GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu được hình thành từ năm
2000, nhưng thị trường chưa thực sự phát triển mạnh mẽ cho đến khi Nghị định số 90/2011/ND-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ phê duyệt vào ngày 14/10/2011 chính thức có hiệu lực Với cơ sở pháp lý liên tục được hoàn thiện và sự gia tăng cả về phía cung và cầu, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc trong các năm qua, về doanh nghiệp và khối lượng phát hành cũng như nhà đầu tư tham gia thị trường Tổng giá trị phát hành đã tăng từ 225,8 nghìn tỉ đồng năm 2018 lên 296,7 nghìn tỉ đồng năm 2019, 403,5 nghìn tỉ đồng năm 2020 và 726,2 nghìn tỉ đồng năm 2021 Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tính đến cuối năm
2021 tương đương 18,2% GDP, so với cuối năm 2020 là 17,11% GDP So với cùng kỳ năm 2021, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2022 tăng khoảng 1,13%, tương đương chiếm 12% tổng dư nợ của cả nền kinh tế
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tổng thể nền kinh tế, với vị trí là kênh dẫn vốn trung và dài hạn hiệu quả cho các doanh nghiệp, bên cạnh kênh huy động vốn truyền thống là tín dụng ngân hàng hay thị trường cổ phiếu; từ đó góp phần đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, đảm bảo sự phân bổ vốn hài hòa, giảm sự lệ thuộc lớn của doanh nghiệp vào bất kỳ một kênh dẫn vốn nào, đặc biệt là ngân hàng do dư nợ tín dụng lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo chiến lược tài chính đặt ra mục tiêu đến năm 2025 là 20%
GDP và đến năm 2030 đạt tối thiểu 25% GDP Tuy nhiên, hiện tại quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá còn khá khiêm tốn khi đặt lên bàn cân với các quốc gia trong cùng khu vực Cụ thể, theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), năm 2022, quy mô thị trườngtrái phiếu doanh nghiệp Việt Nam xấp xỉ 14,81% GDP, còn thấp so với các nước trong khu vực như: Malaysia (54,3% GDP), Singapore (34,3% GDP), Thái Lan (25,5% GDP)
Trong giai đoạn 2019-2022, khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời Chính phủ chưa ban hành quy định chặt chẽ về tư cách nhà đầu tư, lực lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia mua bán trái phiếu doanh
1 nghiệp tương đối tích cực Năm 2022, trên thị trường sơ cấp, nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp mua 10,11% lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành Tuy nhiên, sau đó các nhà đầu tư cá nhân thực hiện mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp với nhau và với các nhà đầu tư tổ chức, giúp nâng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư cá nhân tới 32,6% lượng trái phiếu doanh nghiệp trên toàn thị trường Có thể xem nhà đầu tư cá nhân là một yếu tố chính góp động lực tăng trưởng cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong những năm trước.Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2023, thị trường trái phiếu phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Một phần trong đó đến từ việc lãi suất ngân hàng tăng, đồng thời nhà đầu tư cũng có tâm lý thận trọng hơn trước những bất ổn về địa chính trị và triển vọng kém tích cực về tình hình kinh tế thế giới Riêng thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi niềm tin của nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi các vụ trọng án về phát hành trái phiếu sai mục đích và tổ chức phát hành có vấn đề về khả năng thanh toán và việc một số phương tiện truyền thông đưa tin không chính thống, tin thất thiệt về một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu dẫn đến thanh khoản thị trường trái phiếu doanh nghiệp và số lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm mạnh Năm 2023, tỷ lệ nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp của nhà đầu tư cá nhân giảm xuống khoảng 6,8% tổng giá trị giao dịch trái phiếu doanh nghiệp của toàn thị trường Sự sụt giảm huy động vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp làm gây thêm căng thẳng cho nguồn vốn đầu tư vốn đã hạn chế và tính thanh khoản của nhiều doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là những doanh nghiệp có lượng trái phiếu đáo hạn đáng kể trong năm 2023 và 2024 Hậu quả là doanh thu và lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng mạnh
Do vậy, nếu muốn thu hút nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp, một nghiên cứu để xác định động cơ giao dịch trái phiếu doanh nghiệp của các nhà đầu tư, nhận thức về trái phiếu doanh nghiệp của các nhà đầu tư, hay nói rộng hơn là quyết định đầu tư của nhà đầu tư tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp là rất cần thiết Với SSI, việc thu hút khách hàng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nhằm giúp tăng thị phần của công ty cũng rất quan trọng trong việc nâng cao vị thế của công ty trên thị trường, và góp phần tăng doanh thu từ việc phân phối trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh tổng thể của cả doanh
Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm nghiên cứu quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam sau năm 2022 – năm xảy ra những biến động lớn tác động mạnh mẽ đến toàn bộ thị trường trái phiếu doanh nghiệp Chính vì lý do này, việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các nhà đầu tư cá nhân có ý nghĩa quan trọng, góp phần làm rõ về động cơ và các yếu tố thúc đẩy ý định đầu tư của khách hàng cá nhân, để từ đó có thể đưa ra những biện pháp ứng xử, hành động và quản lý phù hợp cho các bên liên quan nói chung và cho Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI nói riêng.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề án là xác định các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của nhà đầu tư cá nhân tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, từ đó đưa ra những hàm ý chính sách phù hợp cho các bên liên quan nói chung và SSI nói riêng
- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về trái phiếu doanh nghiệp và về ý định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân
- Tìm hiểu về thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp và xu hướng nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường này
Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định và đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của nhà đầu tư cá nhân tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, với mục tiêu làm rõ những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi đầu tư của nhóm nhà đầu tư này Việc xác định chính xác các nhân tố sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho ban lãnh đạo SSI trong việc xây dựng chiến lược tiếp cận và thu hút nhà đầu tư cá nhân hiệu quả hơn.
- Đề xuất các hàm ý chính sách phù hợp giúp cải thiện và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
- Đề xuất các hàm ý chính sách giúp thu hút nhà đầu tư cá nhân trên thị trường nói chung và tại SSI nói riêng tham gia đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề án là các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của nhà đầu tư cá nhân tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
Tác giả thực hiện bài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 05/01/2024 đến 04/02/2024 Để đảm bảo tính cập nhật của đề án, các dữ liệu sơ cấp được khảo sát và thu thập trong phạm vi thời gian từ 15/01/2024 – 31/01/2024
1.4 Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Đâu là những nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư cá nhân tại SSI?
- Những hàm ý chính sách nào có thể được đề xuất để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam và thu hút nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường này?
Với đề tài nghiên cứu này, tác giả áp dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, cụ thể việc thiết kế bảng câu hỏi dựa trên phương pháp và cấu trúc truyền thống, xuất phát từ các mô hình nghiên cứu ý định hành vi nổi bật như là mô hình TPB và được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm riêng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam Ba yếu tố mới được tác giả đề xuất để đo lường mối quan hệ tương quan trong nghiên cứu là: Kinh nghiệm trong quá khứ, Nhận thức về rủi ro và Kiến thức tài chính
Các thang đo được chọn dựa trên các nghiên cứu trước và các câu hỏi trong thang đo được áp dụng theo thang đo Likert 5 cấp độ Dữ liệu nghiên cứu tổng hợp
4 từ phiếu điều tra khảo sát được phân phối cho các nhà đầu tư cá nhân có giao dịch tạiSSI thông qua Google form Phương pháp thu thập dữ liệu theo tác giả đánh giá là tương đối thuận tiện và nhanh chóng do đối tượng nghiên cứu hướng tới là tất cả các khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ tại SSI
Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích bình phương tối thiểu từng phần (PLS) để ước lượng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Tác giả thực hiện ước lượng trên phần mềm SmartPLS4
1.6 Đóng góp mới và ý nghĩa của nghiên cứu
1.6.1 Đóng góp mới của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu có đóng góp mới về cả mặt lý thuyết và mặt thực tiễn Về mặt lý thuyết, nghiên cứu giúp hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp cũng như ý định hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng Về mặt thực tiễn, nghiên cứu bổ sung thêm kết quả thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi của nhà đầu tư cá nhân Trong phạm vi hiểu biết của tác giả, đây là nghiên cứu đầu tiên tập trung vào quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của nhà đầu tư cá nhân sau những biến động lớn xảy ra trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp từ năm 2022, đặt cơ sở cho các nghiên cứu sau này về ý định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong tương lai
Dựa trên những kết quả nghiên cứu trong bài, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp nhằm giúp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp và khuyến khích nhà đầu tư cá nhân trên thị trường nói chung và tại SSI nói riêng tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Các chương tiếp theo của bài nghiên cứu được sắp xếp theo trình tự như sau: - Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu
- Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Chương 5: Kết luận và hàm ý
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Cơ sở lý luận về trái phiếu doanh nghiệp
2.1.1.1 Cơ sở lý luận về trái phiếu Định nghĩa
Theo khoản 3, Điều 4, Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu được định nghĩa như sau: “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành” Hiểu theo một cách đơn giản, trái phiếu chính là một loại chứng khoán nợ hay là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của tổ chức phát hành phải trả cho người nắm giữ trái phiếu một khoản tiền gốc (mệnh giá của trái phiếu) và (hoặc) lợi tức xác định tại các mốc thời gian cụ thể Đặc điểm của trái phiếu
Trái phiếu có các đặc điểm nổi bật như sau:
- Theo Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương, chủ thể phát hành trái phiếu có thể là Bộ Tài chính; doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Ngoài ra, công ty cổ phần công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty trách nhiệm hữu hạn cũng thuộc đối tượng tổ chức phát hành trái phiếu, theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế
- Bất cứ doanh nghiệp, cá nhân hoặc chính phủ đều có thể mua trái phiếu. Những loại trái phiếu có ghi tên của trái chủ được gọi là trái phiếu ghi danh, còn ngược lại thì được gọi là trái phiếu vô danh
Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ phiếu điều tra khảo sát được phân phối cho các nhà đầu tư cá nhân có giao dịch tại SSI thông qua Google form Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp thu thập thuận tiện vì đối tượng nghiên cứu hướng tới là tất cả các nhà đầu tư cá nhân tại SSI Dữ liệu cuối cùng thu về gồm 343 khảo sát hợp lệ.
Trong số 343 phiếu khảo sát hợp lệ, tác giả thực hiện thống kê mô tả và kết quả được thể hiện ở bảng Kết quả cho thấy những đặc điểm sau về đối tượng tham
- Nam giới tham gia khảo sát nhiều hơn nữ với tỷ lệ lần lượt là 63% và 37% - Đối với độ tuổi của các nhà đầu tư tham gia khảo sát, nhóm độ tuổi từ 23 đến 30 và từ
31 đến 40 chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 56% và 28% Trong khi đó, độ tuổi từ 18 đến 22 chỉ chiếm 4%, đây là độ tuổi mà đối tượng chủ yếu là sinh viênhoặc sinh viên mới ra trường, do đó tỷ lệ tham gia đầu tư thấp Nhóm trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ khoảng 11%
Ngành nghề của các nhà đầu tư tham gia khảo sát đa dạng, với tỷ trọng cao nhất thuộc về nhân viên văn phòng (38%) và kinh doanh tự do/khác (27%) Nhà đầu tư làm công việc chuyên môn cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (29%), trong khi sinh viên đầu tư ở mức thấp (6%).
- Đối với thu nhập của nhà đầu tư tham gia khảo sát, phần lớn nhà đầu tư có thu nhập hàng tháng trong khoảng từ 10 đến 30 triệu, chiếm 71% tổng mẫu khảo sát Nhóm có thu nhập hàng tháng dưới 10 triệu chiếm 16% và nhóm có thu nhập hàng tháng trên
- Tỷ lệ nhà đầu tư tại SSI có hoặc đã từng đầu tư trái phiếu là khoảng 88%, đây là tỷ lệ tương đối cao, phản ánh sự hấp dẫn của trái phiếu đối với nhà đầu tư
Bảng 3.2 Thống kê nhân khẩu học đối tượng khảo sát
Nhóm Phân loại Số quan sát
54 nghiệp Nhân viên văn phòng 129 37.61%
Kinh doanh tự do và khác 94 27.41%
Người làm công việc chuyên môn 99 28.86%
Trên 30 triệu 42 12.24% Đầu tư trái phiếu hay không
Nguồn: Tác giả tổng hợp
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thống kê mô tả 56 4.2 Kết quả mô hình đo lường 57 4.2.1 Đánh giá độ tin cậy .58 4.2.2 Đánh giá độ giá trị 60 4.3 Đánh giá mô hình cấu trúc 63 4.3.1 Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến 63 4.3.2 Hệ số xác định (R 2 ) 63 4.4 Kiểm định giả thuyết và thảo luận .65 4 Đánh giá các mối quan hệ tác động trực tiếp 65 4.4.2 Đánh giá các mối quan hệ tác động gián tiếp .69 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý 70 5.1 Kết luận .70 5.2 Hàm ý chính sách .70 5.2.1 Đề xuất giải pháp đối với SSI 72 5.2.2 Hàm ý chính sách đối với cơ quan quản lý 74 5.2.3 Hàm ý chính sách đối với doanh nghiệp phát hành .77 5.2.4 Hàm ý chính sách đối với tổ chức trung gian giao dịch .78 5.2.5 Hàm ý chính sách đối với nhà đầu tư cá nhân 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Do tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư nhân nên tác giả sẽ chỉ sử dụng mẫu bao gồm các nhà đầu đang hoặc đã từng đầu tư trái phiếu Do đó, mẫu nghiên cứu chính gồm 302 quan sát Tác giả cũng thực hiện thống kê mô tả câu hỏi khảo sát dựa trên mẫu gồm 302 quan sát và tìm thấy một số đặc biệt như sau:
- Đa phần các biến quan sát đều có giá trị trung bình nằm trong khoảng từ 3,4 đến 4,2 Biến quan sát có giá trị trung bình thấp nhất là RISK3 với 3,404, biến quan sát có giá trị trung bình cao nhất là PE3 với 4,242
- Đối với câu hỏi về ý định đầu tư trái phiếu (II), giá trị trung bình nằm trong khoảng từ 3,666 đến 4,043 với giá trị nhỏ nhất là 2 và lớn nhất là 5 Giá trị trung bình nằm trong khoảng tương đối cao phản ý định đầu tư cao của nhà đầu tư cá nhân Đối với nhận định “Tôi có ý định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới”, có tới 78% nhà đầu tư đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với nhận định trên, thể hiện ý định đầu trái phiếu cao của nhà đầu tư cá nhân tại SSI
- Đối với câu hỏi về quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (ID), giá trị trung bình nằm trong khoảng từ 3,540 đến 3,738 với giá trị nhỏ nhất là 2 và lớn nhất là 5 Kết quả nhất quán với đối tượng khảo sát là các nhà đầu tư đã hoặc đang đầu tư trái phiếu. Đối với câu hỏi “Tôi có mua trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng gần nhất”, 71% nhà đầu tư đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý với nhận định trên
Bảng 4.1 Thống kê mô tả về các biến quan sát
Biến quan sát Số lượng mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Biến quan sát Số lượng mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Ghi chú: ATT là Thái độ, SN là Chuẩn chủ quan, PBC là Nhận thức kiểm soát hành vi.
PE là Kinh nghiệm quá khứ, RISK là Nhận thức rủi ro, FL là Kiến thức tài chính, II là Ý định đầu tư trái phiếu và ID là Quyết định đầu tư trái phiếu Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 26
4.2 Kết quả mô hình đo lường
Trong phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM sử dụng phần mềm
SmartPLS, bước đầu tiên là đánh giá mô hình đo lường (measurement model) hoặc
57 mô hình bên ngoài Hai tiêu chí chính được sử dụng trong phân tích để đánh giá mô hình đo lường là độ tin cậy (Reliability) và độ giá trị (Validity) (Ramayah, Lee, và In, 2011)
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy
Bước thứ nhất trong quy trình đánh giá một mô hình đo lường bao gồm việc kiểm tra mức độ thay đổi trong từng biến quan sát, mà có thể giải thích bởi biến tiềm ẩn điều này cho thấy độ tin cậy của thang đo Hệ số tải ngoài (outer loading) của các biến quan sát cần phải lớn hơn 0,70 vì nó cho thấy các biến tiềm ẩn giải thích được hơn 50% phương sai của các biến quan sát nên độ tin cậy của các biến quansát cao và độ chính xác của thang đo là chấp nhận được (Vinzi, Chin, Henseler, & Wang, 2010 ) Các nhà nghiên cứu thường đạt được hệ số tải yếu tố bên ngoài nhỏ hơn (