1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình

131 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Chi Phí Tại Công Ty Cổ Phần Hải Sản Thái Bình
Tác giả Phạm Thị Phương Linh
Người hướng dẫn PGS.TS Đỗ Quang Giám
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kế toán định hướng ứng dụng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 193,4 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu (15)
      • 1.3.1. Đối tương nghiên cứu (15)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn (16)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn (17)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (17)
      • 2.1.1. Cơ sở lý luận về kế toán quản trị (17)
      • 2.1.2. Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí (23)
      • 2.1.3. Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp (29)
      • 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp chế biến hải sản (35)
    • 2.2. Cơ sở thực tiến (37)
      • 2.2.1. Công tác tổ chức ktqt chi phí ở một số nước trên thế giới (37)
      • 2.2.2. Công tác tổ chức ktqt chi phí ở việt nam (39)
      • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn (40)
  • Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu (41)
    • 3.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu (41)
      • 3.1.1. Lịch sử hình thành của công ty cổ phần hải sản Thái Bình (41)
      • 3.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần hải sản Thái Bình (42)
      • 3.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty (46)
      • 3.1.4. Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần hải sản Thái Bình (46)
      • 3.1.5. Tình hình lao động của công ty (48)
      • 3.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (49)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (52)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (54)
    • 4.1. Thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phàn hải sản Thái Bình (54)
      • 4.1.1. Thực trạng chi phí phát sinh tại công ty (54)
      • 4.1.2. Thực trạng nhu cầu sử dụng kế toán quản trị chi phí trong công ty (58)
      • 4.1.3. Thực trạng công tác tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí tại công ty (59)
      • 4.1.4. Thực trạng công tác xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất tại công ty (62)
      • 4.1.5. Tổ chức chứng từ, tài khoản (74)
      • 4.1.6. Thực trạng tổ chức thu nhận thông tin chi phí trong công ty cổ phần Hải sản Thái Bình (79)
      • 4.1.7. Thực trạng tổ chức phân tích và kiểm soát thông tin chi phí trong công ty cổ phần hải sản Thái Bình (83)
    • 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kế toán quản trị tại công ty cổ phần hải sản Thái Bình (89)
      • 4.2.1. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty (89)
      • 4.2.2. Hoàn thiện về các phần hành của tổ chức kế toán quản trị chi phí (97)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (126)
    • 5.1. Kết luận (126)
    • 5.2. Kiến nghị (127)
      • 5.2.1. Đối với nhà nước (127)
  • Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................ 97 (128)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận

2.1.1 Cơ sở lý luận về kế toán quản trị

2.1.1.1 Khái niệm về kế toán quản trị

* Khái niệm kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin kế toán nói chung trong các doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, nguyên nhân sự phát triển của kế toán quản trị là do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tập đoàn, quốc gia của tổng thể nền kinh tế Nhưng trong bất kỳ một doanh nghiệp nào thì thông tin kế toán quản trị với chức năng cơ bản là công cụ hữu hiệu để các cấp lãnh đạo đưa ra quyết định điều hành mọi hoạt động nhằm hướng tới các mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Việc nghiên cứu kế toán quản trị được xem xét từ nhiều quan điểm và góc độ khác nhau.

Trong mấy thập niên gần đây khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, triết lý của quản lý cũng thay đổi dẫn đến sự ra đời và phát triển của kế toán quản trị là tất yếu Kế toán quản trị cũng như kế toán tài chính cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, thông qua việc thu thập, xử lý thông tin và lập báo cáo theo yêu cầu của người sử dụng Cả hai lĩnh vực kế toán này đều chia sẻ việc cung cấp thông tin tài chính, trong khi kế toán quản trị còn cung cấp thông tin phi tài chính.

Có thể thấy kế toán quản trị quan tâm đến sử dụng thông tin kế toán đối với nhà quản lý trong các tổ chức để cung cấp cho họ cơ sở tin cậy để ra quyết định kinh doanh, trang bị tốt hơn cho họ các chức năng quản lý và kiểm soát trong tổ chức (Đỗ Quang Giám và cs., 2016) Cho đến nay các nhà khoa học, tổ chức đã đưa ra nhiều khái niệm về kế toán quản trị.

- Theo Ray Garison et al (2012): “Kế toán quản trị liên quan đến việc cung cấp thông tin cho các nhà quản lý sử dụng trong nội bộ tổ chức và có trách nhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức đó”.

- Theo Hiton W Ronald (2011): “Kế toán quản trị là quá trình nhận diện, đo lường, phân tích, diễn dịch và cung cấp thông tin nhằm theo đuổi mục tiêu của tổ chức”.

- Theo John Wild et al.(2010): “Kế toán quản trị là một hoạt động nhằm cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản lý trong một tổ chức và những người ra quyết định khác trong nội bộ đơn vị”.

- Theo Viện Kế toán Quản trị, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (IMA, 1982) thì: “Kế toán quản trị là quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải và truyền đạt các thông tin tài chính và phi tài chính được quản trị sử dụng để lập kế hoạch, đánh giá, kiểm soát việc thực hiện trong nội bộ tổ chức để đảm bảo sử dụng hợp lý và quản lý chặt chẽ đối với các nguồn lực của tổ chức”.

- Theo Luật Kế toán Việt Nam (Quốc hội, 2003) tại Khoản 3, Điều 4: “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.

- Theo Thông tư 53/2006/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2006), “Hướng dẫn thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp” thì thông tin phục vụ quản lý nội bộ mà kế toán quản trị cung cấp có thể là (i) chi phí của từng bộ phận, từng công việc, từng sản phẩm, (ii) phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận; phân tích mối quan hệ giữa chi phí-khối lượng-lợi nhuận,

(iii) quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ, (iv) lựa chọn thông tin xác đáng cho việc ra các quyết định đầu tư ngắn hạn, dài hạn, (v) lập dự toán sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc điều hành, kiểm tra và ra các quyết định kinh tế Những thông tin này đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá doanh nghiệp đó rất có hiệu quả.

Khác với kế toán tài chính, kế toán quản trị là công việc của từng doanh nghiệp, tùy thuộc vào nhu cầu thông tin trong quản lý nội bộ tổ chức, cũng như lợi ích của thông tin mà nó cung cấp Nhà nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội dung, phương pháp kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện (Đỗ Quang Giám và cs., 2016).

Các khái niệm trên tuy diễn đạt khác nhau nhưng đều có những điểm chung cơ bản như sau:

- Kế toán quản trị là phân hệ kế toán cung cấp những thông tin định lượng.

- Đối tượng sử dụng thông tin kế toán quản trị là các cấp độ nhà quản trị doanh nghiệp.

- Thông tin kế toán quản trị nhằm đáp ứng nhu cầu cho chức năng hoạt động của các nhà quản trị doanh nghiệp.

Như vậy, có thể hiểu khái quát về kế toán quản trị như sau: Kế toán quản trị là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin định lượng kết hợp với định tính về các hoạt động của một đơn vị cụ thể Các thông tin đó giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị nhằm tối ưu hóa các mục tiêu.

2.1.1.2 Lý luận chung về kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất

KTQT là công cụ quản trị, một công cụ rất quan trọng trong quá trình hoạch định và kiểm soát chi phí, thu thập, tính toán hiệu quả quá trình kinh doanh nhằm đưa ra các quyết định quản trị đúng đắn Thật vậy, quá trình SXKD của một doanh nghiệp ở bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào, thành phần kinh tế nào muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao cần phải biết được thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính một cách kịp thời đầy đủ, chính xác và trung thực Những thông tin về tình hình chi phí mà các doanh nghiệp đã chi ra cho từng họat động kinh doanh, từng địa điểm kinh doanh hoặc từng loại sản phẩm Những thông tin về thu thập và xác định kết quả sản xuất kinh doanh theo từng hoạt động, địa điểm hoặc sản phẩm đó chỉ có thể nhận biết được một cách cụ thể thông qua việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin của KTQT KTQT là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu phục vụ nhà quản trị trong toàn bộ quá trình quản lý từ lập kế hoạch, đến thực hiện kiểm tra đánh giá nhằm đến mục đích ra quyết định KTQT là kế toán theo chức năng quản lý vì thế vai trò của nó là cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến việc lập kế hoạch, điều hành hoạt động, kiểm tra và ra quyết định.

Các chức năng quản lý doanh nghiệp được thể hiện thông qua sơ đồ sau :

Lập kế hoạch Đánh giá thực hiện Ra quyết định

Kiểm soát - đánh giá hoạt động Điều hành hoạt động

Sơ đồ 2.1 Các chức năng quản lý doanh nghiệp

Như vậy, để có những quyết định đúng đắn cần phải có đầy đủ các thông tin cần và chính xác Nếu các thông tin không đầy đủ, không chính xác thì sẽ dẫn đến quyết định bị sai lệch Mặt khác, nhu cầu chính của quản trị không phải là các thông tin chi tiết rời rạc mà là các bảng tóm tắt, từ đó người quản lý sẽ thấy được nơi nào có vấn đề và nơi đâu cần sự quan tâm của nhà quản lý hơn nữa để cải tiến làm cho công việc có hiệu quả hơn.

2.1.1.3 Bản chất, vai trò và nội dung của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

*) Bản chất của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

- KTQT không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế đã thực sự hoàn thành, đã ghi chép hệ thống hóa trong các sổ kế toán mà còn xử lý và cung cấp các thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản trị.

Cơ sở thực tiến

2.2.1 Công tác tổ chức KTQT chi phí ở một số nước trên thế giới

Kế toán quản trị đã hình thành, phát triển vô cùng nhanh chóng về lý luận, thực tiễn trong các doanh nghiệp trên thế giới Quá trình đó vừa tạo nên những điểm chung và khuynh hướng riêng của mỗi doanh nghiệp và ở từng nước, cụ thể:

 Trong DN sản xuất ở Anh, Mỹ

Hệ thống kế toán Anh và Mỹ rất chú trọng đến KTQT nói chung và KTQT chi phí nói riêng KTQT chi phí của hai nước này vào những năm cuối thập kỷ 80 thế kỷ 20 chủ yếu áp dụng mô hình kế toán chi phí truyền thống, ngày nay đã phát triển vận dụng phương pháp chi phí theo hoạt động (ABC) KTQT của Anh và Mỹ thường tập trung vào việc lập định mức và dự toán chi phí, áp dụng các cách phân loại chi phí, đặc biệt là phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, sử dụng các thông tin chi phí phù hợp cho việc ra quyết định Hệ thống KTQT của Anh và Mỹ được thiết lập nhằm mục đích cung cấp thông tin cho việc ra quyết định quản trị của DN nên KTQT của Anh và Mỹ sử dụng nhiều mô hình và các phương pháp định lượng thông tin Tại Anh và Mỹ, KTQT được coi là công việc riêng của DN nên nhà nước không can thiệp sâu vào chuyên môn, nghiệp vụ KTQT luôn được nhận thức là một bộ phận chuyên môn trong tổ chức bộ máy kế toán, đề cao vai trò của KTQT gắn liền với các chức năng quản trị DN.

 Trong DN sản xuất ở Châu Âu

Nước Pháp và nước Đức là 2 nước có KTQT đặc trưng cho Châu Âu. KTQT được xây dựng gắn kết với KTTC, có quan hệ mật thiết với chính sách kế toán chung và chịu sự hướng dẫn can thiệp bằng luật pháp của nhà nước với mục tiêu trọng tâm là cung cấp thông tin để kiểm soát nội bộ.

 Trong DN sản xuất ở Châu Á

Kinh nghiệm vận dụng KTQT chi phí của các nước Châu Á được nghiên cứu thông qua nghiên cứu hệ thông KTQT của 2 quốc gia đặc trưng cho Châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc.

KTQT ở Nhật phát triển phù hợp với đặc thù riêng theo phong cách quản lý với trọng tâm nâng cao chất lượng kiểm soát, kiểm soát định hướng trong nội bộ.

Kinh tế thị trường xuất hiện từ lâu ở Nhật, nhưng chỉ thực sự đúng nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ II và KTQT cũng hình thành, phát triển nhanh từ đó Những năm 1950 đến 1970, KTQT bắt đầu hình thành từ khởi xướng của Chính phủ Nhật qua xúc tiến giới thiệu, áp dụng KTQT Âu, Mỹ cho DN KTQT trong DN sản xuất ở Nhật thời kỳ này chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm KTQT Âu-Mỹ với nội dung đơn giản và hướng đến trọng tâm kiểm soát dự toán, hoạch định lợi nhuận trong tiến trình tái thiết kinh tế Nhật sau chiến tranh Sau những năm 1980 đến những năm cuối thế kỷ 20, nền kinh tế Nhật đã khôi phục, ổn định, phát triển và bắt đầu hướng ra thị trường quốc tế, phát triển mạnh nền kinh tế thị trường, cạnh tranh.

Với nguồn lực hạn hẹp, các DN Nhật phải đương đầu với sự bất ổn, sức ép cạnh tranh từ DN ở các nước cùng với bản sắc văn hoá người Nhật Đây cũng là tiền đề nảy sinh KTQT kiểu Nhật, ảnh hưởng sâu rộng đến nội dung KTQT trên thế giới Đó là KTQT với trọng tâm nâng cao về mặt định tính, tính chất thông tin để giảm những tổn thất nguồn lực kinh tế sử dụng của quy trình SXKD, thông tin để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế tạo ra giá trị, KTQT trên hệ thống quản lý với mô hình tổ chức linh hoạt, với phương thức quản lý kết hợp giữa tư duy giá trị, với tư duy chuỗi giá trị Tuy nhiên, KTQT ở Nhật vẫn tiếp tục duy trì những tiến bộ của phương pháp kỹ thuật định lượng thông tin theo khuynh hướng riêng tạo nên nội dung KTQT thịnh hành ngày nay chủ yếu như: xây dựng tiêu chuẩn và phân loại chi phí, thu nhập, lợi nhuận, xây dựng hệ thống dự toán ngân sách hoạt động hàng năm, xây dựng kế toán chi phí theo phương pháp toàn bộ và trực tiếp, kế toán chi phí theo mục tiêu, kế toán chi phí theo cơ sở hoạt động, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá vốn đầu tư, kế toán các trung tâm trách nhiệm, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá các bộ phận, phân tích biến động chi phí, xây dựng hệ thống điều hành và đánh giá chi phí, bảng cân đối thành quả, phân tích tính cân đối chi phí - lợi ích, phân tích báo cáo tài chính,… Xuất phát từ đề cao tính an toàn, tính tập thể, tính kiểm soát, kiểm soát định hướng hoạt động, KTQT ở Nhật có nhiều mối liên hệ với kế toán tài chính, gắn kết với hệ thống kế toán chung, một bộ phận trong tổ chức bộ máy kế toán. Ở Trung Quốc

KTQT ở Trung Quốc còn non trẻ và chưa có khuynh hướng riêng gắn liền quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường.

Những dấu hiệu kinh tế thị trường chỉ mới xuất hiện ở Trung Quốc những năm cuối 1980 và KTQT bắt đầu hình thành phát triển từ đó Sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế thị trường cùng chính sách cải cách kế toán đã thay đổi, phát triển nhanh chóng hệ thống kế toán, KTQT Năm 1980, KTQT xuất hiện với nội dung cơ bản như KTQT ở Anh, Mỹ những năm 1965 Sau đó, KTQT được cải tiến, nâng cao nhưng với mức độ không đồng đều, thường tập trung vào những chủ đề sau: xây dựng hệ thống dự toán ngân sách, dự toán vốn đầu tư dài hạn, nhận diện và phân tích chi phí sản xuất, bán hàng, quản lý, phân tích doanh thu, phân tích triển vọng thị trường, phân tích nợ phải thu, phân tích lợi nhuận, hệ thống khoán chi phí bộ phận, phân tích điểm hoà vốn, phân tích báo cáo tài chính Tuy mới bước ra từ tư duy quản lý kinh tế tập trung, bao cấp; tuy nhiên, KTQT đã nhanh chóng giữ vai trò quan trọng trong hệ thống kế toán, trong DN KTQT luôn được xem là một bộ phận chuyên môn, phân hệ của kế toán nhưng khuynh hướng, tổ chức thực hiện rất đa dạng Đây cũng chính là đặc điểm chung tổ chức KTQT nói chung và KTQT chi phí nói riêng trong những nước mới phát triển ở Châu Á, của những nước từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường.

2.2.2 Công tác tổ chức KTQT chi phí ở Việt Nam

Các doanh nghiệp Việt Nam hạch toán độc lập, qui mô vừa và nhỏ, trong đó có các doanh nghiệp khai thác thủy hải sản, có thể tổ chức bộ máy kế toán quản trị theo mô hình kết hợp hài hoà giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng một bộ máy kế toán nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc thu thập, sản xuất và cung cấp thông tin chi phí Mô hình này phù hợp nhu cầu chi phí hiện nay và với trình độ của cán bộ kế toán của các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước Tuy nhiên, với các đơn vị có qui mô lớn, nhiều đơn vị thành viên, hoạt động sản xuất kinh doanh phức tạp, trải dài trên nhiều địa phương như : Tập đoàn, Tổng công ty có thể lựa chọn nghiên cứu tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán quản trị độc lập với kế toán tài chính nhằm tăng khả năng cung cấp thông tin, giải quyết hiệu quả các vấn đề của Tập đoàn, của toàn ngành Đồng thời với qui mô và yêu cầu như vậy, để kế toán quản trị chi phí phát huy hiệu quả còn cần có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, đặc biệt hệ thống công nghệ thông tin và ứng dụng hệ thống giải pháp quản lí toàn diện doanh nghiệp.

Trong quá trình tổ chức, mỗi một phần hành kế toán nên phân công, phân nhiệmrõ ràng để nâng cao tinh thần trách nghiệm trong công việc của mỗi nhân viên kế toán, đồng thời tránh chồng chéo trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp Cần phải chú trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống mức kinh tế - kỹ thuật và dự toán quá trình sản xuất kinh doanh một cách khoa học và hợp lý, cần quan tâm đến việc phân tích kết quả trong mối quan hệ với chi phí bỏ ra, mọi sai lệch cần phải tìm ra nguyên nhân và bộ phận chịu trách nhiệm để có giải pháp điều chỉnh hợp lý, kịp thời Mọi trung tâm chức năng đều phải có trách nhiệm quản lí, kiểm soát chi phí chứ không riêng phòng kế toán. Để thu nhận, sản xuất và cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về thông tin chi phí phục vụ cho công tác quản trị, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán quản trị chi phí phù hợp nhu cầu và thực tế.

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn

Từ việc nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí ở một số nước trên thế giới giúp Việt Nam học hỏi, tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam Và đã đưa ra bài học kinh nghiệm về vận dụng kế toán quản trị chi phí như sau:

Về phân loại chi phí: Chi phí cần được phân loại theo các tiêu thứckhác nhau nhằm phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau để nhà quản trị ra quyết định. Đặc biệt cần chú ý đến phân loại chi phí theo mức độ hoạt động, tức là chi phí được phân loại thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Về xây dựng định mức và dự toán : DN cần quan tâm xây dựng hệ thống định mức và dự toán chi phí, đây là cơ sở để thực hiện chi phí, để kiểm soát chi phí và đánh giá tình hình sử dụng chi phí.

Về các phương pháp xác định chi phí theo đối tượng chịu phí: Tùy điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh, điều kiện tổ chức quản lý sản xuất để lựa chọn các phương pháp phù hợp, có thể lựa chọn phương pháp truyền thống hay phương pháp hiện đại.

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN THÁI BÌNH Địa chỉ: 22 Hai Bà Trưng, Phường Lê Hồng Phong, Thánh phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình

Tài khoản số: 4311 01 000022 tại Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thái Bình Điện thoại: (036)831583

Ngành nghề: Sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu thủy, hải sản

3.1.1 Lịch sử hình thành của công ty cổ phần Hải sản Thái Bình

Công ty cổ phần Hải sản Thái Bình tiền thân là trạm thủy sản thuộc tỉnh Thái Bình, Năm 1957, Trạm thủy sản ra đời, trạm trực thuộc Sở Thương nghiệp tỉnh Thái Bình Trực thuộc Trạm Thủy sản là các cửa hàng hải sản như: Cửa hàng cổ Rồng (phố Tiểu Hoàng), cửa hàng hải sản Diêm Điền (huyện Thụy Anh, nay là huyện Thái Thụy), cửa hàng hải sản Quỳnh Côi, cửa hàng hải sản Thị xã, cửa hàng thủy sản Cửa Lân (huyện Tiền Hải).

Hàng hóa tiêu thụ lúc đó chủ yếu là cá khô và mắm tôm Đến năm 1958 –

1959, trạm cửa Lân mới được xây dựng, thu mua cá của các thuyền đánh cả ở khu vực Tiền Hải, xuất cho tiểu thương tự do, đưa đi tiêu thụ và chế biến nước mắm. Sau này, thành lập xưởng nước mắm ở Tam Lạc (Vũ Lạc).Đến năm 1960, thành lập Công ty cung tiêu thủy sản.

Trước tháng 11 năm 1980, Công ty Hải sản Thái Bình làm chức năng quản lý nhà nước, có các đơn vị trực thuộc: Công ty cung tiêu thủy sản, Ban kiến thiết cảng cá Diêm Điền, Xí nghiệp nước mắm Tam Lạc, Xí nghiệp Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền cùng một số trạm, xưởng chế biến thu mua hải sản trên đất, trên biển, các HTX nghề cá, Trạm nuôi trồng hải sản Đông Minh và Trường công nhân kỹ thuật thủy sản.

Ngày 6/11/1980, UBND tỉnh Thái Bình ra Quyết định số 43, sáp nhập ba đơn vị gồm: Công ty cung tiêu thủy sản xí nghiệp nước mắm Tam Lạc, ban kiến thiết cảng cá Diêm Điền thành một đơn vị, lấy tên là Cảng cá Diêm Điền, trực thuộc công ty Thủy sản Thái Bình Năm 1982, công ty Thủy sản Thái Bình được đổi tên thành Sở Thủy sản Thái Bình Ngày 21/4/1988, UBND tỉnh ra quyết định số 152/QĐ-UB giải thể Sở Thủy sản Thái Bình, thành lập Liên hiệp Xí nghiệp thủy sản Thái Bình, trực thuộc UBND tỉnh Năm 1995, UBND tỉnh quyết định chuyển chức năng quản lý nhà nước của liên hiệp Xí nghiệp Thủy sản Thái Bình về Sở Nông nghiệp và thành lập: Phòng Thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn) trạm đăng kiểm tàu thuyền; Trung tâm giống thủy sản Thái Thụy. Đến tháng 10 năm 2001, tái thành lập Sở Thủy sản Thái Bình Tháng 9 năm 2005, Công ty hải sản Thái Bình, doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang mô hình cổ phần hóa, 100% vốn của người lao động Tháng 4 năm 2008, Sở Thủy sản Thái Bình hợp nhất về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.Hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành cho dù tên gọi và mô hình tổ chức khác nhau, chức năng, nhiệm vụ có nhiều thay đổi qua từng thời kỳ, trực thuộc nhiều cơ quan quản lý nhà nước

Từ trạm thủy sản ban đầu, rồi Liên hiệp XN Thủy sản và ngày nay là Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình – một trong những doanh nghiệp được xếp loại một sớm nhất của tỉnh Trong mọi thời kỳ, Công ty CP Hải sản Thái Bình luôn là cơ sở chủ chốt, là hạt nhân của mọi phong trào thi đua của ngành Thủy, hải sản

3.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Hải sản Thái Bình

 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Doanh nghiệp có chức năng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm được làm từ thủy sản, hải sản như : nước mắm,mắm tôm và đồ đông lạnh đóng hộp.

Công ty cổ phần hải sản Thái Bình tâp hợp những con người gắn bó với nhau cùng tiến hành các hoạt động kinh doanh để đạt kết quả tốt đối với những mục tiêu kinh doanh đã đặt ra của doanh nghiệp Trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, nhiệm vụ đặt ra cho doanh nghiệp là phải tìm ra đầu ra cho sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm phải đa dạng, phong phú và thu hút thị hiếu của người tiêu dùng Doanh nghiệp không những cần thực hiện tốt các chức năng của mình mà bên cạnh đó cần chú trọng đề cao thực hiện các nhiệm vụ :

- Đối nội : Thực hiện tốt các chính sách về quản lí lao động, chế độ quản lí tài sản, chế độ tiền lương – tiền công, đồng thời làm tốt công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân viên và người lao động tại doanh nhiệp

- Đối ngoại : Là một đơn vị sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về các chính sách nộp thuế, hoạt động đối ngoại, xuất nhập khẩu,…

 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty

Loại hình kinh doanh và các mặt hàng kinh doanh :

Ngày nay để tiêu thụ sản phẩm rộng rãi ra thị trường các doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng để đưa ra loại hình kinh doanh cho phù hợp, đối với sản phẩm là các loại sản phẩm được chế biến từ thủy sản, hải sản , Công ty cổ phần Hải Sản Thái Bình đưa ra hình thức bán hàng chủ yếu là bán qua hệ thống các đại lý, tiến hành xuất khẩu và bán trực tiếp tại DN Doanh nghiệp sản xuất và chế biến thủy, hải sản thành nhiều sản phẩm khác nhau, sản phẩm chủ yếu là nước mắm và các mặt hang đông lạnh đóng hộp.

Thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp

- Thái Bình là vùng đất nông nghiệp, tuy nhiên có thế mạnh về thủy, hải sản do vùng đất Thái Bình được sở hữu bãi biển giáp với huyện Tiền Hải Do vậy nguyên vật liệu có sẵn rất phong phú và đa dạng.

Doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các hoạt động mua bán, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng cho nội địa và các tỉnh thành trong cả nước

Công ty cổ phần Hải sản Thái Bình cũng giống như tên gọi của nó, là một doanh nghiệp sản xuất và buôn bán các mặt hàng thủy, hải sản lớn trong tỉnh Thái Bình Các mặt hàng chủ yếu là nước mắm, mắm tôm và các mặt hàng hải sản đông lạnh đóng hộp.

Các sản phẩm của công ty không những đa dạng về chủng loại mà còn phong phú về mẫu mã, chia thành nhiều loại mặt hàng phục vụ cho nhiều thị hiếu khác nhau của khách hàng Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm như thế này chính là cách đáp ứng linh hoạt của công ty đối với nhu cầu thị trường nhưng cũng bởi vậy mà nó đòi hỏi công tác kế toán đặc biệt là kế toán bán hàng phải theo dõi thật sát sao, thật chi tiết và tính toán, ghi sổ phải chính xác thì mới đánh giá được tình hình tiêu thụ thành phẩm.

Trong những năm qua, Công ty đã đầu tư cho sản xuất nhiều tỷ đồng bằng nguồn vốn tự có, từ 2 sản phẩm ban đầu nay đã có hàng trăm loại sản phẩm với nhiều chủng loại phong phú, chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Công ty luôn chú trọng trong việc sang tạo mẫu mã để đem đến sự mới mẻ cho sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng Các mặt hàng chủ yếu là nước mắm, mắm tôm và các sản phẩm đông lạnh đều có sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã và đặc tính riêng của sản phẩm.Vì thế không tạo sự trùng lặp gây nhàm chán mà luôn đáp ứng được nhu cầu của mọi nhóm khách hàng.

Bảng 3.1 Danh mục một số sản phẩm chính của công ty ĐVT : Đồng

STT SẢN PHẨM ĐVT buôn/ buôn lẻ thùng

01 Nước mắm cá cơm 1l Lit 60.000 1.200.000 65.000

02 Nước mắm cá cơm 330ml Ml 43.000 645.000 45.000

Nước mắm 27g N/ chai TT Ml

05 Nước mắm cá mực chai Lit 45.000 450.000 50.000

10 Nước mắm loại II Lit 37.000 370.000 42.000

11 Mắm tôm đặc biệt I Kg 60.000 600.000 65.000

12 Mắm tôm đặc biệt II Kg 70.000 700.000 75.000

13 Mắm tôm thượng hạng Kg 50.000 500.000 55.000

16 Mắm tôm thượng hạng Lit 27.000 405.000 30.000

17 Mắm cáy đặc biệt 330ml Lit 58.000 580.000 65.000

19 Mắm tôm chua chai Lit 18.000 360.000 22.000

3.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu : Số liệu thứ cấp

Thu thập số liêu qua các tài liệu, báo cáo hàng năm, hàng quý.

Thu thập từ các chứng từ, sổ sách của công ty.

Thu thập từ báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị.

Thu thập số liệu thông qua quan sát thực tế, trực tiếp phỏng vấn nhà quản trị, các nhân viên, người lao động tại đơn vị…để tìm kiếm các thông tin và hiểu các vấn đề nghiên cứu, nắm bắt các nhu cầu thông tin chính.

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phiếu thực tế ở tại công ty, tổng số phiếu điều tra là 50 phiếu trong đó:

- Kế toán tại xưởng sản xuất và công ty: 8 phiếu

- Phòng kế hoạch công ty: 5 phiếu

- Phòng kỹ thuật công ty : 5 phiếu

- Các quản đốc, trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng, trưởng ca và các nhân viên kinh doanh, phòng công nghệ, phòng hành chính cá nhân liên quan: 29 phiếu.

Trên cơ sở phỏng vấn điều tra bằng mẫu phiếu điều tra được lập sẵn, các tài liệu thu thập được sẽ dùng để phân tích, đánh giá về việc lập kế hoạch chi phí, tổ chức thực hiện chi phí, kiểm soát chi phí và ra quyết định về quản trị chi phí tại công ty Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm quản trị chi phí tại đơn vị được tốt hơn và hiệu quả hơn.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu một số chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kế toán quản trị chi phí và các bộ phận kế toán quản trị trong công ty cổ phần Hải sản Thái Bình để hiểu rõ được thực trạng áp dụng các mô hình tổ chức quản trị chi phí tại công ty Từ đó đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện tổ chức quản trị chi phí tại công ty cổ phần Hải sản Thái Bình.

- Phương pháp phân tích số liệu:

 Sử dụng phương pháp so sánh

Sử dụng số tương đối, tuyết đối để phân tích một số chỉ tiêu Từ đó, xác định được xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu này để so sánh kết quả giữa các thời kì, giữa các tổ đội sản xuất với nhau.

- So sánh theo thời gian: Về biến động tài sản- nguồn vốn, lao động và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm, từ đó đưa ra những nhận xét khách quan và tìm ra nguyên nhân của từng vấn đề.

- Phương pháp phân tích chênh lệch: Để phục vụ cho công tác kế toán quản trị, kế toán còn sử dụng phương pháp phân tích chênh lệch thông qua việc sử dụng phương pháp so sánh.

- Phương pháp chuyên môn kế toán:

+ Phương pháp phân loại chi phí

Có nhiều tiêu thức phân loại chi phí khác nhau nhằm tạo lập thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ứng xử từng loại chi phí nhằm giảm thấp chi phí cho doanh nghiệp Các tiêu thức phân loại chi phí khác nhau sẽ được ứng dụng trong việc lập báo cáo kết quả kinh doanh và phân tích chi phí nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất Phương pháp này giúp cho nhà quản trị ra các biện pháp kiểm soát và quyết định chi phí phù hợp.

+ Phương pháp tài khoản kế toán

Trong kế toán tài chính các tài khoản được mở nhằm đáp ứng mục tiêu lập báo cáo tài chính cung cấp thông tin chủ yếu ra bên ngoài doanh nghiệp Trong khi đó các tài khoản kế toán quản trị được mở xuất phát từ nhu cầu của các nhà quản trị nội bộ để theo dõi và điều hành các hoạt động kinh doanh Trong đề tài áp dụng phương pháp này là phải theo dõi, phân tích chi tiết các khoản mục chi phí, theo dõi từng đối tượng.

+ Phương pháp lập báo cáo kế toán quản trị

Phương pháp này dựa trên các báo cáo quản trị để cung cấp thông tinphục vụ cho nhu cầu của nội bộ đơn vị, thiết kế các báo cáo thích hợp Từ đó nhà quản lý đưa ra các quyết định kịp thời cho việc lập kế hoạch sản xuất, giá thành sản phẩm.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phàn hải sản Thái Bình

TY CỔ PHÀN HẢI SẢN THÁI BÌNH

4.1.1 Thực trạng chi phí phát sinh tại Công ty

Nguyên vật liệu xuất dùng không được chi tiết cho nguyên vật liệu chính hay nguyên vật liệu phụ mà tập trung hết vào khoản mục nguyên vật liệu khi xuất dùng vào tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Xuất dùng nguyên vật liệu cho sản xuất trong kỳ được tính theo định mức và kế hoạch sản xuất cụ thể trong kỳ sản xuất nên trong kỳ sản xuất thường không có nguyên vật liệu dư thừa nếu có thường ít nên không ảnh hưởng nhiều đến giá thành nên kế toán thường coi là không có nên không nhập lại kho nguyên vật liệu.

Chi phí nhân công trực tiếp được tính theo lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương tính vào giá thành của bộ phận này Căn cứ vào tính chất công việc của các tổ là khác nhau mà đơn giá tiền lương của các tổ là khác nhau nhưng các khoản phải trích theo lương 21.5% để tính vào giá thành thì được tính theo lương thời gian cơ bản theo quy định của Nhà nước. Chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp riêng cho từng khâu sản xuất nước mắm và khâu thành phẩm.

Chi phí sản xuất chung gồm có chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng (nếu có), chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí mua ngoài (điện, khí ) và các chi phí bằng tiền khác phát sinh tại phân xưởng trong kỳ sản xuất Công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ dù giá trị lớn hay nhỏ đều phân bổ một lần vào chi phí sản xuất chung trong kỳ xuất dùng.Công ty căn cứ vào dây chuyền sản xuất của từng khâu sản xuất mà chi phí khấu hao về tài sản cố định cũng được tính riêng cho từng khâu sản xuất Khâu sản xuất nước mắm và khâu thành phẩm chi phí sản xuất chung được tập hợp riêng.

Bảng 4.1 Chi phí sản xuất Nước mắm cá cơm 1l qua một số năm

Kết quả các năm (đồng) So sánh (%)

Khoản mục Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/14 2016/15

Chi phí NVL trực tiếp 2.362.000.000 2.452.000.000 2.680.000.000 103.81 109.299

Chi phí nhân công trực tiếp 3.685.400.000 3.726.000.000 3.965.000.000 101.102 106.414

Chi phí sản xuất chung 1.265.000.000 1.354.000.000 1.568.000.000 107.036 115.805

Nguồn: Phòng Kế toán công ty

Qua bảng số liệu 4.1 thấy chi phí sản xuất Nước mắm cá cơm 1l các năm

2014, 2015, 2016 tương đối ổn định chỉ thay đổi không đáng kể Giá thay đổi này chủ yếu do thay đổi về giá nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp Công ty chưa có biện pháp giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành mà mới chủ yếu giữ ổn định chi phí sản xuất.

4.1.1.1 Đặc điểm, phân loại chi phí sản xuất của Công ty

Công ty tổ chức sản xuất theo dây chuyền sản xuất liên tục, việc sản xuất được tiến hành theo từng mã hàng của đơn đặt hàng Chi phí sản xuất của Công ty bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất ở từng phân xưởng và được tập hợp thành 3 khoản mục chi phí Hiện nay công ty đang tiến hành phân loại chi phí theo chức năng của chi phí Theo phương thức này chi phí được phân loại thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất Chi phí ngoài sản xuất gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lần lượt theo dõi trên các tài khoản 641, 642; chi phí sản xuất phân loại thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(TK 621) chi phí nhân công trực tiếp (TK

622) và chi phí sản xuất chung (TK 627) được mở chi tiết đến các tài khoản cấp 2 phản ánh các khoản chi phí tương ứng với từng khoản mục.

(1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm:

Chi phí nguyên vật liệu chính

Nguyên vật liệu chính gồm: thủy hải sản như : tôm,cua, cá, mực,

Do đặc điểm của công ty chủ yếu nhận gia công sản phẩm xuất khẩu đồng thời thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng để xuất khẩu nên chi phí NVL chính gồm 2 loại sau: Đối với sản phẩm nhận gia công thì chi phí NVL chính chỉ bao gồm chi phí vận chuyển nội địa, bốc dỡ của nguyên vật liệu chính do khách hàng cung ứng từ cảng về nhập kho của Công ty. Đối với sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng xuất khẩu thì mỗi đơn đặt hàng có các loại chi phí NVL chính theo định mức kỹ thuật đáp ứng việc sản xuất cho đơn hàng đó như chi phí về mua sắm, vận chuyển, bốc dỡ của các nguyên liệu

Chi phí nguyên vật liệu phụ

Gồm các chi phí về muối,phụ gia, và các vật liệu đóng gói như thùng catton, hộp nhựa, chai thủy tinh,

Các NVL chính và NVL phụ đều được mua trên cơ sở định mức của phòng kỹ thuật thỏa thuận thống nhất với yêu cầu khách hàng Do đặc thù sản xuất theo từng đơn đặt hàng khác nhau nên vật tư mua bao nhiêu được xuất dùng hết bấy nhiêu, giá mua chính là giá xuất, rất ít có hàng tồn kho Vì vậy, Doanh nghiệp tính giá vật tư xuất dùng theo phương pháp thực tế đích danh.

(2) Chi phí nhân công trực tiếp Bao gồm các khoản tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, được tính trên đơn giá lương sản phẩm và các khoản trích theo lương.

(3) Chi phí sản xuất chung

Là các loại chi phí sản xuất phát sinh ở các phân xưởng và các chi phí đó liên quan đến quá trình sản xuất trong kỳ mà không thể hạch toán riêng cho từng đơn đặt hàng thì được hạch toán và theo dõi trên các khoản mục chi phí, gồm:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm tiền lương của nhân viên ở bộ phận gián tiếp trong phân xưởng như giám đốc phân xưởng, tổ trưởng, chuyền trưởng và các nhân viên phục vụ khác, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất.

- Chi phí vật liệu: Gồm các vật liệu cơ khí như: máy sơ chế, máy cắt, máy lọc, dùng để sửa chữa bảo dưỡng máy gồm nhiên liệu như xăng dầu, cồn công nghiệp; ,

- Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng: bao gồm chi phí về, bảo hộ lao động, các chi tiết máy.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: là phần trích khấu hao hệ thống máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất trong các phân xưởng và các chi phí sửa chữa TSCĐ.

- Chi phí thuê ngoài, mua ngoài: Bao gồm tiền điện, tiền thuê phân xưởng, chi phí của hàng giặt thuê ngoài

- Chi phí bằng tiền: Gồm tiền thuê trông xe,

4.1.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Trong DN, công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất chủ yếu phục vụ cho hoạt động quản lý của Ban giám đốc Vì vậy cách thức và đối tượng tập hợp chi phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phục vụ này Yêu cầu đặt ra là xác định được một cách đúng đắn, chính xác, cụ thể đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Tại DN, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được lựa chọn phụ thuộc vào những đặc điểm sản xuất các sản phẩm từ thủy, hải sản đó là: Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ phức tạp, loại hình sản xuất là hàng loạt, với những tỷ lệ pha trộn NVL đầu vào khác nhau sẽ cho ra những loại sản phẩm khác nhau, với những đặc tính riêng phù hợp với từng nhu cầu khác nhau Chính vì vậy, Công ty đã lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại mặt hàng được sản xuất ra Mỗi một loại sản phẩm được chế biến từ thủy, hải sản sẽ có nhiều đa dạng về mẫu mã, chất lượng mang đến nhiều sự lựa chọn khác nhau cho khách hàng Để đảm bảo dễ dàng cho DN tập hợp chi phí sản xuất liên quan đến một loại sản phẩm một cách chính xác và hiệu quả, DN lấy thương hiệu Nước mắm cá cơm 1l làm chuẩn Các thương hiệu còn lại căn cứ vào thương hiệu chuẩn này Điều này là phù hợp với đặc điểm của sản phẩm.

4.1.2 Thực trạng nhu cầu sử dụng kế toán quản trị chi phí trong Công ty

Thông tin kế toán quản trị chi phí là một nhu cầu không thể thiếu được trong việc đưa ra các quyết định điều hành của hoạt động sản xuất kinh doanh Mọi thông tin kế toán quản trị là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kế toán quản trị tại công ty cổ phần hải sản Thái Bình

4.2.1 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty

Thứ nhất: Công ty đã tiến hành phân loại chi phí theo khoản mục chi phí điều đó giúp cho việc quản lý và phân loại chi phí một cách dễ dàng và đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin về các loại chi phí riêng biệt cũng như tổng chi phí, giúp cho nhà quản trị có được thông tin nhanh, cụ thể và chính xác.

Thứ hai: Về hệ thống chứng từ kế toán Bộ tài chính đã thay đổi và ban hành hệ thống chứng từ mới phù hợp với luật thuế GTGT, luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Hầu như các chứng từ của Công ty đều có mẫu biểu khoa học, cách ghi chép đơn giản nhằm thuận tiện cho việc cung cấp và kiểm tra thông tin một cách khoa học Bên cạnh đó nhiều chứng từ thực tế còn tuỳ tiện, phản ánh thông tin thiếu chính xác Ví dụ các chứng từ mua các vật liệu đơn lẻ từ các cá nhân chủ yếu là Giấy biên nhận, nội dung ghi chép đơn giản chưa theo quy định của Bộ tài chính.

Thứ ba: Về hệ thống tài khoản kế toán để tổ chức kế toán quản trị chi phí đều dựa trên hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 và được chi tiết tương đối hợp lý nhằm cung cấp thông tin cần thiết phục vụ nhu cầu quản trị doanh nghiệp Trong đó các tài khoản chi phí cũng được quy định rõ cho các đối tượng chịu chi phí và yêu cầu thông tin chi phí cho các nhà quản trị Tuy nhiên hệ thống tài khoản kế toán quản trị chi phí riêng chưa ban hành Song Công ty chủ yếu dựa vào hệ thống tài khoản kế toán tài chính về chi phí để theo dõi và phản ánh các thông tin chi phí nhằm cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp tuỳ theo yêu cầu và mức độ khác nhau đưa ra quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày.

Thứ tư: Hệ thống sổ kế toán chi tiết và tổng hợp đảm bảo đúng quy định của

Bộ tài chính và khá đầy đủ, Công ty sử dụng phần mềm kế toán nên công việc kế toán được thực hiện tương đối dễ dàng và kịp thời.

4.2.1.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một là, về tổ chức bộ máy kế toán và việc xác định ranh giới giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị hiện nay Công ty Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình chưa xây dựng được mô hình kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng.

Hai là, công tác nhận diện, phân loại chi phí và phân tích chi phí Hiện nay việc phân loại chi phí tại Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình chủ yếu phân loại theo nội dung khoản mục chi phí để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính là chủ yếu, đây là cách phân loại dựa trên những quy định của Nhà nước, những chi phí này được phân loại và ghi chép trên các tài khoản kế toán nhằm tổng hợp để tính toán và lập bảng tính giá thành sản phẩm, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đó chính là những phần hành của kế toán tài chính Còn các cách phân loại khác như: phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động, phân loại chi phí theo trách nhiệm quản lý…để phục vụ trực tiếp cho yêu cầu quản trị của doanh nghiệp thì chưa được quan tâm Điều này chứng tỏ mức độ coi trọng, đầu tư vào việc hạch toán nội bộ ở doanh nghiệp chưa cao, chưa thấy hết tầm quan trọng của các thông tin do kế toán quản trị cung cấp trong việc ra quyết định quản trị ở doanh nghiệp.

Ba là, hệ thống sổ kế toán chi tiết phục vụ cho công tác kế toán quản trị chi phí chưa đầy đủ, đặc biệt là kế toán chi tiết chi phí theo dõi từng địa điểm phát sinh, từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm, từng trung tâm chi phí Do đó dẫn đến hạn chế trong việc kiểm soát chi phí tại doanh nghiệp.

Bốn là, việc lập dự toán chi phí, định mức chi phí Kế toán quản trị chi phí mới chỉ dừng lại ở chức năng cung cấp thông tin quá khứ mà chưa phục vụ cho mục đích kiểm tra giám sát tình hình tuân thủ các định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó thông tin mà nó cung cấp phục vụ cho mục đích kiểm tra, giám sát và ra quyết định không sát thực, dẫn đến khó khăn trong việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh.

Năm là, chưa thiết lập được hệ thống báo cáo quản trị nội bộ phục vụ cho quản trị doanh nghiệp Nhìn chung hiện nay Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình chỉ chủ yếu thực hiện báo cáo tài chính bắt buộc của kế toán tài chính chứ chưa thực hiện vận dụng, sửa đổi bổ sung các mẫu biểu để phục vụ quản trị nội bộ doanh nghiệp.

Nguyên nhân của những hạn chế:

- Về nhận thức về ý nghĩa, vai trò của kế toán quản trị:

Kế toán quản trị vẫn chưa được nhận được sự quan tâm đúng mức của các ban ngành, cơ quan chức năng do nền kinh tế nước ta phát triển đi từ nền sản xuất nhỏ, lạc hậu thiếu đồng bộ Nhiều doanh nghiệp còn xa lạ với kế toán quản trị hoặc còn lúng túng trong tổ chức thực hiện kế toán quản trị tại đơn vị mình Việc thực hiện và áp dụng kế toán quản trị trong hệ thống kế toán doanh nghiệp chưa thực sự được quan tâm và chưa thực sự là bắt buộc đối với các doanh nghiệp.

- Trình độ và thói quen làm việc: Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán trong công ty còn chưa đồng đều và chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về kế toán quản trị, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ thống kê, phân tích số liệu chưa cao… Mặt khác, thói quen làm việc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, trực giác chủ quan mà chưa hình thành cách thức quản lý và kinh doanh hiện đại cũng khiến cho các nhà quản trị doanh nghiệp chưa đưa ra yêu cầu về thông tin cho phòng kế toán xử lý và cung cấp, chưa biết sử dụng kế toán quản trị như một công cụ đắc lực cho việc điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh Đồng thời kế toán quản trị cũng chưa chủ động trong việc tư vấn và cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định của các nhà quản lý.

Những tồn tại, hạn chế trong Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình hiện nay là xuất phát từ bối cảnh chung của nền kinh tế Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình nói riêng muốn tồn tại và phát triển thì những tồn tại, hạn chế này cần được khắc phục, bắt đầu từ việc đánh giá đúng vai trò của kế toán quản trị, tổ chức kế toán quản trị chi phí, biến kế toán quản trị trở thành công cụ đắc lực của các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ra quyết định.

4.2.1.3 Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty

- Lập kế hoạch quản trị chi phí và dự toán chi phí Để đánh giá tổng quát về tình hình lập kế hoạch quản trị chi phí và dự toán chi phí trong thời gian qua tại công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình, tác giả đã tiến hành phỏng vấn điều tra các thành viên của hội đồng quản trị, ban giám đốc, phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, các bộ phận liên quan và các công nhân viên hiện đang làm việc tại công ty Tổng số phiếu phát ra là 50 thu về được

50 phiếu Tổng hợp ý kiến đánh giá được thể hiện qua bảng số liệu 4.17.

Bảng 4.17 Tổng hợp ý kiến đánh giá công tác lập kế hoạch, dự toán chi phí

TT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Định mức các loại chi phí 50 100

2 Số lượng thành viên tham gia công tác lập dự toán 50 100

3 Tính kịp thời trong công tác lập dự toán 50 100

4 Các căn cứ để tính chi phí trong dự toán 50 100

5 Các chi phí trong dự toán đầy đủ phù hợp 50 100

6 Chất lượng của dự toán 50 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Theo số liệu điều tra cho thấy 84% số ý kiến đánh giá cho rằng các định mức của các chi phí hiện nay là phù hợp so với yêu cầu thực tế tình hình kinh doanh sản xuất tại công ty tuy nhiên vẫn còn 16% cho là chưa phù hợp.

Số lượng thành viên tham gia vào công tác lập dự toán theo đánh giá chung tại thời điểm hiện tại là tương đối phù hợp Việc lập dự toán cũng được hoàn thiện theo đúng thời gian quy định kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý 88% Căn cứ lập dự toán chưa được đánh giá cao về mức độ phù hợp 76% Nên công ty cần theo sát thực tế hơn để lập dự toán sát với thực tế hơn.

Ngày đăng: 23/11/2023, 09:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Nguyễn Quang Hưng (2010). “Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí, giá thành tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam” Luận văn Thạc sĩ Kế toán. Đại học Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí, giá thành tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam"”
Tác giả: Nguyễn Quang Hưng
Năm: 2010
7. Phạm Quang Mẫn (2006). “Tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi”. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi"”
Tác giả: Phạm Quang Mẫn
Năm: 2006
8. Phạm Thị Thủy (2007) “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanhnghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam"”
1. Bộ Tài chính (2006 a ). Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Khác
2. Bộ Tài chính (2006 b ). Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp Khác
3. Bùi Bằng Đoàn (chủ biên). Trần Quang Trung, Đỗ Quang Giám (2010). Giáo trình Kế toán chi phí. NXB Tài chính, Hà Nội Khác
4. Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình (2017). Báo cáo quản trị của Tổng công ty năm 2017 Khác
5. Đỗ Quang Giám (chủ biên). Trần Quang Trung (2016). Giáo trình Kế toán quản trị. NXB Đại học Nông nghiệp, Hà Nội Khác
9. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2003). Luật kế toán số 03/2003/QH11, ban hành ngày 17/6/2003.II. Tài liệu tiếng Anh Khác
10. Ray Garrison, Eric Noreen and Peter Brewer (2012). Managerial Accounting, 14 th edition. McCraw-Hill, Inc. NewYork, USA Khác
11. Wild John, Ken W. Shaw and Barbara Chiappetta (2010). Financial and Managerial Accounting: Tools for decision, 5rd Edition. McGraw-Hill/Irwin Khác
12. Crosson, Susan V. and Needles Belverd E. (2011). Management Accounting, 9 th edition. South Western © Cengage Learning Khác
13. Hilton R.H. (2011). Managerial Accounting, 9 th Ed. McCraw-Hill, Inc. NewYork, USA Khác
14. IMA (1982). Definition of Management Accounting. Institute of Management Accountants. Website: www.imanet.org Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Các chức năng quản lý doanh nghiệp - (Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình
Sơ đồ 2.1. Các chức năng quản lý doanh nghiệp (Trang 19)
Bảng 3.1. Danh mục một số sản phẩm chính của công ty - (Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình
Bảng 3.1. Danh mục một số sản phẩm chính của công ty (Trang 44)
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự của công ty - (Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự của công ty (Trang 47)
Bảng 3.3. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty - (Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình
Bảng 3.3. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty (Trang 50)
Bảng 4.1. Chi phí sản xuất Nước mắm cá cơm 1l qua một số năm - (Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình
Bảng 4.1. Chi phí sản xuất Nước mắm cá cơm 1l qua một số năm (Trang 55)
Sơ đồ 4.1. Bộ máy kế toán của công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình - (Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình
Sơ đồ 4.1. Bộ máy kế toán của công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình (Trang 60)
Bảng 4.3. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 01 SP tháng 11/2017 - (Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình
Bảng 4.3. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 01 SP tháng 11/2017 (Trang 64)
Bảng 4.4. Định mức giá nguyên vật liệu trực tiếp, tháng 11/2017 - (Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình
Bảng 4.4. Định mức giá nguyên vật liệu trực tiếp, tháng 11/2017 (Trang 65)
Bảng 4.8. Dự toán CP NCTT cho sản xuất 15.000 SP, tháng 11/2017 - (Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình
Bảng 4.8. Dự toán CP NCTT cho sản xuất 15.000 SP, tháng 11/2017 (Trang 70)
Bảng 4.10. Dự toán giá thành sản phẩm cho 01 sảm phẩm tháng 11/2017 (Sản - (Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình
Bảng 4.10. Dự toán giá thành sản phẩm cho 01 sảm phẩm tháng 11/2017 (Sản (Trang 74)
Bảng 4.11. Tổng hợp thanh toán lương công nhân SX, 11/2017 - (Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình
Bảng 4.11. Tổng hợp thanh toán lương công nhân SX, 11/2017 (Trang 75)
Bảng 4.12. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh Tháng 11 năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình
Bảng 4.12. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh Tháng 11 năm 2017 (Trang 80)
Bảng 4.13. Phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 11/2017 - (Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình
Bảng 4.13. Phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 11/2017 (Trang 81)
Bảng 4.14. Tình hình kiểm soát thực hiện chi phí nguyên vật liệu so với dự toán tháng 11/2017 - (Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình
Bảng 4.14. Tình hình kiểm soát thực hiện chi phí nguyên vật liệu so với dự toán tháng 11/2017 (Trang 85)
Bảng 4.15. Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp tháng 11/2017 - (Luận văn thạc sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần hải sản thái bình
Bảng 4.15. Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp tháng 11/2017 (Trang 86)
w