1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu địa danh hành chính Châu Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc

292 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu địa danh hành chính Châu Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc
Tác giả Cao Ngạt Kiểu (Gao Yi Jiao)
Người hướng dẫn GS.TS Nguyễn Văn Hiệu
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 292
Dung lượng 60,47 MB

Nội dung

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người, là cách diễn đạt chính khai thông tư tưởng giữa người và người, là môi giới giao lưu tư tưởng của con người, mỗi ngôn ng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG DAI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

CAO NGAT KIỂU (GAO YI JIAO)

LUẬN AN TIEN SĨ NGON NGỮ HỌC

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG DAI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

CAO NGAT KIỂU (GAO YI JIAO)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ hoc

Mã số: 62220240

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS Nguyễn Văn Hiệu

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi Các công

trình nghiên cứu khác có liên quan và được trích dẫn trong Luận án có chú

thích rõ ràng ở phần tài liệu tham khảo Mọi nhận định, kiến giải, kết luận là

của bản thân, không sao chép từ bất kì một tài liệu nào Nếu có gì sai sót, tôi

xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 10 năm 2021

Người viết

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn và giúp đỡ hết sức tận tình của người hướng dẫn khoa học, các thầy giáo, cô giáo Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến quý

thầy cô và các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuậnlợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.

Tôi rất mong muốn được tiếp thu những ý kiến nhận xét, chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo, của hội đồng chuyên môn và các bạn đồng nghiệp dé khắc phục những thiếu sót, hạn chế để luận án được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 10 năm 2021

Người viết

Trang 5

1 QUY UOC CÁCH VIET TAT

DTTS: dân tộc thiểu số YT: yếu tố

2 QUY UOC TRINH BAY LUẬN ÁN

Luận án của chúng tôi trình bày theo những quy định chung của Trường+ Viết hoa toàn bộ: nhân danh, địa danh, quốc hiệu.

+ Viết hoa chữ cái đầu: tên thời đại (Tần, Đường), tên công trình, tên một đơn vị tô chức (Viện Nghiên cứu Dia danh)

+ In nghiêng: tên công trình (Sv ký, Thuy kinh chú)

chữ số đầu là số thứ tự tư liệu được trích, chữ số sau là số trang.

+ Chú thích: Các địa danh huyện tự tri, xã dân tộc trong phần luận án, phụ lục 1, 2 đều ghi là huyện, xã, còn phục lục 3 được ghi lại tên toàn bộ

địa danh.

Trang 6

MỤC LỤC

97.100 4

1 Lý do chọn đề tài 5s Ss x2 2 12E12112112711121121121121111 211111111111 5 2 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU - - 5c 23+ 3211351115111 E111 rrre 6 3 Phương pháp nghién CỨU - G6 c1 11111211511 911101 9 1 TH TH ng HH6 4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu và nguồn tư liệu - -2 5¿-5+555+¿ 7 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dé tài nghiên cứu - ¿22s s+cse¿ 9 6 Cấu trúc của luận án ¿Set SxSE5E12E915E121511111151111111111111121111121111121E11 E1 te 9 CHƯƠNG 1 TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYÉT, KHÁI QUAT DIA BAN NGHIÊN CỨU 2 2 secxczsz 11 1 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu -2vvvvvvvvvvvvccccccrrrrrrrred 11 1.1.1 Tình hình nghiên cứu dia danh trên thé giới -.ccccccccccccccc+cze+ lì 1.1.2 Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam - -+5++c+c+z++csrerssxez 14 1.1.3 Tình hình nghiên cứu địa danh ở Trung Quốc -c¿+cce+ 19 1.1.4 Tình hình nghiên cứu địa danh ở tỉnh Vân Nam và châu Hồng Hà 25

1.2 Co ai an G-TŒA 29

1.2.1 Khai niém dia nh 29

1.2.2 Phan load dia 8:8 na 33

1.2.3 Dia 000i 1T 38

1.2.4 Mối liên quan địa danh học và các ngành khác c¿-csce¿ 42 1.3 Những van đề liên quan đến địa bàn khảo sát ccccccccccccccccccerree 43 1.3.1 Về vị trí địa lý và đặc điểm địa lý châu Hồng Hà cc¿ 43 1.3.2 V6 a 44

1.3.3 Về dân cư, dân tOC sssssssssssssssssssessesesessessuesssecsuessseceuessseeuesseseneessetennesseeee 45 1.3.4 VỀ ngôn ngữ văn tự -¿- + tt 2 2E21E212712112112112112111 1111 1 xe 46 0.1 47

CHUONG 2 PHAN LOAI THEO NGUON GOC NGON NGU VA DAC DIEM CẤU TAO CUA DIA DANH HANH CHÍNH CHAU HONG HÀ (VAN

NAM, TRUNG QUOC) 0.0.:.ccsssessssssesssesssesssessvsssssssecssessssssesssesssessusssesssessseesesssesssess 49

Trang 7

"Ni o-'::ôỎ-:445 49

2.2 Kết quả khảo sát và van dé bản đồ hoá địa đanh -¿¿2222c2vvveccccee 49

2.2.1 Kết quả thống kê — thu thập địa danh . - 2z222E222ecez++rrrk 502.2.2 Kết quả xem xét địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ . 512.2.3 Ban đồ hoá địa danh hành chính châu Hồng Hà theo nguồn gốc ngôn ngữ 592.3 Đặc điểm cấu tạo của địa danh hành chính châu Hồng Hà 73

2.3.1.Vài nét về mô hình cau trúc phức thé địa danh -cccc::¿£+++: 732.3.2 Cấu trúc phức thé địa danh hành chính châu Hồng Hà 74

"(0 an ố 71

2.4.1 Khái niệm thành tố chung -¿¿¿:+++++++++++222222222222222222222121211211122X6 712.4.2 Thành tô chung trong địa danh hành chính châu Hồng Hà 772.5 Về thành t6 riêngg - 2+ ©E+222+92EEE111121122211111112271111111227111111 1220111 re 84

2.5.1 Khái niệm thành tố riêng ::+£©©VVEVEV+222+++++t2EEEEEEEE2222zrrrrrrrrrrrrrkk 842.5.2 Đặc điểm cấu tạo thành tố riêng trong phức thê địa danh hành chính châu

s00 0x5 85

2.5.3 Quan hệ ngữ pháp giữa các thành phan trong thành 6 riêng 86

"pin 97CHƯƠNG 3 PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH VA ĐẶC DIEM NGỮ NGHĨACUA DIA DANH HANH CHÍNH CHAU HONG HÀ - ¿552 100

3.1 Dan nap 8 - 100

3.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoa trong địa danh hành chính châu

Hông Hà TQ TT r 101

SN i60 i0 8n + .Ả 101

3.2.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá -©22cce++22Evzvsccerree 102

3.3 Các phương thức định danh thường gặp trong địa danh hành chính châu

Hồng Hà - 521221 E12 EE12122121121211210112111111121111211 1121111211121 1 re 104

3.3.1 Dia damh nguyén in 106 3.3.2 Dia danh phi nguyên sinh ee eeccsessesesseseseseesesesseseseseeseseeeseseeseseseeeeseseeeseenens 106

3.4 Đặc điểm ngữ nghĩa trong dia danh hành chính châu Hồng Hà 110

Trang 8

3.4.1 Địa danh được đặt theo nhân tố tự nhiên -2 e+2+++2£+++tzxzezrx 1123.4.2 Địa danh được đặt theo nhân tố nhân văn - -+++++2++++2z+ze+tzx+ 1223.5 Một số van đề khác trong địa danh hành chính châu Hồng Hà 134

3.5.1 Dia danh có từ Phương ngÔn - - + SstévkerEkerkerkerrkerkrkrrkrree 134 3.5.2 00:0 135

3.5.3 Van đề đồng nghĩa và đa chữ trong địa đanh -vvvx+ 1353.5.4 Van đề nghĩa sở biểu và nghĩa sở chỉ cccc::++++22EEEEE22vccccerrrrrrr 138

3.5.5 Dia darth 091 139 3.6 Địa danh 12 con gláp) oo eeeesesscessesessesseseeseescseeasescsessescaeenssusaeenceeseescaeenseneatensaneaens 140

cày 142KẾT LUẬN 2-52 St SE 2112112112121 11112112112112111111 11110111111 cv 144TÀI LIEU THAM KHAO 22-5252 222‡SE2EE2EEEEEEEEE221 22171 EEcrkrrred 148

DANH MỤC CONG TRÌNH KHOA HỌC CUA TÁC GIA LIÊN QUAN DEN

LUẬN ÁN - 55 2c 221 2122212221221 T1 T1 1 111k 160

100009 6 bbÌ.:HẰ.Ặ:A- 1

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Bản đồ về phạm vi nghiên cứu - 2:2 52 x22++2E+2Ex+2zxezxxerxesrxrsrxee 8Bảng 1.1 Cap bậc về thành tố chung - 2-5 2SS+EE£EEt2EE2EESEEEEEEEEEEEkerkerrrrer 38Bảng 1.2 Phân vùng hành chính của châu Hồng Hà - 252 22 +>x>sz 42Bang 2.1 Kết quả thu thập địa danh hành chính châu Hồng Hà 51Bảng 2.2.Thống kê phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ 58Bang 2.3 Ban đồ phân bố các thị, huyện của các loại địa danh theo ngôn ngữ 60Bang 2.4 Bản đồ phân bố địa danh tiếng Hà Nhì 2- 2-52 22S2Ee£xczezszse2 62Bang 2.5 Bản đồ phân bố địa danh tiếng Di 2-52 252+S++E2EccEerxerxersrree 63Bang 2.6 Bản đồ phân bố địa danh tiếng Thái 2-2 2 22 +Ee£Ee£xe£z£szse2 65Bang 2.7 Ban đồ phân bố địa danh tiếng Choang - 2 2 2 x£x+£xszzzszxe2 66Bang 2.8 Bản đồ phân bố địa danh tiếng Mẻo 2- 2-52 2+ 2EezEe£xerersxe2 67Bảng 2.9 Ban đồ phân bố dia danh hỗn hop Hán - Ha Nhì 5: 55268Bang 2.10 Bản đồ phân bé địa danh hỗn hợp Hán - Di 55 5522522 69Bảng 2.11 Ban đồ phân bố địa danh hỗn hop Hán - Thái 2 5:- 70Bảng 2.12 Ban đồ phân bố địa danh hỗn hợp Hán - Choang - 5.71Bang 2.13 Bản đồ phân bồ địa danh hỗn hợp Hán - Bồ Y - 2-52-5252 72Bảng 2.14 Bản đồ phân bố địa danh hỗn hợp Hán - Phương ngôn 73Bang 2.15 Mô hình tong quát cau trúc phức thé địa danh - ¿- 2 s52 76Bang 2.16 Kết quả thống kê khả năng kết hợp của các thành tô chung với thành t6 riêng78Bảng 2.17 Thống kê sự phân bồ của thành tố chung khi chuyên hoá thành các yêu

t6 trong oi E ^ 79Bảng 2.18 Số lượng các yếu tố trong địa danh - 2 s2z+sz+z++rxerxzreze 86

Bang 2.19 Quan hệ ngữ phápp 1n TH TT ngàn Hà rệt 87

Bang 3.1 Bang phân loại theo đặc điểm ngữ nghĩa địa danh - 111

Bảng 3.2 Bảng thống kê địa danh chỉ động vật - ¿2 2 s+x+zz+xzzcxee 118Bảng 3.3 Bảng thống kê thực vật xuất hiện tần số cao -¿©c2+csc5e¿ 120

Bang 3.4 Bảng thống kê địa danh có chữ đông, nam, tây, bắc -. - 131

Bảng 3.5 Thống kê ngữ nghĩa các nhóm thành tố riêng trong kết cau địa danh hànhchính châu Hồng Hà 2-2 2 2E +E£+E£SE#EE#EE£EEEEEEEEEEE2E2EEE1712111211 21.21 133

Bang 3.6 Bảng một chữ đa nghĩa - c3 22211 132 1311111117111 1 kg rey 136

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài1.1 Địa danh là một hệ thống từ vựng của ngôn ngữ Việc nghiên cứu cách đọc,cách viết, nghĩa và kết câu từ vựng của địa danh luôn luôn là đề tài nghiên cứu củangôn ngữ học Nghiên cứu địa danh là một công việc có giá trị quan trọng đối với ngôn

ngữ học, những đặc điểm, ngữ nghĩa, văn hoá được thê hiện qua địa danh sẽ cho chúng

ta nhận biết được nét riêng ngôn ngữ của một dân tộc, một vùng đất Ngôn ngữ là

phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người, là cách diễn đạt chính khai thông

tư tưởng giữa người và người, là môi giới giao lưu tư tưởng của con người, mỗi ngôn

ngữ đều có phương thức định danh của mình, nghiên cứu địa danh, tìm hiểu cấu tạo, lỗiđịnh danh, ý nghĩa của địa danh hành chính châu Hồng Hà sẽ góp phần vào việc nghiêncứu ngôn ngữ tiếng Hán nói chung và Phương ngôn, các ngôn ngữ DTTS trong nhữngđịa danh hành chính ở địa bàn châu Hồng Hà nói riêng

1.2 Địa danh là sản phâm của văn hoá lịch sử, ghi lại hành trình phát triểnvăn hoá nhân loại, biến đổi và hoa hợp dân tộc Qua việc nghiên cứu địa danh,chúng ta có thể tìm hiểu các vấn đề như nguồn gốc địa danh, sự tiếp xúc và pháttriển ngôn ngữ trong lịch sử của các tộc người và môi trường thiên nhiên, văn hoálich sử, phong tục tập quan, tín ngưỡng tôn giáo, phân bố và di chuyên dân tộc củađịa bàn Nghiên cứu địa danh hành chính châu Hồng Hà sẽ góp phần tìm hiểu cácmặt như văn hoá, lịch sử, quy luật và phát triển của ngôn ngữ trên địa bàn

1.3 Châu Hồng Hà là nơi cư trú nhiều dân tộc, ngoài dân tộc Hán, còn có cácdân tộc như Hà Nhì, DI, Thai, Choang, Mèo v.v [96,tr.1] Châu Hong Hà là vùngđất đa dân tộc và đa ngôn ngữ, địa danh châu hồng Hà đa dạng phong phú về nguồngốc Qua nghiên cứu địa danh châu Hồng Hà, chúng tôi mong được tìm hiểu và giữgìn văn hoá truyền thống, phong tục tập quán dân tộc, phân tích đặc điểm cấu tạo,phương thức định danh và ý nghĩa địa danh hành chính châu Hồng Hà, cung cấp tưliệu cụ thể cho công việc nghiên cứu địa danh Trung Quốc nói chung và địa danh

châu Hong Hà tỉnh Vân Nam nói riêng.

Trang 11

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, làmsáng tỏ nguồn gốc ngôn ngữ, nguyên nhân định danh cũng như mối liên quan giữađịa danh hành chính châu Hồng Hà với các nhân tố lịch sử, địa lý, văn hoá của khuvực châu Hồng Hà Luận án hướng tới việc nghiên cứu các vấn đề trên một cáchtoàn điện và hệ thống, tìm hiểu và nghiên cứu nguồn gốc ngôn ngữ, đặc điểm ngônngữ văn hoá của địa danh hành chính châu Hong Hà

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện đề tài, luận án có những nhiệm vụ cần được giải quyết sau:

- Tổng quan về lịch sử nghiên cứu địa danh và cơ sở lý luận về địa danh họctrên thế giới và ở Trung Quốc Tổng quan về địa danh châu Hồng Hà, qua đó xácđịnh hướng nghiên cứu, phương pháp, cách tiếp cận cho các địa danh hành chínhchâu Hong Hà

- Phân tích, miêu tả hệ thống địa danh về phương thức và các đặc điểm cấu

tạo, ý nghĩa định danh.

- Qua việc khảo sát địa danh dé tìm hiểu những đặc trưng văn hoá, xã hội,lịch sử của địa ban châu Hồng Hà Chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ — văn hoá qua lớp địadanh trên địa bàn châu Hồng Hà

- Tập hợp, phân loại danh sách các địa danh hành chính châu Hồng Hà

3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu địa danh hành chính châu Hồng Hà từ góc độ ngôn ngữ và vănhoá Trong quá trình phân tích địa danh hành chính châu Hồng Hà, dựa trên các tư

liệu điều tra trực tiếp kết hợp từ vựng học, địa danh học, phương ngữ học tiếng Hán,

tác gia đã cố gang triển khai việc nghiên cứu địa danh hành chính châu Hồng Hàmột cách toàn vẹn, thấu đáo Trong luận án tác giả sử dụng các phương pháp nghiên

cứu chính như sau:

- Phương pháp điều tra điền dã, luận án sử dụng phương pháp điều tra điền dãngôn ngữ học dé thu thập địa danh hành chính tại địa bàn nghiên cứu, kết hợp kiến

Trang 12

thức ngôn ngữ học, sắp xếp, phân tích địa danh hành chính đã được điều tra, cónhận thức chung, tổng kết đặc điểm địa danh, khảo sát hiện tượng thay đôi cầu tạo,

ngữ âm, cách dùng từ địa danh.

- Phương pháp miêu tả, trên bình diện đồng đại, luận án sử dụng phương phápmiêu tả để miêu tả những đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của các yếu tố tên riêng trongđịa danh và những biểu hiện văn hoá của các lớp địa danh này

- Phương pháp so sánh đối chiếu, luận án sử dụng phương pháp so sánh đốichiếu vào việc so sánh lịch sử dé so sánh, đối chiếu những đặc điểm cấu tạo, ngữnghĩa của các địa danh hành chính đã được điều tra

- Thủ pháp thống kê số liệu, thủ pháp thống kê và cách có thê làm chúng tôinăm rõ tư liệu liên quan, giúp chúng tôi triển khai các bước nghiên cứu sau Luận ánthống kê địa danh hành chính châu Hồng Hà, cung cấp số liệu chính xác cho việc phân

lọai địa danh.

- Thủ pháp phân loai, phân loại các địa danh được thu thập, phân loại nó theo

các mặt như tính chất, cấu tạo, từ đó rút ra quy luật định danh của địa danh hành

và dia danh nơi khác dé phân tích, so sánh giữa các địa danh Phạm vi nghiên cứu

gồm nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh và đặc điểm ngữ

Trang 13

cứu của mình nên chúng tôi không đưa vào đối tượng khảo sát.

- Về đối tượng khảo sát, luận án nghiên cứu nghiên cứu các địa danh tiếngHán, địa danh hành chính gốc DTTS như địa danh gốc tiếng Hà Nhì, Di, Thái,Choang, Mèo, Bồ Y thôn, xã, tran, huyện, thị, châu trên địa bàn châu Hồng Hà

- Về giới hạn không gian địa lý, luận án nghiên cứu các địa danh hành chính

ở châu Hồng Hà (Vân Nam, Trung Quốc)

Dưới đây là bản đồ châu Hồng Hà, địa bàn khảo sát chính của luận án

Bang 1 Ban đô về phạm vi nghiên cứu

có những nguồn như sau:

- Dựa vào niên giám thống kê của châu Hồng Hà (năm 2007)

- Dựa vào một số công trình nghiên cứu về văn hoá, lịch sử, tôn giáo, kinh tế

của địa phương.

- Dựa vào những văn hiến liên quan đến địa danh học, phân vùng hành chính,

Trang 14

văn hoá địa danh Các nguồn tư liệu này đều đặt cơ sở cho việc phân tích nghiên

cứu địa danh.

- Dựa vào những tư liệu là các bai được đăng trên tập san, tạp chí khoa hoc.

- Dựa vào những tư liệu là các tư liệu được công bố trên trang Website dé tra

cứu các tư liệu hữu quan, tích luỹ tài liệu cho luận án.

- Điền đã, thu thập tư liệu, ghi chép, chỉnh lý, bé sung các thông tin của địa danh

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu5.1.Y nghia khoa hoc

- Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu địa danh hành chính châu Hồng Hà (VânNam, Trung Quốc) một cách day đủ và có hệ thông theo hướng tiếp cận ngôn ngữ học.Việc nghiên cứu sẽ cung cấp những cứ liệu dé hệ thống hóa những van đề lý luận liên

quan đến địa danh va địa danh học ở Trung Quéc, cũng như trong khu vực.

- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu trong đề tài sẽ là nguồn cứ liệu quý giá gópphần làm rõ bức tranh địa - văn hoá của khu vực Tây Nam Trung Quốc

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Địa danh hành chính châu Hồng Hà là một bộ phận hữu cơ trong khối địadanh cả nước Trung Quốc, nghiên cứu địa danh hành chính châu Hồng Hà có thé bổsung kết cấu địa danh học Trung Quốc

- Giúp hiểu rõ các đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá, đôi thay dân tộc, chế độ xã

hội, tín ngưỡng tôn giáo, di chuyển dân tộc và mối liên quan giữa các dân tộc đãsinh sống trên mảnh đất này, giữ gìn, phát huy văn hoá truyền thống Góp phần pháttriển kinh tế, lịch sử, văn hoá, du lịch của địa phương

- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tư liệu quý báu cho nhiều ngành khoahọc, có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ,lịch sử, văn hoá địa phương, biên soạn từ điển bách khoa địa danh địa phương

6 Cấu trúc của luận ánNgoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, nội dung của luận án

được chia thành 3 chương chính như sau:

Trang 15

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, khái quát

địa bàn nghiên cứu

Chương này trình bày tông quan về cơ sở lý thuyết về địa danh học, kết quảnghiên cứu địa danh trên thé giới, Việt Nam và Trung Quốc, kết quả nghiên cứu diadanh của tỉnh Vân Nam và châu Hồng Hà Khái quát về địa bàn nghiên cứu - châuHồng Hà Địa danh hành chính châu Hồng Hà có tính chất đa dạng và phức tạp, cóđặc điểm về văn hoá riêng Nội dung trong chương 1 sẽ làm cơ sở cho việc nghiêncứu ở các chương tiếp theo

Chương 2 Phân loại theo nguồn gốc ngôn ngữ và đặc điểm cấu tạo củađịa danh hành chính châu Hồng Hà (Vân Nam, Trung Quốc)

Trên cơ sở khảo sát, chương nay trình bày hướng thu thập tư liệu và đi vào

nhận diện các đơn vi địa danh, phân loại các địa danh trên địa ban, trình bay cầutrúc địa danh hành chính châu Hồng Hà Nội dung của chương 2 sẽ đi sâu tìm hiểu

nguồn sốc, đặc điểm cấu tạo và phương thức định danh các đơn vi địa danh hành

Ngoài các chương chình, luận án còn có báo cáo kèm theo phần phụ lục tậphợp các địa danh hành chính châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc

10

Trang 16

CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ

THUYÉT, KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu1.1.1 Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới

Nhìn dưới góc độ khoa học liên ngành, địa danh học là khoa học mới mẻ, có

liên quan mật thiết với các môn học như địa lý, lịch sử, ngôn ngữ, dân tộc v.v Vấn

đề nghiên cứu địa danh được phát triển từ lâu trên thế giới Địa danh học là mộtmôn học riêng được phát triển ở phương Tây vào cuối thế kỷ XIX Là một bộ môntrong ngôn ngữ học, mục đích của địa danh học là giải quyết các vấn đề liên quanđến nguồn gốc, lich sử, văn hóa, ngôn ngữ và sự biến đổi về mặt ngữ nghĩa quakhông gian và thời gian Đã có rất nhiều đầu sách được xuất bản về nghiên cứu địadanh học Giai đoạn này có những thành quả nghiên cứu tiêu biểu ở châu Âu như:Địa lí học từ nguyên; hướng đến một danh sách phân loại về các từ ngữ thường gặp,như tiền tố hoặc hậu tố, trong các phức thé của tên địa lí (T.A.Gibson — 1835); Năm

1872, J.J Egi (Thuy sĩ) viết Dia danh hoc, năm 1876-1881, nhà ngôn ngữ học Đức

vẽ 6 bức bản đồ phương ngữ Đức, năm 1903 J.W Nagl (Áo) viết Dia danh học.Những sách nghiên cứu địa danh học ở thời kỳ đầu chủ yếu hướng về miêu tả địadanh và khảo sát nguồn ngữ liệu

Bên cạnh đó, địa danh học còn là lĩnh vực được nhiều tổ chức và quốc giaquan tâm Băng chứng cho việc này là nhiều tổ chức nghiên cứu về địa danh đượcthành lập Năm 1890 thành lập Uỷ ban Địa danh Mỹ, đồng thời thành lập cơ quannghiên cứu địa danh Năm 1902 thành lập Uỷ ban Địa danh Thuy Điển, năm 1919thành lập Uỷ ban thường trực Dia danh Anh v.v Một loạt các cuộc hội thảo về địadanh có quy mô quốc tế được tô chức (Hội thảo African ethononyms and toponyms

do UNESCO tô chức năm 1984, Manual for the national standardization of

geographical names năm 2006 của United Nations), có cả tạp chí chuyên ngành

Nghiên cứu địa danh của Đức (1925) Ở châu Á, có các nhà nghiên cứu Nhật Bản

như Kinđaichi Kyôsưkê Kanazawa v.v Giai đoạn này, các công trình nghiên cứu bat dau vận dụng nhiêu lí thuyét và kêt quả nghiên cứu của ngôn ngữ học so sánh

11

Trang 17

lịch sử, những thành quả nghiên cứu địa danh không còn chỉ xét về góc độ ngữnghĩa của địa danh mà còn xác lập được cơ sở lý thuyết.

Sau thế kỷ XX, dần dần bước vào giai đoạn nghiên cứu địa danh tông hợp J.Gilliron xuất bản Atldt ngôn ngữ Pháp, sách đã nêu ra quy luật phân bố của ngôn ngữtheo khu vực, tính hạn chế giữa ngôn ngữ và địa lý, sách đã thúc đây nghiên cứu địadanh theo hướng phát triển địa lý học Năm 1926, A Dauzat (Pháp) viết Nguồn gốc và

sự phát triển địa danh, nêu ra nghiên cứu tầng lớp niên đại của địa danh qua phươngpháp văn hoá địa lý học, tác giả cho rằng văn hoá cô đại như phát triển kinh tế, chiếntranh, di chuyên dân tộc v.v luôn được lưu dấu lại trong địa danh, thông qua nhữngđặc trưng lịch sử của địa danh địa phương, có thé chia ra được tầng lớp niên đại của địadanh Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Nhật là năm nước hàng đầu về việc nghiên cứu địa danhhọc Có rất nhiều sách chuyên ngành và nhiều hướng nghiên cứu về nguồn gốc địadanh, góp phần vào việc nghiên cứu thay đổi địa danh Có hàng loạt công trình nghiêncứu như: năm 1941, E.Murzaev viết Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học;năm 1953, Alan Gardiner viết The Theory of Proper Names, tac giả lý giải địa danhtrong hệ thống các tên riêng về các mặt ý nghĩa, nguồn gốc ra đời của chúng; năm

1958, George R.Stewart viết Các tên gọi, một khảo sát về việc đặt tên địa điểm; năm

1963, A.Dauzsat và Ch.Rostaing viết ra cuén Tir điển ngữ nguyên học các địa danh ởPháp: năm 1965, Ch.Rostaing viết Les noms de lieux; năm 1965, V.N Nhikonov viếtDan luận địa danh học; Ch.Rostaing quan điểm rằng phải tìm ra hình thức cô của các

từ cau tạo địa danh, phải dựa trên ngữ âm học địa phương mà nghiên cứu từ nguyêncủa địa danh Năm 1977, P.E.Raper viết Thực hành địa danh học; năm 1979,E.M.Muzaev viết Môn địa lý trong các tên gọi; năm 1984, Dauzsat xuất bản tiếp cuốnĐịa danh học Pháp; năm 1985, A.V.Superanskaia viết Địa danh là gì Superanskaia vàE.Murzaev có quan tâm đến vấn đề khuynh hướng nghiên cứu Nhất là quan điểm củaA.V.Superanskaia có tính tổng hợp cao, trình bày toàn diện những kết quả nghiên cứuđịa danh “Đây là công trình lớn có giá trị tổng kết các kết quả nghiên cứu mới, làm cơ

sở vững chắc cho việc nghiên cứu địa danh tiếp theo ở Liên bang Xô Viết trước đây”

[55,tr.11-12].

12

Trang 18

Ở châu Á, việc nghiên cứu địa danh học của Nhật đứng ở vi trí đầu giữa cácnước châu Á Trước Minh Trị duy tân, việc nghiên cứu Nhật Bản chủ yếu khảo sátlịch sử địa danh đất đai, tên nước, quận, vi du: Oa danh loại tu sao (914) cua

Minamoto no Shitago, Dia danh khảo (1803) của Uchiyama Matatsu, Nhật Ban

châu danh giải (1852) của Abe Kando v.v sau khi Minh Trị duy tân, lý thuyết và

phương pháp nghiên cứu địa danh được vào Nhật Bản, việc nghiên cứu địa danh trở

thành đề tải nghiên cứu chung của các ngành như lịch sử học, địa lý học, ngôn ngữhọc Cuốn từ điển Đại Nhật Bản địa danh từ thư do Yoshida Togo biên soạn đếnnay vẫn có giá trị khoa học rất cao Thành quả nghiên cứu của Nhà dân họcYanagita Kunio được biên soạn nên cuốn Nghiên cứu địa danh (1936), đặt cơ sởcho địa danh học Nhật Bản Năm 1942, Nakano Fumihiko bắt đầu lập ra Việnnghiên cứu địa danh Yamato, mười năm sau đôi tên là Viện nghiên cứu địa danhhọc Nhật Bản Viện nghiên cứu đã biên soạn Đại từ điển địa danh Yamato, xuất bảntạp chí Nghiên cứu địa danh học (1957-1962, 1972) Thập niên 80 thé kỷ trước làthời kỳ phát triển mạnh nhất của Nhật Bản [95, tr5]

Trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu đã cé gắng trình bày một cách có hệthong về lí thuyết địa danh học, đi sâu vào hướng nghiên cứu tổng hợp, bám sát líthuyết địa danh và đã xác định được đối tượng nghiên cứu một cách rõ ràng cũng

như vận dụng được những phương pháp nghiên cứu mang tính khoa học.

Cùng với việc thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực địa

danh học thì việc tiếp cận địa danh học cũng được mở rộng hơn sang hướng nhân học,văn hóa, đối chiếu Địa danh học thật sự đã trở thành một mảnh đất được nhiều nhànghiên cứu khai phá, đó là các nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc,những người làm công tác chính sách ngôn ngữ và làm công tác bản đồ

Hướng mở rộng này khiến cho ta thấy được tầm quan trọng của công tácnghiên cứu địa danh và tính sâu rộng của nó trong đời sống Tương xứng với nó thì

hệ thống lý thuyết về địa danh học cũng ngày một được hoàn thiện và phát triển.Những thành quả nghiên cứu địa danh trên thế giới đã xác lập một lý thuyết về địadanh học, có cách phân lọai tương đối hợp lý

13

Trang 19

1.1.2 Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam

Việt Nam có lịch sử lâu dài về việc nghiên cứu địa danh, bắt đầu từ thế kỷ

XV, Việt Nam đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề địa danh Năm 1333,

Lê Trắc viết An Nam chí lược Năm 1435, Nguyễn Trãi viết Dư Dia Chi Năm 1821,Phan Huy Chú viết Lịch Ttriéu Hiến Chương Năm 1900, Nguyễn Văn Siêu viết Phươngđình dự địa chí Các công trình này chủ yếu nghiên cứu về địa danh theo hướng dia chílịch sử văn hóa Những thành quả nghiên cứu ban đầu của Việt Nam có ảnh hưởng sâusắc đối với công việc nghiên cứu địa danh đời sau, ví dụ Dự Dia Chi được coi là ViiCong An Nam Những công trình nghiên cứu ban đầu của Việt Nam đã đặt nền móng

cho công việc nghiên cứu địa danh của Việt Nam.

Từ những năm 1960 đến nay, địa danh học ở Việt Nam giành được nhiềuthành qua đáng kể Các công trình nghiên cứu về địa danh của các nhà nghiên cứuluôn tiếp cận địa danh theo hai hướng: địa lí - lịch sử - văn hóa và ngôn ngữ học

- Nghiên cứu địa danh từ cách tiếp cận địa lí - lịch sử - văn hoáCác công trình nghiên cứu địa danh Việt Nam xưa chủ yếu là địa chí theohướng lịch sử, văn hoá như các công trình được nêu ở phan trên: An Nam chí lượccủa Lê Trắc (1333), cuốn sách này có giá tri rất cao; Dr địa chí của Nguyễn Trãi(1435), cuốn sách này đã ghi lại tình hình về phong tục, của cải, cảnh vật miền Bắc

của Việt Nam, mô phỏng theo Vi Cổng của Trung Quốc, lại có tên An Nam Vũ

Cống Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (1479), cuốn sách này được viếtbang tiếng Hán cô, mô phỏng theo Sw Ký của Trung Quốc, cuốn sách này là nguồn

tư liệu quan trọng nhất đề nghiên cứu lịch sử Việt Nam

Từ thế kỷ XX trở đi, các nhà nghiên cứu Việt Nam bắt đầu triển khai công việcnghiên cứu địa danh, ví dụ, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821),Gia định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1882) Các cuốn sách trên đã thu thập, timhiểu ý nghĩa của địa danh Việt Nam, nhằm tìm hiểu đất và con người Việt Nam Trong

đó công trình đáng kể nhất là Tên làng xã Việt Nam dau thế ky XIX (thuộc các tỉnh từ

Nghệ An trở ra) do Dương Thị The, Phạm Thị Thoa dịch và biên soạn đã thu thập 10.994

địa danh, công trình này đã góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu địa danh Việt Nam

14

Trang 20

Từ những năm 60 thế kỷ trước trở đi, các tác phâm nghiên cứu địa danh đáng

kể dưới góc độ địa lí - lịch sử - văn hoá chủ yếu có: Dat nước Việt Nam qua các đời,Đào Duy Anh (1994); Một số vấn đề địa danh Việt Nam, Nguyễn Văn Âu (2002) Ngoài ra, còn có một số công trình dưới dạng sách, từ điển, số tay, ví dụ như Số taythuật ngữ dia ly, Nguyễn Dược (2008); Từ điển đường phố Hà Nội 2010, NamHồng (2011); Ha Nội phố phường xã, Hoàng Dao Thuy (2010); Tiểu từ điển đườngphó Hà Nội, Giang Quân (2010); Làng văn hoá cổ truyền VN, Vũ Ngọc Khánh(2001) Các công trình trên cũng đã chỉ ra nhiều đặc điểm của địa danh Việt Nam,cung cấp những thông tin về lịch sử, văn hóa đi kèm địa danh cho người đọc

- Nghiên cứu địa danh từ cách tiếp cận ngôn ngữ họcNhiều tác giả nghiên cứu địa danh Việt Nam từ góc độ ngôn ngữ học Dướigóc độ ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu triển khai theo hai hướng như hướng lịchđại dé tìm về nguồn gốc của địa danh và hướng đồng dai dé nghiên cứu đặc trưngngôn ngữ của địa danh Ví dụ: Hoàng Thị Châu là người đầu tiên nghiên cứu địadanh dưới góc độ ngôn ngữ học, Hoàng Thị Châu viết bài “Mối liên quan về ngônngữ cô đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông” (1964), với cách tiếp cận theohướng lịch đại, ngoài mục đích chỉ ra nguồn gốc của các tên sông, Hoàng Thị Châucũng đã đưa ra một số vấn đề có tính lí luận về địa danh Bà quan niệm “lên sôngnói riêng và địa danh nói chung cũng chỉ là những từ lấy ở vốn từ vựng chung củangôn ngữ, được cau tạo theo những quy luật ngữ âm, ngữ pháp của ngôn ngữ ấy” và

“sau khi đã được cấu thành địa danh, rời khỏi địa hạt danh từ chung để biến thànhtên riêng thì những tên này mang một số đặc điểm mới mà danh từ chung không có:trong tên riêng, chức năng giao tế của từ được thay thé bằng chức năng phân biệt,chức năng định danh; từ mất nội dung ý nghĩa; từ mất ý nghĩa và chức năng ngữpháp [10,tr.122-123] Bà nghiên cứu theo hướng lich đại, khảo sát nguồn gốc và quátrình hình thành địa danh ở vùng Đông Nam Á Những công trình nghiên cứu của

Bà có giá trị khoa học quan trọng, được coi là công trình đầu tiên trong việc nghiên

cứu địa danh từ góc độ ngôn ngữ học tại Việt Nam.

Chuyên luận Vấn đề về Địa danh học Việt Nam (1978) của Nguyễn Văn Âu

15

Trang 21

đã hệ thống hóa địa danh Việt Nam theo loại, kiểu, dạng và vùng địa danh Đây làmột công trình mang tính lí luận dưới góc độ lịch sử - địa lý - ngôn ngữ Hoàng TấtThắng viết Dia danh Đà Nẵng (2003) từ góc độ ngôn ngữ học.

Tran Trí Dõi đã phát biểu một loạt bài nghiên cứu về địa danh mang tính líluận Năm 2005, ông viết “Không gian ngôn ngữ và tính kế thừa đa chiều của địadanh (qua phân tích một vài địa danh ở Việt Nam)” Trong bài ông quan niệm: “nếunhìn ở hiện tại, địa danh của một vùng nào đó có thể có nhiều nguồn gốc khácnhau” và “trong nhiều trường hợp, tính đa dạng về nguồn gốc của địa danh còn ở

ngay chính trong một địa danh” [17,tr.9] “Không gian ngôn ngữ đã phản ánh tính

đa chiều của một vùng dia danh hay chính bản thân địa danh Không gian ấy — tức

là tinh đa dạng địa lí của các địa danh — là mặt biểu hiện của một quá trình pháttriển lịch sử các địa danh ” [17,tr.11] Hon thé nữa, “địa danh tuy là một hiện tượngcủa ngôn ngữ học nhưng nó chính lại là hình thức thể hiện văn hóa của một cộngđồng cư dân đã từng hiện diện trong vùng lãnh thé có các địa danh” [17,tr.12] “Mộtvài địa danh, tên riêng gốc Nam Đảo trong vùng Hà Nội xưa” [16,tr29-42], giúpchúng ta hiểu thêm địa danh gốc Nam Đảo, địa danh biên giới Tây Nam Tìm vềnguồn gốc địa danh Cửa Lo và tìm hiểu một vài địa danh, tên riêng gốc Nam Đảo,

ông đã theo hướng so sánh — lịch sử, nhận định địa danh, về nguồn sốc, ý nghĩa.

Lê Trung Hoa viết Tim hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt vanhọc (2005), xác định nguồn gốc một số địa danh ở thành phó Hồ Chi Minh, khảo sátnguồn gốc và ý nghĩa của các địa danh như Đồng Nai, Cần Thơ, Sốc Trăng Tìmhiểu ý nghĩa và nguồn gốc thành tố chung “Cái” trong địa danh Nam Bộ [37,tr.38].Nghiên cứu nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh ở miền Đông Nam Bộ Khảo sátnét đặc trưng của văn hoá Nam Bộ qua địa danh hành chính [37,tr.119] Tổng kếtcác phương pháp cơ bản trong việc nghiên cứu địa danh Tổng kết nguyên nhân làmđổi và sai lệch một số địa danh Việt Nam Khảo sát địa danh bằng chữ và địa danhbang số Bên cạnh đó, ông còn quan tâm van dé dịch các địa danh thuần Việt ở Nam

Bộ từ các văn bản Hán và van đề biên soạn từ điển địa danh [37,tr.49] Lê TrungHoa viết công trình “Địa danh học Việt Nam” (2006), ông đã trình bày cụ thể những

16

Trang 22

van đề như nội dung, đối tượng nghiên cứu, các nguyên tắc và phương pháp nghiêncứu của địa danh, tiêu chí phân loại địa danh và tổng kết được các phương thứcđặt địa danh Việt Nam như phương thức tự tạo và phương thức chuyền hóa Ông chỉ

ra hai kiểu cấu tao của địa danh Việt Nam là cấu tao đơn và cấu tao phức Ông cũngnghiên cứu vấn đề nguyên nhân làm thay đổi và sai lệch một số địa danh Việt Nam,nguyên nhân ra đời và mất đi của các địa danh, các tiêu chuẩn đặt địa danh mới, vấn

dé biên soạn từ điển địa danh các van đề mà ông nghiên cứu có nhiều đóng góp

về mặt lý luận, là cơ sở cho việc nghiên cứu địa danh sau này

Nguyễn Kiên Trường viết “Những đặc điểm chính về địa danh Hải Phòng”(1996), đã khảo sát những đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa và nguồn gốc, mô hình ghép và sựthay đổi của địa danh Hải Phòng, bổ sung thêm cho những van đề mà Lê Trung Hoa đãnghiên cứu ra Qua thành quả nghiên cứu, ta có thể thấy “địa danh Hải Phòng là cứ liệuquan trọng về sự chuyên hóa từ loại trong vốn từ tiếng Việt, và quá trình từ chung biến

thành từ riêng” [68,tr.86] Nguyễn Kiên Trường cũng chỉ ra quan hệ chủ đạo giữa các

thành tố trong địa danh là quan hệ chính phụ Về phương thức cấu tạo, có hai phươngthức cơ bản là phương thức ghép và chuyên hóa Những thành quả nghiên cứu củaNguyễn Kiên Trường đã góp phần “làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý thuyết liên quanđến bản chat của từ” [68,tr.127] Văn hóa trong các phương thức định danh địa danhHải Phòng rất đa dạng, chúng ta có thê thấy được sự khác biệt cơ bản về nguồn gốc

ngữ nguyên giữa các loại hình địa danh.

Từ Thu Mai viết “Nghiên cứu về địa danh Quảng Trị” (2004) Trong côngtrình này, khảo sát đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, tổng kết những đặc trưng ngôn ngữ -

văn hóa trong địa danh.

Năm 2019, Nguyễn Thị Việt Thanh viết cuốn Dia danh hành chính ThăngLong — Hà Nội (từ dau thé kỷ XIX đến nay), tác giả vận dụng những pháp pháp như

ngôn ngữ học, lịch sử, địa lý học, văn hoá học nghiên cứu lớp địa danh hành chính

của khu vực Thăng Long — Hà Nội từ thé kỷ XIX đến nay, phân tích thực trạng sửdụng địa danh trong giai đoạn hiện nay, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp, gópphần xây dựng quy hoạch đặt tên các địa danh Hà Nội

17

Trang 23

Ngoại ra, còn có một số nhà khoa học nghiên cứu về địa danh ở vùng dân tộcthiểu số như Lê Trung Hoa đã quan tâm đến địa danh sốc Khơmer, Chăm, PhạmĐức Dương có khảo sát địa danh gốc Thái va Tay — Ning, Nguyễn Văn Hiệu có chú

ý đến vấn đề địa danh gốc Hán vùng địa danh dân tộc Mông - Dao

Còn có một số luận án thạc sĩ như: Năm 2014, Nguyễn Thị Quyên, “Địa danh

các đơn vị hành chính phủ Thường Tính (Hà Nội) thời Nguyễn” Năm 2009,

Nguyễn Thị Minh Hương, “Khảo sát địa danh đường phố ở Hà nội” Năm 2009, Lý

Việt Hương, “Dia danh huyện Dinh Hoá, tỉnh Thái Nguyên” Năm 2003, Ha Thị

Hồng, “Khảo sát Địa danh hành chính Bắc Cạn” Những luận án thạc sĩ đã mô tả hệ

thống, khoa học địa danh của luận án, góp phần xây dựng tổng thé hệ thống địadanh địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung Còn có một số luận án tiến sĩnhư: năm 1991, Lê Trung Hoa, “Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh” Năm 1996,Nguyễn Kiên Trường, “Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (sơ bộ sosánh với địa danh một số vùng khác)” Năm 2004, Từ Thu Mai, “Nghiên cứu địa

danh Quảng Trị” Năm 2005, Phạm Xuân Dam, “Dia danh Nghệ An” Các công

trình khảo sát địa danh theo hướng đồng đại, tìm hiểu các địa danh về mặt cấu trúc,

ngữ nghĩa và cách thức định danh của các cư dân bản địa Năm 2017, Phùng Thị

Thanh Lâm, “Địa danh đường phố Hà Nội từ 1888 đến 2008 (Trên tư liệu bốn quận

Ba Đình, Hoàn, Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng)”, khảo sát tên đường, phó, ngõ, đại

lộ, xa lộ của Hà Nội trong giai đoạn 1888 đến 2008 Năm 2017, Nguyễn PhượngAnh, “Văn hoá Xứ Đoài (Qua địa danh hai huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà N61),tác giả vận dụng phương pháp liên ngành ngôn ngữ — địa ly — lich sử nghiên cứu dénghiên cứu hệ thống địa danh huyện Thạch Thất và Ba Vì, Hà Nội”

Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam chủ yếu được tóm lại như sau:Nghiên cứu nguồn gốc, sự biến đổi của địa danh và phương thức định danh theohướng lịch đại Nghiên cứu đặc điểm về mặt cấu tạo địa danh và ý nghĩa của cácyêu tố địa danh, ngôn ngữ - văn hóa của địa danh theo hướng đồng đại Trong đó,công việc nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa của địa danh của địa danh có kết hợpphương pháp lịch đại và đồng đại Những thành quả nghiên cứu địa danh theo

18

Trang 24

hướng tiếp cận này của Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho việc xây dựng chuyên

ngành Dia danh hoc.

1.1.3 Tình hình nghiên cứu địa danh ở Trung QuốcQuá trình nghiên cứu địa danh học Trung Quốc trải qua ba giai đoạn lànghiên cứu địa danh cô đại, tìm tòi địa danh học cận đại, phát triển khoa học địa

danh hiện đại.

- Nghiên cứu địa danh cổ đại Trung Quốc

Ở Trung Quốc, việc nghiên cứu địa danh được triển khai từ thời xa xưa.

Trong quá trình nghiên cứu nguồn gốc địa danh, chúng tôi nhận thấy răng, địnhdanh quả thật có lịch sử lâu đời Chữ Giáp Cốt thời Thương đã ghi chép địa danhvới hình thức toàn vẹn Chữ Giáp Cốt là văn tự khắc trên mai rùa, xương thú, ghi lạikết quả xem bói, trong đó nhắc đến nhiều địa danh và đã có sự ghi chép của thành

tố chung như “IÙi” (Sơn: núi), “7K” (Thuỷ: nước), “3#” (Tuyền: suối), “1” (Đồn:thôn), “/"” (Hộ: nha), “FA” (Điền: ruộng) v.v Trong cuốn Kinh Thi có ghi lạinhiều địa danh chỉ địa mạo như “J” (nguyên: vùng dat bằng phăng), “il!” (sơn:nui), “2” (phụ: núi dat), “lb” (lăng: đôi), “EX” (cương: đồi), “ E:” (khâu: gò) v.v thời đó sức sản xuất rất hạn chế, con người chỉ có thể sống bằng những công cụ thô

sơ, vì vậy con người nhận thức thực thê địa lý thiên nhiên tương đối đầy đủ Bản đồcủa nước Tần lại bày ra màu sắc đẹp đẽ về địa danh dân gian Tiên Tần Trong giaiđoạn ấy, tên riêng Trung Quốc từ một chữ trở thành hai chữ, nhiều chữ, còn chúthích nguồn gốc về địa danh vẫn rat ít

Thời Tần, Hán đã hình thành mạng lưới địa danh toàn quốc Thời Hán tiếp

tục sử dụng các thành quả nghiên cứu của thời Tần Có thể thấy, công việc nghiên

cứu địa danh thời cô Trung Quốc thiếu tính hệ thống và tính tổng hợp, chưa đượcthành lập môn học riêng Thời Bắc Nguy, Lịch Đạo Nguyên viết Thuy kinh chú ghichép khoảng 200.000 địa danh, có hơn 2.300 địa danh có ghi chú nguồn gốc ThờiBắc Nguy, Lịch Đạo Nguyên viết Thuy kinh chú, ghi chép 1251 đường nước chảy,

dé cập đến khoảng 20 nghìn phiếu địa danh, có giải thích 2400 địa danh, tổng kếtnguyên tắc và quy luật định danh, bên cạnh đó, còn thảo luận vấn đề cách đọc và

19

Trang 25

viết của địa danh Sau 7) huỷ kinh chú, độ rộng và độ sau về nghiên cứu địa danh củaTrung Quốc được phát triển, là cột mốc trong giai đoạn hoàn thiện về việc nghiêncứu nguồn gốc địa danh Thời Tuy Đường, dia danh học giành được những tiến bộnhư tổng kết và áp dụng nguyên tắc định danh địa danh, giải thích nguồn gốc địadanh, chuẩn hoá địa danh, cách dùng từ và cách đọc v.v Những thành quả trênđánh dấu địa danh học truyền thống đã đạt được trình độ hoàn thiện.

Địa danh học cô đại Trung Quốc được thay đối nồi bật vào thời Tống Nguyên.Thứ nhất, những công trình giải thích nguồn gốc địa danh ngày càng nhiều, việc nghiêncứu và giải thích địa danh đơn lẻ và địa danh khu vực ngày càng thấu đáo Ví dụ, dé hiểu

rõ nguyên nhân đặt tên núi Thạch Chung Sơn, Tô Đông Pha dừng thuyền dưới vách đá,chăm chú lắng nghe tiếng bong bong trong hang động núi Thứ hai, độ dài của nhữngsách địa danh học ngày càng dài hon, vi dụ Thai Bình Hoan Vii Ky cô một trăm cuốn,hơn hai nghìn chú thích nguồn gốc địa danh Những thành quả trên đã đặt nền móng cho

việc phát triển địa danh học Trung Quốc.

Thời Thanh được coi là giai đoạn đỉnh cao về việc nghiên cứu địa danh TrungQuốc Nhà nghiên cứu địa danh biên giới đã giành được thành quả nỗi bật Tinhthần khảo cứu và dẫn chứng của Học phái Can Gia rất phổ biến, cho nên trong giaiđoạn ấy đã giành được rất nhiều thành quả quan trọng về khảo chứng cũng như pháttriển và thay đôi địa danh, cung cấp nhiều tài liệu quý báu cho đời sau Ví dụ, Tir

Hà Khách Du Ký cung cấp tài liệu quan trọng cho việc nghiên cứu diễn biến địadanh ở những khu vực dân tộc và nước ngoài thời cổ

Ở Trung Quốc, “địa danh” xuất hiện sớm nhất trong cuốn Chu Lễ thời ChiếnQuốc, nhưng “địa danh” đó không phong phú, và phạm vi cũng rất hạn chế, khôngphải là khái niệm địa danh trong địa danh học hiện đại Đến đầu thời Đông Hán,cuốn Hán Thư Địa Lý Chí được xuất bản, khái niệm “địa danh” mới từ mơ hồ trởnên chính xác, từ đó địa danh học Trung Quốc mới bước vảo giai đọan đặt móng.Thời Đông Hán, người ta có thể nhận biết những đặc trưng và quy luật chung địadanh Thời Nguy, Tan, Nam Bắc triều địa danh học được phát triển sâu hơn, đáng

kế nhất là sự ra đời của cuốn Thuy Kinh Chu Thuỷ Kinh Chú chỉ thiên về ghi chép,

20

Trang 26

giải thích từng địa danh, chưa coi địa danh là một hệ thống, đặc điểm này chính là đặc điểm nỗi bật của địa danh học truyền thống Trung Quốc Thời Tuỳ, Đường, địa

danh học được phát triển hoàn thiện hơn, giành được nhiều tiến bộ về những mặtnhư: tổng kết và vận dụng quy luật địa danh học, giải thích nguồn gốc địa danh,chuẩn hoá địa danh, trong đó Nguyên Hoà Quận Huyện Chí đã hoàn thiện nguyêntắc “định danh bởi nước” Đây là cuốn sách sớm nhất tổng kết nguyên tắc địnhdanh, đổi tên, đặt cơ sở cho địa danh học thời Nguyên, Minh, Thanh Từ đó làm cơ

sở cho việc khảo thích địa danh ngày càng rõ ràng hơn Nói chung, công việc

nghiên cứu địa danh học Trung Quốc được bắt đầu rất sớm, thời Đông, Tây Hán đã

đặt cơ sở cho địa danh học truyền thống, nhưng phát triển rất chậm, chưa hình thành

được hệ thống lý thuyết Tuy các nhà học giả cô đại đã tìm hiểu nguồn gốc, thay đổi

và giành được những thành quả nhất định, nhưng việc nghiên cứu quy luật chung về

sự xuất hiện, thay đôi, phân bố địa danh ở khu vực nào đó còn chưa nhiều.

Thời Minh, Thanh, địa danh học được phát triển rất thịnh vượng, nhưng vẫn

thiếu sự phát triển về mặt lý thuyết Sang thời Dân Quốc, địa danh học từ truyền

thống bước vào hiện đại, hệ thống lý thuyết địa danh học được hình thành sơ bộ

- Tim toi địa danh học cận dai

Ở Trung Quốc, địa danh học chân chính được ra đời vào thời cận đại Năm

1933, từ ngữ “địa danh học” lần đầu tiên xuất hiện ở trang 2747 trong Dai ter điểnAnh Hán tổng hợp bởi nhà xuất bản Thượng Hải Thương Vụ Ấn Thư Quán, cuốn từđiển này dich “topnomy” ra tiếng Hán là “#443” (dia danh học) [104,tr2747] Địadanh học hiện đại Trung Quốc xác lập, các nhà nghiên cứu có Kim Tổ Mạnh, CátTuy Thành, Từ Tổng Thạch, Tiền Mục, Tang Lệ Hoà, Lưu Quân Nhân v.v chủ yếuhướng về tìm tòi lý thuyết địa danh học, phân loại địa danh, biên soạn sách tra cứuđịa danh, thống nhất cách dịch địa danh Thời đó, về phương pháp nghiên cứu, có

một sáng tạo là giới thiệu phương pháp ngôn ngữ học so sánh lịch sử vào lĩnh vực nghiên cứu địa danh học và giành được thành quả đáng mừng Phùng Thừa Quân, La

Thường Bồi được coi là người đại diện Phùng Thừa Quân viết Tay Vực Địa Đanh,

La Thường Bồi viết Ngồn ngữ và văn hoá đều gây sự ảnh hưởng to lớn đến việc

21

Trang 27

nghiên cứu địa danh Trên cơ sở phát triển thời trước, địa danh học Trung Quốc cậnđại đã có xu hướng nghiên cứu lý luận và nghiên cứu tông hợp Địa danh học trongcận đại Trung Quốc chủ yếu tông kết những thành quả nghiên cứu địa danh thời cổ,

biên soạn sách công cụ địa danh, tìm tòi quy phạm hoá địa danh, giới thiệu lý luận địa

danh học nước ngoài và tự tổng kết lại lý thuyết địa danh học nước mình, là giai đoạn

chuẩn bị và làm cơ sở cho sự phát triển, trưởng thành của địa danh học hiện đại

- Phát triển khoa học địa danh hiện đại

Sau khi thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nghiên cứu địa danh

và công trình địa danh Trung Quốc được phát triển và giành được rất nhiều thànhquả Ví dụ: trong lĩnh vực truyền thống nghiên cứu, triển khai nghiên cứu lý luậnđịa danh học hiện đại và phương pháp luận, tính hệ thống, tổng hợp của địa danh vànghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu địa danh với các nước trên thế giới Xuất bản tập

san, sách công cụ địa danh, sách nghiên cứu địa danh, thành lập và hoàn thiện các

cấp cơ quan quản lý và học thuật địa danh, thành lập hồ sơ địa danh v.v Năm

1977, thành lập Ban Địa danh Trung Quốc Năm 1978, tạp chí chuyên ngành đầutiên Địa danh chí ra đời, sau đó các loại tap chi và sách dia danh lần lượt được xuấtbản Năm 1979, tổ chức Hội nghị Nghề nghiệp địa danh toàn quốc Thập ky 80 thé

kỳ XX, địa danh học Trung Quốc giành được một bước phát triển quan trọng Côngviệc tong diéu tra dia danh toan quéc lam sang to tinh trang dia danh cua TrungQuốc Nhà nước thành lập cơ quan liên quan, tăng cường quy phạm, quản ly và xử

lý thông tin địa danh, thúc đây việc nghiên cứu địa danh được phát triển nhanhchóng, phát hành tạp chí địa danh, là nền tảng cho việc nghiên cứu địa danh Năm

1981, các chuyên gia đến từ các tỉnh bắt đầu biên soạn Từ điển Địa danh nước Cộng

hoà Nhân dân Trung Quốc Năm 1988, thành lập Hội Nghiên cứu địa danh học

Trung Quốc Có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về định danh, ví dụ: LaTrường Bồi kết hợp nghiên cứu địa danh với văn hoá cô đại, viết Ngôn ngữ và văn

hoá (năm 1986) Khai phá cục diện mới cho việc nghiên cứu địa danh hiện đại Còn

nhiều bai viết từ góc độ ngôn ngữ học như: Triệu Nguyên Nhiệm, Thạch An Thạchviết Cách đọc địa danh Hán ngữ (năm 1987) Tăng Thé Anh viết “Mau thuẫn tiêu

22

Trang 28

chuẩn hoá viết địa danh” (năm 1984) Lý Như Long viết Am cổ trong địa danh(năm 1985) Từ Dịch Xương viết Phân tích thay đối âm địa danh qua ngữ âm hoc(năm 1985) Lưu Phương viết “Vài vấn đề về viết địa danh tiếng Hán” (năm 1988).

Từ thập niên 90 đến nay, việc nghiên cứu địa danh ngày càng phát triển,

tháng 7 năm 1992, thành lập Viện Nghiên cứu địa danh Năm 1995, thành lập Viện

Nghiên cứu địa danh Trung Quốc Chử Á Bình viết Giáo trình cơ sở địa danh học(1994), cuốn này được coi là chuyên khảo mang tính cơ sở của ngành khoa học LýNhư Long viết Hán ngữ địa danh học luận cảo (1998), tác giả trình bày rất rõnghiên cứu địa danh qua lý thuyết và phương pháp của ngôn ngữ học, các vấn đềnhư nghiên cứu nguồn góc, lịch sử, phương ngữ của địa danh, phân tích kết cấu từngữ của địa danh, phân tích âm, hình, nghĩa và hệ thống từ vựng của địa danh Đây

là một cuốn sách có tính hệ thống vận dụng lý thuyết và phương pháp của ngôn ngữhọc nghiên cứu địa danh tiếng Hán

Những thành quả nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học rất phong phú, ví dụ:Giáo sư Hoàng Gia Giáo viết Nghiên cứu và ứng dụng của địa danh (1990), đâyđược coi như là một thảo luận về nội dung và mục đích về công việc địa danh, giảithích rõ nguyên tắc quy phạm địa danh Trong cuốn Tir điển từ ngữ địa danh và địadanh chí, tác giả đã chỉ ra nghiên cứu địa danh phải chú ý đến mối liên quan giữađịa danh và văn hoá lịch sử, ngôn ngữ và văn tự Giáo sư Lý Như Long viết Hánngữ địa danh học luận cảo (1998) là chuyên khảo đầu tiên trong nước, nghiên cứuđịa danh tiếng Hán từ gốc độ ngôn ngữ học Sách trình bày lý thuyết hệ thống, đầy

đủ các mặt như cấu tạo từ, hệ thống từ vựng, nghĩa âm của từ, cách định danh, đặctrưng văn hoá v.v Cung cấp tài liệu phong phú cho việc nghiên cứu ngôn ngữ họcđịa danh Giáo sư còn có nhiều thành quả như Tập Luận văn về Địa danh và ngônngữ học (1993) Ngưu Nhữ Thìn viết Văn hoá địa danh Trung Quốc (1993) Vương

Tế Đồng viết Dia danh luận cao (1999) Hoa Lâm Phủ viết Trung Quốc địa danhhọc sử khảo luận (2002), đóng góp quan trọng cho địa danh học Trung Quốc, tác

giả mất nhiều công sức chỉnh lý, đưa ra những đầu mối có tính quy luật mà chưa có

người nào nghiên cứu, tu đó tạo tiên dé quan trong trong việc nghiên cứu địa danh

23

Trang 29

học Trung Quốc Chu Chan Hạc, Du Nhữ Kiệt viết cuốn Phương ngữ và Văn hoáTrung Quốc (2006), trong chương V qua địa danh nhìn rõ nội hàm văn hoá, phântích mối liên quan giữa địa danh và cảnh quan văn hoá lịch sử, mối liên quan giữađịa danh và di dân, kinh tế, địa lý giao thông lịch sử, lịch sử dân tộc v.v vạch ratầng lớp địa danh và văn hoá, những kết quả nghiên cứu này giúp cho chúng tôi tìmhiểu mối liên quan giữa địa danh và văn hoá Hoa Lâm Phủ viết cuốn Nguồn gốc và

sự phát triển địa danh học Trung Quốc (2002), tác giả cho rằng nghiên cứu lịch sửđịa danh phải tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như lịch sử học, ngôn ngữ học,

dân tộc học, ký hiệu học [95,tr5].

Các bài viết địa danh đã có nhiều bước đột phát mới, các nhà nghiên cứu đã

mở rộng tầm mắt, nghiên cứu địa danh ngôn ngữ học một cách hệ thống từ đó đãđạt được những thành quả về từ vựng, ngữ pháp, văn hoá v.v

Ngoài việc coi trọng văn hoá địa lý, kinh tế, phong tục dân gian, quan tâm sựdiễn biến địa danh, sự ảnh hưởng văn hoá, tu từ v.v còn có một số bài quan tâm vềhiện tượng địa danh trong sách cô Ví du: Mạnh Quảng Đạo viết “Nhân tố nhân văntrong cấu tạo từ địa danh tiếng Hán (1998)” Vuong Công Phu viết “Mối liên quangiữa văn hoá truyền thống và địa danh Trung Quốc (1998)” Đạm Như Vĩ viết “Gảithích văn hoá khu vực Thiên Tân từ địa danh (2005)” Vương Đông Tây viết “Đặctrưng văn hoá địa danh tiếng Hán (2006)” Đào Nhiễm viết “địa danh thành phốTrường Xuân qua ngôn ngữ học xã hội (năm 2012)” Có hai bài luận án tiến sĩ:Tang Hong viết “Nghiên cứu địa danh ngoại lai trong Khuất Từ (2010)” Đại HồngLượng viết “Nghiên cứu địa danh tiếng Thái Tây Song Bản Nạp (2014)” Các bài

trên đã nghiên cứu vả thảo luận từ góc độ ngôn ngữ học xã hội và văn hoá, phân tích các hiện tượng ngôn ngữ trong địa danh.

Những thành quả nghiên cứu từ góc độ văn hoá, lịch sử như: Tống CửuThành, Nghiên cứu văn hoá địa danh khái niệm, địa danh dân tộc thiểu số và cácđiều khác (2013) Tác giả từ góc độ văn hoá địa danh khảo sát khái niệm văn hoáđịa danh, di sản văn hoá địa danh, hiện trạng và giữ gìn về van đề địa danh dân tộc

thiêu sô cũng như di sản văn hoá địa danh trong các văn hiên cô Trung Quoc Cao

24

Trang 30

Tuấn, Kể chuyện hay cua Dia Danh, từ góc độ lịch sử văn hoá (2015), khảo sát sựthay đôi của địa danh bởi quá trình thay đôi lịch sử.

Tóm lại, Trung Quốc chủ yếu có những hướng nghiên cứu địa danh như:

hướng nghiên cứu dưới góc độ địa lý - lịch sử; hướng nghiên cứu dưới góc độ ngôn

ngữ - văn hoá Các nhà khoa học đã triển khai công việc nghiên cứu theo hướngkhác nhau để góp sức cho công việc địa danh

1.1.4 Tình hình nghiên cứu địa danh ở tỉnh Vân Nam và châu Hong Hà

Ở tỉnh Vân Nam, việc nghiên cứu địa danh chủ yếu theo hướng lịch sử học và

địa lý học Những thành quả nghiên cứu địa danh hoặc miêu tả, giải thích ý nghĩa,

nguồn gốc địa danh, hoặc dựa vào kỹ thuật GIS phân tích không gian phân bố, đặcđiểm biến đổi lịch sử v.v Tuy nhiên, ít có nhà nghiên cứu khảo sát địa danh tỉnhVân Nam nói chung địa danh châu Hồng Hà nó riêng từ hướng ngôn ngữ học Điềunày chính là lý do dé chúng tôi chon dé tài này làm hướng nghiên cứu chính củaluận án Đây là nhiệm vụ vừa quan trọng vừa khó khăn, chúng tôi cố gắng thựchiện Những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ những địa danh ở tỉnh VânNam, Trung Quốc và được làm tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu, sinhviên và nghiên cứu sinh quan tâm đến vấn đề nghiên cứu định danh

1.1.4.1 Tình hình nghiên cứu địa danh ở tỉnh Van Nam

Phương Quốc Du viết cuỗn Khảo thích địa lý lịch sử Tây Nam Trung Quốc

(1987), sách mang tính khai sáng, được coi là sách tham khảo quan trọng cho các

nha nghiên cứu về địa lý, lịch sử, dân tộc ở vùng Tây Nam Trung Quốc.

Ngô Quang Phạm có hàng loạt thành quả nghiên cứu nổi bật về địa danh VânNam Tác giả viết: Từ điển bác lãm địa danh Côn Minh (2005), Truy tim nguyên dođịa danh Vân Nam (1988), Diéu Than bí Địa danh Vân Nam (1993), Kỳ quan “Tamgiang cùng dòng”: Từ điển địa danh Đích Khánh (2009), Khảo Thích Địa danhCôn Minh xưa và nay (2006), tac giả kể chuyện nguồn gốc của “Côn Minh”, vẽ mộtbức tranh lịch sử, truyền thuyết cũng như các địa danh chỉ sơn, thuỷ, đóng quân khai

hoang ở khu vực Côn Minh Các tác phẩm của Ngô Quang Phạm là tác phẩm điển hình

về ngành khoa học nghiên cứu địa danh ở miền Tây Nam, thậm chí trong cả nước Tô

25

Trang 31

Quốc Hữu viết cuốn 7 ruy tim điều Bi Gn Địa danh khu vực Điển Trìmật mã Côn Minh(2012), từ các hướng lịch sử, văn hóa, tự nhiên giới thiệu địa danh của khu vực Điền Trì.Phó Điện Cơ viết cuén Văn hoá địa danh Chiêu Thông (2007), khảo sát các thông tinđược chứa ân trong địa danh Chiêu Thông như lịch sử, diễn biến, văn hoá, nội hàm, khaithác chỉ tiết tỉ mỉ về văn hoá địa danh Chiêu Thông, giúp người đọc hiểu tốt hơn lịch sử

xã hội Chiêu Thông đã trải qua nhiều sự thay đổi

Các bài báo khoa học có: Ngô Quang Phạm viết “Tìm hiểu địa danh có chữĐiện Vân Nam”, bài viết tìm hiểu các vấn đề như sự sinh ra, diễn biến, dịch, phânloại và hàm ý của địa danh có chữ Điện Vân Nam, bải viết này giúp chúng tôi tìmhiểu tình hình nghiên cứu lịch sử địa phương Vân Nam, lịch sử dân tộc v.v TranKhánh Giang viết Địa danh Lịch sử Vân Nam dưới góc độ Văn hoá, tác giả khảo sát

địa danh lịch sử phức tạp Vân Nam, nghiên cứu ý nghĩa văn hoá của địa danh và

văn hoá được thê hiện trong địa danh thế nào Lục Nhẫn viết Sự phát triển Địa danhtiếng Han và Biến đổi kết cấu dân tộc Vân Nam, tác giả khảo sát nguyên nhân rađời và phát triển, đặc trưng thời đại của địa danh tiếng Hán ở Vân Nam v.v nghiêncứu những vấn đề liên quan như sự phát triển lịch sử và kết cấu dân tộc Vân Nam.Dương Diệm Đông từ góc độ lịch sử văn hoá viết Lịch sử và Văn hoá trong Địadanh Đằng Xung Trong cuỗn Khái quát công việc nghiên cứu dia ly lịch sử TâyNam Trung Quốc trong mười năm nay do Lam Dũng soan, nói đến những thành qua

nghiên cứu địa danh cũ Vân Nam, ví dụ: Nguồn gốc tên gọi của thành phó, châu,

khu vực, tinh Vân Nam (Viện Khoa học Xã hội tinh Van Nam), “Bàn thử Ki Mi

Châu ở biên giới Tây Nam (Sử Kế Trung)”, “Nói sơ lược về huyện Ki Mi Vân Namtrong giai đoạn đầu nhà Đường” (Lâm Siêu Dân), “Vài vấn đề Nghiên cứu địa danhVân Nam” (Vương Thụ Ngũ), Phó Điện Cơ viết “Tầng đất văn hoá giao lưu hoàhợp dân tộc — Bàn về địa danh các dân tộc Chiêu Thông”, bài viết nói đến các vấn

đề như nguồn gốc, đặc điểm định danh của địa danh Hán và địa danh Chiêu Thông,địa danh các dân tộc thiểu số v.v

Ngoài những thành quả nghiên cứu về địa danh của Vân Nam ra, còn cónhững bài nghiên cứu địa danh dân tộc thiêu số Van Nam, ví dụ: “Phổ Trung Luong

26

Trang 32

viết Địa danh thị tộc và tự xưng dân tộc Di (2003)”, tác giả cho răng nguồn gốc củađịa danh thị tộc dân tộc Di có mối liên quan mật thiết với nguồn gốc tự xưng củadân tộc Di Chu Đức Phổ viết “Mãnh trong dân tộc Thái thời cô thượng du sôngHồng (1998) ”, tác giả trình bày nghĩa, nguồn gốc, lịch sử của “Mãnh” La GiangVăn viết “Từ việc thay đối giữa địa danh Di, Hán Nga Sơn” mà nghiên cứu sự tiếpxúc và ảnh hưởng ngôn ngữ, văn hoá giữa dân tộc (2014), bài viết khảo sát việcthay đổi giữa địa danh Di, Hán, phân tích sự tiếp xúc và ảnh hưởng giữa tiếng Di,Hán và hoà hợp văn hoá giữa nó Ngô Quang Phạm viết “Bước đầu khảo sát địadanh học tiếng Di (2000)”, nêu ra khái niệm dia danh hoc tiếng DỊ, giải thích nguồngốc, nghĩa, phân loại của địa danh tiếng Di.

Còn có một số luận án bàn về địa danh Vân Nam, ví dụ, luận án thạc sĩ:Truong Kỳ, “Nghiên cứu tên làng xóm tiếng Lahu huyện Lan Thương (2011)”, laytên làng xóm tiếng Lahu Lan Thương làm đối tượng nghiên cứu, trình bày đặc trưng,

lý do định và phân loại, cấu tạo và loại hình từ ngữ địa danh tên làng xóm tiếng Lahu,

văn hoá Lahu Phó Văn Phong , “Nghiên cứu ngôn ngữ văn hoá địa danh Khúc Tĩnh

(2008)”, tác giả từ góc độ ngôn ngữ và văn hoá mà nghiên cứu đặc điểm đồng đại,diễn biến lịch sử của địa danh Khúc Tĩnh và mối liên quan giữa địa danh và văn hoá

khu vực Khúc Tĩnh Ngô Đạo Vĩnh, “Phân tích ngôn ngữ và văn hoá địa danh Đại Lý

(2009)”, tác giả trình bày mối liên quan giữa địa danh và văn hoá Đại lý Luận án tiến

sĩ có: Đại Hồng Lượng, “Nghiên cứu địa danh tiếng Thái Tây Song Bản Nạp (2012)”,luận án lấy địa danh Tây Song Bản Nạp làm đối tượng nghiên cứu, thảo luận đặctrưng, cấu tạo, loại hình, tình trạng đồng đại và tầng lớp diễn biến lịch sử địa danhtiếng Thái, mối liên quan giữa địa danh Thái và văn hoá Thái

1.1.4.2 Tình hình nghiên cứu địa danh ở châu Hồng HàĐịa danh của tỉnh Vân Nam nói chung, địa danh châu Hồng Hà nói riêng làđối tượng hết sức mới mẻ Hiện nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu địadanh của châu Hồng Hà một cách hệ thống, chỉ có một vai tác phâm và bài nghiêncứu về địa danh cụ thé của Ly Tăng Diệu, “Di tìm nguồn gốc địa danh dân tộc hoặckhu vực nào đó trên địa bàn Hồng Hà (2007)” Vương Thanh Hoa, “Bước đầu khảo

27

Trang 33

sát hiện tượng nối liền địa danh của dân tộc Hà Nhì Nguyên Dương (1984)”, từ cácyếu tố như chế độ nối liền tên giữa bố con, chế độ thị tộc, quan hệ thừa hưởng taisản mà phân tích hiện tượng “nối liền địa danh” bản xứ Hà Tác Khánh, TrươngHồng, “Thảo luận nghiên cứu văn hoá sinh thái của địa danh tiếng Hà Nhì huyệnHồng Hà (2015)”, bài văn chủ yếu nghiên cứu những địa danh sinh thái tiếng dântộc Hà Nhì tại huyện Hồng Hà, chỉ ra địa danh đã ghi lại sự biến đổi về hoàn cảnhsinh thái nhân dân bản xứ, chứa ấn những thông tin đồi dào về lich sử sinh thái của

dân tộc, là phương tiện truyền đạt quan trọng văn hóa sinh thái dân tộc của nhân dân

bản xứ, thê hiện ý thức sinh thái của người dân tộc Hà Nhì xưa Ngô Quang Phạm,

“Địa danh dân tộc Hà Nhì kỳ diệu (1999)”, tác giả phân tích đặc điểm định danhcua địa danh sinh thai tiéng dân tộc Ha Nhì, khai thác nội ham văn hoá sinh thai

trong địa danh sinh thái dân tộc Hà Nhì Bạch Vĩnh Phương, “Khảo sát địa danh

trong truyền thuyết bằng miệng của dân tộc Hà Nhì “Cốc Cáp” và lịch sử di chuyênphía Nam của dân tộc Hà Nhì (2013)”, tác giả khảo chứng khu vực mà “Cốc Cáp”biểu thị và thời kỳ lịch sử liên quan, đưa ra quan điểm người xưa của dân tộc HàNhì có mối liên quan mật thiết với lịch sử Điền cổ Xa Thụ Thanh, “Nguồn gốc,biến đổi và bảo tồn của địa danh tiếng Hà Nhì (2012)”, tác giả từ nghiên cứu nhìn từgóc độ văn hoá lịch sử nghiên cứu việc bảo tồn, biến đôi của địa danh ban xứ Khưu

Trường Sinh, “Dia danh làng xóm dân tộc Di Thạch Bình (2009)” Qua các thành

quả nghiên cứu trên, chúng ta có thê thấy, các nhà khoa học chủ yếu hướng về khảosát những địa danh dân tộc cụ thé bản xứ với hướng tiếp cận văn hoá, lịch sử

Nhìn chung các hướng nghiên cứu địa danh ở Trung Quốc rất phong phú, đadạng Chính sự phong phú, đa dạng ấy đã giúp chúng ta nhìn nhận địa danh ở nhữngkhía cạnh khác nhau Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về địa danh châu Hồng

Hà theo góc độ ngôn ngữ học còn chưa nhiều

Nhìn chung các hướng nghiên cứu địa danh ở Trung Quốc rất phong phú, đadạng Chính sự phong phú, đa dạng ấy đã giúp chúng ta nhìn nhận địa danh ở nhữngkhía cạnh khác nhau Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về địa danh châu Hồng

Hà theo góc độ ngôn ngữ học còn chưa nhiêu.

28

Trang 34

1 2 Cơ sé lý thuyết

1.2.1 Khai niệm địa danh

Địa danh tức là tên gọi của các đối tượng địa lý, dựa vào tên biết đượcnghĩa Địa danh là sản phẩm của sự phát triển xã hội nhân loại, là dấu hiệu docon người đặt ra dé khu biệt các thực thé địa ly khác nhau Dia danh là dấu hiệuvăn hoá, là hiện tượng quan trọng trong tiến trình văn minh của nhân loại Địadanh là hiện tượng xã hội, là sản phẩm cua SỰ giao tiép trong xã hội con người,sau khi hình thành xã hội, con người dựa vào sự quan sát, tìm hiểu và nhu cầucủa mình, định ra dấu hiệu văn tự cho những thực thé địa lý với vị trí nhất định,phạm vi và đặc trưng hình thành Dia danh là ký hiệu, đồng thời lại vượt qua

phạm trù thời gian và không gian.

Nhà Ngôn ngữ học Nga A.V.Superanskaja trong cuốn Pia danh là gì đã xácđịnh địa danh là những từ ngữ biểu thị tên gọi các địa điểm, mục tiêu địa lí (có thể

là tự nhiên hay nhân tạo) có vi trí xác định trên trái đất [55.tr.1] Các nhà ngôn ngữcủa Việt Nam đã có quan điểm thong nhất: địa danh là một bộ phận của từ vựng

học, và triển khai công việc nghiên cứu địa danh từ các khía cạnh như nguồn sốc,

cấu tao, cách định danh và ngữ nghĩa của địa danh

Dia danh học là ngành khoa học liên ngành, nghiên cứu địa danh không tach khỏi được ngôn ngữ học, địa lý học, lịch sử học Địa danh học nghiên cứu sự tạo ra,

phát triển, quy luật của địa danh, là ngành khoa học nghiên cứu về nguồn gốc, cấutạo, ý nghĩa, diễn biến, quy luật phân bố, chuẩn hoá cách đọc, cách viết và chứcnăng của địa danh, nghiên cứu mối liên quan giữa tự nhiên và môi trường xã hội.Nghiên cứu địa danh có ý nghĩa quan trọng về những việc như chuẩn hoá địa danh,nghiên cứu lịch sử để giao lưu quốc tế, cung cấp tài liệu cho việc phát triển khoahọc, văn hoá, xây dựng kinh tẾ V.V

Việc nghiên cứu của địa danh có ba nội dung như sau:

a Mặt ngôn ngữ: Dia danh do từ ngữ tạo thành, phân tích từ ngữ địa danh từ các mặt như từ vựng học, ngữ pháp học, ngữ âm học, ngữ nghĩa học, văn tự học, nghiên cứu nguôn gôc, cach đọc, cách việt, ý nghĩa và lịch sử thay đôi của địa danh,

29

Trang 35

có lợi cho việc sửa danh, sửa chữ và sửa âm Dựa vào phần giữ lại thành phần côxưa trong địa danh, suy luận đặc trưng ngôn ngữ cô, nghiên cứu từ vựng tiếng địaphương trong địa danh, vạch rõ ranh giới phân bố và xác định nghĩa của tiếng địaphương Tính dân tộc của ngôn ngữ sẽ cung cấp tài liệu cho việc nghiên cứu phân

bố dân tộc, di dân, tâm lý, phong tục tập quán, tín ngưỡng v.v Dựa trên cơ sở phântích ngôn ngữ, triển khai công việc chuẩn hoá dịch viết địa đanh của các dân tộc các

nước khác nhau.

b Mặt địa ly: Dia danh là tên gọi chỉ các thực thé dia ly nhat dinh, dia danhkhông những đại diện vi tri không gian của đối tượng định danh, chỉ rõ loại hìnhcủa nó, địa danh còn thể hiện đặc trưng địa lý thiên nhiên hoặc nhân văn Khảochứng vị trí của địa danh cô, và dựa vào địa danh suy đoán cảnh quan địa lý thiên

nhiên và lịch sử của bản xứ, nghiên cứu lịch sử thay đôi địa lý như bờ biển, đường

sông, hồ ao, cây cối, kinh tế v.v , tìm hiểu cảnh quan địa lý đặc biệt

c Mặt lịch sử - văn hóa: Địa danh là sản phẩm của thời đại, có tính ổn địnhtương đối, cho nên địa danh giữ lại nhiều thông tin lịch sử Nhiều nhà nghiên cứuđịa danh qua khảo sát địa danh từ góc độ lịch sử - văn hóa, để nghiên cứu chính tri,kinh tế, văn hoá trong giai đoạn lịch sử, giải quyết nhiều vấn đề lịch sử Các nhànghiên cứu địa danh học Việt Nam với cách tiếp cận địa danh theo hai góc độ chính

là địa lý - văn hoá và ngôn ngữ học.

Tiếp cận địa danh theo hướng địa lí - văn hóa, Nguyễn Văn Âu quan niệm:

“Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc tên các địa phương, các dân tộc[5.tr.5] Có thé thay, quan niệm như vậy mang tính chất khái quát và đơn giản, chưaphản ánh được bản chất và chức năng của nó

Với cách tiếp cận ngôn ngữ học, Lê Trung Hoa quan niệm “Địa danh là những

từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các côngtrình xây dựng thiên về không gian hai chiều, các đơn vị hành chính, các vùng lãnhthé” [38,tr.16] Nguyễn Kiên Trường cho rang “Địa danh là tên riêng của các đốitượng địa lí tự nhiên và nhân văn có vi trí xác định trên bề mặt trái đất” [68,tr 16]

Từ các cách định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy, các định nghĩa trên đều nêu

30

Trang 36

bật được nét đặc trưng cơ bản của địa danh, về địa danh, cách hiểu của Lê TrungHoa và Nguyễn Kiên Trường có quan niệm rất gần gũi của A.V.Superanskaja mà

chúng tôi đã nói ở trên.

Mục đích, hướng tiếp cận khác nhau, nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm

“địa danh” khác nhau về địa danh Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu xuất phát từ

các hướng nghiên cứu chính là: nghiên cứu điạ danh theo góc độ ngôn ngữ, địa lí, lịch sử văn hóa.

Theo Từ điển Tiếng Hán hiện đại (Uy ban Biên soạn Từ điển Tiếng Hán hiện

đại, 2009), “địa danh” được định nghĩa đơn giản là “tên của một địa phương hoặc khu vực” [77,tr.73].

Với cách tiếp cận địa danh theo góc độ ngôn ngữ học, hiện nay tại Trung

Quốc, có nhà khoa học quan điểm rằng địa danh là hiện tượng ngôn ngữ, đưa địa

danh vào phạm vi ngôn ngữ hoc, coi nghiên cứu địa danh là bộ phận của danh xưng học [110,tr.1].

Quan điểm của hai học giả đều nêu ra thuộc tính và chức năng của địa danhnhư một loại từ trong ngôn ngữ, và cho rằng việc nghiên cứu địa danh có mối liên

quan chặt chẽ với ngôn ngữ học, nghiên cứu địa danh phải thật sự dựa trên cơ sở lý

thuyết và phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học

Tiếp cận theo góc độ địa lí - lịch sử - văn hóa, các nhà khoa học có quan điểmkhác nhau về ngành địa danh thuộc về ngành khoa học nào đó: có nhà khoa học chorằng địa danh học là ngành chi nhánh của địa lý học, vì địa danh là tên gọi chỉ thựcthể địa lý nhất định, bất cứ địa danh nào đều có đặc điểm khu vực Có nhà khoa họccoi địa danh học là ngành chi nhánh của lịch sử học, vì địa danh là sản phẩm củalịch sử, thể hiện quá trình thay đổi lịch sử Có nhà khoa học cho rằng địa danh làngành chi nhánh của nhân học văn hoá vì địa danh chứa ân văn hoá quý báu

Phó Điện Cơ cho rằng “Địa danh là một hiện tượng văn hóa xã hội rất cổxưa” [81,tr.4] Tống Cửu Thành lại có quan điểm “Địa danh là một hình thái vănhóa, đồng thời là phương tiện truyền đạt thông tin văn hóa” [140,tr.5]

Qua các quan niệm về địa danh như trên, chúng ta có thể tóm lược lại những

31

Trang 37

thuộc tính của địa danh như sau:

Dia danh, là tên gọi cua một khu vực cu thể có vị trí xác định, qua địa danh cóthé tìm hiểu ngôn ngữ, địa mạo, lịch sử riêng biệt bản xứ Một địa danh hoặc nhiềuđịa danh, sẽ cung cấp manh mối cho chúng ta nghiên cứu ngôn ngữ, dân tộc, địa lý,

tìm hiểu được những khía cạnh lịch sử quan trọng Vì vậy việc nghiên cứu địa danh

luôn theo hướng liên ngành.

Địa danh tức là tên gọi của bản xứ Không phải chỗ nào cũng có địa danh, chỉ

có những nơi mang ý nghĩa chỉ dẫn, lại có đặc trưng thiên nhiên hoặc nhân tạo và có

thé nhận ra được mới có giá trị đặt ra địa danh

Địa danh là sản phẩm cua sự phát triển không ngừng của lịch sử nhân loại,cho nên được con người coi là ký hiệu đánh đấu thời đại và xã hội Địa danh là hiệntượng xã hội được tồn tại khách quan, là một trong những công cụ giao tiếp chuyên

nganh của xã hội.

Địa danh luôn có hai bộ phận không thé tách rời: thành tố riêng và thành tốchung Thành tô riêng, nghĩa là phần chuyên chỉ địa điểm và có ý nghĩa riêng trongđịa danh, thành tố riêng luôn mang ý nghĩa riêng Thành tố chung nghĩa là phần cótính chung với mức độ nhất định, có thé phân biệt khu vực, địa điểm Trật tự từ củađịa danh tiếng Hán thường với hình thức thành tố riêng đứng ở vị trí trước, thành tốchung đứng sau Ví dụ 2034] | (Hồng Hà châu), thành tố chung “|” đặt sau, thành

tố riêng “#f}"J” đặt trước Những tên núi, sông, thành phố vốn là thành tố chung,sau đó trở thành tên gọi của núi, con sông hoặc một thành phố nào đó, ví dụ: ZL JA

(Hồng Hà), trước là tên gọi của sông Hồng, bây giờ là địa danh chỉ một huyện, một

châu trong tinh Vân Nam Trong khâu ngữ, người ta luôn bỏ bớt thành tố chung, vi

dụ gọi huyện Hà Khẩu là Hà Khẩu, trên bản đồ cũng vậy, thường bỏ thành tố chung

và chỉ viết thành tô riêng dé tiết kiệm không gian của bản đồ

Địa danh mang tính ngôn ngữ, tính dân tộc, tính địa lý, tính ôn định tươngđối, tính xã hội Các đặc trưng cua địa danh không ngang hang nhau, tính dân tộccủa địa danh có thể bao gồm tính ngôn ngữ, tính ngôn ngữ có thể năm trong tính xãhội Địa danh là dấu hiệu được thé hiện bằng từ ngữ dùng dé chỉ vùng đất nào đó và

32

Trang 38

được cả xã hội ước định mà thành, địa danh là danh từ riêng.

Từ những vấn đề trên, chúng ta phải lưu ý những đặc trưng ngôn ngữ học củađịa danh Dưới góc nhìn nghiên cứu của luận án, chúng tôi tán thành quan điểm củaA.V.Superanskaja: Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý tựnhiên và không tự nhiên, có vị trí xác định trên bề mặt trái đất [55.tr 1]

1.2.2 Phân loại địa danh Phân loại địa danh phải căn cứ vào mục đích, áp dụng phương pháp khoa học,

phân lọai các địa danh muôn hình muôn vẻ, phân ra tô hợp từng lọai về hệ thống địa

danh, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của địa danh học Phân loại địa danh

một cách khoa học sẽ giúp chúng tôi hiểu biết quy luật bên trong của thế giới địadanh, thúc đây việc nghiên cứu địa danh được phát triển sâu sắc và hệ thống hơn.Mục đích phân loại địa danh là dé phan biét su giống nhau và khác nhau của địadanh, giải thích mối liên quan giữa nó, xác định vi trí được tồn tại khách quan củatừng địa danh trong hệ thống địa danh, tạo thành hệ thống phân loại địa danh vớiquy mô, hình thức, nội dung khác nhau Hệ thong phân loại địa danh là sự thé hiệncủa quy luật vốn có của thế giới địa danh, là điều tất yếu khi tìm hiểu các khái niệm

và hiện tượng địa danh Không có sự phân loại địa danh khoa học, sự tìm hiểu vềđịa danh không thể hệ thống hoá được, khó mà nghiên cứu địa danh sâu sắc Vả lại,dựa vào việc phân loại địa danh, có thể mở rộng mạch suy nghĩ nghiên cứu địadanh, năm được những dé tài nghiên cứu có giá tri, có lợi cho việc giảng day, quagiáo trình địa danh đã phân loại, truyền bá và ứng dụng kiến thức địa danh

Vấn đề địa danh đã được nhiều nhà khoa học quan tâm từ rất sớm, phân loạiđịa danh là một công trình rất phức tạp Hiện nay vẫn chưa có mô hình phân loạikhái quát tối ưu nào cho công trình này và có thê dùng chung Tuỳ từng đối đượng,

mục đích nghiên cứu, người nghiên cứu thường có cách phân loại phù hợp với nội dung nghiên cứu và phương pháp làm việc của mình.

1.2.2.1 Cách phân loại địa danh của phương Tây

Trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học có những cách phân lọai khác nhau.A.Dauzat viết cuỗn “La toponymise fransaise”, tac giả chia địa danh thành 4 loại

33

Trang 39

theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ [39,tr.9]:

Van đề cơ sở tiền Ấn — Âu

- Các danh từ tiền La tinh về nước trong thuỷ danh học

- Cac từ nguyên Gô Loa — La Mã.

- Dia danh học Gô Loa — La Mã của người Auvergne và Velary.

Theo tiêu chí của sự kết hợp giữa nguồn gốc và đối tượng địa lý, với mức độchi tiết hơn, thì Charles Rostaing trong “Les noms des lieux” chia địa danh thành 11

- Những đóng góp của tiếng Giecmanh

- Các hình thức của thời phong kiến

- Những danh từ có nguồn gốc tôn giáo

- Những hình thái hiện đại.

- Các địa danh và tên đường phố

- Tên sông và tên núi.

Cách phân loại của Charles Rostaing chỉ tiết hơn, nhưng chưa có tính khái

quát cao Với mức độ sâu hơn, rõ ràng hơn và khái quát hơn, A.V Superanskaja, chia địa danh làm 7 loại [55,tr.10,1 1]:

- Phương danh.

- Thuy danh.

- Sơn đanh.

- Phố danh

- Viên danh (tên các quảng trường, công viên).

- Lộ danh (tên các đường phd)

- Đạo danh (tên các đường giao thông trên đất, dưới đất, trên nước, trên không)

34

Trang 40

1.2.2.2 Cách phán loại địa danh của Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam, các nhà khoa học có cách phân loại địa danh khác

nhau Tác giả Nguyễn Văn Âu đưa ra quan niệm: “Phân loại địa danh là sự phânchia địa danh thành các kiểu, nhóm khác nhau, dựa trên những đặc tính cơ bản vềdia lý cũng như về ngôn ngữ và lịch sw” [5,tr.37] Dựa vào tiêu chí địa ly và lịch sửđịa danh, Nguyễn Văn Âu phân chia địa danh thành hai loại: a Địa danh tự nhiên;

b Địa danh kinh tế xã hội Trong hai loại địa danh này chia có bảy kiểu địa danh:

sơn danh, thuỷ danh, lâm danh, làng xã, huyện thị, tinh/thanh phó, quốc gia Trong

các kiêu đó tác giả lại chia ra 12 kiểu địa danh: sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo,rừng ru, truông/trảng, làng/xã, huyện/quận, thị tran, tỉnh, thành phố, quốc gia Cóthê thấy, Nguyễn Văn Âu phân chia địa danh theo đối tượng địa lý tự nhiên và kinh

tế xã hội theo một hệ thống bao gồm 3 cấp: loại, kiểu, dạng.

Lê Trung Hoa dựa theo góc độ khác nhau và có cách phân loại địa danh khác

nhau như sau: theo đối tượng, căn cứ vào tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên, Lê

Trung Hoa chia địa danh thành những nhóm lớn [39,tr 15]: a Địa danh chi dia hình.

b Dia danh chi công trình xây dựng c Dia danh chỉ đơn vi hành chính d Dia danh

chỉ vùng Theo ngữ nguyên, Lê Trung Hoa chia địa danh Việt Nam làm bốn nhómnhư a Địa danh thuần Việt b Địa danh Hán Việt c Địa danh bằng các ngôn ngữdân tộc thiểu số d Địa danh bằng các ngoại ngữ Cách phân loại của Lê Trung Hoanói đến vấn đề địa danh trong khung cảnh của ngôn ngữ học, có tính hệ thống, tính

lý thuyết sớm hơn so với các nhà nghiên cứu Việt Nam khác

Từ Thu Mai phân loại địa danh theo cách phân loại của Lê Trung Hoa, phân loại địa danh thành ba loại: a Dia danh địa hình thiên nhiên b Dia danh đơn vi dân

cư c Dia danh công trình nhân tạo.

Nguyễn Kiên Trường phân loại căn cứ vào tiên chí phân loại mà Lê Trung

Hoa đưa ra nhưng tiếp tục chia nhỏ một bước nữa (1996) Ông chia địa danh thành

2 nhóm: địa danh chỉ đối tượng địa lý tự nhiên, địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân

văn Đối tượng tự nhiên lại được chia thành hai loại nhỏ: đối tượng sơn hệ va đối tượng thuỷ hệ; đối tượng nhân văn được chia thành địa danh cư trú và địa danh chỉ

35

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w