1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

205 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGUYEN THU QUYEN

DANG BO TINH HAI DUONG LANH ĐẠO XÂY DUNG

LỰC LƯỢNG VU TRANG DIA PHƯƠNG TRONG

KHANG CHIEN CHONG THUC DAN PHAP (1945-1954)

LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SU

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

NGUYEN THU QUYEN

DANG BO TINH HAI DUONG LANH DAO XAY DUNG

LỰC LƯỢNG VU TRANG DIA PHƯƠNG TRONG

KHANG CHIEN CHONG THUC DAN PHAP (1945-1954)

Chuyén nganh: Lich sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số: 62 22 56 01

LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SỬ

CHỦ TỊCH HỘI ĐÒNG NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC

PGS.NGND Lé Mau Han PGS TS Vii Quang Hién

HÀ NOI - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

dưới sự hướng dẫn khoa hoc của PGS.TS Vũ Quang Hién Các số

liệu trong luận án là trung thực, chính xác, đảm bảo tính kháchquan, khoa học và có nguôn gôc xuât xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày thang năm 2015Tác giả luận án

Nguyễn Thu Quyên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Khoa học Xã Hội

& Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, được sự giúp đỡ của Nhà trường và các

Phòng, Ban, Bộ môn của Trường, nay tôi đã hoàn thành chương trình học tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đàotạo Sau đại học, Khoa Lịch sử, Bộ môn Lịch sử Đảng - trường Đại học Khoa học

Xã Hội & Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thực hiện và hoàn thànhluận án Tiến sĩ này.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân

thành tới PGS TS Vũ Quang Hiến, người Thay - Nhà khoa học đã trực tiếp hướng

dẫn tôi nghiên cứu và học tập, hoàn thành luận án Tiến sĩ này.

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Tổ bộ môn Lịch

sử Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dương, gia đình, bạn bè và các bạn

đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và

hoan thiện luận án.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Nguyễn Thu Quyên

Trang 5

MỤC LỤC

MO ĐÀ UU G9 3 9 9 9 999.9 e9 99956952 1

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU 2-5-< 7

1.1 Các nhóm công trình nghién CỨU d << 556 5969 593 555 5594995586958 7

1.11 Nhóm các công trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng lực

lượng vũ trang địa DÌƠH cv TH HH Hệ 7

1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu vé lực lượng vũ trang địa phương

2Ẵ2/7/0zi:1708/7.2.1-.00n0n0nẺn58858 15

1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Hải Dương trong xây dựng lực lượng vũ trang địa phương 17

1.2 Đánh giá kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục

làm SANG ẤỎ c6 < G S 9 9 0 00 0 0000.0000010 00908004 06 20

1.2.1 Những kết quả đạt ẨưỢC 55c TT 2111111 111k, 20

1.2.2 Những nội dung luận án đi sâu nghiÊH CỨU «sec sesseeseree 20

CHUONG 2 CHU TRƯƠNG VÀ SỰ CHÍ ĐẠO CUA DANG BỘ TỈNH

HAI DƯƠNG TRONG XÂY DUNG LỰC LƯỢNG VU TRANG DIA

PHƯƠNG TU NĂM 1945 DEN NAM 1949 5c scscssessessesersersersess 22

2.1 Những yếu tố tác động đến xây dựng lực lượng vũ trang địa

phương ở tỉnh Hai Dương va chủ trương của Đảng bộ .- «<< 22

2.1.1 Những yếu tổ tác đỆỘNg 5s St SE EEEEEEEEE211212111 111111 txe, 22

2.1.2 Chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang địa phương của Đảng bộ

11/8z//808.).2.-.0000nn0n0n8Ẻ88 Ầ.Ầ.ốẦ.Ầ.Ố 352.2 Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong xây dựng lực lượng

vũ trang địa DhƯƠIE s- << 5 5 99.04 000096 080.04 91040.0060000980 43

2.2.1 Xây dựng tổ chức và biên chế - + + ©+x+E++EeEEtEEcEEerkerkerrrrreee 43

2.2.2 Giáo dục Chính tr] - tu [HỞIG ch kg kg rưy 49

2.2.3 Huấn luyện tác chiến, phối hợp chiến đấu và công tác thương binh

/727R 30

Tiểu kết chương 2 - e2 s£©s£ss£Ss£Es£Es9ES4EES£EseEs9E33E2597582393502523339 2x50 55CHƯƠNG 3 LANH ĐẠO DAY MẠNH XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ

TRANG DIA PHƯƠNG TỪ NĂM 1950 DEN NĂM 1954 . - 57

3.1 Những yếu tố mới tác động đến xây dựng lực lượng vũ trang địa

phương và chủ trương của Dang ĐỘ - <5 s0 096.0 57

3.1.1 Những yếu tố mới tác động đến xây dựng luc lượng vũ trang dia

Trang 6

3.2 Chỉ đạo thurc hiÏỆn G5 <5 9 9 9 9 9 0.000.000.009 680965 71

3.2.1 Kiện toàn tổ chức, biên CUE ceecsessccsssssessesssessessessssssessessesssssessessessssssesseeses 71

3.2.2 Xây dựng chính trị - tur [ƯỞH ST Tnhh HH ng re, 79

3.2.3 Huấn luyện tác chiến, phối hợp chiến dau và công tác thương bình,

7107 52

Tidu két 0), 1 90CHƯƠNG 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIEM LICH SỬ 92

4.1 Ưu điểm và hạn chế của Dang bộ tỉnh Hải Dương . -«- 92

4D, Ute Gib nsnnua ÔÒỎ 92

4.1.2 HAN CE san 1044.2 Một số kinh nghiệm lich St ccscsscssessssssessessssssssessessesssessessessecssessesseesees 109

4.2.1 Quán triệt sâu sắc và vận dung sáng tạo chủ trương, đường lối xây

dựng lực lượng vũ trang của Đảng vào tình hình thực tế của địa phương 1094.2.2 Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp vỀ mọi mặt của Đảng hộ,

không ngừng củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo trong lực

lượng vũ trang địa DƯƠIHE - 5 sàn 113

4.2.3 Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh toàn diện, lấy

xây dựng chính trị lam 8ỐC 5© Sk+Ek‡EE+EE2E2EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrkrred 1174.2.4 Nhận thức vị trí chiến lược quan trọng của địa bản, nam chắc và

biết tận dụng thời cơ, nâng cao sức chiên đâu và săn sàng chiên đâu

2.10016270000008 124

4.2.5 Xây dựng quan hệ đoàn kết quân - dân, thực hiện tốt công tác

tuyển quân và chính sách hậu phương quân đồi - sec: 129Tidu Két ChUONG 4 188 133

$0 00007 135

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CUA TÁC GIA - 138LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN °s<-scssccssExsevsserssersersserssersesssersee 138TÀI LIEU THAM KHAO 5- 5° 52522 5s£ s2 ESs£SseEsEssEssessersersssssesse 139

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

UBKCHC LK II

Bộ đội chủ lực

Bộ đội địa phương

Ban thường vụ Trung ươngChỉ huy quân sự

Chiến tranh Nhân dân

Trung tâm lưu trữ quốc gia II

Quân đội Nhân dân

Ủy Ban Kháng chiến Hành chính

Ủy Ban kháng chiến hành chính Liên khu III

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Dat nước Việt Nam trải dai từ Ai Nam Quan đến mũi Cà Mau, nhìn ra Thái

Bình Dương với thế đứng vững vàng hôm nay là thành quả của mô hôi, xương máu

của bao thế hệ người Việt đã xây dựng và chiến đấu Từ thế ki III trước Côngnguyên với cuộc xâm lược của nhà Tần, đến nay, trải qua hơn 2300 năm, nhân dân

Việt Nam buộc phải cầm vũ khí tới 12 thế kỉ để bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ

quốc Như thế, dựng nước đi đôi với giữ nước trở thành một quy luật tồn tại và phát

triển của dân tộc Trong phần lớn các cuộc chiến tranh, Việt Nam luôn phải đối đầuvới quân xâm lược có tiềm lực mạnh, thiện chiến Bài học thành công trong sự

nghiệp giữ nước cua dân tộc là: “Dua vào dân, xây dựng lực lượng vũ trang từ nhân

dân, thực hiện chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự toàn dân, cả nước đánh

giặc” [165, tr 37].

LLVT trong đó có lực lượng quân đội thường trực luôn giữ vai trò nòng cốtcủa sức mạnh giữ nước Thời phong kiến, lực lượng đó bao gồm quân triều đình,

quân các lộ, tran va huong binh, dan binh cac ban lang Thoi hién dai, trén co so

phat huy truyền thống dân tộc va vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac Lé- nin vàohoàn cảnh đất nước, Đảng đã chủ trương xây dựng LLVTND gồm ba thứ quân:

BĐCL, BĐĐP và DQDK.

LLVTDP - bộ phận của LLVTND Việt Nam, gồm BĐĐP và DQDK “là côngcụ bảo vệ nhân dân, bảo vệ Dang và chính quyền, góp phan giữ gìn an ninh trật tựxã hội, xây dựng địa phương vững mạnh, làm nòng cốt của chiến tranh nhân dân ở

địa phương, phối hợp chặt chẽ với Bộ đội chủ lực trong hoạt động tác chiến” [30, tr.

424] Mỗi thứ quân đều có vị tri tác dụng, đặc điểm và quy luật hoạt động riêng Dé

phát huy được sức mạnh của từng thứ quân, đồng thời tạo sức mạnh tông hợp đánh

bại quân xâm lược vốn có ưu thế về sức cơ động và vũ khí trang bị, Đảng đã tôchức linh hoạt, hiệu quả các “hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực, bộ đội địaphương và dân quân tự vệ, phối hợp chặt chẽ hoạt động tác chiến của ba thứ quân,kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, kết hợp đánh du kích và đánh tập trung” [80,

tr 324], tạo sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù.

Ba thứ quân là hình thức tô chức LLVT độc đáo của Việt Nam Đây là lựclượng nòng cốt để phát động CTND, là điều kiện để kết hợp chiến tranh du kích vàchiến tranh chính quy, đánh địch cả mặt trận chính diện và sau lưng, kết hợp đánhtập trung và đánh phân tán, kết hợp đánh tiêu điệt và đánh tiêu hao, đánh địch trongmọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện thời gian và không gian, tạo ra một hình thái CTND

đặc sac của Việt Nam, vừa phát huy được sức mạnh của một dân tộc chong đê quôc,

Trang 9

vừa thang địch ở thé vận động, làm cho đối phương đối phó một cach lung túng diđến thất bại.

Hải Dương - vùng đất trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, là “phên dậu” phía

đông của Kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay Trải qua các thời

kỳ lich sử, Hải Dương luôn có vị trí chiến lược trong thé phòng thủ và phát triển kinh

tế - xã hội chung của đất nước Được tắm minh trong nền văn minh châu thé, ngườidân Hải Dương bao đời luôn cần cù, nhân hậu, thượng võ, hiéu học, đem tai trí giúpích cho dân, cho nước Kế thừa và phát huy truyền thống của quê hương, dưới sự lãnhđạo của Đảng, LLVT tỉnh Hải Dương đã lập nên nhiều chiến công oanh liệt, góp sứcvào thang lợi chung của dân tộc, làm rạng rỡ truyền thống anh hùng bat khuất tronglịch sử chống giặc ngoại xâm của vùng đất “giàu của, giàu người, giàu chiến công”.Ngay khi mới thành lập, thực hiện đường lối kháng chiến và phương thức xây dựng

lực lượng kháng chiến của Đảng, Đảng bộ cùng nhân dân đã từng bước xây dựngLLVTĐP từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến ngày càng vững mạnh, chiến đấu ngoan cường

dũng cảm, góp sức cùng cả nước đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, giành

được thắng lợi vẻ vang Xây dựng LLVTĐP trên địa bàn tỉnh Hải Dương vừa mangnét chung của xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng trên phạm vi cả nước, đồngthời do đặc điểm tình hình, điều kiện lịch sử và những yếu tố khách quan, chủ quan

chi phối nên có những nét sáng tạo riêng của Hải Dương.

Hiện nay, những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình khu vực, thếgiới, đặc biệt là van đề tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Đông đã và đang đặtra những yêu cầu mới, không kém phan thử thách, khó khăn đối với công cuộc bảo

vệ Tổ quốc Bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như

vũ bão đưa đến sự thay đổi về tư duy quân sự, về phương thức tiến hành chiếntranh, chiến lược, chiến thuật, tổ chức chỉ huy, cách đánh, vũ khí trang bi làm nảysinh xu hướng quá nhân mạnh đến yếu tô chiến tranh hiện dai, sử dụng vũ khí công

nghệ cao, hướng nhiệm vụ quốc phòng, giữ nước thiên về sức mạnh quân sự đơn

thuần, chỉ dua vao quân đội chủ lực và vũ khí trang bị hiện đại, coi nhẹ LLVTDP,coi nhẹ tính chất toàn dân, toàn diện, đặc biệt là coi nhẹ nhân tố chính trị - tỉnh thần

và cách đánh truyền thống của dân tộc Thậm chí, có nhận thức sai lệch rằng, “VOL

trình độ khoa hoc công nghệ thấp kém như nước ta, khó chống nổi chiến tranh xâm

lược băng vũ khí công nghệ cao, từ đó dẫn đến bi quan, thoái chí, sợ chiến tranh,

giảm sút ý chí quyết chiến, quyết thang” [105, tr 216] Day chính là nguy cơ từ tưtưởng “sùng bái kỹ thuật” dẫn đến mai một hoặc biến dạng những giá trị văn hóa

giữ nước Việt Nam Xu hướng này đặt toàn Đảng, toan quân, toàn dân phải tôn

trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa giữ nước của dân tộc, nhạy bén với tình hình thế giới,khu vực và trong nước, tranh thủ tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ mới

Trang 10

trong củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc.Chính vì vậy, những kinh nghiệm về xây dựng LLVT ba thứ quân phải được ứngdụng và phát triển để xây dựng một LLVT ngày càng vững mạnh, phù hợp với yêucầu và nhiệm vụ của tình hình mới.

Đối với tỉnh Hải Dương, việc nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thong qua

trình Dang bộ tinh Hải Duong lãnh đạo xây dung LLVTDP qua các thời kì lịch sử

chưa có nhiều tác giả đề cập đến Vì những lí do đó, tác giả chọn đề tài: “Dang bộ

tinh Hai Dương lãnh dao xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong khang

chiến chống thực dân Pháp (1945 — 1954)” làm luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyênngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam với mong muốn được tổng kết một cáchtoàn diện và hệ thống những chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Hải Dươngtrong quá trình lãnh đạo xây dựng LLVTĐP thời kì kháng chiến chống thực dânPháp (1945-1954), đánh giá những thành công, hạn chế, nghiêm túc tìm ra nguyênnhân dé rút ra kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai, trên cơ sở đó vận dụng nghiên

cứu xây dựng nên quốc phòng toàn dân, xây dựng địa phương thành khu vực phòng

thủ vững chắc, xây dựng LLVTND vững mạnh trong tình hình mới, góp phần làmđầy lên những nhận thức khoa học liên quan đến công tác xây dựng LLVTĐP trongchiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, làm phong phú thêm kho tàng lịch sử địaphương: đồng thời, phục vụ công tác giảng dạy môn Lịch sử nói chung và Lịch sử

Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuMục đích nghiên cứu

Luận án làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong xây

dựng LLVTĐP thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), từ đó bướcđầu tổng kết một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ:

Tập hợp và hệ thống hóa tư liệu về quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh

đạo xây dựng LLVTĐP trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

Phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng, chi phối quá trình Đảng bộ tinhHải Dương lãnh đạo xây dựng LLVTĐP trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Phân tích chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương chỉ đạo thực hiện

xây dựng LLVTĐP trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

Nhận xét những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm lịch sử từ quátrình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo xây dựng LLVTĐP trong kháng chiến

chống thực dân Pháp (1945-1954).

Trang 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về xây dựngLLVTĐP gồm BĐĐP và DQDK trên các mặt: cơ cấu tổ chức, tư tưởng chính trị, cơ

SỞ vật chất, huấn luyện tác chiến, phối hợp chiến đấu, công tác thương binh liệt sĩ.

Pham vi nghiên cứu

Về nội dung khoa học: Luận án tập trung nghiên cứu về:

Những yếu tổ có tác động đến việc lãnh đạo LLVTĐP tỉnh Hải Dương.Những chủ trương của Đảng về xây dựng LLVTĐP.

Quá trình thực hiện chủ trương của Đảng trên địa bàn tỉnh: các chính sách,

biện pháp quan trọng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đề ra nhằm xây dựng LLVTĐPphát triển về mọi mặt.

Về không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi toàn bộ địa bàn tỉnhHải Dương bao gồm các huyện thị trong toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận như

Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình để có cái nhìn so sánh, từ đó rút ra những nét

riêng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong lãnh đạo xây dựng LLVTĐP.

Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnhđạo xây dựng LLVTĐP từ khi bắt đầu có chính quyền cách mạng (9/1945) đến khicuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc trên địa bàn tỉnh Hải Dương(10/1954)' Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng một số tài

liệu liên quan trước năm 1945 và sau năm 1954.

4 Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận:

Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm lớn của Đảng, các chủ trương, chính sách về

xây dựng LLVT nói chung và LLVTĐP nói riêng.

Nguồn tài liệu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở tập hợp và nghiên cứu hai nguồn sử liệu chính:

Tài liệu thành van: Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, các nghị

quyết, quyết định, chỉ thị, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương là những tài liệugốc của luận án Các sách chuyên khảo, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học, kỷ yếu

hội thảo khoa học, tham luận, các công trình khoa học đã xuất bản về LLVT,

LLVTĐP là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị cho việc hoàn thành các nội dung

liên quan của luận án.

' Theo hiệp định Giơ-ne-vơ, Hải Dương là khu vực tập kết chuyển quân 100 ngày của Pháp Đến ngày 30.10,

quân Pháp mới rút khỏi Hải Dương, tỉnh hoàn toàn được giải phóng

4

Trang 12

Tài liệu không thành văn: qua buôi phỏng van trực tiếp các nhân chứng lịchsử Day là nguôn tư liệu đối chứng, làm phong phú, sâu sắc thêm các nội dung của

luận án trong bối cảnh công tác lưu trữ tư liệu địa phương thời kỳ kháng chiếnchống thực dân Pháp còn nhiều hạn chế.

Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả sử dụng các

phương pháp phổ quát của khoa học lịch sử như phương pháp lịch sử, phương pháplogic, kết hợp chặt chẽ hai phương pháp đó, đồng thời sử dụng một số phương pháp

khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, phỏng van nhânchứng lịch sử Cụ thể:

Phương pháp lịch sử được sử dung chủ yếu trong chương 2 và chương 3 déphân kỳ các giai đoạn lịch sử (từ 9/1945 đến 12/1949; từ 1/1950 đến 10/1954), quátrình hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng

bộ tinh Hải Dương theo tiến trình lich sử trong từng chương, tiết dé thấy rõ sự hìnhthành, phát triển đường lối, chủ trương xây dựng LLVTĐP, chứng minh các nhận

định và khái quát lịch sử.

Phương pháp logic được sử dụng trong cả 4 chương của luận án Chương 2

và chương 3, phương pháp logic dùng để xâu chuỗi các sự kiện chủ yếu, khái quát

lịch sử, nêu bật những nội dung trọng tâm từng văn kiện, nghị quyết và liên kết các

nội dung đó dé thấy được quá trình nhận thức, phát triển đường lối, chủ trương củaĐảng bộ tỉnh Hải Dương trong lãnh đạo xây dựng LLVTDP, khái quát tiến trình chi

đạo thực hiện chủ trương xây dựng LLVTDP của Dang bộ tỉnh Hải Duong trong

từng chương, tiết Phương pháp logic sử dụng chủ yếu trong chương 4 dé khái quát,tổng kết về ưu điểm, hạn chế, đúc rút những kinh nghiệm lich sử từ quá trình Đảng

bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo xây dựng LLVTĐP trong cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp xâm lược (9/1945-10/1954).

Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đồng đại,lịch đại, thống kê, so sánh, phỏng vấn nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia trậnđánh dé làm rõ và nâng cao tính thuyết phục của các van đề đặt ra.

5 Đóng góp khoa học của luận án

Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên

cứu, luận án có những đóng góp sau:

Về tư liệu: Góp phần sưu tầm, hệ thống hóa sử liệu thuộc lĩnh vực xây dựngLLVT của Đảng thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), trong đó, có

những sử liệu mới được khai thác tại các trung tâm lưu trữ, bổ sung thêm tư liệulịch sử Đảng.

Trang 13

Về nội dung:

Thứ nhất, luận án phân tích, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng, chi phối sự lãnh

đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong xây dựng LLVTĐP thời kì kháng chiếnchống thực dân Pháp (9/1945-10/1954).

Thứ hai, khái quát và hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảngtrong xây dựng, phát triển LLVTDP từ tháng 9/1945 đến thang 10/1954.

Thứ ba, phục dựng lại quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương thực hiện những

chủ trương của Đảng, lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng LLVTĐP phát triển về mọi mặt:chính tri - tư tưởng, tô chức, biên chế, trang bị vũ khí, huấn luyện tác chiến trongcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945-10/1954) với cả ưu điểm, hạn chế,

từ đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử.

Thứ tw, luận án có thé làm tài liệu phục vụ công tác giáo dục truyền thống

của LLVTND tỉnh Hải Dương, là tài liệu tham khảo công tác nghiên cứu giảng dạy

trong các nhà trường Quân đội, công tác giáo dục quốc phòng cho các đối tượng

trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đếnluận án, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án cấu trúc thành 4 chương § tiết:

Chương 1: Tông quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong xây

dựng lực lượng vũ trang địa phương từ năm 1945 đến năm 1949

Chương 3: Lãnh đạo đây mạnh xây dựng lực lượng vũ trang địa phương từnăm 1950 đến năm 1954

Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

Trang 14

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), cáchội thảo khoa học nghiên cứu về LLVT ba thứ quân của Việt Nam dưới nhiều góc độvà cách tiếp cận khác nhau được tổ chức Hiện nay, nhiều cuốn sách đã xuất bản,nhiều công trình nghiên cứu được công bố về van dé: tổng kết lịch sử chiến tranh,lịch sử Đảng lãnh đạo xây dựng LLVT trong kháng chiến chống thực dân Pháp của

dân tộc Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng.1.1 Các nhóm công trình nghiên cứu

1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng lực

lượng vũ trang địa phương

Lịch sử cuộc kháng chiến chong thực dân Pháp, Tap IT (1945-1954), do Bộ

Quốc Phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam chủ trì nghiên cứu biên soạn, NXBQĐND ấn hành năm 2009 đã trình bày quá trình diễn biến, các quy luật, những kinhnghiệm phong phú, quý báu của cuộc kháng chiến, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng

cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh Qua việc phản ánh khá toàndiện cuộc CTND của dân tộc Việt Nam , tác phẩm đề cập sơ lược đến công tác xâydựng LLVTND nói chung, LLVTĐP nói riêng của Đảng trong cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp.

Tác pham Tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp - thắng lợi và bài học do

Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị nghiên cứu, biên soạn,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996 Đây là một bản tổng kết sâu sắc thắng lợicủa toàn quân, toàn dân ta dưới sự lãnh dao của Dang, Chủ tịch Hồ Chí Minh và BộTổng tư lệnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) Công trình

đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến

của Đảng, đồng thời thắng thắn thừa nhận một số thiếu sót trong công tác lãnh đạo,

chỉ đạo cuộc kháng chiến.

Tác pham Sw nghiệp và tư tưởng Quân sự của Chủ tịch Hồ Chi Minh, do BộQuốc phòng, Viện lịch sử Quân sự Việt Nam tô chức nghiên cứu, NXB QDND ấn

hành năm 1990 là một công trình khoa học được biên soạn công phu, nghiêm túc

với nhiều tư liệu quý, tái hiện những hoạt động lý luận và thực tiễn quân sự trong

cuộc đời cach mạng vi lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam Tư tưởng quân

sự của Hồ Chí Minh là cơ sở đường lối quân sự của Đảng, phản ánh những vấn đề

có tính quy luật trong cuộc đấu tranh vũ trang và xây dựng LLVT cách mang ở một

nước thuộc địa chống chủ nghĩa dé quốc Nội dung cơ bản của tư tưởng quân sự Hồ

Trang 15

Chí Minh là tư tưởng của CTND Việt Nam trong thời đại mới: “toan dân đánh giặc

có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, lay nhỏ thang lớn, lay chất lượng cao thắng sốđông, lay nhân nghĩa thắng bạo tàn, kiên quyết không ngừng thế tiến công, tạo nên

sức mạnh tông hợp đánh thắng quân thù trong thời đại mới” [28, tr 6].

Tác phẩm Hiệu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975) do Việnlịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức nghiên cứu, NXB QDND, Hà Nội, 1997 Day làcông trình nghiên cứu về vai trò to lớn của các vùng hậu phương trong hai cuộckháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Với đóng góp to lớn về sức người, sức củavà sự động viên to lớn về tinh thần của nhân dân đối với tiền tuyến, công trìnhkhang định hậu phương đã trở thành nhân tô thường xuyên quyết định thang lợi củachiến tranh Trong hai cuộc chiến tranh hiện đại của Việt Nam, hậu phương được tôchức chặt chẽ theo một đường lối đúng đắn, sáng tạo, băng những biện pháp có hiệuquả Việc giải quyết thành công những vấn đề của hậu phương trong hai cuộc khángchiến đã giải thích tại sao LLVTND Việt Nam có thể đánh thang hai dé quốc lớn,có tiềm lực kinh tẾ, tiềm lực quân sự và khoa học công nghệ mạnh hơn rất nhiều.

Cuốn Lịch sử hậu can Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tập 1(1944-1954), NXB

QĐND, Hà Nội, 1995, viết về ngành hậu cần quân đội trong kháng chiến chống Pháp.Trong 10 năm (từ 1944 đến 1954), được thành lập từ con số 0, QDND Việt Nam phảiđối mặt với những lực lượng quân sự mạnh trên thế giới như quân đội dé quéc NhatBản, sau đó là quân đội Pháp Dé đương dau với những lực lượng quân sự mạnh đòihỏi Đảng và chính phủ phải xây dựng và phát triển quân đội về mọi mặt Từ đó, yêucầu về mặt công tác hậu cần ngày càng được đề cao Trải qua cuộc kháng chiếntrường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, hàng triệu tắn quân lương, quân giới, quântrang, quân dụng được mua bán hoặc tập trung, tiếp tế cho quân đội, Những tư liệu

dẫn chứng, số liệu về mặt hậu cần trong tác phẩm giúp cho NCS thấy rõ sự phát triển

về thé và lực của LLVT nói chung và LLVTĐP nói riêng.

Cuốn Lich sử quân nhu Quân đội Nhân dân Việt Nam (1944-1975), NXB

QDND, Hà Nội, 1998, nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của ngành quân nhuquân đội - một mặt công tác hậu cần gồm tông thể các hoạt động sản xuất tạo nguồn vàbảo đảm ăn, mặc cho LLVT, quân đội hoạt động và chiến dau Trong 2 cuộc khángchiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, ngành quân nhu đã cùng toàn dân, toànquân trải qua một chặng đường lịch sử “nuôi quân đánh giặc” đầy khó khăn, gian khổhy sinh nhưng rất vẻ vang Tác pham đã phản ánh những nội dung chủ yếu, các mốclịch sử quan trọng và bước đầu làm rõ được vai trò, vị trí quan trọng của nhiệm vụ sản

xuât, đảm bảo ăn, mặc cho quân đội chiên đâu và xây dựng.

Trang 16

Một số công trình chuyên sâu về xây dựng LLVT trên từng mặt công tác

như: Song Hào, Xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang nhân dân, NXB QDND,

Hà Nội, 1968 khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam là người sáng lập, tô chức, lãnhđạo, giáo dục và rèn luyện LLVT Sự lãnh đạo của Dang quyết định sự trưởng thành

và thắng lợi của LLVT “Vi vậy, lực lượng vũ trang muốn hoàn thành sứ mạng lịch

sử của mình là công cụ bạo lực của giai cấp công nhân thì trước hết đảng bộ củaĐảng trong lực lượng vũ trang phải luôn luôn được củng cô vững mạnh” [85, tr.

79] Tác phẩm giúp người nghiên cứu đúc rút những nội dung cơ bản về xây dựngĐảng trong LLVT Từ đó, có cái nhìn đánh giá, nhận xét thành tựu và hạn chế, cácbiện pháp khắc phục của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong quá trình xây dựng

LLVTĐP về chính trị và tư tưởng.

Tác phẩm của Đại tướng Hoàng Văn Thái- Tổng Tham mưu trưởng đầu tiêncủa Quân đội nhân dân Việt Nam, May vấn dé về chỉ huy và tham mưu, NXBQDND, Hà Nội, 1983 nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển công tác chỉ

huy và tham mưu trong quân đội Tác gia đã khang định trong bài nói tại budi lễ

khai giảng khóa I, trường Sĩ quan tham mưu, tháng 5/1948 về vai trò của các cơ

quan tham mưu trong LLVT như sau:

Từ tay không hoàn toàn, trải qua hai năm rưỡi cố gang, đến nay ta đãcó một hệ thống cơ quan tham mưu các cấp gồm Bộ tổng tham mưu, các phòng

tham mưu khu và các ban tham mưu trung đoản Các cơ quan tham mưu của ta đã

mò mam, vừa học vừa làm, đã có những thành tích nhất định trong việc tuyển quân,tô chức biên chế, trang bị, cấp dưỡng, luyện quân, đặc biệt đã phụng sự cho việc chỉ

đạo bắt đầu kháng chiến toàn quốc nắm được quyền chủ động và đánh bại cuộc tan

công lên Việt Bắc của thực dân Pháp, tức là đánh bại được âm mưu đánh nhanh,thắng nhanh của chúng [131, tr 12].

Bằng các số liệu cụ thé, tác phẩm đi sâu phân tích các biện pháp đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ tham mưu, nâng cao chất lượng công tác tham mưu và công

tác chỉ huy qua một số chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Đây là tư liệu quý giúp người nghiên cứu hiểu một mặt công tác quan trọng trong

xây dựng LLVT.

Tác phẩm Tổng kết công tác tham mưu chiến lược của Cục Dân quân Tự vệ(1947-2000), do Bộ Tổng Tham mưu cục DQTV biên soạn, NXB QDND ấn hànhnăm 2007 như một công trình chuyên khảo nghiên cứu, tổng kết 60 năm xây dựng,

chiến đấu, trưởng thành của Cục DQTV trong nhiệm vụ tham mưu chiến lược về tổ

chức, xây dựng, hoạt động của LLVT quần chúng cho Đảng, Chính phủ, Bộ Quốc

Trang 17

phòng, Bộ Tổng tham mưu Tác pham rút ra những bài học bé ích, giúp thực hiện

tốt nhất nhiệm vụ giai đoạn mới, khẳng định vị trí chiến lược của Cục DQTV trong

sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Như vậy, các tác phẩm xuất bản thành sách của Việt Nam đề cập đến nhiều

khía cạnh có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn, đồng thời khái quát và nêu lênnhững kinh nghiệm lớn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về dau tranh vũ trangvà xây dựng LLVT cách mạng thời kỳ tong khởi nghĩa tháng Tám 1945, trong hai

cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược Những

kinh nghiệm đó đến nay van có giá trị rất lớn, giúp NCS có thé vận dụng vào quatrình nghiên cứu luận án, đề xuất những bài học kinh nghiệm trong xây dựng LLVTba thứ quân nói chung, LLVTDP nói riêng khi tình hình thế giới, trong nước đang

có nhiều vấn đề nóng bỏng như hiện tại.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam trong suy nghĩ

của người nước ngoài không chỉ là cuộc xung đột giữa hai bên tham chiến trực tiếp trên

chiến trường mà trở thành cuộc đối đầu giữa hai thế lực, phản ánh một phần tươngquan lực lượng giữa hai hệ thống xã hội đối lập, hai cực trong trật tự thế giới xác lậpsau đại chiến Cuộc chiến kết thúc cách nay hơn nửa thế kỉ nhưng vẫn để lại nhiều dưâm, được nhắc đến như một thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam Có nhiều côngtrình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, nhiều cuộc hội thảo trong và ngoàinước với sự tham gia của nhiều nhà khoa học có chủ đề liên quan đến vấn đề này.Các công trình đề cập một cách khá đầy đủ các khía cạnh của cuộc chiến, trong đónhấn mạnh đến sức mạnh của LLVTND Việt Nam.

Tướng Navarre, Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương

(1953-1954) xuất bản 2 tác phẩm: Đồng Dương hấp hối và Thời điển của những sự thật

(NXB Plong, Pari, 1956) Tuy viết ra với mục đích chủ yếu nhằm biện hộ tráchnhiệm và thất bại của quân Pháp ở Điện Biên Phủ nhưng tác giả đã cung cấp cho

người đọc nhiều tư liệu, cách đánh giá tình hình, khó khăn và sự bất đồng trong chính

giới Pháp về van dé Đông Dương Qua do, Navarre đưa ra ý kiến về nguyên nhân thất

bại của Pháp: “Dùng những thủ đoạn và phương tiện chiến tranh hiện đại để chống

chiến tranh du kích là một điều vô ích”, hay “trong 7000 làng thì đã có trên 5000 làng

hoàn toàn hoặc ít nhiều do Việt Minh kiểm soát” [171, tr 324] Những nội dung này

cũng được dé cập trong cuốn 7ướng Navarre với trận Điện Biên Phủ của Jean Pouget

- sĩ quan tùy tùng của Tổng chỉ huy Navarre ở Đông Dương.

Cuốn Cao - Bang la tragique épopée de la colonne Le Page (Cao Bằng - Sựnghiệp bi thảm của đại tá La Page) cúa Marcel Le Page và cuỗn hồi ky Con đường

10

Trang 18

tử địa RC4-1950 của Charles Henri De Pirey là hai tác phẩm có giá trị viết về trận

chiến diễn ra ở Biên giới Đông Bắc Việt Nam Là người trực tiếp tham gia chỉ huychiến đấu, các tác giả đã thuật lại một cách khá chỉ tiết và sinh động nhiều trận đánhtrên đường số 4, nhất là những trận ác liệt ở vùng núi Cốc Xá trong chiến dịch Biên

giới thu đông 1950, nêu lên nhận định, đánh giá của họ về đối thủ, những suy ngẫm

về thất bại của quân Pháp ở Biên giới Đông Bắc, ý nghĩa và ảnh hưởng của sự kiệnđối với toàn bộ cuộc chiến tranh Đông Dương.

Christopher E Goscha, Phó giáo sư Đại học Tổng hợp Lyon II (Cộng hòaPháp), nghiên cứu viên Viện Đông Á là người có nhiều bài biết về Việt Nam, đặc

biệt là thời kì chiến tranh Đông Dương Trong bài viết về Điện Biên Phủ công bốtrên tap chí Đông Nam A do Đại học tông hợp Quốc gia Singapore xuất bản, số 34,

tháng 10/2003, Bản dịch của Vũ Thị Kim Oanh, tác giả có những đánh giá chính

xác về LLVT của cả 2 bên Pháp - Việt Trận đánh Điện Biên Phủ là trận đánh quânsự hiện đại, một thang lợi của quân đội lúc đầu chỉ là một đội quân du kích Không

có gì quá đáng khi nói rằng vào năm 1954, đạo quân viễn chinh Pháp là một tổ chức

yếu cả về tinh thần dân tộc và mục tiêu chiến đấu nhưng hơn thế, Việt Nam dân

chủ cộng hòa xây dựng được một đội quân thực sự, đã thành công trong việc tiễn

hành một trận đánh hiện đại, sử dụng cùng lúc cả chiến thuật biển người của Trung

Quốc và các loại pháo phòng không hiện đại theo hình thức phối hợp Như một sĩ

quan tình báo cao cấp của Pháp tiết lộ trong bản nghiên cứu ngày 17/6 về chiến dịchĐiện Biên Phủ: với Việt Minh, Điện Biên Phủ đạt tới một tầm cao mà họ chưa baogiờ có được Với quân đội, trận đánh theo lối hiện đại lần đầu tiên này khang dinhđộ thành thục không thé chối cãi của họ như một quân đội hiện dai.

Một số học giả nước ngoài không phải là người Pháp có các công trình viết vềcuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954) Như cuốn Cuộc chiến dai ngày của nướcMỹ và Việt Nam (1950-1975) của C.G.Herring, cuốn Tai sao Việt Nam? của L.A Patti,Điện Biên Phú - cuộc đối dau mà nước Mỹ muốn quên di của R.Simpson, Điện Biên Phủmột góc địa ngục của B.Fall, cuén Nước Mĩ và Đông Duong từ Roosevelt đến Nixon củaP.A.Poole Các tác phẩm đã giúp người đọc thấy rõ hơn cách nhìn nhận của thế giớiđối với cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam.

Như vậy, hầu hết các công trình trên của Tổngt ư lệnh, sĩ quan, tướng lĩnh

người Pháp trực tiếp tham gia và chỉ huy các trận đánh lớn trong chiến tranh xâm

lược Việt Nam và Đông Dương (1945-1954) viết lại đưới dạng hồi ký, có công trìnhcủa tùy viên báo chí Bộ Tổngt ham mưu Phápở Đông Dương như Devillers ,Philippe đã tường thuật, miêu tả lại những trận đánh lớn , cuộc sống binh lính, sĩ

11

Trang 19

quan, tướng tá Pháp trong trại giam của Việt Minh, nỗi thống khổ khi trải qua những

cuộc hành quân trong rừng , phải thường xuyên đối mặt với LLVT của Việt Minh

thoắt ân, thoắt hiện Mặt khác, nhiều tướng tá và chính khách Pháp - Mĩ, nhiều học

giả và kí giả trong thé giới tư bản đua nhau viết hàng trăm cuốn sách, hàng nghìn bàibáo về chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến tranh Đông Duong “Có người viết déthanh minh cho minh và trút trách nhiệm lên đầu kẻ khác Có người viết nhằm thỏamãn tính hiếu kì của độc giả Và cũng có người tỏ ra nghiêm túc kh ach quan trong

khi nghiên cứu và trình bay , tuy căn bản vẫn chưa vượt ra khỏi cách nhìn tư sản”

[132, tr 10] Dù xuất phát từ những mục đích khác nhau , tat cả phải công nhận một

sự thật là: Thực dân Pháp xâm lược và dé quốc Mĩ can thiệp bị thất bại cay đắng cònquân dân Việt Nam giành được một thắng lợi chiến lược to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Đây thực sự là nguồn tài liệu quý giúp tác giả có cái nhìn khách quan khi tìm hiểu về

sức mạnh LLVT Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

LLVT và phong trào đấu tranh vũ trang luôn là van đề được nhiều NCS chonlàm đề tài nghiên cứu trong các luận án Có thể ké một số công trình tiêu biểu sau:

Năm 2007, Lê Huy Binh đã bảo vệ thành công luận án tỉ én sĩ Tw tuéng HồChí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) Với đề tài này, tác giả xác định đốitượng nghiên cứu là tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng LLVT ba thứ quân trong

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nhằm mục đích khẳng định giá tri

tư tưởng Hỗ Chi Minh về xây dựng LLVT ba thứ quân và sự vận dụng tư tưởng của

Người trong xây dựng LLVT trong thời dai mới.

Nguyễn Văn Hùng (2010), Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo xây dựng lực

lượng vũ trang nhân dân địa phương từ 1965 đến 1975, Luận án tiễn sĩ Lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam, lưu tại thư viện Quốc Gia, Ha Nội Là một công trìnhnghiên cứu có tính chất chuyên khảo về LLVTND tỉnh Hà Tây dưới góc độ lịch sử,

luận án đã tổng hợp và phân tích một cách kha toàn diện chủ trương lãnh đạo, chi

đạo xây dựng LLVTND của Đảng bộ tỉnh Ha Tây Đặc biệt, luận án làm rõ cach

thức tô chức, biện pháp chỉ đạo chủ động, linh hoạt của Đảng bộ tỉnh Hà Tây trong

xây dựng LLVTDP trong hoàn cảnh chiến tranh.

Các công trình trên thực sự là nguồn tài liệu quý dé tác giả kế thừa và phattriển trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Ngay khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 4 năm, NXB Sựthật Hà Nội xuất bản 4 tập tài liệu sưu tầm mang tựa đề: Cuộc kháng chiến thầnthánh của nhân dân Việt Nam: Tập 1 (Từ 23 tháng 9 năm 1945 đến tháng chạp năm

12

Trang 20

1947), ân hành năm 1958; Tap 2 (Từ tháng giêng năm 1948 đến tháng chap 1950),an hành năm 1959; Tập 3(Tir tháng giêng năm 1951 đến tháng chap năm 1952), ấnhành năm 1959; Tap 4 (Từ tháng giêng năm 1953 đến tháng 7 năm 1954), ấn hànhnăm 1960 Bộ tài liệu sưu tầm vô cùng quý giá này gồm tập hợp các bài viết đăng trên

các báo uy tín của Đảng như: Cờ giải phóng, Báo Nhân dân, báo Sự Thật phát hành

trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp Các bài báo đã phản ánh nhữngnhận định, chủ trương chính sách của Dang trong suốt cuộc kháng chiếmĐây là nguồntư liệu hết sức quan trọng giúp NCS có cái nhìn trung thực và toàn diện về chủ trương

lãnh đạo kháng chiến của Đảng, trong đó tập trung phân tích sự chỉ đạo xây dựngLLVT ba thứ quân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khi hòa bình lập lại, nhiều nhà khoa học lịch sử công bố những bài nghiêncứu sâu về LLVT trên các tạp chí uy tín như: Nguyễn Hữu An (1994), Xây dung lựclượng vũ trang nhân dân theo tư tưởng quân sự Hô Chí Minh, Tạp chí lich sử Dang[1, tr 3-7]; Vũ Quang Hiển (2000), Phong trào chiến tranh du kích ở Đông bang

Bắc Bộ phối hợp với chiến dịch Hòa Bình trong Đông - Xuân 1951-1952, Tạp chí

nghiên cứu Lịch sử [88, tr 18-22]; Vũ Quang Hién (2000), 7 tưởng Hồ Chi Minh

về xây dựng lực lượng dân quân du kích và chiến tranh du kích, Tạp chí nghiên cứu

lich sử [89, tr 3-10] Các bài báo khoa học đã tập trung làm rõ sự phát triển của

LLVT ba thứ quân đặc biệt là lực lượng tự vệ, lực lượng DQDK dưới sự lãnh đạo

của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh

đạo xây dựng LLVT cách mạng giai đoạn mới.

Trong cuốn tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành DQTV - Giáo dục quốc phòng

số 36 tháng 1/2007 - số đặc biệt ki niệm 60 năm ngày thành lập Cục DQTV

(12/2/1947-12/2/2007), Đại tá Nguyễn Duy Hạc - Phó Cục trưởng Cục DQTV - Bộ

Tổng tham mưu có bài viết Cục Dân quân tự vệ, 60 năm xây dựng chiến dau và

trưởng thành Tác giả khăng định: Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Cục DQTVthực hiện tốt chức năng là cơ quan tham mưu chiến lược đầu ngành về LLVT quần

chúng của Đảng, giúp Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ TổngTham mưu chỉ đạo phá té, trừ gian, chống địch càn quét, đây mạnh hoạt động tácchiến của DQTV ở thành phố và các làng xã kháng chiến Lực lượng DQTV pháttriển về mọi mặt, góp phần cùng BĐCL, BĐĐP giành thắng lợi quan trong trong

chiến cuộc Đông xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Trung tướng Vũ Ba, nguyên Cục trưởng Cục DQTV - Bộ Tổng Tham mưu

có bài viết: Cảm nghĩ sâu sắc về 60 năm Cục Dân quân tự vệ với những thời điểm

gian nan, những kỉ niệm không thê nào quên Tác giả bày tỏ niêm tự hào vê truyền

13

Trang 21

thong vẻ vang, phân tích những bai hoc quý báu của Cục DQTV: “Doan kết, cần củ,dũng cảm, thông minh, sáng tạo, sâu sat cơ sở, bam sát chiến trường, bám sát địaphương, tham mưu sát sao, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống” 47,tr.13-18].Tác giả nhắn mạnh: viết lại chuyện ngày xưa không phải dé cho ngày xưa

mà để lại cho cả hôm nay và mai sau, dé các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Cục Dân quân

tự vệ chúng ta tự hào và ra sức vun dap cho truyền thống của Cục mãi mãi tươi đẹpnhư cánh sắc mùa xuân.

Nhìn chung, các bài báo đăng trên tạp chí đều tập trung đi sâu luận giải nhiều

vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với LLVTĐP trongcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, rút ra những bài học kinh nghiệm lãnh đạo

xây dựng LLVTDP giai đoạn hiện nay.

Một số đề tài cấp Bộ được nghiệm thu có liên quan đến công tác xây dựngLLVT các địa phương thuộc Liên khu Việt Bac: Vai rò của Liên khu uy III trong

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và trong những năm dau xây

dựng củng co ở miễn Bắc do Viện Lịch sử Dang chủ trì vào năm 1998, chủ yếu đề

cập đến quan điểm chủ trương xây dựng Đảng về tổ chức nói chung và sự chỉ đạo

của Liên khu ủy III về công tác xây dựng Đảng trong các LLVT ở các địa phương.

Công trình khoa học độc lập cấp Nhà nước Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,

tập I (1920-1954) do GS,TS Trinh Nhu làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2006 Công

trình đề cập tới nhiều khía cạnh xây dựng Đảng trong kháng chiến chống thực dânPháp, làm rõ quá trình hình thành, phát triển, lãnh đạo của Đảng về công tác xây dựngĐảng, trong đó có một số sự kiện liên quan tới thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng

trong các LLVT.

Nhân dịp kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Trường Đại học Khoahọc xã hội và Nhân văn, thuộc Dai học Quốc gia Hà Nội phối hợp, đồng t6 chức vớiTrường Dai học Tổng hợp Panthéon - Sorbonne Paris 1 cuộc hội thảo Quốc tế mangchủ đề “7954-2004: Trận Điện Biên Phú - Giữa lịch sử và ký ức” 59 bản tham luận

trong đó có 42 bản phía Việt Nam, 17 bản của các học giả Pháp được gửi tới và trình

bày trong hội thảo Các nhà khoa học, các tướng lĩnh và cựu chiến binh Điện Biên

Phủ của Việt Nam và Pháp tham dự cuộc hội thảo với tinh thần cùng nhau làm rõ

những vấn đề, sự kiện lịch sử liên quan trực tiếp và gián tiếp đến trận đánh “làm thayđổi vận mệnh hai nước” cách đây nửa thế kỷ, nhằm mục đích hai dân tộc có thể hiểunhau, hợp tác chặt chẽ trong hiện tại và tương lai Hội thao khang định: Điện BiênPhủ rõ ràng là một thắng lợi vẻ vang của Quân đội và nhân dân Việt Nam, dưới sự

lãnh đạo tài giỏi, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, “trái lại là

14

Trang 22

một thất bại nặng nề nhất của đội quân xâm lược Pháp và của chủ nghĩa thực dânkiểu cũ không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi thế giới” [146, tr 150].

1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về lực lượng vũ trang địa phương

ở tỉnh Hải Dương

Nguyễn Quyết, May kinh nghiệm công tác quân sự địa phương ở Quân khuba, NXB QĐND, Hà Nội, 1978 là tác phẩm liên quan trực tiếp đến đề tài của NCS.

Với cái nhìn sâu sắc và toàn diện của người lãnh đạo, đồng chí Nguyễn Quyết

-nguyên chính ủy Quân khu ba tong kết một số kinh nghiệm chính về công tác quânsự địa phương ở quân khu qua các thời kì lịch sử Trong cuộc kháng chiến chống

Pháp, tác giả nhấn mạnh:

Sức mạnh của quân và dân trong quân khu là sức mạnh của “quân

dân một lòng tiêu diệt quân địch” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cho nhân dân

Thái Bình, Hà Bắc, là tinh thần “đoàn kết nhân dân đánh thắng giặc Pháp” mà Chủtịch Hồ Chí Minh đã tặng cho nhân dân tỉnh Hải Hưng là sức mạnh của tínhthần trung kiên, bất khuất, anh đũng tuyệt vời sẵn sàng xả thân vì dân vì nước như

anh hùng liệt sĩ Trương Công Man bị bom na-pan của địch vẫn khoác áo lửa xônglên tiêu diệt quân thù, anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi khi bị sa vào tay giặc vẫn

hiên ngang chửi vào mặt chúng chứ nhất định không chịu cung khai nửa lời, cụNguyễn Văn Cường (Hải Hưng) với tinh thần gang thép đã chịu đòn tra tan của

giặc Pháp và chịu để chúng lần lượt bắn chết ba người con yêu quý của mình chứ

nhất định không chịu chỉ cho địch chiếc hầm bí mật còn giấu cán bộ, bộ đội trong

nhà [126, tr 127].

Bằng cái nhìn biện chứng và lịch sử, tác giả làm rõ những chủ trương, đườnglối đảng bộ Quân khu ba thực hiện để xây dựng LLVTĐP vững mạnh làm nòng cốtcho phong trào toàn dân đánh giặc, toàn dân làm quốc phòng ở địa phương Đây là

nguồn tài liệu quý, làm nền cho NCS tìm hiểu, đánh giá những thành tích Đảng bộ

tinh Hải Dương chỉ đạo xây dựng LLVTDP trong bối cảnh chung, thành tích chung

của quân khu.

Cuốn sách Lịch sử Bộ Tham mưu Quân khu 3 (1945-2000) do Bộ Tư lệnh

Quân khu 3 phát hành, NXB QDND, Hà Nội, 2000 đã nghiên cứu, xây dựng lại

bước đường trưởng thành và phát triển của cơ quan Tham mưu Quân khu 3 qua cácthời kì cách mạng Tác phẩm khẳng định: trong kháng chiến chống thực dân Pháp,mảnh đất Chiến khu 2, Chiến khu 3 sau đó là Liên khu 3 và khu Tả Ngạn luôn là

chiến trường nóng bỏng, là nơi thử nghiệm nhiều loại hình chiến tranh của mộtquân đội nhà nghề thực dân xâm lược, vừa là chiến trường quan trọng, quyết định

15

Trang 23

sự sống còn của cả Đông Dương, vừa là hậu phương chiến lược [41, tr 365].

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Liên khu ủy, quân và dân các địa phươngtrong đó có Hải Dương đã trực tiếp chiến đấu và từng bước chiến thắng quân xâm

lược Pháp có số lượng đông, biên chế hoàn chỉnh, hỏa lực mạnh, sức cơ động cao.

Trong khó khăn ác liệt, Phòng Tham mưu từ chiến khu đến Liên khu luôn tỏ rõ “làcơ quan chỉ đạo cấp chiến dịch, vừa linh hoạt vừa sang tạo, kiên trì xây dựng lựclượng từ nhỏ đến lớn, từng bước làm thất bại mọi mưu đồ xâm lược của bọn thực

dan” [41, tr 366].

Cuốn sách Lich sử ngành kỹ thuật Quân khu 3 trong kháng chiến chong

Pháp (1945-1954) do Cục kỹ thuật - Bộ Tư lệnh Quân khu 3 phát hành, NXB

QDPND, Hà Nội, 1999 là công trình chuyên khảo về ngành kỹ thuật Quân khu 3.

Dựa vào dân, cán bộ chiến sĩ ngành kỹ thuật Liên khu 3 đã phát huy cao độ tinh

thần yêu nước và khí phách anh hùng, tự lực tự cường, thông minh sáng tạo, khắc

phục khó khăn, dám nghĩ dám làm, sẵn sàng hy sinh xây dựng nên ngành kỹ thuật

từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từng bước trưởng thành góp phần to lớn cùng quân- dân đánh thắng kẻ thù xâm lược LLVT Quân khu 3 sau một năm từ chỗ chỉ cósúng trường, mã tấu, gáo búp đa đã phát triển trưởng thành, được trang bị súngbazoka, SKZ, súng cối, súng phòng không Thành tích chung đó có công sức không

nhỏ của Đảng bộ tỉnh và quân dân Hải Dương.

Từ năm 1991 đến năm 2008, Bộ tư lệnh Quân khu ba xuất bản 4 tập sách vềNhững trận đánh điển hình của lực lượng vũ trang Quân khu ba trong hai cuộc

kháng chiến chống Pháp va chống Mi (NXB QĐND ấn hành vào các năm 1991,

1994, 1997, 2008) Là một địa bàn chiến lược trọng yếu của miền Bắc, phát huy

truyền thống yêu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân

dân khu 3 đã tiến hành CTND, toàn dân, toàn diện, tổ chức nhiều trận đánh tiêubiểu, dé lại những bài học kinh nghiệm lich sử quý báu Trong thành tích chung của

LLVT Quân khu 3, LLVT tỉnh Hải Duong vô cùng tự hao với hàng chục trận đánh

điển hình cho nghệ thuật đánh du kích như trận đánh mìn ở ga Phạm Xá của bộ độivà du kích Kim Thành [36, tr 111-122]; trận tập kích đánh chim tau chiến LCT tạibến Nhống - Ninh Giang ngày 17 tháng 1 năm 1953 [38, tr 83-101], trận phục kíchở Bến Bé, thôn Trụ hạ của du kích xã Đồng Lạc, huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương[42, tr 23-34] Tác phẩm là một nguồn tài liệu sinh động, thiết thực dé học tập, kếthừa trong xây dựng phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng như trong xây

dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc.

Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Lịch sw Đảng bộ Quân khu 3, Tap 1, Thời

kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-5/1955), NXB QDND, Hà Nội, 2008 là

16

Trang 24

công trình lịch sử có giá trị đã phân tích, làm rõ vai trò, sự lãnh đạo của Liên khuủy, những đóng góp xứng đáng của Đảng bộ, quân dân các dân tộc trong địa bàn

Liên khu thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp Những thành tích của Đảng bộtỉnh Hải Dương, LLVTĐP Hải Dương được nhắc tới với tần suất khá nhiều trongtác phẩm này.

Quân khu 3, Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị quân khu 3 1995), Biên niên sự kiện va tu liệu, NXB QDND, Hà Nội, 1999 được nghiên cứu,

(1945-biên soạn chọn lọc dựa trên những sự kiện, tư liệu về hoạt động công tác đảng, côngtác chính trị trong LLVT quân khu qua 50 năm theo trình tự thời gian Đây là nguồntài liệu quan trọng giúp NCS có thể so sánh _, đối chiếu rút ra nhận xét đánh giá về

mặt tích cực, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong xây dựng LLVTĐP theo

nghị quyết chung của toàn quân khu.

1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Hải Dương trong xây dựng lực lượng vũ trang địa phương

Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp trên địa bàn Hải Hung(1945-1954),

Bộ CHQS Hải Hưng xuất bản năm 1988 là công trình khoa học lịch sử quân sự của

hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên (khi chưa tách) Tác phẩm dựng lại một cách

tương đối, có hệ thong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên vùng

đồng bang đông dan, nhiều của, có vị trí chiến lược nhiều mặt, nằm sâu trong vùng

địch chiếm đóng Qua đó, người đọc thấy một phong trào CTND phát triển cao với

nhiều loại hình dau tranh phong phú, chiến tranh du kích phát triển sâu rộng ở hai

địa bàn Hải Dương và Hưng Yên suốt 9 năm kháng chiến Tác phẩm dành thời

lượng 41 trang làm rõ những nguyên nhân làm nên thắng lợi, những kinh nghiệm

thành công va hạn chế của Đảng bộ, ban CHQS tỉnh trong lãnh dao LLVT cùng

nhân dân Hải Dương, Hưng Yên chiến đấu chống thực dân Pháp Những số liệu vềthành tích chiến đấu của hai địa phương Hải Dương và Hưng Yên giúp NCS có cáinhìn so sánh đánh giá về Đảng bộ 2 địa phương lân cận.

Hải Dương, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và dé quốc Mỹ

(1945-1975), Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh Hải Dương biên soạn, NXB QDND ấn hành năm

2001 đã dựng lại cuộc dau tranh oanh liệt của Đảng bộ, nhân dân, LLVT tỉnh Hải

Dương qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Do phản ánhmột thời kỳ tương đối dài trong khi tài liệu lưu trữ có hạn, cuốn sách chỉ nêu lênnhững sự kiện chính, đánh dấu chặng đường cách mạng LLVT tỉnh nhà Tuy vậy,đây là một nguồn tài liệu chính giúp NCS phục dựng lại thành tích vẻ vang của

LLVTDP tỉnh Hải Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

17

Trang 25

Lich sử Đảng bộ tinh Hai Dương, tập 1 (1930-1975) là công trình khoa học lịch

sử đo Ban Thường vụ tỉnh Hải Dương phối hợp với NXB Chính trị Quốc gia tổ chứcbiên soạn, xuất bản năm 2008 nhân dip kỉ nệm 68 năm ngày thành lập Đảng bộ tinhHải Dương Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, cuốn sách gồm 7 chương trình bàyquá trình vận động cách mạng tiến tới thành lập các chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của

tỉnh năm 1930, Đảng bộ tỉnh năm 1940, quá trình Đảng bộ lãnh đạo nhân dân địa

phương khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám, kháng chiến trườngkỳ chống thực dân Pháp và dé quốc Mỹ xâm lược, khôi phục và phát triển kinh tế, xâydựng chủ nghĩa xã hội Tác phâm đã cung cấp cho bạn đọc những cứ liệu sử học về

thời kì lịch sử hào hùng của Đảng bộ, nhân dân và LLVT Hải Dương.

Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh Hải Dương (1947-2000) do Đảng bộ quân sự

tỉnh Hải Dương xuất bản 2011 đã tái hiện quá trình ra đời, phát triển, trưởng thànhcủa Đảng bộ quân sự tỉnh, công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp thực

hiện nhiệm vụ kháng chiến, quân sự, quốc phòng, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của

Đảng bộ quân sự tỉnh đối với LLVTĐP qua các thời kì Trên cơ sở thực tiễn lịch sửphong phú, tác phẩm rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực, góp phần nângcao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của Đảng bộ quân sự tỉnh giai

đoạn cách mạng mới Đây là nguồn tài liệu chủ yếu, liên quan trực tiếp đến đề tài.

Bác Hồ với Hải Dương, Hải Dương với Bác Hồ do Ban Thường vụ Tỉnh ủyHải Dương biên soạn, NXB Thông Tấn, 2008 là cuốn sách tập hợp những bức thư,bài viết, bài nói, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Hải Dương, tình cảmcủa cán bộ, nhân dân Hải Dương đối với Chủ tịch bằng những tư liệu, tác phẩm

viết về Người Với cán bộ và nhân dân Hải Dương, Hồ Chi Minh có sự quan tâm

đặc biệt Sinh thời, Người đã năm lần về thăm, làm việc với Hải Dương, nói

chuyện, viết nhiều bài báo, gửi thư, tặng huy hiệu, tặng quả biểu dương, khích lệ

cán bộ chiến sĩ, nhân dân đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, xây

dựng quê hương Đặc biệt, phan thứ hai của cuốn sách Hai Duong với Bác Ho,

gồm các chỉ thị nghị quyết, thông tư, báo cáo, quyết tâm thư của Tỉnh ủy, Ủy Bannhân dân Tỉnh, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các ngành, địa phương gửi choHồ Chi Minh; những hồi ky, bài viết của những người trực tiếp hoặc chưa đượcgặp Chủ tịch, những tâm tư tình cảm của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dânbằng những vần thơ, bản nhạc, bức họa, bức ảnh về Người Tư liệu in trong cuốnsách này được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, có thâm định, xác minh, chỉnh

lý, bảo đảm tính chính xác đã cung cấp tư liệu chính thống cho NCS khi thực hiện

dé tài.

18

Trang 26

Thực hiện Chỉ thị số 10 ngày 26/7/1995 của Đảng ủy quân sự Trung ương vềtong kết chiến tranh và biên soạn lịch sử kháng chiến cấp huyện, Dang ủy, Ban

CHQS các huyện trên địa ban tỉnh Hai Dương dưới sự chỉ dao của Đảng ủy, Bộ

CHQS tỉnh Hải Dương tổ chức gặp gỡ các nhân chứng, chắt lọc, thâm định các sự

kiện, xuất bản các cuốn sách lịch sử cuộc đấu tranh cách mạng huyện nhà Tiêu biểu

như: Lịch sử thị xã Hải Dương, Ban Thường vụ Tỉnh Hải Dương, NXB Thế Giới,1994; Nam Sách - Lịch sử kháng chiến chong thực Pháp và dé quốc Mỹ (1945-1975),Dang ủy, Ban CHQS huyện Thanh Hà, NXB QDND, năm 2002; Lich sử đấu tranh

vũ trang cách mạng huyện Ninh Giang (1945-1975), Dang uy, Ban CHQS huyện

Ninh Giang, NXB QDND, Hà Nội, 1999; Lich sử đấu tranh cách mang huyện CamGiang (1945-1975), Dang ủy, Ban CHQS huyện Cam Giang, NXB QDND, Hà Nội,

2004 Day là một nguồn tài liệu quan trọng giúp NCS đối chiếu, so sánh sự pháttriển của LLVT từng xã, huyện trong bức tranh LLVT chung tỉnh Hải Dương.

Quốc lộ 5 là con đường huyết mạch, nối Thủ đô Hà Nội với Cảng Hải Phòng,

qua địa phương Hải Dương và Hưng Yên Do vị trí chiến lược và tầm quan trọng,

thực dân Pháp đã tăng cường các thủ đoạn chính trị, quân sự, khống chế đường 5,đánh phá ác liệt mọi hoạt động của đối phương trên tuyến đường này Song, dưới sựlãnh đạo của Đảng, quân và dân đường 5 đã tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân,

toàn diện trên các mặt chính trị, quân sự kinh tế, vừa dũng cảm kiên cường, vừa mưu

trí sáng tạo Với nhiều cách đánh địch có hiệu quả cao Du kích và bộ đội đường 5 mộtthời là nỗi kinh hoàng đối với đội quân viễn chinh Pháp bằng Tiếng sam đường 5 BộQuốc phòng va Tổng chỉ huy đã tuyên dương đường 5 là Mat trận điển hình nhất

đánh vào vùng địch hậu.

Dưới dạng cuốn hồi ký của các nhân chứng lịch sử đã từng giữ cương vị lãnh

đạo, chỉ huy các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng, từ năm 1996 đến nay,các chiến sĩ ở đường 5 thời máu lửa cho ra đời 17 tập sách Đường 5 anh dũng, quậtkhởi với mong muốn “dé cho nhân dân biết rõ xương máu của bộ đội, du kích vànhân dân ta đầy đủ trí tuệ và sáng tạo như thế nào trong chiến đấu ở đường 5” [93,

tr 6] Day là công trình lịch sử có giá trị, một đóng góp lớn có ý nghĩa giáo duc tinh

thần, trí tuệ và nghệ thuật tác chiến của LLVTĐP các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên,Hải Phòng trong cuộc chiến tranh chống xâm lược Đó là các trận chiến đấu oanhliệt, đầy sáng tạo do những người thực, việc thực trực tiếp tham gia trận đấu trìnhbày Đây là nguồn tài liệu quý giúp người nghiên cứu kiểm chứng và nhận định sự

phát triển cả về thé và lực của LLVT Hai Dương nói riêng trong so sánh với LLVT

tỉnh bạn.

19

Trang 27

1.2 Đánh giá kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục

làm sang tỏ

1.2.1 Những kết quả đạt được

Qua khảo cứu các công trình liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy nội dung

nghiên cứu sự lãnh đạo xây dựng LLVTND của Đảng nói chung và sự lãnh đạo củaĐảng bộ tỉnh Hai Duong trong xây dựng LLVTĐP đã được thực hiện ở mức độ

nhất định, làm rõ được một số vấn đề sau:

Thứ nhất, các công trình đã vẽ nên cái nhìn khái quát về cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam nói chung, của nhân dân Hải

Dương nói riêng.

Thứ hai, ở mức độ khác nhau, các công trình đã cung cấp những vấn đề lý

luận, thực tiễn bức tranh chung về sự lãnh đạo của Dang, sự trưởng thành LLVTNDViệt Nam trong chiến đấu.

Thứ ba, các công trình lịch sử thuộc nhóm 2 và nhóm 3 ít nhiều đề cập đến

chủ trương của Đảng bộ tinh Hải Dương trong xây dựng LLVTĐP Đây là nguồn tài

liệu vô cùng quý giá, đặt cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử hình thành phát triển

LLVT Hải Dương thời kì kháng chiến chống Pháp.

Thứ tw, các công trình phần nào đánh giá được tầm quan trọng sự lãnh đạoxây dựng LLVTND nói chung và LLVTĐP của Đảng, trên cơ sở đó khăng định vai

trò quan trọng của LLVTDP.

Thứ năm, các công trình đề cập đến nhiều khía cạnh có giá trị to lớn về lý luận

và thực tiễn, đồng thời khái quát, nêu lên những kinh nghiệm lớn của Đảng về dautranh vũ trang, xây dựng LLVT cách mạng thời kì Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945,trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ Nhữngkinh nghiệm đó hiện nay có giá trị rất lớn, giúp tác giả vận dụng vào quá trình nghiên

cứu luận án, đề xuất những bài học kinh nghiệm trong xây dựng LLVT ba thứ quân

nói chung, LLVTDP nói riêng khi tình hình thé giới và trong nước dang có nhiều van

dé nóng bỏng.

1.2.2 Những nội dung luận ún đi sâu nghiên cứu

Các công trình liên quan đến hướng nghiên cứu luận án nêu trên đã làm sáng

tỏ nhiều vấn đề về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, ở Hải Dương

nói riêng, trong đó có nội dung xây dựng LLVTĐP Tuy nhiên, chưa có một công

trình nào đi sâu nghiên cứu những chủ trương, quyết sách của Đảng bộ tỉnh Hải

Dương trong quá trình xây dựng, phát triển LLVTĐP thời kỳ kháng chiến chống

20

Trang 28

thực dân Pháp, đánh giá kết quả đạt được và rút ra những kinh nghiệm từ góc độ

lịch sử.

Các công trình mang tính chuyên khảo chưa tiếp cận hoàn toàn dưới góc độ

lịch sử Đảng, do đó, chưa trình bày một cách đầy đủ, toàn diện, hệ thống những chủ

trương đường lối của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đối với cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp nói chung, trong xây dựng LLVTDP nói riêng.

Có những công trình đã chạm vào một số nội dung nhưng tương đối khiêmtốn so với hiện thực đã diễn ra, không bao quát được toàn bộ giai đoạn nghiên cứu,

có thé chi chạm đến một phần giai đoạn nghiên cứu Đặc biệt, các kinh nghiệm rútra chỉ bó hẹp trên từng mặt công tác như xây dựng LLVT vững mạnh về tổ chức ,chưa có kinh nghiệm mang tính tổng quát, bám chặt vào toàn bộ nội dung lãnh đạoxây dựng LLVTĐP Đó là những khoảng trong luận án sé di sâu nghiên cứu.

Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình, luận án tập trung làm rõ

những chủ trương, đường lối quan trọng của Đảng về xây dựng LLVTĐP, quá trìnhĐảng bộ tỉnh Hải Dương quán triệt chủ trương của Đảng, chủ động dé ra các biện

pháp xây dựng LLVTND trong điều kiện thực tiễn của địa phương Trên cơ sở đó,

NCS cổ gắng làm rõ những ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạođể phục vụ mục tiêu rút ra những kinh nghiệm vừa mang tính khái quát, vừa mangtính đặc thù, có giá trị vận dụng vào sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựngLLVTND, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, tạo môi trường thuận lợi déphát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn hiện nay.

21

Trang 29

CHƯƠNG 2

CHU TRƯƠNG VÀ SỰ CHI ĐẠO CUA DANG BO TINH HAI DUONGTRONG XÂY DUNG LUC LƯỢNG VU TRANG DIA PHƯƠNG

TU NAM 1945 DEN NAM 1949

2.1 Những yếu tổ tác động đến xây dựng lực lượng vũ trang dia phương

ở tỉnh Hải Dương và chủ trương của Đảng bộ.

2.1.1 Những yếu tô tác động

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Hải Dương là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi trong phát triển kinh tế,

văn hóa, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh Trải dài, án ngữ ở phía Đông vàĐông Bắc đồng bằng Bắc Bộ, thuộc châu thé sông Hồng, có diện tích tự nhiên là

1.662 km”, Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí chiếnlược về chính trị, quân sự hết sức quan trọng, “là vành dai bảo vệ trực tiếp thủ đôHà Nội, là tuyến trong của thành phố cảng Hải Phòng, là hậu phương trực tiếp của

tỉnh biên giới Quang Ninh” [22, tr 14].

Được thành lập từ năm Minh Mệnh thứ 10 (1831) với biệt danh là tỉnh Đông,

Hải Dương bao gồm 5 phủ và 19 huyện với dân số gần 900.000 người, thành phầncư dân gồm trên 92% là nông dân, địa chủ chiếm 6%, còn lại là các tang lớp khác.Hầu hết đồng bào trong tỉnh hoặc theo đạo Phật, hoặc không theo tôn giáo nào,khoảng 3% số dân theo đạo Thiên chúa tập trung nhiều nhất ở khu Kẻ Sặt Trong

kháng chiến chống thực dân Pháp, địa bàn Hải Dương toàn là đồng bang do phảiban giao 2 huyện miền núi là Đông Triều và Chi Linh (1946), tiếp đó là 2 huyệnKinh Môn và Nam Sách (1947) (trừ 17 thôn của xã Ái Quốc có đường 5 và đườngsắt chạy qua được cắt về huyện Thanh Hà) cho tỉnh Quảng Yên lúc đó thuộc chiếnkhu 12 va sau thuộc Liên khu I Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kếtthúc, các huyện này lại trở về Hải Dương Đến nay, trải qua nhiều lần hợp nhất vàđiều chỉnh dia bàn hành chính, Hải Dương có 11 huyện và 1 thành phố” với số dân

là 1.703.492 người”

Với vị trí “tran thứ nhất trong 4 kinh tran, đứng đầu phên dau phía Đông”?của kinh thành Thăng Long, là địa bàn chiến lược án ngữ các đường thủy bộ chủyêu tiễn vào Thăng Long cũng như rút chạy của quân xâm lược, Hải Dương luôngiữ vai trò trọng yếu trong các cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập tự chủ của dântộc Trên tuyến đường quốc lộ số 5, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy trên phần

? Huyện Chí Linh, huyện Kinh Môn, huyện Kim Thành, huyện Nam Sách, huyện Tứ Kỳ, huyện Gia Lộc,huyện Ninh Giang, huyện Thanh Mién, huyện Bình Giang, huyện Cam Giang và thành phố Hải Dương.

3 Số liệu năm 2009 của Ban chỉ đạo Tổng điều tra đân số và nhà ở4 Nguyễn Trãi toàn tập, Dư địa chí, tr 218

22

Trang 30

đất Hải Dương từ quán Gỏi (Câm Giàng) tới cuối xã Kim Lương (Kim Thành) cóhàng chục cây cầu lớn nhỏ, 6 nhà ga và nhiều bến bãi Thời kì kháng chiến chống

thực dân Pháp và chiến tranh phá hoại của dé quốc Mỹ, địch đã coi tuyến đườngnay là cdi vết hau nối cuồng hong Hải Phòng với cái dạ day Hà Nội Nằm trên con

đường số 5 chiến lược với tổng chiều dai 43 cây số trong tổng số 100 cây số, Hải

Dương phải chịu đựng những cuộc thí nghiệm tập dượt từ đủ các loại binh chủng

của thực dân Pháp trước khi tấn công lên Trung du, Việt Bắc, vào hậu phương sanghữu ngạn sông Hồng Hà Ở phía Bắc tinh, đường số 18 chạy xuyên hai huyện ChíLinh và Đông Triều, Pháp thiết lập hệ thống ngăn chặn chủ yếu, chống BĐCL ViệtNam từ căn cứ Việt Bắc thâm nhập vào địch hậu Hải Dương có mạng lưới đường

bộ khá phát triển, chạy dọc ngang dia ban toàn tỉnh, có ý nghĩa về quân sự quốc

phòng cũng như trong xây dựng phát triển kinh tế, phục vụ đời sống nhân dân Với

ưu thế tuyệt đối về binh khí kỹ thuật, phương tiện cơ động, trong cuộc chiến tranh

từ 1946 đến 1954, Bộ CHQS Pháp triệt dé lợi dụng hệ thống đường sa, sông ngòi déthực hiện các ý đồ chiến dịch, chiến thuật và tiễn hành can quét.

Do kết cau địa chất vùng châu thổ sông Hồng phan lớn thuộc loại đất sa bồivà thịt pha cát, khi mùa mưa và lúc thủy triều lên, hay gây ra úng lụt, địa hình HảiDương khó xây dựng cấu trúc công sự ngầm, chìm lâu bền, khó xây dựng các khobãi để cất giấu tài sản, vũ khí, khí tài, lương thực, thực phẩm Ở các huyện phía

Đông và Đông Nam của tỉnh, do sông ngòi chăng chịt nên địa bàn bị chia cắt, chiến

trường dễ bị bao vây, cô lập.

Từ xa xưa, Hải Dương hình thành các khu vực làng mạc dầy đặc, thuận tiệncho việc trú quân, giấu quân, cơ động lực lượng và tổ chức chiến đấu liên hoàn Tuynhiên, làng mạc phan nhiều trống trải, nhiều đường ngang ngõ tắt dé tiếp cận làng này

sang làng kia, không thuận tiện trong tổ chức chiến đấu theo lối cố thủ như các huyện

Thanh Hà, Tứ Kỳ, Kim Thành, các xã ven sông thuộc huyện Ninh Giang, Thanh

Miện và Nam Sách Một số huyện trong tỉnh, do ít sông lạch, nguồn nước khó khănnên làng mạc thưa thớt, phần nhiều ở thế độc lập, thậm chí có nơi từ làng này sanglàng kia dai 2 đến 3 km, tạo nên những khoảng trống lớn, những cánh đồng rộng hang100 ha, như cánh đồng Ba Tổng ở Ninh Giang, cánh đồng Tứ Tổng ở Thanh Miện

Làng xóm có luỹ tre bao bọc kín đáo và chắc chắn, nhiều ao xen kẽ, đường đi lối lại

trong làng ngoan ngéo và hiểm trở; đường vào làng chủ yếu là những con đường độcđạo, được lát gạch nghiêng hay đá phiến, công làng khá kiên có thuận tiện cho ngườivà phương tiện thô sơ qua lại Những làng mạc đó vừa giống như những pháo đài lạivừa như trận đồ bát quái Với cách cấu trúc như vậy, trong cuộc kháng chiến chốngPháp, Hải Dương phát huy tối đa hình thái chiến tranh du kích, gây cho địch nhiềuton thất Loại làng nay chủ yếu ở các huyện: Cam Giang, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ

23

Trang 31

Kỳ, Nam Sách, Kim Thành, Thanh Miện Ở hai huyện Chí Linh và Kinh Môn, làng

mạc thường nằm ven sườn núi, sông, ở trong các thung lũng, khe, có hang động; mộtsố làng nằm ngay cửa rừng hoặc ăn liền vào dãy núi Yên Phụ rất hiểm trở Nơi đây

vừa tiện cho cấu trúc công sự, vừa tiện xây dựng các căn cứ hậu phương cho chiếntranh khi áp dụng lối đánh phòng thủ nhưng dễ bị địch chia cắt, gặp nhiều khó khănkhi tiếp tế hậu cần và các loại vũ khí, khí tài

Với thế mạnh cơ bản và truyền thống kinh tế là cây lúa nước trồng hai vụ,hàng năm không những tự túc đủ lương thực mà còn bán hàng vạn tấn, Hải Dương

có đủ điều kiện xây dựng nên kinh tế tự cung tự cấp trong kháng chiến, vừa đảmbảo đời sống tối thiểu của nhân dân, vừa đảm bảo hậu cần cho các LLVT đánh lâudài, càng đánh càng mạnh trong vòng vây bốn phía của thực dân Pháp Nơi đây cónhiều khoáng sản phục vụ cho dân sinh và quốc phòng như: than đá Cổ Kênh (ChíLinh), đất chịu lửa ở Trúc Thôn (Chí Linh) và bô xít, cao lanh, đá vôi, cát trắng,than non, khí đốt Diện tích rừng không lớn nhưng có nhiều gỗ quý, song, tre, mâyđược trồng bao bọc ở hầu khắp các làng xóm trong địa bàn tỉnh Ngoài việc pháttriển nghề thủ công, tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên đã tạo cho công binh

xưởng Chí - Nam - Kinh (Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn) và các bễ lò rèn của các

làng kháng chiến, cả vật liệu rèn kiếm, vót chông, gậy tầm vông, đánh dao, đúc mìn,lựu đạn, địa lôi tự túc một phần quan trọng vũ khí thô sơ dé đánh giặc ngay giữalòng địch trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương, nhân dân Hải Dương đã có một

sức mạnh vô địch được hun đúc từ mấy ngàn năm trước Đó là truyền thống lao động

cần cù, thông minh, năng động, sáng tạo, truyền thống yêu nước, chiến đấu ding cảm,truyền thống đoàn kết, nhân ái, tương trợ cộng đồng, tình làng, nghĩa xóm “tối lửa tắtđèn có nhau”, “lá lành đùm lá rách”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “lây đại nghĩadé thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo”, càng gian khổ càng gắn bó, thươngyêu nhau, tình đồng đội, nghĩa đồng bảo, sẵn sàng chiến đấu hy sinh, không tính toánthiệt hơn, anh hùng mà bình dị đời thường, rất mực thủy chung, phải trai phan minh,nghĩa tình trọn vẹn, khi có lỗi thì thật thà nhận lỗi và sửa lỗi Sức mạnh của truyềnthống đó đã lập bao chiến công hiển hách trong quá trình chống thiên tai (lũ lụt, hạnhán), chống nạn ngoại xâm từ phương Bắc và phương Tây Những năm 40 đầu công

nguyên, các nữ tướng Bảo Châu, Nguyệt Thai, Nguyệt Độ lãnh đạo nghĩa quân

tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống thái thú Tô Định nhà Đông Hán, giải

phóng 65 huyện thành Năm 542, cuộc khởi nghĩa toàn dân do Lý Bí (Thái Bình) vàTriệu Quang Phục (Hải Hưng) lãnh đạo đánh tan bọn xâm lược nhà Lương giải

phóng toàn bộ đất nước Năm 905, Khúc Thừa Dụ (Ninh Giang) lãnh đạo nhân dânlật đồ chính quyền đô hộ của nhà Đường, cơ bản kết thúc ách thống trị hơn một

24

Trang 32

nghìn năm của phong kiến phương Bắc Trong ba lần chiến thắng Mông - Nguyên,đội quân thiện chiến của Thành Cát Tư Hãn đang tung hoành trên khắp lục địa ChâuÂu, châu Á, Hải Dương là hậu phương chiến lược của cuộc kháng chiến, có những

cống hiến xuất sắc ở Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu)” gắn liền với tên tuổi củanhững anh hùng như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng Đến thế ki XV, HảiDương sinh ra người anh hùng kiệt xuất, nhà bác học uyên thâm Nguyễn Trãi, quêngoại ở làng Chi Ngai (Chí Linh) có công đầu giúp Lê Lợi đập tan ach thống trị nhàMinh, để lại cho đời sau thiên anh hùng ca bất tử - “Bình Ngô Đại Cáo”, một khotàng hết sức phong phú, có giá trị lớn về tư tưởng chính trị, quân sự.

Hải Dương nỗi tiếng cả nước về truyền thống hiếu học với lưỡng quốc trạng

nguyên Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An - “người thầy của muôn đời”, bậc đại danh y

nổi tiếng nước Nam - Tuệ Tĩnh, Nguyễn Trãi (1380-1442), danh sỹ, nhà văn hoa

lớn, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, Vũ Hữu (1444-1530), danh sĩ,

nhà toán học đời Lê Thánh Tông, Nguyễn Thị Duệ - phụ nữ Việt Nam đầu tiên có

học vị cao nhất lịch sử giáo dục thời phong kiến Trong gần 1.000 năm đào tạo,

tuyên chọn nhân tài theo chương trình nho giáo, từ khoa thi đầu tiên năm (1075)đến khoa thi cuối cùng (1919), cả nước có 2.898 tiến sĩ và học vị tương đương,trong đó Hải Dương có nhiều tiến sĩ nhất (488 tiến si) Làng Mộ Trạch, xã TânHồng, huyện Bình Giang được gọi là “lò tiến sĩ xứ Đông” với 37 tiến sĩ - nhiều nhất

cả nước.

Những đặc trưng về mảnh đất, con người và truyền thống cách mạng Hải

Dương đã góp phần làm rõ hiện tượng lịch sử: vì sao Hải Dương là một khu vực hoàntoàn bị chiếm đóng lại có thé nổi dậy và tiễn công giải phóng quê hương, góp phancùng cả nước đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.

Tình hình xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng tỉnh Hải Dương trongcao trao vận động giải phóng dân tộc 1939-1945

Đảng bộ tỉnh Hai Dương thành lập vào ngày 10/6/1940 tại nhà cụ Lê Thi

Thạnh ở Tạ Xá (xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách) Ngay khi mới ra đời, Đảng bộ tỉnh

đã coi việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng là nhiệm vụ trọng tâm Thấu suốtchủ trương, đường lối của Đảng, Tháng 7/1940, Tỉnh uỷ lâm thời Hải Dương tô chức

Hội nghị lần thứ nhất tại thôn Đào (Nam Sách), quyết định: “Tổ chức đội tự vệ đỏ(xích vệ đỏ) ở Tạ Xá, Nam Sách, hoặc những nơi có nhiều cán bộ cách mạng qua lạinhư Đồn Bối, Linh Khê ” [4, tr 37] Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, tháng7/1940, đội tự vệ Tạ Xá (Nam Sách) gồm 53 người (cả nam và nữ) được thành lập.Đây là tổ chức vũ trang đầu tiên của tỉnh Nửa tháng sau, Liên tỉnh B mở lớp huấn

luyện quân sự cách mạng đầu tiên ở Trại Chua, Hàm Éch (Chí Linh) Hai lớp học

> Được ghi lại trong bài thơ của Trần Quang Khải: “Doat sáo Chương Dương độ Cam hồ Ham Tử Quan” (1285)

25

Trang 33

quân sự cấp tốc do Đào Văn Trường - Bí thư Liên tỉnh B phụ trách, cùng các đồngchí khác trực tiếp huấn luyện nhằm gap rút đào tạo cán bộ quân sự cho Hải Dương,

Hải Phòng, Hưng Yên và các tỉnh năm trong Liên tỉnh B.

Bước vào cuộc chiến tranh thé giới thứ hai, việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang

trở thành nhiệm vụ cấp bách, Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị ở Đồn Bối (Nam Sách) ban

nhiệm vụ củng cố, phát triển cơ sở đảng, quyết định phát triển lực lượng tự vệ rộng

rãi, thành lập căn cứ quân sự của tỉnh Ngoài đội tự vệ ở Tạ Xá (Nam Sách), những

nơi có cơ sở cách mạng đều lựa chọn người khoẻ mạnh, hăng hái vào tự vệ Lựclượng tự vệ trong tỉnh phát triển rất nhanh Chỉ trong một thời gian ngắn, số lượnghội viên tự vệ lên trên 100 người Đặc biệt, sau khi được huấn luyện tại Trại Chua,

Hàm Éch (Chí Linh), các cán bộ về địa phương mở lớp bồi dưỡng chính trị, quân sự

cho anh em Hầu hết tự vệ được trang bị vũ khí thô sơ Riêng đội tự vệ Tạ Xá (NamSách) trang bị thêm 2 khẩu súng trường Tỉnh uỷ chủ trương chọn khu vực Hàm Éch

(Chí Linh) - nơi có rừng núi hiểm trở xây dựng căn cứ quân sự Nhân dân thôn HàmEch tích cực đóng góp tre, nhân công lập cho tỉnh một nhà in Công tác binh vận

được chú trọng.

Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính Pháp, độc chiếm ĐôngDương Nam thời cơ, Ban Thường vu TWD ra Chi thị “Nhật - Pháp bắn nhau và

hành động cua chúng ta” Giữa thang 4/1945, Tỉnh uy triệu tập Hội nghị tai thôn

Đông (Thanh Miện) bàn cách tranh thủ thời cơ, thống nhất một số nhiệm vụ trướcmắt là: Day mạnh xây dựng các đội tự vệ, mua sắm trang bị vũ khí, lập căn cứquân sự chờ thời cơ tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cuối tháng

4/1945, Hội nghị cán bộ Việt Minh toàn tỉnh được triệu tập tại Hội Xuyên (Gia

Lộc), quyết định thành lập Ban cán sự Việt Minh tỉnh Hai Hội nghị nay có ý

nghĩa quan trọng đối với phong trào cách mạng Hải Dương, đề ra phương hướnghoạt động cụ thể, đúng đắn, sát với tình hình thực tế; thành lập cơ quan chỉ đạothống nhất trong toàn tỉnh, đưa cách mạng Hải Dương tiến lên bước mới.

Tỉnh uỷ quán triệt sâu sắc hơn về nhiệm vụ: “Phát động cao trào kháng Nhậtcứu nước mạnh mẽ làm tiền dé cho cuộc tổng khởi nghĩa” và quyết định: “thay đổimọi hình thức tuyên truyền cô động, tổ chức dau tranh cho phù hợp” [6, tr 92] Đặcbiệt, quyết định chọn Chí Linh, Đông Triều làm nơi xây dựng căn cứ của Tỉnh ủy phùhợp với quyết định của Uỷ ban quân sự cách mạng Bắc Kỳ “xây dựng 7 căn cứ chống

Nhật, trong đó có một căn cứ ở vùng Duyên Hải Đông Bắc” [6, tr 94] Đây là mộtvùng hiểm yếu, nơi cách mạng có cơ sở từ lâu và phong trào tương đối mạnh Tỉnh uy

xác định rõ: Muốn xây dựng căn cứ phải coi trọng xây dựng lực lượng chính trị,LLVT cách mạng, đồng thời phải có đối sách với bọn thổ phi va lợi dụng lực lượng

của chúng đề tập trung chống Nhật Nhờ chủ trương đúng đắn, đầu tháng 5/1945, cơ

26

Trang 34

sở và lực lượng Việt Minh ở Chí Linh, Đông Triều phát triển rất mạnh Tại Bắc Mã,hai tiêu đội tự vệ tập trung được thành lập là đơn vi tự vệ thoát ly đầu tiên của tỉnh.

Trung tuần tháng 6/1945, Uỷ ban Quân sự Bắc Kì công nhận Chiến khu

Đông Triều là Chiến khu Trần Hưng Đạo - Chiến khu thứ tư Đệ tứ chiến khu ra đời

nhanh chóng làm suy yếu, rệu rã lực lượng và chính quyền địch suốt vùng duyên

hải Quân Nhật mở cuộc can quét hong tiêu diệt lực lượng cách mạng, khôi phục lại

tình thế nhưng thất bại Đệ tứ chiến khu vẫn đứng vững, lớn mạnh nhanh chóng, trởthành niềm tin, như ngọn cờ, tiếng kèn khích lệ, vẫy gọi thôi thúc cán bộ, đảng viênvà quần chúng nhân dân trong tỉnh vùng lên diệt giặc cứu nước Chỉ tính số du kíchtập trung của chiến khu có gần 500 người được trang bị đầy đủ vũ khí Lực lượngcách mạng không chỉ làm chủ vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng phía Bắc tỉnh, màcòn phát triển sang các tỉnh miền Duyên Hải Trật tự trị an trong các thôn xóm đượcthiết lập.

Đầu tháng 8/1945, khí thế cách mạng ở Hải Dương lên cao và sục sôi hơnbao giờ hết Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứuquốc và quan chúng nhân dân sẵn sang vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền Vìvậy, khi thời cơ ngàn năm có một đến, kẻ thù cách mạng là phát xít Nhật đầu hàng,

chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim hoang mang cực độ, Tỉnh uỷ Hải Dương triệutập ngay Hội nghị cán bộ ở thôn Đông, Thanh Tùng (Thanh Miện) từ ngày

13/8/1945, do đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Văn Kha chủ trì, quyết định phát

động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền Nghệ thuật chọn thời cơ và chỉ đạocác LLVTĐP khởi nghĩa, từ liên tục tiến công và nổi day, từ khởi nghĩa từng phanđến tông khởi nghĩa được các cấp ủy đảng vận dụng linh hoạt, đưa Hải Duong trởthành một trong 4 tinh ly giành chính quyền sớm nhất trong cả nước Sự kiện trong

đại này để lại cho Đảng bộ và nhân dân Hải Dương những bài học quý báu, góp

phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc vàkhởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, về xây dựng LLVTĐP ngày càng phát triển.

Chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang địa phương của Đảng

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước bước vào kỷ nguyênmới, kỷ nguyên độc lập, tự do, nhân dân làm chủ đất nước Vừa thoát khỏi gông

cùm nô lệ, dân tộc Việt Nam đứng trước tình thế vô cùng khó khăn như ngàn cân

treo sợi tóc khi cùng một lúc phải đối phó với ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc

ngoại xâm Đây là một thử thách lớn đối với toàn Đảng, toàn dân khi lần đầu tiên

phải tiễn hành một cuộc chiến tranh vừa mang tính chất bảo vệ Tổ quốc, vừa mang

tính chất giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước, đương đầu với một dé quốc lớnmạnh có dé quốc Mỹ giúp sức Chi thị “Toàn dân kháng chiến” (12/12/1946) củaBTVTWĐ nêu các khâu hiệu: “Toàn dân kháng chién!”, “Kháng chiến khắp nơi!”,

27

Trang 35

“Mỗi phố là một mặt trận!”, “Mỗi làng là một pháo đài” [62, tr 15] Trong thực tiễn

cuộc CTND Việt Nam, ngoài mặt trận, quân đội xung phong giết giặc; ở hậu

phương, nhân dân ra sức tăng gia sản xuất cung cấp cho bộ đội, tích cực tham giamoi công tác xây dựng và củng có hậu phương, phục vụ tiền tuyến Dang sớm đề rachủ trương xây dựng LLVT ba thứ quân gồm BDCL, BĐĐP và DQDK Với khâuhiệu toàn dân kháng chiến, Việt Nam thực hiện mỗi người dân là một người chiếnsĩ, mỗi đường phố là một chiến lũy, mỗi làng xã là một pháo dai, mỗi chi bộ đảng,mỗi ủy ban kháng chiến là một bộ tham mưu.

Lay nhỏ đánh lớn là đặc điểm cực kỳ quan trọng của cuộc kháng chiến.

Tương quan lực lượng quá chênh lệch không cho phép Việt Nam dùng lực lượng

quân sự đơn thuần, tiến hành chiến tranh cô điển, thông thường Cuộc kháng chiến

đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả dân tộc, lay LLVTND làm nòng cốt, tiến

hành đấu tranh trên tất cả các mặt trận, trong đó đấu tranh quân sự giữ vai trò quyết

định Nó không cho phép Việt Nam chỉ dùng quân đội đánh theo cách dàn trận địa,

có phân tuyến rõ rệt giữa ta và địch, mà phải phát động và day mạnh chiến tranh du

kích ở khắp nơi, đi từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, kết hợp chặtchẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, đánh địch ở cả mặt trận chínhdiện và mặt trận sau lưng Nó không cho phép Việt Nam đánh nhanh, thắng nhanh,dốc hết lực lượng vào một số trận sống mái với kẻ thù, mà phải đánh lâu dài, vừa

kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương, vừa khángchiến vừa vận động quốc tẾ, phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, đồng thời ra

sức tranh thủ những điều kiện thuận lợi của thời đại mới, từng bước làm thay đôi sosánh lực lượng giữa ta và địch, tiễn lên gianh thang lợi cuối cùng Đường lối khángchiến toàn dân, toàn diện, trường ky và tự lực cánh sinh là ngọn đèn pha soi đường,là tiếng kèn xung trận, động viên dẫn dắt Đảng bộ các tỉnh xây dựng LLVTĐP và tôchức nhân dân đấu tranh giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến thần kỳ

chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời theo

chỉ thị của Hồ Chí Minh Cùng với Cứu quốc quân, đó là đội quân chủ lực đầu tiêncủa QDND Việt Nam Hồ Chí Minh nhắn mạnh:

Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, cần

phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên khi tập trung lực lượng dé lậpmột đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương,cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện Đội quân chủ lực trái lạicó nhiệm vụ diu dắt các đội vũ trang của địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡvũ khí nêu có thé được làm cho các đội này trưởng thành mãi lên [110, tr 9-10].

28

Trang 36

Như vậy, khi lập đội quân chủ lực đầu tiên, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác

định ngay vị trí, nhiệm vụ của đội quân địa phương cùng mối quan hệ hữu cơ giữa chủ

lực và địa phương trên cơ sở động viên toàn dân, vũ trang toàn dan Day là điểm phát

triển rất quan trọng trong tư tưởng quân sự của Đảng Trong thăng lợi Tổng khởi nghĩatháng Tám, lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định đồng thời có sự kết hợp chặt chẽvới LLVT (chủ yếu là lực lượng tự vệ và một bộ phận quân giải phóng) Ở nhiều nơi,nếu không có lực lượng tự vệ vũ trang hỗ trợ đắc lực trực tiếp khởi nghĩa toàn dân sẽkhông thê có thắng lợi Điều đó chứng tỏ Đảng đánh giá đúng vai trò của lực lượng tựvệ, LLVTĐP trong khởi nghĩa vũ trang cách mạng, t6 chức huấn luyện, phát huy khả

năng của lực lượng tự vệ trên cơ sở xây dựng lực lượng chính tri của nhân dân.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng non

trẻ, Tổ quốc mới được độc lập, nhân dân hưởng quyền tự do dân chủ dưới chế độmới ít ngày đã phải tiếp tục đấu tranh trong hoàn cảnh rất phức tạp: thù trong, giặcngoài Giành được chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn Đường lối

quân sự của Đảng thời kỳ này phát triển từ nội dung động viên toàn dân, vũ trangtoàn dân, khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền thành tiễn hành chiến tranh cáchmạng lâu dài chống lại chiến tranh xâm lược thực dân kiều cũ của Pháp Đó là nộidung phát động chiến tranh du kích, CTND, lay việc xây dựng lực lượng chính trịquan chúng làm nền tang, lay việc xây dựng LLVTND gồm ba thứ quân làm nòng

cốt toàn dân đánh giặc, vừa phát triển chiến tranh du kích, vừa phát huy hiệu lực

mạnh mẽ tác chiến chính quy những năm sau này.

Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nỗ LLVT các địa phươngđược tăng cường đáng kể về số lượng Tuy nhiên, Việt Nam là nước nhỏ, kỹ thuật

lạc hậu, DQDK, tự vệ tuy đông đảo, tô chức rộng khắp nhưng chất lượng còn thấp,

trang bị chủ yếu bằng vũ khí thô sơ Đáp lại Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” củaThường vụ Trung ương Đảng và “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch

Hồ Chí Minh, nhân dân khắp nơi hăng hái tham gia cách mạng, hàng triệu người gia

nhập các đoàn thé cứu quốc Dang đề ra chủ trương trong chiến đấu là: “Chiến thuậtcăn bản là du kích vận động chiến Du kích vận động chiến phải là cách đánh của

toàn dân, không phải của riêng bộ đội nên phải phát động phong trào dân quân và

võ trang toàn dân” [65, tr 179] Đồng thời, trong “Nhiệm vụ cần kíp của Đoàn thể”Đảng cũng đề ra chiến lược, chiến thuật:

Dùng những đội dân quân du kích thật gan dạ và khôn khéo, quấy

nhiễu, du kích đánh tỉa cho địch hao mòn Dùng những đội quân đặc biệt tích cực và

linh hoạt, thừa lúc thuận tiện, tiến thật nhanh và sâu vào vùng địch kiểm soát, phốihợp với Dân quân du kích và quân chính quy, giáp công, lập đội chuyên môn chống

29

Trang 37

cơ giới hóa, ngăn sông đánh địa lôi phá hoại, cắt đứt những gan và mạch máu (giao

thông liên lạc tiếp tế) của địch [65, tr 183].

Thực hiện đường lối toàn dan đánh giặc, tháng 2/1947, Bộ Quốc phòng rathông tư quy định mọi công dân Việt Nam từ 18 đến 45 tuổi vào dân quân, đồng thờiđề ra nhiệm vụ của DQTV cùng các đội du kích ở địa phương Trong thời gian này,

cùng với sự thành lập Phòng dân quân ở Bộ Quốc phòng, Ban dân quân khu, các tỉnhđội, huyện đội, đại đội và tiêu đội được thành lập Những người trẻ khỏe, hăng háichọn vào các đội du kích, được trang bị khá và tập luyện kỹ Mỗi xã tổ chức từ mộttiêu đội đến một trung đội du kích tập trung làm lực lượng nòng cốt chiến đấu ở cơ

sở Mỗi huyện có trung đội hoặc đại đội du kích thoát ly Dân quân có hai hạng:DQTV có nhiệm vụ canh gác, phòng gian trong địa phương, vận tải, tiếp tế, tải

thương giúp du kích địa phương Du kích địa phương có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ

làng mạc, tài sản, tính mệnh của dân, độc lập tác chiến, phối hợp với Vệ quốc đoàn.

Từ chỗ là tổ chức vũ trang quần chúng do mặt trận Việt Minh và các doan thể cứuquốc xây dựng, tháng 3/1947, DQTV thống nhất về tô chức chỉ huy, trở thành một bộ

phận của LLVTND Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của ban chỉ huy xã đội, huyện đội,

tỉnh đội và sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng địa phương.

Từ ngày 3 đến 6/4/1947, BTVTWD triệu tập Hội nghị cán bộ Trung ươnglần thứ hai Trong “Những nhiệm vụ cần kíp”, Hội nghị đề ra nhiệm vụ:

Cấp tốc xúc tiến việc tổ chức huấn luyện võ trang và lãnh đạo dân

quân Mỗi làng, mỗi địa phương phải phái ngay đồng chí hoặc cán bộ cứu quốc cónăng lực ra đảm nhiệm việc này Tốt nhất là vệ quốc quân đóng mỗi nơi phụ tráchviệc huấn luyện quân sự cho dân quân và làm cho dân quân quen với tiếng súng.Bot lối hình thức bề ngoài (một, hai) mà chú trọng thực tế (canh gác, xét hỏi, liên

lac, thông tin, báo động, hành quân ban đêm, tập bắn súng, ném lựu đạn, tập xungphong bằng lựu đạn và đại đao ) Hóa một phần bộ đội thành dân quân (nhất là ở

những nơi bị chiếm đóng) Xúc tiến việc vũ trang dân quân bằng đại đao, lựu đạn,súng kíp, địa lôi, tên nỏ [65, tr 34].

Hè năm 1947, hàng chục vạn người hăng hái gia nhập các đơn vị dân quân, du

kích và tự vệ chiến đấu, hình thành nên một lực lượng to lớn “có tiến không thoát”.Trên cả nước, lực lượng dân quân, du kích phát triển nhanh chóng, có hàng ngàn lão dukích được gọi là “bạch đầu quân” Tháng 5/1947, Hội nghị dân quân toàn quốc lầnthứ nhất họp bàn công tác tô chức dân quân xác định “chương trình huấn luyệnphải sát thực, về quân sự chú trọng đến chiến thuật du kích Về chính trị chútrọng về cuộc trường kỳ kháng chiến, nhiệm vụ, tư cách người dân quân, công tác

quan chúng ” [114, tr 119] Hội nghị nêu rõ: “Dân quân du kích là đội quâncách mạng, và đã là đội quân cách mang thì phải có công tác chính trị dé giữ vững

30

Trang 38

đường lối chính trị, để nâng cao trình độ giác ngộ và tinh thần chiến đấu cho các

đội viên Muốn bộ đội du kích có tỉnh thần tích cực hoạt động, tự mình đi tìm

địch dé mà đánh, vấn đề công tác chính trị phải được đặc biệt chú trọng hơn cả về

quân sự” [114, tr 127].

Bên cạnh đó, van đề trang bị vũ khí cho dan quân cũng được Hội nghị đề ra:

Mỗi người dân quân du kích phải có một thứ vũ khí Chú trọng chế

tạo vũ khí thô sơ (súng kíp, lựu đạn, tên nỏ, dao kiếm) Tuy theo sự can thiét va

điều kiện cụ thé của từng dia phương mà định đội du kích thoát ly sinh sản, hoặcgiúp đỡ vào việc sinh sản của dân chúng (gặt hái) Cổ động và thành lập những tổchức ủng hộ dân quân du kích về phương diện dụng cụ sinh sản [114, tr 121].

Hội nghị nhấn mạnh sự tác chiến giữa bộ đội chính quy và DQDK là một

trong những điều kiện quyết định thắng lợi cuối cùng.

Thực hiện chủ trương của Đảng, giữa năm 1947, lực lượng DQTV phát triểngần 3 triệu người Phòng DQTV (nay là Cục DQTV) và hệ thống cơ quan DQTV từ

quân khu đến các địa phương thành lập dé chỉ đạo xây dựng phong trào DQDK tổ

chức theo hai hình thức: DQDK rộng rãi và đội du kích tập trung xã (tổ chức tậphợp những phan tử ưu tú trong du kích xã có điều kiện thoát ly gia đình nhưngkhông thoát ly địa phương, thường xuyên luyện tập chiến đấu dưới sự chỉ huy trựctiếp của xã đội) Các đội du kích tập trung là lực lượng thay thế đại đội độc lập,

nguồn bồ sung trực tiếp cho BĐĐP.

Trong chỉ thị “Bô la nói gì, ta phải làm gì” (15/9/1947), BTVTWD chủ

trương tích cực chuan bị chiến dich mùa đông về mọi mặt “phát triển dan quân vavũ trang gap cho dân quân (nhất là về địa lôi, lựu đạn và súng kíp) dé đánh sau lưngđịch, trong vùng địch kiểm soát, làm cho địch không thé tiến xa các thành phố hiện

chúng làm chủ ” [65, tr 300].

Đầu năm 1948, cùng với củng cố vùng chiếm đóng, quân Pháp tô chức hàngtrăm cuộc tan công đánh phá vùng tự do ở Tả Ngạn Nhiều trận, Pháp huy động trên

500 quân như trận tấn công vào Bình Giang, Thanh Hà, Thanh Miện thuộc tỉnh Hải

Dương, Hùng Thắng (Hải Kiến), Ân Thi (Hưng Yên) Chiến lược mới cùng vớinhững hành động đánh phá ác liệt của kẻ thù đã đặt ra những thử thách mới đối với

quân và dân Tả Ngạn Trước yêu cầu mới của kháng chiến, Đảng chỉ đạo phát triển

mạnh lực lượng dân quân nhằm đây mạnh chiến tranh du kích Tháng 1/1948,Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng, chủ trương: “Một mặt phát triển dân quân,phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, nhất là vùng địch kiểm soát, đồng thời tùytheo tình thế tập trung đánh vận động tiêu diệt địch, quét những đồn lẻ của giặc, bắt

địch phải thu hẹp địa bàn lại” [128, tr 114] Hội nghị mở rộng của BCHTWD là

một bước tiến mới của tư duy chính trị, khả năng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn

31

Trang 39

dân, toàn diện, lâu dai, dựa vào sức minh là chính của Đảng, vạch ra những đường

hướng đúng dé cuộc kháng chiến ở Tả Ngạn phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới.

Từ ngày 20 đến ngày 26/1/1948, Hội nghị đại biéu khu III lần thứ nhất đượctô chức Căn cứ vao tình hình trong khu, Hội nghị đã vạch ra chủ trương chính sáchkháng chiến cho Khu III gồm tám điểm được tóm tắt trong ba khẩu hiệu lớn “Tự lậpvà tự túc kháng chiến; Thực hiện cuộc nhân dân chiến tranh; Vừa kháng chiến vừakiến thiết [32] Về xây dựng và phát triển lực lượng, Hội nghị nhấn mạnh:

Đội quân chu lực phải được tăng cường, thao luyện tinh nhuệ Phat

triển du kích chiến tranh, phòng thủ các cứ điểm quan trọng, giữ vững và phát triểnđội chủ lực quân, chuẩn bị những đội du kích bí mật dé khi địch đến ở lại quấy TÔI,tiêu điệt những bộ phận lẻ tẻ của địch, cơ sở kinh tế ngay từ giờ phải đặt ở khắp nơitheo kiểu quy mô phân tán [92, tr.141].

Thực hiện Nghị quyết thống nhất các khu Bắc Bộ của BCHTWĐ ngày

20/1/1948 và sắc lệnh 120- SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 25/1/1948, đầu

tháng 2/1948, Liên khu II được thành lập trên cơ sở hợp nhất các khu III, khu II vàkhu XI Việc thành lập Liên khu đã mở đầu cho một tiến lớn, tạo ra không khí phấnkhởi, hăng hái trong khắp các tỉnh thành “Ba khu hợp nhất lại, tập trung được kinhnghiệm, cán bộ giữa các địa phương để giúp cho phong trào tiễn bộ nhiều”[32].Ngay sau khi thành lập, Liên khu III ra bản Đề cương “Chính sách và chủ trươngtrong Liên khu năm 1948” Đề cương nhắn mạnh nhiệm vụ: “ Tổ chức chính quyềnbí mật trong vùng địch kiểm soát, phát triển Hội (Đảng) trong vùng địch, đặc biệtchú trọng đánh phá các đường giao thông của địch, phát triển du kích chiến

Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV (5/1948) coi công tác vùng sau lưngđịch là một bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ công tác của Đảng, đồng thời chỉrõ đường lối phát động du kích chiến tranh:

Đánh mạnh ở hậu phương địch nếu ta có cơ sở; gây cơ sở ở những nơi

chưa có; củng có và phát triển phong trào du kích ở dọc đường giao thông đi đôi vớitác chiến; đại đội độc lập giúp du kích trở nên những bộ đội địa phương: lập nhiềulàng chiến đấu ở đồng bằng, khu chiến đấu ở miền núi, theo những nguyên tắc: bảo

vệ tài sản tính mạng của dân, có chỗ rút lui, tương trợ không cô độc, có thé ding dé

tác chiến được that sự; gây căn cứ du kích; dân quân du kích tham gia sinh sản để tự

cung [66, tr 96-97].

Hội nghị đề ra nguyên tắc phối hợp tác chiến giữa dân quân và vệ quốc đoàn:Bỏ ban chỉ huy chung theo lối cũ, tổ chức ban chỉ huy chung theo lốimới Đại biểu dân quân tham dự hội nghị cấp chỉ huy bộ đội Khi ra mặt trận bộ độiphụ trách chỉ huy Trong trường hợp lệch về số lượng, bộ đội chỉ định người chỉ

32

Trang 40

huy Trong trường hợp cần kíp, bộ đội có quyền lấy ngay đội du kích đi tác chiến,không cần đợi cấp trên của đội du kích thảo luận, định nguyên tắc chia chiến lợi

phẩm dé tránh xích mich giữa dân quân và vệ quốc đoàn [114, tr 97].

Nhằm thúc đây phong trào dau tranh của lực lượng DQDK, tháng 4/1948, theochỉ thị của BTVTWĐ, Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ hai được triệu tập Nghị

quyết Hội nghị nêu nhiệm vụ quan trọng năm 1948 là: “Phát động mạnh mẽ du kích

chiến tranh lập làng chiến đấu ở đồng bằng Tổ chức du kích bí mật, tình báo,liên lạc, giao thông nhân dân Về tác chiến đặc biệt chú trọng vũ trang tuyên truyền,phát triển địa lôi, đánh băng vũ khí thô sơ” [114, tr 67] Để gây dựng lực lượng dukích trong vùng tạm chiếm, Hội nghị chủ trương tìm mọi manh mối xây dựng tổ chứcdu kích bí mật: từ những người tan cư có tinh thần, từ các tổ chức bí mật xã lân cận,từ những người có họ hang xa ở vùng chiếm đóng sao cho: “ mỗi xã phải có một tô

du kích bí mật để đặc biệt huấn luyện Cần phải tô chức rộng rãi các bậc phụ lão,

phụ nữ, thiếu nhi vào du kích Ở miền bị chiếm nên tổ chức cả những người có thé

giúp cho đội du kích (ông lang, người tan tật, người ban cùng)” [114, tr 71].

Trong thư gửi Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn phải thiết thực tổchức và huấn luyện DQDK từng làng, lấy DQDK làng làm nền tảng, đồng thời phảikiện toàn các đội du kích thoát ly, làm cho mỗi đội viên hiểu rõ và tin tưởng vào lựclượng và vũ khí thô sơ của ta, phối hợp chặt chẽ với vệ quốc quân, làm cho đội viên

hiểu rõ các nhiệm vụ vẻ vang, hiểu rõ chiến thuật du kích phải luôn giữ quyền chủ

động, tìm địch mà đánh, luôn quấy rối phá hoại địch, cộng những thắng lợi nhỏthành những thắng lợi to, thực hành tự cấp, tự túc bằng cách thiết thực tăng gia sản

xuất Người tin tưởng với kế hoạch rõ rang va thiết thực của Hội nghị, với lòng

hăng hái của toàn thể dân quân du kích, với sự giúp đỡ của nhân dân: “chắc răngdân quân du kích sẽ làm tròn nhiệm vụ vẻ vang là: giết nhiều giặc, cướp nhiều súng,để giúp cho trường kỳ kháng chiến mau thắng lợi, thống nhất và độc lập tự do mau

thành công” [117, tr 416].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (từ ngày 14 đến 18/1/1949) đề ra nhiệm vụtrọng tâm của van dé dân quân là ráo riét phát triển và củng cỗ dân quân xã, dânquân thành (địa hạt quân) hay du kích địa phương trong các vùng quan trọng về

chiến lược, chính trị và kinh tế Cán bộ, vũ khí cần tập trung vào những hướng

chính, nơi quan trọng, không thực hiện bình quân phân tán như trước Nâng cao kỹ

thuật và trang bị bang vũ khí bi mật cho dân quân Cac vấn đề đào tạo cán bộ, chếvũ khí và vấn đề tự túc của dân quân cần được giải quyết cho thích đáng Hình thứctổ chức, hệ thống lãnh đạo phải cải cách cho thích hợp dé: một mặt có thé đảm bảotính chất địa phương dân quân và các đội du kích địa phương, một mặt không ngăncản con đường trưởng thành từ dân quân xã lên đến BĐĐP và bộ đội chính quy.

33

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w