NGUYỄN PHAN ANH HUYSVTH: HOÀNG THỊ THU HUYỀN NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THUÊ NGOÀI BẰNG PHƯƠNG PHÁP FUZZY AHP: TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI V
Lý do lựa chọn đề tài
Thị trường kinh doanh toàn cầu ngày một khốc liệt Để mà tồn tại và phát triển, mỗi đơn vị kinh doanh không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày một đổi thay của khách hàng Trong bất kỳ một chuỗi cung ứng nào, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tối ưu và hiệu quả là một quyết định cực kỳ quan trọng, tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả vận hành của toàn chuỗi (Nguyễn Văn Thành và cộng sự, 2019) Nhiều công ty phải kết hợp tính chuyên môn và sự gắn kết của các đối tác chuỗi cung ứng bên ngoài để đạt được thành công Tích hợp việc hoạt động với nhà cung cấp nguyên vật liệu và nhà cung cấp dịch vụ để tạo ra một luồng làm việc nội bộ và bên ngoài liền mạch vượt qua rào cản tài chính của việc sở hữu theo chiều dọc trong khi vẫn giữ lại nhiều lợi ích
Theo Nguyễn Thị Lệ Thủy và cộng sự, (2023), nhiều nhà sản xuất, xuất khẩu đã chuyển sang cạnh tranh về tốc độ giao hàng, hợp lý hóa và giảm chi phí của quá trình lưu chuyển hàng hóa trong hệ thống quản lý phân phối Vì thế, với các doanh nghiệp giao nhận hàng hóa vừa và nhỏ, không đủ tài chính để duy trì toàn bộ chuỗi cung ứng có thể hợp tác với nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics thuê ngoài, bên thứ ba nhằm tối ưu chi phí cho doanh nghiệp Các tổ chức kinh doanh ngày nay đang tìm kiếm cách quản lý vận hành logistics và chuỗi cung ứng hiệu quả có thể mang lại lợi thế cạnh tranh Chuyển giao việc quản lý logistics cho bên ngoài có thể giảm thiểu một cách hiệu quả chi phí logistics, gánh nặng dịch vụ thừa, và rủi ro trễ giao hàng (Giri & Sarker, 2017) Theo Mageto (2022) thì lại cho rằng họ tập trung vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau của công ty hoặc họ muốn cải thiện chất lượng kinh doanh của họ Chính vì thế, logistics của bên thứ ba đóng một vai trò quan trọng trong ngành kinh tế của một quốc gia, từ khi quá trình toàn cầu hóa ngày càng phát triển Thuê ngoài dịch vụ logistics có thể tăng cường hiệu suất của công ty và giao sản phẩm cho khách hàng đúng thời gian chính xác
Việc tìm nguồn cung cấp dịch vụ tối ưu là một quyết định vô cùng quan trọng
Do đó, quá trình lựa chọn nhà cung cấp có thể được coi là quá trình ra quyết định đa tiêu chuẩn (Lưu Quốc Đạt và cộng sự, 2017) Những người ra quyết định phải đánh
Trang 2 giá rất nhiều yếu tố, bao gồm cả định tính và định lượng để vừa đảm bảo các mục tiêu về kinh tế, vừa đảm bảo về yếu tố cạnh tranh tốc độ và sự hài lòng của khách hàng Để giải quyết được vấn đề này, phương pháp phân tích thứ bậc mờ Fuzzy-AHP (Fuzzy Analytic Hierarchy Process) là một công cụ hiệu quả để lượng hóa các thông tin mang tính mơ hồ và không đầy đủ trong quá trình ra quyết định Chính vì lý do trên, em lựa chọn đề tài “ Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài bằng phương pháp FUZZY AHP: Trường hợp tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận chuyển quốc tế Phan Trí Express ” làm đề tài nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài bằng phương pháp FUZZY AHP: Trường hợp tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận chuyển quốc tế Phan Trí Express
Xác định các tiêu chí chính và tiêu chí phụ trong quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài trường hợp tại công ty Phan Trí Express
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố (tiêu chí chính và tiêu chí phụ) tới quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài bằng phương pháp FUZZY AHP – trường hợp tại công ty Phan Trí Express nhằm giúp công ty xếp hạng được yếu tố nào tác động mạnh, yếu để dễ dàng đưa ra quyết định khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp vừa đảm bảo lợi ích kinh tế vừa đảm bảo khả năng vận hành, tốc độ giao hàng trong toàn bộ chuỗi cung ứng vận chuyển hàng hóa
Từ đó, có những đề xuất cụ thể ở các yếu tố chủ chốt, tác động mạnh đến việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài giúp công ty có thể định hướng những chiến lược, phương pháp phù hợp trong thời gian tới tốt hơn.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng mô hình 4P để xây dựng các tiêu chí chính và phụ kết hợp với quá trình tham khảo các lý thuyết trước đây để xác định đúng mục tiêu của vấn đề nghiên cứu của đề tài
Phương pháp thu thập dữ liệu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết trước đây và áp dụng phương pháp thu thập dữ liệu thông qua cuộc phỏng vấn chuyên gia để thu thập dữ liệu và đánh giá mỗi mối quan hệ giữa các tiêu chí Các chuyên gia tham gia vào quá trình phỏng vấn đều là những người có kiến thức và kinh nghiệm trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa
Trong luận án này, phương pháp Fuzzy AHP sẽ được áp dụng và kết hợp với số mờ để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài
Dữ liệu đầu vào được thu thập thông qua phương pháp thu thập dữ liệu từ các chuyên gia
GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ PHAN TRÍ EXPRESS
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ vận chuyển quốc tế Phan Trí Express có tên viết tắt là Phan Trí Express được thành lập vào năm 2020 bởi nhà giám đốc trẻ tuổi gốc Thanh Hóa là Phan Huy Hoàng Lâm có trụ sở văn phòng tại hai chi nhánh lớn là
Hồ Chí Minh và Hà Nội Đây là công ty thuộc loại hình trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Tính tới giai đoạn hiện nay, công ty đã thành lập và hoạt động mạnh mẽ trong suốt 3 năm trên thị trường giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, khai báo hải quan thông quan hàng hóa, chuyển phát nhanh, vận tải nội địa và dịch vụ kho rộng lớn trên cả hai miền Nam Bắc
Phan Trí Express kể từ khi giai đoạn mới thành lập là đơn vị chuyên các tuyến Úc, Singapore, Indonesia, Dubai và các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất với văn phòng làm việc đầu tiên ở Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh Nơi đây được xem như là văn phòng kho hàng đầu tiên chuyên về mảng chuyển phát nhanh qua nhiều quốc gia trên thế giới và các vùng lãnh thổ chủ yếu đường hàng không, ngoài ra còn có đường biển và vận tải nội địa Thế mạnh của công ty trên thị trường là các loại hàng hóa cá nhân từ nhiều chủ hàng Việt Nam vận chuyển sang nước ngoài để đáp ứng nhu cầu của người Việt đang du học hoặc sinh sống trên lãnh thổ nước khác
Vào tháng 8 năm 2022, trải qua sau giai đoạn Covid bùng phát, với sự bùng nổ của thương mại điện tử, nhu cầu gửi hàng hóa tăng cao so với từ khi công ty thành lập Phan Trí Express đã mở rộng quy mô toàn miền kho gửi hàng với 4 kho trọng điểm như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa và Cần Thơ và sự ra đời của app Phan Trí Express tích hợp trên điện thoại thông minh cho hệ người dùng Android và IOS Sự ra đời của ứng dụng đã trợ giúp khách hàng quản lý thông tin, theo dõi hàng hóa vận chuyển, tạo sự tin cậy và thuận tiện khi tra cứu lịch trình hàng hóa
Tháng 7/2023, Phan Trí Express đã mở thêm chi nhánh thứ 2 tại đầu cầu Thủ Đô - văn phòng Hà Nội: Số 41 ngõ 5 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Sự ra đời của văn phòng mới là bước tiến cho Phan Trí được biết đến nhiều hơn với khách hàng
Sau hơn 3 năm hoạt động trên thị trường, ngày nay, Phan Trí Express đã trở thành đơn vị chuyên tuyến Việt Nam - Australia tại thị trường Việt Nam Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Philippines cũng sẽ là những thị trường tiếp theo nằm trong lộ trình mở rộng của công ty vận chuyển này trong năm.
Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn: Nằm trong top 3 về quy mô và mạng lưới chuyển phát tại Việt Nam, trở thành công ty số 1 về chất lượng dịch vụ và chỉ số niềm tin cho từng đơn hàng Là nơi làm việc hấp dẫn, cùng đóng góp công sức - cùng chia sẻ thành công
Sứ mệnh: Mong muốn không chỉ mang đến cho khách hàng một dịch vụ chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế với sự trải nghiệm thân thiện và nhiệt tình mà còn cùng khách hàng của mình xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt.
Lĩnh vực hoạt động Công ty Phan Trí Express
Phan Trí Express nổi lên như một “điểm sáng” tự hào là thương hiệu vận chuyển quốc tế vừa nhanh vừa tiết kiệm Với ngành mũi nhọn là chuyển phát nhanh quốc tế, kể từ sau 1 năm thành lập, công ty dần khẳng định sự uy tín trên thị trường quốc tế Với ba tiêu chí cốt lõi “Tiết kiệm – Nhanh chóng – Chuyên nghiệp, công ty chú trọng hơn trong việc mở rộng các lĩnh vực hoạt động để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác Một số những dịch vụ và giải pháp công ty đang cung cấp phải kể đến là:
Vận chuyển hàng hóa đường hàng không: Hay còn được gọi với tên là vận chuyển hàng hóa đường bay Đây là loại hình vận chuyển với thời gian nhanh chóng, kích thước và trọng lượng nhẹ
Ưu điểm: Đường hàng không giúp dễ dàng vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài Vấn đề va chạm cũng ít xảy ra vì tỉ lệ tai nạn rất thấp, đảm bảo an toàn cho hàng hóa tốt hơn
Nhược điểm: Hình thức này tuy rất hiệu quả nhưng chỉ sử dụng để vận chuyển hàng hóa cá nhân, đơn giản, nhỏ nhẹ Với hàng hóa cồng kềnh rất ít được lựa chọn vì chi phí vận chuyển khá cao Khối lượng hàng hóa cũng bị hạn chế và thủ tục hải quan khi vận chuyển hàng hóa cũng khá phức tạp, tốn thời gian
Hình 1 1: Vận chuyển hàng hóa đường hàng không
(Nguồn: www.phantriexpress.com.vn)
Vận chuyển hàng hóa đường biển: Ngoài thế mạnh đường hàng không, Phan Trí đang từng bước đẩy mạnh đầu tư cho doanh nghiệp mình bằng các loại hình vận chuyển với kích thước và khối lượng lớn với những sản phẩm đặc thù, cồng kềnh khi vận chuyển mà vẫn đảm bảo tối ưu chi phí và tiết kiệm thời gian
Ưu điểm: Vận tải đường biển dùng để vận chuyển hàng hóa dài ngày, đặc biệt là chuyển hàng quốc tế Tuyến đường vận chuyển thoải mái, thông thoáng hơn so với vận chuyển đường bộ Có thể vận chuyển được nhiều hàng hóa với khối lượng và kích thước lớn Chi phí vận chuyển hàng hóa cũng không quá cao so với vận tải đường bộ nên ở những thành phố có cảng biển thường sử dụng phương thức vận tải đường biển này
Nhược điểm: Nếu vận chuyển bằng tàu thì không thể giao hàng tới tận nơi mà phải cập bến các cảng và trung chuyển bằng xe vào đất liền Vì hoạt động trên biển nên thời gian vận chuyển chậm và bị phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết Bên cạnh đó, hàng hóa dễ bị ảnh hưởng lẫn nhau nếu xảy ra sự cố trên tàu trong quá trình vận chuyển
Hình 1 2: Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
(Nguồn: www.phantriexpress.com.vn)
Vận chuyển hàng hóa đường bộ: Khi nhiều loại hình giao thông mới phát triển thì vận chuyển bằng đường bộ vẫn là tuyến giao thông chủ chốt và huyết mạch tại Phan Trí Express gắn liền với loại hình đường hàng không và đường biển Bởi vì hàng hóa công ty đại đa số là hàng cá nhân, nên cần sự phối hợp nhịp nhàng của đội vận chuyển đường bộ để tập kết hàng hóa giữa nhiều nơi trên khắp các khu vực trọng điểm để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Ngoài ra, công ty còn tối ưu khi giao nhận hàng hóa từ bắc đến nam
Ưu điểm: Vận tải đường bộ chủ yếu dùng các loại xe máy, xe tải nên rất linh hoạt trong quá trình vận tải hàng hóa, không phụ thuộc vào giờ giấc và không có quy định thời gian cụ thể nào mà chỉ cần các bên tự thống nhất thời gian cũng như có thể thay đổi trong quá trình vận chuyển Có thể lựa chọn được phương tiện, số lượng hàng hóa hay tuyến đường theo yêu cầu Vì thế hình thức này giúp tiết kiệm được chi phí và nhân công, trừ trường hợp vận chuyển đường dài có thể phát sinh thêm chi phí phụ
Nhược điểm: Như đã nói, nếu vận chuyển đường dài thường phải nộp thêm các khoản phụ phí đường bộ: trạm thu phí, phí nhiên liệu, phí cầu đường… Việc vận chuyển đường bộ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như tai nạn giao thông, kẹt xe…ảnh hưởng lớn đến hàng hóa và thời gian giao hàng Khối lượng hàng hóa vận chuyển cũng hạn chế hơn nhiều so với đường thủy và đường sắt
Hình 1 3: Vận chuyển hàng hóa đường bộ
(Nguồn: www.phantriexpress.com.vn)
Vận chuyển thương mại điện tử: Là dịch vụ kết hợp giao hàng thu tiền cho khách bán hàng qua mạng, các công ty, cửa hàng chuyển bán trên các kênh thương Mại Điện Tử Dịch vụ chuyển phát nhanh: Nhận gửi hàng hóa, thư từ, bưu phẩm bằng đường hàng bộ và đường hàng không với hình thức lấy tận nơi phát tận chỗ Kể từ khi thành lập đến nay, đây là ngành mũi nhọn của công ty với số lượng hàng hóa không chỉ là khách hàng cá nhân mà còn có cả doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý
1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Hình 1 4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Với một cơ cấu tổ chức là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước Phan Trí Express chỉ làm việc với các bên liên quan để hỗ trợ khách hàng Chính vì vậy, công ty không yêu cầu phải có quá nhiều công nhân viên, chỉ cần đội ngũ vừa đủ nhưng chất lượng, nghiệp vụ kỹ năng tốt cho từng vị trí ở phòng ban, luôn biết kết hợp với nhau để tạo thành hệ thống có liên kết Dưới sự dẫn dắt của giám đốc, mỗi phòng ban mỗi bộ phận đảm nhận một nhiệm vụ cụ thể hoạt động nhịp nhàng đảm bảo lô hàng thực hiện đúng tiến độ và phục tốt cho khách hàng
1.4.2 Nhiệm vụ của các phòng ban quản lý
Là người đại diện cho Công ty trong quan hệ giao dịch với các cơ quan Nhà nước và các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước Thực hiện các chế độ, chính sách và pháp luật nhà nước trong hoạt động của Công ty Là người chịu trách nhiệm về những kết quả công ty đạt được và khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp Trực tiếp giám sát và điều hành các bộ phận còn lại của công ty như phòng tài chính - kế toán, phòng kinh doanh, phòng chứng từ và phòng giao nhận
Bộ Phận Tài chính - Kế toán
Theo dõi, kiểm soát các khoản chi phí của công ty cho các lô hàng xuất nhập khẩu theo hợp đồng và thực tế để hoàn tất thanh toán mọi chi phí phát sinh cho lô hàng Tính công nợ và theo dõi thanh toán lương cho toàn bộ nhân viên Báo cáo kết quả thu chi của công ty theo từng tháng, quý, năm Ngoài ra, đây còn là bộ phận để tuyển dụng các vị trí cần bổ sung theo yêu cầu của giám đốc
Bộ Phận Kinh doanh (SALE)
Kết hợp với giám đốc làm giá để tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không Đây là một trong những bộ phận quan trọng vì mang lại nguồn lợi nhuận cho cả công ty có trách nhiệm tư vấn báo giá cước vận chuyển cho khách hàng, đàm phán thỏa thuận cho các chi phí phát sinh lô hàng và cách thức vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất
Bộ Phận Chứng từ (DOCS, CUS)
Trang 11 Ở Công ty Phan Trí Express, bộ phận chứng từ chia thành: Hàng xuất và hàng nhập có nhiệm vụ book cước tàu, khai báo eport, làm VGM SI, khai Manifest và thực hiện kiểm tra chứng từ, invoice, packing list để khai báo tờ khai hải quan hàng nhập khẩu, xuất khẩu Ngoài ra, đây còn là bộ phận thường xuyên theo dõi lô hàng để nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa công ty với khách hàng, đại lý và các bên liên quan
Bộ Phận Giao nhận (OPERATION) Đây là bộ phận thường làm việc ngoài cảng chịu trách nhiệm hoàn thành các thủ tục cần thiết cho việc xuất hoặc nhập hàng cho công ty như nộp thuế, thông quan hải quan
Hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp xử lý trouble liên quan tới hàng hóa và là người làm việc trực tiếp với hải quan nên cần có kinh nghiệm làm việc, cách xử lý tình huống khéo léo để được việc mình Đảm bảo nguyên tắc tối đa xuất hàng đúng tiến độ, nhập hàng về đúng thời gian, đảm bảo các khâu thông quan xuất nhập, hỗ trợ kiểm hóa sau thông quan.
Tình hình và kết quả kinh doanh
Dưới đây là cơ cấu dịch vụ của công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận chuyển quốc tế Phan Trí Express:
Bảng 1 1 Số liệu tỷ trọng số lượng lô hàng năm 2020-2022
Các loại hình dịch vụ chính Số lô (lô) Tỷ trọng (%)
Vận chuyển hàng hóa đường biển 190 60
Vận chuyển hàng hóa đường hàng không 79 25
Vận chuyển hàng hóa đường bộ 25 8
Hình 1 5 :Cơ cấu dịch vụ của công ty giai đoạn năm 2020-2022
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Từ biểu đồ cơ cấu dịch vụ của công ty cho thấy hiện nay, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là dịch vụ mũi nhọn của công ty khi chiếm tỷ trọng đến 60% trong tổng lợi nhuận và cũng là dịch vụ được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới Tiếp đến là dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường hàng không với tỷ trọng 25% Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ chiếm tỷ trọng 8%, còn dịch vụ khác chiếm tỷ trọng đến 7%
1.5.2 Tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2020-2022
Bảng 1 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020 - 2022
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Vận chuyển hàng hóa đường biển Vận chuyển hàng hóa đường hàng không
Vận chuyển hàng hóa đường bộ Các dịch vụ khác
Cơ cấu dịch vụ công ty năm 2020-2022
Hình 1 6 :Biểu đồ thể hiện kết quả doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2020-2022
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Qua số liệu 1.2, ta thấy doanh thu của công ty có nhiều biến động qua các năm từ 2020-2022, cụ thể: Năm 2020, tuy chỉ mới thành lập vào tháng 6 nhưng doanh thu đạt tới 2,723 tỷ đồng cho thấy đây là một năm đánh dấu của ngành logistics ở Việt Nam nói chung và công ty Phan Trí Express nói riêng Mặc dù đối mặt với đại dịch Covid-
19, nhưng với sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử, ngày càng nhiều người tiêu dùng ở Việt Nam đã chuyển từ việc mua hàng truyền thống sang mua hàng trực tuyến Sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử đã tạo ra nhu cầu lớn cho các dịch vụ vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa Điều này đã đẩy mạnh hoạt động logistics liên quan đến vận chuyển và phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu Năm 2021, doanh thu tăng 953 triệu đồng so với 2020 còn năm 2022 đạt 3,958 tỷ đồng, giảm 541 triệu đồng so với 2021 Lý giải cho sự biến động tăng giảm này là vì năm 2021, khi tình hình kinh doanh của công ty có sự ổn định hơn sau một năm thành lập Công ty đã có những nỗ lực hơn trong việc đáp ứng các lô hàng của khách hàng cũ, thân quen và ra sức tìm kiếm những khách hàng mới để mở rộng thị trường đáp ứng sự thỏa mãn nhu cầu từ phía khách hàng Trái ngược lại là chiến tranh Nga – Ukraine và “cú sốc” xăng dầu trong năm 2022 đã gây nên sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu làm cho các tuyến vận chuyển bị hạn chế, giảm khả năng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
Trang 14 Ứng với doanh thu mà công ty đạt được là những khoản phí mà Phan Trí Express phải trả cho hãng tàu, đại lý, co-loader, đối tác, nhà nước, nhân viên,…Qua bảng 1.2, ta thấy tổng chi phí hoạt động kinh doanh tăng 148 triệu từ năm 2020-2021 và giảm
533 triệu giai đoạn 2021-2022 Tuy nhiên, nếu so với mức tăng trưởng về doanh thu của công ty thì chi phí vẫn thấp hơn (trừ thời điểm mới thành lập công ty vào năm 2020) cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đã đạt tới hiệu suất cao, giảm bớt các chi phí không đáng có trong hoạt động kinh doanh nhờ đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, sự dẫn dắt chỉ dẫn của quản lý, giám đốc
Từ bảng số liệu, cho thấy Công ty đã đạt nhiều thành tựu trong hoạt động cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bởi chỉ một năm, công ty đã có thể hoàn vốn thu về nguồn lợi nhuận đáng kể Năm 2020-2021, lợi nhuận tăng 805 triệu còn năm 2021-
2022 giảm từ 654 triệu còn 646 triệu Nhìn chung, đối với Công ty Phan Trí Express, tuy chỉ mức quy mô nhỏ nhưng mới mức lợi nhuận đạt được chứng minh chiến lược đúng đắn do Giám đốc đặt ra đã thực thi hiệu quả bên cạnh đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mỗi cá nhân đã góp phần cho thành công của công ty ngày nay Công ty cần tiếp tục duy trì những thế mạnh cũng như hạn chế những điểm yếu để tiếp tục tăng doanh thu, giảm thiểu các chi phí để lợi nhuận của công ty ngày một tăng nhanh hơn nữa.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Quản lý chuỗi cung ứng
Theo Jaggi & Kadam (2016), quản lý chuỗi cung ứng đơn giản là quá trình quản lý vận chuyển hàng hóa hoặc luồng hàng hóa và dịch vụ, nó cũng bao gồm lưu trữ, thời hạn sử dụng, phân tích hàng hóa được mua và hàng hóa được bán, logistics SCM (Supply Chain Management) có vẻ đơn giản nhưng thực tế là một khái niệm kinh doanh phức tạp và có sự ảnh hưởng sâu rộng đối với tính chất và loại hình quyết định liên quan Trước khi chúng ta có thể bắt đầu xem xét sự phức tạp đầy đủ của SCM, quan trọng là hiểu rõ ý nghĩa của thuật ngữ chuỗi cung ứng Theo Sanders (2020) một chuỗi cung ứng là mạng lưới của tất cả các thực thể tham gia trong việc sản xuất và giao hàng sản phẩm hoàn thiện đến khách hàng cuối cùng Điều này bao gồm việc cung cấp nguyên liệu và linh kiện; sản xuất và lắp ráp sản phẩm; đóng gói và nhãn mác; lưu trữ hàng hóa trong kho; nhập đơn hàng và theo dõi; phân phối; và giao hàng cho khách hàng cuối cùng
Theo Cahyono và cộng sự (2023) mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là tăng cường sự tin tưởng và hợp tác giữa nhiều đối tác trong chuỗi cũng như cải thiện tồn kho Quản lý chuỗi cung ứng cũng là việc quản lý các mối quan hệ từ nhỏ đến lớn hoặc từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng để cung cấp nhiều giá trị hơn cho khách hàng và giảm tổng chi phí Quan trọng là hiểu rõ các xu hướng và tác động đối với quản lý chuỗi cung ứng để đáp ứng các thay đổi và tối ưu hóa hoạt động (Agrawal & Narain, 2018)
Hugos (2018) giải thích sự khác biệt giữa khái niệm quản lý chuỗi cung ứng và khái niệm truyền thống của logistics Logistics thường đề cập đến các hoạt động xảy ra trong phạm vi của một tổ chức duy nhất, trong khi chuỗi cung ứng đề cập đến các mạng lưới của các công ty làm việc cùng nhau và phối hợp các hoạt động của họ để đưa sản phẩm đến thị trường Theo Christopher (2022), logistics là một hướng dẫn và khung công việc chủ yếu mục tiêu tạo ra một kế hoạch duy nhất cho luồng sản phẩm và thông tin thông qua một doanh nghiệp Quản lý chuỗi cung ứng thì lại được xây dựng dựa trên khung công việc này và tìm cách tạo ra sự liên kết và phối hợp giữa các
Trang 24 quy trình của các thực thể khác trong chuỗi, tức là những nhà cung cấp và khách hàng, cũng như tổ chức chính.
Lĩnh vực giao nhận hàng hóa
Theo Fu & Li (2020), giao nhận hàng hóa là thuật ngữ dùng để chỉ việc vận chuyển hàng hóa từ nơi gốc đến điểm đến theo tuyến đường vận tải (biển, đường bộ và đường hàng không) được khách hàng chỉ định theo nhu cầu của họ Trong thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế, giữa người gửi hàng và người vận chuyển, đó là quá trình chấp nhận ủy quyền của người gửi hàng, thuê chuyến bay hoặc tàu, lập kế hoạch lưu kho, đóng gói, báo cáo xuất khẩu, lập hóa đơn và báo cáo tài chính Hệ thống này chịu trách nhiệm chủ yếu về vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận đến điểm đến
Ngành công nghiệp giao nhận hàng hóa đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia trong lĩnh vực thương mại; không thể có thương mại mà không có vận chuyển hàng hóa và thủ tục hải quan (Mawanza và cộng sự, 2018) Theo Ko và cộng sự (2021) các công ty giao nhận hàng hóa chịu trách nhiệm về logistics quốc tế đã hoạt động trong một khu vực rộng hơn so với trước đây Điều này nhằm cung cấp dịch vụ vận tải đa phương tiện cho khách hàng (tức là người gửi hàng) liên kết vận tải biển và đường bộ cho việc đóng gói hàng hóa trong container và đơn vị hóa Do đó, vai trò của các công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế đã đang thay đổi
Ngày nay, các công ty giao nhận hàng hóa thành công với mọi quy mô, từ những doanh nghiệp siêu nhỏ được chuyên môn hóa cho đến một thị trường cụ thể đến các công ty logistics toàn cầu cung cấp dịch vụ "door to door" Họ hoạt động như một loạt các trung gian, với các vai trò khác nhau trong các hệ thống pháp lý khác nhau (Stojanović & Veličković, 2019).
Quy trình lựa chọn nhà cung cấp
Theo Olanrewaju và cộng sự (2020), lựa chọn nhà cung cấp là một khía cạnh quan trọng được xem xét bởi các tổ chức khi đưa ra quyết định Đây là một chủ đề được nghiên cứu rộng rãi trong lĩnh vực chuỗi cung ứng thương mại Quyết định lựa chọn nhà cung cấp này được ảnh hưởng bởi các yếu tố quan trọng như giá cả, cam kết và khả năng của các nhà cung cấp, giảm giá số lượng, thời gian xử lý, thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển Theo Phạm Thị Hồng Diệu và Nguyễn Văn Phương
(2018), để tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng người thụ hưởng dịch vụ, cả hai bên đều phải được lợi ích nào đó trong mối quan hệ Lựa chọn nhà cung cấp xanh phù hợp và quản lý được họ, là cơ sở giúp tổ chức giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho khách hàng, cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường
Nhà cung cấp giữ một vai trò đáng chú ý trong mối quan hệ liên kết tổ chức nhờ vào tiềm năng của mình Trong một mô hình cộng tác cùng phát triển, vai trò này càng trở nên quan trọng hơn Theo Nguyễn Hoàng Phương Linh và Võ Thị Ngọc Thúy (2016), một nhà cung ứng có thể tham gia thực hiện các chiến lược của những thành viên trong chuỗi logistics, cũng như sự phát triển và vận hành trơn tru các giao dịch trao đổi giữa những thành viên này trong một chuỗi hoặc giữa nhiều chuỗi khác nhau Việc nắm rõ các kế hoạch hoạt động chung đặt ra bởi các nhà sản xuất khác trong liên minh cạnh tranh cùng phát triển và kết quả công việc đi kèm, tạo cho các nhà cung ứng một vai trò hợp thức hóa nhất định, đồng thời hạn chế rào cản tâm lý khi phải hợp tác với những đối thủ cạnh tranh Theo Nguyễn Thị Lệ Thủy và cộng sự (2023), lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics giúp giải quyết hiệu quả các yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp bằng cách tối ưu hóa việc vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa dịch vụ, ; nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí trong quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời tạo lợi thế về thời gian địa điểm việc phân phối tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện thị trường tiêu thụ và nguồn cung ngày càng cách xa về mặt địa lý với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay
Trên thực tế, có rất ít tác giả nghiên cứu về một phương pháp tiếp cận có hệ thống đối với quá trình thuê ngoài có sẵn Ví dụ, các tác giả như Jennings (1997) và Quinn và Hilmer (1994) xác định các vấn đề bao gồm chi phí, hoạt động cốt lõi và phụ trợ, mối quan hệ với nhà cung cấp và công nghệ, đề xuất một khung làm việc có thể hướng dẫn một công ty trong quá trình này McIvor và cộng sự (1997) mô tả cách có hệ thống dựa trên kiến thức và phân tích đa thuộc tính có thể hỗ trợ một tổ chức trong việc đánh giá khả năng nội tại của nó so với nhà cung cấp bên ngoài mà không cung cấp đủ chi tiết về cách phân tích chi phí nên được tích hợp vào quyết định Venkatesan (1992) mô tả phương pháp được áp dụng tại nhà sản xuất động cơ Hoa Kỳ - Cummins Engine Mặc dù không phải là một hướng dẫn chi tiết về quy trình, nó giới thiệu ý
Trang 26 tưởng về việc liên kết phân biệt sản phẩm, phân tích thành phần và khả năng sản xuất như một cách để quyết định hoạt động nào nên được thực hiện bởi nhà cung cấp và hoạt động nào nên được thực hiện bởi Cummins Welch và Nayak (1992), dựa trên kinh nghiệm của họ trong các tổ chức sản xuất tại Hoa Kỳ, bằng cách đề xuất một khung làm việc chung để hỗ trợ các công ty trong việc đánh giá quyết định về nguồn cung Khung của họ bổ sung phương pháp phân tích chi phí truyền thống bằng cách xem xét các yếu tố chiến lược và công nghệ trong quyết định Probert (1996) đã cố gắng khắc phục tình trạng này bằng cách đề xuất một quy trình quyết định chiến lược
"make or buy" gồm bốn giai đoạn Các giai đoạn khác nhau trong phương pháp của ông là: (1) Đánh giá doanh nghiệp ban đầu Thu thập dữ liệu về công ty, đối thủ và nhà cung cấp, cũng như đánh giá các vấn đề chiến lược mà công ty đang phải đối mặt (2) Phân tích nội/ ngoại vi Xác định các thành phần chính, quy trình sản xuất, phân bổ chi phí và sự phối hợp của các bộ phận và công nghệ trên ma trận cạnh tranh/quan trọng của công nghệ (3) Đánh giá các lựa chọn chiến lược Đánh giá các lựa chọn nguồn cung khác nhau được xác định ở Giai đoạn 2 phối hợp với dữ liệu thu thập ở Giai đoạn
1 (4) Chọn chiến lược tối ưu Áp dụng các mô hình hỗ trợ quyết định tài chính để đánh giá các chiến lược nguồn cung khác nhau và xác định lựa chọn phù hợp nhất với hoạt động hiện tại và tương lai của tổ chức.
Dịch vụ thuê ngoài
Cạnh tranh hiện nay được xem xét là cuộc cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng với nhau thay vì giữa các công ty cá nhân Do đó, quản lý cấp cao trong các tổ chức bắt đầu nhận ra tiềm năng của quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả để tăng cường đáng kể tính cạnh tranh toàn cầu của họ Theo Hanafizadeh và cộng sự (2018), dịch vụ thuê ngoài đã trở thành một yếu tố chiến lược quan trọng khi các tổ chức tìm cách giảm chi phí và chuyên sâu vào một số lĩnh vực trung tâm giới hạn Kalinzi (2016) đã định nghĩa, dịch vụ thuê ngoài là việc sử dụng chiến lược của các nguồn tài nguyên bên ngoài để thực hiện các chức năng kinh doanh truyền thống được quản lý bởi nhân viên nội bộ
Sử dụng một công ty thuê ngoài sẽ giúp giảm chi phí và đạt được hiệu quả bằng cách tận dụng tài năng, công nghệ và chuyên môn của các nhà cung cấp bên thứ ba
Trang 27 Đầu tư vào tài sản logistics, thường đòi hỏi một lượng đáng kể về vốn, điều này ngụ ý một rủi ro tài chính cao Bằng cách thuê ngoài các hoạt động dịch vụ logistics, các công ty có thể đạt được quy mô kinh tế và do đó giảm rủi ro tài chính (Arif & Jawab, 2018) Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của dịch vụ thuê ngoài còn có một số rủi ro cần phải xác định và đánh giá khi tiến hành quá trình thuê ngoài Rủi ro xuất hiện bởi vì chúng ta không thể biết chính xác điều gì sẽ xảy ra trong tương lai Chúng ta có thể sử dụng các dự báo tốt nhất và thực hiện mọi phân tích có thể, nhưng luôn có sự không chắc chắn về các sự kiện trong tương lai Đó chính là sự không chắc chắn này tạo nên các rủi ro (Kalinzi, 2016).
Loại hình dịch vụ logistics bên thứ ba
Căn cứ vào hình thức hoạt động logistics (hay theo mức độ cung cấp dịch vụ logistics), hoạt động logistics được chia thành 5 cấp độ Nhưng bài nghiên cứu này chỉ tập trung ở dịch vụ logistics thứ ba nên tác giả chỉ tập trung ở 3 cấp bên dưới:
Logistics bên thứ nhất (First Party Logistics – 1PL, hay còn được gọi là Logistics tự cung cấp): Người sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân 1PL thường là người gửi hàng (shipper) hoặc là người nhận hàng (consignee) Các công ty này có thể sở hữu phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác để thực hiện các hoạt động logistics
Logistics bên thứ hai (Secondary Party Logistics – 2PL): Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ của logistics (như vận tải, kho bãi, thanh toán…) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng chứ chưa tích hợp hoạt động logistics
Logistics bên thứ ba (Third Party Logistics – 3PL, hay còn được gọi là Logistics theo hợp đồng): Người cung ứng dịch vụ logistics bên thứ ba là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ Logistics cho từng bộ phận như: thay mặt người gửi hàng (shipper) thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, cung cấp chứng từ giao nhận - vận tải và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt người gửi hàng làm thủ tục thông quan hàng hóa và đưa hàng tới điểm đến quy định
Bảng 2 1: Các loại hình dịch vụ 3PL
Chức năng Logistics Hoạt động
Vận tải Vận chuyển, giao nhận, gom hàng, giao hàng nhanh, dịch chuyển hàng hóa, xếp dỡ, môi giới
Kho bãi Lưu kho, lắp ráp, nhận hàng, sắp xếp hàng trong kho, khai báo hàng tồn
Quản lý tồn kho Dự báo, tư vấn hệ thống kho bãi và phân tích lựa chọn địa điểm
Xử lý đơn hàng Chuẩn bị đơn đặt hàng, trung tâm tư vấn khách hàng và quản lý người nhận hàng
Hệ thống thông tin Trao đổi dữ liệu điện tử, lên kế hoạch định tuyến, nhận dạng tần số sóng vô tuyến, hệ thống mã vạch, kết nối trên nền web, kiểm tra theo dõi lịch trình
Các hoạt động gia tăng giá trị
Thiết kế và tái chế bao bì, ký mã hiệu, dán nhãn, lập hóa đơn, hoạt động tư vấn, cá biệt hóa theo khách hàng
Mô hình 4P
Theo McCarthy và các cộng sự (1979), Marketing mix là một khái niệm cơ bản trong marketing đại diện cho bốn yếu tố then chốt tạo nên một chiến lược tiếp thị thành công: sản phẩm, giá cả, địa điểm (phân phối) và khuyến mãi Những yếu tố này, thường được gọi là "4Ps" phụ thuộc lẫn nhau và phải được cân bằng và liên kết cẩn thận với từng các yếu tố khác để đạt được mục tiêu tiếp thị Marketing mix không phải là một lý thuyết khoa học mà chỉ đơn thuần là một khuôn khổ khái niệm nhằm xác định những người quản lý ra quyết định chính đưa ra trong việc cấu hình các dịch vụ của họ cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng (Londhe, 2014)
Có 4 chữ “P” được tạo thành trong “Marketing Mix”, đã định nghĩa các yếu tố này như sau:
Product: Sản phẩm có nghĩa là hàng hóa và dịch vụ sự kết hợp mà công ty cung cấp cho thị trường mục tiêu
Price: Giá cả là số tiền khách hàng bỏ ra phải trả tiền để có được sản phẩm
Place: Địa điểm bao gồm các hoạt động của công ty tạo ra sản phẩm có sẵn cho người tiêu dùng mục tiêu
Promotion: Khuyến mãi là các hoạt động truyền đạt giá trị của phẩm và thuyết phục khách hàng mục tiêu mua sản phẩm đó
Hình 2 1: Mô hình 4Ps trong Marketing Mix
(Nguồn: McCarthy và các cộng sự, 1993)
Hình 2.1 nhấn mạnh mối quan hệ của “4Ps” và sự tập trung chung của chúng vào khách hàng: “C” Khách hàng trong mô hình được bao quanh bởi bốn chữ P trong Hình 2.1 Một số người thường lầm tưởng rằng khách hàng là một phần của Marketing Mix, nhưng thực tế không phải vậy Khách hàng phải là mục tiêu của mọi nỗ lực tiếp thị Khách hàng được đặt trong trung tâm của sơ đồ để thể hiện điều này Chữ C là viết tắt của một số khách hàng cụ thể hay những thị trường mục tiêu.
Lý thuyết tập mờ
Tập mờ là một tập hợp các đối tượng mà sự thuộc về của chúng không được xác định một cách chính xác (Zadeh, 1965) Theo Kahraman và cộng sự (2016), nhà sáng lập của lý thuyết tập mờ, Lotfi Asker Zadeh, đã công bố bài báo đầu tiên về lý thuyết mới của ông vào năm 1965, ứng dụng của ông cho phép người ra quyết định giải quyết hiệu quả những điều không chắc chắn Tập mờ rất hữu ích trong khoa học
Trang 30 quyết định Điều này không có gì ngạc nhiên vì phân tích quyết định là một lĩnh vực mà thông tin có nguồn gốc từ con người rất phổ biến (Dubois và cộng sự, 2016) Trong lý thuyết tập hợp cổ điển, các phần tử trong một tập hợp được đánh giá theo thuật ngữ nhị phân theo điều kiện hóa trị hai - một phần tử thuộc hoặc không thuộc tập hợp đó
Các tập mờ thường được sử dụng là các số mờ hình tam giác (TFN), hình thang và Gaussian
Số mờ 𝐴̃ trên tập R là một TFN nếu hàm thành viên của nó
Từ phương trình (t), l và u có nghĩa là giới hạn dưới và giới hạn trên của số mờ 𝐴̃ và m là giá trị phương thức cho 𝐴̃ (Hình 1) TFN có thể được ký hiệu là 𝐴̃=(𝑙,𝑚,𝑢)
Hình 2 2 Chức năng thành viên của số mờ tam giác (TFN)
Phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process)
Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP) là một lý thuyết đo lường tổng quát Nó được sử dụng để tạo ra thang đo tỷ lệ từ việc so sánh theo cặp rời rạc và liên tục Những so sánh này có thể được lấy từ các đo đạc thực tế hoặc từ một thang đo cơ bản phản ánh sự ưu tiên và cảm xúc tương đối AHP đặc biệt
Trang 31 quan tâm đến sự không nhất quán, cách đo nó và sự phụ thuộc giữa các nhóm yếu tố trong cấu trúc của nó Nó đã được ứng dụng rộng rãi nhất trong quyết định đa tiêu chí, kế hoạch hóa và phân bổ tài nguyên, cũng như trong giải quyết xung đột T L Saaty đã phát triển AHP trong giai đoạn từ 1971 đến 1975 khi ông làm việc tại Wharton School (Đại học Pennsylvania, Philadelphia, Pa) (Saaty, 1987) AHP cấu trúc một vấn đề theo cách phân cấp, bắt đầu từ một mục tiêu, sau đó là tiêu chí, tiêu chí phụ và các lựa chọn ở các cấp độ liên tiếp (Saaty, 1990)
Phương pháp phân tích thứ bậc (Fuzzy Analytical Hierarchy Process – F-AHP) tích hợp lý thuyết mờ vào phân tích thứ bậc (AHP) cơ bản, được phát triển bởi Saaty Trong F-AHP, các so sánh theo cặp của cả tiêu chí và các lựa chọn được thực hiện thông qua các biến ngôn ngữ, được biểu thị bằng các số tam giác (Kilincci & Onal, 2011) Một trong những ứng dụng F-AHP mờ đầu tiên được thực hiện bởi Van Laarhoven và Pedrycz (1983) Sau đó, Buckley (1985) đã đóng góp cho chủ đề này bằng cách xác định các ưu tiên mờ của các tỷ số so sánh có hàm thành viên tam giác Boender và cộng sự (1989) đã điều chỉnh phương pháp chuẩn hóa của Van Laarhoven và Pedrycz bằng cách thực hiện một phương trình hồi quy Chang (1996) cũng giới thiệu một phương pháp mới liên quan đến việc sử dụng các số tam giác trong các so sánh theo cặp
Cấu trúc phân cấp này giúp các chuyên gia có cái nhìn tổng quan về các mối quan hệ phức tạp tồn tại trong ngữ cảnh và giúp họ đánh giá xem các yếu tố cùng cấp có thể so sánh được hay không Kết quả của AHP là xếp hạng trọng số của các tiêu chí thông qua việc tính toán các ma trận so sánh cặp của các tiêu chí Theo Tesfamariam
& Sadiq (2006), phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) giúp quyết định quản lý vấn đề phức tạp bằng cách chuyển nó thành các vấn đề nhỏ có thể quản lý và hiểu được
Một số các nghiên cứu liên quan đến Fuzzy AHP trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cú thể kể đến như: Gửl and ầatay (2007) trỡnh bày những kinh nghiệm thực tiễn của một dự án thử nghiệm được thực hiện tại công ty ô tô Thổ Nhĩ Kỳ trong việc tái thiết kế hoạt động logistics của họ và lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu, bằng cách sử dụng phương pháp AHP Nghiên cứu đề cập đến chất lượng, khả năng quan hệ khách hàng và quan hệ lao động Hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thủy và các cộng sự (2023) đã sử dụng mô hình tích hợp Fuzzy-AHP-
TOPSIS trong đánh giá lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logitics thông qua bộ 8 tiêu chí gồm chất lượng của dịch vụ, chi phí, độ tin cậy, danh tiếng công ty, chia sẻ thông tin, tính linh hoạt, chất lượng quản lý, và vị trí địa lý Mô hình xếp hạng đối tượng theo tính tương đồng với giải pháp lý tưởng (Technique for Order of Preference by Similarity to Ideal Solution_TOPSIS) được sử dụng để đánh giá và xếp hạng các nhà cung cấp, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho doanh nghiệp
Theo Nguyễn Hồng Trường (2020), dựa trên nguyên tắc so sánh cặp, phương pháp AHP có thể được mô tả với 3 nguyên tắc chính, đó là phân tích, đánh giá và tổng hợp AHP trả lời các câu hỏi như “Chúng ta nên chọn phương án nào?” hay “Phương án nào tốt nhất?” bằng cách chọn một phương án tốt nhất thỏa mãn các tiêu chí của người ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh các cặp phương án và một cơ chế tính toán cụ thể Giả sử ta có một vấn đề cần ra quyết định (gọi là mục tiêu), phải dựa trên nhiều tiêu chí (Tiêu chí C1, Tiêu chí C2, …, Tiêu chí Cn) Các phương án có thể đưa vào so sánh là PA1, PA2,… PAm:
Mô hình Fuzzy AHP bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu hay mục tiêu cần thiết để giải quyết vấn đề
Bước 2: Xây dựng mô hình AHP (cấu trúc phân cấp) dựa trên các tiêu chí đánh giá được thu thập từ ý kiến của các chuyên gia Một biểu đồ cấu trúc phân cấp bắt đầu với mục tiêu, mục tiêu này được phân tích thông qua các tiêu chí chính và tiêu chí thành phần, tầng cuối cùng thường bao gồm các lựa chọn có thể
Hình 2 3: Sơ đồ mô tả bài toán phân tích thứ bậc
Phương án 1 Phương án 2 Phương án m
Bước 3: Đánh giá ưu tiên của mỗi tiêu chí quyết định bằng cách sử dụng ma trận cho việc so sánh đôi giữa các phần tử dựa trên thang điểm số tuyệt đối của Saaty Dưới đây là thang điểm thông thường:
Bảng 2 2: Thang điểm so sánh đôi của Saaty
Mức độ quan trọng Định nghĩa
Quan trọng bằng nhau Quan trọng có sự trội hơn một ít Quan trọng nhiều hơn
Rất quan trọng, dễ nhận thấy sự khác biệt ảnh hưởng Cực kỳ quan trọng, lấn át hoàn toàn
Mức trung gian giữa các mức trên
Bước 4: Sau khi thiết lập ma trận đánh giá, chúng ta sẽ tiến hành tính toán trọng số cho các tiêu chí bằng cách tổng hợp các giá trị của ma trận theo từng cột, sau đó sau đó chia kết quả cho tổng giá trị đó Các số liệu trọng số được hiển thị ở đây không nên được xem như là kết luận cuối cùng; thay vào đó, quan trọng là xác nhận tính nhất quán trong cách đánh giá của các chuyên gia
Bước 5: Giá trị của hệ số ma trận tương quan hoàn toàn phụ thuộc vào tính chủ quan của người nghiên cứu trong việc định giá trị trọng số cho các mục tiêu, vì vậy không thể tránh được những cái không nhất quán trong ma trận quyết định cuối cùng
AHP xác định một tỷ lệ nhất quán (CR) để so sánh chỉ số nhất quán của ma trận liên quan (ma trận có ý kiến của chúng ta) với chỉ số nhất quán của một ma trận giống ngẫu nhiên (RI) với mục đích kiểm tra tính nhất quán (Saaty, 1980)
Kiểm tra tính nhất quán: Để kiểm tra tính nhất quán đánh giá của các chuyên gia và đảm bảo tính khoa học của đánh giá, chúng ta sẽ sử dụng tỷ lệ nhất quán (Consistency Ratio - CR), được xác định như sau:
CI là Chỉ số Nhất quán (Consistency Index)
RI là Chỉ số ngẫu nhiên (Random Consistency Index)
CR là Tỷ lệ Nhất quán (Consistency Ratio)
Công thức xác định chỉ số nhất quán CI:
𝑛−1 λ max là giá trị riêng lớn nhất của ma trận so sánh cặp (n x n), giá trị riêng lớn nhất max luôn luôn lớn hơn hoặc bằng số hàng hay cột n Nhận định càng nhất quán, giá trị tính toán λ max càng gần n (chính là kích thước ma trận tính toán)
Chỉ số ngẫu nhiên RI: được xác định từ bảng số cho sẵn (xem Bảng 2.4 - giá trị
RI cho các tiêu chí)
Bảng 2 3: Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số tiêu chí lựa chọn được xem xét n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Hình 3 1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Tổng quan các nghiên cứu
Xây dựng nhóm các tiêu chí dựa trên mô hình 4Ps
Lựa chọn những tiêu chí đã được phê duyệt bởi chuyên gia từ các nghiên cứu
Lựa chọn các tiêu chí
Xây dựng bảng câu hỏi
Phỏng vấn Tổng hợp dữ liệu Đánh giá các tiêu chí
Tổng hợp các tiêu chí chính và tiêu chí phụ Xây dựng mô hình cấu trúc thứ bậc
Phát triển ma trận so sánh cặp
Hình thành ma trận so sánh cặp số mờ
Tính toán giá trị trung bình nhân các tiêu chí Xác định trọng số tiêu chí chính và phụ
Xếp hạng của tính toán
KẾT QUẢ
Mô tả dữ liệu
Trong nghiên cứu này, tác giả đã chọn 6 chuyên gia có kiến thức sâu về lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng và hiểu biết về ngành giao nhận vận tải hàng hóa tại công ty Phan Trí Express Sử dụng các bảng câu hỏi đã được chuẩn bị và áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập dữ liệu Các câu hỏi được đặt ra nhằm mục đích xác định các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài và chia nhóm các tiêu chí dựa trên 4 tiêu chí chính: Product, Price, Place và Promotion của phương pháp 4P và tổng quan các nghiên cứu trước đây Các câu trả lời được sử dụng làm dữ liệu cho bài nghiên cứu Dữ liệu sau phỏng vấn sẽ được phân tích bằng cách áp dụng phương pháp Fuzzy AHP
Qúa trình phỏng vấn chuyên gia gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xác định các tiêu chí chính và phụ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ công ty Phan Trí Express
Giai đoạn 2: Đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố qua việc so sánh cặp 2 yếu tố với nhau trước khi đưa vào phân tích (Phụ lục 1, trang 87)
Bảng 4 1: Nhóm các chuyên gia tham gia vào quá trình phỏng vấn
Giới tính Kinh nghiệm làm việc Vị trí, chức vụ
Hơn 6 năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty Freight Forwarder, chủ yếu là mảng Sale cước vận chuyển
Hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc tại nhiều công ty giao nhận vận tải, xuất phát từ mảng sale Logistics
3 Nữ Đa nhiệm, có hơn 6 năm làm việc tại phòng chứng từ xuất nhập khẩu, quản lý các giấy tờ và hóa đơn
Quản lý phòng chứng từ
4 Nam Hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc tại cảng biển, Quản lý bộ
Giới tính Kinh nghiệm làm việc Vị trí, chức vụ sân bay và với hải quan phận vận hành
Hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc với nhiều vị trí khác nhau trong công ty giao nhận vận tải nhưng chịu trách chính là ở mảng làm giá
Quản lý bộ phận làm giá
Hơn 5 năm kinh nghiệm ở các công ty Logistics mảng sale cước vận chuyển Là người đóng góp nhiều nhất cho tổng doanh thu công ty
Quản lý bộ phận Sale
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Kết quả phân tích dữ liệu
Bước 1: Xây dựng khung cơ cấu phân cấp các tiêu chí chính và tiêu chí phụ được thiết kế từ các vấn đề được đề cập như trong Hình 3.3
Bước 2: Xây dựng ma trận so sánh cặp số mờ công thức (7) dựa trên kết quả bảng khảo sát của các chuyên gia khi so sánh hai yếu tố
Bảng 4 2: Tổng hợp ma trận so sánh cặp của các tiêu chí chính (C1-C4):
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bước 3: Kiểm tra tỷ lệ nhất quán của các ma trận mờ
Sử dụng công thức tỷ lệ nhất quán (9) để kiểm tra tính xác thực của nhận định chuyên gia Với nghiên cứu này, giá trị dưới ngưỡng 10% và do đó ma trận đánh giá được chấp nhận Ứng với số lượng các tiêu chí chính, tiêu chí phụ là các giá trị RI được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4 3: Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số tiêu chí lựa chọn của bài nghiên cứu n 1 2 3 4
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bảng 4 4: Tỷ lệ độ nhất quán của 6 chuyên gia trong các tiêu chí chính (C1-C4)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bước 4: Sử dụng công thức (10) để tổng hợp các ưu tiên từ những người ra quyết định là 6 chuyên gia trong lĩnh vực Kết quả của việc tổng hợp ý kiến của các chuyên gia được hiển thị dưới bảng sau đây:
Bảng 4 5: Ma trận so sánh tổng hợp theo cặp của các tiêu chí chính
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bước 5: Sử dụng phương pháp trung bình nhân để tổng hợp các đánh giá về các khía cạnh bằng công thức (11)
Bảng 4 6: Trung bình nhân mờ cho các tiêu chí chính
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bước 6, 7: Tính toán trọng số mờ, chuẩn hóa và giải mờ có trọng số bằng phương trình (12), (13) và (14) Kết quả được hiển thị trong bảng sau
Bảng 4 7: Trọng số mờ của các tiêu chí chính (C1-C4)
Trọng số Chuẩn hóa Phá mờ
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bước 8: Lặp lại các bước 2 đến 7 ở trên cho các tiêu chí phụ Các ma trận so sánh cặp, trọng số đã được chuẩn hóa và trọng số quan trọng của các tiêu chí phụ được trình bày trong các bảng sau:
Bảng 4 8: Tổng hợp ma trận so sánh đôi của các tiêu chí phụ (C11-C14)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bảng 4 9: Trung bình nhân mờ của các tiêu chí phụ (C11-C14)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bảng 4 10: Tổng hợp ma trận so sánh đôi chiều của các tiêu chí phụ (C21-C23)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bảng 4 11: Trung bình nhân mờ của các tiêu chí phụ (C21-C23)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bảng 4 12: Tổng hợp ma trận so sánh đôi chiều của các tiêu chí phụ (C31-C33)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bảng 4 13: Trung bình nhân mờ của các tiêu chí phụ (C31-C33)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bảng 4 14: Tổng hợp ma trận so sánh đôi chiều của các tiêu chí phụ (C41-C43)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bảng 4 15: Trung bình nhân mờ của các tiêu chí phụ (C41-C43)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bảng 4 16: Tổng hợp các trọng số mờ của các tiêu chí phụ (C11-C43)
Trọng số Chuẩn hóa Phá mờ
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Tính toán trọng số toàn cầu của mỗi tiêu chí con Ưu tiên của mỗi tiêu chí đóng góp vào ưu tiên của mục tiêu, và ưu tiên của mỗi tiêu chí con đóng góp vào ưu tiên của tiêu chí chính nó Sử dụng công thức (15), ưu tiên toàn cầu của mỗi tiêu chí phụ được tính toán như sau:
Bảng 4 17 Trọng số toàn cầu của mỗi tiêu chí phụ (C1-C4)
Tiêu chí chính Tiêu chí phụ Trọng số toàn cầu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bước 9: Xếp hạng trọng số toàn cầu của các tiêu chí phụ
Bảng 4 18: Xác định thứ tự ưu tiên các yếu tố
Yếu tố Trọng số toàn cầu Xếp hạng
Chất lượng của dịch vụ 0,147250783 2
Khả năng thúc đẩy và hỗ trợ trong việc quảng bá về dịch vụ 0,056362873 6
Khả năng tài chính của nhà cung cấp 0,04880253 7
Vị trí các cơ sở hạ tầng 0,047820573 8
Yếu tố Trọng số toàn cầu Xếp hạng
Phản hồi khách hàng trước đây 0,047618638 9
Kinh nghiệm và danh tiếng của nhà cung cấp 0,046864825 10
Khả năng tiếp cận đường vận chuyển 0,040022345 11 Độ tin cậy 0,026966891 12
Tiện ích vùng lân cận 0,015672069 13
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Dựa vào bảng xếp hạng các tiêu chí phụ trên của tác giả, yếu tố chi phí dịch vụ Global Weight cao nhất với 18,98%, tiếp theo là chất lượng dịch vụ chiếm 14,73% và tính linh hoạt chiếm 11,39% Các tiêu chí với thứ tự ưu tiên thấp nhất là tiện ích vùng lân cận 1,57% và độ tin cậy chiếm 2,7%
Trọng số cao cho yếu tố chi phí dịch vụ (18,98%) khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài trong công ty Phan Trí Express phản ánh sự quan tâm đặc biệt đối với việc tối ưu hóa chi phí và đảm bảo giá trị tốt nhất cho công ty và khách hàng của họ Trọng số cao cho yếu tố này có nghĩa là công ty đang tập trung vào việc giảm thiểu chi phí hoạt động, đồng thời đảm bảo hiệu quả tài chính Với Phan Trí Express, công ty thường muốn đảm bảo rằng họ đang nhận được giá trị tốt nhất cho tiền bỏ ra Đối với Việt Nam, điều này thực sự cần thiết bởi chi phí là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý nguồn lực tài chính Trọng số cao cho chi phí dịch vụ có thể phản ánh việc đảm bảo tài chính ổn định và sử dụng tài nguyên tài chính một cách hiệu quả Công ty logistics cần đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ có khả năng cung cấp dịch vụ hiệu quả mà không gây ra chi phí không cần thiết
Yếu tố quan trọng tiếp theo là chất lượng dịch vụ (14,73%) vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và thực hiện của chuỗi cung ứng, cũng như sự hài lòng của khách hàng là công ty Phan Trí Express Chất lượng dịch vụ đảm bảo rằng nhà cung cấp thuê ngoài có khả năng duy trì hiệu suất ổn định trong việc vận chuyển và quản lý hàng hóa Điều này đặc biệt quan trọng trong ngành logistics, bởi sự trễ hẹn hoặc sự cố có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng và làm giảm sự hài lòng của khách hàng Không những với Phan Trí Express mà ngay cả các công ty khác trên lãnh thổ
Việt Nam, chất lượng dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng Nếu dịch vụ không đạt đủ mức chất lượng, khách hàng có thể không chỉ cảm thấy không hài lòng mà còn có thể chuyển sang nhà cung cấp khác Mất đi khách hàng có thể có tác động nghiêm trọng đến doanh nghiệp
Yếu tố thấp nhất khi xếp hạng thứ tự ưu tiên trong quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài tại công ty Phan Trí Express là Tiện ích vùng lân cận 1,57% Điều này không phản ánh yếu tố này kém quan trọng mà nó thể hiện một sự ưu tiên khác của công ty trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Với công ty Phan Trí, yếu tố khác quan trọng hơn đối với họ như chi phí hoặc chất lượng dịch vụ,… và do đó, tiện ích vùng lân cận có thể được đặt ở mức độ ưu tiên thấp hơn Công ty có khả năng tự thực hiện các dịch vụ hoặc tiện ích cụ thể trong vùng lân cận, không cần phải dựa vào nhà cung cấp bên ngoài Do đó, tiện ích vùng lân cận không được xem xét quá nhiều trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Ngoài ra, vì tính chất công việc dần trở nên thuận tiện hơn so với trước đây khi mọi thứ đều làm việc online trên màn hình laptop nên khoảng cách địa lý đã không còn là rào cản của các nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài Độ tin cậy có trọng số thấp thứ hai trong việc xếp hạng thứ tự ưu tiên khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài bởi yếu tố tiêu chuẩn trong ngành: Với ngành logistics, độ tin cậy thường được xem xét như một yếu tố tiêu chuẩn và căn bản Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ logistics đều đảm bảo mức độ đáng tin cậy cơ bản để tồn tại trong thị trường Vì vậy, nó không được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng để đánh giá giữa các nhà cung cấp dịch vụ tại Phan Trí Express Trong ngành logistics, chi phí và hiệu suất thường được coi là quan trọng hơn, vì mục tiêu hàng đầu của các công ty logistics thường là tối ưu hóa lợi nhuận và hiệu suất Điều này có thể dẫn đến việc giảm trọng số cho độ tin cậy để tập trung vào các yếu tố khác Độ tin cậy phụ thuộc vào khả năng của nhà cung cấp dịch vụ Nếu một công ty logistics đã thiết lập một mối quan hệ dài hạn với một nhà cung cấp và đã xác định mức độ đáng tin cậy, họ có thể không cần đặt quá nhiều trọng số vào yếu tố này
Bước 10: Lựa chọn nhà cung cấp ứng dụng cho doanh nghiệp
Ba tiêu chí chiếm trọng số cao tương ứng là chất lượng dịch vụ và chi phí dịch vụ và tính linh hoạt Dựa vào đây, tác giả tiến hành so sánh các nhà cung cấp thực tế của
Trang 66 doanh nghiệp với mức thang điểm từ 1-5 (hoàn toàn không tốt - hoàn toàn tốt) để tiến hành lựa chọn nhà cung cấp phù hợp cho doanh nghiệp
Bảng 4 19: So sánh các nhà cung cấp của Phan Trí Express
CTCP Vận tải biển Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Như vậy, nhà cung cấp chiếm tổng điểm cao phù hợp cho Phan Trí Express là: Công Ty TNHH Tiếp Vận Thực – REAL Logistics và CTCP Logistics Vinalink Đây là 2 công ty đáp ứng tiêu chuẩn đề ra dựa trên tình hình thực tế tại công ty.