1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi từ năm 1996 đến năm 2015

181 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRAN CAO NGUYEN

DANG BO TINH NGHE AN LANH DAO XAY DUNG DOI NGU CAN

BỘ NGƯỜI DAN TỘC THIẾU SO TRONG HE THONG CHÍNH TRI 0

CAC HUYEN MIEN NUI TU NAM 1996DEN NAM 2015

LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SU

Hà Nội - 2017

Trang 2

; ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOL ¬¬

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN CAO NGUYÊN

DANG BỘ TINH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG DOI NGŨ CÁNBỘ NGƯỜI DAN TỘC THIẾU SO TRONG HỆ THONG CHÍNH TRI Ở

CÁC HUYỆN MIEN NÚI TỪ NĂM 1996DEN NAM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Dang Cộng san Việt Nam

Mã sô: 62.22.03.15

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Quang Hưng

Hà Nội - 2017

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng

dẫn của GS.TS Đỗ Quang Hưng.

Các số liệu trong luận án là trung thực, bảo đảm tính khách quan Các tải liệutham khảm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017Tác giả luận án

Trần Cao Nguyên

Trang 4

LOI CAM ON

Trong quá trình nghiên cứu dé tài: “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh dao xây

dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiếu số trong hệ thống chính trị ở các huyệnmiền núi từ năm 1996 đến năm 2015”, tác giả vô cùng biết ơn GS.TS Đỗ Quang

Hưng - người đã trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian

nghiên cứu dé tài.

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thây, cô giáo trong Phòng Đào

tạo Sau đại học và Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn —

Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác giả thực

hiện luận an.

Qua đây tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Tổ Chức Tỉnhuy, Sở Nội, Ban Dân tộc Tỉnh Nghệ An; Phong Nội vụ và Phòng T: 6 chức cán bộ các

huyện miễn núi Nghệ An, đã nhiệt tình cung cấp cho tác giả những tư liệu hết sứcquan trọng để thực hiện luận án.

Tác giả cũng xin cam ơn đến các cán bộ, nhân viên làm việc tại Thư viện

Quốc gia Hà Nội, Thư viện tỉnh Nghệ An, Trung tâm Lưu trử tỉnh Nghệ An đã tạo

mọi diéu kiện dé tác giả thu thập tài liệu nghiên cứu luận án.

Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bè bạn thânthiết, đồng nghiệp trong Trường Đại Học Vinh đã luôn tạo điều kiện, động viên,giúp đỡ mọi mặt dé tác giả hoàn thành luận án.

Tác giả: Trần Cao Nguyên

Trang 5

MỤC LỤC

TrangTrang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

967.0001001 1

1 Tính cấp thiết của đề tai ceccccccccccccsscessessessesssessessessessssssessessessssssessessessesssesseeses 1

2 Mục đích va nhiệm vu nghiên cứu của Luận án 5 55s *+++++sexssss2 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án - 2 2 s+s+£++£++£++xze+ 44 Cơ sở lý luận, thực tiễn, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu của Luận án 45 Đóng góp mới về khoa học của Luận án ¿- + 2 2+5++E+E££E£EE£EEzEzExzxzex 5

6.Y nghĩa lý luận va thực tiễn của Luận án St SEEE+ErEeErrrrrererrsee 6

Chương 1 TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN DEN ĐÈTÀI LUẬN ÁN 5 55c 522222 122122112112112112211 2112111111211 12 21E1eaere 7

1.1 Các công trình khoa học liên quan đến đề tài Luận án - -cs-cccsce+ 71.1.1 Các công trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số và xây dựng đội ngũ cán bộ

dân tộc thiểu số ở Việt Nam -ccccccttttnhrrrrrrrrrree 7

1.1.2 Các công trình nghiên cứu đề cập đến miền núi và đội ngũ cán bộ ngườidân tộc thiểu số ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An 5 25c cc<ccsc<e2 171.2 Những nội dung cơ bản của các công trình khoa học đã đề cập liên quan đếndé tai Luận án và những van dé Luận án tập trung nghiên cứu 22

1.2.1 Những nội dung cơ bản của các công trình khoa học đã đề cập liên quanđến đề tải Luận án -cc:-22vvt th re 22

1.2.2 Những van đề Luận án tập trung nghiên cứu . : z5¿ 23

Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHÍ ĐẠO CUA DANG BO TINH NGHỆAN VE XÂY DUNG DOI NGŨ CAN BỘ NGƯỜI DAN TỘC THIẾU SOTRONG HE THONG CHÍNH TRI O CAC HUYỆN MIEN NÚI TỪ NĂM

Trang 6

2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng đội ngũ cán bộ

người DTTS trong HTCT (1996 — 2005) - 52:2 S32 sssirerrrrreree 432.2 Quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người

2.2.1 Chỉ đạo xây dựng quy hoạch, tạo nguồn cán bộ ccccc+<<<<ss: 54

2.2.2 Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi đưỡng cán bộ người DTTS trong HTCT 60

2.2.3 Chỉ đạo về việc tiếp nhận tuyển dụng, thực hiện chế độ chính sách và

đánh giá, kiểm tra, [$0 n0 63Tiểu kết chương +: + sSE2E<9E12E1212111217111211211211111111111121111 1 11x xe 67

Chương 3 BANG BO TINH NGHỆ AN LANH ĐẠO XÂY DỰNG DOI NGUCAN BO NGƯỜI DAN TỘC THIẾU SO TRONG HE THONG CHÍNH TRI Ở

CAC HUYEN MIEN NUI DAP UNG TINH HINH MOI TU NAM 2006 DEN3.1 Yêu cầu mới và chủ trương của Dang bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng đội ngũcán bộ người DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi 5 2 s2 +2 69

3.1.1 Yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đáp ứng nhiệmvụ đây mạnh công cuộc đôi mới ở các huyện miễn núi tỉnh Nghệ An 69

3.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng đội ngũ cán bộ

người DTTS trong HTCT (2006 - 20115) - S22 + SE * + Esvsersersrrrssrrrrs 783.2 Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc

thiểu số trong HTCT từ năm 2006 đến năm 20 5 2-2 52+522E£+£++£EzEzzxszẻ 923.2.1 Chỉ đạo quy hoạch nguồn cán bộ và tạo nguồn cán bộ - 92

3.2.2 Chỉ đạo công tác dao tạo, bồi dƯỠng - - c1 + vsstrsesrersrresee 99

3.2.3 Chi đạo tiếp nhận, tuyên dụng, thực hiện chế độ chính sách và đánh giá,kiểm tra, kỷ luật cán bộ ¿- ¿5c c SEềEEEEE2E12E12112111111111111211 1 1e cre 107Tiểu kết chương 3 - - 2-5252 E1 12112111211112112112112111111 1111011012111 112

Chương 4 NHẬN XÉT VÀ MOT SO KINH NGHIỆM 5¿ 115

4.1 Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ

người DTTS trong HTCT ở các huyện miễn núi (1996 — 2015) : 115ALD Ut na hố 1154.1.2 Hạn chế, khiếm Khuyét o cccccccsccccsessessssssessessesssssessessessssssessessesssseeeees 1274.1.3 Nguyên nhân của ưu điểm và những hạn chế, yếu kém 1324.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu - 2-2 2 2S2E£+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEzEerkerrers 135

Trang 7

4.2.1 Quán triệt và vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trương của Trung ươngĐảng về xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số vào điều kiện cụ thé

của địa DhƯƠnØ - - c1 2011221112 1110111111119 1 10111111 T1 HT ệp 1354.2.2 Xác định đúng vai trò của các đảng bộ cơ sở trong xây dựng đội ngũ cánbộ người DTTS trong HTCTT Sc 322213321113 1115111811111 111111 rre 137

4.2.3 Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về vị trí, vai trò của độingũ cán bộ người DTTS và tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán

bộ người DTTS trong HTCTT, - 2c + 2332133218321 E2EE4E511EEEExerrvre 139

4.2.4 Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong xây dựng đội ngũ cán bộ

người DTTS trong HTCT 2c + 3321133111391 13911 1911 9111 g1 1g ngờ 141

4.2.5 Các cấp ủy Dang và chính quyền cần chú trong phát triển kinh tế, xã hội

cho vùng DTTS và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS.144Tiểu kết chương 4 + + SsS<2EE2E12121211171211211211211111111111 011111 111kg 146KẾT LUẬN - 2-52 St EE2E1211211 211111111 21121121 211111 1110111 re 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CUA TÁC GIA LIÊN QUANDEN LUẬN ÁN - 5-55 S1 CT2 1211211211 112121 1121211 trrre 151

TÀI LIEU THAM KHẢO - 5-5522 EEEEE2E1211571711211211211 11111 ctxeE 152

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIET TATChữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

UBND Ủy ban nhân dân

UVBTV Ủy viên ban thường vụSCLLCT Sơ cấp lý luận chính trị

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số Do vậy,trong suốt tiến trình cách mạng, Dang Cộng sản Việt Nam luôn xác định van đề dan

tộc, đoàn kết các dân tộc có ý nghĩa chiến lược trong mọi giai đoạn lịch sử Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) tiếp tục khang định: “Doan kết các dân tộccó vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta Tiếp tục hoàn thiện cơ chế,chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đăng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quanhệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyên biến rõ rệt trong phát triểnkinh tế, văn hóa xã hội vùng có đồng bào dân tộc thiểu số ”[53, tr.36-37] Dé giảiquyết tốt van dé dân tộc, yêu cầu trước hết là phải xây dựng được một đội ngũ cán bộdân tộc thiêu số vững mạnh cả về sỐ lượng và chất lượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đãkhang định: “Cán bộ là cái gốc của moi công việc”, “công việc thành công hay thất bạiđều do cán bộ tốt hay kém” [63, tr.269] Vì vậy, đối với các địa phương có nhiều dântộc sinh sống, Đảng và Nhà nước chú trọng đến việc sử dụng và xây dựng đội ngũ cán

bộ người dân tộc thiểu số và xem đây là lực lượng chủ yếu tại địa phương dé thúc

đây sự phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Tuy nhiên, công táccán bộ dân tộc thiểu số hiện nay ở Việt Nam còn nhiều bất cập Những tình huốngchính trị, cả việc những thế lực thù địch lợi dụng van đề dan tộc, tôn giáo, kích độngchia rẽ đồng bào dân tộc thiêu số, chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc ở các vùng dân tộc

thiểu số (Tây Nguyên, Tây Bắc ) đã cho thấy những hạn chế, yếu kém từ hệ thống

chính trị cấp cơ sở, cũng như tình trạng “vừa thiếu, vừa yêu” của đội ngũ cán bộ làngười dân tộc thiểu số Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương

khóa IX (2003) chỉ rõ: “Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng dân

tộc và miền núi còn thiếu về số lượng, yêu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; công

tác đào tạo, boi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm”[47, tr.34].

Đây là thực trạng chung của cả nước, trong đó có tỉnh Nghệ An về công tác xây dựngđội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở các huyện miễn núi.

Nghệ An là tỉnh có 10 huyện và 1 thị xã miền núi, chiếm 83,31% diện tích tựnhiên toàn tỉnh; các huyện miền núi Nghệ An có 101 xã khu vực III, 61 xã khu vực

II, 90 xã khu vực I và 1.188 thôn bản đặc biệt khó khăn, có 27 xã biên giới; 3 huyện

Trang 10

được nhà nước đầu tư theo Nghị quyết 30a và 1 huyện được hưởng chính sách 30a;

tính đến năm 2014 dân số các huyện miền núi 1.197.628 người chiếm 41% dân sốtoàn tỉnh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 442.787 người, chiếm 15,2 % dân

số toàn tỉnh và chiếm 36% dân số trên địa bàn miền núi [18, tr.22] Các huyện miềnnúi Nghệ An là nơi có địa hình phức tạp, hiểm trở, cơ sở hạ tang thấp kém; chỉ số

phát triển con người (HDI) thấp nhất cả tỉnh; kinh tế hết sức khó khăn là “rốnnghèo” của cả nước, nhưng lại là nơi có vị trí chiến lược trọng yếu về phát triển

kinh tế, xã hội và bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, với 419 km đường biên giới

tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Các huyện miền núi Nghệ An

muốn thoát nghèo, khai thác được lợi thế trong hội nhập, van đề đặt ra là cầnchuyền hóa những tiềm năng, lợi thế ở các huyện miền núi thành nội lực, trong đóđặc biệt tăng cường lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tronghệ thống chính trị Khi bước vào công cuộc đôi mới, được sự quan tâm của Đảng vàNhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các huyện miền núi tỉnh Nghệ Anđược đầu tư, xây dựng và đạt được những thành tựu đáng kế cả về đời sống vậtchat, tinh thần và trình độ dân trí của đồng bào được nâng lên Tuy nhiên, so với yêucầu, nhiệm vụ đặt ra trong công cuộc đôi mới đất nước hiện nay, vấn đề xây dựng độingũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núiNghệ An còn nhiều bat cập: số lượng cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu sử dung; chất

lượng cán bộ chưa đồng đều, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của một bộ phận cán bộ

còn hạn chế; mặt khác, lợi dụng chính sách dân tộc của Đảng, các thế lực thù địch ráoriết day mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật d6” chống pha cáchmạng Việt Nam, khu vực biên giới các huyện miền núi Nghệ An các thế lực thù địch

kích động đồng bào các dân tộc thiểu số chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kếttoàn dân, gây bạo loạn Do đó, yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ người dân tộcthiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi Nghệ An trong tình hình mới

phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phâm chất đạo đức cách mạng và năng lực

chuyên môn cao.

Vì vậy, nghiên cứu tổng kết công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ ngườidân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi của Đảng bộ tỉnh

Nghệ An dé khang định: tính đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương và sự chỉ đạo của

Trang 11

Đảng bộ tỉnh; đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế; nhận xét và rút ra những kinhnghiệm có giá trị khoa học để vận dụng vào công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngườidân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong tình hình

mới đạt hiệu quả cao hơn, đó là việc làm rất cần thiết và cấp bách hiện nay.

Với tất cả những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Nghệ

An lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống

chính trị ở các huyện miền núi từ năm 1996 đến năm 2015” làm Luận án tiễn sĩ

Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án

2.1 Mục đích

Luận án làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng đội ngũ

cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi từ năm1996 đến năm 2015, từ đó rút ra một số kinh nghiệm có thé vận dung dé thực hiệntốt hơn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống

chính trị ở các huyện miền núi trong thời gian tới.

2.2 Nhiệm vụ

Đề đạt được mục đích trên luận án đặt ra những nhiệm vụ cần giải quyết sau:Thứ nhất, trình bày tông quan tình hình nghiên cứu liên quan đến dé tài luận án.

Thứ hai, khái quát những yếu tổ tác động đến tác động đến công tác xây dựng

đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An từ năm

1996 đến năm 2015 (được chia ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1, từ năm 1996 đếnnăm 2005; đoạn giai 2, đoạn từ năm 2006 đến năm 2015).

Thứ ba, hệ thống chủ trương, đường lối của Dang và Nha nước về công tacxây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nói chung, đối với miền núi nóiriêng từ năm 1996 đến năm 2015.

Thứ tw, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng đường lối, chủ

trương của Đảng và Nhà nước lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người

DTTS trong HTCT ở các huyện miễn núi trong 20 năm (1996 - 2015).

Thứ năm, phân tích những thành công, ưu điểm và hạn chế, khiếm khuyết

trong quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dântộc thiêu sô trong thông chính trị ở các huyện miên núi; rút ra những kinh nghiệm từ

Trang 12

sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộcthiểu số trong thống chính trị ở các huyện miền núi.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng

đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong thống chính trị ở các huyện miền núi từ

năm 1996 đến năm 2015.

3.2 Pham vi nghién cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Dưới góc độ Lịch sử Dang, Luận án tập trung

nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng đường lối, chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS trong

HTCT ở các huyện miền núi từ năm 1996 đến năm 2015, cụ thê:

+ Luận án tập trung vào nghiên cứu đối tượng là cán bộ người DTTS trong

HTCT (Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu

chiến binh và Đoàn thanh niên) ở địa bàn 10 huyện miền núi Nghệ An (cấp huyệnvà cấp xã).

+ Luận án tập trung làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh

Nghệ An về xây dựng đội ngũ can bộ người DTTS trong HTCT ở các huyện miềnnúi (từ 1996 đến năm 2015): Chỉ đạo xây dựng quy hoạch, tạo nguồn cán bộ; Chỉ đạo

công tác dao tạo, bồi dưỡng cán bộ; Chi đạo về việc tiếp nhận tuyên dụng và thực

hiện chế độ chính sách.

- Về không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu ở địa bàn 10 huyện

miền núi Nghệ An gồm: cấp huyện và cấp xã (Tương Dương, Qué Phong, Kỳ Son,

Quy Châu, Quy Hợp, Con Cuông, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn).

- Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu từ năm 1996 đến năm

2015, qua 04 nhiệm kỳ đại hội của Đảng bộ tỉnh Nghệ An, khóa XIV (1996 - 2000),

khóa XV (2001- 2005), khóa XVI (2005 - 2010) và khóa XVII (2010 - 2015).

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu của Luận án

4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Cơ sở lý luận: Luận án thực hiện dựa trên nên tảng quan điểm lý luận chủ

nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt

Trang 13

Nam về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung va cán bộ dân tộc thiểu số nói

- Cơ sở thực tiễn: Luận án nghiên cứu từ thực tiễn công tác xây dựng đội ngũcán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ người dân tộc thiêu số trong thống chính trị ởcác huyện miền núi Nghệ An nói riêng, được phản ánh trong các văn bản báo cáo,

các bang biểu thống kê lưu trữ của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thé và cáccơ quan chức năng có liên quan và qua kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp của

nghiên cứu sinh.

4.2 Nguồn tài liệu

Luận án khai thác nguồn tài liệu phong phú bao gồm:

- Văn kiện của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng đội ngũ cán bộngười dân tộc thiểu số trong thời kỳ déi mới, đặc biệt tập trung trong thời gian từnăm 1996 đến 2015.

- Văn kiện của Đảng bộ tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các sở, ban,ngành; Văn kiện của các Đảng bộ huyện, Ủy ban nhân dân huyện, các phòng chức năngcủa các huyện và số liệu khảo sát ở 10 huyện miền núi Nghệ An về công tác xây dựngđội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong HTCT từ năm 1996 đến 2015 ; Các tácphẩm về lịch sử địa phương của 10 huyện miền núi.

- Kế thừa kết quả những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong

và ngoài nước có liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc

thiểu số.

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, đồng thời

sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành, như:phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn, phỏngvấn chuyên gia

5 Đóng góp mới về khoa học của Luận án

- Luận án triển khai thành công sẽ có những đóng góp dưới góc độ Lịch sửĐảng cho lĩnh vực nghiên cứu và xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số -những chủ thê chính trị ở địa phương khu vực miền núi; góp phần tổng kết thực tiễn

Trang 14

quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng về xâydựng đội ngũ cán bộ người DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi (1996 — 2015).

- Đúc kết một số kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An

về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong thống chính trị,có thé vận dụng để thực hiện tốt hơn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTStrong HTCT ở các địa phương miền núi trên cả nước trong thời gian tới.

- Từ kết quả khảo sát thực tiễn về quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộngười DTTS trong HTCT ở các huyện miễn núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong 20

năm (1996 — 2015), là cơ sở lý luận dé các cấp bộ đảng có thể tham khảo trong quá

trình lãnh đạo xây dung đội ngũ cán bộ dân người tộc thiểu số trong hệ thống chínhtrị ở khu vực miền núi có những điểm tương đồng với tỉnh Nghệ An.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án6.1 Về phương diện lý luận

Luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận vấn đề vềlĩnh vực xây dựng nguồn nhân lực với đối tượng cụ thể là cán bộ người dân tộcthiểu số trong thống chính trị.

6.2 Về phương diện thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cáccơ quan hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực đặc thù ở khu vực miềnnúi; đóng góp thêm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về lịchsử địa phương, về thực hiện chính sách dân tộc nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ

người dân tộc thiểu số nói riêng ở tỉnh Nghệ An.7 Kết cầu của Luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả

liên quan đến đề tài, Danh mục tải liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính củaLuận án được kết cấu trong 4 chương và 8 tiết.

Trang 15

Chương 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU LIEN QUAN DENDE TAI LUAN AN

1.1 Các công trình khoa học liên quan đến đề tài Luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số và xây dựng đội ngũ can

bộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

- Nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội ở khu vực miền núi và vai trò của

đồng bào dân tộc thiêu số đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực miền núi,qua các an pham, Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miễn

múi Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996 của tác giả Bế Viết Đăng (chủ biên) và

ấn pham, Phát triển kinh tế, xã hội các vùng dân tộc và miễn nui theo hướng công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998 của các tác giả LêDu Phong, Nguyễn Đình Phan, Dương Thị Thanh Mai (đồng chủ biên) Qua nộidung trình bày, các tác giả đều thống nhất với nhau khi nêu lên thực trạng kinh tế -xã hội ở các vùng dân tộc, miền núi và khó khăn trong việc thiếu nguồn nhân lực déđây mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay ở khu vực miền núi Từ đó, các tácgiả nêu lên các định hướng phát triển, một số giải pháp chủ yêu nhằm phát triểnkinh tế - xã hội, trong đó nhân mạnh giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cho đồngbào dân tộc thiểu số, coi đó là chìa khóa thành công trong sự nghiệp xây dựng vàphát triển kinh tế, xã hội miền núi.

- Bài viết, “Phát huy dân chủ, xây dựng, củng cố chính quyền và đảo tạo cán bộvùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn cách mạng mới”, của tác giả Cu Hoà Van, trongấn phẩm “Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX”, Nxb, Chính trị Quốc gia, HàNội, (2001) Nội dung bài viết đề cập trực tiếp công tác cán bộ đối với đồng bào dântộc thiểu số, trong đó tác giả nghiên cứu khá sâu sắc về thực trạng công tác cán bộ ở

miền núi nước ta, những bất cập về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc

thiểu số được tác giả nghiên cứu đánh giá cụ thể: “Đội ngũ cán bộ khoa học công

nghệ có trình độ cao, chuyên môn giỏi là người dân tộc làm việc tại các ngành của

Trung ương và địa phương còn ít, cán bộ dân tộc thiểu số công tác trong các lĩnh vựctài chính, ngân hàng, giao thông, xây dựng, y tế, giáo dục còn thiếu Cán bộ ngườidân tộc thiểu số ở các địa phương trình độ học vấn còn hạn chế, yếu kém Tình

trạng cán bộ là người dân tộc thiêu sô hiện nay vừa thiêu vê sô lượng, vừa yêu ve

Trang 16

năng lực, đặc biệt là trình độ năng lực học vấn” Nghiên cứu của Cư Hoà Vần đồngthời khang định vai trò của Đảng đối với sự phát triển của đội ngũ cán bộ dân tộc

thiêu số qua các thời kỳ cách mạng, “Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, đội ngũcán bộ là người dân tộc thiểu số ở nước ta đã trưởng thành và không ngừng phát triển,

đội ngũ cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số đã có bước trưởng thành khá rõnét” Dé đây mạnh công tác phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiêu số đối với sự phattriển của khu vực miền núi, nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp mang tính khả thinhư: “Phải có quy hoạch, kế hoạch đảo tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ dân tộc từ cơ

sở cho đến Trung ương, theo nhu cầu của từng loại cán bộ trong từng thời kỳ, bảo

đảm mục tiêu chiến lược chung của cả nước” Đặc biệt, tác giả xác định cần “đâymạnh xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số không chỉ vì lợi

ích của các dân tộc thiểu số mà còn nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng chung của cảnước, vì chiến lược con người,” Mặc dù không đề cập trực tiếp đến công tác xâydựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Nghệ An nhưngnghiên cứu của tac giả Cư Hoa Van đã phan nào đánh giá những điểm chung về hạnchế va bat cập đối với chủ thê chính trị là đội ngũ cán bộ người dân tộc thiêu số ở khu

vực miền núi, những kết quả đó chính là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn dé luận án

tiếp tục kế thừa và đề xuất các giải pháp trong xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộcthiểu số ở các huyện miền núi Nghệ An trong quá trình nghiên cứu.

- Bài viết của tác giả Nguyễn Minh Hién,“Su phat trién giao duc va dao tao 6

vùng dân tộc thiểu số”, nghiên cứu được tác gia thé hiện trong cuốn sách “Các dan

tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, (2001) Bài viếtcó cái nhìn khá sâu đối với sự chuyền biến về chất, lượng của đội ngũ cán bộ ngườidân tộc thiểu số ở khu vực miền núi nước ta Đánh giá về sự phát triển của công tác

giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứucủa tác giả cho rằng: “công tác đào tạo, cán bộ là người dân tộc thiểu số ở vùng dân

tộc đạt nhiều thành tựu đáng kể Mười năm về trước, nhiều cán bộ thôn xã còn ởtình trạng mù chữ Cho đến nay, cán bộ thôn xã thấp nhất cũng có trình độ tiểu học,có người có trình độ trung học phố thông Nhiều cán bộ người dân tộc thiểu số đãcó trình độ cao” Với những kết quả đạt được về thành tựu của công tác giáo dục ởkhu vực miền núi trong những năm qua, bài viết nhắn mạnh “Thành tựu nổi bật của

giáo dục ở vùng dan tộc là xác lập được quy trình xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc

Trang 17

thiểu số” Vì vậy, khi nói đến tác động của sự chuyền biến đó, tác giả đề cập khá cụthể về vai trò của Bộ giáo dục và đào tạo đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộngười dân tộc thiêu số ở khu vực miền núi, nghiên cứu chỉ rõ: “Ngành giáo dục và

đào tạo đã góp phần đáng kể trong việc bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số ở cáctrung tâm bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, các trường bổ túc văn hoá tập trung ở

các địa phương và Trung ương” Bàn luận về những hạn chế và bất cập còn ton tạicủa công tác giáo dục ở khu vực miền núi đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số,nghiên cứu đề xuất những giải pháp cơ bản dé day mạnh phát triển giáo dục cho khuvực miền núi thời gian tới, cụ thé như: “Thực hiện chế độ ưu tiên cộng điểm trongtuyển sinh và đặc biệt là mở các lớp dao tạo dành riêng cho học sinh, sinh viên làngười dân tộc thiêu số nhất là ở vùng cao, tại các trường đại học và cao đăng trong

cả nước là giải pháp cần thiết dé gấp rút đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chovùng này" Có thé nói, giáo dục và dao tạo đã được Dang và Nhà nước coi là quốcsách hàng đầu, trong thời gian qua, giáo dục và đào tạo có một vai trò hết sức to lớn

đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực miền núi, đồng bảo dân

tộc thiểu số Vì vậy, nghiên cứu trên đây của tác giả Nguyễn Minh Hiển đã thé hiệnchủ trương, đường lối của Đảng từng bước đi vào cuộc sống vùng đồng bào dân tộcmiền núi, bài viết là nguồn tư liệu khả thi để luận án tiếp tục kế thừa và đề cậpnhững tác động liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiêu

SỐ Ở các huyện miền núi Nghệ An một cách cụ thể đó là giáo dục và đảo tạo.

- Nghiên cứu của tác giả Lê Minh Hương, “Vai trò các dân tộc thiểu số trong

sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc”, trong cuốn sách “Các dân tộc thiểu số Việt Nam

thé kỷ XX”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, (2001) Khái quát về vị trí của khu vực

miền núi tác giả khẳng định, khu vực miền núi là những nơi có địa hình phức tạp,

hiểm trở, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống kinh tế khó khăn Nhưng khu vực miền núi

lại là nơi có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng hết sức trọng

yêu của dân tộc Bài viết của Lê Minh Hương đã đánh giá vai trò hết sức quan trọngcủa các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bài viết cho rằng:

“Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn coi trọng xây

dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, chống lại mọi âm mưu và hànhđộng gây hiềm khích chia rẽ dân tộc của kẻ thù, giữ gìn trong ấm ngoài êm, giữ vững

an ninh trật tự các vùng miên núi, biên cương của dat nước”; “Irước cách mạng

Trang 18

tháng Tám, đồng bao các dân tộc thiểu số đã sớm giác ngộ và tham gia cách mang,trực tiếp bảo vệ lãnh tụ Hồ Chí Minh, cơ quan Thường vụ Trung ương Đảng, bảo vệ

căn cứ địa cách mạng Việt Bắc”.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển dat nước hiện nay, dé hoàn thành sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bên cạnh đầu tư cho phát triển kinh tếxã hội ở khu vực thành thị, cơ giới hóa nông thôn, bài viết cho rằng: “Đảng và Nhànước từng bước thực hiện chủ trương, quyết sách phát triển kinh tế, xã hội ở vùngdân tộc, miền núi, góp phan giữ vững 6n định chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội”.Đặc biệt, để đưa miền núi ngày càng tiến kịp miền xuôi, đồng bằng và đô thị tác giảkhang định cần có các giải pháp, trong đó nhấn mạnh giải pháp về dao tạo đội ngũcán bộ người dân tộc thiểu số: “Đảng, Nhà nước cần có kế hoạch dài hạn và toàn diệnvề dao tạo cán bộ dân tộc cho vùng dân tộc miền núi Đây vừa là nhiệm vụ cấp bách,vừa là chiến lược lâu dài” Có thể nói, nghiên cứu của tác giả Lê Minh Hương mặcdù không trực tiếp đối với địa bàn các huyện miền núi Nghệ An, nhưng những kếtquả mà tác giả khăng định về vị trí chiến lược ở khu vực miền núi là rất tương đồngvới khu vực các huyện miền núi Nghệ An với 419km đường biên giới tiếp giáp với

nước cộng hoa Dân chủ nhân dân Lào Vi vậy, nghiên cứu của Lê Minh Hương góp

phan khang định những giá trị về mặt lý luận về vị trí và vai trò đối với địa bàn khuvực miền núi, là cơ sở đề luận án kế thừa va tiếp tục nghiên cứu.

- Sách May vấn dé ly luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ

dân tộc hiện nay, của tác giả Phan Hữu Dật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2001 Trong nội dung chương 4, tác giả bàn đến vấn đề cán bộ người dân tộc

thiểu số hiện nay gan với vai trò của họ ở một số vùng cụ thé Tác giả cho rằngcông tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ đối với khu vực miễn núi hiện nay là

một vấn đề cấp bách, thể hiện ở chỗ: “thiếu, yếu, kém của cán bộ người dân tộc

thiêu số” Do đó, để góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ hội nhập, vấn đềxây dựng đội ngũ cán bộ cán bộ người dân tộc thiểu số là hết sức cần thiết.

- Luận an Tri thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới, của

Trịnh Quang Cảnh (2002), Luận án khái quát chung về tình hình phát triển của miền

núi Việt Nam, đánh giá thực trạng phát triển miền núi Việt Nam Khi đề cập đến nộidung trọng tâm bàn về vai trò của đội ngũ tri thức người dân tộc thiêu số trong công

cuộc xây dựng đât nước nói chung và vùng miên núi nói riêng, Luận án đánh giá

10

Trang 19

thực trạng đội ngũ tri thức là người dân tộc thiểu số, trong đó Luận án đề cập tới sựyêu kém về trình độ dân trí của đồng bào miền núi là một vấn đề bap cập đối vớicông cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở khu vực miền núi hiện nay Trên

cơ sở đó, Luận án đưa ra một số giải pháp góp phần xây dựng đội ngũ tri thức người

dân tộc thiêu số ở Việt Nam ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới củađất nước.

- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngoc Hà, “Đổi mới công tác dao tạo nguồn

cán bộ dân tộc thiểu số miền núi theo hướng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động

thực tiễn”, đăng trên Tạp chí Giáo dục lý luận, số 1, 2002 Trên cơ sở chỉ ra thựctrạng nguồn cán bộ dân tộc thiểu số miền núi, tác giả dé cập tới đổi mới công tácdao tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số miền núi theo hướng nâng cao năng lực tôchức hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước.

- Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Trang, Lại Thị Thu Hà Chính

sách cử tuyển - một chủ trương đúng trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhànước ta về phát triển giáo duc, đào tạo ở vùng miễn nui, vùng dân tộc thiểu số, đăngtrên Tạp chí Dân tộc học, sỐ tháng 2/2005 Các tác giả đề cập đến trình độ phát triểnở khu vực miền núi trong công cuộc đôi mới của đất nước, trên co sở chỉ ra thựctrạng khó khăn, một trong những giải pháp đưa ra dé phát triển ở khu vực miền núi,các tác giả khăng định chính sách cử tuyển đối với miền núi sẽ góp phần phát triển

giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi nhằm giảm chênh lệch về phát triển

giáo dục giữa các vùng lãnh thổ và là cơ sở để nâng cao trình độ nguồn nhân lực chokhu vực miền núi.

- Nghiên cứu của tác giả Ngô Đức Thịnh, Van hóa, văn hóa tộc người và Van

hóa Việt Nam (2006), tuy không đi vào nghiên cứu một cách cụ thé về cán bộ DTTSở Nghệ An, song công trình này đã cho thấy vai trò, vị trí của công tác cán bộ DTTS

trong t6 chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở vùng dan tộc,

trong đảm bảo bình đăng dân tộc trên phương diện chính trị Bên cạnh đó, các đặcđiểm văn hóa, tâm lý, phong tục tập quán tộc người tác động đến công tác xây dựngđội ngũ cán bộ DTTS nói chung mà các huyện miền núi Nghệ An có những nét đặc

thủ riêng.

- Nghiên cứu, “Công tác dân tộc trong thời kỳ đổi mới 1986 — 2006” Trong an

11

Trang 20

phẩm “60 năm cơ quan công tác dan tộc”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, (2006),của tác giả Ksor Phước Bài viết đề cập khá toàn diện về đội ngũ cán bộ người dân

tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở khu vực miền núi, khẳng định sự quan tâm của

Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, sự chuyên biến và phát triển

của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi được tác giả khẳng

định: “đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị luôn được Đảng,Nha nước đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và bồ trí sử dụng Nhiều hình thức

đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về lý luận chính tri, chuyên môn, hoc vấn, quản

lý nhà nước ngày càng được chuẩn hóa, chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ dântộc ở tất cả các cấp được nâng lên” Đề cập tới vai trò của đội ngũ cán bộ dân tộcthiểu số trong hệ thống chính trị tác giả chỉ ra rằng “Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là ngườidân tộc thiêu số qua các khoá ngày càng tăng, từ 10,2% khoá I lên 17,2% khoá XI.Uỷ viên Trung ương Đảng là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ gần 9% khoá X vàhàng vạn cán bộ người dân tộc thiêu số được tham gia trong các cơ quan Đảng, Nhànước, các ngành, các cấp” Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác xâydựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị trong thời gianqua, những đóng góp của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiêu số đối với sự phát triểnkinh tế xã hội của đất nước, nghiên cứu còn chỉ ra những ton tại, hạn chế của công tácdân tộc là: “Hệ thống chính tri và đội ngũ can bộ dân tộc ở cơ sở vùng dân tộc thiểusố còn hạn chế về tri thức và trình độ kỹ năng làm việc Ở vùng sâu, vùng xa, vùng

đặc biệt khó khăn rất nhiều đồng chí chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ

chính trị ở địa phương” Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số bài học lớn về công tácdân tộc trong thời kỳ đổi mới, một trong những bai học quan trong đó là: “Kiện toànvà phát huy vai trò của hệ thống chính tri, chăm lo công tac đào tao, bồ trí và sử dụng

cán bộ người dân tộc thiểu số trong các vùng dân tộc thiểu số”.

- Ngoài ra, trong các bài viết của các tác giả Phạm Hồng Quang trên Tạp chígiáo dục, số 175/2007, “M6 hình đào tạo cán bộ quản lí người dân tộc thiểu số cho các

tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”; Tráng A Pao (2005), “Thực hiện chế độ cử tuyêntrong đảo tạo cán bộ vùng dân tộc thiểu số miền núi”, Tạp chí Cộng sản, SỐ 6;Nguyễn Hữu Ngà (2005), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dân tộc thiểu sốtrong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Dân tộc học, số 3;

Lê Phương Thảo (2005), “Thành tựu và kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ dân

12

Trang 21

tộc thiêu số ở nước ta trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng Trong các bài

viết các tác giả đều tập trung nêu lên những khó khăn về tình hình kinh tế, xã hội ở

khu vực miền núi trong đó đặc biệt nhấn mạnh về chất lượng đội ngũ cán bộ lànguyên nhân cơ bản dẫn đến vấn đề đói nghèo, lạc hậu ở khu vực miền núi, từ đó

các tác giả đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ trong đó có giải pháp yêu cầu nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ cho đồng bao dân tộc thiểu số.

- Cuén Bao đảm bình dang và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát

triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, của Hoàng Chí Bảo Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 2009 Tác giả đã nêu rõ những nhận thức lý luận mới về dân tộc, quanhệ dân tộc và chính sách dân tộc; đánh giá thực trạng tình hình kinh tế - xã hội vàcác quan hệ dân tộc; đồng thời, đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề dân tộc, cácquan hệ dân tộc, tạo sự công băng, bình đăng trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội ở miền núi nước ta hiện nay.

- Tác giả Vang Xin Dư, với bài viết, “Một cách mới trong đào tạo, bồi đưỡngcán bộ chủ chốt cơ sở ở Hà Giang”, đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng số 4 (4 -2009), tác giả chỉ rõ, Hà Giang là tỉnh miền núi, với trên 273 km đường biên giới tiếpgiáp với Trung Quốc Dân số trên 70 vạn người, với 22 dân tộc, trong đó dân tộcMông chiếm 32%, Tày 26,2%, Dao 14%” Trên cơ sở phân tích kết quả đã đạt đượctrong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở của tỉnh, tác giả rút

ra một số kinh nghiệm Một trong những kinh nghiệm quan trọng là phải xây dựng,

quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt đảm bảo chất lượng, trên cơ sở đó xây dựng kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng gan với bồ trí sử dụng sau đào tạo.

- Dé tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Máng cao năng lực tu duy lý luận cho độingũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, của tác giảNguyễn Văn Tý, năm 2010 Trên cơ sở phân tích bản chất của tư duy lý luận và vai trò

của năng lực tư duy lý luận đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện người dân tộcthiểu số, đề tài đã phân tích thực trạng, nguyên nhân và những yêu cầu cơ bản của việcnâng cao năng lực tư duy lý luận đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện

người dân tộc thiêu số ở Tây Nguyên Đề tài đã đề xuất các giải pháp chủ yêu và nhữngkiến nghị nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lycấp huyện người dân tộc thiêu số ở Tây Nguyên hiện nay Y nghĩa của dé tài góp phần

vào việc nhận thức vai trò, tác dụng to lớn của tư duy lý luận trong hoạt động của cán bộ

13

Trang 22

lãnh đạo, quản lý nói chung và cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp huyện người dân tộc thiêu số

nói riêng.

- Bài viết của tác giả Giàng Seo Phử, “Quan tâm phát triển địa bàn dân tộc

miễn nui - một yêu cầu cơ bản quan trọng hiện nay”, đăng trên Tạp chí Quốc phòng

toàn dân số tháng 3/2010 Bài viết thê hiện rõ hệ thống quan điểm của tác giả khi đềcập đến vai trò của Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển khu vực miền núi, tác giảnhấn mạnh: “Những năm qua nắm vững quan điểm của Dang, công tác dân tộc của

các cơ quan, ban ngành đoàn thê trong cả nước đã đạt được nhiều thành tựu quan

trọng Hệ thống chính trị ở các địa bàn dân tộc miền núi ngảy càng vững mạnh; tìnhhình chính trị, trật tự xã hội cơ bản 6n định, an ninh, quốc phòng được giữ vững ”.Đề cập đến những hạn chế đối với sự phát triển ở địa bàn khu vực miền núi, nghiên

cứu đã chủ trương đề ra các giải pháp cơ bản, trong đó xác định giải pháp có tínhkhả thi và quan trọng nhất là: “Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi

dưỡng, sử dụng cán bộ địa phương, cán bộ là người dân tộc thiểu số”.

- Trên cơ sở phân tích những thành tựu và chỉ ra những hạn chế trong thựchiện chính sách dân tộc của Dang qua 25 năm đổi mới, bài viết, “7c hiện chínhsách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam sau 25 năm đổi mới”, của tác giả BùiĐình Bôn, đăng trên Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị quân sự số 125, (2011) đãlàm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của Đảng đối với công tác dân tộc và

miền núi Trong bài viết tác giả chỉ rõ: “Sau 25 năm thực hiện công cuộc đôi mới,

dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý điều hành của bộ máy Nhà nước, sự tập hợp và

động viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng bào các dân tộc đã nêu cao tinh thầntự lực, tự cường, thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc và thu được nhiều kết quảquan trọng” Một trong những thành tựu quan trọng mà tác giả đề cập đó là: “Hệthống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số được xây dựng củng cố ngày càng

vững mạnh, đội ngũ cán bộ trí thức người dân tộc thiểu số đã được hình thành vàtrưởng thành rõ rệt Hơn 40 dân tộc thiêu số đã có con em của mình tốt nghiệp caođăng và đại học Tất cả các dân tộc thiểu số đều có người của dân tộc mình là đảng

viên Đảng Cộng sản Việt Nam” Đề thực hiện thắng lợi đường lỗi, chính sách dân tộc

của Đảng và dau tranh chống “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đồ của các thế lựcthù địch lợi dụng vấn đề “dân tộc” chống phá cách mạng Việt Nam, tác giả đề xuấtmột số giải pháp quan trọng trong đó nhắn mạnh giải pháp: “Phải tăng cường sự lãnh

14

Trang 23

đạo của Đảng đối với công tác dân tộc, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngànhvà đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác dân tộc, nhất là đội ngũ cán bộ là người dân

tộc thiểu số”.

- Luận án tiến sĩ: Nang cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các

tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay, của tác giả Nguyễn Thành Dũng (2012), Luận

án nghiên cứu về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên, với đối

tượng cụ thé là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện (gồm các chứcdanh: bí thư, phó bí thư huyện ủy, thị ủy, thành ủy; chủ tịch hội đồng nhân dân huyện, thịxã, thành phó; chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phd) trong giai doan hiénnay Luan an di vào phân tích và làm rõ một số khái niệm, phạm trù như quan niệm, vaitrò và đặc điểm của dội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện; quan niệm về chất lượng vànâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện; tiêu chí đánh giá chất, lượng vànâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay.

Luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủchốt cấp huyện ở các tỉnh Tây nguyên trong giai đoạn hiện nay.

- Luận án tiến sĩ: Công tác xdy dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộBộ đội Biên phòng từ năm 1996 đến năm 2006 của tác giả Đặng Văn Trọng (2012), Luậnán nghiên cứu về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Bộ đội Biên phòng về xâydựng đội ngũ cán bộ DTTS trong thời kỳ đây mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Luận án đã đúc kết một số kinh nghiệm có giá tri tổng kết thực tiễn,

đóng góp cơ sở lịch sử góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của BĐBP đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

- Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Ngân , “Nội dung cơ bản và ý nghĩa củaNghị quyết Trung ương Bảy khóa IX về công tác dân tộc đối với công cuộc đôi mới ở

Việt Nam”, trong cuốn sách “Mười năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7(khóa IX) về công tác dân tộc, tôn giáo - Một số van dé lý luận và thực tiễn”,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, (2013) Tác giả khang định van dé dân tộc và đoàn

kết dân tộc là van dé chiến lược của cách mạng Việt Nam Bên cạnh những thành

tựu đã đạt được, tác giả chỉ ra những hạn chế yếu kém trong việc thực hiện chính

sách dân tộc và miền núi như : chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp,

việc đào tạo nghề chưa được quan tâm Hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều vùng dân

tộc và miên núi còn yêu; trình độ của đội ngũ cán bộ còn thâp, công tác phát triên

15

Trang 24

đảng chậm; cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở nhiều nơi hoạt độngchưa hiệu quả, không sát dân, không tập hợp được đồng bào Trên có sở đó, tác

giả đề ra những quan điểm co bản, những nhiệm vụ chủ yếu và những giải pháp về

công tác dân tộc trong tình hình mới, trong đó công tác xây dựng đội ngũ cán bộ

cho đồng bào miền núi được tác giả khăng định là vấn đề cấp bách hiện nay, là điềukiện dé thực hiện phát triển kinh tế xã hội của miền núi.

- Bài viết: “Tình hình dân tộc thiểu số và công tác dân tộc ở nước ta hiện nay”,của tác giả Đỗ Thị Thạch trong cuốn sách “ÄM#ười năm thực hiện Nghị quyết Trungương 7 (khóa IX) về công tác dân tộc, tôn giáo - Một số van dé ly luận và thựctiễn ”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, (2013) Bài viết trình bày một cách cơ bảnvề tình hình dân số, xã hội, về địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số Tác giả

khẳng định, sự phát triển của các dân tộc thiểu số còn thấp so với dan tộc đa sé,

giữa các dân tộc và các vùng có sự chênh lệch với nhau, đặc biệt là sỐ đồng bào dântộc ở vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn và kém pháttriển về mọi mặt Do vậy, xoá bỏ khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữacác dân tộc đó là van đề cót lõi dé giải quyết chính sách bình dang, đoàn kết dân tộchiện nay Tác giả đề xuất giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu sốlà cơ sở để xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ, thực hiện chiến lược công tác dân tộc

trong thời gian tdi.

- Bài viết: “Phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ

dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay”, của tác giả Nguyễn Dương Hùng trong cuốn

sách “Mười năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa 1X) về công tác dântộc, tôn giáo - Một số vấn dé lý luận và thực tiễn”, Nxb, Chính trị Quốc gia, HàNội, (2013) Tác giả khang định, mặc dù trong nhiều năm qua Dang và Nhà nước ta

đã có nhiều chủ trương, chính sách dé nâng cao chất lượng và sử dụng đội ngũ cánbộ nói chung, cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng, song trên thực tiễn đội ngũnày vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là trong giai đoạn đây mạnh sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế của đất nước Điều này

thê hiện: Chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số còn thấp so với

yêu cầu, như: ở cấp xã, trình độ sơ, trung cấp là chủ yêu; cấp tỉnh, huyện đa SỐ CÓ

trình độ trung cấp, số có trình độ đại học đang tăng nhanh, song trình độ trên đại

học còn ít Hơn nữa, công tác đào tạo nguôn còn nhiêu bât cập, không đủ hoặc

16

Trang 25

thiếu nguồn cán bộ dân tộc Chính sách bố trí, sử dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ

người dân tộc còn có những bất cập nhất định, chưa khuyến khích giữa các đội ngũ

này phát huy hết khả năng của minh Do vậy, dé phát triển, bồi dưỡng nguồn nhânlực và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta đáp ứng yêu cầu đâymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tẾ, trong thời gian tớicần thực hiện một số giải pháp: Trên cơ sở thực trạng đội ngũ cán bộ đương nhiệm

từng xã, huyện, vùng và nhóm cán bộ dự nguồn, cần chủ động dao tạo, dao tạo lại

dé nang cao chat lượng cán bộ, qua đó dần từng bước chuẩn hóa cán bộ theo tiêu

chuẩn hiện hành Song song với việc nâng cao chất lượng cán bộ, cần kiện toàn hệ

thống chính trị các cấp, nhất là ở cấp xã theo hướng gan dân, do dân và vì dân.

- Luận án tiến sĩ: Tao nguôn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các

tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay, của tác giả Trương Thị Bạch Yến, năm 2014,Luận án đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về

khái niệm, nội dung, phương thức tạo nguồn cán bộ, công chức xã Luận án đã tổng hợp

kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong tạo nguồn cán bộ, công chức xã là người dântộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên những năm vừa qua Trên cơ sở đó, luận án đề xuấtcác giải pháp có tính đặc thù, khả thi nhằm đây mạnh tạo nguồn cán bộ, công chức xãngười dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2020 Các giải pháp như củng có,phát triển và giao trách nhiệm cu thê cho hệ thống các trường dân tộc nội trú, các cơ sởgiáo dục - đào tạo trên địa bàn Tây Nguyên tham gia tạo nguồn cán bộ công chức xã

người dân tộc thiểu số, xây dựng, củng cô và phát huy vai trò hệ thông chính trị cấp cơ

sở, lực lượng người có uy tin trong cộng đồng dan tộc thiểu số ở Thôn, Buôn trong tạonguôn cán bộ công chức xã người dân tộc thiêu sd.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu đề cập đến miền núi và đội ngũ cán bộngười dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An

- An phẩm, “Một số chính sách về dân tộc và miễn núi Nghệ An”, Nxb Nghệ

An, 1992 của Ban Dân tộc và Miền núi Nghệ An An pham đánh giá khá chỉ tiết vềtình hình kinh tế xã hội của các huyện miền núi, trên cơ sở những hạn chế và khó

khăn ở khu vực miền núi, ấn pham đã trình bày những chính sách cụ thé của Ban dân

tộc miền núi Nghệ An đối với sự phát triển của khu vực miền núi trong thời gian tới,như chính sách kinh tế, xã hội; chính sách văn hóa; chính sách giáo dục Đặc biệt ấnphẩm trích lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của các đồng chí lãnh đạo cao cấp, trích

17

Trang 26

nội dung các văn kiện quan trong của Dang và Nhà nước đối với dân tộc và miền núi;

các chủ trương chính sách của tỉnh Nghệ An đối với dân tộc và miền núi, đặc biệt là

Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biéu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIII (1990

- Công trình nghiên cứu, “Tiếp cận sinh thái nhân văn và phát triển bênvững miễn núi Tây Nam Nghệ An”, của các tác giả Lê Trọng Cúc, Trần ĐứcViên, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1997 Công trình đã cụ thể hóa về tình hìnhkinh tế - xã hội, môi trường sinh thái của các huyện miền núi Tây Nghệ An.Đánh giá những thách thức đặt ra và hướng giải quyết đối với các huyện miềnnúi Nghệ An trong thời gian tới Một trong những hướng giải quyết đặt ra mànghiên cứu đề cập đến là việc thực hiện chính sách giáo dục - đảo tạo ở cáchuyện miền núi Nghệ An, đây được coi là hướng giải quyết về bài toán nâng cao

chat lượng nguồn nhân lực góp phan phát triển bền vững ở khu vực miền núi Tây

Nam Nghệ An.

- Sách, “Một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội miễn núiNghệ An”, của Ban Dân tộc và Miền núi Nghệ An, Nxb Nghệ An, 2002, tập hợpcác chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Nghệ An, Hội đồng nhân dân, Uỷ bannhân dân tỉnh Nghệ An về phát triển kinh tế - xã hội các huyện, xã miền núi từ năm1986 đến năm 2001 với số liệu thống kê trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá,giáo dục, đào tạo cán bộ Công trình đề cập đến thực trạng phát triển đối với cáchuyện miền núi Nghệ An, trong đó sự yếu kém về chất, lượng của đội ngũ cán bộ ở

các huyện miền núi được công trình đề cập và bàn luận Đặc biệt nghiên cứu có đềxuất một số giải pháp cơ bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miềnnúi Nghệ An, một trong những giải pháp nghiên cứu đề xuất là nâng cao chất lượngnguồn nhân lực ở khu vực miền núi Nghệ An.

- Sách “Kết hợp phát triển kinh tế và giải quyết các van dé xã hội ở nông thônBắc Trung Bộ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, của TS Đoàn Minh

Duệ và TS Định Thế Định, Nxb Nghệ An, 2003 đã phân tích mối quan hệ biện

chứng giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, làm rõ thực trạng vànhững vấn đề đặt ra trong việc kết hợp phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xãhội ở nông thôn Bắc Trung Bộ, từ đó bước đầu nêu lên những giải pháp chủ yếu đểkết hợp phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn khu vực Bắc

18

Trang 27

Trung Bộ, trong đó có đề cập đến miền núi Nghệ An về vấn đề nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ người dân tộc thiêu sé.

- Nghiên cứu của tác giả Trần Quang Nhiếp về “Xdy dựng đội ngũ cán bộ cơ

sở”, đăng trên Tạp chi Cộng sản số 8 (3/2003) Bài viết nghiên cứu khá toàn diện về

đội ngũ cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi nói chung và cáchuyện miễn núi Nghệ An nói riêng Đề cập đến các huyện miền núi Nghệ An, bài viết

đi vào làm rõ năng lực cán bộ, chất lượng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, cụ thé: “Chi tính

riêng ở Nghệ An, nhiệm kỳ (2001- 2005), toàn Đảng bộ có 3.102 đồng chí giữ chức

vụ chủ chốt ở cơ sở với trình độ văn hoá cấp tiêu học có 05 đồng chí, chiếm 0,16%,

cấp trung học cơ sở có 750 đồng chí, chiếm 24,7%, cấp trung học phô thông có 2347đồng chí, chiếm 75,66%; 49% cán bộ có trình độ chuyên môn đã qua dao tạo từ sơcấp đến đại học” Bên cạnh đánh giá những thành tựu đã đạt được, bài viết đi vàophân tích những hạn chế, trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở ở khu vựcmiền núi Nghệ An đó là: “Co cau cán bộ bat hợp lý, không đồng đều, tỷ lệ cán bộ nữ,cán bộ là người dân tộc thiểu số còn thấp” Đặc biệt tác giả đề xuất một số giải pháp,trong đó chú trọng giải pháp: xây dựng quy hoạch, đánh giá sử dụng; dao tạo bồi

dưỡng đối với đội ngũ cán bộ là người DTTS cấp cơ sở.

- Hoàng Xuân Lương, dé tài khoa học: “Nghiên cứu các giải pháp và xây dựngmô hình vượt đói nghèo cho dong bào KhơMú ở Nghệ An” (2004) Đề tài phân tíchkhá toàn diện về bức tranh kinh tế, xã hội ở các huyện miền núi Nghệ An, trong đónhấn mạnh tới tình trạng đói nghèo của đồng bào KhơMú ở các huyện miền núi

Nghệ An Ngoài những đánh giá về hạn chế, yếu kém và những tác động đưa đến

đói nghèo cho đồng bào KhơMú, đề tài đã đưa ra một hệ thống các giải pháp đểthoái nghèo cho đồng bào KhơMú, trong đó tác giả cho răng cần củng cố hệ thống

chính trị ở cơ sở, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người Kh’Mut; xây dựng các

mô hình vượt đói nghèo ở các bản Kh'Mú Đặc biệt tác giả bàn về các giải pháp

nâng cao chất lượng lao động cho đồng bào dân tộc KhoMu.

- Sách “Nghệ An - Thé và lực mới trong thé kỷ XXI”, Nxb, Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 2005 của Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An.

Đây được coi là công trình tiêu biểu đánh giá về tình hình phát triển kinh tế - xã hội,

chính trị, văn hoá của tinh Nghệ An trong thé kỷ XXI Cuốn sách trình bày chỉ tiết

và toàn diện trên tât cả các lĩnh vực kinh tê, xã hội của tỉnh Nghệ An trước điêu

19

Trang 28

kiện hoàn cành lịch sử mới của dân tộc và xu thé mới của thế giới Những khó khănvà thách thức của Nghệ An trong thế kỷ mới được tác phẩm phân tích và đưa ranhững giải pháp định hướng mang tính trước mắt và lâu dài Trong đó tác phẩm đề

cập đến thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở các huyện miền Tây và đưa ra

những định hướng giải quyết trong thời gian tới.

- Bài viết “Sáu giải pháp đào tạo nghé cho lao động miễn núi Nghệ An”, củatác gia Đỗ Quang Hưng, Tạp chí LD& XH, số 288, 6/2006 từ tr21-26 Bài báo đã đi

vào khái quát thực trạng nguồn lao động ở khu vực các huyện miền Tây Nghệ An,

trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng

nguồn lao động.

- Hội thảo khoa học: “Những giải pháp thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triểnkinh tế - xã hội miễn Tây Nghệ An”, của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, năm 2008,đã tập hợp trên 50 bài viết của các nhà khoa học bàn về tình hình, thực hiện Quyếtđịnh 147 của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây NghệAn, từ đó đưa ra các phương hướng, giải pháp trên các lĩnh vực cụ thé dé phát triểnmiền núi tỉnh Nghệ An trong điều kiện mới như quy hoạch dân cư, ngăn ngừa tộiphạm và tệ nạn xã hội; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số,nâng cao chất lượng giáo dục, day nghé và đào tạo nguồn lực trên đại bàn miền Tây

Nghệ An.

- Bài viết “Nghệ An tập trung đào tạo, phát triển nguôn nhân lực chất

lượng cao”, của tac giả Nguyễn Thế Trung, Tạp chí Cộng sản số 796, 2009 Dé

đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cùng vớicác giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nghệ An trong giai đoạn mới,bài viết nhẫn mạnh tam quan trọng đối với việc đảo tạo, phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao coi đó là yêu cầu then chốt cho sự phát triển của tỉnh Nghệ

An trong giai đoạn hiện nay.

- Kỷ yếu “Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ nhất”, Nxb Nghệ

An, năm 2009, đã tập hợp các tham luận tổng kết phong trào thi đua yêu nước củađồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An qua các thời kỳ cách mạng, đặc biệt làtrong thời kỳ đổi mới Các tham luận đã phản ánh tình hình của các dân tộc thiêu sốtrên nhiều phương diện, cho một cái nhìn khái quát, tong thé về các dân tộc trên địabàn miễn núi tỉnh Nghệ An.

20

Trang 29

- Bài viết "Bộ đội Biên phòng Nghệ An xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

trong tình hình mới", của tác giả Dang Văn Trọng đăng trên Tạp chí Lich sử Dang, số 1

(242), năm 2010 Bài viết phân tích những điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn ở khu vực cáchuyện miền núi biên giới Nghệ An, trên cơ sở đó tác giả trình bay một cách có hệ thống vềchủ trương của bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiêu sốtrong tình hình mới, góp phan phát trién kinh tế xã hội và giữ vững sự ôn định vùng biên chokhu vực miền Tây Nghệ An.

- Bài viết “Nghệ An tập trung phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống cácdan tộc ở miễn Tây”, của tác giả Trần Văn Hằng đăng trên Tạp chí Cộng sản, số807, năm 2010 đã trình bày những tiềm năng, lợi thé của miền Tây và kết quả đạtđược bước đầu, bài viết đã nêu lên 8 giải pháp nhằm vượt qua những khó khăn, thửthách trên địa bàn miền núi của tỉnh như đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính

quyên, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, lồng ghép thực hiện có

hiệu quả các chương trình, dự án; đây mạnh công tác đào tạo cán bộ ở các huyện KỳSơn, Tương Dương, Qué Phong

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường trọng điểm 2011- 2012 “Cải cách hànhchính ở huyện Qué Phong — Nghệ An thực trạng và giải pháp”, của TS Dinh Thế Dinh(2012), Trường Đại hoc Vinh Đề tài tiếp cận van đề nghiên cứu từ hai bình diện lýluận và thực tiễn, giải quyết van đề theo hướng từ cơ sở lý luận và những van đề đượcphân tích, đánh giá từ thực tiễn của van đề nghiên cứu dé đề xuất những giải pháp cótính khả thi thực hiện chương trình cải cách hành chính có hiệu quả, phù hợp với điều

kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của huyện Quế Phong nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ cấp cơ sở.

- Luận án tiến sĩ: Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội

ở các huyện miễn núi từ năm 2001 đến năm 2010, của tác giả Mai Chi (2014), Luận

án đã đi sâu nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo quán triệt chính

sách xã hội của Đảng trên địa bàn các huyện miễn núi trong 10 năm day mạnh côngcuộc đổi mới toàn diện (từ năm 2001 đến năm 2010), Luận án góp phan làm rõ hơn

sự đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, đồng thời làm

sáng tỏ sự sáng tạo của các cấp đảng bộ địa phương trong quá trình cụ thé hóa chủ

trương, chính sách của Trung ương Đảng trên một lĩnh vực nhất định trong công

cuộc đôi mới, từ đó đúc kêt một sô kinh nghiệm có giá trị đôi với Đảng bộ tỉnh

21

Trang 30

trong lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi thời gian tới Luận

án khẳng định vai trò hết sức to lớn của đội ngũ cán bộ người DTTS trong lãnh đạo

thực thi chính sách xã hội ở địa phương.

- Bài viết Ban dân tộc miễn nui tỉnh Nghệ An 70 năm xây dựng và phát triển,

của tác giả Lương Thanh Hải, đăng trong cuốn sách Ủy ban Dân tộc 70 năm xâydựng và phát triển (2016), Nxb, Chính trị Quốc gia đề cập đến quá trình Đảng bộ

tỉnh Nghệ An đã thực thi và vận dụng các chủ trương chích sách dân tộc của Trung

ương Đảng đối với sự phát triển ở các huyện miền núi, bài viết nhân mạnh đến vaitrò của khu vực miền núi và đề cập đến đây mạnh công tác dân tộc trong đó có công

tác cán bộ nâng cao chất, lượng cho cán bộ dân tộc thiểu số.

1.2 Những nội dung cơ bản của các công trình khoa học đã đề cập liên quanđến đề tài Luận án và những vấn đề Luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Những nội dung cơ bản của các công trình khoa học đã đề cập liênquan đến đề tài Luận án

Qua các công trình công bố có thé thấy mang đề tài về xây dựng đội ngũ cánbộ người dân tộc thiểu số đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giảtrong nước Trong các công trình đó, đã phản ánh ở mức độ khác nhau về sự lãnhđạo của Đảng đối với sự phát triển của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nói

chung và quá trình quán triệt, tô chức chỉ đạo thực hiện của các Đảng bộ địaphương trong việc thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các vùng

miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng Hầu hết, các

tác giả đã phác hoạ rõ bối cảnh, tình hình mới đòi hỏi thực hiện mạnh hơn nữa côngtác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc ở các địa phương miễn núi, nêu lênnhững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng đội ngũ

cán bộ dân tộc đối với các địa phương miền núi trong sự phát triển kinh tế - xã hộicủa miền núi nói chung.

Các công trình công bố trên tuy không đi vào nghiên cứu một cách chuyên biệtvề đội ngũ cán bộ người DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi Nghệ An, nhưng

các công trình nghiên cứu đã cho thấy vai trò, vị trí của công tác cán bộ DTTS trongtô chức thực hiện chính sách dân tộc của Dang và Nhà nước ở vùng dan tộc, trongđảm bảo bình đăng dân tộc trên phương diện chính trị Các công trình đã làm rõ cácđặc điểm văn hóa, tâm lý, phong tục tập quán tộc người tác động đến công tác xây

22

Trang 31

dựng đội ngũ cán bộ DTTS nói chung mà các huyện miền núi Nghệ An có những nét

1.2.2 Những van đề Luận án tập trung nghiên cứu

Dưới góc độ Lịch sử Đảng, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nàonghiên cứu trực tiếp, toàn diện, có hệ thống về quá trình “Đảng bộ tỉnh Nghệ Anlãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ởcác huyện miễn núi từ năm 1996 đến năm 2015” Sự chỉ đạo cụ thê của Đảng bộtỉnh Nghệ An đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu sốtrong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi ra sao? Các Đảng bộ địa phương ởcác huyện miền núi Nghệ An triển khai, tổ chức thực hiện như thé nào, có nhữngđặc điểm gì? Sự sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong quá trình thực thi đườnglối, chủ trương của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểusố trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi Nghệ An? Những kinh nghiệm vềquá trình chỉ đạo tô chức thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộcthiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi để đóng góp vào việc hoạchđịnh và thực hiện công tác xây dựng cán bộ dân tộc thiểu số ở Nghệ An và áp dụng

ở các địa phương miễn núi khác?

Những vấn đề đó vẫn còn là những nội dung cần được tập trung nghiên cứumột cách thấu đáo hơn Cần phải khảo sát thực tế một cách cụ thể, để có được

những đánh giá khách quan, có cơ sở khoa học về những mặt đạt được và chưa đạt

được trong quá trình lãnh đạo thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người

dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi của Đảng bộ tỉnhNghệ An Do đó, chúng tôi xác định vấn đề cần được tập trung nghiên cứu gồm:

Thứ nhát, làm rõ những yêu tô tác động tới công tác xây dựng đội ngũ cán bộngười dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An.

23

Trang 32

Thứ hai, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng chủ trương,

chính sách của Đảng, lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS

trong HTCT ở các huyện miền núi từ năm 1996 - 2015.

Thứ ba, phân tích những thành công, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong

quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện công tác xây dựng đội ngũ can

người DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi; nhận xét và rút ra một số kinh

Qua nghiên cứu những công trình khoa học liên quan, chúng tôi khăng định

Luận án “Đảng bộ tinh Nghệ An lãnh đạo xây dựng đội ngũ can bộ người dân tộc

thiểu số trong hệ thong chính trị ở các huyện miễn núi từ năm 1996 - 2015” khôngtrùng lặp với bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác đã được công bố.

24

Trang 33

Chương 2

CHU TRUONG VA SỰ CHÍ DAO CUA DANG BO TỈNH NGHỆ AN VE

XÂY DUNG DOI NGU CAN BO NGƯỜI DAN TỘC THIẾU SO TRONG HE

THONG CHÍNH TRI Ở CÁC HUYỆN MIEN NÚI

TỪ NĂM 1996 ĐÉN NĂM 2005

2.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây

dựng đội ngũ cán bộ người DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi

2.1.1 Những yếu tổ tác động

2.1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên, dân cư và kinh tế - xã hội

- Vi trí dia ly và điều kiện tự nhiên

Miền núi tỉnh Nghệ An gồm 10 huyện và 1 thị xã; diện tích chiếm 83,31%

trong tổng số 16.490,25 km” diện tích tự nhiên toàn tỉnh Về địa giới hành chính,

phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa; phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh; phíaĐông giáp 4 huyện đồng bằng của tỉnh (Nam Đàn, Đô Lương, Yên Thành, QuỳnhLưu); phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam giáp 3 tỉnh của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân

dân Lào (Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bulikhămxay) với đường biên giới dài 419

Km Miền núi Nghệ An có 5 cửa khẩu nối với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dânLào (1cửa khẩu quốc tế: Nam Căn - huyện Ky Son; 1 cửa khẩu chính: Thanh Thủy -huyện Thanh Chương; 3 cửa khâu phụ: Tam Hợp - huyện Tương Dương; Thông

Thụ - huyện Qué Phong; Cao Vều - huyện Anh Sơn).

Về địa hình: Miền núi tỉnh Nghệ An nằm về phía Đông Bắc dãy núi Trường

Sơn có độ cao và độ đốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Đồi núi chủ yếu là

cao, đốc Địa hình bị chia cắt mạnh, hình thành nhiều tiểu khu vực là vùng Tây Bắc(gồm các huyện: Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong và Thị xã

Thái Hòa), vùng Tây Nam (gồm các huyện: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông,

Tương Dương, Kỳ Sơn); trong đó có 5 huyện vùng núi cao (Con Cuông, Tương

Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong), còn lại là vùng núi thấp.

Khoáng sản: Miền núi Nghệ An đa dạng, phong phú như; đá vôi có trữ lượngkhoảng 200 triệu mét khối tập trung ở Anh Sơn, Tân Kỳ; đá ba zan có trữ lượngkhoảng 260 triệu tan, phân bố ở Nghĩa Dan, Quy Hop; than đá có ở khe Bồ, huyệnTương Dương: đá trắng (đá vôi bị hoa hóa) tập trung ở Qùy Hợp có giá trị xuất

25

Trang 34

khẩu cao; thiếc ở Quy Hop, Quy Châu, Qué Phong, Tân Kỳ với trữ lượng khoảng

100.000 tấn (lớn nhất cả nước); vàng phân bố tập trung ở Tương Dương, Con

Cuông và rải rác ở Quế Phong, Qùy Châu, Qùy Hợp; bên cạnh đó, ở các huyện

miền núi còn có một số loại khoáng sản phục phụ cho xây dựng như đá, cát, sỏi, đất

sét gach ngói có trữ lượng lớn ở các huyện Thanh Chương, Nghĩa Dan, Quy Hợp,

Con Cuông.

Đường giao thông: Các huyện miền núi nói chung và vùng đồng bào các dântộc thiêu số nói riêng ở Nghệ An có vị trí rất quan trọng về chính trị, quốc phòng -an ninh đối với cả tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ Đây cũng là vùng trọng điểm cácnguyên liệu nông, lâm, khoáng sản; tiềm năng đất đai, vốn rừng; tiềm năng pháttriển du lịch sinh thái, lịch sử văn hóa tộc người đa dạng và phong phú Ngay khiđặt chân đến Nghệ An, dé cung cố nền thống trị, phát triển kinh tế, khai thác tàinguyên ở khu vực miền núi Nghệ An, thực dân Pháp đã mở các tuyến đường nốiVinh với Lào, đó là đường thuộc dia số 7 trên cơ sở tuyến đường bộ “thượng đạo”

đi từ Đô Luong theo hướng Tây qua Con Cuông, Tương Dương, Ky Son sang

Xiêng Khoảng (Lào) và tuyến đường 48 nối quốc lộ 1 tại Diễn Châu, qua QuỳnhLưu, Nghĩa Đàn lên Quy Châu Tuyến đường bộ Vinh — Xiêng Khoảng (Caonguyên Trấn Ninh) dài 402 km được người Pháp bắt đầu khởi công xây dựng vàonăm 1893, đến 1905 tiếp tục bổ sung và 1923 mới được hoàn thành Tuyến đường48 được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1921 chủ yếu phục vụ cho việc khai tháctài nguyên của Pháp ở Nghĩa Đàn, Quỳ Châu Cùng với các tuyến đường 1A, 7A,

48 được xem là các tuyến lớn được xây dựng từ lâu, còn có các đường 15A, 15B,

46, 38, 34 Đặc biệt là tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua 5 huyện miền núi được

hoàn thành vào những năm 2000 đã tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực miền núiNghệ An nối liền với các huyện ly trong tỉnh, tạo điều kiện để giao lưu giữa các

vùng, giữa đồng bằng với miễn núi.

Đất đai: các huyện miền núi Nghệ An gồm 6 nhóm đất chính Đất nông nghiệp

có 102.096 ha, chiếm 7,4% tông diện tích tự nhiên, là tỷ lệ rất thấp so với cả nước

và cả tỉnh (toàn quốc là 28,39%; tỉnh Nghệ An là 12%); một số huyện vùng núi cao,chiếm tỷ lệ rất thấp như Tương Dương: 0,32%; Kỳ Sơn: 1,79%; Con Cuông: 2,29%;Qué Phong: 2,54%; Quy Châu: 4,8% Đất chuyên dùng chiếm ty lệ thấp, bang

26

Trang 35

1,85% (25.746 ha) tổng diện tích tự nhiên, trong khi toàn tỉnh là 3,6%, toàn quốc là4,66% [139, tr.3] Tổng diện tích đất có rừng ở các huyện miền núi Nghệ An là

656.391 ha, chiếm 93,1% tổng diện tích rừng toàn tỉnh, trong đó diện tích rừng tự

nhiên chiếm 95,8% và diện tích rừng trồng chiếm 4,2% Nghệ An đứng thứ 2 cả

nước sau Gia Lai về diện tích rừng Rừng ở các huyện miền núi Nghệ An còn có

tiềm năng du lịch sinh thái.

Như vậy, các huyện miền núi Nghệ An là nơi có vị trí địa lý và điều kiện tựnhiên thuận lợi dé phát triển một cách bền vững Lợi thế của vùng là thuận lợi trong

thông thương với bên ngoài, nguồn tài nguyên đa dang, trữ lượng lớn và mức độ khai

thác chưa cao Bên cạnh đó, các huyện miền núi Nghệ An cũng gặp nhiều khó khăn,thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội, là nơi có địa hình phức tạp, hiểm trở, cơ

sở hạ tang thấp kém, chỉ số phát triển con người (HDI) thấp nhất cả tỉnh, nhưng lại cóvị trí chiến lược trọng yếu về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ an ninh biên giớiquốc gia Những thuận lợi và khó khăn trên đã tác động một cách trực tiếp về côngtác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS ở các huyện miền núi, khó khăn về địahình, địa lý, cơ sở hạ tầng thấp kém, chỉ số phát triển con người thấp là nguyên

nhân dẫn đến chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS thiếu và yếu Vì vậy, xây dựng

đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Nghệ An trong giai đoạnhiện nay là góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hộicủa Dang, và Nhà nước đến từng người dân, là cơ sở bảo vệ an ninh biên giới quốcgia và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cấp cơ sở.

dân số đông là Kinh, Thái, Thổ, Kh'Mú, Mông Dân tộc có dân số ít nhất là dân tộc

O Du sống trên vùng núi cao, hiện có 580 người Đây là một trong những dân tộc it

người nhất của Việt Nam và chỉ có ở Nghệ An Đặc điểm nổi bat của sự phân bốdân cư là các dân tộc cộng cư đan xen Tuy vậy, mỗi dân tộc có những vùng quần tụđông đảo của mình Dân tộc Kinh có mặt ở hầu hết các địa phương, chủ yếu ở vùng

27

Trang 36

núi thấp và ở các khu vực thị xã, thị tran của các huyện vùng núi cao Đồng bàoDTTS phân bố chủ yếu ở các huyện vùng núi cao, trong đó huyện Kỳ Sơn chiếm

95,36%, huyện Tương Dương chiếm 89,45%, huyện Qué Phong chiếm 89,42%,

huyện Con Cuông và huyện Quy Châu 69%, còn huyện Anh Son và huyện Thanh

Chương thi ty lệ rất thấp, chỉ chiếm 18% [21, tr.22] Dân tộc Thái chủ yếu sống ở 5huyện vùng núi cao Dân tộc Mông tập trung chủ yếu tại 3 huyện Kỳ Sơn, TươngDương, Qué Phong, còn huyện Nghia Dan chủ yếu là dân tộc Thổ Bên cạnh những

giá trị văn hóa tốt đẹp, trong đời sống đồng bào các dân tộc ở miền núi Nghệ Ancòn tồn tại những khó khăn, hạn chế như: phong tục tập quán lạc hậu ma chay, cúngbái, mê tín dị đoan, hội hè kéo dài Tỷ lệ mù chữ ở một số dân tộc còn cao, dân

tộc Mông còn 43%, dân tộc Khơ Mú là 32,01% Những khó khăn đó làm ảnh hưởng

tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ người DTTS cầnphải nắm vững tập quán sản xuất, canh tác cũng như phong tục của các dân tộc để

có chính sách sát hợp với từng dân tộc.

- Đặc điểm kinh tế - xã hội

Thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị (khóaVI) Về một số chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miễn núi,phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi Nghệ An đã có bước phát triển, sảnxuất nông, lâm, công nghiệp và dịch vụ có nhiều tiến bộ, thu nhập bình quân đầungười từng bước được nâng lên Số hộ đói nghèo giảm dan, từng bước khắc phục

căn bản tình trạng hộ đói Tính đến năm 2000, giá trị sản xuất và giá trị tong sản

phẩm của khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 51,8% trong cơ cấu kinh tế; công

nghiệp xây dựng là 23,4%; thương mai dịch vụ 24,8% [21, tr.22].

Bên cạnh những thành tựu, phát triển kinh tế ở các huyện miền núi còn gặpnhiều khó khăn Sản xuất còn phân tán, manh mún, ở các xã vùng cao, vùng sâu,biên giới, sản xuất tự cung tự cấp là phô biến Các cơ sở công nghiệp - thủ công

nghiệp và dịch vụ có quy mô nhỏ bé, vùng cao hầu như không có Các ngành tài

chính, ngân hàng, bảo hiểm hoạt động yếu Tiềm năng du lịch chưa được phát huyđầy đủ Kết cấu hạ tầng thấp kém Năm 2000, còn 18 xã chưa có đường ô tô vàotrung tâm và 22 xã ô tô chỉ vào được trong mùa khô, 86 bến đò chưa được xây dựng

28

Trang 37

cầu treo Các công trình thủy lợi chủ yếu là vừa và nhỏ, chưa được kiên cố hóa, mới

huy động được 50 - 60% công suất Việc cấp nước sinh hoạt hầu như chưa có Laođộng nông lâm nghiệp chiếm tới 86,4%, lao động thiếu việc làm còn lớn và ngàycàng gia tăng Chất lượng lao động thấp (đặc biệt là ở các huyện vùng núi cao), laođộng qua đào tạo toàn vùng chi có khoảng 10%, chủ yếu ở vùng núi thấp Số lao

động được dao tao dat tỷ lệ thấp, cao nhất là người Kinh với 9,8%, còn dân tộc

Mông, KhˆMú chưa đầy 0,01% Số người được đào tạo có trình độ cao đăng và đạihọc chỉ chiếm 1,8% [21, tr.23], đang là trở ngại lớn trong quá rình tiếp thu khoa học

kỹ thuật, chuyên giao công nghệ vào sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội của vùng.

Theo tổng hợp kết quả điều tra chung thực trạng đói nghèo năm 2000, cáchuyện miền núi Nghệ An còn 57.263 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 26,46%, cao hơn 3 lầnso với thành thị của tỉnh (8.05%), trong đó, một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo caonhư Kỳ Sơn 65,14%; Tương Dương 61,22% [21, tr.22] Công tác giáo dục, y tế,còn nhiều bất cập và yêu kém Năm 2000 còn 18 xã nghèo chưa có trường mà chỉcó lớp mầm non, trang bi nghèo nàn Hiện tượng học sinh bỏ học có chiều hướnggia tăng, chất lượng giáo dục thấp Tỷ lệ du canh du cư lớn, chiếm 21% đối tượngvận động định canh định cư, phần lớn tập trung ở các xã vùng biên giới Việt —Lào Số hộ này dé bị kích động, dụ dé, lôi kéo di cư tự do sang Lào Các tệ nạn xãhội như buôn bán, sử dụng chất ma túy, các hủ tục mê tín dị đoan chưa được xóabỏ triệt dé, hiện tượng tái trồng cây thuốc phiện vẫn còn Từ năm năm 1995 đếnnăm 2000 trên địa bàn các huyện miền núi xảy ra 756 vụ buôn ban ma túy, bat giữ

988 đối tương [117, Tr.770].

Khu vực biên giới các huyện miền núi tình hình chính trị gặp nhiều khó

khăn, việc truyền đạo trái phép đạo Tin lành vào đồng bào DTTS ở các huyện miền

núi như Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn ngày càng tăng Chúng thường nhắm vào đối tượng họcsinh là con em cán bộ người DTTS, phụ nữ góa chồng dân tộc Mông, Khơ mú dé dụ

dỗ theo đạo, tuyên truyền nói xấu Đảng Trên tuyến biên giới phía Tây, do chính

quyền và quân đội Lào tập trung quét mạnh nên các nhóm phi chạy sang địa bàn các

huyện Ky Sơn, Tương Dương, Quê Phong ân nau, móc nôi mua bán trao đôi ma

29

Trang 38

túy, lôi kéo người Mông di cư sang Lào Các nhóm phi chuyên đổi phương thứchoạt động từ vũ trang đối đầu sang bạo loạn lật đô [117, Tr.806].

Nhìn một cách tổng thể, các huyện miền núi là địa bàn chiến lược đặc biệtquan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh và đối ngoại

của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ; có vai trò quyết định đối với môi

trường sinh thái của tỉnh Nghệ An; có tiềm năng lớn về quỹ đất và tài nguyên rừng,khoáng sản để phát triển và mở rộng sản xuất nông lâm nghiệp, khai thác khoángsản gắn với công nghiệp chế biến trên quy mô lớn Đồng bảo các dân tộc có truyềnthống đoàn kết, yêu nước tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các

cấp Nhung, do chiu sự tác động rất lớn của điều kiện bất lợi như địa hình đồi núi

phức tạp, chia cắt mạnh, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, hạn han.Các huyện miền núi Nghệ An vẫn còn trong tình trạng khó khăn, lạc hậu Tiềmnăng đất đai, con người khá phong phú nhưng kết câu hạ tầng yếu kém, thị trường

chưa phát triển Trình độ dân trí thấp, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn,

sản xuất thuần nông kém hiệu quả, tự cấp, tự túc Chất lượng nguồn lao động thấp,

chi phí san xuất cao, môi trường đầu tư không thuận lợi Hoạt động buôn bán ma

túy, nạn di dịch cư tự do, hoạt động truyền đạo chống phá chính quyền cách

mạng diễn biến phức tạp Dé đưa các huyện miền núi Nghệ An phát triển bền

vững, khai thác các lợi thế của vùng, một trong những giải pháp có tính khả thi là

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các huyện miền núi, trong đó có công tác

xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS trong HTCT Xây dựng các huyện miền núi

phát triển vững mạnh và toàn diện vừa là yêu cầu nguyện vọng của đồng bao cácdân tộc trong vùng, vừa là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh lâu dài của tỉnh Nghệ An nói riêng và của cả

nước nói chung.

2.1.1.2 Quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng

đội ngũ can bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thong chinh tri

- Quan điểm về hệ thong chính trị của Dang Cộng sản Việt Nam

Hệ thống chính tri là một chỉnh thé các tổ chức chính trị trong mỗi xã hội, quan hệvới nhau nhăm thực hiện quyền lực của nhân dân Hệ thống chính tri bao gom các tô chứcchính trị, nhà nước và tô chức chính trị xã hội hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và

30

Trang 39

pháp luật Mỗi thành viên của Hệ thống chính trị đều có vị trí, vai trò nhất định trong đờisống chính trị của đất nước.

Hệ thống chính trị của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bao gồm: Đảng Cộng sảnViệt Nam; Nha nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Mặt trận tô quốc Việt Nam và các tô

chức thành viên gồm có: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ

Việt Nam, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân.

Hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số là một bộ phận cấu thành của Hệ

thống chính trị cơ sở nói riêng và Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam Hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dan tộc thiêu số có chức năng xây dựng mối quan hệ

đoàn kết dân tộc, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng cơ sở, xây dựng chính quyền vữngmạnh phan dau thuc hién muc tiéu: “dan giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

- Khai niệm cán bộ, cán bộ người dan tộc thiểu số, can bộ người dân tộc thiểusố trong hệ thống chính trị

Cán bộ: Điều 4 luật cán bộ công chức năm 2008 của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam ghi rõ, Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn,

bồ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản

Việt Nam, Nhà nước, tô chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách

nhà nước.

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân ViệtNam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân, Bí thư Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị

- xã hội.

Cán bộ người dân tộc thiểu số: Về cụm từ “cán bộ người DTTS” cho đến nay

mới thấy được dùng trong một số văn bản của Đảng, Nhà nước và của một số địa

phương khi nói về công tác cán bộ, chưa thấy tai liệu nào nêu định nghĩa về “cán bộ

người DTTS” Theo chúng tôi hiểu “cán bộ người DTTS” ở nước ta hiện nay lànhững cán bộ có thành phần xuất thân (có cha, mẹ, hoặc có cha hay mẹ đẻ) là ngườiDTTS Như vậy, những cán bộ xuất thân có nguồn gốc từ 53 dân tộc không phải là

31

Trang 40

dân tộc Kinh (Ba Na, Bồ Y, Brau, Bru, Ê-Đê, Giáy, gia-rai, giẻ-Triêng, Vân Kiều,

Chăm, Chơro, Chu-ru, Chứt, Co, Cống, Cờ Lao, Cờ Tu, Dao, Hà nhì, Hoa, Hré,

Kháng, Khơ me, Khơ mú, La chí, La Ha, La hủ, Lào, Lô Lô, Lự, Mạ, Mảng, Mông

(Hmông), Mnông, Mường, Ngái, Nùng, ơ đu, Pà thẻn, Phù Lá, Pù Péo, Ra-gai, Thái,

Thỏ, Mông, Tày, Nùng, ) được gọi là cán bộ DTTS.

Cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị: là những người công

tac trong một tổ chức xác định của HTCT, có thành phần xuất thân từ các DTTS; có

những trách nhiệm và quyền hạn nhất định được tổ chức giao phó; có năng lực vatrình độ công tác đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ được giao; có phẩm chất đạo đứccách mạng; có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân,hết lòng tận tụy phục vụ nhân dân, sẵn sảng chiến đấu, hy sinh vì lợi ích tối cao của

Đảng, của Tổ quốc và nhân dân.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc cùng chung sống Cộng đồng các dân tộcViệt Nam có truyền thống yêu nước, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tạo nên

truyền thống đấu tranh anh đũng kiên cường trong lich sử hàng ngàn năm dựng nước

và giữ nước Nhận rõ vai trò to lớn của đồng bào các dân tộc, ngay từ khi mới ra đời,

Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chính sách dân tộc đúng đắn, kịp thời động viên và

tập hợp lực lượng các dân tộc tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và ngàynay là sự nghiệp đổi mới xây dựng và pháp triển đất nước theo định hướng xã hội chủ

nghĩa Trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, việc xây dựng đội ngũ cán bộ

người DTTS vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, là biểu hiện sinh độngnhất về quyền bình đăng giữa các dân tộc Đề thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc,

Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập trung lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS

ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và coi đây là van dé then chốt trong thực

hiện chính sách dân tộc Đảng xác định, đội ngũ cán bộ người DTTS là một bộ phận

quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Dang và Nhà nước Đội ngũ cán bộ người DTTS

không chỉ có vai trò quan trọng như đội ngũ cán bộ nói chung, mà còn có vai trò và ý

nghĩa rat quan trọng đối với việc giải quyết các van dé về dân tộc, nhất là tổ chức thực

hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tiên hành sự nghiệp cách mạng của

32

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w