1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm 2015

236 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng Bộ Tỉnh Bắc Ninh Lãnh Đạo Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân Từ Năm 1997 Đến Năm 2015
Tác giả Vũ Thị Yến
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Hoa, TS. Phạm Thị Lương Diệu
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 236
Dung lượng 61,38 MB

Nội dung

Một trong những quốc gia được nhiều nhà khoa học tập trung khảo cứu về cảicách kinh tế, chuyên đổi một bộ phận nền kinh tế sang KTTN là Trung Quốc, có lẽ bởiTrung Quốc là một quốc gia có

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ YEN

KINH TE TU NHAN TU NAM 1997 DEN NAM 2015

LUẬN AN TIEN SĨ LICH SU

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ YEN

DANG BỘ TỈNH BAC NINH LANH ĐẠO PHÁT TRIEN

KINH TE TƯ NHÂN TỪ NAM 1997 DEN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số: 62 22 03 15

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hoa

2 TS Phạm Thị Lương Diệu

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CẢM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng

dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hoa và TS Phạm Thị Lương Diệu.

Những số liệu trong luận án là trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan,khoa học và có ngu6n gốc xuất xứ rõ ràng

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2021

Tác giả Luận án

NCS Vũ Thị Yến

Trang 4

LOI CAM ON

Trong thời gian hoc tập, nghiên cứu tai Trường Dai hoc Khoa hoc xã hội va

Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo mọi điềukiện từ các phòng, ban, cá nhân của Nhà trường cùng với một số cơ quan, đơn vị

ngoài Nhà trường.

Vì vậy, tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

Ban Giám Hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, Khoa Lịch sử, Bộ môn

Lịch sử Dang - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - DHQGHN, Thư

viện Đại học quốc gia Hà Nội, Phòng tư liệu khoa lịch sử Trường Đại học Khoa học

và Nhân Văn - ĐHQGHN và Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện tỉnh

Bắc Ninh, Phòng lưu trữ của Tỉnh ủy và Trung tâm lưu trữ của Ủy ban Nhân dân

tinh Bắc Ninh, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án Tiến sĩ nay!

Gia đình, người thân và bạn bẻ cũng đã thường xuyên động viên, chia sẻ,

giúp đỡ về nhiều mặt để quá trình học tập, nghiên cứu của tôi được hoàn thành

Đặc biệt là hai nhà khoa học hướng dẫn luận án là PGS.TS Nguyễn Thị Mai

Hoa và TS Phạm Thị Lương Diệu, hai cô đã luôn tận tình giúp đỡ, động viên, chỉ

dẫn khoa học cho tôi trong suốt quá trình, từ bước chuẩn bị hồ sơ nghiên cứu sinh,

cho đến việc học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án Tôi xin được nói lời tri ân sâusắc đến hai cô!

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2021

NCS Vũ Thị Yến

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

09671000015 5

1 Tính cấp thiết của đề tài luận ánn :¿- 2 2++E2E£2EE£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEerrrrrkerkeeg 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - 2 2222132213211 351EE1 E11 Ekrrre 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 2 2£ +++++£+EE+EE+EE++E£EEtrxrxezrerrxerxee 7

4 Phương pháp luận và phương pháp nghién CỨU 5 + +£+s£+s£+sxseserse 8

l8 ứợỹậ 8

6 Những đóng góp mới của luận án - eeeceecsseeeeeseesessecsecneseeeeseeseseeaeeaeesees 9

7 Kết cau của luận ấn - - St EE E31 S111 115111 111E11111 211111111111 ceE 9

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN DEN DE

TÀI LUẬN AN.oioccccceccccssesssesssessesssecssessvessscsssssessesssssssesssessesssesssessessscssesssessesssecssess 101.1 Những công trình liên quan đến đề tài luận án -2 ¿- 101.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế ti nhÂn - + s55: 101.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng, của các Đảng bộ

địa phương về phát triển kinh tế tee HÌ1ÂNH - 555 SE£SE‡EE+EE£EE£EEEEEEerEerkerkersrree 161.13 Nhóm các công trình nghiên cứu v kinh tế tư nhân ở Bắc Ninh và sự lãnh

đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với phát triển kinh tế tư nhân :s- 19

1.2 Kết quả nghiên cứu và những van dé luận án tập trung giải quyết 241.2.1 Kết quả nghién CUP - 2-5525 SE‡SE‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE21121111111 11c.241.2.2 Những vấn đề luận án tập trung giải QUy€t -¿-c¿-ce+ce+eecterererrreses 27

Tiểu kết chương I 2-2: 2 +SE£EE£EEE+EESEESEEEEEEE12712717112112111171.1111 11T c0.29Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CUA DANG BO TINH BAC NINH

VE PHAT TRIEN KINH TE TƯ NHÂN TỪ NĂM 1997 DEN NĂM 2006 302.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ Tỉnh 30

2.1.1 Những yếu tổ tác AON - 5-5-5252 ESEEEEEEEEEEE11112121 21111111 xe 30

2.1.2 Chủ trương của Đảng ĐỘ TĨĨHH KH HH ng, 42

Trang 6

2.2 Hiện thực hóa chủ trương của Đảng ĐỘ - 5 S5 33211 ESseerseerrseeree 48

2.2.1 Tạo lập môi trường đâu tư, kinh doanh thuận lợi -:cs+ccccezeseereces 482.2.2 Tạo điều kiện tiếp cận các nguồn lực vật ChẤT ccScccctctcteEersksrerrtsrees 662.2.3 Hỗ trợ kinh tế tư nhân tháo gỡ khó khăn, khuyến khích ứng dụng khoa học —

CONG NGNE 7 00nẼn8578AeeẦea 5 73

2.2.4 Phát triển nguồn nhân ÏựC - + 2+5£++++E++E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkererree 80Tiểu kết chương 2 - 2 ¿+ E2ESEEEEE XE 1211211211 21111111111111 11111111 c1 86

Chương 3 HOAT DONG LANH DAO CUA DANG BO TINH BAC NINH VEPHAT TRIEN KINH TE TƯ NHÂN TU NAM 2005 DEN NAM 2015 873.1 Những căn cứ xác định chủ trương va chủ trương của Dang bộ tinh Bắc Ninh 873.1.1 Những yếu tổ tác động mới - - set EEEEEEEEEEEEEEEEEE11111E11EEkErrree 87

3.1.2 Chủ trương của Đảng bộ tinh Bắc Ninh viccececcecccscesseseeseeseesessessesseseseeseeseeses 100

3.2 Hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ Tỉnh s5 555555 <++s 106

3.2.1 Tiếp tục tạo lập môi trường dau tư, kinh doanh thuận lợi -s-: 106

3.2.2 Tăng cường khả năng tiếp cận các nguôn lực vật chất -s- 126

3.2.3 Đẩy mạnh hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, khích lệ kinh té tư nhân phát triển 132

3.2.4 Thúc đây phát triển nguồn nhân lực -¿- s++ce+c++E+rterxereezrssrsee 142

Tiểu kết chương 3 - 2-2 2+SE+SE2EE+E SE EEEEEE1E11211211212111 1111111111 xe 150

Chương 4 NHAN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 22©2s2z<ccxesrxrred 152

nô mẽ 152

4.1.1 Uu điểm và nguyên nhân - 2-5 SSteEềEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrrkerkee 152

4.1.2 Hạn chế và nguyên n"hÂÖH 2-2 2 £+E£SE+SE+EEEEE+EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEErErrerrees 166

Trang 7

4.2.4 Chú trọng chi đạo tao lập đồng bộ các yếu to mang tính đòn bay cho kinh tế

tu nhân phát HFÏỂH 5-55 ÉEỀEEEEEEE2111111111111171111111 111.101.1101 e 183

II 08c 70,17 88 .Ả ồỐÔố 189KET LUẬN :- 5£ 5<2S<2EESEE2E12E1271211211211 1121211111111 11 1111k 191

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BÓ CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN - 5c 2s 2 2 1211221121121 111.1 tkrrei 194

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 2 5222E£2£++£z£+£xz+rxezred 195

PHU LLỤC -2 2£ ©2<SE9EE22EE2E121122112711211211711271211211111 11.111 1rrrre 220

Trang 8

ASEAN Free Trade Area

Ban Chấp hành

Ban Chấp hành Trung ương

Cải cách hành chính

Cụm công nghiệp

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Doanh nghiệp dân doanh

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp tư nhân

Đảng Cộng sản Việt Nam

Foreign Direct Investment

Hội đồng nhân dân

Kinh tế - xã hội

Khu công nghiệp

Kinh tế tư nhân

Official Development Assistance

Nhà xuất bản

Sở Kế hoạch - đầu tư

United States dollar

Trách nhiệm hữu hạn

Ủy ban nhân dân

Vườn ao chuồng

Xã hội chủ nghĩa

World Trade Organization

DANH MUC CAC TU VIET TAT

AFTA BCH

BCHTU

CCHC CCN

Trang 9

MO DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài luận ánKinh tế tư nhân (KTTN) là một trong những thành phan kinh tế quan trọng,gop phan đắc lực vào việc phát triển nền kinh tế Ở Việt Nam, cho đến trước Déimới (1986), KTTN không được tạo điều kiện phát triển; nền kinh tế chủ yếu chỉ cóhai hình thức kinh tế là nhà nước và tập thể Trong tình trạng nền kinh tế khókhăn, rơi vào tình trạng suy thoái rồi khủng hoảng cùng với những khó khăn trênnhiều lĩnh vực khác, DCSVN quyết định tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện,bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế

Trong quá trình phát triển, KTTN Việt Nam đã trải qua rất nhiều thăng tram

khác nhau, có những giai đoạn hết sức khó khăn trước khi xác lập được vi trí, vai

trò của mình Là bộ phận kinh tế được thừa nhận, khuyến khích phát triển (mặc dù ở

mức độ hạn chế) những năm kháng chiến chống Pháp, KTTN trở thành “đối tượng”của các cuộc cải cách ruộng dat, hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo XHCN trong công

thương nghiệp, rồi bị hạn chế một cách tối đa trong giai đoạn Nhà nước thực hiện cơ

chế kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu bao cấp Chỉ đến thời kỳ đổi mới cục

bộ (1979 - 1985) và từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của DCSVN (1986),

KTTN Việt Nam mới từng bước bước ra khỏi những trói buộc và kiềm tỏa từ phía

Nhà nước, có những bước phát trién mạnh mẽ, đóng góp ngày càng nhiều vào sự tăng

trưởng của nên kinh tế quốc dân, đem lại những thay đổi tích cực cho đời sống KT

-XH của đất nước

Nam trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và là cầu nối giữa Hà Nội với cáctỉnh trung du miền núi phía Bắc, nam trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai -

Hà Nội Hai Phòng Quang Ninh và Nam Ninh Lang Sơn Hà Nội Hải Phòng

-Quảng Ninh, Bắc Ninh nỗi lên là một tinh công nghiệp phát triển, có bước đột phálớn từ năm 2010 trở lại đây, với nhiều tập đoàn kinh tế lớn đầu tư, hoạt động Vớinhững kết quả phát triển kinh tế mạnh mẽ, năng động, hiệu quả, đóng góp vào tăngtrưởng GDP của đất nước, Bắc Ninh trở thành trung tâm chiến lược đặc biệt quan

Trang 10

trọng Trong bức tranh kinh tế chung, khu vực/thành phần KTTN của tỉnh Bắc Ninhcũng có những bước tiễn mạnh mẽ.

Từ khi tái lập Tinh (01/01/1997), triển khai đường lối của Trung ương, kế thừanhững chủ trương của Tỉnh ủy Hà Bắc, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh tiếp tục thực hiện

đường lối đổi mới; trong đó, thành phần KTTN được tạo điều kiện phát triển, mang

lại những đóng góp to lớn cho kinh tế địa phương Tuy nhiên, trong quá trình đó, sự

lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với KTTN cũng như bản thân khu vựcKTTN của tinh Bắc Ninh cũng bộc lộ không ít hạn chế Đó là những hạn chế trong

việc vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng về KTTN vào điều kiện thực tiễncủa địa phương, trong chỉ đạo thực hiện Những hạn chế đó trở thành rào cản, khiến

cho KTTN của tinh Bắc Ninh chưa thé phát triển tương xứng với yêu cầu và tiềm

năng hiện có.

Thực tiễn nêu trên đặt ra yêu cầu cấp bách cần phải nhìn nhận lại một cáchđầy đủ, khách quan, khoa học và toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh BắcNinh đối với KTTN những giai đoạn trước đây, nhận thức rõ ưu, nhược điểm trong

sự lãnh đạo ấy; từ đó, rút ra những kinh nghiệm phục vụ hiện tại

Xuất phát từ góc độ tiếp cận đó, tôi quyết định chọn đề tải: “Đảng bộ

tinh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh té tư nhân từ năm 1997 đến năm2015” làm luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng CSVN

của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tinh Bắc Ninh trong phát triển KTTN từ

năm 1997 đến năm 2015; từ đó, rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa khoa học và thực

tiễn, có giá trị tham khảo cho hiện tại.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; chỉ ranhững thành tựu nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Trang 11

- Trình bày và phân tích những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng

bộ tỉnh Bắc Ninh đối với KTTN những năm 1997 - 2015

- Phân tích và làm rõ chủ trương cũng như những biện pháp, giải pháp của

Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh nhằm hiện thực hóa các chủ trương đó trong lãnh đạo pháttriển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015

- Rút ra những nhận xét về ưu điểm cần phát huy, hạn chế cần khắc phục và

nguyên nhân của hạn chế trong sự lãnh đạo phát triển KTTN của Đảng bộ tỉnh BắcNinh từ năm 1997 đến năm 2015; trên cơ sở đó, đúc rút một số kinh nghiệm phục

vụ hiện tại.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối trợng nghiên cứuChủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trong lãnh đạo pháttriển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Toàn tinh Bắc Ninh (gồm 1 thành phố, | thị xã, 6 huyện);

trong đó có chú trọng hơn đến một số huyện, thị tiêu biểu.

- Về thời gian: Luận án có mốc bắt đầu nghiên cứu là năm 1997 - năm tái

lập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang: đồng thời, đó cũng là năm Đảng bộ tỉnh BắcNinh ra đời trên đơn vị hành chính mới, đưa ra những chủ trương quan trong vềphát trién KTTN trong điều kiện mới Mốc kết thúc nghiên cứu của luận án là năm

2015 - năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII của Đảng bộ tinhBắc Ninh; theo đó, tại Dai hội này, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh tiến hành tổng kết tìnhhình phát triển KT - XH nói chung, KTTN nói riêng qua 5 năm phát triển (2010 -2015) Bên cạnh đó, để có cái nhìn liền mạch, logic, tổng thể và so sánh, luận án

mở rộng mốc thời gian nghiên cứu về phía trước năm 1997 và cả về sau năm

2015.

- Về nội dung khoa học: Luận án tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng

bộ tinh Bắc Ninh đối với KTTN ở cả 3 bộ phận cấu thành (KT cá thé, KT tiểu chủ,

KT tư bản tư nhân) trên các nội dung: Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận

Trang 12

lợi cho KTTN; tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực vật chất của KTTN; hỗ

trợ KTTN tháo gỡ khó khăn, phat triển nội lực; phát triển nguồn nhân lực.

Các nội dung trên được tiếp cận giải quyết qua hai giai đoạn nghiên cứu: 1997

-2005; 2005 - 2015 Mốc phân chia hai giai đoạn nghiên cứu là năm 2005 - đây là thờiđiểm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đại biéu Dang bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI và diễn

ra Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVII với những chuyên biến rõ rệttrong tư duy kinh tế của Đảng bộ nói chung, tư duy về KTTN nói riêng

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật

biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp luận sử học.

4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp lịch sử, phương pháp lôgIc và logic - lịch sử Ngoài ra, các phương pháp như

phương pháp phân tích, tổng hợp; so sánh, đối chiếu, thống kê, điền dã, điều tra

khảo sát thực địa, phỏng van sâu cũng được sử dụng phù hợp với việc giải quyết

các nội dung nghiên cứu cụ thê của luận án

5 Nguồn tài liệu

- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lénin và Hồ Chí Minh về kinh

tế, về KTTN là nguồn tài liệu có tính cơ sở lý luận của luận án

- Các văn kiện, nghị quyết, chi thi, thông tư, của Dang; chính phủ, của

Đảng bộ tỉnh Bac Ninh, các cấp chính quyền tỉnh Bắc Ninh về phát triển KT - XH,

về KTTN là những tài liệu đặc biệt quan trọng của luận án

- Các công trình nghiên cứu khoa học, các sách, báo có liên quan về kinh tế

và KTTN do các cơ quan nghiên cứu uy tín đã công bố là nguồn tư liệu tham

khảo quan trọng của luận án.

- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê Nhà nước và của tỉnh Bắc Ninh

được sử dụng đê làm rõ một sô nội dung có liên quan.

Trang 13

6 Những đóng góp mới của luận án

6.1 Về tư liệu

- Khai thác khối lượng tư liệu khá phong phú, đa dạng và đáng tin cậy về chủtrương, đường lối và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh tronglãnh đạo phát triên KTTN từ năm 1997 đến năm 2015

- Nguồn tài liệu tham khảo, phụ lục của luận án có thé đóng góp cho việcnghiên cứu một số van đề thuộc về hoặc có liên quan đến phát triển KTTN ở Việt

Nam cũng như ở Bắc Ninh nói chung, thời kỳ 1997 - 2015 nói riêng

6.2 Về nội dung khoa học

- Bức tranh lịch sử về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với KTTN

những năm 1997 - 2015 được mô tả, phục dựng tương đối đầy đủ, khách quan góp

phần làm giàu hơn những tri thức, những hiểu biết về lịch sử KT - XH tỉnh Bắc Ninhnói chung, KTTN Bắc Ninh và lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh nói riêng

- Những kinh nghiệm lịch sử được đúc rút từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninhlãnh đạo KTTN những năm 1997 - 2015 có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới nóichung, quá trình xây dựng, phát triển KTTN ở Bắc Ninh nói riêng

- Những kết quả nghiên cứu của luận án có thé sử dung làm tài liệu giáo

dục truyền thống cho thế hệ trẻ Bắc Ninh, hoặc làm tư liệu tham khảo cho các cơ

quan, cá nhân nghiên cứu, giảng dạy về các chuyên ngành lịch sử Đảng, lịch sử Đảng bộ

địa phương, lịch sử kinh tế

7 Kết cầu của luận ánNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận ángồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận ánChương 2 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triểnkinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm 2005

Chương 3 Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triển kinh

tế tư nhân từ năm 2005 đến năm 2015

Chương 4 Nhận xét và kinh nghiệm

Trang 14

các công trình phục vụ mục đích khảo cứu.

1.1 Những công trình liên quan đến đề tài luận án1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh té tư nhân

Nỗi bật trong nhóm tác phâm nghiên cứu về tư nhân hóa, về KTTN có các công

trình như: "Privatization and development: Insights from a holistic approach with

special reference to the case of Jordan" [254]; "The United Kingdom "Privatization in Developing Countries: What Are the Lessons of Recent Experience?" [259]; "The Privatization of the Fixed-Line Telecommunications Operator in OECD, Latin America, Asia, and Africa: One Size Does Not Fit All" [255]

Xem xét các bang chứng thực nghiệm về quá trình tư nhân hóa ở các nướcđang phát triển, hai tác giả Saul Estrin và Adeline Pelletier đưa ra cái nhìn so sánh vềtốc độ tư nhân hóa qua các giai đoạn Theo như hai ông thì những năm 80 - 90 củathế kỷ XX, quá trình này diễn ra khá chậm chạp và chỉ đạt tốc độ cao vào những năm

2000 - đó cũng là một trong những cơ sở quan trọng thúc đây kinh tế các nước này có

những bước tăng trưởng nhanh chóng Saul Estrin va Adeline Pelletier cũng lưu ý

rằng, các quốc gia tư nhân hóa thành công đã phát triển cơ sở hạ tầng của họ thôngqua việc tạo ra các cau trúc thé chế phù hợp Đồng quan điểm, Gasmi và cộng sựnhấn mạnh thêm rang, chính cấu trúc thé chế phù hợp trên nền tảng tư nhân hóa đãnâng cao hiệu quả chính sách cơ sở hạ tầng và độ phủ của mạng lưới tăng lên nhờ vào

nguồn vốn bồ sung khi tư nhân hóa và phát triển KTTN

Nghiên cứu về KTTN và chuyên đổi sang KTTN ở một số nước trên thégiới, nhằm rút kinh nghiệm cho Việt Nam là một đề tài được nhiều nhà khoa

học quan tâm.

10

Trang 15

Một trong những quốc gia được nhiều nhà khoa học tập trung khảo cứu về cảicách kinh tế, chuyên đổi một bộ phận nền kinh tế sang KTTN là Trung Quốc, có lẽ bởiTrung Quốc là một quốc gia có nhiều nét tương đồng về thể chế kinh tế với Việt Nam.Tiêu biểu là các công trình như: “Kinh nghiệm của Trung Quốc trong cải cách va phát

triển kinh tế" [252]; “Phát triển khu vực kinh tế tư nhân kinh nghiệm Trung Quốc và

bai học cho Việt Nam” [1]; “Vai trò khu vực kinh tế tr nhân trong nên kinh tế TrungQuốc” [131]; “Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc” [182]; “Những chính sáchkhuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc hiện nay” [15]; “Đảng Cộng sản

Trung Quốc với việc cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân” [121]

Sự phong phú về số lượng công trình cho thấy các nhà nghiên cứu có hứng

thú to lớn trong khảo cứu về quá trình hình thành, phát triển, các đặc điểm củaKTTN ở Trung Quốc, để từ đó có thể gạn chắt ra những kinh nghiệm phù hợp,khuyến cáo áp dụng cho Việt Nam Điểm chung của hau hết các công trình này làđều tập trung sự chú ý vào quá trình chuyên đổi của nền kinh tế Trung Quốc dẫn

đến sự cho phép phát triển không ngừng lớn mạnh của KTTN Tuy nhiên, ở mỗi

công trình, các tác giả cũng có những cách tiếp cận khác nhau và những phát hiệnmới đa dạng Nếu như tác giả Vân Anh trong bài viết “Phát triển khu vực kinh tế tưnhân - kinh nghiệm Trung Quốc và bài học cho Việt Nam” nhìn nhận toàn bộ sựphát triển KTTN ở Trung Quốc trên quan điểm một khu vực kinh tế đặt trong sosánh với khu vực kinh tế Nhà nước dé từ đó chat lọc các kinh nghiệm áp dụng choViệt Nam, thì tác giả Nguyễn Kim Bảo với công trình “Những chính sách khuyếnkhích phát triển kinh tế tr nhân ở Trung Quốc hiện nay” đơn thuần quan tâm tớinhững chính sách mang tính động lực mà Nhà nước Trung Quốc dé ra nhằm tạothuận lợi cả về môi trường kinh tế và môi trường pháp lý cho sự phát triển KTTN ởTrung Quốc

Đi vào một vấn đề cụ thể là vấn đề Đảng viên được làm KTTN, qua khảo

cứu của mình “Đảng Cộng sản Trung Quốc với việc cho phép đảng viên làm kinh tế

tự nhân”, tác giả Hoài Nam đã chỉ ra quá trình vượt qua những rào cản trong nhận

thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc để đi đến các quyết sách cho phép Đảng viên

11

Trang 16

tham gia làm kinh tế Theo Hoài Nam, thông qua những quy định cụ thé, khá chặtchẽ, việc Đảng Cộng sản Trung Quốc cho phép Đảng viên làm kinh tế chắng nhữngcho thấy những thay đổi mang tính đột phá trong lãnh đạo kinh tế của bản thânĐảng Cộng sản Trung Quốc, mà điều đó còn tạo ra một cú hích quan trọng choKTTN Trung Quốc phát triển, vì nó đã tận dụng được tiềm năng của một bộ phận

tinh hoa trong xã hội.

Cùng viết về KTTN ngoài Việt Nam, một số tác giả khác quan tâm đến các nềnkinh tế chuyên đôi Tiêu biêu như các công trình: “Kinh tế tư nhân trong giai đoạn toàn

câu hóa” [253]; “Kinh té tu nhân trong một s6 nén kinh té chuyền đổi Dong Au” [162];

“Kinh tế tư nhân ở một số nên kinh tế chuyển đổi những năm qua” [L76]; “Vai trò cuakinh tế tư nhân ở các quốc gia có nên kinh tế chuyển doi” [120]

Trên cơ sở tập trung làm rõ những đặc điểm của nền kinh tế chuyền đổi, cácthuận lợi, khó khăn của các nền kinh tế này, các tác giả Nguyễn Văn Tâm, Đinh ThiThơm đều đề cập và phân tích vai trò quan trọng của KTTN trong sự chuyên đổi

của các nền kinh tế ấy Mặc dù tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau về nền kinh tế

chuyển đối (diện rộng như tác giả Phan Hữu Nhật Minh, Định Thị Thơm; hoặc hẹp

hơn như Phan Văn Tâm), song có thê nói các tác giả đều có chung quan điểm về vị trí

không thé phủ nhận của KTTN trong quá trình chuyên đổi nền kinh tế Theo các tácgiả thì nếu như không tạo điều kiện cho KTTN phát triển, thì các nền kinh tế đang

chuyên đổi khó lòng chuyên đổi thành công

Nghiên cứu về KTTN Việt Nam có hàng loạt các công trình như: "Aspects of

Private Sector Developmentin Vietnam" [260] "The State an Private Sector in Vietnam" [256]; "Vietnam Private Sector: Productivity and Prosperity" [257],

Tap trung vao su phat triển của khu vực KTTN ở Việt Nam, tác giả Katarina

Hakkala phân tích mối quan hệ giữa nhà nước và khu vực tư nhân; đặc biệt quan

tâm thảo luận về hai khía cạnh trong vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với KTTN:

1- Vai trò của Nhà nước với tư cách là nhà hoạch định chính sách; 2- Vai trò của

Nhà nước với tư cách là một tác nhân trong các lĩnh vực sản xuất, đưới vỏ bọc của

các DNNN Theo như nghiên cứu của Katariina Hakkala thì ở Việt Nam, trong một

12

Trang 17

thời gian dai, thuật ngữ “khu vực KTTN” và “DNVVN” thường được đồng nhất vớinhau bởi nó thuận tiện về mặt chính trị cho những người có tư tưởng cải cách khiđưa ra các chính sách về thúc đây DNVVN hơn phát triển hơn là thúc đây KTTNphát triển Điều đó cho thấy Nhà nước van còn e dé, chưa hoàn toàn cởi mở đối vớiviệc thừa nhận giá trị của KTTN Tuy nhiên, Katariina Hakkala cũng đưa ra kếtluận rằng, cùng với thời gian, mối quan hệ giữa khu vực KTTN và khu vực kinh tế

Nhà nước cũng được dan dan cải thiện

Đánh giá cao vai trò của KTTN trong sự phát triển của kinh tế Việt Nam,

Le Duy Binh không chỉ tiếp cận KTTN với vai trò là động lực của nền kinh tế,

mà còn tiếp cận thành phần kinh tế này với tư cách là một đòn bẩy quan trọnggan với những tiễn bộ trong lĩnh vực giới và sự tiến bộ của phụ nữ Theo đánh

giá của Le Duy Binh, với khả năng tạo việc làm và nguồn thu nhập, KTTN đã

nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và trong cộng đồng, giúp phụ nữ tăng

cường quyền tự chủ của họ trong việc ra quyết định Le Duy Binh cũng đưa ra

các khuyến nghị và giải pháp phát triển KTTN gắn với vấn đề giới; đồng thời,coi việc khai thác tiềm năng của kinh tế hộ gia đình không chỉ là biện pháp phùhợp nhất dé thúc day KTTN phát triển mà con là những đóng góp thiết thực chobình đăng giới và sự tiến bộ của phụ nữ

Ngoài các công trình nêu trên, viết về KTTN Việt Nam, đặt nó trong bức

tranh tổng thé của nền kinh tế có các nghiên cứu sau: “Thành phần kinh tế cá thể,

tiểu chủ và tư bản tư nhân - Lý luận và chính sách” [150]; “Giải pháp huy động vốncho doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn nước ngoài đối với phát triển kinh tế tư nhân

Việt Nam” [176]; “Phát triển kinh tế nhiều thành phan ở Việt Nam - lý luận và thực

tiễn” [123]; “Kinh tế tư nhân Việt Nam sau 2 thập kỉ đổi mới - thực trạng và nhữngvan dé đặt ra” [181]; “Sự vận động, phát triển cua kinh tế tư nhân trong nên kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [16T]; “Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt

Nam hiện nay” [169]; “Effect of Public Investment on Private Investment and Economic Growth: Evidence From Vietnam by Economic Industries” [258]

13

Trang 18

Trong nhóm công trình trên, làm rõ một số những vấn đề lý luận liên quanđến KTTN có các tác giả Hà Huy Thành, Lê Hữu Nghĩa, Đinh Văn Ân Các tác giảkhông chỉ làm sáng tỏ những khái niệm công cụ, các khung lý thuyết liên quan đếnthành phan, lĩnh vực KTTN, ma còn phân tích quá trình nhận thức, quan điểm của

Đảng, Nhà nước Việt Nam về phát triển KTTN - đó đồng thời cũng là đóng góp

quan trọng của các tác giả trong các nghiên cứu của mình.

Trong sự khác biệt với các tác giả Hà Huy Thành, Lê Hữu Nghia, Dinh Văn

Ân, các nhà nghiên cứu Đinh Thị Thơm, Mai Tết, Nguyễn Văn Tuất, Đặng DanhLợi lại quan tâm tới khía cạnh thực tiễn của phát triển KTTN ở Việt Nam đặt nótrong quá trình đổi mới và gắn nó với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Lam rõ thực trạng của KTTN ở Việt Nam với cả những mặt được và những góc

khuất, các tác giả nói trên đều nhăm tới việc nêu lên những khuyến nghị và giảipháp phát triển KTTN bên vững, tương xứng với tiềm năng hiện có Nhìn chung,các khuyến nghị, giải pháp đều có xu hướng tập trung điều chỉnh hoạt động của Nhà

nước với tư cách là chủ thể lãnh đạo, nhằm tạo ra môi trường pháp lý và kinh tế

lành mạnh cho KTTN phát triển.

Nghiên cứu của Nguyen Thi Canh và Nguyen Anh Phong đã sử dụng

phương pháp định lượng đề đánh giá tác động của đầu tư công đối với KTTN và tăngtrưởng kinh tế ở Việt Nam dựa trên dữ liệu từ 22 ngành kinh té/ lĩnh vực trong

khoảng thời gian 27 năm (1990 - 2016) Từ những đữ liệu được thu thập, phân tích,

xử lý khá công phu, hai tác giả đi đến kết luận răng, đầu tư công là tiền đề cho đầu tư

của khu vực tư nhân và là động lực chính của sự tăng trưởng Tuy nhiên, qua phân

tích của các tác giả thì đầu tư công có chu kỳ ngăn; do đó, Chính phủ cần có kế hoạchđầu tư chiến lược có thời hạn dai hơn nhằm giảm thiêu sự không không ổn định củađầu tư công - yếu tô cản trở KTTN phát triển

Viết về KTTN Việt Nam còn có các công trình như “WTO thuận lợi và thách

thức cho các Doanh nghiệp Việt Nam” [124]; “Năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp trong điều kiện toàn câu hóa” [147] của tác giả Vũ Trọng Lâm, Nxb.CTQG,

Hà Nội, 2006; “Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập ” [119]; “Nang

14

Trang 19

cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh

tế quốc tế hiện nay” [155]

Các công trình nêu trên đã làm rõ khái niệm KTTN, vai trò động lực của

KTTN ở Việt Nam với đầy đủ các thành phan của nó (cá thể, tiêu chủ, tư bản tưnhân) trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phan, nêu lên những van dé lý luận vàthực tiễn, giải pháp, phương hướng phát triển KTTN Việt Nam hiện nay Đặc biệt,

từ bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, các nhà nghiên cứu đặt

ra những vấn đề về cơ hội, thách thức, năng lực cạnh tranh, môi trường dé phat trién

cho KTTN Viét Nam.

Ngoài những công trình nghiên cứu về KTTN trên phạm vi cả nước, còn cónhững công trình nghiên cứu về phát triển KTTN trong phạm vi khu vực, địa

phương Cụ thê là:

Cuốn sách: “Kinh tế - xã hội nhân văn trong phát triển kinh té tư nhân ở Hà

Nội” của nhóm tác giả Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Nguyễn Văn Áng [127] đã

hệ thong hóa những van đề lý luận và thực tiễn phát trién KTTN ở Việt Nam, thựctrạng phát triển KTTN ở Hà Nội và những vấn đề đặt ra về KT - XH - nhân văn; từ

đó đưa ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề đang đặt ra Các tác giả chorằng, đứng trên góc độ Nhà nước và xã hội, những giải pháp được thực hiện về phía

Nhà nước và xã hội chính là không bao biện, làm thay những công việc nội bộ của

doanh nghiệp Cuối cùng, các tác giả đề xuất những kiến nghị cụ thể với Chính phủ,các Bộ, ngành và Thành uỷ, HĐND, UBND thành phô Hà Nội trong việc giải quyếtmột số vấn đề bất cập nhằm tiếp tục thúc đây KTTN ở Hà Nội phát triển

Cuốn sách: “Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội” của tác giả Nguyễn MinhPhong [128], nêu lên những kinh nghiệm quốc tế (của Nhật Bản, Trung Quốc, cácnước đang phát triển khác ở Châu A, các nước có nền kinh tế đang chuyên đổi ởĐông Âu) trong quá trình phát triển KTTN, quá trình phát triên KTTN ở Việt Nam,

phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra, quan điểm và giải pháp chủ yếu, kiến

nghị dé phát triển KTTN ở Hà Nội trong thời gian tới.

15

Trang 20

Ngoài những công trình nghiên cứu được viết dưới dạng sách thì còn có một

số luận văn, luận án nghiên cứu về KTTN ở khu vực, địa phương như: “Giải pháptin dụng ngân hàng góp phan thúc day phát triển kinh tế tư nhân dong bang sôngCửu Long” [148]; “Xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn Tp.Hồ Chí

Minh trong quá trình hội nhập kinh té quốc te” [132]; “Hoàn thiện cơ chế, chính

sách quản lý nhà nước đối với kinh té tu nhân trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ ởthành phố Hải Phong” [168]; “Phát triển kinh tế tư nhân ở Nghệ An” [178]; “Kinh tế

cá thé, tiểu chủ ở Nghệ An trong quá trình đổi mới, thực trạng và giải pháp” [45];

“Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế và củng cô quốc phòng ở địa

bàn tỉnh Vinh Phúc hiện nay” [ L7]

Bên cạnh đó cũng có một số bài viết về KTTN ở địa phương đăng trên Tạp

chí khoa học như: “Kinh tế tư nhân thành pho Hồ Chí Minh: Thực trạng và xu théphát triển” [2]; “Định hướng và khuyến khích tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân ởtinh Đông Nai” [149]; “Làm thé nào dé thúc day phát triển kinh tế te nhân ở thành

phó Đà Nẵng” [96]; “Quản lý nhà nước đối với kinh tế te nhân trên địa bàn thành

phố Hồ Chí Minh, thực trạng và những van đề đặt ra” [90]

Các công trình nghiên cứu về KTTN ở vùng miễn, địa phương nêu trên đã

chỉ ra một số vấn đề như: thực trạng, những vấn đề đặt ra, xu hướng, giải phápthúc đây KTTN phát triển và sự đóng góp của KTTN vào GDP địa phương, cùng

với những tác động của nó đối với một số vấn đề về kinh tế - xã hội, an ninhquốc phòng ở địa phương

1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Dang, của các

Đảng bộ địa phương về phát triển kinh té tư nhân

Viết về sự lãnh đạo của Đảng đối với KTTN có các công trình như: “Kinh

tế tư nhân - quan niệm và giải pháp phát triển” [130]; “Phát triển kinh tế tưnhân và van dé đảng viên làm kinh tế tư nhân trong nên kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa” [93]; “Kinh tế tư nhân - động lực của nên kinh tế Việt

Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: thực trạng và một số giải pháp”

[46]; “Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân thời kỳ đổi mới" [41];

16

Trang 21

“Chủ trương của Đảng về thoái vốn dau tư ngoài ngành tại các tập đoàn kinh tế

nhà nước - những vướng mắc và van dé đặt ra” [49]; “Đảng Cộng sản Việt Nam vớiquá trình phát triển kinh tế hộ trong những năm đổi mới” [50]; “Quá trình pháttriển nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân qua 30 năm doi mới (1986 - 2016)”

[52]; “Dấu dn về sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế” [129]; “Phát

triển kinh tế tư nhân, một chủ trương lớn của Đảng ta trong quá trình đối mớikinh té”’ [146]

Trong các tác giả ké trên, Phạm Thị Lương Diệu là một trong những tác

giả có số lượng công trình khá phong phú viết về KTTN tiếp cận chủ yếu dưới

góc độ lịch sử Đảng Phạm Thị Lương Diệu đã có cách tiếp cận hệ thống đối với

KTTN dưới sự lãnh đạo của Đảng Ngoài việc nắm bắt và phân tích toàn điện các

bước phát triển nhận thức của Đảng về KTTN, tác giả Phạm Thị Lương Diệu cònnhìn nhận khá đầy đủ các bất cập, tồn tại cả trong tư duy nhận thức của Đảng đếncác hoạt động chỉ đạo thực tiễn; đồng thời, nêu lên những khó khăn, vướng mắc

mà khu vực KTTN gặp phải trong quá trình tồn tại, phát triển Đặc biệt, trong

cuốn sách “Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kinh té tư

nhân (1986 - 2005)” [51], tác gia Phạm Thị Lương Diệu đã phân tích kha kỹ các

bước ngoặt pháp lý tạo điều kiện cho KTTN Việt Nam từng bước đi lên Tác giả

đã đúc rút được những kinh nghiệm có ý nghĩa khoa học và đưa ra những khuyến

nghị, giải pháp dé thúc day KTTN phát triển bền vững.

Là một người làm công tác nghiên cứu lý luận lâu năm, trong bài viết “Kinh

tế tư nhân - quan niệm và giải pháp phát triển”, tác giả Vũ Văn Phúc đã làm rõkhái niệm “kinh tế tư nhân” từ quan điểm của Đảng, nhất là từ những tư tưởngcủa Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ (khóa IX) Từ việc phân tích thựctrạng KTTN Việt Nam, tác giả Vũ Văn Phúc đề cập đến một số giải pháp phát

triển KTTN đặt trong tương quan vai trò của Nhà nước đối với KTTN trên mọi

phương diện, từ môi trường pháp lý đến môi trường kinh tế; trong đó đặc biệtnhấn mạnh yêu cầu Nhà nước phải chủ động trong việc phát triển những mối quan

17

Trang 22

hệ giữa Nhà nước với tư nhân, giữa tư nhân trong nước với tư nhân nước ngoài,

hướng KTTN phát triển theo con đường kinh tế tư bản nha nước.

Tiếp cận dưới góc độ Triết học, trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân vàvấn dé đảng viên làm kinh tế tư nhân trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa" [93], tác giả Vũ Văn Gàu quan tâm tới vấn đề Đảng viên làm KTTN trongnên kinh tế thi trường định hướng XHCN Phân tích quá trình nhận thức của Đảng vềKTTN, tác giả khang định quyết định dé cho Đảng viên làm KTTN là bước đột pháquan trọng trong quan điểm của Dang bởi đây không chi là van đề kinh tế đơn thuần,

mà còn là vấn đề chính trị, là vấn đề có liên quan đến quan điểm, đường lối của Đảng

đối với chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản, đối với các thành phần kinh tế

Viết về vấn đề Đảng viên làm KTTN còn có hàng loạt các công trình khác

như: “Vai trò của kinh tế tư nhân đối với quá trình phát triển kinh té của nước ta

hiện nay” [111]; “Đảng viên làm kinh tế tư nhân có trái ngược với mục tiêu lý

tưởng cua Đảng” [110]; “Mây van dé phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt

Nam” [112]; “May suy nghĩ về đảng viên làm kinh tế tư nhân” [104] “Bàn thêm vấn

dé đảng viên làm kinh tế tr nhân” [114]; “Đảng viên làm kinh tế tư nhân, thực trạng

và giải pháp ” [173]

Cuốn sách “Sở hữu tu nhân và kinh té tư nhân trong nên kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” [175] là kết quả của công trình nghiêncứu đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.0104 Ngoài việc đề cập đến cơ sở lý luận

và thực tiễn, bản chất, vai trò, vi trí của KTTN nói chung, KTTN trong nền kinh tế

thị trường định hướng XHCN nói riêng, công trình còn đề cập đến thực trạng pháttriển KTTN và van đề Đảng viên làm KTTN Tác giả đưa ra quan điểm đó là mộtchủ trương đúng, góp phần thúc đây KTTN phát triển khi huy động được sức

mạnh trí tuệ của một lực lượng lớn cán bộ, đảng viên.

Trong bài viết “Phát triển kinh tế tr nhân: Từ quan điểm của Đảng đến thựctiễn hiện nay” [156], tác giả Phạm Tất Thắng đã nêu khái quát một số quan điểm

của Đảng qua các thời kỳ lịch sử, tập trung sự phân tích vào khoảng thời gian từ sau

năm 1986 Theo như quan điểm của Phạm Tất Thắng thì sự chuyên biến mạnh mẽ

18

Trang 23

trong tư duy kinh tế nhiều thành phan, trong đó có KTTN đã dẫn đến sự phát triểnmạnh mẽ của khu vực kinh tế này.

1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế tw nhân ở Bắc Ninh va

sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh déi với phát triển kinh tế tư nhân

Dù là địa phương có KTTN phát triển nhưng các công trình viết về KTTN

không nhiều Nhóm công trình tiêu biểu nhất là nghiên cứu về thu hút đầu tư nước

ngoài - một trong những bộ phận của KTTN Tiêu biểu là bài viết “Vai trò của dautue nước ngoài trong phát triển kinh tế tư nhân ở Bac Ninh” [158], tác giả Khong

Văn Thăng đã có những phân tích khá chỉ tiết về thực trạng thu hút đầu tư ở tỉnhBắc Ninh vào năm 2015 và đưa ra những kết quả hết sức ấn tượng: Chỉ trong năm

2015, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư 144 dự án vào tỉnh Bắc Ninh với tổng số

vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,46 tỷ USD, chiếm 16% tổng số vốnđăng ký đầu tư của cả nước, đưa Bắc Ninh trở thành địa phương đứng đầu về thuhút FDI, vượt cả thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, theo tác giả Không Văn

Thắng, dù khu vực có vốn FDI đã có những đóng góp to lớn cho kinh tế Bắc Ninh,

làm chuyên dịch một cách hiệu quả cơ cấu thành phần kinh tế, song khu vực này

vẫn còn phát triển chưa tương ứng với tiềm năng Vì thế, theo tác giả Khổng Văn

Thắng thì một trong những giải pháp trung tâm nhằm cải thiện tình hình trên là phảiđây mạnh triển khác các cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút FDI vào cácngành/lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của Tỉnh

Cùng hướng nghiên cứu với tác giả Không Văn Thắng, bài viết “Tinh BắcNinh đẩy mạnh xúc tiễn dau tu” [151] của tác giả Nguyễn Hữu Thành nghiên cứu

về thu hút đầu tư ở tỉnh Bắc Ninh trong hai năm 2010 - 2011 Điểm khác biệt củacông trình này là tập trung chỉ ra những giải pháp, biện pháp nhằm đây mạnh quátrình xúc tiến đầu tư của tinh Bắc Ninh Đó là các giải pháp từ phía bản thân chínhquyền tỉnh Bắc Ninh (giới thiệu, quảng bá đầu tư, lập danh mục dự án thu hút đầu

tư, phát triển công thông tin, xây dựng đội ngũ cán bộ ) cho đến việc tăng cườnghợp tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc, PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo, phát triển kế hoạch đầu

19

Trang 24

tư Có thé nói, các giải pháp được tác giả đưa ra khá sát với thực tiễn và đòi hỏiđây mạnh thu hút đầu tư của tinh Bắc Ninh những năm 2011 - 2015.

Viết về thu hút đầu tư nước ngoài còn có công trình: “Bắc Ninh nhìn lại 15nam thu hút dau tư nước ngoài những điều chỉnh chính sách trong thời gian tới”[4] của tác giả Nguyễn Nhân Chiến Tác giả nêu quan điểm của Đảng bộ tỉnh BắcNinh về thu hút đầu tư là hướng tới tỉnh Bắc Ninh lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên

thu hút ĐTNN theo định hướng “sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi

trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai” [tr.131].Cũng theo tác giả bài viết thì một trong những thành công quan trọng của tỉnh BắcNinh là đã xây dựng danh mục các lĩnh vực hạn chế thu hút đầu tư và thực hiện ápdụng hàng rào kỹ thuật (điều kiện) đối với các dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnhvực hạn chế đầu tư

Công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Bắc Ninh hình thành khá sớm nhờ sự đầu tư củacác tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng toàn cầu Nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ và

sự đóng góp của nó vào phát triển KTTN, tác giả Tạ Ngọc Nam có bài viết: “Đẩy

mạnh công nghiệp hỗ trợ, thúc day tái cơ cấu kinh tế ở Bắc Ninh” [122] Khangđịnh rằng, hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là (điện tử - tin học, cơ khí chế tạo, sảnxuất và lắp ráp ô tô, dệt may và da giày), công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh khôngchi làm tăng sức cạnh tranh của sản phâm công nghiệp chính, làm cho các sản phẩm

này đủ sức tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mà còn góp phần thu hút đầu tư,

thúc đây kinh tế của Tỉnh phát triển bền vững

Nhìn nhận hoạt động các KCN ở Bắc Ninh với tư cách là một trong những

yêu tố quan trọng thúc day kinh tế của Tinh phát triển (trong đó có KTTN), trong

bài viết “Hoạt động của các khu công nghiệp tinh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2012”,tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang [172] chỉ ra rằng, các KCN đã tạo ra sức hấp dẫnvới nguồn dau tư trực tiếp nước ngoài (FDI); đồng thời, cũng tạo ra một khối lượnglớn việc làm cho lao động trong và ngoài tỉnh; giá trị sản xuất chiếm tỉ trọng ngày

càng cao trong sản xuất công nghiệp và làm tăng trị giá tổng kim ngạch xuất nhập

khẩu (XNK) của Bắc Ninh; tuy nhiên, các KCN đang phải đối mặt với nhiều khó

khăn cân giải quyết.

20

Trang 25

Phát triển làng nghề là nét đặc trưng trong phát triển kinh tế nói chung, pháttriển KTTN ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng Vì thế, mảng đề tài này thu hút khá nhiều tácgiả nghiên cứu Tiêu biêu là các công trình: “Các hình thức liên kết trong việc pháttriển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa

ban tinh Bắc Ninh” [170]; “Phát triển bên vững làng nghé ở Bắc Ninh [107], “Quá

trình hoàn thiện các chính sách thúc day phát triển làng nghề ở Bắc Ninh giai đoạn 1997đến 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp ” [24], “Phát triển làng nghề ở thị xã

Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” [126]

“Phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh xây dựng nông thôn

moi” [153] của các tác giả Lê Xuân Tâm, Nguyễn Phúc Thọ có mục tiêu chỉ ra thực

trạng phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Bắc Ninh, tìm

ra các yêu tô ảnh hưởng và từ đó đưa ra giải pháp nhăm phát triển làng nghề gắn vớiquá trình xây dựng nông thôn mới Đề hoàn thành mục tiêu đó, các tác giả Lê XuânTâm, Nguyễn Phúc Thọ đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả và so

sánh dé nghiên cứu 4 làng nghề (gốm Phù Lãng, sắt thép Châu Khê, giấy Phong Khê,

gỗ mỹ nghệ Đồng Ky Các tác giả cũng sử dung cách tiếp cận bền vững và tiến hành

dựa theo đánh giá tong hợp từ phía người sản xuất, doanh nghiệp, cán bộ chính quyền

và kết hợp các nguồn thông tin dé phân tích Nhìn chung lại, tiếp cận làng nghề với tưcách là thành phần KTTN, các tác giả đã nhìn nhận những ưu điểm cũng như hạn chế

từ các nhóm chính sách của chính quyền trong phát triển kinh tế

Có cách tiếp cận khá độc đáo là nghiên cứu những hình thức liên kết trong

việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các làng nghề, làng nghề truyền thốngtrên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Vương Quốc Tuấn và các đồng tác giả trong công trình

“Các hình thức liên kết trong việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các làngnghề, làng nghệ truyền thong trên địa bàn tinh Bắc Ninh” [107] đã tập trung vào sựliên kết giữa các làng nghề hoặc cùng sản xuất, kinh doanh một mặt hàng hoặcchủng loại mặt hàng giống nhau, để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quảcác hình thức liên kết, liên doanh hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

các làng nghê Năm giải pháp mà các tác giả đưa ra hướng trực tiêp tới người sản

21

Trang 26

xuất - lực lượng lao động chính của làng nghề Những giải pháp này đi trúng vàoyêu tô quan trọng nhất tác động trực tiếp tới các hình thức liên doanh, liên kết củacác doanh nghiệp tại các làng nghề Bắc Ninh.

Công trình “Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng

nghề của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và

giải pháp” [24] của tác giả Nguyễn Như Chung đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận và

thực tiễn về vai trò của các chính sách đối với sự phát triển các làng nghề trong quátrình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế thị trường Phân tích

các tác động của chính sách (của nhà nước và địa phương) đến sự phát triển của các

làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh, tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình

lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh và đề xuất các quan điểm, các giải pháp chủ

yếu và các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách thúc đây phát triển làng nghề ởtỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu về làng nghề song ở một địa bàn nhỏ hơn là cấp huyện, tác giả

Đỗ Thị Lan Oanh lay đối tượng nghiên cứu là phát triển làng nghé ở thị xã Từ Sơn

giai đoạn 2012 - 2016 Trong công trình “Phát triển làng nghệ ở thị xã Từ Son, tinh

Bắc Ninh” [126] sau khi mô tả khá chỉ tiết về thực trạng làng nghề ở thị xã Từ Sơn,

tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp về quy hoạch, về vốn, về quản

lý về đào tạo và nâng cao chất lượng nguén nhân lực Nhìn chung, các nhóm giải

pháp tác gia đưa ra bao quát được hầu như các yếu tố cần thiết tác động, ảnhhưởng quyết định đến sự phát triển làng nghề ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Ngoài các bài viết nêu trên, còn có các công trình được tiếp cận chủ yếu dướigóc độ kinh tế học Cụ thể là:

Luận án Tiến sĩ “Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc

doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 - 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải

pháp” [86] đã làm rõ quá trình hoạt động, phát triển của các DNVVN ngoài quốcdoanh ở tỉnh Bac Ninh, qua đó làm nổi lên thực trạng và những đóng góp của loạihình doanh nghiệp này đối với sự phát triển KT - XH ở địa phương Trong quá trìnhphát triển ấy, những chính sách của nhà nước và địa phương đã có những tác động

22

Trang 27

nhất định đến sự phát triển của các DNVVN ngoài quốc doanh Từ những vấn đề

đó, tác giả đã đúc kết những kinh nghiệm và giải pháp cho việc phát triển cácDNVVN ngoài quốc doanh ở Bắc Ninh

Luận án “Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bắc Ninh trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc té” của tác giả Nguyễn Đức Chính [23] đã làm rõ một số van đề cơ bản

về phát triển KTTN ở tinh Bắc Ninh từ năm 2000 đến năm 2009 Tập trung làm

sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về bản chất, đặc điểm, vài trò, xu hướng vận

động của KTTN, hệ thống hóa các chỉ tiêu và nhân tố tác động đến sự phát triểnKTTN ở phạm vi cấp tỉnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, luận án đã tìmhiểu kinh nghiệm phát triển KTTN ở một số địa phương; từ đó nêu lên những bàihọc kinh nghiệm có thé áp dụng cho phát triển KTTN ở Bắc Ninh trong điều kiệnhội nhập quốc tế Đóng góp quan trọng của tác giả nằm ở chỗ, đã tổng hợp, phântích rồi đánh giá thực trạng phát triển khu vực KTTN ở Bắc Ninh về mặt số lượng,chất lượng, sự đóng góp của khu vực KTTN đến phát triển kinh tế ở Bắc Ninh

(GDP, thu hút đầu tư, thu ngân sách, giải quyết việc làm) Các con số, dữ liệu được

tác giả thu thập, xử lý rất công phu, có tính thuyết phục và có giá trị minh họa chonhững kiến giải, luận điểm mà tác giả đưa ra trong luận án Một đóng góp khác củatác giả luận án là trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển KTTN ở Bắc Ninh, tácgiả rút ra nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của KTTN ở tỉnh Từ những nội

dung nghiên cứu đó, tác giả đã đề xuất quan điểm và những giải pháp chủ yếu để

phát triển KTTN của tỉnh trong giai đoạn tới

Tiếp cận từ góc độ kinh tế học có luận văn thạc sĩ “Kinh tế tu nhân trên địa

bàn tỉnh Bắc Ninh” [125] của tác giả Bùi Thị Nhung Nhằm đưa ra những giải

pháp phát triển KTTN ở Bac Ninh, tác giả Bùi Thị Nhung đã làm rõ những van dé

lý luận về KTTN, phân tích thực trạng KTTN ở Bắc Ninh trên những nội dung về

số lượng, chất lượng, hoạt động Tác giả cũng đã phân tích các nhóm chính sáchcủa tỉnh Bắc Ninh liên quan đến KTTN, chỉ ra những ưu điểm của nó và có so

sánh với một số địa phương có KTTN phát trién

Một công trình khác là Lich sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (1926 2008) [3] công trình đã tổng kết quá trình hình thành, hoạt động, phát triển của Đảng bộ tỉnh Bắc

-23

Trang 28

Ninh gắn với các giai đoạn lịch sử lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ Liên quan đếnquá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ Tỉnh cũng như lãnh đạo phát triểnKTTN, công trình đã đưa ra những tong kết về kết quả đạt được, lay đó làm cơ sở déđánh giá tính hiệu quả trong hoạt động lãnh đạo kinh tế, KTTN của Đảng bộ Tỉnh.

1.2 Kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết1.2.1 Kết quả nghiên cứu

1.2.1.1 Về nội dung khoa họcMột là, những công trình nghiên cứu nêu trên đã góp phần làm rõ các kháiniệm công cụ, khung lý thuyết liên quan đến KTTN Cụ thé như sau:

Các tài liệu được khảo cứu đều nhất trí rằng, đây là khu vực kinh tế nămngoài quốc doanh (ngoài khu vực kinh tế Nhà nước), bao gồm các doanh nghiệp

trong và ngoài nước, trong đó tư nhân năm trên 50% vốn đầu tư KTTN là tất cả các

cơ sở sản xuất kinh doanh không dựa trên sở hữu Nhà nước về các yếu tố của quátrình sản xuất Ở cấp độ hẹp, KTTN là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu

tư nhân, bao gồm kinh tế cá thé, tiêu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu

tư nhân về tư liệu sản xuất KTTN tôn tại dưới các hình thức như DNTN, công tyTNHH, công ty cô phan và các hộ kinh doanh cá thể

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, tại Việt Nam, ở cấp độ địa phương, lãnh

đạo phát triển KTTN chủ yếu tập trung vào bốn nội dung sau: 1- Tạo lập môitrường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho KTTN; 2- Hoàn thiện cơ chế chính sách thu

hút đầu tư; 3- Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực vật chất của KTTN;

4-Phát triển nguồn nhân lực Mỗi nội dung cụ thể đó lại có nội hàm là:

1- Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho KTTN: a- Bảo đảm

ồn định kinh tế vi mô; b- Hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư; c- Phát triểnkết cấu hạ tầng; d- Cải cách hành chính

2- Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực vật chất của KTTN: a- Khả

năng tiếp cận đất đai; b- Tiếp cận, hỗ trợ vốn

3- Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, khuyến khích KTTN phát triển: a- Tháo gỡ khókhăn trong quảng bá hình ảnh, xúc tiến dau tư, tiếp cận thị trường ; b- Ap dụng

24

Trang 29

khoa học - kỹ thuật, đôi mới công nghệ; c- Phát triển đội ngũ doanh nhân; d- Pháttriển đảng viên.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý thêm rằng, nội hàm của “tháo gỡ khó khăn,khuyến khích KTTN phát triển” có sự thay đồi, thêm bớt tùy vào từng giai đoạn cụ thể

4- Phát triển nguồn nhân lực: a- Nâng cao chất lượng giáo dục - đảo tạo;

b-Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; c- Đào tạo nghề.

Hai là, một số công trình nghiên cứu về KTTN ở một số nước trên thế giới

đã cho thấy quá trình hình thành, phát triển, vai trò của KTTN đối với nền kinh tế

quốc gia, phản ánh các quan điểm, tư tưởng, chính sách, giải pháp đổi mới, pháttriển KTTN; từ đó, các nhà nghiên cứu đã rút ra khá nhiều bài học và kinh nghiệm

có giá trị cho phát trién KTTN ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu này là nguồn

tài liệu tham khảo bồ ích cho những ai nghiên cứu về KTTN trên bình diện rộng

Ba là, các công trình nghiên cứu về KTTN ở Việt Nam đều thừa nhận KTTN

là khu vực kinh tế cung cấp khối lượng sản phẩm lớn nhất cho xã hội Sự tồn tại

nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó có KTTN là tất yếu bắtnguồn từ quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chat và trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất Đây là khu vực kinh tế năng động và có khả năng thích

ứng nhanh nhạy với những đặc trưng của nền kinh tế thị trường, có tiềm năng lớntrong việc nâng cao năng lực nội sinh của đất nước, tăng trưởng kinh tế Các tác giảcũng nhất trí với quan điểm phát triển KTTN là có lợi cho CNXH và được coi là

điều kiện không thể thiếu đề xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN.

Bon là, các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ địa

phương (trong đó có Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với KTTN đều có chung nhận

thức: Quá trình đổi mới tư duy kinh tế của Dang từ năm 1986 đã dem lại nhữngbước phát triển vượt bậc của KTTN ở Việt Nam Ở các địa phương cụ thể, Đảng

bộ các cấp đã quán triệt, vận dụng chủ trương của Đảng về kinh tế nói chung, vềKTTN nói riêng vào điều kiện địa phương một cách phù hợp và đã đạt đượcnhững kết quả khả quan Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bản thân

25

Trang 30

KTTN Việt Nam cũng như sự lãnh đạo của Đảng, các Đảng bộ địa phương đối vớithành phan/khu vực kinh tế này vẫn còn không tồn tai, bat cập cần khắc phục nhưKTTN phan lớn có quy mô nhỏ, cơ cấu ngành nghề còn bat hợp lý, trình độ côngnghệ lạc hậu, năng lực hội nhấp quốc tế còn hạn chế; nhiều đơn vị KTTN chưathực hiện tốt quy định của pháp luật, trốn thuế, gian lận thương mại, buôn bánhàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, kinh doanh trái phép Nguyên nhân

của những bat cập nói trên được các nhà khoa học chỉ ra là ở co chế, môi trường

luật pháp, chính sách va do bản thân nội tại của khu vực KTTN.

Năm là, mặc dù các nhà nghiên cứu đi trước đã có những nỗ lực to lớn

trong nghiên cứu về KTTN nói chung, ở Việt Nam và ở các địa phương cụ thê(trong đó có Bắc Ninh nói riêng); tuy nhiên, liên quan đến đề tài này, vẫn cònnhững “khoảng trống” trong nghiên cứu Đặc biệt về phát triển KTTN ở BắcNinh, về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với thành phần kinh tế nàyvẫn thiếu vắng một công trình chuyên sâu, khảo cứu một cách hệ thống, toàn diện

1.2.1.2 Về tư liệu

Đề hoàn thành mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu trong các công trình khoa học

nêu trên, các tác giả đã sưu tầm và xử lý một khối lượng lớn các loại tư liệu khác

nhau Chính vì thế, nguồn tài liệu đã được khai thác này không chỉ có giá trị đối vớibản thân các nghiên cứu đó, mà còn gợi mở, cung cấp những hình dung về tư liệu

cho các nhà nghiên cứu đi sau khi nghiên cứu về KTTN nói chung, KTTN ở các địa

phương của Việt Nam nói riêng.

Trong nhiều công trình, nhất là các công trình nghiên cứu về KTTN ở Việt

Nam tiếp cận dưới góc độ sử học, hoặc các công trình nghiên cứu về KTTN ở các

địa phương tiếp cận dưới góc độ lịch sử Đảng đã công bố được khá nhiều tài liệu

sốc, tài liệu lưu trữ Đóng góp quan trọng này đã tạo điều kiện cho những người

nghiên cứu đi sau tiếp cận một nền tảng tư liệu tốt, giảm bớt khó khăn về sưu tầmtài liệu khi đã được mở ra những lối đi, cách thức tìm kiếm tư liệu

1.2.1.3 Về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu về KTTN nói chung, về KTTN ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng có sựtiếp cận khá phong phú, trên nhiều góc độ khác nhau như kinh tế học, xã hội học,

26

Trang 31

khoa học quản lý, lịch sử, lịch sử Đảng Sự tiếp cận đa dạng đó đã góp phần làmsáng tỏ nhiều nội dung, nhiều khía cạnh khác nhau của phát triển KTTN ở ViệtNam cũng như ở Bắc Ninh.

Trong những công trình được khảo cứu nêu trên, các tác giả sử dụng khá đa dạng, phong phú các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành tùy vào

góc độ tiếp cận Cụ thể là các phương pháp như điều tra xã hội học, tổng hợp, phântích, thống kê, so sánh, phương pháp chuyên gia, phỏng vẫn sâu, phương pháp lịch

sử, lôgIc, logic - lịch sử được sử dụng phù hợp với các nội dung nghiên cứu Việc

vận dụng nhuần nhuyễn và thích hợp các phương pháp nghiên cứu là một trongnhững đảm bảo hàng đầu cho sự thành công của các nghiên cứu nói trên; đồng thời,

sự đang dạng của phương pháp nghiên cứu, việc sử dụng thích hợp chúng cũng là những gợi mở quan trong cho những người nghiên cứu di sau trong lựa chọn, sử

dụng các phương pháp nghiên cứu cho công trình của mình.

1.2.2 Những van đề luận án tập trung giải quyết

Thứ nhất, những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh

đối với KTTN những năm 1997 - 2015 Đó là những yếu tố như điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội; thực trạng KTTN của tỉnh Bắc Ninh trước năm 2005; chủ trươngcủa Đảng về phát trién KTTN Phân tích những yếu tổ đó, luận án chỉ ra sự tác động

cả tích cực và tiêu cực đến hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối vớiKTTN từ năm 1997 đến năm 2015

Thứ hai, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với KTTN qua hai giai

đoạn nghiên cứu: 1997 - 2005; 2005 - 2015 Đó là những chủ trương mà Đảng bộ

Tinh dé ra trong quá trình quán triệt, vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng vềKTTN vào điều kiện thực tiễn của địa phương, có tính đến những đặc điểm riêngbiệt của tỉnh Bắc Ninh

Thứ ba, quá trình hiện thực hóa chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về

KTTN qua hai giai đoạn nghiên cứu: 1997 - 2005; 2005 - 2015 Đó là quá trình

dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh, UBND Tỉnh, HĐND Tỉnh và các Sở, Ban,

ngành có liên quan đưa ra những chính sách, quyết định phát triển KTTN trên nhiều

27

Trang 32

lĩnh vực khác nhau mà sự tổ hợp của chúng tạo ra sự tăng trưởng của KTTN cả vềquy mô, chất lượng, số lượng vừa với tư cách là một thành phần kinh tế, vừa với tưcách là một khu vực kinh tế.

Thứ tw, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân ưu điểm, hạn chế trong sựlãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với KTTN những năm 1997 - 2015 Đó là

những ưu điểm và hạn chế trên hai phương diện: Hoạch định chủ trương và hiện thực

hóa chủ trương Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra các nguyên nhân thành tựu và nguyên

nhân hạn ché, lý giải chúng một cách thuyết phục và thấu đáo

Thứ năm, một số kinh nghiệm chủ yếu, tiêu biểu, mang tính đại diện được rút

ra từ việc nhìn nhận, đánh giá, phân tích những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động lãnh

đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với KTTN những năm 1997 - 2015 Các kinh

nghiệm đó vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn, có thé vận dụng vào việcđây mạnh phát triển KTTN không chỉ ở Bắc Ninh mà còn trên cả nước hoặc ở các địa

phương có điều kiện tương đồng

28

Trang 33

Tiểu kết chương 1Những năm tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển KTTN ở Việt Nam nóichung, ở Bắc Ninh nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng, là một trong nhữngyêu tố góp phần quyết định đưa sự nghiệp đổi mới di tới thành công Vi lý do đó,KTTN nói chung, KTTN ở Bắc Ninh nói riêng thời kỳ đổi mới đã được không ít cánhân và tập thể tác giả nghiên cứu ở những góc độ, khía cạnh khác nhau.

Qua thực tiễn khảo cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài nóichung và những công trình nghiên cứu có liên quan đến quá trình Đảng, Đảng bộtỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển KTTN nói riêng đã cho thấy KTTN là bộ phậnkinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Tuy có những cách tiếp cận khácnhau, nhưng các công trình đều khẳng định vai trò động lực của KTTN ở ViệtNam hiện nay, mô tả thực trạng, xu hướng và dé ra giải pháp thúc day sự pháttriển KTTN Nhiều công trình khang định Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã sớmnhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thành phần kinh tế này và cónhững chủ trương dé thúc đây sự phát triển của nó

Thành quả của những công trình nghiên cứu nêu trên, ở những mức độ khác

nhau đã soi roi và là cơ sở dé những người nghiên cứu di sau có thé kế thừa trong

nghiên cứu các vấn đề về phát triển kinh tế và KTTN trên cả nước nói chung, ở tỉnhBắc Ninh nói riêng

Dù đã được các nhà khoa học nỗ lực nghiên cứu, song nhiều vấn đề về

KTTN nói chung, về KTTN ở các địa bàn cụ thể nói riêng; trong đó có tỉnh BắcNinh vẫn chưa được làm sáng tỏ Đặc biệt, nghiên cứu về hoạt động lãnh đạo củaĐảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triển KTTN những năm 1997 - 2015 cho đến thời

điểm hiện tại vẫn chưa có một công trình đầy đủ, hệ thông, nhằm qua đó rút kinh

nghiệm phục vụ hiện tại Vì thế, tiếp tục, làm rõ những khoảng trống lịch sử tronghướng nghiên cứu này không chỉ hết sức cần thiết, mà còn có ý nghĩa lý luận vàthực tiễn, có tính thời sự nóng hồi

29

Trang 34

Chương 2

CHU TRƯƠNG VA SỰ CHÍ ĐẠO CUA DANG BO TINH BÁC NINH VE

PHAT TRIEN KINH TE TU NHAN

TU NAM 1997 DEN NAM 2005

2.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Dang bộ Tinh

2.1.1 Những yếu tổ tác động2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, có tọa độ địa lý từ

20° 58' đến 21 16' vĩ độ Bắc và 105° 54' đến 106° 19' kinh độ Đông, phía Bắc giáp

tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội, phía Đông vàĐông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp thành phố Hà Nội Diện tích tự

nhiên 822,7 km”, toàn tinh Bắc Ninh dân số khoảng 991.100 người (2005), trong đó

dân số khu vực thành thị chiếm 28,60% và khu vực nông thôn là 71,40% Tỉnh có

08 đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh gồm 01 thành phó, 01 thị xã và 06 huyện, với

126 xã, phường và thị tran Bắc Ninh năm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội

- Hải Phòng - Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồngbang sông Hong và liền kề Thủ đô Hà Nội; là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô HàNội, cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc; có các tuyến

đường giao thông quan trọng chạy qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 18, Quốc lộ 38,

tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ dọc sông Đuống, sôngCau, sông Thái Bình; gần cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các cảng biển quantrọng của vùng (Cái Lân và Hải Phòng), nằm trên các trục hành lang kinh tế Côn

Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải

Phòng có điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa và vận chuyên hành khách

giữa Bắc Ninh với các địa phương khác

Nam trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên dia hinh của tỉnh Bac Ninh cóhướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua

các dòng chảy nước mặt đồ về sông Cau, sông Đuống và sông Thái Bình Địa hình

Bắc Ninh tương đối bằng phang, là vùng đất chuyên tiếp giữa đồng bằng và miền

30

Trang 35

núi, mức độ chênh lệch địa hình không lớn Địa hình chia làm 2 vùng: Vùng đồngbang chiếm phan lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phô biến từ 3 - 7m so với mựcnước biên, địa hình trung du đôi núi có độ cao phổ biến từ 300 - 400m, diện tíchđồi núi chiếm (0,53%) so với tổng diện tích của toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2huyện Quế Võ và Tiên Du, ngoài ra còn có một số khu vực thấp trũng ven đêthuộc huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ và Yên Phong.

VỀ tdi nguyên dat, Bắc Ninh thuộc vùng đồng bang, được hình thành trêntram tích sa bồi, với loại dat chủ yếu là đất phù sa tương đối màu mỡ thuận lợi chophát triển nông nghiệp với hệ thống cây trồng đa dạng Đặc biệt là đất phù sa được

bồi đắp bởi sông Cầu, sông Đuống với lượng phù sa trong nước lên đến 1,028-1,4kg/m* Đất ngoài đê sông Đuống bồi tụ hàng năm lên đến hàng nghìn ha thuộc các

huyện Tiên Du, Thuận Thành, Quế Võ Đất có tỷ lệ mùn, dinh dưỡng cao phù hợpvới nhiều loại cây trồng Dat phù sa sông Thái Bình với phần lớn khu vực sông bắtnguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên lượngphù sa lớn và bồi đắp phù sa tạo thành hàng trăm ha soi bãi màu mỡ, thích hợp

cho trồng rau màu và cây dâu Nguồn tài nguyên này rất thuận lợi dé phát triển

nông nghiệp.

Về tài nguyên khoáng sản, Bắc Ninh có đất sét làm gạch, ngói, gốm, VỚI trữ

lượng khoảng 4 triệu tấn ở huyện Qué Võ và huyện Tiên Du; đất sét làm gạch chịulửa ở thị xã Bắc Ninh; đất cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa

thạch ở Vũ Ninh (thành phố Bắc Ninh) có trữ lượng khoảng 300.000m”; than bùn ở

Yên Phong với trữ lượng khoảng từ 6 vạn đến 20 vạn tan

Về tài nguyên nước, hệ thông sông ngòi của tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc.Sông Cầu bắt nguồn từ Bắc Kạn đã tạo ra giao thông đường thủy thuận lợi, sông

Đuống nối sông Hồng với sông Thái Bình là sông rộng và sâu, nước chảy xiết.

Tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m* Ngoài ra, Tinh còn có hệ thống sông nhỏ,sông nội đồng phân bố khá dày đặc đảm bảo tưới tiêu cho vùng một rộng lớn như:

sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, dông Đông Côi, sông Bùi, sông Đông Khởi,

sông Đại Quảng Bình Tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5

31

Trang 36

tỷ m”, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ mỶ, được đánh

giá là khá dồi dào Trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình

400.000m*/ngay, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình từ 3-5m và có bề dày

khoảng 40m, chất lượng tốt Dựa trên điều kiện địa hình, chất lượng các loại tài

nguyên đất, nước, khoáng sản của Bắc Ninh, có thể khăng định tài nguyên thiênnhiên sẵn có đã trở thành một trong những điều kiện cơ bản và thuận lợi cho sự phát

triển của nền kinh tế của tỉnh nói chung và KTTN nói riêng Còn nhìn chung lại, với

vị trí địa lí như vậy, Bắc Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh có nhiều lợinhất trong cả nước đề phát triển kinh tế nói chung và phát triển KTTT nói riêng

Về truyén thống lich sử và văn hóa, Bắc Ninh là vùng đất văn hiến có truyềnthống lịch sử và văn hoá lâu đời Bắc Ninh - Kinh Bắc xưa là vùng đất phía Bắc củakinh thành Thăng Long - Đông Đô, trung tâm văn hóa Kinh Bắc là nơi khai mở nền

văn minh Đại Việt Bắc Ninh có mật độ di tích lịch sử văn hóa dày đặc, là quê hương

của hai di sản thế giới: Dân ca Quan họ và Ca trù, được mệnh danh là “xứ sở hội hè”với nhiều lễ hội nổi tiếng khắp cả nước như: Hội Lim, hội đền Bà Chúa Kho,hội Đền Đô, hội rước pháo làng Đồng Ky, hội chùa Dâu, hội chùa Phật Tích,hội chùa Bút Tháp Hang năm, Bắc Ninh tổ chức khoảng 300 lễ hội lớn nhỏ và thu

hút hàng triệu lượt khách đến tham gia, được đánh giá là địa phương giàu tiềm năng

về du lịch Đây là lợi thế không nhỏ để khu vực KTTN phát triển ngành dịch vụ dulịch bởi so với các hoạt động khác, du lịch văn hoá, tâm linh vẫn được coi là tiềmnăng lớn và có sức hút nhất đối với du khách, đặc biệt là du khách quốc tế

Bắc Ninh đã được xem là vùng đất địa linh, khoa bảng, một trong những cái

nôi của nền văn minh sông Hồng, nơi đã sinh thành, nuôi đưỡng và quy tụ nhiều

hiền tài, làm rạng danh cho quê hương, đất nước Trong gần 1000 năm đào tạo,tuyển chọn nhân tài từ khoa thi đầu tiên đến khoa thi cuối cùng của giáo dục Nho,Bắc Ninh có 677 người đỗ đại khoa, chiếm 1/3 tổng số đại khoa của cả nước đã

được vinh danh Nhiều tiến sĩ Nho học của Bắc Ninh là những học giả nổi tiếng trên

các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa Những danh nhân của BắcNinh trong lịch sử và cách mạng có thé ké đến như: vua Ly Thái Tổ, Hoang hau Y

32

Trang 37

Lan, Thiền sư Vạn Hạnh, Thái sư Lê Văn Thịnh, Danh nhân văn hóa Nguyễn GiaThiéu, Nữ sĩ Doan Thị Điểm, Nha tho Cao Bá Quát, Danh sĩ Nguyễn Tư Giản, Nhàvăn Ngô Tất Tố, Nhà văn Nguyễn Công Hoan, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông

Dương Nguyễn Văn Cừ, nhà cách mạng Ngô Gia Tự Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh cótruyền thống cách mạng lâu đời, với gần 3 vạn đảng viên, được rèn luyện, thử thách

và ngày càng trưởng thành Truyền thống hiếu học và tinh thần cách mạng trở thànhnguồn động lực tinh thần tạo nên sức mạnh to lớn dé Đảng bộ và nhân dân BắcNinh không ngừng phấn đấu, vươn lên, phát triển ngày càng lớn mạnh về mọi mặt,góp phan vào sự thay đổi, phát triển của dat nước

Về cơ sở kinh tế và hạ tang, từ xa xưa, Bắc Ninh được biết đến là “vùng đấttrăm nghề” và nay vẫn còn duy trì được hơn 100 làng nghề, trong đó có 62 làng

nghề truyền thống Một số làng nghề tiêu biéu của Bắc Ninh như: làng tranh dângian Đông H6 (Thuận Thành), lang gốm Phù Lãng (Qué Võ), lang đúc đồng DaiBái, làng nghề tre trúc Xuân Lai (Gia Binh), làng rèn Da Hội, làng dệt Hồi Quan,sơn mài Dinh Bang, chạm khắc gỗ Kim Thiéu, Phù Khê, đồ gỗ Đồng Ky (Từ Son),

làng giấy Phong Khê (Yên Phong) Việc khôi phục, duy trì và phát triển các làng

nghề truyền thống là cơ sở dé phát triển KTTN, góp phan tạo nên bức tranh kinh tế

đa dạng, với nhiều thành phần kinh tế Các làng nghề với những sản phẩm chấtlượng nổi tiếng ngoài thu hút lao động tại chỗ góp phần giải quyết vấn đề về laođộng, việc làm, tăng thu nhập cho người dân còn là một thế mạnh của kinh tế địaphương trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều sản phâm xuất khâu đã tạo được uytín, thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam Bên cạnh các cơ sở kinh tế làng nghề, trên

cơ sở các xí nghiệp công nghiệp đã có, Tỉnh đang tiếp tục xây dựng một số cơ sởcông nghiệp mới, bước đầu hình thành KCN, CCN (thị xã Bắc Ninh, huyện TiênSơn, huyện Qué Võ) Kinh tế hộ phát triển khá, 87 DNTN và công ty TNHH đãđược thành lập [§1; tr.10] Mặt khác, cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một

nhân tố thuận lợi cho phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có KTTN Hội

nhập kinh té quốc tế với sự tự do hóa thương mại cùng với sự dịch chuyên cácnguồn lực trên phạm vi quốc tế đã phát huy tính năng động hiệu quả trong việc sử

33

Trang 38

dụng các nguồn lực Môi trường hội nhập với tính cạnh tranh cao, sức ép lớn buộcKTTN phải năng động, nhạy bén, tích cực đổi mới cách thức quản lý, cải tiến côngnghệ, giảm hao phí lao động, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, thu vềlợi nhuận cao Hội nhập kinh tế quốc tế, với các điều khoản trong Hiệp địnhThuong mại cũng đã tạo thành sức ép dé Nhà nước tích cực cải cách kinh tế, tạo

môi trường kinh doanh thuận lợi, đối xử công bằng đối với các thành phần kinh tế,

trong đó có KTTN.

Bắc Ninh có hệ thống giao thông đã hình thành và đang từng bước đượcnâng cấp, thuận lợi cho kết nối kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong và ngoàitỉnh Hệ thong cac tuyén đường trong nội tinh được nâng cấp và xây dựng mới, đặc

biệt phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn với phương thức nhà nước và

nhân dân cùng làm đã góp phan tích cực vào việc mở rộng thông thương, khai tháctiềm năng của Tỉnh, rút ngăn “khoảng cách” giữa Bắc Ninh với các tỉnh trong vùng,giữa thành thị và nông thôn Trên địa bàn Tỉnh có 100% số xã có đường ô tô đến

trung tâm xã và đến hầu hết các thôn, 20% số thôn xóm có đường làng bằng bê tông

hoặc lát gạch, số kilomét đường được trải nhựa chiếm 35% Trục đường sắt xuyên

Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc, đường sắt cao tốc Yên Viên

-Cái Lân Mạng lưới đường thủy rất thuận lợi nối với hệ thống cảng sông và cảngbiển của vùng Tỉnh Bắc Ninh cũng nằm gần các nguồn năng lượng lớn như thủy

điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại, nhiệt điện Uông Bí và than Quảng Ninh Đoạn

đường sắt đi qua tỉnh Bắc Ninh cũng là một trục giao thông quan trọng từ Việt Nam

đi Trung Quốc và tiếp theo từ Trung Quốc đi đến các nước Đông Âu Ngoài ra, bacon sông lớn là sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình tạo điều kiện thuận lợi

cho giao thông đường thủy trên địa bàn Tỉnh.

Như vậy, Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng, gồm cả đường

bộ, đường sắt và đường sông; trong đó, hệ thống đường bộ được đánh giá làtương đối đồng bộ so với các tỉnh khác trong cả nước Với vị trí không gian lãnh

thổ như vậy sự phát triển của hệ thống giao thông cũng tạo nhiều thuận lợi chophát triển KTTN

34

Trang 39

Bắc Ninh có mạng lưới bưu chính viễn thông được hình thành đến 100% xã,phường, thị tran; bình quân 100 người dân có 0,67 máy điện thoại; nhiều xã phường

đã xây dựng trạm xá, trường học kiên cố, cao tang Là tinh nằm trong lưu vực sôngCầu, sông Đuống, sông Thái Bình, hạ tầng nông nghiệp và nông thôn của Bắc Ninh

được ưu tiên đầu tư, phát huy hiệu quả và ngày càng hoàn thiện, với nhiều công trình

thuỷ lợi, trạm bơm đầu mối có khả năng tưới tiêu lớn; cứng hoá và chỉnh trang toantuyến đê và kè xung yếu đảm bảo ứng phó có hiệu quả của biến đôi khí hậu, Đặc biệt,

hệ thống thủy nông đã được nhà nước và nhân dân tập trung xây dựng, tu sửa, với

230 trạm bơm điện, 178 trạm bơm cục bộ; 82% diện tích canh tác có công trình tưới,

71% diện tích có công trình tiêu Mạng lưới cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông

nghiệp, công nghiệp, dịch vụ như vừa nêu là điều kiện cho khu vực KTTN Bắc Ninhphát triển và giao thương với nhiều địa phương trong nước và quốc tế

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, điều kiện tự nhiên cũng gây ra những khókhăn nhất định cho sự phát triển KTTN của Bắc Ninh Cu thé như sau:

Diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,7 km”, chiếm khoảng 0,2% diện

tích tự nhiên cả nước và là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh,thành phố Nguồn tai nguyên thiên nhiên của Bắc Ninh nhìn chung khá nghèo nàn

cả về chủng loại và trữ lượng Theo điều tra khảo sát, toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15

loại đất chính bao gồm: đất cát ven sông, đất phù sa được bồi của hệ thống sôngThái Bình, đất xám bạc màu trên phù sa cổ, “điện tích đất nông nghiệp chiếm60,03%, đất phi nông nghiệp chiếm 39,20%, đất chưa sử dụng còn 0,77%” [19,

tr.24] Lượng tdi nguyên dat, khoáng sản ở tinh Bắc Ninh rat hạn chế dẫn tới diện

tích mặt bằng sản xuất hẹp, manh mún, một số diện tích còn bị ngập úng vào mùa

mưa, gây ra một số khó khăn nhất định (như nguyên liệu tại chỗ, xây dựng trang

trại, mở rộng quy mô sản xuất ) cho việc phát trién KTTN Về dan số, nguồn nhân

lực, Bắc Ninh là địa phương có mật độ dân số cao, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân

lực chưa được cao và đồng đều

Không chỉ có vậy, Bắc Ninh có nhiều van đề về kinh tế - xã hội còn yêu kém.Trước khi tái lập Tỉnh, trong định hướng phát triển KT- XH tỉnh Hà Bắc, Bắc Ninh

35

Trang 40

là vùng kinh tế nông nghiệp (chủ yếu là trồng lúa, thủy sản và chăn nuôi) Tuynhiên, một thời gian dài duy trì cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, baocấp nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng Nền sản xuất nông nghiệp của BắcNinh manh mún, lạc hậu, thâm canh thấp, phân tán, chủ yếu mang tính tự cung, tự

cấp, năng suất lao động kém, thu nhập của người lao động thấp, từ đó xã viên chán

nản không gan bó với đồng ruộng, một số người bỏ sản xuất đi chạy chợ.

Trong khi đó, việc đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếutập trung xung quanh thị xã Bắc Giang Vì thế, sau khi tái lập tỉnh, các cơ sở côngnghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh rất nhỏ, yếu Ngoài các nhà máy kính Đáp Cầu,

may Đáp Cầu, thuốc lá Bắc Sơn là cơ sở sản xuất công nghiệp quốc doanh Trungương, các cơ sở sản xuất của tỉnh như Cơ khí Đáp Cầu, các xí nghiệp vôi Đáp

Cầu đã rơi vào tình trạng ngừng sản xuất; các làng nghề như sắt Đa Hội, giấy

Phong Khê, đồng nhôm Đại Bái có dấu hiệu phục hồi do tác động của cơ chế,

chính sách mới.

Những khó khăn nêu trên dẫn đến nhịp độ phát triển kinh tế còn chậm, GDP

thời kỳ 1991 - 1995 tăng bình quân hàng năm 8,06% trong khi cả nước tăng 8,2%,

bình quân đầu người 254 USD, bằng 75% bình quân của cả nước Bắc Ninh có

điểm xuất phát thấp, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, một số nơi bắtđầu chuyên sang sản xuất hàng hóa, công nghiệp quốc doanh địa phương nhỏ bé,

năng suất lao động và tỷ suất hàng hóa thấp Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh chưahợp lý, mặc dù có chuyền dịch nhưng nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn (46%);

thu ngân sách chưa đủ chi, vốn đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn còn ít; kếtcấu hạ tầng KT - XH thấp kém, giao thông, thủy lợi, công trình đầu tư mới không

đồng bộ, hiệu quả thấp Bên cạnh đó, mạng lưới cung cấp điện của Tỉnh chưa đảm

bảo kỹ thuật, nguồn điện chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất; cơ sở vật chất như điện,đường, trường, trạm, hệ thống cấp thoát nước, công trình công đều thiếu Đời sống

của nhân dân còn nhiều khó khăn, số lao động không có việc làm và thiếu việc làm

còn nhiều, mức sống giữa thành thị và nông thôn còn chênh lệch rõ, các tệ nạn xã

hội, hủ tục lạc hậu vân là môi lo ngại của người dân Đội ngũ cán bộ quản lý nhà

36

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w