1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo xây dựng căn cứ du lích trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)

228 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng Bộ Tỉnh Hưng Yên Lãnh Đạo Xây Dựng Căn Cứ Du Kích Trong Kháng Chiến Chống Pháp (1946 - 1954)
Tác giả Nguyễn Thị Ngân
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Quang Hiến
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 228
Dung lượng 60,33 MB

Nội dung

Đã có nhiều công trình khoa học, tài liệu, sách báo viết về cuộc kháng chiếnchống Pháp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhưng chưa có công trình khoa học nàonghiên cứu một cách toản diện về sự

Trang 1

NGUYÊN THỊ NGÂN

DANG BO TINH HUNG YEN

LANH ĐẠO XÂY DUNG CAN CU DU KÍCH TRONG KHANG CHIEN CHONG PHAP (1946 - 1954)

LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SU

Hà Nội - 2021

Trang 2

NGUYÊN THỊ NGÂN

DANG BO TINH HUNG YEN LANH DAO XAY DUNG CAN CU DU KiCH

TRONG KHANG CHIEN CHONG PHAP (1946 - 1954)

Chuyén nganh: Lich su Dang Cong san Viét Nam

Mã số: 62 22 03 15

LUẬN ÁN TIEN SĨ LICH SU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS VŨ QUANG HIẾN

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của PGS TS.Vũ Quang Hién - Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn.

Các số liệu, kết quả trong luận án là hoàn toàn trung thực, đảm bảo tính khách

quan, khoa học Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Tôi xin hoàn

toàn chịu trách nhiệm về kêt quả nghiên cứu của công trình khoa học nay.

Tác giả

Nguyễn Thị Ngân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, được sự giúp đỡ của Nhà trường và các

Phòng, Ban, Khoa Lịch sử, Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, nay tôi đã hoan thành chương trình học tap.

Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý dao tạo Sau đại học, Khoa Lịch sử, Bộ môn Lịch sử Đảng- Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thực hiện và hoàn thànhluận án Tiến sĩ này

Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được cảm ơn chân thành tới

PGS.TS Vũ Quang Hién, người thầy - Nhà khoa học đã trực tiếp hướng dẫn tôi

nghiên cứu, học tập hoàn thành luận án Tiến sĩ này

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Khoa Lý luận

chính trị, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, gia đình, bạn bè, các bạn

đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn

thành luận án.

Hà Nội ngày tháng 04 năm 2021

Nguyễn Thị Ngân

Trang 5

Nghiên cứu sinh

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II

Uỷ ban Kháng chiến Hành chính

DANH MỤC BANG CHỮ VIET TAT

Chữ viết tắt

BCHTW CCD

CCDK CTDK DQDK

DBBB HP

KDK NXB NCS

TTLTQG III

UBKCHC

Trang 6

MỤC LỤC

I7 4

1 Lý do chọn 6 tầi - -5s 5s EE E9 12112171111121121111111 1111111 c0 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU - 5 + ++ + + £+EveEeeeeeersekereeeee 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -2- ¿+ ©5£+££+££+££+£++£xerxerxerxeres 6

4 Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 7

5 Đóng góp khoa học của luận án - + +s + ++ 1k EESsEEseekseeeeeererrerke 8

6 Cấu trúc của luận ấn -¿- te +x+ESk+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEESEEEESEEEESErrkrrrvee 8

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN

ĐÈ TÀI LUẬN AN -22222-222E12222111112221111E2.211E2 2 ceee 9

1.1 Tình hình nghiên CứỨu - - 2c + xxx TH ng riệt 9

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng căn cứ du kích trong chiến tranh nhân dân Việt NAIm -. ©+©£©£+£+£++£+e£xe+te+t+rssrxee 9 1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ

tinh Hung Yên trong xây dựng căn cứ du KÍCH - «+ c«+<s + ++sesss 19

1.2 Đánh giá kết qua, những van đề luận án tiếp tục nghiên cứu 23

1.2.1 Những van dé đã được giải quyét —— 23

1.2.2 Những van dé luận án tiếp tục đi sâu HghiÊH CỨH «<< «<< ++ 27

Tiểu kết chương 1 2 2£ ©++£2EE++CEEEEECEEE11E1271122711227112.17111 E1 29

Chương 2 BANG BO TINH HUNG YEN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CƠ

SỞ CHÍNH TRỊ, TIỀN LÊN XÂY DỰNG KHU DU KÍCH VÀ CĂN CỨ

DU KÍCH (1946 - 1950) - 22£22EE+2£+EEEEEEEEEEEE112222111222E112e re 30 2.1 Bối cảnh lịch sử - 2-5-5 S222 1211221271271 11211211 211211211 30 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh té xã hội, truyền thống lịch sử văn hóa 30

2.1.2 Chủ trương CUA DANG cv 38

2.2 Lãnh dao xây dựng cơ sở ban đầu cho sự ra đời các khu du kích và

CAM CW MU KICK 0 46

2.2.1 Lãnh đạo khôi phục cơ sở chính tri trong vùng tam bi chiếm 46

Trang 7

2.2.2 Lãnh đạo xây dựng mọi mặt vùng Tự (ẲO - «5+ s << s+ssseesss 35

2.3 Lãnh đạo xây dựng những khu du kích và căn cứ du kích đầu tiên 61

2.3.1 Lãnh đạo bước dau xây dựng các khu du kích (01-1948 đến 12-1949)61 2.3.2 Lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích (12-1949 đến 12-1950) 66

Tiểu kết chương 2 ccccccccsseescsssessssseessssesessssessssssesssseessssesessssessssueesssseeessseeessseess 72 Chương 3 DANG BO TINH HUNG YEN LÃNH ĐẠO DAY MẠNH XÂY DUNG VA BAO VỆ KHU DU KÍCH, CAN CU DU KÍCH (1950-1954) 74

3.1 Bối cảnh lịch sử mớii - 2-5 z+EeEềEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkrree 74 3.1.1 Những thuận lợi và khó Khh -c s«csssk+xkE+eEreekeeerseeeereeesevre 74 3.1.2 Chủ trương mới CUA DANG wo.eeeeescccesceeseeseeeneeenseseeceseeesnecsseesaeeeseeeneeesaes 77 3.2 Lãnh đạo mở và xây dựng các khu du kích, căn cứ du kích (01-1951 đến 4-1952) c2 HH rrrrrrie 83 3.2.1 Lãnh dao mở các khu du kích và căn cứ du Kích -««« «<<: 63 3.2.2 Lãnh đạo xây dựng khu du kích, căn cứ du kích -«- -s««<s+ 97 3.3 Lãnh đạo bảo vệ và day mạnh xây dựng khu du kích, căn cứ du kích (4-1952 đến 10-1954) -22ccHHHnHH ưu 105 3.3.1 Lãnh đạo bao vệ các khu du kích và căn cứ dụ kích 105

3.3.2 Lãnh dao đẩy mạnh xây dựng khu du kích và căn cứ du kích 119

(8< 7910) s8 ,7>¡3 128

Chương 4 NHẬN XÉT VA KINH NGHIEM +: 129

AL 0.80 129

1n man 129

4.1.2, HAM CNE n 143

4.2 Kinh nghiệm lịch SỬ: - - - (G22 32211321132 EEESEEsrrrsrree 150

4.2.1 Quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng về xây dựng hậu

phương trong chién tranh nhân dân Việt Naim -2 2- 55555555: 151 4.2.2 Kiên tri bam đất, bám dân dựa vào dân dé xây dựng căn cứ du kích 156 4.2.3 Kết hợp xây dựng với bảo vệ căn cứ du kích -sc s55: 162

Trang 8

4.2.4 Tăng cường xây dựng lực lượng dân quân du kích - 166

4.2.5 Coi trọng xây dựng tổ chức đảng ở CO SO ccecceccesescsscesvesvesseseeseesessesens 168 Tiểu kết chương 4 2-22 ©+£+2EEESEEEEEEE12121112771127112711.711.211 1X 172 KET LUAN 0 174

DANH MUC CONG TRINH KHOA HOC CUA TAC GIA LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN 2 225c- 2 L2 1122111122111 21.11 0.10.1E.eere 176

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO - 2 se2cvxeesrrxed 177

PHU LUC 0015 44ö3|::ƠÔäẩẰH Ỉ)bH 193

Trang 9

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Dé tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, phải trả lời câu hỏi: Dựavào đâu và lấy sức đâu đề giành thăng lợi? Tức là phải giải quyết vẫn đề tiềm lực củakhởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, đảm bảo nguồn cung cấp sức người, sức của,

nguồn động viên cổ vũ về chính trị và tinh thần cho cuộc chiến Lênin khăng định:

“Muốn tiền hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương được tô chức

vững chắc Một quân đội giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách

mạng cũng lập tức bị kẻ thù tiêu diệt nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực

và huấn luyện đầy đủ” [133, tr.497] Vận dụng quan điểm của Lênin vào thực tiễncách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khăng định “Muốn khởi nghĩa phải có căn cứ

địa, muốn kháng chiến phải có hậu phương” [78, tr.173].

Xây dựng CCD là một trong những chủ trương lớn của Dang Trong cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946 -1954, Đảng chủ trương xây dựngCCD ở khắp nơi, từ miền núi đến đồng bang, từ miền xuôi tới miền ngược với nhiềuhình thức, quy mô khác nhau Trong đó, CCDK (xem phụ lục 1, tr.199) là một cấp

độ quan trọng Bởi lẽ, chỉ “với sự xuất hiện của căn cứ du kích, căn cứ địa cách

mạng mới thực sự hình thành” [111, tr.1024]; căn cứ địa cách mạng chính là

“những căn cứ du kích đã được xây dựng và củng cô vững chắc” [34, tr.78]

Thông thường, dé xây dựng một CCDK phải đi từ việc xây dựng cơ sở chínhtri (xem phụ lục 1, tr.198), tiễn lên xây dựng các KDK (xem phụ lục 1, tr.198) rồi

phát triển thành CCDK Tuy nhiên, quá trình xây dựng CCDK lại có nhiều biến

động Có khi một CCDK bị đối phương tập trung quân cơ động và phương tiệnchiến tranh đánh phá ác liệt, thiết lập lại bộ máy kìm kẹp, chiếm đóng, nên phải lùi

lại cấp độ một KDK, chỉ còn cơ sở chính trị hoặc trở thành vùng trắng Ngược lại,

cũng có khi từ các làng xã chiến đấu liên hoàn gặp điều kiện thuận lợi có thể pháttriển tiến thăng lên thành những CCDK liên hoàn, một vùng giải phóng rộng lớn Đi

từ cơ sở chính trị, tiến lên xây dựng KDK, CCDK là một quá trình phát triển đầycam go, phải trải qua những bước quanh co, thậm chí thụt lùi tạm thời, thể hiện tính

Trang 10

chất gian khổ của cuộc kháng chiến ở vùng sau lưng đối phương.

Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt - năm ở trung tâm ĐBBB có vị tríchiến lược đặc biệt quan trọng Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân

và dân Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã tiến hành mộtcuộc dau tranh trường kỳ, anh đũng dé bảo vệ quê hương Trong cuộc chiến dau đầy

cam go đó, các CCDK đã lần lượt ra đời, đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiếndau và trở thành biểu tượng cho tinh thần không bao giờ chịu khuất phục của Dang

bộ và nhân dân Hưng Yên.

Đã có nhiều công trình khoa học, tài liệu, sách báo viết về cuộc kháng chiếnchống Pháp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhưng chưa có công trình khoa học nàonghiên cứu một cách toản diện về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong

việc xây dựng CCDK Do đó nghiên cứu vấn đề này không chỉ góp phần làm rõ quá

trình thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng mà còn góp phần tìm hiểu

vai trò của CCDK trong cuộc kháng chiến chống Pháp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Hiện nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triên mới với những thời

cơ và thách thức mới Nhiệm vụ xây dựng gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc

đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng ở từng địa phương, đề phòng chiến tranhxâm lược là van dé cần thiết

Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên xây dựng CCDKtrong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954) dé rút ra một số kinh nghiệmlịch sử, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng địa phương, tổng kết công tác

quân sự, quốc phòng địa phương, phục vụ xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh

hiện nay là vấn đề cần thiết.

Chính vì những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạoxây dựng can cứ du kích trong kháng chiến chong Pháp (1946 -1954)” làm đề tàiluận án tiễn sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu

Luận án làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong

xây dựng CCDK thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954),

Trang 11

từ đó rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho hiện tại.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

- Phân tích những yếu tố tác động tới quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnhđạo xây dựng CCDK trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

- Nghiên cứu âm mưu của thực dân Pháp đối với vùng ĐBBB nói chung vàtỉnh Hưng Yên nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

- Nghiên cứu chủ trương của Đảng về xây dựng CCD, CCDK trong cuộckháng chiến chống Pháp (1946-1954)

- Nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên vềxây dựng CCDK trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

- Nhận xét và rút ra những kinh nghiệm lịch sử từ quá trình Đảng bộ tỉnh

Hưng Yên lãnh đạo xây dựng CCDK trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứuNghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về xây dựng

CCDK trong cuộc kháng chiến toàn quốc Pháp (1946-1954)

Pham vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnhHưng Yên lãnh đạo xây dựng CCDK trong kháng chiến chống Pháp theo trình tự:

Xây dựng cơ sở chính trị, tiến lên xây dựng KDK và CCDK

Trang 12

những tiền đề dé xây dựng các KDK, CCDK ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn sau.

4 Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lên, tu

tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân, về xây dựng

và bảo vệ HP trong kháng chiến

Neguon tài liệu

Đề tài luận án được thực hiện trên cơ sở tập hợp các nguồn tài liệu chính là tài

liệu thành văn và tài liệu không thành văn.

Nguồn tài liệu thành văn: gồm những tác phẩm của Mác -Lênin, Hồ Chí Minh

về HP, CCD, CCDK; các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nghị quyết, chi

thị, báo cáo của Liên khu ủy 3, Khu Tả Ngạn, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên Các sách

chuyên khảo, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học, những công trình nghiên cứu đã xuất

bản về HP, CCDK Đây là nguồn tài liệu có giá tri to lớn trong việc hoàn thành luận án

Nguồn tài liệu không thành văn: qua những câu chuyện, qua lời kể của các nhân

chứng lịch sử được tập hợp lại, qua những tập hồi ký, làm phong phú thêm các nội

dung của luận án Day là nguồn tài liệu dé NCS bồ sung trong điều kiện công tác lưu

trữ tư liệu địa phương thời kỳ kháng chiến chống Pháp còn nhiều hạn chế

Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả đã sử dụng những phương pháp của khoa hoc lịch sử như phương pháp lịch sử, phương pháp logic.

Phương pháp lich sử được sử dung chủ yếu trong chương 2 và chương 3 dé

phân kỳ lịch sử từ (12-1946 đến 12-1950; từ 12-1950 đến 10-1954), quá trình hệ

thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnhHưng Yên theo tiến trình lịch sử trong từng chương, tiết đề thấy rõ sự hình thành,phát triển đường lối, chủ trương xây dựng CCDK, chứng minh các nhận định và

khái quát nội dung lịch sử.

Phương pháp logic được sử dụng trong tất cả 4 chương của luận án Trongchương 2 và chương 3 phương pháp logic được sử dụng để sâu chuỗi các sự kiện chủ

yếu, liên kết các nội dung đó dé thay được quá trình nhận thức, phát triển đường lối,

Trang 13

chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về xây dựng CCDK, khái quát tiến trình chỉ

đạo thực hiện chủ trương xây dựng CCDK trong nội dung từng chương Trong chương

4, phương pháp logic được sử dụng chủ yếu đề tổng kết về ưu điểm, hạn chế, rút ra

những kinh nghiệm lịch sử từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo xây dựng

CCDK trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 -1954)

Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống

kê, so sánh, dé làm sáng tỏ những nội dung của luận án

5 Đóng góp khoa học của luận án

Về tw liệu: Góp phần sưu tầm, hệ thống hóa nguồn sử liệu xây dựng CCDK

của tỉnh Hưng Yên trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

Về nội dung:

Luận án góp phần vào việc hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ

tỉnh Hưng Yên về xây dựng CCDK trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

Đưa ra những nhận xét về quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo xâydựng CCDK (1946 -1954) trên cả 2 bình diện ưu điểm, hạn chế và làm rõ nguyênnhân của những ưu điểm, hạn chế

Đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

lãnh đạo xây dựng CCDK trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

Luận án có thể làm tài liệu phục vụ công tác giáo dục, tuyên truyền trong xây

dựng quốc phòng địa phương, là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy môn

Lịch sử trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

6 Cau trúc của luận án

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình nghiên cứu của

tác giả có liên quan đến đề tài luận án, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án có cấu

trúc 4 chương:

Chương 1: Tông quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đẻ tài luận án

Chương 2: Đảng bộ tinh Hưng Yên lãnh đạo xây dựng cơ sở chính trị, tiến

lên xây dựng khu du kích và căn cứ du kích (1946 - 1950)

Chương 3: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo đây mạnh xây dựng và bảo vệ

khu du kích, căn cứ du kích (1950 -1954)

Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm

Trang 14

Chương 1

TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÉN

ĐÈ TÀI LUẬN ÁN1.1 Tình hình nghiên cứu

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng căn cứ dukích trong chiến tranh nhân dân Việt Nam

CCDK trước hết là hậu phương của CTDK Căn cứ du kích vừa là nơi đứng

chân dé giải quyết vấn đề tiềm lực, vừa là mặt trận đấu tranh với địch một cách toàn diện; vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương; vừa là kết quả của việc thực hiện đường

lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng; vừa là điều kiện dé biến đường lối đóthành hiện thực; vừa là kết quả của cuộc chiến tranh nhân dân, vừa là nguyên nhânlàm cho chiến tranh nhân dân phát triển

Liên quan đến nội dung xây dựng CCDK trong chiến tranh nhân dân Việt

Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập tới, với nhiềucách tiếp cận khác nhau Cụ thé như sau:

1.1.1.1 Những công trình nghiên cứu cua các học giả trong nước

Nguyễn Quyết (1978), Máy kinh nghiệm công tác quân sự địa phương [158]

Với cái nhìn sâu sắc và toàn điện của người lãnh đạo (Nguyên chính ủy Quân khu

3), công trình đã tổng kết một số kinh nghiệm chính về công tác quân sự địa phươngqua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Pháp Tác giả đãnhắn mạnh: “Sức mạnh của quân dân trong quân khu là sức mạnh của “quân dân

một lòng tiêu diệt quân địch” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cho nhân dân Thái

Bình, Hà Bắc, là tinh thần “đoàn kết nhân dân đánh thắng giặc Pháp” là sức mạnh

của tinh thần kiên trung, bat khuất, anh dũng tuyệt vời sẵn sàng xả thân vi dân, vi

nước” [158, tr.127].

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1993), Lịch sử cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp 1945-1954 [189] Bộ sách đã phản ánh một cách có hệ thống diễn

biến cuộc kháng chiến chống Pháp, trong đó có đề cập đến phong trào CTDK và

xây dựng CCDK trong vùng quân Pháp chiếm đóng Đặc biệt trong tập VI, đã dànhmột phần lớn chỉ ra những bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến, trong đó

Trang 15

khang định đường lối lãnh đạo sáng suốt của Dang là nhân tố quyết định thang lợihàng đầu Trong quá trình lãnh đạo, Đảng đã chủ trương xây dựng hệ thống CCDKrộng khắp cả nước, bên cạnh “vùng tự do là đất căn bản của hậu phương chiến

tranh, quân và dân ta còn xây dựng được các căn cứ du kích và khu du kích trong

vùng tạm bị chiếm, lây đó là đất đứng chân và huy động phần nào được tiềm lựcnhân dân dé đánh giặc” [189, tr.65] Tuy nhiên, do nằm trong vùng sau lưng địch, ở

thé xen ké cài răng lược và phải thường xuyên chiến đấu giằng co quyết liệt nên các

KDK và CCDK thường có những biến động, có lúc được mở rộng, có lúc bị thuhẹp Nhưng nhìn chung cả cuộc kháng chiến, các KDK và CCDK_ ngày càng được

mở rộng, đảm bảo cho quân và dân Việt Nam có đất đứng chân và tiềm lực dé đánh

giặc tại chỗ.

Ban Chi đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kếtcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - thắng lợi và bài học [23] Công trình đãphản ánh nhiều nội dung phong phú của cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo nhưkhái quát tiễn trình của cuộc kháng chiến qua các giai đoạn lịch sử; đánh giá những

ưu điểm, khuyết điểm của Đảng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến;

tổng kết sáu bài học kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Pháp Qua nhữngbài học kinh nghiệm đó, vi trí, vai trò của HP, CCD đã được khắc họa đậm nét trongđường lỗi kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính củaĐảng Trong đó đã đưa ra khái nệm về HP- CCD, các loại hình HP:

Trong chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ của ta, khái niệm về

hậu phương đã được mở rộng Đó không chỉ là khu vực phía sau trận

tuyến của ta mà là một hệ thống căn cứ - hậu phương với các cấp độ

khác nhau: căn cứ - hậu phương của cả nước, căn cứ - hậu phương của

từng vùng, từng hướng chiến lược, của từng chiến trường, căn cứ hậu phương của từng khu, liên khu, chiến khu, căn cứ - hậu phương

-của liên tỉnh, tỉnh, thành phó, huyện, liên huyện, thậm chí -của làng xã

[23 tr.360].

Căn cứ không phải chỉ là những vùng tự do, vùng giải phóng mà còn là cả

những chỗ đứng chân của lực lượng cách mạng ba thứ quân trong vùng sau lưng

10

Trang 16

địch Công trình đã khăng định: “Chiến tranh càng lâu dài thì tiền phương của ta

càng mở rộng về phía sau lưng địch, hậu phương của địch càng bị thu hẹp và nhiềuvùng dan dan sẽ biến thành hậu phương của ta” [23, tr.360], đó chính là nét sáng taođộc đáo của cuộc kháng chiến chống Pháp mà tác giả là hàng triệu nhân dân dưới sự

lãnh đạo của Đảng.

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng (1997), Hậu phương chiến

tranh nhân dân Việt Nam (1945 - 1975) [191] Là đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước

do Trung tướng GS - PTS Hoàng Phương làm chủ nhiệm, bằng phương pháp lịch sử

cụ thé và phương pháp phân tích, dé tài đã làm rõ vị trí, vai trò của hậu phươngtrong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp va dé quốc Mỹ xâm lược Đề tài

đã khang định: HP là một trong những nhân tố quyết định thăng lợi của chiến tranh.Bởi HP là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, quân sự,

văn hóa, khoa học kỹ tuật, là nơi chi viện chủ yếu Sức người, sức của cho tiền tuyến,

là chỗ dựa tinh thần của tiền tuyến “Hậu phương của ta trong kháng chiến chốngPháp bao gồm những vùng tự do, các khu du kích, căn cứ du kích sau lưng địch và

lòng dân yêu nước trong vùng tạm chiếm” [191 tr.3]

Bộ Tổng tham mưu (1998), Chiến tranh du kích trong kháng chiến chống

thực dân Pháp 1946-1954 - Đặc trưng của chiến tranh du kích vùng đồng bằng

Liên khu 3 trong kháng chiến chống Pháp [37] Là công trình nghiên cứu công phu

về đặc trưng của CTDK ở vùng đồng bang một liên khu rộng lớn, lại trải qua nhiềubiến động về tô chức Công trình đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản về CTDK vùngđồng bằng Liên khu 3: Đặc trưng thứ nhất là “Đánh phá hậu phương của địch, biếnhậu phương của địch thành tiền phương của ta” [37, tr.115]; đặc trưng thứ hai là

“Vấn dé can quét và chống can quét” [37, tr.170]; đặc trưng thứ ba là “Làng xãchiến đấu, khu du kích, căn cứ du kích” [37, tr.203]; đặc trưng thứ tư là “ Phát độngđồng bào công giáo đây mạnh chiến tranh du kích làm thất bại chủ trương biến nhàthờ thành đồn bốt hòng thực hiện âm mưu lay chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng

người Việt đánh người Việt của địch” [37, tr 230] Trong đó đặc trưng thứ ba về xây dựng làng xã chiến dau, KDK và CCDK là một nội dung quan trọng, tao

nên thế trận CTND ở cơ sở, đảm bảo vững chắc cho CTDK được duy trì và

11

Trang 17

phát triển Làng, xã chiến đấu, KDK, CCDK ở vùng đồng bằng Liên khu 3 đã phát triển từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh, từ cô lập lẻ tẻ đến hỗ trợ cho nhau, tạo nên thế trận thiên la địa võng, làm bàn đạp cho lực lượng ba thứ quân liên tục tấn công uy hiếp quân địch, buộc chúng phải bị

động phân tán, sa lầy trong biển lửa CTND.

Hội đồng Chỉ đạo biên soạn công trình lịch sử kháng chiến chống Pháp khu

Tả ngạn sông Hồng (2001), Lịch sử kháng chiến chống Pháp khu Tả ngạn sông

Hong 1945 - 1955 [120] Day là công trình mang giá trị lịch sử to lớn, đã làm sáng

tỏ cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân khu Tả ngạn sông Hồng trong cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp Trên cơ sở tìm tòi, chọn lọc, xử lý nhiều tư liệu

phong phú cuốn sách đã dựng lại một cách khái quát, chân thực, sinh động những

sự kiện lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân khu Tả ngạn sông

Hồng Cuốn sách đã làm sáng tỏ đường lối và những phương châm chiến lược sáng

suốt của Đảng trong cuộc kháng chiến ở vùng sau lưng địch Đặc biệt cuốn sách đã

làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong quá trình thực hiện phương châm

kháng chiến toàn dân, gây dựng cơ sở làm nơi đứng chân cho lực lượng tại chỗ bám

trụ đánh địch, thực hiện đúng lời day cua Bac: “Ta ngạn không có rừng cây nhưng

có rừng người, phải bám đất, bám dân, có dân là có tất cả”[120, tr.12]

Vũ Quang Hiển (2001), Dang lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở dongbằng Bắc Bộ (1946-1954) [117] Công trình được xuất bản nhân dịp 47 năm chiến

thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó tác giả đã chỉ ra đặc điểm của các CCDK ởĐBBB, quy luật hình thành và phát triển của các CCDK là: “Từ cơ sở chính trị tiến

lên khu du kích và căn cứ du kích là một quy luật cơ bản trong quá trình xây dựng

chỗ đứng chân ở đồng bằng Bắc Bộ” [117, tr.247]; Sự phát triển của các CCDK cónhững biến động phức tạp, tùy vào tình hình thực tế trên chiến trường, tác gia khangđịnh: “Quá trình phát triển có những bước quanh co, thậm chí có những lúc thụt lùi”[117, tr.275] Đồng thời tác giả đã đi sâu khai thác vai trò lãnh đạo của Đảng trongxây dựng và bảo vệ các KDK và CCDK ở ĐBBB qua đó rút ra một số bài học kinh

nghiệm trong lãnh đạo xây dựng và bảo vệ các CCDK.

12

Trang 18

Vũ Quang Hiển (2001), M6t số căn cứ du kích ở đông bang Bắc Bộ trongkháng chiến chống Pháp (1945-1954) [118] Công trình đã làm rõ quá trình hìnhthành và phát triển của một số CCDK lớn ở đồng băng Bắc Bộ trong cuộc khángchiến chống Pháp như CCDK Khánh Trung - Khánh Thiện (tỉnh Ninh Bình);CCDK Thần Đầu - Thần Huống (tỉnh Thái Bình); CCDK Hòa - Hậu - Thắng (HàNam); CCDK Tiên - Quế - Võ (Bắc Ninh) Thông qua quá trình hình thành vàphát triển các CCDK tác giả đã xác định những quy luật chung của quá trình xâydựng các CCDK đó, bước đầu rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm trong

lãnh đạo xây dựng các CCDK.

Lê Thanh Bài (2019), Làng chiến dau vùng Dong bang Bắc Bộ trong cuộckháng chiến chong thực dân Pháp (1945-1954) [1] La công trình nghiên cứu về cáclàng chiến đấu vùng ĐBBB trong cuộc kháng chiến chống Pháp Tác giả đã nghiêncứu kĩ lưỡng về các cơ sở dé hình thành làng chiến dau ở vùng ĐBBB như điều kiện

tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống đánh giặc ngoại xâm trong lịch sử

dân tộc của cư dân ĐBBB.

Qua phân tích quá trình các làng chiến đấu ở vùng ĐBBB vừa chiến đấu vừa

tiến lên xây dựng các CCDK, day mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, tác gia

đã khang định việc tô chức xây dựng các làng chiến đấu rộng khắp là đặc điểm của

thế trận chiến tranh nhân dân, là ý chí, quyết tâm kháng chiến của toàn dân, làngchiến đấu là chỗ dựa, là cơ sở cho phong trào CTDK, là viên gạch đề xây dựng KDK,CCDK trong vùng quân Pháp chiếm đóng Làng chiến đấu không những đảm bảo cho

lực lượng chiến đấu tại chỗ mà còn giữ vững địa bản dé duy tri, phat trién chién tranh

du kích, giữ thế xen kẽ, kiềm chế, tiêu hao quân địch, tạo điều kiện cho lực lượng chủlực đánh đòn quyết định Đặc biệt, trong nội dung chính của cuốn sách, tác giả đã đềcập tới rất nhiều làng kháng chiến vùng DBBB, trong đó nhiều làng kháng chiến ởHưng Yên đã có thành tích chiến đấu tự hào như:

Ngày 25 tháng 9 năm 1951, trong đợt chống trận can Citrion (Trái Chanh),

dựa vào làng chiến đấu Phan Xá, Tống Xá, Long Cầu, Đồng Kệ (Phụ Cừ - Hưng

Yên), bộ đội địa phương và DQDK đã chặn bảy đợt tiễn công của Trung đoàn bộbinh Angieri số 6, diệt và làm bị thương 1050 tên, bắt 25 tên, thu 26 trung liên, 35

13

Trang 19

tiểu liên, hai súng cối và hang trăm súng cá nhân các loại Chiến công của quân dâncác làng chiến đấu ở Phù Cừ đã đánh dấu bước phát triển mới của chiến tranh du kíchtrên địa bàn va khang định vai trò của làng chiến đấu trong chống can quét [1, tr.76].

Trong nội dung chương 4 của cuốn sách, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm,vai trò và một số kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các làng chiến đấu ởĐBBB Khi viết về vai trò của các làng kháng chiến ở DBBB, tác giả đã khang

định: thứ nhất, làng chiến đấu ở ĐBBB góp phần tạo nên thế trận chiến tranh nhân

dân ở địa ban, là bàn đạp tiến công địch; thứ hai, làng chiến đấu vùng DBBB là hìnhthức CCD cơ sở, là HP tại chỗ cho cuộc chiến tranh nhân dân của quân dân đồngbang; thứ ba, làng chiến dau vùng DBBB giữ vai trò quan trọng trong giữ vững vàđây mạnh CTDK trên địa bàn; thứ tư, làng chiến đấu là phương thức hữu hiệu dé

huy động sức mạnh toàn dân tham gia kháng chiến

Vũ Quang Hiến (2019), Đường lối quân sự của Dang, lịch sử hình thành,phát triển và nội dung cơ bản [119] La công trình nghiên cứu rất công phu vềđường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam Đó là những chuẩn tắc cơ bản vềphương hướng, nhiệm vụ, phương châm, lực lượng, phương thức tô chức, thực hiệnnhững mục tiêu quân sự cụ thể trong mỗi thời kỳ cách mạng

Công trình đề cập tới rất nhiều nội dung quan trọng trong đường lối quân sự

của Đảng Cộng sản Việt Nam Trong chương 6, tác giả đã dành một dung lượng rấtlớn (58 trang) viết về xây dựng CCD, HP của chiến tranh nhân dân Việt Nam, tácgiả đã khăng định: “Một trong những nội dung trọng yếu trong đường lối quân sự

của Đảng là xây dựng căn cứ địa, hậu phương nhằm giải quyết vấn đề tiềm lực của

khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng với nhiều nét độc đáo và sáng tạo”

[119, tr 323] Nét độc đáo đó chính là thé hiện ở chỗ HP trong chiến tranh nhân dânViệt Nam bao gồm nhiều loại hình khác nhau từ cơ sở chính trị đến CCD, HP, có

HP chiến lược và HP tại chỗ rộng khắp, ở cả rừng núi và đồng bằng; không théphân biệt rạch ròi chỉ bằng yếu tố không gian, mà đan xen với tiền tuyến, làm cho

tiền tuyến cũng là HP, HP cũng là tiền tuyến

Muốn xây dựng HP, CCD phải triệt dé dựa vào nhân dân, tác giả khang định:

“O đâu có nhân dân Việt Nam yêu nước thì ở đó có săn nhân tô của căn cứ dia, hậu

14

Trang 20

phương, Vì thế nhất thiết phải dựa vào dân, triệt để khai thác điều kiện nhân hòa”[120, tr.333] Tác giả tiếp tục khang định: “đi từ xây dựng cơ sở chính trị tiễn lên

xây dựng khu du kích và căn cứ du kích, xây dựng căn cứ địa, hậu phương là quy

quật cơ bản của chiến tranh nhân dân Việt Nam” [119, tr.350] Tuy nhiên, trongnhững điều kiện nhất định có khi có những bước nhảy vọt từ cơ sở chính trị lên

CCD, HP, ngược lại khi so sánh lực lượng không có lợi cho cách mang thi CCD,

HP có thé bị lùi lại trở thành KDK hoặc cơ sở chính trị.

Hau hết những công trình nghiên cứu trên đều khang định chỗ đứng chân củachiến tranh cách mạng Việt Nam là từ cơ sở chính trị đến CCD, HP, có HP chiến

lược và HP tại chỗ, có CCD rừng núi và CCD đồng băng Nội dung xây dựng CCD

hết sức toàn diện, phong phú trên tất cả các mặt bao gồm: chính trị, kinh tế, quân sự,văn hóa Đó là quá trình xây dựng từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ chia cắt đến

liên hoàn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Các công trình nghiên cứu đó đều

khang định đường lỗi xây dựng CCD, HP của Dang Cộng sản Việt Nam là hết sức

độc lập, tự chủ, độc đáo và sáng tạo Đó là một trong những nguyên nhân thắng lợicủa chiến tranh nhân dân trong thời đại mới

Viện Lich sử Dang (1998), Vai tro cua Liên khu uy 3 trong cuộc kháng chién

chong thực dân Pháp xâm lược và trong những năm dau xây dung cúng cố miễn

Bắc [188] Là đề tài cấp Bộ có liên quan đến xây dựng HP, CCĐ, CCDK trong cuộckháng chiến chống Pháp Dưới dạng biên niên sự kiện lịch sử, đề tài đã làm rõ vaitrò của Liên khu ủy 3 trong việc lãnh đạo mọi mặt (quân sự, chính tri, kinh tế, văn

hóa, xã hội) của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trong Liên khu

Ngoài ra, van đề xây dựng CCD, CCDK, HP luôn là vấn đề được nhiều tác giảlựa chọn nghiên cứu trong các đề tài luận văn, luận án Nồi bật có các công trình sau:

Ngô Đăng Tri (1989), Hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến

chống Pháp 1946 -1954 [161] Là đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử, tác giả luận án đã

đánh giá một cách khách quan vai trò của HP Thanh - Nghệ - Tĩnh trong cuộc kháng

chiến chống Pháp Qua việc phân tích những thành công và hạn chế trong quá trình xâydựng và bảo vệ HP Thanh - Nghệ - Tĩnh, tác giả luận án đã rút ra một số bài học kinh

nghiệm quý báu.

15

Trang 21

Dao Trọng Cảng (1993), Dang Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc xây

dựng các vùng tự do lớn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1946-1954 [54].Dưới góc độ nghiên cứu về vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng HP, tác giả Đào TrọngCảng đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ khoa học Tác giả đã trình bày mộtcách toàn diện và hệ thông quá trình hình thành ba vùng tự do lớn trong cuộc khángchiến chống Pháp đó là CCD Việt Bắc; vùng tự do Liên khu IV và vùng tự do Liên

khu V Đồng thời tác giả luận án cũng chỉ rõ mối quan hệ giữa HP và tiền tuyến,

qua đó chỉ ra những thành công lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ HP kháng

chiến và những hạn chế của các Đảng bộ trong việc nhận thức và chỉ đạo thực hiện

chủ trương của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ HP Đây là một công

trình nghiên cứu khoa học quy mô và có cái nhìn tổng quát trong công cuộc xâydựng HP chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trần Ngọc Long (2006), Căn cứ địa U Minh trong hai cuộc kháng chiến chốngPháp và chống Mỹ xâm lược [136] Là đề tài luận án tiến sĩ , Viện Lịch sử quân sự ViệtNam Tác giả luận án đã khái quát về điều kiện tự nhiên, truyền thống đấu tranh chống

giặc ngoại xâm của vùng đất U Minh cũng như làm rõ quá trình hình thành, xây dựng và

bảo vệ căn cứ U Minh trong 30 năm chiến tranh giải phóng Tác giả luận án cũng đã rút

ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng, bảo vệ, phát huy vai trò của CCĐ trong haicuộc kháng chiến

Nguyễn Thị Thu Quyên (2015), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo xây dựng

lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) [156] Làluận án tiễn sĩ Lịch sử Đảng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Tác giả luận ántổng kết một cách toàn diện và có hệ thống những chủ trương chính sách của Đảng bộ

tỉnh Hải Dương trong quá trình lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương thời

kỳ kháng chiến chống Pháp Từ đó tác giả đã đánh giá những thành công cũng như hạnchế, tìm ra nguyên nhân của hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công

tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện nay

1.1.1.2 Những công trình nghiên cứu cua các học giả nước ngoài

H Nava (Henri Navarre) (1956), Đồng Dương hấp hoi [151] La cuốn hồi kýcủa vị Tổng chỉ huy Quân đội Pháp tại Đông Dương sau khi thất bại trong chiến

16

Trang 22

dịch Điện Biên Phủ Cuốn hồi ký của H Nava đã dành một chương cuối dé đưa ra

những bài học của cuộc chiến tranh ở Điện Biên Phủ đối với nước Pháp, trong đó

khang định rằng: “Dùng những thủ đoạn và phương tiện chiến tranh hiện đại dé

chống lại chiến tranh du kích là một điều vô ích” [151, tr.324] H Nava thừa nhận:

“lúc nào cũng có khả năng một cuộc chiến tranh du kích phát triển ngày càng mạnh

và đều khắp” [151, tr.443], ông cũng rút ra bai học: “Dé đối phó với một địch thủ

chỉ có thé hoạt động được nhờ vào sự che chở của quần chúng, vấn đề cơ bản là làm

sao giữ được quan chúng về phía minh, bằng công tác giám sát, tran an và bảo vệ

họ” [151, tr.444] và “Chỉ có sự có mặt thường xuyên của các đơn vị quân đội có

quan hệ thường xuyên với người dân, được người dân tin tưởng mới có thể giúp đạtđược kết qua này” [151, tr.444]

Lucien Bodard (1963), La Guerre d’indochine - l'enlisement (Chiến tranh

Đông Dương), [198] Công trình gồm 3 tập viết về cuộc chiến tranh ở Đông Dương.Cuối năm 1950, Tướng De Lattre đã đỗ bộ vào Đông Dương với ảo tưởng xóa đinhững thất bại trước đó, và hy vọng cuộc đồ bộ này sẽ mang lại danh dự, uy tín choquân đội viễn chinh Pháp, nhất là chứng tỏ kinh nghiệm và tài năng trận mạc củaông Tuy nhiên sự thất bại nặng nề đã giáng một đòn mạnh đối với nước Pháp

Trong tập 2: Sự sa lầy, tác giả đã viết về những khó khăn của người Pháp khi tiến

hành chiến tranh ở Đông Dương và càng ngày càng trở nên bế tắc Quân đội Pháp

đã tiến hành những kế hoạch bình định nhằm truy quét lực lượng du kích của quâncách mạng Việt Nam Tuy nhiên, quân Pháp đã bị bất ngờ đối với sự chuẩn bị của

quân cách mạng Việt Nam và ngày càng lún sâu vào sự thất bại trên chiến trường

chính Bắc Bộ Trong tập 3: Sự ô nhục, viết về những thất bại của thực dân Pháp ở

Đông Dương khi kết thúc bằng trận Điện biên Phủ, Tướng De Lattre đã gieo mộtniềm tin đối với quân đội Pháp, nhưng thực chất lại là một sự ảo tưởng trong trậnđánh Tác giả khang định, không thé tiêu diệt được CTDK

Robert B.Asprey (1975), “War in the shadows: The Guerrilla in History”

Vol.2 [197], là bộ sách gồm 2 tập viết về chiến tranh ở Việt Nam trong 2 cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp và chống dé quốc Mỹ Dưới góc nhìn của mộtnhà sử học, khi viết về CTDK ở Việt Nam, trong chương 54 tác giả quân sự người

17

Trang 23

Mỹ có đề cập tới các làng kháng chiến ở Việt Nam, về cách thức xây dựng các làngkháng chiến và cách chiến đấu của DQDK Việt Nam dé đối phó với các kế hoạch,chiến lược của quân Pháp Tác giả khẳng định sự lớn mạnh của quân đội Việt Namdưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồngthời thừa nhận sự tồn tại căn cứ đứng chân của của lực lượng vũ trang Việt Nam, đóchính là sức mạnh làm nên thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộckháng chiến chống Mỹ về sau.

Yves Gras (Yvo-Gra) (1979), Lich sử cuộc chién tranh ở Đông Duong [196]

La một nhà sử học quân sự người Pháp, tướng Yvo-Gra đã tai hiện lại toàn bộ cuộc

chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp Đặc biệt khi nói tới CTDKtrong chiến tranh nhân dân Việt Nam tác giả đã thừa nhận sự tồn tại và sức mạnh to

lớn của các làng chiến đấu, nơi đứng chân của lực lượng vũ trang Việt Nam giữa

ĐBBB Tướng Yvo-Gra đã viết: “Những làng mac đó vừa giống như một pháo đàilại vừa như trận đồ bát quái Một sỐ làng đã được xây dựng thành những vi triphòng ngự thực sự Trong làng là các điểm tựa được ngụy trang hoàn toàn, cây cối

và nhà cửa vẫn dé y nguyên và không có công sự phòng thủ nào có thé làm lộ vi trí

các điểm tựa ay” [196, tr.782] Sức mạnh cua các làng chiến dau đã khiến cho đạo

quân viễn chỉnh tỏ ra bất lực “không thé tiêu diệt được những lực lượng không thể

năm bắt được của Việt Minh, khác nào như Gulivơ sa vào xứ sở của những ngườiLilipput Muốn chế ngự được nó, phải chiếm giữ tất cả mọi làng và đó là điềukhông thé làm được” [196, tr.172]

Yvơ-Gra cũng đã chỉ ra nguyên nhân thất bại của các đạo quân viễn chinh

trong các tran can ma dién hình là trận can “Lac Đà” vào vùng CCDK của các huyện

Tiên Lữ, Phù Cừ, Kim Động, Ân Thi, Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mỹ của tỉnh

Hưng Yên chính là sự kết hợp giữa lực lượng ba thứ quân Tác giả viết: “ Vòng vây

(của các GM) khép lại trên khoảng trống không Trung đoàn 42 phân tán thành nhữngnhóm nhỏ và hòa lẫn vào trong thiên nhiên hoặc trong nhân dân, dé cho các lực lượng

địa phương chặn đánh” [196, tr 460] Kết quả là: “Đến tháng 4-1952, tat cả những

đường bộ trong vùng này đều vị cắt đứt và một sự gia tăng của chiến tranh du kích đãdẫn đến sự sup đồ của bốn đồn bốt thuộc khu chiến Hưng Yên [196, tr.460]

18

Trang 24

Những công trình trên, thực sự là nguồn tài liệu quý để NCS kế thừa và phát

triển trong quá trình nghiên cứu đề tài

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến sự lãnh đạo của Dang

bộ tỉnh Hưng Yên trong xây dựng căn cứ du kích

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Hưng (1988), Lịch sử cuộc kháng chiến chống

Pháp trên địa ban tinh Hải Hưng (1945-1954) [27] La công trình khoa học lịch sử địa phương của hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương (khi còn sát nhập) Công trình đã

dựng lại một cách có hệ thống lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp trên địa bàn haitỉnh, một vùng đồng băng đông dân, nhiều của, có vị trí chiến lược nhiều mặt, nằmsâu trong vùng địch chiếm đóng, nhưng lại có phong trào chiến tranh của nhân dânphát triển mạnh Đặc biệt là phong trào CTDK phát triển sâu rộng, với nhiều loạihình đấu tranh phong phú trên địa bàn hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương Cuốn sách

đã đề cập tới quá trình ra đời của các KDK và CCDK cụ thê thông qua những thắnglợi trên mặt trận quân sự của quân và dân tỉnh Hưng Yên Cuốn sách đã dành dunglượng 41 trang làm rõ những nguyên nhân thang lợi, những kinh nghiệm thành công

và hạn chế của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo quân dân hai tỉnh kháng chiến

địa bàn chiến lược của miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí

Minh, quân và dân Liên khu 3 đã phát huy truyền thống yêu nước, tiễn hành cuộc

chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, tổ chức nhiễu trận đánh tiêu biểu, đề lại

những kinh nghiệm quý báu, trong thành tích chung của Liên khu 3, tỉnh Hưng Yên

vô cùng tự hào khi đóng góp một số trận đánh điển hình nhằm giữ vững cơ sởkháng chiến như: “Trận chống càn của đại đội 24 bộ đội địa phương cùng du kích

xã Phan Tây Hà, huyện Tiên Lữ, tinh Hưng Yên, ngày 5-3-1951”49, tr.109]

Những trận đánh ấy góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của Liên khu trongcuộc kháng chiến chống Pháp Bộ sách là một nguồn tài liệu sinh động, thiết thực

19

Trang 25

để học tập và kế thừa trong xây dựng phát triển nghệ thuật quân sự trong nhữngnăm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1998), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng

Yên, tap I (1929-1954) [5] Đây là công trình có nội dung phản ánh khá toàn diện

về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong kháng chiến chống Pháp trên tất

cả các mặt, phan ánh day đủ và trung thực một chặng đường lich sử đầy gian khô,

hy sinh nhưng cũng vô cùng anh dũng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên.

Trong nội dung chính của cuốn sách, đã dành một dung lượng lớn viết về quá trìnhĐảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, từ việclãnh đạo nhân dân bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng chuẩn bị bước vào cuộckháng chiến đến quá trình lãnh đạo nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp

thông qua các giai đoạn lịch sử cụ thể Công trình nghiên cứu cũng phần nào đề cập

đến quá trình ra đời của các CCDK sau các hoạt động quân sự của lực lượng vũ

trang tỉnh.

Phần cuối cuốn sách đã rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh HưngYên trong cuộc kháng chiến chống Pháp như: Quán triệt sâu sắc đường lối khángchiến của Đảng, xây dựng và dựa chắc vào khối đại đoàn kết toàn dân - chủ yếu làlực lượng nông dân - quyết tâm kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn; Bám đất, bám

dân đề chỉ đạo kháng chiến, xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng về mọi mặt; Nắm

thời cơ, chủ động sáng tạo, có phương thức, biện pháp đấu tranh phù hợp; Xâydựng, bảo vệ bồi dưỡng lực lượng kháng chiến, củng có chính quyền các cơ quan,

đoàn thé, chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt của chiến tranh nhân dân

ở địa phương.

Đảng ủy - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hưng Yên (2002), Hưng Yên lịch sử

kháng chiến chống thực dân Pháp và dé quốc Mỹ xâm lược (1945-1975) [28] Day

là công trình tái hiện lại toàn cảnh cuộc đấu tranh anh đũng của quân và dân HưngYên, một vùng đất giàu truyền thống, là kho người, kho của, là vựa lúa của đồng

bằng châu thé sông Hồng đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, mat mát hy sinh

làm nên những thắng lợi to lớn giải phóng quê hương trong hai cuộc kháng chiến

So với các công trình trước đó việt vê lịch sử đâu tranh cách mạng của quân dân

20

Trang 26

tỉnh Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, thì công trình này ra đời sau,

trong đó đã có những bổ sung quý giá về mặt sử liệu, giúp tác giả có cái nhìn day đủ

hơn khi nghiên cứu về đề tài Về nội dung, ngoài chương mở đầu, kết luận, phụ lục,

công trình gồm 10 chương Trong đó nội dung giai đoạn lịch sử cuộc kháng chiếnchống Pháp trên địa bàn tỉnh chiếm 6 chương, công trình đã nghiên cứu kỹ lưỡng vềmảnh đất, con người và truyền thống lịch sử hào hùng của nhân dân Hưng Yên

Mặc dù là tỉnh duy nhất hoàn toàn là đồng bằng của Bắc Bộ, không có một ngọn

đồi, không có một vạt rừng và không có biển, địa hình dé bị bao vây cô lập, khó tác

chiến liên hoàn nhưng lại có sự cô kết cộng đồng chặt chẽ, vì vậy “buộc phải xâydựng lực lượng, căn cứ, cơ sở tại chỗ vững chắc” [28, tr.15]

Đảng bộ - Bộ Chỉ huy quân sự tinh Hưng Yên (2013), Lich sứ Đảng bộ

Quân sự tỉnh Hưng Yên (1947-2012) [29] Đây là công trình nghiên cứu sâu về hoạt

động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Quân sự nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh

chiến đấu chống thực dân Pháp, giải phóng quê hương, chi viện cho chiến trườngmiền Nam, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của quân Mỹ ở miền Bắc, xây

dựng quê hương, bảo vệ Tổ quốc của Đảng bộ từ khi thành lập Chi bộ Tinh đội dân

quân đến thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, của Đảng bộ Quân sự tỉnh

Trong nội dung chương | của công trình nghiên cứu đã khái quát lại quá trình

ra đời của Đảng bộ Quân sự tỉnh Hưng Yên, quá trình lãnh đạo lực lượng vũ trang địa

phương kháng chiến chống Pháp Đặc biệt, công trình đã miêu ta rất chi tiết các trậnđánh của lực lượng vũ trang tỉnh Hưng Yên kết hợp với DQDK chống càn trong cuộckháng chiến chống Pháp nhằm mở các KDK, CCDK trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1951

đến 1954, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, tiến lên giải phóng quê hương

Hội khoa học lịch sử thành phố Hải Phòng phối hợp với Ban liên lạc đồng

đội các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, từ năm 1996 đến nay đã cho ra đời

17 tập sách Đường 5 anh dũng, quật khới [121-131] Dưới dạng hồi ký, các nhân

chứng lịch sử đã từng giữ các cương vị lãnh đạo, chỉ huy trong thời kỳ kháng chiến

chống Pháp đã tái hiện lại những sự kiện lịch sử, những câu chuyện, những tắmgương đã hy sinh anh đũng trong thời chiến một cách rõ nét Đây là công trình lịch

sử có giá trị to lớn, một đóng góp có ý nghĩa giáo dục tinh thần, trí tuệ, nghệ thuật

21

Trang 27

của lực lượng vũ trang, DQDK và của nhân dân các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương,

Hải Phòng đã làm nên thang lợi trên tuyến Đường 5 anh dũng Bộ sách là nguồn tài

liệu quý giá, giúp người nghiên cứu kiểm chứng và nhận định sự phát triển của cuộc

kháng chiến chống Pháp trên địa bàn tỉnh

Đảng ủy - Ban Chỉ huy quân sự huyện Tiên Lữ (2004), Tiên Lữ lịch sử kháng

chiến chong thực dân Pháp và dé quốc Mỹ (1945-1975) [96] Cuỗn sách được xuất bannhân dịp 59 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và 59

năm ngày thành lập Quân khu 3 Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp va déquốc Mỹ, huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên có nhiều thành tích xuất sắc, là một trongnhững huyện xây dựng được các KDK đầu tiên như : Hưng Đạo, Phan Tây Hồ, Thọ Lão.Năm 1951, khi chiến dịch Quang Trung được mở, Liên khu ủy và Bộ Tư lệnh Liên khu

3 chỉ thị cho các tỉnh đây mạnh hoạt động để phối hợp với chiến trường chính, “Dưới sự

chỉ đạo của Tỉnh ủy, huyện Tiên Lữ đã hình thành khu du kích nối liền với khu du kích

Bắc Phù Cừ tạo thành khu căn cứ du kích đầu tiên của tỉnh” [96, tr.113] Không chỉ cóvậy, năm 1952 CCDK Phù Cừ, Tiên Lữ đã được nối thông với CCDK Tiên - Duyên -

Hưng (Thái Bình) trở thành CCDK rộng lớn của ba tỉnh Hải Dương - Thái Bình - Hưng

Yên là căn cứ cơ bản của mặt trận Tả ngạn và là nơi trú quân của Đại đoàn 320 Cuốn

sách đã khang định thêm về tinh thần dau tranh bất khuất, bám trụ đến cùng, tìm địch dé

đánh, chặn địch dé diệt, bảo vệ từng tắc đất quê hương, phát triển lực lượng, củng côlàng kháng chiến, xây dựng KDK và CCDK, chủ động giành thắng lợi, góp phần giải

phóng quê hương.

Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uy ban nhân dân huyện Phù Cừ (2015), Phù Cirlịch sử kháng chiến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 1945 - 2005 [132] Huyện Phù Cừ tỉnhHưng Yên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là một trong những điểm sáng

về phong trào chiến tranh du kích Những chiến thắng vang dội như: “Phan Xá- TốngXá”, “Phú Mãn - Long Cầu” là những trận đánh điển hình của phong trào chiến tranh

du kích ở Hưng Yên Cũng giống như huyện Tiên Lữ, huyện Phù Cừ cũng là một trong

những hyện đầu tiên xây dựng thành công các KDK tiến lên mở các CCDK, phát triểnthành CCDK liên hoàn Cuốn sách đã dựng lại cuộc chiến dau anh dũng của nhân dânhuyện Phù Cừ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Từ một huyện là vùng tự

22

Trang 28

do trên địa bàn tỉnh (1949), trở thành huyện thuộc vùng tạm chiếm (1950), Đảng bộ,quân và dân trong huyện đã kiên tri, đũng cảm, xây dựng lực lượng từ nhỏ đến lớn Từmột địa thế đồng bang trống trai không có rừng cây nhưng có rừng dân, với nghệ thuậtcủa chiến tranh nhân dân, Đảng bộ và quân dân trong huyện đã tạo lập được nhữngKDK liên hoàn, phát triển thành một CCDK rộng lớn.

Thực hiện Nghị quyết số 10 - NQ của Dang ủy Quân sự Trung ương ngày

8-01-1999 và Chi thị 28-CT-DU của Dang ủy Quân khu 3 về “Đẩy mạnh nghiên cứu,

phát huy vai tro của khoa học lịch sử quân sự trong thoi ky mới”, Dang ủy, Bộ Chỉ

huy quân sự các huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ năm 2014 đến năm 2016, đãxuất bản các cuốn sách lịch sử đấu tranh cách mạng của các huyện, tiêu biểu như:

Dang ủy - Ban Chỉ huy quân sự huyện Khoái Chau (2015), Lịch sw quân sự huyện Khoái Châu (1945-2015) [93]; Dang ủy - Ban Chỉ huy quân sự huyện Kim Động (2015), Lịch sử quân sự huyện Kim Động (1945-2015)[94], Dang ủy - Ban Chỉ huy quân sự huyện Tiên Lữ (2014), Lich sử quân sự huyện Tiên Lữ (1945-2014) [97]; Đảng ủy - Ban Chỉ huy quân sự huyện Văn Lâm (2015), Lịch sw quân sự huyện Van

Lâm (1945-2015) [98]; Day là những công trình nghiên cứu khoa học công phu,

trong đó tái hiện lại quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, Ban Chỉ huy quân sự

các huyện trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, trong công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

1.2 Đánh giá kết quả, những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu

1.2.1 Những van dé đã được giải quyếtQua quá trình nghiên cứu các công trình có liên quan đến dé tài, mỗi công

trình có một cách tổng quát, nghiên cứu, phản ánh một cách khác nhau, song tựuchung lai đã giải quyết được một số van dé tác giả có thé kế thừa trong luận án

Về nội dungThứ nhất, hầu hết các công trình là những sách chuyên khảo viết về CCD, HP,

CCDK đều đã đưa ra những khái niệm cơ bản về CCD; HP; (HP tại chỗ, HP chiến

lược), các loại hình HP như: cơ sở chính tri; KDK; CCDK

Nhìn chung các công trình đều có sự thống nhất về mặt khái niệm, đây là cơ

sở khoa học dé NCS có thé trình bày rõ ràng về quá trình hình thành, phát trién của

23

Trang 29

các KDK, CCDK ở Hưng Yên theo từng giai đoạn lịch sử của cuộc kháng chiến.

Thứ hai, những chủ trương của Đảng về xây dựng CCDK trong kháng chiếnchống Pháp

Hầu hết các công trình nghiên cứu đều đã đề cập đến chủ trương của Đảng vềxây dựng CCD - HP trong cuộc kháng chiến chong Pháp Đường lối kháng chiến củaĐảng được xác định trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh(19-12-1946), Chi thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Dang (12-12-1946)

và được giải thích cụ thể trong tác phâm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” củaTrường Chinh Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện

Chiến tranh càng phát triển thì lực lượng vũ trang ngày càng quan trọng, déđảm bảo cho lực lượng vũ trang hoạt động thông suốt cần phải xây dựng một HP vững

mạnh Đảng đã xác định đúng đắn chủ trương xây dựng HP trên cả nước, không những

xây dựng HP ở rừng núi mà còn xây dựng HP ở cả đồng bằng dé “Khi toàn dân đánh

giặc thì đụng vào đâu là gặp quân ta ở đó Mỗi căn cứ du kích của ta trong lòng địch

kiểm soát khác nào bị địch bao vây Nhưng tất cả các căn cứ du kích, cộng với vùng tự

do rộng lớn của ta họp lại thành một cái lưới bua vây quân địch” [59, tr.6]

Thứ ba, về điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng CCDK

đặc biệt là khu vực ĐBBB

Theo đó, khu vực ĐBBB trong đó có Hưng Yên là nơi đông dân nhiều của,những thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, đã tạo ra khảnăng xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc đảm bảo yêu cầu thiết

yếu cho cuộc sống và chiến đấu Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì vùng

ĐBBB cũng gặp không ít những khó khăn, đòi hỏi cư dân nơi đây phải có kết chặt

chẽ, biết lợi dụng quy luật của tự nhiên, tạo điều kiện cho ý thức cộng đồng sớm

hình thành và phát triển.

Với địa hình nhiều sông ngòi, ao hồ, ruộng đồng và những con đường nhỏhẹp, cho phép quân dân ĐBBB lợi dụng địa hình, địa vật để tiến hành một cuộc

CTDK lâu dài, chủ động đánh địch với những hình thức thích hợp khi có thời cơ.

Với vị trí địa lý và những tiềm năng về sức người, sức của tạo ra cho ĐBBB có một

vị trí chiên lược quan trong cả về chính trị, kinh tê, văn hóa, và quôc phòng trong

24

Trang 30

cuộc kháng chiến chống Pháp.

Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học về những điều kiện thuận

lợi và khó khăn ở vùng ĐBBB trong đó có tỉnh Hưng Yên đã giúp NCS kế thừa và vận

dụng trong quá trình nghiên cứu về những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá

trình xây dựng các KDK và CCDK trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Thứ tư, quy luật chung của sự hình thành và phát triển các KDK và CCDK

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu có đề cập đến quá trình xây dựng

CCDK đều đi từ cơ sở chính trị tiến lên KDK và CCDK đó cũng là quy luật cơ bảntrong quá trình xây dựng chỗ đứng chân Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất

định, có khi lực lượng mạnh, có khả năng tiêu diệt lực lượng quân sự và xóa bỏ bộ

máy kìm kẹp của đối phương, tạo bước phát triển từ cơ sở chính trị lên CCĐ, HP

Ngược lại, khi so sánh lực lượng không có lợi cho cách mạng, CCĐ, HP có thể bị

lùi trở lại KDK hoặc cơ sở chính trị Vì vậy, đi từ cơ sở chính trị, tiến lên xây dựng

KDK, CCDK, là một quá trình phát triển đầy cam go, phải trải qua những bướcquanh co, thậm chí thụt lùi tạm thời, thé hiện tính chất gian khổ của cuộc kháng

chiến ở vùng sau lưng đối phương Tùy theo tương quan lực lượng, CCDK có nơi bị

thu hẹp, có nơi được mở rộng, nhưng trên phạm vi cả nước thì CCDK không ngừng

được mở rộng, tạo thế xen kẽ và thu hẹp phạm vi chiếm đóng của đối phương

Thứ năm, những bài học kinh nghiệm của Đảng về xây dựng CCD, CCDKHầu hết các công trình đã đề cập tới nhiều khía cạnh có giá tri to lớn về lý

luận và thực tiễn đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng, HP,

CCD, CCDK nói chung Qua đó, một số công trình đã rút ra những bài học kinh

nghiệm trong quá trình xây dựng HP, CCD và CCDK Day là những bài học kinh

nghiệm quý báu, giúp NCS vận dụng, đánh giá, đề xuất những bài học kinh nghiệm

từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo xây dựng CCDK trong cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp

Thứ sáu, về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong xây

dựng các KDK và CCDK

Hưng Yên là một tỉnh thuộc trung tâm DBBB, là kho người kho của của cả

nước, lại năm sâu trong vung địch chiêm Tuy nhiên, khác với các tỉnh DBBB,

25

Trang 31

Hưng Yên là tỉnh duy nhất không có những điều kiện thuận lợi về địa hình như núi

rừng dé có thé xây dựng CCD, CCDK Khắc phục những khó khăn đó, Đảng bộ

tỉnh Hưng Yên xác định chỉ có thể dựa vào dân để xây dựng căn cứ, căn cứ xây

dựng trong lòng dân chính là căn cứ vững chắc nhất Bên cạnh đó, các công trình đãbước đầu hệ thống hóa một số chủ trương và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Hưng Yên

trong quá trình lãnh đạo xây dựng và bảo vệ các KDK và CCDK.

Những công trình trong nhóm 2 là nguồn tài liệu vô cùng quý giá đặt cơ sở,nên tảng dé tác giả nghiên cứu, hệ thống lại chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

về quá trình xây dựng và bảo vệ các KDK, CCDK trong cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp.

Về tư liệu

Nghiên cứu về CCDK trong chiến tranh nhân dân Việt Nam là một chủ đềphong phú về thé loại Các công trình nghiên cứu bao gồm: sách chuyên khảo, đềtài khoa học, tạp chí, các đề tài luận án thể hiện rõ sự quan tâm của các nhànghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài được tiếp cận với nhiều góc độ vàphạm vi khác nhau Kết quả nghiên cứu của các công trình đã cung cấp cho NCSnhững thông tin khoa học sâu rộng liên quan đến quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng

CCĐ, CCDK trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Tuy nhiên,

hầu hết các công trình nghiên cứu về quá trình Dang lãnh đạo xây dựng CCD,CCDK nói chung trong cuộc kháng chiến mà chưa có công trình nghiên cứu khoahọc nào nghiên cứu về quá trình Đảng bộ các địa phương lãnh đạo xây dựng CCDKchuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Với nguồn tư liệu phong phú nàytác giả có thể kế thừa và phát triển trong nội dung nghiên cứu của đề tài

Các công trình nghiên cứu ít nhiều đã đề cập đến nguồn tài liệu lưu trữ ở Trung

ương va địa phương như: TTLTQG III, Văn phòng Trung ương Dang, Trung tâm Luu

trữ Bộ Quốc Phòng, Lưu trữ Tỉnh ủy Hưng Yên là những kho lưu trữ tài liệu gốc, có

độ tin cậy cao giúp tác giả nghiên cứu sâu về quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnhđạo xây dựng CCDK trong từng giai đoạn lịch sử cụ thê

Ngoài ra còn có nguôn liệu đáng tin cậy tại địa phương thông qua các banngành đoàn thé tại địa phương như Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hưng Yên, Thư viện

26

Trang 32

tỉnh Hưng Yên, các nhân chứng lịch sử tại các địa phương sớm trở thành những

KDK, CCDK trong cuộc kháng chiến chống Pháp như: Phù Cừ, Tiên Lữ, Kim

Động, Khoái Châu Đây là một nguồn sử liệu quan trọng cung cấp một nguồn tư

liệu lớn dé NCS khai thác trong quá trình nghiên cứu đề tài

Về phương pháp

Hầu hết các công trình nghiên cứu đều có cách tiếp cận theo phương pháplịch sử, phương pháp logic, quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp ngoài racòn những phương pháp như liệt kê, so sánh đây là những phương pháp cụ thénhằm làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển của các CCDK trong cuộckháng chiến chống Pháp Thông qua đó tìm ra những quy luật, những yếu tổ tácđộng đến quá trình hình thành và phát triển của các CCDK

Đặc biệt là trong các công trình tiếp cận vấn đề dưới góc độ Lịch sử Đảng,

đã sử dụng phương pháp lịch sử cụ thé theo một trình tự logic từ những yếu tố tácđộng, đến quá trình hoạch định chủ trương của Đảng và sự chỉ đạo thực hiện, đồngthời rút ra những kinh nghiệm lịch sử, phương pháp đó đã giúp tác giả kế thừa trongquá trình nghiên cứu thực hiện đề tài

Bên cạnh những vấn đề các công trình đã làm sáng tỏ còn có một số nội dungchưa sáng tỏ như chưa tái hiện, phục dựng, đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ quátrình hình thành, phát triển và những đóng góp của các CCD, CCDK nói chung và

các CCDK ở Hưng Yên nói riêng, mà chỉ dừng lại ở mức trình bày sự ra đời của các

CCDK, quá trình hoạt động của một số KDK và CCDK tiêu biểu

Các công trình thuộc nhóm 2 mới chỉ tập trung nghiên cứu về tiến trình lịch

sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và các tỉnhkhu vực ĐBBB, chưa nghiên cứu sâu về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ các địaphương thực hiện xây dựng CCDK trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa,

xã hội, chưa luận giải được những hạn chế, khó khăn trong hoạt động lãnh đạo xây

dựng các KDK và CCDK trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung

và trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng.

1.2.2 Những vẫn đề luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu

Nhìn chung, những công trình liên quan đên hướng nghiên cứu của luận án

27

Trang 33

đã làm sáng tỏ nhiều van đề về xây dựng CCD, HP, CCDK, trong cuộc kháng chiếnchống Pháp nói chung và ở Hưng Yên nói riêng Trong luận án, tác giả tiếp tục làmsáng tỏ một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, những yếu tô tác động đến quá trình hoạch định chủ trương củaĐảng bộ tỉnh Hưng Yên trong xây dựng CCDK thời kỳ kháng chiến chống thực dânPháp như: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, truyền thống lịch sử văn hóa,

những cơ sở ban đầu và sự tác động của tình hình toàn quốc đến quá trình lãnh đạo

xây dựng CCDK của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên.

Thứ hai, tình hình chiếm đóng của thực dân Pháp trên địa bàn tỉnh HưngYên Đặc biệt là những âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp nhằm biến HưngYên thành vùng tạm chiếm, thành nơi khai thác sức người, sức của dé phuc vu muc

đích xâm lược Trong đó có những cuộc can quét nhăm triệt phá làng mạc, ruộng

đồng, nhà cửa gây khó khăn cho Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong quá trình lãnh đạo

xây dựng CCDK.

Thứ ba, Chủ trương của Đảng về xây dựng HP, CCD, CCDK trong cuộckháng chiến chống Pháp thông qua các Chỉ thị, Văn Kiện, Nghị quyết

Thứ tw, Chủ trương của Đảng bộ về phương pháp xây dựng va bảo vệ CCDK

trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, sự phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh, đặc

biệt là sự phù hợp với tình hình chuyên biến tương quan so sánh lực lượng trênchiến trường Bắc Bộ, đồng thời đề ra những nhiệm vụ cụ thé dé giữ vững va morộng cơ sở, chủ trương về tổng phá té, chủ trương về phối hợp tác chiến trong từng

chiến dịch chống địch càn quét Đây chính là những vấn đề mà NCS cần phải

nghiên cứu, làm rõ.

Thứ năm, Những biện pháp chỉ đạo hoạt động thực tiễn nhằm hiện thực hóa

các chủ trương của Đảng bộ trong quá trình xây dựng các CCDK như xây dựng các

cơ sở ban đầu về chính trị, về kinh tế và các đoàn thé chính trị xã hội, xây dựng cáclàng kháng chiến, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, phong trào tăng gia sảnxuất tiết kiệm, phong trào xây dựng đời sống mới về văn hóa, giáo dục Từ những cơ

sở ban đầu, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã có những biện pháp chỉ đạo xây dựng, củng

có va bảo vệ những CCDK như chỉ đạo phá các trận can quét của địch, chỉ đạo phối

28

Trang 34

hợp với chiến trường chính, tiến lên giải phóng quê hương.

Thứ sáu, những ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo xây

dựng CCDK từ đó rút ra những kinh nghiệm của Đảng bộ Những kinh nghiệm đó

không chỉ có tác dụng, giá trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cụ thê là trong việc

xây dựng miền Bắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam mà còn có giá trị đối với Dang

bộ địa phương trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện nay

Tiểu kết chương 1

Xây dựng CCD, HP, CCDK trong chiến tranh nhân dân Việt Nam là nội dung

cơ bản trong đường lối quân sự của Đảng, là chủ đề thu hút được sự quan tâm, nghiên

cứu của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học trong nước và ngoài nước

Với số lượng công trình phong phú, được tiếp cận dưới các góc độ nghiên cứu và phạm

vi khác nhau, các công trình đã luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình

Đảng lãnh đạo xây dựng HP, CCD, CCDK nói chung và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh

đạo xây dựng CCDK nói riêng.

Thành công của các công trình khoa học đã công bồ có liên quan đến đề tài luận

án là tương đối toàn diện Các công trình đã khẳng định vai trò, vi trí của HP, CCD,

CCDK, chỉ ra những hoạt động chủ yếu trong quá trình lãnh đạo xây dựng HP, CCD,CCDK Nhiều công trình đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng

HP, CCD, CCDK của Đảng Qua đó, giúp tác giả có hướng nghiên cứu, luận giải, phân

tích sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo xây dựng CCDK trong kháng

chiến chồng Pháp

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, và quá trình hệ

thống hóa các tài liệu, khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình, tiếp thu có chọn

lọc những nội dung có thê kế thừa, đồng thời chỉ ra những vấn đề chưa được nghiên

cứu làm rõ Vận dụng phương pháp luận sử học, căn cứ vào đối tượng, chức năng,

nhiệm vụ của Khoa học Lich sử Dang, tác giả xác định được những “khoảng những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu Vì vậy, đề tài “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

trống”-lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954) ” là đề

tài độc lập, không trùng lặp với các công trình đã công bó, có ý nghĩa lý luận và thực

tiên sâu sắc.

29

Trang 35

Chương 2

DANG BO TINH HUNG YEN LANH ĐẠO XÂY DỰNG CƠ SỞ CHÍNH TRI,

TIEN LEN XÂY DUNG KHU DU KÍCH VÀ CAN CU DU KÍCH

(1946 - 1950)

2.1 Bối cảnh lich sử2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh té xã hội, truyền thống lich sử văn hóaĐiều kiện tự nhiên

Hưng Yên là một tinh năm ở trung tâm ĐBBB Qua dòng chảy lịch sử, HungYên đã nhiều lần thay đổi về địa lý hành chính Tỉnh Hưng Yên được thành lập vàonăm 1831, lúc đó gồm hai phủ, phủ Khoái Châu thuộc trấn Sơn Nam và phủ TiênHưng thuộc tran Nam Định Tỉnh Hưng Yên ban đầu có 8 huyện là Đông Yên, ThiênThi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Hưng Nhân, Duyên Hà, Thần Khê Phố Hiến làtrung tâm thương mại lớn trong thời ky này và là tỉnh li của Hưng Yên Từ đó đếnnay tinh Hưng Yên đã trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính nhằm phục

vụ cho công cuộc dựng nước và giữ nước Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, từ

tháng 6-1947 đến tháng 4-1999, Hưng Yên đã điều chỉnh địa giới hành chính 26 lần

lớn nhỏ khác nhau Ngày 06-01-1968, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết544-NQ -TVQH hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên - Hải Dương thành tỉnh Hai Hưng gồm

10 huyện và thị xã của Hưng Yên và 12 huyện, thị xã của Hải Dương Ngày

06-01-1996, Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn tách hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương sau 29

năm hợp nhất Ngày 01-01-1997, tỉnh Hưng Yên được thành lập lại Hiện nay, Hưng

Yên gồm 10 đơn vi hành chính: Thanh phó Hưng Yên; Phù Cừ; Tiên Lữ; Kim Động;

Ân Thi; Khoái Châu; Văn Giang; Yên Mỹ; Mỹ Hào; Văn Lâm

Về vị trí địa lý, tỉnh Hưng Yên nằm tại trung tâm của ĐBBB Phía Bắc củatỉnh giáp với tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội Phía Nam giáp với tỉnh TháiBình, trong đó sông Luộc trở thành ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Phía Tây tiếpgiáp với Hà Nội, Hà Nam va được ngăn cách bởi sông Hồng Phía Đông của tinhtiếp giáp với tỉnh Hải Dương Như vậy, tỉnh Hưng Yên có vị trí chiến lược quantrọng, là trung tâm của DBBB, là cửa ngõ dé tiến vào Thủ đô Hà Nội Trong lich sử

30

Trang 36

giữ nước, chiến trường ở Hưng Yên luôn là một trong những chiến trường quyết liệt

nhất giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với các thế lực ngoại bang

Về địa hình, đất đai, tỉnh Hưng Yên là tỉnh duy nhất không có biển, không cóđường biên giới, không có đôi, núi và rừng Hiện nay, Hưng Yên có diện tích tự

nhiên khoảng 923 km” Thời điểm từ năm 1946 đến năm 1954, diện tích của tỉnhcũng tương đương như hiện nay, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp Đất đai của

tỉnh Hưng Yên có đặc điểm nghiêng dần từ Tây sang Đông bởi phù sa bồi lắngtrong hàng triệu năm Phần lớn đất đai vùng ven sông Hồng, sông Luộc là đất phù

sa, vùng tiếp giáp là đất thịt pha cát Ở khu vực nội đồng như các huyện Ân Thị,Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm, bắc Phù Cừ, bắc Tiên Lữ; phía đông các huyện VănGiang, Khoái Châu, Kim Động chủ yếu là đất thịt Với điều kiện đất đai màu mỡ,tinh Hưng Yên có thế mạnh dé phát triển cây lúa và các cây trồng ngắn ngày, tạokhả năng cung cấp lương thực tại chỗ dồi dao - một trong những yếu tố không théthiếu của các HP, CCD Tuy nhiên, địa hình ở tinh Hưng Yên lại không quá cao sovới mặt nước biển (độ cao trung bình chỉ khoảng dương 4m) do đó luôn nằm trong

sự uy hiếp của lũ Tính chất trũng, úng, ngập khiến cho mùa màng ở tỉnh Hưng Yêncũng luôn biến động, có năm phải mat trắng

Về điều kiện thời tiết, khí hậu, tỉnh Hưng Yên năm trong vùng khí hậu nhiệt

đới gió mùa Từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa, bão, nắng, nóng, âm

Độ am cao nhất ở đây có thé lên tới 90%, mưa tháng cao nhất có khi lên tới 300mm

Vì vậy, khi lũ lớn, triều cường thường gây úng, lụt cục bộ, nhiều năm ngập tới 1/2

diện tích lúa mùa Vào những tháng này, sản xuất rất khó khăn, mặt khác còn khó cho

việc xây dựng cấu trúc công sự, khó xây dựng công sự ngầm, khó làm kho bãi cấtgiấu lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược, khó tập trung, triển khai và cơ động

lực lượng lớn Mùa lạnh thường từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau cũng rất

khắc nghiệt, có khi nhiệt độ xuống tới 5-6 độ C, lại thêm điều kiện mưa phùn gió bắcnên càng lạnh cóng, giá và lầy lội, ảnh hưởng lớn đến cả sản xuất, sinh hoạt và các

hoạt động quân sự.

Về sông ngòi, tỉnh Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với 3 hệthống sông lớn chảy qua: sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc Bên cạnh đó, Hưng Yên

3l

Trang 37

còn có hệ thống sông nội địa như: sông Cửu An, sông Kẻ Sặt, sông Hoan Ái, sông

Nghĩa Trụ, sông Điện Biên, sông Kim Sơn Hệ thống sông ngòi chăng chịt, kèm theo

đó là hệ thống ao, hồ chi chit là điều kiện thuận lợi dé phát triển nông nghiệp Tuynhiên, do địa hình chia cắt nên về mặt quân sự, các làng, xã ở tỉnh Hưng Yên thườngrơi vào thé dé bị bao vây, cô lập, khó tác chiến liên hoàn, buộc phải xây dựng lực

lượng, căn cứ, cơ sở tại chỗ vững chắc

Điều kiện kinh tế, xã hội

Hưng yên có đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú nên nghề trồng lúanước trở thành nghề truyền thông của nhân dân trong tỉnh, với trình độ canh tác cao.Ngoài trồng lúa, nhân dân trong tỉnh còn tận dụng dat bãi phù sa dé trồng các loạihoa màu như: ngô, khoai, lạc, đậu tương Chăn nuôi cũng là một trong những thế

mạnh của Hưng Yên như chăn nuôi lợn, trâu bò, thả cá, nuôi gà, vịt Nhìn chung ở

một nước nông nghiệp, nông dân chiếm tới 90% dân số, khi khoa học kỹ thuật

-công nghệ còn chưa phát triển, tiềm lực chủ yếu dé tiến hành chiến tranh là conngười và lương thực, thực phẩm thì tinh Hưng Yên có thế mạnh là một "kho người,

kho gạo” luôn déi dao Từ xa xưa, trong lịch sử, nhiều vị minh quân, mưu tướng đã

dựa vào lợi thé từ đây dé xây dựng các căn cứ, day binh, dựng nghiệp

Ngoài nông nghiệp, các ngành nghề thủ công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên cũng

tương đối phát triển, làm ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu của cuộc sống và phục

vụ quốc phòng Tiêu biêu như nghề đúc đồng ở Cầu Nôm (Đại Đồng - Văn Lâm),nghề rèn sắt ở làng Muông (Mỹ Hào), nghề làm khuôn đúc ở Đông Mai (Văn Lâm),nghề khai thác nguyên liệu ở Yên Lịch (Khoái Châu), sản xuất vật liệu xây dựng ở

Mai Viên, Dốc La (Kim Động), nghề làm tương 6 Ban Yên Nhân (Mỹ Hào), nghề

trồng mía nấu mật ở Phú Cường, Hùng Cương (Kim Động) Những ngành nghềnày có giá trị cao, làm phong phú đời sống kinh tế của nhân dân trong vùng đồngthời tạo ra khả năng tự cấp, tự túc kịp thời trong những năm kháng chiến Các

ngành nghề như rèn sắt, đúc đồng, chế tạo vật liệu, có thé huy động được ngay vào

trong sản xuất vũ khí đánh giặc

Tỉnh Hưng Yên còn nồi tiếng bởi hoạt động thương mại, đặc biệt là Phó Hiến

vô cùng sầm uất vào thé ky XVIII Một thời gian dài, tỉnh Hưng Yên năm giữa ba

32

Trang 38

trung tâm kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Nam Định nên sớm tiếp thu những tỉnh hoa

thương mại thuận lợi cho giao lưu kinh tế và phục vụ cho quốc phòng

Không chỉ có nền thương mại phát triển, tỉnh Hưng Yên còn có mạng lưới

giao thông tương đối thuận lợi Về đường thủy, tỉnh Hưng Yên có hai hệ thống sônglớn chảy qua là sông Luộc và sông Hồng Các hệ thống sông này là tuyến đường thủyquan trọng nối tỉnh Hưng Yên với cảng Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định Ngoài hệthống đường thủy, tỉnh Hưng Yên còn có vị trí chiến lược về giao thông đường bộ,đường sắt đặc biệt là tuyến đường sắt Hà Nội — Hải Phòng dài 22km, quốc lộ 5 kéodài qua địa phận tỉnh 25km nối “yết hầu” Thủ đô Hà Nội với “cuống họng” cảng HảiPhòng Ngoài ra còn có một mạng lưới giao thông đường bộ chạy chang chit ngangdọc khắp tinh cũng rat phát triển như đường 39A, 39B, 38, đường 200, 199 Hệ thống

giao thông phát triển tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển kinh tế,

sản xuất và quốc phòng Tuy nhiên, trong thời gian đầu khi chiến sự xảy ra, thực dânPháp luôn dựa vào ưu thế về quân sự, lợi dụng mạng lưới đường sa để cơ động lựclượng nhằm bao vây, vu hồi, thọc sâu, chia cắt địa bàn trong toàn tỉnh

Về mặt xã hội, tỉnh Hưng Yên là tỉnh đất chật, người đông, mật độ dân sốkhá cao Năm 1949, tong dân số Hưng Yên là khoảng gần 600 ngàn người, chiếm

khoảng gần 3% dân số Việt Nam lúc đó Nhân dân Hưng Yên thường sống tập

trung trong các làng xã, quy mô từ một đến một vài nghìn người Những làng xã ởHưng Yên thường có tính độc lập tương đối, ngoài làng có các lũy tre dày bao bọc,trong làng có ao hồ chi chít, nhà cửa dày đặc không tuân theo một cấu trúc cụ thénào Đặc điểm làng, xã tạo nên sự cố kết chặt chẽ trong cộng đồng dé chống thiêntai, dich họa, dé vận dụng xây dung lũy cao, hào sâu dé tác chiến có thủ, nhưngngược lại cũng dễ bị bao vây, cô lập, tiễn thoái khó khăn, khó tác chiến liên hoàn

Nhân dân Hưng Yên có nhiều điều kiện dé phát triển kinh tế song nhìn chungdưới ách cai tri của bọn thực dân, phong kiến đời sống rất cực khổ Trước năm

1945, nông dân tỉnh Hưng Yên (chiếm 95% dân số) nhưng chỉ có chưa đầy 50%

diện tích đất canh tác lại phải thường xuyên chịu cảnh sưu cao, thuế nặng Về mặt

xã hội, nhân dân Hưng Yên luôn phải sống trong cảnh dốt nát, nghèo túng vì cácchính sách ngu dân và chia dé trị của chính quyền thực dân, phát xít Hậu quả của

33

Trang 39

những chính sách nói trên, năm 1944, 1945, hàng vạn người dân Hưng Yên bị chết

đói, có những làng xã chết đến 2/3 số dân Sống dưới chế độ áp bức, bóc lột của bọn

thực dân, phong kiến và phát xít, nhân dân Hưng Yên ý thức rõ nét giá trị của độc

lập, tự do, quyết tâm đứng lên chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng Tuy nhiên, trongquá trình đấu tranh, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cũng gặp nhiều khókhăn do hậu quả của chính sách thực dân, phong kiến và phát xit dé lại

Truyền thống lịch sử văn hóa

Hưng Yên là vùng đất văn hiến lâu đời Nhân dân Hưng Yên không những cần

cù, tiết kiệm mà còn hiếu học, thông minh, từng được lịch sử ghi nhận: “Kẻ sĩ ganghoc, nhà nông chăm cay, ưa tiết kiệm, tránh xa xỉ” [187, tr.277] Tính trong vòng 845năm từ khoa thi thứ nhất năm 1074 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, Hưng Yên có

tới 214 người đỗ đại khoa Truyền thống ham học hỏi, tích cực cống hiến là truyền

thống quý báu để nhân dân Hưng Yên tiếp tục phát huy trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc

Ngoài truyền thống hiểu học thì tinh than thượng võ, lòng yêu nước, hết lòng

vì cách mạng cũng là truyền thống nổi bật của nhân dân Hưng Yên Bất cứ thời kì

nào, khi có giặc ngoại xâm, nhân dân Hưng Yên đều không ngại hy sinh xương

máu, sẵn sàng cùng cả nước đánh giặc.

Từ thời Hùng Vương, nhân dân Hưng Yên đã theo Phù Đồng Thiên vươngđánh đuổi giặc Ân Năm 40 hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh quân

Đông Hán Năm 542 nhân dân Hưng Yên tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa của Lý

Bí chống quân nhà Lương, lập nên nước Vạn Xuân rồi cùng Triệu Quang Phục lậpcăn cứ đầm Dạ Trạch, chiến đấu kéo dài trong nhiều năm, giữ vững nền độc lập Năm

905 dưới sự lãnh đạo của Khúc Thừa Dụ, nhân dân Hưng Yên đã tham gia lật đồ sự

thống trị của nhà Hán Năm 938, dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyên, nhân dân Hưng

Yên đã góp công sức vào xây dựng căn cứ nam Hưng Yên rồi tiến ra diệt giặc, đánhtan quân Nam Hán, làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử

Khi đất nước bước vào thời kỳ độc lập và thịnh trị, nhân dân Hưng Yên đã sát

cánh cùng nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của các triều đại Tiền Lê, Lý, Trần, Lê

Sơ, Tây Sơn đánh tan các đội quâm xâm lược nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh của các

34

Trang 40

triều đại phong kiến phương Bắc, lập nhiều chiến công vang dội trên mảnh đất HưngYên, giữ vững nền độc lập dân tộc.

Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước

đầu hàng địch, nhân dân Hưng Yên đã không chịu khuất phục Hưởng ứng chiếuCần Vương, nhân dân nhiều nơi đã dấy binh, lập căn cứ kháng chiến, xây dựng cáclàng xóm thành các pháo đài, đương đầu với hai binh đoàn thiện chiến của Pháp

trong suốt nhiều năm Cuộc khởi nghĩa Bãi Say và căn cứ Bai Say Hưng Yên do

Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo đã trở thành một trong những biểu tượng của cuộckhởi nghĩa chống Pháp trên cả nước

Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, nhân dân Hưng Yên tiếp tục pháthuy truyền thống lịch sử, bền bỉ đấu tranh chống sự cai trị của bọn thực dân phongkiến Sau Hội nghị BCHTW Dang lần thứ 8 (5-1941), phong trào cách mạng ở

Hưng Yên phát triển mạnh mẽ Được sự giúp đỡ của Xứ ủy Bắc Kỳ, An toàn khu

(ATK) Bãi Sậy được thành lập tại địa bàn ba huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm ATK Bãi Say đã thành lập Uy ban vận động Việt Minh Bãi Say, nhanh chóng gây

cơ sở phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang trong nhiều xã, nhất là khu

vực Ban Yên Nhân, Giai Phạm, Yên Phú, Dịch Tri Vừa tập trung xây dựng cơ sở

và lực lượng cách mạng, ATK Bãi Sậy vừa trở thành nơi bảo vệ nhiều cán bộ củaTrung ương, Xứ ủy và cơ quan in ấn của Xứ ủy được an toàn

Năm 1945, khi thời cơ tới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tỉnh Hưng

Yên đã nhất t đứng lên kháng Nhật cứu nước và tham gia Tổng khởi nghĩa giành

chính quyền về tay nhân dân Ngày 23-8-1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời

tỉnh Hưng Yên do đồng chí Học Phi làm chủ tịch ra mắt nhân dân, cuộc khởi nghĩa

ở Hưng Yên giành thắng lợi hoàn toàn

Nhu vậy, có thé nói rằng, trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, trảiqua nhiều thế hệ nối tiếp nhau, nhân dân Hưng Yên đã bồi đắp những truyền thốngtốt đẹp Đó là tinh thần lao động cần cù, sáng tạo; tình thần đoàn kết, thủy chung;

tinh thần yêu nước, thương nòi; tinh thần kiên quyết chống ngoại xâm, quyết không

chịu làm nô lệ Những truyền thống và phẩm chất tốt đẹp ấy ngày càng được phát

huy cao độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Đặc biệt, riêng vê vân

35

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w