1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay

215 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

NGUYÊN THỊ MINH PHƯƠNG

_ DETAI

Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HOC

Hà Nội - 2023

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

NGUYÊN THỊ MINH PHƯƠNG

_ DETAI

Quan lý nhà nước về lý lich tư pháp ở Việt Nam hiện nay

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HOC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9380102

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Trần Thị Hiền

2 TS Nguyễn Thị Kim Thoa

Hà Nội - 2023

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dan

Trang 4

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS Tran Thị Hiển - người hướng dân khoa học 1 và TS Nguyễn Thi Kim Thoa - người hướng dân khoa học 2

đã tận tình chỉ bảo trong quả trình tác giả thực hiện Luận án.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thây, cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý bau để tác

giả hoàn thành bản Luận án này.

Trang 5

Lời cam đoanLời cảm ơn

Mục lục MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN

DEN DE TÀI LUẬN AN VÀ NHỮNG VAN DE ĐẶT RA CAN TIẾP TỤC

NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1 Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về thực trạng 1.1.3 Các công trình nghiên cứu về giải pháp

1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển 1.2.2 Những vấn đề còn chưa được giải quyết thấu đáo và cần được tiếp tục

nghiên cứu

1.3 Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.4 Hướng nghiên cứu của luận án

Kết luận Chương 1

CHUONG 2: NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN CUA QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE LY LICH TU PHÁP

2.1 Khai niệm, đặc điểm, vai trò của quan lý nhà nước về lý lich tư pháp 2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

2.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp 2.1.3 Vai trò của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp 2.2 Nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp 2.2.1 Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp

2.2.2 Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cung cấp thông tin lý lịch tư pháp (thông qua việc cấp phiếu lý lịch tư pháp)

Trang 6

các khiếu nại, t6 cáo về lý lịch tư pháp

2.3 Chủ thể quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

2.4 Các điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp 2.4.1 Tuyên truyền, phô biến, hướng dan, đào tạo, tập huấn, bồi đưỡng nghiệp vụ về lý lịch tư pháp

2.4.2 Tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp 2.4.3 Trang thiết bị, cơ sở vật chất về lý lịch tư pháp

Kết luận Chương 2

CHƯƠNG 3 THUC TRANG QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE LÝ LICH

TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 Thực trạng nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp 3.1.1 Thực trạng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp

3.1.2 Thực trạng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cung cấp thông tin lý lịch tư pháp (thông qua việc cấp phiếu lý lịch tư pháp)

3.1.3 Thực trạng kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm và giải quyết theo thâm quyền các khiếu nại, t6 cáo về lý lịch tư pháp

3.2 Thực trạng chủ thể quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

3.3 Thực trạng các điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch

tư pháp

3.3.1 Thực trạng tuyên truyền, phổ biến, hướng dan, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về lý lịch tư pháp

3.3.2 Thực trạng tô chức bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác

lý lịch tư pháp

3.3.3 Thực trạng trang thiết bị, cơ sở vật chất về lý lịch tư pháp

3.4 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về lý

lịch tư pháp

3.4.1 Nguyên nhân khách quan

3.4.2 Nguyên nhân chủ quan

Trang 7

HIỆU QUA QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE LY LICH TƯ PHÁP 4.1 Quan điểm nhằm thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp 4.1.1 Dap ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyên, cải cách tư pháp, cải cách hành chính, bảo đảm quyền của cá nhân, đặc biệt là quyền bảo đảm bí mật đời tư cá nhân về lý lịch tư pháp trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ tư

4.1.2 Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp phải gắn với phân định thâm quyên, phạm vi quản lý nhà nước của các chủ thể, đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thê trong phạm vi phân công, phân cấp quản lý nhà nước, bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

4.1.3 Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và thực tiễn quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay

4.2 Các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp 4.2.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp

4.2.1.1 Sửa đối, bô sung các quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn ban quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành Luật về lý lịch tư pháp

4.2.1.2 Đề xuất ban hành các văn bản pháp luật mới, góp phần thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

4.2.1.3 Sửa đôi, bố sung các quy định của pháp luật có liên quan đến lý lịch tư pháp 4.2.2 Các giải pháp về tổ chức thực hiện, góp phần thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

4.2.2.1 Nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò của quản lý nhà nước về

lý lịch tư pháp

4.2.2.2 Các cấp ủy Đảng tiếp tục quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ngày càng hiệu quả hơn

4.2.2.3 Tổ chức giám sát quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

4.2.2.4 Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử ly kỷ luật và khen thưởng trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

4.2.2.5 Bảo đảm các điều kiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

Trang 8

DANH MỤC CÁC CONG TRÌNH ĐÃ CONG BO LIÊN QUAN DEN 144

LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 145

Trang 9

1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐÈ TÀI

Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp luôn là yêu cầu khách quan và cần thiết của bất cứ một thiết chế nhà nước nào nhằm đáp ứng yêu cầu của cá nhân chứng minh nhân thân tư pháp hình sự và các thông tin khác (nếu có) trong những trường hợp cần

thiết, tạo điều kiện cho người bị kết án trong việc xóa án tích, tái hòa nhập cộng đồng,

đồng thời góp phần phục vụ các cơ quan trong hoạt động tô tụng hình sự, quản ly

nhân sự.v.v

Ở nhiều nước trên thế giới, hệ thống quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp được thiết lập, phát triển từ hàng chục đến hang trăm năm nay và có tac dụng tích cực đối với công tác quản lý xã hội, bảo đảm quyền của cá nhân và hoạt động tố tụng hình sự

của Nhà nước.

Ở Việt Nam, trong bối cảnh thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, cùng với tiến trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Luật Lý lịch tư pháp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009 và có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/7/2010 Luật Lý lịch tư pháp được ban hành đã đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển của công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam Lần đầu tiên các nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp được quy định! Qua mười năm thực hiện Luật Lý lịch tư pháp cho thấy, quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp đã bộc lộ những hạn chế, bất cập: Một sỐ quy định của Luật Lý lịch tư pháp còn chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bên cạnh đó, công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp còn chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong nội tại các văn bản pháp luật về lý lịch tư pháp và giữa văn bản pháp luật về lý lịch tư pháp với các văn bản pháp luật khác có liên quan Công tác cung cấp, trao đôi, tra cứu, xác minh thông tin, phục vụ công tác xây dựng cơ sở dit liệu lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch tư pháp còn nhiều hạn chế Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về ly lich tư pháp còn rất chung chung, chưa cụ thé, một số quy định còn mang tính nguyên tắc Điều này cũng gây nên sự lúng túng cho các cơ quan quản ly nhà nước trong quá trình kiêm tra việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp, ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

! Xem: Điều 9 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.

Trang 10

như: Nhận thức của một bộ phận công chức, viên chức, ké cả những người làm công tác tư pháp còn chưa day đủ về vai trò, ý nghĩa của lý lịch tư pháp trong đời sống xã hội Bên cạnh đó, lý lịch tư pháp là lĩnh vực mới, phức tạp, quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp lần đầu tiên được quy định, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành, tuy nhiên, nhiều quy định về nội dung này còn chưa cụ thể, đầy đủ; công tác phối hợp giữa các cơ quan nhiều khi chưa chặt chẽ; tổ chức bộ máy của cơ quan được giao quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp chưa phù hợp; các điều kiện bảo đảm (nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất) phục vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp còn hạn ché.v.v

Những khó khăn, bất cập nêu trên đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu qua quan lý nhà nước về ly lịch tư pháp, ảnh hưởng tới quyên và lợi ích chính đáng của cá nhân, công việc của cơ quan, tô chức trước nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp ngày càng tăng, đồng thời, không phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc té, đặc biệt là chủ trương “76 chức các cơ quan tu pháp và các chế định bồ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tô chức và điễu kiện, phương tiện làm việc; 2 Điều này đòi hỏi phải xác định đúng đắn, đầy đủ hơn tầm quan trọng của quan lý nhà nước về lý lịch tư pháp, phù hop với mục tiêu “Tiép tuc xây dựng nên

hành chính dán chủ, chuyên nghiệp, hiện dai, tinh gọn, hiệu lực, hiệu qua, có nang

lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhán dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lỗi của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, dong bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021-2030”.

Với những vấn đề phân tích ở trên, đặc biệt là từ yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, đảm bảo trật tự kỷ cương trong quản lý nhà nước và xã hội, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về ly lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay" là rất cần thiết.

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ những vấn dé ly luận, thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, đồng thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp,

? Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lượccải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội, tr.3.

3 Xem: Chính phủ (2021), Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thécải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.

Trang 11

ly lịch tư pháp, phù hợp với tiễn trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố, có liên quan đến Đề tài Luận án, rút ra những nội dung liên quan đến Đề tài Luận án đã được các công trình nghiên cứu trước đó đề cập Từ đó, khái quát các nội dung cơ bản chưa được các công trình nghiên cứu đề cập tới, xác định nội dung cần được nghiên cứu làm rõ trong Luận án.

- Nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Chủ thể quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Các điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Những vấn đề lý luận này được khái quát từ sự nghiên cứu các quy định của pháp luật nước

ngoài và pháp luật Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam, rút ra các nhận xét về những ưu điểm, hạn ché, bất cập trong các quy định của pháp luật

lý lịch tư pháp hiện hành trên cơ sở so sánh với các quy định của pháp luật có liên quan

đến lý lịch tư pháp ở Việt Nam và pháp luật của một số nước trên thế giới.

- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp góp phan cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho cá nhân, cơ quan, tổ chức, nhằm thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, bao gồm các giải pháp hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp và các giải pháp về tô chức thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp.

3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm:

- Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam, trong đó có so sánh với quy định pháp luật một số nước trên thế giới.

- Quan điểm, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp và các giải pháp về tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch

tư pháp.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, đặc biệt là nội dung quản lý nhà nước về

Trang 12

hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Về không gian: Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam; tham khảo, so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật lý lịch tư pháp với pháp luật trong các lĩnh vực khác có liên quan đến lý lịch tư pháp của Việt Nam, quy định của pháp luật nước ngoài có liên quan đến quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp; thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam từ khi có Luật Lý lịch tư pháp đến nay (tính đến 06 tháng đầu năm 2022), qua đó, nghiên cứu, đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp và tô chức thực hiện pháp luật, góp phần thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp luận

Đề tài Luận án được tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học và phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lénin, bao gồm phép biện chứng duy vat và phương pháp luận duy vật lịch sử Theo đó, quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp được nghiên cứu luôn ở trạng thái vận động và phát triển trong mối quan hệ không tách rời với các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội Trong quá trình nghiên cứu, các nội dung nghiên cứu của Luận án còn dựa trên cơ sở các quan điểm, định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam về bồ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, trong đó có lý lịch

tư pháp.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp hồi cứu các tài liệu được sử dung dé tập hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài dựa trên các mốc thời gian, lĩnh vực pháp luật cũng như hệ thống pháp luật nhằm lựa chọn, tập hợp một cách đầy đủ nhất các tài liệu liên quan đến Đề tài Luận án ở các nguồn khác nhau Phương pháp này đặc biệt được sử dụng ở chương 1 dé tổng quan tình hình nghiên cứu dé tài và được kết hợp với các phương pháp khác trong quá trình tìm hiểu các vấn đề lý luận, thực trạng

và giải pháp quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Phương pháp so sánh được sử dung dé đối chiếu các quan điểm khác nhau

giữa các tác giả, nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu; giữa quy định của

pháp luật lý lịch tư pháp hiện hành với quy định của pháp luật quy định về lý lịch tư

pháp qua các giai đoạn trước đây; giữa quy định của pháp luật lý lịch tư pháp hiện

Trang 13

pháp luật lý lịch tư pháp của Việt Nam với quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về lý lịch tư pháp Phương pháp này sử dụng nhiều tại chương 2 và chương

3 của Luận án.

- Phương pháp phân tích được sử dung dé phân tách và tìm hiểu các van đề ly luận, các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện, các yêu cầu của việc hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như những đề xuất sửa đổi, b6 sung một số quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp theo mục đích và nhiệm vụ mà Luận án đã đặt ra Phương pháp này sử dụng xuyên suốt trong các chương và sử dụng nhiều tại

chương 2 và chương 3 của Luận án.

- Phương pháp chứng minh được sử dụng dé đưa ra các dẫn chứng (các số liệu, ví dụ) làm rõ các luận điểm, luận cứ trong các nội dung về lý luận ở các nhận định và đặc biệt là các ý kiến, quan điểm về lý lịch tư pháp, quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Nội dung, chủ thé quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp cũng như ý kiến, quan điểm đề xuất các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Phương pháp này sử dụng nhiều tại chương 3 của Luận án.

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng dé rút ra những nhận định, ý kiến đánh giá sau quá trình phân tích ở từng ý, từng tiểu mục, đặc biệt được sử dụng dé kết luận các chương và kết luận chung của luận án Phương pháp này sử dụng xuyên suốt

trong các chương của Luận án.

- Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng đề dự đoán những ý kiến, nhận định, đề xuất mà Luận án đặt ra Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu Luận án và chủ yếu được sử dụng trong quá trình phân tích những điểm hợp lý cũng như hạn chế, bat cập trong các quy định pháp luật, thực tiễn quản ly nhà nước về ly lịch tư pháp, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, bat cập và đề xuat, kiến nghị các giải pháp, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bat cập trong quản ly nhà nước về ly lịch tư pháp

Các phương pháp nghiên cứu khoa học hồi cứu các tài liệu, so sánh, phân tích, chứng minh, tổng hợp nêu trên được sử dung dé lý giải các van đề lý luận, giúp cho mỗi vấn đề nghiên cứu được xem xét, đánh giá, tiếp cận từ nhiều giác độ, qua đó, phát hiện vấn đè, tìm ra những điểm hợp lý, chưa hợp lý của các vẫn đề được nghiên cứu trong Luận án nhằm đưa ra những kết luận mang tính khoa học, khách quan của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Phương pháp kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn cũng được sử dụng trong Luận án dé làm sáng tỏ các van dé quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp dé đưa

ra những bình luận, quan diém, kêt luận về những nội dung nghiên cứu, các giải pháp

Trang 14

hơn nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Phương pháp này sử dụng ở hầu hết các chương của Luận án.

5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học trước đó liên quan đến đề tài, nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu đề tài này để mang lại những giá trị khoa

học sau:

- Thứ nhất, về mặt lý luận, Luận án đã làm sáng tỏ một số van đề lý luận của quan lý nhà nước về lý lịch tư pháp, cụ thé là đã luận giải và đưa ra được khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, trong đó có sự phân tích,

so sánh với các khái niệm khác như: Quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, cơ quanquản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp Luận án đã chỉ ra được nội dung quản lý nhà

nước về lý lịch tư pháp cũng như các điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp; chỉ ra chủ thé quản ly nhà nước cũng như trách nhiệm của các chủ thé trong thực hiện nhiệm vụ, quyền han quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Thứ hai, về mặt thực tiễn, Luận án đã phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp từ khi ban hành Luật Lý lịch tư pháp đến nay (tính đến 06 tháng đầu năm 2022), theo đó, Luận án cho thấy quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập cả về khái niệm, vai trò của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, nội dung, chủ thể quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, các điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Trên cơ sở đó, Luận án đã phân tích, đánh giá cụ thể những hạn chế, bất cập, chỉ ra nguyên nhân của những hạn ché, bất cập trong quản ly nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt

Nam hiện nay.

- Thứ ba, Luận án đề xuất, kiến nghị đồng bộ, toàn diện các giải pháp, từ hoàn thiện pháp luật về lý lich tư pháp, trong đó, tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ

sung các quy định của Luật Ly lịch tư pháp năm 2009 và các van bản quy định chi

tiết, hướng dẫn thi hành Luật Luận án đã đề xuất ban hành các văn bản pháp luật mới, góp phần thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Thêm vào đó, Luận án đã đề xuất sửa đổi, bố sung các quy định pháp luật trong các lĩnh vực quan lý nhà nước khác có liên quan dé bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và đề xuất, kiến nghị các giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp đề bảo đảm phù hợp với thực tiễn Việt Nam, góp phần khắc phục những “khoảng trống” trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho cá nhân, cơ quan, tô chức đề thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ngày

càng hiệu quả hơn.

Trang 15

Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam Cu thé: (i) Luận án nghiên cứu làm rõ các van dé lý luận của quan ly nhà nước về lý lịch tư pháp; (ii) Luận án đánh giá thực trạng quản ly nhà nước về ly lich tư pháp ở Việt Nam; (iii) Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án chỉ ra những yêu cầu, đề xuất, kiến nghị các giải pháp dé thực hiện ngày càng hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay Những đóng góp mới của Luận án được thể hiện về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thé:

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận án nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Nội dung quản ly nhà nước về lý lich tư pháp Chủ thé quan lý nhà nước về lý lịch tư pháp Các điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về

lý lịch tư pháp.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị góp phần nâng cao nhận thức về lý luận và thực tiễn thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp cho các công chức, viên chức

làm công tác lý lịch tư pháp nói chung và đội ngũ công chức, viên chức làm công táclý lịch tư pháp thuộc Bộ, ngành Tư pháp nói riêng Luận án cũng là tài liệu nghiên cứu

phục vụ giảng dạy, dao tạo tại các trường đào tạo ngành luật va nghề luật; làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tô chức, cá nhân trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ,

trách nhiệm của mình trong công tác lý lich tư pháp và các cơ quan, cá nhân được giao

nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan 7 KET CÂU CUA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án được bố cục thành bốn chương, cụ thé:

Chương 1: Tổng quan tinh hình nghiên cứu liên quan đến Dé tài Luận án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.

Chương 2: Những vấn dé lý luận của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay Chương 4: Quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

Trang 16

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN DE TÀI LUAN AN VA NHUNG VAN DE DAT RA CAN TIEP TUC NGHIEN CUU

1.1 Téng quan tinh hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài Luận án 1.1.1 Các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận

- Trong khoa học pháp lý, có nhiều công trình nghiên cứu vé ly lịch tư pháp nói chung Nghiên cứu dau tiên về van đề này phải ké đến Chuyên đề “Lý lịch tu

pháp”, Thông tin khoa học pháp lý, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp

(1996) Chuyên dé này cung cấp bước đầu các thông tin về lý lịch tư pháp — lịch sử, nội dung và ý nghĩa Bên cạnh đó, chuyên đề cũng cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp của Cộng hòa Pháp (tong thuật).

- Sách “Lý lịch tư pháp ” do Nhà xuất bản chính trị quốc gia cộng tác với Nhà Pháp luật Việt — Pháp xuất bản tháng 3 năm 1997 giới thiệu về pháp luật ly lịch tư pháp của Cộng hòa Pháp do ông Christian ELEK, Tham phán, Giám đốc Co quan lý lịch tư pháp quốc gia của Cộng hòa Pháp và ông Gérard LORHO, Thâm phán, Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng pháp lý, cơ quan lý lịch tư pháp quốc gia của Cộng hòa Pháp trình bày Cuốn sách đã giới thiệu đầy đủ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực lý lịch tư pháp của Cộng hòa Pháp, một nước mà thiết chế lý lịch tư pháp được thành lập đã một trăm năm mươi năm và ngày càng hoàn thiện băng việc

tin học hóa: Khái niệm lý lịch tư pháp và nhiệm vụ, lịch sử của lý lịch tư pháp, bản

chất và nguồn gốc các thông tin được ghi nhận, nội dung lý lịch tư pháp, việc sử dụng lý lịch tư pháp trong những giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng hình sự, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản

lý các thông tin lý lịch tư pháp.

- Tiếp đến phải dé cập đến dé tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở 1ý luận và thực tiễn xây dựng pháp lệnh lý lịch tư pháp” do TS Trần Thất làm chủ nhiệm đề tài (2005) Đề tai đã đặt ra và giải quyết tương đối toàn diện về lý luận và thực tiễn gắn với bối cảnh cụ thê tại thời điểm thực hiện và bảo vệ đề tài Về mặt lý luận, đề tài đã luận

giải và đưa ra khái niệm lý lịch tư pháp; phạm vi quản lý lý lịch tư pháp; mục đích, ý

nghĩa quản lý lý lịch tư pháp; nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới (Quản lý lý lịch tư pháp của Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh), nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển chế định lý lịch tư pháp (từ thời kỳ Pháp thuộc và miền Nam Việt Nam trước năm 1975; từ sau cách mạng tháng

* Hội thảo về lý lịch tư pháp do Nhà Pháp luật Việt — Pháp tổ chức ngày 21 và 22 tháng 5 năm 1996.

Trang 17

cập đến cơ quan được giao quản lý Nhà nước về lý lịch tư pháp qua các giai đoạn, định hướng mô hình tô chức, quản lý lý lịch tư pháp mà chưa đề cập đến các nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Ở cấp độ Luận án tiễn sĩ có Luận án tiến sĩ “Pháp luật lý lịch tư pháp của Việt Nam hiện nay” của TS Hoàng Quốc Hùng được bảo vệ năm 2018 Đây là Luận án tiễn sĩ đầu tiên nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích sâu các quy định của pháp luật lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay Luận án nghiên cứu có hệ thống về lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp ở Việt Nam và đã làm sáng tỏ một số van dé lý luận về lý lịch tư pháp, cụ thé là đã luận giải và xây dung được khái niệm ly lịch tư pháp, khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của lý lịch tư pháp trong đời sống xã hội; khái niệm và đặc điểm của pháp luật về lý lịch tư pháp; những nội dung cơ bản của pháp luật về lý lịch tư pháp, trong đó tác giả có đề cập đến quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp; đề xuất mô hình cơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp; hoàn thiện quy định về cơ cau tô chức của cơ quan quan lý nhà nước về ly lịch tư phap.v.v

- Bài viết “Một số suy nghĩ bước dau về quản lý lý lịch te pháp” của PTS Trần Thất đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3,4/1996 Bài viết nghiên cứu, phân tích về khái niệm, nội dung ly lịch tư pháp, phân biệt ly lich tư pháp với hồ sơ

căn cước can phạm, lập và quản lý lý lịch tư pháp, mục đích, ý nghĩa của công tác

quản lý lý lịch tư pháp Đồng thời, tập trung phân tích, làm rõ quá trình phát triển của ly lich tư pháp — một lĩnh vực mà theo tác giả là tương đối lặng lẽ nhưng không kém phần quyết liệt, qua đó, tác giả chỉ ra một số hạn chế cơ bản cần phải khắc phục.

- Bài viết “Quản lý lý lịch tr pháp tại Nhật Ban” của tác giả Đỗ Thị Thúy Lan, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 6/2005 Bài viết giới thiệu về khái niệm lý lịch tư

pháp, mục đích của quản lý lý lịch tư pháp, cơ quan quản lý lý lịch tư pháp, cách thức

quản lý hệ thống thông tin lý lịch tư pháp, cơ chế cung cấp và cập nhật các thông tin liên quan đến lý lịch tư pháp tại Nhật Bản.

- Bài viết “Một số vấn dé về lý lịch tư pháp trong pháp luật của Cộng hòa Pháp” của tác giả Trần Văn Dũng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề năm 2012 Bài viết giới thiệu chung nhất về sự ra đời của lý lịch tư pháp ở Cộng hòa Pháp Sự ra đời, tổ chức và hoạt động của Cơ quan quan lý lý lich tư pháp quốc gia Cộng hòa Pháp Nội dung và các hình thức của lý lịch tư pháp và sự gắn kết giữa lý lịch tư pháp, cơ quan quản lý lý lịch tư pháp với quá trình phát triển của công nghệ thông tin (tin học hóa lý lịch tư pháp) Theo tác giả, đây sẽ là kinh nghiệm quý đối với Việt Nam trong việc hoạch định chiến lược phát triển hệ thống quản lý lý lịch tư pháp trong bối cảnh Việt Nam đang hoàn thiện dần các thiết chế quản lý lý lịch tư pháp.

Trang 18

- Bài viết “Tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý lý lịch tư pháp tại Cộng hòa Liên bang Đức” của tác giả Nguyễn Văn Thắng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề năm 2012 Bài viết giới thiệu về tô chức và hoạt động của cơ quan quản

lý lý lịch tư pháp tại Cộng hòa Liên bang Đức, đó là Cơ quan Đăng ký liên bang trung

ương, có trụ sở chính đặt tại thành phố Bonn với mô hình tô chức rất hiện đại, hoạt động có hiệu quả, phục vụ cho công tác quan ly nhà nước nói chung và hoạt động tô tụng nói riêng Qua nghiên cứu về mô hình tô chức, hoạt động lý lịch tư pháp của Cộng hòa Liên bang Đức, tác giả cho răng việc triển khai xây dựng cơ sở dir liệu ly lịch tư pháp tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó, việc trién khai ứng

dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực lý lịch tư pháp ở Việt Nam còn chậm, chưa

đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cần tiếp tục nghiên cứu để có sự áp dụng cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quá trình xây dựng, quản lý, sử dụng

và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

- Bài viết “Pháp luật một số quốc gia trên thé giới về lý lịch te pháp ” của tác giả Mỹ Linh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề năm 2017 Thông qua bài viết, tác giả cho độc giả thấy được sự đa dạng trong quy định của pháp luật các nước về lý lịch tư pháp Một số nước có luật điều chỉnh riêng về lý lịch tư pháp (Cộng hòa Liên bang Đức, Phần Lan, New Zealand, Singapore) Đối với các nước không có luật điều chỉnh riêng về lý lịch tư pháp thì nội dung về lý lịch tư pháp được quy định lồng ghép trong các văn bản pháp luật khác: Tại Vương Quốc Bi, lý lịch tư pháp được quy định trong Bộ luật Điều tra hình sự Tại Cộng hòa Pháp, lý lịch tư pháp được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự Về đối tượng và phạm vi quản lý lý lịch tư pháp, đa số các nước, đối tượng quản lý lý lịch tư pháp là cá nhân (công dân và người nước ngoài) bị tòa án kết án trong lĩnh vực hình sự (Tòa án nước sở tại hoặc tòa 4n nước ngoài được cung cấp theo các điều ước quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp) Bên cạnh đối tượng quản lý lý lịch tư pháp là cá nhân, theo quy định của pháp luật một số nước, đối tượng quản lý lý lịch tư pháp còn bao gồm cả pháp nhân (Nhật Bản, Cộng hòa Pháp) Pháp luật các nước cũng quy định cụ thê về nguồn thông tin lý lich tư pháp, mô hình tổ chức cơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp, các loại phiếu lý lịch tư pháp.v.v

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về thực trạng

1.1.2.1 Các công trình nghién CỨU trong nước

- Chuyên đề “Lý lịch tư pháp”, Thông tin khoa học pháp lý, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1996) Chuyên đề này cung cấp bước đầu các thông tin về quản lý lý lịch tư pháp ở Việt Nam — Lịch sử và thực trạng Những quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam liên quan trực tiếp đến công tác quản lý lý lịch

tư pháp.

Trang 19

- Bài viết “Một số suy nghĩ về vấn dé lý lịch tr pháp ” của tác giả Nguyễn Đức Chính đăng trên Tap chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/1997 Bài viết cho thay thực

trạng công tác quản lý lý lịch tư pháp ở nước ta đang ở mức độ hoạt động đơn lẻ,

chưa xác định rõ mục đích, yêu cầu và nội dung của công việc, chưa nhận thức đúng vị trí và tầm quan trọng của công tác lý lịch tư pháp trong quản lý Nhà nước và bảo đảm quyên tự do dan chủ của công dân trong Nhà nước pháp quyền Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của công tác lý lịch tư pháp được trình bày trong bài viết cho thấy cần

coi công tác lý lịch tư pháp là một nội dung quan trọng của công cuộc cải cách tư

pháp ở nước ta để góp phần hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã đề ra.

- Tài liệu Kỷ yếu Hội thảo về lý lịch tư pháp: Ngày 08/11/2010, Nhà Pháp luật Việt — Pháp đã tổ chức hội thảo về ly lịch tư pháp với sự tham gia của ba Nathalie CHAUVET, cơ quan lý lịch tư pháp quốc gia Cộng hòa Pháp Theo đó, chuyên gia Pháp đã trình bày các vấn đề về lý lịch tư pháp, trong đó có cơ cấu tổ chức, chức

năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý lý lịch tư pháp của Cộng hòa Pháp Theo đó, cơ

quan này có tên gọi là Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia Trung tâm này gồm có 04 phòng với tông số nhân viên là 250 người: Phòng Công nghệ thông tin có 11 nhân viên, phụ trách các van đề tin học đặt ra đối với việc tác nghiệp và kiểm tra tính chính xác của dữ liệu được tiếp nhận va xử lý tại Trung tâm Phòng Pháp chế có 27 nhân viên, chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và cập nhật thông tin pháp luật liên quan đến lý lịch tư pháp Đồng thời, tiến hành phân tích các trường hợp hồ sơ vụ việc hiếm gặp và phức tạp, không thé xử lý bằng công nghệ thông tin Đây cũng là phòng chịu trách nhiệm dịch và xử lý các bản án được tuyên đối với công dân Pháp ở nước ngoài trong trường hợp hai nước đã ký kết hiệp định Phòng nghiệp vụ bao gồm 185 nhân viên, phụ trách tiếp nhận và xử lý toàn bộ các bản án do các tòa án gửi đến, xử lý yêu cầu và cấp các phiếu lý lịch tư pháp, tiếp dân, cung cấp thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau Ngoài ra, phòng này có một bộ phận chuyên trách giải quyết những khó khăn về xác định danh tính khi đăng ký thông tin lý lịch tư pháp đối với công dân không sinh ra tại Pháp Phòng Hành chính và nhân sự gồm 17 nhân viên, có nhiệm vụ quản lý các khoản kinh phí liên quan đến hoạt động của trang Web, chi phí gửi các phiếu lý lịch tư pháp thông qua đường bưu điện hoặc fax, quản lý tài sản, quản lý, bồi đưỡng nhân sự của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia Bên cạnh đó, chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia còn có Ban cán bộ chương trình phụ trách quản lý cơ sở đữ liệu lý lich tư pháp quốc gia về tội phạm

tình dục và bạo hành Ban chuyên trách vê các vân đê vệ sinh, an ninh và môi trường.

Trang 20

Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có 3 chức năng chính: Thi nhát, lưu giữ thông tin lý lịch tư pháp (cập nhật, tiếp nhận, xử lý các ban án, quyết định) Thi hai,

quản lý lý lịch tư pháp (quản lý dữ liệu, xóa án tích, theo dõi lý lịch tư pháp) Ti ba,

cấp thông tin lý lịch tư pháp (bản trích lục lý lịch tư pháp).

- Bài viết “Mới quan hệ phối hợp giữa Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát với cơ quan quản lý lý lịch te pháp trước và sau thời điểm Luật Ly lịch tư pháp có hiệu lực thi hành ” của tac giả Phạm Đình Thi đăng trên Tạp chí Nghề luật, số 02/2011 Bài viết trao đôi một số van dé liên quan đến quan hệ phối hợp giữa hệ cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát (C53) từ trung ương đến địa phương với ngành tư pháp trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/02/1999 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an quy định cấp phiếu lý lịch tư pháp trước và sau thời điểm Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực thi hành Thông qua bài viết, tác giả khăng định kết quả tra cứu hệ thống hồ sơ, tàng thư, cơ sở dữ liệu nghiệp vụ đã đáp ứng yêu cầu chính đáng của công dân và người lao động, góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường công tác xuất khâu lao động ra nước ngoài, thu nộp một số lượng đáng kể lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp vào ngân sách Nhà nước Qua đó, đã khăng định vị trí, tác dụng và giá trị nhiều mặt của hệ thống hồ sơ, tàng thư, cơ sở dữ liệu nghiệp vụ do cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, Bộ Công an quản lý, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phối hợp giữa hai ngành Tư pháp — Công an còn có những khó khăn, bắt cập, hạn chế Bài viết cũng đã chỉ ra nguyên nhân của những khó khăn, bat cập, hạn chế, đồng thời, đề nghị một số vấn đề liên quan đến sự phối hợp giữa C53 và các cơ quan liên quan sau thời điểm Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực thi hành.

- Bài viết “Về cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp công dân Việt Nam bị tòa án nước ngoài kết án” của tác giả Tông Thanh Thanh, Tạp chí Nghề luật, số 02/2011 Bài viết trao đôi về những bat cập trong các quy định của pháp

luật cũng như trong thực tiễn thực hiện việc cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp

trong trường hợp công dân Việt Nam bi Tòa án nước ngoai kết án, đặc biệt là vấn đề có công nhận tội danh và hình phạt mà Tòa án nước ngoài đã tuyên là án tích đối với công dân Việt Nam hay không Đây là van dé cần có văn bản hướng dẫn cụ thé dé cán bộ làm công tác lý lịch tư pháp có thé thực hiện được công việc của mình một

cách thuận tiện, đúng pháp luật.

- Bài viết “M6t số vấn dé về hoạt động dao tạo nghiệp vụ công tác lý lịch tu pháp ở Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Văn Huyén, TS Lê Lan Chi, Tạp chí Nghề luật, số 02/2011 Bài viết khẳng định việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác lý

Trang 21

lịch tư pháp với trọng tâm là đào tạo cán bộ, công chức làm công tác lý lịch tư phápcó ý nghĩa đặc biệt quan trọng Chính đội ngũ cán bộ làm công tác lý lịch tư pháp sẽ

gop phần thúc day quá trình giải quyết yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của công

dân nhanh gọn hơn, minh bạch hơn Tuy nhiên, do đây là nhiệm vụ mới nên bên cạnh

một số kết quả đạt được, công tác dao tạo nghiệp vụ về lý lịch tư pháp còn có những khó khăn, vướng mắc, cần tiếp tục có sự quan tâm, phối hợp của các cơ quan và sự chủ động của cơ sở đào tạo dé nâng cao hon nữa chat lượng dao tạo can bộ làm công

tác lý lịch tư pháp.

- Bài viết “Luật Lý lịch tr pháp và trách nhiệm của cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát ”` của tác giả Nguyễn Huy Mạ đăng trên Tạp chi Dân chu và Pháp luật, số 12/2012 Bài viết nêu lên trách nhiệm của cơ quan Công an trong việc phối hợp cung cấp, tra cứu, xác minh thông tin phục vụ công tác xây dựng cơ sở đữ liệu ly lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch tư pháp Trong đó, các cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin có trước ngày 01/7/2010 dé cấp phiếu lý lịch tư pháp Từ thực tế kết quả tra cứu, xác minh thông tin phục vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian qua của cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, tác giả cho rằng việc thực hiện Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản dưới luật sẽ còn những khó khăn, thách thức và đưa ra một số trao đổi trong công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Bài viết “Quy định của Luật Thi hành án hình sự với công tác quản lý lý lịch tr pháp” của tác giả Nguyễn Văn Hoàn, Tap chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên dé năm 2012 Bài viết cho thay các nguồn thông tin lý lich tư pháp về án tích có mối liên hệ mật thiết với các quy định của Luật Thi hành án hình sự Do vậy, việc nắm vững các quy định của Luật Thi hành án hình sự có liên quan đến quyết định thi hành án, miễn hoặc hoãn chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ chấp hành án Việc cấp các loại giấy tờ chứng nhận chấp hành xong án phạt có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng cơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp về án tích cũng như cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người dân và cơ quan, tô chức hữu quan Bên cạnh đó, tác giả cho rằng, cần nghiên cứu, phân tích kỹ nội dung quy định về quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù trong trường hợp Chánh án Tòa án hoặc Viện trưởng Viện Kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thâm dé có những giải pháp khắc phục mang tính

toàn diện, cơ bản và lâu dài hơn.

1.1.2.2 Các công trình nghién cứu 6 nwéc Hgoài

- Bài viết “Electronic criminal record in Greece: Project management approach and lessons learned in public admistration” (Hồ sơ hình sự/lý lich tư pháp

Trang 22

điện tử ở Hy Lạp: Quản lý dự án và bài học kinh nghiệm trong quản lý hành chínhcông) của Demetrios SARANTIS, Nghiên cứu sinh, Trường Kỹ thuật Điện và May

tính, Đại học Kỹ thuật Quốc gia Athens, Hy Lap va Dimitris ASKOUNIS, Trợ lý Giáo sư, Trường Kỹ thuật Điện và May tinh, Dai học Kỹ thuật Quốc gia Athens, Hy Lap đăng trong cuốn đánh giá Transylvanian của Khoa học hành chính, 25E/2009 trang 132-146 Bài viết mô tả và phân tích quá trình tin học hóa hệ thống lý lịch tư pháp/hồ sơ lý lich tư pháp bằng giấy/hồ sơ hình sự hiện tại trên giấy ở Hy Lap Theo đó, lưu trữ hồ sơ hình sự (ly lịch tư pháp) thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp Hy Lạp (HMJ) Co quan hình sự độc lập (DCR) của Bộ Tư pháp và Dịch vụ hồ sơ hình sự (CRS) của một số Văn phòng Công tổ của Toà án sơ thâm công cộng (PPOCFI) trong cả nước ban hành các bản sao hồ sơ tội phạm nói chung và sử dụng tư pháp theo quy định tại Điều 576 và 577 của Bộ luật Tổ tụng hình sự (CPC) Hệ thống hồ sơ tội phạm quốc gia Hy Lạp là thủ công va bao gồm kho lưu trữ hồ sơ tội phạm/lý lịch tư pháp được lưu giữ bởi IDCR và PPOCFI hiện đang cung cấp dịch vụ cho hơn 6.000.000 công dân trên toàn quốc Việc tiết lộ hồ sơ tội phạm trong quá khứ (cung cấp thông tin lý lịch tư pháp) là bắt buộc đối với một số ngành nghề bao gồm cả nhân viên chăm sóc trẻ em và chăm sóc tại gia Yêu cầu công dân được phục vụ với tốc độ chậm Hiện nay, các nguồn thông tin phân tán và phân tán trong toàn bộ PPOCFI cung cấp cho các cơ quan thực thi pháp luật địa phương và tiêu bang với thông tin không đầy đủ.

Nhăm thay thé các hồ sơ tội pham/hé sơ lý lich tư pháp bằng giấy ở Hy Lap băng kho đữ liệu tội phạm/dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được triển khai và thực hiện đối với Hệ thống thông tin hình sự của Hy Lạp (CRIS), hướng tới tối đa hóa tiêu chuẩn đữ liệu và công nghệ thông tin giữa các cơ quan thực thi pháp luật, nhà tù, luật sư truy tố, tòa án, giảm bớt hoặc loại bỏ trao đổi thông tin dựa trên giấy, cải thiện dòng chảy công việc trong hệ thống tư pháp, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời, duy trì quyền bảo mật và quyền riêng tư trong thông tin pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp hồ sơ tội

pham/ly lịch tư pháp điện tử cho công chúng Theo đó, tác gia đã trình bày một ứng

dụng của phương pháp quản lý dự án theo định hướng mục tiêu có tên eGTPM dé sử dụng nó như là một phương pháp của việc triển khai dự án công nghệ thông tin trong lĩnh vực hành chính công Việc thực hiện thành công dự án cụ thể cho thấy rằng VIỆC áp dụng phương pháp tiếp cận eGTPM có thé cung cấp một giải pháp dé đạt được các mục tiêu chuyền đổi của Chính phủ hiệu quả hơn Nói chung, công chức và công dân đã thấy rằng dịch vụ cung cấp thông tin nhất quán hơn và kỹ lưỡng hơn trước đây Lợi ích cấu thành bao gồm tiết kiệm thời gian của công dân, tổ chức và quy trình tuyên dụng nhanh hơn của công ty và tăng sự hài lòng của công dân.

Trang 23

Sự hài lòng của công dân là đáng kế bởi vì thời gian nhận được hồ sơ đã giảm rất nhiều Trước khi đưa ra dịch vụ này đã có một thời gian trễ trong việc có được một hồ sơ tội phạm/thông tin lý lịch tư pháp từ 1 tháng đến 2 tháng Hiện nay, phan lớn kết quả tra cứu thông tin lý lich tư phap/hé sơ tội phạm có phản hồi trong cùng một ngày và tất cả được trả lại trong vòng 5 ngày làm tăng sự hài lòng của công dân Cung cấp cho các tổ chức chính phủ, cá nhân, doanh nghiệp và nhân viên sự tiện lợi của việc yêu cầu một hồ sơ 24 giờ một ngày/7 ngày một tuần là lý do tại sao dịch vụ này rất thành công và tiếp tục phát triển.

Việc thực hiện CRIS bang cách sử dụng phương pháp tiếp cận eGTPM đơn giản, giảm thời gian và công sức và cho phép nhân viên thực hiện nhiều công việc giá tri gia tăng Dich vụ nhanh hơn va tất cả các xử lý nội bộ của các ứng dụng hiện

được sang lọc, tạo ra hiệu quả cao hơn.

- Bài viết “Criminal records in the United States” (Lý lịch tư pháp/Hồ sơ hình sự ở Mỹ) đăng trên Wikipedia ngày 07/7/2018: Hồ sơ hình sự tại Hoa Kỳ chứa thông tin về các vụ bắt giữ, cáo buộc hình sự và xử lý các thông tin đó Các hồ sơ hình sự được biên soạn và cập nhật ở các cấp địa phương, tiểu bang và liên bang bởi các cơ

quan Chính phủ, thường là các cơ quan thực thi pháp luật Mục đích chính của họ là

trình bày một lịch sử tội phạm toàn diện đối với một cá nhân cụ thé Hồ sơ hình sự/ lý lịch tư pháp có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm kiểm tra lý lịch cho mục đích làm việc, giải phóng mặt bằng an ninh, thông qua nhập cư vào Hoa Kỳ và cấp phép Hồ sơ hình sự có thé hữu ích cho việc xác định nghi phạm trong quá trình điều tra hình sự Chúng có thé được sử dung dé tăng cường tuyên án trong các vụ truy tố hình sự (như là xác định tái phạm).

- Bài viết “A new criminal records database for large — scale analysis of policy and behavior” (Một cơ sở đữ liệu lý lich tư pháp/hồ sơ tội phạm mới nhằm

phân tích ở mức độ quy mô về chính sách và hành vi) của tác giả Pablo A Ormachea, Gabe Haarsma, Sasha Davenport và David M Eagleman, khoa Thần kinh học, Đại

học Y Baylor, Houston, TX, Hoa Kỳ, Trung tâm Khoa học và Luật, Houston, TX,

Hoa Kỳ, đăng trên tạp chí khoa học và Luật, nghiên cứu ban đầu, xuất bản ngày 25/9/2015 Bài viết giới thiệu về cơ sở dữ liệu lý lịch tư phap/hé sơ hình sự (CRD), một bộ sưu tập hàng chục triệu hồ sơ tòa án của Hoa Kỳ CRD có thê tăng cường nhiều loại nghiên cứu — ví dụ, xác định người phạm tội tần số cao, đo lường những thay đổi trong chiến lược hoạch định chính sách và định lượng hiệu quả lập pháp cho các nhà hoạch định chính sách dữ liệu tốt nhất khi đưa ra quyết định thực thi pháp luật CRD cung cấp một mức độ chi tiết cao hơn về những hành vi phạm tội của cá nhân; hỗ trợ cung cấp thông tin tội phạm để xác định tái phạm CRD hiện có 22,5

Trang 24

triệu hồ sơ từ năm 1977 đến năm 2014 từ Quận Harris ở Texas, Thành phố New York, Quận MiamiDade ở Florida và tiêu bang New Mexico.

Đối với tất cả các lĩnh vực, CRD xây dựng dựa trên cơ sở xác định, đo lường hành vi con người: Những gì ảnh hưởng đến cách thức bọn tội phạm lựa chọn? Bằng cách cho phép khám phá mối quan hệ giữa các yêu tổ bên ngoài như pháp lý, chính sách hoặc sự tham gia của công dân và quyết định cam kết (hoặc không cam kết) một

hành vi phạm tội Cuối cùng, CRD nhằm mục đích thúc day chính sách xã hội dựa

trên khoa học bởi cung cấp phân tích dựa trên nguồn mở, dir liệu Theo đó, bài viết nêu và phân tích về phương pháp thu thập đữ liệu, xử lý đữ liệu, thiết kế hệ thống

phân loại thông tin.v.v

- Bài viết “Police Certificafes ”Š (Chứng nhận cảnh sát) Bài viết giới thiệu về chứng nhận cảnh sát, theo đó, chứng nhận cảnh sát do Cơ quan lưu trữ hồ sơ tội phạm

thuộc Hiệp hội cảnh sát Anh (Association of Chief Police Officers Criminal Records

Office) (ACRO) cấp cho những người muốn di cư đến hoặc xin thị thực của các quốc gia bao gồm Úc, Bỉ, Canada, quần đảo Cayman, Niudilan, Nam Phi và Hoa Kỳ Giấy chứng nhận thể hiện người đề nghị xác nhận có hay không có thông tin về hình sự tại Vương quốc Anh và được yêu cầu như là một phần của quá trình xin visa của Đại sứ quán Giấy chứng nhận cũng có thể bao gồm thông tin hình sự ở nước ngoài, nơi nó đã được tiết lộ cho Vương quốc Anh Chứng nhận Cảnh sát không sử dụng để tìm kiếm việc làm trong nước Anh hoặc di cư sang Vương quốc Anh.

- Bài viết “International Child Protection Certificate (ICPC) (UK)® — (Giay chứng nhận bảo vệ trẻ em quốc tế (Anh) — La một trong những loại giấy có hình thức thê hiện tương tự như phiếu lý lịch tư pháp, được cấp cho những người đang tìm việc làm hoặc đã làm việc với trẻ em, hướng đến mục đích bảo vệ trẻ em) Bài viết cho thay Giay chứng nhận bảo vệ trẻ em quốc tế (ICPC) là giấy chứng nhận thé hiện thông tin về mặt hình sự (hành vi phạm tội ở Anh và ở các quốc gia khác, nơi thông tin đó đã được tiết lộ cho Vương Quốc Anh thông qua các cơ chế trao đổi hiện có) cung cấp cho công dân Vương quốc Anh hoặc người nước ngoài đã từng sinh sống ở Anh đang tìm việc làm hoặc đã làm việc với trẻ em Trong một sáng kiến chung, Bộ Tư lệnh Khai thác và Bảo vệ Trẻ em của Cơ quan Tội phạm Quốc gia (NCA-CEOP) và Cơ quan lưu trữ hồ sơ tội phạm thuộc Hiệp hội cảnh sát Anh (ACRO) đã phát triển Chứng nhận Bảo vệ Trẻ em Quốc tế (ICPC) dé giúp bảo vệ trẻ em khỏi những người phạm tội đi du lịch nước ngoài để lạm dụng trẻ em dễ bị ton thương thông qua việc làm, tình nguyện và công tác từ thiện Giấy chứng nhận 5 Nguồn: https://www.acro.police.uk/police_certificates.aspx Truy cập ngày 30/7/2018.

® Nguon: https://www.acro.police.uk/police_certificates.aspx Truy cập ngày 30/7/2018.

Trang 25

bảo vệ trẻ em quốc tế gồm có hai phan: Phan 1 — Tiết lộ bat kỳ sự kết tội nào, các cuộc truy tố, khiến trách, cảnh báo và điều tra hiện tai được lưu trữ trên cơ sở dit liệu cảnh sát của ACRO Phần 2 — Tiết lộ bat kỳ thông tin nào có liên quan đến việc tiết lộ bởi NCA-CEOP vi lợi ích của việc bảo vệ trẻ em ICPC sẽ giup các tô chức đưa ra quyết định sáng suốt về sự phù hợp của người đó đối với việc làm hoặc tiếp tục làm việc ở các vị trí thường xuyên tiếp xúc với trẻ em.

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về giải pháp

- Đề tài khoa học cấp Bộ "Xây dung tiêu chí đánh giá, kiểm soát chất lượng hoạt động xây dựng, quan lý, sw dụng và khai thác cơ sở dit liệu lý lịch te pháp ” do Ths Đặng Thanh Sơn làm chủ nhiệm đề tài (2015) Đề tài này nghiên cứu chuyên sâu một số vấn đề lý luận và thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động xây dựng,

quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Việt Nam hiện nay, qua

đó, đề xuất các tiêu chí kiểm soát chất lượng hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp và một số giải pháp chủ yếu bảo đảm thực hiện - Đề tài khoa học cấp Bộ “Xác định những định hướng, chính sách lớn phục vụ cho việc sửa đổi, bồ sung Luật Lý lịch tư pháp” do Ths Hoàng Quốc Hùng làm chủ nhiệm đề tài (2017) Đề tài đã đưa ra sáu nội dung cụ thé của chính sách phục vụ sửa đổi, bố sung Luật Lý lịch tư pháp: Thứ nhất, sửa đôi, bỗ sung Luật Lý lịch tư pháp nham bao đảm thống nhất, đồng bộ với quy định có liên quan của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đôi các quy định có liên quan đến đương nhiên được xóa án tích; xem xét lộ trình và điều kiện dé bổ sung đối tượng quản ly lý lịch tư pháp là pháp nhân thương mại phạm tội) Thi? hai, sửa đôi, bỗ sung Luật Lý lịch tư pháp nhăm bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 (liên quan đến vấn dé cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân) 7# ba, sửa đôi, bô sung quy định về cơ cau tô chức của cơ quan quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp (đề xuất việc chuyển đổi mô hình tổ chức từ Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia - là đơn vị sự nghiệp công lập sang Cục Lý lịch tư pháp - là đơn vị quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp) Thi? tw, sửa đôi, bô sung quy định về quản lý cơ sở dữ liệu ly lich tư pháp Thi nam, mở rộng phạm vi quản lý lý lịch tư pháp theo hướng bồ sung trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong cung cấp thông tin nhằm bảo đảm thực hiện chế định về đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tó tụng hình sự năm 2015 Thi sáu, cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp nhận hồ sơ và cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Bên cạnh đó, dé tài cũng đề xuất các giải pháp tô chức thực hiện: Thi nhát, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của lý lịch tư pháp đối với cơ quan, tổ chức,

cá nhân tham gia xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư

Trang 26

pháp Thi hai, nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Lý lịch tư pháp 7» ba, bảo dam

cơ sở vật chat cho công tác lý lich tư pháp Thi tv, ứng dụng công nghệ thông tin ở cấp độ tự động hóa trong xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp Có thể khăng định, đề tài đã đề cập đến các nội dung khác nhau của quan ly nhà nước, trong đó đáng chú ý là các đề xuất liên quan đến việc sửa đổi, bỗ sung quy định về cơ cấu tô chức của cơ quan quản ly nhà nước về lý lịch tư pháp, mô hình quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân Tuy nhiên, dé tai cũng chưa dé cập, phân tích toàn điện, chuyên sâu về quan ly nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Ở cấp độ Luận án tiễn sĩ có Luận án tiến sĩ “Pháp luật lý lịch tư pháp của Việt Nam hiện nay ” của TS Hoàng Quốc Hùng được bảo vệ năm 2018 Luận án đã

phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động công tác lý lịch tư pháp ở Việt

Nam thời gian qua, chỉ ra các nguyên nhân, qua đó đề xuất các giải pháp mang tính đột phá, có giá trị tham khảo cao đối với Luận án của nghiên cứu sinh là đưa ra các đề xuất về mô hình tô chức cơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp; cơ cấu tô chức của cơ quan được giao quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Bên cạnh đó, Luận án cũng đã đề cập đến các nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Bài viết “Những yêu câu khách quan của việc tổ chức và quản lý lý lịch tw pháp ở Việt Nam hiện nay” của TS Trần Thất đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 6/2005 Bài viết cho thấy quản lý lý lịch tư pháp thực sự là một lĩnh vực khá phức tạp về tính chất, đồ sộ về khối lượng công việc Sự phức tạp, đồ sộ và khó khăn này lại càng tăng thêm nhiều lần trong điều kiện của Việt Nam hiện nay — sau nhiều thập kỷ công tác này không được chú ý đến Tác giả chỉ ra nhiều điểm bat cập, han chế của công tác lý lịch tư pháp như chưa có một tô chức tập trung thống nhất trực tiếp quản lý lý lịch tư pháp Hoạt động quản lý lý lịch tư pháp chưa đảm bảo được mục đích cơ bản va chủ yếu là nhằm hỗ trợ cho hoạt động tố tụng và quan lý nhà nước.v.v Qua đó, tác giả đưa ra một số dé xuất, kiến nghị Trong đó, đáng chú ý là cần phải tổ chức hệ thống quản lý lý lịch tư pháp chuyên trách và độc lập nhằm xây dựng một hệ cơ sở đữ liệu thong nhất trên toàn quốc dé quản ly án tích của người

phạm tội.

- Bài viết “Ly lịch tư pháp: Nhìn từ góc độ công tác thống kê tội phạm của ngành kiểm sát” của tác giả Nguyễn Minh Đức đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10 (126)/2008 Bài viết nêu lên ý nghĩa rất quan trọng của các thông tin lý lịch tư pháp trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát Những thuận lợi, khó khăn trong việc tô chức điều tra thống kê tội phạm của ngành kiểm sát,

Trang 27

đồng thời, đề xuất một số giải pháp dé thiết lập được một cơ chế cập nhật và cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

- Bài viết "Khiếu nại, t6 cáo và một số giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo về lý lịch tư pháp” của TS Đỗ Thị Ngọc Tuyết, Tạp chí Nghề luật, số 02/2011 Thông qua bài viết, tác giả trao đổi cùng bạn đọc với mong muốn có sự thống nhất trong nhận thức về những quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và một số giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo về lý lịch tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “cửa dan, do

dân, vì dân ”.

- Bài viết “Nhìn lại ba năm triển khai thi hành Luật Ly lịch tư pháp” của tac giả Đặng Thanh Sơn đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề năm 2014 Bài viết cho thay qua thực tiễn ba năm thi hành Luật Lý lich tư pháp, công tác lý lịch tư pháp đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ: Việc xây dựng, ban hành các văn bản quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành Luật tương đối đầy đủ Tô

chức bộ máy làm công tác lý lịch tư pháp đã từng bước được kiện toàn Công tác

tuyên truyền, phô biến pháp luật về lý lịch tư pháp đã được quan tâm, chú trọng dưới nhiều hình thức Trách nhiệm của các cơ quan, tô chức trong phối hợp cung cấp, tiếp

nhận, tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp đã được nâng lên Công tác xây dựngcơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp ngày càng được chú trọng và dần đi vào nền nếp Ýnghĩa, giá trị của phiếu lý lịch tư pháp trong đời sống xã hội ngày càng được coi trọng.

Bên cạnh đó, tác giả cũng cho răng, công tác lý lịch tư pháp còn nhiều khó khăn, thách thức Do vay, cần tập trung nguồn lực tiến hành một số nhiệm vụ, giải pháp trước mắt, lâu dài dé tiếp tục phát triển công tác ly lịch tư pháp theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính và thực sự là một công cụ hữu hiệu của quản lý nhà nước cũng như bảo đảm tối đa quyên lợi

của người dân.

- Bài viết “Ly lịch tư pháp và vấn dé bảo đảm quyền con người ” của tác giả Đỗ Thị Thúy Lan đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề bảo đảm quyền con người và quyền công dân bằng thiết chế tư pháp năm 2014 Bài viết khắng định các quy định của pháp luật Việt Nam về lý lich tư pháp thé hiện rd nét van đề bảo đảm quyền con người thông qua các quy định về phạm vi quản lý lý lịch tư pháp, chế định xóa án tích, quyên tiếp cận thông tin lý lịch tư pháp, quy định về van đề xử lý đối với các hành vi vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lý lịch tư pháp Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của lý lịch tư pháp trong quản lý nhà nước và trong đời sống xã hội, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển hoạt động lý lịch tư pháp theo

hướng găn với vân đê bảo đảm quyên con người và là một chê định không thê thiêu

Trang 28

đối với nền tư pháp dân chủ và công bằng trong một Nha nước pháp quyền: Phát huy vai trò của lý lịch tư pháp là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử Cần hiểu đúng về ý nghĩa của Phiếu lý lịch tư pháp số 2 Việc ghi nhận người bị kết án đủ điều kiện được đương nhiên xóa án tích trong lý lịch tư pháp Về quản lý

lý lịch tư pháp của người chưa thành niên.

- Bài viết “Đào tao nghiệp vụ lý lịch tư pháp đáp ứng yêu câu cải cách tu pháp hiện nay” của tac giả Quách Đình Lực, Tạp chí Nghé luật, số 01/2014 Bài viết thông tin đến bạn đọc về vai trò của Học viện tư pháp trong việc tô chức, đào tạo các khóa nghiệp vụ lý lịch tư pháp, bám sát với mục đích, yêu cầu của thực tiễn công tác quản lý lý lịch tư pháp với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu phục vụ chuyên môn cho lực lượng làm công tác lý lịch tư pháp trong toàn quốc Đồng thời, bài viết cũng nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong công tác đào tạo nghiệp vụ lý lịch tư pháp và đề xuất hướng khắc phục các khó khăn, vướng mắc này.

- Bài viết “Thực tiên công tác xây dung cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp” của tac giả Đỗ Thị Thúy Lan, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề năm 2014 Bài viết cho thấy xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là một trong những hoạt động cơ bản, nền tảng của công tác lý lịch tư pháp Sau ba năm thực hiện Luật Lý lịch tư pháp, công tác xây dựng cơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp đã đạt được nhiều kết quả đáng khích

lệ Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tác giả cũng chỉ ra một số khó khăn,

bất cập trong công tác xây dựng cơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp và đề xuất một số giải pháp dé nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của Luật Lý lịch tư pháp.

- Bài viết “Công tác cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của Tòa án — Thực trạng và một số kiến nghị ” của tác giả Đào Thị Minh Thủy, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề năm 2014 Bài viết cho thay về cơ ban các tòa án đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp Theo đó, công tác phối hợp tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của Tòa án với các cơ quan quản lý cơ sở đữ liệu ly lịch tư pháp đã có bước phát triển tích cực Bên cạnh đó, công tác phối hợp, rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của các Tòa án trong thời quan qua van còn tồn tại một số hạn chế, bất cập Qua đó, tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị đề thực hiện trách nhiệm của Tòa án trong việc rà soát, tra cứu, xác minh và thu thập thông tin nhằm xây dựng cơ sở đữ liệu lý lịch tư

pháp đạt hiệu quả cao.

- Bài viết “Vai trò của cơ quan Công an trong tra cứu, xác minh thông tin dé cấp phiếu lý lịch tư pháp” của tac giả Nguyễn Huy Ma, Tap chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên dé năm 2014 Thông qua bai viết, tac giả khang định cơ quan Công

Trang 29

an (Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát và Phòng Hồ sơ Công an các tỉnh, thành phố) đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan tư pháp trong việc tra cứu, xác minh thông tin phục vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp, đảm bảo các yêu cầu về nghiệp vụ và pháp luật Bên cạnh đó, dé nâng cao hiệu quả của việc phối hợp tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin cấp phiếu ly lich tư pháp, tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cần thực hiện trong thời

gian tới.

- Bài viết “Xưng quanh vấn dé cấp Phiếu lý lịch tr pháp số 2” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề năm 2014 Tác giả nêu lên thực trạng cơ quan đại diện ngoại giao của một số nước đã yêu cầu công dân Việt Nam, người nước ngoài có thời gian cư trú tại Việt Nam nộp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 dé làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh vào nước của họ, dẫn đến việc cá nhân sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không đúng mục đích và gây ra một số khó

khăn cho công dân Tác giả nêu lên những công việc mà các cơ quan có liên quan đã

chủ động, kịp thời tháo gỡ dé giải quyết khó khăn, vướng mắc và dé bảo đảm việc sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp số 2 đúng mục đích theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp Đồng thời, đề xuất về lâu dài, cần nghiên cứu sửa đôi Luật Lý lịch tư pháp theo hướng quy định việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 chặt chẽ hơn, bảo đảm ngoài cơ quan tiễn hành tố tung, không có cơ quan, tô chức nao trực tiếp hay gián tiếp có thé sử dụng được Phiếu lý lịch tư pháp số 2 của cá nhân Tuy nhiên, việc sửa đôi Luật Lý lịch tư pháp cần phải có lộ trình, trước mắt, để giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc cấp Phiếu ly lịch tư pháp số 2, thì co quan có thâm quyên cấp Phiếu ly lịch tư pháp cần thiết phải nghiên cứu áp dụng giải pháp sao cho bảo đảm sự thuận tiện cho cá nhân và bảo đảm tính chặt chẽ về thủ tục giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

- Bài viết “Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế dé triển khai thi hành Luật Lý lịch tư pháp” của tác giả Đặng Thanh Sơn, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 05/2014 Bài viết đề cập đến kết quả đạt được cũng như một số van dé còn tôn tại, bat cập của việc kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế làm công tác lý lịch tư pháp Qua đó, tác giả khang định để công tác lý lịch tư pháp được triển khai bài ban, dan đi vào nên nếp, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành Luật Lý lịch tư pháp, cần thực hiện một số giải pháp đề tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế làm công tác lý lịch tư pháp từ trung ương đến địa phương.

- Bài viết “Luật Lý lịch tư pháp - Một số bat cập khi áp dung trong thực tế” của tác giả Ngân Vũ đăng trên Tap chí Dân chủ và Pháp luật, số 11/2015 Thông qua bài viết, tác giả chỉ ra rằng trong quá trình triển khai và thi hành Luật Lý lịch tư pháp về cấp phiếu lý lịch tư pháp đã phát sinh một số khó khăn và hạn chế, khó thực hiện

Trang 30

theo quy định: Về thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp, việc yêu cầu cấp Phiếu ly lich tư pháp số 2 đối với cá nhân, về nguồn lực Từ những hạn chế này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan nhà nước, tác giả đề xuất một số giải pháp dé hoàn thiện hệ thống pháp luật về lý lịch tư pháp: Bổ sung quy định về việc ủy quyền đối với trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2; kiện toàn và ứng dụng công nghệ thông tin kịp thời; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan; tăng cường biên chế, cơ sở vật chất và nghiên cứu sửa đổi, bố sung

Luật Lý lịch tư pháp.

- Bài viết “Kết quả thực hiện công tác lý lịch tư pháp trong quân đội và giải

pháp thực hiện trong thời gian toi” của tác giả Nguyễn Việt Yên đăng trên Tạp chí

Tòa án nhân dân, số 15/2015 Bài viết nêu lên kết quả phối hợp, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của các cơ quan trong quân đội: Tòa án quân sự các cấp, Viện kiểm

sát quân sự các cấp, các trại giam, trại tạm giam, Cơ quan Thi hành án thuộc Bộ Quốc

phòng cho Tòa án quân sự trung ương để Tòa án quân sự trung ương làm đầu mối cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho co quan quản lý cơ sở dữ liệu ly lịch tư pháp (Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp) phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch tư pháp Bên cạnh đó, bài viết cũng cho thấy trong quá trình triển khai thực hiện, công tác lý lịch tư pháp cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc, bất cập về nguồn nhân lực, về phương diện cung cấp thông tin, về ứng dụng công nghệ thông tin.v.v và kiến nghị một số biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của công tác lý lịch tư pháp trong quân đội.

- Bài viết “Bước dau triển khai Dé án thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dich vụ bưu chỉnh, đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến” của tác giả Pham Quang Dai, Tạp chi Dân chủ và Pháp luật, số 12(285)/2015 Bài viết thông tin đến bạn đọc nội dung triển khai Đề án thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến Theo đó, Đề án được triển khai thực hiện trên cơ sở ba nội dung cơ bản: Đối với cá nhân có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp Đối với cơ quan nhà nước, tô chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp phiếu lý lich tư pháp Quy trình xử lý hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp Theo tác giả, để thực hiện thành công Đề án này, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp và các bộ, ngành liên quan như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện thí

điểm, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần phối hợp thực hiện

các giải pháp: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản, đề án về lý lịch tư pháp Trang bị cơ sở vật chat, kỹ thuật và công nghệ thông tin Bồ trí, sắp xếp nhân lực,

Trang 31

thực hiện cung ứng dịch vụ bưu chính Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của cá nhân, cơ quan, tô chức có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp và bảo đảm ngân sách nhà nước dé triển khai thực hiện các nhiệm vu, giải pháp của Đề án.

- Bài viết “Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin dé cấp phiếu lý lịch tư pháp theo Dé án thí điểm cấp phiếu lý lich tr pháp qua dich vụ bưu chính, đăng ký cấp phiếu ly lịch tư pháp trực tuyển ” của tac giả Lương Nhân Hòa, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 12/2015 Bài viết nêu lên vị trí, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động lý lịch tư pháp Chỉ ra những đặc điểm của hoạt động cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính và đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến: Cấp phiếu ly lịch tư pháp cho cá nhân qua dịch vụ bưu chính; đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến; một số yêu cầu khi ứng dụng công nghệ thông tin vào các phương thức cấp phiếu lý lịch tư pháp theo Đề án thí điểm Chỉ ra những hạn chế, yếu kém

trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động lý lịch tư pháp và đưa ra định hướng

ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm hiệu quả cấp phiếu lý lịch tư pháp theo Đề án thí điểm (về thé chế; về ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu lý lich tư pháp; Ung dụng công nghệ thông tin dé bao đảm hiệu quả hoạt động cấp phiếu lý lịch tư pháp theo Đề án thí điểm).

- Bài viết “Thi điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến” của tác giả Đỗ Thị Thúy Lan, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 8/2015 Thông qua bài viết, tác giả thông tin đến bạn đọc, mục tiêu của Đề án thí điểm là nhằm xây dựng phương thức mới trong việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp, qua đó, tạo điều kiện để cá nhân, cơ quan, tô chức có thêm lựa chọn khi có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp Trên cơ sở triển khai thí điểm, có thể nhân rộng tại các địa phương, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đôi, bồ sung trình tự, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp theo hướng đơn giản, thuận tiện

hơn cho cá nhân, cơ quan, tô chức Tác giả khăng định, thực hiện thành công Đề án

thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến sẽ là một trong những giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách hành chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân, cơ quan, tô chức.

- Bài viết “Dịch vụ hành chính cong frực tuyến phục vụ người dán, doanh

nghiệp trong lĩnh vực lý lịch tư pháp ” của tac gia Phạm Quang Dai, Tạp chí Dan chủ

và Pháp luật, sỐ chuyên đề năm 2017 Bài viết chỉ ra những hạn chế của dịch vụ hành chính công trực tuyến trong lĩnh vực lý lịch tư pháp và đưa ra một số đề xuất về điều

Trang 32

kiện bảo đảm cấp phiếu ly lịch tư pháp trực tuyến mức độ 4 — Mức độ được coi là cao nhất, hoàn chỉnh nhất của dịch vụ hành chính công trực tuyến ở thời điểm hiện nay.

- Bài viết “7hực tiễn việc cấp phiếu lý lịch tu pháp cho người nước ngoài ” của tác giả Phạm Ngọc Thắng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề năm 2017 Bài viết nêu lên những vướng mắc, bat cập trong việc yêu cầu và cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài ở Việt Nam (khó khăn trong việc xin giấy chứng nhận tạm trú; lúng túng trong việc xác định cơ quan có thẩm quyên tiếp nhận và giải quyết hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; khó khăn trong yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với người không quốc tịch, mang nhiều quốc tịch) và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về van dé này.

- Bài viết “Hoàn thiện quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài ” của tác giả Nguyễn Văn Thắng đăng trên Công thông tin điện tử Bộ Tư pháp ngày 02/8/20177 Tác giả nêu lên thực trạng tình hình tiếp nhận, cung cấp thông tin liên quan đến công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình

sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục

án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại Những bat cập của pháp luật hiện hành về lý lịch tư pháp đối với công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài như cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động tiếp nhận, công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của tòa án nước ngoài tại Việt Nam chưa chặt chẽ, đầy đủ, thiếu tính đồng bộ Từ đó, tác giả đưa ra đề xuất sửa Luật Lý lịch tư pháp liên quan đến các quy định về van đề này, bảo đảm tính pháp lý, chặt chẽ, phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển lý lịch tư pháp trên thế giới hiện nay - Bài viết “M6t số vấn dé về hộ tịch, hộ khẩu liên quan đến ly lịch tư pháp ” của tác giả Trần Văn Luyện đăng trên Tạp chí Nghé luật, số 01/2017 Theo tác giả lý lịch tư pháp là cơ sở pháp lý cơ bản phản ánh đúng bản chất của con người Mục đích dé nhằm quản lý, sử dụng lao động và dé bạt cán bộ phù hợp Bài viết đề cập những sai sót phô biến trong hồ sơ lý lịch tư pháp, những thông tin liên quan của người có tiền án hình sự và từ đó dé ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục những sai sót trong hoạt động quản lý lý lịch tư pháp liên quan đến hộ tịch, hộ khẩu.

- Bài viết “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác xây dựng cơ sở dit liệu lý lịch tư pháp hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Thắng đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ngày 25/12/2017 Bài viết cho thay trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp vẫn còn

7 http://ttlltp.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=28 Truy cập ngày 30/7/2018.8 http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2265 Truy cập ngày 30/7/2018.

Trang 33

những tồn tại, hạn chế: Việc xây dựng cơ sở đữ liệu ly lịch tư pháp theo mô hình hai cấp đã bộc lộ những bat cập và lãng phí nguồn lực Bên cạnh đó, tình trạng chậm gửi

hoặc không gửi đúng thời hạn thông tin lý lịch tư pháp của các cơ quan vẫn còn xảy

ra dẫn đến thực trạng thông tin trong cơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp không day đủ, trong khi chưa có quy định về cơ chế giám sát, bảo đảm cũng như biện pháp chế tài Việc phối hợp cung cấp, rà soát thông tin lý lịch tư pháp giữa các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp chưa thực sự chặt chẽ Số lượng thông tin được cung cấp chưa đầy đủ, kịp thời Bên cạnh đó, hình thức thông tin được cung cấp chậm được đổi mới, hầu hết thông tin được cung cấp dưới dạng văn bản giấy qua đường bưu điện Một số địa phương chưa thực sự quan tâm, chăm lo đến công tác lý lịch tư pháp, đặc biệt là hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp Việc trao đôi thông tin lý lịch tư pháp mat nhiều chi phí và thời gian Mô hình hai cấp cũng khó bảo đảm yêu cầu về an toàn, tính chính xác và đồng

bộ của dữ liệu thông tin Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xây

dựng cơ sở dé liệu lý lịch tư pháp van còn hạn chế và chưa đồng đều giữa các cơ

quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp Tác giả cũng chỉ ra những nguyên nhân

khách quan và chủ quan của những tôn tại, hạn chế trong xây dựng cơ sở đữ liệu ly lịch tư pháp và đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác xây dựng cơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp: Tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cá nhân, cơ quan, tô chức về lý lịch tư pháp Tăng cường phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp Nâng cao

hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dir liệu lý lịch tư

pháp Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là phối hợp kiểm tra liên ngành hoạt động cung cấp, tiếp nhận, xác minh thông tin lý lịch tư pháp, phục vụ công tác xây

dựng cơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp.

1.2 Đánh gia tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển

1.2.1.1 Về lý luận quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

- Các công trình nghiên cứu (đặc biệt là ở trong nước) đã đề cập, phân tích các nội dung cơ bản của lý lịch tư pháp Các nghiên cứu này đã làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm, đặc điểm, vai trò của lý lịch tư pháp; quá trình hình thành và phát triển của lý lịch tư pháp qua các thời kỳ, từ đó có những đề xuất, định hướng nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp.

- Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài cũng đã cung cấp cho tác giả những kết quả nghiên cứu cụ thê ở các khía cạnh khác nhau của quản lý nhà

Trang 34

nước về lý lịch tư pháp, đặc biệt là quản lý nhà nước về cơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lich tư pháp, tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về lý lich tư pháp Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã cung cấp cho tác giả một số van dé lý luận về kiêm soát chất lượng hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu

lý lịch tư pháp.

- Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài cũng đã cung cấp cho tác giả bức tranh toàn diện về các văn bản pháp luật điều chỉnh về lý lịch tư pháp: Khái niệm lý lịch tư pháp; nguồn thông tin lý lịch tư pháp; đối tượng được quyền tiếp cận thông tin lý lich tư pháp; t6 chức, quản lý co sở dữ liệu ly lịch tư pháp; hình thức lưu trữ thông tin lý lịch tư pháp; phiếu lý lịch tư pháp; xóa án tích; xử lý vi phạm pháp luật về lý lịch tư pháp Những tri thức này (chủ yếu là từ các công trình nghiên

cứu pháp luật nước ngoài và các công trình nghiên cứu ở nước ngoài!) là cơ sở giuptác giả nghiên cứu, so sánh dưới góc nhìn của luật học so sánh và khoa học Luật Hành

chính về quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay; rút ra những ưu điểm, những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp của các nước, từ đó xây dựng, đề xuất về mặt lý luận, góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam.

1.2.1.2 Về thực trạng quan lý nhà nước về lý lịch tư pháp

- Một trong những nghiên cứu có ý nghĩa và quan trọng đối với tác giả là các công trình nghiên cứu nói trên đã khái quát khá đầy đủ về thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Đây là cơ sở khoa học quan trọng giúp tác giả có thể đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã phân tích, chỉ ra rằng do các điều kiện kinh tế - xã hội, chế độ chính trị, pháp lý khác nhau nên trong quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của các nước có sự khác nhau Trên cơ sở các nghiên cứu này, tác giả kế thừa và phát triển trong việc phân tích các điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam, trong đó, có sự phân tích, luận giải các yếu tố ảnh hưởng đến các điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch

tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

- Những đánh giá thực trạng trong lĩnh vực lý lịch tư pháp nói chung, trong

quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp nói riêng của các công trình nghiên cứu đã phân tích những kết quả đạt được, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc về các nội dung quản lý nhà nước về cơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp, về tô chức bộ máy, về đào tạo, bôi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp, về khiếu nại, tổ cáo, về cấp phiếu lý lịch tư pháp là

Trang 35

những tư liệu khoa học quan trọng dé luận án tong hợp, so sánh và làm rõ những han chế, bất cập của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam.

1.2.1.3 Về giải pháp góp phan nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lý

lịch tu pháp

- Các công trình nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp, định hướng nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Luật Lý lịch tư pháp nói chung và quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp nói riêng, trong đó, đáng chú ý là các đề xuất liên quan đến việc sửa đổi, bố sung quy định về cơ cấu tô chức của cơ quan quản lý nhà nước về ly lịch tư pháp, mô hình quản lý cơ sở đữ liệu lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân Đây là những tư liệu khoa học quan trọng dé giúp tác giả có thé đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

1.2.2 Những vấn đề còn chưa được giải quyết thấu đáo và cần được tiếp

tục nghiên cứu

Việc khảo cứu các công trình nghiên cứu đã được dé cập ở trên cho thấy van dé nghiên cứu quan ly nhà nước về lý lich tư pháp ở Việt Nam cần tiếp tục được nghiên cứu, gồm các vấn đề:

1.2.2.1 Về lý luận

- Do phạm vi, mục đích nghiên cứu, thứ tự ưu tiên khác nhau nên khái niệm,

đặc điểm của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp chưa được các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đề cập, phân tích toàn diện, sâu sắc, giải quyết thâu đáo.

- Vai trò của quản lý nhà nước về ly lịch tư pháp, nội dung, chủ thé quản lý nhà nước, các điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính, cải cách tư pháp chưa được luận giải chi tiết, cụ thể nên cần được tiếp tục nghiên cứu.

1.2.2.2 Về thực trạng

Thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp chỉ mới được đề cập một cách

riêng lẻ, khái quát, sơ bộ trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, chưa

được đề cập, nghiên cứu chuyên sâu: Thực trạng nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp (xây dựng, hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cung cấp thông tin lý lich tư pháp, thông qua việc cấp phiếu lý lịch tư pháp; kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm và giải quyết theo thâm quyền các khiếu nại, tố cáo về lý lịch tư pháp) Thực trạng chủ thể quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Thực trạng các điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam từ khi có Luật Lý lịch tư pháp đến nay.

Trang 36

1.2.2.3 Về giải pháp

Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp nói chung

và quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp nói riêng đã được các công trình nghiên cứu đề xuất, kiến nghị, tuy nhiên, mới chỉ được đề cập một cách riêng lẻ, chưa phân tích đầy đủ, toàn diện các yêu cầu khách quan phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, phân tích các quan điểm nhằm thực hiện hiệu quả quan lý nhà nước về lý lịch tư pháp, đồng thời, đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ly lich tư pháp (trong đó, tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bố sung Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 và các văn ban quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành Luật; nghiên cứu, đề xuất ban hành các văn bản pháp luật mới, phục vụ quan lý nhà nước về lý lich tư pháp; đề xuất sửa đôi, bỗ sung

các quy định pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan, bảo

đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật) và đề xuất, kiến nghị các giải pháp về tô chức thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp, góp phần thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ngày càng hiệu quả hơn.

1.3 Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu của Luận án: Quản lý nhà nước về lý lịch tu pháp ở Việt Nam hiện nay còn nhiễu hạn chế, bắt cập về ly luận, pháp luật và thực tiên thực hiện.

Do do, quan ly nhà nước trong lĩnh vực này chưa đạt hiệu quả cao.Câu hỏi nghiên cứu:

- Từ góc độ lý luận, lý lịch tư pháp, quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp được hiểu như thé nao Quản lý nhà nước về lý lich tư pháp có vai trò gì trong bảo vệ quyền

công dân, bảo vệ trật tự xã hội?.

- Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp gồm những nội dung nào; cần các điều kiện gi dé dam bảo quản lý nhà nước về ly lịch tư pháp có hiệu quả nhằm phục vụ lợi ích của cá nhân và cộng đồng?.

- Thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay có những ưu điểm, hạn chế, bất cập gì? Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập?.

- Những giải pháp nào cần được đưa ra đề khắc phục các hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, bảo đảm thực hiện ngày càng hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay?.

1.4 Hướng nghiên cứu của luận án

Đề chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu, Đề tài Luận án được tiếp cận nghiên

cứu theo hướng:

Trang 37

1.4.1 Về lý luận

- Nghiên cứu, xây dựng các khái niệm cơ bản thuộc đề tài Luận án gồm: Khái niệm lý lịch tư pháp; quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp; đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Nghiên cứu, xác định nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp; chủ thể quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Nghiên cứu, phân tích các điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về

lý lịch tư pháp.

1.4.2 Về thực tiễn, Luận án tập trung nghiên cứu các vẫn đề sau:

- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay thông qua việc phân tích và làm rõ những ưu điểm, hạn chế, bat cập và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt

Nam hiện nay.

- Nghiên cứu, đưa ra các quan điểm và đề xuất, kiến nghị các giải pháp, góp phần thực hiện ngày càng hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam

hiện nay.

Trang 38

Kết luận Chương 1

Trong bối cảnh Việt Nam đây mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính, quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp là một trong những điều kiện cơ bản để bảo đảm và thực hiện các quyền cơ bản của cá nhân, phục vụ công tác quản lý nhà nước, công tác quản lý nhân sự của các cơ quan, tô chức có liên quan Trong Chương 1, Luận án nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài có liên quan đến đề tài quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam Tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về lý lịch tư pháp nói chung, quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp nói riêng đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước công bồ trong các công trình khoa học như: Đề tai nghiên cứu khoa học cấp bộ, luận án, sách chuyên

khảo, các bài báo đăng trên các tạp chí khác nhau: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Tạp

chí Nghề Luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.v.v Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập, phân tích các nội dung cơ bản của lý lịch tư pháp Các nghiên cứu này đã làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm, đặc điểm, vai trò, phạm vi, mục đích, ý nghĩa của lý lịch tư pháp; quá trình hình thành và phát triển của lý lịch tư pháp cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp qua các thời kỳ, từ đó có những đề xuất, định hướng nhăm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp Các công trình nghiên cứu cũng đã cung cấp những kết quả nghiên cứu cụ thê ở các khía cạnh khác nhau của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống, toàn diện, đầy đủ về quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam, xét đưới góc độ lý luận và thực tiễn Vì vậy, Luận án trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị, tri thức trong các công trình đã được công bó, đã đặt ra những van dé cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện ca về lý luận và thực tiễn để từ đó đề xuất các giải pháp khoa học và có giá trị, bảo đảm thực hiện ngày càng hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Trang 39

Chương 2

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CUA QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE LY LICH TƯ PHÁP

2.1 Khai niệm, đặc điểm, vai trò của quan lý nhà nước về lý lịch tư pháp 2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

2.1.1.1 Khái niệm lý lịch tư pháp

Theo từ điển Tiếng Việt, “ly lịch” được hiểu là “Nguồn gốc và lịch sử ”, “Số ghi nguồn gốc và lịch sử ” Bên cạnh đó, “lý lịch” con được hiểu là những điều cần biết được kê thành văn bản về quá khứ và hiện tại của một người hay một vật!° Theo đó, đối với người: Những điều cần biết về các yếu tố nhân thân, lịch sử, hoàn cảnh gia đình, xã hội của người đó Đối với đồ vật: Bản kê tính năng kĩ thuật, hồ sơ nguyên lí làm việc, cách lắp đặt của máy móc.

Ngoài ra, lý lịch thường được hiểu là ghi chép lại (thường dưới dạng một hồ

sơ) những sự kiện chủ yếu trong quá khứ và hiện tại của một đối tượng!

Theo từ điển Tiếng Việt, “Tư pháp” là việc xét xử các hành vi phạm pháp va các vụ kiện tụng trong nhân dân!” Cũng theo Đại từ điển Tiếng Việt, tư pháp là việc xét xử theo pháp luật: Cơ quan tư pháp!”

Ở Việt Nam, cụm từ “tư pháp lý lịch” (về bản chất chính là lý lịch tư pháp) và cụm từ “lý lịch tư pháp” đã xuất hiện từ lâu trong đời sống pháp lý!“ và được định nghĩa với nhiều cách hiểu khác nhau:

- Cách hiểu thứ nhất cho răng, lý lịch tư pháp là “bộ nhớ” về các án tích của những cá nhân đã từng can án hình sự'Š Theo cách hiểu này, khái niệm lý lịch tư pháp chỉ bao gồm thông tin về án tích và tình trạng thi hành án mà không bao gồm

° Nguyễn Ngọc Bich, Tran Thu Hang, Chu Anh Tuấn, Quang Uy, Quang Minh (2005), Tir điển Bách khoa,Nhà xuất ban từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr.537.

10 hftps:/nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/quyen-dan-su/1y-lich-la-gi-119745, truy cập ngày

!! Bộ Tư pháp (Viện Khoa học pháp ly) (2006), chuyên đề “Một số van dé lý luận và thực tiễn xây dựng LuậtLý lịch tư pháp”, Thông fin khoa học pháp lý (số 10), tr.4.

!2 Viên ngôn ngữ học (1994), Tir điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học - Nxb giáo dục Hà Nội, Hà Nội,

l3 Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, tr 1756.

'4 Du số 14 về Tư pháp ly lịch và phục quyên ngày 01/9/1951 Nghị định số 38-CP ngày 04/6/1993 của Chính

phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn và cơ cau tô chức của Bộ Tư pháp; Thong tư số 12/TTLB ngày26/7/1993 của liên bộ Bộ Tư pháp và Ban tổ chức — cán bộ Chính phủ, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương; Thông tư số 719 BTT/LSTVPL ngày 08/9/1995 của Bộ Tưpháp hướng dẫn thi hành qui chế hành nghé tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam.v.v.

!5 Trần Thất (2005), “Những yêu cầu khách quan của việc t6 chức và quản lý lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (số 6), tr.2.

Trang 40

các thông tin gì khác ngoài án tích hình sự Cách hiểu này giống với khái niệm lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật Nhật Bản Tác giả cơ bản đồng tình với cách hiểu này vì nội dung quan trọng nhất của lý lịch tư pháp là tập trung vào án tích hình sự -chế tài vốn là biện pháp cưỡng -chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống pháp luật Cách hiểu này cũng phù hợp với cách tiếp cận về lý lịch tư pháp của một số nước trên thế giới, đó là nói đến lý lịch tư pháp là nói đến án tích và tình trạng thi hành án Theo

thông lệ của các nước, ví dụ như: Nhật Bản, Bỉ, Canada và Tây Ban Nha, lý lịch tư

pháp chỉ ghi nhớ nội dung về án tích!5 Cách hiểu này của tác giả phù hợp với bối cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý của Việt Nam giai đoạn này Tuy nhiên, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp mà mỗi giai đoạn khác nhau, khái niệm lý lịch tư pháp có thể được mở rộng hơn, không chỉ giới hạn trong phạm vi về án tích hình sự.

- Cách hiểu thứ hai cho rằng, lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị

kết án băng bản án, quyết định hình sự của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng

thi hành án và về việc cắm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Toà án tuyên bố phá sản!” Cách hiểu này đã mở rộng hơn phạm vi của lý lịch tư pháp Theo đó, phạm vi của lý lịch tư pháp không chỉ giới hạn các thông tin về án tích và tình trạng thi hành án mà còn bao gồm các thông tin về cắm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản

lý doanh nghiệp, hợp tac xã trong trường hợp doanh nghiệp, hop tác xã bị Toa án

tuyên bố phá sản Nghiên cứu sinh cơ bản đồng tình với cách hiểu này vì ngoài các thông tin về án tích và tình trạng thi hành án, các thông tin về cắm cá nhân đảm nhiệm

chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp,

hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản cũng góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh, bảo đảm sự lành mạnh của môi trường kinh doanh Tuy nhiên, khái niệm này mới chỉ dừng lại ở các thông tin về án tích hình sự của cá nhân, chưa đề cập đến án tích hình sự của tổ chức cũng như chưa làm rõ hay nói cách khác chưa giải thích rõ ràng cụm từ “lý lịch tư pháp”, khi đề cập “lý lịch tư pháp” là “lý lịch”, cách giải thích này còn quá chung chung, chưa cụ thé.

Cùng quan điểm với cách hiểu này, khái niệm lý lịch tư pháp nêu trên đã được

làm sáng tỏ hơn, thông qua việc tác giả đã giải thích rõ ràng cụm từ “lý lịch tư pháp”,

theo đó, ly lịch tư pháp được hiểu là "tập hợp toàn bộ các thông tin, tài liệu, giẫy tờ

vê tinh trạng án tích của người bị két án băng bản án, quyêt định hình sự của Toa án

! Chính phủ (2008), To trình số 160/TTr-CP ngày 13/10/2008 của Chính phủ Tờ trình về Dự án Luật Lý lịch

tu pháp, Ha Nội, tr 6, Điêm | mục IV.

!7 Khoản 1 Điêu 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.

Ngày đăng: 30/03/2024, 16:12

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w