Thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trịngày 15/12/2000 Về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội 2001 - 2010 trong đó xác định trách nhiệm của Thủ đô Hà Nội là phải đi đầu trong sự nghiệ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ TIỀN DŨNG
DANG BO THÀNH PHO HÀ NỘI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIEN
KINH TE NGOẠI THÀNH TU NĂM 1991 DEN NĂM 2008
Hà Nội, 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ TIỀN DŨNG
DANG BỘ THÀNH PHO HÀ NỘI LÃNH ĐẠO PHAT TRIEN
KINH TE NGOẠI THÀNH TU NĂM 1991 DEN NĂM 2008
CHUYEN NGANH LICH SỬ DANG CONG SAN VIỆT NAM
MA SO: 62225601
NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: PGS.TS TRAN KIM ĐỈNH
XAC NHAN NCS DA CHINH SUA THEO QUYET NGHI
CUA HỘI DONG DANH GIA LUẬN AN
Người hướng dẫn khoa hoc Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiên sĩ
PGS.TS Trần Kim Đỉnh PGS.TS Ngô Đăng Tri
Hà Nội, 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Tên dé tài luận án không trùng với bat cứ nghiên cứu nào đã được
công bô Các tài liệu, sô liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực,
khách quan và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án
Lê Tiến Dũng
Trang 4đến khi là học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Luận án cũng không thê hoàn thành nếu thiếu sự giúp đỡ của các đơn vị: Thưviện Quốc gia Việt Nam, Phòng Lưu trữ Thành ủy Hà Nội, Chi cục Lưu trữ Thành
phó Hà Nội, Ban Tuyên giáo các huyện Sóc Son, Đông Anh, Gia Lam, Thanh Trì và
quận Nam Từ Liêm đã cung cấp tư liệu, giúp đỡ tôi khi đến liên hệ làm việc và tra
cứu tài liệu.
Xin được cảm ơn các anh chị đồng nghiệp trong Bộ môn Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Bách
khoa Hà Nội đã chia sẻ công việc và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập.
Cuối cùng, xin được tri ân tới gia đình, bè bạn, những người luôn bêncạnh động viên, thấu hiểu và khích lệ để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ khoa
học của mình.
Xin trân trọng cảm on!
Tác giả luận án
Trang 5MỤC LỤC
MỞ DAU aocsssssssssssssssssssessscsssessssssssssssssnsssssssssssssssscsssssssssssssnsosssssnessssssseesssssessssssses 1
1 Lý do chọn đề tài ¿5c sex 1111211215 1111111111 111111111111 1111 ce 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CUWU ee eeecceseceseeseeeseeesececeeseesseeeaeseeeseeeaeeeaes 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 2+++x+E+E++EEerxerkzreerserxees 2
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu - 2+2 s2 xzxzxzzxsrxees 3
5 Dong Bop MG1 CUA LAN AN oe 4
6 Bố cục của luận AM veeecececescescsececsesesecsesececsesesececsvsucacsesucecsvarsucacsesucecetstsesavareeseraves 4
CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án - 22s: 5
1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu trên bình diện chung -‹< «+ 5
1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về các địa phương : -5cscescs ọ
1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu về kinh tế ngoại thành Hà Nội 14
1.2 Khái quát kết qua đã đạt được và những van đề luận án tập trung nghiên cứu 20
1.2.1 Những kết quả đã đạt QUOC coceseecsesssesssessssssssssssssessssssisssesssessssssesssecsseesseess 201.2.2 Những vấn dé luận án tập trung nghién CứU 5+ scs+cs+cs+cecea 20/7872871.1.0089NNnnn8n80 0666 ea H H 21
CHUONG 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHÍ ĐẠO PHÁT TRIEN KINH TE
NGOẠI THÀNH CUA DANG BỘ THÀNH PHO HÀ NỘI TỪ NĂM 1991
DEN NAM 2000 sssssssssssssssssssssscsssssssssssscsssssssssssssssssscsssssssssssssessssessssesssssssessssees 22
2.1 Những yếu tổ ảnh hưởng đến sự lãnh dao phát triển kinh tế ngoại thành của
Đảng bộ Thành phố Hà Nội 2-2 2SESE9EE£2E2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrkerkeeg 22
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội -ccccccccccrrvererrtrrerrrerrrre 222.1.2 Thực trạng kinh té ngoại thành trước năm 1991 s- scz+se+ 262.2 Chủ trương của Dang và Đảng bộ Thành phố Hà Nội - 34
2.2.1 Chủ trương của ĐĐẲHg cà TH kg kg ket 34
2.2.2 Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội -. 5-52- 5252525552 372.3 Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế ngoại thành từ năm 1991 đến năm 2000 44
2.3.1 Chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp -. ©-2©525s5sccsc+ccscsscsee 44
2.3.2 Chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 542.3.3 Chi dao phat trién kinh té thương mại, địCH VỤ «ccscc<cs+s 61
Tits Ket CHUONG 02Ẻ0 nh e 66
Trang 6CHUONG 3 DANG BỘ THÀNH PHO HÀ NỘI LÃNH ĐẠO DAY MẠNH
PHAT TRIEN KINH TE NGOẠI THÀNH TỪ NĂM 2001 DEN NĂM 2008 683.1 Bối cảnh mới và yêu cầu day mạnh phát trién kinh tế ngoại thành theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa - - 22c 3.13231121913151 E1Eerrkrrke 68
3.1.1 Chủ trương của ĐẲHG cành Hàng HH HH nà nưệt 68
3.1.2 Yéu cau đặt ra và chu trương cua Đảng bộ Thanh phố Hà Nội 73
3.2 Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế ngoại thành từ năm 2001 đến năm 2008 85
3.2.1 Chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiỆp -:- 2555 Scccec+czezreccez 653.2.2 Chi đạo phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 96
3.2.3 Chỉ đạo phát triển kinh tế thương mại, dịCh VỊ -~ccssssss 105Tiểu kết CHWONG - o5 se Set StEvEExExeEkeEEEEkeEkeEketrkrrkrrkrrrrrkrrkrrrerrerre 111CHUONG 4 MOT SO NHAN XÉT VA KINH NGHIỆM 114
4.1 Nhận xét chung - cv TH HH nh 114
'IN:T nan Ả 1144.1.2 HAN Nnh g.ad Ả ÀẼ 1304.2 Một số kinh nghiệm 2© ¿©SE£+SE+SE£+EE£2EEEEEEEEEE2EE2E12112712271 211.1 rk 137728701).77.880809Nnnn80 6 - ,ÔỎ 148
000.9007575 149DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN
DEN 09.90.) 151
TÀI LIEU THAM KHẢO <2 s s2 se sseEsseEseessersserseerseessers 152
PHAN PHU LUC
Trang 7BAN DO HANH CHÍNH HÀ NỘI NĂM 2007
Trang 8NHUNG CHU VIET TAT
Ban Chap hanh
Ban chi dao Chủ nghĩa xã hội
Cơ cấu kinh tế
Công nghiệp hóa
Hiện đại hóa
Hợp tác xã
Nhà xuất bảnPhát triển nông thôn
Trách nhiệm hữu hạn
Tiểu thủ công nghiệp
Ủy ban nhân dân
Xây dựng cơ bản
Xã hội chủ nghĩa
Trang 9MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
Kinh tế nông thôn cùng với kinh tế thành thị là hai bộ phận hợp thành củanền kinh tế quốc dân Đây là khu vực kinh tế có vai trò quan trọng: nơi sản xuất ranhững sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu của con người, cung cấp nguyên liệu cho cácngành công nghiệp chế biến, cung cấp nguồn lao động cho khu vực thành thị Mặtkhác, nông thôn còn là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn cho các ngành kinh tếcủa khu vực thành thị và bảo vệ, cân bằng môi trường sinh thái
Với nhận thức đúng đắn về vai trò của kinh tế nông thôn, Đảng và Nhà nướcViệt Nam đã rất chú trọng tới khu vực này, đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộcđổi mới năm 1986 Nhờ vậy, kinh tế nông thôn đã có những chuyên biến căn bản,góp phần vào sự ồn định kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội, tạo tiền đề đây nhanh CNH, HĐH đất nước
Tuy vậy, kinh tế nông thôn hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập Nông nghiệpvẫn là ngành sản xuất chủ yếu song trình độ canh tác lạc hậu, ruộng đất manh mún,sản phẩm nông nghiệp chủ yếu vẫn ở dạng thô Các ngành kinh tế khác còn kémphát triển, CCKT còn bat hợp lý, hiệu quả thấp, chưa khai thác hết tiêm năng và lợi
thé của từng vùng cho sự tăng trưởng và phát triển Những hạn chế đó đã làm ảnh
hưởng đến việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HDH đất nước, ảnh hưởng đến
mục tiêu sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát trién
Với vị trí là “trái tìm của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia,
trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh té và giao dịch quốc tế”, Thủ
đô Hà Nội luôn dành được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Trung ương và sự kỳ
vọng của nhân dân cả nước Trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2008, Hà Nội
cũng có một vùng nông thôn rộng lớn (tương đương với diện tích tỉnh Bắc Ninh)
thuộc địa bàn 5 huyện ngoại thành Thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trịngày 15/12/2000 Về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội 2001 - 2010 trong
đó xác định trách nhiệm của Thủ đô Hà Nội là phải đi đầu trong sự nghiệp CNH,HDH nói chung, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng, phải về đích trước
so với các địa phương khác trong cả nước, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã lãnhđạo phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới với nhiều kết quảtích cực Tuy nhiên, kết quả thực hiện vẫn còn những mặt hạn chế chưa được nhưmong đợi.
Trang 10Nhiệm vụ còn nặng nề hơn với Đảng bộ Thành phố Hà Nội vì từ ngày
01/08/2008, địa giới hành chính Thành phố được mở rộng theo Nghị quyết15/2008/QH của Quốc hội khóa XII Theo đó, ngoại thành Hà Nội bao gồm 18
huyện, thị (tăng từ 5 lên 18 huyện, thị) với diện tích 2.938,49km” (gap hơn 3,5 lần
diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh, gần bang dién tich 2 tinh Thai Binh va NamĐịnh cộng lai), dân số 3,5 triệu người cùng sự phát triển không đồng đều giữa cáchuyện Vì vậy, nghiên cứu quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế ngoại thành giaiđoạn 1991 - 2008 không chỉ nhằm đánh giá những việc làm được và chưa làm đượccủa Đảng bộ Thành phố Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành chính mà còn rút
ra những kinh nghiệm phục vụ cho công tác lãnh đạo phát triển kinh tế ngoại thành
ở những giai đoạn sau.
Với lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh
đạo phát triển kinh tế ngoại thành từ năm 1991 đến năm 2008” là cần thiết, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục dich nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế ngoại thành củaĐảng bộ Thành phó Hà Nội từ năm 1991 đến năm 2008
Rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo pháttriển kinh tế ngoại thành của Đảng bộ Thành phố Hà Nội dé làm cơ sở cho sự lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này ở các giai đoạn sau.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, đánh giá những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo phát triểnkinh tế ngoại thành của Đảng bộ thành phó Hà Nội;
Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong lãnh đạo pháttriển kinh tế ngoại thành trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp và thương mại, dịch vụ từ năm 1991 đến năm 2008;
Đánh giá ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạophát triển kinh tế ngoại thành của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, qua đó góp phan giảiquyết những vấn đề đặt ra trong các giai đoạn sau
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế
ngoại thành của Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 1991 đến năm 2008
Trang 113.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, luận án nghiên cứu quá trình xác định chủ trương, đề ra biệnpháp và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế ngoại thành của Đảng bộThành phố Hà Nội từ năm 1991 đến năm 2008 trên ba nội dung chủ yếu: pháttriển kinh tế nông nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp,
dịch vụ.
Về không gian, luận án nghiên cứu trên phạm vi 5 huyện ngoại thành Hà Nộibao gồm các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm Trongkhoảng thời gian này một số xã của các huyện được cắt ra để lập thêm quận mới sẽ
không được sử dụng đánh giá trong luận án.
Về thời gian, luận án giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 1991 là nămQuốc hội khóa VIII phê chuẩn địa giới hành chính mới của thành phố Hà Nội còn 4
quận nội thành cũ và 5 huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh
Trì, Từ Liêm) Đây cũng là năm tiến hành Đại hội đại biéu Đảng bộ thành phố lầnthứ XI Năm 2000 là mốc kết thúc nhiệm kỳ Đại hội đại biéu thành phó lần thứ XII.Năm 2008 là thời điểm Quốc hội khóa XII ban hành Nghị quyết số 15/2008/NQ-QHI2 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh cóliên quan Theo đó, từ ngày 01/08/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây và một phần của haitinh Hòa Binh va Vĩnh Phúc được sáp nhập vào thành phố Hà Nội
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệuLuận án chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu:
Các văn kiện của Đảng: Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc, các nghịquyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương có đề cập đến công tác lãnh đạophát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đến năm 2008
Các văn kiện của Đảng bộ Thành phố Hà Nội: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phó, các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án và báo cáo tổngkết hàng năm của Thành ủy, UBND, các ban ngành chức năng của Thành phố và
các huyện.
Kế thừa những kết quả khoa học trong các công trình nghiên cứu về kinh tếnông nghiệp, nông thôn đã xuất bản, các luận án, luận văn, bài viết đăng trên nhữngtạp chí chuyên ngành mang tính phân tích, đánh giá, tông kết đề cập trên bình diệnchung hoặc từng địa phương để tác giả luận án có cái nhìn đầy đủ hơn khi nghiên
cứu vân dé.
Trang 124.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác
-Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh, đường lối, chủ trương của Dang mà trực tiếp là chủ
trương, đường lối về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử với phương pháp
logic, đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,
điều tra, khảo sát phù hợp với yêu cầu của từng nội dung luận án
5 Đóng góp mới của luận án
Góp phần làm rõ chủ trương, đường lối của Đảng đối với khu vực kinh tế
nông nghiệp, nông thôn thông qua xem xét quá trình vận dụng thực tế tại địa
phương, ở đây là vùng ngoại thành Thành phó Hà Nội
Dựng lại bức tranh toàn cảnh về công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tếngoại thành của Đảng bộ Thành phó Hà Nội từ năm 1991 đến năm 2008
Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm có thể sửdụng làm tài liệu tham khảo dé tổng kết và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ choĐảng bộ, chính quyền Thành phố Hà Nội trong lãnh đạo phát triển kinh tế ngoại
thành ở những giai đoạn sau.
6 Bố cục của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
án gồm 4 chương, 9 tiết:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế ngoại thành của Đảng
bộ Thành phố Hà Nội từ năm 1991 đến năm 2000
Chương 3: Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo day mạnh phát triển kinh tếngoại thành từ năm 2001 đến năm 2008
Chương 4: Một số nhận xét và kinh nghiệm
Trang 13CHƯƠNG 1
TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Trong thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là chủ
trương lớn và được xem là nhiệm vụ trọng yếu trong công tác lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam, đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn cùng sự vào cuộc một cách
tích cực của các cấp, các ngành và các địa phương Đáp ứng yêu cầu trên, đã có
nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu khác nhau đi sâu tìm hiểu van dé này.Dưới đây là một số công trình tiêu biéu:
1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu trên bình diện chung
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 90% dân số là nông dân, vì vậytrong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cónhiều chủ trương, chính sách đối với khu vực này Với góc nhìn và phương pháptiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án và các bài nghiên
cứu của nhiều tác giả đã hệ thống và làm rõ sự phát triển trong nhận thức của Đảng
về vị trí, vai trò của kinh tế nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp đưa ra cho
từng thời kỳ Có thê chỉ ra:
Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam do Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (đồng chủ biên) (1996),NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách đề cập những vấn đề về chính sáchkinh tế đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Thông qua phân tích, đánh giá vaitrò của các chính sách kinh tế, bức tranh về quá trình phát triển nông nghiệp, nôngthôn Việt Nam được tái hiện với tất cả những thành tựu và hạn chế, khiếm khuyết,những thách thức và mâu thuẫn, những tiềm năng dự báo và giới hạn phát triển,những vấn đề đang đặt ra và hướng xử lý các chính sách và giải pháp cho phù hợp
Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa do
Đặng Thọ Xương (chủ biên) (1997), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Cuốn sách
tập hợp nhiều nguôn tài liệu, bao gồm cả những số liệu điều tra và tính toán theo
phương pháp mới, đặc biệt coi trọng phương pháp phân tích thống kê, từ đó đưa ranhững nhận xét, đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn, thực chất của những
thành tựu đã đạt được của Việt Nam Trên cơ sở đó, trình bày một số giải pháp
nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển theo hướng CNH, HĐH
Chuyển dịch cơ cau kinh tế nông thôn - những van dé ly luận và thực tiễn do
Lê Đình Thắng (chủ biên) (1998), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Cuốn sách đã đề cập
Trang 14một cách có hệ thống những van đề cơ bản của chuyền dịch CCKT nông thôn, kinh
nghiệm và những bài học của một sỐ nước trong khu vực và trên thế giới; thực trạng
kinh tế nông thôn, đánh giá những mặt được và hạn chế, từ đó đưa ra những quanđiểm và giải pháp khả thi cho quá trình chuyển dịch CCKT nông thôn ở Việt Nam
trong thời kỳ CNH, HĐH.
Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn để công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông thôn, nông nghiệp nước ta do Nguyễn Văn Trung (chủ biên) (1998),
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Nội dung chính của cuốn sách gồm 3 phần, đề
cập đến những vấn đề: vị trí của nông thôn và chuyên dịch CCKT thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam; thực trạng tình hình nghề nghiệp, việc
làm của thanh niên nông thôn và vai trò của họ trong chuyển dịch CCKT, xây
dựng nông thôn mới; một số mô hình, kinh nghiệm và chính sách phát triển thanh
niên nông thôn.
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam của Trương Thị Tiến(1999), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Cuốn sách nghiên cứu quá trình đối mới
cơ chế quản lý nông nghiệp ở Việt Nam; nêu lên một số kinh nghiệm nhằm hoàn
thiện đường lối, chính sách đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp ở Việt Nam
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp Việt
Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thé kỷ XX đến thé ky XXI của
thời đại kinh tế tri thức của Lê Quốc Sử (2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Cuốn sách làm rõ lý luận cơ bản về CCKT nói chung và CCKT nông nghiệp nói
riêng theo hướng CNH, HĐH trong thời đại kinh tế tri thức; những mô hình pháttriển kinh tế nông nghiệp xưa và nay trên thế giới; đường lối, chủ trương, chính
sách đối với nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1975 đến 2001 Bên
cạnh đó, cuốn sách cũng đã trình bày khá toàn diện về vấn đề chuyên dịch CCKTnông nghiệp theo hướng CNH; kết quả khảo sát thực tiễn điều tra nghiên cứu nông
nghiệp, nông thôn ngoại thành thành phó Hồ Chí Minh.
Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn(2002), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Cuốn sách giới thiệu khái quát quá trìnhhình thành và phát triển quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn theo hai thời kỳ lớn: trước và sau Đại hội lần thứ VI Trên
cơ sở phân tích, đánh giá và rút kinh nghiệm của một số nước đi trước, cuốn sách đã
đề cập đến những vấn đề đặt ra trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
ở Việt Nam, đề xuất phương hướng và các giải pháp thúc day quá trình này
Trang 15Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Lưu Văn Sùng (2004), NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội Cuốn sách đề cập đến thực trạng Việt Nam là một nước có đa sỐdân cư sống bằng nghề nông, vì vậy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải đượcđặt lên hàng đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và chuyên dịch CCKTtheo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp vàdịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nôngnghiệp, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế
Góp phân phát triển bên vững nông thôn Việt Nam của Nguyễn Xuân Thảo(2004), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Cuốn sách trình bày về những vấn đềnông nghiệp, nông thôn mang tính chiến lược, những vấn đề sử dụng đất đai, anninh lương thực, quy hoạch các vùng kinh tế, van đề việc làm ở nông thôn, lợi íchngười lao động: phân tích, luận giải, đóng góp ý kiến cho vấn đề sản xuất lươngthực, quy hoạch các vùng kinh tế, vấn đề việc làm ở nông thôn
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn từ 1991 đến 2002 của Lê Quang Phi (2005), luận án tiến sĩlịch sử, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội Luận án nghiên cứu, tổng kết sự
nghiệp CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn do Dang Cộng sản Việt Nam lãnh dao,
làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo, chủ trương, đường lối của Đảng, kết quả đạt được vanhững hạn chế trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn những năm
1991- 2002 Qua đó, luận án đã rút ra một số kinh nghiệm góp phần vào quá trình
hoàn thiện chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam - con
đường và bước di do Nguyễn Kế Tuan (chủ biên) (2006), NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội Thông qua những lý giải có tính tổng quát về con đường, bước đi và các
giải pháp thực hiện công cuộc CNH, HDH nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam,
cuốn sách làm rõ hơn khái niệm, mục tiêu, nội dung, bước di và các giải pháp thúcđây quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; xác định con đường ngắn nhất,cách đi nhanh nhất để đạt mục tiêu; xác định các chặng đường và các giải pháp cần
thực hiện.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau của Đặng
Kim Son (2008), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Cuốn sách đề cập thực trạngnông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong 20 năm đổi mới (1986 - 2007);phân tích những thành tựu, những khó khăn, vướng mắc trong giải quyết van dé
Trang 16nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời đề xuất những định hướng, kiến nghịnhững chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam phát triển.
Đường lối phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng trong những năm
1986 - 2006 của Lê Thị Thu Hương (2008), luận văn thạc sĩ lịch sử, Trường Dai
học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn trình bàyquá trình hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về nôngnghiệp, nông thôn từ năm 1986 đến năm 2006, trong đó tập trung xem xét vấn đềđổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp và con đường thực hiện CNH, HDH
nông nghiệp, nông thôn.
Van dé nông nghiệp, nông dân, nông thôn Kinh nghiệm Việt Nam - Trung
Quốc của nhóm tác giả Phùng Hữu Phú, Nguyễn Viết Thông, Bùi Bằng Hưng
(2009), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Cuốn sách là tập hợp các bài tham luận
của các nhà khoa học Việt Nam và Trung Quốc bàn về vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn trong thời kỳ CNH, HĐH Các tác giả đã tổng kết thực tiễn, rút ranhững kinh nghiệm từ quá trình thực hiện chính sách đối với nông nghiệp, nôngdân, nông thôn của Việt Nam và chính sách Tam nông của Trung Quốc, qua đó đưa
ra những khuyến nghị nhằm tiếp tục giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp
(1996- 2006) của Đặng Kim Oanh (2011), luận án tiễn sĩ lịch sử, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án làm rõ quá trìnhĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
từ năm 1996 đến năm 2006 Trên cơ sở tổng kết quá trình phát triển kinh tế nông
nghiệp, luận án rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trog
van dé này
Đường lỗi phát triển kinh tế nông nghiệp của Dang Cộng sản Việt Namtrong thời kỳ đổi mới (1986 - 2011) của tác giả Nguyễn Ngọc Hà (2012), NXBChính trị - Hành chính, Hà Nội Cuốn sách trình bày cơ sở hình thành quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề nông nghiệp, nôngdân, nông thôn Làm rõ những điều kiện lịch sử và quá trình hình thành những quan
điểm, chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng xã hội nông thôn
Việt Nam văn minh hiện đại.
Đảng với van dé nông dân, nông nghiệp và nông thôn (1930 - 1975) của VũQuang Hiển (2013), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Cuốn sách phan
Trang 17tích chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nông nghiệp,
nông dân, nông thôn giai đoạn 1930 - 1975, từ đó đưa ra những nhận xét và bài học
kinh nghiệm trong việc tiếp tục phát huy vị trí, vai trò, sức mạnh của giai cấp nông
dân, địa bàn nông thôn và ngành kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay
Ngoài các công trình nghiên cứu trên còn có: kỷ yêu Những van dé lý luận
cơ bản về chuyển dich cơ cau kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của Ủy ban
kế hoạch Nhà nước - Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội (1995); Phát triển
toàn diện kinh tế xã hội nông thôn của tác giả Chu Hữu Quý, NXB Chính trị quốcgia, Hà Nội, (1996); Phát triển nông thôn do Phạm Xuân Nam (chủ biên), NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội (1997); Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn, một số vấn dé lý luận và thực tiễn của tác giả Hồng Vinh, NXB CTQG,
Hà Nội (1998); Một số van đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triểnnông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn phát hành, NXB Nông nghiệp, Hà Nội (2001); Nông nghiệp nông
thôn thời kỳ đổi mới 1986 - 2002 của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống kê,
Hà Nội (2003); Đánh giá thực trạng của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và nông thôn giai đoạn 1996 - 2002 của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Việt Nam xuất bản (2004); Nông nghiệp nông thôn Việt Nam - 20 năm đổi mới và
phát triển của TS Đặng Kim Sơn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (2006)
1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về các địa phươngVận dụng chủ trương của Đảng vào hoàn cảnh thực tiễn, nhiều địa phươngtrên cả nước đã triển khai thực hiện đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp nôngthôn với nhiều giải pháp phù hợp Việc nghiên cứu, tổng kết nhằm rút ra những kinhnghiệm thực tiễn có vai trò quan trọng, một mặt góp phần vào thực hiện thang loicác mục tiêu kinh tế - xã hội ở các địa phương, mặt khác góp thêm co sở lý luận choviệc hoạch định đường lối chính sách của Đảng Nhiều công trình như vậy đã đượcthực hiện, tiêu biểu như:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đông bằng sông Hồng của
Nguyễn Trung Quế (1995), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Cuốn sách chỉ rõ, đồng
bằng sông Hong là một vùng kinh tế trọng điểm, có lich sử phát triển lâu đời, có nềnkinh tế khá phát triển so với các vùng kinh tế khác Trong quá trình thực hiệnchuyên đổi CCKT nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VII),
các địa phương trong vùng đã đạt được những kết quả bước đầu song việc xác định
một CCKT hợp lý cho cả vùng vẫn còn gặp nhiều khó khăn Vì vậy cuốn sách đặt ramục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá lại hiện trạng CCKT nông nghiệp, nông thôn
Trang 18của cả vùng, từ đó đưa ra các định hướng về CCKT nông nghiệp, nông thôn đến
năm 2000 cùng những giải pháp nhằm chuyền dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn
từ một nền sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa và có cơ cau hợp lý
Những biện pháp kinh tế tổ chức và quản ly dé phát triển kinh tế nông nghiệp
hàng hóa và đổi mới cơ cầu kinh tế nông thôn Bắc Bộ của Lương Xuân Quy (1996),
NXB Nông nghiệp, Hà Nội Trên cơ sở phân tích rõ những luận cứ khoa học của
phương hướng tổ chức và xây dựng cơ chế quản lý mới đối với các cơ sở kinh tế
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong nông nghiệp, nông thôn, cuốn sách đã
xác định phương hướng và các biện pháp cụ thê về kinh tế, tổ chức và quản lý đểthúc đầy chuyên môn hóa, tập trung hóa và CNH nhằm phát triển kinh tế nôngnghiệp hàng hóa và đổi mới CCKT nông thôn ở các vùng khác nhau thuộc Bắc Bộ
Đặc điểm và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đồng bằng
sông Hong của Nguyễn Tiến Thuận (2000), luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành
kinh tế quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, Học viện Chính trị Quốc gia HồChí Minh, Hà Nội Luận án đi vào phân tích một cách có hệ thống những nhận thức
về ly luận CCKT, CCKT nông thôn, đồng thời đánh giá một cách toàn diện thực
trạng CCKT nông thôn và chuyển dịch CCKT nông thôn vùng đồng bằng sôngHồng những năm qua Từ đó, phân tích những đặc điểm chuyền dịch CCKT nông
thôn của vùng và đưa ra những giải pháp nhằm thúc đây sự chuyên dịch CCKT
nông thôn của vùng nhanh hơn, có hiệu quả hơn.
Đảng bộ thành phó Hồ Chi Minh lãnh đạo nông dân ngoại thành phát triểnsản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn thời kỳ 1986 - 1996 của Nguyễn Việt
Hùng (2001), luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Luận án trình bày tìnhhình nông nghiệp, nông thôn và nông dân ngoại thành thành phố Hỗ Chí Minh trongnhững năm 1975 - 1985, quá trình Đảng bộ thành phố lãnh đạo nông dân ngoại
thành phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thời kỳ 1986
-1996, từ đó rút ra một số nhận xét về quá trình Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minhlãnh đạo nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thời kỳ
1986 - 1996.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung bộ theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa của Nguyễn Văn Bằng (2002), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Ngoàiphần lý luận chung về CCKT và chuyên dịch CCKT nông thôn, cuốn sách trình bàynhững thuận lợi và khó khăn của Bắc Trung Bộ trong quá trình chuyển dịch CCKT
kế từ khi luật đất đai được ban hành; thực trạng cơ cấu ngành nghé của Bắc Trung
10
Trang 19Bộ đã biến đổi ra sao và phương hướng, giải pháp cần chú ý thực hiện dé day mạnh
chuyên dịch CCKT nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH
Chuyển dich cơ cau kinh tế nông thôn miễn Đông Nam Bộ theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của Phạm Hùng (2002), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Cuốnsách phân tích đặc điểm miền Đông Nam Bộ là một vùng kinh tế trọng điểm, giàutiềm năng, có nhiều điều kiện thuận lợi đề phát triển kinh tế - xã hội Trong nhữngnăm thực hiện công cuộc đổi mới, việc chuyền dịch CCKT nông thôn ở miền ĐôngNam Bộ đã đạt được những kết quả khả quan, song nhiều tiềm năng và lợi thế sosánh chưa được khai thác day đủ và có hiệu quả Cuốn sách đã góp phan xác định rõnhững điều kiện và dé ra những giải pháp co ban dé thực hiện chuyên dịch CCKTnông thôn miền Đông Nam Bộ theo hướng CNH, HĐH để phát triển nhanh, bềnvững đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước
Chuyển dịch cơ cấu kinh té nông nghiệp, nông thôn tỉnh Khánh Hòa theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Xuân Long (2003), NXB Nông
nghiệp, Hà Nội Theo đó, Khánh Hòa là một tỉnh ven biển miền Trung, nơi giao lưukinh tế giữa miền Bắc, miền Nam và quốc tế, là tỉnh có nhiều lợi thế về phát triểnkinh tế biển và du lịch Thực hiện chính sách kinh tế mới của Đảng và Nhà nướcViệt Nam, Khánh Hòa đã thu được nhiều kết quả trong việc chuyền dịch CCKT
nông nghiệp, nông thôn và để lại những kinh nghiệm quý cho các địa phương khác
có thé học tập Cuốn sách đã trình bày khái quát về quá trình phát triển kinh tế nông
thôn của tỉnh qua các giai đoạn từ sau năm 1975 đến năm 2000, kết quả thực hiện
và những giải pháp để chuyên dịch CCKT nông thôn Khánh Hòa giai đoạn 2001
-2010 theo hướng sản xuất hàng hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở các tỉnh Thanh
-Nghệ - Tĩnh của Mai Thi Thanh Xuân (2003), luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngànhkinh tế chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Luận án trìnhbảy một số vấn đề lý luận và nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn; phân tích, đánh giá quá trình CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn ở các tinh
Thanh - Nghệ - Tĩnh từ năm 1991 đến 2003, thực trạng và giải pháp chủ yếu thúcđây tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnhtrong giai đoạn tiếp theo
Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đếnnăm 2006 của Đào Thị Bích Hong (2011), luan an tién si Lich str, Dai hoc khoa hoc
xã hội và nhân văn - Dai học Quốc gia Hà Nội Luận án nghiên cứu dưới góc độlịch sử Đảng nhằm làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu trong quá
11
Trang 20trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006, quá trình thực hiện sự
lãnh đạo của Đảng bộ và những kết qua cụ thé, từ đó rút ra một số kinh nghiệm từ
sự lãnh đạo chuyên dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu
Chuyển dich cơ cấu kinh tế nôngthôn tỉnh Nam Định trong qua trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012), luận án tiến sĩ kinh tế,
chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện khoa học xã hội Việt Nam Luận án kháiquát những van đề lý luận về CCKT và chuyền dịch CCKT nông thôn trong quá
trình CNH, HDH Đánh giá thực trạng chuyền dịch CCKT nông thôn Nam Định về
đặc điểm, tính chất, quy luật, xu hướng chuyên dịch CCKT; những cơ sở, điều kiện
và những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch CCKT và những giải pháp chủ
yếu thúc đây, chuyển dịch CCKT nông thôn Nam Định
Các tỉnh uy vùng Đồng bằng sông Hong lãnh đạo day nhanh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giai đoạn hiện nay của Nguyễn Thị Tô
Uyên (2012), luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Luận án luận giải các khái niệm nông nghiệp, nông
dân, nông thôn và nội dung CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta; chức
năng, nhiệm vụ của các tinh ủy và thực trạng các tỉnh ủy vùng Đồng bằng sôngHồng lãnh đạo đây nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; chỉ ra ưu khuyết
điểm, khó khăn, thuận lợi, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra, từ đó xác
định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đây nhanh CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010 của Tỗng Thị Nga (2015), luận
án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án tập trung nghiêncứu chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn;
quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ tổ chức chi đạo thực hiện phát triển nông nghiệp,
nông thôn ở địa phương theo hướng CNH, HĐH từ năm 1997 đến năm 2010; đánhgiá những kết quả đạt được và những hạn chế, khuyết điểm về sự lãnh đạo của Đảng
bộ tinh Phú Thọ thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; rút ra một số kinhnghiệm chủ yếu trong quá trình thực hiện đường lỗi CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở tỉnh Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2010
Ngoài ra còn có những luận án, luận văn chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam nghiên cứu về van dé này như: luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Vinh
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (Học
12
Trang 21viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội (2010); luận án tiến sĩ
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997 - 2003 của Đào Thị Vân (Trung tâm đào
tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội (2004); luận
văn thạc sỹ Quá frình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở tỉnh Hải Dương từ 1997 đến 2005 của Hoàng Thị Ánh Nga, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2007); luận văn thạc sỹ
Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở tỉnh
Hà Tây (1996 - 2005) của Nguyễn Thị Năm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Bên cạnh các cuốn sách đã xuất bản, các luận án, luận văn được thực hiện
còn có rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, tiêu biểu như: Thi
trường - yếu tô quyết định tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của
Nguyễn Đình Long,Tap chí Nghiên cứu kinh tế, số 5/1995; Những yêu cau đặt ra
cho việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh té nông thôn của Nguyễn Thị Hiền, Tạp
chí Thông tin lý luận số 2/1996; Đặc điểm kinh tế - xã hội nông thôn nước ta trêncon đường phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Trần NgọcHiên, Tap chí Nghiên cứu lý luận, số 4/1998; Một số vấn dé về công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Vũ Văn Phúc, Tạp chí Cộng sản, số
7/1999; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở các vùng kinh tế
-lãnh thé Việt Nam của Đỗ Kim Chung, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 25/1999;Phát triển nông thôn theo tỉnh thân Nghị quyết Đại hội IX của Đảng của Bạch Đình
Ninh, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 12/2001; Về đẩy nhanh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Nguyễn Thiện Luân, Tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 5/2002; Bài học kinh nghiệm từ thực tiễnphát triển nông nghiệp nông thôn ở An Giang của Đàm Kiến Lập, Tạp chí Cộngsản, tháng 6/2009; Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới của Nguyễn Văn Thông, Tap chí Giáo dục lý
luận, số 99/2013
Các công trình, bài viết trên đã đi sâu nghiên cứu chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước, làm rõ những thành tựu, yếu kém và nguyên nhân của thành tựuyếu kém, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong việc lãnh đạo triển khai thực hiệnđường lối của Đảng phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương Đây là
những tư liệu hữu ích giúp tác giả luận án tham khảo vận dụng vào xem xét, đánh
giá quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế ngoại thành của Đảng bộ thành phố Hà Nội
13
Trang 221.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu về kinh té ngoại thành Ha Nội
Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt không chỉ bởi bề day lịch sử, văn hóa macòn là trung tâm chính trị, kinh tế lớn của cả nước Nói đến Hà Nội không thé chỉ
nhắc đến khu vực nội thành mà bỏ qua vùng ngoại thành rộng lớn có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Trong những năm
1991 — 2008, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã quán triệt và tích cực triển khai thựchiện chủ trương của Đảng vào phát triển kinh tế ngoại thành Trên bình diện chung
của kinh nông hộ sản xuất hàng hóa ở vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội
Quá trình chuyển dich cơ cầu kinh tế ở các huyện ngoại thành Hà Nội của
Lương Ngọc Cừ (1995), Tạp chí Tạp chí Cộng sản, số 1, tr 22-26 Bài viết nêu kháiquát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của các huyện ngoại thành sau khi thựchiện điều chỉnh lại địa giới hành chính năm 1991; đánh giá quá trình thực hiệnChương trình 06-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội ngày 5/5/1992 về phát triển kinh tếngoại thành và xây dựng nông thôn mới Thủ đô đến hết năm 1994, từ đó xác đỉnhphương hướng và nhiệm vụ cơ bản cho năm 1995 nhằm thực hiện thành công
những mục tiêu đề ra của Chương trình
Những giải pháp chủ yếu thúc day quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế nôngthôn ngoại thành Hà Nội của Lương Xuân Quỳ (1999), Tạp chí Kinh tế Nông
nghiệp, số 12, tr 26-27 Trên cơ sở đánh giá kết quả chuyên dịch CCKT nông thônngoại thành giai đoạn 1991 - 1995 với những thành tựu về chuyển dịch cơ cấu thunhập, cơ cấu lao động và cơ cấu ngành theo hướng tăng tỷ trọng từ sản xuất công
nghiệp, TTCN và dịch vụ, giảm ty trọng ngành nông nghiệp, tác giả đưa ra định
hướng ngoại thành cần tạo những chuyên biến mạnh mẽ trong cơ cấu ngành, pháttriển các thành phần kinh tế và hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa cóquy mô lớn Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp để thực hiện, trong đó cógiải pháp về ruộng đất, giải pháp về thị trường, giải pháp về vốn
14
Trang 23Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở các huyện ngoạithành (qua thực tế các huyện ngoại thành Hà Nội) của Trần Huy Sáng (1999), luận
án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Luận án trìnhbày những đặc trưng của đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế và cơ sởkhách quan phải xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở cáchuyện ngoại thành; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các quan điểm, phướnghướng, giải pháp tuyển chọn, đào tạo và bồ trí, sử dụng đội ngũ công chức quản lýnhà nước về kinh tế các huyện ngoại thành phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế,
xã hội ở địa phương.
Những giải pháp chủ yếu dé phát triển nông nghiệp thành phó Hà Nội thời
kỳ 2000 - 2020 của Nguyễn Đình Chính (2000), Tạp chí Kinh tế Nông nghiệp, số 3,
tr 33-36 Theo tác giả, kinh tế nông thôn gồm nhiều ngành, trong đó ngành nông
nghiệp giữ một vị trí quan trọng, vì vậy chuyền dịch CCKT nông thôn cần đặc biệtchú trọng đến chuyên dịch ngành kinh tế này Với nhận thức trên, bài viết đã đề cậpđến những yêu cầu đối với quá trình chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp ở Thủ
đô giai đoạn 2000 - 2010 và đến năm 2020 phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn
nuôi, thủy sản; chuyển dịch mạnh CCKT nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng
chăn nuôi, thủy sản; phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm
nông sản và ôn định thị trường tiêu thụ Bài viết cũng đã đưa ra những giải pháp để
phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2010 và 2020 nhằm thực hiệnmục tiêu đi đầu trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn so với cả nước
Anh hưởng của đô thị hoa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội: thực trạng và
giải pháp của Lê Du Phong (chủ biên) (2002), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Trong những năm 1991 - 2000, ngoại thành Hà Nội là một trong những nơi có tốc
độ đô thị hóa nhanh ở Việt Nam Đô thị hóa góp phần day mạnh phát triển kinh tế
-xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân nhưng cũng phát sinh nhiều vấn đề cần gải
quyết Trong cuốn sách, các tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng tích
cực và những vướng mắc của quá trình đô thị hóa ở vùng nông thôn ngoại thành Hà
Nội, đồng thời nêu lên những bức xúc trong quá trình giải quyết việc đền bù khiNhà nước thu hồi đất Trên cơ sở đó các tác giả kiến nghị một số giải pháp chủ yếunhằm giải quyết ảnh hưởng của đô thị hóa đối với nông thôn và hoàn thiện chính
sách đền bù khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoạithành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện dai hóa của Nguyễn Tiến Dĩnh
15
Trang 24(2003), luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách kinh tế nông
nghiệp, nông thôn như khái niệm, phân loại các chính sách kinh tế, vai trò của chính
sách kinh tế nông nghiệp, nông thôn, các nhân tố tác động, xây dựng và tổ chứcthực hiện các chính sách kinh tế; phân tích và đánh giá thực trạng tác động củachính sách kinh tế đến kết quả chuyên dịch nông nghiệp, nông thôn ngoại thành HàNội và những van đề đặt ra dé đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và xây dựng nền nôngnghiệp đô thị sinh thái, nông thôn hiện đại ở Thủ đô; đề xuất giải pháp hoàn thiện
hệ thống chính sách kinh tế thúc đây phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thônngoại thành Hà Nội theo hướng CNH, HDH đến năm 2010
Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hóa trên địa
bàn thành phố Ha Nội của Nguyễn Tiệp (2005), NXB Lao động xã hội, Ha Nội
Cuốn sách đã nêu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo và phát triển nguồnnhân lực nông thôn trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ
đó dé xuất các phương án đào tạo nghề cho những địa bàn ngoại thành khác nhau déphù hợp với hoàn cảnh, yêu cầu và khả năng của các địa phương
Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái của Trần Thị HồngViệt (2006), luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Luận
án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp sinh thái, nông
nghiệp sinh thái ven đô, CCKT nông nghiệp theo hướng sinh thái ở ngoại thành va
chuyên dịch CCKT nông nghiệp ngoại thành theo hướng nông nghiệp sinh thái;phân tích, đánh giá thực trạng chuyên dịch CCKT nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
từ năm 1991 đến năm 2006, rút ra những ưu điểm và chỉ ra những tồn tại, đánh giácác nguyên nhân cơ bản của tồn tại và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết;xây dựng các quan điểm, định hướng chuyền địch theo căn cứ khoa học và đề xuấtcác giải pháp kinh tế chủ yếu để chuyên dịch CCKT nông nghiệp ngoại thành Hà
Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái.
Giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn ngoại thành HàNội của Đỗ Thị Tuyết (2011), luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Thương Mại,
Hà Nội Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đánh giá thực trạng kinh
tế nông thôn ngoại thành Hà Nội và quá trình giải quyết việc làm từ năm 1996 đếnnăm 2008; đưa ra những giải pháp cơ bản giải quyết việc làm ở khu vực nông thônngoại thành Hà Nội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm thực hiện
16
Trang 25đường lỗi của Đảng về phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đờisông cho cư dân nông thôn nhằm thu hẹp với mức sống của cư dân thành thị.
Tác động cua đô thị hóa đối với lao động ở khu vực nông thôn ngoại thành
Hà Nội của Nguyễn Thị Hải Vân (2012), luận án tiễn sĩ kinh tế, Học viện Khoa học
xã hội, Hà Nội Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận, khung lý thuyết về tác động của
đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn, kinh nghiệm trong nước, quốc tế và
bài học rút ra cho Hà Nội; làm rõ thực trạng tác động của quá trình đô thị hóa tới lao
động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội từ năm 2000 đến 2008; đề xuấtphương hướng, giải pháp về cơ chế chính sách giải quyết lao động, việc làm ở nông
thôn ngoại thành Hà Nội tới năm 2020.
Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội của NguyễnQuốc Oánh (2013), luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
Luận án tập trung phân tích đặc điểm của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành
giai đoạn 2006 - 2010, từ đó đưa ra một sỐ giải pháp để làm cơ sở hoàn thiện hệthống tin dụng nông thôn, góp phần đáp ứng nhu cầu tín dụng cho các tổ chức và cánhân nhăm thúc đây phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Cũng nghiên cứu về tình hình kinh tế ngoại thành trong giai đoạn này còn rất
nhiều bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Nông thôn Hà Nội
trên đường đổi mới của Đỗ Thức, Tap chí Con sé và Sự kiện, số 12/1997, tr 8-9; Vé
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Hà Nội của Bùi
Thị Xô, Tạp chí Thương Mại, số 19/1999, tr 12; Ha Nội với sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn của Hoàng Văn Dụ, Tạp chí Công
nghiệp, số 1/1999, tr 21-22; Lợi thế và nguy cơ hai khía cạnh lưu ý khi xác địnhphương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp nông thôn ngoại thành Hà Nộicủa Nguyễn Từ, Tạp chí Kinh tế Nông nghiệp, số 12/1999, tr 28-29; Dinh hướng
phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000 - 2010 của Lê Quý Đôn, Tạp
chí Kinh tế nông nghiệp, số 7/2000, tr11-13; Mét số vấn dé về chuyển đổi hop tác
xã nông nghiệp theo luật hợp tác xã ở Hà Nội của Thu Hương, Trọng Khương, Tạp
chí Kinh tế nông nghiệp, số 7/2000, tr 32-33; Thực trạng và giải pháp dé thực hiệncông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Hà Nội của Nguyễn TiênDinh, Tạp chí Kinh tế Nông nghiệp, số 12/2000, tr 37-39; Một số giải pháp pháttriển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn ngoại thành Hà Nội của NguyễnTrọng Khương, Tạp chí Kinh tế Nông nghiệp, số 8/2000, tr 30-31; Những van déđặt ra trong quá trình phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới ngoại thành HàNội của Đào Xuân Mui, Tạp chí Kinh tế Nông nghiệp, số 7/2000, tr 15-17; Kích cau
17
Trang 26ddu tư trong nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội của Đặng Thị Thịnh,Kinh tế Nông nghiệp, số 7/2000, tr 30; Những định hướng cơ bản và các giải phápnhằm phát triển thị trường thương mại các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm
2010 của Tran Thế Dũng, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 50/2001, tr 19-20; Huy
động vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
của Phạm Thị Khanh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 2/2002, tr 30; Phát triển nông
nghiệp Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái của Phạm Văn Khôi, Tạp chí Kinh
tế và phát triển, số 72/2003, tr 27-29; Phát triển sản xuất thủ công nghiệp ở ngoạithành Hà Nội của Vũ Trọng Lân, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, só 76/2003, tr 34-
36; Tháo gỡ các bức xúc dé phát triển mạnh kinh té tr nhân trong nông nghiệp
ngoại thành Hà Nội của Trần Tuan Hữu, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, số 1/2004, tr 302; Khu công nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội của Nguyễn Nam,
Tạp chí Xây dựng, số 2/2006, tr 19-23 Các bài viết của các tác giả đã góp phần
làm rõ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế ngoại thành trên nhiều phương diện, qua
đó khang định chủ trương đúng dan và sự chỉ đạo kịp thời giúp giải quyết những
van đề còn khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Điều này có ý nghĩatham khảo rất lớn với tác giả luận án khi nghiên cứu về vấn đề này
Đề cập tình hình kinh tế các huyện ngoại thành, nhiều nhà nghiên cứu, trong
đó có những người là lãnh đạo thành phố, lãnh đạo các sở, ban ngành và các địaphương cũng đã chỉ ra những đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc pháttriển kinh tế ngoại thành Qua đó, nhiều chủ trưởng và giải pháp được đặt ra nhằm
giải quyết yêu cầu thực tiễn của ngoại thành Có thé kê đến:
Các công trình, bài viết về huyện Sóc Sơn: Ứng dụng khoa học công nghệ
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Sóc Sơn của các tac gia
Đình Chính, Tran Đình Hằng, Nguyễn Dinh Long, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,
(1996); Sóc Sơn di vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Phạm Văn My, Tap
chi Lich sử Đảng, số 1/1998, tr 39-41; Huyén Sóc Sơn - thành pho hà Nội đầu tư
xây dựng hạ tang cơ sở kỹ thuật, ha tang xã hội phục vụ nhiệm vu công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Trần Đức Hoàn, Đông Nam Á, số
10/2004, tr 22-23.
Các công trình, bài viết về huyện Đông Anh: Công nghiệp hóa nông nghiệpnông thôn Đông Anh trước thêm thé kỷ 21 của Nguyễn Đức Biền, Tạp chí Kinh tếNông nghiệp, số 12/2000, tr 46-49; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện
Đông Anh trong quá trình công nghiệp hóa và dé thị hóa của Trương Văn Diện,
Tạp chí Nông nghiệp và Phát trién nông thôn, số 4/2003, tr 407
18
Trang 27Các công trình, bai viết về huyện Thanh Trì: Thuc trang chuyén dich cơ cấu
kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì (Hà Nội) của Trần Thị Thu Thủy, Tạp chí Kinh
tế Nông nghiệp, số 3/1998, tr 35-36; Thanh Trì những giải pháp phát triển kinh tếnông nghiệp đến năm 2010 của Nguyễn Trọng Khương, Kinh tế Nông nghiệp, số
7/2000, tr 26; Huyện Thanh Trì day manh tién trinh công nghiệp hoa, hiện đại hóa
của Trần Thị Thanh Nhàn, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 10/2002, tr 38-42; Địnhhướng phát triển kinh tế - xã hội vung ngoại thành Hà Nội đến năm 2020 do Hoàng
Văn Cường (chủ biên), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, (2006).
Các công trình, bài viết về huyện Từ Liêm: V định hướng và những giảipháp chủ yếu đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Từ Liêm của Nguyễn
Thế Nhã, Võ Văn Minh, Tạp chí Kinh tế Nông nghiệp, số 11+12/1994, tr 18-19; Tờ
Liêm phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của Đỗ Thị Vĩnh,Tạp chí Kinh tế Nông nghiệp, số 4/2000, tr 33-34; Hiéu quả kinh tế sử dung datcanh tác của hộ nông dân huyện Từ Liêm theo các tiểu vùng sinh thái của Đỗ VănViện, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2/2005, tr 19
Các công trình, bài viết về huyện Gia Lâm: Quá trinh chuyển biến kinh tế
-xã hội vùng nông thôn huyện Gia Lâm - Hà Nội từ 1981 đến 1996 của Trần ThịTường Vân, luận án tiến sĩ lịch sử, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc
gia, (2002); Miội số kinh nghiệm trong lãnh đạo thực hiện chuyển dich cơ cau kinh
té của Đảng bộ huyện Gia Lâm (1966 - 2000) của Nguyễn Ngọc Thanh, Tạp chíLịch sử Đảng, số 10/2004, tr 51-55
Ngoài các công trình, bài viết nêu trên không thể không nói đến các cuốn
Lịch sử đảng bộ Thành phố Hà Nội và Lịch sử đảng bộ các huyện đã xuất bản trongthời gian này Đây là nguồn sử liệu khá phong phú bởi nó phản ánh các mặt cụ thêcủa thành phố và từng địa phương trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội Tính đến nay Hà Nội đã biên soạn và xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ Thànhpho Hà Nội (1930 - 2000); Biên niên sự kiện cơ bản lịch sử Đảng bộ Thanh phố(2001 - 2005) Các huyện đều đã biên soạn và xuất bản lịch sử đảng bộ, trong đóhuyện Sóc Sơn, Từ Liêm, Thanh Trì công bồ lịch sử đảng bộ từ năm 1930 - 2010;
huyện Gia Lâm từ năm 1930 - 2015; huyện Đông Anh từ năm 1930 - 2005 Bên
cạnh đó là các cuốn Niên giám thống kê với các số liệu chủ yếu về tình hình kinh tế
- xã hội trong từng năm Đây là nguôn tài liệu bổ sung hết sức quan trọng cùng các
số liệu chung do Cục Thống kê Hà Nội phát hành, là cơ sở cho việc xem xét, đánhgiá những kết quả đạt được trong công tác lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộThành phố Hà Nội đối với khu vực ngoại thành mà dé tài luận án đặt ra
19
Trang 281.2 Khái quát kết quả đã đạt được và những vấn đề luận tập trung
nghiên cứu
1.2.1 Những kết quả đã đạt được
Với hàng trăm công trình nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy đây là mộtvan dé rộng lớn và có ý nghĩa thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu nhận thức cũng nhưlãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương trong việcthực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn.
Các công trình nghiên cứu trên bình diện chung đã phân tích yêu cầu khách
quan của sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội; chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong từng giai đoạn; vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đây mạnhCNH, HĐH đất nước; những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong quátrình thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tổng kết kinhnghiệm và đề xuất những giải pháp tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển kinh tếnông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đấtnước trong tình hình mới; tác động của quản lý nhà nước, khoa học kỹ thuật, toàn cầuhóa kinh tế đến chuyên dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam; phương
hướng giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện quá trình này như các
vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực, việc làm, ô nhiễm môi trường
Các công trình nghiên cứu về tình hình kinh tế ngoại thành Hà Nội đã tậptrung làm rõ những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến quá trìnhlãnh đạo phát triển kinh tế; quá trình vận dụng chủ trương của Đảng Cộng sản Việt
Nam vào tình hình thực tiễn địa phương qua việc xây dựng và tô chức thực hiện các
chương trình, đề án phát triển kinh tế ngoại thành và hiện đại hóa nông thôn trongtừng giai đoạn; những kết quả, hạn chế, nguyên nhân và hướng khắc phục dé kinh tếngoại thành phát triển toàn diện, đi đầu và về đích sớm trước 5 năm so với các địa
phương khác trong cả nước nhằm mục tiêu chung đến năm 2020 Việt Nam trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII(năm 1996) đề ra
1.2.2 Những van đề luận án tập trung nghiên cứu
Mặc dù các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề với những
mức độ khác nhau, song cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâutìm hiểu về sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội đối với sự nghiệp phát triển
20
Trang 29kinh tế ngoại thành từ năm 1991 đến năm 2008, giai đoạn địa giới hành chính ngoại
thành được thu hẹp nhằm tạo thuận lợi cho công tác lãnh đạo dé Hà Nội không còn
là thủ đô nghèo, xứng đáng với vị trí trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, vănhóa của đất nước Từ thực tế trên, luận án đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu, giải quyếtnhững vấn đề sau:
Chủ trương của Đảng bộ thành phô Hà Nội và quá trình tổ chức chi đạo thựchiện nhiệm vụ phát triển kinh tế ngoại thành từ năm 1991 đến năm 2008 qua hai
giai đoạn 1991 — 2000 va 2001 — 2008.
Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế
từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế
ngoại thành của Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 1991 đến năm 2008
Tiểu kết chương 1
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy vấn đề
nông nghiệp, nông thôn và nông dân ngày càng được Đảng Cộng sản Việt Nam
nhận thức sâu sắc hơn, trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, định hướng đúng đắn,phù hợp với tình hình, yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển của đất nước Điềunày được thé hiện đặc biệt rõ nét ké từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đảng
khởi xướng và lãnh đạo.
Các công trình nghiên cứu cũng chỉ rõ vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông
thôn, nơi cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công
nghiệp, thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ Đây cũng là
địa bàn trọng yếu về an ninh, quốc phòng, do đó phát triển kinh tế nông thôn không
chỉ góp phần ồn định nền kinh tế quốc dân mà còn là cơ sở để giữ vững ổn địnhchính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ tô quốc
Các công trình nghiên cứu về tình hình kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngoạithành thành phố Hà Nội đã đề cập ở những mức độ khác nhau sự lãnh đạo, chỉ đạocủa Đảng bộ Thành phố đối với công tác này, qua đó giúp cho việc nhận thức vàtiếp cận vấn đề của tác giả luận án được thuận lợi hơn
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là những tài liệu hết sứchữu ích, cung cấp cơ sở lý luận để tác giả luận án vận dụng khi nghiên cứu đề tài
Sự kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu sẽ được chú thích khi trích dẫnhoặc đưa vào phần tài liệu tham khảo nhăm đảm bảo tính trung thực trong khoa học,qua đó cũng thể hiện sự tôn trọng và ghi nhận những đóng góp của các tác giả đi
trước giúp tác giả luận án có thé hoàn thành công trình nghiên cứu của mình.
21
Trang 30CHƯƠNG 2
CHỦ TRƯƠNG VA SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIEN KINH TE NGOẠI THÀNH
CUA DANG BỘ THÀNH PHO HÀ NỘI TỪ NĂM 1991 DEN NĂM 2000
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế ngoại
thành của Đảng bộ thành phố Hà Nội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung
tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục
kinh tế và giao dịch quốc tế Với lịch sử phát triển lâu đời, Hà Nội là nơi hội tụ, kết
tinh, lan tỏa rộng lớn, tác động trực tiếp tới quá trình phát triển của vùng Bắc bộ.Đồng thời, Hà Nội có khả năng khai thác thị trường của vùng và của cả nước đề sảnxuất, tiêu thụ sản phẩm công, nông nghiệp và dịch vụ
Từ năm 1954 đến nay, địa giới hành chính thành phố Hà Nội bốn lần đượcđiều chỉnh, trong đó có ba lần điều chỉnh theo hướng mở rộng (vào các năm 1961,
1978 và 2008), một lần thu hẹp (năm 1991) Tương ứng với những lần điều chỉnh,
diện tích và dân số Hà Nội cũng có sự thay đối, từ diện tích 152,2km’, dân số
436.234 người năm 1954 tăng lên 586,3km”, 910.000 người năm 1961; năm 1978diện tích là 2.123km”, dân số 2.500.000 người; năm 1991 thu hẹp còn 921,8km’,dân số 2.052.000 người Lần gần nhất vào năm 2008, Hà Nội được điều chỉnh mởrộng với diện tích 3.344,7km”, dân số 6.232.940 người, gấp 3,6 lần diện tích trước
khi mở rộng, bang 7,2% diện tích ca nước [164, tr.362-365]
Trong lần điều chỉnh năm 1991, trên cơ sở xem xét kiến nghị của Hà Nội, BộChính trị đã đồng ý phương án điều chỉnh theo hướng thu hẹp khu vực ngoại thành
Ngày 12/08/1991, Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ra nghị quyết điều chỉnh địagiới hành chính thành phố Hà Nội còn 921,8km”, dân số 2.052.000 người bao gồm
4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành Do quá trình đô thị hóa, trong các năm
1995 - 1996, Hà Nội thành lập thêm các quận Tây Hồ (trên cơ sở một số phường cũcủa quận Ba Đình và một số xã của huyện Từ Liêm), Thanh Xuân (trên cơ sở một
số phường cũ của quận Đống Đa và một số xã của huyện Thanh Trì) và Cầu Giấy
(trên cơ sở một số thị tran và xã của huyện Từ Liêm) Đến năm 2004, Hà Nội lập
thêm hai quận mới là Long Biên (trên cơ sở cắt chuyển 10 xã và 3 thị trấn củahuyện Gia Lâm) và quận Hoàng Mai (cắt chuyền 5 phường của quận Hai Bà Trung
và 9 xã của huyện Thanh Trì).
22
Trang 31Như vậy, tính đến ngày 31/07/2008, Hà Nội gồm có 9 quận nội thành: BaĐình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy, Long
Biên, Hoang Mai và 5 huyện ngoại thành: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh
Tri, Từ Liêm Tổng diện tích của Hà Nội là 921,8kmỶ, dân số 3.145.300 nguoi,
trong đó nội thành Hà Nội có diện tích 84,3km2, chiếm khoảng 9%; khu vực ngoại
thành còn 836,7km”, chiếm 91% diện tích toàn thành phó Địa giới Hà Nội phía
đông giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng yên, phía tây giáp tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phúc,phía nam giáp tỉnh Hà Tây và phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên
Về đặc điển tự nhiên: đại bộ phận đất đai ngoại thành Hà Nội năm trongvùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối băng phang với độ caotrung bình từ 5 - 20m so với mực nước biên, ngoại trừ một phần khu vực đổi núi ởphía bắc và tây bắc huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độcao từ 20 - 400m với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim cao 462m Dat có thế thấp dần
từ bắc xuống nam và từ tây sang đông hình thành hai vùng chính là đồi núi và đồng
băng Vùng đồi núi với diện tích chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên tập trung chủyéu ở phía tây bắc huyện Sóc Son, địa hình khá phức tạp, tầng đất rất mỏng, đất bịxói mòn, rửa trôi không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Vùng đồng bằng chiếmtới 00% diện tích tự nhiên bao gồm toàn bộ nội thành và các huyện Đông Anh, GiaLâm, Từ Liêm, Thanh Trì và một phần phía nam của huyện Sóc Sơn, bao gồm batiêu vùng: tiểu vùng 1 nằm ở phía bac của Hà Nội, chuyên tiếp từ vùng đồi núixuống đồng bằng, gồm phía nam huyện Sóc Sơn và phần lớn diện tích huyện ĐôngAnh Đây là vùng đất bạc màu, địa hình lượn sóng, dốc thoải; tiéu vùng 2 chiếm ganhết lãnh thổ còn lại của Hà Nội, tập trung chủ yếu ở Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm.Đây là vùng khá băng phăng, đất đai màu mỡ, thích hợp với việc trồng các loại câylương thực, rau màu, hoa, cây ăn quả và cây công nghiệp; tiêu vùng 3 là vùng bãibồi ngoài đê, nằm dọc theo các trién sông lớn, bao gồm hai vùng đất phù sa cũ (phía
tả ngạn sông Hồng) khả năng chịu nén tốt và đất phù sa mới (Gia Lâm, Thanh Trì,
Từ Liêm) hình thành trên nền đất yếu hơn
Đất đai ngoại thành tuy không lớn nhưng khá phong phú, màu mỡ, thuận lợicho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với các loại cây trồng cógiá trị kinh tế cao và khả năng dành quỹ đất cho phát triển công nghiệp, đô thị
Khí hậu ngoại thành mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa 4mvới hai mùa chủ yếu trong năm là mùa nóng 4m và mùa khô hanh Giữa hai mùanóng âm và khô hanh có các thời kỳ chuyên tiếp khí hậu tạo nên khí hậu bốn mùa
xuân, hạ, thu, đông Nhiệt độ không khí trung bình năm của Hà Nội khá cao, khoảng
23
Trang 3224°C Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm lên tới 12,5C Nhiệt
độ không khí tối đa có thể lên trên 40°C và tối thiêu có thể xuống 5°C kéo dài 7 - 12
ngày Độ âm trung bình các tháng trong năm dao động từ 80% đến 88% Hướng gió
thịnh hành là hướng Đông Nam vào mùa nóng 4m và hướng Đông Bắc vào mùa khô
hanh Lượng mưa trung bình vào khoảng 1.250mm - 1.870mm với số ngày mưa trongnăm là 140 ngày, phân bố không đều và hình thành hai mùa Mùa mưa thường tậptrung tới 85% lượng mưa cả năm và chiếm đến 1.440mm - 1.500mm
Chế độ thủy văn của ngoại thành Hà Nội tương ứng với đặc điểm của địa
hình và khí hậu, chia ra làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ trùng với
mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 Lũ cao nhất vào tháng 8, lượng nướcchiếm tới 70% - 75% tông lượng nước cả năm Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa lũ,
dài tới 7 tháng, từ tháng 11 đến tháng 5 hàng năm Lượng nước mưa và mực nước
sông thấp nhất vào tháng 3
Là địa bàn có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó hệ thống sông Hồng
chảy qua địa phận Hà Nội dài khoảng 54km bao gồm một số sông nhánh: sôngNhuệ, sông Day, sông Tích ở phía hữu ngan, sông Đuống ở phía tả ngạn trên địa
bàn các huyện Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm; hệ thong sông Thai Binh
chảy qua phía đông bắc gồm các sông nhánh: sông Công, sông Cà Lồ, sông Cau
trên địa bàn các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn Các sông ngòi tự nhiên trên
được nối với nhau bởi khá nhiều sông đào, kênh dẫn nước, thông qua các công đê.Ngoài ra, ngoại thành Hà Nội còn có nhiều hồ đầm tự nhiên, vừa tạo cảnh quan, vừa
để tiêu và tưới nước Nguồn nước dôi dào và khả năng khai thác lượng nước ngầmlớn là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng như đáp ứng cho nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện
Ngoại thành Hà Nội còn là vùng đất cô với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, nhiều di tích cách mạng tiêu biểu Trên toànthành phố có khoảng 1.744 di tích lịch sử văn hóa với mật độ di tích tập trung khá
day đặc: 2 di tích/1km”, trong đó tập trung nhiều ở vùng ngoại thành với nhiều hội
làng, hội vùng và hội của cả nước với khoảng 259 lễ hội dân gian Trong các loại
hình trình diễn dân gian, đặc sắc nhất là múa rối nước, có nguồn gốc rất lâu đời vàtập trung ở huyện Đông Anh Vùng nông thôn ngoại thành cũng là một vùng đất rấtgiàu tiềm năng, thế mạnh phát triển ngành nghé thủ công truyền thống như làmgốm, dệt lụa, chế tác đồ gỗ, cơ khí Day là những tiềm năng rất lớn để chuyên
dịch CCKT nông thôn theo hướng CNH, HDH.
24
Trang 33Hà Nội từ xưa đã là trung tâm chính tri, kinh tế, văn hóa của đất nước Vị trí
trung tâm của Hà Nội đối với cả nước đã được tạo lập trải qua hàng ngàn năm lịch
sử Sau gần 1000 năm, Hà Nội ngày nay và Thăng Long xưa khác nhau nhiều về địa
lý tự nhiên nhưng những ưu việt của điều kiện địa lý và tự nhiên vẫn tạo những thếmạnh cho Hà Nội mà hiếm đâu sánh được Trên mảnh đất linh thiêng này đã hìnhthành truyền thống văn hóa, văn hiến sâu đậm tính nhân văn với những người thợnoi tiếng khéo léo tay nghề, với những nhà văn, nhà tho, nhà giáo dục tiêu biểu
Người Thăng Long, Tràng An, Kẻ Chợ được nhân dân cả nước mến mộ gọi là
người kinh kỳ tài hoa, thanh lịch.
Về kinh tế - xã hội: Hà Nội là một đầu mối giao thông chính của cả nước Từ
Hà Nội có thể đi tới các tỉnh, thành phố trong cả nước một cách thuận lợi bằng
nhiều phương tiện giao thông Hà Nội có 2 sân bay gồm sân bay quốc tế Nội Bài,
sân bay nội dia Gia Lam (không kể sân bay quân sự Bạch Mai) và là đầu mối của 4
tuyến đường sắt, 5 tuyến quốc, 2 cảng sông (cảng Hà Nội và cảng Khuyến Lương)
Điều đó giúp cho Hà Nội gắn bó chặt chẽ với các trung tâm kinh tế, các tỉnh trong
cả nước và với các nước khác trên thế giới, tiếp nhận kịp thời và chuyển đi nhanh
chóng các thông tin cần thiết, các thành tựu khoa hoc - công nghệ trong cả nước vàtrên thé giới
Hà Nội nằm trong trọng điểm vùng phát triển kinh tế phía bắc gồm Hà Nội
-Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh, được xác định là trung tâm
động lực của vùng nên được đầu tư phát triển lớn sẽ có tác động lớn đến vùng kinh
tế ngoại thành
Là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia nên địa bàn Hà Nội tập trung
các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, các tô chức chính trị - xã
hội, các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các văn phòng đại diện của các tô chứcquốc tế Hà Nội cũng là địa bàn tập trung các cơ quan nghiên cứu khoa học với rấtnhiều các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đăng, trung học chuyên nghiệp
và các trường dạy nghé, trong đó có nhiều trường đóng trên địa bàn các huyện ngoại
thành (Đại học Nông nghiệp I ở Gia Lâm, Dai học Công nghiệp Ha Nội ở Từ
Liêm) Với mật độ dân cư đông đúc, mức sống cao, sức mua lớn nên đây là thịtrường lớn cho các sản phẩm hàng hóa công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nôngnghiệp thúc đây chuyên dịch CCKT, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung củaThủ đô cũng như của đất nước Cư dân tứ xứ hội tụ về Hà Nội đem theo nhữngphong tục, lề thói địa phương rồi được chắt lọc, nâng cao Trong số những tính cách
tạo nên nét thanh lịch của người Hà Nội phải kế đến các đặc trưng riêng như hài
25
Trang 34hòa, hiếu học, chuyên cần, hào hoa và sáng tạo Chính từ đó mà tạo nên mặt bằng
dân trí cao Nhân dân Hà Nội nhanh nhạy với cái mới, có nhiều yếu tố thuận lợi
trong quá trình CNH, HĐH thành phó
Theo số liệu niên giám thống kê hàng năm do Cục thống kê Thành phố công
bố hàng năm, dân số Hà Nội năm 1991 là 1.826,2 triệu người, năm 1995: 2.335,4
triệu người, năm 1998: 2.565,5 nghìn người, năm 2001: 2.812,2 nghìn người, năm
2005: 3.235,4 nghìn người, năm 2007: 3.488,7 nghìn người, trong đó dân số ngoại
thành tương ứng các năm là 953,0 nghìn người (1991), 1.253,0 nghìn người (1995),
1.206,8 nghìn người (1998), 1.305,8 nghìn người (2001), 1.212,7 nghìn người
(2005), 1.306,3 nghìn người (2007) Điều đó cho thay nguồn lao động ở ngoại thànhkhá dồi dào
Về mặt chất lượng, đa số lao động ngoại thành là lao động trẻ, có trình độ
văn hóa tốt nghiệp cấp II trở lên Đây là yếu tố thuận lợi cho nền sản xuất hàng hóa
đòi hỏi ngày càng cao khả năng tiếp thu kiến thức, áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật vào sản xuất Tuy nhiên, do tỷ lệ tăng dân số khá cao nên sức ép về việc làm
cho người lao động đặt ra khá gay gắt
2.1.2 Thực trạng kinh té ngoại thành trước năm 1991Sau năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, đưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và nhân dân thành phố Hà Nội cùng với nhân dân cả
nước bước vào thời ky mới: thời ky cả nước quá độ đi lên CNXH, thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Trong giai đoạn từ 1975 - 1985, tình hình kinh tế - xã hội đứng trước nhữngkhó khăn thử thách to lớn: đất nước vừa ra khỏi chiến tranh với hậu quả hết sức
nặng né; cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém; nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ
yếu; các thế lực thù địch bao vây chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.Bên cạnh đó, trong công tác lãnh đạo của Đảng, nhất là trong lĩnh vực lãnh đạo pháttriển kinh tế, đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng Đường lối phát triển kinh
tế do Đại hội lần thứ IV (tháng 12/1976) và Đại hội lần thứ V (tháng 03/1982) đề ravới chủ trương xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp trên phạm vi cả nướckhông xuất phát từ đặc điểm tình hình đất nước sau năm 1975 dẫn đến việc thựchiện các mục tiêu kế hoạch đề ra đều không đạt yêu cầu CCKT mat cân đối, đờisống của các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế xã hộingày càng bộc lộ gay gắt
Bước sang năm 1986, tình hình tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, kinh
tế lâm vào cuộc khủng hoảng tram trong, muc tiéu én dinh tinh hinh kinh tế - xã
26
Trang 35hội, ôn định đời sông nhân dân không thực hiện được Thực tế đó đặt ra một yêu
cầu khách quan có tính sống còn đối với sự nghiệp cách mạng là phải xoay chuyển
tình thế, tạo chuyên biến có ý nghĩa quyết định trên con đường đi lên CNXH
Trước tình hình đó, Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986)
được triệu tập và đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó chủ trương
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đổi mới cơ chế quản lý, lập lại trật
tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế; sắp xếp lại sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất
kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và hiệu quả
Nhằm đưa nền kinh tế sớm thoát khỏi khủng hoảng, rối ren, mat cân đối, Đạihội xác định phải sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong đó các
ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại sản xuất có quy mô và trình độ kỹ
thuật khác nhau phải được bồ trí cân đối, liên kết với nhau, phù hop với điều kiện
thực tế, dam bảo nền kinh tế phát triển 6n định [65, tr.47]
Trong bố trí CCKT, Đại hội chủ trương đưa nông nghiệp lên mặt trận hàngđầu, tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phâm, hàngtiêu dùng và hàng xuất khẩu, xem đây là sự cụ thể hóa nội dung chính của côngnghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH Đại
hội VI cũng chỉ rõ, trong toàn bộ quá trình xây dựng CNXH không được tách rời
nông nghiệp với công nghiệp, không thể chỉ coi trọng nông nghiệp hoặc công
nghiệp, nhưng trong giai đoạn này phải thật sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng
đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn XHCN [65, tr.48]
Những quan diém đổi mới tại Đại hội lần thứ VI trước đó đã được đưa về cácĐảng bộ địa phương thảo luận và chuẩn bị theo tinh thần và định hướng trên Tháng10/1986, Đại hội đại biéu Dang bộ thành phố Hà Nội lần thứ X (từ ngày 17 đến23/10/1986) được tô chức Đại hội nhận định, công cuộc cải tạo và xây dựng Thủ
đô trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, g1ao thông vận tải,
lưu thông phân phối; trên mặt trận văn hóa, giáo dục, y tế, quốc phòng và an ninhcũng như những kinh nghiệm tích lũy được trong việc xử lý các vấn đề kinh tế - xãhội phức tap trong thời kỳ khó khăn vừa qua tạo ra tiền đề cần thiết dé đây nhanhquá trình xây dựng và phát triển Thủ đô
Bên cạnh những mặt tích cực, Đại hội cũng chỉ rõ những yếu kém và sai lầmnghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy dẫn đến những khókhăn to lớn Vận dụng những quan điểm đổi mới được trình bày trong dự thảo vănkiện Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đại hội Đảng bộ thành phó lần thứ X
đề ra phương châm hành động:
27
Trang 36Phải that sự đổi mới nhận thức, đổi mới phong cách làm việc, đôi mới tổ
chức và cán bộ trong tất cả các cấp, các ngành của thành phó, trên tất cả
các lĩnh vực công tác Mọi công việc phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hộilàm mục tiêu Phải coi trọng tô chức công tác thực tiễn một cách cụ thé,
tỉ mi Phải chuyển mạnh từ cách làm ăn theo lối cũ, quan liêu, bao cấpsang hoạt động năng động, sáng tạo, hạch toán kinh tế và kinh doanh xãhội chủ nghĩa, không ngừng tăng năng suất và hiệu quả, nâng cao chấtlượng và tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội [12, tr.56]
Trên tinh thần đó, Đại hội dé ra mục tiêu phan đấu trong những năm tiếptheo nhằm 6n định được tình hình kinh tế - xã hội của Thủ đô bao gồm: ồn định
cung ứng vật tư, năng lượng, điều kiện kỹ thuật để phát triển sản xuất đều đặn và
có hiệu quả; ổn định đời sống của nhân dân, bảo đảm cung ứng hàng hóa cho tiêu
dùng cả số lượng, chất lượng và thời gian; lập lại kỷ cương và trật tự xã hội chủ
nghĩa trong quản lý kinh tế, quản lý đô thị và trên thị trường thành phố; khôi phụcnhững giá trị văn hóa và tinh thần, giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp củangười Hà Nội, bảo đảm vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đồngthời chuẩn bị các tiền đề vật chất - kỹ thuật, cán bộ và tổ chức cho sự phát triểncủa thủ đô theo một chiến lược kinh tế - xã hội thích hợp với điều kiện cụ thể của
đất nước [12, tr.57-58]
Đại hội nhận định, một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý mới ồn định và phát
triển được và dé ra chủ trương phải điều chỉnh phương án bồ trí CCKT, từng bướcxây dựng CCKT hợp lý dé sớm làm cho Thủ đô trở thành trung tâm lớn về kinh tế,
trung tâm văn hóa và khoa học kỹ thuật và một trung tâm giao dịch quốc tế của cả
thoát nước, cấp điện, giao thông công cộng, thông tin liên lạc phải
28
Trang 37được xây dựng và từng bước hiện đại hóa dé đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của một trung tâm công nghiệp lớn của hàng triệu người làm việc
sinh sống Kinh tế đối ngoại bao gồm cả xuất nhập khẩu và các quan hệhợp tác kinh tế dưới mọi hình thức giữa Hà Nội với thủ đô các nướcXHCN và các nước khác, phải được mở rộng nhanh chóng dé sử dụng cóhiệu quả sự phân công hợp tác quốc tế [12, tr.61]
Nhiệm vụ đặt ra cho ngoại thành được Đại hội xác định chủ yêu tập trungvào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩmcho nông dân, đồng thời cung ứng phần quan trọng thực phẩm cho nhu cầu tiêudùng của nhân dân nội thành, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và nông sản
xuất khẩu Nehị quyết Đại hội nêu rõ:
Nông nghiệp phải xây dựng được vành đai thực phâm, chú ý phát triểnmạnh sản xuất lương thực và thực phẩm, cung ứng nhiều nông sản chotiêu dùng và xuất khẩu, tăng thêm nguyên liệu cho công nghiệp Từng
bước cơ giới hóa và bước đầu điện khí hóa nông thôn, thực hiện các
chính sách khuyến khích sản xuất phát triển [12, tr.1 15]
Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội từ sau Đại hộilần thứ X diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến
hết sức phức tạp Các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đang lâm vào cuộc
khủng hoảng toàn diện, sâu sắc; tình hình kinh tế - xã hội của đất nước vẫn còn gay
gắt, những sai lầm khuyết điểm do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp dé lại chậmđược khắc phục, đất nước tiếp tục bị bao vây cắm vận về kinh tế; là thời kỳ đan xen
giữa hai cơ chế, trong đó cơ chế kế hoạch hoá tập trung vẫn còn chi phối mạnh mẽ,
cơ chế thị trường mới bước đầu hình thành vẫn chưa phát huy được hiệu quả
Căn cứ theo Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ X, từ năm 1986 đến năm
1990, Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo nhân dân các huyện ngoại thành khắc
phục khó khăn đây mạnh phát triển sản xuất.
Với ngành nông nghiệp, trước thực trạng nông nghiệp phát triển chững lại và
có chiều đi xuống cùng sự bộc lộ một số hạn chế của việc khoán sản phẩm, tháng07/1987, Thành ủy Hà Nội dưới sự chi đạo của Trung ương tiến hành thí điểm đôimới công tác quản lý sản xuất trong nông nghiệp ở 5 HTX ngoại thành nhằm hoàn
thiện cơ chế khoán Tổng kết kinh nghiệm của đợt thí điểm này, ngày 04/01/1988,
Thường vụ Thành ủy ra Chi thị số 10 về “Khodn theo đơn giá, thanh toán gontrong các hợp tác xã nông nghiệp” nhằm trién khai cơ chế khoán mới ra các HTXtrong toàn thành phó Nội dung chính của Chi thị là thực hiện gắn kế hoạch sản xuất
29
Trang 38với kế hoạch phân phối ngay từ đầu, xây dựng các định mức đơn giá làm căn cứ để
xây dựng kế hoạch và giao khoán cho xã viên về cả giá trị và hiện vật Đây cũng là
sự thử nghiệm con đường đi mới cho sản xuất nông nghiệp toàn quốc Trên cơ sởtổng kết thực tiễn, Đảng cộng sản Việt Nam đề ra chủ trương đổi mới toàn diện hệthống quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn bằng Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày
05/04/1988.
Quán triệt theo tinh thần của Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, nông nghiệpngoại thành Hà Nội giai đoạn này đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Trồngtrọt với các loại cây trồng trong từng mùa vụ được bồ trí hợp lý hơn căn cứ vào điềukiện thời tiết và đặc điểm của từng vùng, do đó giúp nâng hệ số sử dụng ruộng đất
từ 1,73 lần năm 1985 lên 1,95 lần năm 1990 Những chân ruộng cao thiếu nước tưới
được chuyên sang các loại cây trồng cạn như thuốc lá, lạc, đỗ tương, chè, dâu tằm
Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính hàng năm với loại cây trồng chính là cây ngôgop phan nâng cao hiệu qua quay vòng đất Các loại giống có năng suất cao được
đưa vào gieo trồng như các loại: giống lúa mới U9, C10, CR203, mộc tuyên, giống
ngô mới TSB2, MSB49, giống lạc Trạm Xuyên, lạc sen Nghệ An, B5000; diện tíchcác loại cây công nghiệp phát triển mạnh như lạc, ớt, thuốc lá mang lại nguồn thuchính cho nhiều hộ gia đình
Chăn nuôi mặc dù gặp khó khăn do thiếu thốn về lương thực song vẫn cóbước phát triển so với trước Số lượng đàn trâu, bò, lợn tăng trưởng đều hàngnăm; đàn gia cầm tăng nhanh về số lượng và chất lượng: nghề nuôi thả cá pháttriển mạnh, đã xuất hiện nghề nuôi cá lồng trên sông; mô hình VAC phát triểntrong kinh tế hộ gia đình, từ đó xuất hiện một số ngành nghề kỹ thuật mới như
chăn nuôi bò sữa, nuôi ong, trồng hoa, cây cảnh Lâm nghiệp thực hiện chủ
trương phủ xanh đất trống, đôi núi trọc, phong trào trồng rừng, trồng cây phântán, làm vườn quả Bác Hồ kết hợp nông nghiệp và lâm nghiệp phát triển mạnh
và đều khắp ở các xã
Công nghiệp, TTCN giai đoạn này có nhiều cố gắng vươn lên thích ứng dần
với cơ chế mới Các đơn vị công nghiệp trung ương và thành phố thực hiện cải tiến
quản lý, gắn sản xuất với thị trường nhờ vậy bước dau ôn định sản xuất Các đơn vịcông nghiệp địa phương tiến hành sắp xếp lại sản xuất, giảm biên chế gián tiếp, xâydựng chế độ khoán sản phẩm đến tổ nhóm người lao động, chuyển mạnh sang hạchtoán kinh doanh, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ cho sản xuất Cácngành tiêu thủ công nghiệp với nhiều ngành nghề đa dang được khôi phục như: chếbiến lâm sản, thực phẩm, sản xuất công cụ cầm tay, khai thác cát sỏi, vật liệu xây
30
Trang 39dựng, làm gạch ngói, xây dựng, mộc, nề, thêu, may, mây tre đan Thủ công nghiệp
của các hộ gia đình và tư nhân được khuyến khích phát triển, nhờ nhanh nhạy với
nhu cầu của thị trường nên đã tạo thêm nhiều mặt hàng mới, góp phần giải quyếtviệc làm cho nhiều lao động
Thương nghiệp, dịch vụ thực hiện chuyên mạnh sang hạch toán kinh doanh
góp phần thúc đây kinh tế hàng hóa phát triển và phục vụ đời sống nhân dân Tốc
độ tăng giá các mặt hàng bước đầu được kiểm soát, tiền mặt bớt căng thăng, đồngtiền bắt đầu có giá trị hơn
Cũng từ sau năm 1986, thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thành phầnkinh tế cá thể, tiểu chủ (kinh tế hộ gia đình) và thành phần kinh tế tư bản tư nhân đãxuất hiện Từ tháng 03/1987 thành phố đã ban hành nhiều quy định khuyến khíchcác thành phần kinh tế phát triển sản xuất Đến tháng 02/1989, Hội nghị Thành ủylần thứ 11 quyết định phát triển mạnh các thành phần kinh tế trên mọi lĩnh vực kinh
tế - xã hội Các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thé tiến hành tổ chức sắp xếplại sản xuất, tinh giảm biên chế cho gọn nhẹ, xác định lại phương hướng sản xuất
vươn lên thích ứng dần với cơ chế mới Hoạt động của các HTX cũng được cải tiền,
cơ chế khoán được áp dụng, các khâu trung gian trong bộ máy hành chính đượcgiảm bớt, các HTX chú trọng vào việc làm dịch vụ hỗ trợ sản xuất thay vì tổ chức
và điều hành sản xuất như trước kia
Về CCKT vùng, do diện tích ngoại thành được mở rộng nhằm giải quyết nhu
cầu lương thực, thực phẩm của Thủ đô nên trong chi đạo phát triển kinh tế ngoại
thành giai đoạn nay cũng chú ý đến đặc điểm và điều kiện của từng địa phương dé
có phương án bố trí phù hợp, nhưng trên thực tế công tác này chưa được quan tâm
đúng mức.
Đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế Thủ đô và đất nước, trong giaiđoạn từ năm 1986 đến năm 1990, kinh tế ngoại thành Hà Nội đã đạt được một số
kết quả bước đầu làm tiền dé cho giai đoạn tiếp theo'
Sản xuất nông nghiệp mặc dù bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp, độ
màu mỡ của đất không đồng đều, nhưng với trình độ thâm canh và sự đầu tư cao
nên hệ số sử dụng đất đạt 2,1 lần, vụ đông chiếm 43,8% diện tích canh tác Năngsuất cây trồng đã được nâng cao hơn so với trước: lúa 32,7 tạ/ha/vụ (năm 1988 31
' Đánh giá này dựa vào kết quả thực hiện trên dia ban các huyện Dong Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm, Sóc Sơn (5 huyện được chuyền giao về thành phố Hà Nội năm 1991) và được sử dung làm căn cứ dé xây
dựng Chương trình kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới Thủ đô của Thành ủy Hà Nội.
31
Trang 40tạ/ha), ngô 24,3 tạ/ha/vụ (năm 1988 21,9 tạ/ha), rau 18 tắn/ha/năm Tổng giá trị sảnxuất nông nghiệp đạt 215.690 triệu đồng (giá năm 1989), trong đó trồng trọt125.386 triệu đồng, chăn nuôi 90.304 triệu đồng (xem phụ lục 1) Trình độ thâmcanh trong chăn nuôi cao, tỷ lệ lợn lai kinh tế chiếm 87% đàn lợn, trọng lượng xuất
chuông bình quân đạt 87 kg/con Thịt lợn xuất chuồng đạt 20 - 21.000 tan 70 đến
80% đàn bò được cải tạo bằng phương thức sind hóa Diện tích nuôi cá thâm canh
đạt 7 - 8 tắn/ha/năm Tổng sản lượng lương thực - thực phẩm đạt được trong mộtnăm là: lương thực 217.000 tan, rau 86.000 tan, lạc 3.340 tan, đậu tương 2.900 tan,
thuốc lá 2.000 tan Đàn trâu bỏ lên tới 61.500 con, 300 tan sữa tươi, 800 tan thịt trâu
bò, 5.000 tấn cá, 17 - 18 triệu quả trứng, 2.500 tan thịt gia cầm Không những tựđảm bảo lương thực, thực pham tại chỗ, các huyện còn cung cấp một phan lươngthực, 80% rau xanh, 45 - 50% thịt các loại, 20% trứng va 30% cá tươi cho nhu cầucủa thành phố [31]
Nhiều ngành nghề thủ công truyền thống như thảm, thêu, mỹ nghệ, gốm sứ,điêu khắc được giữ vững, thu hút khoảng 2,5 - 3 vạn lao động, hàng năm xuấtkhẩu dat 2 - 3 triệu đô la Mỹ Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiêu thủ công nghđạt 47.691 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 29,4% toàn thành phô) với tổng số cở sở sảnxuất 4.056 Một số ngành có giá trị kinh tế cao như gốm sứ đạt 10.023 triệu đồng(toàn thành phố 15.005 triệu đồng); may mặc 1.672 triệu đồng (toàn thành phố
11.838 triệu đồng); sản xuất chế biến gỗ 6.942 triệu đồng (toàn thành phố 14.249
triệu đồng); sản xuất vật liệu xây dựng 7.798 triệu đồng (toàn thành phố 12.066
triệu đồng); chế biến lương thực 4.690 triệu đồng (toàn thành phé 7.090 triệu đồng);
chế biến thực phẩm 1.546 triệu đồng (toàn thành phố 5.934 triệu đồng) [31]
Thương nghiệp, dịch vụ cũng có bước phát triển Các huyện đã xây dựng
được tổng số 50 chợ, số hộ tư thương và dịch vụ thương nghiệp lên tới 13.631 hộ
(trong tổng số 157.823 hộ, chiếm 28,3% số hộ làm dịch vụ thương mại toàn thành
phố) (xem phụ lục 2) Chỉ số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ bình quân 132,0%, trong đó
chỉ số hàng hóa là 132,5%, dịch vụ 123,0% [52]
Cơ cấu lao động ngoại thành cũng có sự chuyên dịch theo hướng tăng lao
động trong ngành công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ, giảmlao động trong nông nghiệp Năm 1990, tổng số lao động khu vực ngoại thành là312.011, trong đó lao động ngành nông nghiệp là 269.945, lao động các ngành nghềkhác 42.066 (lao động công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp 26.988 người; lao động
thương mại, dịch vụ 15.078 người) [52].
32