1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 1996 đến năm 2015

227 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ TÚY

DANG BỘ TINH DONG NAI

LANH ĐẠO PHAT TRIEN NGUON NHÂN LUC

TU NAM 1996 DEN NAM 2015

HA NOI - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ TÚY

DANG BỘ TINH DONG NAI

LANH ĐẠO PHAT TRIEN NGUON NHÂN LUC

TU NAM 1996 DEN NAM 2015

Chuyén nganh: Lich su Dang Cong san Viét NamMã số: 62 22 03 15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGÔ ĐĂNG TRI

HÀ NỘI - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được

thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Ngô Đăng Tri - Khoa Lịch sử, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các số liệu, kết quả trong luận án là hoàn toàn trung thực, đảm bảo tínhkhách quan Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Tôi xin hoàn

toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này.

Hà Nội, ngày tháng 2021

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Túy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án, Nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡ

của tẬp thé lãnh đạo, của các nhà khoa học, của quý Thay, Cô giáo các cơ sở dao

tạo, các cơ quan nghiên cứu.

Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý Thầy, Cô trong

khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà

Nội đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt tri thức, kỹ năng cho Nghiên cứu sinh trong suốt

thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa.

Xin được trân trọng cảm ơn cơ sở dao tạo (Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà N6i), xin được cảm ơn cơ quan nơi Nghiên cứu

sinh công tác (Trường Dai học Đồng Nai) đã tạo mọi điều kiện tốt nhất dé Nghiên

cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ.

Xin gửi lời cảm ơn tới quý Thay, Cô và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ,khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Nghiên cứu sinh trong quá tình học tập.

Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, ban bẻ đã luôn

quan tâm, động viên trong suốt quá trình học tập.

Đặc biệt, Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS NgôĐăng Tri - người Thay đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ dé Nghiên cứu sinh

hoàn thành luận án này Trân trong cam on!

NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Thị Túy

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CNH, HDH: Công nghiệp hóa, hiện dai hóa

CTQG: Chính trị quốc gia

FDI: Foreign Direct Investment (dau tư trực tiếp nước ngoài)

GD-ĐT: Giáo dục-Đào tạo

GDP: Tổng thu nhập quốc dân

GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn

HDI: Human Development Index (chỉ số phát triển con người)

HĐND: Hội đồng Nhân dân

HTCT: Hé thong chinh tri

KH-CN: Khoa học-công nghệ

KT-XH: Kinh tế-xã hội

NNL: Nguồn nhân lực

Nxb: Nhà xuất bản

UBND: Ủy ban nhân dân

WB: World Bank (Ngân hàng thế giới)

WTO: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)

Trang 6

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực ở nước ngoài 131.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước về phát triển nguôn nhân lực 171.1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến van dé nguôn nhân lực và lãnh đạophát triển nguôn nhân lực ở tỉnh Đồng Ndi ec-scesceeceecsecseesessessesetseeseeseesesse 291.2 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố liên quan đếnđề tài và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu . ° 5 341.2.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bó liên quan đến

5-0 PPẼẺ8A 341.2.2 Những nội dung luận án tập trung nghiÊH CứỨU «<< <++c+ssss 38

Tiểu kết chương c2 s£ s£©s£ssESs£Es£ES£ES4ESsEEseESSE33E25E2593935252259 592 39Chương 2: CHU TRƯƠNG VÀ SỰ CHÍ DAO CUA DANG BỘ TỈNH DONGNAI VE PHÁT TRIEN NGUÒN NHÂN LỰC TỪ NĂM 1996 DEN NĂM 2005

2.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về pháttriển nguồn nhân lực và chủ trương của Đảng bộ tỉnh s s« 40

2.1.1 Những yếu to tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tinh Đồng Nai về phát

triển nguồn HhÂẬN ÏỰC SG HH Họ Hà 40

Trang 7

2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai -5-©5c©52cccccectccrsrereeres 55

2.2 Sự chỉ đạo của Dang DO o- s5 <5 5< sọ cọ TH 0000960060

2.2.1 Chỉ đạo công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực -. - 602.2.2 Chỉ đạo công tác đào tạo, bôi dưỡng phát triển nguôn nhân lực 64

CAC MAL (1996-2005) - << <<< s59 3 990E0898963088.40460050080000000000000040000084008 66

2.2.3 Chỉ đạo thu hút, đãi ngộ và tạo môi trường phát triển -5- 83Ti 80{ 8) T1 86

Chương 3: DANG BO TỈNH DONG NAI LANH ĐẠO DAY MẠNH PHÁTTRIEN NGUÒN NHÂN LỰC TỪ NĂM 2006 DEN NĂM 2015 883.1 Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về

phát triển nguồn nhân lực và chủ trương của Đảng bộ tỉnh .- 883.1.1 Những yếu tổ mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Dong Nai vềphát triển nguôn nhân lực - + 5+ c+SkeEk+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEE111111 111111 xe 88

3.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Dong Nai về đẩy mạnh phát triển nguồn

HHhÂẬN LUC cGGG S1 ST ng KT KH ket 1003.2 Sự chỉ đạo của Dang DO o- <5 <5 sọ cọ ng 000600103

3.2.1 Chỉ đạo day mạnh công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực 1033.2.2 Chỉ đạo đẩy mạnh công tác đào tạo, bôi dưỡng nâng cao chất lượng nguồnTDG UEC PPP07077Ẽ7578AA aẽ 109

CAC MEL (1996-2015) ả co << << < 9 0 0000000600006 6850 118

3.2.3 Chỉ đạo tăng cường đổi mới chính sách thu hút, dai ngộ và tạo môi trường

2/10/2811 133

Tidu két 0) 1 137Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM - 5-5 5c css©ssesse 139

4.1 Nhận XEt - 5 5- < 5< HH TH TH 0 T000 0090809600 139

4D, UU MiG mm 1394.1.2 nh 155

4.2 Một số kinh nghiệm -° 2s s22 ©Ss£Ss£EssEssESs£EseEsEsstsserserssrssesse 166

4.2.1 Nâng cao nhận thức của các cấp uy Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên

trong hệ thong chinh tri vé tam quan trong của phát trién nguon nhân lực đối với

sự phát triển bên vững của tỈHỈ +25 St+SE‡SE‡EE+E+E£EESEESEEEEEEEkrrrrerrerree 166

Trang 8

4.2.2 Đảng bộ tinh Đồng Nai chú trọng chỉ đạo kịp thời, đồng bộ hoạt động củacác tổ chức trong hệ thống chính trị tỉnh về phát triển nguồn nhân lực 169

4.2.3 Chi trong công tác quy hoạch, đào tao, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân

lực, nhất là nguồn nhân lực Chất WONG CŒO cằ SĂcSSScSSSSSseiseeersseeerseres 175

I0) 08{7)1 7 181KET LUAN 0 ,ÔỎ 183

DANH MỤC CONG TRÌNH KHOA HỌC ° 5 -s©css©cssessecsse 186

CUA TÁC GIÁ ĐÃ CÔNG BO LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN 186

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 ss©ss©sseessesssessee 187

PHU LUC

Trang 9

DANH MỤC CÁC BÁNG

Bảng 2.1: Tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị chia theo

địa phương (1996-22 Ï) d o6 %9 599 99 99.4999 99 99.9.9999 09009990089 4809 9ø79

Bảng 3.1: Cơ cau nhân lực khu vực hành chính, sự nghiệp theo trình độ chuyên môn

- kỹ thuật (đội ngũ CB, CC, viên CHỨC) có 5% 99 99.99 69050 009400800 116

Bảng 3.2: Thực hiện kế hoạch tài chính cho phát triển nhân lực

<9 0000 1 0 000910101.0100119000900080.01 000 132

Trang 10

Biểu đồ 2.3: Số lao động được tạo việc làm trong năm (1996-2005) 79

Biểu đồ 3.1: Cán bộ, công chức, viên chức được dao tạo, bồi dưỡng kiến thức các

MAt (1206-22 ÏẾ5) o- << 9 9 9 2 0.00 0 0000600400100 006 118

Biểu đồ 3.2: Tổng số lao động được giải quyết việc làm/ năm giai đoạn 2005-2010

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận án

Trong mọi thời đại, nguồn lực con người được xác định là nhân tố giữ vai tròquyết định sự phát trién của mọi quốc gia, dan tộc Theo chủ nghĩa Mac-Lénin, conngười là vốn quý nhất, là chủ thé phát triển của lich sử xã hội loài người Giảiphóng giai cấp, giải phóng con người; chăm lo bồi dưỡng, đào tạo, phát huy nhân tố

con người là nhiệm vụ trung tâm của các đảng cộng sản Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí

Minh đặc biệt coi trọng đến việc chăm lo, bồi dưỡng con người Bác nói: “Vì lợi íchmười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [92, tr.528],

hay “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa và có tưtưởng xã hội chủ nghĩa” [93, tr.604], là những con người vừa “hồng”, vừa “chuyên”,

vừa có “đức”, vừa có “tài”.

Năm 1996, Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội (KT-XH), bướcvào thời kỳ day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoa (CNH, HDH) đất nước Nhận

thức rõ vi trí, vai trò quan trọng của việc phat triển nguồn nhân lực (NNL) đối với sự

nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khăng địnhquan điểm con người là mục tiêu, là động lực, là nhân tố quyết định sự phát triển bềnvững của xã hội Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã khangđịnh: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt

Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

[42, tr.114-115] Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội (B6 sung, phát triển năm 2011) khang định: “Con người là trung tâm của chiếnlược phát triển, đồng thời là chủ thé quyết định sự phát triển” [48, tr.76].

Trong Chiến lược phát triển kinh tế và xã hội 2011 - 2020, Đảng Cộng sản ViệtNam tiếp tục khang định phát triển NNL là một trong ba khâu đột phá của chiếnlược chuyên đổi mô hình phát triển KT-XH của đất nước Đồng thời, coi phát triểnNNL chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia:

“Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào

việc đổi mới căn ban và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển

Trang 12

nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [48, tr.106] Văn

kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1-2016) tiếp tục khăng định: “Xâydựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu củachiến lược phát triển” [50, tr.126] Đây chính là bước chuyền biến tích cực củaĐảng trong việc chú trọng phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao, đánh dấuquá trình nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, toàn diện hơn vai trò của con ngườitrong sự phát triển KT-XH của đất nước Trên thực tế, cho đến năm 2015, NNL quadao tao ở nước ta ngày càng tăng lên Hệ thống giáo duc-dao tạo (GD-ĐT) các cấptừ cơ sở đến đại học, dạy nghề cả nước được tổ chức lại GD-ĐT được quan tâmđầu tư, chất lượng GD-ĐT có tiễn bộ Chủ trương đầu tư cho giáo dục là đầu tư

cho con người đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện và nhận

được sự ủng hộ của toàn xã hội Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác

phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về

sỐ lượng, chất lượng và cơ cau lao động Công tac quy hoạch, dao tao, bồi dưỡng

phát triển NNL còn nhiều bat cập, hiệu quả chưa cao Một số cơ chế, chính sách thuhút, đãi ngộ, tạo môi trường phát triển NNL chưa phù hop, thiếu sự đồng bộ, chưa

đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.

Đồng Nai là tỉnh có lịch sử gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, nơisản sinh ra nhiều giá trị văn hóa truyền thống Trong thời kỳ đổi mới, Đồng Nai làtỉnh nằm trong vùng tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía Nam, được coi là “bản lêchiến lược” có vai trò trọng yêu cả về phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng đốivới phát triển KT-XH của vùng Trung, Nam bộ và của đất nước Nơi đây có tỉ lệ

dân số khá đông, đứng thứ 5 so với cả nước, đứng thứ hai ở miền Nam (sau Thành

phố Hồ Chí Minh) Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, dân số trung bình năm 2015của toàn tỉnh ước tính 2.905.850 người, trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trởlên của cả tỉnh dat 1.746 nghìn người [31, tr.27] Với lợi thế về điều kiện tự nhiên,địa lý, con người, Đồng Nai đang ngày càng trở thành điểm sáng trong phát triển

kinh tế, có tốc độ tăng trưởng cao (GDP của tỉnh liên tục tăng cao và ồn định trên12%) Tỉnh tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào quá trình hoàn thiện thê chế

Trang 13

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần cùng với cả nước thựchiện thắng lợi các nghị quyết của Dang Cơ cấu kinh tế chuyền dịch theo hướng tích

cực, đúng định hướng Hệ thống đào tạo nghề được tập trung đầu tư theo hướng xãhội hóa, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động Cơ cau nhân lực qua

đào tạo theo các ngành kinh tế chuyên dịch ngày càng hợp lý hơn, phù hợp vớichuyên dich cơ cau kinh tế của tinh, chất lượng nhân lực ngày càng được nâng lên

Đạt được những thành tựu trên là do Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã quán triệt, vận dụngsáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vao thực tiễncủa địa phương, không ngừng hoàn thiện chủ trương và tích cực chỉ đạo phát triểnNNL, coi đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, NNL của Đồng Nai còn bộclộ nhiều hạn chế, bat cập như: sự chuyền dich cơ cau kinh tế và cơ cấu lao động cònchậm; hiệu quả tăng trưởng và sức cạnh tranh còn thấp; công tác quy hoạch chưađáp ứng được yêu cầu phát triển Chất lượng GD-ĐT chưa tương xứng với yêu cầuphát triển và hội nhập Đặc biệt, thiếu công nhân lành nghé, có trình độ kỹ thuật cao

đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Một bộ phậnnhân lực thiếu tính chuyên nghiệp và năng lực trong xử lý công việc, trong tácphong làm việc, ý thức kỷ luật lao động và các kỹ năng cần thiết khác Tỉ lệ lao

động đang làm việc qua đào tạo còn thấp so với nhu cầu sử dụng của các doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh Nhân lực có năng lực quản lý, nhất là quản trị doanhnghiệp vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng, thiếu các cán bộ có trình độ

chuyên môn cao và các chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực trọng yếu của tỉnh.Cơ cấu cán bộ giữa các ngành chưa phù hợp Cán bộ khoa học kỹ thuật cho nông

nghiệp ở cơ sở còn ít Thị trường lao động còn nhiều bất cập, tình trạng vừa thừa,vừa thiếu lao động trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất kinh doanh vẫn đangdiễn ra Dé khắc phục những hạn chế đang cản trở đến sự nghiệp CNH, HĐH, Đảngbộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX (2010) xác định phát triển NNL là một trong sáu bướcđột phá cần tập trung thực hiện: “Tap trung thu hút, đãi ngộ, dao tao, phat triểnnguồn nhân lực chất lượng cao, hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành đáp ứng

Trang 14

yêu cầu phát triển” [37, tr.30] Bước vào thời kỳ mới, cơ hội và thách thức đan xen

lẫn nhau, đòi hỏi phải có NNL thích ứng Do đó, vấn đề NNL, nhất là NNL chấtlượng cao trở thành yêu cầu cần thiết Nó không chỉ là yêu cầu tự thân của sự pháttriển KT-XH ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia mà hơn hết chính là yêu cầu của thời

đại, của cách mạng trong nước và thế giới đặt ra Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới cho

thấy chất lượng NNL và năng suất lao động ở Đồng Nai nói riêng và cả nước nóichung vẫn đang là nút thắt cản trở và kìm hãm tốc độ phát triển Nếu không đượctháo gỡ, khai thông, nó sẽ triệt tiêu mọi động lực của phat triển Vậy nên, lựa chọnđúng khâu đột phá sẽ tạo tiền đề, môi trường thuận lợi để khơi dậy mọi tiềm năngvà khai thác có hiệu quả các nguồn lực dé phát triển.

Từ thực tiễn đó, nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo pháttriển NNL trong thời kỳ đầu day mạnh CNH, HĐH đất nước nhằm khang địnhnhững thành tựu, chỉ ra những hạn chế, tìm ra nguyên nhân thành công cũng nhưchưa thành công Tổng kết kinh nghiệm làm cơ sở để tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng bộ đối với công tác này trong giai đoạn tiếp theo là cần thiết và cấp bách Vớiý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Đông Nai lãnh đạo phát

triển nguồn nhân lực từ năm 1996 đến năm 2015”, làm luận án Tiến sĩ, chuyên

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, khái quátnhững vấn đề về nội dung, phương pháp mà luận án có thể kế thừa và tiếp tụcphát triển.

- Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai

về phát triển NNL từ năm 1996 đến năm 2015.

Trang 15

- Khái quát chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về phát triển NNL, làm

rõ sự chỉ đạo về phát triển NNL từ năm 1996 đến năm 2015 qua 2 giai đoạn

(1996-2005) và (2006-2015).

- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nêu nguyên nhân của những ưu điểm,

hạn chế đó Rút ra các kinh nghiệm chủ yếu trong lãnh đạo thực hiện phát triển

NNL của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai từ năm 1996 đến năm 2015 dé vận dụng, phát

triển trong giai đoạn tiếp theo.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về phát triển

NNL từ năm 1996 đến năm 2015.

3.2 Phạm vi nghién cứu

- Về nội dung: Phát trién NNL là một van đề rộng, trong phạm vi nghiên cứu,

luận án tập trung làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai vềphát triển NNL trên các nội dung sau: (1) Chỉ đạo công tác quy hoạch phát triểnnguồn nhân lực; (2) Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực

(tập trung chủ yếu vào NNL cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các

cơ quan Nhà nước thuộc hệ thống chính trị; NNL chuyên môn kỹ thuật đối với khu

vực công nghiệp, thành thị và nông nghiệp, nông thôn ); (3) Chỉ đạo thu hút, đãi

ngộ và tạo môi trường phát trién.

- Về không gian: Địa bàn tỉnh Đồng Nai (gồm 1 thành phó, 1 thị xã và 9 huyện).- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm1996 đến năm 2015, qua 04 nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai khóa VI,VII và khóa VIII, IX Luận án lay mốc mở đầu nghiên cứu là năm 1996, năm Dang

bộ tập trung lãnh đạo phát triển NNL phục vụ giai đoạn đầu thời kỳ đây mạnh

CNH, HĐH đất nước; mốc kết thúc nghiên cứu là năm 2015, năm Đảng bộ tỉnhĐồng Nai tổng kết việc hoàn thành chương trình phát triển NNL giai đoạn 2 (2011-

2015) và mở đầu Dai hội Đảng bộ tinh lần thứ X (9/2015) Tuy nhiên, dé luận án có

tính logic, trong quá trình nghiên cứu luận án có đê cập đên một sô năm trước năm

10

Trang 16

1996 và sau năm 2015.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu4.1 Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-Lénin, tư

tưởng Hồ Chí Minh về phát triển NNL.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ yếu được sử dụng dé thực hiện luận án là phương pháp lich

sử và phương pháp logic.

- Phương pháp lịch sử dùng dé mô tả, tái hiện một cách khách quan quá trìnhĐảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo phát triển NNL từ năm 1996 đến năm 2015, qua 2

giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2005 và từ năm 2006 đến năm 2015.

- Phương pháp logic dùng dé làm rõ những van đề chủ yếu, trọng tâm trong

chủ trương và chỉ đạo thực hiện phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, tổng

kết, đưa ra nhận xét và đúc rút kinh nghiệm về sự lãnh đạo đó.

- Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như hệ thống hóa,so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp để làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo việc xâydựng, phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai từ 1996 đến năm 2015.

5 Nguồn tư liệu

Luận án dựa trên các nguồn tư liệu chủ yếu sau:

- Các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản củaNhà nước về đào tạo, phát triển NNL từ năm 1996 đến năm 2015 (Nghị quyết, Chỉ

thị, Quyết định )

- Các Nghị quyết, các Chương trình, Kế hoạch, các báo cáo của Ban Chấp

hành Đảng bộ (Tỉnh ủy), Ban thường vụ Tỉnh ủy và của các cấp bộ Đảng tỉnh ĐồngNai từ năm 1996 đến năm 2015.

- Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND)tỉnh, tài liệu của Chi cục thống kê tỉnh Đồng Nai, Sở Nội Vụ, Sở GD-ĐT, Sở Khoa

học - Công nghệ (KH-CN), Sở Lao động Thương Binh và Xã hội và các sở, ban,

ngành khác từ năm 1996 đến năm 2015.

11

Trang 17

- Các sách báo đã xuất bản, các công trình khoa học của tập thể, cá nhân, các

bài báo, bài tạp chí, luận văn, luận án đã công bố có liên quan đến dé tài.

Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp thêm tài liệu tham

khảo cho các cấp bộ Đảng ở tỉnh Đồng Nai trong quá trình lãnh đạo phát triển NNL.Đồng thời, góp thêm tài liệu phục vụ việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu lịch sửĐảng bộ tỉnh Đồng Nai.

7 Kết cầu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội

dung của luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về pháttriển nguồn nhân lực từ năm 1996 đến năm 2005.

Chương 3: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo day mạnh phát triển nguồn nhânlực từ năm 2006 đến năm 2015.

Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm.

12

Trang 18

Chương 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨULIÊN QUAN DEN DE TÀI LUẬN ÁN

1.1 Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án

Nghiên cứu phát triển NNL của đất nước và ở mỗi địa phương là van đề vừa

mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn thời sự; là yếu tố quan trọng quyết định

sức mạnh cạnh tranh, sự thành công và phát triển bền vững xã hội Vấn đề này đã

được rất nhiều nhà khoa học và các tổ chức xã hội quan tâm nghiên cứu Qua sưutầm, nghiên cứu các công trình khoa học đi trước, luận án tổng quan tình hình

nghiên cứu thành các nhóm như sau:

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực ở nưóc ngoài

1.1.1.1 Các công trình của tác giả nước ngoài nghiên cứu về nguôn nhân lực

Các tác giả Marc Effron, Robert Gandossy, Marshall Goldsmith (2003),

Human Resources in the 21st century (Nguồn nhân lực trong thé kỉ XXI) [210] Các

tác giả cho rằng, phát triển NNL mối liên hệ mật thiết đến tổ chức, lãnh đạo, sử

dụng nguồn chất xám, cơ câu lao động cũng như phương thức quản lý lao độngtrong doanh nghiệp Đây là những vấn đề quan trọng được đề xuất qua khảo sát củacác chuyên gia hàng đầu về nhân lực trên các phương diện như chính sách đảo tạo,bồi đưỡng, quản lý, sử dụng lao động hiệu quả nhằm tạo nên NNL cho thế kỷ XXI.

Các tác giả Greg G.Wang và Judy Y.Sun (2009), “Perspectives on Theory

Clarifying the Boundaries of Human Resource Development” (Những quan điểmdựa trên lý thuyết làm rõ những ranh giới của phát trién nguồn nhân lực ) [209], đã

luận giải sự khác biệt giữa phát triển NNL với phát triển vốn nhân lực và phát triển

con người, từ đó có thể làm rõ về mặt lý luận nghiên cứu NNL trong một lĩnh vựccũng như một tô chức nhất định.

Tác giả Braj Raj Kumar SINHA (2012), “Dimensions of human resource

development: Concepts and approaches” (Nhiệm vu phát triển nguồn nhân lực: Kháiniệm và tiếp cận) [207] Tác gia đã tập trung làm rõ nhiệm vụ phát triển NNL, trình bàykhái niệm về NNL, phát triển NNL và nêu cách tiếp cận phát triển NNL Theo tác giả:

13

Trang 19

Kiến thức, kỹ năng, tài năng, khả năng sáng tạo hoặc bất kỳ năng lực hoặc năng lựctỉnh thần (trí tuệ) và thể chất (thủ công) vốn có (ở dạng thực tế hoặc tiềm năng) ở mỗingười trong một khu vực được gọi là nguồn nhân lực và tăng trưởng, nâng cao, mởrộng thành phần nguồn nhân lực như vậy trong một khoảng thời gian nhất định được

gọi là phát triển NNL Bên cạnh đó, tác gia cũng đưa ra 7 cách tiếp cận phát triển NNL:

1) Phương pháp tiếp cận không gian và thời gian; 2) Cách tiếp cận theo thành phầntuổi; 3) Cách tiếp cận về giới; 4) Phương pháp tiếp cận nhóm xã hội; 5) Tiếp cận vềgiáo dục; 6) Tiếp cận về nghề nghiệp; 7) Cách tiếp cận điểm tổng hợp Trong 7 cáchtiếp cận phát triển NNL, tác giả đã đặc biệt nhắn mạnh đến vai trò của giáo dục: Giáodục là phương tiện mạnh mẽ dé phát triên NNL vì chúng được xem như một công cụ

chiến lược và đóng vai trò quan trọng trong phát triển NNL Theo tác giả “giáo dục

đóng vai trò chủ đạo như một công cụ hữu hiệu cho thành tựu quy mô và cách mạng

lớn trong tat cả các lĩnh vực” [207, tr.118].

Tác giả Fapohunda, Tinuke M (2015), “The human resource management

dimensions of corporate social responsibility” (Van dé quản lý nguồn nhân lực trong

việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) [208] đã tập trung phân tích cách

tiến hành các hoạt động quản lý nhân sự có trách nhiệm đối với xã hội, đặc biệt là đánh

giá hiệu quả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với vấn đề quản lý NNL Trên cơsở đó, tác giả xây dựng năm giả thiết đối với hiệu quả của việc thực hiện quản lý NNL,nhất là chức năng nhân sự thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Đồng thời tácgiả cũng phân tích cách thức mà trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tác động đến

chức năng, vai trò và hoạt động của nhân sự (đặc biệt đối với những nhà tuyên dụng và

tiếp cận việc làm, đảo tạo và phát triển nghề nghiệp cũng như phúc lợi trong công

14

Trang 20

kinh tế các nước phát triển Trong xu thế toàn cầu hóa, tác giả chỉ rõ: Kiến thức và

kỹ năng ngày càng toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau lực lượng lao động là vũ khícạnh tranh quan trọng của các quốc gia và do đó nên tập trung đề nâng cao năng lựccạnh tranh kinh tế [211, tr.167-180] Trên cơ sở đó, tác giả đã làm rõ vai trò củaNNL chất lượng cao, yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các quốc gia.

1.1.1.2 Các công trình của tác giả trong nước nghiên cứu về nguôn nhân lực

Ở nước ngoài

Tác giả Tran Văn Tùng và Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực

kinh nghiệm thé giới và thực tiễn nước ta [167] Hai tác giả đã giới thiệu khái quátvề vai trò NNL trong thời kỳ đổi mới và kinh nghiệm phát triển NNL ở khía cạnh

phát triển GD-ĐT của một số nước trên thế giới; đồng thời làm rõ thực trạng NNL ở

Việt Nam; sự cần thiết vận dụng sáng tạo kinh nghiệm phát triển NNL của các nước,những giải pháp phát trién NNL Việt Nam qua các hoạt động GD-ĐT.

Tác giả Vũ Bá Thé (2005), Phát huy nguồn lực con người dé công nghiệphóa, hiện đại hóa: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam [116] Tác giả đãkhang định nguồn lực con người đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quátrình phát triển kinh tế Quốc gia nào quan tâm, chăm lo cho NNL, sử dụng hợp lývà có hiệu quả thì tất sẽ dẫn đến thành công Do đó, dé CNH, HĐH đất nước, theo

tác giả Việt Nam không chỉ học hỏi có lựa chọn kinh nghiêm các nước đi trước mả

điều quan trọng hơn là phải tập trung khai thác và phát huy triệt để lợi thế sẵn cócủa mình, trong đó NNL là vấn đề trung tâm Từ những luận giải trên, tác giả đã hệthống hóa và khái quát lại một số vấn đề lý luận liên quan đến NNL, phát triển

NNL, vai trò và sự cần thiết phải phát triển NNL, làm rõ thêm kinh nghiệm phát

trién NNL của những nước tiên tiến như: Hoa Kỳ, Nhat Ban và một số nước khác (ởcác khía cạnh như chính sách, chiến lược, mục tiêu ) Bên cạnh đó, tác giả đã làmrõ thực trạng NNL ở Việt Nam hiện nay, rút ra những thành tựu, hạn chế và nhữngnguyên nhân của chúng Sau đó đề ra một số nhóm giải pháp nhằm phát huy nguồn

lực con người để CNH, HĐH trong thời gian tới.

Tác gia Trần Văn Tùng (2005), Đào tao, bồi dưỡng và sử dụng nguon nhân

15

Trang 21

lực tài năng kinh nghiệm của thé giới [168] đã tập trung trình bày những kinh

nghiệm trong việc phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài của Mỹ và một số quốc giachâu Âu, châu Á Trên cơ sở những kinh nghiệm được rút ra, tác giả đã khang dinh:dan tộc nao, quốc gia nào không quý trọng tài năng, không biết sử dụng nguồn vốn

quý giá đó, tất yêu phải rơi vào cảnh nghèo nàn, tụt hậu Theo tác giả, dé không tut

hậu, Việt Nam cần có cách nhìn mới, chính sách mới và tập trung cao độ cho việc

đào tạo đội ngũ nhân lực tải năng, sử dụng hiệu quả đội ngũ đó vì mục tiêu phát

triển đất nước.

Tập thé tác giả Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (đồng chủ biên) (2008),Kinh nghiệm của một sỐ nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công

nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức [205] Các tác giả đã khăng định trong công

cuộc xây dựng và phát triển đất nước, van đề phát trién NNL, đặc biệt là phát triển

đội ngũ trí thức của mỗi quốc gia có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng Đảng và

Nhà nước ta luôn coi GD-ĐT cùng với KH-CN là quốc sách hang dau, là động lựcthúc đây CNH, HĐH đất nước, là nền tảng phát triển NNL, đặc biệt là NNL trình độcao Tập thê tác giả đã tập trung phân tích kinh nghiệm của các nước như Hoa Kỳ,Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức là những nước phát triển hiện đại, có trình độ

khoa học kỹ thuật cao và có quá trình CNH, HĐH lâu dài; Hàn Quốc và Singapore

là những nước công nghiệp mới, đã vươn lên mạnh mẽ trở thành những nước phát

triển mới; Trung Quốc là nước có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam đangcó tốc độ tăng trưởng nhanh và sẽ trở thành một trong ba nền kinh tế lớn nhất thếgiới Tập thê tác giả đã phân tích chính sách gan phát triển GD-ĐT, KH-CN với xây

dựng đội ngũ trí thức của từng nước, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm Đây làmột công trình nghiên cứu công phu, có giá trị tham khảo cho các nhà nghiên cứu

và hoạch định chính sách ở Việt Nam.

Tác giả Tạ Ngọc Tan (2012), Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực,nhân tài - Một số kinh nghiệm của Thế giới [L13] Đây là công trình khoa học đượctổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu quý của Dang, Nhà nước và của các nhà khoa học

hàng đâu trong và ngoài nước Công trình được xem như câm nang định hướng sự

16

Trang 22

phát triển nguồn lực con người, và nguồn lực con người là vấn đề trọng tâm, là

thước đo để đánh giá, xếp hạng mức độ phát triển của mỗi nước Phát triển nguồnlực con người, trước hết công cụ cơ bản phải là GD-ĐT và GD-ĐT cũng là công cụ

cơ bản dé phát triển dat nước.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nưóc về phát triển nguôn nhân lực1.1.2.1 Các sách đã xuất bản

Tác gia Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứngnhu cau công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [18] Tác giả đã nhẫn mạnh vai trò củaNNL và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng NNL ở Việt Nam; chỉ ra thực trạng sé

lượng, chất lượng NNL ở nước ta và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNLtrong thời kỳ CNH, HĐH đất nước Tác giả đặc biệt chú ý đến yêu cầu xây dựng NNL

chất lương cao, một doi hỏi cấp bách cho công cuộc CNH, HDH đất nước.

Tác giả Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên) (2001), Luậncứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [165] Hai tác giả đã cung cấp cơ sở lýluận, làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chi Minh đề làm

sáng tỏ “vấn đề gốc của mọi công việc” trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất

nước ta; phân tích, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học, thực tiễn của việc

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt

các cấp, từ đó đưa ra một hệ thống các quan điểm, phương hướng và giải phápnhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp day mạnhCNH, HĐH đất nước trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI Công trình này đãhệ thống lý luận và thực tiễn về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng giaiđoạn 1975-1995; chỉ rõ kết quả và những kinh nghiệm của một số nước như TrungQuốc, Nhật Bản, Singapore, dé có thé chọn lọc, van dung va kế thừa nhằm nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo ở Việt Nam Các tác giả đã luậngiải, khái quát lý luận, đưa ra những dữ kiện, số liệu, sử dụng tổng hợp các phươngpháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, logic và lịch sử, thống kê, so sánh mà tác giả

có thé kế thừa và học tập.

17

Trang 23

Tập thé các tác gia Nguyễn Trọng Chuan, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu

Toàn (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam ly luận và thực tiễn [22].Tư tưởng chỉ đạo của cuốn sách là đầu tư cho nguồn lực con người là đầu tư cho sựphát triển bền vững Phát triển con người, tạo NNL là yếu tố quyết định va là động

lực của CNH, HĐH đất nước Các tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của NNL, bất

cập trong nhân tố con người Việt Nam Một xã hội chỉ được coi là phát triển khi nótạo ra một đội ngũ những người lao động có đủ năng lực, phẩm chat dé khai thác và

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên cho mục tiêu phát triển của mình.

Tác giả Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mớiở Việt Nam [84] Tác giả đã tập trung luận giải nguồn lực trí tuệ và phát huy nguồn

lực trí tuệ- bộ phận tinh hoa trong NNL Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HDH đất

nước và hội nhập quốc tế.

Tác giả Trương Thị Minh Sâm (2002), Những luận cứ khoa học của việc

phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam[105] Tác giả đã hệ thống hóa lý luận về phát triển NNL trong quá trình CNH,HĐH Trên cơ sở đánh giá thực trạng và dự báo, tác giả đã đề xuất một số giải pháp

quan trọng dé phát triển NNL công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Học viện hành chính quốc gia (2002), Quản lý nguồn nhân lực xã hội [7I].Cuốn sách đã cung cấp cho người nghiên cứu những kiến thức cơ bản về NNL xã

hội va quản lý NNL xã hội lam cơ sở phương pháp luận cho việc tham gia hoạch

định và phân tích các chính sách về NNL xã hội của các cơ quan trong bộ máy Nhànước Tập bai giảng đã thể hiện được góc nhìn NNL thông qua các khái niệm cơ

ban, đặc điểm NNL, phát triển NNL với những đặc thù trong chính sách và quản lý

NNL xã hội chung ở Việt Nam Đây là cuốn sách có ý nghĩa nền tảng, cung cấpkiến thức cơ bản trong việc nghiên cứu NNL nói chung và NNL ở Việt Nam nói

Trang 24

sách phát triển con người, phát triển NNL, đào tạo nhân tài, những giải pháp pháthuy nhân tố con người, đào tạo, bồi đưỡng và sử dụng nhân lực đáp ứng yêu cầu

CNH, HĐH đất nước.

Tập thê các tác giả Nguyễn Văn Đễ, Bùi Xuân Trường, Nguyễn Kim Liệu

(2004), Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001-2010 [54] đã tập trung

làm rõ vai trò của NNL Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế (2001-2010).Cuốn sách phân tích các nội dung phát triển NNL do Đại hội IX của Dang đề ra,đồng thời xã định: Nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững-con người và NNL là nhân tố quyết định sự phát

triển đất nước thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở ViệtNam, một số van dé lý luận thực tiên [204] Công trình đã tập hợp các bài nghiên

cứu, tham luận tại các hội thảo để làm rõ cơ sở khoa học về quản lý NNL ở nước ta;

Chính sách, giải pháp quản lý, phát triển NNL ở Việt Nam; quản lý NNL trong mộtsố ngành và địa phương.

Tác giả Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội[101] Tác gia làm rõ vai trò NNL trong phát triển KT-XH, những điểm chủ yếu củaNNL Việt Nam Đồng thời, nêu ra khái niệm về phát triển NNL, các chỉ tiêu chủyếu đánh giá chất lượng NNL và những yêu cầu đặt ra của việc phát trién NNL đápứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Các tác giả Nguyễn Văn Nam-Nguyễn Văn Áng, (2007), Các giải pháp cơbản gan đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ở Việt Nam [94] Các tác giả đã tập trung làm rõ được vai trò quyết định của NNL được

dao tạo đối với việc phát triển bền vững kinh tế và giải quyết các van đề xã hội, sự cần thiếtphải gắn dao tạo với sử dụng NNL phục vụ CNH, HDH đất nước; thực trạng của viéc gắnkết giữa đào tao va sử dung NNL ở Việt Nam hiện nay, những van đề đặt ra; kinh nghiệmcủa một số nước trong việc gắn kết giữa đào tạo với sử dụng NNL đáp ứng nhu cầu pháttriển KT-XH Trên cơ sở đó, các tác giả đã dua ra các giải pháp cơ bản gan dao tạo và sử

dụng NNL trong quá trình CNH, HDH ở nước ta.

19

Trang 25

Tác giả Kim Thúy (biên soạn), (2008), Những quy định mới của Chính Phủ

về phát triển nguồn nhân lực thời kỳ hội nhập [128] Cuỗn sách đã tập hợp nhữngvăn bản quy định mới của Chính Phủ về nâng cao NNL nói chung, quy định về đào

tạo nhân tài chuyên gia trong các lĩnh vực quan lý nhà nước, GD-ĐT, kinh tế, côngnghệ thông tin, y tế và đào tạo kinh tế cho các vùng kinh tế trọng điểm trên cảnước Điều nay khang định sự quyết tâm trong thời gian qua của Nhà nước đã dé ra

nhiều chính sách, giải pháp tập trung cho phát triển NNL, đặc biệt là NNL chất

lượng cao được đầu tư xây dựng, đưa nhân lực trở thành lợi thế quan trọng nhất đáp

ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, ồn định xã hội.

Tác giả Trương Thị Hiền (chủ biên), (2009), Phat triển nhân lực [79] Cuốn

sách bao gồm các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học của các nhà lãnh

đạo, các nhà khoa học và quản lý đã được tuyển chọn và đăng trên Tạp chí từ năm

2007 đến 2009 Các bài viết dưới nhiều góc độ khác nhau đã khái quát kết quả sau

hơn 20 năm đổi mới, hơn 30 năm tiến hành CNH, HĐH va quá trình hội nhập quốctế của Việt Nam, đồng thời chỉ rõ thực trạng phat triển NNL ở nước ta; về vai trò,

sức mạnh của nguồn lực con người, sự cần thiết phải đào tạo và phát triển NNL;

quan niệm về NNL, phát triển NNL, vai trò của phát triển NNL Việt Nam trong quátrình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế Một số bài tập trung phân tích thời cơ vàthách thức khi Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, cụ thể là tham gia vàocác tô chức lớn trên thế giới và khu vực như WTO, ASEAN, WB ; đưa ra một SỐgiải pháp cap bách nhằm nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu của công cuộcđổi mới và hội nhập quốc tế Các tác giả cũng đã chỉ ra, muốn phát triển KT-XH, cầnphải kết hợp cả nội lực và ngoại lực, trong đó nội lực là nhân tố quyết định, ngoại lực là

nhân tô quan trọng Con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nội lực của phát triển,

vì thé, đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển, con người được coi là cơ sở khoahọc bền vững, là nguồn năng lực nội sinh không gi so sánh nồi cho sự phát triển đất nướcbền vững, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Tác giả Trần Khánh Đức (2010), Giáo đục và phát triển nguồn nhân lực

trong thé ky XXI [58] Tác giả tập trung bàn một số van dé lý luận và thực tiễn giáo

20

Trang 26

dục, quản lý giáo dục và vai trò của giáo dục đối với phát triển NNL Tác giả nêu

lên triết lý mới về xã hội và nền giáo dục hiện đại; lý thuyết hệ thống và hệ thốnggiáo dục hiện đại, nhà trường trong các nền văn minh và những mô hình nhà trườngtương lai; sư phạm kỹ thuật và công nghệ dạy học, phát triển chương trình giáo dục

hiện đại; đo lường và đánh giá kết quả học tập, quản lý và quản lý giáo dục, chính

sách và chiến lược giáo dục; chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục

nhằm tạo điều kiện dé giáo dục làm tốt chức năng dao tạo, bồi đưỡng NNL cho đất

nước trong tương lai.

Trung tâm Tri thức Doanh Nghiệp Quốc Tế (2010), Đào tao và phát triểnnguon nhân lực thời kỳ hội nhập [166] Cuén sách trên cơ sở tổng hợp từ nhiều bài

viết của các tác giả hoạt động trên nhiều lĩnh vực thực tiễn khác nhau Các tác giả

đã mạnh dạn trao đôi, chia sẻ những ý kiến, những góc nhìn cho mục tiêu đảo tạo,

giáo dục NNL, khai thác có hiệu quả những lợi ích mà nền kinh tế tri thức mang lại.

Cuốn sách chỉ rõ, trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, sự phát triển như vũ bãocủa công nghệ thông tin, toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức, đòi hỏi quyếttâm chính trị của cả hệ thống chính trị (HTCT) cùng chung tay góp sức nhằm thực

hiện các chủ trương, chiến lược, giải pháp xây dựng NNL cho yêu cầu phát triển

KT-XH Việt Nam tiến hành CNH, HĐH sau khi thế giới đã đạt tới trình độ nềnkinh tế tri thức, vì thé chúng ta có nhiều lợi thé của người đi sau, không nhất thiếtphải rập khuôn theo các nước đi trước, có thé “đi tắt đón đâu”, tránh tụt hậu so vớicác nước trong khu vực và thế giới Muốn thế, theo các tác giả, Việt Nam phải xâydựng, phát triển nền kinh tế tri thức mà khâu đột phá đầu tiên đối với Việt Nam là

cần có một chiến lược đào tạo, phát triển NNL.

Hai tác giả Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), Phát triển nguôn nhânlực đáp ứng yêu cau công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [103] Cáctác giả đã khăng định NNL là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của lực lượng sản

xuất, quyết định sức mạnh của một quốc gia Do vậy, phát triển NNL có chất lượng,

có trình độ chuyên môn cao, nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay

đổi nhanh chóng của KH-CN, là yếu tố then chốt đảm bảo cho nền kinh tế Việt

21

Trang 27

Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững Cuốn sách được hình thành trên cơ

sở biên soạn từ các tham luận của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu tại Hội thảongày 24/08/2012 do Tạp chí Cộng sản và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đồng tô

chức Cuốn sách được tập trung làm rõ những những van đề lý luận chung, nhữngquan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về

phát triển NNL; tập trung giới thiệu những kinh nghiệm phát triển NNL của một sốngành trong nước và của một số quốc gia trên thế giới; tập trung phân tích thựctrạng, những bất cập, thách thức và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển NNL ởnước ta đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Tác giả Lê Thị Hồng Điệp (2012), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

đáp ứng yêu câu xây dựng nên kinh tế tri thức ở Việt Nam: Một số vấn dé lý luận và

thực tiển [56] Tác giả đã khăng định, bước vào thế kỷ XXI, xu hướng xây dựng nềnkinh tế tri thức được coi là một xu hướng phát triển kinh tế chủ yếu của thời đạingày nay Đó là xu hướng mà tri thức, trí tuệ trở thành nguồn gốc và sức mạnh quantrọng nhất quyết định trình độ phát triển của mọi quốc gia Từ đó tác giả đã tậptrung làm rõ những van dé lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển NNL chat

lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức; thực trạng phát triển NNL

chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam; quanđiểm và giải pháp phát triển NNL chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nềnkinh tế tri thức ở Việt Nam Theo tác giả Lê Thị Hồng Điệp, trong quá trình pháttriển NNL chất lượng cao, hai vấn đề liên quan tới dao tạo và sử dụng phải được coi

là những yếu tố tác động trực tiếp và quan trọng nhất, trong đó yêu tô đào tao, đặc

biệt là hoạt động đào tạo ở bậc đại học phải được coi là chìa khóa tạo nên sự đột

phá cho NNL chất lượng cao của Việt Nam Hai giải pháp cơ bản đã được tác giảnêu lên: Đổi mới triệt để giáo dục đại học theo hướng hiện đại; Mở ra một con

đường mới trong việc sử dụng NNL chất lượng cao.

Tác giả Nguyễn Văn Khánh (2018), Nguồn luc trí tuệ Việt Nam -lịch sw, hiệntrạng và triển vọng [82] Cuỗn sách được cấu trúc với 4 chương, dé cập về van đềkhá rộng Tuy nhiên, tác giả đã tập trung làm nổi bật được bức tranh tông thé về

22

Trang 28

tình hình, thực trạng và triển vọng nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong lịch sử vànhững đặc điểm nỗi bật của nguồn lực trí tuệ Việt Nam; phân tích quá trình xâydựng va phát huy nguồn lực trí tuệ, những yếu tố tác động đến việc sử dụng nguồnlực trí tuệ Việt Nam hiện nay; đồng thời, tác giả cũng nêu lên kinh nghiệm xâydựng và phát huy nguồn lực trí tuệ ở một số quốc gia trên thé giới; từ đó tác giả đềxuất những giải pháp và khuyến nghị về mặt chính sách đối với Đảng và Nhà nước

nhằm xây dựng và phát huy tối đa nguồn lực trí tuệ Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát

triển đất nước trong giai đoạn mới.

1.1.2.2 Các luận án, đề tài khoa học và bài đăng tạp chíCác Luận an Ti Yến sĩ

Tác giả Nguyễn Thị Vân Hằng (2014), Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo đàotạo nguồn nhân lực từ năm 2001 đến năm 2010 [68] Luận án đã khảo sát và làm rõhệ thống đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo NNL; nêu được cácyếu tố tác động đến quá trình thực hiện đào tạo NNL trên địa bàn tỉnh Lao Cai.

Trình bày một cách khoa học những chủ trương và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực

hiện đào tạo NNL của Đảng bộ tỉnh Lào Cai trong 10 năm (2001-2010) Đồng thời,

tác giả cũng đã chỉ ra những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân trong quá

trình Đảng bộ tỉnh Lao Cai lãnh đạo dao tao NNL Dua ra các nhận xét va từ đó rút

một số kinh nghiệm mà tỉnh Lào Cai có thé vận dụng dé thực hiện tốt hon công tác

nay trong thời gian tới.

Tác giả Phạm Thị Kim Lan (2015), Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo dao tạo

nguôn nhân lực cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 [86] Luận án đã tập

trung làm rõ yêu cầu mới và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đào tạo

NNL, nhận thức được tầm quan trọng của NNL nói chung và NNL cho nông nghiệpnói riêng đối với sự phát triển của đất nước Tỉnh Thái bình là tỉnh có vị trí địa lý và

điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp Để thực hiện CNH,HDH nông nghiệp nông thôn, van dé dao tạo NNL luôn là vấn dé cấp thiết và quantrọng đề tỉnh Thái Bình duy trì tốc độ tăng trưởng Tác giả đã làm rõ quá trình hoạch

định chủ trương và biện pháp của Đảng bộ Thái bình về đào tạo NNL cho nông

23

Trang 29

nghiệp trong 10 năm từ năm 2001 đến năm 2010 Trên cơ sở thành công và hạn chế,tác giả luận án cũng đã rút ra những kinh nghiệm chủ yếu cho tỉnh Thái Bình trong

thời gian tới.

Tác giả Hà Vũ Tuyến (2015), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng

NNL từ năm 2001 đến năm 2013 [169] Tác giả đã khăng định NNL chính là lựclượng lao động đã, đang và sẽ tham gia đắc lực vào tiến trình CNH, HĐH; là nguồn

lực có ý nghĩa quyết định đối với các nguồn lực khác cũng như quyết định sự thành

bại của sự nghiệp cách mạng Luận án đã tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ

đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về xây dựng NNL, trong đó đi sâu khảo sát vào haiđối tượng chính là: Xây dựng NNL quản lý, hành chính sự nghiệp trong khu vực

Nhà nước và các khu vực khác; xây dựng NNL chuyên môn kỹ thuật trong khu vựccông nghiệp, thành thị và khu vực nông nghiệp, nông thôn Trên cơ sở đó, tác giả đã

đúc kết được một số kinh nghiệm trong quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo

thực hiện xây dựng NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2001 đến năm 2013.Một số vấn đề về chất lượng NNL mà tác giả đặt ra, đòi hỏi cần được giải quyết

trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và những thách thức của hội nhập quốc tế

ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng chính là những vướng mắc mà nhiều tỉnh thành trong cảnước đang phải đối mặt Với đặc thù là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ, Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệpcủa các tỉnh phía Bắc Việc tác giả luận án đã đưa ra một số bài học kinh nghiệmcho công tác xây dựng NNL của tinh Vinh Phúc có ý nghĩa rất quan trong dé tác giảtham khảo những điểm tương đồng về phát triển công nghiệp như tỉnh Đồng Nai dé

phát triển NNL đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế.

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga (2017), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo

thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp từ năm 1997 đến năm2013 [95] Tác giả chỉ rõ, để đáp ứng yêu cầu quá trình CNH, HĐH nông nghiệpnông thôn, van dé đào tạo NNL cho nông nghiệp luôn là van dé cần thiết và cấp

bách ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng Tác giả luận án đã làm

rõ được chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về đào tạo NNL cho

24

Trang 30

nông nghiệp trong 16 năm từ năm 1997 đến năm 2013, từ đó rút ra những đánh giánhận xét và kinh nghiệm có giá trị thực tiễn quan trọng có thể làm tư liệu tham khảocho các ngành, các cấp của tỉnh Vĩnh Phúc và nhiều địa phương khác trong cả nước.

Tác giả Trương Thị Hồng Nga (2018), Đảng bộ tinh Vinh Long lãnh đạo

phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000 đến năm 2015 [96] Tác giả luận án đã tập

trung khảo sát vào hai nhóm đối tượng chính dé phat trién NNL trén góc độ dao tạo,bồi dưỡng và sử dụng NNL cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước

thuộc HTCT; NNL lao động chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, nông

thôn Đây là đề tài được khai thác khá thành công về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnhtrong công tác đào tạo, phát triển NNL thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long và

rút ra những bài học rất cần thiết cho các Đảng bộ có điểm tương đồng như tỉnh

Vinh Long dé tham khảo và vận dụng.

Tác giả Lê Hồ Hiếu (2018), Dang bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triểnnguồn nhân lực từ năm 2005 đến năm 2015 [80] Tác giả luận án đã khăng định vấndé phát triển NNL là van dé quan trọng bậc nhất đối với mọi quốc gia Việt Namnói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng đang trong quá trình hội nhập và phát triển thì

vấn đề phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao lại trở nên đặc biệt quan trọng.

Thành công của luận án là đã tập trung khảo sát và làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo

phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về: Xây dựng quy hoạch phát triểnNNL, đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL và đổi mới cơ chế, chính sách thu hút

NNL của tỉnh Tác giả đã làm bật được vai trò quan trọng của công tác quy hoạch,

đào tạo, bôi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng NNL, đồng thời chỉ ra điểm nổi bật

của tỉnh Quảng Ninh trong việc đề ra các chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài góp phần

quan trọng giúp Quảng Ninh trở thành một điểm sáng trong phát triển các ngành côngnghiệp và dịch vụ Một số kinh nghiệm được tác giả rút ra có giá trị cả về lý luận và

thực tiễn, có giá trị tham khảo cao cho các địa phương khác trong cả nước.

Bên cạnh các luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Namnghiên cứu về phát triển NNL ở các địa phương, dưới góc độ tiếp cận ở các chuyên

ngành, lĩnh vực khác nhiêu luận án Tiên sĩ cũng tập trung luận giải và đưa ra các giải

25

Trang 31

pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL Trong đó, tiêu biểu là các công trình:

Tác giả Trần Thanh Đức (2002), Nhân tổ con người trong lực lượng sản xuấtvới vấn đề đào tạo người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởViệt Nam hiện nay (từ thực tiên dong bằng sông Cửu Long) [57] Luận án đã làm rõ

quan điểm của triết học mác xít về van đề con người và nhân tố con người trong lực

lượng sản xuất hiện đại, thời kỳ CNH, HĐH đất nước Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ

rõ thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo người lao động,

phát huy nhân tố con người trong lực lượng sản xuất đáp ứng yêu cầu CNH, HDHđất nước từ thực tiễn đồng bằng sông Cửu Long.

Tác giả Phạm Thế Chi (2003), Phat triển nguồn lực lao động ở vùng đồng

bằng sông Cửu Long phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [19] Tác giả Luận án đã

trình bày khái niệm và vai trò của NNL trong sự nghiệp CNH, HĐH Theo tác giả

Đồng bằng Sông Cửu Long muốn phát triển, khai thác có hiệu quả và tăng lợi thế

cạnh tranh cần tập trung nhiều nguồn lực, trong đó phát triển nguồn lực lao động làmột trong những yêu cầu cấp bách Từ đó, đề ra phương hướng và giải pháp pháttriển NNL ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2010.

Tác giả Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển đào tạo nghềgop phan đáp ứng nhu cau nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

[126] đã nêu rõ vai trò của dao tạo nghề đối với phát trién NNL và qua khảo sátthực tế ở các cơ sở dạy nghề trong cả nước, tác giả cũng chỉ rõ những hạn chế vềvấn đề dạy nghề cho lực lượng lao động; đề xuất những giải pháp phát triển đào tạonghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH.

Tác giả Lê Thi Ngân (2005), Nang cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cậnkinh tế tri thức ở Việt Nam [97] Đây là Luận án có ý nghĩa đối với van đề xây dựngvà phát triển NNL ở nước ta Tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận về NNL,chất lượng NNL, nâng cao chất lượng NNL tiếp cận kinh tế tri thức; những tác độngtới NNL của quốc gia và kinh nghiệm thực tiễn của một s6 nước, khẳng định chất

lượng NNL là động lực cho quá trình CNH, HDH của Việt Nam Từ đó, tac giả có

những phân tích, đánh giá hiện trạng của NNL hiện nay, đề xuất một số giải pháp và

26

Trang 32

phương hướng thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém về chất lượngNNL, tạo điều kiện dé Việt Nam tiếp cận nền kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế.

Tác giả Lê Thị Hồng Điệp (2010), Phát triển nguôn nhân lực chất lượng caodé hình thành nên kinh tế tri thức ở Việt Nam [55] Tác giả đã làm rõ các tiêu chí

đánh giá và các yêu tố tác động tới phát triển NNL chất lượng cao dé hình thành nền

kinh tế tri thức Phân tích, luận giải, đưa ra các tiêu chí đánh giá quá trình phát triểnNNL chất lượng cao ở Việt Nam (2001-2009) Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số

giải pháp nhằm phát triển NNL cao dé hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Long Giao (2013), Phát triển nguồn nhân lực ở Thành phốHồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [60] Tác giả luận án

đã trình bày những vẫn đề lý luận chung về phát triển NNL và kinh nghiệm pháttriển NNL ở một số nước Châu Á trong quá trình CNH, HĐH Đồng thời, làm rõnhững tác động, những đặc điểm cơ bản của quá trình CNH, HĐH và mối quan hệ

giữa NNL với các nguồn lực khác Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra hệ thống các giảipháp dé phát triển NNL Thành phố Hồ Chí Minh.

Các dé tài khoa học

Các tác gia Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (đồng Chủ nhiệm), (2005),

Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiệnkinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế [59] Công trình khoa học này

đã trình bày chi tiết phát triển NNL là yếu tố quyết định sự thành công của sựnghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay và phát triển NNL có chất lượng cho CNH,HDH trên cơ sở lay phát triển giáo dục và đào tạo làm “quốc sách hang dau” Trên

cơ sở đó, luận án đã phân tích thực trạng và đề ra một số định hướng chủ yếu của

việc phát triển NNL có chất lượng ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường, toàncầu hoá và hội nhập quốc tế.

Tác giả Nguyễn Thị Tú Oanh (2012), Phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao ở Thành phố Hô Chí Minh cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiệnnay [102] đã làm rõ được vai trò của NNL chất lượng cao trong quá trình đâymạnh CNH, HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức; thực trạng NNL chất

27

Trang 33

lượng cao ở Thành phố Hồ Chí Minh và những van dé đặt ra, cũng như đưa ra cácgiải pháp dé phát triển NNL chất lượng cao ở Thành phố Hồ Chí Minh Tác giảkhăng định: Trong xu thế toàn cầu hóa, NNL chất lượng cao có vai trò quyết định

đối với sự phát triển KT-XH của các quốc gia Day là bộ phận tinh túy nhất của

NNL, có trình độ học vấn chuyên môn cao, có khả năng làm việc trong môi trường

công nghệ và cạnh tranh cao Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng Đông Nam Bộ,tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai, là trung tâm kinh tế năng động nhất cả nước, kinhnghiệm phát triển NNL chất lượng cao của thành phố sẽ là căn cứ quan trọng đểtỉnh Đồng Nai học hỏi, nhằm phát triển KT-XH đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

Các bài đăng báo, tạp chí

Ngoài các cuốn sách, luận án, các đề tài khoa học, còn có các bài viết đề cập

đến vấn đề NNL và phát triển NNL cụ thể, như: Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn

(1994), “Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [21]; Tác gia

Nguyễn Thế Nghĩa (1997), “Nguồn nhân lực-động lực của công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước” [98]; Tác giả Nguyễn Duy Quý (1998), “Phát triển con người tạonguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [104]; Tác giả Nguyễn

Thị Hằng (2004), “Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở trường phô thông

đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”[67]; Tác giả Hoang Ngọc Hòa (2004), “Đổi mới giáo dục - đào tạo nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực” [69]; Tác giả Đàm Hữu Đắc (2005), “Phát triển nguồn nhânlực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá” [53]; Tác giả Mạc Văn Tiến(205), “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá” [129];

Tác giả Hồng Hà (2005), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho yêu cầu phát

triển đất nước” [61]; Tác giả Trương Thu Hà (2005), “Cơ hội và thách thức đối vớiviệc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế”[62]: Tác giả Dương Đức Lân (2007), “Đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng của xãhội” [8§]; Tác giả Bùi Thị Ngọc Lan (2009), “Đào tạo nghề cho nông dân - yêu cầucấp bach của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [85]; Tác gia Phạm Ngoc Anh(2014), “Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công

28

Trang 34

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đồng bang Sông Cửu Long” [01]; Tác giả Ngô Thị thu Hà(2014), “Vai trò của giáo dục và Đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt

Nam” [65].v.v.

Khái quát chung các bai đăng tap chí nói trên, với góc độ khác nhau đã cung

cấp cho tác giả nhận thức rõ hơn về thực trạng NNL ở nước ta và ở một số địa

phương; thấy rõ hơn sự cần thiết, cấp bách của việc đào tạo NNL; tiếp thu được mộtsố định hướng lớn và những giải pháp chủ yếu của việc phát triển NNL có chấtlượng trong một số lĩnh vực, một số vùng ở nước ta hiện nay Trong đó nhấn mạnhnhững giải phấp về đào tạo lao động kỹ thuật, đào tạo đại học, sau đại học, đào tạo

bồ sung NNL cho HTCT trong điều kiện đây mạnh CNH, HĐH đất nước và hộinhập quốc tế ở nước ta hiện nay.

1.1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến van đề nguồn nhân lực vàlãnh đạo phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Dong Nai

1.1.3.1 Các công trình về phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Đông Nai

UBND tỉnh Đồng Nai (2000), Đồng Nai 25 năm xây dựng và phát triển kinhté - xã hội [172]; UBND tỉnh Đồng Nai (2005), Đồng Nai 30 năm xây dựng và pháttriển [179]; Tỉnh ủy, Ban Kinh tế Tỉnh ủy (2006), 30 năm xây dựng và phát triểnkinh tế tỉnh Đông Nai (1975 -2005) [142] là các công trình khoa học do Tỉnh ủy,Ban Kinh tế Tỉnh ủy chỉ đạo, UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp và thực hiện biên soạnnhằm khái quát những thành tựu quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triểncủa tỉnh Đồng Nai Đây là những công trình được nghiên cứu công phu, nghiêm túccủa địa phương Tài liệu phản ánh khá toàn diện và tập trung về những thành tựu

nồi bật trên các lĩnh vực kinh tế, GD-ĐT, KH-CN, môi trường, phat triển NNL, lĩnh

vực về văn hóa, xã hội Đồng thời cũng đã có những đánh giá đúng kết quả, tiễnbộ và thiếu sót, hạn chế của từng lĩnh vực; làm rõ những thuận lợi và khó khăn củatỉnh sau 30 năm xây dựng và phát triển; cung cấp một cách hệ thống những thôngtin về các lĩnh vực, trong đó chủ yếu là lĩnh vực KT-XH Đây chính là căn cứ khoahọc để các nhà khoa học, các nhà quản lý kinh tế có một cái nhìn toàn cục trong

việc đánh giá vai trò của Đảng bộ tỉnh trong hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực

29

Trang 35

hiện kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh trong thế kỷ XXI.

Tập thể do các nhà khoa học nghiên cứu ở Đồng Nai (1998), Biên Hòa —Đông Nai 300 năm hình thành và phát triển [15] Diém nỗi bật của công trình nàychính là đã phác họa thành công bức tranh vùng đất văn minh Biên Hòa-Đồng Nai

300 năm hình thành và phát triển trên nhiều lĩnh vực: địa lý, truyền thống, kinh tế,

văn hóa, xã hội, những di tích thắng cảnh, những nhân vật tiêu biểu của vùngđất Công trình nghiên cứu đã tập trung làm rõ những thành tựu phát triển KT-XHở Đồng Nai (1975-1998) và con người Đồng Nai với truyền thống yêu nước, cần cù,sáng tao, có tinh thần đoàn kết, có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ngoạixâm đáng tự hào với “Hào khí Đồng Nai” Nghiên cứu đã chỉ ra thế mạnh của Đồng

Nai là tỉnh có NNL déi dào, lực lượng lao động trẻ Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ

ra những bat cập của NNL ở Đồng Nai như: “việc thiếu công nhân lành nghề và các

chuyên gia đầu đàn trong nghiên cứu khoa học, quản lý kinh tế để đáp ứng nhu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là một vấn đề lớn đang đặt ra trong quản lý”[15, tr.364] Trên có sở đó, nghiên cứu đã khang định: Phát triển NNL có vai tròquan trong trong phát triển CNH, HĐH [15, tr.354].

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai (2005), Lịch sử Mặt trậnTổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai (1930 - 2000) [178] Cuốn sách tái hiện lại 70 nămxây dựng và trưởng thành của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai, dưới sựlãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Kinh nghiệm trong xây dựng Mặt trận Tổ quốc là:“Quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụvà quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc có ý nghĩa quyết định hiệu quả quá trình đổi

mới công tác Mặt trận theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Đồng thời tăng

cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác Mặt trận.

Các tác gia Dương Thanh Tân, Nguyễn Văn Long, Pham An Ninh (2005),Công tác tư tưởng chính trị trong giai cấp công nhân Đồng Nai - thực trạng và giảipháp [112] đã làm rõ sự phát triển của CNH, HĐH mạnh mẽ trên địa bàn Đồng Nai,

tất yêu thu hút số lượng lao động từ các vùng, miền khác nhau tìm đến, tăng nhanh

các nhu câu khác, tiêm ân nhiêu nguy cơ bùng phát điêm nóng Thực trạng của giai

30

Trang 36

cấp công nhân Đồng Nai, yêu cầu bức thiết cho tỉnh Đồng Nai trong việc giáo dục tư

tưởng, chính trị cho giai cấp công nhân là giải pháp trọng yếu đề giữ vững 6n định chính trịvà xã hội tại địa bàn Trên cơ sở đó, tác gia đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhăm nâng

cao nhận thức tư tưởng chính trị trong giai cấp công nhân Đồng Nai.

Tác giả Phạm Thị Minh Nguyệt (2016), Van dé xây dựng đời sống văn hóa,

tinh than của công nhân tỉnh Dong Nai hiện nay [100] Theo tác giả luận án, để

hoàn thành vai trò quan trọng và sứ mệnh lịch sử to lớn của mình là giai cấp lãnhđạo cách mạng thông qua đội tiền phong-Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp côngnhân Việt Nam nói chung, giai cấp công nhân Đồng Nai nói riêng phải được pháttriển lớn mạnh về mọi mặt, đặc biệt là về chất lượng, trong đó xây dựng đời sôngvăn hóa tinh thần có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp đối với nâng cao chất lượng ngườicông nhân Trên cơ sở đó, tác giả đã khái quát bức tranh tổng thê về đời sống vănhóa tỉnh thần của công nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, những thành tựu đạt đượcvà hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân và một số bài học kinh nghiệm Trình độhọc van, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhiều công nhân chưa theo kịp yêu cầucủa sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự thiếu hụt trầm trọng

đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề ở tất cả các

ngành nghề Sự dao động về tư tưởng, xa rời mục tiêu lý tưởng, suy giảm về banlĩnh chính trị, yếu về ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu tinh thần đoàn kết, có biểu hiệnlệch lạc về lối sống, thiếu trách nhiệm với gia đình, bản thân và xã hội xuất hiệntrong một bộ phận công nhân ở tỉnh Đồng Nai Điều này đang ảnh hưởng không tốt

đến sức khỏe và tỉnh thần của người công nhân, làm suy giảm năng suất, chất lượngvà hiệu quả lao động thấp, làm suy yếu chất lượng NNL Tác giả luận án đã đưa ra

hệ thống các giải pháp cơ bản để xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của côngnhân tỉnh Đồng Nai và một số phương hướng nhăm nâng cao chất lượng NNL công

nhân trong thời gian sắp tới đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

1.1.3.2 Các công trình về lãnh đạo phát triển nguôn nhân lực của Đảng bộtỉnh Đông Nai

Tinh ủy Đồng Nai (2007), Lich sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai 1975-2000 [145].

31

Trang 37

Đây là công trình khoa học được đầu tư công phu, đề cập đến quá trình lãnh đạo của

Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trên nhiều phương diện từ năm 1975 đến năm 2000 Thựchiện đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng, phát huy những tiềm năng và lợi thếcủa địa phương, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã lãnh đạo nhân dân đồng tâm, hiệp lực,phát huy trí tuệ, tài năng, hăng hái thi đua lao động sản xuất, đoàn kết, sáng tạo, đưaĐồng Nai phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong sựnghiệp CNH, HDH đất nước Đặc biệt, dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội lầnVIII (1996) của Dang, Đại hội lần thứ VI (1996) của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Đồng Naiđã bước vào thời kỳ lãnh đạo day mạnh CNH, HDH (1996-2000), xây dựng quéhương Đồng Nai giàu đẹp, văn minh Qua đó, giúp người đọc có được cái nhìn tổng

thể sự phát triển KT-XH của địa phương và sự cần thiết về xây dựng NNL trong

thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH (1996-2000) Đồng thời, cuốn sách đã nêu ra một số

van dé cần giải quyết cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển NNL ở tinh Đồng

Nai trong giai đoạn tiếp theo.

UBND tỉnh Đồng Nai (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Đồng Naigiai đoạn 2011- 2020 [199] được triển khai thực hiện là kết quả nghiên cứu của tập

thé của các nhà nghiên cứu, các cấp, các ngành trong tỉnh Bản quy hoạch đã khang

định tỉnh Đồng Nai là một tinh có lực lượng lao động déi dao và tăng trưởng kinh tếnhanh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí, vai trò quan trọng trong pháttriển vùng va thực hiện CNH, HDH đất nước Phát triển nhanh, bền vững và toàndiện trên tat cả các lĩnh vực Xây dựng Đồng Nai trở thành trung tâm công nghiệp,dịch vụ lớn và hiện đại của khu vực phía Nam Phấn đấu đến năm 2010 trở thành

công nghiệp theo hướng hiện dai, năm 2015 trở thành tỉnh cơ bản CNH, HDH, năm

2020 thành tinh CNH, HĐH Đề thực hiện được mục tiêu trên, Đồng Nai thực sựcần có một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực điềuhành, tô chức, quan lý xã hội tốt, có đầy đủ các kỹ năng mềm cần thiết Lực lượnglao động có tay nghề, có trình độ, có khả năng thích ứng trong môi trường cạnhtranh, hội nhập quốc tế Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, việc tiến hành xây dựng Quyhoạch đảo tạo, phát triển nhân lực tỉnh Đồng Nai là rất cần thiết và cấp bách Bản

32

Trang 38

quy hoạch đã khái quát hiện trạng nhân lực của tỉnh Đồng Nai Đánh giá tổng quáttiềm năng cơ hội và thách thức phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nêuphương hướng phát triển KT-XH thời kỳ 2011-2020 và đưa ra hệ thống các giảipháp tô chức thực hiện quy hoạch Đầu tư phát triển NNL là trách nhiệm của các

cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền và toàn xã hội Do đó, tiến hành quy hoạch phát

triển nhân lực tỉnh Đồng Nai là một trong những khâu đột phá quan trọng trong việc

phát triển KT-XH, nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực phục vụ cho CNH, HĐH, bảo đảm

kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững Đây là một công trình lớn, tài liệu quý détác giả luận án kế thừa, sử dụng trong quá trình thực hiện đề tải.

Tác giả Phạm Tan Linh (2005), Nang cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công

chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai [91]; Tác giả Nguyễn Văn

Thuộc (2013), Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức xã, phường, thị

tran trên địa bàn tỉnh Đồng Nai [127] Các công trình trên đều bàn về thực trạng

và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong HTCT tại địaphương Về đánh giá chất lượng cán bộ, công chức dựa trên các tiêu chí: về năng

lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực thi công vụ trong thực tiễn, văn

hóa giao tiếp, ứng xử trong tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, mức độ hài lòng

của người dân, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao Các tác giả đều cho rằng

trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị

của đội ngũ công chức tỉnh đã được nâng lên trong thời gian qua, số công chức qua

đào tạo ngày càng tăng Các giải pháp nhóm công trình này đi sâu khai thác như:

hoàn thiện tiêu chuẩn công chức xã; tạo nguồn cán bộ, công chức; đào tạo, bồi

dưỡng năng lực thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng

cường cơ sở vật chất; tăng cường giáo dục đạo đức công vụ và huấn luyện các kỹnăng nghề nghiệp

Ngoài ra, còn có nhiều bài viết về NNL ở Đồng Nai đăng trên Tạp chí Trungương và địa phương: Tác giả Nguyễn Thị Thu Lan (2007), “Liên kết Đào tạo và sửdụng nhân lực trong quá trình phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các khu côngnghiệp tỉnh Đồng Nai” [83]; Tác giả Thái Bảo (2011), “Bốn giải pháp đào tạo, bồi

33

Trang 39

dưỡng cán bộ ở Đồng Nai” [14]; Tác giả Cảnh Chí Hoàng (2012), “Phát triển nguồn

nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai” [70]; Tác giả Tăng Quốc Lập(2012), “Nguồn nhân lực - Van dé mau chốt trong phát triển kinh tế - xã hội tinhĐồng Nai” [89]

Các bài viết đã bước đầu nêu lên được thực trạng NNL, đặc biệt NNL là cánbộ, công chức, NNL trong các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, đánh giá ưu, nhược

điểm NNL ở tỉnh Đồng Nai Quá trình đào tạo NNL của tỉnh Đồng Nai phục vụCNH, HĐH, đáp ứng nhu cầu của thời kỳ mới Đồng thời, đưa ra một số giải phápphát triển NNL cho tỉnh nhà.

Nhìn chung, những công trình liên quan trực tiếp đến vấn đề nhân lực và pháttriển NNL trên địa bản tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảngbộ tỉnh còn ít và hạn chế Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó có liên quan là

những nguồn tư liệu và luận cứ khoa học quan trọng để luận án kế thừa, luận giải,

làm sáng tỏ mục đích và nhiệm vụ của luận án Qua đó đánh giá thành tựu và hạn

chế, đúc kết một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tô chức thực hiệnđào tạo và phát triên NNL của tỉnh Đồng Nai từ năm 1996 đến năm 2015.

1.2 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố liên

quan đến đề tài và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố liên quanđến đề tài

1.2.1.1 Về nội dung

Trong thời đại nền kinh tế tri thức, đây mạnh quá trình CNH, HDH và hội

nhập quốc tế một cách sâu rộng, phát triển NNL là một trong những nhiệm vụ quan

trọng hàng dau, là nhân tố cơ bản cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững và tănglợi thế cạnh tranh quốc gia Trên cơ sở các công trình khoa học đã được công bố, chothấy vấn đề NNL đang là yêu cầu cần thiết hiện nay Muốn phát triển nhanh và bềnvững, NNL phải đóng vai trò then chốt, là lực lượng quan trong dé thúc day quá trìnhphát triển KT-XH ở các địa phương Có thê khái quát một số kết quả nghiên cứu của

các công trình liên quan đên đê tài mà luận án có thê kê thừa như sau:

34

Trang 40

Các công trình khoa học trên đã làm rõ những vấn đề lý luận dựa trên học

thuyết của chủ nghĩa Mac-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộngsản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về con người, chăm sóc, phát huy nguồnlực con người; những vấn đề lý luận chung về NNL ở trong nước, ngoài nước;khẳng định tầm quan trọng, sự cần thiết phát triển NNL nhằm đáp ứng ngày càngtốt hơn cho công cuộc đây mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Nhiều công trình đã đi sâu phân tích và làm rõ khái niệm con người, NNL,phát triển NNL Có thé kết luận: NNL là toàn bộ lực lượng lao động của xã hội,

gồm số dan trong độ tuổi lao động với SỐ lượng, chất lượng, cơ cau dân số với các

tiêu chí về thé lực, trí lực, năng lực, phẩm chất, thái độ, tác phong, ý thức trách

nhiệm con người; là toàn bộ sức mạnh vật chất, tinh thần, trình độ, kinh nghiệm tích

lũy của con người ở mỗi quốc gia, địa phương, tham gia vào quá trình sản xuất vậtchat, tinh thần của xã hội.

Phát trién NNL bao gồm phát triển trình độ lành nghề, năng lực sáng tạo, khảnăng làm việc hiệu quả đáp ứng yêu cầu của xã hội Do là quá trình tăng lên về mặt

sỐ lượng (quy mô), cơ cấu lao động với năng lực (thê lực, trí lực, nhân cách, kiến

thức, kỹ năng, thái độ) và tính năng động xã hội của người lao động; việc Nhà nước,

các tô chức xã hội xây dựng, phân bổ và sử dụng NNL nhăm làm tăng năng suất lao

động, tăng thu nhập, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống Phát

triển NNL là quá trình tổng hợp, liên quan đến nhiều chính sách, nhiều lĩnh vực XH, nhiều chủ thé quản lý, từ cá nhân, tổ chức chính quyền, doanh nghiệp, ngành,

KT-vùng, quốc gia và tổ chức quốc tế.

Phần lớn các tác giả đều cho rằng, NNL giữ vi trí trung tâm, vừa là chủ thé,

là động lực của quá trình CNH, HĐH vừa là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết địnhsự thành công và phát triển bền vững của mỗi quốc gia Đồng thời, nhắn mạnh đếnvai trò của GD-ĐT, đây là mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển NNL vớinhiệm vụ cơ bản là nâng cao mặt băng dân trí Từ đó, khang định su cần thiết phải

gắn đây mạnh GD-ĐT với việc sử dụng NNL phục vụ CNH, HĐH đất nước.

Một số công trình khoa học đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng NNL ở một

35

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w