DANG CONG SAN VIET NAM
LANH DAO XAY DUNG
TRONG TIẾN TRÌNH CẢI CACH TU PHí
WP} oe :
Trang 2DANG CONG SAN VIỆT NAM ẢNH DAO XÂY DUNG
DOLNGO CAN BỘ TU PHÁP
TRONG TIEN TRINH CAI CACH TU PHAP
Trang 3Nguyễn Văn Khoa
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộtư pháp trong tiền trình cải cách tư pháp / Nguyễn Văn Khoa - H :
Trang 4TS NGUYEN VAN KHOA
DANG CONG SAN VIET NAM
LANH DAO XAY DUNG ĐỘI NGÚ CAN BỘ TU PHAP
TRONG TIEN TRÌNH CẢI CACH TU PHÁP
TRUNG TAM THONG TIN THU VIỆN|
TRƯỜNG ĐẠI HOC ty HÀ NỘI
PHONG MUN
NHA XUAT BAN TU PHAP
Trang 5sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác cán bộ, trong đó chú
trọng đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch,
vững mạnh Đội ngũ cán bộ tư pháp đã có bước phát triển mới
về chất lượng và số lượng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
đổi mới, song vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, vì vậy
chưa đáp ứng được yêu cầu của đời sống xã hội Nghị quyết
số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020 nhận định: “Đội ngữ cán bộ tư
pháp, bỏ trợ tư pháp còn thiểu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chỉ có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề
nghiệp”! Bên cạnh đó, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học
trong nghiên cứu luật pháp quốc tế phục vụ cho yêu cầu công tác của đội ngũ cán bộ tư pháp cũng còn hạn chế làm ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; một số vấn dé liên quan đến xét xử các vụ án có yếu tố nước ngoài, sở hữu trí tuệ, thương mại quốc tế, các loại tội phạm xuyên quốc gia còn bắt
cập Đó là chưa kế yêu cầu xây dựng đạo đức nghề nghiệp tư
pháp cũng rất đặc thi, ảnh hưởng rat lớn đến uy tin của Dang
Nam, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của
in lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tr 1.
' Đảng Cộng
Trang 6cam quyên Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu, việc xây
dựng được một đội ngũ cán bộ tư pháp có trình độ, có năng lực
toàn diện và phẩm chất tốt để giải quyết tốt những yêu cầu do
công cuộc cải cách tư pháp đặt ra trong thời kỳ hội nhập quốc
tế là một yêu cầu bức thiết Do vậy, nghiên cứu có hệ
trình Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp để có một
cách nhìn toàn diện vé thành công, hạn chế, đúc kết những kinh nghiệm có thé vận dụng vào thực tiễn cải cách tư pháp hiện nay.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, các nhà nghiên cứu, đồng thời góp phần làm giàu thêm tư liệu về xây dựng đội
ngũ cán bộ tư pháp gắn với cải cách tư pháp, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong tiễn trình cải cách tư pháp” Trong phạm vi cuốn sách này, tác giả tập trung nghiên cứu hai chức danh chính là Tham phán và Kiểm sát viên.
Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu hữu ích đối với các nhà
nghiên cứu, giảng viên, học viên, sinh viên; cán bộ, đảng viên
và nhân dân trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đẻ này.
Nha xuất ban Tư pháp và tác giả mong nhận được ý kiến
góp ý của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong
Trang 7XÂY DỰNG BOI NGŨ CAN BO TƯ PHAP
TRONG TIEN TRÌNH CẢI CÁCH TƯ PHAP
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỊ TRÍ, VAI TRÒ, PHƯƠNG
THUC LÃNH DAO CUA DANG DOI VỚI CÔNG TÁC TƯ PHÁP VÀ XÂY DỰNG BOI NGŨ CÁN BO TƯ PHÁP
1.1.1 Khái niệm cán bộ tư pháp
Thuật ngữ cán bộ tư pháp được sử dụng phé biến trong đời sống xã hội, nhất là trong bối cảnh công cuộc cải cách tư pháp đang diễn ra hiện nay Để luận giải khái niệm này, trước hết phải làm rõ một số khái niệm liên quan như tư pháp; quyền
tư pháp; cơ quan tư pháp; hoạt động tư pháp; cải cách tư pháp;
chức danh tư pháp.
Theo Từ điễn tiếng Việt “ne pháp là việc xét xử các hành vi
phạm pháp và các vụ kiện tung trong nhân dân"” Theo Từ điển
? Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển,
Ha Nội - Da Nẵng, 1997, tr 1.034.
Trang 8Đăng Cộng sẵn Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tw pháp
Bách khoa Việt Nam, thuật ngữ tư pháp được giải thích ở nghĩa
rat rộng, là khái niệm dùng để chỉ các cơ quan Tòa án, việc xét
xử các hành vi vi phạm pháp luật và các vụ kiện tụng trong
nhân dân, hoạt động của các cơ quan điều tra, kiểm sát, truy
tố, xét xử và thi hành án Khái niệm tư pháp như trên vừa chỉ chủ thể (các cơ quan Tòa án), vừa chỉ hoạt động xét xử của cơ
quan đó và hoạt động của các cơ quan khác như cơ quan điều
tra, kiểm sát, truy t6 và thi hành án Hep hon nhận thức trên, Từ điển Luật học định nghĩa: tư pháp là công việc tổ chức, giữ
gin, bảo vệ pháp luật Theo Rousseau J.J: “Tu pháp là cơ quan
thiêng liêng nhất và được coi trọng nhất vì nó bảo vệ pháp
luật, mà luật do cơ quan quyền lực tối cao ban hành và do
chính phủ chấp hành” Theo nghĩa rộng nhất, tư pháp là sự công bằng, công lý và các thiết chế nhằm duy trì, bảo đảm sự
công bằng, bảo vệ nền công lý.
Quyên te pháp, theo Từ điển Luật học là “quyên xét xử
các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, laođộng, hành chính "* Hoặc "là một lĩnh vực quyên lực nhà
nước, được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phản xét
tính đúng đắn, tinh hop pháp của các hành vi, các quyết định
3 Jean-Jacques Rousseau, Ban về Khé ước xã hội (Du Contract social), người dich:
‘Thanh Dam, Nxb thành phố Hỗ Chi Minh, 1992, tr 23.
* Viện Khoa học pháp lý, Từ điển Luật học, Nxb Tu pháp - Nxb Từ điển Bách khoa,
2006, tr 657.
Trang 9pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyên và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật'5 O Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân, là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp Do vậy, quyền tư pháp là một
trong ba bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước Quyền tư pháp được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa hẹp là quyền xét xử của Toà án; theo nghĩa rộng là bao gồm quyền xét xử của Toả án cũng như hoạt động bảo vệ pháp luật của các cơ quan dié tra, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án nhằm bảo vệ pháp chế
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tôn trọng và duy trì nền công lý Để đảm bảo sự vận hành của
nền tư pháp và giúp cho toà án đưa ra những phán quyết công,
minh, kịp thời, đúng pháp luật cần có sự tham gia của luật sư,
công chứng, giám định tư pháp, những hoạt động nảy gọi là bổ
trợ tư pháp Trong khuôn khổ phạm vi của chuyên khảo, khái niệm quyền tư pháp được hiểu theo nghĩa rộng.
Cơ quan tư pháp, căn cứ vào các văn bản pháp luật về 16
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như các văn kiện
của Đảng như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá VII;
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khoá VIII; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá VIII; Văn kiện Dai hội VIII đến Đại
* Nguyễn Đăng Dung, Thể chế tư pháp trong Nhà nước pháp quyên, Nxb Tư pháp,
Trang 10Đăng Cộng sán Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ cin bộ tư pháp
hội XII của Đảng; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002
của Bộ Chính trị về một vu trong tâm công tác tư pháp
trong thời gian tới (Nghị quyết số 08-NQ/TW); Nghị quyết số
49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49-NQ/TW); Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, cơ
quan tư pháp bao gồm Toà án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dan; cơ quan điều tra; cơ quan thi hành án Những co quan này
thực hiện các hoạt động theo trình tự tố tụng Cơ quan Bộ Tư pháp không thực hiện quyền tư pháp mà là cơ quan quản lý nhà
nước về lĩnh vực tư pháp, thuộc lĩnh vực hành pháp.
Hoạt động tư pháp là hoạt động của các cơ quan nhà nước
có thảm quyền theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện
quyền tư pháp, bao gồm các hoạt động điều tra; hoạt động kiểm
sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố; hoạt
động xét xử; hoạt động thi hành án Trong đó, hoạt động xét xử
của Toà án là trung tâm của quá trình hoạt động tu pháp.
Cải cách tư pháp là việc tiến hành những cải cách trên lĩnh vực tư pháp nhằm xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch,
vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con
người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Đối tượng của
cải cách tư pháp theo nghĩa hẹp là toàn bộ hệ thống và hoạt
động thực tiễn của đội ngũ cán bộ Toà án và các quy định pháp
luật có liên quan; theo nghĩa rộng, là toàn bộ hệ thống Toà án,
Trang 11các cơ quan bảo vệ pháp luật như điều tra, truy tó, thi hành án,
các cơ quan bồ trợ tư pháp cũng như các quy định của pháp luật
có liên quan.
Chức danh tư pháp, theo Từ dién tiếng Việt “chức danh là
tên gọi thể hiện cắp bậc, quyên hạn, nhiệm vụ của mỗi chức "9.
Trong khoa học pháp lý thường sử dụng thuật ngữ chức danh
tư pháp đề chỉ những người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tổ tụng Theo đó, chức danh tư pháp là “tên gọi thể hiện
vị trí chuyên môn, cáp bậc, chức năng đặc thù công việc của những người thường xuyên và trực tiếp tiễn hành hoạt động
tự pháp”.
Tir những phân tích trên, cán bộ te pháp được quan niệm
là những công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm dé
giao giữ một nhiệm vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan tư
pháp, có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực quyền tư pháp và trực tiếp tham gia hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử và thi hành án Đối tượng cán bộ tư pháp được tập trung.
nghiên cứu trong chuyên khảo này gồm Thâm phán và Kiểm sát viên, đây là hai chức danh tư pháp: Tham phán là những người làm công việc xét xử chuyên nghiệp, được tuyên chọn
© Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiéng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển,
Hà Nội - Đà Nẵng, 1997, tr 185.
7 Trần Dinh Thắng, Xây dựng đội ngũ cán bộ Tư pháp theo yêu cầu của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính,
Hà Nội, 2009, tr 22.
Trang 12Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tr phip
theo một quy trình chặt chẽ, làm việc thường xuyên trong cơ
quan toà án, thực hiện nhiệm vụ xét xử nhân danh nhà nước.
Kiểm sát viên là người đại điện cho Viện kiểm sát thực hiện
nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiêm sát việc tuân thủ
pháp luật trong hoạt động tư pháp.
1.1.2 Vị trí, vai trò và phương thức lãnh đạo của Đăng
đối với công tác tư pháp
~ Vi trí, vai trò và phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước và xã hội
Tir khi được thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam; đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách
mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà, đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; đánh
thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, dé quốc Mỹ
và các cuộc chiến tranh biên giới; đập tan mọi âm mưu phá hoại
lật đồ của các thế lực phản động; bảo vệ được chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thé của Tổ quốc, giữ vững được nền độc lập, tự do của
dân tộc Trong giai đoạn hiện nay, Đảng tiếp tục lãnh đạo nhân dân xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Cương
lĩnh xây dựng dat nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bồ sung, phát triển năm 2011) do Đại hội Đảng toàn quốc lần
Trang 13thứ XI thông qua đã khẳng định: “Dang Cộng sản Việt Nam là
dang cam quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội Đảng lãnh đạo
bằng cương lĩnh, chỉ
chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận
động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên"*, Dang thong nhất lãnh đạo công tác cán bộ và
quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ
năng lực và phẩm chat vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo
của hệ thống chính trị Dang lãnh đạo thông qua td chức đảng
và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị,
tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhát là người đứng đầu Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cam quyền và hiệu quả
lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động,
sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phậ
của hệ thống ấy Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng
và phát huy quyền làm chủ của nhân dan, dựa vào nhân dân đẻ
xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
lược, các định hướng về chính sách và
- Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp
Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp nhằm bảo.
đảm hoạt động của các cơ quan tư pháp theo đúng đường lối
* Dang Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xi,
'Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 88-89.
Trang 14Dang Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngĩ cán bộ tr pháp
chính trị, kiên định đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ
vững bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
bao đảm phát huy day đủ vi tri, vai trò của các cơ quan tư pháp
để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ theo luật định, duy trì và
bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, vì sự công bằng, dân chủ và nghiêm minh trong tổ chức thi hành pháp luật Đảng lãnh đạo các cơ quan tư pháp có nội dung toàn diện: lãnh đạo về chính trị, tư tưởng; về tổ chức, cán bộ; về định hướng công tác.
Dang lãnh đạo các cơ quan tư pháp thông qua việc định ra các
nguyên tắc, quan điểm lớn làm cơ sở xây dựng tô chức và hoạt
động của các cơ quan tư pháp; vạch ra đường lối, định hướng
trong các lĩnh vực hoạt động của các cơ quan tư pháp Nghị
quyết số 49-NQ/TW đã khẳng định: “Đảng lãnh đạo chặt chế
hoạt động tư pháp và các cơ quan tư pháp về chính trị, tổ chức
và cắn bộ; khắc phục tình trạng cấp ủy đảng buông lỏng lãnh
đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp” Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đặt ra phương hướng, nhiệm vụ: “Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch,
vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; bảo
vệ pháp luật, công lý, quyên con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyén và lợi
.49-NQ/TW đã dẫn, tr 8.
Trang 15ích hợp pháp của cơ quan, tô chức và cá nhân""9, Xuất phát từ
phương hướng, nhiệm vụ nêu trên, có thể xác định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp là: Mér, bảo đảm quyển
lực nha nước là thống nhát, có sự phân công, phối hợp, kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp Thúc day việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp tiến hành đồng bộ với đổi mới hoạt động lập pháp và hành pháp, phát huy dân chủ,
tăng cường pháp chế, góp phan giữ vững và phát huy bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dan Hai, xây dựng các cơ quan
tư pháp trong sạch, vững mạnh và từng bước hiện đại; ngănngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi
vi phạm pháp luật và tội phạm; giải quyết kịp thời, đúng pháp
luật các tranh chap về dân sự, kinh tế, thương mai bảo vệ trật
tự, kỷ cương, bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền và
lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân; phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Ba, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bé trợ tư pháp có đầy đủ các tiêu chuẩn về chính tri, pham chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm và kiến thức xã hội đẻ thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn được giao, góp phan thực hiện thắng lợi mục tiêu,
!° Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quc lần thứ XII,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr 178-179.
Trang 16Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tepháp
phương hướng, nhiệm vụ của cải cách tư pháp Bén, đảm bảo
các điều kiện phát huy được sức mạnh tỏng hợp của toàn xã hội
trong đầu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm; trong đó các
cơ quan tư pháp là lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân trong đấu tranh phỏng, chống vi phạm, tội phạm và giải quyết tranh chấp; bảo đảm sự giám sát của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân các cấp và của nhân dân đối với hoạt
động của các cơ quan tư pháp.
1.1.3 Đặc điểm công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ
cán bộ tư pháp của Đảng
Công tác cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây
dựng Đảng, là nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng.
Công tác cán bộ gồm nhiễu khâu liên hoan, dan xen nhau, như:
đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, Tuan chuyén, bé tri,
sử dung, bỗ nhiệm Văn kiện Đại hội dg
thứ XII khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có
bản lĩnh chính tri vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có
trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cau của
giai đoạn mới”!
Công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp của.
Dang có những đặc điểm như sau:
'' Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẫn thứ XII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr 180.
Trang 17- Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp thông
qua hoạch định chủ trương, đường lối, chỉ đạo thực hiện, kiểm
tra, giám sát, qua vai trò đảng viên và tổ chức đảng cơ quan tư pháp gồm các mặt: quy hoạch, luân chuyển; dao tạo, bồi đưỡng; tuyển chọn, bô nhiệm, sử dụng, quản lý; chính sách đối với đội
ngũ cán bộ tư pháp Dang lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ te
pháp là một quá trình nhằm trang bị hệ thông và toàn diện
kỹ năng nghiệp vụ và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nguôn để bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp.
- Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp là
xây dựng về chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo đội ngũ cán
bộ kế
trình nâng cao trình độ, phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp
cho người được đào tạo Theo đó đối tượng đào tạo phải là
công chức của các cơ quan tư pháp, đã tốt nghiệp cử nhân
luật, có thâm niên công tác và có khả năng đảm đương được
công việc, nếu đáp ứng các điều kiện luật định thì sẽ được
bổ nhiệm sau quá trình đào tạo Đối tượng đảo tạo - cán bộ tư
pháp là một trong những yếu tổ giữ vai tro trung tâm dé các cơ
quan quản lý và thực hiện đào tạo xây dựng kế hoạch, xác định
mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo cho phù hợp.
ân để bổ nhiệm vào các cơ quan tư pháp Đó là quá
- Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp dé thực
hiện chuyên môn hóa, chuẩn xác chuyên môn, nghiệp vụ, nênluôn gắn với đặc tr như tính chuyên
TANG TAM Tiêu TÍN THỨ VIỆN
Trang 18Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp
nghiệp, kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp và nhu cầu phát triển của xã hội Đặc biệt phải xuất phát từ yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập, hợp tác quốc tế trong hoạt động tư pháp Điều này thé hiện tính mục đích đồng thời đặt ra yêu cầu không chỉ trang bị và cập nhật đầy đủ những kiến thức mới về pháp lý, chính trị, kinh tế, xã hội mà cần đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo về nghiệp vụ, tăng cường
thực hành tác nghiệp, nâng cao nhận thức và trau dồi đạo đức.
nghề nghiệp cho học viên trong quá trình đào tạo.
- Công tác Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư
pháp mang tính đặc thu và tính nghề nghiệp cụ thể như không chỉ cung cấp các kiến thức kỹ năng về nghiệp vụ mà còn bao
gồm các kiến thức, pháp luật chuyên ngành, đạo đức nghề
nghiệp, bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao Tính toàn diện như cơ cấu hợp lý giữa lý luận và thực tiễn, gắn lý thuyết và thực hành, giữa bổ sung kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ với nâng cao nhận thức trách nhiệm dao đức
nghề nghiệp, kiến thức bé trợ vé tin học và kiến thức pháp luật chuyên ngành, hội nhập quốc tế.
- Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp xuất
phát từ yêu cầu của công tác tư pháp đặc biệt là công tác truy tố, xét xử luôn đòi hỏi công chức phải tuân theo trình tự, thủ
tục chặt chẽ do pháp luật quy định và sự chủ động, sáng tạo
trong việc triển khai nhiệm vụ, áp dụng chính xác pháp luật vào
Trang 19thực tiễn sinh động Do đó, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
tu pháp cần hiện đại, rèn luyện, tạo được sự chủ động cho đội ngũ cán bộ không chỉ tiếp nhận kiến thức mà còn có khả nang áp dụng kiến thức và nâng cao năng lực tư duy đánh giá độc
lập trong công vụ, đặc biệt là giải quyết các tinh huống cụ thé Vấn đề nay một mặt phan ánh tính đặc thù của đối tượng xây
dựng cán bộ tư pháp là những cử nhân luật đã được trang bị day đủ hệ thống tri thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành Được
tuyển dụng công chức theo ngạch công chức của hệ thống
cơ quan tư pháp, có thời gian trải nghiệm qua thực tiễn công
tác Mặt khác phản ánh yêu cầu của mục đích, nội dung, cũng
như tính chất phong phú, phức tạp của quá trình xây dựng cán
bộ, trong đó coi trọng rèn luyện kỹ năng về nghiệp vụ xét xử,
tăng cường thực hành tác nghiệp, nên trong quá trình thựchiện đòi hỏi những người làm công tác xây dựng đội ngũ cán
bộ tư pháp phải có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp
và đồng thời phải vận dụng các hình thức, biện pháp lãnh đạo
nhằm nâng cao chat lượng đội ngũ cán bộ tư pháp hiện nay.
1.2 TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE XÂY DỰNG
BOI NGŨ CAN BỘ TƯ PHAP
Là người sáng lập Nhà nước Việt Nam dan chủ cộng hòa,
Hồ Chi Minh đã dành một sự quan tâm đặc biệt đối với ngànhTư pháp và đội ngũ cán bộ tư pháp Người khẳng định: “Tiepháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyên góp phan mình
Trang 20Dang Cộng săn Việt Nam lãnh đạo xây dựng độ
thực hiện chế độ pháp trị, giữ vững và báo vệ quyên lợi của
nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ của ta Đông thời, ngăn ngừa, trừng trị những kẻ âm mưu, phả hoại chế độ, phá hoại lợi ích
của nhân dân", Nhờ đó, mặc dù cách mạng nước ta trải qua
nhiều giai đoạn khó khăn, nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân
luôn có một hệ thống các cơ quan tư pháp với tư cách là công
cụ hữu hiệu đẻ bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng, của nhân dân Tư tưởng Hỗ Chi Minh về hoạt động tư pháp và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp là nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam hành động trong tiến trình thực hiện Chiến lược cải cách
tư pháp hiện nay.
1.2.1 Cán bộ tư pháp trước hết là những người tuyệt
đối trung thành với Đảng và Nhà nước
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, lòng trung thành với
cách mạng là phẩm chat đầu tiên phải có của người cán bộ tư
pháp Bởi vì, nền công lý mà hoạt động tư pháp của chúng ta
phụng sự là nền công lý của nhân dân, nhiệm vụ hàng đầu của
nó là bảo vệ các thành quả của cách mạng và của nhân dân.
Trong thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc tháng 02 năm 1948, Hồ Chí Minh viết: “Các bạn là viên chức của Chính phủ Dân
chủ Cộng hoà mà các bạn đã giúp xây dựng nên Chính thể
'? Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý, Một số bài nói và bài viết của các lãnh
tự Đăng và Nhà nước ta về ngành Tư pháp, Đặc san Thông tin khoa học pháp lý,
1995, tr 10.
Trang 21dân chủ của ta tuy còn trẻ tuổi, nhưng đã chiến thắng nhiều cuộc thử thách, nó đã chứng tỏ rằng quả thật là day tương
lai Do đó, nhiệm vụ của các bạn phải tuyệt đối trung thành với chính quyên dân chủ” Pháp luật của Nhà nước ta hiện
nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động Tính chất quan trọng của pháp luật với tư cách là một công cụ thực
hiện chuyên chính vô sản đòi hỏi những người làm công tác
tư pháp phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của nhân dân lao động Mặt khác, nền công lý của nhân dân ta dựa trên sự tôn trọng chân lý khách quan, Người nhắn mạnh: “Chân jý là cái gì có lợi cho TỔ quốc, cho nhân dân Cái gì trái với lợi ích
của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý Ra sức
phụng sự TỔ quốc, phục vụ nhân dân - tức là phục tùng chân
13°, Do vậy, đối với Hồ Chi Minh lòng trung thành, tận tụy
với lý tưởng cách mạng, công lý và chân lý khách quan luôn
luôn có mẫu số chung là lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của nhân dan Đó cũng là thước đo hoạt động của các cơ quan và phẩm
chất, năng lực của các cán bộ tư pháp.
1.2.2 Cán bộ tư pháp là những người có phẩm chất
đạo đức, học thức và bản lĩnh cách mạng
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức người cách mạng, nhất
là cán bộ tư pháp không phải là cái gì cao siêu, khó hiểu mà
' Hỗ Chi Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, tr 52-53.
'* HẢ Chi Mink toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, tr 481
Trang 22Đăng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp
đó là những phẩm chất như: “nhận rõ phải trái, giữ vững lập
trường Điều này đúng với cán bộ tư pháp, khi mà hàng ngày,
hàng giờ phải giải quyết những vấn đề phải, trái, đúng, sai Dé
đạt được điều đó, “tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính Mình không chính, mà muốn người khác
chính là vô i5 Hoạt động tư pháp có một nét đặc trưng cothì không phân biệt việc to hay việc nhỏ, việc nào cũng quan
trọng Người khẳng định: “Diéu gì phải thì có làm cho kỳ được dit là việc nhỏ Diéu gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái
nhở"!5, Trong thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc tháng 2 năm
1948, Hồ Chí Minh khẳng định: Các bạn là bậc trí thức Các
bạn có cái trách nhiệm nặng né và vẻ vang là làm gương cho
dân trong mọi việc Dân ta đã đấu tranh một cách rất dũng cảm Lé tất nhiên giới trí thức phải hy sinh đấu tranh ding cảm hơn nữa để làm gương cho nhân dân Hồ Chí Minh đã lựa chọn từ
“bậc”, từ dùng để chỉ người thuộc hang đáng tôn kính trong xã
hội, để nhận xét, đánh giá về đội ngũ cán bộ, công chức ngành
Tư pháp Có thể nói, ngay từ những ngày đầu thành lập Chính
phủ, người trí thức đã được Hồ Chí Minh hết sức quan tâm và
cất nhắc sử dụng Trong cuộc cách mạng giành độc lập tự do, kháng chiến kiến quốc, đội ngũ cán bộ tư pháp phải có lối sống,
1* Hà Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội, 2000, tập 5, tr 247.‘© Hỗ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6, tr 497.
Trang 23mẫu mực và có bản lĩnh cách mạng gan góc, dau tranh ding
cam, phải biết hy sinh, làm gương cho nhân dân dé thực hiện
những mục tiêu lớn của dat nước Bên cạnh việc tôn vinh giới trí thức, Hồ Chí Minh cũng nhắn mạnh những người trí thức
tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho
Đảng và không có những người đó thì công việc cách mạng
khó khăn thêm nhiều Nhưng đôi khi người trí thức vì thế mà
kiêu ngạo, lên mặt va điều đó có hại cho họ, ngăn trở họ tiền bộ Từ đó, Người khẳng định muốn thành một người trí thức hoàn
toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng trong thực 16, người
trí thức cần phải biết rõ cái khuyết điểm của mình, phải khiêm tốn, chớ kiêu ngạo, phải ra sức làm việc thực tế.
1.2.3 Cán bộ tư pháp là người có tỉnh thần đoàn kết,
trách nhiệm và tình thương
Tinh thần đoàn kết đã được Hé Chí Minh nhắc đến trong “Thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc năm 1948 và tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc năm 1957 Người khẳng định: “7 pháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyền, cho nên càng phải tình thành đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khác, để tránh những ích mich lẫn nhau, nó có thể vì lợi quyền nhỏ và riêng mà hại đến quyền lợi to và chung, cho cả tư pháp và
hành chính"” Người cũng căn đặn đội ngũ công chức tư pháp
"HO Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr 472-473
Trang 24Dang Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp
cần nội bộ đoàn kết từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, làm
gương cho nhân dân Người nhân mạnh, đoàn kết là lực lượngcủa chúng ta Vì vậy, ngành Tư pháp muốn khắc phục khó khăn
thì phải đoàn kết nhất trí thật sự Đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tư pháp muốn đoàn kết thật sự thì phải dựa trên lập
trường vững vàng, tư tưởng sáng suốt, nội bộ dân chủ, giúp
đỡ nhau học tập tiến bộ, thật thà phê bình, tự phê bình Người cho rằng, tinh thần trách nhiệm là khi Đảng, Chính phủ hoặc
cấp trên giao cho ta việc gi, bắt kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta
cũng đưa cả tinh than, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn,
vượt mọi khó khăn, làm cho thành công Tích cực là bắt kỳ việc
gì cũng vui vẻ hăng hái, có tinh than phụ trách, vượt mọi khó
khăn, quyết tâm làm tròn nhiệm vụ Đối với mọi việc đều điều
tra cn thận, nghiên cứu rõ rằng, dựa theo hoàn cảnh thiết thực,
có kế hoạch, có từng bước, tỉnh táo, bền bi, không chủ quan.
Nóng nảy là việc gì cũng chủ quan, không điều tra nghiên cứu
kỹ lưỡng, vội vàng, muốn làm cho mau, làm ẩu Tích cực là
sắn liền khí khái cách mạng với tinh thần thực tế Hoạt động tư
pháp, lao động của người làm công tác điều tra, truy tố, xét xử là hoạt động sáng tạo, là thứ lao động nghề nghiệp có liên quan đến việc áp dụng pháp luật Do đó, tính chủ động, sáng tạo, tỉnhthần chịu trách nhiệm gắn liền với khả năng phân tích sáng tạo và biện chứng, không cứng nhắc, siêu hình Hồ Chí Minh đã chỉ ra những nhược điểm thường gặp của cán bộ, trong đó có
Trang 25sự cứng nhắc “Dem một cái khuôn khổ nhất định, chật hep mà
lấp vào tat cả mọi người khác nhau"'* và gọi đó là một trong
những “chứng bệnh” Người khẳng định, trong thế giới cái gì cũng biến hoá, tư tưởng của người cũng biến hoá Vì vậy, khi xem xét quyết định không nên chap nhất và mỗi cán bộ tư pháp phải tự biết xây dựng và trau dồi một tình thương, một lẽ sống, một lý tưởng trong sáng, vì nhân dân Theo Hồ Chí Minh, nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp, cũng như mọi vấn đề khác, là vấn đề
ở đời và làm người Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức Phải làm sao
đóng góp làm cho nước được độc lập, dân được tự đo, hạnh
phúc, nhân loại khỏi đau khổ.
1.2.4 Cán bộ tư pháp là người “công minh, chính trực,
khiêm tốn, thận trọng, khách quan” và “phụng công, thủ
pháp, chí công, vô tư”
Nén công lý chân chính đòi hỏi ở người cán bộ tư pháp rất
nhiều phẩm chat, nhưng biểu hiện tập trung của các phẩm chat
ấy là “công minh, chính trực, khiêm tốn, thận trọng, khách quan”, là các yếu tố không thé thiểu đối với cán bộ, đảng viên
nói chung và đặc biệt quan trọng với người cán bộ tư pháp.
“Công minh” là sự công bằng, sáng suốt Trong quá trình
thực hiện công vụ, cán bộ tư pháp phải đối điện với những
'® Hồ Chỉ Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr 492.
Trang 26Đăng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp
áp lực và cám dỗ từ những yếu tố tỉnh thần, tinh cảm, vật chất, nếu không đủ bản lĩnh, mắt đi sự sáng suốt có thê đưa
ra những quyết định, kết luận thiếu chính xác dẫn đến việc không đảm bao sự nghiêm minh và công bằng của luật pháp,
khiến cho công lý không được thực thi “Chính trực” là bản
tính ngay thẳng, cương trực, có ý chí, đã quyết nói và làm thì không bao giờ hồi tiếc; luôn đứng về lẽ phải, bênh vực và bảo vệ cái đúng; trung thành với lý tưởng, có niềm tin vững chắc “Khiêm rốn” là luôn đánh giá đúng bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, phấn đấu học hỏi để tiến bộ, không cho mình là hơn người, hơn đời, biết tôn trọng ý kiến người khác, lắng nghe
ý kiến tập thé
thận trong hành động dé tránh sai sót; thận trong mà không chậm
trễ, phải đáp ứng được yêu cầu công việc; suy nghĩ kỹ để đảm bảo giữ vững đúng chủ trương, đường lối Người luôn nhắc nhở
cán bộ: “Tự mình phải hay nghiên cứu, xem xét; vị công vong tu;
không hiếu danh, nói thì phải lam’ “Khách quan" là không
phụ thuộc vào ý chí và nhận thức chủ quan của một cá nhân
nao, mà phải biết chấp nhận, giải quyết vấn dé nảy sinh trong
hoàn cảnh cụ thể, phải lắng nghe các ý kiến; cần linh hoạt, nhạy bén, sẵn sàng đối phó với những bất ngờ xảy đến Người cũng
nhấn mạnh làm việc phải xem xét hoàn cảnh kỹ càng, quyết
đoán, ding cảm.
“Thận trọng” là làm việc có đắn đo, suy tính cần
'° Hồ Chi Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, tr 260.
Trang 27“Trong thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc tháng 02 năm 1948, Hỗ Chí Minh viết
pháp luật Lẽ tắt nhiên các bạn can phải nêu cao cải gương
“Các bạn là những người phụ trách thi hành “phụng công, thủ pháp, chí công, vô te” cho nhân dân noi
theo” “Phung công” nghĩa là tôn thờ lẽ công bằng, tôn thờ công lý, không thiên lệch; là phải biết trách nhiệm của mình
được Nhà nước và nhân dân giao cho quyền thực thi pháp luật, làm việc để phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân Tôn thờ
công lý là yêu cầu của bat cứ người nào nắm quyền lực công,
nhưng với người cán bộ tư pháp 46 còn là đạo đức làm người, bởi mỗi quyết định đúng din hay sai lầm của cán bộ tư pháp
đụng chạm đến lương tri con người, được xem ở mức độ nhạy
cảm cao nhất của “đạo đức” “Thủ pháp” là phải hiểu và nắm chắc luật pháp, là giữ gin, bảo vệ pháp luật, không vì lý do gì
mà bẻ cong, làm trái pháp luật; cần phải thực thi pháp luật cho
rõ rang, minh bạch, khách quan “Chi công, vô ne” theo đúng
quy định của pháp luật; là hết mực công tâm; là không vì lợi ích
riêng tư nào Muốn “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” thì trước hết người cán bộ tư pháp phải có bản lĩnh, có đủ năng lực,
trình độ chuyên môn và cái tâm trong sáng Đó chính là nền
tảng cho việc xây dựng một nén tu pháp thật sự độc lập sau nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ tư pháp hết sức gần gũi
và thiết thực đối với người làm công tác tư pháp Đó là lòng
Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, tr 382.
Trang 28Đăng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp
trung thành vô hạn đối với dân tộc, đối với Đảng, với nhân
dân, là ý thức phục vụ nhân dân vô điều kiện Đó là tư tưởng
pháp quyền nhân nghĩa, tắt cả vì con người, là lòng vị tha, cao
thượng Trong đó, đặc biệt quan điểm về “Công minh, chính
trực, khiêm tồn, thận trọng, khách quan” và “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” phản ánh tinh than minh triết về xây dựng một nên tư pháp nhân văn và hiện đại, vì con người Đây là những phẩm chất quan trọng đối với người cán bộ tư pháp,
là cơ sở lý luận định hướng trong quá trình Đảng lãnh đạo xây
dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong tiến trình cải cách tư pháp
hiện nay.
1.3 YÊU CẦU KHÁCH QUAN ĐÁNG LÃNH ĐẠO.
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TƯ PHÁP TRONG TIEN TRÌNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP
1.3.1 Yêu cầu day mạnh công cuộc doi mới, thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tir năm 1986, Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc
đôi mới toàn diện đắt nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hoá, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, từng bước đổi mới chính trị Công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ tư pháp nói riêng
chính là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công
của sự nghiệp đổi mới, nhất là đổi mới về kinh tế Các quan hệ kinh tế trong cơ chế thị trường luôn nảy sinh những tiêu cực,
Trang 29đòi hỏi Nhà nước phải giải quyết các tranh chấp kinh tế thông
qua hệ thông tư pháp và pháp luật Một điều tat yếu là, khi nền kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, tồn tại nhiều thành
phan kinh tế khác nhau thi số lượng các quan hệ xã hội, giao
lưu kinh tế diễn ra ngày càng phong phú và đa dang hơn, trình
độ dân trí, trình độ pháp luật của nhân dân ngày càng cao hơn;
theo đó, tô chức, cá nhân biết sử dụng pháp luật làm công cụ bảo vệ quyền và lợi ích của mình ngày cảng tăng Vì vậy, số lượng cũng như tính phức tạp của các vụ án tranh chấp dân sự,
hành chính, kinh tế, thương mại, hôn nhân và gia đình cũng như yêu cầu dân sự mà các cơ quan tư pháp giải quyết ngày cảng
tăng đáng kẻ Đồng thời, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã
hội, tranh chấp, vi phạm pháp luật tiếp tục diễn biến phức tạp; các thé lực thù địch vẫn chống phá Dang và Nhà nước ta quyết liệt Tệ nạn tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đối
với sự tồn vong của chế độ và gây mắt lòng tin của nhân dan đối với Đảng và Nhà nước Hoạt động tội phạm có tổ chức, với
sự liên kết giữa các băng, nhóm tội phạm trong và ngoài nước xảy ra nhiều hơn Những tội phạm phi truyền thống như đầu
cơ chứng khoán, rửa tiền, tội phạm công nghệ cao, tội phạm
xuyên biên giới tạo ra cả mối đe dọa uy hiếp trực tiếp đến an ninh con người và an ninh quốc gia Tình hình này đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức nặng né, đòi hỏi công tác bảo vệ pháp luật phải có những chuyển biến mạnh mẽ va phấn đấu
Trang 30Đăng Cộng sản Việt Nam lãnh dao xây dựng đội ngũ cán bộ tr pháp
đạt được mục tiêu xây dựng nền tư pháp công bằng, dân chủ, nghiêm minh Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ tư pháp phải được bảo đảm về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và cấp bách nhát là
nâng cao về chất lượng đẻ đáp ứng được yêu cầu của xã hội Bên cạnh đó, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp góp phan tạo
tính đồng bộ hóa với cải cách lập pháp, hành chính và tư pháp.
Giữa các lĩnh vực đó có mối quan hệ khăng khít với nhau, đòi
hỏi cải cách phải được triển khai thực hiện nhịp nhang, cái này
làm tiền đề cho cái kia Có như vậy mới khắc phục được tỉnh
trạng cắt khúc, khép kín và rời rạc trong thực hiện các giải pháp
cải cách nhà nước như hiện nay.
1.3.2 Yêu cầu cải cách tư pháp gắn với xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Những hạn chế, yếu kém của bản thân hệ thống tư pháp như chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật
về tố tụng tư pháp còn bắt cập, chậm được sửa đổi, bổ sung Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của
các cơ quan tư pháp còn bat hợp lý Đội ngũ cán bộ tư pháp, bé trợ tư pháp còn thiếu; trình độ nghiệp vụ va bản lĩnh chính
trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán bộ
sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp Vẫn còn tinh trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp
còn thiếu thốn, lạc hậu Cùng với những mặt hạn chế nêu trên,
Trang 31nhiệm vụ cải cách tư pháp đang đứng trước nhiều thách thức.
Tình hình phạm tội diễn biến phức tạp, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng Các khiếu kiện hành chính, các tranh
chấp dân sự, kinh tế, lao động, các loại khiếu kiện và tranh chấp có yếu tố nước ngoài có chiều hướng tăng vẻ số lượng và phức tạp, đa dạng hơn Đòi hỏi của nhân dân và xã hội đối với các cơ
quan tư pháp ngày cảng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự
là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con
người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và
pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại
tội phạm và vi phạm.
Chính vì vậy, cải cách tư pháp đã được Dang đề ra trong Nghị quyết số 08-NQ/TW như nâng cao chất lượng hoạt động
và đề cao trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ tư pháp.
Viện kiểm sát các cấp phải thực hiện tốt chức năng công tố
và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp.
Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt
tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, xử
lý kịp thời những trường hợp sai phạm của người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ Nâng cao chất lượng công tố
của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ
với luật sư, người bào chữa và với những người tham gia tố
tụng khác Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam,
Trang 32Dang Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tu pháp
giữ, bảo đảm đúng pháp luật, những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh
bắt, tạm giữ, tạm giam; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong bắt, giữ Viện
nhiệm về những oan sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình Toà án các cấp khi xét xử phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán, Hội thấm xét xử độc lập và chi tuân theo pháp luật; việc phán
quyết của Toà án phải căn cứ chủ yéu vào kết quả tranh tung
tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng
cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bảo chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyển, lợi ích
hợp pháp dé ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức
thuyết phục và trong thời han quy định Nghị quyết số 49-NQ/TW
của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp như coi trọng hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, dé cao hiệu quả
phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm
tội Giảm hình phạt tù, mở rộng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm Hạn chế áp
dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Khắc phục tình trạng hình sự hoá quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm Quy định trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn đối với những iém sát các cấp chịu trách
Trang 33tội phạm là người có thảm quyển trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vu, quyền hạn dé phạm tội Người có chức vụ càng cao ma lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho người
khác Hoàn thiện pháp luật dân sự, bảo đảm quyển, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc day
các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh; hoàn thiện chế định
hợp đồng, bồi thường, bồi hoàn Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong
hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Tham phán dé ho
chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định
tố tụng của mình Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu
hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng
các biện pháp tạm giam Từng bước hoàn thiện thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn
cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng
nghị đối với bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu
lực pháp luật; khắc phục tình trang kháng nghị tran lan, thiểu
căn cứ Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối vớinhững vụ án có đủ một số điều kiện nhất định Tiếp tục hoànthiện thủ tục tố tụng dân sự Nghiên cứu thực hiện và phát
Trang 34Đăng Cộngsản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tr php
triển các loại hình địch vụ từ phía nhà nước đề tạo điều kiện
cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Đổi mới thủ tục hành chính trong,các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện cho
người dân tiếp
án, Toà án có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn Khuyến khích
việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải, trong tai; Toa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó Mở rộng thẩm quyền xét xử của Toa án
công lý; người dân chỉ nộp đơn đến Toà
đối với các khiếu kiện hành chính Đổi mới mạnh mẽ thủ tục
giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Toà án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dan và cơ quan công quyền trước Toà án Đổi mới tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính và đổi mới tổ chức Toà án
nhân dân tối cao theo hướng tỉnh gọn với đội ngũ Thâm phán
là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành Đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tung và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng
tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động
tư pháp Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố va
kiểm soát hoạt động tư pháp Viện kiểm sát nhân dân được tô
Trang 35chức phù hợp với hệ thống tổ chức toà án Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tổ trong hoạt động điều tra.
Với những nội dung nêu trên đặt ra cơ hội và thách thức
rất lớn cho đội ngũ cán bộ tư pháp Từ đó phải nhận thức rõ
tầm quan trọng của công tác cán bộ tư pháp, để có sự đổi mới
mạnh mẽ hơn, có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ tư pháp, để tạo sự chuyên biến hiệu quả hơn trong hoạt động,
tư pháp Việc đổi mới đội ngũ cán bộ tư pháp phải tiến hành từ công tác đào tạo, tuyển chọn, bố trí, sử dụng và quản lý cán bộ,
công chức Muốn làm tốt điều này cần có sự đánh giá một cách
thực chất hơn, cụ thể hơn đội ngũ cán bộ tư pháp và công tác quản lý tư pháp, nhất là trong điều kiện thực hiện cải cách tư
pháp quốc gia; phải có chủ trương cán bộ phù hợp với tình hình
mới, có những chính sách cụ thể để phát huy những mặt tốt, những khả năng trong hệ thống tổ chức và trong mỗi cán bộ tư pháp Kịp thời phát hiện và ngăn chặn những bắt cập, suy thoái trong cán bộ các cấp khi thực hiện co chế mới với nhiều thành phan kinh tế và mở cửa hội nhập quốc tế.
1.3.3 Yêu cầu công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp
Những yêu cầu của công tác xây dung đội ngũ cán bộ tư pháp khi đối chiếu với nhiệm vụ của Chiến lược cải cách tư pháp đặt ra về số lượng, chất lượng, trình độ, phẩm chất đạo
đức, bảo đảm tính độc lập xét xử; đề cao nguyên tắc tranh
Trang 36Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tr pháp
tụng tại Toà án; hội nhập quốc tế Công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ tư pháp bao gồm công tác đào tạo pháp luật và kỹ năng
nghề nghiệp; tuyển chọn - bé nhiệm; quản lý; chính sách đãi
ngộ Trên thực tế khi tham gia tố tụng, đội ngũ cán bộ tư pháp còn hạn chế về trình độ và năng lực chưa ngang tam quyền
năng công vụ, cả về tri thức xã hội, về lý luận chính trị, kiến
thức kinh tế thị trường, kỹ năng thi hành công vụ, ngoại ngữ,
áp dụng công nghệ thông tin, đạo đức người cán bộ tư pháp có
những bat cập Số lượng các chuyên gia đầu ngành có trình độ
chuyên môn cao giải quyết những vấn đề pháp lý đặt ra trong,
điều kiện hội nhập quốc tế còn hạn chế Đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, miễn núi, hải đảo, tình trạng thiếu và yếu là vấn đề
không dễ khắc phục Số lượng cơ cấu đội ngũ cán bộ tư pháp
chưa đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài Tình trạng hing hụt các thế hệ trong các cơ quan tư pháp còn phổ biến khiến cho
công tác bố trí cán bộ kế cận rất khó khăn, dẫn tới công tác kiện
toàn đội ngũ cán bộ tư pháp còn chậm, cơ cấu chưa hợp lý Yêu
cầu của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp bao gồm
những nội dung sau:
- Yêu cầu về phẩm chất chính trị
Pham chất chính trị là quan điểm, tư tưởng, nhận thức và
lập trường của một người về giai cấp, về Đảng, về lý tưởng xã
hội chủ nghĩa Đối với mỗi chế độ, nhà nước muốn tổn tại và phát
triển phải có đội ngũ cán bộ, công chức trung thành, tận tụy với
Trang 37nhà nước đó Ý thức chính trị của người cán bộ tư pháp được biểu hiện là lòng trung thành với Đảng, với nhân dân, tỉnh thần yêu
nước sâu sắc, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân vô điều kiện,
kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có lập trường chính
trị vững vàng Biết biến nhận thức chính trị của mình thành nhận
thức của mọi người, tạo được lòng tin và lôi cuốn mọi người nghe theo Để có được tư tưởng, quan điểm, lập trường và bản lĩnh
chính trị, đòi hỏi người cán bộ tư pháp phải có trình độ lý luận
nhất định thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và rèn luyện Đây
là nhiệm vụ luôn được gắn liền trong suốt quá trình học tập tại
nhà trường cũng như quá trình công tác của người cán bộ tư pháp.
- Yêu cầu về phẩm chất đạo đức.
Dao đức là cái “gốc” của con người, là chuẩn mực về phẩm chất của con người, được xã hội chấp nhận Quan niệm về đạo
đức là những yêu cầu của xã hội đối với những hành vi của cá
nhân trong xã hội, đòi hỏi mỗi cá nhân phải ý thức được trách
nhiệm, bổn phận của mình đối với người khác và xã hội Với
tính chất đặc thù của nghề nghiệp liên quan trực tiếp, gián tiếp
đến sinh mạng chính trị pháp lý của công dân Vì vậy, đối với
cán bộ tư pháp ngoài những chuẩn mực đạo đức chung của một công chức nhà nước: cần kiệm, liém chính, chí công, vô tư, không tham những và kiên quyết đấu tranh chống tham những, có ý thức kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân,
được nhân dân tín nhiệm, họ cần lĩnh hội đầy đủ các chuẩn mực
Trang 38Đảng Cộng san Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư phái
đạo đức khác theo yêu cdu đặc thi nghề nghiệp như tinh công, bằng, khách quan, vô tư trong hoạt động công vụ, chuân mực ứng xử trong giao tiếp, lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp.
Các chuẩn mực đạo đức của người cán bộ tư pháp được biểu lộ qua ý thức với xã hội; qua thái độ công tác; qua hành xử
đối với lợi ích cá nhân và lợi ích tập thê Hoạt động của cơ quan tư pháp là hoạt động công khai, mọi người dân đều có quyền va
có thể giám sát Thông qua cách hành xử và tư cách mà họ đặt
niềm tin vào công lý và công bằng xã hội Người cán bộ tư pháp,
trước hết là người gương mẫu trong cuộc sống, phải kiên quyết
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, sự suy thoái về tư tưởng thực dụng, tham vọng cá nhân, lối sống vị ki, sa doa Mỗi cán bộ tư
pháp không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải kiên định con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, dân tộc ta đã lựa chọn,
tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
quán triệt sâu sắc và đấu tranh bảo vệ đường lối quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam, chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực tư pháp Vì vậy, tiêu chuẩn đạo dite
nghề nghiệp không thé tách rời với quá trình xây dựng đội ngữ
cán bộ tư pháp.
- Yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là một trong những tiêu
chí quan trọng nhất, là căn cứ hàng đầu dé tuyển dụng, sắp xếp,bố trí vị trí công tác của công chức trong hệ thống cơ quan nha
Trang 39nước Cán bộ tư pháp là một chức danh tư pháp, gắn liền với
các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Hoạt động của cán
bộ tư pháp là hoạt động áp dụng pháp luật, có tính đa dạng,
phức tạp liên quan đến quyền con người, quyền công dân, bat
kỳ một sơ suất nao cũng có thể gây thiệt hại và ảnh hưởng,
lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức Vì
vậy, cán bộ tư pháp không chỉ tinh thông về pháp luật mà còn phải nắm vững quan điểm, đường lối của Dang trong từng giai
đoạn công tác, tích lũy kinh nghiệm thực tế Từ các yêu cầu về
chuyên môn, nghiệp vụ phân tích trên đặt ra, trong quá trình
xây dựng cán bộ tư pháp, ngoài những tri thức cơ bản, tri thức
pháp luật chuyên ngành được đào tạo và đã được tiêu chuẩn hóa, về tri thức và phương pháp cần phải được hệ thống lại.
Đồng thời phải cập nhật, b sung tri thức mới về pháp luật
nội dung chuyên sâu như: sở hữu trí tuệ, kiến thức cơ bản về
thương mại và tranh chấp thương mại quốc tế, xung đột pháp luật Nội dung liên quan đạo đức nghề nghiệp, tin học, ngoại
ngữ Đặc biệt chú trọng rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ như:
kỹ năng áp dụng pháp luật, phát hiện vấn đề, đánh giá chứng cứ; kỹ năng nghiên cứu hồ sơ; kỹ năng điều khiển thẩm vấn
phiên tòa; kỹ năng soạn thảo các quyết định t6 tụng.
1.3.4 Yêu cầu về dân chủ hóa đời sống xã hội và hội
nhập quốc tế
Xu thế dân chủ hoá trên thế giới là sự gia tăng số lượng
Trang 40Đăng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ căn bộ tu pháp
các quốc gia tham gia vào quá trình dân chủ trên cơ sở tự do
hoá nên kinh tế, thừa nhận các quyền tự do, dân chủ của cong
dân, xây dựng và hoàn thiện các thé chế dân chủ Xu thé nay bắt đầu từ việc nhận thức về vị trí va tầm quan trong của dân
chủ, các nội dung và hình thức thực hiện dân chủ; từ việc
tuyên truyền, giáo dục về dân chủ Xu thế dan chủ đòi hỏi
phải giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội
như là những tiền đề vật chất và tinh thần cho dân chủ Quá trình dân chủ hoá nhằm các mục tiêu hiện thực hoá các quyền con người, quyền công dân và được thực hiện trên cơ sở xây dựng một nhà nước pháp quyền Xây dựng nhà nước pháp
quyền chính là một xu hướng chung của việc đổi mới các nhà nước hiện nay và nhằm chống lại sự độc đoán chuyên quyên,
sự tha hoá quyền lực, trả lại vị thế chủ thé của nhân dân trong quá trình phát triển xã hội Có thể nói, xu thế dân chủ, pháp
quyển là một tat yếu, là mục tiêu thiên niên ky mà nhân loại hướng tới với những hy vọng lớn nhất Ở nước ta, từ khi đổi mới, Đảng ta xác định xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân
dan Dân chủ trở thành động lực và mục tiêu của sự nghiệp
đổi mới Quá trình dân chủ hoá ở nước ta không thể không chịu sự tác động của các nước trên thế giới Một trong những kinh nghiệm của các nước là xây dựng hệ thống các thể chế
dân chủ - cơ sở pháp lý để nhà nước hành động có hiệu quả,