IATF International Automotive Task Force Hiệp hội ô tô quốc tế INS Interval-valued Neutrosophic sets Tập Neutrosophic giá trị khoảng ISO International Organization for Standarlization Tổ
Lý do lựa chọn đề tài
Ở các công ty sản xuất, dữ liệu được thu thập từ hoạt động hàng ngày được sử dụng để đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến các quy trình khác nhau Các kích thước quan trọng đối với quá trình sản xuất được đo lường để đảm bảo các bộ phận có được sản xuất theo thông số kỹ thuật hay không Khi nói đến dữ liệu được thu thập tại nơi làm việc, luôn có câu hỏi liệu dữ liệu đó có đáng tin cậy hay không, có sự thống nhất trong việc đo lường dữ liệu hay không Sẽ là lý tưởng nếu thu được cùng một kết quả đo nếu có nhiều người hoặc thiết bị được sử dụng cho cùng một bộ phận, nhưng điều này rất khó đạt được do nhiều yếu tố Ở các công ty sản xuất phụ tùng ô tô, hệ thống đo lường chính xác là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm được sản xuất ra Lỗi đo lường có thể khiến sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của người dùng Một lỗi không được phát hiện trong hệ thống đo lường sẽ dẫn đến những giả định sai lầm rằng quá trình này có khả năng hoặc nằm trong tầm kiểm soát Cũng có thể hệ thống khiến chúng ta tin rằng quy trình có vấn đề trong khi thực tế nó vẫn nằm trong tầm kiểm soát Điều này lại dẫn đến việc doanh nghiệp thua lỗ do phế liệu hoặc làm lại không cần thiết, khiếu nại của khách hàng hoặc thậm chí là sự cố an toàn Mọi hệ thống đo lường đều có một lỗi đo lường tự nhiên khi chúng được sử dụng để thực hiện phép đo trên một bộ phận hoặc mẫu Phân tích hệ thống đo lường giúp xác định khả năng của hệ thống đo lường vì hệ thống đo lường có năng lực là điều cần thiết cho các nỗ lực cải tiến quy trình và chất lượng
Dù hệ thống đo lường trong ngành ô tô rất quan trọng nhưng hiện nay, có ít tài liệu nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ thống đo lường trong sản xuất phụ tùng ô tô, đặc biệt là sử dụng phương pháp Neutrosophic AHP Việc tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này có thể xác định được các yếu tố tác động đến hệ thống đo lường Đây là điều cần thiết cho các nỗ lực cải tiến quy trình và chất lượng sản phẩm Trong bối cảnh thị trường ô tô đang phát triển và cạnh tranh mạnh, việc cải thiện hệ thống đo lường để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh là một yêu cầu cấp bách Tại công ty cổ phần CNCPS, sau khi thực hiện đánh giá hệ thống đo lường bằng phương pháp Gage R&R công ty đã nhận ra rằng hệ thống đo lường hiện tại vẫn chưa đạt được trạng thái tốt nhất Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: "Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống
2 đo lường trong ngành ô tô bằng phương pháp Neutrosophic AHP: trường hợp tại công ty cổ phần CNCPS" Nghiên cứu này giúp công ty nhận biết và hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng trong hệ thống đo lường, đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp để cải thiện chất lượng và hiệu suất hoạt động Điều này không chỉ giúp công ty nâng cao sự cạnh tranh mà còn đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất trong ngành ô tô.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống đo lường trong ngành ô tô, bao gồm yếu tố con người, yếu tố phương pháp, yếu tố thiết bị, yếu tố vật liệu và yếu tố môi trường Áp dụng phương pháp Neutrosophic AHP để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ thống đo lường trong ngành ô tô Đề xuất các biện pháp cải thiện hệ thống đo lường trong ngành ô tô, dựa trên kết quả đánh giá và phân tích Đề xuất các khuyến nghị cụ thể cho công ty CNCPS và các doanh nghiệp trong ngành ô tô về việc sử dụng Neutrosophic AHP để cải thiện hệ thống đo lường.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách thu thập dữ liệu và xây dựng mô hình Neutrosophic AHP
Thu thập dữ liệu: bao gồm các tài liệu công ty, thu thập ý kiến từ các chuyên gia trong công ty nhằm thu thập dữ liệu để đánh giá mối quan hệ giữa các tiêu chí Các chuyên gia có kiến thức sâu rộng và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất phụ tùng ô tô đã cung cấp ý kiến cho nghiên cứu này
Xây dựng mô hình Neutrosophic AHP: dữ liệu thu thập và phân tích sẽ được sử dụng để xây dựng mô hình Neutrosophic AHP để đánh giá và cải thiện hệ thống đo
Kết cấu các chương của báo cáo
Bài nghiên cứu gồm có 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần CNCPS
Giới thiệu về công ty Cổ phần CNCPS và thực trạng về hệ thống đo lường hiện tại của công ty
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày các khái niệm và lý thuyết về hệ thống đo lường, các lý thuyết cơ bản về Neutrosophic AHP
Chương 3: Phương pháp nguyên cứu
Dựa vào các nguyên cứu trước đó để xác định tiêu chí và xây dựng mô hình cho bài nghiên cứu Mô tả chi tiết phương pháp nghiên cứu, kết hợp sơ đồ xương cá và Neutrosophic AHP để phát triển mô hình nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nguyên cứu
Sử dụng các kỹ thuật được mô tả cùng với phương pháp Neutrosophic AHP để phân tích và giải thích dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn và xếp hạng các tiêu chí phụ
Chương 5: Đề xuất giải pháp
Dựa vào xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng, đưa ra các giải pháp khắc phục
Chương 6: Kết luận và kiến nghị Đưa ra kết luận, kiến nghị dựa trên đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống đo lường trong sản xuất phụ tùng ô tô
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CNCPS
Giới thiệu về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần CNCPS (CNCPS JOINT STOCK COMPANY) Địa chỉ: Số 90 đường 30/04, Phường Bình Thắng, Huyện Dĩ An, Bình Dương Website: www.cncps.com.vn
Hình 1.1: Logo Công ty Cổ phần CNCPS
Công ty Cổ phần CNCPS, thành lập năm 2016 với ngành nghề kinh doanh chính là ép nhựa kỹ thuật Công ty đã không ngừng phát triển và mở rộng quy mô hoạt động sau nhiều năm thành lập
Nhà máy sản xuất của CNCPS được đầu tư đầy đủ công nghệ và thiết bị máy móc hiện đại như HUYDAI, MAKINO, HAITIAN, MAZACK, SUMOTOMO, JSW, ,
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Hình 1.3: Máy 3D CMM Hình 1.4: Xưởng sản xuất
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Mục tiêu của CNCPS là trở thành một nhà sản xuất chuyên nghiệp trong ngành ép nhựa kỹ thuật, đặc biệt là các sản phẩm có độ chính xác và hàm lượng kỹ thuật cao Hiện nay, công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, ISO 14000:2015 và ISO 13485:2016 Công ty đang xem xét áp dụng IATF 16949:2016 để phát triển mạnh hơn về các sản phẩm phụ tùng ô tô CNCPS hiện đang hợp tác sản xuất với nhiều công ty và tập đoàn lớn như ESTEC, YAMAHA, MIDEA, SHARP, …từ nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam, công ty cũng đang nổ lực để mở rộng quy mô sản xuất và mạng lưới khách hàng trong các năm tiếp theo
Một số sản phẩm của công ty
Hình 1.8: Frame A'ssy (CG8-751872) Hình 1.9: Fron Case A'ssy (CG6-777062)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Hình 1.10: Diaphragm (C05-764167) Hình 1.11: Cover Grille Frame (C14-776737)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Các sản phẩm Frame A'ssy, Fron Case A'ssy, Diaphragm, Cover Grille Frame là các linh kiện cho hãng xe ô tô KIA Ngoài ra công ty còn sản xuất các linh kiện cho xe máy như YAMAHA, KAWASAKI,…
Hình 1.12: Cover Top Hình 1.13: Mini Top Cover
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Công ty còn sản xuất 1 số sản phẩm cho ngành công nghiệp phụ trợ như sau:
Hình 1.14: Một số sản phẩm cho ngành công nghiệp phụ trợ
Sơ đồ tổ chức công ty
Hình 1.15: Sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần CNCPS
Nguồn: Tài liệu công ty
Thực trạng về chất lượng hệ thống đo lường hiện tại của công ty
Thực hiện đánh giá hệ thống đo lường hiện tại bằng phương pháp Gage R&R sẽ giúp đánh giá độ tin cậy của hệ thống đo lường nhằm đảm bảo dữ liệu kết quả đo lường chính xác, tin cậy góp phần vào các hoạt động giảm sự biến thiên của chất lượng sản phẩm (Sổ tay MSA, 2010)
Sản phẩm được sử dụng để thực hiện phương pháp Gage R&R là Fron Case A'ssy, đây là linh kiện được sản xuất để lắp ráp trên hãng xe ô tô KIA
Hình 1.16: Fron Case A'ssy (CG6-777062)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Kích thước được sử dụng để đo lường được thể hiện trong bản vẽ sau:
Hình 1.17: Bản vẽ kỹ thuật Fron Case A'ssy (CG6-777062)
Nguồn: Tài liệu công ty
Thiết bị được sử dụng để thực hiện đo lường là thước cặp điện tử 150mm
Hình 1.18: Thước cặp điện tử 150mm
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Để đánh giá chất lượng của hệ thống đo lường hiện tại công ty đã sử dụng phương pháp Gage R&R bằng cách chọn ra 3 người đo, phân ra các nhóm A,B,C Lấy 10 sản phẩm đại diện cho quá trình, kích thước được trải đều trong phạm vi quá trình sau đó lấy tổng của 3 nhóm này cộng lại rồi chia cho số người đo để tính ra 𝑅̅ (trung bình đo của R) và từ đó tính được 𝑅̿ Dựa vào kết quả tính được của 𝑅̿ nêu trên, sẽ tính được số liệu của Gage R&R theo bảng phân bố các số liệu và tính từng số của CLR, UCLR, LCLR
(Phụ lục 1) và thực hiện tính Gage R&R theo hướng dẫn phân tích hệ thống đo lường phiên bản 4 của AIAG và thu được bảng sau:
Bảng 1.1: Phân tích hệ thống đo lường Gage R&R (Định lượng) Độ lặp lại (EV) % Độ lặp lại (%EV)
= 0,0032 = 10,66% Độ tái lặp (AV) % Độ tái lặp (%AV)
= 0,0033 = 11,27% Độ biến động (PV) %Độ biến động (%PV)
Tổng biến động (TV) Độ nhạy (ndc)
Nguồn: Tài liệu công ty
Dựa vào sổ tay hướng dẫn phân tích hệ thống đo lường, phiên bản 4 của AIAG để kết luận về hệ thống đo lường hiện tại của công ty
Bảng 1.2: Phân tích kết quả GR&R
Kết quả phân tích MSA định lượng Kết luận
Ndc > 5 Hoàn toàn chấp nhận hệ thống đo
Có thể chấp nhận hệ thống đo dựa vào mức độ quan trọng của mục đích sử dụng, chi phí của việc sửa chữa
GR&R > 30% Không chấp nhận hệ thống đo Cần phải cải tiến
Kết quả từ bảng 1.1 cho thấy hệ thống đo lường hiện tại của công ty là GR&R,27%, ndc và từ bảng 1.2 cho thấy hệ thống đo lường hiện tại của công ty mặc dù có thể chấp nhận Tuy nhiên, hệ thống đo lường trong sản xuất phụ tùng ô tô cần phải mang lại kết quả chính xác và đáng tin cậy (Cepova và cộng sự, 2018) Vì vậy công ty cần phải xác định các vấn đề và đưa ra giải pháp phù hợp để hệ thống đo lường hiện tại của công ty đạt trạng thái tốt nhất
Chương này giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần CNCPS và phân tích hệ thống đo lường hiện tại của công ty bằng phương pháp Gage R&R Kết quả hiện tại cho thấy hệ thống đo lường của công ty chưa ở trạng thái tốt nhất theo sổ tay MSA (2010) Vì vậy tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống đo lường hiện tại của công ty bằng sơ đồ xương cá và xác định trọng số các yếu tố ảnh hưởng bằng phương pháp Neutrosophic AHP từ đó đưa ra giải pháp thích hợp tại các chương sau
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chất lượng
Theo Tambare và cộng sự (2021), chất lượng là đặc điểm cơ bản của sản phẩm và quy trình trong bất kỳ ngành sản xuất nào Đối với các doanh nghiệp, tổ chức trên thị trường toàn cầu, đây được coi là lợi thế chiến lược Trong lịch sử hiện đại, các mô hình và thực tiễn chất lượng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ kiểm tra đến kiểm soát, giám sát, đảm bảo chất lượng, quản lý chất lượng và chất lượng thiết kế
Theo Manickam (2021), sự biến đổi trong quá trình sản xuất có thể gây ra những vấn đề lớn đối với chất lượng sản phẩm và việc giảm sự biến đổi này có thể mang lại rất nhiều lợi ích về tiền bạc và thời gian Tiền bạc và thời gian là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các công ty tạo sự khác biệt trên thị trường Ngoài ra, công ty cần phải đáp ứng mong đợi của khách hàng và điều này phụ thuộc vào chất lượng của quy trình sản xuất Chất lượng cao phải được duy trì trong mọi bước của quy trình, đặc biệt là khi bắt đầu dây chuyền quy trình để tránh tích tụ các vấn đề về chất lượng ở khâu tiếp theo trong dây chuyền sản xuất Bất kỳ biến động nào trong hệ thống đo lường sẽ dẫn đến các vấn đề về chất lượng sẽ không được đánh giá một cách chính xác, đáng tin cậy và không hiểu được vấn đề xuất phát từ đâu trong quy trình Trong sản xuất có nhịp độ cao, nơi cần đưa ra các quyết định bằng cách tiếp cận dựa trên dữ liệu, điều cần thiết là phải có một hệ thống đo lường tạo ra dữ liệu chất lượng cao.
Đo lường
Theo sổ tay MSA (2010), đo lường được định nghĩa là việc gán số hoặc giá trị cho các vật chất để biểu thị các mối quan hệ giữa chúng đối với các thuộc tính cụ thể Định nghĩa này được đưa ra lần đầu bởi C Eisenhart (1963) Quá trình gán số được định nghĩa là quá trình đo lường, và giá trị được gán được định nghĩa là giá trị đo lường
Theo Gerger (2021), đo lường là yếu tố không thể thiếu trong quá trình cải tiến quy trình và giải quyết vấn đề Vì nó gây ra khả năng đưa ra quyết định sai lầm Một hệ thống đo lường phù hợp và không chính xác có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh
Hệ thống đo lường
Theo sổ tay MSA (2010), hệ thống đo lường là sự tập hợp của các thiết bị hoặc công cụ đo, tiêu chuẩn, thao tác, phương pháp, khuôn mẫu, phần mềm, nhân viên, môi
13 trường và các giả định được sử dụng để định lượng đơn vị đo lường hoặc thiết lập đánh giá cho đặc điểm của đối tượng cần đo lường, quy trình hoàn chỉnh được sử dụng để thu thập các thông số đo lường
Theo Manickam (2021), hệ thống đo lường được sử dụng để mô tả đặc tính cụ thể của một bộ phận Điều cần thiết là phải có niềm tin vào hệ thống đo lường sẽ được sử dụng để đưa ra quyết định cải tiến quy trình và kiểm soát quy trình Để xác định trạng thái hiện tại và xây dựng niềm tin vào hệ thống đo lường, một công cụ phân tích có tên phân tích hệ thống đo lường (MSA) sẽ được sử dụng Đây là một phương pháp thống kê để đánh giá sai số do phép đo, từ đó giúp xác định sai số chung của quy trình.
Phương pháp Neutrosophic Analytic Hierarchy Process (N-AHP)
2.4.1 Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
Theo Junaid và cộng sự (2020), AHP là một phương pháp ra quyết định đa tiêu chí (MCDM) được đề xuất lần đầu bởi Saaty vào năm 1970; đây là một phương pháp phổ biến được sử dụng để giải quyết vấn đề và ra quyết định trong các tình huống, kịch bản và cấu trúc phức tạp trong việc thiết kế và lập kế hoạch, dự đoán, đánh giá rủi ro và đo lường AHP chia nhỏ các vấn đề phức tạp thành các tiêu chí và tiêu chí phụ, sau đó tính toán ma trận so sánh cặp và gán trọng số cho mỗi tiêu chí
Các bước thực hiện mô hình phân tích thứ bậc (AHP):
Bước 1: Xác định mục tiêu cần thiết
Bước 2: Mở rộng mục tiêu của vấn đề và xây dựng mô hình phân tích thứ bậc Bắt đầu với mục tiêu là cấp cao nhất, sau đó tiến tới các cấp tiêu chí (bao gồm cả tiêu chí phụ) và cuối cùng là các lựa chọn thay thế ở mức thấp nhất
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bước 3: Tạo một tập các ma trận so sánh cặp, với mỗi thành phần ở mức trên được so sánh với mọi thành phần ở mức dưới ngay phía dưới nó
Bảng 2.1: Thang đo cơ bản về số tuyệt đối của Saaty
Mức độ quan trọng Giải thích
7 Quan trọng hơn rất nhiều
9 Quan trọng hơn rất nhiều lần
2, 4, 6, 8 Giá trị trung gian giữa 2 phán đoán liền kề
Khi so sánh với hoạt động j, nếu hoạt động i được gán một trong các số khác 0 ở trên thì j có giá trị nghịch đảo khi so sánh với i
Bước 4: Sau khi so sánh, cộng các giá trị ở mỗi cột và chia chúng theo tổng số Bước 5: Giá trị của hệ số ma trận tương quan hoàn toàn phụ thuộc vào cách giải thích riêng của nhà nghiên cứu khi phân bổ trọng số cho các mục tiêu, dẫn đến tất yếu của những khác biệt nhất định trong ma trận phán quyết cuối cùng Hệ thống phân cấp phân tích quy trình (AHP) giới thiệu tỷ lệ nhất quán (CR) để so sánh chỉ số nhất quán
Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3
15 của ma trận liên quan đến chỉ số nhất quán của ma trận có đặc điểm tương tự tính ngẫu nhiên (RI), được sử dụng để đánh giá tính gắn kết của ma trận (Saaty, 1980) Các việc đánh giá sự gắn kết được thực hiện bằng công thức sau:
Trong phương trình, chỉ số nhất quán (CI), chỉ số nhất quán ngẫu nhiên (RI) và tỷ lệ nhất quán (CR) được biểu thị tương ứng
Phương trình chỉ số nhất quán (CI) như sau:
Bảng 2.2: Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số tiêu chí lựa chọn được xem xét n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Các bước của phương pháp AHP được minh họa trong sơ đồ sau đây:
Hình 2.2: Sơ đồ phương pháp AHP
Nguồn: Liu và cộng sự (2013)
Theo Junaid và cộng sự (2020), N-AHP dựa trên kỹ thuật AHP của Saaty và tích hợp nó vào tập hợp neutrosophic được đề xuất bởi Smarandache Trong N-AHP, thang đo neutrosophic được sử dụng để ưu tiên các tiêu chí và số neutrosophic được sử dụng để chỉ ra sự ưu tiên tương đối của các tiêu chí, tiêu chí phụ và các lựa chọn Sau đó, giá trị rõ ràng được tạo ra thông qua quá trình chuyển đổi từ số neutrosophic bằng hàm điểm số
Thiết lập cấu trúc thứ bậc
Tính toán so sánh từng cặp
Kiểm tra tính nhất quán
2.4.3 Tập Neutrosophic giá trị khoảng (Interval-valued Neutrosophic set)
Trong lý thuyết gần đúng, các tập hợp trung lập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng (Ali và cộng sự, 2016) Dữ liệu thế giới thực thường không đáng tin cậy và không chính xác Bởi vì tính mờ mịt và sự mơ hồ của loại dữ liệu này, nó không cần phải rõ ràng, chính xác hoặc có thể dự đoán Zadeh (1965) đã phát minh ra tập hợp mờ vào năm
1965, và nó đã được ứng dụng hiệu quả bởi các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới để tạo ra các loại tập hợp mờ như tập hợp mờ giá trị khoảng (Neutrosophic sets), tập hợp mờ trực giác (Fuzzy sets) và nhiều loại khác Neutrosophy được giới thiệu bởi Florentin Smarandache vào năm 1995 như một nhánh mới của triết học thảo luận về "nguồn gốc, bản chất và phạm vi của tính trung lập, cũng như mối liên hệ của chúng với phổ tưởng" Tập hợp Neutrosophic được đề xuất là một khuôn khổ tổng quát mạnh mẽ Tuy nhiên, từ góc độ kỹ thuật, tập hợp neutrosophic phải được xác định Tập hợp Neutrosophic giá trị khoảng (INS) đã được định nghĩa như một phép toán tập hợp trên một trường hợp của tập hợp trung lập
Tập mờ (Fuzzy sets), tập mờ trực giác (Intuitionistic Fuzzy sets), tập mờ trực giác giá trị khoảng (Interval-valued Intuitionistic Fuzzy sets) và tập Neutrosophic đơn giá trị (Single-valued Neutrosophic sets) đều là các sự tổng quát của tập Neutrosophic giá trị khoảng (Interval-valued Neutrosophic sets) (Broumi S và đồng nghiệp, 2016) Lý thuyết về tập Neutrosophic đơn giá trị và tập Neutrosophic giá trị khoảng đã được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau: G Shahzadi và cộng sự (2017) đã áp dụng tập Neutrosophic đơn giá trị trong chẩn đoán y tế, Al-Subhi và cộng sự (2018) đã áp dụng tập Neutrosophic trong quản lý dự án Các tập Neutrosophic được định nghĩa riêng biệt bởi một hàm thuộc tính Sự thật (T), một hàm thuộc tính Sự không xác định (I), và một hàm thuộc tính Sự sai lệch (F), các hàm này nằm trong khoảng tiêu chuẩn hoặc phi tiêu chuẩn thực tế ]0, 1+ [ (Wang và đồng nghiệp, 2005) định nghĩa tập Neutrosophic giá trị khoảng (Interval Neutrosophic Set - INS) là một tập mở rộng của tập trung trung lập Tập Neutrosophic giá trị khoảng này có thể phản ánh thông tin không chính xác, mơ hồ, không nhất quán hoặc không đầy đủ trong thế giới thực tế
Thực tế, tập Neutrosophic là phù hợp cho cuộc sống hàng ngày nhưng khó áp dụng vào các vấn đề khoa học Sự khác biệt giữa tập Neutrosophic và tập trực giác (Fuzzy) là mức độ không chắc chắn trong tập Neutrosophic được quyết định độc lập Wang và
18 cộng sự đã thiết lập khái niệm về tập Neutrosophic đơn giá trị và tập Neutrosophic giá trị khoảng như là các loại tập Neutrosophic con để có thể áp dụng vào các vấn đề trong cuộc sống thực và khoa học Trong đó, giá trị chính xác, giá trị không xác định, và khoảng đóng [0, 1] đã được sử dụng thay vì khoảng đơn vị phi tiêu chuẩn
Các nguyên cứu liên quan
Bảng 2.3: Tóm tắt các nguyên cứu liên quan mô hình Neutrosophic AHP
Tác giả Phương pháp áp dụng Ứng dụng
Gulum và cộng sự (2021) Neutrosophic AHP Đánh giá nguy cơ cháy sau động đất
Bolturk và cộng sự (2018) Neutrosophic AHP Lựa chọn năng lượng thay thế Tas và cộng sự (2022) Neutrosophic AHP Đánh giá chất lượng dịch vụ hàng không sau đại dịch Covid-19
Broumi và cộng sự (2019) Neutrosophic AHP Tìm đường đi ngắn nhất của đường dẫn mạng Đỗ Anh Đức và Lưu Hữu
Văn (2019) Neutrosophic AHP Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp Kahraman và cộng sự
(2020) Neutrosophic AHP Phân tích hiệu suất của các công ty luật thuê ngoài
Yazdani và cộng sự (2021) Neutrosophic AHP Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp
Nabeeh và cộng sự (2019) Neutrosophic AHP
Các yếu tố ảnh hưởng có thể ảnh hưởng sự thành công của doanh nghiệp liên quan đến IoT
Radwan và cộng sự (2016) Neutrosophic AHP Lựa chọn hệ thống quản lý học tập
(2019) Neutrosophic AHP Đánh giá hiệu quả hoạt động của các trường đại học tư thục
Phạm Thị Hương Lan và cộng sự (2020) AHP Đánh giá nguy cơ xói lở bờ sông vùng hạ du hệ thống sông đồng nai
(2020) AHP Lựa chọn phương án thiết kế các dự án thủy lợi
Akman và cộng sự (2022) AHP Lựa chọn thị trường thương mại
Lara và cộng sự (2020) Neutrosophic sets Các chỉ số hình thành trong quy trình kế toán
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Từ bảng 2.3 ta thấy phương pháp AHP được sử dụng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý dự án, lựa chọn đầu tư, quản lý tài nguyên con người, lựa
20 chọn nhà cung cấp, lựa chọn sản phẩm và dịch vụ
Ngành sản xuất phụ tùng ô tô, một phần không thể thiếu của ngành công nghiệp ô tô, đang trở nên ngày càng quan trọng trong bối cảnh thị trường toàn cầu Sự tập trung vào chất lượng và sự liên quan đặc biệt đến quy trình sản xuất và kỹ thuật là điều cần thiết để sản xuất các sản phẩm phụ tùng ô tô có độ chính xác và tính năng kỹ thuật cao Điều này đặt ra yêu cầu cao về quản lý chất lượng và quản lý quy trình sản xuất Dù vậy, vẫn còn thiếu các nguyên cứu sử dụng mô hình Neutrosophic AHP đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống đo lường trong sản xuất phụ tùng ô tô Vì vậy, tác giả đã sử dụng mô hình Neutrosophic AHP để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trong nghiên cứu này
Ngoài ra, phương pháp này kết hợp kỹ thuật AHP với Neutrosophic, cung cấp một khuôn khổ hoàn chỉnh để điều hướng sự đa dạng và sự không chắc chắn vốn có trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng hệ thống
Chương này trình bày sơ bộ các cơ sở lý thuyết dựa trên các tài liệu nghiên cứu trước đây về hệ thống đo lường Tác giả hiểu rằng tầm quan trọng của việc đo lường và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống đo lường trong sản xuất phụ tùng ô tô Do đó, tác giả đã tiến hành một nghiên cứu chi tiết về chủ đề này để cung cấp cái nhìn tổng quan và thông tin quan trọng về lĩnh vực này
PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU
Quy trình nguyên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Thiết lập sơ đồ xương cá Lựa chọn tiêu chí chính và tiêu chí phụ
Phỏng vấn chuyên gia Xây dựng cấu trúc thứ bậc
Xây dựng các số trung tính có giá trị khoảng
Ma trận so sánh theo cặp sử dụng các số trung tính có giá trị khoảng
Tính trọng số cho tiêu chí chính và tiêu chí phụ Xếp hạng yếu tố ảnh hưởng nhất đến mục tiêu
Phương pháp đề xuất
3.2.1 Sơ đồ xương cá xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống đo lường
Gerger (2021) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống đo lường trong ngành ô tô bao gồm 5 yếu tố chính như: con người, phương pháp, thiết bị, vật liệu, môi trường và 17 yếu tố phụ được thể hiện ở biểu đồ xương cá như sau:
Hình 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống đo lường
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Quản lý chất lượng là một khía cạnh thiết yếu để đảm bảo chất lượng của sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng trong các ngành công nghiệp khác nhau Trong nguyên cứu này, việc sử dụng các công cụ hiệu quả và phương pháp là cần thiết để xác định chính xác các yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả chất lượng Vì thế, tác giả sử dụng sơ đồ xương cá để xác định các tiêu chí, tiêu chí phụ cho mô hình Neutrosophic AHP
3.2.2.1 Định nghĩa tiêu chí chính
Nhân tố con người (H1): Con người là một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống đo lường vì con người không chỉ tạo ra, sử dụng và kiểm tra hệ thống đo lường mà còn đóng vai trò quan trọng trong quyết định dựa trên dữ liệu đo lường
Nhân tố phương pháp (H2): Phương pháp là cách tiếp cận và quy trình được sử dụng để thực hiện quá trình đo lường và thu thập dữ liệu Là một khía cạnh quan trọng của hệ thống đo lường, đảm bảo rằng dữ liệu thu thập được đúng, đáng tin cậy và có giá
23 trị trong các ứng dụng và quyết định sau này
Nhân tố thiết bị (H3): Thiết bị là các công cụ, máy móc, cảm biến được sử dụng để thực hiện quá trình đo lường, thu thập dữ liệu và đo lường các thông số hoặc hiện tượng cụ thể Thiết bị đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đo lường và đảm bảo tính chính xác của kết quả
Nhân tố vật liệu (H4): Vật liệu là các loại chất liệu hoặc mẫu thử được sử dụng để kiểm tra, đo lường, và đánh giá tính chất, độ chính xác, hoặc hiệu suất của thiết bị và quy trình đo lường
Nhân tố môi trường (H5): Môi trường là không gian hoặc điều kiện xung quanh nơi thực hiện quá trình đo lường Môi trường có thể ảnh hưởng đến quá trình đo lường và kết quả cuối cùng Điều này bao gồm các yếu tố về nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, ánh sáng, và các yếu tố khác có thể tác động lên các thiết bị đo lường, vật liệu và quy trình đo lường
3.2.2.2 Định nghĩa tiêu chí phụ
Bảng 3.1: Định nghĩa các tiêu chí phụ nhóm con người
Thiếu kinh nghiệm đề cập đến tình trạng khi người thực hiện đo lường, người quản lý, hoặc những người liên quan không có đủ kinh nghiệm hoặc kiến thức để thực hiện quá trình đo lường một cách hiệu quả và đáng tin cậy
Hạn chế giáo dục là tình trạng khi người thực hiện đo lường hoặc người liên quan không có đủ kiến thức hoặc giáo dục về lĩnh vực đo lường hoặc quá trình đo lường cụ thể
Hạn chế thể chất là khi người thực hiện đo lường hoặc người liên quan gặp hạn chế về khả năng vận động, thể lực, hoặc sức đề kháng, khiến họ gặp khó khăn trong việc thực hiện quá trình đo lường hoặc quản lý các yếu tố về thể chất liên quan đến quá trình đo lường
Bất cẩn là tình trạng khi người thực hiện đo lường hoặc người liên quan không tuân thủ hoặc không thực hiện đúng quy trình, quy tắc, và tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của quá trình đo lường Bất cẩn có thể dẫn đến kết quả đo lường không chính xác và không đáng tin cậy, gây ra rủi ro và sai sót trong quyết định hoặc phân tích dựa trên dữ liệu đo lường
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bảng 3.2: Định nghĩa các tiêu chí phụ nhóm phương pháp
Sự chuẩn bị đề cập đến việc chuẩn bị tất cả các yếu tố cần thiết và đảm bảo rằng quy trình đo lường sẽ được thực hiện một cách chính xác
Quy trình đo lường là những hành động phải được thực hiện trong quá trình đo lường
Những hành động này được gọi là thủ tục đo lường Nếu phép đo bao gồm nhiều giai đoạn hoặc nếu có thể có các biến thể khác nhau thì sẽ có nhiều quy trình hơn
Quy trình đo lường là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản lý chất lượng và đo lường Nó liên quan đến cách mà các hoạt động đo lường được thực hiện để đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy và thỏa mãn yêu cầu cụ thể
Chuyên gia công ty Đo lường
(H23) Đo lường là quá trình xác định và ghi nhận giá trị hoặc thông tin về một đặc tính hoặc biến số cụ thể của một đối tượng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bảng 3.3: Định nghĩa các tiêu chí phụ nhóm thiết bị
Hiệu chuẩn là xác định và cố định đặc tính của một hệ thống đo lường với một độ không chắc chắn đã được xác định trước
Piotrowski (1992) Độ chính xác (H32) Độ chính xác: mức độ phù hợp giữa tập hợp các phép đo và giá trị thực tế (tức là giá trị trung bình lỗi) Một phép đo được cho là chính xác hơn khi nó cung cấp sai số đo nhỏ hơn
KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU
Thu thập dữ liệu
Trong nghiên cứu này, tác giả đã lựa chọn 6 chuyên gia có kiến thức sâu về quản lý chất lượng và hiểu biết về ngành sản xuất phụ tùng ô tô Bằng việc sử dụng bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn bởi tác giả và áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập dữ liệu Những phản hồi thu thập được đã được sử dụng làm dữ liệu cho bài nghiên cứu Việc áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp có thể hướng dẫn và giải đáp các câu hỏi để giới hạn sai sót trong quá trình phỏng vấn Dữ liệu sau phỏng vấn sẽ được phân tích bằng phương pháp Neutrosophic AHP Tác giả đã sử dụng Excel để kiểm tra dữ liệu trong nghiên cứu này, cũng như đánh giá các phản hồi của 6 chuyên gia với kinh nghiệm trong ngành sản xuất phụ tùng ô tô
Bảng 4.1: Danh sách chuyên gia tham dự phỏng vấn Chuyên gia Giới tính Kinh nghiệm làm việc Vị trí công việc
Hơn 7 năm kinh nghiệm quản lý và phát triển hệ thống quản lý chất lượng
3 năm kinh nghiệm trong vai trò đảm bảo sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và quy định kỹ thuật
Hơn 3 năm kinh nghiệm trong quản lý và hướng dẫn đội ngũ kiểm tra chất lượng, đảm bảo nhân viên được đào tạo về các quy trình và tiêu chuẩn chất lượng
4 Nữ 4 năm kinh nghiệm trong thực hiện kiểm tra và đánh giá để đảm bảo rằng các quy trình và hoạt động trong công ty đáp ứng các tiêu chuẩn ISO
5 Nam Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhựa, điện tử, cơ khí Chịu trách nhiệm quản lý quy trình sản xuất từ đầu đến cuối, đảm bảo sự hiệu quả và tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng trong mọi bước sản xuất
6 Nam Hơn 7 năm kinh nghiệm với trách nhiệm chủ chốt trong việc quản lý hoạt động sản xuất để đảm bảo hiệu suất tối ưu và sự tuân thủ của sản phẩm với các tiêu chuẩn chất lượng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Kết quả phân tích dữ liệu
Bước 1: Hình 3.2 minh họa việc áp dụng mô hình phân cấp thứ bậc để lựa chọn yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu
Bước 2: Tác giả xây dựng ma trận so sánh trong chương này bằng cách sử dụng các biến ngôn ngữ được mô tả trong bảng 3.6 kết hợp với đánh giá từ chuyên gia Tác giả đã sử dụng phương trình số (7) để tính toán sự tương đương đối xứng của các đánh giá trong ma trận so sánh các cặp
Bước 3: Tác giả đã sử dụng công thức (16) để tổng hợp ý kiến của 6 chuyên gia vào một bảng, kết quả được hiển thị trong bảng 4.2 dưới đây:
Bảng 4.2: Bảng so sánh ma trận cặp tổng hợp (tiêu chí chính)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bước 4: Tác giả tiếp tục chuẩn hóa ma trận so sánh cặp bằng cách sử dụng phương trình (17) từ bảng 4.3
Bảng 4.3: Chuẩn hóa ma trận so sánh cặp (tiêu chí chính)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bước 5: Kết quả trong bảng 4.4 sau khi áp dụng phương trình (5) cho thấy trọng số quan trọng của Neutrosophic giá trị khoảng
Bảng 4.4: Trọng số quan trọng của tiêu chí chính
Tl Tu Il Iu Fl Fu Kết quả
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bước 6: Đối với các tiêu chí phụ của 5 tiêu chí chính, lặp lại việc áp dụng các phương trình được đề cập trong quá trình tính toán cho các tiêu chí chính
Bảng 4.5: Bảng so sánh ma trận cặp tổng hợp (tiêu chí phụ H11-H14)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bảng 4.6: Chuẩn hóa ma trận so sánh cặp (tiêu chí phụ H11-H14)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bảng 4.7: Trọng số quan trọng (tiêu chí phụ H11-H14)
Tl Tu Il Iu Fl Fu Kết quả
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Hình 4.1: Trọng số các yếu tố phụ nhóm con người
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Từ kết quả đánh giá trọng số của chuyên gia, trung bình trọng số của từng yếu tố được xác định (bảng 4.7) Trong 4 yếu tố phụ thuộc về con người thì yếu tố bất cẩn được đánh giá cao nhất 0,29, tiếp đến là thiếu kinh nghiệm 0,27, hạn chế thể chất là 0,24 và cuối cùng là hạn chế giáo dục 0,20 (hình 4.1)
Bất cẩn có trọng số cao nhất (0,29) vì nó thể hiện mức độ sự không chú ý hoặc không tuân thủ quy trình đo lường Sự bất cẩn có thể dẫn đến các sai sót không cần thiết trong quá trình đo lường Các sai sót này có thể xuất phát từ sự thiếu cẩn thận trong thực hiện các bước đo lường, việc không kiểm tra kỹ trước và sau quá trình đo, hoặc việc không tuân theo các hướng dẫn và quy trình đo lường cụ thể Điều này có thể gây ra sự không chắc chắn trong kết quả đo lường và làm suy giảm tính chính xác của nó
Thiếu kinh nghiệm có trọng số thấp hơn (0,27), nhưng vẫn quan trọng Sự thiếu kinh nghiệm đề cập đến việc nhân viên tham gia vào quá trình đo lường không có đủ kinh nghiệm để hiểu rõ các khía cạnh phức tạp của đo lường hoặc để xử lý các tình huống đặc biệt Kinh nghiệm giúp nhân viên nhận biết các vấn đề tiềm ẩn, hiểu cách giải quyết chúng và thậm chí cải thiện quy trình đo lường theo thời gian
Hạn chế thể chất có mức độ quan trọng xếp thứ 3 (0,24), thể hiện rằng môi trường làm việc của nhân viên có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện đo lường Nếu nhân viên phải làm việc trong môi trường vật lý khắc nghiệt hoặc có hạn chế về thể chất, họ có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ đo lường một cách hiệu quả Hạn chế thể chất có thể bao gồm vấn đề về sức khỏe, môi trường làm việc không an toàn,
H22(Quy trình đo lường) H23(Đo lường) hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của nhân viên trong quá trình đo lường
Hạn chế giáo dục có trọng số thấp nhất (0,20) Hạn chế giáo dục ám chỉ rằng nhân viên không có đủ kiến thức hoặc trình độ giáo dục để hiểu và thực hiện đúng các quy trình đo lường Mặc dù hạn chế giáo dục quan trọng, nó không có trọng số bằng các yếu tố khác bởi vì kinh nghiệm thực tế và sự đào tạo cụ thể có thể giúp khắc phục hạn chế giáo dục
Bảng 4.8: Bảng so sánh ma trận cặp tổng hợp (tiêu chí phụ H21-H23)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bảng 4.9: Chuẩn hóa ma trận so sánh cặp (tiêu chí phụ H21-H23)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bảng 4.10: Trọng số quan trọng (tiêu chí phụ H21-H23)
Tl Tu Il Iu Fl Fu Kết quả
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Hình 4.2: Trọng số các yếu tố phụ nhóm phương pháp
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Từ kết quả đánh giá trọng số của chuyên gia, trung bình trọng số của từng yếu tố được xác định (bảng 4.10) Trong 3 yếu tố phụ thuộc về phương pháp thì yếu tố quy trình đo lường được đánh giá cao nhất 0,37, tiếp đến là yếu tố đo lường 0,36 và cuối cùng là sự chuẩn bị 0,27 (hình 4.2)
Quy trình đo lường có trọng số cao nhất, với giá trị là 0,37 Có nghĩa rằng việc thiết lập quy trình đo lường đúng và hiệu quả là quan trọng nhất trong sản xuất phụ tùng ô tô Quy trình đo lường cũng đảm bảo rằng tất cả các bước trong quá trình đo lường được kiểm soát và theo dõi Nếu có khả năng giám sát quá trình đo lường, phát hiện sự cố sớm, và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết Điều này giúp ngăn chặn sự cố và đảm bảo tính ổn định và chất lượng trong quá trình đo lường Một quy trình đo lường tốt sẽ đảm bảo tính chính xác của kết quả đo lường
Yếu tố đo lường có trọng số thứ hai với giá trị là 0,36 Nó liên quan trực tiếp đến việc thực hiện đo lường một cách chính xác Bao gồm việc lựa chọn phương pháp đo lường thích hợp, sử dụng thiết bị đo lường đúng cách, kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị đo lường để đảm bảo tính chính xác Nếu đo lường không chính xác, sản phẩm có thể không đáp ứng các yêu cầu chất lượng và an toàn
Yếu tố sự chuẩn bị có trọng số thấp nhất với giá trị là 0,27 Mặc dù không có trọng số cao bằng những yếu tố khác, sự chuẩn bị vẫn quan trọng Nó liên quan đến việc chuẩn bị trước khi thực hiện đo lường Có thể bao gồm việc kiểm tra và chuẩn bị các mẫu, thiết bị, và môi trường làm việc trước khi bắt đầu đo lường Sự chuẩn bị đúng cách giúp đảm bảo rằng quá trình đo lường diễn ra một cách suôn sẻ và chính xác
Trong khi "Đo lường" và "Sự chuẩn bị" cũng quan trọng, chúng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện đo lường và chuẩn bị trước đo lường Tuy nhiên, nếu quy trình đo lường không được thiết lập đúng cách, thì cả "Đo lường" và "Sự chuẩn bị" đều có thể không đủ hiệu quả Điều này giải thích tại sao "Quy trình đo lường" được đánh giá cao hơn
Bảng 4.11: Bảng so sánh ma trận cặp tổng hợp (tiêu chí phụ H31-H34)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bảng 4.12: Chuẩn hóa ma trận so sánh cặp (tiêu chí phụ H31-H34)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bảng 4.13: Trọng số quan trọng (tiêu chí phụ H31-H34)
Tl Tu Il Iu Fl Fu Kết quả
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Hình 4.3: Trọng số các yếu tố phụ nhóm thiết bị
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Từ kết quả đánh giá trọng số của chuyên gia, trung bình trọng số của từng yếu tố được xác định (bảng 4.13) Trong 4 yếu tố phụ thuộc về thiết bị thì yếu tố độ chính xác được đánh giá cao nhất 0,29, tiếp đến là yếu tố hiệu chuẩn và điểm đo lường 0,25 và cuối cùng là hình dạng tiếp xúc 0,21 (hình 4.3)
Yếu tố độ chính xác có trọng số cao nhất, với giá trị là 0,29 Điều này bởi vì tính chính xác của kết quả đo lường là quyết định về việc sản phẩm có đáp ứng các yêu cầu chất lượng hay không Nếu thiết bị đo lường không đủ chính xác, sẽ dẫn đến thông tin không chính xác, và có thể dẫn đến việc sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn cần thiết Hiệu chuẩn và điểm đo lường có trọng số thứ hai với giá trị là 0,25 vì hiệu chuẩn và điểm đo lường giúp bảo đảm rằng thiết bị đo lường hoạt động theo cách đúng và đáng tin cậy Hiệu chuẩn là quá trình đặt lại thiết bị để đảm bảo tính chính xác của nó, trong khi điểm đo lường liên quan đến việc xác định các điểm tham chiếu để đảm bảo rằng các đo lường được thực hiện theo các tiêu chuẩn đã đặt Mặc dù quan trọng, nhưng nó
45 có trọng số thấp hơn so với độ chính xác bởi vì nếu thiết bị không đủ chính xác ban đầu, hiệu chuẩn và điểm đo lường có thể chỉ giúp nâng cao một phần nào đó tính chính xác Hình dạng tiếp xúc có trọng số thấp hơn, với giá trị là 0,21 Hình dạng tiếp xúc đề cập đến việc thiết kế và hình dạng của các bộ phận tiếp xúc hoặc mẫu được đo lường Đặc biệt đối với các chi tiết ẩn, những yếu tố khó quan sát hoặc khó tiếp cận có thể gây ra sai sót trong quá trình đo lường Tuy nhiên, nó có trọng số thấp hơn bởi vì có thể kiểm soát và điều chỉnh hình dạng tiếp xúc để đảm bảo tính chính xác trong quá trình đo lường
Bảng 4.14: Bảng so sánh ma trận cặp tổng hợp (tiêu chí phụ H41-H43)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bảng 4.15: Chuẩn hóa ma trận so sánh cặp (tiêu chí phụ H41-H43)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bảng 4.16: Trọng số quan trọng (tiêu chí phụ H41-H43)
Tl Tu Il Iu Fl Fu Kết quả
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
0,40 H41 (Hạn sử dụng vật liệu)
H42 (Sạch sẽ) H43 (Tính đồng nhất vật liệu)
Hình 4.4: Trọng số các yếu tố phụ nhóm vật liệu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Đề xuất giải pháp
Từ kết quả đã phân tích tại chương 4, có 8 yếu tố có trọng số quan trọng nhất trong
17 yếu tố có ảnh hưởng đến hệ thống đo lường trong ngành ô tô Tác giả đã đề xuất các giải pháp cho các yếu tố này như sau:
5.1.1 Yếu tố con người Đối với yếu tố bất cẩn
Thực hiện kiểm tra kép: Người thứ nhất thực hiện đo lường hoặc kiểm tra theo quy trình tiêu chuẩn Họ ghi kết quả lại theo quy định của quy trình Người thứ hai thực hiện đo lường hoặc kiểm tra cùng một mẫu hoặc cùng một đối tượng theo cách tương tự như người thứ nhất và ghi kết quả lại theo quy định của quy trình Sau khi hoàn thành việc đo lường hoặc kiểm tra kép, so sánh kết quả của cả hai người Nếu kết quả giống nhau, có thể tin rằng đo lường là chính xác Tuy nhiên, nếu có sự khác biệt lớn giữa hai kết quả, điều này có thể đã xảy ra sai sót và cần được kiểm tra và điều chỉnh
Thực hiện kiểm tra kép nhằm giảm thiểu sai sót trong quá trình đo lường Mục tiêu là xác định xem kết quả đo lường có sự sai khác giữa hai người đo không giúp đảm bảo tính chính xác của kết quả đo lường và kiểm tra chất lượng
Một sai sót nhỏ trong đo lường có thể dẫn đến sự kém chất lượng của sản phẩm hoặc thậm chí dẫn đến việc thu hồi sản phẩm Điều này có thể gây mất thời gian và chi phí lớn trong tương lai Kiểm tra kép có thể giúp cải thiện hiệu suất sản xuất bằng cách giảm thiểu thời gian và chi phí phát sinh từ việc phải điều chỉnh sản phẩm sau khi đã sản xuất xong Đối với yếu tố thiếu kinh nghiệm
Các bộ phận nhựa kỹ thuật thường có vật liệu nhựa dư thừa ở hai nửa khuôn nối với nhau thường được gọi là bavia Do đó bề mặt khó kiểm soát Những nhân viên thiếu kinh nghiệm khi thực hiện đo lường có thể sẽ dẫn đến kết quả sai do không biết cách xử lý Do đó, Tiến hành đào tạo lại nhân viên bao gồm cách đọc bản vẽ kỹ thuật, hướng dẫn về cách sử dụng thiết bị đo, quy trình đo lường, cách ghi nhận dữ liệu chính xác Đối với các nhân viên chưa có kinh nghiệm cần có người giám sát, kiểm tra lại kết quả đo lường Luôn có sẵn quy trình vận hành tiêu chuẩn và hướng dẫn công việc được xác định rõ ràng, các nhân viên QC khi thực hiện đo lường sẽ ghi kết quả vào shecksheet
54 kiểm tra line, do đó trong checksheet kiểm tra line cho từng mã sản phẩm nên ghi sẵn các kích thước cần kiểm soát và quy định sẵn thiết bị đo cần sử dụng Các tài liệu về quy trình đo lường và checksheet kiểm tra line luôn được cập nhật và dễ dàng truy cập cho nhân viên
5.1.2 Yếu tố phương pháp Đối với yếu tố quy trình đo lường
Thiết lập quy trình cụ thể và đảm bảo sự tuân thủ từ khâu mua thiết bị cho đến khâu sử dụng
Hình 5.1: Quy trình kiểm soát đo lường
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Không duyệt Đề xuất mua vật tư Phê duyệt
Mua thiết bị Duyệt Đạt Kiểm tra
Trả về nhà cung cấp
Bàn giao bộ phận sử dụng
Kiểm tra định kỳ Lưu hồ sơ
Lập kế hoạch kiểm tra, hiệu chuẩn, sửa chữa, thay thế
55 Đối với yếu tố đo lường
Xác định phương pháp đo phù hợp dựa trên loại đại lượng cần đo Thông qua việc xác định loại đại lượng và tính chất của đối tượng đo, để có thể quyết định phương pháp đo tốt nhất nhằm đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong quá trình đo lường Có 2 phương pháp thực hiện đo lường là đo trực tiếp và đo gián tiếp Đo trực tiếp: Đối với các phụ tùng linh kiện cần tính chính xác cao hoặc khi không cần đo nhiều thông số cùng lúc, đo các thông số vật lý cơ bản như kích thước, độ dày, chiều dài, đường kính, hoặc khối lượng của mẫu đo Đo kích thước của một phụ tùng linh kiện khi nó không đang chuyển động hoặc hoạt động Đo gián tiếp: Khi một đại lượng không thể được đo trực tiếp vì lí do kỹ thuật hoặc vì nó không thể tiếp cận Ví dụ, đo độ sâu của một lỗ khoan sâu bên trong một chi tiết nội thất của động cơ ô tô sẽ yêu cầu sử dụng một thiết bị gián tiếp như cảm biến siêu âm
Trong trường hợp cần đo các đặc tính động hoặc thay đổi theo thời gian Ví dụ, kiểm tra rung động của các phụ tùng trong quá trình hoạt động của xe ô tô hoặc đo lực tác động vào phụ tùng trong quá trình thử nghiệm độ bền Đối với những vật có hình dạng phức tạp, cấu tạo hình khối gồ ghề, gây hạn chế trong thu kết quả đo thì nên sử dụng các thiết bị máy hiện đại hơn như máy đo 3D CMM,…Vật có trọng lượng lớn thì nên sử dụng máy đo tỷ trọng
5.1.3 Yếu tố thiết bị Đối với yếu tố độ chính xác
Sử dụng đúng chức năng của thiết bị đo:
Các thiết bị, dụng cụ đo thường có những cấu tạo, thiết kế riêng để đáp ứng cho những ứng dụng đo lường trong thực tế Do đó, cần sử dụng thiết bị đo đúng với mục đích để đảm bảo được tính chính xác Ví dụ thước cặp được dùng để đo khoảng cách giữa hai mặt của vật thể, đo kích thước đường kính trong, ngoài và chiều sâu của lỗ hoặc chiều dài của trục; panme thì đo kích thước độ mỏng dày của mẫu, đường kính bên ngoài và trong của các trục, hoặc kích thước các vật rất nhỏ Cần đo chiều cao thì sử dụng thước đo độ cao Để thực hiện các mẫu phức tạp thì có thể sử dụng máy đo 3D CMM… Một số chức năng của các thiết bị đo đặc biệt:
Cảm biến siêu âm: Các cảm biến siêu âm được sử dụng để đo khoảng cách hoặc đo độ dày bằng cách phát ra sóng siêu âm và đo thời gian mà sóng siêu âm phản xạ lại từ bề mặt đối tượng Cảm biến siêu âm thường được sử dụng trong các ứng dụng đo khoảng cách, đo độ dày vật liệu, và kiểm tra đối tượng nằm trong khoảng cách
Cảm biến laser: Các cảm biến laser sử dụng tia laser để đo khoảng cách, đo tốc độ, và xác định vị trí của các đối tượng Chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu đo lường chính xác và khoảng cách xa
Cảm biến nhiệt độ: Các cảm biến nhiệt độ được sử dụng để đo nhiệt độ của các vật thể Chúng có thể sử dụng các nguyên tắc khác nhau, như cảm biến nhiệt độ tiếp xúc hoặc cảm biến hồng ngoại không tiếp xúc
Cảm biến áp suất: Cảm biến áp suất được sử dụng để đo áp suất của các chất lỏng hoặc khí Chúng có thể sử dụng trong ứng dụng đo áp suất trong hệ thống thủy lực, hệ thống khí nén, hoặc trong các ứng dụng yêu cầu kiểm tra áp suất môi trường
Cảm biến đo độ nghiêng (cảm biến góc độ): Cảm biến đo độ nghiêng được sử dụng để đo góc độ nghiêng của các đối tượng hoặc bề mặt Chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng quan trọng đối với vị trí hoặc góc độ, như trong xe hơi hoặc máy móc công nghiệp
Cảm biến đo màu sắc: Các cảm biến đo màu sắc được sử dụng để xác định màu sắc của các vật thể Chúng có thể được sử dụng trong kiểm tra chất lượng sản phẩm, đánh giá chất lượng của sơn hoặc in ấn, và trong các ứng dụng liên quan đến màu sắc
Cảm biến đo độ rung động: Các cảm biến đo độ rung động được sử dụng để đo tần số và biên độ của các đối tượng đang rung động Chúng thường được sử dụng trong kiểm tra độ ổn định và an toàn của các thiết bị hoặc cấu trúc