1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng nền dân chủ chính trị ở nước ta (1986 2001) lịch sử và kinh nghiệm

192 13 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 6,88 MB

Nội dung

Trang 1

HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH

TONG QUAN KHOA Hoc

DE TAI CAP BO NAM 2003-2004 TEN DE TAI: DANG CONG SAN VIET NAM LANH DAO XAY DUNG NỀN DÂN CHỦ CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA (1986-2001) LỊCH SỬ VÀ KINH NGHIỆM Cơ quan chủ trì : TẠP CHÍ LỊCH SỬĐẢNG

Chủ nhiệm đề tài : TS PHẠM HỒNG CHƯƠNG Thư ký đểtài — : THS ĐỖ XUÂN TUẤT

Trang 3

DANH SACH CONG TAC VIEN (Theo thứ tự A, B, C) 1 TS Phạm Hồng Chương P Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Lịch sử Đảng 2 GS,TS Hoàng Chí Bảo Thường trực Hội đồng khoa học Học viện CTQG Hồ Chí Minh

3 TS Bùi Kim Đỉnh Phân viện Báo chí và Tuyên truyền

4 CN Doan Thi Huong BTV Tap chi Lich str Dang 5 PGS, TS Lé Van Hoé P Chủ nhiệm

Khoa Nhà nước và Pháp luật 6 PGS, TS Nguyễn Văn Mạnh P Chủ nhiệm

Khoa Nhà nước và Pháp luật

7 PGS, TS Triệu Quang Tiến GVCC, Nguyên Tổng biên tập Tap chí Lịch sử Dang

9.TS Trần Minh Trưởng Viện Hồ Chí Minh

9 Ths Lê Văn Trung Khoa Nhà nước và Pháp luật

Trang 4

MUC LUC MỞ ĐẦU 1 Chương 1 DANG LANH ĐẠO XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA THỜI KỲ 1945-1985

1 Xác lập và xây dựng nền dân chủ chính trị phục vụ kháng chiến và

kiến quốc (1945-1985) - TQ nh HT nen kế 9

2 Tiếp tục xây dung nền dân chủ chính trị thực hiện cách mạng XHCN ở miền Bắc và giải phóng miền Nam (1954-1975) - - 19

3 Đảng lãnh đạo xây dựng nền dân chủ chính trị XHCN trong ca nước

L5 0 4 28

Chương 2

DANG LANH DAO PHAT TRIEN NEN DAN CHU

CHÍNH TRỊ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2001)

2.1 Đảng lãnh đạo bước đầu đổi mới nền dân chủ chính trị (1986-1991) 42 2.1.1 Tình hình và chủ trương của Đảng .- 42

2.1.2 Đổi mới hệ thống chính trị, mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực 58 2.1.3 Kiên trì định hướng nên dân chủ XHCN, ổn định chính trị, đổi mới

mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân - -.- 63

2.2 Đảng lãnh đạo đổi mới nền dân chủ chính trị (1991-1996) 69

2.2.1 Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ

08000: e6 .d1A1 69

2.2.2 Sửa đổi Hiến pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức bộ

máy Nhà nƯỚC - cu HT HH Hi nà Hà nàn nà nh vg 75

2.2.3 Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN . §6 2.2.4 Hồn thiện cơ chế thực hiện quyên làm chủ của nhân đân 93 2.3 Đảng lãnh đạo phát triển nên dân chủ chính trị (1996-2001) 102

2.3.1 Những thách thức mới và chủ trương của Đảng 102

Trang 5

Chuong 3

BAI HOC KINH NGHIEM VA KIEN NGHI TU QUA TRINH XÂY DUNG NỀN DÂN CHỦCHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA

TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-2001)

3.1 Một số bài học kinh nghiệm từ quá trình xây dựng nền dân chủ

chính trị ở nước ta (1986-2001) -.- CS nh, 3.1.1 Nhận thức đúng thời cơ, thách thức để phát triển đân chủ chính trị

3.1.2 Kết hợp chặt chế giữa đổi mới kinh tế - xã hội với xây dựng và phát triển dân chủ chính trị - - - + na 3.1.3 Kết hợp chặt chẽ giữa ổn định chính trị với xây dựng và phát triển

dân chủ chính trị -.- -.-.- c2 HH HS SH nh tr nu 3.1.4 Luôn nâng cao chất lượng dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp 3.1.5 Phát triển dân chủ chính trị trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng - cu HS ng TK nh kh cu cv si 3.2 Một số kiến nghị và giải pháp về xây dựng nền dân chủ chính trị ở

nước ta trong giai đoạn hiện nay - Sen sàn se 3.2.1 Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật - 11 111 n S12 nnn HS cưt

3.2.2 Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan đân cử 3.2.3 Đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết tốt mối quan hệ giữa

Nhà nước với nhân đân - - - c nu HH kh nh nh kh 3.2.4 Đẩy mạnh cải cách tư pháp theo yêu cầu xây dựng Nhà nước

00/1101)5/ 220100777 “ :‹-11äää

3.2.5 Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham những và những hiện

tượng tiêu cực khác trong bộ máy Nhà nước .-

3.2.6 Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

KET LUAN 8n a‹i4+14

Trang 6

MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trải qua 60 năm tồn tại và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền

DCCT ở nước ta đã khẳng định được ưu thế tất yếu: phát huy sức mạnh toàn

đân bảo tồn độc lập, thống nhất Tổ quốc, phục hưng dân tộc và xây dựng

CNXH Thành tựu đó được xác nhận trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 Nhiệm vụ của lịch sử Đảng là phải nghiên cứu toàn diện tiến

trình trên nhằm rút ra những kinh nghiệm trong xây dựng nền dan chi ở

nước fa

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Khoá IX, chỉ rõ phải “đấy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn về lý luận về CNXH và con đường di lên CNXH ở nước ta", thì vấn đề tổng kết từ lịch sử phát triển nền DCCT ở nước ta càng có ý nghĩa thực tiễn

Sau sự sụp đổ của hệ thống XHCN, dựa vào những sai lầm trong quản lý kinh tế - xã hội của một số đảng cộng sản, kẻ thù của CNXH đã thổi bùng luận điệu về sự không tương hợp giữa dân chủ với chế độ do một đảng lãnh

đạo Ở nước ta cũng xuất hiện những quan điểm chế biến lại luận điệu đó để chống Đảng và Nhà nước ta Trước thực tế của CNXH thế giới, cộng với

thực trạng mất dân chủ ở một số nơi, cuộc tấn công của kẻ thù trên lĩnh vực

tư tưởng về những vấn đề trên đây đã tạo ra nguy cơ chống đối tiểm tàng làm mất ổn định xã hội, đe doa sự lãnh đạo của Đảng Do vậy, để tài này,

bằng thực chứng lịch sử còn góp phần chống lại những luận điệu xuyên tạc

của kẻ địch về nền DCCT ở nước ta

Xây dựng nên dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng là mục tiêu lâu dài,

là một trong những nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ lên CNXH ở

Trang 7

nhân dân” Quan điểm đó được khẳng định lại ở Nghị quyết Đại hội Đảng lần

thứ X Những vấn đề trên cho thấy, việc nghiên cứu tiến trình xác lập và phát triển nên DCCT ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đáp ứng một cách thiết thực nhu cầu của thực tiễn

I TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Thực tiễn của cuộc đấu tranh tư tưởng giữa CNTB và CNXH trên thế giới và ở nước ta cũng như yêu cầu của nền dân chủ ở nước ta đồi hỏi phải

tiến hành tổng kết từ lịch sử về nền dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Tuy

nhiên, ở nước ta, việc nghiên cứu vấn đề này còn hạn chế

Những thống kê cho thấy các công trình chỉ tập trung nghiên cứu về lý

luận dân chủ và một số vấn đề do thực tiễn xây dựng dân chủ ở nước ta đặt ra mà chưa chú ý vấn đề dân chủ XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Các tác giả: Nguyễn Phú Trọng (Nguyên tắc tập trung dân chủ phải chăng đã lỗi thời, Nxb Sự thuật, Hà Nội, 1990}, Lưu Minh Trị Đặng Quang Đẩu

(Thực hiện dân chủ theo quan điểm đổi mới của Đảng, Nxb Sự thật,Hà Nội 1991); Nguyễn Khắc Mai (Dán chủ-di sản văn hoá Hồ Chí Minh Nxb Lao động, Hà Nội,1997) chỉ đi vào những vấn đề cụ thể theo đúng tên gọi của

công trình

Trên các tạp chí, vấn đề dân chủ hoá, dân chủ với xây dựng HTCT và các điều kiện đảm bảo thực hiện dân chủ XHCN được chú ý nhưng vấn đề bảo đảm và phát huy dân chủ trong điều kiện chế độ một Đảng, với nhiều lý

đo, chưa được tập trung nghiên cứu Trong 5 năm trở lại đây, trong 30 bài viết về đân chủ trên Tạp chí Cộng sản chỉ có một bài nghiên cứu về Chế độ một Đảng và việc thực thi dân chủ ở nước ta (Tiến Hải; số 8-4/1998) Tạp chí Thông tin lộ luận cũng có một số bài về: Dán chủ hoá theo định hướng

XHCN (số 2/1996) hay Những vấn đề lý luận và thực tiễn của hình thức đân chủ trực tiếp (số1/1998) và một số bài của tác giả Hoàng Chí Bảo về Những chỉ dẫn của Lênin về đấu tranh chống quan liêu và thực hành dân

chủ (4-1999) và một số bài nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở

Tạp chí Triết học có nhiều công trình như: Bước đầu tìm hiểu những

Trang 8

tờ

4/1990), Bàn thêm về dân chủ và dân chủ XHCN (Hồ văn Thông; số 2/1991), Dán chi-Su thống nhất giữa tính giai cấp là tính nhân loại (Lê Thanh Thập; số 2/1994), Dân chủ và Dán chủ XHCN-Từ di sản của Lênin đến công cuộc đổi mới (Phạm Ngọc Quang; số 1/1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt

động quản lý nhà nước (Nguyễn Tấn Phôn; số 6/1997)) Dân chủ với tư cách

là một chế độ chính trị (Hoàng Chí Bảo; số 3/1997) Thực hiện dân chủ

hoá trong điều kiện một Đảng câm quyền (Nguyễn Tiến Hải; số 3/1990);

Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp dân chủ hoá hoá (Phạm Ngọc Quang; số 3/1991)

Những năm gần đây một số để tài cấp nhà nước đã nghiên cứu về vấn

đề dân chủ nhưng chưa phải là những công trình nghiên cứu lịch sử

II MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU

1 Hệ thống tiến trình xây dựng nền DCCT ở nước ta dưới sự lãnh đạo

của Đảng từ năm 1996 đến năm 2001

2 Nêu lên một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị trong xây dựng

nên DCCT dưới sự lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam

IV NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Thứ nhất: Khái quát những vấn đề chung về dân chủ chính trị; lịch sử quá trình Đảng lãnh đạo xác lập và xây dựng nên dân chủ chính trị ở nước ta trong thời kỳ 1945-185 (chỉ nêu khái quát thể hiện tính liên tục lịch sử và

làm cơ sở cho phần sau)

- Thứ hai: Đi sâu phân tích lịch sử quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng

và phát triển nên dân chủ chính trị ở nước ta trong thời kỳ đổi mới (1986-

2001), trên các nội dung: sự vận động, phát triển của tình hình trong nước và quốc tế; những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đối với sự

nghiệp đổi mới ở nước ta Quá trình Đảng lãnh đạo tiếp tục xây dựng và

phát triển dân chủ chính trị thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, nhằm mục tiêu đân

Trang 9

- Thứ ba: Rút ra một số bài học kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng nền dân chủ chính trị và kiến nghị (những vấn đề lý luận và thực tiễn) về xây đựng và phát triển nên dân chủ chính trị ở nước ta hiện nay

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung nghiên cứu nêu trên, đề tài đã vận dụng những quan điểm, phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bám sát các quan điểm cơ bản của Đảng ta về dân chủ Đề tài đặc biệt chú ý tới việc vận dụng phương pháp

lịch sử và lô gíc, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá ; chú ý tổng kết thực tiễn trên những vấn đề có liên quan; kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu

của các nhà khoa học đi trước

VI LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Ban chủ nhiệm đề tài đã huy động lực

lượng cán bộ nghiên cứu, biên tập của Tạp chí lịch sử Đảng; mời một số cán bộ quản lý và chuyên viên khoa Nhà nước và Pháp luật; cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Hồ Chí Minh và Khoa Lịch sử Đảng (Phân viện Báo chí —

Tuyên truyền); mời GS,TS Hoàng Chí Bảo, Thường trực Hội đồng khoa học Học viện CTQG Hồ Chí Minh tham gia viết chuyên đề cho đề tài

VII TRIEN VỌNG ỨNG DỤNG

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử đụng làm tài liệu tham

khảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập tại Học viện CTIQG Hồ Chí Minh, các Phân viện và các trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các địa phương; có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ các cấp, góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện nên dân chủ XHCN, bảo đảm

Trang 10

pANG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA (1986-2001)

‘Mee ke Ke eo ee

NHUNG VAN DE CHUNG

Dân chủ là khát vọng từ ngàn xưa của loài người và là thành quả đấu

tranh không mệt mỏi của quần chúng lao động để đòi dân chủ, giành dân chủ, vì dân chủ

Dân chủ không phải là một khái niệm bất biến, phi lịch sử Khái niệm

dân chủ xuất hiện rất sớm từ thời cổ đại Ở thời cổ đại Hi Lạp, cụm từ dân chủ đo hai từ hợp thành: là nhân dân, là quyền lực bay chính quyền Đán

chủ hàm nghĩa là quyền lực của nhân dân

Ở thời cổ đại Hy Lạp, dân chủ là mục tiêu đấu tranh của phái chủ nô bình đân để chống lại phái chủ nô quý tộc thống trị xã hội Thời kỳ này, đấu tranh

đòi dân chủ còn bó hẹp trong phạm vi đòi một số quyền về tự đo đi lại, buôn bán, hành nghê, hoặc bảo vệ lợi ích của những người nông dân tự do, chống lại những hành động cưỡng bức thợ thủ công và người lao động phục dịch tầng

lớp thống trị

Thời Trung cổ, những yếu tố dân chủ vừa mới manh nha trong chế độ chiếm hữu nô lệ đã bị chế độ phong kiến bóp nghẹt bằng những hình thức thống trị hà khắc Sinh ra từ trong lòng chế độ phong kiến, giai cấp tư sản

đề xướng nhân quyền và phất cờ tự do dân chủ tiêu diệt chế độ phong kiến, hình thành nên dân chủ tư sản Đây là sự phát triển về chất, là bước nhảy

vọt về dân chủ so với nền chuyên chế, độc tài của chế độ phong kiến Tuy

vậy, vì thuộc tính bóc lột của CNTB, nên chế độ tư bản không thể đem lại dân chủ thực sự Bộ máy nhà nước dân chủ tư sản tất nhiên hướng vào bảo vệ quyền lợi của những người hữu sản Giai cấp tư sản tìm trăm phương

ngàn kế để ngăn trở không cho người lao động tham gia cơ quan lãnh đạo, tham gia nghị viện- cơ quan đại diện tối cao của nhà nước tư sản Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, Lênin đã nói rõ bản chất giai cấp của chế độ

dân chủ tư sản: “Xã hội tư bản chủ nghĩa, xét trong những điều kiện phát

triển thuận lợi nhất của nó, đem lại cho ta một chế độ dân chủ ít nhiều đầy

đủ trong chế độ cộng hoà dân chủ Nhưng chế độ dân chủ ấy bao giờ cũng bị bó trong khuôn khổ chật hẹp của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, và do đó, thực ra, nó luôn luôn vẫn là một chế độ dân chủ đối với một thiểu số, vẫn

Trang 11

chỉ là một chế độ dân chủ đối với riêng giai cấp có của, đối với riêng bọn

giầu có mà thôi”

Thắng lợi về mặt chính trị trong cuộc cách mạng vô sản đã đưa giai

cấp vô sản và quần chúng lao động từ địa vị nô lệ lên địa vị người làm chủ xã hội, làm chủ vận mệnh bản thân Nhờ bước ngoặt chính trị này, người lao động bước ra khỏi tình trạng bị nô dich về chính trị để tạo dựng một nền

đân chủ chính trị mới - đân chủ xã hội chủ nghĩa; thành lập chính quyển

nhà nước kiểu mới của giai cấp công nhân và nhân đân lao động, khẳng

định trên thực tế vai trò lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội của Đảng cộng

sản Đây cũng chính là những tiền đề và nguyên tắc đưa tới sự hình thành nền dân chủ chính trị xã hội chủ nghĩa

Nền dân chủ chính trị XHCN căn bản là hình thức nhà nước dựa trên

cơ sở nhân dân là nguồn gốc của mọi quyền lực, là người chủ xã hội được

tổ chức thành quyền lực chính trị, tham gia quyết định mọi công việc chính

trị của chính quyền nhà nước, một nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể

của nhân dân lao động và tự tổ chức thành quyền lực chính trị để tự quản lí, tự

tổ chức cuộc sống chính bản thân mình Quy luật cơ bản của sự phát triển dân

chủ chính trị là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho người lao động, thu hút họ tham gia một cách tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội Sức sống của nên dân chủ chính trị và nên dân

chủ XHCN cũng bắt nguồn từ đó

Nhu vậy, dân chủ chính trị là quyên lực thuộc về nhân dân Nhân dan

có những hình thức khác nhau để thực hiện quyên lực chính trị của mình Trong một xã hội dân chủ, nhà nước là một thực thể phần ánh tập trung việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân C.Mác nêu rõ: “Trong chế độ dân chủ thì bản thân chế độ nhà nước thể hiện ra là một trong những tính quy định, cụ thé, là sự tự quy định của nhân đân Đặc điểm riêng biệt của

chế độ dân chủ là: ở đây chế độ nhà nước nói chung chỉ là một yếu tố của

sự tồn tại của nhân dân; Nhà nước là một yếu tố của sự tồn tại của nhân dân” (?) Nhà nước là một kênh thực hiện dân chủ, là hình thức dân chủ đại điện Ngoài ra, nhân dân còn có những hình thức khác trực tiếp thực hiện

quyền lực của mình (bỏ phiếu trưng cầu dân ý, bầu cử là một hình thức dân

Trang 12

chủ chính trị trực tiếp điển hình) Việc bỏ phiếu (trưng cầu) là thể hiện ý chí

chính trị của nhân dân đối với những vấn đề chính trị trọng đại của đất

nước, đánh đấu bước phát triển của thể chế chính trị dân chủ

Để thể hiện và thực hiện bản chất dân chủ chính trị XHCN, cần phải

có điều kiện, có những hình thức tổ chức và cơ chế phù hợp Một bộ máy

nhà nước XHCN, dù được tổ chức hoàn bị bao nhiêu cũng không thể đạt được bản chất nền đân chủ XHCN nếu quyền làm chủ của nhân dân không được bảo đảm, nếu nền dân chủ chỉ thông qua cơ quan đại diện (các cơ quan quản lý nhà nước, nhà chức trách) mà không có sự tham gia trực tiếp của nhân dân, không có sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa dân chủ đại diện

và đân chủ trực tiếp Do vậy, nên dân chủ chính trị XHCN không chỉ thể

hiện tập trung Ở cơ cấu chính trị, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của

bản thân bộ máy nhà nước mà là cả hệ thống chính trị Điều đó liên quan

chặt chẽ tới vai trò hết sức quan trọng của nhân tố chủ quan, mà trước hết là

Đảng cộng sản cầm quyền

Ở nước ta, kể từ năm 1945 trở lại đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền dân chủ XHCN đã được xác lập và từng bước củng cố, tăng cường, thông qua lãnh đạo thực hiện dân chủ hoá trong mọi lĩnh vực Dân chủ hoá là để

thực hiện đân chủ và đưa các giá trị dân chủ vào cuộc sống, làm cho nó trở

thành hiện thực trực tiếp sống động trong các mối quan hệ xã hội Tỉnh thần cơ bản xuyên suốt mọi hoạt động, mọi tổ chức và con người của dan chit

hoá là xác lập quyền dân chủ, quyên làm chủ của nhân dân, là khẳng định

và thực hiện mọi quyền lực thuộc về nhân dân Ý chí, nguyện vọng, lợi ích và quyền lực của nhân dân là sức mạnh tối cao, trở thành quyền lực chỉ phối, kiểm tra và quyết định đối với mọi tổ chức xã hội, mọi cơ quan nhà

nước, mọi thiết chế quyền lực, thiết chế dân chủ

Dân chủ hoá ở nước ta có nội dung toàn diện, trong đó có đân chủ hoá

đời sống kinh tế (dân chủ trong kinh tế), đân chủ hoá đời sống chính trị (dân chủ chính trị); dân chủ hoá trong lĩnh vực tư tưởng và ý thức xã hội

Trong các nội dung trên, dân chủ hoá đời sống chính trị (dân chủ chính trị)

có vai trò đặc biệt quan trọng

Như vậy, nền dân chủ chính trị XHCN chỉ thực sự xuất hiện sau khi

Trang 13

sản giành được chính quyên Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, mặc dù có

những yếu tố dân chủ tiến bộ cần kế thừa, nhưng về cơ bản toàn bộ quyền

lực chính trị vẫn thuộc về giai cấp bóc lột-giai cấp tư sản Chỉ đến khi giai cấp công nhân, thông qua chính đảng tiền phong lãnh đạo, giành lại được

toàn bộ quyền lực thì dân chủ mới đầy đủ tiền đề chính trị để xuất hiện

Dưới chế độ XHCN, dân chủ chính trị là thành quả của cuộc đấu tranh cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng người lao động, đưa họ lên địa vị chủ

thể quyền lực Sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng cộng sản là nhân tố

có ý nghĩa quyết định đối với sự vận động và phát triển nên dân chủ chính trị

XHCN Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xây dựng nền dan

chủ chính trị ở nước ta (1986-2001) là nghiên cứu những chủ trương và hoạt động của Đảng thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực chính trị

trong 15 năm đổi mới Tuy nhiên, để thấy được bản chất của sự vận động đó phải bắt đầu từ nguồn cội của nền dân chủ chính trị được hình thành ở nước ta

Trang 14

Chương 1

pANG LANH ĐẠO XÂY DỰNG NỀN DÂN CHU

CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA THỜI KỲ 1945-1985

1 XÁC LẬP VÀ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ CHÍNH TRỊ PHỤC VỤ

KHÁNG CHIẾN VÀ KIẾN QUỐC (1945-1954)

Thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám (1945) đánh dấu một cuộc biến đổi lớn lao chưa từng có trong lịch sử dân tộc: đập tan ách thống trị gần 100 năm của thực dân Pháp và lật đổ chế độ quân chủ phong kiến hàng ngàn năm Với thắng lợi này, dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên

mới - kỉ nguyên độc lập tự do và CNXH Nhân dân ta, từ thân phận nô lệ lầm than, trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh bản thân mình Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền trên phạm vi toàn quốc

Với quyền làm chủ của nhân dân, với một nhà nước của dân và một chính đảng Mác-Lênin chân chính, đại điện cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân

đân lao động và của cả dân tộc, dân tộc Việt Nam tiếp tục chuyển mình vươn tới

trên con đường đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh trên

cương vị Chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới, thay mặt quốc dân trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập công bố sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà dưới sự quản lý của một nhà nước của dan, do dân, vì dân, một nhà nước đoàn kết dân tộc Nền dân chủ chính trị đó được ra đời trên cơ sở chân lý không thể chối cãi: “Tất cả các dân tộc

trên thế giới sinh ra đêu bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền

sung sướng và quyền tự do”!,

Tuyên ngôn độc lập thể hiện rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thức

chính thể nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân Người nêu rõ: “Dân ta đã

đánh đổ chế độ quân chủ my mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng

Trang 15

hoà” Trong tư duy Hồ Chí Minh, dân chủ chính trị trên hết, trước hết là

quyền làm chủ của nhân đân đối với Tổ quốc, là quyền làm chủ đất nước độc lập và tự tổ chức ra một nhà nước vì dân

Ngày 3-9-1945, một ngày sau Lễ độc lập, trong phiên họp đầu tiên của

Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 6 vấn đề cấp bách, trong đó Người nêu rõ về sự cân thiết phải tổ chức tổng tuyển cử và xây dựng một bản hiến pháp để thể chế hoá quyền làm chủ của nhân dân trong

lĩnh vực chính trị, bảo đảm cho nhân dân được hưởng quyền làm chủ đất

nước trên thực tế Người nói: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta

không có hiến pháp Nhân đân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ Tôi để nghị Chính phủ tổ chức

càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu

Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân

biệt giàu nghèo, tôn giáo, đòng giống”!

Ngày 20-9-1945, Uy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập và ngày

10-11-1945, Uỷ ban Dự thảo Hiến pháp đã công bố rộng rãi trên báo chí bản Dự

thảo Hiến pháp để mọi tầng lớp nhân dân tham gia góp ý, xây dựng, thực hiện quyền dân chủ chính trị rất quan trọng và thiêng liêng này

Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nền dân chủ mới xác lập, chính quyền nhân dân chưa được củng cố, thực đân Pháp đã gây ra cuộc chiến tranh xâm lược ở Nam Bộ (23-9-1945), bọn Việt gian ra sức phá hoại, tuyên truyền xuyên tạc, chống lại chính quyền nhân dân, chống lại nền dân

chủ mới Do đó, cùng với lãnh đạo toàn dân giải quyết những công việc

khẩn cấp lúc bấy giờ: chống nạn giặc đói, giặc đốt và giặc ngoại xâm, một

Trang 16

kháng chiến chính thức, đại biểu cho ý nguyện của toàn dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

Trong quá trình lãnh đạo củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, đấu tranh chống nạn thù trong giặc ngoài, Đảng ta tiếp tục có những chỉ thị cụ thể bảo đảm thực thi quyền đân chủ chính trị của nhân dân Trong Chi thi

kháng chiến kiến quốc, ngày 25-11-1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng

đã nhấn mạnh: “Xúc tiến việc đi đến Quốc hội để định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức ( ), ban hành những sắc lệnh để mang lại ngay những tự do và hạnh phúc thực tế cho nhân dân trong phạm vi điều kiện cụ

thể của hoàn cảnh cho phép Về tổng tuyển cử sắp tới: Phải xúc tiến việc

sửa soạn Tổng tuyển cử và mỗi tỉnh phải đặt ngay một số tên những người

ứng cử để kịp cổ động bầu “Những phần tử cộng sản hay người Việt Minh

không đứng danh nghĩa đoàn thể mình ra ứng cử, mà chỉ đứng danh nghĩa công dân ra ứng cử để chứng tỏ mình không giành giật ảnh hưởng hay thế lực cho đảng phái mình, mà chỉ có mục đích cứu nước, và mình được trúng cử là vì quốc dan yêu chuộng và tin cậy thật Phải đưa những người đã ở trong UBND có năng lực hành chính ra ứng cử, còn những người bất lực và thiếu tư cách thì cho nghỉ để làm việc khác Cần giới thiệu những thân hào có tài, có đức ra ứng cử và cùng đứng chung một số quốc gia liên hiệp với

các người ứng cử của Việt Minh”!

Trong các chủ trương, chính sách, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh

luôn để cao quyền làm chủ của nhân dân chủ trong lĩnh vực chính trị, thể hiện trong chỉ đạo quá trình xúc tiến Tổng tuyển cử Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Tổng tuyển cử là một địp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn

những người có tài,có đức để gánh vác công việc nước nhà Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử;

hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử Do Tổng tuyển cử mà toàn dân

bầu ra Quốc hội Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ, Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân” (Tạp chí Dán Vận, số 10/2004, tr 10-12)

Trang 17

Ngày 5-1-1946-một ngày trước Tổng tuyển cử, Hồ Chí Minh kêu gợi đồng bào: “Ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân

đân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dan chủ của mình Ngày mai dân ta sé to cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: Về mặt quân sự, thì các chiến sĩ dùng

súng đạn mà chống quân thù, về chính trị, thì dùng lá phiếu mà chống với

quân địch Một lá phiếu có sức lực một viên đạn”Ì,

Ngày 6-1-1946, Tổng tuyển cử tự do được tiến hành trong cả nước

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vượt qua những khó

khăn trở ngại của nạn thù trong giặc ngoài, với ý thức chính trị cao và niềm

tự hào lần đầu tiên cầm lá phiếu thực hiện quyền dân chủ chính trị của công dân một nước tự do độc lập, nhân dân ta đã nô nức đi bỏ phiếu, bầu những

đại biểu xứng đáng thay mặt cho mình để quản lý và điều hành đất nước Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mang

tính chất của một cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc gay go, để

xác lập và từng bước xây dựng nền dân chủ mới Đặc biệt, ở miền Nam, cuộc bầu cử diễn ra đưới bom đạn ác liệt của quân thù Riêng ở Nam Bộ, 42

can b6 da hi sinh anh ding khi làm nhiệm vụ vận động bầu cử; nhiều người dân đã ngã xuống trong khi tay vẫn cầm lá phiếu thực hiện quyền dân chủ chính trị thiêng liêng

Trong cuộc Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội Khoá I, đã có hơn

90% cử tri đi bỏ phiếu, bầu 333 đại biểu gồm các thành phần, giai cấp, các dan tộc, tầng lớp nhân dân Đây chính là kết quả thể hiện được ý chí chính trị của người đân, biểu thị của sự gắn bó máu thịt, niềm tin sắt đá của các tầng lớp nhân đân đối với Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh Đây là bước

ngoặt, là mốc son đánh dấu thành tựu đầu tiên trong xây đựng nên dân chủ

chính trị ở nước ta

Cùng với việc xây dựng cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, chính quyền nhân dân ở các địa phương cũng được kiện toàn Trong một thời gian

Trang 18

nhân dân, bầu ra Uỷ ban hành chính các cấp thay thế cho các Uỷ ban nhân đân (lâm thời) thành lập sau Cách mạng tháng Tám

Nhận thức rõ dưới chính thể cộng hoà đân chủ nhân dân, xuất phát từ bản chất của nó, phải được định chế hoá trong một văn bản ở một hệ cấp pháp lí tối cao là Hiến pháp, vì hình thức chính thể cộng hoà dân chủ không

thể tách rời Hiến pháp, ngày 2-3-1946, trong ki hop đầu tiên, Quốc hội khoá I đã trao quyên cho Chủ tịch Hồ Chí Minh lập Chính phủ chính thức và đứng đầu Ban dự thảo Hiến pháp Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí

Minh, dự thảo Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã có những điều luật thể

hiện sự tiến bộ rất cao trong bảo đảm quyền dân chủ

Ngày 9-11-1946, Quốc hội khoá I, kì họp thứ 2, đã thông qua Hiến pháp 1946 Trong lời nói đầu, Hiến pháp long trọng ghi rõ: Được quốc dân

giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân

chủ cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của cách mạng và phải xây dựng trên những

nguyên tắc dưới đây:

-_ Đoàn kết tồn dân khơng phân biệt giống nồi, gái trai, giai cấp, tôn giáo

- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ

-_ Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân đân

Nhận xét khái quát về những quyền dân chủ chính trị được ghi nhận

trong Hiến pháp 1946 lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn, nhưng nó làm theo một hoàn cảnh thực tế Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết đân tộc Việt Nam đã đủ mọi quyền tự do Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: Phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng chung moi quyền tự đo của một công dân”,

Điểm nổi bật trong quá trình xây đựng và phát huy nền dân chủ chính

trị ở nước ta, dưới chính thể dân chủ cộng hoà, được thể hiện trong quá trình chuẩn bị và thông qua Hiến pháp năm 1946 là ở chỗ, Đảng ta vừa trở

Trang 19

thành Đảng cầm quyền, phải tập trung trí tuệ, sức lực cho việc lãnh đạo Jo toan

ứng phó với biết bao thử thách cả về nội trị và ngoại giao, nhưng vẫn dành sự quan tâm đặc biệt tới việc bảo đảm quyền cơ bản chính trị của công dân

Nội dung dân chủ chính trị được ghi nhận và bảo đảm trong đạo luật cơ bản và cao nhất của nhà nước-Hiến pháp, đã thể hiện đậm nét tính nhân đân, tính dân chủ của một cuộc cách mạng vừa giành được và chế độ dân chủ cộng hoà vừa mới được thành lập

Bản Hiến pháp nam 1946 gồm 70 điều, nhưng đã có 18 điều dành cho

việc quy định các quyên, nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo nguyên tắc “tất cả quyền lực trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam” (Điều

Chương I, Hiến pháp năm 1946)

Vẻ quyền bình đẳng, Hiến pháp quy định: Tất cả công dân Việt Nam

đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá (Điều 6); đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyên và công cuộc kiến quốc (Điều 7); bình đẳng giữa các dân tộc (Điều 8), bình đẳng nam-nữ (Điều 9)

Về quyền tự do, Hiến pháp quy định công dân Việt Nam có quyền tự

do ngôn luận, tự do xuất bản; tự đo hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú,

đi lại trong nước và ra nước ngoài (Điều 10) Quyền bất khả xâm phạm về

thân thể (Điều 14)

Về quyền dân chủ, đặc biệt là quyền dân chủ chính trị được quy định

rất rõ: Tất cả công đân Việt Nam đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình (Điều 8); chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín (Điều 17); tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt trai gái, đều có quyền bầu cử

và từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử (Điều 18); quyền bãi miễn các đại biểu dân cử (Điều 20); quyển phán quyết về Hiến pháp và những việc quan

hệ đến vận mệnh quốc gia (Điều 21) Hiến pháp cũng quy định: Những

Trang 20

Qua những điều trên cho thấy, tuy những quy định về quyền dân chủ

chính trị còn nguyên sơ nhưng đã thể hiện được rõ bản chất nền dan chu

XHCN Nếu đặt trong dòng chảy của lịch sử, đem các quy định về quyền

dân chủ chính trị được thể hiện ở Hiến pháp Việt Nam năm 1946 để so sánh

với chế định đân chủ chính trị ở một số nước sẽ thấy nổi bật ưu điểm này

Ở nhiều nhà nước trước đây, căn cứ vào cái gọi là điều kiện tài sản,trong một thời gian đài đã phân chia công dân thành 2 loại: Có đóng thuế, có tài sản (hữu sản) được coi là công dân tích cực, thì được quyên bầu cử, và ngược lại

thì không có quyên bầu cử Chỉ quy định đó thôi, đã tước đi đại đa số công dân lớn tuổi quyền dân chủ chính trị Thêm vào đó, những qui định về quyền cư trú, về đi lại, lại tước đoạt thêm quyền bầu cử ở một bộ phân dan cư đông đảo của xã hội Đặc biệt, cũng phải kể đến các điều kiện về giới cũng đã tước đoạt (trong một thời gian dài) ở phần nửa số dân lớn tuổi quyền dân chủ chính trị hết

sức cơ bản này Chẳng hạn, ở Mỹ, Hiến pháp Mỹ được ban hành năm 1787, thì phải 133 năm sau, năm 1920 phụ nữ Mỹ mới được pháp luật thừa nhận có

quyền bầu cử và ứng cử Còn ở Việt Nam, ngay trong năm thứ hai của nền cộng

hoà dân chủ, bản Hiến pháp đầu tiên đã khẳng định mạnh mẽ: Tất cả công dân

Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá (Điều 6); đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện (Điều 9)

Quyền dân chủ chính trị này được phản ánh sinh động và rõ nét trong chế

độ bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và kín của Tổng tuyển cử bầu ra

Quốc hội lập hiến ngày 1-6-1946 Chất nhân dân, tính dân chủ rộng rãi của các quy định tự do dân chủ được thừa nhận ở đây, trong lĩnh vực này, mà Hiến pháp năm 1946 để lại cho các bản Hiến pháp sau (1959, 1980, 1992 và 1992 sửa đổi) là rất lớn

Trang 21

tiên ở Đông Nam Á”'!, là thể hiện ý chí chung của đân tộc Việt Nam, là sự củng cố và thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân Việt Nam Hiến pháp năm 1946 là kết quả trực tiếp của Cách mạng tháng Tám, là một thắng lợi to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh và sự chỉ đạo tài tình của Đảng trong xây

dựng nền dân chủ chính trị, trong đó trọng tâm là xây dựng nhà nước của dan, do dan va vì dan

Hiến pháp năm 1946 trở thành ngọn cờ tập hợp mọi lực lượng yêu nước, đân chủ và tiến bộ trong cả nước, tạo chỗ dựa mạnh mẽ về chính trị cho nhà nước dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc

Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946 -

1954, nắm vững hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, để bảo đảm xác

lập và thực thi quyền làm chủ chính trị của nhân dân, một chiến dịch xoá nạn mù chữ, nâng cao trình độ dân trí theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng phát động và lãnh đạo thực hiện rất hiệu quả Nâng cao trình độ văn

hoá, trình độ dân trí cho nhân dân là nhân tố cơ bản để thực hiện thực chất

dân chủ chính trị Do vậy, ngay sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: Muốn giữ vững nên độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà Đưới sự lãnh đạo của Đảng, tồn dân đã nơ nức tham gia chiến dịch chống giặc dốt, nâng cao dân trí Đến cuối năm 1946, đã có hơn 2 triệu người thoát nạn mù chữ Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống giặc đốt ngoài ý nghĩa lớn về mặt văn hoá, còn là một thắng lợi lớn về chính trị Nó tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tham gia quản lý nhà nước và phát huy quyển làm chủ của mình Phong trào xoá nạn mù chữ là phong trào dân chủ để xây dựng nền

đân chủ ở nước ta Phát động những phong trào dân chủ để thực hiện đân chủ là sáng kiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta

Trang 22

Trong suốt cuộc kháng chiến trường kì chống thuc dan Phap xâm lược,

Đảng ta tiếp tục có sự chỉ đạo để không ngừng xây dựng và củng cố nền

đân chủ chính trị ở nước ta

Tại Đại hội II (tháng 2-1951), căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước và cuộc kháng chiến trường kì đã trải qua được hơn 5 năm, Đảng ta đã xác định rõ nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam là: “Tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, xoá bỏ hình thức bóc lột phong kiến, làm cho người cày có ruộng, tiến lên CNXH”

Khi bàn về triển vọng của cách mạng Việt Nam, Báo cáo chính trị tại

Đại hội đã nêu rõ con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là

tiến lên CNXH Dưới chính quyền nhân dân do giai cấp công nhân lãnh

đạo, hình thức của nhà nước Việt Nam là cộng hoà dân chủ, nội dung của nó là chuyên chính dân chủ nhân dân Khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân đân tiến triển thành cách mạng XHCN thì chuyên chính dân chủ nhân dân chuyển thành chuyên chính vô sản Hình thức nhà nước cộng hoà dân chủ

vẫn có thể tồn tại lâu dài hoặc một thời gian khi nội dung của nó đã đổi

thành chuyên chính vô sản

Để tiếp tục bồi dưỡng sức dân, bồi dưỡng lực lượng kháng chiến, qua

đó củng cố nên đân chủ mới, Đảng ta và Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc bảo đảm các quyền lợi kinh tế và chính trị của người dân Tại Hội nghị

Trung ương Đảng lần thứ 14 (tháng 1-1953), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, đân chủ thật thà thực hiện, thi phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân” - lực lượng chiếm gần 90% dân số và hơn 90% bộ đội, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang

Sau khi Đảng thông qua Cương lĩnh ruộng đất (tháng 11-1953), Quốc hội Khoá I kì họp thứ 3, tháng 12 - 1953 đã nhất trí tán thành chủ trương này của Đảng và thông qua Luật cải cách ruộng đất

Từ tháng 4 năm 1953 đến tháng 7-1954, Đảng đã lãnh đạo tiến hành 5

Trang 23

trương cải cách ruộng đất trong kháng chiến của Đảng là đúng đắn, đáp ứng

yêu cầu cấp bách của cuộc kháng chiến Nó đã chứng tỏ luận điểm của Hồ

Chí Minh khi đánh giá về sức mạnh lớn lao của nông dân cần được tổ chức và lãnh đạo: “Lực lượng của chúng ta là hàng chục triệu đồng bào nông dân

lao động sắn sàng chờ Đảng và Chính phủ lãnh đạo để hăng hái vươn mình

đậy đánh tan ách nô lệ của phong kiến và thực dân Khéo tổ chức, khéo lãnh đạo thì lực lượng ấy sẽ làm xoay chuyển trời đất, bao nhiêu thực đân và phong kiến cũng sẽ bị lực lượng ấy đánh tan”

Thắng lợi của việc phát động quần chúng thực hiện chính sách cải cách ruộng đất trong 2 năm 1953-1954 tuy còn có khuyết điểm, sai lầm,

nhưng thực tế đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến cuộc Đông

Xuân 1953-1954 và thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là thắng lợi của sức mạnh toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng “Then chốt thắng lợi của kháng chiến là củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố liên minh công nông, củng cố chính quyền nhân dân, củng cố và phát triển quân đội, củng cố Đảng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

về mọi mặt Nhân dân Việt Nam đã thắng vì Đảng ta đã lãnh đạo và tổ chức

cả một dân tộc kiên cường và đoàn kết đứng lên kháng chiến Nhân dân Việt Nam đã thắng vì quyền làm chủ được phát huy cao độ, thông qua một công cụ đắc lực để tổ chức độngviên lực lượng vĩ đại của nhân dân trong kháng chiến và kiến quốc - đó là chính quyền dân chủ nhân đân Ra đời từ

thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Chính quyền ấy đã được Đảng lãnh

đạo, toàn dân tham gia xây dựng, để nó xứng đáng là đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân, một chính quyền của dân, do dân, vì dân Chính

quyền dân chủ nhân dân đã huy động các tầng lớp nhân dân chống thực dân

Trang 24

nói rằng, thực dân Pháp thua trận, suy cho cùng tức là chế độ thuộc địa đã

thua chế độ đân chủ nhân dân”!

2 TIẾP TỤC XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ CHÍNH TRỊ THỰC HIỆN CÁCH

MANG XHCN G MIEN BAC VA GIAI PHONG MIEN NAM (1954-1975)

Thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp đã đưa

cách mạng nước ta bước sang giai đoạn mới Miễn Bắc hoàn toàn giải

phóng, căn bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chuyển sang cách mạng XHƠCN Miền Nam còn chịu ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới và bè lũ tay sai; nhân dân ta còn phải tiếp tục cuộc cách

mang dân tộc dân chủ nhân dân

Cách mạng ở mỗi miền có nhiệm vụ chiến lược thích hợp điều kiện

của từng miền, nhưng lại có mối quan hệ khăng khít với nhau Mục tiêu chung của nhân dân cả nước ta là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà Ngày 22-7-1954, trong lời kêu gọi sau khi Hội nghị Giơnevơ kết thúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở đồng bào và chiến sĩ cả nước về nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt lúc bấy giờ: “Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất hoàn thành độc

lập, đân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ”

Trước sự chuyển biến của tình hình cách mạng, tháng 9-1954, Hội

nghị Bộ chính trị BCH Trung ương Đảng đã đề ra đường lối, nhiệm vụ cụ

thể trong giai đoạn cách mạng mới Hội nghị nêu rõ: “Trong một thời gian

nhất định, nhiệm vụ chung của Đảng ta là: Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến, để phòng và khắc phục mợi âm

mưu phá hoại hiệp định đình chiến để củng cố hoà bình; ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam nhằm củng cố hoà bình,

thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc”

Trang 25

Trong điều kiện mới của cách mạng, Đảng ta và Hồ Chí Minh càng quan tâm xây dựng và củng cố một nhà nước độc lập, tự chủ, thống nhất, cộng hoà dân chủ nhân dân Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhà nước ta thành lập từ Cách mạng tháng Tám là nhà nước dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân

lãnh đạo Để đấu tranh xây dựng CNXH và đấu tranh để thực hiện thống

nhất nước nhà, chúng ta cần phải tăng cường không ngừng sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhà nước dân chủ nhân dân”'

Từ khi hoà bình lập lại, miền Bắc bước vào thời kì quá độ lên CNXH Điều đó cũng có nghĩa nhà nước dân chủ nhân dân phải được tăng cường hiệu lực để làm trọn những nhiệm vụ mới, to lớn và nặng nề hơn Nhà nước

dân chủ nhân dân phải mạnh để đập tan sự phản kháng của kẻ thù giai cấp,

trấn áp những mưu mô và hoạt động phá hoại của các lực lượng phản động trong nước, những phần tử thuộc thành phần bóc lột ngoan cố không chịu cải tạo, bọn tay sai đế quốc Nhà nước đân chủ nhân đân cũng phải mạnh để bảo vệ có hiệu lực độc lập chủ quyền của nước nhà

Với nhận thức rất rõ ràng “chức năng chủ yếu của nhà nước dân chủ

nhân dân là cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới, tổ chức và quản lí đời sống kinh tế và văn hoá xã hội, đảm bảo đà tiến triển thuận lợi và tốc độ nhanh chóng của cuộc cải tạo XHCN””, toàn dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã tập trung sức xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân lớn mạnh không ngừng, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng

Những thay đổi lớn trong xã hội miền Bắc nước ta, trong xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, trong xây dựng và phát triển nền đân chủ XHCN,

được phản ánh trong Hiến pháp 1959 Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới với những nhiệm vụ mới Hiến pháp năm 1946 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình Điều đó đặt ra yêu cầu phải sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp với tình

! Hồ Chí Minh Toàn tập, Sdd, T.8, tr.586

Trang 26

hình và nhiệm vụ chiến lược của giai đoạn cách mạng mới Ngày 23-1-

1957, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quyết định sửa đổi Hiến pháp và bầu ra Ban sửa đổi Hiến pháp do Hồ Chí Minh làm Trưởng

Ban Sau gần 3 năm soạn thảo và lấy ý kiến của nhiều đại biểu, tầng lớp nhân đân, Ban đã trình Quốc hội bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi Ngày 31 —

12 - 1959, bản Hiến pháp mới ( Hiến pháp năm 1959) đã được Quốc hội

thông qua Đó là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đâu tiên của nước ta, nó khẳng định ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta là kiên quyết xây đựng CNXH ở

miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, nhằm xây dựng một

nước Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ và giàu mạnh

Hiến pháp năm 1959 củng cố nền móng dân chủ đã được quy định trong Hiến pháp năm 1946 và phát triển nền dân chủ XHCN; xây dựng và tăng cường bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân trên các nguyên tắc tập

trung dân chủ, pháp chế XHCN và đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân;

xây dựng và hoàn thiện một bước hệ thống pháp luật XHCN ở nước ta Trong lĩnh vực quyền dân chủ chính trị của công dân, di sản hiến định và Hiến pháp năm 1946 để lại đã được Hiến pháp năm 1959 ( và Hiến pháp

năm 1980, 1992) kế thừa và phát triển cụ thể hoá thêm Điều đó đều được thể hiện trong hầu hết các điều của chương ï (Nước Việt Nam dân chủ cộng

hoà) và chương IH (Quyền lợi và nghĩa vụ của công dan) Chang hạn về

quyền bầu cử và ứng cử, Điều 18 , Chương HI, Hiến pháp năm 1946 quy định: “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21

tuổi và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ Công dân tại ngũ cũng có

quyền bầu cử và ứng cử” Đến Hiến pháp năm 1959, quyền dân chủ chính

trị căn bản này được quy định cụ thể và mở rộng hơn: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hồ, khơng phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hoá, nghề

Trang 27

lên đều có quyền ứng cử, trừ những người mất trí và những người bị toà án

hoặc pháp luật tước quyền bầu cử và ứng cử Công dân đang ở trong quân đội có quyên bầu cử và ứng cử” (Điều 23, chương III)

Cũng như Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 cũng khẳng định hình thức cộng hoà dân chủ nhân dân của Nhà nước Lời nói đầu của Hiến pháp xác định: “Nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh giai cấp, do giai cấp công nhân lãnh đạo” So với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 có một số điểm mới về cơ cấu nhà nước Tuy nhiên, điều này không làm thay đổi bản chất của hình thức chính thể

nhà nước Hiến pháp 1959 vẫn thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta và tư

tưởng Hồ Chí Minh về nên dân chủ chính trị, về hình thức chính thể Nhà nước cộng hoà đân chủ nhân dan

Là Hiến pháp XHCN, nhưng chỉ thực hiện trong phạm vi nửa nước, Hiến pháp năm 1959 còn có những nét riêng thể hiện đặc thù lịch sử của xã hội và cách mạng Việt Nam Nét riêng này thể hiện ở việc ghi nhận thành quả cách mạng, ở vai trò lãnh đạo của Đảng, ở tính chất giai cấp của nhà nước, ở việc củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân

Hiến pháp năm 1959 đã thể chế hoá đường lối cách mạng XHCN ở một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên XHCN, bỏ qua giai đoạn phát

triển chế độ tư bản chủ nghĩa, nhằm xây dựng chính quyền miền Bắc vững mạnh, trở thành hậu phương lớn của tuyển tuyến lớn miền Nam Giải phóng

miền Nam, thống nhất đất nước là ý chí, là nguyện vọng cháy bỏng và thiêng liêng của nhân dân Việt Nam Hiến pháp năm 1959 đã thực sự là cương lĩnh đoàn kết lực lượng đấu tranh để thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh

Trong khi công cuộc cải tạo XHCN ở miền Bắc đang giành được

những thắng lợi có tính chất quyết định, cuộc đấu tranh cách mạng anh

Trang 28

nổi lên rầm rộ, đã điễn ra một sự kiện chính trị trọng đại của dân tộc- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ TII (tháng 9 — 1960) Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà”

Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng tại Đại hội III không chỉ

là ngọn đèn pha cho miền Bắc bước vào thời kì quá độ lên CNXH, miền

Nam tiếp tục cuộc đấu tranh dân tộc dân chủ nhân dân, mà còn vạch ra

những nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam và tạo những tiền để để

tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển nên dân chủ chính trị và nền dân chủ XHCN Đảng ta nêu rõ, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong giai đoạn này là: “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững boà bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh !,

Để đi tới mục tiêu chính trị đó, Đảng nhấn mạnh phải sử dụng chính

quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để

thực hiện cải tạo XHCN, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện cơng nghiệp hố XHCN, đẩy mạnh cuộc cách mạng tư tưởng, văn hoá và kỹ thuật, đưa nước ta phát triển thành "nước XHCN có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học tiên tiến"2

Nhà nước dân chủ nhân dân, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tiếp tục được củng cố mạnh mẽ để bảo vệ có hiệu lực độc lập và chủ quyền của nước nhà, đập tan mọi mưu mô và hành động xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và tay sai

Bên cạnh chức năng trấn áp kẻ thù, Nhà nước dân chủ nhân dân đã nêu

cao chức năng quản lý kinh tế, quản lí văn hoá, xây đựng đời sống mới, xã

hội mới Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thông qua Nhà nước dân

1 Văn kiện Đại hội Đảng lân thứ III , BCH TU Đảng lao động Việt Nam xuất bản, Hà Nội 1960 ,T1,tr.23

Trang 29

chủ nhân dân, đã sử dụng quyền lực của mình phát huy tác dụng to lớn

trong xoá bỏ quan hệ sản xuất phi XHCN, thiết lập quan hệ sản xuất

XHCN, mở đường cho nền sản xuất phát triển Nhà nước dân chủ nhân dân, nắm quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội đựa trên quan

hệ sản xuất XHCN, thực hiện việc quản lý có kế hoạch toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bảo đảm sự phát triển của các ngành kinh tế , nhằm mục tiêu không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân

Trong điểu kiện quốc tế lúc bấy giờ, cùng với sự lớn mạnh của phe

XHCN, Nhà nước dân chủ nhân dân cũng đã tham gia tổ chức tốt việc hợp tác tương trợ giữa các nước anh em, để tăng thêm sức lực đẩy mạnh công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới thống

nhất đất nước

Đi đôi với những biến đổi về kinh tế và chính trị trên miên Bắc, vai trò làm chủ đất nước của nhân dân ta ngày càng nâng cao Nhân dân ngày càng đòi hỏi và ngày càng có trình độ, năng lực tham gia quản lí Nhà nước va các công việc chính trị của đất nước Sức mạnh của hệ thống chính trị là biểu hiện sức mạnh của nhân dân Do đó, mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân được tăng cường theo hướng phát huy dân chủ, mở rộng sinh hoạt dân chủ, động viên nhân dân tham gia quản lí Nhà nước, tham gia bàn bạc những việc lớn có liên quan đến quốc kế dân sinh Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện và giúp đỡ các tầng lớp nhân dân tham dự vào quá trình bàn bạc và quyết định mọi công việc của nước, của dân

Theo tỉnh thần của Hiến pháp 1959 và định hướng của Đảng tại Đại

hội II và các kì hội nghị Trung ương, nên đân chủ chính trị tiếp tục được củng cố, tăng cường Hoạt động của các cơ quan dân cử được quan tâm theo hướng liên hệ mật thiết với nhân dân, động viên lực lượng toàn đân tham

Trang 30

Trong hệ thống chính quyền Nhà nước, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương là Hội đồng

nhân dân Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các cơ quan quyền lực đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân không ngừng được củng

cố, tăng cường, qua đó quyền dân chủ chính trị được đề cao và nền dân chủ

XHCN được hoàn thiện thêm một bước, thông qua sự kết hợp giữa dân chủ đại

diện và dân chủ trực tiếp Ý thức chính trị về quyền công dân được phản ánh

rõ nét trong quá trình chỉ đạo bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

Để nên dân chủ chính trị được bảo đảm và phát triển đúng định hướng, trong quá trình chuẩn bị bầu cử Quốc hội các khoá, Đảng ta đều có sự chỉ

đạo cụ thể, kịp thời Trong bầu cử Quốc hội khoá II ( 1960), Ban bí thư Trung ương Đảng ban hành Thông tư số 319 - TT/TW, ngày 8 - 3 - 1960 Về

việc đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội Thông

tư nêu rõ: Đại biểu Quốc hội kì này phải là những người ưu tú của Đảng, những người xuất sắc, có tín nhiệm của các tầng lớp nhân dân, những người

tiêu biểu cho lực lượng của XHCN ở miền Bắc; những người có tác dụng

thúc đẩy công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, những người tiêu biểu

cho khối đoàn kết toàn dân

Đối với các dân tộc thiểu số, người ra ứng cử phải tiêu biểu cho tính chất

dân tộc địa phương, có khả năng tập hợp, động viên hoặc hiệu triệu quần chúng

địa phương ' Về thành phần đại biểu Quốc hội, Ban bí thư cũng chỉ thị : "

người trong Đảng, người ngoài Đảng là những thành phần cơ bản như công,

nông, thanh, phụ , phải chọn cho đủ ( ) đúng tiêu chuẩn"?, Thông tư của Ban

1, 2.Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H 2002 ,T 21 tr.182,183

Như Báo cáo tham luận của Phạm Văn Đồng tại Đại hội HI ( tháng 9 - 1960) về vấn đề Nhà nước dân chủ

nhân dân, đã nêu rõ: "Nhà nước của ta thật sự dân chủ, vì Nhà nước là của nhân dân Sứ mệnh lịch sử của nó là huy động lực lượng của nhân dân để xây dựng xã hội mới, đời sống mới, con người mới Quá trình

phát triển của Nhà nước là quá trình nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lí đời

sống Quân chúng nhân dân tham gia quản lý Nhà nước có hiệu lực chừng nào thì Nhà nước được tăng

cường chừng ấy Đối với các cơ quan Nhà nước, việc phát huy dân chủ, tạo dựng quyền làm chủ của quần chúng là cách tốt nhất để chống các bệnh chủ quan, quan liêu, mệnh lệnh "! ( Vốn xa lạ và đối nghịch

Trang 31

bí thư cũng định rõ quyền dan chủ chính trị của địa chủ và cơ cấu của họ Cán bộ và đồng bào miền Nam tập kết cũng như kiều bào mới về nước " đều có quyền bầu cử và ứng cử" theo chế độ bầu cử mà Hiến pháp 1959 đã qui định

Tiếp sau đó, trong đợt bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp, tháng 4 - 1965, Ban bí thư Trung ương Đảng cũng có sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể làm cho đợt bầu cử thực sự là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, có ý nghĩa quan trọng trong tiếp tục tăng cường nền dân chủ XHCN.Trong Thông tư số 155 - TT/TW, Ban bí thư đã ra nhấn mạnh mục

đích, ý nghĩa của đợt bầu cử là nhằm "Tăng cường Nhà nước chuyên chính

dan chủ nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; động viên mạnh mẽ nhân dân hăng hái thi đua hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hành động khiêu khích, phá hoại hoặc xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai, góp phần củng cố miền Bắc, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà”

Ban bí thư cũng chỉ đạo cấp uy địa phương lãnh đạo bầu cử sao cho

bảo đảm cơ cấu thành phần Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp

cho phù hợp, bảo đảm tính rộng rãi trong cơ cấu thành phần giới, giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động Các cấp uỷ Đảng coi trọng công tác động viên chính trị, giáo dục tư tưởng trong nhân dân, làm cho mỗi người dân, qua

bầu cử, nhận rõ thêm một bước về quyền làm chủ nhà nước của mình Thấy

rõ sự trưởng thành của nhà nước dân chủ nhân dân và thấy được trách

nhiệm chính trị công dân để phấn khởi tham gia bầu cử, hăng hái sản xuất,

tăng năng suất lao động, sẵn sàng chiến đấu Việc lựa chọn và giới thiệu người ra ứng cử có sự lãnh đạo chặt chế, quán triệt đúng đường lối quần

chúng của Đảng, để nhân dân được tự do, tự chủ trong bàn bạc và lựa chọn người đại biểu ưu tú cho mình bảo đảm sự nhất trí về chính trị tư tưởng trong nhân dân, tránh mệnh lệnh, gò ép, vi phạm quyền dân chủ chính trị, trên tính

thần coi trọng chấp hành đúng, hợp thể lệ bầu cử theo quy định

Trang 32

chính các cấp trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đạt các yêu

cầu đề ra'

Chỉ tính riêng giai đoạn 1965 - 1975 (khi mà nhiệm vụ kháng chiến

chống Mỹ cứu nước, bảo vệ và xây dựng miên Bắc XHCN vững mạnh, giải

phóng miền Nam, thống nhất đất nước trở thành nhiệm vụ thiêng liêng nhất

của mọi người dân yêu nước), nhân dân miền Bắc đã 7 lần tham gia bỏ

phiếu bầu Quốc hội khoá IV và Hội đồng nhân dân các cấp

Nhân dân ta, tuyệt đại đa số đều thực hiện quyền bầu cử của mình

Đặc điểm nổi bật nhất trong chế độ bầu cử của nước Việt Nam dân chủ

cộng hoà là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đều được bầu ra một cách

dân chủ Đại biểu được bầu hay không, không phải do tuyên truyền cổ

động, mà nhân dân thường xem đại biểu đó có cống hiến nhiều hay ít đối

với nhà nước và xã hội, thái độ phục vụ nhân đân và sự liên hệ, gắn bó với quần chúng

Xét về kết quả bầu cử, đại biểu được bầu mang tính chất đại điện rộng

rãi, đại biểu cho quảng đại quần chúng nhân dân các giới , các ngành nghề Trong đợt bầu cử Hội đồng nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; khu phố, thị trấn ( tháng 4 - 1967) đã có hơn 10 triệu 17 vạn cử tri miền Bắc đi bầu Đặc biệt, trong đợt bầu cử này số đại biểu trúng cử là

phụ nữ chiếm tỉ lệ khá cao: ở cấp huyện, số đại biểu nữ trúng cử chiếm 40%

( ở miền xuôi) và 30% ( ở miền núi); ở cấp xã, tỉ lệ phụ nữ trúng cử là 50% (ở miền xuôi) và 40% ( ở miền núi) Nhiều địa phương, bất chấp bom đạn

của đế quốc Mỹ, vẫn có 99 - 100% cử tri đi bổ phiếu; phần lớn đại biểu trúng cử đều đạt 90 - 100% phiếu bầu Qua đợt bầu cử này, gần 6000 hội đồng nhân dân xã, gần 300 Hội đồng nhân đân huyện, 30 Hội đồng nhân đân thị xã, 7 Hội đồng nhân dân khu phố và 4 Hội đồng nhân dân thành phố

thuộc tỉnh đã được củng cố vững mạnh

Trong đợt bầu cử Hội đồng nhân dân cấp khu, tỉnh , thành phố ở miền Bắc, ngày 28-4 — 1968, đã có 98,51% tổng số cử tri đi bỏ phiếu để bầu 2559

Trang 33

đại biểu Trong số các đại biểu trúng cử, có 35% là phụ nữ, 27% là thanh niên và 38% là đại biểu dân tộc ít người!

Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Trong hoạt động của mình, Quốc hội thay mặt nhân dân theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Quốc hội khố III đã hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình và ngày 11 - 4 - 1971, nhân dân ta nô nức đi bầu cử Quốc hội khoá IV Đã có 98,88% cử tri miền Bắc đi bầu Trong số 420 đại biểu trúng cử, có 91 người là công nhân, 90 người là nông dân tập thể; 125 đại biểu trúng cử là nữ; 87 người là trí thức

XHCN, 27 người là đại biểu quân đội, 72 đại biểu là dân tộc ít người, 55 đại

biểu là cán bộ miễn Nam tập kết ; 138 đại biểu là anh hùng và chiến sĩ thi

đua; 82 đại biểu ở độ tuổi đưới 30 tuổi

Tăng cường sức mạnh của Nhà nước dân chủ nhân dân, củng cố sự nhất trí về chính trị và về tinh thần của nhân dân ta đã trở thành một nhiệm vụ chính trị rất quan trọng bảo đảm cho công cuộc xây dựng CNXH và hoàn thành cải tạo XHCN trên miền Bắc, khơi nguồn cho động viên được lực lượng chính trị của toàn dân tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

đến thắng lợi hoàn toàn

3 DANG LANH DAO XAY DUNG NEN DAN CHU CHINH TRI XHCN

TRONG CÁ NƯỚC (1975 - 1985 )

Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: giai đoạn cả nước độc lập,

thống nhất và đi lên CNXH

Tháng 8/1975, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 24, thông qua nghị quyết Về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong 'giai đoạn mới Hội nghị chỉ rõ, sau thắng lợi mùa Xuân 1975, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới: Xây đựng CNXH trên

Trang 34

chiến lược đó, một nhiệm vụ chính trị quan trọng được đặt ra lúc bấy giờ là sớm “Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh,

tiến vững chắc lên CNXH Miền Bắc tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng

CNXH; miên Nam đồng thời tiến hành cải tạo xã hội và xây dựng XHCN” Thực hiện Nghị quyết Hội nghị, toàn Đẳng, toàn quân, toàn dân ta, với niềm tự hào dân tộc, với khí thế mừng ngày hội thống nhất non sông, đã phát huy quyền làm chủ chính trị của mình, tích cực tham gia chuẩn bị các

điều kiện để sớm hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước

Sau một thời gian chuẩn bị, từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị của 2 đoàn đại biểu hai miền bàn việc thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước đã tiến hành tại hội trường Thống nhất (Tp Sài Gòn) Đây là sự kiện chính trị trọng đại đặc biệt của đất nước Thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước và tiến tới sớm hoàn thành thống nhất

Tổ quốc là thực hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam, là quyết tâm chính trị của cả đân tộc ta Hội nghị đã ra thông báo, nêu rõ:

Nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam ta vốn thống nhất; sau khi giải phóng

miền Nam, cách mạng nước ta đã chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả

nước tiến hành cách mạng XHCN Do đó, hoàn thành thống nhất nước nhà

trên cơ sở độc lập dân tộc và CNXH là sự thống nhất trọn vẹn và vững chắc

nhất Trên tinh thân dân chủ và nhất trí cao của Hội nghị hiệp thương chính

trị thống nhất Tổ quốc, Đảng ta tiếp tục có sự chỉ đạo cụ thể đối với quá trình chuẩn bị sớm các điều kiện cho cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội

chung của cả nước giành thắng lợi, để ngày đó thực sự trở thành ngày hội

của nhân dân ta từ Bắc chí Nam

Ngày 3-1-1976, Bộ chính trị Trung ương Đảng ra chỉ thị về việc lãnh

đạo cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước Chỉ thị nêu rõ:

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội là một cuộc biểu đương lực lượng chính trị

Trang 35

những người thật xứng đáng vào Quốc hội, những người yêu nước và tán

thành thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Thành phần Quốc hội phản ánh được ý chí, nguyện vọng và sức mạnh của

khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất, dựa trên nền

tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo

Bộ chính trị yêu cầu các cấp uỷ Đảng, toàn thể đẳng viên phải coi việc

chuẩn bị bầu cử Quốc hội và lãnh đạo bầu cử trong cả nước là nhiệm vụ

chính trị hàng đầu từ nay đến hết tháng 4 - 1976 Để giúp cấp uỷ lãnh đạo

nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc tổng tuyển cử chung cả nước, Bộ chính

trị quyết định thành lập ban chỉ đạo bầu cử các cấp từ trung ương đến cơ sở (xã, phường, thị trấn)

Thực hiện Chỉ thị này, từ tháng 2 -1976, công tác tuyên truyền, vận

động nhân dân được triển khai trên phạm vi cả nước Một đợt sinh hoạt dân

chủ chính trị sâu rộng chưa từng có kể từ ngày đất nước thống nhất đã diễn ra, việc nghiên cứu các văn kiện Đảng và nhà nước về tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tiến hành trong toàn Đảng và toàn dân

Ngày 25 - 4 - 1976 thật sự là ngày hội lớn của toàn dân tộc, là dấu mốc trong quá trình xây dựng và phát triển nền dân chủ XHCN Trong không

khí tưng bừng, phấn khởi, 23 triệu cử tri cả nước đã nô nức thực hiện quyền

và nghĩa vụ công dân của mình, bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan

quyền lực nhà nước cao nhất

Cuộc bầu cử được tiến hành nhanh, gọn, tốt, bảo đảm dân chủ Với ý thức chính trị cao, được tổ chức tuyên truyền vận động tốt, nên tỉ lệ cử tri đi bầu rất cao Tỉ lệ chung trong cả nước là 98,77%; miền Bắc là 99,36%, miền Nam là 98,59% Có nhiều huyện, thị xã, ấp, đơn vị vũ trang và khu

vực bỏ phiếu, tỉ lệ cử tri đã bỏ phiếu đạt 100%

Qua tổng tuyển cử, cả nước đã bầu đủ 492 đại biểu Quốc hội ngay từ

vòng đâu, không nơi nào phải bầu lại hoặc bầu thêm Trong số 492 đại biểu

Trang 36

công; 28,66% là cán bộ chính trị; 19,97% là quân nhân cách mạng; 18,50% là trí thức; 4,06% là nhân sĩ dân chủ và tôn giáo Quốc hội có 26,21% là

phụ nữ; 14,28% là dân tộc thiểu số Với thành phần cơ cấu như vậy, Quốc

hội Việt Nam thật sự là hình ảnh sinh động của nhà nước của dân, do dân, vì dân, thật sự là hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân, dựa trên cơ sở liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.Thành công của cuộc

tổng tuyển cử ngày 25 - 4 - 1976 đánh dấu thắng lợi quyết định cuả nhân dân ta trên con đường thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, nó chứng tỏ, nhân dân ta đã trưởng thành lên rất nhiều về mặt chính trị, đã biết và phát

huy cao độ quyền dân chủ chính trị và đây cũng là mốc son đánh dấu thắng lợi trên con đường xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ chính trị

Ở nước ta

Cũng trong thời gian trước và sau bầu cử, để đáp ứng những đòi hỏi

bức thiết của cách mạng miền Nam, trong đó có vấn để bảo đảm quyền dân chủ chính trị, ngày 20-1-1976, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 229/CT-TW Về một số chủ trương và công tác cấp bách ở miễn Nam

Về vấn đề “Tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân”, Chỉ thị của

Bộ chính trị nêu rõ: “Chính quyền nhân dân, một mặt phải kiên quyết trấn áp phản động, đúng đối tượng, đúng chính sách; mặt khấc phải thực hiện

đầy đủ quyền làm chủ tập thể của nhân dân, hành động theo chính sách và

pháp luật chung, nêu gương cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, làm cho

nhân dân lao động thật sự có quyền đân chủ, phấn khởi thực hiện tốt mọi

nhiệm vụ cách mạng

Ra sức xây dựng chính quyền, bảo đảm chất lượng, có thể lựa chọn đẳng viên và cốt cán quần chúng ở cơ quan cấp trên đưa xuống tăng cường

chính quyền cơ sở Biện pháp mấu chốt để xây dựng chính quyền, củng cố

chính quyền vững mạnh, là phát động quần chúng lựa chọn cán bộ chính

quyền từ phong trào quần chúng, đồng thời phải có chính sách cụ thể và

làm cho quần chúng đông đảo nắm được chính sách để tự mình ra sức thực

Trang 37

những vụ xét nhà, xét người, xét đồ vật, bất bớ không có lệnh trên, trừ

trường hợp xét, bắt quả tang phạm pháp, cấm chỉ việc giam cầm, lấy tiền, tịch thu nhà cửa, tài sản của đân một cách vô cớ và phi pháp Chính phủ

cách mạng lâm thời cần tổ chức một bộ phận để xét và giải quyết kịp thời,

chu đáo các đơn khiếu tố của dân, tổ chức Ban thanh tra để kiểm tra việc thực hiện quyền dân chủ của dân”

Tiếp đó, ngày 28-1-1976, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam công bố chính sách khoan hồng độ lượng dựa trên tình

nghĩa đồng bào đối với những người lầm đường lạc lối đưới chế độ cũ, nay

đã trình diện và học tập cải tạo tốt Một tinh thần hoà hợp dân tộc, phát huy truyền thống nhân ái, bao dung, độ lượng của dân tộc, một lần nữa lại củng cố và làm sáng tỏ thêm bản chất nhân đạo, dân chủ của nền dân chủ XHCN Sau khi toàn dân đi bỏ phiếu bầu Quốc hội chung cả nước, Quốc hội

đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện những nhiệm vụ

chính trị mà nhân dân tín nhiệm, giao phó Để kỳ họp Quốc hội chung cả

nước đạt kết quả, Ngày 15-5-1976, Bộ chính trị Trương ương Đảng đã họp và thông qua Nghị quyết về kỳ họp thứ nhất của Quốc hội chung cả nước

Nghị quyết của Bộ chính trị toát lên những quan điểm lớn: Khẳng định nhà nước Việt Nam thống nhất do Đảng lao động Việt Nam (ĐCS Việt

Nam ngày nay) lãnh đạo, dựa trên nền tảng liên minh công nông; Đề cao

quyền làm chủ tập thể của nhân dân và có biện pháp thích đáng bảo đảm

cho nhân dân sử dụng và phát huy thật hiệu quả quyền làm chủ của mình

thông qua chủ thể đại diện là Quốc hội và Hội đồng nhân đân các cấp Cùng thời gian này, ngày 24-5-1976, thực hiện chủ trương của Bộ chính trị, Ban bí thư Trung ương Đảng ra quyết định về việc thống nhất các đoàn thể nhân dân và thống nhất mặt trận trong cả nước Thực hiện quyết định này, từ tháng 6 đến tháng 9-1976, các tổ chức: Đồn thanh niên, Cơng đồn, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nhà báo, Hội liên hiệp thanh niên, đã tổ

Trang 38

Ban bi thư và quá trình quán triệt văn kiện quan trọng này đã thể hiện sự đoàn kết nhất trí và ý chí thống nhất trong cả nước của toàn thể nhân dân ta, đáp ứng nguyện vọng của các đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội

trong cả nước, tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc trong giai đoạn cách mạng mới

Vấn đề xây dựng nhà nước của đân, do dân, vì dân, sau cuộc Tổng tuyển cử luôn là sự quan tâm lớn của Đảng, nhà nước và là một nội dung cốt lõi của xây dựng nên dân chủ chính trị Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội chung cả nước (Quốc hội khoá VỊ), đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, Quốc hội quyết định đổi tên nước ta - Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Nước cộng hoà XHCN Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử của cách mạng và đời sống xã hội nước ta Đó là, giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dưới chính thể dân chủ cộng hoà đã kết thúc vẻ vang, giai đoạn cách mạng XHCN trong cả nước

dưới chính thể cộng hoà XHCN bắt đầu Nhân dân cả nước cùng thực thi

nhiệm vụ chính trị thiêng liêng - cách mạng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng và uỷ quyền cho nhà nước của mình, nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam thiết kế và thi cơng, hồn thành thắng lợi sự tín nhiệm và giao phó của

toàn thể dân tộc

Cùng với việc quyết định tên nước, Quốc hội cũng quyết định lấy lá cờ đó sao vàng - lá cờ đã thấm bao máu đào của của các anh hùng liệt sĩ đã

ngã xuống vì nền dân chủ, vì sự tất thắng của sự nghiệp độc lập dân tộc-

làm quốc kỳ Quốc huy là hình tròn màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ Cộng hoà XHCN Việt Nam Quốc ca là bài tiến quân ca Hà Nội là Thủ đô của cả nước Thành phố Sài Gòn — Gia Định được chính thức đặt tên là TP Hồ Chí Minh Quốc hội cũng đã bầu các cơ quan chấp hành của Quốc hội và các chức đanh lãnh đạo nhà nước, thiết lập cơ cấu tổ chức lãnh đạo

Trang 39

Cùng với thắng lợi rực rỡ của việc thống nhất nước nhà về mat nha nước, bầu Quốc hội — cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đại biểu cho ý

chí và nguyện vọng của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước,

nhân dân ta đã phát huy cao độ truyền thống cách mạng, tỉnh thần làm chủ,

ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống, từng bước đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH

Trong khơng khí tồn dân ta đang hăng hái lao động, hàn gắn vết thương

chiến tranh, tạo ra những biến đổi cách mạng trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thêm một bước nên dân chủ chính trị, nén dan chủ XHCN, đã diễn ra sự kiện chính trị trọng đại- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (họp từ ngày 14 đến 20-12 — 1976)

Đây là Đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống

nhất Tổ quốc, là Đại hội đưa cả nước tiến lên CNXH Đại hội IV của Đảng

là một sự kiện chính trị trọng đại, một mốc lớn trên bước đường trưởng

thành và phát triển của Đảng, của cách mạng nước ta Đại hội đã quyết định

đường lối chung của cách mạng nước ta là: “Nắm vững chính quyên vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời

ba cuộc cách mạng Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng về khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh cơng nghiệp hố XHCN là nhiệm vụ trung tâm

của cả thời kỳ quá độ lên CNXH; xây đựng chế độ làm chủ tập thể XHCN,

xây dựng nền sản xuất lớn XHCN, xây đựng nên văn hoá mới, xây dựng

con người mới XHCN; xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc

phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và XHCN; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân

tộc, đân chủ và CNXH”!

Trang 40

Để tiếp tục củng cố nền dân chủ XHCN, Đại hội đã phân tích sâu sắc

một biển hiệu dân chủ mới: Chế độ làm chủ tập thể XHCN ở nước ta Nội

dung làm chủ tập thể XHCN bao gồm các mặt: làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân, làm chủ trong phạm vi cả nước, trong mỗi địa phương, mỗi cơ sở; kết hợp

hữu cơ quyền làm chủ tập thể với quyên tự do chính trị của từng cá nhân

.Đó là làm chủ thực sự và là bảo đảm cho sự phát triển đầy đủ của quyền làm chủ của nhân dân lao động Chế độ ấy biểu hiện một cách tập trung ở sự làm chủ tập thể của nhân dân lao động (mà nòng cốt là liên minh công nông), chủ yếu được thực hiện thông qua nhà nước XHCN, dưới sự lãnh đạo

của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân

Cơ sở kinh tế của chế độ đân chủ mới- chế độ làm chủ tập thể XHCN là nên sản xuất lớn XHCN Và để cho chế độ làm chủ tập thể được xây

dựng ngày một hoàn thiện hơn thì nhất thiết phải xây dựng nên văn hoá mới và con người mới XHCN Quyền dân chủ chính trị của nhân dân còn được Đại hội nêu rõ trong vấn đề tham gia xây dựng Đảng: Thông qua phong trào

cách mạng của quần chúng, tổ chức quần chúng tham gia xây dựng Đảng,

góp phần kiểm tra sự hoạt động của Đảng, kiểm tra công tác và phẩm chất của

cán bộ đẳng viên và để nâng cao hiệu quả công tác này, cần phải gắn với việc

kiện toàn và nâng cao năng lực quản lí của nhà nước, gắn liên với việc xây

dựng và củng cố các tổ chức quần chúng

Đường lối của Đảng được vạch ra tại Đại hội IV soi đường cho nhân dan Viét Nam phát huy tài năng, trí tuệ của mình, đoàn kết chung sức xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và CNXH Đó cũng là mục tiêu chính trị, là nội dung quan trọng để tiếp tục xây dựng và củng cố

nền dân chủ XHCN Nhằm mục tiêu đó, các cấp bộ Đảng, chính quyền,

Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, cả hệ thống chính trị đã có sự phối hợp

để thực hiện tăng cường vận động quần chúng nhân đân xây dựng chế độ

làm chủ tập thể và phát huy quyên làm chủ tập thể của nhân dân lao động

Các cơ quan quản lí nhà nước đã thể hiện rõ quan điểm quân chúng (của dân, do dân, vì dân) trong công tác quản lí kinh tế, quản lí xã hội cũng

Ngày đăng: 25/11/2021, 08:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w