụng vào trong dịch thuật Ngược lại,đối chiếu ngôn ngữ trong dịch thuật có thể cung cấp thêm ngữ liệu cho ngôn ngữhọc đối chiếu lý thuyết, giúp ngôn ngữ học đối chiếu lý thuyết phát triển và hoànthiện các mô hình lý thuyết và bộ máy khái niệm công cụ Rõ ràng, đối chiếu ngônngữ trong dịch thuật chỉ là một phạm vi ứng dụng trong các phạm vi rất đa dạng vàphong phú của đối chiếu ngôn ngữ Bat kế nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ thuần túy

lý thuyết hay có định hướng ứng dụng cũng đều mang đến những kết quả quan yếuđối với những lĩnh vực ứng dụng, cụ thé là dịch thuật

Trên đây, Bùi Mạnh Hùng (2008: 151) đã đối chiếu ngôn ngữ trên cơ sở

phân biệt các bình diện phân tích ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ

dụng Vận dụng vào luận án, chúng tôi đối chiếu tương đương dịch thuật các PNCKAnh - Việt giữa VBN và các VBĐ trên bốn bình diện chủ yếu là ngữ âm, ngữ pháp,ngữ nghĩa và ngữ dung theo Nguyễn Hồng Côn (2001) mà chúng tôi sẽ trình bay

ngay sau đây trong mục 1.2.1.3.

1.2.1.3 Tương đương dịch thuật và các kiểu tương đương dịch thuật

Trong vòng hơn nửa thế kỉ qua, vấn đề tương đương dịch thuật vẫn đangnhận được nhiều sự quan tâm từ các dịch giả và các nhà ngôn ngữ Tương đươngtrong dịch thuật là “khái niệm trung tâm của bất cứ công trình nghiên cứu nào vềdịch thuật” (Munday, 2001) mặc dù khái niệm về tương đương và ứng dụng dịchtương đương trong nghiên cứu lý thuyết dịch vẫn còn gây nhiều tranh cãi Đã có rất

nhiều tác giả bàn đến tương đương trong dịch thuật, đặc biệt là khi các tác giả bàn

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w