1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Nghiên cứu phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) đối với việc đầu tư, sửa chữa nâng cấp hồ chứa thủy lợi ở Hà Nội: áp dụng cho hồ chứa nước Đông Sương (Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 4,67 MB

Nội dung

Tuy điều kiện cụ thể của từng địa phương để thành lập mô hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi cho phủ hợp theo các quy định của pháp luật, dim bảo tỉnh gọn, hiệu quả .d..M

Trang 1

LỜI CÁM ƠN

Trong qua trình làm luận văn tốt nghiệp tôi được:

Các Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển thuỷ lợi trên địa

bàn thành phố Hà Nội, UBND huyện Chương Mỹ , UBND các xã Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đông Lạc đã cho phép tiếp cận,

tim hiểu và nghiên cứu các số liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh, số liệu

về sản lượng giá cả nông sản trên địa bàn.

Chỉ cục Thuỷ lợi Ha Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ và chất lượng yêu cau.

Bên cạnh đó có sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, của thay cô

và các bạn học viên thuộc chuyên ngành Kinh tế - Tài nguyên thiên nhiên

và Môi trường - trường Đại học Thuỷ lợi Đặc biệt là sự hướng dẫn tận

tình của PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng.

Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước những sự giúp đỡ quý

báu trên!

Hà Nội, tháng 12/2010

Trang 2

MỤC LỤC

MÔ ĐẦU, 6

CHUONG 1 TONG QUAN VE QUAN LÝ KHAITHAC VẬN HÀNH VÀ ĐÀUT_ Ư NANG CAP CÁC HO CHUA THỦY LỢI TREN BIA BAN THANH PHO HA NOL 8 1.1 Những yêu cầu quản lý, khai thác va vận hành các hỗ chứa °

1.1.1 Nội dụng, yêu cầu và các hình thức trong quản lý hỗ chứa °

1.12 Thực trạng quân lý và khai thác công trình thủy lợi “

1.2 Các chính sách về đầu tư và môi trường liên quan đến đầu tư sửa chữa và ning cấp

hồ chứa nước 20

1.3, Các yếu ổ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư sửa, chữa nâng cấp các WS chứa 22

1.3.1 Những yếu ổ tiến bộ khoa học kỹ thuật 2

1.3.2 Những yếu tổ kính tế 23

1.3.3 Những yếu tổ thuộc v8 chính ánh của nhà nước 2

1.34, Những nhân tổ thuộc về điều kiện tự nhiền 2

1.35 Những nhân tổ thuộc về văn hoá xã hội 24

1.4, Những thuận lợi và khô khăn trong khai thắc hỗ chứa thy lợi “

1.5 Đề xuất những biện pháp khắc phụ tn tại và bất cập tong khai thắc hỗ chứa ge 1.6, Kế luận chương 2 CHUONG 2, BE XUẤT PHƯƠNG PHÁP PHAN TÍCH LỢI ICH - CHI PHI (CBA) AP DUNG CHO NANG CAP CẢI TẠO CÁC HO CHUA NƯỚC THUY LỢI Ở THANH PHO HÀ NOL 2 2.1, Tông quan về phương phip phân ch lợi ch chỉ phi (CBA) áp dụng cho công trình

hồ chữa thủy lợi 2%

2.1.1 Khái niệm và ee bước tiến hành một CBA 28 2.1.2 Cơ eb tha gan eta chỉ phi va lợi ích om

21.3 Đối với hing hoa và dich vụ cổ giá cả thị trưởng m

2,124 Đối với hùng hóa và địch vụ không có gi cả th trường m 2.1.5, Xác định các loại chỉ phí va lợi ích đối với đầu tự sửa chữa nâng cấp, vận hành.

khai thác công trình hỗ chứa 9

2.1.5.1 Xác định chỉ phí 0

2.1.5.2 Xác định lợi ích 41

Trang 3

2.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế

đoạn gin đây,

56

56 59

2.3 Đề xuất phương pháp phân ie lo ich ~chỉphí (CBA) áp dụng cho đánh giá hiệu

«qua kinh tế của việc nâng cắp cái tao các hỗ chứa thủy lợi

3.1, Giới thiệu về dy án cải tạo, nâng cấp hỗ chứa nước Đồng Sương.

3.1.1 Vị ti địa lý, địa hình và địa mạo

3.1.2 Đặc điểm khí tượng, thủy văn

3.13 Tài nguyên thiên nhiên

3.1.4, Tình hình din sinh, kinh tễ - xã hội

3.1.5 Công nghiệp

3.1.6, Hiện trang hồ Đồng Sương

3.1.7, Sự cần thiết phải đầu tr

3.1.8, Các điều kiện thun lợi và khó khăn khí thực hiện dự án.

ø

or

ø ø

70

m1

7 7

qua kinh tế đối với dự án sữa chữa năng cấp

hồ chứa nước Đồng Sương 19

3.2.2 Nội dung phân tích hiệu quả kinh tế 80

3/24 Xác định chỉ tiêu ry NPV và BIC 8

53.3, Những bài học kinh nghiệm trong vige đầu tư vo các hồ chứa ”

3.31, Xác định rõ mục tiêu tước khi đầu tự 0 3.3.2 Hạn ch cáctác động xâu hi xây dụng hd chứa đến môi tường %

KẾT LUẬN VA KIÊN NGHỊ 2

TÀI LIỆU THAM KHAO 9

Trang 4

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1 Các bước tiến hành phân ch CBA 30 Bảng 2.2 Cơ edu ngành inh theo GDP năm 2005 48 Bang 2.3 Tốc độ tăng trường GDP 48

Bảng 24 Dy bio din số thành phổ Hà Nội 58

Bảng 2.5 Mit độ cây anh tại một số thình phố ở Hà Nội và một số nước lần cận 61 Bảng 3.1 Biểu nhiệt độ không khi trung bình nhiều năm trong vùng dy án (ấy theo tả iệu

trạm Ba Vì) o

Bảng 32 Dộ dm không khí tương đối trung bình và thấp nhất hàng thing tong ving ấy

theo tải liệu tạm Ba Vi) 6

Bảng 33 Phin phối bốc hơi trong năm (ấy theo ti liệu trạm Ba Vi) 6 Bảng 3.4 Phin phối mưa rong năm vg công bình (lấy theo ti liệu ram Ba V) 69 Bảng 35 Phin phối đồng chấy bình quân nhiều năm, T0 Bảng 36, Vốn đầu tư bạn đầu của dy án _

Bảng 37 Xác dh chỉ đều NPV, BIC, IRR 8

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Các loại hình tổ chức quân lý, khi thác công tinh thủy lgï 0

Hình 3.1 Hiện rạng đập đắt tước ki đầu we nding cấp 4 Hình 3.2 Hiện trạng dip đắt rước khi đầu ne nâng cắp 14

Hình 3.3 Hiện trạng tn x I trước khi dw tư nâng cấp 1

Hình 34, Hiện trọng trăn xã lũ trước khỉ đầu t nâng cắp 15 Hình 3.5, Hiện rang cổng Hy nước trước khi đầu tư ning cp 16

Hình 36 Hiện trạng công lẫy nước trước khi đầu tw nâng ấp 16

Trang 6

nay, các cánh đồng lúa, các hồ, ao điều hòa nude của Hà Nội din đã mắt đi và

thay vào đó là những tòa nhà cao ting, các khu công nghiệp khiển cho môi

trường ngày cảng trở nên tổi tệ, con người ngột ngạt vì phải sống trong môi

trường ô nhiễm

“Trên địa bản thành phố Hà Nội có nhiều các hỗ chứa nước lớn như hồSuối Hai, Đồng Mô - Ngải ơn, Tân Xã, Dông Sương, Văn Sơn, Quan Sơn,

Xuân Khanh, Đồng Quan, Đồng Bd, Mèo Gd Các hồ này có chứa một

lượng tài nguyên nước vô cùng phong phú, ngoài nhiệm vụ tưới, tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thúy sản thì các hỗ chứa này hầu như chưa

được quan tâm và khai thác hết tiểm năng vốn có Trong thời gian gần đâythành phố Hà Nội và Chính phủ đã có nhiều giải pháp đầu tư về môi trường.như trồng các khu cây xanh xây dựng công viên dao các hồ chứa nước để.điều hòa không khí và cân bằng lượng nước trong tự nhiên, tránh ngập ing,

‘ing như hạn hán Được sự quan tâm của Bộ NN và PTNT, UBND Thanh

phố Hà Nộ các hỗ chứa tại Hà Nội cũng đã ít nhiều được đầu tư sửa chữa và

nâng cấp Hiện nay, trên địa bản Thành phổ cũng đã cỏ các dự án đầu tư sửa

chữa, nâng cấp các hỗ chứa nước nhằm điều tiết nước phục vụ sản xuất, đảm bảo an toàn cho các công trình đầu mỗi trong mùa mưa lũ và tận dụng nguồn nước, cảnh quan để khai thác tổng hợp ví dụ như làm du lịch sinh thái, nuôi

trồng thủy sản Các dự án nâng cấp hồ chứa nước nay đều chỉ nhắc đến sự cẳn

thiết đầu tư xong không được đánh giá được hi quả về mặt kinh tế - xã hội

Trang 7

và môi trường khi tiến hành đầu tư, thay vì đó là đầu tư dan trải theo hình.thức "chỗ ndo hỏng, chỗ nao cần thiết thì sửa chữa, chỗ nào dân cư phản ảnh.

lu tư nâng cấp” Dé việc đầu tư cải tạo, nâng cấp các hồ chứa hiệu.quả hơn, việc đánh giá hiệu quả đầu tư vào các công trình hỗ chứa trước vasau đầu tư là hết sức cần thiết Trong luận văn này tôi xin được đề cập đến

việc nghiên cứu phương pháp phân tích lợi ích chỉ phí (CBA) áp dụng cho

p

nước Đồng Sương (Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội)

việc đầu tư, sửa chữa nâng ‘hita thủy lợi ở Hà Nội, cụ thé cho hỗ chứa

Luận văn này gồm có 3 chương với cơ cẻ

Chương 1 Tổng quan về vẫn đề quản lý khai thác vận hành và đầu tư

nâng cape hỗ chứa thủy lợi trên địa bản Thành phố Hà Nội

Chương II Đề xuất phương pháp chuẩn về phân tích lợi ích _ - chỉ phí(CBA) áp dụng cho việc nâng cấp cải tao các hồ chứa thủy lợi ở Hà Nội

Chương Il Ap dụng kết quả nghiên cứu đối với dự án cải tạo, nâng.cấp hé chứa nước Đồng Sương (Chương Mỹ, Hà Nội)

Kết luận và kiển nghị

Trang 8

'CHƯƠNG 1 TONG QUAN VE QUAN LÝ KHAI THAC VAN

HANH VA DAU TU NANG CAP CAC HO CHUA THUY LOL

TREN DJA BAN THANH PHO HA NOI

Hiện nay trên địa ban thành phố Hà Nội có 91 hồ thủy lợi, đập, baidâng nước (trong đó có 30 hồ chứa có dung tích trên 500.000 m') làm nhiệm

vụ trữ nước tưới cho trên 18.000 ha đất canh tác của 7 huyện thị (Ba Vì, Sóc

Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và Sơn Tây), đồng thờilàm nhiệm vụ cắt lũ cho vùng ha du, tạo cảnh quan, góp phần cải tạo môi

trường và phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực (danh mục những hỗ chứa códung tích trên 500.000 m” theo phụ lục số 01) Do phẩn lớn các hạng mụccông trình như: đập đắt, tràn, cống lấy nước và hệ thống kênh tưới đã xuống.cấp, lòng hồ bị bồi lắng nên nhiều hồ trên địa ban Ha Nội đang ở tinh trạng

mắt an toàn, Trong mùa mưa bão vì không dit ing lực xả lũ, nên đã phải tháo

hồ bớt nước à chỉ gi ừ lại 30-40% dung tích Điều này đã làm cho nhỉ

không còn tác dụng tích nước như thiết kế Nguyên nhân chủ yếu của tỉnh

trạng xuống cấp này có thế kể đến như sau:

- Phan lớn các hồ chứa nước hiện nay được HTX và nhân dan tự làm trong.những năm 69 ~ 70 của thé kỷ trước Do thời gian thi công gấp nên côngtác khảo sát, thiết kế và thi công còn có nhiều thiếu sót, dẫn đến công tic

tính toán thuỷ văn chưa chính xác Hà hồ, đập giai đoạn này đượcthi công bằng phương pháp thủ công nên nhiều hạng mục xây dựng không,

đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cần thiết Nhiễu hổ, đập bị thắm, rò ri do độ chặt

của đất dip không đồng déu, chất lượng dat không đảm bảo Đa số cống.lấy nước là cống tròn bằng bê tông đúc sẵn theo phương pháp thủ công,cửa cống đóng mở kiểu van phẳng hoặc nút chai, các thân cổng đã mụcrỗng, cửa cống đóng mở không kín nên nước bị rò rỉ nhiều làm giảm khả

Trang 9

năng tích của của hồ Nó làm cho quản lý phục vụ sản xuất nông nghiệp.

eặp nhiều khó khăn, đặc biệt diễn thời tiết ngày cảng bắt lợi, hạn hán,

lũ lụt xây ra liên tiếp, rừng đầu nguồn bị chặt phá nhiều, nên lượng lũ tập

trung về hỗ nhanh hơn và gây mắt an toàn cho các hỗ đập

- Mi khô các suối cạn kiệt, nước trong các hồ rat ít, công hỏng không kínnước, lòng hỗ bị bồi lắp nên không tích trữ được nước do đó rất khó khăn

về nước tưới Vụ xuân hàng năm có nhiều khu vực đất canh tác phảichuyển sang trồng màu Những năm hạn hán đất canh tác nằm trong tình

trạng thiếu nước nghiêm trọng

-_ Bên cạnh việc không phục vụ cho sản xuất dan sinh thì việc thiếu nước,

mất nước còn là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và mắt đi tingnước ngầm

1.1 Những yêu cầu quản lý, khai thác và vận hành các hồ chứa

Trước khi đi vào phân tích hiện trang các hỗ chứa thì xin nêu những nội

dung và yêu cầu của quản lý hỗ chứa để làm cơ sở đối sánh vat hay đượcnhững vấn dé bắt cập trong quản lý vận hành

1.1.1 Nội dung, yêu cầu và các hình thức trong quản lý hô chứa

a, Nội dung quản lý: Các nội dung chính của công tác quản lý hỗ chứa gồm:

(1) Quản lý nước, (2) Quản lý công trình va (3) Té chức và quản lý kinh tế.

Quản lý nước: Điều hoà phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý

trong hệ thống công trình thuỷ lợi, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nôngnghiệp, đời sống dân sinh, môi trường và các ngảnh kinh tế quốc dân khác

Quản lý công tình: Kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các

sự cố trong hệ thống công trình thuy lợi, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu,bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp công trình, máy móc, thiết bị: bảo vệ và vận

Trang 10

hành công trình theo đúng quy chuẩn, tiêu chudn kỹ thuật, đảm bảo công trình

đài vận hành an toàn, hiệu quả và sử dụng.

Tả chức và quản lý kinh “Xây dung mô hình tổ chức hợp lý để quản

lý, sử dung có hiệu quả nguồn vốn, tải sản và mọi nguồn lực được giao nhằm.thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi,kinh doanh tổng hợp theo qui định của pháp luật

'b Yêu cầu quản lý: Bốn yêu cầu đối với công tác quản lý là:

~ Quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình tưới tiêu nước, cắp nước theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn công trình, phục vụ sản xuất, xã hội, dân sinh kịp thời và hiệu quả.

- _ Thực hiện cung cấp sản phẩm, dich vụ công ich tưới tiêu, cấp nước phục

vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trên cơ sở hợp đồng đặthàng với cơ quan có thẩm quyền hoặc kế hoạch được giao

~ Sir dụng vốn, tài sản va mọi nguồn lực được giao để hoàn thành tốt nhiệm

vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

= Tan dụng công trình, máy móc thiết bị, lao động, kỹ thuật, đất đai, cảnh

quan và huy động vốn đề thực hiện các hoạt động kinh doanh khác, vớiđiều kiện không ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình

thuỷ lợi được giao và tuân theo các quy định của pháp luật.

Trang 11

Doanh nghiệp: gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên(TNHHMTV) nhà nước sở hữu 100% vốn; các công ty khác tham gia hoặc.

được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

Té chức hợp tác dùng nước:hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác

xã hoặc Bộ Luật Dân sự và các hướng dẫn hiện hành, không phân biệt tên gọi

của tổ chức đó.

Ho gia đình, cá nhân: Trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình

thủy lợi (theo hình thức đấu thầu hoặc giao khoán thí điểm)

“Trường hợp địa phương chưa có doanh nghiệp chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, có thể tạm thời giao cho doanh nghiệp khác (hoặc đơn vị sự nghiệp) trên địa bản thực hiện Đơn vị

được giao phải tổ chức một bộ phận chuyên trách về quản lý, khai thác công,trình thuỷ lợi, sau đó củng cố, kiện toàn, hoản thiện tổ chức Không thành lập

mới các đơn vị sự nghiệp để thay thé các doanh nghiệp đang thực hiện nhiệm

vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi Tuy điều kiện cụ thể của từng địa phương để thành lập mô hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi cho phủ hợp theo các quy định của pháp luật, dim bảo tỉnh gọn, hiệu

quả

.d Mô hình “Cong ty khai thác công trình thuỷ lợi"

‘Theo Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn tổ chức hoạt

động và phân cắp quản lý „ khai thác công trình thuỷ lợi quy định: Công ty khai thác công trình thuỷ lợi trực thuộc Uy ban nhân dan cấp tỉnh do chủ tịch

Uy ban nhân dân cấp tinh thành lập, để quản lý các công trình thuỷ lợi đầu

mối, các trục kênh chính và các công trình điều tiết nước quy mô vừa và lớn.thuộc hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh, hệ thông công trình thuỷ lợi liênhuyện, liên xã có yêu cầu kỹ thuật về quản lý, vận hành, điều tiết nước phức

Trang 12

tạp, nhằm bảo dim hai hoà lợi ích giữa các huyện, xã trong phạm vi hệ thống

và gi 1¢ đối tượng sử dụng nước.Công ty Khai tha ‘ong trình thuỷ lợi xây

dung kế hoạch tưới tiêu, cấp nước trên toàn hệ thống, chủ trì phối hợp với cácđơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trong phạm vi hệ thong

để vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi theo quy trình vận hành được cơ:

‘quan có thẳm quyền phê duyệt, bảo đảm hệ thống vận hành đồng bộ, thôngsuốt không bi chia cắt theo địa giới hành chính

e Tham quyền quyết định về mô hình tổ chức và phương thức hoạt động

Đối với mô hình tổ chức.

~ _ Đối với loại hình là doanh nghiệp: Cơ quan ra quyết định thành lập tổ chức

quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi là cơ quan quyết định mô hình tổ

chức và phương thức hoạt động của tổ chức đó.

-_ Tổ chức hợp tác đùng nước: Tập thể người hưởng lợi tự quyết định mô

hình tổ chức, hoạt động của Tỏ chức hợp tác dùng nước, báo cáo các cơ

quan có thẩm quyền xem xét, công nhận theo các quy định hiện hành

Đối với phương thức hoạt đông.

~ _ Tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi hoạt động tuân theo các quy

định hiện hành về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích Áp

dung hình thức đặt hing đối với tat cả các loại hình tổ chức quản lý, khai

thác công trình thuỷ lợi (chỉ áp dụng hình thức giao kế hoạch đối với

những trường hợp đặc thù).

~ Các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi thuộc tắt cả các loại hình

được khuyến khích áp dụng thí điểm hình thức đấu thầu, giao khoán đối

với việc quản lý, bảo vệ và duy tu, bio đường của các hạng mục công trình, kênh mương thuộc phạm vi đơn vị quản lý, trên cơ sở định mức kinh

tế kỹ thuật và nội dung, dự toán kính phí được phê duyệt

Trang 13

~ _ Doanh nghiệp, Tổ chức hợp tác dùng nước khi được các cơ quan có thẩm

quyền đặt hàng hoặc giao kế hoạch quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi

được tự chủ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lại tô chức, đôi mới

cơ chế quản lý nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của đơn vị

“Thực hiện cơ chế khoán, gắn quy in lợi và trách nhiệm của người lao động

với kết quả sản xuất

† Nguồn kinh phí cho hoạt động

Nguồn kinh phí của doanh nghiệp quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi gồm

= Kinh phi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cắp do chính sách miễn thu

thuỷ lợi phí, dé quản lý, vận hành và bảo vệ hệ thông công trình thuỷ lợi;

- Thuy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải thu theo quy định của pháp luật;

- Ngân sách nha nước cấp cho sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi, khôi

phục công trình thuỷ lợi bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư được cơ

quan nhà nước có thấm quyền phê duyệt; hỗ trợ tiền điện, xăng, dầu cho

bơm nước chống hạn, chống úng vượt định mức;

-_ Cấp bit hoạt động công ich do nguồn thu không đủ bù đắp các khoản chỉ

phí hợp lý;

~ Cie khoản thu từ khai thắc tng hợp công trình thuỷ lợi và thu khác.

- Nguồn kinh phí của Tổ chức hợp tác dùng nước:

~ Phi dich vụ thuỷ nông nội đồng do người dùng nước thoả thuận đồng góp

448 vận hành, duy tu và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

+ Thuy lợi phi, tiền nước được và thu từ các đối tượng phải thu theo quy định của pháp luật;

~_ Phan kinh phi do việc quan lý công trình vượt quy mô cống đầu kênh của

“TỔ chức hop tác diing nước;

Trang 14

~_ Ngân sách nhà nước cắp cho sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi, khôi

phục công trình thuỷ lợi bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư được cơ

quan nhà nước có thâm quyền phê duyệt; hỗ trợ tiền điện, xăng, dầu cho

‘bom nước chồng hạn, chồng ting vượt định mức;

~ _ Các nguồn thu do khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi và thu khác

Các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi được tự chủ trong việc sử dụng kinh phí để chỉ phí hoạt động hàng năm, bao gồm cả các chỉ phí duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, kiên cổ hoá công trình thuỷ lợi do đơn

vị quản lý theo quy định hiện hành, sau khi hợp đồng đặt hàng được ky kết

hoặc được giao kế hoạch Trên cơ sở định mức lao động và đơn giá tiền lương

được cấp có thảm quyền phê duyệt, các doanh nghiệp khai thác công trình

thuỷ lợi được chủ động trong việc bố trí lao động và phương thức chỉ trả

lương Khuyến khích các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi giảm

định biên lao động để nâng cao thu nhập cho cán bộ, công nhân viên; các tổ chức, cá nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động, giảm chỉ phí

tiết kiệm vật tư, nhiên liệu, năng lượng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác

công trình thủy lợi.

Uy ban nhân dân cấp Tinh quy định cơ chế thưởng cho tổ chức, cá nhân

có đồng góp làm lợi cho nhà nước, cho tập thể trên cơ sở hiệu ích mang lại.

1 2 Thực trạng quản Ij và khai thắc công trình thấy lợi

a Các đoanh nghiệp thủy lợi

Hiện nay trên địa bàn Thành phố Ha Nội có năm doanh nghiệp thủy lợi,

phụ trách tưới tiêu , phục vụ sản xuất nông nghiệp của toàn thành pl

doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tưới tiêu, phương án an toàn hồ đập trên địa

bàn do công ty quan lý cụ thể

Trang 15

‘Cong ty TNHN MTV DT phat triển thủy lợi Sông Nhué.

~ Công ty TNHN MTV DT phát triển thủy lợi Sông Day.

= Công ty TNHN MTV phát trién thủy lợi Song Tích

‘Cong ty TNHN Nhà nước MTV đầu tư phát triển thủy lợi Ha Nội.

Công ty TNHN Nhà nước MTV đầu tư phát triển thủy lợi Mê Linh

Những doanh nghiệp nay có trách nhiệm quản lý khai thác công trình

thủy lợi và hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ theo giấy phép đăng ky

kinh doanh được cấp Các hồ chứa nước nằm rải rác trên địa bản Thành phd

Ha Nội lều do các doanh nghiệp thủy lợi quản lý, vận hành, khai thác Các

doanh nghiệp hàng năm phải có kế hoạch sửa chữa nâng cấp các hồ chứa,

việc sửa chữa nâng cấp hỗ chứa chia ra làm hai loại

= Sửa chữa nhỏ đo công ty ding tiền trong phan trích khấu hao tải sản cốđịnh, chỉ sửa chữa thường xuyên để sửa chữa (ví dụ tra dầu mỡ máy bơm,

sửa chữa máy bơm nhỏ)

-_ Sửa chữa lớn lập dự án đầu tư dùng vốn xây dựng cơ bản, hoặc đưa vào

vốn sự nghiệp kinh tế, hoặc vốn khác

= Việc điều tit vận hành các hồ chứa nước dựa trên cơ sở

+ Giữ nước mia mưa để phục vụ tưới cho mùa khô

‘© Xã bớt nước để dam bảo an toàn các công trình trên hỗ,

© Việc điều tiết hồ còn phụ thuộc vào mùa vụ vào điều kiện dân sinh

kinh tế đặc thù của từng vùng, phục thuộc vao loại cây trồng và cácđiều kiện khác như giữ nước phục vụ du lịch khai thác tổng hợp

-_ Hàng năm quan đến vi ic doanh nghiệp thủy lợi, cá nhân có

dựng, quản lý khai thác và bảo vệ hồ chứa nước phải tuân thủ các nguyên

tắc quản lý an toàn đập như sau:

* Bao đảm an toàn đập là ưu tiên cao nhất trong xây dựng, quản lý,

khai thác và bảo vệ hỗ chứa nước,

Trang 16

+ Công tác quản lý an toàn đập phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình xây dựng và quản lý khai thác hồ chứa nước.

‘© Bao đảm tính chủ động trong quản lý an toàn đập,

© Xác định rõ trách nhiệm của chủ đập, của các Bộ, ngành va Uy ban

nhân dân các cấp; dé cao ý thức của cộng đồng trong công tác quản

lý an toàn đập.

- Trách nhiệm của chủ đập (doanh nghiệp quản quản lý hỗ chứa)

© Quản lý, bảo đảm an toàn đập theo quy định của nhà nước.

in cứ quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ

ng nghiệp và các cơ quan nha nước có thẩm quyền, chủ đập phải

tổ chức đơn vị quản lý đập có đủ năng lực để quản lý, vận hảnh, duy

tu, bảo dưỡng và bảo vệ đập.

«_ Chủ đập phải thực hiện việc đăng ký an toàn đập tại cơ quan quản lý

nhà nước có thẩm quyển; có trách nhiệm báo cáo và cung cấp các

thông tin có liên quan đến việc quan lý an toàn đập theo quy định.

= Điều tiết nước hồ chứa

+ Chủ đập phải lập quy trình điều tiết nước hd chứa, quy định việc

tích nước, xả nước hồ, trong điều kiện bình thường và trong tìnhhuống khan cấp, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê

duyệt và tổ chức thực hiện.

« Việc điều tiết nước hồ chứa tuân theo các quy định sau đây:

Y Không được tích trừ nước trong hồ vượt trên mức do cơ quan

quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định;

¥ Trường hợp đập bị hư hỏng hoặc sự có, có yêu cầu tháo nước dé

hạ thấp mức nước hồ, phải khống chế tốc độ hạ thấp mức nước

sao cho không gây sạt trượt mái thượng lưu đập;

Trang 17

¥ Trong mùa lũ, các hồ chứa có nhiệm vụ điều tiết lũ, việc vận

hành tích nước, xả lũ phải uu tiên đảm bảo an toàn đập, thực hiện

điều tiết cắt lũ và tích trữ nước hỗ theo nhiệm vụ công trình

~ _ Vận hành cửa van các công trình

© Cha đập phải xây dựng, trình cap có thảm quyền ban hành hoặc ban

hành theo thẩm quyền văn bản quy định về thẩm quyền ra lệnh vận

hành và quy trình thao tác, vận hành cửa van của từng công trình (sau đây gọi là vận hành công trình)

+ Nghiêm cắm người không có thấm quyền ra lệnh hoặc cường ép van

hành công trình.

‘© Nghiêm cắm việc thao tác vận hành công trình trai với quy trình; chỉ

người có trách nhiệm mới được vận hảnh công trình

© Phải quy định chế độ và thực hiện vận hành thử cho các cửa van

không thường xuyên vận hành hoặc ở trong thời kỳ không thường xuyên vận hành, ké cả cửa van dự phòng.

in hành, vận hành thử cửa van các + Phải ghi chép việc ng trình

vào số theo dõi vận hành công trình.

b Lĩnh vực quản lý nhà nước về khai thác công trình thủy lợi

-_ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội là cơ quan tham mưu cho

UBND Thành phố chỉ đạo việc củng cố, kiện toàn mô hình tổ chức quản lý

nhà nước về lĩnh vực thuỷ lợi từ cắp thành phố đến cấp quận, huyện, xã

đảm bảo thực hi âu vềtốt yêu ‘ong tác thuỷ lợi trên địa bin Chỉ cục

“Thuỷ lợi va Chi cục dé điều là các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, tham mưu giúp Sở thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về lĩnh vực thuỷ lợi, đê điều trên địa bàn thành pho

- Về vực quản lý khai thác công trình thủy lợi, các tổ chức quản lý công

trình thủy lợi gồm có các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi

Trang 18

(CTTL) và các tổ chức thủy nông cơ sở Các doanh nghiệp khai thác công

trình thủy lợi (CTTL) quản lý các công trình đầu mối, kênh chính và các

kênh nhánh lớn, còn các tổ chức thủy nông cơ sở quản lý hệ thống kênh.

nội đồng và các công trình thủy lợi nhỏ độc lập Thành phố Ha Nội đã thựchiện đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp khai thác CTTL, sau khi

sát nhập các công ty Khai thác CTTL huyện thành các công ty theo lưu

vực các hệ thống tưới Hiện nay, việc quản lý hệ thống thủy trên địa banThành phố Hà Nội chia thành 2 khu vực:

~_ Khu vực ngoại thành do 05 công ty TNHH nhà nước một thành viên đầu tư

phát triển thủy lợi gồm các công ty: Sông Tích; Sông Day; Sông Nhuệ, MêLinh và Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Đầu tư Phát triển Thủy lợi

“Các công ty chủ yêu quản lý các công trình đầu mỗi tưới tiêu, các hệ thôngsông trục lớn, các hệ thống kênh chính, kênh nhánh lớn Các tổ chức thủy

nông cơ sở trong Thành phố chủ yếu là các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXNN) Các HTXNN li các tổ chức tập thể của người dân có chức năng làm dịch vụ tổng hợp phục vụ cho nông nghiệp, trong đó có dich vụ thủy lợi nội đồng Các HTXNN hiện nay có vai trò quan trong

trong việc điều hành và phân phối nước tại mặt ruộng, là “câu nối” giữacông ty thủy lợi và người dân Những bắt cập trong quản lý như công trình

do công ty quản lý dan xen với HTX dẫn đến vẫn còn tinh trạng trông chờ,

J lại lẫn nhau gây hiện tượng ting, hạn giả tạo

-_ Khu vực nội thành do Sở Xây dựng quản lý và giao cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội đám nhiệm Trử lưu vực sông

Té Lịch được tiêu nước độc lập bằng trạm bơm Yên Sở ra sông Hồng, các

khu vực đô thị còn lại đều được tiêu ra các hệ thống kênh trục tiêu nông.nghiệp Như vậy, hệ thống tiêu nông nghiệp vừa đảm nhận tiêu nước cho

các khu vực canh tác, vừa phải tiêu nước cho các khu vực đô thi Hiện nay,

Trang 19

nhu cầu tiêu nước khu vực đô thị ngày cảng ting do tốc độ đô thị hóa

nhanh, trong khi đó hệ thống nông nghiệp chưa được c; thiện tương

xửng, vì vậy việc tiêu thoát dng cho khu vực nội thành vẫn còn hạn chế

= Tinh hình phân cấp quản lý hiện nay ở Thành phố Hà Nội là các doanh.nghiệp khai thác công trình thủy lợi (CTTL) quản lý các công trình đầu

mối, kênh chính và các kênh nhánh lớn, còn các tổ chức thủy nông cơ sở

quản lý hệ thống kênh nội đồng và các công ih thủy lợi nhỏ độc lập.

Tuy nhiên, việc thực hiện phân cấp quản lý công trình thủy lợi cũng con

nhiều tồn tại Do vậy cần thực hiện phân cấp quản lý để nâng cao hiệu quả

cquản lý khai thác các công trình thủy lợi

= Đánh giá hiện trạng tổ chức, quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa

‘ban Thành phố Hà Nội

«- Hiện tại, hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi còn thấp,

chưa tương xứng với nguồn vốn đầu tư:

«Nhiều công trình thủy lợi chỉ đạt hiệu quả tưới khoảng 60-70% so

với diện tích thiết kế, công trình xuống cấp, không đủ năng lực cấp

nước theo thiết kế.

© Đối với hệ thống kênh nội đồng, việc sử dụng nước còn lãng phi,

lượng nước rò rỉ qua các cửa cống lấy nước lớn, gây lãng phí nước,

Các HTXNN thiếu kinh phí cho vận hành và bảo dưỡng công trình.

Thu nhập từ nguồn thủy lợi phí nội đồng chỉ đủ chỉ cho các hoại

động quản lý, vận hành, không đủ cho công tác duy tu, bảo dưỡng

công trình.

© Đối hệ thống sông trục tiêu nước, các công ty khai thác CTTL chi

‘quan tâm khai thác hệ thống sông này, còn công tác quản lý, bảo vệ

hệ thống sông trục chưa đáp ứng yêu cầu do hạn chế về tổ chức bộ

máy Vì vậy tinh hình vi phạm phạm vi khai thác và bảo vệ công

Trang 20

trình điển ra gay git trên toàn bộ hệ thống, ngày cảng có chiều.hướng gia tăng Tổn tại nhiều điểm xây dựng lều quán, nhà, bãi vậtliệu lấn chiếm trái phép phạm vi bảo vệ công trình.

«Vai trò của chính quyền địa phương trong việc xử lý các vi phạm

phạm vi khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi chưa kiên quyết,nhiều địa phương buông lỏng công tác nảy

« Nguồn vốn cho các hoạt động tu bổ, nâng cấp, nạo vét hệ thốngsông trục rất hạn chế, day nhanh quá trình xuống cấp, giảm năng lực

tưới tiêu

+ Y thúc tham gia quản lý vận hành công trình thủy lợi chưa cao Còn

tình trạng người dan không tuân thủ lịch tưới, ty lay nước qua các lỗ

đục trên kênh Việc don, cắt cỏ trên kênh không thường xuyên, trong khi đó người dân vứt rác gây cân trở dòng chảy của kênh,

trong khi chưa có chế tai cụ thé xử lý vi phạm tranh chấp

© Nghị định 115 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị

định số 143/2003/NĐ-C! quy định chỉ ti thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công nh thuỷ lợi Nội dung chủ

yếu của Nghị định đã quy định mức thu thuỷ lợi phí và miễn thuỷ:

lợi pl

thác công trình thủy lợi Hiện tai, Thành phố đang thực hiện chế độ

í, trong đó các nội dung liên quan đến phân cấp quản lý khai

miễn giảm thủy lợi phí theo nghị định 115 của Chính phủ đi với các

công trình do các công ty thủy lợi quản lý và các công trình do các

xã, HTX tự bơm tưới

1.2 Các chính sách về đầu tư và môi trường liên quan đến đầu

tu sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước

Trang 21

Hiện nay nhà nước ta đang có các chính sách về đầu tư cho các hồ chứa.

cụ thể như sau:

Chính sách về đầu tw

= Thong tư số 33/2008/TT-BNN ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Hà Nội về việc hướng dẫn một số điều thuộc Nghịđịnh số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chín phủ quy định về quản lý

an toàn đập;

- Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số

32/2001/PL-UBTVQHI0 ngày 04/4/2001 và Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày28/11/2003 quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác

và bảo vệ công trình thủy lợi;

~_ Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão (Pháp lệnh số 09L/CTN ngày 20/3/1993của Chủ tịch nước) và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháplệnh phòng, chống, lụt bão (Pháp lệnh số 27/2000/PL-UBTVQHI0 ngày

24/8/2000):

= Tiéu chuẩn ngành số 14TCN 121-2002 ~ Hỗ chứa nước ~ công trình thủy

lợi ~ quy định về lập và ban hành quy trình vận hành điều tiết của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các chế độ xây dựng cơ bản hiện

hành.

~_ Luật Dé điều của Quốc hội khóa XI kỳ hợp thứ 10 số 79/2006/QH11 ngày

29 tháng 11 năm 2006.

~ Qué trình nâng cấp sửa chữa phải đảm bảo các yêu cầu theo luật Xây dựng

và các văn bản, tiêu chuẩn liên quan.

Chính sách về môi trường

Hiện nay vấn để môi trường đang được các cấp các ngành hết sức quantâm, nhà nước ta cũng đã ban hành luật Bảo vệ môi trường và rất nhiều các.Thông tư, Nghị định, Quy định nhằm cải thiện vấn dé môi trường và phòng

Trang 22

chống việc xuống cấp của môi trường trong tương lại Dưới đây một số các

c quy định đối với các cơ:văn bản liên quan đến vấn dé về môi trường, và c:

quan quản lý về việc thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường trước

và sau khi hoàn thành dự án:

- _ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

= Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ

về việc quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo

Vệ môi trường:

= Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền bạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tai

nguyên và Môi trường;

= Thong tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 thắng 9 năm 2006 của Bộ Tai

nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh

giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

-_ Hiện nay Nhà nước đã có quy định về việc lập báo đánh giá tác động môi

trường đối với các dự án (theo phụ lục số 02)

= Dy án liên ngành, liên tỉnh thuộc trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo

cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tai nguyên và Môi trường.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư sửa, chữa nâng

cấp các hồ chứa

Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đ én công tác đầu tư sửa chữa, nangcấp hồ chứa, có thể kể đến các yếu tố sau:

1.3.1 Những yếu tổ tiễn bộ khoa học kỹ thuật

“Các hoạt động đầu tư phải đi theo trào lưu công nghiệp hoá, hiện đại

hoá nền kinh tế Do đó sự tiến bộ của khoa học kỳ thuật có thé tạo ra nhiều

Trang 23

thuận lợi cho quá trình thực hiện và vận hành dự án nhưng cũng có thể gây ra

những rủi ra cho dự án chẳng hạn như: nếu đối thủ của doanh nghiệp tiếp

với tiến bộ khoa học kỹ thuật trước thì họ có khả năng cạnh tranh về giá cả và

chất lượng sản phẩm từ đó đưa đến những rủi ro cho dự án mặt giá cả hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm.

1.3.2 Những yếu tố kinh tết

Những nhân tố kinh tế có thé ảnh hưởng đến dự án bao gồm: khả năngtăng trưởng trong khu vực thực hiện dự án; tình trạng lạm phát; tiền lươngbình quân; ty giá hồi đoái; những lợi thé so sánh của khu vực so với nhữngnơi khác Sự thay đổi của một trong những nhân tố nay dù ít hay nhiều cũng

tác động đến dự án Do đó trước lúc đầu tư chủ đầu tư phải đánh giá một cách

tỷ mi những yếu tổ này để đảm bảo chức năng sinh lời và bảo toàn vốn của dự

án.

Qua việc xem xét, đánh các yếu tố trên ta mới sơ bộ nhận định đượchiệu quả kinh tế của dự án cũng như các yếu tố rủi ro có thể xảy ra để đưa ra

biện pháp phòng ngừa

1. "Những yếu tổ thuộc về chính sánh của nhà nước

Chiến lược đầu tư có sự chỉ phối từ các yếu tố về chính trị và chínhsánh của Nhà nước Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động đầu tư Su phải

bam sa theo những chủ trương và sự hướng dẫn của Nhà nước: cần chú trọng,

đến các mỗi quan hệ quốc tế đặc biệt là các nhân tố tự sự hội nhập ASEAN va

bình thường hoá quan hê Việt Mỹ, các chủ trương chính sách của nh Nước

về thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa xem đó là những nhân tố quyếtđịnh đến chiến lược đầu tư dải hạn của chủ đầu tư

Những nhân tổ thuộc về điều kiện tự nhiên

Trang 24

“Trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án đầu tư không thể

‘ie điều kiện tự nhiên nơi mà các dự án đi vào hoat động,

không chú trọng đế

bởi vì trên thực tế, các dự án đầu tư đều chịu ảnh hưởng của điều kiện tựnhiên Nếu các điều kiện tự nhiên ở tại dự án không thuận lợi sẽ ảnh hưởng.đến tiến độ thi công của dự án điều đó có thé gay rủi ro cho khả năng thu hồivốn Ngược lai, nếu các điều kiện thuận lợi thi khả năng thu hồi vốn đầu tư là

rất lớn.

L3 Những nhân tổ thuộc về văn hoá - xã hội

Khia cạnh văn hoá-xã hội từ lâu đó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc giántiếp đến công cuộc đầu tư: chẳng hạn như khi dự án được triển khai và di vào

hoạt động thì nó phải được xem xét là có phủ hợp với phong tục tập quán văn

hoá nơi đó hay không, ác điều lệ và quy định xã hội có chấp nhận nó hay

không Đây là một yêu tổ khá quan trọng, ảnh hưởng nhiều va lâu dai đối với

Oi ưu hoá

dy án, Do đó cần phân tích một cách kỹ lưỡng trước khi đầu tư đẻ

hiệu quả đầu tư

1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác hồ chứa thủy lợi

Việc lợi dụng tổng hợp các hỗ chứa nước để phục vụ các lợi ích đa mục

tiêu là hi in thiết và hoàn toàn phủ hợp với cơ chế thị trưởng và nhucủa xã hội hiện nay Tuy vậy để sử dụng các hồ chứa nước dé phát triển các.

dich vụ du lich, nhà ngt ¡ tuần trên địa bàn tinh hiện nay có những thuận

lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi

Các hồ chứa nước hau hết đều ở vùng núi hoặc đổi gò có cảnh quan

thiên nhiên đẹp, khí hậu thoáng mát, yên tĩnh, phủ hợp với dịch vụ du lịch và

Trang 25

nghỉ dưỡng cuối tuần Trong các hồ chứa có các hồ Suối Hai, Đồng Mô Ngai Sơn, Quan Sơn và một số các hồ chứa nhỏ khác có phong cảnh đẹp,

-lên, chỉ cách thủ đô Hà Nội từ 40 - 70 km Phạm vi

đường xá đi lại thuận

xung quanh các hỗ chứa có nhiều điểm tham quan du lịch, đình chủa, di tích

lịch sử được xếp hạng, một số các hồ như như Suối Hai, Đồng Mô - NgaiSơn, Quan Sơn hiện đã được sủ dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch, bước đầu

đã thu được những kết quả tốt, các địa danh này đã được du khách biết đến

Khó khăn

= Khó Khăn lớn nhất: Việc giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đảm bảo

để

đảm bảo tạo cảnh quan môi trường và có mặt nước để du khách tham quan

nguồn nước tưới cho nông nghiệp với việc giữ ở mức nước cần thiết

và triển khai các dịch vụ du lịch trên mặt hỗ Theo quy trình vận hành củacác hồ chứa: Vào mùa mưa (từ tháng 5 - 10), các hồ chứa vừa đảm bảotưới cho vụ mùa vừa tích nước đến cao trình thiết ké để tưới cho vụ Đông -Xuân hàng năm Đến mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4), hồ lại xả nước dé

tưới, do vậy thông thường vào cuối vụ xuân, hau hết các hồ đều cạn kiệt

Đây là vấn dé rat khó khăn dé sử dụng các hỗ cho mục đích du lịch

~_ Khó khan thứ hai: Theo quy định của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công

trình thuỷ lợi, phần đất trong hành lang bảo vệ của các hồ chứa (phần đấtnày được tính từ cao trình đỉnh đập trở xuống lòng hồ) đều bị nghiêm cắm

xây dựng các công trình kiến trúc Việc xây dựng các công trình kiến trúc chỉ được phép thực hiện tại phần đất ven hồ ở phía trên cao trình đình đập.

Phần diện tích này, hộic dia phương có hỗ chứa hiện nay đã giao cho

quản lý và sử dụng Ngay ca phần dat trong hành lang bảo vệ của các hồ

chứa cũng dang bị vị phạm hết sức nghiêm trọng ở một số hỗ chứa, quanhiều năm vẫn chưa được chính quyền các địa phương giải toả

Trang 26

~_ Khó khăn thie ba: Các hồ chứa hầu hết được xây dựng từ lâu: Các côngtrình đầu mối đã xuống cấp, kiến trúc lại lạc hậu, không phù hợp với cảnh.

quan khu vực, hạn chế việc thu hút các du khách néu không được đầu tư,

cải tạo với mục tiêu vừa đảm bảo an toàn cho công trình, vừa tao cảnh quan cho du lịch

1.5 Đề xuất những biện pháp khắc phục tồn tại và bắt cập trong khai thác hồ chứa thủy lợi

Để khắc phục những khó khăn nêu trên, từng bước sử dụng các hồ chứa.nước phục vụ du lịch và nghỉ cuối tuần các giải pháp cần phải thực hiện là:Thứ nhất

Can sớm tiền hành ri soát và bô xung quy hoạch thuỷ lợi của lưu vựctưới các hỗ chứa, hoạch định các công trình thay thé nguồn nước tưới cho các

hồ để chuyển đổi một số các hd chứa có nguồn nước thay thé tưới sang phục

vụ mục đích kinh doanh dich vụ du lịch Trước mắt là các hồ : Suối hai, Đồng

Mô - Ngai Sơn và Quan Sơn:

+ Đối với hỗ Suối Hai: Phải i tạo, nâng cấp hệ thống tưới lấy nước từ Sông Hồng của tram bơm Trung Hà (Ba Vì) tưới cho điện tích của tram bơm.

đang tưới và đảm nhiệm phân diện tích hỗ Suối Hai

~_ Đối với Hồ Đông Mô - Ngai Sơn phải xây dựng Cống Bến Mam (tai Sơn.Tay) lấy nước từ sông Hồng bổ xung nguồn cho sông Tích, nạo vét lòngsông Tích, xây dựng các trạm bơm dọc sông Tích bơm lên kênh Đồng Mothay thé tưới cho hồ Đồng Mô

-_ Đối với hd Quan Sơn (Mỹ Đức) cần phải xây dựng quy hoạch đảm bảo

tưới thay thể bằng việc xây dựng các trạm bơm lấy nước từ sông Day

~_ Với đa số các hồ chứa còn lại, việc thay thé tưới cho các hồ này là hết sức.khó khan vì không có nguồn nước thay thé, nếu muốn sử dụng mặt nước

Trang 27

để phục vụ du lịch, biện pháp duy nhất là chuyển đổi cơ cấu cây trồng,tăng cường sử dụng các cây trồng cạn Còn việc xây dựng các nhà nghỉcuối tuần hoàn toàn vẫn có thể thực hiện được, trên thực tế tại một số hồhiện nay, đã có nhiều nguời xây dựng nhà nghỉ cuối tuần.

Thứ hai

Phải tiền hành cải tạo nâng cấp các công trình đầu mối của các hỗ chứa

để đảm bảo an toàn công trình, có kiến trúc phù hợp với cảnh quan môi

trường khu vực.

Thứ ba

“Tiến hành quy hoạch lại đất dai trong khu vực và các vùng phụ cận, có

cơ chế dén bù thu hỏi lại dat đai đã được giao dé sử dụng cho mục đích du

lich: Xây nhà nghỉ, khu vui chơi giải tí đa dạng và hoàn thiện đường giao thông trong khu vực

Việc sử dụng các hồ chứa nước vào mục đích du lịch, nghỉ cuối tuần

khai thác tổng hợp là hướng đi đúng trong giai đoạn hiện nay và những năm

tiếp theo Cần sớm có những bước đi cụ thể phủ hợp với điều kiện kinh tế xãhội của tinh và khả năng thu hút đa chiều dé đầu tư có hiệu quả cao

1.6 Kết luận chương

Hiện nay các hỗ chứa đang dần bị mắt đi, xuống cấp trim trọng , việc

đầu tư sửa chữa nâng cấp vẫn còn hạn chế, các hỗ chứa chưa thực sự đượcCấp, các Ngành của Thành phố quan tâm đúng mức Chính sich về đầu tư còn

nhiều bắt cập, chính sách về quản lý khai thác còn nhiều kẽ hở Qua chương.này tác giả mong muốn lột tả hết hết hiện trang, những khó khăn thuận loi ,bit cập trong công tác quản lý , công tác đầu tư dé từ đó có những giải pháp.đầu tư phù hop, tăng hiệu quả đầu tư vào các hỗ chứa và cụ thé là tại Thành

phố Hà Nội, điều này sẽ được tác giả thể hiện ở chương tiếp theo

Trang 28

CHƯƠNG 2 ĐÈ XUẤT PHƯƠNG PHAP PHAN TÍCH LOI ÍCH - CHI PHÍ (CBA) ÁP DỤNG CHO NÂNG CAP CẢI TẠO.

CAC HO CHUA NƯỚC THUY LỢI Ở THÀNH PHO HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về phương pháp phân tích lợiích — - chỉ phí (CBA) áp dụng cho công trình hồ chứa thủy lợi

2.1.1 Khái niệm và các bước tiễn hành một CBA

Khái niệm

Phân tích lợi ích - chỉ phí là một ky thuật phân tích dé đi đến quyết định

có nên tiến hành các dự án đã tr n tại có nên cho triển khai không, hay h

khai các dự án được đề xuất không Phân tích lợi ích - chỉ phí cũng được dùng

để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều it dự án mà loại bỏ lẫnnhau Người ta tiến hành nghiên cứu phân tích lợi ích - chi phí (tiếng anh làCost ~ Benefit analysis Sau đây gọi là CBA) thông qua việc gắn giá trị tiền tệcho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án Sau đó so sánh các giá trịcủa các đầu vào và các đầu ra Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá

trị lớn hơn chi phi mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai

Những dự án mà phân tích CBA xếp vào loại đáng được triển khai lànhững dự án cho đầu ra có giá trị lớn hơn đầu vào đã sử dụng Trong trường.hợp phải chọn một dự án trong số nhiều dự án được dé xuất, CBA sẽ giúp

chọn được dự án đem lại lợi ích rong lớn nhất Cũng có thé dùng CBA để

đánh giá mức độ nhạy cảm của các đầu ra trong dự án đối với rủi ro và bất

Mặc dù ý tưởng thi đơn giản, song trong thực tế có nhiều khó khăn dé

có thể tiền hành được một CBA có chat lượng Chi đơn giản là việc xác định

Trang 29

dau là chi phí, đầu là lợi ich cũng đã đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc kỳ lường.

Cũng có thé có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này Trong khi một

số đầu vào, đầu ra có thé có các mức giá phô bién và ôn định thì một số khác.lại có mức giá biến đổi trong quá trình triển khai dự án Va có thể có một số.đầu vào, đầu ra không được đưa ra buôn bán trên thị trường Điều này khiếncho chúng ta cần phải đưa ra những phương pháp định giá khác nhau

CBA mặc định rằng tắt cả các mặt hing đều có một giá trị tiễn tệ nhấtđịnh Điều này là cần thiết trong việc so sánh giữa đầu vào và đầu ra để quyết

định xem liệu một dy án có khả thi về mặt kinh tế hay không Trong khichúng ta có những kỹ năng thích hợp để quy ra tiền với phần lớn các mặt

hàng thì chúng ta khó có thé làm như vậy với một số mặt hàng nhất định Vi

dụ như không khí trong lành va sức khỏe tốt đều rat đáng quý song sẽ là một

thách thức lớn để có thể xác định chính xác lợi ich rong của một chương trình mang lại không khí trong lành và sức khỏe tốt cho mọi người Tuy nhiên, ta

có thể xác định được một khoảng chi phí nào đó ma nếu chỉ phi của chương

trình nằm trong khoảng đó thì chương trình là có giá trị và ngược lại

“Cần phải nhận thấy một điều, người ta đưa các quyết định liên quan đến

các dự án không chi đơn thuần dựa trên cơ sở CBA Cúc tính toán chính trị va

xã hội nằm ngoài CBA có thể có tim quan trọng ít nhất là ngang bằng với cáclợi ích kinh tế trong việc quyết định có nên triển khai dự án hay không Điều.nay đúng nhất là trong trường hợp đưa ra các quyết định công Lúc đó, các tài

nguyên thường được phân bỏ dựa trên các lý do khác chứ không phải là hiệu

quả kinh tế Những vin đề công bằng, bình đẳng trong trường hợp này có

thé sẽ thể chỗ cho thậm chí là những nguồn lợi ròng lớn về kinh tế Nhưng it

nhất cũng có thể hy vọng rằng một CBA có thể tác động tới quyết định của.một người còn đang do dự hay có thể đưa chúng ta đến với lựa chọn tối ưu

giữa các dự án có tác động chính trị, xã hội tương tự như nhau.

Trang 30

“Theo J.A Sinden và D.J Thampapillai cũng như tai liệu hướng dẫn đánh.

giá dự án của ngân hàng ADB thi CBA tiến hành theo các bước sau:

Bang 2.1 Các bước tiền hành phân tích CBA

Bước di Nội dung công việc

BI | Nhận dang van dé và xác định các phươngán giải quyết

B2 | Nhận dang các lợi ích va chỉ phí xã hội của mỗi phương án

B3 | Đánh giá lợi ích và chỉ phí của mỗi phương án

B4 | Lập bảng lợi ich và chỉ phí hàng nim

B5 | Tính toán lợi ich xã hội rong của mỗi phương án

B6 _| So sánh các phương án theo lợi ích xã hội rồng

B7 | Kiểm tra ảnh hưởng của mỗi sự thay đổi trong giả định và dit liệu

BS | Duara dé nghị kết luận

Phân tích lợi h chỉ phí có thể được nghĩ đến như một quá trình vận

hành trong đó có một số bước nỗi bật Không phải phân tích nao cũng yêu cầu.phải thực hiện đầy đủ tit cả các bước đi này Một dự án ngắn han sẽ không

đời hỏi phải chiết khẩu lợi ích trong tương lai Một dự án đã triển khai nhiều

lần có thé sẽ không gặp phải rủi ro hay bắt chắc Tuy nhiên, trong phần lớn

các trường hợp, để cân nhắc có nên triển khai một dự án không hay nên chọntriển khai phương/dự án nao giữa các phương/dự án được để xuất thì chúng ta

cin bám theo các bước sau:

thế

in phải chỉ rõ nghỉ

a Nhận dạng vấn dé và chỗ đứng/vị

chỉ phí ai phải chi, lợi ich ai được hưởng Chúng ta luôn phải rõ rằng và nhất

Trang 31

quán trong việc giải quyết những vấn dé này cũng như trong việc tính toán lợi

ích và chỉ phí cho những người/nhóm người khác nhau.

b Xác định những phương án thay thé

Một phân tích cần phải nêu rõ được dự án hay các dự án là đối tượng

xem xét Chúng có loại trừ lẫn nhau hay không Cần phải đưa được các lựa chọn thay thé tương ứng vào phân tích Mốc chuẩn để so sánh là lựa chọn

không tiến hành dự án Song đó có thể chỉ là một cơ sở để so sánh Ví dụtrong thảo luận về đập Tellico, chính quyền Thung lũng Tennesce đã không

so sánh vi xây đập với một lựa chon thay thé khác là tận dung dòng et của con sông để vận hành một chiếc tuốc-bin phát đi

này không phải là hiện tượng hiểm khi xảy ra Khi chúng ta thay đổi quy mí thời hạn thực hiện của một dự án, chúng ta có thể có được những thay thé thích ứng Ví dụ một chương trình tiêm chủng có thể không qua kiểm nghiệm

CBA ở quy mô toàn quốc, song có thể vượt qua kiểm nghiệm CBA đối vớimột vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao liên quan đến loại vắcxin sẽ được tiêm chủng

ràng về diện giá trị được đưa ra

Nên liệt kê các tac động tàng của mỗi dự án một cách đầy đủ nhất

có thể Có thé liệt kê tác động của một hay nhiều dự án cụ thể được xem xét

Trang 32

cũng như tác động của các lựa chọn thay thế: giữ nguyên hiện trạng hay

không triển khai bit kỳ dự án nào Điều quan trọng là tiến hành số lượng hóa

các tác động nêu có thé Dé đánh giá chuẩn xác một dự án đòi hỏi phải biếtđược lượng đầu vào và đầu ra cần có Khi không thé số lượng hóa được mộttác động thì ít nhất ta cũng phải đề cập đến tác động đó Một dự án hạn chếquyền tự do cá nhân nên dé cập đến tác động này ngay cả khi không có nỗ lựcnào được đưa ra để định giá quyền tự do cá nhân

1 thể cho những tác động

thể quy mỗi tác động này ra một giá trị tỉ

£ Xử lý các tác động không được lượng hóa

Cân phải kiệt kê rõ rằng bat kỳ tác động nào chưa được quy ra giá trịvật chất cụ thể Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể cân nhắc giữa chúng

với những chỉ phí và lợi ích đã được định giá cụ thể.

Một cách tiếp cận với các lợi ích phi số lượng hóa là tính toán xem các, lợi ích này lớn đến mức độ nào thì đủ để đảo ngược các kết quả của CBA.

“Thông thường người ta có thể đưa ra một đánh giá chung về việc những lợi

ích này có khả năng đảo ngược quyết định hay không Bằng cách xem xét rõ

ring những tác động như vậy theo cách này, chúng ta sẽ tránh được tình trang lâm vào phân tích bị chỉ phối bởi các dữ liệu cứng.

ø Chiết khấu giá trị tương lai để tính giá trị hiện tại

Đối với phần lớn các dự án, cần phải tính chi phí và lợi ích được chiết

khấu tại những thời điểm khác nhau Người ta thường thực hiện điề

bằng cách sử dụng biện pháp chiết khấu lũy thita để tính giá trị hiện tại củachỉ phí lợi ích Rat khó để có thể lựa chọn được một mức lãi suất chiết khẩu

đúng Tuy nhiên, nhiều tổ chức nghiên cứu đưa ra những mức lãi suất chuân

đùng cho các phân tích.

Trang 33

h Xác định và lý giải độ bất an toàn (chắc chắn)

Có lẽ khiếm khuyết hay gặp nhất trong phân tích CBA là thất bại trong.việc xử lý rủi ro và bắt chắc, Bắt chắc có thé tiềm dn trong nhiều khía cạnhcủa dự án Phải xác định được day đủ nguyên nhân gây ra các bat chắc nảymột cách đầy đủ nhất có thể Chẳng hạn như kinh phí dự toán cho một công.trình xây dung, diều kiện thời tiết bắt én khiến cho các hoạt động ngoài trờitrở nên khó khăn hơn hay mức tăng trưởng dân số dẫn đến mật độ sử dụngcác thiết bị tiện dụng tăng lên

"Nên nỗ lực trong việc nhận thúc được rủi ro hay bắt chắc của dự án C6

thể dùng cách đơn giản như đưa ra một phân tích độ nhạy cảm Phân tích này

sẽ tính toán giá trị của dự án theo những kết quả dài hạn khác nhau Cũng có.thể ding cách phức tạp hơn như phân tích các lựa chọn thực Phân tích nảy cốtim cách tính được giá trị chính xác của dự án có tính đến yếu tổ rủi ro

i So sánh Lợi ích và Chỉ phí

Sau khi đã tính toán được (hay ít nhất là đã liệt ké ra được) các chi phí

và lợi ích, chúng ta phải so sánh chúng với nhau để xác định xem giá trị hiện

tại của dự án có thể mang giá trị dương không Nếu đang xem xét lựa chọngiữa nhiều dự án thì dự án có mức NPV cao nhất là dự án sẽ được chọn

j Tiến hành phân tích sau khi dự án kết thúc

Khi có thé, nên tiến hảnh phân tích sau khi hoàn thành dự án nhằm dưa

ra định hướng cho các giám đốc dự án, xác định giá tri của phân tích gốcnhằm cải thiện các phân tích và các dự án được tiền hành sau này

Quy đổi giá trị bằng tiền

CBA sử dụng các giá trị tiền mat để so sánh các loại hàng hoá với nhau

Được gan cho mỗi đầu vào và đầu ra của dự án, các giá trị nảy đại diện cho tầm quan trọng của đầu vào và đầu ra trong phân tích Nếu tổng giá trị của

đầu ra lớn hơn tổng giá trị của đầu vào thi dự án được coi là đáng được tiến

Trang 34

hành vì lúc đó độ quan trọng tổng thể của đầu ra đối với xã hội lớn hơn độ.quan trọng tổng thé của đầu vào Tuy việc gan các giá trị thực cho các

vào, đầu ra rồi so sánh chúng với nhau là can thiết song đây cũng là một quá

trình gây nhiều tranh cãi Cần phải có một độ cẩn trọng và tinh tế nhất định

khi hành quá trình này,

Nhiều loại đầu vào và đầu ra là các mặt hàng thường xuyên được buônbán trên thị trường với mức giá chung phổ biến và có thể đoán trước được.Giá trị của các đầu vào như lao động, bê tông, thép, máy tính, xăng dầu hay

các đầu ra như điện có thể được xác định dựa trên mức giá thị trường, có điều

chính trong một số trường hợp nhất định.

Các đầu vào và đâu ra khác không được trao đồi trực tiếp nên rất khó

có thể được định giá Chẳng hạn như khoảng thời gian di lại mà một dự án

xây dựng đường cao tốc tiết kiệm được, giá của dich vụ thuỷ lợi do một dự.

án xây đập mang lại hay tình hình sức khoẻ của cộng đồng được cải thiện

thông qua việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Giá tri cho các loại hàng hoá này phải được ước tinh thông qua những tinh toán gián tiếp,

phức tạp và tương đối chủ quan Thường thì phương hướng hành động thích

hợp nhất là tìm ra và sử dụng các mức giá dự kiến đã được đưa ra trong các nghiên cứu trước đây.

Mục đích của cuốn sách này là nhằm tìm ra được các mức giá trị thịtrường và phi thị trường cho một loại các mặt hàng khác nhau Cuốn sách

cũng đưa ra chi din phải xử lý thé nào với hàng loạt các loại giá ti tiém tầng

và phức tạp trong phân tích của bạn.

2. Cơ cầu thời gian của chi phí và lợi ích

Phần lớn các dự án được điều hành trong một khoảng thời gian nhấtđịnh Khi tiền hành phân tích CBA chúng ta xác định xem khi nào thi chỉ phí

Trang 35

và lợi ích sẽ thay đổi Đâu là múi thời gian cuối cùng cho phân tích nếu không

phải là của toàn bộ dự án

‘Vi dụ đầu tư sửa chữa nâng cấp một hỗ chứa trong vòng 02 năm va chỉ

đánh giá hiệu quả Chi phi và lợi ich sau đó vai năm Sau khi đưa vào sử dụng,

nhiều năm thì phải tiến hành nâng cấp sửa chữa Cứ sau một khoảng thời giannhất định thì chi phí nâng cắp sửa chữa và bảo dưỡng mới xuất hiện trong khilợi ich ma con hồ chứa đem lại là liên tục Có thé lợi ích này cảng ngày cảngtăng khi dan số của một vùng tăng Hồ chứa này có thé tổn tại vĩnh viễn Song

theo khi đánh giá dự án có thé chỉ cin tinh đến lợi ích dự án đem lại trongvòng 10 đến 25 năm đầu tiên

Nhìn chung, có một thực tế vẫn được thừa nhận đó là các mức chỉ phí,

lợi ích trong tương lai có giá trị thắp hơn chi phí lợi ích hiện tại Chính vi vay,việc khấu trừ chỉ phí lợi ích tương lai bằng cách sử dụng một mức lãi suất nào

đó và cách khẩu trừ theo số mũ là một thông lệ được chấp nhận Tuy có nhiều

cơ quan quy định cụ thể mức hay các mức lãi suất được nhiều nhóm, nhiều cơ

quan khác nhau dùng hay đồng tinh song quyết định khó nhất gặp phải trong

‘qua trình này vẫn là xác định mức lãi suắt thích hợp

Phân tích độ nhạy

Bat kỳ một dự án nao đều gắn với hàng loạt các con số được đề xuấtkhác nhau Chúng là ước tính khối lượng vật liệu và lao động cần thiết, mức.giá của các đầu vào này, số người hưởng lợi cuối cùng, giá trị quy đổi củaviệc họ sử dụng sản phẩm làm ra, mức lãi suất thích hợp dùng dé khấu trừ chỉ

phí và lợi ích của dự án Các con số này đều có nguy cơ bị dự đoán ai, Người

ta cũng rất dé lâm vào tinh trạng không thé nhất trí về một con số dự kiến nhát

định Câu trả lời có trách nhiệm nhất cho việc có hing loạt những giá tị rớctính hay gợi ý là đưa ra những tính toán dựa trên nhiều kịch bản khác nhau rồi

thảo luận những thay đổi trong từng kịch bản tạo ra tác động gì trong phân

Trang 36

tích độ nhạy cảm Điều này có nghĩa là nên chỉ rõ việc thay đổi các mức giá

trị khác nhau có tác động như thé nào đến đánh giá dự án Ví dụ, nếu phí xâycdựng thực tế cao hơn mức phí dự đoán là 10% thì lợi ích rồng của dự án thayđổi như thé nảo? Nếu dùng một mức lãi suất cao hon đẻ khẩu trừ các chỉ phi

và lợi ich tương lai thi liệu dự án còn được mong đợi nữa hay không Nếu như

giá trị cho các lợi ích của một dự án mang lại cho tinh hình sức khoẻ ở mức.

thấp chứ không phải ở mức cao trong m lợi ích ước tính thi giá trị của dự

ấn thay đổi như thé nào

Môi cách tiếp cận thường gặp là tinh toán khả năng tốt nhất, xấu nhất

và các khả năng trung bình Phân tích nảy có nghĩa là thoạt đầu tính toán NPV

của một dự án bằng cách dùng các mức giá trị ước tính tối đa hoá giá trị của

dự án, rồi dùng các mức giá trị ước tính tối thiểu hoá giá trị của dự án và cuốicùng là dũng các mức giá trị trung gian Điều này sẽ cho các nhà hoạch địnhchính sách ý tưởng về tính không chắc chắn của dự án cũng như tầm quan

trọng của tính không chắc chắn này có thể là bao nhiều.

Các nguồn lực

‘Van đề thực tiễn lớn nhất trong việc tiền hành một phân tích CBA trên.thực tế là tìm được các mức giá trị thích hợp cho các đầu vao và các đầu racủa dự án Các nhà lên kế hoạch cho dự án nên có một vai ý tưởng nào đó vềlượng đầu vào sẽ được sử dụng và lượng đầu ra được tạo ra Song làm thể nào

để xác định được giá trị của chúng?

Chúng ta phải tập hợp nhiều thông số về các nguồn lực khác nhau được

dùng làm đầu vào, đầu ra của dự án, các giá trị gắn liễn với chúng, mức lãi

suất dé xuất trong khâu trừ, độ co dan cung và độ co dẫn cầu

Tuy danh sách các nguồn lực được đưa ra không phải là một danh sách.hoàn chỉnh song ít nhất nó cũng đem lại cho độc giả một xuất phát điểm trong

Trang 37

việc tìm ra các mức giá trị cần thiết để phân tích một dự án hay đánh giá một

cách phê phán một nghiên cứu hiện tại.

2.1.3 Đi với hàng hóa và dịch vụ có giá cả thị trường.

Về wu thi trường , giá bing trong thị trường cạnh tranh do

lọ h của đơn vị hàng hóa tiêu ding tại thời điểm cân bing VỀ mặt cung thị

trường, giá cân bằng trong thị trường cạnh tranh do chỉ phí cơ hội của việcsản xuất đơn vị hàng hóa tại thời điểm cân bằng

“Trong thị trường cạnh tranh , giá cả của hing hóa là thước đo sự ưa thích hàng hóa của người tiêu dùng và giá cả của các nhập lượng là thước đo của sự không ưa thích các nhập lượng đó Như vậy lượng hàng hóa với lợi ích ròng cao nhất chính là lượng được ưa thích nhất đứng trên quan điểm xã hội

các giá cả trên

“Thị trường nếu là cạnh tranh ta có thé sử dụng trực ti

thị trường để đánh giá lợi ích va chỉ phi Nếu thị trường là không cạnh tranh,giá cả phải được diéu chỉnh để suy ra giá an Do đó phải xác định khí nao là

một thị trường cạnh tranh và khi nào là không _ Thị trường cạnh tranh được

định nghĩa trên cơ sở cầu trúc của nó Một thị trường cạnh tranh có đặc điểm

là các thành viên có ảnh hưởng nhỏ đến thị trường,, xuất lượng và nhập lượng,

di uy động, cơ hội phản ứng không bị han chế , hàng hóa đồng nhất và mọi

người có sự cạnh tranh tương đối ngay cả khi cấu trúc của nó không đáp ứngđược các đặc điểm trên Ở điềm nảy chúng ta thí phải có sự đánh giá về:

thị trường hoạt động có cạnh tranh hay không cạnh tranh , từ đó ta biết giá thị

trường có sử dụng được không hay thay bằng giá ân

2. Déi với hang hóa và dich vụ không có giá cả thị trwing

Phần lớn các dự án tạo ra các lợi ích và các chỉ phí không được trao đổitrên thị trường Những kết quả này không có giá cả thị trường và do đó chúng

Trang 38

ta gọi chúng là các lợi ích và chi phí không có giá hoặc không được định giá

(ví dụ xây dung một hỗ chứa có thể thêm các cơ hội giải trí, phòng chồng lũ,

yt) người hưởng thy sử dụng các dịch vụ này không phải trả phí nên chúng

không được định giá cả và việc phòng chống lũ lụt thi không thé đem ra traođôi trên thị trường được, cũng như việc xây dựng một công viên quốc gia débảo tổn thiên nhiên , nhưng môi trường thi chẳng mấy khi được đem ra mua

bán Do việc không định giá được nên người ta có một số phương pháp có thể

kế đến như:

Phương pháp du lịch

Phuong pháp này dùng dé đánh giá lợi ích của việc giải trí nhưng có

thé áp dụng dé đánh giá bất cứ hoạt động nào khi số lượng biển đồi tương ứng

với chỉ phí mã đu khách bỏ ra để thực hiện hoạt động đó Phương pháp nay

dựa vào dữ liệu về số lượng và chỉ phí thực tế do đó cho ta nhữ ng giá trịthực Hay nói cách khác, nếu lượng chỉ phí đúng thi phương pháp này cho takết quả ước lượng giá trị của hoạt động giải trí xảy ra trên thị trường Ứng

‘dung của phương pháp nay đẻ đánh giá hiệu qua lợi ích của các khu vui chơi

giải trí

Phương pháp đánh giá hướng thụ

Một loại hàng hóa gồm nhiều thuộc tinh và người ta mua món hàng naymong muốn đạt được sự thỏa man mà từng thuộc tính đó cung cắp Trong thị

trường cạnh tranh, các cá nhân lựa chọn mức độ tiêu dùng cho từng món hằng mua và qua đó tối đa hóa thỏa dụng của mình Hành vi lựa chọn này là hưởng thụ theo nghĩa là tìm kiếm thỏa man và nên được gọi là phương pháp đánh giá

hưởng thụ.

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

Trang 39

'Có một cảm nhận khá rõ khi ước lượng giá trị của một lợi ich qua câu hỏi "bạn sẵn sing chỉ trả tối đa bao nhiều cho việc đó" Nghĩa là thông qua

bảng hồi và câu trả lời sẽ là một ước lượng về tổng hợp lợi ích mà người mua

hy vọng có được tir món hang đó Sau khi giảm đi phan chi phí hợp lý ta sẽ cómột con số trớc tinh được về thang dư tiêu ding Phương pháp này được gọi

là đánh gi á ngẫu nhiên vì n ó mô hình hóa trong một bảng phỏng vấn người

tiêu dùng Phương pháp này liên quan với các mô hình tính toán ước lượng.

2.1.5 Xác định các loại chi phí và lợi ích đối với đầu tư sửa chữa nang

cấp, vận hành khai thác công trình hỗ chứa.

«4 Chỉ phí lượng hóa được

+ Chỉ phí vốn đầu tư xây dựng công trình, trong đó bao gồm cả vốn đầu tư

của dự án (chi phi xây lap, chi phi tư van, chi phí bồi thường hộ trợ giải

phóng mặt bằng, tải định cự, chỉ khác )

~ Xúc định theo số vốn đã giải ngân được theo các năm xây dựng, hoặc giátrị các khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu của các dự án

= Đối với các dự án giảm nhẹ thiên tai cần đưa vốn đầu tư (giá trị còn lại)

của các công trình, hạng mục công trình, thiết bị đã đầu tư trong quá khứ

.đến thời điểm đánh giá tham gia vào phòng chống giảm nhẹ thiên tai trong

khu vực dự án (đó chính là chi phí chim).

© Chỉ phí sửa chữa lớn, đại tu thay thé

Trang 40

v Là chỉ phí sửa chữa lớn, đại tu thay thé sau thời gian dai sử dung

thiết bị, hay công trình đẻ phục hồi thông số so với thiết kế banđầu

ˆ Với các đơn vị quản lý khai thác công trình, thiết bị công trình

những chỉ phí này phải khảo sát, đánh giá và lập dự án đầu tư,hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật Với công trình thủy lợi theo hướng

dẫn của L4TCN thi thời gian đại tu lớn thường tinh sau chu kỳ 8

năm một lần đại tu, giá trị đại tu 1 lần thường tính bằng 8% so

với vốn đầu tư ban đầu

© Chỉ phí quản lý vận hành hang năm.

¥ Chỉ phí quản lý vận hành hing năm bao gồm chỉ phí tiền lương,

chỉ phí sửa chữa thường xuyên, chỉ phí nạo vét bùn cát, nguyên

nhiên vật liệu, chỉ hành chính và chỉ khác Theo kinh nghiệm lấybằng 4% vốn đầu tư

+ Chỉ phí gia tăng trong sản xuất nông nghiệ

* Đây là loại chỉ phí gia ting do việc đầu tr sửa chữa nâng cấp hồ

chứa mang lại làm cho năng suất cây trồng tăng, tăng sản lượng

thủy sản, cây trong đưới nước,

Ngày đăng: 21/07/2024, 17:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình sau: - Luận văn thạc sĩ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Nghiên cứu phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) đối với việc đầu tư, sửa chữa nâng cấp hồ chứa thủy lợi ở Hà Nội: áp dụng cho hồ chứa nước Đông Sương (Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Hình sau (Trang 10)
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng GDP - Luận văn thạc sĩ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Nghiên cứu phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) đối với việc đầu tư, sửa chữa nâng cấp hồ chứa thủy lợi ở Hà Nội: áp dụng cho hồ chứa nước Đông Sương (Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng GDP (Trang 48)
Bảng 2.4. Dự báo dân số thành phố Hà Nội - Luận văn thạc sĩ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Nghiên cứu phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) đối với việc đầu tư, sửa chữa nâng cấp hồ chứa thủy lợi ở Hà Nội: áp dụng cho hồ chứa nước Đông Sương (Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Bảng 2.4. Dự báo dân số thành phố Hà Nội (Trang 58)
Hình 3.1. Hiện trạng đập dat trước khi đầu tư nâng cấp. - Luận văn thạc sĩ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Nghiên cứu phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) đối với việc đầu tư, sửa chữa nâng cấp hồ chứa thủy lợi ở Hà Nội: áp dụng cho hồ chứa nước Đông Sương (Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Hình 3.1. Hiện trạng đập dat trước khi đầu tư nâng cấp (Trang 74)
Hình 3.2. Hiện trạng đập dat trước khi đầu tư nâng cấp. - Luận văn thạc sĩ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Nghiên cứu phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) đối với việc đầu tư, sửa chữa nâng cấp hồ chứa thủy lợi ở Hà Nội: áp dụng cho hồ chứa nước Đông Sương (Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Hình 3.2. Hiện trạng đập dat trước khi đầu tư nâng cấp (Trang 74)
Hình 3.3. Hiện trạng tràn xả lũ trước khi đầu tư nâng cấp - Luận văn thạc sĩ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Nghiên cứu phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) đối với việc đầu tư, sửa chữa nâng cấp hồ chứa thủy lợi ở Hà Nội: áp dụng cho hồ chứa nước Đông Sương (Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Hình 3.3. Hiện trạng tràn xả lũ trước khi đầu tư nâng cấp (Trang 75)
Hình 3.5. Hiện trạng cống lấy nước trước khi đầu tư nâng cắp. - Luận văn thạc sĩ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Nghiên cứu phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) đối với việc đầu tư, sửa chữa nâng cấp hồ chứa thủy lợi ở Hà Nội: áp dụng cho hồ chứa nước Đông Sương (Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Hình 3.5. Hiện trạng cống lấy nước trước khi đầu tư nâng cắp (Trang 76)
Hình 3.6. Hiện trạng cong lay nước trước khi đầu tư nâng cap - Luận văn thạc sĩ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Nghiên cứu phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) đối với việc đầu tư, sửa chữa nâng cấp hồ chứa thủy lợi ở Hà Nội: áp dụng cho hồ chứa nước Đông Sương (Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Hình 3.6. Hiện trạng cong lay nước trước khi đầu tư nâng cap (Trang 76)
Bảng 36. Vốn đầu tư ban đầu của dự án - Luận văn thạc sĩ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Nghiên cứu phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) đối với việc đầu tư, sửa chữa nâng cấp hồ chứa thủy lợi ở Hà Nội: áp dụng cho hồ chứa nước Đông Sương (Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Bảng 36. Vốn đầu tư ban đầu của dự án (Trang 83)
Bảng 3.7. Xác định chỉ tiêu NPV, B/C, IRR - Luận văn thạc sĩ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Nghiên cứu phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) đối với việc đầu tư, sửa chữa nâng cấp hồ chứa thủy lợi ở Hà Nội: áp dụng cho hồ chứa nước Đông Sương (Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
Bảng 3.7. Xác định chỉ tiêu NPV, B/C, IRR (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN