1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Chính sách Hồi tỵ của vua Minh Mệnh và bài học kinh nghiệm trong xây dựng bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM HÀ MY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi muốn kính gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc đến giáoviên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoahọc xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúpđỡ, cùng lời động viên của Thay đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn và thách thứctrong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.

Đồng thời tôi trân trọng, biết ơn quý Thầy/Cô của Khoa Khoa học chính trị Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡtôi trong quá trình làm luận văn, cung cấp tài liệu tham khảo và những ý kiến đónggóp quý báu trong quá trình nghiên cứu.

-Xin cảm ơn gia đình, những đồng nghiệp và các anh, chị học viên cùng khóa

đã động viên và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập.

Do bản thân còn hạn chế về kinh nghiệm trong nghiên cứu nên luận văn nàykhông tránh khỏi những thiếu sót Tác giả kính mong nhận được góp ý, bé sung ý

kiến của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn học viên dé hoàn thiện bài luận văn tốt

Một lân nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan danh dự luận văn với tiêu đề “Chính sách Hồi ty của vua

Minh Mệnh và kinh nghiệm cho xây dựng Bộ máy Nhà nước ở nước ta hiện nay”

hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính ban thân tôi và chưa được công bố trongbat cứ một công trình nghiên cứu của người nào khác Trong quá trình thực hiện luậnvăn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trìnhbày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu

tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5- se E401 E7E2441E772440 97021499244 peorrrdetie 1

1 Lí do chọn để tài: -s¿-+++2E v2 E2 Tre 12 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2-2 5+2 2+£E+EE+EEezEzEerxerxezes 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU 5 <6 + + 1E S3 E SE **E+EEEkEEkEkkksrkrreerree 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU 2-2 £+5£+E+E£EE£EE+EE+EEEEEEEEEEEEerkerkrrkrrkee 6

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiÊn CỨU -. 5 25+ +22 *+*E+EEeEreerrereerrrrerrrs 6

6.Y nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài c1 111111111111 EEEEkskrree 77 Kết cau của luận văn - - tt tt SEEEEESEEEEEEEEEEEE1115111115111111111111111111 11111 ceE 7

Chương 1: BOI CANH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CHÍNH SÁCH HOI Ty CUA

VUA MINH MIÈZTNH 5 5 5 <9 HH HH 0000040001 0500040040890 9

1.1 Hồi ty và bối cảnh ra đời chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh 10IZAN‹ 7 7 ng hố nen ee 10

1.1.2 Nguồn gốc và quá trình hình thành chính sách Hồi ty - 12

1.1.3 Chính sách Hoi ty của vua Lê Thánh Tông với việc hình thành chính sách Hoi

ty CUA VUA Minh MONI 500108588 25

1.2 Những nội dung chu yếu trong chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh 28

1.2.1 Đối tượng của chính sách HỒI ty cecccsccescessessssssessessessesssessessessssssessessessesseesecses 301.2.2 Mục đích thực hiện chính sách Hồi 0 32

1.2.3 Phương thức thực hiện chính sách Hồi ty 2 2c2+ce+eecxecxerersscee 32

1.2.4 Những quy định cụ thể của chính sách Hồi ty -©-2+ce+csecccccssced 35

1.2.5 Giá trị nổi bật và hạn chế chủ yếu của chính sách Hồi n0 53Tiểu kết chương 1 - ¿2° ESS9SE9SE2EE2EESEEEEEEEEEEEE1211211212 2171711111111 1 gi 56

Chương 2 BÀI HỌC KINH NGHIEM TỪ CHÍNH SÁCH HOI TY CỦAVUAMINH MENH CHO XÂY DỰNG BỘ MAY NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

<0 000 HH 0 0 0000 050 0400 404040008050 90008.0 592.1 Bồi cảnh xã hội triều Nguyễn thời vua Minh Mệnh trong quá trình triển khaichính sách Hồi ty - ESSSE2EE2 2E 1212711111211 21121E 11.11111111 cty 592.2 Một số bài học kinh nghiệm từ chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh với công

tác củng cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ ởME) i8) (2071077 ẲẢA.+ 63

2.2.1 Tông quan cơ cau bộ máy nhà nước và quan diém cải cách bộ máy nhà nước

0À 4127/27/5128, n0nẺ585® 65

2.2.2 Thực trạng công tác cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam

VIGIL H(Y SH HH HT 69

Trang 6

2.2.3 Yêu cau của công tác xây dựng đội ngũ can bộ và những bài học kinh nghiệm

từ chính sách Hoi ty cua vua Minh Mệnh trong xây dựng, hoàn thiện bộ máy nha/1170190À141280/////8/112/8,27/00Ẻ050Ẽ0808Ẻ8en 76

Tiểu kết chương 2 - 2 25s 2E2EEEEEEEEE211211271712112111111.11111 111111 cxe 88

KET LUAN 007757 90

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2° s2 ss©ssssesseessessees 92

Trang 7

MỞ DAU1 Lí do chọn đề tài:

Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra tại Đại hội Đảnglần thứ VI là bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đấtnước Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã đưa ra chủ trươngvà thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) hộinhập sâu rộng với thế giới Đường lối đổi mới này xuất phát từ ý kiến, nguyệnvọng của Dang và nhân dân ta, hình thành và ngày càng được bồ sung cụ thétừ thực tiễn xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc củaĐảng và nhân dân ta Song hành với thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội, Đảng va Nhà nước đặc biệt quan tâm và coi trọng tới việc xâydựng nên chính trị 6n định, bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh và hoạtđộng hiệu quả Phải khang định rằng, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức củabộ máy nhà nước là một trong những lực lượng chủ yếu, có vai trò đặc biệtquan trọng trong quá trình thực thi, triển khai có hiệu quả các mục tiêu quốcgia và là thành tố góp phần duy trì sự ôn định của hệ thống chính trị Chính vìthế, nhằm thực hiện có hiệu quả đường lối chính sách, quan điểm của Đảng vànhà nước trong xây dựng, củng cô và phát huy có hiệu quả bộ máy hành chính

nhà nước hiện nay ở nước ta là phải thực hiện có hiệu quả quy trình dao tạo,

tuyên chọn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tài, có đức trong hoạt động

công vụ.

Hiện nay ở nước ta, bộ máy nhà nước và các tô chức trong bộ máy nhànước đang nỗ lực chuyển mình một cách đáng kể, đã va dang day mạnh việccải cách hành chính trong đó phải kế việc tinh giảm biên chế, đổi mới phongcách làm việc gan liền với nâng cao trình độ và đánh giá năng lực quản lý, điều

hành thường xuyên của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thông qua việcthực hiện các hoạt động công của cơ quan, tô chức nhà nước Từ đó tạo nên

Trang 8

niềm tin và sự tin tưởng của nhân dân về một chính quyền công tâm, bình đẳngvà hết lòng vì quyên lợi của người dân Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng,hoàn thiện bộ máy nhà nước có hiệu quả sẽ khó khăn hơn khi còn tồn tại nhiềumâu thuẫn, xung đột về lợi ích chính trị, kinh tế hay văn hóa Vì vậy, sự thậntrọng và chặt chẽ trong quá trình đào tạo, tuyển dụng cán bộ, sắp xếp vị trí phùhợp với năng lực cá nhân và cơ chế đãi ngộ là những thách thức không nhỏ đốivới một quốc gia còn nhiều mối lo ngại về kinh tế, xã hội bên cạnh mục tiêunâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân phải được ưu tiên hàngđầu Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước ở Việt Nam, Đảngvà Nhà nước ta luôn tiếp thu, khai thác và vận dụng sáng tạo nhiều bài học kinh

nghiệm, thực tiễn xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước của cha ông và

nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.

Trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam đã để lại nhiều bộ luật có giátrị đôi với đương đại không chỉ về mặt lý luận mà còn trong thực tiễn xây dựng,

hoàn thiện bộ máy nhà nước và thực thi pháp luật như bộ Hinh thie (thời Ly),

bộ Quốc triều hình luật (thời Trần), bộ Quốc triéu hình luật (còn gọi là bộ luậtHồng Đức - thời Lê sơ) và bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là bộ luật Gia Long

- thời Nguyễn) Những bộ luật tiêu biểu nhất này được xây dựng, ban hành

trong lịch sử của chế độ phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIXkhông chỉ nhằm xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến và thực thi

pháp luật trong việc cai tri, quản lý xã hội mà còn là công cụ, phương tiện chu

yếu dé quản lý, điều hành quốc gia của các triều đại phong kiến Việt Nam vanhững bộ luật này đã ảnh hưởng và có vai trò to lớn đến nhiều lĩnh vực của chếđộ phong kiến và xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ Trong đó, “Hồi ty”được nhắc đến là một trong những biện pháp, chính sách có vai trò quan trọngđối với tổ chức, hoàn thiện và điều hành của bộ máy chính quyền phong kiến.Hỏi ty là chính sách được dé ra và triển khai thực hiện đầu tiên từ thời vua Lê

Trang 9

Thánh Tông Chính sách này được thé hiện trong một số điều luật của bộ /uậtHồng Đức cho đến triều đại nhà Nguyễn trong bộ luật Gia Long; sau đó được

tiếp tục, bổ sung, phát triển hoàn thiện và trở thành chính sách lớn của vua Minh

Mệnh và nhà Nguyễn trong thời gian trị vì của nhà vua (1820-1841) Vì vậy,

tác giả luận văn này đặt nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm trong luận văn của

mình là “Chính sách Hồi ty” của vua Minh Mệnh nhằm làm sáng tỏ những nộidung cơ bản, giá trị chủ yếu trong chính sách Hồi ty của nhà vua này đối với xãhội Việt Nam thời kỳ cuối chế độ phong kiến Từ đó, chỉ ra và phân tích mộtsố bài học kinh nghiệm rút ra từ chính sách này mà chúng ta cần tiếp thu, vậndụng sáng tạo vào công cuộc hoàn thiện, củng cố bộ máy nhà nước cũng như

xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Liên quan đến nội dung đề tài của luận văn, có thê khái quát kết quả nghiêncứu trong một số công trình tiêu biểu theo các chủ đề chính sau đây:

2.1 Những nghiên cứu về “Nội dung chủ yếu trong chính sách Hồi ty của

vua Minh Mệnh”.

Bùi Huy Khiên (2018) trong bài viết: “Những bài học kinh nghiệm từ cảicách hành chính dưới triều vua Minh Mệnh” đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoahọc “Dầu ấn cái cách hành chính thời Nguyễn - Giá trị lịch sử và đương đại ”đã đưa ra những nhận xét về cải cách hành chính dưới triều vua Minh Mệnh vàmột số bài học kinh nghiệm từ chính sách cải cách này, trong đó tác giả có đề

cập tới việc mở rộng diện đối tượng áp dụng Luật Hồi ty.

Nguyễn Văn Kết (2018) trong bài viết: “Luật Hồi ty trong cải cách quanchế - Những dấu ấn của phép “Dụng nhân” qua Châu bản triều Nguyễn - Di sảntư liệu thế giới” đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Dấu ấn cái cách hànhchính thời Nguyễn - Giá trị lịch sử và đương dai” đã tập trung trình bày nguồngốc, xuất xứ của Luật Hồi ty và phân tích một số những quy định tiêu biểu trong

Trang 10

chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh Đồng thời, tác giả bài viết này đã khái

quát một số bài học rút ra từ nội dung chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh

có thé vận dụng vào việc đào tạo, trọng dụng nhân tài trong công tác cán bộ ở

Việt Nam hiện nay.

Đỗ Minh Cương (2018) với bài viết “Hồi ty - Bài học quý trong đổi mớicông tác cán bộ” đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Dấu ấn cải cách hànhchính thời Nguyễn - Giá trị lịch sử và đương đại ” đã trình bày những nội dungcơ bản trong Luật Hồi ty dưới thời vua Lê Thánh Tông, được kế thừa và bổsung thêm một số quy định dưới thời vua Minh Mệnh trị vì Ngoài ra, tác giảbài viết này còn chỉ ra một số mặt tích cực, hạn chế chủ yếu của chính sách này

và một số bài học của Trung Quốc khi vận dụng Hài ty dé quản lý bộ máy nhà

2.2 Tình hình nghiên cứu về “Bài học kinh nghiệm của chính sách Hồi ty

trong việc xây dựng bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay”.

Trong bài viết “Cải cách hành chính dưới triều vua Minh Mệnh và nhữngvan dé đặt ra cho cải cách hành chính ở nước ta hiện nay” đăng trong Kỷ yếuHội thảo khoa học “Dấu ấn cái cách hành chính thời Nguyễn - Giá trị lịch sử

và đương dai” của tác giả Đặng Xuân Hoan (20/8) đã chỉ ra và nhắn mạnh vị

trí, vai trò của việc thực thi luật pháp và tôn trọng luật pháp dưới thời vua Minh

Mệnh Bài viết cũng phân tích khái quát nội dung và nguyên tắc “quyền uy phục tùng” trong xây dựng cơ chế kiểm tra và giám sát lẫn nhau; trong việc quy

-định rõ chức trách và nhiệm vụ cho từng cơ quan nhà nước, từng chức danh

công chức theo nguyên tắc “chức vị và trách nhiệm nghiêm minh ”, chú trọngđào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cốt cán đồng thời mở rộng Luật Hỏi ty dégiảm bớt những hạn chế, tiêu cực trong bộ máy hành chính nhà nước Tuynhiên, trong bài tham luận này, tác giả chưa dành sự tập trung dé nêu ra và phântích những nội dung chủ yếu trong chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh.

Trang 11

Hai tác giả Phan Thanh Hải và Lê Thị An Hòa (2018) trong bài viết “Chínhsách bổ dụng quan lại của Vua Minh Mang thông qua Luật Hồi ty và ý nghĩacủa việc nghiên cứu Luật Hồi ty hiện nay”, đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoahọc “Dấu ấn cái cách hành chính thời Nguyễn - Giá trị lịch sw và đương đại ”đã phân tích khái niệm Luật “Hồi ty” và sự vận dụng dưới thời Lê Sơ (thời vua

Lê Thánh Tông trị vì) và thời Nguyễn (thời vua Minh Mệnh trị vì) Bên cạnh

đó, bài viết này đã khái quát ý nghĩa của việc nghiên cứu và sự cần thiết phảivận dụng Luật “Hồi ty” trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước

ở Việt Nam hiện nay.

Trên đây là một số công trình nghiên cứu (chủ yếu là các bài viết/ bàitham luận nghiên cứu) về Luật Hỏi ty thời nhà Lê sơ và thời nhà Nguyễn trong

đó tập trung nghiên cứu luật/chính sách này dưới thời vua Minh Mệnh trị vì.

Liên quan đến đề tài luận văn, những bài viết này bước đầu đã phân tích kháiquát chính sách Hồi ty là những chuẩn mực, nguyên tắc và biện pháp cần phảituân theo trong xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến Việt Namdưới thời Nguyễn lúc bay giờ Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu còn chỉ ra, phântích khái quát khái niệm, nội dung cơ bản luật/chính sách Hồi ty; khăng địnhHồi ty trong tư tưởng trị nước của vua Minh Mệnh như một chính sách, điều

luật quan trọng của hệ thống chính trị triều Nguyễn Tuy nhiên, các bài nghiên

cứu này chưa tiếp cận và làm rõ chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh từ gócđộ chính trị học Vì vậy, tác giả luận văn này từ góc độ và phương pháp tiếp

cận chính tri học, thực hiện nghiên cứu sâu hơn về nội dung, đối tượng, mục

đích và phương thức thực hiện Hồi ty của nhà vua này và triều đại phong kiến

của ông với phương diện là một chính sách lớn của vua Minh Mệnh được vận

dụng vào thực tiễn xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến Đồng

thời, từ việc trình bày một cách có hệ thống những nội dung chủ yếu trong chính

sách Hôi ty của vua Minh Mệnh, luận văn rút ra một sô bài học kinh nghiệm có

Trang 12

thể và cần phải vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xây dựng, hoàn thiện bộ máy

nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich nghiên cứu

Từ việc phân tích những nội dung chủ yếu trong chính sách Hồi ty của vuaMinh Mệnh, luận văn chỉ ra tầm quan trọng của chính sách Hồi ty trong thờikỳ vua Minh Mệnh trị vì Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm đề vận dụngvào thực tiễn hoàn thiện, củng cố bộ máy nhà nước và xây dựng đội ngũ cán bộ

ở Việt Nam hiện nay.

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của luận văn như sau:

- Phân tích bối cảnh ra đời chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh;

- Phân tích những quy định cụ thé, đối tượng, mục đích và phương thứctriển khai chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh;

- Khái quát một số bài học kinh nghiệm rút ra từ chính sách Hồi ty của vuaMinh Mệnh dé vận dụng trong thực tiễn hoàn thiện, củng cố bộ máy nha nước

và xây dựng đội ngũ cán bộ ở Việt Nam hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nội dung và sự áp dụng chính sách Hồi

ty của vua Minh Mệnh được ghi chép trong bộ Đại Nam thực lục, sách Minh

Mệnh chính yếu và từ việc tham khảo một số công trình nghiên cứu liên quantới chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh.

4.2 Đối tượng nghiên cứu: Chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh.

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở lí luận

Trang 13

Luận văn dựa trên những nguyên ly cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin,của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hô Chí Minh về xã hội, con người;về xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong điêu kiện Đảng Cộng sản câm

quyền ở Việt Nam hiện nay.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp biện chứng duy vật

trong triết học Mác - Lê nin kết hợp với phương pháp nghiên cứu của khoa họcchính trị và một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương phápkhái quát hóa, trừu tượng hóa, phân tích - tong hợp, đối chiếu so sánh, logic -

ở Việt Nam hiện nay.

- Về lí luận: Trình bày có hệ thống những nội dung chủ yếu trong chínhsách Hỏi ty của vua Minh Mệnh Trên cơ sở đó, luận văn khái quát một số bàihọc kinh nghiệm dé vận dụng vào quá trình xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà

nước ở Việt Nam hiện nay.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn được kết cấu thành 2 chương:

Chương 1: BÓI CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CHÍNH SÁCH HỎI TY CUA

VUA MINH MẸNH.

Trang 14

Chương 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CHÍNH SÁCH HỎI TY CỦA VUAMINH MỆNH CHO XÂY DỰNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN

NAY.

Trang 15

Chương 1: BOI CANH RA ĐỜI VÀ NOI DUNG CHÍNH SÁCHHOI TY CUA VUA MINH MENH

Vua Minh Mệnh tên thật là Nguyễn Phúc Đảm sinh ngày 25 tháng 5 năm

1791 (năm Tân Hợi) tại làng Tân Lộc gần Sài Gòn, là hoàng tử thứ tư, con củavua Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng hậu Trần Thị Đang Tháng Chạpnăm Kỷ Mão (1819), vua Gia Long băng hà, tuân theo di chiếu tháng Giêngnăm Canh Thìn (1820) Hoàng Thái tử Đảm lên ngôi kế vị Đây là khoảng thời

gian thực dân Pháp dòm ngó và từng bước xâm nhập Việt Nam với hình thức

đầu tiên là truyền giáo (Đạo Thiên chúa) Vua Gia Long chọn Minh Mệnh nốingôi vua là sự chuẩn bi dé từng bước xa rời người Pháp Bởi ngay trong lỗi tưduy của vua Minh Mệnh, ông thể hiện rõ là người có tư tưởng độc tôn Nhogiáo, Nho học và dé cao Pháp trị; tiếp nối hành trình củng cố nền thống nhấtquốc gia và yên dân từ bao đời vua nước Việt Khi mới lên ngôi, vua MinhMệnh ra chiếu ban bố cho thần dân biết việc chính vị hợp pháp của minh cùng

niên hiệu mới và các chính sách thi ân của tân Hoàng đê.

Vua Minh Mệnh là một vị vua uyên thâm Nho học, tài giỏi, năng động,

quyết đoán trong trị nước Trong thời gian trị vì (1820-1841), ông ban hànhnhiều chính sách thiết thực, đổi mới nhằm bình ổn chính trị và đảm bảo cuộcsống nhân dân trong giai đoạn cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam Quanghiên cứu những ghi chép trong sách Minh Mệnh chính yếu và Dai Nam thựclục, tác giả luận văn đã tìm hiểu loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao được banhành và thực hiện dưới thời vua Minh Mệnh Ngoài ra, nhà vua này và triều đạiphong kiến của ông không chỉ thực hiện chính sách ngoại giao vừa kiên quyếtvừa khéo léo với các nước láng giềng như nước Xiêm (Thái Lan), Vạn Tượng(Lào), Chân Lạp, nhà Thanh (Trung Quốc) mà còn rất quan tâm (thông qua việc

thực hiện các chính sách) đên đời sông của người dân vùng biên cương, đặc

Trang 16

biệt là những tộc người thiêu số Đối với hệ thống chính quyên, vua Minh Mệnhđã triển khai chính sách Hồi ty - một trong những chính sách cơ bản của nhàvua, của nhà nước phong kiến trong việc cai trị, quản lý xã hội và trong việcxây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến Nhắc đến Hồi ty là nhắcđến công lao của vua Minh Mệnh, đặc biệt là đóng góp lớn đối với công táctuyển bổ và luân chuyên quan lại (mà ngày nay gọi là quy trình tuyển dụng,luân chuyền cán bộ, công chức, viên chức và cải cách bộ máy nhà nước).

1.1 Hồi ty và bối cảnh ra đời chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh

Trong nội dung 1.1 này, tác giả luận văn nghiên cứu khái niệm “Hồi ty”và những điều kiện hình thành chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh.

1.1.1 Khái niệm Hồi ty

Sau khi tìm hiểu khái niệm về “Hồi ty”, tác giả đưa ra một số quan điểmgiải thích về thuật ngữ “Hồi ty” như sau:

Theo Từ điển Hán - Việt giản thể của Đào Duy Anh (2006) đưa ra sự giảithích như sau: “Hồi” là “xoay lại, trở về”; “ty” là “tránh đi” (theo Hình 1).

HOI (IXoay lại, trở về -Quanhco-Mỗi TY Bh Mũi — Đất đầu.

lớp trong một bộ tiểu-thuyết — B Vị thử sáu trong 1%

dixeti #1 Di ngược dòng nước dixeti Dòng nước — BE Neh jWÿ — Xch Tich, ich

chảy TỶ.

“ BE Nch [si Cũng viết là 1 › — jf Tránh di.

Hình 1 Nghia của từ “Hồi ty” trong chữ Hán phon thé và giản thé

Theo Tir điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2003) giải thích “Hồi”có nhiều nghĩa nhưng trong đó có nghĩa là “quay trở về, trở lại trạng thái banđầu” [23, tr 473]; “ty” là tránh đi [23, tr 1263].

Trong Từ điển từ ngữ gốc Hán trong Tiếng Việt hiện đại của Nguyễn BáHưng, Nguyễn Hải Long (2013) đã giải thích Hồi ty có nghĩa là “người thânphải tránh xa, không được tiếp xúc các quan lại thi hành việc xét, xử án, cham

thi” [9, tr.301].

10

Trang 17

Còn cuốn Tir điển Bách khoa Việt Nam của Hội đồng quốc gia chỉ daobiên soạn (2002) thì giải thích: Hồi ty là quyền của các bên tham gia tố tụngyêu cầu toà án thay đổi thâm phán, hội đồng nhân dân, kiểm sát viên, thư kí

phiên tòa, người giám định, người phiên dịch khi có lí do chính đáng Lí do

chính đáng ở đây được hiéu là những người bị yêu cầu thay thế do phía bên nàynêu ra khi thấy những người đó là họ hàng thân thích của phía bên kia hoặc cóbằng chứng chứng minh răng họ không vô tư khi tiến hành xét xử và ra quyếtđịnh, bản án Hồi ty là thuật ngữ Hán Việt, hiện nay không phù hợp dé sử dụng

trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam Nhưng nội dung và định

chế về Hồi ty vẫn được áp dụng linh hoạt trong các văn bản pháp luật tố tụng

của Việt Nam [6, tr 362].

Như vậy, Hồi ty được hiểu là đánh đi và được áp dụng với đối tượng làđội ngũ quan lại từ trong Kinh thành, phủ chúa đến ngoài tỉnh, huyện, phủ thờikỳ phong kiến Hỏi ty được luật hóa, cu thé hóa trong các chính sách và địnhchế ở các triều đại phong kiến phương Đông nhằm giảm thiểu những tác độngtiêu cực đến hoạt động công vụ, hoạt động quản lý như bệnh cục bộ địa phương,

gia đình chủ nghĩa, chủ nghĩa thân hữu, tệ kéo bè, kéo cánh; ngăn chặn tình

trạng quan lại sử dụng, lợi dụng quyền lực, chức vụ được nhà vua, nhà nướcgiao cho dé tư lợi về mình, gia đình mình, người thân của mình, Ví như nếuáp dụng luật Hồi ty thì một người được bồ dụng làm quan đứng đầu ở một tinh,huyện nếu có một người bà con, họ hàng thuộc địa phương đó thì người ấy phảibị luân chuyên đi chỗ khác Áp dụng chính sách Hồi ty là bất kỳ người nàođược bổ dụng làm quan hay khi làm quan thì không được tham dự hoặc phải

lánh mặt với những người trong dòng tộc, gia đình của mình, người cùng địa

phương hay người thân thuộc của minh dé tránh tiếng hiềm nghi và thực hiệnnhiệm vụ được giao một cách công tâm, khách quan, chủ động, đúng đắn và có

hiệu quả.

11

Trang 18

1.1.2 Nguồn gốc và quá trình hình thành chính sách Hoi ty

Trải qua thời gian dai bị đô hộ bởi các triều đình phương Bắc, văn hóaTrung Quốc đã dần xâm nhập và ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực củađời sống nhân dân nước Việt Cũng vì vậy mà, mô hình, phương thức tổ chứcbộ máy chính quyền các cấp trong các triều đại phong kiến Việt Nam có nhiềunét tương đồng với mô hình và phương thức tô chức bộ máy nhà nước ở cáctriều đại phong kiến Trung Quốc Chính sách Hồi ty được một số triều đạiphong kiến Việt Nam, nhất là vua Minh Mệnh trong thời gian trị vì của ôngtiếp nhận, bồ sung và áp dụng vào thực tiễn xây dựng, cải tiễn và hoàn thiện bộmáy nhà nước phong kiến lúc bấy giờ Chính sách Hồi ty ở Việt Nam thờiphong kiến đã trải qua quá trình hình thành và được vận dụng trong thực tiễntrị nước nhằm xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến Chính sáchHồi ty ở Việt Nam tiếp nhận từ chính sách Hồi ty của Trung Quốc.

1.1.2.1 Nguôn gốc Trung Quốc

Trung Quốc ngày nay là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới vàvới trình độ khoa học công nghệ hiện đại, phát triển cao đã đạt nhiều bước tiễnquan trọng và gặt hái những thành tựu rực rỡ Song song với sức ảnh hưởng vềkinh tế, Trung Quốc được biết tới là quốc gia có chiều dài lịch sử hàng ngànnăm, là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại Sau nhiều biếnđổi của thời cuộc, văn hóa Trung Hoa vẫn luôn có sức ảnh hưởng rất lớn đốivới đời sống văn hóa - xã hội nhiều quốc gia Châu Á, đặc biệt là khu vực ĐôngA Trong đó, Nho giáo do Không Tử (551- 475TCN) thời Xuân Thu - ChiếnQuốc sáng lập là một học thuyết triết học, chính trị, đạo đức, giáo dục và quảnlý xã hội đã ảnh hưởng và có vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt thời kỳphong kiến của nhiều quốc gia, đã trở thành một hệ tư tưởng quan phương củagiai cap phong kiến và ảnh hưởng của nó vẫn còn tôn tại đến bây giờ Nho giáolà công cụ pháp lý và tư tưởng sắc bén đề bảo vệ, duy trì và phục vụ địa vị, vai

12

Trang 19

trò thống trị và lợi ích giai cấp phong kiến thống trị và cũng là công cụ thốngtrị, quản lý xã hội chủ yếu của nhà nước phong kiến Trung Quốc Nho giáocung cấp cho nhà vua, đội ngũ quan lại và những người có chức có quyền nhữnglý thuyết, bài học kinh nghiệm và công cụ chủ yếu trong việc cai trị, quản lý xãhội Hơn nữa, hệ tư tưởng Nho giáo giúp nhà vua, nhà nước phong kiến duy trìtrật tự, kỷ cương xã hội và tập trung vào tay mình quyền lực cao nhất về kinhtế, chính trị Tuy nhiên, trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, day lên nhữnghiện tượng tranh giành quyền lực giữa các phe phái, hiện tượng kéo bè kéo cánhnhằm gia tăng địa vị, quyền lực trong hàng ngũ quan lại, người dân phải chịucảnh chèn ép, nhiễu loạn Dé đề phòng và ngăn chặn hiện tượng tham nhũng,tham quyền, lợi dụng chức quyền để mưu lợi hoặc cậy thế người thân làm quan

dé đoạt quyền, đoạt lợi, có một chế độ Hồi ty mà nhà nước phong kiến đặtra, trong đó yêu cầu cam bổ nhiệm bat kỳ quan xét xử nào cho địa phương màngười đó xuất thân Chính sách Hỏi ty ở Trung Quốc trải qua nhiều giai đoạnhình thành và phát triển Hồi ty trở thành chính sách, một biện pháp trọng yếu,một định chế cơ bản trong cai trị, quản lý xã hội nói chung và hoạt động bénhiệm, quản lý quan lại nói riêng tại Trung Quốc Chính sách này được hìnhthành và được triên khai thực hiện từ rất sớm trong lịch sử pháp lý của Trung

Ở Trung Quốc, từ khi nhà vua ban hành luật/chính sách Hồi ty, nhằm thựchiện có hiệu quả chính sách này, hạn chế đi đến ngăn chặn có hiệu quả nhữngtiêu cực có thé xảy ra trong hoạt động của bộ máy nhà nước, nhiều học sĩ trẻtuổi sau khi đỗ đạt bị nhà vua, nhà nước tuyển bồ và điều chuyển đến khu vựcxa xôi của đất nước, nơi mà họ không quen thuộc về phong tục tập quán, conngười và thậm chí là ngôn ngữ Dé hoàn thành chức phận ma nhà vua, nha nướcgiao cho, họ phải cố gắng quản lý, điều phối an ninh, thu thuế, và đóng vai trò

là người điêu tra và xét xử trong các phiên tòa hình sự và dân sự; thực hiện một

13

Trang 20

loạt các nhiệm vụ ở địa hạt mà họ nhận chức, cai quản Tuy nhiên, đây không

phải là những nhiệm vụ có thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ từ phía nhànước Vì vậy, triều đình đã tính vào quỹ lương của quan cai quản dé thuê ngườivà lực lượng binh lính giúp việc cho họ Nhưng rất khó để xác định được ngườinào phù hợp va có năng lực dé bổ nhiệm vào việc thực hiện chức trách này.

Hay nhà vua, nhà nước đưa ra quy định răng: Quan phán xử chỉ phục vụ trongquận, huyện của họ một vài năm tại một thời điểm và sau đó phải luân chuyênđi địa phương khác Hoặc nhà vua, nhà nước cũng đưa ra biện pháp nhăm khắc

phục hiện tượng: Quan mới thường có xu hướng giữ lại những người làm việc

cho người tiền nhiệm dé giúp việc cho họ [4I] Bởi vì, những người đã từnggiúp việc cho người tiền nhiệm thường có quan hệ thân quyến với nhiều ngườidân sở tại, nếu có sử dụng loại người này giúp việc cho quan mới không thékhông ảnh hưởng tiêu cực đến công vụ của quan mới.

Ngoài ra, ở Trung Quốc trước đó tồn tại một thực tế là, những người giúpviệc cho quan thường được giới thiệu bởi các gia đình có danh tiếng và quyền

lực trong huyện Đây là những gia đình địa chủ - những người đã tích lũy được

của cải và có uy tín ở địa phương thông qua các hoạt động buôn bán, liên kếtvới các quan chức triều đình Thông thường, người dân ở các vùng nông thôn,thường bị chi phối bởi các gia đình có của cải và danh tiếng Người trong cácgia đình này đã bằng mọi cách ức hiếp nông dân và ép buộc họ phải trả tiềnthuế đất cao, nộp các khoản công nạp khác nhau và các hình thức dịch vụ khôngcông Vì vậy có thé hiểu rằng, khi một quan xét xử đến dé đại diện cho chínhquyên trung ương, người đó cũng phải đối mặt hay phải cạnh tranh với một cơcấu quyên lực địa phương được lập nên không phải phục vụ triều đình, mà déphục vụ giới thượng lưu có quyền lực ở địa phương.

Do đó, có hai loại lỗ hổng cơ bản tôn tại ở cấp chính quyền địa phương,

nơi mà chính sách của triêu đình được thực hiện trực tiêp nhât Đâu tiên, việc

14

Trang 21

dao tạo các quan lại của triều đình không phù hợp với những thách thức thựctế mà họ phải đối mặt Thứ hai, những nhân sự hay còn gọi là “chế độ hạ cấp”

không phù hợp với mục tiêu của nhà nước, thường là một trong những tác nhân

của một cơ cau địa phương thối nát.

Thời kỳ Lưỡng Hán (206TCN - 220) gồm Tây Hán (206-8TCN) va ĐôngHán (25-220), chế độ Hồi ty ở vào giai đoạn đầu hình thành Trong bài viết

“Chinese ScholarOfficials and the Imperial Chinese Bureaucracy” “Học sỹ

-quan chức và bộ máy -quan liêu của thời kỳ phong kiến của Trung Quốc”, tácgiả Robert Eno, Đại học Indiana (2016) chỉ rõ: “Triều đại nhà Hán đưa ra nhữngquy định, nguyên tắc đối với đội ngũ quan lại thông qua một hệ thống tư tưởngNho giáo đảm bảo rằng triều đình được quản lý, giám sát bởi những người đànông biết chữ và có tư tưởng chung, được lựa chon dựa trên tai va đức” [42].Nếu thời kỳ đầu của nhà Tây Hán, việc bổ nhiệm quan lại không có sự hạn chếvề quê quán, thì đến giữa thời kỳ Hán Vũ Dé, dé ngăn ngừa tình trạng quan hệ“day lưng buộc vay”, ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật và nhằm duy trì sựtập trung quyền lực, tăng cường thiết chế quân chủ trung ương tập quyền, hạnchế tình trạng cát cứ địa phương và sự câu kết của các thế gia vọng tộc, HánVũ Dé đã đưa ra những định chế về quê quán trong việc bồ nhiệm quan viên và

quan giám sát tại các châu, quận, huyện không phải người tại địa phương đó.

Thời Đông Hán (25-220), các định chế và hạn chế về quê quán khi tuyển chọncác chức danh Thích sử châu, Quận quốc thủ tướng và quan viên cấp huyệntương đối nghiêm ngặt, thậm chí các châu, quận, huyện tại Kinh kỳ cũng quy

định không dùng người ban địa tham gia vào bộ máy quản lý, xét xử tại qué

Trang 22

Nhà Tùy tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng có những cải cách rất lớn bao gồmviệc thiết lập hệ thong thông tin liên lạc nội bộ và xây dựng các kênh đào vađường xá Đồng thời đặt nền móng cho nhà Đường, đặc biệt là việc thành lậpmột chính quyên trung ương hiệu quả dựa trên các quan chức học giả đượcđược lựa chọn bởi một hệ thống thi cử do vua Đường Thái Tông triển khai [44].

Trong bài viết “Sui Dynasty (581-618): Before the Tang Dynasty” - “Nhà

Tùy (581-618): Thời kỳ trước nhà Đường”, tác gia Robert Eno (2016) đã nghiên

cứu và nhận định rằng: Chế độ Hồi ty bước sang giai đoạn hoàn chỉnh với cácloại hình Hồi ty ở triều đại nhà Tùy Người sáng lập ra nhà Tùy là Tùy Văn Dé(trị vì 589-604) Ông là người đã chiếm lẫy ngai vàng của một trong nhiều tiểuquốc kiểm soát Trung Quốc thời kì đầy biến động Ông là người đặt nền móngcho luật Hồi ty ra đời ở Trung Quốc, liền sau đó, luật này được thực hiện từthời nhà Đường (618-907) đến thời nhà Thanh (1644-1911) Mục đích chính trịchủ yếu của Tùy Văn Dé là xây dựng một chính quyền trung ương mạnh mẽ.Vì vậy, để kiến tạo một chính quyền mạnh mẽ, ông đã bãi bỏ quyền thừa kế

chức vụ, một hủ tục tham nhũng đã lan rộng trong giới quan chức triều đình.Đồng thời, nhằm đảm bảo các quan lại triều đình đủ tiêu chuẩn về mặt đạo đứcvà năng lực quản lý, ông đã thiết lập một hệ thống thi tuyên và cử dụng quanlại dựa trên các nguyên tắc của Nho giáo Hệ thống, chế độ thi cử này đã đượcsử dụng cho đến hết thế kỷ XX Ngoài ra, triều đình phong kiến nhà Tùy cònlập ra chế độ nghị sự chính sự (quy tắc kì họp dựa trên tinh thần dân chủ, bìnhđăng, tự do và pháp trị), chế độ giám sát giúp củng cố cơ chế chính quyền Chếđộ nghị sự và giám sát này đã có ảnh hưởng sâu rộng đến chế độ chính trị nhàĐường và hậu thế [44].

Bên cạnh đó, vi trí độc tôn mà tầng lớp tri thức chiếm giữ trong xã hộiTrung Quốc đã khiến cho các nhà sử học nhìn nhận sự thay đổi xã hội và chínhtrị ở Trung Quốc dựa trên tình trạng ngày càng phát triển của các nhà thông

16

Trang 23

thái Bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ X, vào đầu thời Bắc Tống (960-1127), bộ máychính quyền được lựa chọn và được biên chế hoàn toàn cho các nhà thông thái- quan chức được lựa chọn thông qua một hệ thống thi tuyển dân sự Trong bàiviết “Song Dynasty Government, Bureaucracy, Scholar-Officials And Exams”- “Chính quyền, Bộ máy quan liêu, Học sĩ va Thi cử ở triều đại nhà Tống”, tácgiả Robert Eno (2016), chỉ rõ: Hệ thống tuyển chọn này hoạt động như một cơchế độc lập và khách quan mà qua đó, nhà nước thay thế những công quan, địa

chủ được lựa chọn theo tục cha truyền con nối có thủ ở địa phương và những

thương gia giàu có bằng những người thông thái có đạo đức và năng lực thựctiễn được triều đình cử dụng và trao quyền [43].

Bắt đầu từ cuối thời Bắc Tống, dân số gia tăng nhanh chong Tuy nhiênvới một hạn ngạch có định cho các ứng viên thi tuyên, các học giả ngày càngchuyên sang nghệ thuật và nghiên cứu được coi là con đường để trau dồi cái tôi

đạo đức của họ.

Xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Tống cơ bản được cai trị bởi

một bộ máy quan chức ưu tú được lựa chọn thông qua các kỳ thi và cạnh tranh

nhau về sự hiéu biết các văn bản kinh điển của Nho giáo Nhằm xây dựng, hoàn

thiện bộ máy nhà nước, nâng cao đạo đức, năng lực quản lý của đội ngũ quan

lại, nhà vua dưới thời Tống đã cụ thé hơn chính sách Hồi ty bằng việc đưa racác quy định Như quy định: Quan lại (sau khi đỗ đạt và được tuyển dụng)

không được phép làm quan ở quê hương mình và thời hạn tại vi ở một nơi cũng

không được quá 3-4 năm Hết thời hạn, các ông quan này phải đi nhận chức ởnơi khác, cha mẹ và con cái trên 15 tuổi không được phép đi theo nhăm tránh

ảnh hưởng đến hoạt động quản lý Các quy định trong chính sách này tiếp tụcđược duy trì và phát triển đến thời nhà Đường.

Thông qua việc trình bày khái quát một số điều của chính sách Hồi tytrong các giai đoạn lịch sử của Trung Quốc, có thể nhận thay rằng, Hồi ty xuất

17

Trang 24

hiện ở Trung Quốc từ rất sớm và vẫn có sức ảnh hưởng lớn đến hậu thế Hồi tyở Trung Quốc là tiền đề định hướng các chính sách, bộ luật nhằm xây dựng vàhoàn thiện bộ máy nhà nước ở một số quốc gia Châu Á.

Chăng hạn như, quốc gia láng giềng với Trung Quốc là Hàn Quốc cũngđịnh ra một chế độ được thực thi rộng rãi và có tính chất gan giống như luậtHồi ty (còn được gọi là chế độ Tương ty) Theo công trình nghiên cứu “Chế độtương ty thời vua Sejong (1414-1450) và một vài liên hệ với chế độ hồi ty thờivua Lên Thánh Tông (1460-1497)”, tác giả Shin Seung Bok cho biết: “Chế độTương ty ở Hàn Quốc được hình thành từ thoi Goryeo (gọi là Cao Ly) (918-1392) và phạm vi áp dụng được mở rộng dưới thời vua Sejong (gọi là Thể Tông)- triều đại Joseon (Triều Tiên), sau đó được luật hóa trong Kinh quốc đại điển[45, tr.2] Theo tác giả, chế độ Tương ty lần đầu tiên được ghi chép trong cuỗnCao Ly sử vào năm 1451 Sau khi vương triều Joseon (Triều Tiên) ra đời năm1392, do sự giúp sức của những công thần khai quốc và cựu thần nắm trong taynhiều quyền lực, vì vậy trong bộ máy quan chức triều đình, nhiều người là thântộc và người có quan hệ thầy trò, thân hữu được bồ nhiệm vào các chức vị khác

nhau Sau khi vua TheJong (1401-1418) - còn gọi là Thái Tông lên ngôi cai trị,

ông đã thi hành nhiều chính sách dé tăng cường tinh tập quyền ở trung ương,trong đó chế độ Tương ty được mở rộng hơn Vương triều Joseon (Triều Tiên)đã mượn từ Đại Minh luật (thời nhà Minh, Trung Quốc) những điều khoản phùhợp với tình hình dat nước, đồng thời đã dịch và chú thích Đại minh luật thànhĐại minh luật trực giải Vua Thái Tông là người đã phát trién chế độ Tương tybăng cách mở rộng và đặt ra những quy định chặt chẽ hơn so với chế độ Tương

ty thời Cao Ly Trong quá trình áp dụng Dai minh luật, có điều gì không phùhợp và cần bồ sung thì vua ra chỉ dụ riêng Từ những kết quả đạt được, vua đưara chỉ dụ dần gom lại những nội dung và những quy định đã ban bố và thựchiện dé biên soạn, tổng hợp thành Kinh quốc đại điển Các đời vua về sau ban

18

Trang 25

hành nhiều bộ luật mới nhưng bộ luật cơ bản nhất thời Joseon vẫn là Đại minhluật và Kinh quốc đại điển [45, tr.5-6] Nhu vậy, trong thời kỳ phong kiến HànQuốc, các vị vua đã học hỏi một số điều luật, quy định từ chính sách Hồi ty và

vận dụng những bai học kinh nghiệm trong việc thực thi chính sách này ở Trung

Quốc dé áp dụng vào xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước đương thời.

Theo bài viết “Luật Hồi ty: 5 điều có thé bạn chưa biết”, tác giả Dạ Lãm(2017) có nhắc đến Hồi ty xuất hiện ở Ấn Độ thời kỳ phong kiến Do ảnh hưởngbởi văn hóa Trung Hoa, các quy định của Hồi ty còn xuất hiện ở nên chính trịcủa An Độ, Pakistan và Afghanistan (khoảng thé ky XVI), khi dé chế Mughal(Mongol) do Akbar đại dé thống trị với hệ thống tương tự “Hồi ty” Dé ngănchặn việc quan tế tướng lộng quyền, vua Akbar đã gia giảm rất nhiều quyềnhan của chức vụ này Ông còn đặt thêm bốn chức quan khác phía dưới dé hạnchế quyên lực của tế tướng Ngoài ra, để hạn chế sự cát cứ quyền lực của quan

lại, quý tộc địa phương, nhà vua đưa ra quy định là sau khi một nhà quý tộc qua

đời, nhà vua sẽ tịch thu toàn bộ gia sản của ông ta dé chia cho những người conmà nhà quý tộc mong muốn [28].

Như vậy, thông qua những nội dung trên thấy rằng chính sách Hồi ty xuấthiện sớm ở Trung Quốc từ những năm đầu công nguyên Chính sách Hồi ty trởthành một trong những công cụ đắc lực giúp hoàng dé ngăn chặn, loại trừ nhữnghành vi kết bè, kéo cánh, cát cứ quyền lực của đội ngũ quan lại Hồi ty xuấthiện ở các quốc gia Châu Á và trở thành một trong những bộ luật quan trọng

của nhà vua trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước hoạtđộng hiệu quả.

1.1.2.2 Nguôn gốc hình thành chính sách Hoi ty ở Việt Nam

Sau khi nghiên cứu từ các nguồn tư liệu về một số nền văn hóa, văn minh

đặc sac trên thê giới, trong đó trọng tâm là các nên văn hóa Chau A, tác giả

19

Trang 26

thấy rằng, ở Việt Nam thời kỳ phong kiến phải thực hiện chính sách Hồi ty, bởi

những nguyên do sau đây:

Một là, tác động của hệ tư tưởng Nho giáo đối với đời sống xã hội ViệtNam Du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo đến nay đã có lịchsử khoảng 2000 năm ton tại ở Việt Nam Nho giáo được truyền bá vào ViệtNam từ đầu Công nguyên, tuy ban đầu vấp phải sự phản kháng của người Việtnhưng về sau, Nho giáo (từ thế kỷ XI trở di) dần được các triều đại phong kiếnViệt Nam chủ động tiếp nhận, sử dụng làm công cụ tri nước, quản lý xã hội,kiến tạo và điều hành hoạt động của bộ máy nhà nước trong suốt nhiều thế kỷ

cho đến khi kết thúc chế độ phong kiến Cho đến ngày nay, Nho giáo tác độngchủ yếu trong lĩnh vực đạo đức, giáo dục và các hoạt động văn hóa tinh thần.Trong công trình nghiên cứu “Anh hưởng cua Nho giáo đến giá tri văn hóatruyền thong của Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc và ĐặngThị Hường (2019) chỉ rõ sự chi phối của Nho giáo đến hầu hết các khía cạnhcủa đời sống xã hội Việt Nam như: “Đối với cấp độ gia đình, Nho giáo kết hợpvới văn hóa Hán làm thành chế độ gia đình phụ hệ đi đôi với nam quyền cựcđoan, tồn tại song hành với truyền thống trọng nam đi đôi với trọng nữ trongvăn hóa dân gian Trong gia đình, gia tộc, quốc gia, Nho giáo trực tiếp hìnhthành chế độ tông pháp (còn gọi là nguyên tắc quan hệ huyết thống), trao quyềnthừa kế, thừa tự cho con trai trưởng chính dòng, song hành với tập quán traoquyên kế thừa tự cho con trai út của dân gian Đối với cấp độ quốc gia, Nhogiáo là cơ sở làm hình thành tổ chức nhà nước Đại Việt, bao gồm hệ thống hànhchính, tổ chức quân sự, quan chế, lương béng được mô phỏng từ triều đìnhTrung Quốc và tôn tại song hành với tổ chức cộng đồng cấp làng quê ra đờithời Văn Lang - Âu Lạc” [35].

Hai là, sự tác động từ văn hóa làng xã lâu đời Lang xã Việt Nam đã xuấthiện từ cuối thời nguyên thủy, đầu thời dựng nước, có thể coi là kết quả đặc

20

Trang 27

trưng của một nền nông nghiệp lúa nước Thời Bắc thuộc, người dân trong cáclàng xã Việt Nam là lực lượng chính chống lại sự đô hộ của chính quyền phươngBắc và xây dựng, giữ gìn văn hóa trước mưu đồ thôn tính, đồng hóa thâm độccủa Trung Quốc Vì vậy văn hóa làng xã ở Việt Nam đóng vai trò quan trọngđối với hệ thống chính trị phong kiến và đến thời điểm hiện tại, văn hóa làng

xã vẫn hiện hữu dù mức độ ảnh hưởng đã không còn mạnh mẽ như trong thời

kỳ phong kiến.

Văn hóa làng xã được hình thành trong nền văn minh lúa nước lâu đời(xuất hiện từ 10 000 năm ở Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc), góp phầncó kết mọi người thành cộng đồng cư dân và gắn liền với các hoạt động, tậpquán của người Việt Trong tác phẩm Việt Nam văn hóa sử cương, tác giả ĐàoDuy Anh (1992) khăng định rằng, nghề nông là bản nghiệp của nhân dân mànhà nước cũng nhờ đó mà trù quốc dụng, cho nên đời nào nhà nước cũng thihành chính sách trọng nông [2, tr.55] Bởi cuộc sống gắn liền với các hoạt độngnông nghiệp, phải tôn trọng các yếu tô tự nhiên như nước, đất, không khí nênbản tính của người Việt cần cù, nhẹ nhàng, trọng tình nghĩa, triết lý duy tình.

Trong công trình nghiên cứu “Tir ứưởng lang xã ở Việt Nam” của tac giả Lê

Thị Lan (2015) có viết: “Những chuân mực giá trị quy định hành vi, lối sống

của người dân được hình thành, thừa nhận và tuân thủ trong làng xã từ đời này

qua đời khác đã đóng khung cho lối suy nghĩ, tư duy của dân làng Và từ đờinày, sang đời khác, các giá trị văn hóa, được lặp lại trong môi trường hầu nhưkhông biến đổi đã trở thành nguồn cội văn hóa của làng xã, mà không phải ngàymột ngày hai có thé thay đổi” [33] Như vậy có thể khang định rằng, văn hóalàng xã là một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời sống tinh than,

hành vi của người dân Việt.

Trong kết cấu làng xã Việt, hệ thong phân quyền ở làng xã và tư tưởng cốkết lâu đời trở thành 2 thành tố giúp làng xã trở thành một xã hội thu nhỏ Thời

21

Trang 28

phong kiến trong các xã thôn ở Việt Nam, người đứng đầu làng xã có nhiệm vụtrông coi, quản lý mọi mặt của làng xã ay là một viên quan lai do triều định đặtra, cắt cử gọi là xã quan Từ thời Hậu Lê trở đi, nhà vua sai ban chiếu, lệnh chocác châu, huyện chọn các nho sinh và sinh đồ đặt các chức xã trưởng, xã sử và

giao cho họ cai quản mọi công việc của làng xã và xét hỏi kiện cáo Như vậy

từ thời Hậu Lê, chức xã trưởng (xã quan) do quan đứng đầu địa phương chọncử, triều đình không can thiệp trực tiếp đến việc xã thôn như trước đó nữa Vàcũng vì vậy mà, uy quyền của nhà vua, triều đình đối với làng xã và người dântrong làng xã ngày càng giảm, người dân của làng xã tự bầu, cử lấy xã trưởngcủa mình và chỉ trình quan cấp trên phê chuẩn Điều này là minh chứng rõ nétcho câu xưa “phép vua thua lệ làng”, thể hiện quyền lực của văn hóa làng xãđối với hệ thống chính quyền cấp địa phương ở Việt Nam thời phong kiến.

Bên cạnh đó, nền tảng và cũng là cơ sở xã hội của làng xã là gia đình vàdòng tộc Vì vậy mà mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng dòng họ hếtsức chặt chẽ và tồn tại cho đến bây giờ Trong mạng lưới nhiều tầng bậc và chặtchẽ của làng xã Việt Nam, từng hộ gia đình nhỏ tìm đến/thấy trong tổ chứcdong họ của mình không chỉ là sự trợ giúp vat chất mà chủ yếu là chỗ dựa tinhthần và đôi khi còn là chỗ dựa “chính trị” với quan niệm rằng: “một người làmquan cả họ được nhờ” Ngày nay, hiện tượng “phục hồi” dong họ ở Việt Namtrên một khía cạnh nhất định chính là nhân tố, là yêu cầu góp phan đảm bao sựan toàn, ôn định cho dòng họ và cho xã hội Nhưng hiện tượng này cũng gópphần gây ra những tiêu cực trong xã hội, ở một số nơi, một số người Trước hếtđó là những hiện tượng như bè phái, cục bộ, mâu thuẫn, đấu đá giữa các dòngho dẫn đến sự mat đoàn kết, giảm đi tính cộng đồng dân chủ của làng xã Tronggiáo trình “Một số vấn dé làng xã cổ truyền Việt Nam” của Nguyễn Công Chat(2002) có đề cập đến “hiện tượng dòng họ gây thanh thế trong các tô chức chính

quyên và đoàn thê đê tạo ra cái gọi là “của họ” là hiện tượng rât đáng quan tâm,

22

Trang 29

cần cảnh giác và ngăn chặn thứ “chủ nghĩa tông tộc, họ hàng này” Hiện tượngnày được gọi là “tư tưởng tộc quyền” [10] Day là khái niệm được dùng dé chỉtập hợp những quan niệm về quyền lực dòng họ của cư dân sống trong các đơnvị cộng cư truyền thống của người Việt.

Trong bài viết “7 tưởng tộc quyển trong xã hội Việt Nam truyền thống

và những hệ lụy của nó” của tác giả Nguyễn Thị Việt Hương (2010) đã phan

tích: “Tư tưởng tộc quyên thể hiện ở quan niệm đề cao vai trò và sức mạnh củadòng họ trong việc tập hợp và quản lý các thành viên cùng huyết thống Tưtưởng tộc quyền được thê hiện rõ hơn ở phương diện tác động của quyền lực

dòng họ đến các quan hệ ngoài phạm vi họ tộc” [36] Điều này dẫn đến quanniệm về sự cần thiết phải khuếch trương phạm vi chi phối của quyền lực dònghọ mà phương thức thích hợp nhất là thông qua từng dòng họ, chi họ Mỗi dònghọ, chi họ phải tìm mọi cách đưa những đại diện của dòng họ mình nắm giữquyền lực trong bộ máy nhà nước hay thâu tóm quyên lực ở làng xã Biéu hiệntrước hết là nhận thức về sự cần thiết phải tạo điều kiện hoặc nâng đỡ cho ngườitrong dòng họ mình tham gia vào bộ máy nhà nước hay cơ cấu chính quyền địaphương Cụ thê là phải làm sao để có người trong họ của mình đi làm quan.Nhiều dòng họ có quy định chế độ khuyến khích và nghĩa vụ của dòng họ là

giúp người trong dòng họ đi học, đi thi, thi đỗ mà được ra làm quan và quy định

trách nhiệm của người đã thành đạt và tham gia quan trường đối với các thế hệthành viên trong họ Trên thực tế, những quy định này được tuân thủ nghiêmtúc từ đời này sang đời khác Nhờ đó, xuất hiện nhiều dòng họ khoa bảng nổitiếng tại Việt Nam như dòng họ Vũ ở làng Mộ Trạch - Hải Dương, dòng họNguyễn ở làng Kim Đôi - Bắc Ninh ) Tuy nhiên, tư tưởng tộc quyền phổ biếnnhất là quan niệm về sự cần thiết phải tập trung sức mạnh dòng họ vào việctranh giành quyền lực trong làng xã, mở rộng hơn là trong bộ máy nhà nước.

23

Trang 30

Việc tranh giành quyền lực này xuất phát từ hai mục đích như sau: Thứnhất, các dòng họ đều sử dụng tối đa những “lợi thế” hay thế mạnh dé khangđịnh uy thé chính trị - xã hội của mình Thứ hai, mục đích lớn nhất dé các dònghọ tranh giành quyền lực (cũng là biểu hiện rõ nhất của tư tưởng tộc quyền)chính là phải đoạt, nam được chức vụ cao trong bộ máy chính quyền cấp xã (bộmáy chức dich), cụ thé là “ở việc giành giữ các chức danh chủ chốt ở cấp xã”[36] Điều này cũng dẫn đến những hiện tượng tiêu cực như chia bè phái, cátcứ, tham nhũng trong bộ phận quan lại làm nhiệm vụ công cho chính quyền.Hay như có tinh trạng quan lại sử dụng quyền lực dé bóc lột, chèn ép người dâncủa những dòng họ khác và bằng mọi âm mưu, biện pháp nhằm gia tăng địa vị,

ảnh hưởng của cá nhân và dòng họ của mình tại địa phương Nhận thức rõ đượcthực trạng này và những hậu quả mà nó gây ra, nhà vua và nhà nước phong

kiến đã đặt nhiều định lệ, quy định, luật dé chế tài, ngăn cắm và trừng trị cácquan lại lạm quyên, độc đoán trong đó Hồi ty nổi lên là chính sách ngăn chặnhết sức có hiệu quả.

Có thê đưa ra kết luận rằng, chính sách Hồi ty có nguồn gốc từ thời nhàTùy - Trung Quốc (giai đoạn hoàn thiện nhất) và trở thành một trong nhữngchính sách, định chế quan trọng trong đường lối trị nước, quản lý xã hội Hồity được áp dụng vào hoạt động của cả hệ thong chính tri nói chung va nhất làgóp phan vào việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước nói riêng Vì thécác quốc gia ở Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á có sự tiếp thu và vận dụngchính sách Hồi ty từ Trung Quốc vào quá trình quản lý xã hội và điều hành hoạtđộng của bộ máy nhà nước Ở Việt Nam, nhà vua và nhiều triều đại phong kiếnkhông chỉ tiếp thu mà còn bổ sung và áp dụng linh hoạt, chính sách Hồi ty củaTrung Quốc phù hợp với đặc điểm, bối cảnh xã hội và từ những yêu cầu, nhiệm

vụ thực tiễn đặt ra cho chế độ và xã hội phong kiến trong mỗi thời kỳ, giai đoạn

24

Trang 31

phát triển và nhất là trong thực tiễn xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước đàotạo, tuyên chon và sử dụng đội ngũ quan lại.

1.L3 Chính sách Hồi tụ của vua Lê Thánh Tông với việc hình thành chínhsách Hồi ty của vua Minh Mệnh

Ở Trung Quốc, Hồi ty là một chính sách/luật/chế độ ra đời cách đây hơn2000 năm Nhưng ở Việt Nam, Hồi ty xuất hiện khá muộn chỉ ngay sau khi vuaLê Thánh Tông (1442-1497) lên ngôi tri vì đất nước Sau này, vua Minh Mệnhtiếp thu những giá trị của Hồi ty nhà Lê Sơ dé xây dựng thành một hệ thống

chính sách có sức ảnh hưởng và vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng,

hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam trong22 năm vua Minh Mệnh trị vì (1820-1841) và trước khi kết thúc triều Nguyễn(1945) Chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh không chỉ là sự tiếp nhận chínhsách/luật Hồi ty của Trung Quốc mà còn kế thừa, cụ thể hóa và được bổ sungthêm từ các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây Hỏi ty ở Việt Nam xuấthiện lần đầu trong Quốc triéu hình luật (hay còn gọi là Luật Hồng Đức) đượcvua Lê Thánh Tông ban hành vào năm 1473 Nhiều công trình nghiên cứu đãkhẳng định đây là bộ luật tiến bộ, hoàn chỉnh nhất trong nền pháp luật ViệtNam thời phong kiến Quốc triéu hình luật gồm 13 chương với 722 điều, trong

đó nội dung của chính sách/luật Hài ty thể hiện ở một số điều luật như sau:

Điều 98 (Chương Vi chế - Định rõ và trừng trị những hành vi trái phápluật), khi đưa ra quy chế thi cử đối với quan chủ khảo đã quy định:

Các quan chủ ty cham thi cùng với người dự thi có thân thuộc, cần phảiHồi ty (chỉ việc từ chức quan được nhận dé tránh sự hiềm nghi) ma không từchối thì phạt 50 roi biếm một tư; nếu là các quan di phong (người có nhiệm vụphong/dán/niêm phong kín quyền thi trong các cuộc thi Đình để dâng vua) vàquan dang lục (người có trách nhiệm sao chép nguyên văn bài thi của thí sinhkhi đi thi Hương, thi Hội hay thi Dinh dé tránh việc khảo quan phát hiện chỉ ra

25

Trang 32

chữ viết của thí sinh) thì đều phải phạt 80 trượng Thi Hương thì được giảmmột bậc Các khảo quan khác (biết có sự không hồi ty) mà tiếp tục cham quyềnthi cùng là quan di phong, dang lục đều bị giảm một bậc Nếu không nên Hồity mà Hồi ty thì cũng xử tội như thế [8, tr 98] Rõ ràng, với việc đưa ra điều98, bộ Luật Hong Đức đã chuyên tải chính sách Hồi ty vào trong lĩnh vực khoacử nhằm ngăn cam, trừng trị nghiêm khắc hiện tượng tiêu cực như lạm quyên,lợi dụng quyền lực cùng những hệ qua của nó có thé xảy ra, ảnh hưởng xấu, táchại đến chất lượng đội ngũ quan lại trong bộ máy nhà nước Chính sách Hồi tynày được cụ thể bằng luật nên có tính cưỡng bức, bắt buộc nhằm tạo ra và tuyển

dụng những người có đức và thực tài vào trong bộ máy nhà nước.

Nhằm ngăn chặn có hiệu quả những tiêu cực, hạn chế trong việc thi hànhcông vụ, quản lý xã hội và nâng cao hiệu quả, chất lượng công vụ của đội ngũquan lại địa phương, điều 316 (Chương Hộ hôn - Hôn nhân gia đình) của bộluật này đã đưa ra quy định ngăn cắm quan lại ở tran ngoài không được lay congái ở tran hạt mình cai quản và trừng trị quan lại vi phạm quy định này Cụ thé:“Các quan ty ở tran ngoài mà lay dan bà con gái ở trong hạt mình, thì xử phạt70 trượng, biếm ba tư và bãi chức” [8, tr.149].

Ngoài ra, nhằm ngăn chặn tình trạng bè phái, liên kết với nhau nhăm mưulợi riêng cho mình, cho người thân của mình và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệuquả của hoạt động công vụ và uy tín của nhà vua, nhà nước, điều 334 (ChươngHộ hôn - Hôn nhân gia đình) trong bộ Luật Hong Đức đã đưa ra quy định ngăncấm quan lại ở biên tran không được kết làm thông gia với tủ trưởng ở vùnghay địa hạt do mình quản lý và trừng tri quan lại nếu họ mắc tội danh này Cụthé: “Các quan ty mà cùng với những người tù trưởng ở nơi biên tran kết làmthông gia thì phải tội đồ hay lưu và phải ly dị; nếu lấy trước rồi thì xử đoán

khác” [8, tr.154].

26

Trang 33

Nhà vua, nhà nước phong kiến thời Lê Sơ đã nhận thức rõ những hậu quảtiêu cực, thiếu khách quan, bất công bằng trong việc thực thi pháp luật, quy

định thưởng phạt giữa quan lại trông coi pháp luật với những người thân của

họ Do vậy, dé ngăn chan có hiệu qua thực trang và những hau qua của thựctrạng nay gây ra, điều 689 (Chương Đoán ngục - Xử án) của bộ Luật Hong Đứcđã đưa ra quy định ngăn cắm và trừng trị quan lại vì tình riêng mà xét xử khôngcông bằng, thiếu khách quan Cụ thể: “Những người đi kiện hay bị kiện xintránh ngục quan, thì giao cho các quan Viện Thâm hình hội đồng xét hỏi; nêuxét lý sự đáng cho tránh ngục quan ấy, mới được phép giao cho sang ty khácxét xử Nếu bản ty vì tình ý riêng mà cé giữ việc dé xét, thì xử phạt hay biếm;ngục lại cũng bị tội như thế” [8, tr.220].

Có thể thấy, chính sách/luật Hồi ty thời vua Lê Thánh Tông trị vì được ápdung dé ngăn cấm và trừng trị những hiện tượng nhức nhối trong xã hội nhưthi cử, xử án, hôn nhân của tầng lớp quan lại và hoạt động công vụ của tầng lớpnày cùng những hậu quả tiêu cực từ những hiện tượng, thực trạng nhức nhốinày Đối với quy trình khảo thí và khảo khóa đội ngũ quan lại được nhà vua hếtsức quan tâm và yêu cầu quan lại phải thực hiện một cách công minh, chínhđại, nghiêm túc, công bang, xác đáng cho người thi tuyển Bên cạnh đó, dé ngăn

chặn tình trạng “một người làm quan cả họ được nhờ”, vua Lê Thánh Tông đã

ban hành Hồi ty đối với hôn nhân của quan lại Hồi ty được sử dụng trong việcxét xử để công việc này được thực thi một cách kịp thời, có hiệu quả và phânminh nhằm đảm bảo cho người dân được phân xử đúng người, đúng tội Theođó, bất kỳ đối tượng nào dù là quan lại hay người dân cũng không được dùngquan hệ thân thuộc, họ hàng dé che dấu tội trạng Điểm qua một sé quy dinhHồi ty của vua Lê Thánh Tông, cho thấy rang, phạm vi áp dụng chính sách Hồity còn hạn chế, chưa mở rộng ở nhiều đối tượng và trong nhiều lĩnh vực hoạt

động của bộ máy nhà nước Tuy nhiên, với việc vua Lê Thánh Tông ban hành

27

Trang 34

và thực thi chính sách Hồi ty trong việc trị nước, quản lý xã hội và xây dựng,hoàn thiện bộ máy nhà nước là căn cứ, là những bài học kinh nghiệm và là tiềnđề đề vua Minh Mệnh xây dựng Hồi ty trở thành chính sách lớn trong suốt thời

gian trị vì của ông và các nhà vua triều Nguyễn sau đó.

Vua Minh Mệnh lên ngôi khi đất nước đang là mục tiêu xâm lược của thựcdân Pháp và sự can thiệp của các thế lực ngoại bang Vì vậy, yêu cầu đặt ra mộtcách cần thiết là phải lập tức dam bao và duy trì một nền chính trị ôn định ngaysau khi vua Gia Long băng hà Dé thực hiện được mục tiêu chính trị trọng yếu

này, vua Minh Mệnh sớm thực hiện cải cách bộ máy hành chính, trong đó nhanh

chóng ban hành và triển khai thực hiện chính sách Hồi ty Vua Minh Mệnh đãnhận thấy rõ rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng

này là ở nhiều nơi, đội ngũ quan lại có không ít người cậy thế, cậy quyền băngnhiều cách làm cho vợ con hay người nhà, bạn bè của học được ưu tiên Banđầu là chuyện trò thân mật, hứa hẹn giúp nhau này nọ, cùng nhau kết bè kết lũ,hiến kế bày mưu, làm chuyện bất lương, tai họa bat trắc có thể xảy ra gây ranhiều hậu quả và ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của nhân dân với triềuđình Vì vậy, những điều luật trong chính sách Hồi ty được áp dụng thời vua

Lê Thánh Tông, vua Minh Mệnh đã ban hành mang tính luật hóa vào năm 1822

và liên tục bố sung thêm trong các năm sau đó với phạm vi, đối tượng mở rộnghơn vận dụng vào thực tiễn mạnh mẽ hơn.

1.2 Những nội dung chủ yếu trong chính sách Hồi ty của vua Minh MệnhTrước khi phân tích một số nội dung chủ yếu trong chính sách Hồi ty củavua Minh Mệnh, tác giả trình bày khái quát về tổ chức bộ máy nhà nước phong

kiến triều Nguyễn trong thời gian vua Minh Mệnh trị vì Theo ghi chép trong Minh

Mệnh chính yếu và Đại Nam thực lục, sau khi lên ngôi, vua Minh Mệnh đã cải tôvà đổi mới các cơ quan trong bộ máy chính quyền một cách mạnh mẽ Cụ thé, vuachuyền Văn thư phòng thành Nội các và thành lập Cơ mát viện (co quan chuyên

28

Trang 35

tư van cho nhà vua về van đề chính trị, ngoại giao và các những van đề mang tínhcơ mật của quốc gia) Đây là cơ quan được thiết lập đầu tiên thời vua Minh Mệnhtrị vi Ñgoài ra, vua Minh Mệnh đã trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện Luc bộ và Luctự, trong đó Luc bộ (gồm các cơ quan hành pháp cao nhất của triều đình là: Binh,Công, Hình, Hộ, Lại, Lễ) và Luc tw (gồm tô chức giúp nhà vua các van đề về văn

hóa, giáo dục, thi cử, luật pháp) và tế tự là: Đại lý tự, Quang lộc tự, Thương bảo

tự, Hồng lô tự Bên cạnh đó, nhà vua cho lập các cơ quan phối hợp thực hiện nhiệmvụ của nhà nước, của quốc gia như Đồ sat viện có chức năng giám sát tối cao củatriều đình; Hàn lâm viện chuyên trách việc chế cáo, từ hàn dé tuyên dương, lo

chương sớ, chiếu cáo, dựng bia, soạn kinh điển, thư từ bang giao, biên tập sách

vở; Nội vụ phú chuyên trách việc coi giữ kho tàng, của công và các hạng vàng ngọcchâu báu, tơ lụa trong cung, lo việc thu phát cất trữ các vật công tiễn; Thái y viện

chuyên trách chăm sóc sức khoẻ cho vua và người trong hoàng tộc, chăm lo việc

thuốc thang, chữa bệnh và ngành y dược trong cả nước; Quốc sử quán chuyênnghiên cứu, lưu trữ sử liệu, biên soạn các bộ sử chính thống của triều đình; Khâm

thiên giám chuyên lo việc liệu đoán khí hậu, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, tính

toán lịch pháp, thời tiết để định mùa vụ cho dân, giữ đồng hồ báo canh ở điện Cần

Chánh, giữ sách thiên văn, tính nhật thực nguyệt thực, chọn ngày gio tốt, đào tạo

các nhân viên làm lịch và trắc nghiệm thiên văn của cả nước, Tap hiển viện chuyêntrách nghiên cứu, giảng dạy kinh dién, triết học cho nhà vua, các Hoàng tử, Hoàng

thân và quan lại cấp cao trong triều đình Những các cơ quan trên đây đảm nhận,thực hiện những công việc mà nhà vua và triều đình giao cho, được sắp xếp rất chỉtiết và thực sự là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà vua trong việc trị nước, quản lý

xã hội Nhận thức rõ vi trí, vai trò đặc biệt quan trọng của các cơ quan và thanh

viên tham gia các cơ quan này trong việc thực hiện có hiệu quả các công việc củatriều đình mà trong quá trình cải tổ bộ máy, vua Minh Mệnh tiếp tục sử dụng và

mở rộng các quy định của Hồi ty để ngăn chặn, hạn chế những hành vi tiêu cực

cũng những hậu quả có thé xảy ra do những hành vi ấy gây ra của quan lại Ngay

29

Trang 36

năm đầu lên ngôi (1820) vua Minh Mệnh đã nhắn mạnh rằng: “gắng sức mưu đồcho nước thịnh trị, rất muốn trong triều có nhiều kẻ sĩ đức hạnh tốt, mà không bỏsót người hiền tài nào ở thôn dã, dé tô điểm sự nghiệp nhà vua dùng tiếng âm nhạcmà hóa dân tri nước” [21, tr.139].

Trong công trình nghiên cứu “Tổ chức chính quyền địa phương thời MinhMệnh”, tác giả Nguyễn Thu Hoài (2012) có viết: “Từ năm 1831-1832, nhà vuathực hiện một công cuộc cải cách hành chính lớn đổi các dinh, trấn thành tỉnh.Năm 1834, vua Minh Mệnh cho xoá bỏ các Trực lệ và Tổng tran (từ thời các chúaNguyễn đến thời vua Gia Long) đồi chia 3 miền thành các Kỳ là Bắc kỳ, Trung kỳ

và Nam kỳ Trong đó, Bắc kỳ gồm có 13 tỉnh là Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hoá,

Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn Tây, Quảng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng

Yên, Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình Trung kỳ gồm 1 phủ Thừa Thiên đặt làm

Kinh đô và 11 tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quang Bình, Quảng Tri,Quang Nam, Quang Ngãi, Bình Dinh, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận Nam kỳ

gồm có 6 tỉnh còn gọi là “Nam ky lục tỉnh” là Phiên An (năm 1836 đổi thành Gia

Định, sau người Pháp gọi là Sai Gòn), Biên Hoa, An Giang, Vĩnh Long, Dinh

Tường và Hà Tiên” [37] Sau khi phân định lại tinh, dé tiện cho việc quản lý vuaMinh Mệnh cho gộp 2 hoặc 3 tỉnh làm một hạt và thiết đặt các chức quan coi g1ữ.1.2.1 Đối tượng của chính sách Hồi ty

Kế thừa những thành tựu trong công cuộc trỊ nước, bình thiên hạ của cácđời vua chúa trước đó, chủ yếu là vua Lê Thánh Tông và vua Gia Long, vua Minh

Mệnh rat chú trọng vào việc trung hưng nghiệp dé, quốc gia thịnh bình Trước

tiên, ông đặt việc đào tạo nhân tài và tuyển chọn những người có tài và đạo đứcdé bố dụng vào bộ may nhà nước các cấp, giúp việc cho triều đình có hiệu qua làmột trong những nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên Điều này được khắc họa qua câunói của nhà vua năm Minh Mệnh thứ hai (1821) rằng: “Muốn an dân, thì điều cốt

yếu là phải biết dùng người” [21] Trái lại mong muốn đó, một số quan lại saukhi được trọng dụng lại sử dụng quyền lực để kéo bè, kéo phái, tham ô và làm

30

Trang 37

ảnh hưởng đến hiệu quả của trị nước, làm suy giảm sức mạnh và quyền lực tậptrung của bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế Trong tư tưởng của vua Minh

Mệnh, những vi quan lại này là giặc nội xâm, là sâu mot của dân, mà trộm cướp

nổi lên cũng từ đó Chính sách Hồi ty được vua Minh Mệnh ban hành dựa trênnhững mối lo lắng, quan tâm của nhà vua đối với đội ngũ dưới quyền bởi:

“những người quản lý có thể vượt quá quyền hạn được trao, và những vị quanphán án có thé không xét xử theo luật lệ và công bằng” [21] Do vậy theo vuaMinh Mệnh, nếu tình trạng này không được ngăn chặn, khắc phục thì hậu quả

của nó gây ra hết sức trầm trọng, khôn lường, đe dọa nghiêm trọng đến sự tồnvong của chế độ chính trị của một quốc gia Vì vậy, đối tượng chế tài trongchính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh bao gồm: con cái thế gia, quan lại ở cácbộ, trong Kinh và các tỉnh, huyện; quan lại ở các nha thuộc phủ, huyện Hồi tycủa vua Minh Mệnh được áp dụng ở nhiều phương diện của bộ máy nhà nước:từ cải cách bộ máy hành chính đến tuyển bổ quan lại, công vụ hành chính, hoạtđộng xét xử, thậm chí là cả việc thảo luận trong triều về một van dé cụ thé nào

đó của một địa phương, của một lĩnh vực.

Đặc biệt, các quy định trong chính sách Hồi ty được đề cập chi tiết và

được áp dụng mạnh mẽ hơn đối với các cơ quan nhà nước và đội ngũ quan lạitại địa phương Bởi theo vua Minh Mệnh và trong hoạt động thực tiễn, càng ở

cấp địa phương thấp hơn (gần dân hơn), nguy cơ xảy ra nạn bè phái, nhữngngười trong dòng tộc, những kẻ thân thích liên kết với quan lại địa phương cànglớn Do vậy đòi hỏi những quy định trong chính sách Hồi ty phải càng chặt chẽ,cụ thể, chỉ tiết, phạm vi áp dụng chính sách này tới nhiều đối tượng trong xãhội càng tốt Tuy vậy, trong chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh, đối vớiThái y viện là viện chuyên giữ thuốc men, chữa bệnh cần phải chủ yếu dựa vàolệ “cha truyền con nối” thì không phải phải áp dụng chính sách này.

31

Trang 38

1.2.2 Mục đích thực hiện chính sách Hồi ty

Chung mục đích thực hiện luật Hồi ty ở Trung Quốc và chính sách Hồi tycủa vua Lê Thánh Tông, chính sách Hồi ty của vua Minh Mệnh được đặt ra nhưmột công cụ pháp lý mạnh mẽ nhằm giữ vững 6n định thể chế chính trị và nềnchính tri cua quốc gia, xây dựng và phát triển chế độ phong kiến, đảm bảo nhândân có cuộc sống an yên, hạnh phúc Đề thực hiện những mục đích này, nhàvua đặt ra mục tiêu hoàn thành việc cải cách hành chính và củng cô và cụ théhơn định chế tuyên b6 quan lại có tài và đức vào bộ máy chính quyên tại địaphương với những quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt Băng việc ban hành và thựcthi chính sách Hồi ty, sẽ giúp ngăn chặn có hiệu quả việc hình thành các nhóm“quyền lực địa phương” gồm những người có quan hệ gắn bó (họ hàng, thânthích) với quan lại trong bộ máy chính quyền địa phương, hạn chế tối đa đếnloại bỏ những hành vi lợi dụng, lạm dung quyền lực vì những mục đích cục bộ,cá nhân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả việc thực thi quyền lực của nhàvua, nhà nước tại địa phương, và đến lợi ích của nhà vua, nhà nước Việc thựchiện chính sách Hồi ty là sự lên án mạnh mẽ, là chống lại va trừng tri nhữngbiéu hiện, hành vi tham những, cát cứ quyền lực trong xã hội đương thời Đồngthời, giúp quan lại đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ và khuyến khích nâng

cao trình độ tri thức và đạo đức của họ Từ đó, góp phần xây dựng và hoàn thiệnbộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả tiễn đến hoàn thành mục đích 6n định xãhội, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

1.2.3 Phương thức thực hiện chính sách Hoi ty

Tiếp thu những bài học kinh nghiệm của các bậc tiên vương, nhất là vua

Lê Thánh Tông trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, học hỏi

các phương thức dé triển khai có hiệu quả chính sách Hồi ty trong xã hội phongkiến bấy giờ, vua Minh Mệnh đã sử dụng các phương thức, định chế dé thựchiện hiệu quả chính sách Hồi ty Khi đã xác định rõ một trong những mục đích

32

Trang 39

cốt lõi của chính sách Hồi ty là phòng ngừa hành vi tiêu cực trong bộ máy quanliêu các cấp từ trung ương đến địa phương, vua Minh Mệnh đã thực hiện chínhsách Hồi ty bang cách kết hợp, lồng ghép trong các quy định của cuộc cải cáchbộ máy hành chính cùng với những chính sách tuyên bé và luân chuyên cán bộtừ trong Kinh đến ngoài tỉnh, huyện, phủ Nhà vua xây dựng một cơ chế giámsát hết sức chặt chẽ để đảm bảo việc duy trì chính sách Hồi ty trong quá trìnhquan lại được bồ nhiệm và thực hiện các hoạt động công vụ.

Đề thực hiện chính sách Hồi ty hiệu quả, vua Minh Mệnh áp dụng cơ chế

giám sát thông qua 2 phương thức chính:

Một là thông qua những lời dụ, răn dạy của nhà vua và hệ thống phápluật Nhà vua trao cho quan lại quyền “hặc tấu” (quyền được tâu lên nhà vuadé tra hỏi tội lỗi của quan lại) dé giúp nhà vua kiểm soát các hoạt động công vụcủa quan lại từ trong Kinh đến địa phương Vì thế, với phương thức này quanlại không lo sợ sự áp chế, áp lực từ quyền lực của các nhóm lợi ích trong triều

đình mà báo cáo thường xuyên những hoạt động của quan lại ở địa phương cho

nhà vua bằng cơ chế giám sát lẫn nhau Quan lại chầu bái tuân theo nghỉ lễ đạitriều, thường triều, đình nghị: mỗi tháng đại triều 2 ngày mông 1 và ngày Ram;thường triều 4 ngày, mồng 5, 10, 20, 25; tâu việc 9 ngày, mồng 3, 13, 23, mồng7, 17, 27, mồng 9, 19, 29; đình nghị 4 ngày, mồng 2, 8, 16, 24 Ngày đại triềuvà thường triều mà có chỉ miễn triều thì cũng chiếu lệ thường dé tau việc Cácngày khác thì một viên Thiêm sự hoặc Lang trung thường trực ở triều phòng,đường quan tập trung ở công sự để làm việc Nếu có việc khẩn trọng thì phảitâu ngay, không kể lệ này [17, tr 234] Với lịch chầu bái dày đặc như trên chothấy, sự cần thiết việc quan lại các ban ngành thường xuyên báo cáo những vanđề diễn ra trong quá trình thực hiện các hoạt động công vụ tại địa phương củađội ngũ quan lại, những người có chức có quyên Và theo đó, bất cứ đối tượngnào trong triều đình phát giác được những hành vi vi phạm quy định của chính

33

Trang 40

sách Hồi ty cần lập tức tâu lên nhà vua Đây là phương thức giám sát quan lạicác cấp được đánh giá cao trong quá trình thực hiện chính sách Hồi ty có hiệuquả dưới thời vua Minh Mệnh trị vì và trong thời gian tồn tại của triều Nguyễn.

Hai là vận dụng, sử dụng chức năng và nhiệm vụ của cơ quan giám sát

chung là Đô sát viện Đây là cơ quan có thâm quyền phát hiện và trừng phạt

những hành vi sai trái cua quan lại trong quá trình thực thi công vụ Đô sát viện

làm nhiệm vụ “phê bình, chỉ trích cử chỉ hành vi của các quan văn võ, đình thầnvề đời công và đời tư” [17, tr 991] Trong đó, “Đô sát viện có 2 tả, hữu Đô ngựsử coi việc tu chỉnh thường quy của quan lại để làm cho phong cách của gián

đài được nghiêm trang; tả, hữu Phó đô ngự sử làm phó phụ tham gia giúp việc

trong viện Lục sự theo Viện trưởng giữ mọi sớ, tấu, án từ Dưới quyền Lục sựcó Bát, Cửu phẩm và VỊ nhập lưu thư lại Luc khoa Cấp su trung g1ữ viéc soixét su gian tham, thối nát, sự hạch chậm trễ, sai trái và thống thuộc vào Đô sátviện” [18, tr.1070] Vì vậy, vua Minh Mệnh đã sử dụng triệt dé quyền lực củaĐô sát viện trong quá trình thực hiện chính sách Hồi ty dé ran đe các đối tượng

thực hiện hoạt động công vụ.

Ngoài ra, triều đình kết hợp phương thức giám sát với phép khảo khóa,khảo xét dé sàng lọc và cập nhật thực trạng quan lại nói chung từ trung ươngđến địa phương Căn cứ vào quá trình sở khảo, quan lại sẽ được chia làm cácbậc khác nhau Thực hiện việc đánh giá này, nhà vua sẽ kiểm soát và phân địnhđược người nào liêm chính, cần man, giữ phép và không có tình trạng thamlam, bỉ 6i; người nào siêng năng, không có bè đảng, ăn của đút lót; người nàokhông gây điều hại, gian lận Và bằng việc áp dụng một loạt những tiêu chí,

những quy định của kỳ khảo khóa và khảo xét, vua Minh Mệnh sẽ đánh giá tai

và đức của quan lại đồng thời phát hiện những đối tượng đang lợi dụng quyềnlực cá nhân và những ưu thé khác dé trục lợi, làm trái với những quy định của

34

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN