1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quần thể di tích lăng tẩm các vua Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh) (Phần 1)

205 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Văn Anh

LUẬN AN TIEN SĨ LICH SU

Hà Nội, 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Văn Anh

Chuyén nganh: Khảo cổ học

Mã số: 62 22 0317

LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SU

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC1 PGS.TS Hoàng Văn Khoán

2 PGS.TS Bùi Minh Trí

Hà Nội, 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án là công trình tổng hợp vànghiên cứu của riêng tôi Các số liệu được sử dụng

trong luận án là trung thực, khách quan, khoa học và

được trích nguồn rõ ràng Nếu không đúng sự thật tôi

xin hoàn toan chịu trách nhiệm.

Hà Noi, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Nguyễn Văn Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Luận án, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của quý

Thay, quý Cô, bạn bè, đồng nghiệp; các co quan chức năng và gia đình.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Cô, quý Thay, anh chị và những vị nghiên cứu

tiền bối, bạn bè, đồng nghiệp đã và đang công tác tại các cơ quan: Viện Khảo cô học; Trung

tâm Nghiên cứu Kinh thành (nay là Viện nghiên cứu Kinh thành); Khoa Lịch sử Trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh

Quảng Ninh; Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh; Ban quản lý các di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh;Thị xã Đông Triều; Bảo tang Thái Binh, Bao tang Nam Định, đã dạy dỗ, tạo cơ hội, hỗ trợ,tạo điều kiện vật chất cũng như tinh thần giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, điều tra,điền dã, khai quật, khai thác tư liệu phục vụ quá trình nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành và khắc ghi những tinh cảm, sự chỉ day nghiêm khắcmà ân cần của những người Thầy như: PGS.TS Tống Trung Tín, PGS.TS Hán Van Khan;

PGS.TS Lâm Mỹ Dung, GVC Nguyễn Xuân Mạnh; những vị tiền bối: TS Nguyễn HồngKiên và rất rất nhiều thầy cô khác mà tôi không có điều kiện nhắc tên ở đây Tôi xin bày tỏlòng biết ơn chân thành và ghi nhận sự giúp đỡ tận tình và hiệu quả của: bác Nguyễn VănLương, cô Nguyễn Thị Huân, chú Vũ Văn Học, anh Trần Văn Vinh, anh chị Thu — Bình, chúTrần Đức Quang vv những người luôn tạo cho tôi những điều kiện tốt nhất trong quá trình

làm việc tại địa phương.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và khắc ghi sự giúp đỡ của các anh chị, bạn bè đồngnghiệp: Vũ Thị Khánh Duyên, Kiều Đinh Sơn, Nguyễn Hữu Công, Mai Thùy Linh, Bùi VănHiếu, Lê Dinh Ngọc, Hoang Xuân Tứ, Đỗ Đức Tuệ, Nguyễn Tiến Hung, Đặng Hồng Sơn,Hoàng Văn Diệp, những người đã không quản nắng nóng, mưa rét, ngày đêm luôn đồng

hành cùng tôi trên những công trường khai quật, chỉnh lý.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các Thầy: PGS.TS.NGND Hoàng Văn

Khoán, PGS.TS Bùi Minh Trí những người đã không chi day dé và hướng dẫn tôi những nội

dung khoa học mà còn luôn động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống.

Tôi xin giành sự biết ơn đặc biệt đến bố mẹ hai bên nội ngoại, vợ, các con, anh, chị emvà những người thân trong gia đình đã luôn nhận về mình sự thiệt thòi và giành cho tôi nhữngđiều kiện tốt nhất trong suốt hơn 10 năm tôi theo đuổi đề tài nghiên cứu này.

Tác giả

Nguyễn Văn Anh

Trang 5

MỤC LỤC

MUC LUC NNNNgNNNNNgggggggggđđđđ.g 1

DANH MUC CAC KY HIEU VA CHU VIET TAT TRONG LUAN AN - 4

MỞ ĐẦU penn 61 Tính cấp thiết của đề tài -======================m=====m=m=e==mmm=m==mmmmme=mmmm 62 Mục đích nghiên cứu của luận án -========================r=====r==r===m=m=ee 73 Đối tượng, phạm vị và phương pháp nghiên cứu - 8

4 Kết quả và đóng gop của luận án -=-========================rm=es=rm=r=r==rm=mmme 95 Cấu trúc của luận án -~ ~=====================m=========mmee=rmm==mmme=rmmm=emme 10CHƯƠNG 1 TONG QUAN TU LIEU VA VAN DE -~~~ ~~~ ===~~~~= 11

1.1 Vài nét về vùng đất Đông Triều trong lich sử - 11

1.2 Một số thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận án - 14

1.2.1 Một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản liên quan đến lăng tam - 14

1.2.2 Quy định sử dụng thuật ngữ, khái niệm liên quan đến lăng tâm trong thờikỳ quân chủ. -=~-=~==============================rr=rr=rr=rr=rr=rr=r=r=rrmrr 161.2.3 Một số thuật ngữ khác - 18

1.3 Tư liệu và vấn đề -~~ ==~====================m=====mm===mmm==mmmm==rmm==emmre 191.3.1 Tư liệu thư tịch - 19

1.3.2 Tư liệu thần tích, than sắc và hương ước - 27

1.3.3 Tu liệu văn bia - 28

1.3.4 Tư liệu khảo cô học và các nghiên cứu khac - 31

1.4 Tiểu kết Chương I -~ ~~ -=======================m==========mmm==mmmm==rmm==emmre 42CHƯƠNG 2: CÁC DI TÍCH LANG TÂM VUA TRAN Ở DONG TRIEU - 45

2.1 Thái lăng (CK Š) ~ -=========================================eemmr=r==mrmmremmmmmm=======e 452.1.1 VỊ trí, tên gọi và chủ nhân - 45

2.1.2 Di tích và di vật cua Thái lăng - 47

2.1.3 Kiến trúc và sự biến chuyên của Thái lăng trong quá trình lịch sử - 72

2.2 Mục lăng (98 lỗ) -= ==================mmmmmmmmmmmmmm===eeeeemeeeeemmmmmmmmmmmmmmmmrm===ee 752.2.1 VỊ trí, tên gọi và chủ nhân - 75

Trang 6

2.2.2 Kiến trúc của Mục lăng - 76

2.2.3 Sự biến chuyên của Mục lăng trong quá trình lịch sử - 83

2.3 Ngai Sơn lăng (SẺ LL fig) -==-=============================mmm===eeeemmmmm=meeeemmmmmmme 842.3.1 VỊ trí, tên gọi và chủ nhân - 84

2.3.2 Di tích, di vật của Ngai Son lăng - 86

2.3.3 Niên đại xây dựng, kiến trúc và sự biến chuyên của Ngải Sơn lăng trongquá trình lịch SỬ -~ -~ =-~=-~===~~=~~~~~~=~~~===~=~~~~~=~~=~~r=r~=r==r==r=r=re~ 1032.4 Phụ lăng (Tổ 2ã ) -==================mmmmmmmmmmmmmm=====mmemeeeeeeeeeeremmmmmmmmm===e 1052.4.1 VỊ trí, tên gọi và chủ nhân - 105

2.4.2 Di tích ở Phụ lang - 106

2.4.3 Di tích, di vật các thời khác ở Phụ lang - 120

2.4.4 Kiến trúc và sự biến chuyền của Phụ lăng trong quá trình lịch sử. - 121

2.5 Hi lăng (ÉÄ[2Š) -========================emmm=m=mmmmmm======mmemeeeeeeeeereeemrmmmmmm====e 1222.5.1 VỊ trí, tên gọi và chủ nhân - 122

2.5.2 Di tích, di vật thời Trần ở Hi lăng - 124

2.5.3 Kiến trúc và sự biến chuyên của Hi lăng trong quá trình lich sử - 129

2.6 Tư Phúc lăng (‘2 †lilễ) -= ===================mm=======mmmmm==eeeeemmmmmmeeeeemmmmmme 1322.6.1 Tên gọi, vi trí và chủ nhân - 132

2.6.2 Di tích và di vật của Tư Phúc lăng - 135

2.6.3 Cau trúc, biến đổi của Tư Phúc lăng qua các giai đoạn lịch sử - 146

2.7 Nguyên lăng (Ji 2Š) -=====-=============================mm==rmm====mmmmrmmm===ememmmmm==e 1482.7.1 VỊ trí, tên gọi và chủ nhân - 148

2.7.2 Di tích, di vật tại Nguyên lăng - 150

2.7.3 Câu trúc, niên đại và những biến đồi của Nguyên lăng qua các giai đoạnJin oờ ,/ợố7ớ.ớ.ớừềycẪ.ỢƑẤĨĂỠỗẪỗẫẳẪFẪFẪ†ằẳĨẳĨĂđỮFĂẴẰẶĂ.7ỌẠỚỪợạợỢẠỰƑ—Ƒ—”ơơươy 1542.8 Tiểu kết Chương 2 -~ = ~ ====================mme=e==rmreee=mmreme=mmmeeeme 156CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CUA QUAN THÊ LANG TAM CÁC VUATRAN Ở ĐÔNG TRIEU (QUANG NINH) -~ ~~~ -=~~=~=============== 158

3.1 Vị trí xây dựng lăng Ấm -=================m===========m==========mmm=me======mmm 1583.2 Đặc trưng kiẾn trúc -~ -=====~======================r===========m==m======mrr 159

Trang 7

3.2.1 Bố cục mặt bằng tông thé - 159

3.2.2 Cau trúc Dia ha -~-~~~~~~~~~===================rrzrzzzrrrrrrrrrr=r=rrrrrre 1693.3 Vật liệu, kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật điêu khắc - trang trí - 171

3.3.1 Vật liệu và kỹ thuật xây dựng - 171

3.3.2 Nghệ thuật điêu khắc — trang trí - 172

3.4 Trông coi và thờ phụng lăng tam nha Trần tại Đông Triều - 175

3.4.1 Nghi thức và quy trình mai táng - 175

3.4.2 Việc trông coi lăng tam đưới thời Trần - 176

3.4.3 Việc trông coi, thờ phụng các lăng tâm sau thời Trần - 177

3.5 Tiêu kết chương 3 -—-> -~-~ ==-z===e==~ez==ze.zer.zremrrrmi.zmerzrrzz.mezmerrmeree 179

KẾT LUẬN -~~~~~~~777============================rrzzzmmmrrrrrrrrrrr===rrrrreeeeer 181DANH MỤC CONG TRINH KHOA HỌC CUA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BO LIÊN

QUAN ĐEN LUẬN AN -~ -~-~~~~~~=~=~=~===>=====rrrrrrr=r=rrr=r=rmr=r=r=rmre 185

TÀI LIEU THAM KHẢO -~~~~~~~~~~>=>>>>>=>==========================r 186

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VA CHỮ VIET TAT TRONG LUẬN AN

: Ky hiệu 6 lưới Al thuộc khu A.

: Bản ảnh.

: Ký hiệu ô lưới AI thuộc khu B.

: Báo cáo kết quả khai quật

: Ký hiệu ô lưới Al thuộc khu C.

: sách Khâm định Việt sử thông giảm cương mục.

: Chân tảng 00n.

: Ký hiệu ô lưới AI thuộc khu D.

: Ký hiệu di tích, Dg là Đường; 01 là số thứ tự của di tích.

: Mã số loại hình hiện vật Gm là gốm men, 00n là số hiện vật.

: Hoàng thành Thăng Long

: Khảo cổ học

: Ký hiệu di tích, KT là Kiến trúc; 05 là số thứ tự của di tích.

: Móng trụ 00n.

: Di tích Nguyên lăng, khai quật năm 2012.

: Những phát hiện mới về khảo cô học

: Di tích Ngai Sơn lăng, khai quật năm 2014.: Di tích Ngai Sơn lăng, khai quật năm 2016.

: Nhà xuất bản.

: Di tích Phụ lăng, khai quật năm 2012.

Trang 9

PSL16 : Di tich Phu lang, khai quat nam 2016.PL : Phu lục

S.00n : Mã số loại hình hiện vật S là đồ sảnh, 00n là số hiện vật.

Sn02 : Ky hiệu di tích, Sn là sân; 02 là số thứ tự của di tích.TATO7 : Di tích Thai lăng, khai quật năm 2007.

TAT08 : Di tích Thái lăng, khai quật năm 2008.

Tp : Tháp.

TB13 : Ký hiệu di tích, TB là Tường bao; 13 là số thứ tự của di tích.

Toàn thư : sách Đại Việt sử ký toàn thư

TP09 : Di tích Tư Phúc lăng năm 2009.

TP16 : Di tích Tu Phúc lăng, khai quật năm 2016.

tr : trang

Trần triều : sách Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ.

TTNCKT Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học Xã

hội Việt Nam.

Viện KCH Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

VL-00n : Mã số loại hình hiện vật V là vật liệu kiến trúc, 00n là số hiện vật.

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt quan niệm “sống ở, thác về”, cuộcsong trên dương thé chi là “cõi tạm”, chết không phải là hết mà chết là chuyên sangmột thế giới khác và người chết có thé theo dõi, phù hộ hoặc hãm hại người sống.Người chết rồi thì linh hồn sẽ sống ở cõi âm, cũng sinh hoạt như ở dương thé bởi

vậy mới có câu “tran sao, âm vậy” Với quan niệm như vậy, nên dù ở tang lớp, địa

vị nào, đối với người Việt, việc chọn đất, xây cất, chăm lo thờ phụng mồ ma đều rất

được coi trọng.

Đối với các triều đại phong kiến Việt Nam và các nước ảnh hưởng văn minh

Trung Hoa, việc lựa chọn vi trí để xây dựng kinh đô (Dương trạch) và xây cất lăng

tâm (Âm trạch) được coi là hai việc quan trọng bậc nhất, quyết định đến sự tồn

vong của triều đại, sự hưng thịnh và lâu bền của xã tắc và dòng tộc Do vậy, cáctriều đại phong kiến đều đặc biệt chú ý đến việc tìm đất, xây dựng và thờ phụnglăng tam, tôn miếu Việc coi trọng và từng bước thé chế hóa việc xây dung lăng tamcủa các triều đại đã khiến lăng tâm trở thành một loại hình kiến trúc đặc biệt củahoàng gia Loại hình kiến trúc này không chỉ phản ánh nghệ thuật kiến trúc mà còn

ân chứa trong đó những giá trị nổi bật nhất về văn hóa, tư tưởng; triết lý về nhânsinh quan, tín ngưỡng của mỗi triều đại cũng như mỗi dân tộc Bên cạnh đó, mỗilăng tâm lại phản ánh phần nào đời sống cũng như tư tưởng của chủ nhân lúc sinhthời Vì vậy, nghiên cứu lăng tâm sẽ cung cấp những hiểu biết quan trọng về nhiềumặt văn hóa, kinh tế, xã hội của mỗi triều đại, qua đó cũng phản ánh đời sống củachủ nhân các lăng tam, đó là những người có vai trò quyết định đối với vận mệnh

triêu đại, quôc gia, dân tộc.

Mặc dù việc nghiên cứu lăng tâm có ý nghĩa lớn như vậy, nhưng đến nay,nghiên cứu lăng tâm của các triều đại phong kiến Việt Nam còn rất nhiều hạn chế Hệ

thống lăng tam của nhà Nguyễn (1802 - 1945) ở Huế đã được nhiều học giả trong vàngoải nước chú tâm nghiên cứu và đã đạt được một số kết quả quan trọng Một sỐ

lăng tâm các vua nhà Lê (1428 - 1789) ở Lam Kinh (Thanh Hóa) được người Phápđiều tra, khảo sát, nghiên cứu trong những năm dau thé ky XX và các nhà khảo côViệt Nam tập trung khai quật, nghiên cứu từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nhữngnăm dau thế kỷ XXI Kết quả, đã từng bước làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến

Trang 11

khu lăng tâm này Trong khi đó, lăng tam của các vương triều Lý, Trần trước đó hầu

như chưa được nghiên cứu sâu hoặc chưa được tổng hợp, hệ thống lại, do vậy sự hiểu

biệt về lăng tâm của các triêu đại này còn khá nhiêu hạn chê.

Nhà Trần có hai khu lăng tam: khu thứ nhất được xây dựng tại phủ LongHưng xưa, nay thuộc thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái

Bình, khu thứ hai được xây dựng tai An Sinh (Yên Sinh) nay thuộc địa bàn thị xã

Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Do nhiều nguyên nhân, cả hai khu lăng tâm nhà Trầnhiện chỉ là phế tích đưới lòng đất Trong bối cảnh thư tịch ghi chép về hệ thống lăngtam của nhà Trần hết sức sơ sài, thậm chí còn nhiều khác biệt khiến cho việc nghiêncứu hai khu lăng tâm này càng khó khăn trở lên khó khăn gap bội.

Từ năm 2007 đến nay, các cuộc khai quật khảo cô với quy mô khác nhau tại mộtsố lăng tâm trong Khu lăng tâm nhà Trần tại Đông Triều đã cung cấp những tư liệuquan trọng cho việc nghiên cứu về cấu trúc của các lăng tam tại đây Tuy nhiên, các tưliệu liên quan đến lăng tâm, nhất là những tư liệu khảo cô học mới phát hiện, chưa

được tổng hợp và nghiên cứu một cách hệ thống Trong bối cảnh đó, Nghiên cứu sinh

lựa chọn đề tài “Quan thé di tích lăng tam các vua Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh)”làm đề tài luận án nhằm nghiên cứu một cách tong hợp dé đưa ra cái nhìn khái quát

những đặc trưng về vị trí cảnh quan và địa thế xây dựng lăng tâm; không gian kiến

trúc, mặt bằng kiến trúc; quá trình ton tai, pha hủy, trùng tu, tôn tao, phục hồi của cáclăng tam.

2 Mục đích nghiên cứu của luận án

Luận án hướng đến các mục đích cơ bản sau:

- Tổng hợp các nguồn tư liệu thư tịch; tình hình phát hiện nghiên cứu lăng tâmvua Tran tại Đông Triều (Quang Ninh) từ đó có cái nhìn tong quan về quan thé di tích

lăng tâm các vua Trần tại Đông Triều;

- Nghiên cứu làm rõ vị trí, tên gọi và chủ nhân của các lăng tâm trong quan thélăng tâm vua Trần tại Đông Triều;

- Nghiên cứu xác định cấu trúc, đặc trưng mặt băng, tính chất và niên đại xâydựng, sự biến đôi của các lăng tâm qua từng thời ky;

- Đặc trưng các loại hình di vật của mỗi lăng tâm;

- Thông qua di tích, di vật, tim hiểu về đặc trưng nghệ thuật điêu khắc và trang

trí lăng tâm các vua Trân ở Đông Triệu với các loại kiên trúc hoàng gia khác;

Trang 12

- Phục dựng lại bố cục mặt bằng, không gian kiến trúc, cung cấp cơ sở khoa

học cho việc trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích.

3 Đối tượng, phạm vị và phương pháp nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quần thể di tích lăng tâm các vua Trần

tại Đông Triều (Quảng Ninh) gồm 07 lăng tâm: 1) Lăng Tư Phúc; 2) Thái lăng; 3)Mục lăng; 4) Ngải Sơn lăng; 5) Phụ lăng; 6) Nguyên lăng; và 7) Hi lăng Luận án

tập trung chủ yếu vào phan Dia /ượng bao gồm cảnh quan, các công trình kiến trúc

và các thành phần khác Phần Dia ha bao gồm: Huyễn cung, Toại đạo, Kim tinh,vv chỉ nghiên cứu những lăng đã được bộc lộ do việc đào phá Các lăng còn lại

không nghiên cứu.

+ Nguôn tư liệu chính của luận án là các tài liệu khảo cô học, bao gôm di tích,

di vật thu được qua quá trình điều tra, khai quật tại 07 khu lăng tâm.

+ Các nguôn tư liệu khác như: văn bia, thân tích, thân sac và các nguôn thư

tịch có liên quan đến di tích.

+ Nghiên cứu một số hiện vật đặc trưng tiêu biểu được phát hiện tại các ditích lăng tâm các vua Trần ở Tam Đường, di tích Hoàng thành Thăng Long và mộtsố các di tích tiêu biéu khác; cấu trúc mộ táng nhà Tran đã được khảo cô phát hiệnvà nghiên cứu làm cơ sở so sánh và làm rõ cầu trúc, công năng, niên đại của các divật phát hiện được tại các lăng tâm vua Trân tại Đông Triều nhằm làm rõ các vấn đề

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cô học truyền thống cósự hỗ trợ của kỹ thuật hiện đại như: điều tra khảo sát, khai quật thu thập lấy tư liệu

tại hiện trường , trong đó chú trọng sử dụng phương pháp khai quật khảo cô học

kiên trúc.

Trang 13

- Các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học trong phòng: Chú trọng các

phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích tong hợp những đặc trưng về hình dáng, kỹthuật, nghệ thuật trang trí trên các loại hình vật liệu, cấu trúc mặt băng của di tích,

vv phương pháp định lượng và các kỹ thuật dập hoa văn, đo vẽ hiện vật, chụp

ảnh được dùng dé mô ta, phân tích và tong hợp dir liệu di tích, di vật Các bản vẽ,ảnh và bản đồ được xử lý bằng chương trình AutoCAD, chương trình Photoshop và

một số chương trình khác.

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu của các ngành: Địa danh học; Kiến trúcvà Nghệ thuật điêu khắc trong đó áp dụng công nghệ 3D vào việc nghiên cứu,phân lập, phục dựng mặt bằng, hình thái kiến trúc Qua đó cũng dé kiêm nghiệm kết

quả nghiên cứu.

- Sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng là cơ sở nhìn

nhận đánh giá các sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch sử liên quan.4 Kết quả và đóng góp của luận án

Luận án là công trình tổng hợp các kết quả nghiên cứu về quan thé di tích

lăng tâm các vua Trần tại Đông Triều, đánh giá vị trí của quần thể này trong hệthống các di tích lăng tâm, đền miếu và chùa tháp nhà Trần tại An Sinh xưa, ĐôngTriều ngày nay Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp những tư liệu chân xác

về cau trúc mặt bằng của các lăng tâm vua Trần tại Đông Triều, đóng góp nhữnghiểu biết về các đặc trưng cơ bản của kiến trúc lăng tắm thời Trần trong hệ thống

lăng tâm của các triêu đại quân chủ trong lịch sử văn hóa Việt Nam.

Với khối lượng di vật lớn, đa dạng về loại hình, địa tầng chính xác với nhữngghi chép về niên đại Kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ giúp cho việcnghiên cứu các di tích lăng tam mà nó còn là cơ sở dé so sánh và xác định niên đạiđối với các loại hình di vật tương tự tìm được ở các di tích khác, đặc biệt là các ditích thiếu thông tin về niên đại; các di tích có nhiều tầng văn hóa khác nhau hoặctrường hợp các tầng văn hóa bị xáo trộn.

Luận án không chỉ làm rõ cấu trúc mặt bằng của các lăng tâm mà còn xemxét và kiến giai su bién déi tén gol, kién tric, tinh trang tồn tại của các lăng tam vuaTrần qua các giai đoạn lịch sử.

Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp luận cứ khoa học quan trọng cho

việc quy hoạch, bảo tôn và trùng tu, tôn tạo các lăng tâm Các kiên giải của luận án

Trang 14

giúp hiểu rõ hơn về các lăng tâm và những giá trị của nó, đóng góp vào việc lựachọn phương án bảo tồn, trùng tu tôn tạo và phát huy giá trị của từng di tích Đóchính là đóng góp mang tính thực tiễn của luận án.

5 Cấu trúc của luận án

Luận án có cấu trúc gồm các phần:- Mở đầu: 05 trang

- Chương 1: Tổng quan tư liệu và van dé (34 trang) Chương 1 tập trung giảiquyết những nội dung cơ bản sau:

Giới thiệu khái quát về vùng đất Đông Triều trong lịch sử; Giới thiệu và làm

rõ những khái niệm, thuật ngữ cơ bản liên quan đến lăng tam được sử dụng trongluận án nhằm đảm bảo thống nhất cách dùng, cách hiểu các khái niệm, thuật ngữnày; Tổng quan tình hình tư liệu, kết quả nghiên cứu lăng tâm nhà Trần nói chung

và lăng tâm các vua Trân ở Đông Triêu nói riêng.

- Chương 2: Các di tích lăng tâm vua Trần ở Đông Triều (113 trang) Trên cơ

SỞ các nguồn tư liệu khảo cổ học thu được qua điều tra, thăm dò và khai quật khảo

cô tại các lăng; khảo cứu các nguồn tư liệu thư tịch trình bày và làm rõ những nộidung liên quan đến các lăng tam, trong đó tập trung vào các nội dung chính: Têngọi, vị trí và chủ nhân; Kiến trúc lăng tam; Sự biến chuyền của di tích qua các giai

đoạn lịch sử.

- Chương 3: Những đặc trưng cơ bản của quan thé lăng tam các vua Trần ởĐông Triều (29 trang) Chương này tập trung làm rõ những đặc trưng cơ bản về địa

lý cảnh quan; bố cục mặt bằng kiến trúc; nghệ thuật kiến trúc, trang trí — điêu khắc;

Nghi thức tang lễ, trông coi thờ phụng lăng tâm.

- Kết luận: 5 trang, trình bày văn tắt những kết quả cơ bản đạt được của luận án.

- Phần Phụ lục gồm: Bảng kê, bản ảnh; bản vẽ, sơ dé, ban đồ.

10

Trang 15

Chương 1

TONG QUAN TU LIEU VA VAN DE

1.1 Vài nét về vùng đất Đông Triều trong lich sử

Đông Triều là quê gốc của nhà Trần, nơi tiên tổ nhà Trần sinh sống và cư trú

trước khi dời xuống khai phá vùng đất hạ lưu sông Hồng thuộc Nam Định, TháiBình ngày nay Sách Trần thị gia huấn, được viết vào năm Thành Thái thứ 9 (1907)

hiện lưu giữ tại đền Cé Trạch (Tức Mặc - Nam Định) viết rằng: “Nhà Trần ban đầu

tới núi Yên Tử chiếm địa thế núi, dựng ngôi chùa nhỏ thờ Phật, một vùng sau núisau nay có thé làm nơi của họ hàng ăn ở yên vui, nay là xã An Sinh, huyện ĐôngTriều, tinh Hải Duong’ có miéu nhà Trần ở đó Một ngày kia đến khu vực khang

kiện vùng Tức Mặc, Thiên Trường, nay có miéu thờ tự nhà Tran ở đó ” Sách này

còn cho biết thêm: “Xét về quê hương của họ Trần có ba nơi, thứ nhất Dương trạch

ở xã An Sinh huyện Đông Triều tỉnh Hải Dương, thứ hai Dương trạch ở xã TứcMặc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, thứ ba Âm phần ở xã Thái Đường huyện Hưng

Nhân nay thuộc tỉnh Thái Bình”.

Sự kiện quan trọng được chính sử nhắc đến phản ánh mối quan hệ giữa vùng

đất Đông Triều với nhà Trần diễn ra năm 1237 Theo Toàn thư, năm Đinh Dậu, niên

hiệu Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 6 (1237), sau “biến loạn sông cái” vua TrầnThái Tông đem đất 5 xã gồm: Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng và YênBang cấp cho anh mình là Trần Liễu làm đất thang mộc và phong ông làm An Sinh

vương Cũng xin lưu ý thêm, thời Trần, Trần Liễu là người duy nhất được nhà Trầnlấy tên đất để đặt làm vương hiệu An Sinh vương tức là vương của đất An Sinh.Việc đặt vương hiệu như vậy dường như cho thấy ấn ý sâu xa của vua Tran Thái

Tông khi trao vùng đất “quê cha, đất tổ” cho anh cả mình cai quản Khoảng giữa thếkỷ XIV, vua Trần Du Tông (1341 - 1369) lấy đất An Sinh đổi làm Đông Triều

(#5) Dat An Sinh và sau đó là Đông Triều thời Trần tương đương với địa giới

các huyện/thị: Đông Triều, Uông Bí, phần lớn đất Quảng Yên (Quảng Ninh), mộtphần của huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) và một phần của huyện Kinh Môn (HảiDương) ngày nay Từ thời Lê sơ (thế ky XV) cho đến cuối thế ky XIX, về cơ ban

địa giới của huyện Đông Triều bao gồm thị xã Đông Triều và hầu hết diện tích củathành phố Uông Bí hiện nay; về mặt hành chính Đông Triều là một huyện của tổng

! Từ năm 1831 đến năm 1963 huyện Đông Triều thuộc tỉnh Hải Dương.

11

Trang 16

Kinh Môn, Thừa tuyên rồi xứ và sau đó là tỉnh Hải Dương Sau nhiều lần chuyển

đổi, tháng 10 năm 1961, Đông Triều trực thuộc Đặc khu Hồng Quảng; Ngày

30/10/1963, khi Đặc khu Hồng Quảng sát nhập với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng

Ninh, Đông Triều chính thức trở thành đơn vị cấp huyện của tỉnh Quang Ninh [118,tr.17-20] Qua những lần điều chỉnh, địa giới và quy mô của Đông Triều có ít nhiềuthay đổi, hiện nay (2017), Đông Triều là thị xã nằm ở cửa ngõ phía tây của tinhQuảng Ninh, trong khu vực có tọa độ địa ly 102904” đến 21044°55” vi độ Bắc;

106033’ đến 106044’ 57” kinh độ Đông: diện tích tự nhiên 397kmỷ, dân số trên 17

vạn người, được chia thành 21 đơn vị hành chính (6 phường và 15 xã) Phía Bắcgiáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang; phía tây giáp huyện Chí

Linh tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương; phía đông

nam giáp huyện Thuỷ Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng và phía đông giáp thànhphố Uông Bí [quangninh.gov.vn/].

Đông Triều có địa hình đồi núi trung du xen lẫn đồng băng Phía Bắc vàTây Bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, phía Nam là vùng đồng

băng ven sông Vùng đồi núi phía Bắc gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, TràngLương Vùng giữa là vùng đôi núi thấp xen kẽ, kéo dài từ xã Hồng Thái Đông qua

phía Bắc thị trân Mạo Khê, xã Kim Sơn, xã Tràng An Vùng đồng bằng phía Namlà khu vực giáp với sông Kinh Thầy và sông Bạch Đăng Đánh giá về vị trí củaĐông Triều, cổ nhân đã tổng kết: “Huyện Đông Triều có núi non tạo nên thànhlũy, có sông dài uốn lượn tạo nên thắng địa Đường thủy thông nhau, nối liền các

tran thành, sông khu cau tháp là nơi người và vật tụ hội, đây chính là vùng danh

thắng phía Đông Thời nhà Trần, nhà Lê, Đông Triều được coi là nơi hiểm yếu của

phía Đông” [130, tờ.2b] Thông qua các dòng sông: Kinh Thay, Đá Bạc, Dam

Thuy, Đông Triều có thé kết nối với biển và ngược về Thăng Long hoặc xuôi vềThiên Trường rất thuận lợi.

Là quê gốc của nhà Trần, lại là nơi có dày Yên Tử, trốn phúc địa quan trọngcủa Đại Việt nên nhà Trần không chỉ chọn Đông Triều là nơi xây dựng các phủ đệmà nơi đây còn là kinh đô của Phật giáo thời Trần với Tử Tiêu, Vân Yên (sau gọi làHoa Yên) trên núi Bach Vân là nơi Thượng hoảng Trần Nhân Tông xuất gia tuhành, đắc đạo, thuyết pháp, độ tăng, sáng lập tông phái Trúc Lâm; Ngọa Vân trênnúi Bảo Đài là nơi đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, kết thúctrọn vẹn quá trình tu hành, thành Phật của đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông.Ngọa Vân là thánh địa của Thiền phái Trúc lâm, Yên Tử là kinh đô của Phật giáo

12

Trang 17

Việt Nam thời Trần Không chỉ có vậy, Đông Triều cũng là nơi nhà Trần chọn làmnơi xây dung tông miéu và lăng tâm (âm trạch), do đó Đông Triều được đánh giá là

trung tâm văn hóa tôn giáo và tín ngưỡng của nhà Trân.

Có tổng cộng 07 lăng tam của vua Trần được xây dựng tại Đông Triều gồm:

Thái lăng hay Đồng Thái lăng của vua Trần Anh Tông, Mục lăng hay Đồng mụccủa vua Trần Minh Tông, An lăng hay còn gọi là Ngải Sơn lăng của vua Trần HiếnTông, Phụ Sơn lăng hay Phụ lăng của vua Trần Dụ Tông, Hi lăng của vua Trần DuệTông, Nguyên lăng của vua Trần Nghệ Tông và Tư Phúc lăng của vua Trần TháiTông và Trần Thánh Tông Hầu hết các lăng này (6/7 lăng) được xây dựng ở các đôinúi phía Bắc thuộc địa bàn xã An Sinh, duy nhất Hi lăng được xây trên núi Đạm

Thủy thuộc thôn Đạm Thủy, xã Thủy An.

Mỗi lăng tam của vua Trần ở Đông Triều là một cụm công trình độc lập đượcxây dựng trên một quả đồi hoặc một sườn đồi Các đồi này nằm dọc hữu ngạn của

suối Phủ Am Trà và sông Đạm Thủy Phủ Am Trà là tên gọi của dòng suối chính,

bắt nguồn từ đỉnh núi Bao Đài hay còn gọi là núi Vay Rồng, nơi Trần Nhân Tông

dựng am tu thiền và hóa Phật với hàng chục phụ lưu lớn nhỏ Suối Phủ Am Tràcũng là nguồn chính của sông Đạm Thủy Sông Đạm Thủy dài khoảng 12km với

nhiều khúc uốn quanh co, sông có hai nguồn nước chính, nguồn thứ nhất cũng là

nguồn quan trọng nhất là suối Phủ Am Trà với hàng chục phụ lưu của nó; nguồnthứ hai bắt nguồn từ núi Khe Chè nay thượng nguồn bị chặn lại thành hồ Khe Chè.Hai nguồn này hợp lưu tại thôn Hồ Lao xã Tân Việt, chảy theo hướng Đông Bắc —Tây Nam và nhập vào sông Kinh Thay ở vị trí giáp ranh giữa làng An Biên của xãThủy An và làng Triều Khâu của xã Hồng Phong, thị xã Đông Triều Do vậy, về cơ

bản có thể gọi chung dòng chảy này từ khởi nguồn đến khi nhập vào sông Kinh

Thay là sông Dam Thủy Không chi năm ở hữu ngạn của dòng Dam Thủy, mà dòng

Đạm Thủy và những phụ lưu, chi lưu của nó còn chảy qua trước mặt của các lăng

tạo thành Minh Đường tụ thủy theo quan niệm của Phong Thủy Vị trí phân bố củacác lăng cho thấy, dường như Dam Thủy đóng vai trò quan trọng trong việc nhàTran lựa chọn vi trí để xây dựng lăng tam ở đây, đồng thời dòng sông này cũng giữvai trò giao thông quan trọng kết nối các lăng tâm này với hệ thống sông khác, từ đókết nối khu lăng tâm với kinh đô Thăng Long và phủ Thiên Trường cũng như các

vùng khác.

13

Trang 18

1.2 Một số thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận án

1.2.1 Một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản liên quan đến lăng tam

Đề thong nhất sử dụng, cách hiểu các thuật ngữ, khái niệm cơ bản được sử

dụng trong luận án, trước hết chúng tôi xin làm rõ nội hàm một số thuật ngữ, khái

niệm cơ bản sau:

- Mộ

Mộ (3#) von là một từ gốc Hán Một số tư liệu cho biết, ở Trung Quốc, khởinguyên “M6” có nghĩa là biến mat khi được chôn xuống đất, nó cùng nghĩa với “hưkhông” Chương Dan Cung trong cuốn Kinh Lễ cho biết, thời xa xưa mộ không cómô đất Ghi chú của sách Kinh Lé giải thích thêm rang, nơi chôn cat mà không cógò dat hay không có cây trồng được gọi là M6 Theo Han Việt từ điển của Đào DuyAnh thi “mộ: mồ ma” [4, tr.454] Tir điển Tiếng Việt quan niệm “Mộ: Nơi chôn cất(hoặc chôn cất tượng trưng) người chết, được đắp hoặc xây cao hơn xung quanh

[124, tr.639], còn “M6 ma: nơi chôn cất người chết” [124, tr.638] Như vậy, theoTừ điển Tiếng Việt, Mộ là nơi chôn cất người chết nhưng phải được đắp hoặc xâycao hơn xung quanh, trong khi Ä⁄ồ md thì không nhất thiết phải xây, đắp cao hơnxung quanh Hay nói cách khác khi nói M6 tức là phải có gò mộ, trong khi Mo mathì không nhất thiết phải có gò mộ Khái niệm Ä⁄ được sử dụng trong luận án là

chỉ nơi chôn cất của tầng lớp thứ dân trong xã hội quân chủ.- Lang, Lăng tam, Sơn lăng

Theo 7? điển tiếng Việt: Lăng là công trình xây dựng làm nơi cất giữ di hài

của vua chúa (ngày xưa) hoặc của một vĩ nhân (ngày nay); Lăng tẩm là Lăng của

vua chúa và các công trình xây dựng trong khu vực [124, tr.550].

Từ điển Bách khoa thư Việt Nam định nghĩa “Lăng là công trình cất giữ thi

hài của các nhân vat quan trọng” [1 15, tr.653].

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, Lăng là từ có nguồn gốc chữ Hán, Lang (2) nghĩa

đen là cái gò cao, thời Hán (203TCN - 220CN) gọi mộ vua là Lăng (3) Tại TrungHoa, từ thời Xuân Thu, người ta cho rằng, một trong những yếu tô quan trọng nhấtthể hiện đăng cấp của chủ nhân được táng trong lăng là quy mô to lớn của gò mộ.

Gò mộ vua thường được đắp to, cao như quả núi, trong đó điển hình nhất là lăng

của Tan Thủy Hoang vì vậy gò mộ vua gọi là Son (1lI) Đến thời Đường (618-907)thay vì phải dap mộ, người ta đào hầm xuyên dưới một ngọn núi để xây dựng

14

Trang 19

Huyễn cung và toàn bộ ngọn núi chứa Huyền cung chính là Lăng, cách làm nàyđược gọi là: “/ay nii làm lăng” Khi thuật ngữ Lăng được dùng dé chỉ mộ vua thì

đồng thời người ta cũng sử dụng thuật ngữ ghép Sơn - Lăng dé chỉ mộ của vua Bên

cạnh đó, Sơn Lăng cũng đồng thời được dùng để chỉ toàn bộ khu đất thuộc một lăngtam hoặc khu lăng tam nơi mà dat đai và các vật trên đất ay thudc vé Lang, đượchoàng gia bảo vệ nghiêm ngặt, cam không ai được xâm phạm Vi vậy thường nói:

“Sơn Lăng cắm dia” là theo nghĩa đó.

Như vậy Lăng và Sơn lăng là một đặc danh dùng để chỉ mộ của vua, ngoài

vua không ai được phép sử dụng thuật ngữ nay Quy định nay ngày càng chặt chẽ

trong điển chế lễ nghi của các triều đại và thực thi nghiêm ngặt trên thực tế.- Lang Tam, Tam, Tấm dién va Chinh tam

+ Tam: trong tiếng Việt, từ Tam đứng riêng minh nó hoàn toàn không cónghĩa liên quan đến mộ, m6 ma, lăng hay sơn lăng Tam (i) là từ gốc Hán Tâm

(EE) nghĩa đen là ngủ, là nghỉ ngơi hay phòng ngủ Nó lại có nghĩa den là cái phòngdé bài vị người chết Phong ay được chia làm hai phòng nhỏ: phòng bên ngoài gọilà miéu có cửa thông vào phòng bên trong đóng kín Chữ Tam dùng đi đôi với chữLăng (Lăng - Tam) đề chỉ ngôi nhà dựng gần bên mộ vua dé làm nơi thờ phụng.

Sách Sir ky nói: Đến đời nhà Tan mới xây dựng tam mộ bên mộ, nhà Hán theo Tan

chế cũng có những viên tam (ARM HAA AMAR Hil LBA — ChiTan thủy xuất tam khởi w mộ trắc Hán nhân Tân chế, thượng lăng giai hữu viêntam) Cùng với sự phát triển của chế độ phong kiến, điển chế lăng tam dé vương

ngay cảng chặt chẽ, khái niệm 7am cũng vi thê mà dân được hoàn thiện và mở rộng.

+ Tam điện: là thuật ngữ dùng dé chỉ các cung điện trong khu lăng tam đượcxây dựng trên mặt đất Các công trình này là phần quan trọng của Địa thượng.

+ Chính tam: là thuật ngữ dé chi công trình kiến trúc quan trọng nhất củalăng tâm, đó là nơi đặt bài vị của người được an táng trong lăng Khi việc xây dựnglăng tam được coi trọng, quy mô lăng tâm được mở rộng, trong một lăng thườngxây dựng nhiều tòa nhà với quy mô và chức năng khác nhau, tức là nhiều zẩm khácnhau Nơi đặt bài vị là kiến trúc quan trọng nhất, kiến trúc Ấy được gọi chung làChính tam Thêm vào đó, do là một kiến trúc quan trọng nên Chinh tam luôn đượcđặt tên trang trọng và thể hiện ý nghĩa tôn quý Ví như, ở Trung Hoa, Chính tamCan lăng của vua Đường Thái Tông Trinh Quán được gọi là điện Hiến (MK -Hiến điện); Chính tam của lăng Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc được gọi là điện Long An

15

Trang 20

(#2 Abe - Long Ân điện), vv ở Việt nam, Chính tam của lăng Gia Long (Thiên

Thụ lăng) gọi là điện Minh Thanh (HÏjhÈJ — Minh Thành điện); Chính tam củalăng Minh Mạng (Hiếu lăng) là điện Sung An (42 A&E - Sùng Ân điện).

Than đạo (H3): Than đạo (tức là con đường Than bí, hay còn gọi là conđường hoàng gia) là thuật ngữ dùng để chỉ đoạn đường năm trên trục chính tâm của

khu lăng từ cửa chính phía Nam (Chu Tước môn) đến Bi đình, dọc hai bên đườngthường có tượng quan hau, linh thú chau thành từng cặp.

Bi đình (1°): là thuật ngữ dùng để chỉ kiến trúc được xây dựng trên trụcchính tâm của khu lăng, nơi đặt bia Thánh đức thân công - tâm bia ghi chép về công

đức của người được an táng ở trong lăng Kiến trúc này thường là điểm kết thúc củaThân đạo.

Cửa Chu tước (2&†EŸ”]): Theo quan niệm của Thiên văn học Trung Hoa thì

Chu tước là một trong Tứ tượng: Chu tước, Huyền vũ, Thanh long và Bạch hỗ.

Trong đó, Chu tước hay còn gọi là Chu điêu, là con chim màu đỏ quản phương

Nam, thuộc hành Hỏa và tương ứng cho mùa Hạ Do vậy cửa Chu tước (Chu tước

môn) là cửa chính phía Nam.

- Tam Cung (#2): còn được gọi là Hạ cung, Huyễn cung - là thuật ngữ dé

chỉ các công trình trong khu lăng tâm được xây dựng dưới mặt đất hay còn được gọichung là phần Dia hạ.

- Toại đạo (B#3l): Là đường ham dé đưa quan tài vào huyệt.- Kim tinh (4:4): là thuật ngữ dé chỉ Huyệt mộ.

- Long Tuần (ŠE3X4): là thuật ngữ dé chỉ xe chở quan tài từ Toai dao vào

Kim tỉnh.

1.2.2 Quy định sử dụng thuật ngữ, khái niệm liên quan đến lăng tam

trong thời kỳ quân chủ

Những thuật ngữ, khái niệm nêu trên là những đặc danh dành riêng cho lăng

tâm của hoàng gia, thậm chí có những thuật ngữ là đặc danh chỉ dành riêng cho vua,các tang lớp khác tuyệt đối không được sử dụng Cùng với sự phát triển của thé chếquân chủ Nho giáo tập quyền và sự coi trọng ky húy, việc sử dụng các thuật ngữ liênquan đến lăng tam ngày càng được dé cao và được luật hóa một cách chặt chẽ Ở

Trung Hoa, từ thời Tây Chu (1046 - 770 TCN), khi tiến hành lập quốc phong hau,xây dựng chế độ tông pháp, tuyên truyền trung tín, giảng dạy về lễ nghĩa, tăng cường

16

Trang 21

cầu cúng, đã thiết lập chế độ Công Ä⁄ô nhằm quy định và quan lý chuyên biệt vềchế độ an táng của thiên tử, chư hầu, khanh đại phu Chế độ Bang M6 nhằm quy định,quản lý chế độ mai táng các tang lớp nhân dân Cùng với xu hướng tập quyền của cácthé chế nhà nước thì các quy định về Công M6 và Bang Mộ ngày càng chặt chẽ, nóđược “luật hóa” trong các quy định về lễ nghi của nhà nước Theo đó, cốt lõi của chếđộ Công Mộ và Bang Mộ là lay vị trí cao thấp dé xác định quy mô to hay nhỏ của mộ,

xây nhà nhiều hay it, cấu trúc lăng tâm thé nao, trong cay ra sao, vv Va trén moi

phương diện, phải tuyệt đối tuân thủ quy định về lượng, vi dụ như: quy mô to nhỏ của

nam mô; sé lượng của cung điện, phòng ốc, đồ vật; chất liệu và độ dày của quan tải.

Đặc biệt, độ to nhỏ của phần mộ đều phải được phân biệt theo đăng cấp một cách rõràng, những bậc cảng tôn quý thì phần mộ càng có kích thước lớn, số lượng côngtrình, cây trồng càng nhiều Trong lăng tâm, yếu tô quan trọng nhất thé hiện đăng cấpchính là kích thước to nhỏ của mộ, chính vì vậy mộ phần của quân vương rất lớn, có

mộ to như một quả núi nên gọi là Lăng hay là Sơn.

Các nguồn tư liệu, đặc biệt là ghi chép của các bộ chính sử như: Viét sử lược;

Toàn thư cho biết, trong quan niệm của các triều đại quân chủ Việt Nam, từ thời Lý

(1009 - 1225) mộ vua đã được gọi là: Lăng, Lăng tẩm hay Sơn lăng Mộ của cácvua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông đều gọi chung là Tho lang [11],tr.78; tr.88; tr.98;] Toàn th cho biết thêm: “Mậu Thân, Thiên Thuận năm thứ 1

(1128) vua Lý Thần Tông “sai Giám nghị đại phu Mân Du Đô đến phủ ThiênĐức chon đất tốt xây son lăng của Nhân Tông” [1 I1, tr.364] Nhà Trần và các triều

đại sau đều gọi mộ vua là Lăng, Sơn lăng, hay Lăng tẩm Tuy nhiên, việc quy định:Lăng, Sơn lăng, Lăng tẩm là đặc danh dành riêng để chỉ mộ của vua bắt đầu từ khi

nào thì tư liệu hiện nay chưa cho phép khăng định Các tư liệu hiện có chỉ cho phép

khăng định chắc chắn rằng, ít nhất là từ thời Lê sơ (1428 - 1527), các danh từ Lăng,Lăng tam hay Son lăng là những đặc danh dùng dé chỉ mộ của vua Băng chứng là,

trong hệ thống các khu mộ của đại quan từ thời Lê sơ đến thời Lê Trung hưng (thếkỷ XV — XVIII đều được gọi chung là: “Tir - |”; “Sinh từ - #£Ï ” hay là “Phần -

## ” Mộ các vua nhà Lê đều được gọi là Lăng: Vĩnh lăng (7k3) là lăng vua Lê

Thái Tổ - Lê Lợi; Huu lăng (3#) là lăng vua Lê Thái Tông; Chiéu lăng (4) là

lăng của vua Lê Thánh Tông va Du lang (38 l#) là lăng của vua Lê Hiến Tông, wv Thậm chí, việc xây dựng sinh từ, lập bia cũng không được tự ý làm Điều 39chương Vi chế trong Quốc triều hình luật quy định: “Các quan đương chức dù cócông trạng về chính sự mà tự ý dựng bia, lập đền sinh từ thì cũng phải phạt 50 roi,

17

Trang 22

biếm một tư và phá hủy những bia đền đi; không có chính tích gì mà làm, thì lạithêm tội hai bậc” [126, tr.43]; Điều 46 trong chương Vi chế của Luật này quy định

“Những tang lễ, tế tự, cho đến nhà cửa, xe thuyền, áo mũ, đồ dùng, phần mộ, nếu

làm quá phép thì xử tội phạt biếm, và phải hủy bỏ những đồ quá phép ấy”; wy Những điều khoản quy định liên quan đến tang lễ, phần mộ trong Quốc triểu hình

luật và những di tích hiện còn cho thấy, thời Lê sơ việc tổ chức tang lễ và xây dựnglăng tâm của dé vương cũng như các tang lớp khác trong xã hội đã được luật hóa và

được thực hiện hết sức nghiêm ngặt.

Thời Nguyễn (1802 - 1945), những quy chế về lăng tâm được quy định một

cách chặt chẽ với 5 nội dung: quy chế, lệnh cam, xây dựng, quy thức viên tâm và cây

trồng Các quy định này được ghi chép cụ thể và chỉ tiết trong Đại Nam hội điển sửlệ, ai vi phạm một trong những điều cắm kị nêu trên đều bị xử rất nghiêm ngặt.

Lăng, Lăng - Tam, Sơn - Lăng là những đặc danh chỉ mộ của vua Mộ của cáctầng lớp khác dùng những thuật ngữ như “khâu” (I) - gò đất nhỏ hay “chủng” )

- gò dat, mô dat, tức là m6, nâm mô, mô ma như cách gọi của người Viét.

Như vậy, trong chế độ quân chủ Phương Đông, nhất là những nước chịu ảnhhưởng của tư tưởng Nho giáo thì Lăng, Lăng - Tẩm, Sơn - Lăng, là những thuậtngữ dành riêng dé chỉ mộ của vua Ban đầu, mộ vua được gọi là Son (vì nam m6

to nhu qua nui), ké dén duoc gọi là Lang hoặc là Son lăng rồi Lăng tam Khi thuật

ngữ sau xuất hiện thì không vì thế mà thuật ngữ trước đó bị bỏ đi mà nó vẫn được

sử dụng song song hoặc thuật ngữ sau kết hợp với thuật ngữ trước để tạo thành

một danh từ ghép Do vậy, về sau người ta có thé sử dụng đồng thời các thuật ngữnày dé chỉ mộ vua Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng mỗi một thuật ngữ đều có nội

hàm riêng.

Cùng với sự phát triển của xã hội và thé chế quân chủ tập quyên, lăng tâmnhà vua được xây dựng với quy mô ngày càng to lớn và không ngừng được chuẩn

hóa Do vậy, song song với quá trình mở rộng quy mô xây dựng thì các thuật ngữ

để chỉ các công trình, bộ phận của lăng tâm cũng được hoàn thiện và chuẩn hóa

tạo thành một hệ thống các thuật ngữ dành riêng trong kiến trúc lăng tâm nói riêng

và lăng tâm nói chung.

1.2.3 Một số thuật ngữ khác

- Gạch vuông: là loại gạch hình vuông, các cạnh có kích thước tương đương

nhau Gạch vuông thường dùng dé lát nền, vi thế còn được gọi là gạch lát.

18

Trang 23

- Gạch chữ nhật: là loại gạch hình chữ nhật, loại này còn được gọi là gạch bìa.

- Ngói sen: là loại ngói có hình đáng giống hình cánh sen, thân phăng đầu

tròn, mũi hat cao với câu trúc gôm 3 phân: dau, thân và đuôi Trong các thư tịch cô,

nhất là văn bia thời Ly, Trần, loại ngói này thường được gọi là Liên ngõa (3E BL).

Trong dân gian, ngói sen còn được gọi với các tên khác như: ngói mũi hài, ngói vảy

rồng, ngói bản Ngói sen thường có hai loại chính là Ngới sen kép và Ngói sen don.Ngói sen kép là loại ngói sen mà phần đầu được tạo thành hai lớp, hai lớp phân táchhoàn toàn được gọi là kép that; hai lớp phân tach bằng một đường chỉ chìm được

gọi là kép gia Mũi chỉ có một lớp thì gọi là Ngói sen don.

- Ngói mũi lá: là loại ngói phăng có cấu tạo 3 phần: đầu, thân và đuôi Toànbộ phần đầu là một hình tam giác cân, mũi ngói là một đỉnh của tam giác đó, đáytam giác đến hết viên ngói là phần thân đuôi.

- Ngói lợp diém mái: là thuật ngữ dé chỉ loại ngói chuyên dụng chỉ dé lợp ởdiềm mái, không sử dụng được vào vi trí khác trên bộ mái Loại ngói này còn đượcgọi là Ngói diém.

- Ngói lợp thân mái: là thuật ngữ dé chỉ loại ngói thường được dùng lợp ởthân mái Tuy nhiên, khác với loại ngói lợp điềm mái, ngói lợp thân mái có thé sử

dụng thay thé cho ngói lợp điềm mái khi ngói diềm mái không gắn các trang trí.

1.3 Tư liệu và vấn đề

1.3.1 Tư liệu thư tịch

Lăng tâm các vua nha Trần nói chung và lăng tam các vua nhà Trần tại ĐôngTriều nói riêng được ghi chép trong một số bộ quốc sử như: Toàn thu; Cương mục;

các sách dia chí như: quyên Dia chi trong sách Lịch triéu hiến chương loại chí củaPhan Huy Chú; Dai Nam nhất thong chi; Đông Khánh dư địa chi của Quốc sử quán

triều Nguyễn; sách khảo cứu như Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn Thông tin màcác sách này đề cập đến: tên lăng, thời gian an táng vào lăng và một số rất ít sự kiệncác vua về bái yết lăng tam Các sách địa chí, sách khảo cứu cũng chỉ dừng lại ởviệc ghi chép tên lăng, vị trí của lăng Các ghi chép này cũng hết sức sơ lược, thậm

chí còn nhiều sai lệch Dang chú ý, trong ghi chép về lăng tam nha Trần ở ĐôngTriều của sách Đại Nam nhất thong chí có nhiều thông tin sai lệch hoặc ghi chép tên

lăng theo tên dân gian mà không có chú thích cụ thể, dẫn đến việc hiểu lầm Nguyhiểm hơn là sự nhằm lẫn vị trí xây dựng lăng của vua Trần Nghệ Tông dẫn đến sai

19

Trang 24

lầm của các sách khác Và cũng từ sai lầm đó dẫn đến sự nhằm lẫn của các nhà

nghiên cứu sau nay.

Bên cạnh các bộ chính sử, sách địa chí nêu trên thì sách sử địa phương, địa

phương chí và ghi chép cá nhân như: Đồng Triéu huyện chí GR GASARE), Tran triểulăng tam đồ mạn ký (ÉRŸlWAfZlBI‡liU); Tran triểu thánh tổ các xứ địa đô

(ll 1H] BE 4H ft Bie He ||); Cổ tích danh lam (tí tf 4 #Ä) cũng cung cấp một số thông

tin về lăng tam các vua Trần tại Đông Triều Trong số các tài liệu kể trên thì sáchTran triều thánh tổ các xứ dia đô (sau đây gọi tắt là Tran triéu) là tài liệu chuyênkhảo về lăng tam các vua Trần tại Đông Triều Tran triéu có thé được coi là tư liệuthành văn quan trọng nhất đối với việc khảo cứu hệ thống các lăng tâm vua Tran tại

Đông Triêu.

Sách Trần triéu được viết dưới thời Minh Mạng (1820 - 1841), ban còn lại và

được sử dụng rộng rãi hiện nay là do Lương Bảo, con trai của Lương Văn Minh,

Tiên chi xã Đốc Trai, tổng Mễ Sơn, huyện Đông Triều, nay là thôn Trại Léc, xã AnSinh, thị xã Đông Triều sao lại ngày 19 tháng Mười năm Bảo Đại thứ 17 (1942) vàđược bảo quản tại Viện Viễn Đông Bác cô Pháp tại Hà Nội, nay được lưu trữ tại

Viện Hán Nôm - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam với ký hiệu A3108.

Sách có 4 nội dung chính:

- Ngày ky của các vua Tran

Ở phan này, Tran triéu ghi chép ngày ky của 8 vị vua Trần gồm: Thái Tônghoàng dé ngày 1 tháng Tư; Thánh Tông hoàng dé ngày 25 tháng Năm; Nhân Tông

hoàng dé ngày 1 tháng Mười một; Anh Tông hoàng dé ngày 16 tháng Ba; Minh Tônghoàng dé ngày 19 tháng Hai; Hiến Tông hoàng dé ngày 15 tháng Giêng; Du Tônghoàng dé ngày 25 tháng Năm và Nghệ Tông hoàng dé ngày 15 tháng Mười hai So

sánh ghi chép ngày mất của các vua Tran trong sách Trần triéu với ghi chép của Toànthu và Cương mục thì có ba điềm khác biệt Thứ nhất, về ngày mat của vua TrầnNhân Tông, Toàn / và Cương mục chép là ngày mồng 3 tháng Mười một; Tran

triều chép là ngày mông 1 tháng Mười một Liên quan đến van đề nay trong bài viết“Am Ngọa Vân nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và hóa Phật” đăng trên tạp chíNghiên cứu Lịch sử, số 1/2016 chúng tôi đã chứng minh và làm rõ ngày mat của Trần

Nhân Tông là ngày mồng 1 tháng Mười một chứ không phải ngày mong 3 thángMười một như ghi chép của Todn thu và chúng tôi cho rằng Tran triéu đã chép đúng.Thứ hai là ngày mất của vua Trần Dụ Tông Các sách Toàn thư và Cương mục chỉ

20

Trang 25

cho biết vua Du Tông mat vào tháng Năm nhưng không rõ là ngày nào Tran triéuchép là ngày 25 tháng Nam là trùng khớp với ghi chép trong bia Trần triều bia ky.Thần tích các làng thờ vua Dụ Tông như An Sinh, Đốc Trại cũng chọn ngày 25 thángNăm là ngày ky húy của vua Dụ Tông Thứ ba là ngày ky của vua Trần Hiến Tông.

Toàn thư và Cương mục đều chép vua Hiến Tông mất ngày 11 tháng Sáu, trong khiTran triều chép ngày 15 tháng Một So sánh ghi chép của các tư liệu khác nhau có théthay, trong trường hợp nay Tran triéu chép không chính xác.

- Bản vẽ hoa đô giới han

Sách có 05 bản vẽ vi trí và giới hạn của 06 lăng gồm: Tư Phúc, Đồng Thái,

Mục Mang, Ngải Sơn, Phụ Sơn, Đồng Hỉ và mộ phần tại núi Ngọc Thanh Ngoài 06

lăng và 01 mộ phân, sách còn vẽ giới hạn của chùa Ngọa Vân.- Bản vẽ mặt băng

Có 05 bản vẽ mặt bằng lăng và 01 bản vẽ mặt bằng mộ phần gồm: Tư Phúc,Đồng Thái, Mục Mang, Ngải Sơn, Phụ Sơn và mộ phần tại núi Ngọc Thanh LăngĐồng Hi do quy mô nhỏ nên phần mặt bằng không tách riêng như các lăng khác mà

được vẽ gộp với phần họa đồ giới hạn lăng Bản vẽ của mặt bằng mộ phan trên núiNgọc Thanh được vẽ ghép với mặt bằng của quán Ngọc Thanh Trong các bản vẽmặt bằng, ngoài phần vẽ còn có phần mô tả tương đối chỉ tiết các địa vật chính còn

lai tại thời điểm vẽ như: nền, sân, bậc cấp, chân tảng, tường bao, ; vi trí đặt bia;

kích thước và nội dung văn bia Bên cạnh mặt bằng các lăng còn có mặt bằng quánNgọc Thanh, mặt bằng điện An Sinh và mặt băng chùa Ngọa Vân.

- Bản vẽ bia da:

Có tổng cộng 07 bản vẽ bia đá gồm:

+ Bia thứ nhất, nội dung văn bia ghi: “Ngày 6 tháng Chín, năm Minh Mạng

thứ 21 (1840), vâng sắc chỉ dựng bia tại lăng Hoàng đế Nghệ Tông triều Trần” Cóchú thêm vi trí dung bia: “ở chỗ bang phăng bên ngoài bờ tường”;

+ Bia thứ hai, nội dung văn bia ghi: “Ngày 6 tháng Chín, năm Minh Mạng

thứ 21 (1840), vâng sắc chi dựng bia tại lăng Hoàng dé Du Tông triều Trần” Cóchú thêm vị trí dựng bia: “ở đền Thái” Ở đây có lẽ Trần triéu có sự nhằm lẫn;

+ Bia thứ ba, nội dung văn bia ghi: “Ngày 6 tháng Chín, năm Minh Mạng thứ

21 (1840), vâng sắc chỉ dựng bia tại lăng Hoàng dé Hiến Tông triều Tran” Có chú

thêm vi trí dựng bia: “ở vi trí bia mộ”;

21

Trang 26

+ Bia thứ tư, nội dung văn bia ghi: “Ngày 6 tháng Chín, năm Minh Mang thứ 21

(1840), vâng sắc chỉ dung bia tại lăng Hoàng dé Minh Tông triều Tran” Có chú thêmvị trí dựng bia: “ở gần điện Thái” Gần điện Thái ở đây có thê hiểu là gần Thái lăng (9);

+ Bia thứ năm, nội dung ghi “Ngày 6 thang Chin, năm Minh Mạng thứ 21

(1840), vâng sắc chỉ đựng bia tại lăng Hoàng đề Anh Tông triều Trần” Có chú thêm vịtrí dựng bia: “Ở điện Thái” Bên cạnh đó, bia này còn được mô tả kích thước cụ thể:Dinh bia dai (đúng ra phải là rộng) 1 thước 2 tac 1 phân, cao 4 tac; Thân bia dai (đúngra phải là cao) 2 thước 1 tac, day 2 tắc 5 phân; Bé cao 5 tac, dày 9 tac;

+ Bia thứ sáu, nội dung ghi “Ngày 6 tháng Chín, năm Minh Mang thứ 21

(1840), vâng sắc chỉ dựng bia tại lăng hoàng đề Nhân Tông triều Trần” Có chú thêmvi trí dung bia: “Ở chùa Ngọa Vân” Bên cạnh đó, bia này còn được mô tả kích thướccụ thé: Dinh bia dai (đúng ra phải là rộng) 1 thước 2 tắc 1 phân, cao 4 tac; Thân biadài (đúng ra phải là cao) 2 thước I tac, dày 2 tac 5 phân, bề ngang (tức là rộng) 1thước 3 phân; Bé dài (đúng ra là rộng) 1 thước 6 tac 3 phân, dày 9 tac, cao 5 tắc;

+ Bia thứ bảy, nội dung ghi “Ngày 6 tháng Chín, năm Minh Mang thứ 21

(1840), vâng sắc chỉ dung bia tại lăng hoàng dé Thái Tông, hoàng dé Thanh Tông,hoàng dé Giản Định triều Trần” Có chú thêm vị trí dựng bia: “phía sau điện AnSinh” Bia này cũng được mô tả khá kỹ kích thước, cụ thé: Dinh bia dai (tức là chiềurộng) 1 thước 2 tac 1 phân, cao 4 tắc; Thân bia dai (tức là chiều cao) 2 thước 1 tac,

dày 2 tắc 5 phân; Bé dài (tức là chiều rộng) 1 thước 6 tắc 3 phân, dày 9 tắc, cao 5 tac.Qua các bản vẽ, chú thích bản vẽ và nhất là nội dung cua văn bia được ghi

chép lại trong Tran triéu đã cung cấp cho chúng ta một số thông tin quan trọng liên

quan đên lăng tâm các vua Trân tai Đông Triệu, cụ thê:

- Về tên gọi, chủ nhân và vị trí của các lăng

+ Tư Phúc là lăng của các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và TrầnGiản Định Theo Todn th, vua Trần Thái Tông mat ngày mong 1 tháng Tư năm

Định Sửu (1277) tại cung Vạn Thọ, tháng Mười cùng năm được táng vào Chiêu

lăng ở Long Hưng; vua Trần Thánh Tông mất ngày 25 tháng Năm năm Canh Dần

(1290), ngày 25 tháng Mười hai được táng vào Dụ lăng Chiêu lăng và Dụ lăng

được xây dựng ở Long Hưng, nay thuộc thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện

Hưng Hà, tỉnh Thái Bình Cũng sách Toan thy chép: “Tháng 6 [năm Xương Phù thứ

5] (1381), rước thần tượng các lăng ở Quắc Hương, Thái Đường, Long Hưng, Kiến

Xương đưa về lăng lớn ở Yên Sinh dé tránh nạn của người Chiêm Thành vào cướp”

22

Trang 27

[111, tr.683] Kết hợp thông tin từ các tư liệu và ghi chép của Tran triéu thì “lănglớn” mà Toàn thu nhắc đến trong sự kiện nhà Trần chuyên thần vị từ Long Hưng vềAn Sinh năm 1381 chính là lăng Tư Phúc Tuy nhiên theo Tran triéu, lăng Tư Phúclà nơi thờ thần vị của 2 vị Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông, sau đó vua GiảnĐịnh được phụ táng vào đây Vấn đề Giản Định dé có được phụ táng vào Tư Phúchay không cần được làm rõ.

+ Đồng Thái là lăng của vua Trần Anh Tông Dai Nam nhất thống chí chép:“Lăng Đồng Thái: lăng Trần Anh Tông, phụ táng Bảo Từ Hoàng hậu, ở đỉnh núinhỏ xã Yên Sinh, nay vẫn còn rồng đá, kì lân đá và bậc đá” [116, tr.490] TheoToàn thư, vua Trần Anh Tông mất ngày 16 tháng Ba năm Canh Thân (1320); ngày

12 tháng Mười hai cùng năm táng tại Thái lăng ở núi An Sinh [37, tr.593] Cũng

theo Toan thw, thang Bay năm Canh Ngọ (1330) Bao từ Hoang hậu băng tại am

Mộc Cao tại Yên Sinh [111, tr.610], thang Tư năm Nhâm Thân (1332) được phụ

táng vào Thái lăng [111, tr.617] Như vậy lăng Đồng Thái chính là Thái lăng, lăngvua Trần Anh Tông và phụ táng Bảo Từ Hoàng hậu.

+ Mục Mang là lăng vua Tran Minh Tông Đại Nam nhất thong chi chép:

“Lăng Đồng Mục: lăng Trần Minh Tông, ở chân núi xã Yên Sinh, tâm điện cũ, rồngđá, kì lân đá van còn” [116, tr.490] Theo Todn thu, ngày 19 tháng Hai năm Dinh Dậu

(1357), vua Minh Tông băng tại cung Bảo Nguyên [111, tr.638] Ngày 11 thángMười một cùng năm táng vào Mục lăng [111, tr.642] Như vậy Mục Mang lăng là

Mục lăng, lăng của vua Trần Minh Tông, được xây dựng liền sát với Thái lăng.

+ Ngải Sơn là lăng vua Trần Hiến Tông Sách Đại Nam nhất thống chí chép“Lăng Ngải Sơn: lăng Trần Hiến Tông, ở dưới núi xã An Sinh, người đá và voi đá,ngựa đá, hồ đá, dê đá, trâu đá nay van còn” [116, tr.490], Toàn thư chép “Giáp Thân

năm thứ 4 [niên hiệu Thiệu Phong - 1344] Mùa thu, tháng 8 ngày 16, tang

Hiến Tông ở An Lăng tại Kiến Xương” [111, tr 628] Cũng theo Todn thu, tháng 61381 nhà Trần cho rước thần tượng các lăng ở Quac Hương, Thái Đường, LongHưng, Kiến Xương đưa về lăng lớn ở Yên Sinh Sách Cương mục chép “Tháng 6[Xương Phù năm thứ 5] Rước thần tượng các lăng ở Quắc Hương, ở Thái Đường, ởLong Hưng và ở Kiến Xương đưa về An Sinh, cốt để tránh nạn người Chiêmthường sang xâm lấn và quấy nhiễu” [1 17, tr.302] Như vậy, cả Cương mục và Toàn

thự đều cho thấy, trong số các lăng được chuyên về An Sinh năm 1381 có lăng ở

Kiến Xương, nhưng không nêu rõ đó là lăng nào Như vậy, về tên gọi của lăng vua

Hiên Tông, Trán triéu có sự khác biệt so với Toản thw và Cương mục Tuy nhiên,

23

Trang 28

phải nói thêm rang, trong sô tư liệu có ghi chép vê lăng tâm của vua Tran, Trantriéu là một trong sô rat it tư liệu có ghi chép vê lăng tâm của vua Trân Hiên Tông

và đây cũng là tư liệu cung cấp nhiều thông tin nhất về lăng tam này.

+ Phụ Sơn là lăng vua Tran Du Tông Đại Nam nhất thống chí chép “LăngPhụ sơn: lăng Trần Dụ Tông, ở chân núi xã Yên Sinh, tâm điện và rồng đá, kỳ lânđá vẫn còn” [116, tr.490] Như vậy Phụ Sơn theo cách gọi của 7ï ran triéu và DaiNam nhất thong chi chính là Phụ lăng, lăng của vua Tran Du Tông.

+ Lăng Đồng Hi: Trần triéu chép Đồng Hi là lăng của vua Trần Nghệ Tông.

Ở đây Trần triều đã nhầm lẫn giữa tên lăng của vua Tran Nghệ Tông với tên lăng

của vua Trần Dué Tông bởi, theo Todn thu “Dinh Ty [niên hiệu Long Khánh thứ 5].Chiêu hồn (của Dué Tông) về táng tại Hi lăng trên núi Dam Thủy” [111, tr.676].Cũng Toàn thir chép, “Giáp Tuất [niên hiệu Quang Thái năm thứ 7], ngày 15 thángMười hai, Thượng Hoàng băng, táng vào Nguyên lăng ở Yên Sinh, miéu hiệu làNghệ Tông, thụy là Quang Nghiêu Anh Triết hoàng đế” [111, tr.710] Như vậy,

theo Todn thu, Nguyên lăng mới là lăng của vua Tran Nghệ Tông va Hi lăng là lăng

của vua Trần Duệ Tông Đồng thời 7oàn thu còn ghi rõ, Hi lăng được xây dựng trênnúi Dam Thủy, tức là núi Ngoc Thanh theo cách gọi cua 7¡ ran triều Sự nhầm lẫnnày của Trần triéu có thé bắt nguồn từ ghi chép trong bia Tran triéu bi ký đặt tạiđiện An Sinh Bia này ghi: “Nghệ Tông Hoang dé, mất ngày 15 tháng Mười hai,năm Kỷ Dau, tang tai lăng xứ Đồng Hi, tục gọi là Chiêu lăng” [41, tr.164] Theo ghichép của văn bia này, phần lớn tên các lăng ở An Sinh trùng khớp với tên xứ đồnghoặc tên núi nơi xây dựng lăng, như lăng Đồng Thái ở xứ Đồng Thái, lăng MụcMang ở xứ đồng Mục, Do đó, có thé Tran triéu đã theo logic đó mà gọi tên lăngcủa Trần Nghệ Tông là Đồng Hi, đồng thời không nhắc đến vị trí của lăng SáchĐại Nam nhất thống chí lại sai lầm theo hướng khác khi cho rằng, lăng Đồng Hitrên núi Ngọc Thanh là lăng vua Trần Nghệ Tông và Trần Thuận Tông mà khôngnhắc đến lăng của vua Trần Duệ Tông Dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích và sosánh các nguồn tư liệu, trong đó đặc biệt là tư liệu điều tra, nghiên cứu khảo cổ học,sự nhằm lẫn này của Ti ran triều và Đại Nam nhất thống chí đã được chúng tôi làmrõ trong công trình: “Hệ thống lăng tâm, đền miéu nhà Trần tại Đông Triều” côngbố tại Hội thảo quốc tế Nhận diện giá trị nồi bật toàn cầu của quân thể di tích vàdanh thắng Yên Tử, t6 chức ngày 19/6/2015 tại Hạ Long (Quảng Ninh) Theo đó: 1)Hi lăng là lăng của vua Trần Duệ Tông được vua Trần Nghệ Tông cho xây dựng

năm 1377 và đã tô chức việc chiêu hồn vua Trần Dué Tông về táng tại đây Hi lăng

24

Trang 29

được xây dựng ở sườn Đông Bắc của núi Đạm Thủy hay còn gọi là núi Ngọc

Thanh, nay thuộc thôn Đạm Thủy, xã Thủy An Hiện cũng chưa có bằng chứng nàocho thấy, vua Trần Thuận Tông được hợp táng tại Hi lăng; 2) Nguyên lăng là lăngcủa vua Trần Nghệ Tông, nay thuộc khu vực Khe Nghệ, thôn Bãi Dài, xã An Sinh.

+ Mộ phần tại nui Ngọc Thanh: 7¡ ran triều ghi nhận tại Ngọc Thanh có mộ

phần nhưng không xác định được chủ nhân Như đã phân tích ở trên, Tran triéu chorằng Đồng Hi là lăng của vua Trần Nghệ Tông, nhưng đồng thời cho rằng Đồng Hikhông ở núi Ngọc Thanh Có lẽ do nhận thức như vậy ma Tran triéu đã “lũng túng”trong việc làm rõ tên gọi cũng như chủ nhân của lăng tâm này Kết quả của sự “lúngtúng” này thé hiện qua cách gọi tên của Trần triéu với lăng tam ở Ngọc Thanh là

“Mộ phân tại núi Ngọc Thanh”.

- Về câu trúc mặt băng và quy mô của các lăng.

+ Tat cả các bản vẽ mặt bang lăng tâm cho thấy, khi cuốn sách được viết, hầu

hết các lăng tâm nhà Trần tại Đông Triều đã bị sập đồ, dau vết còn lại chỉ là nhữngnền móng Các bản vẽ cũng cho thấy, cơ bản các nền móng kiến trúc cũng như vùngđất xung quanh lăng vẫn được bảo quản tương đối tốt, điều đó cho thấy việc thờphụng các lăng vẫn được duy trì Trong quá trình khai quật các lăng tâm nhà Trầntại Đông Triều, thông tin mặt bang của sách Trần triéu là những gợi ý quan trọng déchúng tôi hình thành các giả thuyết phục vụ công tác khai quật khảo cô, từ đó đưa ra

phương án tìm kiếm và làm rõ mặt bằng, quy mô kiến trúc các lăng tâm;

+ Do các công trình đã bị sập đồ nên bản vẽ mặt bằng các lăng tam chi thé hiện

khái lược hiện trạng mặt bằng còn nỗi trên mặt đất Do vậy, các bản vẽ này không

phản ánh hết cau trúc mặt bằng kiến trúc của lăng và đương nhiên không thé phanánh các thay đôi về mặt bằng kiến trúc của các lăng qua từng thời kỳ Số đo các đơn

nguyên kiến trúc cũng chỉ là số đo hiện trạng tại thời điểm làm sách.

Bên cạnh ghi chép trực tiếp các lăng ké trên, 7rẩn triéu còn có bản vẽ họa đồ

giới hạn của chùa Ngọa Vân, điện An Sinh và núi Ngọc Thanh Sở dĩ điện An Sinh,

chùa Ngoa Vân va núi Ngoc Thanh được ghi chép trong Tran triéu là bởi: 1) NgoaVân là nơi vua Trần Nhân Tông lập am, tu hành và hóa Phật Tại đây có tháp PhậtHoàng, nơi an trí xá ly của đức vua, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, do đó tháp PhậtHoàng được coi như lăng của vua Trần Nhân Tông: 2) núi Ngoc Thanh nơi có phanmộ ma theo phân tích ở trên, đó chính là Hi lăng, lăng của vua Trần Duệ Tông; và

3) điện An Sinh là nơi thờ phụng các vị vua Trần.

25

Trang 30

Sách Trần triểu được làm từ khi nào? Theo mô tả của Nguyễn Tư Giản, trong

thời gian ông làm Tham biện quân vụ Hải Yên (tức vùng Quảng Ninh, Hải Dương

ngày nay), ông có xem bản vẽ mặt bằng các lăng tâm vua Trần ở Đông Triều Sau khixem cuốn bản đồ và thăm thú các lăng tâm nhà Trần ở đây, ông có ghi chép lại cảmxúc của mình trong cuốn Trần triéu lăng tam đồ mạn ky, nghĩa là ghi chép tan mạn vềbản đồ lăng tâm triều Trần Theo ghi chép của ông, có thé suy đoán bản vẽ các lăng

tâm vua Trân ở Đông Triêu mà ông xem là trong sách Trần triéu.

Nguyễn Tu Giản làm Tham biện quân vụ Hải Yên trong khoảng từ năm 1863

đến năm 1865 Như vậy, qua ghi chép của Nguyễn Tư Giản có thể suy đoán, sáchTran triéu được làm trước năm 1865 và cũng theo Nguyễn Tư Giản chúng ta có thétin sách Trần triéu được làm từ thời Minh Mạng Tuy nhiên, ban Tran triéu có kýhiệu A3108 hiện nay và nguyên bản ban đầu có gì khác biệt hay không thì chưa có tư

liệu để xác minh.

Mặc dù còn một số hạn chế song có thé khang định, 7rần triéu là một tư liệuquan trọng, cung cấp thông tin khá đầy đủ và chỉ tiết về hiện trạng các lăng tâm vua

Trần ở Đông Triều dưới thời Nguyễn, giai đoạn nửa dau thế kỷ XIX.

Một tài liệu quan trọng khác viết về lăng tâm các vua Trần ở Đông Triềuchính là sách Tran Triéu lăng tam đồ man kÿ (BK HR FE LIB ac - Ghi chép tản mạnvề bản đồ lăng tam triều Tran) của Nguyễn Tư Giản Theo lời của Nguyễn Tư Giảnviết trong bài ký có thê đoán rằng ông viết Đồ mạn ký khi đang công cán tại QuảngYên và nguồn cơn khiến ông đi thăm thú và viết bài ký là do ông đọc cuốn Trantriều thánh tổ các xứ địa dé mà như ông kể lại: “Phu nhân không vui, đứng ngồikhông yên mới lay bản đồ các lăng tam nhà Tran dé xem, nói: “đây là khoảng nămMinh Mạng phụng mệnh kính cân dâng các bản đồ này” Giản tôi lĩnh xem

(Nguyên văn: FA TRA TE PE fe A DA BE Bae He lBỊ EP < EI : UB ẩ FF] 2 fr #X 1 đế lỊ

th a Z (SHA) [128, tờ.1a] Dang chú ý, ngoài phan tả cảnh được ông viết thêm

thì các số liệu kích thước nền, bậc cấp ở phần mô tả các lăng tâm của sách đã đượcông trích từ sách Trần triều bởi giữa chúng không có sự khác biệt nao.

Như đã đề cập ở phần trên, Nguyễn Tư Giản đã viết sách này trong thời gian1863 - 1865 Với những thông tin của sách, có thé thấy, cùng với sách Trần triéu,

sách Tran triéu lăng tam đô man ky là tài liệu hết sức quan trọng cho phép khảo cứuhiện trạng các lăng tâm nhà Trần tại Đông Triều dưới thời Nguyễn giai đoạn nửađầu thế kỷ XIX.

26

Trang 31

1.3.2 Tư liệu thần tích, thần sắc và hương ước

Thần tích là sự tích của các vị thần, thánh mà một cộng đồng thờ cúng tạiđền, đình hoặc miếu được lưu truyền trong dân gian hoặc được ghi chép lại Cuốn

sách ghi chép thần tích thường được gọi là Thần phả.

Thần sắc là văn bản nhà vua phong tặng cho các vị thần ở làng xã Nội dungvăn bản thường gồm ba phan: trước đây thần được phong; nhiều lần linh ứng, nay

được phong; trách nhiệm của thần, nghĩa vụ của cộng đồng làng xã đối với vị thầnvà địa điểm, nơi chốn thờ phụng vị thần.

Hương ước là bản quy ước, điêu lệ của một cộng đông nhăm điêu hòa, điêuchỉnh các môi quan hệ trong cộng đông.

Trong quá trình nghiên cứu thần tích thần sắc của các làng ở Đông Triều,chúng tôi phát hiện một số làng thờ vua Trần làm Thành Hoàng của làng, hoặc cóquy định việc thờ phụng, cúng lễ các vua Trần là lễ trọng của làng Điều đó chothấy ngoài quan hệ vua tôi như các làng khác, chắc han cộng đồng làng xã ấy cònphải có những lý do đặc biệt khác Do vậy, mặc dù thần tích, thần sắc và hương ước

cũng là một loại thư tịch nhưng chúng tôi không xếp thần tích, thần sắc và hương

ước trong mục thư tịch mà đặt thành một mục riêng nhằm làm rõ hơn thông tin mà

các nguôn tư liệu này cung câp.

Các thần tích, thần sắc, hương ước mà chúng tôi tiếp cận được là những thầntích thần sắc do Viện Viễn Đông Bác cô Pháp tại Hà Nội tiễn hành điều tra, thu thậpvào năm 1938 Các bản kê khai được làm theo mẫu thống nhất và do Lý trưởng cácxã tự tay viết lại băng chữ quốc ngữ hoặc chữ Pháp, phần thần sắc được sao lại bằng

chữ Hán Năm 1938, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội sưu tầm được tổngcộng 46 thần tích, than sắc và hương ước của 46/50 làng xã của thị xã Đông Triều.

Trong số 46 làng xã thì có 07 làng thờ phụng hoặc coi ngày ky của vua Trần là

trọng lễ của lang (xem Bang 1) Trong số 07 làng có thờ vua Trần, thì hai làng AnSinh và Đốc Trai thờ 8 vị là các vua: 1) Trần Thái Tông, 2) Trần Thánh Tông, 3)Trần Nhân Tông, 4) Trần Anh Tông, 5) Trần Minh Tông, 6) Trần Dụ Tông, 7) TrầnNghệ Tông và 8) Trần Dué Tông Làng Tràng Bang thờ 5 vị là: 1) An Sinh vươngTrần Liễu, 2) vua Trần Anh Tông, 3) Trần Minh Tông, 4) Trần Dụ Tông và 5) vuaTrần Nghệ Tông Làng Triều Khê thờ hai vị: 1) vua Trần Anh Tông và 2) An Sinhvương Trần Liễu Làng Đạm Thủy thờ 3 vị: 1) vua Trần Minh Tông, 2) vua TrầnNghệ Tông và 3) vua Trần Thuận Tông Trong tất cả 7 làng có thờ vua Trần, chúng

27

Trang 32

ta không thấy làng nao thờ vua Trần Hiến Tông Tai sao có hiện tượng này là mộtvan đề rất khó giải đáp.

Làng Tràng Bảng - làng liền sát với làng An Sinh - cũng thờ 5 vị, đó là 5 vị

được thờ tại đền An Sinh dưới thời Lê Trung hưng Các làng An Sinh và Đốc Trại

thờ 8 vị vua Trần, không có Khâm Minh thánh vũ hoàng dé như làng Trang Bangnhưng thờ thêm các vị Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông Tạilang An Sinh, các vua được thờ tại điện An Sinh; trong khi đó ở Đốc Trại, các vuađược thờ trong đình Đốc Trại với tư cách là thành hoàng của làng Đốc Trại.

Liên quan đến việc làng Đốc Trại (nay là làng Trại Lốc) thờ 8 vị vua Trầnlàm thành hoàng của làng, chúng tôi đã trình bày kết quả nghiên cứu và ý kiến củamình trong bài “Đình Đốc Trại và sự hình thành các trại tại An Sinh” đăng trên Tapchí KCH 5/2011 Theo đó, do làng Đốc Trại được lập trên phần đất vốn dĩ được cấplàm đất lăng tâm nên dé ghi nhớ công ơn của các vị vua Tran, làng Đốc Trai đã lập

đình và thờ 8 vua với tư cách là thành hoàng của lang.

Bên cạnh tài liệu thần tích, thần sắc, hương ước của Š làng này còn cung cấpthêm một số thông tin cho việc nghiên cứu di tích lăng tam các vua Tran tại ĐôngTriều Thông qua các hương ước chúng ta biết một số hoạt động của làng xã trongviệc trông nom, thờ phụng lăng tam như: việc dân các làng xã nay được phong là

dân “tạo lệ”; việc sử dụng đất công được triều đình phân cấp cho các lăng tam, và

đặc biệt là sự giao hiếu giữa các làng trong việc thờ phụng lăng tâm Theo đó thì,một phần quan trọng đất công của các làng là đất lăng tâm; các vua Trần được làngthờ phụng, lễ ky của vua là trọng lễ của làng Ngoài ra, các hương ước cho thấy,ngoại trừ làng Đốc Trại, các làng Triều Khê, Đoàn Xá, Đạm Thủy, Tràng Bảng đềucó kết chạ với làng An Sinh Hàng năm, vào dịp lễ hội đền An Sinh và ngày ky củavua Trần, các làng làm lễ mặn, làng An Sinh làm lễ chay, sau khi lễ xong các làngđổi lễ cho làng An Sinh Hình thức này cho thấy, mặc dù các làng đều thờ các vuaTrần, song đền An Sinh vẫn là đền chính, làng An Sinh vẫn giữ vai trò chủ lễ.

1.3.3 Tư liệu văn bia

Tư liệu văn bia liên quan đến các lăng tâm nhà Trần ở Đông Triều còn lạikhông nhiều Ngoại trừ những văn bia do vua Minh Mạng cho dựng tại các lăng

ngày 6 tháng Chin năm Minh Mang thứ 21 (1840), hiện mới xác định 03 bia có

thông tin liên quan đến lăng tâm các vua Trần tại Đông Triều gồm: Trần triéu bi ky,

Trùng tu tự bi ký và Trung tu Ngoa Van tự bi ky.

28

Trang 33

Tran triều bi ký là tam bia 4 mặt đặt tại điện An Sinh (nay là đền An Sinh, xãAn Sinh, thị xã Đông Triều) khắc năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), nhưng nội dung bàivăn vốn là của bia được dựng năm Chính Hòa thứ 10 (1689) đời vua Lê Hy Tông.

Thác bản lưu giữ tại Viện Hán Nôm có ký hiệu 46449, 46450, 4651 và 46452 Nội

dung tóm tat của văn bia này được in lại trong Bộ 7ổng tập thác bản văn bia HanNôm do Trường Viễn Đông Bác cô Pháp tại Hà Nội và Viện Hán Nom phối hợpthực hiện, Nhà xuất bản Thế giới ấn hành Khái lược nội dung của văn bia như sau:

- An Sinh là nơi nhà Trần cư ngụ trước khi dời xuống vùng Tức Mặc, LongHưng (Thái Bình, Nam Định) Đây là thông tin rất quan trọng trong việc nghiên cứugốc tích của nhà Trần, đồng thời lý giải nguyên do nhà Trần chọn An Sinh là nơixây dựng lăng tâm, trong khi trước đó nhà Trần đã cho xây dựng một số lăng tâm

tại Long Hưng.

- Thông tin về tên các lăng tam của vua nhà Trần được táng ở An Sinh,

ngày ky của vua, vị trí, tên gọi, việc cấp đất thờ phụng lăng tam, wv Theo đó có5 vị Hoàng đề nhà Trần được táng tại An Sinh và thờ trong điện An Sinh (nay là

+ Dụ Tông Hoàng đế, 25 tháng Năm năm Kỷ Dậu, 65 mẫu.

+ Nghệ Tông Hoàng dé, 15 tháng Mười Hai năm Giáp Tuất, 65 mẫu.

+ Kham Minh thánh vũ Hiển đạo An Sinh Hoàng dé ngày 20 tháng Mườinăm Tân Hợi, Đồng Sinh, 65 mẫu.

+ Vị Hoàng hậu lăng mộ tại xứ Đồng Thái, 30 mẫu Ngọc Hoa Ai Lao công chúa.Đáng lưu ý, Trần triéu bi ký không nhắc đến các vua Trần Hiến Tông, TranDuệ Tông và Trần Thuận Tông - những vua có miếu hiệu và có lăng tại An Sinh vàĐạm Thủy Trong số 5 vị được nhắc đến trong văn bia, ta thấy có vị hiệu là KhâmMinh thánh vũ Hiển đạo An Sinh Hoàng dé Các vua Trần không vị nào có miéuhiệu giống như ghi chép của văn bia Theo Todn thw, Hiển hoàng là tước của TrầnLiễu trước khi xây ra “biến loạn sông Cái” năm 1237 Thần tích thần sắc các làng:Bình Lục, Đoàn Xá và Tràng Bảng cho biết Kham Minh thánh vũ Hién dao An Sinh

29

Trang 34

vương chính là thụy hiệu của An Sinh vương Trần Liễu Tuy nhiên, so sánh ngàymat ghi chép trong văn bia lại không trùng với ngày mat của An Sinh vương ghi

trong Toàn thư.

Bên cạnh các thông tin kể trên, bia cũng khắc thêm 03 chỉ dụ của chúa Trịnh,

trong đó chỉ dụ có niên đại sớm nhất là chỉ dụ ngày 24 tháng Mười năm Chính Hòa

thứ 10 (1689) của Thánh phụ sư Trịnh Công Nhân Minh Ủy Đức Định vương

(Trịnh Căn); chỉ dụ thứ hai được ban hành ngày 3 tháng Sáu năm Vĩnh Thịnh thứ 7(1712) của An Đô vương (Trịnh Cương) và chỉ dụ thứ 3 ban hành ngày 11 tháng

Bay năm Cảnh Hung thứ 46 (1786) của Đoan Vuong Trịnh Khải Các chỉ dụ đều

nhắc nhở việc chăm lo bảo vệ lăng tâm các vua nhà Trần tại An Sinh, miễn phu

phen tạp dich cho dân xã An Sinh dé lo việc trông nom, phụng thờ đền.

Bia Trùng tu Ngoa Vân tự bi ky dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 3 (1707) đời vua Lê

Dụ Tông, được dựng tại chùa Ngọa Vân trên núi Bảo Đài, nơi đức vua Trần Nhân

Tông tu hành và hóa Phật (thuộc địa bàn xã An Sinh) Bia hai mặt, mặt trước nói về

việc trùng tu chùa Ngọa Vân, mặt sau ghi công đức của những người tham gia đóng

góp công sức và vật lực cho việc trùng tu chùa Đáng lưu ý, mặt sau bia còn khắc lại

nội dung chỉ dụ ngày 24 tháng Mười năm Chính Hòa thứ 10 (1689) của Thánh phụ sư

Trịnh Công Nhân Minh Uy Đức Định vương (Trịnh Căn) chỉ dụ dân xã An Sinh vềviệc trông coi, thờ phụng lăng tâm các vua nhà Trần và chùa Ngọa Vân.

Tư liệu văn bia liên quan đến lăng tâm không nhiều, không có văn bia nàothời Trần, mặc đù nội dung của bia Tran triéu bi ky được cho là nội dung của biadựng năm Chính Hòa thứ 10 (1689) song không có tư liệu để xác minh Do đó cóthé thấy văn bia sớm nhất là bia Trang tu Ngoa Vân tự, niên đại Vĩnh Thịnh nămthứ 3 (1707) Thông tin liên quan đến lăng tam cũng hết sức hạn chế, các thông tin

này chủ yếu cho biết: tên gọi; việc trông coi và thờ phụng các lăng tâm; chính sách

của nhà Lê, Trịnh đối với việc trông coi, thờ phụng lăng tâm vua Trần Văn biakhông cho biết thông tin về hiện trạng cũng như kiến trúc của các lăng tâm Mặc dùthông tin từ nguồn tư liệu văn bia không nhiều nhưng rất đáng quý, giúp việc timhiểu về tình hình lăng tâm các vua Trần dưới thời Lê Trung hưng, trong đó đặc biệtlà chính sách của triều đình trung ương đối với việc bảo quản lăng tam các vua nha

Tran ở Đông Triệu.

30

Trang 35

1.3.4 Tư liệu khảo cỗ học và các nghiên cứu khác

Từ cuối thập kỷ 60 của thé kỷ XX, việc nghiên cứu lịch sử văn hóa nhà Trầnđã được ngành khảo cổ học chú trọng, trong đó lăng tâm là một trong những trongtâm nghiên cứu Cùng với ngành khảo cô học, các ngành khác như Lịch sử kiến trúc,Mỹ thuật cũng đã vào cuộc nghiên cứu lăng tâm thời Trần Tuy nhiên, lăng tâm cácvua Trần ở Đông Triều mới thu hút được sự chú ý nghiên cứu của những nhà nghiêncứu lịch sử kiến trúc, mỹ thuật Trong khi đó, các nhà khảo cô hầu như chưa dé tâmđến các lăng tâm ở Đông Triều mà mới hướng sự tập trung nghiên cứu các lăng tâmvua Trần ở Tam Đường (Thái Bình) Cho đến trước năm 2007, chưa có bất kỳ cuộcđiều tra, thăm đò và khai quật khảo cô lăng tam nào diễn ra tại Đông Triéu.

Năm 2006, UBND huyện (nay là thị xã) Đông Triều có chủ trương trùng tu ditích Thái lăng Trước yêu cầu của việc trùng tu, năm 2007, UBND huyện ĐôngTriều đã phối hợp với Viện Khảo cô học tiến hành khai quật thăm dò di tích Thái

lăng Đây là cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên nghiên cứu một di tích lăng tâmvua Trần ở Đông Triều Từ đó đến nay, đã có 11 cuộc khai quật tai các di tích: Thái

lăng, Tư Phúc, Ngai Sơn lăng, Phụ lăng, Nguyên lăng va Hi lăng.

1.2.4.1 Các cuộc khai quật tại Thái lăng và kết quả khảo cô học/nghiên cứuTháng 3 năm 2007, UBND huyện Đông Triều phối hợp với Viện Khảo cổhọc tiến hành khai quật thăm dò di tích Thái lăng lần thứ nhất Trong lần khai quậtnày đã tiến hành điều tra nghiên cứu tổng thể khu Đảo Vua, xây dựng lưới trắc đạctrên phạm vi toàn bộ di tích nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, mở 05 hồ thăm dò(các hố có ký hiệu HI, H2, H3, H4 và HS), tại các cấp nền nhằm tìm hiểu cấu trúc

mặt bằng kiến trúc, nghiên cứu đặc trưng di tích di vật làm cơ sở cho việc nghiêncứu tông thể di tích Kết quả nghiên cứu đã bước đầu xác định phạm vi phân bố của

di tích; xác định cấu trúc tong thé của lăng gồm 3 cấp nền chồng xếp lên nhau nhưhình kim tự tháp: làm xuất lộ một số dấu vết kiến trúc, trong đó đặc biệt là dấu vếtnền kiến trúc và các cấu kiện tháp, cho phép suy đoán tại Thái lăng đã từng tôn tai

một tòa tháp bằng đất nung có phủ men.

Đề tiếp tục làm rõ cấu trúc tổng thé mặt bang, xác định tinh chất của kiến trúc

Thái lăng, đồng thời nghiên cứu quá trình tồn tại, thay đổi và phát triển của Tháilăng, tháng 3 năm 2008, Viện Khảo cổ học kết hợp với Ban Quản lý các di tíchtrọng điểm tinh Quảng Ninh tiến hành nghiên cứu, khai quật tổng thé di tích Tháilăng lần thứ hai Cuộc khai quật này đã thu được nhiều tai liệu có giá trị về di tích

31

Trang 36

và di vật Kết quả hai cuộc khai quật tại Thái lăng đã được Nghiên cứu sinh tong

hợp và luận giải trong luận văn thạc sĩ của mình năm 2011, cụ thê:

Tâm điện của Thái lăng có cấu trúc mặt bằng tông thé hình chữ nhật gồm 3 cấpnền chồng xếp lên nhau theo kiểu hình “kim tự tháp” Các kiến trúc trong Tâm điện

gồm: Thần đạo (được ký hiệu là Đg01), Sân hành lễ (được ký hiệu là Sn02), khu kiếntrúc trung tâm và các kiến trúc bao quanh khu kiến trúc trung tâm Cấu trúc tổng thé

nay không thay đổi trong suốt quá trình tồn tại của Thái lăng Các thay đôi chủ yếudiễn ra trong khu vực bao quanh khu kiến trúc trung tâm Diễn biến, cấu trúc của ditích va đi vật cho thấy khu Tam điện có các giai đoạn phát triển sau:

- Giai đoạn thứ nhất

Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn xây dựng năm 1320 Giai đoạn này Thái lăngcó kết câu gồm: Than đạo (Đg01), San hành lễ (Sn02), khu kiến trúc trung tâm vàcác kiến trúc bao quanh khu kiến trúc trung tâm.

Khu kiến trúc trung tâm bao gồm các kiến trúc có ký hiệu KT03, Sn04,KT05, KT06, KT07 và KTO8, trong đó KTO3 là nơi đặt thần vị của vua, KT07 là

kiến trúc lớn ở phía sau, KT06 và KT08 đóng vai trò như hành lang nối từ kiến trúc

KT05 đến KT07, đồng thời tạo thành vòng khép kín quanh kiến trúc KT03.

Các kiến trúc bao quanh khu vực kiến trúc trung tâm gồm các kiến trúc có ký

hiệu KT09, tường bao TB12, TB16 và KT14 ở phía Tây, KT10 ở phía Bắc và

KTII, tường bao TB13 và KT15 ở phía Đông Các kiến trúc KT09, KT10 và KT11bao lấy khu trung tâm ở 3 phía Tây, Bắc và phía Đông Tường bao TB12, TB13phân cách các khu vực phía Tây và phía Đông với khu vực Sdn hành lễ Sn02, dékhông tạo ra sự biệt lập giữa các khu vực, công KT14 (Hữu Môn) được mở trêntường bao TB12 và công KTI5 (Tả Môn) được mở trên tường bao TB13 nhằm

kiêm soát sự két noi nay.

Tường bao TB16 kết nối với TB12 ở phía Nam Tường bao TB14 kết nối với

KT06 và tường bao TB13 kết nối với KT08 khép kín khu trung tâm phía Đông và

phía Nam Dé khép kín hoàn toàn khu vực Trung tâm thì ở phía Bắc và phía Đôngcũng phải có tường bao, đồng thời mặt phía Nam của các kiến trúc KT05, KT06 vàKT08 phải được khép kin va mở các cửa kết nối với San hành lé Sn02 qua hệ thong

bậc tam cấp tại vi trí các bậc tam cấp BT109, BT110 và BT111 Điều này đồngnghĩa với việc KT05 thực chất là một kiến trúc công chính phía Nam của khu kiến

trúc trung tâm.

32

Trang 37

Như vậy, giai đoạn thứ nhất, các kiến trúc khu vực trung tâm của Thái lăng có

bố cục theo lối nhiều lớp khép kín, trong đó kiến trúc quan trọng nhất là KT03, nơi

đặt thần vị của vua Trần Anh Tông và sau này có thêm thần vị của Thuận Thánh

Hoàng hậu.

Giai đoạn thứ hai

Giai đoạn thứ hai có thể được cấu trúc lại khi phụ táng Thuận Thánh Bảo từHoàng thái hậu vào Thái lăng Giai đoạn này các kiến trúc khu vực trung tâm và

phần sân được giữ nguyên, các kiến trúc bao quanh khu vực kiến trúc trung tâmđược thay đôi, cụ thé là ở phía Đông KT20 thay thế cho KT11; Ở phía Tây KT17

thay thé cho KT09, đồng thời cấp nền 1 được mở rộng về phía Tây và ở phía BắcTháp Tp19 và đường Dg18 thay thế cho KT10.

Giai đoạn thứ ba

Giai đoạn thứ 3, các kiến trúc khu vực trung tâm và sân trước vẫn được duy trì,các kiến trúc bao quanh khu vực trung tâm được bố cục lại Ở phía Đông KT20 bịphá hủy, Dg24 được xây dựng Ở phía Tây KT17 bị phá hủy KT21 và Dg23 được

xây dựng và ở phía bắc Dg18, Tp19 bị phá hủy và thay vào đó là KT22 Các thay đổinày diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 14 và cấu trúc này tồn tại cho đến khi Thái lăng bị

phá hủy.

Trên cơ sở phân lập mặt bằng kiến trúc như trên, trong luận văn Thạc sĩ của

mình, tác gia đã làm rõ các giá tri va vi trí của Thái lăng:

- Thái lăng là khu lăng tam có mặt bằng còn tương đối nguyên vẹn, có niênđại chính xác và sớm nhất còn lại trong hệ thống lăng tâm hoàng gia của các triều

đại quân chủ Việt Nam.

- Thái lăng cho phép nhận biết những đặc trưng cơ bản của một lăng tam thời Trần:

+ Với Thần đạo bắt đầu từ chân núi, trung tâm Tâm điện được đặt ở đỉnh núi,

Thái lăng điển hình cho phong cách “/dy nui làm lăng” trong kiến trúc lăng mộhoàng gia Việt Nam Phong cách này đã phản ánh rõ quan điểm “?ăng tam lấy cao

to dé thể hiện dang cấp ” trong nghệ thuật xây dung lăng tâm thời Tran.

+ Kiến trúc được xây dựng theo lối nhiều lớp khép kin, lay Chinh tẩm - nơi

đặt bài vị là trung tâm, các kiến trúc khác bao quanh kiến trúc trung tâm.

33

Trang 38

+ Tháp - một loại hình kiến trúc tiêu biéu của Phật giáo được xây dựng trongkhu trung tâm Dia /hượng phản ánh sự chỉ phối sâu sắc của Phật giáo đến quy

hoạch kiến trúc của Thái lăng.

- Bộ sưu tập di vật ở Thai lăng cho phép nhận thức các giá tri cũng như qua

trình xây dựng, tồn tại và phát triển của Thái lăng Nó cũng phản ánh vị trí, tính chất

và vai trò của các kiến trúc ở đây, đồng thời qua đó có thể nhận diện những đặc

trưng của Thái lăng.

Cũng giống như các lăng tam ở Tam Đường, kiến trúc ở Thái lăng không lop

băng ngói ống (ngói âm dương) mà được lợp bằng ngói phẳng, trong đó chủ yếu là

ngói sen.

Các kiến trúc của Thái lăng được trang trí hoa văn tỉnh xảo, đó là những loại

hình di vật chỉ được tìm thấy tại các di tích liên quan mật thiết đến hoàng gia, haynói cách khác nó phản ánh tính vương quyên hét sức mạnh mẽ.

Với kiến trúc trung tâm được xây dựng trên đỉnh của lăng theo cau trúc nềnnhiều cấp và kiến trúc xây dựng theo lối nhiều lớp khép kín tạo nên sự hoành trángvà uy nghiêm của khu lăng tâm, thé hiện quan niệm /ăng tam lấy cao to dé thể hiện

đẳng cấp.

Như vậy, đối với Thái lăng, về cơ bản đã nhận thức được cấu trúc mặt băngkiến trúc và diễn biến của nó qua 3 giai đoạn khác nhau, đồng thời làm rõ nhữngđặc trưng và giá trị của di tích, di vật Đó là những kết quả hết sức quan trọng song

vân cân phải làm rõ một sô vân đê sau:

- Làm rõ chức năng của các đơn nguyên kiên trúc của Thái lăng.

- Ba giai đoạn kiến trúc được mô tả đều diễn ra đưới thời Trần, vậy Thái lăngnhư thế nào sau thời Trần?

1.2.4.2 Các cuộc khai quật tại Tư Phúc lăng

Tư Phúc là lăng thứ hai được khai quật sau Thái lăng Cuộc khai quật lần đầutiên diễn ra năm 2009 do Viện Khảo cổ học và Ban Quản lý Di tích Trọng điểm tỉnh

Quảng Ninh thực hiện, trên diện tích khai quật 350m” Năm 2016, Tư Phúc được khai

quật lần thứ hai do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp với BanQuản lý Di tích tỉnh Quảng Ninh và Ủy ban Nhân dân thị xã Đông Triều thực hiện,

với diện tích khai quật 600m” Kết quả của hai lần khai quật đã làm xuất lộ hàng loạt

dâu vết kiên trúc gôm: dau vét Than dao, dau vet bó nên, chân tảng, vv Rat nhiêu

34

Trang 39

các loại hình di vật bao gồm các loại hình vật liệu kiến trúc, gốm sứ và đồ sành đãđược phát hiện Ngoài loại hình di tích, di vật có niên đại thời Trần, các cuộc khaiquật cũng phát hiện rất nhiều di vật của các thời Lê sơ, Lê Trung hưng và thờiNguyễn cho thấy những chuyền biến của Tư Phúc lăng qua các thời kỳ khác nhau.

Với khối tư liệu khảo cổ học khá phong phú thu được qua hai lần khai quật,

nhiệm vụ tiêp tục của luận án là:

- Xác định tên gọi, nguôn gôc và chủ nhân của Tư Phúc lăng.

- Phân lập và làm rõ cấu trúc tổng thé của Tâm điện, chức năng của các đơnnguyên kiến trúc, đặc trưng kiến trúc, mỹ thuật của từng đơn nguyên, đặt Tư Phúc

trong cái nhìn so sánh với các lăng tâm khác.

- Làm rõ niên đại và diễn biến của từng lớp kiến trúc của Tư Phúc lăng.

- Lý giải thông tin phía dưới lăng Tư Phúc có chùa Tư Phúc, mối quan hệ của

chùa Tư Phúc, lăng Tư Phúc và điện An Sinh.

1.2.4.3 Các cuộc khai quật tại Phụ Sơn lăng và kết quả

Năm 2012, cuộc khai quật tại Phụ Sơn lăng - lăng thứ ba trong số các lăngtâm vua Trần tại Đông Triều được khai quật Đến nay, lăng đã được khai quật hai

lần, lần thứ nhất do Ban Quản lý các Di tích Trọng điểm tỉnh Quảng Ninh phối hợpvới Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành thực hiện, diện tích khai quật 250m”: năm

2016 di tích được khai quật lần thứ hai với điện tích 550m” do Trường đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn, Ban Quản lý Di tích tỉnh Quảng Ninh và Ủy ban Nhân dânthị xã Đông Triều phối hợp thực hiện Như vậy, Phụ Son lăng đã khai quật tổng

cộng 800m’ Kết quả khai quật đã xác định cơ bản phạm vi phân bé của lang; làmxuất lộ các dấu vết nền móng kiến trúc của Tâm điện và các loại hình di vật, trong

đó chủ yêu là các loại hình vật liệu kiên trúc Các vân dé cân tiệp tục làm rõ là:

- Phân lập mặt băng của các đơn nguyên kiên trúc, xác định câu trúc, quy mô

mặt bằng của từng đơn nguyên kiến trúc cũng như tổng thê khu lăng.

- Nghiên cứu so sánh nhằm giải mã công năng của các công trình.- Xem xét sự biến chuyên của Phụ Sơn lăng qua các thời kỳ lịch sử.

1.2.4.4 Các cuộc khai quật tại Nguyên lăng

Nguyên lăng là lăng của vua Trần Nghệ Tông, nhưng các tư liệu thư tịch,nhất là thư tịch thời Lê, Nguyễn đã chép nhằm thành Hi lăng (chúng tôi đã trình

35

Trang 40

bay trong phan thư tịch) Cũng giống như Ngai Sơn lăng, vào khoảng thập niên 80của thế kỷ XX, Nguyên lăng đã bị một số kẻ gian dao phá dé tìm cô vật Những

người dân chứng kiến các cuộc đào phá đó cho biết, trong đợt đào phá này, kẻ

gian đã quật lên những xúc gỗ lớn, vôi bột và than tro Cũng theo những người

chứng kiến, khi đào sâu đến 5 - 6m thì chạm vào khối đá lớn, kẻ gian đã dừng lại.Ngoài gỗ, vôi bột, than tro thì kẻ gian cũng thu được một số ít đồ gốm Năm 2007,khi đến khảo sát tại di tích, chúng tôi còn thấy nhiều mâu gỗ trên bề mặt, bia đá đã

bị đập vỡ, một số mảnh có chữ cho phép suy đoán đây là những mảnh vỡ của tắm

bia dựng năm Minh Mạng thứ 21 (1840) ma Trần triéu đã nhắc đến, điều này chophép xác định đây là lăng của vua Trần Nghệ Tông.

Để làm rõ cấu trúc và quy mô của Nguyên lăng, năm 2012, Trung tâm

Nghiên cứu Kinh thành và Ban quản lý các Di tích Trọng điểm tỉnh Quảng Ninh

khai quật lần thứ nhất với diện tích khai quật 250m” Kết quả khai quật cho thấy, về

cơ bản kẻ gian đã đào toàn bộ phần huyệt (Kim tinh) và quật toàn bộ quan quáchkhỏi huyệt cho đến đáy huyệt.

Cuộc khai quật cũng đã tìm thay dấu vết Toai đạo kết nối với Kim tinh, Day

là một trong hai lăng đã phát hiện dấu vết của Toại đạo, cung cấp tư liệu dé hiểuphần Tâm cung trong cau trúc lăng tâm vua Tran ở Đông Triều.

1.2.4.5 Các cuộc khai quật tại Ngai Son lăng

Ngai Sơn lăng được khai quật lần thứ nhất vào năm 2014 với diện tích 200m”

do Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành phối hợp với Ban Quản lý các Di tích Trọngđiểm tỉnh Quảng Ninh thực hiện Năm 2016, di tích được khai quật lần hai, trên diện

tích khai quật 400m”, do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp với

Ban Quản lý Di tích tỉnh Quảng Ninh và UBND thị xã Đông Triều thực hiện Cũngcần nói thêm, di tích Ngai Son đã bị những người đào trộm cô vật đào phá ở khuChính tam Trong lần đào pha đó, kẻ gian đã đào và quật lên nhiều vôi bột, than trovà các khúc gỗ lớn Nhiều cấu kiện tháp cũng đã được quật lên, trong đó một số cầu

kiện đã được đưa về bảo quản tại đền An Sinh và Bảo tàng Quảng Ninh.

Các cuộc khai quật, nghiên cứu khảo cổ tại Ngai Sơn lăng đã dần làm rõ quy

mô và cấu trúc của khu lăng tâm này Cuộc khai quật lần thứ nhất đã phát hiện dấuvết tường bao, đường đi, tháp và mô hình kiến trúc Tường bao, tượng, đường gạchđã được Tran triéu nhắc đến Tháp và mô hình kiến trúc là những công trình chưatừng được nhắc đến trong các sử liệu khác lần đầu tiên đã được làm xuất lộ thông

36

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:37

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w