KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
Tên đơn vị: Công ty CP Hải sản Thái Bình Địa chỉ: 22 phố Hai Bà Trưng Thành phố Thái Bình
Chủ tịch HĐQT: Ông Nguyễn Văn Quang
Giám đốc: Ông Trần Công Nguyên.
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Hải sản Thái Bình
Công ty CP Hải sản Thái Bình tiền thân là Công ty Hải sản, một DN Nhà nước chủ lực của ngành Hải sản Thái Bình Tháng 10/2005, thực hiện chủ trương của Nhà nước, Công ty tiến hành CPH theo nghị định 187/CP của Chính phủ.
Công ty có 5 XN thành viên, bao gồm:
XN chế biến hải sản Diêm Điền
XN chế biến hải sản Cửa Lân
XN chế biến thủy sản Tam Lạc
XN chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu Diêm Điền
XN SXKD hậu cần dịch vụ Thủy sản.
Cơ chế quản lý của Công ty: Các xí nghiệp thành viên hạch toán báo sổ, Công ty hạch toán độc lập.
Công ty thực hiện hình thức khoán cho cá nhân và đơn vị:
+ Khoán gọn cho 2 XN chế biến hải sản Cửa Lân và XN hậu cần dịch vụ, các XN này nhận vốn, lao động tự tổ chức SXKD theo pháp luật và quy định của Công ty bằng hợp đồng khoán Giám đốc XN có trách nhiệm bảo toàn vốn, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nộp một số chi phí nhà thuế đất,lãi vay, BHXH Hết năm Công ty hạch toán khoán với XN.
+ Khoán chi phí cho 3 XN còn lại, căn cứ các định mức kỹ thuật giao khoán cho các Giám đốc XN tổ chức thực hiện.
+ Khoán tấn/km cho lái xe và khối lượng tiêu thụ hàng tháng cho nhân viên bán hàng.
Công ty xây dựng hệ thống quy chế và nội quy, quy định để điều hành mọi hoạt động, tránh chồng chéo giữa chỉ đạo và tổ chức thực hiện của HĐQT, Ban kiểm soát, giữa Đảng, chuyên môn và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Trải qua các giai đoạn khá thăng trầm, đến nay Công ty CP Hải sản Thái Bình mới thực sự là đơn vị SXKD đang đi vào thế ổn định và từng bước phát triển với phương hướng kinh doanh như sau:
- Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kết hợp tốt với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất nội địa, ổn định khối dịch vụ hậu cần, từng bước đầu tư cho xuất khẩu.
- Củng cố bộ máy theo hướng tinh gọn có hiệu quả, phát huy tiềm năng nội lực, SXKD có lãi, bảo đảm phát triển đời sống vật chất tinh thần người lao động.
3.1.2 Đặc điểm bộ máy quản lý của đơn vị
Việc tổ chức quản lý ở bất kỳ một DN nào cũng cần thiết và không thể thiếu được Nó đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình SXKD, có tính chất quyết định đến hoạt động SXKD của DN Do đó, để tiến hành SXKD có hiệu quả thì
DN cần phải tổ chức bộ máy quản lý nhằm điều hành hoạt động SXKD Nhưng tùy thuộc vào mô hình và đặc điểm hoạt động tổ chức cụ thể mà các DN tổ chức bộ máy cho thích hợp.
Công ty CP Hải sản Thái Bình là một DN hạch toán độc lập có đủ tư cách pháp nhân, bộ máy quản lý gọn nhẹ với cơ cấu tổ chức như sau:
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình)
- Đại hội đồng cổ đông: Là bộ phận giữ quyền quyết định cao nhất Mọi quyết định, quyết sách cũng như hướng đi trong SXKD trong Công ty do Đại hội cổ đông quyết định theo nguyên tắc dân chủ, công khai, thống nhất
- HĐQT: Là một bộ phận của Đại hội đồng cổ đông Các thành viên trong HĐQT là những người nắm giữ số cổ phiếu lớn nhất trong Đại hội đồng cổ đông Đứng đầu HĐQT là Chủ tịch HĐQT, người nắm giữ lượng cổ phiếu lớn nhất trong Công ty, có quyền lực nhất trong HĐQT.
Phòng tổ chức hành chính
XN chế biến hải sản Diêm Điền
XN chế biến hải sản Cửa Lân
XN chế biến thủy sản Tam Lạc
XN CBTS đông lạnh XK Diêm Điền
XN sản xuất kinh doanh hậu cần dịch vụ thủy sản Đại hội đồng cổ đông
- Ban kiểm soát: Là hội đồng gồm các thành viên trong Đại hội cổ đông, do các thành viên trong Đại hội cổ đông bầu ra Có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động của Công ty cho Đại hội đồng cổ đông nhằm đưa Công ty phát triển theo hướng bền vững, công bằng
- Ban Giám đốc: Là các thành viên gồm Giám đốc, phó Giám đốc trực tiếp phụ trách quản lý, điều hành tình hình hoạt động SXKD của các đơn vị cơ sở Có trách nhiệm báo cáo kết quả kinh doanh cho Đại hội đồng cổ đông vào mỗi kỳ họp Đại hội đồng cổ đông.
- Khối quản lý: Bao gồm Phòng kinh doanh, Phòng kế toán, Phòng tổ chức hành chính với các nhiệm vụ:
+ Phòng kinh doanh: Thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư hàng hóa. Trên cơ sở kết quả tổng hợp của quá trình nghiên cứu thị trường để lập kế hoạch thu mua NVL, đồng thời nắm được số nhập – xuất – tồn kho thành phẩm hàng ngày để có kế hoạch bán hàng thích hợp.
+ Phòng kế toán: Thực hiện các hạch toán chi tiết và tổng hợp trên Công ty cùng các báo cáo của các đơn vị SXKD ở các huyện trong tỉnh, phản ánh một cách chính xác toàn diện kết quả sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế mà Công ty đã đạt được, cung cấp những thông tin cần thiết cho lãnh đạo, các bộ phận liên quan và những đối tượng có nhu cầu thông qua hệ thống Báo cáo tài chính giúp các Nhà quản lý đề ra những biện pháp quản lý, tổ chức SXKD thích hợp.
+ Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách về vấn đề đối nội, đối ngoại của Công ty.
Thực trạng hạch toán NVL tại đơn vị
N.Liệu Xử lý Ướp muối Đánh đảo
Kéo rút Chượp chín Đánh đăng
Quá trình sản xuất được tiến hành qua các khâu khác nhau, trong đó khâu sử dụng NVL đầu vào là rất quan trọng, việc sử dụng tốt hay không tốt NVL đầu vào ảnh hưởng đến chi phí tạo ra sản phẩm Chính vì vậy việc sử dụng NVL phải tiết kiệm là điều mà bất kỳ một DN sản xuất nào cũng tính đến.
Khi các đơn vị tiến hành SXKD, NVL được mua vào để sản xuất sản phẩm phải theo đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng và chủng loại của sản phẩm theo quy định, đồng thời cũng phải biết sử dụng tiết kiệm nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm làm lợi cho DN NVL chính sử dụng chủ yếu là cá, tôm nên Công ty áp dụng hình thức thu mua đến đâu thì sản xuất đến đó nhằm tránh xảy ra tình trạng ươn thối, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như khả năng quay vòng vốn lưu động.
Một trong những yếu tố để cạnh tranh trên thị trường là giá cả và chất lượng, để đứng vững trên thị trường thì giá cả phải vừa túi tiền người tiêu dùng bên cạnh đó thì chất lượng phải đảm bảo và không ngừng được nâng cao. Trong quá trình hội nhập hiện nay, các DN trong nước phải đối mặt với DN nước ngoài, đó cũng chính là cơ hội cũng như thách thức đối với các DN Việt Nam Khi đó họ sẽ phải tìm cách tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng của sản phẩm luôn đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
Do đó DN phải tính toán số lượng NVL cần sử dụng để sản xuất sát với thực tế tránh biện tượng thiếu hay lãng phí.
3.2.1 Khái quát các loại NVL trong Công ty
Bảng 3.3: Các loại NVL chủ yếu trong Công ty
STT Loại NVL Nguồn cung cấp
1 NVL chính: cá, tôm, cáy, … Chủ yếu mua của ngư dân
2 NVL phụ: than, muối Mua tại địa phương
3 Nhiên liệu: xăng, dầu diesel, nhớt Đơn vị xăng dầu trong tỉnh
4 Vật liệu khác: Vỏ chai, can, nhãn mác, bao bì đóng gói… Đặt hàng tại các đơn vị chuyên sản xuất trong tỉnh
NVL chính (152.1) trong Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất (82-83 %) bao gồm: cá, tôm, Do đặc điểm của NVL là chóng bị phân hủy, ươn thối nên NVL mua về được đưa ngay vào sản xuất, không qua khâu nhập kho Hóa đơn mua hàng kiêm phiếu nhập kho được chuyển giao về phòng kế toán, phòng kế toán căn cứ vào bảng thu mua nguyên liệu trong ngày của phòng kinh doanh chuyển sang làm thủ tục thanh toán Toàn bộ NVL chính mua về được phản ánh vào bên nợ TK 152, còn bên có TK 152 phản ánh giá trị NVL xuất dùng Chính vì số NVL chính chóng ươn thối nên phải sản xuất ngay, do đó số lượng NVL tồn kho qua các ngày là rất ít, không đáng kể NVL nhập ngày nào phải dứt điểm sản xuất trong ngày đó, trường hợp quá nhiều không sản xuất hết phải bảo quản rất phức tạp Vì vậy tại Công ty quy định không tồn tại NVL cuối kỳ, giá trị nhập kho trong kỳ cũng là giá trị xuất kho trong kỳ đó.
NVL chính là hàng thủy sản tươi sống mua trực tiếp của ngư dân, loại này không có hóa đơn mua hàng mà là bảng kê trực tiếp mua hàng thủy sản Vì NVL đầu vào là hàng hải sản chưa qua chế biến nên không phải chịu thuế
GTGT đầu vào Do đó để xác định giá thực tế nhập kho của NVL chính thì kế toán phải căn cứ vào giá thanh toán mua NVL.
NVL phụ (152.2) là than và muối Tuy không tạo nên thực thể của sản phẩm nhưng nó có một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, nó tạo điều kiện cho quá trình SXKD được diễn ra thường xuyên liên tục, sản phẩm được hình thành Than là nguyên liệu được Công ty sử dụng để đun cá chế biến sản phẩm, còn muối là NVL quan trọng dùng để ướp cá tránh ươn thối, tạo nên độ mặm đặc trưng của sản phẩm Việc sử dụng muối hợp lý trong quá trình sản xuất quyết định lớn đến giá trị của sản phẩm.
Nhiên liệu (152.3): Là loại vật liệu được sử dụng cho trạm vật tư nghề cá như dầu diezl, nhớt, lưới.
Vật liệu khác (152.8): Vỏ chai, can, nhãn mác
NVL trong Công ty được đánh giá theo những nguyên tắc nhất định,đảm báo yêu cầu trung thực thống nhất Giá thực tế của các NVL mà Công ty sử dụng thường biến động Sự biến động này một phần do giá cả thị trường, một phần NVL Công ty mua của ngư dân mang tính thời vụ Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán NVL, Công ty bố trí cho các kho vật liệu khác nhau.
3.2.2 Tính giá NVL Ở Công ty, với đặc thù của ngành sản xuất Nước mắm, NVL được nhập về theo nhu cầu sản xuất và cũng sử dụng ngay đối với NVL chính nên Công ty áp dụng phương pháp tính giá cho NVL nhập kho và NVL xuất kho theo trị giá vốn thực tế Với việc tính giá NVL theo giá thực tế đã giúp cho kế toán có thể theo dõi một cách đầy đủ các chi phí cấu thành lên giá trị NVL mua vào, giá trị NVL xuất dùng cho sản xuất, phản ánh đúng giá cả NVL trên thị trường, đồng thời có thể hạch toán chính xác chi phí NVL trong quá trình sản xuất
3.2.2.1 Tính giá NVL nhập kho
Vì NVL chính trong Công ty chủ yếu là các mặt hàng hải sản chưa qua chế biến không phải chịu thuế GTGT đầu vào vì vậy giá thực tế vật liệu nhập kho được xác định trên giá mua chưa có thuế, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua vật liệu trừ đi các khoản giảm giá hàng mua do không đúng quy cách, phẩm chất (nếu có)
Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá vật liệu mua chưa thuế +
Chi phí liên quan:vận chuyển,bảo quản…
Các khoản giảm giá hàng mua ( nếu có )
Ví dụ 1: Ngày 04 tháng 12 năm 2010 mua Cá cơm miền bắc 200-300 con/kg của bà Bột ở Thụy Xuân – Thái Thụy với số lượng 10.096 kg, đơn giá 5.000 đồng/kg Đã thanh toán bằng tiền mặt ( XN Diêm Điền )
Giá thực tế nhập kho của 1 kg Cá cơm miền bắc 200-300 con/kg mua
Giá trị nhập kho Cá cơm miềm bắc loại 200-300 con/kg ngày
Bên cạnh thì đó mặt hàng xăng, dầu diezen, nhớt, than là nguyên, nhiên vật liệu phụ phục vụ cho sản xuất Nước mắm, chở hàng cho các đại lý hay chở cán bộ đi làm việc là mặt hàng chịu thuế GTGT Giá trị nhập kho của than là giá mua chưa thuế cộng các khoản chi phí phát sinh nếu có Còn xăng, dầu diezen, nhớt, thì giá nhập kho cũng được tính bằng giá mua không phải chịu thuế cộng phí xăng dầu.
Ngày 08 tháng 12 năm 2010 nhập xăng của Công ty xăng dầu Thái Bình với số lượng 154 lít, giá thanh toán 2.098.600 đồng chưa thuế, phí xăng dầu
154.000 đồng Thuế giá trị gia tăng 10% theo phương pháp khấu trừ Đã thanh toán tiền hàng ( XN Diêm Điền )
Giá thực tế nhập kho 1 lít xăng dầu ngày 08 tháng 12 năm 2010 là:
Giá trị xăng nhập kho ngày 08/12/2010 là:
3.2.2.2 Tính giá NVL xuất kho
Do yêu cầu công tác quản lý nên việc hạch toán NVL xuất dùng cho sản xuất phải được đánh giá chính xác từ khâu thu mua đến khâu xuất dùng Căn cứ vào thực tế về tình hình sử dụng NVL của Công ty nên công ty áp dụng tính giá NVL xuất kho phân theo hai loại:
- NVL chính như cá, tôm… thì giá thực tế nhập kho cũng chính là giá thực tế xuất kho do DN áp dụng hình thức mua bao nhiêu thì sản xuất ngay không qua nhập kho nhằm đảm bảo chất lượng của NVL.
- Các loại NVL khác thì giá trị xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Giá trị thực tế vật = Số lượng vật liệu X Đơn giá bình quân gia quyền liệu xuất xuất dùng Đơn giá bình quân = Giá thực tế vật liệu tồn đầu tháng + Giá thực tế vật liệu nhập trong tháng
Số lượng vật liệu tồn đầu tháng + Số lượng vật liệu nhập trong tháng
Ví dụ 3: Căn cứ vào phiếu xuất kho ngày 04 tháng 12 năm 2010 xuất Cá cơm miền bắc loại 200-300con/kg cho tổ ông Huy sản xuất Chượp với số lượng
Lượng Cá cơm miền bắc tồn đầu kỳ là 0 kg
Giá thực tế xuất dùng 1 kg Cá cơm miền bắc loại 200-300con/kg ngày
Trị giá thực tế Cá cơm miền bắc loại 200-300kg/con xuất kho cho tổ ông
Huy sản xuất Chượp là: 10.096 x 5.000 = 50.480.000 đồng
Ví dụ 4: Tình hình nhập, xuất xăng trong tháng 12/2010 như sau: ( XN Diêm Điền )
Số tồn kho đầu kỳ: Số lượng 255 lít; thành tiền: 3.353.250 đồng
Nhập kho ngày 8/12 là 154 lít, thành tiền 2.252.600 đồng
Nhập kho ngày 11/12 là 175 lít, thành tiền 2.559.773 đồng
Xuất kho ngày 15/12 là 112, 6 lít
Xuất kho ngày 29/12 là 178.5 lít Đến cuối tháng, kế toán tiến hành tính đơn giá theo phương pháp bình quân gia quyền.
Giá xuất xăng trong tháng
Vậy trị giá thực tế của xăng xuất kho là:
= 4.070.227,15 đồng Đề tài này tôi sử dụng số liệu tại XN chế biến hải sản Diêm Điền Đây là
XN có hoạt động SXKD lớn nhất trong 5 XN thành viên của Công ty, đóng góp lớn nhất vào doanh thu trong Công ty Quá trình hạch toán NVL tại XN được tiến hành theo trình tự giống như trên Công ty và do Công ty quy định.
Tính giá NVL xuất trong tháng 12 năm 2010 tại XN chế biến Diêm Điền (xác định vào cuối tháng)
Giá xuất dùng 1 kg Cá cơm miền bắc loại 200-300con là 5.000 đồng
Giá xuất dùng 1 kg Cá cơm Nghệ An>500 con/kg là 5.235 đồng
Giá muối trắng xuất trong tháng
Giá than xuất trong tháng
Giá xuất chượp Đ/chai sản xuất nước mắm
Giá xuất Chượp loại 2 sản xuất nước mắm
Giá xuất dầu trong tháng
Giá xuất nhớt trong tháng
3.2.3 Hạch toán chi tiết NVL tại Công ty
3.2.3.1 Chứng từ sử dụng và thủ tục nhập, xuất NVL tại Công ty