1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010

180 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng Bộ Tỉnh Quảng Ninh Lãnh Đạo Phát Triển Kinh Tế Biển Từ Năm 1991 Đến Năm 2010
Tác giả Ngụ Bỏ Khiờm
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Kim Đỉnh
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch Sử
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 47,84 MB

Nội dung

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu* Mục đích nghiên cứu Lam rõ chủ trương và sự chỉ dao của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010; phân tíc

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGO BA KHIEM

LUẬN AN TIEN SĨ LICH SỬ

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ BÁ KHIÊM

Chuyên ngành: Lich sử Dang Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 03 15

LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRAN KIM DINH

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướngdẫn khoa học của PGS.TS Trần Kim Đỉnh Các số liệu trong luận án là chính xác,trung thực và có nguon gốc rõ rang.

Ha Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận án

Ngô Bá Khiêm

Trang 4

MỤC LỤC

‹ Trang

LOT CAM ĐOANN - cọ nh HH nh ng Ki KH 00808885000 8566 1

MUC LUC ¬ ¬ aeecaeecasecaeceaeeeescaeecaeeeaeceseeeseeeesaeeeeeeeeeeees 2 DANH MỤC CHU CALI VIET TAT s- 5 << 5< << s4 498929 s56 5

0010017757 7Š ` 6Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU °-5 121.1 Những công trình nghiên cứu về kinh tế bién nói chung - 121.2 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến kinh tế biển và sự lãnh daophat triên kinh tê biên của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh - <=<=<5 191.3 Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần giải quyết 251.3.1 Khái quát kết quả nghiên cứu -2-2¿+<+©+£+Ek£+EE£EE£EEtrEkerkerrxerkeerxee 251.3.2 Những van đề luận án tập trung nghiên cứu - 2-2 sz+s£+zs+zx+zxzzse2 26

Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VA SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIEN KINH TẾ BIEN

CUA DANG BO TINH QUANG NINH TU NAM 1991 DEN NAM 2000 28

2.1 Những yếu tố tac động đến sự lãnh đạo phat triển kinh tế biển của Dang bộtỉnh Quảng Ninh G5 s9 9 cọ 0 TT 00H 000400000 8004060908096 282.1.1 Điều kiện tự nhiên, KT-XH và thực trạng phát triển kinh tế biến tinh QuảngNiamh truce nam 06011117 282.1.2 Quan điểm của Dang Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế biển từ năm

I (00002000 TỶ" (c - 362.2 Chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm

1991 Ger NAM 2(J()(U o <5 << s9 TH 00000 000950000091 80 412.2.1 Phát triển kinh tế thủy sản ¿2-52 5E+SESE2 2212 1217121121111 Erxe 422.2.2 Phát triển du lịch biỂn ¿-22+++tE2H HE HH re 442.2.3 Phát triển kinh tế hàng hải 2-22 5£©2S‡EEE2EEC2EEEEEESEEEEEEErkrrrrrkeerkee 452.2.4 Phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển và kinh tế đảo 472.3 Quá trình chỉ đạo và kết qua cccsscsscssssessessssssssssssesoessesescssessceaccaeessesseneeseess 482.3.1 Phát triển kinh tế thủy sản - ¿2 S+SSEE SE 2115115717121 11 1xx 492.3.2 Phát triển du lịch biỂn ¿- 2 SE EEEEEEEEEE211211111111111111.1111 111 1e 522.3.3 Phát triển kinh tế hang hải ¿22 25s SE‡EE2EE2EE£EEEEEEEEEEEEEkrrkrrkerkrree 55

2.3.4 Phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển và kinh tế đảo 58

Tiểu kết chương 2 ccccccsecsescescsssssssescessessssssessesccsessusssssseesecsecssssusssssseeseesessuseasesseseess 61

Chương 3: DANG BQ TINH QUANG NINH LANH ĐẠO DAY MẠNH

PHAT TRIEN KINH TE BIEN TU NAM 2001 DEN NAM 2010 64

3.1 Những nhân tố mới tác động tới sự phat trién kinh tế biển tinh Quang Ninh 643.1.1 Bối cảnh lịch Sử -¿- 2-56 SE ềEEEEESEEEEEEEEEEEEE11111111111111111 1111111 g1e 64

Trang 5

3.1.2 Quan điểm phát triển kinh tế biển của Dang Cộng sản Việt Nam trong tinh

HIND MOL ee 67

3.2 Chủ trương day mạnh phát triển kinh tế biển của Dang bộ tinh QuangNinh từ năm 2001 đên năm 22) Í ) 5< 5< «< <9 94 565 65698656655% 693.2.1 Đây mạnh phát triển kinh tế hàng hải 2-2 ©55£©5£2E£2££+£E£zzxerxeered 703.2.2 Đây mạnh xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển và kinh tế đảo 733.2.3 Đây mạnh phát triển du lịch biỂn - - 2-2 22 2+E£*E+EE+EE2EE+EzEerEerxzrszree 753.2.4 Đây mạnh phát triển kinh tế thủy sản - 2-55 22x v£xzrxerxerree 78

3.2.5 Kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo vệ môi trường sinh thái biển, giữ vững

an ninh chủ quyên biển, đảo - 2- 2-52 2S+E£EE#EEEEE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrkrree 79 3.3 Quá trình chỉ đạo và kết quả .-. 2-5 s< << s=se£ssssessessesserserssese 813.3.1 Đây mạnh phát triển kinh tế hàng hải hướng tới xây dựng Quảng Ninh thành

trung tâm hàng hải của Cả THƯỚC 55 511930991 930 191 90 HH ng ng nh 82

3.3.2 Day nhanh tốc độ phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển và kinh tế

0 00001Ẽ da 863.3.3 Day manh phat triển du lich biển hướng tới xây dựng Quang Ninh thành trungtâm du lịch biên của Cả NƯỚC << 233322113111 23111111 23111 11995 11 116g re 92

3.3.4 Đây mạnh phát triển kinh tế thủy sản hướng tới xây dựng Quảng Ninh thành

trung tâm nghề cá ở vịnh Bac BỘ G6 6 S1 219v 9v 91 ng ng nhiệt 953.3.5 Kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo vệ môi trường biển, giữ vững an ninhchủ quyên biển, đảo - ¿5£ £+SE+SE£EE£EEEEEEEEEE1E7171121121121171711111211 11111 re 99

3.3.6 Tăng cường công tác xây dựng tô chức cơ sở đảng, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế biỂn 2-2-5256 E2 E£SE£EE£EEEEE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrree 103

Ti Ket ChUONG 6c 107Chương 4: NHAN XÉT VÀ KINH NGHIEM -<cs<cssessee 1094.1 Nhan xét vé qua trinh lãnh đạo phat triển kinh tế biển của Đảng bộ tinhQuang Ninh từ năm 1991 đên năm 22() Í () <5 < 5 5< < 5s 5 95595829529 1094.1.1 Ưu điểm và nguyên nhân -¿- 2 ¿2 E+SE+EE2E£+E£EE£EEEEEEEEEEEEEerErrkrrkrrkee 109

4.1.2 Hạn chế và nguyên nhân - 2-2 +2 E2 E+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrerrkee 125

4.2 Một số kinh nghiệm lich sử -s- 5° 2s s se =sessessessessezseessesse 1334.2.1 Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh xác định rõ về vai trò, vị trí kinh tế biển trong phát

0š 50.0.4011 - 133

4.2.2 Lãnh đạo phát triển kinh tế biển toàn diện, nhưng xác định đúng trọng tâm,

01911389015: 0001757 1364.2.3 Lãnh đạo phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo QPAN, bảo vệ tài nguyên,môi trường ĐIÊN - - - - 11 E191 91 91 1 1 9v th TT TT TT TT nh nh ngư 1394.2.4 Nang cao vao trò lãnh đạo của tổ chức đảng, năng lực của đội ngũ cán bộ vàchat lượng nguôn nhân lực trong phát triên kinh tê biên - 555555552 143

3

Trang 6

Tiểu kết chương 4 -s- se s<©s£©SsSs£Es£Ese sE3E24EEseEseEseEssserserserserseosse 146

Trang 7

DANH MỤC CHU CAI VIET TAT

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam A

BCH TW Ban chấp hành Trung ương

CNXH Chủ nghĩa xã hội

CT/TW Chi thi Trung ương

CV Công suất tàu thủy (sức ngựa)

DWT Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của

tàu thủy tính bằng tấnGDP Tổng thu nhập quốc nội

KT-XH Kinh tế xã hội

NQ/TW Nghị quyết Trung ương

NXB Nhà xuất bản

QĐ/HĐND Quyết định Hội đồng nhân dân

QĐ/UBND Quyết định Ủy ban nhân dân

QPAN Quốc phòng, an ninh

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tàiBiển đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng của cácquốc gia trên thế giới Với tiềm năng to lớn, biển mang lại nguồn lợi không lồ đểphục vụ nhu cau phát triển KT-XH của các quốc gia có biển Trong thời gian gầnđây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con người có điều kiện chinhphục biển nhiều hơn thì vai trò, vị trí của biển cảng trở nên quan trọng hơn bao giờhết Thế kỷ XXI được nhiều nhà chiến lược coi là “thế kỷ của đại đương” bởinhững nguồn lợi không 16 mà biển, kinh tế biển có thể mang lại cho con ngườitrong khi các nguồn tài nguyên khác đang dần cạn kiệt trước sức ép của tình trạnggia tăng dân số

Việt Nam là quốc gia có tới 3260 km đường bờ biển, với hơn 1 triệu km”

thêm lục địa, biển đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển KT- XHcủa đất nước Vùng biển Việt Nam giàu tiềm năng phát triển với những ưu thế nồibật như: khoáng sản biên đặc biệt là dầu khí, hải sản, du lịch biển đảo, kinh tế cảngbiển Day là điều kiện thuận lợi dé Việt Nam phát triển kinh tế biển, góp phan

thúc đây quá trình CNH, HĐH đất nước Nhận thức tầm quan trọng của kinh tế biển

đối với sự phát triển KT-XH đất nước, ngày 06/05/1993, Bộ Chính trị ban hànhNghị quyết 03 — NQ/TW về Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong nhữngnăm trước mắt, trong đó khang định phải đây mạnh phát triển kinh tế biển đi đôivới tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia Cụ thê hóa chủ trươngphát triển kinh tế biển của Đảng, ngày 22/09/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số

20 - CT/TW về Đây mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH, Nghịquyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về Chiến lượcbiển Việt Nam đến năm 2020 một lần nữa khang định vai trò của kinh tế biển cũngnhư quyết tâm của Đảng trong thực hiện chiến lược biển Việt Nam trong tình hìnhmới.

Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, nằm ở phía Đông Bắc

của Việt Nam, với 250 km bờ biên, diện tích mặt biển rộng trên 6000 km? và trên

40.000ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh, diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất

6

Trang 9

tự nhiên Tỉnh Quảng Ninh có 10/14 huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp với biển

trong đó có 2 huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô, xã đảo Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, đảoTrà Cổ thuộc thành phố Móng Cái và xã đảo Cái Chiên thuộc huyện Hải Hà đều là

các vùng, khu vực xung yếu và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo ra thế trận liênhoàn trong phát triển KT-XH kết hợp với đảm bảo QPAN vùng Đông Bắc của Tổquốc Với vị trí và điều kiện như vậy, Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi

dé phát triển kinh tế biển Trong lich sử phát triển tỉnh Quang Ninh, kinh tế biển làmột trong những hoạt động kinh tế chủ yêu góp phần 6n định cuộc sống, giải quyếtviệc làm và nâng cao đời sông nhân dân Trước năm 1991, kinh tế biển Quảng Ninhchưa được quan tâm đầu tư phát triển, các hoạt động kinh tế biển chủ yếu dừng ởhình thức phát triển tự phát trên một số lĩnh vực như khai thác thuỷ hải sản, vận tảiven biến với trình độ phát triển còn lạc hậu, du lịch biển mới manh nha hình thành

và hiệu quả kinh tế không cao Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chưa có chủ trương và cácgiải pháp hiệu quả trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phát huy các tiềm năng biển cho sựphát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chat và tinh thần cho nhân dân

Từ những năm đầu thập niên 90 của thé kỷ XX, kinh tế biển tỉnh Quảng Ninhbắt đầu được quan tâm phát triển, đặc biệt là khi có Chiến lược biển Việt Nam đếnnăm 2020 đã khang định vùng biển Quang Ninh cùng với các tỉnh có biển đồngbăng Sông Hồng là cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc trong đó Quảng Ninh giữvai trò quan trọng Trong bối cảnh hiện nay, với vị thế quan trọng, vùng biển phía

bắc trong đó có Quảng Ninh sẽ được quan tâm đầu tư đề trở thành đối trọng đối với

thị trường khu vực đồng thời khai thác có hiệu quả hơn nữa các nguồn lực của vùng

như cảng biển, vận tải biển, du lịch, dich vụ hàng không.

Với vị trí, vai trò đặc biệt của vùng biển Quảng Ninh, Đảng bộ tỉnh QuảngNinh đã sớm lãnh đạo khai thác tiềm năng biến, phát triển kinh tế biển góp phanphát trién KT-XH địa phương Việc nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình lãnhđạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhằm tổng kết những vấn

dé lý luận và thực tiễn là việc làm có ý nghĩa Chính vì vậy tôi chọn van đề “Dang

bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010”làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên nganh Lich sử Dang Cộng sản Việt Nam

7

Trang 10

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Lam rõ chủ trương và sự chỉ dao của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong lãnh đạo

phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010; phân tích ưu điểm, hạn chế và

nguyên nhân, trên cơ sở đó nêu một số nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm lịchsu.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Để thực hiện được những mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau:

Làm rõ các yếu tô tác động, chi phối đến quá trình Đảng bộ tỉnh Quang Ninh lãnhđạo phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010

- Phân tích những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong lãnh đạophát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm năm 2010

- Trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh chỉ đạo và kết quả thực hiện phát triển kinh tế

biển trên các lĩnh vực từ năm 1991 đến năm 2010

- Nhận xét những ưu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng

Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010, từ đó rút ra

những kinh nghiệm chủ yếu vận dụng vao thực tiễn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển

kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 1991 đến năm 2010

* Pham vi nghiên cứu

- — Về mặt nội dung: Kinh tế biên là một ngành kinh tế tổng hợp cho đếnnay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn về mặt khái niệm Dựa trên quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh và thực tiễn phát triển kinh tếbiển Quảng Ninh, luận án nghiên cứu những chủ trương cơ bản, sự chỉ đạo của

Đảng bộ tinh Quang Ninh phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010 Trong khuôn khổ luận án, nghiên cứu sinh chủ yếu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ

tinh phát triển kinh tế biển trên các lĩnh vực kinh tế biển cụ thé: hang hải (cảng

biển, dich vụ cảng va vận tải biển, công nghiệp đóng tàu); thủy sản (đánh bắt, nuôi

8

Trang 11

trồng hải sản, chế biến thủy hải sản); du lịch biển; phát triển các khu kinh tế, khucông nghiệp ven biển và kinh tế đảo Trong đó luận án có đề cập tới chủ trương và

sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong kết hợp phát triển kinh tế biển với

bảo vệ môi trường sinh thái biển, giữ vững an ninh chủ quyên bién đảo

- Về mặt không gian: luận án nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Quảng Ninh

(trong đó bao gồm dai đất liền ven biển, vùng biển tinh Quảng Ninh và các huyện

đảo).

- — Về mặt thời gian: luận án có phạm vi nghiên cứu quá trình Đảng bộ tinh

Quảng Ninh lãnh đạo kinh tế biển từ năm 1991 (Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX) đếnnăm 2010 (Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII) Tuy nhiên trong quá trìnhnghiên cứu, nghiên cứu sinh có sử dụng một số tài liệu và tư liệu có liên quan trongkhoảng thời gian trước năm 1991 và sau năm 2010.

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo

* Cơ sở lý luận

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh va

đường lối của Đảng về phát triển kinh tế

* Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp phô quát củakhoa học lịch sử như: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, ngoài ra tác giả còn

sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,

phương pháp khảo sát thực tế, cụ thể:

Phương pháp lịch sử được chủ yếu sử dụng trong chương 2 và chương 3nhằm hệ thống hóa các quan điểm của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, những biện pháp

chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh qua từng thời kỳ lịch sử Phục dựng

lại quá trình lãnh đạo kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 1991 đến

năm 2010.

Phương pháp logic chu yếu được sử dụng nhằm sâu chuỗi các sự kiện lịch sử

cơ bản, khái quát hóa nhằm nêu bật những điểm cơ bản trong quá trình lãnh đạophát triển kinh tế biển của của Đảng bộ tinh Quang Ninh nhằm thấy được quá trìnhnhận thức, phát triển về chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo phát triển kinh

9

Trang 12

tế biển Phương pháp logic đặc biệt được sử dụng phổ biến trong chương 4 nhằm

khái quát, tổng kết lịch sử đưa ra những nhận xét về ưu điểm, về hạn chế và rút rakinh nghiệm lịch sử trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn phát triển kinh tếbién của Đảng bộ tinh Quảng Ninh từ năm 1991 đến năm 2010

* Nguồn tài liệu

- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh,

tài liệu của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và các ban, ngành trong tỉnh

Quảng Ninh.

- Các công trình khoa học, tạp chí và các luận án, luận văn đã công bố củatập thể, cá nhân có liên quan đến đề tài

5 Đóng góp mới của luận án

- Luan án phân tích làm rõ các yêu tố ảnh hưởng đến sự lãnh đạo pháttriển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh; chỉ ra yêu cầu khách quan pháttriển kinh tế biên Quảng Ninh từ năm 1991 đến năm 2010

- Phuc dựng lại qua trình Đảng bộ tỉnh Quang Ninh lãnh đạo, chỉ dao phat

triển kinh tế biển, góp phần phát triển KT-XH của địa phương trong thời gian từ

6 Cau trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục các công trình khoa học của tác giả

có liên quan đến luận án; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được cấutrúc thành 4 chương, 11 tiết

Chương 1: TÔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUChương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ DAO PHAT TRIEN KINH TEBIEN CUA DANG BỘ TINH QUANG NINH TỪ NĂM 1991 DEN NAM 2000

Chương 3: DANG BO TINH QUANG NINH LANH DAO DAY MẠNH

10

Trang 13

PHAT TRIEN KINH TẾ BIEN TỪ NĂM 2001 DEN NĂM 2010

Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

11

Trang 14

Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU

Biển và kinh tế biển là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

dưới nhiều góc độ khác nhau

1.1 Những công trình nghiên cứu về kinh tế biển nói chungKinh tế biển là lĩnh vực được nhiều người quan tâm nghiên cứu dưới nhiềugóc độ khác nhau, từ vi trí vai trò của kinh tế biển đến tư duy làm kinh tế biển, thựctrạng phát triển kinh tế biển của Việt Nam

Nhiều tác giả đã nghiên cứu và cho xuất bản các công trình sách có liên quan

đến kinh tế biển Việt Nam như:

Tác giả Nguyễn Khắc Duật, Nguyễn An Bình với công trình: “Vận tải biển

va các cảng biển trong sự thay đổi của hệ thống vận tải” năm 1986 [25] TrươngToàn Thuyên có công trình: “Kinh tế vận tại biển” năm 1997 [119] Các công trìnhtrên đều đi vào phân tích thực trạng phát triển ngành hàng hải Việt Nam, đặc biệttrong lĩnh vực vận tải biển, từ đó chỉ ra thách thức ma ngành này phải đối mặt và

đưa ra một số gợi ý về mặt giải pháp cho sự phát triển kinh tế cảng biển của ViệtNam.

PGS Lê Cao Đoàn với công trình: “Đổi mới và phát triển kinh tế vùng venbiển” năm 1999 [45], trong công trình này tác giả nghiên cứu trường hợp đổi mớiphát triển kinh tế vùng nước lợ của tỉnh Thái Bình như một thực tiễn sinh động choquá trình phát triển kinh tế ven biển của các địa phương khác trong cả nước từ đóđưa ra những cách tiếp cận mới đối với việc khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế

vùng ven biển đối với các địa phương có biển trong quá trình phát triển KT-XH

Tác giả Đào Mạnh Sơn với công trình: “Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải

sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ ở

Việt Nam” năm 2005 [96] Công trình đã phân tích các kết quả nghiên cứu, thăm dònguồn lợi thủy sản, đưa ra các hướng chọn lựa giải pháp công nghệ cho việc khaithác hải sản xa bờ hiệu quả, ôn định gan khai thác với bao vệ nguồn lợi và pháttriển bền vững nghề cá

Tác giả Nguyễn Văn Dé với công trình: “Kinh tế biển Việt Nam: Tiềm năng,

cơ hội và thách thức” năm 2008 [46] Công trình đã tập trung nghiên cứu những

12

Trang 15

tiềm năng trong phát triển kinh tế biển Việt Nam, thực trạng khai thác phát triểnkinh tế biển Phân tích những thách thức đặt ra đối với sự phát triển kinh tế biển

Việt Nam, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển kinh tế biến theo

Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020.

Tác giả Thế Đạt có công trình: “Nền kinh tế các vùng ven biển của ViệtNam” năm 2008 [44], công trình nghiên cứu hệ thống môi trường sinh thái biển và

kinh tế ven biển các địa phương ở Việt Nam từ các tỉnh phía bắc như: Thái Bình,

Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh đến các tỉnh ven biển khu vực Nam bộ nhưThành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu từ

đó khái quát đặc điểm phát triển kinh tế vùng ven biển từ việc khai thác tiềm năngbiển cho đến sự phát triển đến đặc điểm kinh tế - văn hóa vùng biên

PGS.TS Chu Đức Dũng với đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Chiến lượcphát triển kinh tế biển Đông của một số nước Đông Á - tác động và những vấn đề

đặt ra cho Việt Nam”, năm 2011 [26] Công trình đã làm rõ chiến lược phát triển

kinh tế Biển Đông của một số nước Đông Á trong đó đi sâu phân tích, so sánh cácchiến lược của các nước và đánh giá tác động của việc thực hiện các chiến lược đóđối với khu vực và Việt Nam Trên cơ sở phân tích những vấn đề đặt ra cho ViệtNam và đề xuất các giải pháp chính sách thực hiện và điều chỉnh chiến lược pháttriển kinh tế biển của Việt Nam đến năm 2020

Phạm Nguyên Trường dịch công trình: “Sức mạnh biển đối với lịch sử thời

kỳ 1660 — 1783” năm 2012 [156] Trên cơ sở nghiên cứu quá trình phát triển trở

thành các cường quốc của Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tác giả đã

khẳng định vai trò quan trọng của biển đối với sự phát triển của các cường quốc nóitrên Trong đó tác giả viết: Sự ham muốn của loài người đối với biển là sự hammuốn vận chuyền, tức là buôn bán Buôn bán trong bất kỳ thời đại nào cũng đều cóthể trở nên giàu có, của cải là sự thể hiện sức mạnh của quốc gia, của cải có mốiquan hệ chặt chẽ với biển ca và chinh phục biển cả trở thành điểm xung đột của tất

cả những cuốc gia muốn trở nên giàu có, hùng mạnh Các quốc gia muốn giàumạnh thì phải giành lay sự kiểm soát biển, phải giành lấy và giữ được quyền kiểmsoát các tuyến giao thông biển huyết mạch liên quan đến ngoại thương và các lợi

13

Trang 16

ích khác của quốc gia mình Muốn thế các nước phải xây dựng lực lượng hải quân

và đội thương thuyền mạnh, cùng một mạng lưới các căn cứ địa vững chắc trên

biển Lịch sử phát triển của thế giới đã chứng minh, các cường quốc phát triển trên

thé giới hầu hết đều hướng biên va khang định sức mạnh trên biển, sự mở rộng vàphát trên lực lượng hải quân và các căn cứ quân sự trên biển hiện nay của các quốc

gia ngày một gia tăng

Tác giả Lê Minh Thông với công trình: “Chính sách phát triển kinh tế venbiển Thanh Hóa” năm 2012 [103], công trình trình bày một cách có hệ thống nhữngvan dé lý luận chung về biển và kinh tế biển, kinh tế ven biển cũng như thực trangphát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hoá, từ đó đưa ra những khuyến nghị quantrọng nhằm phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa cũng như kinh nghiệm hoạchđịnh chính sách phát triển kinh tế ven biển ở các địa phương khác có điều kiện pháttriển tương đồng

Tác giả Ngô Lực Tải có công trình: “Kinh tế biển Việt Nam trên đường pháttriển và hội nhập” năm 2012 [94], công trình đã tập trung phân tích những vấn đề

thuộc lĩnh vực kinh tế biển Việt Nam dưới nhiều chiều cạnh khác nhau đặc biệt

trong lĩnh vực cảng biển, vận tải biển trong đó chỉ ra thực trạng phát triển một sốngành kinh tế thuộc kinh tế biển, phân tích làm rõ những thách thức mà kinh tế biểnViệt Nam phải đối mặt trong thời kỳ hội nhập, từ đó tác giải cũng đưa ra một sốkiến nghị nhằm phát triển kinh tế biển tương xứng với tiềm năng của đất nước, gópphần vào sự nghiệp phát triển KT-XH đất nước

Nguyễn Ngọc Trường có công trình: “Vấn đề biển Đông” năm 2014 [157],

trong đó tác giả khẳng định thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương, sự xuất hiện cáccường quốc biên khiến cho van dé tự do và an toàn hàng hải được coi trọng Khuvực Châu Á Thái Bình Dương trong xu thế hợp tác luôn tiềm ân nguy cơ cạnhtranh, xung đột diễn ra gay gắt Nước nhỏ có biến ra sức bảo vệ đường biên giớibiển như là không gian sinh tồn của quốc gia Nước lớn tìm cách mở rộng ranh giớibiển thông qua tranh chấp và xung đột dé tối đa hóa vùng lãnh hải phục vụ chiếnlược cường quốc biển Điều đó cho thấy, biển Đông là vùng biển giàu tiềm năngnhưng cũng là khu vực chứa đựng nhiều biến động và tiềm ân nguy cơ xung đột

14

Trang 17

Những nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng cho Việt Nam hoạch định chính sáchphát triển kinh tế biển và ứng phó với những nguy cơ trong quá trình phát triển kinh

tế biển

Tác giả Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Mạnh Dũng đồng chủ biên công trình:

“Việt Nam truyền thống kinh tế - văn hóa biển” năm 2014 [64] Trong công trìnhcác tác giả đã đi sâu nghiên cứu, phân tích lịch sử, truyền thống văn hóa, khai tháckinh tế biển của Việt Nam trong quá trình hình thành dân tộc, từ truyền thống khaithác biến, thích nghi với môi trường biển đến việc ban hành, thực thi chính sáchquan lý biển đảo, bảo vệ các vùng đặc quyên kinh tế tất cả đều cho thấy mộttruyền thống sông nước, truyền thống biển và hải thương của người Việt Văn hóabiển là nét đặc trưng trong quá trình hình thành, phát triển và thích nghi với tựnhiên của người Việt, các triều đại phong kiến Việt Nam đã sớm có tư duy hướngbiển, khai thác tiềm năng biến dé phục vụ mục đích phát triển

Đặng Thị Huyền Trang sưu tầm, biên soạn công trình: “Các khu dich vụ du

lịch biển, đảo vùng ven biển nước ta và chiến lược phát triển bền vững đến năm2020” năm 2014 [151] Trong công trình, tác giả giới thiệu khái quát các khu dich

vụ du lịch vùng ven biển Việt Nam, những kết quả phát triển dịch vụ du lịch vùng

ven biển và những hạn chế, yếu kém của các khu dịch vụ du lịch ven biển Việt

Nam Từ đó tác giả đưa ra gợi ý về giải pháp phát triển các khu dịch vụ du lịch venbiển theo hướng bền vững

Nhóm tác giả Vũ Lực, Tuỳ Phúc Dân, Trịnh Lỗi có công trình “Kinh tế

Trung Quốc” năm 2010 [52], bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Thị Thu Hằng Trong

công trình nhóm tác giả đã khái quát quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc từ khithực hiện công cuộc cải cách mở cửa đến năm 2010, trong đó có phân tích chínhsách phát triển kinh tế Trung Quốc, thực trạng phát triển kinh tế cũng như vị trí củakinh tế Trung Quốc trong khu vực và thế giới Trong quá trình xây dựng chính sách

phát triển kinh tế, Trung Quốc quan tâm phát triển kinh tế khu vực ven biển, kinh tế

đại dương, điều đó tác dộng nhất định đến sự phát triển của các nước trong khu vựctrong đó có Việt Nam.

Nhóm tác giả Bành Quang Khiêm, Triệu Trí Ấn, La Vĩnh có công trình

15

Trang 18

“Quốc Phòng Trung Quốc” năm 2010, bản dịch tiếng Việt của Trương Gia Quyên,Trương Lệ Mai Trong công trình, nhóm tác giả phân tích chiến lược quân sự phòng

vệ tích cực trên nên tảng chiến tranh nhân dân của Trung Quốc, quá trình cải cách,đổi mới quân sự mang đặc trưng Trung Quốc, trong đó có quá trình hiện đại hoá hảiquân nhằm phục vụ mục đích phát triển của Trung Quốc, “hải quân là lực lượng

chủ chốt tác chiến trên biển, nhiệm vụ chính là bảo vệ an ninh các tuyến đường trên

biển của quốc gia, bảo vệ chủ quyền và lợi ích vùng biển” [87, tr 79] Sự phát triểnquốc phòng Trung Quốc đặc biệt là lực lượng hải quân có ảnh hưởng rất lớn đến

tình hình khu vực và quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đang tiến ra biển

và có những xung đột về lợi ích trong việc khang định chủ quyền bién

Tác giả Kwang Seo Park với công trình nghiên cứu: “The estimation of theocean economy and coastal economy in South Korea - Dự báo kinh tế biển và kinh

tế ven biển ở Hàn Quốc” năm (2014) [194] khăng định rằng, Hàn Quốc có ngànhcông nghiệp biển, công nghiệp tàu thủy hàng đầu thé giới, dịch vụ vận tải biển và

dich vụ cảng bién cũng có khả năng cạnh tranh đăng cấp thé giới Theo tác giả việc

nghiên cứu quy mô, hiện trạng ngành công nghiệp biên trong kinh tế Hàn Quốc là

việc làm cần thiết cung cấp luận cứ cho các nhà hoạch định chính sách Trong đótác giả dựa vào kinh nghiệm của Mỹ dé thực hiện việc phân tích và đưa ra các dựbáo phát triển cho kinh tế bién và kinh tế ven biển ở Hàn Quốc đến năm 2020 thôngqua các tiêu chí việc làm và số lượng doanh nghiệp

Phát triển các lĩnh vực kinh tế biển cũng là đề tài được nhiều người quan tâm

nghiên cứu trong các đề tài luận văn, luận án, các bài viết đăng trên tạp chí:

Lê Nguyên với bài viết: “Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam, Tap

chí Thương mại (13) năm 2007 [69] Trong bài viết, tác giả phân tích và làm rõ cơ

sở lý luận, thực tiễn của Chiến lược phát triển kinh tế biên Việt Nam trong đó phân

tích sâu sắc các yếu tố quốc tế tác động tới việc phát triển kinh tế biển Việt Nam

Trinh bày có hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế biển gan với bảo vệ

chủ quyên bién, đảo trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Tác giả Mạnh Hùng có bài viết, “Chiến lược biển Việt Nam tầm nhìn đếnnăm 2020”, Tạp chí Cộng sản (6) năm 2008 [62] Công trình trình bày những điểm

16

Trang 19

cơ bản trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, qua đó đưa ra những dự báo

và đề xuất một số giải pháp cơ bản thúc day sự phát triển kinh tế biển Việt Nam

Tác giả Bùi Thị Thanh Hương với bài viết, “Phát triển kinh tế biển: kinhnghiệm quốc tế và một số van đề đối với Việt Nam”, 7: ap chí Thông tin khoa học xãhội (8), năm 2011 [63] Từ việc nghiên cứu quá trình khai thác, quản lý kinh tế biểncủa một số quốc gia, tác giả đã rút ra những kinh nghiệm có giá trị gắn với thực tiễnphát triển kinh tế biển của Việt Nam Đồng thời cũng từ những kinh nghiệm quốc tế

mang tính chất gợi mở, tác giả nêu ra một số vấn đề cần giải quyết trong việc thực

hiện chiến lược kinh tế biến tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Nguyễn Bá Ninh có luận án tiễn sĩ Kinh tế với đề tài: “Kinh tế biển ở các tỉnhNam Trung Bộ Việt Nam trong hội nhập quốc tế” năm 2012 [72] Luận án đã đưa

ra hệ thống lý luận chung về phát triển kinh tế biển, thực trạng phát triển kinh tếbiển và những giải pháp phát triển kinh tế biển khu vực Nam Trung Bộ Việt Namtrong thời gian tới Những vấn đề luận án đưa ra không chỉ có giá trị đối với vùngNam Trung Bộ mà còn có ý nghĩa tham khảo đối với các địa phương có biển ở cáckhu vực khác nhau của Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách, khai tháctài nguyên biên dé phát triển kinh tế biên

Nguyễn Thị Anh có đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử “Đảng bộ thành phố HảiPhòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010" năm 2012 [2].Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống chủ trương phát triển kinh tế biển củathành phố Hải Phòng với những điều kiện tương đồng với Quảng Ninh Với phươngpháp nghiên cứu lịch sử và logic, luận án đã phục dựng lại quá trình Đảng bộ thànhphố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 và đưa

ra những nhận xét đánh giá cũng như rút ra kinh nghiệm lịch sử Luận án đã cung

cấp một trường hợp lãnh đạo phát triển kinh tế biển ở một địa phương cụ thể tạo

điều kiện cho tác giả có những nghiên cứu, đối sánh với công trình tác giả nghiên

cứu.

Lại Lâm Anh với luận án tiến sĩ đề tài: “Quản lý kinh tế biển: kinh nghiệm

quốc tế và vận dụng vào Việt Nam” năm 2013 [1] Đề tài đã hệ thong hoá các van

đê vê quản lý kinh tê biên, từ khái niệm, vai trò, chiên lược, chính sách, mô hình

17

Trang 20

đến thể chế phát triển kinh tế biển Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn quản lý kinh tế

biển của Trung Quốc, Malaysia và Singapore kết hợp với nghiên cứu thực tiễn Việt

Nam, đề tài khái quát hóa rút ra quy luật trong quản lý kinh tế biển, từ đó đưa ramột số đề xuất, mang tính gợi ý chính sách về quản lý kinh tế biển trong quá trìnhthực hiện chiến lược biển Việt Nam

Tác giả Nguyễn Thanh Minh với đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử: “Quá trìnhtriển khai chính sách biển của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010" năm 2013

[70] Luận án đã chi ra các yếu tổ tác động tới sự hình thành chính sách biển Việt

Nam, trong đó khẳng định vị trí, vai trò to lớn của biển đối với sự phát triển KT-XHcủa đất nước Trên cơ sở đó tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lịch sử và cơ sở pháp lýcủa việc thực hiện chính sách biển của Việt Nam, làm rõ nội dung thực hiện chínhsách về biển của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010 từ đó đánh giá những thànhtựu và hạn chế trong việc thực thi chính sách biển trong thời kỳ đổi mới

Nguyễn Thị Thu Hà với dé tài luận án tiến sĩ: “Đầu tư phát triển cảng biển

Việt Nam giai đoạn 2005 — 2020, năm 2013 [48] Luận án đưa ra hệ thống lý luận

về phát triển cảng biên, hiện trạng đầu tư phát triển cảng biển ở Việt Nam và đưa racác giải pháp nhằm phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

quốc tế.

Nguyễn Đức Phương với đề tài luận án tiến sĩ: “Đảng Cộng sản Việt Nam

lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011”, năm

2014 [78] Công trình đã chi ra yêu cầu khách quan của việc tăng cường vai trò lãnh

đạo của Đảng đối với việc bảo vệ chủ quyền biến, đảo, hệ thống các quan điểm, chủtrương, chính sách của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001

đến năm 2011 Trên cơ sở chủ trương của Đảng, tác giả làm rõ quá trình chỉ đạothực hiện chủ trương và kết quả đạt được trong công tác lãnh đạo bảo vệ chủ quyền

biển, đảo của Đảng từ năm 2001 đến năm 2011 qua đó rút ra những kinh nghiệm có

giá trị cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tiếp theo

Nguyễn Thị Thơm với đề tài luận án: "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạophát triển kinh tế hàng hải từ năm 1996 đến năm 2011", năm 2015 [102] Luận án

đã đi sâu phân tích các yếu tô tác động tới sự lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải

18

Trang 21

của Đảng, làm rõ chủ trương, quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế hàng hải củaĐảng trong những năm (1996 — 2011) từ đó rút ra những kinh nghiệm có giá trị

cho việc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế hàng hải trong những

năm tiếp theo

Có thể thấy, phần lớn các công trình nghiên cứu dưới góc độ kinh tế, trong

đó phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển các lĩnh vực kinh tế biển của Việt Nam

cũng như một số địa phương cụ thể Thông qua các công trình, chủ trương phát

triển kinh tế biển của Đảng cũng được đề cập mang tính chất khái quát chứ ít côngtrình đi sâu phân tích, đúc rút kinh nghiệm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triểnkinh tế biển với tư cách là ngành kinh tế tổng hợp

1.2 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến kinh tế biển và sựlãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh

Sự phát triển KT-XH tinh Quang Ninh được nhiều tác giả quan tâm nghiên

cứu, trong đó có nhiều công trình liên cứu liên quan đến sự phát triển kinh tế biểntỉnh Quảng Ninh.

Tác giả Hồng Hải, Nhị Giang có công trình: “Quảng Ninh tiềm năng và triểnvọng”, được xuất bản năm 1991 [51], công trình đã phân tích những tiềm năng tolớn của tỉnh Quảng Ninh trong đó có tiềm năng phát triển kinh tế biển đồng thời chỉ

ra triển vọng va dự báo các yếu tô tác động tới sự phát triển KT-XH của QuangNinh trong những năm cuối thế kỷ XX và triển vọng phát triển trong thế kỷ XXI

Cùng với công trình trên, Hà Văn Phàn, Anh Sửu, Nguyễn Minh Châu với

công trình: “Quảng Ninh trong sự nghiệp đổi mới”, năm 1991 [74] Công trình

nghiên cứu tong kết 5 năm tiến hành đôi mới của Quảng Ninh, phân tích những kếtquả bước đầu Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã đạt được trong 5 năm đầuđổi mới, đồng thời chỉ ra tương lai phát triển của tỉnh nhà trong mối quan hệ vớiquá trình đây mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ VII của Đảng.

Ban Vật giá Chính phủ có công trình: “Thế và lực Quang Ninh trước thềm

thé ki XXI” là công trình được xuất bản năm 2001 [8] Công trình đã khái quát thựctrạng phát triển KT-XH tinh Quang Ninh những năm cuối thé kỷ XX, trong đó đã

19

Trang 22

phân tích các thành tựu chủ yếu trong quá trình thực hiện công cuộc 15 năm đổimới của tỉnh Quảng Ninh đồng thời chỉ rõ các yếu tố thế, lực, thời cơ và thách thứcđối với Quảng Ninh quá trình phát trién KT-XH khi bước vào thế kỷ XXI.

GS Nguyễn Hồng Phong, GS Vũ Khiêu đồng chủ biên công trình: “Địa chíQuảng Ninh tập 2” năm 2002 [75] Đây là công trình nghiên cứu công phu về nhiềuvan đề KT-XH, lịch sử tinh Quảng Ninh từ năm 1945 đến năm 2002 Công trình đãkhái quát, tổng kết quá trình phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳkháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược trên các lĩnh vực củađời sông xã hội Đặc biệt là quá trình phát triên KT—XH của tinh Quảng Ninh trongnhững năm đổi mới trên mọi lĩnh vực của đời sông Có thé nói đây là công trình thểhiện bức tranh toàn cảnh về KT-XH của Quảng Ninh trong quá trình xây dựng vàphát triển từ năm 1945 đến năm 2002 Công trình được tổng kết trên những nguồn

tư liệu phong phú của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, những số liệu thống kê có giá

trị to lớn cho việc nghiên cứu lịch sử của tỉnh Quảng Ninh.

Tác giả Đỗ Văn Ninh có công trình: "Thương cảng Vân Đồn" xuất bản năm

2004 [71], công trình khái quát lịch sử hình thành thương cảng Vân Đồn (tỉnhQuang Ninh), chỉ rõ vai trò của Vân Đồn trong giao thương quốc tế thời kỳ phongkiến Đại Việt Trong đó tác giả nhấn mạnh đến sự hình thành văn hóa vùng biểnVân Đồn đã phát triển từ sớm trong lịch sử dân tộc Công trình đã chỉ ra tư duy bámbiển, hướng biển của của cha ông trong quá trình mở cửa giao thương với biênngoài trong lịch sử.

Tổng công ty than Việt Nam có công trình: "Công ty cảng & kinh doanh than

15 năm xây dung và phát triển" năm 2004 [148] Công trình đã tong kết 15 nămhoạt động của công ty cảng chuyên dùng ngành than với những đóng góp cho sựphát triển của ngành kinh doanh cảng cũng công nghiệp khai thác than của tỉnh

Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh với công trình “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh

tập IV (1975 — 2005)” năm 2010 [41] Day là công trình nghiên cứu, tong kết quá

trình lãnh đạo phát triển KT-XH của Đảng bộ tinh Quang Ninh từ năm 1975 đến

năm 2005 Dựa trên những tư liệu quý giá trong hệ thống lưu trữ lịch sử tỉnh QuảngNinh công trình đã phục dựng lại quá trình lãnh đạo phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ

20

Trang 23

quốc của quân và dân tỉnh Quảng Ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đồng

thời cũng rút ra những kinh nghiệm lịch sử quy giá sau mỗi chặng đường lãnh đạo

phát triển của Đảng bộ tỉnh qua các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Tác giả Phạm Minh Chính, Đỗ Thị Hoàng, Nguyễn Văn Đọc với công trình

“Quảng Ninh 50 năm hội tụ & lan toả” đây là công trình được xuất bản năm 2013[15] Công trình đã tổng kết thành tựu phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh, quốcphòng của Quảng Ninh trong 50 năm với nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, sựphát triển của các lĩnh vực KT-XH được tong kết công phu với nhiều tư liệu phongphú, đa dạng Cùng với những kết quả to lớn ma Đảng bộ, chính quyên và nhân dântỉnh Quảng Ninh đạt được trong 50 năm phát triển, công trình cũng nêu ra triểnvọng phát triển mạnh mẽ của Quảng Ninh trong bối cảnh mới với mục tiêu, địnhhướng và quyết tâm đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp phát triển vào năm

2015.

PGS.TS Nguyễn Văn Kim có chuyên khảo: "Vân Đồn — Thương cảng quốc

tế của Việt Nam", xuất bản năm 2014 [64] Đây là công trình chuyên khảo có giá trị

to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử hình thành Vân Đồn với tư cách là một thương

cảng quốc tế trong lịch sử Việt Nam Thông qua công trình có thé thấy được vị trí,vai trò quan trọng của Vân Đồn trong quá trình phát triển của dân tộc, đồng thời tưduy mở cửa theo hướng biển được cha ông ta thể hiện từ rất sớm Công trình lànguôn tài liệu quý giá trong việc tham khảo nhằm hoạch địch chủ trương xây dựngVân Đồn thành Khu kinh tế tổng hợp phát triển đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp

CNH, HDH của tỉnh Quảng Ninh.

Sự phát triển của các lĩnh vực có liên quan tới hoạt động kinh tế biển của tỉnh

Quảng Ninh là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả khi lấy đó làm đề tàinghiên cứu trong các công trình luận văn, luận án.

Hoàng Minh Quang với đề tài luận án tiến sĩ: “Co cau lãnh thé nền kinh tếtỉnh Quảng Ninh”, năm 2006 [80] tại Đại học Sư phạm Hà Nội Trong luận án, tác

giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn việc phân vùng lãnh thổ kinh tế ở QuảngNinh, trong đó có đề cập tới tiềm năng phát triển vùng kinh tế trên biển đảo và venbiên tinh Quang Ninh đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm phát huy thế mạnh

21

Trang 24

từng vùng kinh tế trên địa bàn Quang Ninh đối với sự phát triển KT-XH của Tỉnh.

Nguyễn Thị Trang với đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử "Đảng bộ tỉnh QuảngNinh lãnh đạo kinh tế du lịch từ năm 1996 đến năm 2009" [152] Công trình được

hoàn thành năm 2011 tại Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn — Đại học

Quốc gia Hà Nội Luận văn đã hệ thống hóa chủ trương phát triển kinh tế du lịchcủa Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong những năm 1996 — 2009 trong đó có đề cập tới

sự phát triển du lịch biển như một phần của quá trình phát triển du lịch tỉnh Quảng

Ninh Qua quá trình lãnh đạo và chỉ đạo phát triển du lịch của Đảng bộ tỉnh Quảng

Ninh, luận văn có đưa ra một số nhận xét và rút ra kinh nghiệm lịch sử trong quátrình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của

Quảng Ninh.

Tác giả Trần Xuân Ảnh Luận có luận án tiến sĩ: “Thị trường du lịch QuảngNinh trong hội nhập kinh tế quốc tế", đây là công trình luận án được hoàn thành tạiHọc viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2011 [67] Luận án đã

đi sâu nghiên cứu thực trạng thị trường du lịch Quảng Ninh trước yêu cầu hội nhậpquốc tế, khả năng tiếp cận thị trường của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh Luận án

có đề cập đến chính sách phát triển du lịch trong đó có du lịch biển, những hạn chế

trong chính sách điều hành phát triển du lịch, đặc biệt ở việc tìm kiếm mở rộng thịtrường Trên cơ sở thực trạng thị trường du lịch Quảng Ninh, tác giả kiến nghị cácgiải pháp khai thác hiệu quả thị trường du lịch trong bối cảnh cạnh tranh quốc tếngày một gay gắt nhằm tăng trưởng lượng khách, tăng doanh thu cho hoạt động du

lịch tỉnh Quảng Ninh.

Nguyễn Thị Thu Hiền với đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử: “Đảng bộ tỉnhQuảng Ninh lãnh đạo chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa từ năm 1996 đến năm 2010” [55] Công trình được hoàn thành năm 2012 tạiTrung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị - Đại học Quốc gia HàNội Thông qua công trình này, tác giả đã dựng lại quá trình Đảng bộ tỉnh QuảngNinh lãnh đạo chuyên dịch cơ cấu kinh tế với những chủ trương phủ hợp góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đưa tỉnh Quảng Ninh dan trởthành tỉnh công nghiệp có mức phát triển cao trong cả nước Trong luận văn, tác giả

22

Trang 25

đã đề cập tới sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, trong đó có

nhiều lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển như: thủy sản, công nghiệp, dich vụ du

lịch

Vũ Thị Hạnh với đề tài luận án tiến sĩ Địa lý: “Đánh giá tiềm năng tự nhiênphục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh”[53] Công trình hoàn thành năm 2012 tại Trường Đại hoc Sư phạm Ha Nội Trongluận án, tác giả đã phân tính đánh giá tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo ởQuảng Ninh, trong đó đi đến khăng định, Quảng Ninh là địa phương giàu tiềm năngphát triển du lịch biển, đảo đồng thời đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm phát huy lợithế tiềm năng du lịch biển, đảo theo hướng bền vững góp phần vào sự phát triểnngành du lịch của Quảng Ninh nói riêng và phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh

nói chung.

Lưu Thị Thu với luận văn thạc sĩ Lịch sử với đề tài, "Đảng bộ tỉnh QuảngNinh lãnh đạo phát triển kinh tế thủy sản từ năm 1996 đến năm 2010" [105] Công

trình hoàn thành năm 2013 Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn — Đại học

Quốc gia Hà Nội Đề tài luận văn đã hệ thống hóa chủ trương phát triển kinh tếthủy sản của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, thực tiễn công tác chỉ đạo phát triển ngànhthủy sản trong những năm (1996 — 2010) Trong quá trình khảo luận quá trình Đảng

bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế thủy sản trong những năm (1996 —2010) tác giả đã làm sáng tỏ nhận thức của Đảng bộ tỉnh về vai trò của ngành thủysản đối với sự phát triển kinh tế của Quảng Ninh, Đảng bộ đặt mục tiêu đưa kinh tếthủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn có đóng góp và tác động lớn đến việc giải

quyết việc làm, nâng cao đời sống cho cư dân ven biển, trên cơ sở đó nêu ra những

nhận xét về ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế thủy sản

của Đảng bộ tỉnh và rút ra kinh nghiệm lịch sử phục vụ quá trình phát triển trongtương lai.

Trần Quang Thái có luận văn thạc sĩ, "Quản lý hoạt động khai thác thủy sản

tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững" [96], Công trình được hoàn thành năm

2015 tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Công trình đã làm rõquá trình quan lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh trong những năm

23

Trang 26

gần đây, trong đó đã làm rõ những kết quả tích cực bước đầu trong công tác quản lýhoạt động khai thác thủy sản, đồng thời cũng chỉ ra những bat cập, hạn chế về quan

ly nhà nước trong hoạt động khai thác thủy sản tai Quảng Ninh Từ việc phân tích

thực trạng tác giả đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khaithác thủy sản tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững

Tác giả Hà Văn Hòa có luận án tiến sĩ, "Quản lý nhà nước về bảo vệ môitrường biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" [56], công trình hoàn thành vàonăm 2015 tại Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội Công trình đã làm rõ thựctrạng công tác quản lý nhà nước về môi trường biển ven bờ tại Quảng Ninh Trên

cơ sở đánh giá thực trạng môi trường biển ven bờ tỉnh Quảng Ninh cũng như nhữngchính sách quản lý bảo vệ môi trường biển ven bờ của Quảng Ninh, tác giả đã chỉ ranhững kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước

về môi trường biển ven bờ tại Quảng Ninh Trên cơ sở đó tác giả đưa ra nhữngkhuyến nghị nâng cao hiệu qua quản lý môi trường biển ven bờ trên địa ban tinh

Quảng Ninh nhằm bảo vệ môi trường biên, phát triển bền vững KT-XH

Châu Quốc Tuan có dé tài luận án tiến sĩ: "Phát triển du lịch biển đảo vịnhBái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh" [159] Công trình hoàn thành năm 2016 tại Họcviện Nông nghiệp Việt Nam Luận án đi sâu nghiên cứu tiềm năng du lịch biển đảovùng vịnh Bái Tử Long, thực trạng phát triển du lịch bién tại vùng vịnh Bái tử Longtrong đó chỉ ra những kết quả cơ bản trong phát triển du lịch biển tại đây, đồng thoicũng chỉ ra những hạn chế trong chính sách phát triển du lịch biển của tỉnh QuảngNinh chung và vùng vịnh Bái Tử Long nói riêng Trên cơ sở đó tác giả kiến nghịcác giải pháp phát triển du lịch biển khu vực vùng vịnh Bái Tử Long trong thơi giantiếp theo

Như vậy có thể thấy, các công trình nghiên cứu đề cập tới thực trạng pháttriển KT-XH tỉnh Quảng Ninh, một số công trình nghiên cứu tiềm năng, thực trạng

phát triển một số lĩnh vực kinh tế biển cơ bản, một số công trình có nghiên cứu sự

lãnh đạo phát triển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh ở một vài lĩnh vực KT-XH khác

nhau

24

Trang 27

1.3 Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần

giải quyết

1.3.1 Khái quát kết quả nghiên cứu

Từ việc tham khảo, nghiên cứu các công trình nghiên cứu liên quan trực

tiếp và gián tiếp tới đề tài, tác giả nhận thấy những công trình trên cơ bản đã đềcập tới một số vấn đề sau:

Một là, làm rõ vai trò, vị trí của biển và kinh tế biển đối với sự phát triển KT- XH của các quốc gia, trong đó có Việt Nam Với tiềm năng phát triển to

lớn, biển đã và đang mang lại nhiều nguồn lợi quan trọng đóng góp vào sự phát

triển và thịnh vượng của nhiều nước trong đó có Việt Nam.

Hai là, xuất phát từ lợi ích to lớn mà biển có thể mang lại cho các quốc giakhiến biển trở thành mối quan tâm của nhiều nước từ đó xuất hiện những tranh

chấp, bất đồng trong việc khang định chủ quyền biển, đảo và khai thác tài

nguyên biển Chính vì vậy, nhiều tác giả nhấn mạnh tới việc đấu tranh bảo vệ

chủ quyền biển đảo phải gắn chặt với việc phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ

quyên biển, đảo trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế về luật biển

Ba là, phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển của Việt Nam và tỉnhQuảng Ninh các tác giả đã chỉ ra những kết quả bước đầu trong phát triển kinh tếbiển nói chung và kinh tế biển tỉnh Quảng Ninh nói riêng đồng thời cũng nêu ra

những hạn chế cơ bản cản trở các địa phương khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế biển trong tương lai Từ đó các tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm khác phục hạn chế, đảm bảo khai thác tài nguyên biển phục vụ phát triển kinh tế

bién bền vững

Bon là, một số công trình nghiên cứu có dé cập tới chủ trương phát triểnkinh tế biển của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều địa phương có biển đã quantâm lãnh đạo phát triển kinh tế biển Các tác giả đã khang định Dang Cộng sảnViệt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm lãnh đạo phát triển kinh tếbiển Dé day mạnh phát triển kinh tế biển các địa phương, trong đó có Quảng

Ninh cần xây dựng chiến lược hướng biển và phát triển kinh tế biển hợp lý trên

25

Trang 28

cơ sở phát huy thế mạnh địa phương nhằm góp phan thực hiện thắng lợi chiến

lược biên Việt Nam.

Năm là, các công trình nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác

nhau trong quá trình nghiên cứu trong đó một số công trình sử dụng một cách

phố biến các phương pháp phố quát của khoa học lịch sử như: phương pháp lịch

sử, logic và các phương pháp khác như phân tích, thống kê, so sánh nhằm làm

rõ vai trò, vị tri của kinh tế biển, thực trạng phát triển kinh tế biển nói chung va

sự phát triển KT- XH của tỉnh Quảng Ninh nói riêng, những phương pháp được

sử dụng trong các công trình nghiên cứu có giá trị đối với nghiên cứu sinh trong

việc thực hiện đề tài luận án của mình.

Như vậy, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế biển nói

chung và phát triển các ngành kinh tế thuộc kinh tế biến, tuy nhiên các côngtrình chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ kinh tế đó: điều tra, khảo sát hiện trạngtiềm năng phát triển kinh tế biển, đánh giá tài nguyên, môi trường biển và đề

xuất một số giải pháp khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên biển Một số công

trình đã đề cập tới chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnhQuảng Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế biển nhưng mang tính khái quát hoặc ở

một số lĩnh vực nhất định chưa thành hệ thống Như vậy, qua tìm hiểu, tác giả

chưa thấy công trình nào nghiên cứu toàn diện chuyên sâu có hệ thống về chủtrương lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từnăm 1991 đến năm 2010 cũng như kết quả phát triển kinh tế biển đồng thời đưa

ra nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triển kinh tế biển của

Đảng bộ trong thời gian trên.

1.3.2 Những van đề luận án tập trung nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa những tư liệu của các công trình nghiên cứu có liênquan, luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

Luận án phân tích làm rõ các yếu tô ảnh hưởng đến sự lãnh đạo phát triểnkinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh; chỉ ra yêu cầu khách quan phát triểnkinh tế biển Quảng Ninh từ năm 1991 đến năm 2010

26

Trang 29

Phục dựng lại quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo, chỉ đạo phát

triển kinh tế biển, gop phan phát triển KT-XH của địa phương trong thời gian từnăm 1991 đến năm 2010

Phân tích một số nhận xét và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn Đảng bộtỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010

27

Trang 30

Chương 2: CHỦ TRUONG VÀ SU CHỈ ĐẠO PHAT TRIEN KINH TẾ BIEN

CUA DANG BỘ TINH QUANG NINH TỪ NAM 1991 DEN NAM 2000

2.1 Những yếu tổ tác động đến sự lãnh đạo phat triển kinh tế bién củaĐảng bộ tỉnh Quảng Ninh

Kinh tế biển là khái niệm đến nay chưa có sự thống nhất về mặt nội dung,tuy nhiên có thé hiéu một cách chung nhất kinh tế biển là toàn bộ các hoạt độngkinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế liên quan đến khai thác biển TạiHội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW Đảng (khóa X) trong Chiến lược phát triểnkinh tế biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế biển được xác định gồm những lĩnhvực chủ yếu sau: 1- Khai thác chế biến dầu khí; 2- Kinh tế hàng hải (kinh tế vận tài

biển, kinh tế cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển); 3- Khai thác và chế biến hải sản

(khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản); 4- Du lịch biển và kinh tế đảo; 5- Xâydựng các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất gan với khu đô thịven biển [31, tr 34]

Từ thực tiễn phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh, Chương trình hành động

thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninhxác định kinh tế biển Quảng Ninh bao gồm các lĩnh vực: Kinh tế hàng hải (kinh tếvận tài biển, kinh tế cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển); Du lịch biến; Kinh tếthủy sản (nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản); Phát triển khu kinh tế, khu côngnghiệp ven biên và kinh tế dao

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, KT-XH và thực trạng phát triển kinh tế biển tinhQuảng Ninh trước năm 1991

* Điêu kiện tự nhiên, KT-XH

- Đặc điểm điều kiện tự nhiênQuảng Ninh là một trong những địa phương nằm ở phía Đông Bắc của Tổ

quốc có vùng biển năm trong đải ven biển Bắc Bộ, với bờ biển dài 250 km, diện

tích mặt biển rộng trên 6.000 km2, trên 2.000 hòn đảo lớn nhỏ Toàn tỉnh có 10/14

huyện, thị xã, thành phố có biển, đảo; diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích tựnhiên trong đó có 2 huyện đảo là Cô Tô và Vân Đồn Quảng Ninh là khu vực xungyếu và quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội gắn với đảm bảo quốc

28

Trang 31

phòng, an ninh của tỉnh và vùng Đông Bắc của Tổ quốc, là một trong những địaphương quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam.

+ Nuôi trong, đánh bắt và chế biên hải sản

Quảng Ninh có bờ biển dài 250 km, diện tích mặt biển trên 6000 km”, có

diện tích 43.093 ha rừng ngập mặn và bãi triều ở tuyến trung triều có thé nuôi nhiều

giống hải sản có giá trị kinh tế cao; với 5.300 ha năm ở tuyến cao triều có thé nuôi hải sản theo hướng công nghiệp; có 21.800 ha diện tích chương bãi va các cồn ran

có thể phát triển để nuôi các loài nhuyễn thể (tu hài, trai ngọc, hầu Thái Bình

Dương, ốc ), được phân bố dọc theo bờ biển từ thị xã Quảng Yên đến thành phố

Móng Cái Ngoài tiềm năng về chương bãi, Quảng Ninh còn có tiềm năng rất lớn

về nuôi biển (vùng ngập nước dưới triều) ở các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Vân

Đồn, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Cô Tô Đặc biệt là vịnh Hạ Long, Bái Tử Long

với diện tích 1.553 km2 được tạo bởi hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ nên kín gió, có

nhiều rạn san hô tạo điều kiện cho các loài sinh vật biển cư trú, sinh sống và pháttriển, đây là môi trường thích hợp dé phát triển nuôi các loài nhuyễn thể nhưtrai ngọc, hau biển, vem xanh, ốc hương, tu hài và các đối tượng nhuyễn thé có giátrị kinh tế khác Đây là điều kiện rất thuận lợi đề phát triển các hình thức nuôi lồng

bè, nuôi đáy mà rất ít địa phương trong cả nước có được Vùng biên Quảng Ninh Hải Phòng được xác định là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước BiểnQuang Ninh có quan thé dao lớn nhỏ den xen tao thành những vũng vịnh kin như

-Hạ Long, Bái Tử Long, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hà Cối, Vạn Ninh cùngnhiều tùng, vụng, lạch, cồn, rạn Giã vịnh và biển khơi được thông với nhau bằng

20 luồng và cửa trong đó có I1 cửa chính (như cửa Vạn, cửa Tán, cửa Đài, cửa

Tiếu, cửa Bò Vàng, cửa Đối ) hai bên cửa đều là núi, thuận tiện cho phát triển

nghề cá và điều hoà lực lượng đánh bắt hải sản Độ sâu các cửa thích hợp cho mọi

cỡ tàu thuyền đánh bắt hải sản qua lại, có thể xây dựng các bến cá tập trung, mặt

khác, Quảng Ninh có có nhiều eo, vịnh nhỏ kín gió là điều kiện tự nhiên rất thuậnlợi để cho các tàu cá tránh trú bão an toàn

+ Du lịch biển, đảoQuảng Ninh là một trong những tinh sở hữu đường bờ biển dài trong cả

29

Trang 32

nước, với trên 250km, có 2.077 hòn đảo lớn nhỏ, chiếm 2/3 số đảo của cả nước,khu vực biển Quang Ninh có nhiều bãi biển, vịnh, đảo đẹp nổi tiếng trong nước va

quốc tế, cùng với đó là những giá trị đa dạng về cảnh quan, sinh thái, di tích lịch sử,

văn hoá.

Trước hết phải kể đến khu du lịch thành phố Ha Long, điểm nhắn chính làvịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thé giới đã 2 lần được UNESCO công nhận bởigiá trị thâm mỹ, cảnh quan địa chất, địa mạo; cùng với vịnh Hạ Long, trung tâm du

lịch này còn sở hữu nhiều bãi tắm đẹp như: Bãi Cháy, Tuần Châu va một số bãi tắm

trên vịnh Ha Long như Ti Tốp, Soi Sim Vịnh Hạ Long không chỉ là trung tâm dulịch của Quảng Ninh mà còn là trung tâm du lịch biển của cả nước, là một trongnhững địa điểm thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến tham quan

Khu du lịch huyện đảo Vân Đồn với những cảnh đẹp nên thơ, quyến rũ củavịnh Bái Tử Long và vườn quốc gia Bái Tử Long, Vân Đồn đang sở hữu rất nhiềubãi biển đẹp như: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, những bãi biển này vẫn còn

giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm, không

những thế cảnh quan nơi đây rất trong lành, yên tĩnh, thích hợp cho những kỳ nghỉdưỡng dài ngày Theo quy hoạch phát triển huyện đảo Vân Đồn sẽ trở thành trungtâm du lịch thương mại, giải trí quốc tế đóng vai trò như một đặc khu kinh tế.Huyện đảo Cô Tô là hòn đảo năm tương đối xa đất liền nhưng giàu tiềm năng pháttriển du lịch, nơi đây có nhiều bãi tắm, cảnh đẹp còn ở dạng tiềm năng chưa đượckhai thác nhiều Với chủ trương thực hiện chiến lược biển hiện nay sẽ tạo điều kiện

dé tiềm năng huyện dao Cô Tô trở thành thế mạnh phát triển du lịch biển đảo củaQuảng Ninh.

Vùng biển đảo của Quảng Ninh còn có nguồn lợi hải sản vô cùng phong phú,với những món ăn ngon từ hải sản hấp dẫn như tôm, cua, ghẹ, mực, tu hài, hàubiển trở thành những món âm thực hap dẫn du khách trong và ngoài nước

+ Cảng biển, vận tải biển và công nghiệp đóng tàu

Quảng Ninh là địa phương với 250 km đường bờ biển, trong đó có đường

biển tiếp giáp với Trung Quốc ở hành lang vịnh Bắc Bộ, bờ biển Quang Ninh nhiềuvũng, vịnh trong đó có những vịnh kín gió như Hạ Long, Bái Tử Long hay Cải Lân

30

Trang 33

có nhiều khu vực nước sâu, kín gió, có thé đón nhiều tàu có tải trong lớn thuận lợi

cho việc xây dựng và hình thành kinh tế cảng biển Cùng với đó là một dai dai venbiển các cửa sông thuận lợi hình thành nên các khu công nghiệp đóng tàu công suất

vừa và lớn như khu vực Bạch Đăng, Ba Lan, Hòn Gai

Với vị trí tiếp giáp với Trung Quốc trên biên giới đất liền và biển, có các cửakhẩu quốc tế lớn như Hoành Mô, Móng Cái, địa hình Quảng Ninh tạo điều kiệnthuận lợi hình thành các tuyến vận tải biển trong nước và quốc tế, kết nối khu vựckinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các khu vực khác trong ca nước bằng đường bién vakhu vực kinh tế phía nam của Trung Quốc

- Đặc điểm KT-XH

+ Về kinh tế: Là địa phương có diện tích biển, đảo lớn trong cả nước, Quảng

Ninh chủ yếu phát triển kinh tế biển, ven biển và kinh tế đảo Đặc biệt ké từ khibước vào thời kỳ đổi mới, Quảng Ninh hướng tới xây dựng nền kinh tế phát huy thế

mạnh của địa phương giàu tiềm năng phát triển kinh tế ven biến và kinh tế biển,

trong đó có nhiều ngành kinh tế quan trọng như: khai thác khoáng sản biển, du lịch,cảng biển và dịch vụ cảng, công nghiệp đóng tàu, khai thác nuôi trồng thủy hải sản

là những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Đây cũng chính là nền tảng kinh tế cơbản dé Quang Ninh phan đấu trở thành tỉnh giàu về biển và mạnh về biển

+ Về lao động:

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số tỉnh Quảng Ninh năm 1995 là941.000 người, năm 2000 là 1.024 000 người trong đó 90% là dân tộc kinh, với 22dân tộc anh em cùng sinh sống, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có

bản sắc dân tộc rõ nét Đó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tay, San Diu, San Chi,

Hoa với các nền văn hóa phong phú, đặc sắc, giàu truyền thống lich sử, cáchmạng Với đặc trưng là địa phương gắn liền mọi hoạt động với biển, người Quảng

Ninh có lịch sử khai thác biển từ lâu đời nên đã tích lũy được vốn kinh nghiệm

phong phú về các hoạt động kinh tế trên biển và ven biển Đặc biệt trong thời kỳ

day mạnh CNH, HĐH đất nước, xác định nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định

đến sự phát triên KT-XH của địa phương nên tinh đã quan tâm dau tư phát triểngiáo dục góp phân nâng cao dân trí, bôi dưỡng nguôn nhân lực phục vụ nhu câu

31

Trang 34

phát trién KT-XH địa phương Với trường Dai học Hạ Long và hệ thống các trườngnghề đa dạng là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng nhằm phục vụ cung ứng

lao động cho tỉnh trong đó có lao động trong lĩnh vực kinh tế biển

đường đá dăm nhựa; Đường tỉnh: có 12 tuyến với 301 km, trong đó đường đạt cấp

IV, cấp III là 154 km (chiếm 51%), còn lại là cấp thấp, chủ yếu là mặt đường đá

dăm nhựa Bến, tuyến vận tải khách: Bến xe khách: toan tỉnh có 16 bến xe trong đó

6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp; Tuyến vận tải khách: toàn tỉnh có 125 tuyến vận tảikhách cố định liên tinh và liên tỉnh liền kề; 18 tuyến vận tải khách nội tỉnh và 11

tuyến xe buýt

Đường thuỷ nội dia: toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa, đã đưa vào cấp quản lý

642 km đường thuỷ nội địa Đường biên phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các

bến cảng và hệ thong luồng, lạch Tại Quảng Ninh, trong 14 huyện, thị xã, thành

phố chỉ duy nhất Bình Liêu là huyện không có vận tải thuỷ, 13 huyện, thị xã, thànhphố còn lại đều có sông, suối hoặc ở ven biển nên thuận lợi trong vận tải thuỷ Toản

tinh có 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc danh mục cảng biển trong quy hoạch phát

triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đường sắt: Toàn tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép - Hạ

Long (hiện nay đang cải tạo tuyến Yên Viên — Cái Lân khổ đôi 1,0m và 1,435m),ngoài ra còn có hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than Với hệ thống hạtầng giao thông liên hoàn tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Ninh đây mạnh khaithác phát triển kinh tế biển trở thành trung tâm kinh tế biển của cả nước

Có thé nói, Quảng Ninh là tỉnh giàu tiềm năng và có ưu thế nổi trội so vớimột số địa phương trong nước về phát triển kinh tế biển Với vị trí địa lý quan

trọng, điều kiện tự nhiên phong phú, điều kiện KT-XH tương đối đồng bộ là một

trong những yếu tố góp phan phát triển kinh tế biển Quang Ninh đóng góp vào su

32

Trang 35

phát triển KT-XH của tỉnh cũng như thực hiện thành công Chiến lược biển ViệtNam.

* Kinh tế biển Quảng Ninh trước năm 199]

Hoạt động kinh tế có liên quan đến yếu tố biển tại Quảng Ninh được hìnhthành từ rất sớm trong lịch sử dân tộc gắn liền với sự ra đời của cư dân văn hóa HạLong, ở giai đoạn sớm cách ngày nay khoảng 5000 đến 6000 năm, phương thức

sinh sống của cư dân văn hóa Hạ Long giai đoạn sớm bao gồm: Săn bắt, hái lượm,

canh tác, trồng cây lay soi, rau, củ, quả, tăng cường khai thác bién, phát triển nghề

thủ công làm gốm bàn xoay và chế tác công cụ đá Trong thời kỳ phong kiến ĐạiViệt, Quang Ninh là khu vực có vi trí địa kinh tế, quân sự quan trọng, ngay từ thế

kỷ XII (năm 1149) dưới triều vua Lý Anh Tông, trong khu vực vịnh Hạ Long,thương cảng Vân Đồn đã được thành lập Đây là thương cảng quốc tế đầu tiên củaViệt Nam, đã nhanh chóng phát triển thành nơi trao đôi, buôn bán sam uất suốt mộtthời gian dài từ thời Lý, Trần đến thời Lê Khi thực dân Pháp xâm lược và đô hộ

nước ta, Quảng Ninh trở thành nơi Pháp đây mạnh công cuộc khai thác mỏ than,

các nghé kinh tế thuộc kinh tế biển như: đánh cá, phát triển kinh tế ven biên, vận tảibiển bước đầu hình thành Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và dé quốc

Mỹ xâm lược, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Quảng Ninh đóng góp xứngđáng vào sự nghiệp kháng chiến đi đến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,trong đó ngành vận tải biên Quảng Ninh đã hoàn thành nghĩa vụ hậu phương trongviệc vận chuyền, tiếp tế vũ khí, phương tiện, quân sĩ cho tiền tuyến

Từ sau ngày đất nước giải phóng, cùng với cả nước, Quảng Ninh day mạnh

phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn, thực hiện phát triển kinh tế, hàn gắn vết

thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội Năm 1986 cùng với cả nước Quảng

Ninh bước vào công cuộc đôi mới toàn diện đất nước theo chủ trương của Đại hội

đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng

Ninh lần thứ VIII dién ra từ ngày 15 đến 20/10/1986 đánh dấu bước đổi mới trong

tư duy lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Đại hội Đảng bộtỉnh xác định phương hướng phát triển KT-XH 5 năm (1986 — 1990) “Coi nôngnghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu của kinh tế địa phương, đây mạnh sản xuất

33

Trang 36

hàng xuất khau và hàng tiêu dùng” [34, tr 10] Các hoạt động sản xuất kinh doanhcủa tỉnh đều tập trung hướng vào ba chương trình mục tiêu kinh tế lớn Trong đóhoạt động kinh tế biển nỗi bật của giai đoạn này là nghề cá với hoạt động khai thác

và chế biến hải sản Đại hội xác định chỉ tiêu phát triển nghề cá “đánh bắt được 14ngàn tấn, sản xuất 3,5 triệu lít nước mắm” [34 tr 10]

Ngày 14/03/1987 Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số

02/NQ-TU về 3 chương trình kinh tế lương thực — thực phẩm — hàng tiêu dùng và hang

xuất khâu trong 3 năm 1987 — 1990 Nhằm tăng cường sự lãnh đạo thực hiện Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ tinh lần thứ VIII, trong đó dé đảm bảo nguồn lương thựcthực phẩm và hàng xuất khâu cần “sản xuất hải sản để xuất khâu và trao đổi vớitỉnh bạn” Như vậy lĩnh vực kinh tế thủy sản là một trong những mũi nhọn nhằmthực hiện 3 chương trình mục tiêu kinh tế mà tỉnh hướng đến Mục tiêu phát triểnthủy sản trong 3 năm 1987 — 1990 được xác định sản xuất thực phâm đến năm 1990ngành hai sản sẽ đánh bắt 14 ngàn tan cá, thu mua 8 ngàn tan trong đó có 4 ngàn tan

cá ăn quy tươi, sản xuất 4 triệu lít nước mắm [41, tr 123] Thực hiện chủ trương

của Đảng bộ tỉnh, ngành thủy sản Quảng Ninh đã có sự phát triển trong những năm(1986 — 1990), sản lượng khai thác bình quân đạt 11.879 tan/ năm, riêng ngành khaithác tôm phát triển mạnh góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh,xuất khâu tôm trong những năm 1986 — 1990 đạt bình quân 5884.000 USD/nam.Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, kinh tế thủy sản đạt những kết quả quan trọng,năm 1990 toàn tỉnh khai thác xuất khâu được 500 tấn hải sản đạt mức cao nhất kế

từ năm 1990 trở về trước [41, tr 147]

Hoạt động du lịch biển của Quảng Ninh được hình thành từ sớm, ngay từ

thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, du lịch biển đã được đưa vào khai thác.

Năm 1968, Công ty Dịch vụ cung ứng tau biển Quảng Ninh đã thực hiện vậnchuyên đón tiếp 3100 khách nội địa, năm 1969 đón 277 đoàn khách đến từ 33 quốcgia Đến năm 1986, Ủy ban nhân dân tinh Quảng Ninh đã ra Quyết định 172/ QD-

UB, ngày 28 thang 3 năm 1986 thành lập Công ty du lịch Hạ Long, Quảng Ninh.Việc kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về du lịch bước đầu tạo điều kiện khaithác tốt tiềm năng phát triển du lịch biển của Quảng Ninh Hoạt động du lịch của

34

Trang 37

tỉnh Quảng Ninh cũng bước đầu được khôi phục trong đó chủ yếu là khai thác dulịch biển Đảm bảo hoạt động xuất khẩu đạt được mục tiêu đề ra, Nghị quyết sé02/NQ-TU về 3 chương trình kinh tế lương thực — thực phẩm — hàng tiêu dùng vahàng xuất khâu trong 3 năm 1987 — 1990 xác định cần phải “Khai thác mọi tiềmnăng thế mạnh của tỉnh trong đó có khoáng sản, hải sản, du lịch ” với tiềm năngphát triển du lịch biển phong phú, tỉnh Quảng Ninh từng bước đầu tư phát triển loạihình du lịch nhiều triển vọng góp phần 6n định KT-XH của tinh trong những năm

(1986 — 1990) Đến năm 1990 hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, số khách du lịch

tăng gấp 5 lần so với năm 1989 [41, tr 147]

Ngành vận tải biển ở Quảng Ninh được hình thành gắn liền với quá trìnhkhai thác thuộc địa của thực dân Pháp Các cảng biển ở Quảng Ninh được hìnhthành do các nhà tư bản Pháp xây dựng nhằm phục vụ khai thác than Năm 1885,cảng Hòn Gai được đầu tư xây dựng với mức mớn nước trên 6m, có thé đón tàuhàng vạn tan ra vào Năm 1922, cảng Hòn Gai được mở rộng, cải tạo, hàng loại các

cảng biển khác như Cửa Ông, Vân Đồn cũng hình thành, đáp ứng yêu cầu vận tải,

khai thác và phục vụ cảng cá Đội tàu vận tải Quảng Ninh cũng phát triển mạnh từnhững năm trong kháng chiến chống Mỹ với những đội thuyền vận tải đa phần làthuyền buồm, đến những năm 80 của thế kỷ XX Quảng Ninh đã có những độithuyền buồm có trọng tải 25 đến 30 tan

Ngành đóng tàu của Quảng Ninh được hình thành từ sớm, ngay từ những

năm 1960, những xưởng đóng tau đã hình thành tại Hòn Gai, Cửa Ông, Tiên Yên,

ngành công nghiệp đóng tàu ở Quảng Ninh những năm 1960 chủ yếu đóng tàu vỏ

gỗ phục vụ nghề đánh cá Xí nghiệp đóng tàu của Sở Giao thông Công chính QuangNinh được hình thành từ những năm 1970 phục vu đóng tàu pha, chuyên chở du

khách Bước vào đầu những năm đổi mới, ngành công nghiệp đóng tàu từng bước

phát triển với nhà máy đóng tàu Hạ Long, các xưởng đóng tàu, hợp tác xã và tư

nhân ở khu vực Hà An, (Yên Hưng) cũng hình thành Ngành đóng tàu từng bước

hiện đại hóa chuyền từ đóng tàu vỏ gỗ sang nghiên cứu đóng mới tàu vỏ sắt, thực

hiện các dịch vụ hậu cần sửa chữa, cải tạo tàu cá cũng như tàu khách, tàu hàng

Ngày 04/06/1990 Tỉnh ủy Quang Ninh ban hành Nghị quyết số 90/NQ-TU

35

Trang 38

về một số chủ trương chính sách lớn phát triên KT-XH miền núi Trong đó đưa ranhững giải pháp phát triển toàn diện các mặt nông — lâm — ngư nghiệp, du lịch nhằm làm chuyên biến cơ bản tình hình KT-XH ở các xã trọng điểm của miền núi,hải đảo, trong đó một số giải pháp nhằm thúc đây các hoạt động kinh tế biển đượcđưa định hướng sự phát triển trong thời gian tiếp theo.

Có thé nói, kinh tế biển Quảng Ninh trước năm 1991 mới bước đầu hìnhthành và phát triển, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước nói chung và Quảng Ninhnói riêng còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế biên Quang Ninh hình thành trên cơ sở sựphát triển mang tính nhỏ lẻ, rời rạc các lĩnh vực kinh tế biển Trước năm 1991,Quảng Ninh chưa có chiến lược phát triển kinh tế biển để nghiên cứu, đánh giá,khai thác hiệu quả tiềm năng của biển đối với sự phát triển KT-XH của địa phương

2.1.2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế biển

từ năm 1991 đến năm 2000

Bước vào thập niên 90 của thé ky XX, sau 5 năm tiến hành công cuộc đổimới đất nước, kinh tế đất nước bước đầu ổn định, tuy nhiên đời sống nhân dân vẫn

còn nhiều khó khăn Cùng với những diễn biến bất ồn tại các nước xã hội chủ nghĩa

ở Đông Âu và Liên Xô đã buộc chúng ta phải nhìn nhận lại đường lối phát triểnkinh tế, phát huy tiềm năng, khai thác thế mạnh khắc phục khó khăn đưa đất nước

đi lên Trong bối cảnh đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng diễn ranăm 1991 đã đánh giá toàn diện thực trạng KT-XH đất nước, Đại hội thống nhấtthông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, và đã xácđịnh, nước ta có nhiều lợi thé về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt có: “Vùng biển vàthêm lục địa rộng lớn có nhiều tiềm năng về thuỷ sản, dầu khí vả sa khoáng, dịch vụhàng hải và du lich ” [27, tr 2] Chính vì vậy Dang đã dành sự quan tâm đặc biệtđến phát triển KT-XH vùng ven biến, hải đảo trong mỗi quan hệ giữa phát triểnkinh tế với tăng cường tiềm lực, đảm bảo an ninh, an toàn và chủ quyền biển, đảo.Trong đó Dang đưa ra định hướng phát triển các vùng kinh tế: “Vùng biển và hảiđảo hướng vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, khai thác chế biến dầukhí và các sa khoáng, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ về hàng hải, mởmang du lịch ” [27, tr 15].

36

Trang 39

Dé khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của biển cần có sự phát triển hài hòatrong lĩnh vực ngư nghiệp: “Ngư nghiệp phát triển đánh bắt và nuôi trồng các loạithuỷ, hải sản nhất là các loại có khả năng xuất khâu Thực hiện nghiêm quy chế bảo

vệ nguồn lợi thuỷ, hải sản Xây dựng đội ngũ lao động giỏi nghé biển, cơ sở hạ tang

và chế biến, bảo hộ nghề cá nhân dân Phát triển lực lượng tàu thuyền khai thácvùng biển xa.” [27, tr 10] Cùng với đó là “Từng bước khai thác toàn diện các tiềmnăng to lớn của kinh tế biển, phát triển kinh tế ở hải đảo , thực hiện chủ quyền đối

với vùng đặc quyền kinh tế Các tinh ven biển phát huy thuận lợi mở cửa ra bên

ngoài , phát triển và bảo vệ kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, an ninh” [27, tr

15].

Trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực va trên thế giới bắt đầu daymạnh việc khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển, Nghị quyết 03 - NQ/TWngày 06/05/1993 của Đảng về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong nhữngnăm trước mắt được ban hành, đây là nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng vềkinh tế biển trong thời kỳ đổi mới Trên cơ sở phân tích hình quốc tế và trong nước,

Nghị quyết nhận định: “Tiến ra biển là một hướng phát triển của loài người” cùng

với đó ““Trở thành một nước mạnh về biên là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêucầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.” [9, tr 5].Trên cơ sở đó, Nghị quyết nêu ra nhiệm vụ: “Đây mạnh phát triển kinh tế biển điđôi với tăng cường kha năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia Song song vớinhiệm vụ đó là bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển, phấn đấu đưa nước tatrở thành nước mạnh về biển vào năm 2020” [9, tr 6]

Trên cơ sở những chủ trương cơ bản, Nghị quyết xác định: Về quy hoạch các

ngành kinh tế hình thành từng bước các trung tâm kinh tế biển theo hướng phát

triển tổng hợp gồm: Vận tải biển va dich vụ hàng hải; khai thác, nuôi trồng, chế

biến hải sản và dịch vụ nghề cá; công nghiệp lọc và hoá dầu, đóng và sửa chữa tàu,

khai thác và chế bién khoáng sản, vật liệu xây dựng ; xây dựng các khu chế xuất,các căn cứ trên bờ cho vận tải, du lịch và dịch vụ.

Tập trung sức xây dựng các đô thị trung tâm kinh tế biển nối liền với địabàn nội địa thuộc các vùng kinh tê trọng điêm:

37

Trang 40

Phía Bắc, vùng trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Trong đó,thành phố Hải Phong và thành phố Hạ Long trong tương lai (bao gồm Hòn Gai -

Bãi Cháy - Hoành Bồ) là các đô thị trung tâm kinh tế biển

Phía Nam, vùng trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng

Tàu, thành phố tiền duyên là Bà Rịa - Vũng Tàu

Miền Trung, cụm Huế - Đà Nẵng - Quy Nhơn và Nha Trang - Cam Ranh

đóng vai trò cửa ngõ ra Biển Đông đối với miền Trung, Tây Nguyên, đối với một

số nước như Campuchia, Thái Lan

Các tỉnh khác có biển và hải đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan phải có kếhoạch xây dựng kinh tế biển phù hợp với điều kiện của từng địa ban; trong đó các

đô thi ven biển được xây dung thành trung tâm kinh tế đối với từng vùng biển

Đối với cảng biển: nâng cấp, xây dựng mới theo hướng hiện đại hoá các

cảng biển (chú ý cảng nước sâu) trong một quy hoạch hợp lý, liên kết với hệ thốnggiao thông đường bộ, đường sắt, đường sông gồm:

+ Cụm cảng phía Bắc, trọng tâm là cảng Hải Phòng, Cái Lân.

+ Cụm cảng phía Nam, trọng tâm là các cảng Vũng Tàu, Thị Vải, Sài Gòn.

Xem xét cảng Cần Thơ và Hòn Chông ở miền Tây Nam Bộ

+ Các cảng quan trọng ở miền Trung: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, CamRanh Cùng với Lào và Thái Lan nghiên cứu dé có chủ trương về cảng Hòn La

Đồng bộ hoá và hiện đại hoá dần cơ sở vật chất kỹ thuật quản lý, điều hànhhàng hải, hàng không quốc tế trên vùng biển, vùng trời của Việt Nam (hệ thốngđiều hành, rađa, đèn hiệu, phao tiêu, cứu hộ )

Triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã banhành Chi thị số 399/TTg ngày 05/8/1993 về Một số nhiệm vụ phát triển kinh tếbiển trong những năm trước mắt và Chỉ thị số 171/TTg năm 1995 triển khai Nghị

quyết số 03-NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm

trước mắt, đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, đây mạnh công tácchỉ đạo điều hành phát triển kinh tế biên

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6-1996), xác định:

“Vùng biên va ven biên là địa bàn chiên lược về kinh tê và an ninh, quôc phòng,

38

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:41