1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Tư tưởng chính trị - Xã hội của Minh Mệnh và ảnh hưởng của nó đối với chế độ phong kiến Việt Nam dưới Triều Nguyễn

180 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng chính trị - Xã hội của Minh Mệnh và ảnh hưởng của nó đối với chế độ phong kiến Việt Nam dưới Triều Nguyễn
Tác giả Phan Thị Thu Hàng
Người hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 35,82 MB

Nội dung

Mục dich nghiên cứu Mục dich của luận án là làm rõ tư tưởng chính tri - xã hội của Minh Mệnh, từ đó chỉ ra ảnh hưởng của tư tưởng này đến một số lĩnh vực thuộc đời song chính trị - xã hộ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ THU HÀNG

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MINH MỆNH

VÀ ANH HUONG CUA NO DOI VOI CHE ĐỘ PHONG KIÊN

VIET NAM DƯỚI TRIEU NGUYEN

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ THU HÀNG

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MINH MỆNH

VÀ ANH HUONG CUA NÓ DOI VOI CHE ĐỘ PHONG KIÊN

VIET NAM DUOI TRIEU NGUYEN

Chuyén nganh: CNDVBC & CNDVLS

Ma sé: 62.22.80.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS DO THỊ HÒA HOI

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đâu là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,

tài liệu trong luận án trung thực, dam bam tính khách quan Các tài liệu

tham khảo có nguồn sốc xuất xứ 1õ rang.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả

Phan Thị Thu Hang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS Đỗ Thị Hòa Hới đãtận tinh hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá

trình thực hiện luận án.

Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô Khoa Triết học luôn

tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt những

năm học Cao học vừa qua Tôi cũng xin cảm ơn các anh chi em, bạn bẻ đồng nghiệp tại Viện Triết học đã nhiệt tình chia sẻ kiến thức giúp tôi hoàn thành

luận án này.

Cuối cùng, xin cảm on gia đình đã luôn động viên và ủng hộ tôi theo đuổi

con đường nghiên cứu khoa học thú vị nhưng đầy chông gai và thử thách

Trang 5

MỤC LỤC

MO DAU 3

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DE TAI 0/950 a 9

1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở hình thành tư tưởng

chính trị - xã hội của Minh Mệnh - - c 1 S2 Sky ke 9

1.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung tư tưởng chính trị

- xã hội của Minh Mệnh - LG 12 0111213111111 1111112111 1111 8111k re 14

1.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của tư tưởng

chính trị - xã hội Minh Mệnh đến chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều

)2 22277 :(iIiII 20

Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỚNG CHÍNH TRI - XÃ HOI CUA

MINH MỆNH 5 S221 121212121212121112121112111111121212111212 11a 27

2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội

của Minh Mệnh HnnnH HT H TH HH HH nhiệt 28

2.1.1 Bồi cảnh thé giới và khu vực nửa đầu thé kỷ XIX 28 2.1.2 Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam nửa đâu thé kỷ XIX 30 2.2 Tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của

Minh Mệnh cee 6 2G 1T HT TH nh TH nh ngàng nưệ 35

2.2.1 Ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh 36 2.2.2 Giá trị truyền thống yêu nước với tư tưởng chính trị - xã hội của

Minh MEnh on SH TH TH TK cv TH nà nà nh nh nh nh xà xy 38

2.3 Điều kiện chủ quan cho sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của

l0]: 0U [01 AT 45

2.3.1 Con người và sự nghiệp cua Minh Mệnh -ẶĂc teens 45

2.3.2 Các tác phẩm chủ yếu của Minh Mệnh c5 Sccscsssce: 48 Chương 3 MỘT SÓ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH

TRỊ - XA HOI CUA MINH MẸNH nhờ 51

3.1 Tư tưởng của Minh Mệnh về dao trị nước 2: s¿+s2szzzxccxe2 52

3.1.1 Cơ sở của đường lối Đức tri coceccecccccccccceccccecscsssesessesestesessesestesees 52 3.1.2 Nội dung của đường lối Đức KFÌ SE nh nh nha 56

Trang 6

3.1.3 Công cụ thực hiện đường lỗi ĐỨC HFẬ ST TT nhau 67 3.2 Tư tưởng về hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền 75

3.2.1 Tu tưởng xây dựng đội ngũ quan lại theo chuẩn mực 76 3.2.2 Tư tưởng cải cách bộ máy hành chính từ trung wong đến địa phương 79 3.2.3 Tư tưởng thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát trong bộ máy nhà nước 84 3.3 Tư tướng bảo vệ chủ quyền quốc gia và văn hóa truyền thống 90

3.3.1 Nhận thức của Minh Mệnh về tác động của phương Tây đến chủ quyền

quốc gia và văn hóa truyện thÔng - cv xxx xa 90

3.3.2 Tự tưởng cắm đoán Công giáo + St S212 te 90

3.3.3 Tư tưởng củng có Chính đạo - Nho giáo ecccccccsscsec 104 Chương 4 ANH HUONG CUA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRI - XÃ HỘI MINH

MENH DEN CHE ĐỘ PHONG KIÊN VIỆT NAM DƯỚI TRIEU NGUYEN 115

4.1 Anh hưởng đến lĩnh vực kinh tẾ - 2-52 SeSE2E£E£EtzEzEzEerxzxeree

4.2 Ảnh hưởng đến lĩnh vực chính trị

4.3 Anh hưởng đến lĩnh vực tôn giáo - 2 5s+EcxcxczEeEzxerxzxeree

4.4 Ảnh hưởng đến lĩnh vực tư tưởng

KET LUAN 077 ỗ ‹+1llaOẰ”Ằ”À”ÀẰÀẦÀẰ

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN ĐÉN

TAI LIEU THAM KHAOqo ceecececccscescesceseesessesesscscssessestsscssessessessesesseaseass 142

PHU LUC na 157

Trang 7

MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài

Triều Nguyễn là vương triều cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Namtrước khi đất nước diễn ra cuộc cách mang tháng Tám năm 1945, bước vao

giai đoạn hiện đại Đây là giai đoạn lịch sử mà đã dé lại nhiều bộ sử liệu quý

giá cho đến ngày nay và được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên

trước thời kỳ Đổi mới, xu hướng nghiên cứu chủ yếu nhấn mạnh đến sự bất

cập, hạn chế của vương triều Nguyễn đề tập trung phê phán nó Từ sau những

năm Đổi mới cho đến nay, công tác nghiên cứu về triều Nguyễn đã có sự chuyền biến đáng kể, xuất hiện những quan điểm đa chiều, khách quan, toàn

diện về vương triều này Các cuộc hội thảo với quy mô liên ngành, liên tỉnhhay quốc gia, quốc tế về triều Nguyễn và các nhân vật lịch sử trong thời kỳnày như Phan Thanh Giản, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn

Trọng Hợp đã được tô chức ở nhiều địa phương Công tác dịch thuật, xuất

bản và tái bản các thư tịch thời Nguyễn như bộ Khám Dinh Dai Nam hội điển

sự lệ, Minh Mệnh chính yếu, Tự Đức văn tập, Châu bản triều Nguyễn cùng

với việc khảo cứu dựa trên các tài liệu địa bạ, hương ước ngày càng được

đây mạnh, làm phong phú thêm kho tư liệu nghiên cứu về triều Nguyễn

Không chỉ vậy, nhiều công trình nghiên cứu của một số học giả nước

ngoài về thời kỳ nay cũng được dịch và xuất bản tại Việt Nam Có thể kế tên

hai công trình tiêu biểu sau đây: Y.Tsuboi (1990), Nước Đại Nam doi diện với

Pháp và Trung Hoa (1847 — 1885) của NXB Thành phố Hồ Chí Minh và Choi

Byung Wook (2011), Vùng dat Nam Bộ dưới triều Minh Mạng của NXB Thế giới Tình hình học thuật trên đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho các học giả

Trang 8

trong và ngoài nước tiếp tục đi sâu nghiên cứu về vương triều Nguyễn và lịch

sử tư tưởng Việt Nam ở giai đoạn này Việc đánh giá triều Nguyễn do đó cónhiều thay đổi, xuất hiện các quan điểm, nhận định khoa học mang tính xácthực hơn Trên cơ sở đó, diện mạo tư tưởng của vương triều Nguyễn và cácvua Nguyễn cũng ngày càng được khắc họa rõ nét hơn, nhưng cũng đặt ranhiều vấn đề cần được tiếp tục làm rõ hơn

Có thé nói, trong số các vị vua triều Nguyễn, Minh Mệnh là người dé lạinhiều đóng góp và có ảnh hưởng đáng kê nhất đối với lịch sử tư tưởng Việt

Nam Trong bối cảnh lịch sử - xã hội của thế giới và Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, Minh Mệnh đã phải đối diện với những vấn đề mang tính thực tiễn cấp bách Đó là việc mở cửa hay đóng cửa với phương Tây, ứng xử thế nảo với

Công giáo? Với tư cách là một nhà vua trị vì đất nước đồng thời là một nhà

Nho, cộng với cá tính mạnh mẽ, quyết đoán, Minh Mệnh đã áp dụng các lý

tưởng Nho giáo vào thực tiễn, giải quyết các yêu cầu lịch sử đặt ra Tư tưởng

chính trị - xã hội của Minh Mệnh vì thế phản ánh sâu sắc dấu ấn thời đại.Nhìn chung, trong những năm gần đây, các nghiên cứu về Minh Mệnh đãngày càng cung cấp cho người đọc hiểu biết đầy đủ, toàn điện và khách quanhơn về con người và tư tưởng của ông Tuy nhiên, nhiều vấn đề về tư tưởngcủa ông cũng như ảnh hưởng của nó đến chế độ phong kiến Việt Nam vẫn cầnphải được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá lại dé đi đến nhận định thống nhất về

vai trò của Minh Mệnh trong lịch sử Bên cạnh đó, việc rút ra từ tư tưởng

chính trị - xã hội của Minh Mệnh những bài học về nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, quản lý hành chính, pháp luật, quốc phòng cho sự nghiệp

Đôi mới toàn diện của đât nước là rât cân thiết.

Trang 9

Nhìn chung, dựa trên các thành tựu của người di trước, việc tiếp tụcnghiên cứu hệ thống tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh, đánh gia cácgiá trị và hạn chế của nó trên cơ sở tư liệu đầy đủ hơn trước là việc làm cần thiếtvừa mang ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, cấp bách Nhậnthức đó là lý do dé chúng tôi chọn van dé tìm hiểu tư tưởng chính trị - xã hội củaMinh Mệnh và ảnh hưởng của nó đối với chế độ phong kiến Việt Nam dưới triềuNguyễn làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ triết học của mình.

2.Mục đích, nhiệm vụ của luận án

2.1 Mục dich nghiên cứu

Mục dich của luận án là làm rõ tư tưởng chính tri - xã hội của Minh

Mệnh, từ đó chỉ ra ảnh hưởng của tư tưởng này đến một số lĩnh vực thuộc đời song chính trị - xã hội trong các triều vua Nguyễn tiếp theo.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

- Phân tích các cơ sở khách quan và chủ quan cho sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh.

- Hệ thống hóa các nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội của

Minh Mệnh.

- Phân tích một số ảnh hưởng của tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh

đến một số lĩnh vực thuộc đời song chính tri - xã hội triều Nguyễn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Về đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng chính trị - xã hội của

Minh Mệnh.

Trang 10

3.2 Về phạm vi nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu của luận án chủ yếu thông qua các sử liệu như Đại

Nam thực lục, Minh Mệnh chính yếu, Minh Mệnh ngự chế văn, Minh Mệnh

Nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra trong luận án,

chúng tôi dựa vào những cơ sở lý luận của Triết học Mác - Lênin như: tồn tại

xã hội quyết định ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, mối

liên hệ giữa các hình thái ý thức xã hội, vai trò của quần chúng và cá nhân

trong lịch sử

Luận án cũng dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước, tư tưởng Hồ

Chí Minh về vấn đề kế thừa di sản truyền thống đối với hiện nay.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tông hop các phương pháp như phương pháp légic- lịch

sử, phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể, phương pháp phân tích, tổnghợp, so sánh, đối chiếu và đồng thời sử dụng phương pháp liên ngành triếthọc - văn hóa, triết học - tôn giáo

5 Những kết quả mới về mặt khoa học của luận án:

Tiếp cận dưới góc độ Triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết

hợp với các phương pháp liên ngành, luận án đã trình bày có hệ thống và rõ

Trang 11

hơn cơ sở khách quan và chủ quan cho sự hình thành và phát triển tư tưởngchính trị - xã hội của Minh Mệnh Trong đó, luận án chú ý phân tích đầy đủhơn những điều kiện và tiền đề khách quan từ sự biến đổi của thế giới, khuvực và Việt Nam cùng với sự phân tích các nhân tố cuộc đời, sự nghiệp dithảo mang đậm dấu ấn chủ quan của Minh Mệnh đối với sự hình thành của tư

tưởng đó

Luận án hệ thống hóa trình bày và phân tích những nội dung cơ bản

trong tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh, nhất là những đường lối,định hướng từ đó dé ra chính sách về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa

và giáo dục, tôn giáo.

Luận án đã dựa vào những căn cứ trên đi sâu chỉ ra ảnh hưởng to lớn

của tư tưởng chính trị - xã hội Minh Mệnh đối với vương triều của ông và đối

với các vương triều Nguyễn tiếp sau đó trên một số lĩnh vực như: chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội (rõ nhất là triều Thiệu Trị và Tự Đức) Từ đó phân

tích chỉ ra các mặt đóng góp, giá trị và cả những hạn chế của chúng

6 Ý nghĩa của luận án6.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án bồ sung, góp phan vào việc làm sáng tỏ

hơn nhận thức về cơ sở và điều kiện lịch sử hình thành và nội dung cơ bản tư

tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh dưới chế độ phong kiến triều Nguyễn.

Trên cơ sở đó góp phần làm sáng tỏ hơn về ảnh hưởng của tư tưởng đó đốivới xã hội Việt Nam Những kết quả đó còn là gợi ý rút ra những bài học đối

với việc xây dựng tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam hiện đại.

Trang 12

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án có thê làm tài liệu tham khảo cho người quan tâm đến về lịch

sử tư tưởng Việt Nam thời Nguyễn, góp phần vào giảng dạy và nghiên cứu

tư tưởng chính tri - xã hội cho sinh viên, học viên cao học và những người

quan tâm nghiên cứu về lịch sử triết học nói chung, lịch sử tư tưởng và tư

tưởng triết học Việt Nam nói riêng

7 Kết cấu của luận ánNgoài lời cam đoan, mục lục, mở đầu, kết luận, đanh mục các bài viếtcủa tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo,

nội dung chính của luận án bao gồm 4 chương, 13 tiết và kết luận các chương.

Trang 13

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN

DE TAI LUAN AN

1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở hình thành tư

tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh

Về điều kiện hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh, phần

lớn các công trình nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, xã hội Việt Nam từ

cuối thé kỷ XVIII đến đầu thế ky XIX dang trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội Tác giả Trần Văn Giàu trong công trình Si phát triển của tư

tưởng ở Việt Nam từ thé kỷ XIX đến cách mạng tháng tam, Tập 1, NXB Chínhtrị quốc gia xuất bản năm 1996 đã nhận định tình hình xã hội Việt Nam thé kỷ

XIX là “khủng hoảng xã hội, khủng hoảng chế độ” Trong các chương sách,

tắc giả đưa ra những biểu hiện tiêu cực của một xã hội khủng hoảng toàn diện

như: Triều đình chuyên chế, bảo thủ, nạn quan lại hà khắc, cường hào cướp

bóc của dân, ngay khi mới thành lập triều Nguyễn đã bị nhân dân phản kháng,

khởi nghĩa nông dân liên miên, kinh tế sa sút, mặc dầu các vua Nguyễn có chú trọng việc chọn người tài nhưng nhân tài vẫn thiếu vắng, nền văn hóa giáo dục

Nho học bề tắc, khủng hoảng do không có nội dung và phương pháp gì mới

Có thé thấy tác giả Trần Văn Giàu đã đặt chế độ phong kiến triều Nguyễn

trong mối tương quan với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản — đại điện cho xu

hướng vận động của xã hội đương thời Chính vì thế mà sự bất cập, lạc hậu

của triều đại này đã được bộc lộc rõ khi không đáp ứng được yêu cầu đổi mới,bảo vệ độc lập dân tộc Chúng tôi kế thừa luận điểm trên của học giả TrầnVăn Giàu trong khi nghiên cứu điều kiện hình thành tư tưởng chính trị - xã

hội của Minh Mệnh Tuy nhiên, chúng tôi còn xem xét tiên trình vận động

Trang 14

lịch sử tư tưởng Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thé kỷ XIX để nhìn

nhận rõ hơn quá trình hình thành tư tưởng của Minh Mệnh.

Tác giả Lê Thành Khôi trong sách Lịch sử Việt Nam từ nguồn góc đếngiữa thế kỷ XX, Nxb Nhã Nam và Nxb Thế giới Thế giới xuất bản năm 2014

đã cho rằng triều Nguyễn đã xây dựng nền quân chủ chuyên chế mang tính

“bat động” Su bat động thé hiện ở việc nhà nước không khai thác các trào lưu

mới của thế giới để nâng cao đời sống người dân, kinh tế trì trệ, tư tưởnghướng về quá khứ

Tác giả phân tích bối cảnh thế giới và trong nước, cho rằng trong khi

xu hướng tư bản chủ nghĩa đang phát triển mạnh mẽ thì nhà Nguyễn lai bó

hẹp trong ý thức hệ Nho giáo:

Từ đầu thế kỷ, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tiếp theo sau cuộc

cách mạng kỹ nghệ đã đưa các cường quốc Tây phương tới chỗ chinh

phực các thị trường thế giới ( ) Nhưng triều đình Huế, thờ ơ đối với

diễn tiến của các biến có thế giới, mặc dù chiến tranh Nha phiến đã nỗ

ra như hôi còi báo động, do coi thường những “tên man di” và hồ nghiđối với các kỹ thuật của họ, vẫn tiếp tục duy trì đất nước trong sự cô lập

được tô vẽ một cách lộng lẫy [46, tr 458].

Một số học giả nghiên cứu về triều Nguyễn cũng có cùng quan điểm

với học giả Lê Thành Khôi trên đây Đặc biệt khi lý giải nguyên nhân chậm

cải cách, canh tân đất nước của nhà Nguyễn trước đây, hầu hết các nghiên cứuđều cho rằng, đó là do triều Nguyễn có hệ tư tưởng Nho giáo là bảo thủ, cố

chấp, hạn chế nên thành kiến với các nước phương Tây Triều Nguyễn từ thờ

ơ, lạnh nhạt đến khước từ các đề nghị cải cách cũng như khước từ việc đặt

10

Trang 15

quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây Tuy nhiên, từ sau Đổi mới quahội thảo về triều Nguyễn, một số nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, nhà Nguyễn

đã có những cố gắng nhất định trong việc thực thi tư tưởng cải cách như chongười đi học tập nước ngoài, tìm hiểu các kỹ nghệ phương Tây, ví dụ như đóngthuyền theo kiểu phương Tây, cử người sang các nước phương Tây học hỏi

Trong luận án, chúng tôi kế thừa quan điểm của các nhà nghiên cứu

trong đó có học giả Lê Thành Khôi dé tiếp tục xem xét đầy đủ hơn bối cảnh lịch sử mà Minh Mệnh trị vì Có thể thấy thời đại mà Minh Mệnh sống ở trên

thế giới và khu vực đang có những biến chuyển mạnh mẽ Sự phát triển củaphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đưa các nước Âu Mỹ tiến bộ nhanh

chóng để trở thành chủ nghĩa đế quốc đồng thời đe dọa sự ton tại của các nước phong kiến phương Đông Trước tình thế đó, các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam buộc phải có những lựa chọn tự vệ xác đáng dé phan

ứng kịp thời với diễn biến của thời đại Tuy nhiên, theo chúng tôi, khi nghiêncứu về triều Nguyễn cũng cần phải phân tách các tương quan giai đoạn lịch sử

cụ thé dé thay được thái độ, tư tưởng, chính sách ứng đối trước thời cuộc củatừng vị vua triều Nguyễn là khác nhau Căn cứ vào các tài liệu mới được bốsung khá nhiều về triều Nguyễn tiến sát với thực tế lịch sử cho thấy khôngphải triều nào cũng co cụm, “bat động” trước thời cuộc Do đó, tiếp cận từ

góc độ chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong luận

án này, chúng tôi tập trung làm rõ hơn các đường lối chính trị chỉ đạo sự kiện lịch sử nổi bật diễn ra vào thời Minh Mệnh và xem xét phản ứng với thời cuộc trong mối tương tác giữa Minh Mệnh với các vị vua triều Nguyễn khác.

II

Trang 16

Về tiền đề hình thành tư tưởng chính trị - xã hội Minh Mệnh, trong tácphẩm của Trần Văn Giàu chú ý nhiều đến sự tiếp thu tư tưởng Hán, Tống Nho.

Các nhà nghiên cứu như Nguyễn Duy Hinh trong “Hệ tư tưởng Nguyễn”, Tap

chí Nghiên cứu Lịch sử (3-4), 1989 cũng tán thành với quan điểm đó Cùng

quan điểm với hai tác giả trên đây, Lê Sỹ Thang trong công trình Lich sử tutưởng Việt Nam tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội cũng khẳng định ảnh

hưởng mạnh mẽ của Nho giáo trong tư tưởng của Minh Mệnh Tuy nhiên, tác

giả cũng khang định rang, mặc dù vẫn lay Nho giáo làm nòng cốt nhưng với tác phẩm Minh Mệnh chính yếu, Minh Mệnh đã thê hiện “ý thức xây dựng hệ

tư tưởng chính thống của vương triều họ Nguyễn Đó là một hệ tư tưởng hoànchỉnh, được sáng tạo để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đất nước và vương

triều, có tham khảo đến một mức nào đó kinh nghiệm lịch sử của dân tộc và

của Bắc sử” [140, tr 109]

Học giả Du Minh Khiêm trong hai bài viết “Tư tưởng triết học của hoàng

dé Minh Mệnh triều Nguyễn Việt Nam” và “Minh Mệnh” đăng trên Zruyénbình về các nhà triết học nồi tiếng phương Đông, NXB Nhân dân Sơn Đông,

2000, tr 215 - 234 cho rằng tư tưởng trị nước của Minh Mệnh là sự kết hợp

giữa tư tưởng kính trời và thiên nhân giao cảm, của vô vi và hữu vi Tác giả

còn cho rằng Minh Mệnh là một ông vua rất tôn sùng Nho giáo, chú trọng lịch

sử và chuyên cần chính sự Do đó dấu ấn Nho giáo trong tư tưởng của ông khá

rõ nét Đây cũng là quan điểm đã được đông đảo học giả Việt Nam thừa nhận.Nhưng khía cạnh đặc sắc riêng của tư tưởng Minh Mệnh chưa được chú ý làm

nổi bật Trong luận án chúng tôi sẽ đi sâu hơn về khía cạnh đó.

Lê Cảnh Vững (2012), “Tu tưởng dé cao Nho giáo của vua Minh Mệnh

12

Trang 17

trong Minh Mệnh chính yếu”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 72A, sỐ 3.

Theo quan điểm của tác giả, Minh Mệnh đã vận dụng, kế thừa các nội dung của

tư tưởng chính trị Nho giáo Cụ thé như, Minh Mệnh chịu anh hưởng của tưtưởng “Thiên nhân tương cảm” và “Thiên nhân tương đữ” của Đồng TrọngThư đời Hán Bên cạnh đó, tác giả khang định tư tưởng Đức Trị của Nho giáo

đã được Minh Mệnh vận dụng trong quá trình tri vì đất nước, thể hiện ở cácluận điểm “ái dân”, “vua sáng tôi hiền” và “Dé cao vai trò của giáo dục và cầu

người hiền tài” Có thể nói, bài viết của tác giả Lê Cảnh Vững đã chỉ ra được các ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đến sự hình thành tư tưởng chính trị của Minh Mệnh Tuy nhiên, trong bài viết tác giả thể hiện sự mâu thuẫn trong lập

luận Một mặt ở phần đầu bai viết, tác giả khang định Minh Mệnh chịu ảnhhưởng tư tưởng Thiên mệnh của Đồng Trọng Thư và Đức Tri của Không Tử,Mạnh Tử nhưng ở phần kết luận, tác giả lại cho rằng Nho giáo mà vua MinhMệnh tiếp thu cơ bản là Tống Nho với nhiều nội dung bảo thủ Trong khi đóhầu như ảnh hưởng của Tống Nho và các nhân tố tư tưởng chính trị - xã hội của

truyền thong Việt Nam trong tư tưởng của Minh Mệnh không được tác giả chỉ

ra trong bai viết.

Kế thừa thành quả nghiên cứu trên đây của các nhà nghiên cứu nhất là từluận điểm của Lê Sỹ Thắng, luận án sẽ tiếp tục đi sâu phân tích nội dung và

ảnh hưởng của Nho giáo trong tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh

trong động cơ nhằm xây dựng ý thức hệ cho triều Nguyễn độc lập Đồng thời

luận án cũng tiếp tục đi sâu, góp phần làm rõ hơn các yếu tố tư tưởng chính trị

- xã hội của truyền thong dân tộc, mang mau sắc văn hóa Việt Nam có vai trò

quan trọng đến sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh màtác giả đã đề cập trên đây

13

Trang 18

1.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung tư tưởng

chính trị - xã hội của Minh Mệnh

Thông qua khảo cứu tư liệu liên quan đề tài chúng tôi nhận thấy, hầu hết

các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một số nội dung tư tưởng chính

trị - xã hội liên quan đến Nho giáo trong tư tưởng Minh Mệnh mà chưa đi sâu

hệ thống hóa nội dung đặc sắc trong tư tưởng thé hiện ở sự nghiệp của ông Tuynhiên các kết quả từ công trình nghiên cứu trước đây vẫn là nguồn tư liệu thamkhảo quan trọng, có những gợi mở cần thiết cho việc nghiên cứu của đề tài luận án

Điều đáng nói về quy mô nghiên cứu, việc nghiên cứu tư tưởng của Minh

Mệnh từ sau thời kỳ Đổi mới cho đến nay ngày càng được mở rộng toan diện hon cùng việc day mạnh tìm hiểu nghiên cứu chung về thời Nguyễn và triều

Nguyễn Các kết quả thực hiện thông qua các công trình nghiên cứu quy mô,

các hội thảo khoa học về nhà Nguyễn hoặc các bài viết đăng trên tạp chí khoa

học Song đến nay vẫn còn ít các công trình nghiên cứu sâu một cách hệ

thống, toàn diện về tư tưởng chính trị - xã hội của vị vua này Chúng tôi xin

kể tên một số công trình nghiên cứu đề cập đến một vài khía cạnh trong tưtưởng Minh Mệnh được công bố trong những năm gan đây: Nguyễn MinhTường (1996), Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh 1820- 1840, NXBKhoa học xã hội; Trần Văn Giàu (1996), Sự phát triển của tư tưởng ở ViệtNam từ thé ky XIX dén Cach mang thang Tam, T.1, NXB Chinh tri quốc gia;

Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sw tư tưởng Việt Nam, T.2, NXB Khoa học xã hội;

Nguyễn Lưu Lê, Phan Tấn Tô (1998), Vua Minh Mệnh và viện thái y triều Nguyễn,

NXB Thuận Hóa, 1998: Lê Thi Thanh Hòa (1998), Viéc dao tao và sử dung quan

lại của triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884, NXB Khoa học xã hội;

14

Trang 19

Nguyễn Hoài Văn (2002), Tim hiểu tư tưởng chính trị nho giáo Việt Nam từ

Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh, NXB Chính trị quốc gia; Choi Byung Book(2011), Ving đất Nam Bộ dưới triều Minh Mệnh (1820 — 1841), NXB Thế

giới và Từ Văn Books.

Về phạm vi nội dung nghiên cứu, phần lớn trong các công trình nêu

trên các học giả đều quan tâm những vấn đề rộng hơn và trong đó có liên

quan đến tư tưởng chính tri - xã hội của Minh Mệnh Bên cạnh đó, các nội

dung khác trong tư tưởng của ông ít được đặt làm chủ đề riêng đề các học giả

trong và ngoải nước nghiên cứu Đến nay trong tìm hiểu của chúng tôi thì

còn ở mức độ không được coi là trọng tâm chủ đạo trong các công trình nay.

Trong công trình Lịch sw tư tưởng Việt Nam, tập II, của tác giả Lê SY

Thắng chủ biên được NXB Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản năm 1997 làmột trong những nghiên cứu có giá trị về tư tưởng của Minh Mệnh Trên cơ

sở phân tích nội dung tac pham Minh Mệnh chính yếu, tac gia khang định van

đề cơ bản xuyên suốt trong tư tưởng chính trị của Minh Mệnh là: Đạo làm vua;

Đạo làm người; Tư tưởng nhân chính và quốc phòng Chúng tôi thấy răng, điểm nổi bật của công trình này là tác giả không chi khang định Minh Mệnh

là người đặt cơ sở tư tưởng và thé chế của triều Nguyễn, ma còn dé cập đến

mặt hạn chế trong tư tưởng chính trị của Minh Mệnh, cho rằng, điều đó đã

đẫn dến những hậu quả nghiêm trọng cho đời sau Đây là những luận điểm

mà chúng tôi trong luận án này tiếp tục kế thừa và phát triển đi sâu với mongmuốn sẽ bồ sung thêm, tái hiện được diện mạo đầy đủ hơn tư tưởng chính tri -

xã hội của Minh Mệnh.

Một công trình nghiên cứu khác đề cập đến tư tưởng Minh Mệnh là Tim hiểm tư tưởng chính trị Nho giáo từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh của

15

Trang 20

Nguyễn Hoài Văn, được NXB Chính trị quốc gia xuất bản năm 2002 Trongcông trình này, tác giả phân tích chủ yếu là các nội dung tư tưởng chính trịNho giáo ảnh hưởng ở Việt Nam theo diễn tiến lịch sử, từ khi Nho giáo được

du nhập vào Việt Nam cho đến nửa đầu thế kỷ XIX Theo quan điểm của tác

giả, nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị chịu ảnh hưởng Nho giáo của

Minh Mệnh bao gồm: Đề cao và độc tôn Nho giáo, Nho học; Tư tưởng thống

nhất quốc gia, củng có nền độc lập dân tộc và yên dân; Tư tưởng tăng cường

hiệu lực của Nhà nước và pháp luật Các tư tưởng ảnh hưởng từ Nho giáo của

Minh Mệnh được tác giả lần lượt chứng minh thông qua các hoạt động thực tiễn, chính sách mà vị vua này đã thực hiện trong thời gian trị vì đất nước.

Nhìn chung, trong công trình nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Hoài Văn

đã chỉ ra được những nét ảnh hưởng từ tư tưởng chính trị Nho giáo đến tưtưởng của Minh Mệnh Đặc biệt tác giả còn cho rang, tư tưởng thương dâncủa Minh Mệnh đáng được xem là những cống hiến vào truyền thống nhân áicủa dân tộc Việt Tác giả cũng nhấn mạnh điểm hạn chế ở tư tưởng Minh

Mệnh là mảnh đất tốt nuôi dưỡng chủ nghĩa bảo thủ - giáo điều, chủ nghĩa khuôn mẫu, tư tưởng hiếu cổ, hạ - di, tự cao tự đại và hậu quả của nó là “đưa

đất nước trượt đi một cách chậm chạp trên con đường suy thoái” [150, tr 333]

Có thể nói đây là công trình nghiên cứu có giá trị về tư tưởng chính trị Nho

giáo của Minh Mệnh, góp phần khang dinh vi tri, vai tro cua Minh Ménh trong lich sử tư tưởng Việt Nam Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của công trình này là tư tưởng chính trị Nho giáo nên tác giả chủ yếu tập trung vào sự

vận dụng Nho giáo trong tư tưởng Minh Mệnh Do đó, các nội dung độc đáo,

có khía cạnh mới trong tư tưởng Minh Mệnh như chính sách văn hóa, tôn giáo,

đạo đức hầu như chưa được chú trọng đến trong luận án này

16

Trang 21

Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu chỉ mới tập trung đến một

số mặt khác của tư tưởng chính trị - xã hội thể hiện trong tư tưởng MinhMệnh Trong số đó, trước hết phải ké đến Luận án Tiến sĩ Sử học Công cuộccải cách hành chính dưới triéu Minh Mệnh (1820 — 1840) của Nguyễn Minh

Tường, bảo vệ năm 1994 tại Viện Sử học, Trung tâm khoa học xã hội và nhân

văn quốc gia Mặc dù trọng tâm nghiên cứu của luận án là công cuộc cải cách

hành chính của Minh Mệnh nhưng trong công trình này, tác giả đã chỉ ra mối

liên hệ chặt chẽ giữa tư tưởng chính trị của Minh Mệnh và cuộc cải cách hành

chính do ông đề xướng Theo phân tích đó, Nguyễn Minh Tường cho rằng, tư tưởng chính trị của Minh Mệnh quyết định nội dung, cách thức tiễn hành công cuộc cải cách hành chính Ông cho rằng, nội dung tư tưởng chính trị của Minh

Mệnh bao gồm ba yếu tố sau đây: I Độc tôn Nho giáo, Nho học; 2.Đề caoPháp trị; 3.Tiếp nối tư tưởng củng cố nền thống nhất quốc gia và yên dân Theo

quan điểm của tác giả luận án, các nội dung trong tư tưởng chính trị trên đây

của Minh Mệnh được thé hiện rõ nét thông qua các chỉ, dụ, chính sách, biện

pháp cải cách.

Với các dẫn chứng sắc bén, lập luận thuyết phục, tác giả đã chứng minh

thành công cuộc cải cách hành chính Minh Mệnh là hệ quả của việc thực hiện

tư tưởng chính tri của vi vua này Đặc biệt, tác gia nhắn mạnh tư tưởng yên dân

của Minh Mệnh và xem đó là sự kế thừa giá trị truyền thống của dân tộc Tuy

nhiên, do đây là một luận án Sử học nên trọng tâm nghiên cứu của tác giả là

cuộc cải cách hành chính của Minh Mệnh chứ không phải hệ thống đầy đủ nộidung tư tưởng chính trị - xã hội của ông nên đây là điểm mà luận án chúng tôi

cân mở rộng, đi sâu hệ thông hóa, cập nhật thêm.

17

Trang 22

Tiếp đó phải kế đến Luận án PTS.Khoa học Lịch sử Wiệc đào tao và sửdụng quan lại của triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884 của Lê Thị

Thanh Hòa bảo vệ năm 1994 tại Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn

quốc gia Luận án chủ yếu phân tích tư tưởng Minh Mệnh ở khía cạnh đàotạo và sử dụng quan lại trong bộ máy nhà nước Tác giả cho rằng từ thờiMinh Mệnh kế vị (1820) trở đi, việc học Nho ngày càng được chấn chỉnh,

mở mang và đi vào qui củ, nề nếp Theo tác giả lý giải, việc các vua Nguyễntiếp tục củng cố vị thế độc tôn của Nho giáo vốn được xác lập từ thời Hồng

Đức là nhằm mục đích đào tạo cũng như tuyển lựa đội ngũ quan lại có đủ

năng lực, tai đức phục vu đất nước.

Tuy nhiên, tác giả cũng đã kế thừa những đánh giá về hạn chế của giáo

dục Nho giáo triều Nguyễn trong các công trình trước đây cho rằng, hệ thốnggiáo dục khoa cử mà Minh Mệnh cùng những vị vua sau ông có gắng duy trì đã

tỏ ra bất cập trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước mới xuất hiện trong thời đạibấy giờ Tác giả khăng định, bản thân vua Minh Mệnh cũng ít nhiều nhận thứcđược tình trạng này song bat lực Mặc dù luận án trên đây không đặt trọng tâm

đi sâu phân tích tư tưởng Minh Mệnh nhưng đã góp phan khang định vi thế của

Nho giáo trong tư tưởng chính trị của Minh Mệnh Mặt khác, từ việc khảo cứu

thực trạng đảo tạo và sử dụng quan lại dưới triều Minh Mệnh ta có thé hìnhdung phan nao tác động tư tưởng chỉ đạo, chi phối của Minh Mệnh về van đềnày dé có thêm căn cứ nhận định về ông

Gần đây, tác giả Nguyễn Quang Hưng trong sách Công giáo Việt Nam

thời kỳ triểu Nguyễn (1802 — 1883) do NXB Tôn giáo xuất bản năm 2007 đã

dày công tập trung khảo cứu chính sách của các vua trong đó có vua Minh

18

Trang 23

Mệnh về Công giáo, góp phần tái hiện điện mạo tư tưởng về tôn giáo của vịvua Nguyễn này trong lịch sử Cuốn sách gồm 2 phan nội dung lớn, phan I1 làCông giáo Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, phần 2 là Công giáo thời kỳ triềuNguyễn (1802 - 1883) Trong cuốn sách này, tác giả đi từ việc xác lập tiếntrình truyền bá của Công giáo qua các thế ky XVII, XVIII va XVIII, đồng

thời khảo cứu các hoạt động của Công giáo tại Việt Nam cũng như phản ứng

của người dân và ảnh hưởng của các chính sách về Công giáo của các triềuvua trong 3 thế kỷ này Ở phần 2, tác giả đã khái quát về bối cảnh chính trị, xã

hội, tôn giáo của Việt Nam thế kỷ XIX, các hội nhóm Công giáo khác nhau có mặt tại Việt Nam và hoạt động truyền giáo cùng phản ứng của người Việt Nam, các vua Nguyễn với Công giáo.

Qua công trình nghiên cứu Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 1883) của Nguyễn Quang Hưng, chúng ta thấy được những nhận định mới kháchquan hơn của tác giả đối với các chính sách cắm đạo Công giáo của các vua

-Nguyễn nói chung và Minh Mệnh nói riêng Điều đáng ghi nhận nữa trong công trình này là tac giả bằng các cứ liệu lịch sử mới được công bé đã có ý chứng minh Minh Mệnh không “đáng” được gọi là một “Neron của Việt Nam”, bằng những

dẫn chứng cụ thê về số người bị tàn sát và so sánh với vị vua Neron, so sánhnhững con số cụ thé ở các triều vua khác của nhà Nguyễn sau ông

Cùng đề cập đến tư tưởng Minh Mệnh về Công giáo, Lê Tuấn Đạt trong bài

viết “Thái độ của Minh Mang với Công giáo” đăng trên Tap chí Nghiên cứu

Tôn giáo, số 4, 2007 cho rằng, cần xem xét thái độ của vị vua này đối với

Công giáo trong bối cảnh khu vực và trong nước Đồng thời, tác giả cũng

khẳng định, khi xem xét chính sách cắm đạo của Minh Mệnh, cần thiết phải

tính đên việc một ông vua sùng Nho giáo trong môi trường văn hóa Đông A.

19

Trang 24

Trên cơ sở tư liệu mới được công bố, tác giả kết luận, Minh Mệnh tỏ ra ítnhiều khoan dung với đạo Phật, đạo Lão là bởi vì các tôn giáo này không gâytác động “nghịch chiều” với Nho giáo, đó là những tôn giáo đã bám rễ sâuvào văn hóa và đời sống tâm linh dân tộc Với Công giáo, ngoài sự “đối đầu”gay gắt về văn hóa, Công giáo đã “dính” với vấn đề phương Tây, “dính” tớicác cuộc nồi loạn chống đối Minh Mang và “dính” tới việc tranh giành quyềnlực trong nội bộ triều đình, hoảng tộc, điều mà Minh Mệnh vừa lo sợ vùa

không dễ tha thứ, như cách đối xử với Lê Văn Duyệt là một thí dụ” [21, tr 42].

Qua khảo cứu các công trình trên đây, chúng tôi nhận thấy răng nhờ có

những tìm hiểu từ các khía cạnh khác nhau này mà đã có thé và cần thiết phải tiễn hành một nghiên cứu tông hợp, khái quát đầy đủ hơn nữa mới có thé đi

đến hệ thống hóa nội dung tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh mộtcách đầy đủ hơn

1.3 Những công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của tưtưởng chính trị - xã hội Minh Mệnh đến chế độ phong kiến Việt Namdưới triều Nguyễn

Đánh giá về ảnh hưởng của Minh Mệnh tới triều Nguyễn đã được kết

hợp phân tích trong các công trình chúng tôi đã ké trên Ngoài ra còn phải kế

tới công trình của Văn Tao là Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử

Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, xuất bản năm 2006

Cuốn sách gồm 3 phần nội dung, đi từ nhận thức lý luận chung về van décải cách, đối mới qua khảo cứu 10 cuộc cải cách, đổi mới trong lịch sử ViệtNam để rồi liên hệ rút ra bài học liên quan với các vấn đề của công cuộc Đổi

mới hiện tại Đánh giá về giá trị và các bài học, hạn chê từ cuộc cải cách của

20

Trang 25

Minh Mệnh được tác gia tập trung trong phan 2, với tiêu đề: “Cai cách hànhchính của Minh Mệnh - thành công và hạn chế” Đứng từ lập trường khoa họchiện đại, tac giả cho rang: “Tư tưởng củng cố dé nghiệp phong kiến đã lỗithời trước yêu cầu phải mở cửa nhìn rộng ra thế giới cả phương Đông lẫn

phương Tây” [136, tr 25], song sự phân tích của ông khách quan đánh giá

những thành công trong cải cách hành chính của Minh Mệnh ở một số mặtnhư sau: “Thành công nhất hay cũng có thể nói là cống hiến lớn nhất cho lịch

sử dân tộc của cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh là việc thống nhất

phân cấp quản lý hành chính và phân chia địa giới hành chính từ tỉnh đến xã

trong cả nước mà di sản tích cực còn dé lại cho đến hiện nay” [139, tr 230]

Bên cạnh việc ghi nhận những mặt thành công đó, tác giả cũng đưa ra

nhận định về các mặt hạn chế trong tư tưởng và cải cách của Minh Mệnh: (1)

- không đổi mới được tư duy, vẫn duy trì tư duy bảo thủ, lạc hậu của phong kiến Tống Nho, trong bối cảnh yêu cầu phải chuyên sang canh tân theo hướng

tư bản chủ nghĩa (2) - Mới chỉ chú trọng vào củng cố vương quyền hơn là cảithiện dân sinh, mục tiêu cải cách đáng lẽ phải lấy kinh tế - xã hội làm hàngđầu (3) - Tư tưởng củng có dé nghiệp phong kiến đã lỗi thời trước yêu cầuphải mở cửa nhìn rộng ra thế giới cả phương Đông lẫn phương Tây Tức là vấn đềcần phải đặt ra van dé cải cách mô hình, thé chế đáp ứng yêu cau thời đại

Ở một phần khác, tác giả lại nhận định, dựa trên các kết quả đặt trong

tương quan so sánh với các cuộc cải cách và đổi mới trong lịch sử ViệtNam, có thể thấy cải cách của Minh Mệnh quả là còn “chưa được” như mộtcuộc “đổi mới”, chứ chưa nói gì tới một cuộc “cách mạng” Nhưng ông

nhắn mạnh, nếu xét tới bối cảnh lịch sử một thời ky dài từ thế ky XVI —

21

Trang 26

XIX của Việt Nam như: suốt hơn 2 thế kỷ nội chiến chia cắt, dân chúng litán loạn lạc, ba miền Bắc - Trung - Nam mới thống nhất thành một dảichưa lâu; vùng đất phương Nam mới khai phá nhưng còn day thách thức vavấn đề chủ quyền nhất thống đặt ra cho người quản lý xã hội như vấn đề đadạng tộc người; van đề 6n định đời sống dân chúng; vấn đề nồi dậy chốngđối của các thế lực hào trưởng thì với một ông vua Nho giáo ở cương vịtối cao thống trị quản lý đất nước, việc làm đầu tiên chắc hắn phải là sự

kiện toàn bộ máy hành chính, địa lý để phục vụ cho việc quản lý đất nước Vừa thống nhất đất nước mà ngay liền lại nhanh chóng mở cửa dé canh tân rất có thể dẫn tới một cuộc nội chiến hoặc ngoại xâm

Thực tế lịch sử chứng minh mặc dầu các vua triều Nguyễn có lỗi trong

việc không giữ được chủ quyền đất bán nước, sau đó trở thành chính quyền

bù nhìn của Pháp, nhưng triều Nguyễn đã tiếp nhận thông tin về những

cuộc bành trướng xâm lược của chủ nghĩa thực dân vẫn đang diễn ra trong

khu vực Do đó, chủ đích tập trung xây dựng một nhà nước vững mạnh

củng cố bản sắc văn hóa trong tư tưởng của Minh Mệnh cùng những nỗ

lực của ông là lựa chọn xuất phát từ đặc thù lịch sử Việt Nam nửa đầu thế

kỷ XIX Kế thừa quan điểm này, những phần tiếp theo của chương 2 và 3của luận án sẽ góp thêm tiếng nói làm sáng tỏ về ảnh hưởng của tư tưởng

chính trị - xã hội của Minh Mệnh đến các vua sau đó cả về phương diện giá trị và hạn chế.

Trong cuốn Vùng đất Nam bộ dưới triều Minh Mạng của tác giả Choi

Byung Wook, NXB Thế giới, năm 2011 trong đó đã nhận định, Minh Mệnh giống như một “phiên bản thu nhỏ” hình mẫu thần tượng của ông là vua Lê

22

Trang 27

Thánh Tông Trong điều kiện chế độ phong kiến nhà nước quan liêu bị đồn épvào thế biệt lập trước những thách thức đến từ các cường quốc thực dânphương Tây Đáng chú ý là Choi Byung Book cho rằng, các chính sách MinhMệnh đề ra đã đạt kết quả nhất định: Thống nhất quốc gia về lãnh thổ, văn

hóa nhưng gây ra hệ lụy: giáo hóa người phương Nam, “Việt hóa” các nhóm

tộc người (bao gồm cả người Hoa) và chính sách đạc điền mới chính lànguyên nhân dẫn đến những biến động về chính trị ở Nam Bộ vào thé ky XIX

Thậm chi tac giả còn gọi các chính sách văn hóa đối với các sắc tộc thiêu số của Minh Mệnh là chính sách “đồng hóa” người Khơme, người Hoa và những

tộc người thiểu số ở vùng đất Nam Bộ

Từ đó, dẫn tới hệ quả là những mâu thuẫn, xung đột dân tộc và sắc tộc

bùng nô thành nhiều cuộc bạo loạn xảy ra dưới thời Minh Mệnh Tác giả đưa

ra kết luận: “Chính sách đồng hóa triệt để đã dẫn đến những cuộc nôi dậy lan

rộng của các nhóm sắc tộc khác ké từ cuối triều Minh Mạng và một sự rạn nứtgiữa người Việt và những nhóm sắc tộc khác đã châm ngòi cho những cuộcnổi dậy tàn phá Nam Bộ, làm tiêu hao những nguồn lực và năng lực của khuvực phía Nam” [158, tr 306]; Những ý kiến này sẽ tiếp tục được bàn luận trên

cơ sở khoa học với các cơ sở tư liệu lịch sử mới nhất ở các chương 3 và 4

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, ông cũng đánh giá cao công lao của Minh Mệnh trong việc đưa ra những chính sách thay đổi sâu sắc trên cả ba bình diện là văn hóa, đối ngoại, kinh tế cho vùng đất Nam Bộ Đặc biệt, Choi

Byung Book bước đầu đánh giá cao vai trò của Minh Mệnh trong việc tạo

dựng ý tưởng thực thi chính sách nhằm đưa tới một Việt Nam thống nhất,

23

Trang 28

nhưng dé thuyết phục hơn nữa thì các phân tích, dẫn chứng còn chưa sâu vaday đủ Ở phần chương 3 va 4, chúng tôi sẽ tiếp tục bé sung.

Kế thừa thành quả nghiên cứu của Choi Byung Wook, trong quá trìnhphân tích sử liệu bổ sung, luận án sẽ tìm hiểu xem động cơ nào khiến tư tưởngchính trị - xã hội của ông đã hướng dẫn, thúc đây việc đưa ra những chính

sách này Hay nói cách khác, động cơ, mục tiêu, lý do nào đã ảnh hưởng tới

sự hình thành các chính sách và hành động mạnh mẽ, quyết liệt nhưng mang tính thực tế này của Minh Mệnh Sau khi xem xét các tư liệu lịch sử mới, từ

đó chúng tôi hy vọng góp phần đánh giá bổ sung, làm rõ hơn về ảnh hưởng tư tưởng chính trị - xã hội của ông đối với đời sau, nhất là đưới triều Thiệu Trị

và Tự Đức.

Trong sách Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802- 1883) củaNguyễn Quang Hưng, NXB Tôn giáo xuất bản năm 2007, khi phân tích lý

giải về chính sách đối với Công giáo của các vị vua Nguyễn cũng đã góp phần

vào việc đánh giá ảnh hưởng tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh đốivới các đời sau Từ việc phân tích các ảnh hưởng chính sách đối với Công

giáo thời kỳ triều Nguyễn, tác giả đi đến nhận định rằng mặc cho việc vua

Nguyễn có cam đạo, thì Công giáo van phát triển, mà nguyên nhân của nó là:

(1) tỉnh thần khoan dung tôn giáo của người Việt Nam, (2) Vì các vua

Nguyễn vốn không am tường về Công giáo, cam đạo nhưng chính sách thiếu

nhất quán nên khó thực thi, (3) Tổ chức chặt chẽ của Giáo hội Công giáo

được bồ trợ và củng có thêm bởi kết cấu làng, giúp người Công giáo vượt qua

được các cuộc câm đạo.

24

Trang 29

Qua cuốn sách này, chúng ta có thể hiểu thêm những đánh giá về ảnhhưởng chính sách của Minh Mệnh với Công trước đây còn chưa thật sự đầy

đủ Từ việc so sánh về sự tăng dần mức nghiêm trọng trong chính sách camđạo của các vua triều Nguyễn, Nguyễn Quang Hưng nhận định chung về ảnhhưởng của chính sách cam đạo thời Minh Mệnh đến các vua sau đó: “Những

người hậu dué của Minh Mạng, đặc biệt là Tự Đức, phải gánh chịu hậu quả từ

những sai lầm của Minh Mạng” [45, tr 228].

Tuy nhiên, hướng tiếp cận của Nguyễn Quang Hưng nghiêng về tôn giáo

- xã hội học, nên những đánh giá về ảnh hưởng tư tưởng chính trị - xã hội từ

góc độ chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Minh

Mệnh chưa được phân tích nhiều Cũng như chưa phân tích động cơ, mục tiêu,

ly do nền tảng của việc đưa ra chủ trương “Chính Đạo”, “Ta dao” mà các vuatriều Nguyễn đề ra như một phản ứng tự vệ, biện pháp bảo vệ bản sắc văn hóadân tộc Kế thừa các công trình trên trong luận án chúng tôi sẽ đi sâu chỉ ra lý

do, động cơ và mục tiêu của chủ trương trên, ở phần phân tích về nội dung

“Chính đạo” và ảnh hưởng của chính sách sẽ được phân tích tiếp ở chương 4 của

luận án này.

Tiểu kết chương 1

Có thé thấy triều Nguyễn, các giá tri tư tưởng nhất là tư tưởng chính trị

-xã hội của Minh Mệnh đã thu hút nhiều sự chú ý, nên đã có nhiều công trình

nghiên cứu lớn nhỏ Các công trình nghiên cứu ở trên đã có những kết quả to

lớn có ý nghĩa đặt tiền đề về mặt khoa học Từ đó chúng tôi tiếp tục đi sâu

liên kết, tong hợp, khái quát và bổ sung nhận định day đủ làm sáng tỏ nhiều

van đề liên quan về tư tưởng triều Nguyễn nói chung, tư tưởng chính trị - xãhội của Minh Mệnh nói riêng Kế thừa các kết quả đó đánh giá lại, đầy đủ hơn

25

Trang 30

về nhà Nguyễn thì việc tập trung nhìn nhận, đánh giá công lao, vi trí, vai trò

của tư tưởng chính trị - xã hội Minh Mệnh cũng có điều kiện mới được đặt ra

từ nhiều chiều đưới tư duy thời kỳ Đổi mới mà luận án này là một nghiên cứu

bồ sung làm day đủ hơn, hệ thống hon Dù là khi lý giải về nguồn gốc, tiền đềcho sự hình thành hay hệ thống hóa, phân tích nội dung tư tưởng của ôngtrong các công trình của người đi trước vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tụcđược phân tích, nhận định tuy các công trình nghiên cứu về Minh Mệnh

những năm gần đây đã góp phần khắc phục dan cách nhìn nhận, đánh giá một chiều, xơ cứng, phiến diện về nội dung ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng chính trị - xã hội triều Nguyễn nói chung và Minh Mệnh nói riêng Vì vậy trong luận án này, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu theo sát các tư liệu

mới được công bó, đưa vào khai thác ở các nội dung sau đây:

Thứ nhất, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư

tưởng chính trị - xã hội Minh Mệnh dưới các góc độ khác nhau như Sử học,

Chính trị học, Văn bản học Tuy nhiên, tiếp cận nghiên cứu tư tưởng của

Minh Mệnh dưới góc độ Triết học thì còn tồn tại nhiều khoảng trống cầnđược nghiên cứu một cách công phu, đầy đủ hơn Do đó, từ những thành tựu

đó vấn đề cơ sở hình thành, các nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị - xãhội của Minh Mệnh sẽ được tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu từ góc độ chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời sử dụng các

phương pháp liên ngành triết học văn hóa, triết học chính trị, triết học tôn giáo.

Thứ hai, cho đến nay đã có những công trình khoa học nghiên cứu về

ảnh hưởng của Minh Mệnh đến các lĩnh vực khác nhau của đời song xã hội.

Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu đó, ảnh hưởng của tư tưởng chính

26

Trang 31

trị - xã hội của Minh Mệnh đến chế độ phong kiến Việt Nam dưới thờiNguyễn còn chưa được tập trung đề cập tương xứng với vai trò, vị thế củaông vua này Hơn thế nữa, cho đến thời điểm này, chưa có một chuyên khảonào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống tương ứng về vấn đề từ cơ sở,tiền đề, nội dung và ảnh hưởng của tư tưởng đó đến một số lĩnh vực dưới góc

độ Triết học Vì vậy, trong luận án này, chúng tôi sẽ luận giải những vấn đề

đó và nhất là ảnh hưởng của tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh đếnđến chế độ phong kiến triều Nguyễn ở các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn

hóa, giáo dục, tiêu biêu ở triêu Thiệu Tri và Tự Đức.

27

Trang 32

Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

CỦA MINH MỆNH

2.1 Điều kiện kinh tế xã hội cho sự hình thành tư tưởng chính trị

-xã hội của Minh Mệnh

2.1.1 Bối cảnh thé giới và khu vực nửa đầu thé kỷ XIXMinh Mệnh sinh vào năm 1791, lên ngôi vua tri vì đất nước vào năm

1820 và mat năm 1841 Đây là giai đoạn ở phương Tây, các nước tư bản đang thực hiện chính sách thực dân, xâm chiếm mạnh mẽ các nước phương Đông

nói chung và Đông Nam Á nói riêng

Việc xâm thực các quốc gia làm thuộc địa được nảy sinh từ thế kỷ XVI

đến XVII gắn với nhu cầu tìm kiếm thị trường và gắn với các cuộc phát kiến

địa lý của các nước Tây Ban Nha va Bồ Dao Nha Dưới sự bảo trợ của Tòa

Thánh La Mã, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã trở thành các nước tư bản đầu

tiên đặt chân đến các quốc gia ở phương Đông, tìm kiếm các vùng đất mới vàtiễn hành truyền đạo Đến thế kỷ XVIII, cuộc cách mang tư sản Pháp bùng nỗnăm 1789 đã lật đồ chế độ phong kiến tại nước này, mở đường cho chủ nghĩa

tư bản phát triển nhưng lại tạo sự khó khăn truyền giáo tại Châu Âu Do đó, từ

cuối thế kỷ XVIII trở đi, nước Pháp và nước Anh đóng vai trò chủ đạo trongcông cuộc xâm chiếm các nước phương Đông làm thuộc địa Dé bù đắp vàophí tôn truyền đạo các nhà truyền giáo đã cấu kết với làn sóng thực dân Tinhhình thế giới trên đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các quốc gia

châu Á như Trung Quốc, Malaixia, Nhật Ban, Thai Lan và Việt Nam nguy cơ

bị thôn tính Trong bối cảnh đó, phản ứng phổ biến của các nước châu A trongcuối thế kỷ XVIII trong quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây là

“đóng cửa”, điên hình là Trung Quoc, Triêu Tiên và Nhật Bản.

28

Trang 33

Lúc này, ở Trung Quốc, triều đình Mãn Thanh đã thực hiện chính sách

“đóng cửa”, phong tỏa vùng duyên hải và cắm buôn bán với nước ngoài Đối vớiviệc truyền bá Công giáo, chính phủ nhà Thanh thi hành chính sách cam đạo

Ở Nhật Bản, ngay từ năm 1603 chính quyền Mạc Phủ Tokugawa đã tiến

hành “đóng cửa”, không cho các nước Tây phương (ngoại trừ Hà Lan) xâm

nhập Chính sách tỏa quốc (Sakotu) của Nhật Bản kéo dài cho đến ngày 31 tháng 3 năm 1854, khi Nhật buộc phải ký Hiệp ước thân thiện Nhật - Mỹ, chấp

nhận mở cửa Êdô, Nigata, Kôbe, Yôkôhama, Ôsaka và Nagasaki Cùng với

việc “đóng cửa” chính quyền Mạc Phủ cũng tiến hành chính sách cấm đạo

Công giáo Toàn bộ các nhà giảng đạo ngoại quốc đều bị trục xuất khỏi nước

Nhật, hoạt động của những người theo Công giáo bị cắm đoán gắt gao và kéo

dài cho đến năm 1870 mới chấm dứt

Tình hình cắm đạo tại Nhật Bản ngày càng gia tăng đã dẫn đến nhiều kiều dân Nhật tránh nạn đến Hội An Cha Đắc Lộ trong cuốn Lịch sử Vuong

quốc Dang Ngoài đã ghi lại sự kiện này như sau:

Có rất nhiều giáo dân ( Nhật), ké từ năm 1614 bắt đầu có sắc lệnh cắmđạo, đã kéo nhau lũ lượt đi, nhất là vào mùa chay, và cả ngoài mùa chay nữa,mỗi năm ba hay ba bốn lần, dé được xưng tội với các cha dòng biết nói tiếngNhật và rước lễ, và mỗi lần có tới bốn chiếc tàu Họ tự do đi, lấy cớ buôn bán

Và cứ thế gần mười năm nay, họ tiếp tục và rất được mãn nguyện và yên ủi về

thiêng liêng [63, tr 36].

Qua đây tin tức về “đóng cửa”, cấm đạo ở Nhật Ban, Trung Quốc do đó

nhanh chóng lan dần đến Việt Nam Như vậy, vào nửa đầu thế kỷ XIX, sự phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thành chủ nghĩa dé quốc

29

Trang 34

ngày càng chiếm thế lớn trên thế giới, dẫn đến sự hiện hữu các nước dé quốcphương Tây nhòm ngó uy hiếp chủ quyền tới các nước phương Đông châu Á.

Việc phản ứng phòng vệ của Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản thực hiện

biện pháp “đóng cửa” và “cấm đạo” Thiên Chúa dé ngăn chặn nguy cơ xâmlược từ các nước phương Tây đã ít nhiều đội đến Việt Nam Thực tiễn lịch sửtrên đây ít nhiều tác động tới quá trình hình thành tư tưởng chính trị - xã hội

của Minh Mệnh Trong đó từ nhận thức đến phương thức ứng xử với các nước

phương Tây và Công giáo ở Minh Mệnh phần nào đó có điểm tương đồng với

các vi vua Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản đầu thế kỷ XIX Bên cạnh đó,

nội dung tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh phản ánh, chịu sự quy

định của tình hình xã hội đặc thù của Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.

2.1.2 Boi cảnh lịch sử xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIXTình hình chính trị - kinh tế - xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX đã đặt

ra những vấn đề thực tiễn cấp bách đòi hỏi cá nhân người làm vua là Minh

Mệnh phải trực tiếp đưa ra các định hướng, phương cách giải quyết

e Vẻ kinh tế

Nội tranh kéo dài từ thé kỷ XVI đến cuối thé ky XVIII đã dé lại nhiều hậuquả nặng nề về mọi mặt, nhất là kinh tế Các tập đoàn phong kiến giai đoạn nàykhó toàn tâm chăm lo đến việc khuyến nông, sửa sang đê điều như trước, dẫnđến việc sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế bị sa sút Trong khi đó,một số địa chủ, phong kiến cường hào chiếm đoạt ruộng đất của nông dân,

khiến người dân không còn tư liệu sản xuất, đời sống trở nên ban cùng Cuộc song của người nông dân Dang Ngoài trong thời ky phân tranh giữa chúa Trịnh

và chúa Nguyễn được mô tả như sau:

30

Trang 35

Sang thé ky XVIII, ở Dang ngoài, quảng đại quần chúng nông dân cùngkhổ đến cực độ, không có ruộng đất dé sinh sống Ruộng đất tư của nông dânphan nhiều bị bọn phong kiến, địa chủ chiếm đoạt mat hết ( ) Trong khi đó,sưu thuế chồng chất lên đầu người dân lại càng nặng nề khắc nghiệt Nạn bóclột cướp đoạt ấy đã dẫn đến kết quả là ở Đàng ngoài, khoảng những năm 40của thé kỷ XVIII dân phiêu tán diu dat nhau đi kiếm ăn đầy đường [7, tr 21].

Ở Đàng Trong, hiện tượng dân bỏ ruộng hoang ngày càng trở nên phổ biến Thiên tai lụt lội xảy ra liên miên càng khiến cho người nông dân lâm vào cảnh đói rét, khô cực Các nạn đói diễn ra vào năm 1752 và 1774 đã đây

cuộc sông người dân vào cảnh khó khăn Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu khôi

phục và phát triển đất nước sau thời gian loạn lạc, vua Gia Long đã lập lại chế

độ công điền, quân điền, ra lệnh cắm bán ruộng đất công và quy định chặt chẽ

việc cầm cô công điền công thé này dé bao dam dat cày cho người nông dân

Đạo du năm Gia Long thứ 2 (1803) ghi rõ:

Theo lệ cũ thì công điền công thổ cho dân quân cấp, đem bán riêng là cótội, do đó nhân dân đều được lợi cả Từ đời Tây Sơn bỏ hết luật cũ, dân

gian nhiều người đổi ruộng công làm ruộng tư, cũng có kẻ tạ sự việc công

mà cầm bán ruộng đất công Phàm xã dân có công điền công thổ đềukhông được mua bán riêng, làm trái là có tội Ai mua nhằm thìmắt tiền [1, tr 91]

Với tư tưởng trọng nông nghiệp, vua Gia Long đã áp dụng nhiều biện pháp như khai hoang phục hóa, lắn biển, lập đồn điền, trị thủy, góp phan nâng

cao cuộc sống của nhân dân, phục hồi sản xuất nông nghiệp yếu kém từ cuối

thé ky XVIII và giải quyết tinh trạng lưu tán của người nông dân Mặc dù

31

Trang 36

nhận thấy ưu thé của buôn bán với nước ngoài nhưng do sợ mat chủ quyền và

sự nổi day cát cứ ở địa phương, Gia Long đã tiếp tục chính sách mà các triềuđại phong kiến trước đó thực hiện là hạn chế người dân tự do hoạt độngthương nghiệp Đặc biệt, trong quan hệ giao lưu kinh tế với các nước phươngTây, vua Gia Long đã từ chối việc mở cửa ký kết các hiệp định thương mại.Trong hai năm 1803 và 1804, nước Anh đề nghị triều đình Huế cho phép đặt

thương điểm ở Đà Nẵng nhưng đã bị triều đình từ chối Gia Long đã lựa chọn

phương án “đóng cửa” với các nước phương Tây, áp dụng chính sách “bế

quan tỏa cảng” giống như Trung Quốc đã thực hiện Do đó, nền kinh tế nước

ta tuy ít nhiều có khởi sắc nhưng mam mồng kinh tế hàng hóa được manh nha

từ thời trước đã không có điều kiện phát triển thuận lợi

e Vê chính trị

Từ sau những thế kỷ nội chiến kéo dài, chính trị nổi loạn, năm 1802, khiNguyễn Ánh lên ngôi vua với niên hiệu Gia Long đã chấm dứt thời kỳ nộichiến loạn lạc kéo dài hai thế kỷ giữa Đàng Trong, Đàng Ngoài và cục diệnphân quyền giữa anh em Tây Sơn Từ đây, đất nước được nhất thống về mộtmối và cương giới lãnh thé được mở rộng so với các triều đại trước đó Tuynhiên, lãnh thé rộng lớn biên giới trải dài từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Maucũng đặt ra cho vua Gia Long nhiều thách thức mới về quản lý đất nước

Trước yêu cầu đó, Gia Long đã chủ trương tổ chức kiện toàn bộ máy nhànước theo Nho giáo, có vận dụng kết hợp giữa tập quyền với phân quyền trên

cơ sở kế thừa mô hình Nhà nước của nhà Lê sơ Đứng đầu triều đình là Vua,

có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tối cao Vua còn kiêm luôn là Thần

chủ quyết định toàn bộ lực lượng thần linh trong cả nước.

32

Trang 37

Các cơ quan hành chính trung ương thời Gia Long cơ bản vẫn theo quy

chế bộ máy triều đình nhà Lê, gồm 6 bộ (Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công).Đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng thư với sự trợ giúp của Tả Hữu Tham tri,

Tả Hữu thị lang và các quan chức thuộc hạ Về bộ máy hành chính địaphương gần như vẫn tuân theo cách thức t6 chức cũ của chúa Nguyễn ở miềnNam và triều Lê ở Miền Bắc Chăng hạn như, trừ đất Kinh kỳ gồm 4 dinh

Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam thì lãnh thé được chia làm

23 trấn - là hình thức đơn vị hành chính của miền Bắc trước đây.

Triều Nguyễn dưới thời Gia Long đã có sự tập quyền thống nhất quản lýNhà nước về mặt lãnh thổ song bộ máy quản lý hành chính vẫn bảo lưu duy

tri sự tản quyền, thể hiện ở việc tiếp tục duy trì chức Tổng trần Gia Định đóng

tại Gia Định thành và Tổng tran Bắc Thành đóng tại Bắc Thanh Mặt khác, dé

hạn chế sự phân tán quyền lực của nhà vua, vua Gia Long chủ trương không

lập Hoàng hậu, không lập chức Té tướng và không lấy đỗ Trạng nguyên Bộ

máy chính quyền thời Gia Long còn chưa hoàn toàn thống nhất giữa miềnBắc và miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi Đội ngũ quan lại chủ yếuxuất thân là các võ quan từng hỗ trợ Gia Long chống lại nhà Tây Sơn, chưađược dao tạo Nho học Thực tế đội ngũ quan lại, triều đình mới thiết lập đó đãđặt ra yêu cầu cho Minh Mệnh khi tiếp nhận di sản vua Gia Long dé lai làphải củng cố hoàn thiện một chính quyền tập trung, nhất thống, vững mạnh,

tạo điều kiện cho sự ồn định, phát triển của đất nước.

e Vê văn hóaLịch sử Nam tiến của Việt Nam đến thời Gia Long không chỉ đơn thuần

là một sự mở rộng vê mặt địa lý mà đó còn quá trình mở rộng giao thoa, hôn

33

Trang 38

dung về mặt văn hóa tộc người Sự giao thoa, dung hợp giữa yếu tô văn hóa

truyền thống Đại Việt mang đậm ảnh hưởng Nho giáo với những yếu tố văn

hóa mới bản địa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đã khôngngừng “diễn ra” trên vùng đất Đàng Trong kéo dài hơn 200 năm Khởi nguồn

từ vùng Thuận Quảng, người lưu dân Việt Đàng Ngoài theo chân các đời chúa

Nguyễn đã tiếp xúc hỗn dung với một số nền văn hoá bản địa Đầu tiên là văn

hóa Chăm Pa, sau đó là văn hóa Chân Lạp, Phù Nam, văn hóa Tây Nguyên Tuy bị đánh bại trên phương diện quân sự và sau này bị suy vong nhưng văn

hóa Chăm Pa đã dé lại nhiều hỗn dung ảnh hưởng sâu đậm trong văn hóa Dai

Nam Tiếp đó là sự hỗn dung giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Chân Lạp Phù Nam vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa An - của lưu dan Việt khiNam tiến vào khu vực Đồng Nai, Nam Bộ ngày nay

-Các yếu tố trong hệ thống thần linh bản địa của văn hóa Chăm Pa vàChân Lạp - Phù Nam đã dần được người Việt chấp nhận và thờ cúng trongquá trình sinh sống Trong số đó phải ké đến sự tích hợp, hỗn dung giữa hình

tượng Nữ Thần bản địa với Thánh Mẫu của người Việt mà tiêu biểu là các hình

tượng thờ Thánh Mẫu Pô Nagar ở Điện Hòn Chén và thờ Bà Đen ở vùng Tây

Ninh, Châu Đốc, An Giang.

Tìm hiểu lịch sử trước đó đã cho thấy từ thời kỳ Nguyễn Hoàng trở đi các

Chúa đã có ý thức chủ động tích hợp tín ngưỡng Dang Ngoài với các tín ngưỡng

dân gian ở địa phương Sự hoa trộn hình anh vi thần Đất, Nước Thánh Mẫu Po

Nagar của người Chăm với hình ảnh bà Tiên, bà Trời của Đạo giáo thành hình

tượng Thiên Mụ được thờ cúng tại chùa Thiên Mụ, Huế có thể xem là hành động

có chủ ý mang màu sắc chính trị của chúa Nguyễn Hoàng

34

Trang 39

Việc xây dựng biểu tượng văn hóa tâm linh chùa Thiên Mụ một mặt gópphần xóa bỏ các khác biệt văn hóa giữa cư dân hai miền, mặt khác hợp thức

hóa vai trò cai quản vùng Đàng Trong của chúa Nguyễn với sự ủng hộ của

thần linh Kế thừa kinh nghiệm của tiền bối, vua Gia Long đã tiếp tục phát

huy di sản văn hóa, tư tưởng thời các chúa Nguyễn.

Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, đổi tên Quốc hiệu thành Nam Việt vào năm

1802, đã cho thấy sự hình thành một nước Việt mới, hoàn toàn khác với lịch

sử trước đó Nam Việt là viết tắt của An Nam - Việt Thường Nam chỉ cư dân

sống ở Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ tức An Nam cũ Việt là Việt Thường chỉ

vùng đất và cư dân của Chămpa cũ, văn hóa đó đã được hỗn dung trở thànhmột trong những thành tố cau tạo nên một nước Việt Nam mới Gia Long do

đó xây dựng cơ nghiệp nhất thống không chỉ đối mặt với sự hoài vọng củangười dân về triều Lê hưng thịnh mà còn là tâm thức luyến tiếc của cư dânbản địa về nước cũ Đây cũng chính là thách thức về mặt văn hóa mà bối cảnh

xã hội Việt Nam lúc bay giờ đã đặt ra cho Gia Long và Minh Mệnh tiếp nhận

ngai vị kế thừa trách nhiệm phải giải quyết.

2.2 Tiền đề tư tướng cho sự hình thành tư tướng chính trị - xã hội

của Minh Mệnh

Như vậy, Minh Mệnh khi tiếp quản ngôi vị từ vua Gia Long đã phải đứng trước những thách thức của thời đại và đất nước, trong đó nỗi lên một số vấn đề chủ yếu sau đây:

Thứ nhất là khắc phục hậu quả chiến tranh gây ra, tiếp tục phát triển các

mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và cố kết nhân tâm dé ồn định dat

nước 7# hai là tương ứng với sự mở rộng quy mô dat nước cũng là yêu cầu

hoàn thiện và nâng cao năng lực của nhà nước phong kiên, củng cô quyên lực

35

Trang 40

của triều đình 7# ba là việc chuẩn bị đối mặt với sự xâm nhập của lan songvăn minh phương Tây hoàn toàn khác biệt với nền tảng văn hóa bản địa.

Do đó, tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh không phải hình thành

ngẫu nhiên nảy sinh mà bắt nguồn từ yêu cầu giải quyết các vấn đề thực tiễntrên đây, có mục tiêu động cơ là củng cô ngai vàng và triều đình, chế độ, quốcgia Đại Nam Đồng thời, tư tưởng của ông cũng là sự tiếp tục kế thừa các giá

trị truyền thống, tư tưởng trong lịch sử dân tộc.

2.2.1 Ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng chính trị - xã hội của

Minh Mệnh

Trong tư tưởng chính trị - xã hội của Minh Mệnh, dấu ấn của Nho giáo được thé hiện tương đối đậm nét trong toàn bộ các trước tác và di sản ông dé lại Trong các bai minh được cham khắc trên 33 đồ đồng ( được lưu trong Nghệ chế Minh văn cổ khí đồ), phần lớn Minh Mệnh dựa vào ý tứ của của

Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Luận Ngữ.

Chăng hạn như ở bài minh số 4, được khắc trên đồ đồng mô phỏng đỉnhcủa Văn Vương nhà Chu sau đây: “Phỏng theo đồ vật ấy, noi theo con người

ấy, nước tuy là nước cũ (nhưng) mệnh trời ban cho thì lại mới Con cháu trăm

đời của ta, hãy muôn năm noi theo” [43, tr.1] Minh Mệnh đã dựa vào ý của

câu "Bang tuy cựu, mệnh duy tân" lấy ở Văn Vương - Đại Nhã "Chu tuy cựu

bang, kỳ mệnh duy tan" của Kinh thi (nhà Chu tuy là một nước cũ nhưng cái mệnh trời ban cho thì lại mới).

Bên cạnh đó, mẫu mực tiếp nhận tư tưởng chính trị - xã hội Nho giáo

thời vua Lê Thánh Tông đã khơi nguồn cảm hứng cho Minh Mệnh trong vấn

đề xác lập đường lối cai trị đất nước theo học thuyết Nho giáo trị nước, an dân.

36

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w