MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tiễn phát triển các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước tác động tích cực của nền kinh tế thị trường, Đảng, Nhà nước đang quyết tâm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, nhằm làm cho kinh tế Nhà nước phát triển hiệu quả hơn, bình đẳng với các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Tình hình đó càng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của kinh tế tư nhân (KTTN), là thành phần kinh tế không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, “Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa” [42, tr.57-58]. Đã có một thời gian rất dài, KTTN bị phủ nhận, nhất là sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, đáng ra thành phần kinh tế này phải được nhìn nhận lại. Nhưng do áp dụng một cách máy móc mô hình kinh tế tập trung bao cấp của các nước XHCN, chủ quan, nóng vội muốn xây dựng nhanh chủ nghĩa xã hội (CNXH), nên KTTN không được thừa nhận. Hậu quả là đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986), đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt nhấn mạnh đến đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, trong đó KTTN được thừa nhận. Đến Đại hội lần thứ X (tháng 4-2006), Đảng thực sự khẳng định vai trò của KTTN đối với sự phát triển của đất nước, “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” [48, tr.83]. Thực tiễn xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến năm 2010, KTTN đang có những đóng góp xứng đáng cho đất nước, trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh v.v... Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi tác động đến sự phát triển KTTN, như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chủ trương, giải pháp của Đảng bộ, chính quyền địa phương v.v... Đặc biệt, Tỉnh có ưu thế vượt trội so nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước là tiếp giáp với biển, quản lý một vùng biển rộng lớn đến hơn một trăm km 2 thềm lục địa Nam Biển Đông, nơi có tiềm năng quan trọng về dầu khí và thủy hải sản, người dân luôn năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh v.v..., đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp cho sự hình thành và phát triển KTTN của địa phương. Hơn nữa, do yêu cầu cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân và xây dựng, phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành “tỉnh công nghiệp, mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế vào thời kỳ 2010-2015; là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản của khu vực và cả nước” [35, tr.133], nên cần phải phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực tại chỗ trong đó có năng lực sản xuất, kinh doanh của KTTN. Quá trình phát triển, từ năm 1991 đến năm 2010, nhất là từ năm 2001 trở về sau này, KTTN phát triển mạnh về số lượng, hình thức và loại hình đăng ký sản xuất, kinh doanh, lượng vốn và lực lượng lao động v.v... KTTN có những đóng góp lớn trên các mặt phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc làm, xã hội, an ninh - quốc phòng và đời sống nhân dân v.v... Tuy nhiên, nó vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế: quy mô còn nhỏ bé, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chưa thật sự đa dạng, dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường. Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, tay nghề người lao động còn thấp. Trình độ công nghệ, trang thiết bị còn lạc hậu. Cùng những rào cản từ tâm lý xã hội và thủ tục, quy định hành chính của các cấp chính quyền tỉnh vẫn tạo ra ít nhiều khó khăn đối với KTTN v.v... Điều đó đòi hỏi cần sự năng động, sáng tạo, những cách làm mới, hiệu quả của các tầng lớp nhân dân làm kinh tế, sự đổi mới về chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện phát triển KTTN v.v... Nghiên cứu, làm sáng rõ nội dung trên sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Vì vậy, tôi quyết định chọn vấn đề "Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010" làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Phục dựng toàn diện các hình thức, mô hình tiêu biểu của KTTN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010. - Đánh giá thành tựu, hạn chế của KTTN và đúc kết những kinh nghiệm về phát triển KTTN tại địa phương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phát hiện những nhân tố tác động đến sự phát triển KTTN của tỉnh. - Phân tích các hình thức, loại hình, lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh và gương điển hình tiên tiến của KTTN ở địa phương từ năm 1991 đến năm 2010. - Nêu bật những thành tựu và hạn chế, khó khăn của KTTN. Đúc kết kinh nghiệm, gợi mở giải pháp tiếp tục phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình sản xuất, kinh doanh của hộ kinh doanh, các loại hình DNTN và một số mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu tại địa phương. 3.2. Pham vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển KTTN: thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa, huyện Tân Thành, Xuyên Mộc, Châu Đức, Long Điền... Tác giả luận án tiếp xúc, tìm hiểu mô hình làm KTTN của các gương điển hình tiên tiến của KTTN nhằm hiểu được cách làm, những thuận lợi, khó khăn cần tháo gỡ.
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HUY PHƯƠNG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2016
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HUY PHƯƠNG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án
là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả
Nguyễn Huy Phương
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình
Danh mục các phụ lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1 Các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân trên phạm vi quốc gia 7
1.1.1 Công trình nghiên cứu về hình thức, loại hình phát triển của kinh tế tư nhân 7
1.1.2 Công trình nghiên cứu về lĩnh vực phát triển của kinh tế tư nhân 16
1.1.3 Công trình nghiên cứu về tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể nhân dân và đội ngũ quản lý của kinh tế tư nhân 17
1.2 Công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 19
1.3 Những kết quả đã đạt được và những vấn đề luận án kế thừa 21
1.3.1 Những vấn đề các công trình trước đã đề cập 21
1.3.2 Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu, giải quyết 24
Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 26
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới 26
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28
2.1.3 Chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ, chính quyền tỉnh về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần 32
Trang 52.2 Sự phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1991 đến năm 2000 46
2.2.1 Khái niệm và các hình thức của kinh tế tư nhân 46
2.2.2 Khái quát kinh tế tư nhân ở địa phương trước năm 1991 50
2.2.3 Sự phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1991 đến năm 2000 52
Chương 3: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 70
3.1 Những điều kiện mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân sau năm 2000 70
3.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát trển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh 70
3.1.2 Chủ trương, giải pháp của Đảng bộ, chính quyền địa phương đối với sự phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh 75
3.2 Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2001 đến năm 2010 78
3.2.1 Hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể, tiểu chủ 78
3.2.2 Hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp tư nhân 82
3.2.3 Một số mô hình sản xuất, kinh doanh của kinh tế hộ và doanh nghiệp 97
Chương 4: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 102
4.1 Thành tựu phát triển của kinh tế tư nhân 102
4.1.1 Kinh tế tư nhân đã khơi dậy, phát huy tiềm năng sản xuất, kinh doanh của một bộ phận dân cư và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương 102
4.1.2 Kinh tế tư nhân đóng góp đáng kể vào việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 104
4.1.3 Kinh tế tư nhân phát triển góp phần hình thành đội ngũ doanh nhân mới và lực lượng lao động hoạt động trong cơ chế thị trường 108
4.1.4 Kinh tế tư nhân góp phần phát triển kinh tế - xã hội và tham gia tích cực các hoạt động xã hội, từ thiện của địa phương 110
4.1.5 Kinh tế tư nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng và các đoàn thể nhân dân 114
Trang 64.2 Hạn chế của kinh tế tư nhân 118
4.2.1 Quy mô và lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh của kinh tế tư
nhân còn nhỏ bé và dễ bị tổn thương trước biến động của kinh tế
thị trường 118 4.2.2 Trình độ công nghệ, trang thiết bị, máy móc trong các doanh
nghiệp còn lạc hậu, thiếu thông tin về thị trường 122 4.2.3 Sự chấp hành chính sách, pháp luật của một bộ phận kinh tế tư
nhân còn một số hạn chế 123 4.2.4 Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp và tay nghề người lao
động trong các doanh nghiệp còn thấp 125
4.3 Một số kinh nghiệm chủ yếu 129
4.3.1 Sự nhất trí trong toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân về chủ
trương phát triển kinh tế tư nhân là nhân tố quyết định hàng đầu
thực hiện thành công nhiệm vụ kinh tế quan trọng này 129 4.3.2 Tạo môi trường pháp lý, thị trường, công nghệ, bổ sung nguồn
vốn là điều kiện hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh tế tư nhân 131 4.3.3 Chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ doanh nhân có trình độ,
năng lực quản lý và tay nghề người lao động đáp ứng yêu cầu
phát triển của kinh tế tư nhân 133 4.3.4 Cần tiếp tục khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế tư nhân
và tôn vinh những cống hiến của thành phần kinh tế này cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 136 4.3.5 Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể trong
doanh nghiệp tư nhân là nhân tố tạo nên sự thống nhất trong thực
hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và tạo sự
gắn kết chủ doanh nghiệp và người lao động 138
KẾT LUẬN 142 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146 PHỤ LỤC 165
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh từ năm
1991 đến năm 2000, chia theo tỷ lệ % 55
Hình 2.2: Biểu đồ phản ánh tỷ lệ % doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ
năm 1991 đến năm 2000 56
Hình 2.3: Sự phân bố doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
từ năm 1991 đến năm 2000 59
Hình 3.1: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh từ năm
2001 đến năm 2010, chia theo tỷ lệ % 82
Hình 3.2: Biểu đồ phản ánh tỷ lệ % doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ
năm 2001 đến năm 2010 84
Hình 3.3: Sự phân bố doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
từ năm 2001 đến năm 2010 87
Trang 9DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Sự thay đổi số lượng và tỷ lệ % doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh, giai đoạn 1991-2010 165
Phụ lục 2: Sự thay đổi số lượng loại hình doanh nghiệp của tư nhân
đăng ký kinh doanh, giai đoạn 1991-2010 166
Phụ lục 3: Sự thay đổi về số lượng loại hình công ty TNHH trong
các lĩnh vực đăng ký kinh doanh 167
Phụ lục 4: Sự thay đổi về số lượng loại hình CTCP trong các lĩnh
vực đăng ký kinh doanh 168
Phụ lục 5: Sự thay đổi về số lượng loại hình DNTN trong các lĩnh
vực đăng ký kinh doanh 169
Phụ lục 6: Sự phân bố các lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh
các loại hình DNTN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 1996-2000 170
Phụ lục 7: Sự thay đổi số lượng doanh nghiệp của loại hình công ty
TNHH ở các địa bàn của tỉnh, giai đoạn 2001-2010 170
Phụ lục 8: Sự thay đổi số lượng doanh nghiệp của loại hình CTCP ở
các địa bàn của tỉnh, giai đoạn 2001-2010 171
Phụ lục 9: Sự thay đổi số lượng doanh nghiệp của loại hình DNTN
ở các bàn của tỉnh, giai đoạn 2001-2010 171
Phụ lục 10: Số lượng doanh nghiệp đăng ký sản xuất, kinh doanh ở
các địa bàn của tỉnh, giai đoạn 2001-2010 172
Phụ lục 11: Sự phân bố các lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2001-2010 172
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn phát triển các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước tác động tích cực của nền kinh tế thị trường, Đảng, Nhà nước đang quyết tâm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, nhằm làm cho kinh tế Nhà nước phát triển hiệu quả hơn, bình đẳng với các thành phần kinh tế trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Tình hình đó
càng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của kinh tế tư nhân (KTTN), là thành phần kinh tế không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần,
“Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa” [42, tr.57-58]
Đã có một thời gian rất dài, KTTN bị phủ nhận, nhất là sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, đáng ra thành phần kinh tế này phải được nhìn nhận lại Nhưng do áp dụng một cách máy móc mô hình kinh tế tập trung bao cấp của các nước XHCN, chủ quan, nóng vội muốn xây dựng nhanh chủ nghĩa xã hội (CNXH), nên KTTN không được thừa nhận Hậu quả là đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng
Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986), đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt nhấn mạnh đến đổi mới tư duy, trước hết
là tư duy kinh tế, trong đó KTTN được thừa nhận Đến Đại hội lần thứ X (tháng 4-2006), Đảng thực sự khẳng định vai trò của KTTN đối với sự phát triển của đất nước, “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” [48, tr.83] Thực tiễn xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến năm 2010, KTTN đang có những đóng góp xứng đáng cho đất nước, trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh v.v
Trang 11Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi tác động đến sự phát triển KTTN, như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chủ trương, giải pháp của Đảng bộ, chính quyền địa phương v.v Đặc biệt, Tỉnh có ưu thế vượt trội so nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước là tiếp giáp với biển, quản lý một vùng biển rộng lớn đến hơn một trăm km2 thềm lục địa Nam Biển Đông, nơi có tiềm năng quan trọng về dầu khí và thủy hải sản, người dân luôn năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh v.v , đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp cho sự hình thành và phát triển KTTN của địa phương Hơn nữa, do yêu cầu cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân và xây dựng, phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành “tỉnh công nghiệp, mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế vào thời kỳ 2010-2015; là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản của khu vực và cả nước” [35, tr.133], nên cần phải phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực tại chỗ trong đó có năng lực sản xuất, kinh doanh của KTTN
Quá trình phát triển, từ năm 1991 đến năm 2010, nhất là từ năm 2001 trở về sau này, KTTN phát triển mạnh về số lượng, hình thức và loại hình đăng ký sản xuất, kinh doanh, lượng vốn và lực lượng lao động v.v KTTN
có những đóng góp lớn trên các mặt phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc làm, xã hội, an ninh - quốc phòng và đời sống nhân dân v.v Tuy nhiên, nó vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế: quy mô còn nhỏ bé, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chưa thật sự đa dạng, dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, tay nghề người lao động còn thấp Trình độ công nghệ, trang thiết bị còn lạc hậu Cùng những rào cản từ tâm lý xã hội và thủ tục, quy định hành chính của các cấp chính quyền tỉnh vẫn tạo ra ít nhiều khó khăn đối với KTTN v.v Điều đó đòi hỏi cần sự năng động, sáng tạo, những cách làm mới, hiệu quả của các tầng lớp nhân dân làm kinh tế, sự đổi mới về chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện phát triển KTTN v.v
Trang 12Nghiên cứu, làm sáng rõ nội dung trên sẽ có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn sâu sắc Vì vậy, tôi quyết định chọn vấn đề "Quá trình phát triển kinh tế
tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010" làm đề tài
luận án tiến sĩ
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Phục dựng toàn diện các hình thức, mô hình tiêu biểu của KTTN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010
- Đánh giá thành tựu, hạn chế của KTTN và đúc kết những kinh nghiệm về phát triển KTTN tại địa phương
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phát hiện những nhân tố tác động đến sự phát triển KTTN của tỉnh
- Phân tích các hình thức, loại hình, lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh và gương điển hình tiên tiến của KTTN ở địa phương từ năm 1991 đến năm 2010
- Nêu bật những thành tựu và hạn chế, khó khăn của KTTN Đúc kết kinh nghiệm, gợi mở giải pháp tiếp tục phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình sản xuất, kinh doanh của hộ kinh doanh, các loại hình DNTN
và một số mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu tại địa phương
3.2 Pham vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi không gian
Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển KTTN: thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa, huyện Tân Thành, Xuyên Mộc, Châu Đức, Long Điền Tác giả luận án tiếp xúc, tìm hiểu mô hình làm KTTN của các gương điển hình tiên tiến của KTTN nhằm hiểu được cách làm, những thuận lợi, khó khăn cần tháo gỡ
Trang 134 Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận án gồm:
- Tư liệu văn kiện Đảng, Nhà nước: Các văn kiện toàn tập của V.I.Lênin,
Hồ Chí Minh viết về KTTN trong thời kỳ quá độ lên CNXH Văn kiện Đại hội của Đảng, từ các đại hội trước đổi mới đến các đại hội đổi mới đề cập đến KTTN, nhưng tập trung nhất là các văn kiện đại hội thời kỳ đổi mới (Đại hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ X) Báo cáo tổng kết của Đảng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ đổi mới Các luật, nghị định, thông tư của Nhà nước, Chính phủ và các bộ về chủ trương, chính sách phát triển KTTN
- Tư liệu địa phương: Văn kiện Đảng bộ tỉnh, chương trình hành động
của Tỉnh ủy, Huyện ủy, báo cáo của UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh và các thành phố, huyện về KTTN của địa phương
- Tư liệu từ sách, tạp chí: Bài viết của các tác giả được đăng trên các
tạp chí trong nước, xuất bản thành sách và luận văn, luận án của học viên được bảo vệ tại hội đồng khoa học các đại học, học viện trên cả nước lên quan đến KTTN
5 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý thuyết
Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết:
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự tồn tại của KTTN trong thời kỳ quá độ lên CNXH Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách
Trang 14của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Chủ trương, chương trình hành động, giải pháp v.v của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm phát triển KTTN của địa phương
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả luận án sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phê phán các nguồn sử liệu Đặc biệt, phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để nghiên cứu từng vấn đề cụ thể đến vấn đề chung nhất về KTTN trên địa bàn tỉnh
- Phương pháp điều tra xã hội học Tác giả tiếp xúc với chủ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các gương điển hình tiên tiến làm KTTN tại một số địa phương của tỉnh, hiểu được cách làm, những thuận lợi, khó khăn cần tháo
gỡ Đồng thời, tác giả luận án thu thập ý kiến và trao đổi với nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở tỉnh, thành phố và các huyện qua các thời kỳ về các căn cứ đề ra chủ trương, chương trình hành động phát triển KTTN Từ đó, luận án đúc kết những vấn đề chủ yếu và những kinh nghiệm về sự phát triển KTTN của địa phương
- Phương pháp sưu tầm các tư liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu Tác giả luận án đã dành nhiều thời gian, tâm sức để đọc, khai thác tư liệu ở các thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nguồn tư liệu các cơ quan, ban, ngành địa phương, như Tỉnh ủy, UBND, các sở, ngành của tỉnh Sau khi thu thập nguồn
tư liệu phong phú liên quan đến đề tài, tác giả sử dụng phương pháp đọc, phân loại, chọn lọc tài liệu phù hợp kết cấu, nội dung luận án
6 Đóng góp chủ yếu của luận án
Luận án có những đóng góp cơ bản như sau:
- Luận án làm rõ quá trình phát triển nhận thức, quan điểm của Đảng, Nhà nước cũng như của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về vị trí, vai trò của KTTN
Trang 15đối với nền kinh tế đất nước và kinh tế địa phương từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước năm 1986 đến năm 2010
- Luận án trình bày một cách có hệ thống quá trình phát triển KTTN trên các vùng, miền của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010 qua hai giai đoạn: năm 1991 đến năm 2000 và năm 2001 đến năm 2010
- Luận án đánh giá những thành tựu và những hạn chế, khó khăn của KTTN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010 Từ đó, luận án đúc kết một số kinh nghiệm, gợi mở những giải pháp nhằm tiếp tục phát triển KTTN của địa phương
- Luận án còn góp phần vào việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử đương đại và lịch sử địa phương
7 Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
từ năm 1991 đến năm 2000
Chương 3: Sự phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ
năm 2001 đến năm 2010
Chương 4: Đánh giá sự phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế tồn tại từ rất lâu trong lịch sử Trên phạm vi quốc gia cũng như địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã có nhiều đề tài, bài viết về KTTN đăng trên các báo, tạp chí, luận văn bảo vệ tại hội đồng khoa học của nhiều đại học, học viện trên toàn quốc và viết thành sách
xuất bản, nhất là sau khi Luật Doanh nghiệp tư nhân ra đời và có hiệu lực từ tháng 4-1991, sau đó là Luật Doanh nghiệp thay thế Luật Công ty và Luật
Doanh nghiệp tư nhân có hiệu lực từ tháng 01-2000 Có thể chia làm hai
nhóm nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1 Các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân trên phạm vi quốc gia
1.1.1 Công trình nghiên cứu về hình thức, loại hình phát triển của kinh tế tư nhân
- Lê Xuân Bá (2002), “Kinh tế tư nhân - bộ phận cấu thành quan trọng
của nền kinh tế nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số (22) Tác giả chỉ ra quan điểm
của Đảng về KTTN, vai trò và giải pháp phát triển KTTN
- Trần Ngọc Bút (2002), “Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác giả trình bày cơ sở
lý luận, thực tiễn phát triển kinh tế nhiều thành phần Sự phát triển KTTN trước đổi mới, từ khi đổi mới đến những năm đầu thậm niên của thế kỷ 21 và phát triển KTTN theo định hướng XHCN
- Vũ Đình Bách (2004), “Phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, trong sách:
“Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác giả đã khái quát quan điểm của Đảng về phát triển KTTN, vai trò, hạn chế, khó khăn của KTTN
Trang 17- Vương Cường (1992), “Xây dựng kinh tế hộ gia đình thành đơn vị
sản xuất hàng hóa”, Tạp chí Cộng sản, số (2) Tác giả nêu khái quát lịch sử
hình thành kinh tế hộ và những giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế hộ gia đình trong nền sản xuất hàng hóa
- Nguyễn Sinh Cúc (1999), “Khảo sát kinh tế trang trại”, Nghiên cứu
kinh tế, số (1) Tác giả nêu khái niệm, tiêu chí của kinh tế trang trại, khó khăn
và nguyện vọng của chủ trang trại, giải pháp phát triển kinh tế trang trại
- Võ Văn Đức, Trần Kim Chung (2002), “Những giải pháp chủ yếu
tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân”, Kinh tế và Phát triển, số (64) Tác giả cho
rằng, để tiếp tục phát triển KTTN cần thực hiện hai nhóm biện pháp: Hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường điều hành từ phía Nhà nước
- Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), “Kinh tế tư nhân và vấn đề đảng viên
làm kinh tế tư nhân trong điều kiện hiện nay”, Triết học, số (9) Tác giả khái
quát chủ trương, chính sách phát triển KTTN trong nền kinh tế nhiều thành phần và chỉ rõ vị trí, vai trò của nó trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước
- Vũ Hùng Cường (2010), “Những rào cản phát triển đối với khu vực kinh tế tư nhân và những vấn đề phát huy vai trò động lực của nó thúc đẩy
tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010”, Nghiên cứu
kinh tế, số (12) Tác giả chỉ rõ vai trò của KTTN trong nền kinh tế thị trường
hiện đại, những rào cản về tâm lý, cơ chế chính sách, những tồn tại, yếu kém trong nội tại của KTTN
- Lê Đăng Doanh (1996), “Cải thiện môi trường chính sách để doanh
nghiệp vừa và nhỏ phát triển”, Diễn đàn doanh nghiệp, số (3) Tác giả phân
tích khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ, như thiết bị, công nghệ lạc hậu Nguồn lao động, đội ngũ quản lý chưa qua đào tạo Doanh nghiệp chưa tạo được sự liên kết phát triển Hạn chế thực thi chính sách của Nhà nước với doanh nghiệp Bài viết nêu giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn của doanh
Trang 18nghiệp: vốn, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực, liên kết hỗ trợ giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh
- Nguyễn Hữu Đạt (2000), “Động thái phát triển kinh tế tư nhân Việt
Nam giai đoạn 1990-2000”, Khoa học chính trị, số (262) Bài viết tập trung
đề cập một số động thái phát triển chủ yếu và những đóng góp nổi bật cũng như những tồn tại, yếu kém của KTTN giai đoạn 1990-2000
- Đỗ Đức Định (2005), “Kinh tế tư nhân ở Việt Nam, thực trạng và cách tiếp cận”, trong sách: “Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới
- thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Tác giả nêu quan điểm, chính sách của Nhà nước đối với khu vực KTTN; thực trạng và một số giải pháp phát triển KTTN
- Hoàng Kim Giao (1992), “Kinh tế cá thể - Sự phát triển thầm lặng”,
Nghiên cứu kinh tế, số (1) Tác giả chỉ rõ các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế cá
thể sản xuất, kinh doanh và ưu điểm, hạn chế của kinh tế cá thể
- Hoàng Kim Giao (1996), “Vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ”,
Nghiên cứu kinh tế, số (8) Tác giả chỉ rõ nguồn gốc vốn và kinh nghiệm tạo
vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Phạm Hiếu (1996), “Cần có những “liệu pháp” cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ”, Diễn đàn doanh nghiệp, số (18) Bên cạnh phân tích những ưu
thế, tác giả bài viết đã chỉ ra khó khăn, hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ: quy mô vốn tự có doanh nghiệp nhỏ, khó tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng, chưa được khuyến khích sử dụng công nghệ mới, chính sách lao động, chính sách thuế của Nhà nước chưa phát huy hết khả năng của doanh nghiệp Tác giả kiến nghị Nhà nước xây dựng tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ; có chính sách đối với loại hình doanh nghiệp này để phát huy ưu thế, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Cao Sỹ Kiêm, Hoàng Hải (2006), “Mấy vấn đề phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số (12) Tác giả chỉ rõ vai
Trang 19trò, hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội, qua
đó tác giả nêu một số gợi ý nhằm tiếp tục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Phạm Ngọc Kiểm (2002), “Vai trò của kinh tế tư nhân đối với quá
trình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay”, Kinh tế và Phát triển, số (57)
Tác giả phân tích vai trò của KTTN và đưa ra giải pháp phát triển KTTN
- Khánh Lộc (1995), “Doanh nghiệp nhỏ trông cậy vào ai để phát
triển?”, Diễn đàn doanh nghiệp, số (1) Ngoài phân tích ưu điểm, tác giả đã
chỉ ra khó khăn của doanh nghiệp nhỏ về vay vốn, những biến động nguyên liệu trên thị trường Tác giả kiến nghị các cơ quan chức năng giúp đỡ doanh nghiệp nhỏ quảng bá thương hiệu sản phẩm trên thị trường
- Trần Thị Bích Liên (2007), Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo phát
triển kinh tế tư nhân từ năm 1989 đến 2005, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Viện
Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả nghiên cứu quá trình lãnh đạo phát triển KTTN của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi từ năm 1989 đến năm 2005, đánh giá những kết quả, hạn chế và kinh nghiệm sự phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Phạm Thành Long (2001), “Kinh tế tư nhân trong thời kỳ phát triển
mới”, Khoa học chính trị, số (2) Tác giả nêu vài nét khái quát sự phát triển KTTN sau khi Luật Công ty có hiệu lực; vai trò của nó trong thực hiện nhiệm
vụ kinh tế - xã hội và một số giải pháp phát triển KTTN
- Nguyễn Đại Lai (2010), “Vốn vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam: Giải pháp đến từ cách tiếp cận vốn”, Kinh tế và Dự báo, số (18)
Tác giả phân tích và gợi mở một số giải pháp tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Trần Thanh Mai (2005), “Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam vấn đề và giải pháp”, trong sách: “Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới - thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Tác giả đề cập vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tăng trưởng
Trang 20kinh tế; thực trạng và giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển
- Nguyễn Thị Hồng Mai (2010), “Quan điểm của Đảng về phát triển
kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới”, Lịch sử Đảng, số (11) Tác giả làm nổi
bật chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển KTTN trong thời kỳ đổi mới, một số thành quả và hạn chế của KTTN Từ đó, tác giả nêu lên một số giải pháp phát triển KTTN
- Đình Nguyễn (1992), “Kinh tế gia đình, một tiềm năng to lớn”, Thời
báo kinh tế Việt Nam, số (12) Tác giả phân tích vị trí, vai trò và khó khăn,
hạn chế của kinh tế hộ trong cải thiện điều kiện kinh tế gia đình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước Từ đó tác giả đề xuất phương hướng thúc đẩy kinh tế gia đình phát triển, như khắc phục khó khăn về thị trường tiêu thụ, giao thông, phương tiện bảo quản và chế biến v.v…
- Lương Hoàng Nam (2002), “Bàn về chính sách phát triển kinh tế tư
nhân trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Cộng sản, số (18) Tác giả phân tích vai
trò, thực trạng và một số biện pháp phát triển KTTN
- Nguyễn Huy Oánh (2001), “Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền
kinh tế Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, số (283) Tác giả trình bày khái quát
quan điểm của Đảng đối với sự phát triển KTTN, thực trạng, đóng góp của KTTN và gợi mở một số giải pháp phát triển
- Dương Bá Phượng (1996), “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, số (4) Tác giả
chỉ ra những lợi thế và bất lợi thế, vai trò và tác động kinh tế - xã hội của doanh nghiệp vừa và nhỏ và lý giải tính tất yếu khách quan của sự xuất hiện, tồn tại doanh nghiệp vừa và nhỏ Trên cơ sở đó, tác giả nêu những điều kiện kinh tế - xã hội đảm bảo phát triển nhanh, mạnh và có hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình công nghiệp hóa
- Nguyễn Đình Phan (1999), “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nghiên cứu kinh
Trang 21tế, số (1) Tác giả chỉ rõ vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực trạng
phát triển Từ đó, nêu xu thế và giải pháp để doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phát triển
- Nguyễn Minh Phong (2004), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác giả khái quát quá trình phát triển KTTN ở Việt Nam Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát triển KTTN
ở Hà Nội Quan điểm và giải pháp phát triển KTTN ở Hà Nội
- Vũ Văn Phúc (2005), Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội Tác giả
phân tích tính tất yếu sự tồn tại và phát triển KTTN trong kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường Thực trạng phát triển KTTN trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Kiến nghị một số giải pháp phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định XHCN
- Đặng Phong (2009), “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới,
Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội Ngoài phần mở đầu, kết luận, cuốn sách được chia thành 4 chương Nội dung chính cuốn sách đề cập khó khăn trong thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, ở các địa phương trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp, bởi rào cản từ
cơ chế chính sách Một số điển hình, có cách làm mới đã tháo gỡ khó khăn ở các đơn vị sản xuất của một số địa phương Đồng thời, tác giả nhấn mạnh sự phục hồi, phát triển những mầm mống KTTN, trước khi Đảng, Nhà nước đề
ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
- Lê Đình Thắng (1992), “Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong quá
trình phát triển nông nghiệp hàng hóa”, Tạp chí Cộng sản, số (5) Tác giả chỉ
ra những kết quả đạt được đối với sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở nông thôn; khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ và đưa ra một số giải pháp phát triển kinh tế hộ
Trang 22- Trần Trắc (1997), “Định hướng phát triển kinh tế trang trại ở Việt
Nam”, Nghiên cứu kinh tế, số (3) Tác giả làm nổi bật chủ trương, chính sách
phát triển kinh tế trang trại của Đảng, Nhà nước, những chỉ số để nhận dạng kinh tế trang trại và định hướng phát triển kinh tế trang trại của đất nước
- Trần Đăng Thịnh (1998), “Phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta”, Nghiên cứu lý luận, số (7) Tác giả nêu vị trí, vai trò của
kinh tế tư bản tư nhân, phân tích những tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp phát triển kinh tế tư bản tư nhân
- Nguyễn Trắc (1999), “Tìm hiểu thêm về kinh tế trang trại”, Nghiên
cứu kinh tế, số (11) Tác giả điểm qua tình hình phát triển kinh tế trang trại,
thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở nước ta; vai trò của kinh tế trang trại trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn Từ đó, tác giả kiến nghị một số vấn đề về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm phát triển kinh tế trang trại
- Lê Đình Thắng (1999), “Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại”,
Nghiên cứu kinh tế, số (11) Tác giả đưa ra những yêu cầu và giải pháp phát
triển kinh tế trang trại
- Vũ Quốc Tuấn (2000), “Về thể chế, chính sách phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa”, Nghiên cứu kinh tế, số (9) Tác giả chỉ rõ vị trí, vai trò
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển doanh nghiệp, một số nguyên tắc và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Phạm Thăng (2001), “Tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân”, Tạp chí
Cộng sản, số (32) Tác giả trình bày khái quát quan điểm của Đảng về phát
triển KTTN, thực trạng và tiềm năng, xu thế và giải pháp phát triển KTTN
- Vũ Văn Thư (2001), “Mấy nét về thực trạng và triển vọng của thành
phần kinh tế tư bản tư nhân qua 10 năm đổi mới”, Khoa học chính trị, số (3)
Trang 23Bài viết đề cập khái quát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế tư bản tư nhân, đồng thời chỉ ra những thành quả, tồn tại và yếu kém của kinh tế tư bản tư nhân
- Vũ Quốc Tuấn (2001), “Điều chỉnh thái độ xã hội đối với doanh
nhân”, Doanh nghiệp, số (5) Tác giả nêu vị trí, vai trò của doanh nhân đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội Hạn chế của xã hội trong đánh giá bộ phận người tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh Từ đó bài viết kiến nghị cần điều chỉnh thái độ của xã hội đối với doanh nhân
- Mai Tiết (2002), “Những lợi thế tương đối của kinh tế tư nhân trong
cơ cấu kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”,
Khoa học chính trị, số (3) Tác giả phân tích những lợi thế của KTTN và chỉ
ra những hạn chế, yếu kém của nó Từ đó, tác giả kết luận cần khuyến khích phát triển KTTN đi đôi với nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước
- Lê Khắc Triết (2005), Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân ở Việt
Nam - Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội Tác giả
phân tích tính tất yếu, sự hình thành, phát triển KTTN; chủ trương, chính sách phát triển KTTN của Đảng, Nhà nước; thực trạng phát triển KTTN - Kết quả, tồn tại, yếu kém Từ đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp tiếp tục phát triển KTTN
- Đinh Thị Thơm (2005), “Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập niên đổi mới”, trong sách: “Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới - Thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Bài viết chỉ rõ những tiến triển và khó khăn cần tháo gỡ của khu vực KTTN
Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp tiếp tục phát triển KTTN
- Nguyễn Kế Tuấn (2010), Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội Tác giả phân tích khái quát sự phát triển nhận thức của Đảng về quan điểm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, làm sâu sắc thực trạng sở hữu tư
Trang 24nhân và KTTN, loại hình doanh nghiệp tư nhân Từ đó, tác giả nêu giải pháp phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có KTTN
- Hoàng Thị Thành (2008), “Sự tồn tại và phát triển khách quan của
kinh tế tư nhân ở nước ta”, Lý luận chính trị, số (2) Tác giả phân tích khách
quan sự tồn tại, phát triển KTTN, vai trò của KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, từ đó đề xuất giải pháp tiếp tục phát triển KTTN
- Hồ Trọng Viện (2004), “Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, số (11) Tác
giả phân tích tính tất yếu khách quan và vai trò của KTTN trong nền kinh tế thời kỳ quá độ Nêu lên một số kiến nghị về tổ chức, quản lý nhằm phát huy vai trò của KTTN trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Hồ Văn Vĩnh (2007), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
kinh tế tư nhân ở nước ta”, Lý luận chính trị, số (5) Tác giả phân tích khái
quát sự phát triển tư duy của Đảng về phát triển KTTN, đồng thời nêu vai trò
và chỉ ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu nhằm phát triển KTTN
- Hải Yến (2001), “Quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp và ngân
hàng thương mại: Bao giờ tìm được tiếng nói chung?”, Doanh nghiệp, số (3)
Tác giả phân tích mối quan hệ tín dụng của DNTN và ngân hàng nhà nước, ngân hàng tư nhân Khó khăn của DNTN trong tiếp cận vốn vay của ngân hàng nhà nước, nguyên nhân Từ đó bài viết đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn đối với DNTN
- Nguyễn Quốc Nghi, Lê Bảo Yến (2010), “Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm đối
với Việt Nam”, Kinh tế và Dự báo, số (19) Tác giả phân tích một số điểm về
cơ chế, chính sách của Chính phủ một số nước châu Á, như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, những nội lực từ
Trang 25doanh nghiệp vừa và nhỏ Từ đó, tác giả rút ra một số bài học đối với sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
1.1.2 Công trình nghiên cứu về lĩnh vực phát triển của kinh tế tư nhân
- Nguyễn Hữu Đạt (1999), “Phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ trong
công nghiệp, xây dựng và vận tải”, Nghiên cứu kinh tế, số (6) Tác giả làm rõ
thực trạng phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư nhân trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, vận tải; những đóng góp, hạn chế Từ đó, tác giả chỉ ra phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư nhân
- Nguyễn Hữu Đạt (1999), “Kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ”, Nghiên cứu kinh tế, số (9) Tác
giả phân tách chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ; thực trạng phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ; những mặt mạnh, hạn chế của kinh tế cá thể, tiểu chủ Từ đó, tác giả định hướng phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ
- Nguyễn Điền (2000), “Nhận dạng kinh tế trang trại trong nông nghiệp thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Khái niệm, đặc trưng, tiêu chí”,
Nghiên cứu kinh tế, số (6) Tác giả nêu khái niệm trang trại, đặc trưng, tiêu
chí của kinh tế trang trại các nước trên thế giới; những tiêu chí nhận dạng, phân loại trang trại ở Việt Nam
- Phạm Quang Lê (1999), “Kinh tế trang trại đột phá mới trong phát
triển nông nghiệp?”, Nghiên cứu kinh tế, số (12) Tác giả nêu những quan
điểm khác nhau về kinh tế trang trại; chỉ rõ tiêu chí chung; mặt tích cực, khó khăn, giải pháp phát triển kinh tế trang trại
- Phan Sỹ Mẫn (1999), “Kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân trong
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn”, Nghiên cứu kinh tế, số (9)
Tác giả phân tích vai trò, hạn chế của kinh tế cá thể, tiểu chủ trong công
Trang 26nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn
- Danh Sơn (1996), “Doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở đô thị -
Thực trạng vấn đề và giải pháp”, Nghiên cứu kinh tế, số (6) Tác giả đề cập
những tiêu chí của doanh nghiệp vừa và nhỏ; khó khăn và một số kiến nghị khắc phục khó khăn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.3 Công trình nghiên cứu về tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể nhân dân và đội ngũ quản lý của kinh tế tư nhân
- Phạm Việt Dũng (2011), “Xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam
đáp ứng yêu cầu hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số (828) Tác giả phân tích sự
phát triển nhận thức của Đảng, Nhà nước về vai trò đội ngũ doanh nhân; thực trạng phát triển đội ngũ doanh nhân hiện nay Từ đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam
- Đỗ Văn Phức, Hồ Chí Diễn (2007), “Chất lượng đội ngũ quản lý
doanh nghiệp Việt Nam và hiệu quả kinh doanh”, Nghiên cứu kinh tế, số (1)
Tác giả khái quát những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp Thực trạng đội ngũ quản lý doanh nghiệp của một số địa phương Từ đó bài viết đưa ra kết luận làm cơ sở để Nhà nước, doanh nghiệp đề ra giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ quản lý tại doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
- Ngô Minh Khôi (2001), “Doanh nhân phải là nhà văn hóa”, Doanh
nghiệp, số (140) Tác giả lý giải tại sao doanh nhân phải có văn hóa Từ đó
nêu giải pháp xây dựng văn hóa trong tầng lớp doanh nhân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
- Lan Ngọc (2002), “Đào tạo quản trị doanh nghiệp - Một nhu cầu thiết
yếu”, Doanh nghiệp Thương mại, số (236) Tác giả nêu vị trí, vai trò của
Trang 27nguồn nhân lực đối với sự phát triển doanh nghiệp Khó khăn, hạn chế của doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực Từ đó đề ra phương hướng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển sản xuất của doanh nghiệp
- Dương Bá Phượng (1994), “Về sự hình thành và phát triển của chủ
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường”, Nghiên cứu kinh tế, số (4) Tác
giả điểm qua lịch sử hình thành, vai trò của chủ doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và chủ doanh nghiệp ở Việt Nam; những điều kiện và giải pháp cho sự ra đời và phát triển của chủ doanh nghiệp
- Vũ Minh Sang (2007), “Phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp
ngoài quốc doanh ở Bình Dương”, Tạp chí Cộng sản, số (10) Tác giả thống
kê khái quát số lượng DNTN của tỉnh Kết quả và khó khăn, hạn chế xây dựng tổ chức đảng trong DNTN Từ đó bài viết đề xuất một số giải pháp tiếp tục xây dựng tổ chức đảng tại DNTN, như nâng cao nhận thức các cấp, ngành, chủ doanh nghiệp và người lao động; củng cố, kiện toàn về tổ chức đối tổ chức đảng ở doanh nghiệp; nâng cao năng lực lãnh đạo tổ chức đảng trong doanh nghiệp
- Nguyễn Sỹ (2007), “Bắc Ninh nâng cao vai trò tổ chức đảng trong
doanh nghiệp”, Tạp chí Cộng sản, số (10) Tác giả trình bày khái lược số
lượng DNTN, số tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trong DNTN Những kết quả đạt được và khó khăn, vướng mắc về sự hoạt động của tổ chức cơ sở đảng của DNTN Tác giả đề xuất một số giải pháp tiếp tục phát triển tổ chức đảng tại DNTN của địa phương
- Đức Thọ (2005), “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, nói
dễ; làm khó”, Doang nghiệp Thương mại, số (238) Tác giả nêu thực trạng
đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp và đề xuất giải pháp đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
- Trần Đình Thành (2006), “Đồng Nai xây dựng tổ chức đảng và đoàn thể chính trị ở doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”,
Trang 28Tạp chí Cộng sản, số (10) Tác giả khái quát số lượng, sự hoạt động của tổ
chức cơ sơ đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và đảng viên, đoàn viên tại DNTN của tỉnh Từ đó nêu một số giải pháp tiếp tục xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể trong DNTN của địa phương
1.2 Công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu
- Nhật An (2011), “Kinh tế trang trại ăn nên làm ra”, Bà Rịa - Vũng
Tàu quê hương 20 tuổi, ấn phẩm chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu Tác giả chỉ ra thành tựu phát triển kinh tế trang trại của
một số huyện trên địa bàn tỉnh, nêu một số giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế
trang trại
- Báo Đất Việt (2011), “Từ tay trắng thành doanh nhân hào hiệp”, Cựu
chiến binh Bà Rịa - Vũng Tàu, số (52) Bài viết nêu tấm gương điển hình làm
KTTN có đóng góp lớn đối với sự phát triển các vấn đề xã hội của địa phương
- Nguyễn Duyên (2005), “Vài nét về phát triển kinh tế tư nhân trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Bảo vệ pháp luật, số (3) Tác giả thống kê số
lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong 4 năm (2000-2004), đóng góp của KTTN vào nguồn thu ngân sách nhà nước và đưa ra những giải pháp đối với doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhằm đẩy mạnh phát triển KTTN trong
xu thế hội nhập
- Đào Hùng - Ngọc Hạnh (2003), “Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu”, Doang nghiệp Thương mại, số (227) Bài viết nêu thành tựu,
khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của tỉnh Tác giả chỉ ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu Trong đó doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa bằng cách đổi mới công nghệ, thiết bị nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm
- Lam Ka (2011), “Ơn đền, Nghĩa đáp”, Bà Rịa - Vũng Tàu quê hương
20 tuổi, ấn phẩm chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng
Trang 29Tàu Tác giả khái quát thành quả của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu thực hiện chính sách người có công với cách mạng Đồng thời, chỉ
ra vai trò các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp đã tham gia tích cực các hoạt động vì cộng đồng, trong đó có vấn đề đền ơn, đáp nghĩa người có công với cách mạng ở các địa phương
- Nguyễn Tuấn Minh (2010), “Bà Rịa - Vũng Tàu tiến trình xây dựng
thành tỉnh công nghiệp, cảng biển theo hướng hiện đại”, Lịch sử Đảng, số
(11) Tác giả đề cập những thành quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ năm 2005 đến năm 2010, trong đó, thống kê khái quát số lượng doanh nghiệp phát triển mới trong 5 năm (2005-2010)
- Nhật Minh (2011), “Năng động cộng đồng doanh nghiệp”, Bà Rịa -
Vũng Tàu quê hương 20 tuổi, ấn phẩm chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tác giả khái quát sự thành công và nguyên nhân sự
thành công của một số doanh nghiệp; các hoạt động vì xã hội, cộng đồng của doanh nghiệp
- Hồ Sỹ Nguyên (2004), “Thực hiện luật doanh nghiệp và phát triển
kinh tế tư nhân ở Bà Rịa - Vũng Tàu”, Kinh tế và Dự báo, số (372) Tác giả
chỉ ra số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngày càng tăng lên sau khi
Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, những điểm đạt được trong thực hiện Luật Doanh nghiệp và những hạn chế trong quản lý nhà nước sau đăng ký kinh
doanh của doanh nghiệp
- Song Phương (2000), “Thương mại Bà Rịa - Vũng Tàu, không ngừng
mở rộng thị trường”, Bà Rịa - Vũng Tàu 10 năm đổi mới và phát triển
(1991-2000), số (4) Tác giả phân tích sự phát triển thương mại trong tỉnh, các hoạt
động xuất nhập khẩu, đầu tư xúc tiến thương mại và nêu giải pháp tiếp tục phát triển các lĩnh vực thương mại
- Như Quyên (2011), “Làm giàu trên quê hương mới”, Cựu chiến binh
Bà Rịa - Vũng Tàu, số (52) Tác giả nêu tấm gương điển hình làm KTTN có
Trang 30vai trò lớn đối với sự phát triển của địa phương, như giải quyết việc làm, đóng góp xây dựng các quỹ xóa đói, giảm nghèo, khuyến học của địa phương
- Trần Minh Sanh (2005), “Đẩy mạnh phát triển kinh tế để hội nhập”,
Doanh nghiệp Thương mại, số (232) Tác giả nêu bật thành quả phát triển các
ngành kinh tế của tỉnh Nguyên nhân sự phát triển từ cơ chế, chính sách của địa phương Tỉnh ban hành các chỉ thị, quy định tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn bằng vốn ngân sách; thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
1.3 Những kết quả đã đạt được và những vấn đề luận án kế thừa
1.3.1 Những vấn đề các công trình trước đã đề cập
- Các công trình nghiên cứu tập trung phân tích tính đa dạng về sự phát triển KTTN, như: hình thức phát triển (KTTN phát triển ở hai hình thức là kinh tế cá thể, tiểu chủ và doanh nghiệp), loại hình phát triển KTTN (hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế trang trại và các loại hình doanh nghiệp), lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh của KTTN, thủ công nghiệp - xây dựng - dịch vụ; nông - lâm - ngư nghiệp và thủy sản v.v
- Các công trình trên đã có nhiều cố gắng phân tích, đánh giá vị trí, vai trò, thực trạng phát triển KTTN: kết quả, hạn chế của KTTN trong giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư; đóng góp thuế làm tăng GDP của đất nước v.v… đặc biệt nêu lên những giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển KTTN
- Một vài công trình nghiên cứu KTTN của địa phương đã nêu khái quát tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh, phân tích hoạt động của hộ cá thể đối với mô hình kinh tế trang trại trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản; hoạt động của doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu, tham gia hoạt động xã hội,
từ thiện tại địa phương Trong đó, chỉ ra một số giải pháp đẩy mạng phát triển kinh tế trang trại, hoạt động xuất khẩu của hộ cá thể và doanh nghiệp
Trang 31- Một số bài viết đã đề cập khái quát chính sách của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội Nêu những thành quả đạt được, hạn chế và giải pháp phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, như phát triển ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, nông - lâm - ngư nghiệp và thủy sản, lao động - việc làm, chính sách đền ơn đáp nghĩa v.v Nhưng bài viết chuyên sâu về sự phát triển sản xuất, kinh doanh của kinh tế hộ chủ và doanh nghiệp ở địa phương còn rất hiếm, nếu không nói là hầu như không có
- Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về KTTN của các tác giả, phản ánh sự quan tâm của xã hội chưa xứng tầm với vị trí, vai trò của KTTN trong
cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Số lượng các công trình nghiên cứu KTTN trên địa bàn tỉnh còn ít ỏi, chủ yếu nghiên cứu ở phạm vi quốc gia
- Các bài viết về KTTN ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, do mục đích nghiên cứu khác nhau, nên chưa đề cập một cách sâu sắc, thấu đáo về quá trình phát triển kinh tế, đặc điểm, vị trí, vai trò của KTTN đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh
Tác giả của luận án đã có thời gian tìm hiểu về KTTN, như: Khóa luận
tốt nghiệp Đại học với đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư
nhân ở nước ta hiện nay, bảo vệ năm 2003 ở Đại học Sư phạm Huế Luận văn
tốt nghiệp Cao học đề tài: Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát
triển kinh tế tư nhân từ năm 1996 đến năm 2005, bảo vệ năm 2011 tại Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Công trình trên, cũng như các công trình của các tác giả khác, tập trung nghiên cứu về sự phát triển KTTN từ năm 2000 đến năm 2005 Do thời gian nghiên cứu ngắn, chỉ từ năm
1996 đến năm 2005, nguồn tài liệu chưa thật sự phong phú nên không thể trình bày hệ thống, chi tiết sự hoạt động phong phú, đa dạng của KTTN trên khắp địa bàn tỉnh
- Các công trình nghiên cứu chưa đề cập một bộ phận, rất quan trọng của KTTN là kinh tế cá thể, tiểu chủ - Hộ kinh doanh, kinh tế trang trại và
Trang 32những hộ kinh doanh thuộc KTTN Theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày
15-10-2010 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh, họ là những hộ gia đình
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký nên không thể tìm thấy ở các báo cáo của cơ quan chuyên môn
Bộ phận này có vai trò rất lớn trong giải quyết việc làm, tăng thu thập, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn, tham gia tích cực các hoạt động từ thiện, nhân đạo ở địa phương v.v
- Các bài viết, công trình nghiên cứu chưa đánh giá toàn diện, khách quan vai trò của KTTN đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, từ thiện, các hoạt động vì cộng đồng ở địa phương, như hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa”,
“Uống nước, nhớ nguồn”, “Tương thân, tương ái” v.v Đây là vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thể hiện tính định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường của đất nước
- Các công trình nghiên cứu chưa nêu được những điển hình tiên tiến ở các hình thức, loại hình, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của KTTN có cách làm mới, hiệu quả, có những đóng góp lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội v.v được các cấp bộ Đảng, chính quyền tỉnh ghi nhận, tôn vinh Từ đó, các tầng lớp nhân dân ở các địa phương của tỉnh có thể học tập, nhân rộng các mô hình tiên tiến trong phát triển kinh tế Đây là một trong những cách đẩy mạnh sự phát triển KTTN và tạo nên sự bền vững trong quá trình phát triển
- Nhiều bài viết còn đánh giá sơ sài, chưa chỉ rõ những tiềm năng, nguồn lực để phát triển KTTN ở khắp các địa phương trong tỉnh Sự phát triển KTTN thì không thể thiếu các nhân tố về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội, như nguồn lao động, trình độ tay nghề, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, các loại dịch vụ v.v ; chủ trương chính sách của Đảng bộ, chính quyền; sự năng động, sáng tạo của các
Trang 33tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh v.v Các điều kiện trên ở Bà Rịa - Vũng Tàu đang được phát huy hiệu quả nhằm đẩy mạnh phát triển KTTN
1.3.2 Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu, giải quyết
Từ sự phân tích, đánh giá, các bài viết, công trình khoa học của các nhà nghiên cứu về KTTN trên phạm vi quốc gia và trên địa bàn tỉnh, chỉ ra những
vấn đề đã giải quyết, những mặt còn thiếu, cần bổ sung, tác giả luận án Quá
trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010, kế thừa thành tựu của những người đi trước tiếp tục nghiên cứu về
KTTN ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo những vấn đề sau:
1 Những điều kiện tác động đến sự phát triển KTTN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Trong đó, chú trọng yếu tố con người, hạ tầng kinh tế - xã hội; chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền ở địa phương đối với sự phát triển KTTN
2 Phân tích sự phát triển KTTN của tỉnh từ năm 1991 đến năm 2010 về các hình thức, loại hình, lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh
3 Đánh giá sự phát triển KTTN tại địa phương từ năm 1991 đến năm
2010 Nêu bật những thành tựu đóng góp của KTTN và những hạn chế, khó khăn của KTTN Từ đó, luận án đúc kết một số kinh nghiệm góp phần làm cơ
sở để Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra chủ trương, chương trình hành động và cách thức, biện pháp nhằm tiếp tục phát triển KTTN Đồng thời, bộ phận làm KTTN từ nông thôn đến thành thị có thể chắt lọc những kinh nghiệm cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ kinh doanh, doanh nghiệp v.v
4 Luận án nghiên cứu, làm nổi bật gương điển hình tiên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của KTTN có cách làm mới, đạt hiệu quả cao, có những đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, được hệ thống chính trị các cấp của Tỉnh ghi nhận, tôn vinh Từ đó, cộng đồng cư dân làm KTTN khắp các địa bàn tỉnh có thể học tập, nhân rộng cách làm, nhằm góp phần thúc
Trang 34đẩy phát triển kinh tế - xã hội và làm phong phú, đa dạng cơ cấu kinh tế của địa phương
*
* * Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về KTTN ở phạm vi quốc gia, cũng như ở địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Các công trình đã phân tích, đánh giá về các hình thức, lại hình phát triển của KTTN Tuy nhiên, số lượng các bài viết, công trình và sự phân tích chuyên sâu của bài viết, công trình về hoạt động sản xuất, kinh doanh của KTTN trên địa bàn tỉnh lại rất ít Vì vậy, nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện KTTN trên địa bàn tỉnh vẫn rất cần thiết, nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của KTTN trong nền kinh tế nhiều thành phần và cung cấp những cứ liệu khoa học góp phần làm cơ sở đề ra những giải pháp phát triển KTTN của địa phương
Trang 35Chương 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
Nghiên cứu đề tài, tác giả phân chia thành hai giai đoạn, năm
1991-2000 và năm 2001-2010, để thuận cho quá trình phân tích, đánh giá Sự phân chia hai giai đoạn không phải ngẫu nhiên, áp đặt của tác giả mà dựa trên cơ sở chủ trương, chính sách phát triển KTTN của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền địa phương và thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế hộ
và DNTN
Giai đoạn 1991-2000, được mở đầu từ năm 1991 là năm thành lập tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, theo Nghị quyết Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 9, ngày 12-8-1991 và năm 2000 là năm
Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh
của DNTN
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh được thành lập năm 1991 theo Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 9, gồm 5 đơn vị hành chính: thành phố Vũng Tàu, huyện Côn Đảo (thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo) và các huyện phía Nam của tỉnh Đồng Nai là Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc Hiện nay, Bà Rịa - Vũng Tàu có tám đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh: thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa, huyện Long Điền, Đất Đỏ, Châu Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc và huyện Côn Đảo Là vùng đất mới, Bà Rịa - Vũng Tàu có quá trình hình thành và phát triển khoảng
300 năm nhưng có vị trí địa lý thuận lợi và giàu tiềm năng về nhiều mặt
Trang 36Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh nằm ở phía Đông của Thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ Phía Bắc tiếp giáp với ba huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc của tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp với huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp huyện Hàm Tân, tỉnh Ninh Thuận, phía Nam giáp với Biển Đông Diện tích toàn tỉnh là 1.982 km², tương đương với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng 1/3 diện tích tỉnh Đồng Nai, chiếm 0,6% diện tích cả nước, ngoài ra còn quản lý hơn 100 nghìn km2 thềm lục địa Nam Biển Đông, với nhiều tiềm năng quan trọng về dầu khí và là một ngư trường rộng lớn Tổng chiều dài diện tích trên đất liền 162 km Tổng chiều dài bờ biển 305 km [168, tr.10] (72 km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm) với nhiều cửa sông, cửa biển, nhiều bãi tắm đẹp, như bãi tắm Thùy Vân, Thùy Dương, Chí Linh, Bãi Dâu, Bãi Trước…; nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và khu bảo tồn thiên nhiên, thích hợp phát triển ngành du lịch Với vị trí nằm gần các trung tâm kinh tế lớn của miền Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa rất năng động của các vùng trong quá khứ cũng như hiện tại, là đầu cầu quan trọng của vùng động lực, tam giác kinh tế - văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu
2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên của Bà Rịa - Vũng Tàu đa dạng, phong phú Quỹ đất của tỉnh rất đa dạng, có 9 trong tổng số 12 nhóm đất của toàn quốc, trong đó nhóm đất đỏ Bazan thuộc loại đất rất tốt, có diện tích gần 64.000 ha chiếm 32,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và chiếm 9,8% quỹ đất đỏ Bazan của miền Đông Nam Bộ Đất phù sa ở các đồng bằng ven biển được bồi đắp bởi sông, suối chiếm khoảng 42% diện tích tự nhiên (83.000 ha), với khí hậu nhiệt đới gió mùa; nóng - ẩm quanh năm (từ tháng 5 đến tháng 10 gió mùa Tây Nam và là mùa mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là gió mùa Đông Bắc và là mùa khô), thích hợp để phát triển nền nông nghiệp với sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, như: cao su, cà phê, điều, tiêu, cây ăn trái, lúa nước,
Trang 37muối, nuôi trồng, khai thác thủy hải sản v.v Theo thống kê, sản lượng thu hoạch cao su khoảng 22.000 - 23.000 tấn, cà phê khoảng 13.000 - 14.000 tấn, tiêu khoảng 3.000 - 3.300 tấn [168, tr.19] v.v Tài nguyên khoáng sản, có một số loại phân bố khá tập trung, trữ lượng và giá trị kinh tế đặc biệt quan trọng Như dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa trữ lượng lớn, ước tính trên 300 triệu tấn thu hồi, khí thiên nhiên khoảng 200 - 300 tỷ m3, khả năng khai thác khoảng 5 - 6 tỷ m3 [168, tr.12] Cát trắng, đá hoa cương v.v Điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp - xây dựng, như: công nghiệp khai thác và dịch vụ dầu khí (sửa chữa tàu biển, sửa chữa giàn khoan, sản xuất thay thế các cấu kiện kim loại trên dàn khoan, sản xuất hóa chất phục vụ khoan thăm dò và khai thác, chống ăn mòn kim loại, công nghiệp cơ khí phục vụ dầu khí); công nghiệp sản xuất điện năng; công nghiệp sản xuất thép v.v Năm
2001, giá trị ngành công nghiệp khoảng 50.680 tỷ đồng, trong đó khai thác dầu khí khoảng 41.670 tỷ đồng [168, tr.16], chiếm tỷ trọng 82,2%, sản lượng khai thác dầu năm 2001 khoảng 17,5 triệu tấn; trung tâm điện năng lớn nhất Việt Nam, sản lượng điện khoảng 6,0 - 6,5 tỷ kwh/năm, công nghiệp sản xuất thép sản lượng 245 nghìn đến 250 nghìn tấn [168, tr.16], hàng triệu tấn đá được khai thác mỗi năm v.v
Như vậy, điều kiện tự nhiên thuận lợi là cơ sở để tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu xây dựng và phát triển nền kinh tế với cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế đa dạng, trong đó có KTTN
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Điều kiện con người
- Dân số và nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề người lao động ngày càng cao, là điều kiện để Bà Rịa - Vũng Tàu mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Năm 1991, dân số của tỉnh là 598 nghìn người [32, tr.13],
Trang 38năm 1995 dân số là 714 nghìn người [33, tr.103], năm 2000 là 822 nghìn người Nguồn lao động năm 1995 có 309.770 người làm việc trong nền kinh tế quốc dân, đến năm 2000 có 352.460 người Số lao động có tay nghề tăng từ 5,56% năm 1995, lên 20% năm 2000 [35, tr.118] Trong tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân năm 2000, có 46.794 lao động làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, chiếm 13% tổng lao động trên địa bàn, 7.500 lao động làm trong các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 2% tổng lao động, còn lại 298.166 lao động làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh, chiếm 85% Thu nhập bình quân đầu người tính cả dầu khí, năm 1995 đạt 1.482 USD, năm 2000 đạt 3.522 USD; trừ dầu khí năm 1995 là 623 USD, đến năm 2000 đạt 803 USD
- Đặc điểm của người dân sống tại các địa phương của tỉnh là muốn đóng góp công sức, góp phần xây dựng quê hương Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh mới được thành lập, ngoài một bộ phận dân cư sinh sống ổn định lâu dài ở một số huyện của tỉnh Đồng Nai, đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, phần lớn dân
cư trên địa bàn tỉnh được tập hợp từ một số tỉnh miền Bắc, miền Trung và Nam Bộ Mỗi vùng, miền người dân có tập quán sản xuất, phong tục, nếp văn hóa riêng, cùng hội tụ, sinh sống trên vùng đất mới có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội Các tầng lớp dân cư sinh sống khắp các địa phương trong tỉnh đều dành tình cảm sâu nặng và muốn gắn bó lâu dài với vùng đất này, đặc biệt có nguyện vọng đem hết tài năng, trí tuệ, sức lực và của cải vật chất tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu thành tỉnh phát triển bền vững và năng động, một động lực kinh tế của khu vực Đông Nam Bộ
2.1.2.2 Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, gồm: hệ thống giao thông; hệ thống điện; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống y tế, trường học; hệ thống dịch vụ v.v được quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Trang 39Hệ thống giao thông đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không khá hoàn chỉnh nối các huyện, thị trong tỉnh với nhau, với các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ và cả nước Quốc lộ 51A, 4 làn xe, chạy qua tỉnh dài gần 50 km Ngoài quốc lộ 51A còn có các quốc lộ 55, 56 chạy trên địa bàn tỉnh đều được nâng cấp, đảm bảo lưu thông hàng hóa bằng đường bộ với các tỉnh trong vùng và cả nước; mạng lưới các trục đường chính của tỉnh như đường Mỹ Xuân - Ngã Giao, Ngã Giao - Xuân Sơn, tỉnh lộ 44, tỉnh lộ 52, tỉnh lộ 328, tỉnh lộ 329 và đường cầu Lán Cát - Long Sơn… đã cơ bản hoàn thành; hệ thống đường nhựa đi tới trung tâm xã Hạ tầng ở các đô thị được quan tâm đầu tư theo quy hoạch, nhiều tuyến trục chính trong đô thị được đầu
tư xây dựng hoặc cải tạo mới Một số thương cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng được đầu tư mới, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: cảng Bà Rịa; cảng cá Bến Đầm, Cát Lở, Lộc An, đủ đảm bảo nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách cũng như thực hiện các dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội khác tại thời điểm hiện tại Sân bay Vũng Tàu tuy chưa được nâng cấp hiện đại nhưng vẫn có thể bảo đảo nhu cầu vận chuyển đường không giữa đất liền với huyện Côn Đảo và thực hiện các dịch vụ phục vụ thăm dò khai thác dầu khí Hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để
Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
Mạng lưới điện trung, hạ thế đã xây dựng đến trung tâm các xã và các cụm dân cư tập trung tại nông thôn, các vùng đồng bào dân tộc ít người, các căn cứ kháng chiến thời chống Pháp, chống Mỹ xâm lược, đến nay 100% số
xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ nông thôn dùng điện đến cuối năm 2000 đạt 85%
Hệ thống cung cấp nước sạch đã có tại tất cả các thành phố, thị xã và thị trấn trong tỉnh, đến năm 2000 đảm bảo cung cấp nước sạch cho 70% dân
số nông thôn và cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu nước sạch cho phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn
Trang 40Hệ thống thủy lợi đã có 28 đập dâng, 24 hồ chứa nước với dung tích 83 triệu m3, có khả năng cung cấp đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp
Hệ thống thoát nước tại các đô thị lớn cơ bản giải quyết được tình trạng ngập úng dài ngày trong mùa mưa, góp phần cải tạo vệ sinh môi trường đô thị
Cơ sở y tế, trường học đã cơ bản hoàn chỉnh Toàn tỉnh có hai bệnh viện cấp tỉnh đang được nâng cấp mở rộng, các Trung tâm y tế huyện đều được xây dựng mới, mạng lưới y tế đã có đến cấp xã Hệ thống trường phổ thông được đầu tư tương đối đầy đủ và kiên cố, hằng năm giải quyết tình trạng học ca 3 Tỷ lệ người biết đọc biết viết năm 2000 là 93% Về đào tạo nghề, ngoài Trường Trung học Sư phạm được xây dựng và hoàn chỉnh về điều kiện vật chất, còn nhiều cơ sở dạy nghề khác trên cả nước liên kết mở tại tỉnh đã tiến hành đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho hàng chục nghìn lượt người, tỉ lệ lao động qua đào tạo năm 2000 tăng lên khoảng 22%
Khoa học và công nghệ đạt bước phát triển mới Hằng năm, ngân sách của tỉnh dành cho các hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng tăng, các đề tài, dự án nghiên cứu chủ yếu trên các lĩnh vực điều tra cơ bản, bảo vệ môi trường, công nghệ sinh học, tin học, nông, lâm nghiệp, thủy sản, y tế v.v… phần lớn các đề tài nghiên cứu có kết quả khá được ứng dụng vào sản xuất và đời sống
Lĩnh vực dịch vụ có sự phát triển mạnh Dịch vụ du lịch có bước phát triển mới, nhiều khách sạn được xây dựng mới, được cải tạo nâng cấp, “năm
2000 có 71 khách sạn, gần 100 biệt thự với 3 nghìn phòng nghỉ, trong đó gần 1.300 phòng đạt chuẩn đón khách quốc tế cùng với mạng lưới các nhà hàng
ăn uống” [168, tr.24] Nhiều khu du lịch đang hoạt động, được xây dựng đồng
bộ cơ sở vật chất, như khu du lịch suối nước nóng Bình Châu, Kỳ Vân, Thùy Dương… Hệ thống dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh, với các loại hình đa dạng, phục vụ tốt cho công tác lãnh đạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng của