1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884

261 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý, Khai Thác Nguồn Lợi Biển Đảo Của Triều Nguyễn Giai Đoạn 1802-1884
Tác giả Đinh Thị Hải Đường
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Văn Quân
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 261
Dung lượng 65,77 MB

Nội dung

Xuất phát từ những nhận thức trên, chúng tôi lựa chọn “Quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884” làm đề tài luận án tiễn sĩ sử học, với mong muốn góp ph

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐINH THI HAI DUONG

GIAI DOAN 1802-1884

LUẬN AN TIEN SĨ LICH SU

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

QUAN LY, KHAI THAC NGUON LOI BIEN ĐẢO CUA TRIEU NGUYEN

GIAI DOAN 1802-1884

Chuyén nganh: Lich sir Viét Nam

Ma sé: 62220313

LUẬN AN TIEN SĨ LICH SU

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

PGS.TS Vũ Van Quân

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHINH SUA THEO QUYET NGHỊ

CUA HOI DONG DANH GIA LUAN AN

Chủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học

Luận án Tiên sĩ

GS.TSKH.Vũ Minh Giang PGS.TS.Vũ Văn Quân

HÀ NỘI - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình khoahoc của riêng tôi Tên dé tài luận án không trùng với bat cứnghiên cứu nào đã được công bố Các tài liệu, số liệu sử dụng

trong luận án được trích dẫn trung thực, khách quan và rõ

rang về xuất xử.

Hà Nội, thang 11 năm 2021

Đỉnh Thị Hải Đường

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Luận án được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của Thầy Cô, sự giúp

đỡ của Cơ quan, Đồng nghiệp, Bạn bè, và sự động viên, hỗ trợ của Người thân

Trước hết, tôi xin được bay tỏ sự kính trọng và long biết ơn sâu sắc nhất đến

Thay hướng dẫn: PGS.TS Vũ Van Quân Thay đã tan tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ

bảo tôi thực hiện luận án tiến sĩ này, cũng như trong suốt qua trình hoc tập của tôi

tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV, DHQGHN.

Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tận tình chỉ bảo, góp ý của các Thầy Cô đã

và đang công tác tại Khoa Lịch sử, đặc biệt là các Thầy Cô ở Bộ môn Lịch sử ViệtNam cô trung đại và Bộ môn Lịch sử Việt Nam cận hiện đại Tôi xin được tỏ lòng

tri ân sâu sắc đến các Thầy Cô!

Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy Cô trong hội đồng đánh giá luận

án các cấp về những sự giúp đỡ và ý kiến góp ý vô cùng quý giá giúp tôi hoàn thiện

bản thảo luận án.

Tôi nhận được sự tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện, quan tâm động viên, khích

lệ, ủng hộ, góp ý, chỉ bảo của Ban lãnh đạo Viện Sử học các thời kỳ, các lớp thế hệcán bộ nghiên cứu đã và đang công tác tại Phòng Nghiên cứu Lịch sử Cô - Trung

đại Việt Nam, các thế hệ cán bộ nghiên cứu lịch sử cô trung đại Việt Nam và các Cô

Chú, Anh Chị, Bạn đồng nghiệp đã và đang công tác tại Viện Sử học, Viện Hàn lâm

Khoa học xã hội Việt Nam - nơi tôi đang công tác, cũng như Đồng nghiệp, Bạn bè

ngoài cơ quan, giúp tôi trưởng thành hơn về chuyên môn và hoàn thiện bản thảoluận án Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc!

Tôi cũng xin vô cùng cảm ơn Phòng Thông tin Thư viện cùng các Phòng

chức năng của Viện Sử học và bộ phận Tư liệu Khoa Lịch sử Trường Đại học

KHXH&NV đã luôn giúp đỡ, cung cấp tư liệu, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong

quá trình thực hiện luận án, học tập và công tác.

Xin được cảm ơn sâu sắc các Thầy Cô phụ trách bộ phận Đào tạo Sau Đại

hoc của Khoa Lich sử và Phòng Dao tạo, Trường Dai học KHXH&NV đã tận tinh

giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện hồ sơ luận án

Tôi cũng muốn bày tỏ lời biết ơn chân thành dành đến Gia đình, những

người thân đã ở bên cạnh, là nguồn động viên và chỗ dựa vững chắc dé tôi cô gang

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

MỞ DAU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 11

5 Nguồn tài liệu 16

6 Đóng góp của luận án 20

7 Bố cục luận án 22Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA BOI CANH 23

LICH SỬ TAC DONG DEN VAN DE QUAN LÝ, KHAI THÁC

NGUON LỢI BIEN DAO CUA TRIEU NGUYEN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 23

1.1.1 Những nghiên cứu gián tiếp liên quan đến van dé quản lý, khai thác 23

nguồn lợi biển đảo

1.1.2 Những nghiên cứu trực tiếp liên quan đến van dé quản lý, khai thác 29nguôn lợi biển đảo

1.1.3 Một số nhận xét từ các công trình nghiên cứu trước và hướng 37

nghiên cứu của luận án

1.2 Bối cảnh lịch sử 41

1.2.1 Bồi cảnh khu vực và thé giới 41

1.2.2 Việt Nam - Đại Nam thé ky XIX 43

1.2.3 Biển dao Việt Nam và van dé quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo 49trong chính sách của các nhà nước quân chủ trước triéu Nguyễn

Tiểu kết chương 1 61

Chương 2 TÔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN 63

HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGUON LỢI BIEN DAO

Trang 6

2.1 Nhận thức của triều Nguyễn về biển đảo và nguồn lợi biển đảo 63

2.1.1 Nhận thức về hải phận quốc gia 632.1.2 Nhận thức về tài nguyên biển đảo 65

2.1.3 Nhận thức về an ninh - phòng thủ biển đảo 70

2.2 Tổ chức bộ máy quản lý 742.2.1 Cấp trung ương 752.2.2 Cap địa phương 84

2.3 Đảm bảo an toàn hoạt động khai thác nguồn lợi biển dao 86

3.1 Quản lý, khai thác giao thông vận tải đường biển 983.1.1 Cap bài thuyén và giấy thông hành đường biển 983.1.2 Tổ chức hoạt động vận tải đường biển của Nhà nước 1013.1.3 Tổ chức hoạt động công cán nước ngoài bằng đường biển 114

3.2 Quản lý thương nghiệp đường biển 117

3.2.1 Hoạt động ngoại thương cua Nhà nước 117 3.2.2 Quan ly hoạt động thương nghiệp của thương nhân trong nước 122 3.2.3 Quản lý hoạt động thương nghiệp của thương nhân nước ngoài 128

3.3 Khai thác cảng biên và các tuyến giao thương 1353.3.1 Xây dựng và quản ly cảng biển 1353.3.2 Khai thác các tuyến giao thương 139

Tiểu kết chương 3 145

Chương 4 QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BIÊN ĐẢO 147

4.1 Quản lý, khai thác muối, tổ yến và ngọc trai 147

Trang 7

4.1.1 Quản lý, khai thác muối 147

4.1.2 Quản lý, khai thác tổ yến và ngọc trai 1534.2 Quản lý đánh bắt hải sản 158

4.2.1 Thu thuế và thu mua hải sản 1584.2.2 Quy định kích thước và huy động thuyển dân vào việc công 162

4.2.3 Hỗ trợ sinh kế của ngư dân 1644.3 Quản lý, khai thác ở các vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa 164Tiểu kết chương 4 168KET LUẬN 170DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN 177DEN LUẬN AN

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 178

PHU LUC 200

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Biển đảo ở các quốc gia ven biển, quốc gia hải đảo là một bộ phận cấu thành

lãnh thé đất nước, có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng, nhất là trong bảo

vệ chủ quyên, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phát triển kinh tế biển và mở rộng giao

lưu, hợp tác quốc tế Việt Nam là một quốc gia biển nằm trên bờ Tây của BiểnĐông, biển đảo Việt Nam hội tụ các yếu tố quan trọng trong đảm bao an ninh - quốcphòng, cùng những điều kiện thuận lợi và cơ hội phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác

và giao lưu khu vực, quốc tế; song cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức về an

ninh, phòng thủ và chủ quyền Trải suốt chiều đài lịch sử, mọi hoạt động của đờisông đất nước, về chính trị, quốc phòng, kinh tế, văn hoá - xã hội, đều chịu sự chiphối của biển ở mức độ nhất định Về phương diện kinh tế, vùng biển đảo giàu tàinguyên sinh vật và sa khoáng sản là nguồn lợi phong phú cho các hoạt động khaithác tài nguyên, phục vụ sinh kế và phát triển kinh tế Đặc biệt, tài nguyên vị thế địa

chiến lược quan trọng và thuận lợi của biển đảo Việt Nam là điều kiện phát triểngiao thông hải vận và hải thương Cùng với đó, một số lượng lớn các cửa biển, vũng,vịnh ven bờ sâu rộng, kin gió là điều kiện thuận lợi để xây dựng nhiều cảng biển nội

địa và quốc tế - đầu mối tuyến giao thương trong nước, khu vực, quốc tế Biển đảoViệt Nam án ngữ trên các tuyến hang hải, giao thương huyết mạch giữa An Độ

Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật

Bản, Hàn Quốc trong lịch sử hải thương khu vực và thế giới, trở thành một cánh

cửa quan trọng đưa Việt Nam hướng ra thế giới, phát triển kinh tế, giao lưu và hội

nhập quốc tế, nhất là với các nước châu Á - Thái Bình Dương Các nhà nước có vai

trò đặc biệt quan trọng trong quản lý và phát huy hiệu quả nguồn lợi biển dao

Trong thời gian qua, nghiên cứu về biển đảo Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền

biển đảo, đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của giới học giả Với xu thế hội nhập toàn

cầu ngày càng mạnh mẽ cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và sự

voi can của nguôn tai nguyên dat liên hiện nay thi không chỉ vân đê an ninh - quôc

Trang 9

phòng biển đảo được chú ý mà kinh tế biển, hải đảo cũng đang và sẽ là một trongđiểm được quan tâm Các hoạt động quản lý, khai thác kinh tế biển đảo, bảo vệ

nguồn lợi biển đảo một cách hiệu quả là van đề có ý nghĩa chiến lược để bảo vệ

toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, góp phần giữ vững môi trường chính trị, đảm

bảo an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Theo dòngchảy thời gian, quá khứ không trở lại nhưng sự phát triển của hiện tại và tương lailại được nuôi mầm từ quá khứ, từ những kinh nghiệm trong quá khứ Hoạt độngquản lý, khai thác nguồn tài nguyên biển đảo của nhà nước Việt Nam đương daiđang cần những bài học kinh nghiệm của quá khứ (vận dụng những thành công vàrút kinh nghiệm những hạn chế) Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động quản lý,khai thác nguồn lợi biển đảo của Nhà nước quân chủ Việt Nam trong lịch sử đang làmột yêu cầu đặt ra cho thực tiễn phát triển đất nước

Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, triều Nguyễn là triều đại cuối cùng

và quan lý một lãnh hải, lãnh thổ thống nhất, rộng lớn Đây cũng là một triều đại có

nhiều “duyén nợ” với biển đảo Đặc điểm này chỉ phối rất lớn đến nhận thức, tầm

nhìn cũng như chính sách và biện pháp của triều Nguyễn về biển đảo, trong đó có

van đề khai thác nguồn lợi Bên cạnh đó, thế kỷ XIX là thé ky đầy biến động tronglịch sử dân tộc Nhu cầu mở rộng giao thương, phát triển thị trường buôn bán của

các quốc gia phương Tây ở phương Đông vấp phải chính sách và biện pháp cứngrắn của nhà cầm quyền các quốc gia phương Đông, trong đó có triều Nguyễn với

những lo ngại về nguy cơ chủ quyền bị xâm phạm từ phía biển Tuy nhiên, nhữngchính sách và biện pháp cứng rắn đó của các vương triều đã không ngăn được tham

vọng xâm chiếm thị trường của các cường quốc biên, nhất là nước Pháp

Cùng với quá trình xâm lược của thực dân Pháp, triều Nguyễn từ hoạt độngquản lý, điều hành đất nước một cách độc lập, tự chủ trên một lãnh thé, lãnh hảithống nhất trước năm 1858, đã từng bước mat dần quyền tự chủ, dé rồi cuối cùng làthất bại hoàn toàn vào năm 1884 (đánh dấu bằng Hiệp ước Pa-tơ-nốt (Hiệp ướcGiáp Thân)), Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến Những biến

động chính trị đó đã tác động và làm thay đổi nhất định những quyết sách quản lý

Trang 10

đất nước của vương triều, trong đó có khai thác biển đảo Triều Nguyễn vốn phảiđối mặt với những thách thức và mâu thuẫn nội tại thường trực trong giải quyết mối

quan hệ giữa khai thác kinh tế và an ninh - quốc phòng biển đảo ngay từ ngày đầu

thành lập triều đại, thì đến thời khắc lịch sử quan trọng này, yêu cầu phải giải quyết

tốt mỗi quan hệ trên càng được đặt ra cấp thiết Những biến động lịch sử khu vực

trước cú huých xâm lược của phương Tây vào thế giới phương Đông đặt ra những

thách thức song cũng tạo thời cơ cho các quốc gia phương Đông nhạy bén, khônkhéo, biết nắm bắt cơ hội dé tự cường, thoát khỏi họa ngoại xâm Việt Nam ở thé kyXIX, trước thời cơ và thách thức đó, vai trò quản lý, khai thác biển đảo của triềuNguyễn đặt trong khả năng nhận thức, giải quyết nắm bắt cơ hội của vương triều dékhai phóng, phát triển đất nước, tạo nên sức mạnh thoát khỏi xâm lược phương Tây

có được triều đình giải quyết một cách thấu đáo? Những bài học kinh nghiệm(thành công và hạn chế) của Nhà nước Nguyễn trong quản lý, khai thác nguồn lợi

biển đảo cũng có thể đóng góp những giá trị nhất định cho hoạt động quản lý, khai

thác kinh tế biển đảo của nhà nước Việt Nam đương đại?

Xuất phát từ những nhận thức trên, chúng tôi lựa chọn “Quản lý, khai thác

nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884” làm đề tài luận án tiễn

sĩ sử học, với mong muốn góp phần đem lại cái nhìn hệ thống và tương đối toàndiện về vấn đề quản lý Nhà nước Nguyễn đối với kinh tế biển đảo, làm phong phúthêm mảng đề tài nghiên cứu về biển đảo Việt Nam thế kỷ XIX, cũng như quản lý

nhà nước về biển đảo trong lịch sử Việt Nam, tham góp vao một số vấn đề cònnhiều tranh luận liên quan đến triều Nguyễn và lịch sử Việt Nam ở thế kỷ này

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của dé tài là vấn dé quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảocủa triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884 Một cách cụ thể, đó chính là: (1) Tổchức bộ máy quan lý, các cơ quan quản lý của vương triều Nguyễn từ trung ương đếnđịa phương, các định chế quản lý, chính sách quản lý của Nhà nước Nguyễn về khai

thác nguồn lợi biển đảo (được quy định trong luật pháp, lệ định, chiếu, dụ, chỉ, tau

Trang 11

chương được phê chuân ); (2).Quản lý của Nhà nước Nguyễn đối với các hoạt độngkhai thác nguồn lợi biển đảo: giao thương biển và tài nguyên biển đảo.

Luận án đứng trên góc độ quản lý nhà nước của triều Nguyễn (một triều đại

quân chủ Việt Nam) dé tìm hiểu, đánh giá van dé quản lý, khai thác nguồn lợi bién

đảo của vương triều từ năm 1802 đến năm 1884 Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của

luận án phải được hiểu đồng thời trên hai khía cạnh:

Ở khía cạnh thứ nhất, đỗi tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý của nhà nướcNguyễn Đó là toàn bộ những định chế quản lý, chính sách quản lý, biện pháp quản

lý trên văn bản hành chính (văn bản luật, châu bản, hội điển ) và trên thực tế thực

hiện của triều Nguyễn Cụ thé hơn, khái niệm “quản lý nhà nước” (văn bản triều

Nguyễn thường dùng là từ “chưởng quản” với nghĩa trông coi, cai quản) được sử

dụng với ý nghĩa nghiên cứu về triều Nguyễn từ góc độ là một nhà nước, một hệthống cai quản, điều hành công việc quốc gia Nhà nước đó quản lý đất nước bằng

quyền lực nhà nước và có tính cưỡng chế bằng pháp luật, lệ định

Ở khía cạnh thứ hai, luận án tìm hiểu khía cạnh quản lý kinh tế đất nước

của triều Nguyễn đối với nguồn lợi kinh tế biển đảo An ninh, phòng thủ biểnđảo chỉ được tìm hiểu dưới góc độ là biện pháp Nhà nước đảm bảo an toàn cho

hoạt động khai thác.

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Về phạm vi không gian, luận án tìm hiểu van dé quản lý, khai thác nguồn

lợi biển đảo của triều Nguyễn ở vùng duyên hải, vùng biển và hải đảo (ven bờ,ngoài khơi) từ Quảng Yên (Quảng Ninh ngày nay) đến Hà Tiên (Kiên Giang

ngày nay); không phận trên biển không là phạm tra nghiên cứu

Từ năm 1862, cùng với quá trình từng bước lãnh thé Việt Nam rơi vào taythực dân Pháp, phạm vi quan lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễncũng bị thu hẹp dần Do đó, những vùng biển đảo không còn thuộc quyền quản lý,kiểm soát của triều Nguyễn (theo nội dung các hòa ước ký kết với Pháp) sẽ không

thuộc phạm vi tập trung nghiên cứu của luận án.

Trang 12

Về phạm vi thời gian, luận án tìm hiểu van đề quản lý, khai thác nguồn lợi biểnđảo của triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884, từ thời điểm xác lập quyền thống

trị của nhà Nguyễn trên toàn bộ lãnh thé Việt Nam (1802) đến khi triều Nguyễn bị

thất bại hoàn toản trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp và trở thành nước thuộc

địa nửa phong kiến (1884) Day là khoảng thời gian trị vì của các triều vua Gia Long

(1802 1819), Minh Mệnh (1820 1841'), Thiệu Trị (1841 1847), Tự Đức (1848 1883), Dục Đức (1883), Hiệp Hòa (1883), Kiến Phúc (1884)

-Trong khoảng thời gian trên, quốc hiệu nước Việt Nam có sự thay đổi NămGiáp Tý (1804), vua Gia Long đổi quốc hiệu thành Việt Nam Tên gọi này tồn tại đếnnăm Mậu Tuất (1838) khi vua Minh Mệnh đổi tên nước thành Đại Nam Quốc hiệuĐại Nam kéo dài đến năm 1945

Về phạm vi nội dung

- Các loại hình nguồn lợi biển đảo Việt Nam:

Theo cách đánh giá, phân loại tài nguyên biển đảo hiện nay, nhìn một cáchtổng quát, loại hình tài nguyên biển đảo Việt Nam bao gồm: (1) Tài nguyên vithế: là các lợi ích có được chủ yếu từ thuộc tính hình thé và vị trí không gian, tứcbao gồm cả vị trí chiến lược (vi thé (dia) tự nhiên (geo-natural position), vị théđịa kinh tế (geo-economic position), vị thé địa chính trị (geo-politic position)) và

vị trí không gian biển đảo (mặt biển, không phận trên biển) [236]; (2) Tài

nguyên sinh vật (hải sản, các loài thủy sinh, các sinh vật trên đảo ) và phi sinh

vật (dầu khí, sa khoáng sản, đất ven biển và hải đảo ) Các loại hình tài nguyêntrên phân bố ở những phạm vi: trên biển (mặt biển, không phận trên biên), dưới

biển (trong môi trường nước, dưới thêm lục địa và đáy biển), duyên hải, trên các

đảo và quần đảo

Xét trên khía cạnh giá trị nguồn lợi kinh tế, các loại hình nguồn lợi biển đảoViệt Nam bao gồm:

! Vua Minh Mệnh băng hà vào ngày Giáp Thân thang Chap năm Canh Tuất (tức ngày 20 tháng 1 năm 1841) Sau khi vua Minh Mệnh qua đời, Hoàng tử trưởng là Trường Khánh công lên nối ngôi (tức vua Thiệu Tri) [5, tr.889] Do đó, thời gian cai tri của vua Minh Mệnh đến đầu năm 1841.

8

Trang 13

(1) Nguồn lợi giao thương biển (giao thông, hải vận, hải thương): chủ yếu

khai thác tài nguyên vị thé với vai trò đặc biệt quan trọng của các cửa biển, vũng,

vịnh sâu rộng và kín gió, giúp hình thành, phát triển các cảng biển (nội địa, quốc tế)

là đầu mối quan trọng kết nối giao thương biển

(2) Nguồn lợi hàng không

(3) Nguồn lợi tài nguyên biên đảo gồm nguôn lợi tài nguyên sinh vật và phi sinh vật:

(a) Nguồn lợi tài nguyên sinh vật biển, dao: gắn liền với phát triển đời sống sinh

kế của cu dân ven bién và hải đảo; gồm hải sản, các loài thủy sinh khác, các sinh vật

trên hải đảo (tổ yến, lâm sản, chim, động vật quý )

(b) Nguồn lợi tài nguyên phi sinh vật biển đảo như tai nguyên nước biển (sản

xuất muối), tài nguyên khoáng sản, đất ven biển và trên hải đảo, Nguồn lợi đất

ven biên và hải đảo có giá trị cho hoạt động khai hoang, nuôi trồng đánh bắt hải sản,sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp

(5) Nguồn lợi tài nguyên du lịch biển đảo

- Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án:

Trên cơ sở nhận thức bao quát nguồn tài nguyên biển đảo và những giá trị

nguồn lợi biển đảo Việt Nam như trên, căn cứ vào thực tiễn quản lý, khai thác

nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn tại thời điểm lịch sử thế kỷ XIX (trình độ

khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chưa cho khả năng nhận thức, khai thác một sỐloại tài nguyên), khả năng khai thác tài liệu về chủ đề luận án, phạm vi dunglượng một luận án tiến sĩ, chúng tôi xin giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu

van đề quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn trên hai nội dung

Trang 14

(a) Quản lý, khai thác nguồn lợi tài nguyên sinh vật biển đảo: đánh bắt hải sản

và các loài thủy sinh khác ở ven bờ và ngoài khơi, khai thác tổ yến trên hai đảo và

những vách, hang núi sát biển

(b) Quản lý, khai thác nguồn lợi tài nguyên phi sinh vật biển đảo: muối

được sản xuất từ tài nguyên nước biến, hóa vật từ tau thuyền bị đắm trôi dạt trênmặt biển va hải đảo

Những van dé luận án xin không/chưa tập trung tìm hiểu ở đề tài này gồm:

(1) Nguồn lợi hàng không, nguồn lợi tài nguyên du lịch biển đảo, một số tainguyên khoáng sản dưới đáy biển và ven bờ (dầu khí, quặng sắt ), bởi những

nguồn lợi này chưa được triều Nguyễn cũng như các quốc gia trên thế giới nhận

thức và khai thác ở thế ky XIX

(2) Các nguồn lợi tài nguyên biển đảo (sinh vật và phi sinh vật) phong phúkhác, như một số tài nguyên khoáng sản; lâm sản, chim, động vật quý, thổ sản,quặng mỏ nơi hải đảo Đó là bởi một số tài nguyên không hoàn toàn đặc trưng chotài nguyên biển đảo (khi chúng hiện diện cả ở nơi đất liền), hoặc một số tài nguyên

chưa được nhận thức và khai thác ở thế ky XIX

(3) Hoạt động quan lý, khai thác của Nha nước Nguyễn đối với khai hoangduyên hải và hải đảo, bởi đây là một vấn đề lớn, cần được tập trung tìm hiểu sâuhơn trong một chuyên khảo khác.

(4) Những tìm hiểu cụ thé về hoạt động khai thác nguồn lợi biển đảo của cư dân

Đại Nam không được khảo cứu chi tiết bởi sự hạn chế về tư liệu

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đi đến nhận thức hệ thống và toàn diện vềvan dé quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm

1884 Đề thực hiện mục tiêu đó, luận án thực hiện 4 nhiệm vụ nghiên cứu chính:

Thứ nhất, mô tả và phân tích hoạt động xây dựng bộ máy tổ chức Nhà nướcNguyễn (ở trung ương và địa phương) trong quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo

và đảm bảo an toàn khai thác.

10

Trang 15

Thứ hai, mô tả và phân tích chính sách, biện pháp, hoạt động quản lý, khaithác nguồn lợi giao thương bién (giao thông, hải vận, hải thương).

Thứ ba, mô tả, phân tích chính sách, biện pháp, hoạt động quản lý, khai thácnguồn lợi tài nguyên biển đảo

Thứ tư, đánh giá các hoạt động quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều

Nguyễn ở thé kỷ XIX (1802-1884) và những bai học kinh nghiệm từ quan lý, khai

thác nguồn lợi này của triều Nguyễn

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận

- Cách tiếp cận liên ngành là lựa chọn của luận ấn, trong đó trọng tâm là cáchtiếp cận sử học, kết hợp với khoa học quản lý, kinh tế học Cách tiếp cận này giúpluận án tìm hiểu van dé quan lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn mộtcách đa chiều, toàn diện và khách quan hơn, không chỉ từ góc nhìn lịch sử đơn

thuần mà còn dưới góc độ quản lý nhà nước đối với một hoạt động kinh tế diễn ra

trong quá khứ.

- Từ góc độ lý thuyết, luận án áp dụng kết hợp đồng thời cách tiếp cận “Dia lyhọc lịch sử” và “Góc nhìn từ biển” (A view from the Sea)

“Dia ly học lịch sử” đưa góc nhìn địa - lịch sử, địa - văn hóa vào tim hiểu vấn

đề lịch sử, kinh tế, văn hóa Việt Nam, như cách tiếp cận và triết lý của cô Giáo sưTrần Quốc Vượng

Về “Góc nhìn từ biển”, các học giả nước ngoải như John K Whitmore, LiTana, Charles Wheeler, Roderich Ptak, đã đưa ra quan điểm phá bỏ sự thiên vi đất

liền, thoát ly khỏi cách tiếp cận truyền thống (lấy góc nhìn đồng băng-nông nghiệp,văn minh nông nghiệp làm trung tâm, kể cả với các van đề liên quan đến biển dao);tiếp cận van đề từ phía biển, từ biển vào bờ, đứng giữa biển khơi mà nhìn nhận biểnđảo tại chính vị trí điểm đứng biển khơi này, cũng như nhìn nhận các vùng biểnđảo, vùng cận duyên (các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa) Không dừng lại ở

vùng biển đảo ven bờ và bờ biển mà tiếp tục hướng tầm nhìn xa hơn nữa về miềnnội địa, theo những tuyến giao thương đường thủy trao đôi hàng hóa từ miền biển

11

Trang 16

lên đồng bằng, trung du, miền núi Đồng thời cũng từ điểm đứng biển khơi và ven

bờ mà kết nối với khu vực và thế giới (kết nối đến những vùng biển, những trung

tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự) qua những tuyến hàng hải và hải thương

Từ góc nhìn này, các học gia đã đặt mối quan tâm vào không gian đường biên với

biên cương biên; làm nỗi bật vi trí quan trọng của những vùng kinh tế năng động nơi

biển đảo Vịnh Bắc Bộ và duyên hải Việt Nam (Bắc Bộ, Trung Bộ) trong lịch sử hảithương Biển Đông từ cô đại đến trung dai’ Các học gia cũng cho thấy, với lợi thé dia

tự nhiên, địa chính trị, địa kinh tế năng động của một không gian mở nơi biển đảo vàduyên hải, kết hợp cùng yếu tố mở, tính linh hoạt và tính giao lưu của văn hóa - tínngưỡng miễn biển, những vùng kinh tế năng động này đóng vai trò là nơi giao lưu, luânchuyên liên tục của những nhận thức, ý tưởng, tín ngưỡng, sản phẩm hàng hóa, khoa

học kỹ thuật, và là những đầu mối mạng lưới kết nối xuyên vùng, liên vùng, liên khuvực và thé giới nhờ các tuyến hàng hải, hải thương” [277, tr.83-102; 282; 283, tr 53-

72; 285; 286, tr.163-193; 287, tr.103-122; 288, tr.53-85].

Ở luận án, chúng tôi áp dụng kết hợp đồng thời cách tiếp cận “Dia by học lịchsử” và “Góc nhìn từ biển” một cách phù hợp dé tìm hiểu van dé quan lý, khai thácnguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 Luận án áp dụng cáchtiếp cận “Góc nhìn từ biển” và không khái niệm hóa theo một hướng duy nhất: chỉ

về biển, mà kết hợp “Góc nhìn từ biển” (vị trí điềm đứng từ biển) với tiếp cận biển,

“tiếp cận đại đương như một không gian tích hợp, nghĩa là sản phẩm của các quátrình lịch sử ngẫu nhiên, thường bắt đầu từ đất liền nhưng trải ra biển” (như quan

điểm của học giả Edyta Roszko) [200, tr.233] Điều đó có nghĩa là, luận án đặt biển

và đất liền trong mối liên hệ không tách rời, nhất là các tuyến giao thương đường

biển và đường thủy nội địa, với điểm kết nối quan trong là các cửa biến, hải cảng.Mặc dù quan điêm được Edyta Roszko đưa ra đê tiêp cận vân đê nghiên cứu trên

! Vịnh Bắc Bộ (trong đó có Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ Việt Nam) còn được một số học gia quan điểm như một “Tiểu Địa Ti rung Hải” (A Mini Mediterranean Sea).

? Từ đó các học gia đưa ra nhìn nhận mới: những vùng biển đảo và duyên hải nay đã đóng góp vai trò nhất định

vào sự hình thành, thay đổi, thịnh vượng về kinh tế, chính tri, văn hóa của những thé chế chính tri/quéc gia ở thời đoạn đầu Đại Việt.

12

Trang 17

góc độ nhân học biên (cụ thé là “nhân học trên biển”), song nếu áp dung, vận dunghợp lý cách tiếp cận trên vào đề tài luận án (đặt cách tiếp cận vào nghiên cứu vấn đề

dưới góc độ lịch sử) thì vẫn có thể đem lại những nhận thức khoa học giá tri, phù

hợp cho luận án Đó là bởi, đối tượng nghiên cứu của luận án (quản lý, khai thác

nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn) cũng chính là tìm hiểu một hình thức ứng xử

của con người với nguồn tài nguyên tự nhiên và của con người với con người liên

quan đến khai thác nguồn tài nguyên đó tai thời đoạn lịch sử ở thé ky XIX

Một cách cụ thé, tiếp cận “Dia ly học lịch sử” và “Góc nhìn từ biển” cho phépchúng tôi đặt vẫn đề quản lý, khai thác của triều Nguyễn trong từng loại hình nguồnlợi biển đảo để nhìn nhận, đánh giá từng vấn đề quản lý đối với từng loại hìnhnguôn lợi này, trên cơ sở đó mà tông hợp đánh giá chung van dé quan lý, khai tháccủa triều Nguyễn đối với toàn thể nguồn lợi biển dao Cụ thé như sau:

(1) Dé tìm hiểu nội dung quản lý, khai thác nguồn lợi giao thương biển (giao

thông, hải vận, hải thương) của triều Nguyễn, luận án đặt van dé trên khía cạnh tìm

hiểu nhận thức, khả năng, năng lực của triều Nguyễn trong quản lý, khai thác thế mạnhtài nguyên vị thế Khi đó, vị trí địa tự nhiên, địa kinh tế, địa chính trị chiến lược của

biển đảo Việt Nam (bao gồm cả những lợi ích từ thuộc tính hình thể và không gianbiển dao) được triều Nguyễn khai phóng dé phát huy giá trị ra sao và ở mức độ như thé

nào Các vùng biển dao, các vùng duyên hải, các cửa biển, cảng biển, vụng, vũng, vịnh,hải đảo được nhìn nhận với vai trò là những trung tâm kinh tế, những đầu mối quan

trọng kết nối các tuyến hàng hải, hải thương nội vùng, liên vùng, xuyên vùng trongnước (giữa các miền biển và ven biển trong nước; giữa miền biển với các miền đồng

bằng, trung du, miền núi qua các tuyến đường thủy nối miền cửa biển và thượngnguồn), liên quốc gia/xuyên quốc gia, liên khu vực/xuyên khu vực và thé giới

(2) Trong khi đó, trọng tâm cách tiếp cận vấn đề quản lý, khai thác tài nguyênbiển đảo (sinh vật và phi sinh vật) của triều Nguyễn trước hết phải được đặt ở sựnhận thức của vương triều về các loại hình tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, vềgiá trị và sự phân bố, mức độ tập trung phân bố (ngư trudng), của các loại tài

nguyên khác nhau ở vùng biên đảo khác nhau: ngoai khơi, ven bờ, vùng cửa biên,

13

Trang 18

vụng, vũng, vịnh, đầm, vùng nước sinh sống xung quanh đảo, quần đảo Từ nhậnthức của triều Nguyễn về các loại tài nguyên này, đồng thời căn cứ trên thực tế mục

đích, nhu cầu khai thác của vương triều mà các chính sách, biện pháp quản lý, khaithác được Nhà nước ban hành và triển khai thực hiện

Cùng với đó, luận án cũng đặt mối liên kết chặt chẽ giữa sử học với khoa học

tự nhiên (các khoa học địa lý, địa chất, địa mạo, hải dương học) trong cách tiếp cận

“Địa lý học lịch sử”, đề nhìn nhận, lý giải một số nội dung Ví như yếu tố dia lý, địachất, địa mạo góp phần quyết định vị thế nổi bật của một số cảng biển, cửa biển,

vụng, vũng, vịnh trong hoạt động hàng hải và hải thương Hay những ngư trường,

những đầm phá ở những khu vực, vùng miền khác nhau lại cho trữ lượng và giá trịchất lượng hải sản khác nhau

Với các cách tiếp cận trên, luận án đặt vấn đề quản lý, khai thác nguồn lợi biểndao của triều Nguyễn trong mối quan hệ ứng xử của vương triều đối với nguồn tàinguyên biên đảo ở Dai Nam thé kỷ XIX (quản ly tài nguyên, khai thác tài nguyên)

và đối với hoạt động khai thác tài nguyên biên đảo của các chủ thể khác (cu dân Dai

Nam và các nước).

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án quán triệt các nguyên tắc phương pháp luận mác xít về tiếp cận vànghiên cứu lịch sử Theo đó, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận

dụng trong toàn bộ quá trình triển khai nghiên cứu luận án Các van dé, các sự kiện

lịch sử liên quan đến đề tài của luận án được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với lịch

sử Việt Nam giai đoạn này, đặt lịch sử Việt Nam trong mối quan hệ nhiều mặt với

khu vực và thế giới và trong sự vận động theo thời gian

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án bao gồm phương pháp

lịch sử, phương pháp lôgích, phương pháp mô tả, phương pháp so sánh, phương

pháp khu vực học, phương pháp chuyên gia, phương pháp hệ thống, cấu trúc,tổng hợp, thống kê

Các phương pháp mô tả, lịch sử, lôgíc được sử dụng dé phác dung lại mộtcách cụ thé, sinh động hoạt động quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều

14

Trang 19

Nguyễn với các hoạt động, sự kiện, diễn biến lịch sử theo trật tự thời gian từ năm

1802 đến năm 1884 Phương pháp so sánh ở cả hai chiều kích: lịch đại (đặt hoạt

động quản lý, khai thác biển đảo của triều Nguyễn trong sự đối sánh với các nhà

nước quân chủ Việt Nam trước triều Nguyễn, hay trong sự so sánh giữa các triều

vua Nguyễn, cũng như so sánh giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX với nửa đầu thế kỷ

này) và đồng đại (đặt hoạt động quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo trong hoạt

động quản lý, điều hành đất nước nói chung của triều Nguyễn; trong lát cắt địa lýcủa vùng biển, hải đảo, duyên hải ở các tỉnh, các vùng miễn Bắc, Trung, Nam) Khimiêu tả để so sánh, luận án cũng kết hợp với phương pháp khu vực học, giúp làmnổi bật đặc trưng của đối tượng nghiên cứu ở những lát cắt địa lý, dé có được cáinhìn khách quan, toàn diện, cụ thé và sâu sắc hơn về van dé

Phương pháp chuyên gia, phương pháp hệ thống, cau trúc, tong hợp, thống kê,phân tích cũng được sử dụng hiệu qua dé trình bay, phân tích, đánh giá những van déđặt ra Trong đó, phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu trong việc xử lý, thông

kê các bảng số liệu liên quan đến hoạt động quan lý, khai thác nguồn lợi biển đảo củatriều Nguyễn ở thế kỷ XIX, kết quả có được sẽ giúp khái quát được đặc trưng của tổng

thể Phương pháp chuyên gia tham vấn ý kiến, đánh giá của một số chuyên gia nghiêncứu chuyên sâu các vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam thời trung đại, hay

chuyên gia nghiên cứu về triều Nguyễn thế kỷ XIX, dé đánh giá van dé quản lý, khai

thác nguồn lợi biển đảo của Vương triều được sâu sắc, đúng đắn và toàn diện hơn.

Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp bồ trợ nhưng không kémphần quan trọng, như kết hợp các phương pháp của ngành khoa học quản lý (quản

lý công) và ngành kinh tế học Các phương pháp của hai ngành khoa học trên được

áp dụng một cách phù hợp vào tìm hiểu, đánh giá hoạt động quản lý, khai thácnguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn dưới góc độ quản lý nhà nước về kinh tế Luận

án đặt các phương pháp này vào thời điểm lịch sử thế kỷ XIX, với đặc trưng củachủ thể quản lý là thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền triều Nguyễn,

để tìm hiểu bộ máy quản lý, công cụ quan lý, cách thức triển khai hoạt động quan lý

trong thực tiễn, các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến chính sách, biện

15

Trang 20

pháp, hoạt động quản lý, khai thác biển đảo của Nhà nước Nguyễn Bộ máy chínhquyền triều Nguyễn (bộ máy quản lý nhà nước) từ trung ương đến địa phương đảm

trách quản lý khai thác và đảm bảo an toàn khai thác nguồn lợi biển đảo được tìmhiểu dưới góc độ là chủ thể quản lý Các công cụ chính sách (công cụ quản lý nhànước) cũng được soi chiếu vào hoạt động quản lý khai thác của triều Nguyễn:

(1).Quản lý bằng pháp luật, lệ định (regulation instruments; thé hiện trong Hoàng

Việt luật lệ: Kham định Dai Nam hội điển sự lệ); (2).Quan lý bằng động cơ tài

chính/kinh tế ( (financial incentive instruments) như kiểm soát, khuyến khích, hỗ trợ;

gồm: (a).Quản lý bang thuế (regulatory taxes instrument; thu thuế, miễn giảm thuế

thuyền buôn, thuyền đánh cá của cư dân Đại Nam); (b).Quản lý băng thị trường

(market instrument; triều Nguyễn độc quyền giao thương một số loại hàng hóa, độcquyền khai thác, sử dụng một số loại sản vật biển và hải đảo, quy định hàng cấm

xuất - nhập khau ); (c).Quan ly bang hỗ trợ kinh tế (subsidies instrument; trợ cấp

vốn nhằm hỗ trợ sinh kế cho ngư dân Đại Nam, cấp phát vũ khí cho thuyền dântham gia đảm bảo an toàn khai thác) Cách thức triển khai hoạt động quản lý theo

trục dọc (từ trung ương đến địa phương) và trục ngang (giữa các cơ quan đồng cấp

hoặc tương đương) cũng được triều Nguyễn thực hiện, với sự phối hợp, hỗ trợ, giám

sát lẫn nhau của các cơ quan, lực lượng quản lý Những điều chỉnh, thay đổi của

chính sách, hoạt động và hiệu quả quản lý Nhà nước Nguyễn trong khai thác biểnđảo chịu tác động của các yếu tố chủ quan (những thành công, hạn chế của bộ máy

quan lý triều Nguyễn) và khách quan (nhất là yếu tố xâm lược phương Tây)

5 Nguồn tài liệu

Dé hoàn thành đề tài, tac giả tập hợp và nghiên cứu tài liệu từ nhiều nguồnkhác nhau: tài liệu thành văn, tư liệu dân gian, tư liệu hiện vật và tài liệu thực tế

- Nghiên cứu một triều đại, nhất là về vẫn đề quản lý, trước hết phải dựa trênnguồn thư tịch cô ghi chép về triều đại đó Đây chính là cứ liệu lịch sử quan trọngnhất Dưới triều Nguyễn, một khối lượng tư liệu đồ sộ có giá trị đã được biên chép,

lưu giữ và bảo tồn đến ngay nay, gồm: dia bạ, châu bản, Hoang Việt luật lệ, cùng

các bộ chính sử (Đại Nam thục lục, Khâm định Dai Nam hội điển sự lệ, Đại Nam

16

Trang 21

nhất thống chỉ, Quốc triều chính biên toát yếu, Kham định tiểu bình lưỡng kỳnghịch phi phương lược chính biên, Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam liệt truyén ).

Trong đó, tư liệu quan trọng nhất phục vụ cho nội dung đề tài gồm:

Đại Nam thực lục là bộ sử lớn, ghi chép đầy đủ, hoàn chỉnh nhất về các triều

vua Nguyễn theo thé biên niên Trong Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên (ghi

chép từ năm 1778 đến 1888), những nhận thức, những chính sách về biển đảo của

triều Nguyễn, nhất là những vị vua đầu triều, được khắc họa khá rõ nét Cũng giốngnhư hạn chế của các bộ chính sử khác biên soạn dưới thời quân chủ, Dai Nam thựclục biên chép theo nhãn quan của nhà nước phong kiến, chưa vượt qua được hạnchế của thời đại Những hạn chế trong cách biên chép này chỉ cho phép nghiên cứu

các chính sách được ban hành, các biện pháp quản lý, khai thác và hiệu quả của việc

thực hiện các chính sách, biện pháp từ phía các cơ quan hành chính mà khó có théđánh giá một cách đầy đủ, khách quan hiệu quả thực hiện trong thực tế, đặc biệt là ởcấp vi mô, từ phía dân gian Tuy còn những hạn chế đó nhưng Đại Nam thực lục đã

cung cấp cho đề tài một nguồn tư liệu phong phú và tin cậy

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cũng là một công trình lớn và giá trị, đượcNội các triều Nguyễn biên soạn theo thé loại hội điển Mục đích của thé loại này làghi chép có hệ thống các điển pháp, quy chuẩn và các dit kiện liên quan đến tinh

chất, hoạt động của một triều đại, cũng như những chính sách trọng yeu cua Nha

nước đã được thi hành.

Châu ban triều Nguyễn gồm công văn do các bộ, nha, các địa phương gửilên triều đình, nhà vua trực tiếp xem và dùng bút son phê duyệt Có những nội dung

được phê duyệt trở thành quy định, chính sách của Nhà nước Trong số các châubản đó có những văn bản liên quan đến hoạt động quản lý, khai thác biển đảo củatriều Nguyễn

Đại Nam nhất thống chí (được biên soạn dưới triều vua Tự Đức) là bộ sách địa

lý học Việt Nam day đủ nhất dưới thời nhà nước quân chủ Việt Nam Bộ sáchkhông chỉ ghi chép những kiến thức về địa lý của đất nước từ Lạng Sơn đến Hà

Tiên mà còn cung cấp những tư liệu quý về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn học nghệ

17

Trang 22

thuật Dai Nam nhất thống chí cung cấp cho đề tài những tư liệu quý khi ghi chép

về hệ thống các đảo, quần đảo với những đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư trên các đảo, quần đảo và hải phận

Đại Nam liệt truyện (tiền biên và chính biên) là bộ sách được Quốc sử quán

triều Nguyễn khởi soạn từ năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) đến năm Duy Tân thứ 3

(1909) Sách chép về tiểu sử, sự nghiệp của các vị hậu phi, hoàng tử, công chúa, các

bề tôi trung thành với chúa Nguyễn, quan lại có công với triều Nguyễn, nhữngngười tiết nghĩa Trong sách cũng chép một số truyện về những người chống lại nhàNguyễn và một số ghi chép về các tiéu quốc, vương quốc láng giéng, như Thủy Xá,Hỏa Xá, Vạn Tượng, Cao Miên, Xiêm La, Miến Điện Đây cũng là một nguồn tưliệu quan trọng, cung cấp nhiều thông tin về việc thực thi quản lý, khai thác biểnđảo của các quan lại triều Nguyễn

- Ngoài ra, những tác phẩm do cá nhân quan lại triều Nguyễn biên soạn, cácbản điều trần đề nghị cải cách ở nửa cuối thế kỷ XIX của Nguyễn Trường Tộ,Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ , những ghi chép của các sứ thần được phái đi

công cán nước ngoài bằng đường biển, thư từ ngoại giao, nhật ký, ghi chép củacác phái đoàn và các cá nhân phương Đông, phương Tây đến Đại Nam thời kỳ

này, những ghi chép, hồi ký của bộ phận quan lại người Pháp trong chính quyềntriều Nguyễn, cũng là những tài liệu quan trọng, cung cấp nhiều thông tin lý thú,giúp cho việc tìm hiểu, đánh giá van dé được đa chiều hon

Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) là bộ địa chí lần đầutiên ghi chép về núi sông, con người, phong tục tập quán, thổ sản Nam Bộ vào những

năm đầu triều Minh Mệnh Trong đó chứa đựng một nguồn sử liệu phong phú, đa dang,quý giá về nhiều phương diện: từ dién cách địa lý, thành trì, khí hậu đến văn hóa dângian, kinh tế - xã hdi, của miền Nam Việt Nam Từ khi ra đời, Gia Định thành thông

chí được người đương thời và đời sau đánh giá cao, cả về độ tin cậy của nguồn Sử thần

triéu Nguyễn đã dựa vào bộ sách này dé biên soạn Đại Nam thực lục (Ti ién bién), Dai

Nam liệt truyện (Tiên biên), Đại Nam nhất thong chi (Phan Lục tỉnh Nam Bộ)

18

Trang 23

Hải trình chí lược của đoàn sứ thần Phan Huy Chú sang Hạ Châu năm 1830 ghilại cuộc hành trình từ Đà Nẵng đến Batavia, trong đó có những trang viết về biển đảo

Việt Nam Nhật ký di Tay được Phạm Phú Thứ ghi chép lại chuyến hải trình sang châu

Âu từ năm Quý Hợi (1863) đến năm Giáp Tý (1864) của phái đoàn công cán do Phan

Thanh Giản (Chánh sứ), Phạm Phú Thứ (PA sứ), Ngụy Khắc Dan (Boi sứ) dẫn đầu

sang Phú Lãng Sa (Pháp) và Y Pha Nho (Tây Ban Nha) thực hiện nhiệm vụ ngoại giao.

Các phái đoàn ngoại giao, thương mại, quân sự được phái đến từ châu Âu,Hoa Kỳ hay từ Lãnh sự các nước này đặt tại châu Á, mang theo những mong muốn

và nỗ lực đàm phán hiệp định thương mại với triều Nguyễn: tàu Fame và thuyềntrưởng Jeremiah Briggs cập bến cảng Việt Nam năm 1803; tàu Flanklin và thuyềntrưởng John White vào năm 1819 - đầu năm 1920; Đặc phái viên Edmund Roberts

và con tàu Peacock vào năm 1832 và 1836; Thuyền trưởng John Percival của tàu

Constitution vào năm 1845; Lãnh sự Hoa Ky Joseph Balestier và con tau Plymouth

vào năm 1850 Phái đoàn ngoại giao từ Toàn quyền Anh ở An Độ đến Việt Nam

vào năm 1823 đã được John Crawfurd và những phái viên khác ghi chép lại trong

nhật ký chuyến hải trình đến Xiêm La, Việt Nam vào những năm đầu thập niên 20

của thế ky XIX: Journal of an Embassy from the Governor-General of India to the

Courts of Siam and Cochin China; Exhibiting a View of the Actual State of those

Kingdoms Cuén nhật ký thé hiện góc nhìn của phái đoàn về thực tế dat nước ViệtNam; về triều đình Huế và quan lại triều Nguyễn; về sự vận hành của một phần bộ

máy quản lý Nhà nước Nguyễn, nhất là những bộ phận được giao nhiệm vụ trựctiếp phụ trách giao thiệp với người phương Tây; về những quy định, thủ tục, thái độ,

cách thức làm việc, giao tiếp của triều đình Huế đối với họ; cũng như kết quảchuyến đi nhằm đặt mối quan hệ thương mại chính thức giữa Anh và Việt Nam

không đạt được như mục đích của phái đoàn.

- Tiép đến là các nghiên cứu (các bài viết trên tạp chí, trong hội thảo, luận văn,

luận án), các sách chuyên khảo của học giả Việt Nam va nước ngoai có liên quan

đên vân đê cũng là nguôn tài liệu tham khảo giá tri.

19

Trang 24

- Tư liệu điền đã, tư liệu khảo cổ học được tác giả sử dụng và vận dụng mộtcách phù hợp khi tìm hiểu, nhìn nhận, đánh giá, lý giải một số vấn đề liên quan đến

chính sách, hoạt động quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo dưới triều Nguyễn Trong

quá trình nghiên cứu, sưu tầm tư liệu phục vụ đề tài, tác giả đã đi thực tế, khảo sát tại

một số khu vực biến đảo như: Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ

An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận Những

chuyến khảo sát thực tế giúp tác giả thêm hiểu biết mang tính thực chứng về vấn đềbiển đảo, trong đó có khai thác biển (như làng nghề đánh bắt hải sản, làm muối, chếbiến nước mắm, đóng thuyền truyền thống ở vùng cửa sông, ven bién ) Bên cạnh

đó, tác giả cũng sưu tầm và được tiếp cận nhiều tư liệu quý (một số sách địa phương

chí, lịch sử địa phương, văn bia, gia phả, thần tích, hương ước, văn học dân gian, ditích lich sử - văn hóa ) và dau tích phòng thủ, khai thác biển dao tai địa phương (HaiVan quan, pháo dai Biện Sơn ), cũng như tư liệu khảo cô học (hiện vật tàu đắm, hiệnvật khảo cổ được lưu giữ tại bảo tàng quốc gia và các địa phương) Nguồn tư liệunày góp phan bổ sung cho một số khuyết thiếu của chính sử

cho đến trước triều Nguyễn

- Luận án đã hệ thống hóa tổng thể và phân tích các chính sách, biện phápquản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn trong giai đoạn 1802-1884,trên cơ sở khai thác khá day đủ, công phu các nguồn tư liệu quan trọng và đa dang

Từ những nhận thức bao quát và sâu sắc của vương triều về biển đảo, nguồn lợi, tàinguyên và an ninh - quốc phòng biển đảo, cho đến việc thiết lập, tô chức, vận hành

hệ thông bộ máy quản lý, lực lượng quản lý khai thác và đảm bảo an toàn khai thác,cũng như tái hiện bức tranh sinh động, khá đầy đủ và hệ thống về quản lý, khai thác

20

Trang 25

của Nhà nước Nguyễn đối với giao thương biển và tài nguyên biển đảo trong gầntrọn thế kỷ XIX Trên cơ sở đó, luận án cho thấy một bước phát triển mới trong tư

duy và tầm nhìn chiến lược của các triều vua đầu nhà Nguyễn đối với nguồn lợi, tài

nguyên biển đảo, hải phận quốc gia, chủ quyền và an ninh - phòng thủ biển dao

Những hiểu biết trên góp phần vào nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về vương

triều Nguyễn - một vương triều vẫn còn nhiều van dé cần được tìm hiểu, nhận thức

thấu đáo hơn, trong đó có quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo Đó là cần nhìnnhận, đánh giá đúng đắn, khách quan, toàn diện hơn về một số nhận định trước đâycho rằng triều Nguyễn “bế quan tỏa cảng”, hay về vấn đề ứng xử của vương triềuvới canh tân đất nước trên khía cạnh khai thác biển đảo, vấn đề “người Việt quaylưng lại với biển” ở thé ky XIX

- Mặc dù triều Nguyễn không tránh khỏi những hạn chế, sai lầm song kết quảnghiên cứu của luận án cũng cho thấy những nỗ lực rất lớn và thành công nhất định

mà vương triều đạt được trong quan lý, khai thác nguồn lợi này Từ đó rút ra nhữngbài học kinh nghiệm (thành công và hạn chế) của Nhà nước Nguyễn trong quản lý,khai thác biển đảo có thê hữu ích cho hiện tại Đặc biệt là bài học sâu sắc về yêu cầu

phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa khai thác kinh tế và an ninh, quốc phòng biển

đảo, phát triển kinh tế biển vững mạnh cũng chính là một hoạt động quan trọng thựcthi chủ quyền, một giải pháp đảm bảo lâu dài an ninh - phòng thủ biển đảo (giảipháp bằng sức mạnh kinh tế)

- Luận án góp phần cho một nhận thức sâu sắc, đầy đủ, toàn diện về giai đoạn

và thực thể triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam Những kết quả nghiên cứu của

luận án làm nồi rõ một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử chủ quyền, thực thi

chủ quyền và khai thác biển đảo Việt Nam, thê hiện tính kế thừa và sự phát triểnmạnh mẽ ý thức cùng hoạt động quản lý, khai thác, thực thi chủ quyền biển đảo của

vương triều Nguyễn đối với những thành quả của các triều đại trước Đồng thời

những thành quả trong quản lý, khai thác, thực thi chủ quyền biển đảo của triềuNguyễn ở thế ky XIX cũng là cơ sở pháp lý và thực tiễn dé các thực thé quản lý và

nhà nước sau nhà Nguyễn tiếp tục quản lý, thực thi chủ quyền, trong đó có đóng

21

Trang 26

góp một phần quan trọng khang định cơ sở lịch sử và pháp lý chủ quyền biển đảo

của Việt Nam hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thé làm tài liệu tham khảo hữu ích cho

giảng dạy và nghiên cứu về quản lý khai thác kinh tế và an ninh - quốc phòng biển

đảo dưới triều Nguyễn, về vương triều Nguyễn và lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XIX,

về lịch sử chủ quyền Việt Nam và lịch sử Việt Nam nói chung

7 Bố cục luận ánNgoài phần Mo dau, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phu luc, nội dung chínhcủa đề tài được chia thành 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và bối cảnh lịch sử tác động đếnvan dé quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo của triều Nguyễn

Chương 2 Tổ chức bộ máy quản lý và đảm bảo an toàn hoạt động khai thácnguồn lợi biển đảo

Chương 3 Quản lý, khai thác giao thương biểnChương 4 Quản lý, khai thác tài nguyên biển đảo

22

Trang 27

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA BOI CANH

LICH SU TAC DONG DEN VAN DE QUAN LY, KHAI THAC NGUON LOI

BIEN DAO CUA TRIEU NGUYEN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu gián tiếp liên quan đến van đề quan Ij, khai thácnguon lợi biển đáo

1.1.1.1 Nghiên cứu về quản lý khai thác, xác lập chủ quyên biển đảo

Những nghiên cứu về quản lý khai thác biển đảo chủ yêu là các công trình

đương đại, có thé kế đến như: Quản lý biển của các tác giả Lê Đức Tố, Hoàng

Trọng Lập, Trần Công Trục, Nguyễn Quang Vinh (2005) tập trung tìm hiểu vấn đề

quan lý tài nguyên và môi trường đới bờ, quan lý biển theo pháp luật Bài viết “Phattriển kinh tế-xã hội vùng ven biển, hải dao gắn với bảo vệ môi trường và an ninh

quốc gia” của tác giả Nguyễn Đăng Đạo (2011) phân tích, luận giải mối quan hệ mậtthiết giữa phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, hải đảo gắn với đảm bảo an ninh -quốc phòng và bảo vệ, gìn giữ môi trường biển Tác giả Nguyễn Thanh Minh trongluận án Tiến sĩ lịch sử (2013) về “Quá trình triển khai chính sách về biển của ViệtNam từ năm 1986 đến năm 2010” và chuyên khảo xuất bản (2016) về “Chính sách

biển của nhà nước Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010” đã phân tích cơ sở hình

thành, nội dung chính sách về biển của Việt Nam; phân tích, luận giải quá trình triểnkhai chính sách về biển trong thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực chủ yếu

Đặc biệt, vào năm 2015, Tổng cục Biển và Hải dao Việt Nam thuộc Bộ Tài

nguyên và Môi trường đã được Thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt Báo cáo

tổng kết nhiệm vụ “Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược khai thác,

sử dụng bên vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tâm nhìnđến năm 2030” dé đưa chiến lược vào triển khai thực hiện Báo cáo đã đưa ra một

cái nhìn bao quát, toàn diện về tổng quan tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Việt Nam; các chiến lược quản lý khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệmôi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đánh giá hiện trạng thểchế, chính sách, thực trạng công tác quản lý nhà nước tông hợp và thống nhất về

23

Trang 28

biển, hải đảo Tác giả Nguyễn Duy Thiệu (2020) với công trình Cộng đồng ngư dân

ở Việt Nam tiếp cận vẫn đề quản lý khai thác biển đảo từ khía cạnh quản lý củachính cộng đồng ngư dân miền biển đối với các vấn đề khai thác tài nguyên biển

đảo (tiếp cận dưới góc độ dân tộc học)

Lich sử khai chiếm, xác lập và thực thi chủ quyên biển đảo cũng là đề tài thu

hút sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo học giả, nhất là trong thời gian gần đây,như: Trung tâm lưu trữ quốc gia II với Lịch sử Phú Quốc qua tài liệu lưu trữ(2012); các công trình xuất ban do Đỗ Bang chủ biên có thể kê đến Triéu Nguyễnvới công cuộc bảo vệ biển dao Tổ quốc thé kỷ XIX (2014), Chủ quyền biển đảo ViệtNam trong lịch sử (2017), Chủ quyên biển đảo Việt Nam - Minh chứng lịch sử và cơ

sở pháp lý (2020); Dương Hà Hiếu với luận án Tiến sĩ lịch sử (2015) và chuyên

khảo sách cùng tên (2020): Cù Lao Ré - Quê hương của đội Hoàng Sa (từ dau thé

ky XVII đến giữa thé kỷ XIX; Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Da Nẵng (2016) với

Biển đảo Việt Nam: Lịch sử - Chủ quyên - Kinh tế - Văn hóa; Trần Nam Tiên vớiQuá trình xác lập và bảo vệ chủ quyên của các chúa Nguyễn ở vùng biển đảo Đông

Nam Bộ thé kỷ XVII - XVIII, Huỳnh Tâm Sáng với Ngành đóng thuyén ở miền Đông

Nam Bộ trong thé kỷ XVII-XVII (in trong xuất bản phâm Miễn Đông Nam Bộ - lịch

sử và văn hóa, Tập 1, do Nguyễn Văn Hiệp, Hồ Son Dai chủ biên, 2018)

Công trình Lich sử Phú Quốc qua tài liệu lưu trữ (2012), trên cơ sở khai thác

tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia II và IV, đã khảo tả lịch sử đảoPhú Quốc từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX với quá trình hình thành cộngđồng dân cư trong lịch sử khan hoang, mở mang bờ cõi; quá trình xác lập chủ quyềnlãnh thổ; hoạt động, chính sách khai phá, bảo vệ vùng đất phương Nam của nhàNguyễn Tác giả Dương Hà Hiếu trong luận án Tiến sĩ và ấn phẩm sách cùng tên,trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tư liệu, đã phác dựng diện mạo lich sử của Cù Lao

Ré, Đội Hoàng Sa, và đóng góp quan trọng của nhân dân Củ Lao Ré vào hoạt động

khai thác hải sản, hóa vật, bảo vệ, thực thi chủ quyền biển đảo trên các vùng quần

đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX

Các công trình xuất bản do Đỗ Bang chủ biên trên cơ sở kết quả của các cuộc

hội thảo khoa học như Triểu Nguyên với công cuộc bảo vệ biên dao Tô quốc thé ky

24

Trang 29

XIX (2014), Chủ quyên biển đảo Việt Nam trong lich sử (2017), Chủ quyên biển đảo

Việt Nam - Minh chứng lich sử và cơ sở pháp ly (2020) là tập hợp những bài viếtxoay quanh chủ dé chủ quyền biển đảo Việt Nam trong lịch sử, trong đó có van dé

lịch sử chủ quyền trải từ thời trung đại đến ngày nay, với những minh chứng lịch sử

và cơ sở pháp lý Tuy nhiên, vì là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả khác nhau,

phản ánh những khía cạnh, nội dung riêng lẻ của vấn đề, nên các cuốn sách không

phải là những chuyên khảo đưa ra một cái nhìn hệ thống, toàn diện, chuyên sâu về

chủ quyền biển đảo Việt Nam trong lịch sử Ngành đóng thuyén ở miễn Đông Nam

Bộ trong thé kỷ XVII-XVIII của tác giả Huynh Tâm Sáng đã tìm hiểu ở mức độ nhấtđịnh hoạt động khai thác, thực thi chủ quyền của người Việt và chính quyền chúa

Nguyễn trên vùng biển đảo Đông Nam Bộ những thé kỷ XVII-XVII

Đặc biệt, những nghiên cứu về xác lập, khai thác, thực thi chủ quyền trên cácquần đảo Hoàng Sa, Trường Sa những thế kỷ XVII-XIX đã thu hút được sự quan

tâm của đông đảo học giả Giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, Tập san Sử - Địa (số

29, Sài Gòn, 1975) đã xuất bản số Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa (352 trang)với nhiều bài nghiên cứu về khăng định, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên haivùng quần đảo này, trong đó có hình thức xác lập chủ quyền qua hoạt động thulượm nguôn lợi hải sản và hóa vật của Đội Hoàng Sa, Đội Bắc Hải, Đội Thúy quân

từ thời chúa Nguyễn, trải qua triều Tây Sơn, đến vương triều Nguyễn

Những nghiên cứu về mảng đề tài này tiếp tục được làm dày thêm trong nhữngthập niên gần đây, nhất là với những nghiên cứu đầy tâm huyết của Giáo sư NguyễnQuang Ngọc, như Đội Hoàng Sa: Cách thức thực thi chủ quyên độc đáo của Việt Namtrên các vùng quân đảo giữa Biển Đông trong các thé kỷ XVII, XVIII và dau XIX(2012), Chu quyên của Việt Nam ở Hoàng Sa, Truong Sa: Tw liệu và sự thật lịch sw(2017) Những công trình của Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, từ dé tài lịch sử chủ

quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa đến những nghiên cứu trên tạp chí

chuyên ngành, các tham luận hội thảo trong nước, quốc tế, những chuyên khảo, đã tập

trung khảo cứu nhiều nguồn tư liệu về chủ quyền biển đảo Việt Nam, nhất là tư liệu từ

thế kỷ XIX trở về trước, như thư tịch cổ Việt Nam và Trung Quốc, tư liệu, bản đồ

phương Tây, tài liệu thực địa, qua đó đưa ra những chứng cứ lịch sử khách quan, xác

25

Trang 30

thực về lịch sử chủ quyền biển đảo của Việt Nam, trong đó có các vùng quần đảo giữa

Biển Đông Không chỉ các hoạt động khang định, thực thi, bảo vệ chủ quyền của triềuNguyễn ở thế kỷ XIX (nhất là các triều vua Gia Long, Minh Mệnh) được tác giả làm

nổi bật, mà hoạt động khai chiếm, xác lập, thực thi, bảo vệ chủ quyền của các Nhànước quân chủ trước triều Nguyễn cũng được tác giả khảo cứu sâu Dé là những bài

viết về Bảo vệ chủ quyên trên biển Đông - Một hoạt động nồi bật của vương triều TâySơn (1999), Vua Lý Anh Tông chiến lược biển và hành dinh trại Yên Hưng (2011),Đội Hoàng Sa: Cách thức thực thi chu quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùngquan đảo giữa Biển Đông trong các thé kỷ XVII, XVIII và dau XIX (2012), Nhữngkết quả nghiên cứu trên cũng là những tri thức quý giá mà luận án kế thừa khi tìm hiểu

về các biện pháp khang định, thực thi, bảo vệ chủ quyền và khai thác biển đảo của

triều Nguyễn ở thé kỷ XIX trên các vùng quan đảo giữa Biển Đông, cũng như van đềbiển đảo trong chính sách quản lý đất nước của các Nhà nước quân chủ Việt Nam

trước triều Nguyễn

Các tác giả như Nguyễn Nhã với luận án Tiến sĩ Quá trình xác lập chủ quyểncủa Việt Nam tại quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa (2002); Nguyễn Nhã, Nguyễn

Đình Đầu, Lê Minh Nghĩa, Từ Dang Minh Thu, Vũ Quang Việt với Hoàng Sa,

Trường Sa là cua Việt Nam (2008); Chủ quyển Việt Nam trên biển Đông và Hoàng Sa

- Trường Sa của Nguyễn Dinh Đầu (2014) cũng có những đóng góp vào mang đề tài

nghiên cứu này Trên khía cạnh Khảo cổ học, tác giả Lại Văn Tới với bài viết Nhiingphát hiện khảo cô hoc tại quan đảo Trường Sa (Việt Nam) (in trong Khảo cổ học biểnđảo Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng, (2017)) đã cho thấy những dấu tích vật chất

khai quật khẳng định sự có mặt liên tục của người Viét tai quần đảo Trường Sa, trong

đó có phát hiện những đông tiền thời Minh Mệnh, Tự Đức

Đề tài chủ quyền Việt Nam trên hai vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng

thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực địa lý, pháp luật,

chính trị, kinh tế Một số công trình dựa trên những cứ liệu lịch sử nhưng dưới gócnhìn của các ngành khoa học khác, đặt biệt là Luật học, dé đưa ra lập luận vững chắc

và minh chứng cho quá trình thực hiện chủ quyền lâu dài, liên tục của Nhà nước Việt

Nam đôi với các vùng quân đảo giữa Biên Đông, như Chu quyên trên hai quân dao

26

Trang 31

Hoang Sa va Truong Sa (1998) của Monique Chemillier - Gendreau, hay “Nha

nước Việt Nam đã từ lâu và liên tục thực hiện chu quyền của mình đối với quần đảoHoàng Sa và quần đảo Trường Sa” của tác giả Nguyễn Bá Diễn (2012) Những

nghiên cứu này đã đưa ra những cách tiếp cận và góc nhìn mới, bên cạnh góc nhìntheo chiều cạnh nghiên cứu lịch sử, giúp luận án có cái nhìn sâu sắc hơn khi tìm

hiểu hoạt động quản lý, khai thác, thực thi chủ quyền của triều Nguyễn trên haivùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

1.1.1.2 Nghiên cứu về an ninh - phòng thu biển daoVan đề an ninh, phòng thủ biển đảo được nhiều học giả nghiên cứu và công

bố trên nhiều kênh với sự đa dạng về hình thức ấn bản: tạp chí chuyên ngành, kỷ

yếu hội thảo, sách, luận án Trong các nghiên cứu này, dày dặn nhất vẫn là những

chuyên khảo về khăng định, thực thi và bảo vệ vững chắc chủ quyền của các nhànước quân chủ Việt Nam, trong đó có triều Nguyễn, trên các vùng quần đảo Hoàng

Sa, Trường Sa giữa Biển Đông Những chuyên khảo về triều Nguyễn như Việt Nam

thé kỷ XIX (1802-1884) của tác giả Nguyễn Phan Quang (2002); Hệ thống phòngthủ miễn Trung dưới triéu Nguyễn của Đỗ Bang (2011) và Triểu Nguyễn với côngcuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc thế kỷ XIX do Đỗ Bang chủ biên (2014); tác giả BùiGia Khánh từ bài tạp chí Thúy quân triều Nguyễn dưới thời Gia Long và MinhMệnh (2013) cho đến luận án tiến sĩ lịch sử (2015) và xuất bản sách (2018) cùng

tên: Thuy quân với van dé thực thi chủ quyền vùng biển đảo của Việt Nam dướitriều Nguyễn giai đoạn 1802-1884; luận án tiễn sĩ lịch sử (2015) và xuất bản sách(2017) cùng tên Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miễn Trungdưới triéu Nguyễn giai đoạn 1802-1885 của tác giả Lê Tiên Công: cũng là nhữngtham khảo của đề tài khi tìm hiểu về các biện pháp, lực lượng đảm bảo an toàn khai

thác biển đảo của triều Nguyễn Sự khảo cứu các nguồn thư tịch triều Nguyễn kết

hợp với những kết quả khảo sát thực địa cảng biển, một số đảo, bán đảo ven biểnmiền Trung đã giúp các tác giả có cái nhìn lôgích và những đánh giá sát thực về hệthống công trình phòng thủ và thủy quân triều Nguyễn

Trong thời gian gần đây, nhiều cuộc hội thảo khoa học lớn về vương triều

Nguyễn, về các van dé biển đảo được tổ chức nhằm đưa ra cái nhìn khách quan,

27

Trang 32

khoa học, công bằng hơn đối với triều Nguyễn, giúp nhận thức đầy đủ hơn về các

van đề biển đảo của Việt Nam, như hội thảo Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễntrong lịch sử Việt Nam từ thé kỷ XVI đến thé kỷ XIX tai Thanh Hóa (2008) Từ

những cuộc hội thảo đó, nhiều ấn phâm sách được xuất bản, nhiều số chuyên đề tạpchí được phát hành, như Tạp chí Nghiên cứu lịch sử với chuyên san về triều Nguyễn

(1993), Triéu Nguyễn và lịch sử của chúng ta (2008) của Tạp chí Xưa & Nay

Nhiều bài viết trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành như Tap chí Nghiên

cứu lịch sử, Tap chi Lịch sử quân sự, Tạp chi Xưa & Nay, Tap chí Nghiên cứu va

Phát triển của Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, ví như Khoa học quân

sự triều Minh Mệnh trước ảnh hưởng của phương Tây của tác giả Phạm Ái Phương(1988); Hệ thống phòng thủ Đà Nẵng dưới triều Nguyễn (2004) của Lưu Trang; Phi

và tiểu phỉ dưới thời Tự Đức (1848 - 1883) của các tác giả Phạm Xanh, NguyễnNgọc Triu (2007); Lưu Thị Toán với Kinh đô Huế với tuyến phòng thủ từ xa (2007)

và Phòng thủ cửa biển Thuận An dưới triều Nguyễn (2010); Số chuyên dé vẻ biển

đảo Việt Nam (2009) của Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển của Sở Khoa học vàCông nghệ Thừa Thiên Huế; hay Chính sách bảo vệ vùng biển Đông Bắc Việt Namcủa vua Gia Long và Minh Mệnh của các tác giả Nguyễn Thị Phương Chi, Tran ThịHữu Hạnh (2011) đã khảo tả phần nào những khía cạnh nhỏ của vấn đề an ninh,phòng thủ biển đảo dưới triều Nguyễn

Bên cạnh các học giả trong nước, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài tuy chưađặt hoàn toàn mối quan tâm vào đánh giá nền an ninh - quốc phòng biển của triềuNguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX, song từ một vài khía cạnh nhỏ lẻ được các tác giả đềcập trong những bài viết như The Transfers of Western Military Technology to

Vietnam in the Late Eighteenth and Early Nineteenth Centuries: The case of the

Nguyễn của Frédéric Mantienne (2003), Y thirc về biển của vua Minh Mệnh của Vu

Hướng Đông (2009), hay The Age of the Sea Falcons: Naval Warfare in Vietnam,

1771-1802 của tác giả Vu Duc Liem (2018) cũng giúp việc nhìn nhận, đánh giá van

đề nghiên cứu của luận án được đa diện hơn Các nghiên cứu trên cho thấy SỨC

mạnh hải chiến cùng ảnh hưởng kỹ thuật quân sự phương Tây trong thủy quân chúa

Nguyễn và vương triều Tây Sơn những năm 1771-1802 (Vu Duc Liem), trong thủy

28

Trang 33

quân nhà Nguyễn cuối thế ky XVIII - nửa dau thế kỷ XIX (tập trung vào giai đoạnchúa Nguyễn Ánh và các triều vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Tri) (Frédéric

Mantienne); ý thức về biển, coi trọng biển và hàng hải của vua Minh Mệnh (Vu

Hướng Đông).

1.1.2 Những nghiên cứu trực tiếp liên quan đến vẫn đề quản lý, khai thácnguồn lợi biển đảo

1.1.2.1 Nghiên cứu liên quan đến giao thương biển

- Thời kỳ trước triều Nguyễn

Ở những thế kỷ XI-XV, giao thương biển đảo vùng Bắc Bộ và Trung Bộ với sựhình thành, phát triển của thương cảng Vân Đồn cùng các cảng biển Thanh - Nghệ -

Tĩnh đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Một số lượng phong phú những

chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo, bài viết tạp chí chuyên ngành về hoạt động quản lý,khai thác của các triều đại Lý, Trần, Lê sơ trên vùng biên dao Vân Đồn Thuong cảng

Vân Đồn: Lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hóa do Khoa Lich sử,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp với Ban Quản lý các di tíchtrọng điểm Quảng Ninh va UBND huyện Vân Đồn tô chức tai Quảng Ninh có những

bài viết khảo cứu nhiều khía cạnh giá trị của thương cảng - quân cảng Vân Đồn Một

số chuyên khảo dày dặn về Vân Đồn cũng đã được xuất bản, như tác giả Đỗ VănNinh với Thương cảng Vân Đồn (2004), tác giả Nguyễn Văn Kim với Van Đồn

thương cảng quốc tế của Việt Nam (2016) Những năm gần đây các nhà nghiên cứucũng đã lưu tâm đến các cảng biển ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh Tác giả NguyễnVăn Kim với bài viết Các thương cảng vùng Nghệ - Tinh và giao thương khu vực thé

kỷ XI-XIV (2013), Nguyễn Văn Chuyên (2021) với chuyên khảo Các thuong cảng

ven biển Bắc Trung Bộ thế kỷ X-XIX đã khăng định vai trò, đóng góp, cùng nhữngthăng trầm của các cảng biển Thanh - Nghệ - Tĩnh trong hoạt động giao thương biển

ở Đại Việt những thé ky này

Với sự hội nhập và phát triển mạnh mẽ của hải thương Đại Việt trong kỷnguyên thương mại châu A, thương mại toàn cầu thế kỷ XVI - nửa đầu thế kyXVIII, một số lượng lớn những nghiên cứu liên quan đến giao thương biển được tậptrung nghiên cứu Đó là Thành Thế Vỹ với công trình Ngoại thương Việt Nam hồi

29

Trang 34

thé kỷ XVII, XVIII và dau XIX (1961); Nguyễn Đức Nhué với “Vài nét về công

thương nghiệp thời Mac” (1996); Lục Đức Thuận với “Đồng tiền ngoại thương ViệtNam thé kỷ XVI-XVIII” (2001)

Hội thao quốc tế Việt Nam trong hệ thong thương mai châu A thé kỷ XVI-XVII

do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tô chức (2007) đã có một số bải

viết liên quan đến chủ đề và cũng là những tham khảo giá trị về hoạt động thươngmại Đại Việt những thế kỷ XVI-XVII Ví như 7ï ruyên thống và hoạt động thương

mại của người Việt: Thực tế lịch sử và nhận thức (Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Mạnh

Dũng); Mot số nét về ngoại thương Đại Việt thời Lê - Mạc (Nguyễn Đức Nhuệ),

Chính sách ngoại thương thời Lê-Trịnh thé kỷ XVI-XVII (Trần Thị Vinh), Nhữngnhân tô phát triển trong Chính sách ngoại thương của quốc gia Đại Việt thế kỷ

XVH-XVIH (Trương Thi Yến), Hoạt động nhập khẩu kim loại tiền tệ của Công ty

Đông An Hà Lan và tác động của nó đến kinh tế Dang Ngoài thé kỷ XVII (HoàngAnh Tuan), Hoạt động thương mại của Công ty Đông An Pháp ở Đại Việt và Siam

(nửa sau thé kỷ XƯII-giữa thé kỷ XVIII) (Nguyễn Mạnh Dũng), Các bài viết đãgóp phan tái hiện bức tranh thương mại Việt Nam những thé kỷ XVI-XVIII trong

hệ thông thương mại chau A

Tác giả Đỗ Thị Thùy Lan đã dành nhiều thời gian, tâm huyết theo đuôi mảng

dé tài nghiên cứu về thương nghiệp thế kỷ XVII-XVIII, nhất là mảng đề tài về hệ

thống cảng thị trên Sông Dang Ngoài đặt trong mối quan hệ giao thương của DangNgoài những thế kỷ này Hàng loạt công bố của tác giả dưới nhiều hình thức như:

Hệ thong cảng thị trên Sông Dang Ngoài thé kỷ XVII-XVIII (Luận án Tién sĩ Lịch

sử, 2013); “Domea trong hệ thong thương cảng Dang Ngoài thé kỷ XVII-XVIIT' (bàiviết trong hội thảo khoa học Khảo cổ học biển dao Việt Nam: Tiềm năng và triểnvọng, 2015); Hệ thống cảng thị trên Sông Đàng Ngoài: Lịch sử ngoại thương ViệtNam thé kỷ XVII-XVIII (sách chuyên khảo, 2018) Trên cơ sở kế thừa và phát triên

thành qua các nghiên cứu trước của minh, Đỗ Thi Thùy Lan trong chuyên khảo Hé

thong cảng thị trên Sông Dang Ngoài: Lịch sử ngoại thương Việt Nam thé kỷ XVIII đã tiếp cận van dé từ cách tiếp cận sinh thái hoc (Ecological View) dé trìnhbày sâu và có hệ thống về các cảng thị Thăng Long, Phố Hiến, Domea trên Sông

XVII-30

Trang 35

Dang Ngoài những thé kỷ XVII-XVIH; phân tích vai trò, chức năng của ba cảng thị

trong mối quan hệ tương hỗ của thủy tuyến trọng yếu ở Đàng Ngoài; qua đó gópphần phác dựng bức tranh kinh tế công thương nghiệp với sự phát triển của ngoại

thương ở Dang Ngoài thé kỷ XVII-XVII

Tác giả Nguyễn Văn Kim với Kinh té công thương thời Mac, in trong Vương

triều Mac với sự nghiệp canh tân đất nước (2015) đã tập trung tìm hiểu tình hìnhnội thương, ngoại thương của nhà Mạc, cùng những dấu ấn kinh tế của các thươngthuyền Mac trên vùng biển Đại Việt và khu vực Các luận án tiến sĩ lịch sử của cáctác giả Ngô Vũ Hải Hang (2016) với Hoat động kinh tế thời Mạc (1527-1592), LêThùy Linh (2018) với Thu công nghiệp và thương nghiệp Dang Ngoài thé kỷ XVII-XVIII đã tìm hiểu về hoạt động kinh tế thời Mạc nói chung hay tình hình thủ côngnghiệp và thương nghiệp Dang Ngoài thé kỷ XVII-XVIII, song một số hoạt độngliên quan đến khai thác nguồn lợi biển đảo (thương nghiệp, sinh vật biển) ở những

thời kỳ trên cũng được các tác giả phác họa ở một vài khía cạnh nhất định

Chủ đề thương nghiệp Đại Việt thế kỷ XVI-XVIII cũng thu hút được sự quan

tâm của nhiều học gia nước ngoài, đặc biệt các nhà nghiên cứu như Li Tana, CharlesWheeler, John Whitmore, đã dành nhiều tâm huyết cho mang dé tài này Ngay từnăm 1993, Li Tana va Anthony Reid đã công bố xuất bản phầm Southern Vietnam

under the Nguyén Documents on the Economic History of Cochinchina (PangTrong), 1602-1777 Li Tana còn có các bài viết trên Journal of Southeast Asian

Studies nhu An Alternative Vietnam? The Nguyen Kingdom in the Seventeenth and

Eighteenth Centuries (1998), va A view from the Sea: Perspecitve on the Northern

and Central Vietnam Coast (2006) Trong nghiên cứu của mình, với cach tiếp cận

“Góc nhìn từ biển” (từ biển vào bờ và đất liền), Li Tana đã phác họa vùng biển vaduyên hải Bắc Bộ, Trung Bộ trong những mối liên hệ mậu dịch giữa biển và dat liền,giữa Việt Nam và các nước, trải từ thời cổ đại đến thế kỷ XVIII

Tac gia Nola Cooke (1998) với Regionalism and the Nature of Nguyen Rule in

Seventeenth Century Dang Trong (Cochinchina) (in trén tap chi Journal ofSoutheast Asian Studies) Charles Wheeler với các nghiên cứu về A Maritime Logic

to Vietnamese History? Littoral Society in Hội An Trading World c.1550-1830

31

Trang 36

(2003), và Re-thinking the Sea in Vietnamese History: Littoral Society in the

Integration of Thuận-Quảng, Seventeenth-Eighteenth Century (2006) đã nhân mạnhquan điểm tiếp cận biển ca dé hiểu về lịch sử Việt Nam, qua khảo cứu trường hợp

vùng duyên hải thương cảng Hội An trong thế giới mậu dịch của thương cảng nàygiai đoạn 1550-1830 (tập trung chủ yếu vào thời đoạn phát triển thé kỷ XVII-XID,

và mở rộng hon qua trường hợp vùng Thuận - Quảng những thế kỷ XVII-XVII.Tran Tuyết Nhung, Anthony Reid (eds.) (2006) với bài viết trong sách Vietnam:

Borderless Histories John Whitmore với các nghiên cứu như The Rise of the Coast; Trade, State and Culture in Early Dai Viet (2006), hay Ngo (Chinese) Communities

and Montane — Littoral Conflic in Dai Viet, ca.1400-1600 (2014) Roderich Ptak voi The Guft of Tongking: A Mini Mediterranean? (2008) Kikuchi Setichi voi

Nghiên cứu đô thị cổ Hội An từ quan điểm Khảo cổ học lịch sử (2010)

Cac học gia Nola Cooke, Li Tana, James A Anderson chủ biên công trình The

Tongking Guft Through History (2011), trong đó có những bài viết như: John K.Whitmore với chương 6: “Vân Đôn, the “Mạc Gap,” and the End of the Jiaozhi Ocean System: Trade and State in Đại Việt, Circa 1450-1550”, lioka Naoko với chuong 7: “The Trading Environment and the Failure of Tongking’s Mid- Seventeenth-Century Commercial Resurgence”; Niu Junkai va Li Qingxin với chương 8: “Chinese “Political Pirates” in the Seventeenth-Century Tongking Gulf’.

Brian A Zottoli với Luan án Tiến sĩ lịch sử Reconceptualizing Southern Vietnamese

History from the 15th to 18th Centuries: Competition along the Coasts from Guangdong to Cambodia (2011))

Trong đó, các tac giả John K Whitmore, Li Tana, Charles Wheeler, Roderich

Ptak đã đưa ra quan điểm về “Góc nhìn từ Biển” (A view from the Sea), tiếp cận

theo hướng từ biển khơi tiến vào đất liền duyên hai, để từ đó làm nỗi bật lên vị trí

quan trọng của Việt Nam trong hệ thống hải thương Biển Đông thời cô đại và trungđại, mà Vịnh Bắc Bộ cùng khu vực duyên hải cũng góp phần Vịnh Bắc Bộ (trong

đó có Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ Việt Nam) còn được các học giả quanđiểm như một “Tiểu Địa Trung Hải” (A Mini Mediterranean Sea)

- Thời kỳ dưới triều Nguyễn

32

Trang 37

Trong số công trình liên quan trực tiếp nhất đến đề tài luận án thì những nghiên

cứu về giao thông vận tải và thương nghiệp dưới triều Nguyễn chiếm một số lượngphong phú hơn cả Những hiểu biết của luận án về hoạt động giao thương biển dưới

triều Nguyễn được kế thừa từ kết quả nghiên cứu về thương nghiệp, ngoại thương, vậntai triều Nguyễn, như Chính sách ngoại thương của triều Nguyễn - Thực trạng và hậu

quả (1996) và Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triểu Nguyễn (1997) của ĐỗBang; Ngoại thương Việt Nam duoi triều Minh Mệnh (1820 - 1840) (Lê Thị KimDung, 1998); Lệ vận tai thời Gia Long (2002) và Chính sách thương nghiệp của triéuNguyễn mửa dau thé kỷ XIX (2004) của Trương Thị Yến; Ngành đóng thuyền ở Huếthời Nguyễn (1802-1884) (Nguyễn Văn Đăng, 2004), Ngành đóng thuyén và tau

thuyên ở Việt Nam thời Nguyễn (Tran Duc Anh Son, 2014); Vi tri chiến lược của biển

dao Việt Nam dưới triều Nguyễn (Lưu Trang, 2014)

Trong số những nghiên cứu trên, Kinh té thương nghiệp Việt Nam dưới triéu

Nguyễn của Đỗ Bang và Chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn nửa dau thé kỷXIX của Trương Thi Yến đã đưa ra cái nhìn khá sâu sắc, toàn diện về chính sách, hoạtđộng ngoại thương triều Nguyễn, trong đó một số khía cạnh quản lý nhà nước vềngoại thương được tìm hiểu ở những mức độ nhất định Tuy nhiên, những kết luậntrong các tác phâm trên mới chỉ dừng ở việc đánh giá chính sách của một triều đại vềmột ngành kinh tế mà chưa đánh giá ngoại thương với tư cách một nguồn lợi biến

Cùng với đó, “Lệ vận tải thời Gia Long” của Truong Thị Yến, “Vi trí chiếnlược của biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn” của Lưu Trang và những nghiêncứu về thương nghiệp thời kỳ này cũng tái hiện ở mức độ nhất định các khía cạnhcủa hoạt động giao thông vận tải đường thủy triều Nguyễn Tuy nhiên, đó mới chỉ lànhững nghiên cứu nhỏ lẻ, còn hoạt động giao thông vận tải đường biển trong suốt

thời gian 1802-1884 chưa nghiên cứu chuyên sâu.

Các công trình nghiên cứu về thương cảng, đô thị triều Nguyễn cùng các nghiêncứu về đô thị, cảng thị Việt Nam trong lịch sử như Đồ thi cổ Việt Nam (Viện Sử học,

1989) đã tìm hiểu về cảng thị, đô thị Việt Nam dưới triều Nguyễn và trong lich sử

Những cảng thị biển như Hải Phòng, Bao Vinh (Huế), Đà Nẵng, Quy Nhơn dưới triềuNguyễn được phác hoa trong Đồ thi Việt Nam dưới thời Nguyễn (Nguyễn Thừa Hy,

33

Trang 38

Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng, 1999) Trong đề tài Hé thong cảng bến duyên hải Bắc

Bộ thé kỷ XI - đầu thé kỷ XX (Nguyễn Quang Ngọc chủ trì, 2008), cảng biển Bắc Bộ

ở thế kỷ XIX được quan tâm khảo cứu Luận án tiến sĩ lịch sử Pho cảng ở Nam

Trung Bộ (Việt Nam) thé kỷ XVIII-XIX, Nguyễn Văn Giác (2015) đã đặt mỗi quantâm vào khảo cứu sự hình thành, hoạt động của phố cảng biển Nam Trung Bộ với

Nước Mặn - Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Vũng Lắm (tỉnh Phú Yên), Nha Trang (tỉnhKhánh Hòa), Phan Rí (tỉnh Bình Thuận) trong hai thế kỷ XVIII-XIX Các cảng biểnnày cũng được đặt trong mối quan hệ giao thương qua lại với nhau đề thấy được sựkết nối của các cảng thị tạo thành một hệ cảng vùng Nam Trung Bộ, đóng vai trò tíchcực đối với sự phát triển kinh tế thương mại, xã hội, văn hóa Đàng Trong và ViệtNam thé kỷ XVIII-XIX

Bên cạnh nghiên cứu của các học giả trong nước, một số nghiên cứu của học giả

nước ngoài cũng là những tham khảo giá tri của luận án Vietnam and the Chinese

Model của Alexandre Woodside (1971) đã đặc tả một phần quan trọng của chính sách

khai thác nguồn lợi biển Tác giả Li Tana với Ngoại thương của Việt Nam thé kỷ XIX:

quan hệ với Singapore (2002) mô tả và đánh giá hoạt động giao thương của triều đìnhNguyễn với các nước Đông Nam A Cùng với đó, Li Tana cũng có những nghiên cứu

về thuyền và kỹ thuật đóng thuyền của những người thợ Việt Nam tài giỏi (nhất là ởvùng hạ lưu sông Mê Kông) như Quan hệ Việt Nam & Xiém trong việc đóng thuyén

(2003), hay Ships and Shipbuilding in the Mekong Delta, c.1750-1840 (2004).

Choi Byung Wook (2008) với Ngoại thương Việt Nam trong nửa dau thé kỷ XIX

từ tay người Hoa chuyển qua người Việt đã đưa ra những thông tin va những đánh giá

về hoạt động buôn bán, trao đôi ngoại thương đường biển của cư dân Đại Nam, trongkhi đó Vùng dat Nam Bộ dưới triều Minh Mạng (2011) của tac giả có một phần nộidung tìm hiéu về hoạt động thương mại của Hoa kiều và người Việt ở Gia Dinh

Qua nghiên cứu trên của các học giả nước ngoài, những thông tin từ các nguồn

tài liệu ghi chép của nước Thanh và các nước Đông Nam A giao thương với Đại Namthời kỳ này đã bé sung thêm thông tin về ngoại thương đường biển dưới triều Nguyễn

vốn chưa từng được ghi chép trong các nguồn chính sử triều Nguyễn, hoặc nếu có thì

cũng không cụ thé, giúp luận án thêm day đủ thông tin hon, dé đưa ra đánh giá khách

34

Trang 39

quan, toàn diện hơn hoạt động quản lý, khai thác nguồn lợi biển đảo trên lĩnh vực

giao thương đường biển của triều đình Huế

1.1.2.2 Nghiên cứu liên quan đến khai thác tài nguyên biển đảo

- Thời kỳ trước triều NguyễnMột số công trình, nghiên cứu liên quan đến hoạt động khai thác nguồn lợi biển

đảo trong lịch sử cô trung đại Việt Nam như: Quân thuỷ trong lich sử chong ngoại

xâm của các tác giả Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng (1983)

cung cấp nhiều tư liệu về tình hình an ninh, quốc phòng biển đảo của các Nhà nướcquân chủ Việt Nam trước triều Nguyễn, đặc biệt là khảo cứu về quân thủy, đồngthời cũng đưa ra những so sánh mang tính bao quát, tổng kết về hoạt động bảo vệ,

khai thác biển đảo của chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài và chính quyền chúa

Nguyễn ở Dang Trong những thé kỷ XVII-XVIII Công trình Biển với người Việt cổ

(Tran Quốc Vượng, Cao Xuân Phổ chủ biên, 1996) và bài viết “Máy nét khái quátlich sử cổ xưa về cái nhìn về biển của người Việt Nam” (Trần Quốc Vuong, 2000) đãđưa đến cái nhìn về biển và nguồn lợi biển của người Việt Nam xuyên suốt từ thờiHồng Bàng truyền thuyết đến triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX

Bài viết Quần đảo Côn Nồn của tác giả J.C Demariaux (2004), in trong Tinhthành xưa ở Việt Nam, đã khái quát về lịch sử của quần đảo Côn Lôn từ khi ngườiTây Ban Nha đặt chân lên quan dao này vào thế kỷ XVI cho đến đầu thế kỷ XX

Trong đó, một số sinh vật biển nơi quần đảo như san hô, ran biển, trăn, cá mập hayđộng vật sống trên đảo như khi qua những ghi chép, câu chuyện ké ở thé ky XIXhoặc muộn hơn cũng cho người đọc những đoán định và hiểu biết nhất định vềnguồn tài nguyên này ở quần đảo Côn Lôn

Trong một số nghiên cứu như Nguồn lợi biển vùng Đông Bắc Việt Nam qua cácnguon tr liệu (Đinh Thi Thùy Hiên, 2008); Người Việt với biển (Nguyễn Văn Kim chủbiên, 2011); Việt Nam - Truyền thống kinh tẾ - văn hóa biển (Nguyễn Văn Kim,Nguyễn Mạnh Dũng đồng chủ biên, 2015), những khía cạnh khai thác biển đảotrong các giai đoạn lịch sử trung đại Việt Nam mới chỉ được đề cập đến một phần nhỏ

trong tong thé chung, hoặc ở chiều hướng ngược lại - là những sự khái quát chung

Muối và yen sao la hai nguon lợi biển thu hút được nhiều quan tâm học thuật.

35

Trang 40

Hoạt động khai thác muối, yến sao (tô yến) trên các đảo thuộc vùng biên Dang Trong

được tìm hiểu phan nào trong công trình Đồ thi cổ Việt Nam của Viện Sử học (1989).Yến sào được xem là một đặc sản của Dang Trong, được xuất khâu cùng với các

hang hoá khác tại cảng biển Hội An Cao Ky Hương (2011) trong bài viết “Yến sào

và văn hóa yến sào” tập trung làm nổi bật những giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế và

giá trị văn hóa của yến sào, các hoạt động khai thác, sử dụng tô yến từ xa xưa trong

lịch sử Nguyễn Đức Nhuệ trong Mot số ghỉ chép về yến sao trong thư tịch cổ Việt

Nam (2013) đã khảo tả về hoạt động khai thác nguồn lợi tô yen trong thu tich cô Việt

Nam theo chiều dài lịch sử, trong đó có thư tịch cô triều Nguyễn Bên cạnh đó còn có

các bài viết của Lê Hữu Hoàng về Lich sử ngành nghề yến sào gan lién với công tácbảo ton và phát triển nguôn tài nguyên thiên nhiên yến sào (2015), Lê Văn Thỉnh về

Yến sào Khánh Hòa từ góc nhìn lịch sử và du lịch (2015); Trần Văn An với Kết hợpkhai thác kinh tế với bảo vệ chủ quyên biển đảo nhìn từ các tư liệu Han Nom về nghé

khai thác yến Thanh Châu ở Hội An (2017)

Một hệ thống con đường buôn bán muối ở miền Trung Việt Nam cũng đượctái hiện trong nghiên cứu về “con đường muối” của Nguyễn Phước Bảo Đàn và Hồ

Viết Hoàng với bài viết Hệ thống “con đường muối ở miễn Trung Việt Nam: Nhữngbiểu hiện trên lưu vực sông Ba/Đà Rằng - Phú Yên, hay Nguyễn Phước Bảo Đànvới Con đường muối ở Quảng Trị trong lịch sử (2016)

- Thời kỳ dưới triều NguyễnChưa có một công trình lựa chọn nghiên cứu chuyên sâu về quản lý, khaithác tài nguyên biển đảo dưới triều Nguyễn, mà nhà nghiên cứu chỉ có thể tìmthấy trong những công trình khảo tả, đánh giá chung về các nguồn lợi này tronglịch sử Việt Nam đã đề cập ở trên

Hoạt động khai thác nguồn lợi hải sản, tổ yên hay thu lượm hóa vật nơi cácvùng quần đảo giữa Biển Đông của Đội Hoàng Sa, Đội Bắc Hải, Đội Thủy quântriều Nguyễn được tìm hiểu trong các chuyên khảo về Hoang Sa, Trường Sa Tuynhiên, trong nghiên cứu về hoạt động thu lượm hóa vật của Đội Hoàng Sa, Đội

Bắc Hải, Đội T huy quân thì chỉ một phần của chính sách khai thác biển được

khảo cứu với mục đích chính là chứng minh cho chủ quyền của Việt Nam trên

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w