Khái niệm rác thải:Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt Rác thải sinh hoạt Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt độngkinh tế - xã hội của mình ba
Trang 1ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU : Đánh giá khả năng sẵn lòng chi trả thu gom rác thải sinh hoạt của cộng đồng: nghiên cứu tại chợ Long Biên ( Ba Đình, Hà Nội)
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
NỘI DUNG: 1
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KHẢ NĂNG SẴN LÒNG CHI TRẢ THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CỘNG ĐỒNG : 1
1.1 Cơ sở lý thuyết về rác thải sinh hoạt: 1
1.1.1 Khái niệm rác thải: 1
1.1.2 Một số khái niệm phân loại, thu gom rác thải: 3
1.2 Cơ sở lý luận về lượng giá : 4
1.2.1 Khái niệm về phương pháp đánh giá ngẫu nhiên: 4
1.2.2 Khái niệm sẵn lòng chi trả: 9
1.2.3 Các bài học kinh nghiệm về thu gom rác thải trên thế giới : 10
1.3 Tiểu kết chương I : 11
CHƯƠNG II Đánh giá khả năng sẵn lòng chi trả thu gom rác thải sinh hoạt của cộng đồng: nghiên cứu tại chợ Long Biên ( Ba Đình, Hà Nội) 12
2.1 Những nét chung về chợ chân cầu Long biên (Ba Đình, Hà Nội) : 12
2.1.1 Giới thiệu chung về khu vực chợ long biên : 12
2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình : 12
2.1.1.2 Yếu tố phát triển kinh tế-xã hội : 12
2.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở chợ Long Biên : 13
2.2.1 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt chợ Long Biên : 13
2.2.1.1 Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội ( URENCO) .13 2.2.1.2 Ban quản lý chợ Long Biên : 14
2.2.2 Đánh giá công tác quản lý thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt 14
Trang 22.3 Đánh giá mức sẵn lòng chi trả của người dân với vấn đề thu gom và xử lý rác
thải rắn sinh hoạt: 15
2.3.1 Lựa chọn mẫu điều tra: 15
2.3.2 Sử dụng mô hình hồi quy mức sẵn lòng chi trả hàng hóa chất lượng môi trường chợ của các hộ kinh doanh : 15
2.3.2.1 Kết quả đánh giá mức sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình : 16
2.3.3.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả dịch vụ môi trường chợ của các hộ kinh doanh 19
2.3 Tiểu kết : 21
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 22
3.1 Cơ sở hệ thống pháp lý Việt Nam : 22
3.2 Đề xuất giải pháp : 33
3.3 Tiểu kết : 34
KẾT LUẬN TOÀN BÀI 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
PHỤ LỤC 37
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng hỏi 2.3 a bảng hỏi về nghề nghiệp và mức sống tại chơ long Biên 16
Bảng 2.3 b Bảng ý kiến về quản lý xử lý chất thải của người dân 17
Bảng 2.3 c Khả năng sẵn lòng chi trả cho những phí xử lý rác thải khác nhau 19
Bảng 2.3 d Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến WTP 20
Trang 4NỘI DUNG:
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KHẢ NĂNG SẴN LÒNG CHI TRẢ THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CỘNG ĐỒNG :
1.1 Cơ sở lý thuyết về rác thải sinh hoạt:
1.1.1 Khái niệm rác thải:
Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt ( Rác thải sinh hoạt)
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, ) Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh
ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt động sống
Chất thải rắn độ thị (gọi chung là rác thải độ thị) được định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không được đòi hỏi bồi thường cho sự vứt bỏ đó Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy (moitruongviet.edu.vn)
Phân loại rác thải sinh hoạt
Có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
- Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà người ta phân ra rác thải đường phố, rác thải vườn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ gia đình
- Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim,
- Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ,
+ Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp
Trang 5+ Chất thải y tế nguy hại: Là những chất thải có nguồn gốc từ các hoạt động y tế,
mà nó có đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng bao gồm bông băng, gạt, kim tiêm, các bệnh phẩm và các mô bị cắt bỏ,
Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt :
Cùng với những hoạt động sản xuất của con người và sự phát triển của các nghành đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người ngày càng tăng lên, cùng với đó là lượng chất thải rắn của các hoạt động này cũng gia tăng Chất thải rắn được thải ra từ mọi hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng trong đời sống xã hội, trong đó lượng rác thải chiếm khối lượng lớn chủ yếu ở khu dân cư và các nhà máy, xí nghiệp
Những tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường
Làm ô nhiễm môi trường đất
Các chất hữu cơ còn phân hủy được trong môi trường đất tương đối nhanh chóng trong điều kiện yếm khí và háo khí, khi có độ ẩm thích hợp qua hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các khoang chất đơn giản như nước, khí cacbonic Nếu trong điều kiện yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4, H2O, CO2 gây ngộ độc cho môi trường đất Khi thải ra môi trường một lượng rác thải sinh hoạt quá nhiều làm cho môi trường đất quá tải, không kịp làm sạch và tiêu hủy hết các chất thải sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm, sự ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt trong đất
Làm ô nhiễm môi trường nước
Các loại chất thải rắn nếu là rác hữu cơ, trong môi trường nước sẽ được phân hủy một cách nhanh chóng Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian, sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH4, H2S, H2O, CO2 Tất cả các chất trung gian đều gây mùi thối và là độc nhất Bên
Trang 6cạnh đó còn có bao nhiêu là vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước Các loại chất thải rắn phân hủy tạo ra các yếu tố độc hại ngấm dần vào trong đất và chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước quan trọng này Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn môi trường nước Sau đó quá trình ôxy hóa có ôxy và không có ôxy xuất hiện gây nhiễm bẩn cho môi truờng nước Những loại rác thải độc như Hg, Pb hoặc các chất phóng xạ còn nguy hiểm hơn
Làm ô nhiễm môi trường không khí
Các loại chất thải rắn thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí Cũng có những loại rác thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp Cũng có loại rác thải trong điều kiện nhiệt độ
và độ ẩm thích hợp (35oC và độ ảm 70 - 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật làm ô nhiễm môi trường không khí
1.1.2 Một số khái niệm phân loại, thu gom rác thải:
Chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chấp thuận Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái
sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng
Địa điểm, cơ sở được cấp có thẩm quyền chấp thuận là nơi lưu giữ, xử lý, chôn lấp các loại chất thải rắn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh
Nguyên tắc quản lý chất thải rắn Theo nghị đinh 59/2007/NĐ-CP của chính phủ thì hiện nay công tác quản lý chất thải rắn phải theo nguyên tắc sau:
Trang 7- Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh rác thải phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
- Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng
- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý rác thải khó phân huỷ, có khả năng giảm thiểu khối lượng rác thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai
- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
1.2 Cơ sở lý luận về lượng giá :
1.2.1 Khái niệm về phương pháp đánh giá ngẫu nhiên:
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường không có thị trường cho chúng, sử dụng đặc thù để đánh giá giá trị phi sử dụng Bằng cách xây dựng một kịch bản và thị trường giả định cùng với các thông tin thu thập về hành vi và sự lựa chọn tiêu dùng của cá nhân trên thị trường này, chúng ta có thể ước lượng được sự thay đổi trong phúc lợi của cá nhân khi chất lượng môi trường thay đổi Từ đó tính được thặng dư tiêu dùng của cá nhân khi tham gia thị trường ảo đó Lợi ích này đo lường giá trị của tài nguyên đối với chính cá nhân đó Từ ‘ngẫu nhiên’ là do sự khác nhau giữa lợi ích ước lượng của ngẫu nhiên từng cá nhân
Các bước tiến hành :
Xác định nhóm đối tượng và phạm vi đánh giá
Xây dựng dự thảo bảng hỏi và điều tra thử để điều chỉnh bảng hỏi và cách tiếp cận lấy số liệu
Xây dựng bảng hỏi chi tiết bao gồm các thông tin về thị trường giả định, tình huống giả định, phương tiện chi trả và đặc biệt là câu hỏi về sự sẵn sàng chi trả của
cá nhân để được hưởng giá trị môi trường Câu hỏi này có rất nhiều hình thức khác nhau tương ứng với các mô hình kinh tế khi tiếp cận và xử lý dữ liệu Các dạng câu
Trang 8hỏi phổ biến hiện nay là câu hỏi nhị phân (có/không), phiếu chi trả (payment card) hoặc câu hỏi giới hạn hai chiều (double bounded)
Thu thập số liệu hiện trường và xử lý dữ liêu
Tính toán phúc lợi cá nhân dựa trên mô hình thực nghiệm và kết quả tính toán
Ưu điểm
Phương pháp này cho phép xác định các giá trị khó lượng hóa của tài nguyên
và môi trường
Cách tiếp cận đánh giá được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về độ thỏa dụng
và hàm cầu cá nhân, vì vậy mang tính hợp lệ về lý luận
Thông tin ước lượng nếu được tiến hành với qui trình chuẩn mực, có độ tin cậy cao có thể sử dụng trong hoạch định các chính sách, các công cụ quản lý tài nguyên
Hạn chế
Phương pháp này cho đến nay vẫn gặp sự phê phán rất nhiều do tính chất giả định của nó Vì vậy nhược điểm lớn nhất của phương pháp là người trả lời không tham gia một tình huống thực tế mà chỉ là giả định Vì vậy, động cơ chi trả và mức chi trả có thể rất sai lệch so với khi họ phải đối mặt với một tình huống thực Từ đó, kết quả ước lượng có thể không tin cậy
Quá trình thiết kế bảng hỏi rất tốn kém về thời gian và kinh phí do đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên gia, họp nhóm tư vấn thảo luận, điều tra thử tại hiện trường, điều chỉnh câu hỏi, và một kích cỡ mẫu lớn
b.Khái niệm về phương pháp điều tra lấy số liệu:
Điều tra là phương pháp dùng những câu hỏi (hoặc bài toán) nhất loạt đặt ra cho một số lớn người nhằm thu được số những ý kiến chủ quan của họ về một vấn
đề nào đó
– Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu Các tài liệu điều tra được
Trang 9là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn
cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn Có hai loại điều tra: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học ( Phuongphapnghiencuukhoahoc.com)
– Điều tra là một phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, một hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tiến hành một cách thận trọng, do đó người nghiên cứu cần tuân thủ nghiêm túc các bước sau đây:
+ Chuẩn bị điều tra gồm các thao tác: chọn mẫu, chọn địa bàn khảo sát, lựa chọn thời gian khảo sát, thiết kế phiếu hỏi và khảo sát định tính
+ Tiến hành điều tra: điều tra viên phải được tập huấn để quán triệt mục đích, yêu cầu điều tra, thống nhất các biện pháp phù hợp với từng nhóm mẫu và từng địa bàn điều tra Trong quá trình điều tra, người nghiên cứu cần tuân thủ những yêu cầu
đã được đề ra Nếu sử dụng cộng tác viên, điều tra viên, người nghiên cứu cần giám sát điều tra với mục đích thu được thông tin một cách khách quan, tin cậy
+ Xử lý kết quả điều tra: được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích tư liệu, tổng hợp và phân loại tư liệu và tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh … theo những biến số độc lập để rút
ra những thuộc tính chung của các tập hợp mẫu nhằm hình thành luận cứ cho các giả thuyết nghiên cứu
Tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu cũng như trạng thái tồn tại của đối tượng khảo sát, người nghiên cứu có thể lựa chọn, sử dụng một số biện pháp xử lý thông tin định tính hay định lượng bằng các số liệu, các loại biểu đồ, sơ đồ để mô
tả, giải thích, làm rõ các thuộc tính bản chất, xu thế của đối tượng nghiên cứu
Điều tra xã hội học là phương pháp mà đề án đang áp dụng Vậy nên, một số khái niệm thông tin về lý thuyết phương pháp này được tìm hiểu như sau :
Điều tra xã hội học: là điều tra quan điểm, thái độ của quần chúng về một sự kiện chính trị, xã hội, hiện tượng văn hóa, thị hiếu …
Ví dụ: điều tra nguyện vọng nghề nghiệp của thanh niên, điều tra hay trưng cầu dân ý về một luật mới ban hành…
Trang 10Điều tra xã hội học thực chất là trưng cầu ý kiến quần chúng, được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp, thảo luận hay bằng hệ thống ankét (đóng, mở)…
Điều tra bằng trò chuyện (đàm thoại)
Là phương pháp thu thập sự kiện về các hiện tượng, quá trình tâm lý thông qua quá trình giao tiếp trực tiếp với đối tượng theo một chương trình đã vạch ra một cách đặc biệt
– Đàm thoại là phương pháp nghiên cứu mang tính chất độc lập hay bổ trợ nhằm làm sáng tỏ những điều chưa rõ khi quan sát, do đó cần được thực hiện theo
kế hoạch định trước với những câu hỏi chuẩn bị trước để làm sáng tỏ vấn đề Các phương pháp: phỏng vấn, tọa đàm, hỏi chuyện, trưng cầu ý kiến thuộc dòng họ của phương pháp trò chuyện (đàm thoại)
– Đặc điểm của phương pháp đàm thoại:
+ Nhờ tiếp xúc trực tiếp mà khả năng thay đổi câu hỏi cho phù hợp với các câu trả lời mà vẫn giữ nguyên được mục đích trong suốt thời gian trò chuyện Điều quan trọng là phải duy trì trong suốt thời gian trò chuyện một không khí thoải mái,tự do và thiện chí, không được biến trò chuyện thành chất vấn, hỏi cung người được nghiên cứu
+ Sự tiếp xúc trực tiếp sẽ tăng khả năng nghiên cứu không chỉ nội dung câu trả lời mà cả ẩn ý của chúng, đặc điểm của giọng nói và toàn bộ bức tranh hành vi của người đó Bởi vậy, khi thiết kế buổi trò chuyện cần xác định rõ mục đích làm sao thu được kết quả dưới dạng trực tiếp và gián tiếp
Cơ sở của trò chuyện là việc trao đổi, thảo luận về một quyển sách đã đọc,một vở kịch, một bộ phim đã xem hoặc tranh luận về một tình huống có vấn đề nào đó giúp người nghiên cứu hiểu được đặc điểm nhân cách của đối tượng, khẳng định, chính xác hóa, bổ sung cho những nhận xét về đối tượng
+ Trò chuyện có ưu điểm là cung cấp cho người nghiên cứu những tài liệu về những điều thầm kín nhất trong tâm hồn người được nghiên cứu mà các phương pháp khác không làm được, giúp giải thích nguyên nhân của những đặc điểm tâm lý này hay khác Tuy nhiên, phương pháp trò chuyện có hạn chế là: không thể đảm bảo