1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Châu Á học: Kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tham chiếu cho Hà Nội

162 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Chương 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VA CÔNG UOC (14)
  • khoảng 7 vạn di sản văn hóa phi vật thé đã được lập danh mục, đưa 416 di sản được vào Danh mục Quốc gia về di sản văn hóa phi vật thé, 14 di sản được (36)
  • Chương 3: THAM CHIẾU CÔNG TÁC BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA (76)
  • PHI VẬT THẺ THÀNH PHÓ HÀ NỘI (76)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt (106)
    • CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG Stt Quốc gia Stt Quốc gia (119)
      • 5. Sự tiếp cận của các cộng đồng, nhóm người và cá nhân đến các công cụ, (120)
    • CÁC TRUNG TÂM DẠNG 2 VE DI SAN VĂN HÓA PHI VAT THẺ TẠI (126)
    • TẠI KHU VỰC CHAU A - THÁI BÌNH DUONG Stt | Năm Tên di sản Quốc gia (133)
    • DỰ ÁN NHAN HO TRỢ QUOC TE VE DI SAN VĂN HOA PHI VAT THE (146)
    • PHI VAT THE VA KY THUAT BAO TON CUA NHAT BAN (152)
    • THANH PHO HA NOI (157)

Nội dung

Trước những tác động mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, sự lệch lạc trong nhận thức giữa quan điểm bảo tồn di sản văn hóa vật thé và bảo vệ di sản văn

TONG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VA CÔNG UOC

BAO VỆ DI SÁN VĂN HÓA PHI VAT THE 1.1 Téng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan các công trình bảo vệ di sản văn hóa phi vật thé ở Châu A -

Công ước Bảo vệ DSVHPVT là kết quả của một quá trình lâu dài của UNESCO, được thiết kế để đáp ứng yêu cầu bảo vệ văn hóa truyền khẩu và phi vật thể, được lồng vào một mạng lưới phức tạp của các khái niệm với các di sản chính tri va lịch sử Với sự thúc đây của UNESCO và các quốc gia thành viên, khái nệm di sản văn hóa phi vật thể nhanh chóng ảnh hưởng đến lĩnh vực chính sách văn hóa và các học viện quốc tế Phần tổng quan này dé cập đến các nghiên cứu điền hình từ

Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Malaysia, được thực hiện bởi các học giả từ Châu

A, châu Au và châu Mỹ dé làm sáng tỏ nhiều van đề khác nhau giữa lý thuyết và thực hành xoay quanh định nghĩa, ghi danh và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thé trong bối cảnh Châu Á - Thái Bình Dương.

1.1.1 Nghiên cứu về Mô hình Châu Á về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Chương trình di sản văn hóa phi vật thé của UNESCO được xem là bắt nguồn từ một bức thư được viết vào năm 1973 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Tôn giáo Cộng hòa Bolivia gửi cho Tổng Giám đốc của UNESCO Vì vậy, Valdimar Hafstein gọi giai đoạn đầu của chương trình di sản văn hóa phi vật thé là thuộc về

“mô hình lưu trữ lấy cảm hứng từ châu Âu”, nhắn mạnh kiến thức chuyên môn và tính trọng yếu thông qua tài liệu, mô tả giai đoạn thứ hai là một “mô hình Đông Á” nhắn mạnh vào việc tiếp tục truyền tải kiến thức từ thế hệ này sang thé hệ khác [76, tr.25-57; 77] “Mô hình Đông A” này bị ảnh hưởng nặng nề bởi Nhật Bản và Han Quốc [77] Từ quan điểm của Hafstein, Leah Lowthorp lập luận về việc mở rộng đặc điểm khu vực ra ngoài Đông Á và gợi ý khả năng có một mô hình di sản “toàn Châu A” rộng lớn hơn, nhân mạnh vào việc truyền tải văn hóa biéu đạt giữa các thé hệ và sự thừa nhận rõ ràng về bản chất năng động của di sản văn hóa phi vật thể.

Phản ánh sự tập trung của Đông Á vào di sản văn hóa phi vật thể, Nhật Bản, Trung Quốc là những quốc gia đi đầu về di sản văn hóa phi vật thé và có tam anh hưởng đáng ké đến lĩnh vực di san thế giới Akagawa nhận định, Nhật Bản từ lâu đã có một hệ thống quốc gia mạnh mẽ về bảo vệ di sản vật thể và phi vật thể Sự tham

10 gia tích cực của Nhật Bản trong việc bảo vệ di sản ở khu vực và toàn cầu có liên quan đến “chính sách ngoại giao văn hóa” sau Thế chiến thứ hai [66, tr.1-8] You nhận định, Trung Quốc đã xây dựng một khuôn khổ pháp lý dé dé cử và bảo vệ DSVHPVT Dự án này đã sớm lan rộng với tư cách một chiến dịch chính trị trên toàn Trung Quốc [102, tr.253-268].

Các quốc gia Châu Á ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc bảo vệ văn hóa và di sản Suy đoán về tư tưởng và thực hành di sản “ Châu Á” đã gây tranh cãi rất nhiều Lowthorp lập luận rằng mô hình di sản “toàn Châu Á” được phân biệt bởi sự nhấn mạnh vào việc truyền tải văn hóa biểu đạt giữa các thế hệ và bởi một quan niệm năng động về di sản Chúng tôi đồng ý với phát hiện của Lowthorp và cho rằng “Mô hình Châu Á” về di sản văn hóa phi vật thê mở ra cơ hội đề điều tra tính liên tục và đổi mới trong việc truyền tải và tái tạo văn hóa, các hình thức kết hợp linh hoạt và năng động của các biểu hiện văn hóa sáng tạo, thừa nhận sự phức tạp của chính trị, tôn giáo và lịch sử mà các nhà văn hóa phải thương lượng và thỏa hiệp dé truyền thống đó tiếp tục gây được tiếng vang với các cộng đồng địa phương, những người bảo trợ chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế.

1.1.2 Nghiên cứu về sửa đổi chính sách và ghi nhận di sản văn hóa phi vật thé Sau khi Công ước 2003 ban hành, các quốc gia Châu Á kết hợp nỗ lực toàn cầu với nỗ lực quốc gia đã có từ trước dé bảo tồn văn hóa truyền thống Các cơ quan nha nước đã đưa những hiểu biết về truyền thống và di sản bằng tiếng mẹ đẻ và dân tộc của họ vào diễn ngôn di sản quốc tế Nicolas Adell, Regina Bendix,

Chiara Bortolotto, va Markus Tauschek luu y rang viéc tao ra di san trong thé ky XIX “gắn liền sâu sắc với việc xây dựng quốc gia” [65, tr.7] Samuel Lee cho rang, sự tác động của Công ước đến các nước thanh viên được thé hiện bằng việc thực hiện luật mới hoặc sửa đổi luật và quy định liên quan đến di sản văn hóa hiện có và các tô chức có liên quan dé phù hợp với mô hình mới và các yêu cầu mới của Công ước; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và giá trị văn hóa truyền thống [63, tr.356-365] Dawnhee Yim nhắn mạnh Công ước 2003 đã thay đổi hệ thống từ việc bảo quản sang việc bảo vệ Vì vậy, việc tái sáng tạo di sản được các nhà quản lý và những người tham gia vào hệ thống bảo vệ /bảo quản ở Hàn Quốc được xem xét chấp thuận Tuy nhiên, việc xác định mức độ thay đổi được phép và ai là người nên tạo ra sự thay đôi đang là thách thức đặt ra [63, tr.158-159].

Nhiều quốc gia đã nỗ lực tập trung vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thé được thực hiện ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu Những danh sách này cũng được xây dựng theo thứ bậc, với danh sách của UNESCO ở trên cùng và danh sách địa phương ở cuối Michael Dylan Foster cho rằng, sự chỉ định của UNESCO có thê được coi là “một lợi ích tài chính” hoặc “một điểm của niềm tự hào và bản sắc,” hoặc “một gánh nặng” hoặc “một vật trang sức” hoặc việc chỉ định có thể không quan trọng chút nào, tùy thuộc vào cách nó được định vị và diễn giải ở những nơi khác nhau [71, tr.143-156] Sự ghi danh của UNESCO đối với các DSVHPVT có thê truyền cảm hứng cho các biểu tượng, nâng cao tầm quan trọng và nâng lên tầm thé giới Karen Fjelstad cho rằng, việc UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thé dẫn tới những hình thức quan hệ xã hội, mạng lưới toàn cầu mới [63, tr.189-198].

Tuy nhiên, quá trình ghi danh này cũng mang đến cho các di sản này biểu tượng văn hóa quốc tế, khiến chúng có thé bị coi là mục tiêu của những kẻ phá hoại [77, tr.84].

Vốn xã hội, các mỗi quan hệ và mạng lưới quan hệ giữa các quan chức, học giả và cộng đồng địa phương đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đây truyền thống địa phương [69, tr.145-168] Việc chỉ định di sản văn hóa phi vật thé ở cấp quốc gia và toàn cầu chủ yếu dựa vào mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, chuyên gia di sản và quan chức Hideyo Konagaya cho rằng khái niệm và cách phân loại vẫn được giữ nguyên ở Nhật Bản ngay cả sau khi khái niệm di sản văn hóa phi vật thê ra đời.

Tuy nhiên, việc thông qua danh mục di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã mang lại cho nó một quan điểm toàn cầu cho phép những người biéu diễn và những người ủng hộ biết tới những di sản văn hóa khác ở ngoài biên giới quốc gia.

Konagaya lập luận thêm rằng việc tạo ra danh mục mới này cho phép các học giả Nhật Bản hiểu khái niệm DSVHPVT được tạo ra như thế nào nhờ sự hội tụ của nền kinh tế và chính trị toàn cầu Nó cũng cho thấy cách mà diễn ngôn di sản văn hóa phi vật thể kết hợp với các thực hành văn hóa ở địa phương và quốc gia.

DSVHPVT đại diện cho những điều tinh túy nhất của loài người bởi lẽ nó là những gi bam sinh và là tinh thần không thé nào bao chứa trong những dạng vật chất Sự hiện diện của nó là một phần quan trọng ton tại trong trí óc của con người [63, tr.27-32] Ở Trung Quốc, DSVHPVT đã trở thành một yếu tố trung tâm của diễn ngôn quốc gia DSVHPVT cho thấy sự khác biệt là của cải quốc gia, không phải là nguyên nhân xung đột, và nguôn của cải này được công nhận, chia sẻ trong

vạn di sản văn hóa phi vật thé đã được lập danh mục, đưa 416 di sản được vào Danh mục Quốc gia về di sản văn hóa phi vật thé, 14 di sản được

UNESCO ghi danh; phong tặng 1.253 cá nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thé (trong đó: 66 Nghệ nhân nhân dân và 1.187 Nghệ nhân ưu tú) và 137 nghệ nhân thuộc lĩnh vực thủ công mỹ nghệ truyền thống (trong đó: 17 Nghệ nhân nhân dân,

120 Nghệ nhân ưu tú); đảm bảo việc giới thiệu, quảng bá và phát huy di sản văn hóa phi vật thể; hoàn chỉnh ngân hàng dữ liệu; thực hiện chương trình hành động liên quan tới 14 di sản văn hóa phi vật thể theo tinh than Công ước 2003;

Với những nỗ lực trong các hoạt động thực thi Công ước 2003 và pháp luật

Việt Nam về di sản văn hóa trong những năm qua đã đem lại những chuyền biến mạnh mẽ trong nhận thức và trách nhiệm bảo vệ di san văn hóa phi vật thể trong hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội; vai trò của cộng đồng được quan tâm hơn; hệ thống văn bản về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày một hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động bảo vệ loại hình di sản văn hóa đặc thù này.

UNESCO nhận xét: Việt Nam là một trong số các quốc gia có chính sách mạnh mẽ và hoạt động tích cực, hiệu quả trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Sự ra đời của Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thé là kết quả của quá trình nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ văn hóa truyền khẩu và phi vật thể Việc hoàn thiện từng bước hệ thống pháp lý là tiền đề quan trọng, tạo động lực thu hút nguồn lực xã hội tham gia bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Các quy định tại Công ước là cơ sở để các quốc gia thành viên trên cơ sở nguồn lực của mình xây dựng hệ thống pháp lý quốc gia.

Với những nỗ lực không ngừng trong việc thực thi Công ước 2003, khái niệm di sản văn hóa phi vật thể đã nhanh chóng ảnh hưởng đến lĩnh vực chính sách văn hóa nói chung và vấn đề bảo vệ di sản văn hóa phi vật thê nói riêng tại các quốc gia trên thế giới Các hoạt động nghiên cứu cũng vì thế trở nên sôi nổi hơn Băng cách kết hợp cả phương pháp phân tích tổng hợp với phương pháp tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên dé làm sáng tỏ nhiều van đề khác nhau giữa lý thuyết và thực hành xoay quanh khái niệm và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thê.

Sự ra đời của Công ước 2003 đã tác động tích cực đến hệ thống pháp lý về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thê của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng Theo

32 quy định của Công ước 2003, dé bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có các nội dung gồm: Kiểm kê, tư liệu hóa, chuyên giao/truyền dạy, giáo dục và nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ, sự tham gia của cộng đồng, xem xét và ghi danh di sản văn hóa phi vật thể và hợp tác quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Chúng tôi sẽ dùng 7 điểm này để xem cách UNESCO và hai quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản thực thi, từ đó rút ra bài học cho công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thé tại Hà Nội.

Chương 2: KINH NGHIỆM BẢO VỆ DI SÁN VĂN HÓA PHI VẬT THẺ TẠI

KHU VUC CHAU A - THÁI BÌNH DUONG 2.1 Các biện pháp bảo vệ được UNESCO thực thi tại khu vực Châu Á —

Châu Á - Thái Bình Dương là châu lục có diện tích lớn nhất (44,4 triệu km?) gồm có 7 tiểu khu vực: Bac A, Trung A, Đông A, Đông Nam A, Nam A, Tây A và Thái Bình Dương Đây cũng là châu lục có lịch sử phát triển và cấu tạo địa chất phức tạp nhất, khí hậu phong phú, hệ thực vật đa dạng và là châu lục có dân số đông nhất (4.4 tỉ người) với đầy đủ các thành phần chủng tộc, tôn giáo Được ví là kho báu di sản văn hóa phi vật thé hay phiên bản thu nhỏ của da dạng văn hóa thé giới, Châu A - Thái Binh Dương ẩn chứa một kho tàng di sản văn hóa phi vật thé đồ sộ cả về số lượng và loại hình Vì vậy, để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể khu vực này, UNESCO đã tăng cường hướng dẫn, triên khai nhiều hoạt động bảo vệ ở cấp độ quốc gia và khu vực Cụ thể:

2.1.1 Xây dựng khung pháp lý quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thé Việc xây dựng khung pháp lý về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thé được UNESCO thực hiện từ sớm nhưng chỉ đến khi Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thé được thông qua vào năm 2003 và có hiệu lực vào năm 2005 mới là bước ngoặt vĩ đại, đánh dau những bước tiến trong tư duy, nhận thức, phương pháp tiếp cận và nhận diện cũng như định hướng mục tiêu chung của nhân loại trong hoạt động bảo vệ văn hóa phi vật thể Đây là công cụ pháp lý đa phương có tính ràng buộc đầu tiên trong hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, góp phần làm phong phú và bố sung các thỏa thuận, khuyến nghị và nghị quyết quốc tế hiện có liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể và thiên nhiên.

Tháng 6/2008, UNESCO ban hành Chỉ thị hoạt động hướng dẫn các thủ tục cần thiết để ghi danh di sản văn hóa phi vật thể vào danh sách của Công ước; cung cấp hỗ trợ tài chính quốc tế; công nhận các tô chức phi chính phủ hoạt động với tư cách là cố vấn cho Ủy ban hoặc sự tham gia của các cộng đồng trong việc thực hiện Công ước Chỉ thị hoạt động không ngừng được chỉnh sửa, bổ sung vào các năm 2010, 2012, 2014, 2016, 2018, 2020 và sẽ tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi nhăm đáp ứng với tình hình thực tiễn về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trong bối cảnh toàn câu hóa và hiện đại hóa với tôc độ nhanh chóng trên thê giới hiện nay Điêu này đã

34 giúp ích thiết thực cho các Quốc gia thành viên nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ cũng như tăng cường sự quan tâm, đầu tư cho các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thé.

Nam 2015, Ủy ban liên chính phủ thông qua 72 nguyên tắc dao đức dé bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trong phiên hop thứ 10 tai Windhoek, Namibia nhằm bảo vệ quyền con người và quyền của người bản địa (xem PL 03) Đây là cơ sở cho các quốc gia thành viên, các tổ chức, cá nhân ảnh có hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp căn cứ vào hiện trạng và nguồn lực của địa phương xây dựng các quy tắc đạo đức cụ thé và công cụ phù hợp, đảm bảo sức sống của di sản văn hóa phi vật thé; đồng thời ghi nhận sự đóng góp của nó đối với hòa bình và phát triển bền vững.

2.1.2 Xây dựng, thiết lập hệ thong hành chính về di sản văn hóa phi vật thé Dé hỗ trợ các quốc gia thành viên đạt được mục tiêu phát triển bền vững, ngoài trụ sở chính đặt tại Paris (Pháp), UNESCO còn đặt văn phòng đại diện ở nhiều nơi trên thế giới Các văn phòng đại diện dựa trên chức năng và phạm vi địa lý để phân loại thành bốn loại: văn phòng cụm, văn phòng quốc gia, văn phòng khu vực và văn phòng liên lạc Hiện nay, trong số 53 văn phòng đại diện mà UNESCO có 15 văn phòng đặt tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Nhằm tăng cường các dịch vụ tư van cho Ủy ban, UNESCO công nhận các tô chức phi chính phủ (NGO) tư vấn cho Ủy ban theo quy định tại Điều 9.1 của Công ước 2003 và Điều 91 của Chỉ thị hoạt động [89, tr.22-24] Các tổ chức phi chính phủ sau khi công nhận được đánh giá bốn năm một dé quyết định duy trì hoặc cham dứt quan hệ với các tô chức này (đoạn 92-95 Chỉ thị hoạt động) Tính đến tháng 5/2022, UNESCO đã công nhận 184 NGO, trong đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có 25 tô chức, chiếm 13,6%.

PHI VẬT THẺ THÀNH PHÓ HÀ NỘI

3.1 Tiềm năng và điều kiện bảo vệ di sản văn hóa phi vật thé Hà Nội Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”, nơi lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa vật thé, đi sản văn hóa phi vật thé và di sản tư liệu quý giá Đặc biệt, sau khi Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội khóa XII ban hành về mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô, Hà Nội trở thành Thành phố lớn nhất về diện tích (3328,9 kmˆ), lớn thứ hai về dân số

(7.500.000 người - năm 2015) của Việt Nam Sự hòa nhập của văn hóa Thăng Long

- Hà Nội với các vùng văn hóa khác như văn hóa xứ Đoài, văn hóa Sơn Nam

Thượng khiến Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa.

Vị trí và vai trò của Thủ đô được quy định rõ ràng tại Điều 2, Luật Thủ đô số

25/2012/QH13: “Thu đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội; Thu đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.” Vì vậy, “việc bảo tôn và phát triển văn hóa Thủ đô phải bảo đảm tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thé của Thi đô và của dân tộc, xây dựng văn hóa người Hà

Nội thanh lich, văn mỡnh”[37, tr ẽ].

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương, nhiều đề án, dự án về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thé chiếm một vị trí quan trọng trong các chương trình trọng điểm về phát triển văn hóa - xã hội Thủ đô của Thành ủy Hà Nội được triển khai thực hiện Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa Thủ đô được đây mạnh, hình thức thực hiện phong phú, đa dạng đã thu hút được công chúng đến với di sản; nhiều loại hình văn hóa phi vật thê được nghiên cứu, phục dựng và quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; một số di sản được đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục Trung học cơ sở; nhiều di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào các danh sách Đại diện nhân loại, Cần bảo vệ khẩn cấp, DI sản văn hóa phi vật thé quéc gia Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên hoàn thành công tác Tổng kiểm kê, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với 1793 di sản đã được kiểm kê Số lượng khách đến tham gia và

72 hưởng thụ văn hóa - nghệ thuật truyền thống tại Hà Nội ngày càng đông Trong mắt bạn bè quốc tế, Hà Nội trở thành một “Thành phó có khả năng hòa nhập giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thong với hiện đại Phong phú về van hóa, độc đáo, đây màu sắc, năng động và nhộn nhịp - Một Thành phó mà bạn không khỏi nhớ nhung khi di bat cứ nơi đâu” như lời nhận xét của TS Katherine Muller Maarin - Nguyên Trưởng Văn phòng đại diện UNESCO Thế giới tại Việt Nam Đây là tiền đề cho việc thúc đây các hoạt động bảo vệ DSVHPVT Thủ đô lên một tầm cao hơn.

Tuy nhiên, trước những biến động về mặt xã hội, quá trình toàn cầu hóa và lực lượng chuyên môn trong lĩnh vực di sản văn hóa quá ít trong khi số lượng di sản quá lớn trở thành mối de doa lớn đối với nhiều yếu tố di sản văn hóa phi vật thé. Đầu tiên, số lượng di sản văn hóa phi vật thé của Hà Nội quá lớn trong khi nguồn lực của Thành phố tại cùng một thời điểm không thể đáp ứng được khiến nhiều di sản văn hóa phi vat thé có nguy cơ mai một, thậm chí biến mất.

Thứ hai, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và bối cảnh toàn cầu hóa khiến không gian văn hóa bị thu hẹp và biến đổi nghiêm trong dẫn đến sự biến đối, thậm chí biến mắt do không còn được thực hành và trao truyền của DSVHPVT.

Thứ ba, việc phân cấp quản lý di sản văn hóa phi vật thé chưa có quy định rõ ràng Nhận thức và trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của cấp ủy, chính quyền và các ngành thiếu tính chủ động, chưa đồng đều và chưa thật sâu sắc.

Nguồn nhân lực quản lý di sản chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; năng lực hạn chế, chưa có điều kiện đào tạo và tập huấn thường xuyên dẫn đến tác động làm sai lệch giá trị di sản.

Thứ tư, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh tại cả nội và ngoại thành làm thay đổi đời sống vật chất và tinh than của người dân Một số lượng lớn người dân, đặc biệt là giới trẻ không còn hứng thú với các loại hình văn hóa truyền thống hoặc do những vấn đề liên quan đến cuộc sống khiến họ không có thời gian để duy trì và thực hành di sản khiến số lượng người thực hành ngày càng ít, việc trao truyền di sản ngày càng khó.

Những van dé nan giải đó hiện vẫn còn nhiều ân số chưa có lời giải đáp Dé giải quyết vấn đề này, Thành phố xác định rõ nhiệm vụ bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Thăng Long - Hà Nội không chỉ là nhiệm vụ chiến lược của các đơn vị quản

73 lý văn hóa mà còn là trách nhiệm của các cấp, các ngành và mỗi người dân Thủ đô, đặc biệt là của các chủ thé văn hóa của di sản.

3.2 Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội Di sản văn hóa phi vật thé là sản phâm sáng tạo của con người, ton tại, phát triển và mai một gắn liền với đời sống của con người nên ranh giới giữa các hình thức biểu hiện luôn linh động và có sự giao thoa lẫn nhau Một di sản văn hóa phi vật thể có thể mang trong mình nhiều hình thức biểu hiện.

Tập quán xã hội và tín ngưỡng Ngữ văn dân gian

Nghệ thuật trình Nghề thủ công điền dân gian truyền thống

Tri thức dân gian Lễ hội truyền thống

Hình 3.2: Mối tương quan giữa các loại hình di sản văn hóa phi vật thể Do ranh giới giữa các loại hình mang tính tương đối nên việc sắp xếp di sản văn hóa phi vật thể sẽ căn cứ vào cách nhận dạng, xác định, đặt tên theo cách hiểu của từng cộng đồng và theo đặc tính của loại hình nào mạnh hơn Việc phân định này không làm thay đổi đặc tính hay bản chất của di sản Trên thực tế, các cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, bảo vệ mà có cách nhận diện, phân loại phù hợp để việc nghiên cứu, bảo vệ đạt được hiệu quả tốt nhất Căn cứ hướng dẫn về cách phân loại tại Công ước 2003 và Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL, năm 2013, Thành phố Hà Nội tiến hành thực hiện Đề án Tổng kiểm kê và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể theo 06 loại hình, gồm: Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tập quán xã hội, Lễ hội truyền thống, Nghé thủ công truyền thống va Tri thức dân gian Day là cách phân loại có

74 tính pháp lý và được áp dụng trong mọi hoạt động quản lý, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, nhất là trong hoạt động kiểm kê và ghi danh vào Danh mục Quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể Riêng loại hình Tiếng nói chữ viết, do các yếu tố chuyên ngành đặc trưng, đặc biệt về ngôn ngữ học nên mặc dù ở Hà Nội có 03 dân tộc có tiếng nói riêng (Việt, Dao, Mường) nhưng chưa đề xuất kiểm kê đợt này mà sẽ nghiên cứu và kiểm kê ở các chương trình sau.

3.2.1 Loại hình Ngữ van dân gian

Ngữ văn dân gian là các biểu đạt được chuyền tải bằng lời nói nhằm truyền tải kiến thức, giá tri văn hóa xã hội và ký ức cua cộng đồng cho thế hệ kế cận, như: ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vé, câu đó, truyện cô tích, truyền thuyết, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru, kế chuyện, bài cúng, v.v Các di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình Ngữ văn dân gian do được lưu truyền từ người này qua người khác nên đa dạng về hình thức biểu hiện nhưng mỏng manh, phụ thuộc và có thê biến đồi từ thé loại này sang thé loại khác, từ bối cảnh này sang bối cảnh khác

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:56